135
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nghệ An, ngày 28 tháng 6 năm 2016 BÁO CÁO Kết quả giải quyết ý kiến, kiến ngh c tri, của đại biểu HĐND tỉnh và các vấn đề đã hứa, tiếp thu, ghi nhận trong phiên chất vấn tại k hp 15 - HĐND tỉnh khoá XVI Thực hiện Báo cáo số 265/BC-HĐND ngày 09/12/2015 của HĐND tỉnh về việc tổng hợp các ý kiến, kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ 15 - HĐND tỉnh khoá XVI; Thông báo số 01/TB-HĐND ngày 05/01/2016 của HĐND tỉnh về việc kết luận phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 15 - HĐND tỉnh khóa XVI. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện, kết quả đến nay như sau: Phần 1: KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỬ TRI I. LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 1. C tri thành phố Vinh đề ngh thu hồi khu đất Ba rắc (cũ) tại phường Lê Mao để đầu tư xây dựng Trường mầm non có hiệu quả hơn. Trả lời: Khu đất Ba rắc (cũ) tại phường Lê Mao được UBND tỉnh cho Công ty CP bao bì SABECO sông Lam thuê đất để thực hiện Dự án tổ hợp thương mại dịch vụ SABECO với tổng diện tích đất sử dụng: 3.395,7 m² ; Diện tích đất xây dựng công trình: 1.058,4 m², cây xanh: 2.394,0 m 2 ; Xây dựng các hạng mục công trình nhà cao 4 tầng và các công trình phụ trợ. Đến nay, dự án đã hoàn thành các thủ tục pháp lý. Ngày 06 tháng 7 năm 2015, Đoàn Kiểm tra liên ngành thành lập theo Quyết định số 1272/QĐ-UBND ngày 02/4/2015 của UBND tỉnh do Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường làm trưởng đoàn 1

UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH NGHỆ AN

Số: 366/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nghệ An, ngày 28 tháng 6 năm 2016

BÁO CÁOKết quả giải quyết ý kiến, kiến nghi cư tri, của đại biểu HĐND tỉnh và

các vấn đề đã hứa, tiếp thu, ghi nhận trong phiên chất vấn tại ky hop 15 - HĐND tỉnh khoá XVI

Thực hiện Báo cáo số 265/BC-HĐND ngày 09/12/2015 của HĐND tỉnh về việc tổng hợp các ý kiến, kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ 15 - HĐND tỉnh khoá XVI; Thông báo số 01/TB-HĐND ngày 05/01/2016 của HĐND tỉnh về việc kết luận phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 15 - HĐND tỉnh khóa XVI. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện, kết quả đến nay như sau:

Phần 1:KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỬ TRI

I. LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ1. Cư tri thành phố Vinh đề nghi thu hồi khu đất Ba rắc (cũ) tại

phường Lê Mao để đầu tư xây dựng Trường mầm non có hiệu quả hơn.Trả lời:Khu đất Ba rắc (cũ) tại phường Lê Mao được UBND tỉnh cho Công ty CP

bao bì SABECO sông Lam thuê đất để thực hiện Dự án tổ hợp thương mại dịch vụ SABECO với tổng diện tích đất sử dụng: 3.395,7 m² ; Diện tích đất xây dựng công trình: 1.058,4 m², cây xanh: 2.394,0 m2; Xây dựng các hạng mục công trình nhà cao 4 tầng và các công trình phụ trợ. Đến nay, dự án đã hoàn thành các thủ tục pháp lý. Ngày 06 tháng 7 năm 2015, Đoàn Kiểm tra liên ngành thành lập theo Quyết định số 1272/QĐ-UBND ngày 02/4/2015 của UBND tỉnh do Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra dự án. Qua kiểm tra, kết quả thực hiện dự án như sau:

- Dự án đã được giao đất tại thực địa và giải phóng mặt bằng, hiện nay không có vướng mắc gì;

- Hồ sơ quy hoạch, đất đai, môi trường, phòng cháy chữa cháy đã được chủ đầu tư lập đầy đủ theo quy định.

- Chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ.- Về tiến độ xây dựng: Hiện nay chủ đầu tư chưa xây dựng công trình gì

trên đất. Dự án chậm tiến độ so với Giấy chứng nhận đầu tư đã được phê duyệt

1

Page 2: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

(hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2014); chậm đưa đất vào sử dụng quá 12 tháng so với Quyết định số 641/QĐ-UBND.ĐC ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh.

Ngày 10/12/2015, UBND tỉnh có Quyết định số 5813/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả kiểm tra của Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra các dự án triển khai chậm tiến độ và không triển khai trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đối với Dự án tổ hợp thương mại dịch vụ SABECO tại số 02, đường Ngư Hải do Công ty CP bao bì SABECO sông Lam làm chủ đầu tư được UBND tỉnh cho gia hạn thời gian thực hiện 24 tháng kể từ ngày 10/12/2015, đồng thời giao Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo và đôn đốc chủ đầu tư triển khai, sớm đưa dự án vào hoạt động. Quá thời hạn được gia hạn, nếu chủ đầu tư không thực hiện, tham mưu UBND tỉnh thu hồi dự án.

2. Về kiến nghi: Dự án đê ngăn lũ sông Bùng, đoạn qua xã Diễn Bình (thuộc dự án Sưa chữa, nâng cấp hệ thống tiêu Vách Nam - Sông Bùng) chưa được thi công, đề nghi cần sớm triển khai.

Trả lời:Đoạn đê ngăn lũ sông Bùng qua xã Diễn Bình là hạng mục thuộc dự án

sửa chữa, nâng cấp hệ thống tiêu Vách Nam - Sông Bùng, do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư. Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 1685/QĐ.UBND-NN ngày 18/5/2012 với tổng mức đầu tư 367,662 tỷ đồng, trong đó TMĐT giai đoạn 1 là: 113,103 tỷ đồng.

Do kinh phí đầu tư lớn và nguồn vốn gặp khó khăn (nhất là khi có Nghị quyết 11/CP và Chỉ thị 1792/CP của Chính Phủ) nên chưa thể triển khai toàn bộ dự án. Trong thời gian qua, dự án đã vận động nguồn vốn TW để triển khai một số hạng mục công trình cấp bách trước, gồm các gói thầu sau: Gói thầu số 11: Nạo vét kênh tiêu Vách Nam, kênh tiêu 26/3 và Sông Sở ; gói số 12: Xây dựng 5 cầu và 1 cống điều tiết qua kênh tiêu 26/3; gói số 13: Xây dựng đường và cầu trên tuyến đường Diễn Hoa; gói số 14: Xây dựng cầu Diễn Hoa và Diễn Hoa 2; gói số 15: Xây dựng các tuyến đường thi công kết hợp ứng cứu đê, gồm tuyến số 1, số 2, số 3 và số 4; gói số 16: Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê Hữu Sông Bùng và các cống trình dưới đê đoạn từ Km0 + 00 đến Km3+00; gói số 17: Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê Hữu Sông Bùng và các công trình dưới đê đoạn từ Km3 + 000 đến Km6+00; gói số 20: Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê Tả Sông Bùng và các công trình dưới đê đoạn từ Km0+00 đến Km2+00.

Tính đến thời điểm hiện nay, dự án đã được bố trí 50,7 tỷ đồng, khối lượng thực hiện đến thời điểm hiện tại là gần 62,5 tỷ đồng. Để tiếp tục triển khai thực hiện dự án (trong đó có hạng mục công trình: đê ngăn lũ sông Bùng, đoạn qua xã Diễn Bình), UBND tỉnh đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tiếp tục bố trí vốn cho dự án trong thời gian tới.

2

Page 3: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

3. Về kiến nghi: Dự án đường 205 đoạn qua xã Diễn Yên hiện chưa được thi công.

Trả lời:Dự án tuyến đường 205 đoạn qua xã Diễn Yên nằm trong dự án Đường

cứu hộ cứu nạn tuyến Diễn Hải đi Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu. Hiện nay, dự án này đang được phân kỳ đầu tư và đang triển khai thực hiện (Nguồn vốn đầu tư: ngân sách Trung ương), TMĐT giai đoạn 1 là 116.368 triệu đồng. Tính đến nay kế hoạch vốn đã bố trí được 46.700 triệu đồng (KH năm 2016 là 9.000 triệu đồng).

Do nguồn vốn bố trí cho dự án thấp, nên UBND tỉnh đang chỉ đạo UBND huyện Diễn Châu (Chủ đầu tư dự án) căn cứ nguồn vốn bố trí để ưu tiên đầu tư các hạng mục cấp thiết trước, phục vụ cho việc đi lại của nhân dân trong vùng được thuận lợi, đảm bảo an toàn.

4. Về kiến nghi: Cần có kế hoạch đầu tư Dự án khu di tích Phùng Chí Kiên ở Diễn Yên.

Trả lời:Khu di tích Phùng Chí Kiên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ

đầu tư được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại QĐ số 4850/QĐ.UBND-CNXD ngày 18/10/2010 với tổng mức đầu tư là 25 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện dự án gồm có: Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa (đầu tư các hạng mục di tích gốc); Ngân sách nhà nước đầu tư theo kế hoạch hàng năm; nguồn vốn hỗ trợ của Bộ Quốc phòng; và nguồn huy động hợp pháp khác.

Năm 2013, UBND tỉnh đã bố trí vốn để khởi công thực hiện dự án. Đến nay, ngân sách tỉnh đã bố trí cho dự án 5.787 triệu đồng; năm 2016, UBND tỉnh tiếp tục bố trí vốn để thực hiện dự án này theo cơ cấu vốn được phê duyệt tại QĐ 4850/QĐ.UBND-CNXD.

Theo Kết luận số 88-KL/TW ngày 18/02/2014 của Bộ chính trị về việc tổ chức kỷ niệm 100 năm, trên 100 năm ngày sinh; xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm; xây dựng, công bố phim tài liệu về thân thế, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu; đồng chí Phùng Chí Kiên thuộc diện được xây dựng nhà lưu niệm bằng ngân sách Trung ương bảo đảm.

Căn cứ quy định tại KL số 88-KL/TW của Bộ Chính trị, ngày 02/6/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn về việc hỗ trợ vốn xây dựng Khu di tích Phùng Chí Kiên tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu số 3683/UBND-TM gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công văn số 3684/UBND-TM gửi Bộ Quốc phòng và Công văn số 3685/UBND-TM gửi Tập đoàn TH đề nghị tài trợ vốn thực hiện dự án. Cho đến nay, Bộ Quốc phòng đã có Công văn số 5628/BQP-TC ngày 16/7/2014 trả lời về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng Khu di tích Phùng Chí Kiên. Theo đó, Bộ Quốc phòng giao Tổng Cục chính trị chỉ đạo Bảo tàng Lịch

3

Page 4: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

sử Quân sự Việt Nam sưu tầm hiện vật về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Phùng Chí Kiên và tổ chức trao tặng Khu di tich sau khi công trình hoàn thành.

Đến thời điểm hiện nay, dự án Phùng Chí Kiên đã hoàn thành hạng mục Nhà tưởng niệm đồng chí Phùng Chí Kiên, giá trị khối lượng hoàn thành ước tính khoảng 10 tỷ đồng. Các phần việc đang thực hiện bao gồm: phục dựng các hạng mục di tích gốc (nhà chính, nhà ngang, chuồng bò...), sân, vườn... Khối lượng thi công ước tính khoảng 03 tỷ đồng.

Để tiếp tục thực hiện các hạng mục còn lại, Hiện nay UBND tỉnh đang giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (là chủ đầu tư của dự án), tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành trung ương để vận động nguồn vốn cho dự án.

5. Về kiến nghi: Xem xét ưu tiên nguồn vốn để hỗ trợ cho các xã đến nay chưa xây dựng trụ sở làm việc, hiện nay một số trụ sở UBND xã xuống cấp, chật hẹp.

Trả lời:Với mục tiêu đảm bảo cho hệ thống chính trị cơ sở cấp xã, trong đó có cơ

quan quản lý nhà nước cấp xã có trụ sở làm việc với trang thiết bị cần thiết, từng bước hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, thì việc phấn đấu hiện đại hóa hệ thống trụ sở làm việc của chính quyền cấp xã là cần thiết.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, đặc biệt có sự hỗ trợ từ Trung ương, hệ thống trụ sở làm việc của cấp xã đã từng bước được đầu tư, tạo điều kiện cho một số xã đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ, đáp ứng với yêu cầu xử lý công việc theo hướng cải cách hành chính thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Do nhu cầu đầu tư cho khối trụ sở làm việc chính quyền cấp xã là rất lớn. Vì vậy tỉnh đã thực hiện đầu tư trụ sở làm việc chính quyền cấp xã bằng cách lồng ghép nhiều nguồn vốn (chương trình của Chính phủ, ngân sách tỉnh hỗ trợ, lồng ghép từ chương trình nông thôn mới, ngân sách huyện, ngân sách cấp xã và huy động các nguồn hợp pháp khác).

Giai đoạn 2008-2016, ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh đã hỗ trợ đầu tư theo kế hoạch cho 140 công trình trụ sở làm việc chính quyền cấp xã với tổng số vốn đã đầu tư hơn 206.287 triệu đồng (chưa tính phần ngân sách huyện, xã và các nguồn vốn khác). Đây là một sự nỗ lực cố gắng rất lớn trong điều kiện nguồn vốn đầu tư công, nhất là nguồn đầu tư cho trụ sở xã gặp rất nhiều khó khăn, hàng năm Trung ương hỗ trợ rất ít, bình quân chỉ khoảng 4-6 tỷ đồng/năm; mức độ đầu tư còn quá thấp so với yêu cầu, vẫn còn nhiều trụ sở làm việc bị xuống cấp nhưng chưa được đầu tư kịp thời, ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã.

Căn cứ Luật Đầu tư công, Nghị quyết 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của UBTVQH, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, Quyết định số

4

Page 5: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, số 63/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020, từ năm 2016 sẽ phân bổ nguồn cân đối ngân sách địa phương (không bao gồm nguồn thu cấp quyền sử dụng đất) cho các huyện, thành, thị để các địa phương dự kiến phương án phân bổ đảm bảo đúng các nguyên tắc, tiêu chí theo quy định, trong đó trụ sở xã là đối tượng sử dụng nguồn vốn này.

Trong thời gian tới, đề nghị UBND cấp huyện cần tiếp tục ưu tiên, huy động các nguồn vốn, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống trụ sở xã; đồng thời, rà soát đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 để đầu tư.

6. Cư tri phường Mai Hùng và xã Quynh Di đề nghi cần có thêm những chính sách đầu tư để phát triển thi xã Hoàng Mai; cần quan tâm ưu tiên vốn để đẩy nhanh tiến độ khu hành chính thi xã Hoàng Mai.

Trả lời:Căn cứ Luật Đầu tư công, Nghị quyết 1023/NQ-UBTVQH13 ngày

28/8/2015 của UBTVQH, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã có quyết định số 63/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020 tỉnh Nghệ An. Trong đó thị xã Hoàng Mai là thị xã mới thành lập từ năm 2013, được tỉnh xác định cần hỗ trợ để phát triển nên ngoài các tiêu chí tính điểm theo quy định, đã được ưu tiên tính điểm thêm ở tiêu chí bổ sung (Tiêu chí bổ sung: Hỗ trợ cho thị xã mới thành lập để phát triển). Theo các văn bản quy định đó, từ năm 2016 sẽ phân bổ nguồn cân đối ngân sách địa phương (không bao gồm nguồn thu cấp quyền sử dụng đất) theo tiêu chí tính điểm cho các huyện, thành, thị để các địa phương dự kiến phương án phân bổ vốn đảm bảo đúng các nguyên tắc, tiêu chí theo quy định. Vì vậy, đề nghị UBND thị xã rà soát thứ tự ưu tiên các dự án cấp bách để dự kiến phương án phân bổ vốn theo tiêu chí của thị xã, lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, đồng thời tiếp tục ưu tiên, huy động các nguồn vốn, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các dự án.

II. LĨNH VỰC TÀI CHÍNH7. Về kiến nghi: Việc phân bổ tiền cấp quyền sư dụng đất nên xem xét

để lại cho các xã có đất đấu giá khoảng 50 – 60%, để xã có nguồn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.

Trả lời:(1) Tỷ lệ điều tiết thu tiền sử dụng đất của tỉnh ổn định trong cả giai đoạn

2011 – 2016. Theo tỷ lệ chung của các đơn vị là: ngân sách tỉnh hưởng 40%; ngân sách cấp huyện hưởng 30%; ngân sách xã, phường, thị trấn 30%. Ngoài ra đối với các dự án đất đô thị để tạo nguồn vốn xây dựng các công trình, dự án

5

Page 6: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

trọng điểm của tỉnh, thực hiện điều tiết: NS Tỉnh hưởng 70%; NS cấp huyện hưởng 20%; NS xã, phường, thị trấn 10%.

(2) Trong thời gian qua, để khuyến khích và hỗ trợ các xã đạt chỉ tiêu xây dựng Nông thôn mới, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như:

- Cơ chế hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn theo Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 19/01/2010;

- Xây dựng chợ theo Quyết định số 56/2010/QĐ-UBND ngày 04/8/2010;- Cơ chế hỗ trợ xây dựng làng nghề tiểu thủ công nghiệp theo Quyết định

số 85/2010/QĐ-UBND ngày 29/10/2010;- Cơ chế về hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở đến năm 2020 theo

Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 25/02/2013 (hỗ trợ xây dựng Nhà văn hoá và sân vận động);

- Xây dựng trạm y tế xã đến năm 2015 theo Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013;

- Hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn theo CTMTQG xây dựng Nông thôn mới (bình quân gần 200 tỷ đồng/năm – triển khai từ năm 2012 đến nay)

- Lồng ghép các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng cho các địa phương như: xây dựng trụ sở xã (vùng giáo, vùng khó khăn), xây dựng kênh mương, trường học, sửa chữa cầu treo trên địa bàn các huyện miền núi, làm đường giao thông nông thôn,… để các địa phương hoàn thành chỉ tiêu về NTM trên các lĩnh vực này.

(3) Mặt khác, hàng năm nguồn thu tiền sử dụng đất của tỉnh Nghệ An còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh. Trong điều kiện nguồn thu sử dụng tiền đất giữa các địa phương còn có sự chênh lệnh tương đối lớn giữa các xã miền núi với các xã đồng bằng, cần tiếp tục giữ nguyên tỷ lệ điều tiết cho các xã để ngân sách tỉnh có nguồn lực hỗ trợ các địa phương khác còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài các cơ chế chính sách của tỉnh đối với các xã xây dựng nông thôn mới, đề nghị các huyện, thành phố, thị xã ưu tiên sử dụng một phần tiền sử dụng đất phần ngân sách cấp huyện hưởng để hỗ trợ thêm nguồn lực cho các xã đăng ký về đích xây dựng nông thông mới.

8. Các đia phương bi ảnh hưởng do khai thác khoáng sản đề nghi UBND tỉnh trích nguồn thu từ kinh phí môi trường, phí khai thác khoáng sản cho các xã bi ô nhiễm để hỗ trợ người dân trong sản xuất nông nghiệp.

Trả lời:Theo cơ chế quản lý điều hành ngân sách hiện hành, nguồn nguồn thu phí

bảo vệ môi trường, phí khai thác khoáng sản đã được tỉnh phân cấp thu và hưởng như sau:

6

Page 7: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

- Đối với các đơn vị do Cục thuế Nghệ An quản lý thu, ngân sách tỉnh hưởng 100%.

- Đối với các đơn vị do các Chi cục thuế cấp huyện quản lý thu, ngân sách cấp huyện hưởng 100%.

Đối với phần ngân sách tỉnh hưởng đã phân khai cho các nhiệm vụ về chi sự nghiệp môi trường và phân bổ cho các đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, các xã theo quy định tại Quyết định số 103/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và ổn định đến năm 2015.

Do đó, việc hỗ trợ thêm cho các địa phương bị ô nhiễm trực tiếp, Sở Tài chính sẽ xem xét, cân đối nguồn thu phí bảo vệ môi trường, phí khai thác khoáng sản hàng năm được giao để tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh hỗ trợ thêm cho các đơn vị ngoài quy định tại Quyết định số 103/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Đồng thời, UBND các huyện, thành phố, thị xã cần cân đối và có kế hoạch hỗ trợ các địa phương bị ô nhiễm từ phần ngân sách cấp huyện được hưởng.

9. Về kiến nghi: Đề nghi tỉnh cân đối ngân sách để sớm chi trả chế độ cho người có công với cách mạng sau khi đã được Chủ tich UBND tỉnh tặng bằng khen.

Trả lời:Để có kinh phí chi trả tiền khen thưởng Quyết định số 98/2006/QĐ-TTg

ngày 05/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng bằng khen của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho các đối tượng có thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, UBND tỉnh đã làm việc trực tiếp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về nguồn kinh phí này.

Tuy nhiên, qua làm việc với các Bộ, hiện nay các Bộ vẫn đang tổng hợp số liệu của các địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ phương án hỗ trợ.

Do đối tượng thụ hưởng chính sách của tỉnh Nghệ An qua lớn (gần 80.000 đối tượng), ngân sách địa phương không thể cân đối được nguồn kinh phí để ứng trước chi trả cho các đối tượng.

10. Cư tri phản ánh: Việc cấp nguồn kinh phí để thực hiện chế độ bảo trợ xã hội theo Nghi đinh số 136/2013/NĐ-CP thường rất chậm, gây bất bình cho người dân.

Trả lời:a) Về thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định

số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/01/2013 của Chính phủ: Ngày 21/01/02013, Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014 thay thế Nghị định số 67/2007/NĐ- CP ngày

7

Page 8: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ- CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Điều 6 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi và Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi.

Tuy nhiên, do ngân sách trung ương còn gặp nhiều khó khăn nên mới thực hiện tăng một phần chế độ theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP trong năm năm 2015, các nội dung còn lại thực hiện trong năm 2016.

b) Về cơ chế chi trả:Do kinh phí thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách từ 2011 đến 2016 nên

Ngân sách Trung ương bố trí ngân sách cho địa phương thực hiện các nhiệm vụ chi, trong đó có chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP theo mức đã bố trí từ năm 2011. Đối với phần chênh lệch giữa nhu cầu thực hiện và kinh phí bố trí đầu năm, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ cho tỉnh sau khi tỉnh có báo cáo chi thực tế (Năm 2016 dự kiến nhu cầu thực hiện là 635.266 triệu đồng; ngân sách trung ương bố trí trong dự toán đầu năm: 361.398 triệu đồng).

Mặt khác, do đến năm 2015 mới triển khai thực hiện một phần Nghị định số 136/2013/NĐ-CP nên việc rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách phải thẩm định lại từ xóm đến tỉnh. Quá trình thực hiện rà soát và phê duyệt lại đối tượng và mức thụ hưởng kéo dài đã ảnh hưởng đến công tác tổng hợp nhu cầu kinh phí báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định và hỗ trợ nguồn kinh phí chi trả cho các đối tượng.

Để khắc phục tình trạng chi trả chậm cho các đối tượng thụ hưởng chính sách tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, trong năm 2015 Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng phầm mềm quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Để tăng cường công tác quản lý đối tượng, xây dựng dự toán, báo cáo với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chính xác, kịp thời nhu cầu kinh phí thực hiện. Đồng thời, tham mưu lãnh đạo Tỉnh làm việc trực tiếp với các Bộ có liên quan để bổ sung kịp thời nguồn kinh phí để chi trả cho các đối tượng thụ hưởng.

III. LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI11. Cư tri thi xã Cưa Lò đề nghi đẩy nhanh tiến độ xây dựng đại lộ

Vinh- Cưa Lò, xây dựng hệ thống thoát nước đường ven sông Lam.Trả lời:* Về nội dung: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ xây dựng đại lộ Vinh – Cửa Lò.Dự án đầu tư xây dựng Đại lộ Vinh - Cửa Lò do Sở Giao thông vận tải

Nghệ An làm chủ đầu tư, được phê duyệt tại Quyết định số 994/QĐ.UBND-CN ngày 03/3/2010 và điều chỉnh tại Quyết định số 1456/QĐ.UBND-CN ngày

8

Page 9: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

02/5/2012 của UBND tỉnh Nghệ An. Tổng chiều dài tuyến 10,8 km, tổng mức đầu tư là 4.157 tỷ đồng.

Hiện đã triển khai thi công đoạn tuyến Km7+775 - Km10+832 thuộc địa phận xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò; khối lượng thi công ước đạt 50% giá trị gói thầu.

Do nguồn vốn bố trí cho dự án gặp khó khăn (đến nay bố trí được 552 tỷ đồng và đã giải ngân hết, đạt 13,3% giá trị tổng mức đầu tư) nên dự án đang tạm dừng thi công. Hiện UBND tỉnh đang giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với các Sở ngành liên quan làm việc với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để sớm bố trí vốn cho dự án.

* Về nội dung: Xây dựng hệ thống thoát nước đường ven sông Lam.Dự án xây dựng đường giao thông Ven sông Lam từ Cửa Hội đi thị trấn

Nam Đàn với chiều dài tuyến chính 56Km, do Sở GTVT Nghệ An làm chủ đầu tư đã được bàn giao, đưa vào sử dụng từ năm 2009. Ngày 19/8/2008, UBND tỉnh đã có văn bản số 6096/UBND.CN cho bổ sung hệ thống mương thoát nước dưới chân taluy đoạn qua phường Nghi Hải (thị xã Cửa Lò) từ Km3+184-Km3+860 chống ngập úng cho địa phương trong mùa mưa bão. Các đoạn đã bàn giao mặt bằng nhà thầu thi công đã hoàn thành vào năm 2010, còn lại cục bộ đoạn từ Km3+200-Km3+295 và một cột điện không thể thi công do còn vướng mặt bằng (tổng chiều dài vướng mắc khoảng 41m).

Ngày 31/10/2015, UBND tỉnh đã phê duyệt Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng nội vùng dọc đường ven sông Lam tại phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò và giao cho UBND thị xã làm Chủ đầu tư, hiện UBND thị xã Cửa Lò đang hoàn chỉnh các thủ tục để tổ chức đấu thầu.

12. Cư tri huyện Quy Châu kiến nghi, tuyến đường từ Nà Cá lên bản Cướm thi công quá chậm, cần đẩy nhanh tiến độ.

Trả lời:Dự án đầu tư xây dựng dường giao thông từ ĐT.544 đi bản Na Luộc, xã

Diên Lãm do UBND huyện Quỳ Châu làm Chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 4980/QĐ.UBND-GT ngày 28/10/2013 với Tổng mức đầu tư là 28,83 tỷ đồng. Dự án được khởi công từ tháng 6/2015, đến nay đã hoàn thành nền đường và công trình trên tuyến (đạt 58% khối lượng dự án). Nguồn vốn đã được bố trí và thanh toán cho nhà thầu thi công đến nay là 7,03 tỷ đồng (đạt gần 30% giá trị gói thầu). Như vậy, tiến độ thi công dự án vẫn đảm bảo tiến độ theo hợp đồng.

Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo UBND huyện Quỳ Châu tích cực chỉ đạo, đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng.

9

Page 10: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

13. Cư tri huyện Nam Đàn kiến nghi, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường số 1, dự án ngập lũ Năm Nam, huyện Nam Đàn; thiết kế thi công tuyến đường phụ doc 2 bên thân đê 32 để phục vụ nhân dân sản xuất nông nghiệp.

Trả lời:* Về nội dung: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường số 1, dự án ngập lũ

Năm Nam, huyện Nam Đàn.Tuyến số 01 thuộc gói thầu 2a, dự án khôi phục vùng ngập lũ tỉnh Nghệ

An do UBND huyện Nam Đàn làm Chủ đầu tư, có chiều dài 13,86 km (Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn quỹ phát triển Ả Rập Xê Út hỗ trợ 50% trên tổng mức đầu tư, kinh phí bồi thường GPMB do UBND huyện bố trí và huy động các nguồn hợp pháp khác). Tuyến đường được khởi công từ 4/2015 đến nay đã hoàn thành đắp đất nền đường K95 được 6,23km/13.86 km đạt 45%; hoàn thành 17/36 công trình trên tuyến, các đoạn còn lại chưa thể triển khai thi công do vướng mặt bằng.

Nguyên nhân chậm trong công tác GPMB mặt bằng là do kinh phí bố trí bồi thường GPMB chậm và khó khăn. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Nam Đàn huy động mọi nguồn lực, cũng như vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường theo quy mô đã được phê duyệt để đẩy nhanh công tác GPMB sớm bàn giao cho đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục, sớm hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng dự án.

* Về nội dung: Thiết kế thi công tuyến đường phụ dọc 2 bên thân đê 32 để phục vụ nhân dân sản xuất nông nghiệp.

Dự án nâng cấp đê 3/2, xã Khánh Sơn do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Chủ đầu tư nhằm tăng cường khả năng chống lũ cho các xã vùng hạ lưu sông Cả. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm tra xem xét kiến nghị của Cử tri, để kịp thời có giải pháp nhằm đảm bảo cho nhân dân thuận lợi đi lại trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.

14. Cư tri huyện Nghĩa Đàn kiến nghi, tuyến đường tỉnh 545 và 531 đi qua huyện Nghĩa Đàn là tuyến giao thông quan trong đã xuống cấp, hư hỏng nặng, gây cản trở việc lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Đề nghi có giải pháp nâng cấp, tu sưa kip thời.

Trả lời:Tuyến đường tỉnh ĐT.531 và ĐT.545 (nay là Quốc lộ 48D) do Sở Giao

thông vận tải Nghệ An quản lý khai thác. Đoạn tuyến đi qua địa bàn huyện Nghĩa Đàn có lý trình Km1+500-Km83+200 (ĐT.531), Km0+00 – Km8+00 (QL48D). Các đoạn tuyến này có kết cấu mặt đường là đá dăm nước và láng nhựa. Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải đã tăng cường, tập trung chỉ đạo thực hiện công tác quản lý bảo trì, kịp thời sửa chữa các hư hỏng. Tuy nhiên, do tuyến đường được đầu tư xây dựng đã lâu, nguồn kinh phí cho công tác quản lý,

10

Page 11: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

bảo trì tuyến đường còn hạn hẹp,… nên hiện tại trên tuyến một số vị trí bị rạn nứt, lún lõm, bong bật kết cấu mặt đường. Để đảm bảo khai thác, sử dụng tuyến đường thuận lợi, an toàn, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở GTVT kiểm tra, chỉ đạo đơn vị quản lý thường xuyên vá ổ gà, sửa chữa mặt đường,… tại các vị trí gây mất an toàn giao thông; đồng thời làm việc với Bộ GTVT để bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý, bảo trì tuyến đường, cũng như triển khai nâng cấp, sửa chữa tuyến đường.

15. Cư tri huyện Đô Lương phản ánh, dự án đường Nhân – Đại, đường Khuôn – Đại Sơn quá chật hẹp, lưu lượng quá lớn, xuống cấp. Đề nghi tỉnh hỗ trợ giải quyết khắc phục.

Trả lời:- Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông Nhân Sơn - Đại Sơn, huyện

Đô Lương đã được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 5187/QĐ.UBND-CN ngày 30/10/2010 với tổng mức đầu tư là 47,5 tỷ đồng, có chiều dài 14,271 km. Dự án được khởi công từ tháng 12/2011, đến nay mới hoàn thành nền, mặt đường và công trình trên tuyến đoạn từ Km0+00 đến Km3+300; 7/55 cống còn lại. Hiện đang tiếp tục thi công nền, mặt đường và công trình trên tuyến. Nguồn vốn bố trí cho dự án đến nay là 9.873 triệu đồng, đạt gần 16% TMĐT. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Đô Lương sẽ tích cực thu hút nguồn vốn, cũng như tập trung chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc, đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng công trình.

- Dự án sửa chữa nâng cấp đường giao thông Khuôn Sơn – Đại Sơn, huyện Đô Lương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 94/QĐ-HĐND ngày 30/10/2015 với tổng mức đầu tư dự kiến 80.000 triệu đồng, thời gian thực hiện 5 năm từ ngân sách Trung ương hỗ trợ chương trình mục tiêu theo Chương trình hỗ trợ phát KT-XH các vùng giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên hiện nay tuyến đường đã được Bộ Giao thông vận tải nâng cấp thành tuyến QL7B, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải (đơn vị quản lý) làm việc với Bộ GTVT để bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp đoạn tuyến.

16. Cư tri huyện Con Cuông kiến nghi, đường từ Bồng Khê đi Bình Chuẩn, đường Mậu Đức đi Thạch Ngàn cần đầu tư để tiếp tục thi công.

Trả lời:Dự án đầu tư xây dựng đường từ Bồng Khê đi Bình Chuẩn, Mậu Đức đi

Thạch Ngàn do UBND huyện Con Cuông làm chủ đầu tư. - Tuyến đường từ Bồng Khê đi Bình Chuẩn: Dự án đường giao thông từ thị trấn Con Cuông đi xã Bình Chuẩn sử dụng

nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn bố trí cho dự án đến nay đã hết theo kế hoạch, trong đó số vốn còn thiếu so với tổng mức đầu tư là 76.492 triệu đồng. Hiện nay do nguồn ngân sách tỉnh khó khăn, nên trong thời gian tới

11

Page 12: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Con Cuông tìm kiếm giải pháp, huy động nguồn vốn để triển khai thi công sớm hoàn thành dự án.

