6
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG Số: /BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cao Bằng, ngày tháng năm 2020 BÁO CÁO Thực trạng nhà vệ sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông Thực hiện Công văn số 1485/BGDĐT-CSVC ngày 29/4/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo thực trạng về nhà vệ sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng báo cáo các nội dung như sau: I. THỰC TRẠNG NHÀ VỆ SINH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG 1. Cấp mầm non Hệ thống cơ sở giáo dục mầm non tỉnh Cao Bằng hiện có 100% trường, 90,4% điểm trường có nhà vệ sinh. Trong đó: - 87,3% trường, 81,8% điểm trường có nhà vệ sinh đáp ứng điều kiện đảm bảo vệ sinh theo các TCVN (TCVN 3907:2011: Trường Mầm non - Yêu cầu thiết kế; TCVN 8793:2011: Trường Tiểu học - Yêu cầu thiết kế; TCVN 8794:2011: Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế), QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh), Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học (TTLT số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT); - 95,0% trường, 90,4% điểm trường có nhà vệ sinh thực hiện theo Quyết định số 1486/QĐ-BGDĐT ngày 31/3/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành thiết kế mẫu nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở áp dụng rộng rãi trong phạm vi toàn quốc, Quyết định số 4792/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành thiết kế mẫu nhà vệ sinh đảm bảo nhu cầu tiếp cận và sử dụng của học sinh khuyết tật cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (Quyết định số 1486/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 4792/QĐ- BGDĐT); - 90,4% điểm trường có nhà vệ sinh có vật liệu sử dụng phù hợp với khu vực miền núi; - 81,5% điểm trường có nhà vệ sinh có thiết kế đảm bảo số lượng phòng vệ sinh, quy mô sử dụng theo quy định; - 75,0% điểm trường có nhà vệ sinh đảm bảo cung cấp nước;

UỶ BAN NHÂN DÂN8794:2011: Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế), QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UỶ BAN NHÂN DÂN8794:2011: Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế), QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH CAO BẰNG

Số: /BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Cao Bằng, ngày tháng năm 2020

BÁO CÁO

Thực trạng nhà vệ sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông

Thực hiện Công văn số 1485/BGDĐT-CSVC ngày 29/4/2020 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về việc báo cáo thực trạng về nhà vệ sinh trong các cơ sở giáo

dục mầm non, phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng báo cáo các nội dung

như sau:

I. THỰC TRẠNG NHÀ VỆ SINH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

MẦM NON, PHỔ THÔNG

1. Cấp mầm non

Hệ thống cơ sở giáo dục mầm non tỉnh Cao Bằng hiện có 100% trường,

90,4% điểm trường có nhà vệ sinh. Trong đó:

- 87,3% trường, 81,8% điểm trường có nhà vệ sinh đáp ứng điều kiện đảm

bảo vệ sinh theo các TCVN (TCVN 3907:2011: Trường Mầm non - Yêu cầu

thiết kế; TCVN 8793:2011: Trường Tiểu học - Yêu cầu thiết kế; TCVN

8794:2011: Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế), QCVN 01:2011/BYT (Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh), Thông tư

liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học (TTLT số

13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT);

- 95,0% trường, 90,4% điểm trường có nhà vệ sinh thực hiện theo Quyết

định số 1486/QĐ-BGDĐT ngày 31/3/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

ban hành thiết kế mẫu nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học,

trung học cơ sở áp dụng rộng rãi trong phạm vi toàn quốc, Quyết định số

4792/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban

hành thiết kế mẫu nhà vệ sinh đảm bảo nhu cầu tiếp cận và sử dụng của học sinh

khuyết tật cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung

học phổ thông (Quyết định số 1486/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 4792/QĐ-

BGDĐT);

- 90,4% điểm trường có nhà vệ sinh có vật liệu sử dụng phù hợp với khu

vực miền núi;

- 81,5% điểm trường có nhà vệ sinh có thiết kế đảm bảo số lượng phòng vệ

sinh, quy mô sử dụng theo quy định;

- 75,0% điểm trường có nhà vệ sinh đảm bảo cung cấp nước;

Page 2: UỶ BAN NHÂN DÂN8794:2011: Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế), QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo

2

- 81,8% điểm trường có nhà vệ sinh có thu gom và xử lý chất thải.

2. Cấp tiểu học

Hệ thống cơ sở giáo dục tiểu học tỉnh Cao Bằng hiện có 100% trường,

70,8% điểm trường có nhà vệ sinh. Trong đó:

- 65,7% trường, 59,8% điểm trường có nhà vệ sinh đáp ứng điều kiện đảm

bảo vệ sinh theo các TCVN, QCVN 01:2011/BYT, TTLT số 13/2016/TTLT-

BYT-BGDĐT;

- 90,2% trường, 70,8% điểm trường có nhà vệ sinh thực hiện theo Quyết

định số 1486/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 4792/QĐ-BGDĐT;

- 70,6% điểm trường có nhà vệ sinh có vật liệu sử dụng phù hợp với khu

vực miền núi;

- 59,1% điểm trường có nhà vệ sinh có thiết kế đảm bảo số lượng phòng vệ

sinh, quy mô sử dụng theo quy định;

- 51,1% điểm trường có nhà vệ sinh đảm bảo cung cấp nước;

- 59,8% điểm trường có nhà vệ sinh có thu gom và xử lý chất thải.

3. Cấp trung học cơ sở

Hệ thống cơ sở giáo dục trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng hiện có 100%

trường, 74,8% điểm trường có nhà vệ sinh. Trong đó:

- 86,0% trường, 70,5% điểm trường có nhà vệ sinh đáp ứng điều kiện đảm

bảo vệ sinh theo các TCVN, QCVN 01:2011/BYT, TTLT số 13/2016/TTLT-

BYT-BGDĐT;

- 95,1% trường, 74,8% điểm trường có nhà vệ sinh thực hiện theo Quyết

định số 1486/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 4792/QĐ-BGDĐT;

- 74,6% điểm trường có nhà vệ sinh có vật liệu sử dụng phù hợp với khu

vực miền núi;

- 70,5% điểm trường có nhà vệ sinh có thiết kế đảm bảo số lượng phòng vệ

sinh, quy mô sử dụng theo quy định;

- 68,5% điểm trường có nhà vệ sinh đảm bảo cung cấp nước;

- 70,5% điểm trường có nhà vệ sinh có thu gom và xử lý chất thải.

4. Cấp trung học phổ thông

Hệ thống cơ sở giáo dục trung học phổ thông tỉnh Cao Bằng hiện có 100%

trường (không có điểm trường) có nhà vệ sinh; Trong đó:

- 100% trường có nhà vệ sinh đáp ứng điều kiện đảm bảo vệ sinh theo các

TCVN, QCVN 01:2011/BYT, TTLT số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT;

- 100% trường có nhà vệ sinh thực hiện theo Quyết định số 1486/QĐ-

BGDĐT và Quyết định số 4792/QĐ-BGDĐT;

Page 3: UỶ BAN NHÂN DÂN8794:2011: Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế), QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo

3

- 100% trường có nhà vệ sinh có vật liệu sử dụng phù hợp với khu vực

miền núi;

- 87,6% trường có nhà vệ sinh có thiết kế đảm bảo số lượng phòng vệ sinh,

quy mô sử dụng theo quy định;

- 96,9% trường có nhà vệ sinh đảm bảo cung cấp nước;

- 100% trường có nhà vệ sinh có thu gom và xử lý chất thải.

(Số liệu tổng hợp tại Phụ lục kèm theo)

II. CÔNG TÁC THIẾT KẾ, XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH TRONG

CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG

1. Công tác thiết kế, xây dựng

Các công trình nước sạch và nhà vệ sinh của các cơ sở giáo dục mầm non,

phổ thông thuộc tỉnh Cao Bằng thường được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo,

sửa chữa cùng với các hạng mục cần thiết khác trong trường học. Theo đó, công

tác thiết kế, xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa được thực hiện theo các quy định

hiện hành về đầu tư xây dựng nói chung và các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn vệ

sinh trường học nói riêng. Cụ thể:

- Đối với cấp mầm non: Các công trình vệ sinh được đầu tư xây dựng mới

trong các cơ sở giáo dục mầm non đều được thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy

chuẩn hiện hành. Theo đó, công trình vệ sinh được xây dựng khép kín với phòng

sinh hoạt và phòng ngủ hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho sử dụng và dễ

quan sát; đảm bảo tiêu chuẩn diện tích từ 0,40m2/trẻ đến 0,60m2/trẻ nhưng

không nhỏ hơn 12m2/phòng; Có vách ngăn cao 1,20m giữa chỗ đi tiểu và bồn

cầu; Kích thước mỗi ô đặt bệ xí 0,8m x 0,7m; Bố trí từ 2 đến 3 tiểu treo dùng

cho trẻ em nam và từ 2 xí bệt đến 3 xí bệt dùng cho trẻ em nữ; Khu vực rửa tay

của trẻ được bố trí riêng với tiêu chuẩn từ 8 trẻ/chậu rửa đến 10 trẻ/chậu rửa

(tính theo số trẻ học tại điểm trường chính); trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp

đặt phù hợp với độ tuổi. Đối với trẻ mẫu giáo được bố trí nhà vệ sinh riêng cho

trẻ em trai, trẻ em gái. Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên bố trí nam

nữ riêng biệt, có diện tích không nhỏ hơn 9m2/khu vệ sinh. Công tác cải tạo, sửa

chữa, mở rộng các công trình vệ sinh đã được xây dựng và sử dụng trong thời

gian dài cũng được thực hiện trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn vốn và mặt bằng

hiện có để áp dụng theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng nhu cầu sử

dụng của giáo viên và học sinh.

- Đối với cấp tiểu học: Việc thiết kế và triển khai xây dựng mới và cải tạo,

sửa chữa, mở rộng công trình vệ sinh tại các cơ sở giáo dục tiểu học được thực

hiện theo theo TCVN 8793:2011: Trường Tiểu học - Yêu cầu thiết kế. Khu vệ

sinh được bố trí hợp lý theo các khối chức năng địa hình trong trường, đáp ứng

yêu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm

môi trường, được thiết kế với tiêu chuẩn diện tích tối thiểu 0,06m2/học sinh. Lối

vào khu vệ sinh không đối diện trực tiếp với lối vào phòng học, phòng bộ môn.

Page 4: UỶ BAN NHÂN DÂN8794:2011: Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế), QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo

4

Phòng vệ sinh nam, nữ được thiết kế riêng biệt. Khu vệ sinh học sinh nam có 01

tiểu nam, 01 xí và 01 chậu rửa cho từ 20 học sinh đến 30 học sinh. Đối với học

sinh nữ tối đa 20 học sinh/chậu xí. Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh phù hợp

nhu cầu sử dụng và lứa tuổi học sinh.

- Cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông: Công trình vệ sinh được

thiết kế, đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa trong các cơ sở giáo dục trung

học theo TCVN 8794:2011: Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế. Theo đó, khu

vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khối chức năng trong trường, đáp ứng yêu

cầu sử dụng của giáo viên và học sinh, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi

trường. Khu vệ sinh của học sinh có phòng đệm, lối vào khu vệ sinh không đối

diện trực tiếp với lối vào phòng học, phòng bộ môn và được thiết kế với tiêu

chuẩn diện tích tối thiểu 0,06m2/học sinh. Phòng vệ sinh nam, nữ được thiết kế

riêng biệt với số lượng thiết bị: 01 tiểu nam, 01 xí và 01 chỗ rửa tay cho 30 học

sinh. Đối với học sinh nữ tối đa 20 học sinh/chậu xí.

Đối với việc áp dụng Quyết định số 1486/QĐ-BGDĐT và Quyết định số

4792/QĐ-BGDĐT: Hầu hết các nhà vệ sinh hiện có trong các cơ sở giáo dục

mầm non và phổ thông thuộc tỉnh Cao Bằng đều tuân thủ thiết kế mẫu nhà vệ

sinh quy định tại Quyết định số 1486/QĐ-BGDĐT. Điều này góp phần đáp ứng

nhu cầu sử dụng của giáo viên, học sinh và đội ngũ nhân viên ngành giáo dục.

Tuy nhiên, việc áp dụng thiết kế mẫu nhà vệ sinh dành cho học sinh khuyết tật

ban hành tại Quyết định số 4792/QĐ-BGDĐT chưa được thực hiện. Điều này là

do các công trình vệ sinh đã được thiết kế, xây dựng và sử dụng trong thời gian

dài. Đối với các công trình được xây dựng mới việc thiết kế, xây dựng đã được

thực hiện trên cơ sở xác định khả năng học sinh khuyết tật tham gia giáo dục hòa

nhập tại các cơ sở giáo dục và khả năng tiếp cận, sử dụng của các học sinh này

đối với các công trình vệ sinh thông thường. Mặc dù vậy, trong những năm tiếp

theo, tỉnh Cao Bằng sẽ thúc đẩy việc học sinh khuyết tật tham gia giáo dục hòa

nhập tại các cơ sở giáo dục thông qua việc chuẩn bị, đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở

hạ tầng phục vụ người khuyết tật nói chung và công trình vệ sinh trường học

phục vụ người khuyết tật nói riêng.

2. Khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện

Cao Bằng là một tỉnh miền núi có địa hình khá phức tạp, có độ dốc cao, đặc

biệt là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên

25%, diện tích đất bằng phẳng hạn chế. Điều này gây khó khăn lớn trong công

tác bố trí mặt bằng xây dựng và kinh phí đầu tư xây dựng tại các khu vực xa

trung tâm. Bên cạnh đó, do hạn chế về nguồn vốn, nhiều dự án đầu tư nhỏ lẻ,

không được quy hoạch tổng thể, gây lãng phí mặt bằng và khó khăn trong quá

trình thực hiện các dự án sau. Địa hình phức tạp và hạn chế về nguồn nước cũng

gây khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng; hơn nữa nguồn nước sử dụng, bảo

dưỡng các công trình vệ sinh dội nước (có bể tự hoại) và đảm bảo vệ sinh trường

học, đặc biệt vào mùa khô cũng gặp nhiều khó khăn.

Page 5: UỶ BAN NHÂN DÂN8794:2011: Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế), QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo

5

Tỷ lệ phân bố dân cư trên địa bàn thấp, số điểm trường, lớp lẻ rất lớn (năm

học 2019 – 2020 có khoảng 800 điểm trường, lớp lẻ, không bao gồm điểm

trường chính), trong khi quy mô lớp, học sinh của mỗi trường, điểm trường thấp

dẫn đến khó khăn trong việc bố trí kinh phí nói chung và kinh phí đầu tư xây

dựng công trình vệ sinh nói riêng. Nhiều điểm trường, lớp lẻ chưa có nhà vệ sinh

hoặc mới chỉ có nhà vệ sinh tạm, không đáp ứng nhu cầu sử dụng, không đảm

bảo vệ sinh môi trường. Một số trường, điểm trường (đặc biệt ở cấp mầm non)

chưa có khuôn viên riêng biệt (học nhờ, học mượn); hệ thống nhà vệ sinh không

phù hợp với độ tuổi trẻ em lớp mẫu giáo, mầm non. Hơn nữa, kinh phí bố trí cho

việc cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất các đơn vị trường học còn hạn chế, chưa có

các đề án, chương trình riêng dành cho việc cải tạo, sửa chữa, xây dựng nhà vệ

sinh đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định.

Trong những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng đã và đang triển khai nhiều dự

án đầu tư xây dựng để tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống các cơ sở giáo

dục trong tỉnh. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí, các dự án này mới chỉ tập

trung vào các hạng mục phục vụ trực tiếp cho nhu cầu dạy học (nhà lớp học,

phòng học bộ môn, khối nhà hành chính - quản trị …), chưa thể bố trí kinh phí

đầu tư cho các hạng mục công trình vệ sinh. Một số dự án mới chỉ đầu tư tại các

điểm trường chính, chưa được đầu tư tại các điểm trường, lớp lẻ.

Mặc dù đã có nhiều công trình vệ sinh, nước sạch trường học đạt chuẩn

được bàn giao đưa vào sử dụng, vẫn còn nhiều nhà vệ sinh do đã được xây dựng

và đưa vào sử dụng trong thời gian dài, đã xuống cấp, không phù hợp với quy

hoạch xây dựng và tiêu chuẩn thiết kế mới, diện tích và quy mô chưa đáp ứng

theo số lượng học sinh. Nhiều công trình vệ sinh thiếu khu vực rửa tay; nhiều

trường không có nhà vệ sinh dành riêng cho nam, nữ. Do hạn chế về mặt bằng

xây dựng và kinh phí đầu tư, số lượng nhà vệ sinh liền kề lớp học rất hạn chế, đa

số tập trung ở các lớp mầm non mới được đầu tư xây dựng; hầu hết các trường

học mới chỉ có 01 khu vệ sinh cho học sinh toàn trường, không thuận tiện cho

việc sử dụng.

Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các bộ,

ngành và của tỉnh điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng nhìn chung đã có

nhiều cải thiện đáng kể; cơ sở vật chất, hạ tầng ngày càng được nâng cấp, đời

sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Mặc dù vậy,

nhiều học sinh và gia đình học sinh ở vùng nông thôn, miền núi của tỉnh Cao

Bằng vẫn còn có nhiều khó khăn, do trình độ nhận thức không đồng đều, chưa

có thói quen sử dụng nhà vệ sinh dội nước. Điều này dẫn đến một số khó khăn

trong công tác sử dụng, bảo dưỡng và độ bền của các công trình vệ sinh.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất

đối với ngành giáo dục và đào tại các địa phương thuộc vùng dân tộc thiểu số và

miền núi. Tiếp tục thực hiện công tác rà soát, đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ

sinh và cung cấp nước sạch trong trường học theo tinh thần Nghị quyết số

Page 6: UỶ BAN NHÂN DÂN8794:2011: Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế), QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo

6

54/NQ-CP ngày 10/5/2018, 104/NQ-CP ngày 08/8/2018 của Chính phủ và Công

văn số 2064/BGDĐT-CSVC ngày 23/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiếp tục đề xuất các chương trình mục tiêu giáo dục để hỗ trợ cơ sở vật

chất trường học cho các địa phương vùng núi, vùng dân tộc thiểu số.

Trên đây là Báo cáo thực trạng nhà vệ sinh trong các cơ sở giáo dục mầm

non, phổ thông trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng trân trọng báo

cáo Bộ GD&ĐT để tổng hợp./.

Nơi nhận: - Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- CT, các PCT UBND tỉnh;

- Sở Giáo dục và Đào tạo;

- LĐVP UBND tỉnh;

- Lưu: VT, VX (VA).

CHỦ TỊCH

Hoàng Xuân Ánh