88
NHƯ MỘT LỜI MỜI: - Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org hoặc www.tinvui.info để đọc các bài viết khác - Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :[email protected] - Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa - Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu Mục lục SỐNG LỜI CHÚA.........................................................2 Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ......................................2 TU ĐỨC................................................................5 SỐNG ƠN CỨU ĐỘ........................................................5 HIỆP THÔNG GIÁO HỘI...................................................7 Huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI cho Giới Trẻ tại Vận Động Trường Coqueiros.............................................................7 Đức TGM Ấn Độ suy ngẫm về một phiên tòa của hơn 2000 năm trước........9 ĐTC Biển Đức XVI chủ sự Thánh lễ sáng chúa nhựt tại Luanda...........10 Huynh đoàn thánh Pio X và thảm cảnh ly giáo..........................12 Đức Thánh Cha tuyên bố mở ”Năm Linh Mục”: 19.6.2009-2010.............16 Chương trình cuộc tông du của ĐGH tới Thánh Địa......................18 Giáo trưởng tại Bức Tường thành Phía Tây nói ĐGH không nên đeo thánh giá tại khu vực này..................................................19 Tại châu Phi, Đức giáo hoàng thách đố các quan điểm, các chiều hướng văn hóa..............................................................21 Sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao về việc ban ơn Toàn xá nhân dịp Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm tại Việt Nam.....23 Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế Cho 46 Thầy Thuộc 6 Giáo Phận Miền Bắc - Việt Nam.............................................................26 TÌM HIỂU SỐNG ĐẠO....................................................28 LỜI CHỦ CHĂN THÁNG 4.2009............................................28 ĐỨC GIÊSU LÀ GIÊRÊMIA MỚI............................................32 Số 180 29/3/200 9

Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

NHƯ MỘT LỜI MỜI:- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org hoặc www.tinvui.info để đọc các bài viết khác- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :[email protected] Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu

Mục lụcSỐNG LỜI CHÚA.........................................................................................................................................2Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ..................................................................................................................2TU ĐỨC.........................................................................................................................................................5SỐNG ƠN CỨU ĐỘ......................................................................................................................................5HIỆP THÔNG GIÁO HỘI.............................................................................................................................7Huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI cho Giới Trẻ tại Vận Động Trường Coqueiros........................................7Đức TGM Ấn Độ suy ngẫm về một phiên tòa của hơn 2000 năm trước........................................................9ĐTC Biển Đức XVI chủ sự Thánh lễ sáng chúa nhựt tại Luanda................................................................10Huynh đoàn thánh Pio X và thảm cảnh ly giáo............................................................................................12Đức Thánh Cha tuyên bố mở ”Năm Linh Mục”: 19.6.2009-2010...............................................................16Chương trình cuộc tông du của ĐGH tới Thánh Địa....................................................................................18Giáo trưởng tại Bức Tường thành Phía Tây nói ĐGH không nên đeo thánh giá tại khu vực này...............19Tại châu Phi, Đức giáo hoàng thách đố các quan điểm, các chiều hướng văn hóa......................................21Sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao về việc ban ơn Toàn xá nhân dịp Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm tại Việt Nam.......................................................................................................23Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế Cho 46 Thầy Thuộc 6 Giáo Phận Miền Bắc - Việt Nam...........................26TÌM HIỂU SỐNG ĐẠO...............................................................................................................................28LỜI CHỦ CHĂN THÁNG 4.2009...............................................................................................................28ĐỨC GIÊSU LÀ GIÊRÊMIA MỚI.............................................................................................................32Mỗi người sửa mình một chút – đời sẽ đẹp biết bao!...................................................................................36“CON KIẾN MÀ KIỆN CỦ KHOAI !”.......................................................................................................40Trong hạt giống.............................................................................................................................................41

BẢY LỜI CỦA ĐỨC MARIA & ĐỜI SỐNG LINH MỤC ( tt).............................................................42TÀI LIỆU HỌC HỎI VỀ NĂM THÁNH PHAOLÔ...................................................................................46Của Hội Đồng Giám Mục Đức.....................................................................................................................46GƯƠNG CHỨNG NHÂN............................................................................................................................51

Số 18029/3/2009

Page 2: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

THOMAS SON VỊ THÁNH TỬ ĐẠO TRIỀU TIÊN.................................................................................51TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH....................................................................................................53Kỳ vọng thái quá!.........................................................................................................................................53

Giảng lễ Hôn phối :...................................................................................................................................54HÒA HỢP.....................................................................................................................................................54ĐỌC SÁCH..................................................................................................................................................57

SỐNG LỜI CHÚA

Chúa Nhật V Mùa Chay B

PHÚC ÂM: Ga 12, 20-33

"Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, trong số những người lên dự lễ, có mấy người Hy-lạp. Họ đến gặp Philipphê quê ở Bêtania, xứ Galilêa, và nói với ông rằng: "Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu". Philip-phê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đáp: "Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha". Lúc đó có tiếng từ trời phán: "Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa". Đám đông đứng đó nghe thấy và nói đó là tiếng sấm. Kẻ khác lại rằng: "Một thiên thần nói với Ngài". Chúa Giêsu đáp: "Tiếng đó phán ra không phải vì Ta, nhưng vì các ngươi. Chính bây giờ là lúc thế gian bị xét xử, bây giờ là lúc thủ lãnh thế gian bị khai trừ và khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta". Người nói thế để chỉ Người phải chết cách nào. Đó là lời Chúa.

Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ

Phụng vụ Chúa Nhật Thứ V Mùa Chay gần như đưa chúng ta đến sát Mầu nhiệm Tử Nạn-Phục sinh sắp được cử hành long trọng trong Tuần Thánh sắp tới. Theo truyền thống xa xưa, phụng vụ đã bắt đầu gọi tên Chúa Nhật và Tuần lễ nầy là “Chịu Nạn” (Dominica Passionis); vì thế, các Bài đọc và ca kinh được chọn công bố hôm nay có thể nói được chính là “khúc nhạc dạo đầu” trong bản “trường ca Tử Nạn” mà Phụng vụ Tuần Thánh sắp một lần “tưởng-niệm-tái-diễn”.

Vào năm 1896, khi một thừa sai vừa bước chân lên eo biển Cayenne, thuộc một đảo quốc ở Đại Tây Dương, thì bị một người dân bản xứ nghịch đạo lấy đá ném trúng ngay đầu của ngài. Không giận dữ, không trách móc, vị linh mục thừa sai đã cúi xuống nhặt viên đá dính đầy máu đỏ lên và nói: “Xin cám ơn ông, đây là viên đá đầu tiên của ngôi thánh đường tôi muốn xây lên ở đây trong một thời gian nữa”.

Page 3: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Thời gian trôi qua, vị linh mục vẫn bền chí hy sinh, tiếp xúc cầu nguyện, gặp gỡ, rao giảng…cho đến một hôm, viên đá dính đầy máu đỏ xưa kia trở thành viên đá đầu tiên của ngôi nhà thờ xây trên xứ ấy để dâng kính Đức Mẹ[*]…

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng muốn giới thiệu cho chúng ta không phải chỉ là một “viên đá dính đầy máu đỏ” đã trở nên viên đá đầu tiên xây thánh đường; mà chính là một “Con Người bị treo lên để làm nên một Đền thờ mới cho Thiên Chúa”, một “hạt lúa mì mục nát để trỗ sinh hoa trái cứu độ”, một “Giao ước mới bằng máu đổ ra” để giao ước giữa Thiên Chúa và con người được ký kết trên mảnh giấy tâm hồn của muôn muôn thế hệ chúng sinh.

Chúng ta cùng chia sẻ với nhau đôi điều gợi ý trên của sứ điệp Lời Chúa hôm nay.

1. Thiên Chúa Đấng trung thành trong “Giao Ước yêu thương”:

Toàn bộ lịch sử thánh, hay cụ thể hơn, toàn bộ cuốn sách Kinh Thánh, nếu nhìn trong “lăng kính tình yêu”, có thể được định nghĩa: đó chính là “bức thư tình của Thiên Chúa”. Một bức thư tình mà nội dung chủ yếu đó chính là những hứa hẹn và ước giao, những thề nguyền và tâm sự, những bức xúc khổ tâm khi bị phản bội chối từ hay những lúc nguôi ngoai khi mở lòng khoan dung tha thứ…Và điều mà Thiên Chúa muốn bộc bạch như một mặc khải tối hậu, như một luận đề chung kết đó chính là: “Thiên Chúa mãi mãi trung thành với Giao ước yêu thương mà Ngài đã ký với “người tình nhân loại”.

Thật vậy, Bài đọc 1 hôm nay cho thấy: trên cảnh hoang tàn của Giê-ru-sa-lem và trong kiếp lưu đày biền biệt của một đời nô lệ tối tăm, lời sứ ngôn Giê-rê-mi-a vang lên như tiếng kèn hy vọng, niềm hy vọng chứa chan vào lòng trung tín của Thiên Chúa vượt trên những bất trung phản bội của dân Người: “Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa một giao ước mới…Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa”. Chính tình yêu cứu độ của Thiên Chúa mãi mãi là sức mạnh hồi sinh, là quyền uy giải thoát. Dân Chúa sở dĩ tồn tại và phát triển để đảm nhận vai trò và sứ mệnh của chính mình chính là nhờ không ngừng được nuôi dưỡng và bao bọc bởi chính nguồn năng lực siêu nhiên kỳ diệu nầy: Tình yêu thương của Thiên Chúa: “Cho dù có người mẹ không thương con, thì Ta, Ta không bao giờ quên ngươi”.

Hôm nay và nơi đây, chân lý nầy được lăp lại để nói với chúng ta rằng: chúng ta không được quyền thất vọng cho dù phải đối diện với bao thảm cảnh cuộc đời, với đắng cay và nước mắt, với ốm đau tật nguyền, với thất bại rủi ro và với cả cái chết. Bởi vì Thiên Chúa đang có mặt trên mọi nẽo đường và biến cố cuộc đời chúng ta để thổi vào Thần Khí tác sinh, để gieo vào hạt mầm của sự sống và hồng ân cứu độ. Như lời của Gilbert K. Chesterton: “Nếu những hạt giống trong lòng đất đen mà còn có thể biến thành những cánh hoa hồng xinh đẹp như thế, thì trái tim con người còn thể biến thành thế nào nữa trong cuộc hành trình hướng đến các vì sao”.

Không phải chỉ “chỉ hướng tới các vì sao” mà là cuộc “hành hương đi về vĩnh cửu” (Pèlerin de L’ absolu), cuộc hành hương đi tìm hạnh phúc bất diệt. Chính trong niềm tin đó cuộc sống của người Kitô hữu phải là một lời chứng sống động về niềm hy vọng, về niềm vui về sự thanh thoát và tự do trước các quyến rủ của đam mê xác thịt và sự giàu có thế gian. Tin vào tình yêu và sự trung thành của Thiên Chúa cũng có nghĩa biết làm cho mối giao ước đó mỗi ngày thêm bền chặt và thắm nồng bằng thái độ trung thành lắng nghe và thực thi lời Chúa.

2. Ơn cứu độ và qui luật ‘Hạt lúa mì mục nát”:

Dĩ nhiên, để thực hiện đến cùng “giao ước đã ký với loài người”, Thiên Chúa đành chấp nhận thua lỗ khi phải “trao ban Người Con Một”. Và oái ăm hơn nữa, Người Con Một đó lại trả giá cho “giao ước của

Page 4: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Cha” bằng chính máu của mình. Bởi vì, chỉ có con đường “giao ước bằng máu” đó, “lề luật của Thiên Chúa mới được ghi khắc vào trái tim và lòng dạ của con người” (BĐ 1), và cũng chỉ với bằng phương thế đó Con Thiên Chúa mới có thể kéo tất cả nhân loại cùng đi lên: “Phần tôi, khi được giương cao khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (TM). Xét cho cùng, đó lại là qui luật muôn đời của chương trình cứu độ: muốn vào “Đất hứa phải ngang qua sa mạc”, muốn tìm được sự sống phải đánh mất, muốn hoan ca phục sinh phải qua mùa Chay tử nạn, muốn có một mùa lúa tốt xinh phải trở nên “hạt lúa mì mục nát”…Và phải chăng, đó chính là “nhân sinh quan của Tin Mừng”, là con đường “biện chứng của niềm tin Kitô giáo”: Làm người đúng nghĩa, hiện hữu đích thực đó là “phải chết đi mới sống lại”, phải ngang qua đắng cay thập giá mới tiến vào vinh quang phục sinh.

Hai ngàn năm qua bài học nầy xem ra vẫn còn mới mãi với Giáo Hội và với mỗi người chúng ta. Vẫn còn mới và cần thiết cho một thế giới đã quá “già nua để thèm hưởng thụ mà không muốn chiến đấu”, đã quá mệt mõi để thà chọn dễ dãi mà yên thân hơn dấn thân nhọc mệt để chiến thắng anh hùng. Vẫn còn mới và cần thiết cho một Giáo Hội đã quá biếng lười và ích kỷ để thà ở lại trong vỏ bọc tự mãn kiêu căng, trong pháo đài hủ hóa, hơn là can đảm chấp nhận hy sinh, thua thiệt để làm chứng cho sự thật và công lý. Vẫn còn mới và cần thiết cho mỗi người chúng ta khi chỉ muốn dừng lại, thối lui để được mơn trớn vỗ về với cái tôi ươn hèn, mệt mõi, nhỏ nhen và hưởng thụ, thay vì phải tiến lên, đổi đời, lột xác trong chiến đấu cực nhọc để hiện thực hóa những lời dạy của Tin Mừng.

Ngay từ những tháng năm đầu khai sinh Hội Thánh, nếu roi vọt, đòn bọng, tù đầy, nhục hình và cái chết thương đau đã thành công trong việc bịt miệng các Tông Đồ, ngăn cản các bước chân loan truyền Tin Mừng, thì làm sao có được Hội Thánh hôm nay với cây Thánh Giá được cắm trên mọi nẻo đường thế giới ! Nếu những chàng thanh niên như Anrê Phú Yên, những bà mẹ như Anê lê Thị Thành, những thiếu nữ như Cecilia, Anê, Têrêxa, những linh mục như Gioan Hoan, Anrê Dũng lạc, Maximilien Kolbe…đều khiếp nhược đầu hàng trước đắng cay thập giá tử đạo, trước ngục tù máu đổ đầu rơi… thì làm gì thấy được những ngôi thánh đường uy nghi đỗ bóng và vang dội những tiếng chuông chiều trên khắp phố phường của thế giới hôm nay !

Từ “hạt lúa mì đầu tiên có tên Giêsu” đã được “gieo trên Đồi Sọ vào chiều Thứ Sáu Vượt Qua”, và được tiếp nối bởi muôn ức triệu chứng nhân ngã xuống trên khắp cánh đồng thế giới, quả thật, mùa xuân ơn cứu độ cứ mãi vươn lên, trăm hoa đua nở, trái chín vàng đồng. Phải chăng đó chính là “qui luật của Thiên Chúa”, một qui luật đã hóa thân nơi chính cuộc sống của “Con Người Giêsu” mà trích đoạn thư Do Thái nơi BĐ2 hôm nay đã trình bày: “Dẫu là Con Thiên Chúa, đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người”; qui luật của Hội Thánh, của từng thế hệ kitô hữu; và hôm nay, qui luật ấy đang mời gọi hiện thực hóa nơi chính mỗi người chúng ta trong giữa độ đường Mùa Chay thánh nầy.

Nếu không làm được những hy sinh anh hùng như cha thánh Maximilien Kolbe, như Á Thánh Anrê Phú Yên…, thì ít nhất chúng ta cũng tìm được những “viên đá dính đầy máu đỏ” là những hy sinh thầm lặng của cuộc sống đời thường mỗi ngày để góp phần xây dựng Ngôi Nhà Giáo Hội, góp phần vào công cuộc loan báo Tin Mừng để đem ơn cứu độ đến cho bao anh chị em vẫn còn ngồi trong bóng tối sự chết. Hãy trở thành “hạt lúa mục nát” ngay từ hôm nay, để niềm vui Phục sinh sẽ tưng bừng rạng rỡ trong trái tim ta và trái tim muôn người.

--------------------------------------------------------------------------------

[*] ĐHY F.X Nguyễn Văn Thuận, Những người lữ hành trên đường hy vọng. trang 58 LM. Giuse Trương Đình Hiền

Page 5: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

TU ĐỨC

SỐNG ƠN CỨU ĐỘKhi nói về ơn cứu độ, người ta thường hiểu là ơn giải cứu mình khỏi những tội lỗi, và biết sống sao

để được lên thiên đàng hưởng phúc đời đời. Như vậy sẽ là đạt được mục đích đời người, theo lời Chúa Giêsu đã dạy.

Ngoài ra, người ta cũng có thể hiểu: Ơn Cứu độ là ơn giải cứu khỏi mọi hình thức tha hoá, sao cho mình được triển nở trong tình yêu. Như vậy sẽ là đạt được mục đích làm người theo gương Chúa Giêsu đã để lại.

Hai hướng hiểu ơn cứu độ sẽ gặp nhau. Nhưng cách thứ nhất khởi đầu bằng tin vào Kinh Thánh. Còn cách thứ hai khởi đầu bằng kinh nghiệm thân phận con người.

Ở đây, tôi theo hướng thứ hai. Nghĩa là tôi bắt đầu bằng kể ra kinh nghiệm thân phận con người.

1/ Kinh nghiệm thân phận con người

Cuộc đời là trường dạy. Trường đời dạy qua kinh nghiệm thường ngày.

Kinh nghiệm đời người cho tôi thấy: Muốn nên người tốt, tôi phải vượt qua nhiều sức ép:

a) Bản năng là một sức ép rất mạnh. Bản năng không là lý trí và ý chí. Nó không có chọn lựa tự do. Nhắm mắt theo nó, tôi sẽ không nên người.

b) Những tính mê nết xấu trong tôi cũng là một sức cản rất mạnh. Chúng cản tôi làm điều lành. Chúng thúc ép tôi theo sự dữ. Chúng làm nên một dây chuyền, cái nọ xích vào cái kia, nhiều khi trói buộc con người quá chặt, khiến con người không thoát ra khỏi vòng xoáy sự ác. Nếu để chúng lôi đi, tôi sẽ không nên người.

c) Bệnh tật, nghèo túng, những yếu đuối và các thứ nghịch cảnh cũng là những cản trở đáng kể. Nhiều khi chúng muốn dìm tôi xuống cảnh liều mạng mù quáng. Nếu không vượt qua, tôi khó nên người.

d) Tập thể xô bồ là một sức ép cũng rất mạnh. Trong cái xô bồ và mơ hồ ấy có đủ thứ thần tượng được giới thiệu. Rất nhiều thứ thần tượng chỉ là những lợi dụng và lạm dụng. Chúng tha hoá con người. Nếu chạy theo chúng một cách cảm hứng nô lệ, tôi sẽ không nên người.

đ) Ma quỷ là một đồng hành tinh quái. Chúng có thể là một số đông ác thần. Chúng thường trợ giúp con người thêm khả năng sinh sản sự ác. Để rồi chính con người phá con người. Nếu sa chước cám dỗ, tôi sẽ không nên người.

2/ Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giêsu

Kinh nghiệm về thân phận con người như trên mô tả là thực tế phức tạp. Nhưng con người sẽ tìm được ơn cứu độ, nhờ gặp gỡ Đức Giêsu Kitô.

Xin kể ra vài kinh nghiệm sống động Chúa Giêsu cho tôi khám phá:

- Tôi khám phá thấy có một tiếng gọi sâu thẳm để đổi người đổi đời.

Lời Chúa và gương Chúa cho tôi nhận ra con đường đổi người đổi đời, chính là phải can đảm chọn con đường tình yêu.

Đọc Phúc Âm, tôi thấy Chúa Giêsu đã dùng Lời nói và Việc làm, để làm gương về tình yêu như sau:

 

Page 6: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

* Sống cho kẻ khác:

Sống cho kẻ khác nơi Chúa Giêsu gồm hai thực tế: Một là luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha. Hai là luôn ưu tiên phục vụ những người nghèo khổ. Nghèo khổ nói đây không phân biệt phần thể xác và phần tâm hồn. Khi sống cho kẻ khác, Đức Kitô không có gì gọi là đánh mất chính mình, nhưng là thể hiện sự tốt nhất của chính mình.

* Dấn thân cho kẻ khác:

Dấn thân ở đỉnh cao nhất là chia sẻ sự sống mình. Sự sống của Người ví như tấm bánh. Người ban tặng tấm bánh đó cho mọi người. Tất cả sự sống Người, đều trở nên quà tặng và của ăn nuôi dưỡng con người.

* Giúp người khác đứng dậy:

Bước đầu đứng dậy là tin cậy vào Đức Kitô. Bước thứ hai là thương yêu những kẻ khác. Trên thực tế, Chúa Giêsu ban ơn để người ta thực hiện hai bước đó.

Những bước đó chính là sự đứng dậy. Từ đây, người ta thấy rằng sự hoàn thiện chính mình hệ tại ở sự mở lòng mình ra, đón nhận Chúa và những người khác. Sự nhận biết như thế thêm sức cho việc đứng dậy mà đi.

Sự hoàn thiện như thế đã được Chúa Giêsu nhắn nhủ một cách thân tình. Nhất là trong bữa tiệc ly. Những lời Người trăn trối, những việc Người làm tối hôm đó đều nhấn mạnh đến tình yêu. Rồi Người tóm lược tất cả vào một điều răn mới: "Thầy ban cho các con một điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng yêu thương nhau" (Ga 14,34-35).

3/ Kinh nghiệm Tuần Thánh

Sau cùng, một kinh nghiệm khác đã dạy cho tôi một điều rất quan trọng, đó là phải phấn đấu.

Ba ngày Tuần Thánh đã tường thuật những phấn đấu của Chúa Giêsu.

Để trung thành với con đường cứu độ nhận được từ Chúa Cha, Đức Kitô đã phải phấn đấu rất nhiều.

Người phấn đấu với các tông đồ, đặc biệt là thánh Phêrô. Vị thánh giáo hoàng đầu tiên này đã cản Chúa Giêsu muốn cứu độ theo con đường tình yêu đòi hỏi hy sinh. Nhưng Chúa từ chối quyết liệt.

Người phấn đấu với các vị đứng đầu thế quyền và giáo quyền một cách cao thượng, nhẫn nhục, hiền hậu.

Người phấn đấu với các kẻ hành hạ Người bằng một thái độ thông cảm, thứ tha.

Người phấn đấu với dân chúng bắng thái độ xót thương, nhẫn nhục, yêu thương đến cùng.

Sau cùng, Người phấn đấu với chính mình, không muốn theo ý riêng, nhưng vâng phục ý Chúa Cha một cách trọn vẹn.

Tất cả mọi phấn đấu đều trong tinh thần khiêm tốn yêu thương và cầu nguyện tha thiết. ù

Mấy kinh nghiệm trên đây đang giúp tôi sống ơn cứu độ. Như thế vừa là đơn giản, vừa là thiết thực. Được Chúa soi sáng, dẫn dắt, nâng đỡ ủi an, tôi tin đường tôi đi là do Chúa và nhờ Chúa.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ thương cầm tay con trên suốt con đường sống ơn cứu độ. Hành trình không luôn dễ, nhưng có Mẹ, con tin sẽ đi tới đích sau cùng của đường tình yêu, mà Chúa đã đi và đã dạy chúng con phải chọn.

ĐGM GB. Bùi Tuần Mục lục

Page 7: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

Huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI cho Giới Trẻ tại Vận Động Trường Coqueiros

“Khả năng định hướng tương lai ở trong các bạn”

Các bạn thân mến,

Với một số rất đông, các bạn đã đến đây cùng vị nối quyền Thánh Phêrô, và các bạn đại diện cho rất nhiều người trẻ khác đang hợp cùng chúng ta trong tinh thần. Các bạn đã đến để cùng cha công khai công bố niềm vui của đức tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, và canh tân lòng quyết tâm của các bạn trong việc làm những môn đệ của Người trong thời đại chúng ta. Một cuộc gặp gỡ cũng khá giống như cuộc gặp gỡ này đã xảy ra tại đây, ở Luanda, vào ngày 7 tháng 6 năm 1992 với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô khả ái của chúng ta. Hôm nay một Giáo Hoàng khác lại đứng trước mặt các bạn: với diện mạo khác, nhưng với cùng một tình yêu trong lòng, và ngài ôm choàng lấy tất cả các bạn trong Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng “vẫn là một, hôm qua và hôm nay, và đến muôn đời” (DT 13:8).

Trước hết cha muốn cám ơn các bạn vì cuộc cử hành này mà các bạn đã chuẩn bị cho cha, vì bầu không khí tưng bừng mà chính các bạn đã tạo nên, vì sự hiện diện của các bạn và vì niềm vui của các bạn. Tôi thân ái kính chào các hiền huynh Giám Mục và linh mục cùng tất cả những ai đang tham gia mục vụ giới trẻ. Tôi cũng muốn chào mừng với lòng biết ơn tất cả những ai đã chuẩn bị biến cố này, đặc biệt là tôi xin cám ơn Đức Cha Kanda Almeida vì những lời chào mừng nồng nhiệt của ngài. Cha chào mừng tất cả các người trẻ hiện diện nơi đây, Công Giáo hay thuộc các tôn giáo khác, là những người đang tìm kiếm một câu trả lời cho những thắc mắc và những khó khăn của mình. Một số những thắc mắc và khó khăn ấy đã được những người đại diện các bạn bày tỏ, và cha đã lắng nghe với lòng biết ơn và cảm kích. Cái ôm mà cha đã trao đổi với họ đương nhiên cũng là cái ôm mà cha dành cho các bạn.

Gặp gỡ những người trẻ là điều tốt cho mọi người! Các bạn có thể đã phải chịu những khó khăn như những người khác, nhưng các bạn đang được đổ đầy bằng niềm hy vọng lớn lao, một lòng hăng say nồng nhiệt và một ao ước tha thiết được làm lại từ đầu. Các bạn trẻ thân mến, các bạn giữ trong chính mình khả năng định hướng tương lai. Cha khuyến khích các bạn nhìn vào tương lai qua đôi mắt của Thánh Tông Đồ Gioan. Thánh Gioan bảo chúng ta: “Tôi thấy một trời mới và một đất mới,…. và tôi thấy Thành Thánh, thành Giêrusalem mới, từ Trời, từ Thiên Chúa mà xuống, sửa soạn sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang; rồi tôi nghe có một tiếng lớn từ phía ngai nói rằng, ‘Ðây, nơi cư ngụ của Thiên Chúa giữa nhân loại’” (KH 21:1-3). Các bạn trẻ thân yêu, Thiên Chúa có thể hoàn toàn thay đổi mọi sự. Sự hiện diện đặc biệt của Ngài giữa chúng ta được bắt đầu bằng sự thân mật dễ dàng của Ngài với đôi uyên ương đầu tiên trong Vườn Địa Đàng; và sự hiện diện ấy tiếp tục bằng vinh quang Thiên Chúa chiếu tỏ trên Hội Mạc ở giữa Dân Israel trong cuộc hành trình qua hoang địa, và đạt đến tột đỉnh trong việc nhập thể của Con Thiên Chúa, Đấng đã trở nên một với nhân loại trong Đức Chúa Giêsu Kitô không còn có thể tách ra được nữa. Chính Chúa Giêsu đã đi qua hoang địa của nhân loại tính của chúng ta và vượt qua cả cõi chết, Người đã sống lại từ cõi chết và giờ đây kéo toàn thể nhân loại về phiá Thiên Chúa với Người. Chúa Giêsu không còn bị giới hạn trong không gian và thời gian cố định nữa. Thần Khí của Người, Chúa Thánh Thần, phát xuất từ Người, đi vào tâm hồn chúng ta và như thế kết hợp chúng ta với Người, và cùng Người chúng ta được kết hợp với Chúa Cha, với Thiên Chúa là Một mà Ba.

Page 8: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Đúng thế, thưa các bạn! Thiên Chúa có thể hoàn toàn thay đổi mọi sự … và còn hơn nữa! Thiên Chúa thay đổi chúng ta; Ngài canh tân chúng ta! Đây là điều Ngài đã hứa “Này, Ta làm cho mọi sự ra mới” (KH 21:5). Điều đó có thật! Thánh Tông Đồ Phaolô nói cho chúng ta biết rằng: “Nều ai ở trong Ðức Kitô thì người đó là một tạo vật mới; những cái cũ đã qua, và đây, mọi sự đang trở nên mới. Và mọi sự đều từ Thiên Chúa, là Ðấng đã nhờ Ðức Kitô mà hòa giải chúng ta với chính Mình” (2 Cor 5:17-18). Qua việc lên Trời và vào cõi vĩnh hằng, Đức Chúa Giêsu Kitô đã trở nên Chúa của mọi thời đại. Như thế Người có thể đồng hành với chúng ta như một người bạn trong hiện tại, mang trên tay cuốn sách của thời đại chúng ta. Tay Người cũng nắm quá khứ, là nền tảng và nguồn mạch của sự sống chúng ta. Người cũng cẩn thận cầm lấy tương lai, cho phép chúng ta thoáng thấy một bình minh đẹp nhất mà chúng ta chưa từng thấy: bình minh chiếu toả từ Người, bình minh của sự Phục Sinh. Thiên Chúa là tương lai của nhân loại mới, là nhân loại được thấy trước trong Hội Thánh của Người. Khi các bạn có dịp, hãy bỏ giờ ra đọc lịch sử Hội Thánh. Các bạn sẽ thấy rằng Hội Thánh không thêm già với thời gian. Trái lại, Hội Thánh mỗi ngày một trẻ ra, vì Hội Thánh đang hành trình về phiá Chúa của mình, càng ngày càng đến gần suối thật tràn đầy sự trẻ trung, tái sanh và sinh lực.

