23
001

uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

001

Page 2: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

QUY ĐỊNH

TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP(Ban hành kèm theo Quyết định số.........../QĐQTKD của Trưởng Khoa ngày.......tháng........năm 2015)

1. Mục đích và nhiệm vụ của sinh viên

1.1. Mục đích

Theo chương trình đào tạo, bắt đầu học kỳ thứ 8 đối với bậc Cao đẳng và 11 đối

với bậc Đại học, tất cả sinh viên của Khoa Quản trị kinh doanh (nếu xét đủ điều kiện)

phải thực hiện kỳ thực tập tốt nghiệp. Kết thúc đợt thực tập, sinh viên phải viết và nộp

về Khoa bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp là bài báo cáo trong đó sinh viên trình bày những

phần hành công việc thực tế mà sinh viên đã tìm hiểu, đã được tham gia và học hỏi

trong suốt thời gian của đợt thực tập tại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị hành

chính sự nghiệp…, đặc biệt quan tâm đến những vấn đề mà doanh nghiệp, tổ chức

đang tồn tại cần phải giải quyết. Dựa trên những kiến thức đã học, sinh viên thu thập

số liệu, phân tích, đánh giá vấn đề và đưa ra những kiến nghị/đề xuất để giải quyết

những tồn tại đó cho đơn vị thực tập.

Mục đích viết báo cáo thực tập tốt nghiệp được đúc kết ngắn gọn như sau:

- Giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, làm quen

và cọ xát với công việc thực tế.

- Giúp sinh viên tự tin hơn khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp sau này.

- Rèn luyện phương pháp thu thập số liệu, nắm bắt tình hình hoạt động thực tế

tại doanh nghiệp.

- Rèn luyện kỹ năng viết, tham khảo tài liệu và khả năng sáng tạo của sinh

viên.

Để hướng dẫn sinh viên thực hiện thống nhất về hình thức trình bày bài báo cáo

thực tập tốt nghiệp, Khoa Quản trị Kinh doanh ban hành “Quy định trình bày Báo

cáo thực tập tốt nghiệp” gồm 7 nội dung:

- Quy trình viết báo cáo thực tập.

Page 3: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

2

- Phương pháp tìm hiểu, thu thập tài liệu.

- Hướng dẫn kết cấu và hình thức trình bày báo cáo thực tập.

- Cách trích dẫn tài liệu tham khảo và mục lục.

- Vấn đề đạo văn.

- Đánh giá kết quả.

- Phụ lục chi tiết

1.2. Nhiệm vụ chung của sinh viên

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc

một cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế để bổ sung những kiến thức thực tiễn và làm

sáng tỏ những vấn đề cần giải quyết, khắc phục.

- Sinh viên phải đến nơi thực tập đúng theo thời gian quy định cho đợt thực tập,

đảm bảo số ngày thực tập và thực hiện đầy đủ nội dung thực tập.

- Giữ bí mật mọi tài liệu do đơn vị cung cấp.

- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của đơn vị về giờ giấc làm việc, thực hiện

mọi công việc do lãnh đạo của đơn vị phân công, trang phục chỉnh tề, giao tiếp đúng

mực. Không được thay đổi nơi thực tập nếu không được Giảng viên hướng dẫn đồng ý.

- Kết thúc đợt thực tập sinh viên phải nộp 01 bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp có

bản nhận xét của lãnh đạo đơn vị đến thực tập + 1 đĩa CD chứa đầy đủ nội dung báo cáo

+ Sổ Nhật ký thực tập tốt nghiệp cho Khoa Quản trị Kinh doanh làm cơ sở chấm điểm

và lưu trữ.

2. Quy trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trình tự viết báo cáo thực tập tốt nghiệp được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Sinh viên đăng ký lĩnh vực dự kiến thực tập và giảng viên hướng dẫn.

Việc đăng ký được tiến hành vào đầu học kỳ có học phần thực tập tốt nghiệp. (Mẫu

đăng ký, sinh viên tải trên Website của Khoa Quản trị kinh doanh)

Bước 2: Viết đề cương thực tập chi tiết khoảng 2-3 trang theo hướng thực

tập đã đăng ký. Đề cương chi tiết mô tả toàn bộ quy trình nghiên cứu cần phải thực

hiện và tiến hành, là một bản kế hoạch hành động được trình bày một cách chi tiết

nhằm giúp cho người thực hiện không bị lệch hướng nghiên cứu. Bước này cần hoàn

thành trong khoảng 01-02 tuần đầu tiên của đợt thực tập để gửi cho giảng viên

hướng dẫn góp ý và duyệt đề cương. Sinh viên phải thực hiện theo đề cương đã

được giảng viên hướng dẫn chỉnh sửa. Nếu có bất kỳ thay đổi nào, phải được sự

Page 4: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

3

đồng ý của giảng viên hướng dẫn.

Bước 3: Đi thực tập, thu thập số liệu và viết bản thảo của báo cáo thực tập

khoảng 04 - 06 tuần, theo đề cương đã được giảng viên hướng dẫn duyệt. Trước khi

hết hạn thực tập ít nhất 15 ngày, bản thảo phải hoàn tất và gửi cho giảng viên hướng

dẫn góp ý và chỉnh sửa.

Bước 4: Sau khi thực hiện xong bước 3, sinh viên tiến hành in báo cáo thực tập,

gửi đơn vị thực tập nhận xét, đóng dấu và nộp 01 bản hoàn chỉnh cho Khoa Quản

trị Kinh doanh.

3. Phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp thông tin

Sinh viên thực tập tốt nghiệp cần chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin tại

đơn vị liên quan đến công việc thực tập của mình. Đồng thời cần thường xuyên tham

khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn để có phương pháp thu thập thông tin thích

hợp. Sau đây là một số cách thức thu thập thông tin cần thiết:

- Tìm hiểu, tham khảo các văn bản, tài liệu… liên quan đến đơn vị, đến nội

dung lĩnh vực thực tập đã chọn.

- Phỏng vấn trực tiếp người liên quan (nên chuẩn bị sẵn trước các câu hỏi ở

nhà, có thể ghi ra giấy để tiết kiệm thời gian).

- Tìm hiểu về quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thực tập

(nếu có).

- Tham gia trực tiếp vào các quá trình công việc (nếu được sự phân công của

cán bộ hướng dẫn thực tập tại doanh nghiệp).

- Thu thập các tài liệu, các mẫu biểu liên quan đến nội dung thực tập.

- Đảm bảo bí mật thông tin và số liệu của đơn vị thực tập.

4. Kết cấu và hình thức trình bày một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

4.1. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp: Bao gồm các phần sau:

4.1.1. Phần kết cấu bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Bao gồm:

(1) Trang bìa cứng

(2) Trang giấy trắng

(3) Trang phụ bìa

(4) Trang “Lời cảm ơn”

(5) Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập” có dấu tròn

(6) Trang “Nhận xét của giảng viên hướng dẫn”

Page 5: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

4

(7) Trang “Nhận xét của giảng viên phản biện”

(8) Trang “Mục lục ”

(9) Trang “Danh sách các bảng”

(10) Trang “Danh sách các hình”

(11) Trang “Danh mục sơ đồ”

(12) Trang “Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ”

(13) Lời mở đầu

(14) Chương 1: ….

(15) Chương 2: ….

(16) Chương 3: …

(17) Kết luận

(18) Tài liệu tham khảo

(19) Trang giấy trắng

(20) Trang bìa cứng

4.1.2. Phần nội dung của báo cáo

Được trình bày theo 03 chương:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty/tổ chức

1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn của công ty/tổ chức

1.3. Cơ cấu tổ chức (vẽ sơ đồ và nêu ngắn gọn chức năng, nhiệm vụ của từng bộ

phận).

1.4. Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động của công ty/tổ chức

1.4.1. Sản phẩm kinh doanh của công ty

1.4.2. Khách hàng mục tiêu của công ty

1.4.3. Hệ thống kênh phân phối của công ty

1.4.4. Đối thủ cạnh tranh của công ty

1.5. Tình hình hoạt động của công ty/tổ chức từ năm A đến năm B.

1.5.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

- Đưa vài chỉ tiêu từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

(tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận trước thuế, thuế, lợi nhuận sau thuế, chỉ số

EPS …) và so sánh sự chênh lệch (+/-; %) qua các năm (Hiệu quả kinh tế);

- Tính toán một vài chỉ tiêu so sánh: Suất sinh lời, hiệu quả hoạt động, tốc độ

Page 6: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

5

phát triển, cơ cấu sản phẩm (nếu có)…;

- Nếu doanh nghiệp đã được thành lập trên 3 năm thì số liệu thu thập tối

thiểu thể hiện trong báo cáo thực tập là 3 năm.

Ví dụ:

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2012 đến 2014.

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục 2012 2013 2014Chênh lệch

+/- %

Tổng doanh thu

Tổng chi phí

Lợi nhuận trước thuế

Thuế

Lợi nhuận sau thuế

ROA

ROE

EPS

[Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán]

Nhận xét:…………

1.5.2 Tình hình hoạt động của tổ chức (đối với chuyên ngành QTVP - văn thư

lưu trữ)

- Nêu một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động chuyên môn của tổ chức;

- Nêu những thuận lợi – khó khăn, những việc làm được và chưa làm được

qua từng giai đoạn;

- Tình hình sử dụng trang thiết bị, công cụ - dụng cụ phục vụ quản lý, bảo

quản (Hiệu quả kỹ thuật).

1.6. Định hướng phát triển của công ty/tổ chức trong tương lai

1.6.1 Định hướng trong ngắn hạn

1.6.2 Định hướng trong dài hạn

Page 7: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

6

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬPSinh viên chủ động tự tìm hiểu, thu thập số liệu hoặc tham gia trực tiếp vào

những nghiệp vụ cụ thể (nếu được sự phân công của cán bộ chuyên trách công ty/tổ

chức), sau đó viết báo cáo những nội dung mà mình đã tìm hiểu, thu thập được tại đơn

vị.

Gợi ý một số lĩnh vực mà sinh viên có thể tìm hiểu và viết báo cáo theo chuyên

ngành đào tạo như sau:

2.1. Thực tập ngành Quản trị kinh doanh

2.1.1. Tìm hiểu về quản trị nguồn nhân lực- Sơ đồ tổ chức quản lý hiện tại của đơn vị;

- Công tác hoạch định nguồn nhân lực của đơn vị theo quý hoặc năm;

- Cách lập bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc cho mỗi vị trí

cụ thể;

- Quy trình tuyển dụng nhân sự của đơn vị;

- Quy trình bố trí công việc, sắp xếp, luân chuyển nhân sự;

- Cách và hình thức trả lương, chế độ đãi ngộ nhân viên;

- Sự phối hợp nhiệm vụ giữa các Phòng ban;

- Các hoạt động công đoàn;

- Cách thức/quy trình đánh giá năng lực nhân viên, các biện pháp động viên

khuyến khích nhân viên …

Lưu ý: Mỗi nghiệp vụ, ngoài giới thiệu, mô tả, sinh viên cần phải phân tích,

đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của từng nghiệp vụ đó.

2.1.2. Tìm hiểu về quản trị Marketing/Quản trị bán hàngThực tập ở lĩnh vực này sinh viên phải tìm hiểu được các nội dung chính sau:

- Sơ đồ tổ chức hiện tại của Phòng Marketing/Phòng Kinh doanh;

- Quy trình bán hàng mà đơn vị đang áp dụng;

- Các hoạt động chính của đơn vị trong việc xác định khách hàng mục tiêu;

thị trường mục tiêu, cách lập và quản lý thông tin về khách hàng, đại lý;

- Các chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược sản phẩm, chiến lược

chiêu thị mà đơn vị đang áp dụng;

- Lượng hoá được thị phần của đơn vị tại một khu vực thị trường cụ thể;

- Lập Hợp đồng kinh tế, lập báo giá, viết thư chào hàng …;

Page 8: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

7

- Quy trình quản lý công nợ khách hàng;

- Các chế độ, chính sách hỗ trợ đại lý, khách hàng mà đơn vị đang áp dụng;

- Sự phối hợp nhiệm vụ giữa các Phòng ban;

- Các biện pháp cạnh tranh chủ yếu của đơn vị … .

Lưu ý: Mỗi nghiệp vụ, ngoài giới thiệu, mô tả ra, sinh viên cần phải đánh giá về

điểm mạnh và điểm yếu của từng nghiệp vụ đó.

2.1.3. Tìm hiểu về lĩnh vực kế hoạch/sản xuấtThực tập ở lĩnh vực này sinh viên phải tìm hiểu được các nội dung chính sau:

- Sơ đồ tổ chức hiện tại của Phòng Kế hoạch/Phòng Sản xuất;

- Quy trình quản lý nguyên vật liệu;

- Quy trình sản xuất chính;

- Quy trình quản lý hàng tồn kho;

- Công tác lập kế hoạch/tiến độ sản xuất;

- Các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm;

- Công tác lập và tính toán giá thành sản phẩm;

- Sự phối hợp giữa các Phòng ban.

Lưu ý: Mỗi nghiệp vụ, ngoài giới thiệu, mô tả ra, sinh viên cần phải đánh giá về

điểm mạnh và điểm yếu của từng nghiệp vụ đó.

2.1.4. Tìm hiểu về lĩnh vực tài chínhThực tập ở lĩnh vực này sinh viên phải tìm hiểu được các nội dung chính sau:

- Sơ đồ tổ chức hiện tại của Phòng Kế toán/Phòng Tài chính;

- Quy định về thanh toán/quản lý công nợ;

- Các nghiệp vụ liên quan với Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính;

- Phân tích hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ số

tài chính;

- Các biện pháp hạn chế rủi ro tài chính;

- Sự phối hợp giữa các Phòng ban;

Lưu ý: Mỗi nghiệp vụ, ngoài giới thiệu, mô tả ra, sinh viên cần phải đánh giá về

điểm mạnh và điểm yếu của từng nghiệp vụ đó.

2.1.5. Tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩuThực tập ở lĩnh vực này sinh viên phải tìm hiểu được các nội dung chính sau:

- Sơ đồ tổ chức hiện tại của Phòng Kinh doanh/Phòng Xuất nhập khẩu;

Page 9: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

8

- Quy trình xuất, nhập khẩu;

- Quy trình lập và thanh toán bằng thư tín dụng;

- Cách lập các loại chứng từ, phương tiện thanh toán;

- Nghiệp vụ khai báo Hải quan;

- Các biện pháp quản lý rủi ro trong thanh toán;

- Sự phối hợp giữa các Phòng ban.

Lưu ý: Mỗi nghiệp vụ, ngoài giới thiệu, mô tả ra, sinh viên cần phải đánh giá về

điểm mạnh và điểm yếu của từng nghiệp vụ đó.

2.2. Thực tập ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

2.2.1. Tìm hiểu về nghiệp vụ hướng dẫn- Tài liệu, thông tin phục vụ công tác hướng dẫn;

- Các nghiệp vụ liên quan đến hướng dẫn;

- Xây dựng các chương trình game show;

- Hỗ trợ các phòng ban liên quan trong công tác tổ chức điều hành tour.

2.2.2. Tìm hiểu về nghiệp vụ điều hành tour- Thiết kế chương trình du lịch và tính giá tour;

- Quy trình đặt các dịch vụ du lịch;

- Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch.

2.3. Thực tập ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

2.3.1. Tìm hiểu về nghiệp vụ Lễ tân- Vệ sinh cá nhân;

- Nhận đặt buồng;

- Thủ tục check-in & check-out;

- Xử lý phàn nàn của khách;

- Cung cấp các dịch vụ khác của Khách sạn – Nhà hàng.

2.3.2. Tìm hiểu về nghiệp vụ Bàn – Bar- Vệ sinh cá nhân;

- Chào đón và định vị khách tại Nhà hàng;

- Set up bàn ăn theo các kiểu Á – Âu và các loại hình tiệc;

- Phục vụ ăn – uống tại bàn cho các đối tượng khách;

- Pha chế các loại thức uống có cồn và không cồn;

- Thực hành nghiệp vụ Order;

Page 10: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

9

- Thay khăn, gấp khăn;

- Vệ sinh khu vực Nhà hàng và các công cụ dụng cụ ăn – uống;

- Thanh toán và tiễn khách.

2.3.3. Tìm hiểu về nghiệp vụ Buồng

- Vệ sinh cá nhân;

- Sắp xếp xe đẩy;

- Vệ sinh buồng;

- Set up buồng;

- Vệ sinh khu vực công cộng;

- Giặt là (ủi);

- Cung cấp dịch vụ bổ sung khác;

- Hỗ trợ các bộ phận khác.

2.3.4. Tìm hiểu về nghiệp vụ Bếp

- Vệ sinh cá nhân và khu vực làm việc;

- Chuẩn bị dụng cụ nguyên liệu chế biến món ăn;

- Sơ chế, chế biến và trang trí món ăn;

- Sử dụng các trang thiết bị trong bếp;

- Hỗ trợ các bộ phận khác.

2.4. Thực tập ngành Quản trị văn phòng

2.4.1. Tìm hiểu về quản trị hành chính văn phòng

Tìm hiểu tình hình thực tế và đối chiếu với lý thuyết đã học để nêu rõ kết quả, chất

lượng, ưu điểm, hạn chế của công tác văn phòng cơ quan theo những nội dung sau

đây:

Tình hình chung của văn phòng cơ quan

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và các quy chế hoạt động

của văn phòng hoặc phòng hành chính cơ quan (sau đây gọi chung là văn

phòng);

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên văn phòng: số lượng, trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ được đào tạo, bồi dưỡng và năng lực thực hiện các công việc văn

phòng.

Tình hình một số nội dung của công tác văn phòng cơ quan

Page 11: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

10

- Lập kế hoạch chương trình công tác;

- Hoạt động thu thập và xử lý thông tin;

- Tổ chức hội họp;

- Tổ chức, sắp xếp nơi làm việc và trang thiết bị, phương tiện làm việc trong

văn phòng.

Nêu nhận xét chung: ưu điểm, hạn chế chủ yếu và kiến nghị đối với công tác

văn phòng cơ quan.

2.4.2. Tìm hiểu về công tác văn thư

Tìm hiểu tình hình thực tế và đối chiếu với lý thuyết đã học để nêu rõ kết quả, chất

lượng, ưu điểm, hạn chế của công tác văn thư (CTVT) cơ quan theo những nội dung

sau đây:

Tổ chức – Cán bộ văn thư của cơ quan

Quy mô tổ chức bộ phận văn thư: phòng, tổ, một số cán bộ chuyên trách hoặc cán

bộ văn thư kiêm nhiệm; Số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn của CB, NV văn thư

Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về CTVT đã được ban hành. Chất lượng và tác

dụng của những văn bản đó.

Tình hình thực hiện các nghiệp vụ sau đây của CTVT:

- Soạn thảo, ban hành văn bản;

- Quản lý văn bản đi;

- Quản lý văn bản đến;

- Quản lý và sử dụng con dấu;

- Lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan;

- Tình hình ứng dụng tin học trong CTVT;

Tình hình trang thiết bị sử dụng trong CTVT: số lượng, chất lượng và hiệu quả

sử dụng.

Nêu nhận xét chung: ưu điểm, hạn chế chủ yếu và kiến nghị đối với CTVT của

cơ quan

2.4.3. Thực tập về công tác lưu trữ

Tìm hiểu tình hình thực tế và đối chiếu với lý thuyết đã học để nêu rõ kết quả, chất

lượng, ưu điểm, hạn chế của công tác lưu trữ (CTLT) của cơ quan về các mặt sau đây:

Tổ chức – Cán bộ lưu trữ của cơ quan

Page 12: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

11

- Quy mô tổ chức bộ phận lưu trữ: phòng, tổ, một số cán bộ chuyên trách hoặc

cán bộ lưu trữ kiêm nhiệm;

- Số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn của CB, NV lưu trữ.

Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về CTLT đã được ban hành. Chất lượng và tác

dụng của những văn bản đó.

Tình hình thực hiện các nghiệp vụ sau đây của CTLT

- Thu thập, bổ sung TLLT;

- Phân loại (chỉnh lý) TLLT;

- Xác định giá trị TLLT;

- Thống kê, bảo quản TLLT;

- Tổ chức sử dụng TLLT;

- Ứng dụng tin học trong CTLT.

Tình hình trang thiết bị sử dụng trong CTLT: số lượng, chất lượng và hiệu quả

sử dụng.

Nêu nhận xét chung: các ưu điểm, hạn chế chủ yếu về CTLT và kiến nghị giải

pháp của cá nhân đối với CTLT của cơ quan.

2.5. Thực tập ở các lĩnh vực khácNếu sinh viên thực tập ở các lĩnh vực khác thì chủ động liên hệ với Giảng viên

hướng dẫn để nhận được chỉ dẫn cụ thể về các lĩnh vực cần tìm hiểu.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT-KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở vận dụng lý thuyết nhằm phân tích thực trạng các phần hành

công việc hay nghiệp vụ ở chương 2, trong chương này, sinh viên cần tập trung

đánh giá và nêu lên những điểm mạnh, hạn chế còn tồn tại ở đơn vị thực tập. Qua

đó, mạnh dạn gợi ý hay đề xuất các phương án phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng

cao hiệu quả công việc. Cũng cần lưu ý các đề xuất, gợi ý đưa ra phải dựa trên cơ

sở lý thuyết, theo sát với thực trạng, có tính khả thi, thuyết phục cao.

C. Phần KẾT LUẬN

Tóm tắt kết quả chính của kỳ thực tập, trong đó nêu rõ kết quả đạt được sau

thời gian thực tập mà mình thu nhận được. Phần này có độ dài không quá 2 trang.

Page 13: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

12

D. Phần TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo phải làm theo hướng dẫn chi tiết tại mục 4.2 điểm f của

quy định này. Chi tiết cách thức làm tài liệu tham khảo tự động, sinh viên có thể

tham khảo ở đường liên kết ở mục 4.3 điểm b.

E. Phần PHỤ LỤC

4.2. Hình thức trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp.

a. Độ dài của báo cáo thực tập

Nội dung chính của bài báo cáo (từ “MỞ ĐẦU” cho đến “KẾT LUẬN”)

được giới hạn trong khoảng từ 30 đến 40 trang.

b. Quy định định dạng trang

Báo cáo thực tập phải được in một mặt giấy.

Khổ trang: A4.

Canh lề: trái: 3 cm; Canh lề phải, đầu trang và cuối trang: 2 cm.

Phông chữ: Time New Roman, cỡ chữ 13.

Cách dòng: Line Spacing: 1,5.

Dòng đầu tiên của mỗi đoạn thụt đầu dòng 1,2 cm.

Các đoạn văn cách nhau 1 dấu Enter, không sử dụng chức năng spacing before

và after (bằng 0).

Đến chương mới thì sang trang mới.

Qui định về header/footer:

Header: Để trống.

Footer: đánh số trang ngay giữa.

c. Đánh số trang

Từ “Lời cam đoan” đến “Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt” đánh số trang theo

số La Mã (i, ii, iii…), canh giữa, ở đầu trang. Số trang quy định in thường, không ghi

chữ “trang”.

Từ “Chương 1” đến phần “Tài liệu tham khảo” đánh số trang theo số

(1,2,3…), canh giữa, ở đầu trang. Số trang quy định in thường, không ghi chữ

“trang”. Những phần còn lại không đánh số trang.

d. Đánh số các đề mục.

Đánh theo số thứ tự của chương và số thứ tự của đề mục cấp trên:

Page 14: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1. …………

1.2. …………

1.3. ………..

1.4. …………

1.4.1.…………

1.4.2.…………

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỤ THỂ CỦA ĐƠN VỊ2.1……..

2.2. ……

Quy định:

Tên chương được viết hoa, canh giữa, in đậm, cỡ chữ 14.

Mục 1.4.1. và 1.4.2. là các mục con của 1.4.

Tất cả các đề mục (cả mục chính lẫn mục con) đều canh trái, ghi ở đầu trang

(không thụt vô trong), chữ thường, viết hoa đầu câu, in đậm, cỡ chữ 13.

Phần nội dung trong từng đề mục canh đều/giữa, đầu dòng sử dụng tab, chữ in

thường, cỡ chữ 13.

Tiêu đề từ phần kết luận đến phụ lục: Sang trang mới, in đậm, canh giữa, cỡ

chữ 14.

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng dấu gạch chân cho toàn bài.

e. Đánh số bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ.

Mỗi loại công cụ minh họa (bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ) được đặt tên và đánh

số thứ tự trong mỗi chương. Số đầu là số chương, sau đó là số thứ tự của công cụ

minh họa trong chương đó. Chẳng hạn chương 1 có 6 bảng thì ghi từ bảng 1.1 đến

1.6, chương 2 có 2 bảng thì ghi 2.1 đến 2.2…

Tên bảng được ghi phía trên bảng, canh giữa, chữ thường, in đậm, cỡ chữ 13.

Tên hình vẽ, sơ đồ được ghi phía dưới hình vẽ, sơ đồ, canh giữa, chữ thường,

in đậm, cỡ chữ 13.

Đơn vị tính ghi phía dưới tên bảng, trên nội dung bảng, canh phải bảng và ghi

chữ thường.

Trường hợp bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ không phải của tác giả nghiên cứu thì

phải ghi nguồn trích dẫn cụ thể, rõ ràng.

Page 15: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

14

Đối với bảng biểu, nguồn trích dẫn được ghi bên dưới bảng, canh phải bảng và

theo trình tự như sau: [Nguồn: ABC].

Đối với sơ đồ, hình vẽ, nguồn trích dẫn ghi bên dưới tên sơ đồ, hình vẽ, canh

giữa và theo trình tự như sau: [Nguồn:ABC].

Nội dung bên trong bảng biểu, sơ đồ sử dụng cỡ chữ 12 và sử dụng cách dòng:

Line Spacing: Single.

Ví dụ:

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH

Thắng Lợi từ năm 2010 đến năm 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012Mức tăng/giảm (%)

2011/2010 2012/2011

Doanh thu 1.222 1.985 2.474 62,43% 24,63%

[Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán]

Bảng 2.6: có nghĩa bảng số 6 ở chương 2 có tên gọi là “Kết quả hoạt động

kinh doanh của Công ty TNHH Thắng Lợi từ năm 2010 đến 2012”.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Đồng Nai

[Nguồn: Phòng Kinh Doanh]

Sơ đồ 2.1 có nghĩa là sơ đồ số 1 trong chương 2 có tên gọi là “Cơ cấu tổ chức

của chi nhánh Đồng Nai”.

f. Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo.

Trích dẫn trực tiếp:

- Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn:

Nhân ViênKinh Doanh

Phòng Kinh Doanh

Ban Giám ĐốcChi Nhánh

Thủ KhoKế ToánHàng Hoá

Phòng Hệ ThốngKế Toán

Nhân ViênGiao Nhận

Page 16: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

15

Nguyễn A (2009) cho rằng “Tổ chức, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả”

- Nếu nhiều tác giả:

Nguyễn Văn A, Trần Thị B, Tôn Thị F (2010) cho rằng “Thực hiện cải

cách nền hành chính nhà nước”

- Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách… không có tác giả cụ thể:

“Du lịch là ngành công nghiệp không khói” (Tổng quan du lịch, 2000, nhà

xuất bản, trang)

Trích dẫn gián tiếp:

- Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn trước, sau đó ghi tên tác giả và năm

xuất bản trong ngoặc đơn.

“Thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước” (Nguyễn Văn A, 2000)

- Hoặc nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC.

“Du lịch là ngành công nghiệp không khói” (Nguyễn Văn A, Trần Thị B,

Tôn Thị F, 2002)

Quy định về trích dẫn.

* Khi trích dẫn cần:

- Trích có chọn lọc.

- Không trích (chép) liên tục và tất cả.

- Không tập trung vào một tài liệu.

- Trước và sau khi trích phải có chính kiến của mình.

* Yêu cầu:

- Các nội dung trích dẫn phải tuyệt đối chính xác.

- Câu trích, đọan trích để trong ngoặc kép và “in nghiêng”.

- Chú thích các trích dẫn từ văn bản: để trong ngoặc vuông, ví dụ [15, 177]

nghĩa là: trích dẫn từ trang 177 của tài liệu số 15 trong thư mục tài liệu tham

khảo của báo cáo thực tập.

Ví dụ trích dẫn và chú thích trích dẫn:

Du lịch được định nghĩa như là “việc mọi người đi ra nước ngoài trong

khoảng thời gian trên24 giờ” [23; 63].

4.3. Trình bày và sắp xếp tài liệu tham khảo

a. Trình bày tài liệu tham khảo

* Sách:

Page 17: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

16

Tên tác giả (năm xuất bản), Tên sách, Tên nhà xuất bản, Nơi xuất bản.

Ví dụ: Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, TP.

Hồ Chí Minh.

* Tham khảo báo cáo tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp:

Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên đề tài”, thể loại, tên trường.

Ví dụ: Nguyễn Cao Anh (2011), Đánh giá sự hài lòng của người lao động đối

với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

* Bài viết in trong sách hoặc bài báo in trong các tạp chí:

Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài viết”, Tên sách, Tên nhà xuất bản, Nơi

xuất bản.

Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên tạp chí, Số tạp chí.

Ví dụ:

Nguyễn Văn D (2009), “Du lịch văn hoá ở Việt Nam”, Du lịch sinh thái và

du lịch văn hoá, NXB Thống kê, Hà Nội.

Trịnh Lê A và Giang Xuân H (2003), “Tiếp cận loại hình du lịch thể

thao – mạo hiểm”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5.

* Tham khảo điện tử:

Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài viết”, Tên website, Đường dẫn của bài

viết, Ngày tháng.

Ví dụ: Như Hoa (2001), “Tiềm năng du lịch thể thao và mạo hiểm Việt

Nam”, trang web: ww…. .. vn, 19/12/2002.

b. Sắp xếp tài liệu tham khảo

- Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự Anphabet họ tên tác giả luận văn theo

thông lệ:

+ Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự Anphabet theo họ.

+ Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự Anphabet theo tên.

- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan

ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Nhà xuất bản giáo dục xếp vào vần N, Bộ

Giáo Dục và Đào tạo xếp vào vần B v.v…

- Nếu tài liệu chưa công bố ghi (Tài liệu chưa công bố); nếu tài liệu nội bộ,

ghi (Lưu hành nội bộ)

Page 18: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

17

- Sắp xếp thứ tự theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả, nếu chữ cái thứ nhất

giống nhau cái tiếp theo, nếu trùng chữ cái thì phân biệt theo vần, trùng vần thì phân

biệt theo dấu thanh: không – huyền – sắc – hỏi – ngã – nặng.

- Tài liệu nước ngoài ít thì xếp chung, nhiều thì xếp thành mục riêng: Tài

liệu trong nước, tài liệu nước ngoài

- Có thể xếp chung sách và báo hoặc xếp riêng: I. Sách; II. Báo; III. Tài liệu

khác.

- Nhiều tác giả nhưng có chủ nhiệm, chủ biên thì ghi tên của chủ nhiệm, chủ

biên

- Nếu xếp chung tài liệu Việt Nam và nước ngòai thì điều chỉnh theo trật tự

chung

- Tên cơ quan, địa phương: sử dụng chữ cuối cùng làm tên tác giả, ví dụ:

Tỉnh Lâm Đồng, Viện Dân tộc học, … để xếp theo chữ cái Đ, H.

Đường dẫn liên kết tham khảo làm tài liệu tham khảo tự động: Sinh viên

tham khảo tại : https://www.youtube.com/watch?v=VbkUSQr8GQc

c. Ví dụ trình bày phần Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Cao Anh (2011), Đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh

tế TP. Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Văn Du (2009), “Du lịch văn hoá ở Việt Nam”, Du lịch sinh thái và du

lịch văn hoá, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí

Minh.

4. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ (1997), Đột biến - Cơ sở lý

luận và ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Như Hoa (2001), “Tiềm năng du lịch thể thao và mạo hiểm Việt Nam”,

trang web: ww…. .. vn, 19/12/2002.

Tiếng Anh

6. Anderson, J.E. (1985), "The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case",

American Economic Review, 75(1), pp. 178-190.

Page 19: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

18

7. Borkakati R.P., Virmani S.S. (1997), "Genetics of thermosentive genic male sterility

in Rice", Euphytica, 88, pp. 1-7.

8. FAO (1971), Agriculture Commudity Projections (1970-1980), Vol.II. Rome.

9. Institute of Economics (1988), Analysis of Expenditure Pattern of Urban

Households in Vietnam, Departement of Economics, Economics Research Report,

Hanoi.

Lưu ý: Tài liệu tiếng Anh được đánh số thứ tự tiếp theo tài liệu tiếng Việt.

5. Vấn đề đạo văn

Đạo văn dưới bất kỳ hình thức nào đều không được chấp nhận. Những hành

vi được xem là đạo văn bao gồm:

- Cố tình sao chép chuyên đề, báo cáo, luận văn, báo cáo thực tập của tác giả

khác.

- Sao chép trực tiếp từ sách giáo khoa hoặc các nguồn khác mà không đánh

dấu trích dẫn. Sao chép hầu như nguyên văn của người khác mặc dù có trích dẫn

nguồn tài liệu tham khảo.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp nào có dấu hiệu của việc đạo văn sẽ bị xử lí tùy

theo mức độ vi phạm. Mức độ cao nhất là huỷ bỏ kết quả thực tập tốt nghiệp.

6. Tổ chức đánh giá báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

Thứ nhất, nội dung của bài báo cáo, trong đó đảm bảo các tiêu chí sau:

- Giới thiệu đầy đủ và chính xác những thông tin về công ty.

- Đưa ra những mô tả chi tiết và nhận định sâu sắc về những nghiệp vụ cụ thể của

công ty.

- Kiến nghị, đề xuất và kết luận có tính thuyết phục, sáng tạo.

Thứ hai, hình thức trình bày.

- Hình thức trình bày theo hướng dẫn.

- Không sai lỗi chính tả, câu văn rõ ràng mạch lạc.

Kết thúc thời gian thực tập, sinh viên phải hoàn thành theo tiến độ quy định

trong kế hoạch thực tập. Báo cáo thực tập phải có nhận xét (đóng dấu tròn) của đơn vị

thực tập (theo mẫu) và được in thành 01 bản đóng gáy lò-xo + 01 đĩa CD + Sổ Nhật

ký thực tập tốt nghiệp có đầy đủ nội dung nộp về Khoa trong thời hạn quy định.

Lưu ý.

Page 20: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

19

- Khoa chỉ thu bài và chấm điểm những sinh viên đã đăng ký môn học trên hệ

thống mạng (có tên trên mạng) để nhập điểm.

Khi đã được đơn vị tiếp nhận (kể cả trường hợp Khoa gửi đi hoặc sinh viên tự

túc xin thực tập); nếu sinh viên không đến thực tập hoặc trong quá trình thực tập vi

phạm kỷ luật, bị đơn vị thực tập phản ánh về Khoa hoặc Nhà trường, thì tuỳ theo mức

độ vi phạm, sinh viên sẽ bị xử lý hình thức kỷ luật hoặc bị đình chỉ thực tập.

- Sinh viên thực tập không đủ 2/3 thời gian quy định sẽ không được chấm điểm.

- Sinh viên nộp Báo cáo thực tập tốt nghiệp chậm hơn so với quy định trong kế

hoạch thực tập sẽ bị trừ điểm tuỳ theo mức độ vi phạm. Cụ thể, nộp trễ 3 ngày trừ 5%,

4 ngày bị trừ 15%, 5 ngày bị trừ 25% tổng số điểm. Qúa thời gian trên, sinh viên sẽ bị

huỷ kết quả thực tập và phải đăng ký thực hiện lại với khoá sau.

- Sinh viên phải liên hệ với giảng viên hướng dẫn để chỉnh sửa đề cương và

hướng dẫn nội dung thực tập (có thể gặp trực tiếp, qua email, điện thoại ...). Nếu không

liên hệ, giảng viên hướng dẫn có quyền đề xuất chấm “0” (Không) điểm.

7. Các phụ lục chi tiết

Page 21: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNGÀNH................. (Size 18).................

Giảng viên hướng dẫn:………………………………………SV thực hiện :………………………………………Khóa :………………………………………

Đồng Nai, tháng … năm …

Page 22: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

21

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT

KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tên Doanh nghiệp/Tổ chức: .............................................................................................Địa chỉ: .............................................................................................................................Họ và tên người nhận xét: ................................................................................................Chức vụ: ............................................................................................................................Họ và tên sinh viên: ..........................................................................................................

I. VỀ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC1. Kết quả sinh viên đã thu được: ................................................................................................................................................................................................................................2. Đánh giá chung về kết quả (đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu): ................................

II. VỀ Ý THỨC KÝ LUẬT, TINH THẦN VÀ THÁI ĐỘ1. Việc chấp hành nội quy cơ quan của sinh viên: .......................................................................................................................................................................................................2. Tinh thần làm việc của sinh viên:.............................................................................................................................................................................................................................3. Thái độ sinh viên trong giao tiếp với mọi người: ....................................................................................................................................................................................................

III. NHẬN XÉT CHUNG1. Ưu điểm nổi bật: ......................................................................................................................................................................................................................................................2. Khuyết điểm, hạn chế: .............................................................................................................................................................................................................................................3. Đề nghị: ...................................................................................................................................................................................................................................................................

Đồng Nai, ngày……tháng……năm 20.....Xác nhận của đơn vị thực tập

(Ký tên, đóng dấu)

Page 23: uploads/trang-sinh-vien/2015_04/quy-dinh-trinh-bay-bao-cao-thuc

22

TRƯỜNG ĐAI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪNSinh viên thực hiện: …………………………………………………….………Chuyên ngành: .........................................; Lớp: ……………………………….MSSV: ………………………………………………………………………….Họ tên người hướng dẫn: ………………………………………………………Học hàm, học vị: ……………………………………………………………….

NỘI DUNG NHẬN XÉT:

1. Về nội dung báo cáo thực tập

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

2. Về tinh thần, thái độ làm việc với Giảng viên hướng dẫn

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................3. Đánh giá chung

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

4. Điểm số:……………………………. . Bằng chữ: .................................................

Đồng Nai, ngày… tháng… năm...........Giảng viên hướng dẫn

(Ký, ghi rõ họ tên, học vị)