93
BÁO CÁO TỔNG HỢP Đánh giá nguy cơ tổn thương, xây dựng kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An Mã số hoạt động: FSPS-Nghean/SCAFI/2011/3.6.14 Thực hiện tại: BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN II TỈNH NGHỆ AN Số 128 Lê Hồng Phong, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Chuẩn bị bởi: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH

sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

BÁO CÁO TỔNG HỢPĐánh giá nguy cơ tổn thương, xây dựng kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An

Mã số hoạt động: FSPS-Nghean/SCAFI/2011/3.6.14

Thực hiện tại:

BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH THUỶ SẢN GIAI ĐOẠN II TỈNH NGHỆ AN

Số 128 Lê Hồng Phong, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Chuẩn bị bởi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH

Số 17, 351/10/5, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

Nghệ An, tháng 11 năm 2011

Page 2: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................5

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................6

DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................................7

A. MỞ ĐẦU...........................................................................................................................9

1. Lời giới thiệu..........................................................................................................................9

2. Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch hành động........................................................................9

3. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch hành động..........................................................................10

4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................................................13

4.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................13

4.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................13

4.2.1. Hoạt động tham vấn................................................................................13

4.2.2. Phương pháp thực hiện...........................................................................14

4.2.3. Chọn điểm khảo sát.................................................................................15

B. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.............................................................16

1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................................................16

2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................16

C. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.............................................................17

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN.............................................................................28

II.1. Về nguồn lợi thuỷ sản và khai thác thuỷ sản....................................................................28

II.2. Về nuôi trồng thuỷ sản.....................................................................................................31

II.3. Về chỉ đạo của tỉnh...........................................................................................................33

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THÍCH ỨNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH LÊN NGHỀ CÁ TỈNH NGHỆ AN..............34

III.1. Mục tiêu chiến lược phát triển bền vững nghề cá tại Nghệ An trong bối cảnh BĐKH. .34

III.2. Xây dựng kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH lên nghề cá Nghệ An..........................................................................................................................36

III.2.1. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH............................................................................36

III.2.1.1. Mục tiêu chung...................................................................................36

III.2.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................37

III.2.2. CÁC NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH...................................37

2

Page 3: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

III.2.2.1. Xây dựng kịch bản về BĐKH và NBD, thu thập các dữ liệu về KTTV và dự báo KTTV cho nghề cá tỉnh Nghệ An...........................................37

III.2.2.2. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin, nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH và hành động giảm thiểu, thích ứng cho cộng đồng ngư dân và các cán bộ quản lý thủy sản các cấp tỉnh, huyện, xã và cán bộ các chi Hội nghề cá tại các địa phương...............................38

III.2.2.3. Đánh giá tác động của BĐKH và NBD lên ngư trường, nguồn lợi và hoạt động khai thác hải sản, NTTS của cộng đồng ngư dân Nghệ An....39

III.2.2.4. Đẩy mạnh áp dụng đồng quản lý trên cơ sở cộng đồng trong nghề cá thông qua củng cố hoạt động của các Chi Hội nghề cá cấp cộng đồng để tiến tới áp dụng quản lý dựa trên hệ sinh thái và quản lý thích ứng........39

III.2.2.5. Xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép BĐKH với các chương trình, dự án, quy hoạch và kế hoạch phát triển nghề cá của tỉnh Nghệ An40

III.2.2.6. Phát triển và Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về NTTS ở cấp địa phương................................................................................................41

III.2.2.7. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác, ngư cụ và công nghệ khai thác hải sản thích ứng với tác động của BĐKH và NBD........42

III.2.2.8. Tăng cường hệ thống tổ chức dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển để giúp ngư dân ứng phó với các tác động từ bão, lốc,.. và các biểu hiện khác của BĐKH.......................................................................................42

III.2.2.9. Thành lập các khu bảo tồn loài, bãi đẻ, khu bảo vệ nguồn lợi địa phương quy mô nhỏ trong đầm vịnh để góp phần bảo vệ NLTS trong đầm vịnh trong bối cảnh tác động của BĐKH và NBD...........................43

III.2.2.10. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ NLTS ở cấp địa phương...........................................................................44

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN..............................................45

IV.1. Các giải pháp thực hiện...................................................................................................45

IV.1.1. Giải pháp chính sách............................................................................................45

IV.1.1.1. Xây dựng các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân bị tác động tiêu cực bởi thời tiết, thiên tai...............................................45

IV.1.1.2. Chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý và dự báo ngư trường, hoạch định chính sách quản lý khai thác.................46

IV.1.1.3. Chính sách hỗ trợ về cơ sở hậu cần nghề cá......................................47

IV.1.2. Giải pháp khoa học, công nghệ và kỹ thuật..........................................................47

IV.1.3. Giải pháp tài chính................................................................................................48

IV.2. Tổ chức thực hiện...........................................................................................................49

IV. 2.1. Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh...........................................................................49

3

Page 4: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

IV.2.2. Phân định trách nhiệm các ban ngành..................................................................50

IV.2.3. Sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng ngư dân địa phương...............51

IV.2.4. Chế độ thông tin báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động, điều chỉnh kế hoạch lúc cần thiết..................................................................................52

IV.2.5. Phân kỳ thực hiện.................................................................................................53

IV.2.6. Nhu cầu về tài chính.............................................................................................53

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................61

V.1. Kết luận.....................................................................................................61

V.2. Kiến nghị...................................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................62

4

Page 5: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

BQL Ban Quản lý

BVNL Bảo vệ Nguồn lợi

CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH

FSPS II Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản giai đoạn II

HST Hệ sinh thái

IPCC Ban Liên Chính phủ về BĐKH

KTTS Khai thác thuỷ sản

KT-XH Kinh tế - xã hội

NBD Nước biển dâng

NLTS Nguồn lợi thuỷ sản

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS Nuôi trồng thuỷ sản

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

UNDP Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

UNEP Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc

UNFCCC Công ước Khung về BĐKH của Liên Hiệp Quốc

5

Page 6: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Mười nước dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu............................................................11

Bảng 2: Tác động tiềm tàng của BĐKH và nước biển dâng đối với ngành Thuỷ sản..................13

Bảng 3: Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa thập niên 1999-2008 và 1979-1988 của các tháng I, IV, VII, X, thời kỳ chính đông (tháng XII-II), chính hè (tháng VI-VIII) và năm...........18

Bảng 4: Số đợt nắng nóng xẩy ra ở Nghệ An trong những năm gần đây......................................19

Bảng 5: Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp từ 1980-2010................................................................20

Bảng 6: Các đối tượng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ở Việt Nam....................................23

Bảng 7: Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) so với thời kỳ 1980-1999 ở Bắc Trung bộ theo các kịch bản phát thải trung bình (B2)...................................................................................24

Bảng 8: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 ở Bắc Trung Bộ theo các kịch bản phát thải trung bình (B2)...........................................................................................25

Bảng 9a: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999.....................................................25

Bảng 10: Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (% diện tích)....................26

6

Page 7: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Khu vực bị tác động mạnh bởi BĐKH.............................................................................10

Hình 2: Trong những năm qua Nghệ An là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do các loại hình thời tiết bất thường xảy ra do tác động của BĐKH..........................................12

Hình 3: Nhóm chuyên gia tư vấn Đồng Hành làm việc với ông Trần Như Long, Phó Giám đốc BQL FSPS II Nghệ An.....................................................................................................14

Hình 4: Chuyên gia tư vấn Đồng Hành phỏng vấn sâu với ông Lê Văn Hướng, Chi Cục phó Chi cục NTTS........................................................................................................................15

Hình 5: Chuyên gia tư vấn Đồng Hành phỏng vấn sâu ông Trần Đăng Tuấn, Chi Cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS Nghệ An........................................................................15

Hình 6: Nhóm chuyên gia tư vấn Đồng Hành làm việc với ông Hồ Xuân Hường,......................16

Hình 7: Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An....................................................................................17

Hình 8: Cảnh tượng sau trận lũ quét đêm 26/6/2011....................................................................27

Hình 9. Tôm chết bệnh tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An) - ảnh N.V...............................................28

Hình 10: Cảng cá Cửa Lò..............................................................................................................30

Hình 11: Biểu đồ định hướng phát triển sản lượng khai thác các tuyến.......................................31

Hình 12. Thí điểm mô hình nuôi cá biển theo hình thức lồng bè tại Cửa Lò................................32

7

Page 8: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ

1. Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một địa điểm và một thời điểm nhất định được xác định bằng các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,… Các hiện tượng nắng, mưa, mây, gió, nóng, lạnh,…thường thay đổi nhanh chóng từ nơi này sang nơi khác, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.

2. Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó, như một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc toàn cầu trên cơ sở chuỗi số liệu dài (thường là 30 năm, WMO).

3. Dao động khí hậu là sự dao động xung quanh giá trị trung bình của khí hậu trên quy mô thời gian, không gian đủ dài so với hiện tượng thời tiết riêng lẻ. Ví dụ về dao động khí hậu như hạn hán, lũ lụt kéo dài và các điều kiện khác do chu kỳ El Nino và La Nina gây ra.

4. Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.

5. Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. 

6. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

7. Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

8. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

9. Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.

10. Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. 

8

Page 9: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

A. MỞ ĐẦU

1. Lời giới thiệu

Ngày nay biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ còn là dự báo mà đã trở thành vấn đề nóng bỏng không thể đảo ngược, là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, được cả thế giới quan tâm. Các tác động của BĐKH đang hiện hữu và đang gây ra những hậu quả to lớn, toàn diện, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu, cũng như ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu BĐKH và đánh giá tác động của nó là hết sức cần thiết đối với mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.

Trong bối cảnh Việt Nam được đánh giá là một trong số ít quốc gia chịu tác động mạnh nhất của BĐKH, những nghiên cứu chuyên sâu, xác định mức độ BĐKH cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định ra các biện pháp ứng phó phù hợp với diễn biến mới nhất của BĐKH là rất cần thiết, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, môi trường và dân sinh.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó có Nghệ An, là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất do BĐKH và nước biển dâng, nhất là nghề cá, một nghề vốn dễ bị tổn thương bởi các yếu tố khí hậu thời tiết, nay càng khó khăn hơn bởi sự gia tăng của thiên tai cả về cường độ và tần suất xuất hiện do ảnh hưởng của BĐKH.

Nghề cá Nghệ An là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi bất thường của khí hậu, thời tiết. Tình hình thiên tai trong những năm qua đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đặc biệt là khai thác và NTTS.

Được sự đồng ý của BQL FSPS II cấp tỉnh/Sở NN&PTNT, nhóm tư vấn đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển nghề cá của Nghệ An, cũng như các tác động của BĐKH lên nghề cá để xây dựng Báo cáo tổng hợp “Đánh giá nguy cơ tổn thương, xây dựng kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An”.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch hành động

- Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính Phủ).

- Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính Phủ).

- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

9

Page 10: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

- Khung Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành NN&PTNT giai đoạn 2008-2020 (Quyết định số 2730/2008/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/9/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT).

- Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050 (Ban hành kèm theo Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT).

- Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ TN&MT (Công bố tháng 6/2009).

- Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các bộ, ngành và địa phương, Bộ TN&MT (Công văn số 3815/BTNMT-KTTV biến đổi khí hậu ngày 13/10/2009).

- Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (Bản dự thảo).

- Xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020, tháng 8/2011.

3. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch hành động

Chương trình Hỗ trợ ngành Thuỷ sản giai đoạn 2006-2012 (FSPS II) có mục tiêu phát triển: Các bộ phận dân cư nghèo và kém phát triển ở nông thôn tham gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế và bền vững của ngành thuỷ sản.

Chương trình Hỗ trợ ngành Thuỷ sản giai đoạn 2 gồm 4 Hợp phần:

- Tăng cường năng lực quản lý hành chính ngành Thuỷ sản (STOFA).

- Tăng cường quản lý khai thác thuỷ sản (SCAFI).

- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững (SUDA).

- Tăng cường năng lực sau thu hoạch và marketing (POSMA).

Mục tiêu trước mắt của Hợp phần SCAFI là “Tăng cường năng lực tổ chức để hoạch định và thực thi các chính sách quản lý nghề cá bền vững ở cấp quốc gia và cấp địa phương”.

Nghệ An là một trong 8 tỉnh được triển khai Chương trình FSPS II ở giai đoạn kết thúc 2011-2012.

10

Hình 1: Khu vực bị tác động mạnh bởi BĐKH

Khu vực bị tác động mạnh

Rất caoCaoTrung bình

Page 11: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Trong giai đoạn kết thúc 2011-2012, Hợp phần SCAFI tập trung vào Kết quả đầu ra 3 liên quan đến việc thực hiện các dự án thí điểm đồng quản lý tại 8 tỉnh được lựa chọn thí điểm. Đầu ra của hoạt động tư vấn này phục vụ cho Kết quả 3.

Ngày nay BĐKH không chỉ còn là dự báo mà đã trở thành vấn đề nóng bỏng, là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, được cả thế giới quan tâm. Các tác động của BĐKH đang hiện hữu và đang gây ra những hậu quả to lớn, toàn diện, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động KT-XH trên phạm vi toàn cầu. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2007, Việt Nam là một trong số ít quốc gia chịu tác động mạnh của BĐKH. Hình 1 và bảng 1 minh hoạ nhận định trên.

Bảng 1 : Mười nước dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

TT Ngập lụt Hạn hán Bão Nước biển dâng

1 Malawi Bangladesh Philippines All Loww-Lying Island States

2 Ethiopia China Bangladesh Vietnam

3 Zimbabwe India Madagascar Egypt

4 India Cambodia Vietnam Tunisia

5 Mozambique Mozambique Moldova Indonesia

6 Niger Laos Mongolia Mauritania

7 Mauritania Pakistan Haiti China

8 Eritrea SriLanka Samoa Mexico

9 Sudan Thailand Tonga Mynamar

10 Chad Vietnam China Bangladesh

Nguồn: World Bank, Sustainable Development Netword, Environment Department, 2008

Theo báo cáo về Chỉ số Rủi ro Khí hậu toàn cầu 2010 do tổ chức Germanwatch công bố ngày 8/12/2010, Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây và đứng thứ 3 nếu chỉ tính riêng năm 2008. 

Theo đó, 10 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất gồm Bangladesh, Myanmar, Honduras, Việt Nam, Nicaragoa, Haiiti, Ấn Độ, Cộng hòa Đominicana, Philíppines và Trung Quốc. Trong giai đoạn từ 1990 – 2008, tại các nước này xảy ra 11.000 trận bão, lũ và hạn hán khiến gần 600.000 người thiệt mạng, gây thiệt hại 1.700 tỷ USD. Riêng ở Việt Nam, mỗi năm thiên tai cướp đi mạng sống của 466 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD . 

Các nước thuộc nhóm này vốn được đặc trưng bởi tỉ lệ nghèo cao, dân số đông, lệ thuộc nhiều vào nông nghiệp, năng lực ứng phó hạn chế. Tuy nhiên, một số nước lại đang có tiềm năng trở thành những nền kinh tế trọng điểm trên thế giới.

11

Page 12: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Báo cáo trên được đưa ra tại một cuộc hội thảo bên lề của Hội nghị lần thứ 15 của Liên Hợp Quốc về BĐKH (COP 15) diễn ra tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch từ 7 – 18/12/2010. Phát biểu tại buổi lễ, tác giả của báo cáo Sven Hameling cảnh báo: “Các hiện tượng khí hậu cực đoan đang trở thành mối đe dọa ngày càng tăng đối với cuộc sống và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới với xu hướng sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng hơn do tác động của BĐKH và những nước càng nghèo càng dễ bị tổn thương hơn trước những tác động này”. 

Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7 oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng ác liệt.

Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, thuỷ sản, sức khoẻ; các vùng núi và dải ven biển.

Nhận biết các nguy cơ từ sự tác động của BĐKH đối với tiến trình phát triển đất nước theo hướng bền vững, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính Phủ), khẳng định quan điểm ứng phó với BĐKH được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm và là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội. Các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH phải được thể hiện trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương, được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật và được quán triệt trong tổ chức thực hiện. Một trong những nội dung ưu tiên hàng đầu của Chương trình là lồng ghép BĐKH vào việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển KT-XH của các ngành và các địa phương theo hướng bền vững.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó có Nghệ An, là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất do BĐKH, nhất là nghề cá, một nghề vốn dễ bị tổn thương bởi các yếu tố khí hậu thời tiết, nay càng khó khăn hơn bởi sự gia tăng của thiên tai cả về cường độ và tần suất xuất hiện do ảnh hưởng của BĐKH.

12

Hình 2: Trong những năm qua Nghệ An là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do các loại hình thời tiết bất thường xảy ra do tác động của BĐKH

Page 13: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Bảng 2: Tác động tiềm tàng của BĐKH và nước biển dâng đối với ngành Thuỷ sản

Nhiệt độTăng

Nước biển dâng

Bão và ATNĐ Lũ lụt Hạn hán Các hiện tượng khí

hậu cực đoan khác

Cao Cao Cao Cao Trung bình Trung bình

(Nguồn: CTMTQG, 2008)

Nghề cá Nghệ An là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi bất thường của khí hậu thời tiết. Tình hình thiên tai trong những năm qua đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đặc biệt là khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

Được sự đồng ý của BQL FSPS II cấp tỉnh/Sở NN&PTNT, nhóm tư vấn đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển nghề cá của Nghệ An, cũng như các tác động của BĐKH lên nghề cá để xây dựng Báo cáo tổng hợp “Đánh giá nguy cơ tổn thương, xây dựng kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An”.

4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nội dung nghiên cứu

Hoạt động này được thực hiện trong khoảng thời gian 2 tháng, với các nội dung chủ yếu như sau:

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề BĐKH ở tỉnh Nghệ An, đồng thời thu thập và nghiên cứu tài liệu liên quan kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đến phát triển nghề cá tại Nghệ An;

- Thực hiện các cuộc khảo sát, gặp và phỏng vấn các cộng đồng ngư dân địa phương tại 2 xã Quỳnh Phương và Quỳnh Xuân thuộc huyện Quỳnh Lưu để thu thập thông tin liên quan;

- Thu thập tài liệu báo cáo liên quan đến hiện trạng phát triển nghề cá tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây, những tác động của BĐKH lên nghề cá và các hoạt động thích ứng của cộng đồng và các cơ quan quản lý liên quan tại địa phương;

- Phân tích, tổng hợp số liệu tài liệu và kết quả phỏng vấn các bên liên quan;

- Lập báo cáo tổng hợp, trong đó đề xuất một kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH tới phát triển nghề cá của tỉnh Nghệ An nhằm cụ thể khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành NN&PTNT giai đoạn 2010-2020 phù hợp với điều kiện của tỉnh Nghệ An.

13

Page 14: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Hoạt động tham vấn

Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, nhóm chuyên gia tư vấn đã có các hoạt động tham vấn với cán bộ lãnh đạo các cơ quan các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng có liên quan để thu thập số liệu, tình hình nghề cá, như Ban Quản lý FSPS II Nghệ An, Chi Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản, Chi Cục Nuôi trồng thủy sản, cán bộ xã và các Chi hội Nghề cá cộng đồng 2 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, thu thập thông tin các học viên trong 3 lớp tập huấn tại Diễn Châu, Cửa Lò và Quỳnh Lưu.

Nội dung của các hoạt động tham vấn như được trình bày ở phần Nội dung nghiên cứu.

4.2.2. Phương pháp thực hiện

Nhóm tư vấn đã áp dụng phương pháp thực hiện tổng hợp: Nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan như:

- Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó BĐKH;

- Khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành NN&PTNT giai đoạn 2008-2020;

- Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050;

- Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam;

- Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các bộ, ngành và địa phương, Bộ TN&MT;

- Báo cáo kết quả thực hiện đề án: Xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020;

- Báo cáo Quyhoạch Phát triển Thuỷ sản tỉnh Nghệ An đến 2020;

- Báo cáo Tổng thể Quy hoạch Khai thác Hải sản tỉnh Nghệ An đến 2020;

- Báo cáo Kết quả hoạt động rà soát chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Tổng kết Hỗ trợ Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản ven biển;

14

Hình 3: Nhóm chuyên gia tư vấn Đồng Hành làm việc với ông Trần Như Long, Phó Giám

đốc BQL FSPS II Nghệ An

Page 15: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

- Các báo cáo tổng kết đánh giá tình hình phát triển khai thác và NTTS của tỉnh Nghệ An một số năm gần đây;

- Các nghiên cứu liên quan đến BĐKH, đến tác động của BĐKH đối với KT-XH, nói chung và với nghề cá, nói riêng tại địa phương.

Thực hiện các cuộc họp/phỏng vấn với cán bộ lãnh đạo Ban Quản lý FSPS II Nghệ An, Chi Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản, Chi Cục Nuôi trồng thủy sản, cán bộ xã và các Chi hội Nghề cá cộng đồng 2 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, khảo sát nhanh, phỏng vấn các học viên trong 3 lớp tập huấn tại Diễn Châu, Cửa Lò và Quỳnh Lưu và phương pháp chuyên gia.

Hình 4: Chuyên gia tư vấn Đồng Hành phỏng vấn sâu với ông Lê Văn Hướng, Chi Cục phó Chi cục NTTS

Hình 5: Chuyên gia tư vấn Đồng Hành phỏng vấn sâu ông Trần Đăng Tuấn, Chi Cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS Nghệ An

4.2.3. Chọn điểm khảo sát

Với mục tiêu nghiên cứu là tác động của BĐKH đối với hoạt động khai thác và NTTS của tỉnh Nghệ An, nên địa điểm khảo sát được lựa chọn là một xã tiêu biểu cho khai thác thuỷ hải sản và một xã tiêu biểu cho NTTS của huyện Quỳnh Lưu. Trong nghiên cứu này, các xã được chọn để khảo sát sâu là:

- Xã Quỳnh Phương;

- Xã Quỳnh Xuân.

15

Page 16: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Hình 6: Nhóm chuyên gia tư vấn Đồng Hành làm việc với ông Hồ Xuân Hường,Phó Chủ tịch xã Quỳnh Phương và cán bộ chi hội nghề cá xã Quỳnh Phương

B. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao khả năng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại, đảm bảo phát triển bền vững nghề cá tỉnh Nghệ An trong bối cảnh bị tác động bởi BĐKH, trong đó chú trọng đến: Đảm bảo ổn định, an toàn cho cộng đồng dân cư nghề cá; Đảm bảo sản xuất nghề cá ổn định; Đảm bảo an toàn hệ thống các công trình dân sinh, hạ tầng kinh tế kỹ thuật nghề cá đáp ứng yêu cầu phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

2. Mục tiêu cụ thể Hỗ trợ xây dựng một kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH

tới phát triển nghề cá của tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011 – 2020, phục vụ công tác hoạch định kế hoạch, chiến lựơc phát triển nghề cá trong tình hình BĐKH, đáp ứng ổn định và cải thiện đời sống của cộng đồng ngư dân, góp phần trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

16

Page 17: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

C. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN, KHÍ HẬU, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI TẠI TỈNH NGHỆ AN

I.1. Khái quát về tự nhiên, khí hậu và biến đổi khí hậu tại Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng gần 16.500 km2, lớn nhất so với các tỉnh và thành phố trong cả nước, là một tỉnh có địa hình, địa mạo phức tạp, bị phân cắt mạnh, có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Vùng núi chiếm tới 83% diện tích, có hơn 82 km bờ biển. Tỉnh có 1 thành phố loại 1, 2 thị xã và 17 huyện, trong đó có 10 huyện miền núi với 5 huyện là miền núi cao. Các huyện miền núi này tạo thành miền Tây Nghệ An. Có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km..

Bờ biển dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển: cảng biển Cửa Lò.

Nghệ An có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa nóng (từ tháng V đến tháng X) chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam và mùa lạnh (từ tháng XI đến tháng IV) chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23-250C, có những ngày nhiệt độ lên tới 420C. Lương mưa trung bình hàng năm: 2.310 mm. Cân bằng bức xạ: 100-120 Kcal/cm2, số giờ nắng trung bình: 1.800-2.000 giờ/năm. Cũng như các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, Nghệ An hứng chịu hầu như tất cả các loại thiên tai khắc nghiệt: bão, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, gió tây khô nóng và hạn hán….

BĐKH đã biểu hiện rõ ở Nghệ An qua diễn biến của nhiệt độ (bảng 3). Từ bảng 3 ta thấy, so với thập niên 1979-1988, nhiệt độ không khí trung bình thập niên 1999-2008 cao hơn, rõ rệt nhất là vào các tháng chuyển tiếp (tháng IV và tháng X):

17

Hình 7: Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nghệ An)

Page 18: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Bảng 3: Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa thập niên 1999-2008 và 1979-1988 của các tháng I, IV, VII, X, thời kỳ chính đông (tháng XII-II), chính hè (tháng VI-VIII) và năm

TT Trạm (độ cao)Tháng 3 tháng

I IV VII X Chính đông

(XII-II)

Chính hè(VI-VIII)

Năm

1 Quỳnh Lưu, Nghệ An (1,614m) 0,20 1,00 -0,40 1,00 0,53 -0,03 0,40

2 Vinh, Nghệ An (5,082m) 0,30 1,40 0,20 0,80 0,63 0,36 0,60

3 Tây Hiếu, Nghệ An (47,926m) 0,20 1,30 0,10 0,20 0,57 0,07 0,40

4 Quỳ Hợp, Nghệ An (89,174m) 0,50 1,30 0 0,70 0,70 0,20 0,50

5 Tương Dương, Nghệ An (96,121m) 0,20 1,00 -0,30 0,60 0,67 -0,10 0,30

Nguồn: Phạm Đức Thi và Nguyễn Thu Bình [12]

- Nhiệt độ trung bình năm phổ biến cao hơn từ 0,3 - 0,6oC;

- Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông tăng cao hơn so với mức độ tăng các tháng mùa hè. Trong 3 tháng chính đông (tháng XII-II), nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0,5-0,7oC, trong khi các tháng chính hè (tháng VI-VIII), nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0,2-0,4oC. Điều đó cũng được thể hiện ở hai tháng tiêu biểu của mùa đông (tháng I) và mùa hè (tháng VII);

- Trong các tháng chuyển tiếp, nhất là tháng IV, nhiệt độ tăng rõ rệt, phổ biến từ 1,0 -1,4 oC.

Bức tranh trên phù hợp với khảo sát của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO): quãng thời gian 10 năm từ năm 2000 đến 2009 là thập kỷ nóng nhất kể từ khi giới khoa học bắt đầu đo nhiệt độ Trái đất vào năm 1850.

Nhiệt độ tăng trong những năm gần đây ở Việt Nam cũng như Nghệ An phản ánh xu thế chung: hoạt động của không khí lạnh trong mùa đông giảm, trong khi các đợt gió tây khô nóng tăng cường. Như ở Nghệ An, nắng nóng trong những năm đầu của thế kỷ 21 diễn ra nhiều hơn so với những năm trước đây. Liên tiếp trong 2 năm 2009, 2010 diễn ra 10, 11 đợt nắng nóng (bảng 4).

18

Page 19: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Bảng 4: Số đợt nắng nóng xẩy ra ở Nghệ An trong những năm gần đây

Năm Số đợt nắng nóng

2000 6

2001 7

2002 7

2003 11

2004 8

2005 8

2006 9

2007 6

2008 8

2009 10

2010 11

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, 2011

Theo đánh giá của Tổ chức Khí tượng Thế giới, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, năm 2010 là năm nóng kỷ lục trong vòng 100 năm qua.

Ngược với xu thế tăng của nhiệt độ, theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, lượng mưa ở Nghệ An trong 3 thập kỷ cuối thế kỷ 20 có xu thế chung là giảm dần. Tại trạm khí tượng Vinh và Quỳnh Lưu, lượng mưa trung bình năm ở thập kỷ 70 lần lượt là 16.685mm và 20.257mm nhưng đến năm thập kỷ 90 đã giảm còn 15.402mm và 18.657mm.

Số lượng cơn bão đổ bộ vào bờ biển Nghệ An giảm dần trong những thập kỷ gần đây (bảng 5). Đó là do ảnh hưởng của BĐKH đường đi của bão có xu hướng lệch xuống phía nam. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới đối với KT-XH, dân sinh, nhất là nghề cá của Nghệ An là rất lớn. Mặt khác, dù bão và áp thấp nhiệt đới còn hoạt động ngoài khơi Biển Đông với trung bình hàng năm là 11-12 cơn, cũng ảnh hưởng lớn đến các hoạt động khai thác hải sản của ngư dân. Theo bà con ngư dân, gần như năm nào cũng có ngư dân bị thiệt mạng, tầu thuyền bị chìm do bão, tố lốc.

19

Page 20: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Bảng 5: Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp từ 1980-2010

Thập kỷ Ảnh hưởng đến Bắc Trung bộ Vào bờ biển Nghệ An

1980-1989 14 12

1990-1999 18 8

2000-2010 20 2

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, 2011

Nhìn chung, Nghệ An là một trong các tỉnh được đánh giá là chịu nhiều ảnh hưởng do BĐKH toàn cầu. Đất đai bị bạc màu; đa dạng sinh học giảm mạnh; diện tích đất bị xâm nhập mặn, đất bị khô hạn, nhiễm phèn ngày càng tăng; nhiệt độ không khí tăng cao và hạn hán bất thường, mưa bão, lũ lụt không theo quy luật; nhiều dịch bệnh mới hình thành… đã đe dọa đến các hoạt động KT-XH trong tỉnh. Những thiệt hại lớn do thiên tai gây ra trong những năm vừa qua tại Nghệ An được liệt kê dưới đây là minh chứng.

- Năm 2005: Có 6 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới gây ra, 7 đợt lũ trên các triền sông chính của tỉnh, đặc biệt cơn bão số 3, đã gây ra lũ lớn ở sông Nậm Mộ xảy ra lũ quét ở huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Tân Kỳ. Bão số 6 và số 7 kết hợp với nước dâng do triều cường đã làm đứt hẳn nhiều đoạn đê Quỳnh Lộc, Diễn Bích, sạt lở nhiều tuyến đê biển từ Quỳnh Lưu đến Nghi Lộc. 28 người chết, nhiều ngôi nhà, phòng học, trạm xá, trên 32 nghìn ha lúa, trêm 19 nghìn ha hoa màu và 1.736,90 ha ao NTTS bị ngập, hỏng, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng nặng. Thiệt hại ước tính 372,5 tỷ đồng.

- Năm 2006: Bị ảnh hưởng bởi bão số 5 và số 6. Bão gây mưa lũ trên các triền sông. Làm chết 41 người, bị thương 2 người. Trong đó đặc biệt thiệt hại do lũ làm chìm đò Chôm Lôm chết 19 em học sinh huyện Tương Dương. Tổng thiệt hại cả năm là 188 tỷ đồng.

- Năm 2007: Do ảnh hưởng bão số 5, từ ngày 03 đến 06/10/2007, trên địa bàn Nghệ An có mưa vừa đến mưa to. Đặc biệt đêm ngày 03 và ngày 04 tại các huyện miền núi thuộc tuyến đường Quốc lộ 48 (Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn) có mưa hoàn lưu bão rất to, trên 340mm. Đã xảy ra lũ quét ở Xã Nậm Giải (Quế Phong), lũ đặc biệt lớn ở huyện Quỳ Châu, Mực nước trên các sông lên cao, làm nhiều vùng ven sông Hiếu, sông Con, sông Cả bị ngập nặng, nhiều tuyến đê bị tràn, bị vỡ và nhiều công trình hạ tầng kinh tế, xã hội khác bị hư hỏng. Thiệt hại về kinh tế ước tính 850 tỷ đồng.

- Năm 2008: Đợt mưa lũ cuối tháng 10, mưa lớn gây ngập úng làm hư hỏng nhiều diện tích lúa mùa, hoa màu cây vụ đông, thiệt hại 416 tỷ đồng.

- Năm 2009: Có 6 đợt lốc xoáy, mưa đá, sét đánh và đợt mưa lũ lớn tháng 9/2009 làm chết 25 người, bị thương 53 người, thiệt hại 444 tỷ đồng.

20

Page 21: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

- Năm 2010: Có 9 đợt lốc xoáy, mưa đá, lũ quét và 1 cơn bão số 3, có 2 đợt lũ là từ 01 đến 05/10 và từ 14-20/10, gây thiệt hại lớn. Trong đó, đợt bão số 3 có sức gió cấp 10, 11 giật cấp 12, gây mưa lớn. Đợt lũ từ ngày 14-20/10 làm ngập sâu vùng đồng bằng trong nhiều ngày. 4 người chết, nhiều tầu thuyền bị chìm.

Những thiên tai nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến nghề cá tỉnh Nghệ An.

Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài NTTS. Như, trong các năm 2008-2010 hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài nuôi. Nắng nóng cùng dịch bệnh phát sinh đã làm cho tôm cá chết hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao hồ có độ sâu nhỏ.Nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn, không mưa kéo dài khiến hạn hán nghiêm trọng xảy ra làm cạn kiệt nguồn nước của một số ao nuôi chưa đến thời gian thu hoạch. Những năm gần đây, nhất là năm 2010, nhiều đợt nắng nóng khô hạn gay gắt, nhiệt độ cao 38-39 oC kéo dài hàng tháng, độ mặn tăng cao gây thiệt hại lớn cho NTTS, nhất là ngành nuôi tôm chuyên canh.

Thời tiết mưa nắng thất thường, khó khăn cho việc xác định mùa vụ sản xuất.

Qua khảo sát, tham vấn cộng đồng, nhóm chuyên gia tư vấn nhận thấy, tại Nghệ An, ngư dân đánh giá tác hại lớn nhất cho đánh bắt và NTTS là bão, lũ lụt. Bão với gió lớn, mưa to luôn đồng hành cùng triều cường. Những cơn sóng dữ dội do bão gây ra có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, gây ra tổn thất rất lớn về kinh tế, sinh kế của ngư dân.

Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng, làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, vì thế nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong đề cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Ngoài ra, nước biển dâng cũng mang lại những hậu quả nặng nề: làm mất diện tích đất NTTS vùng ven biển do xói lở bờ biển, mặn xâm nhập sâu vào nội địa. Ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch và dân sinh. Quy hoạch, quản lý dải ven bờ, ứng phó với BĐKH ra sao để phát triển bền vững là vấn đề cấp thiết hiện nay.

BĐKH tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực KT-XH, trong đó tài nguyên nước, nông nghiệp, thuỷ sản, y tế-sức khoẻ mà vùng núi và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất. Bảng 6 nêu bật những đối tượng (những vùng miền nhạy cảm và cộng đồng dân cư) dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH, cho thấy, trong 6 yếu tố tác động do BĐKH thì Bắc Trung Bộ, trong đó có Nghệ An, là khu vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương của cả 6 yếu tố. Ngành thủy sản đã và sẽ chịu những tổn thất rất nặng nề nếu không có những giải pháp ứng phó kịp thời.

21

Page 22: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Bảng 6: Các đối tượng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Yếu tố tác động Vùng nhạy cảm, dễ bị tổn thươngCộng đồng dễ bị tổn

thương

Sự gia tăng nhiệt độ - Vùng núi: Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Đồng bằng Bắc Bộ

- Nông dân nghèo

- Các dân tộc thiểu số, người già, trẻ em, phụ nữ

Nước biển dâng

- Dải ven biển, nhất là những vùng thường bị ảnh hưởng của bão, nước dâng, lũ lụt (ĐBSCL, sông Hồng, ven biển Trung Bộ)

- Hải đảo

- Dân cư ven biển, nhất là nông dân nghèo, ngư dân

- Người già, phụ nữ, trẻ em

Lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất

- Dải ven biển (bao gồm cả đồng bằng châu thổ và các vùng đất ngập nước: đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, ĐBSCL, ven biển Trung Bộ)

- Vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên

- Dân cư ven biển

- Dân cư miền núi, nhất là dân tộc thiểu số

- Người già, phụ nữ, trẻ em

Bão và áp thấp nhiệt đới

- Dải ven biển, nhất là Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long

- Hải đảo

- Dân cư ven biển, nhất là ngư dân

- Người già, phụ nữ, trẻ em

Hạn hán - Trung Bộ, nhất là Nam Trung Bộ

- Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ

- Đồng bằng sông Cửu Long

- Tây Nguyên

- Nông dân, nhất là các dân tộc thiểu số ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

- Người già, phụ nữ, trẻ em

Các hiện tượng khí hậu cực đoan khác

- Dải ven biển Trung Bộ

- Vùng núi và Trung du Bắc Bộ

- Nông dân, nhất là ở miền núi Bắc Bộ và Trung Bộ

- Người già, phụ nữ, trẻ em

(Nguồn: Bộ TN&MT, 2008)

Điều kiện tự nhiên, tác động của BĐKH và nghề cá của tỉnh Nghệ An đã được nghiên cứu nhiều trong: Xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Nghệ An giai

22

Page 23: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020; Báo cáo Quy hoạch Phát triển Thuỷ sản tỉnh Nghệ An đến 2020; Báo cáo Tổng thể Quy hoạch Khai thác Hải sản tỉnh Nghệ An đến 2020; Báo cáo Kết quả hoạt động rà soát chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Các báo cáo tổng kết đánh giá tình hình phát triển khai thác và NTTS của tỉnh Nghệ An một số năm gần đây; Các nghiên cứu liên quan đến BĐKH, đến tác động của BĐKH đối với KT-XH, nói chung và với nghề cá, nói riêng tại địa phương.

I.2. Các kịch bản biến đổi khí hậu

Theo kịch bản BĐKH khu vực Bắc Trung Bộ thế kỷ XXI, có thể nhận định sơ bộ một số nét về biến đổi của yếu tố nhiệt, mưa và mực nước biển dâng trong tương lai như sau:

- Về nhiệt độ (bảng 7), ứng với các kịch bản phát thải trung bình (B2), qua các thập kỷ của thế kỷ XXI, nhiệt độ đều tăng so với thời kỳ 1980-1999, nhất là vào 5 thập kỷ cuối. Vào thời kỳ tháng XII – V, ở nửa đầu của thế kỷ, nhiệt độ tăng 0,7 - 1,8 oC và ở nửa cuối của thế kỷ, nhiệt độ tăng 1,8 - 3,2 oC. Đáng lưu ý, vào giữa thế  kỷ 21, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm tăng từ 1,0 đến 1,7oC và tăng từ 2,2 đến 3,0oC vào cuối thế  kỷ 21 trên đại bộ phận diện tích nước ta; Nhiệt độ cao nhất trung bình năm tăng từ 2,0 đến 3,2oC vào giữa thế  kỷ 21 và số ngày nắng nóng (nhiệt độ cao nhất trên 35oC) tăng từ 10 đến 20 ngày trên phần lớn diện tích cả nước vào cuối thế kỷ 21. Kỷ lục nhiệt độ cao nhất vào giữa thế kỷ 21 có thể lên đến 43-44 oC hoặc cao hơn chút ít ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ; Đến năm 2100, kỷ lục nhiệt độ cao nhất có thể là 45-46 oC ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ.

Bảng 7: Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) so với thời kỳ 1980-1999 ở Bắc Trung bộ theo các kịch bản phát thải trung bình (B2)

Thời kỳ Các mốc thời gian

Trong năm 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

XII – II 0.6 0.8 1.1 1.4 1.8 2.1 2.4 2.7 2.9

III – V 0.7 0.9 1.2 1.8 2.0 2.4 2.8 3.0 3.2

VI – VIII 0.5 0.7 1.0 1.3 1.6 1.9 2.2 2.4 2.6

IX – XI 0.5 0.8 1.0 1.4 1.7 2.0 2.2 2.5 2.7

Cả năm 0,5 0,8 1,1 1,5 1,8 2,1 2,4 2,6 2,8

23

Page 24: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

- Về mưa (bảng 8), ứng với các kịch bản phát thải trung bình (B2), qua các thập kỷ của thế kỷ XXI, lượng mưa cả năm đều tăng ở tất cả các thập niên (năm 2020 tăng 1,5%; năm 2100 tăng 7,7%). Tuy nhiên, từng thời kỳ trong năm có sự tăng, giảm khác nhau. Lượng mưa thời kỳ tháng III - V đều giảm so với thời kỳ 1980-1999, từ 1,9–5,2% (nửa đầu thế kỷ XXI), và từ 6,3–9,9% (nửa sau thế kỷ XXI). Ngược lại, thời kỳ tháng tháng VI – XI ở thập kỷ cuối của thế kỷ,

lượng mưa tăng, nhất là thời kỳ tháng VI - VIII, tăng tới 14,6%. Từ tháng IX - XI, lượng mưa tăng từ 1,7 - 4,5% vào nửa đầu thế kỷ XXI và từ 5,4 - 8,5% vào nửa cuối thế kỷ XXI . Thời kỳ này, Nghệ An có lượng mưa lớn nhất, thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới, biểu hiện sự gia tăng những trận mưa lũ lớn, tình trạng xói mòn, sạt lở đất sẽ diễn ra phức tạp hơn.

Bảng 8: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 ở Bắc Trung Bộ theo các kịch bản phát thải trung bình (B2)

Thời kỳ Các mốc thời gian

Trong năm 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

XII – II 0.6 0.9 1.2 1.6 1.9 2.2 2.5 2.8 3.0

III – V -1.9 -2.9 -4.0 -5.2 -6.3 -7.3 -8.3 -9.1 -9.9

VI - VIII 2.9 4.2 5.9 7.6 9.3 10.8 12.2 13.4 14.6

IX – XI 1.7 2.5 3.5 4.5 5.4 6.3 7.1 7.8 8.5

Cả năm 1,5 2,2 3,1 4,0 4,9 5,7 6,4 7,1 7,7

- Về mực nước biển (bảng 9a), mực NBD 30 cm (vào năm 2050) và 75 cm (vào năm 2100) so với thời kỳ 1980 – 1999, theo kịch bản phát thải trung bình (B2). Với mức độ tăng nhiệt độ và tan băng vĩnh cửu ở Bắc và Nam cực hiện nay, khả năng mực nước biển tại Việt Nam tăng cao 1m và trên 1m là có thể xảy ra, theo kịch bản phát thải cao (A1FI).

Bảng 9a: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999

Kịch bảnCá c mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65

Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75

Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100

24

Page 25: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng các giải pháp ứng phó với mực NBD của các địa phương, các chuyên gia khí hậu của Viện Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, Bộ TN&MT đã xây dựng kịch bản nước biển dâng chi tiết cho 7 khu vực (bảng 9b). Từ bảng 9b ta thấy, mực nước biển dâng tại vùng biển từ Đèo Ngang trở ra bắc thấp hơn so với các khu vực phía nam.

Bảng 9b: Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm)

Khu vựcCác mốc thời gian của thế kỷ 21

22020

22030

22040

22050

22060

22070

22080

22090

22100

Móng Cái – Hòn Dáu7

7-81

1-121

5-172

0-242

5-313

1-383

6-474

2-554

9-64

Hòn Dáu – Đèo Ngang *)7

7-81

1-131

5-182

0-242

5-323

1-393

7-484

3-564

9-65

Đèo Ngang – Đèo Hải Vân8

8-91

2-131

7-192

3-253

0-333

7-424

5-515

2-616

0-71

Đèo Hải Vân - Mũi Đại Lãnh8

8-91

2-131

8-192

4-263

1-353

8-444

5-535

3-636

1-74

Mũi Đại Lãnh - Mũi Kê Gà8

8-91

2-131

7-202

4-273

1-363

8-454

6-555

4-666

2-77

Mũi Kê Gà – Mũi Cà Mau8

9-91

2-141

7-202

3-273

0-353

7-444

4-545

1-645

9-75

Mũi Cà Mau - Kiên Giang9

9-101

3-151

9-222

5-303

2-393

9-494

7-595

5-706

2-82

*) Khu vực từ Hòn Dáu đến Đèo Ngang gồm phía Nam thành phố Hải Phòng, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Bảng 10 phác hoạ bức tranh nguy cơ bị ngập của các vùng theo các mực NBD. Nếu mực NBD 1m, khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập.

Khô hạn kết hợp với mực nước biển dâng cao sẽ dẫn tới tình trạng xâm nhập mặn sâu vào nội đồng nghiêm trọng hơn, nước sinh hoạt và sản xuất đã thiếu, lại càng thiếu.

Bảng 10: Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (% diện tích)

Mực nước dâng (m)

ĐB sông Hồng và Quảng Ninh

Ven biển miền Trung TP Hồ Chí Minh Đồng bằng sông

Cửu Long

0,50 4,1 0,7 13,3 5,40,60 5,3 0,9 14,6 9,8

25

Page 26: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

0,70 6,3 1,2 15,8 15,80,80 8,0 1,6 17,2 22,40,90 9,2 2,1 18,6 29,81,00 10,5 2,5 20,1 39,01,20 13,9 3,6 23,2 58,81,50 19,7 5,3 28,1 78,52,00 29,8 7,9 36,2 92,1

Nguồn: Viện Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

Từ kịch bản BĐKH và mực NBD trên, ta nhận thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Nghệ An có xu hướng sẽ xảy ra nhiều và mạnh hơn, sẽ chịu tác hại nghiêm trọng hơn do hiện tượng triều cường, mực NBD, gây sạt lở bờ biển, bờ sông, ngập nước và xâm nhập mặn. Ảnh hưởng của bão, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, tố lốc, nắng nóng, hạn hán cũng sẽ nhiều hơn, nghiêm trọng hơn, gây ra những thiệt hại lớn về KT-XH, nhất là đối với nghề cá. Rừng ngập mặn, bức bình phong cho khu vực ven biển, vốn còn ít do sự hủy hoại của con người và thiên tai, trong tương lai có khả năng bị thu hẹp hơn do tác động của BĐKH, nếu không có những giải pháp thích ứng kịp thời. Những xu hướng biến đổi của khí hậu nêu trên cần được lồng ghép vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT–XH, trong đó có nghề cá, của địa phương.

Do tác động của BĐKH, phân phối dòng chảy trên khu vực có thể thuận lợi hơn sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành các công trình thủy điện lớn. Tuy nhiên, lũ lụt, nhất là lũ quét trên các triền núi vẫn là mối đe dọa thường xuyên trong mùa mưa. Ngược lại, vào mùa khô, dòng chảy kiệt lại giảm đi đáng kể, tần số hạn hán gia tăng. Do mất rừng, lũ quét và lũ ống xảy ra thường xuyên hơn, kéo theo hiện tượng trượt lở đất, phá huỷ rừng, xói mòn đất và gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản ở nhiều khu vực, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi. Năm 2011 liên tiếp xảy ra 2 trận lũ quét vào tháng 6 và tháng 8, trong đó trận lũ quét xảy ra trong tháng 6 là kinh hoàng nhất. Từ ngày 24-25/6/2011, mưa trên địa bàn, cộng với nước từ Thượng Lào dồn dập đổ về khiến lũ dâng cao đột ngột ở các huyện miền núi Nghệ An. Đến sáng 26/6, theo thống kê của Ban chỉ huy PCLB tỉnh Nghệ An, hơn 4.000 ha lúa, 1.790 ha ngô và gần 1.500 ha hoa màu các loại bị nước lũ nhấn chìm trong bể nước. 4 người chết và mất tích, 2 người bị thương.

26

Hình 8: Cảnh tượng sau trận lũ quét đêm 26/6/2011

Page 27: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Nhiệt độ tăng, lượng mưa và độ ẩm giảm làm hạn hán gia tăng. Nghệ An vốn đã khô hạn, theo kịch bản BĐKH tương lai lại càng khô hạn hơn.

27

Page 28: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Nhiệt độ cao hơn cũng góp phần gia tăng nguy cơ phát triển sâu bệnh và hạn hán với tần suất cao hơn, làm tăng chi phí sản xuất hoặc làm giảm năng suất và chất lượng một số cây trồng chủ yếu trong nông, lâm nghiệp. Riêng đối với nghề cá, như năm 2010, cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhiệt độ 38-39 0C kéo dài liên tục hơn 30 ngày làm tôm, ngao chết hàng loạt.

28

Hình 9. Tôm chết bệnh tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An) - ảnh N.V

Page 29: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN

Nghệ An có 82 km bờ biển, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác thủy hải sản, giúp cho Nghệ An có nền kinh tế biển khá phát triển và bên cạnh việc phát triển đánh bắt, nghề nuôi trồng thuỷ sản cũng được chú trọng.

Trong giai đoạn 2001-2007, ngành thuỷ sản có bước phát triển khá, giá trị sản xuất thuỷ sản (theo giá so sánh) năm 2007 đạt 507.419 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2001, bình quân hàng năm tăng 10,4%; Tổng sản lượng thủy sản năm 2007 là 79.466 tấn, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2001 (42.237 tấn); Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng giai đoạn 2001-2007 đạt 8,2% năm.

Cơ cấu nội ngành có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng sản lượng thuỷ sản từ nuôi trồng ngày càng tăng cao; năm 2001 chiếm 24% tổng sản lượng, đến năm 2007 tăng lên 36%. Nền sản xuất thuỷ sản phát triển theo hướng thị trường hàng hoá với sự gia tăng đóng góp của các ngành dịch vụ; Tính theo giá so sánh 1994, cơ cấu giá trị giữa khai thác-nuôi trồng- dịch vụ thủy sản năm 2001 là: khai thác 76 %, nuôi trồng 22%, dịch vụ thuỷ sản: 2%; đến năm 2007, cơ cấu này là: khai thác 66%; nuôi trồng 30%, dịch vụ thuỷ sản 4%.

Qua tham khảo Báo cáo Quy hoạch Phát triển Thuỷ sản tỉnh Nghệ An đến 2020; Báo cáo Tổng thể Quy hoạch Khai thác Hải sản tỉnh Nghệ An đến 2020; Báo cáo Kết quả hoạt động rà soát chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Các báo cáo tổng kết đánh giá tình hình phát triển khai thác và NTTS của tỉnh Nghệ An một số năm gần đây, cùng với tham vấn cộng đồng ngư dân, nhóm chuyên gia tư vấn rút ra một số nhận xét sau:

II.1. Về nguồn lợi thuỷ sản và khai thác thuỷ sản

Với chiều dài bờ biển trên 82 km và vùng hải phận rộng khoảng 4.230 hải lý vuông, tài nguyên biển Nghệ An được đánh giá là khá phong phú.

Theo các tài liệu nghiên cứu, nguồn lợi hải sản khu vực biển Nghệ An có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau: Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,3% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,8%). Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,7% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,6%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,1%).

Tổng trữ lượng thuỷ sản biển 78.000 tấn; trong đó trữ lượng cá biển khoảng 74.000 tấn, khả năng cho phép khai thác từ 29.000 - 30.000 tấn/năm.

Mực ở biển Nghệ An chủ yếu là mực ống và mực nang, trữ lượng ước tính khoảng 3.000 tấn, khả năng cho phép khai thác 1.500 tấn/năm.

29

Page 30: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Tôm biển Nghệ An gồm có khoảng 20 loài, các loài chủ yếu có sản lượng lớn là: Tôm He, tôm Bộp, tôm Sắt, tôm Bạc nghệ. Trữ lượng khoảng 700 tấn, khả năng cho phép khai thác 350 tấn/ năm.

Ngoài ra biển Nghệ An còn có các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao như Ốc Hương, Ngao, Điệp, Sò lông…

Moi biển là loại hải đặc sản của Nghệ An, mùa vụ khai thác tập trung vào tháng 5, tháng 6. Vào mùa này, moi áp lộng làn 4-6m nước độ sâu, khả năng khai thác từ 1.500 – 2.000 tấn/năm.

Mặt khác, Nghệ An nằm trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, nơi có nghề cá phát triển lâu đời với nhiều ngư trường trọng điểm như Bạch Long Vỹ, Cô tô, Hòn Mê, Hòn Mát... Theo số liệu trích từ Chương trình Tổng thể khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS đến 2015 và tầm nhìn 2020 - Bộ NN&PTNT, tổng trữ lượng cá vùng vịnh Bắc Bộ có 586.369 tấn; khả năng khai thác 249.835 tấn/năm. Vùng Trung Bộ có trữ lượng 1.187.700 tấn, khả năng khai thác 534.325 tấn/năm; Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và giữa Biển Đông có trữ lượng trên dưới 1.100.000 tấn, khả năng khai thác từ 440.000 - 470.000 tấn/năm, là những vùng tiềm năng, là cơ sở để mở rộng ngư trường khai thác ra ngoại tỉnh; nhất là vùng Vịnh Bắc Bộ và giữa Biển Đông.

Nhiều loài hải sản có giá trị xuất khẩu phân bố tại vùng biển tỉnh Nghệ An nếu được khai thác và bảo vệ một cách hợp lý sẽ trở thành một trong những nguồn tài nguyên mang lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh. Vị trí địa lý cùng với hệ thống giao thông đa dạng đem lại cho nghề cá Nghệ An những lợi thế rất lớn, đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh đóng vai trò một trung tâm nghề cá và dịch vụ thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ, hội nhập với sự phát triển kinh tế thủy sản cả nước.

Nguồn lợi cá nước ngọt của Nghệ An cũng khá phong phú, phân bố tự nhiên dọc theo các hệ thống sông suối. Khu hệ cá sông Lam gồm có 157 loài và phân loài thuộc 52 họ và phân họ nằm trong 17 bộ. Trong số đó có 121 loài mới cho sông Lam, 16 loài mới cho khu hệ cá nước ngọt miền Bắc nước ta, có hai phân loài mới và có thể có 4 loài mới cho khoa học.

Với hệ thống 06 cửa lạch, cửa sông phân bố dọc theo bờ biển là một trong những điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng khu neo đậu tầu thuyền tránh bão, phát triển hệ thống cảng, bến cá và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá hoàn chỉnh, phát huy tối đa nguồn lực của các huyện thị ven biển trong phát triển ngành kinh tế biển.

30

Page 31: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Hình 10: Cảng cá Cửa Lò

(Nguồn: vietnamtourism.com)Số lượng tàu thuyền khai thác hải sản của tỉnh Nghệ An, nhìn chung, tăng hàng năm, từ

2.905 chiếc năm 2001 tăng lên 4.097 chiếc năm 2008 và 4.203 chiếc vào tháng 9/2011, trong đó 933 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên, chiếm 22,2% tổng số tàu thuyền KTTS trong tỉnh. Ðội tàu khai thác xa bờ được trang bị khá đồng bộ, nhằm phát huy năng lực khai thác và thông tin liên lạc trong sản xuất trên biển và đất liền góp phần nâng cao sản lượng khai thác biển, tăng hiệu quả và mở rộng ngư trường đánh bắt.

Các tổ đoàn kết được thành lập đã phát huy hiệu quả cao trong hỗ trợ nhau khi đánh bắt xa bờ, thời gian bám biên dài hơn, được ngư dân rất hoan nghênh. Mô hình này cần được nâng cấp, nhất là trong tình hình hiện nay, khi có nhiều kẻ nhòm ngó lãnh hải của ta, tìm mọi cách ngăn cản ngư dân ta hành nghề. Đánh bắt xa bờ, ngoài mục tiêu kinh tế, ngư dân còn thực hiện nghĩa vụ cao cả là góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Tỉnh đã quan tâm công tác bảo vệ NLTS, hệ sinh thái đầm vịnh, cửa sông. Nghiêm cấm nhằm chấm dứt tình trạng đánh bắt huỷ diệt. Nhân dân đồng tình với chủ trương trên. Đồng thời, đẩy nhanh kế hoạch tăng khai thác xa bờ, giảm áp lực khai thác gần bờ... thể hiện qua biểu đồ định hướng phát triển sản lượng khai thác các tuyến (Hình 11).

Tỉnh đã có kế hoạch mở rộng, nạo vét, nâng cấp cửa lạch, cửa sông hiện đang ngày càng cạn và thu hẹp, khó khăn trong việc ra vào đối với các phương tiện, nguy hiểm rủi ro thường xảy ra trong mùa mưa bão, giảm bớt nỗi lo của ngư dân: “Ở khơi xa không sợ bằng vào bờ” vì thiếu nơi trú đậu tầu thuyền khi có bão. Đã chú ý xây dựng khu neo đậu tầu thuyền tránh bão và thời tiết nguy hiểm, song chưa đáp ứng so với sự tăng nhanh của tầu thuyền khai thác hải sản và khu neo đậu cho tầu thuyền lớn.… chưa phát huy được nhiều hiệu quả.

31

Page 32: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Hình 11: Biểu đồ định hướng phát triển sản lượng khai thác các tuyến

05.000

10.00015.00020.00025.00030.00035.000

Sản lượng

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Năm

Tỷ lệ và định hướng phát triển sản lượng khai thác các tuyến

Sản lượng tuyến khơiSản lượng tuyến lộngSản lượng tuyến bờ

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Nghệ An đến 2020)

II.2. Về nuôi trồng thuỷ sản

Cùng với 7 con sông lớn (Sông Lam, sông Hiếu, sông Hoàng Mai, sông Thơi, sông Hàu, sông Bùng, sông Cấm) và hàng chục con sông nhỏ,…Nghệ An có điều kiện rất thuận lợi để tỉnh phát triển mạnh ngành NTTS.

Tỉnh Nghệ An với diện tích 1.649.853 ha, tính đến năm 2010 diện tích đất sử dụng cho ngành nông nghiệp 1.170.716 ha, đất NTTS đạt 6.175,78 ha, chiếm 0,37% tổng diện tích toàn tỉnh. Tổng diện tích mặt nước sử dụng để NTTS 21.131 ha, diện tích nước mặn, lợ khoảng 1.676 ha, diện tích nước ngọt chiếm 19.455 ha, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 31.313 tấn. NTTS chủ yếu tập trung ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Cửa Lò, Nghi Lộc, Vinh, ... (Nguồn: Niên giám thống kê 2010 - Cục Thống Kê Nghệ An).

Sản phẩm nuôi trồng trên toàn tỉnh chủ yếu là tôm, cá, cua, ghẹ, ba ba và các loại thuỷ sản khác. Sản lượng tôm nuôi tập trung nhiều ở huyện Quỳnh Lưu (1.378 tấn - chiếm 71% tổng sản lượng toàn tỉnh năm 2010), huyện Diễn Châu (12,6%), Tp. Vinh (7,8%), ... Sản lượng cá nuôi được tập trung ở các huyện Quỳnh Lưu (11,3% - năm 2010), Nam Đàn (13,7%), Diễn Châu (12%), Tp. Vinh (7,8%),…

NTTS trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo các hình thức:

- Phân loại theo kỹ thuật nuôi: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, nuôi kết hợp.

- Phân loại theo hình thức nuôi: Nuôi ao, nuôi bè, nuôi lồng, nuôi đăng quầng, nuôi bãi triều, nuôi dàn/ dây treo, ...

32

Hình 12. Thí điểm mô hình nuôi cá biển theo hình thức lồng bè tại Cửa Lò

Page 33: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Trong các năm qua, diện tích NTTS Nghệ An không ngừng được mở rộng từ nuôi ngọt cho đến nuôi mặn - lợ và nuôi biển, nhiều diện tích hoang hoá, diện tích sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối năng suất thấp chuyển sang NTTS đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,3%. Năm 2009, tổng diện tích nuôi trồng tăng đến 21.131 ha, đến năm 2010 - diện tích NTTS tăng đến 22.500 ha. Trong đó, diện tích nuôi ngọt là 20.500 ha, diện tích nuôi mặn-lợ là 2.000 ha.

Hình thức nuôi phát triển mạnh và ngày một đa dạng, nhiều hình thức phát triển nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, như: hình thức nuôi tôm thâm canh, nuôi cá thương phẩm tạo nguyên liệu chế biến xuất khẩu; hình thức nuôi thuỷ đặc sản có giá trị kinh tế cao (Ba ba, ếch,...) phục vụ nhu cầu du lịch và xuất khẩu; hình thức nuôi cá lồng trên sông - hồ nước lớn, nuôi cá lồng trên biển.... Nhất là hình thức nuôi cá, tôm xen lúa phát triển mạnh, trong các năm qua đã chuyển được trên 4.000 ha diện tích trồng lúa sang kết hợp nuôi cá - tôm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Hình thức kinh tế trang trại thuỷ sản với chăn nuôi (lợn, vịt) đã và đang được phát triển.

Sản lượng NTTS tăng nhanh, năm 2005 đạt 18.000 tấn, tăng 50% so với năm 2000; tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt gần 9%/năm. Đến năm 2009, sản lượng NTTS là 25.000 tấn, tăng gần 40% so với năm 2005. Năm 2010, sản lượng NTTS tăng đến 37.559 tấn, trong đó sản lượng nuôi ngọt là 29.000 tấn và sản lượng nuôi mặn, lợ là 8.559 tấn. Chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm có giá trị kinh tế cao tăng nhanh, như sản lượng tôm sú, cá rôphi, cá tra, ếch, baba,... góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất.

Trong những năm qua, NTTS đã có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều thành phần kinh tế, chứng tỏ NTTS đang là một trong những ngành đem lại hiệu quả kinh tế khá cao; nhiều hộ gia đình đã giàu lên từ nghề NTTS; nhiều vùng quê được đổi mới bằng sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi (từ sản xuất muối, làm lúa sang nuôi tôm, cá rô phi đơn tính,...). Nhiều cánh đồng 50 triệu đều có sự tham gia của NTTS; NTTS đang là một trong những giải pháp của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và xoá đói giảm nghèo.

Nắm bắt được bước chuyển động mạnh trong NTTS, các công ty, trạm, trại sản xuất giống thuỷ hải sản đứng chân trên địa bàn Nghệ An đã kịp thời nâng công suất sản xuất các loại giống con cung cấp cho chủ hộ nuôi. Trong năm, lượng cá bột sản xuất trên 450 triệu con, chủ yếu là các loài: trắm cỏ, chép, cá mè trắng, rô phi đơn tính. Riêng rô phi đơn tính là một trong những loài nuôi chủ lực trong cơ cấu phát triển giống cá nước ngọt của Nghệ An, được các công ty giống chú ý nhiều nhất. Về giống nuôi trồng mặn lợ, các trại ương nuôi đã sản xuất hơn 810 triệu con tôm giống, đảm bảo tiêu chuẩn sạch bệnh trước khi xuất bán cho khách hàng. Chi cục NTTS Nghệ An đã làm chủ KHCN, cơ bản cung cấp đủ giống tôm he chân trắng và giống tôm sú cho các địa phương cũng như xuất cho các tỉnh phía Bắc.

Để nâng cao năng suất loài nuôi, tỉnh và một số địa phương đã có chính sách hỗ trợ về con giống, chủ yếu là hai loại cá chép và rô phi đơn tính được tuyển chọn từ Trung tâm giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc về thay thế dần đàn cá bố mẹ. Điều này đã cải thiện rõ rệt  chất lượng con giống so với các năm, và hướng tới việc  bảo vệ quỹ gen, giống gốc phát triển nguồn lợi thuỷ sản lâu dài.

33

Page 34: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Tựu trung lại, một năm nuôi trồng thuỷ hải sản, tổng sản lượng các loài nuôi chính của Nghệ An đạt được là 30.000 tấn, giá trị kinh tế đạt 1.214 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản lượng cá nước ngọt là 650 tỷ, tôm thẻ chân trắng, và tôm sú là 490 tỷ, ngao 24 tỷ đồng. Chi cục NTTS Nghệ An định hướng, phấn đấu đảm bảo nguồn giống cho NTTS, đặc biệt là tôm he chân trắng; phát triển nuôi lồng cá rô phi theo tiêu chuẩn cao hướng tới đây là mặt hàng xuất khẩu.

Cơ sở hạ tầng NTTS trong những năm qua được quan tâm và thu được kết quả khá; vớí giá trị đầu tư 117.091 triệu đồng (vốn NS: 58.041 triệu, vốn NN: 3.000 triệu, vốn dân tự huy động 56.050 triệu đồng) đã xây dựng và hình thành được một số vùng nuôi tập trung (Các vùng nuôi Quỳnh Bảng, Trịnh Môn, Diễn Trung, Hưng Hoà, Nghi Khánh,...), đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, góp phần mở rộng diện tích nuôi tôm thâm canh, nuôi cá thương phẩm và chuyển đổi diện tích sản xuất muối, sản xuất lúa năng suất thấp sang NTTS.

Cơ sở hạ tầng giống thuỷ sản tiếp tục được đầu tư, nâng cấp khá đồng bộ, với tổng kinh phí trên 38.930 triệu đồng, đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp được 12 trại cá giống cấp 2, nâng cấp 4 trại cá giống cấp 1; đưa số trại sản xuất cá giống cấp 1 lên 8 trại, trại cá giống cấp 2 lên 16 trại. Xây dựng hoàn chỉnh vùng sản xuất tôm giống tập trung Quỳnh Liên - Bảng, đưa tổng số trại sản xuât tôm giống toàn tỉnh 43 trại.

Hệ thống kiểm dịch, quản lý môi trường và quản lý thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản được đầu tư khá đồng bộ; đã đầu tư xây dựng được 3 Trạm kiểm dịch, với trang thiết bị khá hiện đại, đảm bảo công tác kiểm dịch con giống, kiểm soát môi trường ngày một tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả nuôi trồng cho người dân.

Hệ thống dịch vụ NTTS phát triển khá, nhiều cơ sở dịch vụ thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản được đầu tư và hoạt động có hiệu quả; Hầu hết các cơ sở cung ứng thức ăn đều đảm bảo chất lượng và tuân thủ quy định về quản lý chất lượng.

Theo ông Lê Văn Hướng, Chi Cục phó Chi cục NTTS, lãnh đạo tỉnh Nghệ An rất quan tâm phát triển NTTS. Năm nào NTTS cũng đạt chỉ tiêu, riêng năm 2010 không đạt do ảnh hưởng của bão, lụt. Đến nay, ngành NTTS Nghệ An đã vượt mức sản lượng tỉnh giao là 38.500 tấn.

II.3. Về chỉ đạo của tỉnh - Điểm cần nhấn mạnh là, tỉnh đã xây dựng: “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi

khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020”, “Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Nghệ An đến 2020” và “Quy hoạch tổng thể khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến 2020”. Đây là công việc hết sức quan trọng, quyết định sự thành, bại của nghề cá của tỉnh.

- Quan tâm chỉ đạo toàn diện nhằm phát huy tối đa nguồn lực, phát triển ổn định nghề cá tại địa phương.

- Chủ trương phát triển các Chi hội nghề cá tại các xã. Qua tham vấn, nhóm chuyên gia tư vấn nhận thấy các Chi hội nghề cá đã góp phần quan trọng trong việc vận động hội viên thực hiện các chủ trương của tỉnh và huyện, nâng cao thu nhập của hội viên. Tuy nhiên, các Chi hội nghề cá các xã cần được liên kết, được giao quyền mới có thể phát huy vai trò bảo vệ ngư trường khai thác. Ngư dân có nguyện vọng là, được giao quyền sử dụng các diện tích được giao

34

Page 35: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THÍCH ỨNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH LÊN NGHỀ CÁ TỈNH NGHỆ AN

Kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH lên nghề cá tại tỉnh Nghệ An nhằm cụ thể hoá một số giải pháp ứng phó với BĐKH và NBD của tỉnh Nghệ An được đề xuất khá toàn diện trong “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020” được tổng hợp trong “Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu”, và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của ngành Thuỷ sản được đề cập trong “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050”.

III.1. Mục tiêu chiến lược phát triển bền vững nghề cá tại Nghệ An trong bối cảnh

BĐKH

Trong “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050”, đã xác định nhiệm vụ cụ thể để ứng phó với BĐKH và tạo cơ hội phát triển ngành Thuỷ sản như sau:

- Đánh giá tác động BĐKH tới diện tích, năng suất, sản lượng NTTS và nguồn lợi hải sản. Đề xuất các giải pháp đối phó, thích ứng và bảo vệ NLTS cho từng vùng khi nước biển dâng;

- Nghiên cứu cải tiến những công nghệ nuôi, đối tượng nuôi mới; những công nghệ khai thác phù hợp với BĐKH và nước biển dâng. Chọn tạo được những giống nuôi mới có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khả năng kháng bệnh cao;

- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ, phát triển và bảo hiểm ngành thủy sản trong điều kiện BĐKH: Chính sách hỗ trợ tài chính, thành lập Quỹ tái tạo NLTS, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác thuỷ sản ở các vùng nước ven bờ và xa bờ; ứng dụng công nghệ mới vào khai thác thuỷ sản; sản xuất giống thuỷ sản nhân tạo để tái tạo và phục hồi NLTS;

- Triển khai thực hiện Quyết định 485/QĐ-TTg ngày 02/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn 2020: giai đoạn 2008-2010 xây dựng thí điểm khu bảo vệ một số loài thuỷ sinh đặc hữu, xây dựng khu bảo tồn bãi đẻ của rùa tại Côn Đảo, giai đoạn 2010-2015 thành lập 15 khu bảo vệ các loài thuỷ sinh biển và ven biển, giai đoạn 2016-2020 thiết lập bổ sung 22-30 khu bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm;

- Áp dụng GAP trong thuỷ sản.

Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng ngày càng tăng và khốc liệt từ các tác động của BĐKH và NBD, nghề khai thác và NTTS của Nghệ An cần nỗ lực hơn nữa để có thể phát triển bền vững nghề cá trên cơ sở thích ứng với BĐKH, khai thác tối đa những thuận lợi do BĐKH mang lại và hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại do nhiệt độ tăng, nước biển dâng và sự gia tăng của các yếu tố khí tượng thủy văn cực đoan ảnh hưởng đến nghề cá.

35

Page 36: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Cần nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng với BĐKH cho cả các cơ quan quản lý và cộng đồng ngư dân về BĐKH và NBD. Kết quả tham vấn cộng đồng cho thấy, đa phần ngư dân vẫn khá xa lạ với thuật ngữ BĐKH, họ có thể thấy được sự thay đổi về cường độ và tần xuất của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, nóng lạnh thất thường, nhưng chưa thực sự nhận thức được nguyên nhân, cách phòng tránh cũng như chung sống hiệu quả với các hiện tượng thời tiết này. Các hành vi thích ứng của họ với sự thay đổi của khí hậu như thay đổi ngư trường khai thác, ngư cụ khai thác, hành vi ứng xử với nguồn lợi và môi trường thủy sản còn mang tính tự phát, chưa có sự nhận thức sâu sắc và hệ thống, cũng như chưa hiểu được nguồn gốc của các vấn đề trên. Đa phần ngư dân vẫn mang nặng quan niệm biển là “điền tư, ngư chung”, cá ngoài khơi là “chim trời, cá nước”. Tư tưởng không bắt thì cũng mất đã dẫn đến hành động khai thác tận thu của họ, đánh bắt cả những đối tượng nguồn lợi có kích cỡ nhỏ, những đối tượng đang có nguy cơ biến mất, cần được bảo vệ. Trên thực tế, trong trường hợp mất cân đối giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi, thì NLTS và môi trường biển, đầm vịnh sẽ không chỉ là đối tượng khai thác mà còn là nạn nhân của chính ngư dân. Do vậy, sự nghiệp bảo vệ NLTS và môi trường biển chỉ có thể thành công khi có sự chuyển đổi về nhận thức và sự tham gia tự nguyện, tích cực của cộng đồng ngư dân mà không có lực lượng nào thay thế được họ. Bởi chính ngư dân hiểu hơn ai hết “miếng cơm manh áo”của họ, cũng như khát vọng thoát nghèo vươn lên làm giầu từ chính đối tượng họ khai thác, sử dụng hàng ngày.

Chính vì vậy, mục tiêu chiến lược của nghề cá Nghệ An là cần phát triển bền vững nghề cá trong bối cảnh tác động của BĐKH và NBD thông qua việc nâng cao năng lực và nhận thức về BĐKH của cộng đồng ngư dân, tăng cường nghiên cứu dự báo sự di chuyển của đàn cá, những thay đổi của ngư trường, đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến ngư lưới cụ thích hợp với ngư trường, nguồn lợi và sự thay đổi của khí hậu, đổi mới công nghệ khai thác hiện đại, tăng cường trang thiết bị hiện đại cho các tàu cá khai thác xa bờ, cải tiến hệ thống thông tin liên lạc trên biển để thông báo kịp thời các diễn biến thời tiết cho ngư dân, nâng cấp các hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng cho nghề khai thác như đầu tư cho các cảng cá, khu neo đậu phòng tránh trú bão hiện đại, đáp ứng được nhu cầu trung chuyển và tiêu thụ sản phẩm cũng như trú ẩn cho tàu bè. Tiếp tục cải tiến hệ thống quản lý trong nghề cá bằng cách đẩy mạnh áp dụng đồng quản lý thông qua các Chi hội nghề cá của cộng đồng để bảo vệ NLTS ven bờ và trong đầm vịnh nhằm phát triển bền vững nghề cá, đặc biệt là nghề cá quy mô nhỏ ven bờ và trong đầm vịnh.

Tích cực hỗ trợ ngư dân cải tiến thiết bị liên lạc tàu cá để đảm bảo an toàn cho ngư dân đi khai thác trên biển trước các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, giông tố..., đặc biệt là ngư dân khai thác xa bờ. Hỗ trợ cộng đồng để tạo sinh kế thay thế bền vững và ổn định cho các cộng đồng ngư dân khai thác quy mô nhỏ, sống phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi đầm vịnh để làm giảm áp lực lên NLTS trong đầm vịnh.

Quy hoạch hợp lý để phát triển bền vững nghề NTTS trên cơ sở áp dụng khoa học tiên tiến, bảo vệ môi trường, tránh dịch bệnh. Phát huy những tiềm năng lợi thế về lao động và thiên nhiên trong hệ thống sông suối, ao hồ, đầm vịnh để phát triển NTTS bền vững, gắn với phát triển du lịch đầm vịnh trên cơ sở duy trì, bảo vệ môi trường, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân địa phương, tạo việc làm, từng bước nâng cao đời sống cho người dân.

36

Page 37: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

III.2. Xây dựng kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH lên nghề cá Nghệ An

III.2.1. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

III.2.1.1. Mục tiêu chung

Dựa trên các đánh giá và phân tích về hiện trạng phát triển nghề cá của Nghệ An, các tác động của BĐKH và NBD đến nghề cá cũng như mục tiêu chiến lược nhằm phát triển bền vững nghề cá của tỉnh trong bối cảnh BĐKH và NBD. Mục tiêu chung của kế hoạch hành động được xác định như sau:

Nâng cao khả năng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH và NBD nhằm khai thác tối đa những thuận lợi do BĐKH mang lại và giảm thiểu mức độ thiệt hại, đảm bảo phát triển bền vững các hoạt động nghề cá Nghệ An trong bối cảnh bị tác động bởi BĐKH và NBD, trong đó chú trọng đến:

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề khai thác biển, đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ thông qua đẩy mạnh công tác dự báo ngư trường, nguồn lợi, cải tiến công nghệ và ngư cụ khai thác, tăng số lượng tầu có công suất lớn có khả năng đánh bắt hải sản xa bờ, tăng cường trang thiết bị hiện đại cũng như các phương tiện thông tin liên lạc trên các tàu khai thác biển. Các tổ đoàn kết cần được kiện toàn và nâng cấp, chẳng hạn thành các Đội tầu hoặc Hợp tác xã đánh bắt xa bờ, nhằm hỗ trợ nhau nâng cao hiệu quả khai thác, hỗ trợ cho nhau khi bị bão tố cũng như khi bị tầu lạ nước ngoài xâm hại. Ngoài đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn trong điều khiển tầu, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, các ngư cụ trên tầu, còn cần trang bị cho ngư dân đánh bắt xa bờ kiến thức cơ bản về pháp lý, luật biển, để vững tin khi ra khơi, thực hiện nghĩa vụ cao cả của mình là góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

- Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề cá trong đầm vịnh, trên cơ sở gắn liền với các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn và sử dụng bền vững NLTS trong đầm vịnh. Phát triển hệ thống khu bảo tồn loài địa phương quy mô nhỏ trong đầm vịnh để góp phần bảo vệ NLTS trong đầm vịnh trong bối cảnh tác động của BĐKH và NBD.

- Đẩy mạnh áp dụng đồng quản lý trên cơ sở cộng đồng thông qua thành lập mới và củng cố năng lực các Chi hội nghề cá của các xã, thôn.

- Phát triển sinh kế thay thế cho một bộ phận ngư dân khai thác ven bờ kém hiệu quả và lao động ngư dân vùng đầm vịnh để giảm áp lực lên nguồn lợi ven bờ và trong đầm vịnh.

- Tăng cường năng lực phòng chống, trú bão trên biển và trên đầm vịnh cho cộng đồng ngư dân, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; tìm hướng mở rộng mô hình liên doanh khai thác các vùng biển xa.

- Có quy hoạch để phát triển hợp lý và bền vững nghề NTTS trong các hồ đập, sông suối cũng như vùng đầm vịnh, ven bờ trên cơ sở áp dụng khoa học tiên tiến, bảo vệ môi trường, tránh dịch bệnh.

37

Page 38: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

III.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

1. Xây dựng được hệ thống chính sách, lồng ghép BĐKH với các chương trình, dự án phát triển KT-XH và phát triển thủy sản của tỉnh; xác định trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành liên quan tại địa phương và nguồn vốn cho các hoạt động liên quan đến BĐKH và NBD, xây dựng cơ chế cụ thể quản lý các nhiệm vụ của chương trình hành động giảm thiểu và thích ứng với BĐKH và NBD của tỉnh;

2. Chuyển đổi khai thác ở đầm vịnh, ven bờ xâm hại đến NLTS sang khai thác xa bờ và củng cố khai thác hải sản xa bờ trên cơ sở xây dựng đội tàu hiện đại để khai thác nguồn lợi ở vùng lộng và vùng đặc quyền kinh tế; gắn khai thác với dịch vụ hậu cần trên biển;

3. Đẩy mạnh việc áp dụng các cải tiến công nghệ và ngư cụ khai thác, tăng cường trang thiết bị hiện đại cũng như các phương tiện thông tin liên lạc trên các tàu khai thác biển để giúp ngư dân phòng tránh và ứng phó kịp thời với các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lốc trên biển;

4. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong NTTS trên cơ sở khai thác và sử dụng tiềm năng sẵn có về lao động và nguồn lợi tự nhiên của địa phương;

5. Xây dựng chính sách hỗ trợ cho ngư dân các vùng và ngư dân khai thác biển chịu ảnh hưởng bất lợi của thiên tai để thực hiện sản xuất nghề cá biển, đầm vịnh và các ao, hồ, đập, sông suối bền vững trong bối cảnh chịu tác động của BĐKH và NBD;

6. Tăng cường năng lực và phát triển nguồn nhân lực liên quan đến BĐKH và NBD cho các cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh, huyện, xã trong thực hiện và quản lý các hoạt động nghiên cứu, dự báo ảnh hưởng của BĐKH và NBD đối với nghề cá để xây dựng và thực hiện các chính sách và giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH và NBD cho lĩnh vực thủy sản;

7. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ các tổ chức, cơ quan trong nước và nước ngoài vào các chương trình, dự án của tỉnh trong thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH và NBD lên nghề cá;

8. Đảm bảo cho cộng đồng ngư dân khai thác và NTTS được hưởng lợi bình đẳng từ các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH của trung ương và địa phương cũng như từ các hoạt động tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

III.2.2. CÁC NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH

III.2.2.1. Xây dựng kịch bản về BĐKH và NBD, thu thập các dữ liệu về KTTV và dự báo KTTV cho nghề cá tỉnh Nghệ An

Đây là nhiệm vụ đầu tiên của Kế hoạch hành động, là cơ sở để triển khai mọi nhiệm vụ và hoạt động có liên quan đến BĐKH và NBD với nghề cá. Trên cơ sở Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam (ban hành năm 2009) và cập nhật Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam của Viện KTTV&MT (công bố tháng 10/2011), tỉnh Nghệ An cần có biện pháp xây dựng Kịch bản BĐKH và NBD cho tỉnh mình phục vụ cho việc xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH

38

Page 39: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

và NBD cho các ngành KT-XH, trong đó có nghề cá của tỉnh. Nhiệm vụ này rất cần được sự hỗ trợ của các cơ quan trung ương, các nhà tư vấn có kinh nghiệm và các tổ chức phi chính phủ.

Song song với kịch bản BĐKH, cần có kế hoạch thu thập các dữ liệu về KTTV và dự báo KTTV phục vụ kịp thời cho đánh bắt cũng như NTTS của các địa phương.

III.2.2.2. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin, nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH và hành động giảm thiểu, thích ứng cho cộng đồng ngư dân và các cán bộ quản lý thủy sản các cấp tỉnh, huyện, xã và cán bộ các chi Hội nghề cá tại các địa phương

Thời gian qua, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến BĐKH ở Việt Nam đều có các hoạt động liên quan đến nâng cao nhận thức của cán bộ và cộng đồng về BĐKH. Trong khuôn khổ các dự án này, nhiều cán bộ quản lý và cán bộ nghiên cứu của ngành thuỷ sản đã được tham dự các khoá đào tạo, tập huấn, các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao năng lực và nhận thức của họ về các vấn đề liên quan đến BĐKH và nghề cá. Qua thảo luận và tham vấn, khoảng 60-70% cán bộ huyện, xã được tìm hiểu hoặc nghe/biết các thông tin về BĐKH và tác động của nó. Tuy nhiên, BĐKH là vấn đề mới nên nhiều người trong số đó còn mơ hồ, chưa hiểu rõ căn nguyên của hiện tượng, chưa có khả năng chuyển tải, giải thích cho người khác trong cộng đồng và rất khó khăn trong việc áp dụng các kiến thức đó vào cuộc sống.

Ngoài ra, cần đào tạo và nâng cao năng lực cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định ở cấp tỉnh, huyện và cấp xã. Các huyện đều có phòng NN&PTNT, đây là cấp quản lý ở địa phương gần dân nhất để hỗ trợ, thực hiện các nội dung, các chính sách và các giải pháp thích ứng với BĐKH và NBD. Nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm về các kịch bản BĐKH và NBD, tác động của nó đến cộng đồng ngư dân và hệ sinh thái ven biển để họ nhận thức được BĐKH đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống, là mối đe dọa trực tiếp đến nguồn lợi và hoạt động sản xuất của họ, đưa nhận thức về BĐKH và NBD vào thực tế cuộc sống.

Các hoạt động cụ thể được đề xuất như sau:

a) Phổ biến, tuyên truyền và quán triệt các chính sách và giải pháp liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ tác động từ BĐKH và NBD của Chính phủ, của ngành Thủy sản cho cán bộ tỉnh, huyện, xã và cộng đồng ngư dân địa phương nhằm lồng ghép và thực hiện các chính sách và giải pháp này trong cuộc sống hàng ngày;

b) Dành một chuyên mục chuyên đề trong trang Web., trong chương trình phát thanh, truyền hình cũng như báo của tỉnh Nghệ An để thông tin về các vấn đề liên quan đến BĐKH và NBD, trong đó có thông tin về BĐKH trong nghề cá, nhằm cung cấp thông tin, dự báo, giải đáp các vấn đề về BĐKH và NBD và định hướng thực hiện các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng, bảo vệ môi trường;

c) Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về BĐKH và NBD, tác động và các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH và NBD cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành thủy sản tỉnh, huyện, xã, các Chi hội nghề cá và cộng đồng ngư dân địa phương;

39

Page 40: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

d) Đưa chương trình phổ biến kiến thức về môi trường, BĐKH và phòng chống bão lụt, các loại thiên tai khác vào trong các chương trình giáo dục ngoại khoá của học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và các trường đại học, cao đẳng….

III.2.2.3. Đánh giá tác động của BĐKH và NBD lên ngư trường, nguồn lợi và hoạt động khai thác hải sản, NTTS của cộng đồng ngư dân Nghệ An

Đánh giá tác động của BĐKH và NBD lên ngư trường và nguồn lợi khai thác hải sản biển và đầm vịnh của tỉnh;

Đánh giá tác động của BĐKH và NBD lên hoạt động khai thác hải sản biển và đầm vịnh của tỉnh;

Đánh giá tác động của BĐKH và NBD lên đời sống cộng đồng ngư dân khai thác hải sản biển và ngư dân NTTS các khu vực hồ đập, sông suối và đầm vịnh của tỉnh.

III.2.2.4. Đẩy mạnh áp dụng đồng quản lý trên cơ sở cộng đồng trong nghề cá thông qua củng cố hoạt động của các Chi Hội nghề cá cấp cộng đồng để tiến tới áp dụng quản lý dựa trên hệ sinh thái và quản lý thích ứng

Hiện tại, nghề cá nhiều địa phương đã áp dụng có hiệu quả mô hình cộng đồng tham gia quản lý NLTS thông qua các Chi hội Nghề cá cấp cộng đồng, thôn, xã, đặc biệt là NLTS trong khu vực đầm vịnh, ven bờ. Mô hình Chi hội nghề cá tham gia quản lý NLTS đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Những ngư dân là thành viên của Chi hội đã có ý thức hơn trong việc thực hiện các hoạt động khai thác và NTTS trong đầm vịnh, ven bờ, họ đã nhận thức được tầm quan trọng của NLTS đối với cuộc sống của họ cũng như tham gia cùng với chính quyền ngăn chặn các hành vi đánh bắt bất hợp pháp trong ngư trường của mình.

Đây chính là một hướng mới trong việc tăng cường nhận thức của cộng đồng ngư dân và nông dân NTTS về BĐKH và NBD. Khi họ được tham gia vào quá trình quản lý việc sử dụng NLTS, được biết về các nguyên nhân cũng như hậu quả của việc suy giảm nguồn lợi sẽ ảnh hưởng lên cuộc sống của họ như thế nào, họ sẽ có nhận thức tốt hơn về BĐKH và NBD cũng như các tác động của nó lên nghề cá và cuộc sống của họ ra sao. Khi đó, các biện pháp can thiệp và hỗ trợ của chính quyền sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, hoạt động của Chi hội nghề cá cộng đồng hiện nay ở Nghệ An vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn thách thức. Cán bộ các Chi hội chưa có được sự hỗ trợ đầy đủ cả về kiến thức và vật chất để tạo động lực đóng góp cho hoạt động của Chi Hội. Năng lực của cán bộ Chi Hội chưa cao, chưa thực sự tập hợp được các thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ tham gia bảo vệ nguồn lợi và thực hiện các hoạt động khai thác và nuôi trồng có trách nhiệm. Nguồn kinh phí hoạt động của Chi Hội chưa ổn định, ngoại trừ những Chi Hội có sự hỗ trợ của các dự án trên địa bàn tỉnh, còn đa số các Chi Hội vẫn hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí thu được từ tiền Hội phí của Hội viên nên rất hạn chế. Đa phần thành viên của chi Hội là những người ngư dân nghèo, phần nhiều trong số họ trình độ nhận thức cũng như điều kiện kinh tế vẫn còn hạn chế. Các hoạt động tăng cường năng lực và hỗ trợ cho cán bộ Chi Hội cũng như thành viên của các Chi Hội chưa được thực hiện hệ thống và bài bản. Hiện chưa có chính sách và chương

40

Page 41: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

trình hỗ trợ và tăng cường năng lực chính thống từ ngành Thủy sản của tỉnh cho các Chi Hội này. Ở nhiều nơi, chính quyền cơ sở vẫn chưa thực sự quan tâm và nhìn nhận đúng đắn vai trò và trách nhiệm của các Chi Hội nên chưa có sự hỗ trợ thích đáng về mặt kinh phí cũng như trang thiết bị cho hoạt động của Chi Hội, đặc biệt là các hoạt động tuần tra, giám sát bảo vệ nguồn lợi, ngăn chặn các hành vi khai thác bất hợp pháp.

Chính vì vậy, để đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng vào các giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH và vào công tác bảo vệ NLTS, tỉnh Nghệ An cần thông qua các cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh xây dựng các chính sách hỗ trợ và thực hiện chương trình hỗ trợ cả về kinh phí, trang thiết bị và kỹ thuật cho các Chi Hội nghề cá của các cộng đồng để chuẩn bị năng lực và cơ sở vật chất cho Chi Hội sẵn sàng tham gia vào các chính sách và hoạt động thích ứng với BĐKH và NBD trong thời gian sắp tới. Bởi vậy, trong khuôn khổ của nhiệm vụ này, cần thực hiện các hoạt động cụ thể sau đây:

a) Xây dựng chính sách hỗ trợ cán bộ các Chi Hội Nghề cá cộng đồng ở dạng các khoản trợ cấp hàng tháng để tạo điều kiện và khuyến khích cho cán bộ Chi Hội tích cực hoạt động và tham gia đóng góp cho công tác của Chi Hội;

b) Xây dựng đề án hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và máy móc thiết bị cần thiết cho các Chi Hội hoạt động như hỗ trợ xăng dầu, máy móc, tàu thuyền tuần tra, nhà cộng đồng ... cho những Chi Hội chưa được có các trang thiết bị này và củng cố những trang thiết bị tại các Chi Hội đã có;

c) Xây dựng và nhân rộng mô hình giao quyền khai thác thuỷ sản cho Chi Hội nghề cá trên phạm vi toàn bộ các huyện ven biển của tỉnh, tạo cơ sở để triển khai rộng rãi đồng quản lý trong nghề cá.

d) Tổng kết, đánh giá các kiến thức bản địa và hương ước truyền thống của các Vạn chài xưa trong khai thác, quản lý và bảo vệ NLTS để xây dựng giải pháp kế thừa, nhân rộng trong áp dụng đồng quản lý;

e) Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý dựa trên hệ sinh thái đối với quản lý nghề cá và NLTS của tỉnh.

III.2.2.5. Xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép BĐKH với các chương trình, dự án, quy hoạch và kế hoạch phát triển nghề cá của tỉnh Nghệ An

Xây dựng tầm nhìn chiến lược thích ứng với BĐKH và NBD của nghề cá địa phương;

Xây dựng cơ chế chính sách lồng ghép BĐKH và NBD trong quy hoạch phát triển nghề cá và các chương trình phát triển của nghề cá của tỉnh;

Rà soát, đối chiếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của tỉnh, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản còn thiếu về vấn đề giảm thiểu và thích ứng với BĐKH và NBD trong lĩnh vực thủy sản của tỉnh;

Xây dựng cơ chế phối kết hợp và cơ chế quản lý các chương trình, dự án liên quan đến BĐKH và NBD trong nghề cá của tỉnh;

41

Page 42: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng trọng điểm khai thác hải sản ven biển, vùng khai thác xa bờ của tỉnh trong bối cảnh thích ứng với BĐKH và NBD;

Xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung, các vùng trọng điểm khai thác thủy sản trong hệ đầm vịnh, có kế hoạch mở rộng diện tích NTTS ở các khu vực hồ đập, sông suối trong bối cảnh thích ứng với BĐKH.

III.2.2.6. Phát triển và Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về NTTS ở cấp địa phương.

Trong những năm qua, NTTS ở Nghệ An tiếp tục phát triển mạnh và khá toàn diện: diện tích mở rộng, nhiều vùng đất hoang hoá, đất cát và đất sản xuất khác kém hiệu quả đã được chuyển sang NTTS, hình thức nuôi đa dạng; sản lượng tăng và ổn định, đã vượt chỉ tiêu 38.500 tấn/năm; hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường; trình độ kỹ thuật của nhân dân ngày càng được nâng cao; con giống được đảm bảo về chất lượng cũng như thời vụ, khống chế không để xảy ra dịch bệnh và có nhiều mô hình điển hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, năng suất NTTS chưa cao, chưa thật sự ổn định, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích nuôi còn thấp. Diện tích đưa vào NTTS còn thấp so với tiềm năng, chưa tận dụng được diện tích các hồ đập lớn; diện tích nuôi thâm canh chưa nhiều, chủ yếu quy mô nhỏ. Sản phẩm NTTS đưa vào chế biến xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp và đơn điệu.

Đề xuất các hoạt động sau:

a) Trên cơ sở đánh giá tác động của BĐKH và NBD tới diện tích, năng suất, sản lượng cũng như hoạt động NTTS, xây dựng quy hoạch hợp lý các vùng nuôi, diện tích nuôi, đối tượng nuôi, phương thức nuôi và mùa vụ nuôi phù hợp với diễn biến của thời tiết, khí hậu và thực tế của địa phương. Tập trung chỉ đạo nuôi thâm canh năng suất cao, tăng vụ, xen vụ trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, sạch để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích ở tất cả các loài nuôi gắn với bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh. Phát triển nuôi cá lồng, bè trên sông hồ đập, nuôi cá trong ruộng lúa vừa hạn chế phân bón, hạn chế sâu bệnh hại lúa, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và duy trì môi trường thân thiện. Lựa chọn đối tượng, công nghệ để phát triển nuôi biển, thử nghiệm công nghệ lồng biển mới, đưa vào nuôi một số đối tượng nuôi mới để nuôi trong ao đất, bể xi măng, lồng trên sông. Đảm bảo phát triển NTTS theo hướng bền vững, an toàn và hiệu quả.

b) Đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ NTTS đồng bộ, khép kín, bao gồm: tôn cao bờ vùng, bờ hồ ao bảo vệ vật nuôi phòng khi có mưa lớn, ngập lụt; hệ thống điện phục vụ sản xuất, trạm bơm điện cấp nước, hệ thống kênh cấp nước và kênh thoát nước, ao lắng, ao xử lý nước thải, hệ thống giao thông phục vụ sản xuất… Đầu tư và nâng cấp hệ thống giao thông liên thôn, liên xã quan trọng để chủ động trong việc sơ tán khi có nước lớn;

c) Tiếp tục coi khâu giống là mũi đột phá trong quá trình phát triển. Xây dựng cơ sở sản xuất và dịch vụ con giống nhằm chủ động nguồn giống tốt để đảm bảo mùa vụ sản xuất theo chỉ đạo, đảm bảo chất lượng con giống, phòng tránh dịch bệnh. Kết hợp chặt chẽ với các Viện, Trường để thu hút ứng dụng KHCN, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sinh sản các loài thuỷ

42

Page 43: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

sản có giá trị kinh tế như ngao Bến Tre, rô phi siêu đực, cá Mú, cá Dò, cá Vược, cá Tra, Ba sa... chọn tạo được những giống nuôi mới, vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ cao, độ mặn cao,…), khả năng kháng bệnh cao. Phấn đấu đưa Nghệ An thành trung tâm giống của vùng Bắc Trung Bộ.

III.2.2.7. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác, ngư cụ và công nghệ khai thác hải sản thích ứng với tác động của BĐKH và NBD

a) Triển khai dự án Đánh giá thực trạng cơ cấu nghề nghiệp khai thác, ngư cụ và công nghệ khai thác hải sản hiện tại của nghề cá Nghệ An;

b) Đánh giá hiện trạng lao động nghề cá của tỉnh;

c) Đánh giá nhu cầu và hiện trạng sinh kế trong cộng đồng ngư dân các địa phương;

d) Xây dựng dự án Nghiên cứu và phát triển ngư cụ và công nghệ khai thác biển thích ứng với tác động của BĐKH và NBD;

e) Thực hiện chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác, ngư cụ và công nghệ khai thác hải sản thích ứng với BĐKH và NBD;

f) Xây dựng phương án khôi phục các ngư cụ khai thác truyền thống, thân thiện với nguồn lợi và môi trường của các cộng đồng Vạn chài truyền thống trên đầm vịnh.

III.2.2.8. Tăng cường hệ thống tổ chức dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển để giúp ngư dân ứng phó với các tác động từ bão, lốc,.. và các biểu hiện khác của BĐKH

Trong điều kiện BĐKH đang diễn ra, các thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, tố lốc sẽ diễn ra ngày càng nhiều với cường độ ngày càng lớn trên biển Đông. Nghệ An cũng như các tỉnh Trung Bộ khác đã bao đời nay phải chịu nhiều thiệt hại từ các thiên tai này, có thể nói người dân miền Trung, nói chung và ngư dân nghề cá, nói riêng đã phải sống chung với rủi ro từ các thiên tai này hàng năm. Các vùng biển, nơi chịu nhiều sóng gió, bão lốc,.. lại chính là nơi ngư dân và phương tiện khai thác của họ hoạt động hàng ngày. Trong khi đó, hệ thống tổ chức dịch vụ hậu cần trên biển cho nghề cá để giúp người dân liên lạc và phòng tránh, trú bão, bảo quản sản phẩm, phương tiện, thiết bị và tính mạng của họ tại vùng biển vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của nghề cá. Đồng thời, trình độ công nghệ của ngư dân khai thác biển còn hạn chế, việc trang bị và sử dụng các trang thiết bị, công nghệ phục vụ đánh bắt còn yếu, khả năng vươn ra đánh bắt khơi xa và bám biển, theo đàn cá cũng như khả năng chủ động ứng phó hiệu quả với các diễn biến thất thường của thời tiết… còn hạn chế.

Vì vậy, Nhà nước cần đầu tư xây dựng các khu neo đậu phòng tránh trú bão cho tàu thuyền khai thác thủy sản để giúp ngư dân và phương tiện của họ trú ẩn an toàn khi có thiên tai. Hỗ trợ ngư dân đầu tư các trang thiết bị thông tin liên lạc hiện đại để được thông báo kịp thời về tình hình thời tiết, ngư trường. Đầu tư xây dựng các cảng cá, trợ cá đầu mối nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng hàng thủy sản sau thu hoạch, tăng giá trị sản phẩm, giá bán, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động nghề cá trên biển... Hiện tại, ven biển Nghệ An, từ Bắc vào Nam có 06 cửa lạch, cửa sông. Từ lâu đời, ở các khu

43

Page 44: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

vực cửa biển này đã hình thành hàng chục bến cá truyền thống, tự nhiên. Nhiều bến cá sầm uất, hoạt động khá sôi nổi.

Trong thời gian từ 2001-2005, Nhà nước đã đầu tư xây dựng 03 cảng cá lớn trên tuyến bờ biển Nghệ An là các cảng cá Cửa Hội, Lạch Quèn và Lạch Vạn.

Hệ thống cảng cá mới, bến cá truyền thống ở các cửa lạch đã thu hút hầu hết tàu thuyền khai thác hải sản của Nghệ An ra vào trú ẩn cũng như trao đổi sản phẩm. Bên cạnh đó, ở các cảng cá lớn, số tàu thuyền khai thác hải sản của các tỉnh bạn ra vào cảng cũng rất đông đúc.

Tuy vậy, tại các cảng hệ thống bốc dỡ sản phẩm, dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, máy vỏ chưa được đầu tư đúng mức làm ảnh hưởng đến ngày đi biển của ngư dân, gây khó khăn cho việc giải phóng tàu thuyền tại cảng, nhất là mùa mưa bão.

Bởi vậy, đề xuất các hoạt động sau:

a) Đầu tư nâng cấp các cảng cá, bến cá hiện có (Cửa Hội, Lạch Vạn, Lạch Quèn); Xây dựng mới các bến cá tại huyện Quỳnh Lưu (như tại Quỳnh Lập, Quỳnh Phương và Sơn Hải) để đáp ứng cho số lượng tàu thuyền khai thác biển và số lượng hàng hoá qua cảng không ngừng tăng lên;

b) Xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế biến tập trung tại Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò đã quy hoạch.

c) Xây dựng mới các khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng và cấp tỉnh để đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền trong mùa mưa bão: 01 khu tránh trú bão cấp vùng tại lưu vực sông Lam và 02 khu tránh trú bão trong tỉnh tại Quỳnh Phương, Sơn Hải.

d) Nghiên cứu đề xuất xây dựng Trung tâm quản lý tàu cá khu vực Bắc miền Trung. Trung tâm sẽ áp dụng công nghệ vệ tinh và viễn thám các đài trực canh để quản lý tàu cá của tỉnh và các tỉnh lân cận, nhất là trong mùa mưa bão.

III.2.2.9. Thành lập các khu bảo tồn loài, bãi đẻ, khu bảo vệ nguồn lợi địa phương quy mô nhỏ trong đầm vịnh để góp phần bảo vệ NLTS trong đầm vịnh trong bối cảnh tác động của BĐKH và NBD

Các khu vực đầm vịnh, ven bờ của Nghệ An là những khu vực có đa dạng sinh học cao, NLTS phong phú, nhưng đang đứng trước nguy cơ suy giảm do khai thác quá mức, khai thác hủy diệt, do ô nhiễm môi trường, do tác động của BĐKH... Qua khảo sát tại cộng đồng cho thấy, đa số ngư dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn NLTS và khai thác có trách nhiệm đối với nguồn lợi, cũng như nhận thức rõ ràng về các khu vực có tiềm năng đa dạng sinh học và NLTS phong phú trong khu vực và ngư trường khai thác của mình. Bản thân những ngư dân này sẵn sàng chấp hành các vùng cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn trong năm, tham gia vào công tác khoanh vùng và thiết lập các khu bảo tồn loài, khu bãi đẻ, khu bảo vệ NLTS tại tuyến bờ, như vùng NTTS, có bãi cá đẻ, cá con ven bờ vịnh Diễn Châu.

44

Page 45: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Các hoạt động đề xuất chính:

a) Bảo vệ vùng cấm khai thác đã được tỉnh quy hoạch là các vùng nuôi cá lồng trên biển, bãi nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, khu bảo tồn thiên nhiên vùng phụ cận các đảo; Nghệ An đã có quy hoạch vùng nuôi cá lồng trong phạm vi từ Vũng Chùa-Đông Hồi đến Cửa Lạch Cờn, vùng phụ cận phía Đông Nam Hòn Mắt và Hòn Ngư.

b) Bảo tồn NLTS tại vùng cấm khai thác theo mùa vụ, là vùng bãi tôm đẻ, cá đẻ ven bờ vịnh Diễn Châu, nơi phần lớn các loài tôm, cá vào mùa vụ sinh sản thường vào các bãi đẻ vùng cửa sông ven bờ biển, sau khi đẻ xong, cá con lớn dần chuyển dịch ra khơi. Lệnh cấm khai thác theo mùa của UBND tỉnh nhằm bảo tồn NLTS bổ sung có giá trị này. Đây là phương thức đóng mở ngư trường khai thác theo mùa vụ.

c) Xây dựng đề án kêu gọi tài trợ từ các tổ chức, chương trình trong nước và quốc tế trong việc hỗ trợ thiết lập các khu bảo vệ và bảo tồn thủy sản quy mô địa phương và triên khai việc giao quyền quản lý các khu bảo tồn quy mô nhỏ cho các Chi Hội nghề cá các thôn, xã quản lý;

III.2.2.10. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ NLTS ở cấp địa phương

Hiện tại, tại cấp huyện (phòng NN&PTNT) và cấp xã của tỉnh không có cán bộ chuyên môn về khai thác và bảo vệ NLTS, trong khi lĩnh vực NTTS và các loại hình nông nghiệp khác thì có cán bộ chuyên trách. Vì vậy, công tác quản lý về hoạt động khai thác và bảo vệ NLTS trên đầm vịnh cũng như ngoài biển ở cấp huyện và xã vẫn đang bị bỏ ngỏ, cán bộ và công tác khuyến ngư về hoạt động khai thác hầu như chưa có. Tại cấp xã, chủ yếu vẫn chỉ thực hiện xử phạt các trường hợp khai thác thuỷ sản trái phép và sử dụng các ngư cụ xâm hại nguồn lợi do các Chi Hội Nghề cá cộng đồng đi tuần tra và bắt được. Điều này đặt ra nhu cầu về nguồn nhân lực cần tăng cường cho cấp huyện và xã. Đề xuất các hoạt động sau:

a) Bổ sung và củng cố lực lượng cán bộ chuyên môn chuyên trách về khai thác và bảo vệ NLTS tại cấp huyện và cấp xã để đẩy mạnh mạng lưới quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ NLTS;

b) Đẩy mạnh công tác khuyến ngư về khai thác thuỷ sản và bổ sung cán bộ khuyến ngư về mảng khai thác hải sản cho cấp huyện. Tại các xã đầm vịnh có nghề cá phát triển nên đào tạo các cán bộ Chi hội Nghề cá có kinh nghiệm để trở thành cộng tác viên khuyến ngư về khai thác hải sản cho Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản tỉnh;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới khuyến ngư cấp xã và cấp Chi hội Nghề cá tại các huyện, xã để tạo điều kiện cho việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về công nghệ, ngư lưới cụ khai thác và bảo vệ NLTS.

45

Page 46: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

IV.1. Các giải pháp thực hiện

IV.1.1. Giải pháp chính sách

Để thực hiện thành công các hoạt động và nhiệm vụ đã được đề xuất trong kế hoạch, trên cơ sở các chính sách, quy hoạch và chương trình về thích ứng với BĐKH và NBD của quốc gia và ngành nông nghiệp đã ban hành, tỉnh cần xây dựng các chính sách hỗ trợ nghề cá của địa phương nhằm đối phó với tác động BĐKH và NBD tới hệ sinh thái thủy sinh và cộng đồng ngư dân. Cụ thể như sau:

IV.1.1.1. Xây dựng các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân bị tác động tiêu cực bởi thời tiết, thiên tai

Như đã phân tích, BĐKH và các tác động của nó đã làm cho nhiều nghề khai thác thuỷ hải sản truyền thống bị thay đổi hoặc bị mất đi hoặc làm giảm năng suất các nghề khai thác khác ở khu vực ven bờ và vùng đầm vịnh như nghề nò sáo, lưới rê, câu, vây… Đồng thời, nguồn lợi hải sản ven biển và trong vùng đầm vịnh đã thể hiện nhiều dấu hiệu suy giảm, trong khi dân số các vùng này ngày càng tăng, đặt ra nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp cho một bộ phận dân cư các khu vực này.

Vì vậy, tỉnh và các cơ quan liên quan cần có các chính sách hỗ trợ các bộ phận ngư dân bị ảnh hưởng hoặc thuộc diện dôi dư, không sống nổi bằng nghề khai thác truyền thống chuyển đổi nghề nghiệp sang các nghề khác phù hợp với họ để đảm bảo cuộc sống như chuyển sang NTTS, làm dịch vụ thuỷ sản, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề mới, hoặc hỗ trợ họ đầu tư vào ngư cụ, máy móc tàu thuyền, giúp họ dự báo ngư trường nguồn lợi để tăng hiệu quả khai thác.

Đồng thời, hiện tại trên địa bàn tỉnh còn nhiều nghề khai thác gây xâm hại đến nguồn lợi (sử dụng chất nổ, xung điện, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ…), gây tổn hại đến nguồn lợi và các hệ sinh thái quan trọng. Những nghề này gây tác động nhiều đến môi trường sinh thái, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH, tác động bất lợi của những nghề này lên hệ sinh thái và NLTS càng lớn hơn nên cần xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân các nghề này chuyển đổi sang các nghề khác thân thiện hơn với môi trường (trên cơ sở và cụ thể hóa các chính sách liên quan đã được ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và PTNT). Các chính sách này nên quy định cụ thể:

- Đối tượng chuyển đổi bắt buộc: Tổ chức, cá nhân có phương tiện (gọi tắt là chủ tàu) làm các nghề cấm như: sử dụng chất độc, chất nổ, xung điện khai thác thuỷ hải sản, nghề có kích thước mắt lưới nhỏ hơn qui định. Chủ tàu làm các nghề gây tổn hại lớn đến nguồn lợi như: te, xiệp, đáy biển hàng cạn, đáy biển hàng khơi, đăng có kích thước mắt lưới nhỏ, nghề lưới vây bằng lưới trủ, lưới kéo cá có công suất nhỏ hơn 90 CV khai thác hải sản ven bờ tại các vùng

46

Page 47: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

biển; lưới vây, vó, pha xúc kết hợp ánh sáng có công suất nhỏ hơn 50 CV khai thác hải sản tại vùng biển ven bờ.

- Đối tượng khuyến khích chuyển đổi: Chủ tàu làm nghề lưới kéo có công suất trên 90CV tại các vùng biển, các hộ ngư dân khai thác bằng lừ xếp có mắt lưới nhỏ...

Cả hai đối tượng trên được khuyến khích chuyển sang các nghề ít gây tổn hại đến NLTS, môi trường và tiêu tốn nhiên liệu thấp hơn trong hoạt động khai thác thủy sản như: nghề rê, câu, vây và nghề cố định hoặc nghề NTTS tại những vùng đã được quy hoạch.

IV.1.1.2. Chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý và dự báo ngư trường, hoạch định chính sách quản lý khai thác

Để có các chính sách quản lý nghề cá cho phù hợp với tình hình nguồn lợi, đảm bảo việc khai thác hiệu quả bền vững, nhất thiết cần phải có các thông tin chính xác về tình hình nguồn lợi, ngư trường, về năng lực khai thác. Đối với Nghệ An, bên cạnh việc sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học của toàn ngành Thủy sản, các Viện nghiên cứu thủy sản, cần có các chính sách hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu của địa phương thực hiện các hoạt động nghiên cứu ở quy mô nhỏ của địa phương mình như đánh giá NLTS, nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng các khu vực bảo tồn quy mô nhỏ trong hệ đầm vịnh, ven bờ... hoặc tạo điều kiện để cán bộ của địa phương tham gia vào các nghiên cứu khoa học của ngành Thủy sản hoặc của các Viện nghiên cứu thủy sản để tạo cơ sở khoa học cho các quyết định quản lý nghề cá của tỉnh, như chính sách điều tiết cường lực khai thác thủy sản, chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề, chính sách hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến ngư...

Các chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Nghiên cứu trữ lượng nguồn lợi, khả năng khai thác cho phép, nghiên cứu về thành phần giống loài, khả năng phục hồi quần thể của từng loại, trữ lượng của từng loài trong từng loại thủy vực và từng vùng của địa phương, mối quan hệ hữu cơ trong chuỗi thức ăn của các loài để các nhà khoa học có những khuyến nghị về khả năng khai thác của từng loài, ứng với từng nghề, và từng cường lực.

- Nghiên cứu, cập nhật tình hình KT-XH của cộng đồng ngư dân để xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của cộng đồng, để các chính sách này thật sự đi vào cuộc sống.

- Thu thập, thống kê định kỳ, thường xuyên về tình hình hoạt động khai thác thủy sản của cộng đồng ngư dân về các chỉ số về nghề, số lượng phương tiện, sản lượng, thành phần loài, giá bán, hiệu quả sản xuất, các chỉ số về lao động nghề, đời sống cộng đồng ngư dân.

Hệ thống này sẽ bao gồm các đánh giá trữ lượng thường xuyên dựa vào khoa học cũng như các biện pháp quản lý năng lực và khả năng khai thác, gồm cả các khoản phí hoặc giấy phép thu hoạch; đăng ký tàu cá, thiết lập và chỉ định quyền khai thác, hoặc phân bổ hạn ngạch cụ thể cho các tàu, cá nhân và/hoặc nhóm, và các cơ chế ban hành pháp chế liên quan; hạn ngạch cụ thể cho từng loài, mùa vụ và các biện pháp quản lý trữ lượng khác; giám sát tàu thuyền

47

Page 48: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

có thể bao gồm cả hệ thống giám sát trên tàu và theo dõi bằng điện tử; các hệ thống báo cáo kịp thời và tin cậy cho các nhà chức trách quốc gia và số liệu của các tổ chức quốc tế liên quan về năng lực khai thác, sản lượng để cho phép phân tích hợp lý; và nghiên cứu các biện pháp khác liên quan đến bảo tồn và bổ sung và duy trì trữ lượng cá tại các vùng biển và thủy vực của địa phương.

IV.1.1.3. Chính sách hỗ trợ về cơ sở hậu cần nghề cá

Trong điều kiện BĐKH và NBD đang diễn ra, các thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, tố lốc sẽ diễn ra ngày càng nhiều với cường độ ngày càng lớn trên biển Đông, chính là nơi ngư dân và phương tiện khai thác của họ hoạt động. Vì vậy, cùng với ngành Thủy sản và các cơ quan liên quan của trung ương, tỉnh cần đầu tư xây dựng các khu neo đậu phòng tránh trú bão cho tàu thuyền khai thác thủy sản để giúp ngư dân và phương tiện của họ trú ẩn an toàn khi có thiên tai. Hỗ trợ ngư dân đầu tư các trang thiết bị thông tin liên lạc để được thông báo kịp thời về tình hình thời tiết, ngư trường. Cùng với trung ương, đầu tư xây dựng các cảng cá, trợ cá đầu mối nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng hàng thủy sản sau thu hoạch, tăng giá trị sản phẩm, giá bán, nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động nghề cá trên biển...

IV.1.2. Giải pháp khoa học, công nghệ và kỹ thuật

Việc xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ địa phương và quốc gia sẽ cung cấp cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các thể chế, chính sách và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD của các ngành cũng như của các địa phương. Trong bối cảnh nghề cá của Nghệ An, cần thực hiện các giải pháp khoa học và công nghệ sau:

- Tăng cường tìm hiểu, nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của vấn đề BĐKH ảnh hưởng đến nghề cá biển (biến đổi nguồn lợi, mất ngư trường khai thác, mất, hư hại ngư lưới cụ, cải tiến ngư lưới cụ, cải tiến công nghệ khai thác...). Tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động, tổn hại của BĐKH đến lĩnh vực khai thác hải sản trong điều kiện cụ thể ở Nghệ An.

- Bên cạnh việc áp dụng quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng, cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để áp dụng phương pháp quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái đối với quản lý ngư trường, nguồn lợi, khai thác biển, cường lực khai thác ... giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH và NBD.

- Hạn chế việc tài trợ làm tăng khai thác, đánh bắt cá quá mức và vượt quá khả năng có thể của nguồn lợi thuỷ sinh vật.

- Tăng cường giáo dục về BĐKH và môi trường trong nhà trường và tạo ra nhận thức lớn hơn về BĐKH và NBD cho các cộng đồng ngư dân khai thác biển và khai thác vùng ven đầm vịnh, trong NTTS.

- Thực hiện việc đánh giá định kỳ mức độ tổn thương và rủi ro do BĐKH ở địa phương.

- Thực hiện một số dự án thí điểm về ứng phó với BĐKH và NBD trong nghề cá, nên

48

Page 49: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

chọn những khu vực/xã vùng hồ đập, sông suối, vùng ven biển hoặc ven đầm vịnh nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH và NBD để xây dựng các giải pháp ứng phó khả thi và phù hợp với thực tiễn của địa phương, khai thác và sử dụng tiềm năng sẵn có về lao động và nguồn lợi tự nhiên của địa phương.

- Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong NTTS trên cơ sở liên kết với các Viện Nghiên cứu, các trường đại học thực hiện các đề tài nghiên cứu, đưa KHCN tiên tiến vào NTTS, tạo ra các sản phẩm thủy sản chất lượng cao, có thể xuất khẩu.

- Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp đã được xác định và những giải pháp truyền thống của cộng đồng trong ứng phó với thiên tai bão, lũ lụt và các thảm họa thiên nhiên khác;

- Đẩy mạnh nghiên cứu về các chu trình sinh địa hoá và biến động số lượng của hệ sinh thái thuỷ vực tại địa phương.

- Xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ về BĐKH của địa phương, liên kết với chương trình của quốc gia nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các thể chế, chính sách và kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác quốc tế về BĐKH;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về nghề cá và tác động BĐKH và NBD của địa phương để phục vụ công tác nghiên cứu, giám sát, đánh giá các hoạt động nghiên cứu khoa học, các tác động của BĐKH và NBD, thực hiện Kế hoạch hành động về BĐKH, phục vụ cho công tác quản lý nghề cá trong bối cảnh BĐKH.

IV.1.3. Giải pháp tài chính

Đánh giá của Chương trình Mục tiêu quốc gia về BĐKH cho thấy, trong những năm qua nguồn vốn cho các hoạt động BĐKH của cả nước và các địa phương chủ yếu dựa vào kinh phí hợp tác quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật của các cơ chế tài chính Công ước và quỹ hợp tác song phương của các nước. Đầu tư của Nhà nước chỉ để duy trì hoạt động của Văn phòng Công ước BĐKH của Bộ TN&MT - cơ quan đầu mối về BĐKH.

Cách tiếp cận mục tiêu của nhiều chương trình, kế hoạch mới chỉ tập trung nhiều vào các hoạt động xây dựng chương trình và kế hoạch mà chưa xác định và hỗ trợ tài chính cho các hoạt động. Chính vì thế cần phải đổi mới cơ chế tài chính, bao gồm cả cơ chế huy động, quản lý và đầu tư trên cơ sở phát huy những bài học kinh nghiệm đã thu được từ các chương trình và kế hoạch, có tính đến đặc thù riêng của hoạt động ứng phó với BĐKH và khắc phục những tồn tại, yếu kém nêu trên.

Bởi vậy, xác định phương thức tiếp cận với nguồn vốn để thực hiện kế hoạch hành động của Nghệ An là phát huy nguồn nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn vốn của trung ương, các tổ chức tài trợ trong nước và quốc tế để thực hiện kế hoạch hành động theo các nguyên tắc chung sau đây:

49

Page 50: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

- Tranh thủ nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế (vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay) cùng với nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước và triệt để huy động nguồn vốn trong dân;

- Sử dụng cơ cấu vốn hợp lý, trong đó vốn ngân sách có tác dụng hỗ trợ và kích thích các nguồn vốn khác;

- Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư của doanh nghiệp và tư nhân với mọi hình thức.

Việc lập, phân bổ, quyết định giao dự toán; quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí của kế hoạch hành động thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

Các cơ quan có liên quan của tỉnh cần bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện chương trình hành động ngành từ ngân sách nhà nước, đồng thời huy động các nguồn vốn ODA, vốn từ các chương trình hợp tác quốc tế, vốn từ các nguồn khác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế để thực hiện kế hoạch hành động.

Bên cạnh nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, cần đổi mới giải pháp huy động nguồn tài chính của cộng đồng, lấy xã hội hóa nguồn tài chính làm trọng tâm: vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào sự nghiệp ứng phó với BĐKH và NBD của địa phương; phát huy nội lực người sử dụng đóng góp một phần chi phí xây dựng và toàn bộ chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng và quản lý công trình; vận động các nhà tài trợ để thu hút thêm vốn ODA và các nguồn tài trợ khác cho việc thực hiện Kế hoạch. Tập trung ưu tiên cho các xã có điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng khó khăn, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.

Tiếp tục kêu gọi và huy động các nguồn vốn tài trợ nước ngoài. Nguồn vốn này bao gồm vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay dài hạn, lãi suất ưu đãi, được huy động thông qua các hình thức hợp tác đa phương, song phương.

Hỗ trợ tài chính của quốc tế thông qua việc đóng góp chung cho quỹ trợ cấp và quỹ tín dụng, trợ cấp cho các dự án hoặc một khu vực.

Tỉnh cần linh hoạt trong việc tiếp cận các nguồn vốn này từ các Chương trình của Trung ương và Ngành như Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với BĐKH hoặc Chương trình Hành động của Ngành NN&PTNT và cả các dự án tài trợ nước ngoài đang và sẽ có ở quy mô địa phương.

IV.2. Tổ chức thực hiện

IV. 2.1. Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh

- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Kế hoạch Hành động (do UBND tỉnh ra quyết định). Ban Chỉ đạo gồm: 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban; 01 Lãnh đạo Sở

50

Page 51: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

NN&PTNT và 01 Lãnh đạo Sở TN&MT làm phó ban; 01 Lãnh đạo Chi Cục Khai thác và Bảo vệ NLTS và 01 Lãnh đạo Chi Cục NTTS làm Ủy viên, trong đó Lãnh đạo Chi Cục Khai thác và Bảo vệ NLTS là uỷ viên thường trực, Chi Cục Khai thác và Bảo vệ NLTS cũng là cơ quan trường trực thực hiện Kế hoạch Hành động, 02 cán bộ có kinh nghiệm của Chi Cục Khai thác và Bảo vệ NLTS và Chi cục NTTS là thành viên và chịu trách nhiệm theo dõi công việc của Ban Chỉ đạo; 3-4 thành viên là chuyên viên của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở TN&MT.

- Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo: phổ biến nội dung Kế hoạch hành động tới các ban, ngành, cán bộ, cộng đồng liên quan; chỉ đạo xây dựng Quy chế thực hiện, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tạo nền tảng cho quá trình thực hiện; xây dựng và xin phê duyệt của UBND tỉnh về kế hoạch (tài chính, nhân sự, địa bàn) triển khai các bước tiếp theo để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Kế hoạch hành động, chỉ đạo xây dựng các chỉ tiêu và chỉ số để giám sát đánh giá việc thực hiện Kế hoạch thông qua tổ chức họp, hội thảo lấy ý kiến nhất trí của các bên liên quan.

- Ban Chỉ đạo tư vấn cho UBND tỉnh về các khoản ngân sách và vốn tín dụng cần thiết cho các hoạt động và nhiệm vụ trong năm.

- Ban Chỉ đạo thông báo cho cộng đồng thuộc địa bàn triển khai nhiệm vụ của Kế hoạch hành động về các hoạt động dự kiến có ảnh hưởng hay tác động đến họ trước khi triển khai các hoạt động.

- Với các nhiệm vụ của Kế hoạch được triển khai tại các địa bàn cấp xã nên hình thành Ban chỉ đạo triển khai Nhiệm vụ của Bản Kế hoạch hành động cấp xã. Bao gồm từ 3-4 thành viên, có 1 lãnh đạo xã là trưởng ban, chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin, chỉ đạo triển khai và phản hồi thông tin thực hiện các Nhiệm vụ và hoạt động từ Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đưa xuống.

- UBND tỉnh, sau khi đã phê duyệt kế hoạch nội dung công việc và tài chính cho thực hiện quy hoạch khai thác và NTTS, có trách nhiệm thông báo, chỉ đạo cho các cơ quan hữu quan phối hợp thực hiện đồng bộ từng phần việc cụ thể, đặc biệt đảm bảo đủ nguồn vốn ngân sách và tín dụng để thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

IV.2.2. Phân định trách nhiệm các ban ngành

Phân công trách nhiệm của các ban ngành đối với việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động:

1. Sở NN&PTNT tư vấn cho UBND tỉnh để thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động, chỉ đạo các địa phương và các cơ quan trực thuộc xây dựng chi tiết các nhiệm vụ trong Kế hoạch và kêu gọi đầu tư, hỗ trợ. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan chỉ đạo các huyện, các xã vùng liên quan huy động và bố trí các nguồn lực để phối hợp với các cơ quan tư vấn khảo sát, lập các dự án đầu tư tiền khả thi cho các Nhiệm vụ đã được phê duyệt trong Kế hoạch;

2. Sở TN&MT tư vấn cho UBND và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh việc gắn kết và phối hợp việc thực hiện các Nhiệm vụ của Kế hoạch Hành động với Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó

51

Page 52: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

BĐKH đã được Chính phủ ban hành năm 2008 và tư vấn về các Nội dung liên quan đến BĐKH và NBD;

3. UBND các huyện triển khai thực hiện các Nhiệm vụ liên quan đến địa bàn của mình, đồng thời chỉ đạo định kỳ đánh giá việc thực hiện các Nhiệm vụ này để báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Chỉ đạo các xã có liên quan đến các Nhiệm vụ của Kế hoạch hành động tiến hành họp dân và thông qua các Chi hội Nghề cá để phổ biến về bản Kế hoạch hành động và xây dựng nguyên tắc thực hiện các Nhiệm vụ này ở cấp cộng đồng;

IV.2.3. Sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng ngư dân địa phương

Nghề cá vẫn thường được hiểu là “nghề cá nhân dân”, hơn nữa hoạt động ứng phó với BĐKH là sự nghiệp của toàn xã hội, nên quá trình hoạch định các chủ trương chính sách, tổ chức và triển khai các hoạt động của Kế hoạch hành động này, ngoài trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý, cần huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và các cộng đồng ngư dân các địa phương, nhất là các vùng ven biển và đầm vịnh.

Như đã đề cập, nghề cá Nghệ An đã phát triển được mạng lưới các Chi hội Nghề cá cơ sở rộng khắp các xã, cũng như mạng lưới cộng tác viên về nghề cá cơ sở. Vì vậy, đây chính là bộ phận nòng cốt để lôi kéo sự tham gia tích cực của các cộng đồng ngư dân vào trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động. Điều này đảm bảo được nguyên tắc cùng tham gia cũng như là cơ sở quan trọng để triển khai các biện pháp quản lý thích ứng như đồng quản lý hoặc quản lý dựa trên hệ sinh thái vào các hoạt động phát triển nghề cá và thích ứng với BĐKH.

Sự tham gia rộng rãi của các Chi hội nghề cá và cộng đồng ngư dân địa phương vào việc triển khai Kế hoạch hành động thông qua những hình thức sau:

- Nâng cao sự tham gia của các Chi hội nghề cá và cộng đồng ngư dân trong việc xem xét đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trong lĩnh vực thủy sản bằng cách thể chế hóa vai trò của quần chúng và có các biện pháp cưỡng chế tuân thủ các quy chế, quy định liên quan đến môi trường và bảo vệ NLTS. Cần tăng cường trách nhiệm và năng lực cho các tổ chức, Chi Hội này để phát huy có hiệu quả vai trò của họ;

- Thông qua các Chi hội nghề cá và hoạt động của cộng đồng, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức giáo dục cộng đồng về vấn đề BĐKH và NBD, bảo vệ môi trường và NLTS, phát triển bền vững thông qua các phương tiện thông tin tuyên truyền, các hoạt động của quần chúng như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các hoạt động chung mang tính chất phong trào cần được tiếp tục phát huy;

- Phát động các phong trào quần chúng trong các nhóm cộng đồng ngư dân, ở từng địa phương với các nội dung trên. Tiếp tục phát triển các phong trào quần chúng và hoạt động cộng đồng nhằm tạo thêm việc làm, giúp nhau kinh nghiệm làm ăn, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, bảo vệ các nguồn tài nguyên, môi trường tại địa phương và nâng cao ý thức của nhân dân về các vấn đề BĐKH, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững;

- Phát huy vai trò của các Chi hội nghề cá để giám sát và ứng phó ban đầu với tác động

52

Page 53: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

có hại của BĐKH và NBD, đặc biệt là các thiên tai bất thường;

- Từng hộ gia đình, ngoài việc tham gia các hành động chung của cộng đồng và của xã hội, cần tích trữ lương thực, nước sạch và thuốc chữa bệnh để dùng khi xảy ra thiên tai, tôn cao nền nhà chống úng lụt;

- Chính quyền các cấp cần phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt để các Chi hội nghề cá, đoàn thể quần chúng và cộng đồng ngư dân có thể thực hiện được những mục tiêu của các phong trào nói trên;

- Xây dựng các điển hình và nhân rộng.

- Khuyến khích các tổ chức phi chính phủ tham gia các hoạt động như sau:

+ Các quá trình hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH trong vai trò phản biện;

+ Hỗ trợ cộng đồng trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức, triển khai các biện pháp phòng tránh thiên tai;

+ Giúp đỡ người dân áp dụng các biện pháp, công nghệ khai thác và NTTS ít phát thải; tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học, hạn chế dùng than.

IV.2.4. Chế độ thông tin báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động, điều chỉnh kế hoạch lúc cần thiết

- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo các chủ nhiệm nhiệm vụ và tư vấn nhiệm vụ khi xây dựng chi tiết các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động cần xây dựng bộ tiêu chí/chỉ số, hệ thống biểu mẫu đánh giá mức độ thành công của các mục tiêu, chỉ tiêu của từng nhiệm vụ.

- Ban Chỉ đạo giao các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn và xác định các tiêu chí/chỉ số, hệ thống biểu mẫu để đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của từng nhiệm vụ thông qua tổ chức hội thảo, thu thập ý kiến của các chuyên gia (có thể mời chuyên gia tư vấn cùng tham gia xây dựng bộ tiêu chí/chỉ số, hệ thống biểu mẫu đánh giá).

- Phân công trách nhiệm: UBND tỉnh phân công trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan cùng tham gia giám sát và đánh giá tiến trình thực hiện kế hoạch. Các cơ quan chính tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá thực hiện Kế hoạch bao gồm: Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, các phòng NN&PTNT cấp huyện, các phòng địa chính huyện/xã và các Chi hội nghề cá cơ sở, cộng đồng ngư dân tham gia hoạt động khai thác thuỷ hải sản và NTTS.

- Hoạt động giám sát, đánh giá: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức giám sát 6 tháng/lần và thường xuyên thông tin phản hồi trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động từ các cơ quan hữu quan và người dân, đồng thời báo cáo về Văn phòng UBND tỉnh trước ngày 15 của tháng cuối quý II và IV để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Nếu phát hiện thấy có vấn đề phát sinh, cần báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan, chỉ đạo làm rõ nguyên nhân và điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

53

Page 54: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

IV.2.5. Phân kỳ thực hiện

Kế hoạch hành động được chia thành các giai đoạn thực hiện như sau:

a. Giai đoạn I (2011-2012): Giai đoạn Khởi động

Chuẩn bị đầy đủ về mặt thể chế, tổ chức, đánh giá, kế hoạch, cơ chế và quy chế quản lý, các nguồn lực cần thiết và các thí điểm để triển khai thực hiện. Các sản phẩm đầu ra của Giai đoạn Khởi động gồm:

- Hoàn thiện và trình Kế hoạch hành động lên UBND tỉnh để phê duyệt;

- Thành lập được Ban Chỉ đạo và đi vào hoạt động;

- Các văn bản quy phạm pháp luật và các quy chế cơ bản có liên quan tại các cấp tỉnh, huyện và xã được xây dựng và ban hành;

- Các kịch bản BĐKH và NBD đã được tập hợp hoặc xây dựng;

- Tác động của các kịch bản BĐKH và NBD tới lĩnh vực thủy sản và địa phương được đánh giá;

- Các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực được xây dựng và triển khai thực hiện;

b. Giai đoạn II (2012-2015): Giai đoạn Triển khai

- Triển khai toàn diện các nội dung và nhiệm vụ của Kế hoạch hành động để từng bước đạt được các mục tiêu;

- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ qua từng kế hoạch năm, rút kinh nghiệm để kiện toàn các hoạt động tiếp theo;

- Tổng kết và xây dựng kế hoạch cho Giai đoạn Phát triển.

c. Giai đoạn III (sau 2015): Giai đoạn Phát triển

Mở rộng và phát triển các hoạt động ứng phó với BĐKH và NBD trong nghề cá trên cơ sở những kết quả và kinh nghiệm của Giai đoạn Triển khai.

IV.2.6. Nhu cầu về tài chính

Nguồn vốn được huy động từ nguồn tài trợ quốc tế, nguồn Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Tổng nhu cầu vốn để thực hiện các hoạt động của kế hoạch đề xuất là khoảng 41,50 tỷ đồng. Trong đó, phân kỳ cho 3 giai đoạn:

- Giai đoạn I (2011-2012): Giai đoạn Khởi động: khoảng 3,25 tỷ đồng

- Giai đoạn II (2012-2015): Giai đoạn Triển khai: khoảng 27,15 tỷ đồng

- Giai đoạn III (sau 2015): Giai đoạn Phát triển: khoảng 11,10 tỷ đồng

Chi tiết được đề cập trong bảng 11:

54

Page 55: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Bảng 11: Khái toán nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch hành động

ĐVT: triệu đồng

TT Hoạt động Thời gian

Kinh phí

Giai đoạn I: Khởi động

(2011-2012)

Giai đoạn II: Triển

khai

(2012-2015)

Giai đoạn III: Phát

triển

(sau 2015)

Tổng nhu cầu vốn cho thực hiện kế hoạch 3.410 19.660 14.300

1 Xây dựng kịch bản về BĐKH và NBD, thu thập các dữ liệu về KTTV và dự báo KTTV cho nghề cá tỉnh Nghệ An

2011-sau 2015

1000 1.000 1000

2 Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin, nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH và hành động giảm thiểu, thích ứng cho cộng đồng ngư dân và các cán bộ quản lý thủy sản các cấp tỉnh, huyện, xã và cán bộ các chi Hội nghề cá tại các địa phương

2011 – sau 2015

500 1.200 1.100

2.1 Phổ biến, tuyên truyền và quán triệt các chính sách và giải pháp liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ tác động từ BĐKH và NBD của Chính phủ, của ngành Thủy sản cho cán bộ tỉnh, huyện, xã và cộng đồng ngư dân địa phương nhằm lồng ghép và thực hiện các chính sách và giải pháp này trong cuộc sống hàng ngày;

2011-sau 2015

200 500 500

2.2 Dành một chuyên mục chuyên đề trong trang Web., trong chương trình phát thanh, truyền hình cũng như báo của tỉnh để thông tin về các vấn đề liên quan đến BĐKH và NBD, trong đó có thông tin về BĐKH trong nghề cá, nhằm cung cấp thông tin, dự báo, giải đáp các vấn đề về BĐKH và NBD và định hướng thực hiện các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng, bảo vệ môi trường;

2011-sau 2015

100 100 100

2.3 Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các 2011- 100 500 500

55

Page 56: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về BĐKH và NBD, tác động và các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH và NBD cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành thủy sản tỉnh, huyện, xã, các Chi hội nghề cá và cộng đồng ngư dân địa phương;

sau 2015

2.4 Đưa chương trình phổ biến kiến thức về môi trường, BĐKH và phòng chống bão lụt, các loại thiên tai khác vào trong các chương trình giáo dục ngoại khoá của học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và các trường đại học, cao đẳng….

2011-2015

100 100

3 Đánh giá tác động của BĐKH và NBD lên ngư trường, nguồn lợi và hoạt động khai thác hải sản của cộng đồng ngư dân Nghệ An

2011 -2015

900 3.000

3.1 Đánh giá tác động của BĐKH lên ngư trường và nguồn lợi khai thác hải sản biển và đầm vịnh của tỉnh Nghệ An;

2011 - 2015

300 1.000

3.2 Đánh giá tác động của BĐKH lên hoạt động khai thác hải sản biển và đầm vịnh của tỉnh Nghệ An;

2011 - 2015

300 1.000

3.3 Đánh giá tác động của BĐKH lên đời sống cộng đồng ngư dân khai thác hải sản biển và đầm vịnh của tỉnh Nghệ An.

2011 - 2015

300 1.000

4 Đẩy mạnh áp dụng đồng quản lý trên cơ sở cộng đồng trong nghề cá thông qua củng cố hoạt động của các Chi hội nghề cá cấp cộng đồng để tiến tới áp dụng quản lý dựa trên hệ sinh thái và quản lý thích ứng

2011 – sau 2015

850 1.950 1.500

4.1 Xây dựng chính sách hỗ trợ cán bộ các Chi Hội Nghề cá cộng đồng ở dạng các khoản trợ cấp hàng tháng để tạo điều kiện và khuyến khích cho cán bộ Chi Hội tích cực hoạt động và tham gia đóng góp cho công tác của Chi Hội;

2011 - 2015

100 100

4.2 Xây dựng đề án hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và máy móc thiết bị cần thiết cho các Chi hội hoạt động như hỗ trợ xăng dầu, máy móc, tàu thuyền tuần tra, nhà cộng đồng ... cho những Chi Hội chưa được có các trang thiết bị này và củng cố những

2011 - 2015

50 50

56

Page 57: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

trang thiết bị tại các Chi hội đã có;

4.3 Xây dựng và nhân rộng mô hình giao quyền khai thác thuỷ sản cho Chi hội nghề cá trên phạm vi toàn bộ các huyện ven biển của tỉnh, tạo cơ sở để triển khai rộng rãi đồng quản lý trong nghề cá;

2011 – sau 2015

500 1.000 1.000

4.4 Tổng kết, đánh giá các kiến thức bản địa và hương ước truyền thống của các Vạn chài xưa trong khai thác, quản lý và bảo vệ NLTS để xây dựng giải pháp kế thừa, nhân rộng trong áp dụng đồng quản lý;

2012 - 2013

300

4.5 Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý dựa trên hệ sinh thái đối với quản lý nghề cá và NLTS của tỉnh.

2011 sau 2015

200 500 500

5 Xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép biến đổi khí hậu với các chương trình, dự án, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nghề cá của tỉnh và các chương trình, dự án của tỉnh Nghệ An

2013 – sau 2015

1.200 5.500

5.1 Xây dựng tầm nhìn chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của nghề cá địa phương

2014 - 2015

1.200

5.2 Xây dựng cơ chế chính sách lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển nghề cá và các chương trình phát triển của nghề cá của tỉnh

Sau 2015

1.000

5.3 Rà soát, đối chiếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của tỉnh, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản còn thiếu về vấn đề giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực thủy sản của tỉnh

Sau 2015

500

5.4 Xây dựng cơ chế phối kết hợp và cơ chế quản lý các chương trình, dự án liên quan đến biến đổi khí hậu trong nghề cá

Sau 2015

500

5.5 Xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung, các vùng trọng điểm khai thác đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trong bối cảnh thích ứng với BĐKH

Sau 2015

1.500

5.6 Xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung, các vùng trọng điểm khai Sau 2.000

57

Page 58: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

thác hải sản ven biển của tỉnh trong bối cảnh thích ứng với BĐKH. 2015

6 Phát triển và Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về NTTS ở cấp địa phương

2012-2015

5.500

6.1 Trên cơ sở đánh giá tác động của BĐKH và NBD, xây dựng quy hoạch hợp lý các vùng nuôi, diện tích nuôi, đối tượng nuôi, phương thức nuôi và mùa vụ nuôi phù hợp với diễn biến của thời tiết, khí hậu và thực tế của địa phương. Tập trung chỉ đạo nuôi thâm canh năng suất cao, tăng vụ, xen vụ trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, sạch để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích ở tất cả các loài nuôi gắn với bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh. Phát triển nuôi cá lồng, bè trên sông hồ đập, nuôi cá trong ruộng lúa vừa hạn chế phân bón, hạn chế sâu bệnh hại lúa, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và duy trì môi trường thân thiện. Lựa chọn đối tượng, công nghệ để phát triển nuôi biển, thử nghiệm công nghệ lồng biển mới, đưa vào nuôi một số đối tượng nuôi mới để nuôi trong ao đất, bể xi măng, lồng trên sông. Đảm bảo phát triển NTTS theo hướng bền vững, an toàn và hiệu quả;

2012 1.500

6.2 Đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ NTTS đồng bộ, khép kín, bao gồm: hệ thống điện phục vụ sản xuất, trạm bơm điện cấp nước, hệ thống kênh cấp nước và kênh thoát nước, ao lắng, ao xử lý nước thải, hệ thống giao thông phục vụ sản xuất… Đầu tư và nâng cấp hệ thống giao thông liên thôn, liên xã quan trọng để chủ động trong việc sơ tán khi có nước lớn; tôn cao bờ vùng, bờ ao hồ bảo vệ vật nuôi phòng khi có mưa lớn, ngập lụt;

2012-2015

2.000

6.3 Coi khâu giống là mũi đột phá trong quá trình phát triển. Xây dựng cơ sở sản xuất và dịch vụ con giống nhằm chủ động nguồn giống tốt để đảm bảo mùa vụ sản xuất theo chỉ đạo, đảm bảo chất lượng con giống, phòng tránh dịch bệnh. Kết hợp chặt chẽ với các Viện, Trường để thu hút ứng dụng KHCN, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sinh sản các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế như ngao Bến Tre, rô phi siêu đực, cá Mú, cá Dò, cá Vược, cá Tra, Ba sa... chọn tạo được những giống nuôi mới, vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ cao, độ mặn cao,…), khả năng kháng bệnh cao. Phấn đấu

2.000

58

Page 59: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

đưa Nghệ An thành trung tâm giống của vùng Bắc Trung Bộ.

7 Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác, ngư cụ và công nghệ khai thác hải sản thích ứng với tác động của BĐKH và NBD

2011 – sau 2015

900 3.100 500

7.1 Triển khai dự án Đánh giá thực trạng cơ cấu nghề nghiệp khai thác, ngư cụ và công nghệ khai thác hải sản hiện tại của nghề cá Nghệ An;

2011-2015

400 600

7.2 Đánh giá hiện trạng lao động nghề cá, nhu cầu và hiện trạng sinh kế trong cộng đồng ngư dân địa phương

2011- 2015

500 500

7.3 Xây dựng dự án Nghiên cứu và phát triển ngư cụ và công nghệ khai thác biển thích ứng với tác động của BĐKH và NBD;

2012 sau 2015

500 500

7.4 Thực hiện chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác, ngư cụ và công nghệ khai thác hải sản thích ứng với BĐKH và NBD;

2012-2015

1.000

7.5 Xây dựng phương án khôi phục các ngư cụ khai thác truyền thống, thân thiện với nguồn lợi và môi trường của các cộng đồng Vạn chài truyền thống trên đầm vịnh.

2012-2015

500

8 Tăng cường hệ thống tổ chức dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển để giúp ngư dân ứng phó với các tác động từ bão, lốc,.. và các biểu hiện khác của BĐKH

2011 sau 2015

1.000 5.700 1.500

8.1 Đầu tư nâng cấp các cảng cá, bến cá hiện có (Cửa Hội, Lạch Vạn, Lạch Quèn); Xây dựng mới các bến cá tại huyện Quỳnh Lưu (như tại Quỳnh Lập, Quỳnh Phương và Sơn Hải) để đáp ứng cho số lượng tàu thuyền khai thác biển và số lượng hàng hoá qua cảng không ngừng tăng lên;

2012-sau 2015

1.000 1.000

8.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế biến tập trung tại Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò đã quy hoạch;

2012-sau 2015

500 500

8.3 Xây dựng mới các khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng và cấp tỉnh để đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền trong mùa mưa bão: 01 khu tránh trú bão cấp vùng tại lưu vực sông Lam và 02 khu tránh trú bão trong tỉnh tại Quỳnh Phương, Sơn

2012 - 2015

4.200

59

Page 60: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

Hải;

8.4 Nghiên cứu đề xuất xây dựng Trung tâm quản lý tàu cá khu vực Bắc miền Trung. Trung tâm sẽ áp dụng công nghệ vệ tinh và viễn thám các đài trực canh để quản lý tàu cá của tỉnh và các tỉnh lân cận, nhất là trong mùa mưa bão.

2011 – 2012

1.000

9 Thành lập các khu bảo tồn loài, bãi đẻ, khu bảo vệ nguồn lợi địa phương quy mô nhỏ trong đầm phá để góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong đầm phá trong bối cảnh tác động của BĐKH

2012 - 2015

3.000

9.1 Bảo vệ vùng cấm khai thác đã được tỉnh quy hoạch là các vùng nuôi cá lồng trên biển, bãi nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, khu bảo tồn thiên nhiên vùng phụ cận các đảo; Nghệ An đã có quy hoạch vùng nuôi cá lồng trong phạm vi từ Vũng Chùa-Đông Hồi đến Cửa Lạch Cờn, vùng phụ cận phía Đông Nam Hòn Mắt và Hòn Ngư;

2012 - 2015

1.200

9.2 Bảo tồn NLTS tại vùng cấm khai thác theo mùa vụ, là vùng bãi tôm đẻ, cá đẻ ven bờ vịnh Diễn Châu, nơi phần lớn các loài tôm, cá vào mùa vụ sinh sản thường vào các bãi đẻ vùng cửa sông ven bờ biển, sau khi đẻ xong, cá con lớn dần chuyển dịch ra khơi. Lệnh cấm khai thác theo mùa của UBND tỉnh nhằm bảo tồn NLTS bổ sung có giá trị này. Đây là phương thức đóng mở ngư trường khai thác theo mùa vụ;

2012 - 2015

1.000

9.3 Xây dựng đề án kêu gọi tài trợ từ các tổ chức, chương trình trong nước và quốc tế trong việc hỗ trợ thiết lập các khu bảo vệ và bảo tồn thủy sản quy mô địa phương và triên khai việc giao quyền quản lý các khu bảo tồn quy mô nhỏ cho các Chi Hội nghề cá các thôn, xã quản lý;

2012 - 2015

800

10 Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ NLTS ở cấp địa phương

2012 - 2015

1.500

10.1 Bổ sung và củng cố lực lượng cán bộ chuyên môn chuyên trách về khai thác và 2012 - 500

60

Page 61: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

bảo vệ NLTS tại cấp huyện và cấp xã để đẩy mạnh mạng lưới quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ NLTS;

2015

10.2 Đẩy mạnh công tác khuyến ngư về khai thác thuỷ sản và bổ sung cán bộ khuyến ngư về mảng khai thác hải sản cho cấp huyện. Tại các xã đầm vịnh có nghề cá phát triển nên đào tạo các cán bộ Chi hội Nghề cá có kinh nghiệm để trở thành cộng tác viên khuyến ngư về khai thác hải sản cho Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản tỉnh;

2012 - 2015

500

10.3 Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới khuyến ngư cấp xã và cấp Chi hội Nghề cá tại các huyện, xã để tạo điều kiện cho việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về công nghệ, ngư lưới cụ khai thác và bảo vệ NLTS.

2012 - 2015

500

Tổng cộng 3.250 27.150 11.100

Tổng số: 41.500.000 đồng

61

Page 62: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

V.1. Kết luận

Một trong những nội dung ưu tiên hàng đầu của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH là lồng ghép BĐKH vào việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển KT-XH của các ngành và các địa phương theo hướng bền vững.

Do đó, việc xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH cho từng lĩnh vực của mỗi địa phương là thật sự cần thiết và cấp bách. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, BQL FSPS II tỉnh Nghệ An đã tiến hành xây dựng Khung kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho ngành thủy sản, một lĩnh vực chịu tác động mạnh của BĐKH và nước biển dâng “Đánh giá nguy cơ tổn thương, xây dựng kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh Nghệ An”.

Do hạn chế về kinh phí, thời gian và trình độ, mặt khác, tài liệu tham khảo cũng chưa thật đầy đủ nên kết quả của hoạt động tư vấn còn nhiều hạn chế, Kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH tới phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh Nghệ An mới chỉ là bước khởi đầu, mang tính chất định hướng, là cơ sở để ngành thủy sản tỉnh lồng ghép trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững nghề cá của tỉnh trên cơ sở dựa vào kịch bản BĐKH và NBD, định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, nguồn kinh phí và nhân lực phù hợp với thực tế của địa phương.

V.2. Kiến nghị

- Đề nghị Bộ TN&MT:

+ Cập nhật thông tin về BĐKH, xây dựng kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho khu vực nhỏ (cấp vùng, cấp tỉnh);

+ Hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng để địa phương có cơ sở lồng ghép vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.

- Đề nghị Bộ NN&PTNT: Nghiên cứu, chuyển giao các thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến liên quan đến giảm thiểu và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực thủy sản cho các địa phương, trong đó có tỉnh Nghệ An.

62

Page 63: sonnptnt.nghean.vnsonnptnt.nghean.vn/sonn_new/static/uploads/images/... · Web viewcủa nó đối với từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cho từng khu vực, nhằm định

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính Phủ, 2008. Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính Phủ).

2. Chính Phủ, 2007. Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính Phủ).

3. Bộ NN&PTNT, 2009. Khung Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008-2020 (Quyết định số 2730/2008/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/9/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT).

4. Bộ NN&PTNT, 2011. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050 (Ban hành kèm theo Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT).

5. Bộ TN&MT, 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (Công bố tháng 6/2009).

6. Viện KTTV&MT, 2011. Cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Hội thảo KH do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức: “Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam”, tháng 10/2011.

7. Sở NN&PTNT Nghệ An, 2008. Báo cáo Quy hoạch tổng thể khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến 2020, tháng 10/2008.

8. Sở NN&PTNT Nghệ An, 2008. Báo cáo Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Nghệ An đến 2020, tháng 11/2008.

9. Sở NN&PTNT Nghệ An, 2009. Báo cáo kết quả thực hiện đề án: Xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020, tháng 8/2011.

10. Trung t âm Môi trường và Phát triển. Báo cáo Kết quả thực hiện đề án: Điều tra, đánh giá hiện trạng bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đề xuất biện pháp khắc phục.

11. Tổng kết hỗ trợ Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản ven biển, Dự án VIE/97/030, tháng 7/2004.

12. Phạm Đức Thi, Nguyễn Thu Bình, 2011. Biến đổi khí hậu đã hiện hữu ở dãy Trường Sơn. Hội thảo KH do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức: “Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam”, tháng 10/2011.

63