Các bạn trẻ thân mến, tương lai là Thiên Chúa. Như chúng ta vừa nghe, “Ngài sẽ lau sạch mọi giọt nước mắt nơi mắt họ, và sẽ không còn sự chết; cũng không còn than khóc, kêu la và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (KH 21:4). Mặc dù lúc này, ngay cả ở giữa chúng ta, cha thấy một số trong hằng ngàn thanh thiếu niên Angôla đã bị què quặt hay tàn tật vì chiến tranh và các bãi mìn. Cha nghĩ đến vô số nước mắt đã đổ ra vì mất người thân và bạn hữu. Thật không khó khó lắm khi mường tưởng đến đám mây đen tối vẫn còn che phủ chân trời của những hy vọng và mơ ước thân thương nhất. Trong tâm hồn các bạn, cha thấy sự hồ nghi, một sự hồ nghi mà các bạn đã đề ra với cha hôm nay. Các bạn đang nói: “Đây là điều chúng con có. Không thấy có một dấu hiệu hữu hình nào của những điều mà cha nói đến! Lời hứa được Lời Chúa bảo đảm, và chúng con tin điều ấy, nhưng khi nào Thiên Chúa mới đứng lên và đổi mới mọi sự?” Câu trả lời của Chúa Giêsu cũng là điều mà Người đã trả lời các môn đệ: “Ðừng để lòng các con xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và cũng hãy tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở. Nếu không như thế, thì sao Thầy đã nói với các con rằng giờ đây Thầy sắp đi để dọn chỗ cho các con?” (Ga 14:1-2). Nhưng các bạn trẻ thân mến, các bạn vẫn khăng khăng: “Vâng! Nhưng khi nào điều đó sẽ xảy ra?” Các Tông Đồ cũng hỏi Chúa Giêsu một câu hỏi tương tự, và câu trả lời của Người là: “Các con không cần biết thời gian và thời cơ Chúa Cha đã thiết lập bằng chính quyền năng của Ngài. Nhưng các con sẽ nhận được quyền năng khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các con. Và các con sẽ là nhân chứng của Thầy … đến tận cùng trái đất” (Cv 1:7-8). Đó, Chúa Giêsu không giã biệt chúng ta mà không để lại một câu trả lời; Người bảo chúng ta một điều thật rõ rang: việc đổi mới bắt đầu từ nội tâm; các bạn sẽ nhận được quyền năng từ trời cao. Khả năng để định hướng tương lai nằm trong các bạn.

Khả năng đó ở trong các bạn, nhưng ở thế nào? Cũng như sự sống ở trong một hạt giống. Đó là cách mà Chúa Giêsu đã giải thích điều ấy ở thời điểm nghiêm trọng của thừa tác vụ của Người. Thời gian đầu của thừa tác vụ của Người được đi kèm bởi sự hăng say vĩ đại. Dân chúng thấy những người bệnh được chữa lành, ma quỷ bị khử trừ, Tin Mừng được rao giảng, nhưng mặt khác thế giới không thay đổi: người Rôma tiếp tục cai trị, và đời sống hằng ngày vẫn tiếp tục bị khó khăn, bất kể những phép lạ ấy và những lời hoa mỹ ấy. Sự hăng say của dân chúng tàn dần đến nỗi ngay cả một vài môn đệ cũng bỏ Thầy (x. Ga 6:66), là Đấng đã rao giảng nhưng đã không thay đổi thế giới. Mọi người đều hỏi: tận đáy lòng, sứ điệp này có giá trị gì? Vị ngôn sứ này của Thiên Chúa đã đem lại cho chúng ta cái gì? Chính lúc ấy Chúa Giêsu đã nói về người gieo giống trong cánh đồng thế gian, và Người đã giải thích rằng hạt giống là Lời của Người (Mc 4:3-20) và những phép lạ chữa lành của Người. Những điều ấy thì quá ít so với những nhu cầu và những đòi hỏi bao la của đời sống hằng ngay. Nhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống chứa đựng bánh của ngày mai, sự sống của ngày mai. Hạt giống hầu như không được coi là gì cả. Nhưng nó là sự hiện diện của tương lai, lời hứa đã hiện diện. Khi được rơi vào đất tốt, nó sinh hoa trái, gấp ba mươi lần, sáu mươi lần và ngay cả gấp trăm lần.

Page 9: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Các bạn thân mến của cha, các bạn là hạt giống Thiên Chúa đã gieo vào thế gian, hạt giống chứa đựng quyền năng từ Trời cao, quyền năng của Chúa Thánh Thần. Và tuy thế, cách duy nhất để đi từ lời hứa của sự sống đến việc thật sự sinh hoa trái là hiến đời sống các bạn trong tình yêu, là chết cho tình yêu. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Trừ khi một hạt lúa gieo vào lòng đất và chết đi, thì nó vẫn trơ trơ là một hạt lúa; nhưng nếu nó chết đi, thì nó sẽ sinh được nhiều hoa trái. Ai yêu mạng sống mình, thì sẽ mất nó; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho đời sống vĩnh cửu” (Ga 12:24-25). Đó là điều Chúa Giêsu đã nói, và cũng là điều Người đã làm. Việc Người chịu đóng đanh dường như là một thất bại hoàn toàn, nhưng không phải! Chúa Giêsu, trong quyền năng của “Thần Khí hằng hữu đã tự hiến tế cách vẹn toàn lên Thiên Chúa” (DT 9:14). Như vậy, một khi rơi xuống đất, Người có thể sinh hoa trái trong mọi thời đại và ở mọi nơi. Ở giữa các bạn, các bạn có Bánh Mới, Bánh của đời sống tương lai, Thánh Thể cực Thánh, là Bánh nuôi dưỡng chúng ta và đổ sự sống của Chúa Ba Ngôi vào tâm hồn mọi người.

Các bạn trẻ thân mến, như những hạt giống được tràn đầy quyền năng của cùng một Thần Khí hằng hữu, được mọc lên trước sự ấm áp của Thánh Thể, mà trong đó giao ước của Chúa được hoàn thành: Người hiến Mình cho chúng ta và chúng ta đáp lại bằng cách hiến mình cho tha nhân, vì yêu Người. Đó chính là con đường dẫn đến sự sống; chỉ có thể đi theo được nhờ việc đối thoại với Chúa và với nhau cách liên tục. Nền văn hóa xã hội chiếm ưu thế hiên nay không giúp các bạn sống theo Lời Chúa Giêsu hay thực hành việc tự hiến mà Người mời gọi các bạn theo chương trình của Chúa Cha. Tuy nhiên, các bạn thân yêu, các bạn có khả năng ở trong các bạn, giống như khả năng trong Chúa Giêsu khi Người nói: “Chúa Cha ở trong Thầy làm việc của Ngài… Ai tin vào Thầy, thì cũng sẽ làm được những việc Thầy làm; và người đó còn làm những việc lớn hơn những việc đó nữa, bởi vì Thầy về cùng Chúa Cha” (Ga 14:10-12). Vậy các bạn đừng sợ có những quyết định dứt khoát. Các bạn không thiếu đại lượng, đó là điều cha biết! Nhưng tư tưởng mạo hiểm dấn thân trọn đời, dù trong hôn nhân hay trong đời thánh hiến đặc biệt, có thể là một tư tưởng có tính cách đe dọa. Các bạn có thể nghĩ rằng: “Thế giới đầy những thay đổi liên tục và cuộc đời đầy những hứa hẹn. Bây giờ tôi có thể quyết định dấn thân suốt đời mà không biết những biến cố không lường trước được trong đời sẽ xảy ra cho tôi không? Khi quyết định dứt khoát, tôi lại không làm cho sự tự do của tôi bị lâm nguy và tự trói chặt chính tay tôi không?” Đó là những nghi ngờ mà các bạn cảm thấy và nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân và hưởng lạc ngày nay làm cho chúng thêm trầm trọng. Nhưng khi những người trẻ tránh né quyết định, họ sẽ có nguy cơ không bao giờ đạt đến trưởng thành!

Cha nói với các bạn: Hãy can đảm lên! Hãy dám quyết định một cách dứt khoát, bởi vì trên thực tế đó là những quyết định duy nhất không phá hủy sự tự do của các bạn, nhưng hướng dẫn nó theo đúng hướng, giúp các bạn có thể tiến lên và đạt được điều gì đáng giá trong cuộc đời. Không có gì phải nghi ngờ về điều ấy: cuộc đời chỉ có giá trị khi các bạn can đảm và sẵn sàng mạo hiểm, nếu các bạn tín thác vào Chúa là Đấng không bao giờ bỏ rơi các bạn. Các người trẻ Angôla, hãy thả lỏng quyền năng của Chúa Thánh Thần trong các bạn, quyền năng từ Trời cao! Vì Tin tường vào quyền năng này như Chúa Giêsu, các bạn hãy liều mình nhảy lên và làm một quyết định dứt khoát. Hãy cho cuộc đời một dịp! Bằng cách này, các hòn đảo, các ốc đảo và các giải văn hoá Kitô giáo sẽ mọc lên giữa các bạn, và đưa ra ánh sáng “thành thánh từ Trời xuống, từ Thiên Chúa, được sửa soạn như tân nương trang điểm để đón tân lang”. Đó là cuộc đời đáng sống, và cha gửi gấm nó cho các bạn từ đáy lòng cha. Nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc cho các người trẻ Angôla.

ĐTC Bênêđictô XVIMục lục

Đức TGM Ấn Độ suy ngẫm về một phiên tòa của hơn 2000 năm trước

Page 10: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Mumbai (AsiaNews) - "Tôi đã kết múc nhiều cảm hứng từ sự can trường không sợ hãi của Chúa Kitô trước Phôngxiô Philatô, người có quyền lực hùng mạnh nhất trong tay vào thời đó khi ông là đại diện của Hoàng đế Rôma. Chúa Kitô có thể đứng vững cách gan dạ chỉ vì nội tâm chính trực và ngay thẳng của ngài, vì sự tự tin và đoan chắc rằng ngài phải chịu đựng chỉ vì chân lý". Đức Tổng Giám Mục Thomas Menamparampil của Guwahati cho hay như trên khi nói đến cách tiếp cận công việc được Đức Thánh Cha trao phó cho ngài: viết suy ngẫm Chặng Đường Thánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh ở Hi trường Colosseum.

Đức TGM Menamparampil hay tin này khi ngài ở Mariampur, thuộc bang Assam, khi đang hiện diện cùng với 260 ứng sinh, thỉnh sinh, tập sinh trẻ từ 11 chủng viện, dòng tu trong giáo phận của ngài. Đức Cha cho hay: "Tôi đã bị hỏi dồn dập", và xem sự lựa chọn này của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI là một dấu hiệu báo rằng "Đức Thánh Cha đánh giá cao căn tính của Á Châu", "cái nôi của nền văn minh", "hơn nữa, Đức Thánh Cha của chúng ta đã có tiên báo về viễn tượng của Á Châu, một lục địa mang nhiều ấp ủ của ngài và triều giáo hoàng của ngài".

Đối với vị giám mục người Ấn thì hình ảnh Chúa Giêsu đứng trước Phôngxiô Philatô là một lời cổ vũ cho tất cả các Kitô hữu ngày nay, và nhất là cho các Kitô hữu Ấn Độ. "Tại thời điểm đó trong lịch sử, thật không thể tưởng tượng nổi 'về phương diện văn hóa' khi một người có lai lịch khiêm tốn như thế (như Chúa Kitô) lại đứng trước Philatô hết sức gan dạ. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã đứng một mình trước Phôngxiô Philatô bằng sự xác tín và điềm tĩnh sâu sắc, thái độ của ngài bình tĩnh, thể hiện nội tâm chính trực và bình thản của bản thân ngài. Chúa Kitô đã không công kích và không đe dọa, nhưng hoàn toàn không sợ hãi, không đóng vai trò nạn nhân cũng như vô tự lự trước âu lo. Tính không sợ hãi của Chúa Kitô là nguồn gợi hứng cho đời sống và hoàn cảnh của chúng ta - không phải là một Giáo Hội bị ngược đãi, nhưng là một Giáo Hội của tương lai, một con người của tương lai, một con người của Hy vọng"

Đức tin vững chắc và nương tựa vào thông điệp của Tin Mừng là "nguồn hy vọng chính yếu trong những thời điểm khó khăn". Đức Tổng Giám Mục Menamparampil xác nhận rằng ngài muốn đề cập đến nhiều địa danh trong bài suy ngẫm Chặng Đàng Thánh Giá "từ Himalayas đến Alps và Mỹ Châu. Cầu cho thông điệp của Chúa Kitô vang vọng đến tận cùng mọi ngõ ngách của thế giới để làm giàu cho nhân loại".

Đức Tổng Giám Mục Menamparampil, cũng là Chủ tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng của Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu, cho hay ngài nhận ra rằng "sống đời sống đức tin của chúng ta sẽ dẫn đến tăng cường phát triển nhân loại trong mọi lĩnh vực của đời sống." Đức Tổng Giám Mục khẳng định "một người có đức tin sâu sắc sẽ có thể làm xã hội phát triển và cũng có thể xây dựng những chiếc cầu cảm thông, hòa bình và hòa hợp".

Mục lục

ĐTC Biển Đức XVI chủ sự Thánh lễ sáng chúa nhựt tại Luanda

Một mục tiêu của chuyến viếng thăm Phi châu của đức thánh cha là trao tập Tài liệu làm việc của khóa họp đặc biệt lần thứ hai của Thượng hội đồng giám mục về Phi châu sẽ diễn ra tại Rôma vào tháng mười năm nay. Lễ nghi này đã diễn ra trong thánh lễ cử hành tại Yaoundé hôm thứ năm vừa rồi. Tiếp đó là chuyến viếng thăm nuớc Angola để kỷ niệm 500 năm loan báo Tin mừng, và thánh lễ hôm qua có thể coi như là cao điểm, tuy không chỉ giới hạn vào quốc gia này mà thôi. Thực vậy, hiện diện trong thánh lễ cử hành lúc 10 giờ sáng tại quảng trường Cimangola, cách trung tâm thủ đô Luanda 15 cây số, có các giám mục thuộc liên hội đồng giám mục miền Nam Phi châu, bao gồm các quốc gia Angola và S.Tomé, Botswana, Nam Phi và Lesotho, Namibia, và Zimbabwe. (Nên biết là tại Phi châu, ngoài Liên hiệp các hội đồng giám mục cho toàn lục địa, còn có liên hiệp hội đồng giám mục của các miền Trung Phi, Nam Phi,

Page 11: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Đông phi tiếng Pháp và Đông Phi tiếng Anh). Vì thế bài giảng thánh lễ đã được đọc bằng các tiếng Bồ đao nha và tiếng Anh, trong khi các ý chỉ lời nguyện phổ quát được xướng bằng 7 thổ ngữ Angola còn phần thường lễ được đọc hoặc hát bằng tiếng latinh.

Số các tín hữu tham dự thánh lễ ước tính khoảng 1 triệu người, từ khắp các giáo phận của nước Angola. Các bài ca luôn kèm theo nhịp trống hoặc vỗ tay và thân thể. Mở đầu thánh lễ, lời chào mừng đức thánh cha về phía đức tổng giám mục Luanda thay mặt toàn thể cộng đoàn đã được hưởng ứng nhiệt liệt bằng những tiếng hò vang. Tuy nhiên, những lời mở đầu thánh lễ của vị chủ tế đã thêm một nét buồn, bởi vì trong cuộc gặp gỡ các bạn trẻ tại sân vận động Dos Conqueiros vào chiều thứ bảy hôm trước, hai bạn trẻ bị chết và một số khác bị thương vì cảnh chen lấn. Đức thánh cha đã bày tỏ nỗi buồn vì tai nạn này, và ngỏ lời phân ưu với gia đình và các bạn hữu của họ.

Dựa theo các bài đọc Sách Thánh của chúa nhựt thứ tư mùa Bốn Mươi, đức thánh cha đã áp dụng vào những hoàn cảnh xã hội và tôn giáo hôm nay. Bài đọc thứ nhất kể lại tình hình của dân Do thái đã phải chứng kiến cảnh mất nước nhà tan, đã nếm cảnh lưu đày, nhưng sau cùng họ đã trở về tái thiết quê hương. Đây là một sứ điệp hy vọng cho nước Angola, nơi mà nhân dân đã có nhiều kinh nghiệm về sự tàn phá do cuộc nội chiến. Chiến tranh gieo ra biết bao sự tàn phá: các gia đình, các cộng đồng, các công trình vất vả gầy dựng lâu năm, tiêu huỷ luôn cả niềm hy vọng, tăng thêm hận thù giữa các thế hệ. Trong bối cảnh này, lời kêu gọi trở về và tái thiết trong trong bài Sách thánh mang một ý nghĩa đặc biệt. Người Do thái được kêu gọi tái thiết đền thờ Giêrusalem. Người dân Angola được kêu gọi tái thiết đền thờ Thiên Chúa là chính cộng đoàn các tín hữu. Họ được mời gọi hãy đón nhận Thiên Chúa đến ở giữa họ, đón nhận sức mạnh của tình yêu và tha thứ, và trở nên sứ giả mang tình thương lân tuất vào trong các gia đình, trường học, xưởng làm việc, các môi trường hoạt động xã hội và chính trị.

Ngày chúa nhựt thử tư Mùa Bốn mươi được giáo hội Angola chọn là ngày cầu nguyện và hy sinh để hòa giải dân tộc. Sự hòa giải chỉ có thể diễn ra nhờ cuộc thay đổi con tim, thay đổi lối suy tưởng. Duy sức mạnh của tình thương Thiên Chúa mới có thể giúp chúng ta thắng được sức mạnh của tội ác và chia rẽ. Như thánh Phaolô đã viết trong bài đọc 2, khi chúng ta còn là tội nhân, đã chết bởi tội lỗi, thì tình thương và lòng thương xót của Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự hoà giải và đời sống mới trong Đức Kitô.

Cách riêng bài giảng đã dừng lại ớ sứ điệp bài đọc trích từ Tin mừng thánh Gioan. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của mình .. ngõ hầu thế gian được sống nhờ Người (Ga 3,16-17). Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta để sống một đời sống mới, trong đó chúng ta thực hành các việc công chính dựa theo ý của Chúa. Chúa đã ban cho chúng ta những giới răn, không phải như những ách trói buộc, nhưng như là nguồn tự do, sự tự do trở nên con người cư xử khôn ngoan, biết sống theo công lý và hoà bình, biết đặt tin tưởng nơi tha nhân và cùng nhau đi tìm điều tốt lành.

Đến đây, vị chủ tế suy nghĩ về hai bức tranh mà sách Tin mừng đã trình bày. Một bên là bức tranh tiêu cực: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng nhiều người ưa thích đêm tối hơn là ánh sáng, bởi vì việc làm của họ xấu xa. Có biết bao nhiêu đen tối ở trên thế giới hiện nay. Những đám mây của sự dữ vẫn còn bao phủ trên Phi châu, kể cả nước Angola này. Chúng tôi nghĩ đến tai ương của chiến tranh, những cuộc tranh chấp giữa các bộ lạc, lòng tham lam làm hoen ố con tim, lòng tham đưa đến cảnh bóc lột người nghèo, lòng tham vơ vét khai thác các tài nguyện không nghĩ gì đến các thế hệ tương lai; bên cạnh đó là tính ích kỷ khiến con người khép kín, và thay vì những lý tưởng cao thượng của quảng đại và từ bỏ, thì người ta đi tìm khoái lạc, hưởng thụ, tìm hạnh phúc qua xì ke, dâm đãng, đưa đến cảnh huỷ hoại gia đình, tàn sát các bào thai.

Đối lại, Tin mừng khuyến khích các tín hữu hãy sống theo chân lý, hãy thực hiện chân lý. Các tín hữu được mời gọi hãy làm chứng cho sự thật có khả năng mang lại tự do chân chính. Kinh nghiệm cho thấy rằng, khác với cuộc tàn phá chớp nhoáng của sự dữ, việc kiến tạo đòi hỏi thời gian và kiên trì. Sự kiến

Page 12: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

thiết đòi hỏi hy sinh vất vả, bắt đầu từ con tim của chúng ta, với những hy sinh hằng ngày để sống trung thành với luật Chúa, để chứng tỏ tình yêu với tha nhân qua những cử chỉ bé nhỏ. Thật vậy, để chống lại não trạng coi những người khác như là những dụng cụ để khai thác, chúng ta cần tạo ra một não trạng mới coi tha nhân như là anh chị em đáng được yêu thương tôn trọng, và giúp đỡ trên cuộc hành trình tiến đến tự do, sự sống và hy vọng

Phần cuối của bài giảng hướng đến các bạn trẻ. Đức thánh cha kêu gọi họ: “các bạn là niềm hy vọng của tương lai đất nước, sự hứa hẹn của ngày mai tuơi đẹp hơn. Các bạn hãy bắt đầu từ hôm nay để tăng gia tình bạn với Chúa Giêsu, Đấng là đường là sự thật là là sự sống. Các bạn hãy đi tìm ý Chúa dành cho mình, hãy lắng nghe lời Chúa mỗi ngày, và để cho Lời Chúa uốn nắn cuộc sống cũng như những tương quan của mình. Giáo hội cần đến chứng tá của các bạn. Các bạn đừng sợ đáp lại cách quảng đại tiếng Chúa gọi để phụng sự như là linh mục, tu sĩ, cha mẹ, và các hình thức tác vụ khác trong Giáo hội

Thánh lễ kết thúc lúc 11 45 phút. Tại lễ đài, Đức Thánh Cha đã đọc lời dẫn nhập vào kinh Truyền tin. Đức Maria đã đáp lại lời “Xin vâng” vô điều kiện với ý Chúa. Nhờ sự vâng phục của Mẹ, mà Con Thiên Chúa đã vào thế gian để mang lại cho chúng ta sự tha thứ và sự sống vô biên. Khi đọc kinh Truyền tin, chúng ta hãy hướng ý cầu nguyện cho tất cả mọi người trên thế giới, cách riêng là tại châu Phi, nơi mà người dân đang khát vọng một tương lai tiến bộ và hoà bình. Cách riêng đức thánh cha đã xin cầu nguyện cho thượng hội đồng giám mục bàn về châu phi, ngõ hầu các tín hữu công giáo biết trở nên men hy vọng cho đồng bào của mình.

Kinh Truyền tin và phép lành được xướng bằng tiếng Bồ đào nha.

Vào ban chiều, Đức thánh cha có một buổi gặp gỡ các phong trào công giáo phát triển phụ nữ. Chúng tôi sẽ tường thuật buổi gặp gỡ trong buổi phát ngày mai. Trước đó, lúc 3 giờ chiều, một phái đoàn Toà thánh do hồng y Quốc vụ khanh dẫn đầu đã đến bệnh viện để thăm viếng gia đình của các bạn trẻ bị tử nạn (trong đó một em là một giáo lý viên) và các người bị thương đang điều trị.

Mục lục

Huynh đoàn thánh Pio X và thảm cảnh ly giáo

Ngày 21-1-2009 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tha vạ tuyệt thông cho 4 Giám Mục thuộc Huynh đoàn thánh Pio X: đó là các Đức Cha Bernard Fellay, Bernard Tissier de Mallerais, Richard Williamson và Alfonso de Galarreta. Cả 4 vị đã được Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefèvrre truyền chức ngày 30 tháng 6 năm 1988 mà không có phép của Đức Giáo Hoàng. Quyết định này của Đức Thánh Cha đã gây ra một số phản ứng tiêu cực từ phía một số Giám Mục và tín hữu công giáo. Ngày 12 tháng 3 vừa qua Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố bức thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi các Giám Mục công giáo toàn thế giới để giải thích ý nghĩa và ý hướng của cử chỉ bác ái này. Bốn Giám Mục của Huynh đoàn thánh Pio X đã được tha vạ vì thừa nhận quyền bính của Đức Giáo Hoàng, nhưng Huynh đoàn thánh Pio X vẫn chưa được Giáo Hội nhìn nhận là một tổ chức pháp lý, vì chưa chấp nhận Công Đồng Chung Vaticăng II và các giáo huấn tiếp theo của các Giáo Hoàng.

Huynh đoàn thánh Pio X đã do Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefèvre thành lập năm 1970 và năm 1988 đã trở thành phong trào ly giáo. Hiện nay nhóm theo Đức Tổng Giám Mục Lefèvre có 491 linh mục, 215 chủng sinh, 6 chủng viện, 117 tu huynh, 164 nữ tu và khoảng 500 ngàn tín hữu đó đây trên thế giới.

Đức Tổng Giám Marcel Lefèvre sinh tại Tourcoing, bên Pháp, ngày 29-11-1905, và qua đời tại Martigny ngày 25-3-1991.

Page 13: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Từ năm 1738 dòng tộc Lefèvre đã cống hiến cho Giáo Hội khoảng 50 người con, trong đó có một Hồng Y, nhiều Giám Mục, Linh Mục và tu sĩ nam nữ, kể cả một chuyên viên phụng vụ nổi tiếng là Dom Gaspar Lefèvre, thuộc dòng Biển Đức. Thân phụ của Đức Cha, ông René Lefèvre, là một chủ nhân giầu của các kỹ nghệ dệt vải và là một người kháng chiến nhiệt thành. Bị Đức Quốc Xã bắt năm 1941 ông bị giết trong trại tập trung Sonnenburg năm 1944. Thân mẫu là bà Gabrielle Watine. Hai ông bà có 8 người con: 2 trai và 6 gái. Cả hai anh em trai đều là linh mục và cũng có 2 người con gái là nữ tu.

Thầy Marcel Lefèvre gia nhập đại chủng viện tại Roma. Sau khi thi hành nghĩa vụ quân sự, thầy lấy bằng tiến sĩ Triết và Thần học tại đại học Giáo Hoàng Gregoriana và thụ phong linh mục năm 1929. Sau một thời gian làm cha phó một giáo xứ tại thành phố Lille cha Marcel gia nhập Dòng Chúa Thánh Thần, và năm 1932 đi truyền giáo bên Gabon. Ban đầu cha là giáo sư Tín Lý và Kinh Thánh tại đại chủng viện Libreville, là đại chủng viện vùng xích đạo Phi châu nói tiếng Pháp, và năm 1934 cha được chỉ định làm Giám Đốc đại chủng viện này. Năm 1945 cha Marcel được gọi về Pháp làm giám đốc chủng viện của các cha dòng Chúa Thánh Thần.

Năm 1947 Đức Giáo Hoàng Pio XII tấn phong cha làm Giám Mục và chỉ định Đức Cha làm Giám Quản tông tòa Senegal. Năm sau đó Đức Cha Lefèvre được chỉ định làm Khâm Sứ toàn vùng Phi châu nói tiếng Pháp, và đại điện cho Tòa Thánh tại 18 nước Phi châu bao gồm 45 giáo phận với 2 triệu tín hữu, 1.400 linh mục và 2.400 nữ tu. Năm 1955 Đức Cha được chỉ định làm Tổng Giám Mục Dakar, thủ đô Senegal. Năm 1962 Đức Cha được bầu làm Bề trên tổng quyền dòng Chúa Thánh Thần.

Trở về Pháp, Đức Cha Marcel được chỉ định trông coi giáo phận Tulle nhỏ bé trong một thời gian ngắn. Với tư cách là Bề Trên tổng quyền của dòng Chúa Thánh Thần Đức Cha Marcel đã tham dự Công Đồng Chung Vaticăng II và trước đó đã được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII chọn làm thành viên của Ủy ban chuẩn bị. Nhưng trong Công Đồng Đức Cha đã mạnh mẽ phê bình cuộc cải tổ phụng vụ, phong trào đại kết và tự do tôn giáo. Đối với Đức Cha tất cả những điều đó là những nhượng bộ khuynh hướng duy tân thời và tin lành mới sẽ tàn phá Giáo Hội.

Năm 1970 Đức Tổng Giám Mục Lefèvre thành lập Huynh đoàn thánh Pio X với sự đồng ý của Đức Cha Francois Charrière Giám Mục Fribourg với một chủng viện tại Ecône, và được Tòa Thánh chấp thuận năm sau đó. Năm 1971 Đức Cha Lefèvre tuyên bố với các chủng sinh là ngài không chấp nhận Sách Lễ Mới của Công Đồng, vì lý do lương tâm.

Ngay từ năm 1972 các Giám Mục Pháp đã coi đại chủng viện Ecône như là ”chủng viện rừng rú”, và tìm cách đóng cửa đại chủng viện này vì việc đào tạo và tâm thức thù nghịch đối với Công Đồng Chung Vaticăng II và vì một số điều bất hợp pháp trong việc truyền chức. Nhiều chủng sinh thuộc các giáo phận khác nhau gia nhập đại chủng viện Ecône mà không có sự chấp thuận của các Giám Mục bản quyền của mình.

Các bất đồng ý kiến bắt đầu nảy sinh từ năm 1975, khi Đức Tổng Giám Mục Lefèvre quyết định truyền chức linh mục cho các chủng sinh được đào tạo tại Ecône, mà không có sự đồng ý của Giám Mục sở tại.

Trước các phản đối của các Giám Mục Pháp và Thụy Sĩ năm 1975 Đức Cha Lefèvre tuyên bố mình không tách rời khỏi Giáo Hội. Sau các cuộc điều tra dài và các thể thức tiến hành theo giáo luật Đức Cha Pierre Mamie, Tổng Giám Mục Lausanne, Genève và Fribourg, đồng ý với Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ và với Tòa Thánh, rút giấy phép và ra lệnh đóng cửa đại chủng viện Ecône. Nhưng Đức Tổng Giám Mục Lefèvre từ chối thi hành lệnh này và vẫn tiếp tục truyền chức linh mục cho các chủng sinh và mở thêm các cơ sở khác. Đức Cha Nestor Adam, Giám Mục giáo phận Sion, bang Vallese của Thụy Sĩ, đã chứng kiến cảnh một số lớn tín hữu giáo phận theo Đức Cha Lefèvre.

Page 14: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Tuy Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã can thiệp bằng các thư riêng, nhưng Đức Cha Lefèvre trả lời bằng cách gia tăng tranh luận với các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh, và không thi hành lệnh cấm phong chức linh mục cho các chủng sinh Ecône và mở các nhà mới. Thái độ bất tuân này khiến cho năm 1976 Tòa Thánh cấm Đức Cha Lefèvre thi hành các chức vụ thánh và ban các bí tích.

Tháng 8 năm 1976 tuy bị cấm, Đức Tổng Giám Mục Lefèvre vẫn cử hành thánh lễ trước 10.000 tín hữu tại thành phố Lille bên Pháp. Tuy đã có cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vào tháng 9, nhưng Đức Cha Lefèvre vẫn khước từ vâng lời và viện cớ lý do lương tâm tiếp tục truyền chức linh mục và ban các bí tích. Mặc dù Huynh đoàn thánh Pio X ở trong tình trạng bất phục tùng Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng, nhưng nó vẫn được nhiều tín hữu tại nhiều nước khác nhau ủng hộ.

Tòa Thánh đã tìm nhiều cách để đối thoại và tháng 11 năm 1978 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gặp riêng Đức Cha Lefèvre. Sau đó các tương quan giữa Huynh đoàn thánh Pio X với Tòa Thánh xem ra tốt đẹp hơn. Nhưng vấn đề trở thành nghiêm trọng và rối rắm, vì năm 1981 Đức Cha Antonio de Castro Mayer từ chức Giám Mục giáo phận Campos bên Brasil, để theo Đức Tổng Giám Mục Lefèvre và trở thành Giám đốc Hội linh mục thánh Gioan Maria Vianney.

Năm 1983 linh mục Franz Schmidberger thay thế Đức Cha Lefèvre trong chức Bề trên tổng quyền Huynh đoàn thánh Pio X. Năm sau dó Tòa Thánh cho phép các linh mục của Huynh đoàn cử hành thánh lễ bằng tiếng latinh theo lễ nghi tiền công đồng chung Vaticăng II. Nhưng vì các khác biệt thần học năm 1985 một số linh mục rời bỏ Huynh đoàn và thành lập Học viện ”Mater Boni Consilii”. Một số linh mục khác trở về hiệp nhất với Giáo Hội công giáo và thành lập ”Huynh đoàn linh mục thánh Phêrô”.

Từ năm 1987 Tòa Thánh đã tìm nhiều cách để hòa giải và đưa Huynh đoàn thánh Pio X trở về hiệp nhất với Giáo Hội và yêu cầu Đức Cha Lefèvre đừng tấn phong Giám Mục cho các linh mục của Huynh đoàn.

Một trong những cố gắng hòa giải quyết liệt nhất là chuyến viếng thăm tông tòa của Đức Hồng Y Edouard Gagnon vào tháng 11-12 năm 1987. Sau đó vào tháng 4 năm 1988 Đức Gioan Phaolô II đã gửi thư cho Đức Hồng Y Ratzinger khi đó là Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, để vạch ra các đường nét cho phép Huynh đoàn thánh Pio X có chỗ đứng hợp với giáo luật trong Giáo Hội.

Sau nhiều lần làm việc Ủy ban hỗn hợp đã đi tới một thỏa thuận được Đức Cha Lefèvre và Đức Hồng Y Ratzinger ký nhận ngày mùng 5 tháng 5 năm 1988. Theo đó Huynh đoàn thánh Pio X được phép dùng các sách phụng vụ bằng tiếng Latinh chấp thuận năm 1962, việc biến Huynh đoàn thành Tu Hội tông đồ với các quyền lợi và bổn phận riêng và nếu được do một Giám Mục hướng dẫn. Tài liệu cũng gồm một lời tuyên bố liên quan tới giáo lý và dự án pháp lý cũng như các biện pháp nhằm bình thường hóa tình trạng giáo luật của Huynh đoàn thánh Pio X và các thành viên của Huynh đoàn. Tài liệu cũng dự trù thành lập một Ủy ban Vaticăng để phối hợp các liên hệ của Huynh đoàn với các Cơ quan trung ương của Tòa Thánh, và với các Giám Mục giáo phận, cũng như để giải quyết các vấn đề tương lai. Trong tài liệu đó Đức Tổng Giám Mục Lefèvre nhân danh mọi thành viên của Huynh đoàn hứa vâng lời Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng, tuyên bố không muốn tranh luận về Công Đồng Chung Vaticăng II nữa, và chấp nhận số 25 của Hiến chế ”Ánh Sáng Muôn Dân” về Giáo Hội, liên quan tới huấn quyền của Đức Giáo Hoàng, và thừa nhận gía trị các lễ nghi mới của Thánh Lễ.

Tuy nhiên hôm sau đó, Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefèvre rút lại tất cả những gì đã ký nhận, và khẳng định rằng mình bị rơi vào bẫy và không hủy bỏ lễ tấn phong giám mục dự định vào ngày 30 tháng 6, để bảo đảm cho Huynh đoàn có người kế vị Đức Cha.

Để tránh việc Đức Tổng Giám Mục Lefèvre tạo ra cảnh ly giáo, ngày 24 tháng 5 năm 1988, Đức Gioan Phaolô II đã cho phép Đức Cha truyền chức cho một Giám Mục vào dịp lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời sắp

Page 15: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

tới, tức ngày 15 tháng 8 năm 1988. Nhưng Đức Cha Lefèvre viết thư trả lời giữ nguyên ý định tấn phong Giám Mục như đã dự trù. Đức Hồng Y Ratzinger trả lời rằng vì Đức Cha tiếp tục thái độ không vâng lời nên Tòa Thánh rút lại phép cho truyền chức Giám Mục ngày 15 tháng 8.

Đức Cha Lefèvre trở về Thụy Sĩ và nhấn mạnh rằng cần phải truyền chức Giám Mục cho 3 linh mục của Huynh đoàn nội trong ngày 30 tháng 6 năm 1988 và đòi phải có nhiều thành viên hơn trong Ủy ban Roma. Nhưng Tòa Thánh từ chối và chỉ chấp nhận cho Đức Cha truyền chức cho một Giám Mục, đồng thời giữ nguyên con số thành viên quân bình đã thiết định trong thỏa hiệp cũng như lời mời gọi vâng phục các quyết định của Đức Giáo Hoàng. Ngày mùng 2 tháng 6 Đức Cha Lefèvre viết thư nói rằng thời điểm cộng tác thẳng thắn và hữu hiệu chưa tới, và tuyên bố muốn tiến hành việc truyền chức Giám Mục, cả khi không có phép của Đức Giáo Hoàng.

Linh Mục Emmanuel Du Chalard, hồi đó là cộng sự viên của Đức Cha Lefèvre, cho biết Đức Cha đã làm cho công việc kiên nhẫn của Đức Hồng Y Ratzinger bị tan nát, vì không tin các bảo đảm của Đức Hồng Y, đặc biệt liên quan tới việc truyền chức cho 1 Giám Mục kế vị. Lý đo là vì trong cuộc thanh tra đại chủng viện Ecône, Đức Hồng Y Edouard Gagnon đã cho biết là không thấy linh mục nào tại Ecône có khả năng làm Giám Mục. Do đó Đức Cha Lefèvre sợ Đức Hồng Y Ratzinger hỏi ý kiến Đức Hồng Y Gagnon, và như vây sẽ phải tìm một người ngoài Huynh đoàn lên kế vị. Thật ra việc Đức Cha Lefèvre rút lại các ký kết là do ảnh hưởng và áp lực của cánh qúa khích trong Huynh đoàn, là cánh ngày nay do Đức Cha Williamson cầm đầu.

Ngày mùng 9 tháng 6 năm 1988 Đức Gioan Phaolô II lại yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Lefèvre đừng tiến hành cử chỉ ly giáo đó. Nhưng ngày 15 tháng 6 Đức Cha Lefèvre tổ chức một cuộc họp báo và công bố danh tánh các linh mục sẽ được truyền chức Giám Mục. Đức Cha cho rằng Giáo Hội đang rất cần các Giám Mục như thế, để cho chức linh mục và Thánh Lễ truyền thống có thể sống còn.

Ngày 17 tháng 6 năm 1988 Đức Hồng Y Bernardin Gantin, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, gửi cho Đức Cha Lefèvre một lá thư yêu cầu Đức Cha thôi quyết định tấn phong giám mục cho 4 linh mục của Huynh đoàn. Nhưng vẫn vô hiệu, vì ngày 30 tháng 6 năm 1988 Đức Cha Lefèvre đã cùng Đức Cha Antonio de Castro Mayer tấn phong 4 Giám Mục nói trên, bất chấp mọi khuyến cáo của Tòa Thánh. Theo khoản 751 của Giáo Luật, vì đã công khai từ chối vâng lời Đức Giáo Hoàng và khước từ sự hiệp thông với các chi thể của Giáo Hội, nên hai Giám Mục chủ phong và 4 tân Giám Mục đều tức khắc bị vạ tuyệt thông.

Ngày mùng 1 tháng 7 Bộ Giám Mục chính thức ra vạ tuyệt thông cho các Giám Mục của Huynh đoàn. Và Ngày mùng 2 tháng 7 Đức Gioan Phaolô II công bố tự sắc ”Ecclesia Dei” giải thích rằng cuộc ly giáo này bắt nguồn từ một quan niệm không đầy đủ và mâu thuẫn về Truyền Thống, và có lý do thần học và giáo hội học. Đồng thời Đức Giáo Hoàng cũng thành lập Ủy ban ”Ecclesia Dei” để tái lập sự hiệp thông trọn vẹn trong Giáo Hội.

Năm 1991 Đức Cha Lefèvre và Đức Cha de Castro Mayer qua đời, các Giám Mục của Huynh đoàn tấn phong cha Licinio Rangel, Bề trên Hội linh mục thánh Gioan Maria Vianney, làm Giám Mục. Nhiều tín hữu bỏ phong trào Lefèvre để trở về hiệp nhất với Giáo Hội công giáo. Nhưng năm 1993 Đức Cha Salvador Lazo y Lazo từ chức Giám Mục giáo phận San Fernando de La Union bên Phi Luật Tân, để gia nhập Huynh đoàn thánh Pio X.

Trong Năm Thánh 2000 Huynh đoàn thánh Pio X cũng đã được phép tổ chức hành hương Roma. Ngày 28 tháng 9 năm 2000 Đức Cha Fellay thành lập Huynh đoàn thánh Giosaphát bên Ucraine, có trụ sở tại Leopoli, và theo lễ nghi Bisantin.

Page 16: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Năm 2002 Hội linh mục thánh Gioan Maria Vianney trở về hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh cho thành lập Giám Quản tông tòa Campos bên Brasil cho các tín hữu thủ cựu.

Ngày 29 tháng 8 năm 2005 Đức Cha Bernard Fellay và linh mục Franz Schmidberger đã gặp gỡ Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo. Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết cuộc gặp gữ đã diễn ra trong bầu khí yêu thương đối với Giáo Hội và ước mong hiệp thông trọn vẹn.

Ngày mùng 8 tháng 9 năm 2006 một nhóm linh mục rời bỏ Huynh đoàn thánh Pio và thành lập ”Học Viện Chúa Chiên Lành” với sự đồng ý của Tòa Thánh và được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thừa nhận. Tự sắc ”Summorum Pontificum” và tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức tin ”Trả lời cho các đòi buộc liên quan tới vài khía cạnh giáo lý về Giáo Hội” đều nằm trong chiều hướng đưa Huynh đoàn thánh Pio X trở về hiệp nhất với Giáo Hội và chấm dứt cuộc ly giáo này của thế kỷ XX.

Những người theo Đức Tổng Giám Mục Lefèvre xin Tòa Thánh thu hồi vạ tuyệt thông và dấn thân ký nhận nội trong ngày 28 tháng 6 năm 2008 tài liệu do Đức Hồng Y Darío Castillon Hoyos, Chủ tịch Ủy ban giáo hoàng ”Ecclesia Dei” trình bầy, nhân danh Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.

Tài liệu gồm 5 điểm mà Huynh đoàn thánh Pio X phải làm sáng tỏ và ký nhận để có thể trở lại hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo. Nhưng nó đã không được Bề trên Huynh đoàn ký nhận.

Ngày 26 tháng 6 năm 2008 cộng đoàn tu viện Chúa Cứu Thế Pháp có trụ sở chính tại Papa Stronsay, một đảo nhỏ xứ Ecốt, quay trở về hiệp nhất với Giáo Hội Roma.

Sau khi 4 Giám Mục của Huynh đoàn bầy tỏ việc chấp nhận quyền bính của Đức Giáo Hoàng, ngày 21-1-2009 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tha vạ tuyệt thông cho các vị. Vụ này đã gây ra căng thẳng trong lòng Giáo Hội khiến cho ngày 12-3-2009 Đức Thánh Cha phải gửi thư cho các Giám Mục công giáo toàn thế giới để giải thích ý nghĩa và ý hướng của việc tha vạ này.

(Internet Wikipedia; Avvenire 13+14-3-2009)Mục lục

Đức Thánh Cha tuyên bố mở ”Năm Linh Mục”: 19.6.2009-2010

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến Bộ giáo sĩ sáng 16-3-2009 ĐTC Biển Đức 16 tuyên bố mở 'Năm Linh Mục' từ ngày 19-6 năm nay đến 19-6 năm tới để giúp các LM hướng về sự trọn lành thiêng liêng.

Hiện diện trong buổi tiếp kiến có 30 HY và GM thành viên và lối 40 chuyên viên, cố vấn, và viên chức tham dự khóa họp toàn thể của Bộ giáo sĩ từ ngày 16 đến 18-3-2009 tại Vatican về chủ đề ”Căn tính thừa sai của LM trong Giáo Hội, như một chiều kích nội tại trong việc thực thi ba chức năng”.

ĐTC nói: ”Để tạo điều kiện thuận lợi cho các LM hướng về sự trọn lành thiêng liêng là điều mà hiệu năng sứ vụ của các vị lệ thuộc, tôi quyết định mở năm đặc biệt 'Năm Linh Mục” từ ngày 19-6 tới đây cho đến ngày 19-6-2010. Thực vậy, đây cũng là dịp kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney, Cha sở họ Ars, qua đời, Người là mẫu gương đích thực của vị Mục Tử phục vụ đoàn chiên Chúa Kitô. Bộ giáo sĩ sẽ thỏa thuận với các vị Bản quyền giáo phận và các bề trên dòng tu để cổ võ và phối hợp những sáng kiến linh đạo và mục vụ hữu ích để ngày càng giúp cảm nghiệm về tầm quan trọng của vai trò và sứ mạng của LM trong Giáo Hội và trong xã hội ngày nay”.

Page 17: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Đề cập đến đề tài khóa họp toàn thể của Bộ giáo sĩ trong những ngày này về chiều kích thừa sai của LM, ĐTC nhấn mạnh rằng chiều kích thừa sai này phát sinh từ sự trở nên đồng hình dạng theo thể thức bí tích của LM với Chúa Kitô là Đầu. Sự đồng hình dạng này mang theo hệ luận là LM phải hoàn toàn thành tâm gắn bó với điều mà truyền thống Giáo Hội gọi là ”hình thức sống tông đồ” (apostolica vivendi forma). Điều này hệ tại tham gia vào đời sống mới, được hiểu một cách thiêng liêng, tham gia vào lối sống mới đã được Chúa Giêsu mở đầu và được các Tông Đồ đón nhận làm lối sống của mình”.

ĐTC không quên khẳng định rằng sứ mạng của LM diễn ra trong Giáo Hội. Chiều kích Giáo Hội, hiệp thông, có phẩm trật và hợp đạo lý là điều tuyệt đói cần thiết đối với mọi sứ mạng chân chính và chỉ như thế mới bảo đảm hiệu năng tinh thần các hoạt động của LM”.

Sau cùng, ĐTC cổ võ chăm sóc việc huấn luyện cho các ứng sinh lên chức linh mục, với ý thức về những thay đổi sâu rộng trong xã hội những thập niên gần đây, động viên các năng lực tốt đẹp nhất của Giáo Hội cho công tác này. Cần giúp các LM trẻ đón nhận đúng đắn các văn kiện của Công đồng chung Vatican 2 được giải thích dưới ánh sáng toàn thể gia sản đạo lý của Giáo Hội.

Thông cáo của Bộ Giáo Sĩ

”Nhân dịp kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney, Cha Sở họ Ars, qua đời, sáng nay (16-3-2009) ĐTC đã loan báo rằng từ 19-6-2009 đến 19-6-2010 sẽ cử hành một ”Năm đặc biệt về Linh Mục” với chủ đề là ”Niềm trung thành của Chúa Kitô, niềm trung thành của Linh Mục”.

ĐTC sẽ chủ sự Kinh Chiều ngày 19-6 tới đây, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và cũng là Ngày Thánh Hóa Linh mục, để khai mạc Năm này, trước sự hiện diện của hài cốt Thánh Cha sở họ Ars, được Đức GM giáo phận Belley-Ars, đưa về Roma; ĐTC sẽ bế mạc Năm Linh mục ngày 19-6-2010, tham dự “Đại hội các linh mục thế giới” tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Trong năm thánh này, ĐTC Biển Đức 16 sẽ tuyên bố thánh Gioan Maria Vianney là ”Bổn mạng của tất cả các linh mục trên thế giới”. Ngoài ra, sẽ công bố cuốn ”Chỉ nam cho các giải tội và linh hướng” cùng với một tuyển tập các tác phẩm của ĐTC về những đề tài thiết yếu liên quan tới đời sống và sứ mạng của linh mục trong thời đại ngày nay”.

Bộ Giáo Sĩ, thỏa thuận với các bị Bản quyền giáo phận và các Bề trên dòng tu, sẽ lo thăng tiến và phối hợp các sáng kiến thiêng liêng và mục vụ sẽ được thực hiện để giúp ý thức ngày càng mạnh mẽ hơn về tầm quan trọng của vai trò và sứ mạng của linh mục trong Giáo Hội và trong xã hội ngày nay, cũng như sự cần thiết phải tăng cường việc thường huấn cho các linh mục, gắn liền với việc huấn luyện cho các chủng sinh” (SD 16-3-2009).

Chương trình cuộc tông du của ĐGH tới Thánh Địa

VATICAN CITY (VIS) – Hôm nay Tòa thánh đã công bố chương trình chuyến tông du tới Đất Thánh từ ngày 8 đến 15 tháng 5 của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI.

Đức giáo hoàng sẽ khởi hành từ phi trường Fiumicino ở Roma lúc 9g30 sáng ngày 8 tháng 5, và 2g30 chiều sẽ hạ cánh tại phi trường Queen Alia ở Amman, thủ đô nước Jordan. Lúc 3:30 chiều, ngài tới viếng Trung tâm Regina Pacis của thành phố Amman, sau đó đến thăm xã giao quốc vương Jordan tại cung điện hoàng gia al-Husseinye.

Page 18: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Sáng thứ Bẩy, 9 tháng 5, ngài đến Viếng Đài tưởng niệm Môisê trên núi Nebo, và làm phép viên đá góc trường Đại học Madaba thuộc Tòa Thượng phụ Jerusalem.

Sau khi thăm viện Bảo tàng Hashemite và Đền Hồi giáo al-Hussein bin Talal tại Amman, ngài sẽ tiếp kiến các nhà lãnh đạo Hồi giáo, ngoại giao đoàn, và viện trưởng các trường đại học Jordan. Buổi chiều cùng ngày, ngài sẽ chủ tọa buổi đọc Kinh chiều với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và các phong trào Công giáo tại nhà thờ chính tòa Thánh George tại Amman.

Sáng Chủ nhật 10 tháng 5, ngài cử hành thánh lễ và đọc Kinh Truyền tin tại vận động trường quốc tế tại Amman. Buổi chiều cùng ngày ngài dự trù sẽ thăm viếng Bethany Beyond the Jordan, là địa điểm Chúa chịu phép Thanh tẩy. Tại đây ngài sẽ làm phép đá góc tường của thánh đường Latinh và Greek-Melkite.

Ngày thứ Hai 11 tháng 5, sau khi cử hành thánh lễ riêng ở Phủ tông tòa tại Amman, ngài sẽ lên phi cơ đi Tel Aviv, thủ đô Israel. Nơi đây lúc 11g sáng sẽ có nghi lễ đón tiếp ngài tại phi trường Ben Gurion của đô thị này. Buổi chiều ngài sẽ thăm viếng xã giao tổng thống Israel tại dinh tổng thống ở Jerusalem. Sau đó, ngài sẽ thăm Đài tưởng niệm Yad Vashem và dự một phiên họp với các tổ chức phụ trách đối thoại liên tôn giáo.

Ngày thứ Ba 12 tháng 5 ngài sẽ tới thăm ngôi đền Hồi giáo Dome of the Rock trên Temple Mount ở Jerusalem và gặp vị Đại Giáo Trưởng. Ngài cũng thăm viếng Bức tường Than Khóc và gặp hai vị Trưởng giáo sĩ Do thái tại Trung tâm Hechal Shlomo. Buổi trưa, ngài sẽ đọc kinh Truyền tin với các giới chức của Thánh Địa tại Cenacle of Jerusalem và tới thăm ngắn ngủi ngôi thánh đường đồng chính tòa theo nghi lễ Latinh. Buổi chiều cùng ngày ngài sẽ cử hành thánh lễ tại Thung lũng Josaphat. Đền Dome of the Rock

Ngày thứ Tư 13 tháng 5, lúc 9g sáng, Đức thánh cha sẽ đọc bài diễn từ tại công viên trước dinh tổng thống ở Bethlehem và sau đó vào lúc 10g sẽ cử hành thánh lễ tại Công trường Máng Cỏ. Vào lúc 12g30 ngài dùng bữa trưa với các giới chức của Thánh Địa, cộng đồng dòng Thánh Phanxicô và đoàn tùy tùng của Đức giáo hoàng tại tu viện Casa Nova ở Bethlehem.

Buổi chiều, sau cuộc thăm viếng riêng tư lúc 3g30 tại Hang đá Giáng sinh, Đức giáo hoàng sẽ tới Bệnh viện Caritas Baby và ngay sau đó tới Trại Tỵ nạn Aida; nơi đây ngài sẽ đọc một diễn từ. Vào lúc 6g chiều, ngài tới thăm xã giao chủ tịch Thẩm quyền Quốc gia Palestine tại dinh chủ tịch ở Bethlehem; sau đó nghi lễ tiễn đưa sẽ diễn ra tại công trường trước dinh chủ tịch.

Ngày thứ Năm 14 tháng 5, lúc 10g sáng Đức giáo hoàng sẽ cử hành thánh lễ trên Núi Precipice ở Nazareth. Vào lúc 3g50 chiều ngài sẽ gặp thủ tướng Israel tại tu viện dòng thánh Phanxicô ở đô thị này, và lúc 4g30 sẽ tiếp kiến các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Galilee trong hội trường của Vương cung thánh đường Truyền tin; nơi đây ngài cũng sẽ đọc một bài diễn văn. Sau đó ngài sẽ viếng Hang đá Truyền tin, và tại đây lúc 5g30 sẽ chủ trì buổi hát kinh chiều cùng với các giám mục, linh mục, tu sĩ, các phong trào giáo hội và các nhân viên mục vụ.

Ngày thứ Sáu 15 tháng 5, Đức giáo hoàng sẽ cử hành thánh lễ riêng lúc sáng sớm tại nhà nguyện của phái đoàn Tòa thánh tại Jerusalem, sau đó tham dự một phiên họp đại kết tại Viện Thượng phụ giáo hội Chính thống Hy lạp. Sau phiên họp ngài sẽ viếng Mộ Thánh và thăm viếng nhà thờ thánh Giacôbê tại Jerusalem, thuộc tòa thương phụ Armenian.

Sau nghi lễ tiễn đưa tại phi trường quốc tế Ben Gurion ở Tel Aviv, phi cơ chở Đức giáo hoàng sẽ cất cánh lúc 2g chiều để về Roma, dự trù sẽ đáp xuống phi trường Ciampino vào lúc 4g50 giờ Rôma.Đại sứ Israel khẳng định: ĐGH có thể đeo thánh giá tại Bức Tường Than Khóc

Page 19: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

VietCatholic News (18 Mar 2009 16:13) Rome (CNA).- Trái với những lời bình luận được gán cho một giáo trưởng Do thái, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ không bị cấm cản khi đeo thánh giá đi vào khu vực thánh thiêng của Bức Tường thành Phía Tây Jerusalem (còn gọi là Bức Tường Than Khóc).

Hôm qua, thứ Ba, tờ báo Jerusalem Post trích dẫn lời giáo trưởng Shmuel Rabinovitch là người trông coi các vấn đề phụng tự tại Tường Thành Phía Tây nói rằng Đức giáo hoàng không nên đeo thánh giá khi thăm viếng khu vực này.

Theo tường trình của báo Jerusalem Post, thì vị giáo trưởng nói trên đã phát biểu rằng: “Đi vào vùng Tường Thành Phía Tây mà mang theo các biểu tượng tôn giáo, như cây thánh giá, là điều không thích hợp.” (Xin coi nguyên văn tin của báo Jerusalem Post sau bản tin này) Bức Tường Than Khóc (hay Tường Thánh Phía Tây) tại Jerusalem

Ông Mordechay Lewy, đại sứ của Israel cạnh Tòa thánh đã đưa ra một bản tuyên bố để làm sáng tỏ vấn đề và nói rằng lời trích dẫn đăng trên báo Jerusalem Post là “sai lạc”.

Đại sứ Lewy nói rằng Israel sẽ “tôn trọng, theo lẽ đương nhiên, các biểu tượng tôn giáo của Đức thánh cha và đoàn tùy tùng của ngài, đúng theo luật lệ hiếu khách và phẩm cách” như thể thức đã áp dụng đối với Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II khi ngài thăm viếng Israel năm 2000.

Bản tuyên bố của ông đại sứ nói tiếp: “Điều này đã được chính Giáo trưởng Shmuel Rabinovitch khẳng định với một viên chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại giao của Jerusalem.”

Đức giáo hoàng Bênêđictô dự trù sẽ thăm viếng Bức Tường thành Phía Tây vào ngày 12 tháng 5, một phần của cuộc tông du Thánh Địa của ngài.

Bản tin của báo The Jerusalem Post:Mục lục

Giáo trưởng tại Bức Tường thành Phía Tây nói ĐGH không nên đeo thánh giá tại khu vực này

THE JERUSALEM POST - Trước khi Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI thăm viếng Israel vào tháng 5 sắp tới, giáo trưởng Shmuel Rabinovitch đã nói rằng đến khu vực này mà đeo thánh giá là điều không thích hợp.

Đức giáo hoàng luôn luôn đeo thánh giá trong mọi lần xuất hiện công khai. Theo dự kiến ngài sẽ thăm viếng Bức Tường thành Phía Tây vào ngày 12 tháng 5 sau khi hội kiến với các nhà lãnh đạo Hồi giáo tại Dome of the Rock.

Sau cuộc thăm viếng, bao gồm cả việc hội họp với giáo trưởng Shmuel Rabinovitch, Đức giáo hoàng dự trù sẽ hội kiến với hai vị giáo trưởng cao cấp của Israel là Yona Metzger và Shlomo Amar.

Trong một cuộc phỏng vấn của báo The Jerusalem Post hôm thứ Hai giáo trưởng Rabinovitch nói rằng: “Lập trường của tôi là vào khu vực Bức Tường thành Phía Tây mà đem theo các biểu tượng tôn giáo, gồm

Page 20: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

cả thánh giá, là điều không thích hợp. Tôi có cảm tưởng hệt như một người Do thái mà đi vào một nhà thờ mà choàng khăn trùm đầu (tallit) và đeo những hộp da đựng các bản chép Thánh kinh (phylacteries) vậy.”

Rabinovitch có trách nhiệm trông coi các nghi thức phụng tự tại khu vực Bức Tường thành Phía Tây.

Ông Wadie Abunassar, phối trí viên truyền thông chuyến viếng thăm Đất Thánh của Đức giáo hoàng tuyên bố để trả lời cho các bản tin nói rằng Đức giáo hoàng sẽ không cởi bỏ thánh giá: “Trong những ngày tới, tôi có ý định sẽ thảo luận vấn đề này với các nhân viên của Đức giáo hoàng. Tôi không thể tưởng tượng nổi chuyện Đức thánh cha sẽ cởi bỏ cây thành giá của ngài.”

Trong cuộc viếng thăm lịch sử vùng Thánh Địa năm 2000, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô đã cầu nguyện tại Bức Tường thành Phía Tây, nhét vào khe hở nơi tường một bản cầu nguyện viết tay. Các hình ảnh ghi lại cuộc viếng thăm này rõ rệt cho thấy ngài có đeo một cây thánh giá bằng vàng trong lúc cầu nguyện.

Bất kể tiền lệ đó, Rabinovitch vẫn duy trì lập trường của mình, chống lại việc đeo các biểu tượng tôn giáo. Trong những năm vừa qua đã có ít nhất hai vụ Rabinovitch ngăn chặn hàng giáo sĩ Kitô giáo có đeo thánh giá, không cho tới Bức Tường thành Phía Tây.

Vào tháng 11 năm 2007, ông từ chối một nhóm các giám mục nước Áo do tổng giám mục Vienna là Christoph Schonborn hướng dẫn, không cho đi vào khu vực khi các vị giáo sĩ này từ chối không chịu tháo hoặc giấu thánh giá của họ đi.

Lúc đó, Rabinovitch tuyên bố với báo The Jerusalem Post rằng “thánh giá là một biểu tượng làm đụng chạm đến cảm xúc của người Do thái.”

Tháng 5 năm 2008, một nhóm giáo sĩ người Ireland, thuộc cả hai giáo hội Công giáo và Tin lành, cũng bị ngăn cản không được thăm viếng vì cùng một lý do như thế.

Rabinovitch cũng phản đối về các biện pháp an ninh ngăn không cho tín đồ được vào Kotel (Bức Tường thành Phía Tây) nhiều giờ trước và trong khi thăm viếng của Đức giáo hoàng.

Rabinovitch nói: “Các nhà chức trách cảnh sát và Shin Bet (Cơ quan An ninh Israel) đã gặp tôi và trình bày một vài nhu cầu về an ninh trong cuộc thăm viếng, gồm cả việc đóng lại khu vực không cho người ta đến cầu nguyện.”

“Suốt 42 năm qua, đã không có người nào bị cấm cản không cho đến cầu nguyện tại Bức Tường thành Phía Tây, và với thánh ý của Đức Chúa, sẽ mãi mãi không ai bị như thế. Cần phải đạt tới một giải pháp để có được an ninh thích hợp cho giáo hoàng mà không làm mất quyền lợi của mọi người muốn đến cầu nguyện. Bức Tường thành Phía Tây là của tất cả mọi người.”

Một viên chức cao cấp của Giáo hội Công giáo đáp lại rằng các biện pháp an ninh cho Đức giáo hoàng là vấn đề nội bộ của Israel và không phải chuyện của Giáo hội.

Trước năm 1967, khi Bức Tường Than Khóc còn dưới quyền kiểm soát của Jordan, người Do thái bị cấm không được đên đó cầu nguyện. Trong cuộc chiến tranh 6 ngày, Israel chiếm được vùng phía đông Jerusalem, gồm cả Bức Tường Than Khóc, khỏi tay người Jordan và từ đó khu vực này được mở ra cho mọi tôn giáo đến cầu nguyện.

Mục lục

Page 21: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Tại châu Phi, Đức giáo hoàng thách đố các quan điểm, các chiều hướng văn hóa

LUANDA, Angola (CNS) - Lời tuyên bố của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI trên chuyến bay tới châu Phi, phản đối việc phân phối bao cao su để ngăn ngừa bệnh AIDS, đã gây ra những lời phê bình gay gắt, và nhiều người thấy chuyện đó làm sao lãng đi thông điệp chính yếu của ngài tại châu Phi.

Nhưng một cái nhìn gần cận hơn cho thấy có rất ít những gì Đức giáo hoàng phải nói trong cuộc tông du đến châu Phi từ ngày 17 đến 23 tháng 3 đã là điều dễ dàng hay dễ thích nghi được. Về những vấn đề, từ phá thai đến tham nhũng, từ quyền lợi của phụ nữ cho đến sự phát triển kinh tế, ngài đều rao giảng Tin mừng bằng một phong cách đưa vấn đề vào những thực hành thông dụng và những quan điểm vượt trội.

Niềm xác tín của ngài, thể hiện trong ngày đầu tiên khi đặt chân đến Cameroon, đó là Kitô giáo là câu trả lời – câu trả lời thực tế duy nhất – cho các vấn đề trầm kha đang gây ra đau khổ tại châu Phi. Nỗi sợ của ngài là châu Phi, khi theo kịp đà toàn cầu hóa về kinh tế và văn hóa, sẽ theo gót một Phương Tây tục hóa và để mất đi sự tiếp xúc với các giá trị riêng tốt đẹp nhất của nó.

Những chiến dịch về bao cao su, đối với Đức giáo hoàng Bênêđictô, là một thành tố nhỏ nhưng rất thực về mối đe dọa này, nhưng mối quan ngại của ngài còn mở rộng ra hầu như mọi lãnh vực trong cuộc sống xã hội, kinh tế và chính trị.

Ngài nói với người châu Phi tại Cameroon: “Vào lúc có quá nhiều người chẳng băn khoăn gì khi cố áp đặt sự bạo ngược của chủ nghĩa duy vật, và ít có mối quan tâm đến những người bị ruồng bỏ nhất, thì các con phải rất mực cẩn thận.”

“Hãy chăm sóc linh hồn của các con. Đừng để cho các con bị giam giữ trong những ảo tưởng ích kỷ và các tư tưởng giả trá.”

Các bản tin tức thường bỏ qua những từ ngữ chắc chắn đi kèm theo sau những lời cảnh cáo đó của Đức giáo hoàng, nhưng đối với ngài, những lời cảnh tỉnh đó là phần quan trọng nhất trong sứ điệp của ngài tại châu Phi: “Chỉ có duy nhất Đức Kitô là con đường sống.” “Chúa Giêsu là đấng trung gian và đấng cứu chuộc.” “Chúa Kitô là thước đo của chủ nghĩa nhân bản chân thực.”

Sự chuyển hóa mà Đức giáo hoàng đòi hỏi người châu Phi là, theo như lời ngài mô tả, phải khởi đi từ sự trở về triệt để với Đức Kitô và sự trở về này chuyển hướng mọi mặt cuộc đời.

Ngài phát biểu trong thánh lễ ngoài trời tại Angola: “Tin Mừng dạy chúng ta rằng sự hòa giải, hòa giải đích thực, chỉ có thể là kết quả của hành động trở lại, một sự thay đổi tâm hồn, một hình thức tư duy mới. Nó dậy ta rằng chỉ có sức mạnh của tình yêu Chúa mới có thể thay đổi tâm hồn chúng ta.”

Đức giáo hoàng tiếp tục nhắc nhở thính giả rằng, theo quan niệm của ngài, bên trong và bên ngoài châu Phi, sống trọn vẹn sứ điệp Kitô giáo là theo một nền văn hóa đi ngược lại một cách sâu xa các tiêu chuẩn xã hội.

Điều đó thật rõ rệt khi ngài nhắn nhủ người trẻ tại sân vận động túc cầu tại Angola, ngài bảo họ rằng sức mạnh của họ trong việc hình thành tương lai tùy thuộc trực tiếp vào “cuộc đối thoại không ngừng nghỉ của họ với Chúa.”

Page 22: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Ngài nói: “Nền văn hóa xã hội nổi trội hiện không giúp gì cho các con trong việc sống lời Chúa Giêsu hay thực hiện việc bỏ mình mà Người kêu gọi các con.” Mà thực ra, các giá trị “theo chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa khoái lạc” ngày nay ngăn cản người trẻ đạt tới mức trưởng thành.

Trong thánh lễ ngày hôm sau, Đức giáo hoàng tiếp tục cùng một chủ đề, nói rằng “sống theo chân lý” không dễ dàng gì khi đối mặt với “những thái độ chai cứng” của tính ích kỷ đang chi phối nhiều sự liên lạc xã hội hiện thời.

Tại châu Phi nạn phá thai là điều chiếm nhiều chỗ trong tâm tưởng Đức giáo hoàng. Bản diễn từ đầu tiên trên châu lục này nhắc nhở người dân châu Phi về các giá trị truyền thống của họ và giáo hội là cơ sở phù hợp nhất để gìn giữ và thanh tẩy các giá trị đó – không giống như các tổ chức muốn áp đặt “các mẫu mực văn hóa không biết tới những quyền lợi của trẻ chưa sinh.”

Trong bài diễn từ đọc trước ngoại giao đoàn, ngài đặt ra một thách đố trực tiếp cho những tổ chức quốc tế mà, theo lời ngài, đang phá hoại các nền tảng của xã hội bằng cách đề cao phá thai như là hình thức săn sóc sức khoẻ khi sinh sản. Tài liệu làm việc cho Thượng hội đồng các Giám mục họp vào tháng 10 sắp tới, do Đức giáo hoàng trao cho các giám mục châu Phi, nói rằng toàn cầu hóa “vi phạm các quyền lợi của châu Phi” và có khuynh hướng “là phương tiện cho sự thống trị của một mẫu mực văn hóa đơn độc, và một nền văn hóa của sự chết.”

Đức giáo hoàng đả động mạnh mẽ vào những cuộc chiến tranh và các cuộc xung đột chủng tộc tại châu Phi và lặp đi lặp lại chủ trương rằng Kitô giáo là phương cách để giải quyết. Ngài phát biểu tại Cameroon: Nếu người châu Phi nhận biết rõ được rằng giáo hội là “gia đình của Thiên Chúa”, thì sẽ không còn chỗ cho chủ nghĩa tự tôn dân tộc hay chủ nghĩa bè phái. Quả thực, ngài trình bày giáo hội như là tổ chức duy nhất có thể mang những người châu Phi lại với nhau trong đường hướng vượt xa các thủ đoạn chính trị và kinh tế.

Mặc dầu Đức giáo hoàng chỉ có hai lần ngắn gọn đề cập đến nạn thối nát, tham nhũng, thường được phương Tây mô tả tiêu biểu như là vấn nạn cốt yếu của châu Phi, ngài không làm công việc chỉ tay kết tội – ngay cả tại Cameroon, thường đứng hàng đầu trong đồ biểu tham nhũng thiết lập do các tổ chức nhân quyền. Trái lại, ngài gọi Cameroon là “miền đất hy vọng” của châu Phi.

Lý do là vì ngài biết rằng các nhà lãnh đạo giáo hội địa phương tại châu Phi đã đứng hàng đầu trong việc tố cáo nạn thối nát chính trị. Tại Cameroon, chẳng hạn, một năm trước đây, Hồng y Wiyghan Tumi thuộc Douala đã đi tới chỗ bất thần công khai phản đối chuyện Tổng thống Paul Biya sửa đổi hiến pháp để cho phép ông được có thêm nhiệm kỳ 7 năm nữa – lập trường này, trong cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng, Hồng y đã nhắc lại.

Điều đáng kể là Đức giáo hoàng đã không coi tham nhũng như là một vấn đề cần phải tiêu diệt để đổi lấy viện trờ từ nước ngoài, nhưng là một lối hành xử không phù hợp với các đòi hỏi của Tin Mừng. Tuy nhiên, ngài nói thêm, rằng châu Phi xứng đáng được một sự thay đổi tương tự trong thái độ của thế giới đã phát triển – không phải để được “nhiều chương trình và nghi thức ngoại giao hơn” mà là “sự thay đổi tấm lòng để thành tâm đồng cảm.”

Cuộc viếng thăm người bệnh tật tại Cameroon của ngài nói lên rằng giáo hội phải đầu tư các nguồn tài nguyên trong niềm yêu thương và săn sóc người thiếu thốn, nhưng với một trọng tâm đặc biệt: Nỗi khổ đau của con người chỉ có ý nghĩa dưới ánh sáng của thập tự giá Chúa Kitô và “chiến thắng sau cùng của ngài” đối với sự chết.

Page 23: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Ngay cả việc Đức giáo hoàng bênh vực quyền lợi của phụ nữ tại châu Phi cũng là một tiếp cận rất “Bênêđictô”, không dựa trên bản tuyên ngôn nhân quyền mà trên truyện tạo dựng vũ trụ trong Kinh Thánh. Ở đây nữa, quan niệm của ngài cho rằng người đàn ông và người đàn bà có vai trò “bổ túc cho nhau” chắc rồi sẽ gặp những lời phê phán.

Phương pháp Đức giáo hoàng sử dụng tại châu Phi là không đề ra luật lệ nhưng là đưa ra một sự thách đố, yêu cầu con người xem xét lại chính cuộc sống mình và mối liên hệ với nhau dưới ánh sáng của Tin Mừng. Ngài tin tưởng rằng Kitô giáo là điều thích hợp hoàn hảo cho châu Phi, nhưng theo quan điểm của ngài, xét theo chiều hướng văn hóa, sẽ không nhất thiết là điều thích hợp dễ dàng.

Mục lục

Sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao về việc ban ơn Toàn xá nhân dịp Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm tại

Việt Nam

TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO

Văn thư số 882/08/I

Kính đệ Đức Thánh Cha,

Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Giáo Phận Đàlạt và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhân danh các Giám Mục tham dự cuộc họp thường niên tại Tòa giám mục Xuân Lộc từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 9 năm 2008, hết lòng dâng lên Đức Thánh Cha những tâm tình tôn kính và vâng phục của riêng ngài, của tất cả các Giám Mục, và của phần dân Thiên Chúa được trao phó cho ngài coi sóc; ngài khiêm nhường trình lên Đức Thánh Cha sự việc là các kitô hữu Việt Nam đang chuẩn bị để năm tới sẽ kỷ niệm và cử hành cách xứng đáng dịp 50 năm Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII chính thức thiết lập Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam.

Với lòng tin tưởng, nhớ đến những ơn ích thiêng liêng trọng đại mà Năm Thánh 2000 đã đem lại cho các tín hữu Việt Nam, cũng như lợi dụng dịp Kim Khánh này, các Đức Cha quyết định chỉ thị tổ chức các nghi lễ đặc biệt và các buổi cử hành lời Chúa, kể từ ngày 24 tháng 11 năm 2009 đến ngày 02 tháng 01 năm 2011 trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện ở Việt Nam, để có thêm nhiều cơ hội lãnh nhận các bí tích với sự chuẩn bị thích hợp, những việc bác ái huynh đệ siêu nhiên được cổ võ, và nhờ đó, nơi mỗi người tín hữu hoặc nơi những nhóm khác nhau thuộc các cộng đồng giáo phận và giáo xứ, việc canh tân đời sống thiêng liêng trong suốt Đại Năm Thánh, nhờ ơn Chúa, được đặc biệt tăng cường và phát huy.

Ân Xá sẽ trợ giúp nhiều cho mục đích rất được kỳ vọng trên đây; Ân Xá đó, được thỉnh cầu với lòng tin tưởng, là bằng chứng nói lên tấm lòng ưu ái của người cha nơi Đức Thánh Cha, và là động lực giúp thắt chặt mối dây liên hệ phẩm trật và hiếu tử trong cả nước Việt Nam với Đức Thánh Cha và với Đấng Bản Quyền của mình.

Xin Thiên Chúa ban ơn và chúc lành cho Đức Thánh Cha hiển trị trong bình an và thịnh đạt.

Ngày 11 tháng 02 năm 2009

Page 24: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Lễ Đức Mẹ Lộ Đức

TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO, thừa lệnh Đức Thánh Cha, ban ơn Toàn Xá, theo các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) được chu toàn đúng phép, cho các kitô-hữu thực tâm thống hối, trong tất cả và từng nhà thờ và nhà nguyện ở Việt Nam; họ cũng có thể nhường ân xá cho các linh hồn ở luyện ngục:

1. trong các ngày 24 tháng 11 năm 2009 và 02 tháng 01 năm 2011, tức ngày khai mạc và kết thúc trọng thể Năm Thánh mừng Kim Khánh Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam;

2. trong mọi ngày dành cho các mục đích tôn giáo chung cho toàn thế giới hoặc theo thói quen ở Việt Nam, như được xác định trong thư xin *;

3. trong các ngày có cử hành nghi lễ trọng thể do Đức Giám Mục Giáo Phận hoặc Đức Giám Mục khác thay thế ngài chủ sự;

4. mỗi lần, vì lý do đạo đức, họ đi hành hương, từng cá nhân hay theo đoàn thể, đến Nhà thờ Chính tòa hoặc một đền thánh được chỉ định trong Năm Thánh.

Những người cao tuổi, đau yếu và những ai có lý do hợp pháp không ra khỏi nhà được, có thể hưởng ơn Toàn Xá nếu chung lòng hợp ý với những người đang tham dự phụng vụ hoặc hành hương Năm Thánh, sốt sắng đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và lời khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria trước ảnh tượng của Người, thực lòng ghét bỏ mọi tội lỗi, và khi có thể thì giữ ba điều kiện thông thường.

Các tín hữu Việt Nam ở hải ngoại cũng sẽ được hưởng ơn Toàn Xá trong các ngày và tại các nơi thánh được xác định đúng phép, với sự đồng ý của các Đấng Bản Quyền Giáo Phận.

Văn thư này có giá trị trong suốt Năm Thánh. Bất chấp những gì trái ngược.

+ Hồng Y Giacôbê Phanxicô Stafford

Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao

+ Gioan Phanxicô Girotti, ofm conv.

Giám mục hiệu tòa Meten,

Chánh Lục Sự

---------------------------------------------

* Ngày 29-9-2008, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn gửi thư xin,

liệt kê các ngày “quốc tế và truyền thống cầu nguyện”, gồm:

1/ 03/12/2009: Thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.

2/ 27/12/2009: Thánh Gia Thất.

3/ 10/01/2010: Ngày quốc tế Di dân.

Page 25: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

4/ 02/02/2010: Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, Ngày quốc tế Đời sống thánh hiến.

5/ 11/02/2010: Đức Mẹ Lộ Đức, Ngày quốc tế Bệnh nhân.

6/ 14–16/02/2010: Tết Nguyên Đán.

7/ 19/3/2010: Thánh Giuse, Bổn mạng Hội Thánh và Giáo Hội Việt Nam.

8/ 28/3/2010: Lễ Lá, Ngày quốc tế Giới trẻ.

9/ 25/4/2010: Chúa nhật IV Phục Sinh, Ngày quốc tế cầu nguyện cho các Ơn gọi.

10/ 01/5/2010: Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (1980).

11/ 16/5/2010: Lễ Chúa Thăng Thiên, Ngày quốc tế Truyền thông xã hội.

12/ 23/5/2010: Lễ Hiện Xuống.

13/ 11/6/2010: Lễ Thánh Tâm, Ngày thế giới cầu xin ơn Thánh hóa linh mục. Nhớ ngày tấn phong Giám mục Việt Nam tiên khởi, Đức cha JB Nguyễn Bá Tòng (1933).

14/ 29/6/2010: Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Tông Đồ.

15/ 26/7/2010: Chân phước Anrê Phú Yên, Bổn mạng các Giảng viên giáo lý Việt Nam.

16/ 15/8/2010: Đức Mẹ lên trời. Thánh Mẫu La Vang.

17/ 09/9/2010: Kỷ niệm 350 năm thành lập hai Đại diên Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài.

18/ 14/9/2010: Suy tôn Thánh Giá. Lễ Tước hiệu các Hội dòng Mến Thánh Giá.

19/ 01/10/2010: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.

20/ 11/10/2010: Chân phước Gioan XXIII, Vị giáo hoàng đã ký Sắc chỉ “Venerabilium Nostrorum” thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.

21/ 24/10/2010: Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc truyền giáo.

22/ 21–28/11/2010: Đại hội Dân Chúa tại Việt Nam.

23/ 03/12/2010: Thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các Xứ truyền giáo.

24/ 26/12/2010: Thánh Gia Thất.

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Mục lục

Page 26: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế Cho 46 Thầy Thuộc 6 Giáo Phận Miền Bắc - Việt Nam

Vào hồi 9 giờ ngày 25/3/2009, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh- Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội chủ sự thánh lễ phong chức cho 46 thầy thuộc 6 giáo phận: Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hóa và Phát Diệm tại nguyện đường ĐCV. Cùng đồng tế với ngài có Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Thiên- Giám Mục giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt- Giám Mục giáo phận Bắc Ninh, quý cha tổng đại diện, quý cha trong Ban Giám đốc, Ban Giáo sư và toàn thể gia đình ĐCV.

Có thể nói hôm nay là ngày vui của toàn thể Hội Thánh, cách riêng cho 6 giáo phận và đặc biệt là gia đình ĐCV Hà Nội. Hơn hết, hôm nay là ngày hồng phúc đối với mỗi tân chức, ngày “kết duyên với Đức Kitô qua Bí Tích Truyền Chức Thánh”. Sau những tháng năm miệt mài đèn sách và được huấn luyện kĩ lưỡng trong đời sống dấn thân phục vụ tại các giáo phận, nhất là trong suốt 7 năm dưới mái trường ĐCV, để hôm nay được Chúa thương chọn vào làm việc trong vườn nho của Chúa. Qua Bí Tích Truyền Chức, các thầy sẽ được lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần để nên giống Đức Kitô, Đấng đến để phục vụ mọi người. Ngài đã truyền dạy: “Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa”, các thầy lãnh nhận chức phó tế hôm nay nhận thức được mối quan tâm của Chúa đối với đoàn chiên Người và lưu tâm đến nhu cầu của Hội Thánh nên đã sẵn sàng quảng đại đáp ứng lời Chúa kêu gọi: “Này con đay, xin Chúa sai con”.

Sau phần giới thiệu các ứng viên phó tế của cha giám học Phêrô Đặng Xuân Thành, các thầy tiến lên để Đức Cha thẩm vấn về việc tuân phục Đấng bản quyền và sẵn sàng trong sứ mạng phó tế - tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Đặc biệt, qua việc đặt tay từ thời các Tông Đồ truyền lại, các thầy được thánh hiến và liên kết chặt chẽ hơn với bàn thánh. Từ đây các thầy sẽ nhân danh Giám Mục hay linh mục quản xứ mà chu toàn thừa tác vụ bác ái. Các thầy sẽ thực sự trở thành môn đệ của Đấng không đến để được phục vụ nhưng đến để phục vụ, nhờ ơn thánh Chúa.

Cuối thánh lễ, một thầy đại diện đã bày tỏ niềm tạ ơn Thiên Chúa, Tri ân các Đấng bản quyền và các Đức Cha, các cha, quý thân nhân và ân nhân, tất cả những ai đã cầu nguyện, cổ vũ ơn gọi của các thầy. Trong phút giây này, các thầy cũng không quên tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse - người thầy đức tin của mình.

Thánh lễ đã khép lại nhưng nhiệm vụ và sứ mạng của các thầy từ đây lại mở ra một trang mới cùng lời căn dặn: phải tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy. Nguyện chúc các tân chức luôn dư đầy ơn Chúa, dồi dào sức mạnh để thực thi sứ mạng mới với nhiều gian lao và thử thách.

Danh sách các tân chức Phó Tế thuộc các giáo phận Miền Bắc được thụ phong phó tế hôm 25.3.2009

Tổng Giáo phận Hà Nội

1. Giuse Mai Hữu Phê - Hà Nội2. Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Xuân - Hà Nội3. Phêrô Lại Quang Trung - Hà Nội 4. Giuse Đỗ Hữu Thoả - Hà Nội5. Antôn Phạm Văn Giảng - Hà Nội6. Giuse Ngụy Thành Khương - Hà Nội7. Giuse Hoàng Minh Giám - Hà Nội8. Phaolô Nguyễn Huy Trình - Hà Nội9. Gioan B. Vũ Mạnh Thái - Hà Nội

Page 27: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

10. Gioan Nguyễn Trọng Viên - Hà Nội11. Giuse Vũ Hào Quang - Hà Nội12. Giuse Trần Viết Tiềm - Hà Nội13. Giuse Nguyễn Văn Ngọc - Hà Nội14. Giuse Phạm Văn Tụ - Hà Nội

Giáo phận Bùi Chu

1. Giuse Bùi Văn Bá - Bùi Chu2. Giuse Vũ Đình Lâm - Bùi Chu3. Giuse Đinh Quang Thành - Bùi Chu4. Vinhsơn Nguyễn Văn Tứ - Bùi Chu5. Phanxicô X. Trịnh Xuân Thuỷ - Bùi Chu6. Giuse Vũ Viết Hà - Bùi Chu7. Vinhsơn Nguyễn Văn Trung - Bùi Chu

Giáo phận Hải Phòng

1. Giuse Phạm Văn Sửu - Hải Phòng2. Phêrô Vũ Văn Thìn - Hải Phòng3. Giuse Nguyễn Đình Dương - Hải Phòng4. Phêrô Chanel Nguyễn Văn Hiệu - Hải Phòng 5. Tôma Nguyễn Hữu Khang - Hải Phòng6. Gioan. B Ngô Ngọc Chuẩn - Hải Phòng7. Phêrô Đoàn Văn Khải - Hải Phòng

Giáo phận Bắc Ninh

1. Giuse Hoàng Anh Tuấn - Bắc Ninh2. Tôma Nguyễn Văn Phùng - Bắc Ninh3. Đaminh Nguyễn Xuân Trường - Bắc Ninh4. Vinhsơn Nguyễn Văn Quân - Bắc Ninh5. Đaminh Nguyễn Văn Bích - Bắc Ninh6. Phêrô Vêrôna Chu Quang Hoà - Bắc Ninh

Giáo phận Phát Diệm

1. Phêrô Nguyễn Trung Kiên - Phát Diệm2. Phêrô Lê Minh Hoè - Phát Diệm 3. Phêrô Nguyễn Văn Chuyển - Phát Diệm4. Giuse Nguyễn Văn Yêm - Phát Diệm5. Gioan Đinh Công Lịch - Phát Diệm6. Vinhsơn Lê Văn Minh Phát Diệm

Giáo phận Hưng Hóa

1. Giuse Nguyễn Văn Cường - Hưng Hoá2. Giuse Nguyễn Hữu Tứ - Hưng Hoá3. Giuse Cấn Xuân Bằng - Hưng Hoá4. Giuse Nguyễn Ngọc Bích - Hưng Hoá

Page 28: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

5. Giuse Nguyễn Văn Ninh - Hưng Hoá

Đan Viện Châu Sơn Nho Quan – Ninh Bình

1. Simon Vũ Đức Nhuận

Gioan Đình SơnMục lục

TÌM HIỂU SỐNG ĐẠO

LỜI CHỦ CHĂN THÁNG 4.2009

Kính gởi Anh em linh mục, anh chị em tu sĩ giáo dân trong gia đình giáo phận

Thưa anh chị em,

1. Công đồng Vatican II xác định phương tiện "Truyền Thông" nhằm 3 mục đích sau đây:

- Một là phổ biến và bảo vệ Chân lý, nói cách khác là loan truyền Tin Mừng Đức Giêsu Kitô là Chân Lý tròn đầy (xem Văn kiện "Truyền Thông Xã Hội", Vatican II, 1965, số 2);

- Hai là cung cấp Giáo dục kitô giáo, cổ võ nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương trong cộng đồng dân tộc hôm nay (xem số 17 cùng một văn kiện);

- Ba là khai mở dòng chảy hiệp thông cho đời sống gia đình Giáo Hội, bằng cách thông đạt và chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm sống đạo yêu thương trong gia đình giáo phận, đồng thời cũng nhằm hỗ trợ cho cả gia đình giáo phận làm chứng cho Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong xã hội hôm nay.

2. HĐGM.VN đã hình thành Uỷ Ban Truyền Thông với chức năng hỗ trợ các giáo phận thi hành mục vụ truyền thông Tin Mừng Chúa Kitô, tiến hành công cuộc giáo dục kitô giáo, và xây dựng đời sống hiệp thông trong Giáo Hội hôm nay.

3. Tôi cũng đã hình thành Ban Mục Vụ Truyền Thông cho giáo phận. Tôi ước mong mọi thành phần trong giáo đình giáo phận, các cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, các đoàn thể tông đồ giáo dân, tích cực tham gia mục vụ truyền thông bằng cách nầy hay cách khác, nhằm chung sức hoàn thành sứ vụ làm chứng và loan truyền Tin Mừng, vì sự sống vững bền và hạnh phúc lâu dài của cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng dân tộc.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Hồng Y Tổng Giám mục

PC. Đính kèm sau đây là một mẫu chia sẻ đời sống và kinh nghiệm mục vụ của một cộng đoàn giáo xứ trong buổi canh thức đêm giao thừa, nhằm tạ ơn Chúa đã yêu thương đồng hành và trợ lực cho mọi người, mọi gia đình tham gia đời sống mến Chúa yêu người trong cộng đoàn.

Page 29: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

CANH THỨC CẦU NGUYỆN TẠ ƠN CHÚA

Người dẫn: Làm dấu Thánh Giá

Kính thưa cộng đoàn, theo truyền thống dân tộc Việt Nam, ngày tết là ngày con cái quây quần bên cha mẹ để tỏ lòng biết ơn. Trong những giờ phút cuối cùng của năm Mậu Tý, cộng đoàn chúng ta họp nhau trong ngôi Thánh Đường Chính Toà đuợc dâng kính cho Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cùng với Mẹ Maria chúng ta tạ ơn Chúa một năm Mậu Tý sắp trôi qua. Noi gương Mẹ Maria, chúng ta mở rộng tâm hồn xin ơn Chúa Thánh Thần, nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, chúng ta xứng đáng tạ ơn Chúa về những ơn huệ Chúa đã ban cho chúng ta trong năm vừa qua. Kính mời cộng đoàn đứng.

Hát: Cầu xin Chúa Thánh Thần

(khi suy niệm, đọc kinh lạy Cha, ba kinh kính mừng, kinh sáng danh… Sau kinh sáng danh, ca đoàn hát, đoàn kiệu di chuyển và dừng lại khi kết thúc bài hát)

SUY NIỆM MẦU NHIỆM NĂM SỰ SÁNG.

Suy niệm thứ nhất: Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan – Ta chiêm ngắm tình yêu chí hiếu chí trung với kế hoạch và đường lối yêu thương cứu độ của Chúa Cha. (thing lặng 05 giây)

Người dẫn đọc Suy niệm: Tạ ơn Thiên Chúa là Cha của chúng con. Trong suốt năm Mậu Tý vừa qua, cộng đoàn Giáo Xứ Chánh Toà chúng con cùng hiệp nhất với nhau qua sự hướng dẫn của linh mục Chánh sở, cùng chia sẻ những công việc chung, đặc biệt nhiều anh chị em từ khắp nơi cùng cộng tác trong công việc chung thuộc các nhóm: giáo lý, ca đoàn, phục vụ, giữ xe, phòng thánh, trật tự, khánh tiết nhằm phục vụ cho đường lối yêu thương của Chúa Cha. (Thinh lặng 05 giây)

Cùng với Mẹ Maria – chúng con dâng lời tạ ơn Chúa.

Đọc kinh: Lạy Cha, ba kinh kính mừng, kinh sáng danh.

Cộng đoàn hát: Lạy Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh…sau bài hát, đoàn kiệu dừng lại.

Suy niệm thứ hai: Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana – Ta hãy chiêm ngắm tình yêu đồng cảm và đồng hành với gia đình trong lo âu và hy vọng. (thinh lặng 07 giây)

Người dẫn đọc Suy niệm: Tạ ơn Thiên Chúa là Cha của chúng con, vì trong thời đại hôm nay, có nhiều người chạy theo những nhu cầu vật chất và khao khát hưởng thụ. Thế nhưng vẫn có nhiều tâm hồn được Chúa Thánh Thần thúc đẩy đi vào đời sống cầu nguyện, tham dự các cử hành phụng vụ tại Thánh Đường Chính Toà, nhờ đó nhiều người được Chúa nuôi dưỡng bằng Lời Hằng Sống, Lời được Hội Thánh công bố mỗi ngày, cách riêng là mỗi Chúa Nhật. Đồng thời qua các lớp Giáo Lý Hôn Nhân, các lớp giáo lý dành cho các em thiếu nhi, thiếu niên, nhiều người được đón nhận Lời Chúa và nhận biết Chúa luôn đồng hành với gia đình trong mọi bối cảnh lo âu và hy vọng.

Cùng với Mẹ Maria, chúng con tạ ơn Chúa.

Đọc kinh: Lạy Cha, ba kinh kính mừng, kinh sáng danh.

Cộng đoàn hát: Kìa ai dong duổi đường gió bụi. Hát 2 câu ….sau bài hát đoàn kiệu đứng lại.

Page 30: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Suy niệm thứ ba: Chúa Giêsu rảo đi khắp nơi loan báo Tin Mừng cứu độ và chữa lành bệnh tật– ta hãy chiêm ngắm tình yêu phục vụ cho Tin Mừng cứu độ và sự sống của con người. (thing lặng 05 giây)

Người dẫn đọc Suy niệm: Tạ ơn Thiên Chúa là Cha của chúng con, trong năm Mậu Tý vừa qua, tại Ngôi Thánh Đường này, chúng con đã đón tiếp các Đức Giám Mục, nhiều linh mục, tu sĩ , các vị lãnh đạo các quốc gia, nhiều anh chị em thuộc các quốc tịch khác nhau với nhiều sắc tộc từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự thánh lễ, chầu Mình Thánh Chúa, tham quan, để cùng nhau giới thiệu, sống và chia sẻ tinh thần loan báo Tin Mừng.

Cúng với Mẹ Maria, chúng con tạ ơn Chúa.

Đọc kinh: Lạy Cha, ba kinh kính mừng, kinh sáng danh.

Mời cộng đoàn đứng hát: Thành tâm dâng bài ca yêu mến …sau bài hát đoàn kiệu đứng lại.

Suy niệm thứ tư : Chúa Giêsu hiển dung khi cầu nguyện trên núi Tabor – Ta hãy chiêm ngắm tình yêu toả sáng lòng từ bi bao dung vô biên. (thinh lặng 05 giây)

Người dẫn đọc Suy niệm: Trước những nhu cầu của cuộc sống con người, cũng như nhu cầu đời sống đức tin. Cộng đoàn tham dự các thánh lễ tại Nhà Thờ Chánh Toà đã chia sẻ với anh chị em đồng bào bị bão lụt tàn phá ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, chia sẻ với anh chị em khuyết tật, các trẻ em nhiễm HIV, các bệnh nhân phong: 1.911.720.000 VND, 9.227 USD; chia sẻ với anh chị em thuộc 25 giáo xứ thuộc nhiều giáo phận: 3.526.699.000 VND, 24.347 USD… Tạ ơn Thiên Chúa là Cha của chúng con, chính Cha đã thúc đẩy tâm hồn các Kitô hữu quảng đại cho các công việc nêu trên. Qua việc bác ái, nhờ tình yêu Đức Kitô thúc bách, chúng con gặp đựơc Chúa Kitô qua những anh chị em gặp khó khăn. Nhờ đó chúng con trở nên giống Cha là Đấng giàu lòng thương xót.

Cùng với Mẹ Maria, chúng con tạ ơn Chúa.

Đọc kinh: Lạy Cha, ba kinh kính mừng, kinh sáng danh.

Mời cộng đoàn đứng hát: Xin vâng Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng … s au bài hát đoàn kiệu đứng lại.

Suy niệm thứ năm: Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể trước giờ chịu khổ hình tại Giêrusalem – ta hãy chiêm ngắm tình yêu hiến tế ban sự sống mới và sự hiệp nhất. (thing lặng 05 giây)

Người dẫn đọc Suy niệm: Tạ ơn Thiên Chúa là Cha của chúng con. Cha đã nuôi dưỡng chúng con bằng chính sự sống của Cha mỗi khi chúng con tham dự bàn tiệc Thánh Thể. Cha đã phục hồi sự sống siêu nhiên của chúng con khi chúng con lãnh nhận ơn tha thứ. Cha cho 82 em bé được làm con Cha và gọi Cha là Cha của mình nhờ bí tích rửa tội, và 33 đôi bạn trẻ được nên một với nhau trong tình yêu qua đời sống hôn nhân gia đình.

Cùng với Mẹ Maria chúng con tạ ơn Chúa.

Đọc kinh: Lạy Cha, ba kinh kính mừng, kinh sáng danh.

Mời cộng đoàn đứng: hát Tạ ơn Chúa với Mẹ ……………

Kết thúc: kính thưa cộng đoàn, cùng với Mẹ Maria, chúng ta vừa dâng lên Thiên Chúa là Cha tâm tình tạ ơn. Lời tạ ơn này cho dẫu chẳng thêm gì cho Chúa. Nhưng với niềm tin tưởng Thiên Chúa là Cha giàu

Page 31: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

lòng thương xót, chúng ta tin rằng, nhờ Đức Giêsu Kitô, chúng ta sẽ được ơn cứu độ. Với niềm xác tín đó, giờ đây chúng ta cùng hợp ý với Đức Hồng Y Tổng Giám Mục, người cha chung của giáo phận, hai Đức Cha phụ tá, quý cha đồng tế cử hành thánh lễ Tạ Ơn và phó dâng cho Chúa năm mới Kỷ Sửu sắp đến. Kính mời cộng đoàn hướng về cuối thánh đường đón đoàn đồng tế và hát ca nhập lễ .

Ca đoàn hát ca nhập lễ.

LỜI NGUYỆN CHUNG

THÁNH LỄ GIAO THỪA 2008

Chủ tế : Anh Chị Em thân mến

Mùa Xuân Kỷ Sửu sắp về trên quê hương Việt Nam và mỗi gia đình chúng ta. Trong giờ phút thiêng liêng này, với niềm tín thác vào Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng ta năm mới Kỷ Sửu. Chúng ta tha thiết dâng lên Chúa những lời nguyện xin.

Cầu cho Hội Thánh Việt Nam. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mọi thành phần dân Chúa trong Hội Thánh, luôn trung thành với niềm tin mà các Bậc Tiền Nhân đã lấy chính mạng sống mình để làm chứng.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Cầu cho các nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các nhà lãnh đạo đất nước chúng ta được hồn an xác mạnh, trí khôn sáng suốt, để phục vụ người dân được sống hạnh phúc, công bình và thịnh vượng.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Cầu cho Tổng Giáo Phận của chúng ta. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho Đức Hồng Y, Hai Đức Cha Phụ Tá, Cha Tổng Đại Diện, quý Cha, quý tu sỹ nam nữ và các thành phần dân Chúa trong giáo phận luôn hiệp nhất với nhau, để cùng thực hiện những chương trình chung của giáo phận.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Cầu cho tất cả những ai đang hiện diện nơi đây. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mỗi người, mỗi gia đình chúng ta trong năm mới Kỷ Sửu được bình an, mạnh khoẻ và sống thánh thiện.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Chủ sự: Lạy Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Xin Cha thương nhận những ước nguyện chúng con vừa cầu xin. Xin cho tất cả chúng con luôn sống xứng đáng với những hồng ân mà Cha sẽ ban cho chúng con trong năm mới này, và biết sử dụng những ân huệ Cha ban để làm vinh danh Cha. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Mục lục

ĐỨC GIÊSU LÀ GIÊRÊMIA MỚI

Page 32: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

“Người ta bảo Thầy là ai?” là câu hỏi quan trọng nhất của Kitô học. Trong trình thuật của Mátthêu 16, 13-20, tác giả đề cập đến ngôn sứ Giêrêmia. Dân chúng xem Chúa Giêsu là ngôn sứ Giêrêmia. Đây là một sự đồng hóa thật thú vị chỉ gặp thấy trong Tin Mừng Mátthêu. Chúng ta biết Giêrêmia có một vị trí kỳ lạ trong niềm mong đợi Đấng Mêsia của dân Ítrael. Trong sách II Esdras 2,18 đề cập đến lời hứa của Chúa: “Vì ta sẽ sai các đầy tới của ta là Giêrêmia và Isaia đến giúp các ngươi”.( William Barclay, Tin Mừng theo thánh Mátthêu, NXB Tôn giáo 2008, tr 113).

Hơn nữa, càng so sánh cuộc đời của ngôn sứ Giêrêmia và cuộc đời của Đức Giêsu, nhất là trong những thử thách và gian nan của các Ngài, chúng ta càng nhận thấy Đức Giêsu chính là Giêrêmia mới hay Giêrêmia là tiền ảnh của Đức Giêsu. Người viết muốn trở về với các Sách Tin Mừng và cuộc đời của Giêgiêmia trong Cựu Ước để tìm hiểu đề tài “Đức Giêsu là Giêrêmia mới”, nhằm làm sáng tỏ mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô, nhất là mầu nhiệm Tình yêu Thập giá của Ngài.

1.SƠ LƯỢC VỀ CUỘC ĐỜI CỦA NGÔN SỨ GIÊRÊMIA

Nhìn chung cuộc đời của các ngôn sứ là rất gian nan và không thiếu những thử thách, bách hại, vì họ phải công bố những sứ điệp của Đức Chúa để cảnh tỉnh dân. Ngôn sứ Giêrêmia không phải là một ngoại lệ, nhưng hơn thế nữa, ông là một bằng chứng rõ ràng hơn về những thử thách và bách hại trong suốt cuộc đời ngôn sứ của mình. Những thử thách và bách hại ông đã chịu trong cuộc đời rao giảng hết sức bi đát, đến nỗi khi đối chiếu cuộc đời của ông và cuộc đời của Đức Giêsu, người ta cho rằng Đức Giêsu là Giêrêmia mới.

Giêrêmia sinh vào khoảng năm 650-645 TCN, tại Anathốt, là chứng nhân của một thời đại quyết liệt của lịch sử nước Giuđa. Đời sống của ông gắn liền một cách đau thương với lịch sử 40 năm sau cùng của nước Giuđa (627-587). Nước này ngày càng đi sâu vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, và mặc dầu cố gắng vươn lên nhờ cuộc cải tổ chính trị và tôn giáo của vua Giô-si-gia (640-09), nhưng rồi cũng thất bại dưới các triều vua kế tiếp, để rồi bị tiêu diệt do những đạo binh của Nabucôđônoxo, vua Babylon (năm 587). (x. Nguyễn Ngọc Rao, Các sách ngôn sứ, Lưu hành nội bộ, năm 2006, trang 194)

Tên gọi Giêrêmia nghĩa là Được Gia-vê tôn trọng, được nâng lên. Ông là người nhạy cảm, tính tình hiền lành, nhút nhát, thích sống cuộc sống đơn sơ, âm thầm. Trong khi đó thì nhiệm vụ sứ mệnh ngôn sứ lại đòi hỏi ông phải can đảm lớn tiếng can thiệp vào đời sống chính trị và tôn giáo của dân để cảnh cáo những lầm lỗi của dân và đe dọa hình phạt do Chúa gởi đến. Chính vì thấy mình không mấy thích hợp với sứ mệnh đó nên khi được Chúa gọi làm ngôn sứ năm 626 (Gr l,2), ông đã tìm hết cách từ chối, trước hết dựa vào tuổi đời còn trẻ của mình ( Gr l,6), sau nại đến những khó khăn do thù địch gây ra cho ông. Sau này, khi gặp những khó khăn và đau khổ vì thi hành sứ mệnh ngôn sứ. ông đã đổ thừa cho Chúa là đã dụ dỗ ông (Gr 20,7). Ông sống đời độc thân và chịu nhiều điều trái ngang sỉ nhục ngay từ trong thân quyến của ông (12, 6).( Xem. Tập bài giảng của cha Nguyễn Tiến Dũng, Ofm.)

So sánh cuộc đời và sứ mạng của vị ngôn sứ này với cuộc đời và sứ mạng của Đức Giêsu, chúng ta sẽ nhận ra những sự tương đồng rất đặc biệt.

2. ĐỨC GIÊSU LÀ GIÊRÊMIA MỚI

Có thể nói, sự đau khổ, chống báng, bách hại, cô đơn và buồn tủi đã hằn sâu lên định mệnh của cả cuộc đời ngôn sứ Giêrêmia. Và như thế, cùng với những lời tiên báo về Đấng Mê-si-a, những thử thách và bách hại ngôn sứ Giêrêmia đã gánh chịu, chúng ta có thể nhìn ra ngài như là một hình ảnh báo trước cuộc đời và sứ mạng của Đức Giêsu, Đấng xuất hiện sau ông.

2.1.Lời tiên báo của Giêrêmia về “Chồi non nhà Đavít”

Page 33: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Ngôn sứ Giêrêmia loan báo sự cứu thoát sẽ được thực hiện thời Vua Mục Tử thuộc Nhà Đavít và nhắc lại tổng quát những điều đã nói thêm về viễn vọng cứu thế. (x. Gr 23, 1-8). Ở đây ông cũng tiên báo về “Vua tương lai” sẽ xuất hiện trong nhà Đavít: “Ta sẽ làm nẩy sinh cho nhà Đavít một chồi non chính trực. Vị “Vua” lên ngôi trị vì sẽ làngười khôn ngoan tài giỏi trong xứ sở, vua sẽ thi hành điều chính trực công minh” (Gr 23, 5). Chúng ta nhận thấy vị vua mà Giêrêmia tiên báo hội đủ các đức tính của Đấng Emmanuen trong Isaia 9,6-7; 11,1-5, Ngài là Đấng công minh, chính trực. Về sau Mátthêu đã đồng hoá Đấng Emmanuen này với Chúa Giêsu: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta." (Mt 1, 23). Với lời sấm này, Giêrêmia đã đề cập đến một vị Vua sẽ xuất hiện để tái thiết Ítraen sau lưu đày. Người ta nhận thấy ở thời này xuất hiện các nhân vật như: Dơrúpbaven, Giôsuê, Nơkhemia,v.v… cũng có thể hiểu là “Chồi non Davít”, nhưng các vị này không hội đủ các đức tính như Giêrêmia đã tiên báo. Vì vậy, vị vua công minh, chính trực phải là Đức Giêsu, dẫu cho Giêrêmia không minh nhiên nói đến Ngài (x. Nguyễn Ngọc Rao, Sđd, trang 212). Hơn nữa, lời tiên báo của Giêrêmia về Đức Giêsu còn được thể hiện bằng chính cuộc đời của ông.

2.2.Cuộc đời độc thân vì sứ mạng của Giêrêmia.

Khác với những ngôn sứ khác trong thời Cựu Ước, Giêrêmia là người duy nhất sống cuộc đời độc thân đơn côi giữa một xã hội liên hoan tưng bừng: “Ngươi đừng cưới vợ; đừng có con trai, con gái ở nơi này” (Gr 16,2). Sự độc thân của ngôn sứ mang nhiều giá trị tiểu tượng cho đời sống ngôn sứ của chúng ta.

Về sau, Đức Giêsu xuất hiện, Ngài cũng đã chọn một cuộc đời độc thân vì Nước Thiên Chúa. Ngài đã sống độc thân không phải vì “hoạn” hay vì “bất lực”, nhưng vì vâng theo thánh ý Đức Chúa để thực hiện sứ mạng của mình. Và ý nghĩa của lối sống này, Chúa giêsu có lần nói: “Chúa cho ai hiểu mới hiếu”, và như thế, Ngài thở thành mẫu gương cho người thánh hiến noi theo. Chúng ta thấy người thánh hiến hôm nay có vai trò ngôn sứ rất đặc biệt. Điều làm nổi bật vai trò này nhất là đời sống độc thân vì Nước Thiên Chúa và tha nhân của họ.

Sự độc thân của Giêrêmia không chỉ có giá trị biểu tượng mà còn cần thiết trong cuộc đời rao giảng di động của ông. Nhờ cuộc đời thánh thiện, lời rao giảng của ông có được “sự nặng kí” khi kêu gọi người dân sám hối. Hơn nữa nó cũng diễn tả được tình yêu của ngôn sứ với Đức Chúa bằng một con tim không chia sẻ. Đức Giêsu cũng đã đi con đường mà Giêrêmia đã đa qua.

2.3. Giêrêmia cảnh tỉnh dân và kêu gọi sám hối

Giêrêmia có một tâm hồn nhạy cảm và hiền lành, nên ông có một ý niệm sâu xa về tội lỗi mà dân đã xúc phạm đến Đức Chúa (Gr 2, 20-28), và kêu gọi họ sám hối để được tha thứ. Hơn nữa ông đã thống thiết kêu xin Đức Chúa tha thứ cho dân, cứu nguy họ (Gr 14,1-15; 15, 11; 18,20). Có lẽ ông đã quá thương những người đồng bào của mình nên đã có những tâm tình cảm động như thế: “Nếu các người ngạo nghễ không chịu nghe theo điều này, tôi sẽ âm thầm chan hòa nước mắt; mắt tôi sẽ khóc thương đàn chiên của Chúa bị dẫn đi lưu đầy” (Gr 13,17).

Chúng ta cũng nhận thấy điều này nơi Đức Giêsu. Ngài bắt đầu sứ vụ rao giảng của mình bằng việc kêu gọi người ta ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Vì thương yêu mọi người, người bệnh tật, người đói khổ, người tội lỗi…Chúa Giêsu đã cầu xin Thiên Chúa ban ơn Cho họ. Thậm chí Ngài thương cả những người đã hại mình và đã cầu xin Chúa Cha tha cho chúng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" (Lc 23,34).

Page 34: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Qua đó, chúng ta thấy việc làm của Giêrêmia năm xưa rất giống với Đức Giêsu trong cuộc đời của Ngài. Vậy, Đức Giêsu là ngôn sứ Giêrêmia mới như lời tiên báo của Giêrêmia qua các hoạt động của Ngài. Điều này được thể hiện rõ hơn trong mầu nhiệm Thập giá của Ngài.

2.4. Đức Giêsu là Giêrêmia mới trong mầu nhiệm đau khổ và tử nạn

Kể từ khi được mời gọi làm ngôn sứ, Giêrêmia đã khoác vào mình những đau khổ thử thách ngày càng khắc nhiệt hơn. Nhưng ông vẫn cam chịu và vượt qua được nhờ sức mạnh của Đức Chúa. Nhưng điều nổi bật nhất làm cho ông đứng vững là sự vâng phục Ý Chúa: “Ông cảm thấy có nhiệm vụ phải bênh vực quyền lợi của Thiên Chúa, Đấng đã làm tất cả cho dân Người” (Gr 2, 6-7)( Nguyễn Ngọc Rao, Sđd, trang 203). Lần dở các sách Tin Mừng, chúng ta tìm gặp một Đức Giêsu ngôn sứ, luôn gặp phải những thử thách khó khăn trong cuộc sống. Ngài luôn bị dân và lãnh đạo Do-thái giáo chống đối, bắt bớ (x. Mc 14: 43 -50; Lc 22: 47 -53; Ga 18: 3-11 ).

Nếu sáu thế kỷ trước, Giêrêmia rảo bước khắp nước It-ra-en để công bố sứ điệp của Đức Chúa, thì sang thời Tân Ước, Đức Giêsu cũng làm như thế. Ngài đã đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi; sống một cuộc sống lữ hành, rày đây mai đó không có một chổ để trú chân: “Con chồn có hang, Con Người không có chổ gối đấu” (Mt 8,20 )

Trong khi loan báo lời Đức Chúa, ngôn sứ Giêrêmia bị người ta chống đối và tìm cánh hãm hại. Có nhiều lần ông như tuyệt vọng và có cảm giác cái chết gần kề: “Sau khi ông Giêrêmia đã nói mọi điều Đức Chúa truyền cho ông phải công bố cho toàn dân, thì các tư tế, các ngôn sứ và toàn dân túm lấy ông mà bảo: "Thế nào ông cũng phải chết”(Gr 26, 8-9). Đức Giêsu cũng đã bước qua con đường đó. Ngài bị bắt, bị đánh đập và bị nộp và hơn nữa là cái chết đang đến gần với Ngài. Đau khổ của Đức Giê-su tại vườn Ghếtsêmani phần nào diễn tả được cõi lòng tan nát của Ngài khi phải giằng co giữa thánh ý Cha và sứ mạng của mình (x. Mt 26: 36 -46; Lc 22: 39 -46 ). Giêrêmia cũng từng trãi qua kinh nghiệm đau khổ này.

Kế đến, Chúng ta nhận thấy, Giêrêmia đã bị chính những người thân của mình từ chối và xua đuổi. Đức Giê-su bị cũng bắt bằng nụ hôn phản bội của chính người môn đệ thân tín của mình. Đức Giê-su không chỉ chịu đau đớn nơi thân xác mà còn chịu đau khổ trong tâm hồn khi bị Giuđa phản bội, Phêrô chối từ, môn đệ bỏ trốn, dân chúng sỉ nhục, bị nhổ vào mặt. (x.Mt 26: 47 -56; Lc 22: 47 -53; Ga 18: 3-11 ). Ở đây, thánh sử Mátthêu xem sự phản bội của Giuđa đã ứng nghiệm lời tiên báo của Giêrêmia về Đức Giêsu: “Thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ Giêrêmia: "Họ đã lượm lấy ba mươi đồng bạc, tức là cái giá mà một số con cái Ít-ra-en đã đặt khi đánh giá Người” (Mt 27,9).

Như ngôn sứ Giêrêmia xưa khi rời vào tình trạng cơ đơn và giằng co trong sứ mạng của mình đã cầu xin Đức Chúa trợ giúp, Đức Giê-su cũng kêu xin Thiên Chúa như thế: “"Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn." (Mc 14,36).

Sau đó là những nỗi thống khổ mà Ngài phải liên tiếp hứng chịu từ sự giả man của quân lính, trên đường lên Núi sọ để chịu chết (x. Mt 27: 27 -31; Ga 19: 2-3; Mt 27: 32 -33; Lc 23: 26. 33; Ga 19: 16 b-17). Có thể nói cái chết nhục nhã của Đức Giê-su trên thập giá, cái chết của một người công chính giống như cái chết của một tội nhân thật là đau đớn và nhục nhã (x. Mt 27: 34 -38; Lc 23: 33 -34. 38; Ga 19: 18 -24 ). Và như thế, đau khổ của Đức Giêsu mới có những giá trị trổi vượt hơn đau khổ của Giêrêmia, đó là cái chết mang ơn cứu độ: “Thiên Chúa đã dùng các vết thương của Đức Giêsu Kitô mà chữa lành các vết thương của chúng ta (x. 1Pr 2:24), và nhờ chính những gian khổ của Người, Thiên Chúa đã đưa dẫn loài người tới nguồn ơn cứu độ (x. Dt 2:10)”.

Tóm lại, trong mầu nhiệm đau khổ và thập giá, chúng ta nhận thấy Đức Giêsu là một Giêrêmia mới, Ngài đã thể hiện trọn vẹn tất cả những gì Giêrêmia đã tiên báo và đã sống làm dấu chỉ về Ngài. Hơn nữa, chân

Page 35: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

dung của Đức Kitô trỗi vượt và cao cả hơn ngôn sứ Giêrêmia. Điều này làm nên sự trỗi vược của Giêrêmi mới trong mầu nhiệm thập giá: “Điên rồ của thập giá chính là khôn ngoan khôn ví của Thiên Chúa (x. 1Cr 1:23tt); bởi lẽ sự kiện lịch sử ấy chính là yếu tố cấu tạo nên mầu nhiệm Đức Kitô và kế hoạch cứu độ (x. Pl 2:8). Hơn nữa, Thập giá cho thấy Thiên Chúa dùng một vật ô uế nhất là xác chết (x. Lv 21:11), làm nguyên nhân thanh luyện loài người. Vật bị nguyền rủa đối với Luật (x. Đnl 21:22-23), thì Thiên Chúa đã dùng để mà chuộc lấy con người cho khỏi bị nguyền rủa (x. Gl 3:13). Lòng ghen tương thù hận đã giết chết Đức Kitô, thì Thiên Chúa đã dùng để phá hủy sự thù ghét (x. Ep 2:14.16) và để mạc khải tình thương vô biên của Người đối với thế gian (x. Ga 3:16)”( Đức Giêsu chịu chết, biến cố lịch sử ý nghĩa, HTTH số 29 &30, năm 2001, tr 417).

3. KẾT LUẬN

Chiêm ngắm những gì Đức Giê-su đã trải qua trong sứ mạng ngôn sứ của Ngài, chúng ta thấy đâu đó bóng dáng của một Giêrêmia năm xưa, vì vâng phục Đức Chúa và vì lợi ích của con người, Ngài đã chấp nhận chịu thiệt thân.

So sánh cuộc đời và sứ mạng của các Ngài, chúng ta nhận thấy ngôn sứ Giêrêmia là tiền thân của một Đức Giêsu đau khổ và chịu đóng đinh trên phương diện thực hiện sứ mạng ngôn sứ. Cả hai vị đều thất bại dưới con mắt của người đương thời: một Giêrêmia phải chết biệt xứ nơi đày ải, một Giêsu phải chết nhục nhã trên thập hình. Nhưng trên phương diện ngôn sứ thì các Ngài đã thành công vì đều thực hiện được thánh ý Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người.

Từ phía sau nhìn lại, chúng ta thấy những gì Đức Giêsu đã chịu trong mầu nhiệm Đau Khổ của ngài lại vượt xa và mang một giá trị lớn lao hơn rất nhiều so ngôn sứ Giêrêmia. Sự bách hại và thử thách của Đức Giêsu khốc liệt hơn biết mấy: “Lạy Cha nếu có thể xin cho con khỏi uống chén này”; thái độ vâng phục của Ngài cũng thẳm sâu dường bao: “Xin vâng ý Cha, nhưng đừang theo ý con”; tình yêu của Đức Giêsu cao cả hơn gấp bội: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống vì người mình yêu” và sự tha thứ của ngài mới là tột đỉnh của mọi tình yêu: “Xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Qua mầu nhiệm thập giá, Đức Giêsu đã mạc khải trọn vẹn cho con người về tình yêu thương của Thiên Chúa. Người yêu thương chúng ta đến nỗi đã nộp Con Một vì chúng ta (x.Ga 3, 16, 1Ga 4,10, Rm 8,32,v.v…).

Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy tùy theo góc độ tiếp cận chúng ta chỉ làm rõ được phần nào mầu nhiệm của Đức Giêsu. Chúng ta không thể nắm bắt được hết mầu nhiện khôn dò ấy: “Chúng ta không đặt đến được điểm đặc thù của Đức Giêsu, sự mới mẽ của Người”( Joseph Ratzinger, Đức Giêsu thành Nazaréth, bản dịch của Nguyễn Văn Trinh, Lưu hành nội bộ, năm 2007, tr 225.)

. Việc so sánh Đức Giêsu và Giêrêmia chỉ là “cách chú giải Người (Đức Giêsu) từ quá khứ hay từ nét chung chung hay khả thể, nhưng không xuất phát từ chính Người, từ sự độc đáo của Người không theo bất cứ phạm trù nào”. (Joseph Ratzinger, Sđd, tr 225). Vì vậy, Con người Đức Giêsu Kitô vẫn mãi là một mầu nhiệm, Kitô học vẫn phải không ngừng tìm hiểu về Ngài và những người tin vào Ngài vẫn còn một “lộ hổng thần thiêng” để “trám vào đó” cảm nghiệm riêng tư của mình trong đời sống đức tin.

Qua việc tìm hiểu đề tài này, người viết học được nhiều bài học từ cuộc đời và sứ mạng của Giêrêmia một tiền ảnh của Đức Giêsu, nhất là học được nhiều bài học từ chính Đức Giêsu một ngôn sứ tuyệt hảo đã hiến thần yêu thương con người, nhằm làm phong phú hành trang của cá nhân trong hành trình trở thành một ngôn sứ của Thiên Chúa cho thời đại hôm nay.

Quang Huyền, OFMMục lục

Page 36: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Mỗi người sửa mình một chút – đời sẽ đẹp biết bao!

Mùa chay là mùa sám hối. Sám hối không chỉ là hối tiếc trước một việc sai trái đã qua. Sám sối chủ yếu là thấy sai để sửa. Sám hối là biết hối lỗi và biết xin lỗi.

Sai và sửa sai, lỗi và xin lỗi là một chuyện bình thường có tính quy luật. Bởi vì sai mà không sửa, lỗi mà không xin lỗi, sửa sai xin lỗi không kịp thời thì không những không có tiến bộ mà còn ngày càng lún sâu trong vực thẳm suy vong.

Là con người, ai cũng có sai sót, lầm lỗi, không trừ một ai. Chỉ có điều là có những người không có khả năng thấy được sai lầm, thậm chí còn cho rằng mình không thể phạm sai lầm, thiếu sót, hoặc đã thấy mình sai lỗi nhưng không chịu thừa nhận, hoặc có thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa, không xin lỗi, hoặc có sửa chữa mà cũng không thành thật, không quyết tâm cho đến cùng.

Từ xưa, các bậc minh triết đã cho rằng việc thấy được sai lỗi của bản thân mình, có dũng khí để công khai thừa nhận và có quyết tâm sửa chữa những sai lỗi đó là những dấu chỉ của một con người chân chính, trung thực, đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng.

Trong kho tàng thành ngữ điển tích của Trung hoa ngày xưa có những câu chuyện giàu ý nghĩa: “Thửa xưa, người nước Trịnh hay đến họp nhau ở trường học trong làng để bàn về những ưu khuyết điểm của nhà cầm quyền. Lúc ấy Tư Sản làm tướng, có người khuyên ông nên huỷ trường học đó đi. Tư Sản nói: Cứ để chỗ cho họ lấy chỗ họp bàn với nhau, điều gì cho là phải thì ta làm, điều gì cho là trái thì ta đổi, những người ấy chính là thầy học của ta đó, việc gì mà phải huỷ ?”.

Các bậc thánh hiền dạy rằng: nếu mắc sai lỗi thì công khai nhận sai lỗi đó, rồi tìm nguyên nhân sai lỗi và đề ra biện pháp và quyết tâm sữa chữa.Thái độ đối với sai lỗi như thế là thước đo một người chân chính.

Nhiều người than phiền rằng: ngày nay tiếng cảm ơn và xin lỗi, bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...

Tiếng “cảm ơn” thốt ra làm người nói và người nghe đều vui. Đó là nền tảng đạo đức. Có những gia đình coi trọng việc giáo dục con cái, cha mẹ vẫn nói tiếng “cảm ơn” con mình như một tấm gương soi. Lời cảm ơn đã trở thành một thứ văn hóa ứng xử.

Từ “xin lỗi” cũng vậy, khi làm việc gì tổn thương tới người khác, ta “xin lỗi”. Lỡ chạm vào một người đi gần, lỡ va quẹt khi đi xe, lỡ nói một lời làm tổn thương, ta đều “xin lỗi”.

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức đang mờ nhạt dần. Tiếng “cảm ơn” đã thưa thớt. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi. Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng chứng kiến nhiều trường hợp người hỏi thăm đường, hỏi thăm nhà không cần “cảm ơn”. Người đánh rơi đồ vật được người đi đường lượm giúp cũng không cần “cảm ơn”, mà trong số đó, đâu ít trường hợp là sinh viên, học sinh hay công chức.

Từ “xin lỗi” cũng cùng chung số phận. Người ta đã ít dùng đến nó. Người ta không muốn nhận lỗi, cho dù họ đã làm tổn thương đến người khác. Chuyện nhỏ đã đành, chuyện lớn cũng vậy. Và trong đời sống, dần dần có một số đông người đã không hề biết đến hai cặp từ “cảm ơn” và “xin lỗi”.

Page 37: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Nhận ra lầm lỗi của mình là điều rất khó. Có người ví von rằng mỗi người đều mang một gùi đầy tội sau lưng và một gùi công đức trước ngực. Vì thế, người ta chỉ thấy công đức mà không thấy được lầm lỗi của mình. Ông Dale Carnegie, một học giả trứ danh người Mỹ viết nhiều cuốn sách nổi tiếng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới quả quyết rằng: “Tôi đã bỏ ra gần 70 năm trong đời để khám phá ra chân lý nầy là dù người ta có lỗi nặng đến đâu, thì trong 100 lần phạm lỗi thì có tới 99 lần người ta tự cho mình là vô tội.”.

Bạn thân mến,

"Xin lỗi" là một tiếng thường dùng trong giao tiếp và quan hệ giữa xã hội. Xin lỗi có sức mạnh và giá trị đặc biệt, cần tập luyện để mỗi người sống tốt đẹp các mối quan hệ hàng ngày.

Sức mạnh của lời xin lỗi

Năm Thánh 2000, năm Đại Toàn Xá, ĐGH Gioan Phaolô II đã ngõ lời xin lỗi thế giới về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ. Nhiều tổng thống, thủ tướng, thượng nghị sĩ hay những người nổi tiếng phải triệu tập những cuộc họp báo để xin lỗi công chúng vì những hành động hay lời nói của họ.

Tại sao lời xin lỗi lại quan trọng đến như thế? Xin thưa là bởi vì, lời xin lỗi có sức mạnh hoá giải, làm hoà và đi đến hoà bình.

Có một người con trai rất giận dỗi và không nói chuyện với bố mình. Ông ấy chỉ lo công việc mà không dành nhiều thời gian cho con cái. Một hôm ông nói: "Con trai, bố thực sự xin lỗi con vì cứ mải mê theo đuổi sự nghiệp mà không thể ở bên con, nhưng thực sự bố rất yêu con". Thật là kỳ diệu. Họ ôm nhau và lần đầu tiên trong nhiều năm qua, họ thực sự bắt đầu nói chuyện thân mật với nhau.

Chúng ta làm những điều sai lỗi, gây nổi buồn cho người khác. Chúng ta phê phán công việc của người khác trước đám đông, nói một điều làm ai đó tổn thương, rồi biện minh rằng: "Tôi chỉ đang đùa thôi". Không dễ dàng để nói một lời xin lỗi. Nhưng lời xin lỗi có một sức mạnh diệu kỳ. Bạn đã kinh nghiệm chưa?

Giá trị của lời xin lỗi

Biết nói lời xin lỗi, chứng tỏ ta có lòng kính trọng và thiện cảm đối với người bị hàm oan.

Xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận. Xin lỗi ngăn chặn các hiểu lầm nhau. Lời xin lỗi như liều thuốc chữa lành mọi vết thương lòng.

Xin lỗi mở cánh cửa tha thứ, giúp con người cảm thông với nhau.

Khi lỡ xúc phạm đến ai, ta cảm thấy hối hận và xấu hổ rồi bần thần, áy náy lương tâm. Khi ngõ lời xin lỗi, ta tìm đựơc bình an tâm hồn, cảm nhận sự thanh thản và thân thiện với anh em.

Biết lỗi và xin lỗi là dấu chỉ của một con người khiêm nhường.

Xin lỗi có một lối đi từ trái tim đến trái tim. Thành tâm, không giả tạo, mang đến nhiều lợi ích trong ứng xứ.

Một lời xin lỗi chân thành có sức mạnh vĩ đại, có khả năng biến đổi đời người, cho cả người xin và kẻ nhận.

Page 38: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Nghệ thuật nói xin lỗi

Bạn vừa “trót dại” gây lỗi lầm, làm tổn thương đến anh em. Bạn muốn nói lời xin lỗi. Ồ ! sao khó quá! Vừa xấu hổ, vừa tự mãn, nói làm sao đây? Đừng bối rối, hãy làm theo những bước sau đây, bạn sẽ tìm lại niềm vui.

Chịu trách nhiệm: Bước đầu tiên để xin lỗi là phải tự thừa nhận với bản thân rằng bạn đã có hành vi không tốt với ai đó. Bạn có thể nhận ra điều đó ngay hoặc phản ứng của người khác cho bạn biết đã làm một chuyện gây tổn thương.

Giải thích: Điều quan trọng là phải cho người bị tổn thương biết bạn không cố ý làm như thế. Đồng thời bạn phải thể hiện sự hối lỗi vì đã làm phiền đến họ.

Bày tỏ sự ân hận: Sẽ chẳng tác dụng nếu bạn nhận lỗi với người khác mà khuôn mặt tỉnh bơ, chẳng cảm xúc gì. Hãy thể hiện sự ăn năn, hối hận của bạn khi làm tổn thương người khác. “Mình cảm thấy rất hối hận khi nói ra bí mật của bạn. Mình rất xấu hổ với bản thân”, đó là một cách nói.

Sửa chữa lỗi lầm: Sau bao nỗ lực, bạn vẫn chưa thể hoàn thành được lời xin lỗi nếu chưa sửa chữa được sai lầm do mình gây ra. Nếu bạn làm hư hỏng tài sản của ai đó, hãy đề nghị được sửa chữa hoặc thay mới nó. Trong trường hợp thiệt hại vật chất không rõ ràng, hãy hỏi xem liệu bạn có thể làm gì. Ngoài ra, bạn cũng có thể “bồi thường” bằng cách gửi tặng “nạn nhân” của bạn một món quà nhỏ xinh xắn.

Chọn đúng thời điểm: Với những lỗi nhỏ như va phải ai đó, bạn hãy xin lỗi ngay, chớ để đến hôm sau. Sự khó chịu tích lũy theo ngày từ phía người bị bạn gây lỗi sẽ dẫn tới những căng thẳng không cần thiết trong mối quan hệ của hai người.

Nếu lỗi lầm nghiêm trọng hơn, như xúc phạm một người bạn, thì cần phải suy nghĩ nhiều hơn về lời xin lỗi. Trong trường hợp này, một sự xin lỗi quá nhanh chóng sẽ trở thành giả tạo, không chân thành. Đó không phải là chuyện ai “thắng” hay ai “thua” mà là làm sao để giữ được một mối quan hệ.

Gợi ý:

- Nhận lỗi càng sớm càng tốt. Nếu để vài tuần vài tháng sau, lời xin lỗi sẽ chẳng còn đơn giản là: “Mình xin lỗi” nữa. - Nói về lỗi lầm của bạn với ngôn ngữ rõ ràng, tránh úp mở, mơ hồ. Hãy ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Nếu có “tình tiết giảm nhẹ” cho việc làm của bạn, nhớ đề cập đến ngay.- Giọng điệu là điều rất quan trọng. Lời xin lỗi phải được nói ra một cách chân thành nhất có thể. Và tránh lời xin lỗi chung chung như: “Mình rất tiếc vì những gì đã xảy ra với bạn”. Hãy nói “Mình rất hối hận vì việc làm của mình”. - Sau khi xin lỗi, hãy giữ yên lặng và lắng nghe người đó nói về cảm giác của họ như thế nào. Lời xin lỗi nhờ đó sẽ thực sự hiệu quả.- Hãy nhận bồi thường thiệt hại khi cần, nhưng đừng hứa hẹn quá khả năng của bạn.

Bạn thân mến,

Mùa chay là mùa sám hối để canh tân, sám hối để thấy được những sai lỗi bản thân, canh tân để sửa sai và đổi mới con người mình. Sám hối chính là từ bỏ đường xưa lối cũ, từ bò những tính hư tật xấu để bước vào đời sống mới với nhũng tâm tình tốt lành, thánh thiện. Sám hối là cải tà quy chính, từ bỏ, cắt đứt, đoạn

Page 39: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

tuyệt cái cũ xấu xa bất chính, từ đó mặc lấy con người mới,trở thành thụ tạo mới (Gal 6,15) mở lòng đón nhận ơn Chúa, mở ra những quan hệ tốt lành với anh em.

Lời rao giảng đầu tiên của Chúa Giêsu: ” Thời kỳ đã mãn, nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng” (Mc 1,15). Gioan Tẩy Giả cũng khởi đầu sứ vụ bằng lời kêu gọi ấy: ”Hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời gần đến” (Mt 3,2). Sám hối là điều kiện thiết yếu để vào Nước Trời. Không ai có thể vào Nước Trời, không ai có thể làm môn đệ Chúa Kitô nếu không sám hối, không thay đổi tâm hồn cho hợp với sứ điệp Tin mừng. Nói một cách bóng bẩy, Chúa Giêsu dạy người ta phải sinh lại một lần nữa (x.Ga 3,3), hoặc trở nên như trẻ nhỏ (x Mt 18,3); phải mặc y phục lễ cưới khi vào dự tiệc cưới Nước Trời (x.Mt 22,12); phải đựng rượu mới trong bình mới (x.Mt 9,17)…

Kinh nghiệm đầu tiên mà Thánh Phêrô chia sẽ cho cộng đoàn Giáo Hội sơ khai là: anh em hãy sám hối. Ba lần chối Thầy vì yếu đuối bản thân chứ không phải vì không yêu mếnThầy. Phêrô đã biết lỗi lầm đó và ngài đã ăn năn bằng những giọt nước mắt sám hối chân thành. Phêrô đã sửa sai lầm bằng chính sự can đảm, thái độ hiên ngang,bằng một tình yêu nồng nàn với Thầy trong sứ vụ Tông Đồ của mình. Đối với Phêrô, sám hối là bước đi thứ nhất của hành trình lãnh nhận Thánh Thần. Không có sám hối thì không có ân huệ Thánh Thần. Đó là kinh nghiệm bản thân và cũng là gương sáng của Thánh Phêrô: ”đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1Pr 5,3). Gương sáng của Thánh Phêrô trước hết là gương sám hối, thấy sai lỗi và sữa sai đến cùng. Ngài muốn chia sẽ bài học thấm thía ấy với những người đang cùng mình giữ trọng trách mục tử.

Thánh Phaolô cũng bằng chính kinh nghiệm cuộc đời mình đã chia sẽ rằng: sám hối là làm hoà lại với Thiên Chúa. Phaolô, người lãnh đạo nhiệt thành bắt bớ Đạo Chúa, được ơn sám hối, đã sửa sai lỗi lầm, từ đó ngài làm hoà với Chúa để nên Tông Đồ dân ngoại. Theo Thánh Phaolô, tội lỗi đã phá huỷ những liên hệ hài hoà giữa con người với Thiên Chúa, sám hối là tái lập những liên hệ ấy. Thời gian sám hối là thời Thiên Chúa thi ân, thời Thiên Chúa cứu độ.

Mỗi người chúng ta đều có kinh nghiệm về sai lầm bản thân, về sự đỗ vỡ, sự bất hoà. Hai người bạn trở nên lạnh nhạt, hai người tình bổng hoá xa lạ, hai vợ chồng trở thành dửng dưng. Đổ vở bất hoà sinh ra hiểu lầm, đau khổ, tiếc nuối. Khi đổ vở, phía nào thấy sai để sửa chữa, phía nào yêu nhiều hơn sẽ chủ động tìm cách làm hoà, hàn gắn lại. Không ai không phạm sai sót lỗi lầm. Người ta chỉ khác nhau ở chỗ đối xử với sai lỗi của mình như thế nào mà thôi.

Sám hối và canh tân, nhận ra sai sót lỗi lẫm và sửa đổi không chỉ là việc làm trong mùa chay mà là suốt đời người. Và để sống cho cả đời người, mời bạn cùng đọc và suy niệm Tin Mừng (Mt 18, 15-20). Chúa Giêsu là một nhà giáo dục tài ba, khéo léo, thu phục lòng người. Ngài chinh phục con người bằng cái tâm, bằng tấm lòng chứ không phải bằng luật lệ, bằng lý trí. Chúa Giêsu là thầy dạy. Bạn hãy học với Ngài, bạn sẽ thấy cuộc đời tuyệt đẹp và chan chưa niềm vui.

Lm Giuse Nguyễn Hữu AnMục lục

“CON KIẾN MÀ KIỆN CỦ KHOAI !”

Lần này xử phúc thẩm 8 anh chị em Thái Hà, chúng tôi giảng Đại Phúc xong, đã phải vào Nam rồi, không tham dự được như dịp sơ thẩm 8 tháng 12 năm ngoái. Từ DCCT Sài-gòn, chúng tôi cùng với cả ngàn Giáo

Page 40: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Dân đã dâng Thánh Lễ và thắp nến cầu nguyện hiệp thông chiều hôm qua, thứ năm 26.3.2009. Có một liên đới sâu xa giữa Hà Nội và Sài-gòn, giữa Thái Hà và Kỳ Đồng. Gặp những chuyện như thế này, đôi bên ở hai đầu đất nước tự nhiên xa thành gần, sơ thành thân, tự nhiên đồng cảm trong cùng một thân phận làm những con... kiến bé tý xíu trước một củ khoai to đùng, cùng “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi” như Phạm Duy đã hát thành bản Tình Ca bất hủ của dân Nam, quê Việt.

Chúng tôi bạo mồm, xin mạn phép gọi chung sự thể này là “con kiến mà kiện củ khoai”. Ông bà nhà ta từ xưa kể ra có óc châm biếm hài hước, lại khéo ví von hình tượng sống động. Tương quan lực lượng rõ ràng là không cân sức: con kiến – củ khoai. Củ khoai to và nặng, xù xì xấu xí, đã bị hà, bị thối từ bên trong, đã mọc mầm ra từ lúc nào không biết, đã bốc mùi và tỏa hơi nóng, nhưng trước khi hỏng hoàn toàn phải đem vứt đi, nó vẫn có thể lăn tròn một phát, đè chết cả họ nhà kiến ! Nguy tai lắm lắm !

Tuy nhiên cái hay ở chỗ, con kiến bé thì bé thật, yếu thì yếu thật nhưng cả đàn kiến, cả họ nhà kiến cả triệu con rủ nhau đến, củ khoai đâm sợ ! Kiến kiện khoai, ai thắng ai ? Thoạt tiên kiến thua. Nhiều kẻ bàng quan chế giễu: “Ối giào ơi, con kiến mà đòi kiện củ khoai !” Nhưng kiến lại muốn làm tới cùng, chẳng phải để đòi bồi thường mấy trăm ngàn, mà là tiếp tục kiện nữa, kiện mãi, kiện cái khác, đòi cái khác lớn hơn, quan trọng hơn và sinh tử hơn gấp ngàn lần. Ấy là Công Lý và Sự Thật. Chưa thấy bóng dáng Công Lý và Sự Thật đâu, thì cứ kêu to lên, đâm đơn kiện, kiện đúng phép, kiện đúng luật, kiện giằng dai, kiện liên tục, kiện bằng cả sức mạnh của Lòng Tin.

A ! Tám người đàn ông đàn bà, già có trẻ có, tám con kiến đâu có lẻ loi cô đơn. Thường trước khi mưa to, nhất là sắp có lụt bão, có động đất, bỗng dưng không biết từ đâu chui ra cơ man nào là kiến với kiến. Thì đây, hôm nay 27 tháng 3, kiến đã rời tổ để kéo nhau đi vây củ khoai. Đâu chỉ tám con kiến, mà có cả tám ngàn con kiến khác lũ lượt nối đuôi nhau trên một lộ trình xa xôi vòng vo. Lại có cả tám chục vạn con kiến khác của Hà Nội, tám triệu con kiến đeo Thánh Giá Công Giáo, tám chục triệu con kiến Việt Nam bị ức chế đè nén hơn sáu chục năm nay cùng dõi mắt nhìn về ! Họ nhà kiến hóa ra trở thành một điềm báo, một chứng tá, một dấu chỉ...

Chuyện vui do một bạn trẻ người Bắc Giang đã về tận Hà Nội, trực tiếp có mặt hôm nay, gọi điện vào kể cho chúng tôi như thế này: Củ khoai chọn địa điểm diễn ra vụ kiện ở thành phố Hà Đông, tưởng là đắc địa, đúng phép thuật “Thầy Địa Lý” nào đấy đã tư vấn. Hóa ra dại quá ! Có một bác người Báo Đáp, Bùi Chu sống lâu năm ở Hà Nội, hay ăn to nói lớn, phết một câu: “Cụ nào mà đưa ra sáng kiến tổ chức phiên tòa ở Hà Đông tội to lắm, phải hạ ba bậc lương, cắt lao động tiên tiến mới đáng tội !”

Tại sao thế ?

Xin thưa điểm thứ nhất, cứ tưởng xa Nhà Thờ Thái Hà, xa trung tâm thủ đô hơn chục cây số, kiến sẽ nản lòng, kiến sẽ sợ mỏi chân ê càng mà bỏ kiện. Chẳng ai ngờ, kiến vốn có tính cần cù nhẫn nại, kiến lại đoàn kết một lòng một ý, 12 cây, chứ nếu như có phải cuốc bộ thêm mấy chục cây nữa để mà kiện tới nơi tới chốn thì kiến vẫn cứ sẵn sàng, lại hăng hái vui tươi mà diễn hành nữa là khác !

Xin thưa điểm thứ nhì, nơi xử án nằm ngay trên đường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Đông, là độc đạo nối liền quê hương của áo lụa mượt mà với băm sáu phố phường đông đúc, thế là hàng vạn chuyến xe to nhỏ lớn bé, mười bánh lẫn hai bánh, từ Hà Đông đổ về Hà Nội và ngược lại, đều có dịp ngang qua nơi đây, ai cũng tò mò dừng lại một tý để nhìn, để nghe, để hỏi han, để gật gù. Ấy, sức mạnh của truyền thông đại chúng đấy ! Có đến một chục tờ báo Hà Nội Mới và một chục đài truyền hình Thủ Đô cũng không lừa được dân nhà kiến nữa đâu nhá !

Xin thưa điểm thứ ba, gần đấy lại có đến ba ngôi trường Đại Học sừng sững. Hàng ngàn sinh viên đã được chi bộ, chi đoàn tổ chức học tập quán triệt đường lối, tuyên truyền giáo dục để giữ vững tinh thần cách

Page 41: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

mạng, cảnh giác cao độ với những ý đồ diễn tiến hòa bình, gây mất ổn định chính trị v.v... Bây giờ tự nhiên được chứng kiến tận mắt một cách sống động cảnh củ khoai lúng túng và hoang mang với đủ loại trang bị vũ khí để chống đỡ phòng thủ trước một đàn kiến tay chỉ cầm lá và tờ bìa giấy, miệng cười nói tưng bừng như trẩy hội ! Sinh viên, bạn sẽ nghĩ gì ? Ơ kìa, phản tác dụng nhé, phá sản sạch sành sanh !

Xin thưa điểm thứ tư, không xa nơi xử án có hẳn một khu công viên, xanh tươi, mát mẻ. Lại có cả nhà vệ sinh công cộng đàng hoàng sạch sẽ, kiến tụ tập đông như thế mà không bị căng thẳng như lần trước, nội bất xuất ngoại bất nhập, cứ phải nín nhịn từ sáng đến chiều. Kiến mệt và buồn ngủ một chút đã có chỗ ngả lưng. Kiến còn khỏe thì ngồi bên nhau mà đọc kinh cầu nguyện, hát Thánh Ca sốt sắng như trong một chuyến hành hương tĩnh tâm giữa Mùa Chay. Kiến lại ý thức làm chủ tập thể quá tốt, chiều về, giải tán rồi, không ai có thể chê bai chuyện xả rác, bẻ hoa vặt cành tai tiếng dạo nào ở Hà Nội.

Xin thưa thêm điểm nữa, điểm này mới thật là điểm son tuyệt vời: cách đó chỉ mấy trăm mét là cả một ngôi Nhà Thờ Giáo Xứ Hà Đông. Cha xứ bệnh nặng, đang nằm viện cũng đã xin về để ở bên cạnh đàn kiến của mình. Kiến Hà Đông đã mở vòng tay hiếu khách đón kiến Hà Nội và các nơi khác nữa đổ về thật chu đáo, tình nghĩa, theo đúng Tin Mừng Chúa Giêsu: “Ai tiếp đón một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây, là tiếp đón chính Ta”. Xế chiều, vừa tan vụ kiện, củ khoai đang còn lủi thủi lăn đi, thì đàn kiến đã reo hò kéo nhau vào Nhà Thờ mà dâng Lễ Tạ Ơn. Chúa ơi, giữa Mùa Chay mà miệng môi cứ muốn bật lên những lời Hallêluya !

Xin lập lại, con kiến mà kiện củ khoai, thoạt đầu kiến thua, tưởng kiến chịu lép một bề, “thôi thì thôi nhé, cũng đành thế thôi”, thân phận con sâu cái kiến ấy mà. Nhưng không ngờ, kiến đang chuyển bại thành thắng ! Chúng tôi, kiến ở miền Nam, xin cám ơn kiến miền Bắc, cám ơn kiến Hà Nội, cám ơn kiến Thái Hà !

Lm. QUANG UY, DCCT, Sài-gòn đêm thứ sáu 27.3.2009 Mục lục

Trong hạt giống

Hạt giống nào cũng nhỏ bé. Có những hạt giống nhỏ như một hạt cát. Nhưng trong nó ẩn chứa mầm sự sống mãnh liệt.

Một hạt giống có thể là một hình ảnh cho ta, hay cũng có thể là hình ảnh đời sống con người. Hạt giống có thể tâm sự hỏi ta:

„ Này Bạn, biết đâu có thể nơi Bạn ẩn chứa tiềm tàng nhiều khả năng mà chưa bung nở phát tỏa ra đấy thôi? Biết đâu có thể dưới lớp vỏ dầy cứng thân xác bạn một mầm sức sống qúy gía đang ẩn chứa trong đó? Biết đâu có thể Bạn lo âu sợ hãi khi nói đến phải hy sinh buông sự sống khỏi tay mình, vì Bạn sợ mất sự sống? Thật là điều khó cắt nghĩa để tin rằng qua sự chết đi sẽ tìm được sự sống thật?

Và tôi cũng biết qúa trình hy sinh từ bỏ rất đau đớn khó khăn cho mọi người. Nhưng điều mới, sự mới chỉ có thể phát sinh nẩy nở khi cái cũ, điều cũ tiêu tan chết đi. Sự chết đi xem ra là con đường duy nhất, để hạt giống như tôi chết mục nát để cây mới mọc lên mang lại hoa trái sung túc. Và Chúa Giêsu, Đấng đã hy sinh đời sống mình như hạt giống đã tâm sự: „nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ

Page 42: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.“ ( Ga 12,20-23 ).“

Ngày nay nói đến dấn thân hy sinh, nhất là nói đến sự chết, nào có ai muốn đề cập nói đến đâu. Vì ai cũng muốn sống, chẳng ai muốn chết cả. Sống để tận hưởng. Sống để tạo lập con đường công danh sự nghiệp. Sống để làm cho mình nổi tiếng, để đời. Sống bất chấp, miễn sao sống là được. Sự sống là điều cao trọng qúy gía hơn tất cả.

Nhưng Chúa Giêsu lại chỉ vạch ra một con đường khác về sự sống: hy sinh cho người khác là con đường duy nhất để có được sự sống thật. Đó là con đường yêu thương.

Chúa Giêsu là hạt giống cây lúa mì, mà Thiên Chúa gieo trồng trên thửa đất trong cuộc sống ở trần gian. Trong cách sống dấn thân hy sinh chết của Chúa Giêsu, trong cơn nguy biến đầy đen tối đó nẩy mầm sự sống mới. Đó là sống hy sinh cho người khác. Con đường của Chúa Giêsu không dừng lại nơi sự chết, nhưng xuyên thông qua sự chết để đạt đến sự sống mới ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt tội lỗi.

Hình ảnh sự h sinh dấn thân xưa nay tìm thấy nơi đời sống cha mẹ chúng ta. Các ngài yêu mến con cái mình, nên sống hy sinh, từ bỏ những gì riêng tư cho mình và cùng chia sẻ với con cái. Chính nhờ thế đời sống con cái mới được chăm sóc phát triển hứa hẹn một tương lai tốt đẹp.

Cha mẹ gieo trồng tình yêu của mình qua đời sống hy sinh dấn thân cho đời sống con cái nẩy nở phát triển vươn lên.

Hy sinh từ bỏ là những đức tính, phải là những nhân đức tốt đẹp cao qúy cùng thánh thiêng. Nhưng không chỉ khó làm, khó thực hiện mà còn nhiều khi bị cười chê coi thường. Những người sớng dấn thân hy sinh làm việc công ích bác ái giúp người khác, hay sống chân thành kỷ luật nghiêm minh thường bị nhìn dưới con mắt xa lạ coi thường. Nhưng chính nhờ sự dấn thân hy sinh đó của họ mà đời sống chung giữa con người với nhau từ trong gia đình ra ngoài xã hội vẫn luôn đậm mầu sắc nhân đạo tình người. Chính điều này đem lại cho đời sống niềm hy vọng vươn lên.

Đời sống con người chúng ta không tránh khỏi sự chết dưới nhiều hình thức. Nhưng trong sự chết có mầm sự sống mới, như Chúa Giêsu nói.

Ai hy sinh dấn thân đời sống mình cho người khác, cho hạnh phúc chúc lành của thế giới, người đó sẽ cảm nghiệm nhận ra rằng, đời sống họ như thế không uổng công, nhưng có đầy đủ ý nghĩa mang lại hoa trái sung túc cùng là chúc lành cho trần gian.

LM. Đaminh Nguyễn Ngọc LongMục lục

Tĩnh tâm Linh mục Giáo phận Phan Thiết (5-9.1.2009)

BẢY LỜI CỦA ĐỨC MARIA & ĐỜI SỐNG LINH MỤC ( tt)

I. LỜI “HỌ HẾT RƯỢU RỒI”

Năm lời đầu của Đức Maria là những lời được cất lên gắn liền với tuổi thơ và đời sống âm thầm của trẻ Giêsu, được ghi lại qua dạng thức chuyện kể của Phúc Âm theo thánh Luca, nhưng hai lời sau này, lời sáu và lời bảy, lại xuất hiện ở tuổi trưởng thành trong bước đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng

Page 43: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

của Chúa Giêsu và chỉ được Phúc Âm thứ tư ghi lại với một bút pháp khác mang tính thần học nhiều hơn và cũng vì thế chừng như khô khan hơn.

Ngoài lời Đức Maria chào bà Êlisabét không được ký âm nên ta không biết thế nào, còn lời thứ sáu như được ghi lại, là lời ngắn nhất trong các lời Đức Maria nói lên giữa cuộc sống bên cạnh Ngôi Lời làm người. Lời ngắn nhưng có thể hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau bổ sung cho nhau nêu lên chân dung một người Mẹ tuyệt vời, gắn bó mật thiết với hạnh phúc của các gia đình.

1. “Họ hết rượu rồi”: một lời thông tin

Các nhà chú giải cho biết rằng đám cưới theo tập tục Do Thái rình rang lắm, không chỉ là nghi thức theo luật lệ chung mà còn là râu ria thêm thắt tùy theo khả năng mỗi gia đình, giàu làm kép hẹp làm đơn; cũng không thuần túy là lễ cưới mà còn là lễ hội quy tụ đông người cả bà con thân thuộc họ hàng lẫn bạn bè mọi giới. Mỗi đám cưới là một đám tiệc hoành tráng. Có thể hình dung khung cảnh rộn ràng này qua những chỗ nói đến tiệc cưới trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, nhất là chỗ nửa đêm có tiếng loan báo chàng rể đến, khiến người ta nghĩ đám cưới phải kéo dài vài ngày là ít; lại có hoạt cảnh trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể, cứ như trong công nghệ đám cưới thời hiện đại với đủ thứ nghi thức diễu hành trai tài gái sắc quyện đi quyện lại thấy mà chóng mặt.

“Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự”. Thánh sử ghi lại có thể để mở đầu chuyện kể của mình, nhưng từ hai câu vắn vỏi ấy, người ta hiểu đây là một đám tiệc quy tụ đông người, dẫTrong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự”. Thánh sử ghi lại có thể để mở đầu chuyện kể của mình, nhưng từ hai câu vắn vỏi ấy, người ta hiểu đây là một đám tiệc quy tụ đông người, dẫu không biết mối liên hệ thân thích của thánh gia với gia đình nhà đám ra sao. Mẹ, con hiện diện đã đành, nhưng còn các môn đệ Chúa Giêsu nữa, điều này cho thấy có lẽ đám cưới là người nhà của gia đình thánh, nên thiệp mời một người mà kéo cả UB đi cũng là chuyện không khó hiểu. Bữa tiệc không là cơ hội để biểu dương danh thế kết đoàn sức mạnh cho bằng là dịp để biểu lộ một tình thân lấy đông vui làm chủ yếu. Một bài hát đám cưới Việt Nam có câu “lâu thật lâu mới có được một ngày vui” có thể được áp dụng để hiểu hơn đám cưới Cana.

Có lẽ vì niềm vui lớn này mà hai nhân vật chính của đám cưới không xuất hiện với những nét đặc tả nổi bật, mà xem ra chỉ như nguyên do để niềm vui được hình thành. Tân nương không được nhắc đến và tân lang cũng chỉ xuất hiện ở phút cuối cùng trong vai phụ đón nhận lời trách móc của người quản tiệc, làm nổi bật tính tương phản trước sau của rượu xoàng rượu ngon thôi.

Đây là bữa tiệc của niềm vui quy tụ và cũng là niềm vui chia sẻ, chính vì thế, rượu luôn là tác nhân không thể thiếu được. Nếu ngày nào Thánh Vịnh có hát lên “rượu làm hoan lạc lòng người” thì cũng chỉ muốn diễn tả một thực tế khách quan ai cũng biết và xem ra lại càng đúng hơn với thực tế chủ quan như trường hợp đặc biệt của tiệc cưới Cana. Chính giữa lòng bữa tiệc linh đình ấy, khi niềm vui đang vào cao trào trăm phần trăm dzô dzô ngọt sớt, chẳng ai ngờ có nhiều nhiệt tình tham dự và nhiều nhiệt tình tham gia đến thế, nên rượu với những vò chất chồng như núi cũng phải lở. Không ai hay, kể cả chủ tiệc; không ai để ý, kể cả tân lang. vả lại khi đã ngà ngà hoa mắt rồi, khách có để ý đi nữa cũng chẳng thấy. Thế mà trong số khách hôm ấy có người đã để ý và đã thấy. Người ấy nhẹ nhàng nói với Chúa Giêsu: “họ hết rượu rồi”. Thế thôi.

Ở cấp độ bình giải này, lời “họ hết rượu rồi” chỉ là một thông tin của một thực khách đổi trao với một thực khách khác đang hiện diện trong buổi tiệc như lưu ý về tình hình thức uống mà cân đối thế nào cho phù hợp hoặc điều tiết ra sao cho khỏi mất mặt đôi đàng, đàng chủ tiệc không xấu hổ vì thiếu rượu mời làm cho niềm vui đổ bể và đàng khác mời không thòm thèm vì thiếu rượu uống giữa chừng nhâm nhi. Quả

Page 44: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

là một thông tin cấp bách, nhưng lại chỉ được loan báo cho một người và lại là thông tin chính xác đầy đủ rõ ràng, cứ như bức điện khẩn được hỏa tốc gửi đi, không còn thì giờ để giải thích ngọn nguồn.

Nhưng cũng chỉ chừng đó thôi, người ta cũng thấy khách gửi thông tin này phải là khách đặc biệt tinh ý đã ra tay đúng lúc cứu cho đàm cưới thoát được một bàn thua trông thấy và giúp cho mọi thực khách hôm đó duy trì được niềm vui đầy đặn.

2. “Họ hết rượu rồi”: một lời thông cảm

Không chỉ có thế, người khách đặc biệt ấy chính là một phụ nữ, một “bà” như lời đáp của Chúa Giêsu đã nêu lên: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến”. Người ta đã nói khá nhiều về chữ “bà” trong cách xưng hô của Chúa Giêsu ở tiệc cưới Cana. Cứ như lạnh lùng xa lạ không có mấu chốt liên hệ gì.

Thực ra nhiều chỗ khác trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cũng vẫn dùng chữ này để nói với các phụ nữ một cách tự nhiên như ngôn ngữ giao tiếp, không ai lấy làm lạ và người trong cuộc đối thoại cũng không biểu tỏ một phản ứng mảy may khó chịu nào, như đối với bà Cananêa (Mt 15,28), với thiếu phụ Samaria (Ga 4,21), với người đàn bà ngoại tình (Ga 8,10) và với Maria Magđala (Ga 20,13). Người ta có thể nói nhiều hơn nữa về chữ “bà” này khi đặt cận kề hai biến cố Cana và Canvê, để thấy cho đến phút cuối trên thập giá, Chúa Giêsu vẫn thích dùng chữ “bà” trong lời gửi gắm người môn đệ thân yêu cho Mẹ mình: “Thưa bà, này là con bà”. Nhưng trong đám cưới Cana, ở cấp độ bình giải này, chúng ta muốn ghi nhận lời “họ hết rượu rồi” có tác giả là một người nữ, mà người nữ ngoài sự tinh ý, lại có tấm lòng trắc ẩn sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Lòng trắc ẩn thể hiện trước hết qua ánh nhìn ghi nhận. Phải là quán xuyến và kinh nghiệm lắm, người nữ này mới có thể đánh giá tình hình một cách chính xác đến thế. Có thể do nhịp độ phục vụ của các gia nhân bỗng dưng chậm lại; có thể do cung cách mời mọc của chủ tiệc bỗng dưng rời rạc; và cũng có thể do ánh mắt của tân lang hoặc tân nương bỗng dưng u ẩn. Không biết rõ. Chỉ biết rằng ánh nhìn kia khởi đi từ lòng trắc ẩn vốn có, người nữ ấy đã chủ động lo lắng nhanh chân đi cho con mình biết rõ sự việc. Quả là một sáng kiến thược về tấm lòng. Chúa Giêsu có biết sự thể ra thế này không? Không ai dám nói là Người không biết, nhưng cứ như câu trả lời, chừng như Người còn cân nhắc tính phù hợp xem sao. Chưa đến giờ của Người mà. Còn người nữ này nhanh lắm, mắt đã thấy trí đã phán đoán đúng là tâm hồn giục giã không thể chần chừ được. Chần chừ lúc khác có thể làm chín chín chứ chần chừ lúc này là đổ bể không còn vớt vát lại được. Vinh dự của tiệc cưới là đây và vất vả của tiệc cưới cũng là đây. Chuyện một lần chuyện một đời mà.

Nhưng lòng trắc ẩn thể hiện rõ nhất trong cách can thiệp kín đáo can đảm và tận tụy của người nữ này. Chỉ là khách mời như bao khách mời khác, nhưng bằng vào cung cách đi đứng nói năng, người khách nữ này đã chứng tỏ bản lĩnh của mình. Có thể bảo rằng bà mua việc, có ai cậy nhờ đâu mà đem thân gánh lấy công việc, mà nào có nhẹ nhàng gì. Giúp nấu nước rửa chén là chuyện của phụ nữ, chứ can gián đến chuyện rượu chè vốn là chuyện của cánh mày râu xem ra là một thách đố nếu không nói là một ngoại lệ trong xã hội Do Thái. Có thể bảo rằng bà vẽ chuyện ăn cơm nhà vác ngà voi hàng tổng, chuyện nhà người ta chứ có phải chuyện nhà mình đâu mà lo quán xuyến, coi chừng làm được việc chẳng được lời cám ơn lại còn bị coi là đạp lên chân người khác. Và cũng có thể bảo rằng bà sao chẳng giữ gìn thể diện, ăn có mời làm có khiến, mình đi ăn cưới thì cứ ăn uống thiệt tình là xong bổn phận, có can dự gì mà lôi người nhà vào chuyện rắc rối. Mặc kệ. Chắc những ý nghĩ ấy chẳng kịp đến với bà đâu, vả lại có đến đi nữa bà cũng chẳng rỗi hơi mà giữ lại trong đầu.

Thời giờ lúc này là vàng bạc. Thấy tiệc hết rượu là bà ra tay ngay, nhận lấy trách nhiệm về phần mình. Tội nghiệp đám cưới, hết rượu giữa chừng cũng là một thứ hạnh phúc đứt gánh giữa đường, xúi

Page 45: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

quẩy lắm, vì thế bà tự mình can đảm vào cuộc, coi việc đám cưới là việc nhà mình và coi chuyện hết rượu là chuyện của chính mình, từ đó bà tận tụy chẳng quản ngại gì nữa, đi lại thoăn thoắt như con thoi giữa một đàng là con mình và đàng khác là các gia nhân, dàn xếp và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, miễn sao mọi người đều vui và thế là bà lại có thể rút lui vào âm thầm như đức tính kín đáo muôn thuở của bà.

3. “Họ hết rượu rồi”: một lời chuyển cầu

Lời “họ hết rượu rồi” trong cấp độ khách quan chỉ là lời thông tin của một thực khách tinh ý, và trong cấp độ tình cảm lại là lòng trắc ẩn của trái tim người nữ sẵn sàng gieo mình đảm đang công việc, nhưng chính trong cấp độ đồng hành thiêng liêng, người ta mới thấy lời ấy quả là một lời nhiệm mầu của Mẹ Đức Giêsu mở vào tấm lòng của Đấng Cứu Thế con mình, và đồng thời mở ra ân sủng thánh hóa những giá trị trần đời. Người thực khách tinh ý kia hoặc người nữ đầy lòng trắc ẩn kia không phải là ai khác mà chính là “thân mẫu Chúa Giêsu”.

Trong Phúc Âm thứ tư, người ta không nêu đích danh Đức Maria, nhưng bù lại, một danh xưng khác cao trọng đã luôn luôn được nhắc tới, đó là danh xưng “Mẹ Đức Giêsu”. Tất nhiên, đó là chọn lựa Kitô học của thánh sử. Khi hữu ý trình bày tất cả mọi biến cố xoay quanh một trọng tâm duy nhất là Đức Giêsu thì thay thế danh xưng Maria bằng “Mẹ Đức Giêsu” cũng là chuyện dễ hiểu; nhưng điều quan trọng hơn, thánh sử cho thấy một nhãn giới độc đáo là không thể tách rời mầu nhiệm Đức Maria ra khỏi mầu nhiệm Đức Kitô. Do đó, chuyện đám cưới Cana không chỉ là chuyện liên hệ đến Đức Maria thôi, mà đúng ra là liên hệ đến Chúa Giêsu và thân mẫu Người. Nếu khoa thánh mẫu học sau này có đào sâu tư tưởng “Ad Jesum per Mariam” như một linh đạo thì nền tảng và những chi tiết dẫn chứng đã được gặp thấy phong phú trong trình thuật tiệc cưới Cana đây.

Không phải vô tình mà chuyện đám cưới đã nhắc đến sự hiện diện của thân mẫu Đức Giêsu trước, rồi mới nói đến sự hiện diện của Đức Giêsu và các môn đệ sau, mà xem ra muốn gợi ý rằng chính sự hiện diện của Đức Maria đã là nguồn gốc của việc đôi tân hôn mời Đức Giêsu và các môn đệ đến. Ghi nhận này cho thấy, tại Cana cũng như nơi những biến cố căn bản của mầu nhiệm Nhập Thể, như phép lần hạt năm sự vui chẳng hạn, Đức Maria luôn là người đi trước để giới thiệu Đấng Cứu Thế cho những người khác.

Cũng chẳng vô tình chút nào khi thấy đám cưới hết rượu, Đức Maria không đi tìm rượu ở chỗ khác nhưng lại đến thẳng chỗ con mình, mà muốn nói lên niềm tin tưởng trọn vẹn của Mẹ. Ở trường hợp quẫn bách như thế này, người duy nhất làm thay đổi tình thế không phải là ai khác ngoài Chúa Giêsu, dẫu cho tới lúc đi ăn cưới, Mẹ chưa thấy Chúa Giêsu thực hiện một phép lạ nào ở quê hương Nazarét hay ở nơi đâu khác. Như vậy, tại Cana Đức Maria đã bày tỏ thêm lần nữa tâm tình tín thác đã có từ ba mươi năm trước khi thưa tiếng Fiat xin vâng. Nếu ngày truyền tin, Đức Maria đã tin vào Chúa Giêsu trước khi thấy Người bằng xương bằng thịt, nên đã xin vâng dẫn đến việc thụ thai trinh khiết, thì ở Cana, khi tin tưởng vào quyền năng chưa được tỏ lộ của con mình, Mẹ đã xin vâng mở đường dẫn đến “dấu lạ đầu tiên” của Chúa Giêsu biến nước lã thành rượu ngon, vun bồi lòng tin cho các môn đệ.

Như vậy, lời “họ hết rượu rồi” bên ngoài xem ra khô khốc cộc lốc ngắn ngủi, nhưng bên trong lại ẩn chứa cả một kho tàng phong phú của một tấm lòng vừa tuyệt đối tin tưởng vừa chan chứa yêu thương. Tin tưởng hoàn toàn nơi Chúa Giêsu dù giờ Người chưa đến và yêu thương tận tụy dành cho đám cưới trong lúc quẫn bách đe dọa hạnh phúc cũng như dành cho các môn đệ đầu tiên mới chân ướt chân ráo dò bước theo Thầy. Chính vì thế lời thứ sáu của Đức Maria “họ hết rượu rồi” dẫn tới lời đáp của Chúa Giêsu “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến” để có kết thức là phép lạ ngoạn mục, vẫn được nhắc đến như hình mẫu sự hợp tác của Mẹ Maria vào chưng trình cứu chuộc của con mình, dẫu đó là một sự hợp tác vượt lên vai trò làm mẹ tự nhiên để bước sang lãnh vực của niềm tin và của hy vọng.

Page 46: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Ngoài ra, lời thứ sáu này còn được ghi nhớ như một lời chuyển cầu đầy hiệu quả của Đức Maria bên cạnh Chúa Giêsu, để hôm qua ở Cana chúc lành cho một gia đình và hôm nay tiếp tục chúc lành cho mọi gia đình khác biết mình đang trong tình trạng thiếu rượu tình yêu và hạnh phúc. Qua tiệc cưới Cana, với con tim trắc ẩn, với câu nói ân cần và với bàn tay nhân lành, Mẹ đích thực là Mẹ hằng cứu giúp, không ở trên cao mất công cúi xuống, cũng không ở ngoài xa mất giờ đến gần, mà như người trong cuộc tận lực tận tình cứu giúp, để cuộc sống gia đình vốn như nước lã nhạt phèo đã được thánh hóa nên rượu thơm nồng nàn hạnh phúc. Đức Maria chính là Mẹ của các gia đình.

(còn tiếp)

+GM. Vũ Duy ThốngGm phụ tá Giáo phận Sài Gòn

Mục lục

TÀI LIỆU HỌC HỎI VỀ NĂM THÁNH PHAOLÔ Của Hội Đồng Giám Mục Đức

Thánh Phaolô trình bày thần học về sứ vụ tông đồ của ngài

Thánh Phaolô nhấn mạnh chiều kích ân sủng trong ơn gọi của mình (1,15tt) và việc được cộng đoàn nhìn nhận sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại của ngài (2,1-10).

Ngài là tông đồ “không phải do loài người, cũng không phải nhờ một người nào, nhưng bởi Đức Giêsu Kitô chỗi dậy và Thiên Chúa là Cha” (Gl 1,1). Chính trong hội nghị các Tông đồ, những “cột trụ Hội thánh” đã công nhận thánh Phaolô trong vị trí tông đồ như thế: “Họ đã bắt tay tôi để tỏ dấu hiệp thông” (Gl 2,9).

Thánh Phaolô lập luận Giáo lý công chính hóa

Thánh Phaolô lập luận giáo lý này đi từ kinh nghiệm của người Galát, từ Thánh Kinh Cựu Ước và từ cái nhìn Kitô học của ngài, cho rằng mỗi người không phải do “công việc chu toàn Lề Luật” mà được công chính, nhưng “nhờ niềm tin vào Đức Giêsu Kitô” (Gl 2,16). Lý luận quan trọng nhất từ kinh nghiệm là việc các tín hữu đón nhận Chúa Thánh Thần (Gl 3,1-4), chứng nhân quan trọng nhất trong Thánh Kinh chính là ông Abraham (St 15,6); nhưng quyết định nhất là Kitô học: Đức Giêsu Kitô là Đấng “đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2,20).

Thánh Phaolô xếp đạo đức tình yêu vào thần học tự do của ngài

Thánh Phaolô cho thấy, niềm tin giúp công chính hóa là “niềm tin hành động nhờ đức ái” (Gl 5,6), nhờ chính Chúa Thánh Thần mà niềm tin được đưa vào sự tự do; ngài công nhận việc chu toàn Lề Luật của Chúa Kitô: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô” (Gl 6,2).

THƯ GỬI TÍN HỮU ÊPHÊSÔ

Page 47: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Lá thư gửi giáo đoàn Êphêsô, trong cấu trúc và đề tài rất giống như Côlosê, có một sự lệ thuộc về văn phong.

Đường hướng suy tư trong thư rất rõ ràng:

1,1-2 Lời mở đầu1,3 – 3,21 Lời Chúc lành của Thiên Chúa trên Hội thánh1,3-14 lời tán tụng1,15-23 Tạ ơn và van xin của vị Tông đồ2,1-22 Do Thái và ngoại giáo trong Hội thánh3,1-21 Chức vụ tông đồ4,1 – 6,9 đời sống trong Hội thánh4,1-16 Sự hiệp thông trong Thánh Thần4,17-32 Con người cũ và con người mới5,1-20 Đời sống trong ánh sáng5,21 – 6,9 Đới sống gia đình6,10-24 Lời kết

Những cảo bản cổ nhất không nói gì về người nhận lá thư này. Vì thế đã đưa đến tranh luận, có lẽ nguyên thủy lá thư không viết cho giáo đoàn Êphêsô, nhưng cho nhiều cộng đoàn khác nhau mà người ta có thể kể ra. Marcion cho lá thư này viết cho giáo đoàn Laodizea (x. Tertullian, Marc. V 11,12). Nhưng tại sao bây giờ lại xác nhận là gửi cho giáo đoàn Êphêsô? Trong thư có viết cho Asien; nhưng như thế có phải là thư gửi cho giáo đoàn Êphêsô hay không? Cho đến nay vẫn chưa giải quyết được.

Lá thư nói về các Kitô hữu gốc ngoại giáo trong bước chuyển từ giai đoạn mới thành lập đến sau thời các thánh Tông đồ. Một đề tài lớn trong thư là vấn đề hợp nhất giữa người Do Thái và người ngoại giáo trong Hội thánh. Dù đây là đề tài chính yếu trong toàn thể Giáo hội Tân Ước, thế nhưng tác giả đã không giải thích hoàn cảnh của cộng đoàn.

Lá thư cũng không đá động gì đến căng thẳng bên trong cũng như những nguy hiểm bên ngoài. Lời đòi buộc căn bản của Kitô hữu nằm ở chỗ phải tạo dáng cho thời gian chuyển tiếp sau thời tông đồ. Điều này hiểu rằng phải sống trong Hội thánh như thế nào. Có phải là Kitô giáo gốc người Do Thái đã chểng mảng hay không, cũng không rõ mấy.

Lá thư gửi giáo đoàn Êphêsô rõ ràng là một trong những lá thư quan trọng của thánh Phaolô, nhưng văn phong lại khác với thư Côlossê. Tác giả thư Êphêsô thích giọng văn dài hơn là thư Côlossê, nhất là các thư chính gốc do thánh Phaolô. Các đoạn 2,20tt và 4,7-16 đã xem thời các tông đồ đã thuộc về quá khứ dù vẫn mang tính mẫu mực. Thánh Phaolô xuất hiện trong đoạn 3,1-13 như là vị Thánh của lịch sử cứu độ. Như trong thư Côlossê, thư này nổi cộm thần học cánh chung vũ trụ và Giáo hội học. Nhiều nhà Thánh Kinh cho thư Êphêsô là thuộc về các tác phẩm đệ nhị Phaolô (Deuteropaulinum).

Lá thư Êphêsô đã xuất hiện sớm hơn như thư Côlossê, thư được thánh Ignatius trích dẫn (IgnPol 5,1; Ep 5,27; IgnEph 9,1: Ep 2,20tt). Vì thế có lẽ thư được viết vào khoảng năm 80 và 90. Tất cả đều đồng ý cho rằng thư xuất xứ từ Tiểu Á.

Lá thư Êphêsô triển khai một thần học rõ nét về Giáo hội, như vị trí và phương tiện ân sủng của Thiên Chúa. Thiên Chúa “chúc phúc cho các tín hữu với tất cả ân phúc của Thánh Thần Người” (Ep 1,3)

Page 48: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Ân huệ của mọi ân huệ chính là Đức Giêsu Kitô, với cuộc sống và sự phục sinh của Người. Trong Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa không những ban ơn tha thứ mọi tội lỗi và lời hứa cho ơn cứu độ cuối cùng, nhưng còn ban sự khôn ngoan và thấu hiểu (Ep 1,3-14), cũng như cũng cố mọi người và mọi phận vụ cần thiết cho việc phát triển của Hội thánh (Ep 4,7-16)

Giáo hội bao gồm người Do Thái và người ngoại giáo là mục đích của lịch sử cứu độ

Tất cả ngăn cách của người Do Thái và người ngoại giáo do Lề Luật và các luật dựng lên, đều bị Đức Giêsu Kitô hạ xuống. Trong Đức Giêsu Kitô chỉ có sự hòa hợp giữa người Do Thái và người ngoại giáo; chỉ nơi Hội thánh là vị trí mà người ta có thể tìm thấy hòa bình trên trái đất mà thôi (Ep 2,11-22).

Điều quyết định chính là đời sống đức tin trong chân lý và tình yêu

Thân thể Hội thánh lớn lên nhờ qua việc các chi thể, những người đã chịu phép rửa tội, lớn lên trong niềm tin và trong tình yêu (Ep 4,15tt). Luân lý Kitô giáo không nổi bật trong chủ thuyết nghiệm nhặt, nhưng qua những điểm căn bản và nhân đức xã hội.

THƯ GỬI TÍN HỮU PHILÍPPHÊ

Thư gửi giáo đoàn Philípphê thuộc vào các lá thư tù ngục. Trong lá thư này người ta cũng tranh luận về sự thống nhất. Điểm đặc biệt nhất không những là sự liên lạc mặn nồng dựa vào sự biết ơn của giáo đoàn Philippi, nhưng còn sự chú tâm tinh thần mà thánh Phaolô muốn đặt thành đề tài cho cái chết và đau khổ của ngài vì Tin Mừng.

Lá thư phân chia một cách rõ ràng:

1,1-2 Lời mở đầu1,3-11 Tiền đề1,12 – 3,1 Cuộc sống cộng đoàn trong niềm tin1,12-26 Tin Mừng của vị Tông đồ1,27 – 2,4 Khuyến cáo vì chia rẽ2,5-11 Thánh Thi trong thư Philippi2,12-18 Khuyến cáo để thực hiện ơn cứu độ2,19 -3,1 Kế hoạch của vị Tông đồ 3,2-21 Sự công chính hóa do đức tin4,1-20 Đời sống trong cộng đoàn đức tin với vị Tông đồ4,1-9 khuyên nên can đảm4,10-20 Cám ơn vì đã hỗ trợ4,21-23 Lời kết

Thánh Phaolô đã thiết lập cộng đoàn trong thành phần nhỏ này, xưa là một đồn trú của Rôma từ năm 31 trước Công nguyên trên con đường Via Egnatia, trong lần truyền giáo thứ hai vào năm 49 (x.Cv 16,11-40; 1 Tx 2,2). Cộng đoàn gặp gỡ nhau trong nhà của các bà bán vải Lydia (Cv 16,13tt.40). Việc thu hút được những kẻ tôn thờ Thiên Chúa và người ngoại giáo đã đưa đến việc bách hại thánh nhân như là người Do Thái (1 Tx 2,2).

Lá thư “tù ngục” đươc viết để biểu lộ cám ơn và để chăm sóc cộng đoàn giữa vị Tông đồ và cộng đoàn. Đoạn Pl 3 là một lời chỉ trích nặng nề đối với người tuyên truyền phải cắt bì.

Page 49: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Dựa theo sách Công vụ tông đồ, thánh Phaolô bị nhốt tại Giêrusalem (Cv 21,18 -23.22), Caesarea (Cv 23,23 – 26,32) và Rôma (Cv 28,16-31). Theo truyền thống, người ta cho lá thư này được viết tại Rôma, vào khoảng sau năm 58. Thế nhưng việc liên lạc mật thiết với Makedonien lại không đồng thuận như thế.

Về hoàn cảnh xuất phát lá thư theo như các nhà Thánh Kinh ngày nay đều cho rằng lá thư được viết tại Tiểu Á. Thời gian có lẽ lúc thánh Phaolô dừng chân tại Êphêsô ( khoảng năm 55/56), về điểm này sách Công Vụ không cho đó là cuộc dừng chân lúc bị giam cầm.

Vì có một đứt đoạn giữa Pl 1,2 và Pl 3, người ta tranh luận; không biết rằng lá thư Philipi được viết một mạch hay chỉ lá sắp xếp nhiều lá thư của thánh Phaolô lại với nhau.

Thư Philípphê lá chứng cứ đầy giá trị cho thần học Tân Ước:

Thánh thi Philípphê là tài liệu chính yếu cho môn Kitô học cổ

Đoạn Pl 2,6-11 thuộc về những bản văn Kitô học vĩ đại của Tân Ước, vì ở đây nói đến sự tiền hiện hữu (Praexistenz -2,6), mầu nhiệm nhập thể (2,6-8: kenosis), cái chết thập tự (2,8), sự phục sinh và tôn vinh (2,9-11) và sự viên mãn (2,10-11) liên kết trong một không gian vũ trụ: Đấng tiền hiện hữu tự hạ; Đấng tự hạ được Thiên Chúa nâng lên trên tát cả mọi người.

Lá thư tù ngục là chứng cứ niềm vui trong đau khổ

Thánh Phaolô phấn đấu cật lực với sự đau khổ trong nhiệm vụ tông đồ, nhưng lại khám phá trong đó sự hiệp thông với Đức Kitô khổ đau và đạt được sức mạnh nội tại từ hy vọng vào sự viên mãn cũng như từ việc chia sẽ vào đau khổ của Đức Kitô.

Thánh Phaolô tự đặt mình làm mẫu gương cho kẻ tội lỗi được công chính hóa và hơn nữa, như người tín hữu được kêu gọi để sống kết hợp với Chúa Kitô. Không phải Lề Luật cứu thoát, nhưng là Đức Kitô; vì thế không phải công việc, nhưng là đức tin mới công chính hóa chúng ta.

THƯ GỬI TÍN HỮU CÔLÔXÊ

Lá thư có lời mở đầu và lời kết rất giống thư Philêmon; nhưng cách chia theo phần “tín lý” và phần “luân lý” lại thích ứng với thư Galát và thư Rôma.

1,1-2 Lời mở đầu1,3-11 Tiền đề1,12 – 2,23 Ơn cứu độ trong Đức Kitô 1,13-23 Sự biết ơn trong đức tin1,15-20 Thánh Thi Côlôxê1,12tt Khuyến cáo cộng đoàn1,24 -2,5 Sự phục vụ của vị Tông đồ cho Hội thánh 2,6-23 Khuyến cáo trước thứ “triết học” lạ3,1 – 4,6 Đời sống trong đức tin3,1-4 Viễn cảnh Nước Trời3,5-17 Các nhân đức và các gánh nặng3,18 – 4,1 Đời sống gia đình4,2-6 Lời cầu nguyện và tình yêu tha nhân

Page 50: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

4,7-19 Lời kết

Lá thư nhắm vào “những anh em thánh thiện ở Côlôxê” (Cl 1,1), theo Cl 4,16 lá thư cũng nên đọc tại Laodizea. Hierapolis cũng được nêu tên (Cl 4,13). Không phải chính thánh Phaolô thiết lập giáo đoàn này, nhưng ngừơi cộng sự của ngài là Epaphras (Cl 1,3-8) – tương tự như những cộng đoàn khác ở Lykoszea. Thánh Phaolô nói với những người Côlôxê như những người Kitô hữu gốc ngoại giáo (Cl 1,27; 2,13), nhưng ngài cũng đã thấy trước những ảnh hưởng của Do Thái giáo (Cl 2,11.16).

Tacitus (ann.XIV 27,1) có tường trình về một cuộc động đất rất mạnh trong năm 60/61 đã tàn phá Laodizea rất nhiều. Có lẽ dân Côlôxê cũng đã phải chịu tai ương này (Orosius, adv. Pag.VII 7,12); người ta có thể nói rằng lá thư đã được viết trước tai họa này.

Dù người Côlôxê rất vững trong đức tin (Cl 1,4tt), nhưng hình như có một số người đã theo một thứ “triết học” đòi buộc các Kitô gốc ngoại giáo phải tuân thủ các luật về lương thực (Cl 2,16.21), tuân giữ ngày sóc và ngày Sabbat, có lẽ cả nghi thức cắt bì (Cl 2,11). Đây không phải là dấu chứng cho việc tuân thủ Lề Luật, nhưng để phục vụ cho các “yếu tố vũ trụ” (Cl 2,8; so Gl 4,3.9) – đó là lửa, nước, đất, khí và những liên hệ của những yếu tố này xác định sự xoay chuyển vũ trụ theo lý thuyết của Pythagor. Các “triết gia” dựa theo sự “khôn ngoan” của bản thân (Cl 2,23) cho rằng họ đã cảm nghiệm trong thị kiến và trong liên lạc với các thiên thần (Cl 2,18). “Triết học” này là một thứ tôn giáo tổng hợp về ơn cứu độ, đón nhận các yếu tố của Do Thái giáo, liên hệ cả niềm tin vào Đức Kitô. Lá thư cảnh cáo thứ triết học này.

Người ta vẫn còn tranh luận về tác giả của lá thư này. Để chống lại sự xác thực do thánh Phaolô người ta lại đến những điểm về ngôn ngữ (từ ngữ thường dùng; thường sử dụng cách sở hữu 9Genitiv), ít có các từ liên hệ) nhưng về mặt thần học thì không có gì tranh cãi. Kitô học theo chiều kích vũ trụ (die Kosmische Christologie) nổi bật trong thánh thi. Cách chung học cũng hiện diện như trong các thư từ quan trọng (Cl 3,1; so Cl 2,12.13). Đức Kitô không phải là thân thể của Hội thánh (1Cr 12,12-28), nhưng là đầu của thân thể (Cl 1,18). Hội thánh không những được suy nghĩ theo chiều kích phổ quát, nhưng còn theo chiều kích vũ trụ.

Những người đại diện cho lý thuyết chính xác tác giả là thánh Phaolô đã căn cứ vào sự phát triển thần học của thánh nhân. Chắc chắc tác giả là một người theo trường phái thánh Phaolô. Người ta còn tranh luận, tác giả có phải là một thư ký của thánh nhân, khi ngài còn sống?

Thời điểm và vị trí không được rõ ràng. Nhiều ngừơi cho là tại Ephesus (trường phái thánh Phaolô) và có lẽ rất trễ vào năm 70 sau Công nguyên. Lá thư không đá động gì đến cuộc động đất; vì thế có thể lá thư phải được viết trước năm 61.

NHỮNG NÉT THẦN HỌC CĂN BẢN RẤT DỄ NHẬN RA:

Đức Kitô là Đấng trung gian của Đấng Sáng Tạo và của ơn cứu độ

Thánh thi Côlôxê 1,15-20 nêu lên chu kỳ từ sáng tạo ngang qua việc quan phòng cho đến cứu độ, không những của con người mà cho toàn thể vũ trụ. Giữa sáng tạo và cứu độ có một liên hệ Kitô học: phải đi đến sự giao hòa trọn vẹn, chỉ vì vũ trụ được sáng tạo “qua Người và nhắm hướng vào Người” (Cl 1,16).

Các Kitô hữu là những con người mới

Mỗi người có thể trở thành Kitô hữu: “Hy Lạp hay Do Thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do”, chỉ vì “ có Đức Kitô là tất cả và ở trong mọi người” (Cl 3,11). Bí tích Thánh Tẩy đưa mọi

Page 51: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

người vào cộng đoàn hiệp thông với Đức Kitô trong Hội Thánh (Cl 3,1-4). Con ngừơi phải sống cuộc sống mới.

Kitô hữu là dấu chứng cho sự biết ơn và niềm vui

Vì Thiên Chúa đã tạo tất cả sự cứu độ trong Đức Kitô và ban tặng cách rộng rãi, không điều kiện, đó là nền tảng cho sự biết ơn ngay trong đau khổ. Việc biết ơn dẫn đến niềm vui trong niềm tin và trao ban sức mạnh nội tâm. Luật lệ gia đình (Cl 3,8-4,1; so Ep 5,22 – 6,9; 1Pr 2,18 – 3,7) có hiệu quả nơi ngày xưa trong vấn đề liên hệ phái tính, nhưng khác với ngày hôm nay.

Chuyển ngữ Linh mục Aug.Nguyễn Văn Trinh Mục lục

GƯƠNG CHỨNG NHÂN

THOMAS SON VỊ THÁNH TỬ ĐẠO TRIỀU TIÊN

Cách đây 25 năm - 1984 - Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn mừng kỷ niệm 200 năm (1784-1984) dân tộc Triều Tiên diễm phúc lãnh nhận hồng ân Đức Tin và bí tích Rửa Tội. Nhân dịp đó, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) long trọng nâng 103 vị Tử Đạo Đại Hàn lên hàng hiển thánh. Thánh Lễ tôn phong hiển thánh diễn ra tại Hán Thành (Séoul) thủ đô Nam Hàn vào Chúa Nhật 6-5-1984, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha tại Á Châu và Thái Bình Dương.

Ngược dòng thời gian, năm 1866 là năm Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn chịu bách hại thật gắt gao. Trong số các chứng nhân Đức Tin gục ngã dưới lưỡi gươm ác nghiệt của triều đình, phải kể đến một số đông các tín hữu giáo dân. Cái chết anh hùng của các Vị Tử Đạo được truyền miệng nhau hầu khuyến khích mọi người sẵn sàng chết vì Đức Tin khi đến thời thuận tiện. Xin giới thiệu cuộc tuyên xưng Đức Tin của thánh Thomas Son.

Trung tuần tháng 3 năm 1866, binh lính đến lục soát và tịch thu một số đồ đạc của các tín hữu Công Giáo làng Koung-Tjyou, Bắc Triều Tiên. Vài ngày sau, quan huyện cho hay sẽ trả lại của cải cho ai đến hỏi xin.

Tin lời quan, anh Thomas Son đích thân đến kêu cầu cho anh và cho các tín hữu Công Giáo khác. Quan nói:

- Được rồi, tôi sẽ xem xét vấn đề. Nhưng anh phải cho tôi biết anh có phải là tín hữu Công Giáo không?

Anh Son đáp ngay:

- Phải, nhờ ơn Chúa, tôi là tín hữu của Chúa!

Quan nói:

- Vậy anh phải chối Đạo thì tôi mới trả lại của cải. Bằng không, chẳng những người khác mất của mà anh lại phải mất mạng!

Anh Son trả lời:

Page 52: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

- Tôi sẽ không bao giờ chối Đạo. Thật ra tôi rất sợ chết, nhưng tôi còn sợ gấp trăm ngàn lần phạm tội chối bỏ THIÊN CHÚA, Đấng là VUA và là CHA của tôi.

Tức giận về câu trả lời, quan truyền binh lính gia hình anh. Đánh đập chán, bọn lính treo ngược chân anh lên, đầu lộn xuống. Rồi họ đổ xối vào mặt anh những đồ bẩn thỉu. Giữa mọi cực hình, anh Son chỉ nói vỏn vẹn:

- Tốt lắm!

Ngạc nhiên, mấy tên lính hỏi:

- Tại sao lại nói tốt lắm?

Anh Son giải thích:

- Tại vì mấy ngày qua tôi không rửa mặt. Bây giờ mấy ông rửa mặt dùm thì tốt lắm! Vã lại, đây là hình khổ xứng đáng với một người tội lỗi như tôi, đã làm cho Đức Chúa GIÊSU phải buồn sầu đến độ đổ mồ hôi máu!

Dù chịu đủ mọi thứ cực hình, anh Thomas Son vẫn kiên vững như đá. Tức giận, quan huyện này lại giao nộp anh cho một quan huyện khác. Quan kia nói:

- Anh biết rõ muốn được tha thì phải chối Đạo. Tại sao anh không chối Đạo để bị đưa đến đây làm chi?

Anh Son trả lời:

- Nếu muốn sống thì tôi đã chối Đạo ngay từ phút đầu, chứ đâu có đợi đến bị hành hạ tới thân tàn ma dại như thế này. Nhưng dù có bị giải nộp đi đâu, tôi vẫn không chối Đạo.

Quan truyền lính đánh đập anh cách tàn nhẫn nhưng anh Thomas Son vẫn không lay chuyển.

Thấy không thể nào truyền lệnh để anh Son chỉ nói một lời chối Đạo, quan đổi chiến thuật:

- Lời nói thôi, không đủ minh chứng anh không chịu chối Đạo. Vậy nếu anh không dùng răng cắn đứt một mảnh thịt trên người anh, thì tôi coi như anh chối Đạo và sẽ tha cho anh.

Anh Son nói:

- Tại sao quan không tin lời tôi? Thân xác tôi thuộc về THIÊN CHÚA, tôi không có quyền tự làm cho thân tôi bị đau đớn. Tuy nhiên vì quan truyền nên tôi tuân lệnh, như một dấu chỉ chứng tỏ lòng tôi hoàn toàn trung tín với Đức Tin Công Giáo.

Nói xong, Anh Son dùng răng cắn đứt 2 mảnh thịt nơi 2 cánh tay của mình. Quan bảo:

- Được rồi, tôi sẽ giao anh cho một quan huyện khác để anh bị giết.

Anh Thomas Son bị thắt cổ cho đến chết vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 30-3-1866, hưởng dương 28 tuổi. Anh can đảm chịu chết để tuyên xưng Đức Tin vào Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng yêu thương và hy sinh mạng sống vì anh.

Page 53: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

... ”Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết. Anh em đừng sợ những kẻ giết chết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai. Hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hỏa ngục .. Thầy nói cho anh em biết: Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của THIÊN CHÚA. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị chối trước mặt các thiên thần của THIÊN CHÚA .. Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Chúa Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói” (Luca 12,4-11).

(Paul Destombes (MEP) ”Au Pays du Matin Calme”, Paris/1968, trang 191-196)

Sr. Jean Berchmans Minh NguyệtMục lục

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

Giáo dục con cái :

Kỳ vọng thái quá!

Việc học của con cái là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn trang bị cho con mình những thứ tốt nhất để làm hành trang vào đời, cha mẹ thường dành mọi điều kiện tối ưu cho con cái. Để rồi từ đó, họ luôn mong muốn rằng con sẽ gặt hái được những kết quả tốt nhất. Sự kỳ vọng thái quá của cha mẹ vô tình đã tạo áp lực lên con trẻ.

Trẻ bị "khủng bố" tinh thần

Bé Huy học lớp 4, đi học về mặt buồn xo, lí nhí chào mẹ rồi đi ngay lên lầu. Nghi có chuyện gì không ổn, chị Hương liền gọi con xuống hỏi. Ban đầu Huy chối quanh, nhưng đến khi mẹ hỏi tập vở đâu đưa mẹ xem, thì bé không giấu được nữa. Vừa lật quyển vở toán ra, chị đã hét ầm lên: “Con làm bài kiểu gì mà chỉ có 8 điểm vậy nè!”. Tiếp theo đó là chị cằn nhằn con đủ kiểu và dọa không cho con xem tivi, tuần này không được đi bơi, tối ba về sẽ méc ba đánh đòn....

Cha mẹ nào chẳng thương con, ai cũng muốn con mình khỏe mạnh, giỏi giang, hạnh phúc. Nhưng nhìn cảnh chiều hôm đó bé Huy ngồi bưng tô cơm mà nước mắt ngắn dài thì không thể hiểu mẹ bé nghĩ gì. Chị Hương lý giải rằng, chị chỉ luôn muốn tốt cho con. Con người ta đi học toàn điểm 10, điểm 9, con mình học như vậy thì sao bằng người ta. Chị còn nói: “Phải làm thế cho con sợ, để nó cố gắng hơn!”.

“Cô ơi cứu con với, có cách nào giấu được quyển sổ liên lạc này không cô? Chiều nay con không dám về nhà đâu ...”. Đó là lời của một nữ sinh lớp 7 gọi đến cho trung tâm tư vấn ngay sau khi được cô chủ nhiệm phát sổ liên lạc. Giọng em đầy lo lắng: “Lần trước được xếp loại tiên tiến, lần này trung bình, về nhà chắc ba má không tha cho đâu”.

Khi con cái gặp khó khăn hay có điều gì gây buồn phiền thì những người đầu tiên chúng nghĩ đến là cha mẹ. Ấy vậy mà chỉ vì thành tích học tập, các em phải bấu víu vào những người xa lạ, sợ hãi cha mẹ, lại còn tìm cách nói dối, thậm chí là có ý định rời bỏ gia đình. Tuy đó có thể chỉ là những suy nghĩ nông cạn,

Page 54: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

nhất thời, nhưng cũng đủ cho thấy áp lực về thành tích học tập đang “khủng bố” tinh thần của các em hàng ngày.

Hệ lụy khó lường

Từ tâm lý mong con thành đạt, các bậc cha mẹ thường xuyên thúc ép con học. Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến nhiều động cơ học tập khác do cha mẹ áp đặt lên con cái, như là: con học giỏi để cha mẹ hãnh diện với dòng họ, bạn bè, đồng nghiệp; hay con học để thực hiện thay ước mơ, hoài bão của cha mẹ thời niên thiếu; hoặc đơn giản là do phụ huynh dồn quá nhiều công sức cho con nên luôn kỳ vọng vào kết quả, mà biểu hiện cụ thể là điểm số, danh hiệu.

Nhiều cha mẹ còn quan niệm, gây áp lực về thành tích với con cũng là một phương pháp để trẻ có sự ganh đua, cố gắng hơn trong học tập. Dù xuất phát từ nguyên do gì đi nữa, thì việc thúc ép con học, gây áp lực nặng nề cho con về điểm số, xếp loại đều gây nên những tác động xấu cho con.

Rất có thể trẻ sẽ học tập một cách máy móc, nhồi nhét mà không biết vận dụng linh hoạt, vì chỉ cần điểm số. Mặt khác, áp lực từ cha mẹ sẽ dễ làm trẻ phát sinh khuynh hướng học đối phó, tìm cách gian lận để đạt điểm cao, hoặc sinh tật nói dối, che đậy khi kết quả không được như ý. Sự kỳ vọng thái quá của cha mẹ có thể tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, tập tính xấu cho trẻ là hơn thua với bạn bè ở từng con điểm, từng thứ bậc, từ đó có thể làm mất đi những mối quan hệ bạn bè trong sáng của trẻ. Điều đặc biệt quan trọng là, với cơ thể đang phát triển, nhận thức còn thiếu sâu sắc mà trẻ phải thường xuyên chịu đựng áp lực cao, rất dễ đưa trẻ đến khủng hoảng tinh thần, mệt mỏi, mất tự tin vào bản thân, tự ti mặc cảm. Nguy hại hơn là trẻ có thể mắc chứng trầm cảm, phản kháng bạo lực... Những tổn thương tâm lý này rất khó khắc phục.

Giúp con khôn lớn, trưởng thành theo sự phát triển riêng của mỗi đứa con là điều mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Để làm được điều này, đòi hỏi các bậc cha mẹ phải quan tâm con sâu sát từng ngày, phát hiện kịp thời những điểm mạnh để phát huy, những hạn chế để uốn nắn, chỉnh sửa. Trên hết là tình yêu thương vô bờ bến với con cái, chấp nhận và động viên con trên nền tảng những gì chúng đang có.

ThS Lê Thị Linh TrangTheo báo Phụ nữ

Mục lục

Giảng lễ Hôn phối :

HÒA HỢP

I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.

Chúng ta đọc : Mt 28,16-19.

Qua đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe, thánh Matthêu ghi lại cho chúng ta việc Đức Giêsu, sau khi sống lại, đã hiện ra với mười một Tông đồ ở nơi đã được chỉ định trước, để trao sứ mạng Tin mừng và rửa tội cho muôn dân nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa.

Page 55: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Chúa Giêsu nói với các ông:”Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy”. Đây là nền tảng cho việc rao giảng mà các ông lãnh nhận. Các Tông đồ không làm những việc tầm thường, nhưng thi hành một công việc phát xuất từ quyền năng Chúa Kitô. Câu này cũng có giá trị tương đương với câu Chúa Giêsu đã nói khi Ngài hiện ra ở nhà Tiệc ly:”Cũng như Cha Thầy đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”(Ga 20,21).

Thi hành sứ mạng Chúa trao, các Tông đồ đi rao giảng Tin mừng, tức là thâu tập các môn đệ từ muôn dân. Dạy dỗ cho họ những điều cần thiết và rửa tội cho họ “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Rửa tội nhân danh Ba ngôi Thiên Chúa có nghĩa là được thánh hiến để thuộc trọn về Ba Ngôi. Vì vậy việc Chúa Giêsu truyền làm phép rửa tội là điều kiện cần thiết để nên môn đệ của Chúa Kitô.

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm lớn nhất trong đạo, cho đến muôn đời không ai có thể hiểu được. Chúng ta chỉ biết cúi đầu tỏ lòng cung kính và tỏ lòng yêu mến Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống người Kitô hữu.

Khi nói đến mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta liên tưởng đến đời sống cộng đồng. Thiên Chúa Ba Ngôi là một cộng đồng nguyên thủy hòa hơp yêu thương. Thiên Chúa Cha yêu thương đã sinh ra Chúa Con, và trong tình yêu thương của Chúa Cha và Chúa Con đã làm phát sinh ra Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi cộng tác với nhau mật thiết : Chúa Cha dựng nên trời đất vạn vật, Chúa Con xuống thế làm người chịu chết chuộc tội cho thiên hạ, Chúa Thánh Thần thánh hóa Giáo hội và các tín hữu (Kinh Tin kính). Cả Ba Ngôi cùng sinh hoạt để yêu thương và giúp đỡ con người.

Cộng đồng Ba Ngôi nguyên thủy phải là kiểu mẫu cho cộng đồng Kitô hữu đầu tiên. Sách Công vụ tông đồ còn ghi lại cảnh sống hòa hợp yêu thương của họ khiến cho dân ngoại ngạc nhiên và thèm muốn. Mọi người sống trong yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thông cảm với nhau, chia vui sẻ buồn với nhau. Có người bán cả gia tài của mình đem dâng cho các Tông đồ để cùng chia sẻ cho người nghèo khó để không ai bị túng đói. Sống trong cảnh đó mọi người phải ca tụng :

Xinh thay là cảnh anh em,Cùng nhau vui sống dịu êm một nhà.

(Tv 132,1)

Gia đình cũng là cộng đồng căn bản và phải mô phỏng mô hình cộng đồng nguyên thủy của Chúa Ba Ngôi. Công đồng Vatican 2 xác định”Gia đình là nền tảng của xã hội (MV). Gia đình là các nhân tố cấu thành xã hội. Nếu mỗi gia đình biết sống hòa hợp với nhau thì xã hội sẽ có sự hài hòa êm thắm, không bị xáo trộn bới những xung khắc trái ngược.

II. NÓI VỀ SỰ HÒA HỢP.

1. Hòa hợp là gì ?

Theo tự điển Đào duy Anh thì “Hòa hợp là cùng hòa thuận không cạnh tranh xung đột”. Hay chúng ta cũng có thể nói: hòa hợp là biến các yếu tố khác biệt thành một cái gì dung hợp nhau, không còn sự dị biệt đối kháng.

Ta có thể đưa ra một ví dụ cụ thể : trong một ly nước chanh đường, ta có chanh chua, đường ngọt. Theo nguyên tắc thì chua và ngọt là hai chất đối kháng nhau, nhưng nếu cho cả hai chất hòa lại với nhau thì lại thành một ly nước chanh ngon, bổ dưỡng và giải khát. Nếu ta cho thêm vào một cục nước đá, một chút muối cho đậm đà, một chút dầu chuối cho thơm thì sẽ trở thành một ly nước chanh tuyệt vời. Nghe đến cũng phải chảy nước miếng.

Page 56: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

2. Hòa hợp và hợp nhau.

Theo nhà tâm lý học Nguyễn đình Xuân, ta cần phân biệt “hợp nhau” với “hòa hợp nhau” Đó là hai khái niệm riêng biệt. Hợp nhau là thích nhau (ví dụ : người hiền lành thì thích và hợp với người hiền lành). Trong khi đó “hòa hợp nhau” là chấp nhận nhau để hòa nhập với nhau, bù trừ cho nhau, nên có thể người hiền lành lại chấp nhận cưới một người có tính nóng nảy. Hai người sống với nhau ít khi nổi xung, bởi vì người hay nóng luôn luôn được tính hiền lành của người kia làm nguội đi các cơn thịnh nộ vô lý…

(Nguễn đình Xuân, Tâm lý học Tình yêu gia đình, 1993, tr 112)

3. Hòa hợp và hy sinh.

Muốn có sự hòa hợp thì cần phải có sự từ bỏ. Đã muốn hòa hợp thì không có tranh chấp thắng bại, bên thắng bên thua, mà phải cố gắng đi đến chỗ dung hòa. Từ bỏ thì phải nhịn nhục, mà nhịn nhục cũng là một hy sinh lớn. Có hy sinh mới có sự hòa hợp.

Truyện : Ngọc trai.Chúng ta có biết con ngọc trai không ? Ngọc trai đã phải chịu đựng đau đớn biết bao nhiêu khi có

những hạt cát rơi vào. Nhưng rồi mặc cho nỗi đau dầy vò, ngọc trai vẫn can trường bọc lấy những hạt cát để từng ngày tạo nên những viện ngọc tuyệt với.

Ngọc trai là loài động vật có hai mảnh vỏ. Một đôi vợ chồng cũng như con ngọc trai vậy. Người vợ và người chồng như hai mảnh vỏ ngọc trai gắn kết với nhau để rồi một ngày tạo ra một viên ngọc trai quí.

Khi có vật lạ rơi vào bên trong, nếu hai mảnh vỏ trai chỉ làm điều đơn giản là đẩy nó ra bên ngoài, hoặc tách rời ra và không phối hợp với nhau sẽ không bao giờ có những viên ngọc trai quí báu.

Đầu tiên, chúng phải biết chấp nhận những điều khó chịu như những hạt cát, và rồi tận dụng những hạt cát đó để tạo ra một cái gì đó tuyệt vời hơn.

Cuộc sống hôn nhân cũng thế.Muốn có sự hòa hợp cũng cần có thử thách. Phải qua thử thách mới có sự thành công vì không ai

có thể chỉ “ngồi mát ăn bát vàng” được. Thành công phải được mua bằng gian khổ.

Thiên Chúa quan phòng dường như qui định rằng : tình yêu vợ chồng đích thực chỉ có thể được khám phá và lớn lên qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống.

Chúng ta có thể so sánh tình yêu vợ chồng với cây nho : càng đâm rễ sâu trong vùng đất có nhiều sỏi đá, cây nho càng sản xuất rượu ngon. Chúng ta cũng có thể so sánh tình yêu vợ chồng với một thân cây mà rễ nó đâm sâu dưới đất đá thì tình yêu đó sẽ đứng vững trước sóng gió không làm nó bị bật gốc.

4. Hòa hợp và hòa giải.

Trong Tám mối phúc thật, Chúa Giêsu phán:”Phúc cho ai có tinh thần hiếu hòa, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9). Người hiếu hòa là người không ưa chiến tranh, và sở dĩ có chiến tranh là vì có tranh chấp. Nếu không giải quyết được tranh chấp thì chiến tranh sẽ xẩy ra. Trong một cộng đoàn không bao giờ thiếu vắng những tranh chấp vì “bá nhân bá tính”, ai cũng muốn làm theo ý mình chỉ vì tính tự ái. Muốn giải quyết được tranh chấp cần có sự hòa giải. Hòa giải là giải quyết sự việc theo cách hòa bình. Giải quyết vấn đề khó khăn để hai bên được hòa thuận, không còn xung khắc nữa.

Trong đời sống gia đình, gia đình không thể nào tránh được xung khắc, mâu thuẫn. Chính vì thế mới có sự tranh chấp. Vợ chồng phải vượt qua sự tranh chấp để đi đến Hòa thuận. Người ta thường nói :”Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Mọi việc lớn việc nhỏ, việc gì rồi cũng qua và gia đình hòa thuận sẽ đem lại hạnh phúc.

Page 57: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Truyện : Vợ chồng hòa giải.Ngày xưa người Roma xem định chế hôn nhân là điều quan trọng cho sinh hoạt chính trị, xã hội.

Do đó, họ rất quan tâm đến việc bảo toàn gia đình.Khi hai vợ chồng bất hòa và như vậy có thể gây nguy hại cho đời sống gia đình, người ta khuyên

họ đến trình giện Nữ thần Hòa giải. Nghi thức diễn ra trước nữ thần rất đơn giản : mỗi người có thể trình bầy lý lẽ, phơi bầy những bất công mà mình phải gánh chịu trong đời sống gia đình.

Nghi thức đòi hỏi hai người không được nói một lúc, hễ ai ngắt lời người kia hoặc cả hai đều nói một lúc thì điều đó được coi như một phạm thánh.

Nghi thức này có thể mang lại những kết quả phi thường : sau khi trình bầy lý lẽ, rủa xả thậm tệ người phối ngẫu, bác bỏ mọi lời buộc tội, hai vợ chồng thường làm hòa với nhau trước mặt vị thần.

Những người thời xưa đã có kinh nghiệm nhiều về đời sống gia đình. Hạnh phúc không phải tự nhiên mà có. Không ai có thể đem hạnh phúc đến cho chúng ta. Mỗi người phải tạo ra hạnh phúc, vì thế, hạnh phúc phải được vợ chồng trả bằng giá đắt :

Vợ chồng là nghĩa tào khang, Chồng HÒA vợ THUẬN nhà thường yên vui,

Sinh con mới ra thân ngườiLàm ăn thịnh vượng đời đời ấm no.

Lm Giuse Đinh lập LiễmGiáo xứ Kim phát

Đà lạtMục lục

ĐỌC SÁCH

DẤU CHÂN CỦA THẦY

DÙNG BỮA TẠI NHÀ ÔNG SIMON(*)

(Lc 7, 36-50)

Thầy kính mến,

Luca kể chuyện Thầy đi ăn cơm khách. Chủ nhà là ông Simon, thuộc nhóm Pharixiêu, được dân chúng kính trọng y như chúng con kính trong các nhà thần học bây giờ. Khách được mời thì nhiều. Nhưng Thầy là thực khách số một. Cao quý như một thực khách duy nhất. Chủ nhà chau mày, tỏ vẻ khó chịu với “khách”. Còn”khách” thì vuốt mặt chủ nhà không nể mũi. Tại sao chủ nhà lại bực bội với “khách” quý như vậy? Tại sao “khách” được người ta mời ăn cơm mà lại thiếu tế nhị đến như thế? Ôi, cũng chỉ vì một con “đi – ngã”.

Con xin Thầy cho phép con đóng vai ký giả vô tư, để con quay phim, con chụp hình, con thuyết minh.

Ông kính bắt đầu ghi hình. Các nhân vật lần lượt xuất hiện.

Page 58: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

1. Một con “đi – ngã”. Người ta bảo thế. Nhưng … dường như không phải thế. Đây là một bà mệnh phụ rất trẻ, rất đẹp, rất quý phái. Đúng là một viên ngọc quý của cung đình. Rất kiêu sa! Kiêu sa quá chừng! Tưởng chừng như cánh tay dài của ông hoàng Salômon cũng chưa thể với tới được. Quả là một ngôi sao lấp lánh trên vòm trời bao la. Thế nhưng … dường như người ta nói đúng. Hắn là con “đi – ngã” thật. Từng sợi tóc, từng sợi tóc, từng phân vuông trên cơ thể tha thướt của hắn dường như đều có trí khôn. Chúng nó biết lựa chọn. Chúng nó biết mời mọc. Chúng nó biết từ chối. Tất cả đều “on-off” như tự động vậy, mà rất chính xác. Chai dầu thơm bằng bạch ngọc kia là kết quả của một lần bật đèn xanh rất chính xác ấy …

Bà mệnh phụ ấy, con “đi – ngã” ấy đang làm tê dại thần kinh của mọi khách tiệc, thì bỗng đổ sụp xuống dưới chân Thầy. Khóc như mưa. Khóc thay cho cả một đời người ba chìm bảy nổi. Khóc vì tủi, khóc vì hận, khóc vì sám hối, khóc vì biết ơn, khóc vì yêu quá là yêu. Nước mắt ràn rụa. Nước mắt đầm đìa. Và … dường như có cả nước mũi nữa. Hắn giật mình vì đã làm lem luốc hai bàn chân thánh của Thầy. Hắn vội vàng quơ mớ tóc óng ả để chùi chân Thầy. Y hắn muốn xin lỗi. Thấy chưa đủ, hắn ôm chân Thầy để hôn. Hôn như điên. Hôn để tạ lỗi. Tạ lỗi thì ít, mà yêu thương thì nhiều. Yêu quá, nên vội vã đổ hết chai dầu thơm lên chân Thầy. Thơm bát ngát! …

2. Ông Simon mời Thầy đến nhà ông dùng cơm. Là người biệt phái mà mời Thầy đến nhà là dễ mất quan điểm lắm. Nhưng có thể vì thấy Thầy sang mà ông muốn bắt quàng làm họ. Cũng có thể đây là thừa cơ thuận tiện nhất để nhóm Pharixiêu tha hồ rình mò, theo dỏi và bắt bẻ Thầy. Nhất cử lưỡng tiện. Một công hai việc.

Là người lãnh đạo tinh thần Do Thái giáo, ông Simon trung thành với truyền thống, chủ trương một đường lối mục vụ nghiệt ngã: Luật vì luật chớ không vì nhân sinh; vạ tuyệt thông là vũ khí tốI tân của giới lãnh đạo, loại trừ tội nhân thì gọn nhẹ hơn là cứu vớt.

Sự xuất hiện của một bà mệnh-phụ-đĩ-thõa làm cho ông chới với trong giây lát. Vừa ước mơ xa xôi, vừa nuốt vội nước miếng để gìn vàng giữ ngọc. Với tư cách là một tôn sư, ông muốn tung hai chưởng để đánh gục Thầy trên sàn đấu trí tuệ. Nhưng vẫn sờ sợ, vì ông chưa thấy ai thắng được Thầy trong lãnh vực này. Ong chỉ tự vấn thôi.

1.1. “Giêsu này được quần chúng công nhận là một sứ ngôn. Nhưng sứ ngôn dỏm. Vì dỏm nên mới không biết con mẹ này là một con quỷ bị vạ tuyệt thông. Nếu biết thì đã phải đuổi nó đi cho khuất mắt rồi”.

1.2. “Rất có thể là hắn biết lý lịch đen thui của con mẹ này rồi. Nhưng hắn cố tình phá luật – Hắn cố tình chống lại Môsê. Bằng chứng rất cụ thể: Môsê cho rẫy vơ, thì hắn cấm; Môsê cấm ăn đồ uế, thì hắn lại bảo rằng chả có đồ ăn nào là uế hết; Môsê không cho đụng vào người cùi, thì hắn cứ đụng, tỉnh bơ như không có luật … Phải ra vạ tuyệt thông cho hắn mới ổn được”.

3. Thầy là đối tượng thứ ba mà ống kính của con muốn dừng lại thật lâu, dừng lại mãi mãi:

Một người tội lỗi trở về. Thầy mừng quá, sướng quá! Những giọt nước mắt sám hối, nóng hỗi rơi lã chã trên bàn chân thánh của Thầy. Ấm áp quá chừng! Đôi môi mềm mại và mọng hồng mài trên da bàn chân của Thầy như gào thét, như van xin để được tha thứ, để được cứu độ. Cảm động quá chừng. Cảm động đến thắt tim lại. Cứu được một sinh linh, Thầy thỏa mãn vô cùng. Bây giờ nếu cả vũ trụ sụp đổ, có lẽ Thầy cũng không biết. Chả cần biết.

Một người tội lỗi trở về. Một công trình vĩ đại mà Thầy đã phải trả giá bằng mồ hôi, bằng nước mắt và bằng cả máu nữa. Quý giá vô cùng. Quý giá vô tận. Vậy mà đang có những ánh mắt đục ngầu đòi xua đuổi linh hồn ấy. Họ nhân danh Luật để loại trừ. Họ nhân danh Giavê để tiêu diệt. Người đời đến thế là cùng!

Page 59: Viên đá đầu tiên dính đầy máu đỏ - Thoidiemmaria.net · Web viewNhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống

Thầy ngọt ngào mời rápbi Simon ra sân đấu. Tưởng bở. Bất ngờ Thầy cho ông thi đấu với một con “đi – ngã”. Chua quá chừng! Nhưng đành cắn răng mà chịu. Thầy làm trọng tài. Công bố điểm thắng liên tục. Điểm thắng luôn luôn nghiêng về cô “đi – ngã” làm vỡ mặt ông Pharixiêu Simon.

Một – “Tôi vào nhà ông. Ông chưa lấy nước lã rửa chân tôi. Còn cô này đã lấy nước mắt tưới đẫm chân tôi”.(Con ghi trộm: 1-0)

Hai – “Tôi vào nhà ông. Ông không hôn chân tôi. Còn cô này tữ nãy tới giờ hôn chân tôi không ngừng”.(Con ghi vội: 2-0)

Ba – “Tôi vào nhà ông. Ông không lấy dầu ôliu xức trên đầu tôi. Còn cô này đã lấy dầu thơm xức lên chân tôi”.(Con ghi nhanh: 3-0)

Thầy âu yếm nhìn đứa con vừa thắng tuyệt đối 3-0 trên đối thủ là bậc thầy của Do Thái giáo. Thầy nói lời cuối, ngọt như mía lùi: “Tội của con được tha hết rồi … Thôi con về đi. Chúc con bình an”.

(Chuyện kết thúc ở đây)

Thầy kính mến,

Bây giơ, con xin được ngỏ lời riêng với Thầy.

Ông Simon mời Thầy ăn cơm. Thầy là khách lẽ ra Thầy cũng nên nễ mặt ông ấy một tí. Thế mà Thầy quất thẳng tay. Ngạn ngữ Việt Nam của con gọi thái độ ấy là: “Vuốt mặt không nễ mũi” đấy.

Ông Simon là người có địa vị trong xã hội, là “Đấng Bề trên” của một tôn giáo có lịch sử 13 thế kỷ. Ông đáng được Thầy nhẹ tay hơn một chút.

Nhưng Thầy khẳng định: “Thầy là mạc khải trọn vẹn của Chúa Cha”. Con hết ý. Vâng, bây giờ con hiểu rồi. Cái TÂM của Thầy là thế. Ơ đây là công bố ý của Chúa Cha. “Tế nhị” và “nễ mặt” ở đây là làm lu mờ ý của Chúa Cha. Chúa là Cha nhân từ yêu thương người tội lỗi như thế đó và đến như thế đó. Ong to, ông lớn, ông đạo, ông đời không bao giờ được giảm thiểu cái TÂM ấy của một Ngôi Lời làm người. Tội lỗi thì phải ghét. Nhưng người tội lỗi thì phải được kính trọng và yêu thương. Phải kính trọng và yêu thương thật nhiều để mở một con đường rộng thênh thang cho người tội lỗi trở về. Và … họ đã trở về thật nhiều (Lc 15,1).

Người ơi, Đời ơi, Đạo ơi, người tội lỗi vẫn là người, và vẫn còn nhân phẩm đấy nhé.

Lm. Piô NGÔ PHÚC HẬU(*)Tựa đề do Tin vui đặt

Mục lục