Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    1/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30

    LÝ LUẬN - PHÊBÌNH

    VĂN HỌC VIỆTNAM

    VĂN HỌC NƯỚCNGOÀI

    NGÔN NGỮ HỌC

    HÁN NÔM

    GIÁO HỌC PHÁP

    VIỆT NAM HỌC

    Truy Cập

    985046

    Lịch học kỳ 2 -2012

    TRỰC TUYẾN

    Hiện có 638khách Trực tuyến

    Trang chủ  HÁN NÔM  VỀ THỜ I ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN

    HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ(NGUYỄN THỊ OANH)Thứ năm, 06 Tháng 9 2012 10:40

     

    Từ trước Cách mạng Tháng Tám cho tới nay, không ít học giả nổi tiếngtrong công trình khoa học của mình vẫn khẳng định: bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt. Có thể kể ra đây một vài công trình tiêu

    biểu như: Việt Nam sử lược  của Trần Trọng Kim(1), Lý Thường Kiệt  củaHoàng Xuân Hãn(2), Việt Nam cổ văn học sử (3) của Nguyễn Đổng Chi,Việt Nam văn học sử yếu(4) của Dương Quảng Hàm, Tổng tập văn học Việt Nam(5) của Văn Tân, Lịch sử văn học Việt Nam( 6) của Đinh GiaKhánh... và một số bộ tổng tập lớn của thời đại như Hợp tuyển thơ vănViệt Nam(7), Thơ văn Lý - Trần(8), Tổng tập văn học Việt Nam(9) v.v...

     

    Gần đây, đã có thêm những ý kiến mới về tác giả cũng như thời điểm rađời của bài thơ. Có lẽ người đầu tiên đặt lại vấn đề tác giả của bài thơnày là Hà Văn Tấn. Ông cho rằng: “Không có một nhà sử học nào có thểchứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư   là của Lý

    Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉchép rằng trong trận chống Tống ở vùng sông Như Nguyệt, một đêmquân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, TrươngHát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xahơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Nhưng đó chỉ là

     “đoán” thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó là của Lý ThườngKiệt”(10). Bùi Duy Tân trong bài: Truyền thuyết về một bài thơ “Namquốc sơn hà” là vô danh không phải của Lý Thường Kiệt (11), cũng đãđưa ra nhiều luận cứ khoa học để khẳng định bài thơ Nam quốc sơn hà làkhuyết danh, không phải của Lý Thường Kiệt như chủ thuyết trước đây,mặt khác dựa vào truyền thuyết và huyền tích còn lại, ông cũng nêu lênnhững dự đoán về thời điểm ra đời của bài thơ, cho rằng "truyền thuyếttrong có bài thơ không thể xuất hiện muộn hơn năm ra đời sách Việt điện u linh (VĐUL)  của Lý Tế Xuyên: 1329". Và phỏng đoán "Truyềnthuyết có thể xuất hiện từ thời Ngô và sau đó là thời Đinh Lê, tức đầuthời tự chủ"(12).

    Như chúng ta đã biết, bài thơ Nam quốc sơn hà nằm trong truyền thuyếtTrương Hống, Trương Hát(13), loại truyền thuyết anh hùng thường thấytrong lịch sử dân tộc. Truyền thuyết này được văn bản hóa sớm nhất ở

    sách VĐUL 1329 . N oài ra tru ền thu ết còn đư c hi l i tron các b

      BÀI MỚI NHẤT

    Danh sách đăng kí thamdự hội thảo DẠY HỌCNGỮ VĂN TRONG BỐICẢNH ĐỔI MỚI CĂNBẢN, TOÀN DIỆN GIÁODỤC PHỔ THÔNG

    Thông báo KHẨN số 2 vềviệc đăng kí học phần HK2

    Thông báo về việc đăngkí học phần HK 2

    Đọc hiểu nhân vật NhoLâm Ngoại Sử bằng từ khóa của Luận Ngữ

    TIN NGẮN: CHUYỂNĐẢNG CHÍNH THỨC CHOĐỒNG CHÍ ĐINH PHANCẨM VÂN

    Tọa đàm "Tiếp nhận vănhọc nước ngoài thế kỷXIX - XX ở miền Nam ViệNam"

    Khai giảng khóa tiếng Việt KOICA tháng 12-2013

    Khai giảng khóa tiếng Việt KOICA tháng 12-2013

    Chung kết hội thi Nghiệpvụ Sư Phạm 2013

    PLATON LUẬN TỘI THI

    NHÂN Chu Quang Tiềm(Lê Thời Tân dịch)

     VĂN HỌC VIỆT NAM: Tưtưởng nữ học của ĐạmPhương nữ sử (Trần NhoThìn)

    THÔNG BÁO SỐ 1 VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘITHẢO KHOA HỌC “DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONGBỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂNBẢN, TOÀN DIỆN GIÁO

    DỤC PHỔ THÔNG”Một số hoạt động vănhọc giai đoạn hoà bìnhlập lại [1954 - 1958] xéttừ lý thuyết "Trường" củaBourdieu (Phùng Kiên)

    THÔNG BÁO VỀ VIỆC DỰHỘI THẢO KHOA HỌC

    Đề văn và việc rèn luyệnnăng lực viết sáng tạo(Đỗ Ngọc Thống)

     VĂN HÓA NGHỆ THUẬT:Nhà văn người Canada,8tuổi: Alice Munro đạt giả

    Nobel Văn h c 2013

    Khoa Ngữ Văn

    Khoa Ngữ Văn  A+ A- A

    TRANG CHỦ TỔ CHỨC TƯ LIỆU VĂN HỌC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG

    TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_marks&view=timetable&Itemid=5745&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_marks&view=timetable&Itemid=5745&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=4132&Itemid=7247&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=4133&Itemid=7245&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=4131&Itemid=7242&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&id=931&Itemid=278&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15332%3A2013-11-14-02-13-14&catid=4188%3Avn--vn-hc&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15591%3A2013-12-09-02-06-30&catid=4188%3Avn--vn-hc&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15676%3A2013-12-26-02-18-52&catid=4151%3Athong-tin-sinh-vien&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15696%3A2014-01-03-03-48-08&catid=4188%3Avn--vn-hc&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15741%3A2014-01-20-10-02-36&catid=117%3Atin-tuc-thong-bao&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15750%3A2014-01-23-09-52-57&catid=117%3Atin-tuc-thong-bao&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15758%3A2014-01-29-11-05-57&catid=117%3Atin-tuc-thong-bao&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?view=article&catid=4135%3Ahan-nom&id=11782%3Ave-thoi-diem&format=pdf&option=com_content&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_mailto&tmpl=component&link=aHR0cDovL3d3dy5oY211cC5lZHUudm4vaW5kZXgucGhwP29wdGlvbj1jb21fY29udGVudCZ2aWV3PWFydGljbGUmaWQ9MTE3ODIlM0F2ZS10aG9pLWRpZW0mY2F0aWQ9NDEzNSUzQWhhbi1ub20mSXRlbWlkPTcyNDYmbGFuZz12aSZzaXRlPTMw&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15758%3A2014-01-29-11-05-57&catid=117%3Atin-tuc-thong-bao&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15323%3A2013-11-13-02-46-17&catid=4242%3At-liu-vn-hc&Itemid=7335&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=121&Itemid=7196&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&id=28&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&id=930&Itemid=3516&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&id=1875&Itemid=7335&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&id=931&Itemid=278&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=en&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=zh&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=fr&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15082%3A2013-10-11-10-30-01&catid=4208%3Avn-hoa-ngh-thut&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15098%3A2013-10-13-12-37-52&catid=4357%3Avan-hoc-trong-nha-truong&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15113%3A2013-10-16-04-31-27&catid=4151%3Athong-tin-sinh-vien&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15323%3A2013-11-13-02-46-17&catid=4242%3At-liu-vn-hc&Itemid=7335&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15332%3A2013-11-14-02-13-14&catid=4188%3Avn--vn-hc&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15333%3A2013-11-14-02-16-27&catid=119%3Avan-hoc-viet-nam&Itemid=7243&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15591%3A2013-12-09-02-06-30&catid=4188%3Avn--vn-hc&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15648%3Achung-kt-hi-thi-nghip-v-s-phm-2013&catid=4151%3Athong-tin-sinh-vien&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15652%3A2013-12-19-11-05-09&catid=4151%3Athong-tin-sinh-vien&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15653%3A2013-12-19-11-05-10&catid=121%3Ady-ting-vit-cho-ngi-nc-ngoai&Itemid=7196&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15662%3A2013-12-21-10-57-12&catid=4151%3Athong-tin-sinh-vien&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15676%3A2013-12-26-02-18-52&catid=4151%3Athong-tin-sinh-vien&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15696%3A2014-01-03-03-48-08&catid=4188%3Avn--vn-hc&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15741%3A2014-01-20-10-02-36&catid=117%3Atin-tuc-thong-bao&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15750%3A2014-01-23-09-52-57&catid=117%3Atin-tuc-thong-bao&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15758%3A2014-01-29-11-05-57&catid=117%3Atin-tuc-thong-bao&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_mailto&tmpl=component&link=aHR0cDovL3d3dy5oY211cC5lZHUudm4vaW5kZXgucGhwP29wdGlvbj1jb21fY29udGVudCZ2aWV3PWFydGljbGUmaWQ9MTE3ODIlM0F2ZS10aG9pLWRpZW0mY2F0aWQ9NDEzNSUzQWhhbi1ub20mSXRlbWlkPTcyNDYmbGFuZz12aSZzaXRlPTMw&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?view=article&catid=4135%3Ahan-nom&id=11782%3Ave-thoi-diem&tmpl=component&print=1&layout=default&page=&option=com_content&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?view=article&catid=4135%3Ahan-nom&id=11782%3Ave-thoi-diem&format=pdf&option=com_content&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=4135&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_marks&view=timetable&Itemid=5745&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_marks&view=timetable&Itemid=5745&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=4134&Itemid=7248&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=4132&Itemid=7247&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=4135&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=4133&Itemid=7245&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=4130&Itemid=7244&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=119&Itemid=7243&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=4131&Itemid=7242&lang=vi&site=30

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    2/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246 &lang=vi&site=30 2

     sử lớn như Đại Việt sử kí toàn thư (ĐVSKTT) và các sách sử khác như Việt sử tiêu án (VSTA), Việt sử tiệp kính (VSTK), trong các bộ sách khác như Lịch triều hiến chương loại chí (LTHCLC), Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC)... Mặt khác, truyền thuyết này cũng sớm được lấy lại trongLĩnh Nam chích quái (LNCQ) (tương truyền của Trần Thế Pháp, biên soạnở thời Trần) và các sưu tập truyện cổ dân gian khác Thiên Nam vân lục liệt truyện (TNVLLT), Mã lân dật sử (MLDS), các sách sử như Việt sử diễnâm (VSDA),Việt sử quốc âm (VSQA), Thiên Nam ngữ lục (TNNL) và các

    bộ sách khác như ĐNNTC  và các bản thần tích sưu tầm trước đây và hiệnnay. Với một khối lượng văn bản khá phong phú, có thể thấy truyềnthuyết có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhiều thế hệ độc giả. Ở các văn bản,truyền thuyết luôn được trình bày với tư cách là truyền thuyết dân gianthành văn. Tuy mang mầu sắc thần quái nhưng lại được hư cấu dựa trên

    các chi tiết lịch sử có thật nên truyền thuyết mang tính chất của loại hình

    tự sự dân gian sơ khai. Do được trình bày với tư cách là truyền thuyếtdân gian thành văn nên ngay cả khi đã được định hình, nghĩa là đã bịđóng khung trong một nội dung cố định thì tính linh động do bản chất làtruyền khẩu dân gian vẫn làm cho truyền thuyết không ngừng vận độngvà phát triển, vì vậy tính đa dị là phổ biến. Để có thể tìm hiểu thời điểm

    ra đời của bài thơ, tìm về "bản lai diện mục" của nó, việc thống kê, phânloại và xác định nguồn tư liệu gốc (đối tượng khảo sát của chúng tôi là tư liệu thành văn) là rất cần thiết. Nếu không giải quyết tốt vấn đề trên thìmọi sự phân tích, đánh giá đều khó tiếp cận sự thật.

    Theo thống kê ban đầu, có khoảng 35 dị bản sách và 8 dị bản thầntích(14) về truyền thuyết trong có bài thơ được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm hiện còn lưu trữ tại các thư viện ở Hà Nội. Dựa vào sự thay đổi vềnội dung truyền thuyết và thời điểm ra đời của bài thơ, chúng tôi chianguồn tư liệu trên thành hai nhóm. Hai nhóm này gắn với hai giả thiếtvề thời điểm ra đời của bài thơ(15). Giả thiết thứ nhất (nhóm Một): Bàithơ ra đời gắn với truyền thuyết thần đọc thơ ngầm giúp Lý Thường Kiệt

    đánh giặc Tống trên sông Như Nguyệt vào năm Bính Thìn, niên hiệu TháiNinh thứ 5 (1076) trên sông Như Nguyệt. Giả thiết thứ hai (nhóm Hai):Bài thơ ra đời gắn với truyền thuyết thần đọc thơ ngầm giúp Lê Đại Hànhtrong công cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của dân tộc, nămTân Tị, niên hiệu Thiên Phúc thứ 2 (981).

    Để có thể tìm về bản xưa nhất ghi chép truyền thuyết qua hai nhóm tư liệu trên, việc xác định bản gốc, bản có đủ độ tin cậy về mặt văn bản làthao tác không thể thiếu trước khi đi vào nghiên cứu tư liệu.

    Trong nguồn tư liệu thuộc nhóm Một, chúng tôi chọn bản VĐUL, ký hiệuA.751 của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) làm bản nền.

    Xem lại truyền thuyết trong có bài thơ ở các dị bản của sách VĐUL,chúng tôi thấy không có sự khác nhau giữa chúng. Do truyền thuyết đượcchép tương đối thống nhất nên việc tìm ra bản nào là bản cổ nhất củasách này là hết sức khó khăn. Sở dĩ chúng tôi chọn bản trên bởi bản nàychép truyền thuyết tương đối thống nhất (tỉ lệ tương đồng có xê xích) với

    sách ĐVSKTT,  bản Chính Hòa 18 (1697). Ngoài ra, trong nhóm Hai,chúng tôi cũng chọn bản LNCQ A.2914 (VNCHN)(16) làm bản gốc. Bảnnày được sao lại từ bản có niên đại khá sớm (1554), do Đoàn Vĩnh Phúcsưu tầm từ bản hiệu chỉnh của Vũ Quỳnh và là bản không có gì thay đổinhiều so với cuốn Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp. Đây cũnglà bản được Phan Huy Chú mô tả trong LTHCLC (17), và là bản được

    uốc sử uán triều N u ễn sử d n khi biên so n ĐNNTC 18 và N ô Thì

     

     VĂN HỌC VIỆT NAM: Congười cá nhân trong vănhọc Việt Nam Thế kỷXVIII (Trần Đình Sử)

    GIỚI THIỆU SÁCH: ĐọcTuyển tập Hoàng Như Mai (Huỳnh Như Phương) 

     VĂN HÓA NGHỆ THUẬT:Hội Nhà văn Hà Nội vinhdanh thể loại phi hư cấu(My Ly)

     Vĩnh biệt Giáo sư - Nhàgiáo Nhân dân HoàngNhư Mai (Trần HữuTá)

    TIN KHOA HỌC

    24-10-2012

    Giáo sư Trần Đình Sử 23.10.2012, lúc 14.30, tạphòng họp C,...

