14
VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ NĂM 2013 TS.Vũ Đình Ánh Viện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả, Bộ Tài chính Năm 2013 được đánh giá là một năm nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, theo đó, chính sách tài khoá cũng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải, cả từ thu NSNN, chi NSNN, đến thâm hụt NSNN, nợ công và tác động của chính sách quản lý giá cả đến NSNN nói riêng, đến ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. Bài viết này tập trung phân tích những vấn đề nổi bật trong chính sách tài khoá năm 2013. Chính sách tài khoá không có thay đổi lớn Nghị quyết số 31/2012/NQ-QH13 ngày 8/11/2012 đặt mục tiêu cho năm 2013 là tăng trưởng GDP 5,5% với tổng vốn đầu tư toàn xã hội 30%GDP và lạm phát CPI dưới 8% (Nghị quyết số 01/2013/NQ-CP đặt mục tiêu lạm phát 6-6,5%). Ngoài ra, tổng kim ngạch xuất khẩu 2013 tăng khoảng 10% với tỷ lệ nhập siêu khoảng 8% tổng kim ngạch XK và bội chi NSNN dưới 4,8%GDP. Như vậy, về cơ bản chính sách tài khoá năm 2013 không có thay đổi quan trọng nào so với năm 2012 mặc dù tốc độ tăng GDP dự kiến cao hơn 1 chút, tốc độ lạm phát cao cũng cao hơn (theo Quốc hội và được đưa vào dự toán NSNN năm 2013) hoặc thấp hơn không đáng kể (theo Chính phủ) và nhập khẩu cao hơn xuất khẩu khoảng 10 tỷ USD thay vì thặng dư thương mại mấy trăm triệu USD như năm 2012. Tỷ lệ thu và chi NSNN theo dự toán năm 2013 đều giảm nhẹ khoảng 1% GDP so với thực hiện năm 2012 nên thâm hụt NSNN vẫn duy trì tương đương giai đoạn 2011-2012. Theo đó, quan điểm chủ đạo của chính sách tài khoá năm 2013 là ổn định chứ không chủ trương nới lỏng (tăng chi NSNN) hay/và giảm gánh nặng thu NSNN (giảm thu NSNN) nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng không chủ trương thắt chặt tài khoá (giảm chi NSNN hay/và tăng thu NSNN) nhằm giảm thâm hụt NSNN, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

hoangthachlan.files.wordpress.com€¦ · Web viewNSNN 2006-2013 (%GDP) Tổng thu NSNN QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013 36.010904619477593 29.401817760543491

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hoangthachlan.files.wordpress.com€¦ · Web viewNSNN 2006-2013 (%GDP) Tổng thu NSNN QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013 36.010904619477593 29.401817760543491

VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ NĂM 2013

TS.Vũ Đình ÁnhViện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả, Bộ Tài chính

Năm 2013 được đánh giá là một năm nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, theo đó, chính sách tài khoá cũng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải, cả từ thu NSNN, chi NSNN, đến thâm hụt NSNN, nợ công và tác động của chính sách quản lý giá cả đến NSNN nói riêng, đến ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. Bài viết này tập trung phân tích những vấn đề nổi bật trong chính sách tài khoá năm 2013.

Chính sách tài khoá không có thay đổi lớnNghị quyết số 31/2012/NQ-QH13 ngày 8/11/2012 đặt mục tiêu cho năm 2013

là tăng trưởng GDP 5,5% với tổng vốn đầu tư toàn xã hội 30%GDP và lạm phát CPI dưới 8% (Nghị quyết số 01/2013/NQ-CP đặt mục tiêu lạm phát 6-6,5%). Ngoài ra, tổng kim ngạch xuất khẩu 2013 tăng khoảng 10% với tỷ lệ nhập siêu khoảng 8% tổng kim ngạch XK và bội chi NSNN dưới 4,8%GDP. Như vậy, về cơ bản chính sách tài khoá năm 2013 không có thay đổi quan trọng nào so với năm 2012 mặc dù tốc độ tăng GDP dự kiến cao hơn 1 chút, tốc độ lạm phát cao cũng cao hơn (theo Quốc hội và được đưa vào dự toán NSNN năm 2013) hoặc thấp hơn không đáng kể (theo Chính phủ) và nhập khẩu cao hơn xuất khẩu khoảng 10 tỷ USD thay vì thặng dư thương mại mấy trăm triệu USD như năm 2012.

