64
ĐI HC Đ NNG TRƯNG ĐI HC SƯ PHM KTHUT TÀI LIỆU HƯỚNG DN LP RÁP MÁY TÍNH LP ĐẶT MNG LAN, WIRELESS Ti liu lưu hnh ni b - dnh cho sinh viên Khoa Đin B môn Công Ngh Thông Tin Biên son: Hoàng Bá Đi Nghĩa

ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

ĐAI HOC ĐA NẴNG

TRƯƠNG ĐAI HOC SƯ PHAM KỸ THUẬT

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

LẮP RÁP MÁY TÍNH – LẮP ĐẶT MẠNG LAN, WIRELESS

Tai liêu lưu hanh nôi bô - danh cho sinh viên

Khoa Điên

Bô môn Công Nghê Thông Tin

Biên soan: Hoàng Bá Đai Nghĩa

Page 2: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 2

PHẦN I KỸ THUẬT PC

Bài 1

CẤU TRÚC MÁY TÍNH

I. Các khái niệm cơ bản:

1. Phần cứng (Hardware):

Bao gồm toàn bộ máy và các thiết bị ngoại vi là các thiết bị điện tử được kết hợp với

nhau. Nó thực hiện chức năng xử lý thông tin ở mức thấp nhất tức là các tín hiệu nhị phân.

2. Phần mềm (Software):

Là các chương trình (Programs) do người sử dụng tạo ra điều khiển các hoạt động phần

cứng của máy tính để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp theo yêu cầu của người sử dụng.

Phần mềm của máy tính được phân làm 2 loại: Phần mềm hệ thống (System Software) và

phần mềm ứng dụng (Applications Software).

Phần mềm hệ thống (System Softwares): bao gồm các hệ điều hành điều khiển, quản

lý phần cứng và phần mềm ứng dụng; các trình điều khiển trình thiết bị (driver).

Phần mềm ứng dụng (Application Softwares): là các phần mềm chạy trên nền các hệ

điều hành để giúp người sử dụng thao tác với máy tính.

3. Các loại máy tính thông dụng:

3.1 Mainframe: Là những máy tính có cấu hình

phần cứng lớn, tốc độ xử lý cao được dùng trong các

công việc đòi hỏi tính toán lớn như làm máy chủ phục

vụ mạng Internet, máy chủ để tính toán phục vụ dự báo

thời tiết, vũ trụ.....

3.2 Siêu máy tính (Super Computer): Là một hệ

thống gồm nhiều máy lớn ghép song song có tốc độ tính

toán cực kỳ lớn và thường dùng trong các lĩnh vực đặc

biệt, chủ yếu trong quân sự và vũ trụ. Siêu máy tính

Deep Blue là một trong những chiếc thuộc loại này.

Page 3: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 3

3.3 Máy tính cá nhân PC ( Personal Computer):

Còn gọi là máy tính để bàn (Desktop). Hầu hết các máy

tính được sử dụng trong các văn phòng, gia đình.

3.4 Máy tính xách tay (Laptop): Máy tính Laptop

là tên của một loại máy tính nhỏ, gọn có thể mang đi

theo người, có thể chạy bằng pin. Một tên gọi khác

“Notebooks” chỉ một Laptop nhỏ.

3.5 Máy tính bỏ túi (Pocket PC): Hiện nay, thiết

bị kỹ thuật số cá nhân (PDA) có chức năng rất phong

phú, như kiểm tra e-mail, ghi chú ngắn gọn, xem phim,

lướt Internet, nghe nhạc hay soạn tài liệu văn phòng…

nhiều máy hiện nay được tích hợp chức năng điện thoại

di động.

II. Cấu trúc máy tính

1. Thiết bị nhập: Là thiết bị có nhiệm vụ đưa thông tin vào máy tính để xử lý.

Các thiết bị nhập thông dụng: Chuột, bàn phím, máy quét, webcame.

2. Thiết bị xuất: Các thiết bị xuất dùng để hiển thị kết quả xử lý của máy tính.

Một số thiết bị tiêu biểu bao gồm: Màn hình, máy in, máy chiếu, loa…

Page 4: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 4

3. Thiết bị xử lý: Xử lý thông tin, điều khiển hoạt động máy tính. Thiết bị xử lý bao

gồm: bo mạch chủ, bộ vi xử lý.

4. Bộ nhớ máy tính (Thiết bị lưu trữ): Được dùng để lưu trữ thông tin và dữ liệu. Bộ

nhớ máy tính được chia làm 2 loại: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

4.1 Bộ nhớ trong (bộ nhớ trong gắn trực tiếp vào bo mạch chủ): Là nơi lưu giữ

chương trình và xử lý thông tin chủ yếu là dưới dạng nhị phân. Có hai loại bộ nhớ trong

là RAM và ROM.

RAM (Random Access Memory): Hay Bộ nhớ

truy cập ngẫu nhiên: Là thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời

trong quá trình máy tính làm việc, dữ liệu sẽ bị mất vĩnh

viễn khi không còn nguồn điện cung cấp.

ROM (Read Only Memory): Bộ nhớ chỉ đọc

(ROM) là một loại chíp nhớ đặc biệt được thiết lập từ

khi sản xuất máy, nó lưu trữ các phần mềm có thể đọc

nhưng không thể viết lên được. Thông tin không bị mất

khi tắt máy.

4.2 Bộ nhớ ngoài: Là các thiết bị lưu trữ gắn

gián tiếp vào bo mạch chủ thông qua dây cáp dữ liệu,

các khe cắm mở rộng …

Bộ nhớ ngoài là nơi lưu trữ hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, dữ liệu của máy

tính.

Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, đĩa mềm, CD, ổ cứng USB…

Page 5: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 5

Bài 2

CÁC THÀNH PHẦN MÁY TÍNH

I. THIẾT BỊ NỘI VI

1. Vỏ máy – Case

Công dụng: Thùng máy là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy và bảo vệ các thiết

bị khỏi bị tác động bởi môi trường.

2. Bộ Nguồn

Công dụng: là thiết bị chuyển điện xoay chiều thành điện

1 chiều để cung cấp cho các bộ phận phần cứng với nhiều hiệu

điện thế khác nhau.

Bộ nguồn thường đi kèm với vỏ máy.

3. Bảng mạch chủ (Mainboard, Motherboard)

Công dụng: Là thiết bị trung gian để gắn kết tất cả các thiết

bị phần cứng khác của máy.

Nhận dạng: là bảng mạch to nhất gắn trong thùng máy.

3.1 Thiết bị bên trong Main

3.1.1 Chipset

Công dụng: Là thiết bị điều hành mọi hoạt động của

mainboard.

Nhân dạng: Là con chíp lớn nhấn trên main và thừơng có

1 gạch vàng ở một góc, mặt trên có ghi tên nhà sản xuất.

Nhà sản xuất: Intel, SIS, ATA, VIA...

3.1.2 Giao tiếp CPU ( khe cắm CPU)

Page 6: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 6

Công dụng: Giúp bộ vi xử lý gắn kết với mainboard.

Nhân dạng: Giao tiếp với CPU có 2 dạng khe cắm (slot) và chân cắm (socket).

Dạng khe cắm là một rãnh dài nằm ở khu vực giữa mainboard dùng cho PII, PIII đời

cũ. Hiện nay hầu như người ta không sử dụng dạng khe cắm.

Dạng chân cắm (socket) là một khối hình vuông gồm nhiều chân. Hiên nay đang sử

dụng socket 370, 478, 775 tương ứng với số chân của CPU.

3.1.3 AGP slot

Khe cắm card màn hình AGP viết tắt từ

Array Graphic Adapter.

Công dụng: Dùng để cắm card đồ họa.

Nhận dạng: Là khe cắm màu nâu hoặc màu đen nằm giữa socket và khe PCI màu

trắng sữa trên mainboard.

Lưu ý: Đối với những mainboard có card màn hình tích hợp thì có thể có hoặc không

có khe AGP. Khi đó khe AGP chỉ có tác để nâng cấp card màn hình bằng card rời nếu cần

thiết để thay thế card tích hợp trên mainboard.

3.1.4 RAM slot

Công dụng: Dùng để cắm RAM và main.

Nhận dạng: Khe cắm RAM luôn có cần gạt ở 2 đầu.

Lưu ý: Tùy vào loại RAM (SDRAM, DDRAM, RDRAM) mà giao diện khe cắm khác

nhau.

3.1.5 PCI slot

PCI - Peripheral Component Interconnect

- khe cắm mở rộng

Công dụng: Dùng để cắm các loại card như card mạng, card âm thanh, ...

Page 7: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 7

Nhận dạng: khe màu trắng sử nằm ở phía rìa mainboard.

3.1.6 IDE Header

Viết tắt Intergrated Drive Electronics - là đầu cắm 40 chân, có đinh trên mainboard

để cắm các loại ổ cứng, CD

Mỗi mainboard thường có 2 IDE trên mainboard:

IDE1: chân cắm chính, để cắm dây cáp nối với ổ cứng chính

IDE2: chân cắm phụ, để cắm dây cáp nối với ổ cứng thứ 2 hoặc

các ổ CD, DVD...

Lưu ý: Dây cắp cắm ổ cứng dùng được cho cả ổ CD, DVD vì 2 IDE hoàn toàn giống

nhau.

3.1.7 ROM Bios

Là bộ nhớ sơ cấp của máy tính. ROM chứa hệ thống lệnh

nhập xuất cơ bản (BIOS - Basic Input Output System) để kiểm

tra phần cứng, nạp hệ điều hành nên còn gọi là ROM BIOS.

3.1.8 PIN Cmos

Là viên pin 3V nuôi những thiết lập riêng của người dùng như ngày giờ

hệ thống, mật khẩu bảo vệ ...

3.1.9 Jumper

Jumper là một miếng Plastic nhỏ trong có chất dẫn

điện dùng để cắm vào những mạch hở tạo thành mạch kín

trên mainboard để thực hiện một nhiệm vụ nào đó như lưu

mật khẩu CMOS.

Jumper là một thành phần không thể thiếu để thiết

lập ổ chính, ổ phụ khi bạn gắn 2 ổ cứng, 2 ổ CD, hoặc ổ

cứng và ổ CD trên một dây cáp.

3.1.10 Power Connector.

Page 8: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 8

Bạn phải xác định được các loại đầu cắm cáp nguồn

trên main:

Đầu lớn nhất để cáp dây cáp nguồn lớn nhất từ bộ

nguồn.

Đối với main dành cho PIV trở lên có một đầu cáp

nguồn vuông 4 dây cắm vào main.

3.1.11 Fan Connector

Là chân cắm 3 đinh có ký hiệu FAN nằm ở khu vực giữa

mainboard để cung cấp nguồn cho quạt giải nhiệt của CPU.

Trong trường hợp Case của bạn có gắn quạt giải nhiệt, nếu

không tìm thấy một chân cắm quạt nào dư trên mainboard thì lấy

nguồn trực tiếp từ các đầu dây của bộ nguồn.

3.1.12 Dây nối với Case

Mặt trước thùng máy thông thường chúng ta có các thiết bị

sau:

Nút Power: dùng để khởi động máy.

Nút Reset: để khởi động lại máy trong trừơng hợp cần thiết.

Đèn nguồn: màu xanh báo máy đang hoạt động.

Đèn ổ cứng: màu đỏ báo ổ cứng đang truy xuất dữ liệu

Các thiết bị này được nối với mainboard thông qua các dây điên nhỏ đi kèm Case.

Trên mainboard sẽ có những chân cắm với các ký hiệu để giúp bạn gắn đúng dây cho

từng thiết bị.

3.2 Bên ngoài Mainboad

3.2.1 PS/2 Port

Page 9: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 9

Công dụng: Cổng gắn chuột và bàn phím.

Nhận dạng: 2 cổng tròn nằm sát nhau. Màu xanh đậm để cắm dây bàn phím,

màu xanh lạt để dây chuột

3.2.2 USB Port

Cổng vạn năng - USB viết tắt từ Universal Serial Bus

Công dụng: Dùng để cắm các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét,

webcame ...; cổng USB đang thay thế vai trò của các cổng COM, LPT.

Nhận dạng: cổng USB dẹp và thường có ít nhất 2 cổng nằm gần nhau và có ký hiệu

mỏ Lưu ý!: Đối vói một số thùng máy (case) có cổng USB phía trước, muốn dùng được

cổng USB này bạn phải nối dây nối từ Case vào chân cắm dành

cho nó có ký hiệu USB trên mainboard.

3.2.3 COM Port

Cổng tuần tự - COM viết tắt từ Communications.

Công dụng: Cắm các loại thiết bị ngoại vi như máy in, máy quyét,... Nhưng hiện nay

rất ít thiết bị dùng cổng COM.

Nhận dạng: là cổng có chân cắm nhô ra, thường có 2 cổng COM trên mỗi mainboard

và có ký hiệu COM1, COM2

3.2.4 LPT Port

Cổng song song, cổng cái, cổng máy in - LPT viết tắt từ Line Printer Terminal

Công dụng: thường dành riêng cho cắm máy in. Tuy nhiên đối với những máy in thế

hệ mới hầu hết cắm vào cổng USB thay vì cổng COM hay LPT.

Nhận dạng: Là cổng dài nhất trên mainboard.

4. VGA Card

Card màn hình - VGA viết tắt từ Video Graphic Adapter.

Công dụng: là thiết bị giao tiếp giữa màn hình và mainboard.

Đăc trưng: Dung lượng, biểu thị khả năng xử lý hình ảnh tính bằng MB (4MB, 8MB,

16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB, 512MB, 1.2 GB...)

Page 10: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 10

Nhân dạng: card màn hình tùy loại có thể có nhiều cổng với nhiều chức năng, nhưng

bất kỳ card màn hình nào cũng có một cổng màu xanh đặc trưng như hình trên để cắm dây

dữ liệu của màn hình.

Nhận dạng:

Dạng card rời: cắm khe AGP, hoặc PCI

Dạng tích hợp trên mạch (onboard)

Lưu ý!: Nếu mainboard có VGA onboard thì có thể có hoặc không khe AGP. Nếu có

khe AGP thì bạn có thể nâng cấp card màn hình bằng khe AGP khi cần.

5. HDD

Ô đĩa cứng HDD viết tắt từ Hard Disk Drive

Cấu tạo: gồm nhiều đĩa tròn xếp chồng lên nhau với một

motor quay ở giữa và một đầu đọc quay quanh các lá đĩa để

đọc và ghi dữ liệu (xem hình bên).

Công dụng: ổ đĩa cứng là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất

của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần

mềm ứng dụng và các dữ liệu của người sử dụng.

Đăc trưng: Dung lượng nhớ tính bằng MB, và tốc độ

quay tính bằng số vòng trên một phút - rounds per minute (rpm)

Mách bạn: HDD hiện nay trên thị trường có 2 tốc độ 5400rpm, 7200 rpm

Sử dụng: HDD nối vào cổng IDE1 trên mainboard bằng cáp (hình trên), và một dây

nguồn 4 chân từ bộ nguồn vào phía sau ổ.

Page 11: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 11

Lưu ý:

Dây cáp dữ liệu của HDD cũng có thể dùng cắm cho các ổ CD, DVD.

Trên một IDE bạn có thể gắn được nhiều ổ cứng, ổ CD tùy vào số đầu của dây cáp dữ

liệu.

Dây cáp dữ liệu của ổ cứng khác cáp dữ liệu của ổ mềm.

6. RAM

Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên - RAM viết tắt từ Random Access Memory.

Công dụng: Lưu trữ những chỉ lệnh của CPU, những ứng dụng đang hoạt động, những

dữ liệu mà CPU cần ...

Đăc trưng:

Dung lượng tính bằng MB.

Tốc độ truyền dữ liệu (Bus) tính bằng Mhz.

Phân loại:

Giao diện SIMM - Single Inline Memory Module.

Giao diện DIMM - Double Inline Memory Module.

6.1 Giao diện SIMM

Giao diện SIMM là những loại RAM dùng cho những mainboard và CPU đời cũ. Hiện

nay loại Ram giao diện SIMM này không còn sử dụng.

6.2 SDRAM

6.2.1 SDRAM

Nhận dạng: SDRAM có 168 chân, 2 khe cắt ở phần chân

cắm.

Tốc độ (Bus): 100Mhz, 133Mhz.

Dung lượng: 32MB, 64MB, 128MB.

Lưu ý!: SDRAM sử dụng tương thích với các mainboard

socket 370 (Mainboard socket 370 sử dụng CPU PII,

Celeron, PIII).

6.2.2 DDRAM

Page 12: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 12

Nhận dạng: SDRAM có 184 chân, chỉ có 1 khe cắt

ở giữa phần chân cắm.

Tốc độ (Bus): 266 Mhz, 333Mhz, 400Mhz

Dung lượng: 128MB, 256MB, 512MB.

Lưu ý!: DDRAM sử dụng tương thích với các

mainboard socket 478, 775 ( sử dụng cùng với các loại CPU Celeron Socket 478, P IV)

6.2.3 DDRAM 2

Viết tắt là DDR2 - là thế hệ tiếp theo của DDRAM

Nhận dạng: Tốc độ gấp đôi DDRAM, cũng có 1 khe cắt giống

DDRAM nhưng DDR2 cắt ở vị trí khác nên không dùng chung được

khe DDRAM trên mainboard.

Tốc độ (Bus): 400 Mhz

Dung lượng: 256MB, 512MB

6.2.4 RDRAM

Nhận dạng: Có 184 chân, có 2 khe cắt gần nhau ở

phần chân cắm. Bên ngoài RDRAM có bọc tôn giải nhiệt

vì nó hoạt động rất mạnh.

Tốc độ (Bus): 800Mhz.

Dung lượng: 512MB

Lưu ý!: RDRAM sử dụng tương thích với mainboard socket 478, 775 (các main sừ

dụng PIV, Pentium D)

7. CPU

Bộ vi xử lý, đơn vị xử lý trung tâm - CPU viết tắt từ Center

Processor Unit.

Đăc trưng:

Tốc độ đồng hồ (tốc độ xử lý) tính bằng MHz, GHz

Tốc độ truyền dữ liệu với mainboard Bus: Mhz

Bộ đệm - L2 Cache.

Nhà sản xuất: Hiện nay trên thế giớ có 2 hãng sản xuất CPU lớn nhất là AMD và

Intel. Riêng ở thị trường VN chủ yếu sử dụng CPU Intel.

Page 13: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 13

Phân loại: Dạng khe cắm Slot, dạng chân cắm Socket.

Dạng khe cắm (Slot)

Slot1: dùng cho những CPU PII, PIII có 242 chân dạng khe cắm

của hãng Intel.

Slot A Athlon: dùng cho những CPU 242 chân dạng khe cắm

của hãng AMD.

Dạng chân cắm (Socket)

Socket 370: Pentium II, Celeron, Pentitum III

Socket 478: Celeron, Pentium IV

Socket 775: Pentium D.

Lưu ý!: Socket đi kèm với 1 số là số chân của CPU, và phải xác định mainboard có

socket bao nhiêu để dùng đúng loại CPU tương ứng.

Tóm tắt:

Thiết bị nội vi là những thiết bị không thể thiếu trong cấu hình của một máy tính.

Phải đảm bảo sự tương thích của các thiết bị khi lắp ráp.

II. THIẾT BỊ NGOAI VI

1. Moniter – Màn hình

Công dụng: Là thiết bị hiển thị thông tin cùa máy tính giúp người

sử dụng giao tiếp với máy.

Đăc trưng: độ rộng tính bằng Inch.

Phân loại: Màn hình ống phóng điện tử CRT (lồi, phăng), màn hình tinh thể lỏng LCD,

màn hình Plasma.

2. KeyBoard – Bàn phím

Page 14: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 14

Công dụng: Bàn phím là thiết bị nhập. Ngoài những chức năng

cơ bản, bạn có thể tìm thấy những loại bàn phím có nhiều chức năng

mở rộng để nghe nhạc, truy cập internet, hoặc chơi game.

Bàn phím cắm cổng PS/2.

Bàn phím cắm cổng USB

Bàn phím không dây.

3. Mouse – chuột

Công dụng: Chuột cũng là một thiết bị nhập, đặc biệt hữu ích đối

với các ứng dụng đồ họa.

Phân loại:

- Chuột cơ: dùng bi lăn để xác định vị trí.

- Chuột quang: dùng phản ứng ánh sáng (không có bi lăn)

Sử dụng: Tùy loại chuột có thể cắm cổng PS/2, cổng USB, hoặc không dây.

4. CD, CD-RW, Combo-DVD, DVD-RW

Công dụng: Là những loại ổ đọc ghi dữ liệu từ ổ CD,

VCD, DVD. Vì dùng tia lazer để đọc và ghi dữ liệu nên các

loại ổ này còn gọi là ổ quang học.

Đăc trưng: Tốc độ đọc ghi dữ liệu (24X, 32X, 48X, 52X)

Phân loại:

CD-ROM: chỉ đọc đĩa CD, VCD.

CD-RW: đọc và ghi đĩa CD, VCD.

