72
BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2016 -2020 VỀ HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM 1

vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

BỘ Y TẾ

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI

ĐOẠN 2012 – 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN

CỨU GIAI ĐOẠN 2016 -2020 VỀ HIV/AIDS TẠI

VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2016

1

Page 2: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

THAM GIA BIÊN SOẠN

Cục Phòng, chống HIV/AIDS (VAAC), Bộ Y tếPGS.TS. Nguyễn Hoàng LongTS. Phan Thị Thu HươngPGS.TS. Bùi Đức DươngPGS.TS. Phạm Đức MạnhTS. Hoàng Đình CảnhThS. Cao Thị Huệ ChiThS. Võ Hải SơnTS. Đỗ Thị NhànThS. Đỗ Hữu ThủyThS. Nguyễn Thị Minh TâmTS. Dương Thúy AnhThS. Nguyễn Văn HùngThS. Bùi Thu TrangThS. Nguyễn Thị Vũ Thành

Viện Đào tạo YHDP & YTCC, Đạihọc Y Hà NộiPGS.TS. Lê Thị HươngTS. Lê Thị Thanh XuânTS. Đỗ Thị Thanh ToànTS. Hoàng Thị Hải VânThS. Nguyễn Hữu ThắngThS. Lê Hồng Phượng

PATH TS. Nguyễn Cường Quốc

UNAIDSAli SafarnejadThS. Nguyễn Thiên Nga

Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC)TS. Abu Abdul QuaderTS. Vũ Thị Bích Diệp Sheryl Lyss

2

Page 3: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

LỜI GIỚI THIỆU

Trong giai đoạn 2012-2015, đã có khoảng gần 1000 tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS được triển khai tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã góp phần quan trọng cho công tác lập kế hoạch, xây dựng các chương trình can thiệp, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đạt hiệu quả, góp phần vào thành công chung của chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam.

Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây, nhờ triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tình hình dịch HIV/AIDS đã được khống chế và từng bước đẩy lùi, tiếp tục ghi nhận số trường hợp phát hiện nhiễm HIV mới giảm, giảm số bệnh nhân AIDS và giảm số tử vong do AIDS. Tuy nhiên, hình thái dịch và các hành vi nguy cơ thay đổi theo hướng phức tạp, rất khó quản lý và can thiệp. Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đang có xu hướng gia tăng, cảnh báo sự lây lan của dịch trong cộng đồng dân cư, bao gồm cả những nhóm người được coi là có hành vi nguy cơ thấp. Bên cạnh đó, nguồn lực tài trợ quốc tế đã và đang bị cắt giảm mạnh, nguồn đầu tư kinh phí từ Chính phủ có tăng nhưng chưa bù đắp được sự cắt giảm viện trợ quốc tế. Do đó, việc duy trì những thành tựu của chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn.

Để đưa ra được các bằng chứng cụ thể cho việc vận động chính sách, huy động nguồn lực, xây dựng kế hoạch can thiệp dự phòng và điều trị HIV/AIDS hiệu quả đòi hỏi phải có những nghiên cứu khoa học với quy mô, thiết kế phù hợp. Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị, các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015 và xây dựng định hướng nghiên cứu khoa họccho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016- 2020, với mục đích sau:

1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS tại Việt Nam giai đoạn 2012-2015.

2. Lựa chọn các vấn đề nghiên cứu ưu tiên, cấp bách cần phải triển khai và điều phối các hoạt động nghiên cứuvề HIV/AIDS tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS trân trọng cảm ơn các đơn vị, các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tham gia biên soạn tài liệu này. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên soạn xin tiếp thu và trân trọng cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc.

3

Page 4: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

ART Điều trị kháng retrovirut

ARV Thuốc kháng Vi rút

BCS Bao cao su

BKT

BHYT

Bơm kim tiêm

Bảo hiểm y tế

HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

HTC Tư vấn xét nghiệm HIV

IBBS Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI

KP Quần thể đích

MARP Quần thể nguy cơ cao nhiễm HIV

MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới

NCMT Nghiện chích ma túy

NGO

OPC

PLHIV

Tổ chức Phi Chính phủ

Phòng khám ngoại trú HIV

Người sống chung với HIV

PNBD Phụ nữ bán dâm

QHTD Quan hệ tình dục

STIs Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

4

Page 5: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

PHẦN ITỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2012-2015

VỀ HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM

Năm 2012, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã ban hành “Định hướng nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015” với mục đích giới thiệu các chủ đề nghiên cứu ưu tiên trong lĩnh vực HIV/AIDS tại Việt nam.

Trong giai đoạn 2012 - 2015, theo kết quả rà soát và tổng hợp do Trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đơn vị thực hiện, có khoảng 995 tài liệu và công trình nghiên cứu về HIV/AIDS đã được hoàn thành. Các tài liệu nghiên cứu được phân chia theo các lĩnh vực như sau:

- Lĩnh vực khoa học cơ bản và dịch tễ học: 193 tài liệu, công trình nghiên cứu.

- Lĩnh vực can thiệp dự phòng: 313 tài liệu, công trình nghiên cứu.

- Lĩnh vực chăm sóc hỗ trợ và điều trị: 349 tài liệu, công trìnhnghiên cứu.

- Lĩnh vực lãnh đạo, quản lý và tăng cường năng lực hệ thống: 140 tài liệu, công trình nghiên cứu.

So sánh với giai đoạn 2005-2011, số lượng các nghiên cứu đều tăng đáng kể ở tất cả các lĩnh vực, trừ lĩnh vực khoa học cơ bản ở mức tương đương. Trong số các tài liệu nghiên cứu được rà soát, có khoảng 67,5% số tài liệu bám sát Định hướng nghiên cứu về HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015 do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành, còn lại là các chủ đề nghiên cứu khác.

II. LĨNH VỰC VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Lĩnh vực khoa học cơ bản và dịch tễ học: Trong giai đoạn 2012 - 2015, có 193 tài liệu khoa học

1.1. Chủ đề nghiên cứu: Bảng 1. Các chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản và dịch tễ học giai

đoạn 2012-2015

TT Chủ đề nghiên cứu

Thuộc định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

Ngoài định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

1Chiều hướng tỷ lệ mắc và hành vi nguy cơ theo Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS)

42

2 Xác định tỷ suất nhiễm mới và nguồn gốc các trường hợp nhiễm mới 4

3 Ước tính kích thước quần thể 0

4 Đo lường tỷ lệ nhiễm lao/HIV và lập bản đồ 5

5 Các phương pháp tiếp cận chặt chẽ hơn về 65

Page 6: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

TT Chủ đề nghiên cứu

Thuộc định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

Ngoài định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

mối quan hệ nhân quả: thuần tập, thử nghiệm

6 Khoa học cơ bản (kiểu gen, phương pháp xét nghiệm, kỹ thuật xét nghiệm, CD4) 24

7 Đặc điểm dịch tễ học, hành vi của nhóm người nhiễm HIV (PLHIV) tại cộng đồng 13

8

Kiến thức, thái độ phòng chống HIV và dịch tễ học, hành vi lây nhiễm HIV của các nhóm quần thể khác: học sinh/sinh viên không Y, dân tộc thiểu số

72

9 Dịch tễ học đồng nhiễm HIV và viêm gan 12

10 Dịch tễ học đồng nhiễm HIV, STIs và nhiễm trùng cơ hội 7

11 Kỳ thị, phân biệt đối xử 8

Tổng 57 136

1.2. Những kết quả phát hiện từ các nghiên cứu1.2. Kết quả nghiên cứu chínha. Kết quả chính của các nghiên cứu thuộc Định hướng nghiên cứu lĩnh vực khoa học cơ bản và dịch tễ học giai đoạn 2012-2015

Các kết quả nghiên cứu cho thấy dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn tập trung. Những người nghiện chích ma túy là quần thể có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất so với những quần thể khác.Tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới cao hơn so với ở nữ giới và phần lớn ở nhóm tuổi 20-39. Dịch HIV/AIDS nhìn chung có xu hướng ổn định ở nhóm nghiện chích ma túy (NCMT), giảm theo thời gian ở nhóm phụ nữ bán dâm (PNBD) nhưng tăng nhẹ theo thời gian ở nhóm nam tình dục đồng giới (MSM) .

Đáng lưu ý là ở nhóm NCMT, tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm (BKT) có chiều hướng giảm dần, tuy nhiên hành vi không dùng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục (QHTD) với phụ nữ bán dâm và với bạn tình bất chợt còn phổ biến. Đối với nhóm MSM, nhận thức về quan hệ tình dục an toàn là khá cao và tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD đạt hơn 60% đến gần 100%. Tuy nhiên, việc sử dụng BCS không đúng cách và hành vi bán dâm của MSM cũng là những vấn đề cần được quan tâm .

Các yếu tố liên quan tới tỷ lệ nhiễm HIV bao gồm: dùng chung BKT, quan hệ tình dục với PNBD, sử dụng BCS, thâm niên tiêm chích ma túy, thu nhập, kiến thức về HIV .

Các nghiên cứu về tỷ suất nhiễm mới cho thấy:Tỷ suất nhiễm mới HIV ở lứa tuổi trẻ, thanh niên có xu hướng giảm nhưng ở lứa tuổi trung niên lại có xu hướng tăng

6

Page 7: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

lên theo thời gian.Tỷ lệ hiện nhiễm mới HIV trong nhóm NCMT (lây truyền HIV qua đường máu) có xu hướng giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 80%). Tỷ lệ nhiễm mới ở nhóm PNMD (lây nhiễm qua đường tình dục) có xu hướng tăng lên qua các năm, đặc biệt ở nhóm gái mại dâm đường phố.Tỷ lệ nữ nhiễm mới HIV có xu hướng gia tăng. Qua đó cho thấy dịch HIV/AIDS vẫn tiềm tàng, có nguy cơ bùng phát nếu những can thiệp không liên tục và kém hiệu quả .

b. Kết quả chính của các nghiên cứu ngoài Định hướng nghiên cứu lĩnh vực khoa học cơ bản và dịch tễ học giai đoạn 2012-2015

Các nghiên cứu khoa học cơ bản: Kết quả kiểu gen chủ yếu là HIV type 1, phổ biến là HIV-1 CRF01_AE .

Dịch tễ học, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV:+ Tại cộng đồng:

Các đối tượng được nghiên cứu chủ yếu là nam, dân tộc Kinh, tiêm chích ma túy và trẻ tuổi; phần lớn chưa có vợ, ly dị, góa hoặc ly thân; sinh sống và làm ăn tại địa phương .

Thời gian sống trung bình từ lúc phát hiện nhiễm HIV là 27 tháng, từ khi chuyển sang giai đoạn AIDS là 17 tháng .

Các hành vi nguy cơ bao gồm: Dùng chung BKT khi sử dụng ma túy, không dùng BCS khi QHTD (khách làng chơi) .

Đa số các đối tượng tiếp cận thông tin theo thứ tự: 1) Ti vi, sách báo, loa đài; 2) Cán bộ y tế, đoàn thể, bạn bè; 3) Thấp nhất là từ internet .

Tỷ lệ có kiến thức đúng về HIV của các nhóm đối tượng tại cộng đồng dao động rất rộng: ví dụ biết đúng về đường lây truyền HIV là từ 28,5-74,4% trong đó biết về đường lây truyền từ mẹ sang con là từ 17,6-90%; biết về các biện pháp phòng HIV là 31,5%-68,1%; thành thị cao hơn nông thôn .

+ Nhóm dân tộc thiểu số :

Nguồn tiếp cận thông tin về HIV chủ yếu từ tivi và cán bộ y tế, kiến thức và thực hành phòng chống chưa tốt.

Tỷ lệ có kiến thức đúng về HIV dưới 50%, tỷ lệ sử dụng BCS thấp (dưới 10%).

+ Nhóm học sinh sinh viên :

Nguồn tiếp cận thông tin về HIV chủ yếu từ mạng internet, ti vi, thầy/cô giáo và cán bộ y tế.

Tỷ lệ xét nghiệm HIV thấp (<10%).

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS chưa tốt.

- Đồng nhiễm HIV:

Tỷ lệ hiện mắc đồng nhiễm HIV và viêm gan từ 2,5%-12,9%, tỷ lệ đồng nhiễm HIV và viêm gan C từ 29,3%-38,8%. Yếu tố liên quan đến đồng nhiễm HIV và viêm gan là giới (nam thường cao hơn nữ), hành vi tiêm chích ma túy và hành vi QHTD không an toàn. Những người đồng nhiễm

7

Page 8: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

HIV và viêm gan C đáp ứng miễn dịch với ARV chậm hơn . Có một số ít nghiên cứu về đồng nhiễm HIV/STIs/nhiễm trùng cơ hội, ví dụ như: nghiên cứu nhiễm vi nấm Cryptococcus neoformans , tỷ lệ viêm âm đạo, viêm cổ tử cung .

- Kỳ thị và phân biệt đối xử :

Tỷ lệ người nhiễm HIV bị phân biệt đối xử và kỳ thị trong cộng đồng dao động từ 28%-50%. Đặc biệt có nghiên cứu báo cáo kết quả 100% doanh nghiệp không nhận người nhiễm HIV . Sự kỳ thị phân biệt đối xử cao hơn ở các cơ sở ngoài khu vực y tế, khu vực nông thôn, nhóm dân tộc thiểu số với hình thức chủ yếu là xì xào và bàn tán.

Lý do chính cộng đồng kỳ thị phân biệt đối xử bao gồm: nhiễm HIV, tiêm chích ma túy, MSM.

2. Lĩnh vực can thiệp dự phòng: Trong giai đoạn 2012 - 2015, có 313 tài liệu nghiên cứu được triển khai.

2.1. Chủ đề nghiên cứuBảng 1. Các chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực can thiệp dự phòng giai đoạn 2012-2015

TT Chủ đề nghiên cứu

Thuộc định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

Ngoài định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

1 Truyền thông thay đổi hành vi ở các nhóm đích: giải pháp, hiệu quả 49

2 Sự tham gia MSM tham gia vào các hoạt động dự phòng và chăm sóc điều trị 6

3 Đánh giá lây truyền HIV và hành vi nguy cơ trong các quần thể có nguy cơ mới 65

4 Phân tích cấu trúc mạng xã hội của các nhóm PNBD, NCMT, MSM 13

5 Phân tích chi phí hiệu quả và tác động của việc ứng dụng các gói dự phòng cơ bản 46

6Đánh giá hiệu quả các phương pháp tiếp cận toàn diện PNBD, NCMT(các mô hình dự phòng)

7Tiến hành các nghiên cứu ứng dụng về chiến lược dự phòng mới: “điều trị là dự phòng”

13

8 Đánh giá vai trò yếu tố cấu trúc bao gồm các yếu tố tương tác, kinh tế, xã hội, chính

6

8

Chi - VAAC, 03/14/17,
ở mục 1 có bảng liệt kê các chủ đề nghiên cứu, sao mục này lại mất?
Page 9: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

TT Chủ đề nghiên cứu

Thuộc định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

Ngoài định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

trị có thể làm giảm lây nhiễm HIV (ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc tới hoạt động dự phòng)

9Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone/các chất thay thế

50

10 Tư vấn xét nghiệm HIV 49

11 Khác 16

Tổng 247 66

2.2. Kết quả nghiên cứu chínha. Kết quả chính của các nghiên cứu thuộc Định hướng nghiên cứu lĩnh vực can thiệp dự phòng giai đoạn 2012-2015

- Nhìnchung, các nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành về HIV/AIDS đều tăng ở các đối tượng sau các can thiệp về dự phòng, trong đó hai nhóm giải pháp can thiệp được coi là hiệu quả nhất là:

+ Sử dụng nhóm đồng đẳng viên.

+ Triển khai Chương trình phát BKT sạch, BCS miễn phí.

- Đối với các mô hình dự phòng cho PNMD, NCMT:Thành công lớn nhất là hình thành nhóm giáo dục viên đồng đẳng.

+ Tỷ lệ tiếp cận và sử dụng BKT sạch miễn phí tăng từ gần 15,0% lên khoảng 90,0% ;

+ Nhận được BCS miễn phí trong 6 tháng qua tăng từ 14,8% trước can thiệp lên 87,9% sau can thiệp .

