25
1 UBND HUYỆN ĐÀ BẮC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: /BC-PGDĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đà Bắc, ngày tháng 8 năm 2019 (Dự thảo) BÁO CÁO Tổng kết năm học 2018 - 2019 Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm học 2019 - 2020 Năm học 2018-2019, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản. Giáo dục huyện Đà Bắc tiếp tục nhận được sự quan tâm, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Sở GD&ĐT, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, sự phối kết hợp có hiệu quả của các Phòng, Ban, Ngành, Đoàn thể và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong huyện; sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đà Bắc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 như sau: Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018 - 2019 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi - GD&ĐT Đà Bắc luôn được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể và cấp ủy Đảng, UBND các xã, thị trấn trong việc quan tâm và tạo điều kiện cho công tác giáo dục ở cơ sở; đặc biệt là chất lượng giáo dục ở những vùng khó khăn. - Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động và duy trì sĩ số học sinh; đời sống của nhân dân từng bước được ổn định; chất lượng cuộc sống có nhiều tiến bộ, cơ sở hạ tầng được củng cố, tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển. - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về chuyên môn đào tạo, đoàn kết, thân ái và cộng đồng trách nhiệm trong công việc; yêu nghề, thân thiện.

UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

1

UBND HUYỆN ĐÀ BẮC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: /BC-PGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đà Bắc, ngày tháng 8 năm 2019

(Dự thảo)

BÁO CÁO

Tổng kết năm học 2018 - 2019

Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm học 2019 - 2020

Năm học 2018-2019, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện Chương trình hành

động số 23-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị

lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tập trung

thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản.

Giáo dục huyện Đà Bắc tiếp tục nhận được sự quan tâm, sự lãnh đạo, chỉ

đạo thường xuyên, sâu sát của Sở GD&ĐT, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban

nhân dân huyện, sự phối kết hợp có hiệu quả của các Phòng, Ban, Ngành, Đoàn thể

và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong

huyện; sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo Đà Bắc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm

học 2018 - 2019, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 như sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018 - 2019

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

- GD&ĐT Đà Bắc luôn được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND

huyện, sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, sự phối kết hợp của các ban ngành,

đoàn thể và cấp ủy Đảng, UBND các xã, thị trấn trong việc quan tâm và tạo điều

kiện cho công tác giáo dục ở cơ sở; đặc biệt là chất lượng giáo dục ở những vùng

khó khăn.

- Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, vùng có

điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tạo điều

kiện thuận lợi cho công tác huy động và duy trì sĩ số học sinh; đời sống của nhân dân

từng bước được ổn định; chất lượng cuộc sống có nhiều tiến bộ, cơ sở hạ tầng

được củng cố, tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường cơ bản đủ về số lượng,

đạt chuẩn về chuyên môn đào tạo, đoàn kết, thân ái và cộng đồng trách nhiệm

trong công việc; yêu nghề, thân thiện.

Page 2: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

2

- Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các

lĩnh vực: Ổn định về quy mô, mạng lưới trường, lớp học; chất lượng giáo dục và đào

tạo được nâng lên; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ cho

phát triển sự nghiệp giáo dục được tăng cường là động lực quan trọng để ngành giáo

dục tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong năm học. những năm học tiếp theo.

2. Khó khăn

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho giáo dục tuy đã được tăng cường, song

còn chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng thiết yếu trong các nhà trường và đổi mới giáo

dục; một số nhà trường còn thiếu phòng học bộ môn, nhà công vụ, nhà ở cho học

sinh bán trú, thiếu nước sinh hoạt, bếp ăn và các hạng mục phụ trợ khác... khó khăn

về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ năm

học, kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia và đời sống sinh hoạt của cán bộ

quản lý, giáo viên, nhân viên các đơn vị trường học.

- Một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới

trong giai đoạn hiện nay; một số trường học thiếu nhân viên theo quy định của

Điều lệ nhà trường ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Việc huy

động các nguồn lực cho giáo dục ở các địa phương gặp nhiều khó khăn, hiệu quả

chưa cao.

II. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.

1. Phát triển ổn định quy mô trường, lớp, học sinh .

1.1. Tổng số trường học trực thuộc Phòng GD&ĐT quản lý: 49 trường

Trong đó:

+ Trường mầm non: 20 trường; + Trường tiểu học: 08 trường;

+ Trường THCS: 03 trường; + Trường TH&THCS: 13 trường;

+ Trường PT DTBT THCS: 05 trường.

1.2. Tổng số nhóm, lớp, học sinh các cấp học.

a) Giáo dục mầm non: Tổng số 235 nhóm lớp, số trẻ ra lớp: 4.388/5.781 trẻ

trên địa bàn; tỷ lệ: 75,9%; tăng 0,3% so với năm học trước.

b) Giáo dục Tiểu học:

- 302 lớp với 5.150 học sinh. (giảm 09 học sinh so với đầu năm học do

chuyển trường);

- Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1: 1.213/1.213 em, đạt tỷ lệ 100%.

c) Giáo dục THCS: Tổng số: 116 lớp với 3.052 học sinh (tăng 235 học sinh);

Trong đó: Nữ 1.407, Dân tộc: 2.743;

- Trong năm học 07 HS bỏ học; chiếm tỷ lệ 0,22% (tăng 0,07% so với cùng

kỳ năm học trước) học sinh bỏ học chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân ý thức

học tập, hoàn cảnh gia đình.

2. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

2.1. Giáo dục mầm non:

a) Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ:

Page 3: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

3

- 100 % các trường Mầm non thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình

GDMN; 100% trẻ học tại các cơ sở Giáo dục mầm non được đảm bảo an toàn,

không cố tình trạng ngộ độc thực phẩm hay tai nạn xảy ra;

- Số trường nuôi bán trú 21/21 trường; (20 trường mầm non và 1 trường

Tiểu học và THCS Suối Nánh) và 1 cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Số nhóm, lớp

nuôi bán trú: 235/235 nhóm lớp với 4.387/4.388 trẻ; tỷ lệ 99,97%, tăng 1,37% so

với năm học trước; 100 % trẻ được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sức khỏe

trẻ trên biểu đồ theo dõi sức khỏe trẻ; Kết quả theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ cụ

thể như sau:

+ Nhà trẻ: Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 45/1.087; Tỷ lệ: 4,1%; So với

năm học trước giảm 0,3%.

Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 53/1.087; Tỷ lệ: 4,9% So với năm học

trước giảm 0,3%.

Trẻ thừa cân béo phì: 1/1.087; tỷ lệ:0,09%

+ Mẫu Giáo: Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 173/3.412; Tỷ lệ: 5,1%; So

với năm học trước giảm 0,4%.

Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 162/3.412; Tỷ lệ: 4,7%; So với năm học

trước giảm 0,2%.

Trẻ thừa cân béo phì: 13/3.412; tỷ lệ: 0,4%.

b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục:

- 100% các trường mầm non thực hiện tốt công tác tự đánh giá kiểm định chất

lượng giáo dục mầm non.

- Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia đặc biệt được quan

tâm năm, năm 2019 Phòng GD&ĐT đã đề nghị đánh giá ngoài và công nhận lại trường

mầm non Hoa Mai, trường mầm non Hào lý đạt chuẩn Quốc gia.

- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện: Có 122/143 giáo viên đạt giáo

viên dạy giỏi; trong đó có: 06 giải nhất, 07 giải nhì, 011 giải ba, 15 khuyến khích,

83 công nhận).

- Tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: Có 6/6 giáo viên đạt giải, trong

đó: 01 giải nhì, 01 giải ba, 02 khuyến khích và 02 công nhận.

- Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được đặc biệt

quan tâm, năm học 2018 - 2019 Phòng GD&ĐT đã tổ chức các lớp tập huấn cho

Cán bộ quản lý và giáo viên với 100% đối tượng tham gia.