DVD-ROM: chỉ đọc tất cả các loại đĩa CD, VCD, DVD.

Combo-DVD: đọc được tất cả các loại đĩa, ghi đĩa CD, VCD.

DVD -RW: đọc được tất cả các loại đĩa, ghi đĩa CD, VCD, DVD.

5. FDD

Ô đĩa mềm - FDD viết tắt từ Floopy Disk Drive

Page 15: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 15

Sử dụng: Ô mềm lắp từ bên trong thùng máy. Đầu cáp bị đánh

tréo gắn vào ổ, đầu thắng gắn vào đầu cắm FDD trên main.

Lưu ý!: Cáp ổ mềm nhỏ hơn cáp ổ cứng, cáp ổ mềm bị đánh

tréo một đầu, đầu này để gắn vào ổ mềm.

6. NIC

Card mạng - NIC viết tắt từ Network Interface Card

Công dụng: Dùng để nối mạng nội bộ.

Nhận dạng: Có 1 đầu cắm lớn hơn đầu cắm dây điện thoại,

thường có 2 đèn tín hiệu đi kèm.

Phân loại:

NIC tích hợp trên mạch - onboard

NIC dạng card rời cắm khe PCI.

7. Sound Card

Công dụng: Card âm thanh là thiết bị xuất và nhập dữ

liệu audio của máy tính.

Đăc trưng: Khả năng xử lý Mhz.

Nhận dạng: là thiết bị có ít nhất 3 chân cắm tròn nằm

liên tiếp nhau.

Phân loại:

Card tích hợp trên mạch - Sound onboard.

Card rời - gắn khe PCI

Sử dụng: Dựa vào các ký hiệu bằng chữ hoặc bằng màu trên sound card chúng ta cắm

các thiết bị như sau:

Line Out (xanh nhạt): để cắm dây audio của loa hoặc tai nghe.

Line In (xanh đậm): cắm dây dữ liệu audio vào từ các thiết bị cần đưa âm thanh vào

máy như đàn điện tử ...

Page 16: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 16

Mic (màu đỏ): để cắm dây của micro.

Game (cổng lớn nhất): để cắm cần chơi game Joystick.

8. Modem

Công dụng: Chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu điện thoại và

tín hiệu máy tính giúp máy tính nối với mạng Internet thông qua

dây điện thoại.

Đăc trưng: Tốc độ truyền dữ liệu Kbps, Mbps...

Nhận dạng: Có đầu cắm dây điện thoại.

Phân loại:

Onboard: thường có trên máy xách tay.

External: gắn ngoài như hình 1.

Internet: gắn trong, cắm vào khe PCI trên main như hình 2.

Lưu ý: Đối với modem gắn trong bạn dễ nhầm với card

mạng, card mạng có đầu cắm to hơn để cắm dây cáp mạng và có đèn tín hiệu đi kèm.

9. Printer

Công dụng: Dùng để in ấn tài liệu từ máy tính.

Đăc trưng: Độ phân giải dpi (*), tốc độ in (số trang trên 1 phút),

bộ nhớ (MB)

Phân loại: In kim, In phun, Lazer

10. Scanner

Công dụng: Máy quét để nhập dữ liệu hình ảnh, chữ viết, mã

Đăc trưng: độ phân giải - dpi (*)

Phân loại:

May quyét ảnh: dùng để quyét hình ảnh, film của ảnh chụp,

chữ viết... (h1)

Page 17: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 17

Máy quyét mã vạch: dùng quyét mã vạch dùng trong siêu thị để

đọc giá tiền của hàng hóa, trong thư viên để đọc mã số SV từ thẻ

SV... (h2)

Máy quyét từ: đọc thẻ từ, ứng dụng trong hệ thống cửa thông

minh, hệ thống chấm công nhân viên...(h3)

11. Project

Công dụng: đèn chiếu thiết bị hiển thị hình ảnh với màn hình

rộng thay thế màn hình để phục vụ hội thảo, học tập...

Đăc trưng: độ phân giải.

Sử dụng: cắm dây dữ liệu vào cổng VGA thay thế dây dữ liệu

của màn hình.

12. Memory Card

Công dụng: thẻ nhớ là thiết bị lưu trữ di động, là bộ nhớ có

khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau như máy ảnh

kỹ thuật số, máy điện thoại di động...

Đăc trưng: Dung lượng MB, GB.

Sử dụng: đối với máy tính không có khe cắm thẻ nhớ nên

bạn phải sử dụng một đầu đọc thẻ nhớ gắn vào cổng USB như hình bên.

13. Speaker

Công dụng: loa để phát âm.

Đăc trưng: công suất W

(màu xanh nhạt) trên card âm thanh.

14. Microheadphone

Công dụng: Microheadphone có 2 chức năng xuất và nhập

dữ liệu audio.

Sử dụng: Mỗi Microheadphone có 2 đầu dây, cắm dây có

ký hiệu tai nghe vào chân cắm Line Out (màu xanh nhạt), dây có

ký hiệu Micro vào chân cắm Mic (màu đỏ, hoặc hồng trên card âm thanh.

Page 18: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 18

Bài 3

LẮP RÁP MÁY TÍNH

I. CHUẨN BỊ

Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện đầy đủ.

Chuẩn bị các dụng cụ như vòng tay tĩnh điện, trục vít, kiềm.

II. CÁC BƯỚC LẮP RÁP

Nguyên lý: lắp ráp những thiết bị đơn giản trước, lắp trước các thiết bị được gán trên

main….

1. Gắn CPU vào Mainboard:

Dỡ cần gạt của socket trong mainboard lên cao.

Nhìn vào phía chân cắm của CPU để xác định được vị trí lõm trùng với socket.

Đặt CPU vào giá đỡ của socket, khi CPU lọt hẵn và áp sát với socket thì đẩy cần gạt

xuống.

2. Gắn quạt giải nhiệt cho CPU:

Đưa quạt vào vị trí giá đỡ quạt bao quanh socket trên main. Nhấn đều tay để quạt lọt

xuống giá đỡ.

Gạt 2 cần gạt phía trên quạt để cố định quạt với giá đỡ.

Cắm dây nguồn cho quạt vào chân cắm 3 có ký hiệu FAN trên main.

Page 19: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 19

3. Gắn Ram vào Main

Phải xác định khe RAM trên main là dùng loại RAM nào và phải đảm bảo tính tương

thích, nếu không bạn sẽ làm gãy RAM.

Mở hai cần gạt khe RAM ra 2 phía, đưa thanh RAM vào khe, nhấn đều tay đến khi 2

cần gạt tự mấp vào và giữ lấy thanh RAM.

Lưu ý: Khi muốn mở ra thì lấy tay đẩy 2 cần gạt ra 2 phía, RAM sẽ bật lên.

4. Chuẩn bị lắp main và thùng máy

Đối với mỗi mainboard có số cổng và vị trí các

cổng phía sau khác nhau nên bạn phải gỡ nắp phía

sau của thùng máy tại vị trí mà mainboard đưa các

cổng phía sau ra ngoài để thay thế bằng miếng sắc có

khoắt các vị trí phù hợp với mainboard.

Gắn các vít là điểm tựa để gắn mainboard vào thùng máy, những chân vít này bằng

nhựa và đi kèm với hộp chứa mainboard.

5. Gắn Mainboard vào thùng máy

Đưa nhẹ nhàng main vào bên trong thùng máy.

Đặt đúng vị trí và vặt vít để cố định mainboard với thùng máy.

Cắm dây nguồn lớn nhất từ bộ nguồn vào mainboard, đối với một số main cần phải

cắm đầu dây nguồn 4 dây vuông vào main để cấp cho CPU.

6. Lắp ổ cứng

Chọn một vị trí để đặt ổ cứng thích hợp nhất trên các giá có sẵn của case, vặt vít 2 bên

để cố định ổ cứng với Case.

Nối dây dữ liệu của ổ cứng với đầu cắm IDE1 trên mainboard.

Nối dây nguồn đầu dẹp 4 dây (đầu lớn) vào ổ cứng với mặt có gân xuống dưới.

Page 20: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 20

Lưu ý!: Trong trường hợp nối 2 ổ cứng trên cùng một dây dữ liệu, bạn cần phải xác

lập ổ chính, ổ phụ bằng Jumper.

Trên mặt ổ đĩa có quy định cách cắm Jumper để xác lập ổ chính, ổ phụ: Master - ổ

chính, Slave ổ phụ.

Nếu ổ đĩa không có quy định thì vị trí jump gần dây dữ liệu là để xác lập ổ cứng này

là ổ chính, cắm jumper và vị trí thứ 2 tính từ dây dữ liệu là để xác lập ổ này là ổ phụ.

7. Lắp ổ CD-Rom

Mở nắp nhựa ở phía trên của mặt trước Case.

Đẩy nhẹ ổ CD từ ngoài vào, vặn ít 2 bên để cố định ổ với Case.

Nối dây cáp dữ liệu với IDE2 trên main. Có thể dùng chung dây với ổ cứng nhưng phải

thiết lập ổ cứng là Master, ổ CD là Slave bằng jumper trên cả 2 ổ này.

Trong trừơng hợp dùng 2 ổ CD, cũng phải xác lập jump trên cả 2 ổ để giúp HĐH nhận

dạng ổ chính, ổ phụ.

8. Gán các card mở rộng

Hiện nay hầu hết các loại card mở rộng đều gắn vào khe PCI trên main.

Trước tiên, bạn cần xác định vị trí để gắn card, sau đó dùng kiềm bẻ thanh sắt tại vị trí

mà card sẽ đưa các đầu cắm của mình ra bên ngoài thùng máy.

Đặt card đúng vị trí, nhấn mạnh đều tay, và vặn vít cố định card với mainboard.

Lưu ý! Cách này cũng thực hiện cho card màn hình gắn khe AGP.

9. Gán các dây công tắc và nút ấn

Xác định đúng ký hiệu, đúng vị trí để gắn các dây công tấc nguồn, công tấc khởi động

lại, đèn báo nguồn, đèn báo ổ cứng.

Nhìn kỹ những ký hiện trên hàng chân cắm dây nguồn, cắm từng dây một và phải chắc

chắn bạn cắm đúng ký hiệu. Nếu không máy sẽ không khởi động được và đèn tín hiệu phía

trước không báo đúng.

Các ký hiệu trên main

MSG, hoặc PW LED, hoặc POWER LED nối với dây POWER LED - dây tín hiệu

của đèn nguồn màu xanh của Case.

HD, hoặc HDD LED nối với dây HDD LED - dây tín hiệu của đèn đỏ báo ổ cứng đang

truy xuất dữ liệu.

Page 21: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 21

PW, hoặc PW SW, hoặc POWER SW, hoặc POWER ON nối với dây POWER SW

- dây công tấc nguồn trên Case.

RES, hoặc RES SW, hoặc RESET SW nối với dây RESET - dây công tấc khởi động

lại trên Case.

SPEAKER - nối với dây SPEAKER - dây tín hiệu của loa trên thùng máy.

10. Nối dây cho các cổng USB

Đối với một số thùng máy có cổng USB ở mặt trước tạo sự tiện lợi cho ngừơi sử dụng.

Để cổng USB này hoạt động bạn phải gắn dây nối từ thùng máy với mainboard thông qua

đầu cắm bên trong mainboard có ký hiệu USB.

11. Kiểm tra lần cuối

Kiểm tra lần cuối các thiết bị đã gắn vào thùng máy đã gắn đúng vị trí, đủ dây dữ liệu

và nguồn chưa.

Buộc để cố định những dây cáp cho không gian bên trong thùng máy thoáng mát tạo

điều kiện cho quạt CPU giải nhiệt tốt giúp máy hoạt động hiệu quả hơn.

Tránh trường hợp các dây nguồn, cáp dữ liệu va vào quạt làm hỏng quạt trong quá trình

hoạt động và có thể gây cháy CPU do không giải nhiệt được.

Đóng nắp 2 bên lưng thùng máy và vặn vít cố định.

III. Đấu nối thiết bị ngoại vi

Đây là bước kết nối các dây cáp của các thiết bị bên ngoài với các cổng phía sau

mainboard.

Cắm dây nguồn vào bộ nguồn

Cắm dây dữ liệu của màn hình vào card màn hình (VGA Card) - cổng màu xanh.

Cắm bàn phím vào cổng PS/2 màu xanh đậm hoặc USB tùy loại bàn phím.

Cắm chuột vào cổng PS/2 màu xanh đậm hoặc USB tùy loại chuột.

IV. Khởi động và kiểm tra

Nhấn nút Power để khởi động và kiểm tra

Nếu khi khởi động máy phát 1 tiếng bip chứng tỏ phần cứng bạn lắp vào đã hoạt động

được.

Page 22: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 22

Nếu có nhiều tiếng bíp liên tục thì kiểm tra tất cả các thiết bị đã gắn vào đúng vị trí, đủ

chưa.

V. Bảo trì phần cứng

Để đảm bảo máy của bạn luôn hoạt động tốt thì bạn cần phải duy trì thao tác bảo trì,

bảo dưỡng định kỳ.

Tháo gỡ các thiết bị theo trình tự ngược lại với trình tự lắp ráp ở trên.

Lau chùi các thiết bị bằng bàn chải, cọ, khăn ... để đảm bảo các thiết bị không bị bụi

bám nhiều làm giảm khả năng giải nhiệt gây cháy thiết bị.

Chải sạch các khe cắm RAM, PCI, AGP ... để tăng khả năng tiếp xúc với các thiết bị.

BÀI 4

THIẾT LẬP CMOS

I. CMOS là gì?

CMOS viết tắt từ Complementary Metaloxide

Semiconductor - chất bán dẫn oxit metal bổ sung, một

công nghệ tốn ít năng lượng.

CMOS là chất làm nên ROM trên mainboard,

ROM chứa BIOS (Basic Input/Output System) hệ

thống các lệnh nhập xuất cơ bản để kiểm tra phần

cứng, nạp hệ điều hành khởi động máy.

Một số thông tin lưu trong CMOS có thể thiết lập theo ý người sử dụng, những thiết

lập này được lưu giữ nhờ pin CMOS, nếu hết pin sẽ trả về những thiết lập mặc định.

II. Thiết lập CMOS

Để vào màn hình thiết lập thông tin trong CMOS tùy theo dòng máy chúng ta có các

cách sau:

Đối với các mainboard thông thường hiện nay dùng phím DELETE. Trên màn hình

khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn Press DEL to enter Setup.

Đối với dòng máy Compaq, HP dùng phím F10. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng

chữ hướng dẫn F10 = Setup.

Page 23: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 23

Đối với dòng máy DEL dùng phím F2. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng

dẫn F2: Setup.

Tùy từng loại mainboard cách bố trí màn hình thiết lập CMOS khác nhau, các chức

năng với tên gọi cũng khác nhau.

Các thông tin cần thiết lập trong CMOS bao gồm:

Ngày giờ hệ thống.

Thông tin về các ổ đĩa

Danh sách và thứ tự ổ đĩa giúp tìm hệ điều hành khởi động máy.

Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi.

Cài đặt mật khẩu bảo vệ.

1. BOIS mainboard thông dụng

Đa số các mainboard thông dụng hiện nay, khi khởi động máy bạn sẽ thấy màn hình

như bên dưới. Nhấn phím Delete hoặc F2….để vào thiết lập CMOS.

Lưu ý! Đối với những mainboard và máy có tốc độ cao cần phải nhấn giữ phím

Delete/F2 ngay khi nhấn nút nguồn thì bạn mới vào được CMOS.

Khi đó màn hình CMOS có hình giống hình bên dưới (có thể khác một vài chức năng

đối với các nhà sản xuất khác nhau).

1.1 Standard CMOS setup

Date: ngày hệ thống, Time: giờ của đồng hồ hệ thống

Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1.

Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1.

Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2.

Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2.

Page 24: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 24

Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang dùng 1.44M 3.5

Inch.

Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not Installed

Lưu ý!: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các ổ này chưa hoạt

động được, bạn phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và nguồn chưa, có thiết lập ổ

chính, ổ phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên 1 dây chưa.

1.2 BOIS Features Setup

Trong mục này lưu ý các mục sau:

First Boot Device: chọn ổ đĩa để tìm HĐH đầu tiên khởi động máy.

Second Boot Device: ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất.

Third Boot Device: ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ kia.

Ví dụ: khi muốn cài HĐH thì phải chọn ở mục First Boot Device là CD-ROM để máy

khởi động từ đĩa CD và tiến hành cài đặt.

2. Một số chức năng khác

Supervisor Password: thiết lập mật khẩu bảo vệ CMOS.

User Password: thiết lập mật khẩu đăng nhập vào máy.

IDE HDD Auto Detection: kiểm tra thông tin về các ổ cứng gắn trên IDE.

Save & Exit Setup: Lưu các thiết lập và thoát khỏi màn hình CMOS.

Exit Without Saving: Thoát nhưng không lưu các thiết lập.

Page 25: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 25

BÀI 5

CAI ĐẶT WINDOW VA PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

I. Cài đăt từ đĩa CD

1. Chuẩn bị

- Chuẩn bị đĩa DVD Window 7 khởi động được.

- Vào CMOS chọn chế độ khởi động từ CD-ROM

- Khởi động máy tính với đĩa DVD

2. Các bước cài đăt

Cho đĩa DVD window 7 vào máy tính. Thiết lập boot từ CD-DVD… Khởi động lại

máy tính, màn hình cài đặt Window 7 sẽ được load file

Màn hình Start Window 7

Page 26: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 26

Tiếp đến màn hình Install Windows sẽ xuất hiện, ở đây bạn sẽ 3 thiết lập:

Language to Install: Ngôn ngữ cài đặt.

Time and currency format: Định dạng ngày tháng.

Keyboard or input method: Kiểu bàn phím sử dụng.

Các bạn để thiết lập mặc định và click Next và tiếp tiếp bấm

Màn hình Setup is Starting

Bảng chọn hệ điều hành bạn muốn cài đặt hiện lên. Bạn nên chọn windows 7 ultimate.

Lưu ý: Những đĩa windows 7 phân rõ hệ điều hành ra rồi sẽ không có phần chọn này.

Trong hình là bộ cài windows 7 32 bit nên phần Architecture là x86, còn nếu

là windows 7 64 bit thì phần Architecture sẽ là x64.

Chọn xong các bạn nhấn Next.

Page 27: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 27

Các bạn tích vào ô I accept the license terms và nhấn Next.

Một bảng hỏi bạn muốn cài đặt theo kiểu nào, bạn chọn Custom.

Tiếp tục đến phần chọn nơi cài đặt windows 7.

Page 28: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 28

Bạn chọn Ô cài windows 7. Sau đó chọn format ổ đĩa trước khi cài như hình dưới.Chú

ý: Chọn đúng ổ cài windowns của bạn (thường là ổ C và Type là Primary). Tốt nhất là bạn

phải xác định đúng tên trong phần Name và dung lượng ổ C cũ trong phần Total size. Nếu

không format nhầm thì hơi phiền phức đó.

Đến phần cài đăt windows 7, nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độ máy tính của bạn.

Cài đặt xong khởi động lại máy tinh.

Tạo tài khoản sử dụng và đặt mật khẩu cho user (có thể không cần đặt mật khẩu)

Page 29: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 29

Thiết lập thời gian ngày giờ hệ thống, chọn múi giờ (UTC + 07:00) Bangkok, Hanoi,

Jakarta. Kết thúc quá trình cài đặt.

II. Cài đăt từ USB

1. Chuẩn bị

Window 7 cần cài đặt file .iso

USB từ 4GB trở lên format định dạng NTFS

Tải phần mềm hỗ trợ bộ cài window trên USB: Windows 7 USB DVD Download Tool.

Vào CMOS chọn boot từ USB

2. Các bước cài đăt

Bước 1: Cài đặt phần mềm Windows 7 USB DVD Download Tool. Yêu cầu máy tính

phải cài đặt .NETFrameWork 2.0 trở lên.

Bước 2: Thực hiện Burn file window7.iso vào USB

Chạy chương trình Windows 7 USB DVD Download Tool, chỉ đường dẫn tới file

Window7.iso và nhấn Next để tiếp tục.

Page 30: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 30

Lựa chọn thiết bị USB nhấn USB device.

Chọn USB nhân Begin copying để bắt đầu bootable.

Page 31: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 31

Quá trình copy bắt đầu

Page 32: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 32

BÀI 6

SỬ DỤNG NORTON GHOST

1. Ghost là gì?

Ghost là chương trình sao lưu ( backup ) lại dữ liệu của 1 hay nhiều phân vùng ổ cứng.

Có nhiều phần mềm thực hiện, nhưng được sử dụng rộng rãi nhất là Norton Ghost nên gọi

chung là ghost.

Khi bạn ghost, chương trình sẽ tạo ra 1 file ảnh (đuôi.gho, .tib) của phân vùng ổ cứng

của bạn. Sau này, nếu như máy có bị lỗi window, nhiều virus quá, bạn sẽ dùng chương

trình Ghost để bung file ghost này lại, và phân vùng đó sẽ "y như cũ".

Ghost cũng giống như việc cài win, cài window thì an toàn hơn nhưng tốn thời gian và

các chương trình còn ghost thì nhanh chóng, tiện lợi, driver hay soft tùy theo bạn có cho

vào bản ghost hay không.

Nhưng bạn nên hạn chế việc ghost và cài window vì làm nhiều sẽ hại, thậm chí hỏng

ổ cứng, tốt nhất là vài tháng 1 lần thôi.

2. Sử dụng Norton Ghost 11.5.

2.1 Chuẩn bị:

Đĩa hiren’S Boot đĩa này có bán tại các CD shop hay download tại

https://www.fshare.vn/file/UCYICWAEVWNB và ghi ra đĩa CD

Khởi động lại máy tính chọn chế độ Boot từ CD_ROM.

2.2 Thực hiện Ghost

Khởi động chế độ boot từ CD_ROM

Page 33: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 33

2.2.1 sử dụng Partition Tools……

Nhấn phím 1 để sử dụng Partitiom Tools……và nhấn 1 để sử dụng Partition magic pro

8.05*

Phải chuột chọn Resize/Move….. để tạo thêm phần vùng ổ đĩa cứng không bị mất dữ

liệu.

2.2.2 Sử dụng Backup Tool….

Nhấn phím 2 trên bàn phím để sử dụng Backup Tool….và tiếp tục bấm phím 2 để chọn

Norton Ghost 11.5*…..Tiếp theo nhấn phím 8 trên bàn phím thực hiện Ghost (NorMal)

Page 34: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 34

Giao diện chính của Norton Ghost

Các chức năng cơ bản:

Quit: thoát.

Options: thiết lập theo ý người sử dụng.

Local: menu chính để thực hiện các chức năng của Norton Ghost.

Disk: Các lệnh với ổ đĩa

To Disk: Sao chép nội dung một ổ đĩa

sang ổ đĩa thứ 2.

To Image: Sao lưu tất cả nội dung của

ổ đĩa thành một tập tin .gho

From Image: Phục hồi nội dung ổ đĩa

từ một tập tin .gho đã sao lưu.

Partition: Các lệnh với phân vùng ổ đĩa.

To Partion: Sao chép nội dung một phân vùng sang phân vùng khác.

Page 35: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 35

To Image: Sao lưu tất cả nội dung của

phân vùng thành một tập tin .gho - Lệnh

này để sao lưu phân vùng có HĐH và các

phần mềm cùng toàn bộ dữ liệu trên đó.

From Image: Phục hồi nội dung một

phân vùng từ tập tin hình ảnh .gho đã sao

lưu - Lệnh này để phục hồi phân vùng có

HĐH đã sao lưu khi HĐH bị sự cố.

2.2.2.1 Tạo bản Ghost sao lưu hệ thống

Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn Local - Partition - To Image để sao lưu phân vùng

chứa HĐH thành một tập tin hình ảnh .gho

Bước 1: Chọn ổ đĩa cần tạo Ghost (Ô đĩa chứa HDDH, các chương trình ứng dụng)

Bước 2: Chọn phân vùng cần sao lưu trên ổ đĩa đã chọn. Để sao lưu phân vùng chứa

hệ điều hành, bạn cần chọn phân vùng chính. Phân vùng cũng được đánh số thứ tự, phân

vùng chính đánh số 1. Chọn xong nhấn OK.( hình dưới máy tính chỉ có 1 phân vùng).

Bước 3: Chọn nơi lưu tập tin .gho chứa toàn bộ nội dung của phân vùng được sao

lưu.Bạn phải chọn nơi lưu là một phân vùng khác với phân vùng được sao lưu, và dung

Page 36: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 36

lượng còn trống của phân vùng này phải lớn hơn tổng dung lượng đang sử dụng trên phân

vùng được sao lưu. Đặt tên file Ghost lưu trữ và nhân Save

Bước 4: Chọn phương thức nén dữ liệu. Nên chọn Fast.

Bước 5: Xác nhận việc sao lưu khi xuất hiện hộp thoại yêu cầu xác nhận việc sau lưu.

Nhấn Yes.

Bước 6: Kết thúc và khởi động lại máy.

Quá trình sao lưu diễn ra trong vài phút, nếu thành công sẽ xuất hiện bản thông báo.

Nhấn nút Continue. Nhấn Quit để thoát khỏi Norton Ghost và khởi động lại máy.

Page 37: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 37

2.2.2.2 Bung Ghost phục hồi hệ thống

Trong trường hợp HĐH bị lỗi, hoặc phần mềm ứng dụng bị lỗi, bạn có thể phục hồi

toàn bộ phân vùng với tập tin đã được sao lưu.

Khởi động máy với đĩa Hiren's Boot, chạy Norton Ghost như hướng dẫn ở phần 1.

Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn menu Local - Partition - From Image.

Bước 1: Chọn ổ đĩa hoặc phân vùng chứa tập tin hình ảnh .gho đã sao lưu chứa nội

dung của phân vùng cần phục hồi. Kích chọn tập tin đã sao lưu. Chọn Open.

Page 38: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 38

Bước 2: Chọn ổ đĩa cần phục hồi cho phân vùng của nó.

Bước 3: Chọn phân vùng cần phục hồi. Nhấn OK.

Bước 4: Xác nhận việc ghi đè lên phân vùng đang tồn tại để tiến hành phục hồi dữ liệu

cũ từ tập tin .gho vào phân vùng được chọn. Nhấn Yes để xác nhận.

Bước 5: Kết thúc. Nếu quá trình phục hồi thành công sẽ xuất hiện hộp thoại thông

báo. Nhấn nút Restart Computer để khởi động lại máy.

3. Tạo USB Boot

Page 39: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 39

3.1 Chuẩn bị

- USB có dung lượng lớn hơn 1GB

- Phần mềm USB Format: HP-usb-disk-

storage-format-tol_223

- Phần mềm tạo Boot cho USB:

grub4dos_installer.rar

- File Hiren’s Boot iso

3.2 Các bước thực hiện

Bước 1: Cắm USB vào máy và copy các dữ

liệu quan trọng cso trong USB ra lưu trữ nơi khác.

Bước 2: Chạy chương trình hp-usb-disk-

storage-format-tol_223. Với quyền

Administrator rồi chọn chế độ Format như hình

Bước 3: Giảu nén file

grub4dos_installer.rar và chạy file

grubinst_gui.exe để tạo usb cho USB

1. Check vào ô O dia (DISK) – lam

moi (Refresh) – chọn ổ đĩa

2. Phan danh sach (Part List) – chọn

Lam moi(Refresh) – chọn mục Toàn bo

đia (MBR) (Whole disk (MBR))

3. Nhấn Cai đặt (Install).

Bước 3: Sau đó bạn copy 2 file là

menu.lst và grldr từ thư mục grub4dos

vào thư mục gốc của Flash USB.

Bước 4: Giả nén File Hiren’s

Boot.iso và đĩa Flash USB.

Bước 5: Thiết lập BIOS để khởi

động và boot bằng USB.

Page 40: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 40

PHẦN II: MANG MÁY TÍNH

BÀI 1

TỔNG QUAN VÊ MANG MÁY TÍNH

1. Định nghĩa mạng máy tính

Mạng máy tính là sự kết hợp hai hay nhiều thiết bị mạng độc lập với nhau trong một

môi trường truyền thông và tuân theo một kiến trúc mạng.

2. Phân loại mạng

Mạng cục bộ (Local Area Networks - LAN): cài đặt trong phạm vi tương đối hẹp (ví

dụ như trong một tòa nhà, một cơ quan, một trường học,..), khoảng cách lớn nhất giữa các

máy tính nối mạng là vài chục km trở lại.

Mạng đô thị ( Metropolitan Area Networks – MAN): cài đặt mạng trong phạm vi một

đô thị, một trung tâm kinh tế xã hội, có bán kính nhỏ hơn 100km.

Mạng diện rộng (Wide Area Networks – WAN): phạm vi mạng có thể vượt qua biên

giới quốc gia thậm chí cả lục địa.

Mạng toàn cầu ( Global Area Networks – GAN): phạm vi rộng khắp toàn cầu. Mạng

internet là một ví dụ cho mạng này.

3. Các kiểu TOPOLOGY mạng

3.1 TOPO dạng sao (BUS)

Tất cả các trạm đều dùng chung một đường truyền chính (Bus) được giới hạn bởi hai

đầu nối (terminator).

Mỗi trạm được nối vào Bus qua một đầu nối chữ T (T-connector).

Khi một trạm truyền dữ liệu thì tín hiệu được quảng bá trên 2 chiều của Bus (tất cả các

trạm khác đều có thể nhận tín hiệu)

3.2 TOPO dạng sao (STAR)

Page 41: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 41

Tất cả các trạm được nối vào một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các

trạm và chuyển đến trạm đích của tín hiệu.

Thiết bị trung tâm có thể là Hub, Switch, router

Vai trò của thiết bị trung tâm là thực hiện việc “bắt tay” giữa các trạm cần trao đổi

thông tin với nhau, thiết lập các liên kết điểm - điểm giữa chúng.

3.3 TOPO dạng sao vòng (RING)

Tín hiệu được lưu chuyển theo một đường duy nhất.

Mỗi trạm làm việc được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp (repeater), có nhiệm vụ

nhận tín hiệu rồi chuyển đến trạm kế tiếp trên vòng.

Để tăng độ tin cậy của mạng, lắp vòng dự phòng, khi đường truyền trên vòng chính bị

sự cố thì vòng phụ được sử dụng với chiều đi của tín hiệu ngược với chiều đi của mạng

chính.

4. Phần cứng và các thiết bị mạng.

4.1 Thiết bị cấu thành mạng máy tính.

Page 42: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 42

Máy chủ (file server - FS), các trạm làm việc (Workstation - WS), các thiết bị ngoại vi

dùng chung (máy in, ổ đĩa cứng,...), card mạng, các đầu nối, đường truyền, và một số thiết

bị khác như HUB, Switch.

4.1.1 Máy chủ (SERVER)

Hoạt động chính của mạng, quản lý các hoạt động của mạng (như phân chia tai nguyên

dung chung, trao đổi thông tin giữa các máy trạm…).

Thông thường máy chủ còn đặt cơ sở dữ liệu dùng chung. Máy chủ phải có cấu hình

mạnh.

Trong mô hình mạng ngang hàng (peer to peer) thì không có máy chủ.

4.1.2 Các máy trạm làm việc

Là các máy tính cá nhân kết nối với nhau và nối với máy chủ.

Các máy trạm có thể sử dụng tài nguyên chung của toàn bộ hệ thống mạng.