- Các rào cản của nhóm nguy cơ cao khi tiếp cận dịch vụ dự phòng bao gồm: thiếu thông tin về chương trình; nghĩ mình nguy cơ thấp, thủ tục đăng ký rườm rà, số lượng vật dụng dự phòng miễn phí (BCS, BKT, chất bôi trơn) có hạn .

b. Kết quả chính của các nghiên cứu ngoài Định hướng nghiên cứu lĩnh vực Dự phòng giai đoạn 2012-2015

- Điều trị Methadone: Nhiều nghiên cứu tập trung vào mô hình điều trị Methadone trong đó chủ yếu đánh giá hiệu quả điều trị. Các nghiên cứu đều cho thấy Methadone có hiệu quả rõ rệt:

+ Tỷ lệ tiếp tục sử dụng heroin sau khi tham gia vào chương trình Methadone giảm (giảm từ 2,3% - 16,7% sau 1 năm, giảm từ 1,7%-17,0% sau 2 năm) , ;

+ Chất lượng cuộc sống tăng (qua các chỉ số đánh giá về thể chất, tinh thần, môi trường và xã hội) ;

9

Page 10: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

+ Tỷ lệ có việc làm tăng từ 15,4% - 25,5% ;

+Tỷ lệ vi phạm pháp luật ở mức thấp (0,5% - 6,7%) ;

+ Tỷ lệ tuân thủ điều trị Methadone khoảng 73,4%(trong đó lý do không tuân thủ chính là quên, bận việc, đi xa, sử dụng ATS/Heroin) ,.

+ Đa số bệnh nhân đánh giá chương trình tốt và rất tốt (86% - 97,3%) ,

+ Có 98,6% chấp nhận đóng phí nếu chương trình không tiếp tục miễn phí.

- Tư vấn xét nghiệm tự nguyện:

+ Tỷ lệ khách hàng hài lòng dao động từ 75% - 90%[248],[249],[250],[251],[252].

+ Một số hạn chế về công tác tư vấn xét nghiệm bao gồm :

Tài liệu truyền thông còn thiếu;

Nội dung tư vấn xét nghiệm HIV thiếu tính cập nhật;

Nhân sự kiêm nhiệm;

Kỹ năng tư vấn viên tại cộng đồng chưa đồng đều;

Quy trình tư vấn về tư vấn xét nghiệm HIV thực hiện chưa đầy đủ.

- Các nội dung nghiên cứu khác :

+ Sự tham gia của cơ sở y tế tư nhân vào lĩnh vực dự phòng HIV còn thấp;

+ Tỷ lệ cơ sở được cung cấp biểu mẫu, phản hồi thông tin và được giám sát hỗ trợ kỹ thuật chỉ đạt mức rất thấp.

3. Lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ và điều trị: Trong giai đoạn 2012 - 2015, có 349 tài liệu nghiên cứu được triển khai.

3.1. Chủ đề nghiên cứuBảng 2. Các chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ và điều trị

giai đoạn 2012-2015

TT Chủ đề nghiên cứu

Thuộc định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

Ngoài định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

1 Hiệu quả và chi phí hiệu quả của điều trị 2.0 2

2 Xét nghiệm đo tải lượng HIV 13

3Kết quả điều trị ARV và các chiến lược để quản lý tác dụng phụ điều trị ARV tại Việt Nam

166

4 Đồng nhiễm liên quan đến HIV/AIDS 61

5 Mô hình cung cấp dịch vụ khác nhau để nâng cao tuân thủ điều trị và hiệu quả điều

53

10

Page 11: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

TT Chủ đề nghiên cứu

Thuộc định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

Ngoài định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

trị

6Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng, nguyên nhân tử vong bệnh nhân HIV/AIDS

26

7 HIV kháng thuốc 28

8 Khác 7

Tổng 295 54

3.2. Kết quả nghiên cứu chínha. Kết quả chính của các nghiên cứu thuộc Định hướng nghiên cứu lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ và điều trị giai đoạn 2012-2015

Các nghiên cứu cho thấy Việt Nam có các phác đồ điều trị và nhiều mô hình hiệu quả cho bệnh nhân, cụ thể:

- Điều trị ARV có hiệu quả rõ rệt đối với bệnh nhân HIV/AIDS thể hiện qua:

+ Cân nặng của bệnh nhân đa số tăng[43];

+ Số bệnh nhân có biểu hiện giai đoạn lâm sàng 3 và giai đoạn lâm sàng 4 giảm [40], [41], [42], [43][49], [61], [53];

+ Số lượng tế bào CD4 tăng [18][47], [48], [62];

+ Tải lượng vi rút dưới ngưỡng: >90% [18][19], [20][25][40], [41]..

+ Ba loại thuốc có ít tác dụng phụ là TDF/3TC/EFV [21].

+ Tỷ lệ bị thất bại điều trị thấp: 1-8% [23].

+ Các nghiên cứu cùng khuyến nghị nên đo tải lượng virút để đánh giá hiệu quả điều trị [40], [45], [46], [47], [48], [49] , [50], [61], thay đổi phác đồ điều trị [59], [50], [62], [64],.

+ Tuy nhiên chất lượng cuộc sống (thể chất, xã hội) của bệnh nhân điều trị ARV chưa cao [163], [164], [165], [166], [167].

+ Các yếu tố cản trở tới kết quả điều trị ARV bao gồm [32][170], [171], [172], [173]:

Bệnh nhân điều trị ARV còn phụ thuộc ma túy;

Đi lại xa;

Số bệnh nhân quá tải;

Thời gian chờ đợi lâu;

Quan niệm sai về HIV và kỳ thị phân biệt đối xử [168], [169].

- Nhiều mô hình cung cấp dịch vụ trong đó nhu cầu chăm sóc tại nhà, được chẩn đoán sớm, tiếp cận sớm và tiếp cận dễ dàng được phát hiện ở nhiều nghiên cứu.

11

Page 12: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

Một số nghiên cứu còn phát hiện nhu cầu được chăm sóc tư vấn về thể chất, tinh thần và xã hội (hỗ trợ y tế). Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các rào cản tới việc cung cấp các dịch vụ này bao gồm: kỳ thị và phân biệt đối xử; tiêm chích ma túy, không tuân thủ điều trị, ngộ nhận các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV; Ít kiến thức về dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV; Không có thời gian, bận công việc; Cơ sở chăm sóc và điều trị quá xa; Thất vọng vì thủ tục đăng ký rườm rà; Không được giới thiệu chuyển gửi

- Các mô hình lồng ghép có hiệu quả cao :

+ Điều trị ARV và Methadone;

+ Chăm sóc và điều trị quản lý bệnh nhân lao/HIV tại nhà;

+ Mô hình đa bậc trong chăm sóc và điều trị ARV;

+ Mô hình lồng ghép vào mạng lưới y tế cơ sở;

+ Tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV tại cộng đồng;

+ Mô hình chăm sóc và điều trị tại nhà;

+ Mô hình tư vấn nhóm;

+ Mô hình liên kết;

+ Các biện pháp mở rộng mô hình chăm sóc và áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng bằng chứng phân tích số liệu có sẵn.

Các nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực tử vong do HIV, HIV kháng thuốc và đồng nhiễm HIV. Cụ thể:

- Tỷ lệ bệnh nhân tử vong chưa tham gia điều trị cao (76,3%.). Các triệu chứng khi tử vong thường gặp là: Thiếu máu; Sút cân; Số lượng CD4 thấp (<100); gần một nửa có nhiễm trùng cơ hội. Nguyên nhân thường gây tử vong là do lao, viêm phổi và suy kiệt.

- Các nghiên cứu về HIV kháng thuốc cho thấy:+ Ngưỡng kháng thuốc: ít nhất 1 đột biến liên quan kháng thuốc và có mối liên quan giữa tiêm chích ma túy với kháng thuốc, không tuân thủ điều trị .

+ Thời gian xuất hiện kháng thuốc tăng theo thời gian điều trị của bệnh nhân.

+ Kiểu đột biến kháng thuốc: Vùng gen sao mã ngược đột biến kháng thuốc phổ biến kháng các nhóm thuốc PI, NTI, và NNTI .

- Các nghiên cứu về đồng nhiễm HIV bao gồm:+ Đồng nhiễm HIV/Lao (Lao kháng thuốc, dự phòng, sàng lọc, chẩn đoán nhanh) ;

+ Đồng nhiễm HIV/Viêm gan C và B .;

+ Đồng nhiễm HIV/viêm phổi trẻ em do vi rút; + Nhiễm trùng cơ hội (Chủng gây bệnh, phương pháp chẩn đoán, kiểm soát bệnh) ;

+ Đồng nhiễm HIV và các bệnh khác (Viêm não) ; Nhiễm các loại nấm ; STIs; Các bệnh về da , thần kinh, tâm thần .

12

Page 13: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

4. Lĩnh vực lãnh đạo và quản lý: Trong giai đoạn 2012 - 2015, có 140 tài liệu nghiên cứu được triển khai.

4.1. Chủ đề nghiên cứuBảng.1. 1. Các chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực lãnh đạo và quản lý được triển

khaigiai đoạn 2012-2015

TT Chủ đề nghiên cứu

Thuộc định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

Ngoài định hướng nghiên cứu khoa học

2012-2015

1Tiến hành các đánh giá về mặt kinh tế y tế của các hoạt động dự phòng,chăm sóc và điều trị HIV/AIDS

18

2 Đánh giá nguồn nhân lực 44

3 Tiến hành phân tích kinh tế chương trình phòng, chống HIV quốc gia 0

4

Xây dựng, thí điểm và đánh giá các mô hình xã hội hóa công tác xét nghiệmchẩn đoán, chăm sóc, điều trị, hỗ trợ và dự phòng, can thiệp cho người nhiễm HIV

64

5 Kỳ thị ở cơ sở y tế 7

6 Khác 7

Tổng 126 14

4.2. Kết quả nghiên cứu chínha. Kết quả chính của các nghiên cứu thuộc Định hướng nghiên cứu lĩnh vực lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2012-2015

- Các kết quả tập trung phân tích chi phí-hiệu quả các mô hình can thiệp về HIV/AIDS cho thấy điều trị sớm đạt hiệu quả cao, .

- Rất nhiều nghiên cứu về nguồn nhân lực trong hệ thống HIV/AIDS cho thấy cần tăng cường về số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác trong lĩnh vực HIV/AIDS, , , , , đa số cán bộ hiện tại có sự hài lòng với công việc ở mức trung bình và đều có nhu cầu đào tạo về HIV/AIDS, , .

- Một số nghiên cứu về mô hình quản lý chuyển đổi từ bệnh viện sang cộng đồng, giữa các tuyến và các mô hình xã hội hóa công tác phòng chống HIV/AIDS đã được thực hiện , .

b. Kết quả chính của các nghiên cứu ngoài Định hướng nghiên cứu lĩnh vực lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2012-2015

- Các nghiên cứu tập trung vào vấn đề kỳ thị tại cơ sở y tế , , , và trong nhóm MSM , , .

13

Page 14: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

- Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với người nhiễm HIV (ví dụ không phân biệt đối xử) , nhân quyền tại các trại cai nghiện tập trung và vấn đề pháp lý của người nghiện chích ma túy tại Việt nam .

- Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với vấn đề HIV/AIDS và một nghiên cứu lịch sử về HIV/AIDS đã được thực hiện.

II. MỘT SỐ THIẾU HỤT, TỒN TẠI VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2012-20151. Về thiết kế nghiên cứu

Trong giai đoạn 2012-2015, các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu được thực hiện theo thiết kế mô tả cắt ngang, thiếu những nghiên cứu có thiết kế nghiên cứu thuần tập, theo dõi dọc, thử nghiệm lâm sàng .

Bảng 5. Phân loại thiết kế nghiên cứu về HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015

Loại thiết kế nghiên cứu

Khoa học cơ

bản

Can thiệp dự phòng

Chăm sóc, hỗ trợ và

điều trị

Lãnh đạo và quản lý

Tổng

Mô tả chùm bệnh 0 0 2 0 2

Nghiên cứu cắt ngang 120 178 230 140 668

Nghiên cứu mô tả hồi cứu 5 0 0 0 5

Nghiên cứu bệnh chứng 1 0 1 2 4

Nghiên cứu thuần tập hồi cứu 1 0 0 0 1

Nghiên cứu thuần tập tiến cứu 2 2 17 0 21

Nghiên cứu theo dõi dọc 3 3 0 0 6

Thử nghiệm lâm sàng không có đối chứng 5 6 9 0 20

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng 0 3 0 0 3

Nghiên cứu can thiệp 1 17 3 2 23

Nghiên cứu tổng quan tài liệu 0 6 1 12 19

Phân tích chi phí hiệu quả 0 0 0 15 15

14

Page 15: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

Loại thiết kế nghiên cứu

Khoa học cơ

bản

Can thiệp dự phòng

Chăm sóc, hỗ trợ và

điều trị

Lãnh đạo và quản lý

Tổng

Phân tích trong phòng xét nghiệm (labo) 3 0 0 0 3

Nghiên cứu định tính 0 8 0 0 8

Thiếu thông tin để xác định thiết kế nghiên cứu* 78 95 93 0 266

Tổng số tài liệu xem xét 219 318 356 171 1064

*Do trong tài liệu nghiên cứu không đề cập loại thiết kế nghiên cứu nào

2. Về quy mô nghiên cứuTrong giai đoạn 2012-2015, chủ yếu đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, nhỏ lẻ, rất

thiếu những nghiên cứu mang tầm khu vực/quốc gia, thiếu những đề tài quy mô cấp Bộ, cấp nhà nước đáp ứng cho nhu cầu đánh giá, hoạch định chính sách của Chương trình. Ví dụ: chưa có đánh giá chi tiêu quốc gia cho phòng, chống HIV/AIDS hàng năm; chưa có nghiên cứu cấp quốc gia đánh giá tổng thể hiệu quả, tác động kinh tế - xã hội của việc triển khai Chương trình Methadone.

3. Về vấn đề nghiên cứu3.1. Lĩnh vực khoa học cơ bản và dịch tễ học

- Ước tính kích cỡ quần thể: Việc ước tính kích cỡ các quần thể nguy cơ cao là rất cần thiết để cải thiện việc lập kế hoạch và đánh giá độ bao phủ các hoạt động can thiệp dự phòng. Tuy nhiên, có ít tài liệu nghiên cứu nào tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2015 tìm thấy đề cập vấn đề này.

- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các quần thể MSM tại Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ theo thời gian. Trong khi các kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức của MSM về quan hệ tình dục an toàn là khá cao và tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD đạt hơn 60% đến gần 100%. Tuy nhiên, có rất ít các tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam đề cập đánh giá hiệu quả các mô hình can thiệp cho nhóm MSM.

- Tỷ suất nhiễm mới HIV: Tỷ suất nhiễm mới HIV chỉ số là cần thiết để giám sát dịch HIV cũng như định hướng các chính sách và chương trình can thiệp. Trong giai đoạn 2012-2015, có một vài nghiên cứu xác định tỷ suất nhiễm mới trong cộng đồng dân cư.Tuy nhiên việc xác định và dự báo tỷ suất nhiễm mới cho quần thể nguy cơ cao còn thiếu.

- Đồng nhiễm HIV và bệnh Lao: Việt Nam đang đối mặt với các dịch đồng nhiễm HIV- Lao và bệnh Lao đang là nguyên nhân chủ đạo gây tử vong và bệnh tật ở người nhiễm HIV/AIDS. Trong số các tài liệu nghiên cứu, không có tài liệu nào đề cập đo lường tỷ lệ hiện nhiễm Lao ở bệnh nhân HIV, đặc biệt là việc lập bản đồ các trường hợp nhiễm mới tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2015. Vì vậy, vấn đề đồng nhiễm HIV và Lao vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu trong thời gian tới.

15

Page 16: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

- Các nghiên cứu ở cấp độ phân tử: Chỉ có 05 nghiên cứu sử dụng thiết kế thử nghiệm trong dịch tễ học phân tử nhằm tìm ra các mối quan hệ nhân quả trong việc kháng thuốc, thử nghiệm vắc xin và điều trị HIV. Có ít tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2015 được rà soát mà sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tíchđể xác định các yếu tố liên quan tới nhiễm HIV.

3.2. Lĩnh vực can thiệp dự phòng

- Giám sát và đánh giá: các biện pháp can thiệp trong các quần thể có nguy cơ cao đã được mở rộng về quy mô tại tất cả các tỉnh với nhiều hoạt động đa dạng.  Tuy nhiên, thiếu việctheo dõi toàn bộ các chương trình dự phòng và thiếu các nghiên cứu đánh giá hiệu quả phương pháp tiếp cận toàn diện với cộng đồng PNMD, NCMT. Đồng thời, cũng chưa thấy nghiên cứu kết hợp các dịch vụ dự phòng với hỗ trợ xã hội và việc làm cho các đối tượng nguy cơ cao này.

- Chưa có nhiều nghiên cứu về sự tham gia của MSM vào các hoạt động dự phòng và chăm sóc HIV, chỉ có 6 báo cáo trên tổng số 313 nghiên cứuđược rà soát trong giai đoạn 2012-2015 có đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, các thiết kế nghiên cứuvà kết quả nghiên cứucụ thể hầu như chưa có số liệu. Kết quả từ một nghiên cứuđược thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy 76,1% những người MSM sử dụng Internet để tìm kiếm các thông tin về phòng chống HIV/AIDS. Đây được coi là lựa chọn đầy hứa hẹn để tiếp cận nhóm quần thể ẩn có nguy cơ cao nhiễm HIV này. Tuy nhiên, có báo cáo đã chỉ ra vấn đề kỳ thị và tự kỳ thị ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ và can thiệp trên quần thể MSM.

- Các nghiên cứu giai đoạn 2012-2015 đánh giá các can thiệp hiệu quả truyền thông thay đổi hành vi mới tập trung tới nhóm đối tượng nguy cơ cao. Tuy chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá/xem xét các mô hình tiếp cận hiệu quả tới các nhóm đối tượng nguy cơ như khách hàng của phụ nữ bán dâm, bạn tình của người nghiện chích ma túy...

- Đánh giá lây truyền HIV và hành vi nguy cơ trong các quần thể có nguy cơ: Chủ yếu tập trung nhiều vào các nhóm nguy cơ cao mà thiếu số liệu đánh giá, theo dõi ở các nhóm quần thể có nguy cơ như bạn tình của phụ nữ bán dâm, bạn tình của người nghiện chích ma túy, nhóm dân số di biến động...

- Đánh giá hiệu quả các phương pháp tiếp cận toàn diện PNMD, NCMT (các mô hình dự phòng): Trong quá trình rà soát các nghiên cứu dự phòng trên lĩnh vực này, chúng tôi chưa phát hiện có nghiên cứu đánh giá hiệu quả phương pháp tiếp cận toàn diện với cộng đồng PNMD, NCMT và nghiên cứu về sự kết hợp các dịch vụ dự phòng với hỗ trợ xã hội và việc làm cho các đối tượng nguy cơ cao này.

3.3. Lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ và điều trị

- Điều trị 2.0: Từ năm 2011, Việt Nam đã thí điểm Sáng kiến Điều trị HIV 2.0 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc (UNAIDS) đưa ra với mục tiêu thúc đẩy việc mở rộng điều trị HIV thông qua các phương pháp tiếp cận đơn giản hóa, lộ trình điều trị tối ưu và giá thành thấp. Các nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về hiệu quả của sáng kiến điều trị này.

- Điều trị ARV được nghiên cứu với kết quả có hiệu quả rõ rệt.Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống (thể chất, xã hội) của bệnh nhân điều trị ARV chưa cao và việc không tuân thủ điều trị là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị ARV. Các

16

Page 17: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

nghiên cứu về chất lượng, hiệu quả dịch vụ điều trị và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị (tuân thủ/duy trì điều trị, tử vong, bỏ trị...), cũng như các nghiên cứu xác định các nhóm bệnh nhân mất dấu và nguyên nhân là cần thiết tiếp tục để nghiên cứu.

- Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy tầm quan trọng của đo tải lượng vi rút trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi. Xét nghiệm đo tải lượng vi rút thường quy giúp cho việc hệ thống hóa việc đánh giá hiệu quả điều trị. Do vậy, các nghiên cứu cũng cần tập trung vào việc tìm ra phương pháp và sinh phẩm tốt nhất cho mở rộng kỹ thuật đo tải lượng vi rút và các biện pháp quản lý, theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị.

3.4. Lĩnh vực lãnh đạo và quản lý

Trong giai đoạn 2012-2015, nhiều nghiên cứu về đánh giá chi phí hiệu quả của các can thiệp, đánh giá nguồn nhân lực đã được triển khai. Tuy nhiên vẫn thiếu các nghiên cứu phân tíchkinh tế chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia, đánh giá hiệu quả và khả năng triển khai các mô hình xã hội hóa, mô hình lồng ghép kết nối dịch vụđể tiết kiệm nguồn lực trong giai đoạn chuyển giao.

PHẦN IIĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG

HIV/AIDSTRONG GIAI ĐOẠN 2016-2020

17

Page 18: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

I. BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU1. Tình hình dịch HIV/AIDS hiện nayTính đến cuối năm 2015, toàn quốc có 227.154 trường hợp nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 83.538). Tính từ đầu vụ dịch HIV/AIDS đến nay có 86.249 trường hợp người nhiễm HIV đã tử vong. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm trong 8 năm gần đây nhưng vẫn ở mức cao. Dịch HIV/AIDS đã xảy ra ở tất cả tỉnh, thành phố với 99,8% số quận/huyện và trên 80,3% số xã/phường.

Theo kết quả phân tích số người nhiễm HIV theo địa bàn địa lý cho thấy, số người nhiễm HIV chủ yếu tập trung tại các tỉnh miền Đông Nam bộ, các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ.

Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân của cả nước và các khu vực (Nguồn: Báo cáo ca bệnh 2015 - Cục Phòng, chống HIV/AIDS)

Hình thái lây truyền HIV: Tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ giới ngày càng tăng, từ 24,2% năm 2007 đến 33,4% trong năm 2014. Tỷ lệ người lây nhiễm HIV qua đường tình dục ngày càng cao hơn so với tỷ lệ người lây nhiễm HIV lây truyền qua đường máu: trong năm 2014, tỷ lệ người nhiễm lây truyền qua đường tình dục chiếm tới 47,9%, tỷ lệ người nhiễm lây truyền qua đường máu chiếm 37,5%, lây truyền HIV từ mẹ sang con chiếm 3%, có 12% tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền. Người nhiễm HIV được phát hiện vẫn tập trung chủ yếu trong nhóm tuổi từ 20 đến 39 tuổi.Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện trong nhóm 30-39 tuổi năm 2014 chiếm 44%. Trong khi đó tỷ lệ người nhiễm phát hiện trong nhóm 20-29 tuổi chiếm 30,8% trong năm 2014

Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy (NCMT), nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và phụ nữ bán dâm (PNBD). Dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích khác là phương thức lây truyền HIV quan trọng nhất ở Việt Nam. Trong thời gian gần đây, bạn tình của người nghiện chích ma túy được coi là quần thể có nguy cơ cao mới, được bổ sung vào các can thiệp dự phòng. Việc gia tăng các trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo, chiếm đến 32,5% các ca nhiễm mới trong năm 2013 và chiếm 33,8% trong tổng số người nhiễm HIV phát hiện mới trong năm 2014 đã phản ánh sự lây truyền HIV từ nam giới có hành vi nguy cơ cao sang bạn tình.

18

Page 19: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

2. Mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 và Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia giai đoạn 2016-20202.1. Mục tiêu chung: - Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

2.2. Mục tiêu cụ thể:- Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2020;- Tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2020;- Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010;- Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010;- Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020;- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020.

3. Nguồn lực tài trợ quốc tế cắt giảmDự kiến từ năm 2017, các tổ chức quốc tế sẽ giảm nhanh kinh phí hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, việc hỗ trợ chủ yếu là hỗ trợ kỹ thuật. Do vậy, các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt việc đảm bảo điều trị cho bệnh nhân AIDS sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết thực hiện các mục tiêu về phòng, chống HIV/AIDS của quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 đạt được mục tiêu 90-90-90, đó là 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút liên tục và 90% người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế. Tuy nhiên, việc cắt giảm viện trợ của hai nhà tài trợ lớn là Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS và Chương trình cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), việc đảm bảo tài chính cho hoạt động này đang là khó khăn lớn của quốc gia và Việt Nam đã có phương án huy động nguồn lực tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, trong đó bảo hiểm y tế được coi là nguồn lực chính.

II. MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU1. Mục tiêu chung

Xây dựng định hướng nghiên cứu khoa học ưu tiên cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016 - 2020.

19

Page 20: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

2. Mục tiêu cụ thể2.1. Lựa chọn các vấn đề nghiên cứu ưu tiên, cấp bách cần phải triển khai

nghiên cứutrong giai đoạn 2016- 2020.

2.2. Tránh trùng lặp trong triển khai nghiên cứu nhằm tiết kiệm nguồn lực.

2.3. Hỗ trợ điều phối các hoạt động nghiên cứu khoa học về phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Xây dựng Định hướng nghiên cứu khoa học cho chương trình phòng, chống

HIV/AIDS giai đoạn 2016 - 2020 sử dụng các phương pháp sau:

1. Rà soát các nghiên cứu về HIV/AIDS đã triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2015.

2. Rà soát mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Mục tiêu 90-90-90 về phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam và Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia giai đoạn 2016-2020.

3. Phỏng vấn sâu các nhà quản lý chương trình, các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS về các định hướng nghiên cứu ưu tiên trong giai đoạn 2016-2020 và cơ chế điều phối hoạt động nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS tại Việt Nam.

4. Xin ý kiến các đơn vị liên quan, các nhà khoa học trong và ngoài nước về các định hướng nghiên cứu ưu tiên và cơ chế điều phối hoạt động nghiên cứu thông qua bộ câu hỏi phát vấn tự điền.

5. Thảo luận nhóm các chuyên gia kỹ thuật để thống nhất các định hướng nghiên cứu của từng lĩnh vực (Cục Phòng, chống HIV/AIDS, các trường Đại học Y - Dược, các Viện, Bệnh viện Trung ương, các Tổ chức quốc tế: UNAIDS, WHO, FHI360, CDC, ANRS, PATH, HAIVN...).

6. Tổ chức hội thảo, họp nhóm kỹ thuật thảo luận, góp ý hoàn thiện bản dự thảo Định hướng nghiên cứu cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020.

7. Lấy ý kiến rộng rãi về Định hướng nghiên cứu qua văn bản, qua trang thông tin điện tử của Cục Phòng, chống HIV/AIDS từ các đơn vị, cá nhân, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước.

IV. ĐỊNH HƯỚNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ kết quả rà soát các nghiên cứu và những tồn tại, thiếu hụt trong nghiên cứu về phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015; căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Mục tiêu 90-90-90 về phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam và Kế hoạch phòng, chống

20

Page 21: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

HIV/AIDS Quốc gia giai đoạn 2016-2020, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với các đơn vị liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước xác định những ưu tiên nghiên cứu cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 như sau:

1. Lĩnh vực dịch tễ học 1. Ước tính kích cỡ các quần thể nguy cơ cao: ước tính và dự báo trên phạm vi

toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm. Ngoài ra, tùy tình hình dịch của từng địa phương, cần chú ý tiến hành ước tính kích cỡ các quần thể bắc cầu (bạn tình của người nhiễm, bạn tình của người thuộc quần thể nguy cơ cao).

2. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm HIV ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao, đồng bào dân tộc, khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, nhóm quần thể bắc cầu bao gồm: bạn tình của người nhiễm, bạn tình của người thuộc quần thể nguy cơ cao.

3. Nghiên cứu về tỷ lệ đồng nhiễm Lao/HIV, HIV/STIs, HIV/Viêm gan.

4. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và giám sát hành vi nguy cơ của các quần thể nguy cơ cao (nhóm NCMT, PNMD, MSM) theo thời gian nhằm cung cấp số liệu quan trọng để xác lập chiều hướng dịch HIV cũng như hiểu được các khía cạnh và hành vi liên quan đến lây nhiễm HIV.

5. Xác định “Phần trăm người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện và biết được tình trạng nhiễm HIV của mình”.

6. Xác định tỷ suất mới nhiễm HIV trong các nhóm quần thể đích.

II. Lĩnh vực can thiệp dự phòng1. Nghiên cứu về mô hình ứng dụng dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho các

nhóm quần thể đích: nhóm MSM, nhóm chuyển giới, nhóm PNMD, nhóm NCMT và nhóm viêm gan B mãn tính và các nhóm liên quan.

2. Nghiên cứu xây dựng các mô hình, giải pháp tiếp cận hiệu quả đối với các quần thể đích để xét nghiệm và phát hiện sớm người nhiễm HIV ở các khu vực khác nhau như đô thị, nông thôn, miền núi.

3. Đánh giá các mô hình tiếp cận và mô hình cung cấp dịch vụ can thiệp giảm hại, truyền thông thay đổi hành vi, dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm quần thể có nguy cơ cao: nhóm MSM, nhóm chuyển giới, nhóm PNMD, nhóm NCMT, nhóm quần thể bắc cầu và các nhóm liên quan.

4. Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu quả các chương trình điều trị nghiện chất, các chương trình tiếp thị xã hội bao cao su và các chương trình dự phòng khác.

5. Nghiên cứu mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng, xét nghiệm không chuyên và tự xét nghiệm HIV.

6. Nghiên cứu cải thiện chất lượng hệ thống phòng xét nghiệm, chất lượng sinh phẩm xét nghiệm HIV.

III. Lĩnh vực Điều trị, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV1. Nghiên cứu về các rào cản tiếp cận, tham gia và duy trì, tuân thủ điều trị HIV

của bệnh nhân HIV và đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống cộng đồng, xã hội, hệ thống y tế để người bệnh tuân thủ điều trị.

21

Page 22: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

2. Nghiên cứu về hiệu quả dịch vụ điều trị và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị (tuân thủ/duy trì điều trị, tử vong, bỏ trị...), độ bao phủ điều trị (trả lời câu hỏi bao nhiêu % người được phát hiện nhiễm HIV được đưa vào chương trình điều trị và duy trì điều trị).

3. Nghiên cứu về quản lý, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, bệnh mãn tính, bệnh tâm thần của bệnh nhân điều trị ARV lâu dài.

4. Nghiên cứu về tỉ lệ kháng ARV, ngưỡng kháng thuốc, chỉ số cảnh báo kháng thuốc sớm, kháng thuốc mắc phải và lây truyền ở trẻ em, người đồng nhiễm, người điều trị ARV trên 5 năm.

5. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới đo tải lượng virus và các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy, độ đặc hiệu. Nghiên cứu tăng cường tiếp cận xét nghiệm thường quy đo tải lượng virus; phân vùng chuyển mẫu, xây dựng và thí điểm triển khai, đánh giá chất lượng, chi phí hiệu quả của các mô hình xét nghiệm đo tải lượng virus.

IV. Lĩnh vực lãnh đạo và quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS

1. Nghiên cứu xây dựng, đánh giá hiệu quả các mô hình đặc biệt là mô hình lồng ghép, kết nối các dịch vụ để tiết kiệm nguồn lực và tối đa hóa hiệu quả (từ dịch vụ xét nghiệm, chuyển tuyến điều trị, theo dõi điều trị ARV, methadone, chăm sóc tại nhà và cộng đồng), lồng ghép điều trị HIV và các dịch vụ điều trị khác (Lao/ STIs/ Viêm gan...)

3. Nghiên cứu đánh giá về chi tiêu cho chương trình HIV/AIDS hằng năm, đánh giáchi phí hiệu quả để xác định các dịch vụ cốt lõi, phù hợp, phục vụ mục tiêu phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

4. Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong những can thiệp về HIV/AIDS, mô hình xã hội hóa các dịch vụ, phân tích thị trường và khảo sát nhu cầu và khả chi trả về dịch vụ HIV/AIDS.

5. Các nghiên cứu về chi trả Bảo hiểm y tế, mô hình cung ứng (miễn phí, trợ giá, xã hội hóa) thuốc ARV cho người nhiễm HIV.

6. Nghiên cứu xác định cơ cấu nguồn nhân lực cho các mô hình cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

7. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của chính sách, mức độ đầu tư đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

Ngoài ra, cần ưu tiên nghiên cứu những vấn đề phát sinh khi có nhiều sự chuyển giao, chuyển đổi mô hình trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS của giai đoạn 2016-2020.

22

Page 23: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

PHẦN IIITỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO CHƯƠNG TRÌNH

PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Quản lý, triển khai và chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học về phòng, chống HIV/AIDS

Cục Phòng, chống HIV/AIDS là đầu mối cấp Quốc gia phối hợp với các cơ quan liên quan như Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế, các Viện Trung ương và khu vực, Bộ Khoa học và Công nghệ điều phối các nghiên cứu vềHIV/AIDS.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch điều phối quốc gia về nghiên cứu khoa học cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung vào nghiên cứu các lĩnh vực ưu tiên và huy động các nguồn lực phù hợp cho nghiên cứu.

Các tổ chức nghiên cứu về HIV/AIDS có trách nhiệm bám sát Định hướng nghiên cứu, xây dựng, xin phê duyệt về cả khía cạnh khoa học và vấn đề đạo đức nghiên cứu, thực hiện các nghiên cứu. Cần chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu với Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS cùng với các tổ chức tham gia điều phối và phổ biến, chia sẻ các kết quả nghiên cứu trên toàn quốc, thông qua:

Hội nghị Khoa học Quốc gia về HIV/AIDS định kỳ 2 năm/lần, các Hội nghị khoa học chuyên đề về dự phòng, chăm sóc và điều trị, quản lý, nghiên cứu khoa học và theo dõi đánh giá được tổ chức hàng năm.

Cập nhật và chia sẻ, các kết quả nghiên cứu trên Website và cơ sở dữ liệu về các nghiên cứu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

Công bố các kết quả nghiên cứu dưới các dạng tài liệu thuận tiện sử dụng hoặc các báo cáo tóm lược về chính sách nếu các kết quả này có liên quan đến khuyến nghị về chính sách.

2. Thành lập Nhóm kỹ thuật tư vấn nghiên cứu về HIV/AIDS quốc giaĐể xác định các ưu tiên, khoảng trống trong nghiên cứu, tránh trùng lặp trong

điều phối các nghiên cứu về HIV/AIDS, cũng như hỗ trợ về kỹ thuật cho các đơn vị trong quá trình triển khai nghiên cứu, Cục Phòng, chống HIV/AIDS thành lập Nhóm kỹ thuật tư vấn nghiên cứu về HIV/AIDS quốc gia.

Nhóm kỹ thuật tư vấn nghiên cứu về HIV/AIDS quốc giabao gồm:

- Các chuyên gia, nhà khoa học của Cục Phòng, chống HIV/AIDS;

- Các chuyên gia, nhà khoa học của các Trường Đại học, các Viện, Bệnh viện và các đơn vị, trung tâm nghiên cứu;

- Các chuyên gia, nhà khoa học của các tổ chức nghiên cứu quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ quốc tế và trong nước.

24

Page 24: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2012-2015 ĐƯỢC THAM KHẢO

1. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hải Phòng, Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi (HSS+) năm 2012. 2012.

2. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Khánh Hòa, KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM HIV VÀ HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO TẠI TỈNH KHÁNH HÒA TỪ NĂM 2012-2014. 2014.

3. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Quảng Bình, Nhận xét tình hình nhiễm HIV/AIDS của các đối tượng đến xét nghiệm tại trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Quảng Bình từ năm 2008 – 2012. 2012.

4. Kim, Đ.C., et al., Nghiên cứu tình hình lây nhiễm HIV ở khách hàng đến phòng tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện tại trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lâm Đồng từ 2009-2012.Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, 2014. 4(8): p. 80.

5. T. Lim, V.G., T.V. Ha, N.L. Minh, C. Viet Anh, W. Davis and V.M. Quan, Community-level income inequality and HIV prevalence in injecting drug users in Thai Nguyen, Viet Nam. AIDS 2012.

6. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Trà Vinh, Đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV và kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống HIV/AIDS của các Trại viên ở Cơ sở giáo dục Bến giá tỉnh Trà Vinh năm 2013, 2013.

7. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Quảng Nam, Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam 2014.

8. Nẵng, T.t.p.c.H.A.Đ., Khảo sát chiều hướng nhiễm HIV và sự thay đổi một số chỉ số hành vi, thực hành phòng lây nhiễm HIV của nhóm nam nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2014. 2014.

9. Nguyễn Cảnh Phú and Phạm Văn Hán, Khảo sát hành vi nguy cơ và hiệu quả chương trình can thiệp nhằm giảm tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam nghiện chích ma túy và phụ nữ mại dâm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tạp chí Y học Thực Hành, 2013. 874(6): p. 133-136.

10. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Lâm Đồng, KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM HIV VÀ HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY, GÁI MẠI DÂM TẠI 05 HUYỆN, THÀNH PHỐ TỈNH LÂM ĐỒNG, NĂM 2014. 2014.

11. Bùi Thị Nga, N.A.Q., Nguyễn Thanh Long, Mô tả hành vi nguy cơ nhiễm HIV và xác định tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm nghiện chích ma túy tham gia chương trình dùng thuốc thay thế Methadone tại thành phố Hà Nội. t/c y học Việt Nam, 2014. số 1, tập 421, tháng 8 năm 2014.

12. Nguyễn Cao Tài, et al., Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, hành vi về phòng chống HIV/AIDS của người nghiện chích ma túy tại huyện Mèo Vạc - Hà Giang. Tạp chí Y học Thực Hành, 2013. 856(1): p. 53-56.

13. Thu, N.T.L.N.T., NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGUY CƠ VÀ TỶ LỆ NHIỄM HIV TRONG NHÓM NAM NGHIỆN CHÍCH MA TUÝ TẠI CÀ MAU NĂM 2012. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ 2013. SỐ 5-2013.

14. Bệnh viện 09 – Hà Nội và Expertise France Cộng hòa Pháp, NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HIV, LAO, VIÊM GAN B, VIÊM GAN C Ở HỌC VIÊN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ IV HÀ NỘI. 2015.

25

Page 25: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

15. Đối, N.V., Thực trạng nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan ở người dân tộc thiểu số nghiện chích ma túy tại 3 huyện trọng điểm HIV/AIDS tỉnh Lai Châu năm 2014. 2014, Đại học Y thái bình.

16. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thái Bình, Thực trạng tỷ lệ nhiễm HIV và các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy, gái mại dâm tại 4 huyện/thành phố - tỉnh Thái Bình năm 2012. 2012. p. 1- 3.

17. Nguyễn Thị Thu Hà, P.T.D., Trần Như Hải, Phạm Ngọc Thanh, Hồ Ngọc Gia, Bá Tường Đăng Phong, Nguyễn Thị Phụng Tiên, TỶ LỆ NHIỄM HIV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG NHÓM NAM TIÊM CHÍCH MA TÚY TẠI GIALAI NĂM 2014, in Hội nghị HIV 2015, T.t.p.c.H.A.G. Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Editor. 2015.

18. 360, F., Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI vòng II -2009. 2013. p. 7.

19. Giang, D.T., et al., Kiến thức, hành vi dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại Thành phố Cần Thơ năm 2014. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, 2014. Số đặc biệt Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và hiv/aids toàn quốc năm 2014: p. 68.

20. Trần Văn Kiệm, et al., Kiến thức, hành vi về phòng, chống HIV/AIDS của người nghiện chích ma túy tại tỉnh Quảng Nam năm 2011. Tạp chí Y học Dự phòng, 2014. 4(150).

21. Trần Văn Kiệm, et al., Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy tại huyện Tam Kỳ và thành phố Thăng Bình tỉnh Quảng Nam năm 2011. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 216-219.

22. Trần Quốc Tuấn, M.C., Nguyễn Đức Chung, Hoàng Thị Thanh Thủy, Pierre Weinbreck, Lisa Peiching Huang, Gilles Raguin and Phạm Thị Tần, NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HIV, LAO, VIÊM GAN B, VIÊM GAN C Ở HỌC VIÊN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ IV HÀ NỘI, in Hội nghị HIV 2105, H.N. Bệnh viện 09 Hospital, Khoa truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới – Bệnh viện đại học Limoges, EXPERTISE FRANCE/ initiative Esther, Editor. 2015.

23. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Khánh Hòa, MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC NHIỄM HIV/AIDS TỈNH KHÁNH HÒA TỪ NĂM 1993 - 2013 2013.

24. Lý, T.T., Thay đổi về dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS ở Hải Phòng từ năm 1994 - 2012 những khó khăn và thách thức. Tạp chí y học VN, 2013. tập 405, tháng 4, số 1, 2013.

25. Tâm, N.T., Thực trạng nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2008-2012 và vấn đề chống PBĐX với người nhiễm HIV/AIDS. 2013, Đại học Y thái bình.

26. Nguyễn Văn Định, Ứng phó nhanh với dịch kép tại huyện Quế Phong và Quỳ Châu, Nghệ An & Quá trình triển khai và bài học kinh nghiệm, in Hội nghị Khoa học Quốc gia về HIV/AIDS lần thứ V. 2013: Hà Nội.

27. Phạm Đức Minh, Đ.X.K.T.V.T., Trần Thị Oanh; Lê Bách Quang, ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC SUBTÝP HIV-1 TẠI VIỆT NAM. TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ 2013. SỐ 5-2013.

28. Abdurahman, S., et al., Pattern of microbial translocation in patients living with HIV-1 from Vietnam, Ethiopia and Sweden. J Int AIDS Soc, 2014. 17: p. 18841.

29. Sa Ngouane Tavanh, T.H.Â.v.c., Xác định phân typ HIV-1 trên đối tượng nghiện chích ma túy và mại dâm khu vực Hà Nội (Việt Nam) và Viêng Chăn (Lào). t/c y dược học quân sự 2012. số 1, 2012.

30. Hoang, D., et al., Knowledge and perceptions of HIV-infected patients regarding HIV transmission and treatment in Ho Chi Minh City, Vietnam. Asia Pac J Public Health, 2015. 27(2): p. Np746-57.

26

Page 26: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

31. Tiêu, P.D. and CS, Khảo sát thực trạng người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2012. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, 2014. Số đặc biệt Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và hiv/aids toàn quốc năm 2014: p. 65.

32. Trần Thị Phương Lan, et al., Khảo sát tình hình lây nhiễm HIV giữa vợ, chồng, con của người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú tỉnh Bắc Giang năm 2014. tạp chí Hội truyền nhiễm Việt Nam, 2015. Số đặc biệt hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS toàn quốc năm 2015: p. 115.

33. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Định, NGHIÊN CỨU TINH HÌNH NHIỄM HIV VÀ THỜI GIAN SỐNG CÒN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV TẠI BÌNH ĐỊNH TỪ 2003-2012. 2013.

34. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Khánh Hòa, RÀ SOÁT NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS VÀ TỬ VONG DO AIDS TẠI TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2014. 2014.

35. Bế Thị Phoi, Nguyễn Quý Thái, and Trần Văn Tiến, Thực trạng hôn nhân, gia đình của người nhiễm HIV/AIDS ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 124-126.

36. Nguyễn Thị Hường, C.T.B.H., thực trạng kiến thức, thái độ và các hành vi nguy cơ lây nhiễm của người nhiễm HIV/AIDS tại xã Chí Linh, Hải dương, năm 2012 Tạp chí y dược lâm sàng 108 2015. số 10 tháng 3/2015.

37. Long, V.H., Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhận thức trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. 2014, Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

38. Hà Văn Tuân, N.V.H., KHẢO SÁT NGUY CƠ LÂY NHIỄM TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TẠI BÌNH THUẬN NĂM 2014, in Hội nghị HIV 2015, Editor. 2015.

39. Nguyễn Xuân Bái and Hoàng Xuân Chiến, Kiến thức phòng chống HIV/AIDS ở phạm nhân tại trại giam tỉnh điện biên năm 2009. Tạp chí Y học Thực Hành, 2014. 902(1): p. 72-75.

40. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái, Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi tại các địa phương thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái năm 2014. 2014.

41. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Long An, Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của người dân 15 - 49 tuổi về phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Long An. 2015. p. 9-11.

42. Lê Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Ngọc Linh, and Nguyễn Thị Thanh Trang, Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS trên người dân 15-49 tuổi ở tỉnh Long An năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 386-389.

43. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Quảng Trị, Điều tra kiến thức, thái độ và hành vi về phòng, chống HIV/AIDS của người dân từ 15- 49 tuổi tỉnh Quảng Trị năm 2013. 2013.

44. Trần Thanh Thuỷ, Phạm Thị Đào, and Trương Tấn Nam, Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi tại thành phố Đà Nẵng năm 2011-2012 Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 191-198.

45. Nhân, N.T., Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS và các yếu tố liên quan của người dân xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, năm 2012. 2013, ĐH Y Dược Cần Thơ.

27

Page 27: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

46. Trung, H.Q., Đ.T. Bộ, and Đ.Q. Tuấn, Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mường tại 2 huyện Thanh Sơn và Tân Sơn tỉnh Phú Thọ năm 2013. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, 2014. 4(8): p. 73.

47. Tuấn, L.Đ.V.C.Đ.T.N.Đ., Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan ở người hỗ trợ điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS tỉnh Đắk Lắk năm 2014, in Hội nghị HIV 2015, C.p.c. HIV, Editor. 2015.

48. Nguyễn Thanh Long and Nguyễn Văn Kỳ, Kiến thức, thái độ và hành vi phòng chống HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc H'Mông ở Lai Châu (2006-2012). Tạp chí Y học Thực Hành, 2013. 860(3): p. 72-76.

49. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS độ tuổi 15-49 tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. 2015.

50. Nguyễn Thị Kim Phượng, Lê Đình Vinh, and H’ouil Byă, Nghiên cứu kiến thức và thái độ về phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD của người dân 3 xã Cuoorrknia, Tân Hòa, Eabar huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk năm 2011. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 133-136.

51. Giang, Đ.H., N.T. Long, and P.V. Trọng, Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống lây nhiễm HIV ở phụ nữ có chồng lao động xa nhà và hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại tỉnh Thái Bình năm 2010. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2013. Số đặc biệt Hội nghị khoa học truyền nhiễm và HIV toàn quốc: p. 42.

52. Trần Như Hải, N.T.T., Phạm Thọ Dược, Nguyễn Thị Thu Hà, Bùi Hoàng Đức, Tăng Hải Hùng, N’dongBrưm, Thực trạng kiến thức, hành vi của cộng đồng và khả năng tiếp cận hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Đắk Nông, năm 2011 - 2013, in Hội nghị HIV 2015, C.p.c. HIV, Editor. 2015.

53. Hà, L.T., Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống HIV/AIDS của người dân thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012. 2012, Đại học Y Hà Nội.

54. Nguyễn Thanh Long, N.V.H., Hoàng Xuân Chiến, Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số khu biên giới Việt-Lào tỉnh Điện Biên năm 2012. T/c y dược học quân sự, 2012. số 4, tập 38, 2012.

55. Hương, P.T.T., Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc Thái 15-49 tuổi tại 2 huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa. 2013, Đại học Y tế công cộng.

56. Nguyễn Thị Thủy, Phạm Đức Mạnh, and Nguyễn Văn Hùng, Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan đến phòng chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 27-30.

57. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Lâm Đồng, Khảo sát kiến thức, thái độ về HIV/AIDS trên 04 nhóm đối tượng: học sinh, sinh viên, công nhân, người dân tuổi từ 15-49 tại tỉnh Lâm Đồng năm 2015. 2012.

58. Kim Bảo Giang, et al., Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục và tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản sản của công nhân nữ tại khu công nghiệp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai năm 2013. Tạp chí Y học Dự phòng, 2014. 7(156).

59. Chương, T.X., et al., Nghiên cứu kiến thức, thái độ, và thực hành phòng, chống nhiễm hiv ở nữ nhân viên mát xa tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2015. 2(10): p. 73.

60. Sở Y tế Tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của công nhân khu công nghiệp Phú Bài tỉnh Thừa Thiên Huế - Năm 2013. 2013.

28

Page 28: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

61. Nguyễn thị thanh Hương, et al., Kiến thức, thái độ HIV/AIDS và những rào cản trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện trong phòng lây truyền mẹ con ở phụ nữ mang thai tại thành phố Vị Thanh, Hậu Giang, năm 2011. Tạp chí Y học Thực Hành, 2013. 878(8): p. 101-105.

62. Nhàn, P.T., Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm nấm Penicillium Merneffei trên bệnh nhân HIV/AIDS tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. 2015.

63. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đà Nẵng, Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi tại thành phố Đà Nẵng năm 2011-2012. 2012.

64. Nguyễn Trọng Nhân and Đinh Công Thức, Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 374-376.

65. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Quảng Bình, Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 của học sinh THPT thành phố Đồng Hới. 2014.

66. Phan Quốc Hội, Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của sinh viên trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh, Nghệ An, năm 2009-2010. Tạp chí Y học Thực Hành, 2014. 914(4): p. 40-43.

67. Mỹ, H.T., KAP phòng chống HIV/AIDS của học sinh THPT tại huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh năm 2013. 2012, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

68. Tiến, T.V., Khảo sát thực trạng hiểu biết về HIV/AIDS ở học sinh trường THCS xã Mường Lạn, Sơn La năm 2012. T/c y dược học Quân sự, 2013. số 4, tập 38, 2013.

69. Nguyễn Thế Vinh and Vũ Đứ Long, Kiến thức, thái độ của học sinh về HIV/AIDS tại hai trường phổ thông trung học thành phố Hải Phòng năm 2013. Tạp chí Y học Thực Hành, 2014. 907(3): p. 25-27.

70. Nguyễn Đức Thành and Nguyễn Linh Chi, Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Yên Bái, 2010. Tạp chí Y học Thực Hành, 2012. 817(4): p. 142-148.

71. Bình, Đ.D., Kiến thức, thái độ về các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS của học sinh một số trường THPT tỉnh Thái Bình năm 2012. 2012, Đại học Y thái bình.

72. Hương, T.T.L., Đ.V. Dung, and H.H. Phương, Đặc điểm và thực trạng kiến thức về điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú tỉnh Ninh Bình năm 2012. t/c Y dược học Quân sự, 2014. số 4, tháng 4 năm 2014.

73. Ngô Văn Tán, Nguyễn Trung Dũng, and Lê Văn Thịnh, Kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu tiếp cận thông tin phòng chống HIV/AIDS ở học sinh phổ thông trung học huyện Châu Thành, Bến Tre năm 2010 Tạp chí Y học Thực Hành, 2012. 814(3): p. 72-76.

74. Nguyễn Vũ Tuyết Mai and Lã Ngọc Quang, Kiến thức, thái độ, thực hành và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trong phòng, chống HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương năm 2012. Tạp chí Y học Thực Hành, 2012. 841(9): p. 42-47.

75. Mai, N.V.T., Kiến thức, thái độ, thực hành và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trong phòng, chống HIVAIDS của học sinh trung học phổ thông huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương năm 2012. 2012, Đại học Y tế công cộng.

76. Trang, N.T.T., Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông Yên Thế, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang năm 2015 và một số yếu tố liên quan. 2015, Đại học Y Hà Nội.

77. Nguyễn Thị Hải Vân, Mối liên quan giữa việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện thông tin đại đại chúng và kiến thức về HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung học sinh phổ thông trung học huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tạp chí Y học Dự phòng, 2014. 7(156).

29

Page 29: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

78. Nguyễn Thế Vinh and Vũ Đức Long, Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của học sinh về HIV/AIDS tại hai trường phổ thông trung học thành phố Hải Phòng năm 2013. Tạp chí Y học Thực Hành, 2014. 907(3): p. 72-73.

79. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Thái Bình, Nghiên cứu kiến thức, thái độ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS của học sinh một số trường phổ thông trung học tại Thái Bình năm 2012. 2012. p. 3- 5.

80. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Trà Vinh, Nghiên cứu Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của Sinh viên Trường Đại học Trà Vinh tỉnh Trà Vinh năm 2012. 2012.

81. Nguyễn Đức Thanh, Thái độ đối với HIV/AIDS, hiểu biết về nguồn cung cấp thông tin và nơi điều trị HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Y học Thực Hành, 2013. 869(5): p. 148-150.

82. Khánh, T.X., et al., Thực trạng và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh THPT huyện Phù Cừ và thành phố Hưng Yên 9/2013. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, 2014. số đặc biệt Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và hiv/aids toàn quốc năm 2014: p. 70.

83. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hưng Yên, THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA HỌC SINH THPT HUYỆN PHÙ CỪ VÀ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN NĂM 2013. 2015. p. 1.

84. Trần Xuân Khánh, P.V.B., Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Anh Hiến, và cs, Thực trạng và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh THPT huyện Phù Cừ và TP. Hưng Yên năm 2013, in Hội nghị HIV 2015, C.p.c. HIV, Editor. 2015.

85. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Ninh Thuận (XEM LẠI ABSTRACT), Tỷ lệ học sinh PTTH tỉnh Ninh Thuận có kiến thức đúng về phòng, chống HIV/AIDS. 2013.

86. Nguyễn Thị Thanh Tịnh, N.N.H., Đào Thị Minh Hồng, Lê Quang Việt, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM HIV VÀ VIÊM GAN C TRONG NHÓM NAM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2014, in Hội nghị HIV 2015, Q.T. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Editor. 2015.

87. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Quảng Trị, Đánh giá tình trạng nhiễm HIV, Viêm gan C trên nhóm nam nghiện chích ma túy tại một số huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Trị năm 2014. 2014.

88. Nguyễn Anh Tuấn, T.H.T., Trần Đại Quang, LêThị Hồng Nhung, ĐỒNG NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, VIÊM GAN C TRÊN NHÓM PHỤ NỮ BÁN DÂM TẠI HÀ NỘI, 2013, in Hội nghị HIV 2015, V.V.s.D.t.T. ương, Editor. 2015.

89. Hao Duong, S.N., Ray W. Shiraishi và cs, HồI PHụC Tế BÀO CD4 ở NGƯờI LớN NHIễM HIV ĐồNG NHIễM VI RÚT VIÊM GAN B/C TRONG Kỷ NGUYÊN TIềN TDF TạI TP HCM, VIETNAM (2006-2010), in Hội nghị HIV 2015, T.T.H.K. Tổ ChứcHợpTácPhátTriển Y TếViệt Nam (HAIVN), HàNội, Việt Nam,Trung TâmDựPhòngvàKiểmSoátBệnh Hoa Kỳ, Atlanta, GA USA, Editor. 2015.

90. Hoàng Vũ Hùng, T.V.T., Nghiên cứu tỷ lệ đồng nhiễm và kiểu gen HCV ở bệnh nhân nhiễm HIV. T/c y dược học quân sự 2013. số 4, tập 38, 2013.

91. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hưng Yên, Thực trạng đồng nhiễm HBV, HCV trên bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị tại các phòng khám ngoại trú tỉnh Hưng Yên năm 2014. 2015.

92. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Quảng Bình, Thực trạng đồng nhiễm HIV - HBV của phạm nhân và nhận thức, thái độ phòng chống lây nhiễm HIV, HBV của cán bộ và phạm nhân trại giam Đồng Sơn, tỉnh Quảng Bình năm 2014. 2015.

93. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đắk Lắk, Thực trạng nhiễm HIV và viêm gan siêu vi B trong nhóm người tiếp cận các phòng tư vấn tại thành phố Buôn Ma Thuột năm 2012. 2012.

30

Page 30: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

94. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Quảng Bình, Tìm hiểu tình hình đồng nhiễm HBV ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị tại trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình năm 2008 – 2013. 2013.

95. Cảnh, L.T., Thực trạng đồng nhiễm HIV-HBV của phạm nhân và nhận thức, thái độ, phòng chống lây nhiễm HIV, HBV của cán bộ và phạm nhân trại giam Đồng sơn tỉnh Quảng Bình năm 2014. 2014, Đại học Y thái bình.

96. Trần Phủ Mạnh Siêu, N.N.Q., Định danh các phân chủng vi nấm Crytococcus Neoformans trên bệnh nhân HIV/AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2013. Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013.

97. P. Bulterys, T.L., V.M. Quang, K. Nelson and J. Lloyd-Smith7, Determinants of penicilliosis seasonality in Ho Chi Minh City, Vietnam. AIDS 2012.

98. Lâm Bình Diễm, N.T.T., Tỷ lệ hiện mắc của viêm âm đạo - viêm cổ tử cung và các yếu tố liên quan trên phụ nữ nhiễm HIV đến khám tại trung tâm y tế dự phòng quận Thủ Đức. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2012. Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012.

99. Dũng, N.T., KAP về PC HIV/AIDS và sự PB kỳ thị với người nhiễm HIV của nhóm nguy cơ cao tại tỉnh Hà Nam năm 2013. 2013, Đại học Y thái bình.

100. Lê Xuân Huy, Đ.P.T., Nguyễn Đình Sơn, NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI TỈNH KHÁNH HÒA. 2014. Số 22+23, 2014.

101. Berry, M.C., et al., Social environment and HIV risk among MSM in Hanoi and Thai Nguyen. AIDS Care, 2013. 25(1): p. 38-42.

102. Đỗ Đăng Đông, et al., Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử ở ba nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao để phân biệt được sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV ở Việt Nam. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 411-416.

103. Nguyễn Vũ Thượng, et al., Các yếu tố liên quan đến thái độ tích cực với người nhiễm HIV/AIDS ở đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Nam. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 376-381.

104. Trần Văn Kiệm, T.n.V.V., Cao Minh Thông, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thùy Dương, Phan Trọng Lân, Nguyễn Thanh Long,, Hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Y học Dự phòng, 2014. 4(153).

105. Tiêu Thị Thu Vân, T.T., Nguyễn Xuân Anh Dũng, Lê Thanh Tùng Nhỏ, Mai Thị Hoài Sơn, Trương Thanh Thảo,, Kết quả khảo sát nhu cầu bơm kim tiêm, bao cao su trên nhóm nguy cơ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 199-202.

106. Hải, N.V., Đánh giá hiệu quả hoạt động can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn huyện Chí Linh và thành phố Hải Dương năm 2010. Tạp chí Truyền Nhiễm Việt Nam, 2014. Số đặc biệt Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và hiv/aids toàn quốc năm 2014: p. 112.

107. Nguyễn Anh Tuấn, L.A.T., Phạm Đức Mạnh, Nguyễn Hoàng Long, Lê An Ni, Hiệu quả can thiệp cộng đồng của dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2013. Tạp chí Hội truyền nhiễm Việt Nam, 2015. Số đặc biệt hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS toàn quốc năm 2015: p. 110.

108. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, Khảo sát kiến thức thái độ thực hành về bơm kim tiêm có khoảng chết thấp của nhóm nghiện chích ma túy tại TP.HCM. 2013.

31

Page 31: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

109. Giang, D.T., Thực trạng bao phủ, tiếp cận và kết quả can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV trên nhóm nghiện chích ma túy tại Cần Thơ năm 2014. 2014, Đại học Y tế công cộng.

110. Trần Văn Kiệm, Đ.V.H., Chế Thị Việt Hoa, Trần Văn Vũ, Cao Minh Thông, Nguyễn Văn Hùng, Hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Quảng Nam (2012-2013). Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2015. 03(11): p. 99.

111. Nguyễn Cảnh Phú, P.V.H., Khảo sát hành vi nguy cơ và hiệu quả chương trình can thiệp nhằm giảm tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam nghiện chích ma túy và phụ nữ mại dâm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tạp chí Y học Thực Hành, 2013. 874(6): p. 133-136.

112. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng, Khảo sát thực trạng can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS bằng bao cao su tại các dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2014. 2014.

113. Y. Thi Vi Hoang, L.T.P.V., BUILDING CAPACITY AND ENABLING PWUD TO LEAD HARM REDUCTION INITIATIVES. . ICAAP 2013.

114. 360, F., Đánh giá nhanh các nhóm quần thể nguy cơ cao tại Việt nam. 2014. p. 4.115. Nguyễn Thi Văn Văn, Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp giảm tác hại dự

phòng lây nhiễm HIV tại huyện Long Thành 2008-2014, in Hội nghị HIV 2015, C.p.c. HIV, Editor. 2015.

116. L. Thi Thuy Pham, M.K., H. Mai Do, V. Thi Thuy Nguyen, A. Kitamura, A. Kim Lai, F. Mesquita (Vietnam) Methadone Treatment can Promotes Earlier ARV Treatment and Care Retention Among IDUs in Vietnam ICAAP 2013.

117. T. Van, V.H., M. Son, L. Giang, P. Hieu, S. Rangarajan, N. Nhu, T. Danh, B. Hien, P. Banys (Vietnam), INTEGRATION OF METHADONE MAINTENANCE TREATMENT (MMT) WITH HIV SERVICES IN HO CHI MINH CITY VIETNAM ICAAP 2013.

118. Nguyễn Thị Minh Tâm, N.T.L., Nguyễn Thị Lan Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương, Nguyễn Hữu Thắng, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI ĐIỆN BIÊN, LAI CHÂU VÀ YÊN BÁI NĂM 2014, in Hội nghị HIV 2015, C.p.c. HIV/AIDS, Editor. 2015: Hà Nội.

119. Lê Thị Hương, L.T.T.X., Đỗ Thị Thanh Toàn, Nguyễn Thị Minh Tâm, Phạm Đức Mạnh, Nguyễn Thanh Long,, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS CỦA NGƯỜI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI ĐIỆN BIÊN, LAI CHÂU VÀ YÊN BÁI NĂM 2014, in Hội nghị HIV 2015, C.p.c. HIV, Editor. 2015: Hà nội.

120. Jardine, M., Thi Nguyen, V. A., Khuat, T. H., Case study: Methadone maintenance treatment in Hanoi, Vietnam. Harm Reduct J, 2012. 9: p. 26.

121. Nguyen, T.T.N., L. T. Pham, M. D. Vu, H. H. Mulvey, K. P., Methadone maintenance therapy in Vietnam: an overview and scaling-up plan. Adv Prev Med, 2012. 2012: p. 732484.

122. Tran, B.X.O., A. Mills, S. Duong, A. T. Nguyen, L. T. Jacobs, P. Houston, S., Multilevel predictors of concurrent opioid use during methadone maintenance treatment among drug users with HIV/AIDS. PLoS One, 2012. 7(12): p. e51569.

123. Trần Minh Hoàng, L.M.G., Phạm Đức Mạnh, Đặc điểm nhân khẩu xã hội và tiền sử sử dụng ma túy của người nhiễm HIV tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone. t/c y học Việt Nam, 2015. tháng 5, số 2, tập 430, 2015.

124. Hoàng Bình Yên, N.B.C., Nguyễn Văn Nhu,Vũ Huy Hoàng,Phạm Hoàng Anh,, Đánh giá một số kết quả điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thanh Hóa. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa

32

Page 32: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 207-210.

125. Cục Phòng chống HIV/AIDS, Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng thuốc thay thế methadone can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy tại Thành phố Hà Nội. 2012.

126. Nội, T.t.p.c.H.A.t.Đ.h.Y.H., Nhu cầu lồng ghép can thiệp và điều trị nghiện chất tại cơ sở điều trị ngoại trú HIV/AIDS ở Hà Nội năm 2013. 2013.

127. Nội, T.t.p.c.H.A.t.Đ.h.Y.H., So sánh hiệu quả của Suboxone và Methadone trên bệnh nhân HIV có nghiện ma túy dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị HIV ngoại trú ở Việt Nam. on going.

128. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Bắc Ninh, Thực trạng bệnh nhân và một số kết quả ban đầu điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Bắc Ninh từ 12/2014- 6/2015. 2015. p. 5- 6.

129. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Quảng Bình, Đánh giá kết quả bước đầu điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình, từ tháng 8/2014 đến 6/2016. 2015.

130. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Thành phố Đà Nẵng, Khảo sát tình hình bệnh nhân điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2012. 2012.

131. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Điều trị lồng ghép cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện và HIV: Giới thiệu điều trị Buprenorphine/naloxone tại Việt Nam. 2015. p. 2.

132. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận, Thực trạng điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Bình Thuận năm 2014. 2014. p. 18- 19.

133. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận, Thực trạng điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Bình Thuận qua 2 năm 2014-2015. 2015. p. 23- 25.

134. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Tĩnh, Đánh giá hiệu quả mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Hà Tĩnh giai đoạn 2013 - 2015. 2015.

135. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đắk Lắk, Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi phòng, chống HIV/AIDS và nhu cầu điều trị Methadone ở người sử dụng ma túy tại Thành phố Buôn Ma Thuột năm 2013. 2013.

136. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình, Nghiên cứu một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone giai đoạn trước điều trị tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Ninh Bình. 2013.

137. UBND tỉnh Bình Thuận, Đề án Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Bình Thuận. 2012. p. 12- 13.

138. USAID/SMART TA/FHI 360, Đánh giá tác động của việc chuyển đổi từ mô hình dịch vụ miễn phí sang mô hình xã hội hóa trong chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone ở Hải Phòng, Việt Nam, 2013-2014. 2014.

139. (Vietnam), C.F., A Mountain, A Mobile and Some Methadone – How Mobile Technologies And Gaming Are Improving HIV Programming For Key Populations In Vietnam. ICAAP 2013.

140. Tran, B.X.O., A. Duong, A. T. Do, N. T. Nguyen, L. T. Nguyen, Q. C. Mills, S. Jacobs, P. Houston, S., Changes in drug use are associated with health-related quality of life improvements among methadone maintenance patients with HIV/AIDS. Qual Life Res, 2012. 21(4): p. 613-23.

141. Anh, N.H., Kiến thức hành vi nguy cơ nhiễm HIV và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc năm 2014. 2015, Đại học Y Hà Nội.

33

Page 33: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

142. Hoàng Bình Yên , N.B.C., Nguyễn Văn Nhu, Phạm Hoàng Anh, Vũ Huy Hoàng, Đánh giá một số kết quả điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại Thanh Hóa từ 5/2011 đến 5/2012. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2013. 03: p. 60.

143. Nguyễn Thanh Sơn, N.T.H., Nguyễn Ngọc Linh, Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại TP. Tân An, tỉnh Long An năm 2015, in Hội nghị HIV 2015, C.p.c. HIV, Editor. 2015.

144. Hồ Quang Trung, Đ.T.B., Nguyễn Xuân Ngọc, Lê Trung Đoàn, Đinh Quang Tuấn & CS, Trung tâm PC HIV/AIDS Phú Thọ, Đánh giá kết quả chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc METHADONE và các yếu tố liên quan tại tỉnh Phú Thọ năm 2015, in Hội nghị HIV 2015, C.p.c. HIV, Editor. 2015.

145. Đào, P.T., Khảo sát tình hình bệnh nhân điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2012. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2013. Số đặc biệt Hội nghị khoa học truyền nhiễm và HIV toàn quốc: p. 58.

146. Hải, N.V., Đánh giá hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Hải Dương từ 2010 đến 2013. Tạp chí Hội truyền nhiễm Việt Nam, 2014. 2(6): p. 53.

147. Hồ Quang Trung, N.X.N., Đỗ Tiến Bộ, Đinh Quang Tuấn,, Kết quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Phú Thọ năm 2012-2013. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 210-215.

148. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010-2013. 2013. p. 9.

149. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Nam Định, đánh giá hiệu quả chương trình điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Nam Định năm 2012. 2012.

150. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Long An, Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Tân An, tỉnh Long An năm 2015. 2015.

151. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái, Đánh giá kết quả sau một năm thực hiện điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái, từ 9/2013-9/2014. 2014.

152. Đinh Thanh Nam, Đ.M.H.v.D.T.G., Kết quả điều trị nghiện bằng Methadone ở người nghiện chích ma túy tại quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ năm 2010-2014, in Hội nghị HIV 2015, C.p.c. HIV, Editor. 2015.

153. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình, Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Khoa điều trị Methadone, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình năm 2012 – 2014. 2014.

154. LÊ VĂN QUÂN, P.T.T.-N.V.T., THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TẠI TRUNG TÂM PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS BÌNH THUẬN NĂM 2014”, in Hội nghị HIV 2015, c.H.A.B.T. Trung tâm Phòng, Editor. 2015.

155. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng, Đánh giá kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị Methadone thành phố Đà Nẵng, năm 2015. 2015.

156. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị Methadone tại TP.HCM. 2013.

157. Lê Thị Thanh Xuân, L.T.H., Hoàng Thị Hải Vân, Nguyễn Thị Minh Tâm, Phạm Đức Mạnh, Nguyễn Thanh Long,, TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC

34

Page 34: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

SỐNG CỦA NGƯỜI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI ĐIỆN BIÊN, LAI CHÂU VÀ YÊN BÁI NĂM 2014, in Hội nghị HIV 2015, C.p.c. HIV/AIDS, Editor. 2015: Hà Nội.

158. Trung tâm Phòngchống HIV/AIDS tỉnh Long An, Đánh giá thực trạng và kết quả hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Long An năm 2012-2015. 2015.

159. Công, N.T., Mức độ hài lòng và sẵn sàng chi trả cho xét nghiệm HIV của khách hàng tại phòng tư vấn xét nghiệm quận Bình Thạch. 2013, Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

160. Nguyễn Hoàng Long, T.K.T., Vai trò y tế tư nhân trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại 4 tỉnh được hỗ trợ của dự án quỹ toàn cầu. t/c y học Việt Nam, 2014. tháng 2 số 2, tập 415, năm 2014.

161. 360, F., Các yếu tố hỗ trợ và rào cản đối với người nhiễm HIV trong việc đăng ký và duy trì sử dụng dịch vụ chăm sóc điều trị HIV tại Việt Nam. 2012.

162. Nội, T.t.p.c.H.A.t.Đ.h.Y.H., Đặc điểm gia đình và vai trò đối với chăm sóc sức khỏe nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV ở Hà Nội. 2014.

163. Tran, B.X., et al., Gender differences in quality of life outcomes of HIV/AIDS treatment in the latent feminization of HIV epidemics in Vietnam. AIDS Care, 2012. 24(10): p. 1187-96.

164. Thanh, D.C., K.M. Moland, and K. Fylkesnes, Persisting stigma reduces the utilisation of HIV-related care and support services in Viet Nam. BMC Health Serv Res, 2012. 12: p. 428.

165. Lim, T.W., et al., Community-level income inequality and HIV prevalence among persons who inject drugs in Thai Nguyen, Vietnam. PLoS One, 2014. 9(3): p. e90723.

166. Tâm, N.L., Đặc điểm nhân khẩu học, môi trường sống, sức khỏe và sử dụng dịch vụ của trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV tại Thừa Thiên Huế năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 85-88.

167. Brown, M., et al., Acceptability of Two Ready-to-Use Therapeutic Foods by HIV-Positive Patients in Vietnam. Food Nutr Bull, 2015. 36(2): p. 102-10.

168. Le Cua, N., et al., An outcome based nutrition curriculum for counselors at HIV voluntary counseling and testing facilities in Vietnam. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 2013. 44(3): p. 417-28.

169. Đỗ Thị Nhàn, B.Đ.D., Cao Thị Thanh Thủy, Dương Hoài Minh, Nguyễn Thị Minh Thu, Lê Thị Hường, Phạm Vân Anh, Can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở trẻ dưới 18 tháng tuổi được làm xét nghiệm PCR tại 29 tỉnh, giai đoạn 2010- 2012. 2015.

170. 360, F., Đánh giá dịch vụ chăm sóc tại nhà và tại cộng đồng cho người nhiễm HIV tại Nam Định và Nghệ An. 2014.

171. Lắk, T.t.P.c.H.A.t.Đ., Đánh giá hiệu quả việc triển khai biện pháp tư vấn nhóm cho người nhiễm HIV đang điều trị tại các phòng khám ngoại trú tỉnh Đắk Lắk năm 2013-2014. 2014.

172. Tiêu Thị Thu Vân, N.T.H., Nguyễn Thị Thúy Ngà, Đinh Quốc Thông, Lê Thị Ngọc Diệp, Mai Thị Hoài Sơn, Nguyễn Thị Thu Thảo, Văn Hùng, Đánh giá kết quả lồng ghép điều trị ARV và Methadone tại cơ sở y tế tuyến quận, huyện ở TP.HCM giai đoạn 2013 – 2015. 2015.

173. Lan, L.T., et al., Đánh giá kết quả phân tích và sử dụng số liệu sẵn có trong theo dõi và cải thiện chất lượng chương trình chăm sóc điều trị HIV/AIDS tại Hà Nội năm 2010-2011. Tạp chí Y học Thực Hành, 2013. 859(2): p. 38-40.

174. Metzger, D., et al., Điều trị lồng ghép nghiện và HIV: Điều trị thay thế bằng buprenorphine/naloxone -Bước đầu áp dụng tại Việt Nam. 2015.

35

Page 35: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

175. Kato, M., Hiệu quả của việc mở rộng phương pháp điều trị của thuốc kháng HIV và dự phòng lồng ghép ở Việt Nam: Hướng tới không có ca nhiễm HIV mới. 2013.

176. Giang, Đ.H., Đ.T.T. Toàn, and L.T.T. Xuân, Hỗ trợ, chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV tại các câu lạc bộ người có "H" tỉnh Thái Bình năm 2013. Tạp chí Y học Dự phòng, 2014. 7(156).

177. Bui Duc Duong, V., Viet Nam Administration of HIV/AIDS Control, Improvement of HIV treatment services and leadership through implementation of quality improvement structures and processes in Vietnam. 2013.

178. West, G., Improving the Cascade the HIV Cascade of Services In Vietnam. 2013.179. Cosimi, L., et al., INTEGRATING HIV CARE AND TREATMENT INTO THE

GENERAL HEALTH SYSTEM – A PILOT MODEL IN HO CHI MINH CITY. 2013.

180. T. Van, P.B., V. Hung, M. Son, L. Giang, P. Hieu, S. Rangarajan, N. Nhu, T. Danh, B. Hien, INTEGRATION OF METHADONE MAINTENANCE TREATMENT (MMT) WITH HIV SERVICES IN HO CHI MINH CITY VIETNAM. 2013.

181. Học, L.V. and N.T. Long, Kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhân Ái - 2012. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 346-350.

182. Lê Văn Học, N.T.L., Kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS. t/c Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2012. Năm 2012 - Tập 16 - Số 4.

183. Võ Thị Mộng Hiền, T.T.T.V., Lê Linh-Vi, Lê Thanh Phong, Nguyễn Thị Thúy Ngà, Drew Baughman, Marta Ackers, Michelle McConnell, Liên kết chuyển gửi từ chương trình xét nghiệm HIV đến chăm sóc điều trị ARV: các yếu tố thất bại đăng ký điều trị và các yếu tố liên quan giữa người nhiễm mới HIV đến chăm sóc điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2015.

184. 360, U.S.T.F., Nghiên cứu hoàn tất mô hình đa bậc chăm sóc và điều trị ARV tại Việt Nam. 2014.

185. Bình, T.t.p.c.H.A.T., Nghiên cứu thực trạng chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và cộng đồng của các câu lạc bộ người có HIV tỉnh Thái Bình, năm 2013. 2013.

186. Giang, Đ.H., L.T.T. Xuân, and Đ.T.T. Toàn, Nghiên cứu thực trạng chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV tại nhà và cộng đồng của các câu lạc bộ người nhiễm HIV tỉnh Thái Bình năm 2013. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, 2014. 3(7): p. 76.

187. Thường, P.H. and Đ.N. Sỹ, Nhận xét hiệu quả mô hình chăm sóc điều trị và quản lý người bệnh Lao/HIV tại Bệnh viện Phổi Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 366-369.

188. T.T.M. Nguyen, M.K., N.T. Do, D.D. Bui, H.H. Nguyen, D.T. Nguyen, T.V. Nguyen, H.X. Le, Outcome of Pre-Art and Art Management at 83 Sites in 51 Provinces in Viet Nam. 2013.

189. Nguyễn Thanh Liêm, T.M.P.v.c., Võ Thị Tuyết Nhung, ĐặngThị Nhật Vinh, Sinh viên y khoa thực tập tại các phòng khám ngoại trú HIV giúp giảm kỳ thị phân biệt đối xử. 2015.

190. Hương, N.T., Sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số bệnh viện tỉnh Hòa Bình năm 2013. 2014.

191. Trúc, N.T., Sự hài lòng của nhân viên y tế trong chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số cơ sở y tế của tỉnh Nghệ An năm 2014. 2014.

192. Thắng, N.H., N.D. Luật, and N.T. Hương, Sự hài lòng vủa nhân viên Y tế chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số bệnh viện, tỉnh Hoà Bình năm 2013. Tạp chí Y học Dự phòng, 2014. 7(156).

36

Page 36: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

193. Nguyễn Đức Huỳnh, Đ.Đ.H., Nguyễn Xuân Bái, Thực trạng quản lý thai nghén và kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm HIV/AIDS ở phụ nữ mang thai tại một huyện và một thành phố tỉnh Thái Bình năm 2013. 2015.

194. Định, N.V., et al., Thực trạng tư vấn chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng tỉnh Nghệ An năm 2012. Tạp chí Y học Dự phòng, 2014. 8(157).

195. Anh, N.T., Thực trạng và nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú trung tâm y tế quận Tây Hồ. 2014.

196. Quận, P., Trị liệu bằng Interferon Anpha hướng tới cải thiện điều trị nhiễm HIV. Tạp chí Hội truyền nhiễm Việt Nam, 2013. 4: p. 70.

197. Chung, N.Đ. and N.Đ. Vinh, Xây dựng và đề xuất sử dụng thường quy bảng hỏi PC-09 trong công tác thực hành chăm sóc giảm nhẹ người bệnh HIV/AIDS. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 286-291.

198. Streatfield, P.K., et al., Cause-specific childhood mortality in Africa and Asia: evidence from INDEPTH health and demographic surveillance system sites. Glob Health Action, 2014. 7: p. 25363.

199. Lee, S.J., et al., Challenges facing HIV-positive persons who use drugs and their families in Vietnam. AIDS Care, 2015. 27(3): p. 283-7.

200. Chokephaibulkit, K., et al., Characterizing HIV manifestations and treatment outcomes of perinatally infected adolescents in Asia. Pediatr Infect Dis J, 2014. 33(3): p. 291-4.

201. Hiền, P.B., et al., Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng trên những bệnh nhân HIV/AIDS tử vong tại Hà Nội năm 2010 - 2012. Tạp chí Y học Dự phòng, 2013. 3(139).

202. Học, L.V., Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân AIDS tử vong tại Bệnh viện Nhân Ái. 2013.

203. Lâm, N.T., ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG LAO PHỔI Ở BỆNH NHÂN AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƢƠNG. TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ, 2013. SỐ 1-2013.

204. Bảo, D.Q., Đặc điểm lâm sàng, miễn dịch, gánh nặng bệnh tật của bệnh nhân HIV/AIDS đăng ký điều trị tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Đống Đa năm 2013. 2014.

205. Long, N.T. and L.V. Học, Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân AIDS tử vong tại Bệnh viện Nhân Ái. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 71-75.

206. Streatfield, P.K., et al., HIV/AIDS-related mortality in Africa and Asia: evidence from INDEPTH health and demographic surveillance system sites. Glob Health Action, 2014. 7: p. 25370.

207. Celentano, D.D., Increased survival among HIV-infected people who inject drugs (PWID): results of a randomized controlled trial of a multi-level HIV risk and stigma reduction intervention in Vietnam. 2014.

208. Lim, T., et al., Individual-level socioeconomic status and community-level inequality as determinants of stigma towards persons living with HIV who inject drugs in Thai Nguyen, Vietnam. J Int AIDS Soc, 2013. 16(3 Suppl 2): p. 18637.

209. Mizushima, D., et al., Low body weight and tenofovir use are risk factors for renal dysfunction in Vietnamese HIV-infected patients. A prospective 18-month observation study. J Infect Chemother, 2014. 20(12): p. 784-8.

210. Messersmith, L.J., et al., Many people know the law, but also many people violate it': discrimination experienced by people living with HIV/AIDS in Vietnam–results of a national study. Glob Public Health, 2013. 8 Suppl 1: p. S30-45.

37

Page 37: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

211. Cường, Đ.D., et al., Nghiên cứu tỷ lệ và nguyên nhân tử vong bệnh nhân HIV tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Truyền Nhiễm Việt Nam, 2014. Số đặc biệt Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và hiv/aids toàn quốc năm 2014: p. 103.

212. Bảo, D.Q., P.B. Hiền, and N.T. Minh, Nhận xét 93 bệnh nhân tử vong do AIDS tại bệnh nhân Đống Đa trong giai đoạn 2010-2012. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2013. 03: p. 66.

213. Thủy, C.T.T. and Đ.T. Đạt, Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có thai nhiễm HIV tại khoa khám bệnh bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Tạp chí Y học Thực Hành, 2012. 825(6): p. 157-160.

214. Chính, N.Đ., et al., Nhận xét tình hình bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức trong 2010 - 2012. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 342-346.

215. Long, Đ.T., Nhận xét tình trạng thiếu máu trên bệnh nhân HIV/AIDS. 2013.216. Phinney, H.M., et al., Obstacles to the 'cleanliness of our race': HIV, reproductive risk,

stratified reproduction, and population quality in Hanoi, Vietnam. Crit Public Health, 2014. 24(4): p. 445-460.

217. Rudolph, A.E., et al., Perceptions of community- and family-level injection drug user (IDU)- and HIV-related stigma, disclosure decisions and experiences with layered stigma among HIV-positive IDUs in Vietnam. AIDS Care, 2012. 24(2): p. 239-44.

218. Maradik Harris, L. and B.J. Kim, Problem-Focused Coping: Skipped-Generation Caregivers Affected by HIV/AIDS in Vietnam. Qual Health Res, 2014. 24(8): p. 1048-1056.

219. Tran, B.X., A. Ohinmaa, and L.T. Nguyen, Quality of life profile and psychometric properties of the EQ-5D-5L in HIV/AIDS patients. Health Qual Life Outcomes, 2012. 10: p. 132.

220. Rangarajan, S., et al., Risk factors for delayed entrance into care after diagnosis among patients with late-stage HIV disease in southern Vietnam. PLoS One, 2014. 9(10): p. e108939.

221. Nambiar, D., et al., Tabula diptycha: differential HIV knowledge, stigma and intended behavioural outcomes amongst visitors at Vietnam's Pain and Hope exhibition. Glob Public Health, 2013. 8 Suppl 1: p. S46-60.

222. Phương, T.M. and P.T. Hoa, Tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành nhiễm HIV. Tạp chí Y học Thực Hành, 2013. 872(6): p. 51-52.

223. Maradik Harris, L., et al., Working in partnership with interpreters: studies on individuals affected by HIV/AIDS in Vietnam. Qual Health Res, 2013. 23(10): p. 1408-18.

224. Thư, H.H.K., et al., Đáp ứng vi rút học và HIV kháng thuốc sau 12 và 24 tháng điều trị ARV phác đồ I tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2014. 01(5): p. 47.

225. Pham, Q.D., et al., Pretreatment HIV-1 drug resistance to first-line drugs: results from a baseline assessment of a large cohort initiating ART in Vietnam, 2009-10. J Antimicrob Chemother, 2015. 70(3): p. 941-7.

226. Nghĩa, K.V., Giám sát ngưỡng HIV kháng thuốc 2012. 2013.227. T. Hoang Khanh Huynh, L.T.X.T., A. Que Luong, T. Tran, HIV DRUG

RESISTANCE AFTER 12 AND 24 MONTHS UNDER 1ST LINE ARV IN HOCHIMINH CITY, VIETNAM. 2013.

228. Vũ Quốc Đạt, Đ.T.N., Nguyễn Hữu Hải, Trương Thị Xuân Liên, HIV kháng thuốc do mắc phải ở người trưởng thành nhiễm HIV điều trị ARV ít nhất 36 tháng tại Việt Nam. 2015.

38

Page 38: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

229. Thái, N.Q., HIV kháng thuốc và mục tiêu 90-90-90: hướng tới một chiến lược bền vững. 2015.

230. Baker, K.S., et al., Intercontinental dissemination of azithromycin-resistant shigellosis through sexual transmission: a cross-sectional study. Lancet Infect Dis, 2015. 15(8): p. 913-21.

231. Tanuma, J., et al., Low prevalence of transmitted drug resistance of HIV-1 during 2008-2012 antiretroviral therapy scaling up in Southern Vietnam. J Acquir Immune Defic Syndr, 2014. 66(4): p. 358-64.

232. Minh, V.P.T.H.C., Nghiên cứu tình trạng kháng thuốc Antiretrovirus của HIV trên bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị ARV tại các nước Burkina Faso, Cameron, Bờ Biển Ngà, Mali, Senegal, Togo, Thái Lan và Việt Nam, 2012.

233. Minh, V.P.T.H.C., Ngưỡng kháng thuốc ARV ở người mới nhiễm HIV tại Việt Nam. 2012.

234. Tran, V.T., et al., No increase of drug-resistant HIV type 1 prevalence among drug-naive individuals in Northern Vietnam. AIDS Res Hum Retroviruses, 2012. 28(10): p. 1349-51.

235. Duc, N.B., et al., Surveillance of transmitted HIV drug resistance using matched plasma and dried blood spot specimens from voluntary counseling and testing sites in Ho Chi Minh City, Vietnam, 2007-2008. Clin Infect Dis, 2012. 54 Suppl 4: p. S343-7.

236. N. Thi Do, M.K., T. Thi Minh Nguyen, D.D. Bui, H.H. Nguyen, D.T. Nguyen, T.V. Nguyen, H.X. Le, Prevent the Emerging of HIV Drug Resistance through Early Warning Indicators in Vietnam. 2013.

237. HIV/AIDS, C.P.c., Theo dõi HIV kháng thuốc mắc phải ở Việt Nam. 2014.238. Nhàn, Đ.T., Theo dõi HIV kháng thuốc trên bệnh nhân điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại

một số cơ sở điều trị HIV/AIDS, 2009-2011. 2013.239. HIV/AIDS, C.p.c., Theo dõi sự xuất hiện của HIV kháng thuốc trong quá trình điều trị

và các yếu tố chương trình liên quan tại các điểm điểu trị trọng điểm ARV người lớn ở Việt Nam. 2013.

240. Vi, T.T., et al., Tỷ lệ kháng thuốc trên bệnh nhân HIV người lớn chưa điều trị ARV tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Tạp chí Truyền Nhiễm Việt Nam, 2014. Số đặc biệt Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và hiv/aids toàn quốc năm 2014: p. 102.

241. Vũ, B.Q., et al., Can thiệp tăng tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV được sàng lọc lao định kỳ tại phòng khám ngoại trú Kiến Xương Thái Bình. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 298-300.

242. Thư, Đ.A., et al., Chẩn đoán sớm bệnh lao màng não trên bệnh nhân không nhiễm và đồng nhiễm HIV. Tạp chí Hội truyền nhiễm Việt Nam, 2015. Số đặc biệt hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS toàn quốc năm 2015: p. 106.

243. Anh, P.T.V., Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu nhiễm nấm penicillium marneffei trên bệnh nhân HIV/AIDS tại bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng từ 2008-2014. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2015. 01(9): p. 60.

244. Lê Hồng Ngọc, L.H.V., Lê Văn Nhi, Phạm Long Trung, Đặc điểm vi khuẩn lao kháng với thuốc kháng lao hàng thứ nhất ở bệnh nhân lao phổi AFB (+)/HIV tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. T/c Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2012. Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012.

245. Anh, N.T., et al., Đánh giá hiệu quả kỹ thuật chẩn đoán lao nhanh ở bệnh nhân nhiễm HIV tại Hải Phòng năm 2011. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2013. Số đặc biệt Hội nghị khoa học truyền nhiễm và HIV toàn quốc: p. 59.

246. Suthar, A.B., Điều trị ARV giúp dự phòng Lao ở người nhiễm HIV. 2013.247. Tho, D.Q., et al., Influence of antituberculosis drug resistance and Mycobacterium

tuberculosis lineage on outcome in HIV-associated tuberculous meningitis. Antimicrob Agents Chemother, 2012. 56(6): p. 3074-9.

39

Page 39: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

248. Quý, N.T., Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi nhiễm HIV tại bệnh viện Lao - phổi Cần Thơ năm 2013 - 2014. 2014.

249. Linh, L.T.M., Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng của lao phổi có kèm HIV(+) tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi CT. 2013.

250. Quyết, Đ., M.X. Khẩn, and V.Đ. Phê, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tấn công bệnh nhân lao phổi AFB (+) đồng nhiễm HIV/AIDS tại bệnh viện 09 Hà Nội. Tạp chí Y học Thực Hành, 2012. 822(5): p. 127-131.

251. Laureillard, D., et al., Paradoxical tuberculosis-associated immune reconstitution inflammatory syndrome after early initiation of antiretroviral therapy in a randomized clinical trial. Aids, 2013. 27(16): p. 2577-86.

252. Nguyen, D.T., et al., Performance of Clinical Algorithms for Smear-Negative Tuberculosis in HIV-Infected Persons in Ho Chi Minh City, Vietnam. Tuberc Res Treat, 2012. 2012: p. 360852.

253. Ngô Thanh Bình, Đ.M.L., Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thể chẩn đoán bệnh lao trên bệnh nhân lao/HIV tại tỉnh Đồng Tháp. t/c Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2013. Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013.

254. Lan, N.T., et al., Randomised pharmacokinetic trial of rifabutin with lopinavir/ritonavir-antiretroviral therapy in patients with HIV-associated tuberculosis in Vietnam. PLoS One, 2014. 9(1): p. e84866.

255. Achhra, A.C., et al., Relationship between hyperglycemia and the risk of tuberculosis in Asian HIV-positive individuals in the antiretroviral therapy era: cohort study. J Acquir Immune Defic Syndr, 2014. 66(5): p. e108-11.

256. Lê Văn Học, L.V.H., Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thị Đức Giang, SỰ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH LAO Ở NHỮNG BỆNH NHÂN LAO/HIV-AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI. 2015.

257. Nguyễn Thị Bích Yến, N.H.L., Đồng Văn Ngọc, Nguyễn Huy Dũng, TÌNH HÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO/HIV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2006-2014). 2015.

258. Tô Mỹ Hương, v.c., Trương Hữu Khan2, Đỗ Châu Việt, Trần Ngọc Đường, Tỷ lệ tử vong ở trẻ em nhiễm HIV có triệu chứng nghi lao được thu dung vào nghiên cứu ANRS 12300 PAANTHER 01 tại Vietnam. 2015.

259. Lê Hùng Thái, M.M.A., Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Thị Bích Yến, Trần Thịnh, Đồng Văn Ngọc, Xu hướng kết quả điều trị bệnh nhân lao theo tình trạng HIV tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 2010-2013. 2015.

260. Maek, A.N.W., A. Avihingsanon, and P.J. Ohata, Challenges in Providing Treatment and Care for Viral Hepatitis among Individuals Co-Infected with HIV in Resource-Limited Settings. AIDS Res Treat, 2012. 2012: p. 948059.

261. Dung, N.T.H., Chỉ định điều trị và cập nhật các thuốc điều trị viêm gan vi rút C cho người nhiễm HIV. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2015. số đặc biệt hưởng ứng ngày viêm gan thế giới 28 tháng 7 năm 2015.

262. Anh, Đ.T., Đánh giá thay đổi enzym gan, bilirubin ở bệnh nhân đồng nhiễm HIV-HCV sau điều trị bằng D4T/3TC/NVP hoặc D4T/3TC/EFV. Tạp chí Y học Thực Hành, 2013. 858(2): p. 8-12.

263. Ngô Thanh Bình, Đ.M.L., Đánh giá viêm gan và dị ứng do thuốc lao ở bệnh nhân lao/HIV. t/c Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2013. Năm 2013 - Tập 17 - Số 2.

264. Quang, V.M., et al., Đáp ứng ban đầu với vi rút viêm gan B ở bệnh nhân đồng nhiễm HBV/HIV điều trị phác đồ TDF/3TC/EFV tại thành phố Hồ Chí Minh (8/2013 – 7/2014). Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, 2014. 4(8): p. 60.

265. Trần Minh Thủy, Đ.T.H.T., Đáp ứng miễn dich của bệnh nhân HIV/AIDS với chủng ngừa viêm gan siêu vi B. t/c Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2013. Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013.

40

Page 40: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

266. Bùi Đức Dương, L.P.H., LêThị Hường, Lê Bạch Nguyệt Anh, Phạm Kim Dung, Nguyễn Quốc Thái, Điều tra thực trạng chăm sóc điều trị đồng nhiễm viêm gan virus B và C ở bệnhnhân HIV có tiêm chích ma túy ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vàHải Phòng. 2015.

267. Dương, B.Đ., et al., Điều tra thực trạng chăm sóc , điều trị đồng nhiễm viêm gan vi rút B và C ở bệnh nhân HIV có tiêm chích ma túy ở Hà Nội , Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. tạp chí Hội truyền nhiễm Việt Nam, 2015. Số đặc biệt hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS toàn quốc năm 2015: p. 103.

268. Aurpibul, L., et al., Prevalence and incidence of liver dysfunction and assessment of biomarkers of liver disease in HIV-infected Asian children. Pediatr Infect Dis J, 2015. 34(6): p. e153-8.

269. Dung, P.T.N., Thực trạng điều trị và các yếu tố liên quan đến điều trị viêm gan vius C của người bệnh đồng nhiễm HIV-HCV ngoại trú tại bệnh viện nhiệt đới Trung ương. 2013.

270. Dung, P.T.N. and N.V. Kính, Tỷ lệ được điều trị và một số yếu tố liên quan đến điều trị viêm gan vi rút C của người bệnh đồng nhiễm HIV-HCV ngoại trú tại bệnh viện bệnh Nhiệt đới trung ương. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2014. 01(5): p. 51.

271. Lâm, N.V., et al., Căn nguyên gây viêm phổi trên trẻ nhiễm HIV điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2010 - 2011. Tạp Chí Nghiên Cứu Y học, 2012(3.1).

272. Lâm, N.T., N.V. Kính, and N.T. Anh, Căn nguyên, lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi do vi khuẩn ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị tại bệnh viên Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2013. Số đặc biệt Hội nghị khoa học truyền nhiễm và HIV toàn quốc: p. 52.

273. Bình, N.T., Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi do Pneumocystis Jiroveci trên bệnh nhân HIV/AIDS tại bệnh viện nhiệt đới trung ương 2011 - 2013. 2013.

274. Nguyễn Anh Tuấn, P.H.N.D., Khảo sát hình ảnh viêm phổi trên chụp X-quang cắt lớp điện toán ở bệnh nhi nhiễm HIV. t/c Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2013. Năm 2013 - Tập 17 - Số 1.

275. Tuấn, N.A., Khảo sát hình ảnh viêm phổi trên chụp X quang cắt lớp điện toán ở bệnh nhi nhiễm HIV. 2012.

276. Lâm, N.V. and P.N. An, Nghiên cứu căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi do vi rút ở trẻ em nhiễm HIV. Tạp chí Truyền Nhiễm Việt Nam, 2014. Số đặc biệt Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và hiv/aids toàn quốc năm 2014: p. 74, 75.

277. Lâm, N.V., Nghiên cứu tác nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em nhiễm HIV. 2015.

278. Nguyễn Văn Lâm, P.N.A., Nghiên cứu viêm phổi do Pneumocystis Jiroveci trên bệnh nhi HIV/AIDS tại bệnh viện Nhi trung ương. t/c y học Việt Nam, 2013. tập 411, tháng 10 số 2 ,2013.

279. Lâm, N.V. and P.N. An, Nhận xét về căn nguyên viêm phổi trên trẻ nhiễm HIV điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2010-2012. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 243-246.

280. Hải, N.M., Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm trùng hô hấp ở bệnh nhân HIV/AIDS. 2014.

281. Cúc, N.T., Đánh giá tình hình chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS có bệnh lý đường tiêu hóa tại bệnh viện nhiệt đới trung ương. 2014.

282. Anh, N.T., Kết quả điều trị các nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân HIV/AIDS tại trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương. Tạp chí Hội truyền nhiễm Việt Nam, 2014. 2(6): p. 60.

41

Page 41: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

283. Thư, N.K., et al., Mối liên quan với nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương. Tạp chí Y học Thực Hành, 2012. 841(9): p. 65-67.

284. Hoàng, Đ.M., Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá hiệu quả điều trị bệnh do CMV trên bệnh nhân HIV/AIDS tại bệnh viện nhiệt đới trung ương (2010 - 2014). 2014.

285. Long, N.T., L.V. Học, and CS, Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm Cryptosporidium đường ruột ở bệnh nhân HIV/AIDS tại bệnh viện Nhân Ái (10/05/2012 - 30/06/2013). Tạp chí Truyền Nhiễm Việt Nam, 2014. Số đặc biệt Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và hiv/aids toàn quốc năm 2014: p. 77.

286. Anh, Đ.T., Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm Microsporidia đường ruột ở bệnh nhân HIV/AIDS. Tạp chí Y học Thực Hành, 2012. 851(11): p. 57-60.

287. Chinh, H.T., Thực trạng sâu răng ở bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị tại trung tâm y tế Từ Liêm, Hà Nội. 2013.

288. Mizushima, D., et al., WHO antiretroviral therapy guidelines 2010 and impact of tenofovir on chronic kidney disease in Vietnamese HIV-infected patients. PLoS One, 2013. 8(11): p. e79885.

289. Beardsley, J. and T. Le, Antiretroviral penetration into the CNS and incidence of AIDS-defining neurologic conditions. Neurology, 2015. 84(6): p. 632.

290. Cúc, N.T.K., et al., Viêm não do ToxoPlasma Gondii trên bệnh nhân AIDS người lớn tại BV Bệnh Nhiệt đới. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 303-306.

291. Larsson, M., et al., Clinical characteristics and outcome of Penicillium marneffei infection among HIV-infected patients in northern Vietnam. AIDS Res Ther, 2012. 9(1): p. 24.

292. Day, J., et al., CryptoDex: a randomised, double-blind, placebo-controlled phase III trial of adjunctive dexamethasone in HIV-infected adults with cryptococcal meningitis: study protocol for a randomised control trial. Trials, 2014. 15: p. 441.

293. Phạm Nhật An, Đ.T.T.H., Nguyễn Phương Thảo, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của nhiễm nấm Penicillium Marneffei trên bệnh nhân HIV/AIDS từ 2007-2012 tại khoa truyền nhiễm - bệnh viện Nhi trung ương. t/c y học Việt Nam, 2013. tập 411 tháng 10 số 2, 2013.

294. Anh, N.T., Đặc điểm lâm sàng, XQuang phổi ở bệnh nhân đồng nhiễm Lao/HIV điều trị nội trú tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hải Dương năm 2007 - 2011. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 889+890(Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV): p. 224-229.

295. Bulterys, P.L., et al., Environmental predictors and incubation period of AIDS-associated penicillium marneffei infection in Ho Chi Minh City, Vietnam. Clin Infect Dis, 2013. 56(9): p. 1273-9.

296. Son, V.T., P.M. Khue, and M. Strobel, Penicilliosis and AIDS in Haiphong, Vietnam: evolution and predictive factors of death. Med Mal Infect, 2014. 44(11-12): p. 495-501.

297. Khoa, Đ.M., Đặc điểm bệnh da, các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở người nhiễm HIV/AIDS tại trung tâm da liễu Hải Phòng. 2014.

298. Nguyễn Văn Tiến, et al., Một số nhận xét tổn thương sát sẩn trên da liên quan số lượng tế bào T-CD4 và nguy cơ nhiễm nấm P.marneffei trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Bạch Mai 2011-2014. Tạp chí Truyền Nhiễm Việt Nam, 2014. Số đặc biệt Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và hiv/aids toàn quốc năm 2014: p. 79.

42

Page 42: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

299. Bách, P.N., Khảo sát tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bn nhiễm HIV/Aids tại BV đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2013. 2014.

300. Thái, N.Q., Rối loạn nhận thức thần kinh do HIV: những điểm cập nhật. Tạp chí hội truyền nhiễm Việt Nam, 2013. Số đặc biệt Hội nghị khoa học truyền nhiễm và HIV toàn quốc: p. 60.

301. Dương Thúy Anh, Nguyễn Thanh Long, and Nguyễn Thị Thùy Dương, Phân tích chi phí-hiệu quả điều trị HIV/AIDS theo mức CD4 tại một số tỉnh, thành phố Việt Nam. Tạp chí Y học Dự phòng, 2013. 5(141).

302. Eaton, J.W., et al., Health benefits, costs, and cost-effectiveness of earlier eligibility for adult antiretroviral therapy and expanded treatment coverage: a combined analysis of 12 mathematical models. Lancet Glob Health, 2013. 2(1): p. 23-34.

303. Trần Thị Nga, et al., Thực trạng nhân lực của hệ thống phòng chống HIV tuyến tỉnh và huyên năm 2013. Tạp chí Y học Dự phòng, 2014. 7(156).

304. Nhung, N.T.H., Thực trạng nhân lực và đào tạo cán bộ của 4 trung tâm phòng, chống HIV/AIDS khu vực nam bộ năm 2013 và một số yếu tố liên quan. 2014, Đại học Y Hà Nội.

305. Phan Thị Thu Hương, C.T.H.C., Đỗ Hữu Thủy, Nguyễn Văn Hùng và cs, THỰC TRẠNG NHÂN LỰC VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO CHO CÁN BỘ ĐANG CÔNG TÁC TRONG HỆ THỐNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI 10 TỈNH, in Hội nghị HIV 2015, c.H.A. Cục Phòng, Bộ Y tế, Editor. 2015.

306. Phương, N.T., The situation on Human Resources and staff training of four provincial HIV/AIDS centres in Northern Vietnam and some related factors. 2014, Đại học Y hà nội.

307. Nguyễn Văn Huy, et al., Nhân lực của hệ thống phòng chống HIV/AIDS địa phương năm 2013 Kết quả từ một nghiên cứu định tính. Tạp chí Y học Dự phòng, 2014. 7(156).

308. Nguyễn Hữu Thắng, N.D.L., Ngô Thu Hương, SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TỈNH HÒA BÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, in Hội nghị HIV 2015, t.Đ.h.Y.H.N. Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế Công cộng, Cử nhân Y tế công cộng, trường đại học Y Hà Nội, khóa 2009-2014, Editor. 2015.

309. Hương, N.T., Sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số bệnh viện tỉnh Hòa Bình năm 2013. 2014, Đại học Y hà nội.

310. Trúc, N.T., Sự hài lòng của nhân viên y tế trong chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số cơ sở y tế của tỉnh Nghệ An năm 2014. 2014, Đại học Y Hà Nội.

311. Dương Thuý Anh, Nguyễn Thanh Long, and Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Mô hình quản lý điều trị HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam. Tạp chí Y học Dự phòng, 2014. 10(159).

312. T.T.M. Nguyen, N.T.D., D.D. Bui, H.H. Nguyen, D.T. Nguyen, T.V. Nguyen, H.X. Le, M. Kato (Vietnam) Outcome of Pre-Art and Art Management at 83 Sites in 51 Provinces in Viet Nam ICAAP 2013.

313. Ha, P.N., et al., HIV-related stigma: Impact on healthcare workers in Vietnam. Glob Public Health, 2013. 8 Suppl 1: p. S61-74.

314. Pham, H.N., et al., Stigma, an important source of dissatisfaction of health workers in HIV response in Vietnam: a qualitative study. BMC Health Serv Res, 2012. 12: p. 474.

315. T. Pollack, D.C., T. Le, H.D.L. Nguyen, L.T. Nguyen, T.Q. Nguyen, H.D. Phung, L. Cosimi, H. Libman (Vietnam), Reducing Stigma and Discrimination against PLWH among Health Care Workers in Vietnam through CME ICAAP 2013.

316. (Vietnam), H.B.T., HOW SELF-STIGMA AND SELF-ISSUES AFFECT TO HIV SERVICES/INTERVENTIONS AMONG MSM AND TG IN VIETNAM ICAAP 2013.

43

Page 43: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

317. Oldenburg, C.E., et al., Stigma related to sex work among men who engage in transactional sex with men in Ho Chi Minh City, Vietnam. Int J Public Health, 2014. 59(5): p. 833-40.

318. Closson, E.F., et al., The balancing act: exploring stigma, economic need and disclosure among male sex workers in Ho Chi Minh City, Vietnam. Glob Public Health, 2015. 10(4): p. 520-31.

319. Bs. Lg.Trịnh Thị Lê Trâm, T.V.T.H.H., BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 8 NĂM THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS) VỀ CHỐNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV, in Hội nghị HIV 2015. 2015.

320. Amon, J., et al., Compulsory drug detention centers in China, Cambodia, Vietnam, and Laos: health and human rights abuses. Health Hum Rights, 2013. 15(2): p. 124-37.

321. C. Lin, N.T.H., N.A. Tuan, L.A. Tuan, L. Li (China) LEGAL PROBLEMS AMONG INJECTING DRUG USERS IN VIETNAM ICAAP 2013.

322. Dao, A., et al., Social science research on HIV in Vietnam: a critical review and future directions. Glob Public Health, 2013. 8 Suppl 1: p. S7-29.

323. Kuse, N., et al., Different Effects of Nonnucleoside Reverse Transcriptase Inhibitor Resistance Mutations on Cytotoxic T Lymphocyte Recognition between HIV-1 Subtype B and Subtype A/E Infections. J Virol, 2015. 89(14): p. 7363-72.

324. Ngo, S.T., et al., Estimation of the Binding Free Energy of AC1NX476 to HIV-1 Protease Wild Type and Mutations Using Free Energy Perturbation Method. Chem Biol Drug Des, 2015.

325. Pollock, N.R., et al., Field evaluation of a prototype paper-based point-of-care fingerstick transaminase test. PLoS One, 2013. 8(9): p. e75616.

326. Takiguchi, M., et al., Nghiên cứu miễn dịch học trên các bệnh nhân nhiễm HIV chưa điều trị ARV tại bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương cho mục đích thử nghiệm vắc xin. Tạp chí Hội truyền nhiễm Việt Nam, 2015. Số đặc biệt hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS toàn quốc năm 2015: p. 120.

327. Trinh, Q.D., et al., Short communication: Drug resistance mutations in the HIV type 1 protease and reverse transcriptase genes in antiretroviral-naive Vietnamese children. AIDS Res Hum Retroviruses, 2012. 28(10): p. 1305-7.

44

Page 44: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

PHỤ LỤC

THAM KHẢO MỘT SỐ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU ƯU TIÊN CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ kết quả rà soát các nghiên cứu và những tồn tại, thiếu hụt trong nghiên cứu về phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với các đơn vị liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước xác định một số chủ đề nghiên cứu ưu tiên cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 nhằm cung cấp cho các đơn vị, tổ chức, các nhân triển khai công tác nghiên cứu tham khảo và ứng dụng khi quyết định lựa chọn các đề tài nghiên cứu.

1. Lĩnh vực khoa học cơ bản và dịch tễ học

Vấn đề nghiên cứu

1.1. Ước tính và dự báoƯớc tính và dự báo HIV trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt các tỉnh trọng điểmNghiên cứu ước tính kích cỡ quần thể nguy cơ cao (nhóm NCMT, PNMD, MSM) Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm mới HIV và hành vi nguy cơ trong một số nhóm quần thể nguy cơ cao

1.2. Giám sát HIV/AIDS/STIsGiám sát trọng điểm (HSS)Nghiên cứu về hệ thống báo cáo ca bệnh để có thể đo lường được chính xác các chỉ số “% người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện, biết được tình trạng nhiễm HIV của mình”Nghiên cứu đánh giá việc ứng dụng công nghệ, cải tiến mô hình và quy mô trong việc giám sát trọng điểm, giám sát phát hiện

1.3. Dịch tễ họcNghiên cứu về tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội (lao màng não...), bệnh mãn tính, bệnh tâm thần của bệnh nhân điều trị ARV lâu dàiCác vấn đề phát sinh mới cần ưu tiên trong giai đoạn 2016-2020

45

Chi - VAAC, 03/14/17,
Đánh lại đầu mục cho thống nhất với chương chính. Cân nhắc bỏ phần này.
Page 45: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

2. Lĩnh vực can thiệp dự phòng

Vấn đề nghiên cứu

2.1. Tiếp cận quần thể nguy cơ cao

Nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm giảm tỉ lệ nhiễm mới, tập trung vào nhóm quần thể đích

Nghiên cứu Mô hình tiếp cận và dự phòng hiệu quả cho nhóm MSM và chuyển giới tại Việt Nam

Nghiên cứu về mô hình tiếp cận hiệu quả với đối tượng bạn tình/bạn chích của nhóm nguy cơ cao

2.2. Hỗ trợ điều trị nghiện chất

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Buprenorphin

Nghiên cứu các mô hình can thiệp, điều trị Methamphetamin trong nhóm MSM và phụ nữ mại dâm

Nghiên cứu nhu cầu và mô hình đào tạo cho cán bộ y tế xã/phường để hỗ trợ tiếp, duy trì và tuân thủ điều trị Methadone

Nghiên cứu xây dựng và đánh giá mô hình can thiệp tác động đến hành vi của người sử dụng ma túy và gia đình họ để tiếp cận, duy trì, tuân thủ điều trị Methadone

2.2. Tư vấn và xét nghiệm HIV (HTC)

Nghiên cứu về mô hình tiếp cận hiệu quả đối với các quần thể nguy cơ nhằm tăng số người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với xét nghiệm

Nghiên cứu đánh giá, kiểm soát chất lượng phòng xét nghiệm, Nghiên cứu đánh giá theo dõi chất lượng sinh phẩm (xét nghiệm 3 test nhanh, chọn sinh phẩm nào tốt?)

Nghiên cứu lồng ghép xét nghiệm HIV, viêm gan, giang mai

Nghiên cứu đánh giá triển khai thí điểm xét nghiệm HIV tại cộng đồng

Nghiên cứu về hệ thống cung ứng sinh phẩm để đưa ra phương án, mô hình tối ưu

2.3. Các đề xuất nghiên cứu ưu tiên khác

Nghiên cứu về mô hình ứng dụng dự phòng trước phơi nhiễm cho các nhóm quần thể có nguy cơ cao. Ví dụ: PrEP cho nhóm MSM, nhóm chuyển giới và viêm gan B mãn tính

Các vấn đề phát sinh mới cần ưu tiên trong giai đoạn 2016-2020

46

Page 46: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

3. Lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ và điều trị

Vấn đề nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu về thực trạng và rào cản tiếp cận dịch vụ điều trị

Nghiên cứu về rào cản tiếp cận dịch vụ điều trị của người được phát hiện nhiễm HIV

Nghiên cứu rào cản khiến bệnh nhân giảm tuân thủ điều trị, xây dựng hệ thống hỗ trợ cộng đồng, xã hội, hệ thống y tế để người bệnh tuân thủ điều trị

Nghiên cứu xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được chẩn đoán sớm, thực trạng chuyển tiếp và kết nối phụ nữ mang thai vào điều trị và các yếu tố liên quan

3.2. Nghiên cứu về kết quả điều trị ARV

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS

Nghiên cứu nhằm tăng cường tỉ lệ MSM duy trì điều trị trong dịch vụ điều trị ARV

Nghiên cứu về chất lượng, hiệu quả dịch vụ điều trị và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị (tuân thủ/duy trì điều trị, tử vong, bỏ trị...)

Nghiên cứu xác định các nhóm bệnh nhân mất dấu và nguyên nhân

Nghiên cứu các đặc điểm nhân khẩu học, lâm sàng, các yếu tố liên quan đến điều trị ARV ảnh hưởng đến việc không ức chế tải lượng HIV

3.3. Nghiên cứu về mô hình cung cấp dịch vụ điều trị ARV

Nghiên cứu về độ bao phủ điều trị (trả lời câu hỏi bao nhiêu % người được phát hiện nhiễm HIV được đưa vào và duy trì điều trị)

Nghiên cứu về mô hình chuỗi cung ứng thuốc ARV đảm bảo đầy đủ, kịp thời

Các nghiên cứu về chi trả BHYT, cung ứng (miễn phí, trợ giá, xã hội hóa) thuốc ARV cho người nhiễm HIV, nghiên cứu về sức khỏe tâm thần liên quan đến HIV

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc triển khai cấp phát thuốc ARV tuyến xã/phường

Nghiên cứu đánh giá thực hành của cán bộ y tế trong việc theo dõi tuân thủ điều trị của bệnh nhân để điều chỉnh

3.4. Đồng nhiễm HIV và các bệnh khác

Nghiên cứu về quản lý, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội (lao màng não...), bệnh mãn tính, bệnh tâm thần của bệnh nhân điều trị ARV lâu dài

Nghiên cứu về phác đồ hiệu quả nhất cho điều trị HIV/AIDS bao gồm cả phác đồ điều trị đồng nhiễm (TB, HBV, HCV...)

3.5. Kháng thuốc

Nghiên cứu về tỉ lệ kháng ARV, ngưỡng kháng thuốc, chỉ số cảnh báo kháng thuốc sớm, kháng thuốc mắc phải và lây truyền

47

Page 47: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

Vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu về tỷ lệ HIV kháng thuốc ở: trẻ em, người đồng nhiễm, người điều trị ARV trên 5 năm

3.6. Đo tải lượng vi rút

Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới đo tải lượng vi rút

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy, độ đặc hiệu của các kỹ thuật đo tải lượng virus DBS (triển khai trên thực địa)

Nghiên cứu tăng cường tiếp cận xét nghiệm thường quy tải lượng virus

Nghiên cứu về phân vùng chuyển mẫu, xây dựng và thí điểm các mô hình hệ thống xét nghiệm, vận chuyển mẫu xét nghiệm đo tải lượng vi rút mở rộng, hiệu quả

Nghiên cứu về hệ thống, quản lý để đánh giá được chỉ số tỉ lệ bệnh nhân điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp và ổn định

Nghiên cứu đánh giá chất lượng, chi phí, hiệu quả testkit xét nghiệm đo tải lượng vi rút

Nghiên cứu về ức chế tải lượng virus thành công và các yếu tố liên quan

3.7. Các đề xuất nghiên cứu ưu tiên khác

Nghiên cứu giá trị xét nghiệm của G-expert trong chẩn đoán Lao, đặc biệt là Lao trẻ em

Các vấn đề phát sinh mới cần ưu tiên trong giai đoạn 2016-2020

48

Page 48: vaac.gov.vnvaac.gov.vn/Cms_Data/Contents/Vaac/Media/Documents/Q1... · Web viewBảo hiểm y tế HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HTC Tư vấn xét nghiệm

4. Lĩnh vực lãnh đạo và quản lý HIV/AIDS

Vấn đề nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu mô hình lồng ghép, kết nối các dịch vụ HIV/AIDSNghiên cứu xây dựng, đánh giá hiệu quả các mô hình đặc biệt là mô hình lồng ghép, kết nối các dịch vụ để tiết kiệm nguồn lực và tối đa hóa hiệu quả (từ dịch vụ xét nghiệm, chuyển tuyến điều trị, theo dõi điều trị ARV, methadone, chăm sóc tại nhà và cộng đồng), lồng ghép điều trị HIV và các điều trị khác (Lao/ STIs...)

4.2. Giai đoạn chuyển giao

Nghiên cứu mô hình dự phòng phù hợp với giai đoạn mới bị cắt giảm chi phí. VD: Nghiên cứu mô hình cung cấp BKT, BCS cho người nghiện chích ma túy và nhóm nguy cơ cao.

4.3. Phân tích Chi phí hiệu quả, đánh giá hiệu quả

Nghiên cứu đánh giá về chi tiêu cho chương trình HIV/AIDS hằng nămNghiên cứu phân tích chi phí hiệu quả về điều trị sớm HIV/AIDSĐánh giáchi phí hiệu quả để xác định các dịch vụ cốt lõi, phù hợp, phục vụ mục tiêu 90-90-90 khi nguồn lực cắt giảmĐánh giá hiệu quả các mô hình lồng ghép điều trị ARV, methadone, lao tại tuyến quận huyện

4.4. Xã hội hóa và huy động sự tham gia của cộng đồng

Nghiên cứu về cách thiết lập và những thách thức của các chương trình dựa vào cộng đồng giúp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong những can thiệp về HIV/AIDSNghiên cứu về mô hình xã hội hóa các dịch vụ, phân tích thị trường và khảo sát nhu cầu và khả chi trả về dịch vụ HIV/AIDS Nghiên cứu về chính sách và cơ chế để tăng cường sự tham gia của người nhiễm HIV vào bảo hiểm y tế nhằm tăng cường duy trì bền vững dịch vụ HIV/AIDSNghiên cứu hiệu quả, tính bền vững mô hình lồng ghép điều trị ARV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai (PMTCT) với BHYT tại tuyến xã, phườngNghiên cứu về tiếp thị thương mại, tiếp thị xã hội, các kênh phân phối dịch vụ HIV/AIDSNghiên cứu về kết hợp mô hình y tế công, tư trong phòng chống HIV/AIDS

4.5. Các đề xuất nghiên cứu khác

Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật (công nghệ thông tin...) để hỗ trợ tăng cường tiếp cận các dịch vụ HIV (can thiệp, dự phòng, điều trị).Nghiên cứu khoảng trống về nguồn nhân lực trong việc cung cấp các gói dịch vụ toàn diện tích cực để phục vụ cả 3 mục tiêu 90-90-90.Các vấn đề phát sinh mới cần ưu tiên trong giai đoạn 2016-2020

49