27
GHÉP KÊNH QUANG PHÂN CHIA THEO THỜI GIAN 1. Tổng quan về hệ thống ghép kênh phân chia theo thời gian OTDM Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin quang đã đạt được những thành tựu rất to lớn trong đó phải kể đến kỹ thuật ghép kênh quang, nó thực hiện việc ghép các tín hiệu ánh sáng để truyền trên sợi quang nhằm tăng dung lượng kênh truyền và tạo ra các tuyến thông tin có tốc độ cao. Việc xây dựng các hệ thống thông tin quang tốc độ cao trên 10Gbit/s TDM cho mỗi luồng đơn kênh quang gặp khó khăn trong việc phát triển các thành phần thiết bị điện tử ở tốc độ 20Gbit/s và 40Gbit/s do sự hạn chế của các mạch điện tử trong việc nâng cao tốc độ truyền dẫn và bản thân các mạch điện tử không đảm bảo được việc đáp ứng xung tín hiệu cực kỳ hẹp cùng với nó là chi phí cao. Kỹ thuật ghép kênh quang theo thời gian (OTDM – Optical Time Division Multiplexing) ra đời đã khắc phục được những hạn chế trên bởi vì quá trình ghép các luồng tín hiệu quang thành các luồng tín hiệu có tốc độ cao hơn không thông qua một quá trình biến đổi nào về điện. Sự phát triển của chúng đòi hỏi nhiều loại bộ phát và thu quang mới sử dụng kỹ thuật ghép tách kênh toàn quang. Nhờ công nghệ OTDM mà có thể xây dựng được các hệ thống tốc độ cao tới hàng trăm Gbit/s đến trên 1Tbit/s. Hơn nữa, OTDM ra đời thích hợp với công nghệ truyền dẫn SDH. Kỹ thuật SDH sẽ ghép các kênh để tạo ra các

kdientu.duytan.edu.vnkdientu.duytan.edu.vn/media/50299/soi-quang.docx · Web viewGHÉP KÊNH QUANG PHÂN CHIA THEO THỜI GIAN 1. Tổng quan về hệ thống ghép kênh phân chia

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

GHÉP KÊNH QUANG PHÂN CHIA THEO THỜI GIAN

1. Tổng quan về hệ thống ghép kênh phân chia theo thời gian OTDM

Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin quang đã đạt được những

thành tựu rất to lớn trong đó phải kể đến kỹ thuật ghép kênh quang, nó thực hiện việc

ghép các tín hiệu ánh sáng để truyền trên sợi quang nhằm tăng dung lượng kênh

truyền và tạo ra các tuyến thông tin có tốc độ cao. Việc xây dựng các hệ thống thông

tin quang tốc độ cao trên 10Gbit/s TDM cho mỗi luồng đơn kênh quang gặp khó khăn

trong việc phát triển các thành phần thiết bị điện tử ở tốc độ 20Gbit/s và 40Gbit/s do

sự hạn chế của các mạch điện tử trong việc nâng cao tốc độ truyền dẫn và bản thân các

mạch điện tử không đảm bảo được việc đáp ứng xung tín hiệu cực kỳ hẹp cùng với nó

là chi phí cao. Kỹ thuật ghép kênh quang theo thời gian (OTDM – Optical Time

Division Multiplexing) ra đời đã khắc phục được những hạn chế trên bởi vì quá trình

ghép các luồng tín hiệu quang thành các luồng tín hiệu có tốc độ cao hơn không thông

qua một quá trình biến đổi nào về điện. Sự phát triển của chúng đòi hỏi nhiều loại bộ

phát và thu quang mới sử dụng kỹ thuật ghép tách kênh toàn quang. Nhờ công nghệ

OTDM mà có thể xây dựng được các hệ thống tốc độ cao tới hàng trăm Gbit/s đến

trên 1Tbit/s.

Hơn nữa, OTDM ra đời thích hợp với công nghệ truyền dẫn SDH. Kỹ thuật

SDH sẽ ghép các kênh để tạo ra các luồng tín hiệu quang, còn OTDM sẽ thực hiện

việc ghép các luồng quang này để tạo ra các tuyến truyền dẫn có dung lượng cao.

1.1. Nguyên lý ghép kênh trong hệ thống OTDM

Quá trình ghép kênh trong hệ thống truyền dẫn quang sử dụng kỹ thuật ghép

kênh quang theo thời gian OTDM, chuỗi xung quang hẹp được phát ra từ nguồn laser

thích hợp. Các tín hiệu này có thể đưa vào và khuếch đại để nâng mức tín hiệu đủ lớn

đáp ứng được yêu cầu, nếu cần thiết. Sau đó được chia thành N luồng, mỗi luồng sẽ

đưa vào điều chế nhờ các bộ điều chế ngoài với tín hiệu nhánh tốc độ BGbit/s. Để

thực hiện ghép các tín hiệu quang này với nhau, các tín hiệu nhánh phải được đưa qua

bộ trễ quang. Tùy theo vị trí của từng kênh theo thời gian trong khung mà các độ trễ

này sẽ thực hiện trễ dịch các khe thời gian quang một cách tương ứng. Thời gian trễ là

một nửa chu kỳ của tín hiệu clock. Như vậy tín hiệu sau khi được ghép có tốc độ là

(NxB)Gbit/s. Sau khi được truyền trên đường truyền, các thiết bị tách kênh bên thu sẽ

thực hiện tách kênh và khôi phục xung clock và đưa ra ở từng kênh riêng rẽ tương ứng

với các kênh quang ở đầu vào bộ ghép phía phát.

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống thông tin quang sử dụng kỹ thuật OTDM ghép 4 kênh quang

1.2 Phát tín hiệu trong hệ thống OTDM

Hệ thống thông tin quang sử dụng kỹ thuật ghép kênh OTDM áp dùng hai kỹ

thuật phát tín hiệu chủ yếu sau:

Tạo luồng số liệu quang số RZ thông qua việc xử lý quang luồng NRZ.

Dựa vào việc điều chế ngoài của các xung quang.

Trong kỹ thuật tạo luồng số liệu quang số RZ thông qua việc xử lý quang luồng

NRZ, từ luồng NRZ ta thực hiện biến đổi chúng để đưa về dạng tín hiệu RZ bằng cách

cho luồng tín hiệu NRZ qua phần tử xử lý quang có đặc tính chuyển đổi phù hợp. Quá

trình biến đổi ánh sáng liên tục (CW) thàng các xung dựa vào bộ khuếch đại điện –

quang. Đầu vào CW là luồng tín hiệu quang NRZ và thường thì mỗi luồng NRZ yêu

cầu một phân tử xử lý riêng. Nhưng với các hệ thống tiên tiến hơn sẽ cho phép đồng

thời thực hiện cả biến đổi và xen quang NRZ thành NZ nhờ một thiết bị chuyển mạch

tích cực điện – quang 2x2. Vì vậy, chùm tín hiệu ban đầu NRZ tốc độ B Gbit/s sẽ

43214321

Kênh 4

Kênh 3

Kênh 2Kênh 1

Sợi quang

Trễ quang

Tín hiệu

Kênh

Bộ tách kênh

Khối phát clock

KĐquang

Bộ ghép quang

Bộ điều chế

Bộ điều chế

Bộ điều chế

Bộ điều chế

Bộ chia

quang

KĐquang

Nguồn phát

quang

Thời gianThời gian

được lấy mẫu nhờ bộ điều chế Mach-Zehnder, bộ điều chế này được điều khiển với

một sóng hình sin với tần số B GHz và được làm bằng biên độ cho đến giá trị điện áp

chuyển mạch. Tín hiệu quang số này sẽ được biến đổi thành dạng RZ ở tốc độ B

Gbit/s với độ rộng xung bằng nửa chu kỳ bit và việc này nhằm mục đích tạo ra một

khoảng để xen vào một luồng tín hiệu dạng RZ thứ hai. Việc xen kênh thứ hai được

thực hiện nhờ bộ ghép.

Công nghệ nguồn phát quang trong ghép kênh cũng được lưu ý, đó là các Laser

có thể phát xung rất hẹp ở tố độ cao và đầu ra của nguồn là các bộ chia quang thụ

động, các bộ điều chế ngoài và tiếp đó là các bộ trễ thời gian, các bộ tái hợp vẫn sử

dụng coupler. Các sản phẩm của phía phát OTDM được phát hầu như dựa vào công

nghệ tổ hợp mạch lai ghép và điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành

nghiên cứu.

Đối với hệ thống sử dụng kĩ thuật OTDM, khi lựa chọn tuyến quang cho hệ

thống ta cần quan tâm đến tỉ lệ “đánh điểm-khoảng trống” và nó tùy thuộc vào mức độ

ghép kênh đặt ra. Trong hệ thống OTDM 4 kênh, tỷ lệ “đánh điểm-khoảng trống” lớn

hơn đối với nguồn phát xung quanh. Khi tuyến truyền dẫn rất xa thì tỉ lệ này sẽ yêu

cầu cao hơn. Các nguồn phát xung phù hợp với hệ thống OTDM đang được sử dụng

rộng rãi:

Các laser hốc cộng hưởng ngoài gõ mode 4x5Gbit/s.

Các laser DFB chuyển mạch khuếch đại 8x6Gbit/s.

Các laser vòng sợi khóa mode 4x10Gbit/s và 16x6.25Gbit/s.

Các nguồn phát liên tục 16x6.25Gbit/s.

Nguồn phát liên tục 16x6.2Gbit/s là một công cụ thực hiện linh hoạt dựa trên

sự mở rộng quang phổ bằng cách truyền những xung năng lượng cao trên dây cáp

quang.

2. Giải ghép và xen rẽ kênh trong hệ thống OTDM

2.1 Giải ghép

Khi xem xét các hệ thống thông tin quang sử dụng công nghệ OTDM, người ta

quan tâm đến việc ghép và giải ghép trong vùng thời gian quang. Với hệ thống thông

tin quang có cấu hình điểm-điểm thì công việc giải ghép ở phía thu là việc tách hoàn

toàn các kênh quang tương ứng đã được phát ở đầu phát. Nhưng đối với mạng thông

tin quang sử dụng kĩ thuật OTDM thì việc giải ghép ở phía thu không chỉ đơn thuần là

tách các kênh quang mà còn thực hiện việc xen và rẽ kênh từ luồng truyền dẫn.

Đối với các bộ giải ghép kênh cần phải xem xét các thông số cơ bản về tách

kênh kể cả tỷ số phân biệt quang, suy hao quang, suy hao xen và mặt cắt cửa sổ

chuyển mạch có thể đạt được. Tỷ số phân biệt có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ xuyên

âm.

EX = 10log10 A/B

Với A: Mức công suất quang trung bình ở mức logic 1.

B: Mức công suất quang trung bình ở mức logic O.

Ngoài ra, xuyên kênh cũng sẽ bị tăng do sự phủ chờm giữa các kênh lân cận

với nhau tạo thành cửa sổ chuyển mạch. Và kết quả là độ rộng của cửa sổ chuyển

mạch sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tố độ đường truyền do đó ta phải đặt ra các yêu

cầu về độ rộng xung tín hiệu sau khi truyền dẫn để giảm nhỏ xuyên kênh.

Loại chuyển mạch Tín hiệu điều khiểnCác đặc tính và cửa sổ

chuyển mạch nhỏ nhất

Bộ điều chế Niobate

ghép tầngSóng điện hình sin 40>10Gbit/s cửa sổ 19ps

Bộ điều khiển băng rộng Sóng điện hai tần số40>10Gbit/s cửa sổ 22ps,

rẽ và xen kênh

Bộ điều khiển điện hấp

thụSóng điện hình sin

Không nhạy cảm phân

cực 40>10Gbit/s, cửa sổ

10ps

Quang Kerr Xung quang40Gbit/s, 5Gbit/s

100>6,25Gbit

Trộn sóng: sợi Xung quang 40>20Gbit/s

Gương vòng: sợi Xung quang

100>6,25Gbit/s, cửa sổ

6ps

Rẽ và xen kênh

Trộn sóng: bán dẫn Xung quang40Gbit/s*10Gbit/s

20>5Gbit/s

Quang Kerr: bán dẫn Xung quang 20>19Gbit/s

Gương vòng: bán dẫn Xung quang40>10Gbit/s

250>1Gbit/s cửa sổ 4ps.

Bảng 1.1. Bảng tóm tắt các phương pháp ghép kênh OTDM

Có hai loại sơ đồ giải ghép chính là điều khiển điện và điều khiển quang. Trong

thời gian đầu, cơ bản tập trung vào hướng sử dụng các bộ điều chế Mach-Zehnder

Lithium Niobate, nó cho phép khai thác đáp ứng hình sin để giải ghép bốn lần tốc độ

tín hiệu cơ bản. Nhưng gần đây, người ta lại quan tâm đến việc ứng dụng các công

nghệ xử lý quang hoàn toàn cho giải ghép với các đặc tính nổi bật sau:

Cho phép thỏa mãn về các mức độ giải ghép kênh.

Lấy được kênh, truy cập đến các kênh đang truyền để thực hiện việc xen và rẽ

kênh.

Các cửa sổ chuyển mạch có các ưu điểm nổi bật cho hệ thống OTDM, điều này

cho phép sử dụng các xung tín hiệu rộng hơn trước khi các kênh kề nhau gây ra xuyên

kênh.

Hiệu ứng Kerr là hiệu ứng mà trong đó đặc tính phân cực của sợi quang phụ

thuộc vào sự đồng nhất theo hình trụ của chỉ số chiết suất. Sự ảnh hưởng của hiệu ứng

phi tuyến lên sự đồng nhất này và các hiệu ứng truyền dẫn xảy ra sau đó thường được

gọi chung là hiệu ứng Kerr.

Hình 1.2. Nguyên lý của bộ ghép kênh thời gian (DEMUX) sử dụng chuyển mạch

phân cực quang

2.2. Xen rẽ kênh

Tín hiệu đến bộ chia 3dB chia ra giữa các nhánh của gương vòng. Sau khi lan

truyền vòng quanh vài km sợi trong vòng thì hai chuỗi xung sẽ giao thoa, tái hợp với

nhau và được phản xạ từ gương vòng dưới các điều kiện tương thích. Chu trình hoạt

động cơ bản này là động và tuyến tính. Tuy nhiên, nếu có chuỗi xung clock công suất

cao hơn được đưa vào vòng mà trùng hợp với tín hiệu số nhưng chỉ lan truyền theo

một hướng thì các xung clock sẽ biến đổi chỉ số chiết suất của lõi sợi. Việc điều chế

ngang pha vừa đủ đã có thể có trong các xung tín hiệu để tạo ra các xung phù hợp

được chuyển mạch qua phía tín hiệu để tạo ra các xung phù hợp được chuyển mạch

qua phía đối diện của gương vòng. Kết quả là tín hiệu cần thiết lấy ra ở nút được thiết

bị phản xạ trong khi đó các kênh còn lại sẽ đi qua và tái hợp tại chỗ với tín hiệu được

phát cho hướng truyền dẫn phia trước cửa sổ chuyển mạch của thiết bị và của sổ này

được xác định không chỉ bằng dạng của các xung điều khiển mà còn bằng cả các vận

tốc tương đối của các tín hiệu và xung điều khiển một cách đối xứng ở hai phía của

tán

sắc sợi bằng không mà cửa sổ chuyển mạch sẽ thu được từ các xung tín hiệu và điều

khiển là tương hợp về vận tốc.

Các gương vòng phi tuyến (NOLM: Nonlinear Loop Mirror) cũng có thể được

cấu trúc từ thiết bị Laser bán dẫn thay cho sợi trong một số trường hợp.

Nhược điểm chính của NOLM là do độ dài của sợi (khoảng 10km ), mà cần

phải lựa cho việc tán sắc bằng không và bước sóng tín hiệu điều khiển để đạt được cửa

sổ chuyển mạch hợp lý.

