24
October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai Lời ngỏ Chào các bạn, mình là Mai, là một trong những Admin của Hội các sĩ tử luyện thi IELTS với nick Dolphin Sea. Trong rất nhiều lần nói chuyện cũng như nhận được tin nhắn của các bạn trong Hội, mình thấy ai cũng lo lắng về vấn đề tự học tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng. Do vậy, mình bắt tay vào việc viết [Self-study guide]. Ban đầu chỉ đơn giản dừng ở việc viết về các tài liệu online, sau đó mình có viết thêm về việc tổ chức học, và cuối cùng là mình lên thử một kế hoạch học tập lâu dài với các chặng đường cụ thể để những ai mới bắt đầu có một cái nhìn tổng quan về khối lượng công việc cũng như những thử thách trước mắt. Do việc viết lách được thực hiện tùy hứng nên thứ tự các phần chưa được hợp lý. Mình đã sắp xếp lại để các bạn tiện theo dõi. A. Tài liệu hướng dẫn tự học IELTS dành cho trình độ Low-Intermediate đến Intermediate – p2 B. Một số lưu ý khi tổ chức việc tự học IELTS ở nhà – p15 C. Một số hướng dẫn sử dụng tài liệu online trong luyện thi IELTS – p17 Hi vọng mọi người tìm thấy niềm vui và những điều hữu ích khi đọc và sử dụng tài liệu này. Marburg, 3/10/2012 Tran Thi Mai

VIC-Self Study Guide by Dolphin Sea

Embed Size (px)

DESCRIPTION

VIC-Self Study Guide by Dolphin Sea

Citation preview

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Lời ngỏ

Chào các bạn, mình là Mai, là một trong những Admin của Hội các sĩ tử luyện thi IELTS với nick Dolphin Sea. Trong rất nhiều lần nói chuyện cũng như nhận được tin nhắn của các bạn trong Hội,

mình thấy ai cũng lo lắng về vấn đề tự học tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng. Do vậy, mình bắt

tay vào việc viết [Self-study guide]. Ban đầu chỉ đơn giản dừng ở việc viết về các tài liệu online, sau đó mình có viết thêm về việc tổ chức học, và cuối cùng là mình lên thử một kế hoạch học tập lâu

dài với các chặng đường cụ thể để những ai mới bắt đầu có một cái nhìn tổng quan về khối lượng

công việc cũng như những thử thách trước mắt. Do việc viết lách được thực hiện tùy hứng nên thứ tự các phần chưa được hợp lý. Mình đã sắp xếp lại để các bạn tiện theo dõi.

A. Tài liệu hướng dẫn tự học IELTS dành cho trình độ Low-Intermediate đến Intermediate – p2 B. Một số lưu ý khi tổ chức việc tự học IELTS ở nhà – p15 C. Một số hướng dẫn sử dụng tài liệu online trong luyện thi IELTS – p17

Hi vọng mọi người tìm thấy niềm vui và những điều hữu ích khi đọc và sử dụng tài liệu này.

Marburg, 3/10/2012

Tran Thi Mai

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

A. Tài liệu hướng dẫn tự học IELTS dành cho trình độ Low-Intermediate đến Intermediate

[Self-study guide 11,12,13 – By Dolphin Sea]

1. Đối tượng: Dành cho trình độ Low-Intermediate đến Intermediate. Nếu bạn có thể đăng kí thi đầu vào ở 1 trung tâm tiếng Anh nào đó thì họ sẽ giúp bạn xếp loại trình độ chính xác hơn. Còn nhìn chung, phần lớn các bạn học sinh tốt nghiệp phổ thông sẽ nằm ở trình độ này. Có thể phân chia như sau: - Những bạn chỉ được học tiếng Anh theo hệ 3 năm, 7 năm: Elementary – Low Intermediate - Những bạn ôn thi khối D, lớp năng khiếu, hoặc có tham gia học thêm tiếng Anh giao tiếp bên

ngoài: Intermediate

Tài liệu chỉ định cho các bạn có kĩ năng nghe nói còn ở mức hạn chế (limited user) – biểu hiện ở việc mỗi khi phải giao tiếp tiếng Anh thì cảm thấy thiếu tự tin và phải nghĩ rất lâu để “dịch” ý trong đầu – hiện đang lập kế hoạch để chinh phục IELTS trong thời gian 1-2 năm. Bên cạnh đó, tài liệu cũng hướng đến những bạn đang có mục tiêu nâng cao các kĩ năng sử dụng tiếng Anh, phục vụ cho cuộc sống, học tập, và công tác.

2. Những khó khăn chung ở điểm bắt đầu: Phần lớn những bạn thuộc đối tượng hướng đến của tài liệu này sẽ cảm thấy rất khó khăn khi tìm điểm bắt đầu cho con đường nâng cao ngoại ngữ của mình. Chương trình tiếng Anh phổ thông nặng về ngữ pháp, kém phong phú, linh hoạt trong các bài luyện tập đã vô tình tạo nên rào cản trong bạn. Thực tế là, dù nắm rất chắc ngữ pháp thì bạn cũng chỉ mới có được lợi thế trong việc học Reading và Writing thôi. Còn kĩ năng nghe nói (đòi hỏi phản xạ giao tiếp) sẽ là thách thức lớn nhất. Đích đến Tài liệu này sẽ định hướng để bạn thực hiện được những mục tiêu sau: - Củng cố ngữ pháp - Mở rộng vốn từ vựng - Nâng cao kĩ năng đọc hiểu - Bước đầu và phát triển phản xạ giao tiếp

Vậy phải bắt đầu từ đâu? Từ việc lập kế hoạch trong 1 quỹ thời gian có hạn. Bạn cần xác định rằng việc đi tìm học 1 khóa tiếng Anh ở trung tâm sẽ khó tạo nên bước đột phá nào. Một khóa tiếng Anh kéo dài 3-4 tháng chỉ nên mang tính chất định hướng hoặc tạo cảm hứng học tập cho bạn, còn để tiến bộ thì bạn cần lập kế hoạch cụ thể cho mình. Tài liệu này gợi ý cho bạn kế hoạch thực hiện trong 1 năm, giả định là bạn vẫn đang theo học trên trường hoặc đang đi làm. Tùy theo mục tiêu, quỹ thời gian của cá nhân mà bạn có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

3. Kế hoạch 4 giai đoạn Xin mượn tên gọi của các chặng trên “Đường lên đỉnh Olympia”: Khởi động (1 tháng)– Vượt chướng ngại vật (4 tháng) – Tăng tốc ( 4 tháng) – Về đích (3 tháng) 3.1. Khởi động (1 tháng)

Mục tiêu: Củng cố lại ngữ pháp, vốn từ vựng cơ bản, bước đầu làm quen với kĩ năng nghe nói. Tài liệu gợi ý sử dụng: Grammar in Use, Vocabulary in Use – Intermediate (hoặc các levels khác cũng được), Spotlightradio.net Phương pháp: Grammar: làm các bài tập luyện tập trong sách Grammar in use, take note các công thức vào vở, tối thiểu 30p/ngày Vocabulary: sách Vocabulary in use rất dễ đọc, 30p có thể đọc xong 2 bài, chỉ take note lại các từ vựng mới mà bạn chưa biết vào My daily dictionary. Cách trình bày cuốn từ điển cá nhân như sau (Ms. Nhã khuyên dùng và bản thân mình thấy hiệu quả, dễ ôn tập!). Mỗi trang giấy được chia đôi, ½ ghi tiếng Anh, ½ ghi tiếng Việt. (Tên Topic) Appearance (English)

1. Complexion /kəm´plekʃən/ (n)

The man has dark skin = The man has a

dark complexion.

2. …

(Tiếng Việt)

1. Nước da Người đàn ông đó có nước da ngăm đen.

2. …

Khi ôn tập, bạn xem phần ví dụ tiếng Việt và đọc to lên câu hoàn chỉnh bằng tiếng Anh. Dù nó có mang tính chất dịch nhưng là cách dễ nhất để bạn tiếp cận với việc tập nói tiếng Anh theo chủ đề. Bạn nên thường xuyên xem đi xem lại để ghi nhớ tốt hơn, thậm chí là học thuộc lòng các câu ví dụ đó. Sau 1 thời gian, những câu ví dụ đó sẽ ăn sâu vào tâm trí bạn và trở thành vốn liếng để bạn giao tiếp. Speaking: Tập nói theo chủ đề. Những từ mới đều phải tra phiên âm và kiểm tra cách phát âm thật kĩ. Ở giai đoạn này chỉ cần tập nói những câu đơn hoàn chỉnh. Có thể bắt đầu với việc đọc to và đọc thuộc các ví dụ trong sách từ vựng, sách ngữ pháp hoặc bất cứ tài liệu tiếng Anh nào. Không nên tập nói theo các câu phức tạp, học thuật cao mà nên tập theo các câu mang tính giao tiếp. Những show truyền hình, phim hoạt hình bằng tiếng Anh dành cho trẻ mầm non là một nguồn tham khảo tốt trong giai đoạn này, để vực lại toàn bộ nhận thức của bạn về: phát âm, ngữ điệu, biểu cảm. VD: Peppa Pig là series phim hoạt hình nổi tiếng với giọng British English chuẩn để bạn luyện tập và giải trí. Bên cạnh đó có series stories, rhymes, songs của British Council với phụ đề cũng là nguồn tư liệu hay để bạn luyện tập. Tất cả video này đều có sẵn trên youtube. Listening: Ở trình độ Elementary – Low Intermediate, vốn từ chưa rộng thì chỉ nên chọn nghe các bài với cấu tứ dễ hiểu, tốc độ chậm rãi để bắt kịp và không nản. Một trang web rất hay với

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

kho broadcast cực lớn là trang spotlightradio.net. Mỗi bài nghe dài 15p, cấu trúc rất đơn giản, vừa có mạch truyện vừa có nội dung như một bài report. Tốc độ nói rất chậm, chỉ bằng 1/3 tốc độ thông thường. Ngữ pháp cũng đơn giản hóa hết sức có thể, cả bài chỉ điểm qua độ chục từ mới với những bạn đã ở trình độ Intermediate. Bạn thích nghe chủ đề gì thì download trực tiếp file audio và script của bài đó về máy, rảnh lúc nào học lúc đó, cực kì tiện lợi. Bạn nên luyện theo cách thức sau:

- Chọn 1 broadcast mà bạn thích, tải script, audio về - Nghe audio 3,4 lần cho tới khi nắm được nội dung chính và mạch truyện - Xem script và ghi chú lại những từ mới vào từ điển cá nhân. - Nghe lại đoạn audio và xem script, chú ý những chỗ bạn không nghe được trong những lần

nghe trước. - Đọc to theo tốc độ đó, chú ý phát âm và ngữ điệu, mô phỏng càng giống càng tốt - Có thể đeo tai nghe và đọc to theo đó, ghi âm lại giọng đọc của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi

nghe lại đó! - Nếu có thời gian, bạn nên tập tóm tắt lại nội dung vào 1 cuốn vở ghi chép riêng và tập tóm tắt

miệng (trong 5 câu để diễn đạt lại nội dung chính của bài) Các nội dung chính cần ôn tập và gợi ý thời gian biểu:

Ngữ pháp Từ vựng Nói Nghe Tuần 1 12 thì trong tiếng Anh.