- Kết quả kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên CBQL có 52/69 đồng

chí được đánh giá (6 đồng chí cốt cán, 1 đồng chí nghỉ thai sản diện miễn không

tham gia). Kết quả: Giỏi: 2 đ/c; khá: 47 đ/c; Trung bình: 3 đ/c; không có đồng chí

nào xếp loại không hoàn thành.

- Kết quả kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên có 402/445

đồng chí được đánh giá (2 đồng chí nghỉ hưu trong năm học, 39 đồng chí nghỉ thai

Page 4: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

4

sản không tham gia, 2 đồng chí là giáo viên cốt cán) kết quả: Giỏi: 11 đ/c; khá: 322

đ/c; Trung bình: 69 đ/c; không có loại không hoàn thành.

2.2. Giáo dục Tiểu học:

a) Chất lượng giáo dục: Tổng số học sinh 5.150 học sinh (trong đó có 45 học

sinh khuyết tật)

- Môn Tiếng Việt:

+ Hoàn thành tốt: 1.946/5.150 em đạt 37,8% (giảm 0,2%).

+ Hoàn thành 3.162/5.150 em đạt 61,4% (tăng 0,5%).

+ Chưa hoàn thành: 42/5.150 em tỷ lệ 0,8% (tăng 0,2%).

- Môn Toán:

+ Hoàn thành tốt: 2.326/5.150 đạt 45,2% (tăng 1%).

+ Hoàn thành: 2.792/5.150 đạt 54,2% (giảm 1%).

+ Chưa hoàn thành: 32/5.150 đạt tỷ lệ 0,6%

- Đánh giá, xếp loại năng lực phẩm chất:

* Kết quả xếp loại năng lực.

Năng lực

Xếp loại So sánh với

năm học trước

Ghi

chú Tốt Tỉ lệ Đạt Tỉ lệ CCG Tỉ lệ

Tự phục vụ,

tự quản 2.359

45,8 2.764

53,7 27

0,5 Bằng NH trước

Hợp tác 2.242 43,5

2.881 55,9

27 0,5 Bằng NH trước

Tự học và

giải quyết

vấn đề

2.135 41,5

2.983 57,9

32 0,6 Bằng NH trước

* Kết quả xếp loại phẩm chất.

Phẩm chất

Xếp loại

So sánh với

cuối học kỳ I

Ghi

chú Tốt Tỉ lệ Đạt Tỉ

lệ CCG Tỉ lệ

Chăm học

chăm làm 2.376 46,1 2.747 53,3 27 0,5 Bằng NH trước

Tự tin trách

nhiệm 2.399 46,6 2.732 53,0 19 0,4 Tỉ lệ CHT tăng 0,1

Trung thực, kỉ

luật 2.620 50,1 2.519 48,9 11 0,2

Bằng NH trước

Page 5: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

5

Đoàn kết, yêu

thương 2.813 54,6 2.329 45,2 8 0,2

Bằng NH trước

- Tăng cường chỉ đạo tổ chức tốt dạy học 2 buổi/ngày và tập trung phụ đạo học

sinh yếu kém, tăng cường khả năng Tiếng Việt cho học sinh.

- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày có 21/21 trường với 238 lớp với 5.130 học

sinh tham gia đạt 99,6%.

- Tiếp tục chỉ đạo triển khai các mô hình, chương trình: Mô hình trường học

mới (VNEN) ở 6 trường tiểu học; dạy Tiếng việt 1 Công nghệ giáo dục ở 15

trường; Triển khai dạy học ngoại ngữ thí điểm 13 trường.

- Triển khai dạy học Tin học cho 11 trường trên địa bàn toàn huyện với 2

tiết/tuần.

* Kết quả năm học 2018 – 2019:

- có 908/908 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 100%; (tăng

0,5%).

- Tổng số học sinh lớp 1, 2, 3, 4 được lên lớp thẳng: 4.198/4.242 học sinh, tỷ lệ

99%; 44 học sinh chưa hoàn thành, tỷ lệ 1% (học sinh chưa hoàn thành chương trình

theo các khối lớp, tiếp tục ôn luyện, bồi dưỡng kiến thức trong hè).

b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục:

- Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho

đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong các nhà trường tiểu học,

TH&THCS thông qua việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ khối và tổ chức các

chuyên đề thiết thực.

- Thực hiện đánh giá và bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn Hiệu

trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ

thông tin trong quản lý dạy học.

- Tổ chức thành công hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện với tổng số 89/107

giáo viên tham gia dự thi. Kết quả: 06 giải nhất, 11 giải nhì, 20 giải ba, 25 giải khuyến

khích và 27 giáo viên được công nhận.

- Tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : 05/05 giáo viên tham gia và

đạt giải; trong đó: 01 giải nhì, 03 giải ba; 01 giải khuyến khích; xếp loại chung đạt

giải Ba toàn đoàn.

- Tổ chức thành công Hội thi Cán bộ quản lý giỏi cấp huyện với tổng số 27/32

CBQL tham gia dự thi. Kết quả 02 giải nhất, 4 giải nhì, 8 giải ba, 7 giải khuyến khích

và 6 Cán bộ quản lý được công nhận.

- Tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 02/02 giáo viên tham gia và

đạt giải; trong đó: 01 giải ba; 01 giải khuyến khích; đạt giải Ba toàn đoàn.

- Chỉ đạo các trường tổ chức Ngày hội học sinh trên toàn huyện vào ngày

22/2/2019, giao lưu các Câu lạc bộ học sinh năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt,

Tiếng Anh trong cụm chuyên môn.

- Tổ chức kiểm tra công tác Bồi dưỡng thường xuyên đối với 40/43 cán bộ

quản lý (03 đồng chí thuộc diện miễn). Kết quả: 40 đồng chí đạt yêu cầu.

Page 6: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

6

- Tổ chức kiểm tra công tác Bồi dưỡng thường xuyên đối với 398/452 giáo viên

(54 đồng chí thuộc diện miễn) kết quả: 69 GV xếp loại Giỏi ; 257 GV xếp loại Khá ;

72 GV đạt Trung bình.

2.3. Giáo dục THCS:

a) Chất lượng giáo dục:

* Hạnh kiểm: Tổng số học sinh xếp loại Hạnh kiểm 3.052 trong đó:

- Tốt: 2.307 em, chiếm tỉ lệ 75,6% (giảm 2,0% so với năm trước);

- Khá: 637 em, chiếm tỉ lệ 20,9% (tăng 2,5 % so với năm trước);

- Trung bình: 101 em, chiếm tỉ lệ 3,3% (giảm 0,3% so với năm trước);

- Yếu: 7 em, chiếm tỉ lệ 0,22% (giảm 0,03% so với năm trước).

* Học lực: Tổng số học sinh xếp loại học lực 3.052 trong đó:

- Giỏi: 183 em, chiếm tỉ lệ 6,0% (giảm 1% so với năm trước);

- Khá: 1.136 em, chiếm tỉ lệ 37,2% (giảm 0,9% so với năm trước);

- Trung bình: 1.618 em, chiếm tỉ lệ 53,0% (tăng 1% so với năm trước);

- Yếu: 111 em, chiếm tỉ lệ 3,6% (tăng 1,2% so với năm trước);

- Kém 4 em chiếm tỉ lệ 0,13% (giảm 0,12% so với năm trước).

- Số lượng học sinh lên lớp thẳng 2.938/3.052 chiếm tỉ lệ 96,3% (tăng 1,1%

so với năm học trước);

- Học sinh thi lại 111 em chiếm tỉ lệ 3,6% (tăng 1,2% so với năm trước);

- Học sinh lưu ban 4 em chiếm tỉ lệ 0,13% (giảm 0,12% so với năm trước).

b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục:

Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện với tổng số 51/75 giáo viên tham

gia dự thi và đạt giải; Kết quả: 06 giải Nhất, 08 giải Nhì, 17 giải Ba, 20 giải Khuyến

khích. Chọn cử 06 giáo viên tham gia Hội thi cấp tỉnh kết quả: Giải nhì 04 giải; giải ba

02 giải.