    Đọc thêm...11-10-2012

     VIỆN VĂN HỌC THƯ MỜTham dự buổi nói chuyệnchuyên đề “Mấy vấn đề..

    Đọc thêm...

      ĐIỂM BÁO - TẠCHÍ

    11-09-2012

    NHỮNG VẤN ĐỀ NGÔN NHỌC TRÊN TẠP CHÍ NGÔNGỮ NĂM 2011 Với 103

    Đọc thêm...

      GIỚI THIỆUSÁCH

    GIỚI THIỆU SÁCHĐọc Tuyển tập HoànNhư Mai (Huỳnh NhPhương)

      Một số nhà nghiên cứu vhọc ở ta thường giấu mìđi, và giấu rất...

     

    GIỚI THIỆU SÁCH:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

    CỨU NGÔN NGỮ (TrịnhSâm)

    GIỚI THIỆU SÁCH: Đọcsách Ngữ pháp tạo sinh

    của Nguyễn Đức Dân(Trịnh Sâm)

    Đọc Thêm

      SÁNG TÁC

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15082%3A2013-10-11-10-30-01&catid=4208%3Avn-hoa-ngh-thut&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=13709&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=13725&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15026&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11844&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=12242&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=12389&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14980%3A2013-09-30-01-52-23&catid=4151%3Athong-tin-sinh-vien&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15013%3A2013-10-04-13-13-21&catid=4208%3Avn-hoa-ngh-thut&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15026%3A2013-10-07-02-14-27&catid=125%3Agii-thiu-sach&Itemid=296&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15077%3A2013-10-10-08-10-36&catid=119%3Avan-hoc-viet-nam&Itemid=7243&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15082%3A2013-10-11-10-30-01&catid=4208%3Avn-hoa-ngh-thut&Itemid=292&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&layout=blog&id=28&Itemid=7246&lang=vi&site=30

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    3/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30 3

     Sĩ giới thiệu trong ĐVSTTB  (19). Với hai bản VĐUL và bản LNCQ  trên,(trong khi chưa tìm được tư liệu đáng tin cậy hơn) có thể coi đây là tư liệu ghi chép xưa nhất về truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát trongcó bài thơ Nam quốc sơn hà.

    Theo sách VĐUL , kí hiệu A.751, truyền thuyết Trương Hống, Trương Hátra đời gắn với nhân vật lịch sử Ngô Nam Tấn. Truyền thuyết tóm tắt như sau: Theo Sử ký của Đỗ Thiện, Ngô Nam Tấn đánh giặc Lý Huy ở LongChâu đóng quân ở cửa sông Phù Lan nằm mộng thấy thần nhân. Thần

    nhân đến trước vua bái lạy và thưa rằng họ là hai anh em, anh là TrươngHống, em là Trương Hát là tướng của Triệu Việt Vương. Sau Triệu ViệtVương bị Lý Nam đế cướp ngôi, Nam đế cho vời ra làm quan, hai anh emkhông theo, ẩn vào núi Phù Long. Nam đế thuê người lùng bắt, hai anhem uống thuốc độc chết. Thượng đế cho hai người làm thủy thần, xinđược giúp vua phá giặc. Sau đó quả nhiên giặc tan. Sau khi Long Châuđược dẹp yên, vua Nam Tấn cho lập đền thờ và phong thưởng cho haithần. Một là Đại đương giang đô hộ quốc thần vương, đền thờ ở cửa sôngNhư Nguyệt. Một là Tiểu đương giang đô hộ quốc thần vương, đền thờ ởcửa sông Nam Bình.

    Thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) quân Tống sang xâm lấn. Vua sai LýThường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm thần hiển hiệnđọc bài thơ Nam quốc sơn hà:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

    Tiệt nhiên phận định tại thiên thư,

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    (Sông núi nước Nam đã có vua nước Nam ở,Tại sổ trời đã ghi địa phận rõ ràng,

    Sao bọn giặc kia lại xâm phạm,Chúng bay sẽ thấy bị thua to).

    Quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước"(20).

    Theo LNCQ,  bản A.2914, truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát (vớitiêu đề truyện là Long Nhãn Như Nguyệt nhị thần truyện. Truyện hai vịthần Long Nhãn và Như Nguyệt) và bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời gắnvới vua Lê Đại Hành và cuộc kháng chiến chống quân Tống của quân dânnước ta vào cuối thế kỷ X [năm Tân Tị, niên hiệu Thiên Phúc (981)].

    Truyền thuyết tóm tắt như sau: "Năm Tân Tị niên hiệu Thiên Phúc, triềuLê, Tống Thái Tông sai tướng quân Nhân Bảo, Tôn Toàn đem binh xâmlược phương Nam đến cửa biển Đại Than. Vua Đại Hành cùng tướng quânPhạm Cự Lượng dựng lũy, cầm cự với giặc ở sông Đồ Lỗ. Lê Đại Hànhđêm canh ba nằm mộng thấy thần nhân tới bái lạy trên sông. Thưarằng: "Hai anh em thần, một người là Trương Hống(21), một người làTrương Hát, trước theo vua Ngô dẹp nghịch tặc bình định được thiên hạ,đến đời hậu chúa Nam Tấn thì mất nước. Họ Đinh nghe tiếng anh emthần bèn triệu về, bọn thần vì nghĩa không theo bèn uống rượu độc màchết. Thượng đế thương tình ban tên cho là Thần bộ quan, thống lĩnhtướng các âm binh. Nay giặc Tống sang xâm phạm bờ cõi, xin được cùnghoàng đế đánh giặc Bắc Tống để cứu sinh dân". Vua tỉnh dậy, lập tứcthắp hương khấn vái xin được thần nhân trợ giúp, sau đó giết súc vật,đốt vàng mã làm lễ cúng tế. Đêm ấy, Đại Hành lại mộng thấy thần nhânthống lĩnh âm binh tiến đánh giặc. Canh ba, đêm tháng mười, trời đất tối

     

    Trên đường NguyễDu

    Đi trđườngNguyễnDu Thágiao m

    lá me xanh màu ngọc nhớ nàng Kiều chải tóc đế

    thời gian Ta nhớ tình Kibỗng chốc dở dang Con ttan vỡ… Phím đàn xưa rrắt Và ta nhớ nàng Kiều: đmắt Xanh nước hồ thu Xamàu lá Nguyễn Du NguyThị Anh...

     

    Bằng Lăng Tím Nhớ [ LêThu Yến]

    Gia Đình

    Đất khách

    Cảm ơn đêm

    Đọc Thêm

    tìm kiếm...

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=208&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=211&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=210&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2665&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=212&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&layout=blog&id=930&Itemid=7246&lang=vi&site=30

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    4/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30 4

    đen, mưa to gió lớn đùng đùng, quân Tống kinh hoàng, tháo chạy tánloạn, thần nhân ẩn mình trên không trung lớn tiếng ngâm thơ:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

    Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư,

    Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm,Hội kiến thịnh trần tận tảo trừ.

    (Núi sông nước Nam vua Nam ở,Trời xanh đã định trong sách trời,

    Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm,Sẽ gặp cuồng phong đánh tơi bời).

    Quân Tống nghe bài thơ đó đánh giết lẫn nhau rồi mạnh ai người nấychạy tháo thân về nước. Vua phong thưởng tướng sĩ rồi truy phong cônglao hai thần. Một là Khước Địch đại vương, lập đền ở ngã ba sông LongNhãn. Một là Uy Linh đại vương, lập đền ở ven sông Như Nguyệt".

    Thử so sánh truyền thuyết này trong LNCQ với truyền thuyết trong VĐULthì thấy giữa chúng có chung một môtip nội dung, bao gồm các yếu tố:

    - Thần báo mộng: gắn với nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử.

    - Hành trạng của thần: đều là bậc trung thần, có công trong việc giúpnước giúp dân, lại là bậc trung trinh, tuẫn tiết vì điều nghĩa.

    - Công tích của thần: sau khi mất, hiển ứng giúp vua chống giặc nộiphản và giặc ngoại xâm.

    - Sự phong thưởng của triều đình phong kiến: sau khi phù giúp, được vuabao phong, lập đền thờ cúng.

    Bên cạnh cái chung, sự khác nhau trong các tình tiết cụ thể cũng là điềudễ nhận thấy. Nếu truyền thuyết trong LNCQ gắn với nhân vật lịch sử LêĐại Hành thì truyền thuyết trong VĐUL  gắn với nhân vật lịch sử Ngô

    Nam Tấn. Nếu bài thơ trong LNCQ  là thành phần hữu cơ của truyềnthuyết thì bài thơ trong VĐUL là sự chép tiếp nối sau khi truyền thuyếtkết thúc. Ngoài ra, việc phong thưởng của nhà nước phong kiến không cótrong sự kiện thần phù giúp Lý Thường Kiệt.

    Như vậy, truyền thuyết có trước hay bài thơ có trước ? Bài thơ gắn vớitruyền thuyết về Lê Đại Hành hay Lý Thường Kiệt ?

    Theo bản LNCQ A.2914 (VNCHN), bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời gắnvới chiến công hiển hách đánh tan quân Tống xâm lược lần thứ nhất của

    vua Lê Đại Hành. Bài thơ được sáng tác để cổ vũ tinh thần của binh sĩ ta

    đồng thời khẳng định sự độc lập hoàn toàn của quốc gia và chủ quyền

    lãnh thổ thiêng liêng không thể xâm phạm của dân tộc. Nội dung của bàithơ hoàn toàn phù hợp với không khí sục sôi chống giặc ngoại xâm củanhân dân ta thời bấy giờ. Xem lại các dị bản của bài thơ, [chúng tôi lấybài thơ trong LNCQ A.2914 và VĐUL A.751 (VNCHN) đã nêu phía trên đểđối chiếu](22) câu thơ thứ nhất "Nam quốc sơn hà Nam đế cư"   khôngthay đổi trong tất cả các dị bản. Câu thứ hai: Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư, câu này thay đổi ở các từ : "Hoàng thiên"  (Trời xanh) thành"tiệt nhiên"  (rõ ràng); "dĩ định"  (đã định) thành "phận định"  (địa phận đãđịnh). Nếu đọc lướt qua thì có lẽ giữa hai dị bản của câu thơ này khôngkhác nhau về ý nghĩa, nhưng thực ra chúng khác nhau về sắc thái tu từ.Dùng "Tiệt nhiên"  có lẽ "dứt khoát, rành mạch, đúng với đạo lý hơn" và

     

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    5/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30 5

      , .Nếu so với câu: Tiệt nhiên phận định tại thiên thư  (Tại sổ trời đã ghi địaphận rõ ràng) thì câu: Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư  (Trời xanh đãđịnh trong sách trời) thì có thể thấy rõ tư tưởng "thiên mệnh" bao trùmtâm thức của người dân thời bấy giờ. Câu tiếp theo: Như hà Bắc lỗ lai 

     xâm phạm, trong câu này từ "Bắc lỗ"  (giặc Bắc) được thay bằng "nghịchtặc"  (bọn giặc). Từ "nghịch tặc"  là chỉ chung bọn giặc, chẳng kể giặc Bắc,giặc Chiêm Thành và những bọn giặc ngoại xâm khác. Còn "Bắc Lỗ"  thìchỉ có một ý nghĩa là "giặc Bắc" "giặc Tống" mà thôi. Vì vậy bài thơ có từ 

    "Bắc Lỗ"  là bài thơ nói về cuộc kháng chiến chống giặc Bắc (ở đây là giặcTống) mà không phải chiến trận nào khác. Câu cuối cùng: Hội kiến thịnhtrần tận tảo trừ  (Sẽ bị cuồng phong đánh tơi bời), câu này được thay hếtbằng: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư  (Chúng bay sẽ thấy bị thua to).Câu thơ: Hội kiến thịnh trần tận tảo trừ  so với câu thứ hai khác ở chỗ nóđược gắn với khung cảnh thiên nhiên cụ thể, trong một chiến trận cụ thể.Còn Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư  gắn kết có tính biện chứng với câutrước nó Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, (Sao bọn giặc kia lại dám xâmphạm, chúng bay sẽ thấy bị thua to), ý nghĩa của hai câu thơ đã đượcmở rộng không chỉ trong khung cảnh một trận đánh, với một đối tượnglà giặc Bắc mà chỉ chung cho mọi nơi, mọi lúc, với mọi đối tượng là giặc

    ngoại xâm(23).

    Phải chăng từ bài thơ có tính cụ thể đã được thay đổi bằng bài thơ mangtính khái quát. Bài thơ đã được thay đổi từ bao giờ ?

    Trở lại sách VĐUL, tập sách sớm nhất ghi chép về truyền thuyết TrươngHống, Trương Hát, bài thơ xuất hiện gắn với công cuộc kháng chiếnchống quân Tống của Lý Thường Kiệt vào thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127).

    Cứ theo thời điểm ghi trong truyền thuyết thì bài thơ gắn với truyềnthuyết chống quân Tống của vua Lê Đại Hành phải có trước (năm 981)

    còn bài thơ gắn với Lý Thường Kiệt phải có sau (năm 1076). Thực ra haisự kiện lịch sử này cách nhau không xa, khoảng 95 năm, nhưng vì saotrong các sách chính thống của nhà nước phong kiến như VĐUL, các sáchsử như ĐVSKTT   lại không chép bài thơ đó gắn với vua Lê Đại Hành ?Phan Huy Lê khi khảo cứu tác phẩm ĐVSKTT  đã cho rằng: "Các tác giảĐại Việt sử kí toàn thư  đã đứng trên quan điểm chính thống, đạo trungquân cùng với những nguyên tắc của tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức để viết sử, để khen chê, để đánh giá và bình luận các nhân vật lịchsử"(24). Vì vậy khi đánh giá về Lê Hoàn (Lê Đại Hành), người sáng lậpra nhà Tiền Lê (980-1009), một vị anh hùng dân tộc có công lớn trongviệc tổ chức và lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 

    nhất, người đã được nhà viết sử Lê Văn Hưu hết lòng ca ngợi "Lê ĐạiHành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, trói Quân Biện, Phụng Huân dễnhư lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên,công đánh dẹp chiến thắng dẫu là các vua Hán, Đường cũng không hơnđược" thì ngòi bút của Ngô Sĩ Liên lại phê phán gay gắt Lê Đại Hành về"tội" không hết lòng phò tá con vua Đinh, lập Dương Thị làm Hoàng hậu.Ông viết: "Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, mối của vương hóa... ĐạiHành thông dâm với vợ vua rồi nghiễm nhiên lập làm Hoàng hậu, mấtcả lòng biết hổ thẹn vậy". Nếu đã đánh giá Lê Đại Hành như vậy thì dễ gìlại đem bài thơ như một bản "Tuyên ngôn độc lập" đó của dân tộc gắncho Lê Hoàn được. Vì vậy có lẽ đến thời điểm biên soạn bộ ĐVSKTT, cáctác giả đã gắn bài thơ đó cho Lý Thường Kiệt. Cũng có thể đến thời Lý

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    6/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30 6

    Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã mượn danh thần, cho người nấp vào đền

    ngâm bài thơ để cổ vũ quân sĩ, làm tiêu tan ý chí và tinh thần của kẻđịch. Việc mượn uy thần trong chiến trận cũng là một điều dễ hiểu,nhưng việc thần không được triều đình phong kiến nhà Lý phong thưởngsau khi thắng trận lại không theo lệ thường. Không lẽ vua Lý Nhân Tông"quên" không phong thưởng cho thần hay VĐUL "bỏ sót" không chép ?

    Có một điều đáng lưu ý, việc lấy mĩ hiệu của thần làm tiêu đề cho cácthiên truyện của VĐUL là khá nhất quán, ví dụ truyện về Phạm Cự Lượng

    có tiêu đề là Hồng thánh trung vũ tá trị đại vương, “Hồng thánh” là tênhiệu thần do vua Lý Thái Tông (1028 - 1053) phong cho, tiếp theo đếnđời Trần, năm Trùng Hưng 1 (1285) , phong hai chữ “Khuông quốc”, nămthứ 4 (1288) gia phong hai chữ “Trung vũ”.  Đến năm Hưng Long 21(1311) thêm hai chữ “ Tá trị”. Hoặc truyện thần sông Tô Lịch với tiêu đềlà Bảo quốc trấn linh định bang quốc đô thành hoàng đại vương.  “Quốcđô thành hoàng đại vương” là do vua Lý Thái Tổ (1010) phong cho thần,tiếp đến đời Trần năm Trùng Hưng 1 (1285) được phong thêm hai chữ Bảo quốc, năm thứ 4 (1288) phong thêm hai chữ Hiển linh, năm HưngLong 21 (1311) phong hai chữ Định bang. Nhưng ở truyện thần TrươngHống, Trương Hát dường như có sự thay đổi. Đại đương giang đô hộ quốc 

    thần vương và Tiểu đương giang đô hộ quốc thần vương là tên hiệu thầndo vua Ngô Nam Tấn phong cho vì có công ngầm giúp vua chiến thắnggiặc ở Long Châu. Theo cách đặt tên truyện của VĐUL thì tên hiệu thầnlà Đại đương giang đô hộ quốc thần vương và Tiểu đương giang đô hộquốc thần vương phải có mặt trong tiêu đề truyện Trương Hống, TrươngHát, nhưng tên truyện lại đặt là Khước địch thiên hựu, trợ thuận đại vương, Uy địch dũng cảm, hiển thắng đại vương. Khước địch và Uy địchmới phong sau ở thời Trần, không biết Lý Tế Xuyên quên không đưa vàotên truyện ? Hay truyền thuyết Ngô Nam Tấn là sự "thêm vào sau khithay đổi truyền thuyết" của người đời sau ?

    Chúng ta đã biết, LNCQ là sưu tập những câu chuyện dã sử có tính chất

    dân gian được sưu tầm ở cõi Lĩnh Nam (tức nước ta) thời cổ. Trong số cáctruyện của LNCQ, chí ít cũng có 4 truyện được lấy từ VĐUL, trong đó có

    truyện Trương Hống, Trương Hát(25). Theo chúng tôi, có thể ban đầuVĐUL đã chép truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát gắn với vua LêĐại Hành và công cuộc chống giặc Tống xâm lược theo đúng hào khí lịchsử thời bấy giờ, nhưng về sau do quan điểm Nho giáo, coi trọng chínhthống như đã phân tích trên, người biên soạn có thể đã thay đổi nội dungcủa truyền thuyết. Khi đã thay đổi nội dung của truyền thuyết, thì bàithơ vốn có trong truyền thuyết sẽ gắn cho nhân vật lịch sử nào ? Khôngphải vua Ngô Nam Tấn bởi vua Nam Tấn không đánh giặc ngoại xâm. LýThường Kiệt, vị anh hùng dân tộc đã đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt có lẽ là người xứng đáng nhất để thần hiển hiện đọc bài thơ cổ vũbinh sĩ. Như trên đã phân tích, nếu được thần ngầm giúp thì sau khichiến thắng vua Lý Nhân Tông phải phong thưởng, ban thêm mĩ tự chothần, nhưng không thấy VĐUL ghi chép gì về điều này. Ngay trong tự điển các thần, tức các bản thần tích, thần phả được lưu giữ nhiều đời ởcác đền họ Trương và trong hồ sơ gia phong tước hiệu các thần ở triềuđình cũng không thấy ghi chép gì việc vua Lý Nhân Tông phong tước hiệucho thần sau cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi. Việc phongthưởng phải chờ đến 200 năm sau, tức năm Trùng Hưng 1 (1285) haithần mới được phong là Như nguyệt khước địch và Uy địch đại vương.Việc không được triều đình phong kiến phong thưởng chẳng phải nói lên

     

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    7/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30 7

    s n ng c s ạo ruy n uy r ng ng,Trương Hát về sau này của các sử gia phong kiến sao ?

    Có lẽ truyền thuyết ban đầu của VĐUL đã bị các sử gia phong kiến saunày sửa chữa cho phù hợp với nhãn quan Nho giáo, và như vậy, truyềnthuyết trong có bài thơ của LNCQ  cổ nói trên phải chăng là dạng banđầu, xưa nhất của sách VĐUL mà nay chúng ta mới tìm thấy ?

    Một điều đáng chú ý khác, trong các dị bản bài thơ sưu tầm ở đền họTrương các vùng ven sông Cầu, bài thơ Nam quốc sơn hà đều được chép

    đúng ý nghĩa như bài thơ trong bản LNCQ A.2914, chỉ có thay đổi mộtvài từ ở câu cuối cùng, nhưng vẫn có nghĩa là mây mưa gió bão, gắn vớikhung cảnh thiên nhiên bài thơ ra đời(26). Mặc dù bài thơ gắn với LýThường Kiệt đã được các sử gia phong kiến chính thức chép vào quốc sử 

    (ĐVSKTT), nhưng ở những nơi thờ hai vị thần họ Trương có công ngầmgiúp Lê Đại Hành trong cuộc chiến với quân Tống, nhân dân vẫn giữ lạitruyền thuyết trong có bài thơ trên, giống như người dân Hoa Lư vẫn lậpđền thờ, tô tượng hai vua Tiên Hoàng và Đại Hành và tượng Dương Hậucùng ngồi như ĐVSKTT  đã ghi lại(27). Thái độ của nhân dân ta thật rõràng, công minh, tôn kính những người có công với nước với dân, cho dù

    các sử gia phong kiến có lên án, buộc tội oan uổng.Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, bài Nam quốc sơn hà ra đờigắn với Lê Đại Hành và công cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ nhất củadân tộc ta sau khi giành được quyền độc lập tự chủ từ tay đế chế phươngBắc. Bài thơ đã phản ánh đúng hào khí của thời đại, tâm thức và nguyệnước của nhân dân. Tác giả của bài thơ là hàng ngũ trí thức, những ngườiđã tận mắt chứng kiến hoặc cùng tham gia chiến đấu trong khí thế sụcsôi chống giặc xâm lược của cả dân tộc thời bấy giờ. Theo năm tháng,bài thơ từ chỗ gắn liền với một thời đại, một nhân vật lịch sử đã trởthành bài thơ cho mọi thời đại, "có tính chất quốc thi, quốc thiều, có giátrị như Tuyên ngôn độc lập". Chúng tôi cho rằng, dù bài thơ đã được thay

    đổi cho phù hợp với xu thế của lịch sử và thời đại nhưng thời điểm ra đờicủa bài thơ gắn liền với nhân vật lịch sử Lê Đại Hành và cuộc khángchiến chống giặc Tống năm 981 là điều nên khẳng định.(28) (**)

    N.T.O

    CHÚ THÍCH

    1. Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược, tái bản. Nxb. Văn hóa Thông tin,Hà Nội, 1999, tr.112.

    2. Hoàng Xuân Hãn: Lý Thường Kiệt, tái bản. Sông Nhị, H., tr.303.

    3. Nguyễn Đổng Chi: Việt Nam cổ văn học sử. Hà Thuyên xuất bản cụ.H., 1942, tr.143.

    4. Dương Quảng Hàm: Việt Nam văn học sử yếu,  in lần thứ mười, BộGiáo dục, Sài Gòn, 1968, tr.231-232.

    5. Văn Tân: Tổng tập văn học Việt Nam,  Tập I. Nxb. KHXH., Hà Nội,1980, tr.231.

    6. Đinh Gia Khánh: Lịch sử văn học Việt Nam, Tập I. Nxb. KHXH., H.,1980, tr.192.

    7. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam-Thế kỉ X - thế kỉ XVII. Đinh Gia Khánh -

     

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    8/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30 8

      - . . . , ,1976, tr.56-68.

    8. Thơ văn Lý - Trần, Tập I, Khảo luận văn bản: Nguyễn Huệ Chi. Nxb.KHXH., Hà Nội, 1977, tr.318-322.

    9. Tổng tập văn học Việt Nam, Tập I. Chủ tịch Hội đồng biên tập: ĐinhGia Khánh. Nxb. KHXH., Hà Nội, 1980, tr.114.

    [Các chú thích từ 1đến 9, chúng tôi dẫn lại từ bài: Truyền thuyết về một 

    bài thơ: “Nam quốc sơn hà” là vô danh không phải của Lý Thường Kiệt của Bùi Duy Tân, Tạp chí Văn hóa dân gian số 4 (72) năm 2000, tr.40-41.]

    10. Hà Văn Tấn: Lịch sử, sự thật và sử học. Báo Tổ quốc, số 401, tháng1-1988; In trong Giáo sư Sử học, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn. Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, tr.85-94.

    11. Bùi Duy Tân: Truyền thuyết về một bài thơ "Nam quốc sơn hà" là vôdanh, không phải của Lý Thường Kiệt. Bđd., tr.32-42.

    12. Bùi Duy Tân: Truyền thuyết về một bài thơ "Nam quốc sơn hà" là vôdanh, không phải của Lý Thường Kiệt. Bđd, tr.36-37.

    13. Cách gọi tên thần ở nhiều dị bản khác nhau, chúng tôi theo cách gọicủa sách VĐUL.  (Xem VĐUL.  Trịnh Đình Rư dịch theo bản A,751, Thư viện Khoa học. Nxb. Văn hóa, 1960).

    14. Về số lượng các dị bản của bài thơ, theo Trần Nghĩa, ở Viện Nghiêncứu Hán Nôm và Viện Sử học hiện lưu trữ 26 dị bản. (Xem Trần Nghĩa:

    Thử xác lập văn bản bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Tạp chí Hán Nôm,  số 1,1986, tr.24-32). Theo Bùi Duy Tân, ngoài 26 dị bản nói trên còn tìmthêm được 4 dị bản nữa, cộng là 30 dị bản. (Xem xuất xứ ở chú thích10). Chu Thanh Nga trong Khóa luận “Bước đầu khảo sát Trương Tôn

    thần sự tích”  tr.18 cũng tìm ra 13 dị bản truyền thuyết hiện lưu trữ tạiVNCHN.

    15. Căn cứ vào sự thay đổi về nội dung truyền thuyết và thời điểm ra đờicủa bài thơ chúng tôi tạm chia làm 2 nhóm sau.

    1/ Nhóm Một: gồm các bản:

    - Việt điện u linh (VĐUL):  A.47, A.1919, A.2879, VHv.1285/1-2,VHv.1503, A.751, A.335 (Viện Nghiên cứu Hán Nôm - VNCHN).

    - Lĩnh Nam chích quái (LNCQ):  A.2107, A.750 (Bản thành Ba - lê)(VNCHN), R.6 (Thư viện Quốc gia - TVQG).

    - Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT): A.3 (VNCHN).

    - Việt sử tiêu án (VSTA): A.11 (VNCHN)

    - Việt sử tiệp kính (VSTK): A.1493 (VNCHN).

    - Lịch triều hiến chương loại chí (LTHCLC): A.1551 (VNCHN).

    - Bằng trình thản bộ (BTTB): A.802 (VNCHN).

    - Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) A.69 (VNCHN).

    - Trương Tôn thần sự tích, VHv.1286 (VNCHN).

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    9/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30 9

    - Thần tích xã Vịnh Kiều, tổng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh. AE a7/8 (VNCHN).

    - Thần tích xã Thống Hạ, tổng Khắc Niệm, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. AE a 7/30 (VNCHN).

    - Thần tích xã Cẩm Hoàng, tổng Cẩm Bào, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. AE a14/1 (VNCHN).

    2/ Nhóm Hai: gồm các bản:

    - LNCQ: A.2914 (VNCHN), R.1607 (TVQG)

    - ĐNNTC: A.69 (VNCHN)

    - Mã lân dật sử (MLDS) A.1516 (VNCHN)

    - Thiên Nam vân lục liệt truyện (TNVLLT) A.1442 (VNCHN)

    - Việt sử diễn âm (VSDA) AB.110 (VNCHN)

    - Lĩnh Nam chích quái : HV.486 (VSH), VHv.1473, A.1300, A.750 (BảnNguyễn Hữu Kỉnh), VHv.1266, A.33, VHv.1200, A.1752 (VNCHN).

    - Việt sử quốc âm (VSQA): AB.308 (VNCHN).

    - Thiên Nam ngữ lục (TNNL): AB.478.

    - Trương Tôn thần sự tích. VHv.1286 (VNCHN).

    - Bản Thần phả ở thôn Quả Cảm, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnhHà Bắc của Dương Thái Minh, (VNCHN).

    - Thần tích thôn Đỗ thị, xã Phù Lưu, tổng Phù Lưu, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. AE a.7/6 (VNCHN).

    - Thần tích xã Đào Thục, tổng Xuân Nộn, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên. AE a11/4 (VNCHN).

    - Thần tích xã Phượng Nhãn, tổng Trí An, huyện Phượng Nhãn, tỉnh Bắc Giang. AE a.14/16 (VNCHN)

    - Thần tích xã Xuân Nộn, tổng Xuân Nộn, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên. AE.a11/4 (VNCHN).

    [Trong 13 bản thần tích hiện lưu trữ ở VNCHN, chỉ có 8 bản chép truyềnthuyết trong có bài thơ. Có bản còn gộp cả hai giả thiết vào một bản như 

    Trương Tôn thần sự tích,  kí hiệu VHv.1286. Các bản thần tích đều cóniên đại khá muộn, chúng tôi chỉ tham khảo khi thấy cần thiết]

    16. Xem thêm: Nguyễn Thị Oanh: Về quá trình lưu truyền văn bản LĩnhNam chích quái. Tạp chí Hán Nôm, số 3 (48), 2001, tr.34-45. Nguyễn ThịOanh: Một số vấn đề liên quan đến văn bản Lĩnh Nam chích quái. Hộinghị Thông báo Hán Nôm năm 2001.

    17. Lịch triều hiến chương loại chí,  bản chữ Hán, kí hiệu A.1551/1-6(VNCHN), phần Dư địa chí, tỉnh Bắc Ninh.

    18. Đại Nam nhất thống chí,  tập IV. Quốc sử quán triều Nguyễn biên

     

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    10/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30 10

    . , . .KHXH., Hà Nội, 1971, tr.104.

    19. Đại Việt sử ký tiền biên. Lê Văn Bẩy, Nguyễn Thị Thảo, Dương Thịthe, Phạm Thị Thoa (dịch, chú thích), Lê Duy Chưởng (hiệu đính). Nxb.KHXH., Hà Nội, 1997, tr.247.

    20. Chúng tôi dựa vào bản dịch VĐUL do Trịnh Đình Rư dịch theo bảnA.751 của Thư viện Khoa học, Sđd, để tóm tắt.

    21. Nguyên văn là Trương Bạn. Xem thêm chú 13.22. Bài thơ có rất nhiều dị bản, ở đây chúng tôi chỉ lấy 2 dị bản đại diệncho hai sách ghi chép xưa nhất về truyền thuyết trong có bài thơ để sosánh. Sở dĩ chúng tôi chọn bản VĐUL A.751 bởi đây là bản có cách ghichép thống nhất với ĐVSKTT, bản Chính Hòa 18 (1697). Tuy nhiên ở câuthơ thứ hai "Tiệt nhiên phân (phận) định tại thiên thư", chữ Hán "phân" có hai cách đọc nên dịch giả của ĐVSKTT  dịch là "Rõ ràng phân định tạisách trời". Để thống nhất với bản VĐUL  đã chọn làm bản đối chiếu,chúng tôi lấy lại đúng bản dịch của ông Trịnh Đình Rư.

    23. Bài thơ Nam quốc sơn hà, trong bản LNCQ A.2914, (VNCHN) còn có

    dị bản của hai câu thơ cuối như sau: "Như kim nghịch tặc lai công kích,Nhữ đẳng hồi ? khan tặc chúng hư". Tạm dịch: Như nay nghịch tặc tớicông kích, Quân sĩ lại có thể thấy quân giặc sẽ bị thua to).

    24. Đại Việt sử kí toàn thư. Bản in Nội các quan bản. Mộc bản khắc nămChính Hòa thứ 18 (1697). Lời giới thiệu: Gs. Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn.Khảo cứu về tác giả, văn bản, tác phẩm: Gs. Phan Huy Lê. Dịch và chúthích: Ngô Đức Thọ. Hiệu đính: Gs. Hà Văn Tấn. Nxb. KHXH., Hà Nội,1993, tr.73.

    25. Bốn truyện được lấy từ VĐUL là: Lý Ông Trọng, Tản Viên, Tô Lịch vàLong Nhãn Như Nguyệt (tức hai vị thần Trương Hống, Trương Hát).

    26. Trong bài: Thử xác lập văn bản bài thơ "Nam quốc sơn hà", TrầnNghĩa đã dùng phương pháp định lượng để chọn cho bài thơ những chữ cótần số xuất hiện lớn nhất, kết quả là văn bản khả dĩ do ông xác lập cũngcó nội dung gần với bài thơ được chép xưa nhất trong LNCQ. Xem TrầnNghĩa: Thử xác lập văn bản bài thơ "Nam quốc sơn hà". Bđd, tr.24-32.

    27. Phan Huy Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.73.

    28. Sách ĐVSKTT  , Kỷ nhà Lê, Đại Hành Hoàng đế, chép: "Năm Tân Tị,[Thiên Phúc] năm thứ 2 [Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 6]. Mùaxuân, tháng 3, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm

    Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Vua tự làm tướng đichặn giặc, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông. Quân Tống lui, lại đến sôngChi Lăng. Vua sai quân sĩ trá hàng để dụ Nhân Bảo, nhân đó bắt đượcNhân Bảo đem chém. Bọn Khâm Tộ nghe tin quân thủy thua trận, dẫnquân về. Vua đem các tướng đánh, quân của Khâm Tộ thua to, chết đếnquá nửa, thây chất đầy đồng, bắt được tướng giặc là Quách Quân Biện vàTriệu Phụng Huân đưa về Hoa Lư. Từ đó trong nước rất yên" (ĐVSKTT,Sđd, tr.330-221).

    Từ cách ghi chép trên của ĐVSKTT  cũng có nhà nghiên cứu cho rằng "LêHoàn (Lê Đại Hành) có đánh nhau với quân Tống năm 981, dụ bắt đượctướng Tống là Hầu Nhân Bảo, nhưng sự việc này xảy ra ở sông Chi Lăng

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    11/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30 1

    (Lạng Sơn) chứ không phải ở sông Cầu (Hà Bắc), nơi có đền thờ TrươngHống được gán cho là tác giả của bài thơ Nam quốc sơn Hà (Trần Nghĩa:Thử xác lập văn bản bài thơ "Nam quốc sơn hà". Bđd, tr.32). Theo bảnA.2914, Lê Đại Hành dựng lũy chống cự với địch ở sông Đồ Lỗ. Hiện naychúng tôi chưa tìm được tư liệu nào nói về con sông này, dựa vào sự thayđổi tên sông này thành địa danh Phù Lỗ trong truyền thuyết TrươngHống, Trương Hát ở sách VSDA: "Đến thành Phù Lỗ đóng vây, quân taquân nó đôi bên ngất trời" chúng tôi cho rằng sông Phù Lỗ (bắt giặc) cóthể lúc nào đó đã được gọi là sông Đồ Lỗ (giết giặc) chăng. Có lẽ cònphải tra cứu thêm, nhưng theo ĐNNTT, sông Nguyệt Đức (tức sông Cầu)có một nhánh "bắt nguồn từ sông Bạch Hạc, tỉnh Sơn Tây, chia ra chảyqua địa phận các huyện Yên Lãng và Yên Lạc (xem Sơn Tây tỉnh chí ) vàođịa phận huyện Kim Anh, rồi chảy về phía đông 43 dặm làm sông PhùLai, sông Hương Da, sông Phù Lỗ, lại chảy 53 dặm, đến sông LươngPhúc, huyện Thiên Phúc, hợp với sông Hương La, đấy là ngã ba, lại chảyqua địa phận các huyện Hiệp Hòa, Yên Phong, Việt Yên và Võ Giàng,gồm 112 dặm, đến sông Phả Lại huyện Quế Dương, vào sông Đại Than,huyện Gia Bình, hợp với sông Thiên Đức suốt đến sông Phao tỉnh HảiDương, đấy là một nhánh của sông Lục Đầu" (ĐNNTC. Sđd., tr.78). Như vậy từ sông Phù Lỗ có thể ra đến cửa biển Đại Than, là địa điểm có trong

    truyền thuyết khi quân Tống đặt chân sang nước ta.

    Dựa vào nguồn sử liệu thời Tống như Tống sử bản kỉ, Tục tư trị thônggiám trường biên, Tống sử, Tống sử liệt truyện... cũng như nguồn sử liệunước ta như VSL, ĐNNTC  gần đây các nhà nghiên cứu sử học Việt Nam đãđi đến kết luận: "Hầu Nhân Bảo bị bắt và giết trên sông Bạch Đằng,không phải ở sông Chi Lăng như Toàn thư   ghi chép" (Nguyễn MinhTường: Trận Bạch Đằng năm 981. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tạpchí Xưa nay, số 86/2001; Trần Bá Chí: Cuộc kháng chiến chống Tống lầnthứ nhất. Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1992, tr.37). Và năm 981,cũng có một trận Đồ Lỗ "là nơi gần gũi với sông Cầu và sông Cà Lồ, vìBình Giang chính là sông Cầu, còn Như Nguyệt là chỗ sông Cà Lồ đổ vàosông Cầu) (Nguyễn Vinh Phúc: Có một trận Bình Lỗ năm 981. Hội khoahọc lịch sử Việt Nam, Tạp chí Xưa nay  , số 86/2001). Còn địa điểm Đại

    Than là "bãi giữa sông Thiên Đức (sông Đuống) với ở xã Đại Than, huyệnGia Bình, tỉnh Bắc Ninh, nay là Xã Cao Đức, huyện Gia Lương, tỉnh HàBắc, gần chỗ tiếp giáp với sông Lục Đầu (là khúc sông giáp giới hai tỉnhHà Bắc và Hải Dương, nơi tập trung của ba con sông: sông Đuống (ThiênĐức), sông Cầu (Nguyệt Đức) và sông Thương (Nhật Đức). Đây là địađiểm mà tất cả các bản LNCQ nhóm Hai đã ghi chép khi quân Tống sangxâm lược nước ta. Cũng theo các nhà nghiên cứu sử học thì đại bảndoanh của Lê Đại Hành có thể ở vùng Chí Linh, Hải Dương . Nếu đúngnhư nhận định trên thì có thể từ sông Đồ Lỗ (tức từ đoạn sông Cà Lồ đổvào sông Cầu) cho đến sông Đại Than là phòng tuyến chống giặc Tốngcủa quân ta thời đó.

    Như vậy, thời gian, địa điểm xảy ra chiến trận trong truyền thuyếtTrương Hống, Trương Hát trong bản LNCQ A.2914 xưa nhất đều phù hợpsự thật lịch sử và đã được các nhà nghiên cứu lịch sử xác nhận.

    (**) Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS. Trần Nghĩa đã góp nhiều ýkiến quý báu cho bài viết này.

     

    n uồn: htt : hannom.or .vn web tchn data 0201.htm.

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    12/13

    Ngày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh)

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11782%3Ave-thoi-diem&catid=4135%3Ahan-nom&Itemid=7246&lang=vi&site=30 12

    THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

    Chung kết hội thi Nghiệp vụ Sư Phạm 2013

    Ngày 17/12/2013, tại phòng C307, trườngĐại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh, tổ bộ

    môn Lí luận và phương pháp giảng dạy củakhoa Ngữ Văn đã tổ chức thành...

    THÔNG BÁO VỀ VIỆC DỰ HỘITHẢO KHOA HỌC

     Vào lúc 7g30 ngày 17.10.2013 tại phòngC713 diễn ra Hội thảo khoa học của học

    viên sau đại học và nghiên cứu sinh khoaNgữ văn. Mời các thầy cô, học viên cao...

      Vĩnh biệt Giáo sư - Nhà giáo Nhân dânHoàng Như Mai (Trần Hữu Tá)

    HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊNCHỨC KHOA NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013-2014

    HÌNH ẢNH ĐÊM DIỄN "TRUYỆN KIỀU:THƠ VÀ NHẠC"

    Đọc Thêm

    VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

     VĂN HÓA NGHỆ THUẬT: Nhà vănngười Canada,82 tuổi: Alice Munrođạt giải Nobel Văn học 2013

      Alice Ann Munro (1931-)Chia sẻ trên Tập đoànTruyền thông Canada: “Tôikhông bao giờ nghĩ mình sẽ

    đoạt giải. Tôi thực sự ngạc nhiên và khôngthể...

     VĂN HÓA NGHỆ THUẬT: Hội Nhàvăn Hà Nội vinh danh thể loại phihư cấu (My Ly)

    Ngày 3/10, Hội Nhà văn Hà Nội họp và công

    bố các giải thưởng năm2013 của hội. Giải sẽ đượctrao vào ngày 10/10. Nămnay, giải thưởng trao chonhững...

     

    THỜI SỰ VĂN HỌC

    THỜI SỰ VĂN HỌC: Văn xuôi hậuhiện đại Việt, đôi điều trao đổi...(Hà Quảng)

    Lã Nguyên có bài viết “Văn xuôi Hậu hiệnđại Việt Nam: quốc tế và bản địa, cách tânvà truyền thống” (Nghệ thuật mới số12-2012) với một góc...

    THỜI SỰ VĂN HỌC: Trở lại vấn đề

    trung tâm – ngoại vi (Lại Nguyên Ân)

      Bài viết “Văn học nhìn từ lý thuyết trungtâm – ngoại vi” (Văn nghệ, s. 28/2013), củanhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân, theo tôi,có những kiến giải...

     THỜI SỰ VĂN HỌC: Tại diễn đàn Hộinghị Lý luận phê bình văn học lần thứ III:Lý luận, phê bình văn học đi về đâu?

    THỜI SỰ VĂN HỌC: Những dấu hiệu củachủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học

     Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn HuyThiệp và Phạm Thị Hoài (Lã Nguyên)

    THỜI SỰ VĂN HỌC: Văn học và ý thứchệ xã hội (Trần Đình Sử )

    Đọc Thêm

    TƯ TƯỞNG - TRIẾT HỌCTRIẾT HỌC - LỊCH SỬ: ĐẠO ĐỨCHỌC DIỄN NGÔN (Bùi Văn NamSơn)

      (thuyết trình tại Liên Hiệp Hội KHKT VNQuỹ Văn hóa Phan Châu Trinh Hà Nội,23.11.2012) - Trước hết, xin nói qua vềnhan đề: - ...

    TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC: Lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX và đầuthế kỷ XX (Đề cương chi tiết)

    (TRẦN ĐÌNH HƯỢU)Khuê Văn Các I. Độc tôn...

     TƯ TƯỞNG - TRIẾT HỌC: Quan niệmcủa thông diễn học về văn hoá - RuiSampaio -(Đinh Hồng Phúc dịch)

    Đọc Thêm

     

    http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14459&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=12683&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=12781&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=13961&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=13625&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=13882&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14327&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14602&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=13883&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&layout=blog&id=28&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&layout=blog&id=28&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14459&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15013&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15082&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14402&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14925&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14980&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15113&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15648&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&layout=blog&id=28&Itemid=7246&lang=vi&site=30

  • 8/19/2019 Về Thời Điểm Ra Đời Của Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà (Nguyễn Thị Oanh)

    13/13

    Ng ày 5 tháng 2 năm 2014 VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ (Nguyễn Thị Oanh) 

    và “điều không thể mất” (Lưu KhánhThơ)

    Đọc Thêm

    Giới Thiệu Sách Thư Viện Ảnh Tài Liệu Tham Khảo

    Website Khoa Ngữ Văn - Đại Học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh280 An Dương Vương - Phường 4 - Quận 5 - Thành Phố Hồ Chí Minh

    Email: [email protected] - Điện Thoại: (08) 8352020-105 Hoặc (08) 8352020-106

    mailto:[email protected]://www.hcmup.edu.vn/T%C3%A0i%20Li%E1%BB%87u%20Tham%20Kh%E1%BA%A3ohttp://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_pgallery&view=pgallery&layout=detail&Itemid=307&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=125&Itemid=296&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_rokdownloads&view=folder&Itemid=297&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_pgallery&view=pgallery&layout=detail&Itemid=307&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=125&Itemid=296&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14459&Itemid=7246&lang=vi&site=30http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=section&layout=blog&id=28&Itemid=7246&lang=vi&site=30