36
SOẠN THEO TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CHUYÊN HIỆU NHIẾP ẢNH CỦA C HRISTIAN E NNERFELT nhiếp ảnh căn bản cao hùng lynh

VTScout Photography

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Hoc nhiep Anh

Citation preview

S O Ạ N T H E O T À I L I Ệ U H U Ấ N L U Y Ệ N C H U Y Ê N H I Ệ U N H I Ế P Ả N H C Ủ A C H R I S T I A N E N N E R F E L T

n h i ế p ả n h c ă n b ả n

c a o h ù n g l y n h

y ê u c ầ u

1. giải thích cách thức các yếu tố sau đây tác động đến phẩm chất của bức hình:

a. ánh sáng tự nhiên, ánh sáng đèn flash

b. khẩu độ (f-stops), tốc độ (Shutter Speed), độ sâu ảnh trường (Depth of Field – DOF)

c. bố cục “một phần ba” (rule of thirds), đường dẫn (leading lines), framing

d. góc chụp (angle of view)

e. bắt đứng một diễn biến, một động tác (stopping action)

2. giải thích các bộ phận cơ bản và cách vận hành của máy kỹ thuật số. Giải thích cách thức sự phơi sáng (exposure) diễn ra khi ta chụp một bức hình

n h i ế p ả n h l à v ẽ b ằ n g á n h s á n g …

ánh sáng tự nhiên là ánh sáng ban ngày chiếu sáng bên ngoài đường phố, hoặc len vô bên trong nhà qua khung cửa sổ. Ánh sáng nhân tạo bao gồm ánh đèn đường, đèn xe cộ, đèn trong nhà, hoặc đèn flash của máy chụp hình. Ánh sáng sẵn có (ambient light) là ánh sáng của tất cả mọi nguồn sáng hiện có tại nơi chụp hình, trừ ánh sáng đèn flash và đèn studio. Màu sắc của ánh sáng sẽ tác động đến màu sắc và “khí hậu/tâm trạng” (mood) của bức hình.

Trong một khung cảnh có nhiều ánh sáng, ta chọn tốc độ chụp nhanh (trị số tốc độ lớn), độ mở ống kính hẹp (khẩu độ - aperture)1, và/hoặc độ nhạy sáng (ISO) thấp.

Trái lại, trong một khung cảnh ít ánh sáng, ta chọn tốc độ chụp chậm (trị số tốc độ nhỏ), độ mở ống kính rộng2 , và/hoặc độ nhạy sáng cao.

1 nghĩa là chọn trị số f-stop lớn

2 nghĩa là chọn trị số f-stop nhỏ

… n h ư n g b ó n g t ố i ( s h a d o w s ) l u ô n l u ô n l à m ộ t y ế u t ố q u a n t r ọ n g t r o n g m ộ t b ứ c ả n h đ ẹ p

Ánh sáng đèn Flash là một nguồn sáng nhân tạo dùng để thêm ánh sáng cho ánh sáng sẵn có. Ánh sáng Flash bao gồm ánh sáng được phát từ đèn flash của máy chụp hình và từ các loại đèn chuyên dụng trong studio nhiếp ảnh (strobes).

Ánh sáng đèn Flash của máy chụp hình là loại ánh sáng không liên tục, trong khi ánh sáng đèn studio là ánh sáng liên tục.

Ta dùng flash để thêm ánh sáng vào nơi ta cho là cần thiết, hoặc để bổ sung bóng tối (shadows) cho bức hình, hoặc để bắt đứng các động tác trong thể dục thể thao.

Flash có cùng nhiệt độ màu (temperature of color) với ánh sáng mặt trời.

hình chụp với ánh sáng tự nhiên, không flash

hình chụp với ánh sáng sẵn có, gồm tất cả mọi nguồn sáng, trừ flash

hình chụp với ánh sáng flash

hình chụp với ánh sáng sẵn có và thêm flash để làm sáng và rõ chi tiết khuôn mặt

trị số f-stop (khẩu độ) càng nhỏ, ánh sáng vô càng nhiều. ‘Mở khẩu’ có nghĩa là giảm f-stop; ‘khép khẩu’ là tăng f-stop

trị số tốc độ chụp càng cao, ánh sáng vô càng ít, và ngược lại

Tốc độ chụp (shutter speed): tốc độ (hoặc quãng thời gian) đóng mở màn trập, được tính bằng các trị số như 1/30, 1/60… 1/4000 của 1 giây.

Màn trập (curtain shutter): là bộ phận có hình dạng như hình minh họa dưới đây. Ánh sáng đi qua ống kính, trước khi đến card cảm quang, phải đi ngang qua màn trập. Nếu màn trập đóng hoàn toàn (nghĩa là ta không bấm nút chụp) thì ánh sáng không thể đến được cảm card cảm quan, cho dù ánh sáng vẫn xuyên qua ống kính. Khi ta bấm nút chụp, màn trập sẽ mở ra một lúc rồi đóng lại. Thời gian màn trập mở ra nhanh hay lâu sẽ quyết định lượng ánh sáng nhiều hay ít lọt vô máy chụp hình.

màn trập (curtain shutter)có hình dạng và công dụng rất giống với màn sáo treo nơi cửa sổ

bắt đứng động tác bằng tốc độ cao, làm nhòe chuyển động bằng tốc độ thấp

Ta thiết lập trị số tốc độ chụp từ 1/500 trở lên để bắt đứng các động tác, trong thể thao chẳng hạn.

Ta thiết lập trị số tốc độ thấp, thí dụ 1/30, để tạo hiệu ứng nhòe của một chuyển động.

ISO - độ nhạy sáng: trị số ISO thấp, 100 đến 200, thường được thiết lập để chụp hình trong khung cảnh có nhiều ánh sáng, như cảnh ban ngày ngoài trời chẳng hạn.

Trị số ISO trung bình, 400 đến 800, thường được thiết lập để chụp hình trong nhà, nơi ánh sáng thường không đủ mạnh.

Trị số ISO cao, từ 1600 trở lên, thường được dùng trong khung cảnh thiếu sáng, nhưng nhiếp ảnh gia lại muốn chụp ở tốc độ màn trập cao nhằm bắt đứng động tác.

dùng ISO cao để chụp hình ở nơi thiếu sáng, nhưng ISO cao khiến bức hình bị nhiễu hạt (noise)

Trị số ISO càng cao thì bức hình càng bị nhiễu hạt (noise).

Trong một điều kiện ánh sáng nào đó, thiết lập trị số ISO thấp có nghĩa là ta phải mở rộng độ mở ống kính (trị số f-stop nhỏ) và/hoặc tốc độ màn trập chậm. Cũng trong điều kiện ánh sáng đó, phải tăng trị số ISO lên, ta mới có thể tăng tốc độ màn trập và/hoặc khép độ mở ống kính lại (trị số f-stop lớn).

tốc độ chụp thấp làm nhòe chuyển động, nhưng một bức ảnh bị nhòe không hẳn là một bức ảnh bị hỏng

tốc độ cao bắt đứng chuyển động

trị số f-stop nhỏ khiến hậu cảnh mờ đi làm nổi bật chủ đề trị số f-stop lớn tạo cho hình có chiều sâu

độ sâu ảnh trường (depth of field): là khoảng cách rõ nét của vật gần nhất và vật xa nhất trong một bức hình.

Độ sâu ảnh trường tùy thuộc vào độ mở ống kính, tiêu cự ống kính và khoảng cách từ ống kính đến người/vật được chụp. Trị số f-stop nhỏ (độ mở ống kính rộng) làm cho bức hình có độ sâu ảnh trường nông/mỏng. Trị số f-stop lớn (độ mở ống kính hẹp) làm cho bức hình có độ sâu ảnh trường dày, tức là quãng rõ nét dài hơn giữa vật gần và xa nhất; khi đó, ta nói bức ảnh có chiều sâu.

Thiết lập trị số f-stop nhỏ để chụp chân dung hoặc thể thao; làm như vậy, ta sẽ làm nổi bật chủ đề trong bức ảnh.

Thiết lập trị số f-stop lớn để chụp phong cảnh hoặc kiến trúc.

trị số f-stop nhỏ làm mờ hậu cảnh (xóa phông), nổi bật chủ đề

trị số f-stop lớn làm cho bức hình có chiều sâu

bố cục: luật một phần ba

luật một phần ba (rule of thirds): dùng các đường thẳng tưởng tượng chia khung hình ra làm 3 phần theo chiều ngang và 3 phần theo chiều dọc. 4 giao điểm giữa các đường chia ngang dọc ấy là 4 điểm dễ thu hút ánh nhìn của mắt. Hãy sắp đặt người/vật muốn chụp nằm trên các đường thẳng hoặc 4 điểm ấy. Khi bố cục như vậy, bức hình sẽ dễ gây ấn tượng với người xem.

đừng đặt chủ đề ở giữa khung hình hãy đặt lệch sang một bên

khi chụp chân dung, nên đặt người mẫu lệch sang một bên khung hình và đôi mắt nằm trên đường một phần ba

tận dụng các đường cong, đường thẳng, đường chéo, đường song song để tạo bố cục bức hình

đường dẫn (leading lines): sử dụng hình dạng cong hoặc thẳng của con đường, đường ray xe lửa, hàng rào, v.v… để dẫn ánh nhìn của người xem đến chủ đề bức hình. Trong bức hình, có thể bố cục đường dẫn xuất phát từ cạnh bên hoặc cạnh đáy, từ góc bên trái hoặc góc bên phải của phần bên dưới bức hình.

đường cong của con dốc và đường chéo tưởng tượng

sóng mơn man vẽ đường cong trên bờ cát

đường ray là đường lý tưởng để thu hút ánh nhìn

framing

framing: là dùng những đường thực và đường ảo để tạo nên 1 cái khung khác bên trong bức hình

cạnh của bức vách quán ăn tạo thêm 2 khung nhỏ trong bức hình

có gần, có xa thì bức hình mới có chiều sâu

tạo chiều sâu có nghĩa là áp dụng luật viễn cận cho bức hình. Thí dụ thay vì chỉ chụp đỉnh núi, ta nên chụp thêm một nhành cây, một áng mây… ở tiền cảnh.

xe sữa đậu nành gần người phu quét đường xa xa

bức hình đẹp luôn luôn được chụp qua một góc nhìn khác thường

Góc nhìn (angle of view): mắt người có góc nhìn tương đương với góc nhìn của ông kính 50mm; do đó, ống kính này còn được gọi là ống kính normal. Ống kính có góc nhìn rộng hơn (nghĩa là có tiêu cự ngắn hơn 50mm) so với ống kính 50mm được gọi là ống kính góc rộng. Ống kính có góc nhìn hẹp hơn (nghĩa là có tiêu cự dài hơn 50mm) so với ống 50mm được gọi là ống tele. Nhiếp ảnh gia thường dùng ống kính góc rộng để chụp sinh hoạt đường phố hoặc phong cảnh, và dùng ống tele để chụp chân dung hoặc thể thao.

phải lên cao mới thấy một Nha Trang như vầy

và quỳ thật thấp để cùng với nắng chiều tả nét thanh tân thiếu nữ

flash không chỉ được dùng để chiếu sáng

Ngoài việc thiết lập tốc độ màn trập cao, 1/500 chẳng hạn, ta còn có thể dùng

đèn flash để bắt đứng các chuyển động của vật/người được chụp.

những hạt đường li ti bị flash bắt đứng khi đang rơi

điều gì xảy ra khi ta bấm nút chụp hình?

khi bấm nút chụp, các lá khẩu của ống kính sẽ di chuyển thành một lỗ tròn (đường kính của lỗ tròn đó có kích thước lớn nhỏ tùy theo sự thiết lập trị số f-stop), gương phản xạ sẽ lật lên, cửa màn trập mở ra (thời gian nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự thiết lập trị số tốc độ màn trập); ánh sáng, khi đó, sẽ đi qua ống kiếng và được card cảm quang (sensor) ghi nhận và lưu trữ thành hình ảnh. Độ sáng của bức hình, vì vậy, sẽ tùy thuộc lượng ánh sáng thâm nhập vô máy ảnh. Nói cách khác, độ sáng của bức hình tùy thuộc vào khẩu độ ống kính và/hoặc tốc độ màn trập và/hoặc độ nhạy sáng của card cảm quang (ISO).

toàn bộ diễn trình trên được gọi là sự phơi sáng (exposure)

thực hành

Kể chuyện bằng một bộ ảnh (photo essay) từ 8-12 bức. Thí dụ: một buổi sinh hoạt hướng đạo, một trò chơi trong buổi sinh hoạt, hoạt động dựng cột cờ, buổi chào cờ, thắt dây…

Bộ ảnh phải có mở bài, thân bài, kết luận như một bài văn. Nên có tựa cho bộ ảnh và viết vài dòng thuyết mình (caption) cho mỗi bức ảnh. Sau đó, có thể dùng powerpoint để trình bày bộ ảnh của mình.

Tham khảo một số photo essays tại các địa chỉ sau:

tai nạn tại một xưởng may ở Bangladesh

ending child marriage