- Tuyến đường Mậu Đức đi Thạch Ngàn:Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông Mậu Đức đi Thạch Ngàn, huyện

Con Cuông được khởi công từ tháng 2/2012, có chiều dài 5,1 km. Do nguồn vốn bố trí cho dự án chưa đáp ứng đủ so với tiến độ dự án đề ra (Nguồn vốn đã bố trí cho dự án đến nay là 14.838 triệu đồng/52.628 triệu đồng tổng mức đầu tư, số vốn còn thiếu so tổng mức đầu tư là 37.790 triệu đồng); đến nay mới thi công xong đoạn 2,1km qua xã Thạch Ngàn, đoạn gần 3km qua xã Mậu Đức mới thi công xong công trình trên tuyến, chưa thi công nền, mặt đường. Trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở ngành liên quan, UBND huyện Con Cuông rà soát, tham mưu bố trí vốn để triển khai dự án. Trước mắt, chỉ đạo UBND huyện Con Cuông xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho UBND các xã Mậu Đức, Thạch Ngàn xử lý các điểm lầy cục bộ trên tuyến theo phương thức nhà nước và dân cùng làm để giảm bớt một phần đi lại khó khăn cho nhân dân.

17. Cư tri huyện Ky Sơn, đề nghi tỉnh quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cầu treo qua sông Nậm Nơn vào bản Yên Hòa (đáp ứng cho 3 bản) để đảm bảo việc đi lại của hoc sinh và nhân dân được thuận lợi, đặc biệt là vào mùa mưa.

Trả lời:Dự án đầu tư xây dựng cầu treo Yên Hòa, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn do

UBND huyện Kỳ Sơn làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2626/QĐ-ĐTXD ngày 16/7/2012 với tổng mức đầu tư là 36,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nguồn vốn chưa được bố trí nên hiện nay dự án chưa triển khai.

Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Kỳ Sơn tìm kiếm, thu hút các nguồn vốn để sớm triển khai đầu tư xây dựng công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại.

18. Cư tri huyện Hưng Nguyên đề nghi cấp nguồn vốn để sớm triển khai thi công đoạn đường Nguyễn Văn Trỗi từ xã Hưng Long đến xã Hưng Xá, vì đây là tuyến đường quan trong có ý nghĩa lich sư quan trong.

Trả lời:Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông liên xã Hưng Long - Hưng Xá

do UBND huyện Hưng Nguyên làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày 06/10/2015. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách tỉnh còn khó khăn nên chưa được bố trí, dẫn đến dự án chưa triển khai.

Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạoSở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Kỳ Sơn tìm kiếm, thu hút các nguồn vốn để sớm triển khai đầu tư xây dựng công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại..

12

Page 13: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

19. Việc bồi thường GPMB dự án Quốc lộ 1, cư tri đề nghi UBND tỉnh sớm giải quyết cho những hộ dân còn chưa được đền bù và có biện pháp xư lý những hộ dân tái lấn chiếm.

Trả lời:Dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An có tổng

chiều dài là 73,8km, dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. UBND, Hội đồng GPMB các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thành phố Vinh, thị xã Hoàng Mai đã lập, phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ, hoàn thành công tác GPMB và bàn giao kịp thời cho đơn vị thi công. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều hộ dân kiến nghị, khiếu nại yêu cầu bồi thường về đất, phần lớn là diện tích đất thuộc hành lang và đất giải tỏa qua các thời kỳ.

Cụ thể: Có 402 trường hợp kiến nghị (thị xã Hoàng Mai có 7 trường hợp, huyện Quỳnh lưu có 220 trường hợp, huyện Diễn Châu có 65 trường hợp, huyện Nghi Lộc có 110 trường hợp); có 238 vụ việc khiếu nại (thị xã Hoàng Mai có 196 vụ, huyện Diễn Châu có 06 vụ, huyện Nghi Lộc có 57 vụ); có 36 vụ kiện hành chính (huyện Quỳnh Lưu có 19 vụ, huyện Diễn Châu có 17 vụ).

Đối với các khiếu nại và kiến nghị, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thành lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh giải quyết. Hiện nay, trên cơ sở tham mưu của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với 46 trường hợp tại xã Nghi Long (Quyết định số 2221/QĐ.UBND.KT ngày 22/05/2016); 5 trường hợp tại xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc (Quyết định 1502/QĐ.UBND.KT ngày 08/04/2016). Đối với 6 hộ tại xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu (trường hợp chính quyền địa phương giao một phần diện tích đất nằm trong chỉ giới xây dựng đường, có thu tiền sử dụng đất, các hộ dân đã được cấp GCN theo quy định) UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Diễn Châu xem xét, làm việc với công dân để đề xuất phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật (Văn bản số 4086/UBND.BTD ngày 11/06/2016). Đối với các trường hợp kiến nghị còn lại, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương kiểm tra, rà soát để trả lời công dân theo quy định.

Đối với các vụ kiện hành chính, sau khi được UBND các huyện, thành, thị giải quyết lần 1, nhưng các hộ dân không đồng ý kết quả giải quyết, tiếp tục khởi kiện lên tòa án và hiện nay toà án nhân dân huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu đã thụ lý đơn khởi kiện của công dân.

Đối với những hộ dân tái lấn chiếm, UBND cấp huyện, xã có tuyến QL1 đi qua đã phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý đường bộ II (đơn vị quản lý, khai thác quốc lộ 1) để kịp thời phát hiện, xử lý.

20. Cư tri đề nghi tỉnh chỉ đạo sớm đưa bến xe Vinh vào sư dụng.Trả lời:

13

Page 14: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Dự án đầu tư xây dựng bến xe Bắc Vinh do Công ty cổ phần bến xe Nghệ An làm chủ đầu tư. Đến nay đã hoàn thành công tác san lấp mặt bằng và xây dựng tường rào. Hiện đang lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán các hạng mục xây dựng nhà điều hành tổng hợp và trạm biến áp 250 KVA-22/0,4 KV.

Trong thời gian qua, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thực hiện thoái phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần bến xe Nghệ An và các cổ đông mới đã nắm giữ 36,95% cổ phần (tỷ lệ đạt được phần phủ quyết các nội dung tại Đại hội cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2015). Tại Đại hội cổ đông ngày 25/12/2015, nhóm cổ đông mới đã phủ quyết nội dung thông qua dự án đầu tư xây dựng bến xe Bắc Vinh, do đó đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Về vấn đề này, UBND tỉnh Nghệ An đã nhiều lần tổ chức làm việc với Công ty cổ phần bến xe Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đến nay, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bến xe Nghệ An mới thống nhất được tiến độ xây dựng bến xe Bắc Vinh, dự kiến đến tháng 3/2017 sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng.

21. Về kiến nghi: Tình trạng xe quá khổ, quá tải vẫn lưu thông trên tuyến QL46, QL15, tuyến đường ven sông Lam và đường 542c, làm hư hỏng nhiều tuyến đường nhưng chưa được các ngành chức năng xư lý nghiêm. Đề nghi UBND tỉnh chỉ đạo vào cuộc quyết liệt, xư lý nghiêm.

Trả lời:Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, UBND

tỉnh Nghệ An và Tổng cục đường bộ Việt Nam về tăng cường côn tác kiểm soát tải trọng xe. Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GTVT Nghệ An phối hợp với chính quyền địa phương các huyện, thành thị, Cục quản lý đường bộ II, lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường các biện pháp, giải pháp quyết liệt để kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tình trạng hoạt động của xe quá tải, quá khổ đã giảm nhiều so với những năm trước.

Các tuyến QL46, QL15, ĐT.542, ĐT.542C là những tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh, có mật độ phương tiện vận tải hàng hóa lớn; UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GTVT đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe trên tuyến, chủ động phối hợp với các địa phương nơi có tuyến đường đi qua để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoạt động xe quá tải. 6 tháng đầu năm 2016, trên các tuyến QL15, QL46, ĐT.542, ĐT.542C, lực lượng Thanh tra GTVT đã kiểm tra hơn 1.000 trường hợp xe tải, xử lý 245 trường hợp vi phạm với số tiền xử phạt là 573,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, tình trạng chở hàng quá khổ, quá tải vẫn diễn ra, nguyên nhân là do: Địa bàn tỉnh rộng lớn, lực lượng mỏng, việc kiểm tra, xử lý phương tiện quá khổ, quá tải mới chỉ tập trung trên các tuyến đường, địa bàn trọng điểm có lưu lượng phương tiện hoạt động nhiều,...

Để khắc phục tình trạng trên, thời gian tới UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở GTVT, Lực lượng công an sẽ thực hiện một số giải pháp sau:

14

Page 15: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân, đồng thời tổ chức ký cam kết không vi phạm quy định của pháp luật về vận tải hàng hóa với cơ quan quản lý đường bộ, chính quyền địa phương.

- Huy động nguồn vốn để xây dựng 6 điểm đặt trạm cân lưu động trên các tuyến đường đã được phê duyệt. .

- Kiến nghị các cơ quan chức năng có phương án tích hợp cân kiểm tra tải trọng xe tại các trạm thu phí đường bộ cầu Bến Thủy và Hoàng Mai nhằm kiểm soát các phương tiện quá tải. Phối hợp với cơ quan chức năng xử lý vi phạm đối với xe quá tải ngay tại trạm thu phí, kiên quyết từ chối phục vụ những xe quá tải nhiều lần, đã bị xử lý nhưng vẫn vi phạm.

- Tăng cường kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn toàn tỉnh; tăng cường các tổ thanh tra, kiểm soát trên các trục đường có phương tiện vận tải lớn hoạt động, các tuyến tránh kiểm soát tải trọng.

- Siết chặt công tác kiểm định xe cơ giới đường bộ, xử lý nghiêm hiện tượng tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng của xe để phục vụ cho việc chở hàng hóa quá tải trọng.

22. Cư tri các xã doc đường ven sông Lam đề nghi cơ quan chức năng kiểm tra xem xét việc xây dựng các biển báo ATGT, duy tu bảo dưỡng đường, đồng thời xư lý xe quá khổ, quá tải chạy nhiều trên tuyến đường này gây hư hỏng đường và ô nhiễm môi trường.

Trả lời:* Về việc xây dựng các biển báo ATGT, duy tu bảo dưỡng đường:- Tuyến đường ven sông Lam (ĐT.542) là tuyến đường tỉnh do Sở Giao

thông vận tải quản lý, khai thác. Hiện nay, trên tuyến đã được rà soát, lắp đặt cơ bản đầy đủ hệ thống biển báo, cọc tiêu,… Cụ thể, trên tuyến có 319 biển báo các loại, 35km hệ thống lan can mềm và 1.615 cọc tiêu.

Vị trí cử tri phản ánh cần lắp đặt biển báo là tại Km40+720, Km40+980, Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo đơn vị quản lý lắp đặt bổ sung biển báo hiệu đường cong nguy hiểm tại 2 vị trí nói trên, dự kiến hoàn thành trong quý 2/2016. Đồng thời, tiếp tục rà soát, tổng hợp các vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT để lắp đặt biển cảnh báo từ xa, thay thế các biển báo hiệu trên tuyến bị hư hỏng, không phù hợp với tiêu chuẩn mới.

- Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên trên tuyến ĐT.542. Từ năm 2012 đến nay, thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên với tổng kinh phí 6,5 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí Quỹ bảo trì đường bộ.

Để đảm bảo khai thác, sử dụng tuyến đường thuận lợi, an toàn, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở GTVT tăng cường công tác quản lý, duy tu, sửa chữa trên tuyến; Thu hút các nguồn lực để thực hiện công tác quản lý, bảo trì tuyến đường.

15

Page 16: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

* Về việc xử lý xe quá khổ, quá tải chạy nhiều trên tuyến đường này gây hư hỏng đường và ô nhiễm môi trường.

(Nội dung này đã trả lời ở mục 21).

IV. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN23. Cư tri huyện Diễn Châu kiến nghi: Dự án nạo vét kênh nhà Lê

đoạn Diễn Lộc, Diễn An có thu hồi đất của dân nhưng chưa bồi thường cho dân.

Trả lời:Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến kênh Nhà Lê (giai đoạn 1) do UBND

huyện Diễn Châu làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1158/QĐ.UBND-NN ngày 12/4/2012, với tổng mức đầu tư là 99.375 triệu đồng. Nội dung các hạng mục công trình chủ yếu của dự án gồm: Đào sâu và mở rộng thêm lòng kênh Nhà Lê từ xóm Phúc Nguyên xã Diễn Phúc đến cuối xã Diễn An (giáp huyện Nghi Lộc), mặt cắt kênh hình thang chiều rộng đáy từ 25 m (điểm đầu kênh) đến 5m (điểm cuối kênh); tổng chiều dài 19,750 km, xây dựng 38 cống và tràn tiêu vào kênh. Phạm vi thi công tuyến kênh trên địa bàn 8 xã: Diễn Phú, Lộc, An, Thọ, Tân, Cát, Phúc và xã Diễn Quảng. Đến nay đã bàn giao mặt bằng và thi công cơ bản khối lượng xây lắp trên địa bàn 7/8 xã (còn lại đoạn đi qua địa bàn xã Diễn Phúc chưa triển khai).

Về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: UBND huyện đã thành lập Ban quản lý dự án (kiêm hội đồng đền bù

GPMB), giao UBND các xã thành lập các Tiểu ban GPMB; thuê lập trích đo, kiểm đếm ngoài thực địa và lập hồ sơ đền bù, hỗ trợ chi tiết cho các hộ dân. Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng 1.231 hộ, diện tích thu hồi 38,5 ha, hỗ trợ dự kiến cho việc đên bù, GPMB gần 20 tỷ đồng (đền bù đất nông nghiệp được giao theo NĐ 64, hoa màu, hỗ trợ một số trang trại và một phần đất công ích của xã quản lý).

Đến nay, UBND huyện đã ban hành 05 quyết định phê duyệt phương án bồi thường GPMB, với tổng giá trị 9.127.244.618 đồng, nhưng đến nay mới chỉ bố trí được 1.850.000.000 đồng để thanh toán cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Hiện dự án đang nợ theo các Quyết định đã phê duyệt là 7.277.244.618 đồng.

Việc chậm trả tiền đền bù, GPMB để thực hiện dự án cho các hộ dân tại các xã nói trên cử tri đã nhiều lần phản ánh nhưng đến nay vẫn chưa có nguồn kinh phí để thanh toán dứt điểm, nguyên nhân do từ năm 2012 đến nay Chính phủ thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công nên giai đoạn 2012 - 2015 ngân sách cấp trên không hỗ trợ cho nội dung này; mặt khác số tiền quá lớn vượt khả năng cân đối của ngân sách huyện hàng năm nên chưa thể cân đối để bố trí. Nội dung này cũng đã được Thường trực Huyện ủy, HĐND-UBND chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan có các giải pháp xử lý.

16

Page 17: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

24. Cư tri Thi xã Thái Hòa kiến nghi: Dự án kênh mương Sông Sào đi qua đia bàn xã Đông Hiếu gây ảnh hưởng nhà cưa, mức đền bù thấp, vấn đề điện và nước sinh hoạt là bức thiết nhất, đơn vi thi công tuy đã khắc phục bằng việc khoan giếng cho từng nhóm hộ gia đình nhưng vẫn chưa ổn đinh.

Trả lời:Dự án kênh mương Sông Sào (giai đoạn II) do Sở Nông nghiệp và PTNT

Nghệ An làm Chủ đầu tư và giao cho Công ty TNHH thủy lợi Phủ Quỳ làm Ban quản lý dự án.

Nội dung cử tri phản ánh liên quan đến Gói thầu số 10: ''Tuynen dẫn nước (dài 1.350m), đi qua địa bàn xóm Thịnh Mỹ thuộc xã Nghĩa Mỹ và xóm Đông Xuân, Đông Mỹ thuộc xã Đông Hiếu, Thị xã Thái Hòa''; công trình được khởi công tháng 7 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31/12/2015. Trong quá trình thi công đào hầm Tuynen dẫn nước đã làm mất nguồn nước ngầm của hơn 120 gia đình và ảnh hưởng tới nhà cửa, vật kiến trúc 74 hộ của 03 xóm: Thịnh Mỹ, xã Nghĩa Mỹ, xóm Đông Xuân, Đông Mỹ, xã Đông Hiếu. Trước tình hình trên Chủ đầu tư đã chỉ đạo BQLDA kết hợp với Nhà thầu thi công tiến hành khắc phục các tồn tại trên, cụ thể như sau:

a) Về nước sinh hoạtHiện tại Nhà thầu đã khoan được 24 giếng khoan, có độ sâu từ 40÷60m,

trong đó: Xóm Thịnh Mỹ: 4 giếng xây, 4 bể chứa, xóm Đông Xuân, Đông Mỹ khoan 20 giếng, tất cả các giếng đều được lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước từ giếng về các gia đình; hệ thống điện, máy bơm, lượng nước từng giếng khoan khi đưa vào sử dụng đều đảm bảo vận hành an toàn, đủ lưu lượng và hợp vệ sinh. Từ năm 2015 đến nay hệ thống giếng phục vụ rất đảm bảo, tuy nhiên trong quá trình vận hành có một số tuyến đường ống bị hỏng, máy bơm có sự cố, BQLDA đã chỉ đạo Nhà thầu thi công khắc phục kịp thời cho dân.

Thực hiện yêu cầu của UBND Thị xã Thái Hòa, BQLDA đã ký quỹ cho UBND xã Đông Hiếu để thuận tiện trong việc chi trả cho dân khi máy bơm có sự cố. Hiện nay các giếng khơi của xóm Thịnh Mỹ đã hồi nước như ban đầu 100% (24 giếng khơi); các giếng ở xóm Đông Xuân, Đông Mỹ đã hồi nước nhưng tốc độ chậm hơn (do khu vực này mật độ giếng khoan nhiều và mực nước ngầm bị tụt sâu, mặt khác do hơn 1 năm nay chưa có đợt mưa lớn nào xảy ra nên nguồn nước bị giảm). Trong thời gian tới, nếu nguồn nước tại các xóm Đông Xuân, Đông Mỹ, xã Đông Hiếu không được cải thiện, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo Công ty TNHH thủy lợi Phủ Quỳ tiến hành khắc phục phục, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho người dân.

b) Vấn đề ảnh hưởng đến công trình nhà cửa của dânNgày 20/10/2013, UBND tỉnh đã có văn bản số 672/TB-UBND-NN giao

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổ chức thẩm định đơn giá do HĐBT GPMB trình và giao cho UBND Thị xã Thái Hòa phê duyệt phương án

17

Page 18: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

sau khi có ý kiến thống nhất của Chủ đầu tư. UBND Thị xã Thái Hòa đã phê duyệt phương án hỗ trợ bồi thường và ngày 29/12/2015 Chủ đầu tư đã xin kinh phí chi trả cho Hội đồng bồi thường; đến nay đã có 54/74 hộ nhận tiền, số còn lại chưa đồng ý với đơn giá bồi thường, trong đó có trường hợp làm đơn khiếu kiện. Như vậy việc đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng liên quan đến công trình đã được các Sở, ngành và địa phương thực hiện đúng theo các quy định của nhà nước về chế độ bồi thường GPMB.

Để giải quyết triệt để vấn đề nói trên, đề nghị UBND Thị xã Thái Hòa chỉ đạo chính quyền và các đoàn thể xã Đông Hiếu phải có các giải pháp truyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng theo các quy định hiện hành.

25. Cử tri đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư, thực hiện các giải pháp chống hạn, làm các công trình thủy lợi nhỏ (hồ đập nhỏ, giếng khoan) để cấp nước cho cây trồng, thực hiện quy hoạch các vùng cây trồng, chăn nuôi chủ lực gắn với thị trường, đầu tư các đường vào các vùng nguyên liệu mía, chè.

Trả lời:a) Về nội dung: hỗ trợ kinh phí cho các địa phương duy tu, xây mới các

hồ đập nhỏ, trạm bơm, giếng khoan để tăng nguồn nước tưới cho cây trồng.Hiện nay tỉnh đang có chính sách hỗ trợ xây dựng hồ đập nhỏ, trạm bơm,

giếng khoan theo Quyết định 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó tại điều 22 quy định:

'' 1. Hỗ trợ 40% giá trị công trình được quyết toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt (thiết bị và vật tư) tưới nhỏ lẻ cho cây công nghiệp, cây ăn quả và cỏ trồng tập trung có quy mô 01 ha trở lên làm thức ăn chăn nuôi như: Giếng đào, giếng khoan, máy bơm nhỏ di động, ống tưới PVC hoặc bằng cao su

2. Hỗ trợ 40% giá trị công trình nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng cho 01 hồ đập nhỏ có dung tích từ 30.000 m3 đến 70.000 m3 nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), cây ăn quả (cam, dứa) để tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm. Số lượng hồ đập nhỏ được UBND tỉnh giao kế hoạch hàng năm cho các địa phương, đơn vị ''.

Trong thời gian qua, nội dung này được thực hiện rất hiệu quả; tuy ngân sách của Tỉnh còn hạn hẹp, nhưng hàng năm (từ năm 2001 đến nay) tỉnh cũng hỗ trợ 3 đến 4 tỷ đồng/năm để khuyến khích, kích cầu áp dụng biện pháp tưới cho cây trồng cạn, cây ăn quả, cây công nghiệp. Diện tích được hỗ trợ tưới hàng năm từ 350 ha đến 600 ha.

b) Về nội dung: quy hoạch các vùng trồng cây, chăn nuôi chủ lực gắn với thị trường, đầu tư đường giao thông vào các vùng nguyên liệu mía, chè.

* Về quy hoạch các vùng trồng cây, chăn nuôi chủ lực gắn với thị trường

18

Page 19: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Trong những năm qua, UBND tỉnh đã phê duyệt các quy hoạch, đề án để phát triển các cây trồng, vật nuôi, như: Quy hoạch phát triển vùng chè công nghiệp, cao su, mía nguyên liệu, sắn nguyên liệu, chanh leo nguyên liệu, rau an toàn; quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn; quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản; quy hoạch phát triển rừng nguyên liệu, rừng kinh doanh gỗ lớn; đề án phát triển lúa chất lượng cao, rau an toàn, phát triển lạc, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013 – 2020; đặc biệt UBND tỉnh đã trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua Đề án phát triển cây, con chủ yếu, gắn với cơ chế quản lý đất đai, tạo vùng nguyên liệu chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. UBND tỉnh cũng đã trình HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030'; Hiện nay, UBND tỉnh đang giao Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng Kế hoạch phát triển các cây con chủ lực tỉnh Nghệ An và cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, dự kiến hoàn thành trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét thông qua trong tháng 7/2016.

Như vậy, trong thời gian qua UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, đề án cây, con chủ lực cũng như quản lý và triển khai thực hiện. Qua đó đã định hướng cho ngành nông nghiệp phát triển đúng hướng, hình thành nên các vùng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, từng bước chuyển dần sang sản xuất theo nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT nghiên cứu, rà soát, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển các cây, con và các sản phẩm nông sản chủ lực gắn với thị trường tiêu thụ phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn, nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất.

* Về đầu tư đường giao thông vào các vùng nguyên liệu mía, chè.Thời gian qua, việc đầu tư đường giao thông vào các vùng nguyên liệu đã

được UBND tỉnh và các cấp, các ngành quan tâm, trong đó có đường giao thông vùng nguyên liệu mía, chè. Hàng năm, Sở Nông nghiệp & PTNT đã đề xuất và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình UBND tỉnh đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông cho vùng nguyên liệu. Đến nay đã triển khai một số dự án cụ thể như: Đường giao thông vùng nguyên liệu chè xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn; Đường nguyên liệu mía xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ; Đường giao thông vào khu vực rừng sản xuất xã Nghi Công Nam, huyện Nghi Lộc; đường giao thông vùng nguyên liệu sắn, huyện Yên Thành; Đường giao thông vào vùng nguyên liệu của Công ty TNHH MTV lâm nông nghiệp Sông Hiếu; Đường giao thông vùng nguyên liệu tại Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Ngọc Lâm...

19

Page 20: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Hiện nay chính sách đầu tư đường giao thông cho các vùng nguyên liệu đang được thực hiện theo Quyết định số 101/2007/QĐ-UBND ngày 06/9/2007 và Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp tục phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các huyện, thành, thị và các cơ quan liên quan để tham mưu tiếp tục thực hiện các dự án theo Luật Đầu tư công.

26. Cư tri phản ánh: Hỗ trợ xi măng của tỉnh cho xây dựng nông thôn mới chưa kip thời. Việc hỗ trợ xi măng chỉ cấp cho những xã đăng ký về đích trong năm và cấp đồng đều 1500 tấn/1 xã là chưa hợp lý. Đề nghi cho những xã có đia bàn rộng, số km đường phải làm nhiều vay trước 2 năm và số lượng nhiều hơn để bớt đi gánh nặng đầu tư cho nhân dân.

Trả lời:a) Nội dung: Hỗ trợ xi măng của tỉnh cho xây dựng nông thôn mới

chưa kịp thời.- Về việc hỗ trợ xi măng đợt 3,4: Việc hỗ trợ xi măng của tỉnh cho xây dựng nông thôn mới của các đợt 3

năm 2014 và đợt 4 năm 2015 chưa kịp thời (phần chưa được cấp) là đúng. Tuy nhiên do ngân sách tỉnh gặp khó khăn nên chưa thanh toán cho các nhà máy theo cam kết trong hợp đồng do đó các nhà máy đã tạm dừng cung ứng một thời gian hơn nữa một số địa phương chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết (hồ sơ, mặt bằng,vật tư,…) nên việc hỗ trợ xi măng làm đường GTNT có phần gián đoạn.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, ngày 10/7/2015 UBND tỉnh đã có công văn số 3657/CV-UBND giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Sở: Tài chính, Giao thông Vận tải kiểm tra, rà soát lại nhu cầu hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn của các địa phương. Sau kiểm tra, rà soát ngày 24/8/2015 Sở Nông nghiệp và PTNT đã có báo cáo số 355/BC-SNN-VPĐP đề nghị UBND tỉnh tiếp tục cung ứng đợt 3 năm 2014 và UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4259/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chỉ tiêu phân bổ xi măng làm đường giao thông nông thôn xây dựng Nông thôn mới đợt 2 năm 2013 và đợt 3 năm 2014. Sở Tài chính đã thông báo cho các địa phương triển khai thực hiện và cơ bản các địa phương đã nhận đủ chỉ tiêu xi măng được cấp. Tính đến 25/2/2016, toàn tỉnh đã làm được 2.103 km/2.534 km KH đạt 83% kế hoạch ( tương đương 420.706 tấn xi măng)

- Về việc hỗ trợ xi măng đợt 5 năm 2016:Căn cứ danh sách các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2016, UBND tỉnh đã

ban hành Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 26/1/2016 về việc cấp xi măng làm đường GTNT đợt 5 năm 2016. Sở Tài chính đã có công văn số 293/TB-STC.HX ngày 24/2/2106 về việc thông báo chỉ tiêu làm đường giao thông nông thôn năm 2016, đồng thời đã ký hợp đồng mua nợ với các nhà máy xi măng Hoàng Mai và Sông Lam 2 để kịp thời cung ứng xi măng cho các địa phương. Trên cơ sở Quyết định cấp chỉ tiêu xi măng và thông báo của Sở Tài chính, các

20

Page 21: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

địa phương (huyện, xã) ký hợp đồng giao nhận xi măng với các nhà máy để nhận; Như vậy, việc cung ứng xi măng cho các địa phương đợt 5 năm 2016 đã được UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan thực hiện kịp thời, việc nhanh hay chậm là do cách tổ chức thực hiện của từng địa phương.

b) Nội dung: Việc hỗ trợ xi măng cấp cho những xã đăng ký về đích trong năm và cấp đồng đều 1.050 tấn/1 xã là chưa hợp lý, đề nghị cho những xã địa bàn rộng, số km đường phải làm nhiều vay trước 2 năm và số lượng nhiều hơn để bớt đi gánh nặng đầu tư cho nhân dân.

Căn cứ Nghị quyết số 166/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 về '' chính sách khuyến khích hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020'' và Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND, ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh '' về việc Ban hành Quy định về chính sách khuyến khích hỗ trợ trong xây dựng Nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020'', trong đó quy định:

Bố trí mức hỗ trợ xi măng cho các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2016 với số lượng để thực hiện là:

+ 6 km/xã cho các xã đồng bằng+ 8 km/xã cho các xã của 6 huyện miền núi vùng caoĐối với các xã không đăng ký nhưng vẫn đạt chuẩn trong năm 2016 vẫn

được hỗ trợ như các xã đăng ký. Như vây, việc cử tri đề nghị cho những xã địa bàn rộng, số km đường phải làm nhiều vay trước 2 năm và số lượng nhiều hơn để bớt đi gánh nặng đầu tư cho nhân dân là chưa thực hiện được do không đúng với chính sách của tỉnh. Việc một số địa phương có điều kiện đặc thù, đề nghị hỗ trợ thêm xi măng, trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Mặt khác, việc thực hiện chính sách hỗ trợ xi măng làm đường GTNT xây dựng NTM căn cứ Nghị quyết số 166/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 14 và Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chính sách khuyến khích hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020, theo đó các xã miền núi đăng ký đạt chuẩn NTM được hỗ trợ 1400 tấn xi măng, các xã đồng bằng đăng ký đạt chuẩn được hỗ trợ 1050 tấn xi măng.

Đối với đề nghị vay trước 2 năm: Vào đầu tháng 01 hàng năm UBND tỉnh phê duyệt danh sách các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, là căn cứ để hỗ trợ xi măng theo chính sách trên. Do đó không có căn cứ để cho xã vay trước 2 năm.

27. Về kiến nghi: Chủ trương của tỉnh về hỗ trợ xi măng làm đường bê tông theo chuẩn mới nhân dân rất đồng tình. Đề nghi tỉnh tăng cường đầu tư, hỗ trợ cấp xi măng cho nhân dân làm đường, xây dựng kênh mương nội đồng, nhân dân đồng tình góp và thi công. Đề nghi Tỉnh hỗ trợ kinh phí để xây dựng kênh mương nội đồng.

Trả lời:

21

Page 22: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Chủ trương đầu tư, hỗ trợ xi măng của tỉnh để hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn được thực hiện theo Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND, ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh '' về việc Ban hành Quy định về chính sách khuyến khích hỗ trợ trong xây dựng Nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020'', trong đó tỉnh chỉ hỗ trợ xi măng cho các xã đăng ký đạt chuẩn với định mức cụ thể là: 6 km/xã cho các xã đồng bằng, 8km/xã cho các xã của 6 huyện miền núi vùng cao.

Việc kiên cố hóa kênh mương được thực hiện theo Quyết định 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 '' về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An '', đề nghị UBND các huyện chỉ đạo các phòng, ban chức năng hướng dẫn UBND xã thực hiện theo các quy định nói trên.

28. Về kiến nghi: Việc đạt chuẩn nông thôn mới phải xây dựng phù hợp với khả năng của từng đia phương, một số nơi nhân dân còn khó khăn nhưng phải đầu tư để hoàn thành các tiêu chí.

Trả lời:Theo bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới thì việc đầu tư hỗ

trợ ngân sách của các cấp được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng chính phủ '' về nguyên tắc hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020''. Nội dung, kế hoạch của từng năm, từng tiêu chí thực hiện theo sự thống nhất của người dân. Vì vậy những địa phương còn khó khăn thì ưu tiên các tiêu chí dễ thực hiện, cần ít nguồn lực để làm trước; các tiêu chí khó, cần đầu tư nhiều nguồn lực thì lồng ghép các nguồn lực khác để tổ chức thực hiện. Chủ trương xây dựng nông thôn mới là để nâng cao đời sống về mọi mặt cho nhân dân, vì vậy đề nghị các địa phương phải thực hiện từng bước, không chạy theo thành tích, tránh tình trạng huy động quá sức dân.

29. Đề nghi các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra chất lượng giống cây, con, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hàng giả, kém chất lượng tràn lan. Đề nghi tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ giống cây, con đảm bảo chất lượng cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng dân tộc thiểu số để phát triển sản suất, chăn nuôi.