Trọng tâm là 7 thì phổ biến nhất: present simple/present perfect/present continuous/ past simple/past perfect future simple/near future

The world around us

Talk about the landscape, weather in your hometown.

2 ngày/broadcast. Như vậy trong tháng đầu tiên bạn sẽ luyện nghe được 15 broadcast. Nên chọn nhiều chủ đề đa dạng khác nhau.

Tuần 2 Cách viết câu đơn, câu phức. Các loại câu phức

People Talk about people in your family and your friends

Tuần 3 Cách viết câu bị động, câu tường thuật gián tiếp.

Leisure and Entertainment

Talk about your hobbies

Tuần 4 Cách viết câu sử dụng chủ ngữ giả: it is/there is… Các loại câu điều kiện

Tourism and travel

Your favourite place on vacation

3.2 Vượt chướng ngại vật (4 tháng) Sau giai đoạn 1, bức tường ngăn cản giao tiếp của bạn đã dần được phá bỏ, bạn sẽ thấy mình dần tiếp cận và cảm nhận được ý nghĩa của việc học tập một ngôn ngữ, không phải là để học tốt một môn học, mà là sử dụng được ngôn ngữ đó để truyền tải ý tưởng của mình. Bạn bắt

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

đầu từ bỏ việc căng tai lên để nắm bắt từng chữ một, sau đó tua đi tua lại từ đó trong đầu mà quên mất việc phải nghe cả các từ tiếp sau. Bạn dần quen với việc nghe trọn vẹn cả câu, cả đoạn để nắm bắt được ý. Mục tiêu: tập viết đoạn 4-5 câu theo chủ đề cho trước, làm quen với từ vựng mang tính học thuật, luyện đặt câu hỏi và tự trả lời câu hỏi (giao tiếp với chính mình), tập nghe ý chính của câu, của đoạn. Tài liệu gợi ý sử dụng: For & Against, Vocabulary in Use – Intermediate, Academic Word List, Spotlightradio.net, voanews.com Phương pháp: Writing: bạn đã ôn tập xong phần ngữ pháp cơ bản về viết câu. Giờ là lúc bạn tiến đến việc viết đoạn theo 1 chủ đề cho sẵn. Bạn nên thiết kế 1 cuốn tập làm văn cho bản thân để rảnh lúc nào thì viết lúc đó. Mỗi ngày chỉ cần viết 1 đoạn 4-5 câu. Cuốn này có thể viết theo dạng My diary hay My blog :P Phương pháp 1: bạn có thể viết tùy hứng và không theo 1 kết cấu nhất định nào cả, miễn là viết được thành 1 đoạn văn có nội dung cụ thể. Dễ nhất là bạn viết đoạn tường thuật về những việc xảy ra xung quanh mình. VD: hôm nay bạn vừa có bài kiểm tra trên trường/bạn được nhận lương/bạn quen với một người bạn mới… Date: 17/8/2012

(Your title/emotions/troubles/… Try to use new words you have

learned) ---------Depressed!!! --------------

(Some drawings

to make it real!)

Dear diary, Life is full of disappointment! At first I thought this would be the luckiest day in my entire life when I saw HIM – THE COOLEST GUY (TCG) in the world. I hit TCG in the elevator of the shopping mall. He smiled at me and I felt like everything disappeared. But do you know what my reaction was? I was completely speechless as if I had swallowed my tongue and spilled the coffee on my shirt. Shame on me! Now I feel so depressed. I have lost my future with TCG. All I can do now is to pray that he would forget my silly face quickly… Goodnight diary, Dolphin

Phương pháp 2: cùng với việc duy trì viết My diary, bạn nên luyện tập viết lập luận, đưa ra quan điểm để trả lời cho những câu hỏi thời sự. Những câu hỏi này bạn có thể tìm thấy trong chính các bài nghe trên Spotlight, trong sách For & Against, trong đề thi IELTS. VD: Bạn vừa nghe xong 1 bài về Plastic bag trên spotlight, thế thì bạn có thể viết 1 đoạn văn ngắn 4-5 câu để đưa ra nhận định về “Negative Effects of plastic bags on the environment” hoặc đơn giản là trả lời câu “Is it good or bad to use plastic bags?”. Vocabulary: thay vì chỉ đơn thuần học theo từ vựng trong sách, bạn nên tham khảo thêm các bài báo, tranh luận xung quanh chủ đề mình vừa đọc. Ở giai đoạn này bạn không nên chọn các bài báo quá dài, quá khó, sẽ chóng nản. Có thể tiếp tục tận dụng các script + audio trên Spotlight để chọn lọc ra những từ vựng liên quan đến chủ đề đó.

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

VD: Với chủ đề Communication & Technology, bạn có thể tìm nghe bản broadcast “Too much computer game”. Bạn cũng có thể xem qua Academic word list: 570 words để làm quen dần với 1 số từ vựng phổ biến trong tiếng Anh học thuật. Speaking: Tận dụng luôn các tài liệu mà bạn đã viết ra. Mỗi khi viết xong, bạn diễn đạt lại bằng lời như thể đang nói chuyện với một ai đó. Bạn nên ghi âm lại giọng của mình và tự kiểm tra xem có lỗi phát âm nào không rồi ghi lại bản mới hoàn chỉnh hơn. Như vậy bạn sẽ có 1 thư viện recording của riêng mình để tự theo dõi sự tiến bộ của bản thân. Listening: Đối với những bạn mà bắt đầu cảm thấy các bài broadcast trên spotlight là khá dễ so với trình độ của bạn (nghe 1-2 lần là hiểu toàn bộ) thì có thể dần chuyển sang nghe voanews.com. Các bài nghe ở voa cũng có tốc độ chậm, nhưng từ vựng và cấu trúc câu nâng cao hơn. Khi nghe cũng áp dụng giống các bước ở trên: nghe lấy ý, xem script, tra từ mới, nghe lại, đọc theo,… Các nội dung chính cần ôn tập và gợi ý thời gian biểu:

Từ vựng Nghe Viết Nói Tháng 1 Daily life

- Routines/Money/Health/Food/Transport

- Everyday problems

Các bài trên Spotlight liên quan đến các từ khóa trên

Viết đoạn theo các chủ đề ở mục từ vựng hoặc theo nội dung của các bài broadcast

Tập nói lại những nội dung đã viết ra, ghi âm và tự chỉnh ngữ âm/ngữ điệu. Tập nói lưu loát trong 1 phút.

Tháng 2 Communication and Technology - Newspapers - Television - Phone - Computers/the

Internet Tháng 3 Work

-Work/Job - the career ladder - office/factory - Business/finance - sales/marketing

Tháng 4 Social concerns - Education - Law & order - Pollution &

environment 3.3 Tăng tốc (4 tháng) Đã qua 5 tháng khó khăn nhất, 5 tháng để định hình được thói quen và phương pháp học tập tiếng Anh, bạn cũng đã tích lũy xong vốn từ vựng cơ bản để giao tiếp trong đời sống. Lượng từ

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

vựng này vào khoảng 1500 từ, theo 8 chủ đề lớn (đã liệt kê trong 2 bảng trên) bao quát hầu hết mọi tình huống, vấn đề thiết thực xảy ra hàng ngày. Bạn cũng đã tập được thói quen tường thuật tình huống bằng câu chữ, lời nói (My diary), tập đưa ra ý kiến, quan điểm về một chủ đề thời sự. Vào thời điểm này, lượng broadcast mà bạn nghe đã vào khoảng 50-70 bài, nếu như bạn thực hiện đúng các bước mà mình hướng dẫn thì mình tin là khả năng nghe hiểu (nghe để nắm bắt ý) của bạn đã được cải thiện đáng kể. Cũng phải nói thêm vì sao mình không tách ra một mục học về Pronunciation. Bởi vì xưa đến nay, không biết các bạn thế nào chứ mình thì cực kì ngại đọc các cuốn dạy Phonetics/Pronunciation. Đối với những ai lười như mình thì có thể tự trau dồi bằng cách khi tra từ mới trong từ điển điện tử, lắng nghe phần phát âm rồi bắt chước đọc to lên sao cho thật giống, nhớ chú ý phần trọng âm (stress) và âm cuối (ending sound) của từ vì điều đó là hoàn toàn khác biệt với tiếng Việt của chúng ta. Một cách khác nữa cũng khiến bạn nhớ lâu hơn phát âm của từ là nghe thật nhiều, nghe cho quen tai. Ở nhà mình, tivi nói suốt cả ngày và lúc nào cũng để ở kênh nói tiếng Anh: Disney Channel, Star World, Discovery, National Geographic, … thi thoảng thì mình mới nghe thời sự BBC, CNN, Ariang News, NKK, Australia. Như vậy để bạn đa dạng việc nghe tiếng Anh với đặc trưng vùng miền khác nhau và nghe để quen với âm điệu đó. Trong lúc làm việc gì đó mình cũng vẫn thi thoảng lắng tai nghe xem TV đang nói gì và lặp lại một số câu mà mình thấy thú vị và có thể áp dụng được (nhất là các câu hội thoại trên Disney Channel :P). Dựa trên kinh nghiệm của bản thân thì mình rút ra là Pronunciation và Listening bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Bạn phát âm đúng thì sẽ nhận diện được từ trong bài nghe và bạn nghe kĩ thì sẽ ghi nhớ được cách phát âm của từ. Như vậy, 5 tháng vừa rồi đã thiết lập một nền tảng khá vững để bạn tự tin bước vào giai đoạn tăng tốc. Tăng tốc nghĩa là bạn sẽ làm việc với những tài liệu nâng cao hơn, đòi hỏi bạn nỗ lực nhiều hơn để bứt phá. Giai đoạn này nếu ai tập trung cao độ thì sẽ tiến bộ vượt bậc, còn không vượt qua được thì rất dễ bỏ cuộc giữa chừng. Mục tiêu: tập viết bài nghị luận 250 từ theo chủ đề cho trước, mở rộng và nâng cao vốn từ vựng, luyện nói trôi chảy trong 2 phút, tập nghe các bài nghe với cấu trúc khó hơn, đa dạng hơn, tập đọc tin tức thời sự.

