104
ĐẠIHC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠIHC KINH T********* CM NANG SINH VIÊN NĂMHC 2010 2011 Hà Ni 2010

ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/[email protected]/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 

********* 

 

 

 

 

 

 

 

CẨM NANG SINH VIÊN NĂM HỌC 2010 ‐ 2011 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hà Nội ‐ 2010

Page 2: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

CẨM NANG SINH VIÊN 

NĂM HỌC 2010‐2011 

Thư của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội gửi sinh viên nhân dịp năm học mới 2010‐2011 

Các em sinh viên thân mến! 

Nhân dịp đầu năm học mới, thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và cán bộ viên chức của nhà trường, thầy gửi tới các em lời chào thân ái. Thầy cũng chia sẻ niềm vui lớn với các em tân sinh viên đã nỗ lực vượt qua kỳ thi đại học đầy khó khăn và  thử  thách để  trở  thành sinh viên dưới mái Trường Đại học Kinh  tế  , Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Các em thân mến!  

Trường Đại học Kinh  tế  − ĐHQGHN với  sứ mệnh cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam; đồng  thời  tạo môi  trường  thuận  lợi để sáng  tạo, nuôi dưỡng, phát  triển  tài năng trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hiện đại, qua đó chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội.  

Chính vì vậy,  là sinh viên của Nhà  trường hẳn các em đều ấp ủ hoài bão  trở thành những chuyên gia phân tích chính sách kinh tế hay các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp giỏi. Giảng đường đại học chính  là nơi sẽ chắp cánh ước mơ và hoài bão  cho  các  em. Các  em  sẽ  được Nhà  trường  trang  bị hành  trang  kiến  thức  vững vàng, các kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của các doanh nghiệp và  thích nghi với quá  trình hội nhập kinh  tế quốc  tế. Các em  sẽ được học tập và nghiên cứu trong một môi trường học thuật, giàu tính nhân văn và thực tiễn. Nhà trường sẽ tạo những điều kiện tốt nhất và  luôn hỗ trợ để các em đạt được ước mơ của mình.  

Tuy nhiên, những ước mơ và hoài bão đó có trở thành hiện thực hay không sẽ còn phụ  thuộc rất nhiều vào nỗ  lực của chính bản  thân các em. Một mặt, các em sẽ phải học tập siêng năng hơn nữa; cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và thực hiện nghiêm  túc  các  quy  định  của Nhà  trường  và  ĐHQGHN. Mặt  khác,  các  em  phải không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và trao dồi các kỹ năng sống để sáng tạo và hoàn thiện bản thân.  

Các em thân mến, hiểu rõ về môi trường mình đang học tập sẽ giúp các em thực hiện tốt những quy định và nắm bắt được những cơ hội của Nhà trường để từng bước 

2

Page 3: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

hòa nhập, gặt hái thành công và thực hiện hoài bão. Chính vì vậy, cuốn “Cẩm nang sinh viên 2010‐2011” sẽ là tài liệu rất hữu ích trong hành trang học tập của các em.   

Chúc các em sớm đạt được thành công trên con đường học tập và trong cuộc sống.  

Hà Nội, ngày 6 tháng 09 năm 2010 

PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ 

Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

3

Page 4: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

MỤC LỤC 

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ − ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI………………………………………………….. 7

PHẦN II: HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO...................................... 9

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC ...................................................................  9

1. Cử nhân  ........................................................................................................................................9 1.1. Chương trình cử nhân ngành Quản trị kinh doanh đạt trình độ quốc tế ....9 1.2. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại hệ chất lượng cao ...........10 1.3. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại hệ chuẩn  ..........................12 1.4. Chương trình cử nhân ngành Tài chính ‐ Ngân hàng hệ chuẩn  .................13 1.5. Chương trình cử nhân ngành Kế toán hệ chuẩn  .......................................... 14 1.6. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế phát triển  ..........................................15 1.7. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế chính trị .............................................16

2. Thạc sĩ .........................................................................................................................................17 2.1. Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh .....................................................17 2.2. Chương trình thạc sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế ............18 2.3. Chương trình thạc sĩ Tài chính ‐ Ngân hàng ................................................. 18 2.4. Chương trình thạc sĩ Quản lý kinh tế ..............................................................19

3. Tiến sĩ  .........................................................................................................................................20 3.1. Chương trình tiến sĩ Quản trị kinh doanh  .................................................... 20 3.2. Chương trình tiến sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế  .............20 3.3. Chương trình tiến sĩ Kinh tế chính trị .............................................................21

II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ..........................................................................  21

1. Cử nhân. .....................................................................................................................................  21 1.1. Cử nhân Kinh doanh 2+2, Đại học Massey ‐ New Zealand .........................22 1.2. Cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Troy ‐ Hoa Kỳ ................................24

2. Thạc sĩ..........................................................................................................................................29 2.1. Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Benedictine ‐ Hoa Kỳ........................29 2.2. Thạc sĩ Quản lý công, Đại học Uppsala ‐ Thụy Điển.....................................32 2.3. Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Troy ‐ Hoa Kỳ ....................................35 2.4. Chương trình Thạc sĩ Thẩm định kinh tế và Quản lý dự án quốc tế liên kết với Đại học Paris XII, Pháp.........................................................................38

3. Tiến sĩ .........................................................................................................................................  40 3.1. Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Northcentral ‐ Hoa Kỳ ......................40

4

Page 5: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

PHẦN III: QUY CHẾ, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, CÔNG TÁC SINH VIÊN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC…………………43

I. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO (đợi Quy chế mới) .............................................................................43

1. Khóa học, học kỳ........................................................................................................................43 2. Tổ chức lớp học..........................................................................................................................44 4. Đăng ký môn học (chờ Quy chế mới) ...................................................................................  44

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO.................................................................  44

1. Tuyển chọn ................................................................................................................................  44 2. Nguyên tắc tuyển chọn............................................................................................................  44 3. Chuyển đổi sinh viên giữa hệ chất lượng cao và hệ đào tạo chính quy  ........................45 4. Kiểm tra giữa kỳ và thi hết học phần ...................................................................................  45 5. Khóa luận tốt nghiệp ...............................................................................................................  45 6. Điều kiện tốt nghiệp chương trình .......................................................................................  46

III. CHUYỂN TIẾP SAU ĐẠI HỌC...........................................................................................  46

1. Điều kiện chuyển tiếp sinh ....................................................................................................  46 2. Mức điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học ..........................................................  49

IV. QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SINH VIÊN ................................  50

1. Quyền của sinh viên (trích Điều 4 Quy định về Công tác sinh viên ở ĐHQGHN) ....  50 2. Nghĩa vụ của sinh viên (trích Điều 5 Quy định về Công tác sinh viên ở ĐHQGHN) ..........................................................................................  52

3. Các hành vi sinh viên không được làm (trích Điều 6 Quy định về Công tác sinh viên ở ĐHQGHN)  ..........................................................................................53

4. Quy định đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên .........................................................  54 5. Chính sách đối với sinh viên..................................................................................................  59

PHẦN IV: KẾ HOẠCH NĂM HỌC……………………………………………. 69

I. ĐÀO TẠO (TRONG NƯỚC) ..................................................................................................69

II. QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN .........  76

1. Giới thiệu một số văn bản quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2010...................................................................................................................  76

2. Các quy định về nghiên cứu khoa học của sinh viên  ........................................................77 3. Trách nhiệm và quyền hạn của sinh viên............................................................................  78 4. Các chính sách khen thưởng đối với sinh viên đạt giải thưởng......................................  79

PHẦN V: CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ CỦA SINH VIÊN…………………. 81

I. ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ....................................................  81

5

Page 6: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

1. Một số nét khái quát ................................................................................................................  81 2. Ban Chấp hành..........................................................................................................................  81 3. Chức năng, nhiệm vụ...............................................................................................................  81 4. Các hoạt động chính ................................................................................................................  81

II. HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ............................................................  85

1. Một số nét khái quát ................................................................................................................  85 2. Chức năng, nhiệm vụ...............................................................................................................  85 3. Các hoạt động chính ................................................................................................................  86

III. CÁC CÂU LẠC BỘ TRỰC THUỘC HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ..................................................................................................  88

1. Câu lạc bộ Kinh tế trẻ (YEC)...................................................................................................  88 2. Câu lạc bộ Tiếng Anh ..............................................................................................................  89 3. Câu lạc bộ Truyền thông trẻ ...................................................................................................  90 4. Câu lạc bộ Chứng khoán .........................................................................................................91

PHẦN VI: MỘT SỐ KỸ NĂNG HỮU ÍCH…………………………………… 93

1. Các khóa học kỹ năng mềm truyền thống ...........................................................................  93 2. Chương trình dã ngoại bồi dưỡng nâng cao kỹ năng làm việc nhóm............................  94

PHẦN VII: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ……………………………..95

PHỤ LỤC: MỘT SỐ BIỂU MẪU DÀNH CHO SINH VIÊN………………... 97

6

Page 7: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ − 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 

 

Trường  Đại học Kinh  tế  trực  thuộc  Đại học Quốc  gia Hà Nội  (tên  tiếng Anh: University of Economics and Business ‐ Vietnam National University, Hanoi) được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ‐TTg ngày 6/3/2007 của Thủ  tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974. 

Những mốc lịch sử quan trọng: 

11/1974: Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.  

9/1995: Khoa Kinh  tế  trực  thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ‐ ĐHQGHN. 

7/1999: Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN. 

3/2007: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN.  

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường ĐHKT không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đai học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Tới nay, Nhà trường đã được xã hội biết đến như là một trường đại học trẻ, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng và đẳng cấp quốc tế. Vị thế và uy tín của Nhà trường đang dần được củng cố và nâng cao. 

Các hoạt động của trường, đặc biệt là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã bước đầu đạt được một số  thành  tựu cơ bản,  tạo nền tảng để  trường tiếp  tục phát  triển đột phá theo hướng chất lượng và hiệu quả: 

Về đào tạo, đã tiến hành đánh giá, phân tích, rà soát chuẩn hóa các chương trình đào tạo đã có, mở thêm một số mã ngành mới, chú trọng Chương trình chất lượng cao, Chương trình đẳng cấp quốc tế (16+23), sau đại học, phát triển đào tạo liên kết với nước ngoài chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên. Năm 2009, Trường đã được Ban Tổ chức Trung ương và ĐHQGHN  tin cậy, giao nhiệm vụ phối hợp với Đại học Uppsala (Thụy Điển) đào  tạo Thạc sĩ Quản  lý công của Chương  trình  tạo nguồn  lãnh đạo cho Đảng và Nhà nước (Đề án 165).  

Về nghiên cứu khoa học, Trường ĐHKT đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như  trên  thế giới. Hoạt động NCKH của Trường ĐHKT có một số đặc  thù 

7

Page 8: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

như: nghiên cứu gắn liền với đào tạo và mang tính mở; kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa các  phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.  

Hoạt động nghiên cứu của Trường ĐHKT phát  triển  theo định hướng “nghiên cứu phục vụ trực tiếp công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường; nghiên cứu các vấn đề có  liên quan đến thực tiễn và chính sách phát triển kinh tế ‐ xã hội và doanh nghiệp; nghiên cứu những vấn đề liên ngành mới cũng như những vấn đề cấp bách, nảy sinh trong quá trình vận hành và phát triển của nền kinh tế nói chung và của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN nói riêng.” 

Trường đã có những đề tài và chương trình nghiên cứu khoa học lớn (3 đề tài cấp nhà nước, 3 chương trình nghiên cứu lớn) và số lượng và chất lượng đề tài các cấp tăng nhanh. Và đặc biệt, năm 2009 Trường ĐHKT được Hội đồng Lý luận Trung ương ʺđặt hàngʺ Báo cáo Kinh tế Việt Nam thường niên, và tháng 8/2010 lãnh đạo Trường ĐHKT đã  chuyển giao kết quả nghiên  cứu này  cho Hội  đồng Lý  luận Trung  ương. Trường ĐHKT đã tổ chức hoặc  tham gia tổ chức thành công một số hội thảo quốc gia và quốc tế.  Với sự tham gia của các học giả nổi tiếng thế giới như GS. Tom Cannon ‐ nhà hoạch định chiến  lược phát  triển hàng đầu  thế giới; GS. TS. Susan Schwab  ‐ Nguyên Đại sứ thương mại Hoa Kỳ... Trường ĐHKT đang dần trở thành điểm đến của tri thức thế giới. 

Trường ĐHKT hiện có mối quan hệ hợp tác với hơn 30 trường đại học, các viện nghiên cứu thuộc 12 nước và vùng lãnh thổ. Trường đã xây dựng một hệ thống các đối tác chiến lược trong nước  gồm hơn 20 tập đoàn kinh tế, hiệp hội doanh nghiệp và các ngân hàng hàng đầu Việt Nam như: Tập đoàn Gami, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Ngân hàng Liên Việt, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội… 

Với những thành tích đã đạt được kể  từ khi thành  lập, Trường ĐHKT đã nhận được  nhiều  danh  hiệu  cao  quý,  bằng  khen,  giấy  khen  của  Đảng,  Nhà  nước  và ĐHQGHN.  

 

8

Page 9: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

PHẦN 2 HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 

 

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC 

1. Cử nhân  

1.1. Chương trình cử nhân ngành Quản trị kinh doanh đạt trình độ quốc tế 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

Tham gia chương trình, sinh viên sẽ được: 

‐ Trang bị kiến thức tổng hợp về các khái niệm cơ bản trong quản trị kinh doanh như quản trị nhân lực, chiến lược, marketing, tác nghiệp, tài chính ‐ kế toán, kinh doanh quốc  tế  để  điều  hành doanh  nghiệp;  giúp  đưa  ra  quyết  định  có  tính  chiến  lược  của doanh  nghiệp  như  chiến  lược marketing,  chiến  lược  nguồn  nhân  lực,  chiến  lược  tài chính nhằm phát triển doanh nghiệp bền vững; phân tích và dự báo những thay đổi về môi trường kinh doanh, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh  cho doanh nghiệp;  áp dụng  các phương pháp phân  tích  định  tính,  định lượng như kinh tế lượng, xác suất ‐ thống kê kinh tế, các mô hình ra quyết định trong quản lý để đưa ra các quyết định sáng tạo, logic, mang tính đạo đức cho doanh nghiệp. 

‐ Rèn  luyện khả năng  làm việc độc  lập cũng như  làm việc nhóm hiệu quả; vận dụng thuần thục một số kỹ năng quan trọng của nhà lãnh đạo như đàm phán, giải quyết xung đột, kết nối con người và tìm nguồn tài trợ; tiến hành nghiên cứu các vấn đề của doanh nghiệp, soạn thảo bài thuyết trình, văn bản, báo cáo kinh doanh một cách logic, rõ ràng; sử dụng thành thạo các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) tiếng Anh như một công cụ đắc  lực  để giao  tiếp  tự  tin với  các  đối  tác nước ngoài hoặc  làm việc  tại  các doanh nghiệp  liên doanh, công  ty đa quốc gia và các  tổ chức phi chính phủ hoạt động  trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam (tương đương IELTS 6.0); sử dụng thành thạo các phần mềm tin học ứng dụng như Microsoft Office, phần mềm thống kê Eview,  Internet, các công cụ  tìm kiếm… để giải quyết vấn đề  trong quản  trị doanh  nghiệp,  nâng  cao  hiệu  suất  cá  nhân  và  hoàn  thành  công  việc  trong  thời  gian nhanh nhất. 

Giảng viên: Đội ngũ giảng viên uy tín, trình độ chuyên môn cao đến từ các trường đại học nổi tiếng của Việt Nam và các nước khác trên thế giới. 

Giáo trình, học liệu: Sinh viên được sử dụng cơ sở học liệu hiện đại nhập khẩu từ các trường đại học và viện nghiên cứu tốt nhất ở nước ngoài. 

Thực  tập chuyên môn: Trong quá  trình học  tập, sinh viên được  tham gia các đợt thực  tập,  thực  tế  tại  các  doanh  nghiệp  lớn  có  quan  hệ  hợp  tác  với  Trường  ĐHKT  ‐ ĐHQGHN. 

9

Page 10: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Học bổng: Sinh viên có cơ hội nhận học bổng từ chương trình và các tổ chức tài trợ trong, ngoài nước. 

Văn bằng tốt nghiệp: Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên được nhận bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, hệ đào tạo đẳng cấp quốc tế của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

Chương trình đào tạo 

Chương  trình  là  kết  quả  hợp  tác  giữa Trường  ĐHKT  ‐  ĐHQGHN  và Trường Kinh doanh Hass thuộc Đại học Berkeley, Hoa Kỳ (Haas School of Business ‐ University of California, Berkeley) ‐ trường đại học đứng thứ ba thế giới về đào tạo Quản trị kinh doanh. Chương  trình gồm  146  tín  chỉ.  (Chi  tiết xem  trên website  của Trường ĐHKT: http://www.ueb.edu.vn). 

Triển vọng nghề nghiệp  

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm đương vị trí chuyên viên hoặc trợ lý về kế hoạch,  tài chính, sản xuất, nhân sự, marketing ở các  tập đoàn, công  ty đa quốc gia trong nước và quốc tế. 

Sau khoảng 2‐3 năm làm việc, sinh viên có thể phát triển hướng tới những vị trí làm việc  tại các doanh nghiệp  trong nước và quốc  tế sau:  trưởng bộ phận/quản  lý các đơn vị như phòng kế hoạch,  tài chính, sản xuất, marketing…  trong các doanh nghiệp; chuyên gia tư vấn về quản trị chiến lược, quản trị dự án, quản trị nhân sự, phát triển thị trường…  cho  các doanh  nghiệp,  tổ  chức  phi  chính  phủ;  giám  đốc  điều  hành  tại  các doanh nghiệp; đại diện thương mại, trưởng văn phòng đại diện, trưởng chi nhánh của các công ty nước ngoài. 

1.2. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại hệ chất lượng cao 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

Tham gia chương trình, sinh viên sẽ được: 

‐ Trang bị kiến thức hiện đại về kinh tế học, kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế, tiếng Anh thông thạo, kỹ năng chuyên nghiệp trong đánh giá, dự báo, xử lý các vấn đề của nền kinh  tế  thế giới, quan hệ kinh  tế quốc  tế và các doanh nghiệp kinh doanh toàn cầu. 

‐ Trang bị  các kỹ năng  lập  luận  tư duy và giải quyết  các vấn  đề kinh  tế/kinh doanh như phát hiện và hình thành vấn đề, đánh giá, phân tích, tổng hợp và đưa ra giải pháp kiến nghị.  

‐ Tư duy theo hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề nói chung và thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại (kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế) nói riêng. 

‐ Tham gia nghiên cứu khoa học và khám phá kiến thức, đặc biệt  là các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế. 

10

Page 11: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

‐ Thực hành các kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp như kỹ thuật nghiệp vụ thương mại, kỹ thuật xây dựng và phân tích quản trị dự án đầu tư, kỹ thuật phân tích tài chính quốc tế và kỹ năng xử lý các vấn đề thực tiễn của kinh tế đối ngoại ở nước ta. 

‐  Sử dụng  thành  thạo  công  cụ  tin  học  như  các phần mềm  văn phòng  (Word, Excel, PowerPoint) và  các phần mềm phục vụ  công  tác  chuyên môn như E‐View hay SPSS;  tiếng  Anh  chuyên  ngành  Kinh  tế  đối  ngoại,  đạt mức  IELTS  5.5  (hoặc  tương đương) trở lên. 

‐  Có  khả  năng  làm  việc  nhóm,  hình  thành,  phát  triển  và  lãnh  đạo  nhóm thông qua khả năng giao  tiếp  tốt và hiệu quả  (tiếng Việt và  tiếng Anh) bằng văn bản (nói và viết). 

‐ Có năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn theo công thức: C‐D‐I‐E, gồm: (i) hình thành các ý tưởng về kinh tế đối ngoại (Conceiving ‐ C), (ii) xây dựng các phương án, dự án hay chính sách về kinh  tế đối ngoại  (Design  ‐ D),  (iii)  tổ chức  thực hiện các phương án, dự án hay chính sách về kinh tế đối ngoại (Implement ‐ I) và (iv) đánh giá các phương án, dự án hay chính sách về kinh tế đối ngoại (Evaluate  ‐ E) đặt trong các bối cảnh về xã hội, doanh nghiệp và tình hình kinh doanh cụ thể. 

‐ Môi trường học tập hiện đại, một số môn học bằng tiếng Anh, gắn lý thuyết với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. 

‐ Giáo trình, tài liệu tham khảo hiện đại và tiếp cận với chuẩn mực quốc tế. 

‐ Có nhiều cơ hội tham dự các chương  trình học  tập, giao  lưu quốc  tế  trong và ngoài nước. 

‐ Có cơ hội nhận học bổng của chương trình, học bổng từ các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước. 

‐ Nhận bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại hệ chất lượng cao của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

Chương trình đào tạo 

Chương trình gồm 142 tín chỉ (chi tiết xem trên website của Trường). 

Triển vọng nghề nghiệp 

Sau  khi  tốt  nghiệp,  sinh  viên  có  thể  làm  việc  trong môi  trường  kinh  tế  đối ngoại/kinh doanh quốc  tế với sự cạnh  tranh cao, khả năng  thích ứng công việc nhanh chóng nhờ được trang bị kiến thức hiện đại về kinh tế học và kinh tế học quốc tế, trình độ tiếng Anh thông thạo, kỹ năng đánh giá, xử lý các vấn đề của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Sinh viên có thể làm việc cho Nhà nước, doanh nghiệp, 

11

Page 12: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

các tổ chức; có thể tự tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc tiếp tục học tập ở những bậc học cao hơn.  

Định hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành Kinh  tế đối ngoại hệ chất  lượng cao gồm ba nhóm nghề nghiệp chính: 

Nhóm 1: trợ giảng và tiến tới trở thành giảng viên cao cấp tại các trường đại học; chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách; chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan ‐ vụ ‐ viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế, như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ Hợp tác Quốc tế, các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác quốc tế, các sở kế hoạch đầu tư, ngân hàng, sở thương mại, du lịch... 

Nhóm 2: chuyên viên có năng lực, tiến tới trở thành doanh nhân hoặc nhà quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước với những vị trí liên quan đến kinh tế  đối  ngoại  và  kinh  doanh  quốc  tế  như  chuyên  viên  kinh  doanh  xuất  nhập  khẩu, Logistics, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế,  trợ  lý  tổng giám  đốc hoặc hội  đồng quản  trị  của  các doanh nghiệp  trong nước và quốc tế... 

Nhóm  3:  chuyên viên  có năng  lực,  tiến  tới  trở  thành  các  chuyên gia  (cao  cấp) trong các tổ chức quốc tế như ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs... 

1.3. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại hệ chuẩn 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

Tham gia chương trình, sinh viên sẽ được: 

‐ Trang bị kiến thức về kinh tế học và kinh tế quốc tế, cũng như kiến thức chuyên ngành cần  thiết  theo hướng chuyên sâu,  tiếp cận với  tri  thức hiện đại của khu vực và thế giới. 

‐ Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, kỹ năng xử lý các vấn đề thực tiễn của kinh tế đối ngoại ở Việt Nam cũng như các kỹ năng cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp. 

‐ Nâng cao kỹ năng về tin học, tiếng Anh (tương đương IELTS 4.0), kỹ năng giao tiếp và  thuyết  trình, các kỹ năng  thực hành hiệu quả như kỹ năng nghiệp vụ  thương mại, kỹ năng xây dựng, phân  tích quản  trị dự án đầu  tư, kỹ năng phân  tích  tài chính quốc tế… 

‐ Có nhiều cơ hội tham dự các chương  trình học  tập, giao  lưu quốc  tế  trong và ngoài nước. 

‐ Có cơ hội học ngành 2 Tiếng Anh (phiên dịch) tại Trường Đại học Ngoại ngữ ‐ ĐHQGHN. 

12

Page 13: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

‐ Có cơ hội nhận học bổng của chương trình, học bổng từ các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước. 

‐ Nhận  bằng  tốt  nghiệp  cử  nhân  ngành Kinh  tế  đối  ngoại  hệ  chính  quy  của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

Chương trình đào tạo 

Chương trình gồm 124 tín chỉ (chi tiết xem trên website của Trường). 

Triển vọng nghề nghiệp 

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí như: 

‐ Nhà nghiên cứu, phân tích chính sách kinh tế đối ngoại. 

‐ Chuyên viên trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, quản lý rủi ro trong các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế. 

‐ Điều phối viên trong các dự án, chương trình quốc tế. 

1.4. Chương trình cử nhân ngành Tài chính ‐ Ngân hàng hệ chuẩn 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

Tham gia chương trình, sinh viên sẽ được: 

‐ Trang bị kiến thức cơ bản và hệ thống về tài chính ‐ ngân hàng, tiếp cận với tri thức hiện đại của khu vực và thế giới về lĩnh vực tài chính ‐ ngân hàng, bồi dưỡng năng lực tư duy thực tế để sinh viên có thể ứng dụng kiến thức đã được học vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. 

‐ Rèn  luyện một  số kỹ năng  tác nghiệp về quản  trị kinh doanh và quản  lý nhà nước thuộc các  lĩnh vực thị trường tài chính, kinh doanh ngân hàng, tài chính doanh  nghiệp  trong  nền  kinh  tế  thị  trường  hiện  đại.  Trình  độ  tiếng Anh  tương đương IELTS 4.0. 

‐ Có cơ hội học ngành 2 hệ chính quy ngành Tiếng Anh (phiên dịch) tại Trường Đại học Ngoại ngữ ‐ ĐHQGHN. 

‐ Có cơ hội nhận học bổng khuyến khích học tập và học bổng từ các nhà tài trợ là đối tác của Trường Đại học Kinh tế và ĐHQGHN. 

‐ Có cơ hội được giới thiệu thực tập và việc làm. 

‐ Nhận bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Tài chính ‐ Ngân hàng hệ chính quy của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

Chương trình đào tạo 

Chương trình gồm 131 tín chỉ (chi tiết xem trên website của Trường). 

13

Page 14: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Triển vọng nghề nghiệp 

Sinh  viên  tốt  nghiệp  có  nhiều  cơ  hội  việc  làm  tốt  trong  hệ  thống  các  doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, các công ty bảo hiểm và công ty tài chính. Sinh viên có thể đảm nhận các vị trí phù hợp thuộc lĩnh vực: 

‐ Chứng khoán và quỹ đầu tư 

‐  Chính sách tiền tệ và Chính sách tài chính 

‐ Quản trị tài chính doanh nghiệp 

‐ Quản trị ngân hàng thương mại 

‐ Marketing ngân hàng 

‐ Phân tích đầu tư 

1.5. Chương trình cử nhân ngành Kế toán hệ chuẩn 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

Tham gia chương trình, sinh viên sẽ được: 

‐ Tiếp cận nguồn kiến thức về kế toán, kiểm toán hiện đại, cập nhật và thực tiễn theo định hướng chuyên nghiệp hóa hoạt động kế toán ‐ kiểm toán; đồng thời được học hỏi các kỹ năng mềm để thành công trong sự nghiệp cá nhân. 

‐ Kỹ năng xử  lý  các nghiệp vụ, kỹ năng phân  tích và xử  lý  tình huống về  các nghiệp vụ kế  toán, kiểm  toán;  lập và phân  tích báo cáo  tài chính. Trình độ  tiếng Anh tương đương IELTS 5.0. 

‐ Được hỗ trợ đào tạo thực hành trên phần mềm kế toán chuyên dụng do Công ty Cổ phần MISA cung cấp. 

‐ Được ACCA xem xét công nhận và miễn  từ 4‐9 môn khi  thi  lấy chứng chỉ kế toán viên chuyên nghiệp (ACCA, CAT) của ACCA trên phạm vi toàn cầu. 

‐ Được ACCA cung cấp miễn phí Career Pathways Guidebook (Hướng dẫn phát triển nghề nghiệp) do ACCA ấn hành trên phạm vi toàn cầu. 

‐ Có cơ hội học ngành 2 hệ chính quy ngành Tiếng Anh (phiên dịch) tại Trường Đại học Ngoại ngữ ‐ ĐHQGHN. 

‐ Có cơ hội nhận học bổng khuyến khích học tập và học bổng từ các nhà tài trợ là đối tác của Trường Đại học Kinh tế và ĐHQGHN. 

‐ Nhận bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Kế toán hệ chính quy của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

14

Page 15: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Chương trình đào tạo 

Chương trình gồm 135 tín chỉ (chi tiết xem trên website của Trường). 

Triển vọng nghề nghiệp 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có thể hướng tới những vị trí công việc trong hầu hết các doanh nghiệp  thuộc mọi  lĩnh vực, hệ  thống các cơ quan quản  lý  tài chính của Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ. Các vị trí đảm nhận cụ thể như sau: 

‐ Tại doanh nghiệp: chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán nội bộ, kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính/CFO. 

‐ Tại các cơ quan quản lý nhà nước: quản lý tài chính các dự án, chuyên viên kế toán, chuyên gia  lập và phân  tích kế hoạch  tài chính, kiểm  toán nhà nước,  thanh  tra kinh tế. 

‐ Tại các công ty kế toán, kiểm toán: chuyên gia kế toán, kiểm toán, chuyên gia phân  tích  tài chính, chuyên gia  tư vấn kế  toán, chuyên gia  tư vấn  thuế, chuyên gia  tư vấn ngân hàng ‐ tín dụng. 

‐ Tại các tổ chức xã hội: kiểm soát tài chính, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, chuyên gia quản lý quỹ, chuyên viên kế toán. 

1.6. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế phát triển 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

Tham gia chương trình, sinh viên sẽ được: 

‐ Cung cấp kiến thức cơ bản và hệ thống về kinh tế học và kinh tế phát triển, kiến thức chuyên ngành cần thiết theo hướng chuyên sâu, tiếp cận với tri thức hiện đại, bảo đảm hình thành phương pháp luận khoa học để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của quá trình phát triển kinh tế, có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế ‐ xã hội. 

‐ Trang bị kỹ năng phân tích và đánh giá các vấn đề của kinh tế phát triển hiện đại. Các chương trình chuyên sâu giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, hoạch định chính sách và chương trình phát triển kinh tế ‐ xã hội, giải quyết các vấn đề của phát triển kinh tế đương đại như hoạt động của khu vực công trong nền kinh tế thị trường, phát  triển kinh  tế với quản  lý môi  trường, phát  triển kinh  tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 4.0. 

‐ Có cơ hội học ngành 2 Tiếng Anh (phiên dịch) tại Trường Đại học Ngoại ngữ ‐ ĐHQGHN hoặc ngành Tài chính ‐ Ngân hàng của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

15

Page 16: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

‐ Có cơ hội nhận học bổng khuyến khích học tập và học bổng từ các nhà tài trợ là đối tác của Trường Đại học Kinh tế và ĐHQGHN. 

‐ Có cơ hội được giới thiệu thực tập và việc làm. 

‐ Nhận  bằng  tốt  nghiệp  cử  nhân  ngành Kinh  tế  phát  triển  hệ  chính  quy  của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

Chương trình đào tạo 

Chương trình gồm 120 tín chỉ (chi tiết xem trên website của Trường). 

Triển vọng nghề nghiệp 

Sau khi tốt nghiệp chương trình, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí phù hợp: 

‐ Nghiên cứu, tư vấn, hoạch định và phân tích chính sách cấp trung ương, ngành và địa phương. 

‐ Quản lý, tư vấn và đánh giá các dự án phát triển tại trung ương và địa phương, trong các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan phát triển quốc tế. 

‐ Phân tích, dự báo các chính sách kinh tế vĩ mô. 

‐ Nghiên cứu và giảng dạy Kinh tế học và Kinh tế phát triển trong các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu. 

1.7. Chương trình cử nhân ngành Kinh tế chính trị 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

Tham gia chương trình, sinh viên sẽ được: 

‐ Trang bị kiến thức cơ bản, tổng hợp và hệ thống về kinh tế chính trị hiện đại. 

‐ Rèn luyện các kỹ năng phân tích, đánh giá và hoạch định các chính sách kinh tế trong môi  trường chuyển  đổi và hội nhập kinh  tế quốc  tế. Trình  độ  tiếng Anh  tương đương IELTS 4.0. 

‐ Có cơ hội học ngành 2 Tiếng Anh (phiên dịch) tại Trường Đại học Ngoại ngữ ‐ ĐHQGHN hoặc ngành Tài chính ‐ Ngân hàng của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

‐ Có cơ hội nhận học bổng khuyến khích học tập và học bổng từ các nhà tài trợ là đối tác của Trường Đại học Kinh tế và ĐHQGHN. 

‐ Có cơ hội được giới thiệu thực tập và việc làm. 

‐ Nhận bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Kinh tế chính trị hệ chính quy của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

Chương trình đào tạo 

16

Page 17: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Chương trình gồm 130 tín chỉ (chi tiết xem trên website). 

Triển vọng nghề nghiệp 

Sinh viên  tốt nghiệp có  thể  làm việc  tại các cơ quan quản  lý nhà nước ở  trung ương và địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức kinh tế ‐ chính trị ‐ xã hội. Các vị trí đảm nhận phù hợp: 

‐ Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng. 

‐ Nghiên cứu và tư vấn chính sách. 

‐ Hoạch định và quản lý chính sách. 

‐ Tư vấn và điều phối viên trong các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và các tổ chức phi chính phủ. 

2. Thạc sĩ 

2.1. Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

‐ Nhận bằng thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN. 

‐ Được tiếp cận nguồn kiến thức quản trị kinh doanh hiện đại, cập nhật và thực tiễn;  đồng  thời  có  được  các  kỹ  năng  cơ  bản  để  phân  tích,  quản  lý,  lãnh  đạo  doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế. 

‐ Cơ hội trao đổi, học hỏi lẫn nhau và mở rộng các mối quan hệ, mạng lưới kinh doanh trong tương lai ngay tại môi trường học tập. 

‐  Cơ  hội  học  tiếp  lên  bậc  tiến  sĩ Quản  trị  kinh  doanh  tại  Đại  học  Kinh  tế  ‐ ĐHQGHN hoặc các cơ sở đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước. 

Tên văn bằng và môn thi tuyển sinh 

‐ Tên văn bằng: 

Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh 

Tên tiếng Anh: Master in Business Administration 

‐ Môn thi tuyển sinh: 

+ Môn thi cơ bản: Toán kinh tế 

+ Môn thi cơ sở: Quản trị học 

+ Môn thi ngoại ngữ: tiếng Anh (theo dạng thức TOEFL)  

Trường hợp miễn ngoại ngữ theo quy định của ĐHQGHN. 

17

Page 18: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Xét tuyển với các điều kiện theo quy định của ĐHQGHN. 

Thông tin chi tiết xem trên website Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

2.2. Chương trình thạc sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

‐ Nhận bằng  tốt nghiệp  thạc sỹ ngành Kinh  tế đối ngoại của Đại học Kinh  tế  ‐ ĐHQGHN và có cơ hội được học tiếp lên hệ tiến sĩ Kinh tế đối ngoại tại Trường. 

‐ Nâng cao kiến thức kinh tế đối ngoại hiện đại, cập nhật, thực tiễn; đồng thời có được các kỹ năng chuyên nghiệp để nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo các vấn đề kinh tế đối ngoại.  

‐ Có nhiều cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo các vấn đề kinh tế đối ngoại ngay trong quá trình học tập. 

Tên văn bằng và môn thi tuyển sinh 

‐ Tên văn bằng: 

Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Kinh tế Đối ngoại 

Tên tiếng Anh: Master in International Economics 

‐ Môn thi tuyển sinh: 

+ Môn thi cơ bản: Toán kinh tế 

+ Môn thi cơ sở: Kinh tế học 

+ Môn thi ngoại ngữ: tiếng Anh (theo dạng thức TOEFL) 

Trường hợp miễn ngoại ngữ theo quy định của ĐHQGHN 

Xét tuyển với các điều kiện theo quy định của ĐHQGHN 

Thông tin chi tiết xem trên website Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

2.3. Chương trình thạc sĩ Tài chính ‐ Ngân hàng 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

‐  Nhận  bằng  thạc  sĩ  ngành  Tài  chính  ‐  Ngân  hàng  của  Đại  học  Kinh  tế  ‐ ĐHQGHN. 

‐ Tiếp cận được nguồn kiến thức tài chính ‐ ngân hàng hiện đại, cập nhật và thực tiễn; đồng thời có được các kỹ năng cơ bản để phân tích, quản lý tài chính ‐ ngân hàng chuyên nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế. 

‐ Cơ hội trao đổi, học hỏi lẫn nhau và mở rộng các mối quan hệ, mạng lưới kinh doanh trong tương lai ngay tại môi trường học tập. 

18

Page 19: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

‐ Cơ hội học tiếp lên bậc tiến sĩ tại các trường đại học trong và ngoài nước. 

Tên văn bằng và môn thi tuyển sinh 

‐ Tên văn bằng: 

Tên tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Tài chính ‐ Ngân hàng 

Tên tiếng Anh: Master in Banking ‐ Finance 

‐ Môn thi tuyển sinh: 

+ Môn thi cơ bản: Toán kinh tế 

+ Môn thi cơ sở: Kinh tế học 

+ Môn thi ngoại ngữ: tiếng Anh (theo dạng thức TOEFL) 

Trường hợp miễn ngoại ngữ theo quy định của ĐHQGHN 

Xét tuyển với các điều kiện theo quy định của ĐHQGHN 

Thông tin chi tiết xem trên website Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

2.4. Chương trình thạc sĩ Quản lý kinh tế 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

‐  Nhận  bằng  thạc  sĩ  chuyên  ngành  Quản  lý  kinh  tế  của  Đại  học  Kinh  tế  ‐ ĐHQGHN. 

‐ Tiếp cận được nguồn kiến thức về kinh tế và quản lý kinh tế hiện đại, cập nhật và thực tiễn; đồng thời có được các kỹ năng phân tích, đánh giá, hoạch định chính sách, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lãnh đạo và quản lý trong điều kiện hội nhập quốc tế. 

‐ Cơ hội  trao  đổi, học hỏi kinh nghiệm quản  lý kinh  tế giữa  các nhà  lãnh  đạo thuộc nhiều khu vực kinh tế khác nhau ngay tại môi trường học tập. 

‐ Cơ hội học tiếp lên bậc tiến sĩ các chuyên ngành kinh tế khác tại Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN hoặc các cơ sở đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước. 

Tên văn bằng và môn thi tuyển sinh 

‐ Tên văn bằng: 

Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế  

Tiếng Anh: Master in Economic Management 

‐ Môn thi tuyển sinh: 

+ Môn thi cơ bản: Kinh tế chính trị 

19

Page 20: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

+ Môn thi cơ sở: Quản trị học 

+ Môn thi ngoại ngữ: tiếng Anh (theo dạng thức TOEFL) 

Trường hợp miễn ngoại ngữ theo quy định của ĐHQGHN 

Xét tuyển với các điều kiện theo quy định của ĐHQGHN 

Thông tin chi tiết xem trên website Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

3. Tiến sĩ  

3.1. Chương trình tiến sĩ Quản trị kinh doanh 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

‐ Nhận bằng tiến sỹ Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN 

‐ Có cơ hội tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Kinh tế trong quá trình học tập.  

‐ Có cơ hội trao đổi, học hỏi lẫn nhau, phát triển các mối quan hệ và mạng lưới kinh doanh ngay tại môi trường học tập. 

Tên văn bằng và môn thi tuyển sinh 

‐ Tên văn bằng: 

Tiếng Việt: Tiến sĩ ngành Quản trị Kinh doanh 

Tiếng Anh: Doctor of Bisiness Administration 

‐ Môn thi tuyển sinh: 

+ Chấm hồ sơ chuyên môn của thí sinh 

+ Môn thi ngoại ngữ: tiếng Anh (theo dạng thức TOEFL) 

Trường hợp miễn ngoại ngữ theo quy định của ĐHQGHN 

Xét tuyển với các điều kiện theo quy định của ĐHQGHN 

Thông tin chi tiết xem trên website Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

3.2. Chương trình tiến sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

‐ Được nhận bằng tốt nghiệp tiến sỹ ngành Kinh tế đối ngoại. 

‐ Có cơ hội tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Kinh tế trong quá trình học tập. 

‐ Có cơ hội trao đổi, học hỏi lẫn nhau, mở rộng các mối quan hệ hợp tác ngay tại môi trường học tập. 

20

Page 21: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Tên văn bằng và môn thi tuyển sinh 

‐ Tên văn bằng: 

Tên tiếng Việt: Tiến sĩ ngành Kinh tế đối ngoại 

Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in International Economics 

‐ Môn thi tuyển sinh: 

+ Chấm hồ sơ chuyên môn của thí sinh 

+ Môn thi ngoại ngữ: tiếng Anh (theo dạng thức TOEFL) 

Trường hợp miễn ngoại ngữ theo quy định của ĐHQGHN. 

Xét tuyển với các điều kiện theo quy định của ĐHQGHN. 

Thông tin chi tiết xem trên website Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

3.3. Chương trình tiến sĩ Kinh tế chính trị 

Lợi ích khi tham gia chương trình 

‐ Được nhận bằng tốt nghiệp tiến sỹ ngành Kinh tế chính trị 

‐ Có cơ hội tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Kinh tế trong quá trình học tập. 

‐ Cơ hội  trao đổi, học hỏi  lẫn nhau, mở rộng các mối quan hệ hợp  tác ngay  tại môi trường học tập. 

Tên văn bằng và môn thi tuyển sinh 

‐ Tên văn bằng: 

Tên tiếng Việt: Tiến sĩ ngành Kinh tế Chính trị 

Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Political Economy 

‐ Môn thi tuyển sinh: 

+ Chấm hồ sơ chuyên môn của thí sinh 

+ Môn thi ngoại ngữ: tiếng Anh (theo dạng thức TOEFL) 

Trường hợp miễn ngoại ngữ theo quy định của ĐHQGHN. 

Xét tuyển với các điều kiện theo quy định của ĐHQGHN. 

Thông tin chi tiết xem trên website Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ 

1. Cử nhân 

21

Page 22: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

1.1. Cử nhân Kinh doanh 2+2, Đại học Massey ‐ New Zealand 

Giới thiệu về Đại học Massey, New Zealand 

Đại học Massey là trường đại học công lập được thành lập năm 1927, có ba khu học xá lớn đóng tại thủ đô Wellington và hai thành phố lớn là Auckland và Palmerton, New Zealand. Đây là một trong ba trường đại học lớn và chất lượng nhất New Zealand, thuộc Top 100 trường đại học lớn khu vực Châu Á ‐ Thái Bình Dương, Top 500 trường đại học  lớn và uy  tín nhất  thế giới  (http://www.arwu.org). Năm 2009, Đại học Massey được Hiệp  hội  các  trường  cao  cấp  về  quản  trị  kinh  doanh  (Association  to Advance Collegiate  Schools  of Business  ‐ AACSB)  kiểm  định  và  công nhận  thuộc Top  5%  các trường  đại học kinh doanh cao cấp  thế giới  (http://www.aacsb.edu/accreditation/new‐accred.asp). 

Đại học Massey  đào  tạo  các  bậc học  từ  cử nhân  đến  tiến  sĩ,  với  thế mạnh  về ngành tài chính, kinh tế ứng dụng. Các chương trình nghiên cứu và giảng dạy về  lĩnh vực công nghệ, khoa học ứng dụng và nghiên cứu kinh  tế của  trường đều mang  tính ứng dụng cao. Chương trình Cử nhân Kinh doanh đã được Ủy ban Lãnh đạo các trường đại học New Zealand kiểm định và chứng nhận chất lượng. Mục tiêu của chương trình này là trang bị cho sinh viên những kiến thức kinh tế, tài chính mang tính ứng dụng cao cùng những kỹ năng và tố chất cần thiết của các chuyên gia kinh tế, tài chính. 

Thông tin chi tiết truy cập website: www.massey.ac.nz. 

Chương trình học và bằng cấp  

Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cử nhân Kinh doanh (chuyên ngành kinh tế, tài chính) và bảng điểm kèm theo của Đại học Massey, New Zealand. Tất cả sinh viên thuộc hệ thống của Đại học Massey trên toàn thế giới đều được nhận cùng một loại văn bằng và bảng điểm. 

Giảng viên 

85% đội ngũ giảng viên giảng dạy trực tiếp là các giáo sư, tiến sĩ đến từ Đại học Massey. Các giảng viên Việt Nam tham gia giảng dạy đều là thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp tại các  trường đại học nước ngoài, được Trường ĐHKT  tuyển chọn kỹ  lưỡng và Đại học Massey thông qua. 

Khung chương trình đào tạo 

Chương trình Cử nhân Kinh doanh ‐ Đại học Massey kéo dài 2 năm tại Việt Nam và 2 năm tại New Zealand, gồm 24 môn học do Đại học Massey và Trường ĐHKT giảng dạy. Trong đó: 8 môn cơ sở ngành học tại Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN, 16 môn chuyên ngành học tại Đại học Massey, New Zealand. 

22

Page 23: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Điều kiện xét tuyển 

‐ Tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH) 

‐ Đạt điểm sàn đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo 

‐ Tổ chức kiểm tra tiếng Anh đầu vào đối với ứng viên chưa có chứng chỉ tiếng 

Anh IELTS ≥ 4.5 hoặc TOEFL iBT ≥ 50  

Hỗ trợ sinh viên 

‐ Luyện  tiếng Anh  IELTS  với  các  chuyên  gia  tiếng Anh  của Việt Nam  và 

New Zealand 

‐ Giảm 10 % học phí tại Đại học Massey 

‐ Học bổng khuyến khích hấp dẫn dành cho các ứng viên có chứng chỉ IELTS ≥ 

6.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 70. 

‐ Miễn phí khóa học tiếng Anh tại Đại học Massey trị giá 8.000 NZD đối với sinh 

viên khóa 2. 

‐ Học bổng hấp dẫn dành cho ứng viên trúng tuyển đại học và đăng ký nhóm 

3 người. 

‐ Môi trường học tập chuyên nghiệp và năng động. 

Hồ sơ đăng ký 

1. Đơn đăng ký (theo mẫu) 

2. 02 bản sao Bằng tốt nghiệp PTTH (dịch tiếng Anh, có công chứng) 

3. 02 bản sao bảng điểm (dịch tiếng Anh, có công chứng) 

4. Chứng chỉ tiếng Anh IELTS hoặc TOEFL (nếu có) 

5. 01 bản sao Chứng minh thư (bản sao) 

6. Sơ yếu lý lịch và 04 ảnh (4x6) 

Hạn nộp hồ sơ 

Đợt 1: 25/08/2010 

Đợt 2: 25/09/2010 

Lớp tiếng Anh hỗ trợ: tháng 07/2010 

Khai giảng dự kiến: tháng 10/2010  

23

Page 24: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Liên hệ 

Nguyễn Lệ Thủy ‐ Điều phối viên chương trình 

Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế, Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN 

P.509, Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội 

Tel: 0437549723, Hotline: 0982201330 

Website: http://www.cite.edu.vn

1.2. Cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Troy ‐ Hoa Kỳ 

Giới thiệu về Đại học Troy 

Được  thành  lập  từ năm  1887,  Đại học Troy  (Troy)  là  trường  đại học  công  lập thuộc bang Alabama, Hoa Kỳ. Troy là một trong những trường đại học dẫn đầu Hoa Kỳ về chất lượng giảng viên, các hoạt động của sinh viên và phong trào thể thao. Hiện nay, trường có khoảng 27.000 sinh viên đang theo học ở khu học xá Troy tại bang Alabama và các chi nhánh khác trên thế giới. Troy được Hiệp hội các trường cao đẳng và đại học phía Nam Hoa Kỳ (Commission on Colleges of the Southern Association of Colleges and Schools  ‐ CCSACS) kiểm định chất  lượng, cho phép đào tạo 70 chương trình cấp bằng đại học đại cương, cử nhân và chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo dục; được Hiệp hội các trường đại học và chương trình kinh doanh (Association of Collegiate Business Schools and Programs ‐ ACBSP) chứng nhận chất lượng đào tạo các chuyên ngành kinh doanh và kinh tế. Troy chú trọng trang bị kiến thức cho sinh viên thuộc các lĩnh vực như khoa học  nghệ  thuật, mỹ  thuật,  kinh  doanh,  giao  tiếp,  khoa  học  ứng  dụng,  tư  vấn,  điều dưỡng và khoa học y học ứng dụng, đồng thời đầu tư và phát triển đội ngũ giảng viên của trường cũng như các trường đối tác. 

Trường có 4 cơ sở tại Hoa Kỳ và hơn 62 cơ sở đào tạo khác tại 12 quốc gia trên thế giới. 

Thông tin kiểm định chương trình của Troy tại Việt Nam: 

http://sacs.troy.edu/

http://sacs.troy.edu/reports/PART_2.pdf 

http://www.acbsp.org/index.php?mo=st&op=ld&sid=s1_025about&stpg=141&par=4362 

Thông tin kiểm định của Troy được xác nhận: 

“Troy University  is accredited by  the Commission on Colleges of  the Southern Association  of  Colleges  and  Schools  to  award  associate,  bachelorʹs,  masterʹs  and 

24

Page 25: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

education  specialist  degrees.  Contact  the  Commission  on  Colleges  at  1866  Southern Lane,  Decatur,  Georgia  30033‐4097  or  call  404‐679‐4500  for  questions  regarding  the accreditation status of the institution or if there is evidence that appears to support Troy Universityʹs significant non‐compliance with a requyrement or standard.” 

Năm 2009, Troy  được  tạp  chí danh  tiếng  của Đại học Princerton  ‐ The Princeton Review  ‐ đánh giá  là  trường đại học có chất  lượng đào  tạo  tốt nhất khu vực Tây Nam Hoa Kỳ. 

Trong bản khảo sát và đánh giá hàng năm của tạp chí Forbes, Troy được xếp hạng thuộc top những trường công lập tốt nhất tại Hoa Kỳ và là trường đại học uy tín nhất tại bang  Alabama,  Hoa  Kỳ  (tham  khảo  http://www.forbes.com/2009/08/06/best‐public‐colleges‐opinions‐colleges‐09‐top.html?partner=contextstory). 

Ngoài ra, Troy được tạp chí Money đánh giá là 1 trong 25 trường đại học công lập trên toàn nước Mỹ có học phí và các chi phí phụ trợ hợp lý nhất. 

Theo báo cáo hàng năm của U.S. News and World Report về xếp hạng các trường đại học tốt nhất tại Mỹ, Troy được bầu chọn là 1 trong 64 trường đại học đào tạo chương trình thạc sĩ tốt nhất khu vực Tây Nam Hoa Kỳ (www.troy.edu). 

Phương châm đào tạo 

Troy luôn tìm kiếm những học viên có khả năng tư duy nhạy bén, chín chắn, đặc biệt có tham vọng thăng tiến trong công việc và thành công trong cuộc sống. 

Mục tiêu của Troy  là luôn đảm bảo đáp ứng tốt nhất những mong đợi của sinh viên về một môi trường giáo dục hoàn hảo, toàn diện. Đến với Troy, học viên sẽ có cơ hội phát triển các kỹ năng để quyết định tương lai của mình. 

Chương trình học và bằng cấp  

‐ Chương  trình  đào  tạo bao gồm 3 phần:  đại  cương,  chuyên ngành và  chuyên ngành tập trung. 

‐ Thời gian học: 10 kỳ trong 3,5 năm, sinh viên phải hoàn thành tối thiểu 120 tín chỉ để được cấp bằng cử nhân Troy. 

‐ Tất cả sinh viên thuộc hệ thống của Troy trên toàn thế giới đều được nhận một loại văn bằng. Sinh viên có thể tích lũy tín chỉ để chuyển tiếp sang học tại Đại học Troy ở Hoa Kỳ và các trường khác trên thế giới. 

Giảng viên 

Đội ngũ giảng viên gồm các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp các trường đại học uy tín trên thế giới, được Troy kiểm định và tuyển chọn. Để được tham gia giảng dạy 

25

Page 26: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

trong  chương  trình, giảng viên phải  có  ít nhất  18  tín  chỉ  thuộc  lĩnh vực  chuyên môn giảng dạy. 

Mỗi học kỳ đều có ít nhất một giảng viên của Troy sang giảng dạy, số còn lại là giảng viên trong và ngoài nước có bằng thạc sĩ trở lên, được Troy công nhận và Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN lựa chọn. 

Chương trình đào tạo 

Chương trình liên kết đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh giữa Trường ĐHKT và Troy được áp dụng theo khung chương trình của Troy, bao gồm 3 phần: 

‐ Khối kiến thức đại cương (48‐50 tín chỉ) 

‐ Khối kiến thức cơ sở ngành (40‐42 tín chỉ) 

‐ Khối kiến thức chuyên ngành (28‐30 tín chỉ) 

Để được cấp bằng cử nhân Troy, sinh viên phải hoàn thành 120‐122 tín chỉ. Sinh viên có thể bảo lưu tín chỉ để chuyển tiếp sang các trường đại học khác tại Hoa Kỳ. Đối với  trường hợp chuyển  tiếp vào chương  trình, sinh viên có  thể được xét miễn một số môn đã học. Tất cả sinh viên  thuộc hệ  thống đào  tạo của Troy  trên  toàn  thế giới đều được nhận một loại văn bằng. 

Bảng 1: Khung chương trình đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh giữa Trường ĐHKT và Troy 

MàMÔN  TÍN CHỈ  MÔN HỌC 

I. Khối kiến thức đại cương (49 tín chỉ) 

ENG  1101 3  Composition and Modern English I  Phương pháp luận Tiếng Anh I 

ENG  1102 3  Composition and Modern English II  Phương pháp luận Tiếng Anh II 

SPH  2241 3  Fundamentals of Speech  Các nguyên tắc thuyết trình 

ART  1133* 2  Visual Arts  Nghệ thuật hội họa 

MUS  1131* 2  Music Appreciation  Đánh giá âm nhạc 

ENG  2205* 3  World Literature before 1660  Văn học thế giới trước năm 1660 

ENG  2206* 3  World Literature after 1660  Văn học thế giới sau năm 1660 

BIO  1100 4  Biology & Lab  Nguyên lý Sinh học 

MTH  1112  3  Pre‐Calculus Algebra  Đại số 

MTH  2201  3  Business Calculus  Toán Kinh tế 

HIS  1101 3  Western Civilization I  Văn minh phương Tây I 

ECO  2251* 3  Principles of Macroeconomics  Nguyên lý kinh tế vĩ mô 

26

Page 27: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

ECO  2252* 3  Principles of Microeconomics  Nguyên lý kinh tế vi mô 

HIS  1102 3  Western Civilization II  Văn minh phương Tây II 

SCI  L233  4  Physical Science and Lab  Vật lý ứng dụng 

IS  2241 3  Computer Concepts and Applications  Máy tính và ứng dụng 

TROY  1101 1  University Orientation  Định hướng đại học 

II. Khối kiến thức chuyên ngành cơ bản (42 tín chỉ) 

ACT  2291 3  Principles of Accounting I  Nguyên lý kế toán I 

ACT  2292 3  Principles of Accounting II  Nguyên lý kế toán II 

BUS  3382 3  Business Communications  Giao tiếp trong kinh doanh 

FIN  3331 3  Managerial Finance I  Tài chính quản trị I 

FIN  3332 3  Managerial Finance II  Tài chính quản trị II 

IS  3300 3  Introduction to Information Systems  Nhập môn hệ thống thông tin 

LAW  2221 3  Legal Environment of Business  Môi trường pháp lý trong kinh doanh 

MGT  3371 3  Principles of Management  Nguyên lý quản trị 

MGT  3373 3  Operations Management  Quản trị tác nghiệp 

MGT  4476 3  Strategic Management  Quản trị chiến lược 

MKT  3361 3  Principles of Marketing  Nguyên lý marketing 

QM  2241 3  Business Statistics I  Thống kê kinh doanh I 

QM  3341 3  Business Statistics II  Thống kê kinh doanh II 

MKT  4468 3  International Marketing  Marketing quốc tế 

III. Khối kiến thức chuyên ngành tập trung (30 tín chỉ) 

ACT  3391  3  Intermediate Accounting I  Kế toán nâng cao I 

ACT  3392  3  Intermediate Accounting II  Kế toán nâng cao II 

ECO  3353  3  Money and Banking  Ngân hàng và tiền tệ 

ECO  3357  3  Managerial Economics  Kinh tế học quản lý 

FIN  3334  3  Financial Statement Analysis  Phân tích báo cáo tài chính 

27

Page 28: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

MGT  3375  3  Human Resource Management  Quản trị nguồn nhân lực 

MGT  4471  3  Organizational Development  Phát triển tổ chức 

MKT  3362  3  Advertising  Quảng cáo 

MKT  4467  3  Sales Management  Quản trị bán hàng 

ECO  4451 3  International Trade  Thương mại quốc tế 

Một số môn trong chương trình có thể thay đổi theo từng năm học/giai đoạn cụ thể. 

Điều kiện xét tuyển 

‐ Thí sinh  tốt nghiệp PTTH với điểm trung bình ≥ 6.5, thi đại học đạt điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

‐ Nếu đạt chứng chỉ  tiếng Anh TOEFL  iBT 61 hoặc  IELTS 5.5,  thí sinh sẽ được nhập học chính thức. Nếu chưa đạt trình độ như trên, thí sinh phải trải qua một kỳ thi xét tuyển tiếng Anh của chương trình. Nếu đạt yêu cầu, sinh viên được phép nhập học tạm thời và bố trí thời gian học để thi lấy chứng chỉ TOEFL hoặc IELTS trong thời gian bốn học kỳ đầu (48‐50 tín chỉ). 

‐ Sau bốn học kỳ đầu, nếu chưa đạt được điểm TOEFL hoặc IELTS theo yêu cầu, sinh viên buộc phải  tạm ngừng học 1‐2 học kỳ để ôn  thi  tiếng Anh, chỉ khi  đạt  điểm TOEFL hoặc  IELTS như yêu cầu sinh viên mới được nhập học  trở  lại. Sinh viên được phép bảo lưu các môn học của bốn học kỳ này. 

‐ Chấp nhận hồ sơ chuyển tiếp từ các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế hoặc từ một trường đại học nước ngoài khác với điều kiện điểm trung bình (GPA) các môn ≥ 2,0 đối với thang điểm 4 và 7,0 trở lên với thang điểm 10. 

Hồ sơ đăng ký  

‐ Đơn xin học theo mẫu (tiếng Việt và tiếng Anh) 

‐ Bản sao Bằng tốt nghiệp PTTH hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (bản tiếng Anh, có công chứng) 

‐ Bản sao bảng điểm PTTH và học bạ (tiếng Anh, có công chứng) 

‐ Giấy báo điểm thi đại học (bản gốc) 

‐ Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL hoặc IELTS (nếu có) 

28

Page 29: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

‐ 01 bản chứng minh thư (bản sao) 

‐ 01 bản thông tin bổ sung (theo mẫu) 

‐ 02 ảnh 4x6 và 02 ảnh 3x4 

Hạn nộp hồ sơ 

Đợt 1: 25/08/2010 

Đợt 2: 25/09/2010 

Liên hệ 

Điều phối viên chương trình 

Hotline: 0916932492 / 0904120968 

E‐mail: [email protected]

2. Thạc sĩ 2.1. Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Benedictine ‐ Hoa Kỳ 

Giới thiệu về Đại học Benedictine 

Được  thành  lập  từ  năm  1887,  tại  Lislie,  Illinois,  Chicago,  đến  nay  Đại  học Benedictine có hơn 47 chuyên ngành đào tạo đại học, 11 chuyên ngành sau đại học và 2 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Benedictine được xếp hạng thứ 2 tại bang Illinois về chất lượng các chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo thạc sĩ. Năm 2009, trường được U.S. News and World Report xếp hạng thuộc Top các trường đại học tại khu vực Trung và Bắc Mỹ hấp dẫn sinh viên quốc tế. Các chương trình đào tạo của trường (đặc biệt là thạc sĩ quản  trị kinh doanh  ‐ MBA) cũng  được Hiệp hội các  trường  đại học miền Trung Bắc Hoa Kỳ  (North Central Association of Colleges  and  Schools  ‐ NCACS) kiểm  định và đảm bảo chất lượng đào tạo. 

Đại học Benedictine  là một  trong những  cơ  sở  đào  tạo  chuyên ngành quản  trị 

kinh doanh  (QTKD) có uy  tín của Mỹ. Mục  tiêu đào  tạo  trường QTKD  thuộc Đại học 

Benedictine là xây dựng một chương trình đào tạo MBA đạt chất lượng cao nhằm trang 

bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để có thể nghiên cứu và 

giải quyết các  tình huống kinh doanh, quản  lý và  lãnh đạo doanh nghiệp  thành công 

trong môi trường kinh doanh năng động và toàn cầu hóa. 

Đại học Benedictine không chỉ cung cấp cho sinh viên nguồn kiến  thức chuyên 

sâu để trở thành nhà lãnh đạo doanh nghiệp, mà còn giúp họ trở thành những công dân 

có trách nhiệm với xã hội. Trong gần ba thập kỷ qua, trường đã có hơn 8.000 sinh viên 

tốt nghiệp, nhiều người đã và đang nắm giữ vị  trí  lãnh đạo  trong hàng  trăm công  ty 

hàng đầu thuộc các lĩnh vực kinh doanh, chăm sóc y tế và dịch vụ xã hội khác.  

29

Page 30: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Mời xem thêm các thông tin về trường tại địa chỉ website: http://www.ben.edu/ 

Chương trình học và bằng cấp  

Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm kèm theo của Đại học 

Benedictine, Hoa Kỳ. Tất cả sinh viên thuộc hệ thống của Đại học Benedictine trên toàn 

thế giới đều được nhận cùng một loại văn bằng và bảng điểm. 

Giảng viên 

50% chương trình học sẽ do đội ngũ giảng viên là các giáo sư, tiến sĩ đến từ Đại 

học Benedictine, Hoa Kỳ giảng dạy; 50% chương trình học còn  lại sẽ do đội ngũ giảng 

viên Việt Nam tốt nghiệp chương trình thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học nước ngoài 

đảm nhận. Trong quá trình học với các giảng viên đến từ Đại học Benedictine, sinh viên 

sẽ được các phiên dịch viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ. 

Khung chương trình đào tạo 

Bảng 2: Khung chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Benedictine ‐ Hoa Kỳ 

Giảng viên  Môn học 

Giảng viên Hoa Kỳ 

Leadership and Ethics In a Global Environment 

Lãnh đạo và đạo đức kinh doanh trong môi trường toàn cầu 

Giảng  viên Hoa Kỳ 

Organization Behavior  Hành vi tổ chức 

Giảng  viên Hoa Kỳ 

Entrepreneurship  Chiến lược, cơ cấu tổ chức và ra quyết định 

Giảng viên Việt Nam 

Financial Accoounting  Kế toán tài chính 

Giảng viên Việt Nam 

Business Statistic  Thống kê doanh nghiệp 

Giảng viên Việt Nam 

Economics  Kinh tế học (Kinh tế vĩ mô) 

Giảng viên Việt Nam 

Managerial Accounting  Kế toán quản trị 

Giảng  viên Việt Nam 

Managerial Economics  Kinh tế học quản trị (Kinh tế vi mô) 

Giảng  viên Việt Nam 

Operation Management  Quản trị sản xuất 

30

Page 31: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Giảng  viên Việt Nam 

International Business  Kinh doanh quốc tế 

Giảng  viên Việt Nam 

Financial Management  Quản trị tài chính 

Giảng  viên Hoa Kỳ 

Advanced  Operation  Mgtm.  & Logistics 

Quản trị sản xuất và hậu cần nâng cao 

Giảng  viên Hoa Kỳ 

Marketing Management  Quản trị marketing  

Giảng  viên Hoa Kỳ 

Project Management  Quản trị dự án 

Giảng  viên Hoa Kỳ 

Strategic Management  Quản trị chiến lược 

Các  môn  học  này  có  thể  được  thay  đổi  theo  kế  hoạch  đào  tạo  của  Đại học Benedictine và Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN. 

Điều kiện xét tuyển 

‐ Có một bằng đại học được công nhận tại Việt Nam 

‐ Có 2 năm kinh nghiệm làm việc (tính cả thời gian làm thêm trong quá trình đi học) 

‐ Vượt qua kỳ phỏng vấn với đại diện của Đại học Benedictine và Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN 

Thời gian tuyển sinh 

Cập nhật website: http://www.cite.edu.vn

Hồ sơ đăng ký 

1. Hồ sơ xin học theo mẫu của Đại học Benedictine 

2. Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm (tiếng Anh, có công chứng) 

3. Chứng chỉ tiếng Anh (nếu có) 

4. 02 thư giới thiệu của giảng viên hoặc lãnh đạo 

5. 01 thư xin học (nêu rõ lý do và mục đích học tập) 

6. Sơ yếu lý lịch 

7. 04 ảnh 4x6 

8. Lệ phí xét tuyển 

Liên hệ 

Điều phối viên chương trình 

31

Page 32: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Hotline: 0437547506 (509) ‐ E‐mail: [email protected]

2.2. Thạc sĩ Quản lý công, Đại học Uppsala ‐ Thụy Điển 

Giới thiệu về Đại học Uppsala 

Đại học Uppsala thành lập năm 1477, là trường đại học lớn nhất khu vực Bắc Âu, đứng thứ 63 trong danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới và đứng thứ 17 trong 20  trường đại học hàng  đầu châu Âu  (http://www.university‐list.net/rank.htm). Với bề dày  truyền  thống và những  thành  tích nổi bật  trong hoạt động giảng dạy, học  tập và nghiên cứu, Đại học Uppsala chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong cộng đồng và giới nghiên cứu quốc tế ở mọi bậc đào tạo. 

Khoa học và chính  trị nhà nước  là một  trong những bộ môn khoa học  lâu  đời nhất của Đại học Uppsala, với chương trình đào tạo thuộc loại uy tín bậc nhất thế giới. 

Đại học Uppsala cách thủ đô Stockholm khoảng 75km, hiện thu hút rất đông sinh viên quốc tế và Việt Nam theo học với các chính sách quan tâm và hỗ trợ tốt nhất. 

Mời xem thêm các thông tin về Trường tại địa chỉ website:  (http://www.uu.se/) 

Chương  trình  liên kết đào tạo MPPM giữa Trường ĐHKT  ‐ ĐHQGHN với Đại học Uppsala, Thụy Điển 

Để đáp ứng nhu cầu của  thị  trường đối với nguồn nhân  lực chất  lượng cao về lĩnh vực quản lý công, ĐHKT ‐ ĐHQGHN đã liên kết với Đại học Uppsala, Thụy Điển tuyển  sinh  chương  trình  đào  tạo  Thạc  sĩ Quản  lý  công  song  ngữ  (Master  of  Public Management ‐ MPPM). Khung chương trình MPPM được nghiên cứu phù hợp với thực tiễn của quản  lý công Việt Nam, cung cấp cho học viên những kiến  thức mới nhất về quản lý công trên thế giới cũng như trang bị các kỹ năng lãnh đạo, quản lý để trở thành nhà quản  lý giỏi  trong khu vực  công. Học viên  tốt nghiệp  sẽ  được  cấp bằng  thạc  sỹ chuyên ngành Quản lý công của Đại học Uppsala và bảng điểm kèm theo. 

Điều kiện xét tuyển  

‐ Có bằng đại học được công nhận tại Việt Nam 

‐ Có 02 năm kinh nghiệm làm việc trở lên 

Hình thức tuyển sinh 

Phỏng vấn + Thi viết: 1 bài thi bình luận tình huống thực tiễn trong quản lý công và 1 bài thi tiếng Anh 

Hình thức đào tạo 

Quá trình đào tạo được chia thành hai giai đoạn: 

32

Page 33: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

‐ Giai đoạn 1: Học viên học và làm bài tập trên lớp 

‐ Giai đoạn 2: Học viên làm luận văn dưới sự hướng dẫn đồng thời của các giáo sư Thụy Điển và Việt Nam 

 Thời gian đào tạo 

‐ 15 tháng, bao gồm cả thời gian làm luận văn 

‐ Học buổi tối vào các ngày trong tuần hoặc các ngày cuối tuần 

 Giảng viên 

Đội  ngũ  giảng  viên  Thụy  Điển  đến  từ  Khoa  Khoa  học  Chính  trị  thuộc  Đại học Uppsala. Đội ngũ giảng viên Việt Nam  là các nhà khoa học, chuyên gia trong  lĩnh vực quản  lý công,  là những người được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến trên thế giới và có ít nhất 20 năm kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài ra, trường còn mời các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực quản lý công tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm với học viên trong một số khóa học của chương trình. 

 Chương trình đào tạo 

Chương  trình  được  tư  vấn  bởi  tổ  chức  tư  vấn  hàng  đầu  Thụy  Điển  là  SIPU International (www.sipu.se). 

SIPU International, tiền thân là Học viện Hành chính công Thụy Điển, hiện là tổ chức đào tạo và tư vấn hàng đầu ở Bắc Âu, chuyên sâu về lĩnh vực cải cách và phát triên dịch vụ công. SIPU đã thực hiện thành công nhiều dự án tư vấn và đào tạo cho các chính phủ ở châu Âu, châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, SIPU đã có hơn 15 năm kinh nghiệm, từng thực hiện các dự án tư vấn, đào tạo cho rất nhiều bộ, ngành, địa phương của Việt Nam. Với sự tư vấn của SIPU, chương trình Thạc sĩ Quản lý công liên kết giữa Đại học Uppsala và Trường ĐHKT  ‐ ĐHQGHN  thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa  lý  thuyết và thực tiễn trong quản lý công vụ ở Việt Nam và trên thế giới. 

Bảng 3: Khung chương trình Thạc sĩ Quản lý công, Đại học Uppsala ‐ Thụy Điển 

Mã môn/ Code 

Số tín chỉ/ Credit 

Tên môn học/ Course name 

Tên môn học/ Course name 

Giảng viên/ Lecture 

Module 1. Những vấn đề cơ bản của quản lý công (The Basics of Public Management) 

MPPM 01  5   Fundamentals of Public Management 

Những nội dung cơ bản của Quản lý công 

Việt Nam 

MPPM02  2,5  Public Policy Analysis 

Phân tích chính sách công 

Việt Nam 

33

Page 34: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

MPPM03  7,5   Comparative politics, political economy and welfare 

Chính trị so sánh, kinh tế chính trị, phúc lợi xã hội và mối quan hệ của chúng 

Uppsala 

Module 2. Quản trị công hiệu quả (Effective Management of Public sector) 

MPPM04  7,5   Leadership & Change, Leadership Skills, Strategic Management 

Lãnh đạo và sự thay đổi, Kỹ năng lãnh đạo, Quản trị chiến lược 

Uppsala 

MPPM05  4   Public finance management 

Quản lý tài chính công  Việt Nam 

MPPM06  3,5   Monitoring and Control in Public institutions 

Giám sát và đánh giá trong tổ chức công 

Việt Nam 

Module 3. Môn học lựa chọn (Elective courses) 

MPPM07  7,5   International Economic, International Economic Integration and implications on the Vietnam ʹs Economy 

Kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam 

Việt Nam 

MPPM08  4   Human resources management in Public sector 

Quản trị nguồn nhân lực trong khu vực công 

Uppsala Việt Nam 

MPPM09  3,5   Organizational culture and ethics 

Đạo đức và văn hóa tổ chức 

Uppsala Việt Nam 

Public Private Partnership 

Sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân 

  

Khóa  học  ngắn hạn 

  

E‐Government  Chính phủ điện tử    

      Scientific Writing and Social Science Methods 

Phương pháp nghiên cứu khoa học 

  

Luận văn (Master thesis) 

Thesis  15   Master thesis  Luận văn Thạc sĩ 

Uppsala Việt Nam 

Hỗ trợ học viên 

‐ 01 suất học bổng trị giá 10.000.000 VNĐ cho học viên xuất sắc nhất khóa học 

‐ Học bổng 3.000.000 VNĐ cho học viên có chứng chỉ IELTS 5.0 trở lên 

34

Page 35: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

‐ Giảm 5% lần đóng học phí đầu tiên cho 15 học viên nộp hồ sơ sớm nhất hoặc đăng ký theo nhóm 3 người trở lên 

‐ 02 khóa ngắn hạn về kỹ năng quản lý và lãnh đạo 

‐ 01 khóa học tiếng Anh miễn phí 

‐ Hỗ trợ phiên dịch trong toàn khóa học 

‐ Giảng viên, điều kiện học tập và cơ sở vật chất  theo đúng  tiêu chuẩn của Đại học Uppsala 

Hồ sơ đăng ký 

1. Đơn đăng ký học tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu) 

2. Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học (tiếng Việt và tiếng Anh, có công chứng) 

3. 02 thư giới thiệu 

4. Chứng chỉ tiếng Anh (nếu có) 

5. Sơ yếu lý lịch 

6. 04 ảnh 4x6 

7. Lệ phí xét tuyển 

Liên hệ 

Điều phối viên chương trình 

Tel:  0437549723;  Hotline: 0916932124;  E‐mail:  [email protected]; website: http://cite.edu.vn

2.3. Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Troy ‐ Hoa Kỳ 

Chương trình học và bằng cấp  

Mục đích của khóa học này là trang bị kỹ năng lãnh đạo và quản lý đặc biệt cho học viên. Học viên được học và nghiên cứu các môn học và tình huống sát với thực tế, cách xây dựng phương án và lựa chọn phương án hợp lý. 

Sau khi tốt nghiệp, học viên nắm vững kỹ năng giao tiếp, phân tích và suy nghĩ mang tính chiến lược, dám mạo hiểm và quyết đoán trong môi trường kinh doanh toàn cầu luôn thay đổi. Ngoài ra, học viên hoàn toàn có khả năng độc lập nghiên cứu các vấn đề kinh tế và có thể tiếp tục học tập ở các cấp học cao hơn. 

Học viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và bảng điểm kèm theo của Troy, có giá trị tương đương bằng và bảng điểm cấp của Troy tại Hoa Kỳ. 

35

Page 36: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Giảng viên 

Đội ngũ giảng viên của chương trình là các giáo sư, tiến sĩ tốt nghiệp các trường đại học uy  tín  trên  thế giới,  được Troy kiểm  định và  tuyển  chọn.  Để  được  tham gia giảng dạy trong chương trình, giảng viên phải có kinh nghiệm giảng dạy quốc tế. 

Khung chương trình đào tạo 

Học 100% bằng tiếng Anh, trong thời gian 16 tháng cho 12 môn, học vào buổi tối các ngày trong tuần. 

‐ Đối với các ứng viên thuộc khối kinh tế: 12 môn (36 tín chỉ) cho người có bằng Kinh tế, Quản trị kinh doanh. 

‐ Đối với các ứng viên thuộc khối kỹ thuật, tự nhiên xã hội, ngoại ngữ: Trước khi bước vào chương trình chính, sinh viên thuộc các khối nêu trên sẽ học bổ sung 4 môn cơ bản thuộc khối kinh tế nhằm giúp sinh viên hiểu được những thuật ngữ chuyên ngành, khái niệm chung, tạo nền tảng cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành tiếp theo. 

Bảng 4: Khung chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Troy ‐ Hoa Kỳ 

Course Code  Course Name  Credit 

MBA Foundation Courses 

FOU 5502  Fundamentals of Mgt and Marketing  3 

FOU 5503  Fundamentals of Information Systems and Quantitative Methods  3 

FOU 5504  Fundamentals of Accounting and Finance (for additional students)  3 

FOU 5505  Fundamentals of Economic Analysis & Business Law (for additional students) 

MBA Core Courses 

ACT 6691  Managerial Accounting  3 

MBA 6611 Business Strategy  3 

MBA 6631 Managerial Finance  3 

MBA 6641 Decision Theory  3 

MBA 6651 Managerial Economics  3 

MBA 6661 Strategic Marketing Management  3 

MBA 6610 Business Research Design  3 

36

Page 37: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

MBA 6671 Organizational Behavior  3 

MBA 6673 Operations Management  3 

FIN 6632 Investment Management and Analysis  3 

FIN 6656 Analysis of Financial Data  3 

HRM 6603 Human Resource Management  3 

Trong quá trình học, học viên sẽ được bổ trợ kỹ năng mềm thông qua các khóa học ngắn hạn gồm: 

‐ Kỹ năng lãnh đạo 

‐ Quản lý nhóm  

‐ Xây dựng và quản lý văn hóa doanh nghiệp 

‐ Quản trị thương hiệu 

‐ Thương hiệu và quản trị sở hữu trí tuệ 

Điều kiện xét tuyển 

‐ Tốt nghiệp đại học (học viên không tốt nghiệp khối ngành kinh tế sẽ phải học thêm 4 môn chuyển đổi). 

‐ Có bảng điểm cử nhân với điểm trung bình chung từ 6,25 trở lên. 

‐ Có chứng chỉ TOEFL ibt 70 điểm hoặc IELTS 6.0 (học viên chưa có TOEFL hoặc IELTS phải tham gia thi tiếng Anh đầu vào và được nợ chứng chỉ TOEFL/IELTS trong vòng 2 môn học đầu tiên). 

‐ Có chứng chỉ GMAT (học viên chưa có GMAT phải tham gia thi GMAT và nộp chứng chỉ GMAT trong vòng 3 môn học đầu tiên). 

Cơ hội học chuyển tiếp sang Đại học Troy, Hoa Kỳ 

‐ Sinh viên cao học từ các chương trình khác (được chứng nhận chất lượng bởi tổ chức ACBSP và AACSB) có  thể chuyển  tiếp vào chương  trình MBA của Troy và được miễn tối đa 4 môn học với điều kiện những môn này đều đạt điểm B trở lên. 

‐ Sinh viên học trong chương trình có thể chuyển tiếp sang Troy, Hoa Kỳ. 

Hồ sơ đăng ký 

1. Hoàn thành đơn đăng ký theo học 

2. Nộp bảng điểm cử nhân (bản tiếng Anh, công chứng) 

3. Hoàn thành thư giới thiệu theo mẫu của Troy 

37

Page 38: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

4. Có chứng chỉ GMAT  (nếu ứng viên không đạt điểm  theo yêu cầu vẫn được chấp nhận vào chương trình với điều kiện đạt điểm B trở lên cho 3 môn học đầu tiên) 

5. Có chứng chỉ TOEFL trên giấy 523 hoặc TOEFL ibt 70 hoặc IELTS 6.0 (nếu ứng viên không có điểm tiếng Anh theo yêu cầu, sẽ hoàn trả điểm này trong vòng 4 môn học đầu tiên) 

6. Lệ phí xét tuyển 

Kế hoạch tuyển sinh dự kiến  

09/07/2010: Hạn nộp hồ sơ đăng ký chương trình  

29/06/2010: Hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển học bổng bán phần 

10/07/2010 ‐ 11/07/2010: Thi đầu vào 

05/07/2010 ‐ 05/08/2010: Troy xét duyệt hồ sơ và gửi thư chấp nhận học 

08/08/2010: Orientation Day (Ngày Định hướng) 

14/08/2010: Học môn đầu tiên  

Chính sách ưu đãi 

‐ Học bổng 5.730.000 VNĐ  (tương đương 300 USD) và miễn  thi  tuyển đầu vào cho những học viên đã có TOEFL ibt 70 hoặc IELTS 6.0. 

‐ Giảm 5% lần đóng học phí đầu tiên cho những học viên đăng ký theo nhóm của 3 nhóm đầu tiên. 

‐ Giảm 5% lần đóng học phí đầu tiên cho 10 học viên đầu tiên đăng ký trước ngày 21/05/2010. 

‐ Một khóa ôn luyện IELTS và một khóa ôn luyện GMAT miễn phí. 

Thông tin liên hệ 

Ngô Thị Đức Lưu 

Hotline: 0916932437; E‐mail: [email protected][email protected] 

Website: www.ueb.vnu.edu.vn; www.cite.edu.vn

2.4. Chương trình Thạc sĩ Thẩm định kinh tế và Quản lý dự án quốc tế liên kết với Đại học Paris XII, Pháp 

Văn bằng LMD được cấp bởi Đại học Paris XII 

Trường  đối  tác: Đại học Paris XII  ‐ Val de Marne, Viện Nghiên  cứu Phát  triển Pháp ‐ IRD  

Số năm đào tạo: 1 năm 

38

Page 39: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh 

Mô tả chương trình 

Chương trình Thạc sĩ Thẩm định Kinh tế và Quản lý dự án quốc tế do Đại học Paris XII cấp bằng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các công ty và tổ chức quốc tế đã và đang có nhu cầu  tuyển dụng các chuyên gia giỏi  có khả năng  thẩm  định và  đấu  thầu cũng như khả năng quản  lý các chương  trình hỗ  trợ kỹ  thuật quốc  tế. Vì vậy, sự kết hợp giữa kiến  thức kinh  tế và kỹ năng quản  lý chính  là một  tài sản quý báu. Hơn nữa, việc giảng dạy bằng  tiếng Anh  là một  sự chuẩn bị  lý  tưởng cho học viên hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. 

Các kỹ năng có được sau khi hoàn thành khóa học  

‐ Quản lý chu kỳ dự án 

‐ Quản lý các chương trình hỗ trợ kỹ thuật 

‐ Thiết kế chương trình, quản lý đấu thầu 

‐ Kỹ năng quản lý làm việc nhóm quốc tế 

‐ Chuyên gia quốc tế về các lĩnh vực: kinh tế, tài chính và tiền tệ 

Khung chương trình 

Bảng 5: Khung chương trình Thạc sĩ Thẩm định kinh tế và Quản lý dự án quốc tế liên kết với Đại học Paris XII ‐ Pháp 

Module 1 ‐ Cơ sở 

Quản trị: nguyên lý và ứng dụng 

Kinh tế học phát triển và kinh tế học của các nước chuyển đổi 

Khủng hoảng và cải cách thể chế công  

Module 2 ‐ Lý thuyết chung về thẩm định kinh tế 

Thương mại quốc tế và chính sách tiền tệ 

Tài chính và phát triển  

Khủng hoảng tài chính và rủi ro đất nước 

Module 3 ‐ Xây dựng các dự án phát triển quốc tế 

Quản lý dự án và chu kỳ dự án 

Quản lý ngân sách và tài chính của dự án  

Cấu trúc tài chính và ngân sách cơ bản 

39

Page 40: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Kiểm toán và đánh giá các dự án 

Module 4 ‐ Thẩm định Kinh tế học ứng dụng 

Phương pháp kinh tế lượng, cơ sở dữ liệu 

Phương thức viện trợ phát triển mới 

Tài chính vi mô, áp dụng cho Việt Nam 

Chính sách kinh tế: tầm nhìn của các tổ chức quốc tế 

Module 5 ‐ Quản trị nhóm trong môi trường quốc tế 

Quản lý nguồn nhân lực trong môi trường quốc tế 

Quản trị liên văn hóa 

Các vấn đề kinh tế thế giới 

Module 6 ‐ Thực tập và luận văn tốt nghiệp 

Hạn nộp hồ sơ 

Hồ  sơ  dự  tuyển  (bản  tiếng  Anh)  có  thể  tải  trực  tiếp  từ  trang web  của  PUF (www.puf.edu.vn) hoặc lấy trực tiếp tại Văn phòng PUF Hà Nội. 

Hạn nộp hồ sơ: 10/2010 

Khai giảng: 11/2010 (cập nhật website: http://puf.edu.vn) 

3. Tiến sĩ 3.1. Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Northcentral ‐ Hoa Kỳ 

Giới thiệu về Đại học Northcentral 

Đại học Northcentral (NCU) được thành lập đầu năm 1996 tại Prescott, Arizona. Ngay từ khi mới thành lập, trường đã đặt mục tiêu là phối hợp giữa sự nghiêm ngặt của đào tạo tại chỗ và sự tiện lợi của đào tạo từ xa. NCU đã được Ủy ban Đào tạo cao học của Hiệp hội các trường đại học miền Trung Bắc Hoa Kỳ (NCACS) kiểm định. 

