101
 Gia đình Pht tTâm Pháp Tusưu tm & biên so n ----------------------- NHÌN NHN ĐÚNG VTC L ĐỐT V  À NG MÃ CA NGƯỜI VIT CÓ PHI L  À TC LNI SINH ? ĐÚNG VI GIÁO LÝ CA   ĐỨC PHT ? CÓ L I LC CHO NGƯỜI VIT?  CÓ L I LC CHO CÁC HƯƠNG LINH ?  Hà Ni 2013/PL2557

Vàng Mã Việt Nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 1/101

 Gia đình Phật tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

-----------------------

NHÌN NHẬN ĐÚNG 

VỀ TỤC LỆ ĐỐT V ÀNG MÃ

CỦA NGƯỜI VIỆT 

CÓ PHẢI L À TỤC LỆ NỘI SINH ? 

CÓ ĐÚNG VỚI GIÁO LÝ CỦA  ĐỨC PHẬT ?

CÓ LỢI LẠC CHO NGƯỜI VIỆT? 

CÓ LỢI LẠC CHO CÁC HƯƠNG LINH ? 

Hà Nội 2013/PL2557

Page 2: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 2/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

LỜI TỰA 

Nam Mô Thường Tr ụ Tam Bảo Mười Phương Chư Phật

Nam Mô Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, Hộ PhápThiên Thần, Thiên Long Bát Bộ 

Nam Mô Đức Tỳ Lô Giá Na Phật

Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Vương Quang Phật

Nam Mô Kim Cang Tát Đỏa Bồ TátNam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Nam Mô Đại Từ  Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát

Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ TátNam Mô Kim Cương Thượng Sư Liên Hoa Sinh 

Nam Mô Đức Phật Hoàng Tr ần Nhân Tông

ục lệ đốt vàng mã trong thực tế đã ăn sâu vào trong

tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Với những ai

chưa dành thời gian tìm hiểu về tục lệ này thì sẽ ngh ĩ 

rằng đó là tục lệ nội sinh của người Việt nhưng trong thực tế 

thì hoàn toàn trái ngược. Trong hơn 1000 năm dưới ách đô hộ 

của phong kiến phương Bắc, dân tộc ta đã chịu ảnh hưởng

của nền văn hóa nô dịch. Một số phong tục, tập quán của T

Page 3: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 3/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

chúng đã thâm nhập vào nước ta bất luận đó là tà chính, phải

trái, hay dở. Tục lệ đốt vàng mã là một ví dụ điển hình, nó đã

và đang trở thành một vấn nạn, một căn bệnh trầm trọng của

văn hóa tâm linh người Việt. Truyền thống quý báu của dân tộc Việt là uống nước nhớ

nguồn, luôn luôn tưởng nhớ và thành kính với Ông bà Tổ tiên.

Dân gian có câu: “Sống v ì mồ v ì mả chứ không ai sống v ì cả

bát cơm” một phần nào đó cho chúng ta thấy sự coi trọng về

tâm linh cũng như tầm quan trọng của việc chăm sóc tới

những người thân đã mất. Việc đốt vàng mã đã là một trong

những cách để người Việt thể hiện tấm lòng của m ình với

người đã khuất do ảnh hưởng sâu đậm của quan niệm bắt

nguồn từ Trung Quốc là “Trần sao Âm vậy”.

Khi đốt vàng mã người sống cảm thấy an lòng, cảm thấy

mình đã làm được điều g ì đó để thể hiện tấm lòng thành kính,

thể hiện sự quan tâm biết ơn tới  Tổ tiên, tới các Đấng linh

thiêng hay vì đã có thể thực hiện một việc nào đó mà bản thân

đã không làm được cho người mất khi họ còn sống. 

Khi tìm hiểu một cách k ĩ lưỡng giáo lý tuyệt đối và quý báu

của đức Phật - bậc chính đẳng chính giác - để lại, chúng ta sẽ 

thấy rằng khi nhắm mắt xuôi tay, khi về với Ông bà Tổ tiên, khivề với đất thì chỉ có cái nghiệp sẽ đi theo chúng ta mà thôi.

Còn tiền tài, địa vị danh vọng, nhà cao, cửa rộng, vợ đẹp con

Page 4: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 4/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

sang, cơm ngon áo đẹp tất cả sẽ chấm hết. Do đó mới có câu

thơ rằng:

“Ta đi với nghiệp của ta,

Dù cho tốt xấu tạo ra tự mìnhTheo ta như bóng với hình

 Ta thọ quả báo, phân minh kiết tường”

Một số các hương linh do lúc còn sống cũng như sau khi

mất không có điều kiện t ìm hiểu, thọ nhận giáo lý của đức 

Phật. Cái tham, cái sân, cái si cũng như bản ngã của họ còn

bám chấp nhiều vào tình cảm cũng như vào đời sống vật chấtcủa người dương nên họ khó siêu thoát. Họ tồn tại trong cõi

thân trung ấm với nỗi khổ niềm đau v ì phải xa l ìa người thân,

xa lìa những của cải vật chất thuộc sở hữu của m ình. Trong

K inh Địa Tạng đức Phật đã nói rõ những nỗi đau khổ cùng cực

mà các hương linh phải thọ nhận. 

Do đó, khi người nhà triệu thỉnh hương linh lên, họ sẽ đòi

hỏi được đốt cái này hay cái kia để thỏa mãn lòng tham sân si

cá nhân nhưng trong thực tế họ không thể hưởng thụ được vì

còn đâu thân xác. Chẳng qua họ muốn người nhà đốt vàng mã

vì muốn nhận được sự quan tâm cũng như để họ cảm thấy an

lòng vì người thân đã không quên họ.

Việc đốt vàng mã và cúng kiếng linh đ ình sẽ làm hương

linh càng bám chấp vào cõi trần, quyến luyến cuộc sống trước

đây và hương linh không thể siêu thoát lên một cảnh giới cao

hơn (cảnh giới an lành an lạc hơn). Hương linh khi nhìn thấy

Page 5: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 5/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

quần áo nhưng không mặc được, khi nhìn thấy mâm cao cỗ

đầy nhưng không thưởng thức được nỗi khổ niềm đau lại

dâng trào.

 Trong thực tế, chúng ta thường rải vàng làm lễ cho ngườithân đã mất khi xe tang đi trên đường hay đốt vàng, đồ mã

cho các hương linh vào dịp giỗ tết, rằm tháng bẩy. Một câu hỏi

được đặt ra phải chăng cuộc sống của người âm hoàn toàn

phụ thuộc vào người dương ?.

Có người khi sống th ì rất nghèo, không được đối xử tử tế

mà khi chết đi th ì được người thân đốt cúng cho nào nhà lầu,

xe hơi, điện thoại đắt tiền, thậm chí cả vợ đẹp … thật vô lý v ì

nếu thực tế hương linh nhận được như vậy th ì có lẽ chết đi sẽ

sung sướng hơn gấp vạn lần khi sống. Hơn nữa những quốc

gia, dân tộc không có tục lễ đốt vàng mã cho người đã mất th ì

không hiểu những người đã mất họ sẽ mặc g ì và có tiền vàng

để tiêu không ?

 Trong thực tế để thể hiện tấm lòng với người đã khuất một

cách có ý ngh ĩa th ì công việc mà người sống nên làm đó chính

là cần nương tựa vào Tam Bảo để giáo hóa cho các hương

linh, để họ giác ngộ, họ hiểu ra đâu là con đường m ình cần

phải đi, đâu là con đường thoát khỏi khổ đau và đâu là điểmtựa mà họ cần phải có, chứ không phải mãi bám chấp vào

những vật chất phù du của cõi trần. 

Ngoài ra người sống cần phải tạo tác các công đức (cúng

dường Tam Bảo, giúp đỡ người nghèo khó, phóng sinh cứu

Page 6: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 6/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

vật, hành thiện, ăn chay, tụng kinh niệm Phật …) rồi hồi hướng

công đức đó cho các hương linh. Chỉ có công đức, phúc đức

đó mới có thể giúp cho các hương linh trong việc thoát khỏi

khổ đau ở cõi thân trung ấm, cũng như ở các cõi xấu khác. Còn việc đốt vàng mã đã và đang làm lãng phí rất nhiều 

của cải của xã hội. Nó cổ súy cho vấn nạn mê tín dị đoan, tiếp

tay cho việc hủy hoại môi trường thiên nhiên, thậm chí đã và

đang gây ra nhiều tai họa cho bản thân người đốt vàng mã

hay xã hội bởi nguy cơ cháy nổ rất cao. 

 Theo số liệu thống kê của Bộ Văn Hóa Thông Tin, mỗi

năm người Việt Nam dâng cúng cho thế giới tâm linh trung

bình 50.000 tấn vàng mã và lượng vàng mã mà người dân Hà

Nội đốt  hàng năm có giá trị khoảng 400 tỷ đồng tiền thật.

Riêng ở đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh lượng vàng mã đem hóa 

mỗi ngày lên tới hàng tạ trị giá cả trăm triệu đồng.

Còn ở phủ Tây Hồ vào những ngày rằm, ngày lễ tết, số

lượng khách hành lễ trung bình từ 500 đến 800 người. Chúng

ta làm một phép tính đơn giản: Nếu mỗi người bỏ ra 15.000

VND cho vàng mã thì sẽ có khoảng gần 10.000 triệu đồng tiền

mặt bị lãng phí mỗi ngày. Số tiền sẽ là không đếm được nếu

chúng ta tính đến việc đốt vàng mã tại các gia đ ình hay tại những đ ình, đền, miếu mạo khác trong lãnh thổ Việt Nam vào

những dịp đó. 

Hãy hình dung xem nếu số tiền phí phạm cho việc đốt

vàng mã đó, chúng ta dành cho việc xây dựng trường học,

Page 7: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 7/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

bệnh viện, trạm y tế cho đồng bào dân tộc vùng xâu, vùng xa,

giúp đỡ những gia đ ình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ những bà

mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những người nghèo khó, giúp

đỡ những đứa trẻ mồ côi hay những người bệnh tật th ì chúngta đã làm được những công đức vô lượng nhằm tích lũy phúc

đức cho chính bản thân, cho gia đ ình, cho dòng tộc hay góp

phần làm cho xã hội hạnh phúc lên rất nhiều v ì có nhiều người

bớt đi được nỗi khổ.

 Trong thực tế nguyên vật liệu cũng như quy tr  ình sản xuất 

đồ vàng mã hoàn toàn không thanh tịnh và sạch sẽ. Chẳngnhẽ chúng ta lại đem dâng cúng những thứ bất tịnh đó tới các

 Đấng linh thiêng, tới Ông bà Tổ tiên.

 Đức Phật như chúng ta đã biết Ngài từ bỏ lầu son, gác tía,

cung vàng điện ngọc để t ìm ra con đường giải thoát chúng

sinh khỏi khổ đau, Ngài đâu cần những thứ vàng mã trần tục

đó.

Nhiều kẻ buôn Thần bán Thánh hay những kẻ hoang

tưởng cho rằng m ình có căn của Thánh này, Hoàng nọ lợi

dụng sự thiếu hiểu biết về tâm linh hay sự mê muội của những

người khác để vụ lợi cá nhân bằng cách dọa nạt: Thánh trách

mắng v ì thiếu lễ, thiếu vàng mã, cần phải làm lễ đốt vàng, đốtmã nếu không sẽ bị vật chết …

 Ta có thể thấy r õ trong những buổi tr  ình đồng mở phủ, hầu

đồng hay giải hạn, trả nợ Tào quan hiện nay, có những người 

Page 8: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 8/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

mê muội đã thiêu hủy hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu

đồng cho tiền vàng, hình nhân, voi, ngựa, rắn…

Tiền thật được đốt gián tiếp qua ngựa, voi, hình nhân giấy  

Các bậc được nhân dân tôn làm Thánh Linh Đất Việt từ

Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Gióng, Đức Thánh

 Trần, Đức Thánh Chử Đồng Tử, Đức Tản Viên Sơn Thánh …

các Chầu, các Chúa , Ngũ Vị Tôn Quan… cho tới Quan Hoàng

Bơ, Quan Hoàng Bẩy, Quan Hoàng Mười, Cô Bơ, Cô Chín …

hay Công đồng các Giá, Hội đồng các Quan mười tám cửa

ngàn mười hai cửa bể … ta cần phải biết r õ rằng các Ngài

không phải là ai xa lạ mà chính là Nguồn cội, là Tổ tiên, là Ôngbà, Cha Mẹ của chúng ta.

 Theo tài liệu nghiên cứu của GS.TS Ngô Đức Thịnh:

Một hiện thân của Thánh Mẫu tối cao là Liễu Hạnh Thánh Mẫu 

(Tiên Thiên Thánh Mẫu) là con người tuy gốc từ cõi tiên trên

thiên đ ình, nhưng đã đầu thai thành người trần, có đời sống

bình thường như mọi người, có chồng, có con, đã từng giaodu với nhiều danh nhân thiên hạ. Tài năng và công đức của

Liễu Hạnh Thánh Mẫu đã được nhân dân ca ngợi, truyền tụng

bao đời. Còn Mẹ Âu Cơ được xem là Mẫu Thượng Ngàn.

Page 9: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 9/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

 Trong hàng ngũ vị Quan Lớn, theo quan niệm của dân

gian nhiều vị Thánh đã từng là các nhân vật lịch sử. Quan

 Tam Phủ gốc là một võ tướng thời Hùng Vương, Quan lớn

 Tuần Tranh hay Quan Đệ Ngũ là tướng Cao Lỗ, một danhtướng thời An Dương Vương hay có nơi lại coi ông là một võ

tướng thời Trần.

Quan Đệ Nhị tương truyền là tướng Lê Sát đã từng chém

đầu Liễu Thăng. Danh tướng Trần Hưng Đạo (đức Thánh

 Trần) và các bộ tướng của ông như Phạm Ngũ Lão, Trần

Quang Khải… cũng được tích hợp vào điện thần Tứ Phủ.

 Trong hàng Chúa, Chầu Bà, nhiều vị thần linh cũng là

những nhân vật có công với nước với dân :

Chầu Lục tương truyền là con gái của đức Tản Viên Sơn

Thánh, đã từng báo mộng cho vua Lê Lợi vượt qua cạm bẫy

của quân Minh, bảo toàn lực lượng để kháng chiến tới thắng

lợi. Chầu Mười là người Thổ là vị tướng cầm quân đánh tan

cánh quân Liễu Thăng tại ải Chi Lăng và sau đó trấn giữ của

ải đông bắc của Đại Việt.

Chúa Thác Bờ tương truyền là mẹ nuôi của vua Lê Lợi.

Chầu Đệ Tứ vốn là vợ vị tướng cầm quân đi đánh giặc, ở nhà

bà đã đem của cải ban phát cho dân nghèo. Chầu Đệ Ngũ làcông chúa nhà Lý đã bỏ hoàng cung đi tu, Chầu Bát Nàn là bộ

tướng của Hai Bà Trưng… Các vị Thánh hàng các ông Hoàng,

nhiều ông cũng là những danh tướng có công diệt giặc, giữ

Page 10: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 10/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

10 

gìn biên cương, khai phá đất đai, mang lại lợi ích cho dân cho

nước :

Ông Hoàng Đệ Nhất là danh tướng dưới thời vua Lê Lợi.

Ông Hoàng Đôi là người Dao đã từng cầm quân bảo vệ dân ởvùng Cẩm Phả hay là Quan Triệu Tường người có công khai

phá vùng đất Thanh Hóa, nay được nhân dân địa phương tôn

thờ.

Ông Hoàng Bơ (Ba) được xem là trạng nguyên Phùng

Khắc Khoan. Ông Hoàng Lục tức tướng Trần Lưu góp công

đánh giặc Minh. Ông Hoàng Bẩy là quan triều đ ình chấn giữ

vùng Lào Cai, Yên Bái. Ông Hoàng Mười là quan văn thời Lê,

người gốc Nghệ An … Ngoài ra một số vị thần linh hàng Cô và

hàng Cậu cũng đều được gắn với các nhân vật và sự kiện lịch

sử của nước Việt. 

Các Ngài là những người đã hi sinh tính mạng, hi sinh cả

cuộc đời v ì nền độc lập của dân tộc, v ì sự tồn tại và phát triển

của nòi giống Tiên Rồng. Các Ngài sống làm tướng, chết vị

thần để tiếp tục cứu giúp con cháu th ì không có lý do gì để các

Ngài còn cái tâm tham tiếc của người đời và cần những thứ

vàng mã hay đồ cúng rẻ tiền, bất tịnh của trần gian. Các Ngài

chỉ cần cái Tâm Thành và mong con cháu của m ình có trí tuệ, luôn được hạnh phúc b ình an, sống hiếu thảo, thuận hòa,

sống tuân theo kỷ cương pháp luật và luân thường đạo lý. 

Page 11: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 11/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu và nhận thức r õ :

- Tổ tiên nào, Ông bà nào lại đi hại con cháu mình, bắt

con cháu mình phải gồng mình đi vay mượn để làm lễ

trình đồng, mở phủ, phạt con cháu mình chỉ vì hoàn

cảnh khó khăn mà không có đủ lễ vật, ch ỉ vì nghèo

mà không đốt đủ vàng mã dâng cúng. Hãy thức tỉnh

và hiểu rằng chính những kẻ buôn thần bán thánh,

những kẻ hoang tưởng vì tự lợi thấp hèn đã biến Ông

bà Tổ tiên mình thành những con ngáo ộp đáng sợ. 

- Tổ tiên nào, Ông bà nào lại vui mừng khi nhìn con

cháu tàn phá thiên nhiên đất nước làm lễ vật tỏ lòng

thành kính với mình.- Tổ tiên nào vui mừng khi thấy con cháu lãng phí tiền

bạc trong khi còn nhiều  người Việt  Nam khác đang

nghèo đói, khổ đau, thiếu thốn cái ăn cái mặc. 

- Tổ tiên nào vui khi thấy con cháu dâng cúng mình

những đồ vật bất tịnh và áp đặt cho mình phải tiêu

tiền ngoại quốc như tiền Đô La giả, tiền Euro giả. 

- Tổ tiên nào vui khi thấy con cháu dâng cúng mình với

những lời xin xỏ vô lý, thậm chí trái đạo lý và mang

đậm tính chất đút lót, trao đổi có điều kiện. 

Page 12: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 12/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

12 

 Đạo Phật khi du nhập vào bất kỳ một đất nước nào luôn

dung hòa với văn hóa bản địa mà không hề gây những cuộc

chiến về tôn giáo do bản chất đại từ đại bi. Chính vì vậy, đạo

Phật nói chung và đạo Phật Việt Nam nói riêng cũng đã vàđang bị pha trộn những h ình thức mê tín dị đoan của dân gian,

hình thức mê tín dị đoan của những tín ngưỡng, tôn giáo khác.

Hiện nay tại nhiều ngôi chùa vẫn cho phép việc đốt vàng

đốt mã, thậm chí là đốt hoành tráng vì có những lễ tr  ình đồng,

hầu đồng lai tạp không đúng với ý nghĩ a nguyên bản và vì có

những lễ dâng sao giải hạn, những lễ trả nợ Tào quan phi lý.

 Đạo Phật đang bị đánh đồng với nhiều thứ tà kiến khác.

 Thầy đồng, thầy cúng, thầy pháp, thầy bùa… khi làm gì cho dù

mục đích sai với chính Pháp của đức Phật đều bắt đầu bằng

tiếng Nam Mô  A Di Đà Phật. Thiết nghĩ đã đến lúc cần lấy lại

sự trang nghiêm thanh tịnh vốn có của đạo Phật, cũng như

cần nghiêm túc thực hành chánh Pháp của đức Phật.

Hiện nay có nhiều người cho rằng đạo Phật là đạo ngoại

nhập không phải đạo nội sinh còn việc đốt vàng mã vốn là

truyền thống lâu đời và là nét đẹp của văn hóa người Việt nên

cần phải giữ g ìn bản sắc. Đó thực sự là một nhận định không

chính xác. Có thể chỉ v ì không biết r õ nguồn gốc nên cứ theotục “trước làm sao, nay làm vậy”. Sau khi tìm hiểu nguồn gốc

của nó ta thấy r õ hiện nay tục lệ đó là một tục lệ không mang

lại lợi lạc cho các hương linh và gây lãng phí, cần phải dần 

được giảm thiểu trong đời sống tâm linh của người Việt. 

Page 13: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 13/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

13 

. Thực tế, một nước nhỏ luôn chịu những ảnh hưởng văn

hóa từ các nước lớn, tuy nhiên chúng ta cần phải biết chọn lọc 

lấy những cái hay, cái có ích, đồng thời với tinh thần hòa nhập

chứ không hòa tan. Đã là người Phật tử chúng ta cần phải t ìmhiểu giáo lý của đức Phật một cách sâu sắc và không khoan

nhượng hay dung túng những hủ tục đặc biệt là tục lệ  đốt

vàng mã một cách thái quá.

Tuy nhiên có người sẽ cho rằng: Tiền của họ là do họ

kiếm ra, vì vậy họ có thể tùy tâm tùy ý mà đốt vàng mã để

dâng cúng và theo họ nếu không đốt vàng mã nữa th ì những người làm vãng mã sẽ thất nghiệp.  Đây là những quan điểm

nếu nghe không th ì có vẻ hợp lý.

Bởi v ì đúng là tiền của họ kiếm được thì họ có thể tùy ý sử

dụng. Nhưng liệu họ có biết rằng, do đâu mà họ có được sự

no đủ ấy ? Có phải nhờ hồng phúc của Tổ tiên hay không ? Có

phải là nhờ các bậc tiền nhân đi trước đã xả thân để họ có

được sự no đủ trong b ình yên như ngày nay? hay họ luôn cho

rằng tiền mà họ có được là do sự thông minh của mình.

Việc giảm thiểu và tiến tới không đốt vàng mã cũng sẽ

giống như việc cấm đốt pháo hay việc cấm quảng cáo cho

thuốc lá. Chúng ta cần cân nhắc giữa cái lợi và cái hại. Nếu đitìm hiểu số liệu thống kê về những thiệt hại trực tiếp hay gián

tiếp của việc đốt vàng mã (tài nguyên rừng bị hủy hoại, những

vụ cháy rừng, cháy nhà, chết người do đốt vàng mã, thất thoát

ngoại tệ…) chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ hiểu v ì sao nên hạn chế

Page 14: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 14/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

14 

đốt vàng mã. Trong thực tế, khi giảm đốt vàng mã, những

người sản xuất vàng mã họ sẽ chuyển sang làm việc trong 

những ngành nghề khác cũng giống như những người làm

nghề pháo nổ đã từng làm. Tôi tin rằng những người có lập luận ủng hộ cho việc đốt

vàng mã sẽ thay đổi suy ngh ĩ và thay đổi hành động sau khi

đọc những luận điểm đã được phân tích ở phía tr ên cũng như 

sau khi đi tìm hiểu nội dung những bài viết và phóng sự được

trích dẫn trong phần sau của cuốn sách này.

Xin được trích bài kệ của Cố  Đại lão Hoà Thượng Thích

 Trí Hải (1906-1979) - bậc danh tăng trong lịch sử Phật giáo

Việt Nam viết nhằm châm biếm nạn đốt vàng mã.

Chị tin vàng mã được sao?

Áo kia quần nọ mặc vào hở thân

Hia hài ai xỏ vừa chânMũ vuông đồ sộ ai khuân lên đầu

Ngựa bằng chú chó gâu gâu

Voi to rỗng ruột bôi màu nhọ nhem

Lính thì nhỏ quá trẻ em

Vàng thoi là nứa, bạc tiền cát-tông.

Việc đốt mã ví thành công,Dưới âm người vật ai ko phì cười

Xin đừng mê tín chị ơi… 

Page 15: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 15/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

15 

Vẫn luôn biết rằng bỏ một tục lệ lâu đời đã ăn sâu, bén rễ

vào tâm thức của người Việt là không hề dễ. V ì thế, đầu tiên

từ đốt nhiều, đốt lãng phí chúng ta giảm xuống đốt ít, đốt

mang tính chất tượng trưng. Rồi từ đốt ít giảm dần xuống đốtít hơn nữa và tiến tới chấm dứt hẳn việc đốt vàng mã. Song

song với việc giảm đó hãy thay đồ vàng mã bằng những thứ

có thật (tiền thật, quần áo thật, hoa quả …). Với những thứ có

thật đó chúng ta có thể tái sử dụng tránh lãng phí cũng như 

chia sẻ với những người khác. Và chúng ta cũng cần phải biết

rằng việc đốt vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, tại nơi di tích lịchsử - văn hóa hay tại nơi công cộng khác là vi phạm pháp luật. 

Với tâm niệm mong muốn người Việt Nam chúng ta có

một cái nh ìn đúng đắn và sáng suốt hơn đối với tục lệ  đốt

vàng mã đã tồn tại từ lâu đời, cũng như muốn rằng mỗi người

Việt Nam sẽ tìm ra cho mình một cách thể hiện sự biết ơn và

lòng thành kính tới các  Đấng linh thiêng cũng như tới Ông bà Tổ tiên trong chính niệm. Gia đ ình Phật tử (GĐPT) chúng tôi

xin gửi đến quý vị cuốn sách:

“ Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt” 

Cuốn sách là tập hợp có chọn lọc những bài viết, bài

pháp thoại và phóng sự quý báu từ thập niên 30 cho tới ngàynay, cụ thể như sau :

- Bài viết của Hòa Thượng Thích Tố Liên vào năm 1952

về nguồn gốc của tục lệ đốt vàng mã. 

Page 16: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 16/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

16 

- Trích ‘‘Khai Thị’’ quyển 2 của Hòa Thượng Tuyên Hóa 

nói về bài trừ sắc thái mê tín. 

- Trích bài giảng pháp ‘‘Nghiệp và Luân Hồi’’  ngày 

22/10/2006 tại chùa Ấn Quang của Đại Đức Thích NhậtTừ - trụ tr  ì chùa Giác Ngộ. 

- Bài viết: ‘‘Bàn về đồ mã’’(Những điều thiệt hại cho nước

Việt, cho dân Việt khi đốt vàng mã) của Báo “Đuốc Tuệ” -

cơ quan Hoằng Pháp của Hội Phật giáo Bắc Kỳ, trụ sở

đặt tại chùa Quán Sứ. Số đầu tiên ra ngày 10-12-1935.

(nguồn Internet) 

- Bài phóng vấn của ông Ngô Lê Lợi với Tiến sỹ Vũ Thế

Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ

 Tin học Ứng dụng UIA về việc "người âm" có nhận được 

đồ vàng mã hay không?.

- Bài phóng vấn của phóng viên Cao Hồng với Giáo sư, Tiến sỹ  Tr ần Lâm Biền. Ông là một trong những nhà

nghiên cứu văn hóa Việt Nam, với các công tr  ình nghiên

cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam.

- Bài phóng vấn Giáo sư, Tiến sỹ Ngô  Đức Thịnh nguyên

là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, nay

là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hoáTín ngưỡng Việt Nam, là Uỷ viên Hội đồng Di sản Văn

hóa Quốc gia và Phó Chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á. 

Page 17: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 17/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

17 

- Trích bài phỏng vấn của phóng viên Hoàng Anh Sướng 

với nhà Ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng về tục lệ  đốt

vàng mã.

- Trích bài Pháp thoại của Nhà Ngoại cảm Nguyễn VănNhã tại chùa Diên Quang ngày 10/10/2010 về tục lệ đốt

vàng mã.

- Phóng sự của phóng viên Quách Dương về: Ngôi làng

'bỗng dưng' bỏ đốt vàng mã từ năm 1945.

- Phóng sự của phóng viên Ngân Anh về: Ngôi chùa

không đốt vàng mã trong suốt 12 năm liền để có tr ên 06

tỷ đồng thực hiện các hoạt động từ thiện.

- Những vụ đốt mã khủng và những ví dụ thực tế thể hiện

sự mê muội và lãng phí tột độ. (nguồn Internet) 

- Thống kê những thiệt hại do nguyên nhân đốt vàng mã 5

tháng đầu năm 2013. (nguồn Internet) 

- Trích Nghị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu

lực thi hành từ ngày 01/09/2010 về mức phạt tiền đối với

hành động đốt vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch

sử - văn hóa, nơi công cộng khác cũng như mức phạt đối

với các hoạt động truyền bá tư tưởng mê tín dị đoan.

Kính xin tác giả của các bài viết, các phóng sự nêu trên

cho phép Gia đ ình Phật tử chúng tôi được trích dẫn v ì sự lợi

lạc cho nước Việt, cho cộng đồng người Việt.

Page 18: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 18/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

 Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, mặc dù Gia đ ình

Phật tử chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng khó có thể tránh

khỏi những thiếu sót, kính mong quý vị đọc giả hoan hỷ đón

nhận và đóng góp ý kiến.  Trong thực tế, việc hoằng dương Phật Pháp luôn có

những ảnh hưởng vô cùng tích cực và sâu rộng trên mọi l ĩnh

vực của từng quốc gia, từng dân tộc, từng địa phương, từng

xóm làng thôn bản, từng gia đ ình, từng cá nhân mỗi một con

người. Nó không chỉ là việc riêng của một ai mà cần sự chung

tay góp sức của tất cả chúng ta.

Hãy bớt đi một chai bia, một chai rượu, một bao thuốc …

dùng số tiền nhỏ đó để nhân tài liệu này thành 3 bản và gửi

đến bè bạn, đồng nghiệp hay những người thân yêu của mình.

“Chúng con kính xin Chư vị được hồi hướng công đức

nhỏ bé này tới khắp các đệ tử, tới khắp các chúng sinh vìmọi lý do chưa được vãng sinh, nguyện cầu tất cả đều

tr ọn thành Phật đạo”

Gia Đình Phật tử Tâm Pháp Tuệ 

(Phật tử: Tâm Pháp Viên, Tín Tâm Trí, Tâm Pháp Tuệ, Diệu

Hương, Tín Tâm Trân, Tâm Pháp Quang)

Page 19: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 19/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Hòa Thượng Thích Tố Liên

Hoà Thượng Thích Tố Liên (1903-1977) là một tus ĩ Phật giáo Việt Nam, ông là người có nhiều công lao

trong phong trào chấn hưng Phật giáo, đưa Phật giáo

Việt Nam hòa nhập với Phật giáo Thế giới.

Sau ngày cách mạng tháng 8 thành công, ông chủ

trương Thống nhất Phật giáo, Đoàn kết Tăng già và kếtquả là Giáo hội Tăng già Bắc Việt ra đời do ông làm

chủ tịch, và đồng thời là Phó Hội trưởng Hội Phật giáo

Việt Nam.

 Trong thời kỳ 1945-1954, ông là trụ tr  ì tại chùa

Quán Sứ, chủ nhiệm và là chủ bút tờ nguyệt sanPhương Tiện.

Tháng 5 năm 1950, ông đại diện cho Phật giáo Việt

Nam đi dự hội nghị thành lập Hội Phật giáo Thế

Page 20: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 20/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

20 

Giới tại Srilanka và đưa Phật giáo Việt Nam vào tư

cách là sáng lập viên.

Năm 1951, ông là sáng lập viên cũng như Tổng thư

ký của Tổng hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức thống

nhất Phật giáo toàn quốc, gồm cả Tăng già và Cư s ĩ  ở

cả ba miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam, tiền thân

của Giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam sau này.

NGUYÊN NHÂN TỤC LỆ  ĐỐT VÀNG MÃ 1952

Phàm ở đời, cái g ì cũng phải có nguyên nhân mới

có kết quả, dưới đây sẽ biện bạch r õ cái nguyên nhân

của tục lệ đốt vàng mã.

 Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: Tục

chôn người chết của nước Tầu về đời thượng cổ, mộtkhi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan

không ván, lại cũng không khanh phần mộ chi cả.

 Đến đời vua Hoàng  Đế (2679 trước Tây lịch) cho

rằng: Con cháu đối với Ông bà, Cha mẹ trong việc mai

táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông

Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải

qua đời Hoàng Đế đến đời nhà Ngu, cái lệ tục chôn cất

người chết chỉ có thế thôi. 

Page 21: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 21/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

21 

Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 trước Tây lịch), người

 Tầu mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng

tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v...

để đem theo người chết. Các đồ vật đó được gọi làminh khí, hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem

chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ

nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy.

Rồi đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất phải có

người hầu hạ người chết, người ta mới lại chế ra người

bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo với người chết. Đến

đời nhà Ân (1765 trước Tây lịch), lại không dùng mâm

bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người

chết nữa. Thay vào cái đồ tế khí, dùng toàn đồ thật

chôn theo.

 Đời nhà Chu (1122 trước Tây lịch), người Tàu đã

bắt đầu văn minh. Cố nhiên lễ nhạc đối với người chết

cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, giữa người chết với

người chết đã được người sống phân ra giai cấp sang,

hèn trong việc lễ nghi chôn cất.

Số là từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ

được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật

Page 22: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 22/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

22 

theo lệ nhà Ân để đem theo các vua chúa đã chết. Còn

từ hạng sĩ phu tới b ình dân, khi chết chỉ được chôn

theo độc một thứ đồ giả thôi. Nếu người hèn hạ nào mà

dùng nghi lễ ngang với người sang tức khắc phải tội “ Tiếm lễ”.

Không những thế mà thôi, dã man nhất, độc ác nhất

là người ta còn bịa đặt ra những TUẪN TÁNG, nghĩa là

khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ

hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý khi còn sống,sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết.

Việc này chúng ta được thấy sự thật đã chép ở

sách T Ả TRUYỆN rằng: “ Đời vua Văn Công thứ 6, vua

 Tần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ

xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chônsống theo Mục Công, v ì Mục Công khi còn sống, yêu

quý nhất ba anh em họ Tứ Xa. Người trong nước tỏ

lòng thương tiếc ba anh em họ Tứ Xa là người hiền

đức, mới làm ra thơ Hoàng Diệu để tỏ ý than vãn, mỉa

mai.Trong thơ đại ý nói: “Ba anh em họ Tứ Xa đều là

người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi.

Sao nỡ đem chôn sống để đi theo với người đã tận số

Page 23: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 23/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

23 

là Mục Công. Nếu ba trăm người như chúng tôi này

được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người

hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay”. Về

sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo vớingười chết là vô nhân đạo, mới chế ra người cỏ “Sô-

linh”, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại

dùng đồ gỗ “Mộc ngẫu” như trước.

Sách Trang Tử chép rằng: Vua Mục Vương nhà

Chu (1001 trước Tây lịch) có người tên là Yến Sư chếra người cỏ để chôn theo người chết. Đức Khổng Tử

đọc đến chuyện này liền nổi lòng phẫn uất mà thống

mạ rằng: “Kẻ nào sinh ra tục chôn người gỗ theo với

người chết là bất nhân”. Thầy Mạnh Tử cũng ác cảm

với tục h ình nhân thế mệnh mà nguyền một câu độcrằng: “Kẻ nào dùng người bù nhìn là tuyệt tự”. 

 Đến đời nhà Hán, giới tri thức Nho học cảm động

với lời tuyệt cự thống thiết của ngài Khổng, Mạnh trong

tục lệ dùng người sống chôn theo với người chết, mới

bỏ tục lệ TUẪN TÁNG, không dùng người sống chôntheo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để

cho vợ, con, tôi, tớ người đã chết ra để ấp mộ. Còn các

thức đồ ăn, mặc, hành dùng của người chết kia, khi còn

Page 24: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 24/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

24 

sống dùng những thức g ì, khi chết cũng đem chôn theo

hết. Ngôi nhà mồ kia muốn cho thêm oai vẻ, người ta

lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quanh

phần mộ nữa.

 Đến đây chúng ta sẽ lại t ìm thấy nguyên nhân của

tục lệ đốt vàng mã giấy. Đời Hán Hoa đến năm Nguyên

Hưng nguyên niên (105), ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy vỏ

cây dó và rẻ rách, lưới rách đem chế ra giấy, v ì đã có

giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo ...đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho

vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ.

Sách “Thông giám cương mục” có chép: V ì vua

Huyền Tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ

làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mãdùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt

Vương Dũ vào hạng Thủy tổ nghề vàng mã được. 

 Đức Phật Thích Ca Ngài không hề dạy đốt vàng mã

để cúng gia tiên. Tại sao ngày rằm tháng bẩy là ngày lễ

trọng thể của Phật giáo mà thấy một số tín đồ nhà Phậtđốt rất nhiều vàng mã để kính biếu gia tiên. Chính

ngh ĩa ngày rằm tháng bẩy của Phật giáo là thế này:

Ngài Mục Kiền Liên là bậc đại đệ tử của Đức Phật

Page 25: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 25/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

25 

Thích Ca. Ngài đã tu chứng được 6 phép thần thông,

mắt trông thấy thân mẫu Ngài là Bà Thanh Đề phải đầy

đọa ở địa ngục, mà Ngài không sao cứu được mới cầu

cứu đến Đức Phật.

 Đức Phật dạy rằng: “Dầu ông thần thông đến đâu

chăng nữa, cũng không có thể cứu được tội nghiệp của

thân mẫu ông, phải nhờ đến công đức tu hành của chư

Tăng mới cứu được tội nghiệp cho thân mẫu của ông

được.

Ngày rằm tháng bẩy sắp tới đây, nó sẽ là ngày của

chư Phật hoan hỷ, ngày của chư Tăng hành đạo tự tứ.

Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng

dàng chư Tăng. Các Ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu

ông được giải thoát”. 

Chính ý ngh ĩa của ngày rằm tháng bẩy chỉ có thế

thôi, không hơn không kém. Chúng ta có ai thấy Phật

dạy đốt vàng mã cúng gia tiên về ngày rằm tháng bẩy

đâu? Tại sao lại có tục lệ mê tín di đoan ấy? 

Nguyên nhân đốt vàng mã vào ngày rằm tháng bẩy

là thế này: Triều vua Đạt Tôn nhà Đường (762) nhằm

lúc Phật giáo cực thịnh ở Tầu, vị sư tên là: Đạo Tăng

muốn cho dân chúng Tầu v ì ngày rằm tháng bảy mà

Page 26: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 26/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

26 

bồng bột theo Phật giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã

của nhân dân Tầu vào tâu với vua  Đạt Tôn rằng: Rằm

tháng bẩy là ngày vua Diêm vương ở âm phủ xét tội

phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ,trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bẩy nên

đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng.

Vua Đạt Tôn đương muốn được lòng dân nên rất

hợp ý với lời tâu của Đạo Tăng liền hạ chiếu cho thiên

hạ, thế là nhân dân nước Tàu lại được dịp thi nhau đốtvàng mã vào ngày 15/7 để kính biếu gia tiên. Nhưng

chẳng bao lâu lại bị chư tăng công kích bài trừ về việc

đốt vàng mã vào ngày trọng lễ của Phật giáo làm cho

cái lệ ngày 15/7 không còn có chính ngh ĩa nữa.

Phần lớn dân chúng Tầu hồi đó tỉnh ngộ cùng nhaubỏ tục đốt vàng mã làm cho các nhà chuyên sinh sống

về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là

người Vương Luân dòng dõi của Vương Dũ người đã

bịa đặt chế ra đồ vàng mã.

 Thất nghiệp, Vương Luân mới bàn cùng với cácbạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp

hàng mã. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết

được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được

Page 27: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 27/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

27 

khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức

ăn, nước uống. Đương khi xóm làng đến thăm viếng

đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của

ông, đem cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả h ìnhnhân thế mệnh ra cúng người chết.

Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và

nhân phủ. "Chà chà phép quỷ thần mầu nhiệm quá nhỉ  

,thiêng liêng quá nhỉ". Khi mọi người đương suýt xoa

khấn khứa, bỗng trăm ngh ìn mắt như một, trông thấyhai năm r õ mười, cỗ quan tài rung động lên.

Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài.

Chàng giả chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù,

trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra, với một

điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyệnvới công chúng rằng: "Các thần thánh trong tam, tứ phủ

vừa nhận được h ình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền

bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi

được phục sinh về nhân thế".

Công chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằnghình nhân có thể thế mệnh được và thánh thần trong

tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và

cho tăng thêm tuổi thọ. Từ đấy các nghề hàng mã lại

Page 28: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 28/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

28 

được phục hưng một cách nhanh chóng v ì không

những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã, mà đến cả

thiên, địa, quỷ, thần trong tam, tứ phủ cũng tiêu dùng

đồ, th ì đương nhiên là vàng mã phải đắt hàng. Chuyệnnày còn chép rõ ràng ở sách Trực Ngôn Cảnh Giáo. 

Như thế, chúng ta nên thẳng thắn nh ìn nhận rằng:

"Bịa đặt ra tục lệ mê tín, dị đoan, làm hình nhân thế

mạng vào lễ tam, tứ phủ để đầu độc mê tín đến ngày

nay là bắt đầu từ người Vương Luân. Người Trung Hoađã bị cái bả mê tín vàng mã do Vương Luân đầu độc

đến nay đã được 1847 năm (1052-1952).

Dân tộc Việt Nam chúng ta mê tín cũng chẳng kém

thế, nhưng v ì trước đây, chúng ta bị họ đô hộ hơn 1000

năm. Phong tục của người họ như thế nào, người m ìnhcũng dập theo đúng khuôn khổ như vậy, bất luận hay,

dở, phải, trái, tà, chính. Đó là do cái tính cẩu thả, phụ

họa của người m ình.

Nếu chúng ta đã thừa nhận tinh thần của dân tộc

Việt Nam đều nhờ Phật giáo và Nho giáo đào tạo nên,vậy th ì xin hỏi giới trí thức Việt Nam: hiện tại có ai t ìm

thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã

ở Kinh sách nào?

Page 29: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 29/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Nếu không t ìm thấy tục đốt vàng mã do Phật giáo

hay Nho giáo truyền dạy, một lần tôi xin thiết tha yêu

cầu người Việt Nam ta bỏ tục lệ đốt vàng mã đi, và

khuyên mọi người cùng bỏ tục lệ ấy.

Chúng ta cùng nhau triệt để bài trừ tục lệ mê tín đốt

vàng mã, quyết nhiên giữa dân tộc Việt Nam này để

dành cho chúng ta viên thành một công nghiệp kiến

quốc vậy. 

Page 30: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 30/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Hòa Thượng Tuyên Hóa đã hi sinh cả cuộc đời để

đưa giáo nghĩa Phật Pháp phổ cập khắp nơi trên thế

giới, hầu mong cứu vãn thế nhân. Ngài nói:"Lúc xuất

gia, tôi muốn t ìm ra lý do tại sao nghĩa lý viên mãn của

Phật giáo chỉ được một số ít người tr ên thế gian tu học,

còn giáo lý của đạo Tin Lành cùng Thiên Chúa được

phổ cập toàn cầu.

Nghiền ngẫm nghiên cứu mãi, tôi phát giác ra rằng

vì các đệ tử của Phật Ðà chưa phiên dịch K inh điển

Phật giáo ra ngôn ngữ văn tự của các nước tr ên thế

giới. Ngược lại, đạo Thiên Chúa và Tin Lành đã phiên

dịch 'Thánh Kinh' của họ ra ngôn ngữ của mọi quốc gia,

khiến ai ai đọc qua liền hiểu ngay. Nếu Kinh điển Phật

giáo được phiên dịch ra mọi ngôn ngữ th ì Phật giáo sẽ

tự được phổ cập khắp nơi mà không cần cầu mong. Do

Page 31: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 31/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

31 

đó, vừa xuất gia, tuy không biết một ngoại ngữ nào, tôi

vẫn phát nguyện rằng nếu còn sống ngày nào thì tôi sẽ

giúp K inh điển Phật giáo được phiên dịch ra mọi ngôn

ngữ văn tự. Ðây là chí nguyện của tôi, và tôi sẽ tậndụng mọi khả năng để thúc đẩy thực hiện công tác

này."

KHAI THỊ 2 : BÀI TRỪ SẮC THÁI MÊ TÍN 

(Vạn Phật Thành ngày 15 tháng 10 năm 1983) 

 Tôi có cảm giác rằng Phật Giáo Trung Hoa còn tồntại rất nhiều h ình thái mê tín, đầy dẫy chuyện không

hợp lý, khiến người đời sinh hoài nghi và chẳng tin

Phật. Những điều như vậy chắc chắn phải cải cách. 

Nếu không sửa đổi một cách triệt để th ì tiền đồ của

Phật Giáo trong tương lai sẽ như thế nào? Thí dụ như những kẻ tới chùa thắp hương, họ nghĩ 

rằng thắp càng nhiều th ì công đức càng lớn, kỳ thật đó

là quan niệm sai lầm. Cúng hương cho Phật là biểu thị

lòng cung kính. Chỉ cần m ình thành tâm thắp một cây

nhang là đủ rồi, cần g ì phải thắp nhiều. Nếu tâm khôngthành thì thắp bao nhiêu nhang cũng chẳng được cảm

ứng. Phật không phải là kẻ thích ngửi mùi hương, nếu

Phật thích hương thơm th ì cũng giống như phàm phu,

Page 32: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 32/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

32 

chẳng có g ì khác biệt. Cái phong khí như vậy cần phải

sửa đổi, nếu không th ì người ta hoài nghi rằng Phật

tham ngửi mùi hương thơm. Cho nên vô t ình mà mình

đã làm đức cao thượng của Ngài bị ô nhiễm, thật là tộilỗi vô cùng.

Có những kẻ thiếu hiểu biết tới chùa lễ Phật, đó là

chuyện tốt, song họ không biết lạy Phật có ý nghĩa g ì.

Họ chỉ biết cầu Phật phù hộ cho thăng chức, phát tài,

bình an hạnh phúc, rồi cầu xin con trai con gái, cầudanh cầu lợi, cầu xin đủ chuyện; những thứ cầu đó đều

là biểu hiện của lòng ích kỷ, tự lợi, chẳng hề nghĩ tới

làm lợi ích cho người và cho đời g ì cả. Nếu cầu Phật và

Bồ Tát th ì sẽ có ứng nghiệm v ì các ngài không làm

chúng sinh thất vọng, song có lòng mong cầu khôngđáy như vậy th ì thật là sai lầm lắm. 

Khi thấy t ình hình như vậy tôi cảm xúc vô cùng.

Mình phải chỉ bày những người thiếu hiểu biết đó cách

lạy Phật, dạy họ rằng phải v ì tín ngưỡng mà lạy Phật, v ì

toàn thế giới, v ì cầu hòa bình mà lạy Phật. Dạy cho họkhẩn cầu bằng tấm lòng chính đại quang minh, v ì người

khác, chẳng v ì mình, thì đó mới đúng là hành vi của

người Phật tử.

Page 33: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 33/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Có những Thầy thiếu tri thức, tuyên truyền rằng nếu

đốt vàng mã, đồ giấy, tiền giấy th ì có công đức rất lớn,

và cho người chết có tiền chi xài, có thể hối lộ bọn cai

ngục làm giảm h ình phạt.

Bà con khi nghe các Thầy nói vậy th ì liền mua vàng

mã, tiền giấy để đốt, càng nhiều càng tốt, tin rằng Thầy

nói là đúng, v ì người xuất gia không biết nói láo. Nhưng

bà con nào biết chuyện bí mật ở bên trong, những Thầy

đó đứng phía sau để thủ lợi mà mình nào hay? Nên các

vị phải hết sức sáng suốt mà suy xét, đừng để họ làm

chuyện gian trá, lừa bịp tiền bạc. Thủ đoạn như vậy

thật là tệ hại, thấp hèn.

Do đó, tôi muốn cải cách tập tục đốt vàng mã tiền

giấy, mù quáng mê tín, để Phật Giáo đừng chịu tiếng

oan rằng: đạo Phật là tôn giáo đề xướng và chủ trương

chuyện đốt vàng mã, tiền giấy. 

Page 34: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 34/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

 Đại Đức Thích Nhật Từ 

 Đại Đức Thích Nhật Từ sinh năm 1969 tại Sài Gòn,

xuất gia với Hoà Thượng Thích Thiện Huệ tại chùa

Giác Ngộ năm 1984 và thọ giới tỳ kheo năm1988.

Ông du học tại Ấn Độ năm 1994 và tốt nghiệp Tiến

Sỹ năm 2002. Ông là người sáng lập "Hội Ấn Tống  Đạo

Phật Ngày Nay" và "Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay".

 Đồng thời ông cũng là tác giả và dịch giả của nhiều

cuốn sách viết về Phật giáo. Hiện nay ông là trụ

trì tại chùa Giác Ngộ.

TRÍCH BÀI GIẢNG PHÁP ‘‘NGHIỆP & LUÂN HỒI’’ 

Câu hỏi thứ tư : Tôi quy theo đạo Phật trong gia

đ ình có tang ma đốt giấy tiền vàng bạc, xà, phướn… có

hợp với chân lý của đạo Phật hay không ? Đây là một câu hỏi liên hệ đến phong tục khá phổ

biến ở trong nước Việt Nam và Trung Hoa. Tôi trả lời

ngắn gọn là hoàn toàn không phù hợp và không cần

Page 35: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 35/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

35 

thiết. Nguồn gốc của phong tục đốt giấy vàng mã nó

liên hệ đến nền văn hóa của Ai Cập.

Nền văn hóa này quan niệm rằng cõi sống gồm có

hai phương diện: dương thế và âm phủ. Dương thế là

tạm thời mấy mươi năm là kết thúc, còn âm phủ là đời

đời kiếp kiếp.

Cho nên các vị vua Pharaon của đất nước Ai Cập

huyền bí đã mơ tưởng cái vàng son, quyền uy của

mình tạo dựng ra những kim tự tháp hoành tráng nhấtmà các vị vua trước chưa có để khi chết xuống hưởng

được cái giá trị hạnh phúc thông qua đời sống vật chất

sung túc này lâu đời.

Cho nên quan niệm đó đã dẫn đến sự bất nhân và

bất công đối với rất nhiều hoàng phi, cung tần mỹ nữ,những người đã từng có các quan hệ và tạo nên hạnh

phúc cho nhà vua.

Người Trung Hoa khi chịu ảnh hưởng của nền văn

hóa Ai Cập theo thời gian đã có những biến chế. Thay

vì chôn người thật họ làm hình nộm, thay v ì để vàng

bạc, ngọc ngà châu báu ở dưới huyệt mộ th ì người

 Trung Hoa làm bằng giấy vàng mã.

Page 36: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 36/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

36 

Hiệu ứng của niềm tin sai lầm này là không thật

nhưng tác dụng từ hiệu ứng sai lầm đó là một nỗi khổ

niềm đau đối với cả kẻ sống lẫn người mất. Ai đã từng

có những quan niệm này mà từ khi chết chưa được điđầu thai, trở thành những hồn ma vất vưởng đây đó lại

tăng cường ở trong cảm xúc và nhận thức một luồng

ảo giác rằng: tôi nghèo khổ quá, tôi không có quần áo

mặc, không có cơm ăn, không có các vật thực.

Cái cơn nghiện đói khát này làm cho hương linh khổđau cùng cực cho nên bản thân các hương linh nếu

chưa được thọ thai đều là những người khổ đau. Chính

vì vậy, đức Phật đã dùng một tính từ ‘‘Ngạ’’ tức là đói

khát trước chữ quỷ. Các hương linh này đều đói khát

về cảm xúc, đói khát về nhận thức, đói khát về vật thực,

đói khát về hưởng thụ mà họ không có phương tiện để

thực hiện.

Do vì trong lúc còn sống cái hiện tượng và kiến thức

mê tín dị đoan đã lan tràn quá nhiều trở thành phong

tục tập quán mà được người ta ca tụng như gắn liền

với cái niềm tin tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa người

sống và kẻ chết. Cho nên làm cho người còn sống đã

có quan niệm sai lầm đó, khi chết họ vẫn kéo theo quan

niệm sai lầm này, họ không đi đầu thai được.

Page 37: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 37/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

37 

Hương hồn không có thân thể vật lý, làm gì uống

được, làm gì ăn được, làm gì mặc được. Cái ảo giác ăn

uống, mặc hưởng thụ làm cho họ bị khổ đau thật sự,

cho nên họ là những thành phần đáng thương chứkhông đáng sợ.

 Đức Phật dậy khi bị ma nhát, khi gặp ma, gặp quỷ

hãy trỗi lên lòng từ bi niệm một câu thần chú, một danh

hiệu Phật để mong cho hương linh này từ bỏ sự chấp

trước về t ình cảm, gia tài, sự nghiệp, uẩn khúc, nỗi đauuất hận để cho hương linh đó ra đi một cách nhẹ

nhàng.

Cho nên đốt giấy vàng mã không có ai sài được và

ngược lại cái áo giác về sự sài giấy vàng mã này làm

cho các hương linh đó bị trói buộc. 

Cái nhà của người sống dù nghèo khó cũng có

chiều cao khoảng hai mét, rộng cũng vài mét vuông.

Trong khi đó ngôi nhà giấy vàng mã chỉ có ba bốn tấc.