Tỷ lệ thu và chi NSNN theo dự toán năm 2013 đều giảm nhẹ khoảng 1% GDP so với thực hiện năm 2012 nên thâm hụt NSNN vẫn duy trì tương đương giai đoạn 2011-2012. Theo đó, quan điểm chủ đạo của chính sách tài khoá năm 2013 là ổn định chứ không chủ trương nới lỏng (tăng chi NSNN) hay/và giảm gánh nặng thu NSNN (giảm thu NSNN) nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng không chủ trương thắt chặt tài khoá (giảm chi NSNN hay/và tăng thu NSNN) nhằm giảm thâm hụt NSNN, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

Nhìn chung, thu NSNN năm 2013 sẽ vẫn gặp khó khăn khi sự chậm lại của tốc độ tăng trưởng kinh tế không được bù đắp bởi tốc độ lạm phát tăng cao như mấy năm trước. Bên cạnh đó, chỉ trong vòng 2 năm 2011-2012 đã có khoảng 10 vạn DN giải thể phá sản, chiếm 1 nửa số DN giải thể phá sản kể từ khi có Luật DN đến nay nên đã hạn chế khả năng thu NSNN không chỉ của năm 2012 mà có thể của cả các năm tiếp theo. Ngay 2 tháng đầu năm 2013 đã có thêm 8.600 DN giải thể và dừng hoạt động.

Page 2: hoangthachlan.files.wordpress.com€¦ · Web viewNSNN 2006-2013 (%GDP) Tổng thu NSNN QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013 36.010904619477593 29.401817760543491

QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013

-10

0

10

20

30

40

50

036

029

037

028 030 028 025 024

036 037037 040

033030 030 029

-0.9 -1.76 -1.81-3.69

-2.36-2.11 -3.08

-4.99 -5.65 -4.58 -6.9 -5.5 -4.9 -4.8 -4.8

NSNN 2006-2013 (%GDP)

Tổng thu NSNN Tổng chi NSNN Bội chi QT Bội chi VN

Nguồn: TCTK, BTC và tính toán theo số liệu của TCTK và Bộ Tài chính

Cơ cấu thu NSNN có dịch chuyển

QT2006

QT2007

QT2008

QT2009

QT2010

TH2011

TH2012

DT2013

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

052 055 056 058 064 061 064 067

030 024 021 015012 016 015 012

015 019 021 026 022 022 020 020

Cơ cấu thu NSNN 2006-2013

Thu nội địa Thu từ dầu thô Thu cân đối từ XNKThu viện trợ không hoàn lại

Nguồn: TCTK, BTC và tính toán theo số liệu của TCTK và Bộ Tài chính

Thu NSNN năm 2013 được xác định tiếp tục dựa vào tăng thu nội địa với tỷ trọng chiếm khoảng 2/3 tổng thu cân đối NSNN trong khi thu từ dầu thô dự kiến giảm gần về tỷ trọng 10% tổng thu và thu từ XNK chiếm khoảng 1/5 - xấp xỉ mức thu được năm 2012.

Năm 2012, thu từ XNK chỉ đạt 146 ngàn tỷ đồng - không đạt mức thu dự toán là 153,900 tỷ đồng do tổng kim ngạch NK tăng thấp xa so với dự kiến. Dự toán thu NSNN

Page 3: hoangthachlan.files.wordpress.com€¦ · Web viewNSNN 2006-2013 (%GDP) Tổng thu NSNN QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013 36.010904619477593 29.401817760543491

từ XNK năm 2013 tăng khoảng 14% so với thực hiện năm 2012 có thể đạt được nếu kim ngạch NK năm 2013 tăng khoảng 19% so với năm trước như dự kiến. Tuy nhiên, khả năng kim ngạch NK tăng cao khó trở thành hiện thực khi sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước vẫn có thể trì trệ trong cả năm 2013.

QT2006

QT2007

QT2008

QT2009

QT2010

TH2011

TH2012

DT2013

35000.000

55000.000

75000.000

95000.000

115000.000

135000.000

155000.000

175000.000

42825.000

60381.000

91457.000105629.000

130351.000

155790.000146000.000

166500.000

39826.20048561.400

62685.100

57096.000

72236.700

96905.700

114631.000126000.000

44891.100

62682.20080713.800

69949.00084838.600

106749.900114347.000

136181.000

Thu cân đối NSNN từ XNK 2006-2010

Thu cân đối từ XNK (tỷ VND) Kim ngạch XK (tr.USD) Kim ngạch NK (tr.USD)

Nguồn: TCTK, BTC và tính toán theo số liệu của TCTK và Bộ Tài chính

Năm 2012, thu từ dầu thô là cứu cánh thu NSNN trong khi hàng loạt khoản thu NSNN quan trọng đạt thấp so với dự toán thì thu NSNN từ dầu thô với hai khoản thu thuế TNDN và thuế tài nguyên lại vượt dự toán tới 28,7% vừa do tăng sản lượng vừa do được lợi về giá khi dự toán thu dầu thô năm 2012 là 87.000 tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dự kiến đạt 14,68 triệu tấn và giá bình quân dự kiến đạt 85 USD/thùng. Dự toán thu NSNN từ dầu thô năm 2013 là 99 ngàn tỷ đồng - chỉ bằng 88% so với thực hiện năm 2012 song cao hơn 13,8% so với dự toán năm 2012. Trong khi sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu năm 2013 dự tính dưới 10 triệu tấn thì khả năng hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN từ dầu thô chủ yếu phụ thuộc vào diễn biến vốn bất định của giá dầu thế giới còn tỷ giá hối đoái được dự báo sẽ ổn định trong cả năm 2013 tương tự như năm trước.

Page 4: hoangthachlan.files.wordpress.com€¦ · Web viewNSNN 2006-2013 (%GDP) Tổng thu NSNN QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013 36.010904619477593 29.401817760543491

QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 TH2012 DT20134000.000

6000.000

8000.000

10000.000

12000.000

14000.000

16000.000

18000.000

8334.6007698.000

8960.300

6113.7006917.900

11020.500 11200.000

9900.000

Thu NSNN từ dầu thô (10 tỷ VND)

Nguồn: TCTK, BTC và tính toán theo số liệu của TCTK và Bộ Tài chính

Các khoản thu trong nước đạt thấp do kinh tế khó khănGiai đoạn 2006-2011, cơ cấu thu NSNN có xu hướng chuyển dịch tích cực với tỷ

trọng thu nội địa (gắn với sản xuất kinh doanh trong nước) đã tăng nhanh từ trên 50% đầu giai đoạn lên trên 60% tổng thu vào cuối giai đoạn. Thu nội địa liên tục vượt dự toán hàng năm 10-15%, thậm chí vượt tới 26,9% dự toán năm 2008. Tỷ trọng thu NSNN từ dầu thô giảm mạnh từ khoảng hơn ¼ xuống 13-14% tổng thu NSNN trong khi tỷ trọng thu từ hoạt động XNK ít thay đổi và dao động quanh mức 20% tổng thu.

Tuy nhiên, những khó khăn kinh tế năm 2012-2013 đã và sẽ phản ánh rõ nét trong thu từ sản xuất kinh doanh trong nước, điển hình là thuế GTGT hàng sản xuất trong nước và thuế TNDN với dự toán thu lần lượt là 173 ngàn tỷ (trong đó DNNN gần 66 ngàn tỷ; khu vực FDI gần 34 ngàn tỷ và khu vực ngoài nhà nước gần 74 ngàn tỷ) và 220 ngàn tỷ đồng (trong đó: DNNN hơn 75 ngàn tỷ; khu vực FDI gần 108 ngàn tỷ, riêng dầu thô là 57 ngàn tỷ và khu vực ngoài nhà nước gần 37 ngàn tỷ).

Thu NSNN từ đất đai đạt thấp do thị trường BĐS đóng băngDự toán khoản thu NSNN từ nhà đất năm 2013 là 45,7 ngàn tỷ đồng (trong đó riêng

thu tiền sử dụng đất là 39 ngàn tỷ đồng) chiếm hơn 5% tổng thu NSNN theo dự toán và là khoản thu quan trọng hàng đầu của NSĐP song do thị trường BĐS có thể vẫn đóng băng trong năm 2013 nên thu tiền sử dụng đất nói riêng và thu từ nhà đất nói chung không dễ dàng đạt dự toán. Năm 2012, thu tiền sử dụng đất chỉ đạt đúng dự toán là 37 ngàn tỷ đồng.

Gia hạn, miễn giảm thuế có tác động hạn chếThu NSNN nói riêng, chính sách tài khoá năm 2013 nói chung còn chịu tác động

mạnh của các biện pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thị trường từ năm 2012 và tiếp tục thực hiện bổ sung năm 2013.

Page 5: hoangthachlan.files.wordpress.com€¦ · Web viewNSNN 2006-2013 (%GDP) Tổng thu NSNN QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013 36.010904619477593 29.401817760543491

Kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp* Theo Nghị quyết 13 của Chính phủ- Gia hạn 11.124 tỷ đồng tiền thuế GTGT quí II/2012 cho gần 190.000 doanh nghiệp.- Gia hạn 3.327 tỷ đồng nợ thuế thu nhập doanh nghiệp cho 77.295 doanh nghiệp.- Gia hạn tiền sử dụng đất cho 346 doanh nghiệp với tổng số tiền 2.778 tỷ đồng.- Giảm 50% tiền thuê đất năm 2012 cho 3.609 doanh nghiệp, với số tiền giảm là 445,2 tỷ đồng. Miễn và hoàn thuế môn bài năm 2012 cho 44.897 hộ đánh bắt hải sản và hộ làm muối, với số tiền 12,4 tỷ đồng.*Theo Nghị quyết 29 của Quốc hội: Giảm tổng cộng 6.488 tỷ đồng (năm 2012 giảm 4.150 tỷ đồng và năm 2013 giảm 2.338 tỷ đồng). Cụ thể:- Giảm 5.144 tỷ đồng tiền thuế TNDN (năm 2012 giảm 3.060 tỷ đồng; năm 2013 giảm 2.084 tỷ đồng).- Giảm 39 tỷ đồng tiền thuế GTGT (năm 2012 giảm 36 tỷ đồng và năm 2013 giảm 3 tỷ đồng).- Giảm 1.305 tỷ đồng tiền thuế TNCN (năm 2012 giảm 1.054 tỷ đồng; năm 2013 giảm 251 tỷ đồng).

Tuy nhiên, những giải pháp nêu trong Nghị Quyết 13/NQ-CP và Nghị quyết 29/2012/NQ-QH dường như vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của đại bộ phận các doanh nghiệp cả về cách thức, qui mô và mức độ hỗ trợ.

Theo Bộ Tài chính, để triển khai Nghị Quyết 13/NQ-CP, NSNN dự kiến giảm thu khoảng 9.000 tỷ đồng nhưng tổng giá trị thực tế doanh nghiệp được hưởng lên tới 29.000 tỷ đồng, trong đó, gần 16.000 tỷ đồng là lợi ích từ việc giãn nộp thuế VAT quý II trong vòng 6 tháng (mỗi tháng doanh nghiệp được giãn thuế khoảng 4.100 tỷ đồng mà không phải chịu chi phí lãi vay và không bị phạt chậm nộp thuế) và 13.000 tỷ đồng bao gồm tiền miễn giảm 30% thuế TNDN, các loại thuế khoán, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, bổ sung chi tiêu công,… Rõ ràng, khoản giảm thu NSNN là không đáng kể, chỉ chiếm 1,2% dự toán tổng thu NSNN cả năm 2012 và tổng giá trị thực tế doanh nghiệp được hưởng theo tính toán của Bộ Tài chính cũng rất nhỏ, tương đương 1% GDP dự tính - thấp xa so với qui mô xấp xỉ 10% GDP của gói kích thích kinh tế năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô năm 2012 có thể khó khăn không kém, thậm chí có một số khía cạnh còn phức tạp hơn so với năm 2009. Thực tế cho thấy, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ được gia hạn chưa đến 60 triệu đồng thuế GTGT quý II/2012, gia hạn khoảng 43 triệu đồng thuế TNDN và mỗi hộ đánh bắt hải sản và làm muối được miễn 276 ngàn đồng thuế môn bài năm 2012. Chỉ có khoản gia hạn tiền sử dụng đất cho gần 350 doanh nghiệp là đáng kể với khoảng 8 tỷ đồng/doanh nghiệp song cũng chỉ là gia hạn nên không thể tác động đến giá BĐS và góp phần “phá băng” cho thị trường BĐS. Như vậy, thay đổi bổ sung cách thức hỗ trợ với quy mô lớn hơn có thể được cân nhắc trong trường hợp những giải pháp theo Nghị quyết 13/NQ-CP chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh (Nghị quyết 02/2013/NQ-CP)  Hình thức Thể loại HT Đối tượng được HT

Chí

nh sá

ch th

u N

SNN

Gia hạn 6 tháng Thuế TNDN quí I/2013 DNN&V; DN sử dụng nhiều LĐ; DNKD nhà ởGia hạn 3 tháng Thuế TNDN quí II-III/2013

Gia hạn 6 tháng Thuế GTGT quí I/2013 DNN&V; DN sử dụng nhiều LĐ; DNKD nhà ở và VLXD

Page 6: hoangthachlan.files.wordpress.com€¦ · Web viewNSNN 2006-2013 (%GDP) Tổng thu NSNN QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013 36.010904619477593 29.401817760543491

Giảm lệ phí trước bạ Lệ phí trước bạ lần 1 còn 10%; lần 2 còn 2% Ôtô dưới 10 chỗ

Giảm 50% Tiền thuê đất 2013 và 2014 Số tiền thuê đất theo NĐ 121/2010 NĐ-CP gấp hơn 2 lần năm 2010

Gia hạn 24 tháng Tiền sử dụng đất Chủ dự án

Đề

nghị

Quố

c hộ

i Giảm thuế suất thuế TNDN

20% từ 1/7/2013 DNN&V; 10% từ 1/7/2013 KD nhà ở XH

Giảm thuế GTGT 50% thuế GTGT 1 năm từ 1/7/2013

KD nhà ở XH

30% thuế GTGT 1 năm từ 1/7/2013

KD nhà dưới 70m2 và dưới 15 tr./m2

TD

NN

; Bảo

lãnh

tín

dụng

, TPC

P Quĩ BLTD Bổ sung 250 tỷ từ Quĩ HT DN cho Quĩ BLTD VDB

DNN&V

Bổ sung cho Quĩ BLTD địa phương

TD từ VDB Gia hạn cho vay Dự án điện, nước, xi măng, môi trường; Tín dụng XK rau quả, thuỷ sản

Cấp tín dụng XK Mua thức ăn chăn nuôi thuỷ sản XK

Bổ sung 10.000 tỷ cho vay Dự án CSHT nông nghiệp nông thôn

Bảo lãnh TPCP   Mở rộng QL 1A và 14

Chí

nh sá

ch ti

ền tệ

ngâ

n hà

ng

Cho vay thuê, mua nhà ở XH

NHTMNN dành 3% tổng TD trị giá 20-40 ngàn tỷ từ tái cấp vốn

Đối tượng thuê, mua nhà ở XH và nhà dưới 70m2 và 15 tr./m2

Xử lý nợ xấu Đề án xử lý nợ xấu TCTD NHNN và TCTD

Đề án Cty QL tài sản NHNNĐề án xử lý nợ xấu NHCSXH, VDB và DNNN; Hoàn thiện SCIC và DATC

BTC

Nhằm khắc phục nhược điểm của Nghị quyết 13/2012/NQ-CP và Nghị quyết 29/2012/NQ-QH, ngay từ ngày 7/1/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/2013/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước xử lý nợ xấu gắn với hỗ trợ phát triển thị trường với các ưu đãi hỗ trợ từ chính sách tài khoá, đặc biệt là chính sách thuế phí mạnh mẽ và bài bản hơn hẳn. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 02 lại quá chậm. Đến cuối tháng 3/2013, việc sửa đổi Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN mới được đưa ra bàn bạc và nếu được thống nhất thông qua thì nửa năm 2013 đã trôi qua.

Page 7: hoangthachlan.files.wordpress.com€¦ · Web viewNSNN 2006-2013 (%GDP) Tổng thu NSNN QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013 36.010904619477593 29.401817760543491

Hơn nữa, Luật thuế GTGT gần như sẽ không có thay đổi đáng kể. Điều 8 Luật thuế GTGT năm 2008 quy định thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (trừ một số trường hợp cụ thể); thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu hoặc là đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ còn lại. ý kiến đề nghị giảm mức thuế suất thuế GTGT 10% xuống mức thấp hơn không được đồng tình mà Chính phủ đề nghị giữ mức thuế suất 10%, chưa thu hẹp nhóm thuế suất 5% chỉ tập trung rà soát, tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%; đề xuất áp dụng mức thuế suất 20% cho các doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng; bổ sung và quy định rõ chính sách ưu đãi về thuế suất đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích và thu hút đầu tư và bổ sung quy định về thẩm quyền của Chính phủ trong việc quyết định ưu đãi đầu tư đối với các dự án có quy mô lớn và có tác động lớn tới kinh tế - xã hội… dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-1-2014. Theo Bộ Tài chính, việc giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống 23% và áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sẽ làm giảm thu NSNN năm 2014 khoảng 14.000 tỷ đồng (trong đó giảm thuế suất từ 25% xuống 23% dự kiến giảm khoảng 12.064 tỷ đồng, nếu tiếp tục giảm thuế suất từ 23% xuống 20% đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thì dự kiến giảm thu ngân sách khoảng trên 2.000 tỷ đồng). Việc sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi thuế  đối với đầu tư mở rộng dự kiến sẽ làm giảm thu NSNN năm 2014 khoảng 2.081 tỷ đồng.

Việc áp dụng thuế suất ưu đãi đối với thu nhập từ hoạt động báo chí nếu chỉ  áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động báo in thì thu NSNN không bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, nếu áp dụng thuế suất 10% đối với các đài truyền hình thì dự kiến giảm thu Ngân sách năm 2014 là lớn, chỉ tính riêng 4 đài truyền hình lớn (Đài truyền hình Việt Nam, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh  và Vĩnh Long) thì dự kiến giảm thu ngân sách năm 2014 khoảng 460 tỷ đồng so với mức thuế suất 23%. Việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 của Luật nhà ở, theo tính toán, sẽ làm giảm thu NSNN khoảng 75 tỷ đồng/năm.

Chi NSNN bám sát dự toánNếu thu NSNN năm 2013 không dễ đạt dự toán thì chi NSNN lại có thể bám khá

sát dự toán. Năm 2012, theo Bộ Tài chính, trong khi thu NSNN đạt đúng dự toán thì chi NSNN lại thấp hơn dự toán gần 1% - trường hợp hy hữu chưa từng xảy ra từ trước đến nay. Đã không xảy ra mối lo ngại về chuyện chi NSNN vượt dự toán có thể lặp lại trong năm 2012 do đây là truyền thống và khả năng tăng chi NSNN để kích cầu những tháng cuối năm 2012. Thực tế mấy năm gần đây cho thấy chi NSNN luôn vượt xa dự toán nên thâm hụt NSNN trở thành bệnh kinh niên bất chấp mọi nỗ lực tăng thu NSNN. Năm 2006 chi vượt dự toán 31,56%; năm 2007 vượt 18,95%; năm 2008 vượt tới 37,8% và năm 2009 cũng vượt 34,7% trước khi chỉ còn chi vượt dự toán khoảng 12% những năm 2010-

Page 8: hoangthachlan.files.wordpress.com€¦ · Web viewNSNN 2006-2013 (%GDP) Tổng thu NSNN QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013 36.010904619477593 29.401817760543491

2011. Đáng chú ý là năm 2012, chi ĐTPT lại vượt dự toán 7.500 tỷ trong khi chi thường xuyên lại thấp hơn dự toán 1.500 tỷ.

Cơ cấu chi xuất hiện sự thay đổiChi đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2011 chiếm khoảng 20-30% tổng chi NSNN

và cũng luôn vượt dự toán hàng năm từ 5% (2007) đến 19,8% (2008) và tới 60,8% (2009) rồi 45,9% năm 2010 và 27,5% năm 2011 với lý do tăng chi đầu tư để kích thích tăng trưởng kinh tế đối phó tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2012, chi ĐTPT tiếp tục duy trì ổn định ở mức 21% tổng chi NSNN.

Chi thường xuyên giai đoạn 2006-2011 vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN với khoảng 50-60% tổng chi NSNN, riêng năm 2011 lại vọt lên đến 73% là do đưa chi trả nợ lãi vào chi thường xuyên.

Kế hoạch cắt giảm chi ĐTPT từ NSNN thể hiện khá rõ trong năm 2013 khi tỷ trọng chi ĐTPT lần đầu tiên giảm sâu dưới mức 20% tổng chi NSNN với quy mô chỉ có 175 ngàn tỷ đồng - thấp hơn 5.000 tỷ đồng so với dự toán năm 2012 và chỉ bằng hơn 93% so với thực hiện năm 2012.

QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 TH2012 DT2013000

010

020

030

040

050

060

070

080

090

100

026 025 022 027 023 025 022 018

052 055 053 049 051

072 077 078

022 021 025 023 026

003 000 004

Cơ cấu chi NSNN 2006-2013

Chi đầu tư phát triển (%tổng chi) Chi thường xuyên (%tổng chi) Chi chuyển nguồn (%tổng chi)

Nguồn: TCTK, BTC và tính toán theo số liệu của TCTK và Bộ Tài chính

Chi trả nợ gốc vẫn đảm bảo nhưng…Chi trả nợ gốc năm 2012 lại tái diễn tình trạng thường xuyên vượt dự toán từ 16-

26% như mấy năm gần đây, nhất là khi tỷ giá hối đoái hầu như không thay đổi suốt cả năm ở mức bình quân 20.900 VND/USD. Theo đó, tình trạng này rất có thể lặp lại trong năm 2013 khi dự toán chi trả nợ gốc là gần 61 ngàn tỷ đồng - chiếm hơn 6% tổng chi cân đối NSNN. Nếu tính cả gần 43 ngàn tỷ đồng chi trả nợ lãi thì tổng chi trả nợ năm 2013 chiếm tới 10,6% tổng chi cân đối NSNN.

  2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Page 9: hoangthachlan.files.wordpress.com€¦ · Web viewNSNN 2006-2013 (%GDP) Tổng thu NSNN QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013 36.010904619477593 29.401817760543491

  DT QT DT QT DT QT DT QT DT QT DT TH DT TH

Chi trả nợ gốc

31,380

39,649

36,679

44,473 34,950 40,93

034,72

240,12

045,33

062,51

649,24

063,44

050,34

058,85

0

Nguồn: BTC và tính toán dựa trên số liệu của BTC

Thâm hụt NSNN và nợ công tiếp tục tăng cao Thâm hụt NSNN giai đoạn 2006-2011 đã tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ

trên GDP so với giai đoạn trước. Hiện nay, Việt Nam vẫn sử dụng hai khái niệm bội chi ngân sách là Bội chi theo tiêu chuẩn quốc tế và Bội chi theo tiêu chuẩn Việt Nam, gồm bội chi theo chuẩn quốc tế cộng thêm phần chi trả nợ gốc.

Sang năm 2012, do khó khăn từ phía thu NSNN trong khi vẫn phải đảm bảo chi NSNN nên thâm hụt NSNN đã gia tăng nhanh chóng từ 4,6-4,8%GDP trong hai quý đầu năm lên 6,2% GDP sau 9 tháng đưa quy mô thâm hụt lên trên 120 ngàn tỷ đồng, bằng gần 90% quy mô thâm hụt cho phép cả năm. Tính đến 15/10/2012, thâm hụt NSNN thậm chí đã lên đến 155,2 ngàn tỷ đồng, vượt xa mức thâm hụt 140,2 ngàn tỷ đồng theo dự toán. Đến hết năm 2012 do tình hình thu NSNN được cải thiện nên tỷ lệ thâm hụt NSNN đúng bằng mức dự toán là 140,200 tỷ đồng. Tình hình tương tự có thể xảy ra trong năm 2013 với mức thâm hụt dự kiến là 162 ngàn tỷ đồng.

Để bù đắp bội chi Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài. Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợ gốc phải trông vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và NSNN Việt Nam đang đứng trước “vòng xoáy” nợ nần với qui mô nợ Chính phủ ngày càng lớn. Dự toán năm 2013 cũng cho rằng “vẫn phải thực hiện biện pháp phát hành để đảo nợ và giãn trả các khoản vay từ các quỹ tài chính Nhà nước”.

Ngay cả nếu quy mô thâm hụt NSNN năm 2012 đúng như dự toán thì với nguồn bù đắp bội chi từ vay trong nước 115.500 tỷ đồng và vay nước ngoài 24.700 tỷ đồng thì đến 31/12/2012 dư nợ Chính phủ bằng 46,1% GDP, dư nợ quốc gia bằng 44,2% GDP và dư nợ công bằng 58,4%GDP. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính thì tính đến cuối năm 2011, số dư nợ công bằng 54,9% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 43,2% GDP và ước tính đến cuối 2012, số dư nợ công chỉ bằng 55,4% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 43,1% GDP - thấp hơn khoảng 3%GDP so với dự toán. Đồng thời, Bộ Tài chính cho biết phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỷ đồng, năm 2011 đạt 80.447 tỷ đồng và kế hoạch năm 2012 là 120.000 tỷ đồng nhưng 10 tháng đầu năm đã huy động trái phiếu chính phủ đạt tổng số 115.883 tỷ đồng, bằng 96,56% kế hoạch, bằng 180,8% so với cùng kỳ 2011, còn theo Thống đốc NHNN thì các tổ chức tín dụng đã đổ hơn 183.000 tỷ đồng vào trái phiếu chính phủ.

Page 10: hoangthachlan.files.wordpress.com€¦ · Web viewNSNN 2006-2013 (%GDP) Tổng thu NSNN QT2006 QT2007 QT2008 QT2009 QT2010 TH2011 ƯTH2012 DT2013 36.010904619477593 29.401817760543491

Theo số liệu của ADB, thị trường trái phiếu đồng nội tệ của Việt Nam trong quý IV/2012 tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, tăng 42,7% lên 25 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và tăng 17,6% so với quý trước. Thị trường trái phiếu chính phủ tăng 54,6% so với cùng kỳ năm trước lên 24 tỷ USD, phần lớn nhờ vào tăng lượng phát hành trái phiếu kho bạc và trái phiếu lên 71,5%. Trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại có tỉ lệ ký kết chỉ đạt 47,6% so với cùng kỳ, ở mức 1 tỷ USD, tiếp tục giảm đều kể từ tháng 3/2011.

Tóm lại, đặc điểm nổi bật của chính sách tài khoá năm 2013 là khó khăn trong thực hiện dự toán thu NSNN do tác động của kinh tế trì trệ. Đến lượt mình, thu NSNN khó khăn có thể làm gia tăng qui mô thâm hụt NSNN, tăng nợ công, tạo nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô, đồng thời hạn chế khả năng tăng chi NSNN để kích thích kinh tế, tăng đầu tư công và xử lý nợ xấu cũng như miễn giảm thuế để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Chính sách quản lý giá và phí tác động tới lạm phát những không hỗ trợ nhiều cho tăng thu NSNN do sức tiêu thụ bị hạn chế./. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổng cục Thống kê - Niên giám Thống kê 2011 - NXB Thống kê 2012

2. Tổng cục Thống kê - Số liệu thống kê 2012 - Báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIII

3. IMF - Vietnam Country Report from 1995 to 2010

4. Bộ Tài chính - Báo cáo Quyết toán NSNN từ 2006 đến 2010 - www.mof.gov.vn

5. Bộ Tài chính - Dự toán NSNN từ 2006 đến 2013 - www.mof.gov.vn

6. Bộ Tài chính - Báo cáo thực hiện NSNN 2006-2012 - www.mof.gov.vn

Bộ Tài chính và NHNN Việt Nam - Báo cáo trình Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIII.