10
DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN Đ LỊCH SỬ THẾ GIÒI (In lẩn thứll) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI

vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/...Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/...Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên)

M Ộ T S Ố C H U Y Ê N Đ Ề

LỊCH SỬ THẾ GIÒI

(In lẩn thứll)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI

Page 2: vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/...Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

Các tác giả: PGS. ĐẶNG ĐỨC AN PGS.TS. NGUYỄN THANH BÌNH TS. HOÀNG MINH HOA PGS. NGUYỄN VĂN HỔNG PGS. NGUYỀN QUỐC HÙNG TS. NGUYỀN CÔNG KHANH TS. NGUYỄN VĂN KIM TS. NGUYỀN VĂN LỊCH GS. LƯƠNG NINH GS. VŨ DƯƠNG NINH PGS. NGUYỄN GIA PHU PGS. NGUYỄN HUY QUÝ PGS.TS. NGUYỄN VĂN TẬN GS. NGUYỄN ANH THÁI TS. LƯƠNG KIM THOA

Page 3: vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/...Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

M Ụ C L Ụ C

Trang Lời nói đầu 5 1. Suy nghĩ về tính chất xã hội phương Đông cổ đại 7

PGS. NGUYỄN GIA PHU - Đại học Đà Lạt 2. Thành tựu của nền văn hoa cổ đại Ân Độ ,

Trung Hoa và ảnh hưởng của nó đối với văn hoa thế giới 57 PGS. ĐẶNG ĐỨC AN - TS. LƯƠNG KIM THOA Đại học Sư phạm Hà Nội

3. Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á trong lịch sử 91 TS. NGUYỄN CÔNG KHANH - Đại học Vinh

4. Phác thảo nghiên cứu quan hệ kinh tê - xã hội Cămpuchia đười thời Ảngco và hậu Ãngco 126 GS. LƯƠNG NINH - Trung tâm KHXH&NVQG

5. Những chuyên biến kinh tế - xã hội ở Nhật Bản thời kỳ Tokugavva 178 TS. NGUYỄN VÀN KIM - Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Quan hệ của t r iều Nguyễn với phướng Tây (trong sự đối sánh với Thái Lan và Nhật Bản) 223 PGS.TS. NGUYỄN VĂN TẬN - Đại học Khoa học Huế

3

Page 4: vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/...Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

L Ờ I N Ó I Đ Ầ U

Trên cơ sờ đường lối đôi ngoại Việt Nam muôn là bạn và đôi tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thệ giói, phân đấu vi hoa bình, độc lập và phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong sự hội nhập quốc tẽ. Việc tiếp

tục mở rộng hơn nữa quan hệ quốc tê đòi hỏi một sự hiểu biết

sâu sắc về những vấn đề lịch sử và hiện tại của các nước và các khu vực. Từ góc độ khoa học lịch sử, chúng tôi xuất bản cuốn Mót số chuyên đề lịch sử thế giới chính là nhằm phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập trong nhà trường, đồng thời đáp ứng lêu cầu hiểu biết của xã hội.

Đôi tượng phục vụ của cuốn sách này chủ yếu là nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các trường Đại học, Cao đãng.. Đồng thời, đây củng là tài liệu tham khảo cho giáo viên các trường trung học phổ thõng và cán bộ nghiên cứu quan tâm đến

những văn đề được để cập trong sách. Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

Đại học trong cả nước đã tham gia vào cuốn sách bằng những chuyên đề của minh. Đó là những công trình khoa hộc có tính tổng hợp, trình bày một cách hệ thống những vấn đề được đặt ra, trong đó thể hiện quan điểm học thuật của tác giả nhăm cung cấp những kiến thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu về

một số đề tài quan trọng trong lịch sử thê giới. 5

Page 5: vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/...Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

Nội dung của lịch sử thế giới vừa dài về thời gian, vừa rộng về không gian, bộn bề bao vấn đề cần nghiên cứu. Cuốn sách này chỉ được coi như bước khởi đầu để sau này có thể xuất bản những tập tiếp theo với sự tham gia của học giả các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan khoa học khác.

Chúng tôi chân thành cảm ơn TS. Lê Khắc Thành và các đồng nghiệp trong Bộ môn Lịch sử thế giới, Khoa sử, Trường Đại học KHXH&NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội về sự đóng góp nhiệt tình cho việc hoàn thành cuốn sách này.

Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ góp phần nhỏ vào công tác giáo dục và đào tạo cũng như các hoạt động khoa học khác. Đê có thê năng cao chất lượng các chuyên đề, chúng tôi mong muôn và hoan nghênh sự góp ý của bạn đọc.

Hà Nội, tháng 8 năm 2000 Các tác giả

6

Page 6: vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/...Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

SUY N G H Ĩ V Ề T Í N H CHẤT C Ủ A

XÃ H Ộ I P H Ư Ơ N G Đ Ô N G c ổ Đ Ạ I

PGS. Nguyền Giữ Phu ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

ì. LỊCH SỬ VẤN ĐỂ VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu

Phần lớn các nhà sử học macxit cho rằng, đến nay lịch sủ loài người đã trải qua năm phướng thức sản xuất hoặc năm hình thái kinh tế xã hội, đó là: nguyên thủy; chiếm hữu nô lệ; phong kiến; tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Phương Đông cổ đại có 4 trung tâm văn minh lổn là Ai Cập cố đại, Lưỡng Hà cổ đại, Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại.

Đối chiếu với 5 giai đoạn phát triển trên, đa số các nhà sử học ở Liên Xô và Trung Quốc trước đây... đều cho rằng, xã hội phương Đông cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ, nhưng đó là chế

độ nô lệ tảo kỳ hay chế độ nô lệ gia trưởng, khác vối chế độ chiếm hữu nô lệ ồ Hy Lạp, La Mã là chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển hay còn gọi là chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình. Quan điểm này được coi là quan điểm chính thống và được vận dụng để biên soạn các tác phẩm lịch sử phương Đông cổ đại, lịch sử thế giãi cổ đại v.v...

Đặc điểm chủ yếu của xã hội phương Đông cổ đại là: - Tổ chức công xã nông thôn tồn tại phổ biến và lâu dài.

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Thành viên công xã

Page 7: vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/...Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

nông thôn chiếm tuyệt đại đa số trong cư dân và là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội. Họ cày cấy ruộng đất của công xã (mà quyền sở hữu tối cao thuộc về nhà nước) và phải nộp t h u e

cho nhà nước. - Giai cấp nô lệ dù khá đông đảo song không phải là giai

cấp chiếm ưu thế về số lượng như ỏ Hy Lạp và La Mã cô đại, đồng thời lao động của họ thường mang tính phi sản xuất, do đó không giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của xã hội.

Như vậy, xã hội phương Đông cổ đại là xã hội chủ yếu dựa trên cơ sở bóc lột thuế khoa với giai cấp nông dân, còn giai cấp nô lệ có số lượng không nhiều và phạm vi sử dụng lao động nô lệ trong sản xuất còn rất hạn chê.

Trong lời tựa của tác phẩm: Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị viết năm 1859, Mác nói: "Vê đại thể, có thê coi các phương thức sản xuất châu Á cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiên tiến dần dần của hình thái kinh tê xã hội"m.

Như vậy, Mác đã khảng định, phương thức sản xuất châu Á là một phương thức sản xuất riêng, không cùng một phường thức sản xuất với Hy Lạp và Rôma, tức không phải là chế độ chiêm hữu nô lệ.

Vậy thì phương thức sản xuất châu Á là gì? Một cuộc tranh luận kéo dài nhiều thập kỷ đã diễn ra. Trong khi tìm hiểu vấn đề đó, nhiều học giả đã cho rằng, phương thức sản xuất châu Á là phương thức sản xuất thời kỳ cổ đại ở phương Đông. và về

thực chất của nó thì có người cho ràng đó là chế độ chiếm hữu nô lê, có người lại cho rằng đó là chế độ phong kiến châu Á người khác lại cho là một chế độ kết hợp giữa chế độ nô lệ, chg-

8

Page 8: vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/...Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

độ phong kiến và chế độ lao động làm thuê và được gọi bằng cái tên mối: "Chếđộ nô dịch"(1)v.v...

Tình hình đó cho thấy rằng, vấn đề tính chất của xã hội phương Đông cổ đại trong giói sử học macxit vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn.

Ở Trung Quốc, các học giả đều cho rằng, xã hội phương Đông cố đại (trong đó bao gồm cả Trung Quốc) là xã hội chiếm

hữu nô lệ. Tuy nhiên, ranh giói giữa lịch sử cổ đại và trung đại của Trung Quốc là thòi điểm nào thì ý kiến chưa thống nhất. Hiện nay, đa số các nhà sử học Trung Quốc đều cho rằng, niên đại đánh dấu sự kết thúc của lịch sử cổ đại Trung Quốc là năm 475 TON, đó cũng là mốc lịch sử phân chia giữa hai thời kỳ: Xuân Thu và Chiên Quốc. Quan điểm này được coi là chính thống. Các sách lịch sử Trung Quốc và các tài liệu liên quan đến

vấn đề phàn kỳ lịch sử Trung Quốc đều theo quan điểm này. Tuy vậy vẫn có một sô nhà sử học nôi tiêng như Phạm Như

Lan, Lã Chấn Vũ không đồng ý với quan điểm đó mà cho rằng, từ thòi Tây Chu (khoảng thế kỷ XI TON), Trung Quốc đã bước vào thòi kỳ xã hội phong kiên.

Như vậy, xã hội thòi Tây Chu và Xuân Thu là xã hội gì? về

vấn đề này, ý kiến của các nhà sử học Trung Quốc cũng chưa hoàn toàn thông nhất.

Ở Việt Nam, các học giả như Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Hồng Phong, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Chủ Văn Tần, Lê Kim Ngân v.v... đều cho rằng, phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại, trong đó có cả Việt Nam, là phương thức sản xuất châu Á (mà phương thức sản xuất châu Á, theo họ, là xã hội lấy công xã nông thôn làm cơ sở và thành viên công xã là lực lượng chủ yếu, thậm chí Nguyễn Lương Bích còn cho rằng,

9

Page 9: vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/...Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

phương thức sản xuất châu Á là chế độ công xã nông thôn ở châuÁ<2).

Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu sử học và giảng dạy ở trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Hà Nội tỏ ra dè dặt hơn. Trong các giáo trình Lịch sử thế giới cổ đại do Chiêm Tế, Trịnh Nhu, Nguyễn Gia Phu biên soạn, các tác giả chỉ trình bày lịch sử các nưác phương Đông cổ đại và nhiều lắm thì cũng

chỉ tổng kết những đặc điểm của phương Đông cổ đại chứ không kết luận chế độ xã hội của phương Đông cổ đại là chế độ gì.

Gần đây nhất, trong cuốn: "Lịch sử thế giới cô đại" được Nhà xuất bản Giáo Dục in năm 1995, Giáo sư Lương Ninh cũng

vẫn tiếp tục giữ quan điểm như vậy. Trong lòi nói đầu của sách này, Giáo sư Lương Ninh viết:

Về lịch sử, các quốc gia được coi là cô đại phương Đông (theo cách gọi của người Hy Lạp, Rôma), cũng có hai quan điểm khác nhau. Một sô người cho rằng đây vẫn là chế độ chiêm nô (hiểu theo mô hình Hy Lạp, Rôma) tuy có một số điểm riêng biệt. Những người khác thì cho rằng hoàn toàn không thể coi là xã hội chiêm nô, vì sự dị biệt giữa các quác gia này với xã hội chiếm

nô lớn hơn nhiều sự tương đồng. Như vậy, sự phát triển của lịch sử mang tính đa dạng và phức tạp.

Trước tình hình đó, chúng tôi phải lựa chọn phương pháp là cố trình bày lịch sử môi nước đúng như nó có, từ khi bắt đầu xuất hiện nhà nước, vài những nét lớn của sự phát triển kinh tế

chính trị, xã hội và những thành tựu văn hoa nổi bật theo những tài liệu đáng tin cậy và theo nhận thức của chúng tôi mà tạm gác lại việc bàn đến những quan điếm nói trên"

Qua đó có thể thấy, ở nước ta, vấn đề tính chất xã hội của phương Đông cổ đại vẫn chưa được giải quyết. Quan điểm cho 10

Page 10: vũ DƯƠNG NINH (Chủ biên) MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/...Một số Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ sử học các trường

rằng, phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại là phương thức sản xuất châu Á của một số học giả có tên tuổi cũng chỉ mối dừng lại trong phạm vi một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, còn các giáo trình dùng cho giảng dạy trong các trường học từ Phổ thông đến Đại học thì vẫn "tạm gác lại" yấn để đó.

Thêm nữa, trong các bài nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nưốc, tuy cũng đi đến những kết luận khác nhau, người thì cho xã hội phương Đông cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ người thì cho là xã hội tiền phong kiến, người thì cho là xã hội theo chế độ nô dịch, người thì cho là phương thức sản xuất châu Á v.v... nhưng thuồng là chỉ dựa vào một số đặc điếm

chung để kế luận, thậm chí có người chỉ dựa vào tình hình phát triển của mót thòi, của một vài quốc gia (như Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại) để kết luận về tính chất xã hội của toàn phương Đông cổ đại.

Trưóc tình hình đó, chúng tôi muốn trình bày những suy nghĩ của mình để góp phần tìm hiểu vấn đề khó khăn, phức tạp này.

Phương pháp của chúng tôi là cố gắng khai thác tư liệu của 4 quốc gia cổ đại tiêu biểu của phương Đông là Ai Cập, Lưõng Hà Ân Độ và Trung Quốc để tìm hiểu tình hình cụ thể của từng quốc gia, đồng thòi đưa ra các kiến giải về các đặc trưng của các phương thức sản xuất trước tư bản chủ nghĩa, từ đó sẽ đi đến

kết luận về tính chất xã hội của phương Đông cổ đại.

li. QUAN HỆ GIAI CẤP VÀ HÌNH THỨC BÓC LỘT CHỦ YÊU ở CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG c ổ ĐẠI

Muốn tìm hiểu vấn đề tính chất xã hội của một quốc gia trong thòi kỳ lịch sử nào đó, ta phải tìm hiểu cơ cấu giai cấp và

l i