Nếu như các vật dụng này có thể sài được th ì chúng ta

sẽ biến ông bà tổ tiên, người thân, người thương của

mình trở thành những cậu bé tí hon hai tấc, chui vô ở

cái nhà nhỏ xíu ngoại trừ họ là những người đã huấn

luyện yoga thuộc loại bậc thấy mới có thể cuộn cả thân

Page 38: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 38/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

38 

người ở trong một cái chiều cao chỉ khoảng chừng hai

tấc.

Chúng ta thấy rất nhiều thứ vô lý, ấy thế mà phong

tục tập quán đó vẫn có sức sống v ì niềm tin mê tín của

con người gắn liền với nỗi sợ hãi liên hệ đến hên xui,

được gọi là tam tai hay tứ tai. 

 Tiền thật nếu bị cắt làm hai, giá trị giao hoán nó

không còn nữa, tờ rách còn không sài được nếu như bị

hỏa hoạn th ì đồng tiền này sẽ trở thành tro bụi đâu cósài được. Trên dương gian còn sài không được, xuống

âm phủ còn là tro không sao sài được mà tiền chúng ta

thấy toàn đô la, euro. Đó là một công nghệ làm tiền giả

nổi tiếng nhất thế giới. Cũng rất may là luật pháp Việt

Nam quá dễ dãi không truy tố những người làm tiền giả

này ra pháp luật v ì ăn cắp tác quyền đồng tiền của Hòa

K ỳ và đồng tiền của châu Âu. 

 Tất cả những ảo ảnh, ảo giác này nó lại có ảnh

hưởng thật đối với nỗi khổ niềm đau của con người,

làm cho con người tiếc nối, bám víu, chấp trước. Cho

nên trong lúc tẩm liệm người thân đừng có bao giờ để

thêm những đồ quý báu, áo quần mặc vào trong hòm,

nếu không hương linh sẽ tiếc nuối.

Page 39: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 39/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

39 

Ai mà có chừng năm sáu chục bộ đồ loại xịn, đồ

thời trang mà bỏ trong hòm là khó đi siêu sinh lắm. Cứ

tưởng lại ngày lúc trước tôi còn sinh tiền, một ngày tôi

mặc tới ba bộ đồ. Sáng bộ đồ khác, trưa bộ đồ khác, tốibộ đồ khác.

Cứ say mê tất cả thế giới hữu h ình này, hương linh

sẽ bị vướng vào cái hòm, vướng vào huyệt mộ. Nói

chung là tất cả những thế giới của vàng mã đều không

có tác dụng mà chỉ có tác hại đối với người ra đi. Ấy thếmà người ta vẫn không chịu bỏ. Khi coi ngày giờ khâm

liệm cho quý Phật tử, chúng tôi thường khuyến tấn gia

chủ đừng nên mua cái này tốn tiền nhưng họ vẫn mua.

Họ nói thà thừa còn hơn là thiếu, làm dư để khỏi phải

hối hận về sau này.

Khi làm những cái nghiệp đó, Kinh điển nhà Phật

gọi là chúng ta gieo cái nghiệp hoang phí do vô minh

gây ra. Ta đốt tiền bằng giấy vàng mã cho nên Phật

giáo nhất là giáo hội chúng ta gần đây đã vận động khi

đến mùa Vu Lan tháng bẩy và cái mùa thanh minh thì

các Phật tử đừng nên mua hãy lấy số tiền này mua vật

thực giúp cho những người bị khổ đau, những ông cụ

bà lão trong các viện dưỡng lão, hay các trẻ em mồ côi,

những người tàn tật, khuyết tật, khiếm thị có thêm

Page 40: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 40/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

được một chén cơm, một manh áo th ì giá trị đó lợi lạc

vô cùng.

 Thế giới sử dụng vàng mã nhiều nhất là thế giới

người Hoa. Theo Thượng Tọa Thích Duy Trấn báo cáo

với thành hội chúng ta là cứ mỗi năm vào rằm tháng

bẩy cái tiền đốt vàng mã tại ngôi chùa thầy trụ tr  ì được

đổi thành tiền làm từ thiện lên tới hàng trăm triệu đồng.

 Đó mới chỉ là một ngôi chùa, quý vị cứ h ình dung

nếu tất cả mọi ngôi chùa các Phật tử đều không ý thứcvề vấn đề phí phạm này thì chúng ta đã gieo cái hạt

giống của sai lầm và cái nghiệp này sẽ làm cho mình

sau này hao tài tốn của v ì có tiền của lại không giúp

cho người đang cần mà làm hoang phí nó và người

thân của chúng ta bị ách nạn bởi v ì chấp trước vào

những cái không có cho nên khổ đau là có thật. 

Page 41: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 41/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Báo Đuốc Tuệ 

Báo “Đuốc Tuệ” là cơ quan Hoằng Pháp của Hội

Phật giáo Bắc Kỳ, báo quán đặt tại chùa Quán Sứ, phố

Richaud, Hà Nội. Số đầu tiên ra ngày 10-12-1935.

BÀN VỀ ĐỒ M Ã

NHỮNG ĐIỀU THIỆT HẠI CHO NƯỚC VIỆT, CHO

NGƯỜI DÂN VIỆT KHI ĐỐT VÀNG MÃ

Giở xem thế giới sử, sẽ thấy cả toàn cầu vạn quốc,

nước nào cũng vậy, hễ văn minh tiến lên bao nhiêu thì

dã man phải tụt xuống bấy nhiêu. Đó cũng là một cái

công lệ bởi tr ò đời thiên diễn. Những sinh vật giữa vũ

trụ đều có sức mạnh vô h ình, nó cạnh tranh phấn đấu

với nhau, hễ mạnh th ì được, yếu th ì thua, khôn sống

bống chết. Sự cạnh tranh đó dẫn đến bước đường tiến

Page 42: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 42/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

42 

thủ, để thành lập trên trường thiên nhiên tiến hoá, nên

gọi là thiên diễn. 

Dân tộc Việt Nam ta đã gần trăm năm lại đây, đã

hấp thụ được những phong hoá trào lưu mới, từ bên

Âu Mỹ truyền sang, cho nên dân trí ngày một mở mang,

tục lệ ngày càng sửa đổi. Đối với giấc mộng mê muội

nghìn xưa, hiện nay cũng đã đôi ba phần cắt đứt được

bức màn vô minh, mà đưa tầm mắt mở rộng tr ên con

đường tỉnh hồn giác ngộ.

Việc các nhà trí thức đồng t ình, nhất trí về chuyện

hô hào tẩy chay đồ mã, là một ví dụ để đủ làm cho

chúng ta thấy r õ sự sự thay đổi đó. 

Kìa như bên Trung Hoa, từ dân quốc cách mạng,

chính phủ ra huấn lệnh cho nhân gian biết, nên bỏ cái

hủ tục đồ mã ấy đi.

Nước ta, tại Huế, triều đ ình đã ra lệnh bỏ tục đồ mã

trong việc tế tự. Ngoài bắc, tỉnh Thái B ình, cụ Thượng

thư Văn Đinh đã thi hành bỏ đồ mã. Giới báo chí suốt

trong Nam ngoài Bắc cũng tham gia tích cực vào việc

bài trừ đồ mã. Vậy nguồn gốc và lợi hại của đồ mã thế

nào?. Và vì sao những người có học thức lại phản đối

việc dùng đồ mã?

Page 43: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 43/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

43 

 Tuỳ theo mỗi trường hợp công tác và thụ dụng, bất

luận việc chi, hễ làm chỉ có ích cho phần m ình hay có

ích cả m ình lẫn người đều gọi là có lợi. Trái lại, làm

việc đã tổn cho m ình, lại tổn đến người th ì gọi là có hại.Xét như đồ mã đây, cả người làm ra và người mua đốt

đều thiệt hại cả.

Ngh ĩa là, người làm đồ mã không phải sẵn có

nguyên liệu, tất phải mua các màu, giấy cùng các thứ

phẩm..., nhưng mấy vật liệu ấy phần nhiều là của ngoạiquốc nhập cảng, bởi thuế nhập cảng mắc th ì họ phải

giá cao, người thợ đã mua về mới có nguyên liệu để 

làm đồ mã. Vậy cả 3 miền Bắc Trung Nam biết bao là

thợ mã, số tiền mua các màu, giấy, phẩm… mỗi năm

ước có bạc triệu lọt ra ngoại quốc. Vì thế mà thêm một phần nghèo cho nước nhà của

đồng bào. Vậy có phải thiệt hại không? Các nhà thợ mã

ấy đã không làm được các vật thật dụng tinh xảo của

đời thực tế này để giúp thêm kiến thức về tinh thần, đỡ

vớt đói khát về vật chất cho đồng bào thì chớ, mà lại cứduy trì mãi cái thói hủ tục nhảm nhí, làm những đồ giả

dối khiến cho tàn rụi tinh thần, hư hỏng vật chất của

giống nòi Việt Nam như vậy, có thiệt hại không? 

Page 44: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 44/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

44 

Vả lại, hàng năm cả tàu nọ, tàu kia chở đầy giấy

tiền bạc đem bán cho nước ta, rồi chở đầy nhóc lúa

gạo về nước người, mặc dù đổi chác với nhau, kêu

bằng tiền trao cháo múc, nhưng xét kỹ ra th ì đổi chácmột cách quá ư khờ dại, v ì thứ nuôi sống đặng th ì về

người, thứ không ăn được th ì về m ình, vậy có thiệt hại

không?

Về phần người mua đồ mã: Các nhà giàu có, không

chịu suy cùng xét cạn, bàn phải luận đúng, chỉ v ì cáiquan niệm sinh ly tử biệt, chỉ theo cái tập quán xưa bày

nay làm, thành thử trong gia sản có những vật dụng g ì

thì đặt làm đồ mã cho đủ những vật dụng ấy, ước

chừng tốn phí có bạc trăm, tiền ngh ìn chớ chẳng ít.

Còn mấy nhà nghèo, cũng chỉ v ì cái quan niệm, lốitập quán đó th ì đặt làm vài cái lầu kho, đôi ba bộ quần

áo, ít ra cũng tốn năm, sáu đồng bạc, mà sau khi đốt

rồi, không thấy vong giả về đem đi một món nào cả, th ì

đã chẳng giúp ích chi cho người vong, lại tổn hại cho

người sống, vậy có thiệt hại không?  Đem số tiền thật dụng đó mua lấy đồ giả dối kia, đã

không đỡ đói khát g ì được, lại rốt cuộc thành đống tro

tàn, bụi bay cùng sân. Rất nguy nữa là, như bị gió bốc

Page 45: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 45/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

45 

lửa lên cháy rụi cả chùa Minh Tịnh ở Quy Nhơn vào

bữa cúng vía Quan Âm tháng 6 năm trước. Vậy có thiệt 

hại không. 

Phải chi để số tiền lãng phí đó mua bánh trái cùng

những đồ thật dụng, trước đã cúng được, sau lại ăn

được; hoặc mua thứ chi có thể còn sanh lợi ra được

mãi, như mua cây trái, ruộng đất để thường năm có

trái, huê lợi, cúng đặng nhiều năm, chẳng là có ích, cái

này lại mua đồ vô dụng, thành ra đem số tiền ấy bỏ vàolửa, liệng xuống sông, vậy có thiệt hại không? 

Nay đã xét rõ ra cái lẽ giả chân, lợi hại rồi, th ì người

làm ra đồ mã bán, người đem về đốt, cả hai đàng đều

bị thiệt hại cả, v ì một đàng thì cứ bo bo giữ mãi cái thói

mê tín cho giống nòi, một đàng thì cứ luôn luôn làm tổnhao cho gia sản, vậy th ì ai lại khờ g ì còn làm, còn mua

đồ mã nữa, nếu các Ngài là bậc trí thức. 

Còn như lo rằng: Thôi làm đồ mã, e các anh thợ ấy

phải thất nghiệp? Hồi trước nhiều nhà nấu rượu đế để

sanh nhai, đến lúc nha đoan (nhà nước) cấm chỉ, vậycác nhà nấu rượu kia có thất nghiệp đâu, v ì họ đổi qua

nghề khác ... Lại nữa, các anh chỉ làm nghề bài bạc và

Page 46: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 46/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

các anh ăn trộm ăn cướp sinh nhai nay bị cấm hẳn, th ì

mấy anh đổ bác, đạo tặc ấy có thất nghiệp không?

Nước ta công nghệ hiếm hoi lắm, nếu Bắc, Trung,

Nam các anh thợ mã ấy hợp tác với nhau chế tạo ra

giấy, mực in th ì cả Đông dương các nhà in đều mua

giấy mực của các anh, mối lợi ấy, mỗi năm có mấy

trăm triệu đồng bạc chứ chẳng ít, chúng tôi cũng mua,

để in kinh sách, đặng truyền bá Phật học.

Vậy các anh thợ ấy, không những đã làm một việc

lợi dân, ích quốc cho đồng bào, lại còn được cao môn

phú hộ cho gia đ ình nữa. Làm được như vậy, có phải

công nghệ đã phát đạt, mà sự sống của các anh có

chính đáng không? 

Page 47: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 47/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Tiến Sỹ Vũ Thế Khanh 

 Tiến sỹ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp

Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) 

NGƯỜI ÂM LIỆU CÓ NHẬN ĐƯỢC V ÀNG MÃ

Tác giả Ngô Lê Lợi 

Hàng tuần có hàng trăm gia đ ình đến Trung tâm

Nghiên cứu Tiềm năng con người ở số 1, Đông

 Tác, Kim Liên, Hà Nội để cầu siêu và giao lưu với

người thân đã mất do Liên hiệp Khoa học Công

nghệ Tin học ứng dụng (UIA) tổ chức.

 Tiến sỹ Vũ Thế Khanh cho biết kết quả giao lưu

thành công rất cao. Ông chia sẻ về ý nghĩa việc

giao lưu, cách thức cầu siêu tại trung tâm. 

Nhiều gia đ ình đến đây giao lưu không thành

công là vì họ chỉ muốn "gọi" người thân đã mất về

chỉ để hỏi, để cầu lợi cho m ình, (hỏi làm ăn thế

nào cho phát tài, để xin được phù hộ đủ thứ,…).

Page 48: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 48/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

48 

Việc giao tiếp với "cõi âm" như vậy là hình thức

giao tiếp không lịch sự. 

Các cụ ta có câu: "Âm dương đồng nhất lý".

Do đó, muốn cho Ông bà, Cha mẹ,  Tổ tiên… đã

mất về "gặp" chúng ta với tâm trạng vui vẻ, th ì

chúng ta phải thể hiện tính nhân văn trong văn hóa

giao tiếp. Theo đó, ta phải giải mã được những

thông điệp của thế giới bên kia, nghe được ý

nguyện của người đã mất: Họ muốn g ì, cần g ì đểmình đáp ứng, thậm chí chúng ta có thể học và

tiến hành “chữa bệnh” cho người âm nếu như

chúng ta thành tâm hồi hướng công đức và phát

nguyện.

Chúng ta không nên bày những đồ hàng mã,tiền giả, không cúng những đồ sát sinh, không

được bày vẽ tốn kém. 

Chương tr  ình khảo nghiệm khoa học về các khả 

năng đặc biệt của con người  là đề tài khoa học

cấp Nhà nước, có sự phối hợp điều hành trực tiếpcủa 3 cơ quan là: Liên hiệp Khoa học UIA, Viện

Khoa học H ình sự (Bộ Công an) và Trung tâm bảo

trợ Văn hóa truyền thống. 

Page 49: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 49/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

49 

 Tiến Sỹ Vũ Thế Khanh đã vui vẻ trả lời câu hỏi 

"Người âm" có thích đồ mã không ? khi biếu vàng

mã thì họ có nhận được không? và kết luận thông

qua một câu chuyện có thật về một cuộc “giao lưu”giữa một bên là một gia đ ình thân nhân liệt sĩ và

bên kia là một liệt sĩ (nguyên là một vị tướng quân

đội). 

 Trong tất cả các cuộc giao lưu ở số 1  Đông Tác

thì đồ cúng cho liệt sỹ hay cúng gia tiên đều là đồchay thanh tịnh, không cúng đồ mặn sát sinh,

không cúng đồ mã, tiền giả.

 Theo ông Vũ Thế Khanh: “Đốt vàng mã không

phải là động thái tín ngưỡng thuần tuý mà chính là

thước đo mức độ giác ngộ của Văn hoá Tâm linh.

Nó là thành tố thuộc cặp phạm tr ù của tâm thức:

mê tín và chánh tín.

Trước hết, phải nói đến sự nhận thức về cái

chết sẽ dẫn đến việc ứng xử đối với người đã chết:

trình độ nhận thức càng kém thì càng dễ đi vào

con đường mê tín và hoang tưởng. Mỗi một dân

tộc, mỗi nền văn hoá đều có cách lý giải khác nhau

Page 50: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 50/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

50 

về cái chết, điều đó quyết định đến các hành vi

ứng xử đối với thân nhân đã chết.

 Thời xa xưa, vua chết có thể còn bắt cận thần

hoặc lính hầu chết theo, chồng chết còn bắt vợ

chết theo và như vậy mới là "phải đạo", thậm chí

còn "yểm" cả người đang sống là gái đồng trinh để

làm "thần giữ của"… 

Có những dân tộc thiểu số, khi người thân mất

đi th ì họ chia của cho người chết, của cải có thể

được chôn theo hoặc đem ra treo ở mả theo

phương thức: "Của đồng chia ba, của nhà chia

đôi". Dần dần những h ình thức "chia chác" ấy

được chuyển thể sang đồ mã và đương nhiên tiền

mã cũng không phải là ngoại lệ. 

Nhưng phong tục đốt vàng mã ở nước ta xuất

phát từ đâu và có từ bao giờ?. Khó ai có thể trả lời

chính xác được thời điểm xuất hiện phong tục đốt

vàng mã, nhưng căn cứ vào các giai thoại lịch sử

thì tục lệ đốt vàng mã tại Trung Quốc có trướcViệt Nam.

 Thông qua hàng ngàn các ca khảo nghiệm,

giao lưu với người đã khuất, chúng tôi phát hiện ra

Page 51: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 51/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

51 

một điều vô cùng thú vị là: Khi hỏi đốt vàng mã,

người âm có nhận được không? Thật giật m ình khi

được nghe họ trả lời: Nhận được. Theo thống kê

của chúng tôi, số "người âm" trả lời "nhận được"lại có xác suất rất cao, chiếm từ 60 đến 70% các

ca được khảo nghiệm. 

Ông Vũ Thế Khanh kể lại một câu chuyện điển

hình đặc sắc về giao lưu tâm linh để hỏi về việc

đốt vàng mã. Ca trắc nghiệm này đã được quayphim lưu trữ và trở thành kinh điển của việc khảo

nghiệm:

“Vào ngày 09 tháng 9 năm 2009, mới 8 giờ 15

phút, cả phòng giao lưu áp vong tại số 1 Đông

 Tác, Kim Liên, Hà Nội đã náo nhiệt v ì có một vị

tướng quân đội về "nhập" vào cô cháu gái của

mình. Cô này mới tốt nghiệp du học ở Úc về, ngày

thường nói năng nhỏ nhẹ, vốn chưa biết thế giới

tâm linh nên hôm nay muốn đến "thực mục sở thị".

Gia đ ình vị tướng này đến giao lưu tương đối

đông, cả con cháu có đến 10 người, trong đó có

hai người con đã là sỹ quan cấp tá trong quân đội.

Gia đ ình đề nghị cơ quan không để lộ tên của vị

Page 52: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 52/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

52 

tướng này trên phương tiện thông tin đại chúng và

đương nhiên ban khảo nghiệm hoàn toàn đồng ý.  

Vị tướng này nhập vào cô cháu gái, cười ha hả,

giọng nói rất trầm hùng, lại pha chút khôi hài của vị

tướng quân quen "ăn to nói lớn" nơi chiến trận. 

Anh con trai (quân hàm Thượng tá) hỏi: 

- Con đốt tiền biếu cho ba, ba có nhận được

không?

- Nhận được.

- Con đốt quần áo biếu cho ba, ba có nhận được

không?

- Nhận được.

- Con đốt ô tô biếu ba, ba có nhận được không? - Ô tô hả. Mi đốt cả 2 lần tau đều nhận được cả.

Cả gia đ ình mừng mừng tủi tủi v ì không những

được giao lưu trực tiếp với cha m ình (tính tình

giọng nói vẫn thế) mà ba còn nhận được quà biếu

của con cháu nữa. Đột nhiên vị tướng chuyển sang giọng trang

nghiêm và khôi hài:

- Nhưng mà bọn mi đã hại tau.

Page 53: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 53/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

53 

- Sao hả ba?

- Khi nhận được ô tô, khoái chí quá, tau đẩy ra

đường chạy thử th ì khởi động mãi mà máy không

nổ. - Hóa ra không có xăng (cả gia đ ình cười). Chềnh

hềnh ra đường mãi, nên công an đến toét còi bắt

nộp phạt v ì "cản trở giao thông". Loay hoay và

lóng ngóng mãi mà không đánh xe vào r  ìa đường

được. Công an lại hỏi: "Xin cho kiểm tra bằng lái". Tau làm gì có bằng lái, thế là lại phải nộp phạt lần

thứ 2 (cả gia đ ình lại cười).

Chưa hết đâu, khi bọn mi gửi ô tô lần thứ 2, tau

chán quá chả thèm đi nhận, th ì tháng sau tau lại

nhận được một "trát" bắt nộp tiền "phạt phí lưu kholưu bãi" (cả gia đ ình lại cười như nắc nẻ). Vị tướng

quân nói tiếp: 

- Như vậy vẫn còn may đấy, nếu tau mà đi từ Sài

Gòn bằng chiếc ô tô bọn mi biếu th ì 3 ngày nữa

chưa chắc ra được Hà Nội. Vậy th ì hôm nay giaolưu làm sao được đây? 

- Thế ba đi mây về gió à?

Page 54: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 54/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

- Nhanh hơn cả đi mây về gió. Chỉ cần nghĩ về đâu

là đến đó liền. Nhưng bọn mi có thực lòng biếu ô

tô cho tau không?

- Chúng con thật lòng mà ba.

- Chiếc ô tô thứ 2 khá cầu kỳ, bọn mi mua 700

ngàn đồng ở Hàng Mã đúng không? 

- Vâng. Sao ba biết tường tận như thế? 

- Thì lúc đó tau đang đứng cạnh đó mà. Nếu bọn

mi có lòng hiếu thảo, th ì hãy mua cho tau một

chiếc ô tô thật, khoảng 700 triệu thôi mà.

- Nhưng ba có cần đi ô tô của trần gian đâu? 

- Thì tau tặng cho các đồng đội của tau trong Hội

Cựu Chiến Binh, để họ chở nhau đi chơi, đượckhông?

 

Liệu người âm có thể lái những chiếc ô tô này ?

Mấy người con vò đầu gãi tai tỏ ra lúng túng,…

Vị tướng quân lại cười ha hả và nói:

Page 55: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 55/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

55 

- Ô tô thật sao không biếu, mà chỉ biếu ô tô giấy

700 ngàn đồng thôi, lại còn cứ khấn "ba phù hộ 

cho con thăng chức ba nhé”. Ô tô giấy mà thay cho

lòng hiếu thảo được à?

Vị tướng quân lại nói tiếp: 

- Bọn mi khi đi may quân phục có đo không? 

- Phải đo đến 3 lần chứ ba. 

- Thế sao bọn mi mua quần áo mã mà chẳng đo g ì

cả, biết "người âm" gầy hay béo, cao hay thấp mà

mua?

- Mặc không vừa th ì vứt bãi rác à?

- Con ngh ĩ là sẽ có phép biến hóa mà ba.

-  Đã có phép biến hóa th ì cớ sao phải mua đồ giấyđể đốt đi cho phí? Sao không mua đồ thật rồi đặt

lên cúng, tau vẫn chứng nhận được mà, sau đó

đem quần áo ấy tặng cho các đồng đội của tau, nói

rằng "ba cháu gửi biếu các bác" th ì có hơn không? 

- Vâng chúng con xin làm theo lời ba. - Lại còn cái vụ tiền mã nữa. Có 4 lý do mà không

nên mua đồ mã:

Page 56: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 56/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

 Thứ nhất là các nguyên liệu làm tiền mã, đồ mã

đều từ các thứ vật liệu dễ cháy, bẩn thỉu, tanh hôi.  

 Thứ hai là khi gia công, đàn bà con gái, chó

mèo nhảy qua nhảy lại còn gì là thanh tịnh. 

 Thứ ba là: bọn mi đi lấy tiền ngân hàng, có đếm

không? Đếm đến 3 lần ấy chứ. Nhưng khi đi mua

tiền mã, có đứa nào đếm không? Chẳng bao giờ

chứ g ì (cả gia đ ình sững sờ). Nhưng nếu có đếm

thì chẳng bao giờ đủ đâu.

Như vậy, trong tư duy của bọn làm tiền mã,

hàng mã đã chứa đầy tư tưởng đại khái và giả dối

rồi, sự giả dối và bất tịnh này đã tàng trữ trong đồ

cúng. Thế mà lại nheo nhẻo khấn rằng "chúng con

lòng thành dâng lên tịnh tài tịnh vật" hay sao?

 Thanh tịnh cái nỗi g ì ?

Những đồng tiền vô chính phủ

 Thứ tư là: "Thống đốc ngân hàng" của thế giới

tâm linh đâu có cho phép lưu hành đồng tiền do

Page 57: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 57/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

57 

các cõi giới khác in hộ? Đồng tiền phải có mệnh

giá chứ, có thể chế nào mà lại chấp nhận cho hàng

ngàn, hàng vạn hãng in tiền không? Rồi ai cũng tự

in thì tiền th ì có giá trị g ì không?...

Vậy nên, nếu các con có cúng th ì hãy cúng tiền

thật, sau đó mang số tiền đó nhân danh ba mà

giúp đỡ đồng đội của ba th ì đó mới là cúng thật…” 

Ông Vũ Thế Khanh cho biết thêm: Tặng, biếu,

kính dâng… một vật g ì cho người khác, ngoài cái ýngh ĩa "nhận được" ra th ì còn vấn đề quan trọng

hơn là "có dùng được không".

Nếu cho cái mà người ta không dùng được,

chẳng những mình chẳng có được công đức g ì mà

còn mắc thêm cái tội "biến nhà người ta thành bãirác nhà mình".  Đạo Phật là đạo giác ngộ, giải

thoát, không chấp nhận việc cúng kính giả dối,

không chấp nhận việc đốt vàng mã, tiền giả. Các

bậc tu hành chánh đạo vẫn đang duy trì được sự

trang nghiêm thanh tịnh, không cho phép đốt vàng

mã, không cho phép cúng đồ mặn tại chùa.

 Tuy nhiên, thực tế hiện nay có một số người

cho rằng v ì thương Ông bà Tổ tiên thiếu thốn nên

Page 58: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 58/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

đốt vàng mã để tỏ lòng hiếu thảo và đó là tín

ngưỡng thờ cúng Tổ tiên. Về điều này ông Vũ Thế

Khanh lý giải:  “Đốt vàng mã chỉ là hành vi chứ

chưa phải là gốc của tín ngưỡng”.

Nếu v ì lòng hiếu thảo th ì hãy làm những g ì đem

lại an lạc đích thực cho hương linh liệt sỹ và

hương linh Ông bà Cha mẹ, chứ không nên dâng

những thứ mà họ không dùng được, thậm chí

những đồ giả mà đem dâng lại càng làm cho họtham lam hơn, sân hận hơn và mê muội hơn.

Lễ cúng như thế nào là phù hợp nhất với thuần

phong mỹ tục ở Việt Nam ư? Hãy thắp lên nén

hương thơm từ lòng hiếu thảo và làm những điều

thiện theo công đức Ba La Mật (nghĩa là thi ân bất

cầu báo) để hồi hướng công đức cho Ông bà Cha

mẹ, có như vậy họ mới được trở về cảnh giới an

lành”. 

Page 59: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 59/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Giáo sư, Tiến Sỹ Tr ần Lâm Biền 

GS.TS Trần Lâm Biền là một trong những nhà nghiên

cứu văn hóa Việt Nam, với các công tr  ình nghiên cứu

về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam.KHÔNG DÙNG VÃNG MàĐỂ ÁP ĐẶT

THẾ GIỚI BÊN KIA

Phóng viên Cao Hồng 

GS Trần Lâm Biền cho rằng: Thế giới nhận thức về

năng lực của linh hồn là có khả năng không cùng.

 Đừng bằng vàng mã để áp đặt cho thế giới bên kia theo

lối đời thường. Nếu sử dụng vàng mã vừa đủ sẽ biểu

hiện sự thành kính, là văn hóa. Còn khi quá lên sẽ thấy

nó lòe loẹt và trở nên thiếu văn hóa… 

Giáo sư Trần Lâm Biền có cách luận giải căn cơ về

tục lệ đốt vàng mã, lý do người ta đua nhau đốt vàng

mã và cả biểu hiện sai lầm khi bỏ hàng trăm triệu tậu ô

tô, máy bay, voi, ngựa... để “hóa”. Sau đây là cuộc trao

Page 60: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 60/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

60 

đổi giữa phóng viên với nhà nghiên cứu văn hóa dân

gian.

PV: Thưa Giáo sư, khởi nguyên của tục đốt vàng

mã từ đâu? Và việc đốt vàng mã mang mục đích g ì?

GS Tr ần Lâm Biền: Vàng mã là đồ giả. Người ta tin

rằng, khi hóa đi nó sẽ trở thành đồ thật để người âm sử 

dụng.  Đốt vàng mã không phải tục lệ của người Việt mà

của người Trung Hoa.

Khởi nguyên của nó là trong một xã hội phân hóa

cao, bắt đầu có vua chúa. Khi vua chúa chết đi, người 

ta thường chôn theo người thân thiết, tin cậy và cả 

những vật dụng quý giá. Về sau, khi thấy cách làm này

không ổn, nhất là việc chôn theo những người tài thân

cận của vua và được nhân dân yêu quý nên người ta

ngh ĩ  ra hình nhân thế mạng. Thời  Đường, có Vương 

Dư ngh ĩ ra cách làm vàng mã để thay đồ thật. Như vậy, 

khởi đầu của vàng mã là sự tiến bộ trong tín ngưỡng. 

Sau đó, đốt vàng mã lan sang đất Việt và những vùng

chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.

PV: Khởi nguyên của đốt vàng mã là sự tiến bộ 

trong tín ngưỡng, song dường như với hiện tại, nó

đang đi quá đà phải không Giáo sư? 

Page 61: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 61/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

61 

GS Tr ần Lâm Biền: Nếu vàng mã dùng đúng tính

chất khởi nguyên sẽ thể hiện  văn hóa ứng xử của 

người sống với người đã khuất. Nhưng khi vàng mã rời 

khỏi không gian gốc (nông thôn) vào đô thị (buôn bán)thì có sự đổi khác. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, người 

nông thôn thờ: Mẫu  Địa, Mẫu Thoải, Mẫu  Thượng 

 Thiên. Đó là 3 thế lực phù trợ cho cây trồng. Khi vào đô 

thị, không còn Mẫu  Địa mà chuyển thành Mẫu Thượng 

Ngàn, Mẫu Thiên, Mẫu Thoải. Cư dân buôn bán mắc bệnh “ghen vợ, ghen chồng 

không bằng ghen đồng, ghen bóng”. Rồi cái tư duy “tốt 

lễ dễ kêu” khiến người ta đặt cược với thần linh, đua 

nhau làm nhiều vàng mã to lớn mà quên đi nhận thức 

về vũ trụ, về thế giới nói chung.  Để rồi  trượt dài trêncon đường mang tính vô thức, kéo cõi bên kia về cõi

thực tại theo kiểu “trần sao âm vậy”. Chính sự đố kỵ 

thúc đẩy cho vàng mã trở nên đa dạng, dẫn đến nhiều 

cái sai trái.

PV:  Đó là những sai trái g ì ạ? GS Tr ần Lâm Biền: Cái sai trái tôi muốn nhấn 

mạnh ở đây là sai trái vô thức.  Đó là: Đốt nhiều vàng

mã, vàng phải là vàng nhưng bây giờ lại là vàng tứ phủ, 

Page 62: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 62/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

62 

theo các màu của tứ phủ, làm những con vật rất to. Ví 

dụ như voi, ngựa... Những con vật này để cho ai? Cho

 Tổ tiên, cho người đã khuất hay cho thần linh? Câu trả 

lời của tôi là, không phải cho người đã khuất vì người Việt có quan điểm chia vũ trụ thành 3 tầng. Tầng cao

nhất dành cho thần linh (có thân xác khổng lồ). Tầng 

thứ hai dành cho nhân gian và cuối cùng là tầng âm ty.

 Trong cổ tích người Việt,  người âm phủ lên chơi 

dân gian rất nhỏ bé, có thể trèo cả lên cây ớt. Còn với  Tây Nguyên Gốc, tượng nhà mồ không bao giờ làm to

lớn cả (cho dù đấy là voi, ngựa, tượng người...). Những 

bức tượng nhỏ bé này bao quanh mồ, người ta thổi hồn 

vào để chúng trở thành của cải của người đã khuất. 

Người  đã khuất nhỏ bé, tượng to đe dọa  người  đãkhuất nên đấy là điều cấm kỵ. 

 Thế nên, vàng mã làm to không dành cho người đã

khuất và cũng không dành cho thần linh, vì với thần linh

thì nó quá bé. Theo tôi, hiện nay người ta làm vàng mã

to chỉ thể hiện sự khoe mẽ với đời. Xuất phát từ tư duytrọc phú, với trình độ “no cơm ấm cật, dậm dật chân

tay” chứ chưa đến mức “phú quý sinh lễ ngh ĩa”. Việc 

này làm méo mó đi vẻ đẹp văn hóa cổ truyền. 

Page 63: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 63/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Ngựa voi và hình nhân kích thước  như thật  

PV: Vàng mã “khủng” là khoe mẽ. Thế mà, có

người còn đốt cả cái máy bay to đùng, cái ô tô to như ô

tô thật để thể hiện sự thành tâm với người đã chết.

Giáo sư thấy hiện tượng này như thế nào?

GS Tr ần Lâm Biền:  Đấy là cái mới trong vàng mã

hiện nay. Và, đây là sự bịa đặt của những người mê tín

dị đoan từ trong máu nên áp đặt cho thế giới bên kia.

Không biết họ dựa trên nền tảng nào để đại diện cho

người chết mà kéo lùi năng lực của người ở thế giới 

bên kia đến mức thấp hèn. Thực ra, họ có tội với người 

đã khuất mà tưởng như có công.

 Tại sao tôi nói vậy? Vì bằng nghiệm chứng của 

người đời xưa: linh hồn của người chết có năng lực vô

biên, phân thân tán thể, không lệ thuộc vào không gian,

thời gian. Việc đi lại của người âm không cần phải đặt 

ra, bởi “tốc độ”, di chuyển của linh hồn là tức thì. Vậy 

bắt các linh hồn phải dùng phương tiện giao thông để di

Page 64: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 64/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

64 

chuyển có khác gì làm nghèo hèn đi cái năng lực của 

linh hồn đó. Thế giới nhận thức về năng lực của linh

hồn là có khả năng không cùng.  Đừng bằng vàng mã

để áp đặt cho thế giới bên kia theo lối đời thường. Nếu sử dụng vàng mã vừa đủ sẽ biểu hiện sự thành kính, là

văn hóa. Còn khi quá lên sẽ thấy nó lòe loẹt và trở nên

thiếu văn hóa.

PV: Chính phủ đã có hẳn Nghị định,  trong đó có

quy định việc xử phạt 500.000 - 1.000.000 VND/lần đốivới người có hành vi đốt vàng mã ở các di tích, nơi

công cộng, song thực tế, chưa thấy ai bị phạt cả, thưa

Giáo sư? 

GS Tr ần Lâm Biền: Những  người hành pháp

không thực hiện đúng chức năng của mình. Có thể, họ 

sợ phạm vào thế giới bên kia. Nếu họ thực hiện đúng 

chức năng, nhiệm vụ của mình thì tình hình đã khác.

Song dù sao cũng phải để cho họ hiểu biết vàng mã là

gì, đốt thế nào cho đúng.  Để hạn chế việc đốt vàng mã,

cái quan trọng phải có cái Trí, phải hiểu. Khi hiểu vàng

mã là gì, đốt thế nào cho đúng thì người ta sẽ có cáchứng xử đúng đắn. Nếu không hiểu thì hàng tỷ đồng sẽ 

thành tro.

Page 65: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 65/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

TỤC  ĐỐT VÀNG MÃ

BẮT NGUỒN TỪ TRUNG QUỐC 

 Theo GS Ngô Đức Thịnh,

Ủy viên Hội  đồng Di sản 

văn hóa quốc gia, Giám

đốc Trung tâm Nghiên

cứu Bảo tồn Văn hóa Tín

ngưỡng Việt Nam cho

rằng: Cho đến nay, vẫn 

chưa có một tài liệu nào

cho thấy thời điểm xuất hiện việc đốt vàng mã ở nước 

ta, nhưng chắc chắn điều này đã tồn tại từ hàng trăm 

năm do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.

Quan niệm người chết không phải là hết, chia của 

cho người chết ở ta cũng đã có từ rất lâu đời.  Đến nay,

người Tây Nguyên không chịu ảnh hưởng của văn hóa

 Trung Hoa, nhưng vẫn tiến hành tục chia của cho

người chết trong lễ bỏ mả, song họ không có tục làm

đồ mã mà dùng chiêng ché, đồ dùng thật hàng ngày

chôn theo người chết (tục chôn đồ tùy táng).

Page 66: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 66/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Phan Thị Bích Hằng là một nhà ngoại cảm nổi tiếng

ở Việt Nam. Bà là người đã sử dụng khả năng đặc biệt

của mình trong thời gian hơn 20 năm qua để giúp rất

nhiều gia đ ình tìm kiếm hài cốt người thân bị thất lạc.

Việc tìm hiểu, khảo nghiệm khả năng ngoại cảm của

Bích Hằng đã giúp cho các nhà khoa học giải đáp nhiều

vấn đề cứ liệu liên quan đến thế giới tâm linh.

LỜI KHUYÊN CỦ A NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ 

BÍCH HẰNG VỀ TỤC ĐỐT VÀNG MÃ

Phóng viên Hoàng Anh Sướng

PV: Theo chị, thực sự có sự tồn tại của người âm.

Vậy thế giới có ảnh hưởng, có mối liên kết gì với thế 

giới người trần chúng ta đang sống, đặc biệt là sự ảnh

hưởng về mối liên kết giữa mồ mả Tổ tiên với đời sống

của con cháu cõi dương thế?

Page 67: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 67/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

NNC Phan Thị Bích Hằng: Thực sự là có sự tồn tại

của thế giới tâm linh. Thế giới ấy nhiều khi có ảnh

hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta mà người

thường (không có khả năng ngoại cảm) không nh ìnthấy, nghe thấy. Nếu không có sự chỉ dẫn của vong

linh, làm sao tôi có thể tìm thấy hàng chục ngàn hài

cốt liệt sĩ vùi xác thân khắp nơi rừng sâu, núi thẳm, ao

hồ, sông suối?

Có điều, trong 23 năm tiếp xúc với “vong” để đi t ìmhài cốt, tôi ngộ ra một điều: tôn giáo quyết định ý thức

tâm linh. Những người theo đạo Phật cực kỳ thanh

thoát, nhẹ nhõm. Tôi nói chuyện với vong của các Hòa

Thượng hay các Phật tử, chẳng thấy họ kêu ca hay đòi

hỏi g ì sất. Nhưng những người theo đạo Lão, đạo Tứphủ th ì cực kỳ nặng nề, sân hận, nặng nề chuyện cúng

kiếng đủ mọi thứ. 

Vì sao tôi theo đạo Phật chứ không phải một tôn giáo khác .

Page 68: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 68/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

68 

Về mồ mả, tôi tạm chia làm hai giới: một bên theo

đạo Lão, một bên theo đạo Phật. Những người theo

đạo Phật th ì nhẹ tênh. Với họ, được hóa thân đi là một

sự giải thoát, chuyển đổi cảnh giới. Khi thác, họ nhanhchóng rời bỏ thân xác, họ về luôn với gió núi mây trời.

Còn những người theo đạo Lão, cứ khư khư giữ lấy

cái mộ của m ình và rất khó siêu thoát. Hôm nay có con

trâu húc mộ, ngày mai có người cuốc vào mộ, động

mộ, thế là lập tức về “báo” ngay con cháu, làm cho concháu sôi sùng sục lên, vội vàng sắm sanh lễ vật, mời

thầy tạ mộ, hàn long mạch… mới yên.

Cho nên tôi có một lời khuyên là khi người thân

mất, chúng ta nên hướng họ vào một tôn giáo nhất định

mà theo tôi, thiện nhất, lành nhất là đạo Phật, để đượcgiải thoát.

 Tại sao ở Philippines, nhiều gia đ ình sống nhiều

năm trên những nấm mộ ngoài ngh ĩa trang, trẻ em cầm

đầu lâu ném chơi như ném bóng, cầm xương ống chân

chơi khăng mà họ vẫn khỏe mạnh, sống lâu?.

 Tại sao ở Hàn Quốc, hầu hết người dân chết đều

hỏa táng, rải tro cốt ra biển mà dân họ vẫn giàu, nước

vẫn mạnh? V ì trước khi chết, tâm thức người ta đã ngộ

Page 69: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 69/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

rằng thân xác này chỉ là cõi tạm. Chết là linh hồn đi lên,

rời bỏ thân xác thối rữa, không nuối tiếc. 

Ở Việt Nam, những năm gần đây, vào dịp Tết

Nguyên Đán hay giỗ chạp, chứng kiến nhiều gia đ ình

đốt linh đ ình cả sân vàng mã, tôi thấy sợ. Làm như thế

khiến cho người âm hoài tưởng đến cuộc sống trần

gian, càng khó siêu thoát. Sau khi chết, linh hồn tồn tại

dưới dạng khí, sóng nên họ đâu có dùng những thứ

vàng mã ấy. Họ chỉ dùng bằng ý niệm. Nh ìn thấy vàngmã, họ reo mừng: A, hôm nay có quần áo đẹp rồi.

Nhưng đống tro bụi ấy làm sao họ mặc được?

 Tôi thấy rất là phí phạm khi nhiều người đốt ngập

trời “nhà lầu, xe hơi”… Tôi đã từng chứng kiến ở đền

Kiếp Bạc, người ta bày la liệt cả một sân voi ngựa,đông hơn cả voi ngựa nhà Trần đánh quân Nguyên

Mông. Người âm là khí, linh khí là âm. Họ chết mấy

trăm năm rồi, rất mong manh. Lửa là dương. Đốt lửa

ngút trời như thế là đẩy hết khí ra, tán sạch khí. 

Page 70: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 70/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã

Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã - người luôn được

đánh giá là một trong những chuyên gia rất có uy tín

trong giới ngoại cảm. Ở ông có một điều đặc biệt là ôngđã quy y Tam Bảo và không bao giờ trực tiếp ra mặt

cũng như nhận tiền bạc thông qua công việc này.

TRÍCH BÀI PHÁP THOẠI CỦA NH À NGOẠI CẢM

NGUYỄN VĂN NH Ã TẠI CHÙA DIÊN QUANG

Sư Thầy: Kính thưa quý vị, như bác Nguyễn Văn

Nhã vừa nói th ì chúng ta có thể khẳng định một điều

rằng chết chưa phải là hết mà chúng ta chỉ chuyển từ

dạng này sang dạng tâm thức khác mà thôi. Nếu quý vị

tạo nghiệp thiện th ì quý vị sẽ đầu thai về cảnh giới an

lành. Nếu quý vị gây tạo những nghiệp ác, nhân xấu th ì

đương nhiên quý vị phải bị đọa. Chết không phải là hết

mà chết chúng ta sẽ đi theo nghiệp quả của chúng ta

gây tạo.

Page 71: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 71/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

71 

Chính vì vậy, kính thưa bác, hiện nay do ảnh hưởng

tư tưởng văn hóa và phong tục của người xưa mà nói

rõ hơn ở đây là ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

nên đa phần có nhiều người nghĩ rằng trần sao âm vậy,nên người ta nghĩ rằng khi sống cần g ì thì khi chết cũng

cần như vậy. Do đó, dẫn đến t ình trạng những nghi lễ

hủ tục, cúng kiếng rất lãng phí.  Đặc biệt là việc đốt

vàng mã thì vấn đề này rất dễ dẫn người ta đến t ình

trạng mê tín dị đoan. Vậy thưa bác, bác là người có khảnăng tiếp cận với những thế giới khác th ì bác có thể

chia sẻ về vấn đề đốt vàng mã của người dương cho

người âm. Liệu người âm có thể nhận được những đồ

này hay không và việc cúng kiếng đốt vàng mã lãng phí 

như vậy có ảnh hưởng g ì cho những người thân sau

khi chết hay không?

NNC Nguyễn Văn Nhã: Trước khi trả lời câu hỏi

này thì xin bà con cô bác cho tôi hỏi lại một câu: Hiện

nay trong đạo tràng ở đây, các cô, các bác, các quý

đạo hữu ở đây, ai còn đốt vàng mã thì giơ tay lên.

Xin thưa các tất cả các quý vị đạo hữu, quý vị cô

bác, thực ra tâm trạng này cũng chính là tâm trạng của

chính tôi, của gia đ ình tôi. Hồi trước gia đ ình tôi đốt rất

ít vàng mã. Khi thấy bà con cô bác đốt mà mình không

Page 72: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 72/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

72 

đốt th ì mình không chịu nổi. Thấy người ta đốt 10 bộ th ì

mình dáng đốt 1 bộ. Thấy người ta đốt một chồng vàng

mã thì mình cũng ráng đốt một bộ. Thấy người ta đốt

một chồng vàng mã thì mình cũng ráng làm một tépnho nhỏ, cũng phải đốt một cái cho chắc ăn v ì không

biết có vấn đề g ì hay không.

Lúc đó tôi không biết g ì về Phật Pháp. Nhưng sau

này khi thực hành tâm linh, tìm mộ tôi mới nhận ra

nhiều điều. Tôi xin kể cho quý vị một câu chuyện: Hồiđó khi t ìm được một ngôi mộ tôi thường nói: Bà con cô

bác hãy luộc một con gà, nấu 12 chén cháo đưa vô

ngh ĩa trang để làm lễ thì tôi thấy vong hồn vui lắm.

Mỗi lần qua điện thoại thôi mà tôi cũng thấy họ vui

lắm. Mặc dù cách mấy trăm cây số, cả ngàn cây số màtôi vẫn thấy như đang ngay trước mắt m ình. Nhưng mà

một thời gian sau, vài tháng sau thì như có tín hiệu là

tôi phải làm những cái khác chứ không phải làm như

thế nữa. Có lần họ bắt tôi phải ăn chay ba ngày, vô đó

niệm Phật 21 lần câu “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Lúc đó

tôi không biết g ì về Phật Pháp và rất sợ ăn chay. Rồi

lần thứ hai là phải ăn bẩy ngày và vào đó niệm 100 lần

tiếng “Nam Mô A Di Đà Phật” tượng trưng cho trăm họ

chứ không phải chỉ có gia đ ình đó. 

Page 73: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 73/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

73 

 Tôi lo dữ lắm,rất là lo. Tôi nói tôi rất sợ ăn chay mà

kêu tôi ăn 7 ngày. Tôi phải ráng mà ăn tới 6 ngày rưỡi,

tôi cứ mong qua nhanh 7 ngày để qua ăn tô phở. Tôi

nhớ hồi đó tôi ở ngoài bắc này. Tôi mê tô phở Hà Nộidữ lắm. Mà thường tôi hay bị vi phạm lắm, có lần còn

khoảng 2 giờ đồng hồ là hết 7 ngày tôi lại vi phạm. 

Sau đó tôi sám hối dữ lắm. Ngoài phở tôi còn thích

hột gà ốp la ăn với bánh mỳ. Có một điều thú vị là khi

tôi vào ngh ĩa trang cái ngày tôi ăn chay. Khi tôi tớitượng đài tôi niệm Phật 100 tiếng ‘‘ Nam Mô A Di Đà

Phật ’’ th ì không phải m ình tôi đâu  lúc đó những nhà

ngoại cảm quanh tôi họ nói trời ơi, mỗi một ngôi mộ

đếu thấy một vong hồn ngồi rất an lạc, giống như ngồi

thiền, có người chắp tay, có người th ì để hai tay lên đùi.

Họ vui mà họ an lạc dữ lắm.

Mà chính mình thấy, m ình không tin vào mắt m ình.

Qua cái đó tôi mới ngộ ra một điều th ì ra món ăn ngon

nhất không phải là con gà, không phải là 12 chén cháo

mà cái món ăn ngon nhất là lòng yêu thương, là câu

Nam Mô A Di Đà Phật. Cái nhà đẹp nhất cũng là Nam

Mô A Di Đà Phật. Món ăn ngon nhất cũng là Nam Mô A

Di Đà Phật. Quần áo đẹp nhất cũng là Nam Mô A Di Đà

Phật. 

Page 74: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 74/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

74 

 Trời rút ra được cái kết luận đó tôi rất là mừng, tôi

nói thôi đây là đáp số chứ không phải là cái kia. Cái kia

vui nhưng chỉ thấy vui có một vong hồn. Khi m ình niệm

Phật tất cả đều vui. Tôi nói thật với quý vị khi làm nhưvậy, ở ngoài hàng rào ngh ĩa trang nhiều lính cũng có

mặt, họ mong được nhận món quà tuyệt vời này.

Thành ra đạo tr àng niệm Phật của quý vị ngày hôm

nay mà niệm tới cả ngày chắc đã giúp không những

hàng ngàn, hàng trăm ngàn mà còn giúp cả hàng triệuchúng sinh. Hôm nay các quý vị đã ban phát không biết

bao nhiêu món quà tuyệt vời cho muôn loài. Không chỉ 

có vong hồn của người không đâu mà tất cả các loài,

cả côn tr ùng.

Khi mà Trời Phật đã dậy cho tôi như thế đấy th ì tôimới nói như thế này: Nếu quý vị hương linh mà vui cỡ

này thì tôi sẵn sàng ăn chay, tôi sẵn sàng niệm Phật

không mệt mỏi. Sau đó tôi ăn chay thấy dễ dàng hơn,

không sợ hãi nữa. Ăn chay thấy nó ngon lành, thấy nó

tốt hơn. Cũng báo tin vui cho các quý vị, sau đó khoảng

cỡ vài tháng sau tôi và bà xã ăn chay trường luôn. 

Sư Thầy: Thưa bác, bác có thể nói r õ hơn một chút

về vấn đề đốt vàng mã vì lúc nãy khi bác hỏi các Phật

Page 75: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 75/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

75 

tử về vấn đề này, tôi thấy 50% vẫn còn đốt. Liệu việc

đốt vàng mã này có thiết thực không, nó có đem lại sự

giải thoát cho người thân hay không ?

NNC Nguyễn Văn Nhã: Nam Mô A Di Đà Phật, cảm

ơn Thầy, đúng là còn mắc nợ ở cái chỗ này mặc dù

phần lý giải hồi nẫy thực ra đã lý giải một phần rồi. Xin

trả nợ cái món này như thế này, tôi có một câu chuyện,

khi tôi biết về Phật Pháp tôi thấy rằng m ình đã làm

nhiều việc không có đúng khi về khu mộ của gia tiên tôi,ông bà tôi tại làng Nội Duệ.

Nếu biết Phật Pháp mà còn làm như thế th ì rất là

bất hiếu bởi ba cái đồ vàng mã, quần áo, xe cộ nếu mà

ai đó có đốt th ì cũng là đồ âm phủ. Vô t ình khi làm như

thế, ngh ĩa là mình muốn nói: Ông bà ơi ông bà ở âmphủ 1000 năm dùm con. Trời ơi, mình làm cái chuyện

hết sức là lạ lùng như thế. M ình đốt đồ âm phủ, giả sử

có nhận được th ì cũng là ở âm phủ. Quả thật là quá tội

lỗi. Trong khi có các cõi thần, cõi thánh, cõi trời, cõi Phật

thì mình không đưa ông bà về mà cứ ra mộ thắp nhang

và đốt vàng mã ở đó. 

 Thành ra sau này khi tôi về khu mộ, tôi phải khấn

lại, giống như nói chuyện vậy đó: Tôi nói ông bà ơi,

Page 76: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 76/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

76 

nhiều năm qua con làm những cái chuyện hết sức là tội

lỗi, thậm chí con biết là hàng chục năm qua khi làm

đám giỗ ông bà không có về. Tại v ì con làm nhiều

chuyện không có đúng, rất là tội lỗi. Sát sinh mỗi lần giỗ là phải giết một hai con gà, ba bốn con vịt rồi lại đốt

vàng mã nữa. Ông bà cho con xin lỗi. Tôi quỳ tôi lậy.

Bây giờ mỗi ngày con đều có món quà tuyệt vời là

Nam Mô A Di Đà Phật, ông bà ráng tin con. Tôi hay thí 

dụ như thế này: ở tr ên trần gian các quý vị có coi tr êntivi là bên châu Phi những lúc họ bị nạn đói, quý vị thấy

những đữa trẻ ốm yếu gầy mòn, lòi xương, lòi mắt ra

nữa. Quý vị thấy khổ dữ không. Người âm họ khổ ít

nhất 100 tới 1000 lần điều đó.

Ngay cả ông bà của tôi những ngày tháng đó trên90% là ma không thôi. Vì mình cứ mê cái mả, rồi m ình

lại ra mả thắp rồi lại đốt vàng mã. Họ khổ lắm, cực kỳ

khổ luôn. Khi tôi tụng kinh niệm Phật, các cụ nói với tôi

lập bàn thờ để về bàn thờ giống như ông bà cử đại

biểu về xem vợ chồng tôi có ăn chay niệm Phật thật

hay không vì không tin tôi, không tin gia đ ình tôi có thể

ăn chay niệm Phật. Khi ông bà thấy thực sự rồi mới bắt

đầu rủ đông các hương linh về. Lúc đó tôi mới nói ông

Page 77: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 77/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

77 

bà mời hết bà con cô bác trong làng mình, ai đã mất về

nghe con niệm Phật để con trả cái tội của con hồi xưa.

Quý vị biết không, khi tôi niệm Phật ở nhà thì lúc đó

giống như cả cái nền trời vang lên tiếng niệm Phật theotôi. Chỉ cho tôi thấy một hai lần thôi chứ không phải có

hoài để báo cho m ình biết rằng anh thấy chưa khi niệm

Phật như thế là quá nhiều chúng sinh kể cả chư Thiên

cũng niệm.

Lúc niệm Phật, tôi ra ngoài thấy nền trời đỏ au,những vầng mây trắng đẹp lắm, kể cả cầu vồng nữa.

 Điều đó cho tôi biết rằng kể cả chư Thiên cũng sợ hết

phước. M ình là thiên hạ, thiên hạ nghĩa là cũng từ tr ên

trời xuống, cũng sài hết phước rồi lộn cổ xuống làm

người thôi. Nếu mà không tu thì còn xuống nữa, thành

ra khi mình niệm Phật không chỉ lợi lạc cho Ông bà Tổ

tiên của m ình mà còn cho cả chư Thiên, chư Thần.

Sư Thầy : Theo như những g ì bác Nhã đã nói thì

với việc đốt vàng mã hoặc những hủ tục cúng kiếng

lãng phí, quý vị sẽ vô t ình trôn vùi ông bà của m ình ở

dưới mồ mà trăm năm, ngàn năm. Nếu m ình muốn Ông

bà mình đến với cảnh giới an lành, được giải thoát tại

sao chúng ta không tìm những phương pháp khác mà

cụ thể là niệm Phật. 

Page 78: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 78/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

78 

NGÔI LÀNG BỖNG DƯNG BỎ ĐỐT V ÀNG MÃ

Nhà báo Quách Dương (Báo KH&ĐS số tết) 

Mấy lần lang thang qua làng Khê Tang, xã Cự Khê,

huyện Thanh Oai (Hà Nội) vào dịp rằm, lễ, tết, chúng tôi

nhận thấy từ đầu đến cuối ngôi làng không ai đốt vàng

mã, trong khi những làng khác thì khói hương mù mịt

phủ khắp làng.

Tiết kiệm tiền làm công đức 

 Tò mò trước thông tin này, chúng tôi vào tận nhà

một số gia đ ình ở thôn Khê Tang thượng th ì thấy

những thứ đồ cúng tr ên ban thờ của mỗi gia đ ình chỉ có

vài gói bánh, oản hoặc một đĩa hoa quả làm lễ thắp

hương chứ không thấy có vàng mã như nhiều nơi

khác.

Khi gặp ông Nguyễn Hữu Tuất, Trưởng thôn Khê

Tang thượng, chúng tôi trầm trồ khen công tác tuyên

truyền, vận động người dân bỏ tục đốt vàng mã ở đây. 

Ông Nguyễn Hữu Tuất đặt đồ cúng lên ban thờ của gia

đ ình với vài gói bánh ngọt. 

 Thấy vậy, ông Tuất thản nhiên bảo: "Chúng tôi có

tuyên truyền vận động người dân bỏ tục đốt vàng mã

Page 79: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 79/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

79 

đâu, đó là do người dân tự bỏ đấy chứ, từ bao đời nay

làng này vẫn thế. Người ta cứ bảo phải đốt vàng mã để

cho người âm giàu có thì họ mới phù hộ cho m ình làm

ăn khấm khá. Nhưng mà chúng tôi chẳng đốt th ì dânvẫn giàu có đấy thôi, thậm chí làng còn được mệnh

danh là làng đại gia nữa ấy chứ. 

Ngay cả gia đ ình tôi cũng có đốt đâu, hi hữu lắm là

vào ngày rằm tháng bẩy thì mua vài tờ vàng mã về để

bàn thờ cho xôm, cúng xong lại để đó có khi chẳng đốt. Trong làng thỉnh thoảng mới có nhà đốt vàng mã nhưng

số lượng chỉ là vài tời, họ không đốt ở nhà mà đem ra

một cái miếu ngoài cánh đồng để đốt...". 

Bà Nguyễn Thị Minh Thùy, một người dân ở làng

Khê Tang bảo việc không đốt vàng mã tiết kiệm đượcrất nhiều, từ tiền bạc, thời gian…:

"Tôi thấy mấy làng xung quanh mỗi khi có rằm, giỗ

hay ngày lễ, tết là họ đua nhau mua sắm nào là ngựa

giấy, ô tô giấy, nào là nhà cửa, áo, mũ... mà mỗi một đồ

vàng mã như ngựa giấy cũng phải 500.000 đồng/conchứ có phải rẻ g ì đâu. 

Page 80: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 80/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Trong khi đó lại phải tốn công sức đem đi đốt, ở đây

đất chật người đông, đốt không cẩn thận còn cháy cả

nhà. Làng chúng tôi không đốt vàng mã. Số tiền tiết

kiệm được chúng tôi đem làm công đức tôn tạo đ ình,

chùa, các di tích lịch sử của làng...Ví dụ, cụ thể nhất là ở chùa Khê Tang, dân làng

chúng tôi nhà thì góp cột lim, xi măng, thậm chí có nhà

góp cả hàng trăm triệu đồng... để xây dựng tượng đài

tướng Trần Hưng Đạo, rồi tr ùng tu lại đ ình, chùa mỗi

khi xuống cấp. Mấy chục năm nay, đ ình chùa xuống

cấp Nhà nước không phải chi tiền để tr ùng tu, sửa

chữa v ì tất cả đã có dân làng chúng tôi lo hết". 

Bỏ đốt vàng mã từ sau năm 1945 

Rời những hộ dân trong làng, chúng tôi tìm đến

chùa Khê Tang để t ìm hiểu thông tin v ì đ ình, chùa vốnlà nơi đốt vàng mã nhiều nhất. Nhưng thật bất ngờ là ở

đ ình, chùa Khê Tang rất ít người đốt vàng mã.

Ông Lê Đ ình Chuyển, Chi hội trưởng Hội Người cao

Page 81: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 81/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

81 

tuổi làng Khê Tang cho biết: "Làng Khê Tang bỏ tục đốt

vàng mã từ sau Cách mạng tháng 8/1945. Lúc đó

người dân vừa thoát khỏi nạn đói, kinh tế vẫn còn khó

khăn v ì thế mọi người đều phải tiết kiệm, chống lãng

phí.

 Thời điểm đó chính quyền phát động phong tr ào

chống hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan v ì thế tục đốt vàng

mã cũng được hạn chế. Từ đó dân làng Khê Tang bỏ

tục đốt vàng mã.

Một thời gian sau đó, ở những làng xung quanh

khôi phục lại tập tục này, nhưng làng Khê Tang vẫn duy

trì nề nấp văn hóa đó cho đến tận ngày nay".

 Để minh chứng cho những điều m ình nói, ông

Chiểu dẫn chúng tôi đi một vòng quanh chùa Khê Tang

để tham quan.  Đây là nơi thờ chính tướng Trần Hưng

 Đạo nên vào mỗi dịp lễ, tết hay ngày rằm đều có rất

nhiều người đến thắp hương, cầu an. 

Cụ Lê Gia Hồ, Thủ từ đền Khê Tang thượng cho

biết: "Ngày hội đền, chùa được tổ chức vào ngày 15/2

âm lịch và cứ hai năm tổ chức một lần. Trong mỗi lần

hội, người dân chỉ sắm hoa quả để thắp hương, còn

Page 82: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 82/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

những loại vàng mã, ngựa giấy, voi giấy, thuyền giấy...

không được dùng.

Khi khách lạ đến đ ình, chùa, thấy dân địa phương

không đốt vàng mã họ cũng tuân theo phong tục địa

phương và không mua vàng mã đem vào thờ cúng". 

 Để chứng minh cho điều m ình nói là sự thật, ông Lê

Gia Hồ dẫn chúng tôi đến chính điện của chùa Khê

 Tang. Trước một điện thờ nghi ngút khói hương, chúng

tôi quan sát thấy những đồ thờ cúng chỉ có bánh, kẹo

và oản chứ chẳng thấy một đinh vàng mã hay tiền âm

phủ nào giống như những ngôi đền, chùa khác.

Ông Lê Gia Hồ bảo: "Hôm nay mới qua ngày rằm

được một hôm, nhưng những đồ thờ cúng mà dân làng

đem đến th ì vẫn còn để ở tr ên bàn, hoa quả sau khi

cúng thì của ai người nấy đem về cho cả nhà thụ lộc. 

Ngôi chùa từ lâu không cúng vàng mã, ấy vậy mà

người dân vẫn ăn nên, làm ra và giàu có hơn những

nơi khác". 

Page 83: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 83/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Thượng Tọa Thích Duy Tr ấn 

Thượng Tọa Thích Duy Trấn - trụ tr  ì chùa Liên Hoa

một ngôi chùa tại 236/31/4 đường Thái Phiên, Phường

8, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Với những việc làm tích cực, những nỗ lực quên

mình vì đạo Pháp, v ì xã hội, năm 2006 Thượng Tọa 

 Thích Duy Trấn đã được nhận Bằng khen của Thủ

tướng Chính phủ.

Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện phong tr ào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong

cả nước, Thượng Tọa Thích Duy Trấn cũng vinh dự

được đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn Hóa

 Thể Thao Du Lịch.

Page 84: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 84/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

84 

NGÔI CHÙA KHÔNG ĐỐT VÀNG MÃ

TRONG 12 NĂM LIỀN

 ĐỂ CÓ TRÊN 6 T Ỷ ĐỒNG LÀM TỪ THIỆN 

Phóng viên Ngân Anh

 Từng rớt nước mắt trước cảnh tượng những học

sinh nghèo không có tiền phải bỏ học, biết bao người

dân không đủ ăn đủ mặc, cuộc sống lam lũ, khổ cực…,

sau chuyến đi cứu trợ, phát quà nơi vùng sâu vùng xa

ở miền Trung năm 1998, Thượng Tọa Thích Duy Trấn,

trụ trì chùa Liên Hoa, khi trở về thành phố đã trăn trở

phải làm một việc g ì đó để giúp đỡ những hoàn cảnh

khó khăn. 

Nhìn thấy cảnh nhiều người đốt vàng mã với những

tập giấy còn đẹp hơn giấy học tr ò ở vùng đất mà ông

vừa tới, Thượng Tọa quyết định sẽ vận động người

dân và các Phật tử khi đến lễ chùa không sử dụng vàng

mã để dành tiền làm từ thiện. Từ đó đến nay, chùa Liên

Hoa đã 12 năm không đốt vàng mã.

Cũng có nhiều người phản đối 

Thượng Tọa Thích Duy Trấn nhớ lại 12 năm trước,

vào thời điểm mà ông quyết định sẽ làm một “cuộc

Page 85: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 85/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

85 

cách mạng nhỏ” để thay đổi nhận thức và hành động

của các Phật tử, nhân dân khi đến lễ chùa.

 Đó là vào khoảng giữa năm 1998, Chùa Liên Hoa ra

thông báo: Các Phật tử khi vào chùa cúng vong linh, xin

miễn đốt giấy tiền vàng mã để lấy số tiền chuẩn bị đốt

chuyển thành tiền thật, cứu giúp bà con nghèo, học

sinh vùng sâu vùng xa. Lò hóa vàng tại chùa được dỡ

bỏ. Chùa cũng nhắc nhở các Phật tử không dùng vàng

mã để rắc rải trên đường. 

“Không phải không có nhiều người phản đối trước

quyết định đó. Nhiều người thắc mắc tại sao chùa Liên

Hoa cấm đốt trong khi ở các ngôi chùa khác việc đốt

vàng mã là chuyện b ình thường…”- Thượng Tọa Thích

Duy Trấn kể. 

 Thầy nói, thầy không tránh khỏi cảm giác buồn khi

ấy, bởi nhiều người, nhiều Phật tử đã chưa hiểu hết ý

ngh ĩa của việc ông làm. Kiên trì giải thích, rằng trong

Phật giáo không có quyển kinh sách nào ghi lại việc

Phật dạy cúng vong linh hoặc khấn vái người quá cố th ìphải đốt vàng mã. Tại Việt Nam cũng chưa thấy có

sách nào nói đến nguồn gốc ra đời của tục đốt vàng

mã, tiền âm phủ… 

Page 86: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 86/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

86 

Ngày này qua ngày khác, Thượng Tọa Thích Duy

 Trấn quyết theo đuổi đến cùng việc làm mà ông cho

rằng sẽ mang đến nhiều ý nghĩa cho cuộc đời. “Đừng

dùng tiền thật để mua tiền giả ”- chỉ đơn giản vậy thôi,nhưng cái triết lý và tình người mà ông dùng để vận

động nhân dân và các Tăng Ni Phật tử quả thật đã mưa

dầm thấm lâu. 

Cùng với việc vận động, những chuyến đi làm từ

thiện mà Thượng Tọa Thích Duy Trấn tổ chức đã khiếncác Phật tử nhận ra ý nghĩa và giá trị từ việc làm của

nhà chùa. Không mua quá nhiều vàng mã, nhang đèn

để đốt, họ đã sử dụng số tiền đó đóng góp vào quỹ từ

thiện của chùa.

 Từ năm khởi đầu 1998, chùa Liên Hoa chỉ thu đượcgần 10 triệu đồng, qua nhiều năm sau số tiền cứ tăng

dần theo thời gian và sự đồng thuận của lòng người. 

 Đã qua 12 năm, từ số tiền tiết kiệm “không đốt vàng

mã”, chùa Liên Hoa đã quyên góp được tr ên 6 tỉ đồng

để làm từ thiện, giúp đỡ nhiều bà con có hoàn cảnh khókhăn, xây những ngôi nhà tình ngh ĩa, khoan giếng, làm

nhà ở cho người nghèo, cấp học bổng cho học sinh

nghèo hiếu học ở các vùng sâu, vùng xa…

Page 87: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 87/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

87 

Hàng ngàn phần quà thấm đẫm nghĩa t ình từ ngôi

chùa nhỏ đã đến với biết bao con người bất hạnh,

những số phận khó khăn luôn cần sự che chở, bao

dung, giúp đỡ và sẻ chia từ cộng đồng. 

“Khi các Phật tử đã giác ngộ, việc vận động trở nên

dễ dàng, thuận lợi hơn. Sau một vài năm đầu còn có

những ý kiến phản đối, đến nay ai đặt chân đến ngôi

chùa này cũng đã tự giác thực hiện. 

Hiện tại, nhà chùa đã không còn phải sử dụng đến

biển hiệu “không đốt vàng mã” vì các Phật tử về với

chùa Liên Hoa đều chấp hành tốt việc này...” - Thượng

 Tọa Thích Duy Trấn cho hay. 

Ngoài chùa Liên Hoa, với tư cách là thành viên Ban

Hoằng Pháp, nhiều năm qua, Thượng Tọa Thích Duy

 Trấn cũng đã đến nhiều vùng đất, nhiều ngôi chùa để

giảng đạo thuyết pháp cho các Phật tử và trong những

bài giảng của m ình, ông luôn nhấn mạnh sự không cần

thiết và vô ngh ĩa của việc sử dụng, đốt vàng mã, đồ mã

tại các đền, chùa, nơi thờ tự… 

Nếu có một lời khuyên dành cho các Tăng Ni Phật

tử và đông đảo nhân dân, tôi chỉ muốn nói rằng: Mỗi

người hãy cân nhắc kỹ trước mỗi việc m ình làm. Chúng

Page 88: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 88/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

88 

ta mua và đốt vàng mã, đồ mã quá nhiều để làm gì?

Phải chăng để mong vong hồn người quá cố sớm siêu

thoát? Nếu v ì điều đó th ì hãy dành thời gian tụng kinh

niệm Phật và dành tiền bạc đó để làm từ thiện, có ýngh ĩa cho cộng đồng. Hãy tin tôi, đã là Thượng Tọa thì

không bao giờ hướng dẫn Phật tử đi sai đường cả…

Tới nhiều ngôi chùa ở Hà Nội, sao vàng mã vẫn đốt 

“ quá tr ời”? 

 Trong câu chuyện với chúng tôi, Thượng Tọa ThíchDuy Trấn tâm sự, trong chuyến ra Hà Nội đầu năm nay,

ông đã có dịp tới một số ngôi chùa nổi tiếng, tận mắt

chứng kiến cảnh tượng người dân sử dụng và đốt quá

nhiều vàng mã, đồ mã với những mâm lễ chất cao

ngồn ngộn, Thượng Tọa không khỏi băn khoăn. Ôngnói: “Sao người ta đốt quá trời vàng mã mà không bị

nhắc nhở?”. 

“Hãy đặt một phép tính, nếu mỗi người chỉ đốt

khoảng 20 ngàn đồng tiền vàng mã mỗi lần, với lượng

đốt liên tục như tại nhiều ngôi chùa, đền, các điểm thờ

tự… trong mùa lễ hội đầu xuân th ì thử hỏi, số tiền thật

bỏ ra mua tiền giả để đốt sẽ là bao nhiêu? Nếu số tiền

Page 89: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 89/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

89 

đó được dùng để làm từ thiện th ì sẽ có được biết bao

nhiêu việc làm ý ngh ĩa”- Thượng Tọa nói.

Mỗi năm hai chuyến đi làm từ thiện đến các vùng

sâu, vùng xa vào tháng 7 và dịp cuối năm, chưa kể

những chuyến đi cứu trợ đột xuất đến với các địa chỉ 

khó khăn cần giúp đỡ, với số tiền tiết kiệm từ việc

không đốt vàng mã, Thượng Tọa Thích Duy Trấn và

các Tăng Ni, Phật tử chùa Liên Hoa đã tìm đến nhiều

mảnh đời bất hạnh để sẻ chia, cứu trợ. 

Cứ nh ìn thấy những đứa nhỏ có nguy cơ phải bỏ

học lại có sách, có bút để được vui vẻ cắp sách đến

trường, những mảnh đời bất hạnh đã có mái nhà để

che nắng che mưa…, Thượng Tọa và các Phật tử lại

thấy trong lòng thật ấm áp và cảm nhận hết được ýngh ĩa của việc làm này.

12 năm, kể từ bước đi đầu tiên còn nhiều gian khó,

đến nay ngôi chùa nhỏ vẫn giữ nếp đến những ngày lễ

tết, chùa lại kêu gọi không đốt vàng mã để dành tiền

làm từ thiện. Năm vừa qua, khi Chính phủ ban hànhNghị định về cấm đốt đồ mã nơi công cộng, Thượng

 Tọa Thích Duy Trấn càng vững niềm tin hơn với quyết

định và việc làm mà ông đã lựa chọn. 

Page 90: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 90/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Mong muốn nhân rộng việc không sử dụng vàng

mã, đồ mã tại các đền, chùa, miếu, phủ và các điểm

thờ tự… ở khắp mọi miền đất nước, những địa chỉ vẫn

thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phươngtới chiêm ngưỡng, lễ bái, Thượng Tọa Thích Duy Trấn

cho hay, khi còn có sức khỏe, ông vẫn sẵn sàng đi tới

mọi nơi để vận động, tuyên truyền người dân. 

Thượng Tọa cũng mong muốn với những việc m ình

đã làm, những kết quả đạt được của ngôi chùa nơi ôngtrụ tr  ì, sẽ có nhiều hơn những Phật tử trên khắp mọi

miền đất nước, nhất là tại các vùng đất sâu xa, hẻo

lánh hết lòng ủng hộ cách làm của ông. “Để không còn

nhìn thấy quá nhiều những cảnh tượng đau lòng,

những mảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh khiến bất kỳ aichứng kiến cũng không khỏi rơi nước mắt…”- Thượng

 Tọa Thích Duy Trấn xúc động nói. 

Page 91: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 91/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

91 

NHỮNG VỤ  ĐỐT MÃ KHỦNG & NHỮNG VÍ DỤ 

THỂ HIỆN SỰ MÊ MUỘI & LÃNG PHÍ TỘT ĐỘ 

 Đại gia Hà Nội đốt 400 triệu đồng cho một  đêm

cúng hà bá, vị tổng giám đốc ở Hải Phòng tậu cho cậu

con trai xấu số một chiếc máy bay trực thăng to như

căn nhà cấp 4, hay đại gia chi hàng chục triệu đồng

sắm cho người đã khuất cả bộ vàng mã đầy đủ từ A

đến Z gồm biệt thư, nhà lầu, xe hơi, osin, thư ký… đó là

một vài trường hợp tiêu biểu gây xôn xao dư luận về

cách "tung bạc triệu, đốt bạc tỷ" vào vàng mã cho

người ở thế giới bên kia.

Sắm phi cơ cho con trai đã mất 

Vào dịp rằm tháng bảy năm 2009, một vị Tổng giám

đốc ở Hải Phòng đã đặt “nghệ nhân vàng mã” Nguyễn

Văn Nhĩ (82 tuổi) ở làng vàng mã nổi tiếng Thuận

 Thành, Bắc Ninh, làm một máy bay trực thăng “giấy”

dài 5m và rộng 3m với giá cả chục triệu đồng. 

 Để làm được chiếc phi cơ đó, ông Nguyễn Văn Nhĩ 

đã phải mua mấy xe tre, luồng về làm khung, sườn. 

Nhà chật, ông thuê nhà văn hóa thôn suốt 3 tháng trời

để lấy chỗ dựng mô h ình máy bay. Sau khi làm xong

khung, sườn, vị tổng giám đốc ở Hải Phòng đã đánh xe

Page 92: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 92/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

tải cỡ lớn đến Hà Nội trong đêm để chở chiếc máy bay

và cả ông Nhĩ về tận Hải Phòng để dán, trang trí hoàn

thiện. 

 Đặt trước tận 4 tháng trời nhưng phải đến cận ngày

rằm tháng bẩy, chiếc máy bay mới hoàn thiện để ông Tổng Giám đốc nọ kịp đốt “gửi” cho cậu quý tử đã mất.

Vụ làm máy bay này cũng trở thành một công tr  ình “để

đời” của “nghệ nhân vàng mã”.

 Đại gia Hà Nội đốt 400 triệu đồng trong một đêm 

Một vụ đốt vàng mã được cho là “khủng” nhất vẫnthuộc về một đại gia khai thác cát xây dựng tại sông

Hồng với việc bỏ ra hơn 400 triệu đồng thuê trực tiếp

người ở làng Đông Hồ về làm hàng nghìn người, ngựa

giấy rồi làm thuyền rồng, đĩnh vàng, ngai bạc, voi

chiến… đốt để tặng Thổ Công, Hà Bá mong các ngàiphù hộ cho giá cát tăng. 

 Để thực hiện được buổi cúng Vu Lan kỷ lục này, vị

đại gia tên T. đánh xe chở một đội quân làm ngựa giấy,

Page 93: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 93/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

người giấy từ làng Đông Hồ về bãi cát nhà mình, rồi

đêm ngủ ngày thức  đóng khung, bọc giấy vẽ h ình

người - ngựa cho thật đẹp. 

Sau 2 tháng trời làm việc liên tục, một “nghệ nhân”cùng 5 người thợ đã cho ra lò tổng số 1.000 người -

ngựa. Chuẩn bị cho lễ nhập đồng, cúng Vu Lan, 1.000

người - ngựa được đem ra hong nắng khiến bãi cát

thành màu vàng rực. 

 Trong số 1.000 người - ngựa giấy có 250 người -ngựa cỡ nhỏ, 250 cỡ vừa, 250 cỡ lớn và 250 người -

ngựa lớn như thật. Đại gia này phải dựng nguyên một

căn lều lớn, rộng hàng trăm mét vuông để chứa những

người - ngựa lớn như thật. 

 Theo những người thợ, đêm cúng Vu Lan, đại gia T.mới cho mấy xe tải chở thuyền rồng, đĩnh vàng, ngai

bạc, voi chiến… trong đó, có một xe tải, chở khoảng…

chục tỷ đô-la, toàn là hàng mã đến. 

Page 94: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 94/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

94 

Trước lễ cúng vài ngày, đại gia T. đã cho người

dựng một sân khấu hoành tráng. Trên sân khấu này,

vào ngày lễ sẽ diễn ra một buổi hầu đồng, cúng bái,

cầu khấn, gồm rất nhiều tiết mục, thể loại. Sau hàngloạt tiết mục lễ bái, sẽ là cuộc đốt 1.000 người - ngựa. 

 Đúng 12 giờ đêm, ngọn lửa xuất hiện ở ven sông

Hồng, chỗ bãi cát của đại gia T. Đứng trên đê vẫn nh ìn

rõ ngọn lửa cháy đùng đùng vượt qua cả những ruộng

ổi, rặng tre, vườn chuối. 1.000 ngựa - người, cả núihàng mã, cùng hàng chục tỷ đô-la hàng mã đã bị ngọn

lửa thiêu rụi. 

Như vậy, chỉ một đêm đại gia T. đã phóng hỏa đốt

bay vàng mã... trị giá chừng 400 triệu đồng. Rồi còn

hàng chục đại gia chuyên chở vật liệu tr ên sông Hồng,khai thác cát dưới sông, cũng thi nhau đốt vàng mã.

"Hàng tỷ đồng" đã biến thành tro chỉ trong một đêm.

 Đốt cả nhà máy chế biến hải sản “khủng”  

Vừa đốt mấy thúng tiền vàng, đô la, hai “ông ngựa”

cao hơn một mét và một “nhà máy chế biến hải sản”

cao gần 3m, bà Trần Thị T. 40 tuổi, dãy 4 ngõ 98 Trung

Liệt, phố Thái Hà, Hà Nội, vừa sụt sịt: “Ông nhà tôi xấu

số, khi có đầy đủ của nả th ì không được hưởng. Năm

Page 95: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 95/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

95 

ngoái tôi đã đốt đủ nhà lầu, ô tô, xe SH, máy giặt, tủ

lạnh... Năm nay chợt nhớ ra là ông ấy rất thích nhà

máy chế biến hải sản nên phải cất công lên tận làng

 Đông Hồ, (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) để đặtcho ông ấy cái nhà máy này. Biết ông ấy sẽ vui, tôi

cũng thấy mãn nguyện”. 

 Được biết, cái “nhà máy chế biến hải sản” mà bà T

đặt cho chồng có giá là 7 triệu đồng. Bên trong đó, có

tất cả các h ình ảnh mô phỏng nhà máy thật như phònglàm việc của giám đốc, phòng hành chính, xưởng chế

biến...

Lời giải thích kỳ quặc nhất khi mua vàng mã

Xin ghi lại một đoạn tường thuật ngắn của phóng

viên báo VnExpress khi đi thăm phố Hàng Mã nhân dịp

ngày Vu Lan. Xin trích tại phố Hàng Mã (Hà Nội) điểm

“phân phối” hàng mã cho những người bán rong tr ên

các đường phố luôn đông nghịt người mua sắm, bộ

cúng thần linh rẻ nhất cũng 15.000 đồng, cúng chúng

sinh giá tương tự. Chúng tôi chen chân hỏi mua đồcúng với giá “b ình dân” đã không được các chủ hàng

bán. Tôi chứng kiến một phụ nữ trung niên cùng cô con

Page 96: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 96/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

96 

gái đến mua nhà lầu, xe hơi, điện thoại di động, tivi, xe

máy, quần áo, tiền USD.

Họ còn mua thêm một cô gái bằng giấy, nhưng

cũng giày cao gót, cũng váy ngắn, áo lửng. Khi bà mẹcầm “cô gái” trong tay th ì cô con gái cầm ngay chiếc

kéo nhỏ đâm lia đâm lịa vào mặt h ình nhân thế mạng.

Giải thích cho những người xung quanh về việc làm kỳ

quặc của cô con gái, người phụ nữ trung niên nói: “Bố

cháu làm tổng giám đốc, nay xuống dưới ấy cũng phảigửi cho ông ấy cô thư ký, nhưng phải làm cho nó xấu xí

để khỏi trở thành bồ của bố cháu”. 

Thời trang hàng mã cũng phải... Louis Vuitton,

Chanel, Gucci 

Nhà lầu, xe hơi, máy bay… bằng hàng mã đã quáquen rồi. Giờ ngày rằm tháng bẩy , người ta đốt cả thời

trang hàng hiệu cho người cõi âm. Quần áo, váy, túi

xách, giày dép, nhẫn kim cương, đồng hồ… cho người

đã khuất cũng mang những thương hiệu nổi tiếng như

Louis Vuitton, Chanel, Gucci…. Nhiều người v ì quáthương nhớ người đã khuất nên chỉ qua một ngày rằm

tháng bẩy, hàng tỷ đồng để mua đồ vàng mã đã trở

thành… tro bụi. 

Page 97: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 97/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

97 

THỐNG KÊ NHỮNG THIỆT HẠI DO NGUYÊN NHÂN

 ĐỐT V ÀNG MÃ 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 

- Ngày 03/02/2013: Tại hẻm 81 Lương Thế Vinh,

phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ 

Chí Minh, do đốt vàng ngày ông Công ông Táo một

phụ nữ đã làm cho 4 căn nhà 2 tầng cháy rụi và đổ 

sụp, 4 căn khác bị cháy sém khoảng 50% diện tích.

Bên trong đống tro tàn, có khoảng 7 chiếc xe máy

chỉ còn khung sắt. Nhiều tài sản, vật dụng của người

dân đã làm “mồi ngon” cho lửa.

- Ngày 03/02/2013: Ngọn lửa của một người dân đốt

vàng mã bốc cao đã khiến dây điện chập cháy. Đồng

thời ngọn lửa lan vào ngôi nhà ba tầng tại số 739

phố Bạch Đằng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

và đã thiêu trụi toàn bộ tài sản bên trong.

- Ngày 09/02/2013: Khoảng 19 giờ 30 phút, một vụ

cháy với diện tích cháy tr ên 1 hecta đã xảy ra tại khu

vực vườn tr àm tại khu phố 6, phường Phú Lợi, thành

phố Thủ Dầu Một, tỉnh B ình Dương. Nguyên nhân

của vụ cháy là do người dân đốt vàng mã gây nên.

Page 98: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 98/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

98 

- Ngày 05/03/2013 vào lúc 22 giờ 20 phút, ngọn lửa

bùng phát tại tầng trệt căn nhà số 322 Hàn Hải

Nguyên, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh đã thiêu

rụi tất cả vật dụng và làm 3 người trong gia đ ình làbà Lâm Tố Trân (sinh năm 1959), ông Huỳnh Tô Hà

(sinh năm 1954, chồng bà Trân) và anh Huỳnh Chí 

Quyền (sinh năm 1991, con trai bà Trân) tử vong.

 Theo ghi nhận của phóng viên hầu như toàn bộ tầng

trệt căn nhà được dùng làm nơi trưng bày vàng mã,nhang đèn, bạch lạp cùng nhiều dụng cụ phục vụ 

việc cúng tế. Dọc hai bên tường nhà là những kệ sắt

chất đầy nhang, giấy tiền vàng mã. Căn phòng phát

hiện 3 thi thể cũng chứa rất nhiều nhang đèn, vàng

mã.

- Ngày 06/04/2013: Công an xã Hòa Sơn, huyện Hòa

Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết chỉ từ Tết Nguyên

 Đán đến nay, trên địa bàn xã đã xảy ra 4 vụ cháy

rừng, gây thiệt hại 15 ha rừng trồng của người dân.  

Nguyên nhân là do người dân đốt vàng mã tại nghĩa

địa khiến lửa lan nhanh sang rừng trồng trong mùa

khô hạn. Mới đây nhất, vào khoảng 14 giờ 30 ngày

5/4/2013 tại khu vực nghĩa trang thành phố,

Page 99: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 99/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

giáp thôn Hòa Khê và thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa

Sơn, một đám cháy xuất phát từ vành đai cây xanh

lan sang khu vực rừng trồng khiến 5 ha rừng bị cháy

rụi. Lực lượng công an xã, xã đội và người dân tổngcộng khoảng 50 người đã dập lửa, khống chế được

đám cháy lúc 17 giờ cùng ngày.

- Ngày 12/04/2013 tức ngày mồng 3/3 âm lịch đã diễn

ra lễ hội Điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ.

 Đây là nghi lễ được tổ chức rất long trọng hàng nămvới các nghi thức lễ tế tại đ ình, rước Thiên Y A Na

 Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đ ình làng Hải Cát, lễ 

cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng

sanh, phóng đăng...

 Tuy nhiên vì khách hành hương quan niệm đốt, thả vàng mã xuống sông càng nhiều càng thể hiện lòng

thành kính, đã vô tình làm ô nhiễm nguồn nước sông

Hương, gây mất mỹ quan khu di tích và lãng phí tiền

của.

Page 100: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 100/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn 

100 

TRÍCH NGHỊ  ĐỊNH 75/2010/NĐ-CP

HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI VI

PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ KINH

DOANH DỊCH VỤ VĂN HOÁ CÔNG CỘNG.

 Điều 18. Vi phạm các quy định về nếp sống văn

hoá

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng

đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi

khiêu vũ công cộng, phòng karaoke.

b) Say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, khách

sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, nơi khiêu vũ công

cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hoá, kinh

doanh dịch vụ  văn hoá, trên các phương tiện giao

thông và những nơi công cộng khác.

c) Đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử -

văn hoá, nơi công cộng khác.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau:

a) Tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin

Page 101: Vàng Mã Việt Nam

7/28/2019 Vàng Mã Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/vang-ma-viet-nam 101/101

Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt

xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng

và các hình thức khác có tính chất mê tín dị đoan. 

b) Tuyên truyền mê tín dị đoan để tiêu thụ hàng mã.

c) Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn,

không trang trọng hơn các cờ khác.

d) Lợi dụng tín ngưỡng để quyên góp tiền của, vật

chất khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

đối với hành vi phục hồi hủ tục trái với thuần phong mỹ 

tục Việt Nam.

4. Phạt tiền từ  5.000.000 đồng đến 10.000.000

đồng đối với hành vi lợi dụng lễ hội để tổ chức hoạt

động gây mất trật tự, an ninh; tuyên truyền trái pháp

luật; chia rẽ đoàn kết dân tộc.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với