576
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /2020/TT- BLĐTBXH Hà Nội, ngày tháng năm 2020 THÔNG TƯ Ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm: TT Tên ngành, nghề 1 Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt 2 Bảo vệ môi trường công nghiệp 3 Biên đạo múa

datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2020/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày tháng năm 2020

THÔNG TƯ

Ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:

TT Tên ngành, nghề1 Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt2 Bảo vệ môi trường công nghiệp3 Biên đạo múa4 Chạm khắc đá5 Chăn nuôi - Thú y6 Chăn nuôi gia súc, gia cầm

Page 2: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

TT Tên ngành, nghề7 Công chứng8 Công nghệ chống ăn mòn kim loại 9 Công nghệ điện ảnh - truyền hình 10 Công nghệ hoá nhựa11 Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển12 Công nghệ mạ13 Công nghệ sơn tàu thuỷ14 Công nghệ sơn tĩnh điện15 Công nghệ thông tin (UDPM)16 Đồ họa17 Đúc, dát đồng mỹ nghệ18 Gò19 Hoá phân tích20 Kế toán21 Khai thác máy tàu biển22 Khai thác, đánh bắt hải sản23 Khoan đào đường hầm24 Khoan khai thác mỏ25 Khoan nổ mìn26 Khoan thăm dò địa chất27 Kiểm ngư28 Kinh doanh xuất nhập khẩu29 Kỹ thuật dược 30 Kỹ thuật lò hơi31 Kỹ thuật máy nông nghiệp32 Kỹ thuật phục hồi chức năng33 Kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến34 Kỹ thuật tua bin 35 Lặn nghiên cứu khảo sát36 Lặn thi công 37 Lắp đặt cầu TT Tên ngành, nghề

Page 3: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

38 Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên

39 Lắp đặt giàn khoan40 Lắp đặt thiết bị điện41 Luyện Ferro hợp kim42 Luyện gang43 Luyện kim màu44 Luyện thép45 Marketing46 Marketing du lịch47 Nuôi trồng thuỷ sản

48 Piano

49 Quản lý và kinh doanh nông nghiệp

50 Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên

51 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành52 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống53 Sản xuất các chất vô cơ54 Sản xuất gạch Ceramic55 Sản xuất gạch Granit56 Sản xuất gốm xây dựng57 Sản xuất phân bón58 Sản xuất pin, ắc quy59 Sản xuất sản phẩm giặt tẩy60 Sản xuất sản phẩm kính, thuỷ tinh61 Sản xuất sơn 62 Sản xuất sứ xây dựng63 Sản xuất vật liệu hàn64 Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp65 Sản xuất xi măng66 Sửa chữa máy tàu biển67 Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khíTT Tên ngành, nghề68 Sửa chữa thiết bị hoá chất

Page 4: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

69 Sửa chữa thiết bị in70 Sửa chữa thiết bị khai thác dầu khí71 Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò72 Sửa chữa thiết bị tự động hoá73 Thí nghiệm điện74 Thông tin tín hiệu đường sắt75 Tin học ứng dụng76 Trồng cây công nghiệp77 Vận hành thiết bị hoá dầu78 Vận hành thiết bị mỏ hầm lò79 Vận hành thiết bị sàng tuyển quặng kim loại80 Vận hành thiết bị sàng tuyển than81 Vận hành trạm khí hoá than82 Vận hành, sửa chữa máy tàu cá83 Vận hành, sửa chữa trạm xử lý nước thải mỏ hầm lò84 Xây dựng công trình thủy85 Xây dựng công trình thủy điện86 Xử lý chất thải công nghiệp và y tế87 Xử lý chất thải trong công nghiệp đóng tàu88 Xử lý chất thải trong sản xuất cao su89 Xử lý chất thải trong sản xuất thép90 Xử lý rác thải

Điều 2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành hướng dẫn chi tiết khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng vị trí việc làm theo ngành, nghề đào tạo quy định tại Điều 1 của Thông tư này để các trường làm căn cứ tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo áp dụng cho trường mình.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2021.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trường trực thuộc; các trường có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình

Page 5: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề quy định tại Điều 1 và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

  Nơi nhận:- Ban Bí thư Trung ương Đảng;- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Tòa án nhân dân tối cao;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Công báo, Website Chính phủ;- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Page 6: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINHVÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNHKhối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học

phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2020/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA THIẾT BỊ NHIỆT

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghềBảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt trình độ cao đẳng là ngành/nghề thực hiện

các công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nhiệt đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người có trình độ cao đẳng chuyên môn về Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt thường đảm nhận vị trí công việc là nhân viên kỹ thuật bảo trì, vận hành, sửa chữa; nhân viên tư vấn bán hàng, tư vấn kỹ thuật... thuộc các lĩnh vực như: lạnh dân dụng và thương nghiệp, lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, sấy, lò hơi và các ngành liên quan. Ngoài ra, người học còn có thể đảm nhận các vị trí công việc: Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, gia công, sản xuất kinh doanh thiết bị vật tư chuyên ngành.

Các công việc của ngành/nghề chủ yếu được thực hiện trong môi trường làm việc không cố định, làm việc tại những nơi phát sinh bụi, tiếng ồn, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thay đổi; làm việc trên cao... Chính vì vậy, để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với vị trí công việc.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.941 giờ (tương đương 78 tín chỉ).

Page 7: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

2. Kiến thức - Mô tả và giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, nguyên tắc điều

khiển, nguyên tắc bảo vệ hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Xác định được quy trình Bảo trì, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng, các hệ thống điều hòa không khí cục bộ, điều hòa không khí trung tâm, thiết bị sấy, lò hơi... đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ;

- Phân tích được các đặc tính kỹ thuật, các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết, các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Mô tả được các phương pháp đo đạc, kiểm tra, phân tích và đề xuất phương án khắc phục, sửa chữa, thay thế các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi đúng kỹ thuật và an toàn lao động;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về cơ khí, kỹ thuật điện và kỹ thuật điều khiển tự động;

- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định3. Kỹ năng- Vận hành được các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không

khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Kiểm tra và đánh giá được hiện trạng của hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Thiết lập và thực hiện được quy trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Đọc được các bản vẽ thiết kế, thi công;- Lập được kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ

thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;- Sử dụng thành thạo các dụng cụ trang thiết bị chuyên ngành đúng kỹ

thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động;- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp

trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

Page 8: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh

đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; - Tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh về kỹ thuật; - Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực

hiện của các thành viên trong nhóm; - Tuân thủ và chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà

nước trong các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ;- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và

phòng cháy chữa cháy;- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng

nghề nghiệp.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lạnh dân dụng và thương nghiệp;- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lạnh công nghiệp; - Bảo trì và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí;- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lò hơi, hệ thống sấy;- Tham gia thiết kế, lập dự án, giám sát thi công công trình cơ - nhiệt -

điện;- Sản xuất, gia công thiết bị nhiệt, tham gia kiểm định thiết bị áp lực;- Tư vấn, bán hàng vật tư, thiết bị nhiệt. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 9: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghềBảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt trình độ trung cấp là ngành/nghề thực hiện

các công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nhiệt đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người có trình độ cao đẳng chuyên môn về Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt thường đảm nhận vị trí công việc là nhân viên kỹ thuật bảo trì, vận hành, sửa chữa; nhân viên tư vấn bán hàng, tư vấn kỹ thuật... thuộc các lĩnh vực như: lạnh dân dụng và thương nghiệp, lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, sấy, lò hơi và các ngành liên quan. Ngoài ra, người học còn có thể đảm nhận các vị trí công việc: Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, gia công, sản xuất kinh doanh thiết bị vật tư chuyên ngành.

Các công việc của ngành/nghề chủ yếu được thực hiện trong môi trường làm việc không cố định, làm việc tại những nơi phát sinh bụi, tiếng ồn, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thay đổi; làm việc trên cao... Chính vì vậy, để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với vị trí công việc.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.545 giờ (tương đương 56 tín chỉ).2. Kiến thức - Mô tả và giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, nguyên tắc điều

khiển, nguyên tắc bảo vệ hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Xác định được quy trình Bảo trì, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng, các hệ thống điều hòa không khí cục bộ, điều hòa không khí trung tâm, thiết bị sấy, lò hơi... đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ;

- Phân tích được các đặc tính kỹ thuật, các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết, các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Mô tả được các phương pháp đo đạc, kiểm tra, phân tích và đề xuất phương án khắc phục, sửa chữa, thay thế các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi đúng kỹ thuật và an toàn lao động;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về cơ khí, kỹ thuật điện và kỹ thuật điều khiển tự động;

- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định

Page 10: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

3. Kỹ năng- Vận hành được các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không

khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Kiểm tra và đánh giá được hiện trạng của hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Thiết lập và thực hiện được quy trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;

- Đọc được các bản vẽ thiết kế, thi công;- Lập được kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống lạnh, hệ

thống điều hòa không khí, hệ thống sấy, hệ thống lò hơi;- Sử dụng thành thạo các dụng cụ trang thiết bị chuyên ngành đúng kỹ

thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động;- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp

trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh

đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; - Tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh về kỹ thuật; - Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực

hiện của các thành viên trong nhóm; - Tuân thủ và chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà

nước trong các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ;- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và

phòng cháy chữa cháy;- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng

nghề nghiệp.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:

Page 11: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lạnh dân dụng và thương nghiệp;- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lạnh công nghiệp; - Bảo trì và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí;- Bảo trì và sửa chữa hệ thống lò hơi, hệ thống sấy;- Tham gia thiết kế, lập dự án, giám sát thi công công trình cơ - nhiệt -

điện;- Sản xuất, gia công thiết bị nhiệt, tham gia kiểm định thiết bị áp lực;- Tư vấn, bán hàng vật tư, thiết bị nhiệt. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 12: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

2.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 13: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

3.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: BIÊN ĐẠO MÚA

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 14: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

4.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CHẠM KHẮC ĐÁ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về nghề: Chạm khắc đá là một nghề xuất hiện rất sớm trong xã hội loài người. Ở

nước ta nghề chạm khắc đá còn là nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Việt nam. Sự phát triển của nghề chạm khắc đá luôn gắn liền với sự phát triển của nền văn hoá dân tộc. Các sản phẩm của nghề chạm khắc đá được làm từ nguyên vật liệu đá tự nhiên và một số nguyên liệu đá nhân tạo. Thông qua việc sử dụng các loại máy, thiết bị và dụng cụ thủ công, cùng với bàn tay khéo léo của người thợ đã gia công, chế tác, tạo lên những sản phẩm chạm khắc đá vừa đẹp lại tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao, nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu sử dụng của con người. Các sản phẩm đó bao gồm: các loại tranh phù điêu, hoa văn trang trí nội ngoại thất, các loại tượng khối ... nhằm phục vụ cho việc sửa chữa, tu bổ, phục chế và làm mới các công trình kiến trúc như: đình chùa, lăng mộ, nhà thờ, các di tích cổ, cũng như việc trang trí nội ngoại thất cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình văn hoá công cộng khác...Sau khi được đào tạo người học sẽ đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các nhiệm vụ chính cần thực hiện :- Định hướng sản phẩm;

- Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ thiết bị;- Chuẩn bị nguyên vật liệu, gia công phôi;- Chạm khắc được phù điêu có nền mặt phẳng, phù điêu có

nền mặt cong, phù điêu thủng, chạm khắc tượng khối;- Lắp đặt sản phẩm;- Trang sức sản phẩm;- Phân loại, đóng gói, nhập kho;- Thiết kế mẫu sản phẩm;- Khởi sự doanh nghiệp.

Người học nghề Chạm khắc đá sau khi tốt nghiệp có thể trở thành:- Công nhân chạm khắc đá, thợ điêu khắc đá;

Page 15: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Kỹ thuật viên, công nhân viên trang trí nội ngoại thất;- Kỹ thuật viên bảo tồn và tu bổ các di tích cổ;Điều kiện và môi trường làm việc :

Trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vục cho nghề Chạm khắc đá bao gồm:

- Nhà xưởng, bãi tập kết nguyên vật liệu, kho để chứa đựng và bảo quản sản phẩm;

- Các loại máy, thiết bị để phục vụ công việc gia công sản phẩm bao gồm: Máy cưa đá, máy mài đá, máy khoan đá, máy đánh nhẵn, máy dùi, cần cẩu, tời...;

- Các loại dụng cụ thủ công: Búa, vồ, cui, đục ve, đục sôn, đục phá...

- Vật liệu đá tự nhiên, đá nhân tạo và các loại vật liệu khác liên quan đến nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2130 giờ(tương đương 77 tín chỉ)2. Kiến thức:- Đạt chuẩn tiếng Anh Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số

01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Có kiến thức về tin học văn phòng cơ bản để vận dụng trong quá trình thực hiện công việc trong phạm vi làm việc của nghề;

- Xác định rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội;

- Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề chạm khắc đá;

- Phân tích được các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, vẽ mỹ thuật; - Trình bày được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động và vệ sinh môi

trường;- Trình bày được các đặc điểm và tính chất cơ bản của các vật liệu đá;- Trình bày được các kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý sản xuất;- Trình bày được các tính năng, công dụng, cách sử dụng các loại dụng cụ

thủ công trong nghề;- Mô tả được cách sử dụng, vận hành các dụng cụ, thiết bị, máy thường

dùng trong nghề;- Trình bày được quy trình gia công phôi các loại phù điêu, tượng khối

thông thường trong nghề;- Phân tích được các kiến thức cơ bản về trang sức sản phẩm;

Page 16: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về phân loại, nhập kho đóng gói sản phẩm;

- Vẽ, thiết kế được mẫu sản phẩm thông thường trong nghề;- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công, máy, thiết bị thường dùng

trong nghề chạm khắc đá, lựa chọn được các loại đá phù hợp cho từng loại sản phẩm;

- Chế tác được các sản phẩm như: phù điêu có nền mặt phẳng, phù điêu có nền mặt cong, phù điêu thủng, tượng con giống, tượng người; trang sức được các sản phẩm, phân loại, đóng gói sản phẩm, thiết kế được sản phẩm mẫu và khởi sự doanh nghiệp;

- Tìm hiểu được các phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phục vụ cho nghề;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng:- Sử dụng được các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe,

điện tử…) để giải quyết các lĩnh vực chuyên môn và xã hội;-  Phân loại, đánh giá được thực trạng công tác vệ sinh môi trường;- Đọc được hồ sơ bản vẽ thiết kế; - Phân tích được đặc điểm, tính chất của các vật liệu thường dùng trong

nghề;- Lựa chọn, sử dụng, bảo quản được vật liệu;- Phân loại được các loại đá thường dùng trong nghề;- Lựa chọn được các loại đá phù hợp với từng loại sản phẩm;- Vẽ, thiết kế được mẫu sản phẩm thông thường trong nghề;- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công, máy, thiết bị thường dùng

trong nghề chạm khắc đá, lựa chọn được các loại đá phù hợp cho từng loại sản phẩm;

- Gia công được các sản phẩm như: phù điêu có nền mặt phẳng, phù điêu có nền mặt cong, phù điêu thủng, tượng con giống, tượng người, phân loại, đóng gói sản phẩm;

- Trang sức được các sản phẩm trong nghề;- Thiết kế được sản phẩm mẫu;- Khởi sự được doanh nghiệp;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của nghề;

Page 17: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ

vào trong công việc, giải quyết được những tình huống phức tạp trong thực tế khi thực hiện công việc, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;

- Có khả năng tổ chức thực hiện công việc, hướng dẫn và giám sát quá trình thực hiện các công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công trên nguyên tắc dám nghĩ, dám làm;

- Chịu trách nhiệm về máy, thiết bị, con người được giao quản lý trước lãnh đạo.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng yêu cầu tại các vị trí việc

làm của nghề bao gồm:- Định hướng sản phẩm;- Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị;- Chuẩn bị nguyên vật liệu;- Chạm khắc phù điêu có nền mặt phẳng;- Chạm khắc phù điêu có nền mặt cong;- Chạm khắc phù điêu thủng;- Chạm khắc tượng khối;- Lắp đặt sản phẩm;- Trang sức sản phẩm;- Phân loại đóng gói sản phẩm;- Thiết kế sản phẩm mẫu;- Khởi sự doanh nghiệp.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Chạm khắc đá trình độ Cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nghề hoặc trong nhóm nghề hoặc trong

Page 18: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 19: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề: Chạm khắc đá là một nghề xuất hiện rất sớm trong xã hội loài người. Ở

nước ta nghề chạm khắc đá còn là nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Việt nam. Sự phát triển của nghề chạm khắc đá luôn gắn liền với sự phát triển của nền văn hoá dân tộc. Các sản phẩm của nghề chạm khắc đá được làm từ nguyên vật liệu đá tự nhiên và một số nguyên liệu đá nhân tạo. Thông qua việc sử dụng các loại máy, thiết bị và dụng cụ thủ công, cùng với bàn tay khéo léo của người thợ đã gia công, chế tác, tạo lên những sản phẩm chạm khắc đá vừa đẹp lại tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao, nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu sử dụng của con người. Các sản phẩm đó bao gồm: các loại tranh phù điêu, hoa văn trang trí nội ngoại thất, các loại tượng khối ... nhằm phục vụ cho việc sửa chữa, tu bổ, phục chế và làm mới các công trình kiến trúc như: đình chùa, lăng mộ, nhà thờ, các di tích cổ, cũng như việc trang trí nội ngoại thất cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình văn hoá công cộng khác...đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt nam.

Các nhiệm vụ chính cần thực hiện :- Chuẩn bị và sử dụng dụng cụ thiết bị;- Chuẩn bị nguyên vật liệu, gia công phôi;- Chạm khắc được phù điêu có nền mặt phẳng, phù điêu có nền mặt cong,

phù điêu thủng, chạm khắc tượng khối.- Lắp đặt;- Trang sức sản phẩm;- Phân loại, đóng gói, nhập kho;Người học nghề Chạm khắc đá sau khi tốt nghiệp có thể trở thành:- Công nhân chạm khắc đá, thợ điêu khắc đá;- Kỹ thuật viên, công nhân viên trang trí nội ngoại thất;- Kỹ thuật viên bảo tồn và tu bổ các di tích cổ;Điều kiện và môi trường làm việc :Trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vục ho nghề Chạm khắc đá bao gồm:- Nhà xưởng, bãi tập kết nguyên vật liệu, kho để chứa đựng và bảo quản

sản phẩm;- Các loại máy, thiết bị để phục vụ công việc gia công sản phẩm bao gồm:

Máy cưa đá các loại, máy mài đá các loại, máy khoan đá các loại, máy đánh nhẵn, máy dùi, cần cẩu, tời...;

- Các loại dụng cụ thủ công: búa, vồ, cui, đục ve, đục sôn, đục phá...

Page 20: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Vật liệu đá tự nhiên, đá nhân tạo và các loại vật liệu khác liên quan đến nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1500 giờ(tương đương 55 tín chỉ)2. Kiến thức:- Đạt chuẩn tiếng Anh Bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số

01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Có kiến thức về tin học văn phòng cơ bản để vận dụng trong quá trình thực hiện công việc trong phạm vi làm việc của nghề;

- Xác định rõ các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội;

- Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề chạm khắc đá;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, vẽ mỹ thuật, - Mô tả được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường;- Nêu được các đặc điểm và tính chất cơ bản của các vật liệu đá.- Trình bày được các kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý sản xuất;- Trình bày được các tính năng, công dụng, cách sử dụng các loại dụng cụ

thủ công trong nghề;- Mô tả được cách sử dụng, vận hành các dụng cụ, thiết bị, máy thường

dùng trong nghề;- Mô tả được quy trình gia công phôi các loại phù điêu, tượng khối thông

thường trong nghề;- Trình bày được các kiến thức cơ bản về trang sức sản phẩm;- Trình bày được các kiến thức cơ bản về phân loại, nhập kho đóng gói sản

phẩm;+ Vẽ, thiết kế mẫu sản phẩm thông thường trong nghề.+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công, máy, thiết bị thường dùng

trong nghề chạm khắc đá, lựa chọn được các loại đá phù hợp cho từng loại sản phẩm.

+ Làm được các sản phẩm như: Phù điêu có nền mặt phẳng, Phù điêu có nền mặt cong, Phù điêu thủng, Tượng con giống và Tượng người và trang sức được các sản phẩm, phân loại, đóng gói sản phẩm

- Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Page 21: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

3. Kỹ năng:- Sử dụng được các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe,

điện tử…) để giải quyết các lĩnh vực chuyên môn và xã hội.-  Phân loại, đánh giá được thực trạng công tác vệ sinh môi trường;- Đọc được hồ sơ bản vẽ thiết kế; - Chép được một số mẫu thường dùng trong nghề;- Nhận biết được các đặc điểm, tính chất của các vật liệu thường dùng trong

nghề;- Lựa chọn, sử dụng, bảo quản được vật liệu;- Nhận biết được các loại đá thường dùng trong nghề;- Lựa chọn được các loại đá phù hợp với từng loại sản phẩm;- Sử dụng được các dụng cụ thủ công, vận hành được các thiết bị, máy

trong nghề;- Gia công được các loại phôi như phôi phù điêu các loại, phôi tượng khối;- Gia công, chạm khắc được các sản phẩm thông thường trong nghề như:

phù điêu có nền mặt phẳng, phù điêu có nền mặt cong, phù điêu thủng, tượng khối;

- Trang sức được các sản phẩm trong nghề;- Phân loại và đánh giá được chất lượng các sản phẩm trong nghề;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:- Có khả năng làm việc độc lập, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong

công việc, giải quyết được những tình huống trong thực tế khi thực hiện công việc, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;

- Có khả năng tổ chức thực hiện công việc, giám sát quá trình thực hiện các công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành/nghề bao gồm:

Page 22: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị.- Chuẩn bị nguyên vật liệu.- Chạm khắc phù điêu có nền mặt phẳng.- Chạm khắc phù điêu có nền mặt cong.- Chạm khắc phù điêu thủng.- Chạm khắc tượng khối.- Lắp đặt.- Trang sức sản phẩm.- Phân loại đóng gói sản phẩm.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành/nghề Chạm khắc đá trình độ Trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn;

-  Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành/nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành/nghề hoặc trong nhóm ngành/nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 23: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

5.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CHĂN NUÔI - THÚ Y

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề “Chăn nuôi - Thú y” trình độ cao đẳng là nghề hoạt động trong lĩnh vực: nuôi dưỡng, chăm sóc, chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cung cấp sản phẩm có giá trị và an toàn cho xã hội, phục vụ tốt chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững.

Các nhiệm vụ chính của nghề gồm: sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; truyền tinh nhân tạo; ấp trứng nhân tạo; nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; chẩn đoán bệnh cho vật nuôi; phòng, điều trị bệnh cho vật nuôi; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, khuyến nông trong chăn nuôi, thú y... đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp nghề “Chăn nuôi - Thú y” trình độ cao đẳng có thể làm ở các cơ sở chăn nuôi, công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; các trại, công ty sản xuất con giống gia súc, gia cầm; các cơ sở, hợp tác xã, công ty, trang trại, hộ gia đình chăn nuôi; các trạm, trại, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y; các cửa hàng dịch vụ thú y, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn...

2. Kiến thức- Mô tả được các cách sử dụng: dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi,

máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phòng dịch, các máy móc thiết bị khác.

- Trình bày được nguồn gốc, vai trò dinh dưỡng của các loại thức ăn chăn nuôi

- Mô tả được tính chất, tác dụng và ứng dụng điều trị của các loại thuốc thú y, vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y;

- Có kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh

- Trình bày được quy trình sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

Page 24: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Mô tả được các bước kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, giám sát quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng đầu ra.

- Mô tả được các phương pháp huấn luyện đực giống và khai thác tinh dịch

- Phân tích được các phương pháp pha chế, bảo quản, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch

- Trình bày được các điều kiện cần thiết để thực hiện vận hành máy ấp trứng

- Trình bày được các bước công việc trong quy trình ấp trứng nhân tạo;- Mô tả được đặc điểm của các giống vật nuôi và quy trình nuôi dưỡng,

chăm sóc các loại vật nuôi;- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của

vật nuôi.- Trình bày được phương pháp trợ sản cho gia súc đẻ và các biện pháp can

thiệp khi gia súc đẻ khó.- Trình bày được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản

phẩm chăn nuôi.- Mô tả được các phương pháp huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh

cho thú cưng.- Phân tích được các bước công việc trong chẩn đoán lâm sàng và chẩn

đoán trong phòng xét nghiệm, tiên lượng tình trạng bệnh cho vật nuôi.- Trình bày được quy trình tiêm phòng vắc xin, nhận biết được những

phản ứng sau khi tiêm vắc xin và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.- Trình bày nguyên nhân, triệu chứng của các bệnh thường gặp trên vật

nuôi, phân tích được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.- Mô tả được quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ

sinh thú y điểm và cơ sở giết mổ, các biện pháp xử lý.- Trình bày được các bước lập kế hoạch và thực hiện kinh doanh thuốc thú

y, thức ăn chăn nuôi.- Trình bày được các kiến thức về Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và các biện

pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y.- Trình bày các biện pháp an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong chăn

nuôi thú y.- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học,

ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng- Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y

Page 25: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Vận dụng kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh

- Sử dụng thành thạo: dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phòng dịch, các máy móc thiết bị khác.

- Lựa chọn được các loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với đối tượng vật nuôi. - Tham gia thực hiện quy trình sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng nguyên liệu, giám sát quá trình sản

xuất thức ăn.- Thực hiện huấn luyện đực giống và khai thác tinh dịch đúng kỹ thuật.- Thực hiện thành thạo việc pha chế, bảo quản, kiểm tra đánh giá chất

lượng tinh dịch;- Thực hiện thành thạo quy trình vận hành máy ấp trứng nhân tạo.- Lựa chọn được con giống đạt tiêu chuẩn và thực hiện thành thạo quy

trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi;- Thực hiện thành thạo việc trợ sản cho gia súc đẻ và xử lý tốt các trường

hợp gia súc đẻ khó.- Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi đảm bảo đúng quy

trình kỹ thuật.- Thực hiện tốt quy trình huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho thú

cưng.- Thực hiện thành thạo các phương pháp khám bệnh cho vật nuôi;- Làm được các mẫu xét nghiệm và đọc được kết quả xét nghiệm- Lập được phác đồ điều trị và thực hiện điều trị hiệu quả các bệnh: nội

khoa, ngoại khoa, sản khoa, ký sinh trùng, truyền nhiễm cho vật nuôi.- Thực hiện đúng quy trình tiêm phòng vắc xin và xử lý được các tai biến

sau khi tiêm- Thực hiện được quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm

tra vệ sinh thú y điểm và cơ sở giết mổ, các biện pháp xử lý.- Lập được kế hoạch và thực hiện kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn

nuôi đảm bảo đúng pháp luật của nhà nước.- Vận dụng các kiến thức về Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và thực hiện

chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.- Sử dụng được các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng

suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp bền vững và phát triển.

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Page 26: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái

độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng

đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;- Sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình thực hiện, đảm

bảo an toàn cho người và vật nuôi- Tự chịu trách nhiệm về công việc của mình trước cơ quan, doanh nghiệp

và chính quyền nơi mình công tác;- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên khác trong nhóm;- Chủ động, sáng tạo, khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng được các yêu cầu tại các

vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi- Truyền tinh nhân tạo- Ấp trứng nhân tạo- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi- Chẩn đoán bệnh cho vật nuôi- Phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi- Kiểm dịch và kiểm soát giết mổ- Kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi- Khuyến nông trong chăn nuôi, thú y

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực mà người học phải đạt

được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chăn nuôi - Thú y trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến

Page 27: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2100 giờ tương đương 75 tín chỉ

Page 28: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề “Chăn nuôi - Thú y” trình độ trung cấp là nghề hoạt động trong lĩnh vực: nuôi dưỡng, chăm sóc, chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cung cấp sản phẩm có giá trị và an toàn cho xã hội, phục vụ tốt chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững.

Các nhiệm vụ chính của nghề gồm: sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; truyền tinh nhân tạo; ấp trứng nhân tạo; nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; chẩn đoán bệnh cho vật nuôi; phòng, điều trị bệnh cho vật nuôi; kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; khuyến nông trong chăn nuôi, thú y... đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp nghề “Chăn nuôi - Thú y” trình độ trung cấp có thể làm ở các cơ sở chăn nuôi, công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; các trại, công ty sản xuất con giống gia súc, gia cầm; các cơ sở, hợp tác xã, công ty, trang trại, hộ gia đình chăn nuôi; các trạm, trại, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y; các cửa hàng dịch vụ thú y, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn...

2. Kiến thức- Mô tả được các cách sử dụng: dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi,

máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phòng dịch, các máy móc thiết bị khác.

- Trình bày được nguồn gốc, vai trò dinh dưỡng của các loại thức ăn chăn nuôi

- Mô tả được tính chất, tác dụng và ứng dụng điều trị của các loại thuốc thú y, vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y;

- Có kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh

- Trình bày được quy trình sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi- Mô tả được các bước kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, quy trình

sản xuất- Mô tả được các phương pháp huấn luyện đực giống và khai thác tinh

dịch- Phân tích được các phương pháp pha chế, bảo quản, kiểm tra được chất

lượng tinh dịch- Trình bày được các điều kiện cần thiết để thực hiện vận hành máy ấp

trứng- Trình bày được các bước công việc trong quy trình ấp trứng nhân tạo;

Page 29: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Mô tả được đặc điểm của các giống vật nuôi và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi;

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

- Trình bày được phương pháp trợ sản cho gia súc đẻ và các biện pháp can thiệp khi gia súc đẻ khó.

- Trình bày được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi.

- Mô tả được các phương pháp huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho thú cưng.

- Trình bày được các bước công việc trong chẩn đoán lâm sàng, mổ khám, dịch tễ học và tiên lượng tình trạng bệnh cho vật nuôi.

- Trình bày được quy trình tiêm phòng vắc xin, nhận biết được những phản ứng sau khi tiêm vắc xin và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

- Trình bày nguyên nhân, triệu chứng của các bệnh thường gặp trên vật nuôi, đưa ra được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

- Trình bày được các bước lập kế hoạch và thực hiện kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.

- Trình bày được các kiến thức về Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và các biện pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y.

- Trình bày các biện pháp an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thú y

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y

- Vận dụng kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh

- Sử dụng thành thạo: dụng cụ thú y, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi- Vận hành được các máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị

phòng dịch, các máy móc thiết bị khác.- Lựa chọn được các loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với đối tượng vật nuôi. - Tham gia thực hiện quy trình sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi- Thực hiện huấn luyện đực giống và khai thác tinh dịch đúng kỹ thuật.- Thực hiện được việc pha chế, bảo quản, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch;- Thực hiện thành thạo quy trình vận hành máy ấp trứng nhân tạo.

Page 30: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Lựa chọn được con giống đạt tiêu chuẩn và thực hiện thành thạo quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi;

- Thực hiện được việc trợ sản cho gia súc đẻ và xử lý được các trường hợp gia súc đẻ khó.

- Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

- Thực hiện được quy trình huấn luyện, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho thú cưng.

- Thực hiện được các phương pháp khám bệnh cho vật nuôi;- Lập được phác đồ điều trị và thực hiện điều trị được các bệnh: nội khoa,

ngoại khoa, sản khoa, ký sinh trùng, truyền nhiễm cho vật nuôi.- Thực hiện đúng quy trình tiêm phòng vắc xin và xử lý được các tai biến

sau khi tiêm- Lập được kế hoạch và thực hiện kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn

nuôi đảm bảo đúng pháp luật của nhà nước.- Vận dụng các kiến thức về Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và thực hiện

chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.- Sử dụng được các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất,

chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp bền vững và phát triển.

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái

độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng

đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;- Sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình thực hiện, đảm

bảo an toàn cho người và vật nuôi- Tự chịu trách nhiệm về công việc của mình trước cơ quan, doanh nghiệp

và chính quyền nơi mình công tác;- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm;

Page 31: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Kiểm tra được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên khác trong nhóm;

- Chủ động, sáng tạo, khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng được các yêu cầu tại các

vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi- Truyền tinh nhân tạo- Ấp trứng nhân tạo- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi- Chẩn đoán bệnh cho vật nuôi- Phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi- Kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi- Khuyến nông trong chăn nuôi, thú y

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực mà người học phải đạt

được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chăn nuôi - Thú y trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1600 giờ tương đương 55 tín chỉ

Page 32: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

6.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 33: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

7.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CÔNG CHỨNGA - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghềCông chứng trình độ cao đẳng là ngành, nghề thuộc lĩnh vực Công chứng,

cung cấp dịch vụ công đặc biệt với vị trí việc làm thư ký nghiệp vụ trong tổ chức hành nghề công chứng thông qua các công việc: giúp việc công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu công chứng, chứng thực; hướng dẫn người yêu cầu công chứng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ yêu cầu công chứng; vào sổ thụ lý yêu cầu công chứng; giúp việc công chứng viên soạn thảo văn bản, kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; hướng dẫn người yêu cầu công chứng đọc, kiểm tra nội dung hợp đồng, giao dịch; nghiên cứu, cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ công chứng; giúp việc công chứng viên khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng; giúp việc công chứng viên sắp xếp, lập danh mục hồ sơ sau khi việc công chứng đã hoàn thành; giúp việc công chứng viên xác minh trong hoạt động công chứng; giúp việc công chứng viên chuẩn bị hồ sơ công chứng ngoài trụ sở. Các công việc này được thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm mục đích chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Thông qua hoạt động công chứng, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức được bảo vệ, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật. Ngoài ra, công chứng còn cung cấp các tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Người học tốt nghiệp ngành, nghề Công chứng trình độ cao đẳng đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học xong chương trình cao đẳng ngành, nghề Công chứng có thể làm việc tại các các tổ chức hành nghề công chứng.

Để hành nghề người lao động phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, kiến thức chuyên môn, giao tiếp tốt trong quá trình làm việc, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ của ngành, nghề Công chứng.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.175 giờ (tương đương 89 tín chỉ).

Page 34: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

2. Kiến thức- Mô tả được nhóm lĩnh vực dịch vụ thuộc phạm vi hành nghề của tổ chức

hành nghề công chứng. - Giải thích được các văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu công chứng.- Đối chiếu, so sánh được các văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu công

chứng.- Giải thích được các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu

cầu công chứng khi yêu cầu công chứng; giải thích được các văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu công chứng.

- Kiểm tra được tính đầy đủ của hồ sơ, hợp đồng, và trường hợp được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.

- Đối chiếu được các văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng, giao dịch.- Giải thích lý do khi từ chối yêu cầu công chứng- Liệt kê được các tài liệu phải có của hồ sơ công chứng tương ứng với loại việc

công chứng cụ thể.- Trình bày được các điều kiện thụ lý hồ sơ công chứng tương ứng với từng lĩnh

vực công chứng cụ thể.- Mô tả đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định có

liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng.- Phân tích được nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung

của hợp đồng.- Mô tả đúng và đầy đủ các quy định về hình thức, nội dung của hợp đồng

về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.- Mô tả được chính xác bản chất thực của những thoả thuận mà các bên

đương sự thiết lập trong hợp đồng, giao dịch, lời chứng.- Phân tích được nội dung các thoả thuận là hợp pháp và được xác lập dựa

trên các giấy tờ, tài liệu đáng tin cậy, mọi thoả thuận cũng như giấy tờ, tài liệu đều phù hợp với những gì xảy ra trên thực tế.

- Trình bày được quy trình kiểm tra, bảo quản, xử lý thông tin người yêu cầu công chứng theo quy định; tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, tính hợp pháp của thông tin, tài liệucó trong hồ sơ đã thu thập.

- Mô tả được các công việc khác mới cập nhật của nghiệp vụ công chứng.- Mô tả được cơ chế cung cấp và khai thác thông tin; quy trình cập nhật

thông tin vào cơ sở dữ liệu công chứng.- Thiết kế được nhật ký tự động quá trình cập nhật, tra cứu và sử dụng cơ

sở dữ liệu công chứng.- Mô tả được quy trình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

Page 35: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Khai thác, sử dụng các tính năng của phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng được phân quyền phục vụ cho việc quản lý hoạt động công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

- Mô tả được quy trình kiểm tra, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản hồ sơ.- Mô tả được các bước thực hiện niêm yết lịch làm việc; thủ tục công

chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, các loại phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

- Mô tả được thủ tục yêu cầu công chứng ngoài trụ sở.3. Kỹ năng- Phân tích được các nhóm quan hệ pháp luật liên quan đến yêu cầu công

chứng.- Tra cứu, đối chiếu được tài liệu, văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu

công chứng.- So sánh được các văn bản pháp luật liên quan.- Đánh giá được sơ bộ hồ sơ yêu cầu thực hiện công chứng, chứng thực của

người yêu cầu công chứng thuộc phạm vi hành nghề. - Nhận diện được các lý do khi từ chối yêu cầu công chứng.- Đánh giá được yêu cầu của người yêu cầu công chứng thuộc phạm vi

hành nghề của tổ chức hành nghề công chứng. - Phát hiện được các tài liệu, nội dung còn thiếu cần phải bổ sung vào hợp

đồng, giao dịch cần công chứng.- Phát hiện được nội dung hoặc hình thức trái pháp luật trong hợp đồng,

giao dịch cần công chứng.- Áp dụng được đầy đủ, chính xác quy trình thủ tục hành chính về xử lý hồ

sơ công chứng của tổ chức hành nghề công chứng.- Ghi chép thành thạo, cẩn thận, tỉ mỉ các loại sổ công chứng.- Phân tích được nội dung, yêu cầu của công việc để soạn thảo văn bản phù

hợp và lựa chọn được loại văn bản phù hợp với yêu cầu công việc.- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến hợp đồng, giao dịch và lời

chứng và rà soát thông tin, dữ liệu trong khi tiếp xúc người yêu cầu công chứng.- Thập thông tin, chứng cứ, tài liệu bên ngoài phục vụ công việc khi được giao.- Tổng hợp được các quy định mới của pháp luật, các công việc khác của

nghiệp vụ công chứng và xây dựng được phương án giải quyết để tham mưu cho lãnh đạo hoặc tư vấn cho người yêu cầu công chứng.

- Vận dụng kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng.

Page 36: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, chính xác và thuận tiện, thông tin cập nhật được bảo mật tối đa, đã góp phần bảo đảm an toàn pháp lý các hợp đồng, giao dịch.  

- Sử dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo quản, bảo mật đối với tài khoản đã được cấp và bảo đảm an toàn, bí mật thông tin.

- Áp dụng được quy trình kiểm tra, phân loại hồ sơ theo quy định.- Sử dụng thành thạo các phương tiện lưu trữ, bảo quản và số hóa hồ sơ.- Áp dụng được các bước thực hiện niêm yết.- Áp dụng thủ tục yêu cầu công chứng ngoài trụ sở theo đúng quy định

pháp luật.- Khai thác và sử dụng hiệu quả các kỹ năng, phương tiện giao tiếp khi thực

hiện công việc;- Khai thác và sử dụng hiệu quả các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa,

xã hội, quốc phòng, an ninh trong công việc;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 4/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, trách nhiệm- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng.- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân trước người đứng

đầu tổ chức hành nghề công chứng.- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm

việc không thuận lợi.- Giúp việc công chứng viên tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng

của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

- Có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng và tất cả thông tin biết được về nội dung công chứng trong quá trình hành nghề cũng như khi không còn hành nghề công chứng.

- Có trách nhiệm trong việc bảo quản tài liệu, hồ sơ khi làm việc;- Cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện nhiệm vụ được giao.- Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật.- Ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

Page 37: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Tuân thủ các quy định pháp luật, quy định của ngành, nghề công chứng khi tiếp xúc, thu thập thông tin và quản lý thông tin của đơn vị, tổ chức và của người yêu cầu công chứng.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpThư ký nghiệp vụ trong tổ chức hành nghề công chứng.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công chứng trình độ Cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 38: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghềCông chứng trình độ trung cấp là ngành, nghề thuộc lĩnh vực cung cấp dịch

vụ công đặc biệt với vị trí việc làm thư ký nghiệp vụ trong tổ chức hành nghề công chứng thông qua việc giúp công chứng viên vào sổ thụ lý yêu cầu công chứng; giúp việc công chứng viên soạn thảo văn bản, kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nghiên cứu, cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ công chứng; giúp việc công chứng viên khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng; giúp việc công chứng viên sắp xếp, lập danh mục hồ sơ sau khi việc công chứng đã hoàn thành. Các công việc này được thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm mục đích chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Người học tốt nghiệp ngành, nghề Công chứng trình độ trung cấp đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học xong chương trình trung cấp ngành, nghề Công chứng có thể làm việc tại các các tổ chức hành nghề công chứng.

Để hành nghề người lao động phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, kiến thức chuyên môn, giao tiếp tốt trong quá trình làm việc, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ của ngành, nghề Công chứng.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1290 giờ (tương đương 54 tín chỉ).2. Kiến thức- Trình bày được các điều kiện thụ lý hồ sơ công chứng tương ứng với từng lĩnh

vực công chứng cụ thể.- Giải thích được các điều kiện thụ lý hồ sơ công chứng tương ứng với từng

lĩnh vực công chứng cụ thể.- Giải thích được các văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu công chứng.- Phân loại được các loại việc công chứng.- Giải thích được các trường hợp từ chối công chứng theo quy định của pháp

luật.- Mô tả đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định có

liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng.- Phân tích được nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung

của hợp đồng.- Mô tả đúng và đầy đủ các quy định về hình thức, nội dung của hợp đồng

về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.

Page 39: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được quy trình kiểm tra, bảo quản, xử lý thông tin khách hàng theo quy định;

- Mô tả được các công việc khác mới cập nhật của nghiệp vụ công chứng.- Mô tả được cơ chế cung cấp và khai thác thông tin; quy trình cập nhật

thông tin vào cơ sở dữ liệu công chứng; - Thiết kế được nhật ký tự động quá trình cập nhật, tra cứu và sử dụng cơ

sở dữ liệu công chứng.- Mô tả được quy trình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.- Khai thác, sử dụng các tính năng của phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng

được phân quyền phục vụ cho việc quản lý hoạt động công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Mô tả được quy trình kiểm tra, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản hồ sơ.- Mô tả được các bước thực hiện niêm yết lịch làm việc; thủ tục công

chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, các loại phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

3. Kỹ năng- Tra cứu, đối chiếu được tài liệu, văn bản pháp luật liên quan đến yêu cầu

công chứng.- So sánh được các văn bản pháp luật liên quan.- Ghi chép thành thạo, cẩn thận, tỉ mỉ các loại sổ công chứng.- Phân tích được nội dung, yêu cầu của công việc để soạn thảo văn bản phù

hợp và lựa chọn được loại văn bản phù hợp với yêu cầu công việc.- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến hợp đồng, giao dịch và lời

chứng và rà soát thông tin, dữ liệu trong khi tiếp xúc khách hàng.- Tổng hợp được các quy định mới của pháp luật, các công việc khác của

nghiệp vụ công chứng và xây dựng được phương án giải quyết để tham mưu cho công chứng viên hoặc tư vấn cho người yêu cầu công chứng.

- Vận dụng kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng.- Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, chính xác

và thuận tiện, thông tin cập nhật được bảo mật tối đa, đã góp phần bảo đảm an toàn pháp lý các hợp đồng, giao dịch.  

- Sử dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo quản, bảo mật đối với tài khoản đã được cấp và bảo đảm an toàn, bí mật thông tin.

- Áp dụng được các bước thực hiện niêm yết.- Áp dụng thủ tục yêu cầu công chứng ngoài trụ sở theo đúng quy định

pháp luật.

Page 40: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Khai thác và sử dụng hiệu quả các kỹ năng, phương tiện giao tiếp khi thực hiện công việc;

- Khai thác và sử dụng hiệu quả các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trong công việc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 4/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, trách nhiệm- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng.- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân trước người đứng

đầu tổ chức hành nghề công chứng.- Chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp, có khả

năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc không thuận lợi.

- Giúp công chứng viên tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

- Có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng và tất cả thông tin biết được về nội dung công chứng trong quá trình hành nghề cũng như khi không còn hành nghề công chứng.

- Có trách nhiệm trong việc bảo quản tài liệu, hồ sơ khi làm việc;- Cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện nhiệm vụ được giao.- Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật.- Ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;- Tuân thủ các quy định pháp luật, quy định của ngành, nghề công chứng

khi tiếp xúc, thu thập thông tin và quản lý thông tin của đơn vị, tổ chức và của người yêu cầu công chứng.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpThư ký nghiệp vụ trong tổ chức hành nghề công chứng.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công chứng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học

Page 41: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 42: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

8.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CÔNG NGHỆ CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 43: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

9.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CÔNG NGHỆ ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 44: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

10.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CÔNG NGHỆ HOÁ NHỰA

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/ nghề (mô tả nghề): - Nghề công nghệ sản xuất nhựa được Bộ LĐTHXH phê duyệt nghề

trọng điểm quốc tế đã và đang được đầu tư đáp ứng tốt các nhu cầu về đào tạo nghề.

- Sản xuất nhựa là nghề vận hành, hiệu chỉnh các dây chuyền sản xuất hạt nhựa PVC từ các nguyên liệu cơ bản theo đúng yêu cầu kỹ thuật, điều khiển hệ thống sản xuất. Thực hiện kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng.

- Người hành nghề sản xuất nhựa thường làm việc trong phân xưởng có hóa chất độc hại, tiếng ồn lớn, độ rung động cao, công việc mang tính độc lập và tập thể, có tính chất kỷ luật cao. Vậy người công nhân phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng thích ứng nhanh với công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao

2. Kiến thức2.1. Kiến thức chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phònga) Chính trị, đạo đức- Trình bày được kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ

Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;- Giải thích được kiến thức cơ bản về đường lối phát triển kinh tế của

Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng, miền;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, gia công lĩnh vực sản xuất sản phẩm nhựa;

- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm

việc theo Hiến pháp và Pháp luật;- Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân

sống trong xã hội công nghiệp;

Page 45: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

- Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;- Có tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và

có tác phong công nghiệp;- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động và an toàn lao động;- Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu

của công việc.b) Thể chất, quốc phòng- Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí

nghiệp công nghiệp;- Trình bày được các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc;- Trình bày được những kiến thức, thực hiện được kỹ năng cơ bản cần thiết

trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn

sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.2.2. Kiến thức chuyên môn của nghề đào tạo- Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức

chuyên môn nghề sản xuất nhựa;- Phân tích được chất lượng, ứng dụng của các loại vật liệu nhựa;- Mô tả được cấu tạo, phân tích được nguyên lý làm việc của các máy

khuấy trộn, ép khuôn, làm bóng bề mặt và in nhựa- Mô tả được cấu tạo và phân tích được nguyên lý làm việc của các loại

máy phát điện, nhiệt;- Mô tả được cấu tạo và phân tích được nguyên lý làm việc của hệ thống

xử lý nước thải từ sản xuất nhựa.- Trình bày và phân tích được các nguyên tắc điều khiển, khống chế

truyền động và nhiệt cho các hệ thống: hệ thống trộn và ép khuôn.- Trình bày và phân tích được các nguyên lý hoạt động của máy phân

tích chất lượng nhựa. - Có tư duy tổng hợp tiếp cận được với công nghệ mới.2.3. Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.3.4. Có kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế

hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của nghề sản xuất nhựa.

3. Kỹ năng

Page 46: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

3.1. Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ kiểm tra, đo lường

và các đồ dùng chuyên dụng trong nghề;- Vận hành thành thạo hệ thống trộn nguyên liệu;- Vận hành thành thạo hệ thống trộn ép khuôn nhựa;- Vận hành thành thạo hệ thống trộn đánh bóng bề mặt và in nhựa;- Vận hành thành thạo hệ thống KCS;- Vận hành thành thạo hệ thống xử lý nước thải;- Vận hành thành thạo hệ thống xuất nhập kho;- Vận hành thành thạo các hệ thống điện điện trong các khu vực sản xuất;- Bảo dưỡng được các hệ thống điều khiển trong hệ thống điện;- Bảo dưỡng được các loại cơ khí, điện và nhiệt trong nhà xưởng;- Sửa chữa được hư hỏng các loại máy cơ khí, điện trong nhà xưởng;- Ứng dụng các công khoa học kỹ thuật giải quyết được một số tình huống

kỹ thuật phức tạp trong thực tế.3.2. Có năng lực thực hiện các kỹ năng thiết yếu, bao gồm: Kỹ năng

giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan sát, kỹ năng đánh giá, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ứng dụng thực tế, kỹ năng phân tích, kỹ năng lập kế hoạch.

3.3. Có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí

được phân công trên nguyên tắc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp- Vận hành hệ thống máy trộn, máy ép khuôn nhựa;- Vận hành hệ thống máy đánh bóng và in;- Vận hành hệ thống KCS nhựa;

Page 47: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Vận hành hệ thống xư lý nước thải;- Bảo dưỡng – sửa chữa hệ thống cơ, điện;- Thủ kho nhựa.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của bản thân và nghề nghiệp;

Page 48: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/ nghề (mô tả nghề): - Nghề Công nghệ sản xuất nhựa được Bộ LĐ-TB-XH phê duyệt vào

nhóm nghề trọng điểm đã và đang được đầu tư đáp ứng tốt các nhu cầu về đào tạo nghề.

- Sản xuất nhựa là nghề vận hành, hiệu chỉnh các dây chuyền sản xuất hạt nhựa PVC, PE, PP, PS, PU... từ các nguyên liệu cơ bản theo đúng yêu cầu kỹ thuật, điều khiển hệ thống sản xuất. Thực hiện kiểm tra thành phẩm trước khi xuất xưởng.

- Người hành nghề sản xuất nhựa thường làm việc trong phân xưởng có hóa chất độc hại, tiếng ồn lớn, độ rung động và nhiệt độ cao, công việc vừa mang tính độc lập vừa mang tính tập thể, có tính chất kỷ luật cao. Vậy người công nhân phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng thích ứng nhanh với công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Kiến thức2.1. Kiến thức chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phònga) Chính trị, đạo đức- Trình bày được kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ

Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.- Giải thích được kiến thức cơ bản về đường lối phát triển kinh tế của

Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng, miền.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, gia công lĩnh vực sản xuất sản phẩm nhựa.

- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm

việc theo Hiến pháp và Pháp luật.- Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân

sống trong xã hội công nghiệp.- Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong

tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc.- Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.- Có tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và

có tác phong công nghiệp.- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động và an toàn lao động.

Page 49: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

b) Thể chất, quốc phòng- Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong môi trường phức tạp của các xí

nghiệp sản xuất nhựa.- Trình bày được các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc.- Trình bày được những kiến thức, thực hiện được kỹ năng cơ bản cần thiết

trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh.- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn

sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.c) Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội,

pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.2.2. Kiến thức chuyên môn của nghề đào tạo- Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức

chuyên môn nghề sản xuất nhựa.- Phân tích được thành phần, chất lượng của một số loại nhựa thông

dụng và ứng dụng của các loại vật liệu nhựa trong đời sống.- Mô tả được cấu tạo, hiểu được nguyên lý làm việc của các máy khuấy

trộn, ép khuôn, làm bóng bề mặt và in nhựa.- Mô tả được cấu tạo và hiểu được nguyên lý làm việc của các loại máy

phát điện, nhiệt.- Mô tả được cấu tạo và hiểu được nguyên lý làm việc của hệ thống xử lý

nước thải từ sản xuất nhựa.- Trình bày và hiểu được các nguyên tắc điều khiển, khống chế truyền

động và nhiệt cho các hệ thống trộn và ép khuôn.- Trình bày và hiểu được các nguyên lý hoạt động của máy phân tích

chất lượng nhựa. - Hiểu được các qui tắc an toàn hóa chất, thiết bị trong sản xuất.- Có tư duy tổng hợp để dễ dàng tiếp cận được với công nghệ mới.2.3. Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.- Ứng dụng được kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin để quản lý xuất

nhập nguyên vật liệu và thành phẩm.2.4. Có kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế

hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của nghề sản xuất nhựa.

3. Kỹ năng

Page 50: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

3.1. Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ kiểm tra, đo lường

và các đồ dùng chuyên dụng trong nghề.- Vận hành thành thạo hệ thống phối trộn nguyên liệu.- Vận hành thành thạo hệ thống trộn ép khuôn nhựa.- Vận hành thành thạo hệ thống trộn đánh bóng bề mặt và in nhựa.- Vận hành thành thạo hệ thống Kiểm tra- Chất lượng- Sản Phẩm (hệ thống

KCS).- Vận hành thành thạo hệ thống xử lý nước thải, khí thải.- Vận hành thành thạo hệ thống xuất nhập kho.- Vận hành thành thạo các hệ thống điện điện tử trong các khu vực sản

xuất.- Bảo dưỡng được các hệ thống điều khiển trong hệ thống điện.- Bảo dưỡng được các loại máy cơ khí, điện và nhiệt trong nhà xưởng.- Sửa chữa được hư hỏng thường gặp trong các loại máy cơ khí, điện trong

nhà xưởng.- Ứng dụng các công khoa học kỹ thuật giải quyết được một số tình huống

kỹ thuật phức tạp trong thực tế.3.2. Có năng lực thực hiện các kỹ năng thiết yếu, bao gồm: Kỹ năng

giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan sát, kỹ năng đánh giá, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ứng dụng thực tế, kỹ năng phân tích, kỹ năng lập kế hoạch.

3.3. Có trình độ ngoại ngữ Bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

phức tạp trong các điều kiện làm việc.- Tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí

được phân công trên nguyên tắc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp- Vận hành hệ thống máy trộn, máy ép khuôn nhựa.

Page 51: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Vận hành hệ thống máy đánh bóng và in.- Vận hành hệ thống KCS nhựa.- Vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải.- Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống cơ khí, điện.- Thủ kho nhựa.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp để đáp ứng tốt đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của bản thân và nghề nghiệp.

Page 52: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

11.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐÓNG MỚI THÂN TÀU BIỂN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghềCông nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển trình độ cao đẳng là ngành,

nghề thuộc nhóm ngành, nghề gia công cơ khí, trong lĩnh vực đóng tàu, làm công tác kỹ thuật công nghệ hoặc lao động kỹ thuật trực tiếp ở các vị trí như: Gia công, lắp ráp, đấu đà, hạ thủy tàu và giám sát kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại các doanh nghiệp, các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, các cơ sở sản xuất kinh doanh cơ khí và cơ khí đóng tàu, điều kiện và môi trường làm việc trong nhà xưởng và ngoài triền đà tàu, các vật liệu chủ yếu được sử dụng gồm: Thép tấm, thép hình, que hàn, vật liệu hàn… với yêu cầu kỹ thuật cao, trong môi trường có tiếng ồn và bụi công nghiệp. Cường độ làm việc cao theo tiến độ và khối lượng sản phẩm. Các thiết bị và dụng cụ chính được sử dụng trong nghề là: Máy cắt tự động hoặc bán tự động, máy cắt tôn, máy uốn tôn, máy ép thuỷ lực, máy hàn các loại, thiết bị cẩu, thiết bị nâng hạ, phương tiện di chuyển phân tổng đoạn, thiết bị cắt kim loại bằng hỗn hợp khí cháy hoặc Plasma, các dụng cụ lấy dấu, gia công, kiểm tra, lắp ráp và các loại thiết bị dụng cụ đảm bảo an toàn lao động.

Là ngành, nghề có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo và nội thủy của Tổ quốc, nó tạo ra những con tàu chất lượng ngày càng cao, đa dạng về chủng loại, đáp ứng yêu cầu khai thác hiệu quả, an toàn và mỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển hiện đại, có sự cạnh tranh cao giữa các quốc gia trên thế giới.

Để làm việc người lao động phải có sức khỏe, có kiến thức, kỹ năng về ngành Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển và tư cách đạo đức tác phong nghề nghiệp tốt.

2. Kiến thức- Sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng trên máy tính như

word, excel, Autocad/CAE;

Page 53: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được một trong các phần mềm chuyên dùng trong đóng tàu như SHIP CONTRUCTOR, RHINO, CATIA, TRIBON…

- Giải thích được các thông số cơ bản thể hiện hình dáng và các kết cấu tàu biển;

- Phân tích được phương pháp phóng dạng tuyến hình thân tàu biển;- Phân tích được các phương pháp khai triển chi tiết kết cấu, tôn vỏ tàu;- Giải thích được các yêu cầu cơ bản của các thiết bị trên biển: Thiết bị lái,

thiết bị neo, thiết bị chằng buộc, thiết bị cứu sinh, thiết bị lai dắt;- Phân tích được các tiêu chuẩn lắp ráp của tàu biển, các quy trình tổng quát

của công nghệ đóng tàu biển; - Giải thích được quy trình gia công, chế tạo dưỡng, bệ khuôn, gia công

tôn vỏ, gia công lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu biển;- Giải thích được quy trình lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn và quy trình đấu

lắp thân tàu biển trên đà trên đà đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;- Xác định được các phương pháp kiểm tra giám sát kỹ thuật khi gia công,

lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn và thân tàu;- Xác định được các nguyên nhân hư hỏng của các cơ cấu thân tàu và

phương pháp sửa chữa;- Xác định được các phương pháp hạ thủy tàu phổ biến;- Trình bày được phương pháp quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế

hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Lập được các loại bản vẽ đóng tàu trong Autocad cũng như trong các

phần mềm đóng tàu;- Vẽ được các bản vẽ trên Autocad cũng như trên phần mềm chuyên dùng

trong đóng tàu (SHIP CONTRUCTOR, RHINO, CATIA, TRIBON…);- Vẽ, kiểm tra và điều chỉnh thành thạo đường hình dáng thân tàu trên ba

mặt phẳng hình chiếu trên phần mềm Autocad cũng như trên phần mềm chuyên dùng trong đóng tàu (SHIP CONTRUCTOR, RHINO, CATIA, TRIBON…);

- Vẽ, kiểm tra và điều chỉnh chính xác các đường hình dáng thân tàu trên ba mặt phẳng hình chiếu trên các phần mềm;

- Khai triển thành thạo các chi tiết kết cấu, tôn vỏ tàu bằng các phần mềm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Vẽ thành thạo các thảo đồ dùng để lấy dấu, chế tạo được các loại dưỡng và bệ khuôn phục vụ cho công nghệ đóng tàu biển;

Page 54: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Gia công, lắp ráp thành thạo các chi tiết kết cấu thân tàu và tôn vỏ tàu biển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Lắp ráp được các phân đoạn, tổng đoạn của thân tàu biển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Lựa chọn được phương án và lắp ráp được thân tàu biển trên đà hợp lý đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Hạ thủy được tàu biển đảm bảo an toàn;- Kiểm tra, phát hiện được sai sót kỹ thuật, cách phòng ngừa và các biện

pháp khắc phục trong quá trình đóng mới và sửa chữa thân vỏ tàu biển;- Có kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người

khác tại nơi làm việc;- Tổ chức và hướng dẫn được tổ, nhóm lao động để thực hiện công việc

đảm bảo yêu cầu;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công

việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi ở các vị trí làm việc của nghề;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Gia công kết cấu thân tàu biển- Lắp ráp kết cấu thân tàu biển- Đấu lắp thân tàu biển trên đà- Hạ thủy tàu tàu biển- Giám sát kỹ thuật tàu biển.

Page 55: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2360 giờ tương đương 80 tín chỉ

Page 56: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển trình độ trung cấp là ngành, nghề thuộc nhóm ngành, nghề gia công cơ khí, trong lĩnh vực đóng tàu, làm công tác kỹ thuật công nghệ hoặc lao động kỹ thuật trực tiếp ở các vị trí như: Gia công; lắp ráp; hạ thủy tàu, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại các doanh nghiệp, các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, các cơ sở sản xuất kinh doanh cơ khí và cơ khí đóng tàu, điều kiện và môi trường làm việc trong nhà xưởng và ngoài triền đà tàu, các vật liệu chủ yếu được sử dụng gồm: Thép tấm, thép hình, que hàn, vật liệu hàn… với yêu cầu kỹ thuật cao, trong môi trường có tiếng ồn và bụi công nghiệp; cường độ làm việc cao theo tiến độ và khối lượng sản phẩm. Các thiết bị và dụng cụ chính được sử dụng trong nghề là: Máy cắt tôn, máy uốn, máy ép, máy hàn, thiết bị cẩu, thiết bị nâng hạ, phương tiện di chuyển phân tổng đoạn, thiết bị cắt kim loại bằng hỗn hợp khí cháy hoặc Plasma, các dụng cụ lấy dấu, gia công, kiểm tra, lắp ráp và các loại thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn lao động.

Đây là ngành, nghề có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo và nội thủy của Tổ Quốc, nó tạo ra những con tàu chất lượng ngày càng cao, đa dạng về chủng loại, đáp ứng yêu cầu khai thác hiệu quả, an toàn và mỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển hiện đại, có sự cạnh tranh cao giữa các quốc gia trên thế giới.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe, có kiến thức, kỹ năng về ngành Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển và tư cách đạo đức tác phong nghề nghiệp tốt.

1. Kiến thức- Sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng trên máy tính như word,

excel, Autocad/CAE;- Trình bày được các thông số cơ bản thể hiện hình dáng thân tàu biển;- Mô tả được các dạng kết cấu, nút kết cấu, vị trí lắp ghép từng kết cấu thân

tàu biển;- Trình bày được phương pháp phóng dạng tuyến hình thân tàu biển bằng

phần mềm Autocad;- Trình bày được phương pháp khai triển chi tiết kết cấu, tôn vỏ bằng phần

mềm Autocad;- Mô tả được quy trình công nghệ đóng tàu biển tổng quát;

Page 57: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp lắp ráp và các sai lệch thường gặp trong quá trình lắp ráp thân tàu biển theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc Quốc tế;

- Trình bày được quy trình gia công tôn vỏ và gia công lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu, cụm chi tiết kết cấu thân tàu biển;

- Nhận biết được quy trình lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn của thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc Quốc tế;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

2. Kỹ năng- Lập được các loại bản vẽ đóng tàu trong Autocad cũng như trong các

phần mềm đóng tàu;- Vẽ, kiểm tra và điều chỉnh thành thạo đường hình dáng thân tàu trên ba

mặt phẳng hình chiếu trên phần mềm Autocad;- Vẽ, kiểm tra và điều chỉnh được đường hình dáng thân tàu trên ba mặt

phẳng hình chiếu trên máy tính bằng phần mềm Autocad;- Khai triển được một số chi tiết kết cấu cơ bản, các tấm tôn vỏ tàu phẳng

và cong một chiều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trên máy tính bằng phần mềm Autocad;

- Vẽ được thảo đồ, chế tạo được các loại dưỡng và bệ khuôn cơ bản phục vụ cho Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển;

- Gia công, lắp ráp được một số chi tiết kết cấu thân tàu biển và tôn vỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Xác định được giới hạn các sai lệch cho phép cho các kiểu lắp ráp trong quá trình đóng mới và sửa chữa vỏ tàu biển;

- Lắp ráp được các phân đoạn, tổng đoạn của thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Thực hiện được công việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

3. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá

nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;

Page 58: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Gia công kết cấu thân tàu biển- Lắp ráp kết cấu thân tàu biển- Hạ thủy tàu tàu biển5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1545 giờ tương đương 52 tín chỉ

Page 59: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

12.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CÔNG NGHỆ MẠA - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghềCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

trong các dây chuyền mạ, các xưởng gia công, sửa chữa cơ khí của các công ty, doanh nghiệp có liên quan đến công nghệ mạ, bảo quản, bảo dưỡng các máy và thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người có trình độ cao đẳng chuyên môn về Công nghệ Mạ thường đảm nhận vị trí như: pha chế các dung dịch cho lớp mạ; vận hành hệ thống máy, thiết bị trong dây chuyền mạ; bảo quản, bảo dưỡng các máy, thiết bị trong dây chuyền; nhân viên tư vấn bán hàng, tư vấn kỹ thuật... thuộc các lĩnh vực như: mạ kẽm; mạ thiếc; mạ đồng; mạ niken; mạ crôm; mạ vàng điện hóa; mạ hợp kim (Cu – Zn); mạ đồng hoa học trên nền nhựa ABS. Ngoài ra, người học còn có thể đảm nhận các vị trí: Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, gia công, sản xuất kinh doanh thiết bị, vật tư chuyên ngành.

Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện trong môi trường làm việc là tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, nhiệt độ cao, dòng điện lớn và dễ cháy nổ, những nơi phát sinh ra nhiều bụi kim loại, hơi hóa chất... Chính vì vậy, để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với vị trí công việc.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.500 giờ (tương đương 60 tín chỉ).2. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm, tính chất và ứng dụng của các sản phẩm mạ;- Vận dụng được các kiến thức cơ bản, kỹ thuật cơ sở nghề và chuyên môn

nghề để thực hiện quy trình mạ đạt chất lượng sản phẩm, có hiệu quả và phù hợp với cấp trình độ đào tạo;

- Giải thích được các nội dung cơ bản của luật lao động phù hợp với từng vị trí làm việc;

- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Page 60: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

3. Kỹ năng- Làm được các công việc phức tạp của quy trình mạ;- Thực hiện được công việc kiểm tra và đánh giá chất lượng của lớp mạ;- Vận hành được máy và thiết bị phù hợp với cấp trình độ đào tạo;- Bảo dưỡng được các thiết bị chính trong dây chuyền mạ;- Xử lý được các sự cố trong quá trình mạ;- Bồi dưỡng, kèm cặp được những người thợ có trình độ thấp hơn;- Quản lý được tổ, nhóm để thực hiện các hoạt động trong quy trình mạ;- Chấp hành kỷ luật lao động, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp

trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh

đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; - Tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh về kỹ thuật; - Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực

hiện của các thành viên trong nhóm; - Tuân thủ và chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà

nước trong các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ;- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và

phòng cháy chữa cháy;- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng

nghề nghiệp.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Mạ kẽm hóa học;- Mạ thiếc điện hóa;- Mạ đồng điện hóa;- Mạ niken điện hóa;

Page 61: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Mạ crôm điện hóa;- Mạ vàng điện hóa;- Mạ hợp kim (Cu – Zn) điện hóa;- Mạ đồng hóa học trên nền nhựa ABS;- Tham gia thiết kế, lập dự án, giám sát thi công dây chuyền mạ;- Tư vấn, bán hàng vật tư, thiết bị mạ. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ Mạ, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 62: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghềCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

trong các dây chuyền mạ, các xưởng gia công, sửa chữa cơ khí của các công ty, doanh nghiệp có liên quan đến công nghệ mạ, bảo quản, bảo dưỡng các máy và thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 3 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người có trình độ cao đẳng chuyên môn về Công nghệ Mạ thường đảm nhận vị trí như: pha chế các dung dịch cho lớp mạ; vận hành hệ thống máy, thiết bị trong dây chuyền mạ; bảo quản, bảo dưỡng các máy, thiết bị trong dây chuyền; nhân viên tư vấn bán hàng, tư vấn kỹ thuật... thuộc các lĩnh vực như: mạ kẽm; mạ thiếc; mạ đồng; mạ niken; mạ crôm; mạ vàng điện hóa; mạ hợp kim (Cu – Zn); mạ đồng hoa học trên nền nhựa ABS. Ngoài ra, người học còn có thể đảm nhận các vị trí: Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, gia công, sản xuất kinh doanh thiết bị, vật tư chuyên ngành.

Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện trong môi trường làm việc là tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, nhiệt độ cao, dòng điện lớn và dễ cháy nổ, những nơi phát sinh ra nhiều bụi kim loại, hơi hóa chất... Chính vì vậy, để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với vị trí công việc.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 900 giờ (tương đương 35 tín chỉ).2. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm, tính chất và ứng dụng của các sản phẩm mạ;- Vận dụng được các kiến thức cơ bản, kỹ thuật cơ sở nghề và chuyên môn

nghề để thực hiện quy trình mạ đạt chất lượng sản phẩm, có hiệu quả và phù hợp với cấp trình độ đào tạo;

- Giải thích được các nội dung cơ bản của luật lao động phù hợp với từng vị trí làm việc;

- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng- Làm được các công việc phức tạp của quy trình mạ;- Thực hiện được công việc kiểm tra và đánh giá chất lượng của lớp mạ;- Vận hành được máy và thiết bị phù hợp với cấp trình độ đào tạo;- Bảo dưỡng được các thiết bị chính trong dây chuyền mạ;- Xử lý được các sự cố trong quá trình mạ;- Bồi dưỡng, kèm cặp được những người thợ có trình độ thấp hơn;

Page 63: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Quản lý được tổ, nhóm để thực hiện các hoạt động trong quy trình mạ;- Chấp hành kỷ luật lao động, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp

trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh

đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; - Tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh về kỹ thuật; - Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực

hiện của các thành viên trong nhóm; - Tuân thủ và chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà

nước trong các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ;- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và

phòng cháy chữa cháy;- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng

nghề nghiệp.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Mạ kẽm hóa học;- Mạ thiếc điện hóa;- Mạ đồng điện hóa;- Mạ niken điện hóa;- Mạ crôm điện hóa;- Tham gia thiết kế, lập dự án, giám sát thi công dây chuyền mạ;- Tư vấn, bán hàng vật tư, thiết bị mạ.

Page 64: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ Mạ, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 65: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

13.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CÔNG NGHỆ SƠN TÀU THUỶA - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghềCông nghệ Sơn tầu thủy trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học được

học tập, nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật thi công sơn trêntầu thủy làm từ sắt thép, kim loại màu, gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, thông qua sử dụng các dụng cụ thủ công, máy móc cùng kết hợp với bàn tay khéo léo của người thợ tham gia sản xuất ra sản phẩm tầu thủy như: tầu hàng, tàu cá, tàu chở khách, ca nô, xuồng các loại,....bảo quản chống ăn mòn, làm đẹp cho bên ngoài, không gian nội thất, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành, nghề Công nghệ Sơn tầu thủy có thể làm việc tại các xưởng, công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tàu thủy hoặc các công ty khai thác phương tiện thủy. Ngoài ra người học có thể tự tổ chức sơn bảo quản, sơn trang trí các sản phẩm cơ khí tại các gia đình, ở các địa phương đơn lẻ. Cường độ làm việc cao và chịu áp lực lớn về thời gian, mẫu mã của sản phẩm do khách hàng yêu cầu. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: Kiến trúc nhà xưởng và quy hoạch mặt bằng xưởng hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các trang thiết bị thủ công và máy móc tốt; có các quy định nội bộ về an toàn lao động và an toàn sức khỏe cho người lao động.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

2. Kiến thức- Trình bày được quy định an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống

cháy nổ và bảo vệ môi trường trong quá trình làm việc;- Phân tích được các đặc điểm cơ bản của vật liệu kim loại đen, kim loại màu, gỗ

tự nhiên, gỗ công nghiệp; - Phân biệt được những khuyết tật của kim loại và gỗ để phòng tránh khi gia

công;- Giải thích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, các dạng bố cục trong

Page 66: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

các hình cơ bản;- Trình bày được các quy định về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;- Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ

công dùng trong thi công sơn trên các sản phẩm thép, gỗ;- Trình bày được tính chất vật lý, hóa học, phương pháp điều chế và ứng dụng

của một số loại sơn cơ bản; giải thích được bản chất của các phản ứng khi pha chế sơn;- Xác định và dự báo được các sự cố về hóa chất và cháy nổ có thể xảy ra, để từ

đó lập được kế hoạch và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và ứng phó phù hợp;- Mô tả được các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, phòng ngừa và giảm thiểu

bệnh nghề nghiệp khi tiếp xúc với hóa chất; trình bày được các phản ứng sơ cấp và thứ cấp sinh ra các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe;

- Phân tích được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong thi công sơn trên sản phẩm thép, gỗ;

- Phân tích được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong thi công sơn trên sản phẩm thép, gỗ;

- Phân tích được các yêu cầu của sản phẩm, nguyên lý chế tạo đảm bảo độ dày, màu, công dụng và tính mỹ thuật trên sản phẩm đó;

- Phân tích được quy trình làm sạch bề mặt trên sản phẩm trong không gian nội, ngoại thất sẵn có;

- Phân tích được quy trình thi công sơn trên sản phẩm trong không gian nội, ngoại thất sẵn có;

- Trình bày được quy trình chuẩn bị nguyên, vật liệu, phụ liệu khi làm sạch bề mặt, thi công sơn;

- Phân tích được quy trình pha chế sơn;- Mô tả được quy trình gia công làm sạch mặt phẳng, mặt cong trên sản phẩm

thép, gỗ;- Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật,

quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Sơ cứu được các tai nạn hóa chất cơ bản trong thi công sơn; nhận biết và cảnh

báo khả năng xảy ra tai nạn hóa chất để phòng ngừa tai nạn cho bản thân và người xung quanh;

- Bảo dưỡng, vệ sinh đúng kỹ thuật các dụng cụ và thiết bị thi công sơn, thiết bị làm sạch bề mặt; giám sát được công tác bảo dưỡng, đánh giá được mức độ sạch và nhiễm bẩn của các dụng cụ; hiệu chỉnh được thiết bị như máy pha sơn, máy phun sơn, các loại cân; cài đặt được các thông số thiết bị nghề sơn;

- Vận hành được một số thiết bị chính trong quá trình làm sạch bề mặt và thi công sơn;

- Làm sạch được bề mặt các chi tiết kết cấu thân tàu và tôn vỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

Page 67: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Thi công sơn được bề mặt các chi tiết kết cấu thân tàu và tôn vỏ tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;;

- Phòng ngừa, ứng phó được các sự cố hóa chất và cháy nổ cơ bản; đề xuất được các biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất trong quá trình thi công sơn;

- Lập được phương án sử dụng, bảo quản phù hợp với từng loại sơn và quy định của cơ quan nơi làm việc;

- Tính toán và pha chế được các loại sơn theo tiêu chuẩn quy định của các hãng sản xuất;

- Lập được kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra chất lượng, chiều dày màng sơn, phương án xử lý hư hỏng màng sơn và bảo quản mẫu đúng quy trình;

- Sử dụng được các phần mềm tin học ứng dụng trong hóa học để xử lý số liệu, vẽ cấu trúc nguyên tử và phân tử;

- Đề xuất biện pháp và sử dụng tiết kiệm sơn, dung môi, điện, nước khi làm việc;- Làm đúng các yêu cầu của quy trình 5S và ISO trong quá trình thi công sơn;

phát hiện những vị trí chưa thực hiện 5S và ISO hoặc thực hiện chưa đúng để đề xuất lãnh đạo chỉnh sửa và bổ sung hợp lý;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả; đánh giá được các kết quả công

việc của cá nhân và các thành viên trong nhóm; có khả năng tổ chức, lập nhóm làm việc; đề xuất được các giải pháp để nhóm làm việc hiệu quả;

- Trung thực với kết quả công việc (kiểm nghiệm, đo đạc, thi công), kiên trì phát hiện và khắc phục những sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện công việc; tự giác nhận trách nhiệm ở vị trí công việc đảm nhận;

- Chủ động và sáng tạo trong công việc; có ý thức kỷ luật lao động cao, có trách nhiệm với công việc, thích ứng với môi trường lao động trong bối cảnh hội nhập Quốc tế;

- Chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở nơi làm việc; chủ động, sáng tạo và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện, nước, vật tư và hóa chất, xanh hóa môi trường khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm về ô nhiễm môi trường do cá nhân gây ra;

- Tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn hóa chất và vệ sinh công nghiệp; tích cực, chủ động hướng dẫn những người chưa nắm vững nguyên tắc an toàn lao động khi tiếp xúc với hóa chất để phòng ngừa tai nạn.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc

Page 68: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

làm của ngành, nghề bao gồm:- Làm sạch bề mặt kết cấu và thân tàu thủy;- Pha chế sơn tàu thủy;- Sơn trong đóng mới tàu thủy;- Sơn sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuỷ;- Giám sát kỹ thuật sơn tàu thuỷ.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học

phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ Sơn tàu thủy, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2000 giờ tương đương 75 tín chỉ

Page 69: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghềCông nghệ Sơn tầu thủy trình độ Trung cấp là ngành, nghề mà người học

được học tập, nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật thi công sơn trên tầu thủy làm từ sắt thép, kim loại màu, gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, thông qua sử dụng các dụng cụ thủ công, máy móc cùng kết hợp với bàn tay khéo léo của người thợ tham gia sản xuất ra sản phẩm tầu thủy như: tầu hàng, tàu cá, tàu chở khách, ca nô, xuồng các loại,....bảo quản chống ăn mòn, làm đẹp cho bên ngoài, không gian nội thất, đáp ứng yêu cầu bậc 3 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người học sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp ngành, nghề Công nghệ Sơn tầu thủy có thể làm việc tại các xưởng, công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tàu thủy hoặc các công ty khai thác phương tiện thủy. Ngoài ra người học có thể tự tổ chức sơn bảo quản, sơn trang trí các sản phẩm cơ khí tại các gia đình, ở các địa phương đơn lẻ. Cường độ làm việc cao và chịu áp lực lớn về thời gian, mẫu mã của sản phẩm do khách hàng yêu cầu. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: Kiến trúc nhà xưởng và quy hoạch mặt bằng xưởng hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các trang thiết bị thủ công và máy móc tốt; có các quy định nội bộ về an toàn lao động và an toàn sức khỏe cho người lao động.

Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

2. Kiến thức- Trình bày được quy định an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng

chống cháy nổ và bảo vệ môi trường trong quá trình làm việc;- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của vật liệu kim loại đen, kim loại

màu, gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp; - Phân biệt được những khuyết tật của kim loại và gỗ để phòng tránh khi

gia công;- Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng

cụ thủ công dùng trong thi công sơn trên các sản phẩm thép, gỗ;- Xác định và dự báo được các sự cố về hóa chất và cháy nổ có thể xảy ra,

để từ đó lập được kế hoạch và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và ứng phó phù hợp;

- Trình bày được các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, phòng ngừa và giảm thiểu bệnh nghề nghiệp khi tiếp xúc với hóa chất; trình bày được các phản ứng sơ cấp và thứ cấp sinh ra các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe;

- Trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng

Page 70: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

trong thi công sơn trên sản phẩm thép, gỗ;- Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong thi công

sơn trên sản phẩm thép, gỗ;- Trình bày được các yêu cầu của sản phẩm, nguyên lý chế tạo đảm bảo độ

dày, màu, công dụng và tính mỹ thuật trên sản phẩm đó;- Trình bày được quy trình làm sạch bề mặt trên sản phẩm trong không gian

nội, ngoại thất sẵn có;- Trình bày được quy trình thi công sơn trên sản phẩm trong không gian

nội, ngoại thất sẵn có;- Trình bày được quy trình chuẩn bị nguyên, vật liệu, phụ liệu khi làm sạch

bề mặt, thi công sơn;- Mô tả được quy trình gia công làm sạch mặt phẳng, mặt cong trên sản

phẩm thép, gỗ;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng- Sơ cứu được các tai nạn hóa chất cơ bản trong thi công sơn; nhận biết và

cảnh báo khả năng xảy ra tai nạn hóa chất để phòng ngừa tai nạn cho bản thân và người xung quanh;

- Bảo dưỡng, vệ sinh đúng kỹ thuật các dụng cụ và thiết bị thi công sơn, thiết bị làm sạch bề mặt; giám sát được công tác bảo dưỡng, đánh giá được mức độ sạch và nhiễm bẩn của các dụng cụ; hiệu chỉnh được thiết bị như máy pha sơn, máy phun sơn, các loại cân; cài đặt được các thông số thiết bị nghề sơn;

- Vận hành được một số thiết bị chính trong quá trình làm sạch bề mặt và thi công sơn;

- Làm sạch được bề mặt các chi tiết kết cấu thân tàu và tôn vỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Thi công sơn được bề mặt các chi tiết kết cấu thân tàu và tôn vỏ tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;;

- Phòng ngừa, ứng phó được các sự cố hóa chất và cháy nổ cơ bản; đề xuất được các biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất trong quá trình thi công sơn;

- Đề xuất biện pháp và sử dụng tiết kiệm sơn, dung môi, điện, nước khi làm việc;

- Làm đúng các yêu cầu của quy trình 5S và ISO trong quá trình thi công sơn;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Page 71: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách

nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;- Trung thực với kết quả công việc (kiểm nghiệm, đo đạc, thi công), kiên trì

phát hiện và khắc phục những sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện công việc; tự giác nhận trách nhiệm ở vị trí công việc đảm nhận;

- Chủ động và sáng tạo trong công việc; có ý thức kỷ luật lao động cao, có trách nhiệm với công việc, thích ứng với môi trường lao động trong bối cảnh hội nhập Quốc tế;

- Chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở nơi làm việc; chủ động, sáng tạo và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện, nước, vật tư và hóa chất, xanh hóa môi trường khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm về ô nhiễm môi trường do cá nhân gây ra;

- Tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn hóa chất và vệ sinh công nghiệp; tích cực, chủ động hướng dẫn những người chưa nắm vững nguyên tắc an toàn lao động khi tiếp xúc với hóa chất để phòng ngừa tai nạn.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Làm sạch bề mặt vỏ tàu thủy;- Pha chế sơn tàu thủy;- Sơn đóng mới tàu thủy;- Sơn sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuỷ;6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người

học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ Sơn tàu thủy, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1500 giờ tương đương 57 tín chỉ

Page 72: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

14.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆNA - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghềCông nghệ Sơn tĩnh điện trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các

công việc trong dây chuyền sơn, các xưởng gia công, sửa chữa cơ khí của các công ty, doanh nghiệp có liên quan đến công nghệ sơn, bảo quản, bảo dưỡng các máy và thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người có trình độ cao đẳng chuyên môn về Công nghệ Sơn tĩnh điện thường đảm nhận vị trí như: Tẩy rửa bề mặt vật sơn, pha chế các dung dịch cho lớp sơn; vận hành hệ thống máy, thiết bị trong dây chuyền sơn, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi sơn; bảo quản, bảo dưỡng các máy, thiết bị trong dây chuyền; nhân viên tư vấn bán hàng, tư vấn kỹ thuật... thuộc các lĩnh vực như: Sơn nhúng ED điện ly trên nền kim loại; Sơn tĩnh điện dạng bột trên nền kim loại; Sơn tĩnh điện dạng ướt trên nền kim loại; Sơn tĩnh điện dạng ướt trên nền phi kim loại. Ngoài ra, người học còn có thể đảm nhận các vị trí: Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, gia công, sản xuất kinh doanh thiết bị, vật tư chuyên ngành.

Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện trong môi trường làm việc là tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, nhiệt độ cao, dòng điện lớn và dễ cháy nổ, những nơi phát sinh ra nhiều bụi kim loại, hơi hóa chất... Chính vì vậy, để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với vị trí công việc.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.500 giờ (tương đương 60 tín chỉ).2. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm, tính chất và ứng dụng của các sản phẩm sơn

tĩnh điện;- Vận dụng được các kiến thức cơ bản, kỹ thuật cơ sở nghề và chuyên môn

nghề để thực hiện quy trình sơn đạt chất lượng sản phẩm, có hiệu quả và phù hợp với cấp trình độ đào tạo;

- Giải thích được các nội dung cơ bản của luật lao động phù hợp với từng vị trí làm việc;

- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;

Page 73: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Làm được các công việc phức tạp của quy trình sơn tĩnh điện;- Thực hiện được công việc kiểm tra và đánh giá chất lượng của lớp sơn;- Vận hành được máy và thiết bị trong dây chuyền sơn tĩnh điện phù hợp

với cấp trình độ đào tạo;- Bảo dưỡng được các máy, thiết bị chính trong dây chuyền sơn tĩnh điện;- Xử lý được các sự cố trong quá trình sơn;- Bồi dưỡng, kèm cặp được những người thợ có trình độ thấp hơn;- Quản lý được tổ, nhóm để thực hiện các hoạt động trong quy trình sơn

tĩnh điện;- Chấp hành kỷ luật lao động, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp

trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh

đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; - Tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh về kỹ thuật; - Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực

hiện của các thành viên trong nhóm; - Tuân thủ và chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà

nước trong các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ;- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và

phòng cháy chữa cháy;- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng

nghề nghiệp.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Sơn nhúng ED điện ly trên nền kim loại;

Page 74: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sơn tĩnh điện dạng bột trên nền kim loại;- Sơn tĩnh điện dạng ướt trên nền kim loại;- Sơn tĩnh điện dạng ướt trên nền phi kim loại;- Tham gia thiết kế, lập dự án, giám sát thi công dây chuyền sơn tĩnh điện;- Tư vấn, bán hàng vật tư, thiết bị sơn tĩnh điện. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ Sơn tĩnh điện, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 75: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghềCông nghệ Sơn tĩnh điện trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các

công việc trong dây chuyền sơn, các xưởng gia công, sửa chữa cơ khí của các công ty, doanh nghiệp có liên quan đến công nghệ sơn, bảo quản, bảo dưỡng các máy và thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 3 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người có trình độ cao đẳng chuyên môn về Công nghệ Sơn tĩnh điện thường đảm nhận vị trí như: Tẩy rửa bề mặt vật sơn, pha chế các dung dịch cho lớp sơn; vận hành hệ thống máy, thiết bị trong dây chuyền sơn, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi sơn; bảo quản, bảo dưỡng các máy, thiết bị trong dây chuyền; nhân viên tư vấn bán hàng, tư vấn kỹ thuật... thuộc các lĩnh vực như: Sơn nhúng ED điện ly trên nền kim loại; Sơn tĩnh điện dạng ướt trên nền kim loại. Ngoài ra, người học còn có thể đảm nhận các vị trí: Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, gia công, sản xuất kinh doanh thiết bị, vật tư chuyên ngành.

Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện trong môi trường làm việc là tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, nhiệt độ cao, dòng điện lớn và dễ cháy nổ, những nơi phát sinh ra nhiều bụi kim loại, hơi hóa chất... Chính vì vậy, để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với vị trí công việc.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 900 giờ (tương đương 35 tín chỉ).2. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm, tính chất và ứng dụng của các sản phẩm sơn

tĩnh điện;- Vận dụng được các kiến thức cơ bản, kỹ thuật cơ sở nghề và chuyên môn

nghề để thực hiện quy trình sơn đạt chất lượng sản phẩm, có hiệu quả và phù hợp với cấp trình độ đào tạo;

- Giải thích được các nội dung cơ bản của luật lao động phù hợp với từng vị trí làm việc;

- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng- Làm được các công việc phức tạp của quy trình sơn tĩnh điện;- Thực hiện được công việc kiểm tra và đánh giá chất lượng của lớp sơn;- Vận hành được máy và thiết bị trong dây chuyền sơn tĩnh điện phù hợp

với cấp trình độ đào tạo;- Bảo dưỡng được các máy, thiết bị chính trong dây chuyền sơn tĩnh điện;

Page 76: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Xử lý được các sự cố trong quá trình sơn;- Bồi dưỡng, kèm cặp được những người thợ có trình độ thấp hơn;- Quản lý được tổ, nhóm để thực hiện các hoạt động trong quy trình sơn

tĩnh điện;- Chấp hành kỷ luật lao động, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp

trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh

đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; - Tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh về kỹ thuật; - Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực

hiện của các thành viên trong nhóm; - Tuân thủ và chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà

nước trong các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ;- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và

phòng cháy chữa cháy;- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng

nghề nghiệp.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Sơn nhúng ED điện ly trên nền kim loại;- Sơn tĩnh điện dạng ướt trên nền kim loại;- Tham gia thiết kế, lập dự án, giám sát thi công dây chuyền sơn tĩnh điện;- Tư vấn, bán hàng vật tư, thiết bị sơn tĩnh điện. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ Sơn tĩnh điện, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

Page 77: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 78: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

15.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (UDPM)A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành/nghềCông nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) trình độ cao đẳng là là nghề

thực hiện các công việc ứng dụng phần mềm tin học để khai thác, xử lý, vận hành trên một hệ thống công nghệ thông tin (hệ thống máy tính, thiết bị xử lý thông tin, hệ thống mạng) để tạo nên thành phẩm là một sản phẩm kỹ thuật số, multimedia (voice/ video), một bộ cơ sở dữ liệu hoặc một bộ các thông tin dưới dạng văn bản và số hóa đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế, đạt năng suất chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) có thể làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm), dịch vụ trợ giúp khách hàng; Triển khai, ứng dụng phần mềm; Xử lý dữ liệu, quản trị hệ thống phần mềm, quản trị mạng.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2200 giờ tương đương với 84 tín chỉ.2. Về kiến thức- Phân biệt được các loại phần mềm và các thuật ngữ chuyên ngành của

phần mềm;- Phân tích được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu;- Lập kế hoạch sao lưu, phục hồi dữ liệu;- Xác định được quy trình xử lý dữ liệu;- Đánh giá được các yếu tố đảm bảo an toàn dữ liệu;- Đánh giá được quy mô, hiện trạng của mạng máy tính;- Vận dụng được các kiến thức về an toàn, bảo hộ lao động và môi trường

trong quá trình làm việc;- Ứng dụng được các kiến thức cơ bản của tin học phục vụ các hoạt động

của nghề;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Về kỹ năng

Page 79: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định. Sử dụng được một số chương trình tin học văn phòng và tin học ứng dụng, biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet;

- Khai thác, ứng dụng được công nghệ thông tin trong phân tích và thiết kế hệ thống viễn thông, mạng máy tính. Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Thiết kế được sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng dựa vào đặc tính của phần mềm ứng dụng;

- Thiết kế, xây dựng được cơ sở dữ liệu theo yêu cầu, tính chất của công việc được giao;

- Lựa chọn được phương pháp sao lưu, phục hồi dữ liệu đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống;

- Thiết kế, xây dựng được hệ thống mạng cơ bản;- Lựa chọn được các cơ chế đảm bảo an toàn dữ liệu;- Thực hiện được các công việc lắp ráp, cài đặt, thiết lập các thông số cơ

bản của máy tính;- Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc;- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động;- Quản lý nhóm, giám sát hệ thống công nghệ thông tin vừa và nhỏ;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Thực hiện công việc có đạo đức, ý thức, tác phong về nghề nghiệp, trách

nhiệm công dân, luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ: Xác định chính xác thông tin về nơi làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà xưởng, nội quy, quy định. Xác định đúng mục đích, yêu cầu, sản phẩm, nội quy của công việc;

- Thực hiện trách nhiệm, có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền; thực hiện công việc cần cù chịu khó và sáng tạo; thực hiện công việc đúng kỷ luật lao động của tổ chức và thực hiện đúng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp, sáng tạo trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;- Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm;

Page 80: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Phân loại các phế phẩm thiết bị công nghệ thông tin đúng nơi quy định tránh ô nhiễm môi trường;

- Áp dụng được các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Dịch vụ khách hàng;- Khai thác dịch vụ CNTT;- Quản trị hệ thống phần mềm;- Xử lý dữ liệu;- Lập trình ứng dụng;- Quản trị mạng máy tính;- Bảo trì máy tính.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 81: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghềCông nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) trình độ trung cấp là là nghề

thực hiện các công việc ứng dụng phần mềm tin học để khai thác, xử lý, vận hành trên một hệ thống công nghệ thông tin (hệ thống máy tính, thiết bị xử lý thông tin, hệ thống mạng). Quản trị hệ thống phầ mềm, cơ sở dữ liệu hoặc hoặc xử lý dữ liệu theo yêu cầu, đạt năng suất chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) có thể làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm); Triển khai, ứng dụng phần mềm; Xử lý dữ liệu, quản trị hệ thống phần mềm, quản trị mạng.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1400 giờ tương đương với 56 tín chỉ.2. Về kiến thức- Phân biệt được các loại phần mềm và các thuật ngữ chuyên ngành của

phần mềm;- Trình bày được các công việc của quản trị hệ thống phần mềm;- Lập kế hoạch sao lưu, phục hồi dữ liệu;- Xác định được quy trình xử lý dữ liệu;- Đánh giá được các yếu tố đảm bảo an toàn dữ liệu;- Trình bày được các kiến thức về lập trình ứng dụng;- Trình bày được các kiến thức về quản trị mạng;- Trình bày được các kiến trúc máy tính, quy trình bảo dưỡng và sửa chữa

máy tính;- Vận dụng được các kiến thức về an toàn, bảo hộ lao động và môi trường

trong quá trình làm việc;- Ứng dụng được các kiến thức cơ bản của tin học phục vụ các hoạt động

của nghề;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Về kỹ năng- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định. Sử dụng được

một số chương trình tin học văn phòng và tin học ứng dụng, biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet;

- Khai thác, ứng dụng được công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

Page 82: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Khai thác được các dịch vụ công nghệ thông tin và quản trị được hệ thống hệ thống phần mềm trong tổ chức, doanh nghiệp;

- Lập trình được ứng dụng phần mềm, lập trình được trang web và nghiệm thu hệ thống đáp ứng yêu cầu khách hàng;

- Thiết kế, xây dựng và quản trị được hệ thống mạng cơ bản;- Lựa chọn được các cơ chế đảm bảo an toàn dữ liệu;- Thực hiện được các công việc lắp ráp, cài đặt, thiết lập các thông số cơ

bản của máy tính;- Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc;- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Thực hiện công việc có đạo đức, ý thức, tác phong về nghề nghiệp, trách

nhiệm công dân, luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ: Xác định chính xác thông tin về nơi làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà xưởng, nội quy, quy định. Xác định đúng mục đích, yêu cầu, sản phẩm, nội quy của công việc;

- Thực hiện trách nhiệm, có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền; thực hiện công việc cần cù chịu khó; thực hiện công việc đúng kỷ luật lao động của tổ chức và thực hiện đúng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

- Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành;- Phân loại các phế phẩm thiết bị công nghệ thông tin đúng nơi quy định

tránh ô nhiễm môi trường;- Áp dụng được các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực công nghệ

thông tin.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Khai thác dịch vụ CNTT;- Quản trị hệ thống phần mềm;- Xử lý dữ liệu;- Lập trình ứng dụng;

Page 83: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Quản trị mạng máy tính;- Bảo trì máy tính.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 84: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

16.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: ĐỒ HỌAA - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành “Đồ họa”“Đồ họa” trình độ cao đẳng là ngành kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả

năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các phần mềm thiết kế, máy và thiết bị chuyên dụng để tạo ra các sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo, mỹ thuật kết hợp với đa phương tiện để phục vụ nhu cầu quảng bá, truyền thông trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa và đào tạo, phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của người dân, nghề đồ họa “trình độ cao đẳng” đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Đồ họa là loại hình mỹ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh, chữ viết, màu sắc và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.

Người làm Đồ họa có thể làm việc tại các công ty về thiết kế, tư vấn quảng cáo sản phẩm, bộ phận nhận diện thương hiệu, thiết kế xuất bản sách báo hoặc phụ trách việc thiết kế và quảng cáo tại các doanh nghiệp; hoặc các doanh nghiệp làm phim hoạt hình, truyện tranh, truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, biên tập âm thanh; có thể làm việc tại các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí… giảng dạy tại các trường có đào tạo ngành.

2. Kiến thức- Mô tả được vị trí, vai trò và chức năng ngành đồ họa đối với nhu cầu xã

hội;- Phân loại được nhu cầu thị trường, thị hiếu thẩm mỹ, lịch sử sản phẩm;- Mô tả được nội dung cơ bản về mỹ thuật, thẩm mỹ, cơ sở tạo hình,

nguyên lý thị giác … trong thiết kế sản phẩm đồ họa;- Lựa chọn được các phần mềm chuyên dùng trong nghề đồ họa;- Mô tả được các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp;- Trình bày được kiến thức cơ bản về kỹ thuật đồ họa trên máy tính;- Trình bày được các quy chuẩn về thiết kế các sản phẩm đồ họa;- Mô tả được quy trình thiết kế các sản phẩm đồ họa;- Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh

công nghiệp và bảo vệ môi trường;

Page 85: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Xác định được nhu cầu của khách hàng;- Phác thảo được ý tưởng sản phẩm đồ họa;- Phân tích và lựa chọn được phương án thiết kế;- Lập được bản vẽ thiết kế sản phẩm;- Thực hiện được các công việc liên quan đến thiết kế đồ họa như tạo bản

vẽ kỹ thuật, mỹ thuật, chế bản sách báo, quảng cáo, video số, hình ảnh động...- Phân tích được các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế đồ họa;- Giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực thiết kế;- Sử dụng được công cụ, phương tiện kỹ thuật, công nghệ;- Thiết kế được mẫu sản phẩm trên các loại chất liệu;- Xây dựng được quy trình thiết kế, quy trình tạo mẫu và quy trình đánh giá

của sản phẩm;- Tư vấn và định hướng được nhu cầu xã hội và tâm lý sử dụng sản phẩm

đồ họa;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, giải quyết công việc, các vấn

đề từ đơn giản đến phức tạp trong từng vị trí việc làm cụ thể;- Khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác

nhau;- Năng lực tự học, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo trong

công việc;- Có ý thức về trách nhiệm công nhân, thái độ, tác phong công nghiệp và

đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;- Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện các nhiệm vụ xác định;- Tự chủ, năng động, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với

nhóm trong xử lý các tình huống công việc;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm.

Page 86: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của nghề bao gồm:- Xác định yêu cầu về sản phẩm đồ họa;- Thiết kế sản phẩm;- Thiết kế đồ họa cơ bản;- Thiết kế đồ họa quảng cáo;- Xử lý hình ảnh;- Thiết kế đồ họa động.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Đồ họa trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nghề hoặc trong nhóm nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu 2280 giờ tương đương 90 tín chỉ

Page 87: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về nghề “Đồ họa”“Đồ họa” trình độ trung cấp là ngành kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả

năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các phần mềm thiết kế, máy và thiết bị chuyên dụng để tạo ra các sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo, mỹ thuật kết hợp với đa phương tiện để phục vụ nhu cầu quảng bá, truyền thông trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa và đào tạo, phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của người dân, nghề đồ họa “trình độ trung cấp” đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Đồ họa là loại hình mỹ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh, chữ viết, màu sắc và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.

Người làm nghề Đồ họa có thể làm việc tại các công ty về thiết kế, tư vấn quảng cáo sản phẩm, bộ phận nhận diện thương hiệu, thiết kế xuất bản sách báo hoặc phụ trách việc thiết kế và quảng cáo tại các doanh nghiệp; hoặc các doanh nghiệp làm phim hoạt hình, truyện tranh, truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, biên tập âm thanh; có thể làm việc tại các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí… giảng dạy tại các trường học.

2. Kiến thức- Mô tả được vị trí, vai trò và chức năng ngành đồ họa đối với nhu cầu xã

hội;- Phân loại được nhu cầu thị trường, thị hiếu thẩm mỹ, lịch sử sản phẩm;- Mô tả được nội dung cơ bản về mỹ thuật, thẩm mỹ, cơ sở tạo hình,

nguyên lý thị giác … trong thiết kế sản phẩm đồ họa;- Lựa chọn được các phần mềm chuyên dùng trong nghề đồ họa;- Mô tả được các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp;- Trình bày được kiến thức cơ bản về kỹ thuật đồ họa trên máy tính;- Trình bày được các quy chuẩn về thiết kế các sản phẩm đồ họa;- Mô tả được quy trình thiết kế các sản phẩm đồ họa;- Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh

công nghiệp và bảo vệ môi trường;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng- Xác định được nhu cầu của khách hàng;- Phác thảo được ý tưởng sản phẩm đồ họa;- Phân tích và lựa chọn được phương án thiết kế;

Page 88: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Lập được bản vẽ thiết kế sản phẩm;- Thực hiện được các công việc liên quan đến thiết kế đồ họa như tạo bản

vẽ kỹ thuật, mỹ thuật, chế bản sách báo, quảng cáo, video số, hình ảnh động...- Phân tích được các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế đồ họa;- Giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực thiết kế;- Sử dụng được công cụ, phương tiện kỹ thuật, công nghệ;- Thiết kế được mẫu sản phẩm trên các loại chất liệu;- Xây dựng được quy trình thiết kế, quy trình tạo mẫu và quy trình đánh giá

của sản phẩm;- Tư vấn và định hướng được nhu cầu xã hội và tâm lý sử dụng sản phẩm

đồ họa;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, giải quyết công việc, các vấn

đề từ đơn giản đến phức tạp trong từng vị trí việc làm cụ thể;- Khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác

nhau;- Năng lực tự học, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo trong

công việc;- Có ý thức về trách nhiệm công nhân, thái độ, tác phong công nghiệp và

đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;- Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện các nhiệm vụ xác định;- Tự chủ, năng động, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với

nhóm trong xử lý các tình huống công việc;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của nghề bao gồm:- Xác định yêu cầu về sản phẩm đồ họa;- Thiết kế sản phẩm;- Thiết kế đồ họa cơ bản;

Page 89: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Thiết kế đồ họa quảng cáo;- Xử lý hình ảnh.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Đồ họa trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nghề hoặc trong nhóm nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu 1530 giờ tương đương 60 tín chỉ

Page 90: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

17.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: ĐÚC, DÁT ĐỒNG MỸ NGHỆA - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về nghề “Đúc, dát đồng mỹ nghệ”“Đúc, dát đồng mỹ nghệ” trình độ cao đẳng là ngành, nghề kết hợp giữa ý

tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ, thiết bị chuyên dụng để tạo ra các sản phẩm, tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa và đào tạo, phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của người dân, “trình độ cao đẳng” đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Đúc, dát đồng mỹ nghệ là loại hình mỹ thuật truyền thống, kết hợp chất liệu truyền thống và ý tưởng một cách sáng tạo, để tạo nên những sản phẩm ứng dụng có tính thẩm mỹ cao qua các sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội.

Người làm nghề Đúc, dát đồng mỹ nghệ có thể làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, cơ sở chuyên về đúc, dát đồng mỹ nghệ,…giảng dạy tại các trường học.

2. Kiến thức- Mô tả được vị trí, vai trò và chức năng ngành, nghề Đúc, dát đồng đối với

nhu cầu xã hội;- Phân tích được phương pháp chuẩn bị nguyên liệu đúc đồng, công dụng,

cấu tạo, cách sử dụng dụng cụ, thiết bị máy móc dùng trong nghề Đúc, dát đồng mỹ nghệ;

- Phân tích được phương pháp thiết kế, gia công lò nấu đồng; - Phân tích được quy trình kỹ thuật đúc các sản phẩm đồng mỹ nghệ

thông thường như: Phân tích được quy trình kỹ thuật đúc phôi liệu dát đồng; phân tích được quy trình kỹ thuật đúc nồi đồng; phân tích được quy trình kỹ thuật đúc bình hoa đồng; phân tích được quy trình kỹ thuật đúc đỉnh đồng;

- Phân loại được nhu cầu thị trường, thị hiếu thẩm mỹ, lịch sử sản phẩm;- Mô tả được nội dung cơ bản về kỹ thuật, mỹ thuật, yếu tố thẩm mỹ…

trong thiết kế sản phẩm đồng;- Lựa chọn được các loại nguyên liệu chuyên dùng trong nghề đúc, dát

đồng;- Trình bày được các quy chuẩn về thiết kế và sản xuất các sản phẩm đồng;

Page 91: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Mô tả được quy trình thiết kế, sản xuất các sản phẩm từ đồng;- Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh

công nghiệp và bảo vệ môi trường;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng- Xác định được nhu cầu của khách hàng;- Phác thảo được ý tưởng sản phẩm;- Phân tích và lựa chọn được phương pháp thiết kế và sản xuất;- Lập được bản vẽ thiết kế sản phẩm;- Phân tích được các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm;- Giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực thiết kế;- Sử dụng được công cụ, phương tiện kỹ thuật, công nghệ đúc, dát đồng; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị máy móc dùng trong nghề Đúc,

dát đồng mỹ nghệ;- Thiết kế, gia công được các lò nấu đồng dùng bễ, lò gió đảm bảo yêu cầu

kỹ thuật;- Làm được các khuôn, thao thông thường như: khuôn đúc phôi liệu dát

đồng, khuôn đúc nồi đồng, khuôn đúc bình hoa đồng, khuôn đúc đỉnh đồng;- Làm được các khuôn thao kỹ thuật cao như: khuôn đúc phù điêu đồng,

khuôn đúc tượng đồng, khuôn đúc chuông đồng theo mẫu đảm bảo kỹ thuật cao; - Đúc và hoàn thiện được các sản phẩm đồng mỹ nghệ theo mẫu thông

thường: phôi liệu dát đồng, nồi đồng, bình hoa, đỉnh đồng với chất lượng cao về kỹ thuật và mỹ thuật;

- Thiết kế được mẫu sản phẩm;- Xây dựng được quy trình thiết kế, quy trình tạo mẫu và quy trình đánh giá

của sản phẩm; - Tổ chức, quản lý được tổ sản xuất, ca sản xuất, phân xưởng sản xuất; - Tự tổ chức được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Đúc, dát đồng mỹ

nghệ, tiếp thị và tính toán được giá thành sản phẩm đúc đồng;- Tư vấn và định hướng được nhu cầu xã hội và tâm lý sử dụng sản phẩm

đồng;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

Page 92: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, giải quyết công việc, các vấn

đề từ đơn giản đến phức tạp trong từng vị trí việc làm cụ thể;- Khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác

nhau;- Năng lực tự học, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo trong

công việc;- Có ý thức về trách nhiệm công nhân, thái độ, tác phong công nghiệp và

đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;- Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện các nhiệm vụ xác định;- Tự chủ, năng động, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với

nhóm trong xử lý các tình huống công việc;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của nghề bao gồm:- Thiết kế lò đúc đồng dùng bễ;- Đúc phôi dát;- Đúc đỉnh đồng;- Đúc phù điêu đồng;- Đúc tượng đồng;- Trạm nét, hoàn thiện sản phẩm;- Dát mâm đồng;- Dát chậu đồng;- Thiết kế tạo mẫu sản phẩm.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Đúc, dát đồng mỹ nghệ trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ, hoặc học liên

Page 93: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

thông lên trình độ cao hơn trong cùng nghề hoặc trong nhóm nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu 2280 giờ tương đương 90 tín chỉ

Page 94: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về nghề “Đúc, dát đồng mỹ nghệ”“Đúc, dát đồng mỹ nghệ” trình độ trung cấp là ngành, nghề kết hợp giữa ý

tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ, thiết bị chuyên dụng để tạo ra các sản phẩm, tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, trong sản xuất, kinh doanh, văn hóa và đào tạo, phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của người dân, “trình độ trung cấp” đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Đúc, dát đồng mỹ nghệ là loại hình mỹ thuật truyền thống, kết hợp chất liệu truyền thống và ý tưởng một cách sáng tạo, để tạo nên những sản phẩm ứng dụng có tính thẩm mỹ cao qua các sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội.

Người làm nghề Đúc, dát đồng mỹ nghệ có thể làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, cơ sở chuyên về đúc, dát đồng,…giảng dạy tại các trường học.

2. Kiến thức- Mô tả được vị trí, vai trò và chức năng ngành, nghề Đúc, dát đồng đối với

nhu cầu xã hội;- Phân tích được phương pháp chuẩn bị nguyên liệu đúc đồng, công dụng,

cấu tạo, cách sử dụng dụng cụ, thiết bị máy móc dùng trong nghề Đúc, dát đồng mỹ nghệ;

- Phân tích được phương pháp thiết kế, gia công lò nấu đồng; - Phân tích được quy trình kỹ thuật đúc các sản phẩm đồng mỹ nghệ

thông thường như: Phân tích được quy trình kỹ thuật đúc phôi liệu dát đồng; phân tích được quy trình kỹ thuật đúc nồi đồng; phân tích được quy trình kỹ thuật đúc bình hoa đồng; phân tích được quy trình kỹ thuật đúc đỉnh đồng;

- Phân loại được nhu cầu thị trường, thị hiếu thẩm mỹ, lịch sử sản phẩm;- Mô tả được nội dung cơ bản về kỹ thuật, mỹ thuật, yếu tố thẩm mỹ…

trong thiết kế sản phẩm đồng;- Lựa chọn được các loại nguyên liệu chuyên dùng trong nghề đúc, dát

đồng;- Trình bày được các quy chuẩn về thiết kế và sản xuất các sản phẩm đồng;- Mô tả được quy trình thiết kế, sản xuất các sản phẩm từ đồng;- Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh

công nghiệp và bảo vệ môi trường;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng- Xác định được nhu cầu của khách hàng;

Page 95: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Phác thảo được ý tưởng sản phẩm;- Phân tích và lựa chọn được phương pháp thiết kế và sản xuất;- Lập được bản vẽ thiết kế sản phẩm;- Phân tích được các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm;- Giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực thiết kế;- Sử dụng được công cụ, phương tiện kỹ thuật, công nghệ đúc, dát đồng; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị máy móc dùng trong nghề Đúc,

dát đồng;- Thiết kế, gia công được các lò nấu đồng dùng bễ, lò gió đảm bảo yêu cầu

kỹ thuật;- Làm được các khuôn, thao thông thường như: khuôn đúc phôi liệu dát

đồng, khuôn đúc nồi đồng, khuôn đúc bình hoa đồng, khuôn đúc đỉnh đồng;- Làm được các khuôn thao kỹ thuật cao như: khuôn đúc phù điêu đồng,

khuôn đúc tượng đồng, khuôn đúc chuông đồng theo mẫu đảm bảo kỹ thuật cao; - Đúc và hoàn thiện được các sản phẩm đồng mỹ nghệ theo mẫu thông

thường: phôi liệu dát đồng, nồi đồng, bình hoa, đỉnh đồng với chất lượng cao về kỹ thuật và mỹ thuật;

- Xây dựng được quy trình thiết kế, quy trình tạo mẫu và quy trình đánh giá của sản phẩm;

- Tổ chức, quản lý được tổ sản xuất, ca sản xuất, phân xưởng sản xuất;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, giải quyết công việc, các vấn

đề từ đơn giản đến phức tạp trong từng vị trí việc làm cụ thể;- Khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác

nhau;- Năng lực tự học, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo trong

công việc;- Có ý thức về trách nhiệm công nhân, thái độ, tác phong công nghiệp và

đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;- Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện các nhiệm vụ xác định;- Tự chủ, năng động, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với

nhóm trong xử lý các tình huống công việc;

Page 96: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của nghề bao gồm:- Thiết kế lò đúc đồng dùng bễ- Đúc phôi dát;- Đúc đỉnh đồng;- Đúc phù điêu đồng;- Đúc tượng đồng;- Chạm nét, hoàn thiện sản phẩm;- Dát mâm đồng;- Dát chậu đồng.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Đúc, dát đồng mỹ nghệ trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ, hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nghề hoặc trong nhóm nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu 1530 giờ tương đương 60 tín chỉ

Page 97: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

18.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: GÒA - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề: Gò trình độ Cao đẳng là nghề tạo hình các sản phẩm từ phôi liệu kim loại

tấm phẳng thành các sản phẩm kích thước 3 chiều dạng khối trụ, nón, nón cụt, bán cầu có chiều dày không đổi hoặc thay đổi so với chiều dày tấm kim loại ban đầu, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Nhiệm vụ chính của nghề là từ bản vẽ sản phẩm với vật liệu quy định, người thợ khai triển, vạch dấu, pha cắt phôi, gò tạo hình và ghép mối sản phẩm theo đúng yêu cầu của bản vẽ;

Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất cơ khí với địa điểm làm việc tương đối ổn định, ít thay đổi; cường độ làm việc không cao nhưng đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, tỷ mỷ, khéo léo và có tư duy sáng tạo trong việc tạo hình các chi tiết cũng như trang trí các sản phẩm gò;

Trong quá trình thực hiện công việc, người hành nghề phải sử dụng một số chủng loại vật tư và phát sinh bụi công nghiệp, phế liệu có nguy cơ tác động tiêu cực tới con người cũng như môi trường: dầu, mỡ công nghiệp, khí hàn, bụi sắt…. Vì vậy công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp phải được quan tâm;

Để làm nghề, người lao động phải có sức khỏe, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức và sự say mê nghề nghiệp.

2. Kiến thức- Phân tích được các phương pháp biểu diễn vật thể thông qua các hình

biểu diễn; - Trình bày được các đặc điểm về cơ tính, lý tính, các ứng dụng của kim

loại dạng tấm thường dùng và các vật liệu cơ khí khác trong nghề Gò;- Giải thích đúng các ký hiệu, các quy ước về dung sai trên bản vẽ chi tiết

và bản vẽ lắp chi tiết gò;

Page 98: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Mô tả được cấu tạo, cách sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ dùng trong nghề Gò;

- Trình bày được các phương pháp khai triển hình Gò;- Trình bày được phương pháp gấp mép, ghép nối vật gò;- Nhận biết được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

khi Gò;- Đánh giá được thực trạng công tác an toàn, vệ sinh môi trường, nêu được

các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường trong nghề gò;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về tổ chức sản xuất và quản trị

kinh doanh, biết đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

3. Kỹ năng- Khai triển được các vật thể dạng hình trụ, hình nón, khối đa diện và dạng

hình cầu trên vật liệu Gò;- Thành thạo các thao tác cắt, uốn, nắn thẳng và làm phẳng kim loại;- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong công nghệ

dập nguội, dập nóng;- Thành thạo trong thao tác gò gấp mép, gò ghép mối, gò viền dây;- Vận dụng hợp lý phương pháp gò thúc, gò chun, gò sấn thúc để gò các vật

thể hình trụ có đáy và các hoa văn trang trí;- Thành thạo trong công việc gò ghép nối đường thẳng, đường cong, ghép

nối bằng đinh tán, ghép nối bằng hàn;- Tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghề;- Kèm cặp, hướng dẫn thợ bậc dưới;- Tổ chức, quản lý sản xuất theo nhóm, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi

trường;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

Page 99: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ

luật;- Tuân thủ các quy định về an toàn PCCN, an toàn lao động và bảo vệ môi

trường;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề, bao gồm:

- Chuẩn bị phôi gò;- Uốn kim loại;- Dập kim loại;- Gò ghép mối đường thẳng – đường tròn;- Gò ống trụ không ghép mối;- Gò viền dây;- Gò khối nón cụt – chóp cụt;- Gò thúc – Gò sấn thúc;- Gò chun- Hoàn thiện vật gò.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Gò trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2370 giờ (tương đương 90 tín chỉ)

Page 100: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề:

Gò trình độ Trung cấp là nghề tạo hình các sản phẩm từ phôi liệu kim loại tấm phẳng thành các sản phẩm kích thước 3 chiều dạng khối trụ, nón, nón cụt, bán cầu có chiều dày không đổi hoặc thay đổi so với chiều dày tấm kim loại ban đầu, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Nhiệm vụ chính của nghề là từ bản vẽ sản phẩm với vật liệu quy định, người thợ khai triển, vạch dấu, pha cắt phôi, gò tạo hình và ghép mối sản phẩm theo đúng yêu cầu của bản vẽ;

Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất cơ khí với địa điểm làm việc tương đối ổn định, ít thay đổi; cường độ làm việc không cao nhưng đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, tỷ mỷ, khéo léo và có tư duy sáng tạo trong việc tạo hình các chi tiết cũng như trang trí các sản phẩm gò;

Trong quá trình thực hiện công việc, người hành nghề phải sử dụng một số chủng loại vật tư và phát sinh bụi công nghiệp, phế liệu có nguy cơ tác động tiêu cực tới con người cũng như môi trường: dầu, mỡ công nghiệp, khí hàn, bụi sắt…. Vì vậy công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp phải được quan tâm;

Để làm nghề, người lao động phải có sức khỏe, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1350 giờ (tương đương 50 tín chỉ)2. Kiến thức- Mô tả được các phương pháp biểu diễn vật thể thông qua các hình biểu

diễn; - Ghi nhớ được các đặc điểm về cơ tính, lý tính, các ứng dụng của kim loại

dạng tấm thường dùng và các vật liệu cơ khí khác trong nghề Gò;- Giải thích được các ký hiệu, các quy ước về dung sai trên bản vẽ chi tiết

và bản vẽ lắp chi tiết gò;- Mô tả được cấu tạo, cách sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ dùng trong

nghề Gò;- Trình bày được các phương pháp khai triển hình Gò;- Trình bày được phương pháp gấp mép, ghép nối vật gò;- Nhận biết được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

khi Gò;

Page 101: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

3. Kỹ năng- Khai triển được các vật thể dạng hình trụ, hình nón, khối đa diện và dạng

hình cầu trên vật liệu Gò;- Thao tác cắt, uốn, nắn thẳng và làm phẳng được kim loại;- Sử dụng được các trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong công nghệ dập

nguội, dập nóng;- Gò được các sản phẩm bằng phương pháp gò gấp mép, gò ghép mối, gò

viền dây;- Sử dụng được phương pháp gò thúc, gò chun để gò các vật thể hình trụ có

đáy và các hoa văn trang trí;- Gò ghép nối đường thẳng, đường cong, ghép nối bằng đinh tán, ghép nối

bằng hàn để hoàn thiện vật gò;- Tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghề;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

tương đối phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành; - Ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ

luật;- Tuân thủ các quy định về an toàn PCCN, an toàn lao động và bảo vệ môi

trường;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề, bao gồm:

- Chuẩn bị phôi gò;- Uốn kim loại;- Dập kim loại;- Gò ghép mối đường thẳng – đường tròn;

Page 102: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Gò ống trụ không ghép mối;- Gò viền dây;- Gò thúc;- Gò chun- Hoàn thiện vật gò.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Gò trình độ Trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1350 giờ (tương đương 50 tín chỉ)

Page 103: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

19.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: HOÁ PHÂN TÍCH

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề Hóa phân tích (hay Hóa kiểm nghiệm) là một nghề thuộc lĩnh vực của ngành hóa học, chuyên đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đạt chuẩn về phương pháp và kỹ thuật phân tích định tính và định lượng các thông số hóa học và hóa lý của các đối tượng phân tích gồm: Đất, nước, không khí, nguyên liệu, sản phẩm trung gian, thành phẩm và nhiều đối tượng phân tích khác, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nhiệm vụ chính của nghề Hóa phân tích trình độ cao đẳng là: Lấy mẫu; tiếp nhận mẫu; lưu mẫu và bảo quản mẫu; pha chế hóa chất; phân tích mẫu; quản lý kho hóa chất và dụng cụ; tư vấn mua bán hóa chất, dụng cụ và máy móc thiết bị liên quan đến hóa học; vận hành hệ thống xử lý nước thải và nước cấp; quản lý kỹ thuật phân tích; quản lý chất lượng phân tích. Trong đó, nhiệm vụ phân tích định tính và định lượng các thông số hóa học và hóa lý trong mẫu là nhiệm vụ đặc trưng của nghề này.

Người tốt nghiệp nghề Hóa phân tích chủ yếu làm việc ở các phòng thí nghiệm có hoạt động phân tích các thông số hóa học và hóa lý như: Trung tâm quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; chi Cục Tiêu chuẩn và đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm thuộc Sở Y tế; các trung tâm phân tích; các doanh nghiệp có phòng kiểm nghiệm như: Nhà máy sản xuất dược phẩm, sản xuất đường, chế biến tinh bột sắn, sản xuất xi măng, sản xuất hóa chất,.... Ngoài ra, người tốt nghiệp nghề Hóa phân tích còn có thể vận hành được các hệ thống xử lý nước thải và nước cấp; có thể kinh doanh hóa chất, dụng cụ và máy móc thiết bị liên quan đến lĩnh vực hóa học.

Môi trường làm việc của nghề Hóa phân tích thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nên phải tuân thủ quy định của Luật Hóa chất, các nghị định, các thông tư và các quyết định trong lĩnh vực hóa chất hiện hành. Người tốt nghiệp nghề này thường xuyên sử dụng các dụng cụ và thiết bị như:

- Các dụng cụ bảo hộ lao động: Áo blu, găng tay, kính mắt, khẩu trang, mặt nạ phòng độc và mũ bảo hộ;

Page 104: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Các dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu: Tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, dụng cụ và thiết bị lấy mẫu đất, nước, không khí xung quanh, khí thải và các đối tượng mẫu khác.

- Các thiết bị phân tích: Máy đo pH, máy chuẩn độ điện thế, máy quang phổ hấp thụ phân tử, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, máy sắc ký khí, máy sắc ký lỏng và các thiết bị phân tích khác;

- Các dụng phân tích: Buret, pipet, micro pipet, bình tam giác, bình định mức, bình cầu, ống đong, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm và các dụng cụ phân tích khác;

- Các thiết bị hỗ trợ phân tích: Cân kỹ thuật, cân phân tích, tủ sấy, lò nung, tủ hút khí độc, máy li tâm, thiết bị chưng cất đạm, bếp điện, máy chưng cất nước và các thiết bị hỗ trợ khác.

2. Kiến thức- Trình bày được một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư

tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và những nhiệm vụ chính trị của đất nước; các nội dung học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt;

- Trình bày được những nội dung cơ bản về công tác quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phòng thủ dân sự;

- Trình bày được tác dụng, các kỹ thuật cơ bản và một số quy định của luật môn thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể lực;

- Trình bày và giải thích được kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin; sử dụng máy tính, xử lý văn bản; sử dụng bảng tính, trình chiếu, internet; các vấn đề an toàn bảo mật thông tin khi sử dụng máy tính;

- Tiếng Anh cơ bản đạt bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Trình bày được cách sử dụng, phương pháp bảo quản các dụng cụ trong phòng thí nghiệm hóa học; phân biệt được các dụng cụ thủy tinh chịu nhiệt và có độ chính xác cao với các dụng cụ thông thường; lựa chọn được các dụng cụ phù hợp với đối tượng phân tích;

- Trình bày được nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành các thiết bị trong phòng thí nghiệm hóa học như: Cân kỹ thuật, cân phân tích, tủ sấy, lò nung, máy đo pH, máy quang phổ hấp thụ phân tử, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, các loại máy sắc ký và các thiết bị khác;

- Trình bày được tính chất vật lý và hóa học, phương pháp điều chế và ứng dụng của một số chất vô cơ và hữu cơ; giải thích được bản chất của các phản ứng hóa học cơ bản;

Page 105: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Xác định và dự báo được các sự cố về hóa chất và cháy nổ có thể xảy ra, để từ đó lập được kế hoạch và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và ứng phó phù hợp;

- Mô tả được các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, phòng ngừa và giảm thiểu bệnh nghề nghiệp khi tiếp xúc với hóa chất;

- Trình bày được các phản ứng hóa học sơ cấp và thứ cấp sinh ra các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe;

- Trình bày được công thức pha chế các loại nồng độ hóa chất như: Nồng độ phần trăm, nồng độ mol/l, nồng độ đương lượng, nồng độ mg/l và các loại nồng độ khác; xác định được trường hợp nào phải pha chế hóa chất có độ chính xác cao, trường hợp nào phải hiệu chỉnh lại nồng độ sau pha chế; xác định được phương pháp bảo quản và hạn sử dụng của các hóa chất pha chế;

- Trình bày được ý nghĩa của các chữ và số trên nhãn lọ hóa chất, phân biệt được các loại hóa chất dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn và có độc tính; xác định được hạn sử dụng và sự thay đổi chất lượng của hóa chất; xác định được tiền chất, các hóa chất kị nhau để từ đó lập được phương án bảo quản, sử dụng phù hợp với Luật Hóa chất;

- Trình bày được các phương pháp và tiêu chuẩn hiện hành về lấy mẫu, bảo quản mẫu và lưu mẫu phân tích;

- Liệt kê được các phương pháp xử lý mẫu phân tích (hay chuyển hóa mẫu từ dạng không phân tích được sang dạng phân tích được) phù hợp với từng thông số trong các đối tượng phân tích khác nhau;

- Trình bày được các phương pháp tách, chiết, làm giàu và pha loãng mẫu phân tích;

- Mô tả được các kỹ thuật vệ sinh dụng cụ, thiết bị phân tích sau mỗi lần phân tích; liệt kê được các kỹ thuật đánh giá độ sạch của các dụng cụ và thiết bị;

- Trình bày được quy trình hiệu chuẩn các dụng cụ và thiết bị phân tích cơ bản;

- Xác định bản chất của hóa phân tích định tính là phát hiện được sự có mặt của các chất, còn hóa phân tích định lượng là xác định hàm lượng hay nồng độ của các chất trong mẫu phân tích;

- Trình bày được quy trình phân tích định tính và định lượng các chất bằng các phương pháp phân tích hóa học và phân tích công cụ;

- Mô tả được bản chất của các phương pháp phân tích hóa học như: Phương pháp khối lượng, phương pháp thể tích;

- Liệt kê và trình bày được cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích công cụ như: Điện hóa, quang phổ, sắc ký;

- Trình bày được các phương pháp xử lý thống kê số liệu phân tích;- Giải thích được ý nghĩa môi trường của các thông số phân tích;

Page 106: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được các tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm để đạt chứng nhận Vilas, Vimcerts và các chứng nhận khác;

- Trình bày được hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực phân tích và hiệu chuẩn;

- Liệt kê được các công nghệ xử lý nước thải và nước cấp.3. Kỹ năng- Vận dụng được các kiến thức chung đã học về quan điểm, đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước để giải quyết các vấn đề của cá nhân, xã hội và các vấn đề khác trong quá trình học tập, lao động, hoạt động hằng ngày và tham gia xây dựng, bảo vệ tổ quốc;

- Tập luyện thể dục thể thao đúng kỹ thuật và thường xuyên để sống khỏe và lao động hiệu quả;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản, gồm: Soạn thảo văn bản, sử dụng bảng tính, sử dụng trình chiếu và internet; xử lý được một số sự cố khi làm việc trên máy tính; cài đặt được một số phần mềm ứng dụng;

- Sử dụng tiếng Anh ở cấp độ bậc 2 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Sơ cứu được các tai nạn hóa chất cơ bản; - Phát hiện và cảnh báo khả năng xảy ra tai nạn hóa chất để phòng ngừa tai

nạn cho bản thân và người xung quanh;- Bảo dưỡng, vệ sinh đúng kỹ thuật các dụng cụ, máy móc và thiết bị hóa

học; đánh giá được mức độ sạch và nhiễm bẩn của các dụng cụ; hiệu chuẩn được các dụng cụ và thiết bị phân tích như: Máy đo pH, các loại cân; cài đặt được các thông số máy móc và thiết bị phân tích cơ bản;

- Phòng ngừa, ứng phó được các sự cố hóa chất và cháy nổ cơ bản; đề xuất được các biện pháp phòng ngừa sự, ứng phó cố hóa chất và cháy nổ;

- Phân tích, đánh giá được các phương trình phản ứng hóa học cơ bản và giải thích được bản chất của phản ứng;

- Lập được phương án sử dụng, bảo quản các loại hóa chất phù hợp với Luật Hóa chất và quy định của cơ quan nơi làm việc;

- Tính toán và pha chế được các loại hóa chất ở các dạng nồng độ từ đơn giản đến phức tạp như: Nồng độ mol/l, nồng độ phần trăm, nồng độ mg/l, nồng độ đương lượng và các loại nồng độ khác;

- Lấy được mẫu phân tích đúng tiêu chuẩn quy định, đảm bảo đúng loại mẫu và mang tính đại diện cao;

- Bảo quản sơ bộ mẫu phân tích tại hiện trường và tại phòng thí nghiệm đúng quy trình;

Page 107: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Xử lý được mẫu phân tích bằng các phương pháp tro hóa ướt như: Tro hóa bằng nước cường thủy, H2SO4 đặc và các hóa chất khác; tro hóa được mẫu bằng phương pháp tro hóa khô.

- Tách, chiết và làm giàu các thông số trong mẫu phân tích; - Sử dụng được các phương pháp che giấu để loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng

trong quá trình phân tích;- Sử dụng được các dụng cụ và thiết bị hỗ trợ hoạt động phân tích như: Các

dụng cụ thủy tinh, các loại cân, tủ sấy, lò nung, bếp điện, tủ hút khí, máy chưng cất nước, máy lọc nước siêu sạch, máy li tâm, máy rửa dụng cụ bằng sóng siêu âm và các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ khác;

- Vận hành được các máy móc, thiết bị phân tích như: Máy đo pH, máy chuẩn độ, các loại máy quang phổ, các loại thiết bị phân tích tại hiện trường và các thiết bị khác liên quan đến phân tích;

- Phân tích (hay kiểm nghiệm) các thông số đúng quy trình; - Đánh giá được mức độ nguy hiểm khi tiếp xúc với hóa chất trong quá

trình xử lý, bảo quản và quá trình phân tích mẫu;- Xử lý thống kê số liệu phân tích ở mức độ cơ bản và phức tạp như: Sai số

thô, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, sai số của phương pháp phân tích, xây dựng đồ thị đường chuẩn và các số liệu khác;

- Sử dụng được các phần mềm tin học ứng dụng trong hóa học để xử lý số liệu, vẽ cấu trúc nguyên tử và phân tử;

- Đánh giá được mức độ tin cậy của số liệu phân tích; phát hiện và khắc phục được các sai sót trong quá trình phân tích;

- Sử dụng hóa chất, nước, điện năng tiết kiệm và hiệu quả để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường;

- Phân loại được các loại chất thải thông thường và nguy hại; thu gom, lưu giữ và xử lý đúng quy định;

- Làm đúng các yêu cầu của quy trình 5S và ISO trong phòng thí nghiệm; phát hiện những vị trí chưa làm đúng 5S và ISO để đề xuất lãnh đạo chỉnh sửa và bổ sung hợp lý;

- Đánh giá được chất lượng nước thải, nước cấp trước và sau xử lý;- Tự học, tự nghiên cứu, tự cập nhật kiến thức chuyên môn về lĩnh vực

phân tích và các kiến thức khác để đáp ứng sự thay đổi về nhu cầu lao động của thị trường và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có năng lực vận dụng các nội dung đã học để rèn luyện phẩm chất chính

trị, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước;

Page 108: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Tuân thủ nội quy phòng thí nghiệm, các quy định về bảo hộ lao động, chủ động chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bản thân khi làm việc trong môi trường hóa chất;

- Trung thực, khách quan với kết quả phân tích, kiên trì phát hiện và khắc phục những sai sót phát sinh trong quá trình làm việc; tự giác nhận trách nhiệm ở vị trí công việc đảm nhận;

- Có ý thức kỷ luật lao động cao, có tác phong công nghiệp, thích ứng nhanh với môi trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

- Chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở nơi làm việc; chủ động, sáng tạo và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện, nước, vật tư và hóa chất, xanh hóa môi trường khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm về ô nhiễm môi trường do cá nhân gây ra;

- Tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn hóa chất và vệ sinh công nghiệp; tích cực, chủ động hướng dẫn những người chưa nắm vững nguyên tắc an toàn lao động khi tiếp xúc với hóa chất để phòng ngừa tai nạn;

- Chủ động cập nhật kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực phân tích và hiệu chuẩn; kiến thức về Luật hóa chất, các nghị định, các thông tư và các quyết định có liên quan đến lĩnh vực hóa chất; kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn trong lĩnh vực phân tích;

- Tích cực, chủ động tham gia các lớp huấn luyện an toàn hóa chất, nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpNgười tốt nghiệp nghề Hóa phân tích trình độ cao đẳng chủ yếu làm

việc ở các phòng thí nghiệm có hoạt động kiểm nghiệm các thông số hóa học và hóa lý như: Trung tâm quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; chi Cục Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm thuộc Sở Y tế; các trung tâm phân tích; các doanh nghiệp có phòng kiểm nghiệm như: Nhà máy sản xuất dược phẩm, sản xuất đường, chế biến tinh bột sắn, sản xuất xi măng, sản xuất hóa chất,.... Ngoài ra, người tốt nghiệp nghề Hóa phân tích còn có thể vận hành được các hệ thống xử lý nước thải và nước cấp; có thể kinh doanh hóa chất, dụng cụ và máy móc thiết bị liên quan đến lĩnh vực hóa học.

Sau khi tốt nghiệp nghề Hóa phân tích trình độ cao đẳng, người học đảm nhận được tối thiểu 10 vị trí việc làm sau đây:

- Lấy mẫu;- Tiếp nhận mẫu;- Lưu mẫu và bảo quản mẫu;- Pha chế hóa chất;- Phân tích mẫu;

Page 109: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Quản lý kho hóa chất và dụng cụ;- Tư vấn mua bán hóa chất, dụng cụ và thiết bị hóa học;- Vận hành hệ thống xử lý nước thải và nước cấp;- Quản lý kỹ thuật phân tích;- Quản lý chất lượng phân tích.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Hóa phân tích trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nghề hoặc trong nhóm nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 110: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề Hóa phân tích (hay Hóa kiểm nghiệm) là một nghề thuộc lĩnh vực của ngành hóa học, chuyên đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đạt chuẩn về phương pháp và kỹ thuật phân tích định tính và định lượng các thông số hóa học và hóa lý của các đối tượng phân tích gồm: Đất, nước, không khí, nguyên liệu, sản phẩm trung gian, thành phẩm và nhiều đối tượng phân tích khác, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nhiệm vụ chính của nghề Hóa phân tích trình độ trung cấp là: Lấy mẫu; tiếp nhận mẫu; lưu mẫu và bảo quản mẫu; pha chế hóa chất; phân tích mẫu; quản lý kho hóa chất và dụng cụ; tư vấn mua bán hóa chất, dụng cụ, máy móc và thiết bị liên quan đến hóa học. Trong đó, nhiệm vụ phân tích định tính và định lượng các thông số hóa học và hóa lý trong mẫu là nhiệm vụ đặc trưng của nghề này.

Người tốt nghiệp nghề Hóa phân tích chủ yếu làm việc ở các phòng thí nghiệm có hoạt động phân tích các thông số hóa học và hóa lý như: Trung tâm quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; chi Cục Tiêu chuẩn và đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm thuộc Sở Y tế; các trung tâm phân tích; các doanh nghiệp có phòng kiểm nghiệm như: Nhà máy sản xuất dược phẩm, sản xuất đường, chế biến tinh bột sắn, sản xuất xi măng, sản xuất hóa chất,.... Ngoài ra, người tốt nghiệp nghề Hóa phân tích còn có thể kinh doanh hóa chất, dụng cụ, máy móc và thiết bị liên quan đến lĩnh vực hóa học.

Môi trường làm việc của nghề Hóa phân tích thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nên phải tuân thủ quy định của Luật Hóa chất, các nghị định, các thông tư và các quyết định trong lĩnh vực hóa chất hiện hành. Người tốt nghiệp nghề này thường xuyên sử dụng các dụng cụ và thiết bị như:

- Các dụng cụ bảo hộ lao động: Áo blu, găng tay, kính mắt, khẩu trang, mặt nạ phòng độc và mũ bảo hộ;

- Các dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu: Tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, dụng cụ và thiết bị lấy mẫu đất, nước, không khí xung quanh, khí thải và các đối tượng mẫu khác.

- Các thiết bị phân tích: Máy đo pH, máy chuẩn độ điện thế, máy quang phổ hấp thụ phân tử và các thiết bị phân tích khác;

- Các dụng phân tích: Buret, pipet, micro pipet, bình tam giác, bình định mức, bình cầu, ống đong, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm và các dụng cụ phân tích khác;

- Các thiết bị hỗ trợ phân tích: Cân kỹ thuật, cân phân tích, tủ sấy, lò nung, tủ hút khí độc, máy li tâm, thiết bị chưng cất đạm, bếp điện, máy chưng cất nước và các thiết bị hỗ trợ khác.

Page 111: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

2. Kiến thức- Trình bày được một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư

tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và những nhiệm vụ chính trị của đất nước; các nội dung học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt;

- Trình bày được những nội dung cơ bản về công tác quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phòng thủ dân sự;

- Trình bày được tác dụng, các kỹ thuật cơ bản và một số quy định của luật môn thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể lực;

- Trình bày và giải thích được kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin; sử dụng máy tính, xử lý văn bản; sử dụng bảng tính, trình chiếu, internet; các vấn đề an toàn bảo mật thông tin khi sử dụng máy tính;

- Tiếng Anh cơ bản đạt bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Trình bày được cách sử dụng, phương pháp bảo quản các dụng cụ trong phòng thí nghiệm hóa học; phân biệt được các dụng cụ thủy tinh chịu nhiệt và có độ chính xác cao với các dụng cụ thông thường; lựa chọn được các dụng cụ phù hợp với đối tượng phân tích;

- Trình bày được nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành các thiết bị trong phòng thí nghiệm hóa học như: Cân kỹ thuật, cân phân tích, tủ sấy, lò nung, máy đo pH, máy quang phổ hấp thụ phân tử và các thiết bị khác;

- Trình bày được tính chất vật lý và hóa học, phương pháp điều chế và ứng dụng của một số chất vô cơ và hữu cơ; giải thích được bản chất của các phản ứng hóa học cơ bản;

- Xác định và dự báo được các sự cố về hóa chất và cháy nổ có thể xảy ra, để từ đó lập được kế hoạch và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và ứng phó phù hợp;

- Mô tả được các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, phòng ngừa và giảm thiểu bệnh nghề nghiệp khi tiếp xúc với hóa chất;

- Trình bày được các phản ứng hóa học sơ cấp và thứ cấp sinh ra các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe;

- Trình bày được công thức pha chế các loại nồng độ hóa chất như: Nồng độ phần trăm, nồng độ mol/l, nồng độ đương lượng, nồng độ mg/l và các loại nồng độ khác; xác định được trường hợp nào phải pha chế hóa chất có độ chính xác cao, trường hợp nào phải hiệu chỉnh lại nồng độ sau pha chế; xác định được phương pháp bảo quản và hạn sử dụng của các hóa chất pha chế;

- Trình bày được ý nghĩa của các chữ và số của nhãn hóa chất, phân biệt được các loại hóa chất dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn và có độc tính; xác định được hạn sử dụng và sự thay đổi chất lượng của hóa chất; xác định được tiền chất, các

Page 112: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

hóa chất kị nhau để từ đó lập được phương án bảo quản, sử dụng phù hợp với Luật Hóa chất;

- Trình bày được các phương pháp và tiêu chuẩn hiện hành về lấy mẫu, bảo quản mẫu và lưu mẫu phân tích;

- Liệt kê được các phương pháp xử lý mẫu phân tích (hay chuyển hóa mẫu từ dạng không phân tích được sang dạng phân tích được) phù hợp với từng thông số trong các đối tượng phân tích khác nhau;

- Trình bày được các phương pháp tách, chiết, làm giàu và pha loãng mẫu phân tích;

- Mô tả được các kỹ thuật vệ sinh dụng cụ, thiết bị phân tích sau mỗi lần phân tích; liệt kê được các kỹ thuật đánh giá độ sạch của các dụng cụ và thiết bị;

- Xác định bản chất của hóa phân tích định tính là phát hiện được sự có mặt của các chất, còn hóa phân tích định lượng là xác định hàm lượng hay nồng độ của các chất trong mẫu phân tích;

- Trình bày được quy trình phân tích định tính và định lượng các chất bằng các phương pháp phân tích hóa học và phân tích công cụ cơ bản;

- Mô tả được bản chất của các phương pháp phân tích hóa học như: Phương pháp khối lượng, phương pháp thể tích;

- Liệt kê và trình bày được cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích công cụ như: Điện hóa, quang phổ hấp thụ phân tử;

- Trình bày được các phương pháp xử lý thống kê số liệu phân tích;- Giải thích được ý nghĩa môi trường của các thông số phân tích;- Phân loại được các loại chất thải thông thường và nguy hại;- Trình bày được các tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm để đạt chứng nhận

Vilas, Vimcerts và các chứng nhận khác;- Trình bày được hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực phân tích.3. Kỹ năng- Vận dụng được các kiến thức chung đã học về quan điểm, đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước để giải quyết các vấn đề của cá nhân, xã hội và các vấn đề khác trong quá trình học tập, lao động, hoạt động hằng ngày và tham gia xây dựng, bảo vệ tổ quốc;

- Tập luyện thể dục thể thao đúng kỹ thuật và thường xuyên để sống khỏe và lao động hiệu quả;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản, gồm: Soạn thảo văn bản, sử dụng bảng tính, sử dụng trình chiếu và internet; xử lý được một số sự cố khi làm việc trên máy tính; cài đặt được một số phần mềm ứng dụng;

- Sử dụng tiếng Anh ở cấp độ bậc 1 (A1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

Page 113: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sơ cứu được các tai nạn hóa chất cơ bản; - Phát hiện và cảnh báo khả năng xảy ra tai nạn hóa chất để phòng ngừa tai

nạn cho bản thân và người xung quanh;- Bảo dưỡng, vệ sinh đúng kỹ thuật các dụng cụ, máy móc và thiết bị hóa

học; - Đánh giá được mức độ sạch và nhiễm bẩn của các dụng cụ;- Phòng ngừa, ứng phó được các sự cố hóa chất và cháy nổ cơ bản; đề xuất

được các biện pháp phòng ngừa sự, ứng phó cố hóa chất và cháy nổ;- Phân tích, đánh giá được các phương trình phản ứng hóa học cơ bản và

giải thích được bản chất của phản ứng;- Lập được phương án sử dụng, bảo quản các loại hóa chất phù hợp với

Luật Hóa chất và quy định của cơ quan nơi làm việc;- Tính toán và pha chế được các loại hóa chất ở các dạng nồng độ từ đơn

giản đến phức tạp như: Nồng độ mol/l, nồng độ phần trăm, nồng độ mg/l, nồng độ đương lượng và các loại nồng độ khác;

- Lấy được mẫu phân tích đúng tiêu chuẩn quy định, đảm bảo đúng loại mẫu và mang tính đại diện cao;

- Bảo quản sơ bộ mẫu phân tích tại hiện trường và tại phòng thí nghiệm đúng quy trình;

- Xử lý được mẫu phân tích bằng các phương pháp tro hóa ướt như: Tro hóa bằng nước cường thủy, H2SO4 đặc và các hóa chất khác; tro hóa được mẫu bằng phương pháp tro hóa khô.

- Sử dụng được các phương pháp che giấu để loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phân tích;

- Sử dụng được các dụng cụ và thiết bị hỗ trợ hoạt động phân tích như: Các dụng cụ thủy tinh, các loại cân, tủ sấy, lò nung, bếp điện, tủ hút khí, máy chưng cất nước, máy lọc nước siêu sạch, máy li tâm, thiết bị hỗ trợ khác;

- Vận hành được các máy móc, thiết bị phân tích như: Máy đo pH, máy chuẩn độ, các loại máy quang phổ, các loại thiết bị phân tích tại hiện trường và các thiết bị khác liên quan đến phân tích;

- Phân tích (hay kiểm nghiệm) các thông số đúng quy trình; - Đánh giá được mức độ nguy hiểm khi tiếp xúc với hóa chất trong quá

trình xử lý, bảo quản và quá trình phân tích mẫu;- Xử lý thống kê số liệu phân tích ở mức độ cơ bản như: Sai số thô, giá trị

trung bình, xây dựng đồ thị đường chuẩn và các số liệu khác; - Đánh giá được mức độ tin cậy của các số liệu phân tích; - Phát hiện và khắc phục được các sai sót trong quá trình phân tích;

Page 114: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng hóa chất, nước, điện năng tiết kiệm và hiệu quả để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường;

- Thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải đúng quy định;- Làm đúng các yêu cầu của quy trình 5S của phòng thí nghiệm;- Tự học, tự nghiên cứu, tự cập nhật kiến thức chuyên môn về lĩnh vực

phân tích và các kiến thức khác để đáp ứng sự thay đổi về nhu cầu lao động của thị trường và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có năng lực vận dụng các nội dung đã học để rèn luyện phẩm chất chính

trị, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước;

- Tuân thủ nội quy phòng thí nghiệm, các quy định về bảo hộ lao động, chủ động chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bản thân khi làm việc trong môi trường hóa chất;

- Trung thực, khách quan với kết quả phân tích, kiên trì phát hiện và khắc phục những sai sót phát sinh trong quá trình làm việc; tự giác nhận trách nhiệm ở vị trí công việc đảm nhận;

- Có ý thức kỷ luật lao động cao, có tác phong công nghiệp, thích ứng với môi trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

- Chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở nơi làm việc; chủ động, sáng tạo và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện, nước, vật tư và hóa chất, xanh hóa môi trường khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm về ô nhiễm môi trường do cá nhân gây ra;

- Tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn hóa chất và vệ sinh công nghiệp; tích cực, chủ động hướng dẫn những người chưa nắm vững nguyên tắc an toàn lao động khi tiếp xúc với hóa chất để phòng ngừa tai nạn;

- Chủ động cập nhật kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực phân tích; kiến thức về Luật hóa chất, các nghị định, các thông tư và các quyết định có liên quan đến lĩnh vực hóa chất; kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn trong lĩnh vực phân tích;

- Tích cực, chủ động tham gia các lớp huấn luyện an toàn hóa chất, nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpNgười tốt nghiệp nghề Hóa phân tích trình độ trung cấp chủ yếu làm

việc ở các phòng thí nghiệm có hoạt động kiểm nghiệm các thông số hóa học và hóa lý như: Trung tâm quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; chi Cục Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm thuộc Sở Y tế; các trung tâm phân tích; các doanh nghiệp có phòng kiểm nghiệm như: Nhà máy

Page 115: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

sản xuất dược phẩm, sản xuất đường, chế biến tinh bột sắn, sản xuất xi măng, sản xuất hóa chất,.... Ngoài ra, người tốt nghiệp nghề Hóa phân tích còn có thể kinh doanh hóa chất, dụng cụ và máy móc thiết bị liên quan đến lĩnh vực hóa học.

Sau khi tốt nghiệp nghề Hóa phân tích trình độ trung cấp, người học tối thiểu đảm nhận được 07 vị trí việc làm sau đây:

- Lấy mẫu;- Tiếp nhận mẫu;- Lưu mẫu và bảo quản mẫu;- Pha chế hóa chất;- Phân tích mẫu;- Quản lý kho hóa chất và dụng cụ;- Tư vấn mua bán hóa chất, dụng cụ và thiết bị hóa học.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Hóa phân tích trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nghề hoặc trong nhóm nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 116: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

20.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KẾ TOÁN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)Kế toán là quá trình thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông

tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Qua đó theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, đơn vị và tổng hợp các kết quả bằng các bảng báo cáo kế toán.

Nghề “Kế toán” là nghề đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, cung cấp nhân lực trong lĩnh vực kế toán thuộc các loại hình doanh nghiệp có các hình thức sở hữu : doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân; quy mô: lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ; lĩnh vực: sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây lắp; các đơn vị hành chính sự nghiệp; ngân hàng; công ty đầu tư tài chính. Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp rất cần thiết cho nhà quản trị, nó giúp họ đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh.

Người làm nghề cần có đủ sức khỏe, hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về quan điểm đường lối, về chính sách pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Đạt được trình độ tin học, ngoại ngữ theo yêu cầu của của ngành nghề. Được trang bị đủ những kiến thức về Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, Luật quản lý thuế và các quy định về tài chính. Môi trường làm việc đầy đủ cơ sở vật chất như: trang thiết bị dụng cụ làm việc văn phòng, có phần mềm kế toán chuyên dụng, các phần mềm hỗ trợ của Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan... giúp người làm nghề thực hiện công việc bằng thao tác thủ công hoặc được sự hỗ trợ

2. Kiến thức- Hiểu biết về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.- Hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, chính trị của Nhà

nước.- Hiểu biết về các chuẩn mực kế toán.- Hiểu biết về chế độ kế toán.- Hiểu biết hệ thống văn bản pháp luật về thuế.- Hiểu biết về giáo dục thể chất.

Page 117: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Biết cách sử dụng thành thạo máy tính, mạng máy tính, phần mềm văn phòng.

- Biết cách sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, đọc, soạn thảo tài liệu chứng từ kế toán.

- Xác định được vị trí, vai trò của kế toán trong ngành kinh tế.- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong

doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.- Biết cách vận dụng các văn bản liên quan đến ngành kinh tế.- Trình bày được tên các loại chứng từ kế toán được sử dụng trong các vị

trí việc làm.- Trình bày được phương pháp lập chứng từ kế toán.- Trình bày được phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế - Trình bày được quy trình xây dựng định mức chi phí.- Biết cách phân bổ doanh thu nhận trước, ghi nhận doanh thu, thu nhập

theo cơ sở dồn tích.- Biết cách phân bổ chi phí trả trước, trích trước phù hợp với hoạt động

kinh doanh của doanh nghiêp.- Biết cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái liên quan đến ngoại tệ.- Trình bày được phương pháp ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng

hợp.- Trình bày được phương pháp thu thập, sắp xếp, quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ

sách chứng từ kế toán.- Trình bày được phương pháp kiểm tra, đối chiếu, xử lý trong công tác kế

toán.- Trình bày được các phương pháp kê khai thuế, báo cáo ấn chỉ.

- Trình bày được phương pháp lập báo cáo tài chính.- Trình bày được phương pháp lập báo cáo kế toán quản trị.

- Trình bày được phương pháp sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai, phần mềm kê khai hải quan, biết cách sử dụng chữ ký số khi nộp tờ khai, nộp thuế điện tử.

- Biết cách sử dụng các phần mềm liên quan đến nghề kế toán.3. Kỹ năng- Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp,

đơn vị.- Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Page 118: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán theo từng vị trí công việc.

- Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.- Xây dựng được hệ thống định mức chi phí.

- Phân bổ được doanh thu nhận trước, ghi nhận doanh thu, thu nhập theo cơ sở dồn tích.

- Phân bổ được chi phí trả trước, trích trước phù hợp với hoạt động kinh doanh.

- Điều chỉnh tỷ được giá hối đoái liên quan đến ngoại tệ.- Lập được kế hoạch tài chính doanh nghiệp.- Lập được báo cáo tài chính và báo cáo thuế.- Lập được báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp, đơn vị.- Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán.- Sử dụng thành thạo 2 đến 3 phần mềm kế toán thông dụng.- Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của

đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị.- Tham mưu được cho lãnh đạo những ý kiến cải tiến làm cho công tác

kế toán và công tác quản lý tài chính đúng pháp luật.- Trình bày được phương pháp sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai, phần

mềm kê khai hải quan, biết cách sử dụng chữ ký số khi nộp tờ khai, nộp thuế điện tử.

- Báo cáo với lãnh đạo các đơn vị và đề xuất các giải pháp đúng đắn để hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị tuân thủ đúng pháp luật, đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm- Có khả năng tổ chức, đánh giá, phân tích các hoạt động nhóm- Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn- Có ý thức trách nhiệm trong công việc, trong sử dụng, bảo quản tài sản

trong doanh nghiệp5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpHọc xong nghề Kế toán có thể làm việc ở các vị trí: Kế toán thanh toán; Kế

toán kho và tài sản cố định; Kế toán lương; Kế toán mua – bán hàng; Kế toán chi phí sản xuất – giá thành; Kế toán thuế; Kế toán quản trị; Kế toán tổng hợp.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độCó năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát

Page 119: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

triển kiến thức và kỹ năng nghề.

Page 120: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)Kế toán là quá trình thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông

tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Qua đó theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, đơn vị và tổng hợp các kết quả bằng các bảng báo cáo kế toán.

Nghề “Kế toán” là nghề đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, cung cấp nhân lực trong lĩnh vực kế toán thuộc các loại hình doanh nghiệp có các hình thức sở hữu : doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân; quy mô: lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ; lĩnh vực: sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây lắp; các đơn vị hành chính sự nghiệp; ngân hàng; công ty đầu tư tài chính. Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp rất cần thiết cho nhà quản trị, nó giúp họ đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh.

Người làm nghề cần có đủ sức khỏe, hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về quan điểm đường lối, về chính sách pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Đạt được trình độ tin học, ngoại ngữ theo yêu cầu của của ngành nghề. Được trang bị đủ những kiến thức về Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, Luật quản lý thuế và các quy định về tài chính. Môi trường làm việc đầy đủ cơ sở vật chất như: trang thiết bị dụng cụ làm việc văn phòng, có phần mềm kế toán chuyên dụng, các phần mềm hỗ trợ của Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan... giúp người làm nghề thực hiện công việc bằng thao tác thủ công hoặc được sự hỗ trợ

2. Kiến thức- Hiểu biết về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.- Hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, chính trị của Nhà

nước.- Hiểu biết về các chuẩn mực kế toán.- Hiểu biết về chế độ kế toán.- Hiểu biết hệ thống văn bản pháp luật về thuế.- Hiểu biết về giáo dục thể chất.- Biết cách sử dụng thành thạo máy tính, mạng máy tính, phần mềm văn

phòng.- Biết cách sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, đọc, soạn thảo tài liệu chứng

từ kế toán.- Xác định được vị trí, vai trò của kế toán trong ngành kinh tế.- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong

doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.- Biết cách vận dụng các văn bản liên quan đến ngành kinh tế.

Page 121: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được tên các loại chứng từ kế toán được sử dụng trong các vị trí việc làm.

- Trình bày được phương pháp lập chứng từ kế toán.- Trình bày được phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế - Biết cách phân bổ doanh thu nhận trước, ghi nhận doanh thu, thu nhập

theo cơ sở dồn tích.- Biết cách phân bổ chi phí trả trước, trích trước phù hợp với hoạt động

kinh doanh của doanh nghiêp.- Trình bày được phương pháp ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng

hợp.- Trình bày được phương pháp thu thập, sắp xếp, quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ

sách chứng từ kế toán.- Trình bày được phương pháp kiểm tra, đối chiếu, xử lý trong công tác kế

toán.- Trình bày được các phương pháp kê khai thuế, báo cáo ấn chỉ.

- Trình bày được phương pháp lập báo cáo tài chính.- Trình bày được phương pháp sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai, phần

mềm kê khai hải quan, biết cách sử dụng chữ ký số khi nộp tờ khai, nộp thuế điện tử.

- Biết cách sử dụng các phần mềm liên quan đến nghề kế toán.3. Kỹ năng- Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp,

đơn vị.- Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.- Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán theo

từng vị trí công việc.- Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.- Phân bổ được doanh thu nhận trước, ghi nhận doanh thu, thu nhập theo cơ

sở dồn tích.- Phân bổ được chi phí trả trước, trích trước phù hợp với hoạt động kinh

doanh.- Lập được báo cáo tài chính và báo cáo thuế.- Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán.- Sử dụng thành thạo 2 đến 3 phần mềm kế toán thông dụng.- Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của

đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị.

Page 122: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Tham mưu được cho lãnh đạo những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính đúng pháp luật.

- Trình bày được phương pháp sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai, phần mềm kê khai hải quan, biết cách sử dụng chữ ký số khi nộp tờ khai, nộp thuế điện tử.

- Báo cáo với lãnh đạo các đơn vị và đề xuất các giải pháp đúng đắn để hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị tuân thủ đúng pháp luật, đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm- Có khả năng tổ chức, đánh giá, phân tích các hoạt động nhóm- Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn- Có ý thức trách nhiệm trong công việc, trong sử dụng, bảo quản tài sản

trong doanh nghiệp5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpHọc xong nghề Kế toán có thể làm việc ở các vị trí: Kế toán thanh toán; Kế

toán kho và tài sản cố định; Kế toán lương; Kế toán mua – bán hàng; Kế toán chi phí sản xuất – giá thành; Kế toán thuế; Kế toán tổng hợp.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độCó năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát

triển kiến thức và kỹ năng nghề.

Page 123: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

21.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KHAI THÁC MÁY TÀU BIỂNA - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành/nghềNghề khai thác máy tàu biển là nghề vận hành khai thác hệ thống động

lực chính, các hệ thống phụ và các trang thiết bị trên tàu biển; người hành nghề thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: vận hành khai thác; bảo trì; bảo dưỡng; sửa chữa hệ thống động lực, các trang thiết bị, máy móc trên tàu biển; xử lý các tình huống trong quá trình vận hành khai thác; thực hiện các nghiệp vụ về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu.

Nghề khai thác máy tàu biển là một nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến tính tin cậy và an toàn của con tàu; đến sinh mạng, hàng hóa và tài sản trên tàu trong suốt quá trình tàu hoạt động hành hải trên đại dương. Công việc chủ yếu được thực hiện trên tàu biển; môi trường làm việc luôn lưu động, luôn bị ảnh hưởng khí hậu thay đổi do tàu đi qua nhiều vùng, miền trên các chuyến hành trình; điều kiện làm việc luôn luôn bị tác động bởi khí hậu, thời tiết, mưa bão, sóng, gió.

Đặc điểm làm việc của nghề khai thác máy tàu biển là làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại; luôn bị tác động bởi khí hậu, thời tiết; luôn yêu cầu cao về tính độc lập, chủ động trong công việc, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình khi thực hiện công việc. Vì vậy để hành nghề, người làm việc phải có sức khỏe; có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề đáp ứng được với từng vị trí công việc; có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, nhạy bén, hợp tác, trách nhiệm cao khi hành nghề; đồng thời có sự đam mê nghề nghiệp, có khả năng học tập nâng cao trình độ, cập nhật công nghệ kỹ thuật của ngành nghề, cập nhật và đáp ứng được các yêu cầu của các Công ước và Luật hàng hải Quốc tế như Solas, Marpol, ISM Code, MLC.

2. Kiến thức- Giải thích được các quy định về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, bảo vệ

môi trường và vệ sinh công nghiệp trong ngành nghề khai thác máy tàu biển;- Trình bày được phương pháp tổ chức xử lý các sự cố, các công việc phát

sinh khi làm việc; ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong khi làm việc; sơ cứu khi có tình huống tai nạn khi làm việc;

- Trình bày được tính chất của vật liệu chế tạo các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực tàu biển;

- Mô tả được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ của các hệ thống;

Page 124: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel tàu biển;- Giải thích được các yêu cầu kỹ thuật, các thông số kỹ thuật, nguyên lý cấu

tạo và hoạt động của các thiết bị hệ động lực chính, các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị hệ động lực chính tàu biển;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;

- Trình bày được quy trình chuẩn bị trước khi khởi động động cơ;- Trình bày được quy trình khởi động; quy trình vận hành khai thác hệ động

lực chính tàu biển; - Trình bày được quy trình chuẩn bị và khởi động tổ hợp máy chính - máy

phát điện trên tàu biển; - Trình bày được quy trình vận hành và khai thác các thiết bị động lực phụ,

thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;- Trình bày được quy trình bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết thiết bị hệ động

lực chính tàu biển;- Trình bày được quy trình bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết thiết bị động

lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;- Trình bày được các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải,

rác thải, khí thải do tàu gây ra; về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;- Trình bày được quy trình nhận và thu gom xử lý tràn dầu; - Trình bày được quy trình khai thác vận hành các thiết bị ngăn ngừa ô

nhiễm trên tàu biển;- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chuyên dùng

làm hàng, các thiết bị an toàn trên tàu biển chở dầu, chở hóa chất, chở gas;- Trình bày được quy trình vận hành khai thác các thiết bị chuyên dùng làm

hàng, các thiết bị an toàn trên tàu biển chở dầu, chở hóa chất, chở gas;- Trình bày được quy định Marpol 73/78 ; quy định Solas 74/78;- Trình bày được những quy định cơ bản của Bộ luật Hàng hải Việt Nam,

những quy định liên quan đến hoạt động Hàng hải; - Trình bày được các Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà

Việt Nam ký kết; - Trình bày được các quy định về trực ca và các quy định có liên quan trong

Bộ luật STCW78/2010; - Trình bày được các nhiệm vụ theo chức danh trên tàu biển Việt Nam;- Trình bày được những quy định về giao nhận ca, ghi nhật ký;

Page 125: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được quy định; quy trình cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm môi trường trên tàu biển;

- Mô tả được phương pháp sử dụng các thiết bị; dụng cụ cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm và chống ô nhiễm trên tàu biển và bến cảng;

Trình bày được quy trình nhận; quản lý và sử dụng phụ tùng, vật tư, nhiên liệu, dầu bôi trơn trên tàu biển;

- Trình bày được các quy định về an ninh tàu biển;- Mô tả được phương pháp, quy trình sử dụng các thiết bị và hệ thống an

ninh trên tàu biển;- Trình bày được các phương pháp đánh giá an ninh; ứng phó với các tình

huống an ninh tàu biển và bến cảng;- Trình bày được quy trình ứng phó khi có sự thay đổi về cấp độ an ninh;- Trình bày được cách sử dụng các thiết bị giám sát an ninh trên tàu biển;3. Kỹ năng- Thực hiện được và đúng các quy định về an toàn lao động, an toàn kỹ

thuật, an toàn môi trường và vệ sinh công nghiệp khi thực hiện công việc khai thác máy tàu biển;

- Làm được công việc xử lý các sự cố, các công việc phát sinh khi làm việc; ứng phó với các tình huống khẩn cấp khi làm việc; sơ cứu khi có tình huống tai nạn khi làm việc đúng quy trình; đúng phương pháp;

- Làm được công việc chuẩn bị trước khi khởi động và khởi động động cơ Diesel đúng quy trình kỹ thuật;

- Làm được công việc vận hành và khai thác hệ động lực chính tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;

- Làm được công việc chuẩn bị trước khi khởi động và khởi động tổ hợp máy chính - máy phát điện trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật ;

- Làm được công việc vận hành và khai thác các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;

- Làm được công việc kiểm tra, giám sát, theo dõi các thông số kỹ thuật trên các thiết bị chỉ báo để đánh giá tình trạng hoạt động của các thiết bị hệ động lực chính, các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển trong quá trình vận hành khai thác;

- Làm được công việc bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết của thiết bị hệ động lực chính, các chi tiết của thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;

- Thực hiện được và đúng các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải, rác thải, khí thải do tàu gây ra; về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;

Page 126: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Làm được công việc nhận và thu gom xử lý tràn dầu đúng quy trình kỹ thuật;

- Làm được công việc khai thác vận hành các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật, đúng quy định;

- Làm được công việc vận hành khai thác các thiết bị chuyên dùng làm hàng, các thiết bị an toàn trên tàu biển chở dầu, chở hóa chất, chở gas đúng quy trình kỹ thuật;

- Thực hiện được và đúng những quy định cơ bản của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, những quy định liên quan đến hoạt động Hàng hải;

- Thực hiện được và đúng các quy định cơ bản theo Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà Việt Nam ký kết trong phạm vi hành nghề;

- Thực hiện được và đúng các quy định về trực ca và các quy định có liên quan trong Bộ luật STCW78/2010;

- Thực hiện được các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của thợ máy, sỹ quan máy làm việc trên tàu biển theo quy định;

- Làm được công việc giao nhận ca, ghi nhật ký đúng quy định;- Làm được công việc cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm môi

trường trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật, đúng quy định; - Sử dụng được các thiết bị; dụng cụ cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô

nhiễm trên tàu biển và bến cảng đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình kỹ thuật;- Làm được công việc nhận; quản lý và sử dụng phụ tùng, vật tư, nhiên liệu,

dầu bôi trơn trên tàu biển đúng quy trình, đúng quy định; - Thực hiện được và đúng các quy định về an ninh tàu biển;- Sử dụng được các thiết bị và hệ thống an ninh trên tàu biển;- Làm được công việc đánh giá cấp độ an ninh; ứng phó các tình huống an

ninh tàu biển và bến cảng;

- Sử dụng được các thiết bị giám sát an ninh trên tàu biển;

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; - Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm; - Chủ động, sáng tạo khi làm việc độc lập;- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong công việc; bảo đảm được:

Page 127: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

+ Thực hiện công việc chuẩn bị khởi động, khởi động và vận hành khai thác các thiết bị trên tàu biển chuẩn xác; đúng quy trình, quy định; an toàn;

+ Ứng phó các sự cố khẩn cấp; thực hiện công việc cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm môi trường trên tàu biển chính xác, kịp thời, an toàn;

+ Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam; Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà Việt Nam ký kết; các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải, rác thải, khí thải do tàu gây ra và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc được phân công; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Chịu trách nhiệm trước kết quả công việc khai thác máy tàu biển.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp; người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề như sau:- Khai thác thiết bị động lực Diesel chính tàu biển;- Khai thác thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu biển;- Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị động lực chính tàu biển;- Sửa chữa thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu biển;- Trực ca buồng máy;- Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải;- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;- Nhận, quản lý và sử dụng phụ tùng vật tư, nhiên liệu và dầu bôi trơn;- Khai thác các trang thiết bị trên tàu chuyên dùng. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độSau khi tốt nghiệp ngành, nghề Khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng;

người học có đủ năng lực để tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc đại học về các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học hàng hải; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu sâu về kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, về công nghệ mới trong lĩnh vực nghề nghiệp và tích lũy kinh nghiệm thực tế để phát triển nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.200 giờ (tương đương 95 tín chỉ).

Page 128: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghềNghề khai thác máy tàu biển là nghề vận hành khai thác hệ thống động

lực chính, các hệ thống phụ và các trang thiết bị trên tàu biển; người hành nghề thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: vận hành khai thác; bảo trì; bảo dưỡng; sửa chữa hệ thống động lực, các trang thiết bị, máy móc trên tàu biển; xử lý các tình huống trong quá trình vận hành khai thác; thực hiện các nghiệp vụ về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu.

Nghề khai thác máy tàu biển là một nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến tính tin cậy và an toàn của con tàu; đến sinh mạng, hàng hóa và tài sản trên tàu trong suốt quá trình tàu hoạt động hành hải trên đại dương. Công việc chủ yếu được thực hiện trên tàu biển; môi trường làm việc luôn lưu động, luôn bị ảnh hưởng khí hậu thay đổi do tàu đi qua nhiều vùng, miền trên các chuyến hành trình; điều kiện làm việc luôn luôn bị tác động bởi khí hậu, thời tiết, mưa bão, sóng, gió.

Đặc điểm làm việc của nghề khai thác máy tàu biển là làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại; luôn bị tác động bởi khí hậu, thời tiết; luôn yêu cầu cao về tính độc lập, chủ động trong công việc, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình khi thực hiện công việc. Vì vậy để hành nghề, người làm việc phải có sức khỏe; có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề đáp ứng được với từng vị trí công việc; có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, nhạy bén, hợp tác, trách nhiệm cao khi hành nghề; đồng thời có sự đam mê nghề nghiệp, có khả năng học tập nâng cao trình độ, cập nhật công nghệ kỹ thuật của ngành nghề.

2. Kiến thức- Giải thích được các quy định về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, bảo vệ

môi trường và vệ sinh công nghiệp trong ngành nghề khai thác máy tàu biển;- Trình bày được phương pháp tổ chức xử lý các sự cố, các công việc phát

sinh khi làm việc; ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong khi làm việc; sơ cứu khi có tình huống tai nạn khi làm việc;

- Trình bày được tính chất của vật liệu chế tạo các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực tàu biển;

- Mô tả được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ của các hệ thống;- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel tàu biển;- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị hệ động lực

chính tàu biển; - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị động lực

phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;- Trình bày được quy trình chuẩn bị trước khi khởi động động cơ;- Trình bày được quy trình khởi động; quy trình vận hành khai thác hệ động

lực chính tàu biển;

Page 129: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được quy trình chuẩn bị và khởi động tổ hợp máy chính - máy phát điện trên tàu biển;

- Trình bày được quy trình vận hành và khai thác các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết thiết bị hệ động lực chính tàu biển;

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển;

- Trình bày được các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải, rác thải, khí thải do tàu gây ra; về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;

- Trình bày được quy trình nhận và thu gom xử lý tràn dầu; - Trình bày được quy trình khai thác vận hành các thiết bị ngăn ngừa ô

nhiễm trên tàu biển;- Trình bày được quy định Marpol 73/78 ; quy định Solas 74/78;- Trình bày được những quy định cơ bản của Bộ luật Hàng hải Việt Nam,

những quy định liên quan đến hoạt động Hàng hải; - Trình bày được các Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà

Việt Nam ký kết; - Trình bày được các quy định về trực ca và các quy định có liên quan trong

Bộ luật STCW78/2010; - Trình bày được các nhiệm vụ theo chức danh trên tàu biển Việt Nam;- Trình bày được những quy định về giao nhận ca, ghi nhật ký;- Trình bày được quy định; quy trình cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô

nhiễm môi trường trên tàu biển;- Mô tả được phương pháp sử dụng các thiết bị; dụng cụ cứu sinh, cứu hỏa,

cứu đắm và chống ô nhiễm trên tàu biển và bến cảng;- Trình bày được các quy định về an ninh tàu biển;- Mô tả được phương pháp, quy trình sử dụng các thiết bị và hệ thống an

ninh trên tàu biển;- Trình bày được quy trình ứng phó khi có sự thay đổi về cấp độ an ninh;- Trình bày được cách sử dụng các thiết bị giám sát an ninh trên tàu biển;3. Kỹ năng- Thực hiện được và đúng các quy định về an toàn lao động, an toàn kỹ

thuật, an toàn môi trường và vệ sinh công nghiệp khi thực hiện công việc khai thác máy tàu biển;

- Làm được công việc chuẩn bị trước khi khởi động và khởi động động cơ Diesel đúng quy trình kỹ thuật;

Page 130: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Làm được công việc vận hành và khai thác hệ động lực chính tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;

- Làm được công việc chuẩn bị trước khi khởi động và khởi động tổ hợp máy chính - máy phát điện trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật ;

- Làm được công việc vận hành và khai thác các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;

- Làm được công việc kiểm tra, giám sát, theo dõi các thông số kỹ thuật trên các thiết bị chỉ báo để đánh giá tình trạng hoạt động của các thiết bị hệ động lực chính, các thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển trong quá trình vận hành khai thác;

- Làm được công việc bảo dưỡng; sửa chữa các chi tiết của thiết bị hệ động lực chính, các chi tiết của thiết bị động lực phụ, thiết bị điện và hệ thống phục vụ trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật;

- Thực hiện được và đúng các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải, rác thải, khí thải do tàu gây ra; về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;

- Làm được công việc nhận và thu gom xử lý tràn dầu đúng quy trình kỹ thuật;

- Làm được công việc khai thác vận hành các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật, đúng quy định;

- Thực hiện được và đúng những quy định cơ bản của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, những quy định liên quan đến hoạt động Hàng hải;

- Thực hiện được và đúng các quy định cơ bản theo Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà Việt Nam ký kết trong phạm vi hành nghề;

- Thực hiện được và đúng các quy định về trực ca và các quy định có liên quan trong Bộ luật STCW78/2010;

- Thực hiện được các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của thợ máy, sỹ quan máy làm việc trên tàu biển theo quy định;

- Làm được công việc giao nhận ca, ghi nhật ký đúng quy định;- Làm được công việc cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô nhiễm môi

trường trên tàu biển đúng quy trình kỹ thuật, đúng quy định; - Sử dụng được các thiết bị; dụng cụ cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm, chống ô

nhiễm trên tàu biển và bến cảng đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình kỹ thuật;- Thực hiện được và đúng các quy định về an ninh tàu biển;- Sử dụng được các thiết bị và hệ thống an ninh trên tàu biển;

Page 131: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được các thiết bị giám sát an ninh trên tàu biển;

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; - Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm; - Chủ động, sáng tạo khi làm việc độc lập;- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong công việc; bảo đảm được: + Thực hiện công việc chuẩn bị khởi động, khởi động và vận hành khai

thác các thiết bị trên tàu biển chuẩn xác; đúng quy trình, quy định; an toàn;+ Ứng phó các sự cố khẩn cấp; thực hiện công việc cứu sinh, cứu hỏa, cứu

đắm, chống ô nhiễm môi trường trên tàu biển chính xác, kịp thời, an toàn; + Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam;

Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) mà Việt Nam ký kết; các quy định quốc tế về ô nhiễm dầu, hóa chất, nước thải, rác thải, khí thải do tàu gây ra và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc được phân công; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Chịu trách nhiệm trước kết quả công việc khai thác máy tàu biển.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp; người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề như sau:- Khai thác thiết bị động lực Diesel chính tàu biển;- Khai thác thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu biển;- Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị động lực chính tàu biển;- Sửa chữa thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu biển;- Trực ca buồng máy;- Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải;- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;- Nhận, quản lý và sử dụng phụ tùng vật tư, nhiên liệu và dầu bôi trơn;6. Khả năng học tập, nâng cao trình độSau khi tốt nghiệp nghề Khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp; người

học có đủ năng lực để tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc cao đẳng về các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học hàng hải; có đủ năng lực tự học, tự nghiên

Page 132: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

cứu sâu về kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, về công nghệ mới trong lĩnh vực nghề nghiệp và tích lũy kinh nghiệm thực tế để phát triển nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.500 giờ (tương đương 65 tín chỉ).

Page 133: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

22.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KHAI THÁC, ĐÁNH BẮT HẢI SẢN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Khai thác, đánh bắt hải sản trình độ cao đẳng là ngành, nghề chuyên sử

dụng ngư cụ, tàu thuyền và trang thiết bị trên tàu để khai thác nguồn lợi hải sản trên biển; thực hiện các công việc thiết kế, thi công ngư cụ; lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện tử trên tàu cá; quản lý khai thác, dịch vụ hậu cần; quản lý cảng cá; đăng kiểm tàu cá; đóng mới, cải hoán tàu cá đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề khai thác, đánh bắt hải sản có thể được bố trí làm thủy thủ trên các tàu khai thác hải sản bằng lưới rê; lưới vây; lưới kéo; lưới chụp; lồng bẫy; câu tay; câu vàng; lưới rùng. Làm việc tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh ngư cụ, máy khai thác, thiết bị điện tử trên tàu cá, có thể làm việc tại Ban quản lý cảng cá, cơ sở đăng kiểm tàu cá, cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá và các cơ quan quản lý về nghề cá.

Điều kiện và môi trường làm việc của nghề thường xuyên làm việc trên biển, điều kiện làm việc luôn bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên thay đổi như sóng gió, thời tiết khắc nghiệt. Người hành nghề khai thác, đánh bắt hải sản cần có sức khoẻ tốt, chịu được sóng gió, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, yêu nghề, yêu tổ quốc, phải có ý thức chấp hành pháp luật liên quan lĩnh vực thủy sản. Đối với công việc thuộc lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng đòi hỏi người làm nghề ngoài việc nắm chắc kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề, còn phải rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, khả năng giao tiếp khéo léo, thuyết trình chuyên nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2190 giờ (tương đương 80 tín chỉ).2. Kiến thức

- Trình bày được các kiến thức về vật liệu và chế tạo ngư cụ; lý thuyết tính toán ngư cụ;

- Trình bày được kiến thức về các loại thiết bị điện tử hàng hải phổ biến ở trên tàu cá;

- Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu trên tàu cá sử dụng trong quá trình khai thác; mô tả được cấu tạo, công dụng, cách vận hành và

những điểm cần chú ý khi sử dụng;

Page 134: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày và phân tích được quy trình khai thác và bảo quản sản phẩm hải sản trên tàu cá của nghề lưới rê, nghề lưới vây, nghề lưới kéo, nghề lưới chụp, nghề lồng bẫy, nghề câu vàng, nghề câu tay, nghề lưới rùng;

- Trình bày được các nguyên tắc, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động;

- Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc về khai thác, dịch vụ hậu cần hải sản trên tàu cá và về vận hành cảng cá;

- Trình bày được các nội dung chính khi thẩm định hồ sơ thiết kế; khi kiểm tra, giám sát an toàn kỹ thuật; khi kiểm tra trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá; cấp giấy tờ đăng kiểm trong đóng mới, cải hoán, sửa chữa tàu cá;

- Trình bày được các yêu cầu chung và quy định về bố trí trang thiết bị khai thác trên tàu cá; quy định chung, quy định trang bị và cách bố trí lắp đặt trang bị an toàn trên tàu cá; quy định chung trong giám sát kỹ thuật;

- Trình bày được các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như: vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, tàu thuyền nghề cá, khí tượng hải dương, ngư trường nguồn lợi hải sản, hàng hải cơ bản cho nghề cá, điều động tàu, kinh tế thủy sản, nghề cá bền vững...;

- Vận dụng được những kiến thức về Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển, luật hàng hải, luật thủy sản, luật biển và các vấn đề có liên quan đến thực thi pháp luật trên biển vào thực tiễn nghề nghiệp;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Thiết kế được các loại ngư cụ khai thác hải sản phổ biến ở Việt Nam;- Thực hiện được các công việc thi công, sửa chữa, bảo quản các loại ngư

cụ khai thác hải sản phổ biến ở Việt Nam;- Lắp đặt, vận hành, bảo quản được các thiết bị điện tử hàng hải phổ biến

trên tàu cá;- Thực hiện thành thạo các thao tác trong quy trình khai thác và bảo quản

sản phẩm hải sản trên tàu cá; - Sử dụng, vận hành đúng, an toàn các loại trang thiết bị, dụng cụ trên tàu

cá;- Thực hiện được an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá

trình khai thác và bảo quản sản phẩm hải sản trên tàu cá;- Quản lý, kiểm tra và tổ chức các công việc về khai thác, dịch vụ hậu cần

hải sản trên tàu cá;- Thực hiện được công việc quản lý và vận hành cảng cá;

Page 135: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Thực hiện được công việc thẩm định hồ sơ thiết kế; Kiểm tra, giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá; Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật của trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá; phối hợp lập được các giấy tờ đăng kiểm;

- Thực hiện được công việc tư vấn bố trí lắp đặt trang thiết bị khai thác và trang bị an toàn trên tàu cá; giám sát, quản lý chất lượng đóng mới cải hoán tàu cá;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trên tàu cá và tại cơ quan, doanh

nghiệp… đạt kết quả;- Có khả năng tiếp nhận công việc nghề Khai thác, đánh bắt hải sản, giải

quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong quá trình làm việc;- Chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình và trách nhiệm với

nhóm;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên khác.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Thiết kế ngư cụ;- Thi công ngư cụ;- Lắp đặt, vận hành thiết bị điện tử hàng hải trên tàu cá;- Khai thác hải sản bằng lưới rê;

- Khai thác hải sản bằng lưới vây;- Khai thác hải sản bằng lưới kéo;- Khai thác hải sản bằng lưới chụp;- Khai thác hải sản bằng lồng bẫy;- Khai thác hải sản bằng nghề câu vàng;- Khai thác hải sản bằng nghề câu tay;- Khai thác hải sản bằng lưới rùng;- Quản lý khai thác, dịch vụ hậu cần hải sản;- Quản lý cảng cá;

Page 136: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Đăng kiểm tàu cá;- Đóng mới, cải hoán tàu cá.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Khai thác, đánh bắt hải sản trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 137: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Khai thác, đánh bắt hải sản trình độ trung cấp là ngành, nghề chuyên sử

dụng ngư cụ, tàu thuyền và trang thiết bị trên tàu để khai thác nguồn lợi hải sản trên biển; thực hiện các công việc thi công ngư cụ; lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện tử trên tàu cá; quản lý khai thác, dịch vụ hậu cần đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề khai thác, đánh bắt hải sản có thể được bố trí làm thủy thủ trên các tàu khai thác hải sản bằng lưới rê; lưới vây; lưới kéo; lưới chụp; lồng bẫy; câu tay; câu vàng; lưới rùng. Làm việc tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh ngư cụ, máy khai thác, thiết bị điện tử trên tàu cá, có thể làm việc tại các cơ quan quản lý về nghề cá.

Điều kiện và môi trường làm việc của nghề thường xuyên làm việc trên biển, điều kiện làm việc luôn bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên thay đổi như sóng gió, thời tiết khắc nghiệt. Người hành nghề khai thác, đánh bắt hải sản cần có sức khoẻ tốt, chịu được sóng gió, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, yêu nghề, yêu tổ quốc, phải có ý thức chấp hành pháp luật liên quan lĩnh vực thủy sản. Đối với công việc thuộc lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng đòi hỏi người làm nghề ngoài việc nắm chắc kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề, còn phải rèn luyện tác phong thận trọng, chính xác, khả năng giao tiếp khéo léo, thuyết trình chuyên nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1425 giờ (tương đương 53 tín chỉ).2. Kiến thức

- Trình bày được các kiến thức về vật liệu và chế tạo ngư cụ; - Trình bày được kiến thức về các loại thiết bị điện tử hàng hải phổ biến ở

trên tàu cá; - Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu trên tàu cá sử dụng

trong quá trình khai thác; mô tả được cấu tạo, công dụng, cách vận hành và những điểm cần chú ý khi sử dụng;

- Trình bày và phân tích được quy trình khai thác và bảo quản sản phẩm hải sản trên tàu cá của nghề lưới rê, nghề lưới vây, nghề lưới kéo, nghề lưới chụp, nghề lồng bẫy, nghề câu vàng, nghề câu tay, nghề lưới rùng;

- Trình bày được các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động;

- Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc về khai thác, dịch vụ hậu cần hải sản trên tàu cá;

- Trình bày được các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như: kỹ thuật điện, tàu thuyền nghề cá, khí tượng hải dương, ngư trường nguồn lợi hải sản, hàng hải cơ bản cho nghề cá, điều động tàu, kinh tế thủy sản, nghề cá bền vững...;

Page 138: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Vận dụng được những kiến thức về Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển, luật hàng hải, luật thủy sản, luật biển và các vấn đề có liên quan đến thực thi pháp luật trên biển vào thực tiễn nghề nghiệp;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Thực hiện được các công việc thi công, sửa chữa, bảo quản các loại ngư

cụ khai thác hải sản phổ biến ở Việt Nam;- Lắp đặt, vận hành, bảo quản được các thiết bị điện tử hàng hải phổ biến

trên tàu cá;- Thực hiện thành thạo các thao tác trong quy trình khai thác và bảo quản

sản phẩm hải sản trên tàu cá; - Sử dụng, vận hành đúng, an toàn các loại trang thiết bị, dụng cụ trên tàu

cá;- Thực hiện được an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá

trình khai thác và bảo quản sản phẩm hải sản trên tàu cá;- Quản lý, kiểm tra và tổ chức các công việc về khai thác, dịch vụ hậu cần

hải sản trên tàu cá;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trên tàu cá và tại cơ quan, doanh

nghiệp… đạt kết quả;- Có khả năng tiếp nhận công việc nghề Khai thác, đánh bắt hải sản, giải

quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong quá trình làm việc;- Chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình và trách nhiệm với

nhóm;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên khác.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Thi công ngư cụ;

Page 139: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Lắp đặt, vận hành thiết bị điện tử hàng hải trên tàu cá;- Khai thác hải sản bằng lưới rê;

- Khai thác hải sản bằng lưới vây;- Khai thác hải sản bằng lưới kéo;- Khai thác hải sản bằng lưới chụp;- Khai thác hải sản bằng lồng bẫy;- Khai thác hải sản bằng nghề câu vàng;- Khai thác hải sản bằng nghề câu tay;- Khai thác hải sản bằng lưới rùng;- Quản lý khai thác, dịch vụ hậu cần hải sản.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Khai thác, đánh bắt hải sản trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 140: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

23.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KHOAN ĐÀO ĐƯỜNG HẦM

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNGB – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 141: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

24.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KHOAN KHAI THÁC MỎ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 142: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

25.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KHOAN NỔ MÌN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghềNghề khoan nổ mìn là nghề mà người hành nghề thực hiện công việc: Vận

hành các thiết bị khoan phù hợp để tạo ra các lỗ khoan, sau đó nạp thuốc nổ vào các lỗ khoan và kích nổ mạng nổ để làm tơi đất đá hoặc phá vỡ kết cấu bê tông... tạo điều kiện cho các khâu công nghệ sau được tiến hành an toàn và hiệu quả của một công trường thi công.

Khoan nổ mìn là nghề phục vụ trong các ngành: Khai thác mỏ, địa chất, giao thông vận tải, thuỷ lợi,...

Các nhiệm vụ chính của nghề là: Thực hiện an toàn trang bị bảo hộ lao động, quản lý giám sát quá trình khoan nổ mìn, chuẩn bị khoan nổ mìn, khoan lỗ khoan, nạp nổ mìn, sử lý sự cố khoan nổ mìn...của một công trường thi công.

Người hành nghề khoan nổ mìn phải thực hiện các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Người hành nghề phải có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, đường hầm. Thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuật, quy định an toàn và có ý thức cao về trang bị, sử dụng bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong quá trình thực hiện các công việc của nghề.

2. Kiến thức- Trình bày được nội dung của bản hộ chiếu khoan, nổ mìn;- Trình bày được điều kiện áp dụng, nguyên lý làm việc của một số loại

máy khoan như: máy khoan điện cầm tay, máy khoan điện có giá đỡ, máy khoan khí nén, máy khoan thuỷ lực, máy khoan xoay cầu, xe khoan;

- Trình bày được trình tự vận hành một số loại máy khoan thường dùng như: Máy khoan điện cầm tay, máy khoan điện có giá đỡ, máy khoan khí nén, máy khoan thuỷ lực, máy khoan xoay cầu, xe khoan;

- Mô tả đúng hình dáng bên ngoài của các loại thuốc nổ và các loại phương tiện nổ mìn thường dùng phổ biến;

- Trình bày được đặc tính kỹ thuật, tính năng hoạt động của các loại thuốc nổ và các loại phương tiện nổ mìn thường dùng phổ biến;

Page 143: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Mô tả được các phương pháp nạp kíp, nạp thuốc nổ, nạp bua vào lỗ khoan; các phương pháp đấu nối mạng nổ, kích nổ mìn;

- Trình bày đúng hàm lượng cho phép của khí mê tan khi thực hiện công tác nổ mìn;

- Trình bày được nguyên nhân và biện pháp xử lý một số sự cố thường xảy ra khi thực hiện công tác khoan, nổ mìn;

- Trình bày được đầy đủ nhiệm vụ của người chỉ huy nổ mìn;- Trình bày được các quy phạm an toàn khi thực hiện công tác khoan nổ

mìn;- Trình bày được những quy định an toàn về công tác vận chuyển, bảo

quản, sử dụng vật liệu nổ Công nghiệp và các phương tiện nổ mìn;- Trình bày được thủ tục quy trình xuất, nhập kho, tiêu huỷ vật liệu nổ công

nghiệp bị hư hỏng.3. Kỹ năng- Lập được hộ chiếu khoan nổ mìn đảm bảo cho công tác thi công trong

điều kiện cụ thể;- Vận hành được một số loại máy khoan thường dùng như: máy khoan điện

cầm tay, máy khoan điện có giá đỡ, máy khoan khí nén, máy khoan thuỷ lực, máy khoan xoay cầu, xe khoan;

- Khoan được các lỗ khoan theo đúng hộ chiếu bằng các loại máy khoan như: máy khoan điện cầm tay, máy khoan điện có giá đỡ, máy khoan khí nén, máy khoan thuỷ lực, máy khoan xoay cầu, xe khoan;

- Phân biệt được các loại thuốc nổ và các loại phương tiện nổ mìn thường dùng phổ biến;

- Thực hiện được đầy đủ các thao tác nạp kíp, nạp thuốc nổ, nạp bua vào lỗ khoan theo đúng trình tự, đảm bảo an toàn và thời gian quy định;

- Thực hiện được thành thạo các thao tác đấu nối mạng nổ, kích nổ mìn đảm bảo an toàn và thời gian quy định;

- Đo được hàm lượng khí mê tan tại vị trí nổ mìn bằng thiết bị chuyên dùng theo đúng trình tự;

- Xử lý được các sự cố phức tạp xảy ra khi tiến hành khoan, nổ mìn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị;

- Thực hiện được công việc chỉ huy nổ mìn trong một đợt nổ theo đúng trách nhiệm được phân công;

- Nghiệm thu được kết quả khoan, nổ mìn cho một bãi mìn;- Giám sát được toàn bộ công tác thi công hộ chiếu kỹ thuật khoan nổ mìn;- Kiểm soát được công tác an toàn tuyệt đối khi thực hiện các công việc

trong quá trình khoan, nổ mìn theo đúng quy phạm an toàn đã được ban hành;

Page 144: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Vận chuyển, bảo quản được vật liệu nổ công nghiệp và các phương tiện nổ mìn theo đúng quy phạm an toàn đã được ban hành;

- Giám sát được công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp, thủ tục xuất nhập kho, tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp bị hư hỏng;

- Kèm cặp được thợ mới. 4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Thực hiện công việc với tình thần trách nhiệm cao, cẩn thận, tỉ mỉ, chính

xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động;- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình

huống trong thực tế; - Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc- Chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

- Thực hiện an toàn bảo hộ lao động- Quản lí, kiểm tra quá trình khoan nổ mìn- Chuẩn bị khoan nổ mìn- Khoan lổ khoan- Nạp nổ mìn- Xử lí sự cố khoan nổ mìn- Phát triển nghề nghiệp6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của bản thân và nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2280 giờ tương đương 76 tín chỉ

Page 145: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghềNghề khoan nổ mìn là nghề mà người hành nghề thực hiện công việc: Vận

hành các thiết bị khoan phù hợp để tạo ra các lỗ khoan, sau đó nạp thuốc nổ vào các lỗ khoan và kích nổ mạng nổ để làm tơi đất đá hoặc phá vỡ kết cấu bê tông... tạo điều kiện cho các khâu công nghệ sau được tiến hành an toàn và hiệu quả của một công trường thi công.

Khoan nổ mìn là nghề phục vụ trong các ngành: Khai thác mỏ, địa chất, giao thông vận tải, thuỷ lợi,...

Các nhiệm vụ chính của nghề là: Thực hiện an toàn trang bị bảo hộ lao động, quản lý giám sát quá trình khoan nổ mìn, chuẩn bị khoan nổ mìn, khoan lỗ khoan, nạp nổ mìn, sử lý sự cố khoan nổ mìn...của một công trường thi công.

Người hành nghề khoan nổ mìn phải thực hiện các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Người hành nghề phải có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, đường hầm. Thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuật, quy định an toàn và có ý thức cao về trang bị, sử dụng bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong quá trình thực hiện các công việc của nghề.

2. Kiến thức- Trình bày được nội dung của bản hộ chiếu khoan, nổ mìn;- Trình bày được điều kiện áp dụng, nguyên lý làm việc của một số loại

máy khoan như: máy khoan điện cầm tay, máy khoan điện có giá đỡ, máy khoan khí nén, máy khoan thuỷ lực, máy khoan xoay cầu, xe khoan;

- Trình bày được trình tự vận hành một số loại máy khoan thường dùng như: Máy khoan điện cầm tay, máy khoan điện có giá đỡ, máy khoan khí nén, máy khoan thuỷ lực, máy khoan xoay cầu, xe khoan;

- Mô tả đúng hình dáng bên ngoài của các loại thuốc nổ và các loại phương tiện nổ mìn thường dùng phổ biến;

- Trình bày được đặc tính kỹ thuật, tính năng hoạt động của các loại thuốc nổ và các loại phương tiện nổ mìn thường dùng phổ biến;

- Mô tả được các phương pháp nạp kíp, nạp thuốc nổ, nạp bua vào lỗ khoan; các phương pháp đấu nối mạng nổ, kích nổ mìn;

- Trình bày đúng hàm lượng cho phép của khí mê tan khi thực hiện công tác nổ mìn;

- Trình bày được nguyên nhân và biện pháp xử lý một số sự cố thường xảy ra khi thực hiện công tác khoan, nổ mìn;

- Trình bày được đầy đủ nhiệm vụ của người chỉ huy nổ mìn;

Page 146: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được các quy phạm an toàn khi thực hiện công tác khoan nổ mìn;

- Trình bày được những quy định an toàn về công tác vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ Công nghiệp và các phương tiện nổ mìn;

- Trình bày được thủ tục quy trình xuất, nhập kho, tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp bị hư hỏng.

3. Kỹ năng- Lập được hộ chiếu khoan nổ mìn đảm bảo cho công tác thi công trong

điều kiện cụ thể;- Vận hành được một số loại máy khoan thường dùng như: máy khoan điện

cầm tay, máy khoan điện có giá đỡ, máy khoan khí nén, máy khoan thuỷ lực, máy khoan xoay cầu, xe khoan;

- Khoan được các lỗ khoan theo đúng hộ chiếu bằng các loại máy khoan như: máy khoan điện cầm tay, máy khoan điện có giá đỡ, máy khoan khí nén, máy khoan thuỷ lực, máy khoan xoay cầu, xe khoan;

- Phân biệt được các loại thuốc nổ và các loại phương tiện nổ mìn thường dùng phổ biến;

- Thực hiện được đầy đủ các thao tác nạp kíp, nạp thuốc nổ, nạp bua vào lỗ khoan theo đúng trình tự, đảm bảo an toàn và thời gian quy định;

- Thực hiện được các thao tác đấu nối mạng nổ, kích nổ mìn đảm bảo an toàn và thời gian quy định;

- Đo được hàm lượng khí mê tan tại vị trí nổ mìn bằng thiết bị chuyên dùng theo đúng trình tự;

- Xử lý được các sự cố phức tạp xảy ra khi tiến hành khoan, nổ mìn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị;

- Kiểm soát được công tác an toàn tuyệt đối khi thực hiện các công việc trong quá trình khoan, nổ mìn theo đúng quy phạm an toàn đã được ban hành;

- Vận chuyển, bảo quản được vật liệu nổ công nghiệp và các phương tiện nổ mìn theo đúng quy phạm an toàn đã được ban hành;

- Kèm cặp được thợ mới. 4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Thực hiện công việc với tình thần trách nhiệm cao, cẩn thận, tỉ mỉ, chính

xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động;- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình

huống trong thực tế; - Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc- Chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao.

Page 147: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp- Thực hiện an toàn bảo hộ lao động

- Chuẩn bị khoan nổ mìn- Khoan lổ khoan- Nạp nổ mìn- Xử lí sự cố khoan nổ mìn- Phát triển nghề nghiệp6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của bản thân và nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1650 giờ tương đương 55 tín chỉ

Page 148: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

26.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KHOAN THĂM DÒ ĐỊA CHẤT

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 149: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

27.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KIỂM NGƯ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Kiểm ngư trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện chức năng thực thi

pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề kiểm ngư có thể làm việc tại Chi cục Kiểm ngư, Chi cục Thủy sản, trạm Kiểm ngư, trạm thủy sản, khu bảo tồn biển, làm việc trên các tàu kiểm ngư, tàu thanh tra thủy sản hoặc làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về nghề cá biển.

Điều kiện và môi trường làm việc của nghề không ổn định, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, sóng gió, bão tố... Người hành nghề kiểm ngư cần có sức khoẻ tốt, sẵn sàng làm việc trong điều kiện sóng gió, bão tố, điều kiện khó khăn, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, yêu ngành, yêu nghề, yêu tổ quốc, tôn trọng người dân, quý trọng các giá trị nhiều mặt của biển trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá. Tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, có tác phong nhanh nhẹn, dũng cảm, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2190 giờ (tương đương 79 tín chỉ).2. Kiến thức

- Phân tích và nhận thức rõ được vai trò của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan lĩnh vực thủy sản;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về các bước tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về các bước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;

- Mô tả được kiến thức về các loại thiết bị vô tuyến điện hàng hải;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về quản lý khu bảo tồn biển và

quản lý khai thác thủy sản;- Trình bày được một số nội dung về phòng chống thiên tai và tìm kiếm

Page 150: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên các vùng biển Việt Nam;- Vận dụng được các kiến thức về quản lý nhà nước và nghiệp vụ kiểm ngư

viên, thanh tra chuyên ngành thủy sản trong khi thi thành công vụ;- Trình bày được một số nội dung về quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ

trợ, thiết bị chuyên dùng, võ thuật phòng vệ khi thực thi nhiệm vụ;- Trình bày được các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như: ngư trường - nguồn

lợi thủy sản, soạn thảo văn bản, khí tượng hải dương, tàu thuyền nghề cá, biến đổi khí hậu, hàng hải cơ bản cho nghề cá, thủy nghiệp cơ bản và thông hiệu hàng hải, điều động tàu…;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Lập được kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá được hoạt động tuyên

truyền, phổ biến pháp luật liên quan lĩnh vực thủy sản;- Thực hiện được công việc tham mưu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,

đánh giá, lập báo cáo và quản lý hồ sơ chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển;

- Nhận biết được ngư trường khai thác, các nghề khai thác và các dấu hiệu vi phạm;

- Xác định được các hành vi vi phạm và thẩm quyền xử phạt; Tham mưu, phối hợp trong xử lý được vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;

- Thu thập, xử lý thông tin và tổ chức các phương án về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn;

- Phát hiện, ngăn chặn và tham mưu phối hợp trong xử phạt tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền của quốc gia trên các vùng biển Việt Nam; Bảo vệ ngư dân hoạt động trên biển;

- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và bảo quản các loại thiết bị vô tuyến điện hàng hải;

- Lập được kế hoạch, quản lý hoạt động và đánh giá kết quả quản lý khu bảo tồn biển và quản lý khai thác thủy sản;

- Thực hiện được công việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá, lập báo cáo và quản lý hồ sơ chuyến thanh tra chuyên ngành thủy sản;

- Xử lý được các tình huống phát sinh trên biển;- Quản lý và sử dụng được các loại vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, thiết

bị chuyên dùng trang bị cho kiểm ngư và võ thuật để phòng vệ khi thực thi nhiệm vụ của kiểm ngư;

Page 151: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng thành thạo cầu sóng, cầu trời, đu quay, vòng lăn góp phần làm việc tốt trên môi trường biển; bơi lội thành thạo đáp ứng được công việc của kiểm ngư;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, giao tiếp ứng xử với cộng

đồng;- Có khả năng tiếp nhận công việc nghề Kiểm ngư, giải quyết được công

việc, vấn đề phức tạp trong quá trình làm việc;- Chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình và trách nhiệm với

nhóm;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên khác.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan lĩnh vực thủy sản;- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển;- Tham mưu, phối hợp trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy

sản;- Tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn;

- Tham gia bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên các vùng biển Việt Nam;- Quản lý và khai thác thiết bị vô tuyến điện hàng hải; - Quản lý khu bảo tồn biển;- Quản lý khai thác thủy sản; - Thanh tra chuyên ngành thủy sản.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kiểm ngư trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học

Page 152: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 153: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Kiểm ngư trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện chức năng thực thi

pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề kiểm ngư có thể làm việc tại Chi cục Kiểm ngư, Chi cục Thủy sản, trạm Kiểm ngư, trạm thủy sản, khu bảo tồn biển, làm việc trên các tàu kiểm ngư, tàu thanh tra thủy sản hoặc làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về nghề cá biển.

Điều kiện và môi trường làm việc của nghề không ổn định, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, sóng gió, bão tố... Người hành nghề kiểm ngư cần có sức khoẻ tốt, sẵn sàng làm việc trong điều kiện sóng gió, bão tố, điều kiện khó khăn, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, yêu ngành, yêu nghề, yêu tổ quốc, tôn trọng người dân, quý trọng các giá trị nhiều mặt của biển trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá. Tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, có tác phong nhanh nhẹn, dũng cảm, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1480 giờ (tương đương 55 tín chỉ).2. Kiến thức

- Trình bày được những nội dung cơ bản trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan lĩnh vực thủy sản;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về các bước tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về các bước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;

- Mô tả được kiến thức về các loại thiết bị vô tuyến điện hàng hải;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về quản lý khu bảo tồn biển và

quản lý khai thác thủy sản;- Trình bày được một số nội dung về phòng chống thiên tai và phối hợp tìm

kiếm cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên các vùng biển Việt Nam;

- Vận dụng được các kiến thức về quản lý nhà nước và nghiệp vụ kiểm ngư viên, thanh tra chuyên ngành thủy sản trong khi thi thành công vụ;

- Trình bày được các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như: ngư trường - nguồn lợi thủy sản, khí tượng hải dương, tàu thuyền nghề cá, biến đổi khí hậu, hàng hải cơ bản cho nghề cá, thủy nghiệp cơ bản và thông hiệu hàng hải, điều động tàu…;

Page 154: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Tổ chức thực hiện và đánh giá được hoạt động tuyên truyền, phổ biến

pháp luật liên quan lĩnh vực thủy sản;- Thực hiện được công việc hỗ trợ chuyến tuần tra, kiểm tra, kiểm soát

trên biển;- Nhận biết được ngư trường khai thác, các nghề khai thác và các dấu hiệu

vi phạm;- Xác định được các hành vi vi phạm và thẩm quyền xử phạt; Tham mưu,

phối hợp trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;- Thu thập, xử lý thông tin và triển khai các phương án về phòng chống

thiên tai và phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn;- Phát hiện, ngăn chặn và tham mưu phối hợp trong xử phạt tàu cá nước

ngoài vi phạm chủ quyền của quốc gia trên các vùng biển Việt Nam; Bảo vệ ngư dân hoạt động trên biển;

- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và bảo quản các loại thiết bị vô tuyến điện hàng hải thông dụng;

- Quản lý hoạt động các phân khu bảo tồn biển và quản lý khai thác thủy sản;

- Thực hiện được các công việc trong chuyến thanh tra chuyên ngành thủy sản được phân công;

- Xử lý được các tình huống phát sinh trên biển;- Sử dụng thành thạo cầu sóng, cầu trời, đu quy, vòng lăn góp phần làm

việc tốt trên môi trường biển; bơi lội thành thạo đáp ứng được công việc của kiểm ngư;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, giao tiếp ứng xử với cộng

đồng;- Có khả năng tiếp nhận công việc nghề Kiểm ngư, giải quyết được công

việc, vấn đề phức tạp trong quá trình làm việc;- Chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình và trách nhiệm với

nhóm;

Page 155: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên khác.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị

trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan lĩnh vực thủy sản;- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển;- Tham mưu, phối hợp trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy

sản;- Tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn;

- Tham gia bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên các vùng biển Việt Nam;- Quản lý và khai thác thiết bị vô tuyến điện hàng hải; - Quản lý khu bảo tồn biển;- Quản lý khai thác thủy sản; - Thanh tra chuyên ngành thủy sản.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kiểm ngư trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 156: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

28.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 157: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

29.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT DƯỢC

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 158: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

30.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT LÒ HƠI

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề: Kỹ thuật lò hơi là nghề vận hành, sửa chữa bảo dưỡng lò hơi và các thiết bị

nhiệt có liên quan trong các nhà máy: Nhiệt điện; sản xuất lương thực – thực phẩm; bánh kẹo; bia rượu; … đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghề Kỹ thuật lò hơi bao gồm: Khởi động lò hơi; vận hành lò hơi khi làm việc; xử lý sự cố trong khi vận hành lò hơi; dừng lò hơi, sửa chữa bản thể lò hơi định kỳ; sửa chữa thiết bị, hệ thống phụ lò hơi; giám sát kỹ thuật và bảo vệ lò hơi, đảm bảo an toàn.

Người tốt nghiệp nghề kỹ thuật lò hơi được bố trí làm việc tại các máy hoặc trung tâm điều khiển, vận hành máy ở các công đoạn trong dây chuyền sản xuất với các nhiệm vụ: khởi động lò hơi, vận hành lò hơi khi làm việc, xử lý sự cố trong vận hành lò hơi, dừng lò hơi, sửa chữa bản thể lò hơi định kỳ, sửa chữa thiết bị, hệ thống phụ lò hơi, giám sát kỹ thuật và bảo vệ lò hơi, đảm bảo an toàn lao động.

Người hành nghề kỹ thuật lò hơi cần có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề trong lĩnh vực vận hành và sửa chữa bảo dưỡng lò hơi có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và phối hợp làm việc nhóm, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có đủ sức khỏe để làm việc trong môi trường luôn tiềm ẩn các sự cố mất an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp, có năng lực tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Để thực hiện các công việc vận hành vận hành và sửa chữa bảo dưỡng lò hơi, người hành nghề cần biết và sử dụng thành thạo các dụng cụ như bộ dụng cụ tháo lắp cơ khí, bộ dụng cụ nghề điện, các đồng hồ đo điện, một số dụng cụ chuyên dùng khác và các trang, thiết bị nâng chuyển phục vụ bảo dưỡng, xử lý sự cố, sửa chữa, lắp đặt máy.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2165 giờ (tương đương 90 tín chỉ)2. Kiến thức:- Đạt chuẩn tiếng Anh Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số

01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

Page 159: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Có kiến thức về tin học văn phòng cơ bản để vận dụng trong quá trình thực hiện công việc trong phạm vi làm việc của ngành/nghề;

- Xác định được các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội;

- Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn ngành/nghề kỹ thuật lò hơi;

- Trình bày được các quy định của bản vẽ kỹ thuật;- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc tính kỹ thuật của hệ

thống thiết bị lò hơi; - Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị

đo, kiểm tra;- Trình bày được quy trình vận hành lò hơi;- Phân tích được các bước trong quy trình bảo dưỡng thường xuyên và bảo

dưỡng định kỳ lò hơi;- Trình bày được quy phạm kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động trong quá

trình vận hành lò hơi;- Xác định được hiện tượng, nguyên nhân xảy ra sự cố trong quá trình vận

lò hơi;- Phân tích được các biện pháp xử lý sự cố khi vận hành lò hơi;- Trình bày được các phương pháp đảm bảo an toàn lao động nhằm ngăn

ngừa các tai nạn lao động xảy ra cũng như các biện pháp xử lý, khắc phục khi xảy ra mất an toàn lao động;

- Xác định được kiến thức, kỹ năng và phương pháp hướng dẫn, kèm cặp thợ bậc thấp hơn;

- Tìm hiểu được các phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng:- Sử dụng được các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe,

điện tử…) để giải quyết các lĩnh vực chuyên môn và xã hội;-  Phân loại, đánh giá được thực trạng công tác vệ sinh môi trường;- Đọc được sơ đồ hệ thống; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành

kỹ thuật lò hơi;- Kiểm tra, bảo dưỡng được các thiết bị trong hệ thống lò hơi;- Thực hiện thành thạo các công việc như khởi động lò hơi, vận hành lò hơi

khi làm việc, xử lý sự cố trong vận hành lò hơi, dừng lò hơi, bảo dưỡng và sửa

Page 160: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

chữa bản thể lò hơi định kỳ, sửa chữa thiết bị và hệ thống phụ lò hơi, giám sát kỹ thuật và bảo vệ lò hơi, đảm bảo an toàn lao động;

- Theo dõi được diễn biến quá trình làm việc của hệ thống; kiểm tra, đánh giá được tình trạng làm việc và duy trì các thông số kỹ thuật của chúng trong suốt thời gian vận hành;

- Phát hiện và xử lý được các sự cố của lò hơi theo đúng quy trình;- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cần thiết trong thời gian vận hành;- Thực hiện được công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp,

vệ sinh môi trường;- Tổ chức tốt nơi làm việc cho các đội, tổ chức làm việc theo nhóm cho các

nhiệm vụ trong ca vận hành và duy trì sự hợp tác giữa các cá nhân khi làm việc nhóm;

- Lập được kế hoạch sản xuất theo ca, ngày, tháng, quý cho tổ đội;- Quản lý được dụng cụ, máy, thiết bị;- Quản lý và triển khai được nhân lực;- Ứng dụng được khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào công việc

thực tiễn của ngành/nghề;- Bồi dưỡng, kèm cặp được kiến thức và kỹ năng cho thợ bậc thấp hơn;- Ghi chép được nhật ký làm việc, báo cáo tình trạng hệ thống và diễn biến

các tình huống trong ca làm việc;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành/nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành/nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ

vào trong công việc, giải quyết được những tình huống phức tạp trong thực tế khi thực hiện công việc, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;

- Có khả năng tổ chức thực hiện công việc, hướng dẫn và giám sát quá trình thực hiện các công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công trên nguyên tắc dám nghĩ, dám làm;

- Chịu trách nhiệm về máy, thiết bị, con người được giao quản lý trước lãnh đạo.

Page 161: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành/nghề bao gồm:- Vận hành lò hơi- Xử lý sự cố trong vận hành lò hơi- Bảo dưỡng, sửa chữa bản thể lò hơi định kỳ- Sửa chữa thiết bị, hệ thống phụ lò hơi- Giám sát kỹ thuật và bảo vệ lò hơi- Đảm bảo an toàn lao động.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành/nghề kỹ thuật lò hơi trình độ Cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn;

-  Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành/nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành/nghề hoặc trong nhóm ngành/nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 162: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề: Kỹ thuật lò hơi là nghề vận hành, sửa chữa bảo dưỡng lò hơi và các thiết bị

nhiệt có liên quan trong các nhà máy: Nhiệt điện; sản xuất lương thực – thực phẩm; bánh kẹo; bia rượu; … đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghề Kỹ thuật lò hơi bao gồm: Khởi động lò hơi; vận hành lò hơi khi làm việc; xử lý sự cố trong khi vận hành lò hơi; dừng lò hơi, sửa chữa bản thể lò hơi định kỳ; sửa chữa thiết bị, hệ thống phụ lò hơi; giám sát kỹ thuật và bảo vệ lò hơi, đảm bảo an toàn.

Người tốt nghiệp nghề kỹ thuật lò hơi được bố trí làm việc tại các máy hoặc trung tâm điều khiển, vận hành máy ở các công đoạn trong dây chuyền sản xuất với các nhiệm vụ: khởi động lò hơi, vận hành lò hơi khi làm việc, xử lý sự cố trong vận hành lò hơi, dừng lò hơi, sửa chữa bản thể lò hơi định kỳ, sửa chữa thiết bị, hệ thống phụ lò hơi, giám sát kỹ thuật và bảo vệ lò hơi, đảm bảo an toàn lao động.

Người hành nghề kỹ thuật lò hơi cần có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề trong lĩnh vực vận hành và sửa chữa bảo dưỡng lò hơi có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và phối hợp làm việc nhóm, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có đủ sức khỏe để làm việc trong môi trường luôn tiềm ẩn các sự cố mất an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp, có năng lực tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Để thực hiện các công việc vận hành và sửa chữa bảo dưỡng lò hơi, người hành nghề cần biết và sử dụng thành thạo các dụng cụ như bộ dụng cụ tháo lắp cơ khí, bộ dụng cụ nghề điện, các đồng hồ đo điện, một số dụng cụ chuyên dùng khác và các trang, thiết bị nâng chuyển phục vụ bảo dưỡng, xử lý sự cố, sửa chữa, lắp đặt máy.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1400giờ (tương đương 60 tín chỉ)2. Kiến thức:- Đạt chuẩn tiếng Anh Bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số

01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Có kiến thức về tin học văn phòng cơ bản để vận dụng trong quá trình thực hiện công việc trong phạm vi làm việc của nghề;

- Xác định được các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội;

- Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề kỹ thuật lò hơi;

- Trình bày được các quy định của bản vẽ kỹ thuật;

Page 163: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc tính kỹ thuật của hệ thống thiết bị lò hơi;

- Trình bày được quy trình vận hành lò hơi;- Liệt kê được các bước trong quy trình bảo dưỡng thường xuyên và bảo

dưỡng định kỳ lò hơi;- Trình bày được quy phạm kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động trong quá

trình vận hành lò hơi;- Xác định được hiện tượng, nguyên nhân xảy ra sự cố trong quá trình vận

lò hơi;- Xác định được các biện pháp xử lý sự cố khi vận hành lò hơi;- Trình bày được các phương pháp đảm bảo an toàn lao động nhằm ngăn

ngừa các tai nạn lao động xảy ra cũng như các biện pháp xử lý, khắc phục khi xảy ra mất an toàn lao động;

- Xác định được kiến thức, kỹ năng và phương pháp hướng dẫn, kèm cặp thợ bậc thấp hơn;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng:- Sử dụng được các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe,

điện tử…) để giải quyết các lĩnh vực chuyên môn và xã hội;-  Phân loại, đánh giá được thực trạng công tác vệ sinh môi trường;- Đọc được sơ đồ hệ thống; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành

kỹ thuật lò hơi;- Kiểm tra, bảo dưỡng được các thiết bị trong hệ thống lò hơi;- Thực hiện thành thạo các công việc như khởi động lò hơi, vận hành lò hơi

khi làm việc, xử lý sự cố trong vận hành lò hơi, dừng lò hơi, bảo dưỡng và sửa chữa bản thể lò hơi định kỳ, sửa chữa thiết bị và hệ thống phụ lò hơi, giám sát kỹ thuật và bảo vệ lò hơi, đảm bảo an toàn lao động;

- Theo dõi được diễn biến quá trình làm việc của hệ thống; kiểm tra, đánh giá được tình trạng làm việc và duy trì các thông số kỹ thuật của chúng trong suốt thời gian vận hành;

- Phát hiện và xử lý được các sự cố của lò hơi theo đúng quy trình;- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cần thiết trong thời gian vận hành;- Thực hiện được công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp,

vệ sinh môi trường;- Tổ chức tốt nơi làm việc cho các đội, tổ chức làm việc theo nhóm cho các

nhiệm vụ trong ca vận hành và duy trì sự hợp tác giữa các cá nhân khi làm việc nhóm;

Page 164: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Ứng dụng được khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào công việc thực tiễn của nghề;

- Ghi chép được nhật ký làm việc, báo cáo tình trạng hệ thống và diễn biến các tình huống trong ca làm việc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành/nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:- Có khả năng làm việc độc lập, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong

công việc, giải quyết được những tình huống trong thực tế khi thực hiện công việc, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;

- Có khả năng tổ chức thực hiện công việc, giám sát quá trình thực hiện các công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công;

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của nghề bao gồm:- Vận hành lò hơi- Xử lý sự cố trong vận hành lò hơi- Bảo dưỡng, sửa chữa bản thể lò hơi định kỳ- Sửa chữa thiết bị, hệ thống phụ lò hơi- Giám sát kỹ thuật và bảo vệ lò hơi- Đảm bảo an toàn lao động.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề kỹ thuật lò hơi trình độ Trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn;

-  Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành/nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành/nghề hoặc trong nhóm ngành/nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 165: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

31.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY NÔNG NGHIỆP

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp là nghề thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa

chữa, vận hành các loại máy nông nghiệp, chuyển đổi, cải tiến, hiện đại hóa hoặc thay thế các thiết bị công tác bằng những loại thiết bị mới để nâng cao hiệu suất làm việc phục vụ cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp đòi hỏi người thợ có những kiến thức về cơ sở, kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành để sử dụng thành thạo các dụng cụ tháo lắp và các thiết bị hỗ trợ cho công tác kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa, điều chỉnh qua đó đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các loại máy nông nghiệp. Từ đó người thợ lập được kế hoạch và thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sửa chữa đồng thời vận hành thành thạo các loại máy nông nghiệp vào các công việc làm đất, gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, bảo quản chế biến, chăn nuôi.

Người thợ Kỹ thuật máy nông nghiệp làm việc tại các xưởng bảo dưỡng, sửa chữa, các trung tâm bảo hành, các doanh nghiệp kinh doanh máy nông nghiệp và tại các cánh đồng mà máy nông nghiệp làm việc do đó phải có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và phối hợp làm việc theo nhóm, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm cao trong công việc, có đủ sức khỏe để làm việc, có năng lực tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ.

2. Kiến thức:- Trình bày được các kiến thức cơ bản về điện – điện tử, cơ ứng dụng, vẽ

kỹ thuật, vật liệu cơ khí, khí nén – thủy lực … cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp;

- Trình bày được công dụng, cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ cấu, hệ thống của máy nông nghiêp;

- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu, hệ thống trên máy nông nghiêp;

- Phân tích được nguyên nhân hư hỏng và giải pháp khắc phục sự cố của các cơ cấu, hệ thống trên máy nông nghiêp;

Page 166: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Giải thích được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ cấu, hệ thống của máy nông nghiêp;

- Giải thích được quy trình vận hành các loại máy nông nghiệp;- Phân tích được những sự cố thường gặp trong quá trình vận hành máy thu

hoạch, nguyên nhân và biện pháp xử lý; - Phân tích được các biện pháp an toàn và phòng chống cháy nổ, phòng

chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn, các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành máy nông nghiệp;

- Trình bày được các kiến thức về tổ chức quản lý, điều hành các tổ, nhóm làm việc độc lập có hiệu quả;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;

- Có kiến thức công nghệ thông tin cơ bản, chuyên ngành theo quy định (Thông tư 03/2014/TT-BTTTT);

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương (Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT).

3. Kỹ năng:- Đọc, phân tích được hồ sơ, bản vẽ, tra cứu được các tài liệu kỹ thuật

chuyên ngành máy nông nghiệp;- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng,

sửa chữa các cơ cấu, hệ thống của máy nông nghiêp;- Xác định được nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục những hư

hỏng của các cơ cấu, hệ thống trên máy nông nghiệp;- Lập được kế hoạch tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa và quản lý các công việc

phù hợp với các điều kiện làm việc;- Kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa được các cơ cấu, hệ thống của

máy nông nghiêp; - Vận hành thành thạo các loại máy nông nghiệp đúng quy trình kỹ thuật,

đảm bảo tiến độ và an toàn lao động;- Phát hiện, xử lý kịp thời những sự cố xảy ra khi vận hành các loại máy

nông nghiệp;- Đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của máy nông nghiệp sau bảo dưỡng,

sửa chữa;- Quản lý được dụng cụ, máy, thiết bị, vật tư và nhân lực;- Lập được biên bản nhận, bàn giao thiết bị sau bảo dưỡng, sửa chữa;- Thực hiện tốt công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh

công nghiệp;

Page 167: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ

vào trong công việc, giải quyết được những tình huống phức tạp trong thực tế khi thực hiện công việc, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;

- Tổ chức thực hiện được công việc, hướng dẫn và giám sát quá trình thực hiện các công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công trên nguyên tắc dám nghĩ, dám làm;

- Chịu trách nhiệm về máy, thiết bị, con người được giao quản lý và tiến độ, chất lượng công việc trước lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp;

- Sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và hệ thống điện máy nông nghiệp;- Bảo dưỡng, sửa chữa gầm và hệ thống thủy lực máy kéo;- Bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành liên hợp máy làm đất;- Bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành liên hợp máy gieo trồng và chăm sóc;- Bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành liên hợp máy thu hoạch;- Bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành liên hợp máy chế biến và chăn nuôi;- Bảo dưỡng và vận hành máy cải tạo đồng ruộng.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp trình độ Cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nghề hoặc trong nhóm nghề hoặc trong

Page 168: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

cùng lĩnh vực đào tạo.Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2280 giờ (tương đương 86 tín chỉ)

Page 169: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp là nghề thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa

chữa, vận hành các loại máy nông nghiệp, chuyển đổi, cải tiến, hiện đại hóa hoặc thay thế các thiết bị công tác bằng những loại thiết bị mới để nâng cao hiệu suất làm việc phục vụ cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp đòi hỏi người thợ có những kiến thức về cơ sở, kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành để sử dụng đượccác dụng cụ tháo lắp và các thiết bị hỗ trợ cho công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, điều chỉnh qua đó đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các loại máy nông nghiệp. Từ đó người thợ lập được kế hoạch và thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sửa chữa đồng thời vận hành đượccác loại máy nông nghiệp vào các công việc làm đất, gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, bảo quản chế biến, chăn nuôi.

Người thợ Kỹ thuật máy nông nghiệp làm việc tại các xưởng bảo dưỡng, sửa chữa, các trung tâm bảo hành, các doanh nghiệp kinh doanh máy nông nghiệp và tại các cánh đồng mà máy nông nghiệp làm việc do đó phải có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và phối hợp làm việc theo nhóm, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm cao trong công việc, có đủ sức khỏe để làm việc, có năng lực tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ.

2. Kiến thức:- Trình bày được các kiến thức cơ bản về điện – điện tử, cơ ứng dụng, vẽ

kỹ thuật, vật liệu cơ khí, khí nén – thủy lực … cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp;

- Mô tả được công dụng, cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ cấu, hệ thống của máy nông nghiêp;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu, hệ thống trên máy nông nghiêp;

- Trình bày được nguyên nhân hư hỏng và giải pháp khắc phục sự cố của các cơ cấu, hệ thống trên máy nông nghiêp;

- Trình bày được quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ cấu, hệ thống của máy nông nghiêp;

- Trình bày được quy trình vận hành các loại máy nông nghiệp;- Trình bày được những sự cố thường gặp trong quá trình vận hành máy thu

hoạch, nguyên nhân và biện pháp xử lý; - Trình bày được các biện pháp an toàn và phòng chống cháy nổ, phòng

chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn, các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành máy nông nghiệp;

Page 170: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;

- Có kiến thức công nghệ thông tin cơ bản, chuyên ngành theo quy định (Thông tư 03/2014/TT-BTTTT);

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương (Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT).

3. Kỹ năng:- Đọc được hồ sơ, bản vẽ, tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành

máy nông nghiệp;- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ

cấu, hệ thống của máy nông nghiêp;- Xác định được nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục một số hư

hỏng thường gặp của các cơ cấu, hệ thống trên máy nông nghiệp;- Tham gia lập được kế hoạch tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa và quản lý các

công việc phù hợp với các điều kiện làm việc;- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được các cơ cấu, hệ thống của máy nông

nghiêp; - Vận hành được các loại máy nông nghiệp đúng quy trình kỹ thuật, đảm

bảo tiến độ và an toàn lao động;- Phát hiện, xử lý kịp thời một số sự cố xảy ra khi vận hành các loại máy

nông nghiệp;- Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của máy nông nghiệp sau bảo dưỡng,

sửa chữa;- Quản lý được dụng cụ, máy, thiết bị, vật tư;- Tham gia lập được biên bản nhận, bàn giao thiết bị sau bảo dưỡng, sửa

chữa;- Thực hiện tốt công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh

công nghiệp;+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm

việc theo Hiến pháp và Pháp luật;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

Page 171: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Có khả năng làm việc độc lập và giải quyết được những tình huống thông thường trong thực tế, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;

- Tổ chức thực hiện được các công việc được giao và phối hợp tốt với đồng nghiệp khi thực hiện công việc;

- Chủ động, nghiêm túc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Chịu trách nhiệm về máy, thiết bị được giao quản lý trước lãnh đạo cơ quan, doang nghiệp;

- Sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và hệ thống điện máy nông nghiệp;- Bảo dưỡng, sửa chữa gầm và hệ thống thủy lực máy kéo;- Bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành liên hợp máy làm đất;- Bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành liên hợp máy gieo trồng và chăm sóc;- Bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành liên hợp máy thu hoạch;- Bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành liên hợp máy chế biến và chăn nuôi;- Bảo dưỡng và vận hành máy cải tạo đồng ruộng.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp trình độ Trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nghề hoặc trong nhóm nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1520 giờ (tương đương 56 tín chỉ)

Page 172: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

32.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 173: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

33.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT TRUYỀN DẪN QUANG VÀ VÔ TUYẾN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghềKỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến trình độ cao đẳng là ngành, nghề áp

dũng kỹ thuật điện tử, viễn thông vào kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến theo quy chuẩn kỹ thuật của nghề, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến trình có kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành chuyên sâu trong lĩnh vực viễn thông, lĩnh vực truyền dẫn quang và vô tuyến; Có thể làm việc tại các doanh nghiệp viễn thông, kỹ thuật điện tử, vận hành các thiết bị truyền dẫn quang và vô tuyến; Các cơ sở sản xuất thiết bị truyền dẫn quang và vô tuyến; Các đơn vị thi công hệ thống viễn thông, mạng máy tính và khai thác các dịch vụ viễn thông;

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2100 giờ tương đương với 82 tín chỉ.2. Về kiến thức- Trình bày được các quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành của nhà

nước và của ngành liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến;

- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phục vụ vận hành và bảo dưỡng hệ thống truyền dẫn quang và vô tuyến;

- Trình bày được quy trình vận hành và bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống truyền dẫn quang và vô tuyến;

- Trình bày được các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến được cập nhật mới nhất trong truyền dẫn quang và vô tuyến;

- Trình bày được cách thức quản lý các các rủi ro về công nghệ và kỹ thuật triển khai vận hành hệ thống viễn thông;

- Vận dụng được các kiến thức về an toàn, bảo hộ lao động và môi trường trong quá trình làm việc;

- Ứng dụng được các kiến thức cơ bản của tin học phục vụ các hoạt động của nghề;

Page 174: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Về kỹ năng- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định. Sử dụng được

một số chương trình tin học văn phòng và tin học ứng dụng, biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet;

- Khai thác, ứng dụng được công nghệ thông tin trong phân tích và thiết kế hệ thống viễn thông, mạng máy tính. Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được và bảo quản đúng quy trình các thiết bị, dụng cụ, phương tiện thi công lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị thuộc hệ thống truyền dẫn quang và vô tuyến;

- Thực hiện đúng thứ tự các bước trong quy trình vận hành các thiết bị;- Kiểm tra và giám sát được tình trạng làm việc của các thông số vận hành

hệ thống truyền dẫn quang và vô tuyến;- Lắp đặt được ăng ten trong hệ thống truyền dẫn vô tuyến; - Thiết kế và xây dựng được hệ thống mạng;- Phát hiện và xử lý được các sự cố đơn giản xảy ra trong quá trình vận

hành và bảo dưỡng;- Quản lý được nhóm, giám sát, vẫn hành hệ thống viễn thông;- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Thực hiện công việc có đạo đức, ý thức, tác phong về nghề nghiệp, trách

nhiệm công dân, luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ: Xác định chính xác thông tin về nơi làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà xưởng, nội quy, quy định. Xác định đúng mục đích, yêu cầu, sản phẩm, nội quy của công việc;

- Thực hiện trách nhiệm, có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền; thực hiện công việc cần cù chịu khó và sáng tạo; thực hiện công việc đúng kỷ luật lao động của tổ chức và thực hiện đúng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp, sáng tạo trong điều kiện làm việc thay đổi;

Page 175: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;- Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm;- Phân loại các phế phẩm thiết bị, sợi quang đúng nơi quy định tránh ô

nhiễm môi trường;- Áp dụng được các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong kỹ thuật truyền dẫn

quang và vô tuyến, viễn thông.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Phân tích, thiết kế hệ thống truyền dẫn quang và vô tuyến;- Thiết lập và khai thác các dịch vụ viễn thông;- Thi công hệ thống truyền dẫn quang, vô tuyến;- Vận hành hệ thống truyền dẫn quang và vô tuyến;- Thiết kế và xây dựng hệ thống mạng.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến trình trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 176: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghềKỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến trình độ trung cấp là ngành, nghề áp

dũng kỹ thuật điện tử, viễn thông vào kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến theo quy chuẩn kỹ thuật của nghề, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến trình có kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực truyền dẫn quang và vô tuyến, lĩnh vực truyền thông; Có thể làm việc tại các doanh nghiệp viễn thông, vận hành các thiết bị truyền dẫn quang và vô tuyến; Các cơ sở sản xuất thiết bị truyền dẫn quang và vô tuyến; Các đơn vị thi công hệ thống viễn thông, mạng máy tính, thiết lập và khai thác, kinh doanh các dịch vụ viễn thông.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1400 giờ tương đương với 54 tín chỉ.2. Về kiến thức- Trình bày được các quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành của nhà

nước và của ngành liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến;

- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phục vụ vận hành và bảo dưỡng hệ thống truyền dẫn quang và vô tuyến;

- Trình bày được quy trình vận hành và bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống truyền dẫn quang và vô tuyến;

- Trình bày được các bước thiết lập và khai thác các dịch vụ viễn thông;- Trình bày được quy trình thi công hệ thống truyền dẫn quang, vô tuyến

(Hệ thống viễn thông);Trình bày được mạng máy tính, quy trình xây dựng hệ thống mạng;- Vận dụng được các kiến thức về an toàn, bảo hộ lao động và môi trường

trong quá trình làm việc;- Ứng dụng được các kiến thức cơ bản của tin học phục vụ các hoạt động

của nghề;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Về kỹ năng- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định. Sử dụng được

một số chương trình tin học văn phòng và tin học ứng dụng, biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet;

- Khai thác, ứng dụng được công nghệ thông tin trong thiết lập và khai thác các dịch vụ viễn thông, vận hành hệ thống truyền dẫn quang và vô tuyến;

Page 177: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được và bảo quản đúng quy trình các thiết bị, dụng cụ, phương tiện thi công lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị thuộc hệ thống truyền dẫn quang và vô tuyến;

- Thực hiện đúng thứ tự các bước trong quy trình vận hành các thiết bị;- Lắp đặt được ăng ten trong hệ thống truyền dẫn vô tuyến; - Thi công được hệ thống mạng;- Phát hiện và xử lý được các sự cố đơn giản xảy ra trong quá trình vận

hành và bảo dưỡng;- Quản lý được nhóm, theo dõi, vẫn hành hệ thống viễn thông;- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Thực hiện công việc có đạo đức, ý thức, tác phong về nghề nghiệp, trách

nhiệm công dân, luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ: Xác định được thông tin về nơi làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà xưởng, nội quy, quy định;

- Thực hiện trách nhiệm, có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền; thực hiện công việc cần cù chịu khó; thực hiện công việc đúng kỷ luật lao động của tổ chức và thực hiện đúng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

- Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Phân loại các phế phẩm thiết bị, sợi quang đúng nơi quy định tránh ô nhiễm môi trường;

- Áp dụng được các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến, viễn thông.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Thiết lập và khai thác các dịch vụ viễn thông;- Thi công hệ thống truyền dẫn quang, vô tuyến;- Vận hành hệ thống truyền dẫn quang và vô tuyến;- Thiết kế và xây dựng hệ thống mạng.

Page 178: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà

người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật truyền dẫn quang và vô tuyến trình trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 179: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

34.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT TUA BIN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 180: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

35.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: LẶN NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 181: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

36.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: LẶN THI CÔNG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 182: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

37.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: LẮP ĐẶT CẦU

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 183: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

38.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: LẮP ĐẶT ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP CÓ ĐIỆN ÁP TỪ 220 KV TRỞ LÊN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)- Nghề Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở

lên là nghề thực hiện công việc thi công, lắp đặt (xây lắp), bảo dưỡng sửa chữa các đường dây tải điện, các trạm biến áp và các công trình điện khác có điện áp từ 220kV trở lên; có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động và các tiêu chuẩn 5S.

- Các nhiệm vụ chính của nghề:+ Chuẩn bị thi công đường dây và trạm.+ Lắp đặt đường dây tải điện trên không có điện áp từ 220kV trở lên.+ Lắp đặt đường cáp ngầm có điện áp từ 220kV trở lên.+ Lắp đặt trạm biến áp phân phối có điện áp 110kV.+ Lắp đặt trạm biến áp trung gian có điện áp từ 220kV trở lên.+ Lắp đặt tủ điện của các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.+ Giám sát thi công, lắp đặt các công trình điện có điện áp từ 220kV trở

lên.+ Bảo dưỡng, sửa chữa các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.2. Kiến thức- Trình bày được các loại phương tiện, thiết bị, vật tư, dụng cụ phục vụ

công tác thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh và công tác an toàn khi thi công các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được cấu tạo, phương pháp sử dụng và bảo quản các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ công tác thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh và công tác an toàn trong thi công các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

Page 184: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được công việc chuẩn bị, vận chuyển, sắp xếp phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư tại hiện trường thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy trình giao nhận thiết bị trên công trường thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy định, phương án tổ chức các biện pháp an toàn trong thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy định về kiểm tra thiết bị, dụng cụ an toàn trước khi làm việc.

- Trình bày được các nguyên tắc và quy định khi làm việc trên cao, làm việc với thiết bị mang điện.

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm làm việc, công dụng của: Các loại khí cụ điện, máy điện, thiết bị đo lường điện, chống sét, ắc quy, tụ bù cao áp, cuộn dập hồ quang, xà, sứ cách điện, thanh, dây và cáp điện, cột điện, hệ thống nối đất, tủ điện: tủ phân phối, tủ đóng/cắt,...

- Trình bày được kết cấu, đặc điểm làm việc của các loại đường dây tải điện, trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được đặc điểm vận hành của các công trình điện.- Trình bày được phương pháp đọc các loại bản vẽ, các ký hiệu trên sơ đồ

dùng trong thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được các phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu trên các loại bản vẽ kỹ thuật; phương pháp xác định chính xác vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các mốc liên quan đến công trình thi công, lắp đặt trên hiện trường.

- Trình bày được cách tính chọn dây, cáp điện; khí cụ điện, thiết bị đo lường, tín hiệu, điều khiển, bảo vệ,... cho các công trình điện.

- Trình bày được các loại mẫu biểu phục vụ công tác tổng hợp số liệu, kiểm tra đánh giá quá trình thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được nội dung các bước thực hiện tiêu chuẩn 5S tại nơi làm việc.

- Trình bày được các phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động.- Trình bày được các phương pháp lập kế hoạch, tiến độ, phương án thi công,

lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được các phương pháp tổng hợp số liệu (thống kê), lập báo cáo.

Page 185: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được các phương pháp kiểm tra, giám sát tài sản, thiết bị.- Trình bày được các phương án thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí

nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.- Trình bày được phương pháp, quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật thi công,

lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được các phương pháp đo kiểm tra, hiệu chỉnh sau thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy trình, thủ tục nghiệm thu và bàn giao công trình điện.- Trình bày được các quy định về việc thực hiện nhận/khóa phiếu công tác

khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa công trình điện.- Trình bày được quy trình thi công móng cột điện; hệ thống nối đất; lắp,

dựng cột điện; lắp đặt được các thiết bị đường dây; rải dây/cáp, kéo dây/cáp, căng dây/cáp, lấy độ võng, khóa dây/cáp; thi công hộp đầu cáp; thử nghiệm đường cáp; thi công hào cáp; lắp đặt hệ thống chống sét,... cho đường dây tải điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy trình lắp, dựng cột điện; hệ thống nối đất; lắp đặt máy biến áp; máy biến áp đo lường; tủ điện phân phối, tủ điện đóng cắt; lắp đặt dàn thanh cái, đấu nối đường dây vào trạm biến áp; lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ phía cao áp; hệ thống đo lường, điều khiển, bảo vệ; hệ thống tụ bù; hệ thống điện một chiều, xoay chiều; hệ thống thông tin điều độ, viễn thông, SCADA; hệ thống điện tự dùng,... trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng sửa chữa móng cột, cột điện; xà, cách điện, dây, thanh dẫn điện; chống sét; dao cách ly, cầu chì; hệ thống nối đất; đường cáp ngầm; hệ thống điện một chiều; máy cắt điện; máy biến áp,...

- Phân tích, tổng hợp được số liệu theo các loại bản vẽ kỹ thuật trong hồ sơ thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Phân tích, đánh giá được các sai lệch giữa hiện trường với các loại bản vẽ thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Phân tích được các dạng hư hỏng, ảnh hưởng của hư hỏng, việc thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh đến sự làm việc của các thiết bị trong công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Phân tích được ưu, nhược điểm của các thiết bị cùng loại nhưng khác nhà sản xuất.

- Tổng hợp được đầy đủ các phương tiện, thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

Page 186: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc xác định chính xác vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các mốc liên quan đến công trình thi công, lắp đặt trên hiện trường.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào công tác thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Vận dụng được các kiến thức về an toàn để thực hiện sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động trong quá trình thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

3. Kỹ năng- Tổng hợp đúng, đủ các loại phương tiện, thiết bị, vật tư, dụng cụ phục vụ

công tác thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Chuẩn bị, giao/nhận, sử dụng và bảo quản các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ và an toàn,... đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.

- Vận chuyển, sắp xếp phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư tại hiện trường đảm bảo an toàn.

- Kiểm tra và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn theo quy định.- Làm việc trên cao; làm việc với thiết bị mang điện an toàn.- Phân biệt, lựa chọn đúng, đủ các thiết bị, dụng cụ, bộ phận sau khi thi

công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên: Các loại khí cụ điện, máy biến áp lực; máy biến áp đo lường; thiết bị đo lường điện; chống sét; ắc quy; tụ bù cao áp; xà, sứ cách điện; thanh, dây và cáp điện; cột điện; nối đất; tủ điện,... cho từng công trình cụ thể.

- Phân biệt, đọc và phân tích chính xác các loại bản vẽ dùng trong thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Xác định đúng vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các mốc liên quan đến công trình thi công, lắp đặt trên hiện trường.

- Chuẩn bị đầy đủ các loại mẫu biểu phục vụ công tác tổng hợp số liệu, kiểm tra đánh giá quá trình thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Thực hiện được 5S tại nơi làm việc.- Sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động kịp thời, hiệu quả.- Lập được kế hoạch, tiến độ, phương án thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa

chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.- Tổng hợp đầy đủ số liệu (thống kê), lập báo cáo, sổ sách theo dõi, ghi

chép.

Page 187: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Kiểm tra, giám sát tài sản, thiết bị đúng quy định.- Đo kiểm tra, hiệu chỉnh sau thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí

nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên đảm bảo đúng quy định, an toàn.

- Tổ chức thực hiện chạy thử, nghiệm thu và bàn giao đúng quy định.- Chuẩn bị đầy đủ tục, hồ sơ nghiệm thu và bàn giao công trình điện đúng

quy định.- Nhận/khóa phiếu công tác khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa công trình

điện theo quy định.- Thi công móng cột điện; hệ thống nối đất; lắp, dựng cột điện; lắp đặt được

các thiết bị đường dây; rải dây/cáp, kéo dây/cáp, căng dây/cáp, lấy độ võng, khóa dây/cáp; thi công hộp đầu cáp; thử nghiệm đường cáp; thi công hào cáp; lắp đặt hệ thống chống sét,... cho đường dây tải điện có điện áp từ 220kV trở lên đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

- Lắp, dựng cột điện; hệ thống nối đất; lắp đặt máy biến áp; máy biến áp đo lường; tủ điện phân phối, tủ điện đóng cắt; lắp đặt dàn thanh cái, đấu nối đường dây vào trạm biến áp; lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ phía cao áp; hệ thống đo lường, điều khiển, bảo vệ; hệ thống tụ bù; hệ thống điện một chiều, xoay chiều; hệ thống thông tin điều độ, viễn thông, SCADA; hệ thống điện tự dùng,... trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

- Bảo dưỡng sửa chữa móng cột, cột điện; xà, cách điện, dây, thanh dẫn điện; chống sét; dao cách ly, cầu chì; hệ thống nối đất; đường cáp ngầm; hệ thống điện một chiều; máy cắt điện; máy biến áp,... đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

- Phân tích được ảnh hưởng của việc thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh đến sự làm việc của các thiết bị trong công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Phát hiện được các sai sót, tồn tại và đưa ra các phương án sữa đổi, bổ sung hiệu quả.

- Phát hiện được các dạng hư hỏng, đề xuất các biện pháp bảo dưỡng sửa chữa đối với các thiết bị, bộ phận của công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Phân biệt và đánh giá được các thiết bị cùng loại nhưng khác nhà sản xuất.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.- Chịu trách nhiệm cá nhân về sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, phương

tiện, vật tư, dụng cụ được giao quản lý và sử dụng.

Page 188: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Chịu trách nhiệm một phần công việc cùng nhóm, tổ, đội.- Đánh giá đúng chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực

hiện của các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp+ Chuẩn bị thi công đường dây và trạm.+ Lắp đặt đường dây tải điện trên không có điện áp từ 220kV trở lên.+ Lắp đặt đường cáp ngầm có điện áp từ 220kV trở lên.+ Lắp đặt trạm biến áp phân phối có điện áp 110kV.+ Lắp đặt trạm biến áp trung gian có điện áp từ 220kV trở lên.+ Lắp đặt tủ điện của các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.+ Giám sát thi công, lắp đặt các công trình điện có điện áp từ 220kV trở

lên.+ Bảo dưỡng, sửa chữa các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Có khả năng tự nghiên cứu, tự học tập, tự cập nhật các vấn đề thuộc

chuyên ngành đào tạo, dựa trên kiến thức cơ bản đã được trang bị để nâng cao trình độ hoặc tiếp cận với công nghệ mới.

- Có thể theo học các chương trình đào tạo tiếp theo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc đại học thuộc chuyên ngành điện.

Page 189: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)- Nghề Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở

lên là nghề thực hiện công việc thi công, lắp đặt (xây lắp), bảo dưỡng sửa chữa các đường dây tải điện, các trạm biến áp và các công trình điện khác có điện áp từ 220kV trở lên; có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cột điện cao đảm bảo an toàn lao động và các tiêu chuẩn 5S.

- Các nhiệm vụ chính của nghề:+ Chuẩn bị thi công đường dây và trạm.+ Lắp đặt đường dây tải điện trên không có điện áp từ 220kV trở lên.+ Lắp đặt trạm biến áp phân phối có điện áp 110kV.+ Lắp đặt trạm biến áp trung gian có điện áp từ 220kV trở lên.+ Lắp đặt tủ điện của các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.+ Bảo dưỡng, sửa chữa các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.2. Kiến thức- Trình bày được các loại phương tiện, thiết bị, vật tư, dụng cụ phục vụ

công tác thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh và công tác an toàn khi thi công các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được cấu tạo, phương pháp sử dụng và bảo quản các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ công tác thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh và công tác an toàn trong thi công các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được công việc chuẩn bị, vận chuyển, sắp xếp phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư tại hiện trường thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy trình giao nhận thiết bị trên công trường thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy định, phương án tổ chức các biện pháp an toàn trong thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy định về kiểm tra thiết bị, dụng cụ an toàn trước khi làm việc.

- Trình bày được các nguyên tắc và quy định khi làm việc trên cao, làm việc với thiết bị mang điện.

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm làm việc, công dụng của: Các loại khí cụ điện, máy điện, thiết bị đo lường điện, chống sét, ắc

Page 190: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

quy, tụ bù cao áp, cuộn dập hồ quang, xà, sứ cách điện, thanh, dây và cáp điện, cột điện, hệ thống nối đất, tủ điện: tủ phân phối, tủ đóng/cắt,...

- Trình bày được kết cấu, đặc điểm làm việc của các loại đường dây tải điện, trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được đặc điểm vận hành của các công trình điện.- Trình bày được phương pháp đọc các loại bản vẽ, các ký hiệu trên sơ đồ

dùng trong thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được các phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu trên các loại bản vẽ kỹ thuật; phương pháp xác định chính xác vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các mốc liên quan đến công trình thi công, lắp đặt trên hiện trường.

- Trình bày được cách tính chọn dây, cáp điện; khí cụ điện, thiết bị đo lường, tín hiệu, điều khiển, bảo vệ,... cho các công trình điện.

- Trình bày được các loại mẫu biểu phục vụ công tác tổng hợp số liệu, kiểm tra đánh giá quá trình thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được nội dung các bước thực hiện tiêu chuẩn 5S tại nơi làm việc.

- Trình bày được các phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động.- Trình bày được các phương pháp lập kế hoạch, tiến độ, phương án thi công,

lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được các phương pháp tổng hợp số liệu (thống kê), lập báo cáo.- Trình bày được các phương pháp kiểm tra, giám sát tài sản, thiết bị.- Trình bày được các phương án thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí

nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.- Trình bày được phương pháp, quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật thi công,

lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được các phương pháp đo kiểm tra, hiệu chỉnh sau thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy trình, thủ tục nghiệm thu và bàn giao công trình điện.- Trình bày được các quy định về việc thực hiện nhận/khóa phiếu công tác

khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa công trình điện.- Trình bày được quy trình thi công móng cột điện; hệ thống nối đất; lắp,

dựng cột điện; lắp đặt được các thiết bị đường dây; rải dây, kéo dây, căng dây, lấy

Page 191: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

độ võng, khóa dây; lắp đặt hệ thống chống sét,... cho đường dây tải điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy trình lắp, dựng cột điện; hệ thống nối đất; lắp đặt máy biến áp; máy biến áp đo lường; tủ điện phân phối, tủ điện đóng cắt; lắp đặt dàn thanh cái, đấu nối đường dây vào trạm biến áp; lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ phía cao áp; hệ thống đo lường, điều khiển, bảo vệ; hệ thống tụ bù; hệ thống điện một chiều, xoay chiều; hệ thống thông tin điều độ, viễn thông, SCADA; hệ thống điện tự dùng,... trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên.

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng sửa chữa móng cột, cột điện; xà, cách điện, dây, thanh dẫn điện; chống sét; dao cách ly, cầu chì; hệ thống nối đất; hệ thống điện một chiều; máy cắt điện; máy biến áp,...

- Phân tích, tổng hợp được số liệu theo các loại bản vẽ kỹ thuật trong hồ sơ thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Phân tích, đánh giá được các sai lệch giữa hiện trường với các loại bản vẽ thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Phân tích được các dạng hư hỏng, ảnh hưởng của hư hỏng, việc thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh đến sự làm việc của các thiết bị trong công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Phân tích được ưu, nhược điểm của các thiết bị cùng loại nhưng khác nhà sản xuất.

- Tổng hợp được đầy đủ các phương tiện, thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc xác định chính xác vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các mốc liên quan đến công trình thi công, lắp đặt trên hiện trường.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào công tác thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Vận dụng được các kiến thức về an toàn để thực hiện sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động trong quá trình thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

3. Kỹ năng- Tổng hợp đúng, đủ các loại phương tiện, thiết bị, vật tư, dụng cụ phục vụ

công tác thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Chuẩn bị, giao/nhận, sử dụng và bảo quản các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ và an toàn,... đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.

Page 192: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Vận chuyển, sắp xếp phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư tại hiện trường đảm bảo an toàn.

- Kiểm tra và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn theo quy định.- Làm việc trên cao; làm việc với thiết bị mang điện an toàn.- Phân biệt, lựa chọn đúng, đủ các thiết bị, dụng cụ, bộ phận sau khi thi

công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên: Các loại khí cụ điện, máy biến áp lực; máy biến áp đo lường; thiết bị đo lường điện; chống sét; ắc quy; tụ bù cao áp; xà, sứ cách điện; thanh, dây và cáp điện; cột điện; nối đất; tủ điện,... cho từng công trình cụ thể.

- Phân biệt, đọc và phân tích chính xác các loại bản vẽ dùng trong thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Xác định đúng vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết bị, các mốc liên quan đến công trình thi công, lắp đặt trên hiện trường.

- Chuẩn bị đầy đủ các loại mẫu biểu phục vụ công tác tổng hợp số liệu, kiểm tra đánh giá quá trình thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Thực hiện được 5S tại nơi làm việc.- Sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động kịp thời, hiệu quả.- Lập được kế hoạch, tiến độ, phương án thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa

chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.- Tổng hợp đầy đủ số liệu (thống kê), lập báo cáo, sổ sách theo dõi, ghi

chép.- Kiểm tra, giám sát tài sản, thiết bị đúng quy định.- Đo kiểm tra, hiệu chỉnh sau thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí

nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên đảm bảo đúng quy định, an toàn.

- Tổ chức thực hiện chạy thử, nghiệm thu và bàn giao đúng quy định.- Chuẩn bị đầy đủ tục, hồ sơ nghiệm thu và bàn giao công trình điện đúng

quy định.- Nhận/khóa phiếu công tác khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa công trình

điện theo quy định.- Thi công móng cột điện; hệ thống nối đất; lắp, dựng cột điện; lắp đặt được

các thiết bị đường dây; rải dây, kéo dây, căng dây, lấy độ võng, khóa dây; lắp đặt hệ thống chống sét,... cho đường dây tải điện có điện áp từ 220kV trở lên đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

Page 193: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Lắp, dựng cột điện; hệ thống nối đất; lắp đặt máy biến áp; máy biến áp đo lường; tủ điện phân phối, tủ điện đóng cắt; lắp đặt dàn thanh cái, đấu nối đường dây vào trạm biến áp; lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ phía cao áp; hệ thống đo lường, điều khiển, bảo vệ; hệ thống tụ bù; hệ thống điện một chiều, xoay chiều; hệ thống thông tin điều độ, viễn thông, SCADA; hệ thống điện tự dùng,... trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

- Bảo dưỡng sửa chữa móng cột, cột điện; xà, cách điện, dây, thanh dẫn điện; chống sét; dao cách ly, cầu chì; hệ thống nối đất; hệ thống điện một chiều; máy cắt điện; máy biến áp,... đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

- Phân tích được ảnh hưởng của việc thi công, lắp đặt; bảo dưỡng, sửa chữa; thí nghiệm, hiệu chỉnh đến sự làm việc của các thiết bị trong công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Phát hiện được các sai sót, tồn tại và đưa ra các phương án sữa đổi, bổ sung hiệu quả.

- Phát hiện được các dạng hư hỏng, đề xuất các biện pháp bảo dưỡng sửa chữa đối với các thiết bị, bộ phận của công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.

- Phân biệt và đánh giá được các thiết bị cùng loại nhưng khác nhà sản xuất.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.- Chịu trách nhiệm cá nhân về sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, phương

tiện, vật tư, dụng cụ được giao quản lý và sử dụng.- Chịu trách nhiệm một phần công việc cùng nhóm, tổ, đội.- Đánh giá đúng chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực

hiện của các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp+ Chuẩn bị thi công đường dây và trạm.+ Lắp đặt đường dây tải điện trên không có điện áp từ 220kV trở lên.+ Lắp đặt trạm biến áp phân phối có điện áp 110kV.+ Lắp đặt trạm biến áp trung gian có điện áp từ 220kV trở lên.+ Lắp đặt tủ điện của các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.+ Bảo dưỡng, sửa chữa các công trình điện có điện áp từ 220kV trở lên.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Page 194: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Có khả năng tự nghiên cứu, tự học tập, tự cập nhật các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo, dựa trên kiến thức cơ bản đã được trang bị để nâng cao trình độ hoặc tiếp cận với công nghệ mới.

- Có thể theo học các chương trình đào tạo tiếp theo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc đại học thuộc chuyên ngành điện.

Page 195: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

39.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: LẮP ĐẶT GIÀN KHOAN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 196: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

40.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghề:Lắp đặt thiết bị điện trình độ cao đẳng là nghề lắp đặt, đấu nối và kiểm tra

các thiết bị điện bao gồm: thiết bị khống chế, tự động điều khiển, thiết bị bảo vệ, thiết bị điện chuyên dùng trong công nghiệp, thiết bị chống sét, thiết bị đo lường trong các hệ thống cung cấp điện, các thiết bị điện động lực xoay chiều và một chiều trong công nghiệp, các thiết bị điện dân dụng, thiết bị chiếu sáng trong các công trình dân dụng và công nghiệp, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề phải có có kiến thức, kỹ năng chuyên môn, có khả năng tiếp cận với công nghệ mới đang thay đổi và phát triển trong ngành. Ngoài ra còn phải sử dụng thành thạo trang thiết bị dụng cụ, thiết bị đo kiểm cần thiết của nghề, phải biết tính chọn đề xuất các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với yêu cầu lắp đặt. Có đủ sức khỏe, phản ứng nhanh để làm việc ở môi trường luôn luôn tiềm ẩn các tai nạn về điện và tai nạn lao động.

Điều kiện và môi trường làm việc: Người làm ngành, nghề lắp đặt thiết bị điện làm việc trong các đơn vị kỹ thuật chuyên thi công, lắp đặt điện tại các công ty, nhà máy hoặc cơ sở dịch vụ lắp đặt điện, thường xuyên tiếp cận với những trang thiết bị công nghệ, môi trường làm việc luôn đề cao tính chính xác, kỷ luật, an toàn lao động

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2355 giờ (tương đương 84 tín chỉ).2. Kiến thức

- Giải thích được chức năng, nhiệm vụ và quy trình lắp đặt hệ thống các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng;

- Mô tả được tác dụng và nguyên lý làm việc của các thiết bị, công nghệ lắp đặt thiết bị điện động lực, thiết bị đo lường điện, thiết bị bảo vệ dòng, áp, thiết bị chiếu sáng, thiết bị khống chế, tự động điều khiển, thiết bị điện dân dụng, thiết bị chống sét, thiết bị điện chuyên dùng trong công nghiệp;

- Trình bày được kỹ thuật kiểm tra an toàn các thiết bị, công nghệ lắp đặt và kỹ thuật kiểm tra thông số hoạt động của thiết bị điện sau khi lắp đặt xong;

Page 197: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Phân tích được các sự cố, hư hỏng thông thường của thiết bị điện động lực, thiết bị đo lường điện, thiết bị bảo vệ dòng, áp, thiết bị chiếu sáng, thiết bị khống chế, tự động điều khiển, thiết bị điện dân dụng trong quá trình lắp đặt và vận hành;

- Trình bày được các phương pháp sữa chữa các sự cố xảy ra của thiết bị đo đếm điện năng cung cấp điện cho khách hàng;

- Phân tích được các sự cố, hư hỏng thông thường của các thiết bị điện chuyên dùng trong công nghiệp;

- Trình bày được các yêu cầu về an toàn điện, PCCN, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường khi lắp đặt và vận hành;

- Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu công việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Nhận biết, phân loại được các loại thiết bị điện động lực, thiết bị đo lường

điện, thiết bị bảo vệ dòng, áp, thiết bị chiếu sáng, thiết bị khống chế, tự động điều khiển, thiết bị điện dân dụng, thiết bị chống sét, thiết bị điện chuyên dùng trong công nghiệp;

- Kiểm tra được tình trạng kỹ thuật các thiết bị, phụ kiện trong quá trình lắp đặt hệ thống;

- Lắp đặt được thiết bị điện động lực, thiết bị đo lường điện, thiết bị bảo vệ dòng, áp, thiết bị chiếu sáng, thiết bị khống chế, tự động điều khiển, thiết bị điện dân dụng, thiết bị chống sét, thiết bị điện chuyên dùng trong công nghiệp theo đúng kỹ thuật, đảm bảo mỹ thuật và an toàn;

- Kiểm tra được tình trạng kỹ thuật các thiết bị, tủ điện lắp đặt tại hệ thống cung cấp điện hạ thế, sửa chữa được các sự cố thông thường của thiết bị đo đếm điện năng, khắc phục được các hiện tượng mất pha, lệch pha trên hệ thống cung cấp điện cho khách hàng;

- Theo dõi, đánh giá, xử lý được các sự cố mất an toàn trong quá trình thi công và lắp đặt thiết bị;

- Kiểm tra, khắc phục được các sự cố, hư hỏng thông thường của thiết bị điện động lực, thiết bị đo lường điện, thiết bị bảo vệ dòng, áp, thiết bị chiếu sáng, thiết bị khống chế, tự động điều khiển, thiết bị điện dân dụng trong quá trình lắp đặt và vận hành;

- Lắp đặt, kết nối, vận hành được mạch điện điều khiển thang máy đảm bảo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

Page 198: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm;- Ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ

luật;- Tuân thủ các quy định về an toàn PCCN, an toàn lao động và bảo vệ môi

trường;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề, bao gồm:

- Lắp đặt thiết bị điện động lực;- Lắp đặt thiết bị điện chuyên dùng trong công nghiệp;- Lắp đặt thiết bị đo lường điện;- Lắp đặt thiết bị bảo vệ;- Lắp đặt thiết bị chống sét;- Lắp đặt thiết bị khống chế, tự động điều khiển;- Lắp đặt thiết bị điện dân dụng;- Lắp đặt thiết bị chiếu sáng;- Lắp đặt dây điện trong nhà;- Lắp đặt mạch điện thang máy;6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề lắp đặt thiết bị điện, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 199: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc
Page 200: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề:Lắp đặt thiết bị điện trình độ trung cấp là nghề lắp đặt, đấu nối và kiểm tra

các thiết bị điện bao gồm: thiết bị bảo vệ, thiết bị chống sét, thiết bị đo lường trong các hệ thống cung cấp điện, các thiết bị điện động lực xoay chiều và một chiều trong công nghiệp, các thiết bị điện dân dụng, thiết bị chiếu sáng trong các công trình dân dụng và công nghiệp, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề phải có có kiến thức, kỹ năng chuyên môn, có khả năng tiếp cận với công nghệ mới đang thay đổi và phát triển trong ngành. Ngoài ra còn phải sử dụng tốt trang thiết bị dụng cụ, thiết bị đo kiểm cần thiết của nghề, phải biết lựa chọn các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với yêu cầu lắp đặt. Có đủ sức khỏe, phản ứng nhanh để làm việc ở môi trường luôn luôn tiềm ẩn các tai nạn về điện và tai nạn lao động.

Điều kiện và môi trường làm việc: Người làm ngành, nghề lắp đặt thiết bị điện làm việc trong các đơn vị kỹ thuật chuyên thi công, lắp đặt điện tại các công ty, nhà máy hoặc cơ sở dịch vụ lắp đặt điện, thường xuyên tiếp cận với những trang thiết bị công nghệ, môi trường làm việc luôn đề cao tính chính xác, kỷ luật, an toàn lao động

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.465 giờ (tương đương 52 tín chỉ).2. Kiến thức

- Giải thích được chức năng, nhiệm vụ và quy trình lắp đặt hệ thống các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng;

- Mô tả được tác dụng và nguyên lý làm việc của các thiết bị, công nghệ lắp đặt thiết bị điện động lực, thiết bị đo lường điện, thiết bị bảo vệ dòng, áp, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng, thiết bị chống sét;

- Trình bày được kỹ thuật kiểm tra an toàn các thiết bị, công nghệ lắp đặt và kỹ thuật kiểm tra thông số hoạt động của thiết bị điện sau khi lắp đặt xong;

- Phân tích được các sự cố, hư hỏng thông thường của thiết bị điện động lực, thiết bị đo lường điện, thiết bị bảo vệ dòng, áp, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng trong quá trình lắp đặt và vận hành;

- Trình bày được các phương pháp sữa chữa các sự cố xảy ra của thiết bị đo đếm điện năng cung cấp điện cho khách hàng;

- Trình bày được các yêu cầu về an toàn điện, PCCN, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường khi lắp đặt và vận hành;

- Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu công việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Page 201: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

3. Kỹ năng- Nhận biết, phân loại được các loại thiết bị điện động lực, thiết bị đo lường

điện, thiết bị bảo vệ dòng, áp, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng, thiết bị chống sét;

- Kiểm tra được tình trạng kỹ thuật các thiết bị, phụ kiện trong quá trình lắp đặt hệ thống;

- Lắp đặt được thiết bị điện động lực, thiết bị đo lường điện, thiết bị bảo vệ dòng, áp, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng, thiết bị chống sét theo đúng kỹ thuật, đảm bảo mỹ thuật và an toàn;

- Kiểm tra được tình trạng kỹ thuật các thiết bị, tủ điện lắp đặt tại hệ thống cung cấp điện hạ thế, sửa chữa được các sự cố thông thường của thiết bị đo đếm điện năng, khắc phục được các hiện tượng mất pha, lệch pha trên hệ thống cung cấp điện cho khách hàng;

- Theo dõi, đánh giá, xử lý được các sự cố mất an toàn trong quá trình thi công và lắp đặt thiết bị;

- Kiểm tra, khắc phục được các sự cố, hư hỏng thông thường của thiết bị điện động lực, thiết bị đo lường điện, thiết bị bảo vệ dòng, áp, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng trong quá trình lắp đặt và vận hành;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

tương đối phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ

luật;- Tuân thủ các quy định về an toàn điện, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao

động và bảo vệ môi trường.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề, bao gồm:

- Lắp đặt thiết bị điện động lực;- Lắp đặt thiết bị đo lường điện;

Page 202: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Lắp đặt thiết bị bảo vệ;- Lắp đặt thiết bị chống sét;- Lắp đặt thiết bị điện dân dụng;- Lắp đặt thiết bị chiếu sáng;- Lắp đặt dây điện trong nhà;6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề lắp đặt thiết bị điện, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 203: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

41.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: LUYỆN FERRO HỢP KIM

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)Ngành/nghề Luyện hợp kim fero là ngành/nghề chế biến các hợp kim sắt từ

quặng hoặc từ các nguyên liệu khác bằng các công nghệ khác nhau phù hợp với yêu cầu sản phẩm cho công đoạn chế biến tiếp theo. Phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, năng suất và an toàn trong các môi trường sản xuất đa dạng với mọi quy mô.

Việc đảm bảo các yêu cầu dựa trên cơ sở các kiến thức và kỹ năng đầy đủ để chế biến một mác hợp kim fero theo yêu cầu. Mặt khác Luyện hợp kim fero là nghề đòi hỏi cường độ làm việc rất cao, làm việc với các lò luyện có nhiệt độ cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn, chấn thương, cháy nổ. Là người thợ Luyện hợp kim fero phải:

Tiếp nhận, phân loại và chuẩn bị các nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu công nghệ.

Sử dụng thành thạo các trang thiết bị của nghề.Tính toán điều chỉnh thành phần phối liệu phù hợp với từng mác hợp kim

fero cần luyện.Phân tích, đánh giá và phán đoán tốt sự thay đổi hoạt động không bình

thường của lò trong quá trình nấu luyện.Vận dụng và thiết lập được các quy trình nấu luyện của các mác fero hợp

kim.Vận hành các thiết bị công nghệ đảm bảo các chỉ tiêu năng suất, chất lượng

và kinh tếBồi dưỡng kèm cặp công nhân bậc dưới, giao tiếp và làm việc theo tổ,

nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất tương ứng với trình độ của mìnhThận trọng, có trách nhiệm, có đủ sức khoẻ, tâm lý vững vàng và tác phong

nhanh nhẹn để làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại.Tốt nghiệp ngành/nghề Luyện hợp kim fero trình độ cao đẳng người học có

phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, Mô tả kiến thức lý thuyết rộng, kiến thức thực tế cần thiết và kỹ năng thực hành chuyên sâu, sáng tạo về ngành/nghề Luyện hợp kim fero. Có phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Có trình độ tiếng Anh, đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành. Có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng

Page 204: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

đồng và xã hội, có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành Hiến pháp và Pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động quốc phòng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Về kiến thức- Trình bày và phân tích các phương pháp chuẩn bị các nguyên vật liệu sử

dụng phù hợp với yêu cầu công nghệ;- Trình bày được công dụng, nguyên lý hoạt động và biết sử dụng các

tranh thiết bị và dụng cụ phục vụ công nghệ sản xuất hợp kim fero với các phương pháp luyện khác nhau;

- Trình bày được phương pháp tính toán thành phần phối liệu phù hợp với từng mác hợp kim fero cần luyện;

- Trình bày được và vận hành các thiết bị công nghệ đảm bảo các chỉ tiêu năng suất, chất lượng và kinh tế;

- Giải thích được các ký hiệu một số mác hợp kim theo các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước;

- Trình bày và giải thích được các hiện tượng không bình thường phát sinh trong quá trình nấu luyện;

- Trình bày được công dụng, nguyên lý khi cho một số nguyên liệu vào lò trong quá trình nấu luyện;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý, điều kiện làm việc, yêu cầu kỹ thuật của một số hệ thống thiết bị như hệ thống làm mát, hệ thống lọc bụi...;

- Trình bày được yêu cầu, nguyên tắc, lập được quy trình công nghệ nấu luyện một mác hợp kim fero cụ thể;

- Trình bày được quy trình chuẩn bị lò nấu luyện và thùng chứa.- Trình bày được quy trình nạp liệu đối với từng công nghệ nấu luyện cụ

thể.- Trình bày được quy trình đúc rót hợp kim fero sau nấu luyện- Vận dụng các kiến thức về tổ chức sản xuất để tổ chức các nhóm làm

việc độc lập có hiệu quả;- Trình bày được công dụng, phương pháp sử dụng được một số phần

mềm văn phòng: Word, Excel...3. Về kỹ năng- Tiếp nhận, phân loại và chuẩn bị các nguyên vật liệu phù hợp với yêu

cầu công nghệ;- Biết sử dụng các trang, thiết bị và dụng cụ phục vụ công nghệ sản xuất

hợp kim fero với các phương pháp luyện fero khác nhau;- Tính toán điều chỉnh thành phần phối liệu phù hợp với từng mác hợp

kim fero cần luyện;- Đọc và lập được quy trình công nghệ nấu luyện một mác hợp kim fero

cụ thể nào đó; đánh giá được phương án công nghệ;- Vận hành các thiết bị công nghệ đảm bảo các chỉ tiêu năng suất, chất

lượng và kinh tế;

Page 205: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Vận hành được các hệ thống thiết bị nấu luyện hay phụ trợ theo đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo an toàn;

- Nấu luyện được một số mác hợp kim fero theo đúng quy trình và thời gian quy định;

- Có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng và tác phong nhanh nhẹn để làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại;

- Đọc hiểu được một số tài liệu chuyên ngành cơ bản bằng tiếng Anh;- Sử dụng được một số phần mềm văn phòng: Word, Excel...4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có phẩm chất đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân

luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ: Chủ động nắm vững thông tin về nơi làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà xưởng, nội quy, quy định.Chủ động xác định mục đích, yêu cầu, sản phẩm, nội quy của công việc.

- Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ: Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp.

- Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc: Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài).

- Chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà nước.- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh

đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm

việc thay đổi.- Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định.- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của

các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp- Sau khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề học sinh sẽ làm việc tại

xưởng nấu luyện ở các doanh nghiệp sản xuất fero hợp kim;- Trực tiếp nấu luyện hợp kim fero trên các lò luyện như lò điện, lò cao, lò

thổi oxy;- Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến

nấu luyện hợp kim fero.- Tổ trưởng sản xuất, Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp nấu

luyện hợp kim fero.- Có khả năng tự tạo việc làm;- Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ

Page 206: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có thể tiếp tục học nghề Luyện kim fero ở bậc cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.

Page 207: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề (mô tả nghề)Ngành/nghề Luyện hợp kim fero là ngành/nghề chế biến các hợp kim sắt từ

quặng hoặc từ các nguyên liệu khác bằng các công nghệ khác nhau phù hợp với yêu cầu sản phẩm cho công đoạn chế biến tiếp theo. Phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, năng suất và an toàn trong các môi trường sản xuất đa dạng với mọi quy mô.

Việc đảm bảo các yêu cầu dựa trên cơ sở các kiến thức và kỹ năng đầy đủ để chế biến một mác hợp kim fero theo yêu cầu. Mặt khác Luyện hợp kim fero là nghề đòi hỏi cường độ làm việc rất cao, làm việc với các lò luyện có nhiệt độ cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn, chấn thương, cháy nổ. Là người thợ Luyện hợp kim fero phải:

- Tiếp nhận, phân loại và chuẩn bị các nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu công nghệ.

- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị của nghề.- Tính toán điều chỉnh thành phần phối liệu phù hợp với từng mác hợp

kim fero cần luyện.- Phân tích, đánh giá và phán đoán tốt sự thay đổi hoạt động không bình

thường của lò trong quá trình nấu luyện.- Vận dụng và thiết lập được các quy trình nấu luyện của các mác fero hợp

kim.- Vận hành các thiết bị công nghệ đảm bảo các chỉ tiêu năng suất, chất

lượng và kinh tế- Bồi dưỡng kèm cặp công nhân bậc dưới, giao tiếp và làm việc theo tổ,

nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất tương ứng với trình độ của mình- Thận trọng, có trách nhiệm, có đủ sức khoẻ, tâm lý vững vàng và tác

phong nhanh nhẹn để làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại.Tốt nghiệp ngành/nghề Luyện hợp kim fero trình độ trung cấp người học

có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, Mô tả kiến thức lý thuyết rộng, kiến thức thực tế cần thiết và kỹ năng thực hành chuyên sâu, sáng tạo về ngành/nghề Luyện hợp kim fero. Có phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Có trình độ tiếng Anh, đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành. Có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội, có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành Hiến pháp và Pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động quốc phòng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Về kiến thức- Trình bày và phân tích các phương pháp chuẩn bị các nguyên vật liệu sử

dụng phù hợp với yêu cầu công nghệ;

Page 208: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được công dụng, nguyên lý hoạt động và biết sử dụng các trang thiết bị và dụng cụ phục vụ công nghệ sản xuất hợp kim fero với các phương pháp luyện khác nhau;

- Trình bày được phương pháp tính toán thành phần phối liệu phù hợp với từng mác hợp kim fero cần luyện;

- Trình bày được và vận hành các thiết bị công nghệ đảm bảo các chỉ tiêu năng suất, chất lượng và kinh tế;

- Giải thích được các ký hiệu một số mác hợp kim theo các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước;

- Trình bày và giải thích được các hiện tượng không bình thường đơn giản phát sinh trong quá trình nấu luyện;

- Trình bày được công dụng, nguyên lý khi cho một số nguyên liệu vào lò trong quá trình nấu luyện;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý, điều kiện làm việc, yêu cầu kỹ thuật của một số hệ thống thiết bị như hệ thống làm mát, hệ thống lọc bụi...;

- Trình bày được yêu cầu, nguyên tắc, lập được quy trình công nghệ nấu luyện một mác hợp kim fero cụ thể;

- Trình bày được quy trình chuẩn bị lò nấu luyện và thùng chứa.- Trình bày được quy trình nạp liệu đối với từng công nghệ nấu luyện cụ

thể.- Trình bày được quy trình đúc rót hợp kim fero sau nấu luyện3. Về kỹ năng- Tiếp nhận, phân loại và chuẩn bị các nguyên vật liệu phù hợp với yêu

cầu công nghệ;- Biết sử dụng các trang, thiết bị và dụng cụ phục vụ công nghệ sản xuất

hợp kim fero với các phương pháp luyện fero khác nhau;- Tính toán điều chỉnh thành phần phối liệu phù hợp với từng mác hợp

kim fero cần luyện;- Đọc và lập được quy trình công nghệ nấu luyện một mác hợp kim fero

cụ thể nào đó; đánh giá được phương án công nghệ;- Vận hành các thiết bị công nghệ đảm bảo các chỉ tiêu năng suất, chất

lượng và kinh tế;- Vận hành được các hệ thống thiết bị nấu luyện hay phụ trợ theo đúng

quy trình, quy phạm, đảm bảo an toàn;- Nấu luyện được một số mác hợp kim fero theo đúng quy trình và thời

gian quy định;- Có đủ sức khỏe, tâm lý vững vàng và tác phong nhanh nhẹn để làm việc

trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại;- Đọc hiểu được một số tài liệu chuyên ngành cơ bản bằng tiếng Anh;- Sử dụng được một số phần mềm văn phòng: Word, Excel...4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có phẩm chất đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân

luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ: Chủ động nắm vững thông tin về nơi

Page 209: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà xưởng, nội quy, quy định. Chủ động xác định mục đích, yêu cầu, sản phẩm, nội quy của công việc.

- Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ: Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp.

- Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc: Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài).

- Chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà nước.- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh

đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm

việc thay đổi.- Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định.- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của

các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề học sinh sẽ làm việc tại xưởng

nấu luyện ở các doanh nghiệp sản xuất fero hợp kim;- Trực tiếp nấu luyện hợp kim fero trên các lò luyện như lò điện, lò cao, lò

thổi oxy;- Có khả năng tự tạo việc làm;- Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Có thể tiếp tục học nghề Luyện hợp kim fero ở bậc cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.

Page 210: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

42.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: LUYỆN GANG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 211: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

43.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: LUYỆN KIM MÀU

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 212: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

44.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: LUYỆN THÉP

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề:Nghề Luyện thép là nghề thực hiện các công việc lựa chọn, tính toán phối

liệu để nấu, luyện trong lò luyện thép tương ứng và tiến hành đúc ra sản phẩm theo yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn về kinh tế, kỹ thuật và an toàn lao động, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nhiệm vụ chủ yếu của nghề Luyện thép là chuẩn bị nguyên nhiên liệu, hệ thống lò nấu luyện cũng như nấu luyện thép để thực hiện các quá trình nấu chảy, oxi hóa và hoàn nguyên tạo ra mác thép đáp ứng yêu cầu kinh tế kỹ thuật, an toàn vệ sinh công nghiệp.

Điều kiện và môi trường làm việc ở nhiệt độ cao, có tính chất của công nghiệp nặng. Vì vậy, để hành nghề Luyện thép người công nhân phải đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe, nắm vững kiến thức, kỹ năng và hiểu biết chuyên môn, tâm lý vững vàng, tác phong nhanh nhẹn để thực hiện các công việc và xử lý các sự cố phát sinh trong nghề Luyện thép. Nghề Luyện thép là nghề mà sản phẩm làm ra mang tính tập thể, các vị trí việc làm có sự liên quan mật thiết với nhau, nên đòi hỏi người lao động phải có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp tập thể cao, có khả năng giao tiếp ứng xử trong quá trình thực hiện các công việc, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề.

2. Kiến thức:- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại lò, thiết

bị phụ trợ và máy đúc liên tục phôi thép;- Phân tích được nguyên nhân và biện pháp xử lý các sự cố thông thường

xảy ra trong quá trình sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm;- Phân tích được bản vẽ về nội hình và thể xây, đầm lò luyện thép;- Áp dụng được quy trình an toàn trong sản xuất thép vào thực tế sản xuất

của đơn vị; - Áp dụng được để lựa chọn lò, tính toán phối liệu nấu luyện cho các mác

thép thông dụng, thiết lập quy trình công nghệ để nấu luyện và đúc phôi cho

Page 213: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

mác thép thông dụng, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất thép;

- Có khả năng cập nhật kiến thức, tư duy nghề nghiệp, nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu công việc;

- Giám sát, tổ chức, điều hành sản xuất và phân tích được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật; những kiến thức cơ bản về quy trình, quy phạm an toàn lao động trong sản xuất thép;

- Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc;- Sử dụng tiếng Anh giao tiếp cơ bản và đọc, hiểu các tài liệu tiếng Anh

chuyên ngành thông thường;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng:- Phân loại và lựa chọn được các loại nguyên, nhiên, vật liệu thường dùng

trong luyện đúc thép;- Thực hiện được quy trình công nghệ trong luyện đúc phôi thép;- Vận hành được các lò luyện thép thông dụng và thiết bị đúc liên tục phôi

thép; - Sử dụng được các thiết bị và đo chính xác được các thông số kỹ thuật cơ

bản trong công nghệ luyện đúc thép;- Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố thông thường về kỹ thuật và công

nghệ trong sản xuất thép;- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa an toàn được một số thiết bị thông dụng

trong luyện đúc thép;- Lập được kế hoạch sản xuất cho một nhóm hoặc tổ sản xuất, đồng thời

quản lý được nhóm hoặc tổ sản xuất;- Hình thành được khả năng nghiên cứu, cải tiến thiết bị, công nghệ trong

quá trình sản xuất thép;- Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất tương ứng với trình độ bậc thợ của

mình;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định, ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:- Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ đạo đức nghề nghiệp đúng đắn,

có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

Page 214: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, biết cách phân tích và giải quyết các vấn đề trong nghề Luyện thép, có năng lực đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, sáng tạo và lập luận trong thực hiện công việc;

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phát sinh trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của nghề bao gồm:- Chuẩn bị nguyên liệu; - Chuẩn bị lò và thiết bị phụ trợ- Nạp liệu;- Vận hành hệ thống lò và phụ trợ;- Nấu chảy và ôxi hóa;- Hoàn nguyên, hợp kim hóa và ra thép;- Tinh luyện thép ngoài lò;- Đúc phôi thép liên tục; - Kiểm tra chất lượng và thu hồi sản phẩm.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ:- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Luyện thép trình độ Cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 215: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề Nghề Luyện thép là nghề thực hiện các công việc lựa chọn phối liệu để

nấu, luyện trong lò luyện thép tương ứng và tiến hành đúc ra sản phẩm theo yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn về kinh tế, kỹ thuật và an toàn lao động, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nhiệm vụ chủ yếu của nghề Luyện thép là chuẩn bị nguyên nhiên liệu, hệ thống lò nấu luyện cũng như nấu luyện thép để thực hiện các quá trình nấu chảy, oxi hóa và hoàn nguyên tạo ra mác thép và tiến hành đúc rót ra sản phẩm.

Điều kiện và môi trường làm việc ở nhiệt độ cao, có tính chất của công nghiệp nặng. Vì vậy, để hành nghề Luyện thép người công nhân phải đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe, nắm vững kiến thức, kỹ năng và hiểu biết chuyên môn, tâm lý vững vàng, tác phong nhanh nhẹn để thực hiện các công việc và xử lý các sự cố phát sinh trong nghề Luyện thép. Nghề Luyện thép là nghề mà sản phẩm làm ra mang tính tập thể, các vị trí việc làm có sự liên quan mật thiết với nhau, nên đòi hỏi người lao động phải có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp tập thể cao, có khả năng giao tiếp ứng xử trong quá trình thực hiện các công việc, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề.

2. Kiến thức- Mô tả được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại lò, thiết bị

phụ trợ và máy đúc liên tục phôi thép;- Trình bày được nguyên nhân và biện pháp xử lý các sự cố thông thường

xảy ra trong quá trình sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm;- Phân tích được bản vẽ về nội hình và thể xây, đầm lò luyện thép;- Áp dụng được quy trình an toàn trong sản xuất thép vào thực tế sản xuất

của đơn vị;- Áp dụng được để lựa chọn lò, phối liệu nấu luyện cho các mác thép thông

dụng, thiết lập quy trình công nghệ để nấu luyện và đúc phôi cho mác thép thông dụng, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất thép;

- Có khả năng cập nhật kiến thức, tư duy nghề nghiệp, nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu công việc;

- Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc;- Sử dụng tiếng Anh giao tiếp cơ bản;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng

Page 216: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Phân loại và lựa chọn được các loại nguyên, nhiên, vật liệu thường dùng trong nấu luyện và đúc thép;

- Thực hiện được quy trình công nghệ trong nấu luyện và đúc thép;- Tham gia vận hành được các lò luyện thép thông dụng và thiết bị đúc liên

tục phôi thép;- Sử dụng được các thiết bị và đo chính xác được các thông số kỹ thuật cơ

bản trong công nghệ nấu luyện và đúc thép;- Phát hiện, tham gia xử lý kịp thời các sự cố thông thường về kỹ thuật và

công nghệ trong sản xuất thép;- Tham gia vận hành, bảo dưỡng được một số thiết bị thông dụng trong nấu

luyện và đúc thép;- Lập được kế hoạch sản xuất cho một nhóm sản xuất, đồng thời quản lý

được nhóm sản xuất đó;- Hình thành được khả năng nghiên cứu, cải tiến thiết bị, công nghệ trong

quá trình sản xuất thép ở vị trí làm việc của mình;- Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất tương ứng với trình độ bậc thợ của

mình;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định, ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam.4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ đạo đức nghề nghiệp đúng đắn,

có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;- Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy, biết cách phân tích và giải

quyết các vấn đề biết trước trong nghề Luyện thép, có khả năng đúc kết kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ năng và lập luận trong thực hiện công việc;

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phát sinh trong điều kiện làm việc thay đổi đã được biết trước;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của nghề bao gồm:- Chuẩn bị nguyên liệu; - Chuẩn bị lò và thiết bị phụ trợ

Page 217: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Nạp liệu;- Vận hành hệ thống lò và phụ trợ;- Nấu chảy và ôxi hóa;- Hoàn nguyên, hợp kim hóa và ra thép;- Tinh luyện thép ngoài lò;- Đúc phôi thép liên tục; - Kiểm tra chất lượng và thu hồi sản phẩm.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Luyện thép trình độ Trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 218: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

45.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: MARKETING

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề Nghề Marketing là nghề bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách

hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với các khách hàng mục tiêu.

Nghề Marketing được đào tạo để thực hiện các công công việc tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm hiệu quả của một tổ chức, đơn vị để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ. Các hoạt động cụ thể:  Nghiên cứu hành vi khách hàng; Nghiên cứu marketing; Marketing quốc tế; Marketing tới các tổ chức (B2B) và quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị; Truyền thông marketing và xúc tiến; Phân tích, ra quyết định, tổ chức triển khai các quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ...

Người hành nghề Marketing có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận. Công việc Marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường,...

Để hành nghề, người lao động làm việc ở những vị trí này phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, họ cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội, rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

2. Kiến thức- Trình bày được khái niệm cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thị

trường, quản lý nhãn hàng, Digital marketing, Truyền thông, Quảng cáo, Phát triển sản phẩm, bán hàng;

Page 219: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Giải thích được các quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Luật lao động;

- Xác định được nội dung và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức;

- Liệt kê được các trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân khi làm việc nhóm;

- Xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với loại hình tổ chức;

- Giải thích và phân tích được hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức;

- Xác định được quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh;- Xác định được quy trình thực hiện công việc, nhật ký công việc;- Mô tả được quy trình và cách thức thực hiện công việc trong hoạt

động Marketing;- Giải thích được các quy luật kinh tế, các biến số môi trường kinh

doanh tác động đến hoạt động của tổ chức;- Cập nhật được các quy định, chính sách về hoạt động Marketing;- Giải thích được các quy định của an ninh quốc phòng liên quan đến

công việc;- Trình bày được các bước thực hiện công việc theo đúng quy định

an ninh quốc phòng;- Vận dụng được kiến thức ngoại ngữ trong hoạt động marketing;- Vận dụng được kiến thức tin học trong hoạt động Marketing;- Ứng dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc

thực tế của nghề.3. Kỹ năng- Lập được kế hoạch thực hiện công việc;

- Vận hành được quy trình Marketing sẵn có tại đơn vị một cách hiệu quả;

- Dự báo và tìm kiếm được khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp;- Lập được báo cáo kết quả hoạt Marketing của đơn vị;- Cung cấp được các thông tin kinh tế - xã hội về hoạt động

Marketing của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị và các cơ quan quản lý có liên quan;

- Xác định được mục tiêu Marketing;- Tham mưu cho lãnh đạo những ý kiến cải tiến hoạt động Marketing

phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh;- Giao tiếp hiệu quả thông qua văn bản viết, thuyết trình, thảo luận và

làm chủ tình huống;- Thiết lập được mối quan hệ giữa đơn vị với các đối tác;- Giải quyết được những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong

mọi trường hợp;- Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận để đảm bảo

đạt mục tiêu đã đề ra;

Page 220: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được các phần mềm phục vụ cho chuyên ngành, quản lý và tổ chức hoạt động Marketing;

- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh an toàn lao động;- Phát hiện và đề phòng được rủi ro và mối nguy hại tại nơi làm việc;- Thực hiện được trình tự công việc theo đúng quy định an ninh quốc

phòng;- Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và chuyên ngành;

- Ứng dụng được Tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;

- Ứng dụng được các quy định an ninh quốc phòng vào trong công việc;

- Giải quyết được các sự cố thường gặp.4. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, nội qui làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị;

- Có ý thức trách nhiệm trong công việc với cộng đồng xã hội; có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, có ý thức tự nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;

- Làm việc theo chuẩn đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ đúng Luật doanh nghiệp, Luật lao động, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh;

- Làm việc có phương pháp khoa học có tính tổ chức kỷ luật và trách nhiệm với công việc; biết phân tích, giải quyết vấn đề, đúc kết kinh nghiệm, cải tiến công việc được giao; có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, biết đoàn kết và phối hợp, hợp tác, tự tin, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong công việc;

- Thích nghi được với môi trường làm việc khác nhau;- Ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi

trường;- Thích ứng được với sự thay đổi trong các thời kỳ công nghệ

4.0. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp nghề Marketing trình độ cao đẳng, người học có khả năng làm việc

tại các vị trí sau đây:

STT TÊN VỊ TRÍ VIỆC LÀM

1 Nghiên cứu thị trường

2 Quản lý nhãn hàng

3 Digital Marketing

Page 221: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

4 Truyền thông

5 Quảng cáo

6 Phát triển sản phẩm

7 Bán hàng

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độCó khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc

để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Có năng lực để tham gia học liên thông lên bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu bản thân và nghề nghiệp.

Page 222: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề Nghề Marketing là nghề bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách

hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với các khách hàng mục tiêu.

Nghề Marketing được đào tạo để thực hiện các công công việc tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm hiệu quả của một tổ chức, đơn vị để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ. Các hoạt động cụ thể:  Nghiên cứu hành vi khách hàng; Nghiên cứu marketing; Marketing quốc tế; Marketing tới các tổ chức (B2B) và quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị; Truyền thông marketing và xúc tiến; Phân tích, ra quyết định, tổ chức triển khai các quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ...

Người hành nghề Marketing có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận. Công việc Marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường,...

Để hành nghề, người lao động làm việc ở những vị trí này phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, họ cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội, rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

2. Kiến thức- Trình bày được khái niệm cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thị

trường, quản lý nhãn hàng, Digital marketing, Truyền thông, Quảng cáo, Phát triển sản phẩm, bán hàng;

- Trình được các quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Luật lao động;

- Trình bày được nội dung và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức;

- Trình bày được các trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân khi làm việc nhóm;

- Giải thích được cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với loại hình tổ chức;

- Giải thích được hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức;- Mô tả được quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh;- Trình bày được quy trình thực hiện công việc, nhật ký công việc;

Page 223: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Mô tả được quy trình và cách thức thực hiện công việc trong hoạt động Marketing;

- Trình bày được các quy luật kinh tế, các biến số môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động của tổ chức;

- Cập nhật được các quy định, chính sách về hoạt động Marketing;- Trình bày được các quy định của an ninh quốc phòng liên quan đến

công việc;- Trình bày được các bước thực hiện công việc theo đúng quy định

an ninh quốc phòng;- Vận dụng được kiến thức ngoại ngữ trong hoạt động marketing;- Vận dụng được kiến thức tin học trong hoạt động Marketing;- Ứng dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc

thực tế của nghề.3. Kỹ năng

- Lập được kế hoạch thực hiện công việc;- Thực hiện được quy trình Marketing sẵn có tại đơn vị một cách

hiệu quả;- Dự báo và tìm kiếm được khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp;- Lập được báo cáo kết quả hoạt Marketing của đơn vị;- Cung cấp được các thông tin kinh tế - xã hội về hoạt động

Marketing của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị và các cơ quan quản lý có liên quan;

- Xác định được mục tiêu Marketing;- Tham mưu cho lãnh đạo những ý kiến cải tiến hoạt động Marketing

phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh;- Giao tiếp hiệu quả thông qua văn bản viết, thuyết trình, thảo luận và

làm chủ tình huống;- Thiết lập được mối quan hệ giữa đơn vị với các đối tác;- Giải quyết được những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong

mọi trường hợp;- Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận để đảm bảo

đạt mục tiêu đã đề ra;- Sử dụng được các phần mềm phục vụ cho chuyên ngành, quản lý

và tổ chức hoạt động Marketing;- Thực hiện được các biện pháp vệ sinh an toàn lao động;- Thực hiện được trình tự công việc theo đúng quy định an ninh quốc

phòng;- Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và chuyên ngành;

- Ứng dụng được Tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;

- Ứng dụng được các quy định an ninh quốc phòng vào trong công việc;

- Giải quyết được các sự cố thường gặp.

Page 224: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

4. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và pháp

luật nhà nước, nội qui làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị;- Có ý thức trách nhiệm trong công việc với cộng đồng xã hội; có

tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, có ý thức tự nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;

- Làm việc theo chuẩn đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ đúng Luật doanh nghiệp, Luật lao động, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh;

- Làm việc có phương pháp khoa học có tính tổ chức kỷ luật và trách nhiệm với công việc; biết phân tích, giải quyết vấn đề, đúc kết kinh nghiệm, cải tiến công việc được giao; có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, biết đoàn kết và phối hợp, hợp tác, tự tin, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong công việc;

- Thích nghi được với môi trường làm việc khác nhau;- Ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi

trường;- Thích ứng được với sự thay đổi trong các thời kỳ công nghệ

4.0. 5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp nghề Marketing trình độ cao đẳng, người học có khả năng làm việc

tại các vị trí sau đây:

STT TÊN VỊ TRÍ VIỆC LÀM

1 Nghiên cứu thị trường

2 Quản lý nhãn hàng

3 Digital Marketing

4 Truyền thông

5 Quảng cáo

6 Bán hàng

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độCó khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc

để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Page 225: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

Có năng lực để tham gia học liên thông lên bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu bản thân và nghề nghiệp.

Page 226: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

46.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: MARKETING DU LỊCH

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu về ngành/nghềMarketing du lịch trình độ Cao đẳng là ngành, nghề chuyên xây dựng và

thực hiện kế hoạch, triển khai và đánh giá các hoạt động marketing, bán sản phẩm dịch vụ du lịch, tổ chức các sự kiện trong lĩnh vực lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển du lịch, điểm đến du lịch và các dịch vụ bổ sung khác trong ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề “Marketing du lịch” thường được bố trí làm việc trong các phòng Marketing, phòng Kinh doanh, phòng Kinh doanh và Tiếp thị…tại các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển du lịch, các khu vui chơi giải trí, điểm đến du lịch, cơ quan thông tin, xúc tiến du lịch của địa phương. Người làm việc trong ngành/nghề Marketing du lịch là người có kiến thức lý thuyết rộng về các lĩnh vực có liên quan, kiến thức công việc thực tế, kỹ năng thực hiện và triển khai công việc chuyên sâu, có tính sáng tạo và linh hoạt. Ngoài ra, người hành nghề cần phải có đủ sức khỏe, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề; có khả năng tổ chức và quản lý công việc, khả năng tự học và cập nhật kiến thức cao.

Những công việc chính mà người làm nghề Marketing du lịch phải thực hiện, thường là:

o Nghiên cứu thị trườngo Tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịcho Quản lý ngân sách Marketing du lịcho Xây dựng kênh phân phối sản phẩm dịch vụ du lịch o Bán sản phẩm dịch vụ du lịcho Quản lý bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp du lịcho Quảng cáo sản phẩm dịch vụ lữ hành và sản phẩm liên quano Quảng cáo sản phẩm dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uốngo Thực hiện marketing sản phẩm dịch vụ du lịch bằng các phương

pháp truyển thống và hiện đại.

Page 227: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

o Thực hiện hoạt động khuyến mãi trong kinh doanh du lịcho Quan hệ khách hàng trong kinh doanh du lịcho Quan hệ công chúng trong kinh doanh du lịcho Triển khai sự kiện marketing du lịcho Xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch o Thiết lập và duy trì quan hệ nội bộ

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.900 giờ (tương đương 70 tín chỉ).2. Về kiến thức- Trình bày được các kiến thức cơ bản về kinh doanh, tiếp thị;- Trình bày được kiến thức nền tảng về kinh doanh, tiếp thị;- Xác lập được mô hình tổ chức, cách thức hoạt động kinh doanh tiếp thị,

truyền thông và quan hệ công chúng trong kinh doanh du lịch;- Xác lập được các chính sách, chiến lược kinh doanh tiếp thị du lịch;- Trình bày được nguyên tắc, phương pháp để hoạch định, tổ chức, quản lý

và kiểm tra các hoạt động kinh doanh tiếp thị liên quan đến hoạt động du lịch;- Trình bày được các mục tiêu kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing du

lịch;- Mô tả được qui trình lập kế hoạch và triển khai các kế hoạch: Tiếp thị

quảng cáo, truyền thông và quan hệ công chúng, bán sản phẩm dịch vụ và tổ chức sự kiện du lịch;

- Xác định được các phương pháp, kỹ thuật, công cụ sử dụng trong hoạt động kinh doanh tiếp thị du lịch;

- Phân biệt được các công cụ, cách thức tiếp thị truyền thống, tiếp thị số;- Xác định được các cách thức tổ chức xúc tiến quảng bá sự kiện marketing

du lịch;- Liệt kê được các cách thức tìm kiếm và tiếp cận khách hàng;- Phân biệt được các đối tượng khách hàng và các hình thức chăm sóc

khách hàng trong du lịch;- Trình bày được các kiến thức cơ bản về quản trị nhân sự trong hoạt động

kinh doanh tiếp thị du lịch;- Liệt kê được các nguy cơ, sự cố, các tình huống cơ bản có thể xảy ra

trong quá trình thực hiện kinh doanh tiếp thị du lịch;- Xác định được các công việc hành chính có liên quan đến các vị trí công

việc kinh doanh tiếp thị du lịch ;- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động trong hoạt động kinh

doanh tiếp thị du lịch;

Page 228: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được các yêu cầu cơ bản về công nghệ thông tin, các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt đông kinh doanh tiếp thị du lịch;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Về kỹ năng- Thiết lập được các kế hoạch: Tiếp thị, truyền thông và quan hệ công

chúng, tổ chức sự kiện, bán sản phẩm dịch vụ du lịch;- Triển khai được các kế hoạch: Tiếp thị, truyền thông và quan hệ công

chúng, tổ chức sự kiện, bán sản phẩm dịch vụ du lịch;- Phân tích được các số liệu thống kê liên quan đến hoạt động kinh doanh

tiếp thị du lịch;- Phân loại được đối tượng khách hàng trong du lịch và lựa chọn cách thức

tiếp cận phù hợp;- Thiết kế được sản phẩm dịch vụ du lịch;- Tính toán được giá bán sản phẩm dịch vụ du lịch;- Lựa chọn được kênh phân phối sản phẩm dịch vụ du lịch phù hợp với

từng đối tượng khách hàng;- Xây dựng được các chính sách chăm sóc khách, khuyến thị cho các sản

phẩm dịch vụ du lịch;- Thiết lập được các qui trình làm việc cơ bản liên quan đến hoạt động:

Tiếp thị, truyền thông và quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, bán sản phẩm dịch vụ du lịch;

- Thống kê và đánh giá được các số liệu thống kê liên quan đến hoạt động kinh doanh tiếp thị du lịch;

- Quản lý được nội dung thông tin, hình ảnh liên quan đến hoạt động kinh doanh tiếp thị du lịch;

- Kiểm soát được ngân sách cho hoạt động kinh doanh tiếp thị du lịch;- Xây dựng được đội ngũ nhân sự hỗ trợ cho công tác kinh doanh tiếp thị

du lịch;- Thiết lập được mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, các đối tác có

liên quan đến hoạt động kinh doanh tiếp thị du lịch;- Xử lý được các vấn đề có liên quan đến thông tin truyền thông du lịch;- Xử lý được các ý kiến của khách hàng liên quan đến hoạt động bán sản

phẩm dịch vụ du lịch;- Thuyết trình được sản phẩm du lịch đến các đối tượng khách hàng của

doanh nghiệp du lịch, lữ hành;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

Page 229: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Khai thác được cơ bản các ứng dụng quảng cáo tiếp thị trên hệ thống Internet;

- Thực hiện được các thao tác cơ bản trên các công cụ quảng cáo tiếp thị trực tuyến, thiết bị di động;

- Soạn thảo, lưu trữ được các hợp đồng, báo cáo, các văn bản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiếp thị du lịch;

- Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;

- Lập kế hoạch, phân công và giám sát được công việc của nhóm;- Huấn luyện, hướng dẫn được công việc cho các thành viên trong nhóm;- Quản lý được các sự cố và tình huống khẩn cấp;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Thực hiện đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, có đạo

đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ tốt; động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền; cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc; Ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

- Sáng tạo trong công việc, thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của nhà nước;- Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước

lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;- Ý thức rèn luyện bản thân, tự học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên

môn của nghề;- Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay

đổi;- Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;- Đánh giá được hiệu quả công việc sau khi hoàn thành kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề trong các doanh nghiệp du lịch lữ hành, các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển du lịch, các khu vui chơi giải trí, điểm đến du lịch, cơ quan thông tin, xúc tiến du lịch của địa phương, bao gồm:

- Quản lý hoạt động tiếp thị;

Page 230: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Quản lý hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng;- Quản lý bán sản phẩm dịch vụ du lịch;- Tiếp thị;- Tiếp thị số;- Truyền thông và quan hệ công chúng;- Bán sản phẩm dịch vụ du lịch.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người

học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Marketing du lịch trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các bậc trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những kiến thức, tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên bậc học trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 231: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu về ngành/nghềMarketing du lịch trình độ Trung cấp là ngành, nghề chuyên thực hiện kế

hoạch, triển khai các hoạt động marketing, bán sản phẩm dịch vụ du lịch, tổ chức các sự kiện trong lĩnh vực lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển du lịch, điểm đến du lịch và các dịch vụ bổ sung khác trong ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề “Marketing du lịch” thường được bố trí làm việc trong các phòng Marketing, phòng Kinh doanh, phòng Kinh doanh và Tiếp thị…tại các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển du lịch, các khu vui chơi giải trí, điểm đến du lịch, cơ quan thông tin, xúc tiến du lịch của địa phương. Người làm việc trong ngành/nghề Marketing du lịch là người có kiến thức lý thuyết về các lĩnh vực có liên quan, kiến thức công việc thực tế, kỹ năng thực hiện và triển khai công việc chuyên sâu, có tính sáng tạo và linh hoạt. Ngoài ra, người hành nghề cần phải có đủ sức khỏe, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề; có khả năng quản lý thời gian và công việc, khả năng tự học và cập nhật kiến thức cao.

Những công việc chính mà người làm nghề Marketing du lịch phải thực hiện, thường là:

o Nghiên cứu thị trườngo Tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịcho Bán sản phẩm dịch vụ du lịcho Quản lý bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp du lịcho Quảng cáo sản phẩm dịch vụ lữ hành và sản phẩm liên quano Quảng cáo sản phẩm dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uốngo Thực hiện marketing sản phẩm dịch vụ du lịch bằng các phương

pháp truyển thống và hiện đại.o Thực hiện hoạt động khuyến mãi trong kinh doanh du lịcho Quan hệ khách hàng trong kinh doanh du lịcho Quan hệ công chúng trong kinh doanh du lịcho Triển khai sự kiện marketing du lịcho Xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch o Thiết lập và duy trì quan hệ nội bộ

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.500 giờ (tương đương 60 tín chỉ).2. Về kiến thức- Trình bày được các kiến thức cơ bản về kinh doanh, tiếp thị;- Trình bày được kiến thức nền tảng về kinh doanh, tiếp thị;

Page 232: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Xác lập được cách thức hoạt động kinh doanh tiếp thị, truyền thông và quan hệ công chúng trong kinh doanh du lịch;

- Trình bày được nguyên tắc, phương pháp để hoạch định, tổ chức, quản lý và kiểm tra các hoạt động kinh doanh tiếp thị liên quan đến hoạt động du lịch;

- Trình bày được các mục tiêu kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing du lịch;

- Xác định được các phương pháp, kỹ thuật, công cụ sử dụng trong hoạt động kinh doanh tiếp thị du lịch;

- Phân biệt được các công cụ, cách thức tiếp thị truyền thống, tiếp thị số;- Liệt kê được các cách thức tìm kiếm và tiếp cận khách hàng;- Phân biệt được các đối tượng khách hàng và các hình thức chăm sóc

khách hàng trong du lịch;- Liệt kê được các nguy cơ, sự cố, các tình huống cơ bản có thể xảy ra

trong quá trình thực hiện kinh doanh tiếp thị du lịch;- Xác định được các công việc hành chính có liên quan đến các vị trí công

việc kinh doanh tiếp thị du lịch ;- Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động trong hoạt động kinh

doanh tiếp thị du lịch;- Trình bày được các yêu cầu cơ bản về công nghệ thông tin, các ứng dụng

công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt đông kinh doanh tiếp thị du lịch;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Về kỹ năng- Triển khai được các kế hoạch: Tiếp thị, truyền thông và quan hệ công

chúng, tổ chức sự kiện, bán sản phẩm dịch vụ du lịch;- Phân loại được đối tượng khách hàng trong du lịch và lựa chọn cách thức

tiếp cận phù hợp;- Bán được sản phẩm dịch vụ du lịch;- Cung cấp được thông tin sản phẩm dịch vụ du lịch đến các đối tượng

khách hàng thông qua các kênh, phương tiện truyền thông của doanh nghiệp du lịch;

- Lựa chọn được kênh phân phối sản phẩm dịch vụ du lịch phù hợp với từng đối tượng khách hàng;

- Triển khai được các chính sách chăm sóc khách, khuyến thị cho các sản phẩm dịch vụ du lịch;

- Quản lý được nội dung thông tin, hình ảnh liên quan đến hoạt động kinh doanh tiếp thị du lịch;

Page 233: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Thiết lập được mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, các đối tác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiếp thị du lịch;

- Xử lý được các vấn đề có liên quan đến thông tin truyền thông du lịch;- Xử lý được các ý kiến của khách hàng liên quan đến hoạt động bán sản

phẩm dịch vụ du lịch;- Thuyết trình được sản phẩm du lịch đến các đối tượng khách hàng của

doanh nghiệp du lịch, lữ hành;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; - Khai thác được cơ bản các ứng dụng quảng cáo tiếp thị trên hệ thống

Internet;- Thực hiện được các thao tác cơ bản trên các công cụ quảng cáo tiếp thị

trực tuyến, thiết bị di động;- Soạn thảo, lưu trữ được các hợp đồng, báo cáo, các văn bản có liên quan

đến hoạt động kinh doanh tiếp thị du lịch;- Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống;- Quản lý được các sự cố và tình huống khẩn cấp;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Thực hiện đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, có đạo

đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ tốt; động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền; cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc; Ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

- Sáng tạo trong công việc, thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của nhà nước;- Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước

lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;- Ý thức rèn luyện bản thân, tự học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên

môn của nghề;- Làm việc độc lập trong điều kiện thay đổi, yêu cầu được hỗ trợ đối với

các nội dung công việc vượt quá khả năng;- Hướng dẫn người khác thực hiện các nội dung công việc đã định sẵn;- Đánh giá được hiệu quả công việc sau khi hoàn thành.

Page 234: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề trong các doanh nghiệp du lịch lữ hành, các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển du lịch, các khu vui chơi giải trí, điểm đến du lịch, cơ quan thông tin, xúc tiến du lịch của địa phương, bao gồm:

- Tiếp thị;- Tiếp thị số;- Truyền thông và quan hệ công chúng;- Bán sản phẩm dịch vụ du lịch.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người

học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Marketing du lịch trình độ ctrung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các bậc trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những kiến thức, tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên bậc học trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 235: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

47.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 236: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

48.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: PIANO

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 237: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

49.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề:Quản lý và kinh doanh nông nghiệp trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực

hiện các công việc: Phát triển thị trường, bán hàng, thu mua - nhập hàng, quản lý sản xuất, tổ chức lao động, quản lý tài chính và Quản lý hoạt động trải nghiệm sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các nhiệm vụ của nghề, bao gồm: từ việc nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm tại các trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.

Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Quản lý và kinh doanh nông nghiệp có thể làm việc trong các nông hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2100 giờ (75 tín chỉ).2. Kiến thức- Mô tả được các kiến thức cơ bản về giá cả, sản phẩm, phân phối, xúc tiến

thương mại, hỗ tợ bán hàng...;- Trình bày được các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp, sản xuất hàng

hóa trong nông nghiệp, kinh tế các ngành trong nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững;

- Trình bày được lý thuyết cung - cầu, hành vi của người tiêu dùng, hành vi của doanh nghiệp;

- Trình bày được phương pháp tính toán doanh thu, chi phí, giá thành, lợi nhuận của doanh nghiệp;

- Mô tả được các kỹ năng truyền đạt, lắng nghe, thuyết phục, thương thảo đàm phán, ra quyết định;

- Trình bày được đặc tính và cách sử dụng các loại hàng hoá kinh doanh;- Mô tả được quy trình trưng bày hàng hoá, kiểm kê hàng hoá,bảo quản - Mô tả được số lượng và chủng loại hàng cần nhập,lượng hàng tồn, tốc độ

tiêu thụ của từng mã hàng;

Page 238: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Mô tả được tính chất, tác dụng, yêu cầu kỹ thuật khi đóng gói sản phẩm ;- Nhận biết được quy cách, chất lượng của sản phẩm, sản phẩm hỏng và

kém chất lượng; - Mô tả được quy tắc an toàn lao động, vệ sinh trong khi thực hiện quy

trình sản xuất.- Mô tả được nhu cầu về vốn và phương pháp xác định nhu cầu vốn;

- Xác định được lập kế hoạch nguồn vốn, quản lý và bảo toàn vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn;

- Phân tích được các biện pháp nâng cao hiệu quả của vốn;- Giải thích được các nội dung trong báo cáo kết quả kinh doanh;- Nhận biết được tâm lý từng nhóm đối tượng khách hàng;- Trình bày được kiến thức về thị trường và phân đoạn thị trường khách

hàng;- Trình bày được cấu trúc, đặc điểm các loại kênh phân phối;- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của kênh phân phối;- Trình bày được công việc phân tích, lập kế hoạch phát triển thị trường;- Trình bày được đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến sản

xuất kinh doanh trong nông nghiệp;- Mô tả được trình độ và hiệu quả kinh tế của việc tổ chức sử dụng đất đai;- Trình bày được kiến thức nhu cầu về số lượng, chất lượng lao động;- Xác định được hiệu quả lao động và biện pháp nâng cao chất lượng lao

động;3. Kỹ năng- Lập được kế hoạch chăm sóc và phát triển khách hàng;- Thu thập được các tài liệu phân tích, lập kế hoạch phát triển thị trường

liên quan;- Xây dựng được mục đích của việc phân tích, lập kế hoạch phát triển thị

trường;- Lựa chọn được tiêu chí để phân đoạn thị trường;- Viết được báo cáo phân tích, lập kế hoạch phát triển thị trường;- Lập được kế hoạch, chương trình khuyến mại, trình ký và triển khai thực

hiện;- Viết được báo cáo hoạt động chăm sóc khách hàng;

- Xây dựng được mô hình kênh phân phối phù hợp với doanh nghiệp;- Nhận diện được các loại sản phẩm: Nguồn gốc, chất liệu, màu sắc, bao bì,

Page 239: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

cách sử dụng, giá bán, dịch vụ chăm sóc khách hàng;- Thực hiện được các công việc: Trưng bày hàng hóa, tư vấn khách hàng,

đóng gói, giao hàng, thu ngân, kiểm kê hàng hóa, bảo quản hàng hóa, tiếp nhận xử lý thông tin và phản hồi phàn nàn của khách hàng;

- Thiết lập, xây dựng và duy trì được mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và các đối tác;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khách hàng, cấp trên và đồng nghiệp;- Thưc hiện được khả năng lập luận, tư duy tính toán để tổng hợp tính toán

kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn; - Thực hiện được khả năng hình thành các giả thuyết phân tích xu hướng

để đưa ra các dự báo về tình hình tài chính sắp tới của đơn vị; - Thành thạo phương pháp tính kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị;- Lập được bảng theo dõi dòng tiền và công nợ khách hàng; - Xây dựng được kế hoạch về vốn cho sản xuất và kinh doanh; - Tổ chức tốt kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả để xử lý công việc trong

lĩnh vực về vốn;- Lập được các báo cáo về vốn cho quản lý cấp cao.- Am hiểu thị trường và giá thành sản phẩm- Vận dụng được kỹ năng đàm phán thương thảo hợp đồng mua bán trong

nước và quốc tế;- Vận dụng được kỹ năng phân tích, tổng hợp; - Có khả năng duy trì và phát triển các mối quan hệ- Vận dụng được kỹ năng giải quyết vấn đề- Tổ chức được hội thảo giới thiệu sản phẩm, hội nghị đầu bờ;- Sử dụng được các phần mềm ứng dụng trong công tác bán hàng;- Vận dụng được tin học, ngoại ngữ trong bán hàng;- Thực hiện và kiểm tra được các quy định về an ninh, sức khỏe và an toàn

nghề nghiệp;- Sử dụng được các kỹ năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm.4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái

độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng

đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;- Tự chịu trách nhiệm về công việc của mình trước cơ quan, doanh nghiệp

và chính quyền nơi mình công tác;

Page 240: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc và vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên khác trong nhóm;

- Chủ động, sáng tạo, khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ trong câng việc;- Thích nghi tốt với những môi trường làm việc áp lực cao, vất vả;- Luôn hoàn thành tốt những công việc thường xuyên được giao.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có khả năng làm việc tại các vị trí:- Phát triển thị trường;- Thu mua - nhập hàng;- Bán hàng;- Quản lý sản xuất;- Tổ chức lao động;- Quản lý tài chính;- Quản lý hoạt động trải nghiệm sản xuất nông nghiệp6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực mà người học phải đạt

được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quản lý và kinh doanh nông nghiệp trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 241: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề:Quản lý và kinh doanh nông nghiệp trình độ trung cấp là ngành, nghề thực

hiện các công việc: Phát triển thị trường, bán hàng, thu mua - nhập hàng, quản lý sản xuất, tổ chức lao động, quản lý tài chính và Quản lý hoạt động trải nghiệm sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các nhiệm vụ của nghề, bao gồm: từ việc nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm tại các trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.

Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Quản lý và kinh doanh nông nghiệp có thể làm việc trong các nông hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1520 giờ (55 tín chỉ).2. Kiến thức- Mô tả được các kiến thức cơ bản về giá cả, sản phẩm, phân phối, xúc tiến

thương mại, hỗ tợ bán hàng...;- Trình bày được các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp, sản xuất hàng

hóa trong nông nghiệp, kinh tế các ngành trong nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững;

- Trình bày được lý thuyết cung - cầu, hành vi của người tiêu dùng, hành vi của doanh nghiệp;

- Trình bày được phương pháp tính toán doanh thu, chi phí, giá thành, lợi nhuận của doanh nghiệp;

- Mô tả được các kỹ năng truyền đạt, lắng nghe, thuyết phục, thương thảo đàm phán, ra quyết định;

- Trình bày được đặc tính và cách sử dụng các loại hàng hoá kinh doanh;- Mô tả được quy trình trưng bày hàng hoá, kiểm kê hàng hoá,bảo quản - Mô tả được số lượng và chủng loại hàng cần nhập,lượng hàng tồn, tốc độ

tiêu thụ của từng mã hàng;- Mô tả được tính chất, tác dụng, yêu cầu kỹ thuật khi đóng gói sản phẩm ;- Nhận biết được quy cách, chất lượng của sản phẩm, sản phẩm hỏng và

kém chất lượng; - Mô tả được quy tắc an toàn lao động, vệ sinh trong khi thực hiện quy

trình sản xuất.- Mô tả được nhu cầu về vốn và phương pháp xác định nhu cầu vốn;

- Xác định được lập kế hoạch nguồn vốn, quản lý và bảo toàn vốn, các chỉ

Page 242: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn; - Phân tích được các biện pháp nâng cao hiệu quả của vốn;- Giải thích được các nội dung trong báo cáo kết quả kinh doanh;- Nhận biết được tâm lý từng nhóm đối tượng khách hàng;- Trình bày được kiến thức về thị trường và phân đoạn thị trường khách

hàng;- Trình bày được cấu trúc, đặc điểm các loại kênh phân phối;- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của kênh phân phối;- Trình bày được công việc phân tích, lập kế hoạch phát triển thị trường;- Trình bày được đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến sản

xuất kinh doanh trong nông nghiệp;- Mô tả được trình độ và hiệu quả kinh tế của việc tổ chức sử dụng đất đai;- Trình bày được kiến thức nhu cầu về số lượng, chất lượng lao động;- Xác định được hiệu quả lao động và biện pháp nâng cao chất lượng lao

động;3. Kỹ năng- Lập được kế hoạch chăm sóc và phát triển khách hàng;- Thu thập được các tài liệu phân tích, lập kế hoạch phát triển thị trường

liên quan;- Xây dựng được mục đích của việc phân tích, lập kế hoạch phát triển thị

trường;- Lựa chọn được tiêu chí để phân đoạn thị trường;- Viết được báo cáo phân tích, lập kế hoạch phát triển thị trường;- Lập được kế hoạch, chương trình khuyến mại, trình ký và triển khai thực

hiện;- Viết được báo cáo hoạt động chăm sóc khách hàng;

- Xây dựng được mô hình kênh phân phối phù hợp với doanh nghiệp;- Nhận diện được các loại sản phẩm: Nguồn gốc, chất liệu, màu sắc, bao bì,

cách sử dụng, giá bán, dịch vụ chăm sóc khách hàng;- Thực hiện được các công việc: Trưng bày hàng hóa, tư vấn khách hàng,

đóng gói, giao hàng, thu ngân, kiểm kê hàng hóa, bảo quản hàng hóa, tiếp nhận xử lý thông tin và phản hồi phàn nàn của khách hàng;

- Thiết lập, xây dựng và duy trì được mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và các đối tác;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khách hàng, cấp trên và đồng nghiệp;

Page 243: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Thưc hiện được khả năng lập luận, tư duy tính toán để tổng hợp tính toán kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn;

- Thực hiện được khả năng hình thành các giả thuyết phân tích xu hướng để đưa ra các dự báo về tình hình tài chính sắp tới của đơn vị;

- Thành thạo phương pháp tính kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị;- Lập được bảng theo dõi dòng tiền và công nợ khách hàng; - Xây dựng được kế hoạch về vốn cho sản xuất và kinh doanh; - Tổ chức tốt kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả để xử lý công việc trong

lĩnh vực về vốn;- Lập được các báo cáo về vốn cho quản lý cấp cao.- Am hiểu thị trường và giá thành sản phẩm- Vận dụng được kỹ năng đàm phán thương thảo hợp đồng mua bán trong

nước và quốc tế;- Vận dụng được kỹ năng phân tích, tổng hợp; - Có khả năng duy trì và phát triển các mối quan hệ- Vận dụng được kỹ năng giải quyết vấn đề- Tổ chức được hội thảo giới thiệu sản phẩm, hội nghị đầu bờ;- Sử dụng được các phần mềm ứng dụng trong công tác bán hàng;- Vận dụng được tin học, ngoại ngữ trong bán hàng;- Thực hiện và kiểm tra được các quy định về an ninh, sức khỏe và an toàn

nghề nghiệp;- Sử dụng được các kỹ năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm.4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái

độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc;- Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm việc độc lập, sẵn sàng

đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;- Tự chịu trách nhiệm về công việc của mình trước cơ quan, doanh nghiệp

và chính quyền nơi mình công tác;- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc và vấn

đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên khác trong nhóm;- Chủ động, sáng tạo, khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ trong câng việc;

Page 244: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Thích nghi tốt với những môi trường làm việc áp lực cao, vất vả;- Luôn hoàn thành tốt những công việc thường xuyên được giao.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có khả năng làm việc tại các vị trí:- Phát triển thị trường;- Thu mua - nhập hàng;- Bán hàng;- Quản lý sản xuất;- Tổ chức lao động;- Quản lý tài chính;- Quản lý hoạt động trải nghiệm sản xuất nông nghiệp6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực mà người học phải đạt

được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quản lý và kinh doanh nông nghiệp trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn.

- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 245: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

50.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: QUẢN LÝ VẬN HÀNH, SỬA CHỮA ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BIẾN ÁP CÓ ĐIỆN ÁP TỪ 220 KV TRỞ LÊN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghềQuản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ

220kV trở lên trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lưới điện từ 220kV trở lên đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên có thể làm việc tại các công ty điện lực, công ty truyền tải điện, nhà máy điện, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, quản lý vận hành trạm biến áp và hệ thống cung cấp điện tại các khu công nghiệp với các nhiệm vụ như: Lắp đặt hệ thống lưới điện và trạm biến áp phân phối có điện áp từ 220kV trở lên; lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa khí cụ điện, tủ phân phối điện, hệ thống thanh góp, tụ điện cao áp, hệ thống chống sét và lưới điện phân phối; xử lý chất thải trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị vận hành trên lưới điện; quản lý vận hành lưới điện phân phối từ 220kV trở lên; kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đo lường, điều khiển tín hiệu, bảo vệ rơ le và tự động hóa, máy phát điện, máy biến áp có điện áp từ 220kV trở lên; bảo dưỡng, sửa chữa đường dây tải điện; vận hành được máy biến áp, máy cắt điện, dao cách ly, dao cắt phụ tải.

Người hành nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên phải có đủ sức khỏe để làm việc trong môi trường có điện, làm việc trong nhà, ngoài trời, trên cao.

Các thiết bị, sử dụng của ngành, nghề gồm các dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo kiểm các đại lượng điện và không điện, các thiết bị, phương tiện xây lắp đường dây như: Tời, tó, palăng, typho, máy trắc địa, máy hàn điện, máy lấy độ võng, dụng cụ ép đầu cốt... máy vi tính, các trang bị bảo hộ lao động và phòng cháy chữa cháy...

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2025 giờ (tương đương 88 tín chỉ).2. Kiến thức- Phân tích được các thông số vận hành, các tình trạng làm việc bình

Page 246: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

thường, không bình thường và tình trạng sự cố của các thiết bị, lưới điện; - Trình bày được nguyên lý vận hành, các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị,

lưới điện, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện; - Mô tả được chức năng, nội dung, phạm vi của phiếu công tác, lệnh công

tác, phiếu thao tác; liệt kê được các công việc phải thực hiện theo phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác;

- Mô tả được trình tự thủ tục, thời gian, nội dung kiểm tra định kỳ ngày, kiểm tra định kỳ đêm, kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra đột xuất, kiểm tra sự cố;

- Mô tả được trình tự, nội dung kiểm tra cột vượt, kiểm tra điện trở tiếp đất cột, kiểm tra phát nhiệt, kiểm tra độ võng;

- Trình bày được phương pháp sử dụng các thiết bị kiểm tra, đo lường dùng trong quản lý vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện;

- Mô tả, phân tích được bản thuyết minh thiết kế, các bản vẽ và sơ đồ hệ thống điện;

- Phân tích được các nguy cơ tai nạn, các biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị lưới điện;

- Trình bày được phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động;- Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa các hạng mục công

trình lưới điện bao gồm đường dây trung hạ thế, trạm biến áp phân phối, cáp ngầm trung thế, trạm biến áp từ 220kV trở lên;

- Trình bày được biện pháp tổ chức, biện pháp an toàn thi công các hạng mục công trình lưới điện;

- Trình bày được quy trình xử lý sự cố hệ thống điện, quy trình điều độ hệ thống điện;

- Xác định được danh mục các biên bản thí nghiệm thiết bị, hồ sơ lý lịch, tài liệu thiết bị, hồ sơ bản vẽ hoàn công, hồ sơ ghi thông số vận hành, hồ sơ các phiếu chỉnh rơ le;

- Phân tích được sơ đồ thay thế của các phần tử lưới điện, các thông số đường dây;

- Phân tích được các sơ đồ kết dây lưới điện, tính toán tổn thất, trào lưu công suất, ngắn mạch trong hệ thống điện;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Triển khai được nội dung phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác;- Xác định được chính xác nhiệm vụ phải thực hiện khi nhận phiếu công

tác, lệnh công tác, phiếu thao tác; so sánh sự phù hợp giữa nội dung, trình tự công việc trong phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác với thực tế và các

Page 247: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

quy định hiện hành; phân tích, so sánh, đánh giá sự phù hợp của thiết kế so với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành;

- Kiểm tra, so sánh, quan sát, phát hiện được các bất thường, các khiếm khuyết của thiết bị, lưới điện và các nguy cơ dẫn đến tình trạng bất thường, sự cố và dự kiến các tình huống diễn tiến sự cố của thiết bị, lưới điện;

- Sử dụng thuần thục các thiết bị đo thông số điện, đo phát nhiệt, đo lực, đo khoảng cách;

- Xác định được chính xác vị trí, quy cách lắp đặt các phần tử trong hệ thống điện;

- Vận hành thuần thục các thiết bị nhất thứ, các thiết bị nhị thứ, đo lường điều khiển, hệ thống rơ le bảo vệ, hệ thống SCADA, hệ thống phòng cháy chữa cháy;

- Kiểm tra được tổng thể các thiết bị, hạng mục công trình lưới điện đúng quy trình;

- So sánh được kết quả kiểm tra với các thông số kỹ thuật do nhà chế tạo qui định; đánh giá được mức độ hư hỏng và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp;

- Bảo dưỡng, sửa chữa thuần thục cột điện, bộ đà, sứ cách điện, các thiết bị và phụ kiện đường dây có điện áp từ 220kV trở lên;

- Bảo dưỡng, sửa chữa thuần thục các thiết bị điện và phụ kiện trong trạm biến áp phân phối, tủ điện trung thế; bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cáp ngầm từ 220kV trở lên;

- Bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị nhất thứ, các thiết bị nhị thứ, đo lường điều khiển, hệ thống rơ le bảo vệ, hệ thống chống sét, hệ thống SCADA, hệ thống phòng cháy chữa cháy trong trạm biến áp từ 220kV trở lên;

- Quản lý, sử dụng thành thạo các trang bị an toàn, dụng cụ thi công; lập chính xác danh mục vật tư, thiết bị, dụng cụ thi công;

- Lập được biện pháp tổ chức, biện pháp an toàn thi công các hạng mục công trình lưới điện;

- Thống kê được toàn bộ khối lượng nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị và các phụ kiện của công trình theo thiết kế;

- Triển khai được việc nghiệm thu, vận hành thử và bàn giao các hạng mục công trình lưới điện;

- Tính toán được tổn thất điện năng trên máy tính xử dụng các phần mềm chuyên ngành hỗ trợ;

- Cập nhật được các số liệu thực tế về tổn thất điện năng trên hệ thống điện cụ thể; tính toán được các thông số điện áp, cân bằng công suất; phân tích, lựa chọn sơ đồ kết lưới phù hợp;

- Ứng phó linh hoạt trong các tình huống cắt tải do thiếu nguồn, cắt tải do quá tải hay điện áp thấp, sa thải phụ tải theo tần số thấp;

Page 248: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Tách được theo trình tự tách thiết bị, đường dây ra khỏi vận hành;- Đưa được thiết bị, đường dây trở lại vận hành theo đúng trình tự; xác định

được giới hạn đáp ứng công suất của lưới điện đang phụ trách; - Xác định được thứ tự ưu tiên của các phụ tải; lập kế hoạch khôi phục lưới

điện đúng trình tự, thủ tục quy định; lập các kế hoạch huy động nguồn, kế hoạch kiểm tra, thí nghiệm, thử nghiệm các thiết bị, lưới điện;

- Xử lý được sự cố hệ thống điện thuần thục theo đúng quy trình;- Điều độ được hệ thống điện thuần thục theo đúng quy trình;- Xử lý chất thải đúng quy trình;- Tổ chức thực hiện được các nhiệm vụ, công việc được giao đảm bảo an

toàn cho người và thiết bị;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Tự chủ trong công tác, có khả năng làm việc độc lập, phối hợp công việc

trong nhóm công tác, giải quyết vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm công tác trước lãnh đạo đơn vị;

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản thiết bị, dụng cụ làm việc;

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình an toàn trong công tác; có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong công tác;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Cẩn thận, chính xác, khoa học và năng động, sáng tạo trong giải quyết công việc;

- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:

Page 249: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Quản lý vận hành lưới điện cao thế- Bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện cao thế- Vận hành trạm biến áp 220kV trở lên- Sửa chữa, bảo dưỡng trạm biến áp 220kV trở lên- Bảo dưỡng, sửa chữa đường dây 220kV trở lên- Quản lý kỹ thuật lưới điện truyền tải- Điều độ lưới điện truyền tải

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 250: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghềQuản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220

kV trở lên trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lưới điện từ áp từ 220 kV trở lên đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp áp từ 220 kV trở lên có thể làm việc tại các công ty điện lực, công ty truyền tải điện, nhà máy điện, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, quản lý vận hành trạm biến áp và hệ thống cung cấp điện tại các khu công nghiệp với các nhiệm vụ như: Lắp đặt hệ thống lưới điện và trạm biến áp phân phối có áp từ 220 kV trở lên; lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa khí cụ điện, tủ phân phối điện, hệ thống thanh góp, tụ điện cao áp, hệ thống chống sét và lưới điện phân phối; xử lý chất thải trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị vận hành trên lưới điện; quản lý vận hành lưới điện áp từ 220 kV trở lên; kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đo lường, điều khiển tín hiệu, bảo vệ rơ le và tự động hóa, máy phát điện, máy biến áp có điện áp áp từ 220 kV trở lên; bảo dưỡng, sửa chữa đường dây tải điện; vận hành được máy biến áp, máy cắt điện, dao cách ly, dao cắt phụ tải.

Người hành nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp áp từ 220 kV trở lên phải có đủ sức khỏe để làm việc trong môi trường có điện, làm việc trong nhà, ngoài trời, trên cao.

Các thiết bị, sử dụng của ngành, nghề gồm các dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo kiểm các đại lượng điện và không điện, các thiết bị, phương tiện xây lắp đường dây như: Tời, tó, palăng, typho, máy trắc địa, máy hàn điện, máy lấy độ võng, dụng cụ ép đầu cốt... máy vi tính, các trang bị bảo hộ lao động và phòng cháy chữa cháy...

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.410 giờ (tương đương 59 tín chỉ).2. Kiến thức- Phân tích được các thông số vận hành, các tình trạng làm việc bình

thường, không bình thường và tình trạng sự cố của các thiết bị, lưới điện; - Mô tả được nguyên lý vận hành, các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị,

lưới điện, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện; - Trình bày được chức năng, nội dung, phạm vi của phiếu công tác, lệnh

công tác, phiếu thao tác; liệt kê được các công việc phải thực hiện theo phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác;

- Mô tả được trình tự thủ tục, thời gian, nội dung kiểm tra định kỳ ngày, kiểm tra định kỳ đêm, kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra đột xuất, kiểm tra sự cố. Mô tả được trình tự, nội dung kiểm tra cột vượt, kiểm tra điện trở tiếp đất cột, kiểm tra

Page 251: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

phát nhiệt, kiểm tra độ võng;- Trình bày được phương pháp sử dụng các thiết bị kiểm tra, đo lường dùng

trong quản lý vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện;- Phân tích được các nguy cơ tai nạn, thực hiện được các biện pháp an toàn

khi làm việc với thiết bị lưới điện; trình bày được phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động;

- Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa các hạng mục công trình lưới điện bao gồm đường dây , trạm biến áp, cáp ngầm có điện áp từ 220 kV trở lên ;

- Trình bày được quy trình xử lý xự cố hệ thống điện, quy trình điều độ hệ thống điện.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Triển khai được nội dung phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác.

Xác định chính xác nhiệm vụ phải thực hiện khi nhận phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác.

- So sánh được sự phù hợp giữa nội dung, trình tự công việc trong phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác với thực tế và các quy định hiện hành;

- Phân tích, so sánh, đánh giá được sự phù hợp của thiết kế so với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành;

- Kiểm tra, so sánh, quan sát, phát hiện được các bất thường, các khiếm khuyết của thiết bị, lưới điện và các nguy cơ dẫn đến tình trạng bất thường, sự cố và dự kiến các tình huống diễn tiến sự cố của thiết bị, lưới điện;

- Sử dụng thuần thục các thiết bị đo thông số điện, đo phát nhiệt, đo lực, đo khoảng cách;

- Xác định được vị trí, quy cách lắp đặt các phần tử trong hệ thống điện;- Vận hành thuần thục các thiết bị nhất thứ, các thiết bị nhị thứ, đo lường

điều khiển, hệ thống rơ le bảo vệ, hệ thống SCADA, hệ thống phòng cháy chữa cháy;

- Kiểm tra được tổng thể các thiết bị, hạng mục công trình lưới điện đúng quy trình;

- So sánh được kết quả kiểm tra với các thông số kỹ thuật do nhà chế tạo qui định, đánh giá được mức độ hư hỏng và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp;

- Bảo dưỡng, sửa chữa thuần thục cột điện, bộ đà, sứ cách điện, các thiết bị và phụ kiện đường dây có điện áp từ 220 kV trở lên;

- Bảo dưỡng, sửa chữa thuần thục các thiết bị điện và phụ kiện trong trạm biến áp từ 220 kV trở lên;

Page 252: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nhất thứ, các thiết bị nhị thứ, đo lường điều khiển, hệ thống rơ le bảo vệ, hệ thống chống sét, hệ thống SCADA, hệ thống phòng cháy chữa cháy trong trạm biến áp từ 220 kV trở lên;

- Quản lý, sử dụng thành thạo các trang bị an toàn, dụng cụ thi công; lập chính xác danh mục vật tư, thiết bị, dụng cụ thi công;

- Xử lý được sự cố hệ thống điện thuần thục theo đúng quy trình;- Điều độ được hệ thống điện thuần thục theo đúng quy trình;- Xử lý được chất thải đúng quy trình;- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, công việc được giao đảm bảo an toàn

cho người và thiết bị;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Tự chủ trong công tác, có khả năng làm việc độc lập, phối hợp công việc

trong nhóm công tác;- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và một phần công

việc của nhóm;- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản thiết bị, dụng cụ làm

việc;- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình an toàn trong công tác; có tác phong công

nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong công tác;- Cẩn thận, chính xác, khoa học và năng động, sáng tạo trong giải quyết

công việc.- Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết

quả thực hiện của bản thân;- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng

nghề nghiệp.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Quản lý vận hành lưới điện cao thế- Bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện cao thế- Vận hành trạm biến áp 220kV trở lên- Sửa chữa, bảo dưỡng trạm biến áp 220kV trở lên- Bảo dưỡng, sửa chữa đường dây 220kV trở lên

Page 253: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 254: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

51.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 255: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

52.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 256: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

53.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT CÁC CHẤT VÔ CƠ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Sản xuất các chất vô cơ trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành

nghề trực tiếp thực hiện các công việc vận hành sản xuất, kiểm soát và đảm bảo chất lượng từ khâu chuẩn bị nguyên, phụ liệu, thực hiện các công đoạn trong quá trình sản xuất đến đóng bao và bảo quản sản phẩm... để sản xuất ra các chất vô cơ như ôxít kim loại, các axit, các bazơ, các muối,... Các công việc chủ yếu được thực hiện trong các công ty, nhà máy sản xuất các chất vô cơ, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người lao động trong ngành, nghề Sản xuất các chất vô cơ có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong các công ty, nhà máy sản xuất các chất vô cơ, các cơ sở kinh doanh chất vô cơ, các phòng kiểm định chất lượng phân tích chất vô cơ, các viện nghiên cứu về chất vô cơ... giảng dạy tại các trường học có ngành/nghề tương ứng.

Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành, nghề Sản xuất các chất vô cơ là: Sản xuất các oxit kim loại, sản xuất axit H2SO4, sản xuất axit H3PO4, sản xuất axit HNO3, sản xuất axit HCl, Sản xuất NaOH, Cl2, H2 bằng điện phân dung dịch NaCl, sản xuất muối MXn, M2(SO4)n, sản xuất sôđa Na2CO3, sản xuất ammoniac, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.

Điều kiện làm việc của nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, với nhiệt độ cao, bụi, tiếng ồn, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị,... đòi hỏi người làm nghề phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề, tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn lao động. Bên cạnh đó, người làm nghề phải thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề, cập nhật công nghệ, làm chủ thiết bị đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.260 giờ (tương đương 81 tín chỉ).2. Kiến thức- Trình bày được cơ sở hoá lý của các quá trình sản xuất các chất vô cơ; - Trình bày được các tiêu chuẩn chất lượng về nguyên liệu/sản phẩm;

Page 257: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được sự biến đổi các thành phần, tính chất của các nguyên liệu trong quá trình sản xuất các chất vô cơ;

- Phân tích được quy trình công nghệ, các thông số kỹ thuật trong từng công đoạn của sản xuất;

- Mô tả được nguyên lý hoạt động của máy, thiết bị trong các quy trình sản xuất;

- Trình bày được các phương pháp kiểm tra chất lượng các loại nguyên liệu sử dụng trong sản xuất và sản phẩm;

- Trình bày được phương pháp lập kế hoạch, xác định mục tiêu tiêu thụ sản phẩm, tổ chức giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm;

- Trình bày được quá trình đóng bao, quy định nhập kho và bảo quản sản phẩm;

- Trình bày được các kiến thức về an toàn lao động, an toàn hóa chất, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường;

- Chỉ ra được những nguyên nhân gây sự cố và các biện pháp xử lý sự cố trong quá trình sản xuất;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Vận dụng được cơ sở hoá lý vào các quá trình sản xuất các chất vô cơ;- Áp dụng được các tiêu chuẩn chất lượng về nguyên liệu/sản phẩm vào các

quá trình sản xuất;- Vận dụng được sự biến đổi các thành phần, tính chất của các nguyên liệu

vào các quá trình sản xuất các chất vô cơ;- Kiểm tra được các thông số kỹ thuật của hệ thống thiết bị đảm bảo an

toàn, chính xác;- Vận hành thành thạo máy, thiết bị trong các quy trình sản xuất theo đúng

yêu cầu kỹ thuật;- Kiểm tra được chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm theo tiêu chuẩn;- Lập được kế hoạch, xác định được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm, tổ chức

giới thiệu và tiêu thụ được sản phẩm;- Thực hiện đóng bao, nhập kho và bảo quản sản phẩm đúng quy định;- Thực hiện các quy định về vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, an toàn

hóa chất, phòng chống cháy nổ;- Tiết kiệm được năng lượng và nguyên liệu, giảm thiểu ôi nhiễm môi

trường;- Phát hiện nguyên nhân gây ra sự cố và xử lý kịp thời, chính xác, hiệu quả;

Page 258: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có tác phong công nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, có thể giải quyết công việc và

các vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Thực hành tiết kiệm và sử dụng nguyên, phụ liệu, hóa chất một cách bền

vững với môi trường;- Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn cho người, máy, thiết bị và vệ

sinh môi trường trong quá trình sản xuất;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Sản xuất các oxit kim loại MxOy: CaO, ZnO…;- Sản xuất axit H2SO4;- Sản xuất axit H3PO4;- Sản xuất axit HNO3;- Sản xuất axit HCl;- Sản xuất NaOH, Cl2, H2 bằng điện phân dung dịch NaCl;- Sản xuất muối MXn, M2(SO4)n;- Sản xuất sôđa Na2CO3;- Sản xuất ammoniac; - Kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm;6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất các chất vô cơ, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ

Page 259: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 260: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Sản xuất các chất vô cơ trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành

nghề trực tiếp thực hiện các công việc vận hành sản xuất từ khâu chuẩn bị nguyên, phụ liệu, thực hiện các công đoạn trong quá trình sản xuất đến đóng bao và bảo quản sản phẩm... để sản xuất ra các chất vô cơ như ôxít kim loại, các axit, các bazơ, các muối,... Các công việc chủ yếu được thực hiện trong các công ty, nhà máy sản xuất các chất vô cơ, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người lao động trong ngành, nghề Sản xuất các chất vô cơ có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong các công ty, nhà máy sản xuất các chất vô cơ, các cơ sở kinh doanh chất vô cơ, các phòng dịch vụ chăm sóc khách hàng và giới thiệu sản phẩm các chất vô cơ.

Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành, nghề Sản xuất các chất vô cơ là: Sản xuất các oxit kim loại, sản xuất axit H2SO4, sản xuất axit H3PO4, sản xuất axit HNO3, sản xuất axit HCl, Sản xuất NaOH, Cl2, H2 bằng điện phân dung dịch NaCl, sản xuất ammoniac.

Điều kiện làm việc của nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, với nhiệt độ cao, bụi, tiếng ồn, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị,... đòi hỏi người làm nghề phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề, tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn lao động, an toàn hóa chất, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, người làm nghề phải thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.600 giờ (tương đương 57 tín chỉ).2. Kiến thức- Trình bày được cơ sở hoá lý của các quá trình sản xuất các chất vô cơ; - Trình bày được các tiêu chuẩn chất lượng về nguyên liệu/sản phẩm;- Mô tả được quy trình công nghệ sản xuất các loại các chất vô cơ;- Mô tả được nguyên lý hoạt động của máy, thiết bị trong các quy trình sản

xuất;- Trình bày được quá trình đóng bao, quy định nhập kho và bảo quản sản

phẩm;- Trình bày được các kiến thức về an toàn lao động, an toàn hóa chất,

phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường;- Chỉ ra được những nguyên nhân gây sự cố thông thường và các biện pháp

khắc phục;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Page 261: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

3. Kỹ năng- Vận dụng được cơ sở hoá lý vào các quá trình sản xuất các chất vô cơ;- Áp dụng được các tiêu chuẩn chất lượng về nguyên liệu/sản phẩm vào các

quá trình sản xuất;- Kiểm tra được một số thông số kỹ thuật của quy trình công nghệ sản xuất;- Vận hành được máy, thiết bị trong các quy trình sản xuất theo yêu cầu kỹ

thuật;- Thực hiện đóng bao, nhập kho và bảo quản sản phẩm đúng quy định;- Thực hiện các quy định về vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, an toàn

hóa chất, phòng chống cháy nổ;- Tiết kiệm được năng lượng và nguyên liệu, giảm thiểu ôi nhiễm môi

trường;- Phát hiện nguyên nhân gây ra sự cố thông thường và có biện pháp khắc

phục kịp thời;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, tinh

thần trách nhiệm trong công việc;- Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi,

chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;- Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn cho người, máy, thiết bị và vệ

sinh môi trường trong quá trình sản xuất.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Sản xuất các oxit kim loại MxOy: CaO, ZnO…;- Sản xuất axit H2SO4;- Sản xuất axit H3PO4;- Sản xuất axit HNO3;- Sản xuất axit HCl;- Sản xuất NaOH, Cl2, H2 bằng điện phân dung dịch NaCl;

Page 262: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sản xuất ammoniac. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất các chất vô cơ, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 263: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

54.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT GẠCH CERAMIC

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Sản xuất Gạch ceramic là một trong những ngành chiến lược của nền công

nghiệp gốm sứ xây dựng. Sản phẩm gạch ceramic được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét, cao lanh, trành thạch và phụ gia (chất điện giải STPP, cát…). Nghề sản xuất Gạch ceramic trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong nhà máy sản xuất gạch ceramic như: Pha trộn phối liệu; Sấy bùn phối liệu tạo bột ép; Tạo hình sản phẩm và sấy sản phẩm mộc; Pha trộn men, engobe; Tráng men; Nung sản phẩm và Thành phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công cụ, máy móc, thiết bị chính sử dụng trong công nghệ sản xuất Gạch ceramic gồm có: xe cấp liệu, máy xúc, cân định lượng, máy nghiền bi, thiết bị sấy phun, máy ép thủy lực, lò sấy, thiết bị tráng men, engobe và lò nung.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.400 giờ (tương đương 90 tín chỉ).2. Kiến thức- Đọc, hiểu đúng về yêu cầu cảm quan và yêu cầu kỹ thuật của các sản

phẩm gạch ceramic.- Liệt kê được các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ và nhiên liệu

cần thiết để sản xuất sản phẩm gạch ceramic.- Liệt kê được các loại trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chủ yếu ở các công

đoạn sản xuất, mô tả được công dụng và những điểm cần chú ý của chúng khi sử dụng.

- Trình bày được quy trình thực hiện các thí nghiệm, kiểm định, kiểm tra cần thiết đối với nguyên nhiên liệu sản xuất và sản phẩm gạch ceramic.

- Trình bày được toàn bộ dây chuyền công nghệ và quá trình sản xuất sản phẩm gạch ceramic.

- Vận dụng được các nguyên lí vận hành thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch ceramic.

- Hiểu và phân tích được những lỗi cơ bản gây ra sự cố kỹ thuật trong quá trình làm việc, phương pháp xử lý.

Page 264: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được nguyên tắc, quy định an toàn lao động, vệ sinh môi trường sản xuất công nghiệp.

- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc.- Trình bày được phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát,

đánh giá các quá trình sản xuất thực tế và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Định lượng chính xác các lọai nguyên vật liệu cần thiết để chế tạo

xương sản phẩm. Đảm bảo phối liệu xương được vận chuyển đến máy nghiền không bị hao hụt và thời gian vận chuyển là ngắn nhất.

- Kiểm soát bùn phối liệu sau khi nghiền phải có độ nhớt, độ mịn, tỷ trọng phù hợp với yêu cầu sản xuất, xả vào bể chứa có cánh khuấy không bị hao hụt, không bị lẫn các tạp chất có kích thước lớn.

- Kiểm soát tốt công việc khuấy trộn bùn phối liệu trong bể chứa của qui trình sản xuất. Đảm bảo bùn phối liệu trong bể chứa luôn đồng nhất, tránh xảy ra hiện tượng lắng đọng.

- Kỹ năng thực hiện và kiểm soát các thí nghiệm, kiểm định, kiểm tra chất lượng cần thiết đối với nguyên nhiên liệu sản xuất, hồ phối liệu xương, bột ép và sản phẩm sau ép, sau sấy, sau tráng men và thành phẩm gạch ceramic.

- Cài đặt chế độ sấy cho thiết bị sấy phun của qui trình sản xuất phải phù hợp với quá trình sấy thực tế. Bùn phối liệu phải được phun thành tia vào thiết bị sấy phun thông qua các pec phun của máy bơm pittông với áp lực bơm thích hợp. Bột phối liệu sau khi sấy phải có độ ẩm phù hợp với yêu cầu sản xuất.

- Cài đặt chế độ ép hợp lý cho máy ép. Kiểm soát bột ép cấp cho máy ép tạo hình liên tục, đầy đủ. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy ép, bôi trơn khuôn ép và ép tạo hình phải đồng đều, liên tục, sản phẩm không dính khuôn và ít phế phẩm sau ép.

- Xây dựng và cài đặt chế độ sấy sản phẩm mộc phù hợp với yêu cầu sản phẩm cần sấy. Thöôøng xuyeân theo doõi, kieåm tra nhieät ñoä thöïc teá töøng vuøng cuûa loø sấy so vôùi nhieät ñoä caøi ñaët.

- Đánh giá thành phần hóa của nguyên liệu chế tạo men, công thức chế tạo men, phương pháp pha trộn màu men và kiểm tra các chỉ tiêu quan trọng của men. Lớp men lót (engobe) và men màu trên bề mặt xương sản phẩm sau khi tráng phải đảm bảo độ dày và không có bất kỳ khuyết tật nào trên bề mặt.

- Kỹ thuật in trang trí sản phẩm bằng máy in rotocolor và khung lụa in phẳng. Hình dạng hoa văn, màu sắc… trên sản phẩm sau khi in trang trí phải rõ nét, không bị nhòe.

- Xây dựng chế độ nung phải phù hợp với quá trình nung thực tế và thích hợp đối với từng sản phẩm cụ thể, đảm bảo lượng phế phẩm sau khi nung là thấp nhất.

Page 265: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Kiểm soát các chi tiết, kết cấu, bộ phận của lò sấy, lò nung, các thông số quá trình sấy, nung phù hợp, đầy đủ, không hỏng hóc, hoạt động tốt, sẵn sàng khi vận hành. Thực hiện các thao tác vận hành lò sấy, lò nung cho từng chu kỳ sấy nung kịp thời, phù hợp, đầy đủ.

- Xử lý được các sự cố kỹ thuật thông thường trong các công đoạn sản xuất.

- Khả năng quan sát tốt, thao tác thuần thục, nhanh nhẹn. Cẩn thận, tập trung, siêng năng khi thực hiện công việc.

- Lập được kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình sản xuất thực tế và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất.

- Kỹ năng soạn thảo văn bản, thuyết trình, giao tiếp và làm việc theo nhóm.

- Sử dụng các phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel) và phần mềm tin học ứng dụng cơ bản cần thiết khác.

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc trước cấp trên, tổ chức.- Có khả năng giải quyết công việc ở mọi tình huống, có tính phức tạp

trong quá trình thực hiện các công việc.- Hướng dẫn, giám sát cấp dưới thực hiện công việc.- Đánh giá chất lượng thực hiện công viêc của các thành viên trong nhóm.- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ

luật.- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập

thể.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Chuẩn bị phối liệu xương. - Kiểm tra chất lượng nguyên liệu và hồ phối liệu xương.- Sấy bùn phối liệu tạo bột ép.- Tạo hình sản phẩm.- Sấy xương sản phẩm.- Pha trộn men, men lót (engobe).- Tráng men.- Nung sản phẩm.- Kiểm tra sản phẩm sau nung

Page 266: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất Gạch ceramic trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 267: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Sản xuất Gạch ceramic là một trong những ngành chiến lược của nền công

nghiệp gốm sứ xây dựng. Sản phẩm gạch ceramic được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét, cao lanh, trành thạch và phụ gia (chất điện giải STPP, cát…). Nghề sản xuất Gạch ceramic trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong nhà máy sản xuất gạch ceramic như: Pha trộn phối liệu; Sấy bùn phối liệu tạo bột ép; Tạo hình sản phẩm và sấy sản phẩm mộc; Pha trộn men, engobe; Tráng men và Nung sản phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công cụ, máy móc, thiết bị chính sử dụng trong công nghệ sản xuất Gạch ceramic gồm có: xe cấp liệu, máy xúc, cân định lượng, máy nghiền bi, thiết bị sấy phun, máy ép thủy lực, lò sấy, thiết bị tráng men, engobe và lò nung.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.900 giờ (tương đương 70 tín chỉ).2. Kiến thức- Có kiến thức về yêu cầu cảm quan và yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm

gạch ceramic.- Liệt kê được các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ và nhiên liệu

cần thiết để sản xuất sản phẩm gạch ceramic.- Liệt kê được các loại trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chủ yếu ở các công

đoạn sản xuất, mô tả được công dụng và những điểm cần chú ý của chúng khi sử dụng.

- Biết và hiểu được toàn bộ dây chuyền công nghệ và quá trình sản xuất sản phẩm gạch ceramic, các nguyên lí vận hành thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch ceramic.

- Hiểu và phân tích được những lỗi cơ bản gây ra sự cố kỹ thuật trong quá trình làm việc, phương pháp xử lý.

- Trình bày được nguyên tắc, quy định an toàn lao động, vệ sinh môi trường sản xuất công nghiệp.

- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc.- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng

- Định lượng chính xác các lọai nguyên vật liệu cần thiết để chế tạo xương sản phẩm. Đảm bảo phối liệu xương được vận chuyển đến máy nghiền không bị hao hụt và thời gian vận chuyển là ngắn nhất.

- Kiểm soát bùn phối liệu sau khi nghiền phải có độ nhớt, độ mịn, tỷ trọng phù hợp với yêu cầu sản xuất, xả vào bể chứa có cánh khuấy không bị hao hụt, không bị lẫn các tạp chất có kích thước lớn.

Page 268: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Kiểm soát tốt công việc khuấy trộn bùn phối liệu trong bể chứa của qui trình sản xuất. Đảm bảo bùn phối liệu trong bể chứa luôn đồng nhất, tránh xảy ra hiện tượng lắng đọng.

- Kiểm soát thiết bị sấy phun đảm bảo vận hành liên tục và ổn định. Bùn phối liệu phải được phun thành tia vào thiết bị sấy phun thông qua các pec phun của máy bơm pittông với áp lực bơm thích hợp. Bột phối liệu sau khi sấy phải có độ ẩm phù hợp với yêu cầu sản xuất.

- Kiểm soát bột ép cấp cho máy ép tạo hình liên tục, đầy đủ. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy ép, bôi trơn khuôn ép và ép tạo hình phải đồng đều, liên tục, sản phẩm không dính khuôn và ít phế phẩm sau ép.

- Kiểm soát tốt quá trình sấy sản phẩm mộc phù hợp với yêu cầu sản phẩm cần sấy. Thöôøng xuyeân theo doõi, kieåm tra nhieät ñoä thöïc teá töøng vuøng cuûa loø sấy so vôùi nhieät ñoä caøi ñaët.

- Thực hiện công tác tráng men đảm bảo lớp men lót (engobe) và men màu trên bề mặt xương sản phẩm sau khi tráng phải đảm bảo độ dày và không có bất kỳ khuyết tật nào trên bề mặt.

- Kỹ thuật in trang trí sản phẩm bằng máy in rotocolor và khung lụa in phẳng. Hình dạng hoa văn, màu sắc… trên sản phẩm sau khi in trang trí phải rõ nét, không bị nhòe.

- Kiểm soát được chế độ nung, đường cong nung, nhiệt độ nung, tốc độ nâng nhiệt, thời gian hằng nhiệt, vận tốc làm nguội, môi trường khí trong lò liên tục, đầy đủ, phù hợp khi lò nung vận hành.

- Xử lý được các sự cố kỹ thuật thông thường trong các công đoạn sản xuất.

- Khả năng quan sát tốt, thao tác thuần thục, nhanh nhẹn. Cẩn thận, tập trung, siêng năng khi thực hiện công việc.

- Kỹ năng soạn thảo văn bản, giao tiếp và làm việc theo nhóm.- Sử dụng các phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel) và phần mềm

tin học ứng dụng cơ bản cần thiết khác.- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc trước cấp trên, tổ chức.- Có khả năng giải quyết công việc ở mọi tình huống, có tính phức tạp

trong quá trình thực hiện các công việc.- Hướng dẫn, giám sát cấp dưới thực hiện công việc.- Đánh giá chất lượng thực hiện công viêc của các thành viên trong nhóm.- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ

luật.- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập

thể.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Page 269: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Chuẩn bị phối liệu xương. - Sấy bùn phối liệu tạo bột ép.- Tạo hình sản phẩm.- Sấy xương sản phẩm.- Pha trộn men, men lót (engobe).- Tráng men.- Nung sản phẩm.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất Gạch ceramic trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 270: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

55.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT GẠCH GRANIT

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề Sản xuất gạch granit là nghề thực hiện các công việc trong dây chuyển sản xuất gạch granit từ nhập kho nguyên liệu đến đóng hộp, nhập kho sản phẩm. Gạch granit được sản xuất từ nguyên liệu chính là tràng thạch, đất sét, cao lanh, đôlômit, thạch anh, bột đá vôi và phụ gia (chất màu, chất điện giải, oxit magie...). Tại nhà máy, công nhân sản xuất gạch granit phải thực hiện các nhiệm vụ chính bao gồm: Quản lý nguyên vật liệu tại kho; Sản xuất nhiên liệu; Sản xuất hồ xương; Sản xuất bột sấy phun; Tạo hình sản phẩm mộc; Sấy, xử lý bề mặt mộc; Chuẩn bị men; Tráng men; Nung; Gia công, xử lý bề mặt sản phẩm; Đóng hộp, nhập kho. Nghề cung cấp khối lượng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Điều kiện làm việc của nghề là thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, các thiết bị máy móc, do đó đòi hỏi người làm nghề sản xuất gạch granit phải có đủ sức khỏe, có tính cẩn thận, có tác phong công nghiêp, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng tổ chức và quản lý sản xuất.

Người học nghề Sản xuất gạch granit có khả năng làm việc tại xưởng sản xuất, phòng kỹ thuật của công ty sản xuất gạch granit, tại các trường có đào tạo sản xuất gạch granit.

2. Kiến thức- Trình bày được phương pháp quản lý, xuất nhập kho nguyên vật liệu sản

xuất gạch granit;- Trình bày được tính chất, thành phần hóa học của nguyên vật liệu trong

sản xuất gạch granit;- Trình bày được phương pháp tính toán phối liệu cho sản xuất gạch granit;- Mô tả được quy trình công nghệ sản xuất gạch granit;- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết

bị trong dây chuyền sản xuất gạch granit, các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm gạch granit;

Page 271: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được phương pháp kiểm tra, hiệu chỉnh và cài đặt các chế độ làm việc cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch granit, các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm gạch granit;

- Phân tích được ý nghĩa của các thông số cài đặt cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch granit;

- Mô tả được quy trình vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch granit, các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm gạch granit;

- Mô tả được quy trình lấy mẫu phục vụ công tác kiểm tra nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm gạch granit;

- Trình bày được phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm gạch granit;

- Trình bày được yêu cầu về tính chất, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm gạch granit;

- Trình bày được phương pháp phân loại sản phẩm, phương pháp đóng hộp và nhập kho sản phẩm gạch granit;

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất đến chất lượng sản phẩm gạch granit;

- Phân tích và giải thích được các quá trình hóa lý xảy ra trong các công đoạn sản xuất gạch granit;

- Giải thích được các hiện tượng bất thường xảy ra trong các công đoạn sản xuất gạch granit;

- Mô tả được các sự cố thường gặp trong các công đoạn sản xuất gạch granit;

- Giải thích được các nguyên nhân gây nên các sự cố trong các công đoạn sản xuất gạch granit;

- Trình bày được các phương pháp xử lý, khắc phục sự cố xảy ra trong các công đoạn sản xuất gạch granit;

- Trình bày được phương pháp sản xuất sạch hơn, xanh hóa, ít tác động đến môi trường;

- Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong các công đoạn sản xuất gạch granit;

- Trình bày được ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp trong khu vực làm việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định

Page 272: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Đạt được trình độ ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

- Đạt được trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.3. Kỹ năng- Quản lý, xuất nhập kho nguyên vật liệu và sản phẩm gạch granit đúng quy

trình;- Tính toán được phối liệu cho sản xuất gạch granit;- Lựa chọn được các dụng cụ, máy móc thiết bị phù hợp cho quá trình sản

xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm gạch granit;

- Đọc được bản vẽ cấu tạo của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch granit;

- Kiểm tra, hiệu chỉnh và cài đặt được các chế độ làm việc cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch granit và các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm gạch granit;

- Vận hành thành thạo các thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch granit, các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm gạch granit;

- Quan sát và kiểm soát được quá trình sản xuất sản phẩm gạch granit;- Thực hiện đúng quy trình lấy mẫu phục vụ công tác kiểm tra chất lượng

nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm gạch granit; - Tổng hợp, xử lý được số liệu kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật

liệu, bán thành phẩm và sản phẩm gạch granit;- Viết được báo cáo phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên

vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm gạch granit;- Phân loại được sản phẩm gạch granit;- Đóng hộp được sản phẩm gạch granit;- Kiểm soát và thực hiện được công tác nhập kho sản phẩm gạch granit;- Quan sát, giám sát, theo dõi được quá trình sản xuất gạch granit;- Phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường xảy ra trong các công đoạn

sản xuất gạch granit;- Phát hiện được sự cố xảy ra trong các công đoạn sản xuất gạch granit;- Xác định được nguyên nhân gây nên các sự cố trong các công đoạn sản

xuất gạch granit;- Xử lý, khắc phục được sự cố xảy ra trong các công đoạn sản xuất gạch

granit;

Page 273: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn lao động trong các công đoạn sản xuất gạch granit;

- Vệ sinh công nghiệp tại khu vực làm việc sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu;- Ghi chép đầy đủ tình trạng và kết quả thực hiện công việc vào sổ theo dõi

một cách khoa học;- Giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất gạch granit;- Lựa chọn được phương pháp sản xuất sạch hơn, xanh hóa, ít tác động đến

môi trường;- Đề xuất, được các biện pháp cải tiến kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng

cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đóng góp bảo vệ môi trường;- Tổ chức, quản lý, xây dựng, điều chỉnh được kế hoạch sản xuất;- Bồi dưỡng được thợ bậc dưới;- Truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại

nơi làm việc;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định, khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công

việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Có khả năng chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc;- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật,

có trách nhiệm với công việc, thích ứng với môi trường lao động trong bối cảnh hội nhập Quốc tế;

- Có tinh thần học hỏi, cầu thị, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;

- Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Có khả năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở nơi làm việc, chịu trách nhiệm về ô nhiễm môi trường do cá nhân gây ra;

Page 274: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Chấp hành tốt các nội qui, qui định tại nơi làm việc về an toàn lao động, an toàn hóa chất, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Quản lý nguyên vật liệu, sản phẩm tại kho;- Sản xuất nhiên liệu;- Sản xuất hồ xương;- Sản xuất bột sấy phun;- Tạo hình sản phẩm mộc;- Sấy, xử lý bề mặt mộc;- Chuẩn bị men;- Tráng men;- Nung sản phẩm;- Gia công, xử lý bề mặt sản phẩm;- Đóng hộp, nhập kho.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người

học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất gạch granit trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2380 giờ tương đương 85 tín chỉ

Page 275: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề Sản xuất gạch granit là nghề thực hiện các công việc trong dây chuyển sản xuất gạch granit từ nhập kho nguyên liệu đến đóng hộp, nhập kho sản phẩm. Gạch granit được sản xuất từ nguyên liệu chính là tràng thạch, đất sét, cao lanh, đôlômit, thạch anh, bột đá vôi và phụ gia (chất màu, chất điện giải, oxit magie...). Tại nhà máy, công nhân sản xuất gạch granit phải thực hiện các nhiệm vụ chính bao gồm: Quản lý nguyên vật liệu tại kho; Sản xuất nhiên liệu; Sản xuất hồ xương; Sản xuất bột sấy phun; Tạo hình sản phẩm mộc; Sấy, xử lý bề mặt mộc; Chuẩn bị men; Tráng men; Nung; Gia công, xử lý bề mặt sản phẩm; Đóng hộp, nhập kho. Nghề cung cấp khối lượng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Điều kiện làm việc của nghề là thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, các thiết bị máy móc, do đó đòi hỏi người làm nghề sản xuất gạch granit phải có đủ sức khỏe, có tính cẩn thận, có tác phong công nghiêp, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ.

Người học nghề Sản xuất gạch granit có khả năng làm việc tại xưởng sản xuất của công ty sản xuất gạch granit, tại các trường có đào tạo sản xuất gạch granit.

2. Kiến thức- Trình bày được phương pháp quản lý, xuất nhập kho nguyên vật liệu sản

xuất gạch granit;- Trình bày được tính chất, thành phần hóa học của nguyên vật liệu trong

sản xuất gạch granit;- Mô tả được quy trình công nghệ sản xuất gạch granit;- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết

bị trong dây chuyền sản xuất gạch granit;- Mô tả được các hiện tượng bất thường xảy ra trong các công đoạn sản

xuất gạch granit;- Mô tả được quy trình vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất

gạch granit;- Trình bày được yêu cầu về tính chất, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm gạch

granit;- Trình bày được phương pháp phân loại sản phẩm, phương pháp đóng hộp

và nhập kho sản phẩm gạch granit;- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất đến chất

lượng sản phẩm gạch granit;

Page 276: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Mô tả được các sự cố thường gặp trong các công đoạn sản xuất gạch granit;

- Trình bày được những nguyên nhân cơ bản gây nên sự cố trong các công đoạn sản xuất gạch granit;

- Trình bày các biện pháp cơ bản xử lý, khắc phục sự cố xảy ra trong các công đoạn sản xuất gạch granit;

- Trình bày được phương pháp sản xuất sạch hơn, xanh hóa, ít tác động đến môi trường;

- Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong các công đoạn sản xuất gạch granit;

- Trình bày được ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp trong khu vực làm việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định

- Đạt được trình độ ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

- Đạt được trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.3. Kỹ năng- Quản lý, xuất nhập kho nguyên vật liệu và sản phẩm gạch granit đúng quy

trình;- Lựa chọn được các dụng cụ, máy móc thiết bị phù hợp cho quá trình sản

xuất sản phẩm gạch granit;- Đọc được bản vẽ cấu tạo của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch

granit;- Vận hành thành thạo các thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch granit;- Phân loại được sản phẩm gạch granit;- Đóng hộp được sản phẩm gạch granit;- Thực hiện được công tác nhập kho sản phẩm gạch granit;- Phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường xảy ra trong các công đoạn

sản xuất gạch granit;- Phát hiện được sự cố xảy ra trong các công đoạn sản xuất gạch granit;- Xác định được nguyên nhân gây nên các sự cố trong các công đoạn sản

xuất gạch granit;- Xử lý, khắc phục được sự cố xảy ra trong các công đoạn sản xuất gạch

granit;- Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn lao động trong các công đoạn sản

xuất gạch granit;

Page 277: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Vệ sinh công nghiệp tại khu vực làm việc sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu;- Ghi chép đầy đủ tình trạng và kết quả thực hiện công việc vào sổ theo dõi

một cách khoa học;- Lựa chọn được phương pháp sản xuất sạch hơn, xanh hóa, ít tác động đến

môi trường;- Truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại

nơi làm việc;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định, khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, chịu trách nhiệm

cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật,

có trách nhiệm với công việc, thích ứng với môi trường lao động trong bối cảnh hội nhập Quốc tế;

- Có tinh thần học hỏi, cầu thị, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;

- Chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở nơi làm việc, chịu trách nhiệm về ô nhiễm môi trường do cá nhân gây ra;

- Chấp hành tốt các nội qui, qui định tại nơi làm việc về an toàn lao động, an toàn hóa chất, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Quản lý nguyên vật liệu, sản phẩm tại kho;- Sản xuất nhiên liệu;- Sản xuất hồ xương;- Sản xuất bột sấy phun;- Tạo hình sản phẩm mộc;- Sấy, xử lý bề mặt mộc;- Chuẩn bị men;

Page 278: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Tráng men;- Nung sản phẩm- Gia công, xử lý bề mặt sản phẩm;- Đóng hộp, nhập kho.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người

học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất gạch granit trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1518 giờ tương đương 54 tín chỉ

Page 279: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

56.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT GỐM XÂY DỰNG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Sản xuất Gốm xây dựng là một trong những ngành chiến lược của nền công

nghiệp gốm sứ xây dựng. Sản phẩm gốm xây dựng được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét và phụ gia gầy. Nghề sản xuất Gốm xây dựng trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong các nhà máy sản xuất gốm xây dựng như: Chuẩn bị nguyên nhiên liệu sản xuất; Gia công phối liệu; Tạo hình sản phẩm; Phơi sấy sản phẩm; Nung sản phẩm; Kiểm tra chất lượng quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng thành phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công cụ, máy móc, thiết bị chính sử dụng trong công nghệ sản xuất Gốm xây dựng gồm có: các thiết bị định lượng, máy nghiền thô, máy nghiền mịn, máy nhào đùn liên hợp, máy cắt sản phẩm, máy ép tạo hình, sân phơi, phòng sấy, lò sấy và lò nung.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.400 giờ (tương đương 90 tín chỉ).2. Kiến thức- Đọc, hiểu đúng về yêu cầu cảm quan và yêu cầu kỹ thuật của các sản

phẩm gốm xây dựng.- Liệt kê được các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ và nhiên liệu

cần thiết để sản xuất sản phẩm gốm xây dựng.- Liệt kê được các loại trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chủ yếu ở các công

đoạn sản xuất, mô tả được công dụng và những điểm cần chú ý của chúng khi sử dụng.

- Trình bày được quy trình thực hiện các thí nghiệm, kiểm định, kiểm tra cần thiết đối với nguyên nhiên liệu sản xuất và sản phẩm gốm xây dựng.

- Trình bày được toàn bộ dây chuyền công nghệ và quá trình sản xuất sản phẩm gốm xây dựng.

- Vận dụng được các nguyên lí vận hành thiết bị trong dây chuyền sản xuất gốm xây dựng.

- Hiểu và phân tích được những lỗi cơ bản gây ra sự cố kỹ thuật trong quá trình làm việc, phương pháp xử lý.

Page 280: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được nguyên tắc, quy định an toàn lao động, vệ sinh môi trường sản xuất công nghiệp.

- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc.- Trình bày được phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát,

đánh giá các quá trình sản xuất thực tế và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Trộn đảo để đảm bảo độ ẩm bãi nguyên liệu đồng nhất. Biết phân khu,

phân vùng ngâm ủ hợp lý, phù hợp năng suất nhà máy. Khả năng quy hoạch kho bãi hợp lý.

- Vận chuyển nguyên liệu đã ngâm ủ từ kho bãi ngoài trời vào kho bãi có mái che và vận chuyển sản phẩm mộc đến vị trí gia công cần thiết kịp thời an toàn, không gây ô nhiễm, nhanh, hiệu quả.

- Xác định tỷ lệ pha trộn phối liệu thích hợp. Kỹ năng nghiền thô, nghiền mịn phối liệu tới kích thước yêu cầu, an toàn, liên tục, hiệu quả, mức độ đập nghiền phù hợp.

- Kiểm soát cung cấp phối liệu và vận hành thiết bị tạo hình phải liên tục, đầy đủ, kịp thời, an toàn, phù hợp năng suất cần thiết.

- Điều chỉnh máy cắt và cắt sản phẩm phải theo đúng kích thước quy định của sản phẩm, chính xác, an toàn, ít phế phẩm và liên tục.

- Bốc xếp sản phẩm mộc trên sân phơi và vào phòng sấy không bị biến dạng, liên tục, khối xếp vững chắc, phù hợp theo thời gian, lượng nắng và hướng gió.

- Kiểm soát các chi tiết, kết cấu, bộ phận của phòng sấy, lò sấy, lò nung, các thông số quá trình sấy, nung phù hợp, đầy đủ, không hỏng hóc, hoạt động tốt, sẵn sàng khi vận hành.

- Thực hiện các thao tác vận hành phòng sấy, lò sấy, lò nung cho từng chu kỳ sấy nung kịp thời, phù hợp, đầy đủ.

- Nắm vững quá trình biến đổi hóa lý khi nung, khoảng thiêu kết, độ co khi nung, nhiệt độ chịu lửa, nhiệt độ kết khối, nhiệt độ nung…của nguyên vật liệu sản xuất.

- Xây dựng được đường cong nung, nhiệt độ nung, tốc độ nâng nhiệt, thời gian hằng nhiệt, vận tốc làm nguội, môi trường khí trong lò. Kiểm soát chế độ nung, đường cong nung liên tục, đầy đủ, phù hợp khi lò nung vận hành.

- Kỹ năng thực hiện và kiểm soát các thí nghiệm, kiểm định, kiểm tra cần thiết đối với nguyên nhiên liệu sản xuất và sản phẩm gốm xây dựng.

- Xử lý được các sự cố kỹ thuật thông thường trong các công đoạn sản xuất.

- Khả năng quan sát tốt, thao tác thuần thục, nhanh nhẹn. Cẩn thận, tập trung, siêng năng khi thực hiện công việc.

Page 281: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Lập được kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình sản xuất thực tế và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất.

- Kỹ năng soạn thảo văn bản, thuyết trình, giao tiếp và làm việc theo nhóm.

- Sử dụng các phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel) và phần mềm tin học ứng dụng cơ bản cần thiết khác.

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc trước cấp trên, tổ chức.- Có khả năng giải quyết công việc ở mọi tình huống, có tính phức tạp

trong quá trình thực hiện các công việc.- Hướng dẫn, giám sát cấp dưới thực hiện công việc.- Đánh giá chất lượng thực hiện công viêc của các thành viên trong nhóm.- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ

luật.- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập

thể.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Chuẩn bị nguyên nhiên liệu sản xuất.- Gia công phối liệu.- Tạo hình sản phẩm.- Phơi sấy sản phẩm.- Nung sản phẩm.- Kiểm tra chất lượng quá trình sản xuất.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất Gốm xây dựng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 282: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Sản xuất Gốm xây dựng là một trong những ngành chiến lược của nền công

nghiệp gốm sứ xây dựng. Sản phẩm gốm xây dựng được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét và phụ gia gầy. Nghề sản xuất Gốm xây dựng trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong các nhà máy sản xuất gốm xây dựng như: Chuẩn bị nguyên nhiên liệu sản xuất; Gia công phối liệu; Tạo hình sản phẩm; Phơi sấy sản phẩm; Nung sản phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Công cụ, máy móc, thiết bị chính sử dụng trong công nghệ sản xuất Gốm xây dựng gồm có: các thiết bị định lượng, máy nghiền thô, máy nghiền mịn, máy nhào đùn liên hợp, máy cắt sản phẩm, máy ép tạo hình, sân phơi, phòng sấy, lò sấy và lò nung.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1850 giờ (tương đương 70 tín chỉ).2. Kiến thức- Có kiến thức về yêu cầu cảm quan và yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm

gốm xây dựng.- Liệt kê được các loại nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ và nhiên liệu

cần thiết để sản xuất sản phẩm gốm xây dựng.- Liệt kê được các loại trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chủ yếu ở các công

đoạn sản xuất, mô tả được công dụng và những điểm cần chú ý của chúng khi sử dụng.

- Biết và hiểu được toàn bộ dây chuyền công nghệ và quá trình sản xuất sản phẩm gốm xây dựng, các nguyên lí vận hành thiết bị trong dây chuyền sản xuất gốm xây dựng.

- Hiểu và phân tích được những lỗi cơ bản gây ra sự cố kỹ thuật trong quá trình làm việc, phương pháp xử lý.

- Trình bày được nguyên tắc, quy định an toàn lao động, vệ sinh môi trường sản xuất công nghiệp.

- Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc.- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng

- Trộn đảo để đảm bảo độ ẩm bãi nguyên liệu đồng nhất. Biết phân khu, phân vùng ngâm ủ hợp lý, phù hợp năng suất nhà máy.

- Vận chuyển nguyên liệu đã ngâm ủ từ kho bãi ngoài trời vào kho bãi có mái che và vận chuyển sản phẩm mộc đến vị trí gia công cần thiết kịp thời an toàn, không gây ô nhiễm, nhanh, hiệu quả.

Page 283: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Xác định tỷ lệ pha trộn phối liệu thích hợp. Kỹ năng nghiền thô, nghiền mịn phối liệu tới kích thước yêu cầu, an toàn, liên tục, hiệu quả, mức độ đập nghiền phù hợp.

- Kiểm soát cung cấp phối liệu và vận hành thiết bị tạo hình phải liên tục, đầy đủ, kịp thời, an toàn, phù hợp năng suất cần thiết.

- Điều chỉnh máy cắt và cắt sản phẩm phải theo đúng kích thước quy định của sản phẩm, chính xác, an toàn, ít phế phẩm và liên tục.

- Bốc xếp sản phẩm mộc trên sân phơi và vào phòng sấy không bị biến dạng, liên tục, khối xếp vững chắc, phù hợp theo thời gian, lượng nắng và hướng gió.

- Kiểm tra phòng sấy, lò sấy, lò nung, các thông số quá trình sấy, nung phù hợp, đầy đủ, không hỏng hóc, hoạt động tốt, sẵn sàng khi vận hành.

- Thực hiện các thao tác vận hành phòng sấy, lò sấy, lò nung cho từng chu kỳ sấy nung kịp thời, phù hợp, đầy đủ.

- Nắm vững quá trình biến đổi hóa lý khi nung, khoảng thiêu kết, độ co khi nung, nhiệt độ chịu lửa, nhiệt độ kết khối, nhiệt độ nung…của nguyên vật liệu sản xuất.

- Kiểm sóat được chế độ nung, đường cong nung, nhiệt độ nung, tốc độ nâng nhiệt, thời gian hằng nhiệt, vận tốc làm nguội, môi trường khí trong lò liên tục, đầy đủ, phù hợp khi lò nung vận hành.

- Xử lý được các sự cố kỹ thuật thông thường trong các công đoạn sản xuất.

- Khả năng quan sát tốt, thao tác thuần thục, nhanh nhẹn. Cẩn thận, tập trung, siêng năng khi thực hiện công việc.

- Kỹ năng soạn thảo văn bản, giao tiếp và làm việc theo nhóm.- Sử dụng các phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel) và phần mềm

tin học ứng dụng cơ bản cần thiết khác.- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc trước cấp trên, tổ chức.- Có khả năng giải quyết công việc ở mọi tình huống, có tính phức tạp

trong quá trình thực hiện các công việc.- Hướng dẫn, giám sát cấp dưới thực hiện công việc.- Đánh giá chất lượng thực hiện công viêc của các thành viên trong nhóm.- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ

luật.- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập

thể.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:

Page 284: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Chuẩn bị nguyên nhiên liệu sản xuất.- Gia công phối liệu.- Tạo hình sản phẩm.- Phơi sấy sản phẩm.- Nung sản phẩm.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất Gốm xây dựng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 285: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

57.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT PHÂN BÓN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Sản xuất Phân bón trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề

trực tiếp thực hiện các công việc vận hành sản xuất, kiểm soát và đảm bảo chất lượng từ khâu chuẩn bị nguyên, phụ liệu, thực hiện các công đoạn trong quá trình sản xuất đến đóng bao và bảo quản sản phẩm ... để sản xuất ra các sản phẩm phân bón hóa học như phân lân, phân đạm, phân N-P-K, phân phức hợp DAP.... Các công việc chủ yếu được thực hiện trong các công ty, nhà máy sản xuất phân bón, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người lao động trong ngành, nghề Sản xuất phân bón có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong các công ty, nhà máy Sản xuất phân bón, các cơ sở kinh doanh phân bón, các phòng kiểm định chất lượng, chuyên gia phân tích phân bón, các viện nghiên cứu về phân bón ... giảng dạy tại các trường học có ngành/nghề tương ứng.

Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành, nghề Sản xuất phân bón là: Sản xuất phân supe lân (Đơn, Kép), sản xuất phân lân nung chảy, sản xuất phân đạm Urê, sản xuất phân đạm ((NH4)2SO4, NH4NO3), sản xuất phân hỗn hợp N-P-K, sản xuất phân phức hợp DAP, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.

Điều kiện làm việc của nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, với nhiệt độ cao, bụi, tiếng ồn, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị,... đòi hỏi người làm nghề phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề, tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn lao động. Bên cạnh đó, người làm nghề phải thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề, cập nhật công nghệ, làm chủ thiết bị đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.330 giờ (tương đương 83 tín chỉ).2. Kiến thức- Trình bày được cơ sở hoá lý của các quá trình sản xuất phân bón; - Trình bày được các tiêu chuẩn chất lượng về nguyên liệu/sản phẩm;- Trình bày được sự biến đổi các thành phần, tính chất của các nguyên liệu

trong quá trình sản xuất phân bón;

Page 286: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Phân tích được quy trình công nghệ, các thông số kỹ thuật trong từng công đoạn của sản xuất;

- Mô tả được nguyên lý hoạt động của máy, thiết bị trong các quy trình sản xuất;

- Trình bày được các phương pháp kiểm tra chất lượng các loại nguyên liệu sử dụng trong sản xuất và sản phẩm;

- Trình bày được phương pháp lập kế hoạch, xác định mục tiêu tiêu thụ sản phẩm, tổ chức giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm;

- Trình bày được quá trình đóng bao, quy định nhập kho và bảo quản sản phẩm;

- Trình bày được các kiến thức về an toàn lao động, an toàn hóa chất, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường;

- Chỉ ra được những nguyên nhân gây sự cố và các biện pháp xử lý sự cố trong quá trình sản xuất;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Vận dụng được cơ sở hoá lý vào các quá trình sản xuất phân bón;- Áp dụng được các tiêu chuẩn chất lượng về nguyên liệu/sản phẩm vào các

quá trình sản xuất;- Vận dụng được sự biến đổi các thành phần, tính chất của các nguyên liệu

vào các quá trình sản xuất phân bón;- Kiểm tra được các thông số kỹ thuật của hệ thống thiết bị đảm bảo an

toàn, chính xác;- Vận hành thành thạo máy, thiết bị trong các quy trình sản xuất theo đúng

yêu cầu kỹ thuật;- Kiểm tra được chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm theo tiêu chuẩn;- Lập được kế hoạch, xác định được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm, tổ chức

giới thiệu và tiêu thụ được sản phẩm;- Thực hiện đóng bao, nhập kho và bảo quản sản phẩm đúng quy định;- Thực hiện các quy định về vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, an toàn

hóa chất, phòng chống cháy nổ;- Tiết kiệm được năng lượng và nguyên liệu, giảm thiểu ôi nhiễm môi

trường;- Phát hiện nguyên nhân gây ra sự cố và xử lý kịp thời, chính xác, hiệu quả;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

Page 287: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có tác phong công nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, có thể giải quyết công việc và

các vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Thực hành tiết kiệm và sử dụng nguyên, phụ liệu, hóa chất một cách bền

vững với môi trường;- Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn cho người, máy, thiết bị và vệ

sinh môi trường trong quá trình sản xuất;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Sản xuât phân supe lân (Đơn, Kép);- Sản xuât phân lân nung chảy;- Sản xuât phân đạm urê;- Sản xuât phân đạm (NH4)2SO4, NH4NO3);- Sản xuất phân hỗn hợp N-P-K;- Sản xuất phân phức hợp DAP; - Kiểm tra chất lượng sản phẩm;- Tiêu thụ sản phẩm.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất phân bón, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 288: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Sản xuất Phân bón trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề

trực tiếp thực hiện các công việc vận hành sản xuất từ khâu chuẩn bị nguyên, phụ liệu, thực hiện các công đoạn trong quá trình sản xuất đến đóng bao và bảo quản sản phẩm ... để sản xuất ra các sản phẩm phân bón hóa học như phân lân, phân đạm, phân N-P-K, phân phức hợp DAP.... Các công việc chủ yếu được thực hiện trong các công ty, nhà máy sản xuất phân bón, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người lao động trong ngành, nghề Sản xuất phân bón có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong các công ty, nhà máy Sản xuất phân bón, các cơ sở kinh doanh phân bón, các phòng dịch vụ chăm sóc khách hàng và giới thiệu sản phẩm phân bón.

Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành, nghề Sản xuất phân bón là: Sản xuất phân supe lân (Đơn, Kép), sản xuất phân lân nung chảy, sản xuất phân đạm Urê, sản xuất phân hỗn hợp N-P-K, sản xuất phân phức hợp DAP.

Điều kiện làm việc của nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, với nhiệt độ cao, bụi, tiếng ồn, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị,... đòi hỏi người làm nghề phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề, tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn lao động, an toàn hóa chất, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, người làm nghề phải thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.440 giờ (tương đương 51 tín chỉ).2. Kiến thức- Trình bày được cơ sở hoá lý của các quá trình sản xuất phân bón; - Trình bày được các tiêu chuẩn chất lượng về nguyên liệu/sản phẩm;- Mô tả được quy trình công nghệ sản xuất các loại phân bón;- Mô tả được nguyên lý hoạt động của máy, thiết bị trong các quy trình sản

xuất;- Trình bày được quá trình đóng bao, quy định nhập kho và bảo quản sản

phẩm;- Trình bày được các kiến thức về an toàn lao động, an toàn hóa chất,

phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường;- Chỉ ra được những nguyên nhân gây sự cố thông thường và các biện pháp

khắc phục;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Page 289: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

3. Kỹ năng- Vận dụng được cơ sở hoá lý vào các quá trình sản xuất phân bón;- Áp dụng được các tiêu chuẩn chất lượng về nguyên liệu/sản phẩm vào các

quá trình sản xuất;- Kiểm tra được một số thông số kỹ thuật của quy trình công nghệ sản xuất;- Vận hành được máy, thiết bị trong các quy trình sản xuất theo yêu cầu kỹ

thuật;- Thực hiện đóng bao, nhập kho và bảo quản sản phẩm đúng quy định;- Thực hiện các quy định về vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, an toàn

hóa chất, phòng chống cháy nổ;- Tiết kiệm được năng lượng và nguyên liệu, giảm thiểu ôi nhiễm môi

trường;- Phát hiện nguyên nhân gây ra sự cố thông thường và có biện pháp khắc

phục kịp thời;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, tinh

thần trách nhiệm trong công việc;- Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi,

chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;- Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn cho người, máy, thiết bị và vệ

sinh môi trường trong quá trình sản xuất.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Sản xuât phân supe lân (Đơn, Kép);- Sản xuât phân lân nung chảy;- Sản xuât phân đạm urê;- Sản xuất phân hỗn hợp N-P-K;- Sản xuất phân phức hợp DAP; 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Page 290: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất phân bón, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 291: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

58.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT PIN, ẮC QUY

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 292: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

59.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT SẢN PHẨM GIẶT TẨY

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 293: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

60.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT SẢN PHẨM KÍNH, THUỶ TINH

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề Sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh là nghề thực hiện các công việc trong dây chuyển sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh từ nhập kho nguyên liệu đến đóng gói, nhập kho sản phẩm. Sản phẩm kính, thủy tinh được sản xuất từ nguyên liệu chính là nguyên liệu chính là cát, đôlômit, trường thạch, đá vôi, sô đa, natri sunfat. Sản phẩm kính, thủy tinh rất đa dạng về hình dạng, mẫu mã, do đó đi kèm là có nhiều công nghệ sản xuất. Tại nhà máy, công nhân sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh phải thực hiện các nhiệm vụ chính bao gồm: Quản lý nguyên vật liệu tại kho, gia công nguyên vật liệu, tổ hợp phối liệu, nấu thủy tinh, tạo hình sản phẩm, xử lý nhiệt, gia công xử lý bề mặt sản phẩm, đóng gói và bảo quản sản phẩm. Nghề cung cấp khối lượng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Điều kiện làm việc của nghề là thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, các thiết bị máy móc, do đó đòi hỏi người làm nghề sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh phải có đủ sức khỏe, có tính cẩn thận, có tác phong công nghiêp, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng tổ chức và quản lý sản xuất.

Người học nghề Sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh có khả năng làm tại xưởng sản xuất, phòng kỹ thuật của công ty sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh, tại các trường có đào tạo sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh.

2. Kiến thức- Trình bày được phương pháp quản lý, xuất nhập kho nguyên vật liệu

sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;- Liệt kê được các loại nguyên vật liệu sản xuất ứng với từng loại sản

phẩm kính, thủy tinh;- Trình bày được tính chất, thành phần của nguyên vật liệu trong sản

xuất sản phẩm kính, thủy tinh;- Trình bày được phương pháp tính toán phối liệu cho sản xuất sản phẩm

kính, thủy tinh;

Page 294: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Mô tả được quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm kính, thủy tinh;- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các

thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh và các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được phương pháp kiểm tra, hiệu chỉnh, cài đặt chế độ làm việc cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh và các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm kính, thủy tinh;

- Phân tích được ý nghĩa của các thông số cài đặt chế độ làm việc cho thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Mô tả được quy trình vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh, các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được phương pháp sản xuất sạch hơn, xanh hóa, ít tác động đến môi trường;

- Trình bày được phương pháp kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được yêu cầu về tính chất, đặc tính của sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được phương pháp phân loại, đóng gói và nhập kho sản phẩm kính, thủy tinh;

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm kính, thủy tinh;

- Phân tích và giải thích được các quá trình hóa lý xảy ra trong các công đoạn sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Mô tả được các sự cố thường gặp trong quá trình sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Phân tích và giải thích được các nguyên nhân gây nên sự cố trong quá trình sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được các biện pháp xử lý, khắc phục các sự cố xảy ra trong các công đoạn sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp trong khu vực làm việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;

Page 295: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Đạt được trình độ ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

- Đạt được trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.3. Kỹ năng- Quản lý, xuất nhập kho nguyên vật liệu và sản phẩm kính, thủy tinh;- Tính toán được phối liệu cho sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;- Lựa chọn được nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;- Lựa chọn, chuẩn bị được các dụng cụ, máy móc thiết bị phù hợp cho quá

trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm kính, thủy tinh;- Đọc được bản vẽ cấu tạo của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản

phẩm kính, thủy tinh;- Kiểm tra, hiệu chỉnh và cài đặt được các chế độ làm việc cho các thiết

bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh và các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm kính, thủy tinh;

- Vận hành thành thạo các thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh, các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm kính, thủy tinh;

- Lựa chọn được phương pháp sản xuất sạch hơn, xanh hóa, ít tác động đến môi trường;

- Tổng hợp, xử lý được số liệu về kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm kính, thủy tinh;

- Phân loại được sản phẩm;- Đóng gói được sản phẩm kính, thủy tinh;- Quan sát, giám sát, theo dõi được quá trình sản xuất sản phẩm kính,

thủy tinh;- Phát hiện được các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất sản phẩm

kính, thủy tinh;- Xác định được nguyên nhân gây nên các sự cố trong quá trình sản xuất

sản phẩm kính, thủy tinh;- Xử lý, khắc phục được các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất sản

phẩm kính, thủy tinh;- Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

trong quá trình sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;- Giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất sản

phẩm kính, thủy tinh;- Ghi chép đầy đủ tình trạng và kết quả thực hiện công việc vào sổ theo dõi

một cách khoa học;

Page 296: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Đề xuất được các biện pháp cải tiến kỹ thuật công nghệ nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm gánh nặng cho môi trường.

- Tổ chức, quản lý, xây dựng, điều chỉnh được kế hoạch sản xuất;- Bồi dưỡng được thợ bậc dưới;

- Truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác trong khu vực làm việc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định, khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công

việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Có khả năng chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc;- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật,

có trách nhiệm với công việc, thích ứng với môi trường lao động trong bối cảnh hội nhập Quốc tế;

- Có tinh thần học hỏi, cầu thị, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;

- Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Có khả năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở khu vực làm việc, chịu trách nhiệm về ô nhiễm môi trường do cá nhân gây ra;

- Chấp hành tốt các nội qui, qui định trong khu vực làm việc về an toàn lao động, an toàn hóa chất, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Quản lý nguyên vật liệu tại kho- Gia công cát - Gia công đôlômít, đá vôi, trường thạch- Gia công sô đa, sunfat natri

Page 297: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Gia công mảnh thủy tinh- Tổ hợp phối liệu- Nấu thuỷ tinh- Tạo hình kính tấm theo phương pháp kéo (đứng, ngang)- Tạo hình kính tấm theo phương pháp kéo nổi- Tạo hình kính tấm theo phương pháp cán- Tạo hình đũa, ống theo phương pháp kéo- Tạo hình theo phương pháp thổi- Tạo hình theo phương pháp thổi ly tâm- Tạo hình theo phương pháp ép- Tạo hình theo phương pháp đúc- Xử lý nhiệt- Gia công bề mặt sản phẩm thủy tinh- Đóng gói và bảo quản sản phẩm6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2510 giờ tương đương 90 tín chỉ

Page 298: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề Sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh là nghề thực hiện các công việc trong dây chuyển sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh từ nhập kho nguyên liệu đến đóng gói, nhập kho sản phẩm. Sản phẩm kính, thủy tinh được sản xuất từ nguyên liệu chính là nguyên liệu chính là cát, đôlômit, trường thạch, đá vôi, sô đa, natri sunfat. Sản phẩm kính, thủy tinh rất đa dạng về hình dạng, mẫu mã, do đó đi kèm là có nhiều công nghệ sản xuất. Tại nhà máy, công nhân sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh phải thực hiện các nhiệm vụ chính bao gồm: Quản lý nguyên vật liệu tại kho, gia công nguyên vật liệu, tổ hợp phối liệu, nấu thủy tinh, tạo hình sản phẩm, xử lý nhiệt, gia công xử lý bề mặt sản phẩm, đóng gói và bảo quản sản phẩm. Nghề cung cấp khối lượng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Điều kiện làm việc của nghề là thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, các thiết bị máy móc, do đó đòi hỏi người làm nghề sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh phải có đủ sức khỏe, có tính cẩn thận, có tác phong công nghiêp, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ.

Người học nghề Sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh có khả năng làm tại xưởng sản xuất, phòng kỹ thuật của công ty sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh, tại các trường có đào tạo sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh.

2. Kiến thức- Trình bày được phương pháp quản lý, xuất nhập kho nguyên vật liệu

sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;- Liệt kê được các loại nguyên vật liệu sản xuất ứng với từng loại sản

phẩm kính, thủy tinh;- Trình bày được tính chất, thành phần của nguyên vật liệu trong sản

xuất sản phẩm kính, thủy tinh;- Trình bày được phương pháp tính toán phối liệu cho sản xuất sản phẩm

kính, thủy tinh;- Mô tả được quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm kính, thủy tinh;- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các

thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh và các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm kính, thủy tinh;

- Mô tả được quy trình vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh, các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được phương pháp sản xuất sạch hơn, xanh hóa, ít tác động đến môi trường;

Page 299: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được yêu cầu về tính chất, đặc tính của sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được phương pháp phân loại, đóng gói và nhập kho sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm kính, thủy tinh;

- Mô tả được các hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Mô tả được các sự cố thường gặp trong quá trình sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được những nguyên nhân cơ bản gây nên sự cố trong các công đoạn xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày các biện pháp cơ bản xử lý, khắc phục sự cố xảy ra trong các công đoạn sản xuất xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Trình bày được ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp trong khu vực làm việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;

- Đạt được trình độ ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

- Đạt được trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.3. Kỹ năng- Quản lý, xuất nhập kho nguyên vật liệu và sản phẩm kính, thủy tinh;- Lựa chọn được nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;- Lựa chọn, chuẩn bị được các dụng cụ, máy móc thiết bị phù hợp cho quá

trình sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;- Đọc cơ bản được bản vẽ cấu tạo của các thiết bị trong dây chuyền sản

xuất sản phẩm kính, thủy tinh;- Vận hành thành thạo các thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm

kính, thủy tinh, các thiết bị kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm kính, thủy tinh;

- Lựa chọn được phương pháp sản xuất sạch hơn, xanh hóa, ít tác động đến môi trường;

- Phân loại được sản phẩm;- Đóng gói được sản phẩm kính, thủy tinh;

Page 300: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Phát hiện được các sự cố xảy ra trong các công đoạn sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Xác định được những nguyên nhân cơ bản gây nên sự cố trong các công đoạn xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Xử lý, khắc phục cơ bản được các sự cố xảy ra trong các công đoạn sản xuất xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh;

- Ghi chép đầy đủ tình trạng và kết quả thực hiện công việc vào sổ theo dõi một cách khoa học;

- Truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác trong khu vực làm việc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định, khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, chịu trách nhiệm

cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật,

có trách nhiệm với công việc, thích ứng với môi trường lao động trong bối cảnh hội nhập Quốc tế;

- Có tinh thần học hỏi, cầu thị, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;

- Chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở nơi làm việc, chịu trách nhiệm về ô nhiễm môi trường do cá nhân gây ra;

- Chấp hành tốt các nội qui, qui định tại nơi làm việc về an toàn lao động, an toàn hóa chất, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Quản lý nguyên vật liệu tại kho- Gia công cát - Gia công đôlômít, đá vôi, trường thạch

Page 301: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Gia công sô đa, sunfat natri- Gia công mảnh thủy tinh- Tổ hợp phối liệu- Nấu thuỷ tinh- Tạo hình kính tấm theo phương pháp kéo (đứng, ngang)- Tạo hình kính tấm theo phương pháp kéo nổi- Tạo hình kính tấm theo phương pháp cán- Tạo hình đũa, ống theo phương pháp kéo- Tạo hình theo phương pháp thổi- Tạo hình theo phương pháp thổi ly tâm- Tạo hình theo phương pháp ép- Tạo hình theo phương pháp đúc- Xử lý nhiệt- Gia công bề mặt sản phẩm thủy tinh- Đóng gói và bảo quản sản phẩm6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sản xuất sản phẩm kính, thủy tinh trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1625 giờ tương đương 58 tín chỉ

Page 302: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

61.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT SƠN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 303: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

62.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT SỨ XÂY DỰNG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về nghềLĩnh vực xây dựng nói chung và sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng

(trong đó có sản xuất sứ xây dựng) nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân.

“Sản xuất sứ xây dựng” là nghề chủ yếu về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh. Chúng được sản xuất từ các loại nguyên liệu dẻo (đất sét, cao lanh...), nguyên liệu gầy (quarzit, trường thạch, bột xương sứ...) và các phụ gia. Các loại nguyên liệu này được trộn với nhau và trộn với nước theo một tỷ lệ nhất định rồi nghiền thành hồ trong máy nghiền bi.

Hồ được đổ rót vào các khuôn để tạo hình sản phẩm mộc. Mộc sau tạo hình sẽ được sấy khô và kiểm tra hoàn thiện rồi được phun men, dán tem nhãn, sau đó được nung trong lò với các giai đoạn gia nhiệt và làm nguộikhác nhau theo chế độ nung phù hợp. Sản phẩm ra lò được kiểm tra phân loại, lắp ráp phụ kiện, đóng gói và xếp kho; số ít những sản phẩm chưa đạt thẩm mỹ sẽ được hoàn thiện làm đẹp sửa nguội hoặc sửa nóng, nung lại và tiếp tục được phân loại. Thành phẩm được đóng gói và xếp kho.

Ngày nay sản phẩm sứ vệ sinh ngày càng yêu cầu cao về chất lượng, thẩm mỹ vàmức độ tiết kiệm nước, đòi hỏi lực lượng nhân sự kỹ thuật để phục vụ trực tiếp sản xuấtcó trình độ và kỹ năng thực hành nghề ngày càng cao.

Những người làm trong lĩnh vực này phải có được nhữngkiến thức cơ bản, kỹ năng thành thạo, độc lập trong thực hiện các công việc “Gia công hồ xương, hồ men, chế tạo khuôn mẹ và sản xuất khuôn con; tạo hình, kiểm tra mộc và phun men; sấy mộc và nung sản phẩm; kiểm tra phân loại, hoàn thiện & đóng gói; kiểm soát chất lượng trong quá trìn sản xuất”.

Các nhiệm vụ chính của nghề: Kiểm soát nguyên vật liệu, vận hành, giám sát quá trình sản xuất.

Những người được đào tạo trong lĩnh vực này sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại tất cả các vị trí trên dây chuyền của các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh và tại các cơ sở kinh doanh sứ vệ sinh.

Để thực hiện tốt được các nhiệm vụ trên, người lao động cần có thêm các kiến thức và kỹ năng về các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, làm việc nhóm ...

Page 304: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

2. Kiến thức- Có kiến thức hiểu biết về các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật

của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng; vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào lĩnh vực Xây dựng;

- Có kiến thức về quốc phòng, an ninh để xác định rõ trách nhiệm của bản thân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phải đạt được chứng chỉ về giáo dục quốc phòng an ninh;

- Về thể chất: đạt yêu cầu theo phân loại sức khỏe của Bộ Y tế; có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức sống lành mạnh; phải đạt được chứng chỉ về giáo dục thể chất;

- Đạt trình độ tiếng Anh theo chuẩn khung năng lực 6 bậc của Bộ GD& ĐT vàtiếng anh chuyên ngành;

- Đạt trình độ tin học theo chuẩn của Bộ TT&TT;- Trình bày được những nội dung cơ bản về 5S trong lĩnh vực của ngành

nghề;- Trình bày được quy định về an toàn, bảo hộ và vệ sinh lao động trong sản

xuất sứ vệ sinh;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về hóa lý, hóa keo, hóa Silicat,…;- Trình bày được sơ đồdây chuyền công nghệ của sản xuất sứ vệ sinh;- Trình bày được tên, yêu cầu kỹ thuật và vai trò của các loại nguyên liệu

sử dụng để sản xuất phối liệu xương, men;- Trình bày được phương pháp gia công các loại nguyên liệu và chuẩn bị

phối liệu cho sản xuất sứ vệ sinh;- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra các thông số và

cách điều chỉnh hồ xương, hồ men;- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật và phương pháp chế tạo khuôn để đổ rót

hồ sứ; - Trình bày được phương pháp tạo hình, phun (tráng) men sứ vệ sinh;- Mô tả được qui trình sửa mộc, sấy nung, kiểm tra phân loại, hoàn thiện và

đóng gói sản phẩm;- Trình bày được công dụng, nguyên lý hoạt động, qui trình vận hành, các

sự cố củathiết bị máy móc trong dây chuyền công nghệ sản xuất sứ vệ sinh;- Phân tích được các nguyên nhân gây ra phế phẩm trong sản xuất và biện

pháp phòng ngừa, khắc phục; - Trình bày được các tiêu chuẩn cơ bản và các công việc cần thiết để kiểm

soát chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh;- Trình bày được các khâu tự động hóa trong dây chuyền sản xuất sứ vệ

sinh.3. Kỹ năng- Vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện trở thành người lao động mới có

phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và năng lực hoàn thành nhiệm vụ;- Áp dụng các quy định của pháp luật vào đời sống, vào quá trình học tập

và lao động;

Page 305: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Nhận diện, xác định được những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam;

- Thực hành được những kỹ thuật cơ bản của một số môn thể dục thể thao quy định trong chương trình;

- Sử dụng các phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel);- Sử dụng Anh văn trong giao tiếp thông dụng; vận dụng vốn từ vựng Anh

văn chuyên ngành trong quá trình công tác;- Thực hiện đúng yêu cầu quy định 5S vàan toàn - vệ sinh lao động, phòng

cháy nổ trong sản xuất;- Quản lí, khai thác nguyên vật liệu sản xuất sứ vệ sinh hiệu quả, đảm bảo

tuân thủ các qui trình, quy định của pháp luật về sản xuất Vật liệu xây dựng; - Thực hiện được các thí nghiệm phục vụ cho quá trình sản xuất;- Vận hành được các thiết bị máy móc và xử lý được các hỏng hóc thông

thường trong dây chuyền sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh;- Xử lý được các sự cố công nghệ thường gặp trong sản xuất sứ vệ sinh;- Thực hiện được công việc tính toán nguyên liệu thành phần, tính men

theo đơn phối liệu cho trước; tínhchi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm sứ;- Thực hiện được các công việc trong từng công đoạn trên dây chuyền sản

xuất;- Lập kế hoạch và thực hiện được các công việc: quản lý, vận hành trang

thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh;- Có trách nhiệm giữ gìn bảo quản trang thiết bị máy móc, vận hành an toàn

và tiết kiệm;- Kỹ năng soạn thảo văn bản, thuyết trình, giao tiếp và làm việc theo nhóm.4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công

việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh

đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của

các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc tại các vị trí công việc trong nhà máy sản xuất sứ vệ sinh và tại các cơ sở kinh doanh sứ vệ sinh.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu các giáo trình, tài liệu chuyên môn; - Có năng lực để tham gia học liên thông lên đại học các ngành/nghề liên

quan trong phạm vi công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

Page 306: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về nghềLĩnh vực xây dựng nói chung và sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng

(trong đó có sản xuất sứ xây dựng) nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân.

“Sản xuất sứ xây dựng” là nghề chủ yếu về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh. Chúng được sản xuất từ các loại nguyên liệu dẻo (đất sét, cao lanh...), nguyên liệu gầy (quarzit, trường thạch, bột xương sứ...) và các phụ gia. Các loại nguyên liệu này được trộn với nhau và trộn với nước theo một tỷ lệ nhất định rồi nghiền thành hồ trong máy nghiền bi.

Hồ được đổ rót vào các khuôn để tạo hình sản phẩm mộc. Mộc sau tạo hình sẽ được sấy khô và kiểm tra hoàn thiện rồi được phun men, dán tem nhãn, sau đó được nung trong lò với các giai đoạn gia nhiệt và làm nguộikhác nhau theo chế độ nung phù hợp. Sản phẩm ra lò được kiểm tra phân loại, lắp ráp phụ kiện, đóng gói và xếp kho; số ít những sản phẩm chưa đạt thẩm mỹ sẽ được hoàn thiện làm đẹp sửa nguội hoặc sửa nóng, nung lại và tiếp tục được phân loại. Thành phẩm được đóng gói và xếp kho.

Ngày nay sản phẩm sứ vệ sinh ngày càng yêu cầu cao về chất lượng, thẩm mỹ vàmức độ tiết kiệm nước, đòi hỏi lực lượng nhân sự kỹ thuật để phục vụ trực tiếp sản xuấtcó trình độ và kỹ năng thực hành nghề ngày càng cao.

Những người làm trong lĩnh vực này phải có được nhữngkiến thức cơ bản, kỹ năng thành thạo, độc lập trong thực hiện các công việc “Gia công hồ xương, hồ men, chế tạo khuôn mẹ và sản xuất khuôn con; tạo hình, kiểm tra mộc và phun men; sấy mộc và nung sản phẩm; kiểm tra phân loại, hoàn thiện & đóng gói; kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất”.

Các nhiệm vụ chính của nghề: Kiểm soát nguyên vật liệu, vận hành, giám sát quá trình sản xuất.

Những người được đào tạo trong lĩnh vực này sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại tất cả các vị trí trên dây chuyền của các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh và tại các cơ sở kinh doanh sứ vệ sinh.

Để thực hiện tốt được các nhiệm vụ trên, người lao động cần có thêm các kiến thức và kỹ năng về các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, làm việc nhóm ...

2. Kiến thức- Có kiến thức hiểu biết về các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật

của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng; vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào lĩnh vực Xây dựng;

- Có kiến thức về quốc phòng, an ninh để xác định rõ trách nhiệm của bản thân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phải đạt được chứng chỉ về giáo dục quốc phòng an ninh;

Page 307: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Về thể chất: đạt yêu cầu theo phân loại sức khỏe của Bộ Y tế; có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức sống lành mạnh; phải đạt được chứng chỉ về giáo dục thể chất;

- Đạt trình độ tiếng Anh theo chuẩn khung năng lực 6 bậc của Bộ GD& ĐT vàtiếng anh chuyên ngành;

- Đạt trình độ tin học theo chuẩn của Bộ TT&TT;- Trình bày được những nội dung cơ bản về 5S trong lĩnh vực của ngành

nghề;- Trình bày được quy định về an toàn, bảo hộ và vệ sinh lao động trong sản

xuất sứ vệ sinh;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về hóa lý, hóa keo, hóa Silicat,…;- Trình bày được sơ đồ dây chuyền công nghệ của sản xuất sứ vệ sinh;- Trình bày được tên, yêu cầu kỹ thuật và vai trò của các loại nguyên liệu

sử dụng để sản xuất phối liệu xương, men;- Trình bày được phương pháp gia công các loại nguyên liệu và chuẩn bị

phối liệu cho sản xuất sứ vệ sinh;- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra các thông số và

cách điều chỉnh hồ xương, hồ men;- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật và phương pháp chế tạo khuôn để đổ rót

hồ sứ; - Trình bày được phương pháp tạo hình, phun (tráng) men sứ vệ sinh;- Mô tả được qui trình sửa mộc, sấy nung, kiểm tra phân loại, hoàn thiện và

đóng gói sản phẩm;- Trình bày được công dụng, nguyên lý hoạt động, qui trình vận hành, các

sự cố củathiết bị máy móc trong dây chuyền công nghệ sản xuất sứ vệ sinh;- Phân tích được các nguyên nhân gây ra phế phẩm trong sản xuất và biện

pháp phòng ngừa, khắc phục; - Trình bày được các tiêu chuẩn cơ bản và các công việc cần thiết để kiểm

soát chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh;- Trình bày được một số khâu tự động hóa trong dây chuyền sản xuất sứ vệ

sinh.3. Kỹ năng- Vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện trở thành người lao động mới có

phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và năng lực hoàn thành nhiệm vụ;- Áp dụng các quy định của pháp luật vào đời sống, vào quá trình học tập

và lao động;- Nhận diện, xác định được những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù

địch chống phá Việt Nam;- Thực hành được những kỹ thuật cơ bản của một số môn thể dục thể thao

quy định trong chương trình;- Sử dụng các phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel);- Sử dụng Anh văn trong giao tiếp thông dụng; vận dụng vốn từ vựng Anh

văn chuyên ngành trong quá trình công tác;

Page 308: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Thực hiện đúng yêu cầu quy định 5S và an toàn - vệ sinh lao động, phòng cháy nổ trong sản xuất;

- Thực hiện được các thí nghiệm phục vụ cho quá trình sản xuất;- Vận hành được các thiết bị máy móc và xử lý được các hỏng hóc thông

thường trong dây chuyền sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh;- Xử lý được các sự cố công nghệ thường gặp trong sản xuất sứ vệ sinh;- Thực hiện được công việc tính tính chi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản

phẩm sứ;- Thực hiện được các công việc trong từng công đoạn trên dây chuyền sản

xuất;- Thực hiện được các công việc: quản lý, vận hành trang thiết bị máy móc

trong dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh;- Có trách nhiệm giữ gìn bảo quản trang thiết bị máy móc, vận hành an toàn

và tiết kiệm;- Kỹ năng soạn thảo văn bản, thuyết trình, giao tiếp và làm việc theo nhóm.4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công

việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh

đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của

các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc tại các vị trí công việc trong nhà máy sản xuất sứ vệ sinh và tại các cơ sở kinh doanh sứ vệ sinh.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu các giáo trình, tài liệu chuyên môn; - Có năng lực để tham gia học liên thông lên đại học các ngành/nghề liên

quan trong phạm vi công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

Page 309: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

63.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT VẬT LIỆU HÀN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 310: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

64.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về nghềLà nghề chuyên sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phục vụ cho công việc

khai thác mỏ lộ thiên, hầm lò và các nghành công nghiệp khác... - Phạm vi và vị trí làm việc: Người hành nghề sản xuất vật liệu nổ công

nghiệp làm việc chủ yếu ở các phân xưởng, nhà máy sản xuất sản xuất thuốc nổ - Các nhiệm vụ chính: Sản xuất các loại nguyên liệu dùng cho sản xuất

thuốc nổ; Sản xuất các loại thuốc nổ công nghiệp dạng bột, lỏng, dạng thỏi... phục vụ cho công việc khai thác mỏ lộ thiên, hầm lò và các nghành công nghiệp khác... Tham gia xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất như cháy nổ, sự cố hoá chất....

- Điều kiện, môi trường và bối cảnh thực hiện công việc: Người hành nghề sản xuất vật liệu nổ công nghiệp trong điều kiện luôn làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao, độc hại, nặng nhọc; trong bất kỳ thời gian nào và trong mọi điều kiện thời tiết. Công việc mang tính tập thể; vì vậy, người công nhân phải có đủ sức khoẻ, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ, có tay nghề chuyên môn vững và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt.

- Trang thiết bị cần sử dụng của nghề: Gồm trang bị bảo hộ lao động cá nhân theo qui định và các thiết bị như máy sấy; máy nghiền; cân bán tự động; dây truyền phối trộn; máy đóng thỏi ...

2. Kiến thức- Mô tả được nhận lệnh sản xuất, nhận nguyên liệu từ kho và cân nguyên

liệu theo định lượng khi sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;- Trình bày được cách kiểm tra trang thiết bị phòng chữa cháy, thiết bị

máy móc, cân định lượng trước khi sản xuất;- Xây dựng được quy định an toàn về trang bị bảo hộ lao động, phòng

chống cháy nổ, tiếp xúc trực tiếp, vận chuyển và bảo quản vật liệu nổ;- Trình bày được các nội quy an toàn trong từng công đoạn và nội quy ra

vào khu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;- Giải thích được quy trình kiểm tra, vận hành, phương pháp bảo quản các

Page 311: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đúng kỹ thuật như: Máy sấy, máy sàng, máy cuốn, máy hút ẩm C3, máy nghiền, máy trộn nguyên vật liệu, máy dán túi PE, máy may bao PE, máy đóng thỏi thuốc, dụng cụ lấy mẫy, cân nguyên liệu;

- Khái quát được giao nhiệu vụ sản xuất bằng văn bản và báo cáo kết quả sản xuất bằng văn bản;

- Lấy được mẫu, bảo quản mẫu và đưa mẫu đi xác định thành phần;- Chỉ ra được phương thức kiểm tra định lượng sản phẩm thuốc nổ, sản

phẩm sau đóng gói, quá trình đóng gói và quá trình nhập kho;- Trình bày được các phương pháp chuẩn bị dụng cụ máy móc thiết bị cho

sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;- Nêu được cách thức lồng bao PE, PP, lồng bao PE vào thùng catton, bao

gói thỏi thuốc bằng túi PE và bao gói thuốc nổ hạt vào túi PE;- Nhận biết đúng cách thức đóng dấu ngày tháng và đóng thùng thuốc nổ;- Trình bày được quy trình nhúng đầu thỏi thuốc vào PARAFIN nóng chảy

và chống ẩm thuốc nổ;- Cách thức nhập kho nguyên liệu và sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp;- Xử lý các sự cố khi sản xuất vật liệu nổ công nghiệp như: mất điện trong

máy sấy, quá tải ở máy nghiền, kẹt vít tải dây chuyền, vỡ vòng bi gối đỡ, nguyên liệu sấy không đạt;

- Trình bày được cách thức vệ sinh máy và thu gom phế thải sau mỗi ca sản xuất;

- Đưa ra được những ý kiến về tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị sau mỗi ca sản xuất và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp;

- Trình bày được phương pháp soạn thảo văn bản, lập bảng/ biểu thống kê, báo cáo, kế hoạch, lưu trữ trên máy tính.

3. Kỹ năng- Thực hiện đúng các quy định của phân xưởng;- Sử dụng thành thạo cân nguyên liệu theo đúng định lượng; - Kiểm tra được trang thiết bị phòng chữa cháy, máy móc thiết bị, cân định

lượng trước khi sản xuất;- Thực hiện đúng các quy định an toàn theo quy chuẩn Việt Nam 02: 2008;- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác

sản xuất vật liệu nổ công nghiệp theo đúng trình tự và đúng yêu cầu kỹ thuật;- Lập được các văn bản giao nhiệm vụ sản xuất và báo cáo sản xuất theo đúng

trình tự, ngắn gọn, chính xác;- Lấy được mẫu theo đúng trình tự và đúng quy trình kỹ thuật;

Page 312: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Bảo quản được mẫu và đưa mẫu đi xác định thành phần theo đúng quy chuẩn Việt Nam 02: 2008;

- Kiểm tra được định lượng sản phẩm thuốc nổ, sản phẩm sau đóng gói, quá trình đóng gói và quá trình nhập kho theo đúng thủ tục quy trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;

- Thực hiện được thành thạo các thao tác chuẩn bị dụng cụ, máy móc thiết bị cho sản xuất;

- Thực hiện được các thao tác lồng bao PE và bao gói theo đúng quy định của Công ty;

- Đóng dấu ngày tháng và đóng thùng thuốc nổ theo đúng quy chuẩn Việt nam 02: 2008;

- Thực hiện được các thao tác nhúng đầu thỏi thuốc vào PARAFIN nóng chảy và chống ẩm thuốc nổ theo đúng quy trình, đúng kỹ thuật;

- Thực hiện được nhập kho nguyên vật liệu và sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp theo đúng quy chuẩn Việt Nam 02: 2008;

- Xử lý sự cố sẩy ra trong quá trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp theo đúng trình tự và đúng yêu cần kỹ thuật;

- Soạn thảo thành thạo báo cáo trên máy tính; 4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc

cụ thể.- Yêu nghề, luôn có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao trình độ đáp ứng

yêu cầu của công việc, luôn có ý thức lao động, kỷ luật, có kỹ thuật, năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.

- Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ thiết bị tài sản, tiết kiệm vật tư, vật liệu; đấu tranh chống sai phạm qui trình kỹ thuật, qui phạm an toàn.

- Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

- Chịu trách nhiệm với kết quả sản phẩm của bản thân và của tổ, nhóm được giao phân công, phụ trách.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp- Công nhân cân nguyên liệu- Công nhân vận hành thiết bị- Quản lý quá trình sản xuất- Giám sát quá trình sản xuất.- Công nhân bao gói sản phẩm

Page 313: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Công nhân bảo quản sản phẩm- Công nhân xử lý sự cố phát sinh- Công nhân vận chuyển sản phẩm6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của bản thân và nghề nghiệp.

Page 314: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về nghềLà nghề chuyên sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phục vụ cho công việc

khai thác mỏ lộ thiên, hầm lò và các nghành công nghiệp khác... - Phạm vi và vị trí làm việc: Người hành nghề sản xuất vật liệu nổ công

nghiệp làm việc chủ yếu ở các phân xưởng, nhà máy sản xuất sản xuất thuốc nổ - Các nhiệm vụ chính: Sản xuất các loại nguyên liệu dùng cho sản xuất

thuốc nổ; Sản xuất các loại thuốc nổ công nghiệp dạng bột, lỏng, dạng thỏi... phục vụ cho công việc khai thác mỏ lộ thiên, hầm lò và các nghành công nghiệp khác... Tham gia xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất như cháy nổ, sự cố hoá chất....

- Điều kiện, môi trường và bối cảnh thực hiện công việc: Người hành nghề sản xuất vật liệu nổ công nghiệp trong điều kiện luôn làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao, độc hại, nặng nhọc; trong bất kỳ thời gian nào và trong mọi điều kiện thời tiết. Công việc mang tính tập thể; vì vậy, người công nhân phải có đủ sức khoẻ, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ, có tay nghề chuyên môn vững và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt.

- Trang thiết bị cần sử dụng của nghề: Gồm trang bị bảo hộ lao động cá nhân theo qui định và các thiết bị như máy sấy; máy nghiền; cân bán tự động; dây truyền phối trộn; máy đóng thỏi ...

2. Kiến thức- Kể tên được các loại nguyên liệu sử dụng trong sản xuất vật liệu nổ công

nghiệp;- Trình bày được tính chất hoá, lý của từng loại nguyên liệu dùng trong

sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;- Trình bày được thành phần, ý nghĩa của thành phần nguyên liệu dùng

trong sản xuất các loại thuốc nổ;- Mô tả được quy trình lĩnh nguyên vật liệu từ kho; - Trình bày được phương pháp kiểm tra trang thiết bị máy móc trước khi

sản xuất;- Trình bày được các quy định về an toàn trong từng công đoạn sản xuất

vật liệu nổ công nghiệp và nội quy ra vào khu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;- Trình bày được quy trình kiểm tra, vận hành, bảo quản các dụng cụ, máy

móc thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;- Xác định được tầm quan trọng của công tác đóng dấu ngày tháng và đóng

thùng thuốc nổ;

Page 315: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Nêu được quy trình và yêu cầu kỹ thuật khi nhúng đầu thỏi thuốc nổ vào PARAFIN nóng chảy;

- Chỉ ra được các sự cố và các phương pháp sử lý sự cố trong quá trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;

- Trình bày được cách thức vệ sinh máy và thu gom phế thải sau mỗi ca sản xuất.

- Trình bày được phương pháp soạn thảo văn bản, lập bảng/ biểu thống kê, báo cáo, kế hoạch, lưu trữ theo quy định.

3. Kỹ năng- Thực hiện đúng các quy định về Bảo hộ lao động trong sản xuất vật liệu

nổ công nghiệp;- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, máy móc, thiết bị dùng trong sản

xuất vật liệu nổ công nghiệp; - Thực hiện đúng quy trình kiểm tra trang thiết bị phòng chữa cháy, thiết bị

máy móc, cân định lượng trước khi sản xuất;- Thực hiện đúng các quy định an toàn theo quy chuẩn Việt Nam tháng 02

năm 2008; - Thực hiện được các thao tác bao gói sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ

thuật;- Thực hiện được thao tác nhúng đầu thỏi thuốc nổ vào PARAFIN nóng

chảy và các thao tác trong việc thực hiện công tác chống ẩm cho thuốc nổ;- Thực hiện được công việc nhập kho sản phẩm và theo dõi niên hạn sử

dụng vật liệu nổ công nghiệp theo đúng quy chuẩn Việt Nam tháng 02 năm 2008;

- Sử lý được các sự cố thông thường sảy ra trong quá trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp theo đúng trình tự và đúng yêu cần kỹ thuật;

- Vệ sinh được máy móc thiết bị và thu gom phế thải sau ca sản xuất; - Tuân thủ nghiêm chỉnh quy định trong quá trình làm việc.4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc

cụ thể.- Yêu nghề, luôn có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao trình độ đáp ứng

yêu cầu của công việc, luôn có ý thức lao động, kỷ luật, có kỹ thuật, năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.

- Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ thiết bị tài sản, tiết kiệm vật tư, vật liệu; đấu tranh chống sai phạm qui trình kỹ thuật, qui phạm an toàn.

- Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với

Page 316: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

bản thân và xã hội.- Chịu trách nhiệm với kết quả sản phẩm của bản thân và của tổ, nhóm

được giao phân công, phụ trách.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp- Công nhân cân nguyên liệu- Công nhân vận hành thiết bị- Quản lý quá trình sản xuất- Giám sát quá trình sản xuất.- Công nhân bao gói sản phẩm- Công nhân bảo quản sản phẩm- Công nhân xử lý sự cố phát sinh- Công nhân vận chuyển sản phẩm6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của bản thân và nghề nghiệp.

Page 317: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

65.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SẢN XUẤT XI MĂNG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Mô tả nghề Sản xuất xi măng là một nghề được đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đạt

chuẩn về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp để vận hành các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn, chất lượng và hiệu quả.

Nhiệm vụ chính của nghề sản xuất xi măng là vận hành thiết bị tại tất cả các vị trí của dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng bao gồm: kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, xử lý lỗi thường gặp, vận hành thiết bị, ghi sổ theo dõi, giao nhận ca…. đúng trình tự và phương pháp thực hiện theo hướng dẫn của nhà máy hoặc phân xưởng.

Nghề sản xuất xi măng là một nghề nặng nhọc, nguy hiểm, làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại (ồn, bụi, hóa chất…) và tiềm ẩn các sự cố về mất an toàn lao động. Vì vậy, người hành nghề phải tuyệt đối chấp hành nội quy quy định về bảo hộ, an toàn lao động và yêu cầu kỹ thuật tại nơi làm việc. Đồng thời, người hành nghề sản xuất xi măng phải có kiến thức cơ bản về chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề trong dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng; có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo tổ nhóm; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm cao với công việc, có đủ sức khỏe để làm việc, tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ.

2. Kiến thức- Trình bày và vận dụng được các kiến thức cơ bản của các môn học chung

theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.- Mô tả được sơ đồ tóm tắt quá trình sản xuất xi măng.- Trình bày và vận dụng được các kiến thức về cơ sở và chuyên môn vào

quá trình vận hành thiết bị của dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng bao gồm:

+ Sơ đồ cấu tạo (các bộ phận chủ yếu), nguyên lý hoạt động và vai trò tác dụng của các thiết bị tại mỗi vị trí việc làm và dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng.

Page 318: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

+ Trình tự và phương pháp kiểm tra thiết bị trước khi vận hành.+ Trình tự và phương pháp bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị (trongphạm vi cho phép).+ Trình tự và phương pháp vận hành thiết bị tại chỗ, vận hành liên động,

vận hành thiết bị thí nghiệm xác định chỉ tiêu chủ yếu của xi măng và vận hành trung tâm điều khiển cục bộ.

+ Công tác bảo hộ, an toàn lao động, an toàn thiết bị và vệ sinh môi trường trước, trong và sau mỗi ca làm việc.

+ Công tác theo dõi trong quá trình thực hiện công việc và giao nhận ca. 3. Kỹ năng- Đọc được bản vẽ sơ đồ cấu tạo của các bộ phận chủ yếu liên quan đến quá

trình vận hành thiết bị sản xuất xi măng.- Lập và thực hiện được các bước vận hành thiết bị sản xuất xi măng đảm

bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường ở tất cả các vị trí việc làm (Vận hành thiết bị gia công nguyên liệu; Vận hành thiết bị vận chuyển nguyên liệu;…. Vận hành trung tâm điều khiển cục bộ và vận hành thiết bị thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của xi măng)

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản đạt bậc 2/6 trong khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có ý

thức hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc.

- Trung thực, tích cực, chủ động, tận tình và có tính kỷ luật cao đối với công việc.

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân;- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm

việc thay đổi.- Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn; Tự học và

cập nhật kiến thức để từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa họccông nghệ 4.0.

Page 319: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của nghề sản xuất xi măng bao gồm:-Vận hành thiết bị gia công nguyên liệu-Vận hành thiết bị vận chuyển nguyên liệu.-Vận hành thiết bị nghiền-Vận hành tháp trao đổi nhiệt trước khi nung-Vận hành thiết bị lò nung-Vận hành thiết bị làm nguội-Vận hành thiết bị đóng bao-Vận hành thiết bị xuất sản phẩm-Vận hành trung tâm điều khiển cục bộ-Vận hành thiết bị thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của xi

măng. 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Có năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của bản thân và nghề nghiệp.

Page 320: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Mô tả nghề Sản xuất xi măng là một nghề được đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đạt

chuẩn về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp để vận hành các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn, chất lượng và hiệu quả.

Nhiệm vụ chính của nghề sản xuất xi măng là vận hành thiết bị tại tất cả các vị trí của dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng bao gồm: kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, xử lý lỗi thường gặp, vận hành thiết bị, ghi sổ theo dõi, giao nhận ca…. đúng trình tự và phương pháp thực hiện theo hướng dẫn của nhà máy hoặc phân xưởng.

Nghề sản xuất xi măng là một nghề nặng nhọc, nguy hiểm, làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại (ồn, bụi, hóa chất…) và tiềm ẩn các sự cố về mất an toàn lao động. Vì vậy, người hành nghề phải tuyệt đối chấp hành nội quy quy định về bảo hộ, an toàn lao động và yêu cầu kỹ thuật tại nơi làm việc. Đồng thời, người hành nghề sản xuất xi măng phải có kiến thức cơ bản về chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề trong dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng; có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo tổ nhóm; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm cao với công việc, có đủ sức khỏe để làm việc, tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ.

2. Kiến thức- Trình bày và vận dụng được các kiến thức cơ bản của các môn học chung

theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.- Mô tả được sơ đồ tóm tắt quá trình sản xuất xi măng.- Trình bày và vận dụng được các kiến thức về cơ sở và chuyên môn vào quá

trình vận hành thiết bị của dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng bao gồm:+ Sơ đồ cấu tạo (các bộ phận chủ yếu), nguyên lý hoạt động và vai trò tác

dụng của các thiết bị tại mỗi vị trí việc làm và dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng.

+ Trình tự và phương pháp kiểm tra thiết bị trước khi vận hành.+ Trình tự và phương pháp bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị (trong phạm

vi cho phép). + Trình tự và phương pháp vận hành thiết bị tại chỗ, vận hành liên động, vận

hành thiết bị thí nghiệm xác định chỉ tiêu chủ yếu của xi măng và vận hành trung tâm điều khiển cục bộ.

+ Công tác bảo hộ, an toàn lao động, an toàn thiết bị và vệ sinh môi trường trước, trong và sau mỗi ca làm việc.

Page 321: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

+ Công tác theo dõi trong quá trình thực hiện công việc và giao nhận ca. 3. Kỹ năng- Đọc được bản vẽ sơ đồ cấu tạo của các bộ phận chủ yếu liên quan đến quá

trình vận hành thiết bị sản xuất xi măng.- Lập và thực hiện được các bước vận hành thiết bị sản xuất xi măng đảm

bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường ở tất cả các vị trí việc làm (Vận hành thiết bị gia công nguyên liệu; Vận hành thiết bị vận chuyển nguyên liệu;…. Vận hành trung tâm điều khiển cục bộ và vận hành thiết bị thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của xi măng)

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản đạt bậc 2/6 trong khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có ý

thức hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc.

- Trung thực, tích cực, chủ động, tận tình và có tính kỷ luật cao đối với công việc.

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất lượng và năng suất cao;

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân;- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm

việc thay đổi.- Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn; Tự học và

cập nhật kiến thức để từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ 4.0.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của nghề sản xuất xi măng bao gồm:-Vận hành thiết bị vận chuyển nguyên liệu.-Vận hành thiết bị nghiền-Vận hành tháp trao đổi nhiệt trước khi nung-Vận hành thiết bị lò nung-Vận hành thiết bị làm nguội-Vận hành thiết bị đóng bao

Page 322: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

-Vận hành thiết bị xuất sản phẩm6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Có năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của bản thân và nghề nghiệp.

Page 323: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

66.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY TÀU BIỂN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghềSửa chữa máy tàu biển trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành

nghề thực hiện các nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt máy tàu biển; bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt hệ thống truyền lực, hệ thống điện máy tàu biển, hệ thống các thiết bị phụ và một số thiết bị liên quan khác trên tàu biển theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các công ty đóng mới và sửa chữa tàu biển, các cơ sở sản xuất kinh doanh cơ khí tàu biển. Điều kiện và môi trường làm việc trong nhà xưởng, ngoài triền đà tàu và dưới tàu biển; cường độ làm việc và yêu cầu kỹ thuật cao, trong môi trường có nhiều tiếng ồn và bụi công nghiệp. Các thiết bị, công cụ, vật liệu chủ yếu được sử dụng trong hành nghề gồm: thiết bị cẩu, thiết bị nâng hạ, thiết bị gia công cơ khí, các loại thiết bị dụng cụ chuyên dùng, các loại thiết bị dụng cụ đảm bảo an toàn lao động, các chi tiết máy tàu biển, dầu, mỡ và các loại vật liệu phục vụ thiết yếu cho công việc.

Đặc điểm làm việc của nghề Sửa chữa máy tàu biển là làm việc trong điều kiện nặng học, độc hại, yêu cầu kỹ thuật cao; vì vậy để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe, có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết, có kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc; đồng thời có khả năng học tập nâng cao, cập nhật công nghệ, đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghệ, kỹ thuật của ngành, nghề.

2. Kiến thứcTrình bày được phương pháp tổ chức xử lý các sự cố, các công việc phát

sinh khi làm việc; sơ cứu; ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong khi làm việc;

- Giải thích được các quy định về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và vệ sinh công nghiệp trong ngành nghề sửa chữa máy tàu biển;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel trên tàu biển;

Page 324: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Giải thích được các yêu cầu kỹ thuật, các thông số kỹ thuật, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực tàu biển;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Trình bày được tính chất của vật liệu chế tạo các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực tàu biển;

- Mô tả được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ bố trí, bản vẽ nguyên lý của các hệ thống;

- Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng của động cơ Diesel và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện lắp đặt trên tàu biển;

- Trình bày được quy trình; phương pháp kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của động cơ Diesel và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện lắp đặt trên tàu biển;

- Trình bày được công dụng, phân loại, phương pháp bảo quản, sử dụng các loại nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sửa chữa, lắp đặt máy tàu biển;

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ động cơ Diesel và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện lắp đặt trên tàu biển;

- Giải thích được phương pháp sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị đo, thiết bị kiểm tra trong quá trình sửa chữa, lắp đặt động cơ Diesel và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Giải thích được các nguyên tắc lựa chọn thiết bị, dụng cụ và sử dụng phục vụ công tác sửa chữa, lắp đặt động cơ Diesel và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Phân tích được phương pháp khảo sát; lập hạng mục, kế hoạch sửa chữa động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Phân tích được các phương án tổ chức và quản lý quá trình sửa chữa, lắp đặt động cơ Diesel, các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực tàu biển;

- Phân tích được các phương án tổ chức và quản lý quá trình sửa chữa, lắp đặt các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Phân tích được các yêu cầu về môi trường, điều kiện và vị trí làm việc để thực hiện công việc sửa chữa, lắp đặt động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

Page 325: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Phân tích được các sự cố thường gặp và biện pháp xử lý trong quá trình sửa chữa, lắp đặt động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Trình bày được quy trình, thủ tục kiểm tra, đánh giá chất lượng, nghiệm thu, bàn giao sản phẩm sau sửa chữa.

3. Kỹ năng- Đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp của các chi tiết động cơ Diesel,

của các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các thiết bị phụ trên tàu biển;- Đọc được các bản vẽ bố trí, bản vẽ nguyên lý của các hệ thống;- Làm được công việc lựa chọn và sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị đúng

yêu cầu kỹ thuật trong quá trình kiểm tra; bảo dưỡng; sửa chữa; lắp đặt động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Làm được công việc tháo, lắp các chi tiết, cụm chi tiết động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các thiết bị phụ trên tàu biển;

- Làm được công việc bảo dưỡng thường xuyên; bảo dưỡng định kỳ; sửa chữa những hư hỏng của động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Làm được công việc lắp đặt động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Làm được công việc vận hành; cho hoạt động thử động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Làm được công việc khảo sát kỹ thuật; lập hạng mục bảo dưỡng, sửa chữa; lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Làm được công việc tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch sửa chữa;

- Phán đoán và xử lý được các sự cố phát sinh gây mất an toàn trong quá trình sửa chữa, lắp đặt;

- Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và an toàn môi trường; ứng phó được các tình huống khẩn cấp; xử lý được các tình huống sơ cứu người bị tai nạn tại nơi làm việc;

- Xác định được môi trường, vị trí và điều kiện làm việc thỏa mãn yêu cầu để thực hiện công việc bảo dưỡng, sửa chữa động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Kiểm soát được sự ảnh hưởng của quá trình sửa chữa, lắp đặt động cơ, thiết bị đến môi trường xung quanh;

Page 326: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Làm được công việc nghiệm thu, lập hồ sơ kỹ thuật sau sửa chữa và bàn giao sản phẩm theo đúng quy trình, đúng quy định;

- Cập nhật và áp dụng được công nghệ mới trong ngành nghề sửa chữa máy tàu biển.

- Sử dụng được tiếng Anh cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và tiếng Anh chuyên ngành vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong công

việc; - Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; thực hiện đúng quy định an

toàn lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường khi thực hiện công việc;

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; ứng phó, giải quyết được các vấn đề phức tạp, vấn đề phát sinh trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Chịu trách nhiệm trước chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp; người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề như sau:- Sửa chữa máy tàu biển;- Bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt hệ thống truyền lực tàu biển;- Bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt thiết bị điện tàu biển;- Bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt các máy phụ, thiết bị phụ tàu biển;- Lắp đặt máy tàu biển;- Kỹ thuật viên máy tàu biển.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độSau khi tốt nghiệp nghề Sửa chữa máy tàu biển trình độ cao đẳng; người

học có đủ năng lực để tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc đại học về các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học hàng hải; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu sâu về kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, về công nghệ mới trong lĩnh vực nghề nghiệp và tích lũy kinh nghiệm thực tế để phát triển nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.200 giờ (tương đương 95 tín chỉ).

Page 327: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghềSửa chữa máy tàu biển trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành

nghề thực hiện các nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt máy tàu biển; bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt hệ thống truyền lực, hệ thống điện máy tàu biển, hệ thống các thiết bị phụ và một số thiết bị liên quan khác trên tàu biển theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các công ty đóng mới và sửa chữa tàu biển, các cơ sở sản xuất kinh doanh cơ khí tàu biển. Điều kiện và môi trường làm việc trong nhà xưởng, ngoài triền đà tàu và dưới tàu biển; cường độ làm việc và yêu cầu kỹ thuật cao, trong môi trường có nhiều tiếng ồn và bụi công nghiệp. Các thiết bị, công cụ, vật liệu chủ yếu được sử dụng trong hành nghề gồm: thiết bị cẩu, thiết bị nâng hạ, thiết bị gia công cơ khí, các loại thiết bị dụng cụ chuyên dùng, các loại thiết bị dụng cụ đảm bảo an toàn lao động, các chi tiết máy tàu biển, dầu, mỡ và các loại vật liệu phục vụ thiết yếu cho công việc.

Đặc điểm làm việc của nghề Sửa chữa máy tàu biển là làm việc trong điều kiện nặng học, độc hại, yêu cầu kỹ thuật cao; vì vậy để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe, có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết, có kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc; đồng thời có khả năng học tập nâng cao, cập nhật công nghệ, đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghệ, kỹ thuật của ngành, nghề.

2. Kiến thứcTrình bày được phương pháp tổ chức xử lý các sự cố, các công việc phát

sinh khi làm việc; sơ cứu; ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong khi làm việc;

- Giải thích được các quy định về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và vệ sinh công nghiệp trong ngành nghề sửa chữa máy tàu biển;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ Diesel trên tàu biển;

- Giải thích được các yêu cầu kỹ thuật, các thông số kỹ thuật, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực tàu biển;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Trình bày được tính chất của vật liệu chế tạo các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực tàu biển;

- Mô tả được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ bố trí, bản vẽ nguyên lý của các hệ thống;

Page 328: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng của động cơ Diesel và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện lắp đặt trên tàu biển;

- Trình bày được quy trình; phương pháp kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của động cơ Diesel và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện lắp đặt trên tàu biển;

- Trình bày được công dụng, phân loại, phương pháp bảo quản, sử dụng các loại nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sửa chữa, lắp đặt máy tàu biển;

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ động cơ Diesel và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện lắp đặt trên tàu biển;

- Giải thích được phương pháp sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị đo, thiết bị kiểm tra trong quá trình sửa chữa, lắp đặt động cơ Diesel và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Giải thích được các nguyên tắc lựa chọn thiết bị, dụng cụ và sử dụng phục vụ công tác sửa chữa, lắp đặt động cơ Diesel và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Phân tích được phương pháp khảo sát; lập hạng mục, kế hoạch sửa chữa động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Phân tích được các phương án tổ chức và quản lý quá trình sửa chữa, lắp đặt động cơ Diesel, các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực tàu biển;

- Phân tích được các phương án tổ chức và quản lý quá trình sửa chữa, lắp đặt các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Phân tích được các sự cố thường gặp và biện pháp xử lý trong quá trình sửa chữa, lắp đặt động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Trình bày được quy trình, thủ tục kiểm tra, đánh giá chất lượng, nghiệm thu, bàn giao sản phẩm sau sửa chữa.

3. Kỹ năng- Đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp của các chi tiết động cơ Diesel,

của các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các thiết bị phụ trên tàu biển;- Đọc được các bản vẽ bố trí, bản vẽ nguyên lý của các hệ thống;- Làm được công việc lựa chọn và sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị đúng

yêu cầu kỹ thuật trong quá trình kiểm tra; bảo dưỡng; sửa chữa; lắp đặt động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Làm được công việc tháo, lắp các chi tiết, cụm chi tiết động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các thiết bị phụ trên tàu biển;

Page 329: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Làm được công việc bảo dưỡng thường xuyên; bảo dưỡng định kỳ; sửa chữa những hư hỏng của động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Làm được công việc lắp đặt động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Làm được công việc vận hành; cho hoạt động thử động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Làm được công việc khảo sát kỹ thuật; lập hạng mục bảo dưỡng, sửa chữa; lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa động cơ Diesel, các thiết bị thuộc hệ thống động lực và các loại máy phụ, thiết bị phụ, thiết bị điện trên tàu biển;

- Làm được công việc tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch sửa chữa;

- Phán đoán và xử lý được các sự cố phát sinh gây mất an toàn trong quá trình sửa chữa, lắp đặt;

- Tổ chức thực hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và an toàn môi trường; ứng phó được các tình huống khẩn cấp; xử lý được các tình huống sơ cứu người bị tai nạn tại nơi làm việc;

- Kiểm soát được sự ảnh hưởng của quá trình sửa chữa, lắp đặt động cơ, thiết bị đến môi trường xung quanh;

- Kiểm tra, đánh giá được chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Làm được công việc nghiệm thu, lập hồ sơ kỹ thuật sau sửa chữa và bàn giao sản phẩm theo đúng quy trình, đúng quy định;

- Cập nhật và áp dụng được công nghệ mới trong ngành nghề sửa chữa máy tàu biển.

- Sử dụng được tiếng Anh cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và tiếng Anh chuyên ngành vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong công

việc; - Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; thực hiện đúng quy định an

toàn lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường khi thực hiện công việc;

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; ứng phó, giải quyết được các vấn đề phức tạp, vấn đề phát sinh trong điều kiện làm việc thay đổi;

Page 330: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Chịu trách nhiệm trước chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp; người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề như sau:- Sửa chữa máy tàu biển;- Bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt hệ thống truyền lực tàu biển;- Bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt thiết bị điện tàu biển;- Bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt các máy phụ, thiết bị phụ tàu biển;- Lắp đặt máy tàu biển;6. Khả năng học tập, nâng cao trình độSau khi tốt nghiệp nghề Sửa chữa máy tàu biển trình độ trung cấp; người

học có đủ năng lực để tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc cao đẳng về các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học hàng hải; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu sâu về kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, về công nghệ mới trong lĩnh vực nghề nghiệp và tích lũy kinh nghiệm thực tế để phát triển nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.500 giờ (tương đương 65 tín chỉ).

Page 331: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

67.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SỬA CHỮA THIẾT BỊ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 332: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

68.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SỬA CHỮA THIẾT BỊ HOÁ CHẤT

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề “Sửa chữa thiết bị hóa chất” là nghề thực hiện các công việc trong quy trình sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, đường ống, phụ tùng đường ống vv… thuộc dây chuyền sản xuất hóa chất như: đọc bản vẽ cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tài liệu an toàn, kiểm tra hồ sơ tình trạng của các thiết bị và hệ thống đường ống; xác định các dạng sai hỏng, chuẩn bị vật tư, chi tiết, dụng cụ, phương tiện, trang bị bảo hộ để sửa chữa, bảo dưỡng; thực hiện quy trình sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo an toàn; kiểm tra, chạy thử, nghiệm thu, bàn giao thiết bị sau quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị.

Người làm nghề này thường làm việc trong điều kiện môi trường có nguy cơ cháy nổ, các hóa chất có tính độc hại với con người, nhiệt độ cao, tiếng ồn, rung động, nhiều khói bụi và tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị sản xuất hóa chất như: thiết bị phản ứng, thiết bị nhiệt, bơm, quạt, máy nén, máy đập, nghiền, sàng và các thiết bị vận chuyển, truyền dẫn, phụ trợ khác… nên phải thao tác cẩn thận, đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

Nghề sửa chữa thiết bị hóa chất được đào tạo kết hợp giữa kiến thức lý thuyết về nguyên lý hoạt động máy, thiết bị; cấu tạo kết cấu máy và chi tiết máy; nguyên nhân và biện pháp khắc phục các hư hỏng và sự cố thường gặp; các quy trình sửa chữa bảo dưỡng tiêu biểu; với kỹ năng đọc bản vẽ cấu tạo; kỹ năng kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy. Ngoài ra có nghiên cứu chuyên sâu về các thiết bị sản xuất đặc thù trong dây chuyền sản xuất hóa chất, có những kiến thức cần thiết khi tiếp xúc làm việc với những hóa chất theo chuyên ngành sản xuất, có khả năng đọc hiểu được các lưu trình (quy trình) cơ bản – đơn giản của dây chuyền sản xuất hóa chất để có thể sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống các thiết bị sản xuất hóa chất theo đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

Sửa chữa thiết bị hóa chất là ngành, nghề đào tạo cán bộ kỹ thuật có sức khỏe, có đạo đức nghề nghiệp, có tư duy khoa học, tác phong công nghiệp, có kiến thức, kỹ năng để đảm nhiệm được các công việc kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, sản xuất kinh doanh và nghiên cứu liên quan đến máy, hệ thống sản xuất hóa chất.

Page 333: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

Các công việc chủ yếu của nghề sửa chữa thiết bị hóa chất được thực hiện tại các xưởng thực hành của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, viện, trung tâm, phòng kiểm nghiệm; các công ty sản xuất hóa chất; các nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, xi măng, gạch,…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

2. Kiến thức- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy,

thiết bị sản xuất hóa chất, thiết bị phụ trợ;- Trình bày được tính chất, thành phần hóa học, kí hiệu của nguyên vật liệu

(môi chất), vật liệu các chi tiết trong các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;- Phân tích được các bản vẽ kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật của các máy, thiết bị

sản xuất hóa chất;- Mô tả được quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất (lưu trình dòng

chảy PFD) của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;- Phân tích được hồ sơ kỹ thuật tình trạng của các máy, thiết bị sản xuất

hóa chất;- Trình bày được cấu tạo, quy trình vận hành các máy gia công cơ khí

thông thường như: tiện, phay, khoan, doa, mài…- Trình bày được cấu tạo, quy trình vận hành các máy hàn thông thường

như hàn hồ quang…- Trình bày được cấu tạo, quy trình sử dụng các thiết bị đo kiểm vạn năng

và chuyên dùng;- Mô tả được các vật tư, dụng cụ, phương tiện, trang bị bảo hộ thường

dùng, hoặc theo chuyên ngành để sửa chữa, bảo dưỡng các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Phân tích được nguồn điện cung cấp cho thiết bị, các hệ thống treo đỡ, phụ trợ của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Mô tả được quá trình xử lý hóa chất tồn dư, tháo dỡ vật liệu cho các máy, thiết bị sản xuất hóa chất trước khi tiến hành sửa chữa;

- Mô tả được các sự cố thường gặp trong các công đoạn sản xuất của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Giải thích được các nguyên nhân gây nên các sự cố thường gặp trong các công đoạn sản xuất của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Trình bày được các phương pháp xử lý, khắc phục sự cố thường gặp xảy ra trong các công đoạn sản xuất của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Trình bày được quy trình cơ bản tháo, lắp, làm sach, sửa chữa, bảo dưỡng của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

Page 334: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được quy trình cơ bản kiểm tra, chạy thử, hiệu chỉnh, nghiệm thu của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Trình bày được các biện pháp an toàn phòng chống cháy, nổ, độc hại hóa chất;

- Trình bày được các biện pháp, quy trình đảm bảo an toàn lao động trong trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Trình bày được ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp trong khu vực làm việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;

- Đạt được trình độ ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

- Đạt được trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.3. Kỹ năng

- Đọc được bản vẽ lắp, bản vẽ chi tiết của các máy, thiết bị, hệ thống đường ống, bản vẽ lưu trình dòng chảy PFD của dây chuyền sản xuất hóa chất;

- Sử dụng được phần mềm Autocad để đọc và thực hiện vẽ bản vẽ;- Vận hành, sử dụng được các máy gia công cơ khí thông thường như:

tiện, phay, khoan, doa, mài…- Vận hành, sử dụng được các máy hàn thông thường như hàn hồ quang

tay…- Xác định được tính chất, thành phần hóa học, kí hiệu của nguyên vật liệu,

vật liệu các chi tiết trong các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;- Sử dụng được các thiết bị đo kiểm vạn năng và chuyên dùng;- Mô phỏng được cấu tạo, quá trình hoạt động của các máy, thiết bị sản

xuất hóa chất;- Kiểm tra, nghiên cứu được hồ sơ kỹ thuật tình trạng thiết bị;- Nhận biết được các sự cố, các dạng hư hỏng thường gặp của các máy,

thiết bị sản xuất hóa chất; - Xác định được các nguyên nhân hư hỏng và các biện pháp khắc phục;- Xác định được kết cấu, vị trí, kích thước, yêu cầu kỹ thuật của các máy,

thiết bị sản xuất hóa chất;- Xác định được các thiết bị phụ trợ cần tháo lắp;- Lập được các phương án sửa chữa, bảo dưỡng các máy, thiết bị sản xuất

hóa chất;- Chuẩn bị được vật tư, dụng cụ, phương tiện, các thiết bị sửa chữa, bảo

dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật;

Page 335: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Lựa chọn được các vật tư, chi tiết, thiết bị để thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

- Lựa chọn được vật tư, dụng cụ, phương tiện, trang bị bảo hộ để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị đảm bảo an toàn;

- Thực hiện được quy trình cung cấp, sử dụng vật tư, dụng cụ, phương tiện, trang bị bảo hộ để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị đảm bảo an toàn;

- Lập được quy trình thực hiện việc tháo lắp của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Lập được quy trình thực hiện việc xử lý hóa chất tồn dư của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Lựa chọn được phương pháp làm sạch, làm nguội phù hợp;- Lập được quy trình sửa chữa, bảo dưỡng của các máy, thiết bị sản xuất

hóa chất;- Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ để kiểm tra, căn chỉnh quá trình lắp

ráp;- Vận hành được các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;- Kiểm tra, chạy thử, hiệu chỉnh được chính xác, kịp thời, đúng trình tự quá

trình vận hành các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;- Thực hiện được việc tháo, lắp để hiệu chỉnh theo yêu cầu kỹ thuật đảm

bảo an toàn lao động;- Lập được bảng biểu thống kế các chủng loại vật tư cần dùng để bảo

dưỡng, sửa chữa; - Tính được dự toán chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa;- Lập được hồ sơ và biên bản nghiệm thu thiết bị;- Thực hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng chống

cháy, nổ, độc hại;- Biết cách xử lý, sơ cứu khi hóa chất bắn vào người; khi mất an toàn cháy

nổ, độc hại;- Giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình sửa chữa, bảo

dưỡng;- Đề xuất được các biện pháp cải tiến kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng

cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đóng góp bảo vệ môi trường;- Biết cách tổ chức, quản lý và làm việc theo nhóm để thực hiện kế hoạch,

nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng;- Kèm cặp, bồi dưỡng chuyên môn được thợ bậc dưới;- Truyền đạt, triển khai hiệu quả các thông tin (về nhiệm vụ cấp trên giao),

ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc theo thẩm quyền của mình;

Page 336: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định, khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công

việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Có khả năng chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc;- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật,

có trách nhiệm với công việc, thích ứng với môi trường lao động trong điều kiện bối cảnh hội nhập Quốc tế;

- Có tinh thần học hỏi, cầu thị, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;

- Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Có khả năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở nơi làm việc;- Chấp hành tốt các nội qui, qui định tại nơi làm việc về an toàn lao động,

an toàn hóa chất, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Sửa chữa thiết bị tiếp liệu và định lượng;- Sửa chữa thiết bị vận chuyển;- Sửa chữa thiết bị đập, nghiền, sàng;- Sửa chữa thiết bị bơm, quạt, máy nén;- Sửa chữa thiết bị truyền khối;- Sửa chữa thiết bị trao đổi nhiệt;- Sửa chữa thiết bị gia công vật liệu dẻo;- Sửa chữa thiết bị lắng, lọc;- Sửa chữa thiết bị chứa, van, đường ống hóa chất

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Page 337: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sửa chữa thiết bị hóa chất trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2520 giờ tương đương 90 tín chỉ

Page 338: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề

Nghề “Sửa chữa thiết bị hóa chất” là nghề thực hiện các công việc trong quy trình sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, đường ống, phụ tùng đường ống vv… thuộc dây chuyền sản xuất hóa chất như: đọc bản vẽ cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tài liệu an toàn, kiểm tra hồ sơ tình trạng của các thiết bị và hệ thống đường ống; xác định các dạng sai hỏng, chuẩn bị vật tư, chi tiết, dụng cụ, phương tiện, trang bị bảo hộ để sửa chữa, bảo dưỡng; thực hiện quy trình sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo an toàn; kiểm tra, chạy thử, nghiệm thu, bàn giao thiết bị sau quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị.

Người làm nghề này thường làm việc trong điều kiện môi trường có nguy cơ cháy nổ, các hóa chất có tính độc hại với con người, nhiệt độ cao, tiếng ồn, rung động, nhiều khói bụi và tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị sản xuất hóa chất như: thiết bị phản ứng, thiết bị nhiệt, bơm, quạt, máy nén, máy đập, nghiền, sàng và các thiết bị vận chuyển, truyền dẫn, phụ trợ khác… nên phải thao tác cẩn thận, đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

Nghề sửa chữa thiết bị hóa chất được đào tạo kết hợp giữa kiến thức lý thuyết về nguyên lý hoạt động máy, thiết bị; cấu tạo kết cấu máy và chi tiết máy; nguyên nhân và biện pháp khắc phục các hư hỏng và sự cố thường gặp; các quy trình sửa chữa bảo dưỡng tiêu biểu; với kỹ năng đọc bản vẽ cấu tạo; kỹ năng kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy. Ngoài ra có nghiên cứu chuyên sâu về các thiết bị sản xuất đặc thù trong dây chuyền sản xuất hóa chất, có những kiến thức cần thiết khi tiếp xúc làm việc với những hóa chất theo chuyên ngành sản xuất, có khả năng đọc hiểu được các lưu trình (quy trình) cơ bản – đơn giản của dây chuyền sản xuất hóa chất để có thể sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống các thiết bị sản xuất hóa chất theo đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

Các công việc chủ yếu của nghề sửa chữa thiết bị hóa chất được thực hiện tại các xưởng thực hành của các cơ sở đào tạo; các công ty sản xuất hóa chất; các nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, xi măng, gạch,…, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

2. Kiến thức- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy,

thiết bị sản xuất hóa chất, thiết bị phụ trợ;- Trình bày được tính chất, thành phần hóa học, kí hiệu của nguyên vật

liệu (môi chất), vật liệu các chi tiết trong các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;- Mô tả được các bản vẽ kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật của các máy, thiết bị

sản xuất hóa chất;- Mô tả được hồ sơ kỹ thuật tình trạng của các máy, thiết bị sản xuất hóa

chất;

Page 339: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được quy trình vận hành các máy gia công cơ khí thông thường như: tiện, phay, khoan, doa, mài…

- Trình bày được quy trình vận hành các máy hàn thông thường như hàn hồ quang…

- Trình bày được quy trình sử dụng các thiết bị đo kiểm vạn năng và chuyên dùng;

- Trình bày được các vật tư, dụng cụ, phương tiện, trang bị bảo hộ thường dùng, hoặc theo chuyên ngành để sửa chữa, bảo dưỡng các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Mô tả được nguồn điện cung cấp cho thiết bị, các hệ thống treo đỡ, phụ trợ của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Trình bày được quá trình xử lý hóa chất tồn dư, tháo dỡ vật liệu cho các máy, thiết bị sản xuất hóa chất trước khi tiến hành sửa chữa;

- Mô tả được các sự cố thường gặp trong các công đoạn sản xuất của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Trình bày được quy trình cơ bản tháo, lắp, làm sach, sửa chữa, bảo dưỡng của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Trình bày được quy trình cơ bản kiểm tra, chạy thử, hiệu chỉnh, nghiệm thu của các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Trình bày được các biện pháp an toàn phòng chống cháy, nổ, độc hại hóa chất;

- Trình bày được các biện pháp, quy trình đảm bảo an toàn lao động trong trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Trình bày được ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp trong khu vực làm việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;

- Đạt được trình độ ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

- Đạt được trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.3. Kỹ năng

- Đọc được bản vẽ lắp, bản vẽ chi tiết của các máy, thiết bị, hệ thống đường ống, bản vẽ lưu trình dòng chảy PFD của dây chuyền sản xuất hóa chất;

- Vận hành, sử dụng được các máy gia công cơ khí thông thường như: tiện, phay, khoan, doa, mài…

- Vận hành, sử dụng được các máy hàn thông thường như hàn hồ quang tay…

Page 340: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Xác định được tính chất, thành phần hóa học, kí hiệu của nguyên vật liệu, vật liệu các chi tiết trong các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Sử dụng được các thiết bị đo kiểm vạn năng và chuyên dùng;- Kiểm tra, nghiên cứu được hồ sơ kỹ thuật tình trạng thiết bị;- Nhận biết được các sự cố, các dạng hư hỏng thường gặp của các máy,

thiết bị sản xuất hóa chất; - Tìm được các biện pháp khắc phục;- Xác định được kết cấu, vị trí, kích thước, yêu cầu kỹ thuật của các máy,

thiết bị sản xuất hóa chất;- Xác định được các thiết bị phụ trợ cần tháo lắp;- Lập được các phương án sửa chữa, bảo dưỡng các máy, thiết bị sản xuất

hóa chất;- Chuẩn bị được vật tư, dụng cụ, phương tiện, các thiết bị sửa chữa, bảo

dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật;- Thực hiện được quy trình cung cấp, sử dụng vật tư, dụng cụ, phương

tiện, trang bị bảo hộ để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị đảm bảo an toàn;- Lập được quy trình thực hiện việc tháo lắp của các máy, thiết bị sản xuất

hóa chất;- Lập được quy trình thực hiện việc xử lý hóa chất tồn dư của các máy,

thiết bị sản xuất hóa chất;- Thực hiện được công việc làm sạch, làm nguội;- Lập được quy trình sửa chữa, bảo dưỡng của các máy, thiết bị sản xuất

hóa chất;- Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ để kiểm tra, căn chỉnh quá trình lắp

ráp;- Vận hành được các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Kiểm tra, chạy thử, hiệu chỉnh được chính xác, kịp thời, đúng trình tự quá trình vận hành các máy, thiết bị sản xuất hóa chất;

- Thực hiện được việc tháo, lắp để hiệu chỉnh theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động;

- Ghi nhớ, thực hiện được các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ, độc hại;

- Biết cách xử lý, sơ cứu khi hóa chất bắn vào người; khi mất an toàn cháy nổ, độc hại;

- Biết cách tổ chức và làm việc theo nhóm để thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng;

Page 341: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định, khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, chịu trách nhiệm

cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật,

có trách nhiệm với công việc, thích ứng với môi trường lao động trong bối cảnh hội nhập Quốc tế;

- Có tinh thần học hỏi, cầu thị, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, tập thể, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;

- Chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường ở nơi làm việc, chịu trách nhiệm về ô nhiễm môi trường do cá nhân gây ra;

- Chấp hành tốt các nội qui, qui định tại nơi làm việc về an toàn lao động, an toàn hóa chất, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Sửa chữa thiết bị tiếp liệu và định lượng;- Sửa chữa thiết bị vận chuyển;- Sửa chữa thiết bị đập, nghiền, sàng;- Sửa chữa thiết bị bơm, quạt, máy nén;- Sửa chữa thiết bị truyền khối;- Sửa chữa thiết bị trao đổi nhiệt;- Sửa chữa thiết bị gia công vật liệu dẻo;- Sửa chữa thiết bị lắng, lọc;- Sửa chữa thiết bị chứa, van, đường ống hóa chất

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà

người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sửa chữa thiết bị hóa chất trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

Page 342: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1680 giờ tương đương 60 tín chỉ

Page 343: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

69.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SỬA CHỮA THIẾT BỊ IN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 344: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

70.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SỬA CHỮA THIẾT BỊ KHAI THÁC DẦU KHÍ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 345: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

71.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SỬA CHỮA THIẾT BỊ MỎ HẦM LÒA - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1.Giới thiệu chung về ngành/nghề- Nghề sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò trình độ cao đẳng là là nghề sửa chữa,

phục hồi các thiết bị mỏ hầm lò phục vụ quá trình sản khai thác mỏ theo đúng qui trình, qui phạm và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất, khai thác mỏ đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

- Người hành nghề sửa chữa và bảo dưỡng phải sửa được các thiết bị mỏ có những đặc thù riêng theo đúng quy trình kỹ thuật của các loại máy. Tổ chức được các công việc sửa chữa theo đúng qui trình kỹ thuật của nghề;

- Học viên được đào tạo ra có thể làm nhân viên kỹ thuật, tổ trưởng, tổ phó để thực hiện các công tác chuẩn bị, quản lý và điều hành công việc sản xuất tại đơn vị sản xuất. Tư vấn được các công việc sửa chữa thiết bị mỏ và các hư hỏng thường gặp. Hướng dẫn thực hành nghề tại các công ty, xí nghiệp khai thác mỏ hầm lò;

- Người hành nghề Sửa chữa thiết bị mỏ làm việc theo ca kíp, trong điều kiện không có ánh sáng tự nhiên và môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, không khí, tiếng ồn, bụi... một số khâu trong sản xuất công việc khá nặng nhọc và có tính chất nguy hiểm, công việc mang tính tập thể; vì vậy, người công nhân phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ, có tay nghề chuyên môn vững và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt.

- Để tăng năng suất và đảm bảo an toàn cho người lao động việc nâng cao chất lượng thiết bị được quan tâm hàng đầu. Vì vậy,vai trò nghề sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò là đào tạo ra những người thợ có tay nghề giỏi, có khả năng tư duy, tổ chức công việc sửa chữa máy móc, thiết bị đáp ứng được yêu cầu công việc để ngành mỏ ngày càng phát triển hơn.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1980 giờ (tương đương 81 tín chỉ).2. Kiến thức- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định để đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội trong lĩnh vực chuyên môn nghề sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò;

Page 346: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Hoàn thành chương trình giáo dục thể chất và chương trình giáo dục quốc phòng;

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

- Có kiến thức về Tin học đáp ứng yêu cầu công việc;- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính cơ, phương pháp khởi

động, phương pháp điều chỉnh tốc độ quay và đọc được các sơ đồ hình trải của máy điện một chiều, máy điện xoay chiều sử dụng trong công nghệ khai thác mỏ;

- Trình bày được cách lập phương án và điều kiện thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, đấu nối, quấn, tẩm, sấy và phục hồi được các loại động cơ điện theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Mô tả được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng của các thiết bị mỏ hầm lò;

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò;- Trình bày được các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và hướng khắc

phục;- Trình bày được qui trình an toàn trong quá trình sửa chữa thiết bị mỏ;- Trình bày được cách lập kế hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các

thiết bị cơ điện sử dụng trong dây chuyền sản xuất mỏ hầm lò;- Trình bày được những nguyên nhân gây ra các sự cố trong hệ thống cung

cấp điện, trong các phụ tải trong dây chuyền sản xuất ở mỏ;- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính kỹ

thuật của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phòng nổ và an toàn tia lửa có điều khiển tại chỗ, từ xa hoặc tự động trong công nghệ sản xuất mỏ hầm lò;

- Mô tả được cách đọc các sơ đồ điện, sơ đồ khí nén, sơ đồ thủy lực của các thiết bị máy mỏ;

- Liệt kê được cách thiết kế quy trình lắp đặt, đấu nối, vận hành các thiết bị cơ điện trong lò, quy trình cung cấp điện trong mỏ hầm lò;

- Trình bày được các nội dung công tác kỹ thuật an toàn, nội dung cơ bản công tác cấp cứu mỏ;

- Xác định được cách lập phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật trong việc sử dụng, vận hành thiết bị;

- Phân tích được cách tổ chức và điều hành sản xuất hợp lý, thu xếp, bố trí lập kế hoạch kiểm tra các biện pháp an toàn và cải thiện điều kiện làm việc;

3. Kỹ năng.- Đọc được sơ đồ nguyên lý làm việc của thiết bị mỏ;- Tổ chức thực hiện sửa chữa thiết bị mỏ đúng qui trình kỹ thuật;

Page 347: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ dùng để kiểm tra, sửa chữa, đo khí mỏ, cấp cứu người bị nạn;

- Nhận biết được các dạng hư hỏng và đưa ra được phương pháp xử lý;- Xác định được cách lập phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm

bảo tính kinh tế và kỹ thuật;- Sửa chữa, bảo dưỡng được các thiết bị mỏ hầm lò đảm bảo kỹ thuật như:

máy khai thác, máy thủy khí, máy bốc xúc, thiết bị vận tải, thiết bị chống giữ và thiết bị cơ giới hóa trong lò chợ;

- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật an toàn, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong quá trình làm việc, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, chấp hành các quy định về bảo vệ gìn giữ vệ sinh môi trường, có kỹ năng giao tiếp, thảo luận và phản biện lại được những sai sót thuộc lĩnh vực chuyên môn nghề, thuyết phục được người khác làm theo giải pháp thay thế do mình đưa ra.

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình

huống phức tạp trong thực tế;- Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách

nhiệm trong công tác, vị trí được phân công trên nguyên tắc dám nghĩ, dám làm;- Chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, con người được giao quản lý và

tiến độ, chất lượng công việc;- Tuân thủ tuyệt đối và có trách nhiệm giám sát đồng nghiệp chấp hành các

quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp; tinh thần

trách nhiệm cao để thực hiện công việc được giao; phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về lĩnh vực chuyên môn nghề;

- Có tinh thần yêu nghề, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tự tin trong công việc nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của cơ quan, doanh nghiệp, nơi đang công tác với ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

- Tổ chức thực hiện được công việc, hướng dẫn và giám sát quá trình thực hiện các công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

Page 348: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

+ Sửa chữa thiết bị khoan;+ Sửa chữa hệ thống cột, giàn chống thủy lực;+ Sửa chữa băng tải;+ Sửa chữa máng cào;+ Sửa chữa tầu điện, toa xe;+ Sửa chữa tời, trục tải, quang lật;+ Sửa chữa máy bơm nước;+ Sửa chữa quạt gió;+ Sửa chữa máy nén khí;+ Sửa chữa máy liên hợp;+ Sửa chữa máy bốc xúc.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người

học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò trình độ Cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 349: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1.Giới thiệu chung về ngành/nghề

- Nghề sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò trình độ trung cấplà nghề sửa chữa, phục hồi các thiết bị mỏ hầm lò phục vụ quá trình sản khai thác mỏ theo đúng qui trình, qui phạm và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất, khai thác mỏ đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

- Người hành nghề sửa chữa và bảo dưỡng phải sửa được các thiết bị mỏ có những đặc thù riêng theo đúng quy trình kỹ thuật của các loại máy.

- Người hành nghề Sửa chữa thiết bị mỏ làm việc theo ca kíp, trong điều kiện không có ánh sáng tự nhiên và môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, không khí, tiếng ồn, bụi... một số khâu trong sản xuất công việc khá nặng nhọc và có tính chất nguy hiểm, công việc mang tính tập thể; vì vậy, người công nhân phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ, có tay nghề chuyên môn vững và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt.

- Để tăng năng suất và đảm bảo an toàn cho người lao động việc nâng cao chất lượng thiết bị được quan tâm hàng đầu. Vì vậy,vai trò nghề sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò là đào tạo ra những người thợ có tay nghề giỏi, có khả năng tư duy, tổ chức công việc sửa chữa máy móc, thiết bị đáp ứng được yêu cầu công việc để ngành mỏ ngày càng phát triển hơn.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1265 giờ (tương đương 58 tín chỉ).2. Kiến thức

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định để đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội trong lĩnh vực chuyên môn nghề sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò;

- Hoàn thành chương trình giáo dục thể chất và chương trình giáo dục quốc phòng;

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.- Có kiến thức về Tin học đáp ứng yêu cầu công việc;- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính cơ, phương pháp khởi

động, phương pháp điều chỉnh tốc độ quay và đọc được các sơ đồ hình trải của máy điện một chiều, máy điện xoay chiều sử dụng trong công nghệ khai thác mỏ;

- Trình bày được cách lập phương án và điều kiện thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, đấu nối, quấn, tẩm, sấy và phục hồi được các loại động cơ điện theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Mô tả được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng của các thiết bị mỏ hầm lò;

Page 350: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò;- Trình bày được các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và hướng khắc

phục;- Trình bày được qui trình an toàn trong quá trình sửa chữa thiết bị mỏ;- Trình bày được cách lập kế hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các

thiết bị cơ điện sử dụng trong dây chuyền sản xuất mỏ hầm lò;- Trình bày được những nguyên nhân gây ra các sự cố trong hệ thống cung

cấp điện, trong các phụ tải trong dây chuyền sản xuất ở mỏ;- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính kỹ

thuật của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phòng nổ và an toàn tia lửa có điều khiển tại chỗ, từ xa hoặc tự động trong công nghệ sản xuất mỏ hầm lò;

- Mô tả được cách đọc các sơ đồ điện, sơ đồ khí nén, sơ đồ thủy lực của các thiết bị máy mỏ;

- Liệt kê được cách thiết kế quy trình lắp đặt, đấu nối, vận hành các thiết bị cơ điện trong lò, quy trình cung cấp điện trong mỏ hầm lò;

- Trình bày được các nội dung công tác kỹ thuật an toàn, nội dung cơ bản công tác cấp cứu mỏ;

- Xác định được cách lập phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật trong việc sử dụng, vận hành thiết bị;

- Phân tích được cách tổ chức và điều hành sản xuất hợp lý, thu xếp, bố trí lập kế hoạch kiểm tra các biện pháp an toàn và cải thiện điều kiện làm việc;

3. Kỹ năng.- Đọc được sơ đồ nguyên lý làm việc của thiết bị mỏ;- Tổ chưc thực hiện sửa chữa thiết bị mỏ đúng qui trình kỹ thuật;- Sử dụng thành thạo các dụng cụ dùng để kiểm tra, sửa chữa, do khí mỏ,

cấp cứu người bị nạn;- Nhận biết được các dạng hư hỏng và đưa ra được phương pháp xử lý;- Xác định được cách lập phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm

bảo tính kinh tế và kỹ thuật;- Sửa chữa, bảo dưỡng được các thiết bị mỏ hầm lò đảm bảo kỹ thuật như:

máy khai thác, máy thủy khí, máy bốc xúc, thiết bị vận tải, thiết bị chống giữ và thiết bị cơ giới hóa trong lò chợ;

- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật an toàn, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong quá trình làm việc, thực hành tiết kiệm trong sản xuất, chấp hành các quy định về bảo vệ gìn giữ vệ sinh môi trường, có kỹ năng giao tiếp, thảo luận và phản biện lại được những sai sót thuộc lĩnh vực chuyên môn nghề, thuyết phục được người khác làm theo giải pháp thay thế do mình đưa ra.

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử

Page 351: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình

huống phức tạp trong thực tế;- Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách

nhiệm trong công tác, vị trí được phân công trên nguyên tắc dám nghĩ, dám làm;- Chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, con người được giao quản lý và

tiến độ, chất lượng công việc;- Tuân thủ tuyệt đối các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao

động.- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp; tinh thần

trách nhiệm cao để thực hiện công việc được giao; phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về lĩnh vực chuyên môn nghề;

- Có tinh thần yêu nghề, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tự tin trong công việc nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của cơ quan, doanh nghiệp, nơi đang công tác với ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

- Tổ chức thực hiện được công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:+ Sửa chữa thiết bị khoan;+ Sửa chữa hệ thống cột, giàn chống thủy lực;+ Sửa chữa băng tải;+ Sửa chữa máng cào;+ Sửa chữa tầu điện, toa xe;+ Sửa chữa tời, trục tải, quang lật;+ Sửa chữa máy bơm nước;+ Sửa chữa quạt gió;+ Sửa chữa máy nén khí;+ Sửa chữa máy liên hợp;+ Sửa chữa máy bốc xúc.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Page 352: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò trình độ Trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 353: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

72.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: SỬA CHỮA THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HOÁ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghề:Sửa chữa thiết bị tự động hóa trình độ cao đẳng là nghề thực hiện các công

việc sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, dây chuyền, hệ thống tự động hóa trong các nhà máy, xí nghiệp bao gồm sửa chữa các mạch điện tử, các bộ điều khiển hệ thống tự động, các cơ cấu chấp hành, các phần tử tự động trong các dây truyền sản xuất ..., đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề phải có có kiến thức, kỹ năng chuyên môn, có khả năng tiếp cận với công nghệ mới đang thay đổi và phát triển trong ngành. Ngoài ra còn phải sử dụng thành thạo trang thiết bị đo kiểm cần thiết của nghề, phải biết tính chọn đề xuất các loại linh kiện phù hợp khi cần thay thế. Có đủ sức khỏe, phản ứng nhanh để làm việc ở môi trường luôn luôn tiềm ẩn các tai nạn về điện và tai nạn lao động.

Điều kiện và môi trường làm việc: Người làm ngành, nghề sửa chữa thiết bị tự động hóa làm việc trong các nhà máy sản xuất, các công ty thiết kế, chế tạo thiết bị/hệ thống tự động hóa hoặc các cơ sở dịch vụ sửa chữa hệ thống điện tự động hóa, thường xuyên tiếp cận với những trang thiết bị công nghệ mới, môi trường làm việc luôn đề cao tính chính xác, kỷ luật, an toàn lao động

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).2. Kiến thức

- Giải thích được chức năng, nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa của hoạt động sửa chữa các thiết bị điện tự động hóa trong công nghiệp;

- Mô tả được tác dụng và nguyên lý làm việc của các thiết bị tự động hóa, nguyên lý làm việc của các cơ cấu chấp hành, các linh kiện điện tử, phần tử công suất, thiết bị lập trình điều khiển tự động trong các thiết bị tự động hóa;

- Trình bày được quy trình kiểm tra an toàn thiết bị, quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị tự động hóa;

- Phân tích được các sự cố, hư hỏng thông thường của bộ điều khiển tự động như vi điều khiển, biến tần, PLC, các hệ thống điện điều khiển băng tải, thang truyền, phần tử công suất, các cơ cấu chấp hành trong các thiết bị tự động;

Page 354: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Giải thích được chức năng, nhiệm vụ của vị trí quản lý công tác sửa chữa các thiết bị điện tự động hóa trong doanh nghiệp;

- Trình bày được các yêu cầu về an toàn điện, PCCN, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường sau khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị;

- Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu công việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Nhận biết, phân loại được các bộ điều khiển dùng biến tần, bộ điều khiển

dùng vi điều khiển, bộ điều khiển dùng PLC, các phần tử công suất, các cơ cấu chấp hành trong các thiết bị tự động hóa;

- Kiểm tra được tình trạng kỹ thuật các bộ điều khiển tự động như vi điều khiển, biến tần, PLC, các hệ thống điều khiển băng tải, thang truyền, các cơ cấu chấp hành trong các thiết bị;

- Sửa chữa được các hư hỏng bộ điều khiển tự động như vi điều khiển, biến tần, PLC, các hệ thống điện điều khiển băng tải, thang truyền, các cơ cấu chấp hành trong các thiết bị tự động theo đúng kỹ thuật, đảm bảo mỹ thuật và an toàn;

- Bảo dưỡng, thay thế được các các phần tử tự động có tiếp điểm, không có tiếp điểm, các cơ cấu chấp hành của các thiết bị tự động hóa;

- Theo dõi, đánh giá, xử lý được các sự cố mất an toàn trong quá trình sửa chữa, khắc phục sự cố thiết bị;

- Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ các thiết bị máy sản xuất trong công nghiệp. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm;- Ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;

Page 355: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;

- Tuân thủ các quy định về an toàn PCCN, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề, bao gồm:- Sửa chữa bộ điều khiển dùng biến tần;- Sửa chữa bộ điều khiển dùng vi điều khiển;- Sửa chữa bộ điều khiển dùng PLC;- Sửa chữa phần tử công suất;- Bảo dưỡng thiết bị tự động hóa;- Sửa chữa hệ thống điện điều khiển băng tải;- Sửa chữa hệ thống điện điều khiển thang nâng;- Sửa chữa các cơ cấu chấp hành;- Quản lý thiết bị sửa chữa;6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề sửa chữa thiết bị điện tự động, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 356: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề:Sửa chữa thiết bị tự động hóa trình độ trung cấp là nghề thực hiện các công

việc sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, dây chuyền, hệ thống tự động hóa trong các nhà máy, xí nghiệp bao gồm sửa chữa các mạch điện tử, thiết bị điều khiển hệ thống tự động PLC, các cơ cấu chấp hành, các phần tử công suất trong các dây truyền sản xuất ..., đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề phải có có kiến thức, kỹ năng chuyên môn, có khả năng tiếp cận với công nghệ mới đang thay đổi và phát triển trong ngành. Ngoài ra còn phải sử dụng tốt trang thiết bị đo kiểm cần thiết của nghề, phải biết lựa chọn các loại linh kiện phù hợp khi cần thay thế. Có đủ sức khỏe, phản ứng nhanh để làm việc ở môi trường luôn luôn tiềm ẩn các tai nạn về điện và tai nạn lao động.

Điều kiện và môi trường làm việc: Người làm ngành, nghề sửa chữa thiết bị tự động hóa làm việc trong các nhà máy sản xuất, các công ty thiết kế, chế tạo thiết bị/hệ thống tự động hóa hoặc các cơ sở dịch vụ sửa chữa hệ thống điện tự động hóa, thường xuyên tiếp cận với những trang thiết bị công nghệ mới, môi trường làm việc luôn đề cao tính chính xác, kỷ luật, an toàn lao động

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1500 giờ (tương đương 54 tín chỉ).2. Kiến thức

- Giải thích được chức năng, nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa của hoạt động sửa chữa các thiết bị điện tự động hóa trong công nghiệp;

- Mô tả được tác dụng và nguyên lý làm việc của các thiết bị tự động hóa, nguyên lý làm việc của các cơ cấu chấp hành, các linh kiện điện tử, phần tử công suất, thiết bị lập trình điều khiển PLC trong các thiết bị tự động hóa;

- Trình bày được quy trình kiểm tra an toàn thiết bị, quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị tự động hóa;

- Phân tích được các sự cố, hư hỏng thông thường của bộ điều khiển PLC, các hệ thống điện điều khiển băng tải, thang truyền, phần tử công suất, các cơ cấu chấp hành trong các thiết bị tự động;

- Trình bày được các yêu cầu về an toàn điện, PCCN, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường sau khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị;

- Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu công việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Nhận biết, phân loại được các bộ điều khiển dùng PLC, các phần tử công

suất, các cơ cấu chấp hành trong các thiết bị tự động hóa;

Page 357: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Kiểm tra được tình trạng kỹ thuật bộ điều khiển tự động PLC, các hệ thống điện điều khiển băng tải, thang truyền, các cơ cấu chấp hành trong các thiết bị;

- Sửa chữa được các hư hỏng thông thường của bộ điều khiển tự động PLC, các hệ thống điện điều khiển băng tải, thang truyền, các cơ cấu chấp hành trong các thiết bị tự động hóa theo đúng kỹ thuật, đảm bảo mỹ thuật và an toàn;

- Bảo dưỡng, thay thế được các các phần tử tự động có tiếp điểm, không có tiếp điểm, các cơ cấu chấp hành của các thiết bị tự động hóa;

- Theo dõi, đánh giá, xử lý được các sự cố mất an toàn trong quá trình sửa chữa, khắc phục sự cố thiết bị;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

tương đối phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ

luật;- Tuân thủ các quy định về an toàn điện, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao

động và bảo vệ môi trường.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề, bao gồm:

- Sửa chữa bộ điều khiển dùng PLC;- Sửa chữa phần tử công suất;- Bảo dưỡng thiết bị tự động hóa;- Sửa chữa hệ thống điện điều khiển băng tải;- Sửa chữa hệ thống điện điều khiển thang nâng;- Sửa chữa các cơ cấu chấp hành;6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Page 358: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề sửa chữa thiết bị tự động hóa, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 359: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

73.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: THÍ NGHIỆM ĐIỆN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề Thí nghiệm điện trình độ cao đẳng là ngành, nghề chính trong những nghề

thuộc hệ thống các nghề điện trong lĩnh vực phân phối, truyền tải điện, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Thí nghiệm điện là nghề sử dụng các công cụ, thiết bị thí nghiệm để đo các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện, mạch điện, thử nghiệm đặc tính làm việc; mô phỏng trạng thái làm việc bình thường hoặc bất thường của các thiết bị điện theo thông số của nhà chế tạo, theo yêu cầu thiết kế,… Phù hợp với các tiêu chuẩn và quy phạm điện được ban hành; hiệu chỉnh đối với các thiết bị trong hệ thống điện dựa vào các tiêu chuẩn của nhà chế tạo, nhà thiết kế, ngành điện, nhà nước và quốc tế được ban hành.

Người làm nghề Thí nghiệm điện có kiến thức lý thuyết chuyên ngành và kỹ năng thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an toàn điện trong công tác thí nghiệm điện; lập kế hoạch thí nghiệm, bảo dưỡng định kỳ, đột xuất cho thiết bị điện; lập phương án thí nghiệm, lập quy trình thí nghiệm thiết bị, có thể làm việc tại các nhà máy điện, trạm biến áp, hệ thống cung cấp và phân phối điện trong dân dụng và nhà máy công nghiệp, phòng thí nghiệm tiêu chuẩn.

Nắm vững quy trình, quy phạm về công tác thí nghiệm điện theo tiêu chuẩn của ngành, quốc gia và quốc tế. Đánh giá được tình trạng làm việc của các thiết bị, dụng cụ, mạch chức năng sau khi thí nghiệm. Đưa ra quyết định chính xác khả năng đưa vào vận hành an toàn tin cậy, phải tách ra sửa chữa hoặc thay thế sau khi có kết quả thí nghiệm. Lập được danh mục thí nghiệm, phương án thí nghiệm các thiết bị, dụng cụ, mạch chức năng theo kế hoạch sản xuất của đơn vị công tác.

2. Kiến thức- Nêu được các quy định, tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật của nghề: - Trình bày được nguyên tắc, quy định an toàn lao động, môi trường công

nghiệp;- Phân tích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu trong lĩnh vực

ngành, nghề;

Page 360: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được nội dung cơ bản của thí nghiệm các thiết bị điện; các khí cụ điện; trang bị điện; rơle bảo vệ và tự động điện; thiết bị đo lường; thiết bị đo lường nhiệt; mạch điều khiển, đo lường, rơle bảo vệ, tự động và tín hiệu; mẫu hóa với các thiết bị thử nghiệm chuyên dùng đã được kiểm định định kỳ đạt tiêu chuẩn ban hành về sai số, tính an toàn;

- Trình bày được những kiến thức về điện - điện tử: điện kỹ thuật, điện tử, điều khiển truyền động điện, cảm biến đo lường, điện tử công suất;

- Trình bày, giải đáp được các vấn đề thuộc lĩnh vực phân phối, truyền tải điện hoặc các loại sản phẩm thiết bị điện; tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ; phương pháp khai thác và ứng dụng thực tiễn các công nghệ sản xuất hiện đại;

- Trình bày được phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thí nghiệm điện thực tế và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong thí nghiệm điện;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống điện thuộc lĩnh vực phân phối,

truyền tải điện; - Lắp đặt, vận hành, khai thác được các thiết bị thí nghiệm điện; - Hiệu chỉnh được các thiết bị điện trong hệ thống điện dựa vào các tiêu

chuẩn của nhà chế tạo, ngành điện, Nhà nước và quốc tế được ban hành;- Lập được kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình

thí nghiêm điện thực tế và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong thí nghiệm điện;

- Quản lý, tổ chức, bảo trì được các thiết bị thí nghiệm, ứng dụng máy tính trong quá trình xây dựng kế hoạch bảo trì các thiết bị thí nghiệm;

- Đề xuất, lập được dự án, tham gia tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật;

- Lập được quy trình thí nghiệm thiết bị điện; tiếp cận và phát triển các công nghệ mới dựa trên kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong nhà trường;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp; tinh thần

trách nhiệm cao;

Page 361: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Thí nghiệm cao áp;- Thử nghiệm relay, mạch nhị thứ;- Thí nghiệm thiết bị đo lường điện;- Thí nghiệm công tơ điện;- Thí nghiệm thiết bị điện;- Thí nghiệm hóa nghiệm;- Thí nghiệm hệ thống điện mặt trời hòa lưới;- Hiệu chuẩn thiết bị đo.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thí nghiệm điện, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ tương đương 60 tín chỉ

Page 362: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề Thí nghiệm điện trình độ trung cấp là ngành, nghề chính trong những nghề

thuộc hệ thống các nghề điện trong lĩnh vực phân phối, truyền tải điện, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Thí nghiệm điện là nghề sử dụng các công cụ, thiết bị thí nghiệm để đo các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện, mạch điện, thử nghiệm đặc tính làm việc; phù hợp với các tiêu chuẩn và quy phạm điện được ban hành.

Người làm nghề Thí nghiệm điện có kiến thức lý thuyết chuyên ngành và kỹ năng thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an toàn điện trong công tác thí nghiệm điện; lập kế hoạch thí nghiệm, bảo dưỡng định kỳ, đột xuất cho thiết bị điện; lập phương án thí nghiệm, lập quy trình thí nghiệm thiết bị, có thể làm việc tại các nhà máy điện, trạm biến áp, hệ thống cung cấp và phân phối điện trong dân dụng và nhà máy công nghiệp, phòng thí nghiệm tiêu chuẩn.

Nắm vững quy trình, quy phạm về công tác thí nghiệm điện theo tiêu chuẩn của ngành, quốc gia và quốc tế. Đánh giá được tình trạng làm việc của các thiết bị, dụng cụ, mạch chức năng sau khi thí nghiệm. Đưa ra quyết định chính xác khả năng đưa vào vận hành an toàn tin cậy, phải tách ra sửa chữa hoặc thay thế sau khi có kết quả thí nghiệm. Lập được danh mục thí nghiệm, phương án thí nghiệm các thiết bị, dụng cụ, mạch chức năng theo kế hoạch sản xuất của đơn vị công tác.

2. Kiến thức- Nêu được các quy định, tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật của nghề: - Trình bày được nguyên tắc, quy định an toàn lao động, môi trường công

nghiệp;- Phân tích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu trong lĩnh vực

ngành, nghề; - Trình bày được nội dung cơ bản của thí nghiệm các thiết bị điện; các khí

cụ điện; trang bị điện; rơle bảo vệ và tự động điện; thiết bị đo lường; thiết bị đo lường nhiệt; mạch điều khiển, đo lường, rơle bảo vệ, tự động và tín hiệu; mẫu hóa với các thiết bị thử nghiệm chuyên dùng đã được kiểm định định kỳ đạt tiêu chuẩn ban hành về sai số, tính an toàn;

- Trình bày được những kiến thức về điện - điện tử: điện kỹ thuật, điện tử, điều khiển truyền động điện, cảm biến đo lường;

- Trình bày, giải đáp được các vấn đề thuộc lĩnh vực phân phối, truyền tải điện hoặc các loại sản phẩm thiết bị điện;

- Trình bày được phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thí nghiệm điện thực tế và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong thí nghiệm điện;

Page 363: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống điện thuộc lĩnh vực phân phối,

truyền tải điện; - Lắp đặt, vận hành, khai thác được các thiết bị thí nghiệm điện; - Lập được kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình

thí nghiêm điện thực tế và các mối quan hệ kỹ thuật - công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong thí nghiệm điện;

- Quản lý, tổ chức, bảo trì được các thiết bị thí nghiệm, ứng dụng máy tính trong quá trình xây dựng kế hoạch bảo trì các thiết bị thí nghiệm;

- Lập được quy trình thí nghiệm thiết bị điện; tiếp cận và phát triển các công nghệ mới dựa trên kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong nhà trường;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp; tinh thần

trách nhiệm cao;- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Thí nghiệm cao áp;- Thử nghiệm relay, mạch nhị thứ;- Thí nghiệm thiết bị đo lường điện;- Thí nghiệm công tơ điện;- Thí nghiệm thiết bị điện;- Thí nghiệm hóa nghiệm;

Page 364: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Thí nghiệm hệ thống điện mặt trời hòa lưới;6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thí nghiệm điện, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ tương đương 50 tín chỉ

Page 365: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

74.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: THÔNG TIN TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Thông tin tín hiệu đường sắt là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện

công việc việc liên quan trực tiếp đến lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt nhằm phục vụ điều hành chạy tàu, tổ chức chạy tàu, đảm bảo an toàn cho các hoạt động vận chuyển trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng và đường sắt đô thị, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Để thực hiện được điều này người hành nghề Thông tin tín hiệu đường sắt ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn phải có khả năng làm việc nhóm để phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, vị trí công tác, cần có ý thức tổ chức kỷ luật cao và tập trung khi thực hiện nhiệm vụ vì chỉ cần có sơ xuất nhỏ cũng có thể gây hậu quả rất lớn.

Yêu cầu chính của ngành Đường sắt đối với các thiết bị thông tin tín hiệu là đảm bảo thể hiện các tín hiệu kịp thời, chính xác và liên lạc giữa các bộ phận thông suốt. Để đáp ứng được yêu cầu này, các thiết bị trong hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt phải luôn trong tình trạng vận hành tốt nhất nên các công việc kiểm tra, bảo trì, sửa chữa luôn được chú trọng.

Ngoài ra những nhiệm vụ, công việc của nghề Thông tin tín hiệu được thực hiện trong điều kiện toàn bộ hệ thống thiết bị đang vận hành phục vụ công tác chỉ huy chạy tàu, cho nên điều kiện sản xuất của nghề rất đa dạng. Các tổng đài, trạm đo thử và một số thiết bị tín hiệu đòi hỏi môi trường làm việc ổn định nên được đặt trong các phòng có điều hòa không khí, các thiết bị còn lại chủ yếu đặt ngoài trời nên thực hiện những nhiệm vụ trên bị ảnh hưởng nhiều của thời tiết khí hậu. Do đòi hỏi đảm bảo chỉ huy chạy tàu liên tục chính xác nên người làm nghề Thông tin tín hiệu không có quyền lựa chọn thời gian làm việc, chỉ được phép tạm ngừng công việc khi có mưa bão hoặc lũ lụt. Nhiều khi phải thực hiện công việc khi có tầu chạy ở bên cạnh, làm việc trên cao, làm việc với hóa chất... nên cần hết sự tỉnh táo và thực hiện hết sức nghiêm ngặt quy định về an toàn lao động.

Người làm nghề Thông tin tín hiệu đường sắt phải có sức khỏe theo quy định, để có thể làm việc trong mọi thời điểm với thời tiết khác nhau. Mặt khác cần phối hợp sử dụng các giác quan, đặc biệt là thính giác, thị giác để quan sát

Page 366: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

tín hiệu đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn cho người và máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công.

Người hành nghề Thông tin tín hiệu đường sắt có thể làm việc tại các đơn vị tư vấn, xây lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị Thông tin tín hiệu Đường sắt và đường sắt đô thị hoặc doanh nghiệp có đường sắt chuyên dụng.

Người làm công tác Thông tin tín hiệu phải chấp hành nghiêm túc các quy định về pháp luật đường sắt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 3.000 giờ (tương đương 100 tín chỉ).2. Kiến thức - Trình bày được cấu tạo, tính năng, yêu cầu kỹ thuật, hoạt động trên

sơ đồ khối của các thiết bị thông tin tín hiệu; - Trình bày được phương pháp kiểm tra phù hợp với từng hệ thống thiết bị

thông tin tín hiệu;- Trình bày được hoạt động của các thiết bị thông tin tín hiệu trên sơ đồ

nguyên lý.- Vận dụng được các phương pháp giải quyết trở ngại, sửa chữa đối với

từng loại thiết bị thông tin tín hiệu đang sử dụng phổ biến trên Đường sắt Việt Nam vào công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông tin tín hiệu đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị và an toàn chạy tàu.

- Vận dụng được quy trình lắp đặt thiết bị và đường truyền thông tin tín hiệu đường sắt vào công tác thi công công trình thông tin tín hiệu đúng hồ sơ thiết kế, thi công, đảm bảo tiến độ và các chỉ tiêu kỹ thuật.

- Vận dụng được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nguồn điện phù hợp với từng loại hình thiết bị thông tin tín hiệu trong công tác Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nguồn điện thông tin tín hiệu.

- Trình bày được các quy tắc an toàn, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường khi thực hiện Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị Thông tin tín hiệu;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Kiểm tra được hoạt động của từng mạng thông tin điện thoại, đường

truyền thông tin, thiết bị tín hiệu một cách khoa học và hiệu quả;- Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa được từng loại thiết bị thông tin, tín hiệu

đường sắt theo đúng quy trình;- Đo kiểm tra được chất lượng của các linh kiện về điện, điện tử trong hệ

thống TTTH Đường sắt thành thạo, đúng kỹ thuật;

Page 367: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được hệ thống tín hiệu điện khí tập trung kiểu 6502;

- Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được hệ thống tín hiệu SSI;- Lắp đặt và sửa chữa được một số hư hỏng trong hệ thống SDH, tổng đài

điện tử, tổng đài chuyên dùng;- Đưa ra được một số sáng kiến trong việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa

những trở ngại thông thường của thiết bị thông tin tín hiệu; - Có khả năng tổ chức, phối hợp với những người trong cùng tổ sản xuất

như cung TTTH, trạm thông tin, cung nguồn, kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân khác;

- Tổng hợp, viết báo cáo kết quả công việc, nhiệm vụ được giao;- Quản lý, tổ chức và điều hành được tổ, đội thi công lắp đặt thiết bị;- Quản lý, tổ chức và điều hành được tổ, đội trực sửa chữa Thông tin tín

hiệu đường sắt;- Tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và

phòng chống cháy nổ;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ

luật; chủ động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể; có ý thức tự chủ trong công tác quản lý; chịu được áp lực cao, cường độ lao động vất vả; có trách nhiệm trong công việc để đảm bảo an toàn chạy tàu;

- Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết các công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi và ứng dụng được công nghệ mới vào công việc của nghề;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, con người được giao quản lý và chịu trách nhiệm trong công việc để đảm bảo an toàn chạy tàu.

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và đánh giá kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:

Page 368: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trực giải quyết trở ngại và sửa chữa thiết bị; - Kiểm tra thiết bị;- Bảo trì thiết bị;- Thi công lắp đặt thiết bị; 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thông tin tín hiệu đường sắt, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 369: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Thông tin tín hiệu đường sắt là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện

công việc việc liên quan trực tiếp đến lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt nhằm phục vụ điều hành chạy tàu, tổ chức chạy tàu, đảm bảo an toàn cho các hoạt động vận chuyển trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng và đường sắt đô thị, đáp ứng được yêu cầu bậc 3 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Để thực hiện được điều này người hành nghề Thông tin tín hiệu đường sắt ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn phải có khả năng làm việc nhóm để phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, vị trí công tác, cần có ý thức tổ chức kỷ luật cao và tập trung khi thực hiện nhiệm vụ vì chỉ cần có sơ xuất nhỏ cũng có thể gây hậu quả rất lớn.

Yêu cầu chính của ngành Đường sắt đối với các thiết bị thông tin tín hiệu là đảm bảo thể hiện các tín hiệu kịp thời, chính xác và liên lạc giữa các bộ phận thông suốt. Để đáp ứng được yêu cầu này, các thiết bị trong hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt phải luôn trong tình trạng vận hành tốt nhất nên các công việc kiểm tra, bảo trì, sửa chữa luôn được chú trọng.

Ngoài ra những nhiệm vụ, công việc của nghề Thông tin tín hiệu được thực hiện trong điều kiện toàn bộ hệ thống thiết bị đang vận hành phục vụ công tác chỉ huy chạy tàu, cho nên điều kiện sản xuất của nghề rất đa dạng. Các tổng đài, trạm đo thử và một số thiết bị tín hiệu đòi hỏi môi trường làm việc ổn định nên được đặt trong các phòng có điều hòa không khí, các thiết bị còn lại chủ yếu đặt ngoài trời nên thực hiện những nhiệm vụ trên bị ảnh hưởng nhiều của thời tiết khí hậu. Do đòi hỏi đảm bảo chỉ huy chạy tàu liên tục chính xác nên người làm nghề Thông tin tín hiệu không có quyền lựa chọn thời gian làm việc, chỉ được phép tạm ngừng công việc khi có mưa bão hoặc lũ lụt. Nhiều khi phải thực hiện công việc khi có tầu chạy ở bên cạnh, làm việc trên cao, làm việc với hóa chất... nên cần hết sự tỉnh táo và thực hiện hết sức nghiêm ngặt quy định về an toàn lao động.

Người làm nghề Thông tin tín hiệu đường sắt phải có sức khỏe theo quy định, để có thể làm việc trong mọi thời điểm với thời tiết khác nhau. Mặt khác cần phối hợp sử dụng các giác quan, đặc biệt là thính giác, thị giác để quan sát tín hiệu đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn cho người và máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công.

Người hành nghề Thông tin tín hiệu đường sắt có thể làm việc tại các đơn vị tư vấn, xây lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị Thông tin tín hiệu Đường sắt và đường sắt đô thị hoặc doanh nghiệp có đường sắt chuyên dụng.

Người làm công tác Thông tin tín hiệu phải chấp hành nghiêm túc các quy định về pháp luật đường sắt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để rèn luyện,

Page 370: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề.Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1700 giờ (tương đương 68 tín chỉ).2. Kiến thức - Trình bày được cấu tạo, tính năng, yêu cầu kỹ thuật, hoạt động trên

sơ đồ khối của các thiết bị thông tin tín hiệu; - Trình bày được phương pháp kiểm tra phù hợp với từng hệ thống thiết bị

thông tin tín hiệu;- Trình bày được hoạt động của các thiết bị thông tin tín hiệu trên sơ đồ

nguyên lý.- Vận dụng được các phương pháp giải quyết trở ngại, sửa chữa đối với

từng loại thiết bị thông tin tín hiệu đang sử dụng phổ biến trên Đường sắt Việt Nam vào công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông tin tín hiệu đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị và an toàn chạy tàu.

- Vận dụng được quy trình lắp đặt thiết bị và đường truyền thông tin tín hiệu đường sắt vào công tác thi công công trình thông tin tín hiệu đúng hồ sơ thiết kế, thi công, đảm bảo tiến độ và các chỉ tiêu kỹ thuật.

- Vận dụng được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nguồn điện phù hợp với từng loại hình thiết bị thông tin tín hiệu trong công tác Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nguồn điện thông tin tín hiệu.

- Trình bày được các quy tắc an toàn, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường khi thực hiện Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị Thông tin tín hiệu;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Kiểm tra được hoạt động của từng mạng thông tin điện thoại, đường

truyền thông tin, thiết bị tín hiệu một cách khoa học và hiệu quả.- Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa được từng loại thiết bị thông tin, tín hiệu

đường sắt theo đúng quy trình.- Đo kiểm tra được chất lượng của các linh kiện về điện, điện tử trong hệ

thống TTTH Đường sắt thành thạo, đúng kỹ thuật.- Đưa ra được một số sáng kiến trong việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa

những trở ngại thông thường của thiết bị thông tin tín hiệu. - Có khả năng tổ chức, phối hợp với những người trong cung Thông tin tín

hiệu – điện, Trung tâm (Chi nhánh) Thông tin tín hiệu – điện, kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân khác.

- Tổng hợp, viết báo cáo kết quả công việc, nhiệm vụ được giao;- Tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và

Page 371: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

phòng chống cháy nổ;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,

ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ

luật; chủ động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể; có ý thức tự chủ trong công tác quản lý; chịu được áp lực cao, cường độ lao động vất vả; có trách nhiệm trong công việc để đảm bảo an toàn chạy tàu;

- Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết các công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi và ứng dụng được công nghệ mới vào công việc của nghề;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, con người được giao quản lý và chịu trách nhiệm trong công việc để đảm bảo an toàn chạy tàu.

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và đánh giá kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Trực xử lý sự cố và sửa chữa thiết bị thông tin tín hiệu đường sắt; - Kiểm tra thiết bị và hệ thống thông tin đường sắt; - Bảo trì hệ thống;- Thi công lắp đặt thiết bị; 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thông tin tín hiệu đường sắt, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Page 372: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

75.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: TIN HỌC ỨNG DỤNG

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 373: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

76.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành nghề:Cây công nghiệp là loại cây trồng có vị trí quan trọng trong hệ thống cây

trồng nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Người làm nghề trồng cây công nghiệp có thể làm các công việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp liên quan đến lĩnh vực trồng cây công nghiệp, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các trang trại hay hộ gia đình có tổ chức sản xuất cây công nghiệp. Các công việc chủ yếu từ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, sản xuất giống cây công nghiệp, trồng và chăm sóc cây công nghiệp, thu hoạch sơ chế bảo quản sản phẩm cây công nghiệp, cho đến việc tổ chức sản xuất. Đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghề trồng cây công nghiệp có thể thực hiện ở khắp các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam, gắn với đất đai, cây trồng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Phần lớn các công việc đều thực hiện ngoài trời, nơi có địa hình khó khăn, một số ít công việc làm trong nhà, xưởng và nhà lưới.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1815 giờ (tương đương 85 tín chỉ)2. Kiến thức:- Trình bày được các kiến thức cơ sở của ngành trồng cây công nghiệp như:

sinh lý thực vật, di truyền thực vật, giống cây trồng, đất và phân bón, sinh thái nông nghiệp, bảo vệ thực vật đại cương, lập kế hoạch;

- Trình bày được các bước lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cây công nghiệp;

- Trình bày được các bước tổ chức sản xuất như: xây dựng quy trình sản xuất; chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ sản xuất; tổ chức lao động; tổ chức sử dụng máy móc, vật tư;

- Mô tả được các kỹ thuật sản xuất giống cây công nghiệp như: xây dựng vườn ươm, chuẩn bị đất vườn ươm, các biện pháp nhân giống, các biện pháp quản lý và chăm sóc vườn ươm;

- Mô tả được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc các loại cây công nghiệp;

Page 374: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được các nguyên lý cơ bản, phương pháp trong thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm cây công nghiệp;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng- Ứng dụng được các kiến thức cơ sở ngành để trồng và chăm sóc cây công

nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao;- Lập được kế hoạch sản xuất cây công nghiệp;- Thực hiện và hướng dẫn thực hiện được việc chuẩn bị các điều kiện cần

thiết phục vụ sản xuất, phân bổ lao động, máy móc, vật tư phù hợp với thực tiễn và quy mô sản xuất;

- Thực hiện được các bước khảo sát, xây dựng vườn ươm, chuẩn bị đất vườn ươm;

- Thực hiện được thành thạo các biện pháp nhân giống cây công nghiệp và kỹ thuật chăm sóc vườn ươm;

- Trồng và chăm sóc các loại cây công nghiệp theo đúng quy trình kỹ thuật;- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm

cây công nghiệp;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Ý thức tổ chức kỷ luật, năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có

tinh thần làm việc tập thể;- Có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường phức tạp, công việc đa

dạng gắn với sản xuất nông nghiệp, điều kiện làm việc có nhiều thay đổi;- Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo, luôn cập nhật thông tin về

các tiến bộ khoa học kỹ thuật;- Có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã

hội, sống và làm việc theo Luật pháp;- Yêu nghề, có kỹ năng lao động nghề nghiệp, chăm chỉ, sống lành mạnh,

phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:

Page 375: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh;- Sản xuất giống cây công nghiệp;- Trồng và chăm sóc cây công nghiệp;- Thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm cây công nghiệp;- Tổ chức sản xuất.6. Khả năng học tập nâng cao trình độ:- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề trồng cây công nghiệp trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 376: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành nghề:Cây công nghiệp là loại cây trồng có vị trí quan trọng trong hệ thống cây

trồng nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Người làm nghề trồng cây công nghiệp có thể làm các công việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp liên quan đến lĩnh vực trồng cây công nghiệp, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các trang trại hay hộ gia đình có tổ chức sản xuất cây công nghiệp. Các công việc chủ yếu từ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, sản xuất giống cây công nghiệp, trồng và chăm sóc cây công nghiệp cho đến thu hoạch sơ chế bảo quản sản phẩm cây công nghiệp. Đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Nghề trồng cây công nghiệp có thể thực hiện ở khắp các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam, gắn với đất đai, cây trồng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Phần lớn các công việc đều thực hiện ngoài trời, nơi có địa hình khó khăn, một số ít công việc làm trong nhà, xưởng và nhà lưới.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1350 giờ (tương đương 62 tín chỉ)2. Kiến thức:- Trình bày được các kiến thức cơ sở của ngành trồng cây công nghiệp như:

sinh lý thực vật, di truyền thực vật, giống cây trồng, đất và phân bón, sinh thái nông nghiệp, bảo vệ thực vật đại cương, lập kế hoạch;

- Trình bày được các bước lập kế hoạch sản xuất cây công nghiệp;- Trình bày được các kỹ thuật sản xuất giống cây công nghiệp như: xây

dựng vườn ươm, chuẩn bị đất vườn ươm, các biện pháp nhân giống, các biện pháp quản lý và chăm sóc vườn ươm;

- Trình bày được quy trình trồng và chăm sóc các loại cây công nghiệp;- Trình bày được các phương pháp trong thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản

phẩm cây công nghiệp;- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp

luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.3. Kỹ năng- Ứng dụng được các kiến thức cơ sở ngành để trồng và chăm sóc cây công

nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao;- Lập được kế hoạch ngắn hạn sản xuất cây công nghiệp;- Xây dựng được vườn ươm, chuẩn bị đất vườn ươm theo các khảo sát,

thiết kế sẵn có;- Thực hiện được thành thạo các biện pháp nhân giống cây công nghiệp và

kỹ thuật chăm sóc vườn ươm;

Page 377: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trồng và chăm sóc các loại cây công nghiệp theo đúng quy trình kỹ thuật;- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm

cây công nghiệp;- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công

nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, năng động, sáng tạo

trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể;- Có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường phức tạp, công việc đa

dạng gắn với sản xuất nông nghiệp, điều kiện làm việc có nhiều thay đổi;- Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo, luôn cập nhật thông tin về

tiến bộ khoa học kỹ thuật;- Có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã

hội, sống và làm việc theo Luật pháp;- Yêu nghề, có kỹ năng lao động nghề nghiệp, chăm chỉ, sống lành mạnh,

phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh;- Sản xuất giống cây công nghiệp;- Trồng và chăm sóc cây công nghiệp;- Thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm cây công nghiệp;6. Khả năng học tập nâng cao trình độ:- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Trồng cây công nghiệp trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 378: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

77.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: VẬN HÀNH THIẾT BỊ HOÁ DẦU

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 379: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

78.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: VẬN HÀNH THIẾT BỊ MỎ HẦM LÒ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 380: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

79.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: VẬN HÀNH THIẾT BỊ SÀNG TUYỂN QUẶNG KIM LOẠI

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 381: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

80.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: VẬN HÀNH THIẾT BỊ SÀNG TUYỂN THAN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 382: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

81.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: VẬN HÀNH TRẠM KHÍ HOÁ THAN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về nghềVận hành trạm khí hóa than là ngành, nghề vận hành các thiết bị trên dây

chuyền công nghệ để chuyển hóa than từ nhiên liệu thể rắn sang thể khí; sản phẩm thu được gọi là khí than (với thành phần cháy chủ yếu là H2, CO, CH4…) để làm nhiên liệu cung cấp năng lượng nhiệt cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản gốm, sứ; vật liệu xây dựng có yêu cầu chất lượng cao về sản phẩm; cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy hóa chất (sản xuất phân đạm, vật liệu tiền thuốc nổ). Các công việc, vị trí việc làm của nghề đáp ứng yêu cầu bậc 5 quy định khung trình độ Quốc gia Việt Nam.

Các công việc chính của nghề vận hành trạm khí hóa than là: Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp chế biến nhiên liệu hóa thạch; thiết bị nung đốt (lò đốt); thiết bị thu hồi sản phẩm khí... Các thiết bị chuyên dụng sử dụng trong công nghệ khí hóa than gồm: Hệ thống cung cấp điện, hệ thống điều khiển, máy cấp liệu, băng tải, máy sàng, máy làm mềm nước, lò nung, quạt gió, quạt tăng áp, bình thủy phong, lò nung thí nghiệm vv...

Vị trí làm việc trong trạm khí hóa than chịu ảnh hưởng, điều kiện môi trường có nguy cơ nhiễm độc khí ô xít các bon (CO) cao; nguy cơ cháy nổ khí Mê tan (CH4). Vì vậy yêu cầu người lao động làm việc tại các vị trí trên dây chuyền công nghệ phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh lao động (bảo hộ phòng độc, phòng hộ); các thiết bị sử dụng trong trạm khí hóa than đều phải đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, một số thiết bị điện phải đạt yêu cầu về phòng nổ, an toàn về tia lửa.

Người làm nghề Vận hành trạm khí hóa than có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất gốm xây dựng; nhà máy nhiệt điện; nhà máy sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; nhà máy sản xuất phân đạm.... cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Người học sau khi tốt nghiệp có khối lượng, kiến thức, kỹ năng tối thiểu đạt trình độ cao đẳng tương ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam

2. Kiến thức- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp khởi động, phương

pháp điều chỉnh tốc độ của máy điện một chiều, máy điện xoay chiều, biến tần

Page 383: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

sử dụng trong công nghệ khí hóa than; - Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng của các thiết

bị trong trạm khí hóa than: Máy quạt gió, băng tải, cấp liệu, máy bơm nước, quạt tăng áp, bình thủy phong, tủ điều khiển, lò sinh khí, biến tần ...;

- Trình bày được kỹ thuật vận hành các thiết bị Máy quạt gió, băng tải, cấp liệu, máy bơm nước, quạt tăng áp, bình thủy phong, tời tải than, tủ điều khiển lò sinh khí, biến tần ... trong trạm khí hóa than.

- Trình bày được cách lập được phương án và điều kiện thực hiện được việc bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, đấu nối, được các loại động cơ điện theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Mô tả được phương pháp cài đặt biến tần, điều khiển tự động hệ thống băng tải, trạm bơm, trạm quạt gió;

- Biết ứng dụng được các kiến thức đã học vào sản xuất một cách khoa học, vận dụng và sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật sửa chữa tiên tiến trong các thiết bị cơ điện. Có giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất;

- Trình bày được cách lập kế hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị sử dụng trong trạm khí hóa than;

- Phân tích được những nguyên nhân gây ra các sự cố trong hệ thống cung cấp điện, trong các phụ tải trong dây chuyền sản xuất ở trạm khí hóa than;

- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phòng nổ, phòng khí độc, có điều khiển tại chỗ và từ xa hoặc tự động trong công nghệ khí hóa than;

- Mô tả được cách đọc các sơ đồ điện, sơ đồ động học của các thiết bị trong trạm khí hóa than;

- Trình bày được cách lập trình tự động hoá điều khiển vận tải, thông gió, giám sát khí và hệ thống bơm trong trạm khí hóa than và quy trình vận hành các thiết bị trong trạm khí hóa than;

- Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật, kinh tế và năng suất, chủ động thích ứng với công tác sản xuất tại trạm khí hóa than;

- Trình bày được cách tổ chức sản xuất trong trạm và hiểu được tính chất công việc của công nhân bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành trong dây chuyền khí hóa than. Tổ chức được việc điều hành trong một tổ sản xuất;

- Liệt kê được cách thiết kế quy trình lắp đặt, đấu nối, vận hành các thiết bị trong trạm, quy trình cung cấp điện trong trạm khí hóa than;

- Xác định được quy trình vận hành hệ thống điều khiển tự động trong công nghệ vận tải, thông gió, giám sát khí và bơm nước tại trạm khí hóa than;

- Trình bày được các nội dung công tác kỹ thuật an toàn, nội dung cơ bản công tác sơ cấp cứu;

- Xác định được cách lập phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm

Page 384: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

bảo tính kinh tế và kỹ thuật trong việc sử dụng, vận hành thiết bị;- Mô tả được cách lập phương án, lắp đặt, sửa chữa vận hành được hệ

thống chiếu sáng trong trạm khí hóa than;- Phân tích được cách tổ chức và điều hành sản xuất hợp lý, thu xếp, bố trí

lập kế hoạch kiểm tra các biện pháp an toàn và cải thiện điều kiện làm việc.3. Về kỹ năng:- Thực hiện được các công việc chuẩn bị cho đầu ca sản xuất;- Đọc được các sơ đồ điện, sơ đồ động học của thiết bị trạm khí hóa than;- Vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và lắp đặt được các thiết bị đóng cắt điện

hạ áp bằng tay, các thiết bị điện trong hệ thống điện chiếu sáng;- Lắp đặt, sử dụng được các dụng cụ đo lường điện hạ áp, nhiệt độ, áp suất;- Vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và lắp đặt được thiết bị đóng cắt lưới điện

hạ áp, tủ điều khiển,;- Vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và lắp đặt được thiết bị bơm nước, băng

tải, quạt gió, quạt tăng áp, bình thủy phong, mâm thải xỉ, tời tải than, lò nung thí nghiệm trong trạm khí hóa than;

- Vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và lắp đặt được thiết bị thông tin tín hiệu;- Lập được phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo tính kinh

tế và kỹ thuật trong việc sử dụng, vận hành thiết bị;- Lập kế được hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị cơ điện sử

dụng trong dây chuyền khí hóa than;- Kiểm soát được quy trình vận hành hệ thống điều khiển tự động, giám sát

khí, nhiệt độ trong công nghệ khí hóa than;- Khắc phục các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành các thiết bị

tại trạm đáp ứng yêu cầu sản xuất;- Đọc và kết luận được các thông số về khí, nhiệt độ, áp suất của trạm khí

hóa than.- Chọn được tiết diện cáp theo công suất của phụ tải đảm bảo yêu cầu kỹ

thuật; - Tính toán và làm được tiếp đất cục bộ, tiếp đất chung cho các thiết bị

đúng yêu cầu kỹ thuật. Đo được điện trở tiếp đất của mạng tiếp đất trong trạm khí hóa than;

- Kèm cặp hướng dẫn công nhân mới và bồi dưỡng nâng bậc thợ. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:- Chủ động nắm vững thông tin về nơi làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà

xưởng, nội quy, quy định;- Chủ động xác định mục đích, yêu cầu, sản phẩm, nội quy của công việc;

Page 385: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc;

- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

- Chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà nước;- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội

qui của cơ quan, doanh nghiệp;- Có trách nhiệm công dân, luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ;- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh

đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;- Có khả năng giải quyết công việc, công việc phát sinh, vấn đề phức tạp

trong điều kiện làm việc thay đổi;- Chủ động thực hiện tốt các quy trình, quy phạm, kỹ thuật an toàn;- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của

các thành viên trong nhóm;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:- Vận hành hệ thống nạp liệu, thải xỉ;- Vận hành hệ thống cấp khí;- Phân tích khí;- Trực sửa chữa thiết bị trong ca sản xuất; - Quản lý tổ sản xuất;- Quản lý, điều hành;- Giám sát kỹ thuật;6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ: - Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Có thể tiếp tục học nghề ở bậc cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội;

Page 386: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về nghềVận hành trạm khí hóa than là ngành, nghề vận hành các thiết bị trên dây

chuyền công nghệ để chuyển hóa than từ nhiên liệu thể rắn sang thể khí; sản phẩm thu được gọi là khí than (với thành phần cháy chủ yếu là H2, CO, CH4…) để làm nhiên liệu cung cấp năng lượng nhiệt cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản gốm, sứ; vật liệu xây dựng có yêu cầu chất lượng cao về sản phẩm; cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy hóa chất (sản xuất phân đạm, vật liệu tiền thuốc nổ). Các công việc, vị trí việc làm của nghề đáp ứng yêu cầu bậc 4 quy định khung trình độ Quốc gia Việt Nam.

Các công việc chính của nghề vận hành trạm khí hóa than là: Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp chế biến nhiên liệu hóa thạch; thiết bị nung đốt (lò đốt); thiết bị thu hồi sản phẩm khí... Các thiết bị chuyên dụng sử dụng trong công nghệ khí hóa than gồm: Hệ thống cung cấp điện, hệ thống điều khiển, máy cấp liệu, băng tải, máy sàng, máy làm mềm nước, lò nung, quạt gió, quạt tăng áp, bình thủy phong, lò nung thí nghiệm vv...

Vị trí làm việc trong trạm khí hóa than chịu ảnh hưởng, điều kiện môi trường có nguy cơ nhiễm độc khí ô xít các bon (CO) cao; nguy cơ cháy nổ khí Mê tan (CH4). Vì vậy yêu cầu người lao động làm việc tại các vị trí trên dây chuyền công nghệ phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh lao động (bảo hộ phòng độc, phòng hộ); các thiết bị sử dụng trong trạm khí hóa than đều phải đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, một số thiết bị điện phải đạt yêu cầu về phòng nổ, an toàn về tia lửa.

Người làm nghề Vận hành trạm khí hóa than có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất gốm xây dựng; nhà máy nhiệt điện; nhà máy sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; nhà máy sản xuất phân đạm.... cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Người học sau khi tốt nghiệp có khối lượng, kiến thức, kỹ năng tối thiểu đạt trình độ cao đẳng tương ứng yêu cầu bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam

2. Kiến thức- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp khởi động, phương

pháp điều chỉnh tốc độ của máy điện một chiều, máy điện xoay chiều, biến tần sử dụng trong công nghệ khí hóa than;

- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng của các thiết bị trong trạm khí hóa than: Máy quạt gió, băng tải, cấp liệu, máy bơm nước, quạt tăng áp, bình thủy phong, tủ điều khiển, lò sinh khí, biến tần ...;

- Trình bày được kỹ thuật vận hành các thiết bị Máy quạt gió, băng tải, cấp liệu, máy bơm nước, quạt tăng áp, bình thủy phong, tời tải than, tủ điều khiển lò sinh khí, biến tần ... trong trạm khí hóa than.

- Trình bày được cách lập được phương án và điều kiện thực hiện được

Page 387: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

việc bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, đấu nối, được các loại động cơ điện theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Mô tả được phương pháp cài đặt biến tần, điều khiển tự động hệ thống băng tải, trạm bơm, trạm quạt gió;

- Biết ứng dụng được các kiến thức đã học vào sản xuất một cách khoa học, vận dụng và sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật sửa chữa tiên tiến trong các thiết bị cơ điện. Có giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất;

- Trình bày được các biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị sử dụng trong trạm khí hóa than;

- Trình bày được những nguyên nhân gây ra các sự cố trong hệ thống cung cấp điện, trong các phụ tải trong dây chuyền sản xuất ở trạm khí hóa than;

- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phòng nổ, phòng khí độc, có điều khiển tại chỗ và từ xa hoặc tự động trong công nghệ khí hóa than;

- Mô tả được cách đọc các sơ đồ điện, sơ đồ động học của các thiết bị trong trạm khí hóa than;

- Trình bày được cách lập trình tự động hoá điều khiển vận tải, thông gió, giám sát khí và hệ thống bơm trong trạm khí hóa than và quy trình vận hành các thiết bị trong trạm khí hóa than;

- Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật, kinh tế và năng suất, chủ động thích ứng với công tác sản xuất tại trạm khí hóa than;

- Trình bày được cách tổ chức sản xuất trong trạm và hiểu được tính chất công việc của công nhân bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành trong dây chuyền khí hóa than. Tổ chức được việc điều hành trong một tổ sản xuất;

- Liệt kê được cách thiết kế quy trình lắp đặt, đấu nối, vận hành các thiết bị trong trạm, quy trình cung cấp điện trong trạm khí hóa than;

- Xác định được quy trình vận hành hệ thống điều khiển tự động trong công nghệ vận tải, thông gió, giám sát khí và bơm nước tại trạm khí hóa than;

- Trình bày được các nội dung công tác kỹ thuật an toàn, nội dung cơ bản công tác sơ cấp cứu;

- Xác định được cách lập phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật trong việc sử dụng, vận hành thiết bị;

- Mô tả được cách lập phương án, lắp đặt, sửa chữa vận hành được hệ thống chiếu sáng trong trạm khí hóa than;

- Phân tích được cách tổ chức và điều hành sản xuất hợp lý, thu xếp, bố trí lập kế hoạch kiểm tra các biện pháp an toàn và cải thiện điều kiện làm việc.

3. Về kỹ năng:- Thực hiện được các công việc chuẩn bị cho đầu ca sản xuất;

Page 388: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Đọc được các sơ đồ điện, sơ đồ động học của thiết bị trạm khí hóa than;- Vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và lắp đặt được các thiết bị đóng cắt điện

hạ áp bằng tay, các thiết bị điện trong hệ thống điện chiếu sáng;- Lắp đặt, sử dụng được các dụng cụ đo lường điện hạ áp, nhiệt độ, áp suất;- Vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và lắp đặt được thiết bị đóng cắt lưới điện

hạ áp;- Vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và lắp đặt được thiết bị bơm nước, băng

tải, quạt gió, binhg thủy phong, tủ điều khiển trong trạm khí hóa than;- Vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và lắp đặt được thiết bị thông tin tín hiệu;- Lập được phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo tính kinh

tế và kỹ thuật trong việc sử dụng, vận hành thiết bị;- Lập kế được hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị cơ điện sử

dụng trong dây chuyền khí hóa than;- Kiểm soát được quy trình vận hành hệ thống điều khiển tự động, giám sát

khí, nhiệt độ trong công nghệ khí hóa than;- Khắc phục các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành các thiết bị

tại trạm đáp ứng yêu cầu sản xuất;- Đọc và kết luận được các thông số về khí, nhiệt độ, áp suất của trạm khí

hóa than.- Chọn được tiết diện cáp theo công suất của phụ tải đảm bảo yêu cầu kỹ

thuật; - Làm được tiếp đất cục bộ, tiếp đất chung cho các thiết bị đúng yêu cầu kỹ

thuật. Đo được điện trở tiếp đất của mạng tiếp đất trong trạm khí hóa than;- Kèm cặp hướng dẫn công nhân mới và bồi dưỡng nâng bậc thợ. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:- Chủ động nắm vững thông tin về nơi làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà

xưởng, nội quy, quy định;- Chủ động xác định mục đích, yêu cầu, sản phẩm, nội quy của công việc;- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù chịu khó và sáng tạo trong

công việc;- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp

trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);- Chấp hành tốt các qui định pháp luật, chính sách của nhà nước;- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội

qui của cơ quan, doanh nghiệp;- Có trách nhiệm công dân, luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ;

Page 389: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Có khả năng giải quyết công việc, công việc phát sinh, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chủ động thực hiện tốt các quy trình, quy phạm, kỹ thuật an toàn;- Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của

các thành viên trong nhóm;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:- Vận hành hệ thống nạp liệu, thải xỉ;- Vận hành hệ thống cấp khí;- Phân tích khí;- Trực sửa chữa thiết bị trong ca sản xuất; - Quản lý tổ sản xuất;6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ: - Có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm

việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Có thể tiếp tục học nghề ở bậc cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội;

Page 390: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

82.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: VẬN HÀNH, SỬA CHỮA MÁY TÀU CÁ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 391: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

83.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: VẬN HÀNH, SỬA CHỮA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ HẦM LÒ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 392: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

84.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Xây dựng công trình thủy là nghề mà người hành nghề thực hiện các công

việc: Thi công đất đá; Gia cố nền đất yếu công trình thủy; thi công bê tông cốt thép thủy công; thi công xây, lát gạch, đá công trình thủy, để xây dựng xây dựng, sửa chữa, duy tu các hạng mục công trình thủy như: bến cảng, công trình chỉnh trị, công trình bảo vệ bờ và một số công trình thủy khác như âu tầu, đập, cống thoát nước... đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Điều kiện làm việc của nghề: Thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với môi trường nước, có lúc phải làm việc trên cao hoặc dưới hố móng sâu, luôn chịu nắng gió, bụi và tiếng ồn và thường phải di chuyển theo công trình. Vì vậy đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn;

Thiết bị dụng cụ chính của nghề: Các thiết bị dùng cho thi công đất đá, gia cố nền đất yếu: máy đào, máy ủi, máy lu, xáng cạp, máy búa đóng cọc cát, bấc thấm…các thiết bị dùng cho thi công bê tông và xây lát gạch đá gồm: cối trộn vữa, trộn bê tông, máy cắt thép, máy hàn, máy uốn, máy kéo…; thiết bị đo trắc đạc, thiết bị bơm xử lý tiêu nước hố móng và các thiết bị liên quan dùng để học tập về vận hành và phương pháp thi công.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.600 giờ (tương đương 70 tín chỉ)2. Kiến thức- Trình bày được phương pháp đọc bản vẽ trắc đạc, bản vẽ thi công xây

dựng;- Trình bày được quy luật thuỷ triều và cách tính thuỷ triều;- Trình bày được phương pháp khảo sát địa chất công trình;- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của các kết cấu công trình thuỷ, giải

thích được vai trò của các bộ phận kết cấu của công trình thuỷ;- Trình bày được phương pháp sử dụng các thiết bị, dụng cụ trắc đạc;- Nhận biết, phân loại, phạm vi sử dụng của các loại dụng cụ, thiết bị, xe

máy thi công công trình thủy;

Page 393: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại vật liệu dùng trong thi công công trình thủy;

- Trình bày được biện pháp thi công san lấp mặt bằng; xây dựng lán trại, kho bãi, đường nội bộ; phương án cấp điện, cấp nước phục vụ sinh hoạt và thi công;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công đào, đắp đất đá các công trình thủy;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công gia cố xử lý nền đất yếu công trình thủy;

- Trình bày được biện pháp tổ chức thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công bê tông cốt thép thủy công;

- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật khoan nổ mìn trong xây dựng công trình thủy;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công xây, lát đá công trình thủy;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công xây, lát gạch công trình thủy;

- Trình bày được quy trình thi công, nghiệm thu các hạng mục công trình xây dựng thủy;

- Giải thích được các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động;- Trình bày được các kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, sử dụng năng

lượng và tài nguyên hiệu quả;- Trình bày được kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật,

quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;3. Kỹ năng- Đọc được bản vẽ vẽ trắc đạc, bản vẽ thi công xây dựng;- Sử dụng được các loại thiết bị trắc đạc đo, cắm tiêu xác định tim, tuyến,

định vị, dựng khuôn công trình;- Thực hiện được các thí nghiệm khảo sát địa chất công trình;- Sử dụng, đánh giá được chất lượng các loại vật liệu dùng cho thi công xây

dựng công trình thủy;- Phối hợp tổ chức thi công các loại máy xây dựng nâng cao năng suất lao

động;- Sử dụng các loại dụng cụ, trang thiết bị dùng cho thi công xây dựng công

trình thủy;- Thi công được các hạng mục của công trình thủy: đào, đắp đất đá; gia cố

nền đất yếu; thi công bê tông cốt thép; xây lát gạch, đá; theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

Page 394: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Kiểm tra, lập được hồ sơ nghiệm thu các hạng mục xây dựng công trình thủy theo đúng quy định;

- Áp dụng được những biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi và trong giao dịch với khách hàng;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức

tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về kết quả công việc

được phân công;- Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chấp hành tốt kỷ luật, thực hiện

tác phong công nghiệp;- Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, trau dồi kiến thức chuyên môn;- Nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn lao động vệ sinh lao động,

bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Xây dựng lán trại, kho bãi, đường nội bộ;- Thi công đất đá công trình thủy;- Gia cố nền đất yếu công trình thủy; - Thi công bê tông cốt thép thủy công; - Thi công xây, lát gạch công trình thủy; - Thi công xây, lát đá công trình thủy ; 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Xây dựng công trình thủy trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học

Page 395: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 396: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Xây dựng công trình thủy là nghề mà người hành nghề thực hiện các công

việc: Thi công đất đá; Gia cố nền đất yếu công trình thủy; thi công bê tông cốt thép thủy công; thi công xây, lát gạch, đá công trình thủy, để xây dựng xây dựng, sửa chữa, duy tu các hạng mục công trình thủy như: bến cảng, công trình chỉnh trị, công trình bảo vệ bờ và một số công trình thủy khác như âu tầu, đập, cống thoát nước... đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Điều kiện làm việc của nghề: Thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với môi trường nước, có lúc phải làm việc trên cao hoặc dưới hố móng sâu, luôn chịu nắng gió, bụi và tiếng ồn và thường phải di chuyển theo công trình. Vì vậy đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn;

Thiết bị dụng cụ chính của nghề: Các thiết bị dùng cho thi công đất đá, gia cố nền đất yếu: máy đào, máy ủi, máy lu, xáng cạp, máy búa đóng cọc cát, bấc thấm…các thiết bị dùng cho thi công bê tông và xây lát gạch đá gồm: cối trộn vữa, trộn bê tông, máy cắt thép, máy hàn, máy uốn, máy kéo…; thiết bị đo trắc đạc, thiết bị bơm xử lý tiêu nước hố móng và các thiết bị liên quan dùng để học tập về vận hành và phương pháp thi công.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.600 giờ (tương đương 55 tín chỉ)2. Kiến thức- Trình bày được phương pháp đọc bản vẽ thi công xây dựng;- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của các kết cấu công trình thuỷ, giải

thích được vai trò của các bộ phận kết cấu của công trình thuỷ;- Nhận biết, phân loại, phạm vi sử dụng của các loại dụng cụ, thiết bị, xe

máy thi công công trình thủy;- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại vật liệu dùng trong thi

công công trình thủy;- Trình bày được biện pháp thi công san lấp mặt bằng; xây dựng lán trại,

kho bãi, đường nội bộ; phương án cấp điện, cấp nước phục vụ sinh hoạt và thi công;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công đào, đắp đất đá các công trình thủy;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công gia cố xử lý nền đất yếu công trình thủy;

- Trình bày được biện pháp tổ chức thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công bê tông cốt thép thủy công;

Page 397: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật khoan nổ mìn trong xây dựng công trình thủy;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công xây, lát đá công trình thủy;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công xây, lát gạch công trình thủy;

- Trình bày được quy trình thi công, nghiệm thu các hạng mục công trình xây dựng thủy;

- Giải thích được các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động;- Trình bày được các kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, sử dụng năng

lượng và tài nguyên hiệu quả;- Trình bày được kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật,

quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;3. Kỹ năng- Đọc được bản vẽ thi công xây dựng;- Sử dụng, đánh giá được chất lượng các loại vật liệu dùng cho thi công xây

dựng công trình thủy;- Phối hợp tổ chức thi công các loại máy xây dựng nâng cao năng suất lao

động;- Sử dụng các loại dụng cụ, trang thiết bị dùng cho thi công xây dựng công

trình thủy;- Thi công được các hạng mục của công trình thủy: đào, đắp đất đá; gia cố

nền đất yếu; thi công bê tông cốt thép; xây lát gạch, đá; theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Kiểm tra, lập được hồ sơ nghiệm thu các hạng mục xây dựng công trình thủy theo đúng quy định;

- Áp dụng được những biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc ít thay đổi và trong giao dịch với khách hàng;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đơn

Page 398: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

giản trong điều kiện làm việc thay đổi;- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về kết quả công việc

được phân công;- Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chấp hành tốt kỷ luật, thực hiện

tác phong công nghiệp;- Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, trau dồi kiến thức chuyên môn;- Nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn lao động vệ sinh lao động,

bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Xây dựng lán trại, kho bãi, đường nội bộ;- Thi công đất đá công trình thủy;- Gia cố nền đất yếu công trình thủy; - Thi công bê tông cốt thép thủy công; - Thi công xây, lát gạch công trình thủy; - Thi công xây, lát đá công trình thủy; 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Xây dựng công trình thủy trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 399: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

85.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Xây dựng công trình thủy điện là nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc: Thi công đào, đắp đất đá; thi công bê tông cốt thép; thi công xây, lát gạch, đá; thi công lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công, để xây dựng các hạng mục công trình thủy điện như: đào đắp đê quây ngăn dòng, dẫn dòng; đào hố móng chân khay; thi công xây dựng thân đập, mái đập; xây dựng các hạng mục của nhà máy phát điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Người học sau khi tốt nghiệp nghề xây dựng công trình thủy điện trình độ cao đẳng có thể làm việc tại các công ty chuyên về thi công công trình thủy điện, các công ty xây dựng công trình thủy, các công ty xây dựng dân dụng…;

Điều kiện làm việc của nghề: Nghề Xây dựng công trình thuỷ điện là nghề lao động nặng nhọc, người hành nghề thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với môi trường nước, có lúc phải làm việc trên cao hoặc dưới hố móng sâu, luôn chịu nắng gió, bụi và tiếng ồn và thường phải di chuyển vị trí làm việc. Vì vậy đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn;

Thiết bị dụng cụ chính của nghề: Các loại máy chủ yếu bao gồm: các thiết bị dùng cho thi công đất đá, gia cố nền đất yếu: máy đào, máy ủi, máy lu…các thiết bị dùng cho thi công bê tông và xây lát gạch đá gồm: cối trộn vữa, trộn bê tông, máy cắt thép, máy hàn, máy uốn, máy kéo…; thiết bị đo trắc đạc, thiết bị bơm xử lý tiêu nước hố móng; cần cẩu dùng cho lắp ráp các thiết bị cơ khí thủy công…

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 70 tín chỉ)2. Kiến thức- Trình bày được phương pháp đọc bản vẽ trắc đạc, bản vẽ thi công xây

dựng, bản vẽ lắp thiết bị cơ khí thủy công;- Trình bày được quy luật thuỷ triều và cách tính thuỷ triều;- Trình bày được phương pháp khảo sát địa chất công trình;

Page 400: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của các kết cấu công trình thuỷ điện, giải thích được vai trò của các bộ phận kết cấu của công trình thuỷ điện;

- Trình bày được phương pháp sử dụng các thiết bị, dụng cụ trắc đạc;- Nhận biết, phân loại, phạm vi sử dụng của các loại dụng cụ, thiết bị, xe

máy thi công công trình thủy điện;- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại vật liệu dùng trong thi

công công trình thủy điện;- Trình bày được biện pháp thi công san lấp mặt bằng; xây dựng lán trại,

kho bãi, đường nội bộ; phương án cấp điện, cấp nước phục vụ sinh hoạt và thi công;

- Trình bày được biện pháp tổ chức thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công đào, đắp đất đá các công trình thủy điện;

- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật khoan nổ mìn trong xây dựng công trình thủy điện;

- Trình bày được biện pháp tổ chức thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công bê tông cốt thép công trình thủy điện;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công xây, lát đá công trình thủy điện;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công xây, lát gạch công trình thủy điện;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn thi công lắp đặt thiết bị cơ khí đập tràn; đập dâng; thiết bị cơ khí cửa xả hạ lưu; đường ống áp lực;

- Trình bày được quy trình thi công, nghiệm thu các hạng mục công trình xây dựng thủy điện;

- Giải thích được các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động;- Trình bày được các kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, sử dụng năng

lượng và tài nguyên hiệu quả;- Trình bày được kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật,

quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;3. Kỹ năng- Đọc được bản vẽ trắc đạc, bản vẽ thi công xây dựng, bản vẽ lắp thiết bị cơ

khí thủy công;- Sử dụng được các loại thiết bị trắc đạc đo, cắm tiêu xác định tim, tuyến,

định vị, dựng khuôn công trình;- Thực hiện được các thí nghiệm khảo sát địa chất công trình;- Sử dụng, đánh giá được chất lượng các loại vật liệu dùng cho thi công xây

dựng công trình thủy điện;

Page 401: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Phối hợp tổ chức thi công các loại máy xây dựng nâng cao năng suất lao động;

- Sử dụng các loại dụng cụ, trang thiết bị dùng cho thi công xây dựng công trình thủy điện;

- Thi công được các hạng mục của công trình thủy điện: đào, đắp đất đá; thi công bê tông cốt thép; xây lát gạch, đá; lắp đặt các thiết bị cơ khí thủy công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Kiểm tra, lập được hồ sơ nghiệm thu các hạng mục xây dựng công trình thủy điện theo đúng quy định;

- Áp dụng được những biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi và trong giao dịch với khách hàng;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức

tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về kết quả công việc

được phân công;- Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chấp hành tốt kỷ luật, thực hiện

tác phong công nghiệp;- Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, trau dồi kiến thức chuyên môn;- Nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn lao động vệ sinh lao động,

bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Xây dựng lán trại, kho bãi, đường nội bộ;- Thi công đào, đắp đất đá; - Thi công bê tông cốt thép; - Thi công xây lát gạch; - Thi công xây lát đá;

Page 402: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Lắp đặt các thiết bị cơ khí thủy công.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Xây dựng công trình thủy điện trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 403: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành, nghề Xây dựng công trình thủy điện là nghề mà người hành nghề thực hiện các

công việc: Thi công đào, đắp đất đá; thi công bê tông cốt thép; thi công xây, lát gạch, đá; thi công lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công, để xây dựng các hạng mục công trình thủy điện như: đào đắp đê quây ngăn dòng, dẫn dòng; đào hố móng chân khay; thi công xây dựng thân đập, mái đập; xây dựng các hạng mục của nhà máy phát điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Người học sau khi tốt nghiệp nghề xây dựng công trình thủy điện trình độ cao đẳng có thể làm việc tại các công ty chuyên về thi công công trình thủy điện, các công ty xây dựng công trình thủy, các công ty xây dựng dân dụng…;

Điều kiện làm việc của nghề: Nghề Xây dựng công trình thuỷ điện là nghề lao động nặng nhọc, người hành nghề thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với môi trường nước, có lúc phải làm việc trên cao hoặc dưới hố móng sâu, luôn chịu nắng gió, bụi và tiếng ồn và thường phải di chuyển vị trí làm việc. Vì vậy đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn;

Thiết bị dụng cụ chính của nghề: Các loại máy chủ yếu bao gồm: các thiết bị dùng cho thi công đất đá, gia cố nền đất yếu: máy đào, máy ủi, máy lu…các thiết bị dùng cho thi công bê tông và xây lát gạch đá gồm: cối trộn vữa, trộn bê tông, máy cắt thép, máy hàn, máy uốn, máy kéo… thiết bị bơm xử lý tiêu nước hố móng; cần cẩu dùng cho lắp ráp các thiết bị cơ khí thủy công…

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.600 giờ (tương đương 55 tín chỉ)2. Kiến thức- Trình bày được phương pháp đọc bản vẽ thi công xây dựng, bản vẽ lắp

thiết bị cơ khí thủy công;- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của các kết cấu công trình thuỷ điện,

giải thích được vai trò của các bộ phận kết cấu của công trình thuỷ điện;- Nhận biết, phân loại, phạm vi sử dụng của các loại dụng cụ, thiết bị, xe

máy thi công công trình thủy điện;- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại vật liệu dùng trong thi

công công trình thủy điện;- Trình bày được biện pháp thi công san lấp mặt bằng; xây dựng lán trại,

kho bãi, đường nội bộ; phương án cấp điện, cấp nước phục vụ sinh hoạt và thi công;

- Trình bày được biện pháp tổ chức thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công đào, đắp đất đá các công trình thủy điện;

Page 404: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật khoan nổ mìn trong xây dựng công trình thủy điện;

- Trình bày được biện pháp tổ chức thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công bê tông cốt thép công trình thủy điện;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công xây, lát đá công trình thủy điện;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật thi công xây, lát gạch công trình thủy điện;

- Trình bày được biện pháp thi công, tiêu chuẩn thi công lắp đặt thiết bị cơ khí đập tràn; đập dâng; thiết bị cơ khí cửa xả hạ lưu; đường ống áp lực;

- Giải thích được các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động;- Trình bày được các kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, sử dụng năng

lượng và tài nguyên hiệu quả;- Trình bày được kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật,

quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;3. Kỹ năng- Đọc được bản vẽ thi công xây dựng, bản vẽ lắp thiết bị cơ khí thủy công;- Sử dụng, đánh giá được chất lượng các loại vật liệu dùng cho thi công xây

dựng công trình thủy điện;- Phối hợp tổ chức thi công các loại máy xây dựng nâng cao năng suất lao

động;- Sử dụng các loại dụng cụ, trang thiết bị dùng cho thi công xây dựng công

trình thủy điện;- Thi công được các hạng mục của công trình thủy điện: đào, đắp đất đá; thi

công bê tông cốt thép; xây lát gạch, đá; lắp đặt các thiết bị cơ khí thủy công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Áp dụng được những biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc ít thay đổi và trong giao dịch với khách hàng;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề đơn

Page 405: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

giản trong điều kiện làm việc thay đổi;- Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm về kết quả công việc

được phân công;- Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chấp hành tốt kỷ luật, thực hiện

tác phong công nghiệp;- Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, trau dồi kiến thức chuyên môn;- Nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn lao động vệ sinh lao động,

bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Xây dựng lán trại, kho bãi, đường nội bộ;- Thi công đào, đắp đất đá; - Thi công bê tông cốt thép; - Thi công xây lát gạch; - Thi công xây lát đá; - Lắp đặt các thiết bị cơ khí thủy công.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải

đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Xây dựng công trình thủy điện trình độ Trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 406: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

86.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ Y TẾ

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 407: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

87.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 408: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

88.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG SẢN XUẤT CAO SU

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG1. Giới thiệu chung về ngành/nghề Xử lý chất thải trong sản xuất cao su trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực

hiện các công việc thuộc lĩnh vực môi trường như: Xử lý nước thải; quản lý và xử lý khí thải; quản lý chất thải rắn; phân tích chất thải; bảo dưỡng hệ thống xứ lý chất thải; kiểm tra giám sát quá trình vận hành đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề xử lý chất thải trong sản xuất cao su làm việc ở các nhà máy xử lý chất thải tại các nhà máy chế biến mủ cao su tạo sản phẩm cao su nguyên liệu (RSS, SVR, Latex cô đặc,..) và nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp cao su (Lốp xe, nệm cao su, băng tải cao su,…).

Nghề Xử lý chất thải trong sản xuất cao su được ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cao su trong đời sống xã hội, tại các doanh nghiệp và các khu dân cư nhằm đảm bảo môi trường sản xuất, môi trường sống để phát triển kinh tế bền vững.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 78 tín chỉ).2. Kiến thức- Áp dụng được quy chuẩn về môi trường cho từng loại chất thải;- Chỉ ra được các công việc bảo dưỡng- Chỉ ra được các yêu cầu của Tiêu chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng

khí thải đối với mô hình công ty;- Chỉ ra được cách xử lý kết quả phân tích- Đánh giá được các chỉ tiêu thiết bị và tình trạng thiết bị;- Diễn đạt được nguyên nhân và cách khắc phục các sự cố thường gặp trong

vận hành hệ thống xử lý khí thải- Đọc hiểu được các biểu mẫu phục vụ quá trình kiểm tra, giám sát;- Giải thích được các chức năng để bảo dưỡng hệ thống lọc;- Giải thích được các quá trình phân huỷ của các chất ô nhiễm trong từng

công trình và phươg pháp loại bỏ chúng;

Page 409: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Giải thích được các quy trình sử dụng, vận hành các dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm;

- Giải thích được các sự cố về vận hành, máy móc, thiết bị; nguyên nhân và các biện pháp khắc phục;

- Giải thích được các thông số kiểm tra từ đo điều chỉnh được hệ thống xử lý bụi, khí thải;

- Giải thích được cách chọn vị trí lấy mẫu, thời điểm lấy mẫu, quy trình, kỹ thuật lấy mẫu khí thải;

- Giải thích được cách xử lý kết quả phân tích khí thải- Giải thích được nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý sơ bộ chất thải

rắn; - Giải thích được ý nghĩa của các thông số phân tích cần báo cáo;- Liệt kê được các vật tư, dụng cụ cần thiết cho quá trình kiểm tra;- Liệt kê được nguyên tắc xác định vị trí phát sinh chất thải rắn;- Liệt kê được quy trình bàn giao ca làm việc; quy trình ghi nhật ký, báo

cáo công việc, tiến độ công việc được giao;- Lựa chọn được cách đo đạc các thông số khí thải phát sinh tại nguồn- Mô tả cấu tạo của hệ thống thiết bị thu gom chất thải rắn;- Mô tả được các sự cố và phương pháp xử lý sự cố của thiết bị và công

nghệ thường gặp trong quá trình vận hành;- Mô tả được đặc tính thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm;- Mô tả được quy trình bàn giao ca làm việc; quy trình ghi nhật ký, báo cáo

công việc, tiến độ công việc được giao;- Mô tả được sơ đồ tổng quan của một nhà máy xử lý nước thải, các bậc xử

lý trong nhà máy xử lý nước thải cao su - Phân tích được thành phần, tính chất của nước thải, các ý nghĩa của các

chỉ tiêu cần phân tích;- Tóm tắt được cách phân tích một số chỉ tiêu ô nhiễm khí thải tại hiện

trường và trong phòng thí nghiệm- Tổng hợp được các công việc bảo dưỡng hệ thống thiết bị xử lý bùn và

bảo trì hố ga, - Trình bày được các biện pháp kiểm tra mức tiêu thụ năng lượng và

phương pháp tiến hành biện pháp tiết kiệm năng lượng, vật tư;- Trình bày được các nguyên tắc về an toàn hoá chất, an toàn lao động tại vị

trí xử lý nước thải.- Trình bày được các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân tích;

Page 410: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống thu gom bàn giao cho đơn vị thu gom chất thải rắn;

- Trình bày được nguyên tắc vận hành của hệ thống thiết bị quan trắc;- Trình bày được quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải;- Trình bày được ý nghĩa của các thông số phân tích cần báo cáo;3. Kỹ năng- Vận dụng được những kiến thức về tiết kiệm năng lượng vào vận hành hệ

thống xử lý nước thải;- Viết được báo cáo với cấp trên về tính hình máy móc, thiết bị;- Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, nguyên tắc vệ sinh cá nhân trong

quá trình vận hành nhà máy xử lý nước thải;- Áp dụng được quy trình quan trắc các chỉ tiêu cho khí thải;- Bố trí, sắp xếp công việc theo trình tự cụ thể;- Chuẩn bị và vận hành được thiết bị xác định vị trí phát sinh khí thải; - Chuẩn đoán được nguyên nhân và cách khắc phục các sự cố thường gặp

trong vận hành hệ thống xử lý khí thải.- Đánh dấu được các thiết bị, công trình đơn vị gặp trục trặc, sự cố;- Đánh giá được kết quả phân tích, so sánh kết quả với Tiêu chuẩn, Quy

chuẩn Kỹ thuật Quốc gia.- Đánh giá được tình trạng thiết bị trong hệ thống xử lý bụi, khí thải;- Đề xuất được các giải pháp vận hành tối ưu và tiết kiệm năng lượng.- Điền được các thông số vào biểu mẫu đúng quy định;- Định vị được địa điểm lấy mẫu, xác định được thời điểm lấy mẫu phù hợp

với từng đối tượng cụ thể; - Đo đạc và xử lý được các kết quả phân tích;

Page 411: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Dự trù được những rủi ro xảy tra trong hệ thống xử lý;- Ghi chép nhật ký vận hành và lập báo cáo liên quan;- Hoàn thành được các chỉ tiêu thiết bị và tình trạng thiết bị;- Lập được các bước công việc cần kiểm tra trong hệ thống xử lý bụi;- Lập được các yêu cầu của Tiêu chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng

khí thải đối với mô hình công ty;- Lập kế hoạch thay thế hoặc sửa chữa cho từng loại máy móc hoặc thiết bị

gặp sự cố;- Lắp ráp và sử dụng được hệ thống thiết bị quan trắc;- Lắp ráp và vận hành được hệ thống thu gom và tái chế chất thải rắn;- Lựa chọn được tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù

hợp;- Lựa chọn mẫu phân tích, hóa chất phân tích phù hợp cho từng chỉ tiêu

nước thải;- Phân loại được các loại hồ sơ cần lưu trữ;- Phân tích được các chỉ tiêu ô nhiễm kiểm soát mùi phát sinh trong tồn trữ

chất thải rắn tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm.- Phân tích, tính toán khối lượng công việc cần kiềm tra;- Phát hiện sự cố, xử lý sự cố tại nhà máy;- Sắp xếp, bố trí hồ sơ ngăn nắp, gọn gàng;- Sử dụng được các thông số phân tích đưa vào báo cáo;- Sử dụng được công cụ tiến hành xử lý kết quả phân tích khí thải- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm;- Tập hợp được các văn bản quy phạm pháp luật quy định quy chuẩn kiểm

soát mùi phát sinh trong tồn trữ chất thải rắn hiện hành phù hợp mô hình của công ty;

- Theo dõi, kiểm tra, vệ sinh máy móc, thiết bị thường xuyên;- Thiết kế được quy trình hoạt động của hệ thống phân loại chất thải rắn; - Thiết kế được quy trình hoạt động của hệ thống thu gom bàn giao cho đơn

vị thu gom chất thải rắn;- Thực hành được các công việc bảo dưỡng lưới lược/chắn rác;- Thực hiện được các bước lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết

bị trong hệ thống xử lý chất thải;- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng hệ thống thiết bị xử lý bùn và

bảo trì hố ga,

Page 412: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng hệ thống thu, gạt ván nổi;- Thực hiện được các quy định về kỹ thuật bảo đảm an toàn lao động cho

người, máy móc thiết bị trong quá trình lao động.- Thực hiện được công việc bàn giao cho đơn vị thu gom chất thải rắn; - Thực hiện được công việc dán nhãn, lưu trữ chất thải rắn; - Thực hiện được lấy mẫu kiểm soát mùi phát sinh trong tồn trữ chất thải

rắn đem phân tích;- Tính toán, phân tích được các số liệu;- Tổ chức được quy trình bảo dưỡng hệ thống điện cơ bản trong hệ thống

xử lý nước thải;- Vận dụng được các quy định, quy phạm an toàn lao động vào kiểm tra- Vận hành được hệ thống xử lý nước thải;- Vận hành hệ thống điện, điện tự động, máy phát điện dự phòng trong nhà

máy xử lý nước thải;- Vận hành và điểu chỉnh trạng thái hoạt động tối ưu của máy móc, thiết bị

trong nhà máy;- Xác định được chính xác vị trí xảy ra sự cố và nguyên nhân gây ra sự cố;- Xây dựng được biểu mẫu phù hợp cho từng mục đích của phòng thí

nghiệm như: biểu mẫu phân tích, biểu mẫu ghi kết quả, biểu mẫu đánh giá,...;- Xây dựng được các biện pháp bảo vệ khi gặp sự cố về lưu lượng và nồng

độ;4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm- Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin;- Tự chủ trong làm việc theo tổ, nhóm và có khả năng làm việc độc lập

trong một số trường hợp khi thực hiện công việc; - Chịu trách nhiệm chủ yếu đối với kết quả công việc, sản phẩm bản thân

làm ra.5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệpSau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí

việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Xử lý nước thải; - Quản lý và xử lý khí thải; - Quản lý chất thải rắn; - Phân tích chất thải; - Bảo dưỡng hệ thống xứ lý chất thải;

Page 413: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Kiểm tra giám sát quá trình vận hành.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ- Chương trình được xây dựng theo trật tự logic từ trung cấp lên cao đẳng,

do đó tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành các bậc học thấp sẽ được liên thông lên các bậc học cao hơn.

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Page 414: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP1. Giới thiệu chung về ngành/nghề Xử lý chất thải trong sản xuất cao su trình độ trung cấp là ngành, nghề thực

hiện các công việc thuộc lĩnh vực môi trường như: Xử lý nước thải; quản lý và xử lý khí thải; quản lý chất thải rắn; bảo dưỡng hệ thống xứ lý chất thải; kiểm tra giám sát quá trình vận hành đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 3 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề xử lý chất thải trong sản xuất cao su làm việc ở các nhà máy xử lý chất thải trong sản xuất cao su tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất của các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cao su.

Để hành nghề, người học phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với công việc theo chức danh đảm nhiệm. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận; xây dựng ý thức và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.500 giờ (tương đương 59 tín chỉ).2. Kiến thức- Trình bày được nguyên lý hoạt động của thiết bị, máy móc trong nhà máy

xử lý nước thải;- Trình bày được quy trình vận hành, đo đạc, hiệu chuẩn máy móc, thiết bị

trong nhà máy xử lý nước thải;- Trình bày được quy trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện cơ bản; thường

xuyên; định kỳ trong hệ thống xử lý chất thải cao su;- Trình bày được cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của các công

trình xử lý nước thải cơ học, hoá học, hoá lý, sinh học, khử trùng, khử mùi;- Trình bày được các quy định về kỹ thuật bảo đảm an toàn lao động cho

người, máy móc thiết bị trong quá trình lao động.- Trình bày được các kỹ thuật chọn vị trí, thời điểm, thiết bị, dụng cụ và

quy trình thực hiện lấy mẫu;- Tóm tắt được cách phân tích một số chỉ tiêu ô nhiễm khí thải tại hiện

trường; - Mô tả được các sự cố và phương pháp xử lý sự cố của thiết bị và công

nghệ thường gặp trong quá trình vận hành;- Mô tả cấu tạo của hệ thống phân loại; thu gom và xử lý sơ bộ; ban giao

chất thải rắn cho đơn vị thu gom;- Liệt kê được quy trình bàn giao ca làm việc; quy trình ghi nhật ký, báo

cáo công việc, tiến độ công việc được giao;- Liệt kê được các vật tư, dụng cụ cần thiết cho quá trình kiểm soát;

Page 415: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

- Liệt kê được các văn bản quy phạm pháp luật quy định quy chuẩn khí thải hiện hành;

- Hiểu được các biểu mẫu phục vụ quá trình kiểm tra, giám sát;- Áp dụng được quy chuẩn về môi trường cho từng loại chất thải;3. Kỹ năng- Vận hành được máy móc, thiết bị trong nhà máy xử lý nước thải;- Thực hiện được công việc đo đạc, hiệu chuẩn máy móc, thiết bị trong nhà

máy xử lý nước thải;- Thực hiện được các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện cơ bản;

thường xuyên; định kỳ trong hệ thống xử lý chất thải cao su;- Vận hành được các công trình xử lý nước thải cơ học, hoá học, hoá lý,

sinh học, khử trùng, khử mùi;- Áp dụng được các quy định về kỹ thuật bảo đảm an toàn lao động cho

người, máy móc thiết bị trong quá trình lao động.- Lựa chọn được vị trí, thời điểm, thiết bị, dụng cụ và quy trình thực hiện

lấy mẫu; lưu mẫu và bảo quản mẫu;- Thực hiện đo được một số chỉ tiêu ô nhiễm khí thải tại hiện trường; - Nhận định được các sự cố và xử lý sự cố của thiết bị và công nghệ thường

gặp trong quá trình vận hành;- Vận hành được hệ thống phân loại; thu gom và xử lý sơ bộ; ban giao chất

thải rắn cho đơn vị thu gom;- Ghi chép được nhật ký, báo cáo công việc, tiến độ công việc được giao;- Lựa chọn được các vật tư, dụng cụ cần thiết cho quá trình kiểm soát;- Đọc hiểu được các văn bản quy phạm pháp luật quy định quy chuẩn khí

thải hiện hành;- Áp dụng được các biểu mẫu phục vụ quá trình kiểm tra, giám sát;- Áp dụng được quy chuẩn về môi trường cho từng loại chất thải;

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề

phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;- Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách

nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện

của các thành viên trong nhóm.

Page 416: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp5.1. Vị trí công tácSau khi tốt nghiệp trung cấp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại

các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Xử lý nước thải; - Quản lý và xử lý khí thải; - Quản lý chất thải rắn; - Bảo dưỡng hệ thống xứ lý chất thải; - Kiểm tra giám sát quá trình vận hành.5.2. Nơi làm việc- Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị

trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:- Vận hành nhà máy xử lý nước thải cao su; - Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải cao su; 6. Khả năng học tập, nâng cao trình độChương trình được xây dựng theo trật tự logic từ trung cấp lên cao đẳng,

do đó tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành các bậc học thấp sẽ được liên thông lên các bậc học cao hơn.

Page 417: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

89.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG SẢN XUẤT THÉP

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

Page 418: datafile.chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCông nghệ Mạ trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc

90.

QUY ĐỊNHKHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ

NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH, NGHỀ: XỬ LÝ RÁC THẢI

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

B – TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP