73
1 새새새 새새새새 Tài Liệu Giáo Dục Gia Đình Mới 새새새새 Hội Thánh Muyngsung

tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

1

새가족 교육교재Tài Liệu Giáo Dục Gia Đình Mới

-베트남어(Tiếng Việt)-

명성교회Hội Thánh Muyngsung

Page 2: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

2

Bài Tín Điều Các Sứ  Đồ

Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, là Đấng dựng nên trời đất.

Tôi tin Giê-xu Christ là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời và Chúa chúng ta. Ngài được dựng thai bởi Thánh Linh, sanh bởi Nữ Đồng Trinh Mari, chịu thương khó dưới tay Bônxơ Philát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn; Ngài xuống âm phủ, đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại. Ngài thăng thiên, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha; từ đó Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết.

Tôi tin Thánh Linh, tôi tin Hội Thánh phổ thông, sự cảm thông của các Thánh Đồ, sự tha tội, sự sống lại của thân thể và sự sống đời đời. A-men.

Page 3: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

3

Lời Mở Đầu

Trong thời gian chúng ta sống trên đất này có nhiều điều rất quan trọng. Nhưng trong tất cả những điều đó thì việc tin cậy Đức Chúa Giêxu là việc quan trọng nhất. Chỉ có Đức Chúa Giêxu mới mang đến cho chúng ta sự sống đầy hy vọng và sự sống thật; Ngài đã chọn đời sống chúng ta, làm cuộc sống ấy trở nên sung túc và đầy ý nghĩa.

Việc tin Chúa Giêxu là quan trọng, nhưng việc tin cách đúng đắn là việc quan trọng hơn. Để tin Đức Chúa Giêxu cách phải lẽ thì phải biết chính xác Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, mọi sinh hoạt trong đời sống đều theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và vâng phục lời Ngài. Một toà nhà vững chải cần phải có nền móng chắc chắn, đời sống đức tin cũng giống như vậy. Nói cách khác, những ai có nền tảng hiểu biết căn bản tốt thì người ấy sẽ có đời sống đức tin vững vàng.

Giáo dục gia đình mới là chương trình giáo dục bằng Lời Chúa và sự cầu nguyện để giúp cho những vị mới bắt đầu đời sống đức tin tại Hội Thánh Muyngsung, và những vị từ nơi khác chuyển đến một nền tảng đức tin căn bản vững chắc.

Mong ước quý vị sẽ có đời sống đức tin mạnh mẽ với nền tảng đức tin căn bản vững chắc, rễ đức tin bén sâu vào Chúa sau khi học qua giáo trình giáo dục gia đình mới tại Hội Thánh Muyngsung.

Nguyện chúc quý vị được phần thưởng lớn trong Nước Đức Chúa Trời và được khen ngợi. Chúng tôi cầu nguyện ân điển và phước hạnh rất lớn của Đức Chúa Trời ở cùng quý vị, gia đình và nơi làm việc luôn luôn.

Muốn thật hết lòng

Mục Sư Kim Sam-whan

Page 4: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

Mục Lục

1. Đấng Cứu Thế Giêxu Christ

2. Hội Thánh Là Gì?

3. Kinh Thánh Lời của Đức Chúa Trời

4. Giới Thiệu về Hội Thánh & Sinh Hoạt trong Hội Thánh

<Phụ Lục>

Tài liệu giáo dục dành cho người cầu lễ Báptêm

4

Page 5: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

I. Đấng Cứu Thế Giêxu Christ

1-1. Đức Chúa Giêxu Christ

1. Đức Chúa Giêxu Christ là AI?

1) Ý nghĩa của tên(1) Giêxu: Giêhôva Đức Chúa Trời cứu rỗi nhân loại (Mathiơ 1:21)

(2) Christ: Đấng được xức dầu thánh (Mathiơ 1:16) với ba chức vụ Chức vụ Nhà Tiên Tri①

Chúa Giêxu là Lời của Đức Chúa Trời, Ngài bày tỏ con đường giúp toàn thể dân sự rời bỏ Đức Chúa Trời trở về cùng Đức Chúa Trời.

Chức vụ Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm②Chúa Giêxu đã vì chúng ta mà chết thay trên thập tự giá để dâng của tế lễ đời đời bằng chính thân

thể Ngài, và Ngài cũng là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm dâng của tế lễ ấy một lần đủ cho tất cả; Ngài giải quyết vấn đề tội lỗi của chúng ta. Ngài chính là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta (Hêbơrơ 10:12).

Chức vụ Vua③Chúa Giêxu là Vua tể tị chúng ta, là Đấng tận diệt công việc của satan, ma quỷ (Giăng 8:44)

(3) Chúa, ChủĐây là ngôn từ xuất phát từ việc Đấng có uy quyền tể trị trong toàn bộ lãnh địa, quốc gia (Chúa),

hay Đấng có toàn quyền trên mọi quyết định của đầy tớ (Chủ). Kinh Thánh xưng nhận một danh xưng của Đức Chúa Trời là Chúa, là Chủ.

2) Đức Chúa Giêxu là Đấng thế nào?

Đức Chúa Giêxu mang Nhân Tính và Thần Tính, Ngài là Đức Chúa Trời trọn vẹn cũng là Con người trọn vẹn.

(1) Đức Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời trọn vẹn (Thần Tính, Vere Deus)“Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được” (Côlôse 1:15)Vì vậy, những ai phủ nhận thần tính của Ngài, chỉ xem Ngài như là một giáo sư về phương diện

đạo đức hay nhà tôn giáo vĩ đại đều mắc phải sai phạm.Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo, bảo tồn, quan phòng, và tể trị trên muôn loài vạn vật (Sáng thế

ký 1:1; Thi thiên 103:19)

(2) Đức Chúa Giêxu là Con người trọn vẹn (Nhân Tính, Vere Homo)Trong thời gian tại thế gian thì Ngài cũng đã khóc (Giăng 11:35), đã mệt mõi (Luca 22:44), đã

đói, đã chịu đau khổ... Tức, Ngài đã kinh nghiệm cuộc sống của tất cả con người chúng ta. Nhưng có điều này Ngài khác biệt chúng ta là con người chúng ta hết thảy đều mang nguyên tội và kỷ tội; nhưng

5

Page 6: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

Ngài được hoài thai bởi Đức Thánh Linh nên Ngài hoàn toàn không vướng vào tội lỗi. (Luca 1:35).

(3) Đức Chúa Giêxu là Cứu Chúa của chúng taĐức Chúa Giêxu là Đấng vô tội, nhưng để cứu rỗi con người đầy tội lỗi này mà Ngài đã dâng

chính thân thể mình để chịu chết trên thập tự giá hầu cho gánh thay tất cả tội lỗi của con người chúng ta. Vì vậy, Đức Chúa Giêxu đã trở nên Cứu Chúa duy nhất và là Cứu Chúa của mỗi chúng ta (Hêbơrơ 9:28).

2. Những công việc Đức Chúa Giêxu đã làm (Đời sống của Chúa Giêxu)

1) Làm chứng về phúc âm Ngài giảng tin lành của Đức Chúa Trời, chữa lành mọi thứ bệnh tật, an ủi những người cô đơn,①

cứu giúp những người nghèo khổ (Mathiơ 4:23-25) Ngài không lánh xa những người có nhiều tội, nhưng đến gần làm bạn để giải cứu họ khỏi vũng②

bùn tội lỗi (Luca 5:30-32). Ban phước và dạy dỗ những con trẻ (Mác 10:13-16). Việc giảng dạy phúc âm chân lý của Chúa③

Giêxu là trước hết nghe lời của Ngài, nhận được đức tin và được cứu rỗi. Đức tin là điều nhận được bởi nghe Lời của Chúa (Rôma 10:17).

2) Vì tôi mà Ngài đã chết trên thập tự giáĐức Chúa Giêxu Con Đức Chúa Trời là Đấng vô tội đã mang thế tội lỗi của tôi, Ngài đã chịu

đóng đinh trên thập tự giá tại đồi Gôgôtha, đã đổ huyết ra và đã chết. Chúa đã “tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta khi chúng ta còn là người có tội, vì chúng ta mà Ngài đã chịu chết để cứu rỗi chúng ta” (Rôma 5:8). Ngài “đã gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, để cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi được sống cho sự công bình” (I Phierơ 2:24). Chúa đã sống đúng như lời chép về Ngài mà rằng: “Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mác 10:45).

Tại sao Đức Chúa Giêxu đã chịu chết trên thập tự giá? Trong I Phierơ 3:18 chép rằng: “Đấng Christ vì tội lỗi nhân loại đã chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho những kẻ không công bình để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời”. Không chỉ vậy thôi, Ngài còn hứa rằng hễ ai tin nhận Đức Chúa Giêxu đã làm như vậy thì “không bị phán xét” (Giăng 3:18) mà được sự cứu rỗi.

Vì vậy, “Nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (II Côrinhtô 5:17). Chúng ta trong khi sống trong đức tin chính xác như thế thì sẽ cảm tạ Ngài luôn.

3) Đức Chúa Giêxu đã phục sinh sau ba ngày chết và chôn

Khi Đức Chúa Giêxu chết trên thập tự giá thì các môn đồ của Ngài cùng đoàn dân đông theo Ngài rơi vào trong sự thất vọng, chán chường và đã tan rã, dường như công việc Ngài hoàn toàn kết thúc tại đó. Nhưng, theo đúng như lời tiên tri trong Kinh Thánh đã chép về Ngài (Thi thiên 16:10; Êsai 53:10; Đaniên 12:2) Đức Chúa Giêxu đã sống lại từ trong phần mộ. Vì thế, những môn đồ tản lạc của Ngài bắt đầu nhóm lại một chỗ, và Hội Thánh đã bắt đầu với sự ngự đến của Đức Thánh Linh là Đấng Đức Chúa Giêxu gởi đến (Công vụ các sứ dồ 2:29-32). Và “bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết đã

6

Page 7: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

bày tỏ rõ ràng Đức Chúa Giêxu là Con Đức Chúa Trời quyền phép” (Rôma 1:4). Hơn nữa, tất cả những ai tin Ngài thì Đấng Christ phục sinh sẽ cho người ấy cũng được phục sinh trong ngày Ngài trở lại (Êphêsô 1:19-20; II Côrinhtô 15:17-19). Kinh Thánh khẳng định “trong Ađam thì mọi người đều chết thể nào thì trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại” (I Côrinhtô 15:22).

4) Đức Chúa Giêxu thăng thiên

Sau khi phục sinh khải hoàn 40 ngày thì Đức Chúa Giêxu thăng thiên tại núi Ôlive, có rất nhiều (khoảng 500) môn đồ đã tận mắt xem thấy Ngài thăng thiên, và đã nhận lời hứa Ngài sẽ trở lại thế giới này một lần nữa (Công vụ các sứ đồ 1:9-11)

5) Đức Chúa Giêxu tái lâm (hoàn tất sự cứu rỗi)

Đức Chúa Giêxu đã giáng sinh đúng theo lời Kinh Thánh, Ngài đã chịu khổ nạn và chết theo y như Kinh Thánh, Ngài cũng đã phục sinh khải hoàn theo đúng lời tiên tri trong Kinh Thánh về Ngài, và Ngài ắt sẽ tái lâm theo lời hứa của Kinh Thánh (Giăng 14:3; Mathiơ 24:29; Công vụ các sứ đồ 1:10-11; I Têsalônica 4:16). Trong ngày Đức Chúa Giêxu trở lại thì sẽ phán xét kẻ vô tín và ma quỷ; còn người ở trong Đấng Christ thì bước vào sự sống đời đời phước hạnh (Giăng 5:28-29).

3. Quan hệ của tôi với Đức Chúa Giêxu

1) Đức Chúa Giêxu là Cứu Chúa của tôi, là Đấng cứu rỗi tôi khỏi tội lỗi (Công vụ các sứ đồ 16:31)

2) Đức Chúa Giêxu là Người Chăn của tôi; tôi là chiên của Chúa Giêxu luôn đi theo sự hướng dẫn của Ngài (Giăng 10:11)

3) Đức Chúa Giêxu là Gốc nho thật; tôi là nhánh nho gắn chặt vào gốc nho thật (Giăng 15:4-5)4) Đức Chúa Giêxu là Giáo sư của tôi; tôi là môn đồ của Chúa Giêxu luôn nghe lời giảng dạy của

Ngài (Mathiơ 11:29-30)5) Đức Chúa Giêxu là Tân lang của tôi; tôi là tân phụ đã kết ước với Ngài (II Côrinhtô 11:12)6) Đức Chúa Giêxu là Bạn tri kỷ của tôi luôn luôn đi bên cạnh tôi (Giăng 13:1; 15:14)

Giải Thích Ngôn Từ HalêlugiaHalêlugia có nghĩa là theo tiếng Hybá là “các ngươi hãy hát ngợi khen Đức Giêhôva” (Thi thiên

104:35-150:6 {23 lần}), (Khải huyền 19:1,3,4,6). Thánh đồ ngợi khen Chúa là bổn phận chính đáng; vì vậy, lúc nào chúng ta cũng phải ngợi khen Đức Chúa Trời với lời “Halêlugia!”

7

Page 8: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

1-2. Đức Chúa Giêxu Christ là Đấng Cứu Thế

1. Định nghĩa của sự cứu rỗi

1) Ý nghĩa của sự cứu rỗiÝ nghĩa của ngôn từ “cứu rỗi” có thể tìm thấy trong Kinh Thánh Cựu Ước bằng tiếng Hybá với

hai từ “Giêsha” và “Giêhôsua”. Từ “Giêsha” có nghĩa là rộng lớn, quảng đại, bành trướng; còn từ “Giêhôsua” có nghĩa là giải phóng. Nan đề lớn nhất của con người là tội lỗi và sự chết. Vì vậy, con người nhận sự cứu rỗi có nghĩa là được giải phóng khỏi tội lỗi và sự chết để trở nên người công bình được sự sống đời đời.

2) Ý nghĩa rộng hơn của sự cứu rỗiĐức Chúa Trời đã xây dựng kế hoạch mang tính thiêng liêng để cứu rỗi nhân loại trong buổi sáng

thế. Kế hoạch này đã được hoàn thành thông qua công tác cứu chuộc của Đức Chúa Giêxu Christ. Và công việc cứu chuộc này đã được ban cho từng người trong chúng ta qua Đức Thánh Linh.

Sự cứu rỗi này là ân điển của Đức Chúa Trời, đó không phải hoàn thành theo hành vi của con người nhưng nhận được theo đức tin (Giăng 1:1-2, 14; 19:30; Rôma 1:17; 5:8-10).

2. Tính cần thiết của sự cứu rỗi

Điều quan trọng là con người cần biết sự tồn tại của mình như thế nào. Quả nhiên, con người tồn tại ra sao?

1) Là thể tồn tại bởi sự dựng nên từ Đức Chúa TrờiCon người là vật thọ tạo từ Đức Chúa Trời giống như tất cả những vật thọ tạo khác. Dù vậy, về

tính chất căn bản thì con người khác các tạo vật khác. Bởi vì con người đã được dựng nên giống ảnh tượng của Đức Chúa Trời.

(1) Con người được dựng nên với sự tồn tại giống những phẩm hạnh trọn vẹn của Đức Chúa Trời.Vì vậy, phẩm hạnh căn bản nhất của con người là việc trở về với Đức Chúa Trời. Trong đó đại

diện là sự công bình và lòng yêu thương. Hơn nữa, con người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời có nghĩa là con người không thể sống đúng nghĩa của một con người thật nếu cắt đứt quan hệ cùng với Đức Chúa Trời. Việc duy trì quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời là sự chúc phước lớn nhất mà con người nhận được.

(2) Con người được dựng nên để sống cho Đức Chúa TrờiKinh Thánh dạy: “Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm

nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất.” (Sáng thế ký 1:28)

Hình dạng của cuộc sống đúng đắn nhất và căn bản nhất của con người ấy không phải vì sự như là ích kỷ, danh dự, tình dục, khoái lạc của bản thân mình; mà sống vì Đức Chúa Trời. Con người tồn tại để làm việc của Đức Chúa Trời.

8

Page 9: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

# Câu hỏi thứ nhất trong Phước âm yếu chỉ vấn đáp: Mục đích thứ nhất của con người là gì?Đáp: Mục đích thứ nhất của con người là làm vinh hiển Đức Chúa Trời và đời đời làm đẹp lòng

Ngài.

(3) Con người là tạo vật nhận phước hạnh lớn nhất từ Đức Chúa Trời“Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi, mà Chúa thăm viếng nó? Chúa làm

người kém Đức Chúa Trời một chút, đội cho người sự vinh hiển và sang trọng. Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm, khiến muôn vật phục dưới chân người: cả loài chiên, loài bò, đến đỗi các thú rừng, chim trời và cá biển, cùng phàm vật gì lội đi các lối biển.” (Thi thiên 8:4-8)

(4) Quan hệ với tạo vật khácĐức Chúa Trời ban cho con người quyền cai trị tất cả mọi tạo vật khác mà Ngài đã dựng nên Con người không phải cưỡng chế mà là bảo toàn trạng thái tốt đẹp nhất thiên niên đã được Đức

Chúa Trời dựng nên và chúc phước cho (Rôma 8:19-20).

2) Tồn tại trong sự sa ngã

(1) Mặc dùng sống trong sự chúc phước rất lớn từ Chúa nhưng con người đã bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời và đã sa ngã.

“Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết” (Sáng thế ký 2:17)

“Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.” (Sáng thế ký 3:6)

“Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rôma 3:23)

(2) Hậu quả của sự sa ngã là tất cả hành vi của con người đều trong sự gian ác“Như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có

một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không” (Rôma 3:10-12)

“Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy. Tôi nói trước cho anh em, như tôi đã nói rồi: Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời.” (Galati 5:19-21)

(3) Con người bị rủa sả bởi sự sa ngã (Sáng thế ký 3:14-19)

(4) Con người trở nên nô lệ của sự chết bởi sự sa ngã (Sáng thế ký 2:17)

(5) Con người không những chịu sự phán xét trước Đức Chúa Trời, mà còn không thể vào được Nước Đức Chúa Trời

“Anh em há chẳng biết những kẻ không công bình chẳng bao giờ hưởng được nước Đức Chúa

9

Page 10: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

Trời sao? Chớ tự dối mình: Phàm những kẻ tà dâm, kẻ thờ hình tượng, kẻ ngoại tình, kẻ làm giáng yểu điệu, kẻ đắm nam sắc, kẻ trộm cướp, kẻ hà tiện, kẻ say sưa, kẻ chưởi rủa, kẻ chắt bóp, đều chẳng hưởng được nước Đức Chúa Trời đâu. ” (I Côrinhtô 6:9-10)

(6) Con người đành chịu hình phạt đời đời (II Phierơ 2:9-10; Khải huyền 20:13-15; 21:8)

3) Con người cần phải nhận sự cứu rỗi

Dù con người đã phản nghịch Đức Chúa Trời đáng chịu hình phạt diệt vong đời đời nhưng Đức Chúa Trời đã yêu thương con người quá mức nên đã chuẩn bị con đường cứu rỗi, đền bù cái giá mà con người đã phạm

(1) Đức Chúa Trời đã khiến Con Ngài là Đức Chúa Giêxu Christ đến thế gian nhận hình phạt với giá tội lỗi của chúng ta.

“Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giêhôva đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người.” (Êsai 53:5-6)

(2) Con người không thể nhận được sự cứu rỗi bởi sự công nghĩa của bản thân. Nhưng sự cứu rỗi chỉ có được bởi đức tin vào Chúa Cứu Thế Giêxu duy nhất.

“Vì trong Tin lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin” (Rôma 1:17)

3. Quá trình của sự cứu rỗi

1) Sự kêu gọi (calling)

(1) Ý nghĩa của sự kêu gọi“Sự kêu gọi” hay “tiếng gọi” là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời qua Đức Thánh Linh. Đó là sự bắt

đầu công tác cứu rỗi của Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 3:1; I Phierơ 2:9).

(2) Tiếng gọi bên ngoài (truyền giảng phúc âm)Đức Thánh Linh sử dụng các chứng nhân (người truyền đạo) để rao truyền phúc âm (lời cứu rỗi)

cho những tội nhân. Sự truyền giảng phúc âm cứu rỗi của Đức Thánh Linh như vậy thông qua những tôi con Chúa được gọi là tiếng kêu gọi bên ngoài của Thánh Linh đối với tội nhân (Mathiơ 4:1; 11:28; Công vụ các sứ đồ 16:30-31).

(3) Tiếng gọi bên trong (sự cảm động của Đức Thánh Linh đối với những người được chọn)Những người được chọn khi được truyền giảng thì nhận sự cảm động của Đức Thánh Linh, đó là

bước thứ nhất của sự cứu rỗi không thể xóa được trong lòng (Rôma 11:29; I Côrinhtô 1:24; Công vụ các sứ đồ 16:14).

10

Page 11: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

2) Sự tái sinh (sự sinh lại, Regeneration)

(1) Ý nghĩa của sự tái sinhNhững tội nhân được nghe tiếng gọi và đáp lới thì sẽ được biến đổi tấm lòng chứa chấp tội lỗi

theo Đức Thánh Linh, đó là sự tái sinh (hay sanh lại mới trong thuộc linh).

(2) Tầm quan trọng của sự tái sinh① Tất cả con người vì cớ tội lỗi đã trở nên bại hoại hoàn toàn, và vô khả năng có thể tự nhận sự

cứu rỗi (Rôma 3:10,20, 23-23).② Nếu không sanh lại thì không thể nhận sự cứu rỗi (Giăng 3:3,5)

(3) Đấng chủ quản của sự tái sinhSự tái sinh là công việc của Đức Thánh Linh (Giăng 1:13; 3:5; Rôma 8:15; Tít 3:5).

(4) Phương tiện của sự tái sinhSự tái sinh xảy ra khi chúng ta nghe lời của Đức Chúa Trời (Rôma 10:9-10, 17)

3) Sự ăn năn (sự hối cải, Repentance)

(1) Ý nghĩa của sự ăn nănNgười được tái sinh sẽ phát hiện ra tội lỗi và ăn năn những tội lỗi ấy. Nói lại, người sinh lại là

người hối hận tội lỗi và quay lưng lại khỏi tội. Nếu nói sự tái sinh là sự ra đời của con người mới, thì sự ăn năn là sự xuất phát đời sống mới.

(2) Đấng chủ quản của sự ăn nănSự ăn năn được xảy ra bởi sự cảm động của Đức Thánh Linh (Giăng 6:44; Công vụ các sứ đồ

2:37-38; 11:18; II Timôthê 2:25)

(3) Yếu tố chính của sự ăn năn① Xảy ra sự hối cải (II Samuên 13:13; Công vụ các sứ đồ 9:1-9)② Nảy sinh đức tin (Công vụ các sứ đồ 2:41)

4) Sự xưng công nghĩa (sự xưng công bình, Justification)

(1) Ý nghĩa của sự xưng công nghĩa“Nghĩa” tức là nói đến tình trạng không có một tội lỗi nào cả. Bởi sức của con người thì không

thể đạt đến sự công nghĩa như thế. Nhưng nếu ăn năn thì Đức Chúa Trời kể là công nghĩa cho người (Rôma 3:25-26).

(2) Đấng chủ quản của sự xưng công nghĩaTrong ý nghĩa pháp lý thì sự xưng công nghĩa là công việc của Đức Chúa Trời, nhưng trong ý

nghĩa áp dụng thì là công việc của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh làm sạch tấm lòng và lương

11

Page 12: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

tâm của thánh đồ, xưng công nghĩa cho họ và làm mới họ (Êxêchiên 11:19; Đaniên 3:5-7)

(3) Phương tiện của sự xưng công nghĩa① Sự xưng nghĩa là bởi ân điển của Đức Chúa Trời làm thành (Rôma 3:24)② Sự xưng thánh đồ là công nghĩa không phải là bởi hành động nhưng là bởi đức tin vào công

việc của Đức Thánh Linh chuyển công nghĩa của Đức Chúa Giêxu Christ. Khi ấy, Đức Chúa Trời xưng công nghĩa cho người tin Ngài (Rôma 3:22), và ban Thánh Linh lời hứa cho người ấy (Công vụ các sứ đồ 2:38-39; Galati 3:2).

5) Sự làm con nuôi (Adoption)

(1) Ý nghĩa của sự làm con nuôiCon người tội nhân bị làm con cái, nô lệ cho ma quỷ, nhưng khi được xưng công nghĩa thì thay

đổi địa vị trở nên con cái của Đức Chúa Trời (Giăng 1:12). Bây giờ, chúng ta trở nên những thiên tử, thiên nương có thể gọi Đức Chúa Trời là Aba, Cha (Rôma 8:15)

(2) Đặc quyền của con nuôi① Hình phạt của luật pháp quá khứ đem lại sự sợ hãi và bị xiềng xích trong tội lỗi được giải

phóng, hưởng sự tự do, bình an (Rôma 8:15, Galati 4:1-7; Rôma 8:2, 23; Giăng 14:27).② Nhận lấy cơ nghiệp của Đức Chúa Trời và ân tứ của Đức Thánh Linh, nhận lấy đặc quyền

phụng sự Đức Chúa Trời, được sự bảo hộ của Đức Thánh Linh và sự tương giao với Đấng Christ và được cung cấp lương thực và sự hướng dẫn hàng ngày.

③ Được nhận lấy sự phục sinh, vinh hiển, sự sống đời đời; trở nên thánh khiết và không tỳ vít nào với Đấng Christ, và sẽ được sống cuộc sống trong Thiên quốc cùng các thánh đồ khác đi trước mình (Giăng 14:1-3; Êphêsô 1;4-5; Khải huyền 7:14-17).

6) Sự nên thánh (sự thánh hóa, Sanctification)

(1) Ý nghĩa của sự nên thánh“Sự nên thánh” là quá trình trưởng thành thuộc linh trở nên giống hình ảnh của Đức Chúa Trời

trong sự nên thánh khiết của thánh đồ là người nhận được sự cứu rỗi. Tức là, thánh đồ rời khỏi sự ảnh hưởng của sự bại hoại và tội lỗi, từng bước theo sự vùa giúp của Đức Thánh Linh mà sống trong sự thánh khiết.

(2) Đặc tính của sự nên thánh① Sự nên thánh được hoàn thành trong sự mặc lấy sức từ Đức Thánh Linh (Rôma 8:4)② Sự nên thánh sẽ kết quả với trái của Thánh Linh (Galati 5:22-23)③ Sự nên thánh được hoàn thành thông qua sự huấn luyện đời sống đức tin với tính liên tục và

lập đi lập lại (I Timôthê 4:7; Rôma 5:4; Hêbơrơ 5:14; I Phierơ 1:7)④ Cuộc đời của thánh đồ là quá trình nên thánh; thế giới này là trường học (trường huấn luyện),

Thánh Linh là giáo sư, và Lời của Đức Chúa Trời là sách giáo khoa (Giăng 16:13; I Giăng 2:27; II Timôthê 3:15-17; I Phierơ 2:2)

⑤ Sự nên thánh chính là quá trình tăng trưởng thuộc linh, là mệnh lệnh của Đức Chúa Trời 12

Page 13: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

(Êphêsô 4:15; II Phierơ 3:18; I Timôthê 4:15).

7) Sự kiên nhẫn (Perseverance)

(1) Ý nghĩa của sự kiên nhẫnNhững thánh đồ đã được sự kêu gọi của Chúa và đã được sự tái sinh thì trong quá trình nên thánh

có khi thoái lui hay đi vòng vo đi nữa thì không có sự rơi vào diệt vong trong địa vị của người được sự cứu rỗi. Việc bảo hộ thánh đồ và duy trì sự cứu rỗi gọi là “sự kiên nhẫn”.

# Những câu Kinh Thánh tường thuật trợ giúp sự kiên nhẫn Sự chọn lựa của Đức Chúa Trời là bất diệt (Rôma 11:29; II Timôthê 2:10) Đức Chúa Trời không bội ước về lời hứa sự cứu rỗi (Dân 23:19) Công việc cứu rỗi và công tác trung bảo của Đức Chúa Giêxu Christ liên tục có hiệu

nghiệm (Mathiơ 28:20; Giăng 17:24) Sự liên hiệp giữa Đấng Christ và Thánh đồ là vĩnh cửu bất diệt (Giăng 15:4; Êphêsô 4:16) Khi Đức Thánh Linh dẫn dắt thánh đồ đến con đường cứu rỗi thì không hề thất bại (Giăng

5:24; 14:18; 16:13) Đức Chúa Trời đã xác tín về sự cứu rỗi và ra lệnh cứu rỗi (Hêbơrơ 3:14; 6:11; 10:22; II

Phierơ 1:10)

8) Sự vinh hóa (Glorification)

(1) Ý nghĩa của sự vinh hóa Sự vinh hóa là bước cao nhất của sự cứu rỗi đưa đến sự vinh hiển. Trong quá trình của sự cứu rỗi

thì sự kêu gọi, tái sinh, xưng công nghĩa là sự kiện mang tính quá khứ bảo đảm sự cứu rỗi; sự nên thánh là sự kiện mang tính hiện tại hoàn thành sự cứu rỗi, còn sự vinh hóa là sự kiện mang tính tương lai khi thân thể và linh hồn của thánh đồ được giải phóng hoàn toàn khỏi tội lỗi và trách nhiệm về tội lỗi để bướ vào hạnh phúc vĩnh cửu mà Đức Chúa Trời đã dành sẵn. Tức là, sự vinh hóa là giai đoạn hoàn thành trong toàn quá trình cứu chuộc.

(2) Đặc tính và thời kỳ của sự vinh hóa① Đức Thánh Linh bảo hộ và hướng dẫn thánh đồ đến cuối cùng, sau khi họ qua đời thì bước vào

Thiên quốc với thân thể vinh hiển (Êphêsô 4:30)② Sự vinh hóa được hoàn thành trọn vẹn khi thân thể của thánh đồ được phục sinh, và được biến

hóa với thân thể vinh hiển (Philíp 3:21)③ Sự thông công thuộc linh với mục đích khẳng định của giao ước mới được hoàn thành thông

qua sự vinh hóa (Khải huyền 21:3).

4. Xác tín sự cứu rỗi

1) Có có biết làm thế nào để nhận được sự cứu rỗi cách chắc chắc?① Có thể biết được thông qua bằng chứng của Kinh Thánh (I Giăng 5:13)② Có thể biết được thông qua bằng chứng của Đức Thánh Linh (Rôma 8:16)

13

Page 14: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

③ Có thể biết được thông qua kinh nghiệm của chúng ta⒜ Có thể biết được thông qua việc phục tùng ý muốn của Đức Chúa Trời (I Giăng 4:15)⒝ Có thể biết được thông qua việc ghét tội lỗi và đắc thắng tội lỗi (I Giăng 3:9)⒞ Có thể biết được thông qua đời sống công nghĩa (I Giăng 2:29)⒟ Có thể biết được thông qua sự yêu thương anh chị em, tha nhân (I Giăng 3:14)

2) Hãy mang sự xác tín về sự cứu rỗi① Phải tin cách chính xác rằng mình đã nhận được sự cứu rỗi (I Giăng 5:13; Rôma 8:16)② Sự cứu rỗi đã nhận một lần thì vĩnh cửu không mất đi được. Sự cứu rỗi này không ai có thể cướp lấy được. Kinh Thánh chép: “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta.”

(Giăng 10:28). “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu

đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (Rôma 8:38-39)

# Giải thích từ ngữ

Amen“Amen” theo tiếng Hybá có nghĩa là “nguyện được như vậy” hay “thật như vậy”; với ý nghĩa đó

thì người cầu nguyện xác nhận rằng “Tôi tin rằng điều đó sẽ chắc xảy đến”. Và khi cầu nguyện thì người khác cũng thể hiện sự đồng tình, hiệp ý với nghĩa “tôi cũng tin giống như vậy”. Vì vậy, sau khi kết thúc sự cầu nguyện thì phải đáp lại với lời “Amen”!

14

Page 15: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

II. Hội Thánh Là Gì?1. Ý nghĩa của Hội Thánh

1) Hội Thánh được gọi là Ekklesia theo tiếng Hylạp với ý nghĩa “những người được biệt riêng ra”.

Tức là, Hội Thánh là cộng đồng được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, nhận được sự cứu rỗi thông qua Đức Chúa Giêxu Christ. Đức Chúa Trời đã kêu gọi dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô như thế nào thì Ngài cũng đã kêu gọi Hội Thánh là cộng đồng được kêu gọi từ tội lỗi sang sự công nghĩa, từ sự chết sang sự sống, từ tối tăm sang ánh sáng, từ thế gian vào Thiên quốc. Hội Thánh đã được Đức Chúa Giêxu thiết lập nên quyền lực của Satan không thể làm ngã đổ được (Mathiơ 16:15-18).

2) Hội Thánh là tuyển dân Đức Chúa Trời tuyển chọn, là nhà của Đức Chúa Trời nơi Thánh Linh ngự, là đền của Đức Thánh Linh

“Phòng ta có chậm đến, thì con biết làm thể nào trong nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật vậy.” (I Timôthê 3:15)

3) Hội Thánh là Thân thể của Đấng Christ“Hội thánh là thân thể của Đấng Christ, tức là sự đầy đủ của Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi

loài” (Êphêsô 1:23)

2. Sứ mạng của Hội Thánh

1) Sự thờ phượng“Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ

phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.” (Giăng 4:23-24)

2) Giáo dục “Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó

cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chỗi dậy. Khá buộc nó trên tay mình như một dấu, và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chỉ; cũng phải viết các lời đó trên cột nhà, và trên cửa ngươi.” (Phục truyền luật lệ ký 6:6-9)

“Dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế. ” (Mathiơ 28:20)

3) Phục vụ“Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó

sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mác 10:45)“Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý

trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời” (I Phierơ 4:10)

15

Page 16: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

4) Truyền giáo“Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người” (Mác

16:15)“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm

chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất.” (Công vụ các sứ đồ 1:8)

5) Thông công“Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh,

và sự cầu nguyện.” (Công vụ các sứ đồ 2:42)

3. Giá trị của Hội Thánh

1) Hội Thánh là mô hình của Thiên quốc. Hội Thánh không chỉ đạt mức độ tốt hơn thế gian một chút, mà là nơi thể hiện cách cụ thể đời sống được chúc phước cách huyền diệu mà trên thế giới này không thể tưởng tượng được.

2) Hội Thánh là tổ ấm. Thế gian làm cho con người mõi mệt, để lại nhiều vết thương lòng. Nhưng Hội Thánh là nơi yên nghĩ cho linh hồn mệt mõi.

“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.” (Mathiơ 11:28)

3) Hội Thánh là dòng suối thiêng liêng. Ai gõ cửa vào Hội Thánh thì nhận được chân lý thiêng liêng cách hoàn toàn miễn phí.

“Ta là cái cửa: Nếu ai bởi ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi; họ sẽ vào ra và gặp đồng cỏ. ” (Giăng 10:9)

4) Hội Thánh đã được mua bởi huyết báu của chính Chúa Giêxu Christ“Anh em hãy giữ lấy mình, và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để

chăn Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình” (Công vụ các sứ đồ 20:28)

Giải thích từ ngữShalom“Shalom” có nghĩa là “bình an”, “hòa bình” theo tiếng Hybá (Quan xét 6:24); cũng là lời chào

của dân Ysơraên. Đây là ngôn từ được dùng trong những câu đối thoại như: “Bạn có bình an không? Khoẻ không” hay “Mong ước sự bình an của Đức Chúa Trời ở cùng bạn”.

4. Những phước hạnh được ban cho thông qua Hội Thánh

1) Sự chúc phước trong mọi sự“Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự, chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm” (Gióp

16

Page 17: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

42:2)

2) Sự chúc phước trong gia đình“Con cái nàng chỗi dậy, chúc nàng được phước; chồng nàng cũng chỗi dậy, và khen ngợi nàng

rằng: Có nhiều người con gái làm lụng cách tài đức, nhưng nàng trổi hơn hết thảy. Duyên là giả dối, sắc lại hư không; nhưng người nữ nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được khen ngợi. Hãy ban cho nàng bông trái của tay nàng; Khá để các công việc nàng ngợi khen nàng tại trong cửa thành.” (Châm ngôn 31:28-31)

3) Sự chúc phước cho linh hồn“Vì tôi rất lấy làm vui vẻ mà thấy mấy anh em đến đây, làm chứng về anh yêu mến lẽ thật, và về

cách anh làm theo lẽ thật ấy là thể nào.” (III Giăng 1:2)“Đức Giêhôva sẽ gìn giữ ngươi khỏi mọi tai họa; Ngài sẽ gìn giữ linh hồn ngươi.” (Thi thiên

121:7)

4) Sự chúc phước trọn đời“Nguyện Đức Giêhôva từ Siôn ban phước cho ngươi; nguyện trọn đời mình ngươi được thấy sự

phước lành của Giêrusalem.” (Thi thiên 128:5)

5) Vinh hiển đời đời“Đức Chúa Trời ban mọi ơn đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Đấng Christ,

thì sau khi anh em tạm chịu khổ, chính Ngài sẽ làm cho anh em trọn vẹn, vững vàng, và thêm sức cho.” (I Phierơ 5:10)

6) Sự chúc phước sung túc và hưng thịnh“Người công bình sẽ mọc lên như cây kè, lớn lên như cây hương nam trên Liban. Những kẻ được

trồng trong nhà Đức Giêhôva sẽ trổ bông trong hành lang của Đức Chúa Trời chúng ta. Dầu đến buổi già bạc, họ sẽ còn sanh bông trái, được thạnh mậu và xanh tươi, hầu cho tỏ ra Đức Giêhôva là ngay thẳng; Ngài là hòn đá tôi, trong Ngài chẳng có sự bất nghĩa.” (Thi thiên 92:12-15)

Giải thích từ ngữEmmanuên“Emmanuên” có nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” (Êsai 7:14; Mathiơ 1:23). Trong tấm

lòng của thánh đồ tiếp nhận Đức Chúa Giêxu vào lòng thì lúc nào cũng có Đức Chúa Trời “Emmanuên” ngự trị. Trong Cơ đốc giáo có 5 niềm tin lớn là “niềm tin sáng tạo”, “niềm tin Emmanuên”, “niềm tin thập tự giá”, “niềm tin phục sinh”, “niềm tin tái lâm”. Đức Chúa Trời chúng ta tin cậy là Đức Chúa Trời của Emmanuên, Đức Chúa Trời luôn ở cùng chúng ta.

5. Điều chú ý trong sinh hoạt Hội Thánh

1) Chỉ nên nhìn xem Đức Chúa Trời như vầng thái dương công nghĩa chứ đừng nhìn con người① “Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, cũng chẳng phải là con loài người đặng hối

cải. Điều Ngài đã nói, Ngài há sẽ chẳng làm ư? Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm 17

Page 18: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

sao?” (Dân số ký 23:19)② “Nhìn xem Đức Chúa Giêxu, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã

đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời” (Hêbơrơ 12:2)

③ “Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra.” (I Giăng 2:16)

④ “Đừng vội vàng đặt tay trên ai, chớ hề nhúng vào tội lỗi kẻ khác; hãy giữ mình cho thanh sạch.” (I Timôthê 5:22)

2) Hãy cẩn thận lời nói

① “Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình” (Giacơ 3:2)

② “Miệng người công bình sanh sự khôn ngoan; duy lưỡi của kẻ gian tà sẽ bị truất.” (Châm ngôn 10:31)

③ “Hỡi Đức Giêhôva, xin hãy giữ miệng tôi, và canh cửa môi tôi.” (Thi thiên 141:3)

3) Đừng so sánh với người khác

① “Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người.” (Rôma 12:3)

② “Mỗi người phải thử xét việc làm của mình, thì sự khoe mình chỉ tại mình thôi, chớ chẳng phải tại kẻ khác. Vì ai sẽ gánh lấy riêng phần nấy” (Galati 6:4-5)

③ “Người trồng, kẻ tưới, đều bằng nhau; ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm.” (I Côrinhtô 3:8)

4) Hãy thận trọng cho vay mượn tiền

① “Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn” (I Timôthê 6:9-10)

② “Hỡi con, nếu con có bảo lãnh cho kẻ lân cận mình, nếu con giao tay mình vì người ngoại, thì con đã bị lời miệng mình trói buộc, mắc phải lời của miệng con” (Châm ngôn 6:1-2)

③ “Ngươi chớ đòi lời lãi gì nơi anh em mình về tiền bạc, về đồ ăn hay là về món nào mặc dầu người ta cho vay, để ăn lời.” (Phục truyền luật lệ ký 23:19)

④ “Chớ đồng bọn cùng những kẻ giao tay nhau, hoặc cùng kẻ bảo lãnh nợ” (Châm ngôn 22:26)⑤ “Trong dân ta có kẻ nghèo nàn ở cùng ngươi, nếu ngươi cho người mượn tiền, chớ xử với họ

như người cho vay, và cũng chẳng nên bắt họ chịu lời.” (Xuất Êdíptô ký 22:25)

5) Trước tiên hay tôn kính và yêu thương nhau18

Page 19: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

① “Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em; hãy lấy lẽ kính nhường nhau.” (Rôma 12:10)

② “Chớ quở nặng người già cả, nhưng hãy khuyên dỗ họ như cha, còn kẻ trẻ thì như anh em, đàn bà có tuổi cũng như mẹ, bọn thiếu nữ như chị em, mà phải lấy cách thanh sạch trọn vẹn.” (I Timôthê 5:1-2)

③ “Trước mặt người tóc bạc, ngươi hãy đứng dậy, kính người già cả, và kính sợ Đức Chúa Trời ngươi. Ta là Đức Giê-hô-va.” (Lêvi ký 19:32)

6) Hãy phục vụ với lòng tự nguyện

① “Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm.” (I Phierơ 5:2)

② “Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi.” (Êsai 6:8)

7) Làm bất cứ việc gì thì như làm cho Chúa

① “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. Hãy hầu việc Đấng Christ, tức là Chúa” (Côlôse 3:23-24)

② “Hãy đem lòng yêu mến hầu việc chủ, cũng như hầu việc Chúa, chẳng phải như hầu việc người ta, vì biết rằng bất luận tôi mọi hay tự chủ, mỗi người đều sẽ nhận lãnh của Chúa tùy việc lành mình đã làm.” (Êphêsô 6:7-8)

6. Đừng trở nên người rời bỏ Hội Thánh

1) Việc bách hại Hội Thánh chính là bách hại Chúa (Công vụ các sứ đồ 9:4)

2) Đừng làm thiệt hại Hội Thánh vì tất cả tai họa rơi vào mình (I Samuên 2:29)

3) Hãy trở nên người quản gia trung tín và tỉnh thức và phải giữ gìn đền thờ là thân thể của Chúa khỏi bầy muôn sói (Nhã ca 2:15; II Phierơ 2:1)

7. Đời sống đức tin đặt trọng tâm vào Hội Thánh

1) Trọng tâm đời sống của thánh đồ là Hội Thánh, cho nên lúc cảm tạ, lúc đau buồn, khi đau khổ hãy tìm đến Hội Thánh trước hết

“Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi rằng: Ta hãy đi đến nhà Đức Giêhôva.” (Thi thiên 122:1)

2) Hãy yêu mến Hội Thánh luôn luôn và đặt sinh hoạt trong Hội Thánh lên ưu tiên đầu. Ưu tiên của đời sống thánh đồ không phải bản thân, gia đình, sự nghiệp mà là Hội Thánh.

Thánh đồ phải làm những việc khó khăn nếu đó là hữu ích cho Hội Thánh, và phải từ chối dù việc 19

Page 20: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

tốt mà lại làm tổn hại đến Hội Thánh (I Côrinhtô 14:4).

3) Cả đời phục vụ Hội Thánh (Thi thiên 92:12-13), hãy trở nên cột trụ của Hội Thánh (I Các vua 7:21)

Đừng lấy mất cơ hội của người khác là cơ hội phục vụ vì Hội Thánh, hãy trở nên người giúp họ (Côlôse 1:24; Êsai 6:8).

4) Hãy cầu nguyện để đừng rời khỏi Hội Thánh trọn đời (Khải 1:20)

① Hội Thánh là thành ẩn náu (Dân số ký 35:11-12)② Hội Thánh là aok Bêtếtđa (Giăng 5:1-4)③ Hội Thánh là nhà cha phải trở về của người hoang đàng (Luca 15:16)

Giải thích từ ngữMêsia; Christ“Mêsia” là tiếng Hybá, còn “Christ” là tiếng Hylạp mang ý nghĩa về “Đấng chịu xức dầu”, chỉ về

Đấng Cứu Thế Giêxu. Từ trong Cựu Ước thì vua, thầy tế lễ và tiên tri trong lễ phong chức thì chịu xức dầu. Đức Chúa Giêxu là Đấng mang ba kỷ năng này trong ý nghĩa thiêng liêng.

20

Page 21: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

III. Kinh Thánh Lời của Đức Chúa Trời

1. Khái quát Kinh Thánh

1) Kinh Thánh là quyển sách gì?

(1) Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa TrờiTất cả Kinh Thánh đã được viết ra bởi sự cảm động của Đức Chúa Trời chứ không bởi ý hay kế

hoạch của bất cứ con người nào. Như vậy, bởi sự cảm động của Đức Thánh Linh mà tất cả các trước giả viết theo ý và kế hoạch của Đức Chúa Trời (II Timôthê 3:16).

(2) Kinh Thánh là lời hứa của Đức Chúa Trời cho con ngườiKinh Thánh được chia thành Cựu Ước và Tân Ước; Kinh Thánh Cựu Ước là lời giao ước về sự

đến của Đấng Christ nhằm để cứu rỗi con người; Kinh Thánh Tân Ước là sách được ghi lại sự kiện Đức Chúa Giêxu Christ đến để hoàn thành lời hứa của Đức Chúa Trời (Luca 24:25-26, 46-48).

(3) Ngôn ngữ viết Kinh Thánh① Cựu ước viết bằng tiếng Hybá② Tân Ước viết bằng tiếng Hylạp

2) Trọng tâm của Kinh Thánh là Đức Chúa Giêxu ChristĐể cứu rỗi con người bị chết mất bởi cớ phạm tội, Đức Chúa Trời đã sai Con Độc Sinh của Ngài

là Giêxu đến trên đất để chết thế con người trên thập tự giá là sự kiện trọng tâm đáng ngạc nhiên trong sự cứu rỗi con người đã được Kinh Thánh bày tỏ.

3) Có mục đích quan trọng được cho qua Kinh Thánh

(1) Cho tất cả con người biết mình là tội nhânThông qua Lời của Đức Chúa Trời con người nhận biết mình là tội nhân (Rôma 3:20; Galati

3:22); cho con người biết với sức mình thì không thể nhận được sự cứu rỗi, và chỉ cho biết phải tin vào Đức Chúa Giêxu Christ (Rôma 7:7).

“Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” (Rôma 3:23)“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong

Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.” (Rôma 6:23)

(2) Cho chúng ta biết con đường cứu rỗiMục đích lớn nhất mà Kinh Thánh được viết là bày tỏ cho con người đáng chết mất bởi tội lỗi và

sự hư không biết mình phải tin Đức Chúa Giêxu Christ để được sự cứu rỗi.“Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Giêxu là Đấng Christ, tức là

Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống” (Giăng 20:31)“Ta đã viết những điều nầy cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào

21

Page 22: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

tin đến danh Con Đức Chúa Trời.” (I Giăng 5:13)

(3) Dạy dỗ cho tín hữu những nguyên lý của đời sống đức tinKinh Thánh là quyển sách dạy cho các tín hữu là con cái của Đức Chúa Trời là kẻ tin Đức Chúa

Giêxu Christ biết những quy phạm của đời sống đức tin trong vai trò của con cái Đức Chúa Trời“Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức

Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (II Timôthê 3:16-17)

2. Kinh Thánh Cựu Ước

1) Cấu tạo Kinh Thánh Cựu Ước(1) Sách luật pháp: Sáng thế ký, Xuất Êdíptô ký, Lêvi ký, Dân số ký, Phục truyền luật lệ ký

(5 quyển)(2) Sách lịch sử: Giôsuê, Các quan xét, Rutơ, Samuên I-II, Các Vua I-II, Sử ký I-II, Exơra,

Nêhêmi, Êxơtê (12 quyển)(3) Sách thơ ca: Gióp, Thi thiên, Châm ngôn, Truyền đạo, Nhã ca (5 quyển)(4) Sách tiên tri: Êsai, Giêrêmi, Ca thương, Êxêchiên, Đaniên, Ôsê, Giôên, Amốt, Ápđia, Giôna,

Michê, Nahum, Habacúc, Sôphôni, Aghê, Xachari, Malachi (17 quyển)

2) Nội dung theo thời đại trong Kinh Thánh Cựu Ước(1) Thời kỳ sáng tạoTrong Sáng thế ký đoạn 1 & 2 bày tỏ Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo vũ trụ và loài

người bằng lời phán của Ngài.“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng 1:1)

(2) Thời kỳ tộc trưởngĐức Chúa Trời đã ban lời hứa cho Ápraham. Đức Chúa Trời gọi Ápraham mà hứa ban sự phước

hạnh “ngươi sẽ thành một nguồn phước” (Sáng 12:1-3).

(3) Thời kỳ xuất khỏi ÊdíptôDân Ysơraên đã kêu gào lên Đức Chúa Trời bởi sự áp bức của vua Êdíptô là Pharaôn; Đức Chúa

Trời nghe tiếng đau thương đó mà sai Môise để bày tỏ quyền năng Ngài. Thông qua Môise Đức Chúa Triờ đã giải cứu dân sự Ngài khỏi thân phận làm nô lệ để dẫn họ về đất Canaan như đã hứa (Xuất Êdíptô ký 1-12)

(4) Thời kỳ đi trong samạcSau khi xuất khỏi Aicập 1 năm thì thiết lập hội mạc và giữ Lễ vượt qua, họ hành quân hướng về

đất hứa Canaan. Đức Chúa Trời đã hướng dẫn họ bằng trụ mây và trụ lửa, ban cho họ mana và chim cút.

(5) Thời kỳ canh tác tại CanaanSau khi Môise qua đời, dưới sự hướng dẫn của Giôsuê với công việc siêu nhiên của Đức Chúa

22

Page 23: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

Trời mà họ chiếm qua bên kia sông Giôđanh; cuối cùng họ đã bước vào đất Canaan và chiếm đóng (Giôsuê 1-24). Sau khi Giôsuê chết rồi thì khởi sự làm việc của các quan xét, họ làm như là quản lý những nhà lãnh đạo quân sự, và cai trị người chỉ định thuộc linh (Các quan xét 1-21).

(6) Thời kỳ thiết lập các vương quốcVua đầu tiên của Ysơraên là Saulơ, kế đến là Đavít đã thống trị Ysơraên theo ý của Đức Chúa

Trời 40 năm, tiếp theo là Salômôn lên kế vị đã xây cất đền thờ và đưa quốc gia đến sự hòa bình và phồn vinh.

(7) Thời kỳ hồi hương từ chốn phu tù BabylônBắc vương quốc Ysơraên bị sụp đổ bởi đế quốc Syri năm 721 T.C. Nam vương quốc Giuđa cũng

bị bắt làm phu tù Babylôn vào năm 586 T.C. Dân Giuđa bị làm phu tù tại Babylôn 70 năm, và theo chiếu lệnh của vua Siru dân Giuđa được hồi hương.

(8) Thời kỳ trung gian giữa Tân Cựu ướcYsơraên phải đợi Đấng Mêsi đến thêm 400 năm nữa. Thời kỳ này gọi là thời kỳ trung gian.

3) Kinh Thánh Cựu Ước lược khảo

(1) Sáng thế kýĐức Chúa Trời đã sáng tạo thế giới theo hình ảnh của Ngài, Ngài đã sáng tạo cách tốt đẹp. Nhưng

con người phạm tội và sa ngã đã đánh mất ảnh tượng tốt lành của Chúa. Thông qua Ápraham toàn thể nhân loại được lời hứa cứu rỗi, chuẩn bị sẵn căn bản công tác cứu chuộc.

(2) Xuất Êdíptô kýĐức Chúa Trời nhớ lại lời hứa với Ápraham, Ngài đã giải cứu dân Ysơraên khỏi thân phận làm nô

lệ tại Aicập sau 430 năm. Thông qua Môise 10 tai vạ đã đổ xuống Aicập khiến cho Pharaôn thuận phục để công tác cứu chuộc theo lời hứa được thực hiện.

(3) Lêvi ký“Các ngươi hãy nên thánh vì ta là thánh”. Miêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến

đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào.

(4) Dân số kýDân của Đức Chúa Trời được huấn luyện nghiêm túc thông qua 40 năm sinh hoạt trong nơi hoang

dã trước khi bước vào đất hứa.

(5) Phục truyền luật lệ kýĐức Chúa Trời đã dẫn dân Ysơraên như thế nào được hồi ký lại, tiếp đến thúc giục họ sống vâng

phục Lời của Đức Chúa Trời.

(6) GiôsuêMiêu tả quá trình mở rộng biên cương của Nước Đức Chúa Trời. Chinh phục đất hứa, phân chia

23

Page 24: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

đất cho từng chi phái.

(7) Các quan xétsự sa ngã của dân Ysơraên ⇒ ngọn roi của Đức Chúa Trời (sự xâm lược của các cường quốc xung

quanh) ⇒ sự ăn năn của dân Ysơraên ⇒ sự tha thứ của Đức Chúa Trời (giải cứu thông qua các quan xét) ⇒ hòa bình lập lại và vòng lẫn quẩn lại bắt đầu

(8) RutơThông qua câu chuyện gia đình của Rutơ trong giai đoạn hoạn nạn thời kỳ các quan xét bày tỏ

Rutơ gần với Chúa và dân sự của Ngài thì nhận phước hạnh và trở thành tổ tiên của vua Đavít, và được miêu tả trong gia phổ của Đấng Mêsi.

(9) SamuênDân Ysơraên từ chối sự thống trị Thần quyền Đức Chúa Trời và yêu cầu chế độ quân chủ theo thế

tục. Vua đầu tiên Saulơ đã theo chế độ quân chủ thế tục nên không thể hoàn thành nước của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã chọn Đavít làm vua thế cho, Ngài đã lập một mẫu hình của vương quốc Mêsi (Vua lý tưởng được Đức Chúa Trời xức dầu).

(10) Các vua, Sử kýMiêu tả lịch sử bị bóp méo của Ysơraên vì đã từ chối sự thống trị Thần quyền của Đức Chúa Trời

mà lại theo sự cai trị Quân chủ của thế gian. Nhưng trong vòng xoáy hoạn nạn thì công tác cứu chuộc của Đức Chúa Trời tiếp tục thực hiện.

(11) Exơra, Nêhêmi, ÊxơtêExơra và Nêhêmi xử lý lịch sử liên quan vấn đề hồi hương từ chốn phu tù của dân Ysơraên, cùng

tái thiết tường thành và tái thiết đền thờ đặt trọng tâm vào người Giuđa. Êxơtê bày tỏ tình yêu, sự quan phòng, quyền năng của Đức Chúa Trời đã giải cứu dân Ysơraên giữa chốn phu tù dưới âm mưu tuyệt diệt Giuđa của Haman, sự giải cứu của Chúa thông qua hoàng hậu Êxơtê và người kính sợ Chúa Mạcđôchê. Đó là lịch sử cho một kỳ lễ kỷ niệm được giải cứu: Phurim.

(12) GiópTại sao người công bình phải chịu đau khổ, và câu trả lời của Đức Chúa Trời đối với sự đau đớn

trong thân thể con người.

(13) Thi thiênMiêu tả tình cảm trong cuộc sống của dân sự Đức Chúa Trời qua sự thể hiện của những bài thơ,

bài ca về hỷ nộ ái lạc. Những bài thơ về sự ăn ăn thống hối sau khi phạm tội, những bài thơ than xiết kêu cầu sự can thiệp từ Chúa, những bài thơ cảm tạ ân điển của Đức Chúa Trời, cùng những bài thơ ngợi khen.

(14) Châm ngôn Sự kính sợ Đức Chúa Trời là căn bản của tri thức.Dân sự của Đức Chúa Trời cần phải sống một đời sống khôn ngoan là cuộc sống đẹp đẽ như châu

24

Page 25: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

ngọc chiếu lấp lánh.

(15) Truyền đạoTrên quan điểm cuộc đời hư không được tái phát hiện cuộc đời với ánh sáng lớn. Tất cả của cuộc

sống nếu không nhớ đến Đấng Sáng Tạo với cả tấm lòng yêu mến đời đời thì sẽ trở nên hư không; Sách làm sáng tỏ bổn phận của con người là kính sợ Đức Chúa Trời và giữ gìn theo mạng lệnh của Ngài.

(16) Nhã caMiêu tả câu chuyện tình yêu giữa Salômôn và Sulamít như là một ẩn dụ về quan hệ của dân

Ysơraên với Đức Chúa Trời.

(17) Các sách tiên triĐại tiên tri: Êsai, Giêrêmi, Ca thương, Êxêchiên, ĐaniênTiểu tiên tri: Ôsê, Giôên, Amốt, Ápđia, Giôna, Michê, Nahum, Habacúc, Sôphôni, Aghê, Xachari,

Malachi

Trong lịch sử dân Ysơraên bị sa ngã thì Đức Chúa Trời liên tục gởi các tiên tri để kêu gọi họ trở lại. Với cách này khi họ loại bỏ kế ước và sống sa ngã thì họ bị phạt bởi ngọn roi xâm lược của các cường quốc xung quanh. Nhưng quan trọng hơn Chúa hứa thời gian dài sau đó thì một hậu duệ của Đavít sẽ xuất hiện một Đấng Mêsi để kiến thiết Nước Đức Chúa Trời.

3. Kinh Thánh Tân Ước

1) Bối cảnh quan trọng của Kinh Thánh Tân ƯớcBối cảnh xã hội của Kinh Thánh Tân Ước là nước Ysơraên trong thời Chúa Giêxu là thuộc địa của

đế quốc Lamã. Cho nên, về mặt kinh tế thì ở trong bối cảnh cùng khốn, về chính trị thì một số đảng nhiệt tâm mong dành độc lập và nhiều đảng phái hoạt động nên rất bất an. Về mặc thuộc linh thì những phái (Pharisi, Suđusê, Êsênê) nhấn mạnh đến sự tin kính bên ngoài đang giữ ưu thế nên dân sự giống như bầy chiên không có người chăn (Mác 6:34). Và về văn hóa đang ở dưới nền văn hóa Hylạp.

2) Cấu tạo và niên đại của Kinh Thánh Tân Ước

Kinh Thánh Tân Ước được khoảng 9 trước giả kéo dài trong khoảng 50 năm (từ năm 50 đến khoảng năm 100). Toàn thể gồm 27 quyển nhưng thống nhất cách đáng kinh ngạc, đó chính là do sự tể trị của Thánh Linh (II Tim 3:16). Cấu tạo của 27 quyển trong Kinh Thánh Tân Ước như sau:

(1) Sách phúc âm: Mathiơ, Mác, Luca, Giăng (4 quyển)Ghi về cuộc đời và công việc của Đức Chúa Giêxu Christ

(2) Sách lịch sử: Công vụ các sứ đồ. Hội Thánh bắt đầu và lịch sử truyền bá Cơ đốc giáo trên toàn khu vực thế giới

từ Hylạp đến Rôma

25

Page 26: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

. Nhấn mạnh đến vai trò của Đức Thánh Linh trong quá trình tăng trưởng của Hội Thánh đầu tiên (nhấn mạnh tính cách “Công vụ Thánh Linh”)

(3) Các thư tín: Rôma, Côrinhtô I-II, Galati, Êphêsô, Philíp, Côlôse, Têsalônica I-II, Timôthê I-II, Tít, Philêmôn (thư tín Phaolô 13 quyển). Hêbơrơ (không phải thư tín Phaolô), Giacơ, Phierơ I-II, Giăng I-II-III, Giuđe, Khải huyền (cộng đồng thư tín 7 quyển). Trong Hội Thánh đầu tiên thì việc chuyển tải giáo lý Cơ đốc giáo chủ yếu

chuyển giao qua các thư tín.

(4) Sách khải thị (tiên tri): Khải huyền. Ký thuật sự chiến thắng khải hoàn của dân sự của Chúa và sự tể trị trọn vẹn của

Đức Chúa Giêxu Christ trong tương lai.

<Phân Loại Tân Ước>

Phân Loại Tên Sách Chủ Đề Khác

Sách Phúc Âm

Mathiơ Chúa Giêxu đến như là Vua Mang tính GiuđaMác Chúa Giêxu đến như là Đầy tớ Phúc âm đầu tiênLuca Chúa Giêxu đến như là Con người Lịch sử Hội ThánhGiăng Chúa Giêxu đến như là Con Đức Chúa Trời Phúc âm thuộc linh

Sử Ký Công vụ các sứ đồ Công việc Thánh Linh thông qua Hội Thánh Sách lịch sử duy nhất

Thư Tín

Phaolô

Rôma Phúc âm của Phaolô Thần học PhaolôI Côrinhtô Đời sống trong Hội Thánh của thánh đồ Đạo đức của PhaolôII Côrinhtô Công việc của Phaolô Tổng mạt luậnGalati Luật pháp & phúc âm Thần học PhaolôÊphêsô Sự hiệp nhất của Hội Thánh Ngục trung thư tínPhilíp Niềm vui trong Đấng Christ Ngục trung thư tínCôlôse Chúa Giêxu Christ của vũ trụ Ngục trung thư tínI Têsalônica Sự tái lâm của Đấng Christ Thư tín đầu tiênII Têsalônica Tái lâm và antiChristI Timôthê Chức phận trong Hội Thánh Thư tín mục vụII Timôthê Khuyên bảo Thư tín mục vụTít Lời khuyên răn trong sinh hoạt Hội Thánh Thư tín mục vụPhilêmôn Tha thứ và tình huynh đệ Ngục trung thư tín

Không rõ Hêbơrơ Thầy tế lễ thượng phẩm Giêxu Cộng Đồng Thư Tín

Giacơ Đức tin và việc làm Tính cách GiuđaI Phierơ Vinh quang trong giữa khổ nạnII Phierơ Cảnh cáo giáo huấn giả dốiI Giăng Tình yêu thương của Đức Chúa TrờiII Giăng Cảnh cáo giáo huấn giả dối

26

Page 27: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

III Giăng Giáo sư giảGiuđe Cảnh cáo sự bội đạo

Mặc thị Khải huyền Sự đắc thắng của Chúa Giêxu & Hội Thánh27 quyển Toàn thể Tân Ước Đức Chúa Giêxu Christ Hoàn thành lời hứa

3) Danh xưng, phép lạ, các ví dụ của Chúa Giêxu

(1) Danh xưng của Chúa Giêxu

Chúa (Mathiơ 3:3) Cứu Chúa (Luca 2:11; Công vụ 13:23)Đấng Mêsi (Giăng 1:41) Con của Đức Chúa Trời (Mathiơ 3:17; Mác 1:11)Con người (Giăng 14:6; Côlôse 3:4) Sự sống (Giăng 14:6; Hêbơrơ 10:20)Chân lý (Giăng 14:6) Sự phục sinh (sự sống

lại)(Giăng 11:25)