4.1.3 Card mạng (NIC)

Là thiết bị để điều khiển việc truyền thông và chuyển đổi dữ liệu sang dạng tín hiệu

điện hay quang.

- Gồm các bộ điều khiển và thu phát thông tin.

+ Bộ điều khiển thực hiện các chức năng điều khiển truyền thông, đảm bảo dữ liệu

được truyền chính xác tới các nút mạng.

+ Bộ thu phát thông tin làm nhiệm vụ chuyển dữ liệu sang dạng tín hiệu điện hay quang

và ngược lại.

- Được lắp vào khe cắm của mỗi máy tính của mạng.

- Tuỳ theo yêu cầu sử dụng lựa chọn card mạng cho phù hợp với máy tính, đường

truyền dẫn, nhu cầu phát triển trong tương lai.

4.1.4 Môi trường truyền dẫn

Là môi trường truyền dẫn, liên kết các nút mạng, truyền dẫn các tín hiệu điện hay

quang.

Mạng cục bộ sử dụng chủ yếu là các loại môi trường truyền dẫn là có dây và không

dây.

Môi trường truyền không dây sóng (wireless)

Page 43: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 43

Môi trường truyên có dây truyền bằng cáp mạng trong đó có ba loại cáp thường được

sử dụng: cáp đồng trục, cáp đôi dây xoắn, cáp quang.

4.2 Các loại thiết bị mạng.

4.2.1 Bộ khuyếch đại tín hiệu – Repeater

Làm việc với tầng thứ nhất của mô hình OSI - tầng vật lý.

Repeater có hai cổng. Nó thực hiện việc chuyển tiếp tất cả các tín hiệu vật lý đến từ

cổng này ra cổng khác sau khi đã khuyếch đại tất cả các Lan liên kết với nhau qua repeater

trở thành một LAN.

Nó chỉ có khả năng liên kết các LAN có cùng một chuẩn công nghệ.

4.2.2 Bộ tập trung – HUB

Là tên gọi của Repeater nhiều cổng. Nó thực hiện việc chuyển tiếp tất cả các tín hiệu

vật lý đến từ một cổng tới tất cả các cổng còn lại sau khi đã khuyếch đại

Tất cả các LAN liên kết với nhau qua HUB sẽ trở thành một LAN

HUB không có khả năng liên kết các LAN khác nhau về giao thức truyền thông ở tầng

liên kết dữ liệu.

4.2.3 Cầu nối – Bridge

Làm việc với tầng thứ hai của mô hình OSI: tầng liên kết dữ liệu.

Nó được thiết kể để có khả năng nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi về dạng dữ liệu và

chuyển tiếp dữ liệu.

Bridge có hai cổng: sau khi nhận tín hiệu vật lý và chuyển đổi về dạng dữ liệu từ một

cổng, bridge kiểm tra địa chỉ đích, nếu địa chỉ này là của một node liên kết với chính cổng

nhận tín hiệu, nó bỏ qua việc xử lý. Trong trường hợp ngược lại dữ liệu được chuyển tới

cổng còn lại, tại cổng này dữ liệu được chuyển đổi thành tín hiệu vật lý và gửi đi. Để kiểm

tra một node được liên kết với cổng nào của nó, bridge dùng một bảng địa chỉ cập nhật

động tốc độ đường truyền chậm hơn so với repeater.

Dùng để liên kết các LAN có cung giao thức tầng liên kết dữ liệu, có thể khác nhau

về môi trường truyền dẫn vật lý. Không hạn chế về số lượng bridge sử dụng. Cũng có thể

được dùng để chia một LAN thành nhiều LAN con giảm dung lượng thông tin truyền

trên toàn LAN.

4.2.4 Bộ chuyển mạch – Switch

Page 44: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 44

Làm việc như một Bridge nhiều cổng. Khác với HUB nhận tín hiệu từ một cổng rồi

chuyển tiếp tới tất cả các cổng còn lại, switch nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi thành dữ

liệu, từ một cổng, kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng.

Nhiều node mạng có thể gửi thông tin đến cùng một node khác tại cùng một thời điểm

mở rộng dải thông của LAN. Switch được thiết kế để liên kết các cổng của nó với dải thông

rất lớn (vài trăm Mbps đến hàng Gbps)

Dùng để vượt qua hạn chế về bán kính hoạt động của mạng gây ra bởi số lượng

repeater được phép sử dụng giữa hai node bất kỳ của một LAN

Là thiết bị lý tưởng dùng để chia LAN thành nhiều LAN “con” làm giảm dung lượng

thông tin truyền trên toàn LAN

Hỗ trợ công nghệ Full Duplex dùng để mở rộng băng thông của đường truyền mà

không có repeater hoặc Hub nào dùng được. Hỗ trợ mạng đa dịch vụ (âm thanh, video, dữ

liệu)

4.2.5 Bộ định tuyến – Router

Làm việc trên tầng network của mô hình OSI.

Thường có nhiều hơn 2 cổng. Nó tiếp nhận tín hiệu vật lý từ một cổng, chuyển đổivề

dạng dữ liệu, kiểm tra địa chỉ mạng rồi chuyển dữ liệu đến cổng tương ứng.

Dùng để liên kết các LAN có thể khác nhau về chuẩn LAN nhưng cùng giao thức mạng

ở tầng network.

Có thể liên kết hai mạng ở rất xa nhau

Page 45: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 45

BÀI 2

CÁP MẠNG – BẤM CÁP LÕI XOẮN

1. Các dụng cụ cần thiết để bấm đầu cáp mạng LAN

Dao hoặc dụng cụ tuốt dây: loại này hiện nay bán phổ biến ở VN. Loại dụng cụ tuốt

dây còn đi kèm theo loại "nhấn cáp", rất hữu ích khi làm lỗ cắm cáp mạng trên tường. Nếu

không mua loại này, các bạn vẫn có thể dùng dao để tuốt cáp và dùng vít để nhấn cáp.

Các loại Rack gắn tường.

Kìm mạng: loại này dùng để bấm các thanh đồng nhỏ nằm ở trên đầu jack RJ45 (xem

hình). Sau khi đẩy dây cáp vào đầu jack, ta dùng kềm đặt đầu jack vào và bấm chặt để các

thanh đồng đi xuống, "cắn" vào lớp nhựa bao bọc lõi đồng của cáp. Các thanh đồng này sẽ

là "cầu nối" data từ dây cáp vào các Pin trong rack (Rack là thiết bị female, chính là port

của card mạng, Hub, Switch ...)

Page 46: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 46

Máy test cáp( Đồng hồ test): Nguyên lý hoạt động rất đơn giản, máy sẽ đánh số thứ tự

cáp từ 1 đến 8. Mỗi lần sẽ bắn tín hiệu trên 1 pin. Đầu nhận (recieve) sẽ sáng đèn ở số thứ

tự tương ứng.

2. Các loại dây cáp

Cáp thăng (Standard Cable 10baseT): loại này là loại thông dụng nhất trong LAN bởi

vì đa số PC đều nối vào Switch (ví dụ mấy tiệm net). Dùng để nối các thiết bị khác Layer

với nhau (ví dụ PC với Switch, PC với Hub, hoặc Switch với Router ...). Không thể nối

giữa 2 thiết bị cùng layer với nhau được (ví dụ không thể nối Switch - Switch hay PC -

Router)

Cáp chéo (Cross-Over Cable): loại này dùng để nối các thiết bị cùng loại, cùng layer

với nhau. Ví dụ: PC - PC, Router - Router, Switch - Switch, PC -Router ...

Cáp console: loại này rất hiếm khi dùng, chỉ dành cho các loại router hay Switch của

các hãng lớn như Cisco. Sau lưng Router Cisco có một port gọi là Console, khi cấm dây

nối Router với PC, người ngồi trên PC có thể thiết lập cấu hình Router thông qua Hyper

Communication (trong Accessories). Ngày nay đa số các kỹ sư mạng dùng Telnet để config

router. Chỉ dùng dây console trong lần đầu tiên thôi.

3. Cách bấm cáp

Cáp thăng: Cả 2 đầu cáp đều đước bấm theo chuẩn T568A hoặc đều được bấm theo

chuẩn T568B

Page 47: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 47

Cáp chéo: 1 đầu bấm theo chuẩn T568A đầu còn lại bấm theo chuẩn T568B

Cáp vòng: 1 đầu bấm từ 1 đến 8 đầu còn lại bấm từ 8 đến 1.

CHUẨN T568 A

1. Trắng xanh lá

2. Xanh lá

3. Trắng cam

4. Xanh dương

5. Trắng xanh dương

6. Cam

7. Trắng nâu

8. Nâu

CHUẨN T568B

1. Trắng xanh lá

2. Xanh lá

3. Trắng cam

4. Xanh dương

5. Trắng xanh dương

6. Cam

7. Trắng nâu

8. Nâu

Page 48: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 48

BÀI 3

ĐAI CHỈ IP v4

1. Tổng quan về địa chỉ IPv4

Là địa chỉ có cấu trúc, được chia làm hai phần là: network_ID (trường mạng)

&host_ID (trường Host)

Là một trường có kích thước 32 bit. Được chia thành bốn phần, mỗi phần có kích

thước 8 bit, gọi là octet hoặc byte. Có các cách trình bày sau:

Biểu diễn dưới hệ thập phân có dấu chấm (dotted-decimal notation). Ví dụ:

172.16.30.56.

Biểu diễn dưới hệ nhị phân. Ví dụ: 10101100 00010000 00011110 00111000.

Biểu diễn dưới hệ thập lục phân. Ví dụ: AC 10 1E 38

Không gian địa chỉ IP (gồm 232 địa chỉ) được chia thành nhiều lớp (class) để dễ quản

lý. Đó là các lớp: A, B, C, D và E; trong đó các lớp A, B và C được triển khai để đặt cho

các host trên mạng Internet; lớp D dùng cho các nhóm multicast; còn lớp E phục vụ cho

mục đích nghiên cứu.

Địa chỉ IP còn được gọi là địa chỉ logical, trong khi địa chỉ MAC còn gọi là địa chỉ vật

lý (hay địa chỉ physical).

2. Các thuật ngữ liên quan

Network_id: là giá trị để xác định đường mạng. Trong số 32 bit dùng địa chỉ IP, sẽ có

một số bit đầu tiên dùng để xác định network_id. Giá trị của các bit này được dùng để xác

định đường mạng.

Host_id: là giá trị để xác định host trong đường mạng. Trong số 32 bit dùng làm địa

chỉ IP, sẽ có một số bit cuối cùng dùng để xác định host_id. Host_id chính là giá trị của

các bit này.

Địa chỉ host: là địa chỉ IP, có thể dùng để đặt cho các interface của các host. Hai host

nằm thuộc cùng một mạng sẽ có network_id giống nhau và host_id khác nhau.

Mạng (network): một nhóm nhiều host kết nối trực tiếp với nhau. Giữa hai host bất kỳ

không bị phân cách bởi một thiết bị layer 3. Giữa mạng này với mạng khác phải kết nối

với nhau bằng thiết bị layer 3.

Page 49: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 49

Địa chỉ mạng (network address): là địa chỉ IP dùng để đặt cho các mạng. Địa chỉ này

không thể dùng để đặt cho một interface. Phần host_id của địa chỉ chỉ chứa các bit 0. Ví

dụ 172.29.0.0 là một địa chỉ mạng.

Địa chỉ broadcast: là địa chỉ IP được dùng để đại diện cho tất cả các host trong mạng.

Phần host_id chỉ chứa các bit 1. Địa chỉ này cũng không thể dùng để đặt cho một host được.

Ví dụ 172.29.255.255 là một địa chỉ broadcast.

Mặt nạ mạng (network mask): là một con số dài 32 bit, là phương tiện giúp máy xác

định được số bit mạng của một địa chỉ IP. Mặt nạ mạng cũng cho biết số bit nằm trong

phần host_id. Được xây dựng theo cách: Tất các bit phần network_id bằng 1 và tất các

bit tương ứng với phần host_id bằng 0.

Mặt nạ mặc định của lớp A: sử dụng cho các địa chỉ lớp A khi không chia mạng con,

mặt nạ có giá trị 255.0.0.0.

Mặt nạ mặc định của lớp B: sử dụng cho các địa chỉ lớp B khi không chia mạng con,

mặt nạ có giá trị 255.255.0.0.

Mặt nạ mặc định của lớp C: sử dụng cho các địa chỉ lớp C khi không chia mạng con,

mặt nạ có giá trị 255.255.255.0.

3. Phân chia lớp địa chỉ

3.1 Địa chỉ lớp mang A

Dành một byte (8 bit) cho phần network_id và ba byte (24 bit) cho phần host_id.

Để nhận diện ra lớp A, bit đầu tiên của byte đầu tiên phải là bit 0. Dưới dạng nhị phân,

byte này có dạng 0xxxxxxx. Vì vậy, những địa chỉ IP có byte đầu tiên nằm trong khoảng

từ 0 (00000000) đến 127 (01111111) sẽ thuộc lớp A. Ví dụ địa chỉ 50.14.32.8 là một địa

chỉ lớp A (50 < 127).

Byte đầu tiên này cũng chính là network_id, trừ đi bit đầu tiên làm ID nhận dạng lớp

A, còn lại bảy bit để đánh thứ tự các mạng, ta được 128 (27) mạng lớp A khác nhau. Bỏ đi

hai trường hợp đặc biệt là 0 và 127. Kết quả là lớp A chỉ còn 126 (27-2) địa chỉ mạng,

1.0.0.0 đến 126.0.0.0.

Network_id Host_id Host_id Host_id

Page 50: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 50

Phần host_id chiếm 24 bit, tức có thể đặt địa chỉ cho 16.777.216 (224) host khác nhau

trong mỗi mạng. Bỏ đi một địa chỉ mạng (phần host_id chứa toàn các bit 0) và một địa

chỉ broadcast (phần host_id chứa toàn các bit 1) như vậy có tất cả 16.777.214 (224-2) host

khác nhau trong mỗi mạng lớp A. Ví dụ, đối với mạng 10.0.0.0 thì những giá trị host hợp

lệ là 10.0.0.1 đến 10.255.255.254.

3.2 Địa chỉ lớp mạng B

Dành hai byte cho mỗi phần network_id và host_id.

Dấu hiệu để nhận dạng địa chỉ lớp B là byte đầu tiên luôn bắt đầu bằng hai bit 10. Dưới

dạng nhị phân, octet có dạng 10xxxxxx. Vì vậy những địa chỉ nằm trong khoảng từ 128

(10000000) đến 191(10111111) sẽ thuộc về lớp B. Ví dụ 172.29.10.1 là một địa chỉ lớp

B (128 < 172 < 191).

Phần network_id chiếm 16 bit bỏ đi 2 bit làm ID cho lớp, còn lại 14 bit cho phép ta

đánh thứ tự 16.384 (214)mạng khác nhau (128.0.0.0 đến 191.255.0.0)

Phần host_id dài 16 bit hay có 65536 (216) giá trị khác nhau. Trừ 2 trường hợp đặc

biệt còn lại 65534 host trong một mạng lớp B. Ví dụ, đối với mạng 172.29.0.0 thì các địa

chỉ host hợp lệ là từ 172.29.0.1 đến 172.29.255.254.

3.3 Địa chỉ mạng lớp C

Dành ba byte cho phần network_id và một byte cho phần host_id.

Byte đầu tiên luôn bắt đầu bằng ba bit 110 và dạng nhị phân của octet này

là 110xxxxx. Như vậy những địa chỉ nằm trong khoảng từ 192 (11000000) đến 223

(11011111) sẽ thuộc về lớp C. Ví dụ một địa chỉ lớp C là 203.162.41.235 (192 < 203 <

223).

Phần network_id dùng ba byte hay 24 bit, trừ đi 3 bit làm ID của lớp, còn lại 21 bit hay

2.097.152 (221) địa chỉ mạng (từ 192.0.0.0 đến 223.255.255.0).

Network_id Network_id Host_id Host_id

Network_id Network_id Network_id Host_id

Page 51: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 51

Phần host_id dài một byte cho 256 (28) giá trị khác nhau. Trừ đi hai trường hợp đặc

biệt ta còn 254 host khác nhau trong một mạng lớp C. Ví dụ, đối với mạng 203.162.41.0,

các địa chỉ host hợp lệ là từ 203.162.41.1 đến 203.162.41.254.

Page 52: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 52

BÀI 4

CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRONG MANG LAN

1. Cấu hình thông tin địa chỉ IP cho máy tính

Mỗi máy tính tham gia vào mạng đều cần phải có một địa chỉ IP (hiểu nôm na như mỗi

nhà có 1 số) để truyền nhận dữ liệu, truy cập internet (như địa chỉ nhà để liên lạc, gửi thư).

Địa chỉ IP có 2 dạng địa chỉ IP tĩnh và địa chỉ IP động.

Địa chỉ IP tĩnh: do quản trị mạng quy định đảm bảo mỗi máy tính trong mạng có một

địa chỉ duy nhất.

Địa chỉ IP động: do máy chủ cấp phát mỗi khi có một máy tham gia vào mạng. Để

mạng nội bộ hoạt động hiệu quả, tốc độ truyền dữ liệu nhanh hầu hết các mạng LAN đều

sử dụng hình thức IP tĩnh.

1.1 Đăt địa chỉ IP tình cho máy

Đăng nhập vào máy bạn với username là Administrator hoặc username khác có quyền

Adminstrators - quyền quản trị tối cao trên mỗi máy.

Vào Start - Settings - Network Connections.

Kích phải trên biểu tượng Local Area Connection.

Chọn Properties.

* Lưu ý: Trong trường hợp không xuất hiện

biểu tượng Local Area Connection thì máy của

bạn không có khả năng kết nối mạng nội bộ được.

Có thể máy bị hỏng thiết bị nối mạng (Card mạng)

hoặc chưa có phần mềm hỗ trợ HĐH điều khiển

card mạng ( tức thiếu driver của card mạng). Khi

đó bạn cần đến đĩa CD đi kèm mainboard, trong

đĩa này sẽ có driver của card mạng, bạn nên nhờ

người có hiểu biết về phần cứng để cài đặt giúp.

Trong hộp thoại Local Area Connection

Properties. Chọn thẻ General. Kích chọn mục

Internet Protocal (TCP/IP). Nhấn nút Properties.

Page 53: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 53

Trong hộp thoại Internet Protocal (TCP/IP) Properties. Kích chọn Use the follwing IP

address để nhập địa chỉ IP.

Địa chỉ IP của bạn do bộ phận CNTT qui định và quản lý nên khi nhập địa chỉ IP bạn

phải yêu cầu bộ phận CNTT của cơ quan bạn cung cấp tránh việc bạn sử dụng IP của người

khác.

Giải thích các thông số trong địa chỉ IP:

Dòng IP address: Mỗi máy trong một

nhánh mạng chỉ khác nhau số địa chỉ cuối

cùng, thông thường đối với mạng LAN đơn

giảng thì 3 số phía trước giống nhau hoàn

toàn. Có thể hiểu nôm na 3 số trước như là

tên đường phố, số cuối cùng là số nhà.

Dòng Subnet mask: Qui định nhánh

mạng trong trường hợp mạng phức tạp ví

dụ tòa nhà có nhiều khu hành chính ở cách

xa nhau, nhiều bộ phận làm việc độc lập

nhau....Và có thể hiểu nôm na đây là khu

phố.

Dòng Default gateway: Cổng kết nối ra

bên ngoài, có thể là mạng WAN, mang

Internet. Ví dụ trên hình, mạng LAN đang sử dụng moderm kế nối Internet có số hiệu cổng

là 10.0.0.138.

Dòng Preferred DNS server: Địa chỉ của máy chủ quản lý tên miền Internet, địa chỉ

này do nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp, nên trong cùng mạng LAN thì các máy có

địa chỉ này giống nhau.

Dòng Alternate DNS Server: Địa chỉ của máy chủ quản lý tên miền Internet phụ, tức

trong trường hợp không truy cập vào được vào địa chỉ chính sẽ sử dụng địa chỉ này.

1.2 Cấu hình IP động cho máy

Page 54: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 54

Vào Start - Settings - Network Connection. Kích phải trên Local Area Connection,

chọn Properties. Chọn Internet Protocal (TCP/IP) trong danh sách, kích chọn Properties

(xem lại ở trên).

Kích chọn Obtain and IP address automatically.

Nếu bạn sử dụng Internet tại gia đình cùng mạng với cơ quan thì để nguyên địa chỉ tại

mục DNS server addresss, nếu khác có thể kích chọn Obtain DNS server address

automatically hoặc nhập địa chỉ do nhà cung cấp

2. Chia sẻ tài nguyên

Trong mạng LAN mọi máy tính đều có quyền như nhau, bạn có thể chia sẻ các thư

mục của mình cho người khác trong mạng. Nhưng để chia sẻ tài nguyên được với các máy

khác bạn phải có thao tác kết nối vào mạng LAN.

2.1 Cách chia sẻ thư mục

Page 55: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 55

Kích phải trên thư mục cần chia sẻ, chọn

Sharing and Security..., đánh dấu chọn Share

this folder.

Nhập tên thư mục hiển thị trên mạng

LAN trong mục Share name, tên này bạn có

thể đặt khác tên thư mục thật nếu muốn.

Để ẩn không cho người dùng truy cập

vào máy bạn thấy thư mục đã chia sẻ (ví dụ

để hạn chế người biết) bạn thêm ký tự $ vào

cuối tên chia sẻ trong mục Share name. Ví

dụ bạn nhập Soft$ thì thư mục này đã được

chia sẻ nhưng người khác truy cập vào máy

bạn sẽ không nhận ra.

Nhập ghi chú về nội dung của thư mục

vào mục Comment (nếu cần).

Những thư mục được chia sẻ thể hiện

trong cửa sổ Windows Explorer bằng biểu

tượng bàn tay phía dưới biểu tượng thư

mục(xem hình)

2.2 Truy câp tài nguyên thư mục share

2.2.1 Truy câp từ My Network Place (Network) trên desktop

Kích đúp vào biểu tượng My Network

Places trên Desktop. Nhấn vào mục View

workgroup computers.

Kích đúp vào tên máy có chia sẻ tài

nguyên.

Phương thức truy cập này sử dụng trong

trường hợp bạn không nhớ rõ tên máy truy cập,

hoặc tên tài nguyên cần truy cập.

Page 56: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 56

2.2.2 Truy câp từ của sổ Run..

Nhập \\<Tên máy chia sẻ tài

nguyên>[\Thư mục được chia sẻ] vào cửa sổ

Run, nhấn Enter. Nếu không nhớ tên thư mục

bạn chỉ cần nhập tên máy. Ví dụ \\SMS để truy

cập tất cả các thư mục đã được chia sẻ trên

máy SMS.

Cách truy cập này sử dụng khi bạn biết

chính xác tên máy chia sẻ tài nguyên trên mạng LAN. Cách này cũng được sử dụng để truy

cập các thư mục chia sẻ ẩn. Ví dụ để truy cập vào thư mục Soft đã chia sẻ trên máy

CHM_MASTER bạn gõ \\CHM_MASTER\Soft$.

2.3 Quản lý thư mục chia sẻ

Trên mỗi máy tính thường có hằng trăm

thư mục, đôi lúc bạn không thể biết đang chia

sẻ bao nhiêu thư mục vì chúng nằm rãi rác ở

các phân vùng ổ đĩa khác nhau, để bảo đảm

an toàn dữ liệu trên máy bạn, tránh chia sẻ

nhầm các tài liệu cá nhân quan trọng bạn cần

phải quản lý và kiểm soát các thư mục đang

được chia sẻ.

Kích phải My Computer trên Desktop,

chọn Manage. Trong cửa sổ Computer

Management, kích chọn System Tools -

Shared Folders - Shares trong ô cửa sổ bên trái, những thư mục đang được chia sẻ trên máy

bạn sẽ hiện thị trong ô cửa sổ bên phải.

Thư mục Shares: hiển thị tất cả những thư mục và ổ đĩa đang được share trong máy

Để ngừng chia sẻ, kích phải trên tên thư mục trong ô cửa sổ bên phải, chọn Stop Sharing

Thư mục session: hiển thị tất cả các máy đang kết nối đến các thư mục và ổ đĩa được

shared trên máy

Thư mục Open File: hiển thị các file đang được mở trên máy thông qua share

Page 57: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 57

3. Tạo ổ đĩa ảo nối với tài nguyên trên mạng lan

3.1 Mục đích:

Thông thường để truy cập vào các thư mục chia sẻ trên mạng (thuật ngữ tin học gọi

chung là tài nguyên) chúng ta phải qua nhiều bước như truy cập vào máy có chia sẻ tài

nguyên, truy cập vào thư mục cha rồi mới đến thư mục con (nếu có) rồi mới đến tài nguyên.

Để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất bạn có thể tạo các ổ đĩa ảo để truy cập đến các

tài nguyên này một cách nhanh nhất từ ngay màn hình Desktop của máy mình.

Ví dụ để truy cập vào thư mục Tailieu_giangvien trên Server theo cách thông thường

bạn phải gõ vào Run \\Server, rồi mới truy cập vào thư mục Tailieu_giangvien. Nhưng nếu

chúng ta tạo một ổ đĩa ảo nối với thư mục này với tên ổ là I: thì chúng ta chỉ cần gõ vào

cửa sổ Run dòng I: và nhấn Enter hoặc có thể tạo shortcut cho thư mục này ra màn hình

Desktop và nhấn đúp vào biểu tượng này trên màn hình Desktop để truy cập vào thư mục

Tailieu_giangvien.

3.2 Tạo ổ đĩa mạng

Bước 1: Truy cập vào thư mục chia sẻ trên mạng mà bạn thường dùng nhất cách thông

thường gõ tên máy vào cửa sổ Run và truy

cập đến thư mục chia sẻ.

Sau đó chọn và copy toàn bộ đường

dẫn đến thư mục chia sẻ trên mạng trong

cửa sổ Windows Explorer tại thanh địa

chỉ (Address bar)

Bước 2: Từ cửa sổ Windows

Explorer bất kỳ đang mở vào menu Tools

- Map Network drive

Chọn tên cho ổ đĩa ảo tại mục Drive, bạn có thể chọn các tên ổ đĩa chưa sử dụng là các

ký tự từ A - Z. Dán đường dẫn bạn vừa copy từ thanh địa chỉ vào mục Folder, nếu không

nhấn nút Browse để chỉ đến thư mục chia sẻ trên mạng.

Đánh dấu chọn Reconnect at logon để tự kết nối lại tài nguyên khi chúng ta khởi động

lại máy lần sau.

Page 58: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 58

3.3 Sử dụng

Để truy cập vào tài nguyên trên mạng

LAN đã được tạo ổ ảo chúng ta có thể sử

dụng 1 trong các cách sau:

Cách 1: Gõ tên ổ ảo vào cửa sổ Run:

Cách 2: Mở My Computer, kích đúp vào biểu tượng ổ đĩa ảo nối với tài nguyên cần

truy cập.

Để nhanh hơn, kích phải

trên biểu tượng ổ đĩa ảo

chọn Create Shortcut để tạo

shortcut ra màn hình

Desktop nối với tài nguyên

cần truy cập. Khi đó chỉ cần

kích đúp vào biểu tượng ổ

ảo ngoài màn hình Desktop.

BÀI 5

CẤU HÌNH THIẾT BỊ MANG ROUTER ADSL

1. Mô tả

Các thành phần bên ngoài Modem gồm có

Mặt trước gồm 4 đèn: Đèn nguồn, đèn trạng thái, đèn ADSL, đèn Ethernet

Mặt sau gồm có các giắc cắm: Giắc nguồn, giắc Ethernet, giắc line và lỗ để Reset

Đèn Ethernet: Nếu sáng xanh tức bạn có gắn vào cổng Ethernet (RJ45 port), nếu tắt

bạn không gắn vào cổng Ehternet.

Đèn ADSL: Nếu sáng xanh tức đã đồng bộ tín hiệu ADSL, nếu tắt bạn nên kiểm tra lại

đường sử dụng ADSL.

Đèn Nguồn: Nếu sáng xanh tức bạn đã cắm nguồn. Lưu ý các modem nên cắm qua Ôn

áp thì dòng điện mới ổn định và không bị mất tín hiệu hoặc mất mạng.

Page 59: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 59

2. Lắp đăt và cấu hình Modem D-Link

2.1. Lắp đăt Modem Router ADSL Micronet qua cổng USB:

- Cắm nguồn cho Router và cắm đầu dây ADSL vào cổng RJ11 (cổng ADSL) của

Router bằng cách nối dây điện thoại từ ngoài vào cắm qua bộ tách tín hiệu (dây chung

thoại), 1 đầu ra tín hiệu ADSL cắm vào cổng RJ11 của modem, 1 đầu ra còn lại cắm vào

máy điện thoại.

- Gắn dây USB từ Router nối vào cổng USB của máy tính

2.2. Lắp đăt Modem Router ADSL Micronet qua cổng RJ45 cho 1 máy tính:

- Cắm nguồn cho Router và cắm đầu dây ADSL vào cổng RJ11 (cổng ADSL) của

Router bằng cách nối dây điện thoại từ ngoài vào cắm qua bộ tách tín hiệu (dây chung

thoại), 1 đầu ra tín hiệu ADSL cắm vào cổng RJ11 của modem, 1 đầu ra còn lại cắm vào

máy điện thoại.

Page 60: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 60

- Nối dây mạng (straight-through ethernet cable RJ45) từ cổng RJ45 của Router đến

cổng RJ45 card mạng của máy tính

Lắp đặt Modem Router ADSL Micronet cho nhiều máy dùng chung Internet trong

mạng LAN:

- Cắm nguồn cho Router và cắm đầu dây ADSL vào cổng RJ11 (cổng ADSL) của

Router bằng cách nối dây điện thoại từ ngoài vào cắm qua bộ tách tín hiệu (dây chung

thoại), 1 đầu ra tín hiệu ADSL cắm vào cổng RJ11 của modem, 1 đầu ra còn lại cắm vào

máy điện thoại.

- Nối dây mạng (cable RJ45) từ cổng RJ45 của Router đến cổng RJ45 Hub/Switch

2.3. Cấu hình Router ADSL D-LINK

Page 61: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 61

Bước 1: Để vào cấu hình Router bạn nhấn vào biểu tượng Internet Explorer và gõ địa

chỉ http://192.168.1.1 rồi ấn phím Enter

Bước 2: Nhập UserName và password (mặc định User name: admin; Password: admin)

Bước 3: Cấu hình chung để dùng Internet

Nhấp vào “Run Winzard”

Page 62: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 62

Chọn múi giờ

Để mặc định PPPoE/PPPoA, chọn Next

Page 63: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 63

Username: Điền tên truy nhập bạn đăng ký với nhà cung cấp

Password: Điền Password bạn đăng ký với nhà cung cấp

VPI: 0

VCI: 35

Connection Type: PPPoELLC

Nhấn Next

Page 64: ỆU HƯỚNG DẪN LẮP RÁP MÁY TÍNH LẮP T MẠNG LAN, WIRELESS

Lắp ráp máy tính & lắp đặt mạng Lan 64

Nhấn Restart

Chờ cho Modem khởi động xong và đèn ADSL đứng ổn định trở lại bạn vào mục

STATUS kiểm tra địa chỉ Wan

Khi đã có Wan IP là bạn hoàn toàn có thể kết nối Internet.