Trả lời:a) Về việc tăng cường kiểm tra chất lượng giống cây trồng, phân bónHàng năm, trước khi bắt đầu mỗi vụ sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT

đều thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh, về khảo nghiệm, kiểm định giống, kiểm dịch vận chuyển, công bố chất lượng, công bố hợp chuẩn, hợp quy theo các quy định hiện hành (tại các Quyết định của UBND tỉnh: số 67/2009/QĐ-UBND ngày 27/7/2009 về việc ban hành quy đinh về quản lý chất lượng giống cây trồng nông nghiệp trên địa bàn

22

Page 23: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

tỉnh Nghệ An; Quyết định số 35/2015\QĐ-UBND ngày 28/5/2015 ban hành quy định về Quản lý phân bón trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 25/2/2016 quy định sửa đổi một số điều của Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ban hành quy định về Quản lý phân bón trên địa bàn tỉnh Nghệ An...) để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong sản xuất kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn;

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đang tiếp tục triển khai thực hiện nội dung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản có liên quan về công tác kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống. Trên cơ sở đó, kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đối với những cơ sở không đủ điều kiện.

b) Đối với thuốc BVTV Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 650 cơ sở kinh doanh thuốc

BVTV. Trước năm 2015, các cơ sở này được cấp phép và hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Đến năm 2015 khi Luật BVTV có hiệu lực (quy định các cơ sở buôn bán thuốc BVTV phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện mới được hoạt động) thì 650 cơ sở trên không có giấy chứng nhận đủ điều kiện và phải dừng hoạt động kinh doanh thuốc BVTV. Tuy nhiên, thời gian đầu do chưa có các văn bản hướng dẫn dưới luật nên việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV gặp một số khó khăn. Chi cục BVTV không có cơ sở để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc cho các tổ chức, cá nhân, vì vậy xảy ra tình trạng một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, không có giấy phép vẫn bày bán thuốc BVTV

Sau khi có Thông tư số 21/2015 ngày 18/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Luật BVTV, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục BVTV tổ chức hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho 50 tổ chức cá nhân buôn bán thuốc BVTV và hiện đang tuyên truyền, hướng dẫn cho các cơ sở còn lại làm các thủ tục cần thiết để cấp giấy chứng nhận, cơ sở nào không đủ điều kiện sẽ đình chỉ hoạt động kinh doanh và thông báo cho các địa phương (UBND huyện, thành, thị, UBND xã) để phối hợp trong công tác quản lý.

Qua thực tế cho thấy: Việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp là lĩnh vực phức tạp với nhiều thành phần tham gia, địa bàn hoạt động rộng nên trong công tác quản lý, kiểm tra đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành mới đạt hiệu quả cao.

c) Công tác kiểm tra chất lượng giống vật nuôiCăn cứ Quyết định số 73/2012/QĐ-UBND, ngày 08/10/2012 của UBND

tỉnh về ban hành quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh giống gia súc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT đều tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản quản lý giống vật nuôi cho các huyện, các đơn vị

23

Page 24: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

chuyên ngành, các trang trại, cơ sở giống ..v.v..; tổ chức kiểm tra về tình hình dịch bệnh, nghiệm thu chất lượng con giống cho các trang trại, cơ sở giống, các chương trình dự án để cung cấp con giống đảm bảo chất lượng trước khi bàn giao cho người dân và cho các địa phương, đồng thời xây dựng và thực hiện quản lý tốt các cơ sở giống Ông bà, giống gốc (lợn ngoại, Lợn Móng cái, Vịt bầu quỳ, Gà ác..) bảo tồn quỹ gen (Bò vàng, Bò H’ mông)....

d) Công tác kiểm tra sử dụng chất cấm trong chăn nuôiĐịnh kỳ, Sở Nông nghiệp & PTNT đều thành lập các đoàn kiểm tra, giám

sát chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiểm tra chất cấm trong thức ăn chăn nuôi, đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi.

- Kết quả kiểm tra từ 01/01/2015 – 31/3/2016 như sau:+ Tiến hành kiểm tra 106 mẫu thức ăn chăn nuôi, phân tích 132 chỉ tiêu

về chất cấm tại các phòng thí nghiệm được chỉ định của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Kết quả phân tích có 01/132 chỉ tiêu dương tính với chất cấm (Mẫu thức ăn chăn nuôi của Công ty Tiền Phong - sản xuất tại tỉnh Hưng Yên có dương tính với chất cấm sabutamol; Sở Nông nghiệp & PTNT đã chuyển hồ sơ cho Cục Chăn nuôi và Thanh tra Bộ NN&PTNT đã xử phạt hành chính đơn vị này 140 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng). Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An cũng đã thông báo công khai trên Báo Nông nghiệp, báo Nghệ An, Đài Phát thanh tuyền hình Tỉnh và có văn bản gửi cho các địa phương trong tỉnh; Đồng thời thông báo cho Sở Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố Hà Nội (nơi có trụ sở công ty) để tăng cường kiểm tra, giám sát;

+ Trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2016, Sở Nông nghiệp và PTNT được Cục Chăn nuôi, Cục Thú y hỗ trợ 150 Kít thử chất cấm trong chăn nuôi (chủ yếu là kít kiểm tra nhanh chất cấm trong nước tiểu gia súc), Sở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với các địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi lợn thịt, bò thịt và các lò giết mổ gia súc, gia cầm tiến hành kiểm tra nhanh nước tiểu gia súc tại 64 trang trại có quy mô từ 50 con lợn thịt trở lên và 20 lò giết mổ. Kết quả thử nước tiểu bằng kit thử nhanh tại các trang trại, lò mổ đều âm tính với chất cấm Salbutamol, Clenbuterol.

- Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất cấm trong chăn nuôi, trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và PTNT tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

+ Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh, tạp chí khuyến nông, báo... và lồng ghép các nội dung liên quan về công tác quản lý chất cấm trong chăn nuôi tại các Hội nghị ở các cấp, các ngành.

+ Phối hợp với Công an Tỉnh (PC 49 – Cảnh sát môi trường), các địa phương và các ban ngành liên qua tổ chức thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất tại các quầy kinh doanh thức ăn chăn nuôi, các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn thịt,

24

Page 25: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

gà thịt, bò thịt, lò giết mổ gia súc, gia cầm; các cơ sở sản xuất kinh doanh buôn bán thực phẩm, chế biến thực phẩm. + Chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, thống kê, đánh giá đầy đủ các cơ sở kinh doanh, các cơ sở giết mổ, các trang trại chăn nuôi lợn thịt, gà thịt và bò thịt trên địa bàn. Bố trí cán bộ có chuyên môn tham gia cùng Đoàn kiểm tra của tỉnh trong các đợt thanh tra, kiểm tra.

e) Về chính sách hỗ trợ giống cây trồng đảm bảo chất lượng cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất.

Sau một thời gian hỗ trợ về giống lúa, ngô cho phát triển sản xuất, theo đề nghị của các địa phương, UBND tỉnh đã trình và HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết 125/2014 ngày 16/7/2014 về chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, trong đó đã bãi bỏ chính sách về hỗ trợ giống lúa, ngô và chuyển sang hỗ trợ phát triển cơ giới hóa; UBND tỉnh đã cụ thể hóa Nghị quyết HĐND bằng Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2014.

Đối với nhân dân vùng dân tộc thiểu số: Để giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo và phát triển sản xuất, Chính phủ cũng như tỉnh đã có nhiều Chương trình, chính sách hỗ trợ khác để hỗ trợ như: Chương trình 134, 135; Nghị quyết 30a, Quyết định 59/2010/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh về ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên.

Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ giao Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các Sở, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành thêm các chính sách nông nghiệp phù hợp với địa bàn các vùng dân tộc thiểu số.

30. Tình trạng làm nhà kiên cố trên đất lâm nghiệp để làm trang trại, gia trại xẩy ra nhiều, thực trạng và biện pháp xư lý (Yên Thành).

Trả lời:a) Thực trạng xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp, đất cho thuê làm

trang trại, gia trại trên đia bàn huyện Yên Thành* Thực trạng xây dựng nhà trên đất lâm nghiệpQua kết quả rà soát, hiện nay trên địa bàn huyện có 19 xã với 454 trường

hợp xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp, chủ yếu là xây dựng nhà kiên cố và bán kiên cố (107 trường hợp xây nhà kiên cố; 263 trường hợp xây dựng nhà bán kiên cố; 02 trường hợp xây dựng móng; 11 trường hợp xây dựng nhà tạm). Các trường hợp xây dựng trên đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu là các hộ tham gia xây dựng vùng kinh tế mới trên tuyến đường 22 và xã Đồng Thành.

Phân theo thời gian xây dựng như sau: xây dựng trước năm 2005 là 300 trường hợp; từ năm 2005- 2010 có 106 trường hợp; từ năm 2011 tới nay có 48 trường hợp. Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của các xã và QH nông thôn mới

25

Page 26: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

thì có 436 trường hợp phù hợp quy hoạch đất ở nông thôn; 18 trường hợp vi phạm quy hoạch.

* Thực trạng xây nhà trên đất cho thuê để làm trang trại, gia trạiQua kết quả rà soát hiện nay trên địa bàn huyện có 30 xã với 293 trường

hợp xây dựng nhà trên đất cho thuê làm trang trại, gia trại (với 18 trường hợp xây dựng nhà kiên cố; 65 trường hợp xây dựng bán kiên cố; 02 trường hợp tại xã Thịnh Thành đã xây dựng móng nhà; 208 trường hợp xây dựng nhà tạm và lán trại). Các trường hợp xây dựng nhà kiên cố, bán kiên cố trên đất trang trại, gia trại chủ yếu do UBND các xã cho thuê.

Phân theo thời gian: Thời gian xây dựng nhà kiên cố, bán kiên cố từ trước năm 2005 là 30 trường hợp (6 trường hợp kiên cố); từ năm 2005- trước 2010 có 25 trường hợp; từ năm 2011 đến nay có 28 trường hợp và 02 trường hợp xây móng. Thời gian gần đây có một số hộ sau khi chuyển đổi ruộng đất đã xây dựng nhà tạm trên đất do UBND các xã cho thuê để làm trang trại, gia trại theo đề án phát triển kinh tế trang trại, gia trại của UBND huyện.

b) Về tiến độ xư lýQua kiểm tra và báo cáo của UBND các xã, sau khi UBND huyện ban

hành phương án xử lý thì UBND các xã đã tiến hành thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Các xã đã triển khai ký cam kết cho các hộ không tiến hành xây dựng nhà, trong điều kiện cần thiết phải xây dựng nhà tạm với mục đích để bảo vệ thì phải xin phép chính quyền UBND các xã. Các trường hợp đã xây dựng nhà phải giữ nguyên hiện trạng, đến nay đã ký cam kết được 351 trường hợp (58 trường hợp trên đất lâm nghiệp, 293 trên đất trang trại gia trại, đã triển khai ký cam kết thêm 40 hộ không tiến hành xây dựng nhà trái phép trên đất Lâm nghiệp so với tháng 6 năm 2015), các trường hợp đủ điều kiện xử lý hợp thức hóa thì tiến hành lập hồ sơ xử lý không tiến hành ký cam kết.

* Kết quả xử lý như sau:- Có 14 xã đã lập hồ sơ xử lý hành chính, gồm: Thịnh Thành, Long

Thành, Tây Thành, Nam Thành, Liên Thành, Quang Thành, Thọ Thành, Đồng Thành, Công Thành, Mã Thành, Minh Thành, Văn Thành, Sơn Thành và Lăng Thành.

- 15 xã chưa tiến hành lập hồ sơ xử lý hành chính, gồm: Hợp Thành, Khánh Thành, Nhân Thành, Viên Thành, Bảo Thành, Lý Thành, Hậu Thành, Hoa Thành, Hồng Thành, Mỹ Thành, Vĩnh Thành, Đức Thành, Đô Thành, Kim Thành, Tân Thành.

- Đối với xây dựng nhà tạm, lán trên đất trang trại gia trại: Tiếp tục thực hiện công tác quản lý theo đề án phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã được UBND huyện ban hành.

26

Page 27: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

c) Nguyên nhân của các tồn tại nói trên- Trong thời gian qua UBND các xã tuy đã triển khai thành lập Ban chỉ

đạo tiến hành ký cam kết để làm ổn định tình hình nhằm ngăn chặn các trường hợp phát sinh, tuy nhiên chưa tập trung để đẩy nhanh tiến độ xử lý các trường hợp đủ điều kiện để hợp thức hóa theo quy định. Một số hộ dân chưa có nguyện vọng lập hồ sơ để hợp thức hóa vì kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn.

- Do Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp lấn chiếm, xây dựng nhà hiện nay phù hợp với quy hoạch thì phải tiến hành lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trước khi lập hồ sơ đề nghị cho hợp thức hóa dẫn đến quy trình kéo dài.

- Do công tác cán bộ của một số xã có thay đổi trong đợt đại hội Đảng bộ xã vừa qua nên các xã chưa thực sự vào cuộc để xử lý, hầu hết chỉ mới dừng lại ở việc lập biên bản, ký cam kết giữ nguyên hiện trạng, chưa tiến hành tháo dỡ đối với các trường hợp không đủ điều kiện hoặc lập hồ sơ đề nghị hợp thức hóa đối với các trường hợp đủ điều kiện.

- Đối với đất dọc tuyến đường 22 do hiện nay đang có sự chồng chéo giữa các hộ dân và đất thực hiện dự án TH, dự án trồng rừng Việt Lào, hiện nay đang tiến hành rà soát ranh giới để thống nhất.

d) Một số giải pháp trong thời gian tới- UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban ngành chức năng đẩy

mạnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn các xã lập hồ sơ xử lý theo Phương án đã được phê duyệt để xử lý cho các hộ dân.

- Tổ chức xử lý tất cả các trường hợp vi phạm xong trước ngày 30/6/2016 (ký cam kết, xử lý vi phạm, tháo dỡ các trường hợp không đủ điều kiện hợp thức hóa, hướng dẫn các hộ đủ điều kiện hợp thức hóa lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận,...

- Đối với các xã Lăng Thành, Tân Thành, Tiến Thành, dọc tuyến đường 22: Chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất tổng thể, các điểm khu dân cư dọc theo tuyến đường 22 sau khi đã thống nhất xong ranh giới để thực hiện dự án TH và trồng rừng Việt Lào.

- Thường xuyên theo dõi giám sát việc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, nhất là các trường hợp có đất lâm nghiệp, đất thuê làm trang trại, gia trại kịp thời xử lý vi phạm; định kỳ hàng năm thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra để nâng cao trách nhiệm quản lý đất đai nói chung và đất lâm nghiệp, đất cho thuê làm trang trại, gia trại nói riêng.

31. Công tác quản lý và sư dụng đất của các Công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp, vẫn còn bất cập, kém hiệu quả; trong quá trình chuyển đổi làm nảy sinh một số mâu thuẫn giữa Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp, Tổng đội TNXP-XDKT và hộ đội viên. Đề nghi kiểm tra công tác quản lý, sư dụng đất tại Trạm giống chăn nuôi huyện Anh Sơn, Hạt Kiểm Lâm Anh Sơn.

27

Page 28: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Trả lời:a) Vê Công tác quản lý và sử dụng đất của các Công ty

TNHH MTV nông, lâm nghiệp.Thực hiện các Nghị định: số 170/2004/NĐ-CP, số 200/2004/NĐ-CP của Chính

phủ về sắp xếp, đổi mới Nông, lâm trường quốc doanh và sau đó là Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006, Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về sắp xếp, chuyển đổi công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV), UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức sắp xếp 19 Nông trường và 18 Lâm trường (trước năm 2004) thành 07 Công ty nông nghiệp và 05 công ty lâm nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng đất của các Công ty nông lâm nghiệp từ sau sắp xếp giai đoạn 2004 - 2013 đã được UBND tỉnh Nghệ An tổng kết đánh giá và Kết luận tại báo cáo tổng kết Nghị quyết 28-NQ/TW, trong đó chỉ rõ những hạn chế, yếu kém như: Chưa hoàn thành việc xác định ranh giới, cắm mốc thực địa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển sang thuê đất; Diện tích đất chưa sử dụng hoặc hoang hoá còn nhiều; Xử lý chậm và thiếu kiên quyết đối với các trường hợp sử dụng đất trái quy định; Trách nhiệm quản lý của chính quyền và doanh nghiệp chưa được làm rõ; ở một số công ty có tình trạng buông lỏng quản lý đất đai, giao khoán, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất rừng bất hợp pháp; Hầu hết các công ty có vốn, tài sản nhỏ và còn nhiều khó khăn về tài chính; Hiệu quả sử dụng đất thấp và kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với nguồn lực tài nguyên rừng, đất đai được giao; việc làm thu nhập của người lao động và người dân trong vùng chậm được cải thiện…

Để khắc phục những hạn chế yếu kém nói trên, thời gian qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Cụ thể:

* Sở Nông nghiệp và PTNT:+ Rà soát tham mưu bổ sung chức năng nhiệm vụ của các Công ty TNHH

MTV nông lâm nghiệp, trên cơ sở đó phân loại các công ty để thực hiện sắp xếp, đổi mới theo hường: Tiếp tục duy trì, củng cố phát triển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; Thực hiện cổ phần hoá; Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

+ Thực hiện cơ chế quản lý, bảo vệ, khai thác rừng theo tinh thần Nghị quyết.+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện,

thị xã liên quan, các công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với nhiệm vụ SXKD của các Công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp.

* Sở Tài nguyên và Môi trường:

28

Page 29: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Chủ trì, phối hợp với UBND huyện, thị liên quan, các Công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp thực hiện việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ và thuê đất hoặc giao đất đối với các Công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.

* Sở Tài chính:+ Trên cơ sở các chính sách đặc thù của nhà nước, tham mưu UBND tỉnh

thực hiện sắp xếp, đổi mới phát triển các công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp trên địa bàn; Đảm bảo đủ vốn điều lệ đối vơi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và vốn chi phối trong doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối; Đảm bảo ngân sách cho công tác bảo vệ rừng.

+ Rà soát tham mưu UBND tỉnh ban giao các công trình kinh tế - xã hội của các công ty nông lâm nghiệp không trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh về địa phương quản lý.

+ Xử lý dứt điểm cac khoản vốn và tài sản, nợ đọng của các công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp.

* Sở Lao động Thương binh và Xã hội:Kiểm tra việc thực hiện chế độ đối với lao động dôi dư trong sắp xếp

chuyển đổi các công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp; Tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề đối với cán bộ, công nhân, người lao động các công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp sau khi chuyển đổi.

* Các Công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp:+ Ban hành, thực hiện chương trình, kế hoạch chuyển giao ứng dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng và đất đai.+ Thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách chế độ đối với cán bộ, công

nhân và người lao động.Năm 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu xây dựng Phương án

tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty nông lâm nghiệp, trình UBND tỉnh xin ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trên cơ sở đó Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 312/TTg-ĐMDN ngày 26/02/2016 phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông lâm nghiệp thuộc UBND tỉnh Nghệ An.

Hiện nay, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 1430/UBND-TM ngày 15/3/2016 và Thông báo số 188/TB-UBND ngày 31/3/2016 về việc triển khai Công văn số 312/TTg-ĐMDN ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan. Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện và các Công ty Nông lâm nghiệp triển khai thực hiện theo tiến độ quy định của UBND tỉnh giao.

b) Về công tác quản lý, sư dụng đất đai tại hạt kiểm lâm đóng tại huyện Anh Sơn.

29

Page 30: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Việc kiến nghị của cử tri liên quan đến việc sử dụng đất của ông Nguyễn Ngọc Kiểm (là cán bộ của Hạt Kiểm lâm Anh Sơn).

Do trước đây Hạt không có khu tập thể cho cán bộ và công nhân viên nên Ban lãnh đạo hạt đã đồng ý bán 3 gian nhà cũ (phần trên đất được cấp) cho vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Kiểm để ổn định công tác. Đến tháng 9/2005 nhà bị hỏng, ông Kiểm làm đơn xin dựng lại trên nền nhà cũ để bán hàng tạp hóa.

Vấn đề này cử tri đã nhiều lần thắc mắc và ngày 21/11/2013, Sở Tài nguyên môi trường, UBND huyện Anh Sơn, UBND thị trấn đã kiểm tra về công tác quản lý sử dụng đất tại Hạt Kiểm lâm và có kết luận như sau: Trong khuôn viên đất của Hạt kiểm lâm, có 230 m2 cho ông Kiểm mượn sử dụng ở tạm, khi Hạt sử dụng diện tích đất nói trên thì gia đình ông Kiểm sẽ tự tháo dỡ và di dời.

Hiện nay Chi cục Kiểm lâm đã Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Anh Sơn giải tỏa phần đất do ông Kiểm mượn trong khuôn viên để đảm bảo đúng các quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai.

c) Về công tác quản lý, sư dụng đất đai tại Trạm giống chăn nuôi huyện Anh Sơn.

Sau khi có kiến nghị của cử tri, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Trung tâm Giống chăn nuôi kiểm tra, rà soát công tác quản lý, sử dụng đất đai tại Trạm giống chăn nuôi huyện Anh Sơn. Kết quả cụ thể như sau:

Hiện nay Trạm giống chăn nuôi Anh Sơn đang quản lý và tổ chức sản xuất tại 2 cơ sở, gồm:

- Cơ sở 1: Trụ sở cũ (từ năm 1992 - 2000): Nay là Trại cá giống cấp 2 huyện Anh Sơn, tại xóm 14, xã Long Sơn. Tổng diện tích tự nhiên là 14,15 ha (Đất canh tác: 12,756 ha: Đất giao thông, thủy lợi: 1,393 ha).

- Cơ sở 2: Trụ sở là Trạm truyền tinh nhân tạo giống gia súc, tại khối 6 A Thị trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn. Được đầu tư xây dựng mới hoàn thành đi vào hoạt động tháng 12 năm 2000. Tổng diện tích đất được cấp là 1.317 m2

Việc quản lý và sử dụng đât đai tại cơ sở này được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình quản lý, tại cơ sở 1 có một số vướng mắc như sau: Trại cá giống cấp 2 hiện nay trước đây là Trại lợn giống quốc doanh huyện Anh Sơn được đầu tư xây dựng từ tháng 9/1972. Qua 3 lần phân cấp (từ Tỉnh về huyện, từ huyện trở lại Tỉnh) và thời gian trên 40 năm nên hiện nay hồ sơ cấp đất không còn, chỉ có biên bản bàn giao đất và cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động từ huyện giao cho Trung tâm từ tháng 11/1992 đến nay. Vì vậy, việc lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn.

32. Về kiến nghi: Xí nghiệp chế biến chè Thanh Mai (Thanh Chương) đã ngừng sản xuất từ năm 2014, Xí nghiệp chè Hạnh Lâm ngừng từ năm 2015 dẫn đến công tác quản lý đất đai, quản lý an ninh, trật tự bi buông lỏng, hoạt động của xí nghiệp rời rạc, nhân dân hết sức lo lắng, bức xúc; đề

30

Page 31: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

nghi tỉnh sớm có chủ trương giải quyết ổn đinh lâu dài đề nhân dân yên tâm sản xuất, phát triển. Trả lời:

* Về Xí nghiệp chè Thanh MaiTừ năm 2014 đến nay, không phải Xí nghiệp ngừng hoạt động mà do

không thu mua nguyên liệu tươi để sản xuất, lý do: Các hộ trồng chè không bán cho Xí nghiệp do muốn trốn nợ cũ, mặt khác do các xưởng chế biến chè tư nhân trên địa bàn xã Thanh Mai, Thanh Xuân và các vùng lân cận rất nhiều nên thu hút hết nguyên liệu tươi của nội vùng xã Thanh Mai.

Hiện nay Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển chè đang thực hiện cổ phần hóa, trong đó có Xí nghiệp Thanh Mai và Xí nghiệp đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ:

+ Quản lý đất đai trên địa bàn Xí nghiệp, quản lý tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất của Xí nghiệp được giao.

+ Thực hiện các chế độ đối với người lao động: về BHXH, BHYT, chế độ ốm đau thai sản, nghỉ hưu theo luật.

+ Các hoạt động khác vẫn thực hiện đầy đủ bình thường như quản lý hành chính, an ninh trật tự, rà soát đất đai theo chủ trương sắp xếp, đổi mới của Công ty theo NĐ 118 của Chính phủ.

* Xí nghiệp chè Hạnh LâmNăm 2015, Xí nghiệp vẫn tổ chức thu mua nguyên liệu và việc sản xuất

chế biến vẫn diễn ra bình thường. Bên cạnh đó Xí nghiệp tiến hành thực hiện rà soát lại quỹ đất theo chỉ đạo chung của Công ty về việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo NĐ 118 NĐ/CP của Chính phủ, do đó việc quản lý, theo dõi sử dụng đất đai được thực hiện chặt chẽ, đúng đối tượng.

Việc không thu mua hết sản lượng chế biến trên địa bàn trong thời gian qua là do các nguyên nhân sau:

- Các hộ gia đình không thực hiện lịch điều hành thu hái của Xí nghiệp để xảy ra tình trạng sản lượng nguyên liệu tươi trong ngày quá lớn. Bên cạnh đó chất lượng nguyên liệu tươi không đạt tiêu chuẩn quy định chung đề ra từ đầu năm.

- Các cơ sở chế biến tư nhân đưa xe vào trong nội vùng Xí nghiệp để thu mua ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều tiết thu hái nguyên liệu.

Như vậy, hiện nay Xí nghiệp chè Thanh Mai và Xí nghiệp chè Hạnh Lâm đang thực hiện việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo Nghị định 118 NĐ/CP của Chính Phủ. Sau khi chuyển đổi, các Xí nghiệp sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để thống nhất các phương án sản xuất, nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa cho các bên liên quan.

33. Về kiến nghi: Đề nghi tỉnh thu hồi diện tích đất đã giao cho Lâm trường Nghĩa Đàn (Công ty TNHH MTV lâm, nông nghiệp Sông Hiếu)

31

Page 32: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

nhưng sản xuất không hiệu quả để giao cho các hộ gia đình nông thôn thiếu đất sản xuất (Nghĩa Mai, Nghĩa Yên).

Trả lời:Năm 2014, UBND tỉnh đã thu hồi 1.102,65 ha đất của Lâm trường Nghĩa

Đàn để bàn giao cho xã Nghĩa Yên và xã Nghĩa Mai quản lý sử dụng, cụ thể như sau: a) Tại xã Nghĩa Yên:UBND tỉnh thu hồi 594,14 ha đất của Lâm trường Nghĩa Đàn về bàn giao

xã Nghĩa Yên tại Quyết định số 54/QĐ-UBND-DC ngày 18/4/2014. Hiện nay, tại xã Nghĩa Yên, Lâm trường Nghĩa Đàn chỉ quản lý 13 ha, trong đó: Nhà đội sản xuất 0,5 ha, rừng trồng: 12,5 ha. Số diện tích đất rừng trồng được Lâm trường Nghĩa Đàn quản lý sản xuất rất tốt, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

b) Tại xã Nghĩa Mai:UBND tỉnh thu hồi 508,51 ha đất của Lâm trường Nghĩa Đàn về bàn giao

cho xã Nghĩa Mai tại Quyết định số 54/QĐ-UBND-DC ngày 18/4/2014. Hiện tại diện tích đất Lâm trường đang quản lý bảo vệ và sản xuất gồm:

+ Bảo vệ rừng tự nhiên hiện có: 4.681,6 ha (trong đó rừng tự nhiên là rừng sản xuất: 2.948,6 ha, rừng tự nhiên là rừng phòng hộ 1733,0 ha).

+ Đất quy hoạch rừng trồng sản xuất: 2.268,34 ha (trong đó: rừng trồng cây nguyên liệu là 1.770,79 ha, năng suất bình quân 160m3 -:- 180 m3/chu kỳ 8 năm; rừng trồng cây Cao su là 497,55ha).

Số diện tích này đang được Lâm trường thực hiện khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ, hưởng lợi theo tỷ lệ vốn góp.

Như vậy, Lâm trường Nghĩa Đàn hiện nay không còn đất trống, việc quản lý bảo vệ rừng, sản xuất kinh doanh trên đất rừng được Lâm trường thực hiện rất hiệu quả và đúng theo quy định pháp luật. Việc phản ánh của cử tri về diện tích đất của Lâm trường Nghĩa Đàn sản xuất không hiệu quả là chưa đúng với tình hình thực tế và không có cơ sở.

34. Cư tri đề nghi cần kip thời ngăn chặn tình trạng ném mìn, kích điện bắt cá trên biển, hạn chế khai thác thủy sản gần bờ.

Trả lời:Trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Khai

thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản có nhiều giải pháp để tăng cường thời gian bám biển kiểm tra như: Phối kết hợp kiểm tra, kiểm soát với các đơn vị gồm Bộ đội Biên phòng tỉnh; Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy và chính quyền địa phương các cấp. Tăng cường đậu trên biển, sử dụng xuồng cao tốc kiểm tra giám sát các hoạt động khai thác thủy sản. Lồng ghép các hoạt động khác để có thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho đội tàu hoạt động. Trong năm 2015 và 4 tháng đầu năm 2016, kết quả kiểm tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm như sau:

Các Đội tàu Kiểm ngư đã hoạt động kiểm tra, kiểm soát và đậu giám sát trên biển được 474 ngày, kiểm tra được 4.136 lượt phương tiện. Số phương tiện

32

Page 33: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

vi phạm là 523 chiếc, xử phạt 690.680.000 đồng; tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm gồm 29 bộ giã điện; 516 dây lồng Bát quái; 2 quả mìn tự chế đã tra dây cháy chậm (khoảng 200g); 4 thỏi mìn công nghiệp (tương đương 800g), 4 kíp nổ đã tra dây cháy chậm, 1m dây cháy chậm, 4 bộ giã cào ngao.

Như vậy, lực lượng kiểm ngư đã kiểm tra và xử lý kiên quyết các sai phạm, tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng các tàu đánh bắt xa bờ không đúng tọa độ, sử dụng mìn, kích điện để đánh bắt làm ảnh hưởng nguồn lợi thủy sản, mất cân bằng hệ sinh thái và nguồn lợi ở một số nơi. Nguyên nhân chính dẫn đến các tình trạng trên là:

- Do trình độ và nhận thức của một bộ phận ngư dân còn hạn chế.- Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, tìm mọi biện pháp né tránh lực

lượng kiểm tra; nhiều trường hợp tàu Kiểm ngư phát hiện thấy ngư dân ném mìn khai thác cá, nhưng khi rượt đuổi tiếp cận kiểm tra thì dùng vật nặng ném chất nổ chìm xuống biển xóa tang vật, nên lực lượng chuyên ngành không đủ căn cứ xử lý;

- Sự kiểm tra, kiểm soát phối hợp của các lực lượng chức năng không được duy trì liên tục vì vùng biển rộng, phương tiện và nhân lực ít, kinh phí được cấp phục vụ cho tàu hoạt động còn hạn chế.

- Một số nghề cấm có thu nhập cao hơn nên ngư dân vẫn cố tình vi phạm.* Giải pháp trong thời gian tới:Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng dùng mìn để khai thác thủy sản,

trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp tập trung triển khai các nhiệm vụ sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành với các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về Luật Thủy sản và các quy định của Nhà nước về lĩnh vực Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, môi sinh, môi trường thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện truyền thông, nhất là qua các phương tiện truyền thông của các xã có tàu thuyền khai thác thủy sản để ngư dân hiểu và tự giác chấp hành;

- Các lực lượng như Công an, Biên phòng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt đông buôn bán, vận chuyển chất nổ, kiểm tra chặt chẽ tàu thuyền ra vào cửa lạch. Phát hiện, bắt giữ xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa cộng đồng, chính quyền các cấp cùng với các lực lượng chức năng: lực lượng Kiểm ngư, Công an các cấp, lực lượng Biên phòng, Cảnh sát biển để ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm;

- Đề xuất bố trí thêm nguồn kinh phí cho đội tàu Kiểm ngư để tăng thời gian hoạt động kiểm tra, kiểm soát; Tăng cường vai trò của các Tổ Đồng quản lý nghề cá ven bờ tại các địa phương, vận động tuyên truyền cho cộng đồng ngư dân thực hiện tốt các quy định của nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

33

Page 34: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

V. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG35. Cư tri thành phố Vinh đề nghi nghiên cứu, xem xét tăng mức giá

bồi thường giải phóng mặt bằng đường 35 m thuộc Tiểu Dự án phát triển đô thi Vinh cho phù hợp, vì đây là diện tích sản xuất lúa 2 vụ.

Trả lời:Đối với giá đất nông nghiệp để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi

đất thực hiện đường QH 35m thuộc Tiểu dự án phát triển đô thị Vinh được Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt với mức giá 85.000 đồng/m2 đối với các thửa ở vị trí 1; 75.000 đồng/m2 đối với các thửa vị trí 2 (bằng mức giá quy định tại Bảng giá đất giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019).

Qua rà soát các dự án có thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh thì việc xác định giá để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đều bằng mức giá quy định tại Bảng giá. Do đó kiến nghị của cử tri thành phố Vinh đề nghị nghiên cứu, xem xét tăng mức giá bồi thường là chưa đủ cơ sở và bất cập với các dự án khác trên địa bàn.

36. Về kiến nghi: Rà soát lại quy trình phê duyệt giá đất trên đia bàn tỉnh, thực tế khi phường, xã đề xuất giá đất để khai thác quỹ đất, hoặc thực hiện bồi thường GPMB phải chờ đợi rất lâu, có khi kéo dài đến 6 tháng.

Trả lời:Theo quy định tại Khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 thì Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể.

Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

Trong thời gian qua, mặc dù khối lượng công việc xác định giá đất trên toàn tỉnh rất lớn nhưng khi nhận được hồ sơ đề nghị xác định giá của UBND các huyện, thành, thị cũng như của các nhà đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời thuê đơn vị tư vấn xác định giá để trình Hội đồng thẩm định giá thẩm định trước khi UBND tỉnh phê duyệt quyết định giá cụ thể giải quyết kịp thời các công việc tác hành chính về đất đai.

Để đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính, sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 về việc ủy quyền phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường về đất khi Nhà

34

Page 35: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

nước thu hồi đất và giá đất cụ thể để xác định giá khởi điểm đấu giá QSD đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, theo đó đã ủy quyền cho UBND cấp huyện xác định giá đất cụ thể đối với các trường hợp sau:

- Giá đất cụ thể để làm căn cứ xác định giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;

- Giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp:

+ Mức giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đối với loại đất nông nghiệp có mức giá không cao hơn mức giá trong Bảng giá đất nhân với hệ số k do UBND tỉnh ban hành hàng năm;

+ Mức giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đối với loại đất ở có mức giá không vượt quá 10% so với mức giá trong Bảng giá đất nhân với hệ số k do UBND tỉnh ban hành hàng năm;

37. Về kiến nghi: Hồ sơ cấp GCN quyền sư dụng đất còn quá nhiều thủ tục, gây phiền hà, tốn kém cho nhân dân, đề nghi nên cải cách thủ tục hành chính. Đề nghi đẩy nhanh tiến độ cấp đất tái đinh cư cho các hộ thuộc dự án đại lộ Vinh – Cưa Lò.

Trả lời:a) Hồ sơ cấp GCN quyền sử dụng đất còn quá nhiều thủ tục, gây phiền

hà, tốn kém cho nhân dân, đề nghị nên cải cách thủ tục hành chính.Thực hiện Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất

đai 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, UBND tỉnh đã cơ bàn hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền và về hồ sơ cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; trình tự thực hiện theo quy định của Chính phú và quy định của UBND tỉnh cũng đã rút ngắn thời gian giải quyết.

Mặt khác ngày 27/12/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 5657/STNMT-QLĐĐ, trong đó, trình tự thủ tục hành chính đề nghị các địa phương thực hiện theo quy định hiện hành, cấp huyện, cấp xã không được quy định thêm các hồ sơ thủ tục ngoài quy định của Chính phủ, Bộ và UBND tỉnh.

Qua phản ánh của người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với cấp huyện, cấp xã, trong đó có việc thực hiện thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

b) Về nội dung: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ cấp đất tái định cư cho các hộ thuộc dự án đại lộ Vinh – Cửa Lò:

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận Tải tại Văn bản số 817/SGTVT-QLDA ngày 04/4/2016, UBND thị xã Cửa Lò tại văn bản số 39/BC-UBND ngày 04/4/2016, UBND huyện Nghi Lộc tại Văn bản số 493/UBND-TNMT ngày 07/4/2016 và UBND thành phố Vinh tại Văn bản số 1475/UBND-PTQĐ ngày

35

Page 36: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

08/4/2016 thì: Dự án Đại lộ Vinh – Cửa Lò được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 994/QĐ.UBND-CN ngày 03/3/2010, tuyến có chiều dài 10,832 Km, đi qua địa bàn 03 huyện, thị, thành: thành phố Vinh (3,4Km), huyện Nghi Lộc (4,8Km) và thị xã Cửa Lò (2,632Km). Hội đồng bồi thường GPMB các huyện, thị, thành đã giải phóng mặt bằng được 6,352Km/10,832Km đạt 57% (trong đó: Đất ở, vườn: 0,3Km/3,3Km; đất Nông nghiệp 5,932Km/6,732Km; đất khác 0,12Km/0,8Km).

Từ tháng 01/2014 đến nay dự án không được bố trí nguồn vốn dẫn đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đang tạm dừng. Đến nay, tình hình triển khai của 16 khu tái định cư (gồm 10 khu tái định cư đất ở) của các huyện, thị, thành như sau:

- Thành phố Vinh: Gồm có 05 khu tái định cư đất ở, 01 khu để di dời mồ mả và 01 khu TĐC Trường Tiểu học Nghi Phú 2:

+ Đã thực hiện xong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và đang triển khai công tác xây dựng hạ tầng đối với 02 khu tái định cư đất ở (số 02,03).

+ 03 khu tái định cư đất ở (01,04,05) và khu tái định cư mồ mả, Trường Tiểu học Nghi Phú 2: Hiện chưa bố trí được nguồn kinh phí nên chưa triển khai các công tác GPMB.

- Thị xã Cửa Lò: Gồm có 01 khu tái định cư đất ở đã xây dựng xong khoảng 90% khối lượng nhưng còn 18 lô đất đã được phê duyệt phương án bố trí tái định cư cho các hộ di dời chưa bố trí nguồn vốn để chi trả nên các hộ chưa thể di dời và chưa nộp tiền sử dụng đất tái định cư theo phương án.

- Huyện Nghi Lộc: Gồm có 04 khu tái định cư đất ở, 01 trụ sở UBND xã, 01 trường tiểu học, 02 khu mồ mả.

+ Khu tái định cư đất ở xã Nghi Thạch: Đang triển khai xây dựng, khối lượng đã thực hiện được 70%.

+ Khu tái định cư đất ở số 09 tại xã Nghi Phong: Đã lựa chọn đơn vị thi công, chưa triển khai thực hiện do nguồn vốn chưa được bố trí.

+ Khu TĐC đất ở số 09 tại xã Nghi Phong: Số hộ dân được bố trí TĐC không đồng ý vị trí khu TĐC. Hiện nay UBND tỉnh đã giao UBND huyện Nghi Lộc phối hợp với các Sở, ngành nghiên cứu xem xét.

+ Khu TĐC đất ở số 07 xã Nghi Xuân: Đã có Quyết định cho phép lập dự án đầu tư.

+ Trường tiểu học xã Nghi Phong: Đã phê duyệt chủ trương đầu tư.+ Khu nghĩa trang xã Nghĩa Xuân: Đang tiến hành triển khai thi công phần

đất đã được GPMB, phần còn lại chưa có nguốn vốn để GPMB và xây dựng.+ TĐC trụ sở UBND xã Nghi Phong và Khu nghĩa trang xã Nghi Thạch:

Đã thực hiện xong.38. Về kiến nghi: Việc thu hồi 1.405,1 ha đất của Lâm trường Quế

Phong (theo chủ trương của tỉnh) giao cho huyện Quế Phong để giao cho

36

Page 37: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

nhân dân sản xuất gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.... Và tiếp tục đề nghi Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình UBND tỉnh quyết đinh thu hồi 811 ha diện tích đất Lâm trường để giao cho nhân dân sản xuất nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Trả lời:Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo các Nông, Lâm trường phối hợp với

chính quyền địa phương rà soát đất nông, lâm trường theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội và Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ và sẽ chỉ đạo UBND các huyện giao đất kịp thời cho hộ gia đình cá nhân sau khi nhận đất từ các nông, lâm trường.

39. Về kiến nghi: Đề nghi tỉnh sớm thu hồi diện tích đất ở Túng Ca, Khu B, đất làng 8/3 của Lâm Trường Quy Châu để giao lại cho nhân dân sản xuất.

Trả lời:Ngày 15/3/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức làm việc với

UBND huyện Quỳ Châu về nội dung cử tri kiến nghị. Theo báo cáo của UBND huyện Quỳ Châu thì hiện nay UBND huyện đang hoàn chỉnh hồ sơ để trình UBND tỉnh thu hồi đất của Lâm trường Quỳ Châu. Khi có đầy đủ hồ sơ thu hồi đất, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu UBND tỉnh thu hồi đất theo đúng quy định.

40. Cư tri các xã của huyện Quy Hợp đề nghi UBND tỉnh và huyện có ý kiến với các doanh nghiệp được cấp Giấy phép khai thác cát, sỏi cần tạo điều kiện cho nhân dân được khai thác cát, sỏi làm đường giao thông nông thôn.

Trả lời:Việc can thiệp để nhân dân được vào hoạt động khai thác trong khu vực

cấp phép cho doanh nghiệp là trái với quy định hiện hành về quản lý khoáng sản và trái với luật doanh nghiệp;

Hiện tại địa bàn huyện Quỳ Hợp đã cấp phép thăm dò và phê duyệt trữ lượng khoáng sản cát, sỏi cho 02 doanh nghiệp (Công ty TNHH Phúc Hưng và Công ty cổ phần Thuận Thiên) nhằm đáp ứng nhu cầu cát sỏi xây dựng trên địa bàn, Công ty TNHH Phúc Hưng đã hoàn thành hồ sơ nộp Sở Tài nguyên và Môi trường, tuy nhiên đến nay UBND huyện Quỳ Hợp và UBND các xã liên quan chưa hoàn thành việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 7542/UBND.TN ngày 21/10/2015, theo ý kiến từ UBND huyện Quỳ Hợp thì việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 7542/UBND.TN ngày 21/10/2015 đối với địa bàn Quỳ Hợp là không khả thi, vì nhân nhân không tán thành, để được sớm cấp phép đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực của doanh nghiệp, sự ủng hộ vào cuộc hệ thống chính trị tại Quỳ Hợp và cần đến sự ủng hộ của người dân.

37

Page 38: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

41. Cư tri thành phố Vinh đề nghi các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra công tác xư lý rác thải từ các bệnh viện, giảm ảnh hưởng môi trường; Nên có chủ trương xây dựng đài hóa thân hoàn vũ.

Trả lời:a) Đối với đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra công tác xử

lý rác thải từ các bệnh viện, giảm ảnh hưởng môi trường.Về nội dung này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thường xuyên phối hợp

với Sở Y tế, UBND thành phố Vinh tiến hành kiểm tra, đôn đốc các bệnh viện trên địa bàn tỉnh các hoạt động về bảo vệ môi trường, trên địa bàn thành phố có 03 bệnh viện có lò đốt chất thải y tế nguy hại gồm: Bệnh viện Quân y 4, Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh và Bệnh viện Ung Bướu, tuy nhiên qua kiểm tra, giám sát lò đốt của Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh và bệnh viện Ung Bướu gây ô nhiễm môi trường do hỏng hóc và xuống cấp, nên cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu tạm dừng hoạt động và hiện nay về công tác xử lý rác thải có 21/21 bệnh viện thu gom và xử lý theo đúng quy định, cụ thể: 20/21 bệnh viện đã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý; 01/21 bệnh viện tự xử lý (Bệnh viện Quân Y 4).

Với mục tiêu là 100% bệnh viện trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn thành phố Vinh nói riêng đảm bảo việc quản lý, xử lý chất thải y tế theo đúng quy định, Sở Y tế và các cơ quan chức năng hiện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp được đưa ra trong Đề án tổng thể xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2012 - 2020, có tính đến 2025 cũng như Quyết định số 2399/QĐ-UBND.ĐTXD ngày 12/6/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020.

b) Chủ trương xây dựng đài hóa thân hoàn vũVề chủ trương xây dựng đài hóa thân hoàn vũ: hiện đã có dự án xây dựng

Công viên Nghĩa trang Lam Thành An Lạc Viên tại huyện Hưng Nguyên được chấp thuận chủ trương đầu tư, đang triển khai thủ tục để tiến hành đầu tư.

42. Nhà máy sản xuất bột cá ở Diễn Ngoc (Diễn Châu) gây ô nhiễm môi trường cho các hộ gia đình xung quanh, cần kip thời kiểm tra, xư lý.

Trả lời:Hiện nay ở Diễn Ngọc có 03 nhà máy chế biến bột cá, công suất sản xuất

6-9 tấn/ngày (Công ty TNHH Kim Ngọc Năm, Công ty TNHH Hiền Tuyến, Cơ sở sản xuất bột cá Hùng Châu) đều nằm trong làng nghề chế biến thủy hải sản Ngọc Văn – là làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong danh sách phải xử lý ô nhiễm của chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Cử tri huyện Diễn Châu đã nhiều lần phản ánh về việc các nhà máy chế biến bột cá hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Qua kết quả kiểm tra của UBND huyện Diễn Châu cho thấy các cơ sở chế biến bột cá đều đang khắc phục hệ thống xử lý chất thải, nhưng chưa hoàn thiện

38

Page 39: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

theo đúng quy định, chưa thực hiện quan trắc giám sát chất lượng môi trường đúng tần suất, cụ thể công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở:

- Đối với Công ty TNHH Hiền Tuyến+ Về xử lý khí thải: Công ty đã xây dựng, lắp đặt hoàn thiện hệ thống xử

lý khí thải (hệ thống nước tuần hoàn tưới dập xuống để dập bụi và giảm bớt mùi hôi của khí) và vận hành thường xuyên hệ thống xử lý khí thải để xử lý khí thải trước khi phát tán ra môi trường bên ngoài.

+ Về xử lý nước thải: Đang xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải như đã cam kết tại bản cam kết bảo vệ môi trường đã được UBND huyện xác nhận.

+ Đối với chất thải rắn: Công ty đã hợp đồng với tổ thu gom của xã thường xuyên thu gom vận chuyển về bãi rác thải tập trung của xã.

+ Đối với việc quan trắc, giám sát môi trường định kỳ: Đơn vị có thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường định kỳ và gửi kết quả về cơ quan quản lý.

- Đối với cơ sở sản xuất bột cá Hùng Châu+ Về xử lý khí thải: Cơ sở đã nâng cao chiều cao ống khói đảm bảo quy

định và vận hành thường xuyên hệ thống xử lý khí thải để xử lý khí thải trước khi phát tán ra môi trường bên ngoài.

+ Về xử lý nước thải: Cơ sở chưa hoàn thiện việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải như đã cam kết tại bản cam kết bảo vệ môi trường đã được UBND huyện xác nhận.

+ Đối với chất thải rắn: Cơ sở đã hợp đồng với tổ thu gom của xã thường xuyên thu gom vận chuyển về bãi rác thải tập trung của xã.

- Công ty TNHH Kim Ngọc Năm:+ Về xử lý khí thải, nước thải: Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý khí

thải, nước thải và đang vận hành bình thường. Tuy nhiên, hệ thống xử lý khí thải Công ty đang sử dụng đã cũ, không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Vì vậy, Công ty đã có kế hoạch nâng cấp lại cơ sở hạ tầng, hiện đang xây dựng mới hệ thống xử lý khí thải và nước thải theo công nghệ Thái Lan để đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.

+ Đối với chất thải rắn: Cơ sở đã hợp đồng với tổ thu gom của xã thường xuyên thu gom vận chuyển về bãi rác thải tập trung của xã.

+ Đối với việc quan trắc, giám sát môi trường định kỳ: Đơn vị có thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường định kỳ và gửi kết quả về cơ quan quản lý.

Giải pháp xư lý tiếp theo:- Yêu cầu Công ty TNHH MTV Trung Trinh (Công ty TNHH Kim Ngọc

Năm), Công ty TNHH Hiền Tuyến, Cơ sở sản xuất bột cá Hùng Châu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các biện pháp để nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo khí thải và nước thải đạt QCVN trước khi thải ra môi trường.

- Đề nghị UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND xã Diễn Ngọc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và giám sát các cơ sở chế

39

Page 40: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

biến bột cá tại xã Diễn Ngọc thực hiện khắc phục các tồn tại nêu trên và có biện pháp xử lý nếu các cơ sở vẫn tiếp tục vi phạm về môi trường.

- Về xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho làng nghề Diễn Ngọc: Hiện UBND tỉnh đã có Báo cáo thẩm định gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin thẩm định và cân đối nguồn vốn để đâu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại làng nghề chế biến thủy hải sản Ngọc Văn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; sau khi thỏa thuận được nguồn vốn, sẽ thực hiện đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường theo đúng quy định.

43. Cần kip thời báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máy và khu nhà ở cho công nhân nhà máy xi măng Sông Lam tại xã Bài Sơn, huyện Đô Lương để người dân theo dõi giám sát.

Trả lời:a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máy và

khu nhà ở cho công nhân nhà máy xi măng Sông Lam tại xã Bài Sơn, huyện Đô Lương.

Về Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nêu trên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 297/QĐ-BTNMT ngày 04/02/2016.

Sở Tài nguyên và Môi trường hiện đang đôn đốc, giám sát chủ đầu tư thực hiện: Lập kế hoạch quản lý môi trường trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và gửi kế hoạch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường để được niêm yết công khai.

b) Nhà máy chế biến bột sắn Thanh Chương (xóm Thanh Ngọc) cần kiểm tra, có biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

Tháng 10/2015, cử tri của xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương phản ánh nước thải và khí thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex làm ô nhiễm môi trường gây bức xúc với nhân dân trong vùng.

Thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh giao tại Công văn số 1304/UBND-TH ngày 09/3/2016 về việc giao nhiệm vụ kiểm tra, giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; để xác minh nội dung cử tri phản ánh, ngày 16/3/2016 tại Nhà máy tinh bột sắn Intimex, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các huyện: Thanh Chương, Đô Lương; UBND thị trấn Thanh Chương, UBND xã Nhân Sơn làm việc, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy sắn Intimex, xác minh nội dung kiến nghị của cử tri xã Nhân Sơn. Kết quả buổi kiểm tra cho thấy:

- Về nội dung phản ánh nước thải của Nhà máy gây ảnh hưởng môi trường:

40

Page 41: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Nước thải của Nhà máy chủ yếu phát sinh từ quá trình rửa nguyên liệu, chế biến, lắng, tách bột và nước vệ sinh mặt bằng máy móc thiết bị. Nước thải được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải công nghệ UASB của tập đoàn AES, hệ thống xử lý kỵ khí bằng bể phủ bạt, các hồ Aerotank và các hồ lắng với quy mô công suất xử lý: 3000 m3/ngày đêm.

Theo báo cáo kết quả quan trắc định kỳ năm 2014, năm 2015 của Nhà máy, nước thải sau xử lý của Nhà máy đạt theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Ngoài ra, địa hình của xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương cao hơn Nhà máy nên không có tình trạng nước thải của Nhà máy sắn Intimex gây ảnh hưởng đến người dân của xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương.

Vì vậy, nội dung phản ánh về nước thải của Nhà máy gây ảnh hưởng đến người dân xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương là không có cơ sở.

- Về nội dung phản ánh khí thải của Nhà máy gây ảnh hưởng đến môi trường:Khí thải của Nhà máy phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận

chuyển nguyên vật liệu, từ quá trình chế biến, tinh chế bột sắn và công đoạn xử lý nước thải. Khí thải phát sinh từ trạm xử lý nước thải và hố Biogas được thu gom bằng hệ thống đường ống dẫn vào lò đốt tự động. Khí này được dùng làm nhiên liệu đốt ở lò sấy khô sản phẩm.

Theo báo cáo kết quả quan trắc định kỳ năm 2014, 2015 của Nhà máy, Môi trường không khí và tiếng ồn không có dấu hiệu ô nhiễm.

Tuy nhiên, theo phản ánh của UBND xã Nhân Sơn, có thể tùy vào từng thời điểm, mùi có thể phát sinh khi đến mùa sản xuất, Nhà máy hoạt động vào giai đoạn cao điểm và có gió, làm ảnh hưởng đến người dân xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương.

Giải pháp khắc phục:- Yêu cầu Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex:+ Thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường theo quy định của

pháp luật; Duy trì hệ thống xử lý chất thải vận hành thường xuyên, đảm bảo chất thải sau khi xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường đảm bảo quy chuẩn cho phép, thực hiện nghiêm túc các thủ tục môi trường đã được phê duyệt.

+ Thu gom, xử lý triệt để chất thải rắn sản xuất như vỏ, bã sắn trong ngày; Phun chế phẩm sinh học để tránh phát sinh tình trạng mùi.

+ Vệ sinh sạch sẽ, trồng thêm cây xanh trong khuôn viên nhà máy.+ Mở rộng bãi nguyên liệu có mái che và mương xung quanh thu gom nước rỉ; + Nâng cấp hệ thống mương có nắp dẫn nước thải về hồ xử lý; Thu gom

bùn thải tại các hố ga.+ Lót đáy hoàn toàn các hồ xử lý nước thải.+ Sớm hoàn thiện hồ sơ xác nhận hoàn thành các hạng mục công trình và

hồ sơ chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm môi trường triệt để đưa đơn vị ra khỏi Danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

41

Page 42: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

- Đề nghị UBND huyện Thanh Chương tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Chương;

- Đề nghị UBND các huyện Thanh Chương, Đô Lương, UBND thị trấn Thanh Chương, UBND xã Nhân Sơn nắm rõ thông tin cụ thể của cử tri phản ánh và thông báo kết quả kiểm tra, tuyên truyền cho người dân biết về công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy.

- Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với Nhà máy.

44. Đề nghi các ngành chức năng cấp tỉnh quan tâm giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đất đai giữa một số hộ dân ở xã Yên Hợp, huyện Quy Hợp đến nay vẫn chưa ổn thỏa, nhằm đảm bảo yên dân.

Trả lời:- Ngày 03/3/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số

939/STNMT-TTr đề nghị Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp kiểm tra, rà soát các vụ việc tranh chấp, tố cáo, khiếu nại, kiến nghị mới phát sinh trên địa bàn xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp để chỉ đạo tổ chức giải quyết dứt điểm theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo Luật Đất đai 2013, Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật tố cáo 2011 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Riêng nội dung đơn khiếu nại của bà Hồ Thị Xoan, trú tại xóm Cầu Đá, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An: Khiếu nại phương án bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất xây dựng hạng mục Đập phụ, kênh tiêu thông hồ và kênh tiêu Châu Bình (thuộc dự án xây dựng hồ chứa nước bản Mồng, xã Yên Hợp) bồi thường cho gia đình bà theo loại đất rừng sản xuất là không đúng quy định. Bà Hồ Thị Xoan yêu cầu UBND huyện Quỳ Hợp bồi thường cho gia đình bà theo loại đất trồng cây lâu năm.

+ Ngày 25/01/2016, UBND tỉnh có Công văn số 114/UBND-KT về việc giao Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Tổ công tác liên ngành do Sở Tài nguyên và Môi trường làm Tổ trưởng, đại diện Thanh tra tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia để kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết việc khiếu nại của bà Hồ Thị Xoan, trú tại xóm Cầu Đá, xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

+ Ngày 18/02/2016, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có Quyết định số 79/QĐ-STNMT về việc thành lập Tổ công tác liên ngành để kiểm tra, xác minh nội dung đơn khiếu nại của bà Hồ Thị Xoan theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh;

+ Ngày 28/3/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 1453/STNMT-TTr về việc xử lý kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại của bà Hồ Thị Xoan, có nội dung:

Việc bà Hồ Thị Xoan khiếu nại phương án bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất xây dựng hạng mục đập phụ, kênh tiêu thông hồ và kênh tiêu Châu Bình bồi thường cho gia đình bà theo loại đất rừng sản xuất là không

42

Page 43: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

đúng quy định, bà Xoan đề nghị UBND huyện Quỳ Hợp bồi thường cho gia đình bà theo loại đất trồng cây lâu năm là không có cơ sở để giải quyết.

Việc Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp ban hành quyết định giải quyết lần đầu không đúng nội dung khiếu nại (ban hành quyết định giải quyết khiếu nại với nội dung bà Hồ Thị Xoan khiếu nại Quyết định số 201/QĐ-UBND ngày 21/03/2006 của UBND huyện Quỳ Hợp là không đúng nội dung khiếu nại của bà Hồ Thị Xoan). Vì vậy, để việc giải quyết khiếu nại của bà Hồ Thị Xoan đúng nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật khiếu nại năm 2011; bảo đảm việc thụ lý, giải quyết khiếu nại lần 2 (nếu công dân không đồng ý với quyết định giải quyết lần 1), Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp giải quyết khiếu nại lần đầu đúng nội dung bà Hồ Thị Xoan đang khiếu nại theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Luật khiếu nại 2011.

Ngày 13/4/2016, UBND tỉnh có Văn bản số 2321/UBND.KT giao Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp căn cứ kiến nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết lại vụ việc khiếu nại của bà Hồ Thị Xoan đúng quy định của pháp luật. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp thực hiện nhiệm vụ được Chủ tịch UBND tỉnh giao.

45. Đề nghi tỉnh tập trung giải quyết dứt điểm đơn thư của 21 hộ dân ở xã Lạc Sơn về tranh chấp đất đai tại Bàu Kinh, không để công dân kiến nghi nhiều lần.

Trả lời:Vụ việc đơn thư của 21 công dân xóm 1 và xóm 2, xã Lạc Sơn, huyện Đô

Lương, tỉnh Nghệ An liên quan đến Dự án Khu dân cư đô thị An Thiên Lý tại khu vực Bàu Kịnh, xã Lạc Sơn xảy ra từ năm 2009 (sau khi ông Nguyễn Cảnh Hà - Giám đốc Công ty TNHH An Thiên Lý xin chuyển mục đích sử dụng số diện tích đất nông nghiệp nhận chuyển nhượng của các hộ dân để thực hiện dự án).

- Ngày 29/01/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An có Kết luận thanh tra số 30/UBND.ĐC về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của 21 công dân cho bà Hồng và bà Liên tại vùng Bàu Kịnh, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

- Ngày 27/3/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kết luận số 111/KL-UBND.KT rà soát Kết luận thanh tra số 30/UBND.ĐC ngày 29/01/2011 nêu trên.

- Ngày 08/7/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 2899/QĐ-UBND.KT về việc thu hồi, hủy bỏ Kết luận thanh tra số 30/KL-UBND.ĐC ngày 29/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của 21 công dân cho bà Nguyễn Thị Hồng và bà Nguyễn Thị Kim Liên tại vùng Bàu Kịnh, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An và Kết luận số 111/KL-UBND.KT ngày 27/3/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An rà soát Kết luận thanh tra số 30/UBND.ĐC ngày

43

Page 44: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

29/01/2011; lý do thu hồi, hủy bỏ: để giải quyết khiếu nại của công dân theo quy định của pháp luật.

- Ngày 08/12/2015, UBND huyện Đô Lương có Văn bản số 1259/UBND.TN gửi UBND tỉnh và các ban, ngành về việc xin ý kiến chỉ đạo hướng giải quyết đơn thư của 21 công dân xóm 1 và xóm 2, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

- Ngày 16/12/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 1607/UBND.KT hướng dẫn ông Trần Doãn Sơn, trú tại xóm 2, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An gửi đơn đến Tòa án nhân dân huyện Đô Lương để được giải quyết tranh chấp Hợp đồng dân sự liên quan đến việc chuyển nhượng đất nông nghiệp của 21 hộ gia đình với bà Hồng, bà Liên tại vùng Bàu Kịnh, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

- Ngày 09/3/2016, UBND tỉnh đã có Văn bản số 1304/UBND-TH gửi Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An về việc chỉ đạo Tòa án nhân dân huyện Đô Lương giải quyết đơn khiếu nại, tranh chấp đất đai của 21 hộ dân tại xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương.

- Ngày 18/03/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã có Văn bản số 87/TA-CV về kết quả giải quyết đơn của công dân, trong đó đã nêu rõ: vụ việc 21 hộ dân khởi kiện yêu cầu hủy bỏ Kết luận thanh tra số 111/KL-UBND.KT ngày 27/3/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã được Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ an xét xử sơ thẩm ngày 25/8/2015, quyết định bác yêu cầu khởi kiện. Sau khi xét xử sơ thẩm, người khởi kiện kháng cáo, hiện vụ án đang được Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Đối với vụ án dân sự yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất của 21 hộ dân nêu trên, Tòa án nhân dân huyện đô lương đã nghiên cứu đơn và hướng dẫn các nguyên đơn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Như vậy, hiện nay thẩm quyền giải quyết các nội dung liên quan đến quyền sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực Bàu Kịnh, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương mà trước đây 21 hộ dân đã chuyển nhượng cho bà Hồng và bà Liên thuộc Tòa án nhân dân các cấp.

VI. LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG46. Cư tri phản ánh có nhiều đia phương ngành điện sư dụng đường

điện cũ do nhân dân đóng góp xây dựng trước đây, nay đã hư hỏng trầm trong nhưng chưa được thay thế. Ở nông thôn, hệ thống cột điện, đường dây xuống cấp nghiêm trong, phải dùng cột tre, cột gỗ để chống đỡ mà chưa được bảo dưỡng, nâng cấp có nguy cơ mất an toàn, nhiều khu vực điện quá yếu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt cho nhân dân.

Trả lời:- Thực trạng lưới điện hạ áp nông thôn sau khi công ty Điện lực Nghệ An

tiếp nhận đều trong tình trạng cũ nát, xuống cấp, các trạm biến áp quá tải, bán

44

Page 45: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

kính cấp điện dài dẫn đến chất lượng điện kém, mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân. Tính từ năm 2010 đến nay, Công ty Điện lực Nghệ An đã thực hiện đầu tư, xây dựng cải tạo nâng cấp và đóng điện gần 600 trạm biến áp nhưng chỉ mới xử lý cơ bản được các điểm quá tải. Thời gian qua ngành Điện đã đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng cải tạo riêng cho lưới hạ thế nhưng do lưới điện cũ nát, khối lượng tiếp nhận lớn nên mới cải tạo được 1/3 khối lượng tiếp nhận (cải tạo được 3.828,443 km/ tổng số 11.600 km). Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân, ngành Điện đang tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư thêm các trạm biến áp với dự kiến khoảng 1.500 trạm trong giai đoạn 2015-2018. Tổng số nguồn vốn dự tính cần khoảng 2.500 tỷ đồng mới đáp ứng được nhu cầu cải tạo đường dây hạ áp và trạm biến áp phục vụ nhân dân.

- Giải pháp thực hiện trong thời gian tới: Hiện tại Công ty Điện lực Nghệ An đã thống kê khối lượng cần cải tạo của từng xã đăng ký với Tổng công ty Điện lực miền Bắc phân bổ nguồn vốn về để thực hiện dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường dây có nguy cơ mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân kết hợp với việc điều chỉnh dần quy hoạch lưới điện cho hợp lý.

47. Cư tri đề nghi sớm đưa điện lưới quốc gia đến 4 bản chưa có điện thuộc xã Châu Hội, huyện Quy Châu gồm bản Đơn, bản Xớn và 2 bản Tằn.

Trả lời:Công ty Điện lực Nghệ An đang thực hiện dự án cấp điện nông thôn từ

lưới điện Quốc gia tỉnh Nghệ An với quy mô đầu tư xây dựng lưới điện trung hạ thế cấp điện cho 233 thôn, bản trên địa bàn 54 xã thuộc 08 huyện tỉnh Nghệ An.

Tổng mức đầu tư: 782.211.761.000 đồng (Giai đoạn 2014-2016: 206.533.022.000 đồng; Giai đoạn 2017-2020: 575.678.739.000 đồng).

Hiện tại giai đoạn 1 đã hoàn thành đóng điện về trung tâm của 16/16 xã, hoàn thành đúng tiến độ 100% kế hoạch được giao.

Các bản Đơn, bản Xớn và 2 bản Tằn của xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu nằm trong giai đoạn 2 của dự án, Công ty Điện lực Nghệ An đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế giai đoạn 2 trình Tổng Công ty Điện lực miền Bắc phê duyệt để bắt đầu triển khai trong quý I/2017.

48. Cư tri phản ánh công tác bàn giao, hoàn trả lưới điện hạ áp nông thôn chậm, việc thanh toán tiền nhân dân đóng góp vẫn chưa dứt điểm. Cư tri đề nghi tỉnh chỉ đạo ngành Điện quan tâm tiếp nhận bàn giao lưới điện của các xí nghiệp chè Ngoc Lâm, Hạnh Lâm huyện Thanh Chương; hiện nay nhân dân trong vùng này đang phải trả tiền điện sinh hoạt bằng giá điện kinh doanh.

Trả lời:a) Tiến độ bàn giao lưới điện nông thôn.

45

Page 46: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Công tác giao nhận: Đến thời điểm hiện nay đã có 421/423 xã bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho Công ty Điện lực Nghệ An trực tiếp quản lý, bán điện.

Hiện nay còn 2 xã: xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu; xã Nghi Liên, thành phố Vinh đã đồng ý bàn giao cho điện lực Nghệ An, đã ký thống nhất khối lượng bàn giao với ngành điện, tuy nhiên 02 xã yêu cầu phải hoàn trả tiền mới bàn giao chính thức. Có 02 doanh nghiệp tư nhân là HTX Mê Kông bán điện cho 150 hộ dân thuộc phường Quỳnh Thiện, HTX Quý Vinh bán điện cho 80 hộ dân thuộc xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, xí nghiệp chè Hạnh Lâm, Ngọc Lâm huyện Thanh Chương không đồng ý bàn giao.

Đối với xí nghiệp chè Hạnh Lâm, Ngọc Lâm, đã có nhiều cuộc làm việc giữa ngành Điện và xí nghiệp chè, tuy nhiên chưa có được sự thống nhất của chủ tài sản.

b) Hoàn trả tiền đầu tư cho nhân dân còn chậmPhần lớn lưới điện hạ áp nông thôn được bàn giao ở thời điểm từ khi có

Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BCT-BTC ngày 03/02/2010 của Bộ Công Thương - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn. Việc bàn giao lưới điện trong thời gian này được thực hiện theo hình thức tự nguyện và nguyên tắc giao nhận thỏa thuận giữa hai bên chủ yếu là tăng vốn ngành điện (không hoàn trả vốn).