- từ Elementary lên Pre Intermediate - Low Intermediate lên Intermediate - Intermediate lên Upper Intermediate

Tài liệu gợi ý sử dụng: For & Against, Vocabulary for IELTS, Academic Word List, Spotlightradio.net, voanews.com (mục Learning English), Essential Articles, http://www.ielts-simon.com/ Phương pháp:

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Vocabulary: sách Vocabulary for IELTS là 1 cuốn rất hay để trang bị và hoàn chỉnh những gì bạn còn thiếu. Nếu bạn tận dụng tốt cuốn này thì bạn sẽ có nền tảng cực kì vững chắc trước khi chính thức bước vào “luyện thi” IELTS. Trong số 20 units, bạn sẽ gặp lại 8 chủ đề quen thuộc trong cuốn Vocabulary in Use, tuy nhiên dưới những cái tên khác. Các từ mới, khái niệm mới có tính trừu tượng hơn, từ cũng dài hơn, khó nhớ hơn. Tuy nhiên, đây chính là lượng từ vựng học thuật cần thiết và quan trọng vì sẽ xuất hiện dày đặc trong đề thi IELTS cả 4 kĩ năng. Trong cuốn này, bạn sẽ thấy có rất nhiều từ khác nhau để cùng ám chỉ một khái niệm, gọi là Synonym (từ đồng nghĩa). Giai đoạn này bạn nên có ý thức tìm hiểu về cách sử dụng synonym, antonym (từ trái nghĩa). Bên cạnh đó là các khía cạnh khác về từ vựng như Word family, prefix (tiền tố), suffix (hậu tố), root (gốc từ)… Nắm được cách sử dụng linh hoạt synonym, word family,… là một yếu tố hết sức quan trọng để bạn làm được bài IELTS listening cũng như phát triển kĩ năng viết IELTS essay sau này. Là 1 cuốn sách từ vựng nhưng tổng hợp cả bài nghe, đọc và viết IELTS. Phần nghe đa dạng, có cả các đoạn IELTS speaking mẫu với ngôn ngữ giao tiếp rất tự nhiên, Khi nghe các đoạn recording, bạn không nên chỉ chăm chăm hoàn thành cho xong bài tập, mà tận dụng ngay vốn từ vựng rất hay trong đó. Chiến thuật nghe chay, rồi đọc script, tra từ, nghe lại, take note các từ mới vào My daily dictionary tiếp tục phát huy hiệu quả. Sách cũng hay có dạng bài sửa lỗi essay, là cách để bạn nâng cao nhận thức về lỗi writing thường gặp (spelling, word form, homophone, collocation,…) Tóm lại, đây là cuốn sách tự học cực kì tốt, có thể tận dụng mọi mặt để làm nền tảng nâng cao cả 4 kĩ năng. Reading & listening: Tiếp tục duy trì việc đọc và nghe Spotlight broadcast. Bên cạnh đó, các bạn hãy làm quen với các bài trình độ nâng cao hơn trong voanews.com, phần learning English (http://learningenglish.voanews.com/), hoặc bbc với Words in the news, 6 minutes English,… (http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/). Ở giai đoạn này thì bạn chỉ cần luyện tập đọc để hiểu ý chính của tin tức cũng như tiếp thu thêm 1 số từ vựng phổ biến, 1 số cấu trúc câu dùng trong văn bản trang trọng. Bạn nên chọn đọc nhiều bài báo theo topic khác nhau, vừa để mở mang hiểu biết vừa để có ý tưởng cho những bài viết IELTS essay sau này – vốn luôn gắn liền với các chủ đề thời sự. Với những bạn đã ở trình độ khá (Intermediate) thì có thể tham khảo thêm các bài báo trong Essential articles. Thú thực là mình mới chỉ xem qua, chưa học trong đó mấy nhưng thấy tuyệt hay, rất gần với bài đọc IELTS. Tài liệu này do các bạn mem trong Hội chia sẻ, có các ấn phẩm 12,13,14. Khi đọc bài, theo mình, bạn không nên tra từ quá nhiều, gây loãng và gây nản. Cố gắng tập trung đọc để hiểu ý tưởng tác giả. Sau này, có thời gian thì tra 1 số từ mà bạn thấy lặp lại nhiều lần trong bài, note lại mục riêng để làm vốn liếng dắt lưng. Llink download do mem Hội chia sẻ đây: http://www.mediafire.com/?p96a6dpq42mmg) Ngoài ra, để việc luyện tập Reading mang tính chủ động và hào hứng hơn, các bạn nên làm 1 cuốn My daily journal, cách làm thì như mình đã từng hướng dẫn trên album Hội

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

(http://www.facebook.com/media/set/?set=a.396771387013214.98327.110805408943148&type=3) Writing Cùng với lượng từ vựng học thuật mà bạn mới thu thập được, những cấu trúc câu trích dẫn từ các bài đọc, bài nghe, bạn hãy cố gắng sử dụng vốn liếng đó vào ngay trong bài viết của mình. Tiếp tục duy trì viết My diary/blog theo cách mà giai đoạn trước bạn đã thực hiện. Viết theo lối kể chuyện để rèn luyện khả năng diễn đạt và vận dụng được từ mới. Bên cạnh đó, trong giai đoạn tăng tốc, bạn bước sang viết 1 bài luận hoàn chỉnh, tối thiểu 250 từ - tương đương với 15-20 câu. Bạn hãy tham khảo cách tổ chức ý trong 1 bài IELTS essay trên trang web của cựu giám khảo Simon nổi tiếng. Mình thấy đây là 1 trang rất thích hợp và nhẹ nhàng, dễ tiếp cận đối với các bạn mới làm quen với IELTS writing. Bạn click vào phân mục writing sẽ ra rất nhiều lời khuyên hữu ích cho việc tổ chức ý của 1 bài luận. Theo phong cách viết này, mở bài và kết bài cực đơn giản, thân bài thì tổ chức và phát triển ý hết sức chặt chẽ và mang tính thuyết phục cao. Bạn chưa cần nghiên cứu nhiều về các dạng bài thi IELTS writing mà hãy tiếp cận dần dần. Theo mình, giai đoạn này bạn nên đặt mục tiêu hàng đầu cho kĩ năng writing là nắm chắc được cách thức tổ chức bài viết, phát triển lập luận. Tựu chung lại thì khi viết theo 1 chủ đề nào đó, căn bản nhất trong lối viết của Simon là bạn nên tổ chức kết cấu tuân theo đúng công thức an toàn sau: 1. Essay structure:

Introduction – Body paragraph 1 – Body paragraph 2 – Conclusion 2. Body paragraph structure: Idea -- Supporting sentences 1 (explanation) –Supporting sentences 2 (examples) Mình khuyên bạn nên tuân thủ luôn kết cấu trên mà không nên sáng tạo ra phong cách viết mới khi mà khả năng diễn đạt còn hạn chế. Sự hạn chế này biểu hiện như sau: khó khăn trong việc phát triển mạch viết. Sự diễn đạt không mạch lạc, suy luận luẩn quẩn hoặc thậm chí lạc đề. Câu văn thì rườm rà, từ vựng thiếu chính xác. Lập luận thiếu thuyết phục. Một số bạn không hề biết rằng điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới điểm của bài luận IELTS. (điểm Task response và điểm Coherence trước hết) Văn phong Anh chú trọng việc sử dụng hiệu quả từ ngữ, lời ít ý nhiều. Để dần quen với lối diễn đạt rõ ràng, chặt chẽ của văn phong Anh, chúng ta nên tìm đọc thật nhiều và phân tích kĩ các bài lập luận (debate/argument/discussion/for and against). Mình để ý thấy lỗi từ vựng, ngữ pháp còn nhanh tiến bộ, còn lỗi phát triển/diễn đạt ý này thì mất cực kì nhiều thời gian. Nhưng một khi cải thiện được rồi thì đọc bài sẽ thấy thoáng ý hẳn. Cuốn For and against là 1 cuốn hay để bạn tham khảo trong giai đoạn này. Link download do mem Hội chia sẻ: http://www.mediafire.com/?23q8717wd4f8qdz Speaking

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Tận dụng luôn cuốn Vocabulary for IELTS, bạn tập nói theo các đoạn recording đi kèm. Cố gắng nhắc đi nhắc lại nhiều lần như vẹt để cho toàn bộ cấu trúc câu, từ vựng, ngữ âm, ngữ điệu ngấm dần. Trong giai đoạn tăng tốc này, có 2 phương pháp chính sau để luyện speaking: Phương pháp 1: tự nói 1 mình. Bạn mới đọc xong 1 bài debate thú vị trong cuốn For and Against, hãy lọc ra 1 số câu hay và chuyển thành văn nói, tóm tắt nội dung của bài debate đó. Hay là bạn mới nghe xong 1 bản broadcast, cố gắng nhớ lại nội dung và tập diễn đạt lại. Nói to theo các nội dungtrong My diary cũng rất tốt – vì đó là những câu văn do bạn viết ra nên sẽ dễ nhớ hơn, nói lưu loát hơn. Các nội dung thực hành nên được ghi âm lại để sau đó bạn tự chỉnh sửa lỗi cho chính mình. Khó khăn của cách làm này là không có người tương tác cùng, thành ra dễ nản, mau chán. Phương pháp 2: tìm bạn cùng luyện speaking. Bạn có thể đăng kí tham gia bất kì CLB tiếng Anh giao tiếp nào, miễn là có môi trường buộc bạn phải phát huy tối đa cái vốn của mình. Nhưng nếu vì lí do gì đó mà bạn không thể tham gia vào 1 CLB thì tại sao không tự lập nhóm English speakers của riêng mình? Sĩ số tốt nhất cho mỗi nhóm như vậy là 4-6 người. Bạn có thể tìm trên FB của Hội, hỏi han bạn bè xem có những ai có mục tiêu gần với mình, trình độ ngang ngang để tổ chức các buổi speaking theo chủ đề cho trước. Người nọ sửa cho người kia, cùng đặt câu hỏi ngược trở lại để rèn luyện phản xạ. Làm sao để bạn có cơ hội khoe mẽ cái vốn từ vựng bạn mới học được. Một khi bạn dùng được 1 từ mới nào đó trong văn nói thì bạn sẽ ghi nhớ từ ấy lâu hơn rất nhiều. Hiện giờ mình đang tham gia 1 CLB do tình nguyện viên của trang Spotlight tổ chức. Cả nhóm gặp nhau trên Skype mỗi 9h tối thứ 4 hàng tuần, cùng thảo luận về 1 bản broadcast cho trước. Đó cũng là 1 cách rất tốt và thuận tiện cho bạn để nâng cao kĩ năng speaking. Các nội dung chính cần ôn tập và gợi ý thời gian biểu:

Từ vựng Nghe Viết Nói Tháng 1 Unit 1-5 2-3 ngày/broadcast.

Nên tìm các bài liên quan tới chủ đề từ vựng mà mình đang học tới.

Viết bài luận bố cục 3 phần theo chủ đề mà bạn tự chọn. Ít nhất 1 bài/tuần. Không giới hạn thời gian viết.

2 đoạn ghi âm/tuần. Tự kiểm tra, chữa lỗi và thực hiện lại cho tới khi hoàn thiện.

Tháng 2 Unit 6-10 Tháng 3 Unit 11-15 Tháng 4 Unit 16-20

3.4. Về đích (3-5 tháng) Đây sẽ là giai đoạn dễ thở nhất – giai đoạn làm quen và luyện các dạng bài thi IELTS. Nếu bạn đã hoàn thành được 80% các nội dung trên trong 9 tháng đầu gian khổ thì giờ là lúc cảm nhận rõ nhất thành quả. Tại thời điểm này, nền tảng 4 kĩ năng của bạn khá vững vàng, bạn đã ý thức được việc sử dụng từ ngữ còn phải phụ thuộc vào văn cảnh, bạn cũng có khả năng đoán nghĩa, đoán loại từ dựa trên các dấu hiệu prefix, suffix, root (xem lại Self-study guide 1 để biết các khía cạnh xung quanh vấn đề Vocabulary). Về mặt cơ bản, bạn cũng đã nắm được công thức lập luận trong 1

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

bài nghị luận 250 từ. Về khả năng giao tiếp, đến giờ hẳn là bạn đã có thể trò chuyện về đa dạng chủ đề: cuộc sống xung quanh, giải trí, vấn đề thời sự xã hội,… Nếu bạn tự kiểm tra và nhận thấy mình đủ khả năng làm những điều trên thì trình độ của bạn lúc này đã được xếp vào khoảng 5.0-6.0 IELTS. Giai đoạn về đích sẽ giúp bạn nâng số điểm kia lên ít nhất 1 band điểm nữa. Học với giáo viên nào? Đây cũng là lúc phù hợp nhất để bạn đăng kí 1 khóa học IELTS. Giáo viên là những người giàu kinh nghiệm, sẽ dẫn bạn đi đúng đường, mách bảo những “kĩ thuật” để bạn ghi được số điểm cao. Việc chọn nơi nào để học là tùy ở bạn. Căn cứ trên quỹ thời gian của mình mà bạn thu xếp thời gian cho cân đối. Không nên quá tham vọng học cấp tốc mà không kịp ngấm được kiến thức, hiệu quả không cao. Bản thân mình thì thích tự chọn giáo viên và tổ chức lớp học 5-8 người, học theo kiểu gia sư. Như vậy, giáo viên quan tâm đến mình nhiều hơn, kèm cặp, theo sát, giúp mình phát huy tối đa điểm mạnh cũng như bù lấp khuyết điểm. Yếu tố này rất quan trọng trong việc nâng cao kĩ năng Writing và Speaking. Bạn có thể tham khảo danh sách giáo viên dạy IELTS đã được tổng hợp trong tập san số 1 của Hội và liên lạc trực tiếp với giáo viên để tổ chức lớp học. Hoặc đơn giản là hỏi thăm các bạn thành viên khác ngay trên wall Hội. Một câu hỏi khác mà các bạn cũng thường băn khoăn là học với giáo viên nước ngoài hay giáo viên Việt Nam. Để có lựa chọn chính xác, bạn cần cân nhắc 2 điều: trình độ hiện tại của bạn và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học với giáo viên nước ngoài thông thường đòi hỏi bạn phải tự học rất nhiều để “ngộ” ra chân lí, cũng dễ hiểu vì họ được giáo dục theo phương pháp đó. Bù lại bạn sẽ “dày dạn” hơn trong việc giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh, ngay việc nghe giảng đã là một lần luyện tập rất tốt kĩ năng listening rồi. Bên cạnh đó, học với giáo viên Việt Nam phần lớn sẽ giống như ôn luyện thi đại học, bạn chỉ cần tuân theo 1 số công thức có sẵn, không phải tư duy hay đào sâu tìm tòi gì cả. Nếu xét về lâu về dài, để tốt cho việc học tập trong môi trường quốc tế sau này (du học), bạn nên chọn những khóa học có thêm yếu tố nước ngoài để làm quen và thích nghi dần. Khi nào đi thi? Sau khi hoàn thành khóa học kéo dài 3-5 tháng, bạn nên đăng kí thi sớm vì lúc đó là lúc còn hào hứng với việc thi cử. Sau 2 tháng trở lên, kiến thức rơi rớt đi nhiều và sự tự tin cũng bị giảm sút ít nhiều. Bản thân mình thi sau khi kết thúc khóa học 2 tuần và đạt điểm 8.0 ở lần thi đầu tiên.

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Mục tiêu: Thông thạo các dạng bài tập trong đề thi 4 kĩ năng của IELTS, nắm rõ yêu cầu của đề bài và xây dựng chiến lược làm bài phù hợp. Hướng tới số điểm tối thiểu 6.5 overall, không dưới 6.0 cho từng kĩ năng. Tài liệu gợi ý sử dụng: English Collocation in Use, Action Plan for IELTS, Improve your IELTS skills series, IELTS write right, Cambridge 4-8 Bạn tham khảo thêm trong Note Review IELTS books của bạn Toàn Lucky Luke để chọn lựa đầu sách cho phù hợp nhé. Phương pháp: Đến đây có lẽ mình không cần phải viết gì thêm về vấn đề này. Chỉ khuyên các bạn là hãy kết hợp cân đối thời gian đi học thêm và thời gian tự luyện ở nhà. Việc tự học ở nhà vẫn giữ vai trò quyết định. Khi đi học thêm nên chú ý lời khuyên của thầy cô giáo để điều chỉnh hướng tự học ở nhà. Dành nhiều thời gian để luyện những dạng bài tập mình còn yếu, cũng như khắc phục những điểm hạn chế trong bài viết, bài nói của bạn. Lẽ dĩ nhiên các bạn vẫn cần phải duy trì việc ôn luyện từ vựng, thường xuyên kiểm tra lại vốn từ của mình trong My daily dictionary vì nếu không chủ động ôn lại, dần dần số từ này sẽ trở nên “hóa thạch”, có nghĩa là bạn biết, bạn đã học nhưng bạn không dùng được. Ngay cả đối với ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta là tiếng Việt, bạn để ý sẽ thấy vốn từ vựng mà chúng ta biết (nhờ đọc truyện văn học, báo chí, xem phim…) là rất rộng nhưng lượng từ chúng ta sử dụng hàng ngày lại rất hạn hẹp. Đó là vì càng ngày chúng mình càng ít luyện tập, không viết văn, không quen nói “lời hay ý đẹp” hàng ngày ^ ^ Giờ mình sẽ chỉ mách thêm một số kinh nghiệm luyện đề và thi cử. Xét cho cùng, các bạn cần hiểu rõ IELTS chỉ là 1 kì thi. Bạn học tiếng Anh và bạn dùng kì thi IELTS để đo năng lực sử dụng ngôn ngữ chứ bạn không “ học IELTS”. Kể cả khi bạn được điểm cao trong kì thi cũng chưa thực sự nói lên hết khả năng của bạn. Có những người khả năng ngang nhau nhưng điểm thi vẫn chênh lệch hẳn 1 band điểm, điển hình giữa 6.0 – 7.0. Sự khác biệt đó nằm ở cái “duyên thi cử”, nằm ở phong độ, khả năng làm chủ tình huống trong phòng thi, độ tập trung, và cả may mắn nữa.

Listening: Đề thi có nhiều loại câu hỏi khác nhau để kiểm tra kĩ năng nghe hiểu của bạn. Trước đây mọi người thường cho rằng Multichoice là loại câu hỏi dễ vì chỉ cần nghe key word là chọn được đáp án. Nhưng trong IELTS listening, đó lại là một trong những thể loại câu hỏi khó nhất vì mọi key word trong các lựa chọn đều được nhắc đến. Vậy bạn phải nghe như thế nào? Đây là lúc quãng thời gian luyện kĩ năng nghe hiểu phía trước hỗ trợ cho bạn rất nhiều. Hãy cố gắng nghe để nắm bắt ý, nghe cả câu, nghe hết đoạn để hiểu ý của người nói chứ không chăm chăm nghe những từ rời rạc, không chăm chăm tóm lấy key word là tick. Bạn cần có chiến lược làm bài để vừa theo được mạch của người nói, vừa lưu lại được thông tin trả lời cho câu hỏi. Nhìn chung, các bước như sau: B1: 1p đầu là phần hướng dẫn làm bài: bạn scan nhanh tất cả các câu hỏi từ section 1 -4, tận dụng tối đa thời gian để gạch chân key word. Lưu ý: không ĐỌC, không cố gắng hiểu, mà bạn chỉ

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

cần để não thu nhận những từ bạn gạch chân 1 cách gần như vô thức. Dù lúc đó bạn chưa thực sự nhận ra từ đó nghĩa là gì, câu đó hỏi gì thì não bạn cũng đã tự động thu nhận từ key word rồi. Với từ key là 1 từ mới, hoàn toàn xa lạ, cố gắng đoán cách đọc và tự nhẩm trong đầu để quen với phát âm. Mục tiêu của phần này là bạn nắm được mỗi section nói về chủ đề gì (VD: Section 1: accomodation; section 2: new recreational facility in town; section 3: an assignment; section 4: achitecture)

B2: 0,5p tiếp theo là hướng dẫn làm bài của section 1: bạn quay trở lại section 1 ngay, đọc kĩ tất cả câu hỏi. Dù section 1 luôn được coi là dễ nhất nhưng bạn chớ nên coi thường mà để mất điểm oan uổng. Khi đoạn recording bắt đầu, bạn chú ý nghe và take note lại những chỗ cần thiết. Các keyword mà bạn đã gạch chân là tín hiệu giúp bạn biết người nói đang đề cập đến vấn đề nằm trong câu hỏi nào, nhờ đó, bạn theo dõi được mạch nói/đối thoại. Khi ghi chú lại, hãy viết tắt, viết tốc ký để tiết kiệm thời gian, không bị lỡ các thông tin phía sau. Để làm được điều này, bạn nên luyện thật nhiều practice tests. B3: cuối mỗi section, bạn có 1p để kiểm tra đáp án. Mình thường tận dụng 1p này, cùng với 0,5p đọc hướng dẫn của section kế tiếp là 1,5p để đọc kĩ câu hỏi và văn cảnh của section kế tiếp đó. Việc này đóng vai trò cực kì quan trọng để bạn nhanh chóng nắm bắt được ý chính của bài nghe, mấu chốt trong các câu hỏi và tập trung nghe được thông tin bạn cần. Đôi lúc, trước khi thông tin bạn cần xuất hiện, sẽ có câu dẫn dắt, câu tín hiệu và cả câu kết luận (nhắc lại thông tin, đính chính thông tin) để bạn chọn lựa được đáp án chính xác nhất. Những câu khó là khi đoạn nghe sử dụng idioms/phrasal verbs mà bạn hoàn toàn xa lạ để ám chỉ cùng 1 sự việc (điều này xuất hiện nhiều ở dialogue section 3). Ngoài việc luyện practice tests nhiều để dần quen thuộc với những cách diễn đạt này thì bạn cũng nên luyện ĐOÁN, có thể căn cứ trên văn cảnh, câu trước, câu sau, ngữ điệu của người nói để suy diễn ra. B4: 10p cuối cùng để ghi đáp án vào tờ Answer sheet. Đây là lúc bạn cân nhắc lại từng đáp án, căn cứ trên các từ mà bạn ghi chú được và rà soát, hồi tưởng lại toàn bộ nội dung từng bài nghe. Sự thật là vào ngày thi của mình, mình đã không theo kịp bài nghe section 2. Trong lúc nghe mình không chọn đáp án kịp mà chỉ take note được nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà luống cuống, mình vẫn bình tĩnh làm hết section 3,4, không vương vấn gì. Phải chờ đến 10p cuối này, mình mới hồi tưởng và cân nhắc các đáp án cho từng câu. Do vậy, điểm listening 9.0 của mình là sự kết hợp của cả [Rèn luyện + Chiến thuật + May mắn] Reading: Mình không có kinh nghiệm gì đặc biệt cho phần này. Bình thường làm practice test ở nhà, mình cũng làm sai tối thiểu 5 câu, tối đa 15 câu :P. Trong đó, cũng như các bạn, thể loại True, False, Not Given là thể loại mình thấy lúng túng nhất. Mình chỉ xin chia sẻ cách cân đối thời gian để bạn hoàn thành được cả 40 câu hỏi. Như mình đã từng giới thiệu, clip Speed Reading là một mách nhỏ khá hữu dụng. Mình tìm thấy nó ngay đêm trước hôm thi và áp dụng lần đầu tiên trong chính bài thi. Kết quả là làm xong 40 câu thì vẫn còn dư 5p. Nội dung của clip đại ý là: khi skim/scan, bạn giữ cho mắt mình quét từ chữ thứ 3 từ trái sang đến chữ thứ 3 từ phải sang vì bình thường, phạm vi quét của mắt bao giờ cũng rộng hơn những gì não chỉ định. Áp dụng cách đó trong 7 ngày, bạn sẽ tăng được tốc độ đọc lên đáng kể.

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Khi thực hiện bước scan trong bài Reading (1-2p), mình thường gạch chân thật nhanh những dấu hiệu nổi bật: tên riêng (địa danh, người, tên học thuyết…), con số (dữ liệu chiều dài, cân nặng, năm,..), những từ trong ngoặc kép “…”, những từ in đậm, in nghiêng, và những từ lặp đi lặp lại nhiều lần. Thông thường đây đều là những keywords quan trọng để nhận diện thông tin. Ngoài ra, việc chọn lựa câu hỏi làm trước, làm sau cũng là 1 chiến thuật quan trọng. Bản thân mình thường làm những câu hỏi về “details” trước. Để tìm details, mình xem ngay phần chính giữa đoạn vì các chi tiết nhỏ rất hay bị “giấu” trong đó chứ không để khơi khơi đầu đoạn. Khi làm xong các câu hỏi liên quan đến details này thì cũng là lúc bạn đã đọc hết nội dung cả bài vài ba lần, bạn tiến tới làm câu hỏi về “main idea” sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Lưu ý là trên đây chỉ là kinh nghiệm của cá nhân mình. Mỗi người phù hợp với 1 phương pháp khác nhau. Vậy bạn hãy tự xây dựng chiến thuật riêng cho mình nhé. Writing: Riêng phần này thì bạn cần có giáo viên hướng dẫn. Thường thì học sinh theo giáo viên nào sẽ bị ảnh hưởng bởi phong cách viết của giáo viên đó. Việc học 570 Academic Word List sẽ phát huy tác dụng trong writing rõ rệt. Tuy nhiên, càng ngày càng nhiều bạn lạm dụng việc sử dụng từ/cấu trúc câu khó với kì vọng nâng điểm trong khi sự phát triển ý còn thô sơ, kết cấu lỏng lẻo. Người chấm sẽ cảm thấy rất khó chịu khi đọc những bài như thế. Do vậy, mình khuyên bạn hãy để ý, đầu từ thời gian thêm cho 2 yếu tố: Task Response + Coherence & Cohesion. Hãy viết như thế nào để người đọc hiểu được ý bạn muốn truyền tải. Nếu là thể loại For & Against (thường chiếm 70% số đề writing) thì mục tiêu là viết sao để thuyết phục được người đọc đồng ý với ý kiến của mình. Speaking: Khi đi thi speaking, mình không có khái niệm gì về việc phải dùng idioms/phrasal verbs… cũng không hề hay biết về 4 yếu tố chấm điểm trong Band Descriptors. Mình suy nghĩ ngây thơ rằng cứ nói lưu loát, tự nhiên là được. Vì lí do đó mà bài nói của mình bị điểm thấp hơn so với kì vọng của bản thân và cô giáo. Để hiểu rõ về việc chấm bài speaking, bạn có thể tham khảo Passport to English trên trang Australia Network mà mình đã giới thiệu trong [Self-study guide 5]. Luyện tập Speaking mỗi ngày, tham gia câu lạc bộ online/offline speaking để nâng cao khả năng giao tiếp nói chung luôn là một phương pháp cực kì hiệu quả.

4, Sau IELTS sẽ là gì? Có những người thi IELTS để đi du học, đi làm, có những người chỉ muốn kiểm tra xem trình độ mình tới đâu. Sau IELTS sẽ có thể là một chân trời mới với vô vàn cơ hội. Những kĩ năng mà bạn rèn luyện suốt 1 năm trời qua sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong môi trường học tập, làm việc sau này. Với kĩ năng giao tiếp, bạn tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ thứ 2. Sau IELTS, chúng ta hãy cố gắng duy trì môi trường tiếng Anh để những kĩ năng trên không bị xói mòn. Khi viết những dòng này, mình đang ở một nơi hoàn toàn khác biệt với quê hương. Bầu không khí trong lành, khí hậu mát mẻ, thị trấn nhỏ yên tĩnh, thành phố lớn sầm uất, những người bạn từ năm châu bốn bể… Cũng thời điểm này năm ngoái (10/2011), mình giống như bạn, đang miệt mài học tập với vô vàn băn khoăn về con đường phía trước.

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Mình mong những người sẽ đọc và sử dụng [Self-study Guide] này tìm thấy những lời khuyên/gợi ý bổ ích để nâng cao vốn ngoại ngữ của bản thân. Bất cứ lúc nào mệt mỏi, nản chí, bạn hãy nhớ rằng: “Phía trước là bầu trời”.

B. Một số lưu ý khi tổ chức việc tự học IELTS ở nhà

[Self-study guide 4] Self-study: Bắt đầu từ đâu? By Dolphin Sea [TM] Đây là 3 câu hỏi lớn khi bắt đầu tự học: - Học tài liệu nào? - Học phương pháp nào? - Cách thức tổ chức việc học như thế nào? Tớ thường thấy các bạn hỏi nhau 2 câu đầu, và câu trả lời cho những câu hỏi đó thì đã được trả lời cực kì tỉ mỉ trong 87 notes trước của Hội cũng như trong rất nhiều sách, nhiều diễn đàn học tiếng Anh khác nhau. Câu hỏi thứ 3, các bạn đã bao giờ nghĩ đến một cách nghiêm túc chưa? Chúng ta thường quá chú trọng đến những yếu tố ngoại cảnh mà chưa thực sự kiểm điểm lại bản thân xem: Liệu mình đã sẵn sàng hay chưa? Mình đã chuẩn bị tâm lí như thế nào? Nếu không có câu trả lời cho câu hỏi thứ 3 này, hệ quả xảy ra thường là như thế này: Các bạn tìm kiếm rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau ---> Lúc đầu thì hào hứng, nhiệt huyết ---> Sau đó thì thấy cũng bình thường ---> Cuối cùng thì hình như cuốn này chưa hiệu quả lắm, tìm cuốn khác thôi. Nghĩ lại xem các bạn đã tận dụng được những tài liệu ấy đến đâu rồi? 10%, 20% hay 30%. Trong mỗi cuốn sách đều có phần hướng dẫn sử dụng rất chi tiết ở ngay đầu sách, bạn có đọc và làm theo không? Về nhà tìm lại những phần chỉ dẫn ấy nhé, cực kì hữu ích đấy. Lời khuyên của tớ là bạn chỉ nên chọn 1 hay 2 nguồn tài liệu thôi. Sách thì chỉ cần đảm bảo 1 cuốn về từ vựng, 1 cuốn về ngữ pháp, 1 bộ Nghe Nói Đọc Viết và 1 bộ đề luyện thi. Xong! Giờ thì tổ chức việc học như thế nào? Bước 1: Tìm hiểu nhược điểm của bản thân, chuẩn bị tâm lý – [Self – discipline] “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, ông cha ta dạy cấm có bao giờ sai. Việc tự học đòi hỏi sự kiên trì, điều độ, năng nhặt chặt bị. Vì vậy bạn cần xác định ngay tất cả những yếu tố có thể làm bạn xao nhãng, bỏ cuộc, ví dụ: người yêu, bạn bè, trò chơi điện tử , máy tính, tivi, điện thoại…. Nếu bạn là người có ý chí và biết tự cân đối thì quá tốt rồi. Self-discipline nằm ngay trong bản chất. Về nhà tự lấy sách ra học, bạn rủ đi chơi từ chối liền không chút vấn vương, tivi có bộ drama mới – thi xong xem sau cũng được. Quá đỉnh!

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Nếu bạn là người rất dễ bị dụ khị, lôi kéo hoặc ngay cả khi không ai tác động, vẫn tự tìm đến Game/Chat/Drama trước, học sau – như TỚ, thì Self-discipline đòi hỏi sự cứng rắn hơn. 1 tháng sau khi bắt đầu công cuộc cày IELTS, tớ nhận ra mình không thể tự kiểm soát bản thân, trí óc lúc nào cũng hướng đến ăn chơi giải trí trước nên đưa ra một quyết định trọng đại: CẮT INTERNET. Tớ đi làm cả ngày đã vào mạng chán chê, thích tải gì thì tải luôn trên cơ quan. Tối về, không internet, tớ không chat, không đọc báo nhảm, đành mở các tài liệu ra đọc 1 tí, nghe 1 tí, làm bài tập 1 tí. TV thì tớ tự cai được, chỉ xem Star world, Diva, Disney, và đôi lúc khí thế học hành lên cao thì xem cả Discovery. Thêm nữa, tính tớ dễ mất kiên nhẫn nên tớ phải kết hợp nhiều hình thức khác nhau trong 1 buổi học. Tớ không thể ngồi học từ vựng quá 30 phút được. Tớ cũng thích nghe nhiều hơn đọc (đọc được 100 từ là tớ ngủ gật mất rồi). Do vậy tớ thích học qua các video như trên australia network hơn. Bước 2: Tự tổ chức việc học – [Self-motivation + Self-inspiration] Ai cũng biết khi học cần có động lực và cảm hứng, nhưng phải cụ thể hóa ra như thế nào? Bạn nên nhớ, không thể tâm niệm những điều đó trong đầu rồi nó sẽ tự thành hiện thực. Bạn cần phải HÀNH ĐỘNG – Man of Action Do yêu cầu công việc nên tớ có tìm hiểu về phương pháp giúp trẻ em học tiếng Anh. Khác với người lớn, trẻ em có năng khiếu tự thẩm thấu ngôn ngữ. Song song với việc học tiếng mẹ đẻ, các em hiểu một cách vô thức rằng ngôn ngữ chỉ là phương tiện truyền đạt điều các em muốn. Do vậy, không quá chú ý đến trật tự cú pháp, các em sử dụng ngôn ngữ một cách thoải mái, miễn sao bộc lộ được bản thân. Cũng khác với người lớn, trẻ em chỉ học khi có hứng thú. Người lớn, do đã hình thành sự tự ý thức nên tự ép mình tiếp thu. Chúng ta, phần đông đều phải sử dụng cách như vậy. Nhưng thực tế là, làm bất cứ việc gì với cảm hứng cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Sau đây là một số cách thực tổ chức việc học tập một cách hứng thú hơn: - Thiết kế My English Corner: Tại đây, bất cứ thứ gì liên quan đều phải bằng tiếng Anh. Slogan “No Pain no Gain”, “Practice makes perfect”; Calendar có đánh dấu nổi bật ngày bạn dự kiến thi IELTS; một bức tranh vui minh họa bằng tiếng Anh (như kiểu cover của Hội hiện tại), một cuốn truyện/tạp chí bằng tiếng Anh, các tác phẩm hand-made của bạn: My Daily Journal, My Daily Story, Flashcards Collection, My Dictionary, My performance Graph (bản tự chấm điểm việc học tập mỗi ngày của bản thân :P),… Bạn càng làm mọi thứ một cách nghiêm túc, có sự đầu tư, sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt thì càng có cảm hứng. - Cá nhân hóa tất cả các tài liệu bổ trợ: bên cạnh các loại sách học IELTS, mọi tài liệu tiếng Anh bổ trợ nên được cá nhân hóa. Chống chỉ định copy một loạt bài báo về rồi dập ghim, để đó, khi nào tiện thì xem – xin đảm bảo là chẳng khi nào tiện. Xem nó như một món hàng bạn cần bán, hãy làm cho nó rực rỡ, lộng lẫy, quyến rũ. Khiến bạn không thể chối từ lời mời gọi “Hãy nhìn tôi,

hãy đọc tôi đi”. Các bạn đã nhìn thấy cuốn My Daily Journal của tớ rồi đó. Không mất nhiều công sức, nhưng nó khiến tớ muốn nhìn nó, làm cho nó thú vị hơn, đáng yêu hơn. Vì đằng nào cũng là sản phẩm của mình mà.

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Kiến thức từ đó mà tự động ngấm, không cần bất cứ sự cưỡng chế nào. - Sống động hóa những bài luyện tập từ vựng, cấu trúc ngữ pháp: xin cảm ơn bạn Choco Coffee vì câu hỏi của bạn. Từ vựng tốt nhất nên được học trong văn cảnh. Nếu bạn chỉ viết ra một loạt Word Group rồi học ra rả thì quên là chuyện đương nhiên. Bạn cần sử dụng nó, làm cho nó sống động, vui vẻ. Hãy đặt câu với những nội dung thân quen dựa vào những câu mẫu, có sẵn trong từ điển. Khi học thuộc, hãy học thuộc cả câu. Có thể chia đôi mỗi trang giấy trong My Dictionary làm 2 phần: 1 bên là tiếng Anh, 1 bên tiếng Việt. Khi ôn lại, xem phần tiếng Việt và đọc to nội dung tiếng Anh đã học thuộc (lời khuyên của cô Nhã). Bên cạnh đó, để ôn tập bạn cần đọc nhiều văn bản, nghe audio khác có chứa từ đó. Không nhất thiết phải là bài báo, bài nghiên cứu mà có thể 1 mẩu chuyện, lời một bài hát, một bài thơ. Đối với bản thân tớ, 1 từ tiếng Anh chỉ có thể nhập vào vốn từ vựng cá nhân khi tớ được nghe thấy nó và nói ra nó. Nên tớ thường tìm nhiều tài liệu nghe hơn là đọc. Cũng theo cô Nhã thì một từ chỉ có thể đọng lại trong trí nhớ của bạn khi bạn ôn đi ôn lại ít nhất 7 lần (sau 1 tiếng, sau 1 ngày, sau 1 tuần, sau 2 tuần,…) Kết lại, điều quan trọng không phải là bạn đang học cái gì mà là bạn học như thế nào. If you decide to do it, please do it properly. ^ ^

C. Một số hướng dẫn sử dụng tài liệu online trong luyện thi IELTS

[Self-study guide 1] Theo yêu cầu của bạn Hằng Lê, sau đây mình xin hướng dẫn cách tự học thông qua các tài liệu online. Mình chọn trang australia network, phần IELTS preparation, với 3 series, mỗi series có 26 episodes. Mỗi episode kéo dài độ 10p, nội dung cô đọng, rất phù hợp với các bạn trình độ từ Pre-Intermediate trở lên. - Series 1_Episode 1: Electronic crime. Trong tập này, các bạn sẽ thu thập được từ vựng của chủ đề "Law & punishment" và học cách mở rộng Vocabulary một cách hiệu quả thông qua WORD FAMILIES. Trong 10p, bạn sẽ hiểu được 1 từ có thể biến hóa linh hoạt như thế nào trong văn cảnh và được hướng dẫn làm flashcard (thẻ từ vựng). Trước hết các bạn cố gắng tập trung nghe để luyện listening. Sau khi nghe 2,3 lần các bạn xem Transcript để check những từ nào mình chưa biết, vì sao mình không nghe được. Note lại những từ vựng xoay quanh "crime" vào Sổ từ vựng. Phần Study Note dài 18 trang, cực kì chi tiết về các thành tố của Vocabulary, bao gồm: 1. Word forms: TỐI QUAN TRỌNG trong academic writing. BẮT BUỘC phải học! 2. Pronunciation/Stress: Dĩ nhiên quan trọng trong speaking. 3. Register: bạn chọn từ nào cho phù hợp và trang trọng. Đây là điểm nâng cao rõ rệt trong các bài essay 6.5 trở lên.

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

4. Word choice: giữa những từ đồng nghĩa "argue/debate/discuss", bạn chọn từ nào? Sắc thái nghĩa khác nhau đôi chút sẽ quyết định lựa chọn của bạn là chính xác hay không. Đây là điểm khác biệt của các bài essay band 7.0 trở lên. 5. Organization: Tổ chức từ vựng trong cùng 1 chủ đề. Từ nào bao hàm nghĩa rộng hơn, khái niệm nào phân chia được thành các khái niệm con. Nắm được mối quan hệ của các từ trong cùng 1 chủ đề, bạn sẽ viết 1 bài essay sắc bén hơn rất nhiều. Bonus thêm 7 spelling rules để giúp bạn ghi nhớ các quy tắc và tránh được lỗi sai chính tả. Lỗi chính tả trong bài IELTS essay sẽ kéo tụt điểm của các bạn hẳn ít nhất 1 band điểm. Download transcript, study note, activities ở đây http://australianetwork.com/studyenglish/s2780367.htm Bạn có thể download video này trên youtube bằng cách copy đường link sau vào trang saveyoutube.com: http://www.youtube.com/watch?v=ZkIGnTZGljw&feature=relmfu -------------------------------------------------------------------------------- Chúc các bạn thành công trên con đường tự học nhé [TM - Dolphin Sea] [Self-study guide 2] Một điều mà chúng ta không được rèn trong quá trình học văn phổ thông ở Việt Nam là tự đưa ra ý kiến và phản biện. Điều này trở thành khó khăn rất lớn cho các sĩ tử VN khi phần lớn các đề IELTS writing thuộc thể loại Argumentative (Your opinion/Agree or disagree). Khó khăn thứ nhất là việc tìm ý. Phần vì chúng ta đã quen với việc có sao biết vậy, hoặc cũng có ý kiến riêng nhưng lại không quen việc phải đưa ra lí lẽ, lập luận để bảo vệ ý kiến. Điều này chỉ có thể khắc phục bằng việc luyện tập. Mỗi khi nghe tin tức về một chính sách, quyết định, thay đổi, bạn nên lập tức nghĩ đến lợi hại/nguyên nhân-kết quả/vấn đề-giải pháp hoặc đơn giản là tán đồng hay không. Giả dụ như việc FB tự động chuyển sang thiết kế timeline mới. Bạn không thích? Thử nghĩ xem lợi hại/nguyên nhân-kết quả của nó là gì? Nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy Ad Tú Quỳnh có phân tích điều đó ngắn gọn trong stt của Hội đó. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với những bài “mini-essay” như thế ^ ^. Khó khăn thứ hai là cách đưa ra ý kiến. Rất nhiều bạn quen với việc đưa ra ý kiến của mình nhưng lại khẳng định như thể đó là một chân lí (tức là “chém gió” đó). Đối với IELTS writing, đó là việc TỐI KỊ. Bạn phải nhớ đây là bạn trả lời một cách học thuật, nên phải viết như một học giả. Sự thật hiển nhiên là những điều đã xảy ra rồi, hoặc những điều đã được chứng minh và được cả thế giới ghi nhận rồi. Phần lớn trong chúng ta (kể cả tớ), khi đưa ra ý kiến trong phần writing hay speaking thường hay sử dụng nhận định/phỏng đoán riêng của bản thân nhiều hơn. Vậy thì bạn cần phải biết cách đưa ra ý kiến như thế nào. Cách 1 – Least formal: I think/believe/feel/suppose/hope/expect/guess… Bạn có thể sử dụng thi thoảng trong IELTS SPEAKING Cách 2 – Quite formal: In my opinion/ In my view… Dùng trong IELTS SPEAKING Cách 3 – Formal: It is believed/It is thought/It is expected that… (chủ ngữ giả) Khuyên dùng trong IELTS WRITING, để tránh dùng ngôi “I” ngay cả khi bạn đang đưa ra ý kiến bản thân. Cách 4 – Modal verbs: Could/would/should/might… Những từ này làm giảm tính chắc chắn, tuyệt đối của câu và là tín hiệu cho biết đó là ý kiến, sự phỏng đoán riêng của người viết.

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Cách 5 – Sử dụng trạng từ: Probably/likely/possibly… Tớ thấy từ “probably” rất hay được dùng, ngay cả trong văn nói của trẻ em. Chuyển sang sử dụng tính từ: It is probable/possible/likely that… Hay danh từ để tăng tính linh hoạt, uyển chuyển: There is a high possibility that… Cách 1,2,3,4 được đề cập rất dễ hiểu trong episode 2_series 1: Vitamin D trên Australia network. Các bạn hãy nghe 2,3 lần cho thật quen rồi xem Transcript và đọc Study Note nhé. Download transcript, study note, activities ở đây http://australianetwork.com/studyenglish/s2780389.htm Download video bằng cách post đường link sau vào saveyoutube.com http://www.youtube.com/watch?v=fnMdESZY3AE Sau bài học này, các bạn hãy kiểm tra lại toàn bộ các essay mà mình đã viết xem mình có phạm phải lỗi “Đưa ý kiến riêng lên thành chân lý” không và chỉnh lại bằng các cách trên nhé. [TM – Dolphin Sea] [self-study guide 5] Tạm gác series IELTS preparation qua 1 bên để trả lời câu hỏi rất hay sau của bạn Hoa Nắng: “DS có biết audio nào có ghi âm các bài mẫu speaking ko?Chỉ tớ nhé.Tớ có cuốn bài Speaking mẫu nhưng muốn tìm nghe giọng đọc của người bản xứ nghe cho quen tai hơn.Mà tớ ko biết tìm ở đâu.” Thú thật là hồi trước khi thi, tớ cũng lọ mọ tìm mấy cái này mà không biết ở đâu và cũng không biết đường tìm đúng người mà hỏi. Giờ nghĩ lại thấy tiếc hùi hụi vì đã không học hành tử tế. Hôm nọ vừa họp vụ sinh nhật với chị Mèo Kin mới than thở là “bạn ý hỏi nhưng em không tìm được”. Chị Mèo cười haha “trời, ở ngay trang aus net mà em vẫn viết đó em”. Hự!!! Đúng là cứ tìm loanh quanh, hóa ra ở ngay trước mắt. Vậy tớ xin được giới thiệu đến các bạn Passport to English – trang australia network, với bộ tuyển tập các video và phân tích cực hay để chuẩn bị cho IELTS Speaking. 3 thí sinh đến từ 3 vùng khác nhau: Lester (Hongkong), Sujatha (India), Astara (Indonesia). Tuy không phải là người bản xứ (người bản xứ thì cần gì thi IELTS) nhưng các bạn ấy đều đang sống tại Australia, với khả năng nói tiếng Anh rất lưu loát và có thể mắc một vài lỗi thông dụng giống như chúng ta vậy (theo ý kiến của tớ thì học tập từ lỗi sai hiệu quả rất nhiều lần so với việc ngồi nghe 1 bài hoàn hảo!). Mỗi bạn thực hiện 3 bài phỏng vấn thử khác nhau,bao gồm cả 3 parts. Như vậy, chúng ta có tổng cộng 9 bài phỏng vấn mẫu để học hỏi. Điều tuyệt vời là mỗi bài phỏng vấn này đều kèm Transcript và Detailed Feedback (Commentary) từ chuyên gia. Như vậy, các bạn sẽ biết được cách các Examiners chấm điểm như thế nào cũng như học hỏi được từ điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi bài nói của các bạn trong video. Việc tải tài liệu quý báu này được thực hiện rất dễ, các bạn chỉ cần mở download list của từng bạn thí sinh, bấm chuột phải vào tên các file và chọn “save as”. Chúng ta nên sắp xếp thành các folder riêng, theo như cách phân chia có sẵn trên trang web này: http://australianetwork.com/passport/lester.htm

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Có tất cả 21 bản Commentary, trong mỗi Commentary, chuyên gia đều phân tích phần trình bày của thí sinh theo 4 khía cạnh lớn như sau:

1. Fluency and Coherence 2. Lexical Resource (Vocabulary) 3. Grammatical Range and Accuracy 4. Pronunciation

Khi vào phòng thi, bài trình bày của bạn sẽ được ghi âm. Về sau, giám khảo nghe đi nghe lại đoạn ghi âm đó để phân tích theo 4 khía cạnh trên nên cố gắng đừng bỏ sót bất cứ yếu tố nào (hồi đi thi tớ không biết cái này – thật đáng tiếc !!!) Để hiểu rõ làm thế nào để được band 7,8 speaking, các bạn tham khảo bảng chấm điểm tương ứng: http://www.ielts.org/PDF/UOBDs_SpeakingFinal.pdf Hoàn thiện và dễ học cho mọi trình độ! Check it out! [TM – Dolphin Sea]

[Self-study guide 6] Phần lớn các đề Writing Task 1 gần đây đều rơi vào miêu tả đồ thị, bảng biểu. Với bất kì loại minh họa nào, nếu có trục thời gian thì chúng ta đều phải nhận xét về trends, nếu có 2 đối tượng cùng loại trở lên thì phải so sánh hơn kém. Rất nhiều đề WT1, chúng ta phải thực hiện cả 2 việc trên. Thực tế đây là loại dễ học nhất vì từ vựng/template đều rất dễ học, sẵn có. Tớ chỉ xin đưa ra 1 số lưu ý để làm sao được điểm cao phần này. Sau khi lựa chọn ra những đặc điểm nổi bật nhất để mô tả thì trong 1 câu miêu tả, cần chú ý 4 yếu tố sau:

1. Tổ chức thông tin trong câu: những yếu tố nào làm nên 1 mô tả hoàn thiện, sắc sảo?

Một mô tả hoàn thiện, hiệu quả cần gồm 3 bộ phận: [Statement + Data + Comment]. Data là bằng chứng cho Statement bạn vừa đưa ra, còn Comment để cho thấy mức độ quan trọng của thông tin đó. Tất nhiên là không phải mô tả nào cũng phải đưa ra Comment. Trong 1 bài với quá nhiều thông tin và số liệu thì bạn cần nhận ra đâu là mốc nổi bật, quan trọng để nhận xét chứ ko tham viết hết. Khi đi thi mình đã mắc lỗi này nên viết Task 1 hết hơn 30p liền. Thực tế để viết 150 từ thì chỉ cần gói gọn trong 10-12 câu là đủ.

2. Lựa chọn ngôn ngữ: đa dạng, linh hoạt để bài viết có tính uyển chuyển hơn. Sử dụng thêm chủ ngữ giả để tránh lặp từ “there was/were”.

Nên dùng luân phiên [Adj + N] – a gradual increase; và [V + Adv] – increase gradually. Hãy làm 1 bảng từ vựng [Adj/N/V/Adv] và ghi nhớ để lúc cần là dùng luôn.

3. Phạm vi từ vựng: mức độ trang trọng (formal) của từ vựng bạn lựa chọn sẽ quyết định band 6 hay 7,8.

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Những từ vựng mang tính trang trọng thường ít phổ biến và khó học hơn. Những động từ ngắn/cụm động từ (eg: go up) ít trang trọng hơn là những từ dài, phức tạp với nhiều âm tiết (eg: increase). Tương tự, danh từ ngắn ít trang trọng hơn danh từ dài (rise vs expansion). Chúng ta nên áp dụng thêm các từ vựng đã bao gồm trạng thái (ko cần adv/adj làm bổ ngữ nữa) để làm văn phong khoáng đạt, lôi cuốn hơn. Bản thân các từ này vốn miêu tả những hoạt động khác nhau nhưng lại gợi lên hình ảnh trùng khớp với việc tăng/giảm/bất ổn. Chẳng hạn, “dive” nghĩa là lặn xuống, giống như giảm rất mạnh; “baloon” nghĩa là phồng lên, “soar” là (cánh chim) bay vút lên, tương tự như tăng lên. Các từ này đều có tính tượng hình cao và được dùng trong văn phong học thuật để tránh nhàm chán, khô cứng.

4. Giới từ chỉ về mặt thời gian: (at/in/on/by/from/for/between/to/till/until) khá nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn giới từ, điều đó sẽ kéo theo lỗi sai cả về mặt ngữ pháp � 2 lỗi sai

Tất cả những yếu tố này được làm rõ trong [Series 1 – episode 3: Company growth]. Tương tự các lần trước, chúng ta hãy luyện nghe clip 10p vài lần rồi đọc Transcript, ghi chú từ vựng mới và đọc Note, luyện Activities nhé. Tải tất cả ở đây: http://australianetwork.com/studyenglish/s2780392.htm Để tải clip, bạn post đường link sau vào trang saveyoutube.com: http://www.youtube.com/watch?v=t_ATimvukks Chúc cả nhà giành được 8.0 trở lên ở Writing Task 1 này!

[Self-study guide 7] Speaking part 2 – Essential preparation Để chuẩn bị cho Speaking part 2, chúng ta cần luyện tập thường xuyên để có thể nói được về nhiều chủ đề khác nhau và học từ vựng xung quanh những chủ đề đó. Theo thầy Simon, topic trong Speaking part 2 có thể phân loại thành 5 nhóm:

1. Favourites: book/film/music/website/journey/photo/statue/sport/meal/food… Hãy nghĩ về tất cả mọi sở thích của bạn. Cho dù bạn không có bài hát/cuốn sách yêu thích đặc biệt nào cũng phải chuẩn bị tủ 1 cái tên trong đầu, kèm theo thông tin, lí do và câu chuyện về điều yêu thích đó. 2. People: celebrity/teacher/family member/friend/neighbor… Chuẩn bị sẵn trong đầu về một nhân vật mà bạn dễ miêu tả và dành nhiều tình cảm cho người đó. Hãy chuẩn bị từ vựng miêu tả ngoại hình, tính cách, mối quan hệ và nếu có, 1 kỉ niệm với người đó. 3. Activities: hobby/typical day/routine/lesson/festive/party/travel/wedding/ceremony/meeting… Cần có một chút kiến thức về văn hóa xã hội để mô tả các hoạt động một cách thú vị hơn; cùng những từ vựng đặc trưng cho những hoạt động đó. Có thể hỏi về những trải nghiệm gần đây nhất của bạn. 4. Places: house/neighborhood/shop/beach/park… Bạn nên nói thêm về những hoạt động xung quanh những địa điểm đó. 5. Things: gadget/must-carry thing/gift… Nói về hình dáng, điểm đặc biệt bên ngoài, tính năng, công dụng, kỉ niệm hay câu chuyện liên quan (khi mua/khi dùng/khi quên ko mang theo…)

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Để mô tả, chúng ta cần: [adj +feelings+stories]. Nhưng sẽ có những chủ đề khiến bạn bị choáng vì không biết phải mô tả gì. Đặc biệt là những topic chung chung: Mô tả một bức ảnh/một điều luật/một bản tin/một lá thư/một cuộc đối thoại,… Theo thầy Simon, chúng ta có thể kéo dài câu trả lời bằng cách nói về chủ đề, nơi chốn, sự việc xảy ra, dây cà dây muống một tí. Và quan trọng là cố gắng kết nối nó về những điều bạn biết khá rõ. Chẳng hạn, tớ làm trong lĩnh vực tiếng Anh trẻ em, vì thế tớ có khá nhiều kiến thức, trải nghiệm và vốn từ vựng về Education/Children/Philosophy. Nếu phải mô tả 1 bức ảnh, tớ khó có thể nói về nơi chốn vì rất dốt địa lí, dốt văn tả cảnh và mù tịt luôn photography. Giả sử bất ngờ bị buộc phải trả lời topic trên, tớ sẽ áp dụng lời khuyên của thầy Simon bằng cách mô tả 1 bức ảnh chụp các em nhỏ. Tớ sẽ cố tạo nên 1 mạch chuyện, giả dụ như sau: “Most of my favorite photos are of children. When you look at children’s photos, there’s no lie, no fakeness. They are whoever they want to be. And the picture that I remember the most was taken by myself last summer, at a primary school in Hanoi suburbs. At that time, I worked as a customer care executive for an English program. So, part of my job was going to see the headmasters of the primary schools and check if our English program was running well. The school I visited that day was located in a village. As soon as our car reached the gate of the school, we were shocked when hundreds of children ran from all the ways to us and said hello as if we were celebrities. I got out of the car and fell in love immediately with the peaceful atmosphere of the countryside. Once I took out my camera, the children became more excited. Some of them even shouted to get my attention. Then, I made a mistake when I told everyone to come towards me. That’s it…The children pushed and pulled each other to be right in front. I almost fell down but still captured a very beautiful moment of the kids. A crowd of children, all with big smiles from ear to ear, innocent eyes and their hands were raised to reach me. To me, it is one of the most brilliant photos I’ve ever seen. It is natural, unintentional and full of energy. It was the desktop background of my computer in a long time. I also printed and sent the picture to that school. They really liked it, too.” [Self-study guide 8] Đã định sang tháng 5 rảnh rỗi thì tớ sẽ viết dài dài cho các bạn nhưng lại bồn chồn ko yên. Nhân dịp nghỉ lễ này, chắc là nhiều bạn đi du lịch xả hơi. Vậy hãy tranh thủ ngay, tự tường thuật, record lại trong đầu về chuyến đi: đi đâu/vì sao lại quyết định chọn địa điểm đó/đến đó lần thứ mấy rồi/đi với những ai/bạn nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy gì/hoạt động gì diễn ra xung quanh/.... Lưu ý: Để tăng tính hấp dẫn cho các câu miêu tả, chúng ta lưu ý tự nâng cao chất lượng bài nói bằng cách thu thập list Noun, Verb, Adj, Adv xung quanh chủ đề rồi sử dụng như sau: B1: Tường thuật đơn thuần: " We had a nice time" B2: Thay thế bằng 1 adj "ấn tượng" hơn: "We had a fantastic time". B3: Dùng thêm Connective để dẫn dắt đến câu sau, làm tăng tính coherence của bài nói: "We had

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

a fantastic time when we went to the beach". Và lại bổ sung thêm adj để câu văn thêm hấp dẫn: "We had a fantastic time when we went to the hot, sunny beach". B4: Giải thích thêm vì sao fantastic: "We had a fantastic time at the hot, sunny beach because we jumped and splashed in the sea". B5: Thêm adv vào để làm câu nói thêm hào hứng: "We had a fantastic time at the hot, sunny beach because we jumped and splashed noisily in the sea". Như vậy, từ B1 đến B5, cùng 1 nội dung miêu tả mà câu văn cuối đã được cải thiện hơn hẳn, "khoe" được tối đa khả năng sử dụng Vocabulary của các bạn. Giờ thì, các mem hãy cho mình biết: Bạn sử dụng kì nghỉ này như thế nào vậy? [Dolphin Sea] [Self-study guide 9] Aus net – IELTS preparation- Series 1 – [Episode 12 + Episode 17] Formal vs Informal | Phrasal verbs in Speaking vs single word verbs in Writing. Phrasal verb được sử dụng rất phổ biến trong văn nói và do đó, các bạn cũng sẽ gặp rất nhiều trong các bài nghe. Hiểu biết về phrasal verb sẽ giúp bạn nâng cao được kĩ năng nghe IELTS, đặc biệt là trong phần Dialogue (Part 1,3). Bên cạnh đó, việc sử dụng được phrasal verb đúng lúc đúng chỗ trong bài nói sẽ làm tăng tính tự nhiên cho bài trình bày của bạn. Phrasal verb có 3 cách cấu tạo:

1. Verb + adverb: look up 2. Verb + preposition: deal with 3. Verb + adverb +preposition: catch up on

Thường thì nghĩa của Phrasal verb là hoàn toàn độc lập khỏi nghĩa của động từ gốc. Do đó, chúng ta cần tra cứu cẩn thận nghĩa idiomatic của nó chứ không đoán mò được. Ngoài ra, khi sử dụng [phrasal verb + Noun/pronoun] cũng cần lưu ý nếu chúng ta phải đưa danh từ vào xen giữa (count-me-out) hay phải giữ nguyên (run out of – water) Nhìn thì có vẻ rắc rối nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ việc học những cụm phổ biến nhất. Các động từ cấu thành phrasal verb mà chúng ta thường gặp nhất có thể kể đến: get, go, look, take, try, work,… Có 1 bảng cụm từ phổ biến này trong phần Note của episode 12. Tuy phổ biến như vậy nhưng chúng ta lại phải tránh sử dụng phrasal verb trong văn viết vì tính informal, đặc biệt là Academic Writing. Bảng cụm từ trên có dẫn luôn những động từ mang tính học thuật với nghĩa tương ứng để bạn sử dụng thay thế trong văn viết luôn rồi đó. --- Link down note, transcript, activities – Episode 12: Carbon cycle http://australianetwork.com/studyenglish/s2780443.htm Cũng liên quan đến nội dung này, Episode 17 – Water & Ageing đi sâu phân tích các yếu tố của văn viết học thuật. Không viết sai chính tả, không viết tắt, không lặp từ để nhấn mạnh, không sử dụng liên từ đầu câu (And, or, but, also…) và phải thay thế phrasal verb bằng single word verbs. Tập này thì chúng ta xem kĩ clip và transcript thôi, nội dung phần Note không có gì đáng chú ý lắm. --- Link down note, transcript, activities – Episode 17 – Water & Ageing http://australianetwork.com/studyenglish/s2780461.htm

October 3, 2012 IELTS SELF-STUDY GUIDE

The IELTS Self-study Guide series is the intellectual copyright of Tran Thi Mai

Về việc không sử dụng liên từ ở đầu câu, chúng ta tham khảo thêm bài viết của 1 bạn trên OSC forum nhé. Rất cám ơn Karlie Kloss vì bài viết hữu ích của bạn! http://onlinespeakingclub.org/index.php?topic=428.0 ---[Dolphin Sea]--- [Self-study Guide 10 - Trước ngày thi IELTS speaking] Trong part 1, bao giờ examiner cũng lồng vào ít nhất 1,2 câu hỏi để kiểm tra ngữ pháp phần Tense của bạn thế nào, thường là sẽ hỏi những câu để bạn trả lời trong thời quá khứ. VD: What did you do last weekend? / Where did you go to last summer holiday? / How were you as a child? Were you active? (đây là câu hỏi thi của mình!) Bên cạnh đó, khi trả lời câu hỏi part 2, bạn cũng thường phải sử dụng đến thời quá khứ để kể lại sự việc xảy ra. VD: Describe a situation when you receive help from a stranger. Do vậy, khi ôn tập speaking, bạn nên dành ra 1 số buổi để kiểm tra phản xạ trả lời bằng thời quá khứ của mình như thế nào. Bạn có nhớ được hết các quá khứ phân từ của động từ bất quy tắc phổ biến chưa? Và với những phân từ -ed, bạn đã biết cách phát âm đúng chưa? (lỗi phổ biến ở chỗ này!) -Sau đây là 1 số ví dụ phổ biến mà chúng ta thường mắc lỗi trong speaking: 1. be --> was/were , nhiều bạn phát âm was/were giống nhau. 2. bleed --> bled: chảy máu 3. break --> broke: đập vỡ, hỏng 4. drink --> drank: uống 5. drive --> drove: lái xe 6. eat --> ate: ăn 7. fight --> fought /fɔ:t/: đánh nhau, chiến đấu 8. fly --> flew /flu:/: bay 9. understand --> understood: hiểu _ Để ôn lại cách phát âm đuôi -ed, bạn có thể tham khảo tài liệu sau (do Hải Anh chia sẻ) http://www.mediafire.com/?f6s90rfpbl4qcwk _ Để ôn động từ bất quy tắc, bạn có thể xem ở đây và nhớ check xem mình đã biết cách phát âm hết hay chưa nhé. [Dophin Sea]