2.3 Đồng bộ quang trong hệ thống OTDM

Hình 1.3. Cấu hình PLL quang để trích lấy clock

Kĩ thuật tách lấy tín hịệu clock là một quá trình không thể thiếu được để tạo ra

tín hiệu định thời với tốc độ của tín hiệu là một quá trình không thể thiếu khi thực hiện

xử lý các tín hiệu PCM tốc độ cao. Trong các hệ thống thông tin quang hiện nay đang

khai thác, việc trích lấy thời gian được thực hiện trên các mạch khóa pha PLL điện

(phase-locked-loop) sau khi tín hiệu quang thu được biến đổi thành tín hiệu điện thì

các thiệt bị truyền dẫn như các thiết bị đầu cuối quang, thiết bị xen kẽ kênh và cả các

trạm lắp đều có PLL. Việc trích lấy xung clock đòi hỏi một cách chính xác.

Các mạch PLL điện chỉ đáp ứng đươc các hệ thống truyền dẫn với tốc độ bít

nhỏ, khi tốc độ truyền dẫn tăng lên thì chúng không còn phù hợp nữa. Nó sẽ bị hạn

chế vì băng tần của các bộ biến đổi quang_điện và mạch điện tử không đáp ứng kịp.

Đối với các hệ thống OTDM tốc độ làm việc rất cao và tính chất quang hóa của các hệ

f0

f0+∆f∆f

∆f

f0+∆f

Bước sóng λ2

λ1+ λ2Bước sóng λ1

Phát tín hiệu clock

quang

E/OVCOBộ so pha

Bộ thu quang và

lặpBộ lọc quang

LDATín hiệu quang tới

Bước sóng λ2

Tín hiệu clock ra

thống này thể hiện rất rõ cho nên cấn phải xử dụng việc tách tín hiệu clock dựa trên

công nghệ quang. Các mạch PLL đã đáp ứng được tốc độ cực nhanh của tín hiệu trên

hệ thống OTDM cũng như các hệ thống thông tin tốc độ cao khác.

Trong cấu hình mạch PLL quang, bộ khuếch đại Laser LDA có chức năng như

một mạch kết hợp ngang quang có tốc độ cực nhanh. Khi có cả tín hiệu quang và xung

từ clock đi tới, bộ khuếch đại LDA sẽ kết hợp hai tín hiệu này và cho ra tín hiệu tần số

thấp có chứa thành phần ∆f với ∆f là sự lệch tần số của hai tín hiệu này, sau đó tổ hợp

tín hiệu này được tách sóng và lọc để tạo ra tín hiệu ∆f tương ứng với tín hiệu nội so

sánh. Dịch pha này được kiểm tra bởi mạch so pha, kết quả so pha sẽ được đưa vào bộ

dao động điều khiển điện áp VCO để phát ra tần số f0 . Máy phát tín hiệu quang sẽ

biến đổi tín hiệu điện có tần số f0 +∆f thành tín hiệu quang tương ứng. Tín hiệu clock

quang sẽ được lấy ra từ bộ biến đổi điện – quang E/O và cấp vào thiết bị giải ghép

quang trong hệ thống OTDM.

3. Đặc tính truyền dẫn của OTDM

Do ánh sáng truyền trong sợi quang bị giải rộng ra do sự tán sắc của sợi quang,

trong khi đó các hệ thống thông tin quang sử dụng kỹ thuật OTDM hoạt động với tốc

độ rất cao, điều đó đòi hỏi các xung phát ra phải rất ngắn. Ta có thể đưa truyền dẫn

Soliton và hệ thống để khắc phục vấn đề tán sắc. Tuy vậy, vẫn phải quan tâm tới vấn

đề xung cực hẹp. Giả sử các bộ khuếch đại quang thường được sử dụng để tăng các

mức tín hiệu dọc theo tuyến thông tin quang khi cần.

Trong truyền dẫn tuyến tính tín hiệu RZ trên sợi có tán sắc, vấn đề bù cho hệ

thống theo nghĩa bù trừ tán sắc chỉ thiết lập cho các xung tín hiệu bị mất năng lượng

vào các khe thời gian lân cận. Tuy vậy, một khi điều này xảy ra thì hệ thống bị suy

giảm nhanh nên để tăng cực đại khoảng cách truyền dẫn thì phải đưa các hệ thống

truyền dẫn OTDM và các tuyến của tán sắc tiến tới không. Giải pháp đầu tiên là

nguồn phát phải làm việc tại bước sóng gần với bước sóng của tán sắc sợi bằng không

và điều này rất khó thực hiện bởi giảm công suất tín hiệu để tránh dãn xung cần thiết

nhưng điều này có thể làm cho đặc tính của hệ thống bị giới hạn do tỉ lệ S/N. Giải

pháp thứ hai là các kỹ thuật điều tiết tán sắc ánh sáng có thể được sử dụng để duy trì

hình thức truyền dẫn tuyến tính của tuyến.

Hệ thống sử dụng các bộ phát OTDM trong truyền dẫn số phi tuyến có ưu điểm

lớn. Các dạng xung ngắn phù hợp với truyền dẫn Soliton để khắc phục tán sắc của sợi

dẫn quang. Với hệ thống Soliton thì khoảng lặp của hệ thống OTDM phi tuyến có thể

được tăng lên rất lớn bằng cách thực hiện kỹ thuật điều khiển Soliton, thông qua việc

sử dụng các bộ lọc dẫn hoặc định thời tích cực. Các bộ lọc dẫn rất thuận lợi khi áp

dụng vào môi trường có hiệu ứng Gordon-Haus gây ra Jitter, còn lại việc định lại thời

gian tích cực sẽ loại bỏ Jitter đối với bất kì một cơ chế hoạt động nào. Nhờ các công

nghệ này người ta có thể thực hiện một trạm lặp bao gồm khối khôi phục clock điện

để điều khiển thiết bị điện-quang hoặc quang hoàn toàn nhằm đưa ra dịch pha.

4. Bộ khuếch đại sợi quang pha trộn ERBIUM (EDFA)

4.1 Các cấu trúc EDFA

Hình 1.4. Cấu trúc tổng quát của một bộ khuếch đại EDFA

Cấu trúc của một bộ khuếch đại quang sợi pha trộn Erbium EDFA (Erbium-

Doped Fiber Amplifier) được minh họa trên hình 1.4. Trong đó bao gồm:

         Sợi quang pha ion đất hiếm Erbium EDF (Erbium-Doped Fiber): là nơi xảy ra

quá trình khuếch đại (vùng tích cực) của EDFA. Cấu tạo của sợi quang pha ion Er3+

được minh họa như hình 1.5.

Er3+ Doped Fiber IsolatorIsolator

LASER bơm

Coupler

Hình 1.5. Mặt cắt ngang của một sợi quang ion Erbium

Trong đó, vùng lõi trung tâm (có đường kính từ 3 -6 μm) của EDF được pha

trộn ion Er3+ là nơi có cường độ sóng bơm và tín hiệu cao nhất. Việc pha các ion Er3+

trong vùng này cung cấp sự chồng lắp của năng lượng bơm và tín hiệu với các ion

Erbium lớn nhất dẫn đến sự khuếch đại tốt hơn.

Lớp bọc (Cladding) có chiết suất thấp hơn bao quanh vùng lõi.

Lớp phủ (Coating) bảo vệ bao quanh sợi quang tạo bán kính sợi quang tổng

cộng là 250 μm. Lớp phủ này có chiết suất lớn hơn so với lớp bọc dùng để loại bỏ bất

kỳ ánh sáng không mong muốn nào lan truyền trong sợi quang.

Nếu không kể đến chất pha Erbium, cấu trúc EDF giống như sợi đơn mode

chuẩn trong viễn thông. Ngoài ra, EDF còn được chế tạo bằng các bằng các loại vật

liệu khác như sợi thủy tinh flouride (Flouride-Based Glass Fiber) hoặc sợi quang thủy

tinh đa vật liệu (Multicomponent Glass Fiber). 

Laser bơm (Pumping Laser): cung cấp năng lượng ánh sáng để tạo ra trạng thái

nghịch đảo nồng độ trong vùng tích cực. Laser bơm phát ra ánh sáng có bước sóng

980nm hoặc 1480nm.

WDM Coupler: Ghép tín hiệu quang cần khuếch đại và ánh sáng từ laser bơm

vào trong sợi quang. Loại coupler được sử dụng là WDM coupler cho phép ghép các

tín hiệu có bước sóng 980/1550nm hoặc 1480/1550nm.

Bộ cách ly quang (Optical Isolator): ngăn không cho tín hiệu quang được

khuếch đại phản xạ ngược về phía đầu phát hoặc các tín hiệu quang trên đường phản

xạ ngược về EDFA.

4.2. Lý thuyết khuếch đại trong EDFA

        a) Giản đồ phân bố năng luợng của Er3+

Hình 1.6. Giản đồ năng lượng của ion Er3+

Giản đồ phân bố năng lượng của Er3+ trong sợi silica được minh họa trong hình

1.6. Theo đó, các ion Er3+ có thể tồn tại ở nhiều vùng năng lượng khác nhau được ký

hiệu: 4I15/2, 4I13/2, 4I11/2, 4I9/2, 4F9/2, 4S9/2, 4H11/2.

Trong đó:

Vùng 4I15/2 có mức năng lượng thấp nhất, được gọi là vùng nền (ground-state

band). Vùng 4I13/2 được gọi là vùng giả bền (mestable band) vì các ion Er3+ có thời

gian sống (lifetime) tại vùng này lâu (khoảng 10ms) trước khi chuyển xuống vùng

nền. Thời gian sống này thay đổi tùy theo loại tạp chất được pha trong lõi của EDFA.

Vùng 4I11/2, 4I9/2, 4F9/2, 4S9/2, 4H11/2 là các vùng năng lượng cao, được

gọi là vùng kích thích hay vùng bơm (Pumping Band). Thời gian các ion Er3+ có

trạng thái năng lượng trong các vùng này rất ngắn (khoảng 1 μs).

Sự chuyển đổi năng lượng của các ion Er3+ có thể xảy ra trong các trường hợp

sau:

Khi các ion Er3+ ở vùng nền nhận một mức năng lượng bằng độ chênh lệch

năng lượng giữa vùng nền và vùng năng lượng cao hơn, chúng sẽ chuyển lên vùng có

mức năng lượng cao hơn (sự hấp thụ năng lượng). Khi các ion Er3+ chuyển từ các

vùng năng lượng cao xuống vùng năng lượng thấp hơn sẽ xảy ra hai trường hợp sau:

Phân rã không bức xạ (Nonradiative Decay): năng lượng được giải phóng dưới

dạng photon tạo ra sự dao động phân tử trong sợi quang.

Phát xạ ánh sáng (Radiation): năng lượng được giải phóng dưới dạng photon.

Độ chênh lệch năng lượng giữa vùng giả bền (4I13/2) và vùng nền (4I15/2) [1]:

+) 0.775eV (tương ứng với năng lượng của photon có bước sóng 1600nm) tính

từ đáy vùng giả bền đến đỉnh của vùng nền. 

+) 0.814eV (1527 nm) tính từ đáy vùng giả bền đến đáy của vùng nền.

+) 0.841 eV (1477nm) tính từ đỉnh vùng giả bền đến đáy của vùng nền.

Hình 1.7. Phổ hấp thụ và phổ độ lợi

Mật độ phân bố năng lượng của các ion Er3+ trong vùng giả bền không đều

nhau: các ion Er3+ có khuynh hướng tập trung nhiều ở các mức năng lượng thấp. Điều

này dẫn đến khả năng hấp thụ và phát xạ photon của ion Erbium thay đổi theo bước

sóng. Phổ hấp thụ (Absortion Spectrum) và phổ độ lợi (Gain Spectrum) của EDFA có

lõi pha Ge được biểu diễn trên hình 1.7.

b. Nguyên lý hoạt động của EDFA

Nguyên lý khuếch đại của EDFA được dựa trên hiện tượng phát xạ kích thích.

Quá trình khuếch đại tín hiệu quang trong EDFA có thể được thực hiện theo các bước

như hình 2.13. Khi sử dụng nguồn bơm laser 980nm, các ion Er3+ ở vùng nền sẽ hấp

thụ năng lượng từ các photon (có năng lượng Ephoton =1.27eV) và chuyển lên trạng

thái năng lượng cao hơn  ở vùng bơm (pumping band) (1)

Tại vùng bơm, các ion Er3+ phân rã không bức xạ rất nhanh (khoảng 1μs) và

chuyển xuống vùng giả bền (2).

Khi sử dụng nguồn bơm laser 1480nm, các ion Er3+ ở vùng nền sẽ hấp thụ

năng lượng từ các photon (có năng lượng Ephoton =0.841eV) và chuyển sang trạng

thái năng lượng cao hơn ở đỉnh của vùng giả bền (3).

Hình 1.8. Quá trình khuếch đại tín hiệu xảy ra với 2 bước sóng bơm

980nm và 1480nm.

Các ion Er3+ trong vùng giả bền luôn có khuynh hướng chuyển xuống vùng

năng lượng thấp (vùng có mật độ điện tử cao) (4).

Sau khoảng thời gian sống (khoảng 10ms), nếu không được kích thích bởi các

photon có năng lượng thích hợp (phát xạ kích thích) các ion Er3+ sẽ chuyển sang

trạng thái năng lượng thấp hơn ở vùng nền và phát xạ ra photon (phát xạ tự phát) .

Khi cho tín hiệu ánh sáng đi vào EDFA, sẽ xảy ra đồng thời hai hiện tượng sau:

Các photon tín hiệu bị hấp thụ bởi các ion Er3+ ở vùng nền .

Tín hiệu ánh sáng bị suy hao, các photon tín hiệu kích thích các ion Er3+ ở

vùng giả bền (7).

Hiện tượng phát xạ kích thích xảy ra. Khi đó, các ion Er3+  bị kích thích sẽ

chuyển trạng thái năng lượng từ mức năng lượng cao ở vùng giả bền xuống mức năng

lượng thấp ở vùng nền và phát xạ ra photon mới có cùng hướng truyền, cùng phân

cực, cùng pha và cùng bước sóng. Tín hiệu ánh sáng được khuếch đại. Độ rộng giữa

vùng giả bền và vùng nền cho phép sự phát xạ kích thích (khuếch đại) xảy ra trong

khoảng bước sóng 1530 nm – 1565nm.

Đây cũng là vùng bước sóng hoạt động của EDFA. Độ lợi khuếch đại giảm

nhanh chóng tại các bước sóng lớn hơn 1565 nm và bằng 0 dB tại bước sóng 1616nm.

4.3. Yêu cầu đối với nguồn bơm

a. Bước sóng bơm

Với các vùng năng lượng được nêu ở trên ánh sáng bơm có thể được sử dụng

tại các bước sóng khác nhau 650 nm (4F9/2), 800 nm (4I9/2), 980 nm (4I11/2), 1480

nm (4I13/2). Tuy nhiên, khi bước sóng bơm càng ngắn thì các ion Er3+ phải trải qua

nhiều giai đoạn chuyển đổi năng lượng trước khi trở về vùng nền và phát xạ ra photon

ánh sáng. Do đó, hiệu suất bơm không cao, năng lượng bơm sẽ bị hao phí qua việc tạo

ra các phonon thay vì photon. Vì vậy, trên thực tế, ánh sáng bơm sử dụng cho EDFA

chỉ được sử dụng tại hai bước sóng 980nm và 1480nm.            

Trong EDFA, điều kiện để có khuếch đại tín hiệu là đạt được sự nghịch đảo

nồng độ bằng cách sử dụng nguồn bơm để bơm các ion erbium lên trạng thái kích

thích. Có hai cách thực hiện quá trình này: bơm trực tiếp tại bước sóng 1480 nm hoặc

bơm gián tiếp ở bước sóng 980 nm.

Phương pháp bơm gián tiếp (bơm ở 980 nm): Trong trường hợp này,

ion Erbium liên tục được chuyển tiếp từ vùng năng lượng 4I15/2  thấp lên vùng năng

lượng cao 4I11/2, sau đó các ion sẽ phân rã xuống vùng 4I13/2 nhưng không phát xạ.

Từ vùng này, khi có ánh sáng kích thích thì các ion sẽ phát xạ bước sóng mong muốn

(từ 1550 đến 1600 nm) khi chuyển từ vùng năng lượng 4I13/2  xuống vùng 4I15/2.

Đây chính là hệ thống ba mức. Thời gian sống của ion Erbium ở mức 4I11/2 khoảng

1μs trong khi ở 4I13/2 thì tới 10ms. Với thời gian sống dài, vùng 4I15/2   được gọi là

vùng ổn định. Vì vậy, các ion được bơm lên mức cao, sau đó nhanh chóng rơi xuống

vùng 4I13/2 và tồn tại ở đó trong một khoảng thời gian tương đối dài tạo nên sự

nghịch đảo về nồng độ.

Với phương pháp bơm trực tiếp (1480 nm): các ion erbium chỉ hoạt động trong

hai vùng năng lượng 4I13/2 và 4I15/2. Đây là hệ thống 2 mức. Các ion Erbium liên

tục

được chuyển từ vùng năng lượng nền 4I15/2 lên vùng năng lượng kích thích

4I13/2 nhờ năng lượng bơm. Vì thời gian tồn tại ở mức này dài nên chúng tích lũy tại

đây tạo ra sự nghịch đảo nồng độ.

Nguồn bơm có hiệu quả cao ở cả hai bước sóng 980 và 1480 nm. Để có hệ số

khuếch đại hơn 20 dB thì chỉ cần tạo ra nguồn bơm có công suất nhỏ hơn 5 mW,

nhưng vẫn cần phải có nguồn bơm từ 10 đến 100 mW để đảm bảo cho công suất ra đủ

lớn.

Chỉ số nhiễu lượng tử giới hạn là 3 dB đạt được ở bước sóng 980 nm. Đối với

bước sóng 1480 nm thì chỉ số nhiễu là vào khoảng 4 dB vì tiết diện ngang phát xạ

tại1480 nm cao hơn tại 980 nm và sự bức xạ kích thích do nguồn bơm đã giới hạn sự

nghịch đảo tích luỹ tại 1480nm. Do đó, bước sóng bơm 980 nm được ứng dụng cho

các bộ khuếch đại tạp âm thấp.

Hệ số độ lợi tại bước sóng bơm 980 nm cao hơn tại 1480 nm tại cùng công suất

bơm. Do đó, để đạt được cùng một hệ số độ lợi thì công suất bơm tại 1480 nm phải

cao hơn tại 980 nm. Vì ông suất bơm ở 1480 nm lớn hơn nên công suất ngõ ra lớn

hơn, do đó bơm ở bước sóng 1480nm được ứng dụng cho các bộ khuếch đại công

suất. Ngoài ra, bước sóng bơm 1480 nm được truyền trong sợi quang với suy hao

thấp. Do đó, nguồn bơm laser có thể đặt xa bộ khuếch đại. Hiện nay, bơm bước sóng

1480nm được sử dụng rộng rãi hơn vì chúng sẵn có hơn và độ tin cậy cao hơn. Độ tin

cậy là đặc điểm quan trọng đối với laser bơm vì nó dùng để bơm cho khoảng cách dài

và để tránh làm nhiễu tín hiệu. Các thiết bị khuếch đại công suất đòi hỏi công suất

bơm cao nhất và độ ổn định của chúng là mấu chốt trong quá trình nghiên cứu phát

triển chúng. Nếu tăng được độ ổn định của laser có bước sóng 980 nm thì có thể

chúng sẽ được chọn làm nguồn bơm. Một số EDFA được bơm tại cả hai bước sóng để

tận dụng ưu điểm của cả hai bước sóng.

Bước sóng bơm 980nm 1480nm

Tính chất:

Độ lợi Cao hơn Thấp hơn

Độ lợi công suất bơm Thấp hơn Cao hơn

Suy hao công suất bơm Cao hơn Thấp hơn

Hệ số nhiễu Thấp hơn Cao hơn

Ứng dụng Tiền khuếch đại Khuếch đại công suất

Bảng 1.2. So sánh hai mức bơm 980nm và 1480nm

c. Công suất bơm

Công suất bơm càng lớn thì sẽ có nhiều ion Erbium bị kích thích để trao đổi

năng lượng với tín hiệu cần khuếch đại và sẽ làm cho hệ số khuếch đại tăng lên. Tuy

nhiên, hệ số khuếch đại không thể tăng mãi theo công suất bơm vì số lượng các ion

erbium được cấy vào sợi là có giới hạn. Ngoài ra, khi công suất bơm tăng lên thì hệ số

nhiễu sẽ giảm. Điều này sẽ được trình bày trong phần tính hệ số nhiễu của EDFA.

d. Hướng bơm

Bộ khuếch đại EDFA có thể được bơm theo ba cách:

Bơm thuận (Codirectional Pumping): nguồn bơm được bơm cùng chiều với

hướng truyền tín hiệu.

Bơm ngược (Counterdirectional Pumping): nguồn bơm được bơm ngược chiều

với hướng truyền tín hiệu.

Bơm hai chiều (Dual Pumping): sử dụng hai nguồn bơm và bơm được theo hai

chiều ngược nhau.

Hướng bơm thuận có ưu điểm nhiễu thấp vì nhiễu khá nhạy cảm với độ lợi mà

độ lợi tín hiệu cao nhất khi công suất tín hiệu vào thấp nhất. Trong khi đó, hướng bơm

ngược cung cấp công suất ra bão hoà cao nhưng có hệ số nhiễu cao hơn bơm thuận.

Do vậy, người ta đề nghị sử dụng cả hai laser bơm có bước sóng bơm khác

nhau. Việc bơm tại bước sóng 1480 nm thường được sử dụng theo chiều ngược với

hướng truyền tín hiệu và bơm tại 980 nm theo hướng thuận để sử dụng tốt nhất ưu

điểm của mỗi loại bơm. Bơm tại 1480 nm có hiệu suất lượng tử cao hơn nhưng có hệ

số nhiễu cao hơn, trong khi bơm tại bước sóng 980 nm có thể cung cấp một hệ số

nhiễu gần mức giới hạn lượng tử. Hệ số nhiễu thấp phù hợp cho các ứng dụng tiền

khuếch đại.

Một EDFA  được bơm bằng một nguồn bơm có thể cung cấp công suất  đầu ra

cực  đại khoảng +16 dBm trong vùng bão hoà hoặc hệ số nhiễu từ 5-6 dB trong vùng

tín hiệu nhỏ. Cả hai bước sóng bơm được sử dụng đồng thời có thể cung cấp công suất

đầu ra cao hơn. Một EDFA được bơm kép có thể cung cấp công suất ra tới +26 dBm

trong vùng công suất bơm cao nhất có thể đạt được. Hình 1.9 thể hiện một EDFA

được bơm kép. 

Giá trị các đặc tính của bộ khuếch đại EDFA được trình bày trong bảng 5.2.

Hình 1.9. Cấu hình bộ khuếch đại EDFA được bơm kép

4.4. Phổ khuếch đại

Phổ độ lợi của EDFA được trình bày trong hình 1.9 là tính chất quan trọng nhất

của EDFA khi xác định các kênh tín hiệu được khuếch đại trong hệ thống WDM.

Hình dạng của phổ khuếch đại phụ thuộc vào bản chất của sợi quang, loại tạp chất

(Ge, Al) và nồng độ tạp chất được pha trong lõi của sợi quang.

Hình 1.9 cho thấy phổ độ lợi của EDFA có lõi pha Ge khá rộng. Tuy nhiên,

phổ độ lợi này không bằng phẳng. Điều này sẽ dẫn đến việc hệ số khuếch đại khác

nhau đối với các bước sóng khác nhau. Nếu  độ lợi của các kênh tín hiệu không  đồng

nhất, nhất là sau khi qua nhiều tầng EDFA, sai số độ lợi này sẽ tích luỹ tuyến tính đến

mức khi tới đầu thu kênh bước sóng có độ lợi cao làm cho đầu vào máy thu quá tải.

Ngược lại, kênh tín hiệu có độ lợi nhỏ thì tỉ số SNR không đạt yêu cầu. Sự làm phẳng

độ lợi là cần thiết để loại bỏ sự khuếch đại méo các tín hiệu qua các EDFA đường

truyền ghép tầng.

Một số biện pháp được sử dụng để khắc phục sự không bằng phẳng của phổ độ

lợi:

Chọn lựa các bước sóng có độ lợi gần bằng nhau. WDM làm việc ở dải sóng

băng C (1530 – 1565 nm). Trong dải bước sóng này chọn 40 bước sóng làm bước

sóng công tác của WDM. Các bước sóng này có độ lợi gần bằng nhau.

Công nghệ cân bằng độ lợi: dùng bộ cân bằng (Equalizer) hấp thụ bớt công

suất ở bước sóng có độ lợi lớn và bộ khuếch đại để tăng công suất của bước sóng có

độ lợi nhỏ.

Thay đổi thành phần trộn trong sợi quang: dùng sợi quang trộn thêm nhôm,

photpho nhôm hay flo cùng với Erbium sẽ tạo nên bộ khuếch đại có băng tần được mở

rộng và phổ khuếch đại bằng phẳng hơn.

Ngoài ra, phổ độ lợi của EDFA còn phụ thuộc vào chiều dài của sợi EDF. Lý

do là vì trạng thái nghịch đảo nồng độ thay đổi dọc theo chiều dài của sợi quang khi

công suất bơm thay đổi. 

Bộ khuếch đại EDFA hoạt động ở băng C (1530-1565 nm). Tuy nhiên, độ lợi

của sợi pha tạp có đuôi trải rộng đến khoảng 1605 nm. Điều này kích thích sự phát

triển của các hệ thống hoạt động ở băng L từ 1565 đến 1625 nm. Nguyên lý hoạt động

của EDFA băng L giống như EDFA băng C. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong việc

thiết kế EDFA cho băng C và băng L. Các phần tử bên trong bộ khuếch đại quang như

bộ cách ly (isolator) và bộ ghép (coupler) phụ thuộc vào bước sóng nên chúng sẽ khác

nhau trong băng C và băng L. Sự so sánh các tính chất của EDFA trong băng C và

băng L được thể hiện trong bảng 1.3.

Tính chất Băng C Băng L

Độ lợi Cao hơn Nhỏ hơn khoảng 3 lần

Phổ độ lợi Ít bằng phẳng hơn Bằng phẳng hơn

Nhiễu ASE Thấp hơn Cao hơn

Bảng 1.3 trình bày cấu trúc của một bộ khuếch đại băng L làm bằng phẳng độ

lợi trong khoảng bước sóng 1570nm – 1610nm với thiết kế hai tầng.

Bảng 1.3. Bảng so sánh EDFA hoạt động trong băng C và L