30
GVHD: Trần Nguyên Đán Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM 1. Khái niệm: Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Nếu muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm, thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Nói cách khác trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Đối tượng tham gia trục lợi: Người ngoài Công ty: Người được bảo hiểm, người thụ hưởng, nhà cung cấp dịch vụ (sửa chữa, y tế… ), các nhà quản lý, bên thứ ba; Bên mua bảo hiểm đưa ra thông tin sai lệch về bản thân, người được bảo hiểm, người thụ hưởng khi mua bảo hiểm; Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 1

VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bài viết nêu lên một số đặc điểm và giải pháp cho vấn đề trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam

Citation preview

Page 1: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM

1. Khái niệm:

Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện

Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì:

“Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính

khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại

bảo hiểm”.

Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được

thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Nếu muốn thực hiện được hành vi trục

lợi bảo hiểm, thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.

Nói cách khác trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham

gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.

Đối tượng tham gia trục lợi:

Người ngoài Công ty:

Người được bảo hiểm, người thụ hưởng, nhà cung cấp dịch vụ (sửa chữa, y tế… ),

các nhà quản lý, bên thứ ba;

Bên mua bảo hiểm đưa ra thông tin sai lệch về bản thân, người được bảo hiểm,

người thụ hưởng khi mua bảo hiểm;

Các nhà cung cấp dịch vụ: tăng mức sửa chữa, điều chỉnh lên mức không cần thiết,

lắp đặt, sử dụng thay thế các thiết bị, điều trị bệnh nhân với các loại thuốc, biện

pháp điều trị đắt đỏ;

Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng và người cung cấp

dịch vụ thống nhất tăng mức yêu cầu bồi thường;

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 1

Page 2: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

Bên mua bảo hiểm cấu kết với các đại lý hoặc cán bộ của công ty bảo hiểm cung

cấp thông tin sai lệch về người được bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm và các

khiếu nại đòi bồi thường.

Nội bộ Công ty (Cán bộ của Công ty bảo hiểm, đại lý bảo hiểm):

Nộp hoặc chấp nhận các hợp đồng ảo;

Chiếm đoạt phí bảo hiểm ( không nộp lại cho doanh nghiệp);

Chiếm đoạt tiền bồi thường ( không tra lại cho khách hàng);

Chấp nhận các điều kiện khiếu nai bồi thường ảo và chiếm đoạt số tiền bồi thường,

số tiền bảo hiểm dự kiến trả cho khách hàng;

Có những quan hệ bất chính với nhà cung cấp dịch vụ như tư vấn, các mối quan hệ

có thể dẫn đến các mâu thuẫn về lợi ích.

2. Thực trạng:

a) Tình hình trục lợi bảo hiểm ở các nước trên thế giới

Có một thực tế thị trường bảo hiểm càng phát triển mức độ trục lợi càng nghiêm trọng,

thủ đoạn càng tinh vị khiến cho việc điều tra, truy tố, xét xử càng trở nên khó khăn. Theo

đánh giá của tổ chức nghiên cứu về trục lợi ở Mỹ, nếu trục lợi bảo hiểm là một doanh

nghiệp thì doanh nghiệp này sẽ đứng đầu trong 500 công ty lớn nhất thế giới về doanh

thu theo kết quả xếp hạng của tạp chí Fortune. Dưới đây là tóm tắt mức độ trục lợi ở một

số nước trên thế giới.

Nước Tổn thất do trục lợi bảo hiểm gây ra

Nam Phi 8-35% số khiếu nại bảo hiểm được DNBH chi trả có dấu hiệu trục lợi,

thiệt hại 2-3 tỷ Rand (300-420 tỷ USD)

Đức 10-30% số phí bảo hiểm bị thất thoát do trục lợi trong khâu bồi thường

Thụy Sĩ 10% các quyền lợi bồi thường được chi trả cho các khiếu nại giả mạo

New Zeland 15% khiếu nại bồi thường có yếu tố trục lợi

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 2

Page 3: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

Mỹ - Tính các vụ đã phát hiện, mỗi năm tiền trục lơi bảo hiểm 96 tỷ USD =>

mỗi gia đình phải đóng thêm 200-300USD/năm

- Trên 1/3 khiếu nại về tai nạn xe cơ giới có yếu tố trục lợi

- ¼ vụ hỏa hoạn là do cố ý đốt nhà để nhận tiền bảo hiểm.

- Hằng năm, hộ gia đình trục lợi khoảng 30 tỷ USD, trục lợi BHYT 54 tỷ

USD

Canada 10-15% khiếu nại bồi thường được chi trả có dấu hiệu trục lợi. Trục lợi

BH làm tăng phí BH phi nhân thọ lên 1.3 tỷ USD mỗi năm

Ireland Tổn thất do trục lợi đối với ngành BH khoảng 100 triệu bảng.

Châu Âu Số tiền trục lợi hằng năm của 25 nước thành viên không dưới 8 tỷ euro.

Tương đương 2% doanh thu phí hằng năm.

(Nguồn: Tổng hợp từvietnamnet.vn)

b) Tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam:

Tình hình gian lận trong bảo hiểm ngày càng tăng về số lượng với những hình thức, thủ

đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp bảo hiểm lẫn

người tham gia bảo hiểm chân chính.

Trong đó, bảo hiểm xe cơ giới và con người là 2 lĩnh vực có số vụ trục lợi bảo hiểm

nhiều nhất và phức tạp nhất. Nguyên nhân là do có số đông người tham gia bảo hiểm và

có nhiều hồ sơ yêu cầu bồi thường nhất khiên các công ty bảo hiểm khó tổ chức giám

định chính xác nguyên nhân và mức độ thiệt hại của các hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc

chi trả. Ngoài ra, một lý do khác khiến cho hành vi trục lợi bảo hiểm xảy ra nhiều là do

quy định về thời gian thanh toán tiền bảo hiểm, do đó các công ty bảo hiểm không đủ thời

gian để giám định, kiểm tra tính xác thực của những hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc chi

trả.

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 3

Page 4: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

Hình thức trục lợi bảo hiểm phổ biến ở Việt Nam hiện nay:

Tự phá tài sản để nhận bảo hiểm.

Khai tăng số tiền tổn thất trong vụ tai nạn.

Lập hồ sơ hiện trường giả.

Kê khai thông tin không đầy đủ của khách hang hay khai sai khai khống tai nạn của

người tham gia bảo hiểm.

Trục lợi bảo hiểm đã và đang xảy ra ở nhiều nghiệp vụ trục lợi bảo hiểm. Trong việc cấp

đơn bảo hiểm do tính minh bạch chưa cao nên người tham gia bảo hiểm có xu hướng

muốn trục lợi. Do vô tình hay cố ý các nhân viên bảo hiểm ghi sai ngày tham gia bảo

hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá đầy đủ, chính xác mức độ nghiêm

trọng của rủi ro. Thêm vào đó là hiện tượng kê khia thông tin không đầy đủ của khách

hang hay khai sai, khai khống tai nạn của người tham gia bảo hiểm hoặc thông đồng giữa

người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với người có liên quan như : bác sĩ, y tá,

công an, những người làm chứng….Hay khách hàng tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty

bảo hiểm ở cùng một thời điểm để trục lợi ví dụ như vụ ông Nguyễn Văn U ở Hải Dương

tham gia bảo hiểm nhân thọ ở hai doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn với tổng số tiền

bảo hiểm trên 1 tỷ VNĐ, khi biết mình có căn bệnh nan y không thể chữa khỏi.

Một lĩnh vực cụ thể như trong hàng hóa xuất nhập khẩu tình hình trục lợi biểu hiện như

sau: hàng hóa được yêu cầu bảo hiểm trong quá trình vận chuyển nhưng chưa đóng phí

bảo hiểm. Khi biết hàng hóa đã về đến nơi an toàn thì khách hàng xin hủy bỏ hợp đồng

bảo hiểm để khỏi phải đóng phí. Thậm chí khách hàng biết có tổn thất hàng hóa rồi mới

đến mua bảo hiểm, thông đồng với cán bộ bảo hiểm để nhận bồi thường tổn thất.

Trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tàu thuyển trục lợi bảo hiểm thông qua hợp lí hóa

ngày và thời hiệu bảo hiểm. Thực tế còn tạo hiện trường giả các vụ tai nạn xe cơ giới,

chìm tàu, cố ý gây tai nạn trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm, gian lận đối

với người thứ 3: không bồi thường cho người thứ ba mặc dù đã nhận bảo hiểm.

 Một vụ việc điển hình về trục lợi bảo hiểm đã được phát hiện tại Công ty Cổ phần bảo

hiểm PJICO. Lẽ ra trước ngày 1-11-2002 (thời điểm tàu Hanjin rời cảng Sài Gòn đi

Hamburg) chủ hàng phải mua bảo hiểm cho lô hàng tôm của mình, nhưng mãi đến ngày

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 4

Page 5: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

11-11-2002 khi tàu bị hỏa hoạn tại Srilanka làm cho toàn bộ lô hàng tôm chở trên tàu bị

thiệt hại, đại diện cho chủ hàng mới đến PJICO để mua bảo hiểm cho lô hàng. Đây là

nguyên nhân tạo nên việc một số người có chức vụ của công ty đã “rút ruột” PJICO 3,8 tỉ

đồng và chia nhau.

Những thiệt hại có thể ước tính:

Đối với AAA, từ giữa 2011 đến giữa 2012, Phòng Điều tra của Công ty đã điều tra kết

luận trên 30 vụ trục lợi bảo hiểm lớn với số tiền trên 5 tỷ đồng. Đến nay, Phòng giám

định bồi thường tập trung của công ty đã phối hợp với một số cơ quan sở ngành xác

minh nguồn gốc đối với các khiếu nại với số tiền bồi thường từ 50 triệu đồng trở lên…

Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ 2007 - 2011, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm tại

thị trường Việt Nam bị phát hiện là 44.704 vụ, với tổng số tiền là hơn 410 tỷ đồng,

trong đó lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ là 3.973 vụ, với tổng số tiền là 149,95 tỷ đồng

và bảo hiểm nhân thọ là 40.731 vụ, với tổng số tiền là 261,812 tỷ đồng.

Hơn 8800 vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện mỗi năm.

Phần 2: PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM

1. Phân loại trục lợi bảo hiểm:

- Phân loại dựa trên cách thức trục lợi bảo hiểm:

+ Trục lợi mềm : Người mua bảo hiểm phóng đại tổn thất để được nhận tiền bồi thường

nhiều hơn.

+ Trục lợi cứng : Người mua bảo hiểm cố tình tạo ra tổn thất, hoặc thực hiện các hành vi

lừa dối chẳng hạn như cung cấp thông tin sai sự thật hoặc thiếu, bảo hiểm trùng, lập hồ sơ

khiếu nại nhiều lần,…để thu tiền bất hợp pháp từ công ty bảo hiểm.

- Phân loại dựa trên đối tượng bảo hiểm:

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 5

Page 6: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

+ Trục lợi bảo hiểm y tế: người thụ hưởng bảo hiểm y tế lạm dụng bảo hiểm y tế chẳng

hạn như: không có bệnh nhưng thường xuyên đi khám, cho người khác mượn thẻ bảo

hiểm để khám chữa bệnh, khám chữa bệnh trái tuyến, cơ sở y tế và cán bộ y tế nhận bệnh

nhân điều trị không đúng chỉ định, thống kê thêm vật tư, lạm dụng trang thiết bị đắt tiền,

+ Trục lợi bảo hiểm tài sản: các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản thực hiện các

hành vi lừa dối để hưởng quyền lợi tài chính lẽ ra không được hưởng hoặc hưởng ít hơn.

Chẳng hạn như : tài sản đã tổn thất mới mua bảo hiểm, bảo hiểm trùng tài sản, khai tăng

giá trị tài sản bảo hiểm, tự hủy hoại tài sản để nhận bảo hiểm, khai tăng giá trị tổn thất

trong vụ tai nạn, …

+ Trục lợi bảo hiểm nhân thọ: là các hành vi lừa dối để nhận tiền bất hợp pháp trong loại

hình bảo hiểm nhân thọ như người mua bảo hiểm cố ý không khai báo hoặc khai báo sai

tình hình sức khỏe của mình, các đại lý bảo hiểm cố tình chiếm đoạt phí bảo hiểm thu

được, đại lý và người mua bảo hiểm thông đồng với nhau để nhận tiền từ công ty bảo

hiểm, …

+ Trục lợi bảo hiểm xe cơ giới: đối với kiểu trục lợi này hành vi thường xảy ra nhất là

người mua bảo hiểm thông đồng với nhân viên bảo hiểm hợp thức hóa thời hạn với thời

gian xảy ra tai nạn, ngoài ra còn có những hành vi như cố tình tạo ra hiện trường tai nạn

xe cơ giới để nhận bồi thường, thay đổi tình tiết vụ tai nạn, khai tăng số tiền tổn thất, cố ý

gây tai nạn, lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần,…

+ Trục lợi bảo hiểm tai nạn, sức khỏe: đây là loại trục lợi thường hay xảy ra nhất với

những kiểu như: tham gia bảo hiểm khi đã xảy ra tai nạn, tham gia nhiều hợp đồng bảo

hiểm khi đã biết trước rủi ro, kê khai không đúng mức độ, nguyên nhân, tình tiết thương

tật, thông đồng với cơ quan liên quan tham gia đến qui trình chi trả bảo hiểm,…

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 6

Page 7: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

2. Hình thức trục lợi bảo hiểm

Trục lợi bồi thường;

Trục lợi phí bảo hiểm;

Trục lợi của nhà cung cấp dịch vụ.

Biểu hiện cụ thể của trục lợi bảo hiểm

Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai đều có những hành vi trục lợi bảo hiểm

đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khác

nhau cũng có nét khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức trục lợi bảo hiểm tập trung vào:

Hợp lý hoá ngày và hiệu lực bảo hiểm (trong bảo hiểm xe cơ giới và tàu thuyền,

…): Trường hợp tai nạn rồi mới tham gia bảo hiểm; Có tham gia bảo hiểm nhưng

tại thời điểm xảy ra tai nạn giấy chứng nhận bảo hiểm đã hết hiệu lực;

Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm: Hình thức trục lợi bảo hiểm này không

phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (máy móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn

thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng

bảo hiểm để được bồi thường hoặc được trả tiền bảo hiểm.

Ví dụ: Tàu biển đã bị đắm, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, chủ hàng mới đi mua bảo

hiểm. Thực tế cho thấy, có khi người bán bảo hiểm không biết là tàu đã bị đắm, nhưng

phần lớn là có sự “bắt tay… bẩn” với nhau để ghi ngày giao kết hợp đồng bảo hiểm

trước ngày xảy ra đắm tàu, làm cho hợp đồng bảo hiểm có giá trị pháp lý. Đúng ra là

hợp đồng này vô hiệu vì sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, đối tượng bảo hiểm (ở đây là hàng

hóa) không còn tồn tại (Điều 22, Luật Kinh doanh bảo hiểm).

Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng: Hợp đồng bảo hiểm

phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có sự kiện bảo

hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ

hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

Ví dụ: Một “Giấy chứng nhận bảo hiểm môtô-xe máy” có ghi thời hạn bảo hiểm:

24 tháng, từ 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2005 đến 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007. Nếu tai

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 7

Page 8: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

nạn cho người đi xe máy xảy ra ngày 29-9-2007 thì kẻ trục lợi bảo hiểm sẽ “đạo diễn”

sao cho tai nạn xảy ra trước 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007.

Thay đổi tình tiết vụ tai nạn (trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy, xây dựng

lắp đặt,…)

Lập hồ sơ giả: Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp

bảo hiểm và “bắt tay” với đường dây sửa chữa đối tượng bảo hiểm là tài sản như

phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị… Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối

tượng bảo hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa, mua vật

tư, phụ tùng…) với đầy đủ chữ ký thật, dấu thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng

chỉ có “sự thật” là… giả.

Tạo hiện trường giả, thay đổi đối tượng bảo hiểm (trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo

hiểm cháy, thiết bị điện tử, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi…) Trục lợi bảo hiểm theo

cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường như thật. Ví dụ: Giả vờ

bị mất cắp hàng hóa thì khóa cửa kho bị phá, niêm phong hầm hàng bị mở, mái

kho bị dỡ ra… Có trường hợp còn đóng kịch là bị cướp tài sản, bị trói, nhét giẻ

vào miệng; tự đốt nhà kho sau khi tẩu tán tài sản…, thay hàng hóa, phương tiện

vận chuyển bị hư hỏng nhưng không tham gia bảo hiểm bằng hàng hóa, phương

tiện vận chuyển có tham gia bảo hiểm để lập sơ đồ, bản ảnh, bản vẽ… nhằm hợp

lý hóa hồ sơ.

Ví dụ: như đánh tráo biển số của xe ôtô không tham gia bảo hiểm nhưng bị tai

nạn bằng biển số của xe có tham gia bảo hiểm nhưng không bị tai nạn… Trong bảo hiểm

nhân thọ, đã xảy ra việc tự gây thương tích như gẫy chân, tay, vỡ đầu… sau khi đã tham

gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm rất lớn, nhưng khi doanh nghiệp bảo hiểm nghi ngờ,

phối hợp với cảnh sát giao thông để dựng lại hiện trường tai nạn thì thấy không thể…

gẫy chân, tay, vỡ đầu được vì khai là do ngã xe máy mà xe và mặt đường không có một

vết xây sát nào và khai thời gian ngã vào giờ tan tầm mà lại không có ai trông thấy để

làm chứng.

Khai tăng số tiền tổn thất (phổ biến trong bảo hiểm tài sản, nhất là xe cơ giới và

trách nhiệm) Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 8

Page 9: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

ra để làm hư hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao

hơn, hoặc làm hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài

sản có trị giá lớn hơn. Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường,

nhưng làm cho tổn thất vượt quá mức miễn thường để được bồi thường.

Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quy định: “Mức miễn

thường là 0,35% trách nhiệm qua cân tại cảng”. Trên thực tế, trọng lượng hàng hóa bị

thiếu là 0,34% nên không được bồi thường. Bên mua bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm

qua việc “tìm cách” nâng con số này lên trên 0,35% để được bồi thường.

Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần (bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hoá vận

chuyển);

Ví dụ: Khách hàng mua bảo hiểm chiếc xe Huyndai Santafe ngày 11/8/2009 và đã

báo tai nạn ngày 16/8/2009 tại văn phòng đại diện của công ty bảo hiểm tại Đồng Nai.

Tổng thiệt hại ước tính lên đến 150 triệu đồng. Sau khi thụ lý hồ sơ của khách hàng văn

phòng đại diện đã chấp nhận bồi thường 150 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, chủ xe

tiếp tục nộp đơn đòi bồi thường tai văn phòng công ty tại tỉnh Khánh Hòa do đã móc

ngoặc với 1 nhân viên tại đó và cố tình che giấu không khai báo đầy đủ thông tin thực tế

nhắm mục đích chiếm đoạt thêm 1 lần nữa số tiền 150 triệu đồng.

Cố ý không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật hoặc khai báo không

trung thực các thông tin liên quan đến tình trạng sức khoẻ của bản thân trong hồ sơ

yêu cầu bảo hiểm hoặc trong hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, cụ thể là: người

được bảo hiểm đã mắc bệnh hiểm nghèo trước khi tham gia bảo hiểm nhưng

không khai báo; thậm chí, có trường hợp người được bảo hiểm đã chết, song thân

nhân vẫn mua bảo hiểm, kê khai khống mức tổn thất… Khai giảm tuổi so với tuổi

thực trong bảo hiểm nhân thọ để được giảm phí;

Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm ( trong bảo hiểm tài sản và trách

nhiệm…): Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ

cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều

tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ

biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật. Ví

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 9

Page 10: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

dụ như cố ý đánh đắm tàu biển trong một tình huống được tạo ra rất “hợp lý” (thời

tiết xấu, hỏng máy, cố ý đâm va…). Tất nhiên là kẻ trục lợi nắm vững mọi điều

khoản của hợp đồng bảo hiểm để chắc chắn rủi ro không nằm trong trường hợp

loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng để không bị từ chối

bồi thường. Kiểu trục lợi này “rất nguy hiểm”, với hậu quả nghiêm trọng về mặt

tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm khi có thông đồng giữa bên mua bảo hiểm và

những “con sâu” trong doanh nghiệp bảo hiểm để nâng giá trị tài sản được bảo

hiểm trước khi tham gia bảo hiểm.

Ví dụ: Một tàu biển trị giá 30 triệu đô-la, được “bắt tay” nâng lên 32 triệu đô-la;

sau đó tàu bị đắm rất “hợp lý” và “ngẫu nhiên”, số tiền bảo hiểm phải trả là 32 triệu

đô-la (gian lận 2 triệu đô-la!). Một cách làm khác là thay thế những thiết bị đắt tiền của

tài sản được bảo hiểm bằng những đồ “rởm” sau đó hủy hoại tài sản đó. Dĩ nhiên là số

tiền bồi thường sẽ được tính cho đồ “xịn” như khi tham gia bảo hiểm. Cách trục lợi này

thường xảy ra với các tài sản có giá trị cao, có lắp đặt thiết bị đắt tiền như tàu thủy, xe

chuyên dụng…

Trục lợi thông qua bảo hiểm trùng ( trong bảo hiểm tài sản) Bảo hiểm trùng là việc

bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở

lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), theo Luật Kinh doanh bảo hiểm thì khi

xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi

thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm

của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường

của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Khi xảy ra tổn thất cho tài sản mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và

trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm

không biết bên tham gia bảo hiểm đã “bắt cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm

mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản.

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 10

Page 11: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo

hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3

công ty phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ

đồng.

Gian lận đối với người thứ ba ( không bồi thường cho người thứ ba, mặc dù đã

nhận tiền bảo hiểm, hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường, song không

khai báo với doanh nghiệp bảo hiểm…).

Ví dụ: Chủ một chiếc xe Accura mua bảo hiểm ngày 28/12/2008 và báo tai nạn

xảy ra tại Lâm Đồng. Trong biên bản tai nạn được CA Lâm Đồng ký vào ngày 17/1/2009.

Toàn bộ thiệt hại của chiếc xe này khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi bắt người

gây tai nạn bồi thường 200 triệu đồng, chủ xe vẫn tiếp tục đòi công ty bảo hiểm bổi

thường thêm lần theo đúng hợp đồng đã ký kết. Do sơ suất của bộ phận giám định và

không được chủ xe cung cấp đầy đủ thông tin công ty bảo hiểm đã chấp nhận bồi thường

200 triệu. Thực tế chủ xe chỉ được nhận bồi thường 200 triệu từ bên thứ ba gây tại nạn

nhưng anh ta đã không khai báo thành thật và chiếm đoạt tồng cộng 400 triệu đồng.

Lợi dụng tính khó hiểu của hợp đồng, gài các điều khoản mà không thông báo,

giải thích hay cố tình không giải thích đầy đủ cho khách hàng, khi xảy ra thiệt hại

sử dụng các điều khoản để phủ nhận tính hợp lý trong việc bồi thường cho khách

hàng.

Bắt khách hàng chung chi ( tống tiền), hoặc các khoản tiền khác không có trong

thõa thuận hợp đồng trước khi chấp nhận bồi thường

Ví dụ: Tại một hệ thống của Công ty Bảo Minh – Bảo Minh Chợ Lớn, một số nhân

viên bảo hiểm đòi người được bồi thường phải “lại quả”, “khung bồi dưỡng” được định

giá sẵn với nhiều mức khác nhau. Chẳng hạn hồ sơ được bồi thường 100-200 triệu đồng

thì phải “bồi dưỡng” người giải quyết hồ sơ 10%, hồ sơ bồi thường mức thấp từ 1-2 triệu

đồng thì mức “bồi dưỡng” phải là 50%. Nhiều chủ xe muốn được giải quyết hồ sơ bồi

thường thuận lợi nên phải chấp nhận chi khoản “bồi dưỡng” này...

3. Nguyên nhân trục lợi bảo hiểm

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 11

Page 12: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

Nguyên nhân của trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ thì có nhiều, song tựu chung có

một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Do những khe hở của pháp luật, do tính răn đe về pháp luật đối với hành vi trục lợi

chưa cao và do thực hiện phát luật chưa nghiêm, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử

lý, nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận.

Do hệ thống quản trị, điều hành, thiết kế, bán sản phẩm, bồi thường của doanh

nghiệp bảo hiểm chưa tốt;

Do một số đại lý, cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp hoặc do yếu kém về năng lực

chuyên môn khi xét nhận bảo hiểm và giải quyết bồi thường bảo hiểm;

Nhận thức của một số người có ý đồ trục lợi về pháp kuật còn nhiều yếu kém, nhất

là những văn bản pháp quy về bảo hiểm. Nhiều người còn nhận thức rất mơ hồ vè

bảo hiểm và họ cho rằng quỹ bảo hiểm cũng giống như quỹ phúc lợi. Cho nên đã

có nhiều trường hợp nói sai sự thật để giúp nạn nhân nhận được quyền lợi bảo

hiểm,…

Khó khăn về địa lý: không gian địa lý cũng là nguyên nhân phát sinh gian lận bảo

hiểm. Đối với những vụ tổn thất xảy ra ở xa, hoang vắng, ít người qua lại ( trong

bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền,…) việc giữ nguyên hiện trường là rất khó do vậy

sự thay đổi tình tiết hiện trường có lợi cho người tham gia bảo hiểm dễ xảy ra.

Hạn chế trong công tác trao đổi thông tin thị trường: Thị trường bảo hiểm luôn sôi

động, phức tạp, tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên các doanh nghiệp

luôn giữ bí mật thông tin. Việc trao đổi những thông tin cần thiết về khách hàng

giữa các doanh nghiệp bảo hiểm là rất hạn chế. Vì vậy, một đối tượng tài sản nào

đó có thể tham gia bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm và khi tổn thất xảy ra

họ đã nhận được tiền bồi thường ở tất cả các công ty bảo hiểm.

Do lỗi vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm: họ có thể vô tình ghi sai ngày

tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm nên

đã không đánh giá đúng được mức độ trầm trọng của rủi ro. Cũng có thể nhân viên

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 12

Page 13: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

bao hiểm thông đồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm. Họ có thể đáng gái cao

mức độ tổn thất hoặc vạch đường đi nước bước cho khách hàng để lợi dụng các kẽ

hở về giấy tờ, thủ tục giám định, bồi thường nhằm trục lợi,…

Do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với

những người có liên quan như: y, bác sỹ, những người làm chứng trong các vụ tổn

thất…

4. Tác hại của trục lợi bảo hiểm

Theo đánh giá của Cục QLGS Bảo hiểm, tình hình gian lận trong bảo hiểm ngày càng

tăng về số lượng với những hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây thiệt

hại cho cả doanh nghiệp bảo hiểm lẫn người tham gia bảo hiểm chân chính. Tính riêng số

vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện trong giai đoạn 2007 - 2011 là hơn 44.000 vụ, với tổng

số tiền hơn 410 tỷ đồng.1 Tại các nước tiên tiến, trục lợi bảo hiểm cũng lên tới 10% số

tiền bồi thường. Tuy nhiên, tại Việt Nam năm 2010, chỉ thống kê ở 5 DN bảo hiểm2 có thị

phần lớn nhất thì trục lợi bảo hiểm đã vượt con số này.

a) Dẫn đến tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Dù có mức tăng trưởng doanh thu khá ấn tượng, nhưng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi

nhân thọ không thể vui với con số tăng trưởng này, vì lợi nhuận vẫn âm. Theo Cục Quản

lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), 8 tháng đầu năm 2012, tổng doanh thu phí bảo

hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ ước đạt 14.919 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ

năm 2011. Bà Đỗ Thị Kim Liên, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm AAA thừa nhận Bảo

hiểm AAA cũng đang chịu nhiều thách thức vì thua lỗ nhiều năm. Bảo hiểm AAA cho

biết, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo hiểm AAA trong 7 năm qua chiếm tới

62%. Công ty đã giải quyết bồi thường hơn 10.000 vụ tai nạn lớn nhỏ cho khách hàng,

1 http://webbaohiem.net/chuyen-de/75-ban-doc-viet/7616-gian-lan-bao-hiem-co-hay-khong-co-so-che-tai.html

2 Vị trí số một trên thị trường bảo hiểm vẫn thuộc về Bảo Việt, chiếm hơn 23% thị phần, có tốc độ tăng trưởng 16,5%. Sau đó là PVI, chiếm gần 21%. Công ty Bảo Minh xếp vị trí số 3 với tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 2.184 tỷ đồng (tăng 12,5% so với 2010), chiếm 10,5% thị phần. Về thứ 4 là đơn vị chiếm 9% thị phần: PJICO của Petrolimex. Đứng cuối ở top 5 là PTI có tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt hơn 1.000 tỷ đồng, chiếm 5,1% thị phần.

http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/dau-tu/2012/03/top-5-ong-lon-bao-hiem-chiem-69-thi-phan-6593/

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 13

Page 14: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

với số tiền lên tới gần 1.000 tỷ đồng. “Đây là một con số ‘khủng’ mà Ban điều hành buộc

phải nhìn nhận lại rằng số tiền lớn ấy có thực sự về tay khách hàng hay lọt vào túi của các

garage đang khéo che đậy rất nhiều mánh khóe trục lợi (?)”3

b) Phí BH cao hơn và giá hàng hoá, dịch vụ cao hơn.

Khi trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng, số tiền chi trả cao hơn so với các số liệu thống kê

thực tế, là cơ sở để tính phí bảo hiểm. Nhằm để phòng mất khả năng chi trả, khi mà cắt

giảm các chi phí không cần thiết đến mức tối thiểu thì tăng phí bảo hiểm là một phương

án tốt nhất. Lúc này hầu như toàn bộ các khoản tiền liên quan đến trục lợi dồn lên vai

cộng đồng bảo hiểm dưới hình thức phí cao hơn. Trục lợi bảo hiểm cũng dẫn đến giá cả

hàng hoá và dịch vụ cao hơn bởi doanh nghiệm kinh doanh hàng hoá và dịch vụ chuyển

chi phí mua BH cao hơn vào sản phẩm họ bán cho khách hàng.

Theo quy định hiện nay, mức đóng bảo hiểm xã hội của chủ sử dụng lao động là 17%

tiền lương của người lao động, người lao động tăng là 7%. Và toàn bộ 17% này được

hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Theo luật định, 2 năm 1 lần phí bảo

hiểm xã hội sẽ tăng 2% trên lương của người lao động, lẩn tăng gần nhất là 1/1/2012.

(Biểu phí bảo hiểm áp dụng theo Điều khoản bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa)

Biểu phí vận chuyển hàng hóa nội địa của công ty bảo hiểm bảo minh năm 2005. Ngoài

ra còn phụ thu thêm một số khoản vận chuyển sang nước lân cận (0,03%), rủi ro quá trình

xếp dỡ hàng hóa (0,02%)….

3 http://www.svic.vn/tin-tuc/bao-hiem-phi-nhan-tho-tang-truong-cao-ma-van-lo/

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 14

Page 15: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

c) Giảm khả năng cung ứng dịch vụ BH

Các DN BH có thể áp đặt các yêu cầu cao hơn khi khai thác BH và thu hẹp phạm vi BH

để giảm bớt thiệt hại do gian lận BH. Các DN BH thường từ chối BH đối với những lĩnh

vực khó chống lại gian lận BH. Khi đó, thiệt hại thật sự là thuộc về những người muốn

mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản của mình chứ không trục lợi.

Khi nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thua lỗ, không chỉ sàng lọc khách hàng, việc thận trọng

mở rộng mạng lưới, thậm chí là tăng phí đối với một số nghiệp vụ bảo hiểm (trước đó đã

bị chính các DN hạ xuống để giành khách) có lẽ cũng là biện pháp “chống lỗ” của nhiều

DN bảo hiểm hiện nay. Tất nhiên, việc chọn lọc khách hàng cũng đồng nghĩa với việc

doanh thu giảm.

d) Việc thanh toán những yêu cầu đòi bồi thường chính đáng sẽ chậm lại.

Các DNBH thường cảnh giác với những hành vi gian lận BH, do đó sẽ điều tra rất kỹ khi

họ nghi ngờ có hành vi gian lận. Quy trình giải quyết bồi thường rất chặt chẽ sẽ được áp

dụng để hạn chế gian lận BH, chắc chắn sẽ làm cho việc giải quyết bồi thường những yêu

cầu đòi bồi thường chính đáng bị chậm lại.

Các bước của quy trình bồi thường hàng hóa:

- Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại từ khách hàng.

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

- Tính toán bồi thường.

- Trình duyệt (một số trường hợp phải làm tờ trình bồi thường thương mại).

- Xác báo bồi thường, thông báo bồi thường.

- Thông báo bồi thường.

- Thanh toán bồi thường.

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 15

Page 16: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

- Đòi bồi thường người thứ ba, xử lí tài sản bị hư hỏng. 4

Vậy nếu có nghi ngờ quá trình bồi thường bước kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ rất kỹ làm

cho quá trình bị chậm lại.

5. Một số giải pháp trong vấn đề trục lợi bảo hiểm:

a) Về phía các nhà làm chính sách:

- Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Việt Nam có lẽ là việc đầu tiên cần làm. Các cơ quan

chức năng rà soát, bổ sung các quy định liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin của

bên mua bảo hiểm cũng như doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ pháp luật bảo hiểm,

bảo đảm các thông tin hai phía đưa ra là đầy đủ và sẽ được sử dụng triệt để trong quá

trình bồi thường hoặc điều tra trục lợi.

- Bổ sung các quy định liên quan đến đại lý bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo

hiểm khi có hành vi liên quan đến trục lợi bảo hiểm; các quy định pháp lý trong trường

hợp sẽ cấu thành tội phạm khi người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng thực hiện

hành vi gian dối nghiêm trọng liên quan đến việc làm giả  tài liệu về các đối tượng được

bảo hiểm, tạo hiện trường giả, giả mạo hoặc thay đổi giấy chứng nhận, tài liệu; các quy

định liên quan đến việc phía doanh nghiệp bảo hiểm che đậy hoặc làm sai lệch thông tin

về hợp đồng bảo hiểm với người mua bảo hiểm; các cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng

hợp tác, giúp đỡ công việc điều tra, xác minh liên quan đến bảo hiểm, bồi thường; các

quy định cho phép các cơ quan giám sát riêng lẻ phối hợp trong một số hoạt động điều tra

liên quan đến trục lợi bảo hiểm (lập đoàn thanh tra, kiểm tra chung), cơ chế trao đổi

thông tin thường xuyên giữa các cơ quan này; các văn bản hướng dẫn các bộ, ban ngành

liên quan trong việc thực hiện nhằm đảm bảo tính thực thi của văn bản, quy định về trục

lợi bảo hiểm.

- Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cần tăng cường phối hợp với các phương tiện thông tin

đại chúng để từ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo hiểm trong cộng đồng,

4http://vnexim.com.vn/forum/bai-viet/10553-Quy-trinh-boi-thuong-bao-hiem-hang-hoa-cua-cong-ty-bao-hiem? s=a25e94f55ee32f7c380c0d5fde242cd2#ixzz2As5LL5gw

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 16

Page 17: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

giúp các cơ quan chức năng tạo dư luận ủng hộ việc đấu tranh với những hành vi gian

lận, trục lợi bảo hiểm.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra và xử phạt đối với các cá nhân và tổ chức có hành vi vi

phạm. Hoàn thiện các chế tài xử phạt nghiêm khắc cũng như cơ chế bảo vệ, động viên

các nhân chứng tham gia hỗ trợ, xác minh các vụ việc liên quan quan đến bảo hiểm, bồi

thường.

b) Về phía các công ty bảo hiểm:

- Nâng cao năng lực, chuyên môn, kĩ năng cho cán bộ và nhân viên bảo hiểm. Đầu tư và

phát triển hệ thống thông tin quản lý để giám sát và kiểm tra chặt chẽ hoạt động của nhân

viên và môi giới bảo hiểm.

- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và hướng dẫn phòng kinh doanh và giám định – bồi

thường tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ để tránh mắc sai phạm. Xây dựng cơ chế

thưởng – phạt rõ ràng để khuyến khích các cán bộ nhân viên nghiêm túc hơn trong công

việc.

- Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng, lắng nghe và chia sẻ quyền lợi, rủi ro

với khách hàng nhằm tạo nên sự tin tưởng, đồng thời giải thích rõ những quy định của

Nhà nước và pháp luật, lợi ích của việc tham gia bảo hiểm của cá nhân cũng như cộng

đồng.

- Thặt chặt mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ , cơ quan chức năng có liên quan

như giám định, điều tra, khoa học chuyên ngành, hợp tác hiệu quả trong giải quyết vụ

việc bảo hiểm, bồi thường có yếu tố gian lận, tính phức tạp, không rõ ràng.

- Cập nhật thông tin kịp thời các vụ việc bị nghi ngờ là trục lợi bảo hiểm để kịp thời ngăn

chặn và bổ sung các quy định, quy chế cho phù hợp hơn nhằm đối phó với những hành vi

gian lận của khách hàng. Thiết lập mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp bảo hiểm khác

nhằm chia sẻ danh sách khách hàng “đen” thường xuyên có các hành vi không trung

thực, rủi ro cao trong vấn đề bảo hiểm và bồi thường.

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 17

Page 18: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

- Xây dựng quy trình điều tra, xử lý trục lợi bảo hiểm rõ ràng cụ thể, áp dụng kĩ thuật và

công nghệ thông tin nhằm hạn chế tình trạng đứt đoạn hay trùng lặp thông tin, kịp thời xử

lý những hành vi vi phạm.

LỜI KẾT:

Hành vi trục lợi bảo hiểm là một vấn đề khá nhức nhối trong xã hội, không chỉ gây thiệt

hại về mặt tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn gây tha hóa, biến chất đối

với một số cán bộ nhân viên bảo hiểm, ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng hoạt

động đối của các công ty bảo hiểm. Chính vì thế, các thông tin quy định trong hoạt động

bảo hiểm cần được thông tin rõ ràng cho khách hàng nói riêng và cộng đồng nói chung,

đồng thời các hành vi trục lợi đã bị phát giác phải được công bố rộng rãi nhằm mục đích

tuyên truyền, giáo dục ý thức trong cộng đồng. Bài tiểu luận về vấn đề trục lợi bảo hiểm

này xin đưa ra một phần nào đó bức tranh trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay kèm

theo một số giải pháp do nhóm đề xuất thông qua tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin khác

nhau, hy vọng sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này, cùng chung

tay xây dựng một môi trường bảo hiểm lành mạnh và phát triển ở Việt Nam.

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm 18

Page 19: VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

GVHD: Trần Nguyên Đán

MỤC LỤC:

Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM................................................1

1. Khái niệm:.............................................................................................................1

2. Thực trạng:...........................................................................................................2

a) Tình hình trục lợi bảo hiểm ở các nước trên thế giới.........................................2

b) Tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam:............................................................3

Phần 2: PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRỤC LỢI BẢO HIỂM....................5

1. Phân loại trục lợi bảo hiểm:................................................................................5

2. Hình thức trục lợi bảo hiểm................................................................................7

3. Nguyên nhân trục lợi bảo hiểm.........................................................................12

4. Tác hại của trục lợi bảo hiểm............................................................................13

a) Dẫn đến tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp bảo hiểm............................13

b) Phí BH cao hơn và giá hàng hoá, dịch vụ cao hơn..........................................14

c) Giảm khả năng cung ứng dịch vụ BH...............................................................15

d) Việc thanh toán những yêu cầu đòi bồi thường chính đáng sẽ chậm lại..........15

5. Một số giải pháp trong vấn đề trục lợi bảo hiểm:...........................................16

a) Về phía các nhà làm chính sách:......................................................................16

b) Về phía các công ty bảo hiểm:..........................................................................17

LỜI KẾT...................................................................................................................18

Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm