14
Vợ chồng A Phủ Tổng hợp kiến thức văn học Nguyễn Việt Hoa

Vợ chồng A Phủ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vợ chồng A Phủ

Vợ chồng A Phủ

Tổng hợp kiến thức văn học

Nguyễn Việt Hoa

Page 2: Vợ chồng A Phủ

Vợ chồng A Phủ

I. Nhan đề:

Trong thi đàn văn chương ta bắt gặp rất nhiều tác phẩm có những nhan đề hấp dẫn để viết

về một xã hội tăm tối trước cách mạng Ngô Tất Tố có tiểu thuyết Tắt đèn. Ta ấn tượng ngay với

nhan đề Chữ người tử tù. Và nhan đề Vợ chồng A Phủ cũng là một nhan đề rất hàm nghĩa, rất

giàu ý nghĩa. Nếu ai đã từng tiếp cận câu chuyện này sẽ thấy, Mị một người con gái nghèo khổ

nhưng xinh đẹp nết na, được ví như một bông hoa ban trên giẻo cao Tây Bắc những vì món nợ

năm xưa của bố mẹ Mị bị bắt cóc, bị lường gạt về cúng trình ma nhà thông Lí Pá Tra giàu có

nhất vùng, đợi ngày chết rũ xương ở đây.

Rõ ràng đây là cuộc hôn nhân không xây dựng trên nền tảng của tình yêu mà đây là cuộc

bắt cóc, cuộc gả bán cho nên khi biết được tin này Mị liền nói ngay: “Bố đừng bán con cho nhà

giàu”. Vì vậy đích thực đây là cuộc hôn nhân gả bán để trả nợ, vì vậy, cuộc sống của Mị ở nhà lí

Pá Tra đúng với kiếp của người ở, thân trâu ngựa lúc nào cũng lầm lũi ở nơi xó cửa, xó bếp và đã

có lúc Mị nghĩ đến cái chết. Tuy nhiên vì thương người cha già, Mị đành qua trở lại nhà thống lí

Pá Tra. Như vậy Mị không có hạnh phúc khi sống ở nhà thống lí. Ở đây, nhà văn Tô Hoài đã cho

Mị gặp một con người mà chính con người ấy đã tiếp thêm cho Mị sức mạnh để giải người cùng

cảnh ngộ và giải thoát chính cuộc đời của mình, người ấy chính là A Phủ. Là một đứa trẻ mồ côi

từ nhỏ, sống bộc trực thẳng thắn, chỉ vì một lần A Phủ đánh lại con quan là A Sử , bị xét xử

trong một khoảng thời điểm không ai lại xét xử và kết cục cuộc đời của A Phủ từ một con người

tự do, nay trở thành kẻ nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra. Như vậy, đến đây, Mị và A Phủ đều là

những kẻ nô lệ trong cái nhà giàu này.

Để thấy ở Mị vẫn còn cái tình thương sâu sắc, nhất là khi thấy A Phủ bị nhà lí Pá Tra

đánh và bỏ đối hàng tuần lễ dưới ngày mùa đông sương muối ở vùng cao. Lòng thương người

của Mị đã trỗi dậy, Mị giải thoát cho A Phủ đồng thời cũng giải thoát cuộc đời mình, cùng A Phủ

trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa. Ở đây, hai người Mị và A Phủ gặp được cán bộ cách mạng

là A Châu và được giác ngộ cách mạng. Điều này có nghĩa là đám cưới của Mị và A Phủ nhưng

nhà văn đã thể hiện qua câu nói của Mị khi giải thoát cho A Phủ: “Người đàn bà chê chồng đó

vừa cứu sống mình”. Câu nói đó như để thoát được cái cuộc hôn nhân nói là vợ chồng với A Sử.

Nói cho cùng hai con người này đều có cùng một tầng lớp xuất thân, tầng lớp bị trị, hai con

Page 3: Vợ chồng A Phủ

người lại cùng chung lí tưởng, được giác ngộ cách mạng. Họ là những con người đồng điệu

trong tâm hồn và lí tưởng. Tô Hoài cho Mị và A Phủ trở thành một cặp vợ chồng như để khắc

phục hạn chế của dòng văn học hiện thực phê phán khi Nam Cao đã để cho Chí Phèo gặp Thị Nở

nhưng không thể nên vợ nên chồng, nó mở ra hướng đi mới của dòng văn học thời kì giải phóng

vì chỉ khi con người mới xã hội mới mới, vì gia đình là tế bào của xã hội.

II.Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A phủ

Sự nghiêp cầm bút của Tô Hoài tính đến nay đã già nửa thế kỉ, Tô Hoài là tác giả của hai trăm

đầu sách hàng nghìn bài báo, với nhiều thể loại phong phú và đa dạng. Nhưng nhắc đến nhà văn

Tô hoài mỗi người yêu văn từ trong tiềm thức của mình không thể không nhắc đến Tô Hoài

trước Cách mạng với tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí và Tô Hoài sau cách mạng với ba tập truyện

Cứu đất cứu Mường, Mường Giơn giải phóng và Vợ chồng A Phủ. Đến na Vợ chồng A Phủ vẫn

là cái mốc thách thức cua Tô Hoài, được trao giải thưởng Văn nghệ năm 1954 – 1955 cùng với

tiểu thuyết đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc là hai tác phẩm viết xuất sắc về đề tài

miền núi. Tác phẩm được đưa vào chương trình giảng dạy như là một kiệt tác của nhà văn Tô

hoài. Thành công của ông trong tác phẩm này là ông đã xây dựng được bức chân dung của người

con gái Mèo thùy mị nết na với sức sống tiềm tàng bất diệt. Qua sức sống tiềm tàng của Mị nhà

văn Tô Hoài đã thể hiện mình là một nhà văn sâu sắc và nhân văn. Văn hào Nga Sekhov đã từng

nói: Người nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đao từ trong cốt tủy. Tô Hoài là một nhà văn như

vậy.

1. Định nghĩa sức sống tiềm tàng:

-Định nghĩa: Sức sống tiềm tàng là sức sống tiềm ẩn dưới đáy sâu của con người. Nó là toàn bộ

sức mạnh ở thể chất và tinh thần của con người.

- Biểu hiện:

Page 4: Vợ chồng A Phủ

+ Ở Mị nó là biểu hiện ra là niềm khao khát được sống một cuộc đời trong tự do, niềm khao khát

ấy cứ âm ỉ cháy dưới đáy tâm hồn như một ngọn lửa chưa bao giờ tắt hẳn, chỉ chờ cơ hội để bùng

lên. Nó như một chồi cây đâm sâu trong lòng đất chờ cơ hội phát triển.

+ Sức sống tiềm tàng được biểu hiện ở thái độ phản kháng sự chống lại luôn vươn lên mọi thế

lực bạo tàn luôn nhăm nhe tiêu diệt, chống lại nó.

Cuộc đời con người là một chuỗi vận động liên hoàn, chúng ta không thể phân tách hay chia cắt

cuôc đời ấy. Tuy nhiên nó được hình thành bằng chuỗi những sự kiện lớn hoàn cảnh lớn, bản

chất con người được bộc lộ. Vì Ban- dắc nói: Bản chất của con người thường bị bánh xe của số

phận che đậy, còn một khi lao vào bão tố thì bản chất ấy tốt hay xấu tự nó bộc lộ.

2. Đọc tác phẩm Vợ chồng A Phủ ta thấy sức sống tiềm tàng của Mị được bôc lộ qua

các hoàn cảnh lớn sau đây.

a. Đó là phản ứng của Mị khi biết tin mình làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.

Là một cô gái mèo, xinh đẹp, thùy mị nết na, Mị được ví như một bông hoa ban trên giẻo cao

Tây Bắc. Người như Mị đáng lẽ ra phải được sống một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng trái lại Mị đã

khổ từ trong trứng nước. Ngày xưa, khi cưới nhau không có tiền, bố mẹ Mị đã phải vay của bố

của thống lí Pá Tra một món nợ truyền kiếp là mười đồng bạc trắng mỗi năm phải trả lãi một

nương ngô. Đến nay, mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già, thống lí đến gạ gả con gái cho con trai hắn để

gạt nợ. Khi người cha chưa biết trả lời thế nào thì Mị đã phản ứng lại ngay:

- Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán

con cho nhà giàu.

=> Nhận xét: Đây chỉ là câu trả lời bình thường nhưng làm lộ ra bản chất của con người. Đó là

câu nói của một con người có sức sống tiềm tàng bất diệt. Mị thà ở nhà lao động cực nhọc còn

nhưng được sống một cuộc đời hạnh phúc trong tự do. Còn hơn làm con dâu ở cửa nhà giàu sống

kiếp trâu ngựa. Sự tráo đổi này chỉ có được ở những con người mạnh mẽ, tự tin biết coi trọng

nhân phẩm của chính bản thân mình.Có câu nói: Thân gái như hạt mưa sa. Làm dâu cửa nhà giàu

là khát vọng của nhiều người con gái. Nhưng đối với Mị một người con gái có sức sống tiềm

tàng. Mị không bao giờ chấp nhận cuộc hôn nhân gả bán này. Mị quả quyết với cha rằng. Bố

đừng bán con cho nhà giàu.

Page 5: Vợ chồng A Phủ

b. Mị toan tự tử:

Mặc dù mị không chấp nhận làm dâu nhà thống lí Pá Tra, nhưng Mị không thoát được vì Mị

đang sống trong xã hội tiền quyền và thần quyền. Mị bị bắt cóc, bị lường gạt về cùng trình ma

nhà thống lí Pá Tra. Biết được điều này, đêm nào Mị cũng khóc, Mị khóc ròng rã hàng tháng

trời. Đối với Mị một người có khát vọng tự do và sức sống tiềm tàng không thể chấp nhận cuộc

sống nhà thống lí. Nhưng là một người con gái thùy mị nết na, Mị không thể chết mà không về lạ

chào cha lần cuối. Nhưng khi về đến nhà Mị mới nhìn thấy rõ bi kịch của gia đình mình, bố Mị

nói như van xin:

- Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết những nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả

nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả đươc nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi.

Không được con ơi. Sau khi nghe lời cha nói ra những lời đầy nước mắt, Mị đứng trước một

hoàn cảnh éo le, oái oăm, cay cực, Mị sống thì không muốn mà chết lại không xong. Tuy nhiên ý

định tự tử là biểu hiện của lòng ham sống biểu hiện của sức sống tiềm tàng. Mới nghe qua có vẻ

đây là một nghịch lí, một người ham sống nay lại định chết. Nhưng đặt trong hoàn cảnh của Mị

đó là sự hợp lí sâu sắc. Vì Mị muốn chết ngay như một con người, còn hơn phải sống như một

con người. Mị muốn chết một lần như một con người, còn hơn phải chết dần chết mòn chết khô,

chết héo cả về thể xác và tâm hồn. Nhưng nếu Mị chết là Mị đang làm theo khát vọng trỗi dậy rất

mạnh trong lòng mình, Mị đang làm theo sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Nhưng điều Mị đang làm

buộc mị phải chà đạp lên chữ hiếu. Buộc Mị phải dày xéo lên tình phụ tử. Có nghĩa là vì chữ

hiếu mà Mị đành gạt nước mắt, quăng nắm lá ngón để trở về nhà thống lí.

Đến đây, ta thấy cái ác lúc nào cũng lăm le tiêu diệt bản tính tốt đẹp của con người. Nhưng

không phải vì thế người dân bị xói mòn tâm hồn, bị cằn cỗi tình người. Chữ hiếu vẫn đứng hàng

đầu, điều đó chứng tỏ cái ác không thể tiêu diệt bản tính tốt đẹp của con người. Cái đẹp bất luôn

bất tử với thời gian. Vợ chồng A Phủ thực sự là bài ca để ca ngơị cái đẹp.

Đến đây ta nhớ lại một bi kịch hơn hai trăm năm về trước, Thúy Kiều đã từng phải gánh chịu,

bán mình chuộc cha, giờ đây bị kịch ấy đổ dồn vào đôi vai của Mị. Nhưng điều đáng nói ở đây là

bi kịch ấy xảy ra vào những năm 54- 55 miền bắc nước ta đang tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng

dường như ánh sáng cách mạng ấy chưa chiếu rọi lên kiếp sống tăm tối trâu ngựa ở giẻo cao Tây

Bắc. Tô Hoài với tư cách một anh tuyền truyền viên nhãi nhép (Nam Cao), ông lên trên Tây Bắc

Page 6: Vợ chồng A Phủ

thông qua tác phẩm vợ chồng A Phủ để “Cứu đất, cứu Mường” để “ Mường Giơn” được giải

phóng. Như vậy Tô Hoài thật sự là người đi đầu trong mặt trận văn chương bởi nói như chủ tịch

Hồ Chí Minh nhân thư gửi họa sĩ trong triển lãm tranh toàn quốc ở miền Bắc năm 1951: “Văn

hóa nghệ thuật là một mặt trận anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Từ khi bước chân vào nhà thống lí Pá Tra Mị không khóc nữa, nhưng Mị khác hoàn toàn. Một

cô Mị hồn nhiên, yêu đời ngày xưa ấy, giờ cô sống lầm lũi như một con rùa trong xó cửa xó bếp.

Như cái bóng cái xác trong đia ngục trần gia, Mị sống như là kéo dài những ngày chưa chết được

mà thôi. Điều này được Tô Hoài dựng lên ngay ở mươi dòng đầu của tác phẩm vơi câu văn đàu

tính tạo hình, đó là chân dung một cô gái tàn phai mai một: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí

Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gia bên tảng đá trước của, cạnh tàu

ngựa. Lúc nào cũng vậy, cho dù qua sơi, thái cỏ ngựa, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối cô

ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.

c. Sự kiện thứ ba: Diễn biến tâm trạng của Mị khi mùa xuân đến.

Với một nhà văn hiện thực như Tô Hoài, giờ đây ta bắt gặp những trang văn vô cùng lãng mạn.

Vợ chồng A Phủ là lời minh chứng cho lời nhận định của một nhà phê bình văn học: “Văn học

Việt Nam 1945-1975 có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn”. Như vậy không quá lời

khi ta chuyển đoạn văn miêu tả mùa xuân của Tô Hoài thành một đoạn thơ trữ tình viết bằng văn

xuôi.

Nói đến thiên nhiên giẻo cao Tây Bắc là phải nói đến nơi quanh năm ngập trong mây và sương

mù. Nơi có những cánh rừng khi thì xanh biếc lúc ngô, khi thì sặc sỡ hoa thuốc phiện, nơi có bản

làng tụ quanh những nguồn nước và con suối, chiều về con người và cảnh vật chìm dần trong hơi

sương, đêm đến họ vây quanh ánh lửa bập bùng. Đọc những trang văn của Tô Hoài ta còn bắt

gặp hình ảnh của người dân vùng cao Tây Bắc đi làm nương đi hái lá, đi nhặt củi, đi trỉa bắp, làm

nương, đi chăn thả bò ngựa. Cuộc sống của họ tuy lam lũ, nhưng nhịp sống của họ đều đặn hết

năm này sang năm khác. Điều ta quan tâm là ngòi bút tâm lí của nhà văn Tô Hoài lách sâu vào

sâu thẳm tâm hồn của Mị để phát hiện dưới đáy sâu tâm hồn Mị bẫn còn sức sống, để thay đổi

sức sống khô cằn.

Đầu tiên nhà văn mượn sự đổi thay từ bên ngoài như một tác nhân để tác động vào tâm hồn khô

cằn của một con người. “Năm ấy, mùa xuân đến sớm hơn mọi năm.....ăn tết”. Tô Hoài miêu tả

Page 7: Vợ chồng A Phủ

làn gió mang mùa xuân đến ở khắp các bản làng. Tất cả cái không khí ở nơi đây đều cuốn vào

không khí của ngày hội. Trên những.. hoa thuốc phiện nở rực rỡ.. trai gái đem váy áo...”. Mùa

xuân nơi tập trung sức sống của các bản làng, chất thơ ở đây được tập trun vào những lễ hội. Ban

ngày, từng đám thanh niên diện váy áo sặc sỡ tham gia vào những buổi ném pao tung còn. Tất cả

sự thay đổi này nó cứ âm thầm dội vào tâm hồn Mị, nó làm cho tâm cằn cỗi của Mị có sự vận

động trở lại. Nói cách khác sự thay đổi bên ngoài này chẳng khác nào những nốt nhạc đầu tiên

của một bản tình ca lớn sắp và đang diễn ra trong lòng người đàn bà phải chịu quá nhiều đau

khổ.

Khi sự vận động bắt đầu trở lại thì Tô Hoài tiếp ngay bằng tiếng sao đêm tình của mùa xuân.

Đêm đến, trong không gian ấy là tiếng sao, tiếng khèn, tiếng kèn lá của trai gái gọi bạn tình cứ

réo rắt đi từ hết quả đồi này, đến quả đồi khác. Tiếng hát ấy nó đánh thức trong lòng Mị những

bài hát từ ngày xưa, những bài hát mà kể từ khi bước chân vào nhà thống lí Pá Tra Mị đã đào sâu

chôn chặt trong lòng mình: “Mị bổi hổi bồi hồi nhẩm lại những bài hát ngày xưa. Ngày xưa Mị

thổi sáo thật hay.... Mày có con trai con gái”. Điều đáng nói là chính tiếng sao ấ đã đánh thức hai

từ “ngày xưa” trở về với Mị nghĩa là chính tiếng sáo đánh thức thời gian trở về với Mị. bởi từ

ngày bước chân vào nhà thống lí Pá Tra, Mị sống một cuộc sống phi không gian, phi thời gian.

Thế giưởi của Mị là mọt căn buồng tăm tối, bẩn thỉu, luộm thuộm, ẩm thấp. Cái căn buồng ấy

nhìn ra bên ngoải bằng ô cửa sổ mờ mờ trăng trắng không biết ngày hay đem, không biết sương

hay nắng. Khi một người không biết này đêm sương nắng nghĩa là một người không biết được

không gian và thời gian thì coi như sức sống của người này đang tàn phai mai một. Vì thời gian

không gian là phương thức tồn tai của một vật thể. Thì đúng hôm nay tiếng sao ấy, nó đánh thức

thời gian trở về, cho Mị nhận ra một điều, quá khứ ngày xưa mới là hạnh phúc, hiện tại thật là

khổ đau. Thế là lòng Mị chỉ muốn về ngày trước, Mị muốn kéo dài quá khứ để bù đắp cho khổ

đau trong hiện tại. Người yêu văn có thể nói với nhau rằng tiếng sáo ấy là âm thanh của tình yêu

nó gắn liền với cuộc đời của Mị, Mị thổi sáo rất hay. Tiếng sáo ấy gắn liền với văn hóa của

người dân giẻo cao, dù sống trong bạo tàn thì họ vẫn luôn gắn bó với nét văn hóa của cha ông

mình, nó làm cho ta liên tưởng đến tiếng cồng chiên Tây Nguyên và hạt bụi vàng lóng lánh của

người dân Tây Nguyên. Nó là âm thanh của tình yêu, nó đánh thức Mị, nó làm ta liên tưởng tới

hơi cháo hành của Thị Nở. Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, bát cháo hành là hương vị

của tình yêu chỉ có điều khi Chí Phèo tuyệt vọng nó xuất hiện, khi Chí Phèo khổ đau nhất nhất

thì hơi cháo hành từ trong tiềm thức thoang thoảng trỗi dậy như là sự trêu người Chí Phèo để

Page 8: Vợ chồng A Phủ

khoét sâu vào nỗi cùng cực của Chí Phèo. Hơi cháo hành xuất hiện lần cuối cùng như một nhà

phê bình văn học nói là giọt nước cuối cùng cho cốc nước lương thiện của Chí Phèo, chính vì

điều này mà Chí Phèo đến giết chết Bá Kiến và đâm cổ tự sát, chỉ có điều hương vị tình yêu để

dẫn đến một bi kịch, cuối cùng nhân vật đi đến chỗ chết thì tiếng sáo tình yêu ấy báo hiệu cho

người đọc chắc chắn Mị sẽ trỗi dậy để thoát khỏi cuộc sống trâu ngựa ở nơi này. Ở đây tiếng sáo

đem thời gian trở về với Mị, giờ đây Mị đang đứng giữa đôi bờ thời gian, giữa hiện tại và quá

khứ. Đúng lúc ấy, nhà văn tiếp thêm bằng bữa cơm tất niên trong nhà thống lí Pá Tra, bữa cơm

tất niên với hình ảnh của những người ốp đồng, nhảy múa vui vẻ trong tiếng nhạc sênh tiền càng

làm cho lòng Mị trở nên rộn ràng, náo nức. Niềm rộn ràng, náo nức này biến thành sự thúc bách

khi những người trong nhà thống lí mặc váy áo mới đi chơi. Nỗi thúc bách này, niềm rộn ràng

kia là gì nếu không phải biểu hiện của sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy rất mạnh trong lòng Mị.

nó trở thành một đòi hỏi bên trong, một nhu cầu bên trong nó muốn bật thành hành động thật cụ

thể ra bên ngoài. Hành động đầu tiên mà Mị làm đó là cô lén lấy hũ rượu, đem ra giữa nhà uống,

uống ừng ực từng bát.Nếu ai đã từng đọc tác phẩm “Đồng bạc hoa xòe của Ma Văn Kháng thì sẽ

thấy không hề xa lạ khi bắt gặp người phụ nữ giẻo cao uống rượu nhưng điều ta quan tâm ở đây

là cách thức uống rượu của Mị Mị uống ừng ực từng bát lớn, Mị uống như nuốt tủi hờn cay đắng

vào bên trong; uống để chôn vùi hiện tại để quá khứ ngày xưa hiện ra, thế là Mị say vẫn mắt Mị

nhìn vào người nhảy đồng, nhìn vào hiện tại còn tầm hồn thì đang nhìn những ngày trước vẳng

theo tiếng sáo ở đầu làng. Hành động tiếp theo Mị làm là bước vào trong căn buồng tăm tối của

mình, xắn một miếng mỡ, để vào đĩa đèn cho đèn sáng hơn. Đây là chi tiết có chiều sâu về nghệ

thuật, bởi vì như đã nói, trước đây Mị không thiết sống căn buồng của Mị hôi hám, tăm tối, ẩm

thấp, Mị không bận lòng. Hôm nay thì khác, khi sức sống tiềm tàng trỗi dậy mạnh mẽ, Mị muốn

từ ngày hôm nay trở đi đời mình phải sáng sủa hơn, bắt đầu từ hôm nay là bước ngoặt của cuộc

đời Mị. Thế nên việc Mị thắp đèn đồng nghĩa với việc Mị thắp lên ngọn lửa sống rất mạnh mẽ

trong tâm hồn mình. Viết về khát vọng sống của người nông dân, người ta thường mượn ngọn

đèn, hình tượng của người nông dân trước cách mạng trước đêm trường cách mạng đen tối, bức

chân dung của chị Dậu đứng sừng sững trên cái đồng lúa ngày xưa thiếu ánh sáng của Đảng

chiếu vào thì Ngô Tất Tố gọi là Tắt đèn. Ai đã từng đọc Hai đứa trẻ của Thạch Lam nhà văn tập

trung vào miêu tả ngọn đèn dầu của hai mẹ con chị Tí. Ngọn đèn ấy hiện lên khoảng bảy lần với

bảy lần ngọn đèn yếu ớt, yếu ớt đến mức chỉ còn một hòn đá con, một mô đất nhỏ cũng bị phân

chia thành hai phần sáng tối. Không phải ngẫu nhiên, ngày Tràng nhặt được vợ đưa về trong xóm

Page 9: Vợ chồng A Phủ

ngụ cư, Tràng mua hai hào dầu, đêm hôm đấy, túp lều nhà bà cụ Tứ trong Vợ nhặt được thắp

sáng lên bằng ngọn đèn, và ngọn đèn ấy cũng xuất hiện khoảng ba lần như là một dung ý nghệ

thuật của Kim Lân. Vì Tràng cũng muốn đời mình sáng sủa từ hôm nay khi Tràng nói: “Vợ mới,

vợ miếc phải sáng sủa hơn một tí” (Vợ nhặt – Kim Lân). Ta biết rằng mỗi ra đình là một tế bào

của xã hội, với những con người khao khát sống một cuộc đời tự do như Tràng trong Vợ nhặt

như Mị trong Vợ chồng A Phủ thì các nhà văn muốn khẳng định đây là một dân tộc đang đứng

lên dành quyền sống cho mình. Đó là một dân tộc từ trong lầm than, rũ bùn đứng dậy sáng lòa

nói như Nguyễn Đình Thi trong bài Đất nước. Và Mị thấy mình trẻ đẹp có nhu cầu ăn mặc đẹp,

có nhu cầu đi chơi hội, Mị lập luận ngay: “Biết bao người đàn bà có chồng rồi còn đi chơi hội,

huống gì mình với A Sử chả có lòng với nhau”. Thế là Mị sửa soạn đi chơi hội, Mị vấn tóc, Mị đi

tìm một chiếc váy hoa đẹp nhất của mình vắt tít ở trong phía vách. Đang sửa soạn thì A Sử xuất

hiện Mị bắt gặp được, Mị vẫn tiếp tục đi tìm chiếc váy và nó không cần hỏi thêm nữa, lặng lẽ trói

Mị vào cột nhà bằng cả một thúng dây gai từ chân lên đầu. Chưa bao giờ Mị thấy đau đớn, nhục

nhã như thế này. Ta nhận thấy bên cạnh tiền quyền, thần quyền, sợi dây đay cũng là một phương

thức trói Mị vào nhà thống lí. Mị thấy mình không bằng con trâu con ngựa nhà thống lí. Mị cựa

mình xem mình còn tồn tại, tai Mị văng vẳng theo tiếng sáo ở ngoài xa để khẳng định rằng, gia

đình thống lí có thể trói được thể xác của Mị mà không trói được sức sống tiềm tàng của Mị.

Đúng lúc ấy, tiếng vó ngựa chạm vào vách àm Mị so sánh thế là mình không bằng con trâu con

ngựa nhà thống lí, khi mỏi còn được đổi tàu, còn giờ đây mị khóc không thể tự mình lau được

nước mắt. Cơ chừng sau lần ấy, sức sống tiềm tàng của Mị chết hẳn Tô Hoài rất đặc biệt