Sau khi có Thông tư liên tịch số 32/2013/TTLT-BCT-BTC ngày 4/12/2013 của Bộ Công Thương – Bộ Tài chính, tại thời điểm giao nhận, các chủ tài sản không có hồ sơ theo quy định, chứng từ chứng minh cơ cấu nguồn vốn để làm căn cứ cho việc hoàn trả. Tuy nhiên hai bên (HTX và Công ty Điện lực Nghệ An) vẫn lập biên bản xác định cơ cấu nguồn vốn theo khai báo của chủ tài sản để xác định giá trị còn lại của tài sản, triển khai tiếp nhận tài sản, bán điện đến hộ dân. Bên giao và bên nhận đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ để Hội đồng định giá tài sản lưới điện HANT thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, đến nay các đơn vị bàn giao lưới điện chưa hoàn thành các thủ tục hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt giá trị tài sản còn lại để Công ty Điện lực Nghệ An có cơ sở trình Tổng Công ty Điện lực miền Bắc hoàn trả tiền đầu tư cho nhân dân.

c) Giải pháp đẩy nhanh tiến độUBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính ban hành Hướng dẫn việc xác lập hồ sơ,

xác định cơ cấu nguồn vốn, đánh giá giá trị còn lại của tài sản trong trường hợp không còn hoặc không đủ hồ sơ theo quy định để các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện;

Hội đồng định giá tài sản lưới điện hạ áp nông thôn cấp huyện sớm đánh giá giá trị còn lại của tài sản bàn giao trình Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ cho công tác hoàn trả vốn;

46

Page 47: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Công ty Điện lực Nghệ An hoàn thiện hồ sơ trình Tổng Công ty Điện lực miền Bắc xin cấp vốn để hoàn trả tiền đầu tư cho nhân dân.

49. Cư tri đề nghi kip thời di dời các cột điện nằm trong vườn nhà dân và ở giữa các tuyến đường.

Trả lời:Lưới điện hạ áp nông thôn trước đây chủ yếu do nhân dân xây dựng tự

phát, các xã mở đường nông thôn mới nhưng không giải phóng mặt bằng nên còn tình trạng cột điện nằm trong vườn nhà dân và ở giữa các tuyến đường giao thông. Khi tiếp nhận bàn giao, hiện trạng lưới điện được UBND cấp xã, UBND cấp huyện xác nhận trong bản vẽ mặt bằng và có bản cam kết của xã không vi phạm hành lang lưới điện. Để giải quyết những tồn tại này, ngành Điện sẽ thực hiện khi kết hợp cải tạo lưới.

VII. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO50. Về kiến nghi: Việc thu tiền xã hội hóa trong các nhà trường thời

gian qua thực chất là thu tiền xây dựng trường hoc, Nhà nước cần có quy đinh cụ thể mức thu của từng cấp hoc, từng vùng miền để dễ thực hiện, hiện nay mỗi trường, mỗi đia phương có mỗi cách làm khác nhau, có mức thu khác nhau gây khó khăn cho nhà trường, dễ xẩy ra tiêu cực; mặt khác không tạo được sự đồng thuận cao cho phụ huynh. Đề nghi quy đinh mức đóng góp xây dựng trường hoc để người dân có trách nhiệm cùng với Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng. Vì hiện nay mặc dù xã hội hóa là "Tự nguyện” nhưng thực chất là bắt buộc Nhân dân đóng góp.

Trả lời:a) Nguyên tắc thực hiện xã hội hóa trong các nhà trườngViệc thực hiện thu xã hội hóa giáo dục trong các trường học thực hiện

theo nguyên tắc sau đây:- Tự nguyện, đúng mục đích: Việc huy động và tiếp nhận các khoản đóng

góp của xã hội cho các trường phải quán triệt nguyên tắc tự nguyện giữa hai bên. Nhà trường không được coi bất kỳ hình thức đóng góp nào như là một điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục và không được qui định mức đóng góp cụ thể để ép buộc đối với các đối tượng tham gia đóng góp. Đồng thời, bên đóng góp cũng không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường. Các trường khi tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích các nguồn thu đã huy động.

- Dân chủ, công khai, minh bạch: Quá trình quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện phải đảm bảo yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định tại Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và Thông tư số

47

Page 48: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đóng góp tự đứng ra tổ chức thực hiện việc xây dựng, mua sắm, lắp đặt với sự thỏa thuận và hướng dẫn của nhà trường.

Như vậy, theo quy định việc huy động tiền xã hội hóa giáo dục để tăng cường CSVC quán triệt theo nguyên tắc tự nguyện, không cào bằng.

b) Sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạoHằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản chỉ

đạo các đơn vị trực thuộc Sở, các phòng giáo dục và đào tạo quản lý việc thu, chi các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn. Đồng thời, cử các đoàn thanh tra thanh tra tại các đơn vị trường học, trực tiếp làm việc và kiểm tra các khoản thu chi, báo cáo và xử lý các khoản thu sai khi có xảy ra vi phạm tại các nhà trường. Cụ thể, năm học 2015-2016, Sở GD đã ban hành Công văn số 1326/SGD&ĐT-KHTC ngày 18 tháng 8 năm 2015 về hướng dẫn thực hiện các khoản thu chi đầu năm học 2015-2016, Công văn số 1561/SGD&ĐT-VP ngày 15/9/2015 về việc yêu cầu thực hiện nghiêm túc các khoản thu đầu năm học; Kết luận thanh tra số 2200/KL-SGD&ĐT ngày 03/11/2015 kết luận thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện các khoản thu đầu năm học 2015-2016.

Sau khi có kết luận thanh tra, Sở GD đã yêu cầu xử lý các đơn vị có sai phạm trong thực hiện các khoản thu, chi đầu năm học.

c) Kiến nghị, đề xuất- Cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể các cấp làm tốt hơn công tác tuyên

truyền thực hiện các khoản thu, phối hợp với nhà trường trong việc tham gia vận động các tổ chức, các tầng lớp nhân dân ủng hộ, đóng góp để tăng cường CSVC nâng cao hiệu quả giáo dục;

- Việc thực hiện tốt và đúng các khoản thu là điều kiện đảm bảo cho công tác dạy và học của các nhà trường, tuy nhiên trên thực tế việc huy động “tự nguyện”, “thoả thuận”, “vận động” chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển của giáo dục.

- Trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu UBND tỉnh, HĐND tỉnh xem xét để ban hành cơ chế huy động cụ thể hơn như quy định khung mức thu tiền xã hội hoá cho từng vùng miền đúng quy định của Pháp luật.

51. Cư tri thành phố Vinh đề nghi tỉnh có chủ trương cho trường mầm non trên đia bàn thành phố được dạy hoc cả dip hè và ngày thứ bảy hàng tuần.

Trả lời:UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 5674/QĐ-UBND ngày 02/12/2015

về việc ban hành Kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong ngày nghỉ, ngày hè trong các trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số

48

Page 49: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

06/2016/QĐ-UBND ngày 08/01/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định mức thu thỏa thuận tối đa dối với hình thức tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong ngày nghỉ, ngày hè trong các trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Ngày 15/3/2016, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính đã ban hành Hướng dẫn liên ngành số 340/LNSGD&ĐT-TC hướng dẫn việc quản lý thu và sử dụng kinh phí tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong ngày nghỉ, ngày hè trong các trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

52. Cư tri huyện Con Cuông phản ánh: Tại huyện Con Cuông số lượng biên chế giáo viên ở cấp tiểu hoc theo quy đinh về biên chế giáo viên phải có ít nhất là 1,5 giáo viên/lớp nhưng huyện Con Cuông được tỉnh giao là 1,29 giáo viên/lớp, trong khi đó để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ngoài các tiêu chí khác thì yêu cầu phải có đủ số giáo viên là 1,5 giáo viên/lớp. Đề nghi tỉnh có giải pháp khắc phục tình trạng trên.

Trả lời: * Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, biên chế giáo viên qui định:

- Đối với trường tiểu học dạy 1 buổi trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,20 giáo viên trong 1 lớp;

- Đối với trường tiểu học dạy 2 buổi trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,50 giáo viên trong 1 lớp;

- Biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông, đặc điểm về công tác giáo dục của địa phương và khả năng ngân sách. * Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nêu: Bảo đảm đủ số lượng giáo viên để dạy các môn học bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với trường tiểu học dạy một buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,2 giáo viên/lớp; đối với trường tiểu học dạy hai buổi trong ngày có ít nhất bình quân 1,5 giáo viên/lớp. * Hiện nay theo khả năng ngân sách địa phương, UBND tỉnh giao theo định mức như sau: - Giáo viên ngoại ngữ giao theo tiến độ triển khai đề án ngoại ngữ đã được UBND tỉnh thông qua (định mức tối đa là 0,1 GV/lớp); - Giáo viên tiểu học dạy các môn cơ bản, giáo viên âm nhạc, giáo viên thể dục và giáo viên mỹ thuật: Giao biên chế 1,2 GV/lớp đối với vùng thuận lợi, giao biên chế 1,35 GV/lớp đối với các xã đặc biệt khó khăn;

49

Page 50: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

- Phần còn lại của giáo viên tiểu học dạy các môn cơ bản, giáo viên thể dục và giáo viên tin học để đảm bảo tỷ lệ 1,5GV/lớp: Thực hiện theo Quyết định số 1517/QĐ-UBND.VX ngày 20/4/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, bán trú tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp Sở Tài chính, Sở Nội vụ để tổng hợp nhu cầu hợp đồng giáo viên, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Như vậy đối với huyện Con Cuông nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, giáo viên tiểu học cơ bản đã có đủ để xây dựng trường chuẩn. Ở Con Cuông, một số trường vùng ĐBKK do chưa có giáo viên ngoại ngữ và tin học nên tỷ lệ GV chỉ có 1,35 GV/lớp.

53. Về kiến nghi: Các trường mầm non trên đia bàn Con Cuông đang thực hiện bán trú cho hoc sinh, tuy nhiên “cô dinh dưỡng” không có quy đinh được hưởng trợ, phụ cấp mà do phụ huynh đóng góp. Đối với Con Cuông là huyện miền núi còn rất khó khăn, đề nghi tỉnh hỗ trợ.

Trả lời: Thông tư số liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập quy định:

- Về định mức số lượng người làm việc: Gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, giáo viên và tối đa không vượt quá 02 người để thực hiện nhiệm vụ về kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ;

- Về lao động hợp đồng: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non có tổ chức bán trú thì được hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn như sau: Cứ 35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo thì được ký 01 lao động hợp đồng để bố trí vào vị trí nấu ăn.

Như vậy, trong trường mầm non chỉ có lao động hợp đồng nấu ăn chứ không có khái niệm “cô dinh dưỡng”, không được giao trong định mức số người làm việc nên không được tính khi giao biên chế quỹ lương. Người nấu ăn hiện nay do Hiệu trưởng ký hợp đồng thuê khoán. Tuy nhiên còn có khó khăn bất cập: - Việc chi trả tiền công cho người nấu ăn ở các trường chưa có sự thống nhất do phụ thuộc vào nguồn kinh phí của đơn vị;

- Về nguồn kinh phí chi trả: Một số trường đã sử dụng kinh phí hoạt động của trường do ngân sách cấp và phần thu từ học phí; UBND một số huyện đã cân đối hỗ trợ kinh phí (tăng thêm trong kinh phí hoạt động để chi trả); còn lại hầu hết các trường thực hiện vận động sự đóng góp của cha mẹ học sinh do nguồn ngân sách cấp cho các đơn vị thấp, không đủ để chi trả;

50

Page 51: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

- UBND tỉnh không giao chỉ tiêu hợp đồng người nấu ăn vì không có trong qui định định mức số người làm việc, nên không đủ cơ sở để hỗ trợ kinh phí; - Do nguồn kinh phí không ổn định nên liên ngành cũng chưa có hướng dẫn việc lao động hợp đồng nấu ăn (tiêu chuẩn, trình độ nghề nghiệp) và chi trả tiền công để có sự thống nhất thực hiện trong toàn tỉnh.

Hướng xử lý:Tại Thông báo số 184/TB-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Nghệ An

thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường tại buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh đồng ý chủ trương và giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh ban hành hướng dẫn định mức về số lượng, mức lương, cơ chế hợp đồng và thu chi để các đơn vị thực hiện bố trí và dự toán kinh phí đối với người nấu ăn ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú và các trường mầm non công lập và các nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP trong các cơ sở giáo dục theo đúng quy định hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Sở Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Sở Nội vụ và Sở Tài chính để triển khai thực hiện Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh. Trong khi chưa có quy định của UBND tỉnh, đề nghị UBND các huyện: Khi phân khai kinh phí hoạt động hàng năm cho các đơn vị trường học, tùy theo khả năng ngân sách, tạm thời cân đối định mức kinh phí chi trả cho người nấu ăn các trường theo số lượng học sinh bán trú, tạo điều kiện cho các trường được chủ động trong việc hợp đồng, chi trả lương và thanh toán.

54. Về kiến nghi: Đề nghi bãi bỏ thủ tục xác nhận của UBND cấp huyện trong giấy ưu tiên đối với hoc sinh và sinh viên là người dân tộc thiểu số và hoc sinh vùng miền núi, vì hiện nay các đối tượng phải đến UBND huyện xác nhận mất thời gian vì thực tế chỉ cần xác nhận của UBND xã, thi trấn là được.

Trả lời:Việc quy định thủ tục xác nhận trong giấy ưu tiên đối với học sinh và

sinh viên là người dân tộc thiểu số và học sinh vùng miền núi thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành Trung ương. Cử tri cần nêu rõ việc xác nhận giấy ưu tiên để hưởng chế độ, chính sách nào cụ thể để kiến nghị với Bộ, ngành liên quan.

Về những thủ tục liên quan đến lĩnh vực giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể như sau:

- Đối với việc ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng: Yêu cầu nộp Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu. Được quy định tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26.02.2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đối với miễn giảm tiền học phí: Được quy định cụ thể tại Điều 7, Điều 8 Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGD&ĐT- BTC-BLĐTBXH ngày 30.5.2014 về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày

51

Page 52: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

14.05.2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15.7.2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP, gồm:

+ Đơn đề nghị miễn giảm học phí theo mẫu xác nhận của nhà trường;+ Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu thường trú do UBND xã, thị trấn cấp.Như vậy học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số và học sinh vùng

miền núi được hưởng các chế độ ưu tiên chỉ cần xác nhận của UBND xã, thị trấn là đúng theo quy định.

55. Cư tri phản ánh việc cấp nguồn kinh phí để thực hiện chế độ cho hoc sinh, sinh viên theo Nghi đinh 49/2010/NĐ-CP thường rất chậm, gây sự bất bình cho người dân.

Trả lời:Kinh phí thực hiện chế độ thuộc Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày

14/5/2010 của Chính phủ được giao trong dự toán ngân sách hàng năm, cụ thể:- Năm 2014: UBND tỉnh đã giao cho các huyện, thành phố, thị xã tại

Quyết định số 6038/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2013 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2014.

- Năm 2015: UBND tỉnh đã giao cho các huyện, thành phố, thị xã tại Quyết định số 7067/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2014 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2015.

Như vậy, nguồn kinh phí để thực hiện chế độ cho học sinh, sinh viên thuộc Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ được UBND tỉnh giao cho các huyện, thành phố, thị xã đúng thời gian theo quy định hiện hành. Trên cơ sở đó UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm và chủ động chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng trên địa bàn.

Việc phản ảnh của cử tri cần nêu địa chỉ cụ thể để UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra lại thông tin xử lý kịp thời.

VIII. LĨNH VỰC Y TẾ56. Về các kiến nghi: Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn chất lượng chuyên

môn kém, đề nghi không ép người dân khám chữa bệnh bảo hiểm ở bệnh viện này, việc chuyển viện còn khó khăn cho người dân; Việc quản lý kinh phí bảo hiểm y tế quá lỏng lẻo, nhất là các cơ sở điều tri như bệnh viện thường kê thêm danh mục vào đơn thanh toán. Đề nghi tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ bảo vệ quyền lợi cho người dân.

Trả lời:a) Về việc quy định đăng ký BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT- Theo Quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015

của Bộ Y tế: Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh,

52

Page 53: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 của Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 quy định: Từ 01/01/2016 thông tuyến huyện trên cùng địa bàn toàn quốc do vậy người tham gia BHYT dù đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu bất cứ cơ sở KCB nào đều được lựa chọn khám chữa bệnh BHYT từ bệnh viện tuyến huyện trở xuống trên địa bàn toàn quốc đều được coi là đúng tuyến, người tham gia BHYT tự lựa chọn cơ sở KCB tuyến huyện phù hợp để khám và điều trị. Như vậy, việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Phủ Diễn là do người dân tự quyết định, chứ không phải do cơ quan nào ép buộc.

- Thực hiện việc chuyển tuyến của các cơ sở KCB BHYTCác trường hợp mà bệnh nhân yêu cầu chuyển tuyến chủ yếu không theo

yêu cầu chuyên môn mà theo nhu cầu của người bệnh, theo tâm lý muốn đươc KCB ở tuyến tỉnh; Một số trường hợp đến thẳng tuyến trên và được chỉ định điều trị nội trú, sau đó quay về nơi đăng ký BHYT ban đầu xin chuyển tuyến. Các trường hợp trên đều không đúng với quy chế chuyên môn và quy định chuyển tuyến của Bộ Y tế gây áp lực cho cơ sở KCB BHYT.

b) Công tác quản lý kinh phí BHYT tại các cơ sở KCBCông tác khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT

được cơ quan BHXH phối hợp cơ sở khám chữa bệnh giám sát chặt chẽ theo quy trình giám định của BHXH Việt Nam ban hành. Hiện nay tại các cơ sở KCB BHYT đều có giám định viên thường trực hoặc không thường trực chịu trách nhiệm giám định chi phí KCB BHYT tại cơ sở đó. Công tác thanh toán chi phí KCB BHYT ngoài sự giám sát của cơ quan được giao nhiệm vụ, việc giám sát của người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh không kém phần quan trọng, vì người đi khám bệnh có quyền từ chối các chi phí không thực hiện mà vẫn kê vào thanh toán. Hàng quý cơ quan BHXH tỉnh phối hợp với Sở Y tế thành lập nhiều đoàn kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp Luật về BHYT trên địa bàn toàn tỉnh phát hiện và chẩn chỉnh kịp thời những tồn tại vướng mắc, kiên quyết từ chối thanh toán các chi phí sai qui định. Tuy nhiên việc cử tri phản ánh cơ quan quản lý tiếp thu nhưng việc phản ánh của cư tri chưa cụ thể nên công tác xử lý cá nhân và tập thể vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. Đề nghị cử tri phản ánh từng vụ ciệc thật cụ thể để Sở Y tế tiếp nhận xử lý theo đúng quy định của Pháp luật.

c) Giải pháp khắc phục Sở Y tế đã triển khai một số giải pháp sau:- Giao trách nhiệm cho người đứng đầu các đơn vị KCB phải chịu trách

trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT nhất là quản lý nguồn quỹ BHYT theo quy định của pháp luật; nhất là thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số

53

Page 54: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

29/2012/CT-UBND ngày 10/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường trách nhiệm trong sử dụng, quản lý quỹ BHYT; Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHYT tại cơ sở KCB.

- Ban hành các Công văn chỉ đạo: Số 1015/SYT-NVY ngày 05/5/2015 về việc Tăng cường nâng cao chất lượng thực hiện chính sách BHYT; Số 2421/SYT-NVY ngày 28/9/2015 chấn chỉnh thủ tục hành chính KCB BHYT; Số 2490/SYT-NVY ngày 07/10/2015 về việc Chấn chỉnh một số tồn tại trong KCB BHYT; Số 849/SYT-NVY ngày 19/4/2016 về việc thực hiện Chỉ thị 06 của Bộ Y tế; Đường dây nóng từ Sở Y tế đến các Cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận giải quyết các vướng mắc của Bệnh nhân khi đi khám bệnh, chữa bệnh một cách nhanh chóng kịp, hiệu quả và đúng qui định.

- Tuyên truyền chính sách pháp luật về BHYT, các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia BHYT.

- Công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp Luật về BHYT được thực hiện thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.

57. Về kiến nghi: Đề nghi Trung ương, tỉnh có chính sách cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc Kinh đã đinh canh, đinh cư lâu năm tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. Bảo hiểm y tế tự nguyện cho phép tham gia từng người, thay cho phải tham gia cả gia đình vì nông dân nghèo không đủ điều kiện đóng bảo hiểm cả nhà.

Trả lời: a) Theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 12 của Luật số 46/QH13 ngày

13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT là: Người thuộc gia đình hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo đều do ngân sách đóng bảo hiểm y tế. Như vậy người định canh, định cư tại các vùng nói trên đều được nhà nước cấp thẻ BHYT.

b) Tham gia BHYT theo hộ gia đìnhLuật số 46/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật BHYT, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015. Một trong những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội đó chính là quy định nhóm đối tượng tham gia BHYT tự nguyện trước đây thành loại hình BHYT bắt buộc tức toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu (hoặc sổ tạm trú) đều phải tham gia BHYT.

Đây là một điểm mới thể hiện quyết tâm chính trị nhằm thúc đẩy thực hiện BHYT toàn dân theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết 21-NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020.

54

Page 55: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Về quy định khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình. Đây là hình thức mà các quốc gia hiện nay đang thực hiện để bao phủ tỷ lệ tham gia BHYT, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân. Luật BHYT cũ đã quy định việc tham gia BHYT theo hộ gia đình nhưng chưa quy định bắt buộc 100% thành viên phải tham gia, nên tính tuân thủ chưa cao, chỉ có người ốm mới tham gia BHYT, tạo nên tình trạng lựa chọn ngược. Khi tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia sẽ được giảm dần mức đóng từ thành viên thứ 2 trở đi. Người thứ 2,3,4 trở đi đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở đi mức đóng bằng 40% của người thứ nhất, đảm bảo sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình. Còn những đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo đã được nhà được hỗ trợ mức đóng lần lượt là 100%; 70%. Như vậy các hộ gia đình còn lại việc tham gia BHYT theo hộ gia đình như quy định tại Luật BHYT sửa đổi là phù hợp với việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân vào năm 2020.

c) Các giải pháp trong thời gian tới- Tăng cường công tác tuyên truyền Luật BHYT và vận động người dân

tham gia. Phối hợp với Sở Thông tin truyền thông, Báo Nghệ An, Đài Phát thanh và Truyền hình, Tỉnh đoàn, Hội phụ nữ và các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể và các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền phù hợp.

- Cải cách thủ tục hành chính về việc mua thẻ BHYT để người dân dễ tiếp cận và sử dụng thẻ BHYT trong KCB.

- Thực hiện các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng của hệ thống Đại lý thu BHYT trên địa bàn.

- Ban hành một số chính sách hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT đối với Hộ cận nghèo, người nhiễm HIV/AIDS...

- Tăng cương nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, triển khai các kỹ thuật mới ở các tuyến....nhằm đáp ứng yêu cầu KCB của người tham gia BHYT.

58. Nhân dân băn khoăn trước thực trạng thời gian gần đây các loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ em ở một số nơi gây tai biến nguy hiểm nên lo lắng khi đưa trẻ đi tiêm chủng. Đề nghi ngành y tế cần có sự quản lý, nghiên cứu trả lời để làm yên lòng nhân dân.

Trả lời:Vấn đề cử tri lo lắng là có sơ sở, trong những năm qua, trên địa bàn cả

nước nói chung, Nghệ An nói riêng đã xảy ra một số tai biến nặng sau tiêm chủng, thậm chí có những tai biến dẫn đến tử vong. Đặc biệt, kể từ năm 2010, khi đưa vắc xin Quinvaxem (5 trong 1) để phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và bệnh do Haemophilus influenzae týp B vào sử dụng thì tỷ lệ tai biến sau tiêm chủng có xu hướng tăng lên. Tính từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã sử dụng 1.035.196 liều vắc xin Quinvaxem và cũng đã ghi nhận có 6 trường hợp tai biến nặng dẫn đến tử vong (chiếm 5,8/1 triệu liều). Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tai biến nặng đối với

55

Page 56: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Quinvaxem là từ 1 - 20/triệu liều. Vì vậy, WHO vẫn khuyến khích Việt Nam sử dụng Quinvaxem để tiêm chủng cho trẻ.

Trong thời gian qua, Sở Y tế đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm hạn chế tai biến xảy ra, đặc biệt là hạn chế tối đa các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng dẫn tới tử vong, cụ thể:

- Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế có phòng tiêm thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn tiêm chủng.

- Tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng cho 530 cơ sở y tế từ bệnh viện tuyến tỉnh đến Trạm Y tế xã có phòng tiêm chủng. Các đơn vị được cấp chứng nhận bắt buộc phải đủ các điều kiện về an toàn tiêm chủng được quy định tại Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng (Chỉ những cơ sở được cấp giấy chứng nhận có đủ điều kiện tiêm chủng mới được triển khai tiêm chủng cho các cháu).

- Tổ chức tập huấn và cấp giấy chứng nhận đã tham gia lớp an toàn tiêm chủng cho 100% cán bộ tiêm chủng tại các cơ sở có phòng tiêm chủng (Chỉ những cán bộ được cấp giấy chứng nhận về an toàn tiêm chủng mới được tiêm chủng cho các cháu).

- Đảm bảo thực hiện đúng quy trình tiêm chủng, trong đó việc khám sàng lọc phải được thực hiện nghiêm túc để phát hiện ra các trường hợp thuộc chỉ định hoãn tiêm (tim bẩm sinh, bệnh cấp tính, nhẹ cân...).

- Cung cấp bổ sung dây chuyền lạnh (tủ lạnh, phích vắc xin, nhiệt kế) cho các Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y tế xã, đặc biệt, gần đây đã cung cấp 35 bộ thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động cho tất cả các Trung tâm y tế tuyến huyện.

- Tăng cường công tác truyền thông vận động cộng đồng trong việc thực hiện an toàn tiêm chủng: Gia đình cung cấp các thông tin về tình trạng sức khỏe của trẻ trước tiêm chủng để góp phần đảm bảo chỉ định tiêm đúng đối tượng; theo dõi trẻ sau khi đưa trẻ về nhà để thông báo cho cơ sở y tế kịp thời trong các trường hợp bất thường;...

- Tiến hành điều tra nghiêm túc, kịp thời các trường hợp tai biến xảy ra sau tiêm chủng để có văn bản trả lời cấp trên, chính quyền địa phương và gia đình, đồng thời rút kinh nghiệm chỉ đạo tiếp tục triển khai.

IX. LĨNH VỰC NỘI VỤ59. Các kiến nghi liên quan đến những người hoạt động không

chuyên trách ở xã, phường, thi trấn và xóm, khối, bản.- Cử tri Thành phố Vinh đề nghị xem xét, đánh giá lại tình hình thực hiện

Quyết định số 14 ngày 27/01/2014 của UBND tỉnh về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản. Có một số chức danh thuộc các tổ chức ở phường, khối đã làm việc từ lâu nhưng không được hưởng chế độ phụ cấp (Ở phường

56

Page 57: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

gồm: Chủ tịch cựu Giáo chức, Chủ tịch Hội người bảo trợ người tàn tật- trẻ mồ côi, Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi, Phó Chủ tịch cựu TNXP, Phó Chủ tịch Hội chữ thập đỏ, Thanh tra nhân dân; Ở khối gồm: Chi hội trưởng Chữ thập đỏ, Khuyến học, Thanh niên xung phong, Thanh tra nhân dân, Tổ trưởng dân cư, Vệ sinh viên khối phố).

- Một số chức danh có phụ cấp thấp, chỉ 1 hoặc 1,1 hệ số lương cơ bản như: Chủ tịch Hội người cao tuổi, Phó Chủ tịch MTTQ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng, Trưởng ban công tác Mặt trận khối... Đề nghị tỉnh quy định mức phụ cấp tối thiểu để địa phương nào tự cân đối được ngân sách thì địa phương đó chủ động hỗ trợ thêm để họ an tâm công tác.

- UBND xã, phường, thị trấn không có thủ quỹ, yêu cầu công chức kiêm nhiệm là không phù hợp vì công chức không có chức năng thủ quỹ, trong lúc lượng thu, chi tiền mặt ở phường, thị trấn là rất lớn (lương, phụ cấp, bảo trợ xã hội, tiền đền bù GPMB…; Mặt khác, trụ sở phường, xã, thị trấn có giá trị tài sản lớn, có nhiều tài liệu quan trọng liên quan đến an ninh, an toàn, bảo mật nhưng không có hợp đồng bảo vệ. Đề nghị tỉnh nghiên cứu, xem xét.

Trả lời:- Hiện nay, chế độ chính sách đối với những người hoạt động không

chuyên trách đang áp dụng theo Nghị quyết số 117/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của HĐND tỉnh, Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của UBND tỉnh về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Về các nội dung phản ánh, đề nghị của cử tri nêu trên liên quan đến chính sách cán bộ cấp phó đối với các đoàn thể khác ở xã và ở xóm. Thời gian tới, gắn với việc triển khai Kế hoạch số 199-KH/TU ngày 23/7/2015 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, giao ban cán sự đảng UBND tỉnh tham mưu việc khoán kinh phí chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản, Sở Nội vụ sẽ tiếp tục nghiên cứu phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND theo tinh thần khoán kinh phí hoạt động để các địa phương chủ động bố trí số lượng, chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản.

60. Cư tri dân tộc H’Mông kiến nghi tỉnh quan tâm bố trí, tuyển dụng, luân chuyển cán bộ là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc H’Mông vào các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận - các đoàn thể ở cấp tỉnh.

Trả lời:- Công tác tuyển dụng, bố trí, luân chuyển đội ngũ cán bộ là người dân tộc

thiểu số nói chung và người dân tộc H’mông nói riêng trong thời gian qua đã

57

Page 58: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, thể hiện qua việc bố trí cơ cấu, thành phần nhân sự tại kỳ Đại hội Đảng các cấp thời gian vừa qua và kỳ bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Để chỉ đạo việc tiếp nhận, tuyển dụng người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công văn số 6282/UBND-TH ngày 27/8/2014 về việc ưu tiên tiếp nhận, tuyển dụng người dân tộc thiểu số. Trong quá trình tham mưu thực hiện việc xét tuyển công chức về các huyện miền núi, Sở Nội vụ đã tham mưu trình UBND tỉnh ưu tiên tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào công chức, trong đó người dân tộc H’mông: tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển vào UBND huyện Kỳ Sơn đối với ông Và Bá Xừ người dân tộc H’mông, tốt nghiệp Đại học Y khoa theo chế độ cử tuyển, …; tham mưu kế hoạch thi tuyển bổ sung năm 2014 vào Ban Dân tộc tỉnh, kết quả tuyển dụng được 01 người dân tộc Khơ mú (bà Moong Thị Bún, tốt nghiệp đại học ngành Quản lý giáo dục), …

- Thực hiện Thông tư 02/2014/TTLT-BNV-UBDT ngày 11/9/2014 của liên bộ Nội vụ, Uỷ ban dân tộc Trung ương quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, Sở Nội vụ đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh để xây dựng dự thảo hướng dẫn triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tại Thông tư 02/2014/TTLT-BNV-UBDT chưa quy định rõ việc xác định tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp để làm căn cứ tuyển dụng, do vậy việc ban hành hướng dẫn thực hiện đang còn vướng mắc.

- Ngày 14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới. Trong thời gian tới, trên cơ sở hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, Sở Nội vụ sẽ phối hợp với Ban Dân tộc và các ngành liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó sẽ xác định tỷ lệ, cơ cấu hợp lý người dân tộc thiểu số nói chung và người dân tộc H’mông nói riêng trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

61. Cư tri một số xã trên đia bàn huyện Quy Hợp có kiến nghi việc thực hiện Quyết đinh số 59/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An về thu hút trí thức trẻ về công tác tại các xã nghèo, trên đia bàn huyện Quy Hợp có 27 sinh viên về công tác, đến nay đã hết thời hạn theo quy đinh. Đề nghi UBND tỉnh xem xét việc giải quyết công việc tiếp theo cho số sinh viên nêu trên.

Trả lời:- Về chính sách trên, theo Nghị quyết HĐND tỉnh và Quyết định số

59/2010/QĐ-UBND ngày 12/8/2010 của UBND tỉnh thực hiện đến hết năm 2015. - Thực hiện Thông báo số 12-TB/TU ngày 04/11/2015 của Tỉnh ủy về ý

kiến kết luận của Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại cuộc làm việc với Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh đồng ý cho chủ trương tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ

58

Page 59: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

giảm nghèo tại Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND đối với 42 xã nghèo thuộc 8 huyện trong giai đoạn 2016- 2020. Hiện nay Sở LĐTB&XH (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh) đang tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định để tiếp tục thực hiện Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND giai đoạn 2016 - 2020, sau khi có quyết định chính thức của UBND tỉnh, Sở Nội vụ sẽ hướng dẫn cụ thể để các huyện có liên quan tiếp tục thu hút trí thức trẻ về giúp đỡ các xã nghèo theo quy định.

62. Các kiến nghi liên quan đến công tác Hội- Đề nghị có chính sách hỗ trợ các chế độ phụ cấp cho Hội cựu TNXP.- Chế độ phụ cấp cho cán bộ hội nạn nhân chất độc da cam theo quy

định của Chính phủ là 1.0 hệ số lương cơ bản nhưng Nghệ An mới được hưởng 0.5. Đề nghị tỉnh quan tâm giải quyết.

Trả lời:Chế độ phụ cấp cho cán bộ Hội nạn nhân chất độc da cam, Hội cựu

TNXP: Câu hỏi trên chưa rõ cử tri hỏi mức phụ cấp chức vụ thuộc chức danh nào (Chủ tịch, Phó Chủ tịch hay Ủy viên thường trực hội) và đó là phụ cấp chức vụ lãnh đạo chuyên trách hay chế độ thù lao cho người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo:

- Đối với chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo chuyên trách tại hội, hiện nay đang thực hiện theo Thông tư 199/TCCP ngày 16/5/1994 về hướng dẫn phụ cấp chức vụ lãnh đạo chuyên trách của hội.

- Đối với phụ cấp chức vụ cho người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội đặc thù: Thực hiện Thông báo số 880-TB/TU ngày 18/9/2013 của BTV Tỉnh ủy Nghệ An về thực hiện chế độ thù lao đối với lãnh đạo chuyên trách các hội đặc thù, trong đó quy định: Chỉ thực hiện ổn định 15 hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi tỉnh đã được UBND tỉnh có Quyết định công nhận; Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh Quy định chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội có tính chất đặc thù, Sở Nội vụ đã thẩm định xong và đề nghị Sở Tài chính tham mưu thực hiện chế độ thù lao cho các tổ chức hội đặc thù hoạt động trong phạm vi tỉnh.

- Đối với Hội cấp huyện, xã, hiện tại chưa được công nhận là hội đặc thù của UBND tỉnh, do đó UBND tỉnh chưa quy định cụ thể mức thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các cấp hội. Việc phân bổ kinh phí hàng năm hỗ trợ cho các hội đặc thù và các tổ chức xã hội cấp huyện, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 24/8/2012 về việc phân cấp đảm bảo, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Do đó, tùy vào điều kiện của địa phương, UBND huyện quyết định mức phụ cấp cho chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các cấp hội.

59

Page 60: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

63. Cần thực hiện thí điểm cơ chế thi tuyển cán bộ lãnh đạo; đề nghi giảm biên chế đối với những cán bộ không có trình độ, năng lực.

Trả lời:- Vấn đề thi tuyển chức danh lãnh đạo: Năm 2010, Nghệ An đã thí điểm thực

hiện thi tuyển cán bộ lãnh đạo cấp phòng, ban thuộc các sở, ban, ngành. Trong đó, Sở Nội vụ được chọn làm thí điểm và đã thi tuyển được hai chức danh Phó trưởng phòng. Hiện nay, đang chờ chủ trương, đề án của Chính phủ về thi tuyển lãnh đạo các cấp.

- Vấn đề tinh giản biên chế: Hiện nay, Nghệ An đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 39-NQ-BCT của Bộ Chính trị và Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2016, toàn tỉnh đã có 620 người được Bộ Nội vụ phê duyệt nghỉ tinh giản biên chế. Trong đó có 431 người nghỉ vì trình độ đào tạo không đạt chuẩn và năng lực chuyên môn không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Nghệ An là địa phương làm tốt nhất trong cả nước tính đến thời điểm hiện nay.

64. Cư tri huyện Đô Lương đề nghi tỉnh kiến nghi với Trung ương xem xét thông qua Đề án Mở rộng ĐGHC thi trấn Đô Lương, hồ sơ trình nhiều năm nhưng chưa được giải quyết.

Trả lời:UBND tỉnh đã trình Bộ Nội vụ thẩm định trong năm 2014 và Bộ Nội vụ

đã báo cáo Chính phủ xem xét để trình Ủy Ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Nhưng đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa có ý kiến thông qua Đề án. Thời gian tới, UBND tỉnh giao Sở Nội vụ tham mưu văn bản tiếp tục đề nghị Bộ Nội vụ, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

X. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI65. Cư tri đề nghi tỉnh có giải pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của

doanh nghiệp trong việc sư dụng, quản lý, thực hiện chế độ chính sách theo đúng quy đinh của pháp luật lao động như: Hợp đồng lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, vệ sinh an toàn lao động, điều kiện làm việc,... Thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vi phạm vấn đề này.

Trả lời:Về nội dung này, trong thời gian qua, Sở Lao động - TB và XH đã tổ chức

thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:- Sở Lao động - TB và XH cùng với các cơ quan liên quan phối hợp triển

khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về lao động đối với chủ sử dụng lao động và người lao động; nâng cao chất lượng thông tin pháp luật lao động cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng với các thông tin pháp lý, qua đó tăng cường nhận thức, ý thức pháp luật của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thi hành pháp luật lao động có hiệu quả. Thường xuyên lắng nghe và tiếp thu ý kiến phản ánh của người lao động trong việc thực

60

Page 61: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

hiện các chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, kịp thời đề xuất, kiến nghị với chính quyền và các ngành chức năng có biện pháp giải quyết để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

- Tổ chức tuyên truyền công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) gắn với các hoạt động của Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN lần thứ 18 năm 2016; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các huyện, thành phố, thị xã tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ; in, treo băng rôn khẩu hiệu.

- Tổ chức 03 lớp tập huấn tuyên truyền Luật ATVSLĐ và một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động, Luật BHXH cho gần 150 học viên là lãnh đạo UBND, phòng Lao động - TB và XH, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò; lãnh đạo UBND, cán bộ chính sách, hội nông dân các phường, xã thuộc thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Vinh.

- Phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam tiến hành thanh tra về việc chấp hành pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, BHXH tại 07 doanh nghiệp trong khu kinh tế; Tổ chức thanh tra việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại 07 công trình đang xây dựng trên địa bàn thành phố Vinh. Qua thanh tra phát hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, đã quyết định xử phạt 06 đơn vị với số tiền 90 triệu đồng.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các đoàn thanh kiểm tra liên ngành cũng như tham gia đối thoại trực tiếp với người lao động tại một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh; gặp gỡ các chủ doanh nghiệp để nắm bắt tình hình, tìm hiểu nguyên nhân các doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật lao động và yêu cầu các doanh nghiệp vi phạm tổ chức đối thoại và cam kết thực hiện đúng pháp luật lao động trong doanh nghiệp.

- Tiếp tục triển khai theo kế hoạch về công tác tuyên truyền, tập huấn Luật ATVSLĐ; thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, ATVSLĐ, BHXH tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; triển khai chiến dịch thanh tra lao động trong lĩnh vực xây dựng đến tháng 10/2016.

66. Về kiến nghi: Chế độ, chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa hoc trong chiến tranh chưa được quan tâm kip thời, giải quyết quá lâu gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều yêu cầu chưa hợp lý, bất cập, đề nghi tỉnh quan tâm phản ánh cấp trên để tạo điều kiện, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng.

Trả lời:Trong thời gian qua, việc thực hiện sách ưu đãi cho người tham gia kháng

chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học được quan tâm triển khai thực

61

Page 62: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

hiện theo đúng chủ trương của Nhà nước, cả tỉnh đã có trên 17.000 người được xem xét giải quyết chế độ. Việc xét duyệt, giới thiệu khám giám định bệnh tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của theo Thông tư số 41/2013/TT-LĐTBXH đã được Sở Lao động - TB và XH tập huấn, hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện. Đến nay, Sở Lao động - TB và XH đã tiếp nhận và xét duyệt 3.347 lượt hồ sơ từ UBND các huyện, thành phố, thị xã chuyển đến, trong đó:

- Chuyển Hội đồng giám định y khoa giám định: 2.562 lượt trường hợp.- Trả hồ sơ về cho UBND các huyện, thành, thị để bổ sung, hoàn chỉnh hồ

sơ: 785 hồ sơ do giấy tờ chứng minh vùng miền tham gia cách mạng không hợp lệ, giấy tờ gốc có dấu hiệu tẩy xoá … hoặc bệnh liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học/điôxin không đúng theo quy định của Thông tư số 41.

Tính đến ngày 30/4/2016 Hội đồng y khoa tỉnh đã tổ chức giám định cho 2.169 trường hợp (còn 393 trường hợp đang chờ xếp lịch để giám định trong tháng 5 và tháng 6/2016) và kết luận có 691 người bị phơi nhiễm chất độc hoá học/điôxin, cụ thể như sau:

+ Giám định bệnh Ung thư: 119 trường hợp (đủ điều kiện hưởng trợ cấp 87 trường hợp)

+ Giám định bệnh Đái tháo đường Tuyn II: 917 trường hợp (đủ điều kiện hưởng trợ cấp 521 trường hợp)

+ Giám định bệnh thần kinh ngoại biên: 1.156 trường hợp (đủ điều kiện hưởng trợ cấp 05 trường hợp)

+ Giám định bệnh rối loạn tâm thần: 289 trường hợp (đủ điều kiện hưởng trợ cấp 03 trường hợp)

+ Người tham gia hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học bị vô sinh: 24 trường hợp.

+ Giám định dị dạng, dị tật (đối với con đẻ người tham gia kháng chiến): 81 trường hợp (đủ điều kiện hưởng trợ cấp 51 trường hợp).

Tuy nhiên, có thể nói việc thực hiện chế độ cho người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học thời gian qua trên địa bàn tỉnh có phần chậm, do các nguyên nhân khách quan như sau:

- Văn bản hướng dẫn của các cơ quan Bộ, Ngành Trung ương ban hành chậm, có nhiều điểm còn chưa rõ ràng nên khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện, tiếp nhận, thẩm định và giải quyết chế độ. Các văn bản quy định về bệnh, tật, khám giám định đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc còn ban hành chậm so với Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và có những vấn đề vướng mắc, bất hợp lý phải sửa đổi.

- Thành viên của Hội đồng giám định y khoa tỉnh có sự thay đổi về nhân sự, nên phải chờ kiện toàn bộ máy.

62

Page 63: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

- Việc giải quyết chế độ chính sách cho người bị nhiễm chất độc hoá học có tính chất nhạy cảm và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành do vậy đòi hỏi phải có thời gian để xác minh các loại giấy tờ liên quan như: Giấy tờ chứng minh vùng miền tham gia cách mạng; bệnh án điều trị tại các bệnh viện có liên quan đến việc điều trị các bệnh do phơi nhiễm chất độc da cam.

- Do chiến tranh đã kết thúc lâu trên 40 năm do vậy nhiều đối tượng không lưu giữ được các loại giấy tờ gốc nên khi xét duyệt hồ sơ các cấp thẩm quyền đã phải chuyển trả hồ sơ.

Thời gian tới, Sở Lao động - TB và XH sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về giải quyết chế độ người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ; đôn đốc chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã rà soát, hướng dẫn các đối tượng đủ điều kiện theo Thông tư 41/2013/TT-BLĐTBXH-BYT kê khai lập hồ sơ đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết chế độ theo quy định.

67. Đề nghi Nhà nước nâng mức trợ cấp cho các mẹ Liệt sỹ, số mẹ còn sống không nhiều, mức trợ cấp như hiện nay là quá thấp.

Trả lời:Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ

được xây dựng trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, tương quan với mặt bằng chính sách xã hội nói chung trong từng thời kỳ và công lao cống hiến của đối tượng. Mức trợ cấp tuất cơ bản đối với thân nhân liệt sỹ hiện nay là 1.318.000 đồng/tháng (cao hơn mức lương tối thiểu chung là 1.150.000 đồng/tháng), mức hưởng này đã được Bộ Lao động - TB và XH đảm bảo tương quan với mặt bằng chính sách người có công và mặt bằng chính sách xã hội khác. Sở Lao động - TB và XH sẽ có trách nhiệm báo cáo ý kiến này của cử tri với Bộ Lao động - TB và XH xem xét để tiếp tục nâng mức trợ cấp trong các lần điều chỉnh tiếp theo.

68. Chế độ người cao tuổi, bảo trợ xã hội được tăng từ 180.000 đồng lên 270.000 đồng nhưng đối tượng chưa được hưởng.

Trả lời:- Theo quy định tại Nghị định số: 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và

Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ quy định những người cao tuổi thuộc diện đối tượng hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội được hưởng mức chuẩn trợ cấp là: 180.000 đồng/tháng từ ngày 01/01/2010.

- Theo quy định tại Nghị Quyết số 74/NQ-CP ngày 4/10/2014 tại phiên họp thường kỳ tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thực hiện mức trợ cấp theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính Phủ đối với người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thuộc hộ nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không có nguồn nuôi dưỡng, đối tượng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội từ ngày 01/01/2015.

63

Page 64: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Vậy, từ ngày 01/01/2015 những đối tượng là người cao tuổi (80 tuổi trở lên) thuộc hộ nghèo thì được hưởng mức chuẩn trợ cấp là 270.000 đồng/tháng còn những người cao tuổi (80 tuổi trở lên) không thuộc diện hộ nghèo thì vẫn hưởng mức chuẩn trợ cấp là 180.000 đồng/tháng.

Hiện nay, Bộ Lao động - TB và XH đang dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC - quy định thực hiện các chế độ chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP (Những chính sách chưa được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT - BLĐTBXH - BTC) kể từ ngày 01/01/2016.

69. Về kiến nghi: Việc xét các chế độ chính sách cho hộ nghèo ở các thôn bản rất khó khăn vì hộ nghèo và hộ cận nghèo chênh lệch nhau không đáng kể, đề nghi tỉnh có ý kiến với Trung ương về quy trình bình xét hộ nghèo hiện nay còn rất bất cập, cần xem xét lại cho hợp lý.

Trả lời:Trong giai đoạn 2011-2015, Khi phân loại, xác định hộ nghèo và hộ cận

nghèo dựa trên mức thu nhập quy định tại Quyết định 09/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Khoảng cách chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo được quy định cao hơn tối đa bằng 130% chuẩn nghèo. Hộ cận nghèo có mức chênh lệch thu nhập so với chuẩn nghèo rất nhỏ nên gặp nhiều khó khăn khi đánh giá, phân loại, so sánh giữa hộ nghèo với hộ cận nghèo.

Giai đoạn 2016-2020 đã được Bộ Lao động - TB và XH xây dựng chuyển phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều. Chuẩn nghèo đa chiều quy định tại Quyết đinh số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, kết hợp tiêu chí về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ cơ bản.

Tiêu chí về thu nhập quy định: Chuẩn nghèo khu vực nông thôn là: 700.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng. Chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng .

Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, quy định rõ các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; tiếp cận thông tin.

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều đã khắc phục được những khó khăn, hạn chế của chuẩn nghèo đơn chiều. Khi xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo nếu có cùng mức thu nhập thì sẽ căn cứ vào mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội để phân loại hộ.

64

Page 65: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Về quy trình điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo: Thực hiện hướng dẫn của Bộ Lao động - TB và XH tại Văn bản số 4789/LĐTBXH-VPQGGN ngày 23/11/2015, Sở Lao động - TB và XH đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, chính quyền huyện và địa phương thực hiện đảm bảo đúng quy định, khách quan, dân chủ và đảm bảo công khai, minh bạch.

XI. LĨNH VỰC VĂN HÓA70. Về kiến nghi: Nhà tưởng niệm nhà cách mạng Nguyễn Thi Minh

Khai đã khánh thành vào ngày 06/9/2013 nhưng chưa có biển hiệu hướng dẫn để nhân dân và du khách biết tham quan.

Trả lời:Thực hiện Quyết định số 2769/QĐ.UBND-CN ngày 30/6/2015 của

UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt danh mục và kế hoạch lựu chọn nhà thầu xây dựng bia dẫn tích và cắm biển chỉ dẫn cho các di tích năm 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh thực hiện việc xây dựng bia dẫn tích và cắm biển chỉ dẫn cho 60 di tích (10 bia dẫn tích, 50 biển chỉ dẫn di tích) bằng nguồn ngân sách tỉnh, trong đó có Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai. Sau thời gian triển khai, Ban Quản lý di tích - danh thắng đã tổ chức đặt bia dẫn tích và cắm biển chỉ dẫn di tích tại Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai vào ngày 05/3/2016. Hiện nay, công trình đang phát huy tác dụng, phục vụ cho việc hướng dẫn, giới thiệu nội dung giá trị di tích cho khách tham quan.

71. Cư tri đề nghi đặt tên cho một số tuyến đường chưa có tên trên đia bàn Thành phố Vinh.

Trả lời:Ngày 23/4/2014 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công văn số

2579/UBND.VH về việc tham mưu đặt, đổi tên đường trên địa bàn thành phố Vinh đợt V, trong đó giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Vinh tham mưu việc đặt, đổi tên đường trên địa bàn thành phố Vinh đợt V theo đúng quy trình quy định tại Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh lần này, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về việc đặt, đổi tên 31 tuyến đường và 03 cầu vượt ở phố thành phố Vinh

XII. LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ72. Cư tri phản ánh hiệu quả ứng dụng của một số đề tài nghiên cứu

khoa hoc - công nghệ trên đia bàn tỉnh còn chưa cao.Trả lời:UBND tỉnh ghi nhận phản ánh của cử tri về: Hiệu quả ứng dụng của một số

đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trên địa bàn còn chưa cao. Đây cũng là

65

Page 66: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

tình trạng chung của cả nước (Bộ KH&CN đánh giá, hiệu quả ứng dụng của các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng đạt 60-65%. Riêng ở Nghệ An là 65-70%).

Nguyên nhân* Nguyên nhân chủ quan- Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ ở các ngành và các

huyện còn nhiều bất cập do vậy công tác tham mưu còn hạn chế.- Việc xác định các đề tài đặt hàng, tuyển chọn các tổ chức, cá nhân chủ

trì các đề tài, dự án mặc dầu đã thực hiện công khai, dân chủ, đúng luật, tuy nhiên vẫn còn một số đề tài, dự án có tính khoa học nhưng tính ứng dụng chưa cao. Việc thực hiện cơ chế đặt hàng trực tiếp từ các huyện, ngành và các doanh nghiệp để gắn với việc sử dụng kết quả nghiên cứu khi đề tài, dự án kết thúc chưa nhiều.

- Việc tổ chức thực hiện các đề tài, dự án còn dàn trải (đang tổ chức thực hiện theo 12 chương trình KH&CN trọng điểm cấp tỉnh) do vậy nguồn lực đầu tư bị phân tán cho nên hiệu quả chưa cao.

* Nguyên nhân khách quan- Hoạt động nghiên cứu khoa học mang đặc trưng là tính mạo hiểm, rủi ro

cao do vậy có những đề tài chỉ thành công về mặt khoa học còn hiệu quả ứng dụng chưa cao (nhất là khi có biến động liên tục do kinh tế thị trường).

- Hoạt động nghiên cứu khoa học mang đặc trưng là độ trễ lớn nên có một số đề tài (đặc biết là các đề tài thuộc lĩnh vực KHXH&NV) sau khi nghiên cứu xong 2-3 năm thậm chí lâu hơn mới phát huy hiệu quả.

- Doanh nghiệp Nghệ An nhỏ, yếu, hợp tác xã cũng yếu, đất đai quy mô hộ quá nhỏ lẻ cũng là lực cản và khó khăn của sự nhân rộng ứng dụng.

Một số giải pháp khắc phục- Tập trung đầu tư ngân sách SNKH cho việc triển khai thực hiện 6

chương trình KH&CN trọng điểm (thay vì 12 chương trình như trước đây).- Tăng cường cơ chế đặt hàng trực tiếp từ lãnh đạo tỉnh, các ngành, huyện

và các doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học gắn với việc sử dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án.

- Ưu tiên các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển các sản phẩm theo chuỗi từ khâu giống, quy trình thâm canh (nuôi trồng), thu hoạch sản phẩm, chế biến sau thu hoạch và phát triển thị trường sản phẩm. Ưu tiên các các đề tài, dự án có gắn kết với doanh nghiệp ứng dụng kết quả phát triển thành sản phẩm hàng hóa.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động KH&CN tại các ngành, huyện phù hợp với thực tiễn hoạt động của các ngành, huyện.

XIII. LĨNH VỰC XÂY DỰNG73. Đề nghi UBND tỉnh có giải pháp giải ngân hỗ trợ xây dựng mới,

sưa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng theo chủ trương của Chính phủ tại quyết đinh 22/2013-QĐ/TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng

66

Page 67: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng. Trong năm 2014 đã khảo sát lập danh sách nhưng hiện nay vẫn chưa được hỗ trợ, nhiều nhà ở đã xuống cấp nghiêm trong, một số hộ xây xong rồi chưa có tiền trả nợ (vì đã vay ngân hàng và cá nhân).

Trả lời:* Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công:Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

Nghệ An có 26.846 hộ người có công với cách mạng cần được hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 13.748 hộ xây dựng mới nhà ở và 13.098 hộ sửa chữa nhà ở; tổng số kinh phí ngân sách cần có để hỗ trợ là 815.939,4 triệu đồng.

Đến nay, Trung ương đã cho phép triển khai hỗ trợ Đợt 1 và bố trí vốn cho Nghệ An để hỗ trợ nhà ở cho 1.018 hộ (theo kế hoạch của năm 2013), trong đó:

- Xây mới: 713 căn nhà.- Sửa chữa, cải tạo: 305 căn nhà. Số kinh phí đã được bố trí cho 1.018 hộ nêu trên là 34.793,1 triệu đồng,

trong đó:- Ngân sách Trung ương: 32.889,0 triệu đồng.- Ngân sách tỉnh đối ứng: 1.904,1 triệu đồng.Theo báo cáo từ UBND các huyện thành thị, hiện nay tỉnh ta đã hoàn

thành việc hỗ trợ nhà ở cho 1.018/1.018 hộ với số tiền đã giải ngân là 34.793,1 triệu đồng.

* Trả lời nội dung cử tri kiến nghị:Hiện nay, Trung ương mới chỉ bố trí kinh phí để hỗ trợ nhà ở cho 1.018

đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với số đối tượng còn lại, tại công văn số 901/BXD-QLN ngày 8/5/2014, Bộ Xây dựng (cơ quan chủ trì thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg) đã có chỉ đạo UBND các tỉnh:

"Rà soát số lượng đối tượng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở trong Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thẩm tra và chỉ triển khai thực hiện hỗ trợ sau khi có chủ trương của Chính phủ".

Như vậy, ngoài 1.018 đối tượng đã được bố trí kinh phí, tất cả các đối tượng còn lại (UBND tỉnh đã phê duyệt trong Đề án và được Bộ Lao động TB&XH nhất trí tại văn bản số 4943/LĐTBXH-NCC ngày 24/12/2014) chỉ được triển khai thực hiện hỗ trợ sau khi có chủ trương của Chính phủ.

Tuy nhiên, do điều kiện nhà ở xuống cấp trầm trọng không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão hoặc theo phong tục tập quán (năm hợp tuổi làm nhà) nên một số hộ gia đình mặc dù chưa được bố trí kinh phí nhưng đã tiến hành sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng lại nhà ở. Quá trình tổ chức xây dựng mới hoặc cải

67

Page 68: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

tạo, sửa chữa nhà ở các hộ trên thường nợ tiền mua nguyên vật liệu hoặc tiền thuê nhân công, sau khi hoàn thành cần có kinh phí để trả nợ.

Sau khi nhận được kiến nghị phản ánh thực trạng nêu trên, ngoài việc chỉ đạo các cơ quan chức năng trả lời, hướng dẫn cho các đối tượng, Sở Xây dựng đã báo cáo UBND tỉnh và kiến nghị với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính sớm đề xuất với Chính phủ có chủ trương và cấp vốn kịp thời để giải ngân kinh phí cho các đối tượng đã xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Không chỉ cử tri tỉnh Nghệ An mà cử tri nhiều Tỉnh đều có kiến nghị về việc chậm bố trí nguồn vốn cho đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ .

Để giải quyết tình hình trên, Bộ Xây dựng đã có công văn số 3440/BXD-QLN trong đó có nội dung trả lời:

"Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có với cách mạng sẽ được thực hiện lâu dài, liên tục, với chủ trương không để một hộ gia đình người có công nào có khó khăn về nhà ở phải ở nhà tạm, nhà hư hỏng nặng, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cho tới khi hoàn thành. Nhưng do số lượng người có công cần thực hiện hỗ trợ quá lớn, vượt quá dự kiến trong khi ngân sách Trung ương cũng đang phải cân đối để thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội khác nên trước mắt Chính phủ sẽ bố trí vốn để hoàn thành việc hỗ trợ cho khoảng 80.000 hộ người có công với cách mạng trong năm 2014 và Quý 2 năm 2015(...) Đối với số lượng hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở còn lại 267.000 hộ, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ vào các năm tiếp theo, dự kiến sẽ hoàn thành việc hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng vào năm 2018."

Đến ngày 21/1/2016, Bộ Tài chính có công văn số 1047/BTC-NSNN về việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, trong đó có nội dung trả lời:

".. Việc hỗ trợ kinh phí từ NSNN cho các đối tượng này sẽ xử lý dần theo khả năng ngân sách, phù hợp với quy định của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triên và quản lý nhà ở xã hội."

74. Về kiến nghi: Đề nghi tiếp tục thực hiện chương trình 167 về hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo và gia đình chính sách.

Trả lời:Thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng

Chính phủ, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Chương trình 167 giai đoạn 2) tại Quyết định số 6198/QĐ-UBND ngày 25/12/2015. Theo Đề án được phê duyệt, trên địa bàn tỉnh có 17.593 hộ nghèo

68

Page 69: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

thuộc diện được hỗ trợ nhà ở với tổng nhu cầu vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 439,825 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành Trung ương vẫn chưa ban hành văn bản kế hoạch triển khai và bố trí vốn cho các địa phương để thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi có kế hoạch triển khai và bố trí vốn từ các Bộ ngành Trung ương, Sở Xây dựng sẽ tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

XIV. LĨNH VỰC TƯ PHÁP75. Việc chuyển giao công chứng, chứng thực từ UBND xã sang tổ

chức hành nghề công chứng còn gây khó khăn.Trả lời:Chủ trương tách bạch công tác công chứng và chứng thực theo Nghị

quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đã được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp huyện, cấp xã sang cho các tổ chức hành nghề công chứng: Luật Công chứng 2006, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trên cơ sở chủ trương đó, Bộ Tư pháp đã có các văn bản hướng dẫn, đề nghị UBND các tỉnh thực hiện việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp xã sang cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.

Hiện nay UBND tỉnh đã ban hành các quyết định chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch từ UBND xã, phường, thị trấn sang tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại 09/21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh, bao gồm: thành phố Vinh, huyện Diễn Châu, thị xã Cửa Lò, huyện Đô Lương, huyện Yên Thành, huyện Quỳnh Lưu, huyện Hưng Nguyên, thị xă Hoàng Mai, thị xã Thái Hòa, huyện Anh Sơn (trong đó do địa bàn rộng, địa lý đi lại khó khăn nên các huyện, thị xã: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Anh Sơn mới chuyển giao được một số cụm xã, phường, thị trấn).

Việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng nhằm nâng cao tính an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, phòng ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật trong các quan hệ giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Tạo điều kiện cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tập trung thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương…

69

Page 70: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Hiện nay theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhà ở tại Công văn số 4233/BTP-BTTP ngày 16/11/2015 thì các quy định có liên quan về vấn đề công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhà ở được quy định cụ thể ở các văn bản sau: Luật Đất đai năm 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 của Luật này. Luật Nhà ở năm 2014 quy định trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực; tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều 122 thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Như vậy, theo các quy định của Luật đất đai, Luật Nhà ở nêu trên, cá nhân, tổ chức khi thực hiện các quyền của mình đối với quyền sử dụng đất, nhà ở được lựa chọn công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã. Việc công chứng được thực hiện theo thủ tục quy định tại Luật Công chứng năm 2014; việc chứng thực được thực hiện theo thủ tục quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Tuy nhiên thời gian qua, một trong những vướng mắc mà các địa phương gặp phải đó là nhầm tưởng việc công chứng và chứng thực là một. Nhưng công chứng và chứng thực là hai việc khác nhau. Bởi, công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; công chứng viên phải chịu trách nhiệm về nội dung của hợp đồng, giao dịch, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình, bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong quá trình hành nghề công chứng, nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Còn chứng thực là việc là việc UBND cấp xã chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.

Do đó, trong Công văn số 4233/BTP-BTTP, Bộ Tư pháp đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các Sở, ban, ngành có liên quan thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhà ở cũng như pháp luật về công chứng, chứng thực. Mặt khác, khi tiếp nhận hồ sơ yêu

70

Page 71: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

cầu công chứng, chứng thực, tổ chức hành nghề công chứng, UBND cấp xã phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực và pháp luật khác có liên quan; đồng thời, tuyên truyền, giải thích cho cá nhân, tổ chức hiểu rõ sự khác nhau và hệ quả pháp lý giữa công chứng và chứng thực. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng thấy hợp đồng, giao dịch đơn giản, các bên tin tưởng nhau thì Công chứng viên công chứng hoặc hướng dẫn cá nhân, tổ chức lựa chọn chứng thực tại UBND cấp xã; ngược lại, trường hợp hợp đồng, giao dịch phức tạp, tiềm ẩn rủi ro cho các bên, thì UBND cấp xã hướng dẫn cá nhân, tổ chức lựa chọn công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

Đồng thời cũng hướng dẫn cụ thể như: Đối với những địa bàn đã chuyển giao trong trường hợp hoạt động công chứng đã ổn định, được nhân dân tin tưởng, góp phần phát triển tốt kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu được rủi ro, tranh chấp về đất đai, nhà ở trên địa bàn thì không quyết định lại việc chuyển giao từ tổ chức hành nghề công chứng sang UBND cấp xã, cấp huyện. Qua đó, góp phần giảm tải công tác hành chính tư pháp cho UBND cấp xã, cấp huyện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính và đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công...

XV. LĨNH VỰC BẢO HIỂM HÃ HỘI76. Về kiến nghi: Hiện nay cơ quan Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng với

bưu điện thực hiện chi trả lương hưu; ký hợp đồng với cán bộ xã về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế đối với một số đối tượng đã cho thấy một số tiện ích cho nhân dân, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn sai sót nhiều, thực hiện chậm, gây thiệt thòi cho nhân dân. Đề nghi cần có giải pháp quản lý, khắc phục.

Trả lời:Thực hiện chủ trương của Chính phủ và quy định của Bảo hiểm xã hội

Việt Nam về triển khai phương thức chi trả lương hưu thông qua hệ thống bưu điện và thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế của người tham gia theo hộ gia đình, học sinh sinh viên (sau đây gọi chung là thu BHXH, BHYT tự nguyện) thông qua hệ thống mạng lưới Đại lý thu ở xã, phường (Đại lý thu được thành lập trên cơ sở cơ quan BHXH ký kết hợp đồng với UBND xã và các tổ chức có tư cách pháp nhân đầy đủ). Trong quá trình thực hiện, BHXH tỉnh Nghệ An đã quan tâm, triển khai đồng bộ các biện pháp theo đúng quy định của BHXH Việt Nam, đặc biệt xây dựng hệ thống quy trình nghiệp vụ một cách chặt chẽ, đồng bộ; tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhân viên làm đại lý phải đáp ứng yêu cầu trước khi ký kết hợp đồng; khảo sát, bố trí, xây dựng mạng lưới các điểm thu, chi tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh đảm bảo tiện lợi cho người tham gia, thụ hưởng; quy định bắt buộc tại các điểm đại lý thu phải treo biển hiệu, nhân viên phải đeo Thẻ nhân viên Đại lý thu do cơ quan BHXH cấp trong khi thực hiện nhiệm vụ và phổ biến, thông báo rộng rãi thông tin cá nhân

71

Page 72: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

của những nhân viên làm Đại lý thu, chi trên địa bàn để thuận tiện cho người dân biết, liên hệ...

Sau thời gian thực hiện, cuối năm 2014 BHXH tỉnh Nghệ An tổ chức lấy ý kiến và cho thấy có trên 95% người hưởng được lấy ý kiến đánh giá việc chi trả lương hưu qua thông qua hệ thống bưu điện được thực hiện nhiệt tình, chu đáo và tốt hơn so với trước đây (Tổng số người hưởng được lấy ý kiến 75.638 người; trong đó có 65.862 ý kiến (95,10%) đánh giá nhiệt tình, chu đáo; 152 ý kiến (chiếm 0,20%) đánh giá kém nhiệt tình, chu đáo).

Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về những kiến nghị của cử tri và để có thêm thông tin, BHXH tỉnh Nghệ An đã ban hành các văn bản số 347/BHXH-KHTC ngày 07/3/2016, số 348/BHXH-KHTC ngày 07/3/2016 chỉ đạo, yêu cầu BHXH các huyện, cơ quan Bưu điện tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp trong công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH; thu BHXH, BHYT tự nguyện tại xã, phường; đặc biệt tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ cơ quan Bưu điện trong việc quản lý, chi trả các chế độ BHXH; kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của đại lý thu và nhân viên đại lý thu trên địa bàn; qua đó kiên quyết yêu cầu cơ quan Bưu điện hoặc chấm dứt hợp đồng đối với những Đại lý thu, nhân viên làm đại lý thu, chi kém hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, để xẩy ra những tồn tại, hạn chế như ý kiến của cử tri nêu trên (nếu có). Đồng thời để mọi tổ chức, cá nhân thuận lợi trong việc phản ánh, kiến nghị các nội dung liên quan đến việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT; BHXH tỉnh Nghệ An tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức và thực hiện niêm yết số điện thoại đường dây nóng (0388689333) tại tất các điểm điểm chi trả lương hưu và các điểm thu của Đại lý thu trên toàn tỉnh, niêm yết số điện thoại đường dây nóng tại Bộ phận một cửa cơ quan BHXH các cấp và thông báo trên Trang thông tin điện tử Ngành tại vị trí dễ nhìn, dễ đọc.

Trong thời gian triển khai những biện pháp nêu trên và trên cơ sở báo cáo kết quả triển khai của BHXH các huyện, cũng như qua kênh tiếp nhận thông tin từ số điện thoại đường dây nóng; cho đến thời điểm hiện tại BHXH tỉnh Nghệ An không nhận được bất kỳ ý kiến nào phản ảnh việc gây phiền hà như ý kiến cử tri đã nêu. Song để không ngừng nâng cao chất lượng phục hơn nữa, đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng theo quy định của pháp luật, BHXH tỉnh Nghệ An đã, đang và tiếp tục triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong công tác quản lý thu, chi trả các chế độ BHXH, BHYT.

77. Về kiến nghi: BHXH quy đinh truy thu BHXH đối với cán bộ xã là bệnh binh đã nghỉ hưu gây khó khăn cho đối tượng; ngân sách xã phải nộp 15% gây khó khăn cho ngân sách xã.

Trả lời:Vấn đề này, BHXH tỉnh Nghệ An thực hiện theo đúng quy định tại các

văn bản của Bộ Nội vụ: Văn bản số 3372/BNV-TL ngày 28/9/2010 về việc thực

72

Page 73: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

hiện chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức cấp xã là bệnh binh các hạng; văn bản số 2895/BNV-TL ngày 31/7/2014 về việc truy thu BHXH đối với cán bộ cấp xã là bệnh binh đảm nhiệm chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

78. Về kiến nghi: Tình trạng nợ đong BHXH của các doanh nghiệp còn nhiều, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, khó khăn trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội; đề nghi cần có giải pháp tích cực, kiên quyết trong vấn đề này.

Trả lời:Vấn đề này, có thể nói trong thời gian qua các cấp, các ngành đã dành sự

quan tâm đặc biệt, nhất là sự quan tâm của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự cố gắng, nỗ lực của BHXH tỉnh Nghệ An trong việc tham mưu, phối hợp, tổ chức thực hiện đồng bộ, triệt để, hiệu quả nhiều giải pháp tích cực, đem lại những kết quả nhất định, đưa tỷ lệ nợ BHXH, BHTN giảm mạnh, năm sau thấp hơn năm trước. Song tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH vẫn còn xẩy ra, có không ít đơn vị sử dụng lao động nợ tiền BHXH, BHTN kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này một mặt do các doanh nghiệp thực sự khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không có nguồn kinh phí trả lương và đóng BHXH, BHYT cho người lao động; mặt khác chế tài xử lý vi phạm còn có những hạn chế, bất cập, chưa đủ mạnh để xử lý, răn đe, ngăn ngừa những hành vi chậm đóng, nợ đọng BHXH (như hành vi trốn đóng, nợ đọng BHXH chưa được coi là hành vi vi phạm của Bộ Luật Hình sự; lãi suất xử phạt chậm nộp thấp hơn lãi suất đi vay của ngân hàng thương mại, cơ quan BHXH tổ chức thực hiện lại không có thẩm quyền thanh tra xử lý vi phạm...)

Khắc phục những bất cập, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 Cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN (Tại khoản 3 Điều 6 quy định mức thu tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng) và Quốc hội đã ban hành: Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 (Tại khoản 3 Điều 13 quy định, giao cho cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN); Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 (Tại Điều 216 quy định hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN).

Trước quy định mới, BHXH tỉnh Nghệ An đã, đang nỗ lực tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành để kịp thời triển khai những giải pháp tích cực ngay sau khi các chế tài mới có hiệu lực thi hành. Việc triển khai những quy định mới chắc chắn sẽ giải quyết cơ bản tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo.

73

Page 74: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

XVI. LĨNH VỰC TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI79. Hiện nay sinh viên nghèo vay vốn ngân hàng để hoc, khi tốt

nghiệp cao đẳng, đại hoc rất khó tìm việc làm để trả nợ; đề nghi Trung ương, tỉnh cho gia hạn trả nợ thêm thời gian 2 năm trở lên mới có điều kiện trả nợ.

Trả lời:Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên hiện nay đang được

NHCSXH triển khai thực hiện theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Tổng giám đốc NHCSXH. Theo đó, đối với HSSV thuộc đối tượng được vay vốn đi học (thông qua gia đình hoặc vay trực tiếp) sau khi ra trường được hưởng thời gian ân hạn tối đa 12 tháng, tạo điều kiện cho sinh viên tìm việc làm ổn định. Trong thời gian này sinh viên chưa phải trả nợ, hết thời gian ân hạn, sinh viên (gia đình sinh viên) mới bắt đầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tuy vậy, cũng còn một bộ phận sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm ổn định, đúng ngành nghề đào tạo, gặp khó khăn trong việc trả nợ. Đối với các trường hợp này Ngân hàng tiếp tục xem xét cho gia hạn nợ (kéo dài thời gian trả nợ, ngoài thời gian ân hạn tối đa 12 tháng nói trên). Thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời gian phát tiền vay (thời gian phát tiền vay được tính từ ngày sinh viên nhận món vay đầu tiền đến ngày kết thúc khóa học).

(Ví dụ: sinh viên có thời gian vay vốn đi học là 4 năm, sau khi ra trường sinh viên được hưởng thời gian ân hạn tối đa là 12 tháng; nếu tiếp tục gặp khó khăn chưa trả được nợ, tiếp tục được xem xét cho gia hạn nợ tối đa thêm 24 tháng. Như vậy, tổng thời gian trả nợ được kéo dài thêm là 36 tháng).

Bên cạnh thực hiện áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định để giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên (gia đình học sinh, sinh viên) trong việc trả nợ do các nguyên nhân khách quan, NHCSXH tỉnh Nghệ An đã cùng phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, giải thích cho người dân rõ về cách thức trả nợ, về quan điểm việc làm (tạo việc làm) sau khi ra trường đã được quy định tại điểm 1, điều 9, chương II của Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 và điểm 2 điều 3, chương I của Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 để người vay vốn hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật.

Nhằm tiếp tục hỗ trợ đối với các sinh viên gặp khó khăn trong quá trình trả nợ, đặc biệt là sinh viên chưa có việc làm và thu nhập ổn định sau khi đã ra trường nhưng đã hết thời gian gia hạn nợ theo quy định, NHCSXH Nghệ An đã có văn bản kiến nghị với Tổng Giám đốc NHCSXH và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét có chính sách “khoanh nợ cho sinh viên vay vốn ngân hàng để đi học, nay đã tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm ổn định”. NHCSXH tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục báo cáo UBND tỉnh và thông tin đến toàn thể nhân dân khi có ý kiến phản hồi của cấp trên về nội dung này.

74

Page 75: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

XVII. LĨNH VỰC QUÂN SỰ80. Cư tri đề nghi Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Sư đoàn 324 giải quyết

những vấn đề liên quan đến trường bắn của Sư 324, tổng diện tích trường bắn đã được phê đuyệt là 261 ha, trong đó đã được đền bù giải phóng mặt bằng là 105 ha, còn 156 ha chưa được đền bù giải phóng mặt bằng, trong phần diện tích này nhân dân đã trồng rừng và quy hoạch nghĩa trang của xã. Đề nghi thực hiện các thủ tục bồi thường để nhân dân có kế hoạch di dời nghia trang.

Trả lời:Thao trường bắn tổng hợp do Sư đoàn 324 quy hoạch và quản lý là thao

trường bắn khu vực trong hệ thống thao trường bắn quốc gia, thuộc địa bàn xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương và xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương; tổng diện tích 610 ha; trong đó, trên địa bàn xã Nhân Sơn là 256 ha, xã Thanh Phong là 354 ha.

Thửa đất đã được Bộ Tổng Tham mưu phê duyệt vị trí đóng quân tại Quyết định số 1025/QĐ-TM ngày 11/11/2003 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường bắn tại Quyết định số 1290/QĐ-BTTM ngày 02/11/2004. UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 4723/QĐ-UBND ngày 20/10/2002 về việc giao vùng đất thuộc 2 xã Nhân Sơn và Thanh Phong cho Sư đoàn 324/QK4 sử dụng vào mục đích quốc phòng và Quyết định số 152/QĐ-UBND.ĐC ngày 03/6/2008 về việc thu hồi đất tại huyện Đô Lương và huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An để giao cho Sư đoàn 324.

Ngày 10/11/2013, Sư đoàn 324 phối hợp Cục Bản đồ/BTTM, Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các xã Thanh Phong (Thanh Chương), Nhân Sơn (Đô Lương) xác định, đo vẽ và cắm 160 mốc ranh gíới.

Về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: Căn cứ Quyết định số 152/QĐ-UBND.ĐC ngày 03/6/2008 của UBND tỉnh về việc thu hồi đất tại huyện Đô Lương và huyện Thanh Chương để bàn giao cho Sư đoàn 324; Sư đoàn đã từng bước tiếp nhận kinh phí của Bộ Quốc phòng để phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương thực hiện phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. Kết quả, từ năm 2008 đến nay đã bồi thường giải phóng mặt bằng và đưa đất vào sử dụng 437,4 ha (Thanh Phong 332 ha, Nhân Sơn 105,4 ha), diện tích còn lại 172,6 ha (Thanh Phong 22 ha, Nhân Sơn 105,6 ha). Năm 2013, Sư đoàn lập dự toán báo cáo đề nghị Bộ Quốc phòng bổ sung ngân sách để hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng đến nay chưa được bố trí; hiện tại, trên diện tích chưa bồi thường thuộc xã Nhân Sơn có 35 hộ dân sử dụng đất theo cơ chế khoán từ năm 1995 do địa phương giao và có 1 phần diện tích làm nghĩa trang.

Trong những năm qua, nhất là từ năm 2014 và 2015, trên diện tích quy hoạch trường bắn nhưng chưa bồi thường thuộc xã Nhân Sơn xảy ra tình trạng

75

Page 76: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

xây dựng, cơi nới nghĩa trang. Sư đoàn đã chủ động làm việc với UBND xã Nhân Sơn và UBND huyện Đô Lương để giải quyết, nhưng không có kết quả. Ngày 03/3/2015, UBND huyện Đô Lương có Công văn số 36/BC-VPND.TN báo cáo về việc vướng mắc trong công tác GPMB tại khu vực quy hoạch thao trường bắn của Sư đoàn 324 tại xã Nhân Sơn; đồng thời đề nghị Sư đoàn 324 trích một phần diện tích khoảng 25 – 30 ha cho địa phương quy hoạch nghĩa trang. Tuy nhiên, việc điều chỉnh quy hoạch thao trường vượt quá thẩm quyền của đơn vị.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tham mưu Quân khu 4, ngày 19/6/2015, Sư đoàn 324 phối hợp UBND xã Nhân Sơn và UBND huyện Đô Lương khảo sát thực địa để đề xuất điều chỉnh quy hoạch thao trường bắn; theo đó, trích 15 ha bàn giao cho địa phương để quy hoạch nghĩa trang, nhưng UBND xã Nhân Sơn không nhất trí do diện tích trên chưa đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Tiếp thu ý kiến của chính quyền địa phương, Sư đoàn 324 đã khảo sát lại và dự kiến đề nghị điều chỉnh quy hoạch thao trường bắn theo hướng cắt giảm diện tích khoảng 18,2 ha giao lại cho địa phương quản lý, nhưng đến nay giữa địa phương và đơn vị chưa bố trí được thời gian làm việc để thống nhất.

Phương hướng thời gian tới, Sư đoàn 324 đề nghị địa phương phối hợp với đơn vị xác định tại thực địa để thống nhất phương án điều chỉnh quy hoạch. Sau khi thống nhất, đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Quân khu 4 trình Bộ Quốc phòng bổ sung ngân sách, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng để địa phương bàn giao đất cho đơn vị sử dụng vào mục đích quốc phòng.

XVIII. LĨNH VỰC AN NINH81. Tình trạng cờ bạc, lô đề diễn ra ngày càng nhiều trên đia bàn

tỉnh nói chung, huyện Yên thành nói riêng, cần có biện pháp để xư lý.Trả lời:- Sau kỳ họp thứ 15 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, tiếp thu ý kiến,

kiến nghị của cử tri tỉnh nhà và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 612/UBND-TH ngày 28/01/2016, Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương lớn của Đảng, của nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn đánh bạc... Riêng Công an tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 02 kế hoạch, 02 công điện để chỉ đạo các cấp, các ngành tham gia công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, gắn với công tác phòng, chống tệ nạn đánh bạc.

Công an tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn đánh bạc, như: Kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công, truy quét tội phạm đảm bảo ANTT, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016; Điện số 621/HT ngày 11/01/2016 chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh với tệ nạn đánh bạc trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm 2016; Công văn số 760/CAT-PV11 ngày

76

Page 77: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

04/4/2016 chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức rà soát, đánh giá tình hình, hoạt động của các ổ nhóm đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc, nhất là các ổ nhóm, điểm đánh bạc chuyên nghiệp, lưu động để tập trung các giải pháp đấu tranh hiệu quả…

Quá trình thực hiện, Lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh thường xuyên tăng cường lực lượng phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ cho Công an các huyện, thành, thị trong công tác đấu tranh với tội phạm và tệ nạn đánh bạc, nhất là tại huyện Yên Thành và một số địa phương trọng điểm như TP Vinh, Nghi Lộc, Diễn Châu, Đô Lương, Tân Kỳ, Nam Đàn, TX Hoàng Mai, Quỳ Hợp…

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Công an tỉnh, các phòng Công an tỉnh, Công an các huyện, thành, thị đã tích cực, chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp và phối hợp với các ngành chức năng triển khai toàn diện, nghiêm túc công tác phòng, chống tệ nạn đánh bạc, gắn với công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn. Riêng Công an huyện Yên Thành đã tham mưu Huyện ủy Yên Thành ban hành Chỉ thị số 19-CT/HU ngày 12/01/2016 về truy quét tệ nạn lô đề, cờ bạc; tham mưu UBND huyện Yên Thành ban hành Chỉ thị số 24/CT-UBND về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm 2016 trên địa bàn huyện Yên Thành; đồng thời xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cụ thể cho các đội nghiệp vụ Công an huyện, Công an các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn đánh bạc, gắn với các kế hoạch chuyên đề phòng, chống tội phạm và tệ nạn đánh bạc...

- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ để phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn đánh bạc, đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là:

+ Tham mưu cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn đánh bạc với nhiều biện pháp, hình thức phong phú, đa dạng, điển hình như: phối hợp biên soạn, đăng tải hàng trăm tin, bài, phóng sự về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn đánh bạc; tổ chức hơn 154 buổi tuyên truyền, tập huấn, nói chuyện chuyên đề lồng ghép nội dung phòng, chống tệ nạn đánh bạc ở địa bàn cơ sở.

+ Phối hợp Sở Thông tin - Truyền thông và các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh mạng Internet trên địa bàn, giám sát chặt chẽ các địa chỉ trang Web, địa chỉ IP, trong đó tập trung vào các địa chỉ thường xuyên truy cập vào các trang Web “cá độ” có máy chủ đặt tại nước ngoài để chủ động phòng, chống hoạt động đánh bạc trên mạng Internet; phối hợp với Công ty xổ số kiến thiết Nghệ An tăng cường công tác quản lý các

77

Page 78: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

đại lý và nhân viên hợp đồng bán vé số, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn không để các đối tượng xấu lợi dụng tổ chức đánh bạc bằng hình thức lô, đề…

+ Đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ chủ động nắm tình hình địa bàn, các đối tượng liên quan đến hoạt động đánh bạc, nhất là tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, trong đó tập trung rà soát lập danh sách ổ nhóm, đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc; các điểm đánh bạc có tính chất thường xuyên, chuyên nghiệp, lớn... để tập trung các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả.

+ Phát động mạnh mẽ phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” ở cơ sở, gắn với đẩy mạnh các phong trào, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng xã, phường, cơ quan, đơn vị không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên”...

+ Làm tốt công tác quản lý cư trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở cho thuê nghỉ trọ… góp phần hạn chế tình trạng các đối tượng lợi dụng để tổ chức đánh bạc. Trong 04 tháng đầu năm 2016, lực lượng Công an toàn tỉnh đã tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh hơn 110 lượt cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở cho thuê nghỉ trọ… qua đó đã yêu cầu các chủ cơ sở và đối tượng liên quan ký cam kết không tổ chức đánh bạc, sẵn sàng hợp tác với cơ quan Công an khi phát hiện các đối tượng lợi dụng hoạt động thuê nghỉ trọ, lưu trú để tổ chức đánh bạc.

+ Tiếp tục phối hợp các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các địa phương nâng cao hiệu quả các mặt công tác thi hành án hình sự đối với tội phạm đánh bạc, trong đó, chỉ đạo lực lượng Công an các cấp phối hợp các ngành chức năng quản lý chặt chẽ hoạt động của các đối tượng phạm tội đánh bạc hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án đang ở ngoài xã hội, các đối tượng phạm tội đánh bạc đang chấp hành án tại xã, phường, thị trấn (chủ yếu là án treo, án cải tạo không giam giữ)... để chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp tái phạm hành vi đánh bạc.

- Đã tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, chủ động tấn công, truy quét tệ nạn đánh bạc; thường xuyên mở các đợt tấn công truy quét tệ nạn đánh bạc gắn với các đợt tấn công truy quét tội phạm và tệ nạn xã hội. Kết quả: từ tháng 01/2016 đến tháng 4/2016, Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện, bắt giữ 375 vụ, 1.551 đối tượng đánh bạc, thu giữ số tiền dùng để đánh bạc có tổng trị giá khoảng 2,2 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm 2015 tăng 37 vụ, tăng 208 đối tượng, số tiền thu giữ tăng 400 triệu đồng). Trong đó, triệt xóa 82 điểm phức tạp, bắt 510 đối tượng đánh bạc chuyên nghiệp; bắt 86 vụ, 196 đối tượng đánh bạc bằng hình thức lô, đề. Khởi tố điều tra 94 vụ, 520 bị can; xử phạt vi phạm hành chính 281 vụ, 1.031 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

78

Page 79: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Trong đó, trên địa bàn huyện Yên Thành, lực lượng Công an đã phát hiện, bắt giữ 30 vụ, 130 đối tượng có hành vi đánh bạc, thu 305 triệu đồng tiền mặt và nhiều tang vật liên quan (trong đó triệt xóa 11 điểm phức tạp, bắt 70 đối tượng đánh bạc chuyên nghiệp; bắt 03 vụ, 08 đối tượng đánh bạc bằng hình thức lô, đề). Khởi tố điều tra 11 vụ, 57 bị can, xử phạt hành chính 19 vụ, 73 bị can, thu nộp ngân sách nhà nước 160 triệu đồng.

Điển hình:+ Tháng 02/2016, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh phá chuyên án

216B, triệt xóa 02 tụ điểm đánh bạc chuyên nghiệp tại huyện Đô Lương, Diễn Châu, bắt 51 đối tượng có các hành vi đánh bạc, gá bạc bằng hình thức xóc đĩa, thu 377,5 triệu đồng tiền mặt và các tang vật liên quan.

+ Ngày 03/02/2016, tại xã Văn Thành, huyện Yên Thành, Công an huyện Yên Thành phát hiện, bắt quả tang 09 đối tượng có hành vi đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa, thu 106 triệu đồng tiền mặt, 01 bộ bát đĩa và 04 con xúc xắc.

+ Ngày 13/3/2016, tại xã Bắc Thành, huyện Yên Thành, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt quả tang 08 đối tượng có hành vi đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa, thu 25 triệu đồng tiền mặt và các tang vật liên quan khác.

+ Ngày 04/4/2016, tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt quả tang 12 đối tượng có hành vi đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa, thu 160 triệu đồng tiền mặt và các tang vật liên quan khác.

- Mặc dù Công an các đơn vị, địa phương đã triển khai quyết liệt công tác phòng ngừa, đấu tranh nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn đánh bạc trên địa bàn tỉnh có mặt còn diễn biến phức tạp, một số hoạt động đánh bạc vẫn xảy ra nhiều, nhất là tình trạng đánh bạc dưới hình thức lô, đề… tình hình trên chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

+ Do tác động tình hình kinh tế, xã hội còn khó khăn, một số người không có việc làm, một số người khác lười lao động, một số do hám lợi nên lao vào đánh bạc. Nhận thức của một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế, chưa thấy được hết hậu quả, tác hại của việc đánh bạc, có trường hợp còn cho rằng đánh bạc là một hình thức vui chơi giải trí, thú vui tiêu khiển, thậm chí nhiều đối tượng đánh bạc bằng hình thức lô, đề còn có tư tưởng “Nhà nước (Công ty xổ số kiến thiết) đánh được thì mình cũng đánh được”.

+ Một số đơn vị, cơ quan, ban, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tệ nạn đánh bạc cũng như công tác quản lý, phòng ngừa sai phạm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Một số đơn vị, địa phương còn có sự cả nể, thiếu cương quyết trong việc xử lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động vi phạm.

+ Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm đánh bạc ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có nhiều thủ đoạn đối phó với cơ quan chức năng như: xây dựng

79

Page 80: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

nhà kiên cố để đánh bạc; tổ chức đánh bạc lưu động; sử dụng công nghệ thông tin, mạng Internet để đánh bạc; đánh bạc dưới dạng “tiền hơi”, “tiền ảo” qua tài khoản trên mạng Internet; khi bị bắt giữ, các đối tượng đánh bạc luôn tìm cách khai báo quanh co, không khai báo hoặc khai báo không đúng số tiền sử dụng để đánh bạc… gây nhiều khó khăn cho công tác đấu tranh của lực lượng Công an.

+ Mức hình phạt đối với tội phạm đánh bạc nhìn chung còn thấp và có nhiều hình thức xử lý khác nhau trong một khung hình phạt như tù giam, tù treo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền… nên tính răn đe tội phạm chưa cao.

- Để tiếp tục giải quyết các nội dung kiến nghị của cử tri phản ánh, Công an tỉnh Nghệ An xin đề xuất HĐND, UBND tỉnh một số nội dung sau:

+ Tăng cường chỉ đạo quản lý, giám sát công tác phòng, chống tệ nạn đánh bạc trên địa bàn tỉnh, nhất là công tác phòng ngừa tệ nạn đánh bạc trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị; việc xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với tội phạm đánh bạc.

+ Nghiên cứu, đề xuất Quốc hội và cơ quan có thẩm quyền quy định số tiền các đối tượng đưa vào xới bạc là số tiền dùng để đánh bạc để tránh tạo kẽ hở cho các đối tượng “lách luật”, đối phó với cơ quan Công an trong việc chứng minh giá trị tiền, hiện vật sử dụng để đánh bạc; đồng thời tránh tình trạng dư luận quần chúng nhân dân nhìn nhận không đúng về bản chất một số vụ đánh bạc có giá trị tiền, hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được không lớn so với quy mô vụ đánh bạc.

+ Nghiên cứu ban hành quy định cụ thể để xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị có cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý vi phạm liên quan đến tệ nạn đánh bạc, địa phương để xảy ra tình trạng tệ nạn đánh bạc phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân.

XIX. LĨNH VỰC THANH TRA82. Cư tri đề nghi cần thông tin cho Nhân dân biết về tình hình, kết

quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và các giải pháp để phòng, chống tham nhũng hiệu quả.

Trả lời:a) Kết quả thực hiện công tác PCTN (2006 -2015)* Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng- Xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn:UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành các văn bản chỉ đạo về xây dựng và

thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh:

+ Quyết định số 08/2008/QĐ.UBND ngày 16/01/2008 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng phương tiện đi lại, điện thoại công vụ, công tác phí, chi phí tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, đón tiếp khách, kỷ

80

Page 81: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

niệm đón nhân danh hiệu huân, huy chương đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND ngày 12/02/2009 về việc ban hành khung giá sử dụng xe ô tô áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các Công ty nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

+ Quyết định số 74/2010/QĐ-UBND ngày 06/10/2010 về việc sửa đổi Điều 5 của “Quy định sử dụng phương tiện đi lại, điện thoại công vụ, công tác phí, chi phí tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, đón tiếp khách, kỷ niệm đón nhận danh hiệu huân, huy chương đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập” ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND ngày 16/01/2008 của UBND tỉnh.

+ Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Căn cứ vào các Quyết định chỉ đạo của UBND tỉnh, tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị đều đã xây dựng quy định thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí và hàng năm đều đã tiến hành rà soát, sửa đổi ban hành các quy định về chế độ định mức, tiêu chuẩn về chi tiêu tài chính và sử dụng tài sản công trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình; nhiều cơ quan, đơn vị đã điều chỉnh và quy định chặt chẽ, cụ thể về định mức xăng xe, sử dụng điện nước, điện thoại, phương tiện giao thông, chế độ hội nghị, hội thảo, chế độ tiếp khách, công tác phí,...

Tất cả 20/20 sở, ban, ngành và 21/21 huyện, thành phố, thị xã tổ chức hội nghị cán bộ, công chức đầu năm; có quy chế phối hợp giữa Thủ trưởng cơ quan và Ban chấp hành công đoàn.

- Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức:

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh bằng các văn bản:

+ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 17 - CT/TU ngày 03/12/2013 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

+ UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 10/2013/CT-UBND ngày 06/4/2013 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã ban hành Quy chế văn hóa công sở; quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp.

- Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức;UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 09/2008/CT-UBND ngày 23/4/2008;

Quyết định số 75/2010/QĐ-UBND ngày 6 tháng 10 năm 2010 về chuyển đổi vị

81

Page 82: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Trong 10 năm đã có 2.708 lượt cán bộ, công chức, viên chức chuyển đổi vị trí công tác.

- Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng

UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 6093/UBND-VX ngày 01/10/2010 về việc đôn đốc thực hiện Nghị định định 107/2006/NĐ-CP về xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.

Trong 10 năm, toàn tỉnh có 34 người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 21 người, xử lý kỷ luật 13 người.

- Công tác cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý:Về thực hiện cơ chế một cửa: Cấp tỉnh đã có 20/20 sở, ban, ngành và 05

cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện, đạt tỷ lệ 100%; Cấp huyện đã có 21/21 huyện, thành phố, thị xã thực hiện, đạt tỷ lệ 100%; Cấp xã đã có 458/480 xã, phường, thị trấn thực hiện, đạt tỷ lệ 95,4%.

Về thực hiện cơ chế một cửa liên thông: đã áp dụng thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, đăng ký mẫu dấu; trong lĩnh vực đầu tư đối với các dự án 100% vốn của nhà đầu tư, đầu tư vào các khu vực ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp; lĩnh vực cấp giấy phép quảng cáo; Có 13 đơn vị triển khai mô hình một cửa liên thông cấp huyện theo hướng hiện đại.

Có 57/59 đơn vị hành chính, sự nghiệp thực hiện việc công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2008; Còn 02/59 đơn vị chưa thực hiện việc công bố: UBND huyện Tương Dương, Sở Xây dựng.

- Thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

Đến nay, trên toàn tỉnh có 1.202/3.188 đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trả lương qua tài khoản, đạt tỷ lệ 37,7%.

Nguyên nhân: Do Nghệ An có 10 huyện miền núi và miền núi cao, các huyện chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoạt động và chỉ có 1 máy ATM đặt tại trung tâm thị trấn huyện, trong khi đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ xã, giáo viên các trường cách xa địa điểm đặt máy ATM nên còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa tổ chức thực hiện được.

- Về minh bạch về tài sản thu nhập:Toàn tỉnh có 57 đơn vị đầu mối với 19.407 người thuộc diện phải kê khai

tài sản thu nhập. Đến nay, có 57/57 (100%) đơn vị đã thực hiện việc kê khai, với 19.382 người đã kê khai tài sản trong năm (đạt tỷ lệ 99,87%).

Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai chưa đúng hướng dẫn.

82

Page 83: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị:

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên toàn tỉnh đã thực hiện công khai, minh bạch các nội dung trong hoạt động của đơn vị mình, tập trung vào các lĩnh vực: mua sắm tài sản công, xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng nhà, đất, tài chính ngân sách, công tác tổ chức – cán bộ, công tác thanh tra…; Với các hình thức công khai: tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm; thông báo bằng văn bản, niêm yết tại trụ sở, báo cáo tại kỳ họp HĐND... tạo điều kiện để cán bộ, nhân dân biết và giám sát kịp thời, phòng ngừa tham nhũng.

Các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở: 100% cơ quan tổ chức hội nghị dân chủ đầu năm; 100% cơ quan có quy chế chi tiêu nội bộ; 100% doanh nghiệp Nhà nước thực hiện công khai trong tài chính, phân phối tiền lương, lợi nhuận, công nợ.

- Việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng:Trong 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh chưa có trường hợp cán bộ, công chức vi

phạm Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.

* Việc phát hiện, xư lý tham nhũng:- Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác tự kiểm tra: Qua công tác tự kiểm tra nội bộ, Cục Thuế Nghệ An đã phát hiện 5 cán bộ

có hành vi tham nhũng, đã xâm tiêu tiền thuế 398 triệu đồng; Đã thu hồi về ngân sách nhà nước 393 triệu đồng và xử lý kỷ luật 5 cán bộ thuế; Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện 10 vụ việc tiêu cực, tham nhũng và xử lý 16 cán bộ.

- Kết quả công tác thanh tra:Thanh tra hành chính: 10 năm qua toàn ngành thanh tra đã thực hiện

1.850 cuộc; Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý 311 tỷ đồng, đã thu hồi về Ngân sách Nhà nước 302 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97,1%; xử lý 4.669 ha đất, kiến nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xử lý hành chính 315 tập thể và 708 cá nhân có sai phạm, kiến nghị sửa đổi 15 cơ chế chính sách không phù hợp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với 9 lĩnh vực, chuyển cơ quan điều tra 03 vụ việc.

Thanh tra chuyên ngành: Thực hiện 26.600 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã ban hành 22.853 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 28.210 lượt tổ chức cá nhân có vi phạm với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 65,3 tỷ đồng, đã nộp phạt đạt tỷ lệ 100%.

- Kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh đã tiếp được

48.742 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh; tiếp nhận và xử lý 54.284 đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh; tham mưu các cấp

83

Page 84: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

có thẩm quyền giải quyết được 9.160/9.272 vụ việc khiếu nại, tố cáo, đạt tỷ lệ bình quân 98,8%; chuyển cơ quan điều tra 13 vụ việc, 19 đối tượng.

- Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử:+ Công tác điều tra: Từ ngày 01/6/2006 đến ngày 31/8/2015, cơ quan

Điều tra công an các cấp trong tỉnh đã phát hiện, khởi tố điều tra 97 vụ án, 170 bị can về tham nhũng, trong đó: Đã kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 89 vụ/157 bị can; Tạm đình chỉ điều tra 03 vụ/03 bị can; đình chỉ điều tra: 03 vụ/05 bị can, đang tiếp tục điều tra 02/05 bị can.

+ Công tác truy tố: Tổng số vụ Viện kiểm sát 2 cấp thụ lý giải quyết: 89 vụ/157 bị can. Trong đó: Số vụ thuộc thẩm quyền VKS cấp tỉnh thụ lý: 38 vụ/ 81 bị can; số vụ thuộc thẩm quyền VKS cấp huyện thụ lý: 51 vụ/ 76 bị can.

+ Công tác xét xử: Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Nghệ An đã thụ lý 79 vụ án tham nhũng với 134 bị cáo. Trong đó, Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý 55 vụ/89 bị cáo; Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An thụ lý 24 vụ/45 bị cáo và 19 vụ phúc thẩm do có kháng cáo.

Kết quả: Tòa án nhân dân hai cấp đã xét xử 78 vụ (131 bị cáo)/79 vụ, đạt tỷ lệ 98,7%, xử phạt tù có thời hạn 71 bị cáo; phạt tù cho hưởng án treo 49 bị cáo; cải tạo không giam giữ 08 bị cáo; cảnh cáo 03 bị cáo; xử phúc thẩm: giữ nguyên bản án sơ thẩm 06 vụ/08 bị cáo; giảm hình phạt 06 vụ/09 bị cáo; cải biện pháp (án treo) 04 vụ/05 bị cáo; chuyển sang hình phạt cảnh cáo 02 vụ/04 bị cáo; hủy án 01 vụ/01 bị cáo.

- Công tác thu hồi tài sản tham nhũng:Trong 10 năm qua, tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt và hại do tham nhũng

gây ra: 55,846 tỷ đồng. Kết quả thu hồi tài sản và khắc phục thiệt hại do tham nhũng: 22,951 tỷ đồng. Đạt tỷ lệ: 41,1%.

Việc thu hồi tài sản tham nhũng đã được các cơ quan chức năng chú trọng thực hiện song song với việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng. Tuy nhiên, thực tế thu hồi tài sản tham nhũng còn rất khó khăn do trong quá trình phạm tội các đối tượng đã cất giấu tài sản, không có tài sản … nên không thể thu hồi được do đó số lượng tài sản thu hồi đạt thấp.

b) Giải pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả:- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 264/KH-UBND

ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh về thực hiện giai đoạn II (2012-2016) Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng; Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 20/3/2013 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng. Trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về

84

Page 85: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật phòng, chống tham nhũng năm 2012; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản thu nhập; Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Nâng cao vai trò của cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình trong công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng các chuyên trang, chuyên đề về phòng, chống tham nhũng phát sóng định kỳ hàng tháng.

- Tiếp tục xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như: xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; chuyển đổi vị trí công tác, cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh; sử dụng tài sản công đúng quy định pháp luật...

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng, gắn với thanh tra việc thực hiện chức trách công vụ của cán bộ, công chức.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Tăng cường công tác tự kiểm tra để ngăn chặn các hành vi sai phạm trong hoạt động của cán bộ, công chức.

- Chỉ đạo các cấp các ngành minh bạch các quy trình, thủ tục trong giải quyết các công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp và trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra các sai phạm liên quan đến ngành, lĩnh vực của địa phương, đơn vị mình.

XX. LĨNH VỰC DÂN TỘC83. Cư tri đề nghi Chính phủ nâng mức đầu tư cho các xã hưởng

chính sách theo Chương trình 135-CP lên 1,5 tỷ đồng/xã/năm.Trả lời:Ngày 04/4/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

551/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Về định mức hỗ trợ Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng: năm 2012, 2013 là 01 tỷ đồng/xã/năm. Năm 2014, 2015 tăng 1,5 lần so với năm 2013 (1,5 tỷ đồng/xã/năm). Tuy nhiên do nhà nước khó khăn về tài chính nên năm 2014, 2015 chỉ hỗ trợ bằng mức năm 2013 (1tỷ đồng/xã/năm).

Năm 2016, thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc Hội về Phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020, trong đó có Chương trình 135. Theo quy định, mức hỗ trợ tối thiểu dự án CSHT là 01 tỷ đồng/xã/năm.

85

Page 86: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Tại Quyết định số 1839/QĐ-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016, mức hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng Chương trình 135 là 900 triệu đồng/xã.

Đã nhiều lần UBND các tỉnh (trong đó có Nghệ An) và Ủy ban Dân tộc có văn bản đề nghị Chính phủ bố trí đủ vốn theo định mức tại Quyết định số 551/QĐ-TTg, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả, thậm chí mức hỗ trợ hiện nay còn thấp hơn năm 2015 là 10%.

XXI. UBND THÀNH PHỐ VINH84. Cư tri đề nghi đẩy nhanh tiến độ thực hiện chủ trương di dời xóm

Hòa Lam xã Hưng Hòa vào trong đê. Trả lời:Để thực hiện di dời 60 hộ dân ở xóm Hòa Lam, xã Hưng Hòa ngày

19/11/2013 UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai tại Quyết định số 5476/QĐ-UBND, do Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An làm chủ đầu tư với diện tích thu hồi đất 22.138,4m2, có tổng mức đầu tư là 36.645 triệu đồng.

Việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn chậm do phải thực hiện theo đúng qui định của Nhà nước, tuy nhiên với sự nỗ lực của chủ đầu tư và các ban, ngành của Thành phố đến thời điểm hiện nay Hồ sơ bồi thường hỗ trợ GPMB được Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố, UBND xã Hưng Hòa và Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An đã lập xong, hiện Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố đang lập phương án chi tiết để trình thẩm định và phê duyệt (dự kiến xong trong tháng 5/2016).

UBND Thành phố đã thường xuyên chỉ đạo và đôn đốc các phòng, ban chuyên môn của Thành phố phối hợp với chủ đầu tư, chính quyền địa phương giải quyết những vướng mắc trong qua trình triển khai thực hiện công tác bồi thường GPMB để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai xây dựng và giao đất tái định cư cho các hộ.

XXII. UBND HUYỆN ANH SƠN85. Cư tri đề nghi thu hồi dự án khu đô thi mới tại thi trấn Anh Sơn

(lãng phí).Trả lời:a) Quá trình kiểm tra, làm việc với chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Mía

đường Sông Lam)- Kiểm tra thực địa khu vực thực hiện Dự án: Qua kiểm tra, từ đầu tháng

04/2016 đến nay chủ đầu tư đang thi công hạng mục san lấp mặt bằng.- Làm việc với đại diện chủ đầu tư: Qua làm việc, chủ đầu tư cung cấp các

hồ sơ pháp lý liên quan và giải trình tiến độ thực hiện như sau:

86

Page 87: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

+ Về pháp lý: Từ năm 2011 Dự án khu đô thị mới Anh Sơn do Công ty cổ phần Đầu tư Xây lắp dầu khí số 1 Nghệ An làm chủ đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 27111000094 ngày 09/8/2011. Đến tháng 3/2015 chuyển đổi chủ đầu tư sang Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam, được UBND tỉnh chấp thuận tại Quyết định số 1481/UBND-XD ngày 19/03/2015, được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An tại Quyết định số 1809/QĐ-UBND-XD ngày 26/4/2016.

+ Về thời gian thực hiện dự án: Theo Giấy chứng nhận đầu tư số 1577511348 cấp lại ngày 07/12/2015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp thì Dự án trên thời gian hoàn thành xây dựng cơ bản đến tháng 11/2019, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2019.

+ Về tiến độ thực hiện Dự án: Do tình hình bất động sản trên thị trường có biến động xấu, do phải thay đổi chủ đầu tư và phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng nên tiến độ triển khai Dự án có chậm so với nguyện vọng của cử tri và nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên từ đầu tháng 4/2016 đến nay chủ đầu tư đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện và sớm hoàn thành hạng mục san lấp mặt bằng (đạt khoảng 1/3 khối lượng cần thực hiện) để thực hiện các hạng mục công trình tiếp theo; chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành công tác bồi thường, GPMB phần diện tích còn lại và xây dựng các hạng mục công trình đúng tiến độ theo Giấy chứng nhận đầu tư đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 07/12/2015.

b) Quan điểm của UBND huyện Anh Sơn Đề nghị không thu hồi Dự án Khu đô thị tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

như đề nghị của cử tri, bởi vì:- Dự án đang được chủ đầu tư triển khai theo đúng tiến độ;- Đang trong thời gian xây dựng cơ bản (theo Giấy chứng nhận đầu tư được

cấp thì đến tháng 11/2019 mới kết thúc).- Dự án hoàn thành sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và tạo

diện mạo văn minh, hiện đại khu vực trung tâm của huyện Anh Sơn.

87

Page 88: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Phần 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾT LUẬN TẠI PHIÊN CHẤT VẤN KỲ

HỌP 15 – HĐND TỈNH KHÓA XVII. VỀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO VỆ SINH ATTP; HÀNG GIẢ,

HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG TRÀN LAN; TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG THUỐC TRỪ SÂU, CÁC CHẤT KÍCH THÍCH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NHÂN DÂN

1. Về nội dung:Triển khai thực hiện tốt Thông tư số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP.

Trả lời:Quản lý an toàn thực phẩm là lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều đầu

mối, nhiều ngành chịu trách nhiệm, trong đó được giao cho 3 ngành chính: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và Ủy ban nhân dân các cấp. Trong thời gian qua, các Sở, Ngành chức năng cơ bản đã thực hiện nhiệm vụ về bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng sự phân công được quy định tại Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Liên Bộ Y tế - Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Công Thương, cụ thể:

- Ngành Y tế: Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước 9/118 nhóm sản phẩm, bao gồm: toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh đối với sản phẩm phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm và dịch vụ ăn uống.

- Ngành Nông nghiệp: Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước 47/118 nhóm sản phẩm, bao gồm: sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, nhập khẩu, kinh doanh đối với các sản phẩm thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, Sữa tươi nguyên liệu...

- Ngành công thương: Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước 62/118 nhóm sản phẩm, bao gồm: rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, bột và tinh bột, sữa chế biến...

- Ngoài ra, các Sở, Ngành cũng thực hiện đúng quy định tại Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT về việc quản lý đối với các cơ sở có nhiều mặt hàng thuộc nhiều ngành quản lý:

+ Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 ngành trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Y tế thì ngành Y tế chịu trách nhiệm quản lý.

+ Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm

88

Page 89: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ngành Công Thương thì ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý.

+ Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 ngành trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì ngành Công Thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

2. Về nội dung: Tham mưu các giải pháp để tạo chuyển biến tích cực về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trả lời:Thời gian qua, ngành Y tế đã phối hợp với các ngành chức năng tham

mưu UBND tỉnh và triển khai nhiều giải pháp quan trọng như:- Tăng cường công tác chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp về công tác

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương về việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn (thực hiện theo Điều 65 Luật an toàn thực phẩm).

- Nhân rộng các mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP như: Công ty hoa quả sạch TH (30ha), Diễn Thành (10ha), Quỳnh Lương (10 ha), Vân Diên (2ha), Hưng Phú (2ha), Nghi ân, Nghi Liên, Nghi Đức,...Có chính sách phù hợp đối với các dự án trồng rau an toàn, quan tâm xây dựng các chuỗi an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các địa bàn theo Quyết định 5008/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Hiện phần lớn các huyện đều có quy hoạch lò mổ tập trung. Các lò mổ điển hình như Trường Lan (Nghi Phú), Hưng Chính, Nam Anh, Nam Nghĩa (Nam Đàn), Diễn Châu,...

- Xây dựng và mở rộng thêm nhiều chợ đầu mối buôn bán, kinh doanh thực phẩm sạch.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Siết chặt hoạt động cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định. Điển hình là việc rà soát lại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, hướng dẫn thực hiện công bố lại theo đúng quy trình, xử lý nghiêm các cơ sở và cá nhân vi phạm.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về an toàn thực phẩm; thực hiện thông báo công khai các cơ sở vi phạm, những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả,... Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tháng hành động về an toàn thực phẩm năm 2016 với chủ đề "tiếp tục sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn". Theo đó, hoạt động tuyên

89

Page 90: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

truyền về an toàn thực phẩm được đẩy mạnh; Tỉnh và các huyện đều triển khai lễ phát động Tháng hành động và chiến dịch tuyên truyền "Nói không với thực phẩm bẩn". Tiến hành in sao và gửi cho Trung tâm Y tế các huyện, thị xã và thành phố các loại băng, đĩa truyền thông (25 đĩa hình truyền thông về an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán; 505 đĩa tiếng và 25 đĩa hình dịp Tháng hành động; in 20.000 tờ rơi hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm).

- Tiếp tục kiến nghị với Trung ương ban hành các chính sách xử lý mạnh hơn với các trường hợp vi phạm ATVSTP (Bộ Luật hình sự mới áp dụng từ 01/7/2016 sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm ATVSTP).

- Huy động các nguồn lực tham gia vào quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm ATVSTP; phát huy vai trò của cơ quan thông tin đại chúng, của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội như: Mặt trận, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, các cơ quan Thông tấn, Báo, Đài...tham gia giám sát và phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật về ATVSTP. Hiện Sở Y tế đang tham mưu Chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh với MTTQ về vận động và giám sát bảo đảm ATVSTP giai đoạn 2016 - 2020.

3. Về nội dung: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trả lời:Riêng trong năm 2015, toàn tỉnh đã thành lập 1392 Đoàn thanh tra, kiểm

tra, trong đó: 03 Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh; 78 Đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến huyện; 1311 Đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến xã. Các Đoàn đã tiến hành thanh, kiểm tra 21300 lượt cơ sở, trong đó có 4088 lượt cơ sở vi phạm ATVSTP, chiếm 19,2%. Tổng số tiền phạt 2.971.390.000 đồng trong đó, ngành Y tế: 115.680.000 đồng; Quản lý thị trường: 2.575.260.000đồng; PC49 - Công an tỉnh: 280.450.000 đồng.

Trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa Lễ hội Xuân 2016 Đoàn thanh, kiểm tra Liên ngành đã tiến hành kiểm tra 40 cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm và đã xử phạt hành chính 17 cơ sở, chiếm 42,5%, số tiền phạt là 68.250.000 đồng.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra về ATTP, đặc biệt là xử lý vi phạm và công tác hậu kiểm sau thanh tra.

4. Về nội dung: Chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tăng cường các biện pháp để đảm bảo vệ sinh ATTP.

Trả lời:- UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành chức năng

triển khai thực hiện các nhiệm vụ:+ Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm theo phân công, phân

cấp và địa bàn phụ trách. Đặc biệt, giao người đứng đầu các ngành, các đơn vị,

90

Page 91: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

các địa phương phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc phạm vi phụ trách.

+ Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện: Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Liên ngành An toàn thực phẩm tỉnh; Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong các dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động về an toàn thực phẩm; Kế hoạch hành động năm cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; Quyết định thành lập các Đoàn Thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP...

+ Tổ chức Họp Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh. Sau họp, UBND tỉnh đã có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch, Trưởng ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh. Theo đó, các cấp các ngành cần tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt, UBND các huyện, thành, thị cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm và chỉ đạo triển khai quyết liệt các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn phụ trách.

+ Tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016, thông qua hội nghị đã chỉ đạo các huyện, thành, thị triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn ngay từ khâu sản xuất, chế biến.

- Sở Y tế và các sở, ngành chức năng cũng đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác ATTP như: Các Kế hoạch hành động cụ thể của các ngành trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân, Tháng hành động ATTP, mùa Lễ hội Xuân 2016; Các Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; Đoàn thanh tra nước uống đóng chai;...và nhiều Công văn chỉ đạo khác./.

II. VỀ CÔNG TÁC DI DÂN RA KHỎI VÙNG SẠT LỞ VÀ DI DÂN THỰC HIỆN ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Trả lời:1. Tình hình triển khai các dự ána) Chương trình bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai, sạt lở theo Quyết

định 1776/QĐ-TTgHiện nay trên địa bàn tỉnh có 12 dự án đang triển khai, với quy mô bố trí,

sắp xếp cho 1.030 hộ. Tổng mức đầu tư được duyệt của 12 dự án là 516,494 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương 361,546 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 154,948 tỷ đồng).

+ Giá trị khối lượng đã thực hiện ước đạt: 230,450 tỷ đồng (đạt 44,62% tổng mức đầu tư).

+ Vốn đã bố trí đến năm 2015: 190,250 tỷ đồng (đạt 36,8% tổng mức đầu tư được duyệt); Trong đó: Ngân sách trung ương đã bố trí 148,400 tỷ đồng (đạt 40,9% tổng vốn Trung ương cần bố trí); Ngân sách địa phương đã bố trí 41,850 tỷ đồng (đạt 22% tổng vốn địa phương cần bố trí).

91

Page 92: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

+ Vốn đã giải ngân: Đã giải ngân đạt 100% vốn được bố trí theo tiến độ.b) Chương trình di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân

tộc thiểu số theo quyết định 33/2007/QĐ-TTgToàn tỉnh đã triển khai thực hiện 10/10 dự án, với tổng mức đầu tư là

171.880 triệu đồng (trong đó: vốn Trung ương hỗ trợ là 60.812 triệu đồng; vốn địa phương và lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác là 111.068 triệu đồng).

+ Giá trị khối lượng đã thực hiện ước đạt: 130.450 triệu đồng (đạt 75,89 % tổng mức đầu tư).

+ Vốn đã bố trí đến năm 2015: 103.270 triệu đồng (đạt 60,1% tổng mức đầu tư được duyệt); Trong đó: Ngân sách trung ương đã bố trí 79.200 triệu đồng (đạt 130% tổng vốn Trung ương cần bố trí); Ngân sách địa phương đã bố trí 20.715 triệu đồng, Vốn lồng ghép 3.355 triệu đồng (đạt 21,7% tổng vốn địa phương, vốn lồng ghép cần bố trí).

+ Vốn đã giải ngân: Đã giải ngân đạt 100% vốn được bố trí theo tiến độ 2. Trách nhiệm của các ngành và các đia phương liên quana) Trách nhiệm của của các Sở, ngành - Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn được giao quản lý Chương trình

bố trí dân cư chương trình bố trí sắp xếp dân cư vùng sạt lở theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ (về việc phê duyệt chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020).

- Ban Dân tộc quản lý Chương trình di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Trách nhiệm của các huyện và các chủ đầu tư dự ánViệc tổ chức thực hiện các dự án bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi các vùng

sạt lở và dự án di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số do UBND các huyện và các đơn vị làm Chủ đầu tư được thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

3. Công tác phối hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vi liên quan trong quá trình thực hiện dự án

Thời gian qua, tiến độ triển khai các dự án còn chậm, hiệu quả mang lại còn hạn chế. Trên cơ sở kết luận tại kỳ họp thứ 15-HĐND tỉnh lần thứ XVI, với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về chương trình bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai, sạt lở, đến nay Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai được một số nội dung cụ thể như sau:

- Đã đề xuất UBND tỉnh ưu tiên bố trí vốn cho các dự án do Chi cục Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư (Công văn số 44/PTNT-KHTC, ngày 04/3/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án xây dựng

92

Page 93: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

mẫu các khu tái định cư cho các hộ dân vạn chài ven sông Lam, huyện Thanh Chương; Số 326/TTr-PTNT-KHTC ngày 20/8/2015 về việc xin kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB để thực hiện dự án mở rộng quy mô dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư cho các hộ dân vùng thiên tai, sạt lở đất xã Hưng Lam huyện Hưng Nguyên); đồng thời Sở đã làm việc với UBND huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Thanh Chương, Yên Thành... để rà soát, đề nghị UBND tỉnh bố trí vốn cho các dự án do UBND các huyện làm chủ đầu tư.

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể bố trí ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 7468/QĐ-UBND ngày 30/12/2014), Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND các huyện kiểm tra, rà soát những điểm dân cư có nguy cơ sạt lở để xây dựng kế hoạch di dời. Sở Nông nghiệp và PTNT đã trình Cục Kinh tế hợp tác và PTNT - Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ 12.750 triệu đồng để di dân theo Quyết định 1776/QĐ-TTg của Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được hỗ trợ kinh phí và Sở Nông nghiệp và PTNT đã làm việc trực tiếp với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT về nội dung trên (dự kiến đợt 1 năm 2016 tỉnh Nghệ An được hỗ trợ 1,5 tỷ đồng). Ngay sau khi có thông báo vốn, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ chi tiết kinh phí để triển khai thực hiện.

III. CÔNG TÁC XỬ LÝ Ô NHIỄM, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG1. Về nội dung: Tập trung huy động nguồn nhân lực để đầu tư và

hoàn thiện, sưa chữa nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường đáp ứng tình hình hoạt động thực tế tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bệnh viện. Thực hiện đồng bộ các giải pháp được đưa ra trong đề án tổng thể xư lý chất thải rắn y tế nguy hại trên đia bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2012-2020, có tính đến 2025 cũng như Quyết đinh số 2399/QĐ-UBND.ĐTXD ngày 12/6/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Nghệ An giải đoạn 2015-2020.

Trả lời:a) Đối với các Khu công nghiệp trên đia bàn tỉnh:* Về đầu tư và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường

tại các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động:- Tại KCN Bắc Vinh:Hiện nay, Công ty đầu tư phát triển KCN Bắc Vinh đã triển khai xây dựng

xong hoàn chỉnh và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Bắc Vinh với công suất xử lý 250 m3/ngày đêm. Ngày 01/4/2016, UBND tỉnh đã có Công văn số 1952/UBND-ĐT đồng ý chủ trương cấp phép xả thải và giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc cấp phép xả thải với lưu lượng 250 m3/ngày đêm đối với hệ thống xử lý nước thải KCN Bắc Vinh. Cải tạo nâng cấp hệ thống chiếu sáng, vệ sinh định kỳ KCN và trồng bổ sung hệ thống cây xanh, chăm sóc cây xanh theo quy hoạch được duyệt.

93

Page 94: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

- Tại KCN Nam Cấm:Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu B,

KCN Nam Cấm do Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An làm Chủ đầu tư được khởi công xây dựng vào tháng 11 năm 2012; Với công suất thiết kế 5.500 m3/ngày đêm; Giai đoạn 1: 2.500 m3/ngày đêm và giai đoạn 2 với công suất 3.000 m3/ngày đêm.

+ Giai đoạn 1 của hệ thống xử lý với công suất 2.500 m3/ngày đêm đã đi vào vận hành ổn định, gần như 100% các doanh nghiệp trong KCN đã đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung.

+ Giai đoạn 2 của dự án: Ngày 14/4/2016, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1620/QĐ-UBND.ĐT về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống xử lý nước thải tại khu B, KCN Nam Cấm công suất 3.000 m3/ngày đêm. Hiện nay, Ban quản lý KKT Đông Nam đang chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn tất các hồ sơ liên quan, đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án.

Ngoài ra, hằng năm duy tu tái tạo hạ tầng KCN, vệ sinh định kỳ KCN, vận hành hiệu quả hệ thống điện chiếu sáng KCN.

- Tại KCN Đông Hồi:Ngày 30/10/2015, UBND tỉnh đã có Quyết định số 5039/QĐ-UBND.ĐT

về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống xử lý nước thải tại KCN Đông Hồi, giao Ban quản lý KKT Đông Nam làm chủ đầu tư với quy mô đầu tư xây dựng: Xây dựng nhà máy với công xuất 4.000 m3/ngày đêm và hệ thống thu gom nước thải chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: (Thực hiện từ năm 2016 -2020): Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 2.000 m3/ngày đêm và hệ thống thu gom nước thải và đường ống thoát nước từ trạm ra biển với công tối đa 5.000 m3/ngày đêm.

+ Giai đoạn 2: (Thực hiện sau khi hoàn thành giai đoạn 1): Xây dựng nhà máy với công suất 2.000 m3/ngày đêm bổ sung công suất cho giai đoạn 1 và hệ thống thu gom nước thải với công tối đa 5.000 m3/ngày đêm.

* Đối với công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong KKT và các KCN thực hiện các quy định của pháp luật, Ban quản lý KKT Đông Nam:

- Trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp trong KKT, KCN thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và khắc phục các tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường.

- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương bám sát địa bàn, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KKT và KCN.

b) Đối với các bệnh viện

94

Page 95: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Đa số các bệnh viện đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải, chỉ một số bệnh viện chưa đầu tư xây dựng hoặc đã xây dựng nhưng bị xuống cấp, cụ thể như sau:

- Các bệnh viện tuyến tỉnh (12 bệnh viện): + Có 10 bệnh viện đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải: Bệnh viện hữu

nghị đa khoa; Bệnh viện Nội tiết; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Ung bướu; Bệnh viện Lao và bệnh phổi; Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình; Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam; Bệnh viện Sản Nhi; Bệnh viện Tâm thần.

+ Có 02 bệnh viện chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải: Bệnh viện phục hồi chức năng Thị xã Cửa Lò; Bệnh viên đa khoa khu vực Tây Bắc;

- Các bệnh viện đa khoa cấp huyện (17 bệnh viện):+ Có 15 bệnh viện đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải: Bệnh viện đa

khoa Thành phố Vinh; Bệnh viện đa khoa thị xã Cửa Lò; Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong.

+ Có 02 bệnh viện chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải: Bệnh viện đa khoa huyện Tân Kỳ, Đô Lương.

- Các Bệnh viện bộ ngành trên địa bàn (03 bệnh viện)Bao gồm các bệnh viện: Bệnh viện Quân Khu 4; Bệnh viện Giao thông

vận tải; Bệnh viện chống phong.Các bệnh viện này đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên đến

nay các hệ thống này đã bị xuống cấp không đáp ứng yêu cầu xử lý.- Các bệnh viện ngoài công lập (10 bệnh viện)Bao gồm các bệnh viện: Bệnh viện Mắt Sài Gòn; Bệnh viện 115; Bệnh

viện đa khoa Cửa Đông; Bệnh viện Thái An; Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn; Bệnh viện Thành An Sài Gòn; Bệnh viện Răng Hàm Mặt và phẫu thuật thẩm mỹ Thái Thượng Hoàng; Bệnh viện đa khoa Đông Âu; Bệnh viện đa khoa Minh Hồng; Bệnh viện Quốc tế Vinh.

Các bệnh viện này đều đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn chưa đạt yêu cầu theo nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế đã triển khai thực hiện một số nội dung, cụ thể như sau:

Đối với nước thải:- Tháng 2/2016 đã xây dựng xong và đưa hệ thống xử lý nước thải tập

trung của 02 bệnh viện (Tây Bắc, Lao và Bệnh phổi) vào hoạt động.

95

Page 96: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

- Đang tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện đa khoa huyện Diễn Châu, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành vào tháng 7/2016.

- Đã hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho 04 bệnh viện (Đô Lương, Tân Kỳ, Tây Bắc, Quỳnh Lưu).

- Đang tiến hành xin nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải cho 02 bệnh viện (Chấn thương chỉnh hình, Điều dưỡng phục hồi chức năng).

Đối với rác thải y tế: - Hiện nay, các bệnh viện chưa có lò đốt hoặc lò đốt bị hỏng đã hợp đồng

với Chi nhánh công ty cổ phần Galax (Đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép hành nghề Quản lý chất thải nguy hại, mã số QLCTNH: 4.088.VX, ngày 12/01/2016) để vận chuyển và đốt.

- Sở Y tế đang tiến hành xúc tiến để đầu tư 08 hệ thống xử lý chất thải rắn y tế bằng phương pháp không đốt cho 08 bệnh viện (Lao và Bệnh phổi, Đô Lương, Thanh Chương, Tây Bắc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đa khoa Nghệ An, Yên Thành).

c) Đối với cụm công nghiệp:Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Công thương đang triển khai thực

hiện Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Năm 2016, đã được phân khai nguồn vốn để thực hiện là 20 tỷ đồng.

2. Về nội dung: Thực hiện việc hạn chế ô nhiễm môi trường đối với các dự án đầu tư bắt đầu từ khâu lựa chon đia điểm, quy hoạch một cách hợp lý. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy đinh của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đặc biệt quan tâm kiểm tra, giám sát việc vận hành, xư lý chất thải, rác thải tập trung gây ô nhiễm tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở, bệnh viện,…; Tập trung đôn đốc, kiểm tra giám sát việc khắc phục ô nhiễm môi trường của các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường; Yêu cầu và giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; Phát hiện xư lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời yêu cầu thực hiện nghiêm túc, kip thời các biện pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, bệnh viện, tại các vùng bi ô nhiễm môi trường nghiêm trong.

Trả lời:a) Về việc hạn chế ô nhiễm môi trường đối với các dự án đầu tư bắt đầu

tư khâu lựa chọn địa điểm, quy hoạch một cách hợp lý:

96

Page 97: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, khi tiến hành lựa chọn địa điểm Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Xây dựng để tiến hành khảo sát đối chiếu với các quy định hiện hành và cho ý kiến để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về khoảng cách đối với khu dân cư, nguồn nước,…

b) Về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đặc biệt quan tâm kiểm tra, giám sát việc vận hành, xử lý chất thải, rác thải tập trung gây ô nhiễm tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở, bệnh viện,…

Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đầu tư trên địa bàn.

Theo đó, từ đầu năm 2016 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập các đoàn thành tra để thành tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, Bảo vệ môi trường và tài nguyên nước đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cụ thể như sau:

- Quyết định số 72/QĐ-TTr ngày 24/3/2016 của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tìa nguyên nước đối với các tổ chức trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 75/QĐ-TTr ngày 31/3/2016 của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với một số tổ chức chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 77/QĐ-TTr ngày 01/4/2016 của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với một số tổ chức sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 79/QĐ-TTr ngày 04/4/2016 của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với Công ty cổ phần cơ khí ô tô Vinh;

- Quyết định số 80/QĐ-TTr ngày 04/4/2016 của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với Công ty cổ phần Trung Long;

- Quyết định số 81/QĐ-TTr ngày 04/4/2016 của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với Công ty xăng dầu Nghệ An;

- Quyết định số 82/QĐ-TTr ngày 04/4/2016 của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với Nhà văn hóa tỉnh Nghệ An;

97

Page 98: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

c) Về nội dung yêu cầu và giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình bảo vệ môi trường đã được phê duyệt:

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 1027/STNMT-BVMT ngày 08/3/2016 về việc thực hiện nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết/kế hoạch bảo vệ môi trường.

Theo kế hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra tất cả các dự án việc thực hiện nghiêm túc việc đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

d) Về nội dung: Phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời yêu cầu thực hiện nghiêm túc, kịp thời các biện pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, bệnh viện, tại các vùng bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Sở Y tế đã yêu cầu các bệnh viện, trung tâm y tế thực hiện việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh;

Sở Tài nguyên và Môi trường đã đôn đốc các cơ sở ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thực hiện khắc phục các tồn tại khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh giao trong năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành kiểm tra việc khắc phục theo kết luận kiểm tra năm 2015 tại các cơ sở ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

3. Về nội dung: Nâng cao trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các đơn vi, cơ sở sản xuất kinh doanh, người dân trên đia bàn, đặc biệt là công tác phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp.

Trả lời:Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao, Sở Tài nguyên và Môi trường hàng

năm xây dựng và thực hiện việc tuyên truyền, nâng cao nhận thực về pháp luật về bảo vệ môi trường. Năm 2016, đã xây dựng kế hoạch để thực hiện, cụ thể như sau:

- Tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 05/6 năm 2016 cấp tỉnh gắn liền với trao giải thưởng Môi trường Nghệ An năm 2016; Treo băng rôn, pa nô, áp phích, khẩu hiệu về chủ đề bảo vệ môi trường, các đường phố chính, tại trụ sở cơ quan làm việc, nơi đông người qua; Vận động người dân, cộng đồng tổ chức các hoạt động vệ sinh làm sạch môi trường, bãi biển nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới; Chủ trì phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, báo Nghệ An, báo Công an Nghệ An, các báo trung ương đưa tin bài về việc Nghệ An tổ chức các hoạt động tại các huyện, thành, thị và Lễ mít tinh cấp tỉnh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 05/6/2016.

98

Page 99: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

- Chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2016 bằng các hình thức như: mít tinh; mít tinh; treo băng rôn, pa nô, áp phích, khẩu hiệu về chủ đề bảo vệ môi trường; vận động người dân, cộng đồng tổ chức các hoạt động vệ sinh làm sạch môi trường, bãi biển...

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền về lĩnh vực bảo vệ môi trường, cụ thể như sau: Phối hợp với Báo Nghệ An tuyên truyền về nội dung bảo vệ môi trường trên Báo; Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai một số mô hình tham gia bảo vệ môi trường; Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức triển khai mô hình truyền thông về bảo vệ môi trường đến cấp cơ sở; Phối hợp với Ban dân vận Tỉnh uỷ nhân rộng mô hình vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường và tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ làm công tác dân vận huyện, thành, thị..; Phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ...; Đặt mua tạp chí Môi trường, tuyên truyền về kiến thức, thông tin môi trường trên các tạp chí.

- Tổ chức đào tạo Giảng viên truyền thông về môi trường theo hình thức ToT: Mời giáo viên của Tổng cục môi trường về đào tạo cho một số cán bộ Chi cục BVMT và UBND các huyện theo hình thức ToT để bồi dưỡng giảng viên truyền thông môi trường.

4. Về nội dung: Nghiên cứu và ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí xư lý, khắc phục ô nhiễm và giảm suy thoái môi trường, trước mắt là tập trung đối với các khu vực trong yếu ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe và đời sống của nhân dân.

Trả lời:Cho đến nay trên địa bàn đã và đang tập trung triển khai đối với các khu

vực trọng yếu về tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trong đất (20 dự án), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân theo kế hoạch xử lý tại Quyết định 1946/QĐ-TTg và Chương trình mục tiêu quốc gia. Kinh phí để xử lý toàn bộ các điểm ô nhiễm rất lớn, trong khi ngân sách địa phương còn hạn hẹp; Các dự án áp dụng theo cơ chế hỗ trợ quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. (Chính sách hỗ trợ kinh phí xử lý từ nguồn kinh phí trung ương lại giới hạn ở 50% kinh phí xử lý dự án không hỗ trợ kinh phí điều tra và giải phóng mặt bằng).

Do đó, hiện nay UBND tỉnh đã có Văn bản đề nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét, quyết định cơ chế hỗ trợ đặc thù kinh phí xử lý cho tỉnh Nghệ An là tỉnh có nhiều điểm ô nhiễm nhất do thuốc BVTV tồn lưu trên địa bàn cả nước. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ưu tiên, bố trí kính phí cho việc điều tra, đánh giá phạm vi mức độ ô nhiễm do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật cũng như kinh phí cho các dự án xử lý, cải tạo phục hồi.

99

Page 100: UBND TỈNH NGHỆ ANdbndnghean.vn/hdnd/static/uploads/images/image...  · Web viewỦY BAN NHÂN DÂN. TỈNH NGHỆ AN. Số: 366/BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

5. Về nội dung: Chỉ đạo UBND các huyện, thành, thi tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà nước về môi trường, nhất là việc phối hợp hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xư lý kip thời những vi phạm trong lĩnh vực môi trường đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dich vụ,… thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường.

Trả lời:Hàng năm, thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao, Sở Tài nguyên và Môi

trường tiến hành kiểm tra việc quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện (Năm 2014: 03 huyện; Năm 2015: 03 huyện; Dự kiến năm 2016: 03 huyện) và thường xuyên phối hợp, chỉ đạo UBND cấp huyện trong công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm trong lĩnh vực môi trường đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…

Trên đây là kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 15 - HĐND tỉnh khóa XVI và kết quả thực hiện kết luận tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 15 - HĐND tỉnh khóa XVI./.

Nơi nhận:- Thường trực HĐND tỉnh;- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;- CVP, các PVP UBND tỉnh;- Lưu: VT, VH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNKT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Hoàng Viết Đường

100