40
CÔNG ƯỚC VỀ THỐNG NHẤT MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN ĐẾN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ (MONTREAL, 28 THÁNG 5 NĂM 1999) Nguồn: Nhóm dịch Nhóm hiệu đính 1. Nguyễn Phương Anh 2. Lê Phương Anh 3. Đặng Thị Minh Phương 4. Nguyễn Thị Hồng Vân 5. Mã Hồng Vân 1. Nguyễn Phương Anh-Anh 8- K50-KTĐN 2. Trần Anh Dũng-Anh 8-K50- KTĐN 3. Nguyễn Khắc Hiếu-Anh 9-

[Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Nguồn tài liệu dịch : Sưu tầm. Tài liệu được dịch bởi các sinh viên lớp Vận tải .1 của thầy Trần Sĩ Lâm.

Citation preview

Page 1: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ THỐNG NHẤT MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN ĐẾN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ

(MONTREAL, 28 THÁNG 5 NĂM 1999)

Nguồn:

Nhóm dịch Nhóm hiệu đính1. Nguyễn Phương Anh2. Lê Phương Anh3. Đặng Thị Minh Phương4. Nguyễn Thị Hồng Vân5. Mã Hồng Vân

1. Nguyễn Phương Anh-Anh 8-K50-KTĐN2. Trần Anh Dũng-Anh 8-K50-KTĐN3. Nguyễn Khắc Hiếu-Anh 9-K50-KTĐN4. Trần Hữu Quyết-Anh 12-K50-KTĐN5. Nguyễn Anh Đức-Anh 13-K50-KTĐN

Page 2: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................................2

CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG..........................................................................6

Điều 1 - Phạm vi áp dụng...............................................................................................6

Điều 2 - Vận chuyển thực hiện bởi nước thành viên và vận chuyển bưu phẩm..........7

CHƯƠNG II - CHỨNG TỪ VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH,

HÀNH LÝ VÀ HÀNG HÓA....................................................................................................7

Điều 4 - Vận chuyển hàng hóa.......................................................................................8

Điều 5 - Nội dung vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa...................................9

Điều 6 – Chứng từ liên quan đến bản chất của hàng hóa.............................................9

Điều 7 - Mô tả của vận đơn hàng không.......................................................................9

Điều 8 – Chứng từ cho nhiều bưu kiện.........................................................................9

Điều 9 - Việc không tuân thủ các yêu cầu chứng từ....................................................10

Điều 10 - Trách nhiệm cho những chi tiết của chứng từ.............................................10

Điều 11 - Giá trị chứng cứ của chứng từ.....................................................................10

Điều 12 - Quyền loại bỏ hàng hóa...............................................................................11

Điều 13 - Giao hàng.....................................................................................................12

Điều 14 - Thực hiện quyền của người gửi hàng và người nhận hàng........................12

2

Page 3: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

Điều 15 - Mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng hoặc mối quan hệ chung với bên

thứ ba.......................................................................................................................... 12

Điều 16 - Thủ tục hải quan, công an và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác12

CHƯƠNG III - TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ PHẠM VI BỒI THƯỜNG TỔN THẤT 13

Điều 17 - Thương tích hoặc thiệt hại về tính mạng của hành khách - Tổn thất hành lý13

Điều 18 - Tổn thất về hàng hóa...................................................................................13

Điều 19 - Sự trì hoãn....................................................................................................14

Điều 20 - Miễn trách....................................................................................................14

Điều 21 - Bồi thường trong trường hợp tử vong hoặc thương tích của hành khách 15

Điều 22 - Giới hạn trách nhiệm đối với việc hoãn chuyên chở, hành lý và hàng hóa 15

Điều 23 - Chuyển đổi đơn vị tiền tệ.............................................................................17

Điều 24 - Xem xét giới hạn trách nhiệm......................................................................17

Điều 25 - Quy định về giới hạn trách nhiệm...............................................................18

Điều 26 - Sự vô hiệu của các điều khoản hợp đồng....................................................18

Điều 27 - Tự do giao kết hợp đồng.............................................................................19

Điều 28 - Thanh toán trước.........................................................................................19

Điều 29 - Cơ sở khiêu nại.............................................................................................19

Điều 30 - Nhân viên, đại lý - tập hợp khiếu nại...........................................................19

Điều 31 - Thông báo khiếu nại kịp thời.......................................................................20

Điều 32. Cái chết của người có trách nhiệm...............................................................20

Điều 33. Thẩm quyền xét xử.......................................................................................20

Điều 34 - Trọng tài.......................................................................................................21

3

Page 4: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

Điều 35 - Thời hạn khởi kiện.......................................................................................22

Điều 36 - Vận tải kế tiếp..............................................................................................22

Điều 37 - Quyền truy đòi người thứ ba.......................................................................22

CHƯƠNG IV - VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC....................................................................23

Điều 38 - Vận tải đa phương thức...............................................................................23

CHƯƠNG V - VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỢC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỞI MỘT

NGƯỜI KHÔNG CÓ TRONG HỢP ĐỒNG CHUYÊN CHỞ...................................................23

Điều 39 - Người chuyên chở theo hợp đồng - Người chuyên chở thực tế................23

Điều 40 - Trách nhiệm của người chuyên chở theo hợp đồng và người chuyên chở thực tế 23

Điều 41 - Trách nhiệm chung.......................................................................................24

Điều 42 - Người nhận khiếu nại và hướng dẫn...........................................................24

Điều 43 - Nhân viên và đại lí........................................................................................24

Điều 44 - Giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất.........................................................25

Điều 45 - Người nhận khiếu nại..................................................................................25

Điều 46 - Phạm vi pháp lí mở rộng..............................................................................25

CHƯƠNG VI - CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC...........................................................................25

Điều 49 - Áp dụng bắt buộc........................................................................................25

Điều 50 - Bảo hiểm.......................................................................................................26

Điều 51 - Việc vận chuyển được thực hiện trog hoàn cảnh đặc biệt..........................26

Điều 52 - Xác định thời gian........................................................................................26

CHƯƠNG VII - CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG................................................................26

Điều 53 - Chữ ký, phê chuẩn và điều kiện hiệu lực.....................................................26

4

Page 5: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

Điều 54 - Tuyên bố bãi ước.........................................................................................27

Điều 55 - Mối quan hệ với các văn kiện của công ước Vacsava.................................28

Điều 56 - Các quốc gia có nhiều hơn một hệ thống pháp luật....................................28

Điều 57 - Giới hạn........................................................................................................29

5

Page 6: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

CÔNG ƯỚC VỀ THỐNG NHẤT MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN ĐẾN

VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ (MONTREAL, 28 THÁNG 5 NĂM

1999)

CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN THAM GIA KÝ CÔNG ƯỚC NÀY

CÔNG NHẬN sự đóng góp quan trọng của Công ước về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận

tải hàng không quốc tế ký kết tại Warsaw vào ngày 12 Tháng 10 năm 1929, sau đây gọi tắt là "Công

ước Warsaw", và các văn kiện khác liên quan đến sự phù hợp trong tư pháp hàng không quốc tế;

CÔNG NHẬN sự cần thiết phải hiện đại hóa và củng cố Công ước Warsaw và văn kiện liên quan;

CÔNG NHẬN tầm quan trọng của việc đảm bảo bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong vận

chuyển quốc tế bằng đường hàng không và nhu cầu bồi thường công bằng dựa trên nguyên tắc bồi

thường;

TÁI KHẲNG ĐỊNH mong muốn một sự phát triển có trật tự trong vận tải hàng không quốc tế và sự lưu

thông thông suốt của hành khách, hành lý và hàng hóa phù hợp với các nguyên tắc và mục tiêu của

Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế, thực hiện tại Chicago vào ngày 07 tháng 12 năm 1944;

TIN TƯỞNG rằng những hành động của tập thể các nước thành viên là để hài hòa hơn và hệ thống

hóa một số quy tắc quản lý vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không thông qua một Công ước mới

là cách thích hợp nhất để đạt được một sự cân bằng hợp lý của lợi ích;

ĐÃ ĐƯỢC THỎA THUẬN NHƯ SAU:

CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 - Phạm vi áp dụng

1. Công ước này áp dụng cho tất cả các vận chuyển quốc tế đối với người, hành lý, hàng hóa

được thực hiện bởi máy bay nhằm mục đích nhận thù lao. Nó áp dụng tương tự đối với vận chuyển

bằng máy bay không phải trả tiền thực hiện bởi một cam kết vận tải hàng không.

6

Page 7: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

2. Về những mục đích của Công ước này, khái niệm "vận chuyển quốc tế", có nghĩa là bất kỳ vận

chuyển mà trong đó theo thỏa thuận giữa các bên, nơi đi và nơi đến, bất kể là có hay không sự gián

đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải, đang nằm trong lãnh thổ của hai quốc gia thành viên, hoặc

trong lãnh thổ của một quốc gia duy nhất nếu có một nơi dừng thỏa thuận trong lãnh thổ của một

nước khác, ngay cả khi nước đó không phải là một quốc gia thành viên. Vận chuyển giữa hai điểm

trong lãnh thổ của một quốc gia duy nhất mà không có một nơi dừng được thỏa thuận trong lãnh thổ

của một nước khác thì không phải là vận chuyển quốc tế cho các mục đích của Công ước này.

3. Vận chuyển được thực hiện bởi liên tiếp nhiều người chuyên chở cho các mục đích của Công

ước này, được gọi là một vận chuyển trọn vẹn nếu nó đã được các bên coi như là một hoạt động đơn

lẻ, bất kể là nó đã được thoả thuận dưới dạng hợp đồng đơn lẻ hay một loạt các hợp đồng, và nó

không mất tính chất quốc tế chỉ vì một hợp đồng hay một loạt các hợp đồng sẽ được thực hiện hoàn

toàn trên lãnh thổ của cùng nước thành viên đó.

4. Công ước này cũng áp dụng cho vận chuyển như quy định tại Chương V, theo các điều khoản

trong đó.

Điều 2 - Vận chuyển thực hiện bởi nước thành viên và vận chuyển bưu phẩm.

1. Công ước này áp dụng cho vận chuyển được thực hiện bởi nước thành viên hoặc của cơ quan

nước thành viên thành lập hợp pháp miễn là nó nằm trong các điều kiện quy định tại Điều 1.

2. Trong việc vận chuyển bưu phẩm, người vận chuyển chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các quy

định quản lý của Bưu chính có liên quan phù hợp với các quy định áp dụng đối với mối quan hệ giữa

người chuyên chở và các quy định quản lý của Bưu chính.

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, các quy định của Công ước này không áp dụng

đối với việc vận chuyển bưu phẩm.

CHƯƠNG II - CHỨNG TỪ VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN VẬN CHUYỂN

HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ VÀ HÀNG HÓA

7

Page 8: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

Điều 3 - Hành khách và hành lý

1. Đối với vận chuyển hành khách, chứng từ vận chuyển đơn phương thức hoặc đa phương thức

có chứa:

(a) một dấu hiệu về những nơi đi và nơi đến;

(b) nếu địa điểm khởi hành và điểm đến nằm trong lãnh thổ của một nước thành viên, một

hoặc nhiều điểm dừng được thỏa thuận trong lãnh thổ của một nước thành viên khác,

thì phải có dấu hiệu của ít nhất một điểm dừng như vậy.

2. Bất kỳ phương tiện khác lưu giữ thông tin nêu tại khoản 1 có thể thay thế cho việc cung cấp

các chứng từ nêu tại khoản đó. Nếu bất kỳ phương tiện khác như trên được sử dụng thì người

chuyên chở cần đề xuất gửi cho hành khách một tuyên bố bằng văn bản về những thông tin

được lưu giữ như vậy.

3. Người chuyên chở cung cấp cho hành khách một thẻ nhận dạng hành lý cho mỗi phần của

hành lý ký gửi.

4. Hành khách phải được thông báo bằng văn bản với mục đích là trong phạm vi Công ước này

được áp dụng, nó điều chỉnh và có thể giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đối với tử

vong hoặc thương tật và sự phá hủy hoặc mất mát, hoặc hư hỏng đối với hành lý, và đối với sự

trì hoãn.

5. Không tuân thủ các quy định của khoản trên đây không ảnh hưởng đến sự tồn tại hoặc giá trị

pháp lý của hợp đồng vận chuyển, trong đó, tuy nhiên phải tuân theo các quy định của Công

ước này bao gồm cả những quy tắc có liên quan đến giới hạn trách nhiệm.

Điều 4 - Vận chuyển hàng hóa

1. Đối với vận chuyển hàng hoá, vận đơn hàng không phải được giao.

2. Bất kỳ phương tiện nào khác có chứa đựng những ghi chép về việc chuyên chở đã được thực

hiện có thể được thay thế cho việc cung cấp một vận đơn hàng không. Nếu các phương tiện

khác như vậy được sử dụng, người chuyên chở, nếu có yêu cầu của người gửi hàng, phải cung

8

Page 9: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

cấp cho người gửi hàng một biên lai hàng hoá cho phép xác định các lô hàng và truy cập vào

các thông tin trong ghi chép được lưu giữ bằng các phương tiện khác như vậy.

Điều 5 - Nội dung vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa

Vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá bao gồm:

(a) một dấu hiệu về những nơi đi và nơi đến;

(b) nếu địa điểm khởi hành và điểm đến nằm trong lãnh thổ của một nước thành viên, một hoặc

nhiều điểm dừng được thỏa thuận trong lãnh thổ của một nước thành viên khác, phải có một

dấu hiệu của ít nhất một nơi dừng như vậy; và

(c) thông tin về trọng lượng của lô hàng.

Điều 6 – Chứng từ liên quan đến bản chất của hàng hóa

Người gửi hàng có thể được yêu cầu, nếu cần thiết, để đáp ứng các thủ tục hải quan, cảnh sát và các

cơ quan công quyền tương tự, cần cung cấp chứng từ thể hiện rõ tính chất của hàng hóa. Điều khoản

này quy định người chuyên chở không có trách nhiệm, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý phát sinh.

Điều 7 - Mô tả của vận đơn hàng không

1. Vận đơn hàng không được người gửi hàng lập làm ba bản gốc.

2. Bản đầu tiên sẽ được đánh dấu "cho người chuyên chở"; có chữ ký của người gửi hàng. Bản

thứ hai sẽ được đánh dấu "cho người nhận hàng"; có chữ ký của người gửi hàng và người

chuyên chở. Bản thứ ba phải có chữ ký của người chuyên chở - người sẽ phải giao vận đơn cho

người gửi hàng sau khi nhận hàng.

3. Chữ ký của người chuyên chở và người gửi hàng có thể được in hoặc đóng dấu.

4. Nếu, theo yêu cầu của người gửi hàng, người chuyên chở lập vận đơn hàng không, người

chuyên chở sẽ được coi là, theo chứng minh ngược lại, đã làm như vậy thay mặt cho người gửi

hàng.

Điều 8 – Chứng từ cho nhiều bưu kiện

9

Page 10: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

Khi có nhiều hơn một bưu kiện:

(a) người chuyên chở hàng hóa có quyền yêu cầu người gửi hàng lập vận đơn riêng biệt;

(b) người gửi hàng có quyền yêu cầu người chuyên chở cung cấp biên lai hàng hóa riêng biệt khi

các phương tiện khác nêu tại khoản 2 Điều 4 được sử dụng.

Điều 9 - Việc không tuân thủ các yêu cầu chứng từ

Việc không tuân thủ các quy định từ Điều 4 đến 8 không ảnh hưởng đến sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý

của hợp đồng vận chuyển, tuy nhiên, phải tuân theo các quy định của Công ước này bao gồm cả

những quy tắc có liên quan đến giới hạn trách nhiệm.

Điều 10 - Trách nhiệm cho những chi tiết của chứng từ

1. Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của các chi tiết và những kê khai liên

quan đến hàng hóa mà họ đã đưa vào hoặc nhân danh họ trong vận đơn hàng không hoặc do

họ cung cấp hoặc thay mặt cho người chuyên chở cho biên lai hàng hoá vào hoặc cho những

ghi chép được lưu giữ bằng các phương tiện khác được nêu tại khoản 2 Điều 4. Các điều trên

cũng sẽ được áp dụng khi người đại diện của người gửi hàng cũng là đại lý của người chuyên

chở.

2. Người gửi hàng phải bồi thường cho người chuyên chở khỏi mất mát do họ gây nên, hoặc do

bất kỳ người nào khác mà người chuyên chở bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý với người đó, vì

lý do bất thường, sự không chính xác hoặc không đầy đủ các chi tiết và kê khai được cung cấp

bởi người gửi hàng hoặc đại diện của người gửi hàng.

3. Theo các quy định của khoản 1 và khoản 2 Điều này thì người chuyên chở phải bồi thường cho

người gửi hàng về những thiệt hại do họ gây nên, hoặc bởi bất kỳ người nào khác mà người

gửi hàng phải chịu trách nhiệm, vì lý do bất thường, sự không chính xác hoặc không đầy đủ các

chi tiết và kê khai được người chuyên chở hoặc đại diện của họ đưa vào trong biên lai hàng

hóa hoặc trong ghi chép được lưu giữ bằng các phương tiện khác được nêu tại khoản 2 Điều 4.

Điều 11 - Giá trị chứng cứ của chứng từ

10

Page 11: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

1. Vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá là bằng chứng hiển nhiên của việc giao kết hợp

đồng, của sự chấp nhận của hàng hóa và các điều kiện vận chuyển đề cập trong đó.

2. Bất kỳ việc kê khai trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá liên quan đến trọng

lượng, kích thước và đóng gói hàng hóa, cũng như những thông tin liên quan đến số lượng các

gói, là bằng chứng hiển nhiên về các điều đã nêu; những thông tin liên quan đến số lượng,

khối lượng và tình trạng của hàng hóa không cấu thành bằng chứng chống lại người chuyên

chở, trừ khi chúng đều đã, và đang được ghi trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá

rằng đã được người chuyên chở kiểm tra khi có mặt người gửi hàng, hoặc liên quan đến tình

trạng bên ngoài của hàng hóa.

Điều 12 - Quyền loại bỏ hàng hóa

1. Tùy theo trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng chuyên chở, người gửi hàng có

quyền loại bỏ hàng hóa bằng việc để lại chúng tại sân bay khởi hành hoặc nơi đến, hoặc dừng

chúng lại trong hành trình vào bất cứ lúc hạ cánh nào, hoặc yêu cầu chúng được chuyển đến

địa điểm đến hay trong hành trình chuyển tới một người khác ngoài người nhận hàng được chỉ

định ban đầu, hoặc yêu cầu nó được quay trở lại sân bay khởi hành. Người gửi hàng không

được sử dụng quyền loại bỏ hàng hóa này để gây thiệt hại cho người chuyên chở hoặc cho

những người gửi hàng khác và phải hoàn trả lại bất cứ chi phí nào sinh ra bởi sự thực hiện

quyền này.

2. Nếu không thể thực hiện hướng dẫn của người gửi hàng, người chuyên chở phải thông báo

cho người gửi hàng ngay lập tức.

3. Nếu người chuyên chở thực hiện những hướng dẫn của người gửi hàng trong việc sắp xếp bố

trí hàng hóa mà không yêu cầu lập ra một phần của vận đơn hàng không hoặc biên lai gửi hàng

chuyển tới người chuyên chở sau, người chuyên chở sẽ phải chịu trách nhiệm, mà không gây

ảnh hưởng tới quyền thu hồi của người gửi hàng, cho bất cứ tổn thất nào gây ra cho bất kì ai

sở hữu hợp pháp cho bản vận đơn hàng không đó hoặc biên lai gửi hàng

4. Quyền mà người gửi hàng được hưởng chấm dứt từ thời điểm khi quyền của người nhận hàng

bắt đầu theo điều 13. Tuy nhiên, nếu người nhận hàng từ chối chấp nhận hàng hóa, hoặc

không thể liên lạc được, người gửi hàng được phục hồi lại quyền loại bỏ hàng hóa.

11

Page 12: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

Điều 13 - Giao hàng

1. Trừ khi người gửi hàng đã thực hiện quyền theo điều 12, người nhận hàng được trao quyền

khi hàng hóa đến địa điểm đến để yêu cầu người chuyên chở giao hàng tới đó, và trả phí theo

điều kiện chuyên chở.

2. Nếu không có thỏa thuận gì khác, người chuyên chở có trách nhiệm thông báo cho người nhận

hàng ngay khi hàng hóa tới.

3. Nếu người chuyên chở thừa nhận về sự mất mát của hàng hóa, hoặc nếu hàng hóa chưa tới

sau khi hết hạn 7 ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra phải tới, người nhận hàng được buộc người

chuyên chở chấp nhận những quyền phát sinh từ hợp đồng chuyên chở mà ra.

Điều 14 - Thực hiện quyền của người gửi hàng và người nhận hàng

Người gửi hàng và người nhận hàng được hưởng những quyền tương ứng của mình theo điều 12 và

điều 13, với danh nghĩa của chính mình, bất kể là hợp đồng nhân danh mình hoặc nhân danh một

người khác, miễn là nó thực hiện những nghĩa vụ quy định trong hợp đồng chuyên chở.

Điều 15 - Mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng hoặc mối quan hệ chung với bên

thứ ba

1. Điều 12, điều 13 và điều 14 không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người gửi hàng và người

nhận hàng với nhau hay mối quan hệ chung với bên thứ ba - bên nhận được quyền lợi từ

người gửi hàng hoặc từ người nhận hàng

2. Những điều khoản thuộc điều 12, điều 13 và điều 14 chỉ có thể bị thay đổi bằng những điều

khoản được ghi trong vận đơn hàng không và biên lai gửi hàng

Điều 16 - Thủ tục hải quan, công an và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác

1. Người gửi hàng phải cung cấp những thông tin và chứng từ cần thiết để phù hợp với những

thủ tục hải quan, công an và những cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi hàng hóa có

thể được giao cho người nhận hàng. Người gửi hàng có trách nhiệm với người chuyên chở đối

với bất cứ tổn thất nào gây ra bởi sự mất, thiếu hoặc bất thường của bất kì thông tin hoặc

chứng từ nào, trừ khi tổn thất đó là do lỗi của người chuyên chở, nhân công hoặc đại lý của

người chuyên chở.

12

Page 13: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

2. Người chuyên chở không có nghĩa vụ phải xác minh tính chân thực hoặc đầy đủ của những

thông tin và chứng từ đó.

CHƯƠNG III - TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ PHẠM VI BỒI THƯỜNG

TỔN THẤT

Điều 17 - Thương tích hoặc thiệt hại về tính mạng của hành khách - Tổn thất hành lý

1. Người chuyên chở có trách nhiệm đối với tổn thất chứng minh được trong trường hợp có tử

vong hoặc thương tích của hành khách chỉ trong điều kiện tai nạn gây ra tử vong hoặc thương

tích xảy ra trong khoang máy bay hoặc bất cứ quá trình lên hoặc xuống máy bay nào.

2. Người chuyên chở có trách nhiệm đối với tổn thất chứng minh được trong trường hợp hư hại

hoặc mất mát, hay tổn thất đối với hành lý có kê khai chỉ trong điều kiện sự việc gây nên sự hư

hại, mất mát hay tổn thất đó xảy ra trong khoang máy bay hoặc bất cứ khoảng thời gian nào

mà hành lý kê khai vẫn thuộc thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở. Tuy nhiên, người

chuyên chở không có trách nhiệm nếu hoặc tới giới hạn mà tổn thất gây ra do nội tỳ, chất

lượng hoặc thiếu sót của hành lý. Trong trường hợp những hành lý không kê khai, kể cả vật

dụng cá nhân, người chuyên chở có trách nhiệm nếu tổn thất gây ra là do từ lỗi của người

chuyên chở hoặc lỗi của nhân công hoặc đại lý của người chuyên chở.

3. Nếu người chuyên chở thừa nhận mất mát của hành lý có kê khai, hoặc nếu hành lý có kê khai

chưa tới nơi sau hạn cuối 21 ngày kể từ ngày nó lẽ ra phải đến, hành khách có quyền đòi người

chuyên chở thực hiện những quyền của mình đã quy định trong hợp đồng chuyên chở

4. Nếu không có ghi chú gì khác, trong Công ước này, cụm từ “hành lý” bao gồm cả hành lý đã kê

khai và hành lý chưa kê khai

Điều 18 - Tổn thất về hàng hóa

1. Người chuyên chở có trách nhiệm về tổn thất chứng minh được trong trường hợp sự hư hại

hoặc mất mát hay tổn thất về hàng hóa, chỉ trong trường hợp sự việc gây ra tổn thất được

chứng minh đã xảy ra trong quá trình chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không

2. Tuy nhiên, người chuyên chở không có trách nhiệm nếu hay tới giới hạn mà chứng minh được

sự hư hại, mất mát hoặc tổn thất tới hàng hóa là kết quả của một hoặc nhiều hơn những điều

sau:

13

Page 14: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

(a) Ẩn tỳ, chất lượng hoặc thiếu sót của hàng hóa đó;

(b) Việc đóng gói một cách thiếu sót hàng hóa bởi một người khác không phải người

chuyên chở hoặc nhân công hay đại lý của người chuyên chở;

(c) Chiến tranh hoặc xung đột vũ trang;

(d) Hành động của cơ quan có thẩm quyền thực hiện liên quan đến việc xuất, nhập hoặc

quá cảnh của hàng hóa

3. Việc chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không trong khoản 1 của điều này bao gồm quá

trình trong đó hàng hóa thuộc trách nhiệm của người chuyên chở.

4. Quá trình của chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không bao gồm bất cứ việc chuyên chở

bằng đường bộ, đường thủy hay đường thủy nội địa thực hiện bên ngoài sân bay. Tuy nhiên

nếu những việc chuyên chở đó thực hiện trong phạm vi hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng

đường hàng không, phục vụ mục đích dỡ hàng, vận chuyển hoặc chuyển tải, bất cứ tổn thất dự

đoán trước nào, căn cứ theo bằng chứng ngược lại là kết quả của bất kì sự việc xảy ra trong

quá trình chuyên chở hàng không. Nếu người chuyên chở không có sự đồng ý của người gửi

hàng, thay thế việc chuyên chở bằng một phương tiện chuyên chở khác cho toàn bộ hoặc một

phần quá trình chuyên chở đã được dự kiến bởi sự đồng ý giữa các bên để chuyên chở bằng

đường hàng không, thì phương thức chuyên chở bằng phương tiện khác đó được coi là một

phần của quá trình chuyên chở bằng đường hàng không.

Điều 19 - Sự trì hoãn

Người chuyên chở có trách nhiệm với tổn thất gây ra bởi sự trì hoãn chuyên chở bằng đường hàng

không đối với hành khách, hành lý hoặc hàng hóa. Tuy nhiên, người chuyên chở không có trách nhiệm

đối với tổn thất gây ra bởi sự trì hoãn việc chuyên chở nếu người chuyên chở chứng minh được rằng

người chuyên chở, nhân công và đại lý của người chuyên chở đã dùng mọi biện pháp hợp lý có thể

yêu cầu để tránh tổn thất hoặc việc thực hiện những biện pháp đó là bất khả thi.

Điều 20 - Miễn trách

Nếu người chuyên chở chứng minh được tổn thất được gây nên hoặc được góp phần gây nên do sự lơ

là hoặc bất cứ hành động sai trái hay không làm tròn trách nhiệm của người yêu cầu bồi thường, hoặc

từ người mà họ nhận được quyền đó, người chuyên chở sẽ được miễn trách một phần hoặc toàn bộ

14

Page 15: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

trách nhiệm đối tới giới hạn mà sự lơ là hoặc không làm tròn trách nhiệm đó gây nên hoặc góp phần

gây nên tổn thất. Khi một người khác ngoài hành khách bồi thường cho tổn thất tính mạng hoặc

thương tích đối với hành khách khiếu nại, người chuyên chở cũng sẽ được miễn trách một phần hoặc

toàn bộ trách nhiệm tới giới hạn nếu chứng minh được là sự lơ là hoặc không làm tròn trách nhiệm là

do hành khách đó. Điều này được sử dụng cho tất cả những điều khoản trách nhiệm trong Công ước

này, kể cả khoản 1 của điều 21.

Điều 21 - Bồi thường trong trường hợp tử vong hoặc thương tích của hành khách

1. Bồi thường cho tổn thất xảy ra theo khoản 1 của điều 17 không vượt quá 100.000 SDR cho mỗi

hành khách, người chuyên chở không thể loại trừ hoặc giới hạn trách nhiệm của mình.

2. Người chuyên chở không chịu trách nhiệm cho tổn thất xảy ra theo khoản 1 điều 12 tới giới

hạn mà nó vượt quá 100.000 SDR cho mỗi hành khách nếu người chuyên chở chứng minh

được rằng:

(a) Tổn thất đó không phải do sự lơ là hoặc hành động sai trái khác hoặc không làm tròn

trách nhiệm của người chuyên chở hay nhân công hoặc đại lý của người chuyên chở

(b) Tổn thất đó là do sự lơ là hoặc không làm tròn trách nhiệm của mình bên thứ ba gây

nên

Điều 22 - Giới hạn trách nhiệm đối với việc hoãn chuyên chở, hành lý và hàng hóa

1. Trong trường hợp tổn thất gây nên bởi sự hoãn chuyên chở đã nêu trong điều 19 đối với

chuyên chở hành khách, trách nhiệm của người chuyên chở được giới hạn là 4.150 SDR cho

mỗi hành khách

2. Trong trường hợp chuyên chở hành lý, trách nhiệm của người chuyên chở trong trường hợp

hư hại, mất mát hoặc tổn thất hay hoãn chuyên chở giới hạn là 1.000 SDR cho mỗi hành khách

trừ khi hành khách đã hoàn thành một bản ghi chú lãi suất khi vận chuyển tới đích và trả một

khoản tiền bổ sung trong trường hợp cần thiết khi hành lý đã kê khai được giao cho người

chuyên chở. Trong trường hợp đó người chuyên chở có trách nhiệm trả một khoản tiền không

vượt quá khoản tiền đã công bố trước, trừ khi người chuyên chở chứng minh được số tiền đó

lớn hơn lãi suất thực tế của hành khách khi vận chuyển tới đích.

15

Page 16: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

3. Trong quá trình chuyên chở hàng hóa, trách nhiệm của người chuyên chở trong trường hợp

hư hại, mất mát hoặc tổn thất tới hàng hóa giới hạn là 17 SDR/kg, trừ khi người gửi hàng đã

hoàn thành một bản ghi chú lãi suất khi vận chuyển tới đích và trả một khoản tiền bổ sung

trong trường hợp cần thiết khi hành lý đã kê khai được giao cho người chuyên chở. Trong

trường hợp đó người chuyên chở có trách nhiệm trả một khoản tiền không vượt quá khoản

tiền đã công bố trước, trừ khi người chuyên chở chứng minh được số tiền đó lớn hơn lãi suất

thực tế của người gửi hàng khi vận chuyển tới đích.

4. Trong trường hợp hư hại, mất mát, tổn thất hoặc hoãn chuyên chở đối với một phần hàng

hóa, hoặc bất cứ vật thể nào chứa trong đó, trọng lượng được xem xét trong việc xác định số

lượng trong giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở sẽ chỉ là tổng trọng lượng toàn phần

của kiện hàng hoặc những kiện hàng liên quan. Tuy nhiên, nếu sự hư hại, mất mát, tổn thất

hoặc hoãn chuyên chở một phần của hàng hóa hoặc của vật thể chứa trong đó, ảnh hưởng tới

giá trị của các kiện hàng khác được ghi ở trên cùng một vận đơn hàng không, hoặc trên cùng

một biên lai hay, nếu chúng không được đưa ra, bằng một biên bản tương tự được lưu giữ

theo những cách thức được nhắc tới trong khoản 2 điều 4, thì tổng trọng lượng của kiện hàng

đó hoặc những kiện hàng đó cũng được tính vào trong lượng xem xét để xác định giới hạn

trách nhiệm

5. Khoản 1 và khoản 2 đã đề cập đến của điều này không được áp dụng nếu chứng minh được

rằng tổn thất gây ra là do hành động hoặc sự thiếu trách nhiệm của người chuyên chở, nhân

công hoặc đại lý của người chuyên chở, cố ý gây hại hoặc thiếu thận trọng mà biết được tổn

thất sẽ xảy ra; miễn là, trong trường hợp hành động như vậy hay thiếu trách nhiệm của nhân

công hay đại lý đó cũng được chứng minh là hành động trong phạm vi thực hiện trong công

việc.

6. Những giới hạn bắt buộc trong điều 21 và trong điều này không loại trừ việc tòa án phạt theo

luật, ngoài ra theo luật pháp riêng đó, toàn bộ hoặc một phần của chi phí xét xử và các chi phí

khác của vụ kiện sẽ do nguyên đơn chịu, kể cả lãi suất. Điều khoản đã đề cập trước không áp

dụng nếu phần tổn thất được mang ra xét xử, không bao gồm chi phí xét xử và những chi phí

khác của vụ kiện, không vượt quá tổng số mà người chuyên chở đã yêu cầu bằng văn bản đối

16

Page 17: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

với nguyên đơn trong vòng sáu tháng kể từ ngày xảy ra tổn thất, hoặc trước sự bắt đầu của vụ

kiện nếu vụ kiện xảy ra sau.

Điều 23 - Chuyển đổi đơn vị tiền tệ

1. Tiền tệ được đề cập ở trên xét theo Quyền rút vốn đặc biệt trong Công ước sẽ được cho là ngụ

ý đến Quyền rút vốn đặc biệt được định nghĩa bởi Quỹ tiền tệ quốc tế. Chuyển đổi tiền tệ

thành đồng tiền quốc gia, trong trường hợp có thủ tục pháp lý, được thực hiện theo giá trị của

những đồng tiền đó xét theo Quyền rút vốn đặc biệt vào ngày phán quyết. Giá trị của đồng

tiền quốc gia, xét theo Quyền rút vốn đặc biệt, của một nước thành viên tham gia IMF, sẽ

được tính theo phương pháp định giá được áp dụng bởi IMF, có hiệu lực từ ngày phán quyết,

cho hoạt động và giao dịch. Giá trị của đồng tiền quốc gia, theo SDR, của một quốc gia mà ko

phải là thành viên của IMF, sẽ được tính theo phương pháp được quyết định bởi quốc gia đó.

2. Tuy nhiên, những quốc gia không phải thành viên của IMF mà luật pháp không cho phép áp

dụng các quy định của khoản 1 điều này, vào thời điểm thông qua hoặc thừa nhận hoặc bất

kỳ thời điểm nào về sau, tuyên bố về giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở quy định

trong điều 21 được ấn định số tiền là 1500000 đơn vị tiền tệ mỗi hành khách trong khung

pháp lý của nước ( hoặc vùng lãnh thổ ) họ. 62,500 đơn vị tiền tệ mỗi hành khách xét trong

khoản 1 điều 22. 15000 đơn vị tiền tệ mỗi hành khách theo khoản 2 điều 22, và 250 đơn vị tiền

tệ mỗi kilogam theo khoản 3 điều 22. Đơn vị tiền tệ này tương ứng 65 và ½ miligam vàng

900‰ nguyên chất.Số tiền đó sẽ được chuyển thành tiền tệ quốc gia và được làm tròn số. Việc

chuyển đổi số tiền này được thực hiện theo luật của quốc gia liên quan.

3. Cách tính được đề cập trong câu cuối tại khoản 1 điều này và phương pháp chuyển đổi đã đề

cập tại khoản 2 điều này sẽ được thực hiện theo cách thức đó để đồng tiền của quốc gia thành

viên thể hiện sự tương đương giá trị càng nhiều càng tốt theo điều 21 và 22 là kết quả của việc

áp dụng ba câu đầu tiên tại khoản 1 điều này. Các quốc gia phải thông báo cho cơ quan lưu trữ

cách thức tính toán theo khoản 1 điều này, hoặc kết quả của việc chuyển đổi tại khoản 2 điều

này, có thể như trường hợp, khi gửi văn bản phê chuẩn thông qua, chấp thuận, tán thành hoặc

gia nhập Công ước này và bất cứ khi nào có sự thay đổi trong cả hai.

Điều 24 - Xem xét giới hạn trách nhiệm

17

Page 18: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

1. Không ảnh hưởng đến các quy định tại điều 25 của Hiệp định này và tuân theo khoản 2 dưới

đây, giới hạn trách nhiệm được quy định trong điều 21, 22, và 23 sẽ được xem xét bởi Cơ quan

lưu trữ trong khoảng thời gian 5 năm, việc xem xét đầu tiên diễn ra vào cuối năm thứ năm sau

ngày Công ước này có hiệu lực,hoặc nếu Công ước không có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ

ngày đầu tiên được ký kết, trong năm đầu tiên có hiêu lực, bằng cách tham chiếu đến một hệ

số lạm phát tương ứng với tỷ lệ lạm phát tích lũy từ các phiên bản trước hoặc trong trường

hợp đầu tiên, kể từ ngày có hiệu lực của Công ước. Đo lường tỷ lệ lạm phát được sử dụng

trong việc xác định các hệ số lạm phát sẽ là tăng hoặc giảm bình quân gia quyền của các giá cả

hàng năm trong chỉ số giá tiêu dùng của các quốc gia có đồng tiền gồm đồng SDR được nhắc

tới tại khoản 1 điều 23.

2. Nếu xem xét lại theo khoản trên kết luận rằng các hệ số lạm phát đã vượt quá 10%.Cơ quan

lưu trữ sẽ thông báo cho các quốc gia thành viên một bản sửa đổi giới hạn trách nhiệm. Bất kỳ

sửa đổi như vậy sẽ có hiệu lực sáu tháng sau khi thông báo tới các quốc gia thành viên. Nếu

trong vòng 3 tháng sau khi thông báo, đa số các quốc gia thành viên không chấp thuận, việc

sửa đổi sẽ không có hiệu lực và Cơ quan lưu trữ sẽ tổ chức một cuộc họp giữa các quốc gia

thành viên. Cơ quan lưu trữ sẽ ngay lập tức thông báo cho tất các các nước thành viên hiệu lực

sắp tới của bất kỳ sửa đổi nào.

3. Mặc dù khoản 1 điều này, các thủ tục chiểu theo khoản 2 điều này được áp dụng tại bất kỳ thời

điểm nào mà một phần ba số quốc gia thành viên bày tỏ mong muốn có hiệu lực và với điều kiện

rằng các hệ số lạm phát được nêu tại khoản 1 đã vượt quá 30% kể từ phiên bản trước hoặc kể từ

ngày có hiệu lực của Công ước này nếu chưa có phiên bản trước đó. Xem xét tiếp theo áp dụng các

thủ tục nêu tại khoản 1 điều này này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian năm năm bắt đầu vào cuối

năm thứ 5 tính từ ngày xem xét điều khoản hiện tại.

Điều 25 - Quy định về giới hạn trách nhiệm

Người chuyên chở có thể quy định rằng hợp đồng chuyên chở ràng buộc với giới hạn trách nhiệm cao

hơn so với những gì đã được lập ra trong Công ước hoặc không giới hạn về bất cứ trách nhiệm nào.

Điều 26 - Sự vô hiệu của các điều khoản hợp đồng

18

Page 19: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

Bất cứ điều khoản nào có xu hướng làm giảm trách nhiệm của người chuyên chở hoặc định ra giới hạn

thấp hơn so với những điều đã được quy định trong Công ước sẽ bị vô hiệu, nhưng sự vô hiệu của bất

kỳ điều khoản nào không liên quan đến sự vô hiệu của toàn bộ hợp đồng, hợp đồng vẫn tuân theo các

điều khoản của Công ước.

Điều 27 - Tự do giao kết hợp đồng

Không có điều gì được bao gồm trong Công ước này có thể cản trở người chuyên chở từ chối ký kết

bất cứ hợp đồng chuyên chở nào, hoặc khước từ những biện pháp bảo vệ sẵn có theo Công ước, hoặc

đặt ra các điều kiện không mâu thuẫn với các điều khoản trong Công ước này.

Điều 28 - Thanh toán trước

Trong trường hợp các tai nạn hàng không dẫn đến cái chết hoặc thương tật của các hành khách, nếu

được quy định trong luật quốc gia, người chuyên chở phải bồi thường không được chậm trễ cho cá

nhân hoặc những người được quyền đòi bồi thường để đáp ứng nhu cầu kinh tế trước mắt của những

người đó. Số tiền trả trước đó không gây nên một sự công nhận trách nhiệm và có thể được bù đắp

vào số tiền trả bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.

Điều 29 - Cơ sở khiêu nại

Trong chuyên chở hành khách, hành lý và hàng hoá, bất cứ hành vi nào gây thiệt hại, tuy nhiên được

phát hiện, dù có theo Công ước này hoặc trong hợp đồng hoặc việc làm sai trái hoặc các hành vi khác,

có thể chỉ được mang lại vấn đề theo điều kiện và giới hạn trách nhiệm đó được quy định trong Công

ước này mà không phương hại đến yêu cầu của người có quyền khởi kiện và các quyền tương ứng.

Bất cứ hành động nào đó, nhằm trừng phạt, để cảnh cáo hay bất kỳ thiệt hại nào không bồi thường

sẽ không được phục hồi.

Điều 30 - Nhân viên, đại lý - tập hợp khiếu nại

1. Nếu một hành động được gây ra đối với nhân viên hay đại lý của người chuyên chở phát sinh

gây thiệt hại cho những gì liên quan đến Công ước, những nhân viên và đại lý đó, nếu chứng

minh được họ hành động trong phạm vi công việc của mình, sẽ có quyền sử dụng các điều kiện

và giới hạn trách nhiệm mà người chuyên chở có quyền để dẫn chứng theo Công ước này.

19

Page 20: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

2. Tổng số lượng tiền có thể thu lại từ người chuyên chở,nhân viên hoặc đại lý của họ,trong

trường hợp này, sẽ không vượt quá giới hạn đã nói đến từ trước.

3. Trừ việc vận chuyển hàng hoá, các quy định của khoản 1 và 2 trong điều này sẽ không áp dụng

nếu chứng minh được rằng thiệt hại gây ra từ một hành vi hay thiếu sót của nhân viên hay đại

lý gây ra với mục đích gây ra thiệt hại hoặc thiếu thận trọng dù biết rằng thiệt hại sẽ có thể xảy

ra

Điều 31 - Thông báo khiếu nại kịp thời

1. Biên lai bởi người có quyền giao hành lý ký gửi hoặc hàng hoá mà không có khiếu nại là bằng

chứng đầu tiên chứng tỏ đồ vật trên đã được giao trong tình trạng tốt và phù hợp với chứng từ

vận chuyển hoặc với biên bản lưu trữ bằng phương tiện khác được nêu ở khoản 2 điều 3 và

khoản 2 điều 4.

2. Trong trường hợp thiệt hại, người có quyền giao hàng phải khiếu nại với người chuyên chở

ngay sau khi phát hiện thiệt hại, và, chậm nhất, trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hoá đơn

trong trường hợp hành lý ký gửi, và 14 ngày kể từ ngày nhận hoá đơn nếu là hàng hoá. Trường

hợp chậm trễ, khiếu nại phải được thực hiện muộn nhất trong vòng 21 ngày kể từ ngày hành

lý hoặc hàng hoá đặt dưới sự định đoạt của người đó

3. Tất cả khiếu nại phải được thực hiện bằng văn bản và được xuất trình, hoặc gửi đi trong thời

gian đã nói đến ở trên.

4. Nếu không có khiếu nại nào được tiến hành trong thời gian đã nói đến ở trên, sẽ không có

khiếu nại nào đối với người chuyên chở, trừ trường hợp người chuyên chở có gian lận trong

quá khứ.

Điều 32. Cái chết của người có trách nhiệm

Trong trường hợp cái chết của người có trách nhiệm, một hành vi bồi thường thiệt hại sẽ được đề ra

đúng với với điều khoản của Công ước này đối với người đại diện hợp pháp về tài sản của người đã

chết.

Điều 33. Thẩm quyền xét xử

1. Một hành động gây thiệt hại phải bị xét xử, theo quyền lựa chọn của người khởi kiện, trong

lãnh thổ của một trong các nước thành viên,hoặc trước toà án tại cơ sở của người chuyên chở,

20

Page 21: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

hoặc địa điểm kinh doanh chính, hoặc địa điểm kinh doanh qua đó hợp đồng được thực hiện

hoặc trước toà án tại nơi đến.

2. Về thiệt hại phát sinh từ cái chết hoặc bị thương của hành khách, một hành vi có thể bị xét xử

tại một trong các toà án được đề cập ở khoản 1 điều này, hoặc trong lãnh thổ của một nước

thành viên, nơi mà tại thời điểm tai nạn,hành khách cư trú chính và thường xuyên và điểm đến

hoặc điểm đi của hãng vận chuyển hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường

hàng không, cả trên tàu bay riêng của mình hoặc máy bay của hãng khác theo một hợp đồng

thương mại, và tại đó hãng quản lý việc kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng

không từ cơ sở cho thuê hoặc sở hữu của riêng mình hoặc của những hãng chuyên chở khác

với hợp đồng thương mại.

3. Nhằm mục đích của khoản 2:

(a) "Hợp đồng thương mại" nghĩa là một hợp đồng, khác một hợp đồng đại lý, được ký kết

giữa những người chuyên chở liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chuyên chở hành

khách bằng đường hàng không chung giữa họ.

(b) "Nơi cư trú chính và thường xuyên" nghĩa là một nơi ở cố định và chỗ ở thường xuyên

của hành khách tại thời điểm tai nạn. Quốc tịch của hành khách sẽ không phải yếu tố

xác định trong vấn đề này.

4. Các vấn đề về thủ tục sẽ được điều chỉnh bởi tòa án thụ lý vụ việc.

Điều 34 - Trọng tài

1. Đối với những quy định trong Điều khoản này, các bên tham gia hợp đồng chuyên chở hàng

hóa có thể quy định rằng, bất kì tranh chấp nào liên quan đến trách nhiệm của người chuyên

chở theo Công ước này sẽ được giải quyết bằng Trọng tài. Thỏa thuận này được làm thành văn

bản.

2. Quá trình xét xử sẽ diễn ra tại một trong những nơi được chỉ ra tại Điều 33, theo sự lựa chọn

của nguyên đơn.

3. Việc lựa chọn trọng tài hay thành lập hội đồng trọng tài sẽ phải tuân thủ những quy định của

Công ước này.

21

Page 22: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

4. Những quy định tài Khoản 2 và 3 của Điều này được coi như là một phần của mọi điều khoản

hay thỏa thuận về trọng tài, và bất kì điều khoản hay thỏa thuận nào về trọng tài mà không

tuân thủ các quy định như trên, thì sẽ trở nên vô hiệu.

Điều 35 - Thời hạn khởi kiện

1. Bên khiếu nại sẽ mất quyền đối với các khiếu nại nếu không thực hiện trong vòng 2 năm kể từ

ngày hàng đến sân bay đến, hoặc từ ngày máy bay đáng nhẽ phải đến sân bay đến, hay từ

ngày việc chuyên chở bị đình trệ.

2. Cách tính toán thời hạn này sẽ được quy định bởi luật của toàn án thụ lý giải q uyết tranh

chấp.

Điều 36 - Vận tải kế tiếp

1. Trong trường hợp, hàng hóa được vận chuyển bởi nhiều người vận chuyển kế tiếp, như quy

định tại Khoản 3, Điều 1 của Công ước này, thì mỗi người chuyên chở đã chấp nhận chuyên

chở hành khách, hành lí, hay hành hóa, sẽ phải tuân theo những quy định trong Công ước này,

và được coi như là một trong số các bên tham gia hợp đồng chuyên chở bằng đường hàng

không, miễn là hợp đồng đó có quy định về các chặng chuyên chở được thực hiện bởi người

chuyên chở đó.

2. Trong trường hợp chuyên chở theo phương thức này, hành khách hay bất kì người nào có

quyền thay mặt hành khách đòi bồi thường, chỉ có thể đòi từ người chuyên chở chịu trách

nhiệm trên chặng chuyên chở có xảy ra tai nạn hoặc chậm trễ, trừ trường hợp, người vận

chuyển đầu tiên đã được quy định là chịu trách nhiệm cho toàn bộ hành trình bởi một thỏa

thuận rõ ràng.

3. Đối với hành lí và hàng hóa, hành khách hoặc người gửi hàng có quyền khởi kiện người chuyên

chở đầu tiên, và hành khách hoặc người gửi hàng có quyền với hành lí hoặc hàng hóa đó sẽ có

quyền khởi kiện người chuyên chở cuối cùng, và hành khách hoặc người gửi hàng cũng sẽ có

quyền khởi kiện bất kì người chuyên chở nào chịu trách nhiệm chuyên chở trong chặng mà xảy

ra đổ vỡ, mất mát, tổn thất hay chậm trễ. Những người chuyên chở này sẽ chịu trách nhiệm

liên đới cho hành khách, người gửi hàng hoặc người nhận hàng.

Điều 37 - Quyền truy đòi người thứ ba

22

Page 23: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

Không quy định nào trong Công ước này gây ảnh hưởng xấu đến quyền của người chịu trách nhiệm về

tổn thất theo các điều khoản của Công ước truy đòi từ bất kì người thứ ba nào.

CHƯƠNG IV - VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Điều 38 - Vận tải đa phương thức

1. Trong trường hợp vận tải đa phương thức mà một phần hành trình sử dụng phương thức vận

chuyển bằng đường hàng không, và một phần sử dụng bởi bất kì phương thức vận tải nảo

khác, thì theo Khoản 4, Điều 18, những quy định của Công ước này sẽ chỉ áp dụng cho quãng

đường chuyển chở vận tải hàng không, miễn là việc chuyên chở bằng đường hàng không này

phù hợp với những quy định trong Điều 1.

2. Không quy định nào trong Công ước này có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc các bên vận tải đa

phương thức bổ sung những điều khoản bằng văn bản quy định về chặng vận tải bằng đường

hàng không, miễn là những quy định trong Công ước này sẽ được áp dụng khi đề cập đến

chặng vận chuyển bằng đường hàng không đó.

CHƯƠNG V - VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỢC CHỊU TRÁCH NHIỆM

BỞI MỘT NGƯỜI KHÔNG CÓ TRONG HỢP ĐỒNG CHUYÊN CHỞ

Điều 39 - Người chuyên chở theo hợp đồng - Người chuyên chở thực tế

Những điều khoản của Chương này được áp dụng chủ yếu khi một người (dưới đây được gọi là

“Người chuyên chở theo hợp đồng”) kí kết một hợp đồng chuyên chở được điều chỉnh bởi Công ước

này với một khách hàng, một người gửi hàng, hay với một người thay mặt hành khách hay người gửi

hàng, và một người khác nữa (dưới đây gọi là “Người gửi hàng thực tế”) được ủy quyền từ người

chuyên chở theo hợp đồng để thực hiện một phần hay toàn bộ việc chuyên chở, nhưng phần chuyên

chở này không được xem là một người chuyên chở kế tiếp, theo cách hiểu của Công ước này. Sự ủy

quyền này sẽ không được coi là bằng chứng với bên đối lập.

Điều 40 - Trách nhiệm của người chuyên chở theo hợp đồng và người chuyên chở thực tế

Theo hợp đồng như được quy định tại Điều 39, nếu một người chuyên chở thực tế thực hiện toàn bộ

hay một phần hành trình chuyên chở mà được điều chỉnh bởi Công ước này, trừ khi được quy định

23

Page 24: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

khác với chương này thì cả người chuyên chở theo hợp đồng và người chuyên chở thực tế sẽ tuân

theo Công ước này, người chuyên chở theo hợp đồng sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ hành trình

chuyên chở được ghi trong hợp đồng, và người chuyên chở thực tế chỉ chịu trách nhiệm với chặng

chuyên chở thực hiện.

Điều 41 - Trách nhiệm chung

1. Những hành vi và sơ suất của người gửi hàng thực tế, và của nhân viên và đại lý của người này

trong phạm vi công việc của họ liên quan đến trách nhiệm chuyên chở của người gửi hàng

thực tế, cũng sẽ được coi là hành vi và sơ suất của người gửi hàng theo hợp đồng.

2. Những hành vi và sơ suất của người gửi hành theo hợp đồng và nhân viên hay đại lý của người

này trong phạm vi công việc của họ liên quan đến trách nhiệm chuyên chở của người gửi hàng

thực tế, cũng sẽ được coi là hành vi và sơ suất của người gửi hàng thực tế. Tuy nhiên, không có

hành vi hay sơ suất nào như trên mà người gửi hàng thực tế phải chịu trách nhiệm quá khoản

tiền được quy định tại Điều 21, 22, 23 và 24. Bất kì thỏa thuận đặc biệt nào không được quy

định trong Công ước mà người gửi hàng theo hợp đồng bắt buộc phải tuân theo hay bất kì

một sự khước từ về quyền lợi hay sự tự vệ nào theo quy định của Công ước hay bất kì một

tuyên bố lợi ích nào tại cảng đến trong việc vận chuyển hàng hóa như được quy định trong

Điều 22 sẽ không được áp dụng cho người gửi hàng thực tế, trừ khi đã được đồng ý bởi người

gửi hàng thực tế.

Điều 42 - Người nhận khiếu nại và hướng dẫn

Bất kì khiếu nại hay hướng dẫn nào được gửi đến người chuyên chở, theo Công ước này, sẽ có hiệu

lực như nhau bất kể người nhận là người gửi hàng theo hợp đồng hay là người gửi hàng thực tế. Tuy

nhiên, những hướng dẫn như được quy định tại Điều 12 sẽ chỉ có hiệu lực nếu được gửi đến cho

người gửi hàng theo hợp đồng.

Điều 43 - Nhân viên và đại lí

Đối với phần trách nhiệm chuyên chở của người gửi hàng thực tế, nếu như chứng minh được rằng

mình làm đúng nghĩa vụ của mình, thì bất kì nhân viên hay đại lí nào của người này hay của người gửi

hàng theo hợp đồng sẽ có quyền hưởng với người chuyên chở của họ những điều kiện và phạm vi

24

Page 25: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

trách nhiệm được áp dụng trong Công ước này trừ khi họ chứng minh rằng họ đã làm không đúng với

trách nhiệm được quy định trong Công ước này.

Điều 44 - Giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất

Theo Công ước này, đối với phần trách nhiệm chuyên chở của người gửi hàng thực tế, tổng số tiền có

thể bồi hoàn lại của người chuyên chở này và người chuyên chở theo hợp đồng, và từ những nhân

viên và đại lí của họ hành động trong phạm vi công việc của mình, sẽ không được vượt quá số tiến tối

đa được hưởng của người gửi hàng theo hợp đồng hoặc người gửi hàng thực tế, nhưng không ai

trong số những người được đề cập ở trên sẽ phải chịu trách nhiệm cho số tiền vượt quá số tiền được

hưởng của từng người.

Điều 45 - Người nhận khiếu nại

Đối với phần trách nhiệm chuyên chở của người gửi hàng thực tế, một hành động gây tổn thất có thể

được khiếu nại người chuyên chở thực tế, hay người chuyên chở theo hợp động hay người cả hai

người trên cùng lúc hoặc riêng biệt tùy theo nguyên đơn lựa chọn. Nếu hành động gây tổn thất này

khiếu nại chỉ một trong số hai người chuyên chở này, thì người chuyên chở đó sẽ có quyền yêu cầu

người chuyên chở còn lại cùng tham gia vào thủ tục khiếu nại, quy trình và mức độ ảnh hưởng của

khiếu nại sẽ được điều chỉnh bở luật tại nơi có tòa án thụ lí vụ việc.

Điều 46 - Phạm vi pháp lí mở rộng

Bất kì hành động gây tổn thất nào được chỉ ra tại Điều 45 sẽ phải được khiếu nại tại quốc gia của một

trong số các bên của Hợp đồng, do nguyên đơn lựa chọn trước khi được đưa ra tòa án khiếu nại

người chuyên chở theo hợp đồng, như được quy định trong Điều 33, hoặc trước khi đưa ra tòa án có

thẩm quyền tại nơi cứ trú, hoặc địa bàn hoạt động kinh doanh chính của người chuyên chở thực tế.

CHƯƠNG VI - CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

Điều 49 - Áp dụng bắt buộc

Bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng chuyên chở và tất cả các thỏa thuận đặc biệt được ghi vào

trước khi xảy ra thiệt hại, mà các bên vi phạm quy tắc được Công ước đặt ra một cách có chủ đích, dù

được điều chỉnh bởi luật áp dụng, hay thay đổi luật theo thẩm quyền, cũng sẽ không có hiệu lực.

25

Page 26: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

Điều 50 - Bảo hiểm

Các nước thành viên phải yêu cầu người chuyên chở của họ cung cấp bảo hiểm đầy đủ trong trách

nhiệm của họ theo Công ước này. Một người chuyên chở có thể bị quốc gia thành viên của Công ước

yêu cầu cung cấp bằng chứng cho thấy họ có thực hiện bảo hiểm đầy đủ trong phạm vi trách nhiệm

của mình theo Công ước này.

Điều 51 - Việc vận chuyển được thực hiện trog hoàn cảnh đặc biệt

Các khoản mục thuộc Điều 3 tới 5, 7 và 8 liên quan tới chứng từ chuyên chở sẽ không được áp dụng

trong trường hợp việc vận chuyển được thực hiện trong hoàn cảnh đặc biệt ngoài phạm vi trách

nhiệm thông thường của người chuyên chở.

Điều 52 - Xác định thời gian

Khái niệm “ngày” được sử dụng trong công ước này dùng để chỉ ngày theo lịch, không phải ngày làm

việc.

CHƯƠNG VII - CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 53 - Chữ ký, phê chuẩn và điều kiện hiệu lực

1. Công ước này sẽ được mở để cho việc kí kết tại Montreal vào ngày 28 tháng 5 năm 1929 bởi

các quốc gia tham gia vào Hội nghị quốc tế về luật hàng không được tổ chức tại Montreal từ

ngày 10 tới ngày 28 tháng 5 năm 1999. Sau ngày 28 tháng 5 năm 1999, Công ước sẽ được mở

cho tất cả các quốc gia ký kết tại trụ sở của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ở Montreal

cho tới khi có hiệu lực theo khoản 6 của điều này.

2. Tương tự, công ước này cũng sẽ được mở cho các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực ký kết.

Theo công ước này, một “Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực” được hiểu là bất kỳ tổ chức nào

được thành lập bởi các quốc gia có chủ quyền của một vùng lãnh thổ nhất định, có thẩm

quyền đối với các vấn đề nhất định được điều chỉnh bởi Công ước này và đã được trao quyền

ký kết, phê chuẩn, chấp nhận hoặc gia nhập Công ước. Tương quan với “một quốc gia thành

viên” hoặc “các quốc gia thành viên” trong Công ước này, trừ quy định tại khoản 2 điều 1,

khoản 1(b) điều 3, khoản (b) điều 5, điều 23, 33, 46 và khoản (b) điều 57, áp dụng tương tự với

26

Page 27: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

tổ chức hội nhập kinh tế khu vực. Theo điều 24, các trường hợp tương tự của “đa số các quốc

gia thành viên” và “một phần ba các quốc gia thành viên” sẽ không được áp dụng đối với Tổ

chức hội nhập kinh tế khu vực.

3. Công ước này sẽ là bắt buộc đối với các quốc gia và các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực khi

đã ký.

4. Bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức hội nhập kinh tế khu vực nào không ký vào công ước có thể chấp

nhận, phê duyệt hoặc gia nhập bất cứ lúc nào.

5. Văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập sẽ được lưu lại bởi Tổ chức hàng không dân

dụng quốc tế, mà sau đây sẽ được gọi là Cơ quan lưu chiểu.

6. Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 60 kể từ ngày Cơ quan lưu chiểu lưu văn kiện thứ 30

của sự thông qua, phê chuẩn, chấp thuận, hoặc thừa nhận giữa các quốc gia thành viên đã

được lưu chiếu trong văn kiện. Một văn kiện đã được lưu bởi Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực

sẽ không được tính vào trong điều khoản này.

7. Đối với các quốc gia và các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực khác, công ước này sẽ có hiệu lực

sáu mươi ngày sau ngày lưu chiểu của văn kiện thông qua, phê chuẩn, chấp thuận hoặc thừa

nhận.

8. Cơ quan lưu chiểu sẽ nhanh chóng thông báo cho các bên ký kết và các quốc gia thành viên về:

(a) Mỗi chữ ký vào bản công ước và thời điểm ký;

(b) Mỗi bản lưu chiểu của một văn kiện thông qua, phê chuẩn, chấp thuận hoặc thừa nhận

và thời điểm của nó;

(c) Thời điểm hiệu lực của công ước;

(d) Thời điểm có hiệu lực của bất kỳ điều chỉnh nào về giới hạn trách nhiệm được quy định

bởi công ước này;

(e) Bất kỳ tuyên bố bãi bỏ công ước nào theo Điều 54.

Điều 54 - Tuyên bố bãi ước

1. Bất cứ quốc gia thành viên nào đều có thể bãi bỏ Công ước này bằng văn bản thông báo tới Cơ

quan lưu chiểu.

2. Tuyên bố bãi ước sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày Cơ quan lưu chiểu nhận được thông

báo.

27

Page 28: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

Điều 55 - Mối quan hệ với các văn kiện của công ước Vacsava

Công ước này sẽ được ưu tiên hơn so với các luật lệ khác áp dụng cho vận chuyển hàng không quốc

tế:

1. Giữa các quốc gia thành viên của Công ước này mà đồng thời là thành viên của:

(a) Công ước về Thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế

được ký ở Vacsava vào ngày 12 tháng 10 năm 1929 (từ đây về sau gọi là Công ước

Vacsava);

(b) Nghị định thư sửa đổi Công ước về Thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận

chuyển hàng không quốc tế tại Vácxava vào ngày 12/10/1929, được lập ra tại Hague

vào ngày 28 tháng 9 năm 1955 (từ đây về sau gọi là Nghị định thư Hague);

(c) Công ước bổ sung Công ước Vácxava để Thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận

chuyển hàng không quốc tế thực hiện bởi một người khác không phải là người chuyên

chở theo hợp đồng, kí tại Guatdalajra vào ngày 18 tháng 9 năm 1961 (từ đây về sau gọi

là Công ước Guatdalajra);

(d) Nghị định thư sử đổi Công ước Vacsava 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi Nghị định thư

Hague 28/9/1955, kí tại thành phố Guatemala vào ngày 8 tháng 3 năm 1971 (từ đây về

sau gọi là Nghị định thư thành phố Guatemala);

(e) Nghị định thư bổ sung số 1 đến 3 và Nghị định thư Montreal số 4 sửa đổi Công ước

Vacsava đã được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague hoặc Công ước Vacsava đã được sửa

đổi bởi cả Nghị định Hague và Nghị định Thành phố Guatemala, kí tại Montreal vào

ngày 25 tháng 9 năm 1975 (từ đây về sau gọi là nghị định thư Montreal); hoặc

2. Trong phạm vi lãnh thổ của bất cứ quốc gia thành viên nào của Công ước này mà tham gia vào

một hoặc nhiều hơn một trong các văn kiện đã nhắc tới trong các phần (a) đến (e) ở trên.

Điều 56 - Các quốc gia có nhiều hơn một hệ thống pháp luật

1. Nếu một quốc gia có hai khu vực lãnh thổ trở lên trong đó có nhiều hệ thống luật pháp khác

nhau được áp dụng có liên quan đến các vấn đề được đề cập tới bởi Công ước này, thì tại thời

điểm kí kết, thông qua, chấp nhận ,phê chuẩn hoặc gia nhập, quốc gia đó phải tuyên bố rằng

Công ước này sẽ có hiệu lực với tất cả các khu vực hoặc với chỉ một hoặc một số khu vực lãnh

28

Page 29: [Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

CÔNG ƯỚC VỀ MỘT SỐ QUY TẮC LIÊN QUAN TỚI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ ( MONTREAL 28 THÁNG 5, 1999 )

thổ của nước đó , và có thể sửa đổi tuyên bố này bằng cách đưa ra một tuyên bố mới vào bất

kỳ thời điểm nào.

2. Mọi tuyên bố như vậy phải được thông báo cho Cơ quan lưu chiểu và phải thể hiện rõ ràng

Công ước được áp dụng cho những khu vực lãnh thổ nào.

3. Liên quan tới quốc gia thành viên đã có tuyên bố như vậy:

(a) tham khảo tại Điều 23 về “đồng tiền quốc gia” sẽ được hiểu là đồng tiền của khu vực

lãnh thổ có liên quan của đất nước đó; và

(b) tham khảo tại điều 28 về “luật quốc gia” sẽ được hiểu là luật của khu vực lãnh thổ có

liên quan của đất nước đó.

Điều 57 - Giới hạn

Không giới hạn nào được đặt ra cho công ước này trừ việc một quốc gia thành viên có thể vào bất cứ

thời điểm nào tuyên bố bằng thông báo tới Cơ quan lưu chiểu rằng công ước này sẽ không được áp

dụng đối với:

1. Chuyển chở quốc tế bằng đường hàng không được thực hiện và điều hành trực tiếp bởi quốc

gia thành viên đó cho các mục đích phi thương mại phục vụ cho chức năng và nhiệm vụ của

một quốc gia có chủ quyền; và/hoặc

2. Việc vận chuyển người, hàng hóa và hành lý cho các cơ quan quân sự có thẩm quyền của mình

trên máy bay quân sự đã được đăng ký hoặc thuê bởi quốc gia thành viên đó, toàn bộ quyền

hạn của phương tiện đã được dành riêng hoặc đại diện cho cơ quan có thẩm quyền đó.

ĐỂ LÀM CHỨNG, Đại diện đặc mệnh toàn quyền hợp pháp đã kí vào Công ước này.

ĐƯỢC HOÀN TẤT tại Montreal vào ngày 28 tháng 5 năm một ngàn chín trăm chín mươi chín bằng

tiếng Anh, tiếng A rập, Trung Quốc, Pháp, Nga và Tây Ban Nha, tất cả văn bản đều đáng tin cậy như

nhau. Công ước này vẫn sẽ được lưu chiểu trong kho lưu trữ của Tổ chức hàng không dân dụng quốc

tế, và các bản sao y sẽ được chuyển giao bởi Cơ quan lưu chiểu tới các quốc gia thành viên trong Công

ước này, cũng như tới tất cả các quốc gia trong công ước Vacsava, Nghị định Hague, Công ước

Guadalajara, Nghị định thư thành phố Guatemala và nghị định thư Montreal.

Được dịch và hiệu đính tháng 11, năm 2014.

29