NCU cũng là trường đại học 100% online duy nhất được kiểm định bởi Hiệp hội các  trường  đại  học  và  chương  trình  kinh  doanh  (Association  of  Collegiate  Business Schools and Programs  ‐ ACBSP). NCU  là  trường  đại học  đào  tạo nhiều  tiến  sĩ ngành Quản lý công nghệ và Quản trị kinh doanh nhất ở Hoa Kỳ. Học viên có mặt ở tổng cộng 50 bang của Hoa Kỳ và 52 quốc gia khác trên thế giới. 

NCU  là  trường  đại  học Hoa Kỳ  có  số  học  viên  chuyên  ngành Quản  trị  kinh doanh đông nhất ở Việt Nam hiện nay  (trong số các  trường đại học có kiểm định của Hoa Kỳ hiện có mặt tại Việt Nam) với chương trình đào tạo bao gồm từ cử nhân (BBA) đến thạc sĩ (MBA) và tiến sĩ (DBA). 

40

Page 41: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Xem  thêm  các  thông  tin  về  Đại  học  Northcentral  tại  địa  chỉ  website:   http://www.ncu.edu/

Chương trình phối hợp đào tạo Tiến sĩ Kinh tế ‐ Tài chính với Đại học Massey, New Zealand (Đề án 322 ‐ Bộ Giáo dục và Đào tạo) 

Đối tượng tuyển sinh 

Cán bộ  làm việc  trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn  (loại hợp đồng  từ một năm trở lên) tại các viện nghiên cứu, trường đại học và các cơ quan nhà nước được cơ quan đóng bảo hiểm xã hội. 

Tiêu chuẩn 

‐ Có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi, có đủ sức khỏe để học tập, cam kết hoàn thành nhiệm vụ và trở về công tác phục vụ tại các cơ sở đã cử đi học. Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. 

‐ Có đủ 24 tháng kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày ký hợp đồng lao động (sau khi tốt nghiệp đại học) đến ngày dự thi tuyển, không kể thời gian đi học dài hạn tập trung từ 1 năm trở lên. Tuổi không quá 40. 

‐ Có ít nhất một công trình khoa học (bài báo đã đăng tải trên tạp chí khoa học chuyên ngành, hoặc báo cáo  tại hội nghị khoa học  được  đăng  trong kỷ yếu hội nghị, hoặc một đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu). Có đủ trình độ ngoại ngữ để sử dụng  trong học  tập. Có đề cương nghiên cứu chi  tiết  (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt). Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý và có công văn cử đi dự thi. 

Hồ sơ đăng ký dự tuyển 

Gồm 02 bộ, trong đó có: 

‐ Tờ khai có xác nhận của nơi công tác, 4 ảnh 4x6; 02 đơn xin đi học sau đại học ở nước ngoài (mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo), 01 sơ yếu lý lịch tiếng Việt có dán ảnh, dấu giáp lai ảnh, nhận xét của phường, 01 sơ yếu lý lịch bằng tiếng Anh; bản sao hợp lệ Giấy khai sinh (công chứng tiếng Việt và tiếng Anh). 

‐ Bản sao bằng đại học và bằng thạc sĩ (công chứng tiếng Việt và tiếng Anh), bảng điểm đại học và bảng điểm thạc sỹ (công chứng tiếng Việt và tiếng Anh), công văn cử đi học của cơ quan quản lý ứng viên, thư giới thiệu của cơ quan quản  lý ứng viên (tiếng Anh), quyết định biên chế hoặc bản sao hợp đồng (công chứng). 

‐ Đơn xin nhập học dành cho sinh viên quốc  tế và đơn dự  tuyển chương  trình đào tạo tiến sỹ (mẫu của Đại học Massey); đề án đề cương nghiên cứu chỉ rõ tên đề án, 

41

Page 42: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

mục đích của đề án, phương pháp sử dụng trong đề án, khung thời gian, dự kiến những đóng góp cho lĩnh vực có liên quan (tiếng Việt và tiếng Anh). 

‐ Chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL hoặc IELTS (IELTS 6.5 và không có điểm nào dưới 6.0 hoặc TOEFL 575 (thi trên giấy), TWE 4.0 hoặc TOEFL 232 (thi trên máy tính), ER 4.0; sơ yếu lý lịch khoa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh (mẫu của Đề án 322). 

‐ Chương  trình phối hợp đào  tạo  tiến sĩ sẽ kéo dài  toàn  thời gian  trong 4 năm, trong đó 1,5 năm đầu tiên học tại Đại học Massey, 1,5 năm tiếp theo tại Việt Nam và 1 năm cuối cùng tại Đại học Massey. 

Kinh phí đào tạo 

Ngân sách Nhà nước cấp theo Đề án 322 theo quy định của Nhà nước để đào tạo cán bộ tại nước ngoài: Thời gian học tại New Zealand được cấp học phí, bảo hiểm y tế, vé  máy  bay  đi‐về  và  sinh  hoạt  phí  với  mức  860  USD/tháng  (tương  đương  1.000 $NZ/tháng). Thời gian học tại Việt Nam không phải đóng học phí, được cấp học bổng 1.050.000 VNĐ/tháng. 

Sau khi hoàn thành các yêu cầu và được sự chấp nhận của hai cơ sở đào tạo tại Việt Nam và New Zealand  thuộc Đại học Massey, nghiên cứu sinh sẽ được cấp bằng tiến sĩ. 

Địa chỉ liên hệ 

Nguyễn Thị Bình Minh  

Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển  

Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN,Phòng 706, Nhà E4 

Tel: 0437547506 (715), 0974060339,  

E‐mail: [email protected][email protected]

 

42

Page 43: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

PHẦN 3 QUY CHẾ, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, 

CÔNG TÁC SINH VIÊN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 

 

I. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO (đợi Quy chế mới) 

1. Khóa học, học kỳ 

Học kỳ 

‐ Học kỳ chính: Mỗi học kỳ chính có 15 tuần thực học và từ 3 đến 4 tuần thi. Mỗi năm có 2 học kỳ chính. 

‐ Học kỳ phụ: Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi, được tổ chức trong thời gian hè.  

Khóa học  

Khóa học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình đào tạo. Thời gian tối đa hoàn thành khóa học bao gồm thời gian của khóa học cộng với thời gian được phép tạm ngừng học để củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập.  

Thời gian của khóa học:  

‐ Hệ chính quy và loại hình đào tạo tài năng, chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế: Thời gian của khóa học từ 8 đến 12 học kỳ chính tùy theo ngành học. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo được kéo dài thêm 4 học kỳ chính.  

‐ Đào tạo cùng một lúc hai chương trình đào tạo (đào tạo bằng kép): Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình đào tạo là thời gian tối đa quy định cho chương trình đào tạo thứ nhất. 

‐ Năm đào  tạo: Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối  lượng kiến  thức  tích  lũy, sinh viên được xếp năm đào tạo như sau: 

Bảng 6: Khung chương trình năm đào tạo 

Năm đào tạo 

Chương trình đào tạo chuẩn (tín chỉ) 

Chương trình đào tạo chất lượng cao (tín chỉ) 

Chương trình đào tạo tài năng (tín chỉ) 

Năm 1  Dưới 35   Dưới 40   Dưới 45  Năm 2  Từ 35 đến 

dưới 70 Từ 40 đến dưới 80 

Từ 45 đến dưới 90 

Năm 3  Từ 70 đến dưới 105 

Từ 80 đến dưới 115 

Từ 90 đến dưới 130 

Năm 4  Từ 105 đến dưới 140  Từ 115 đến dưới 155 

Từ 130 đến dưới 175 

Năm 5  Từ 140 đến 150     

43

Page 44: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

2. Tổ chức lớp học 

Lớp khóa học 

Lớp khóa học được tổ chức cho các sinh viên cùng một ngành học trong cùng một khóa học và ổn định từ đầu đến cuối mỗi khóa học nhằm duy trì các hoạt động đoàn  thể, chính  trị  ‐ xã hội, văn hóa,  thể  thao và quản  lý sinh viên  trong quá  trình học tập. 

Lớp khóa học được gọi tên theo ngành và năm nhập học của sinh viên, được mã hóa theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Lớp môn học 

Lớp môn học  được  tổ  chức  cho  các  sinh viên  đăng ký học  cùng một môn học trong cùng một học kỳ. 

3. Thông báo kế hoạch đào tạo của nhà trường cho sinh viên 

Đầu khóa học, nhà trường thông báo: 

‐ Chương trình đào tạo của từng ngành học, kế hoạch tổ chức đào tạo năm học. 

‐ Quy chế đào tạo và các quy định có liên quan tới học tập, rèn luyện và sinh hoạt của sinh viên. 

4. Đăng ký môn học (chờ Quy chế mới) 

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO 

1. Tuyển chọn 

‐ Sinh viên thuộc các diện sau sẽ được xét tuyển thẳng: 

+ Thành viên  đội  tuyển quốc gia  tham dự kỳ  thi Olympic quốc  tế về môn học Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin học. 

+ Học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 về môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh. 

‐ Sinh viên đã trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh trong năm vào Trường Đại học Kinh tế (trừ các chương trình 16+23) có điểm thi đại học ít nhất bằng điểm chuẩn của ngành đào tạo (căn cứ điểm chuẩn hàng năm, Hiệu trưởng sẽ có quy định cụ thể về điểm được thi vào hệ chất lượng cao). 

2. Nguyên tắc tuyển chọn 

Căn  cứ kết quả  thi  tiếng Anh TOEFL Paper  (gồm  các kỹ năng nghe,  đọc, viết) trong kỳ  thi dành  cho  sinh viên  đăng ký dự  tuyển vào  lớp  chất  lượng  cao, hoặc  các 

44

Page 45: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

chứng chỉ tiếng Anh tương đương, lấy từ cao xuống thấp. Sau đó sinh viên sẽ phải vượt qua buổi phỏng vấn đánh giá năng lực cá nhân (bằng tiếng Anh). 

3. Chuyển đổi sinh viên giữa hệ chất lượng cao và hệ đào tạo chính quy  

‐ Sinh viên thuộc một trong những trường hợp sau đây không được tiếp tục theo học hệ chất  lượng cao và được chuyển sang học ngành đào tạo tương ứng của hệ đào tạo chính quy: 

+ Có điểm thi lần đầu của một môn học nâng cao, bổ sung đạt dưới điểm D.  

+ Có điểm  trung bình chung học  tập của năm học dưới 2,50  (tính điểm  thi lần đầu). 

+ Đã bị kỷ luật trong thời gian học từ mức khiển trách trở lên. 

‐ Căn cứ vào tổng chỉ tiêu đào tạo chất lượng cao được giao đầu khóa học, Hiệu trưởng quy định phương thức xét tuyển bổ sung sinh viên vào năm thứ hai (không xét tuyển bổ sung sinh viên vào năm thứ ba, thứ tư) của hệ đào tạo chất lượng cao trong số những sinh viên hệ đào tạo chính quy đáp ứng các điều kiện sau: 

+ Có tư cách đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật tốt. 

+ Điểm trung bình chung học tập của năm thứ nhất đạt từ 3,20 trở lên (tính điểm thi  lần đầu) hoặc điểm trung bình chung học tập của năm thứ nhất đạt từ 3,00 trở  lên (tính điểm thi lần đầu), trong đó điểm tiếng Anh đạt 5.5 IELTS hoặc tương đương. 

+ Điểm  thi  của  các môn học  tương  ứng với  các môn học  thuộc khối kiến  thức nâng cao của chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao phải từ B trở lên (tính điểm thi lần đầu). 

4. Kiểm tra giữa kỳ và thi hết học phần 

‐ Các học phần, môn học có nội dung trùng với chương trình đào tạo chuẩn được tổ chức  thi chung  đề với hệ đào  tạo chính quy. Các học phần, môn học nâng cao, bổ sung được tổ chức thi đề riêng.  

‐ Điểm các học phần, môn học nâng cao, bổ sung được quy đổi để ghi vào bảng điểm và xếp loại học tập đối với những sinh viên chuyển sang học hệ đào tạo chính quy hoặc để làm căn cứ xét học bổng, xét chuyển tiếp sinh đào tạo sau đại học và các quyền lợi khác theo công thức sau: 

+ Các điểm từ 3 đến 9 được tăng lên 1 điểm.  

+ Các điểm 0, 1, 2 và 10 giữ nguyên.  

5. Khóa luận tốt nghiệp  

‐ Đề  tài khóa  luận phải đặt mục đích giải quyết một vấn đề có ý nghĩa  lý  luận hoặc thực tiễn trong lĩnh vực khoa học liên quan. 

45

Page 46: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

‐ Khóa  luận cần  tổng hợp, phân  tích và đánh giá được nhiều  tài  liệu khoa học mới (tiếng Việt và tiếng nước ngoài) liên quan đến vấn đề mà đề tài khóa luận đặt ra để giải quyết. 

‐ Kết quả khóa  luận phải do  sinh viên  tự  thực hiện dưới  sự hướng dẫn  của giảng viên, phải chứa đựng yếu tố mới và sáng tạo, đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao, trình bày mạch lạc, rõ ràng, có thể công bố trên tạp chí khoa học hoặc báo cáo ở hội nghị khoa học. 

‐ Khóa luận viết bằng tiếng Anh. 

6. Điều kiện tốt nghiệp chương trình 

Sinh viên được xét công nhận  tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân hệ đào  tạo chất lượng cao nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 

‐ Đáp ứng các yêu cầu như quy định đối với sinh viên hệ chính quy. 

‐ Có điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,50 trở lên.  

‐ Có trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt 5.5 IELTS hoặc tương đương. 

Sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp hệ đào tạo chất lượng cao được xem xét công nhận  tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân hệ đào  tạo chính quy ngành đào  tạo tương ứng.  

III. CHUYỂN TIẾP SAU ĐẠI HỌC 

1. Điều kiện chuyển tiếp sinh 

Chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ  

‐ Sinh viên hệ chính quy của ĐHQGHN được xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ trong năm tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: 

+ Điểm  trung bình chung các môn học  toàn khóa đạt  từ 7,0 trở  lên; điểm  trung bình chung môn Ngoại ngữ (môn Ngoại ngữ 2 đối với các ngành Ngoại ngữ) của toàn khóa đạt từ 7,0 trở lên hoặc đạt yêu cầu môn Ngoại ngữ của kỳ thi tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN. 

  + Tổng điểm trung bình chung các môn học thuộc khối kiến thức chuyên môn của ngành (bao gồm khối kiến thức cơ sở của ngành, khối kiến thức chuyên ngành, khối kiến  thức nghiệp vụ, khóa  luận/thi  tốt nghiệp) và điểm  thưởng  thành  tích nghiên cứu khoa học (giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên, bài báo khoa học) đạt từ 8,0 trở lên; không có môn học nào thuộc khối kiến thức chuyên môn của ngành phải thi lại. 

+ Ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ. 

46

Page 47: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

+ Đạt giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên từ cấp trường, khoa trực thuộc trở lên, hoặc có bài báo đăng (toàn văn) trên tạp chí khoa học, tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện) cấp cơ sở, quốc gia, quốc tế, hoặc có khóa luận tốt nghiệp đạt từ 9,5 điểm trở lên. 

+ Có nguyện vọng và được đơn vị đào tạo sau đại học của ĐHQGHN chấp nhận. 

‐ Sinh viên hệ chính quy của các cơ sở đào tạo đại học không thuộc ĐHQGHN được xét chuyển  tiếp sinh đào  tạo  thạc sĩ  trong năm  tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: 

+ Điểm  trung bình chung các môn học  toàn khóa đạt  từ 8,0 trở  lên; điểm  trung bình chung môn Ngoại ngữ (môn Ngoại ngữ 2 đối với các ngành Ngoại ngữ) của toàn khóa đạt từ 8,0 trở lên hoặc đạt yêu cầu môn Ngoại ngữ của kỳ thi tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN. 

+ Tổng điểm  trung bình chung các môn học  thuộc khối kiến  thức chuyên môn của ngành (bao gồm khối kiến thức cơ sở của ngành, khối kiến thức chuyên ngành, khối kiến  thức nghiệp vụ, khóa  luận/thi  tốt nghiệp) và điểm  thưởng  thành  tích nghiên cứu khoa học (giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên, bài báo khoa học) đạt từ 9,0 trở lên; không có môn học nào thuộc khối kiến thức chuyên môn của ngành phải thi lại. 

+ Ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ. 

+ Đạt giải nghiên cứu khoa học sinh viên từ cấp trường trở lên, hoặc có bài báo đăng (toàn văn) trên tạp chí khoa học, tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện) cấp quốc gia, quốc tế, hoặc có khóa luận tốt nghiệp đạt 10 điểm. 

+ Có nguyện vọng và được đơn vị đào tạo sau đại học của ĐHQGHN chấp nhận. 

‐ Sinh viên hệ chính quy của các cơ sở đào tạo đại học không thuộc ĐHQGHN nhưng có uy tín về chất lượng đào tạo của ngành đã học (ngành và cơ sở đào tạo cụ thể do Giám  đốc ĐHQGHN quyết  định)  được xét  chuyển  tiếp  sinh  đào  tạo  thạc  sĩ  trong năm tốt nghiệp theo các điều kiện như đối với sinh viên hệ chính quy của ĐHQGHN. 

Chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ  

‐ Học viên cao học của ĐHQGHN được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ trong năm tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: 

+ Điểm  trung bình chung các môn học ở bậc đào  tạo  thạc sĩ đạt  từ 8,0  trở  lên; điểm môn Ngoại ngữ (môn Ngoại ngữ 2 đối với các ngành Ngoại ngữ) đạt từ 7,0 trở lên hoặc đạt yêu cầu môn Ngoại ngữ của kì thi tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN. 

+ Tổng điểm trung bình chung các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở, chuyên ngành và điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học (bài báo khoa học) đạt từ 8,5 trở 

47

Page 48: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

lên; không có môn học nào thuộc khối kiến thức cơ sở, chuyên ngành đạt dưới 7,0 điểm ở lần thi thứ nhất. 

+ Luận văn tốt nghiệp đạt từ 9,5 điểm trở lên và được Hội đồng chấm luận văn nhất trí đề nghị cho chuyển tiếp đào tạo tiến sĩ. 

+ Hoàn  thành chương  trình đào  tạo đúng  thời hạn, không phải  tạm ngừng học tập hoặc kéo dài thời gian học tập, bảo vệ luận văn. 

+ Có ít nhất một bài báo phù hợp với đề tài nghiên cứu, đã được công bố (toàn văn) trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện) cấp quốc gia, quốc tế. 

+ Chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đúng với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. 

+ Có ý kiến đề nghị của cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ cho chuyển tiếp đào tạo tiến sĩ. 

+ Được cơ quan quản lý (nếu là cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước) đồng ý cho chuyển tiếp đào tạo tiến sĩ. 

+ Có nguyện vọng và được đơn vị đào tạo sau đại học của ĐHQGHN chấp nhận. 

‐ Học viên cao học của các cơ sở đào tạo sau đại học không thuộc ĐHQGHN được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ trong năm tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: 

+ Điểm  trung bình chung các môn học ở bậc đào  tạo  thạc sĩ đạt  từ 9,0  trở  lên; điểm môn Ngoại ngữ (môn Ngoại ngữ 2 đối với các ngành Ngoại ngữ) đạt từ 8,0 trở lên hoặc đạt yêu cầu môn Ngoại ngữ của kỳ thi tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN. 

+ Tổng điểm trung bình chung các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở, chuyên ngành và điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học (bài báo khoa học) đạt từ 9,0 trở lên; không có môn học nào thuộc khối kiến thức cơ sở, chuyên ngành đạt dưới 8,0 điểm ở lần thi thứ nhất. 

+ Luận văn tốt nghiệp đạt 10 điểm và được Hội đồng chấm luận văn nhất trí đề nghị cho chuyển tiếp đào tạo tiến sĩ. 

+ Hoàn  thành chương  trình đào  tạo đúng  thời hạn, không phải  tạm ngừng học tập hoặc kéo dài thời gian học tập, bảo vệ luận văn. 

+ Có ít nhất một bài báo phù hợp với đề tài nghiên cứu, đã được công bố (toàn văn) trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện) cấp quốc gia, quốc tế. 

+ Chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đúng với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. 

+ Có ý kiến đề nghị của cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ cho chuyển tiếp đào tạo tiến sĩ. 

48

Page 49: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

+ Được cơ quan quản lý (nếu là cán bộ cơ quan nhà nước) đồng ý cho chuyển tiếp 

đào tạo tiến sĩ. 

+ Có nguyện vọng và được đơn vị đào tạo sau đại học của ĐHQGHN chấp nhận. 

‐ Sinh viên hệ chính quy của ĐHQGHN được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ 

trong năm tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: 

+ Điểm  trung bình chung các môn học  toàn khóa đạt  từ 8,0 trở  lên; điểm  trung 

bình chung môn Ngoại ngữ (môn Ngoại ngữ 2 đối với các ngành Ngoại ngữ) của toàn 

khóa đạt từ 8,0 trở lên hoặc đạt yêu cầu môn Ngoại ngữ của kỳ thi tuyển sinh sau đại 

học ở ĐHQGHN. 

+ Tổng điểm  trung bình chung các môn học  thuộc khối kiến  thức chuyên môn 

của ngành (bao gồm khối kiến thức cơ sở của ngành, khối kiến thức chuyên ngành, khối 

kiến  thức nghiệp vụ, khóa  luận/thi  tốt nghiệp) và điểm  thưởng  thành  tích nghiên cứu 

khoa học (giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên, bài báo khoa học) đạt từ 9,0 trở 

lên; không có môn học nào thuộc khối kiến thức chuyên môn của ngành phải thi lại. 

+ Ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. 

+ Đạt giải  thưởng nghiên  cứu khoa học  sinh viên  từ  cấp  trường, khoa  trực 

thuộc trở lên hoặc có bài báo đăng (toàn văn) trên tạp chí khoa học, tuyển tập công 

trình hội nghị khoa học (có phản biện) cấp quốc gia, quốc tế hoặc có khóa luận tốt 

nghiệp đạt 10 điểm. 

+ Có nguyện vọng và được đơn vị đào tạo sau đại học của ĐHQGHN chấp nhận. 

‐ Sinh viên hệ chính quy, học viên cao học của các cơ sở đào tạo đại học, sau đại 

học không thuộc ĐHQGHN nhưng có uy tín về chất  lượng đào tạo của ngành/chuyên 

ngành  đã học  (ngành/chuyên ngành và cơ  sở đào  tạo cụ  thể do Giám  đốc ĐHQGHN 

quyết định) được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ trong năm tốt nghiệp theo các điều 

kiện như đối với sinh viên hệ chính quy, học viên cao học của ĐHQGHN. 

2. Mức điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học được quy định như sau: 

‐ Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên: 

+ Đạt giải thưởng cấp ĐHQGHN hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: 

Giải nhất: 0,2 điểm 

Giải nhì: 0,15 điểm 

Giải ba: 0,10 điểm 

Giải khuyến khích: 0,07 điểm 

49

Page 50: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

+ Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: 

Giải nhất: 0,10 điểm 

Giải nhì: 0,07 điểm 

Giải ba: 0,05 điểm 

‐ Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện) 

 Cấp quốc tế: 0,2 điểm 

Cấp quốc gia: 0,15 điểm 

  Cấp cơ sở: 0,1 điểm 

‐ Mức điểm thưởng cho các thành tích khác về nghiên cứu khoa học do Giám đốc ĐHQGHN xem xét, quyết định cụ thể cho từng trường hợp. 

‐ Nếu sinh viên, học viên cao học có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học và các thành tích nghiên cứu khoa học khác được tính thưởng thì chỉ được cộng điểm thưởng một lần ở mức thưởng cao nhất. 

IV. QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SINH VIÊN  

Đánh giá chất lượng sau mỗi môn học, điều tra ý kiến… Phần điều tra sẽ do Trung tâm Đảm bảo Chất lượng thực hiện, các phần khác do Phòng Đào tạo thực hiện.  

1. Quyền  của  sinh  viên  (trích  Điều  4  Quy  định  về  Công  tác  sinh  viên  ở ĐHQGHN) 

1. Được nhận vào học đúng ngành đã đăng ký dự tuyển khi trúng tuyển.  

2. Được phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo liên quan đến sinh viên. 

3. Được cung cấp chương trình, kế hoạch đào tạo của khóa học, năm học, học kỳ và môn học; được đăng ký môn học, lịch học phù hợp với điều kiện cá nhân trên cơ sở thời khóa biểu của đơn vị đào tạo; được đăng ký tạm hoãn một số môn học trong lịch trình theo Quy chế đào tạo Đại học và Sau đại học của ĐHQGHN. 

4. Được tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi Olympic hoặc năng khiếu, tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ chuyên ngành dành cho sinh viên; được tham gia các chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng, chất  lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế và các chương trình khác nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của từng chương trình.  

5. Được hưởng quyền lợi vật chất và tinh thần theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước; được nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ; 

50

Page 51: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

được nhận học bổng của chương trình/hệ đào  tạo nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định. 

6. Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài theo quy định hiện hành của của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN; được tham gia các hoạt động giao  lưu quốc tế, trao  đổi  sinh viên  trong khuôn khổ chương  trình hoặc hiệp  định hợp  tác quốc  tế của Chính phủ, ĐHQGHN hoặc đơn vị. 

7. Được đăng ký ở ký  túc xá  theo quy định của ĐHQGHN; được cấp giấy giới thiệu để đăng ký tạm trú ở nơi cư trú. 

8. Được sử dụng học  liệu, thiết bị và phương tiện phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học theo quy định; được cấp tài khoản thông tin riêng phục vụ hoạt động học tập.  

9. Được thôi học, nghỉ học có thời hạn và bảo lưu kết quả học tập theo Quy chế đào tạo của ĐHQGHN. 

10.  Được  chuyển  trường,  chuyển  ngành  học  giữa  các  đơn  vị  đào  tạo  trong ĐHQGHN hoặc giữa ĐHQGHN với các cơ sở đào  tạo khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong Quy chế đào tạo ở ĐHQGHN. 

11. Được đăng ký học ngành thứ hai, chương trình đào tạo bằng kép, ngành kép, được  tự học hoặc học ở cơ sở đào  tạo đại học khác để  tích  lũy một số môn học, được công nhận kết quả những môn học đã tích lũy ở cơ sở đào tạo đại học khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong Quy chế đào tạo của ĐHQGHN. 

12. Được  tạo  điều kiện  tham gia hoạt  động  trong  tổ  chức Đảng Cộng  sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam;  được  tham gia  các  tổ  chức  tự quản  của  sinh viên,  các hoạt  động xã hội  có  liên quan theo quy định của pháp luật và của ĐHQGHN; được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của ĐHQGHN.  

13. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình đóng góp ý kiến với  thủ  trưởng đơn vị đào  tạo, các  tổ chức và cá nhân  liên quan về mục  tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy; hoặc kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng đơn vị đào tạo; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên thủ trưởng đơn vị đào tạo và thủ trưởng đơn vị phục vụ đào tạo để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên. 

14.  Được  tư vấn,  định hướng nghề nghiệp, giới  thiệu việc  làm hoặc  cung  cấp thông tin về thị trường  lao động để có thể tìm kiếm việc  làm phù hợp, phát huy năng lực chuyên môn sau khi tốt nghiệp.  

15. Được hưởng  các quyền  công dân  cư  trú  trên  địa bàn,  được nhà  trường và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú; được 

51

Page 52: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng chính đáng của mình đến các cơ quan hữu quan về những vấn đề liên quan theo các quy định của hiện hành của Nhà nước. 

16. Được cử đại diện vào hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên, các hội đồng khác có liên quan đến sinh viên theo quy định. 

17. Được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nước. 

18. Được Giám đốc ĐHQGHN (đối với sinh viên các đơn vị trực thuộc: khoa trực thuộc, viện, trung tâm nghiên cứu) hoặc Hiệu trưởng (đối với sinh viên các trường đại học thành viên) cấp bằng tốt nghiệp khi được công nhận tốt nghiệp. 

19. Được xét cho học chuyển tiếp ở các bậc học cao hơn nếu có nguyện vọng và đáp ứng đủ các điều kiện theo Quy chế đào tạo Sau đại học ở ĐHQGHN. 

20. Được đơn vị đào tạo trả hồ sơ sinh viên, cung cấp các giấy tờ cần thiết, hỗ trợ các thủ tục tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. 

2. Nghĩa vụ của sinh viên  (trích Điều 5 Quy  định về Công  tác sinh viên  ở ĐHQGHN) 

1. Chấp hành nghiêm  túc mọi chủ  trương, chính sách của Đảng, pháp  luật của Nhà nước với tư cách  là một công dân; chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo. 

2. Có ý thức xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát huy thương hiệu của ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo.  

3. Tôn trọng giảng viên, cán bộ, nhân viên trong và ngoài ĐHQGHN. Đoàn kết, giúp  đỡ,  tương  trợ  lẫn nhau  trong học  tập và  rèn  luyện,  thực hiện  tốt nếp  sống văn minh. Tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động về chính trị, tư tưởng, đạo đức của ngành giáo dục và ĐHQGHN. 

 4. Có  trách  nhiệm  khai  báo  đầy  đủ  thông  tin  liên  quan  đến  cá nhân  khi  vào trường, cập nhật dữ liệu khi có những thay đổi trong quá trình học tập tại trường và sau khi tốt nghiệp bằng các hình thức theo quy định của ĐHQGHN. 

5. Có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản công và của cá nhân.  

6. Đóng học phí đầy đủ và đúng quy định, hoàn trả vốn vay quỹ tín dụng đào tạo đúng thời hạn. 

7. Nghiêm chỉnh chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự. 

8. Thực hiện đầy đủ việc khám sức khỏe khi mới nhập học và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của ĐHQGHN. 

9. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu theo yêu cầu của ĐHQGHN và các cơ quan liên quan. 

52

Page 53: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

10. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo cam kết đối với sinh viên được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp. Nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định. 

11 Tích cực tham gia phòng chống các hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử; kịp thời phát hiện và báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên. 

12. Thực hiện thủ tục đăng ký thường trú hoặc tạm trú với công an phường theo quy định hiện hành của Chính phủ khi có sự thay đổi về nơi cư trú và báo cáo với nhà trường về địa chỉ cư  trú mới. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của địa phương. Đối với sinh viên ngoại trú phải nộp giấy nhận xét của công an phường nơi cư trú cho nhà trường trước khi kết thúc học kỳ 15 ngày. 

3. Các hành vi sinh viên không được làm (trích Điều 6 Quy định về Công tác sinh viên ở ĐHQGHN) 

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm  thân  thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường và sinh viên khác. 

2. Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác. 

3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến trường. 

4. Làm mất an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trong trường hoặc nơi công cộng. 

5. Tham gia hoặc tổ chức đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép. 

6. Tham gia hoặc tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức. 

7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma  túy, các  loại hóa chất cấm sử dụng, các  tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong nhà trường và các hành vi vi phạm đạo đức khác. 

8. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa nhà trường khi chưa được phép. 

9. Thực hiện những hành vi khác,  trái với pháp  luật của Nhà nước và nội quy, quy chế, quy định, hướng dẫn của ĐHQGHN và đơn vị. 

53

Page 54: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

4. Quy định đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên 

Thực hiện theo Quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên chính quy Trường  ĐHKT  ‐  ĐHQGHN  ban  hành  kèm  theo Quyết  định  số  1637/QĐ‐CTSV  ngày 31/8/2010.  

4.1. Nội dung đánh giá và thang điểm 

1) Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt: 

a‐ Ý thức học tập và nghiên cứu khoa học; 

b‐ Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường và ĐHQGHN; 

c‐ Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị ‐ xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội; 

d‐ Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; 

e‐ Ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp, đoàn thể, các tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện của sinh viên. 

2) Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100. 

4.2. Đánh giá về ý thức học tập và nghiên cứu khoa học (0‐30 điểm) 

4.2.1. Kết quả học tập: 12 điểm, căn cứ vào điểm thi học kỳ lần 1 

 Xuất sắc: 12 điểm, Giỏi: 10 điểm, Khá: 8 điểm, Trung bình khá: 6 điểm, Trung bình: 5 điểm, Yếu: 0 điểm. 

4.2.2. Tham gia nghiên cứu khoa học: 8 điểm  

‐ Có công trình đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành; có nộp báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên hàng năm cấp khoa trở lên; có báo cáo tại các hội thảo: được 6 điểm (dùng kết quả của năm học liền kề). 

‐ Tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học: 2 điểm 

4.2.3. Chấp hành quy chế thi: 10 điểm, căn cứ kết quả chấp hành kỷ luật thi của học kỳ liền kề trước. 

‐ Sinh viên không vi phạm quy chế thi: 10 điểm 

‐ Bị khiển trách thi mỗi lần trừ 3 điểm (không quá 10 điểm) 

‐ Bị cảnh cáo mỗi lẫn trừ 5 điểm (không quá 10 điểm) 

‐ Bị đình chỉ thi, hủy bài thi: 0 điểm. 

54

Page 55: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

4.3. Đánh giá về ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường (0‐25 điểm).  

Căn cứ vào việc chấp hành các quy định, nội quy của nhà trường và kết quả tham gia các đợt sinh hoạt chính trị: 

‐ Chấp hành tốt: 25 điểm   

‐ Phê bình, nhắc nhở: 20 điểm 

‐ Khiển trách: 10 điểm     

‐ Cảnh cáo trở lên: 0 điểm  

4.4. Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị ‐ xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội (0‐20 điểm). 

Căn cứ kết quả phân loại đoàn viên của các chi đoàn (có xác nhận của BCH Liên chi đoàn), mức điểm như sau:  

‐ Tốt, xuất sắc: 20 điểm   

‐ Khá: 15 điểm   

‐ Trung bình: 10 điểm 

‐ Yếu: 0 điểm 

4.5. Đánh giá về phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng (0‐15 điểm). 

Căn cứ vào nhận xét của địa phương/ký túc xá đối với sinh viên.  

‐ Sinh viên ở ký túc xá sẽ căn cứ vào kết quả đánh giá hàng kỳ của Ban quản lý ký túc xá. 

‐ Sinh viên không ở ký túc xá sẽ căn cứ vào nhận xét của Giấy xác nhận sinh viên ngoại trú: Được khen thưởng, biểu dương 15 điểm; Không vi phạm gì: 12 điểm; Bị khiển trách: 3 điểm; Bị cảnh cáo: 0 điểm. 

Trường hợp sinh viên nộp Giấy xác nhận ngoại trú sau thời hạn quy định hoặc không nộp sẽ nhận 0 điểm. 

4.6. Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác  trong nhà  trường hoặc đạt được  thành  tích đặc biệt  trong học  tập, rèn  luyện của sinh viên (0‐10 điểm). 

Đối tượng được cộng điểm là cán bộ lớp, cán bộ tổ, cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và những sinh viên có  thành  tích đặc biệt  trong học  tập và rèn  luyện  (được giải các cuộc thi phong trào, chuyên môn…). Nếu sinh viên thuộc nhiều đối tượng thì chỉ được hưởng mức điểm cao nhất. 

Căn cứ vào mức độ xếp loại phong trào của lớp hoặc đoàn thể, cán bộ lớp, Đoàn, Hội được cộng điểm tùy theo mức độ đóng góp phong trào của  từng cá nhân  theo sự 

55

Page 56: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

đánh giá của tập thể, mỗi cá nhân được cộng điểm tối đa theo mức xếp loại phong trào của tập thể. Các khoa và Liên chi đoàn sẽ đánh giá, xếp  loại phong trào của  lớp, đoàn thể trong khoa. Cụ thể như sau: 

‐ Tập thể xếp loại tốt: 10 điểm 

‐ Tập thể xếp loại khá: 8 điểm 

‐ Tập thể xếp loại trung bình: 5 điểm 

‐ Tập thể xếp loại yếu, kém: 0 điểm 

Sinh viên đạt  thành  tích đặc biệt  trong học  tập và  rèn  luyện, hoạt động phong trào sẽ được cộng tối đa 10 điểm, tùy theo quyết định của Chủ nhiệm khoa. 

4.7. Phân loại kết quả rèn luyện 

4.7.1. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: Xuất sắc, Tốt, Khá, Trung bình khá, Trung bình, Yếu và Kém. 

Từ 90 đến 100 điểm: Xuất sắc 

Từ 80 đến dưới 90 điểm: Tốt 

Từ 70 đến dưới 80 điểm: Khá 

Từ 60 đến dưới 70 điểm: Trung bình khá 

Từ 50 đến dưới 60 điểm: Trung bình 

Từ 30 đến dưới 50 điểm: Yếu 

Dưới 30 điểm: Kém. 

4.7.2. Những sinh viên bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên khi phân loại kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình. 

4. 8. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện 

4.8.1. Phòng Đào  tạo  ra  thông báo  tiến  độ đánh giá kết quả  rèn  luyện cho các Khoa. 

4.8.2. Các Khoa tiến hành phổ biến cho sinh viên trong Khoa. Từng sinh viên căn cứ vào kết quả rèn luyện, tự đánh giá theo mức điểm chi tiết do trường quy định. 

4.8.3. Các  lớp họp có Trợ  lý đào  tạo  tham gia,  tiến hành xem xét và  thông qua mức điểm của từng sinh viên trên cơ sở phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể lớp và phải có biên bản kèm theo. 

4.8.4. Kết quả điểm rèn luyện của từng sinh viên được Chủ nhiệm khoa xem xét, xác nhận, trình Hiệu trưởng (qua Phòng Đào tạo) sau khi đã thông qua Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp Khoa. 

56

Page 57: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

4.8.5. Hiệu trưởng xem xét và công nhận. 

4.8.6. Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của sinh viên được công bố công khai 

và thông báo cho sinh viên biết. 

  4.9. Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện 

4.9.1. Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp trường 

a. Thành phần Hội đồng cấp trường gồm: 

‐ Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác sinh 

viên (CTSV) 

‐ Thư ký Hội đồng: Chuyên viên Phòng Đào tạo (phụ trách CTSV). 

‐ Các  ủy  viên:  Đại  diện  lãnh  đạo  các Khoa,  lãnh  đạo  Phòng  Đào  tạo,  Phòng 

NCKH&HTPT, đại diện Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên cấp trường. 

b. Nhiệm  vụ  của Hội  đồng  đánh  giá  kết  quả  rèn  luyện  của  sinh  viên  cấp 

trường: căn cứ vào các quy  định hiện hành,  trên cơ  sở đề nghị của các Chủ nhiệm 

khoa, tiến hành xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên, đề nghị Hiệu 

trưởng công nhận. 

4.9.2. Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp khoa 

a. Thành phần Hội đồng khoa gồm: 

‐ Chủ tịch hội đồng: Chủ nhiệm khoa hoặc Phó chủ nhiệm khoa được Chủ nhiệm 

khoa ủy quyền. 

‐ Thư ký hội đồng: Trợ lý phụ trách CTSV của khoa. 

‐ Các ủy viên: Giáo viên chủ nhiệm, đại diện Ban chấp hành Liên chi đoàn. 

b. Nhiệm vụ của Hội đồng đánh kết quả rèn luyện của sinh viên cấp khoa: 

Căn cứ đề nghị của các lớp, giúp Chủ nhiệm khoa đánh giá chính xác, công khai 

và dân chủ kết quả rèn luyện của từng sinh viên trong khoa. 

4.9.3. Thời gian đánh giá kết quả rèn luyện 

a. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên được tiến hành theo từng 

học kỳ, năm học và toàn khóa học.  

b. Điểm rèn luyện của học kỳ là tổng điểm đạt được của 5 nội dung đánh giá chi 

tiết của trường. Điểm rèn luyện học kỳ 7 sẽ được tính là điểm rèn luyện năm thứ 4 và 

làm cơ sở tính xét học bổng học kỳ 8. 

c. Kết quả rèn luyện của cả năm học được tính theo công thức sau: 

57

Page 58: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

(DRLHK1+DRLHK2)DRLCN=2

 

Trong đó: 

‐ DRLCN = Điểm rèn luyện cả năm 

‐ DRLHK1 = Điểm rèn luyện học kỳ 1 

‐ DRLHK2 = Điểm rèn luyện học kỳ 2 

 c. Kết quả rèn luyện của toàn khóa học được tính như sau: 

Hệ số tính điểm rèn luyện của các năm: 

   Năm thứ nhất:    1,0 

   Năm thứ hai:    1,2 

   Năm thứ ba:    1,3 

   Năm thứ tư:    1,5 

Công thức tính điểm rèn luyện toàn khóa: 

(DRL1×1+DRL2×1,2+DRL3×1,3+DRL4×1,5)DRLTK=5

 

Trong đó:  

DRLTK    = Điểm rèn luyện toàn khoá 

DRL1   = Điểm rèn luyện năm thứ nhất 

DRL2   = Điểm rèn luyện năm thứ hai 

DRL3   = Điểm rèn luyện năm thứ ba 

DRL4   = Điểm rèn luyện năm thứ tư 

Sinh viên nghỉ học  tạm  thời, khi nhà  trường xem xét cho học  tiếp  thì  thời gian nghỉ học không tính điểm rèn luyện. 

4.10. Sử dụng kết quả rèn luyện 

4.10.1. Kết quả phân  loại rèn  luyện của từng sinh viên được sử dụng  làm cơ sở xét các loại học bổng, khen thưởng, kỷ luật; được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học  tập và  rèn  luyện của  từng sinh viên khi  ra trường. 

4.10.2. Sinh viên  có kết quả  rèn  luyện xuất  sắc  được nhà  trường xem xét biểu dương, khen thưởng.  

58

Page 59: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

4.10.3. Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học thì phải tạm ngừng học một năm học ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học. 

4.11. Giải quyết khiếu nại 

Sinh viên có quyền khiếu nại (bằng văn bản, qua Phòng Đào tạo) nếu thấy việc đánh giá kết quả rèn luyện chưa chính xác trong thời hạn 1 tuần kể từ khi Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. Khi nhận được đơn khiếu nại, Phòng Đào  tạo và các đơn vị liên quan có trách nhiệm trả lời theo quy định hiện hành. 

5. Chính sách đối với sinh viên 

5.1. Khen thưởng (trích Điều 29 Quy định Công tác sinh viên ở ĐHQGHN) 

5.1.1. Nội dung và hình thức khen thưởng 

Việc khen  thưởng được  tiến hành  thường xuyên và định kỳ vào cuối năm học hoặc cuối khóa học đối với cá nhân và tập thể sinh viên có nhiều thành tích. Đối với sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được đề nghị khen thưởng đột xuất.  

Mức  khen  thưởng  thường  xuyên  thực  hiện  theo  quy  định  hiện  hành  của ĐHQGHN, đối với trường hợp khen thưởng đột xuất thủ trưởng các đơn vị đào tạo quy định mức khen  thưởng phù hợp với điều kiện, đặc  thù của đơn vị và  thông báo công khai cho sinh viên toàn đơn vị biết. 

5.1.1.1. Đối với cá nhân 

‐ Tặng danh hiệu “Sinh viên Xuất sắc” cho những cá nhân đạt kết quả học  tập loại Xuất sắc và không có môn học nào bị điểm dưới trung bình, có điểm rèn luyện loại Xuất sắc. 

‐ Tặng danh hiệu “Sinh viên Giỏi” cho những cá nhân đạt kết quả học tập loại Giỏi, không có môn học nào bị điểm dưới trung bình, có điểm rèn  luyện từ  loại Tốt trở lên. 

‐ Tặng danh hiệu “Gương mặt  trẻ  tiêu biểu cấp cơ sở” và “Gương mặt  trẻ  tiêu biểu  cấp Đại học Quốc gia Hà Nội”:  thực hiện  theo Quy  định  của ĐHQGHN về  tiêu chuẩn và quy trình xét duyệt thi đua khen thưởng. 

Danh hiệu cá nhân của sinh viên được ghi vào Hồ sơ sinh viên. 

5.1.1.2. Đối với tập thể 

a) Được tặng danh hiệu “Tập thể Tiên tiến” nếu đạt các tiêu chuẩn sau: 

‐ Có 25% sinh viên đạt kết quả học tập và rèn luyện loại Khá trở lên. 

‐ Có sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên Giỏi” trở lên. 

‐ Không có sinh viên xếp loại học tập Kém hoặc xếp loại rèn luyện Kém hoặc bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên. 

59

Page 60: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

‐ Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức nhiều hoạt 

động thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua trong nhà trường. 

b)  Được  tặng danh hiệu  “Tập  thể Xuất  sắc” nếu  đạt danh hiệu  “Tập  thể Tiên 

tiến”, có  từ 10%  sinh viên  trở  lên  đạt danh hiệu “Sinh viên Giỏi” và có  sinh viên  đạt 

danh hiệu “Sinh viên Xuất sắc”. 

5.1.2. Tổ chức thực hiện khen thưởng 

5.1.2.1. Đăng ký thi đua 

Vào đầu năm học, đơn vị đào tạo tổ chức cho sinh viên, các lớp sinh viên đăng ký 

các danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể. 

5.1.2.2. Quy trình xét khen thưởng 

a) Đối với trường đại học thành viên 

‐ Căn cứ vào  thành tích đạt được  trong học  tập và rèn  luyện của sinh viên, các 

lớp khóa học tiến hành lập danh sách kèm theo bản thành tích cá nhân và tập thể, có xác 

nhận của giáo viên chủ nhiệm đề nghị lên Hội đồng cấp khoa.  

‐ Hội đồng cấp khoa xét và đề nghị lên Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật 

sinh viên của trường. 

‐ Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên của trường tổ chức xét trên 

cơ sở đề nghị của Hội đồng cấp khoa và đề nghị hiệu trưởng công nhận danh hiệu đối 

với cá nhân và tập thể. 

b) Đối với các đơn vị khác 

‐ Căn cứ vào thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện của sinh viên, các lớp 

khóa học tiến hành lập danh sách kèm theo bản thành tích cá nhân và tập thể, có xác nhận 

của giáo viên chủ nhiệm đề nghị lên phòng/bộ phận Chính trị và Công tác sinh viên.  

‐ Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên của đơn vị tổ chức xét trên 

cơ sở đề nghị của phòng/bộ phận Chính trị và Công tác sinh viên và đề nghị thủ trưởng 

đơn vị công nhận danh hiệu. 

5.2. Kỷ luật (trích Điều 30 Quy định Công tác sinh viên ở ĐHQGHN) 

5.2.1. Nội dung và hình thức kỷ luật 

Những sinh viên có hành vi vi phạm tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả và thái 

độ nhận khuyết điểm để áp dụng hình thức kỷ luật.  

1. Khiển  trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm  lần đầu nhưng ở 

mức độ nhẹ. 

60

Page 61: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

2. Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm;vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc vi phạm  lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng. 

3. Đình chỉ học tập 1 năm học: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng quy chế sinh viên. 

4. Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường và xã hội; vi phạm pháp luật (có tiền án, tiền sự). 

Một số hành vi vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định dưới đây. 

Bảng 7: Nội dung và hình thức kỷ luật sinh viên Số lần vi phạm và hình thức xử lý  

(Số lần tính trong cả khóa học) 

 

 

TT  Nội dung vi phạm  Khiển trách 

Cảnh cáo 

Đình chỉ học tập 1 năm học 

Buộc thôi học 

Ghi chú 

1  Đến  muộn  giờ  học, giờ  thực  tập;  nghỉ học không phép hoặc quá phép 

        Đơn  vị  đào  tạo  quy định cụ thể 

2  Mất  trật  tự,  làm  việc riêng  trong  giờ  học, giờ thực tập và tự học 

        Đơn  vị  đào  tạo  quy định cụ thể 

3  Vô  lễ  với  giảng  viên, cán bộ công chức; xúc phạm  danh  dự,  nhân phẩm người khác 

        Tùy  theo mức độ, xử lý  từ khiển  trách đến buộc thôi học 

4  Đánh  nhau,  tổ  chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau 

        Tùy  theo  mức  độ, xử  lý  từ khiển  trách đến  buộc  thôi  học hoặc  giao  cho  cơ quan  chức  năng  xử lý theo quy định của pháp luật 

5  Giả  mạo  chữ  ký  của người  khác,  sử  dụng 

        Tùy  theo  mức  độ, xử  lý  từ khiển  trách 

61

Page 62: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Số lần vi phạm và hình thức xử lý  

(Số lần tính trong cả khóa học) 

 

 

TT  Nội dung vi phạm  Khiển trách 

Cảnh cáo 

Đình chỉ học tập 1 năm học 

Buộc thôi học 

Ghi chú 

giấy tờ giả   đến  buộc  thôi  học hoặc  giao  cho  cơ quan  chức  năng  xử lý theo quy định của pháp luật 

6  Sử dụng và phát tán văn  hóa  phẩm  có nội  dung  không lành mạnh 

        Tùy  theo  mức  độ, xử  lý  từ khiển  trách đến  buộc  thôi  học hoặc  giao  cho  cơ quan  chức  năng  xử lý theo quy định của pháp luật 

7  Học,  thi, kiểm  tra hộ, hoặc  nhờ  học,  thi, kiểm  tra  hộ;  nhờ  làm hoặc  sao  chép  tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp 

    Lần 1  Lần 2  Xử  lý  theo  quy  chế đào tạo  

8  Mang  tài  liệu  vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài, ném tài liệu vào  phòng  thi,  vẽ bậy  vào  bài  thi;  bỏ thi  không  có  lý  do chính đáng 

        Xử  lý  theo  quy  chế đào tạo  

9  Không  đóng  học  phí đúng quy định và quá thời hạn  được  trường cho phép hoãn 

        Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học 

10  Làm hư hỏng tài sản          Tùy  theo mức  độ xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học và phải bồi thường thiệt hại 

62

Page 63: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Số lần vi phạm và hình thức xử lý  

(Số lần tính trong cả khóa học) 

 

 

TT  Nội dung vi phạm  Khiển trách 

Cảnh cáo 

Đình chỉ học tập 1 năm học 

Buộc thôi học 

Ghi chú 

11  Uống  rượu,  bia  trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp 

Lần 1  Lần 2  Lần 3  Lần 4   

12  Hút thuốc lá trong giờ học,  phòng  họp, phòng  thí  nghiệm  và nơi  cấm  hút  thuốc theo quy định 

        Từ lần 3 trở lên, xử lý từ  khiển  trách  đến cảnh cáo 

13  Đưa phần  tử xấu vào trong  trường,  KTX gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. 

        Tùy  theo mức  độ xử lý  từ  cảnh  cáo  đến buộc thôi học 

14  Vi phạm các quy định về an toàn giao thông 

        Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học 

15  Vi phạm các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc...) 

        Tùy  theo  mức  độ, xử  lý  từ khiển  trách đến  buộc  thôi  học hoặc  giao  cho  cơ quan  chức  năng  xử lý theo quy định của pháp luật 

5.2.2. Quy trình xét kỷ luật 

5.2.2.1. Hồ sơ xét kỷ luật  

‐ Bản tự kiểm điểm (trong trường hợp sinh viên không chấp hành việc làm bản tự kiểm điểm thì hội đồng vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được); 

‐ Biên bản họp kiểm điểm sinh viên của tập thể lớp; 

‐ Biên bản của Hội đồng thi đua ‐ khen thưởng và kỷ luật sinh viên cấp khoa; 

‐ Các tài liệu liên quan khác (nếu có). 

Trong trường hợp có đủ chứng cứ sinh viên vi phạm, phòng/bộ phận Chính trị và Công tác sinh viên trao đổi với các bộ phận liên quan của đơn vị rồi lập hồ sơ xử lý. 

63

Page 64: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

5.2.2.2. Quy trình xét kỷ luật 

Sinh viên có hành vi vi phạm phải tự nhận hình thức kỷ luật trong bản tự kiểm điểm. 

Khi họp xét kỷ  luật, Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ  luật các cấp mời đại diện tập thể lớp và bản thân sinh viên vi phạm đến dự. Trường hợp sinh viên đã được mời mà không đến nếu không có lý do chính đáng thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.  

a) Đối với trường đại học thành viên 

‐ Giáo viên chủ nhiệm chủ trì cuộc họp tại lớp, xem xét và đề nghị hình thức kỷ luật gửi Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên cấp khoa; 

‐ Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên cấp khoa xem xét và đề nghị hình thức kỷ luật lên Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên cấp trường; 

‐ Phòng/bộ phận Chính trị và Công tác sinh viên hoàn chỉnh hồ sơ để Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên cấp trường xét. Hội đồng kiến nghị hình thức kỷ luật, trình Hiệu trưởng ra quyết định kỷ luật.  

b) Đối với các đơn vị khác 

‐ Giáo viên chủ nhiệm chủ trì họp lớp, xem xét và đề nghị hình thức kỷ luật gửi phòng/bộ phận Chính trị và Công tác sinh viên của đơn vị; 

‐ Phòng/bộ phận Chính trị ‐ Công tác sinh viên hoàn chỉnh hồ sơ để Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật sinh viên xét. Hội đồng kiến nghị hình thức kỷ luật, trình thủ trưởng đơn vị ra quyết định kỷ luật. 

Hình thức kỷ luật của sinh viên được ghi vào Hồ sơ sinh viên. Đối với trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, nhà trường cần gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để quản lý, giáo dục. 

5.2.2.3. Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật  

Sau 3  tháng  đối với  trường hợp bị khiển  trách, 6  tháng  đối với  trường hợp bị cảnh cáo kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu sinh viên không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử  lý kỷ  luật  thì sẽ được chấm dứt hiệu  lực của quyết định kỷ luật.  

Đối với trường hợp đình chỉ học tập, gửi thông báo về địa phương, khi hết thời hạn đình chỉ, sinh viên phải xuất trình chứng nhận của địa phương cấp xã (phường, thị trấn) nơi cư trú về việc chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương để đơn vị đào tạo xem xét, tiếp nhận vào học tiếp và được hưởng quyền của sinh viên kể từ ngày chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật. 

64

Page 65: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

5.3. Quyền khiếu nại về khen thưởng và kỷ luật 

Cá nhân và  tập  thể sinh viên nếu thấy các hình thức khen  thưởng hoặc kỷ  luật chưa thoả đáng có quyền khiếu nại lên thủ trưởng đơn vị. Nếu đã được thủ trưởng đơn vị xem xét lại nhưng vẫn thấy chưa thoả đáng có thể khiếu nại lên Đại học Quốc gia Hà Nội.  

Các cấp nhận được đơn khiếu nại có trách nhiệm xem xét, nghiên cứu và trả lời đương sự tối đa là 01 tháng kể từ ngày nhận được đơn. 

5.4. Học bổng 

5.4.1. Học bổng khuyến khích học tập 

5.4.1.1. Định mức và tiêu chuẩn xét cấp học bổng: 

a. Đối với sinh viên đại học hệ chính quy, 16+23: 

* Mức học bổng loại xuất sắc: 100% * mức học phí theo niên chế 

Dành cho các sinh viên đạt các tiêu chuẩn sau: 

‐ Về kết quả học tập: Tại kỳ xét học bổng hoàn thành ít nhất 15 tín chỉ, có kết quả học tập từ loại xuất sắc trở lên (điểm trung bình chung tích lũy từ 3.60 trở lên) không có điểm môn học dưới 5,5 (tính điểm lần 1);  

‐ Về kết quả rèn luyện: Được xếp loại xuất sắc 

* Mức học bổng loại giỏi: 85% * mức học phí theo niên chế 

Dành cho các sinh viên đạt các tiêu chuẩn sau: 

‐ Về kết quả học tập: Tại kỳ xét học bổng hoàn thành ít nhất 15 tín chỉ, có kết quả học tập từ  loại giỏi trở lên (điểm trung bình chung tích  lũy từ 3.20 đến 3,59) không có điểm môn học dưới 5,5 (tính điểm lần 1);  

‐ Về kết quả rèn luyện: Được xếp loại từ loại giỏi trở lên 

* Mức học bổng loại khá: 70% * mức học phí theo niên chế 

Dành cho các sinh viên đạt các tiêu chuẩn sau: 

‐ Về kết quả học tập: Tại kỳ xét học bổng hoàn thành ít nhất 15 tín chỉ, có kết quả học tập từ  loại khá trở  lên (điểm trung bình chung tích  lũy từ 2,50 đến 3,19) không có điểm môn học dưới 5,5 (tính điểm lần 1);  

‐ Về kết quả rèn luyện: Được xếp loại từ loại khá trở lên 

Trong trường hợp sinh viên có kết quả rèn luyện thấp hơn so với tiêu chuẩn thì việc xếp loại học bổng sẽ hạ một bậc so với kết quả học tập (ví dụ: sinh viên đạt kết quả học tập loại xuất sắc nhưng xếp loại rèn luyện loại giỏi thì chỉ được xét học bổng loại giỏi).  

65

Page 66: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

b. Đối với sinh viên đại học hệ chất lượng cao: 

Đối tượng là sinh viên đang học hệ chất lượng cao đạt kết quả tốt trong học tập và rèn luyện. 

Tiêu chuẩn về kết quả và  rèn  luyện đối với mỗi mức học bổng được quy định như đối với sinh viên hệ chính quy. 

Mức học bổng: bằng học bổng hệ chính quy * 1,3 lần 

5.4.1.2. Nguyên tắc xét cấp học bổng: 

Xét từ loại xuất sắc trở xuống cho đến hết chỉ tiêu theo nguồn kinh phí được cấp. 

Học bổng được cấp theo từng học kỳ, mỗi kỳ 5 tháng. 

5.4.2. Học bổng cho sinh viên chương trình bằng kép 

Dành cho các sinh viên đạt các tiêu chuẩn sau: 

‐ Về kết quả học tập: Tại năm học xét học bổng hoàn thành ít nhất 15 tín chỉ, có kết quả học tập từ loại xuất sắc trở lên (điểm trung bình chung tích lũy từ 3.60 trở lên) không có điểm môn học dưới 5,5 (tính điểm lần 1);  

‐ Tích cực tham gia các hoạt động NCKH, hoạt động của lớp, của nhà trường. 

‐ Mức học bổng: 2.000.000/1 năm 

‐ Nguyên tắc xét tuyển: xét điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. 

5.4.3. Học bổng  từ các  tổ chức phi chính phủ, các cá nhân, các doanh nghiệp  trong và ngoài nước. 

Sinh viên Trường ĐHKT có thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học, công tác xã hội hoặc có hoàn cảnh khó khăn còn có nhiều cơ hội được nhận học bổng từ các tổ chức tài trợ, các đối tác của Đại học Quốc gia Hà Nội, của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN như: 

- Học bổng Toshiba Nhật Bản 

- Học bổng Shinnyo‐en, Nhật Bản 

- Học bổng Mitsubishi, Nhật Bản 

- Học bổng Yamaha, Nhật Bản 

- Học bổng tài năng trả Sasakawa, Nhật Bản 

- Học bổng Pony Chung, Hàn Quốc 

- Học bổng Posco Hàn Quốc 

- Học bổng Lotte Hàn Quốc 

66

Page 67: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

- Học bổng Văn hóa VN Kumho Asiana 

- Học bổng của Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting 

- Học bổng của Quĩ Toàn cầu SMBC 

- Học bổng của Tập đoàn Gami 

- Học bổng Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập 

- Học bổng Minh Đức 

- Học bổng Hà Nội Telecom 

- Học bổng K‐T  

- Học bổng của bà Nguyễn Thị Thoa 

- Học bổng của Ngân hàng Sacombank 

- Học bổng của Ngân hàng Liên Việt 

5.5. Học phí 

Theo Quyết  định  số  1323/QĐ‐KHTC  ngày  15/7/2010  của Hiệu  trưởng  Trường ĐHKT về việc mức thu học phí năm học 2010 ‐ 2011 như sau: 

5.5.1. Hệ đào tạo đại học chính quy:  

‐ Thu theo niên chế: 290.000đ/tháng/sinh viên 

‐ Thu theo tín chỉ: 85.000đ/1 tín chỉ/sinh viên 

5.5.2. Hệ đào tạo đạt trình độ quốc tế:  

‐ Thu theo niên chế: 825.000đ/tháng/sinh viên 

‐ Thu theo tín chỉ: 215.000đ/1 tín chỉ/sinh viên 

5.5.3. Đào tạo lưu học sinh nước ngoài:  

‐ Thu theo niên chế: 2.015.000đ/tháng/sinh viên 

‐ Thu theo tín chỉ: 595.000đ/1 tín chỉ/sinh viên 

5.5.4. Chương trình đào tạo bằng kép:  

‐ Thu theo tín chỉ: 225.000đ/1 tín chỉ/sinh viên 

5.6. Chế độ trợ cấp học phí 

5.6.1. Đối tượng được trợ cấp 100% học phí  

1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp  lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL‐UBTVQH11 ngày 29/6/2005. Cụ thể: 

67

Page 68: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

‐ Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 

‐  Người  hoạt  động  cách mạng  từ  ngày  1/1/1945  đến  trước  Tổng  khởi  nghĩa 19/8/1945 

‐ Liệt sĩ 

‐ Bà mẹ Việt Nam anh hùng 

‐ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động 

‐ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 

‐ Bệnh binh 

‐ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 

‐ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày 

‐ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế 

‐ Người có công giúp đỡ cách mạng 

2. Sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế ‐ xã hội đặc biệt khó khăn. 

3. Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. 

4. Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo. 

5.6.2. Đối tượng được trợ cấp 50% học phí  

Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên. 

5.6.3. Cơ chế trợ cấp học phí 

‐ Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ học phí cho sinh viên  

‐ Sinh viên thực hiện đóng học phí đầy đủ cho nhà trường theo mức học phí do nhà trường quy định. 

68

Page 69: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

PHẦN 4 KẾ HOẠCH NĂM HỌC 

 

I. ĐÀO TẠO (TRONG NƯỚC) 

Bảng 8: Kế hoạch năm học 2010‐2011 

TT  Thời gian  Lịch trình chung  Khóa QH 2010 E 

Khóa QH 2009 E 

Khóa QH 2008 E 

Khóa QH 2007 E 

1 1/9‐5/9/2010 

 Nhập học chính quy, liên kết 5/9 

     

2  6/9‐12/9/2010 

‐ Sinh hoạt lớp ‐ Bắt đầu Học kỳ I  ‐  Thông  báo  Danh  sách dự  kiến  SV  bị  thôi  học trên Website và nhận đơn phản hồi ‐  Thông  báo  danh  sách sinh viên dự kiến ra khỏi chương  trình CLC, 16+23 trên Website và nhận đơn phản hồi ‐  Đăng  ký  vào  hệ  CLC QH‐2010‐E ‐ Thông báo tính điểm rèn luyện cho SV  

‐ SH lớp chiều ngày 6/9 ‐ Học chính trị ngày 7/9 ‐ Thi Tiếng Anh vào lớp CLC 11/9 ‐ Kiểm tra phân lớp Tiếng Anh ngày 12/9 ‐ Phổ biến An toàn Giao thông chiều 12/9 

Sinh  hoạt chiều  lớp 6/9 Học  chính trị chiều 7/9  Học chuyên môn (CM) (từ 08/9/2010) 

 Sinh  hoạt lớp  sáng 6/9 Học  chính trị  chiều 6/9 Học chuyên môn (từ 08/9/2010) 

 

Sinh  hoạt lớp sáng 6/9 Học  chính trị chiều 6/9 Học chuyên môn (từ 08/9/2010) 

 

3 13/9‐19/9/2010 

‐  Thông  báo  kết  quả  thi Tiếng Anh khóa QH‐2010 (16/9) trên Website ‐ Phân  lại  lớp Tiếng Anh QH‐2010‐E ‐ Đăng ký bổ sung vào hệ CLC, 16+23 ‐ Khai  giảng QH  2010  E (16/9)  ‐  Thi  tuyển  vào  hệ CLC ngày 18/9 ‐  Bầu  BCS  các  lớp  môn học ‐ Nhận  đơn xác nhận Sổ ưu đãi (từ 15/9 đến 31/10) 

Học CM (tuần 1) 

Học CM (tuần 2) 

Học CM (tuần 2) 

Học CM (tuần 2) 

4  20/9‐26/9/2010 

‐ Xét thôi học, xét ra khỏi chương trình CLC, 16+23 ‐  Xét  bổ  sung  sinh  viên vào lớp CLC, 16+23 

Học CM (tuần 2) 

Học CM (tuần 3) 

Học CM (tuần 3) 

Học CM (tuần 3) 

69

Page 70: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

TT  Thời gian  Lịch trình chung  Khóa QH 2010 E 

Khóa QH 2009 E 

Khóa QH 2008 E 

Khóa QH 2007 E 

 5  27/9‐03/10/2010 

‐  Thông  báo Quyết  định thôi học,  ra khỏi  chương trình CLC, 16+23 ‐  Thông  báo Quyết  định bổ sung sinh viên vào lớp CLC, 16+23 trên Website ‐ Kiểm tra hồ sơ SV khóa QH‐2009‐E  ‐  Thông  báo Quyết  định Ban cán sự các lớp và BCS các lớp môn học 

Học CM (tuần 3) 

Học CM (tuần 4) 

Học CM (tuần 4) 

Học CM (tuần 4) 

 6 04/10‐10/10/2010 

‐ Thông báo dự kiến kết quả  điểm  rèn  luyện  cho SV  trên Website và nhận đơn phản hồi ‐ Họp BCS các lớp và BCS các lớp môn học 

Học CM (tuần 4) 

Học CM (tuần 5) 

Học CM (tuần 5) 

Học CM (tuần 5) 

 7 11/10‐17/10/2010 

‐ Triển khai KH Hội nghị CB lớp, CB đoàn  

Học CM (tuần 5) 

Học CM (tuần 6) 

Học CM (tuần 6) 

Học CM (tuần 6) 

 8  18/10‐24/10/2010 

‐ Thông báo QĐ kết quả điểm  rèn  luyện  cho  SV trên Website ‐ Kiểm tra hồ sơ sinh viên khóa QH‐2007‐E 

 Học CM (tuần 6) 

 

Học CM (tuần 7) 

 Học CM (tuần 7) 

 

Học CM (tuần 7) 

 9  25/10‐31/10/2010 

‐ Thông báo dự kiến học bổng  khuyến  khích  học tập  cho  SV  trên Website và nhận đơn phản hồi ‐ Kiểm tra tiến độ học tập 

Học CM (tuần 7) 

Học CM (tuần 8) 

Học CM (tuần 8) 

Học CM (tuần 8) 

10  01/11‐07/11/2010 

  Học CM (tuần 8) 

Học CM (tuần 9) 

Học CM (tuần 9) 

Học CM (tuần 9) 

 11 08/11‐14/11/2010 

‐ Trả lời đơn thắc mắc của sinh  viên  về  học  bổng KKHT ‐  Thông  báo  Thời  khóa biểu  học  kỳ  II  năm  học 2010‐2011 trên Website ‐  Tập  huấn  cho  SV QH‐2010 đăng ký môn học  ‐ Tổ chức Khai giảng cho hệ sau đại học 

Học CM (tuần 9) 

 Học CM (tuần 10) 

 Học CM (tuần 10) 

Học CM (tuần 10) 

12  15/11‐21/11/2010 

‐  Thông  báo Quyết  định cấp học bổng KKHT cho SV trên Website  

Học CM (tuần 10) 

 Học CM (tuần 11) 

 Học CM (tuần 11) 

Học  CM (tuần 11) Thông  báo KH  tốt nghiệp khóa  QH‐2007‐E 

70

Page 71: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

TT  Thời gian  Lịch trình chung  Khóa QH 2010 E 

Khóa QH 2009 E 

Khóa QH 2008 E 

Khóa QH 2007 E 

13  22/11‐28/11/2010 

‐ Kiểm tra hồ sơ SV khóa QH‐2010‐E ‐  Tổ  chức  Hội  nghị  CB lớp, CB đoàn 

Học CM (tuần 11) 

 Học CM (tuần 12) 

 Học CM (tuần 12) 

Học CM (tuần 12) 

14 29/11‐05/12/2010 

Tổng  kết  tuyển  sinh  và đào tạo SĐH năm 2010 

Học CM (tuần 12) 

 Học CM (tuần 13) 

 Học CM (tuần 13) 

Học CM (tuần 13) 

 15 06/12‐12/12/2010 

‐ Đăng ký học HK II năm học 2010‐2011 trên Portal  

Học CM (tuần 13) 

 Học CM (tuần 14) 

 Học CM (tuần 14) 

Học  CM (tuần 14) 

 16 13/12‐19/12/2010 

Phát bằng thạc sỹ, tiến sỹ đợt 2 năm 2010  

Học CM (tuần 14) 

 Học CM (tuần 15) 

 Học CM (tuần 15) 

Học CM (tuần 15) 

Phổ biến tốt nghiệp. Đăng ký đề tài  KLTN và  các môn học thay thế KLTN 

17  20/12‐26/12/2010 

‐ Kết  thúc giảng dạy học kỳ I  

Học CM (tuần 15) 

Hoc CM (dự phòng) 

Giáo dục QP 

(18/12‐25/12) 

Học CM (dự phòng) 

18  27/12‐02/01/2011 

‐ Nhận đơn xin rút đăng ký môn học 

Thi học kỳ I 

Thi học kỳ I 

Thi học kỳ I 

Thi học kỳ I 

19 03/01‐09/01/2011 

Thông  báo  các  lớp môn học  chính  thức  được mở trên Website 

Thi học kỳ I 

Thi học kỳ I 

Thi học kỳ I 

Thi học kỳ I 

20  10/01‐16/01/2011 

Thông  báo  trên Website và nhận đơn đăng ký  lại các  lớp môn học  (đối với lớp môn học bị hủy do số lượng sinh viên đăng ký ít hơn số lượng sinh viên tối thiểu)  

Thi học kỳ I 

Thi học kỳ I 

Thi học kỳ I 

Thi học kỳ I 

21 17/01‐23/01/2011   

Tổ chức thi kỳ phụ (nếu có) 

Tổ chức thi kỳ phụ (nếu có) 

Tổ chức thi kỳ phụ (nếu có) 

Tổ chức thi kỳ phụ (nếu có) 

22  24/01‐30/01/2011 

‐ Sinh viên  in  lịch học cá nhân trên Portal  ‐  Thông  báo  danh  sách sinh viên các lớp môn học trên Website  

Nghỉ Tết  Nghỉ Tết  Nghỉ Tết  Nghỉ Tết 

23  31/01 ‐06/02/2011 

  Nghỉ Tết  Nghỉ Tết  Nghỉ Tết  Nghỉ Tết 

71

Page 72: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

TT  Thời gian  Lịch trình chung  Khóa QH 2010 E 

Khóa QH 2009 E 

Khóa QH 2008 E 

Khóa QH 2007 E 

24  07/02‐13/02/2011 

‐ Sinh hoạt  lớp vào thứ 2 (7/2) ‐  Sinh  viên  bắt  đầu  học theo các  lớp môn học  đã đăng ký từ ngày 8/2 ‐ Bầu BCS lớp môn học 

Học CM (tuần 1) 

Học CM (tuần 1) 

Học CM (tuần 1) 

Học  CM (tuần 1) ‐ Thông báo DS  sinh viên  khóa QH‐2007‐E đủ  điều kiện  làm KLTN 

25 14/02‐20/02/2011 

‐  Thông  báo  kết  quả  thi HK I trên Portal SV ‐ Thông báo tính điểm rèn luyện cho SV trên Website ‐ Nhận đơn thắc mắc của SV về kết quả thi ‐ Tuyển sinh  sau đại học đợt 1 năm 2011 

Học CM (tuần 2) 

Học CM (tuần 2) 

Học CM (tuần 2) 

Học CM (tuần 2) 

26  21/02‐27/02/2011 

‐ Trả đơn thắc mắc của SV về kết quả thi ‐  Thông  báo  danh  sách sinh viên bị huỷ đăng ký môn học do môn học tiên quyết  bị  điểm  F  trên Website ‐  Thông  báo  danh  sách sinh viên các lớp môn học sau  khi  đã  huỷ  đăng  ký môn học do môn học tiên quyết  bị  điểm  F  trên Website  ‐ Nhận đơn xác nhận Sổ ưu đãi (từ 21/2 đến 20/3) ‐  Thông  báo Quyết  định BCS các lớp môn học ‐ Tuyển sinh  sau đại học đợt 1 năm 2011 (2/2011) 

Học CM (tuần 3) 

Học CM (tuần 3) 

Học CM (tuần 3) 

Học  CM (tuần 3) ‐ Thông báo DS  giáo viên  hướng dẫn KLTN  

72

Page 73: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

TT  Thời gian  Lịch trình chung  Khóa QH 2010 E 

Khóa QH 2009 E 

Khóa QH 2008 E 

Khóa QH 2007 E 

27  28/02‐06/3/2011 

‐  In  kết  quả  thi  học  kỳ chính thức gửi các khoa ‐  Thông  báo  Danh  sách Dự kiến sinh viên thôi học trên Website và nhận đơn phản hồi của SV 

Học CM (tuần 4) 

Học CM (tuần 4) 

Học CM (tuần 4) 

Học  CM (tuần 4) ‐ Thông báo sinh  viên khóa  QH‐2007‐E kiểm tra các thông  tin chuẩn bị tốt nghiệp  trên Portal  SV và  nhận đơn  phản hồi 

28 07/3‐13/3/2011 

‐ Báo cáo sơ kết học kỳ I.  ‐ Kiểm tra tiến độ học tập 

Học CM (tuần 5)  

Học CM (tuần 5)  

Học CM (tuần 5)  

Học CM (tuần 5) 

 

29 14/3‐20/3/2011 

‐ Thông báo Dự kiến điểm rèn luyện cho SV trên Website và nhận đơn phản hồi ‐ Xét thôi học cho sinh viên hệ chính quy 

Học CM (tuần 6) 

Học CM (tuần 6) 

Học CM (tuần 6) 

Học CM (tuần 6) 

30 21/3‐27/3/2011 

‐ Thông báo QĐ sinh viên bị thôi học trên Website Kiểm tra tiến độ học tập 

Học CM (tuần 7) 

Học CM (tuần 7) 

Học CM (tuần 7) 

Học CM (tuần 7) 

31 28/3‐03/4/2011 

‐ Thông báo QĐ kết quả điểm  rèn  luyện  cho  SV trên Website  

Học CM (tuần 8) 

Học CM (tuần 8) 

Học CM (tuần 8) 

Học CM (tuần 8) ‐  Trả  lời đơn  thắc mắc của SV khóa  QH‐2007‐E  về các  thông tin chuẩn bị tốt nghiệp 

32  04/4‐10/4/2011 

‐  Thông  báo  Thời  khóa biểu  học  kỳ  II  (hè)  năm học  2010‐2011  (nếu  có) trên Website 

Học CM (tuần 9) 

Học CM (tuần 9) 

Học CM (tuần 9) 

Học CM (tuần 9) 

33  11/4‐17/4/2011 

‐ Thông báo dự kiến học bổng khuyến khích học tập cho SV trên Website và nhận đơn phản hồi  

Học CM (tuần 10) 

Học CM (tuần 10) 

Học CM (tuần 10) 

Thi các môn thay thế KLTN 

34  18/4‐24/4/2011 

Nghỉ Giỗ tổ ngày 12/4  Học CM (tuần 11) 

Học CM (tuần 11) 

Học CM (tuần 11) 

 

73

Page 74: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

TT  Thời gian  Lịch trình chung  Khóa QH 2010 E 

Khóa QH 2009 E 

Khóa QH 2008 E 

Khóa QH 2007 E 

35 25/4‐01/5/2011 

‐ Trả lời đơn thắc mắc của sinh  viên  về  học  bổng KKHT 

Học CM ( tuần 12) 

Học CM (tuần 12) 

Học CM (tuần 12)   

36  02/5‐08/5/2011 

‐  Nghỉ  ngày  2  và  3  bù ngày 30/4 và 1/5 ‐ Thông báo QĐ cấp học bổng KKHT  cho SV  trên Website 

Học CM (tuần 13) 

Học CM (tuần 13) 

Học CM (tuần 13)   

37 09/5‐15/5/2011 

‐ Đăng ký học HK II (hè) năm  học  2010‐2011  trên Portal SV 

Học CM (tuần 14) 

Học CM (tuần 14) 

Học CM (tuần 14) Phổ biến kế hoạch thực tế/viết niên luận 

 

38 16/5‐22/5/2011 

Thông báo tuyển sinh các chương  trình  bằng  kép trên Website 

Học CM (tuần 15) 

Học CM (tuần 15) 

Học CM (tuần 15)   

39  23/5‐29/5/2011 

‐ Kết  thúc giảng dạy học kỳ II ‐ Nhận đơn xin rút đăng ký môn học 

Học CM (dự phòng) 

Học CM (dự phòng) 

Học CM (dự phòng) 

Thông  báo danh  sách giáo  viên phản  biện KLTN  

40  30/5‐5/6/2011 

  Thi học kỳ II 

Thi học kỳ II 

Thi học  kỳ II 

Bảo vệ KLTN ngày 

3,4,5/6  

41  6/6‐12/6/2011 

‐ Thông báo các  lớp môn học  chính  thức  được mở trên Website 

Thi học kỳ II 

Thi học kỳ II 

Thi học kỳ II 

‐ Thông báo dự kiến DS sinh  viên đủ  và không  đủ điều  kiện tốt  nghiệp và  nhận đơn  phản hồi ‐  Họp  BCS các lớp QH‐2007‐E  về KH  phát bằng  tốt nghiệp 

74

Page 75: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

TT  Thời gian  Lịch trình chung  Khóa QH 2010 E 

Khóa QH 2009 E 

Khóa QH 2008 E 

Khóa QH 2007 E 

42  13/6‐19/6/2011 

‐ Thông báo và nhận đơn đăng ký  lại  các  lớp môn học (đối với lớp môn học bị  hủy do  số  lượng  sinh viên  đăng  ký  ít  hơn  số lượng  sinh  viên  tối thiểu) trên Website 

Thi học kỳ II 

Thi học kỳ II 

Thi học kỳ II 

 

43 20/6‐26/6/2011 

‐ Bắt đầu học kỳ hè ‐ Bầu BCS lớp môn học ‐  Thông  báo  danh  sách sinh viên các lớp môn học trên Website  

Tổ chức thi kỳ phụ (nếu có) Học CM (tuần 1) (nếu có) 

Tổ chức thi kỳ phụ (nếu có) Học CM (tuần 1) (nếu có) 

Tổ chức thi kỳ phụ (nếu có) Học CM (tuần 1) (nếu có) 

Thông  báo danh  sách sinh  viên đủ  điều kiện  và được  cấp bằng  tốt nghiệp 

44  27/6‐3/7/2011 

‐ Sinh viên  in  lịch học cá nhân trên Portal SV  ‐  XD  lịch  trình  đào  tạo năm học 2011‐2012 ‐ Trả đơn thắc mắc của SV về kết quả thi 

Học CM (tuần 2) (nếu có) 

Học CM (tuần 2) (nếu có) 

Triển khai thực tế/niên luận Học CM (tuần 2) (nếu có) 

Dự kiến phát bằng ngày 

29/6/2010 

45 4/7‐10/7/2011 

‐  Thông  báo  kết  quả  thi học kỳ II trên Portal ‐  Thông  báo  danh  sách sinh viên bị huỷ đăng ký môn học do môn học tiên quyết  bị  điểm  F  trên Website ‐  Thông  báo  danh  sách sinh viên các lớp môn học sau  khi  đã  huỷ  đăng  ký môn học do môn học tiên quyết  bị  điểm  F  trên Website ‐ Thông báo QĐ BCS lớp môn học ‐  Báo  cáo  tổng  kết  năm học 

Học CM (tuần 3) (nếu có) 

Học CM (tuần 3) (nếu có) 

Học CM (tuần 3) (nếu có) 

 

46 11/7‐17/7/2011 

Thông báo thời khóa biểu học  kỳ  I  năm  học  2011‐2012 trên Website 

Học CM (tuần 4) (nếu có) 

Học CM (tuần 4) (nếu có) 

Học CM (tuần 4) (nếu có) 

 

75

Page 76: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

TT  Thời gian  Lịch trình chung  Khóa QH 2010 E 

Khóa QH 2009 E 

Khóa QH 2008 E 

Khóa QH 2007 E 

47 18/7‐24/7/2011 

‐ Trả lời đơn thắc mắc của SV về kết quả thi‐ Thông báo danh sách sinh viên bị huỷ đăng ký môn học do môn  học  tiên  quyết  bị điểm  F  trên  Website‐ Thông báo danh sách sinh viên các lớp môn học sau khi đã huỷ đăng ký môn học  do  môn  học  tiên quyết  bị  điểm  F  trên Website‐  Thông  báo  lịch thi học kỳ hè 

Học CM (tuần 5) (nếu có) 

Học CM (tuần 5) (nếu có) 

Học CM (tuần 5) (nếu có) 

 

48 25/7‐31/7/2011   

Học CM (tuần 6) (nếu có) 

Học CM (tuần 6) (nếu có) 

Học CM (tuần 6) (nếu có) 

 

49 1/8‐7/8/2011 

‐ Đăng ký học HK I năm học  2011‐2012  trên Portal SV ‐ Sinh viên xem thời gian thi, phòng thi, quy chế thi trên Portal. 

Học CM (tuần 7) (nếu có) 

Học CM (tuần 7) (nếu có) 

Học CM (tuần 7) (nếu có) 

 

50  8/8‐14/8/2011 

  Thi Học kỳ hè  Thi HK hè  Thi HK hè   

51 15/8‐21/8/2011 

Thi  tuyển  các  chương trình bằng kép 

Tổ chức thi kỳ phụ (nếu có) 

Tổ chức thi kỳ phụ (nếu có) 

Tổ chức thi kỳ phụ (nếu có) 

 

52  22/8‐28/8/2011 

‐ Nhận đơn xin rút đăng ký môn học  

Nghỉ hè  Nghỉ hè  Nghỉ hè   

 53 29/8‐4/9/2011 

‐  Thông  báo  kết  quả  thi học  kỳ  hè  trên  Portal  và nhận  đơn  thắc  mắc  của SV ‐ Thông báo sinh viên các lớp môn học trên Website. Sinh  viên  in  lịch  học  cá nhân trên Portal 

Bắt đầu năm  học mới 

Bắt đầu năm học mới 

Bắt đầu năm học mới 

 

Lưu ý: Đối với học kỳ hè, sinh viên có thể đăng ký học hoặc không học. 

II. QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 

1. Giới  thiệu một số văn bản quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2010 

1.1. Hướng dẫn quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành kèm  theo Quyết  định  số  1895  /QĐ‐ĐHQGHN ngày  24/6/2010  của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội . 

76

Page 77: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

1.2. Hướng dẫn các Đại học, các trường đại học về việc triển khai công tác xét tặng giải  thưởng “sinh viên nghiên  cứu khoa học” năm 2010 kèm  theo  công văn  số 3555 /BGDĐT‐KHCNMT ngày 21/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;  

1.3. “Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học” ban hành theo Quyết định số 1058/QĐ ‐ĐHKT ngày 24/7/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh  tế ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội và Văn bản sửa đổi, bổ sung một số Điều/Khoản trong  “Quy  định về  tổ  chức và quản  lý hoạt  động nghiên  cứu khoa học” kèm  theo Quyết định số 322/QĐ‐ĐHQGHN ngày 23/02/2010; 

1.4. “Quy chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội” ban hành kèm theo Quyết định số 3413/ĐT ngày 10/9/2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và văn bản sửa đổi bổ sung một số điều trong “Quy chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội” ban hành kèm theo Quyết định số 1654/QĐ‐ĐT của ĐHQGHN. 

1.5. Quyết định số 185/QĐ‐ĐHQGHN ban hành hướng dẫn quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà Nội. 

2. Các quy định về nghiên cứu khoa học của sinh viên 

Nghiên cứu khoa học của sinh viên (NCKHSV) bao gồm các hoạt động nghiên cứu của sinh viên dưới các hình thức sau: 

a. Tham gia  thực hiện  các nhiệm vụ khoa học  ‐  công nghệ  của nhà khoa học hoặc của đơn vị đào tạo. 

b. Thực hiện các đề  tài nghiên cứu độc  lập hoặc dưới sự hướng dẫn của giáo viên (bao gồm cả niên luận và khóa luận tốt nghiệp). 

c. Tham gia các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. 

d. Hội nghị khoa học của sinh viên. 

Kinh phí NCKHSV lấy từ các nguồn sau: 

a. Từ các đề án, dự án có sinh viên tham gia; 

b. Kinh phí KHNC cấp cho đơn vị đào tạo hàng năm; 

c. Một phần kinh phí đào tạo; 

d. Kinh phí dành riêng cho hoạt động NCKHSV; 

e. Kinh phí do kết quả hoạt động KHCN và lao động sản xuất của đơn vị tạo ra; 

f. Kinh phí do các tổ chức, đoàn thể và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ; 

Đánh giá hoạt động NCKHSV tiến hành hàng năm thông qua Hội nghị Khoa học sinh viên theo quy trình sau: 

77

Page 78: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

a. Thông qua HNKHSV cấp khoa (bộ môn trực tiếp) lựa chọn những công trình tiểu biểu tham gia HNKHSV cấp trường (cấp trực thuộc). 

b. Thông  qua HNKHSV  cấp  trường  (cấp  trực  thuộc)  tuyển  chọn  những  công. trình tiểu biểu để dự thi Giải thưởng Công trình NCKH của sinh viên cấp ĐHQG. 

c. Các đơn vị  thành  lập Hội đồng khoa học để đánh giá, nhận xét và cho điểm từng công trình. 

d. Từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ không phân cấp cho hai đại học quốc gia (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) tổ chức đánh giá, xét chọn và xếp giải các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường thành viên; và không ủy quyền cho các đơn vị tổ chức đánh giá và xét giải khuyến khích theo quy trình đánh giá của Bộ như các năm trước. 

e. Số công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên gửi dự thi Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của mỗi đơn vị được tính theo quy mô đào tạo với tỷ lệ 2000 sinh viên đại học chính quy được gửi 01 công trình dự thi. 

f. Mỗi công  trình dự  thi do một hay nhiều sinh viên  thực hiện, nhưng  tổng số sinh viên  tham gia  thực hiện một công  trình không quá 05 người, đồng  thời phải xác định và ghi rõ họ tên sinh viên chịu trách nhiệm chính. Luận văn và đồ án tốt nghiệp của sinh viên không được gửi dự thi. 

g. Riêng đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, các trường đại học trọng điểm và các đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng năm 2009 thì cứ 1500 sinh viên đại học chính quy được gửi 01 công trình dự thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ gửi công văn quy định số công trình dự thi đối với từng đơn vị. 

h. Mỗi công  trình dự  thi Giải  thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” nộp 02 bản cùng với các ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có).  

i. Công  trình dự  thi nếu viết bằng  tiếng nước ngoài hoặc bằng  tiếng dân  tộc  ít người thì nhất thiết phải có 02 bản dịch ra Tiếng Việt. 

3. Trách nhiệm và quyền hạn của sinh viên 

a. Sinh viên tham gia NCKS phải nghiêm túc thực hiện đúng nội quy về công tác NCKH và nội quy sử dụng tài liệu, thiết bị, đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu và sử dụng hiệu quả kinh tế được hỗ trợ. 

b. Sinh viên phải cố gắng phát huy khả năng và  trách nhiệm cao nhất để hoàn thành đúng thời hạn nội dung nghiên cứu với chất lượng cao. 

78

Page 79: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

c.  Sinh  viên  tham  gia NCKH  đựoc  ưu  tiên  sử  dụng  trang  thiết  bị,  phòng  thí nghiệm, cở sở vật chất tư liệu phục vụ cho đề tài theo khả năng của nhà trường. 

d. Đối với công  trình NCKHSV được báo cáo  tại Hội nghị NCKHSV cấp khoa, 

điểm công trình NCKHSV của sinh viên từ năm thứ 3 trở xuống được coi như điểm của 

môn học tự chọn (môn học có dung lượng kiến thức không quá 3 tín chỉ và được đăng 

ký ngay từ đầu năm học); điểm công trình NCKH của sinh viên năm thứ tư đựơc tính 

thay thể điểm niên luận. 

e. Những công  trình NCKHSV  đạt giải NCKHSV  đựơc cộng  điểm  thưởng vào 

điểm trung bình chung học tập của học kỳ, của năm học và toàn khóa học để làm căn cứ 

xét học bổng,  xét  chuyển  tiếp vào bậc  sau  đại học và  các quyền  lợi khác. Mức  điểm 

thưởng quy định như sau: 

‐ Đạt giải thưởng cấp Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: 

Giải nhất: 0,20 điểm 

Giải nhì: 0,15 điểm 

Giải ba: 0,10 điểm 

Giải khuyến khích: 0,07 điểm 

‐ Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: 

Giải nhất: 0,10 điểm 

Giải nhì: 0,07 điểm 

Giải ba: 0,05 điểm 

‐ Trong học kỳ hoặc năm học, nếu sinh viên đạt nhiều giải  thưởng nghiên cứu 

khoa học ở các cấp (trường học/ khoa trực thuộc, Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Bộ Giáo 

dục và Đào tạo) thì chỉ cộng điểm thưởng một lần ở mức giải cao nhất. 

‐ Trong suốt khóa học, nếu sinh viên đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học 

thì chỉ được cộng điểm thưởng một lần ở mức giải thưởng cao nhất vào điểm trung bình 

chung học tập của toàn khóa học. 

‐ Nếu công trình do nhiều người tham gia cùng làm thì điểm thưởng được chia 

đều cho số người tham gia. 4. Các chính sách khen thưởng đối với sinh viên đạt giải thưởng  

a. Sinh viên thực hiện các công trình đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích và giảng 

viên  hướng  dẫn  sinh  viên  có  công  trình  đạt  giải  nhất  được  tặng  bằng  khen  của  Bộ 

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.  

b. Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện công trình đạt giải nhất được đánh 

giá đặc biệt xuất sắc (là những công trình được hội đồng thẩm định của Bộ Giáo dục và 

Đào  tạo đánh giá sau khi  trao giải  thưởng với số phiếu bầu đạt  từ 75%  trở  lên), đồng 

79

Page 80: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

thời điểm trung bình chung học tập toàn khóa đạt từ 7,5 trở lên và đủ điều kiện về trình 

độ ngoại ngữ sẽ được Ban Chỉ đạo xét tặng giải thưởng của Bộ xem xét trình Bộ trưởng 

cấp học bổng đi học sau đại học tại nước ngoài, theo chương trình chuyển tiếp sinh của 

Đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước.  

‐ Nếu chưa phải là sinh viên năm cuối thì sinh viên đó được bảo lưu kết quả để 

xét cấp học bổng đi học sau đại học ở nước ngoài theo điều kiện trên. 

‐ Trường hợp  sinh viên học năm  thứ nhất và  thứ hai, nếu có nguyện vọng  thì 

được xem xét cấp học bổng đi học đại học ở nước ngoài với điều kiện: điểm trung bình 

chung học  tập đạt  từ 7,5  trở  lên  tại  thời điểm đạt giải và có đủ điều kiện về  trình độ 

ngoại ngữ (tại thời điểm xét cấp học bổng). 

(Đối với các công  trình do hai sinh viên  trở  lên  thực hiện, Bộ chỉ xét đối  tượng 

khen thưởng là sinh viên chịu trách nhiệm chính và đã được xác nhận trong hồ sơ của 

công trình gửi lên Bộ dự thi để cấp học bổng đi học nước ngoài).  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

80

Page 81: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

PHẦN 5 CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ CỦA SINH VIÊN 

 

I. ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN  

Cơ  sở  II  ‐ Khu vực Giảng  đường NTC,  thôn Phú Mỹ,  xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội  

ĐT: (84‐4) 39956897, E‐mail: [email protected]  

1. Một số nét khái quát 

Ngày  6/3/2007,  theo  Quyết  định  số  290/QĐ‐TTg  của  Thủ  tướng  Chính  phủ, Trường Đại học Kinh tế thuộc ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở Khoa Kinh tế thuộc ĐHQGHN. Theo Quyết định của Ban Thường vụ Đoàn ĐHQGHN, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khoa Kinh tế ‐ ĐHQGHN được đổi tên thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN từ tháng 4/2007.  

Từ khi trở thành cơ sở Đoàn trực thuộc ĐHQGHN (1999) đến nay, Đoàn Trường Đại học Kinh tế đã trải qua bốn nhiệm kỳ hoạt động, nhiệm kỳ 2010‐2012  là nhiệm kỳ thứ năm.  

2. Ban Chấp hành 

Bí thư: Bùi Hồng Cường ‐ ĐT: 0904221729, E‐mail: [email protected]

Phó Bí thư: Nguyễn Hải Minh ‐ ĐT: 0912073237, E‐mail: [email protected]

Phó Bí thư: Lương Quốc Dũng ‐ ĐT: 0984986988, E‐mail: [email protected]

3. Chức năng, nhiệm vụ 

- Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của đoàn viên, sinh viên.  

- Giáo dục  lý  tưởng,  truyền  thống  đạo  đức,  lối  sống và ý  thức pháp  luật  cho đoàn viên.  

- Phối hợp với Hội Sinh viên  tổ chức các chương  trình hỗ  trợ học  tập, nghiên cứu khoa học,  các khóa học huấn  luyện kỹ năng,  các  chương  trình văn hóa  thể  thao nhằm giúp sinh viên nâng cao kiến thức và hoàn thiện nhân cách sinh viên.  

- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể, tổ chức kinh tế ‐ xã hội thực hiện tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.  

4. Các hoạt động chính  

81

Page 82: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Công tác giáo dục tư chính trị tư tưởng 

Đây  là  công  tác  trọng  tâm mà  Đoàn  Trường  Đại  học Kinh  tế  luôn  tập  trung hướng đến. Trong năm học vừa qua, BCH Đoàn Trường đã thực hiện nghiêm túc việc triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bên cạnh đó, các hoạt động mang tính định kỳ vẫn được tổ chức thường xuyên và có những nét đổi mới để tiếp cận đoàn viên sinh viên ngày càng hiệu quả hơn. 

Nhằm triển khai tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Trường, BCH Đoàn Trường đã  tập  trung  tổ chức các chương trình hoạt động nhằm tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong trường. Các hoạt động tiêu biểu có thể kể đến như: Cuộc thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh các cấp Liên chi đoàn và Đoàn Trường, các buổi tọa đàm ở các chi đoàn về chủ đề “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ”, tham gia Hội trại Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác do ĐHQGHN tổ chức. 

Các hoạt  động mang  tính  định kỳ  cũng  được Đoàn Trường  tập  trung  tổ  chức: Phối hợp chặt chẽ với Phòng Đào tạo tổ chức tuần sinh hoạt công dân đầu năm, đôn đốc và định hướng cho các Liên chi đoàn, chi đoàn tổ chức các hoạt động, hỗ trợ và quản lý việc  tổ  chức hoạt  động  của diễn  đàn  sinh viên  trường,  đẩy mạnh xây dựng  các kênh thông tin mới hiệu quả hơn đến với sinh viên như trang tin trực tuyến, kênh radio trực tuyến… 

Bên  cạnh  các hoạt  động mang  tính  định kỳ, Đoàn Trường  cũng  thường xuyên nắm bắt và theo dõi những diễn biến trong đời sống tinh thần, tư tưởng của đoàn viên sinh viên. Vào những  thời  điểm xảy  ra các sự kiện chính  trị nhạy cảm, Đoàn Trường luôn chủ động phổ biến, tuyên truyền, định hướng nhằm giúp đoàn viên sinh viên có nhận thức đúng đắn và vững vàng. 

Đặc biệt, Đoàn Trường đã tiến hành  lồng ghép những nội dung giáo dục chính trị tư tưởng vào trong các hoạt động, sự kiện, từ đó giúp đoàn viên sinh viên có ý thức cao hơn trong các hoạt động tập thể, xã hội. 

Công  tác hỗ  trợ học  tập, nghiên  cứu khoa học và xây dựng  các kỹ năng  cho đoàn viên sinh viên 

Đoàn Trường luôn ý thức được vai trò cơ bản và tối quan trọng trong việc hỗ trợ đoàn viên sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học và xây dựng, hoàn thiện các kỹ năng. Đặc biệt  trong giai  đoạn  đầu,  đứng  trước những yêu  cầu mới khi  triển khai phương thức học tập theo tín chỉ, Ban Chấp hành Đoàn Trường đã và đang thể hiện tốt vai trò của mình. 

Nhận biết được những khó khăn của đoàn viên sinh viên trong việc làm quen với phương thức học tập theo tín chỉ, Đoàn Trường đã xây dựng một số chương trình hỗ trợ như:  tổ chức các buổi nói chuyện với  từng chi đoàn đầu năm học  (đặc biệt  là các chi 

82

Page 83: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

đoàn mới với đoàn viên sinh viên năm thứ nhất) nhằm giúp đoàn viên sinh viên bước đầu có cái nhìn tổng thể về phương thức học tập mới; tổ chức các buổi tọa đàm, tư vấn tại chỗ và trực tuyến để hỗ trợ tối đa cho đoàn viên sinh viên, giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của đoàn viên sinh viên về phương thức học tập mới mẻ này; tổ chức cuộc thi tìm hiểu về  tín chỉ và các phương pháp học  tập mới nhằm giúp đoàn viên sinh viên cùng trao đổi, từ đó xây dựng cách thức học tập phù hợp cho bản thân. 

Việc tổ chức xây dựng các kỹ năng cũng được Đoàn Trường tập trung phát triển. Trong năm học 2009‐2010, Đoàn Trường đã tổ chức định kỳ các lớp kỹ năng tìm kiếm tài nguyên mạng và sử dụng e‐mail, giúp nhiều đoàn viên sinh viên làm quen và nâng cao khả năng sử dụng Internet, phục vụ trực tiếp cho việc học tập và liên lạc cá nhân. Đoàn Trường cũng phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên Trường Đại học Kinh tế tổ chức các  lớp học kỹ năng mềm đạt hiệu quả, đào tạo hàng nghìn  lượt sinh viên về kỹ năng thuyết  trình và  thuyết phục, kỹ năng quản  lý  thời gian và  tổ chức công việc, kỹ năng làm việc nhóm, lớp lễ tân chuyên nghiệp… 

Các hoạt  động hỗ  trợ học  tập  cho  đoàn viên  sinh viên  thường  xuyên  được  tổ chức. Đặc biệt, phong trào “Ôn chất  lượng  ‐ Thi nghiêm túc” được Đoàn Trường định kỳ triển khai trước các kỳ thi: các buổi tọa đàm, trao đổi về phương pháp học ‐ thi hỗ trợ hàng nghìn lượt sinh viên trước mỗi kỳ thi, việc tuyên truyền, phổ biến về quy chế thi cũng được Đoàn Trường chú trọng và đẩy mạnh nhằm giúp đoàn viên sinh viên nắm vững và nâng cao kết quả học ‐ thi. Nhờ những hoạt động này, trong thời gian gần đây, số  lượng đoàn viên sinh viên vi phạm quy chế  thi cử  trong  trường đã giảm hẳn, chất lượng giáo dục, đào tạo của trường ngày càng đi lên. 

Hoạt động nghiên cứu khoa học tiếp  tục được đẩy mạnh. Cùng với việc hỗ trợ hoạt động cho các câu lạc bộ chuyên môn như Câu lạc bộ Kinh tế trẻ (YEC) và Câu lạc bộ Chứng khoán  (CSC),  Đoàn Trường  tiếp  tục  chủ  động phối hợp với  các phòng và khoa nhằm tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích đoàn viên sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Nhờ vậy, số lượng các công trình nghiên cứu khoa học liên tục gia tăng qua các năm, ngày càng có nhiều công trình được đánh giá cao và đạt được nhiều giải thưởng lớn. Đặc biệt, trong năm học 2009‐2010 đã có một công trình được trao Giải nhất cấp Bộ về nghiên cứu khoa học, điển hình  là Đồng chí Nguyễn Đình Minh Anh  ‐ Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường đã đạt Giải nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 khi báo cáo  thành công công  trình nghiên cứu “Đo  lường quy mô khu vực kinh  tế ngầm  tại Việt Nam, 1994‐2006”  trước Hội  đồng Thẩm  định giải Nhóm ngành khoa học Kinh tế Khu vực miền Bắc. 

Tổ chức và tham gia các cuộc thi cấp trường và  liên trường cũng  là một hướng hoạt động mà Đoàn Trường hết sức quan  tâm. Về mặt  tổ chức, cuộc  thi “ECO Test & Games” sẽ được nhà trường tổ chức thường niên hai năm một lần, là hoạt động có quy 

83

Page 84: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

mô, thu hút đông đảo đoàn viên sinh viên trong và ngoài trường tham gia. Đây thật sự là dịp để đoàn viên sinh viên học tập, trau dồi kiến thức và cùng trao đổi các vấn đề về kinh tế. Bên cạnh đó, Đoàn Trường đã tiến hành cử các đội thi tham dự nhiều cuộc thi lớn và đạt được những giải thưởng đáng khích lệ, chẳng hạn Đội Thân thiện tham gia cuộc  thi “Cùng SIFE phát  triển  tài năng  lãnh  đạo kinh doanh”. SIFE  (Student  In Free Enterprise,  tạm dịch Sinh viên  trong kinh doanh  tự do)  là  tổ chức phi chính phủ  toàn cầu, hỗ trợ sinh viên đại học tại hơn 40 quốc gia (bao gồm 11 nước thuộc khu vực châu Á), tại đây sinh viên được giao trọng trách phát triển tinh thần doanh nghiệp lành mạnh trong cộng đồng của mình. 

Công tác xây dựng tổ chức Đoàn và tham gia phát triển Đảng 

Xác định được những thách thức không nhỏ khi xây dựng mô hình và cách thức tổ  chức hoạt  động Đoàn  trong giai  đoạn  đầu  triển khai quy  chế học  tập  theo  tín  chỉ, Đoàn Trường  đã có các biện pháp cụ  thể và bước  đầu  đem  lại những hiệu quả đáng khích lệ về đổi mới tổ chức hoạt động Đoàn. 

Việc bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ Đoàn được Đoàn Trường thực hiện nghiêm  túc.  Đầu mỗi  năm  học,  Đoàn  Trường  đều  tổ  chức  đợt  tập  huấn  bồi  dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn các cấp. Qua đó, 100% các bí  thư chi đoàn, Liên chi đoàn được tham gia tập huấn và nâng cao năng lực chuyên môn về hoạt động đoàn. 

Đoàn Trường đã chủ động phân bổ nhiệm vụ tới các Liên chi đoàn và đôn đốc, giám sát việc thực hiện. Các Liên chi đoàn dần có tính chủ động nhất định trong việc tổ chức các hoạt động ở cấp khoa.  

Về mặt phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động, Đoàn Trường đã có sự liên kết chặt chẽ với Hội Sinh viên, Công đoàn… nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền của các hoạt động, giúp duy trì sự thông suốt trong các hoạt động của Trường cũng như Đoàn Trường. 

Công tác phát triển Đảng cũng được Đoàn Trường tập trung triển khai. Trong số những đoàn viên sinh viên học tập và công tác Đoàn xuất sắc được giới thiệu vào hàng ngũ Đảng năm 2009‐2010, đã có 9 đoàn viên sinh viên được kết nạp Đảng. 

Thúc đẩy các hoạt động văn hóa, xã hội và tình nguyện vì cộng đồng 

Các hoạt động văn  ‐ thể  là một hướng đi quan trọng trong kế hoạch hoạt động của Đoàn Trường. Hàng năm, Đoàn Trường đều xây dựng kế hoạch cụ thể để từng bước chuyên nghiệp hóa việc tổ chức các chương trình, sự kiện cho sinh viên. 

Các chương trình mang tính thường niên như: “Chào Tân sinh viên”, “Cuộc thi giọng hát hay sinh viên Kinh tế”, “Gặp gỡ cuối năm”… được Đoàn Trường điều chỉnh nội dung và cách thức tổ chức để phù hợp với tình hình thực tế, mang lại cho đoàn viên sinh viên những cảm nhận mới mẻ trong mỗi chương trình. 

84

Page 85: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Hoạt động thể dục ‐ thể thao cũng được chú trọng. Giải bóng đá sinh viên Kinh tế năm học 2009‐2010 đã thu hút đông đảo đoàn viên sinh viên tham gia thi đấu và cổ vũ. Các giải bóng đá đã tạo nên tâm lý hứng khởi, thúc đẩy việc giao lưu kết bạn, qua đó thắt chặt mối quan hệ giữa các chi đoàn, Liên chi đoàn trong trường. Đồng thời, đây cũng là dịp để đoàn viên sinh viên nâng cao sức khỏe, đáp ứng tốt cho việc học tập. 

Vào các ngày lễ như Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày Quốc tế Phụ nữ 0803, Đoàn Trường chỉ đạo các Liên chi đoàn tổ chức hoạt động kỷ niệm ở cấp Khoa. Các hoạt động này  đã góp phần  tăng  cường mối quan hệ  thầy  ‐  trò  ở mỗi khoa,  tạo nên  bầu không khí thi đua phấn khởi vào mỗi dịp kỷ niệm. 

Đối với hoạt động tình nguyện, Đoàn Trường xác định đây là một nhiệm vụ cơ bản và trọng tâm. Các hoạt động tình nguyện tại chỗ được đẩy mạnh thông qua Câu lạc bộ Tình nguyện và các Liên chi đoàn. Trong “Mùa hè xanh” năm học 2009‐2010, Đoàn Trường đã  thực hiện nghiêm  túc việc  tuyển quân  tình nguyện,  tập huấn và  tổ chức  ít nhất ba đội hình tình nguyện tới các địa phương. Các chương trình này không chỉ giúp đoàn viên sinh viên nâng cao ý thức về các vấn đề xã hội, thể hiện tinh thần “Ở đâu cần thanh niên có, ở đâu khó có thanh niên”, mà còn góp phần đẩy mạnh mối quan hệ gắn bó, giao lưu giữa Đoàn Trường với các đơn vị đón nhận đội hình tình nguyện. 

II. HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 

Hội Sinh viên Trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN  

Cơ sở II, Trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN  

Trung tâm NTC, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội  

ĐT: (84‐4) 39956897  

E‐mail: [email protected] 

1. Một số nét khái quát 

Hội Sinh viên Trường Đại học Kinh  tế  ‐ ĐHQGHN  được  thành  lập  trên  cơ  sở phát triển Hội Sinh viên Khoa Kinh tế ‐ ĐHQGHN (thành lập năm 2001). Tính đến nay, Hội Sinh viên Trường Đại học Kinh tế đã trải qua ba kỳ đại hội. 

Ban Chấp hành khóa IV (nhiệm kỳ 2010‐2012) gồm 17 thành viên, trong đó Ban Thường vụ có 5 thành viên. 

2. Chức năng, nhiệm vụ 

- Đoàn  kết,  khuyến khích,  giúp  đỡ hội  viên,  sinh  viên  trong học  tập  và  rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ của sinh viên, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh. 

- Giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho hội viên, sinh viên. 

85

Page 86: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

- Phản  ánh  nhu  cầu,  nguyện  vọng  của  sinh  viên;  tham  gia  đề  xuất  các  chủ trương, chính sách liên quan đến sinh viên. 

- Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên, sinh viên và tổ chức Hội.  

- Đoàn  kết, phát  triển  quan  hệ  hữu  nghị  hợp  tác  với  các  tổ  chức  sinh  viên, thanh niên tiến bộ và nhân dân các nước trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 

3. Các hoạt động chính 

Chương trình 1: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng tập thể sinh viên Trường Đại học Kinh tế có bản lĩnh chính trị vững vàng 

Tất  cả  các  cấp bộ Hội  tăng  cường  công  tác  tuyên  truyền giáo dục  chính  trị  tư tưởng cho sinh viên, nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của sinh viên về sự lãnh đạo của Đảng, về đường lối độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn đấu kết thúc nhiệm kỳ xây dựng được một tập thể sinh viên Trường Đại học Kinh tế có bản  lĩnh chính trị vững vàng, có ý  thức  trách nhiệm công dân với các chủ  trương chính sách của Đảng, Nhà nước.  

Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện các hoạt động cụ thể, thiết thực hơn nhằm giúp tất cả sinh viên nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.  

Chương  trình 2: Hỗ  trợ  sinh viên học  tập và nghiên cứu khoa học,  tham gia hiệu quả vào lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế 

Tổ chức Hội trực tiếp tham gia vào lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo theo chủ trương của Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường hoặc gián tiếp đề nghị các cơ chế, chính sách... hỗ trợ cho sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học.  

Xây dựng được ý  thức hăng say học  tập và nghiên cứu khoa học  trong đại bộ phận hội viên, sinh viên, định hình và đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ sinh viên nâng cao kiến thức chuyên môn, xây dựng một môi trường học tập và cạnh tranh lành mạnh.  

Chương trình 3: Nâng cao chất lượng cuộc sống sinh viên Trường Đại học Kinh tế 

Hội Sinh viên tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tạo ra các sân chơi bổ ích nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, nhu cầu nâng cao sức khỏe phục vụ cho học tập, đảm bảo đời sống tinh thần của sinh viên ngày càng tốt hơn. 

86

Page 87: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Đồng thời, Hội đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nhằm củng cố những phẩm chất và kỹ năng quan trọng. 

Các cấp bộ Hội phải quan  tâm  theo dõi các hội viên, sinh viên của mình, phải nắm rõ hoàn cảnh của mỗi hội viên, sinh viên và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.  

Chương  trình  4: Xung kích,  sáng  tạo, hăng hái  tham gia  các hoạt  động  tình nguyện chung sức cộng đồng 

Hội Sinh viên phát triển cả về quy mô và chất lượng các hoạt động xã hội, tình nguyện của sinh viên Đại học Kinh  tế, ĐHQGHN. Hội cần coi đây  là biện pháp quan trọng  để  rèn  luyện,  thử  thách và nâng  cao năng  lực hoạt  động xã hội, năng  lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên; giúp những trí thức trẻ có cái nhìn toàn diện và cảm thông, chia sẻ với cộng đồng. 

Đẩy mạnh phong  trào  sinh viên  tình nguyện  theo hướng khai  thác  sở  trường chuyên môn, tiềm năng trí tuệ của sinh viên để giải quyết những vấn đề thực tiễn ở các địa bàn hoạt động.  

Chương trình 5: Tăng cường tính chủ động của các Chi hội, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội 

Củng cố tổ chức Hội trong toàn trường vững mạnh, thống nhất ý chí, phân cấp rõ ràng và có cơ chế quản lý dân chủ, chặt chẽ nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ công tác. 

Phấn đấu xây dựng các điều kiện để các Chi hội cơ sở chủ động hơn trong mọi hoạt động, đẩy mạnh các nhóm sinh viên hoạt động một cách có chiều sâu, không  tự phát dưới sự lãnh đạo của Hội Sinh viên Trường Đại học Kinh tế nhằm tiến tới một mô hình tổ chức Hội với nhiều đơn vị cơ sở trực thuộc.  

Hoàn thiện các Liên chi hội, phối kết hợp giữa các Liên chi nhằm đẩy mạnh họat động của mỗi Liên chi, cũng như hoạt động của Trường. 

Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội vững mạnh, năng động, nhiệt tình, dám nghĩ dám làm và có  tinh thần  trách nhiệm cao,  luôn chú ý đến công tác đào  tạo đội ngũ kế cận. Các cấp bộ Hội phải tích cực tham gia xây dựng tổ chức Đoàn, cùng với Đoàn tham gia công tác phát triển đảng viên trẻ.  

Chương trình 6: Tăng cường các hoạt động đối ngoại, trao đổi, giao lưu hợp tác giữa Hội Sinh viên Trường Đại học Kinh tế với các tổ chức trong và ngoài ĐHQGHN 

Tăng cường trao đổi, giao lưu với các tổ chức Hội thuộc các đơn vị bạn trong và ngoài ĐHQGHN, qua đó nâng cao uy tín của Hội, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác của Hội. 

87

Page 88: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Mở rộng quan hệ với các tổ chức thanh niên, sinh viên tiến bộ trên thế giới nhằm 

giới thiệu về Hội Sinh viên Trường Đại học Kinh tế với bạn bè quốc tế, đồng thời tạo cơ 

hội cho hội viên, sinh viên có nhiều cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với bạn bè đến từ các nền 

văn hóa khác. 

Tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội và doanh nghiệp nhằm tạo ra các sân 

chơi bổ  ích, môi  trường  thực  tế để hội viên,  sinh viên  tham gia hoạt  động, góp phần 

nâng cao chất lượng đào tạo của Trường, đồng thời tận dụng các nguồn tài trợ hợp pháp 

cho hoạt động của tổ chức Hội, cho hội viên, sinh viên cũng như giúp sinh viên có thêm 

thông tin và cơ hội việc làm. III. CÁC CÂU LẠC BỘ TRỰC THUỘC HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 

1. Câu lạc bộ Kinh tế trẻ (YEC) Thông tin chung  

Tên tiếng Việt: Câu lạc bộ Kinh tế trẻ  

Tên tiếng Anh: YOUNG ECONOMISTS CLUB (YEC)  

Slogan: Kết nối ‐ Chia sẻ ‐ Cùng phát triển  

Ngày thành lập: 16/10/2005  

Điện thoại: 01699186068, E‐mail: [email protected]  

Blog: http://my.opera.com/kinhtetre/  Cơ cấu tổ chức 

Số lượng thành viên: 41  

Cơ cấu tổ chức: 

‐ Ban Quản trị  

‐ Ban Chuyên môn  

‐ Ban Hợp tác & Phát triển  

‐ Ban Tổ chức  

‐ Nhóm Tiếng Anh (English Group ‐ EG) Nhiệm vụ, mục tiêu 

- Trở  thành nơi quy  tụ những sinh viên  tâm huyết say mê hoạt động nghiên 

cứu khoa học  

- Tạo môi trường thuận lợi để hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo  

- Là cầu nối giữa doanh nghiệp và các bạn sinh viên  

- Trở  thành một  tổ chức có uy  tín cao  trong hoạt động nghiên cứu khoa học 

sinh viên  

- Góp  phần  xây  dựng  thương  hiệu  sinh  viên  Trường  Đại  học  Kinh  tế  ‐ 

ĐHQGHN  

88

Page 89: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Một số hoạt động tiêu biểu  

- Hội  thảo  nghiên  cứu  khoa  học  sinh  viên  cấp  trường:  Khủng  hoảng  tài chính 2008.  

- Hội thảo: Marketing thời khủng hoảng.  

- Sinh hoạt kỹ năng mềm: Tinh thần lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm.  

- Hội thảo: Tính hai mặt của toàn cầu hóa.  

- Sinh hoạt Nhóm Tiếng Anh (EG): 4h chiều thứ 3 hàng tuần, tại phòng học 203 khu giảng đường NTC.  

- Tọa đàm: Phương pháp học tập hiện đại. 

2. Câu lạc bộ Tiếng Anh 

Thông tin chung  

Tên tiếng Việt: CLB Tiếng Anh khối CLC ‐ Làm chủ tiếng Anh bản xứ  

Tên tiếng Anh: Be the Owner of Native English (Be1/Be.ONE/b.ONE)  

Slogan: 3E (Excellent in Studying; Excited in Playing; Eternal Flame in Soul)  

Ngày thành lập: 06/11/2009  

Blog/Website: http://be1club.wordpress.com, E‐mail: [email protected]  

Cơ cấu tổ chức  

Câu lạc bộ chia thành 5 ban hoạt động:  

• Ban Đối ngoại  

• Ban Truyền thông, PR  

• Ban Tổ chức meeting  

• Ban Chương trình gia sư tiếng Anh  

• Ban Tài chính  

Nhiệm vụ, mục tiêu  

- Tạo sân chơi bổ  ích cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế, qua đó nâng cao các kỹ năng tiếng Anh  

- Giúp  sinh viên  làm quen với môi  trường học  thuật,  trong  đó ngôn ngữ  sử dụng là tiếng Anh  

- Tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao kỹ năng mềm  

- Là cầu nối giữa sinh viên với các tổ chức, tập đoàn  

89

Page 90: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Một số hoạt động tiêu biểu 

- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ hai tuần một lần  

- Tổ chức buổi ra mắt Câu lạc bộ Be1  

- Tổ chức meeting giới thiệu về văn hóa giao tiếp của người phương Tây  

- Tổ chức Christmas Party 

3. Câu lạc bộ Truyền thông trẻ 

Thông tin chung  

Tên tiếng Việt: Câu lạc bộ Truyền thông trẻ  

Tên tiếng Anh: Media & Communications Club (MCC)  

Slogan: Sẵn sàng vươn cao  

Ngày thành lập: 29/08/2009  

Điện thoại: 0984986988, E‐mail: [email protected]  

Website: http://www.truyenthongtre.org  

Cơ cấu tổ chức 

Số lượng thành viên: 16 thành viên  

Cơ cấu tổ chức: CLB Truyền thông trẻ hiện tại được chia thành 4 ban làm việc 

• Ban Tin tức ‐ Thời sự  

• Ban Sự kiện  

• Ban Cộng đồng  

• Ban Truyền thông đa phương tiện  

Nhiệm vụ, mục tiêu  

- Xây dựng kênh thông tin hiệu quả cho sinh viên, góp phần gắn kết sinh viên với nhà trường 

- Xây dựng và tổ chức diễn đàn cộng đồng sinh viên Kinh tế 

- Nâng cao kiến thức của sinh viên trong trường về công nghệ, Internet 

- Hỗ trợ Đoàn Thanh niên ‐ Hội Sinh viên tổ chức các chương trình sự kiện cho sinh viên  

Một số hoạt động ‐ sản phẩm tiêu biểu  

- Diễn  đàn  sinh  viên  Đại  học Kinh  tế  E‐VNU  Forum:  Thu  hút  khoảng  hơn 30.000 thành viên là sinh viên trong và ngoài trường, số lượng bài gửi lên tới hơn 80.000. 

90

Page 91: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

E‐VNU Forum không chỉ trở thành một cộng đồng trực tuyến lớn cho sinh viên Kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong công tác truyền thông của Đoàn Thanh niên ‐ Hội Sinh viên trường.  

- Chương trình Radio Online. Phát sóng hai tuần một lần, ES Radio đã và đang ngày càng chiếm cảm tình và thu hút người nghe nhờ nội dung tập trung hướng tới đối tượng sinh viên Kinh tế.  

- Chương trình Hội thảo đầu tư vàng.  

- Hỗ trợ Đoàn trường tổ chức chương trình Gala “Chào Tân sinh viên”. 

4. Câu lạc bộ Chứng khoán 

Thông tin chung 

Tên tiếng Việt: Câu lạc bộ Chứng khoán Trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN  

Tên tiếng Anh: COE SECURITIES CLUB (CSC)  

Slogan: Your change, your challenge  

Ngày thành lập: 14/09/2009  

Điện thoại: 0979051989, E‐mail: [email protected]  

 Website: http://forum.e‐vnu.com/forumdisplay.php?f=198  

Cơ cấu tổ chức  

Số lượng thành viên: 100 thành viên  

Cơ cấu tổ chức: Hiện tại Câu lạc bộ Chứng khoán có cơ cấu tổ chức chia làm 3 ban:  

- Ban Chuyên môn và Đầu tư: Phụ trách các vấn đề về giảng dạy, phổ biến kiến thức chứng khoán và giải đáp các vấn đề chuyên môn.  

- Ban Kế hoạch và Tài chính: Phụ trách các vấn đề liên quan đến lập kế hoạch hoạt động và tổ chức các sự kiện, quản lý vấn đề tài chính của Câu lạc bộ.  

- Ban Đối ngoại và Truyền thông: Phụ trách các vấn đề  liên quan đến vấn đề truyền thông và đối ngoại của Câu lạc bộ.  

Nhiệm vụ, mục tiêu  

- Nâng cao kiến thức về lý thuyết, thực hành chứng khoán cho các thành viên trong và ngoài Câu lạc bộ. 

- Tạo ra sân chơi mới cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế, đặc biệt là các bạn sinh viên đam mê chứng khoán. 

- Tư  vấn  về  công  việc,  nghề  nghiệp  liên  quan  đến  chứng  khoán  và  đầu  tư chứng khoán cho các thành viên. 

- Góp phần quảng bá hình ảnh Trường Đại học Kinh tế thông qua nâng cao các hoạt động giao lưu với các tổ chức bên ngoài. 

91

Page 92: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

- Cung  cấp  nguồn  nhân  lực  chất  lượng  cao,  có  trình  độ  và  am  hiểu  chứng khoán, thị trường chứng khoán. 

- Là cầu nối giữa sinh viên trong trường với các công ty chứng khoán . 

Một số hoạt động tiêu biểu  

- Tổ chức các buổi giảng dạy về kiến thức chứng khoán cho thành viên của Câu lạc bộ định kỳ vào buổi chiều thứ 4 hàng tuần tại khu giảng đường NTC. Các buổi giảng dạy của Câu  lạc bộ đã nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của các thành viên  là sinh viên trong trường.  

- Cử hai đội  thi  tham gia cuộc  thi về chứng khoán do Học viện Tài chính  tổ chức, cùng lọt vào top 10 đội mạnh nhất, trong đó có một đội thi lọt vào top 3.  

- Tổ chức cuộc thi trong nội bộ Câu lạc bộ để các thành viên giao lưu học hỏi nhau và làm quen với hoạt động đầu tư. 

 

92

Page 93: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

PHẦN 6 MỘT SỐ KỸ NĂNG HỮU ÍCH  

 

Trong thời đại hội nhập và mở cửa hiện nay, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực chất  lượng cao với những đãi ngộ xứng đáng ngày càng được nâng cao và chú  trọng, trong các doanh nghiệp bao gồm các Công ty cổ phần, Công ty liên doanh, Công ty nước ngoài và kể cả các cơ quan Nhà Nước. Sự chuyển mình, đổi thay mạnh mẽ của đất nước đã tạo ra những cơ hội cũng như thử thách to lớn cho sinh viên hôm nay ‐ những ứng viên tuyển dụng ‐ tương lai. Bên cạnh đó, ngày nay, phần lớn sinh viên khi tốt nghiệp đều đã được trang bị những kiến thức chuẩn về ngành nghề mà họ được đào tạo. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng do thiếu các “kỹ năng mềm” cơ bản. Nhiều sinh viên chưa nhận ra được vai  trò, vị  trí của mình  trong công việc, họ chưa có kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân, vì vậy họ không phát huy được hết năng lực của mình để trở thành người thành đạt. 

Với môi  trường học  tập năng động, sáng  tạo, sinh viên  thế hệ mới của Trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN không những được  trang bị kiến  thức chuyên môn vững chắc mà còn được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc tham gia học hỏi những kỹ năng mềm cần thiết. Vậy sinh viên chúng ta hiểu “Thế nào là kỹ năng mềm”? 

Kỹ năng  ʺmềmʺ  (soft  skills)  là  thuật ngữ dùng  để  chỉ  các kỹ năng quan  trọng trong cuộc sống con người như: Kỹ năng sống, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng làm việc theo nhóm, Kỹ năng quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới.... Chúng quyết định bạn  là ai,  làm việc  thế nào,  là  thước đo hiệu quả cao trong công việc. 

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên được BGH Trường Đại học Kinh tế giao nhiệm vụ hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao chất lượng đầu  ra  của  sinh viên, giúp  các bạn  sinh viên phát  triển  các kỹ năng mềm  của mình. Trung tâm hỗ trợ sinh viên đã và đang thường xuyên tổ chức những khóa học kỹ năng mềm với dưới nhiều hình thức khác nhau: 

1. Các khóa học kỹ năng mềm truyền thống 

Trung  tâm Hỗ  trợ  Sinh  viên  đã  và  đang  tổ  chức  các  khóa  học  kỹ  năng mềm truyền thống với nội dung giảng dạy phong phú, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và  thời gian học  linh động, hợp  lý cho sinh viên  trường Đại học Kinh  tế  ‐ ĐHQGHN như sau:  

Kỹ năng học và tự học  

Kỹ năng lắng nghe và thu thập thông tin 

93

Page 94: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Kỹ năng thuyết trình và thuyết phục hiệu quả 

Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Kỹ năng tư duy sáng tạo và tư duy khởi nghiệp 

Kỹ năng đặt mục tiêu và tạo động lực làm việc 

Kỹ năng phát triển cá nhân 

Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ công chúng 

Kỹ năng làm việc nhóm 

Kỹ năng đàm phán thương lượng 

Kỹ năng quản lý và tổ chức công việc hiệu quả 

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả 

Kỹ năng phỏng vấn và xin việc 

Kỹ năng sống và học tập lành mạnh 

Kỹ năng Tư duy phản biện 

2. Chương trình dã ngoại bồi dưỡng nâng cao kỹ năng làm việc nhóm 

Với những kiến thức được trang bị qua các khóa học kỹ năng mềm truyền thống, mỗi học kỳ sinh viên toàn trường còn được tham gia chương trình dã ngoại bồi dưỡng nâng  cao kỹ năng  làm việc nhóm. Các bài  tập bồi dưỡng nâng  cao kỹ năng  làm việc nhóm được thiết kế ngoài trời vui nhộn, sôi nổi và hấp dẫn, chương trình là cơ hội giúp sinh viên học tập, vui chơi và bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết sau: 

‐ Kỹ năng phối hợp nhóm, phân công công việc hợp  lý cũng như rèn  luyện sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm vì mục tiêu chung của cả nhóm. 

‐ Kỹ năng tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề trong điều kiện khó khăn, sự kiên nhẫn giải quyết công việc và rèn luyện lòng tự tin. 

‐ Kỹ năng bố trí nhân  lực hợp  lý, tăng cường sự tin tưởng của người thực hiện công việc vào nhóm và góp phần tìm ra người lãnh đạo nhóm. 

‐ Kỹ năng hòa đồng với tập thể, sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp trong nhóm. 

Các khóa học kỹ năng này còn là nơi cho sinh viên các Khoa gặp gỡ, kết nối bạn bè và tăng cường tình đoàn kết qua các trò chơi vân động tập thể.  

Kỹ năng mềm là hành trang không thể thiếu đối với bất kỳ ai, là phương thức mà mỗi người  tương  tác với mọi người xung quanh và với chính bản  thân người đó. Kỹ năng mềm cần trong mọi mặt của cuộc sống, khi bạn diễn đạt bất cứ điều gì cho người khác hiểu được, hợp tác cùng làm việc hay khi tự khơi gợi sự liên tưởng, sáng tạo của bản thân. 

94

Page 95: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

PHẦN 7 NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP  

 

1. Điều kiện để sinh viên Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN được học các chương trình đào tạo 

bằng kép ngành Tài chính ‐ Ngân hàng tại Trường ĐHKT và ngành Tiếng Anh tại Trường Đại 

học Ngoại ngữ? 

a. Điều kiện để học bằng kép ngành Tài chính ‐ Ngân hàng 

- Là sinh viên hệ chính quy từ năm thứ 2 trở lên ngành Kinh tế chính trị và Kinh tế 

phát triển của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN 

- Có điểm trung bình chung tích lũy từ 2,0 trở lên 

- Nguyên tắc xét tuyển: lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu 

b. Điều kiện để học ngành Tiếng Anh tại Trường Đại học Ngoại ngữ 

- Là sinh viên hệ chính quy  từ năm  thứ 2  trở  lên  (trừ ngành Quản  trị kinh doanh) 

của Trường ĐHKT ‐ ĐHQGHN 

- Có điểm trung bình chung tích lũy từ 2,0 trở lên 

- Nguyên tắc xét tuyển: lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu 

2. Trong đợt thi kết thúc môn học (thi cuối kỳ), em bị ốm phải nghỉ thi, như vậy em có 

được thi lại hay không? 

Nếu trong kỳ thi, em bị ốm thì cần phải làm đơn xin nhà trường cho phép nghỉ 

thi vì lý do ốm (kèm theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền). Sau đó em sẽ được 

thi vào kỳ thi phụ và kết quả thi được tính là thi lần 1. 

3. Điều kiện để sinh viên hệ chính quy được cấp học bổng khuyến khích học tập? 

‐ Là sinh viên học ngành 1. 

‐ Tại kỳ xét học bổng, sinh viên phải hoàn thành ít nhất 15 tín chỉ và đạt kết quả 

học tập từ loại khá trở lên (tính điểm thi lần 1), không có môn học nào bị điểm F và đạt 

điểm rèn luyện từ khá trở lên. 

Nguyên  tắc xét  tuyển: Căn cứ vào quỹ học bổng, mức học bổng sẽ  lấy điểm  từ 

cao xuống thấp cho đến hết quỹ học bổng. 

95

Page 96: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

4. Sinh viên chương trình bằng kép có được cấp học bổng khuyến khích học tập không? 

Sinh viên chương trình bằng kép không được cấp học bổng khuyến khích học tập 

như sinh viên học ngành 1. Tuy nhiên, hàng năm nhà trường đều có các suất học bổng 

cho những sinh viên học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường. Học 

bổng này sẽ được cấp vào đầu năm học. 

5. Sinh viên phải học lại môn học trong trường hợp nào? 

Khi sinh viên không được dự thi kết thúc môn học hoặc điểm môn học không đạt 

điểm tích lũy (điểm F). 

6. Khi đăng ký học lại cần phải làm những thủ tục gì? 

Việc đăng ký học lại được tiến hành cùng với việc đăng ký môn học cho học kỳ 

kế tiếp và đăng ký trực tiếp trên Portal sinh viên. 

7. Sinh viên có được đăng ký học môn học ở các đơn vị khác trong ĐHQGHN không? 

Sinh viên được đăng ký học  tại các  trường khác với môn học có cùng mã môn 

học, số tín chỉ. 

Tuy  nhiên,  khi  đăng  ký  sinh  viên  cần  có  giấy  giới  thiệu  của  Phòng  Đào  tạo 

Trường ĐHKT, đảm bảo môn học đó không trùng với lịch học các môn mà sinh viên đã 

đăng ký tại Trường ĐHKT. 

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên phải nộp giấy chứng nhận kết quả học tập về 

Phòng Đào tạo Trường ĐHKT. 

8. Sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí có phải nộp học phí không? 

Sinh viên thuộc diện miễn giảm học phí vẫn phải đóng học phí đầy đủ theo mức 

quy định của nhà trường. Nhà nước sẽ cấp trực tiếp tiền hỗ trợ học phí cho sinh viên.  

 

 

 

 

 

 

 

96

Page 97: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

PHỤ LỤC 

MỘT SỐ BIỂU MẪU DÀNH CHO SINH VIÊN 

************ 

Mẫu 1 

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc 

 

ĐƠN XIN HỌC LẠI 

 

Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 

Tôi tên:……………………… Mã số sinh viên: ………………………………………… 

Ngày sinh: …………………..Nơi sinh: …………………………………….......………. 

Hiện đang học lớp:………… Ngành:..………………………………………………….. 

Khóa: ……………………...…Hệ đào tạo:….…………………………………...………. 

tại trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN. 

Trong  năm  học:  200…  ‐  200…  tôi  có  làm  đơn  xin  tạm  nghỉ  học  kỳ……  vì  lý do…………………….  và  đã  được Ban Giám  hiệu  đồng  ý  theo Quyết  định  Số:…/QĐ‐CTSV ngày… tháng… năm….  

Nay đã hết thời gian xin tạm nghỉ học, kính xin Ban Giám hiệu cho phép tôi được trở lại trường tiếp tục học. 

Rất mong được sự chấp thuận của Ban Giám hiệu. 

 Hà Nội, ngày… tháng… năm… 

                                Người làm đơn 

                                  (Ký tên, ghi rõ họ tên) 

 

 

 

 

 

97

Page 98: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Mẫu 2 

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc 

 

ĐƠN XIN TẠM NGHỈ HỌC 

 

Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 

Tôi tên:……………………… Mã số sinh viên: ………………………………………… 

Ngày sinh: …………………..Nơi sinh: ……………………………………………...…. 

Hiện đang học lớp:………… Ngành:..………………………………………………….. 

Khóa: ……………………...…Hệ đào tạo:….……………………………………...……. 

tại trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN. 

Nay tôi làm đơn này gửi đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế cho phép tôi được  tạm nghỉ học  tại Trường Đại học Kinh  tế kể  từ học kỳ…. Năm học…… đến học kỳ……. Năm học…… 

Lý do tạm nghỉ học…………………………………………… 

Rất mong được sự chấp thuận của Ban Giám hiệu. 

  Hà Nội, ngày……tháng…… năm…… 

Ý kiến của phụ huynh                                                      Người làm đơn     

(Ký tên, ghi rõ họ tên) 

    

 

   XÁC NHẬN                

(của địa phương hoặc bệnh viện)* 

 

 

 

(*) Nếu tạm nghỉ học/thôi học vì hoàn cảnh khó khăn thì xác nhận ở địa phương, nếu thôi học vì lý do sức khỏe thì kèm theo giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên. 

98

Page 99: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Mẫu 3 

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc 

 

ĐƠN XIN THÔI HỌC 

 

Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 

Tôi tên:……………………… Mã số sinh viên: ………… ………… ………… ……… 

Ngày sinh: …………………..Nơi sinh: …………………. ………… ………… ……… 

Hiện đang học lớp:………… Ngành:..………………….. ………… ………… ……… 

Khóa: ……………………...…Hệ đào tạo:….……………. ………… ………… ……… 

tại trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN. 

Nay tôi làm đơn này gửi đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế cho phép tôi được thôi học tại Trường Đại học Kinh tế kể từ học kỳ…………. Năm học…… 

Lý do thôi học:……………………………………………. 

Rất mong được sự chấp thuận của Ban Giám hiệu. 

 Hà Nội, ngày……tháng……năm…… 

Ý kiến của phụ huynh                                                          Người làm đơn              (Ký tên, ghi rõ họ tên) 

   

 

  XÁC NHẬN                

(của địa phương hoặc bệnh viện)* 

 

 

 

 

(*) Nếu tạm nghỉ học/thôi học vì hoàn cảnh khó khăn thì xác nhận ở địa phương, nếu thôi học vì lý do sức khỏe thì kèm theo giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên. 

99

Page 100: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Mẫu 4 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 

 

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc 

            Hà Nội, ngày  tháng  năm  

 

GIẤY THANH TOÁN 

 

Họ tên sinh viên:………………………………………………………………………… 

Sinh ngày:…………………………Lớp:………………Khóa học:…………………… 

Lý do thanh toán:………………………………………………………………………… 

Tình trạng thanh toán như sau: 

 

Đơn vị  Xác nhận không nợ (sách, học phí) 

Thư viện ĐHQGHN   

Thư viện Trường Đại học Kinh tế   

Phòng Kế hoạch‐Tài chính   

 

TL. HIỆU TRƯỞNG 

KT. TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO 

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG 

 

 

ThS. Nguyễn Thị Thư 

 

 

 

100

Page 101: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Mẫu 5 

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc 

 

ĐƠN XIN XÁC NHẬN 

 

Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 

Tôi tên:……………………… Mã số sinh viên: ………… ………… ………… ……… 

Ngày sinh: …………………..Nơi sinh: …………………. ………… ………… ……… 

Hiện đang học lớp:………… Ngành:..………………….. ………… ………… ……… 

Khóa: ……………………...…Hệ đào tạo:….……………. ………… ………… ……… 

tại trường Đại học Kinh tế ‐ ĐHQGHN. 

Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế xin xác nhận tôi hiện là sinh viên của Trường, năm học ………          

Lý  do  xác  nhận:………………………………….........................……………… ……………………………………………………………………………………………………....…………………………………………………………………………………………………….... 

 

Hà Nội, ngày.... tháng ..... năm ... 

XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG                                                      Người làm đơn                                                TL. HIỆU TRƯỞNG                                                               (Ký tên, ghi rõ họ tên) 

TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO                                                          

                                                       

 

 

 

 

 

 

101

Page 102: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Mẫu 6 

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc 

                                        

GIẤY XÁC NHẬN SINH VIÊN NGOẠI TRÚ 

(Học kỳ…… năm học ……………) 

Công an Phường (xã, thị trấn):.......................................................................................... 

Quận (huyện): .......................... Thành phố (tỉnh):........................................................... 

Chứng nhận anh (chị):........................................................................................................ 

Sinh ngày:............................................................................................................................. 

Là sinh viên lớp:………………………………………….................................................. 

Trường Đại học Kinh tế ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội.  

Đăng ký tạm trú (thường trú) tại nhà ông (bà).............................................................. 

Địa chỉ:………....................................................... ............................................................. 

Từ ngày ....................................... đến ngày........................................................................ 

Chúng tôi nhận xét về sinh viên......................................... trong thời gian cư trú tại địa phương như sau: 

1. Ý thức chấp hành luật pháp nhà nước, quy định của địa phương: 

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................  

2. Những thành tích đóng góp cho địa phương: 

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 

3. Những khuyết điểm vi phạm: 

……....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

  Hà Nội, ngày     tháng    năm  

Cảnh sát khu vực                                Trưởng Công an Phường (xã, thị trấn) 

                                                    (Ký tên và đóng dấu) 

102

Page 103: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Mẫu 7 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 

 

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập ‐ Tự do ‐ Hạnh phúc 

      

 

 

Ảnh 3x4

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN 

 

Họ và tên sinh viên:.................................…...................................................................... 

Ngày sinh:................ Nơi sinh:.......................................................................................... 

Lớp: ...........................Khoa:................................................................................................ 

Hệ: .............................Mã sinh.:......................................................................................... 

Nam:              Nữ:              Đoàn viên:        Đảng viên:  

Dân tộc: ....................Tôn giáo:........................................................................................... 

Quê quán: ............................................................................................................................ 

Hộ khẩu thường trú (Ghi rõ: số nhà, đường phố, tổ, thôn, xã, phường, tỉnh): 

…. ......................................................................................................................................... 

Đối tượng (Con dân tộc, vùng cao, thương binh, bệnh binh, mồ côi, tàn tật...): 

.…...........................................................................................................................................

............................................................................................................................................................ 

Điện thoại liên hệ của sinh viên: ................................................................................... 

Nơi ở hiện tại của sinh viên:  

Nội trú (Ký túc xá, phòng số):.......................................................................................... 

Ngoại trú (Ghi rõ: tên chủ hộ, số nhà, đường phố, tổ, thôn, xã, phường, 

tỉnh):................................................................................................................................................... 

Điện thoại liên hệ của chủ nhà trọ:................................................................................. 

Gia đình: 

103

Page 104: ueb.vnu.edu.vnueb.vnu.edu.vn/uploads/file/luumaianh@yahoo.com/2010/09/10/cam nang...ueb.vnu.edu.vn

Họ tên bố: ..................................Nghề nghiệp:.................................................................. 

Cơ quan công tác:............................................................................................................... 

Chức vụ:.............................................................................................................................. 

Họ tên mẹ: .................................Nghề nghiệp:.................................................................. 

Cơ quan công tác: ............................................................................................................ 

Chức vụ:................................................................................... ........................................... 

Nơi ở hiện nay: ...................................................................................................................    

Điện thoại liên hệ:.........…….............................................................................................. 

Em xin cam đoan bản khai trên là đúng sự thật, nếu có gì sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 

                                     Hà Nội, ngày...... tháng..... năm.....  

                                                                                                       Người khai  

                                                                                               (Ký và ghi rõ họ tên) 

104