Vầng đá (I Côrinhtô 10:4) Người chăn hiền lành (Giăng 10:11)Cửa của chiên (Giăng 10:7) Cây nho thật (gốc nho) (Giăng 15:1)Đấng phán xét (II Timôthê 4:8) Đầu của Hội Thánh (Êphêsô 4:15)Đầu tiên và cuối cùng

(Khải huyền 1:17)

(2) Phép lạ Chúa Giêxu làm

① Biến nước thành rượu nho (Giăng 2:9)② Chữa lành người bệnh 38 năm (Giăng 5:8)③ Chữa bệnh phung (Mathiơ 8:3; Mác 1;42; Luca 5:13)④ Chữa lành cho đầy tớ của thầy đội (Mathiơ 8:13; Luca 7:2)⑤ Chữa lành cho người nữ bệnh huyết trắng suốt 12 năm (Mathiơ 9:22; Mác 5:29)⑥ Hóa 5 bánh 2 cá cho hơn 5000 người(Mathiơ 14:19; Mác 6:41; Luca 9:13; Giăng 6:9)⑦ Đi trên biển như trên đất (Mathiơ 14:25; Mác 6:48; Giăng 6:19

(3) Các ẩn dụ của Đức Chúa Giêxu

① Ví dụ về cỏ lùng (Mathiơ 13:24-30)② Talâng (Mathiơ 25:14-30)③ Người Samari nhân lành (Luca 10:25-37)④ Người con trai hoang đàng (Luca 15:11-32)⑤ Người giàu và Laxarơ (Luca 16:19-31)⑥ Người gieo giống (Mathiơ 13:3-9)⑦ Cây nho và nhánh (Giăng 15:1-6)

4) Những đoạn và câu Kinh Thánh quan trọng

(1) Những đoạn Kinh Thánh quan trọng

27

Page 28: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

∴ Bảo huấn trên núi : Mathiơ 5-7 ∴ Sự phán xét : Mathiơ 25∴ Ví dụ Nước Trời : Mathiơ 13 ∴ Sự tái sinh : Giăng 3∴ Ân tứ : I Côrinhtô 12 ∴ Đức Thánh Linh : Rôma 8∴ Tình yêu thương : I Côrinhtô 13 ∴ Sự tái lâm : I Têsalônica 5∴ Sự phục sinh : I Côrinhtô 15 ∴ Đức tin : Hêbơrơ 11

(2) Những câu Kinh Thánh quan trọng

* Mathiơ 7:12

(Luật hoàng kim của Chúa Giêxu) * Giăng 3:16; 14:6 (Phúc âm cứu rỗi)

* Công vụ 1:8(Chiến lược Truyền giáo thế giới)

* Êphêsô 2:8 (Được cứu nhờ ân điển bởi đức tin)

Giải Thích Từ Vựng

Hôsanna“Hôsanna” có nghĩa là “Xin cứu chúng tôi bây giờ!” theo tiếng Hybá. Đức Chúa Giêxu khi cởi

lừa vào thành Giêrusalem được dân chúng nhảy múa, vui mừng, tay cầm nhành chà là và trãi áo trên đường tung hô Ngài “Hôsana!” (Thi thiên 118:25; Mathiơ 21:9).

Thập tự giáThập tự giá là biểu trưng của Cơ đốc giáo. Trong chế độ nô lệ thời đế quốc Lamã thì người ta xử

tử những trọng tội bằng hình thức đóng đinh trên thập tự giá; Chúa Giêxu đã vì chúng ta mà chịu đóng đinh trên thập tự giá. Đức Chúa Giêxu vốn là Đức Chúa Trời vinh hiển, nhưng Ngài xuống thế gian vì tội lỗi của bạn và tôi cùng cả nhân loại mà gánh tội thay chúng ta. Thập tự giá của Đấng Chrit là biểu trưng cho niềm tin Cơ đốc giáo là nhận được sự sống đời đời thông qua sự chết chuộc tội của Ngài. Thông qua ân điển của thập tự giá mà những người chết đối với tội lỗi sẽ được biến hoá thành người sống đối với Đấng Christ (Rôma 6:11).

Các danh xưng của Giêhôva Đức Chúa Trời

Giêhôva Dirê (Sáng thế ký 22:14) : Đức Chúa Trời chuẩn bị sẵnGiêhôva Nitshi (Xuất Êdíptô ký 17:5) : Đức Chúa Trời cờ xí tôi (chiến thắng)Giêhôva Shalom (Các quan xét 6:24) : Đức Chúa Trời ban cho sự bình anGiêhôva Shamma (Êxêchiên 48:35) : Đức Chúa Trời ngự tại đóGiêhôva Rafa (Xuất Êdíptô ký

15:26): Đức Chúa Trời chữa lành

Ngày của Chúa (Thánh nhật)Con người sinh sống trong đơn vị 1 tuần lễ. Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới trong 6 ngày, và

ngày thứ 7 là ngày nghỉ. Chính lý do này mà đơn vị 1 tuần được hình thành. Trong ngày này Đức Chúa Trời đã ban mạng lệnh hãy thờ phượng Chúa để nghỉ ngơi cả linh hồn và thể xác. Đức Chúa

28

Page 29: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

Giêxu là Đức Chúa Trời đã Thành nhục thể, Ngài đã chịu đóng đinh trên thập tự giá và vào ngày thứ 1 trong tuần lễ Ngài đã phục sinh nên gọi ngày này là Ngày của Chúa hay Thánh Nhật. Trong ngày Thánh Nhật hay Chúa nhật thì nghỉ ngơi công việc làm ăn, cấm các trò chơi, toàn thể gia đình đến Hội Thánh để thờ phượng Đức Chúa Trời, sau đó là cứu tế, chia xẻ, truyền đạo và phục vụ là những điều cần thực hành để danh Chúa được tôn cao và cả sáng.

29

Page 30: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

IV- Giới Thiệu về Hội Thánh & Sinh Hoạt

IV-1. Hội Thánh Muyngsung

1) Thuộc giáo đoànHàn quốc có nhiều giáo phái như Trưởng lão, Giám lý, Thánh Khiết, Báptít, Phúc âm toàn vẹn....

Hội Thánh Muyngsung thuộc về Giáo hội Trưởng lão Tonghap giống như Hội Thánh Youngnak, Somang.

2) Lược sử Hội ThánhHội Thánh Muyngsung được thành lập ngày 6 tháng 7 năm 1980 tại căn nhà số 500 Hungwoo lầu

2 thuộc Muyngil dong. Mục sư Kim Sam Hwan cùng 20 tín hữu cùng nhóm họp và tổ chức lễ thờ phượng chính thức thành lập. Tên đặt cho Hội Thánh là “tiếng nói của Muyngil dong”, theo Hán tự là Minh Thanh (명성-Muyngsung). Hiện nay, Đức Chúa Trời đã khiến cho Hội Thánh phát triển thành Hội Thánh truyền giáo cho toàn thế giới.

3) Tượng trưng của Hội Thánh (Hai thập tự giá song song trên nóc)Mục sư Kim Sam Hwan trong khi cầu nguyện đã nhận được ân điển về biểu tượng hai thập tự giá

với ý nghĩa như hai cột trụ của đền thờ Giêrusalem đầu tiên là Giakin và Boss; với ngụ ý sự chúc phước của trời và đất. Hơn nữa, khi dân Ysơraên chiến tranh với dân Amaléc có Giôsuê làm tướng xung trận thì Môise đã giơ hai tay hướng lên trời cầu nguyện với sự trợ giúp đỡ tay của Arôn và Hul; cũng vậy, hai thập tự giá song song như hai cánh ta hướng lên trời để cầu nguyện.

Trọng tâm của chức vụ chăn bầy của Hội Thánh Muyngsung là “Duy nhất có Chúa” (The Only Lord), và biểu ngữ “Bảy năm như một ngày” (Sáng thế ký 29:20).

4) Trang thiết bị của Hội Thánh

Thánh Đường

Toà nhà gồm 4 tầng thượng và 2 tầng hầmXây 16/4/1989 và lễ cung hiến 15/4/1990Lầu 2,3,4 Thánh đường gồm 4000 chỗ ngồi

Lầu 1 Phòng Galilê, phòng Bêtên, văn phòng, phòng lễ tân, Văn phòng của mục sư quản nhiệm

Lầu 1 (hầm)Phòng Antiốt, phòng Naxarét, phòng quản lý chung, phòng tài chính, phòng tiếp tân tín hữu, phòng ban quản lý giao thông, và phòng in ấn

Lầu 2 (hầm) Phòng tập hát của ban hát 1 & 2, phòng trang thiết bị

Giêrusalem(mới) Toà nhà gồm 6 tầng thượng và 2 tầng hầm

Lầu 1 Nhà ăn nhân viên

Lầu 2 Phòng nhóm tiếng Anh, phòng nghiên cứu Tĩnh nguyện sáng, phòng nhóm Tiranu, cục xã hội

30

Page 31: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

Lầu 3 Phòng họp, viện nghiên cứu thần học Muyngsung, phòng chuẩn bị những kỳ lễ của nhân viên

Lầu 4 Phòng tài liệu lịch sử, Bảo tàng viện ÊbênÊseLầu 5 Tài liệu GumranLầu 6 Phòng hành chính mục vụ, phòng tiếp tânLầu 1 (hầm) Phòng cầu nguyện (nam)Lầu 2 (hầm) Phòng cầu nguyện (nữ)

Giêrusalem Toà nhà nối liền với Giêrusalem mớiTầng hầm Phòng thờ phượng

Lầu 1 Phòng giáo khu, phòng quản lý tân tín hữu, phòng tư vấn, Nhà sách bán sách nội bộ

Lầu 2 Ban giáo dục, phòng thông tin hệ thống, văn phòng truyền giáo nam ban, Ban biên tập thiết kế, phòng workingsension

Lầu 3 Văn phòng ban thanh niên, cục văn thưLầu 4 Ban truyền giáo (hải ngoại, trong nước, di dân), cục truyền giáo

World Gloria Center

Không gian văn hóa tổng hợp Cơ đốc giáo tuyên bố vinh hiển Đức Chúa Trời cho muôn dân, muôn nước* Công diễn những tác phẩm nghệ thuật tiêu chuẩn cao, cùng những công diễn các nền văn hóa của khu vực và dân tộc* Những buổi nhóm họp, những tổ chức quy mô lớn,

Thư Viện Thư viện MuyngsungLầu 1 Phòng thông tin vi tínhLầu 2 Phòng đọc sách dành cho trẻ emLầu 3 Phòng đọc sách Cơ đốcLầu 4 Phòng đọc sách chung các lĩnh vựcLầu 5 Phòng đọc sách về những sách được ký thácLầu 1 (hầm) Phòng đọc sách tự do (tự đem sách vào đọc)Lầu 2 (hầm) Nhà hát kịch (nhỏ)

Giáo DụcĐức Tin

Toà nhà đối diện Thư viện Muyngsung. Gồm các phòng cho các lớp trường Chúa nhật

Giáo DụcÂn Điển Phòng thờ phượng và văn phòng của ban truyền giáo

Lầu 1 Truyền giáo Trung QuốcLầu 2 – phòng 202 Truyền giáo NgaLầu 2 – phòng 203 Truyền giáo Mông CổLầu 3 – Phòng 301 Truyền giáo Việt NamLầu 4 – phòng 401 Truyền giáo Thái LanLầu 4 – phòng 402 Truyền giáo Inđônêsia

31

Page 32: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

Hội QuánNữ Ban

Truyền Giáo

Văn phòng của nữ ban truyền giáoNhà xuất bản Silôam

5) Các cơ quan phụ thuộcMột số cơ quan chính thuộc quyền sở hữu của Hội Thánh Muyngsung như sau: Bệnh viện

Andong Songso, bệnh viện Yongyang, Nhà dưỡng linh Muyngsung thuộc Chiaksan Kangwondo, Toà phúc lợi truyền giáo Hanam, nhà trẻ Muyngsung, 7 toà nuôi sinh viên học bổng, Phục vụ xã hội khu vực, Nhà xuất bản, Nhà Canaan Muyngsung.

6) Những phòng ban chính của Hội ThánhVăn phòng chính, phòng hành chính mục vụ, phòng điện toán, ban truyền giáo, ban giáo dục, ban

biên tập, ban quản lý tài sản, ban trang thiết bị, ban quản lý kỹ thuật, ban thư viện, ban nhà xe.

7) Lễ thờ phượng chínhHội Thánh trong ngày Chúa nhật cử hành 6 lễ thờ phượng chính

Lễ 1: 7:00 ║ Lễ 2: 9:20 ║ Lễ 3:

11:20

Lễ 4: 1:20 ║ Lễ 5: 3:20 ║ Lễ 6:

5:00

Trong đó lễ 6 dành riêng cho Thanh niên và sinh viên đại học.Ngoài ra, mỗi sáng có các lễ tĩnh nguyện tại Thánh đường lúc 5:00, 6:00, 7:00, 8:30 Tối Chúa nhật có lễ thờ phượng ngợi khenTối Thứ Tư có chương trình thờ phượng (7 giờ vào mùa đông, 7 giờ 30 vào mùa hè)Tối thứ Sáu tuần cuối tháng có chương trình cầu nguyện thâu đêm từ 9 giờ tại tầng hầu toà

Giêrusalem.Mỗi khu vực có buổi thờ phượng khu vực. Các tín hữu thuộc giáo khu, hay khu vực nào thì cùng

tham gia thờ phượng tại khu vực mình, cùng chia sẻ sự thông công với nhau.

8) Hiện trạng truyền giáo của Hội Thánh MuyngsungHội Thánh Muyngsung từ ngày thành lập đã bắt đầu trợ giúp những Hội Thánh chưa tự lập vùng

nông ngư thôn. Đặc biệt mục sư Kim Sam Hwan nhấn mạnh đến “Hội Thánh truyền giáo”, trong đó 40% dự toán của Hội Thánh sử dụng cho công tác truyền giáo.

Với biểu ngữ “mỗi gia đình là một Hội Thánh, mỗi khu vực là một hội truyền giáo” đang được thực hiện và đã nhận được sự chúc phước.

9) Giáo khu & hội truyền giáo nam, nữ banTất cả các thánh đồi của Hội Thánh đều thuộc giáo khu riêng theo khu vực của mình, và tuỳ theo

lứa tuổi và giới tính mà thuộc hội truyền giáo nam hay nữ ban. Hiện tại có 29 giáo khu và 3,500 khu vực. Có 29 giáo khu trưởng đang phục vụ cho từng giáo khu mình. Và hiện có 105 hội truyền giáo nam ban và 147 hội truyền giáo nữ ban đang hoạt động.

32

Page 33: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

10) Trường Chúa nhậtHội Thánh có vận hành Trường Chúa nhật để thờ phượng và giáo dục các học viên. Trường Chúa

nhật bắt đầu với lớp mầm (0-3tuổi) đến phổ thông trung học, và chia theo lứa tuổi. Có khoảng 85 phòng ban cho các lớp để thờ phượng vào Chúa nhật. Hiện tại có 35 vị mục vụ và 2,200 giáo viên với khoảng 15 nghìn học viên được học.

11) Xe đưa rướcĐể giúp cho thánh đồ ở xa Hội Thánh có chương trình đưa rước tín hữu vào ngày Chúa nhật, tối

thứ Tư và mỗi sáng cầu nguyện, tối thứ Sáu định kỳ.

12) Nhóm họp Tĩnh nguyện đặc biệt và kỳ lễTrong năm, Hội Thánh có hai kỳ nhóm họp Tĩnh nguyện đặc biệt vào tháng 3 và tháng 9. Mỗi

ngày khoảng 40 nghìn người tham dự để nghe Lời Chúa và cầu nguyện mạnh mẽ. Đầu năm có Hội đồng kiêng ăn chúc phước năm mới, vào mùa đông có Hội đồng bồi linh trên núi tại khu dưỡng linh Muyngsung Chiaksan.

Những kỳ lễ lớn đặc biệt là Lễ Phục Sinh, lễ kỷ niệm thành lập vào tháng 7, lễ Cảm tạ mùa thu hoạch vào tháng 10, Lễ Giáng Sinh vào tháng 12; cùng một số lễ khác với những chương trình đa dạng nhằm tôn vinh Đức Chúa Trời.

13) Thánh lễMỗi năm có 2 kỳ cử hành thánh lễ. Tân tín hữu sau 6 tháng sinh hoạt sẽ nhận Báptêm sau khi học

giáo dục tân tín hữu và vấn đáp (Báptêm 15 tuổi trở lên). Những trẻ em nhận báptêm dưới 2 tuổi thì vào năm 15 tuổi sẽ trả lời vấn đáp để nhận lễ “nhập hội”. Những người mới tiếp nhận Chúa thì sau khi sinh hoạt 6 tháng đăng ký thì sẽ chịu vấn đáp và sẽ được báptêm.

14) Thờ phượng tiếng AnhThờ phượng bằng tiếng Anh tổ chức hàng tuần Chúa nhật lúc 1 giờ 20 dành cho tất cả tín hữu

thanh niên, trung niên gồm người Hàn lẫn người ngoại quốc. Chương trình gồm có thờ phượng và ngợi khen, cùng nghe giảng bằng tiếng Anh. Tiếng Anh chưa thông thạo cũng có thể tham dự. Có các nhóm tế bào để giúp nghe hiểu bài giảng. Ngoài ra còn nhiều chương trình thông công, huấn luyện rất đa dạng và bổ ích.

15) Trang thiết bị đồng thông dịchTrong Chúa có rất nhiều thánh đồ người nước ngoài đến tham dự tại Hội Thánh Muyngsung, vì

thế có trang thiết bị đồng thông dịch ra các ngôn ngữ thông dụng để người ngoại quốc cũng được nhận ân điển.

16) Phát thanh viễn thôngĐể giúp những tín hữu ở xa hoặc thân thể bất tiện có thể cùng tham dự Hội Thánh thiết kế đài

phát thanh viễn thông để tất cả có thể đồng tham dự với nơi chính.Khu vực phát sóng: Mukdong, Shangkye, Hanam, nhà cầu nguyện Bungtang, bệnh viện

AndongSongsu, khu dưỡng linh Chiaksan, khu kỷ niệm quạt gió Jeju.Thời gian phát sóng: Mỗi buổi sáng, Sáng Chúa nhật, tối Chúa nhật, tối Thứ Tư, và những kỳ lễ

33

Page 34: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

lớn: hội đồng kiêng ăn đầu năm mới, đại hội đồng tĩnh nguyện sáng vào tháng 3,9...

17) Qua trang mạng internetHiện nay thế giới đã “toàn cầu hóa”. Đây là thời kỳ chuyển tải tự do những ý tưởng vượt qua giới

hạn về không gian và thời gian. Trong đó, mạng internet được vận dụng cho công tác truyền giáo của Hội Thánh Muyngsung. Với trang mạng này không chỉ trong nước mà nước ngoài cũng có thể sử dụng cách tự do và miễn phí. Tên miền của trang mạng Hội Thánh Muyngsung là http://www.msch.or.kr

Tại đây, có những chương trình và tài liệu ở dạng tập tin video cũng được thiết lập từ năm 2000-2004 chứa đựng nhiều chương trình học Kinh Thánh, các kỳ lễ Phục sinh, kỷ niệm lễ thành lập, lễ cảm tạ.... rất phong phú.

18) Giáo dục gia đình tân tín hữuChương trình giáo dục Tân tín hữu với tài liệu trong 5 tuần:Chương trình ngày Chúa nhật: 1 giờ 30 đến 3 giờ (chiều)Chương trình ngày Thứ hai: 10 giờ đến 11 giờ 30 (sáng)

19) Truyền giáo dân di cư (Diaspora Mission)Hiện nay gồm có 6 ngôn ngữ (Trung quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Nga, Mông Cổ, Việt Nam)

khoảng 250 người đến thờ phượng và nhận giáo dục, học tiếng Hàn, chữa bệnh...

Giải Thích Từ VựngBài Tín Điều Các Sứ Đồ“Bài tín điều các sứ đồ” là bài xác tín niềm tin chung trong tất cả Hội Thánh toàn thế giới. Trong

bài tín điều các sứ đồ bày tỏ niềm tin vào Đấng Sáng Tạo (Đức Chúa Cha), Đấng Cứu Rỗi (Đức Chúa Con) và Đấng Bảo Toàn (Đức Thánh Linh); và tin vào sự giáng sinh, chịu khổ nạn, chết trên thập tự giá, phục sinh, thăng thiên, tái lâm của Đức Chúa Giêxu; tin vào Hội thánh khiết, sự giao thông của thánh đồ, sự tha thứ tội lỗi, và sự nhận đượ sự sống đời đời.

IV-2. Sinh Hoạt trong Hội Thánh

1. Nghĩa vụ tuân thủ Chúa nhật

1) Ý nghĩa Chúa nhật(1) Đức Chúa Trời sáng tạo trời đất, ngày Thứ Bảy thì nghỉ, và Ngài ra lệnh với con người là an

nghỉ ngày này (Sáng thế ký 2:2).Ngày an nghỉ là một quy tắc mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta giống như quy tắc về kết hôn,

và luật lao động.(2) Đức Chúa Giêxu vốn là Đức Chúa Trời đã đến thế gian này mặc lấy thân thể con người và

Ngài là Chúa của ngày an nghỉ (Mác 2:27-28).(3) Đức Chúa Giêxu sau khi chịu đóng đinh trên thập tự giá gánh thay tội lỗi nhân loại, Ngài được

chôn trong hầm mộ, sau ba ngày tức vào ngày “thứ nhất trong tuần lễ” Chúa phục sinh khải hoàn; Ngài đã hoàn tất con đường cứu rỗi nhân loại. Từ đó, chúng ta an nghỉ ngày “Thứ nhất” và ngày đó

34

Page 35: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

gọi là “Ngày của Chúa” (Chúa nhật) (I Côrinhtô 16:2).(4) Chúa nhật cũng là ngày Đức Thánh Linh giáng lâm. Các sứ đồ trong Hội Thánh đầu tiên đã

giữ ngày Thứ nhất là Chúa Nhật (Công vụ 20:7; I Côrinhtô 16:2; Khải huyền 1:10).(5) Phạm ngày Chúa nhật cũng là phạm luật Đức Chúa Trời đã thiết lập.(6) Giữ ngày Chúa nhật thì nhận được phước thật về phương diện thân thể và tâm linh. Nhận

được phước hạnh và sự cứu rỗi về cá nhân, gia đình, Hội Thánh.

2) Luật giữ ngày Chúa nhật(1) Khác với các ngày khác thì chúng ta phải sống biệt riêng vì đã định là Ngày của Đức Chúa

Trời.(2) Trong ngày Chúa nhật chúng ta vì lợi ích của bản thân mình mà nghỉ ngơi, hiển nhiên cũng để

những người khác được nghỉ.(3) Phải thận trọng những việc vui chơi làm khoái lạc thân thể (Êsai 58:13-14)(4) Tham gia nhiệt tình các giờ thờ phượng, đọc Kinh Thánh, hát Thánh Ca, cầu nguyện, hết lòng

làm mọi việc để nhận ân điển của Chúa.(5) Phải thân thiện với nhau, giúp đỡ, và truyền giảng phúc âm cho người lân cận, thăm và an ủi

người bệnh tật, làm mọi việc giúp cho người khác cũng được phước về thuộc linh và thuộc thể.

2. Nghĩa vụ thờ phượng

1) Ý nghĩa sự thờ phượng(1) Thờ phượng là sự phục vụ trong việc ngợi khen Đức Chúa Trời với tâm linh và chân lý bằng

tất cả tấm lòng, ý chí, sức mạnh, phẩm hạnh. Cùng sự tương giao thuộc linh và nhân cách với Đức Chúa Trời.

(2) Thờ phượng là thời gian xác định sự ngự trị của Đức Chúa Trời thông qua Đức Thánh Linh.(3) Thờ phượng là phải liên tục thân mật và cảm kích về sự ân điển tha thứ của Đức Chúa Trời.(4) Thờ phượng là phương thức căn bản cần thiết để chuyển đổi sinh hoạt trọng tâm của cuộc đời

con người, cá nhân vị kỷ sang Đức Chúa Trời quyền năng.(5) Thờ phượng là thời gia nhận được sức mới từ Đức Chúa Trời, ăn năn trong tâm linh về những

điều bị lôi kéo trong thế gian.(6) Thờ phượng là ý thức tái xác nhận Hội Thánh là cộng đồng đặt Chúa làm trọng tâm “Chúa có

một, đức tin cũng có một, và chỉ có một phép báptêm”.

2) Thái độ của người thờ phượng(1) Phải đến trước giờ thờ phượng trễ nhất là trước 10 phút để cầu nguyện.(2) Sự thờ phượng cử hành theo tờ chương trình, vì thế phải sử dụng tối đa tờ chương trình.(3) Tư thế dự thờ phượng bày tỏ thái độ thuộc linh của người đó, vì thế phải giữ yên tĩnh. Phải

hạn chế việc ra vào, trao đổi, trò chuyện riêng.(4) Thông qua sự thờ phượng phải học sự lễ nghĩa với Đức Chúa Trời. Phải ăn mặc kín đáo, mang

Kinh Thánh và Thánh Ca vào đền thờ trước 10 phút để cầu nguyện chuẩn bị.(5) Thờ phượng với toàn nhân: tức là cảm thân thể và tấm lòng. Vì thế, tránh ngồi bắt chéo chân,

rung đùi, hay tránh những thái độ bất kính trong giờ thờ phượng.(6) Khi ngồi nên theo sự hướng dẫn của người người tiếp tân. Nên ngồi theo thứ tự từ trên xuống,

35

Page 36: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

từ trong ra ngoài.(7) Những vị có con nhỏ nên vào phòng mẫu tử hay gởi con vào các lớp theo lứa tuổi các em để

giờ thờ phượng được trang nghiêm.(8) Nghe kỷ những tin tức của Hội Thánh, và tham gia tích cực những công việc liên quan đến sự

thờ phượng.(9) Hạn chế ăn kẹo gum trong giờ nhóm và tránh xả rác những tờ chương trình.(10) Sau khi nghe chúc phước, kết thúc bài tôn vinh của ban hát lễ thì với lòng cảm tạ nán lại ít

giây phút. Sau đó lần lượt đi ra theo thứ tự. Tránh làm ồn và đi ra trong giờ chúc phước và cầu nguyện, hay trong khi ban hát tôn vinh cuối giờ.

3. Nghĩa vụ dâng hiến1) Ý nghĩa của sự dâng hiến(1) Của lễ: Của lễ thông thường là hiện kim dâng lên Chúa thông qua lễ thờ phượng(2) Lễ vật tạ ơn: “Lễ vật tạ ơn” là hành vi thực tế của niềm tin trong sự nương cậy toàn tâm toàn

lực cho Đức Chúa Trời, đồng thời là biểu thị của sự cảm tạ về tất cả những ân điển mà Đức Chúa Trời ban cho gọi là dâng hiến.

(3) Nghĩa vụ: tiền dâng là nghĩa vụ của tín hữu cho sứ mạng thành viên gọi là gia đình Đức Chúa Trời.

2) Tấm lòng khi dâng hiếnDâng hiến là dâng lễ vật lên cho Đức Chúa Trời nên cần phải dâng với tấm lòng tươi tắn và tự

nguyện.(1) Phải dâng như là nghĩa vụ của thánh đồ(2) Phải dâng với tấm lòng báo đáp và cảm tạ ân điển Chúa ban cho(3) Phải dâng với biểu thị của sự tận hiến

3) Lý do phải dâng hiến(1) Phải dâng vì đó là mạng lệnh của Đức Chúa Trời (Lêvi ký 27:30)(2) Phải dâng vì đó là mạng lệnh của Đức Chúa Giêxu (Luca 6:38)(3) Phải dâng trái hay kết quả đầu tiên cho Chúa (Châm ngôn 3:9-10)(4) Phải dâng vì bổn phận của thánh đồ (II Côrinhtô 9:7)(5) Phải trả lại những gì mình đã hứa nguyện (Phục truyền 23:21-23)

4) Những phước hạnh nhận được bởi dâng hiến(1) Gieo nhiều thì gặt nhiều (II Côrinhtô 9:6)(2) Đức Chúa Trời yêu mến nhiều (II Côrinhtô 9:7)(3) Ban cho đầy dẫy mọi sự (II Côrinhtô 9:8)(4) Không chỗ chứa hết (Malachi 3:9-10)(5) Vựa lẫm dư dật (Châm ngôn 3:9-10)

4. Nghĩa vụ đọc Kinh Thánh1) Lý do phải đọc Kinh Thánh(1) Thực phẩm là thức ăn cho thân thể, Kinh Thánh hay Lời Đức Chúa Trời là lương thực của linh

36

Page 37: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

hồn.(2) Kinh Thánh chứa đựng ý muốn của Đức Chúa Trời (II Phierơ 1:20-21)(3) Kinh Thánh đem lại hữu ích và giáo huấn chúng ta (II Timôthê 3:16)(4) Kinh Thánh khiến chúng ta trọn vẹn (Êsai 34:16)(5) Kinh Thánh khiến chúng ta khôn ngoan (Thi thiên 19:7)(6) Kinh Thánh mở ra bí mật của Đấng Christ (Êphêsô 3:3-4)(7) Kinh Thánh ban phước cho người đọc (Khải huyền 1:3)(8) Kinh Thánh làm hanh thông con đường của chúng ta (Giôsuê 1:8)(9) Kinh Thánh là ngay thẳng tấm lòng của chúng ta (Êphêsô 4:13-14)

2) Thái độ(1) Phải đọc mỗi ngày, phải đọc lớn tiếng (Khải huyền 1:3)(2) Phải cầu nguyện và đọc, đọc và cầu nguyện thì mới thấu hiểu(3) Đừng cố ý cượng giải những câu Kinh Thánh khó hiểu. Đọc Kinh Thánh nhiều lần thì Thánh

Linh sẽ thức tỉnh ý nghĩa của câu ấy (II Phierơ 3:16)(4) Phải suy gẫm và sinh hoạt trong lời (Rôma 10:17)(5) Những câu không biết thì đến hỏi những người mục vụ để được chỉ dạy (Hêbơrơ 5:12)

5. Nghĩa vụ cầu nguyện1) Ý nghĩa của sự cầu nguyện(1) Lời Chúa là lương thực cho linh hồn, cầu nguyện là hô hấp ủa linh hồn\(2) Cầu nguyện là trò chuyện cùng với Đức Chúa Trời(3) Sự cứu rỗi nhận được bởi đức tin, sự chúc phước nhận được bởi hành động theo đức tin, còn

năng lực đắc thắng tội lỗi và thế gian là bởi sự cầu nguyện.(4) Cầu nguyện bởi đức tin sẽ nhận được sự trả lời từ Đức Chúa Trời.“Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả.” (Mác 9:23)

2) Phương pháp cầu nguyện(1) Mỗi ngày định ra một thời giờ cố định để cầu nguyện thì rất tốt. Tốt nhất là cầu nguyện tĩnh

nguyện tức là thời giờ đầu tiên trong ngày là tốt nhất.(2) Cầm những vấn đề cầu nguyện rõ ràng và cầu nguyện cho đến khi được Chúa nhậm lời là điều

rất tốt.(3) Để tránh ngủ gục hay suy nghĩ linh tinh trong khi cầu nguyện, cần phải cầu với tất cả tấm

lòng, toàn tâm hồn, tập trung trong tâm hay cầu nguyện bằng tiếng và giơ tay.(4) Cầu nguyện nóng cháy đến nổi mồ hôi tuôn đổ (Luca 22:44)(5) Cầu khẩn và than khóc với nước mắt cách thật lòng với Chúa. Chúa Giêxu đã cầu nguyện

khẩn xin với nhiều nước mắt (Hêbơrơ 5:7)(6) Quỳ gối cầu nguyện (Luca 22:41)(7) Giơ cao hai tay để cầu nguyện (Thi thiên 134:2-3).

3) Những ngăn trở sự nhậm lời cầu nguyện(1) Đời sống bất nghĩa sẽ không được đáp lời (Êsai 59:1-2)(2) Khi cầu xin theo tình dục sẽ không được nhậm (Giacơ 4:3)

37

Page 38: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

(3) Trong lòng có thần tượng sẽ không được nghe (Êxêchiên 14:3)(4) Không làm sự tốt lành tha thứ giữa con người với nhau sẽ không có lời đáp (Mác 11:25)(5) Khiếm khuyết sự yêu thương và thương xót sẽ không được ứng đáp (Châm ngôn 21:13)(6) Bất tuân sẽ không được nhậm lời (Châm ngôn 1:25-26)(7) Sự cầu nguyện của người ác không được đáp lời (Êsai 1:15)

4) Được nhậm lời cầu nguyện(1) Vấn đề gấp gáp sẽ được đáp lời nhanh chóng (Xuất Êdíptô ký 15:22-25)(2) Sau khi cầu nguyện lâu dài sẽ được đáp lại (Luca 18:1)(3) Chúa không đáp lời như lời cầu, bởi Ngài nhậm lời trong phương cách tốt nhất (Luca 22:42) Sự đáp lời cầu nguyện là việc của Đức Chúa Trời, đừng can thiệp hay gợi ý riêng của mình vào

cách nhậm lời của Ngài.(4) Chúa ban cho những điều mình không cầu xin (I Các vua 3:13)

6. Nghĩa vụ truyền giáo1) Ý nghĩa của sự truyền giáoTruyền giáo: Truyền giáo hay truyền bá phúc âm là truyền sự kiện Đức Chúa Giêxu Christ vốn là

Đức Chúa Trời đến thế gian này với vai trò Đấng Cứu Thế. Hễ ai tin thì được cứu rỗi. Sự kiện ấy là: Ngài đã vị tội lỗi nhân loại mà đã chịu chết thay trên thập tự giá, chịu chết và chôn. Ngài phục sinh sau 3 ngày. Sau phục sinh 40 ngày Ngàin thăng thiên. Và Ngài sẽ trở lại để phán xét kẻ sống và kẻ chết trong toàn nhân loại.

2) Lý do phải truyền giáo(1) Bởi đó là mạng lệnh của Đức Chúa Giêxu (Mác 16:15)(2) Bởi vì Đức Chúa Giêxu đã truyền giáo (Mathiơ 4:17)(3) Bởi vì đó là nhiệm vụ của chúng ta (Công vụ 4:19-20; Rôma 1:13-15; I Côrinhtô 9:16).Phaolô đã làm chứng rằng khi ông không truyền giáo thì như có lửa đốt trong lòng.(4) Nếu để người không tin như vậy thì họ bị diệt vong và bị đùa vào sự chết (Giăng 3:36; 8:24)

3) Phương pháp truyền giáo(1) Sức mạnh của sự truyền giáo là tình yêu thương. Bởi vì khi tuyền giáo thì phải nói bởi sức của

Đức Thánh Linh (Công vụ 1:8)(2) Mong rằng hãy đặt tên của người cần làm chứng và mỗi ngày vì họ được sự cứu rỗi mà cầu

nguyện 3 lần.(3) Tạo cơ hộ để giúp đỡ với sự phục vụ của tình yêu thương cả tấm lòng.(4) Dù phán đoán thấy chưa đủ điều kiện tốt nhưng cũng hãy truyền giảng, hướng dẫn đến Hội

Thánh (II Timôthê 4:2).

4) Những điểm lưu ý khi truyền giảng(1) Một người truyền giáo cho một người để xác định rõ và cầu nguyện(2) Mỗi ngày vì họ mà cầu nguyện định kỳ(3) Hãy quan tâm cách chi tiết mọi phương diện của người đó và tiếp cận những vấn đề họ quan

tâm và giúp hồi phục những vấn đề khiếm khuyết.

38

Page 39: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

(4) Hãy tránh tranh luận dù họ phê phán Hội Thánh, phỉ báng Chúa.(5) Cho họ Kinh Thánh và sách chứng đạo thích hợp(6) Khuyên họ nhóm đều đặn với Hội Thánh và chăm sóc họ(7) Sau khi đăng ký danh sách Hội Thánh thì giúp họ về thuộc linh và chịu trách nhiệm đến khi

họ làm báptêm, trưởng thành trong đức tin.

7. Việc giúp mục sư quản nhiệmMục sư quản nhiệm làm những việc của người giảng luận, thầy tế lễ, giáo sư, nhà tâm vấn, người

hướng dẫn, người quản lý, nhà quản lý hành chánh, nhà truyền đạo... Mong ước giúp mục sư như là hiệp lực trong những việc Chúa uỷ thác để tôn vinh Chúa là đầu của Hội Thánh.

(1) Mỗi ngày cầu nguyện cho mục sư.(2) Tấm lòng của mục sư là luôn muốn gặp gỡ tín hữu thường xuyên, nghe và tâm tình với từng

giáo hữu. Nhưng vì việc tìm đến nhà khó nên có việc gì xin đến gặp mục sư giáo khu hay giáo khu trưởng, khu vực trưởng hoặc phòng tư vấn để được giúp đỡ thêm (điện thoại 440-9191)

(3) Nếu có thể trách những việc lớn ngày Thứ Bảy, nếu có thể đổi sang ngày khác.(4) Những ai muốn chào thăm hay từ giả để đi nước ngoài, du học, di cư, nhập binh hay muốn

cầu nguyện đặc biệt xin liên lạc thông qua mục sư giáo khu trưởng.(5) Những nghi lễ gia đình (đính hôn, thành hôn, sinh nhật, khai trương, tân gia, chúc mừng...)

xin liên lạc với khu vực trưởng 1 tuần để có nhóm họp cầu nguyện.(6) Khi gặp khó khăn về niềm tin, gia đình thì đừng giấu mà hãy đến mục sư giáo khu để được tư

vấn.(7) Hãy giữ đừng bỏ buổi nhóm thờ phượng nào. Hãy yêu mến Hội Thánh và mục sư, hãy tự hào

về những ân điển đã nhận được. Hãy hiệp lực tích cực vì đời sống tâm linh của những thánh đồ.

Giải Thích Từ VựngChúc Phước“Chúc phước” là từ nguyên gốc lịch sử lâu dài từ trong Kinh Thánh Cựu Ước. Việc chúc phước là

nhiệm vụ đặc biệt và là quyền hạn cố định của thầy tế lễ trong hành vi dâng của lễ. Chúc phước là một thứ tự thường đặt ở cuối trong giờ thờ phượng. Nhà thần học Calvin sử dụng bài chúc phước trong Dân số ký 6:24-26. Còn phần đông trong giáo hội Trưởng lão và Báptít sử dụng bài chúc phước trong I Côrinhtô 13:13.

Thăm ViếngThăm viếng là việc đến thăm nhà của tín hữu và cầu nguyện thờ phượng. Sự thăm viếng giúp gia đình tín hữu có niềm tin sinh hoạt tốt hơn nữa; hoặc khi gặp những việc không hay thì cầu nguyện khích lện an ủi hay tâm vấn để khắc phục hoàn cảnh khó khăn (Galati 1:18).

39

Page 40: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

Tài Liệu Giáo DụcVấn Đáp: Báptêm - Nhập Hội

1. Mục đích đầu tiên của con người là gì?☞ Là làm vinh hiển Đức Chúa Trời và đời đời làm Chúa vui lòng.

2. Đức Chúa Trời có mấy vị?☞ Đức Chúa Trời có Một nhưng hiện hữu trong Ba Thân Vị.

3. Bản thể của Đức Chúa Trời là Ba Thân Vị chỉ về điều gì?☞ Ba Thân Vị là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời quyền năng,

vinh hiển và đồng đẳng.

4. Ai đã sáng tạo nên muôn loài vạn vật trên trời dưới đất này?☞ Đức Chúa Trời toàn năng đã sáng tạo nên.

5. Đức Chúa Trời đã sáng tạo trong mấy ngày?☞ Ngài sáng tạo trong 6 ngày, ngày thứ 7 Ngài nghỉ.

6. Con người do Ai sáng tạo?☞ Đức Chúa Trời sáng tạo con người gồm nam và nữ theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời.

7. Cả đời người chỉ phải thờ phượng Ai?☞ Chỉ thờ phượng Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hoá mà thôi.

8. Tội lỗi là gì?☞ Là việc chống lại hay bất tuân luật pháp của Đức Chúa Trời.

9. Ai đã phạm tội đầu tiên nhất?☞ Ađam và Êva đã phạm tội đầu tiên nhất, và tội đó gọi là nguyên tội.

10. Ađam đã bất tuân điều gì?☞ Việc bất tuân mạng lệnh không được ăn trái biết điều thiện và điều ác.

11. Đối với chúng ta có tội lỗi gì?☞ Nguyên tội và kỷ tội (là tội tự mình phạm phải).

12. Nguyên tội là gì?☞ Là tội bất tuân maạg lệnh của Đức Chúa Trời ban cho thuỷ tổ loài người là Ađam. Vì vậy, tất cả

con cháu của Ađam từ khi ra đời đã mang theo tội lỗi này.

40

Page 41: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

13. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề tội lỗi như thế nào?☞ Ăn năn và bởi đức tin vào Đức Chúa Giêxu thì nhận được phương pháp giải quyết.

14. Người mang nguyên tội và kỷ tội thì như thế nào?☞ Đáng bị hình phạt và chịu sự thạnh nộ cách công bình của Đức Chúa Trời trong đời này và đời

sau đời đời.

15. Niềm tin là gì?☞ Là ý chí và sự tin cậy Đức Chúa Giêxu Christ là Cứu Chúa của mình.

16. Trọng tâm của niềm tin Cơ đốc giáo là gì?☞ Đức Chúa Giêxu Christ Con Đức Chúa Trời Hằng Sống.

17. Đức Chúa Giêxu Christ là Ai?☞ Là Con Độc Sinh của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa của chúng ta.

18. Đức Chúa Giêxu đã giáng sinh ở đâu?☞ Ngài đã giáng sinh trong chuồng chiên máng cỏ tại thành Bếtlêhem xứ Giuđê.

19. Đức Chúa Giêxu đã giáng sinh xuống thế giới này với mục đích là gì?☞ Ngài đã đến để cứu rỗi toàn thể nhân loại khỏi sự tội và sự chết.

20. Tại sao tin Đức Chúa Giêxu?☞ Tôi tin bởi vì Đức Chúa Giêxu là Con Đức Chúa Trời, và Ngài là Cứu Chúa đã cứu chuộc tôi.

21. Tái sinh (sinh lại) có nghĩa là gì?☞ Tin Đức Chúa Giêxu và trở nên người sinh lại mới bởi Đức Thánh Linh.

22. Đức Chúa Giêxu đã giáng sinh như thế nào?☞ Ngài giáng sinh qua nữ đồng trinh Mari bởi Đức Thánh Linh

23. Đức Chúa Giêxu đã truyền và dạy điều gì?☞ Về phúc âm Nước Đức Chúa Trời

24. Đức Chúa Giêxu đã làm gì trong 33 năm?☞ 30 năm đầu Ngài phục vụ gia đình, 3 năm cuối Ngài hoàn tất công việc cứu chuộc nhân loại

25. Đức Chúa Giêxu Christ với vai trò là Cứu Chúa của chúng ta đã làm những chức vụ gì?☞ Ngài đã thi hành chức vụ của Tiên tri, Thầy tế lễ, và Vua

26. Ân điển là gì?☞ Ân điển là điều Đức Chúa Trời ban cho không đòi giá nào cả. Đức Chúa Trời ban cho người tin

Đấng Christ sự sống đời đời và tất cả mọi nhu cầu cần thiết trong cuộc sống chúng ta.41

Page 42: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

27. Tại sao Đức Chúa Giêxu trở thành Cứu Chúa của tôi?☞ Để cứu tôi khỏi tội Ngài đã chết thay trên thập tự giá. Ngài chuyển chúng ta từ sự chết sang sự

sống vĩnh cửu.

28. 12 môn đồ của Đức Chúa Giêxu là ai?☞ Phierơ, Anhrê, Giacơ (con Xêbêđê), Giăng, Philíp, Batêlêmy, Thôma, Mathiơ, Giacơ (con Aphê),

Thađê, Simôn (người Canaan), Giuđa Íchcariốt.

29. Đức Chúa Giêxu đã chết như thế nào?☞ Đã bị đóng đinh và chết trên thập tự giá.

30. Ai đã chôn thi thể của Đức Chúa Giêxu?☞ Giôsép người Arimathê

31. Đức Chúa Giêxu như thế nào sau khi chôn trong hầm mộ?☞ Ngài đã sống lại sau ba ngày

32. Sau khi sống lại Ngài đã làm gì?☞ Bày tỏ Ngài là Đấng Sống cho các môn đồ khoảng 10 lần trong vòng 40 ngày

33. Sau khi bày tỏ mình thì tiếp theo Ngài như thế nào? (Công vụ 1:9)☞ Ngài đã lên trời (thăng thiên).

34. Câu Kinh Thánh quan trọng nhất Tân Ước nằm ở đâu?☞ Giăng 3:16 “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nổi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho

hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời”

35. Sau khi Đức Chúa Giêxu phục sinh thì hiện hữu ở đâu?☞ Đức Chúa Giêxu thăng thiên thì ngự bên hữu ngôi của Đức Chúa Trời. Ngài sẽ trở lại (tái lâm)

để phán xét và cứu rỗi nhân loại.

36. Khi Ngài thăng thiên đã phán dặn điều gì? (Công vụ 1:8)☞ Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các người thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và làm

chứng về ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất.

37. Đức Chúa Giêxu đã thăng thiên sẽ trở lại như thế nào? (Công vụ 1:11)☞ Đức Chúa Giêxu đã được cất lên như thế nào thì Ngài sẽ trở lại như cách y như vậy.

38. Chúng ta sẽ nhận được sự cứu rỗi thông qua Đấng nào? (Công vụ 4:12; 16:31)☞ Nhận được sự cứu rỗi bởi đức tin khi tin Đức Chúa Giêxu Christ là Cứu Chúa.

39. Đức Chúa Giêxu Christ trở lại thế giới này để làm gì?42

Page 43: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

☞ Ngài trở lại thế giới này để phán xét nhân loại.

40. Các môn đồ của Đức Chúa Giêxu đã kinh nghiệm điều gì trong Lễ ngũ tuần sau khi Ngài thăng thiên?

☞ Họ thể nghiệm sự ngự đến của Đức Thánh Linh

41. Người nào có thể vào Nước của Đức Chúa Trời?☞ Chỉ những người được sinh lại bởi nước và Thánh Linh vào được Nước Đức Chúa Trời.

42. Tư tưởng quan trọng nhất của Phaolô là gì?☞ Xưng công bình bởi đức tin (Rôma 1:17)

43. Cơ đốc giáo khác với các tôn giáo khác ở điểm nào?☞ Cơ đốc giáo chỉ tin Đức Chúa Giêxu Christ là Con Đức Chúa Trời Hằng Sống, là Cứu Chúa duy

nhất của mình; các tôn giáo khác thì sùng bái người sáng lập tôn giáo là thánh tử.

44. Quy tắc duy nhất của đức tin và đời sống chúng ta là gì? (II Timôthê 3:16-17)☞ Kinh Thánh Tân Cựu Ước là Lời của Đức Chúa Trời chính xác vô ngộ.

45. Kinh Thánh là sách gì?☞ Theo định kinh của Cơ đốc giáo thì là Sách ghi Lời của Đức Chúa Trời

46. Kinh Thánh gồm bao nhiêu quyển?☞ Cựu Ước gồm 39 quyển, Tân Ước gồm 27 quyển. Tổng là 66 quyển

47. Ai đã chép Kinh Thánh?☞ Kinh Thánh Cựu Ước do các nhà tiên tri, Kinh Thánh Tân Ước do các sứ đồ; nhưng hết thảy bởi

sự cảm hóa của Đức Thánh Linh mà chép ra.

48. Kinh Thánh được phân loại như thế nào?☞

Cựu Ước(39 quyển)

Luật pháp(ngũ kinh Môise) : 5 quyển (Sáng, Xuất, Lê, Dân, Phục)

Sách lịch sử : 12 quyển (Giôsuê ~ Êxơtê)Sách thi ca : 5 quyển (Gióp ~ Nhã ca)Sách tiên tri 17 quyển

Đại tiên tri : (5 quyển) Êsai ~ ĐaniênTiểu tiên tri : (12 quyển) Ôsê ~ Malachi

Tân Ước(27 quyển)

Sách phúc âm : 4 quyển Mathiơ, Mác, Luca, GiăngSách lịch sử : 1 quyển Công vụ các sứ đồSách thư tín : 21 quyểnThư tín Phaolô : (13 quyển) Rôma ~ Philêmôn

Thư tín cộng : (7 quyển) Giacơ ~ Giuđe43

Page 44: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

đồngThư tín khác : (1 quyển) Hêbơrơ

Sách tiên tri : 1 quyển Khải huyền

49. Phải đọc Kinh Thánh như thế nào? (Khải huyền 1:3)☞ Mỗi ngày cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, suy gẫm, và hết lòng giữ gìn như lời

50. Ai có thể nhận được phước hạnh? (Khải huyền 1:3)☞ Người đọc, nghe, và làm theo Lời trong Kinh Thánh

51. Sự phán xét lần thứ nhất của Đức Chúa Trời đối với con người sống trên đất này là gì?☞ Sự phán xét trong cơn Đại hồng thuỷ. Trong thời đại của Nôê tội lỗi con người tràn lan nên Đức

Chúa Trời đã phán xét con người bằng nước lụt.

52. Tổ tiên đức tin của Ysơraên là ai?☞ Ápraham, Ysác, Giacốp

53. Danh xưng “Ysơraên” đã được đặt như thế nào?☞ Giacốp đã vật lộn cùng Đức Chúa Trời và được thắng nên Ngài đổi tên ông thành Ysơraên (Sáng

thế ký 32:24-29)

54. Con trai của Giacốp có mấy vị? Đức Chúa Giêxu giáng sinh qua chi phái nào?☞ Con trai của Giacốp gồm có 12 vị. Đức Chúa Giêxu giáng sinh qua chi phái Giuđa (Sáng thế ký

35:23-26; Mathiơ 1:2-4).

55. Sự kiện Xuất khỏi Aicập là gì? (Công vụ 13:17-19)☞ Dân Ysơraên làm nô lệ tại Aicập (Êdíptô) trong vòng 430 năm. Đức Chúa Trời nhớ lại lời hứa

với Ápraham và nghe tiếng cầu nguyện của dân tộc Ysơraên mà đã chuẩn bị Môise, và thông qua Môise lãnh đạo dân sự Ngài đã giáng 10 tai vạ lớn trên dân Aicập để họ cho phép dân Ysơraên ra khỏi xứ mình.

56. Môise đã nhận được điều gì?☞ Tại núi Sinai, Môise đã nhận bảng luật pháp để chuyển lại cho dân Ysơraên.

57. Dân Ysơraên sau khi rời khỏi Aicập đã sinh hoạt trong nơi hoang dã mấy năm?☞ Trong 40 năm

58. 10 điều răn gồm những luật lệ gì? (Xuất Êdíptô ký 20:1-17; Mathiơ 22:37-40)☞ 10 điều răn gồm có:

①Trước mặt Đức Giêhôva chớ có các thần khác ②Đừng làm hay thờ bất cứ hình tượng nào③Chớ lấy danh Chúa mà làm chơi ④Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh⑤Hãy hiếu kính cha mẹ ⑥Đừng sát nhân⑦Đừng gian dâm ⑧Đừng trộm cướp

44

Page 45: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

⑨Đừng làm chứng dối ⑩Đừng tham lam của người khác

59. Ai là kế vị của Môise? (Giôsuê 1:1-2)☞ Giôsuê

60. Đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho dân Ysơraên là ở đâu? (Xuất Êdíptô ký 3:8)☞ Đó là vùng đất Canaan được ví là xứ đượm sữa và mật.

61. 3 kỳ đại lễ của dân Ysơraên là gì?☞ Lễ vượt qua, Lễ ngũ tuần, và Lễ lều tạm

62. Những ai gọi là các quan xét của dân Ysơraên? Những vị nào được nổi tiếng?

☞ Trong thời kỳ tiền quân chủ, tức trước khi có vua cai trị tại Ysơraên thì vào những thời kỳ hoạn nạn Đức Chúa Trời dấy lên những người cứu dân cứu nước bởi ân điển Ngài. Những vị đó được gọi là các vị quan xét. Những vị thường được biết đến nhiều là Ghêđêôn, Đêbôra, Samsôn, Samuên...

63. Vị vua thứ hai của dân Ysơraên được gọi là người của Đức Chúa Trời chân thật; vị vua này đã cai trị Ysơraên theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Vị này là ai?

☞ Vua Đavít (Công vụ 13:22)

64. Vua Salômôn là vị vua như thế nào? (I Vua 9:1-5)☞ Salômôn là con trai của Đavít. Là vị vua xây cất đền thờ uy nga tráng lệ cho Chúa, và đã đứng ra

để dâng 1000 sinh tế cho Chúa. Ông nhận được ân tứ khôn ngoan nên trở nên vị vua đầy phú quý vinh hoa. Nhưng đã để cho các tôn giáo ngoại bang xâm nhập vào đất nước nên cuối cùng quốc gia bị suy vong.

65. Có 4 vị gọi là đại tiên tri, họ là ai? và trong hết thảy tiên tri thời Cựu Ước thì vị nào là cuối?

☞ 4 vị đại tiên tri là Êsai, Giêrêmi, Êxêchiên, và Đaniên. Vị tiên tri cuối thời Cựu Ước là Malachi.

66. Người được gọi là tiền phu của Chúa Giêxu và ban phép báptêm của sự ăn năn tại bờ sông Giôđang là ai?

☞ Là Giăng Báptít.

67. Đức Chúa Giêxu cũng phải chịu sự cám dỗ không?☞ Sau 40 ngày kiêng ăn cầu nguyện thì bị Satan cám dỗ 3 lần.

68. Vai trò của thánh đồ đối với thế gian là gì?☞ Thánh đồ phải giữ vai trò của ánh sáng và muối.

45

Page 46: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

69. Hội Thánh là gì?☞ Hội Thánh là cộng đồng được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời và tin cậy Đức Chúa Giêxu Christ

70. Lời tiên tri trong Cựu ước về sự giáng sinh của Chúa Giêxu là gì?☞ Michê 5:2 Chúa giáng sinh tại Bếtlêhem và ứng nghiệm Mathiơ 2:1

Êsai 7:14 Chúa giáng sinh qua nữ đồng trinh Mari và ứng nghiệm Luca 1:31

71. Tôn giáo thật và hình (thần) tượng khác nhau như thế nào?☞ Tôn giáo thật là thờ phượng Đức Chúa Trời thông qua Đức Chúa Giêxu Christ.

Còn hình (thần) tượng là sùng bái những vị không phải là Đức Chúa Trời

72. Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?☞ Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo nên vũ trụ và con người, Ngài quan phòng và tể trị trong sự

công bình và yêu thương.

73. Chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời như thế nào?☞ Chúng ta có thể nhận biết Đức Chúa Trời thông qua:

① Kinh Thánh② Đức Chúa Giêxu Christ③ Thiên nhiên và lịch sử④ Lương tâm chúng ta

74. Đức Chúa Trời có một, ngoài Đức Chúa Trời có Đấng nào giống như thế không?☞ Duy nhất có một Đức Chúa Trời, Ngài là Chân Thần và Hằng Sống

75. Đối tượng của sự cầu nguyện là ai? Chúng ta phải nhân danh ai để cầu nguyện?

☞ Đối tượng của sự cầu nguyện là Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhân danh Đức Chúa Giêxu Christ mà cầu nguyện.

76. Đức Thánh Linh là Ai?☞ Đức Thánh Linh là Ngôi Ba trong Ba Ngôi Hiệp Một Đức Chúa Trời. Ngài là Thần Linh mang

nhân cách và đồng đẳng đồng quyền với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.

77. Nước Đức Chúa Trời là gì?☞ Là Nước mà Đức Chúa Trời đang tể trị. Gồm có Nước trong đời này và đời sau.

78. 5 đại sứ mạng của Hội Thánh là gì?☞ Thờ phượng ║ giáo dục ║ truyền giáo ║ phục vụ ║ thông công

79. Sự thờ phượng là gì?☞ Sự thờ phượng là sự gặp gỡ, trò chuyện và kết thân với Đức Chúa Trời bằng cách tôn vinh, cầu

nguyện, và lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời.

46

Page 47: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

80. Tiêu chuẩn của sự dâng hiến là gì?☞ 1/10 lợi tức hay thu nhập

81. Có hai quyền lợi của người nhận báptêm (nhập hội), đó là gì?☞ ① Quyền ứng và bầu cử trong hội đồng thường niên

② Có quyền tham gia dự tiệc thánh

82. Thánh lễ của Hội Thánh là gì?☞ Phép Báptêm ║ Lễ Tiệc thánh

83. Phép báptêm là gì?☞ Là biểu trưng cho sự công khai đức tin, làm sạch tội lỗi, và có ý nghĩa trở nên con cái của Đức

Chúa Trời.

84. Lễ tiệc thánh là gì?☞ Lễ tiệc thánh là cảm tạ về ân điển của Ngài đã cứu chuộc chúng ta, đã ban cho đức tin, đã khiến

chúng ta nên thánh.

85. Hội Thánh đã bắt đầu như thế nào?☞ 120 thánh đồ đã gom lại tại phòng cao tại Giêrusalem và cầu nguyện. Đức Thánh Linh trong

ngày lễ Ngũ tuần giáng lâm đánh dấu khởi đầu thiết lập Hội Thánh công khai.

86. Lễ thành hôn và Lễ tang phải như thế nào?☞ Phải bàn luận với mục sư đảm trách và phải làm theo quy định của Hội Thánh địa phương.

87. Đức Chúa Giêxu đã dạy hai điều răn gì?☞ Thứ nhất, kính yêu Đức Chúa Trời ║ Yêu thương người lân cận

88. Sự tái lâm của Đức Chúa Giêxu là lúc phán xét. Khi đó sẽ giống như thời kỳ nào trong Cựu Ước?

☞ Giống như thời kỳ của Nôê. Trước khi Đại hồng thuỷ xảy ra, trước khi Nôê bước vào tàu thì người ta vẫn ăn uống cưới gả như thường. Họ không tỉnh thức cho đến khi nước lũ lụt tuyệt diệt hết. Ngài Chúa tái lâm cũng sẽ giống như vậy.

89. Đức Chúa Giêxu đã dạy hãy tha thứ mấy lần cho người anh em phạm tội với mình?☞ Chúa dạy là 70 lần 7, tức tha thứ luôn luôn.

90. Hãy đọc thuộc bài cầu nguyện chung?☞ Lạy Cha chúng tôi ở trên trời.

Danh Cha được tôn thánhNước Cha được đếnÝ Cha được nên ở đất như trời

47

Page 48: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngàyXin tha tội lỗi chúng tôi như chúng tôi tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôiXin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, song cứu chúng tôi khỏi điều ác.Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời vô cùng.Amen

91. Quyền năng trở nên con cái của Đức Chúa Trời đã ban cho ai?☞ Ban cho người tin Đức Chúa Giêxu Christ

92. Ai đã khởi sự và khi nào đã xảy ra cải chánh tôn giáo?☞ Vào thế kỷ 16 do Martin Luther người Đức và John Calvin người Pháp đã khởi xướng.

93. 3 giáo lý lớn của Martin Luther chủ xướng là gì?☞ ① Xưng công bình bởi đức tin

② Mỗi thánh đồ được chức thầy tế lễ③ Uy quyền tối cao của Kinh Thánh

94. 5 giáo lý lớn của John Canvil là gì?☞ TULIP

① Con người sa ngã hoàn toàn② Được chọn vô điều kiện③ Chuộc tội có giới hạn④ Ân điển bất khả kháng⑤ Sự kiên nhẫn của thánh đồ

95. Tin lành và Công giáo khác nhau căn bản là gì?☞ Tin Lành đặt trọng tâm vào quyền uy cao nhất của Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời và đức

tin cách cá nhân của từng người.Công giáo đặt trọng tâm vào quyền uy của giáo hoàng và truyền thống giáo hội

96. Trong lịch sử Hội Thánh Hàn quốc thì giáo sĩ của truyền giáo hải ngoại nào đầu tiên đến Hàn quốc?

☞ Ngày 5 tháng 4 năm 1885 vào Lễ phục sinh tại hải cảng Jemun hai giáo sĩ đã nhập quốc là Underwood (hội Trưởng Lão) và Appenzeller (hội Giám Lý).

97. Đặc sắc của Hội Trưởng Lão là gì?☞ Tin sự toàn quyền của Đức Chúa Trời và dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời duy nhất

98. Tín điều các sứ đồ là gì?Hãy học thuộc bài này và áp dụng vào niềm tin của mình

☞ Bài tín điều các sứ đồ là bài xưng nhận niềm tin căn bản nhất của Cơ đốc nhân trên toàn thế giới. Trong đó tóm tắt tất cả các giáo lý quan trọng của Cơ đốc giáo từ thời các sứ đồ.

Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, là Đấng dựng nên trời đất. 48

Page 49: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

Tôi tin Giê-xu Christ là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời và Chúa chúng ta. Ngài được dựng thai bởi Thánh Linh, sanh bởi Nữ Đồng Trinh Mari, chịu thương khó dưới tay Bônxơ Philát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn; Ngài xuống âm phủ, đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại. Ngài thăng thiên, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha; từ đó Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết.Tôi tin Thánh Linh, tôi tin Hội Thánh phổ thông, sự cảm thông của các Thánh Đồ, sự tha tội, sự sống lại của thân thể và sự sống đời đời. A-men.

99. Con người tại sao phải làm việc?☞ Đức Chúa Trời ban mạng lệnh con người phải làm việc và đã giao việc cho làm.

100.

Chúng ta phải cấu thành gia đình như thế nào?

☞ Chúng ta phải cấu thành gia đình theo ý muốn của Đức Chúa Trời và dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời qua gia đình của mình.

49

Page 50: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

50

Thẻ Điểm Danh Giáo Dục Gia Đình MớiLần Thứ ______

Số Đăng Ký Ngày ____ Tháng_____ Năm 20__

Họ & Tên Nam ║ Nữ Sinh Ngày

Địa Chỉ Điện Thoại Liên Lạc

Xác

Nhận

Hiện

Diện

Tuần Thứ 1 Tuần Thứ 2 Tuần Thứ 3

Tuần Thứ 4 Tuần Thứ 5 Vấn Đáp

Ghi Danh Hội Thánh Ngày Tháng Năm 20

새가족 교육교재

발 행 일 2010 년 6 월발행-편집인 김삼환

발 행 처 대한예수교장 로 회 명성교회-디아스포라 미션

MYUNG SUNG PREBYTERIAN CHURCH

서울특별시 강동구 명일동 330-5교회대표: 440-9000 / FAX: 440-9099새가족국: 440-9194

Page 51: tinlanhmsc.files.wordpress.com€¦  · Web viewMiêu tả tuyển dân thánh của Đức Chúa Trời phải biến đổi trong sự tồn tại thánh như thế nào. (4) Dân

51

Bài Cầu Nguyện Chung

Lạy Cha chúng tôi ở trên trời.

Danh Cha được tôn thánh

Nước Cha được đến

Ý Cha được nên ở đất như trời

Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày

Xin tha tội lỗi chúng tôi như chúng tôi tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi

Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, song cứu chúng tôi khỏi điều ác.

Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời vô cùng.

Amen