7
Page 1 of 7 VIẾNG THĂM XỨ SỞ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI-BHUTAN Từ 02/02/2017 đến 09/02/2017 Bhutan, nơi trời đất giao hòa. Với dân số ước tính khoảng 700.000, Bhutan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới; những ảnh hưởng nước ngoài và ngành du lịch bị nhà nước quản lý để bảo tồn nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Đa số người Bhutan hoặc học tại trường Phật giáo Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc trường Nyingmapa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha (dịch nghĩa "ngôn ngữ của dzong"). Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại. Người dân Bhutan gọi đất nước mình là Druk Yul – nghĩa là miền đất của Rồng sấm. Nằm ở phía đông dãy Himalaya, lọt thỏm giữa Tây Tạng và Ấn Độ, đối với thế giới bên ngoài, vương quốc Phật giáo Bhutan được coi là một Shangri-La (thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc) thời hiện đại, do nguồn gốc văn hoá của đất nước này bắt nguồn từ văn hoá cổ Tây Tạng. Dấu ấn Phật giáo và nguồn gốc tôn giáo Tây Tạng có thể được nhìn thấy từ bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước Bhutan. Bhutan không ồ ạt phát triển ngành công nghiệp du lịch. Mỗi năm, chỉ có một số lượng rất hạn chế du khách được nhập cảnh. Đây là nơi mà hạnh phúc được coi là giàu có, nơi túi nilon, rượu và thuốc lá bị cấm, và hu hết đều mặc trang phục truyền thống. Bhutan nổi tiếng vì chính sự vô danh, bí ẩn và truyền thống của mình. Tại Bhutan, dịch vụ du lịch được quản lý khá đồng bộ và chuyên nghiệp, đất nước này không khuyến khích bạn tự do khám phá đất nước họ mà không có người bn xhướng dẫn. Bù lại, các tour du lịch được thiết kế theo ý bạn một cách linh động nhất. Chỉ khi có visa và lịch trình tour dự kiến, bạn mới có thể đặt được vé máy bay của hàng không Bhutan DrukAir. Mi tun chỉ có vài chuyến bay từ 3 địa điểm là Bangkok (Thái Lan), New Delhi (Ấn Độ) và Kathmandu (Nepal) vào Bhutan. Mùa du lịch cao điểm là tháng 3 – 4 và nhất là mùa lễ hội từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11 hàng năm. Thông thường, do chính sách phát triển du lịch bền vững của Bhutan với lượng khách được duy trì không vượt quá công suất phục vụ, khách du lịch muốn đến thăm Bhutan thường đặt tour trước vài tháng (chắc chắn hơn cả là trước 6 tháng cho mùa du lịch tháng 9) và phải theo qui định của chính phủ từ $200-$250 một ngày cho mỗi du khách tuỳ theo mùa (bao gồm ăn, ở, khách sạn, xe di chuyển, đưa đón). Lệ phí visa là $40. Như vậy nếu chúng ta đi 7 đêm 8 ngày thì chi phí khoảng $1440/người (không ktin vé máy bay vào Bhutan). Người Bhutan trông vẻ ngoài khá giống người Tây Tạng. Họ vẫn luôn mặc trang phục truyền thống của mình (gho cho nam giới, kira cho nữ giới) trong cuộc sống hàng ngày, nhất là đối với giới công chức và học sinh, sinh viên. Là một đất nước Phật giáo, hình ảnh các nhà sư ở mọi lứa tuổi có thể được bắt gặp ở bất cứ nơi đâu ở Bhutan. Trẻ em trai trong độ tuổi từ 6 – 9 đã bắt đầu cuộc sống tu hành trong các ngôi chùa, nơi các nhà sư được học ngôn ngữ cổ của kinh Phật, ngôn

VIẾNG THĂM XỨ SỞ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI-BHUTAN …songchanhniem.com/wp-content/uploads/2016/08/VIẾNG-THĂM-XỨ-SỞ-H... · Page 2 of 7 ngữ gốc của Bhutan

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VIẾNG THĂM XỨ SỞ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI-BHUTAN …songchanhniem.com/wp-content/uploads/2016/08/VIẾNG-THĂM-XỨ-SỞ-H... · Page 2 of 7 ngữ gốc của Bhutan

Page 1 of 7

VIẾNG THĂM XỨ SỞ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI-BHUTAN Từ 02/02/2017 đến 09/02/2017

Bhutan, nơi trời đất giao hòa. Với dân số ước tính khoảng 700.000, Bhutan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới; những ảnh hưởng nước ngoài và ngành du lịch bị nhà nước quản lý để bảo tồn nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Đa số người Bhutan hoặc học tại trường Phật giáo Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc trường Nyingmapa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha (dịch nghĩa "ngôn ngữ của dzong"). Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại. Người dân Bhutan gọi đất nước mình là Druk Yul – nghĩa là miền đất của Rồng sấm. Nằm ở phía đông dãy Himalaya, lọt thỏm giữa Tây Tạng và Ấn Độ, đối với thế giới bên ngoài, vương quốc Phật giáo Bhutan được coi là một Shangri-La (thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc) thời hiện đại, do nguồn gốc văn hoá của đất nước này bắt nguồn từ văn hoá cổ Tây Tạng. Dấu ấn Phật giáo và nguồn gốc tôn giáo Tây Tạng có thể được nhìn thấy từ bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước Bhutan. Bhutan không ồ ạt phát triển ngành công nghiệp du lịch. Mỗi năm, chỉ có một số lượng rất hạn chế du khách được nhập cảnh. Đây là nơi mà hạnh phúc được coi là giàu có, nơi túi nilon, rượu và thuốc lá bị cấm, và hầu hết đều mặc trang phục truyền thống. Bhutan nổi tiếng vì chính sự vô danh, bí ẩn và truyền thống của mình. Tại Bhutan, dịch vụ du lịch được quản lý khá đồng bộ và chuyên nghiệp, đất nước này không khuyến khích bạn tự do khám phá đất nước họ mà không có người bản xứ hướng dẫn. Bù lại, các tour du lịch được thiết kế theo ý bạn một cách linh động nhất. Chỉ khi có visa và lịch trình tour dự kiến, bạn mới có thể đặt được vé máy bay của hàng không Bhutan DrukAir. Mỗi tuần chỉ có vài chuyến bay từ 3 địa điểm là Bangkok (Thái Lan), New Delhi (Ấn Độ) và Kathmandu (Nepal) vào Bhutan. Mùa du lịch cao điểm là tháng 3 – 4 và nhất là mùa lễ hội từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11 hàng năm. Thông thường, do chính sách phát triển du lịch bền vững của Bhutan với lượng khách được duy trì không vượt quá công suất phục vụ, khách du lịch muốn đến thăm Bhutan thường đặt tour trước vài tháng (chắc chắn hơn cả là trước 6 tháng cho mùa du lịch tháng 9) và phải theo qui định của chính phủ từ $200-$250 một ngày cho mỗi du khách tuỳ theo mùa (bao gồm ăn, ở, khách sạn, xe di chuyển, đưa đón). Lệ phí visa là $40. Như vậy nếu chúng ta đi 7 đêm 8 ngày thì chi phí khoảng $1440/người (không kể tiền vé máy bay vào Bhutan). Người Bhutan trông vẻ ngoài khá giống người Tây Tạng. Họ vẫn luôn mặc trang phục truyền thống của mình (gho cho nam giới, kira cho nữ giới) trong cuộc sống hàng ngày, nhất là đối với giới công chức và học sinh, sinh viên. Là một đất nước Phật giáo, hình ảnh các nhà sư ở mọi lứa tuổi có thể được bắt gặp ở bất cứ nơi đâu ở Bhutan. Trẻ em trai trong độ tuổi từ 6 – 9 đã bắt đầu cuộc sống tu hành trong các ngôi chùa, nơi các nhà sư được học ngôn ngữ cổ của kinh Phật, ngôn

Page 2: VIẾNG THĂM XỨ SỞ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI-BHUTAN …songchanhniem.com/wp-content/uploads/2016/08/VIẾNG-THĂM-XỨ-SỞ-H... · Page 2 of 7 ngữ gốc của Bhutan

Page 2 of 7

ngữ gốc của Bhutan và tiếng Anh. Các trẻ em này khi lớn lên có thể chọn lựa cho mình một trong hai con đường: học giáo lý nhà Phật và trở thành nhà sư, hoặc với đa số, là thấm nhuần về giáo lý và sống cuộc sống bình thường với đức tin của riêng mình. Bhutan nằm đệm giữa hai nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều thế kỷ cắt đứt mối liên lạc với thế giới bên ngoài. Nằm dưới chân dãy núi Himalaya hùng vỹ xa xôi, Bhutan còn giấu trong mình biết bao bí mật chờ thế giới khám phá. Ngày nay, trong khi các quốc gia láng giềng phát triển và thay đổi rất nhanh, Bhutan vẫn kiên trì đi theo đường lối cũ: bảo vệ triệt để các di sản văn hóa và đời sống hoang dã cổ xưa của cha ông.

Nhà nước không thống kê GDP mà thống kê chỉ số hạnh phúc của nhân dân.

Cả nước không có rượu và thuốc lá.

Giao thông không cần đèn chỉ dẫn vì tự biết nhường nhau.

Nếu xe cộ lỡ đụng chết con vật nào trên đường thì sẽ dừng lại và cầu nguyện cho con vật đó.

Hầu hết mọi người đều mặc quần áo truyền thống, không có tên họ của riêng gia tộc và nhiều người được các Sư đặt tên khi sanh ra (chứ không phải do cha mẹ)

Người dân chủ yếu ăn chay, không giết súc vật và chỉ uống sữa dê, bò.

Chương trình hành hương dự định như sau:

Ngày thứ nhất: Đến phi trường Paro. Trước khi máy bay hạ thấp độ cao, quý vị sẽ có

cơ hội ngắm nhìn những đỉnh núi cao ngút

xen lẫn với những thung lũng bình yên tĩnh

lặng và máy bay bạn sẽ từ từ lượn lờ giữa

những chặng núi chập chùng của dãy

Himalaya hùng vĩ. Có lẽ đây là cơ hội đầu

tiên trong đời bạn được lơ lững trên những

đỉnh núi cao nhất thế giới để rồi bạn có thể

ngắm nhìn thung lũng Paro với những cây

tùng xanh cao ngất trời, Paro Dzong vững

chải hiên ngang ẩn hiện từ xa và vài tu viện

Page 3: VIẾNG THĂM XỨ SỞ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI-BHUTAN …songchanhniem.com/wp-content/uploads/2016/08/VIẾNG-THĂM-XỨ-SỞ-H... · Page 2 of 7 ngữ gốc của Bhutan

Page 3 of 7

cũng như những căn hộ đặc thù của người Bhutan rải rác giữa những cánh đồng và rừng

núi mênh mông.

Ngày thứ hai: Thăm Paro Dzong, là một trong những thủ phủ đẹp nhất của Vương quốc

Bhutan. Cùng ngày đoàn sẽ viếng thăm các tu viện cổ từ thế kỷ 15-17th và các Ni viện.

Ngày thứ ba: Vượt đèo Chelela cao 3988m, là một trong những đèo cao nhất ở Bhutan

mà xe du lịch có thể lên được. Trên đường

chúng ta sẽ viếng thăm Kila Gompa Ni viện,

gồm có khoảng 7 tu viện và các trung tâm

tu học được xây dựng trên sườn vách núi

ở độ cao 3500m. Nơi đây có khoảng 70 nữ tu sống biệt lập với thế giới bên ngoài để

cống hiến trọn đời mình cho việc nghiên cứu Phật pháp và phát triển đời sống tâm linh.

Ở độ cao tuyệt vời của dãy Himalaya hùng vĩ này, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức làn hơi

gió mát mẻ trong sạch tinh khôi của núi rừng, ngắm nhìn đỉnh Jomohari và Jichu Drake

với sự thanh khiết và tĩnh lặng tuyệt vời, sự giao hòa giữa núi đồi, trời và mây. Kế đó

chúng ta sẽ viếng thăm Tiger’s Net Monastery, một trong 20 điểm du lịch nổi tiếng nhất

thế giới. Tu viện Taktsang được xây dựng bên sườn vách núi đá cao hơn 1000m trên bờ

vực thung lũng. Người Bhutan tin rằng Ngài Guru Rimpoche đã cưỡi trên lưng một con

cọp đến đỉnh núi này và thiền định ở đấy. Đây cũng là một quốc bảo của Vương quốc

Page 4: VIẾNG THĂM XỨ SỞ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI-BHUTAN …songchanhniem.com/wp-content/uploads/2016/08/VIẾNG-THĂM-XỨ-SỞ-H... · Page 2 of 7 ngữ gốc của Bhutan

Page 4 of 7

Bhutan, nên được giữ gìn và bảo tồn rất cẩn thận. Bạn phải đi bộ hay ngựa khoảng 1h30’

mới đến được cafeteria, nơi dừng chân tạm nghĩ giữa chừng trước khi tiếp tục trèo lên

đến Tu viện. Tối về nghĩ ở thủ đô Thimphu.

Ngày thứ tư: Thimphu là thủ phủ hiện nay của vương quốc Bhutan. Mặc dầu nằm giữa

hai đất nước lớn Trung hoa và Ấn độ, cũng như đã giữ chặt biên giới và nền văn hóa

truyền thống từ nhiều thế kỷ, Thimphu vẫn biểu trưng được sự hội nhập của nền văn

minh hiện đại và hòa hợp một cách tuyệt vời giữa hai nền văn hóa và kiến trúc cổ-kim.

Sáng sớm sẽ viếng thăm tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới và được đặt ở độ cao

cao nhất thế giới hiện nay. Sau đó sẽ viếng thăm Đại Tháp Tưởng niệm Quốc gia, được

xây dựng để tưởng nhớ vị vua thứ ba của Bhutan. Thăm Thimphu Dzong, trụ sở hành

chánh trung ương lớn nhất vương quốc, nơi làm việc hằng ngày của hàng ngàn nhân

Page 5: VIẾNG THĂM XỨ SỞ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI-BHUTAN …songchanhniem.com/wp-content/uploads/2016/08/VIẾNG-THĂM-XỨ-SỞ-H... · Page 2 of 7 ngữ gốc của Bhutan

Page 5 of 7

viên quốc hội với một nửa số người ấy là các tu sĩ Bhutan. Cũng trong khu hành chính

quan trọng này là một tu viện lớn nhất quốc gia, nơi cư trú và tu tập của hơn 1500 tu sĩ.

Buổi chiều bạn có thể viếng thăm quanh thành phố và mua sắm qùa lưu niệm trong các

quầy hàng lưu niệm đặc biệt ở xứ sở này. Tối sẽ nghĩ tại khách sạn ở Thimphu.

Ngày thứ năm: Khởi hành đi Punakha. Rời Thimphu, chúng ta sẽ vượt qua đèo Dochu

La cao khoảng 3100m và viếng thăm 108 ngôi tháp nhỏ trong một quần thể tuyệt vời giữa

núi đồi hùng vĩ. Chính vị hoàng hậu của đời vua thứ tư đã có công xây cất những ngôi

tháp nhỏ này nhằm tưởng nhớ đến những vị anh hùng đã hy sinh để bảo vệ vương quốc

Bhutan cũng như hồi hướng công đức đến cho tất cả những vong linh của các chiến sĩ

bị tử nạn trong những trận chiến này.

Đến Punakha, chúng ta sẽ viếng thăm Punakha Dzong, trung tâm hành chính và cũng là

tu viện lớn nhất thứ hai sau Thimphu, được xây dựng bởi vị vua thứ tư của Bhutan,

Ngawang Namgyal. Sau đó đoàn sẽ đi thăm hai dòng sông chính yếu chảy qua thành

phố là Mo và Pho, tượng trưng cho Cha và Mẹ. Punakha dzong luôn soi bóng trong dòng

nước huyền diệu của hai dòng sông này khi chảy ngang qua trước tòa hành chính, đặc

biệt là những hàng cây jacaranda với từng chùm hoa tím nhạt khoe sắc dọc theo bờ sông

Page 6: VIẾNG THĂM XỨ SỞ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI-BHUTAN …songchanhniem.com/wp-content/uploads/2016/08/VIẾNG-THĂM-XỨ-SỞ-H... · Page 2 of 7 ngữ gốc của Bhutan

Page 6 of 7

thơ mộng này. Chiều đoàn sẽ viếng thăm Chimi Lhakhang Temple được xây dựng vào

năm 1499 bởi Ngawng Chogyal để tưởng niệm bậc Thánh tăng Lạt ma Drukpa Kunley,

thuộc thế hệ thứ 14th của dòng truyền thừa Drukpa. Vị thánh tăng này còn có biệt danh

là Madman (người điên cuồng) vì những hành động nghịch đời của ông ta khi còn tại thế.

Những người phụ nữ hiếm muộn trên khắp thế giới thường tìm về ngôi chùa này cầu

nguyện để xin được có con nối dõi và nhiều người đã được toại nguyện. Trên đường vào

chùa, bạn sẽ cơ hội đi qua những cánh đồng và những cụm nhà đặc thù của vùng này

với nghề truyền thống là nghệ thuật đồ gỗ và nghệ thuật dệt tranh vải Thangka độc đáo

của Tây tạng.

Page 7: VIẾNG THĂM XỨ SỞ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI-BHUTAN …songchanhniem.com/wp-content/uploads/2016/08/VIẾNG-THĂM-XỨ-SỞ-H... · Page 2 of 7 ngữ gốc của Bhutan

Page 7 of 7

Ngày thứ sáu: Thăm Tongsa, là cửa ngỏ đi vào Bumthang tuyệt vời, nơi ẩn dấu những

dãy tu viện cổ kính và những khu nhà đặc sắc vùng ngoại ô của Bhutan ẩn mình sâu

dưới bốn thung lũng thánh thiện.

Ngày thứ bảy: Thăm Wangdi-Phodrang, toà hành chính kiến trúc tựa như lâu đài cổ kính

nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ 17 trên vách đá và được bao bọc bởi hai dòng sông ở

hai bên. Nơi đây từng là chổ làm việc của những vị thống đốc vùng quyền uy nhất Bhutan.

Chiều về lại Thimphu để mua sắm qùa lưu niệm và chuẩn bị hành lý cho ngày hôm sau

sẽ bay về trú xứ.

Mọi chi tiết hay đăng ký xin liên hệ Thầy Tâm Thành [email protected].

Hạn chót đăng ký là 30/09/2016. Vì phải nộp hồ sơ và lịch trình hành hương về cho

Bhutan tour để xin visa theo quy định của chánh phủ, nên phải đóng tiền 100% cho họ

khi đăng ký tham dự chuyến hành hương.