Chỉ đạo các đơn vị trường thực hiện đầy đủ chương trình các môn học theo

quy định của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Tổ chức thi học sinh giỏi học sinh lớp 9 cấp huyện với 10 môn thi tổng số

107/227 học sinh tham dự và đạt giải: 06 giải nhất, 13 giải Nhì, 23 giải Ba; 19 giải

khuyến khích, 60 em được công nhận; Chọn cử 77 học sinh tham dự kỳ thi học

sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh, có 42 em đạt giải : 07 giải Nhì, 15 giải Ba, 20 giải

Khuyến khích.

Tổ chức khảo sát học sinh giỏi lớp 6, 7, 8 cấp huyện với 426 học sinh dự thi

ở 8 môn, kết quả 219 học sinh đạt giải; trong đó: có 11 giải Nhất, 15 giải Nhì, 64

giải Ba; 129 giải Khuyến khích;

- Tổ chức xét công nhận tốt nghiệp THCS có 830/831 em được công nhận tốt

nghiệp, đạt 99,9% (gồm cả 02 trường DTNT) cụ thể:

+ Loại giỏi: 46 em; Đạt tỷ lệ: 5,5%; (giảm 2,0%).

+ Loại khá: 361 em; Đạt tỷ lệ: 43,5%; (giảm 0,4%).

+ Loại trung bình: 423 em; Đạt tỷ lệ: 51,0%; (tăng 2,4%).

- Tổ chức kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên cho 242/242 cán bộ

quản lý và giáo viên; kết quả: 242 CBQL và giáo viên được công nhận hoàn thành

Page 7: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

7

công tác BDTX năm học 2018-2019 đạt tỉ lệ 100%; trong đó xếp loại: Giỏi 30 đạt

tỉ lệ 12,4%; Khá 199 đạt tỉ lệ 82,2%; Trung bình 13 đạt tỉ lệ 5,4%.

2.4. Giáo dục thường xuyên:

- Toàn huyện tiếp tục duy trì kết quả phổ cập, xóa mù chữ theo Nghị định số

20/2014/NĐ-CP; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT và xây dựng xã hội học tập

theo Quyết định số 89/QĐ-TTg.

- Các Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có nề nếp và hiệu quả; thực

hiện và phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình về Quy chế tổ chức và

hoạt động theo Quyết định số 10/VBHN-BGDĐT ngày 14/3/2014 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo;

- Triển khai có hiệu quả Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 -

2020”; Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”, các cuộc vận động và phong trào thi

đua do Ngành phát động.

- Ban chỉ đạo XD XHHT&PCGD huyện tổ chức kiểm tra công tác XD

XHHT và PCGD-XMC 6 tháng đầu năm vào tháng 6 năm 2019.

+ Mở các lớp giáo dục tiếp tục sau biết chữ tại xã Đồng Nghê (dự kiến 5 lớp).

+ Tổ chức kiểm tra các Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn 6 tháng

đầu năm theo quy định.

+ Tổ chức kiểm tra các xã, thị trấn đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã, theo kế hoạch.

3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

* Tổng số CBQL, GV, NV các ngành học, cấp học: 1.464 người. Trong đó

Biên chế: 1.408; Hợp đồng: 56; Chia ra:

- Giáo dục học Mầm non: Biên chế: 543, hợp đồng: 35;

- Cấp Tiểu học: Biên chế 514, hợp đồng 03;

- Cấp THCS: Biên chế 351, hợp đồng 18;

- Trong năm học, Phòng GD&ĐT đã rà soát nhu cầu, phối hợp với Phòng

Nội Vụ tham mưu luân chuyển, bố trí hợp lý và tích cực tham mưu cho các cấp

ngành liên quan trong việc bổ sung số lượng giáo viên, nhân viên đảm bảo đáp ứng

yêu cầu công việc ở các đơn vị trường học; Đồng thời rà soát nhiệm kỳ công tác

CBQL các đơn vị trường, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển CBQL, giáo viên

trong năm học;

Về cơ bản đội ngũ CBGV đã đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy ở các cấp học;

Các chế độ chính sách cho CBGV được giải quyết kịp thời, đúng chế độ.

* Riêng cơ quan Phòng GD&ĐT: Chỉ tiêu biên chế : 10 người, hiện có 07,

thiếu 03 người.( Phòng GD&ĐT phải trưng tập, biệt phải thêm 6 GV, NV đảm

nhiệm các nhiệm vụ chuyên môn và kế toán của ngành )

4. Công tác rà soát, quy hoạch, sáp nhập các cơ sở giáo dục.

- Về công tác sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường lớp: Phòng GD&ĐT đã

thực hiện rà soát, tham mưu sáp nhập các trường TH, THCS theo Quyết định

1431/QĐ-UBND ngày 01/6/2016 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 02/KH-BCĐ

ngày 16/4/2018 của Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, tỉnh

Ủy Hòa Bình về Kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện Kế hoạch số 129/KH/TU ngày

Page 8: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

8

06/02/2018 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW

và Nghị quyết số 19/NQ-TW của Ban chấp hành TW khóa XII “ Một số vấn đề về

tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt

động hiệu lực, hiệu quả”; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao

chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; từ năm học

2016-2017 đã sáp nhập giảm số trường từ 65 nay còn 49 trường; Riêng năm học

2018 - 2019 đã sáp nhập 4 trường tiểu học, 3 trường THCS thành 01 trường TH và

03 trường TH&THCS ( TH Tân Pheo A + Tân Pheo B; TH Hiền Lương + THCS

Hiền Lương; TH Triệu Phúc Lịch + THCS Toàn Sơn, TH Yên Hòa + THCS Yên

Hòa); giảm 4 trường so với năm học 2017 -2018.

- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện dồn dịch các điểm trường lẻ. Đến nay đã

giảm được 22 điểm trường mầm non, 18 điểm trường tiểu học đưa học sinh về tập

trung tại điểm trường chính tạo điều kiện chuẩn bị cho thực hiện Chương trình Giáo

dục phổ thông mới.

5. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng chuẩn quốc gia, Thư viện -

Thiết bị.

a) Về đầu tư xây dựng CSVC.

- Ngành GD&ĐT đã tích cực, chủ động phối hợp với UBND các xã, thị trấn,

các cấp ngành liên quan và các chương trình dự án đầu tư trên địa bàn huyện trong

việc thông nhất phương án quy hoạch mạng lưới trường lớp các cấp học, lồng ghép

các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục phù hợp với thực tế quy mô trường, lớp, học

sinh ở từng địa bàn, địa phương, đơn vị trường học.

- Tích cực tham mưu với UBND huyện, ngành tài chính huyện trong việc

phân bổ nguồn lực đầu tư CSVC trường học có trọng tâm, trọng điểm; trong đó tập

trung ưu tiên cho các trường học nằm trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc

gia, các xã chỉ đạo điểm của tỉnh, của huyện về xây dựng nông thôn mới, các trường

vùng khó khăn CSVC còn thiếu và xuống cấp.

- Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của Tỉnh và của địa phương, các

tổ chức phi chính phủ; Tích cực tuyên truyền vận động, huy động các nguồn lực xã

hội hóa khác từ nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức phi chính phủ,

các nhà hảo tâm để tạo thêm các nguồn lực đầu tư xây dựng củng cố tăng cường

CSCV cho các nhà trường.

- Trong công tác chỉ đạo, phối hợp đầu tư chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật

chất chuẩn bị triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới ngành đã cố gắng

tham mưu lồng ghép các nguồn lực để đầu tư kiên cố, đồng bộ, phù hợp nhu cầu sử

dụng và tính đến quy mô phát triển của từng đơn vị, hạn chế việc đầu tư dàn trải,

lãng phí nguồn lực và hiệu quả sử dụng.

* Kết quả cụ thể :

- Về huy động các nguồn lực: Trong 3 năm gần đây, từ năm 2017 – 2019

ngành GD Đà Bắc đã huy động được nguồn lực rất lớn đầu tư CSVC trường học.

Page 9: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

9

+ Dự án phát triển nông thôn Đa mục tiêu : 24 công trình trường học ( xây

dựng phòng học, nhà hiệu bộ, nhà công vụ và các phòng chức năng tại 10/20 xã thị

trấn với tổng vốn đầu tư trên 35.183 triệu đồng;

+ Chương trình Kiên cố hóa trường lớp học : xây dựng 65 phòng học mầm non,

tiểu học với vốn đầu tư trên 81 tỷ đồng;

+ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên 6 tỷ đồng;

+ Nguồn chi sự nghiệp, ngân sách huyện hàng năm từ 15 - 20 tỷ đồng. ( đầu tư

cải tạo, sửa chữa, nâng cấp CSVC và mua sắm bổ sung trang thiết bị cho các nhà

trường trực thuộc phòng GD&ĐT);

+ Các chương trình mục tiêu khác của Sở Giáo dục đầu tư cho hệ thống các

trường phổ thông dân tộc bán trú : Xây nhà ăn, nhà bếp, công trình vệ sinh, mua sắm

bổ sung thiết bị bán trú, bàn ghế học sinh...

+ Huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ khắc phục hậu quả

mưa lũ từ năm 2017 đến nay được 20 phòng học lắp ghép và kiên cố. Tất cả các

điểm trường bị ảnh hưởng thiên tai đều có đủ phòng học, học sinh không phải học

phòng tạm hoặc lều bạt.

+ Hàng năm huy động hàng nghìn ngày công của nhân dân tu sửa, làm hàng

rào cây xanh, vệ sinh cảnh quan trường lớp, hỗ trợ các nhà trường củng cố tăng

cường CSVC, đặc biệt là công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các địa

phương.

b) Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia.

Ban chỉ đạo công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia đã xây dựng những

mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai

đoạn 2017 - 2020.

- Tính đến tháng 6 năm 2019 huyện Đà Bắc có 14/49 trường đạt chuẩn Quốc

gia đạt tỷ lệ 28,57% so với tổng số đơn vị trường học trực thuộc Phòng GD&ĐT;

trong đó:

+ Mầm non 06/20 trường: Hoa Mai, Tu Lý A, Hào Lý, Tu Lý B, Hiền

Lương, Yên Hòa (Trong đó có 1 trường Hoa Mai đạt chuẩn mức độ 2).

+ Tiểu học: 03/8 trường: Tân Pheo, Kim Đồng, Mường Chiềng (Trong đó có 1

trường TH Kim Đồng đạt chuẩn mức độ 2).

+ THCS: 01/8 trường: Trường THCS Thị trấn

+ Trường TH&THCS: 04/13 trường: TH&THCS Hào Lý, TH&THCS Tu Lý A,

TH&THCS Triệu Phúc Lịch, TH&THCS Hiền Lương.

- Kế hoạch năm 2019 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đà Bắc phấn đấu công

nhận 05 đơn vị đạt chuẩn Quốc gia : TH Đồng Chum, Tân Minh, Tiền Phong, THCS

Tân Pheo, THCS Mường Chiềng. ( dự kiến trong năm 2019 có 19/49 trường đạt chuẩn

Quốc gia, tỉ lệ đạt 38,8% - tăng 10% so với đầu năm 2019).

c) Công tác Thư viện - Thiết bị.

Page 10: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

10

- Phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc có công văn hướng dẫn các đơn vị trường

học thực hiện nghiêm túc công tác kiểm kê TBDH, SGK, phân loại SGK đồng thời

báo cáo số lượng cần bổ sung vào cuối năm học 2018 - 2019.

- Thực hiện mua sắm, cấp phát đầy đủ, kịp thời đảm bảo 100% giáo viên,

học sinh có sách giáo khoa và thiết bị dạy học cần thiết để giảng dạy và học tập.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra Thư viện Đạt chuẩn, tiên tiến, suất

xắc tại các đơn vị trường học trên địa bàn theo kế hoạch. Kết quả :

Tính đến tháng 5 năm 2019 toàn ngành có 29 trường đạt các danh hiệu Thư

viện trường học Đạt chuẩn, Tiên tiến, Xuất sắc, trong đó:

+ Tổng số thư viện chuẩn: 11 (tiểu học: 01; THCS: 05; TH&THCS: 05);

+ Tổng số thư viện tiên tiến: 08 (Tiểu học: 03; THCS 01; TH&THCS: 04);

+ Tổng số thư viện xuất sắc: 10 (tiểu học: 04; THCS: 02; TH&THCS: 04).

+ Trong năm học 2018 – 2019 đã có 369 bài tuyên truyền; 12.980 lượt sách

phục vụ bạn đọc, đảm bảo 100% giáo viên và học sinh có đủ sách để giảng dạy và

học tập.

6. Công tác kiểm tra, giải quyết đơn thư.

a) Công tác kiểm tra.

Năm học 2018 - 2019 kiểm tra chuyên ngành 17/49 trường đạt 100% kế

hoạch; Kết quả các trường được kiểm tra đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành

động sát với nội dung các hoạt động và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học

đúng theo quy định hiện hành.

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên đối với 86/51 giáo viên(vượt

kế hoạch 68.6%) với 112 tiết (hoạt động).

Thực hiện nghiêm pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố

cáo ngay từ khi phát sinh sự việc theo quy định.

- Thực hiện kiểm tra công tác tuyển sinh 100% các đơn vị trường trong

huyện. Qua kiểm tra 100% các trường thực hiện tốt công tác tuyển sinh đúng quy

định.

- Đầu năm học Phòng GD&ĐT đã cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học

thêm cho 04 đơn vị trường học trên địa bàn và đã có kế hoạch kiểm tra 04/04

trường là THCS Thị Trấn, THCS Tân Pheo, THCS Toàn Sơn và Trường

TH&THCS Hiền Lương, Qua kiểm tra các đơn vị đều tuân thủ theo quy định về

công tác dạy thêm và học thêm.

- Kiểm tra 17/49 trường học đạt 100% kế hoạch, kết quả hầu hết các trường

thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành đề ra.

b) Công tác giải quyết đơn thư.

Trong năm học Phòng GD&ĐT đã nhận 09 đơn thư. Trưởng Phòng GD&ĐT

đã chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra, xác minh nội dung 09/09 đơn thư theo quy

định không để tồn đọng.

Page 11: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

11

7. Công tác thi đua – Khen thưởng.

- Trong năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo, triển khai

thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân

thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương

đạo đức, tự học và sáng tạo”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào

tạo phát động;

- Kết quả cụ thể: Hầu hết các đơn vị đều thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

Phòng GD&ĐT đã kiểm tra đánh giá được 17/49 trường, các trường đều cơ bản

đảm bảo an toàn, xanh - sạch - đẹp và thân thiện.

Cuối năm học, Hội đồng Thi đua khen thưởng của ngành đã phối hợp với

Hội đồng thi đua khen thưởng huyện tổ chức họp xét và trình các cấp có thẩm

quyền khen thưởng các danh hiệu thi đua năm học 2018 - 2019, cụ thể:

* Các danh hiệu thi đua khen thưởng cấp tỉnh:

- Tặng cờ thi đua khen thưởng của UBND tỉnh: 02 đơn vị ( MN Tu Lý A,

TH&THCS Cao Sơn );

- Tặng cờ thi đua khen thưởng của Bộ GD&ĐT: 01 đơn vị (TH Kim Đồng);

- Bằng khen UBND tỉnh: 9 đơn vị

+ Bằng nhì: 04 đơn vị;

+ Bằng Ba: 05 đơn vị.

- Bằng khen UBND tỉnh: 14 cá nhân

- Bằng khen của Bộ GD&ĐT:

+ Tập thể : 03 ( TH&THCS Cao Sơn, TH&THCS Triệu Phúc Lịch,

TH Mường Chiềng )

+ Cá nhân : 03 ( Đ/c Xa Thị Ngọc Hà trường TH Kim Đồng, Đ/c

Phùng Thị Khen trường TH&THCS Cao Sơn, Đ/c Đoàn Thị Tươi PHT trường

TH&THCS Triệu Phúc lịch).

* Các danh hiệu thi đua cấp huyện:

- Tập thể:

+ Tập thể lao động xuất sắc: 11 đơn vị;

+ Tập thể lao động tiên tiến: 32 đơn vị;

- Cá nhân:

+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 146 đồng chí;

+ Lao động tiên tiến: 889 đồng chí.

8. Công tác Văn hóa - Thể thao và một số công tác khác.

a) Công tác Văn hóa- Thể thao:

- Tham gia giải Bóng chuyền vô địch huyện Đà Bắc năm 2019. Kết quả 2

đội bóng chuyền nam và nữ đều đạt giải ba.

- Tham gia giải Bóng bàn HKPĐ tỉnh Hòa Bình lần thứ VIII năm 2019 với

kết quả 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 04 giải Ba cho các nội dung thi đấu và đạt giửi

Ba toàn đoàn.

Page 12: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

12

- Tham gia Giải VOVINAM HKPĐ tỉnh Hòa Bình lần thứ VIII năm 2019

đạt 02 giải Nhất, 04 giải Nhì; 05 giải Ba và đạt giải Nhì toàn đoàn.

- Tham gia triển lãm và vẽ tranh “Em yêu biển đảo quê hương” tỉnh Hòa

Bình năm 2019 đạt 03 giải Ba triển lãm tranh, 03 giải cá nhân (01 giải Ba, 02 giải

khuyến khích thi vẽ tranh).

b) Các công tác khác:

Trong 6 tháng đầu năm 2019 thực hiện Quyết định số 4170/QĐ-UBND ngày

22/12/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc phân công Phòng Giáo dục và Đào

tạo giúp đỡ xóm Kìa xã Yên Hòa huyện Đà Bắc. Phòng GD&ĐT đã tổ chức trao

đổi, nắm bắt tình hình tổng thể cũng như các gia đình hộ nghèo, cận nghèo và có kế

hoạch thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình kịp thời có hiệu quả.

III. Đánh giá chung:

1. Những kết quả nổi bật trong năm học 2018 - 2019.

Năm học 2018 - 2019 trong điều kiện có rất nhiều khó khăn về cơ sở vật

chất, thiết bị, đội ngũ song Phòng Giáo dục và Đào tạo đã có những cố gắng lớn để

hoàn thành được những mục tiêu cơ bản đề ra, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm

công tác lớn trong năm học, cụ thể là:

- Chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện đã có nhiều chuyển biến tích cực,

chất lượng mũi nhọn đã được đồng đều ở tất cả các trường vùng cao, vùng đặc biệt

khó khăn.

- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn kết với cuộc vận động “Mỗi thầy

giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; và phong trào thi đua

Dạy tốt - Học tốt; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã có hiệu

quả thiết thực, đem lại niềm tin trong nhân dân về thực trạng giáo dục huyện nhà;

- Dân chủ, kỷ cương, nề nếp trong các nhà trường được đảm bảo;

- Việc rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp học, sáp nhập các trường mầm

non, phổ thông bảo đảm theo Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện

Năm học 2018-2019, toàn huyện đã sáp nhập 4 trường tiểu, 3 trường THCS thành

thành 01 trường tiểu học và 3 trường TH&THCS, giảm 04 trường so với năm học

2017 – 2018.

- Chỉ đạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên thông

qua các đợt tập huấn và thực tế, đặc biệt là bồi dưỡng về các nội dung chuẩn bị cho

việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đối với Giáo dục mầm non: 100% cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm vệ

sinh an toàn thực phẩm, an toàn về thể chất và tinh thần, không có ngộ độc, tai nạn

thương tích xảy ra trong các cơ sở giáo dục mầm non.

- Đối với Giáo dục phổ thông: 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi

dưỡng nắm bắt về định hướng, yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới giáo dục gắn với nhu

cầu thực tế. Triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình đổi mới sáng tạo trong

quản lý và dạy học, chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo

duc phổ thông mới. Tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp, biện pháp nâng cao chất

Page 13: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

13

lượng giáo dục phổ thông; có nhiều giải pháp chỉ đạo chặt chẽ đổi mới công tác

quản lý, dạy và học trong các nhà trường.

- Công tác quản lý, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh; công

tác phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, tổ chức tư vấn học

đường, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh... được chú trọng; nội quy, lối sống văn

hoá trong nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp;

- Công tác giáo dục thể chất, y tế học đường được chú trọng; các hoạt động

văn hóa, văn nghệ, thể thao trong các cấp học được duy trì thường xuyên. Chất

lượng giáo dục Đức - Trí - Thể - Mỹ được nâng lên;

- Đối với Giáo dục dân tộc: Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giáo dục

bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp học được đầu tư xây dựng ngày

một khang trang, đáp ứng được yêu cầu dạy và học; việc triển khai kết nối mạng

Internet phục vụ công tác quản lí và dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ

thông tin có nhiều chuyển biến, đạt hiệu quả thiết thực.

- Đối với giáo dục thường xuyên: Kết quả thực hiện các mục tiêu xây dựng

xã hội học tập đều đạt và vượt kế hoạch. Toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn đạt

chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục

tiểu học mức độ 3; đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và xóa mù chữ

mức độ 2. Năm học 2018-2019, đã huy động 125 học viên là người dân tộc

Mường, Tày ở xã Đồng Nghê ra lớp học mù chữ, 40 học viên học bổ túc THCS.

- Công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo: Ký kết Chương trình phối

hợp giữa Phòng GD&ĐT và Trung tâm văn hóa, thể thao và truyền thông về công

tác truyền thông giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2023.

- Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm

và có chuyển biến tích cực, hoàn thành được các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra

góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng nông

thôn mới.

2. Những mặt hạn chế, yếu kém.

Bên cạnh kết quả đạt được, trong năm học vừa qua ngành GD&ĐT Đà Bắc

còn có một số mặt tồn tại cần khắc phục cụ thể là:

- Chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện đã có nhiều chuyển biến, song

chất lượng mũi nhọn vẫn còn khiêm tốn, mức độ chuyển biến chưa nhiều, năng lực

quản lý, điều hành của một số cán bộ quản lý còn hạn chế, trình độ kiến thức,

chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng chưa đáp ứng được

yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tỷ lệ giáo viên vượt chuẩn về trình

độ chuyên môn còn chưa cao;

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên còn thiếu cục bộ ( giáo viên Tiếng Anh, Tin

học, nhân viên thư viện, thiết bị, cô nuôi ... ).

- Công tác phổ cập giáo dục tuy đã được hoàn thành nhưng chưa có giải

pháp mới;

Page 14: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

14

- Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tuy đã thuận lợi, nhưng vẫn

còn 1 số khó khăn là về diện tích đất đai, cơ sở vật chất; đội ngũ cán bộ quản lý,

giáo viên, nhân viên một số đơn vị trường trong Kế hoạch xây dựng trường chuẩn

quốc gia còn thụ động;

- Cơ sở vật chất đang được các dự án đầu tư xây dựng nhưng còn chậm,

chưa đồng bộ, còn thiếu các phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ, nhà công vụ, các

hạng mục phụ trợ …

- Quy mô lớp, học sinh mỏng, nhiều điểm trường phân tán, khó cho việc quản

lý sắp xếp giáo viên, nhất là các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, tin học, ngoại ngữ,

thực hiện định mức lao động hiện nay một số giáo viên phải dạy 2 trường mà địa

bàn giao thông đi lại rất khó khăn;

- Một số trường học còn hạn chế về các hoạt động, các chỉ tiêu chấm thi đua

thể hiện cụ thể trong kết quả thi đua các đơn vị trường học năm học 2018 - 2019 cụ

thể như sau:

+ Cấp học Mầm non: Toàn Sơn, Trung Thành;

+ Cấp Tiểu học: Tiền Phong, Vầy Nưa, Đồng Nghê;

+ Cấp THCS: TH&THCS Suối Nánh, Đồng Ruộng (chất lượng mũi nhọn

còn hạn chế)

- Việc chấp hành chế độ báo cáo của các đơn vị trường học chưa kịp thời, số

liệu chưa chính xác ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp của toàn ngành.

- Việc khai thác sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, mạng Internet, chữ

ký số ở các đơn vị trường học tuy đã có sự chuyển biến nhưng còn chậm chưa đáp

ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NĂM HỌC 2019 - 20120

Năm học 2019 - 2020, trên cơ sở phát huy kết quả đã đạt được, toàn ngành

tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

I. Phương hướng chung

Tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa

XIII; Nghị quyết số 51/2017/QH13 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg

ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách giáo

khoa giáo dục phổ thông và các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo

của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 23/01/2014

của Tỉnh ủy Hòa Bình về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Triển khai thực hiện một số công việc trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục, kỷ cương, nền nếp và đáp ứng các nhu cầu cần thiết của nhân dân.

Page 15: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

15

1. Phương hướng của các cấp học

1.1. Đối với giáo dục mầm non

Rà soát, điều chỉnh và tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục;

đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ, chú trọng

giáo dục hình thành các thói quen phù hợp với độ tuổi của trẻ, với truyền thống văn hóa

tốt đẹp của dân tộc và yêu cầu của xã hội hiện đại; chú trọng chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ

mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số và tích cực hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm

non ở các vùng khó khăn; bồi dưỡng kiến thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại

gia đình, cộng đồng. Ưu tiên các nguồn lực duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ

cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia.

1.2. Đối với giáo dục tiểu học

- Rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo

viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi mới

phương thức dạy học; chú trọng việc học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn

với giáo dục gia đình và cộng đồng; không để tình trạng dạy thêm, học thêm trái

quy định. Tiếp tục chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển

năng lực, phẩm chất học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm,

sinh lý học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống,

hoạt động trải nghiệm sáng tạo; xem xét nhu cầu của nhân dân và các nhà trường

về tiếp tục triển khai mô hình trường học mới (VNEN) đối với 6 trường.

- Tiếp tục triển khai chương trình đảm bảo chất lượng trường học (áp dụng dạy

học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục đối với 16 trường tiểu học và thực

hiện dạy Tiếng Anh chương trình 4 tiết/tuần hoặc 2 tiết/ tuần đối với 04 đơn vị trường

Tiểu học, TH&THCS trên địa bàn huyện; dạy Tiếng Anh thí điểm hương trình Ponnic tại

trường TH Kim Đồng và triển khai hiệu quả, đảm bảo chất lượng chương trình Tiếng

Anh theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008

- 2020”.

- Đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh

tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT- BGD&ĐT; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo

dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc

thiểu số; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2

buổi/ngày cho 20 trường.

1.3. Đối với giáo dục trung học cơ sở:

- Tập trung đổi mới phương thức dạy học; chú trọng việc học đi đôi với

hành, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng; khắc phục tình

trạng dạy thêm, học thêm trái quy định.

- Thực hiện sắp xếp lại nội dung dạy học để khắc phục những hạn chế của

chương trình, sách giáo khoa hiện hành; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các

phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức

đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực;

Page 16: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

16

- Tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải

quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu

khoa học của học sinh; tiếp tục triển khai mô hình trường học mới ở 02 trường

THCS Tân Pheo và Mường Chiềng.các hình thức học tập, chú trọng các hoạt

- Với những điều chỉnh phù hợp điều kiện thực tiễn; nâng cao năng lực của

giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong

việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh từ Nhà trường - Gia đình -

Xã hội.

1.4. Đối với giáo dục thường xuyên

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai

đoạn 2012 - 2020”, Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” và Kế hoạch số 46/KH-

UBND ngày 10/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về XD XHHT giai

đoạn 2012 - 2020.

- Huyện Đà Bắc duy trì ổn định và nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt

chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, cụ thể: đạt chuẩn Phổ cập Giáo dục Mầm non

cho trẻ em 5 tuổi, PCGD Tiểu học mức độ 3, Phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và

xóa mù chữ mức độ 2.

- Tiếp tục huy động học viên ra học các lớp XMC, GDTTSBC, BT THCS.

- Phát triển bền vững mô hình TTHTCĐ tại các xã, thị trấn trên địa bàn nhằm

thực hiện các chương trình xóa mù chữ, các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng

liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, y tế, sức khỏe cộng đồng, chính trị, pháp luật,

văn hóa, vv... đáp ứng yêu cầu học học tập đa dạng của cộng đồng dân cư; xây dựng và

lựa chọn các chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp với từng đối tượng và điều

kiện nhằm thu hút nhiều người học, góp phần hình thành, phát triển những kỹ năng

sống, giá trị sống cơ bản, cần thiết cho học viên và mọi người trong cộng đồng.

- Mở rộng địa bàn, nội dung hoạt động của TTHTCĐ đến các thôn bản, cụm dân

cư...; tăng số lượng TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả so với năm học trước, khắc phục

bệnh hình thức và kém hiệu quả trong hoạt động của các TTHTCĐ.

- Thực hiện tốt mô hình “Cộng đồng học tập cấp xã” đối với 20/20 xã, thị trấn.

Tham mưu với UBND huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo quy định;

- Tiếp tục rà soát đánh giá hiện trạng đạt được của tiêu chí 5, của từng xã so

với Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020; xác định rõ

mục tiêu của từng xã để từ đó phấn đấu hoàn thành đạt tiêu chí 5 nông thôn mới

theo Kế hoạch. Duy trì bền vững và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo

dục trung học cơ sở. Tăng cường tuyên truyền vận động học sinh tốt nghiệp THCS

năm học 2017-2018 tiếp tục học THPT, GDTX cấp THPT và học nghề năm học

2018-2019. Tập trung chỉ đạo, tăng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề lên

trên 35%.

2. Nhiệm vụ chung:

2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ:

Page 17: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

17

- Rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,

nhân viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

hoặc tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ. Quan tâm đẩy mạnh việc nâng

cao trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cấp.

- Kiểm tra, khắc phục những bất cập về chế độ, chính sách đối với đội ngũ

nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên toàn ngành.

- Tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên dạy Mĩ thuật cấp tiểu

học nhằm nắm vững phương pháp mới. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm trường

để giáo viên được học tập, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cùng thống nhất cách

thực hiện.

- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý

giáo dục, nhân viên ngành Giáo dục theo hướng thiết thực, hiệu quả. Tăng cường

truyền thông những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các điển hình tiên tiến xuất sắc nhằm

khơi dậy nhiệt huyết và ý thức tự hào nghề nghiệp của đội ngũ.

2.2 Nâng cao chất lượng giáo dục; nâng cao chất lượng dạy học ngoại

ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo

2.2.1. Đối với giáo dục mầm non

- Tập trung phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp, tăng tỷ lệ trẻ huy động

ra lớp cụ thể như sau:

+ Tăng tỷ lệ huy động ra lớp đối với nhóm trẻ đạt 50,0%;

+ Duy trì tỷ lệ huy động ra lớp đối với Mẫu giáo đạt 99,9%;

+ Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 5%; 100% các trường nuôi bán

trú, tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 98,5%.

- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi, đẩy mạnh công tác xã

hội hoá giáo dục để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, giảm tỷ lệ phòng

học tạm, nhờ, mượn tại các điểm trường trên địa bàn.

- Quan tâm, đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia gắn với

chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Duy trì kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5

tuổi. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ về thể

chất và tinh thần, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

- Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục, đổi mới, nâng cao

chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục; tăng cường ứng dụng CNTT trong

công tác quản lý giáo dục; thực hiện đúng quy định về quản lý tài chính.

2.2.2. Đối với giáo dục tiểu học

- Tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học;

đầu tư cơ sở vật chất tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Triển khai vận dụng Mô hình trường học mới (VNEN), chương trình Tiếng

Việt 1 Công nghệ giáo dục trên cơ sở phù hợp thực tế và nguyện vọng phụ huynh

Page 18: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

18

học sinh, Tiếp tục thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy học Mĩ thuật theo

phương pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và tạo cơ sở cho đổi

mới chương trình, sách giáo khoa tiểu học.

- Tiếp tục triển khai dạy học 2 buổi trên ngày.

- Tổ chức dạy học Tiếng Anh 4 tiết/tuần đối với các trường đủ điều kiện về

giáo viên và cơ sở vật chất; dạy 2 tiết/tuần đối với các trường còn lại và thực hiện

chương trình Tiếng Anh Ponnic đối với trường TH Kim Đồng.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư số

22/2016/BGD&ĐT.

- Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1; 100% học sinh hoàn thành

chương trình Tiểu học; không có học sinh bỏ học trong năm học 2019 - 2020.

2.3. Đối với giáo dục trung học

- Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt và sáng tạo chương trình giáo dục trung

học cơ sở. nâng cao định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện

thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh, giảm tỷ lệ

học sinh bỏ học dưới 0,5%, tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 100%.

- Tiếp tục triển khai thực nghiệm mô hình trường học mới cấp THCS đối với

một số lớp tại 02 trường THCS.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và

kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối

quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động

dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả

giáo dục.

- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú

ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đổi mới

phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá.

- Duy trì và nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở đảm

bảo tính bền vững và chất lượng phổ cập giáo dục.

3. Quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục vùng khó khăn, giáo dục dân tộc

- Quan tâm đầu tư hơn nữa giáo dục vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó

khăn, đặc biệt khó khăn.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1399/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 của Ủy

ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Kế hoạch thực hiện phát triển giáo

dục và đào tạo, dạy nghề và nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Hòa Bình giai đoạn

2015 - 2020.

- Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,

kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn

hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.

Page 19: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

19

- Đảm bảo chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh diện chính sách xã hội,

học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn,

quan tâm tạo cơ hội học tập cho học sinh hòa nhập.

4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý

giáo dục.

Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số

29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,

trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

dạy, học và quản lý giáo dục; đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết số

36a/NQ-CP của Chính phủ về chính phủ điện tử và chương trình quốc gia về ứng

dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 -

2020, trong năm học 2019 - 2020 tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:

- Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin toàn ngành theo

hướng đồng bộ, hiện đại. Tăng cường công tác và các biện pháp đảm bảo an toàn, an

ninh thông tin. Nghiên cứu áp dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức đầu tư.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương

pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ứng dụng công

nghệ thông tin toàn ngành theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu ứng

dụng công nghệ thông tin một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

5. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo

dục và đào tạo

- Thu hút các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, các chương trình, dự

án, các nguồn xã hội hóa... để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục

vụ giảng dạy và học tập.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NĂM HỌC 2019 - 2020

1. Đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo

1.1. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của ngành và liên quan đến

ngành để phát hiện những văn bản bất cập, không còn phù hợp với điều kiện thực

tiễn, đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành,

phù hợp với thực tiễn, đảm bảo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy

phạm pháp luật. Rà soát quy trình, quy chế làm việc, phân công, phân cấp, nâng

cao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm giải trình; nâng cao chất lượng

công tác phối hợp trong xử lý công việc.

1.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; cắt bỏ các thủ tục hành

chính rườm rà, không phù hợp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo; tăng cường kiểm tra, xử lý

nghiêm các sai phạm.

2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp:

Page 20: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

20

2.1. Thực hiện điều chỉnh, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự của cơ quan

Phòng Giáo dục và Đào tạo nhằm tinh gọn bộ máy, trên cơ sở đó sắp xếp nhân sự

phù hợp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, theo nguyên tắc:

- Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận chuyên môn.

Tuân thủ quan điểm về cải cách hành chính: Mỗi bộ phận chuyên môn được giao

nhiều nhiệm vụ và mỗi nhiệm vụ phải có một đầu mối chịu trách nhiệm.

- Rà soát, sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực chuyên môn và vị trí việc

làm. Đối với nhân sự không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của vị trí việc làm thì

điều động, bố trí công việc khác.

2.3. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ

của cán bộ quản lý giáo dục. Tham gia xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại, quy

hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo

hướng thực chất, hiệu quả; quan tâm thỏa đáng đến việc phát triển cán bộ trẻ, cán

bộ có tài năng, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.

3. Tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục:

3.1. Đối với giáo dục mầm non

- Tập trung ưu tiên nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ

cập; duy trì trường, lớp, trẻ học 2 buổi/ngày; tăng tỷ lệ nhóm, lớp, trẻ học bán trú.

Thực hiện linh hoạt, sáng tạo nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN.

- Xây dựng và triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm

trung tâm”. Tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc

giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện

thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới tổ chức môi trường

giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo phát

triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của

nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.

- Triển khai, thực hiện sử dụng đúng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.

3.2. Đối với giáo dục tiểu học:

- Hướng dẫn các hoạt động thực hiện Trường học mới; Tiếng Việt lớp 1

công nghệ giáo dục, phương pháp “Bàn tay nặn bột” và giáo dục Mĩ thuật theo

phương pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và tạo cơ sở cho đổi

mới chương trình, sách giáo khoa tiểu học.

- Tiếp tục triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học: Tránh tình trạng

thực hiện máy móc việc ghi chép nhận xét; quy định hồ sơ hợp lý, khuyến khích sử

dụng hồ sơ điện tử để giảm nhẹ sức lao động cho giáo viên tập trung vào hoạt động

chuyên môn;

- Chủ động, sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học; tiếp tục

tuyên truyền, triển khai tốt việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học.

3.3. Đối với giáo dục trung học cơ sở:

Page 21: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

21

- Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục. Chú trọng

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý thực hiện thường xuyên, hiệu

quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương

thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề

thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng

tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng

nghiệp, giúp học sinh có nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp.

4. Quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục vùng khó khăn, giáo dục dân tộc:

- Tập trung đầu tư phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Phát triển giáo dục vùng

khó khăn giai đoạn 2015 - 2020.

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn phù hợp với đối tượng học

sinh dân tộc thiểu số; vận dung linh hoạt, sáng tạo các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên

phù hợp tình hình thực tế để nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh.

- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh

diện chính sách xã hội, học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng kinh tế xã

hội đặc biệt khó khăn, quan tâm tạo cơ hội học tập cho học sinh hòa nhập.

5. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục:

5.1. Công tác khảo thí thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh, ứng

dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong khảo thí, đảm bảo công bằng, khách

quan, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho giáo viên và học sinh.

5.2. Đẩy mạnh kiểm định chất lượng tại các đơn vị trường học, tăng cường

công tác tự đánh giá, cải tiến nâng cao chất lượng mũi nhọn; khuyến khích tổ chức

đánh giá đồng cấp để từng bước chuẩn bị cho công tác đánh giá ngoài và đăng ký

kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo

Quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho công tác truyền thông giáo dục để xã hội

hiểu và chia sẻ về các Chủ trương đổi mới của ngành. Xây dựng kế hoạch truyền

thông với sự tham gia của các đơn vị trường học đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo,

cán bộ quản lý giáo dục. Chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo

chí để định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các cơ

quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương trong

việc đưa tin về các hoạt động của Ngành, nhất là các gương người tốt, việc tốt, các

điển hình tiên tiến để lan tỏa, khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh phấn đấu,

vươn lên. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác truyền thông cho cán

bộ quản lý, công chức, viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Phần thứ ba

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Page 22: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

22

1. Đối với cấp tỉnh:

- Đề nghị UBND tỉnh, Sở Nội vụ giao chỉ tiêu biên chế sớm, bổ sung chỉ tiêu

nhân viên nấu ăn và nhân viên bảo vệ theo Nghị định 68/2010/NĐ-CP để các trường

học có đủ nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ giáo dục tại cơ sở.

2. Đối với cấp huyện:

- Đề nghị các cấp, ngành quan tâm tiếp tục tạo điều kiện về cơ sở vật chất,

xây dựng phòng học bộ môn, nhà ở bán trú cho học sinh, nhà công vụ cho giáo

viên, nhà vệ sinh và các hạng mục phụ trợ khác cho các đơn vị trường học trên địa

bàn tạo điều kiện cho thầy cô giáo các nhà trường yên tâm công tác phục vụ sự

nghiệp giáo dục.

- Công tác tuyển dụng kịp thời trước khai giảng năm học để bổ sung cho các

chỉ tiêu còn thiếu.

- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường thuộc xã xây

dựng nông thôn mới.

Trên đây là báo cáo tổng kết năm học 2018 - 2019, phương hướng, nhiệm vụ,

giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đà

Bắc./.

Nơi nhận: - Sở GD&ĐT Hòa Bình;

- TT Huyện ủy, HĐND, UBND huyện;

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy;

- Các trường học trực thuộc P.GD&ĐT;

- Tr. Phòng, các PTP GD&ĐT;

- Website ngành;

- Lưu: VT.

TRƯỞNG PHÒNG

Quản Văn Giang

Page 23: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

23

TỔNG HỢP ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

(Biểu số 01)

1. Tổng số CBQL, GV, NV toàn ngành: 1.502 người.

Bậc học

Quản lý Giáo viên Nhân viên

Tổng

số

Trong đó

BC HĐ

161 BC

161 BC HĐ68 BC

161

68

MN 69 445 37 37 588 551 37

TH 46 461 31 7 545 538 7

THCS 44 259 53 13 369 356 13

Cộng 159 1.165 121 57 1.515 1.456 57

2. Trình độ đào tạo:

a) Cán bộ quản lý

TT Cấp học Tổng

số

Đại học Cao đẳng Trung cấp

SL % SL % SL %

1 Mầm non 69 49 71,0 13 18,8 7 10,2

2 Tiểu học 46 35 76,1 6 13,0 5 10,9

3 THCS 44 43 97,7 1 2,3

Cộng 159 127 79,9 20 12,6 12 7,5

b) Giáo viên

TT Cấp học Tổng

số

Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại

SL % SL % SL % SL %

1 Mầm non 445 117 26,3 88 19,8 239 53,7 1 0,2

2 Tiểu học 461 132 26,7 78 16,9 251 56,4 3 THCS 259 138 53,3 121 46,7

Cộng 1.165 387 33,2 287 24,6 490 42,1 1 0,1

c) Nhân viên

TT Cấp học Tổng

số

Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại

SL % SL % SL % SL %

1 Mầm non 37 9 24,3 3 8,1 24 64,7 1 2,9

2 Tiểu học 31 6 19,4 4 12,9 19 61,3 2 6,4

3 THCS 53 13 24,5 9 17,0 28 52,8 3 5,7

Cộng 121 28 23,1 16 13,2 71 58,7 6 5,0

3. Cơ cấu tổ chức Phòng giáo dục và đào tạo: Tổng số 09 người

- Quản lý nhà nước: 09 người; biên chế 09 người.

_____________________________________

Page 24: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

24

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2017 - 2018 (NĂM HỌC TRƯỚC) (Biểu số 02)

Khối

lớp

Học

sinh

Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

6 738 552 74,80 166 22,49 19 2,57 1 0,14 45 6,10 254 34,42 406 55,01 31 4,20 2 0,27

7 690 529 76,67 139 20,14 22 3,19 61 8,84 252 36,52 349 50,58 28 4,06

8 601 443 73,71 135 22,46 22 3,66 1 0,17 56 9,32 231 38,44 297 49,42 17 2,83

9 627 477 76,08 133 21,21 17 2,71 46 7,34 267 42,58 311 49,60 3 0,48

Cộng 2.656 2.001 75,34 573 21,57 80 3,01 2 0,08 208 7,83 1.004 37,80 1.363 51,32 79 2,97 2 0,08

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2017 - 2018

Khối

lớp

Học

sinh

Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

6 774 616 79,59 131 16,93 27 3,49 0 0,00 57 7,36 281 36,30 397 51,29 34 4,39 5 0,65

7 722 545 75,48 143 19,81 30 4,16 4 0,55 51 7,06 272 37,67 382 52,91 17 2,35 0 0,00

8 686 531 77,41 123 17,93 31 4,52 1 0,15 46 6,71 270 39,36 353 51,46 15 2,19 2 0,29

9 584 456 78,08 112 19,18 14 2,40 2 0,34 42 7,19 233 39,90 309 52,91 0 0,00 0 0,00

Cộng 2.766 2.148 77,66 509 18,40 102 3,69 7 0,25 196 7,09 1.056 38,18 1.441 52,10 66 2,39 7 0,25

SO SÁNH TỶ LỆ TĂNG, GIẢM CỦA NĂM HỌC NÀY VỚI NĂM HỌC TRƯỚC

Tăng,

giảm

Học

sinh

Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % % % SL % SL % SL %

+110 +147 +2,32 -64 -3,17 +22 +0,68 +5 +0,17 -12 -0,74 +52 +0,38 +78 +0,78 -13 -0,58 +5 +0,17

*Ghi chú: Dấu (+) là tăng, dấu (-) là giảm của năm học này so với năm học trước./.

Page 25: UBND HUYỆN ĐÀ BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dabac.edu.vn/upload/41749/20190819/BC_TKNH_18_-_19...về nguồn lực, cơ sở vật chất ảnh hưởng không

25

UBND HUYỆN ĐÀ BẮC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

SỐ LIỆU VÀ TỶ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC CÁC NĂM (Biểu số 03)

TT Tổng

Năm học 2014-2015

(Tính đến 31/5/2015)

Năm học 2015-2016

(Tính đến 31/5/2016)

Năm học 2016-2017

(Tính đến 31/5/2017)

Năm học 2017-2018

(Tính đến 31/5/2018)

Tổng số Tỷ lệ Tổng số

HS Tỷ lệ

Tổng số

HS Tỷ lệ

Tổng số

HS Tỷ lệ

1 Tổng số HS đầu năm học 7.174 7.340 7.583 7.764

2 Tổng số học sinh bỏ học 13 0,18 17 0,23 12 0,15 4 0,05

2.1 HS Tiểu học bỏ học 0 0 0 0 0 0 0 0

2.2 HS THCS bỏ học 13 0,5 17 0,64 12 0,44 4 0,14