22
NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VỀ NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ KỸ NĂNG VIỆC LÀM I. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VỀ NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ tay nghề cao (về chuyên môn, kỹ thuật) tương ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu chí phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề) và trên thực tế có kỹ năng lao động giỏi. Những lao động này có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi liên tục của môi trường công việc, có sức khỏe và phẩm chất tốt, có tính kỷ luật, có đạo đức và tác phong nghề nghiệp, mong muốn đóng góp tài năng, công sức của mình cho sự thành công, phát triển chung của tập thể. Cao hơn nữa, đó là những lao động có khả năng vận dụng những tri thức, kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm sáng tạo, cải tiến năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả cao trong công việc. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể được hiểu là lao động lành nghề. Theo ILO, lao động lành nghề là lao động được thừa nhận có những thể chất cần thiết, có trí thông minh, sự giáo dục cần thiết, có sự khéo léo và những tri thức theo yêu cầu để thực hiện 1

 · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VỀ NHÂN LỰC CHẤT

LƯỢNG CAO VÀ KỸ NĂNG VIỆC LÀM

I. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VỀ NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào

tạo, có trình độ học vấn, trình độ tay nghề cao (về chuyên môn, kỹ thuật) tương ứng với một

ngành nghề cụ thể theo tiêu chí phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (đại học,

trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề) và trên thực tế có kỹ năng lao động giỏi.

Những lao động này có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi liên tục của môi trường

công việc, có sức khỏe và phẩm chất tốt, có tính kỷ luật, có đạo đức và tác phong nghề nghiệp,

mong muốn đóng góp tài năng, công sức của mình cho sự thành công, phát triển chung của tập

thể. Cao hơn nữa, đó là những lao động có khả năng vận dụng những tri thức, kỹ năng đã được

đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm sáng tạo, cải tiến năng suất, chất lượng và mang

lại hiệu quả cao trong công việc.

Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể được hiểu là lao động lành nghề. Theo ILO, lao

động lành nghề là lao động được thừa nhận có những thể chất cần thiết, có trí thông minh, sự

giáo dục cần thiết, có sự khéo léo và những tri thức theo yêu cầu để thực hiện

Lao động chất lượng cao là lao động có sức khỏe tốt, có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp

với yêu cầu công việc, có ý tưởng chuyên môn, kỹ thuật, có kỹ năng, có phẩm chất ở mức độ

cao.

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao

động TP.HCM được tiến hành thì khi yêu cầu nhà tuyển dụng nêu ra các tiêu chí để đánh giá

chất lượng của người lao động, kết quả thu được cho thấy ba tiêu chí đạt được nhiều sự đồng

thuận nhất là:

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng xử lý thực tế, kỹ năng giao tiếp, làm

việc nhóm: 30%.

1

Page 2:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

Có kỷ luật, đạo đức: 20%.

Trình độ văn hóa và kiến thức cơ bản: 10%.

1.Đặc điểm của nguồn lao động chất lượng cao

Lao động có chất lượng cao phải hội tụ đủ những yếu tố sau đây:

Có sức khỏe tốt để đáp ứng được cường độ làm việc cao;

Được đào tạo chuyên môn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của công việc;

Có tính sáng tạo và có khả năng tiếp thu kiến thức mới;

Có kỹ năng tốt;

Có phẩm chất tốt;

Nguồn nhân lực chất lượng cao tập trung chủ yếu như sau:

Từ các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước;

Các du học sinh tốt nghiệp từ nước ngoài về nước;

Từ các doanh nghiệp;

Từ các cơ quan nhà nước;

Chuyên gia nước ngoài.

Từ kết quả khảo sát vào tháng 05/2012 về đánh giá thực trạng đội ngũ lao động chuyên

môn có trình độ cao tại TPHCM, với hệ thống nhu cầu của lao động chất lượng cao, có nhu cầu

rất lớn về công việc, môi trường làm việc và sự tôn trọng.

2

Page 3:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

Biểu đồ thể hiện các nhu cầu của lao động chất lượng cao tại TP.HCM

Bên cạnh đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của TP.HCM gia tăng nhanh

chóng do đã qua giai đoạn có lợi thế về lao động giá rẻ; cạnh tranh quốc tế trong mấy năm qua,

đặc biệt từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra gay gắt đã buộc các doanh nghiệp phải

tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình và nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp là giải pháp có tính chất quyết định. Đây là lý do nhu

cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp tại TP.HCM ngày một gia tăng

nhanh chóng.

2. Vai trò của lao động chất lượng cao đối với doanh nghiệp

Đối với việc phát triển kinh tế không chỉ thể hiện ở sự tăng lên về số lượng, chất lượng và

chủng loại sản phẩm mà còn là sự thay đổi cả cơ cấu kinh tế. Nhân tố đóng vai trò quan trọng

trong việc phát triển kinh tế là phát triển về lực lượng sản xuất, trong đó nguồn nhân lực là yếu

tố quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của đất nước. Do đó,

nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp. Thể hiện:

Nhân lực chất lượng cao nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt nên quyết định các chiến

lược phát triển của doanh nghiệp

3

Page 4:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề của doanh nghiệp quyết định đến năng suất

lao động của doanh nghiệp do trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Vì vậy, tỷ lệ nhân lực chất

lượng cao trong doanh nghiệp càng lớn thì năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao.

Xây dựng và tạo ra thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp bởi con người là tài sản quý giá

nhất của doanh nghiệp. Vì vậy, đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao càng

nhiều thì càng thể hiện danh tiếng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp chỉ

cần thu hút được một lao động tài giỏi, nổi tiếng đã làm cho danh tiếng của doanh nghiệp tăng

lên rất nhiều.

3. Tình hình cung – cầu lao động chất lượng cao tại TP.HCM

Nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát

triển kinh tế xã hội của đất nước hiện nay. Ngay trong nghị quyết ĐH đại biểu đảng bộ

TP.HCM lần thứ IX (nhiệm kỳ 2011 – 2015) cũng đề ra những nhiệm vụ tổng thể để xây dựng

và phát triển thành phố, với 6 chương trình đột phá. Một trong những ưu tiên hàng đầu trong đó

là “Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nhanh nguồn nhân lực đáp

ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó, tập trung bảo đảm nhu cầu lao

động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao

động”. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội

nhập kinh tế quốc tế đang là nhu cầu cấp bách.

Với nhiều hình thức khảo sát, tổng hợp và phân tích định kỳ tháng, quý, năm về thực

trạng và nhu cầu thực tế Cung- Cầu thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh trong 03 năm

qua từ 2009-2012, với tổng số trên 30.000 lượt doanh nghiệp thì Trung tâm Dự báo Nhu cầu

Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TP.HCM nhận thấy rằng mặc dù tỷ lệ lao động đã

qua đào tạo và đang làm việc trên địa bàn TP.HCM là 59% lao động, cao so với cả nước,

nhưng lại rất thấp (đặc biệt nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao)

so với yêu cầu chung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố trong giai

đoạn 2012-2015 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020.

3.1. Nguồn Cung lao động

4

Page 5:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực lớn của Việt

Nam. Hàng năm tại thành phố có 55.000 sinh viên các trường Đại học, cao đẳng tốt nghiệp ra

trường kể cả số học viên trung cấp, công nhân kỹ thuật, đào tạo nghề ngắn hạn có khoảng

180.000 người có nghề có nhu cầu việc làm, trong đó các ngành nghề chuyên môn kỹ thuật

chiếm 40%, các ngành nghề chuyên môn quản lý nghiệp vụ chiếm 60% tổng số ngành nghề

được đào tạo.

Lực lượng lao động đang làm việc có trên 4 triệu người chiếm tỷ lệ 72,89% so tổng nguồn

lao động. Trong tổng số lao động đang làm việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 11,40%;

chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 6,44%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 49,28% và các

loại công việc khác chiếm 32,88%.

Chỉ số lao động chất lượng cao có nhu cầu tìm việc làm liên tục tăng trung bình khoảng

5.61% qua các năm 2010-2012. Thể hiện khá rõ nét về nhu cầu tìm việc làm của người lao

động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề và có kinh nghiệm là trên 50% người tìm

việc làm có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên và mức lương trên 6 triệu đồng/ tháng, tạo ra sự cạnh

tranh gay gắt giữa những nhân lực chất lượng cao.

CHỈ SỐ CƠ CẤU CUNG NHÂN LỰC THEO TRÌNH ĐỘ NGHỀ

STT Trình độ Chỉ số năm 2010

Chỉ số năm 2011

Chỉ số năm 2012

1 Trên đại học 0.74 1.35 2.662 Đại học 53.20 57.33 52.233 Cao đẳng 20.21 20.21 27.814 Trung cấp 19.41 15.31 13.315 Công nhân kỹ thuật 2.82 4.02 0.986 Sơ cấp nghề 1.63 0.76 1.387 Lao động phổ thông 0.55 1.02 1.63Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm 100% 100% 100%

Nguồn www.dubaonhanluchcmc.gov.vn

5

Page 6:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ CƠ CẤU CUNG NHÂN LỰC THEO TRÌNH ĐỘ NGHỀ

Hiện nay, do chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế nên chưa có sự

thay đổi mới trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, số lao động đã qua đào tạo, chỉ

có khoảng 30% đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Vì khi tuyển dụng nguồn nhân

lực, đặc biệt là đội ngũ lao động chất lượng cao thường chỉ chú trọng đến năng lực thực tế của

ứng viên.

3.2. Nhu cầu nhân lực

Năm 2013, Dân số trong độ tuổi lao động tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 6 triệu

người chiếm 75,32% tổng dân số, số lao động đang làm việc trên 4,2 triệu người chiếm 68,97%

dân số trong độ tuổi lao động. Theo số liệu điều tra thị trường lao động TP.HCM 2012, tỷ lệ

lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 59% tổng lực lượng lao động, trong đó lực

lượng lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 23,58% tổng lực lượng lao động, tuy tỷ lệ

này cao hơn so với cả nước nhưng lại thấp hơn so với nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp.

Chỉ số về tình hình cơ cấu nhân lực phân theo trình độ trên địa bàn TP.HCM

6

Page 7:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

Trình độ chuyên môn Cung nhân lực* Nhu Cầu nhân lực**2011 2012

Chưa qua đào tạo 42,28 45,81 40,98CNKT lành nghề 13,82 4,03 4,04Sơ cấp nghề 9,46 8,67 5,51Trung cấp (CN - TCN) 9,97 17,91 25,18Cao đẳng (CN - CĐN) 4,83 11,69 10,76Đại học 17,78 11,47 13,18Trên đại học 1,86 0,42 0,35Tổng 100,00 100,00 100,00

 Nguồn: * Tính toán từ số liệu điều tra “Thị trường lao động TP.HCM” 2011

**Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao

động TP.HCM, nhu cầu nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên năm 2012 tăng 3.01% so với

năm 2011 chủ yếu nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, trình độ cao và kinh nghiệm là đối

tượng được các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng trong năm 2012 cụ thể: lao động có trình

độ cao đẳng – Đại học – trên đại học chiếm (24,29%) chủ yếu là những ngành nghề Công nghệ

Thông tin, Xây dựng – Kiến trúc, Quản lý kinh doanh, Quản lý nhân sự, Kiểm toán, Kế toán,

Marketing – Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Đầu tư – Bất động sản – Chứng Khoán, Cơ khí

– Luyện kim, Giáo dục – Đào tạo – Thư viện, Truyền thông – báo chí, Biên phiên dịch. Mức

lương bình quân của chuyên viên kỹ thuật bậc cao có mức lương trung bình từ 5 – 10 triệu

đồng/ tháng, nhân viên lam quản lý – lãnh đạo có mức thu nhập trung bình trên 10 triệu đồng/

tháng.

Trong giai đoạn 2013 – 2015, xu hướng đến năm 2020, TP.HCM ưu tiên phát triển nhân

lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao

động chất lượng cao cho 09 ngành dịch vụ, 04 ngành công nghiệp chủ lực (Cơ khí chế tạo

chính xác và tự động hóa. Điện tử và Công nghệ thông tin. Chế biến thực phẩm theo hướng

tinh chế. Hóa chất – Hóa dược và mỹ phẩm). Dự kiến nhu cầu nhân lực 1 năm khoảng 270.000

chỗ việc làm trống ( trong đó: lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 31% với

89.100 chỗ việc trống.)

7

Page 8:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

NHU CẦU TRÌNH ĐỘ NGHỀ GIAI ĐOẠN 2013-2015. XU HƯỚNG ĐẾN 2020

STT NGÀNH NGHỀTỈ LỆ NGÀNH NGHỀ

SO VỚI TỔNG SỐ VIỆC LÀM MỚI (%)

SỐ CHỖ LÀM VIỆC

(NGƯỜI/NĂM)1 Trên đại học 5% 13.5002 Đại học 15% 40.5003 Cao đẳng 13% 35.1004 Trung cấp 17% 45.9005 Công nhân kỹ thuật 15% 40.5006 Sơ cấp nghề 10% 27.0007 Lao động phổ thông 25% 67.500

Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm

100% 270.000

Theo số liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động

thành phố Hồ Chí Minh thì giai đoạn 2012 – 2020, dự báo nhu cầu nhân lực sẽ tập trung nhiều

vào các nhóm ngành mỗi ngành nghề chiếm tỷ lệ từ 6%-8% trong tổng hợp nhu cầu nhân lực

hàng năm tại thành phố giai đoạn 2012-2015 và xu hướng đến 2020 là:

 -   Hóa- Hóa chất – Y, Dược, Mỹ phẩm;

-   Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy;

-   Công nghệ thông tin – Điện – Điện tử - Viễn thông;

-    Xây dựng – Kiến trúc – Giao thông vận tải;

-    Chế biến thực phẩm;

-    Dịch vụ - Phục vụ - Du lịch – Giải trí – Nhà hàng – Khách sạn;

-    Markerting – Nhân viên kinh doanh – Bán hàng;

-    Tài chính – Ngân hàng – Kế toán – Bảo hiểm;

-    Quản lý – Hành chính văn phòng;

 -    Dệt – May – Giày da – Thủ công mỹ nghệ.

8

Page 9:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

Thị trường lao động thành phố giai đoạn 2013-2015 ước tính nhu cầu việc làm 1 năm

khoảng 270.000 chỗ việc làm trống, giai đoạn 2016 – 2020 nhu cầu khoảng 275.000 chỗ

việc làm trống.

NHU CẦU NHÂN LỰC 04 NHÓM NGÀNH KINH TẾ CHỦ LỰC TP.HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013-2015. XU HƯỚNG

ĐẾN 2020

STT NGÀNH NGHỀTỈ LỆ NGÀNH NGHỀ SO VỚI TỔNG SỐ VIỆC LÀM MỚI (%)

SỐ CHỖ LÀM VIỆC (NGƯỜI /NĂM)

1 Cơ khí 3% 8.1002 Điện tử - Công nghệ thông tin 6% 16.2003 Chế biến tinh lương thực thực phẩm 4% 10.8004 Hóa chất – Nhựa cao su 4% 10.800

Tổng số nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm 100% 270.000Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành kinh tế chủ lực hàng năm

17% 45.900

NHU CẦU NHÂN LỰC 09 NHÓM NGÀNH KINH TẾ DỊCH VỤ TRỌNG ĐIỂM TP.HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013-

2015. XU HƯỚNG ĐẾN 2020

STT NGÀNH NGHỀTỈ LỆ NGÀNH NGHỀ SO VỚI TỔNG SỐ VIỆC LÀM MỚI (%)

SỐ CHỖ LÀM VIỆC (NGƯỜI/NĂM)

1 Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm 4% 10.800

2 Giáo dục – Đào tạo 5% 13.5003 Du lịch 8% 21.6004 Y tế 4% 10.8005 Kinh doanh tài sản – Bất động sản 3% 8.100

6 Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai 3% 8.100

7 Thương mại 3% 8.1008 Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng 3% 8.100

9 Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin 3% 8.100

Tổng số nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm 100% 270.000Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ hàng năm 36% 97.200

3.3. So sánh Cung – Cầu lao động9

Page 10:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

Sự chênh lệch giữa Cung – cầu vẫn diễn ra khi mà chất lượng, số lượng, cơ cấu đào tạo

chưa cân đối và số lượng nguồn cung lao động chưa đáp ứng được với nhu cầu tuyển dụng lao

động. Mặt khác; các doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất cũng như tái cơ cấu bộ máy nhân sự nên

đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với nguồn Cung lao động trên địa bàn TP.HCM.

Công nghệ thông tin: nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao chuyên ngành như lập

trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, tester, nhân viên phát triển phần mềm, thiết

kế lập trình web, lập trình mobile …. Tuy nhiên, số lượng người tìm việc chỉ đáp ứng 70% nhu

cầu tuyển dụng và chủ yếu là sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng còn hạn chế về kỹ năng,

chưa phù hợp yêu cầu chuyên ngành kể cả kiến thức ngoại ngữ.

Cơ khí: nguồn cung lao động chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tuyển dụng.

Tài chính – Ngân hàng: chủ yếu tuyển dụng ở vị trí quản lý điều hành và các vị trí cao

cấp khác có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi là yêu cầu cần thiết của nhiều doanh nghiệp về

nhu cầu tuyển dụng và các năm tới để đáp ứng được việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự của hệ

thống ngân hàng.

Còn lại các nhóm ngành nghề khác thì nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao,

nhân lực quản lý cũng là đòi hỏi cấp thiết đối với các doanh nghiệp.

II .THỊ  TRƯỜNG LAO ĐỘNG:  KỸ NĂNG NGHỀ - KỸ NĂNG MỀM

Làm thế nào để được các doanh nghiệp tuyển dụng theo nghề đã học và làm việc có hiệu

quả, phát triển nghề nghiệp là vấn đề hiện nay được người  lao động nhất là sinh viên học

sinh và người sử dụng lao động hết sức quan tâm. Muốn làm việc được hiệu quả thì một trong

những yếu tố tạo nên đó là kỹ năng nghề, chất lượng làm việc của người lao động được nâng

cao.

Trên thực tế, để phát triển nghề nghiệp, người thanh niên phải có ý thức mở rộng kiến

thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy

sáng kiến, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

 Có thể hiểu đơn giản  ,kỹ năng nghề bao gồm 2 nhóm, kỹ năng  phần cứng và kỹ năng

phần mềm. 10

Page 11:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

Kỹ năng cứng (bằng cấp – kinh nghiệm…) liệt kê trong CV có thể đem đến cho bạn một

buổi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, kỹ năng mềm là một yếu tố chiến lược để bạn được cái gật

đầu tiếp nhận của nhà tuyển dụng, cũng như duy trì và thăng tiến trong bất cứ ngành nghề nào.

Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học gắn liền với chỉ số trí tuệ cảm xúc của mỗi

người, là các đặc trưng cá nhân nâng cao các khả năng: Giao tiếp, năng suất làm việc và triển

vọng nghề nghiệp. Tách biệt với kỹ năng cứng (trình độ chuyên môn cho mỗi công việc, ngành

nghề nhất định), kỹ năng mềm được rộng rãi biết đến và áp dụng cho mọi người. Trong một số

trường hợp, để kỹ năng mềm dễ hiểu và gần gũi hơn nữa với tất cả đối tượng, người ta chia

khái niệm này thành những mảng nhỏ hơn: Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo, kỹ

năng giao tiếp, làm việc đội nhóm…

Phân tích kết quả khảo sát sinh viên từ các nguồn thông tin của đại học Quốc Gia

TP.HCM, đại học sư phạm kỷ thuật TP.HCM, đại học Nông Lâm TP.HCM và khảo sát của

trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM  với số lượng

trên 5000 sinh viên trong năm 2010-2011, cho thấy những vấn đề về kỹ năng nghề (kỹ năng

mềm), được SVHS nhận thức đối với thị trường lao động có những điều chưa rõ nét . 

  Để được tuyển dụng và làm việc có hiệu quả, cần trang bị những gì : 54% SVHS  cho là

nhà doanh nghiệp cần kiến thức chuyên môn, 29% cần kiến thức ngoại ngữ - Tin học; 10% cần

kỹ năng mềm và 07% cần kỹ năng thực hành.

- Kỹ năng mềm nào cần thiết nhất để tham gia thị trường lao động : 53% SVHS cho là

cần kỹ năng giao tiếp, 26% cần ý thức tổ chức kỷ luật,12% cần kỹ năng trình bày - truyền đạt -

thông tin và 9% cần kỷ năng làm việc nhóm.

- SVHS có nên  tự trang bị kỹ năng mềm hay không : 89% cho là  cần thiết  và 11%

không cần thiết.

-SVHS trang bị kỹ năng mềm bằng cách nào: 4% cho biết tham gia Đoàn - Hội, 6% tham

gia học ngoại khóa, 18% đi làm thêm, 29%  rèn luyện qua các khóa học - tài liệu và 43% không

có ý kiến (điều này có mâu thuẫn với  89%  khi khảo sát trước đó, đã cho là cần thiết trang bị

kỹ năng mềm)

11

Page 12:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

Theo nhiều doanh nghiệp, những ứng viên tìm việc với các bằng cấp trường lớp và kinh

nghiệm cần thiết thì có nhiều; nhưng để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm

hoàn hảo – đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như mò kim đáy biển. Mặc dù không

nhiều các nhà tuyển dụng đòi hỏi thẳng kỹ năng mềm của ứng viên trong các thông báo tuyển

dụng của mình, đây thực sự là những gì họ đang tìm kiếm khi tiếp xúc cũng như tiếp nhận ứng

viên – nhất là khi tìm người cho những vị trí cao cấp, quan trọng trong đơn vị.

 Các nghiên cứu nhân lực tại Việt Nam  đã thông tin về  10 kỹ năng mà các nhà tuyển

dụng mong muốn:

1. Nhận thức về môi trường kinh doanh

Ngay khi được gọi mời phỏng vấn, việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu càng nhiều càng tốt

về công ty/hoặc tổ chức mình sắp đầu quân thông qua internet, báo chí, bạn bè và các bản tin

nội bộ. Nhiều ứng viên hiện nay chỉ tập trung vào các thành tích và kinh nghiệm cá nhân mà bỏ

qua bước cơ bản này khiến bạn mất điềm trầm trọng với này tuyển dụng.

 2. Tự tin

Nhiều công ty hiện nay có những cách phỏng vấn khác nhau, từ kiểu hỏi đáp thân mật để

đánh giá độ “chân thành” của ứng viên cho đến việc tạo áp lực bằng cách liên tục đưa ra các

tình huống khó ăn để xem xét năng lực thực sự của người được phỏng vấn. Nhưng dù phải ứng

phó với kiểu phỏng vấn nào đi nữa, bạn phải luôn giữ được sự tự tin và cho nhà tuyển dụng

thấy sự tự tin của mình trong bát cứ việc gì bạn làm và bạn có những tố chất phù hợp với công

việc.

3. Sáng kiến

Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có phải là người dễ mất bình tĩnh và run sợ khi phải

đối mặt với những tình huống công việc không ngờ đến hay không? Do đó, hãy chứng minh

với nhà tuyển dụng rằng bạn có một cái đầu lạnh, tỉnh táo và có khả năng tiếp cận vấn đề một

cách logic.

4. Óc tổ chức

12

Page 13:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

Kỹ năng phân loại công việc và chủ động phân bổ thời gian tương xứng với khối lương

công vịệc đảm nhận là yếu tố không thể thiếu của một ứng viên lý tưởng. hãy thể hiện điều đó

và cho nhà tuyển dụnng thấy bạn làm việc hiệu quả như thế nào để hoàn thành công việc đúng

thời hạn ngay cả khi phải chịu nhiều áp lực về thời gian hoặc từ phía khách hàng.

5. Trách nhiệm cao

Đồng nghiệp cần phải biết bạn có ủng hộ và giúp đỡ họ nếu bản thân họ hoặc cônng ty rơi

vào hòan cảnh khó khăn hay không. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn lgiữ vai trò trưởng

nhóm hay giám sát.

6. Giao tiếp hiệu quả

Theo kết quả khảo sát gần đây của CIPD/KPMG, 40% doanh nghiệp xem giao tiếp là một

trong ba kỹ năng quan trọng nhất mà ứng viên cần có. Giao tiếp là kênh quan trọng để truyền

tải nội dung công việc cũng như củng cố quan hệ đồng nghiệp. Do đó, cho dù là bạn có ý khen

ngợi hay phê bình mang tính chất xây dựng, hoặc góp ý xây dựng kế hoạch, mục tiêu thì bạn

cần phải biết rõ những gì mình cần nói và nân mở đầu câu chuyện như thế nào cho hiệu quả

nhất.

7. Thành thật

Sự thật như thế nào, hãy nói đúng như thế. Thẳng thắn và không thiên kiến – đó là những

gì nhà tuyển dụng cần.

8. Biết lắng nghe

Nếu  bạn muốn tạo động lực cho người khác, hãy lắng nghe họ, hỏi han họ và thông hiểu

những vần đề của họ. Công ty vốn là một guồng máy cần sự phối hợp giữa các cá thể để đi tới

và kỹ năng lắng nghe giúp bạn và đồng nghiệp thông hiểu lẫn nhau, công việc cũng diễn tiến

trôi chảy và hiệu quả hơn.

9. Kỹ năng thương thuyết

Một kỹ năng cự kỳ quan trọng là thương lượng và thuyết phục. Không phải lúc nào cũng

cần chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà quan trọng hơn thế, bạn phải hiểu rõ mình muốn

13

Page 14:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

gì và cần làm gì để đạt được mục tiêu. Đồng thời cũng nắm bắt được mong muốn của các bên

để có thể thuyết phục họ.

10. Kỹ năng làm việc nhóm

Một khảo sát gần đây của Microsoft cho thấy kỹ năng làm việc đội nhóm nằm trong nhóm

kỹ năng hàng đầu mà  nhà tuyển dụng tìm kiếm, kể cả cho những vị trí quản lý cấp trung. Nếu

chỉ mãi dẫn đầu mà không thể hòa hợp và chấp nhận ý kiến của người khác, bạn chỉ là kẻ độc

tài trong công việc.

 Như vậy,kỹ năng thực ra là những điều gần gũi, rất dễ tiếp cận ngay xung quanh chúng

ta. Nếu tiếp cận  kỹ năng  theo kiểu học lý thuyết,không thực hành nhiều  thì khi ra thực tiễn,

chắc chắn sẽ... chẳng nhớ gì.

Việc  phổ cập đào tạo và cấp chứng chỉ kỷ năng  tràn lan như hiện nay dễ khiến nhiều

người lầm tưởng rằng có chứng chỉ là đã hoàn thành rèn luyện kỹ năng. Thực ra, việc rèn luyện

kỷ năng  không phải là ngày một ngày hai mà cần lâu dài. Những chứng chỉ kỹ năng  khó thể

hiện thực chất bởi hiện nay vẫn chưa xác định đơn vị nào sẽ quản lý, thẩm định các chương

trình dạy kỹ năng.

Đối với sinh viên qua đào tạo đại học, cao đẳng, nhiều người thường cho là với nhiều bằng cấp, kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao sẽ dễ dàng tìm việc. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì theo khảo sát những người làm việc hiệu quả và dễ thăng tiến không thể thiếu những kỹ năng mềm. Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Để thành công, người lao động phải hội đủ cả hai kỹ năng trên.

Theo các nhà tuyển dụng, những ứng viên tìm việc với các bằng cấp trường lớp và kinh

nghiệm cần thiết thì có nhiều; nhưng để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm

hoàn hảo – đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như mò kim đáy biển. Qua thu thập

thông tin, phân tích thị trường lao động TPHCM cho thấy, những kỹ năng mềm mà các nhà

tuyển dụng đề cập gồm kỹ năng: giao tiếp; kỹ năng viết; sự trung thực, làm việc theo nhóm,

thương thuyết, tính linh hoạt, thích ứng; đặt câu hỏi; tư duy sáng tạo… 

14

Page 15:  · Web viewNguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình độ học vấn, trình độ

Nhiều doanh nghiệp hiện nay có những cách phỏng vấn khác nhau, từ kiểu hỏi đáp thân

mật để đánh giá độ “chân thành” của ứng viên cho đến việc tạo áp lực bằng cách liên tục đưa ra

các tình huống khó khăn để xem xét năng lực thực sự của người được phỏng vấn. Nhưng dù

phải ứng phó với kiểu phỏng vấn nào đi nữa, người lao động phải luôn giữ được sự tự tin, 40%

doanh nghiệp xem giao tiếp là kỹ năng quan trọng mà ứng viên cần có.

Hiện nay đa số các doanh nghiệp trả lương theo vị trí làm việc của người lao động được

tuyển chọn và thỏa thuận hợp đồng lao động theo quy định pháp luật về điều kiện, mức lương,

chính sách phúc lợi..., nếu vị trí làm việc và bằng cấp tương xứng nhu cầu tuyển dụng thì người

lao động được hưởng lương theo bằng cấp và có thể cao hơn.

Giá trị cuộc đời của con người là hành nghề . Nếu làm việc phù hợp với năng lực, sở thích

của mình,  sẽ thành công. Xu hướng ngành nghề đang phát triển rất đa dạng cùng  cơ chế giáo

dục đa ngành đa nghề. Người giỏi kỹ năng nghề chắc chắn sẽ thành đạt.

Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực

và Thông tin thị trường lao động TP.HCM

 

15