64
PHẦN I TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUA 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Xem và tải về

  • Upload
    lyngoc

  • View
    229

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

PHẦN I

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUA 60 NĂM

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

PART I

SOCIO-ECONOMIC ACHIEVEMENTS

OF THE CAPITAL DURING 60 YEARS

OF BUILDING AND DEVELOPMENT

I/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt hơn các địa phương

khác trong cả nước. « Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành

chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao

dịch quốc tế » (Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 12 năm

2000).

Thành phố Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở phía Tây Bắc vùng

đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh : phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và

Vĩnh Phúc ; phía đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp

tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Hoà Bình.

Năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về

điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, đã hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây

và chuyển toàn bộ huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân, Tiến

Xuân, Yên Bình và Yên Trung của huyện Lương Sơn Hoà Bình vào Thành phố

Hà Nội nâng diện tích Hà Nội lên thành 3348,5 km2 ; dân số 6450 nghìn người.

Hà Nội nằm ở vị trí có đường giao thông thuận tiện. Từ Hà Nội đi các tỉnh,

thành phố của miền Bắc cũng như của cả nước dễ dàng bằng đường bộ, đường sắt,

đường thuỷ và đường hàng không. Hà Nội có hai sân bay dân dụng, là đầu mối

giao thông của 5 tuyến đường sắt: Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Lào

Cai, Hải Phòng, Thái Nguyên. Các tuyến đường bộ như quốc lộ 1A, quốc lộ 5,

quốc lộ 18… Đường hàng không được nối với nhiều quốc gia và tỉnh, thành trong

cả nước. Đây là các điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển mạnh giao lưu buôn

bán với các tỉnh, thành và với các nước trên thế giới. Hà Nội còn có vị trí quan

trọng trên hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc: Côn Minh - Lào Cai - Hà

Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng.

Đồng thời, việc tiếp nhận thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế

giới của Hà Nội khá thuận lợi, cũng như tham gia vào quá trình phân công lao

động quốc tế, khu vực và cùng hội nhập vào quá trình phát triển năng động của

khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

I/ NATURAL CONDITIONS, ADMINISTRATIVE UNIT

1.1. Geographical Location

Hanoi City is the Capital of Social Republic of Vietnam, it has important

geographical and political location with more advantages than other

provinces/cities of Vietnam. « Hanoi is the country’s heart, national political-

administrative core and big center for culture, science, eduation, economies

and international relations» (Resolution 15 NQ/TW of the Political Ministry

dated December 15, 2000).

Hanoi has good geographical location in North-West of Hong River Delta,

having boundary with other 8 provinces : Thainguyen and Vinhphuc provinces in

the North ; Bacgiang, Bacninh and Hungyen province in the East ; Hoabinh and

Phutho provinces in the West ; Hanam and Hoabinh in the South.

In 2008, implementing the Resolution 15/2008/NQ-QH12 of National

Assembly on administrative boundary adjustment of Hanoi Capital, the entire

Hatay province, the entire Melinh district of Vinhphuc province, 4 communes

(Dongxuan, Tienxuan, Yenbinh and Yentrung) of Luongson district of Hoabinh

province were moved to Hanoi, increasing total area of Hanoi to 3348.5 km2 and

6450 thousand population.

Hanoi locates in the place where convenient transport routes are available.

It is easy to access other provinces/cities of the North of Vietnam by road,

railway, waterway and by air from Hanoi. For instance, Hanoi has two civil

airports and a hub of 5 railway routes to HCM city, Langson, Laocai, Haiphong

and Thainguyen provinces. Hanoi connects with important national roads, e.g. NR

1A, NR 5, NR 18, etc. Hanoi has air routes connecting to other provinces/cities

and to foreign countries. With these advantages, Hanoi can promote trading

activities with other provinces/cities and with foreign countries. Hanoi also has

important location on two economic corridors between Vietnam and China, i.e.

Kunming-Laocai-Hanoi- Haiphong and Nanning-Langson-Hanoi-Haiphong. With

this advantages, Hanoi is the convenient place to access world‟s scientific and technical

information and achivements as well as to take part in division of labor in the region and

in the world, and integrate into dynamic development of Asia-Pacific region.

Là nơi tập trung các cơ quan cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ;

nhiều văn phòng của các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện nước ngoài; Hà

Nội cũng tập trung đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, các cán bộ có trình độ

chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực, với hàng trăm viện nghiên cứu và nhiều

trường đại học, cao đẳng.

Hà Nội tập trung nhiều bảo tàng lớn và quan trọng nhất cả nước như: Bảo

tàng lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Hồ Chí Minh,

Bảo tàng Quân đội và một số bảo tàng chuyên ngành như Bảo tàng Phụ nữ, Bảo

tàng Địa chất, Bảo tàng Dân tộc…

Với bề dày lịch sử nghìn năm, Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi danh: Hồ

Gươm, Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long, Cổ Loa, Chùa Thầy, Chùa Hương,

Đền Thượng, Đền Và, hoang Xanh, Ao Vua, Đầm Long, Phủ Tây Hồ… Hà Nội

còn là nơi tập trung nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội chùa Hương, lễ hội An

Dương Vương ở Cổ Loa, Hội Gióng, Hội đền Hai Bà Trưng, Hội Gò Đống Đa…

Nhiều lễ hội gắn với di tích và cùng với di tích tạo thành một sản phẩm du lịch

độc đáo. Đây là một yếu tố quan trọng để Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn

của cả nước.

1.2. Khí hậu

hí hậu của Thành phố Hà Nội mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới

gió mùa. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.

Mùa đông lạnh rõ rệt so với mùa hè, chênh lệch nhiệt độ lên tới 12 độ C.

Trung bình tháng lạnh nhất khoảng 15 độ C. Đây là điều kiện để phát triển cây vụ

Đông có giá trị kinh tế cao.

Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 30 độ C. Lượng mưa

trung bình 1700-1800 mm. Các loại cây ăn quả nhiệt đới thuận lợi phát triển vào

mùa này.

Riêng vùng núi Ba Vì khí hậu có sự khác biệt, chênh lệch rõ nét do yếu tố

độ cao về địa hình. Mùa hè nhiệt độ thấp, so với chân núi, giảm dần theo độ cao,

khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Độ ẩm ổn định. Mùa đông , từ cao độ 700 m trở lên,

nhiệt độ ổn định dưới 20 độ C, kéo dài trong 6 tháng. Càng lên cao số giờ nắng

Hanoi is a place, where highest level offices of Party‟s organization,

National Assembly, Government, many offices of international organizations and

foreign companies locate; large number of scientists and experts with high

qualifications in different fields stays in Hanoi; hundreds of research institutes,

universities and colleges locate in Hanoi.

Hanoi owns a number of big and important museums, such as, Museum of

History, Museum of Revolution, Museum of Fine Arts, Museum of Hochiminh,

Museum of Military and some other sector museums like Museum of Women,

Museum of Geology, Museum of Ethnology, etc.

With thousand-year history, Hanoi has a lot of famous tourist spots:, Hoan

Kiem Lake, Van Mieu Temple of Literature, Imperial Citadel of Thang Long, Co

Loa Imperial Citadel, Thay Pagoda, Huong Pagoda, Thuong Temple, Va Temple,

Khoang Xanh, Ao Vua, Dam Long, Tay Ho Temple, etc. There are many

traditional festivals organized in Hanoi, such as, Huong Pagoda Festival, An

Duong Vuong Festival in Co Loa, Giong Festival, Hai Ba Trung Festival, Dong

Da Festival, etc. Among them, many festivals relate to historic monuments

forming the unique tourist spots. This is an important factor making Hanoi

become big tourist center of the country.

1.2. Climate

The city experiences the typical tropical monsoon climate where summers

are hot and humid with plenty of rains, winters are relatively cold.

Winter is much colder than summer with temperature difference of 12 o

C.

Average temperature in coldest month of the year is app. 15 o

C. This would be

good conditions for developing winter crops having high economic values.

Summer is hot and humid with plenty of rains, average precipitation is

1700-1800 mm. This season is favorable for tropical fruit trees.

Especially, in Ba Vi mountainous area different climate is observed

because of its higher terrain. It is cooler in the summer, comparing with mountain

base area, temperature is gradually lowering along terrain elevation, it is cool and

comfortable weather with stable humidity. In 6 months of winter, in the area at

700m high and upward, temperature is stable under 20oC. Number of sunshine

càng nhiều hơn. Vùng này thời tiết đẹp, ít mây và sương mù. Đồng thời, lại có các

vùng rừng, núi đẹp nên nơi đây có nhiều khu du lịch phát triển.

1.3. Địa hình

Thành phố Hà Nội có địa hình đa dạng, bao gồm vùng núi cao, vùng đồi

thấp và vùng đồng bằng thấp trũng.

Vùng núi cao tập trung ở huyện Ba Vì và một số núi đá vôi ở Chương Mỹ,

Mỹ Đức với nhiều hang động đẹp. Phía Bắc có dãy Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là

chân Chim có độ cao 462 m.

Vùng đồi thấp tập trung chủ yếu ở phía Tây với diện tích trên 53 nghìn ha,

chủ yếu có độ cao từ 30 m đến 300 m. Địa hình vùng đồi thấp dốc thoai thoải với

độ dốc trung bình từ 8-20%, đây là vùng đất nâu vàng, đỏ.

Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích của Thành phố, bao gồm khu

vực phía đông của tỉnh Hà Tây (cũ), hầu hết diện tích của Hà Nội (cũ) (trừ khu

vực vùng núi Sóc Sơn) và huyện Mê Linh.

1.4. Đất đai

Hiện nay, diện tích đất toàn Thành phố là 332.452,4 ha, trong đó: nông

nghiệp 187.151,5 ha, chiếm 56,3%; đất phi nông nghiệp 137.693 ha, chiếm

41,4%; đất chưa sử dụng 7607,9 ha, chiếm 2,3%. Trong tổng số đất nông nghiệp,

đất trồng cây hàng năm chiếm 40,3%; đất trồng cây lâu năm chiếm 5% ; đất lâm

nghiệp có rừng chiếm 7,3% ; đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 3,2%.

Biểu 1. Hiện trạng sử dụng đất Thành phố Hà Nội năm 2013

Tổng số

(Ha) Cơ cấu (%)

TỔNG SỐ 332452,4 100,0

Đất nông nghiệp 187151,5 56,3

Đất phi nông nghiệp 137693,0 41,4

Đất chưa sử dụng 7607,9 2,3

hours is larger along the height. A lot of tourist spots were developed in this

mountainous and forest land of nice weather, less clouds and fog.

1.3. Topography

Hanoi has diversified terrain pattern consisting of mountainous, hilly and

flat areas. The mountainous zones locate in Ba Vi district and some of limestone

mountains with beautiful caves locate in Chuong My and My Duc districts, Soc

Son mountain with highest peak at Chan Chim with 462m high, locate in the

North part of the City.

Hilly zones mainly locate in the West part with total area of 53 thousand

ha, the elevation varies from 30 m to 300 m. This is gentle- slope hill zone will

average slope ranged from 8 to 20% with yellowish brown and red soil.

Flat area accounts large proportion of the City‟s total land area, including

eastern part of Hatay province (former), most of Hanoi‟s area (former) (except for

Soc Son mountainous zone) and Melinh district.

1.4. Land Use

At present, total land area of the City is 332,452.4 ha, of which:

agricultural land is 187,151.5 ha, accounting for 56.3%; non-agricultural land is

137,693 ha, accounting for 41,4%; unused land is 7607.9 ha, accounting for 2.3%.

Among agricultural land, annual crop land accounts for 40,..%; perennial crop

land accounts for 5% ; forestry land with forests accounts for 73% ; aqua-

agricultural land accounts for 3.2%.

Table 1.Land Use Pattern of Hanoi City as of 2013

Total Area

(Ha) Proportion

(%)

TOTAL 332,452.4 100.0

Agricultural land 187,151.5 56.3

Non-agricultural land 137,693.0 41.4

Unused land 7607.9 2.3

1.5. Đơn vị hành chính

Trải qua nhiều thời kì lịch sử, Thủ đô của chúng ta đã có nhiều tên gọi

khác nhau. Năm 1010, nhà Lý dời đô đến thành Đại La, đổi tên là thành Thăng

Long, đến thời nhà Lê đổi tên là thành Đông Đô, và chính thức mang tên Hà Nội

từ triều Nguyễn đến nay. Sau khi cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Hà Nội

chính thức được chọn là Thủ đô của cả nước. Thực dân Pháp trở lại xâm lược,

ngày 19-12-1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ; sau 9 năm kháng chiến, ngày

10-10-1954 Thủ đô hoàn toàn giải phóng, với diện tích tự nhiên là 152,2 km2; dân

số 530 nghìn người. Từ đó đến nay để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội

trong từng giai đoạn của đất nước, Hà Nội đã trải qua 4 lần điều chỉnh lớn về địa

giới hành chính:

- Năm 1960, mở rộng lần thứ nhất, nâng diện tích lên 586,2 km2; dân số

913,4 nghìn người.

- Năm 1978, mở rộng lần thứ hai, nâng diện tích lên 2130,5 km2; dân số

2.450,6 nghìn người).

- Năm 1991, Hà Nội thu hẹp lại (do chuyển 6 huyện và 1 thị xã về Hà Tây

và Vĩnh Phúc), lúc này Thủ đô có diện tích 922,8 km2 và dân số là 2.127,8 nghìn

người.

- Năm 2008, lần thứ tư điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội (hợp

nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây và chuyển toàn bộ huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc

và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung của huyện Lương Sơn,

tỉnh Hoà Bình vào TP Hà Nội) nâng diện tích lên 3348,5 km2; dân số là 6450

nghìn người.

Tính đến 01/4/2014, Thành phố Hà Nội có 30 quận/huyện/thị xã. Trong đó

nội thành gồm 12 quận, ngoại thành gồm thị xã Sơn Tây và 17 huyện với 584 đơn

vị hành chính cấp xã/phường/thị trấn, bao gồm: 177 phường, 386 xã và 21 thị

trấn.

1.5. Administrative Units

Along different historical periods, our Capital was called with different

names. In 1010, Ly Dynasty moved the Capital to Dai La Citadel site, and

renamed Dai La with Thang Long, later Le Dynasty changed to Dong Do, and

name of the Capital was again changed to Hanoi at Nguyen Dynasty‟s time and

remains until now. After the success of August revolution in 1945, Hanoi was

decided to be the Capital of liberated country. The French returned and reoccupied

the city on December 19, 1954, Anti-French resistance war happened. After nine

years of fighting, on October 10, 1954, Hanoi was fully liberated with total natural

area of 152.2 km2; and total population of 530 thousand peoples. Since that day,

in order to match with socio-economic development process in respective

development period of the country, Hanoi‟s administrative boundary was adjusted

4 times:

- In 1960, first expansion made total area increased to 586.2 km2; total

population to 913.4 thousand peoples.

- In 1978, second expansion made total area increased to 2,130.5 km2;

total population to 2,450.6 thousand peoples.

- In 1991, Hanoi was narrowed (6 districts and one township were moved

to Hatay and Vinhphuc provinces), total area become 922.8 km2 and total

population become 2,127.8 thousand peoples, accordingly.

- In 2008, forth adjustment of administrative boundary of Hanoi Capital:

the entire Hatay province, the entire Melinh district of Vinhphuc province, 4

communes (Dong Xuan, Tien Xuan, Yen Binh and Yen Trung) of Luong Son

district of Hoabinh province were moved to Hanoi, increasing total area of Hanoi

to 3,348.5 km2 and 6450 thousand population.

As of April 01, 2014, Hanoi City has 30 districts/towns, consisting of 12

urban districts, 17 rural districts and Son Tay district-level town with 584

administrative units at commune/ward/township level, of which there are 177

wards, 386 communes and 21 commune-level towns.

II/ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HÀ NỘI

TRONG 60 NĂM QUA

Quá trình xây dựng và phát triển của Hà Nội trong 60 năm qua chia thành

bốn giai đoạn chủ yếu:

(1) Khôi phục kinh tế, cải tạo chủ nghĩa xã hội và phát triển kinh tế xã hội

Thủ đô sau giải phóng (từ 1954 đến 1965);

(2) Xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc

Mỹ (từ 1966 đến 1975);

(3) Thời kì tổ quốc thống nhất, cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội

(từ 1976 đến 1985);

(4) Thời kỳ đổi mới theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà

nước (từ năm 1986 đến nay).

Mỗi giai đoạn có những đặc điểm lịch sử, đặc điểm chính trị, xã hội và các

nguồn lực khác nhau nên kết quả phát triển kinh tế - xã hội đạt được cũng có

những nét riêng biệt.

2.1. Thời kỳ khôi phục kinh tế, cải tạo chủ nghĩa xã hội và phát triển

kinh tế xã hội Thủ đô sau giải phóng (từ 1954 đến 1965)

Sau chín năm kháng chiến, ngày 10 tháng 10 năm 1954, Thủ đô Hà Nội

hoàn toàn giải phóng. Trong hơn 10 năm đầu tiên kể từ khi tiếp quản, Đảng bộ,

nhân dân Thành phố bắt tay vào công cuộc cải tạo, xây dựng con người và cơ sở

vật chất xã hội chủ nghĩa, đồng thời sẵn sàng sức người, sức của chi viện giải

phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

inh tế - xã hội Hà Nội ngày đầu tiếp quản mang nặng tính chất thuộc địa,

nửa phong kiến, lại bị chiến tranh tàn phá, nên hết sức yếu ớt, lạc hậu và què quặt;

các cơ sở vật chất, kỹ thuật về văn hoá, giáo dục, y tế nhỏ bé, chủ yếu chỉ để phục

vụ một số ít thực dân và công chức chế độ cũ. Công nghiệp chỉ có 9 cơ sở sản

xuất do tư bản Pháp để lại, bao gồm các nhà máy điện, nước, rượu, bia, thuốc lá,

dược phẩm, cơ khí Gia Lâm, xí nghiệp sửa chữa ô tô, xe điện và 496 cơ sở công

nghiệp tư doanh nhỏ, lẻ, phương tiện, máy móc ít nhiều đã bị hư hỏng hoặc bị phá

hoại. Nông nghiệp cá thể sản xuất phân tán, lạc hậu. Hàng nghìn ha đất canh tác

II/ THE BUILDING AND DEVELOPMENT PROCESS OF HANOI

IN THE PAST 60 YEARS

The building and development process of Hanoi in the past 55 years can be

divided into four main stages:

(1) Restoring economic vitality, renovating socialism and developing the

socio-economic fabric of Capital city after liberation (from 1954 to 1964);

(2) Building socialism, and destruction of American imperialism (from

1966 to 1975);

(3) Unification of the country and socialist building (from 1976 to 1985);

(4) Innovative management mechanism of market economy period with

socialist management of the state (from 1986 to present).

Each stage has different historical, political, social and other

characteristics resources so that the resulting of socio-economic has its own

special features.

2.1. Restore economy, socialist transformation and social-economic

development of the capital (1954-1964)

After nine years of resistance, on the 10th of October 1954, Hanoi attained

its liberation. The socio-economic environment of Hanoi in the early days of

takeover had a very heavy colonial nature, half feudal and devastated by war, was

very weak, outdated and distorted; other facilities and institutions and structure for

technical on culture, education and health were very small, maintained only

mainly to serve a few colonists and the former regime. Industry consisted of only

nine production facilities left by the French capitalism; including plants of power,

water, wine, beer, cigarettes, pharmaceuticals, Gia Lam mechanical factory,

enterprises for repair of automobiles, electric equipment and 496 industrial

enterprises for small business and retail. Many of the facilities and much of the

machinery had been have damaged or vandalized. Individual agricultural

producers were widely scattered. Thousands of hectares of arable land had

been abandoned; thousands of buffaloes and cows had been killed; the

irrigation system was damaged. Transportation and public services were

bị bỏ hoang, hàng nghìn con trâu, bò bị giết hại, hệ thống mương tưới tiêu bị phá

hỏng. Giao thông vận tải và dịch vụ công cộng yếu kém cả về chất lượng và số

lượng. inh tế cá thể và tư bản tư doanh chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt

động kinh tế của thành phố. Những tàn dư của chế độ cũ còn rất nặng nề.

Do hoạt động của các cơ sở kinh tế bị đình đốn, nên khi tiếp quản, Hà Nội

có tới 7,7 vạn người thất nghiệp, 1,2 nghìn người ăn xin và hàng nghìn lao động

không có nhà cửa, sống chui rúc trong các ngõ xóm ổ chuột. Ngay trong những

ngày đầu tiếp quản, Chính quyền cách mạng đã phải trợ cấp 2 nghìn tấn gạo, 50

nghìn mét vải cho các gia đình nghèo và thiếu đói. Đó là chưa kể những hậu quả

nặng nề về mặt xã hội mà chế độ thực dân, phong kiến để lại với 7 vạn người mù

chữ, hàng nghìn gái điếm và trẻ em mồ côi, lang thang. Hà Nội đã nhanh chóng

ổn định đời sống và sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất

công nghiệp, nông nghiệp. Những tàn tích của chế độ chiếm hữu ruộng đất và bóc

lột nông dân theo lối phong kiến ở ngoại thành được xoá bỏ. Sức sản xuất được

giải phóng, nông dân phấn khởi tham gia vào tổ đổi công và hợp tác xã từ bậc

thấp đến bậc cao. Đến năm 1957, toàn bộ diện tích bị bỏ hoang trước đây đều đã

được khai phá đưa vào tăng gia sản xuất. Sau ba năm phấn đấu, sản xuất nông

nghiệp Hà Nội đã cơ bản được hồi phục; Sản lượng lúa năm 1955 đạt trên 13,4

nghìn tấn, năm 1956 tăng lên đạt 24 nghìn tấn. Đến năm 1960 đã có 278 hợp tác

xã nông nghiệp được thành lập với trên 91% số hộ nông dân vào hợp tác.

Toàn bộ hoạt động công thương nghiệp tư bản tư doanh được cải tạo xã

hội chủ nghĩa với mục đích chủ yếu là xoá bỏ nguồn gốc của sự bóc lột, chuyển

nhà tư sản sang là người lao động. Đến năm 1960, có tới 90% số thợ tiểu, thủ

công nghiệp được tổ chức lại, 45,6% số tiểu thương được vào các tổ hợp tác; 421

hộ công thương nghiệp, ăn uống, phục vụ được cải tạo và đưa vào công tư hợp

doanh.

Đi đôi với việc cải tạo thành phần kinh tế cá thể và tư bản tư doanh, kinh

tế quốc doanh dần hình thành và phát triển nhanh chóng bắt đầu là các cơ sở công

nghiệp mới chuyển từ vùng tự do về sau ngày giải phóng. Qua những năm đầu

tiên của thời kỳ khôi phục (1955-1957) và cải tạo, phát triển kinh tế (1958-1960),

sản xuất của Thủ đô bắt đầu tăng, các ngành công nghiệp chế tạo, cơ khí, hoá chất

đã hình thành, công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã phục hồi

poor in quality and lacking in quantity. Individual economic and private capitalist

enterprises constituted a large proportion of the overall economic activities of the

city. The remnants of the former regime were still very dominant

The activities of economic establishments had stagnated, so after the

takeover, Hanoi had 7 thousand of the unemployed, 1.2 thousand of beggars and

thousands of laborers without homes and living in slums. In the early days of

takeover, the revolutionary government had to allocate provisions of subsidy for

two thousand tons of rice, 50 thousand meters of fabric for poor and hungry

families. It was regardless of a heavy consequence for society was that the

colonial regime and feudalism left seven thousand illiterate people, thousands of

prostitutes, orphans and wandering children. Hanoi quickly stabilized life and

production; healed the wounds of war; and achieved the recovery of industrial and

agriculture production. The remnants of the feudal land possession and farmer

exploitation regime with the way of feudalism in the suburbs were removed. The

power of production was released; farmers were excited to participate in the labor

changing units and cooperatives from lower to higher levels. By 1957, the entire

area that had been previously abandoned had been put back into production. After

three years of striving, Hanoi Agricultural production had basically recovered; the

rice yield in 1955 reached over 13.4 thousand tons; by 1956 it had increased to

reach 24 thousand tons. By 1960, it 278 agricultural cooperatives had been

established with over 91% of rural households in associated with the cooperatives.

The entire operations of from the private industrial and commercial

businesses were renovated following socialism with the primary aim being was to

remove sources of exploitation, and move from capitalists to the workers. In 1960,

90% of small craft industry workers were reorganized; 45.6% of small businesses

were in the cooperative units; 421 industrial enterprises and commercial

households, meals, services were improved and moved into private – public

business cooperation.

Along with the renovation of individual economic and private capitalist

economic sectors, state-run economic enterprises gradually formed and developed

rapidly starting with the movement of industrial establishments from freedom

zone after liberation. Through the early years of the recovery period (1955-1957)

and of economic renovation and development (1958-1960), production in Hanoi

Capital started increasing; the manufacturing, mechanical, and chemical industries

và tăng nhanh so với trước. Từ năm 1957, Hà Nội đã đạt mức sản xuất của năm

1939 - là mức cao nhất trong thời kỳ thuộc Pháp. Đến năm 1960, giá trị sản lượng

công nghiệp tăng 8,5 lần so với năm 1955, trong đó công nghiệp quốc doanh tăng

32,5 lần. Đại hội Đảng bộ Thành phố tháng Giêng năm 1961 nhận định: "Hà Nội

đã chuyển từ thành phố tiêu phí sang một thành phố sản xuất, đã căn bản hoàn

thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp, vận tải cơ giới tư bản

tư doanh, và hợp tác hoá ở bậc thấp đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

người buôn bán nhỏ và vận tải nhỏ".

Năm năm, 1961-1965 là thời kỳ Hà Nội cùng cả miền Bắc thực hiện kế

hoạch xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá lần thứ nhất với nội dung "thực hiện

một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và

kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa".

Công nghiệp nặng được ưu tiên phát triển để từng bước cải tạo kỹ thuật và trang

bị mới cho các ngành kinh tế quốc dân, trong đó đặc biệt coi trọng công nghiệp

phục vụ nông nghiệp. Từ 9 xí nghiệp ban đầu, đến năm 1965, Hà Nội đã có 134 xí

nghiệp quốc doanh, 431 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, phát triển bốn khu công

nghiệp mới: Yên Viên, Thượng Đình, Vĩnh Tuy, Đông Anh. So với năm 1955, giá

trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 18,6 lần, lao động công nghiệp và tiểu thủ

công nghiệp tăng 15,7 lần. Hà Nội đã thực sự trở thành trung tâm công nghiệp lớn

của miền Bắc.

Trong sản xuất nông nghiệp, với chủ trương củng cố và phát triển các hợp

tác xã, các nông trường và lâm trường quốc doanh, đồng thời xây dựng cơ sở vật

chất kỹ thuật cho nông nghiệp, việc thuỷ lợi hoá và từng bước cơ giới hoá được

thực hiện. Nhờ đó, 5 công trình đại thuỷ nông, 112 công trình trung thuỷ nông, 14

trạm bơm đầu mối cùng với hàng trăm mương máng cấp I đã được xây dựng. Đến

năm 1965, trạm máy kéo đầu tiên đã được thành lập với 44 đầu máy. Từ năm

1961, Hà Nội đã bắt đầu xây dựng các nông trường quốc doanh Đông Anh, Toàn

Thắng, Tam Thiên Mẫu; thành lập các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trạm

nghiên cứu giống lúa, lợn, cá, rau, các xưởng thú y, sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nhờ gắn sức lao động với tư liệu sản xuất cơ bản là ruộng đất - thành quả của cải

cách, và nhờ mô hình quản lý mới, so với năm 1955, diện tích trồng lúa năm 1965

tăng 4,3 lần, năng suất tăng 0,3 lần và sản lượng tăng 5,9 lần; diện tích cây rau

were formed; light industry and industrial production for consumer goods

recovered and increased quickly comparing with previous. By 1957, Hanoi

reached production levels of in 1939 - the highest in the period of the French. By

1960, the value of industrial output had increased 8.5 times compared with 1955,

in which with state-owned industry increasing 32.5 times. Congress Party City in

January 1961 confirmed that: "Hanoi has moved from a consuming city to a city of

production target; basically complete renovation socialism for the trade,

mechanical transportation of private capital business, and cooperation in basic

low-level goods for agriculture, small industries, small traders and small

transport ".

1961-1965 was the period in which Hanoi and the North implemented

plans to build and develop the economy and economic, culture for the first time

with the content "make a step of industrialized socialism, construction initially

with the facilities and techniques of socialism, and complete socialist renovation”.

Heavy industry was given the priority for development in order to renovate

techniques and newly equip national economic sectors, especially focusing on for

agriculture. With nine enterprises from 1961 to 1965, Hanoi had 134 state-owned

enterprises, 431 small industrial cooperatives, and development of had developed

four new industrial parks: Yen Vien, Thuong Dinh, Vinh Tuy, and Dong Anh.

Compared with 1955, the value of industrial output increased 18.6 times; labor

and industrial handicrafts increased 15.7 times. Hanoi had really become a major

industrial center of the North.

In agricultural production, with the aim of strengthening and developing

ment of cooperatives, state-run farms and afforestation yards, while building

material and technical facilities for agriculture, irrigation and mechanization were

implemented step-by-step. As a result, five large scale irrigation projects, 112

medium scale irrigation projects, and 14 pumping stations in connection with

hundreds of level 1- gutters were built. By 1965, the first tractor station was

established with 44 locomotives. Beginning in 1961, Hanoi began to build Dong

Anh, Toan Thang and Tam Thien Mau state-run farms; formed scientific research

institutes, and research stations focusing on like rice, pigs, fish, vegetables, and

veterinary facilities, and producing food for animal. Thanks to the tight

relationship between labor and land - the basic production tool - the result of

reform, and by the new management model, compared to 1955, rice area planted

tăng 16,4 lần, sản lượng tăng 13,8 lần. Sau gần 10 năm, đàn trâu tăng 16,4 lần,

đàn bò tăng 0,6 lần, đàn lợn tăng 3,2 lần.

Mười năm đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoà bình, Hà Nội đã

cố gắng lớn đưa sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế phát triển vượt bậc. Năm 1954,

khi hoà bình lập lại, cả Hà Nội mới chỉ có 1 thư viện với 9 vạn cuốn sách, thì năm

1965 đã có 8 thư viện với 17,7 vạn đầu sách. Từ 19 đội chiếu bóng và nghệ thuật

năm 1955, đến năm 1965 Hà Nội đã có 31 đội văn hoá nghệ thuật, phục vụ đông

đảo quần chúng nhân dân. Các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, tướng số, cờ bạc cơ

bản bị xoá bỏ. Giáo dục phổ thông ngày mới giải phóng chỉ có 1 trường PTTH,

105 trường PTCS (cấp I+II) với 627 lớp học, 592 giáo viên phổ thông và 47 nghìn

học sinh, thì đến năm 1965 đã có 145 trường cấp I, 110 trường cấp II và 22 trường

cấp III với 5420 giáo viên các cấp và gần 180 nghìn học sinh. Từ cơ sở vật chất

ban đầu ít ỏi của 6 trường cao đẳng, đào tạo được 3,5 nghìn học sinh, đến năm

1965, Hà Nội đã có 12 trường đại học và cao đẳng, đạo tạo được trên 20 nghìn

sinh viên. Năm 1958, Hà Nội hoàn thành xoá nạn mù chữ, đạt tỷ lệ thanh toán cao

nhất miền Bắc. Ngành y tế cũng phát triển khá nhanh, năm 1955, Hà Nội có 6

bệnh viện, với 3012 gường bệnh, 102 bác sỹ, 23 y sỹ, thì năm 1965 đã có 20

bệnh viện, 106 trạm y tế xã, 8 nhà hộ sinh quận với 6000 giường bệnh, 342 bác

sỹ, 600 y sỹ.

Từ một di sản đổ nát do thực dân Pháp để lại, trong thời kỳ khôi phục và

cải tạo (1954-1960), Hà Nội đã đưa vào sử dụng mới 6 công trình phục vụ công

cộng, sinh hoạt, 8 công trình văn hoá, giáo dục. Đến thời kỳ kế hoạch năm năm

lần thứ nhất (1961-1965) Hà Nội tiếp tục hoàn thành và đưa vào sử dụng 30 công

trình phục vụ sinh hoạt và công cộng, 3 công trình phục vụ nghiên cứu khoa học,

31 công trình phục vụ văn hoá, giáo dục và 15 công trình y tế. Nếu như trong suốt

14 năm từ 1940-1954, Hà Nội chỉ có thêm 4600 m2 nhà xây dựng mới, thì bình

quân mỗi năm giai đoạn sau này, đã có thêm trên 1 vạn m2 nhà được xây dựng.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội đã khôi phục tuyến đường sắt Hà Nội-

Lạng Sơn (năm 1955), tuyến Hà Nội- Lào Cai (năm 1956), tuyến đường sắt phía

nam (năm 1957) và mở tuyến ca nô hành khách Hà Nội- Thái Bình. Cũng trong

thời gian này, trên địa bàn Hà Nội, hàng trăm km đường đất cũ được rải đá, 17 km

đường được trải nhựa, 7 km đường nhựa được làm mới hoàn toàn.

in 1965 increased 4.3 times; productivity increased 0.3 times and production

increased 5.9 times; area of vegetables cultivated increased 16.4 times, production

increased 13.8 times. After nearly 10 years, Buffalo herb increased 16.4 times, 0.6

times for cow and pigs increased 3.2 times.

During the first ten years of building socialism in peace, Hanoi tried to

have great progress in its culture, education and health. In 1954, when peace was

restored, Hanoi only had a library with ninety thousand books, but in 1965 it had

eight libraries with 7.7 ten thousand books. From 19 teams of cinema and art in

1955 to the year of 1965, Hanoi had 31 art-cultural groups, serving the general

public crowded mass of people. The social evils, superstitions, astrology and

gambling were basically removed. In the first days of liberation, universal

education only had one high school, 105 lower secondary schools (primary and

lower secondary schools) with 627 classrooms, 592 teachers and 47 thousand

students; this increased then to 145 primary schools in 1965, 110 lower secondary

schools and 22 high schools with 5420 teachers at all levels and nearly 180

thousand students. From the initial poor facilities of six colleges with 3.5 thousand

students, Hanoi increased the number into 12 universities and colleges which

trained over 20 thousand students in 1965. In 1958, Hanoi eliminated completed

removing illiteracy, achieving the highest rate in the North. The health sector had

also developed rapidly. In 1955, Hanoi had six hospitals, with 3012 beds, 102

doctors, 23 physicians; then in 1965 it had 20 hospitals, 106 commune clinics, 08

maternity hospitals at district level with 6000 beds, 342 doctors and 600

physicians.

From the ruins left by the French colonialists, during the recovery and

restoration stage (1954-1960), Hanoi had put into use six new construction works

for public activities, 08 works for culture and education. During the period for the

plan of the first five years (1961-1965), Hanoi continued to complete and put into

use 30 public works serving public activities, 03 works for scientific research, 31

works for culture, education, and 15 medical works. During the 14 years from

1940 to 1954, Hanoi only had an addition of 4600 m2 new building, compared to

the total average in the later stages, when there was more than ten thousand m2 of

home being on built. In the field of transportation, Hanoi restored railway routes

for Hanoi-Lang Son (1955), Hanoi-Lao Cai (1956), the southern railway (1957)

and opened public speed - boat routes to Hanoi-Thai Binh. During this time,

Năm 1961, cùng với nhân dân miền Bắc, Thủ đô thực hiện ế hoạch 5

năm lần thứ nhất 1961 - 1965 với nội dung “chuyển sang lấy xây dựng chủ nghĩa

xã hội làm trọng tâm, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây

dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn

thành cải tạo xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, việc thực hiện ế hoạch này đã bị

gián đoạn vì ngày 5/8/1964 đế quốc Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá miền Bắc.

Nhiều nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng

khác là thành quả của những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

trong hòa bình đã bị phá huỷ. Chỉ sau 4 ngày đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc,

mảnh đất này đã là nơi khởi xướng phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”. Phong

trào đó nhanh chóng trở thành phong trào chung, là hiệu lệnh tập hợp, thôi thúc

hàng triệu thanh niên miền Bắc lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Để

phù hợp với tình hình thời chiến, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của

miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng phải chuyển hướng sang thời kỳ mới -

thời kỳ "vừa sản xuất, vừa chiến đấu", vừa chống chiến tranh phá hoại, tham gia

chi viện giải phóng Miền Nam, vừa thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền

Bắc.

Đối với Hà Nội, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ

này còn đứng trước thách thức lớn khác, đó là việc mở rộng địa giới hành chính

theo tinh thần Nghị quyết số 98/NĐ ngày 4/1/1960 của Bộ Chính trị. Theo đó, Hà

Nội mở rộng với diện tích tự nhiên là 586,13 km2, gấp 3,85 lần diện tích tự nhiên

trước đó. Trong lần mở rộng này, Hà Nội tiếp nhận thêm huyện Đông Anh của

tỉnh Vĩnh Phúc, 7 xã vùng bắc sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh và một số xã của

hai huyện Hoài đức, Thường Tín của tỉnh Hà Tây.

Tóm lại, mặc dù phải đương đầu với những khó khăn, thách thức trên,

nhưng nhờ có tinh thần chủ động, sáng tạo nên trong thời kỳ này, Hà Nội đã thực

hiện thành công đồng thời các nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ Thủ

đô và miền Bắc xã hội chủ nghĩa; cùng cả nước chi viện sức người, sức của cho

tiền tuyến chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

Thời kỳ này, tuy bị không quân của đế quốc Mỹ đánh phá liên tục trên qui mô lớn

và có tính chất huỷ diệt, nhưng Hà Nội vẫn tăng cường đầu tư mở rộng các cơ sở

kinh tế - xã hội hiện có và xây dựng thêm hàng loạt cơ sở mới. Vốn đầu tư xây

dựng cơ bản địa phương thời kì 1961 - 1965 đạt 60,7 triệu đồng; so với thời kì

hundreds of km of old pathway was covered with rock; 17 km road was asphalted;

7 km of new asphalted road was made completely within Hanoi.

In 1961, at the same time with Northern people, Hanoi implemented the

plan for the first five years from 1961 to 1965 with the contents "move to building

socialism as a focus, making a step for industrialized socialist, initially construct

facilities and techniques of socialism, and complete socialist renovation”.

However, the implementation was interrupted on August 5th, 1964 as American

imperialism began to escalate the war with the North. Many plants, factories,

schools, hospitals and other public works which were the result of the early

construction of socialism in peace in the North had been destroyed. Only four

days after American imperialism attacked the North, this land was the place where

the initiative was taken for the for youth movement "Three readiness”. That

movement, which quickly became the general movement, was set by command

and inspired millions of Northern youngsters to "cut along the Truong Son path to

save the country". To fit the conditions situation of war, the construction and

economic development of the North in general and Hanoi in particular had shifted

to a new era - the period of "produce and struggle”; there had to be a fight against

the damaging war, contribution for the Southern liberation and construction of

socialism in the North.

For Hanoi, the socio-economic construction and development task of this

period was still faced with other challenge - that was the expansion of

administrative boundaries in the spirit of Resolution No. 98/ND on 4/1 / 1960 of

the Political Bureau. Accordingly, Hanoi expanded to a natural area of was 586.13

km2; 3.85 times more than the previous natural area before. In this expansion of

Hanoi included Dong Anh district from Vinh Phuc province, seven northern

towns of Duong River in Bac Ninh province and some communes in two districts

of Hoai Duc, Thuong Tin, of Ha Tay‟s province.

In short, although Hanoi was confronted with difficulties and challenges,

but thanks to the innovative and creative spirit in this period, it had successfully

implemented simultaneous tasks: produced and protected the Capital and Northern

socialist; contributed people and materials for front line fighting against the U.S

invasion for national unification. In this period, although the Air Force of

American imperialism continued to fight on a large scale with destructive intent,

Hanoi had increased investment to expand the socio-economic economic-social

1955-1960 tăng 2,4 lần; trong đó giá trị xây lắp tăng 4,7 lần; giá trị thiết bị tăng

20,8 lần. Các phong trào “Ngày thứ bảy đẩy mạnh đấu tranh thống nhất Tổ quốc”,

“Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt” được các tầng lớp nhân dân

nhiệt tình hưởng ứng.

2.2. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại

của đế quốc Mỹ (từ 1966 đến 1975)

Trong thời gian cùng các tỉnh phía Bắc làm nhiệm vụ chi viện miền Nam,

Hà Nội đã trải qua 7 năm (từ 1966 - 1972) chống chiến tranh phá hoại bằng không

quân của đế quốc Mỹ. Trong hai lần chiến tranh phá hoại vào những năm 1966-

1968 và 1972, đế quốc Mỹ đã huy động gần 5900 lượt máy bay đánh phá, ném

hơn 20 nghìn tấn bom đạn. Hà Nội đã làm tốt nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ

chiến đấu, làm tốt công tác phòng không, sơ tán, giữ gìn trật tự, trị an, duy trì đời

sống. Đặc biệt đáng tự hào nhất trong 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, Hà Nội

đã nhanh chóng sơ tán trên 24 vạn người già, trẻ em ra khỏi thành phố trong 30

tiếng đồng hồ; tổ chức lực lượng chiến đấu dày đặc, nhiều tầng, nhiều hướng đã

đánh thắng hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ,

lập nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không”, bắn rơi 30 máy bay, trong đó có 23

chiếc B52, 2 chiếc F111, bắt sống nhiều giặc lái.

Mặc dù bị đánh phá dữ dội, song sản xuất Thủ đô tiếp tục phát triển. Các

phong trào thi đua như thanh niên "ba sẵn sàng", phụ nữ "ba đảm đang", công

nhân "vững tay búa, chắc tay súng", nông dân "chắc tay súng, vững tay cày" dấy

lên mạnh mẽ. Đến năm 1975, Hà Nội đã xây dựng được 232 xí nghiệp quốc

doanh và 411 hợp tác xã thủ công nghiệp. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt

mức cao hơn so với năm 1960: thu nhập quốc dân sản xuất gấp 2,4 lần; giá trị

tổng sản lượng công nghiệp gấp 3,5 lần; giá trị tổng sản lượng nông nghiệp gấp

1,4 lần; sản lượng lương thực qui thóc gấp 1,2 lần, tổng đàn lợn gấp 2,3 lần; tổng

mức bán lẻ hàng hoá gấp 3,2 lần. Mạng lưới thương nghiệp mở rộng nhanh chóng

phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất thời chiến. Thương nghiệp quốc doanh đã tổ

chức hàng nghìn điểm bán hàng lưu động phục vụ tại chỗ cho bộ đội, tự vệ và

nhân dân (trong đó cao nhất là năm 1971 có 1231 điểm bán hàng). Từ năm 1965-

1975, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 320 công trình phục vụ sản xuất, 58 công

trình phúc lợi, 36 công trình văn hoá, giáo dục. Trong năm 1975, đã xây dựng 64

nghìn m2 nhà ở, hoàn thành 26 khu nhà cao tầng.

establishments and develop a series of newly built facilities. Investment capital of

localities for basic construction during the period 1961-1965 reached VND 60.7

million; compared with the period from 1955 to 1960 increased 2.4 times; the

measured value increased 4.7 times for construction and installation; the value of

equipment increased 20.8 times. Movements "Promote struggling for national

reunification on Saturday", "Each person working as two, for the blood-and-flesh

of the South" was supported enthusiastically by people.

2.2. Construction socialism, anti-destructive war of American

imperialism (from 1966 to 1975)

In two times of the destructive war in the years 1966-1968 and 1972,

American imperialism had mobilized nearly 5900 aircrafts, dropping more than 20

thousand tons of bombs and bullets. Hanoi activated excellent combat duty, and

combat service, good air defense, evacuation, while keeping order and security,

maintaining life. Particularly proudly on December 12th

1972, Hanoi quickly

evacuated more than 24 ten thousand elderly and children out of the city within 30

hours; organized a concentrated fighting force with many layers and directions to

win air ambush of imperialism by the U.S. Air Force, set up an operation “The

Dien Bien Phu battle in the air" in which it shot down 30 aircrafts, of which 23

were B52, 2 were the F111, and captured many enemy pilots.

Although being attacked and bombarded fiercely, the production of Hanoi

Capital city continued to grow. The emulation movements such a "three readies"

youth, “three responsibilities" women, 'hammers firmly in one hand, rifle firmly

in other hand” workers, "rifle in one hand, a plough in the other” farmers

provided strength. By 1975, Hanoi had built 232 state-owned enterprises and 411

handicraft cooperatives. The socio-economic indicators were higher than levels

reached in 1960: national income increased was 2.4 fold; value of total industrial

output was 3.5 fold; value of total agricultural output was 1.4 fold; food

production with paddy-based was 1.2 fold; total pig was 2.3 fold; total retail

goods was 3.2 fold. Network business expanded rapidly for living and production

time of war. State trading enterprises organized thousands of mobile sales

locations serving for soldiers, civil defense and people (in which, the highest point

in 1971 was 1231 sale points). From 1965-1975, Hanoi completed and put into

Giao thông được đảm bảo thông suốt trong mọi tình huống. Từ năm 1965-

1975, đã nâng cấp trải nhựa trên 20km đường ô tô. Xây dựng 22 cầu cho xe cơ

giới, làm thêm 620 km đường cấp phối và 1850 km đường liên thôn, xã. Hàng

trăm km đường vòng, đường tránh được hoàn thành, phục vụ đắc lực công tác vận

chuyển hàng hoá, vũ khí chống chiến tranh phá hoại. Trong 10 năm, đã vận

chuyển được 26,7 triệu tấn hàng hoá (1403 triệu T.km), 652 triệu hành khách

(6210,7 triệu H .km)

Trong điều kiện sơ tán, đời sống vật chất khó khăn, gian khổ, lại thường

xuyên bị đánh phá ác liêt, song các mặt giáo dục, y tế tiếp tục phát triển. Từ năm

1965-1975, Hà Nội đã đưa vào sử dụng thêm 13 bệnh viện, 96 bệnh xá, 4 nhà hộ

sinh quận, tăng thêm 3447 giường bệnh, số cán bộ y tế tăng 2357 người, bằng 2,3

lần so với năm 1965. Năm học 1975-1976, Hà Nội có 350 trường phổ thông các

cấp (tăng 81 trường so với năm học 1965-1966), 349 nghìn học sinh (bằng 2,3

lần), 11238 giáo viên (bằng 2,2 lần).

Sát cánh cùng đồng bào miền Nam ruột thịt, Hà Nội đã hết lòng chi viện

cho tiền tuyến với tinh thần "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một

người". Trong 10 năm, từ 1965-1975, Hà Nội đã tiến hành 29 đợt tuyển quân,

động viên 89 nghìn thanh niên lên đường đi chiến đấu; trong đó có 5107 đảng

viên, 36425 đoàn viên, 163 bác sỹ, 362 kỹ sư, đặc biệt là 35,1% quân số động

viên của Thành phố là học sinh cấp III và sinh viên đại học. Hơn 11500 người

con của Thủ đô đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp vẻ vang của đất nước.

Bên cạnh những thành tựu đạt được rất quan trọng nêu trên, sự phát triển

kinh tế - xã hội của Thủ đô thời gian này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, đó

là hiệu quả đầu tư thấp. Ngoài nguyên nhân khách quan, do ảnh hưởng của chiến

tranh đã đảo lộn các kế hoạch, phá huỷ nhiều công trình mới tạo dựng, còn có

nguyên nhân chủ quan do những chính sách và cơ chế quản lí kinh tế vận hành

trong thời gian này gây ra. Việc chuyển hàng loạt hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao;

mở rộng qui mô thôn ra qui mô xã không có sự chuẩn bị kĩ tư tưởng cho nông

dân, không đào tạo kịp thời cán bộ có trình độ tương xứng, cùng với việc buông

lỏng quản lí, đã làm sản xuất nông nghiệp bấp bênh. Sản xuất công nghiệp phát

triển thiếu vững chắc, chủ yếu do đầu tư xây dựng công nghiệp nhà nước tràn lan,

use 320 production serving works, 58 welfare projects, 36 works of culture and

education. By 1975, it built 64 thousand m2 of house and completed 26

skyscrapers.

Traffic was flowing guaranteed smoothly in all situations. From 1965-

1975, Hanoi had upgraded 20km of asphalted road for car; built 22 bridges for

motor vehicles; added 620 km of macadam road and 1850 km of inter-village and

commune roads. Hundreds km of detour and bypass were completed, which

served for the transportation of goods and weapons of the war against vandalism.

For 10 years, it transported 26.7 million tons of goods (1403 million Tons.km),

652 million passengers (6210.7 million passengers.km)

Some of the population was under evacuation conditions, had difficulties

in material life, arduousness, and were often being beaten fiercely, but education

and health care continued to grow. From 1965-1975, Hanoi had put into to use 13

hospitals, 96 clinics, 4 maternity hospitals, with an increase of by 3447 hospital

beds; the number of health workers increased by 2357, by 2.3 times when

compared with 1965. In school year 1975-1976, Hanoi had 350 schools of all

levels (increase of 81 schools over the school academic year of 1965-1966),

349000 thousand students (by 2.3 times), and 11238 teachers (by 2.2 times).

In close unison with their Southern compatriots, Hanoi assisted those on

the front line whole-heartedly for front-line with the spirit of "providing enough

rice even without lacking of one kilogram, providing enough people for the army

even without lacking of one person”. Within 10 years, from 1965 to 1975, Hanoi

had conducted 29 enlistment campaigns which encouraged 89000 thousand young

people to join in the fighting. There was 5,107 party members, 36,425 union

members, 163 doctors, 362 engineers. Especially 35.1% of the military members

of the City were high schools and university students. More than 11500 people of

the Capital were heroic sacrifices for the glory career of the country. Besides the

important achievements mentioned above, socio-economic development of the

Capital in this time also exposed many constraints and weakness – there was

inefficient investment. Apart from objective reasons such as the impact of the war

which had reversed plans and destroyed newly created works, there were

subjective reasons due to policies and economic management mechanisms.

Moving a range of low level cooperatives into advanced cooperatives, expanding

the scale of hamlets into communes without careful preparation for farmers,

thiên về qui mô lớn và quá coi trọng công nghiệp nặng, đặt nông nghiệp và công

nghiệp nhẹ xuống hàng thứ yếu. Do vậy, thời kì này, kinh tế Thủ đô tăng trưởng

chậm, không tương xứng với các nguồn lực đã đầu tư. Trong thời kì này, vốn đầu

tư tăng bình quân 22,7%/năm, nhưng các chỉ tiêu kết quả sản xuất đều tăng dưới

10%: giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 4,7%, giá trị sản xuất nông nghiệp

tăng 0,3%, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 7,9%.

Mặc dù vậy, trong những năm tháng gian khổ, công cuộc xây dựng và phát

triển kinh tế xã hội của Thủ đô vẫn được đẩy mạnh, Hà Nội văn hiến và anh hùng

đã giữ vững và phát huy được vị thế là trung tâm chính trị, văn hoá và kinh tế của

đất nước, góp phần cùng nhân dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại

của đế quốc Mỹ, cùng nhân dân cả nước đưa đến thắng lợi giải phóng miền Nam,

thống nhất đất nước. Hà Nội xứng đáng là niềm tin yêu và hy vọng, là Thủ đô của

nước Việt Nam Anh hùng.

2.3. Thời kì tổ quốc thống nhất, c ng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã

hội (từ 1976 đến 1985)

Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, Hà Nội cùng cả nước bước

vào thời kì thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm lần thứ hai

(1976-1980) và lần thứ ba (1981-1985), mở đầu của thời kì khôi phục và phát

triển kinh tế trong điều kiện cả nước thống nhất. Vết thương chiến tranh chưa kịp

hàn gắn, Hà Nội và cả nước lại phải đối mặt với hai cuộc chiến tranh mới là chiến

tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam. Việc thực hiện ế hoạch 5 năm

lần thứ hai và lần thứ ba của Hà Nội gặp khó khăn do hậu quả của chiến tranh để

lại hết sức nặng nề, thêm vào đó, trong giai đoạn này, Hà Nội tiếp tục mở rộng với

qui mô vùng ngoại thành tương đối rộng lớn.

Quốc hội khoá VI, kì họp thứ 4 ngày 29/12/1978 đã phê chuẩn địa giới

hành chính Hà Nội, bao gồm 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành hiện có,

sáp nhập thêm toàn bộ diện tích huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh

Phúc, các huyện và các xã của tỉnh Hà Sơn Bình là: huyện Ba Vì, Đan Phượng,

Hoài Đức, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây, các xã Tiên Phương, Phong Châu của

huyện Chương Mỹ; Hữu Hoà và một phần Phú Lãm của huyện Thanh Oai; Liên

Ninh,Việt Hưng,Thanh Hưng, Đại Thanh của huyện Thường Tín; Tam Hiệp, Hiệp

Thuận, Liên hiệp, Cộng Hoà, Tân Hoà, Tân Phú, Đại Thành của huyện Quốc Oai.

inadequate training staff to match people with work, along with loose

management, made agricultural production precarious. Industrial production

growth was not strong enough, mainly because investing in the state construction

industry was widespread and on a in large-scale with a major heavy focus on

heavy industry, and with the secondary focus put on agriculture and light

industrial. Therefore, the Capital‟s economic growth was slow in this period, not

matching with invested resources. During this period, capital investment increased

an average of 22.7% per year, but the target production results increased less than

10%: The total value of industrial output increased 4.7%; agricultural production

value industrial increased 0.3%. The value of total retail goods increased 7.9%.

However, construction and socio-economic development of the capital was

still promoted during the years of hardship. Hanoi, with its culture and heroic

actions, still maintained and promoted the centre position in politics, culture and

economy of the country thereby contributing to the victory over the destructive

war of American imperialism with the Northern people, gaining the victory and of

Southern liberation for with the people of the country ,and leading to its

unification. Hanoi was worthy to be considered as the city of love and hope and as

the capital city of heroic Vietnam.

2.3. Unification and socialism construction period (1975-1985)

In 1975, when the country was completely liberated, Hanoi and the

country embarked on implementing socio-economic tasks in the second five-year

plan for second five year (1976-1980), and third five-year plan (1981 -1985)

which was the opening period of economic recovery and development following

unification condition. Even with the wounds was not fully healed; Hanoi and the

country had to face two new wars: the northern border war and the southwest

border war. The implementation of the second and third five-year-plans had many

difficulties as a result of war condition. In addition, Hanoi continued to expand

with quite large scale growth in suburban areas.

The VI National Assembly, the fourth session on December 29th 1978

gave approval for administrative boundaries of Hanoi, including 4 existing inner

quarters and 4 existing suburban districts to incorporate the with whole area of

Me Linh district and Soc Son district of Vinh Phuc province, districts and

communes in Ha Son Binh province which were: Ba Vi district, Dan Phuong,

Hoai Duc, Phuc Tho and Son Tay Town; Tien Phuong and Phong Chau of

Sau lần mở rộng này, Hà Nội từ 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại

thành, với 78 tiểu khu, 104 xã và 9 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 586,1 km2,

đã tăng lên 4 khu phố nội thành, 11 huyện ngoại thành và 1 thị xã, với 78 tiểu khu,

266 xã và 12 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 2131 km2.

Để hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của ế hoạch 5 năm lần thứ hai,

Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh đầu tư khôi phục các cơ sở kinh tế - xã hội đã bị tàn phá

trong chiến tranh, đồng thời tập trung xây dựng mới hàng loạt cơ sở sản xuất công

nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục, y tế nhằm củng cố và mở

rộng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Thời gian này, Hà Nội cũng đưa hàng

vạn người đi xây dựng các khu kinh tế mới tại các tỉnh Tuyên Đức (Lâm Đồng

bây giờ), Hà Tuyên (Hà Giang và Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và

Yên Bái) và Sơn La.

Vượt qua những khó khăn do hậu quả của chiến tranh, trình độ còn thấp và

không cân đối của nền kinh tế đi lên từ sản xuất nhỏ, do vật tư, nguyên liệu không

đủ, phải nhập của nước ngoài, do kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế còn yếu,

Hà Nội phát huy triệt để những thuận lợi rất cơ bản của thành phố: Sự nhất trí về

chính trị, tinh thần và khí thế phấn khởi của toàn dân, lực lượng lao động tương

đối dồi dào... Đồng thời, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nên năng

lực sản xuất của Thành phố trong kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 đã tăng lên đáng

kể. Năm 1980 so với năm 1976, số doanh nghiệp công nghiệp nhà nước tăng 17

cơ sở, trong đó công nghiệp trung ương tăng 10 cơ sở, công nghiệp địa phương

tăng 7 cơ sở; số cửa hàng thương nghiệp nhà nước tăng 51 cơ sở, trong đó cửa

hàng lương thực tăng 4 cơ sở, cửa hàng công nghệ phẩm tăng 32 cơ sở, cửa hàng

ăn uống tăng 15 cơ sở; số cơ sở nuôi dạy trẻ tăng từ 1158 cơ sở lên 2762 cơ sở.

Năm học 1980-1981 trên địa bàn có 454 trường phổ thông, tăng 32% so với năm

học 1976-1977, trong đó phổ thông cơ sở 401 trường tăng 27%, phổ thông trung

học 53 trường tăng 89,3%. Số giường bệnh tăng từ 9534 giường (năm 1976) lên

10394 giường (năm 1980). Trong thời gian này, một số công trình lớn cũng được

hoàn thành như: công viên Thủ Lệ, Cung văn hoá thiếu niên (nay là Cung văn hoá

thiếu nhi), sân bay dân dụng Nội Bài (nay là sân bay quốc tế Nội Bài).

Do năng lực của các ngành, các lĩnh vực được tăng cường, nên kinh tế - xã

hội của Thủ đô đã có sự tăng trưởng. Trong 5 năm 1976-1980, thu nhập quốc dân

Chuong My district; Huu Hoa and part of Phu Lam of Thanh Oai district; Lien

Ninh, Viet Hung, Thanh Hung , Dai Thanh of Thuong Tin district; Tam Hiep,

Hiep Thuan, Lien Hiep, Cong Hoa, Tan Hoa, Tan Phu and Dai Thanh of Quoc Oai

district. After this expansion, Hanoi had increased from the original existing 4

inner quarters and 4 existing suburban districts, with 78 sub-zones, 104

communes and 9 towns with total natural area of 586.1 km2, to 4 inner quarters,

11 suburban districts and 01 town, with 78 sub-zones, 266 communes and 12

towns with total natural area of 2131 km2.

To complete successfully the tasks of the plan for the second five years,

Hanoi continued boosting investment to restore the socio-economic

establishments which were destroyed in the war, while focusing on new

construction establishments for industrial production, commerce, transportation,

education and health to strengthen and expand the state economy and collective

economy. In this time, Hanoi administered also had tens of thousands of people to

build new economic zones in the provinces of Tuyen Duc (now Lam Dong), Ha

Tuyen (Ha Giang and Tuyen Quang), Hoang Lien Son (Lao Cai and Yen Bai) and

Son La.

Overcoming the difficulties and as consequences of the war including a

with low level and imbalanced economy which arising from small production

and as the lacking of supplies and materials, importation and weakness in

economic management and operation, Hanoi fully promoted the very basic

advantages of the city: political consensus, the spirit and the excited atmosphere

of the whole population, along with a plentiful labor force.... Meanwhile, Hanoi

had implemented many harmonious solutions, so the production capacity of the

city in 5-year plan in 1976-1980 had increased significantly. Comparing year

1980 with 1976, the number of state industrial enterprises increased by 17

facilities; in which central industrial facilities increased by 10; local industry

increased by 7 facilities; commercial state stores increased to 51, in which food

stores increased to 4, food technology store increased to 32; meal-store increased

to15; number of child care facilities increased from 1158 to 2762. Academic year

1980-1981 in the city had 454 schools, up 32% when compared with the 1976-

1977 academic year, in which lower secondary level had 401 schools increasing

by 27%, high schools had 53 schools increasing by 89.3%. Number of hospital

beds increased from 9534 beds (1976) to 10,394 beds (1980). During this time,

sản xuất của Hà Nội tăng 39,1%; Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1979

(tính theo giá cố định năm 1970) tăng 17,8% so với năm 1976, trong đó công

nghiệp trung ương tăng 4,5%, công nghiệp địa phương tăng 31,0% tiểu thủ công

nghiệp tăng 48,8%; Tổng mức bán lẻ hàng hoá (tính theo giá thực tế) tăng 65,4%,

trong đó thương nghiệp nhà nước tăng 11,2%, thương nghiệp tập thể gấp 3,1 lần,

thương nghiệp tư nhân, cá thể gấp 2,8 lần. Số cháu đi nhà trẻ năm 1980 gấp trên

2,7 lần năm 1976, số học sinh mẫu giáo gấp 2,8 lần và số học sinh phổ thông gấp

2 lần.

Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng phục vụ sản xuất và tiêu dùng

của nhân dân đã tăng lên đáng kể. Năm 1980, Hà Nội sản xuất được 1311 máy

hàn điện, tăng 21% so với năm 1976; 4,5 triệu đôi giày dép, tăng 31,5%; 3874,9

triệu viên thuốc chữa bệnh, tăng 40,6%; 151 nghìn lít thuốc chữa bệnh, tăng

42,5%; 5 triệu mét vải bạt, tăng 77,8%; 21,8 triệu viên ngói lợp, tăng 84,7%; 5,7

nghìn mét lụa thành phẩm, tăng 2,2 lần; 5,9 triệu lít nước mắm, tăng 2,6 lần….

Tuy nhiên, kết thúc ế hoạch 5 năm 1976-1980, nhiều chỉ tiêu phát triển

kinh tế - xã hội của Thủ đô không đạt được mục tiêu đề ra. Phong trào hợp tác hoá

nông nghiệp được tăng tốc, mở rộng từ qui mô thôn thành qui mô xã hoặc liên xã

nhưng chỉ đạt được về mặt hình thức. Việc đẩy mạnh đầu tư tuy có tăng được

năng lực của một số ngành, lĩnh vực kinh tế, nhưng do khởi công quá nhiều công

trình cùng một lúc nên vốn đầu tư bị co kéo, dàn trải và số lượng công trình dở

dang nhiều, hiệu quả đầu tư thấp. Những năm đầu của kì kế hoạch, một số ngành

còn duy trì được tốc độ tăng trưởng, nhưng những năm sau đó liên tục giảm sút.

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên địa bàn năm 1977 so năm trước

(tính theo giá cố định 1970) tăng 6% và năm 1978 tăng 15%, nhưng năm 1979 đã

giảm 3,3%, năm 1980 giảm 1,5%. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 1980

(tính theo giá cố định 1980) chỉ bằng 87,6% năm 1976. Sản lượng lương thực liên

tục giảm qua các năm, trong khi dân số tăng cao, làm cho cân đối lương thực thiếu

hụt trầm trọng, phải bù đắp bằng lương thực viện trợ và nhập khẩu từ nước ngoài,

thậm chí phải sử dụng khoai tây, khoai lang, sắn thay thế lương thực bán theo tiêu

chuẩn tem phiếu định lượng.

Hội nghị Trung ương lần thứ 6 đã chỉ ra những khuyết điểm về kế hoạch

hoá, về xây dựng chính sách, về biện pháp tổ chức và quản lí kinh tế, quản lí xã

some big projects were also completed as Thu Le parks, House of Culture for

Youth (now the House of Culture for Children), and civil Noi Bai airport (now

Noi Bai international airport).

Because the capacity of all sectors and fields were enhanced, the socio-

economic of Capital also grew. In the five years from 1976 to 1980, Gross

National Production of Hanoi increased 39.1%, the value of total industrial output

in 1979 (in fixed price in 1970) increased 17.8% compared with 1976, in which

the central industry increased 4.5%, local industry increased 31.0% and

handicrafts rose by up to 48.8%. Total retail goods (in actual prices) increased by

65.4%, including state commerce increasing by 11.2%, collective commerce

increasing 3.1 times, private commerce increasing 2,8 times. Number of children

who went to kindergarten increased over 2.7 times in 1980 compared to 1976. The

number of students in nursery schools increased 2.8 times and the number of

secondary students doubled in number.

Some important industrial products serving the production and

consumption of the people had increased significantly. In 1980, Hanoi produced

1311 electric welding machines, increasing by 21% compared to 1976; 4.5 million

pairs of footwear, increasing 31.5%; 3874.9 million medicinal pills, increasing

40.6%; 151 thousand liters of medicine, increasing 42.5%; 5 million meters of

canvas, increasing 77.8%, 21.8 million tiles, increasing 84.7%; 5.7 thousand

meters of end-product silk, increasing 2, 2 times; 5.9 million liters of fish sauce,

increasing 2.6 times….

However, with the ending of the 5-year plan from 1976 to 1980, many

socio-economic development targets of the Capital were not attained. The

cooperative movement accelerated to expand from hamlet scale into commune or

inter-commune scale but only in formalism. There was increasing capacity of

some economic sectors and fields of economy by promoting investment but by the

start of many works at once the so that investment capital was stretched to cover

too many works. As a result, there were many incomplete works, reflecting much

leading to inefficient investment. In the first years of the plan, some sectors still

maintained growth rate, but in the later years later it continued to decline.

Total output value of industry in the city in 1977 compared to the year

before (in fixed prices of 1970) increased by 6% and 15% in 1978. However, it

decreased 3.3% in 1979 and 1.5% in 1980. Total value of agricultural output in

hội. Nghị quyết của Hội nghị đã mở đường cho những cải cách kinh tế, từng bước

đưa nền kinh tế thoát ra khỏi cơ chế quản lí kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao

cấp kém hiệu quả. Năm 1981, các văn bản của nhà nước đã chính thức thừa nhận

vai trò của kinh tế tư nhân. Nông dân được phép bán sản phẩm ra thị trường tự do

sau khi hoàn thành định mức bán cho nhà nước; thợ thủ công và thương gia được

phép hoạt động như những nhà kinh doanh hợp pháp, không bị kì thị và kìm hãm

phát triển như những năm trước đây. Hà Nội tích cực triển khai các chủ trương,

chính sách mới của Đảng và Chính phủ như khoán sản phẩm đến nhóm và người

lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp, phát huy quyền chủ động trong sản

xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính ở các nhà máy sản xuất công nghiệp…

Nhờ có những đổi mới kịp thời, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời kì

này đạt khá hơn. Bình quân mỗi năm trong thời kì 1981-1985, tổng sản phẩm xã

hội tăng 8,15%; giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 10,27%, trong đó công

nghiệp nhà nước trung ương quản lí tăng 9,04%, công nghiệp nhà nước địa

phương quản lí tăng 13,05%, tiểu thủ công nghiệp tăng 10,51%; giá trị tổng sản

lượng nông nghiệp tăng 9,9%, trong đó trồng trọt tăng 3,9%, chăn nuôi tăng

20,3%, dịch vụ nông nghiệp tăng 40,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá theo giá thực

tế năm 1985 gấp 14,6 làn năm 1981, trong đó thị trường có tổ chức chiếm 62,5%

và gấp 16,5 lần; thị trường tự do chiếm 37,5% và gấp 12,3 lần.

Hoạt động kinh tế đối ngoại đã bắt đầu hình thành; trao đổi ngoại thương

tập trung chủ yếu ở khu vực các nước xã hội chủ nghĩa, với kim ngạch xuất khẩu

5 năm (1981-1985) đạt 190 triệu Rúp-USD và nhập khẩu đạt 57,8 triệu Rúp-USD.

Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu sơ chế và một số

sản phẩm may mặc, giày dép theo đơn đặt hàng trước.

Cùng với việc đổi mới cải tiến cơ chế quản lí, trong ế hoạch 5 năm 1981-

1985, Hà Nội còn tiếp tục đầu tư. Tính chung 5 năm (1981-1985), số vốn đầu tư

xây dựng cơ bản trên địa bàn (tính theo giá cố định 1982) đạt trên 12,9 tỉ đồng,

với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 18,5%. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hạ

tầng đạt kết quả bước đầu nhất là trong lĩnh vực nhà ở, giao thông và chiếu sáng

đô thị (trừ hai năm 1978-1979). Năm 1985, là năm diện tích nhà ở hoàn thành đạt

mức cao nhất (15,5 vạn m2). Các khu nhà cao tầng Thanh Xuân, im Giang, Đại

học Bách hoa, tập thể Quỳnh Lôi đã được xây dựng, tuy chưa phải là những khu

1980 (in fixed prices of 1980) was only 87.6% compared to that in 1976. Food

production continually decreased over the years, while the population increased

leading to severe shortages of food. People had to compensate with food aid and

imports, even using potatoes, sweet potatoes, cassava to replace the food with the

selling based on standards of quantity-based coupons.

The sixth Central conference pointed out defects in planning, policies,

measures about the economic and social organization and management.

Resolutions of the conference paved the way for economic reform; gradually

bringing the economy out of a centrally, subsidized and bureaucratic management

mechanism which offers less efficiency. In 1981, state documents had officially

acknowledged the role of the private economy. Farmers were allowed to sell

products to liberal markets after completed selling norm for the state; craftsman

and traders were allowed to work as legitimate businesses, without having stigma

and inhabitation in development as years ago. Hanoi actively implemented new

policies of the Party and Government such as fixed-products to the group and

laborers in the agricultural cooperatives, to promote the initiative in production

and financial autonomy in industrial factories …

Thanks to the timely renovation, economic growth rate in this period was

better. On an average, each year in the period 1981-1985, the total social product

increased 8.15%; the total value of industrial output increased 10.27%, in which

the central-run industry of state rose 9.04%; local-run industry of state rose

13.05%; handicrafts increased 10.51%; value of total agricultural output increased

9.9%, in which cultivation increased 3.9%, with a 20.3% increase in livestock;

agricultural services increased 40.7%. Total retail sale by practical price in 1985

was 14.6 times comparing to that in 1981, in which organized market occupies

62.5% while increasing 16.5 times; free market occupies 37.5% while increasing

12.3 times.

Foreign trade activities had started forming; foreign trade exchange was

concentrated mainly with socialist countries, with export turnover of 5 years

(1981-1985) reaching 190 million Ruble-USD and imports reaching 57.8 million

Ruble-USD. Goods being exported consisted mainly of handicrafts, raw materials

and primary processing of garments, footwear which was ordered beforehand.

Along with the renovation in management mechanisms, Hanoi continued

to invest as in the 5-year plan period 1981-1985. Generally in 5 years (1981-1985)

đô thị mang dáng dấp hiện đại ngày nay, song cũng đã đáp ứng đáng kể nhu cầu

sinh hoạt của người dân. Thời kỳ này, nhiều công trình lớn được hoàn thành đưa

vào sử dụng như: Cầu Thăng Long, Cầu Đuống, Cầu Chương Dương, Cảng Phà

Đen, Đường 6 (đoạn Hà Nội - Hà Đông), bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện

nhi Việt Nam - Thu Điển, Cung văn hoá lao động hữu nghị Việt - Xô (nay là

Cung văn hoá Hữu Nghị). Đồng thời, Thành phố đã có chủ trương cải tạo lại

mang lưới hạ thế và cấp nước trong nội thành, đã xây dựng quy hoạch phát triển

đô thị - giao thông nội đô thống nhất.

Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ vẫn được duy trì. Chỉ

riêng từ năm 1980-1985, Hà Nội đã xây dựng được 1050 lớp học, đưa vào sử

dụng Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Nhi Việt Nam- Thu Điển. Năm 1985, toàn

thành phố (kể cả 7 huyện, thị xã nhập về tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc sau này) có 218

trường mẫu giáo, 257 trường cấp I và II, 40 trường phổ thông trung học (cấp III),

14 trường trung học chuyên nghiệp. Trong tổng số 376 xã, phường, thị trấn, có

280 đơn vị có trạm y tế và trong 16 quận, huyện,thị xã có 4 nhà hộ sinh ở nội

thành. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông và màng lưới y tế cơ sở theo

hướng mỗi xã có một trường phổ thông cơ sở, và trạm y tế xã, mỗi huyện có từ 2-

3 trường PTTH và 1 bệnh viện/ trung tâm y tế huyện đã được triển khai có kết quả

trong điều kiện đầu tư còn hạn chế. Mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân cũng

được nâng lên rõ rệt. Năm 1985, đã tổ chức gần 30 nghìn buổi chiếu bóng, tăng

45,6% so với năm 1981, phục vụ trên 20,3 triệu lượt người xem, tăng 40,3%. Số

người đến đọc sách trong các thư viện tăng từ 159,6 nghìn lượt người (năm 1975)

lên 269,1 nghìn lượt người (năm 1985).

Tóm lại, mặc dù đạt được những kết quả trên, nhưng đến năm 1985 kinh tế

- xã hội của cả nước cũng như Hà Nội vẫn phát triển chậm chạp, cơ cấu kinh tế,

cơ cấu đầu tư và cơ chế quản lí chưa có sự đổi mới mạnh mẽ. Năm 1985, cùng với

việc thực hiện Nghị quyết của Đảng về “Giá - lương - tiền” và việc đổi tiền theo

tỉ giá 10 đồng tiền cũ đổi 1 đồng tiền mới đã làm bùng lên căn bệnh lạm phát vốn

đã âm ỉ từ lâu. Trong cơn lốc lạm phát của cả nước, giá bán lẻ hàng hoá trên thị

trường Hà Nội năm 1985 tăng gấp 2,1 lần năm 1984, năm 1986 tăng gấp 4,8 lần

năm 1985. Giá cả tăng với tốc độ cao cả ở thị trường có tổ chức và thị trường tự

do, cả ở hàng lương thực thực phẩm và hàng phi lương thực thực phẩm. inh tế -

the investment capital for construction in the area (in fixed prices of 1982)

reached over 12.9 billion VND, with average rate of increase of 18.5% per year.

Facilities - infrastructure building achieved initial results, especially in housing,

traffic and urban lighting (except for two years from 1978 to 1979). Year 1985

was the year when the area of housing completion rate reached the highest (15.5

ten thousand m2). The high-rise housing areas such as Thanh Xuan, Kim Giang,

University of Polytechnic, Quynh Loi tenement house were built. Even though,

these housing areas were not as modern as today‟s urban areas, they still met

significantly the demands of people. In this period, many big projects were

completed and put into use such as Thang Long, Duong and Chuong Duong

Bridge, Ferry Black Port, Road 6 (Ha Noi - Ha Dong route), Hanoi maternity

hospital, Vietnam- Sweden Children's Hospital, Palace of cultural labor

Friendship Vietnam- USSR (now the Palace Culture friendship). Also, the city

had advocated renovating the network of low-voltage electricity and water supply

in the inner city, planning for urban development and- inner city traffic uniformly.

Culture, education and health care were maintained. Only in 1980-1985,

Hanoi had built 1050 classes; put into use Hanoi maternity hospital and Vietnam-

Sweden Children's Hospital. In 1985, the whole city (including the seven districts

and towns in the province of Ha Tay, Vinh Phuc later) had 218 kindergartens, 257

primary and lower secondary schools (levels I and II), 40 high schools (level III),

14 professional secondary schools. The total 376 communes, wards and towns,

with 280 units had clinics and in 16 districts, towns had 4 antenatal clinics in the

inner city. Policy in education and health facilities network development ensured

each school had a lower secondary school and a health centre, and each district

had 2-3 high schools and a hospital/health center at district level, was

implemented effectively in limited investment conditions. Level of cultural

activities for people was also improved. In 1985, Hanoi had organized nearly

30000 film shows, up 45.6% compared to 1981, serving over 20.3 million

viewers, up 40.3%. Number of people to read books in libraries increased from

159.6 thousand (1975) to 269.1 thousand (1985).

In short, although the results were reached as stated above, the socio-

economic development in 1985 of Vietnam as well as Hanoi was still lagging;

economic structure, investment structure and management mechanism was not

sufficiently innovative. In 1985, along with the implementation of the Party

xã hội của Hà Nội và cả nước lâm vào vòng xoáy của khủng hoảng. Đời sống của

đại bộ phận dân cư giảm sút, nhất là đời sống của những người làm công ăn

lương.

2.4. Thời kỳ đổi mới theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của

nhà nước (từ năm 1986 đến nay)

2.4.1. Thời kỳ trước khi sáp nhập với tỉnh Hà Tây (từ năm 1986 đến

năm 2008)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt nam đã đề

ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới kinh tế được xác định là trọng

tâm. Đường lối đổi mới này được tiếp tục khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ

Đại hội VII, VIII, XI và X. Các kỳ kế hoạch 5 năm được triển khai để thực hiện

đường lối của Đảng.

ỳ kế hoạch 5 năm 1986-1990, kinh tế cả nước nói chung và Hà Nội nói

riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài và mất cân đối nghiêm trọng do hậu

quả của cơ chế kế hoạch hoá tập trung và do tàn tích nặng nề của các cuộc chiến

tranh. Sản xuất chậm phát triển, chất lượng và hiệu quả thấp, sản phẩm làm ra

chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho nhân dân; Giá cả tăng nhanh; Tiền lương

thực tế giảm.; Thị trường vật tư, hàng hoá và lưu thông tiền tệ rối loạn; Các mặt y

tế, văn hoá, giáo dục mặc dù được chú ý quan tâm, song do không có đủ nguồn

đầu tư nên chậm tiến bộ; Đời sống của nhân dân gặp khó khăn hơn trước, mức

tiêu dùng những sản phẩm thiết yếu bị giảm nghiêm trọng. Song, cũng chính thời

kỳ này đã đánh dấu một bước ngoặt trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của

nước ta. Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng với mục tiêu trong giai đoạn đầu

là thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện 3 chương trình kinh tế

lớn: sản xuất hàng lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất

khẩu đã đem lại kết quả nhất định.

ế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1986 - 1990 của Hà Nội được

tiến hành chủ yếu bằng việc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế theo định hướng:

chuyển cơ chế quản lí kế hoạch hoá tập trung cao độ sang cơ chế thị trường có sự

quản lí của nhà nước bằng pháp luật và các công cụ khác, chuyển việc bao cấp,

cấp phát hiện vật sang sử dụng qui luật giá trị của sản xuất hàng hoá, tự hạch toán;

Resolution on "Price - Salary - Money" and the changing from 10 old

notes to a new note inflation which had been smoldering for a long time broke

out. As the whirlwind of inflation attacked the whole country, prices for retail

goods in the market in 1985 in Hanoi increased 2.1 times compared with 1984; in

1986, it was 4.8 times compared with 1985. Prices increased with great speed in

both organized and liberal markets, both in daily food and non-food goods. Socio-

economic development of Hanoi and the entire country was turned into a cycle of

crisis. Quality of life for major portions of the population was declining,

especially the lives of wage employees.

2.4. Renewall period of socialist economic market management

mechanism with state management (from 1986 to present)

2.4.1. Before merget with Ha Tay (from 1986 to 2008)

In 1986-1990, the economy of the entire country in general and Hanoi in

particular fell into a crisis of prolonged and serious imbalance as a result of

focused planning mechanism and the heavy ruins of the war. Production was

delayed; quality and efficiency were low; the products did not meet the minimum

requirements for people; prices increased rapidly; actual wages decreased;

materials, goods and currency circulation markets were disordered. Although

concern was paid to health, culture and education, they did not have enough

investment thereby resulting in slow progress. People's lives were more difficult

than before. The essential product consuming decreased seriously. However, this

period also marked a turning point in the way of socio-economic development of

our country. The renewal process initiated by the Party with the aim of the first

phase was to implement the conversion to economic management mechanism and

for three major economic programs: food production, food, consumer and

exported goods production. This change brought certain results.

Socio-economic development plan for 5 years from 1986 to 1990 of Hanoi

was characterized mainly by the renewed economic management mechanism

towards: transfer of the highly-focused- planned management mechanism to

market mechanism with state management by state law and by other tools;

transfer from subsidy, distribution in kind to using value rule of commodity

production, self-accounting; transfer massively from state economic development

chuyển việc phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ồ ạt sang phát triển kinh

tế nhiều thành phần, chuyển hoạt động kinh tế đối ngoại theo phương châm đa

dạng hoá, đa phương hoá. Nhờ vậy, đến năm 1990, Hà Nội cơ bản đã chia tay với

cơ chế quản lí cũ và cơ bản xác lập cơ chế quản lí mới. Trong ế hoạch 5 năm

này, tuy không đẩy mạnh đầu tư như trước đây, nhưng việc chuyển đổi thành công

cơ chế quản lí kinh tế đã tạo động lực ổn định, giải phóng sức sản xuất và phát

huy tích cực vai trò của nó trước khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lâm

vào khủng hoảng toàn diện. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã hình thành,

tạo động lực thúc đẩy kinh tế Thủ đô không ngừng tăng trưởng, tạo đà cho các

năm tiếp theo.

Trong thời kỳ 1986-1990, tốc độ tăng trường tổng sản phẩm nội địa (GDP)

bình quân hàng năm đạt 4,5%, trong đó kinh tế nhà nước tăng 5,2%, kinh tế ngoài

nhà nước tăng 2,8%; Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1989 (tính theo giá so sánh

1982) đã tăng 24,0% so với năm 1985; Sản lượng lúa năm 1989 đạt trên 426,8

nghìn tấn tăng 14,9% so với năm 1986. Do sản xuất lương thực phát triển, nên

mặc dù dân số tăng với tốc độ cao, nhưng sản lượng lúa bình quân đầu người của

Hà Nội vẫn tăng từ 132 kg (năm 1986) lên 142 kg (năm 1989); Trồng trọt phát

triển đã tạo điều kiện đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 1989, đàn trâu

có 52,8 nghìn con, tăng 6,2% so với năm 1986; đàn bò có 91,3 nghìn con, tăng

43,7%; đàn lợn có 480,7 nghìn con, tăng 2,7%.

Sản xuất công nghiệp tuy không còn được bao cấp nguyên liệu, vật tư đầu

vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra, nhưng giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên

địa bàn năm 1989 cũng đã tăng 3,9% so với năm 1986, thể hiện khả năng trụ vững

trong khó khăn. Hoạt động kinh tế đối ngoại bắt đầu khởi sắc. im ngạch xuất

khẩu do địa phương quản lí tăng từ 20,7 triệu rúp-USD (năm 1986) lên 37,7 triệu

rúp-USD (năm 1990). Giá bán lẻ hàng hoá trên địa bàn từ mức tăng ba chữ số (so

với năm trước, năm 1986 gấp 4,8 lần; năm 1987 gấp 4,1 lần; năm 1988 gấp 4,2

lần) giảm xuống chỉ còn tăng 32% (năm 1990), thấp hơn mức tăng 67,4% của thị

trường cả nước. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 1990 đạt 587 tỉ đồng, trong

đó thu ngân sách địa phương là 226,5 tỉ đồng, chi ngân sách địa phương 220,6 tỉ

đồng, bội thu 5,9 tỉ đồng.

and collective economy to multi-element economic development; transfer from

international economic relations under the diversification and multilateral scheme

. Therefore, by 1990, Hanoi basically broke with the old management mechanism

and fundamentally established a new management mechanism. Not pushing up

investment as before this five- year Plan, was successful in switching the

management mechanism to create stable motivation, freeing the power of

production and actively promoting its role before the Soviet Union and other

socialist countries fell into a fundamental and comprehensive crisis.A multi-

element goods economy was formed, creating a driving force for the economy of

Hanoi that was constantly growing, creating momentum for the following years.

During 1986-1990, the total gross domestic product (GDP) grew an

average of 4.5% annually , while increases in the economic state were 5.2%, the

non-state economy also increased 2.8 %; agricultural production value in 1989 (in

1982 constant prices) increased 24.0% over 1985; rice output in 1989 reached

426.8 thousand tons increasing 14.9% over 1986. Although the population

increased very rapidly, rice output per person in Hanoi still increased from 132 kg

(1986) to 142 kg (1989) because of food production growth; Planting

development created conditions to boost the breeding of livestock and poultry. In

1989, the buffalo herd had 52.8 thousand, up 6.2% compared with 1986; the cow

herd was 91.3 thousand, up 43.7%, 480.7 thousand pigs, up 2.7 %.

Industrial production was no longer being subsidized with raw materials,

inputs and outputs but the total output value of industry in the area in 1989 also

increased 3.9% compared with 1986. This showed potential in difficult times.

International economic activity started flourishing. The export turnover with local

management increased from 20.7 million Ruble-USD (1986) to 37.7 million

Ruble-USD (1990). Retail goods prices on the local level reduced from three

digits increases (compared with the previous year, 1986 was 4.8 times; 1987 was

4.1 times; 1988 was 4.2 times) to only 32 % (1990), lower than the 67.4%

increase of the market nationwide. Total revenue budget in the city in 1990

reached VND 587 billion, of which the local budget revenue was 226.5 billion and

expenditures of local budget 220.6 billion, surplus 5.9 billion.

For Hanoi, the first 5 year plan (1991-1995) reached and exceeded the

Trên cơ sở thắng lợi của ế hoạch 5 năm 1986-1990, Hà Nội cùng cả

nước bước vào thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm và kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm cũng như kế hoạch hàng năm. Đây là thời

kỳ mà sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đã đưa đất nước ta

cơ bản thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội trong điều kiện tình hình chính trị

quốc tế có nhiều bất lợi, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới.

Đối với Hà Nội, lần đầu tiên kế hoạch 5 năm (1991-1995) đạt và vượt

mục tiêu toàn diện, trong đó có nhiều mục tiêu hoàn thành vượt mức cao và trước

thời hạn. inh tế Thủ đô không chỉ khắc phục được tình trạng đình đốn, mà còn

liên tục tăng trưởng cao, bước đầu có tích luỹ. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng

bình quân 12,5% năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,3% năm, giá trị sản

xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 3,9%, kim ngạch xuất khẩu tăng 16,5% năm. Tổng

vốn đầu tư trong 5 năm đạt 32 nghìn tỷ đồng.

ế hoạch 5 năm 1996-2000 được tiến hành trong lúc công cuộc đổi mới

đang được tiến hành toàn diện và dần dần đi vào chiều sâu, là thời kỳ bắt đầu đẩy

mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá với yêu cầu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu

kinh tế xã hội 10 năm 1991-2000, tạo tiền đề vững chắc bước vào thế kỷ 21.

Trong thời kỳ này, Hà Nội đã đạt được những kết quả khá nổi bật, đặc biệt là trên

các mặt phát triển kinh tế, huy động vốn đầu tư và hiện đại hoá hạ tầng đô thị, cơ

sở vật chất y tế, văn hoá, giáo dục. GDP năm 2000 bằng 1,66 lần so với năm 1995

và bằng 3,8 lần năm 1985; bình quân giai đoạn 1996-2000 tăng 10,7%, vốn đầu

xây dựng cơ bản tăng 17,3% năm. Sự phát triển của kinh tế đã góp phần đáng kể

cho việc động viên ngân sách nhà nước: Thu ngân sách trên địa bàn từ chỗ chiếm

9,2% trong tổng thu ngân sách của cả nước (năm 1990) lên tới 16,3% (năm 2000).

Thành phố đã bắt đầu phát triển mạng lưới giao thông công cộng, quy hoạch

đường vành đai, cầu vượt và hệ thống xe buýt. Công tác phát triển nhà ở, đặc biệt

là nhà ở trong quy hoạch, nhà chung cư cao tầng có tiến bộ vượt bậc. Đời sống

nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Sự nghiệp giáo dục và y tế đã được đầu

tư đáng kể về cơ sở vật chất. Bộ mặt của Thủ đô có nhiều thay đổi, vị thế của Thủ

đô được nâng lên.

Bước vào những năm đầu của thời kì thực hiện chiến lược phát triển kinh

tế xã hội 2001-2005, kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế

comprehensive target, including many beyond the target completion rate and

ahead of time. The economy of the Capital not only overcame the stagnated

situation, but also continued with high growth and initial accumulation .Total

annual gross domestic product (GDP) grew 12.5% on average. Industrial

production value was up 14.3%; value of agricultural, forestry and fishery

production increased by 3.9%; export turnover value increased 16.5% per year.

Total investment in 5 years reached 32 trillion VND.

The 5 year plan 1996-2000 was conducted while the renovation was being

carried out comprehensively and eventually went into depth. This also was the

period that began to promote industrialization and modernization with

requirements to exceed the socio-economic targets for 10 years from 1991 to

2000, creating a solid premise for entering the 21st century. During this period,

Hanoi had achieved outstanding results, particularly in the field of economic

development, raising capital investment and with modernization of urban

infrastructure, medical facilities, culture, and education. GDP in 2000 was 1.66

times compared with that in 1995 and 3.8 times in 1985; average yearly increases

in 1996-2000 were 10.7%; capital construction increased 17.3% per year. The

development of the economy had contributed significantly to upgrading the state

budget: revenue from localities constituting 9.2% of total budget revenue of the

country (1990) and increasing to 16.3 % (2000). The city had started developing a

network of public transport, planning beltways, overpasses and a comprehensive

bus system. Housing development, especially in the planning, tenement houses

had made considerable progress. People's lives had more positive changes.

Education and health had experienced significant investments in facilities. The

Capital‟s image had many changes and its position was elevated.

In the early period of implementation of the socio-economic development

strategy 2001-2005, the economy of the capital city continued to grow rapidly; the

economic structure shifted positively towards industrialization and modernization.

Average annual growth rate of total gross domestic product (GDP) in the 2001-

2005 period reached 11.3%. New economic structures formed by the renewal

process had showed positive changes in industry - service - agriculture. Density in

the structure of agriculture, forestry and fisheries declined from 3.0% (2000) to

chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tốc độ tăng bình

quân năm tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân thời kỳ 2001-2005 đạt 11,3%.

Cơ cấu kinh tế mới hình thành từ sau đổi mới chuyển biến tích cực theo hướng

công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tỷ trọng trong cơ cấu của ngành nông, lâm,

thuỷ sản giảm từ 3,0% (năm 2000) xuống còn 1,6% (năm 2005); ngành công

nghiệp- xây dựng từ 37% (năm 2000) tăng lên 40,8% (năm 2005). Cơ cấu kinh tế

nội ngành, cơ cấu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cũng chuyển dịch theo hướng tăng

tỷ trọng các ngành, sản phẩm có chất lượng cao và xuất khẩu.

Đến cuối năm 2005, với 196 doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, 126 hợp

tác xã, 2240 doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước, 14,7 nghìn hộ sản xuất

cá thể và 178 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng trên 286,6 nghìn

lao động, công nghiệp Hà Nội làm ra những sản phẩm tiêu thụ rộng rãi trong cả

nước và xuất khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm 2001- 2005 bình quân tăng

18,6%/năm. Hoạt động thương mại, dịch vụ cũng khá phát triển. Hà Nội đã phát

huy thế mạnh của một trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của Vùng đồng

bằng sông Hồng và của cả nước với hơn 60 siêu thị và trung tâm thương mại, gần

300 cửa hàng tự chọn và 600 văn phòng đại diện thương nhân của nước ngoài. Các

ngành dịch vụ trình độ cao như tư vấn tài chính, ngân hàng, sản xuất phần mềm

máy tính, thiết kế, tạo mẫu, giáo dục và đào tạo, y tế đã bước đầu phát triển...

Hoạt động thương mại quốc tế đã mở rộng đáng kể với khoảng 2000 doanh

nghiệp có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Hà Nội trở thành trung tâm du lịch

của cả nước, là đầu mối phân phối khách cho các địa phương phía Bắc. Với 104

công ty du lịch, 663 khách sạn, nhà nghỉ, 13,3 nghìn buồng và 20,4 nghìn giường,

hàng năm Hà Nội đã thu hút được từ 3 đến 5 triệu khách du lịch, trong đó từ 0,5

đến 1,1 khách quốc tế. Trong điều kiện diện tích canh tác đang dần bị thu hẹp,

các cây, con, và phương pháp canh tác truyền thống không còn có ảnh hưởng

nhiều đến tăng năng suất, nông nghiệp Thủ đô đã có bước chuyển biến lớn về cơ

cấu sản phẩm. inh tế trang trại phát triển khá, góp phần chuyển hướng nông

nghiệp Thủ đô theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng.

Nhờ có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực thu hút vốn đầu tư thuộc mọi

thành phần kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cấp hạ tầng đô thị, bộ

mặt Thủ đô đã đổi thay nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực hiện đại hoá hạ

1.6% (2005); density of building and industry increased from 37% (2000) up to

40, 8% (2005). The economic structure within sectors and the structure of

products and services also shifted towards increasing the proportion of industrial

products with high quality and for export.

By the end of 2005, with 196 state industrial enterprises, 126 cooperatives,

2240 non-sate industrial enterprises, 14.7 thousand individual production

households and 178 enterprises invested from abroad, using over 286.6 thousand

workers; Hanoi‟s industry made the products widely consumed in the country and

exported. Value of industrial production in the 5 years from 2001 to 2005

increased 18.6% per year on average. Commercial and services activities also

developed substantially. Hanoi had promoted the strength of a center for trade,

services, tourism of the Red River Delta region and of the country with more than

60 supermarkets and trade centers, nearly 300 self-service shops and 600

representative offices of foreign merchants. The service sector was characterized

by initial development in high level functions such as financial advice, banking,

computer software production, design, designers, education and training, health

care were initially developed. International trade activities had expanded

significantly with about 2,000 enterprises with trade relations with more than 100

countries. Hanoi became the tourist center of the country, a major distributor in

tourists for Northern localities. With 104 travel agents, 663 hotels, motels, 13.3

thousand rooms and 20.4 thousand beds. Annually, Hanoi had attracted 3 to 5

million tourists, including from 0.5 to 1.1 million foreign tourists. The size of

cultivated area was gradually being reduced; trees, animals, and traditional

farming methods did not have much effect to increase productivity; the agriculture

of the Capital city made a large step in changing the structure of products. Farm

economy was quite developed, contributing to the redirection of the agriculture of

the Capital towards goods production with quality.

Thanks to many guidelines, positive measures to attract investment for all

economic sectors, production and business development, and upgrading of urban

infrastructure, the Capital city had changed its face rapidly, especially in technical

infrastructure modernization field, support production and business activities and

living conditions of people. During this period, the city had built 4.8 million m2

tầng kĩ thuật, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và điều kiện sống của người

dân. Trong thời kỳ này, Thành phố đã xây dựng 4,8 triệu m2 nhà ở, bằng toàn bộ

diện tích nhà ở được đưa vào sử dụng trong suốt thời kỳ 1955-1995. Diện tích nhà

ở theo dự án quy hoạch, nhà ở cao tầng hiện đại và quỹ nhà phục vụ công tác di

dân chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Các dịch vụ cộng công thiết yếu như điện,

nước, được tăng cường và mở rộng đáng kể, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt

hơn tới người dân. Hệ thống bưu chính, viễn thông được nâng cấp, đạt tiêu chuẩn

tiên tiến. Đến nay, Hà Nội là địa phương đứng đầu trên cả nước về tỷ lệ số thuê

bao điện thoại (43,3 máy/100 dân) và số người sử dụng Internet.

Cùng với phát triển kinh tế, Hà Nội tiếp tục đạt được thành tựu nổi bật

trong sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội và con người, dần dần tạo nên sức mạnh

và độ bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Quy mô, chất

lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và mở rộng ở một số bậc học, ngành học;

tỷ lệ trẻ trong độ tuổi vào mẫu giáo đạt 77%; tỷ lệ học sinh vào lớp 6 đạt 100%; tỷ

lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 98,4%; 100% số giáo viên phổ thông (trên 23

nghìn người) đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đến năm 2005, Hà Nội đã có 32

bệnh viện tuyến Thành phố và trung ương được đầu tư lớn gắn liền tiến bộ khoa

học kỹ thuật. Chất lượng dân số được cải thiện; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em

dưới 5 tưổi giảm xuống chỉ còn dưới 15%. Chương trình dân số kế hoạch hoá gia

đình được quan tâm thực hiện, tiếp tục đem lại kết quả tốt: tỷ suất sinh còn

16,04%o, tỷ lệ sinh con thứ ba của người mẹ còn 5,3%. Công tác lao động và

việc làm đã có những tiến bộ nhất định với kết quả trong 5 năm 2001-2005 đã giải

quyết việc làm cho trên 21,6 vạn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

năm 2005 còn 6,2%.

2.4.2. Thời kỳ sau khi mở rộng theo Nghị quyết 15 (từ năm 2008 đến

nay)

Năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 có

hiệu lực từ 1/8/2008 về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội đã chính

thức mở ra trang mới trong lịch sử phát triển ngàn năm của Thăng Long- Hà Nội.

Với việc hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4

xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh

housing, with the whole area of housing put into operation during the period

1955-1995. Housing area projects under planning, modern high-rise housing and

housing fund for the work of immigrants constituted an area of rapid

development. The essential public services such as electricity, water, were

enhanced and expanded considerably, providing services with better quality to the

people. Postal and telecommunication systems were upgraded to advanced

standards. Now, Hanoi is leading in the nationwide rate of telephone subscribers

(43.3 per 100 inhabitants) and the number of Internet users.

Along with economic development, Hanoi continued to make outstanding

achievements in the development of society, culture and people; gradually

creating strength and sustainability in the process of socio-economic development.

Scale and quality of education continued to be maintained and expanded in a

number of study levels, fields of study. 77% of children of the preschool age were

attending school; enrollment rate of students in (what are the grades grades 6 to

100%; completion rate of secondary school graduates reached 98.4%; 100% of

secondary teachers (over 23 thousand people) achieved or exceeded standards. By

2005, Hanoi had 32 hospitals at central and city level with large investments

associated with scientific and technical progress. Population quality was

improved; rate of malnutrition of children under 5 dropped to just under 15%.

Population and family planning program was implemented and continued to

provide good results: birth rate at 16.04%, the third-child birth rate was 5.3%.

Labor and employment had progressed. In five years, from 2001 to 2005, over

21.6 ten thousand employees were employed. Unemployment rate in urban areas

in 2005 was 6,2%.

2.4.2. Hanoi after the expansion following Resolution 15 (from 2008 up

to now)

In 2008, implementation of the Resolution 15/2008/QH12 dated May 29,

2008, which come to effect on August 1, 2008, on expansion of administrative

boundary of Hanoi Capital, created new page in Thang Long-Hanoi thousand-year

development history. By merging with the entire Hatay province, the entire

Melinh district of Vinhphuc province, 4 communes (Dong Xuan, Tien Xuan, Yen

Binh and Yen Trung) of Luong Son district of Hoabinh province, Hanoi was

Hòa Bình, Hà Nội được mở rộng hơn 3 lần về diện tích, hơn 2 lần về dân số và là

Thủ đô lớn thứ 17 trên thế giới.

Thành phố Hà Nội ngày nay là một đô thị lớn với 30 đơn vị hành chính,

gồm 12 Quận, 1 thị xã và 17 Huyện với diện tích là 3.324,5 km2, dân số khoảng

7,1 triệu người. Sau 5 năm thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô,

trên từng lĩnh vực, Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. inh tế tiếp

tục tăng trưởng với tốc độ khá, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 5

năm giai đoạn 2009-2013 đạt 9,4%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng

tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ

trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Các mặt văn hoá xã hội, giáo dục, y tế

và con người đạt được nhiều thành tựu. An ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm

bảo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thủ đô dần được cải thiện.

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển

dịch theo hướng tích cực: Giai đoạn 2009 - 2013, kinh tế Việt Nam nói chung và

Hà Nội nói riêng chịu ảnh hưởng khá nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới, tình

hình sản xuất kinh doanh và đời sống có nhiều biến động bất thường (dịch bệnh,

suy giảm nhập khẩu toàn cầu, tiêu thụ và đầu tư giảm sút...). Tuy nhiên, do Chính

phủ và Thành phố đã có những chủ trương, chính sách kịp thời nên kinh tế Hà Nội

duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Bình quân giai đoạn 2009-2013, tốc độ tăng

trưởng kinh tế đạt 9,4%/năm. Trong đó: ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng

2,9%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 9,4%/năm, các ngành dịch vụ tăng

10,1%/năm.

Tốc độ tăng trưởng của các năm không đồng đều. Năm 2009 và 2013, tốc

độ tăng trưởng thấp hơn nhiều tốc độ tăng trưởng bình quân của cả thời kỳ, chỉ đạt

dưới 9%. Đây là hai năm kinh tế Hà Nội nói riêng, kinh tế cả nước nói chung bị

ảnh hưởng nặng nề của của suy thoái kinh tế. (Hai năm 2009 và 2013, lần lượt tốc

độ tăng trưởng là 7,5% và 8,5%).

Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng của khu

vực II gồm ngành công nghiệp - xây dựng. Hầu hết các năm trong giai đoạn 2009-

2013, ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng

trưởng chung của cả nền kinh tế.

expanded for 3 times in total area, 2 times in population and become 17th largest

Capital over the world.

At present, Hanoi City is a big urban zone with 30 administrative units, i.e.

12 urban districts, 1 commune-level town and 17 rural districts with total area of

3,324.5 km2, population of app. 7.1 million peoples. After 5 years of

administrative boundary expansion, Hanoi has gained encouragable achievements

in different fields. Economy is continuously developing with good growth rate,

average growth of GDP of Hanoi in 5 years from 2009 to 2013 achieved 9.4%/per

year. The economy is positively restructuring, proportions of services, industry

and construction sectors are gradually increasing, proportions of agriculture,

forestry and agriculture sectors is gradually decreasing. Social, cultural,

educational, medical and human affairs have gained a number of successes.

Social security and order are stable. Spiritual and material life of Hanoi peoples is

improving.

The Capital’s economy is in good economic development growth,

Capital’s economy is positively restructuring: in the period of 2009 - 2013,

Vietnam‟s economy in general and Hanoi‟s economy in respectively are seriously

affected by global economic stagnation, trade and production sectors and

people‟s life have irregular disturbances (such as, epidemic disease, global import

decline, decreasing of consumption and investment, etc.) Thank for timely

policies of the Government and Hanoi City, the City‟s economy can maintain

good growth rate. In average of 2009-2013 period, economic development

growth rate achieved 9.4%. In which, agriculture, forestry, fishery sectors have

increased 2.9%/per year, industry-construction sector have increased 9.4%/per

year, services sector have increased 10.1%/per year.

Every year has unequal development growth rate. Growth rates of 2009

and 2013 were rather lower (only 9%) than average rate of the period. In these

two years, Hanoi‟s economy as well as national economy in general were

seriously affected by economic stagnation. Economy development growth rates

of 2009 and 2013 were 7.5% and 8.5%, respectively.

Hanoi‟s economic development largely depends on the growth of sector II,

i.e. industry and construction sector. In most of years in 2009 - 2013 period,

hu vực III (khu vực dịch vụ) cũng có những thành tựu đáng kể với tốc độ

tăng trưởng liên tục tăng lên qua các năm. Trong khu vực này, các ngành thương

nghiệp, khách sạn nhà hàng, vận tải bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, kinh

doanh bất động sản luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của

ngành.

Ngược lại, khu vực I (gồm các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) tốc độ

tăng trưởng rất chậm, thấp hơn nhiều tốc độ tăng trưởng chung. Đặc biệt là ngành

nông nghiệp, giá trị tăng thêm của ngành này liên tục giảm đã làm cho tốc độ tăng

trưởng của cả khu vực này giảm xuống. Nguyên nhân do quá trình đô thị hóa nên

diện tích đất canh tác liên tục bị thu hẹp, năm 2008 Thành phố có 192,7 nghìn ha

diện tích đất nông nghiệp, đến năm 2013 còn 187,2 nghìn ha, giảm 5,5 nghìn ha

(giảm 2,9% so với trước). Đồng thời, sự biến đổi khí hậu gây mưa lớn, rét đậm

kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp.

Biểu 2. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: %

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số 7,5 11,3 10,7 9,0 8,5

Chia theo khu vực kinh tế

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,1 6,4 3,7 0,8 3,4

- Công nghiệp và xây dựng 7,4 11,7 10,2 9,4 8,3

- Dịch vụ 8,4 11,5 11,8 9,6 9,1

Chia theo thành phần kinh tế

- inh tế Nhà nước 8,9 10,2 11,0 9,5 8,9

- inh tế ngoài Nhà nước 6,2 12,1 11,0 9,5 9,1

- inh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,9 11,6 9,8 7,5 7,9

- Thuế nhập khẩu 2,6 17,8 2,6 -0,7 -17,4

industry and construction sector had higher development growth rate than the one

of national economy.

Sector III (services) also had remarkable achivements with continuous

development growth over past years. In this sector, trade, hotels and restaurants,

transport, postal services and tele-communication, finance and credit, real estate

businesses keep higher development growth rate than average growth rate of the

sector.

However, sector I (agriculture, forestry and aquaculture) had much lower

development growth rate than average rate of national economy. Especially, as for

agriculture sector, values added of this sector is continuously decreasing, making

development growth rate of entire sector decreased. This is because of reducing

cultivated land area, in 2008, Hanoi had 192.7 thousand ha of agriculture land, but

in 2013 this land was decreased to 187.2 thousand ha, i.e. 5.5 thousand ha was

less (decreased 2.9% than before).

Table 2. Gross regional domestic product growth rate in 2009-2013

Unit: %

2009 2010 2011 2012 2013

Total 7,5 11,3 10,7 9,0 8,5

By kind of economic activity

- Agriculture, forestry and fishing 0,1 6,4 3,7 0,8 3,4

- Industry and construction 7,4 11,7 10,2 9,4 8,3

- Service 8,4 11,5 11,8 9,6 9,1

By ownership

- State 8,9 10,2 11,0 9,5 8,9

- Non-State 6,2 12,1 11,0 9,5 9,1

- Foreign investment sector 6,9 11,6 9,8 7,5 7,9

- Import tax 2,6 17,8 2,6 -0,7 -17,4

Sự tăng trưởng không đồng đều dẫn đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế. hu

vực kinh tế nào, thành phần kinh tế nào có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng

chung thì sẽ kéo cơ cấu kinh tế lệch về hướng đó. Vì vậy, trong giai đoạn 2009 -

2013, khu vực II và III, do có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng

chung, nên cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch theo hướng đó.

Giai đoạn 2009 - 2013, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Thủ đô nhìn

chung khá tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (từ 52,3% năm 2008

lên 53,4% năm 2013) và ngành công nghiệp - xây dựng (từ 41,2% năm 2008 lên

41,7% năm 2013); giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 6,5% năm 2008 xuống 4,9%

năm 2013).

Chia theo thành phần kinh tế: inh tế Nhà nước, do tiến trình cổ phần hoá

và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, nên có xu hướng giảm dần. Năm 2009, tỷ

trọng kinh tế nhà nước chiếm 44,3% trong GRDP, năm 2010 giảm xuống còn

43,5% và đến năm 2013 là 43,6%. Tuy tỷ trọng giảm dần, nhưng kinh tế nhà nước

vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, có những đóng góp đáng kể

trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Thành phố.

Biểu 3. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: %

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Chia theo khu vực kinh tế

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6,2 5,8 5,9 5,5 4,9

- Công nghiệp và xây dựng 41,5 41,8 41,7 41,5 41,7

- Dịch vụ 52,3 52,4 52,4 53,0 53,4

Chia theo thành phần kinh tế

- inh tế Nhà nước 44,3 43,5 43,4 43,5 43,6

- inh tế ngoài Nhà nước 37,7 38,2 38,5 38,7 38,9

- inh tế có vốn đầu tư nước ngoài 16,4 16,7 16,6 16,6 16,5

- Thuế nhập khẩu 1,6 1,6 1,5 1,2 1,0

Unequal development growth resulted economic restructuring. The

economic sector or economic element having higher development growth than

national economic development growth makes economic structure transformed

toward that sector/element. Therefore, in 2009 - 2013 period, national economic

structure shifted toward sector II and III because these sectors had higher

development growth rate than national economic development growth.

In 2009 - 2013 period, transformation of economic structure of the City

was relatively positive, proportion of service sector and industry-construction

sector were higher (from 52.3% in 2008 to 53.4% in 2013) (from 41.2% in 2008

to 41.7% in 2013), respectively; fishery sector‟s proportion become lower (from

6.5% in 2008 to 4.9% in 2012).

Considering economic elements: State sector proportion tends to decrease

because of privatization and restructuring process of State-owned enterprises. In

2009, State sector accounted for 44.3% of GRDP, in 2010 it declined to 43.5%

and in 2013 it was 43.6%. Despite that situation, State sector still plays an

important role in national economy, remarkable contributing in economic

development of the City.

Table 3. Structure of gross domestic product in 2009-2013

Unit : %

2009 2010 2011 2012 2013

Total 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

By kind of economic activity

- Agriculture, forestry and fishing 6,2 5,8 5,9 5,5 4,9

- Industry and construction 41,5 41,8 41,7 41,5 41,7

- Service 52,3 52,4 52,4 53,0 53,4

By ownership

- State 44,3 43,5 43,4 43,5 43,6

- Non-State 37,7 38,2 38,5 38,7 38,9

- Foreign investment sector 16,4 16,7 16,6 16,6 16,5

- Import tax 1,6 1,6 1,5 1,2 1,0

Thời điểm mới sáp nhập, năm 2008, cơ cấu kinh tế của Hà Nội (cũ), Hà

Tây (cũ) và Mê Linh có sự khác biệt. Hà Nội (cũ) tỷ trọng ngành dịch vụ và công

nghiệp - xây dựng cao, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thấp. Hà Tây (cũ) thì

tỷ trọng 3 ngành gần tương đương nhau, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng

nhỉnh hơn một chút. Mê Linh thì ngược lại, tỷ trọng ngành công nghiêp - xây

dựng cao, dịch vụ không đáng kể, và nông lâm nghiệp thuỷ sản tương đối cao. Cơ

cấu của lần lượt các ngành nông, lâm thuỷ sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

của Hà Nội (cũ) là 1,8% ; 41,2% và 57%; của Hà Tây (cũ) là 30% ; 39,3% và

30,7% ; của Mê Linh là 23,8% ; 69,5% và 6,7%. Tính chung của Hà Nội mới là

6,5%; 41,4% và 52,1%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người tăng nhanh.

Thời điểm mới sáp nhập, năm 2008, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu

người của Hà Nội (cũ) là 42,2 triệu đồng/người, của Hà Tây (cũ) và Mê Linh là

10,8 triệu đồng/người. Tính chung của Hà Nội mới là 28,1 triệu đồng/người. Năm

2010 tăng lên 37,1 triệu đồng; năm 2013 tăng lên đến 63,3 triệu đồng. Sau 5 năm,

từ năm 2009 đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng 125,3%, cao hơn tốc độ tăng giá tiêu

dùng cùng thời kỳ (tốc độ tăng giá tiêu dùng thời kỳ này là 61,7%).

Các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ, nông-lâm-thủy sản phát triển

toàn diện

Trong lĩnh vực công nghiệp, từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính,

các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn có nhiều cơ hội tiếp cận đất

đai, phát triển mặt bằng sản xuất hơn, đồng thời có thêm cơ hội tiếp cận nguồn

nhân công giá rẻ, giải quyết được bài toán lao động phổ thông... Vì vậy, mặc dù

gặp nhiều khó khăn chung do bối cảnh kinh tế thế giới và khó khăn trong nước,

nhưng ngành sản xuất công nghiệp vẫn có những thành tựu đáng khích lệ.

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp của Hà Nội (cũ) năm 2007 chỉ là

17,6 nghìn cơ sở. Năm 2008, sau khi sáp nhập tăng thêm hơn 80 ngàn cơ sở sản

xuất công nghiệp từ Hà Tây (cũ) và huyện Mê Linh, tăng gấp 5,6 lần so với trước

đây. Đây chủ yếu là các hộ sản xuất cá thể tại hàng trăm làng nghề truyền thống

với lịch sử „„đất bách nghệ‟‟ nổi tiếng của tỉnh Hà Tây (cũ). Tính đến năm 2013,

Hà Nội có 131 doanh nghiệp nhà nước, 97,7 nghìn cơ sở sản xuất ngoài nhà nước

và 410 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất công nghiệp.

At the time of merging in 2008, economic structure of Hanoi (former),

Hatay (former) and Melinh was different. In Hanoi (former) services and industry

– construction sectors account for high proportion while agriculture, forestry and

fishery sector accounts for lower proportion. At that time in Hatay (former) these

three sectors account almost same proportions, only industry – construction is a

bit higher. The situation in Melinh is different, industry – construction sector

accounts for high proportion while services sector accounts for very low

proportion and agriculture, forestry and fishery sector accounts for relatively high

proportion. Proportions of agriculture, forestry and fishery sector, industry and

construction sector as well as services sector of Hanoi (former) are 1.8% ; 41.2%

and 57%, respectively, the ones of Hatay (former) are 30% ; 39.3% and 30.7% ; of

Melinh are 23.8% ; 69.5% and 6.7%. The proportions of these sectors in new

Hanoi are 6.5%; 41.4% and 52.1%.

Gross regional domestic product (GRDP) per capita is rapidly increasing.

At the time of merging in 2008, GRDO per capita of Hanoi (former) was 42.2

MVND/per capita, of Hatay (former) and of Melinh was 10.8 MVND/per capita.

It increased in 2010 by 37.1 MVND; in 2013 to 63.3 MVND. After 5 years from

2009 to 2013, it has increased by 125.3%, higher than the escalation rate of

consumption price index of the same period - 61.7%.

Industry-construction, services and agriculture-forestry-fishery sectors are

comprehensively developing

In industry sector, after expansion of Hanoi‟s administrative boundary,

businesses operating in Hanoi can have opportunities to access available lands for

enlarging their production premises, and at the same time they can recruit cheaper

labor force, etc. Therefore, despite many difficulties caused by global and national

economic context, industry sector still archived encouragable successes.

Number of industrial production premises of former Hanoi in 2007 was

only 17.6 thousand. In 2008 after merging, more than 80 thousand industrial

production premises of former Hatay and Melinh districts increased the number of

such kind of premises of new Hanoi for 5.6 times. They are mainly private

businesses in traditional cottage villages of former Hatay province, which is well-

known as «the Land of hundred cottage industries ». Up to 2013, Hanoi has 131

state enterprises, 97.7 thousand non-state production establishments and 410

Thêm vào đó là 23 khu công nghiệp và 83 cụm công nghiệp vừa và nhỏ đã tạo nên

một nền tảng vững chắc cho việc phát triển ngành công nghiệp của Thành phố.

Ngành xây dựng tăng trưởng liên tục, giá trị tăng thêm đạt trung bình

10,57%/năm. Trong 5 năm, nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội, công trình

giao thông, khu đô thị …được đầu tư xây dựng góp phần từng bước hoàn chỉnh

kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, bộ

mặt Thủ đô đã thay đổi nhanh chóng. Trong giai đoạn này, Thành phố đã xây

dựng mới 11,8 triệu m2 nhà ở, bình quân mỗi năm tăng 2,36 triệu m2. Diện tích

nhà ở cao cấp, quĩ nhà ở di dân, quĩ nhà ở xã hội ngày càng tăng.Các dịch vụ công

cộng thiết yếu như điện, nước, được tăng cường, cung cấp dịch vụ với chất lượng

tốt tới người dân.

Công tác huy động vốn đầu tư trên địa bàn được đẩy mạnh: Năm 2013

tổng vốn đầu tư xã hội đạt 279 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành) (gấp 2,8 lần so năm

2008). Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2009-2013 thu hút được 1.328 dự án

với số vốn đăng ký 3.394 triệu USD. Trong 5 năm qua cũng đã có hơn 80.000

doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký khoảng 1.140 nghìn tỷ

đồng.

Các ngành dịch vụ tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm tăng bình quân

10,1%/năm. Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trên địa bàn

(GRDP), có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tế Thủ

đô.

Hà Nội đã phát huy thế mạnh của một trung tâm thương mại, dịch vụ lớn

của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Lĩnh vực thương mại tiếp tục

được chú trọng phát triển. Hạ tầng thương mại được đầu tư. Trong 5 năm đã hoàn

thành đưa vào sử dụng 16 trung tâm thương mại, 81 siêu thị và 33 chợ các loại

(đến nay, trên địa bàn có 25 trung tâm thương mại, 121 siêu thị và 414 chợ). Tổng

mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ duy trì tăng trưởng khá, trung bình

hàng năm tăng 23%. im ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,2%/năm, trong đó,

xuất khẩu địa phương tăng 13,3%/năm. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng

được mở rộng với khoảng trên 2 doanh nghiệp có quan hệ buôn bán với trên 100

nước trên thế giới. Mặt hàng xuất khẩu của Hà Nội tăng mạnh trong giai đoạn này

là: xăng dầu (tăng 25,9%/năm), hàng điện tử (tăng 15,6%/năm), linh kiện máy

foreign invested enterprises in industry sector. 23 industry zones and 83 small and

medium industry complexes are stable foundation for development of the City‟s

industry sector.

Construction sector is continuously developing, annual average value

added increases by 10.57%/per year. During past 5 years, a lot of socio-economic,

transport infrastructures, urban zones, etc. have been constructed, contributing to

basic infrastructure development, promoting investment attraction and economic

development, accordingly. Thank for these development, the City‟s appearance

have been rapidly changing. In this period, 11.8 million m2 of new houses were

built, e.g. it is increasing 2.36 million m2 per month in average. Number of high-

class houses, houses for resettlement, houses under social program is also

increasing. Basic public utilities, such as, electricity and water supply, are being

improved with higher quality.

Local investment capital mobilization is also being promoted: in 2013 total

mobilized local investment capital is 279 BVND (present price) (i.e. 2.8 times

higher than 2008). In 2009-2013 1,328 FDI projects with registered capital of

3,394 MUSD were licensed. More than 80 thousand businesses were newly

registered with app. 1,140 thousand BVND investment capital.

Services sector has high development growth rate, annual average value

added is increasing by 10.1%/per year. This is the sector having largest proportion

in GRDP, playing core role in the City‟s economic developement.

Hanoi has actively promoted its advantages of a big services and trading

center of Hong river delta area in particular and of the whole country in general.

Due attention is paid for the development of trading sector. Infrastructures for

trading sector are being invested. During past 5 years 16 shopping malls, 81

supermarkets and 33 local markets were newly constructed and put in operation

(at present, there are 25 shopping malls, 121 supermarkets and 414 local markets

in the City). Good and services retails sale keeps relatively good growth, e.g.

average annual retails sale growth rate is 23%. Export turnover increases

15.2%/per year in average, of which domestic export turnover increases

13.3%/per year. International trading market is gradually expanded with more

than 2 enterprises having trading transaction with more than 100 foreign countries.

tính (tăng 15,5%/năm), hàng may dệt (tăng 9,3%/năm), hàng thủ công mỹ nghệ

(tăng 7,3%/năm), giày dép da (tăng 6,5%/năm), hàng nông sản (tăng 3,4%/năm)…

im ngạch nhập khẩu tăng bình quân 5,4%/năm. im ngạch nhập khẩu tăng thấp

hơn xuất khẩu, nhập siêu được kiểm soát.

Hà Nội tiếp tục phát huy thế mạnh là một trung tâm du lịch của cả nước, là

nơi trung chuyển khách du lịch đi các tỉnh phía Bắc. Sau khi sáp nhập, Hà Nội có

thêm nhiều điểm du lịch nổi danh như: chùa Hương, chùa Thầy, đền Thượng, đền

Và, làng cổ Đường Lâm, Ao Vua, đầm Long… Đây là những yếu tố quan trọng

để Hà Nội phát triển ngành du lịch. Hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển. Trong

5 năm vừa qua đã hoàn thành đưa vào xây dựng khoảng 2.500 phòng khách sạn.

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 737 khách sạn, nhà nghỉ với 24,4 nghìn phòng, trong

đó có khoảng 200 khách sạn được xếp hạng, công suất buồng phòng luôn đạt

80%. Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2013 là 11,3 triệu lượt người,

tăng 7,5%/năm; trong đó, khách quốc tế 1,8 triệu lượt, chiếm 16,4%, tăng

8,1%/năm. Hà Nội tiếp tục là nơi thu hút khách du lịch quốc tế lớn của cả nước.

Doanh thu kinh doanh du lịch, lữ hành, khách sạn năm 2013 đạt 18,6 nghìn tỷ

đồng, tăng 17,9%/năm.

Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, trình độ cao, chất

lượng cao tiếp tục được phát triển: Ngân hàng, thông tin, bưu chính viễn thông...

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng được củng cố, hoàn thiện mô hình tổ chức

quản lý và mở rộng mạng lưới hoạt động. Đã từng bước nâng cao chất lượng dịch

vụ tài chính - ngân hàng, chọn lọc và tập trung phát triển một số loại hình, sản

phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng trình độ cao, đặc biệt là dịch vụ chứng khoán.

Phát triển qui mô của thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và kết nối thị

trường trái phiếu với thị trường tiền tệ. Hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng

được hiện đại hoá, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, địa bàn, qui mô các hình tức

thanh toán tự động được mở rộng, tăng cường kết nối, liên kết và rút ngắn thời

gian thực hiện các giao dịch liên thông giữa các tổ chức tài chính, tín dụng. Từng

bước xây dựng xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu

ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước. Hệ thống bưu chính,

viễn thông được nâng cấp, đạt tiêu chuẩn tiên tiến. Hà Nội là địa phương đứng

đầu cả nước về tỷ lệ số thuê bao điện thoại (79,4 máy/100 dân) và số người sử

Hanoi‟s export products having rapidly increased turnover in this period

are: oil and gas (25.9%/per year), electronic goods (15.6%), computer parts

(15.5%), garments (9.3%), handicraft products (7.3%), leather and shoes (6.5%),

agriculture products (3.4%), etc. Import turnover is lower than export turnover, it

means excess of imports over export can be controlled.

Hanoi continues to promote its strengths as a tourist center of the country

– transit place for tourists to Northern provinces. After merging, Hanoi owns

more famous tourist spots, such as, Huong Pagoda, Thay Pagoda, Thuong

Temple, Va Temple, Duong Lam Ancient Village, Ao Vua Tourist Spot, Long

Lake, etc. The above are important bases for Hanoi to develop tourist industry.

Tourist facilities are improved and developed. During past 5 years app. 2,500

hotel rooms were built and put into operation. At present, Hanoi has about 737

hotels/guest houses with 24.4 thousand rooms, of which app. 200 hotels were

ranked, room occupation rate is maintained at 80%. Total number of tourists

visiting Hanoi in 2013 is 11.3 persons, increasing by 7.5%/per year; among them

number of foreign tourists is 1.8 million persons, accounting for 16.4%,

increasing by 8.1%/per year. Hanoi is also big attractive place for foreign tourist

of the country. Turnover of tourist, hotels and travels of 2013 is 18.6 BVND,

increasing by 17.9%/year.

In the other hand, the services having large value added, high

qualifications and quality are being developed: i.e. banking, communication and

postal, etc. Banks and credit institutions are in process of strengthening,

improving organization structure and management scheme and expansion of

operation network. Finance and banking services are gradually improving,

defining and focusing in selected kinds of advanced services, especially, stock

exchange services, enlarging scale of stock/bond market and connecting stock

market with money market. Finance, banking and credit system is being

modernized with advanced technologies ; coverage areas and sizes of automatic

payment mode are being enlarged ; linkage and connection for transaction

between finance and credit institutions is promoted and required transaction time

is shortened. Hanoi is in process to become a leading finance and banking center

in Northern region of Vietnam, playing important role for the whole country.

dụng internet. Năm 2013, Hà Nội có 82,1 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có

2,6 triệu thuê bao điện thoại di động.

Dịch vụ vận tải được quan tâm phát triển, nhất là vận tải công cộng. Số

lượt hành khách vận chuyển trên địa bàn năm 2013 đạt 889,9 triệu người. Số lượt

hành khách luân chuyển trên địa bàn đạt 19064 triệu người.km. Mạng lưới xe buýt

công cộng được bố trí ở khắp các tuyến đường quan trọng, các khu dân cư. Đến

nay, hệ thống dịch vụ vận tải công cộng đáp ứng khoảng 20% tổng nhu cầu đi lại

trên toàn thành phố, đã góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm tiêu dùng xã hội về

giao thông và hạn chế gia tăng các phương tiện cá nhân.

Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá: Giá trị sản xuất nông, lâm,

thủy sản năm 2013, gấp 1,2 lần năm 2009. Năm 2013, giá trị sản phẩm thu hoạch

trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 100 triệu đồng/ha cao gấp 1,73

lần năm 2008. Nội bộ ngành nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu theo hướng tích cực,

giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản và

dịch vụ nông nghiệp. Ngành trồng trọt giảm tỷ trọng từ 48,5% (năm 2008) xuống

còn 45,5% (năm 2013). Chăn nuôi tăng tỷ trọng từ 49% (năm 2008) lên 50,3%

(năm 2013). Thuỷ sản tăng từ 3,9% (năm 2008) lên 7,9% (năm 2013).

Sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội, giáo dục, y tế và con người đạt được

nhiều thành tựu

Cùng với phát triển kinh tế, Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều thành tựu trong

sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội và con người. Môi trường văn hoá Thủ đô

chuyển biến tích cực, văn hoá ở nơi công cộng được cải thiện, văn minh xã hội

được nâng lên một bước. Hà Nội là địa phương đảm bảo tốt các điều kiện phúc lợi

xã hội cho sự phát triển con người. Công tác quản lý văn hoá, bảo tồn, tôn tạo các

di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được tăng cường có hiệu quả. Cuộc vận động

toàn dân xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh

lịchcó kết quả khả quan. Cùng với đó là phong trào xây dựng Thủ đô văn minh -

xanh - sạch - đẹp được tuyên truyền rộng rãi.

Thành phố đã ngày càng làm tốt công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị

các di sản lịch sử, văn hoá. ể từ khi sáp nhập, đã xây dựng mới và nâng cấp

nhiều cơ sở vật chất về văn hoá, thông tin ở cấp xã, phường như nhà văn hoá

Postal and tele-communication services system is being improved to meet

advanced standards. Hanoi is the top city of telephone subscribers (79.4

telephone machines/per 100 person) and of internet users. In 2013 Hanoi has 82.1

million telephone subscribers, of which there are 2.6 million cell phone

subscribers.

Transport services are also paid attention in development, focusing in

public transport. Number of passengers carried in Hanoi in 2013 achieved 889.9

million persons. Number of passenger traffic in Hanoi achieved 19,064 million

person.km. Public bus service network covers most of trunk roads and residential

areas. Up to now, public transport can accommodate 20% of travelling demand in

the City, contributing to saving of travelling cost and reducing number of means

of individual transport.

Agricultural production also has good growth: agriculture, forestry and

fishery production value in 2013 rose 1.2 time than 2009. In 2013, gross output of

products per 1ha of cultivated land and aquaculture land achieved 100MVND/ha,

i.e. 1.73 times higher than the one of 2008. Agriculture sector structure is

transforming in good trend, i.e. cultivation is gradually lower, livestock, fishery

and agricultural services become higher. Proportion of cultivation reduced from

48.5% (2008) to 45.5% (2013) ; livestock raised from 49% (2008) to 50.3%

(2013) ; fishery rose from 3.9% (2008) to 7.9% (2013).

Social, cultural, educational, medical and human affairs achieved lot of

successes.

Along economic development, Hanoi also achieved a lot of successes in

social, cultural and human development. Cultural environment of Hanoi has

remarkable improvement, cultural behaviors in public space are improving,

civilization level become higher. Hanoi is the City where social welfare for

human development is well maintained. Management in culture, conservation and

restoration of cultural material and non-material heritages is effectively

strengthened. People campaign on building Hanoi people who are civilized and

elegant has good movement. Movement to build Hanoi Capital, which is civilized

- green - clean - beautiful is broadly propagated.

xã/phường, điểm sinh hoạt văn hoá ở các khu dân cư… phù hợp với quá trình phát

triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hoàn thành xây dựng Bảo tàng Hà Nội,

công viên, tượng đài Thành phố vì Hoà bình, hải hoàn môn… Nâng cấp các di

tích lịch sử, công trình văn hoá : bảo tồn, tôn tạo khu Hoàng thành Thăng Long,

khu di tích thành cổ Hà Nội, khu di tích thành Cổ Loa; bảo tồn, cải tạo khu phố

cổ, khu di tích đền Sóc, Thành cổ Sơn Tây…

Qui mô, chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và mở rộng ở một số

bậc học, ngành học. Năm 2013, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi vào mẫu giáo đạt 80%,

tỷ lệ học sinh vào lớp 6 đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt

99,58% , tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 97,11 %. So với năm

2008, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tăng 2,09%, tỷ lệ học sinh tốt

nghiệp trung học phổ thông tăng 10,37%.

Hoạt động y tế được quan tâm phát triển mở rộng cả về chiều rộng và

chiều sâu. Hà Nội là một trong hai Thành phố có mạng lưới y tế qui mô lớn nhất

cả nước, tập trung nhiều bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, là nơi có mật độ các

cơ sở y tế công lập dày đặc nhất trong cả nước. Ở đây tập trung số lượng lớn các

bệnh viện đầu ngành trong cả nước, như: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt

Đức, bệnh viện Phụ sản trung ương, bệnh viện K, bệnh viện Nhi trung ương….

Năm 2012, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 737 cơ sở y tế. Chia ra: 70 bệnh

viện, 60 phòng khám đa khoa, 8 phòng khám chuyên khoa, 4 nhà hộ sinh, 577

trạm y tế xã phường và một số cơ sở khám chữa bệnh khác. Số lượng trạm y tế

cấp xã và tương đương là 577 trạm. Tại Hà Nội, 100% số xã/phường có trạm y tế.

Hệ thống y tế xã/phường góp phần tích cực vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu

cho nhân dân Thủ đô. Số cán bộ y tế làm việc tại các cơ sở y tế là 36,1 nghìn

người, trong đó: 377 người có trình độ tiến sỹ y khoa và dược khoa, 1828 người

có trình độ chuyên khoa I, II y khoa và dược, 1616 người có trình độ thạc sỹ, 7660

người có trình độ bác sỹ, dược sỹ đại học và cử nhân y tế công cộng. Tỷ lệ y, bác

sỹ có trình độ chuyên môn cao tập trung nhiều ở các bệnh viện trung ương, chiếm

46,1% số y bác sỹ có trình độ từ đại học trở lên của toàn ngành y Hà Nội. Đây là

một ưu thế của Hà Nội trong việc chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô, tuy nhiên

cũng là nguyên nhân gây nên sự quá tải tại một số bệnh viện do lượng bệnh nhân

từ các quận, huyện trong Thành phố và từ các địa phương trong cả nước đồ dồn về

Day by day, Hanoi keeps good protection, conservation and promotion of

the values of historical and cultural heritages. After merging, many

commune/ward-level cultural and information facilities were newly built or

improved, such as, commune/ward common hall or spaces for local cultural

activities at residential areas, etc. along socio-economic development of the City.

Hanoi museum, parks, City of Peace monument, Victoria Gate, etc. Historical

heritages, cultural premises were improved: conservation and restoration of

Imperial Citadel, Co Loa Citadel ; conservation and restoration of Hanoi „s old

downtown, Soc Temple, Son Tay Citadel, etc.

Education scale and quality are stable and enlarged on several education

grades and kinds of studies. In 2013, net enrolment of children to preschools

achieved 80%, net enrolment of pupils to 6-grade classes achieved 100%, number

of pupils graduated from lower secondary school achieved 99.58%, number of

pupils graduated from upper secondary school achieved 97.11 %. Comparing to

2008, number of pupils graduated from lower secondary school rose 2.09%,

number of pupils graduated from upper secondary school rose 10.37%.

Health care services are improved in width and depth. Hanoi is one of two

big cities having largest health care premises network of the country, where many

general and specialized hospitals locate, and highest number of public health care

premises of the whole country. Large number of top hospitals locate in Hanoi, for

example, Bach Mai Hospital, Viet Duc Hospital, National Maternity Hospital, K

Hospital, National Hospital of Pediatrics, etc. In 2012, 737 healthcare premises

locate in Hanoi, including 70 hospitals, 60 general clinics, 8 specialized clinics, 4

maternity homes, 577 commune/ward-level healthcare stations and a number of

other heath care points. 100% of communes/wards have healthcare stations.

Commune/ward-level healthcare network greatly contribute to preliminary care

for the City‟s peoples. Number of healthcare staff working at healthcare premises

is 36.1 thousand persons, of which 377 persons have qualifications of Ph. D. of

Medicine and Ph. D. of Pharmaceutical Chemistry, 1,828 persons have

qualifications of specialized M. D. of Medicine and Pharmaceutical Chemistry,

1,616 persons have qualifications of Master, 7,660 persons have qualifications of

M. D. of Medicine and Pharmaceutical Chemistry and Public Medicine. The

number of doctors with higher qualifications working in national hospitals

accounts for 46.1% of the total number of available doctors in Hanoi. This figure

khám chữa bệnh tại các bệnh viện này.

Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện: Lực lượng lao động của

Thành phố Hà Nội thuộc loại trẻ và liên tục được bổ sung bởi số người đến tuổi

lao động nhập cư từ các tỉnh lân cận, số lao động có độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi

chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 57,7%; tiếp theo là nhóm có độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi,

chiếm 37,8%; từ 56 đến 60 tuổi chiếm 3,2%; số còn lại là lao động dưới 15 tuổi và

từ 60 tuổi trở lên.

Với lực lượng lao động trẻ, Hà Nội có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu

tư, phát triển kinh tế, đặc biệt là những ngành và khu vực kinh tế mới hình thành.

Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 31,1%; năm 2011 tăng lên 38,7% và

năm 2013 là 46,2%. Đây là một lợi thế của Hà Nội trong việc phát triển những

ngành và lĩnh vực cần phải sử dụng lao động có chất lượng cao.

Năm 2014, nển kinh tế trong nước nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn tiếp

tục gặp nhiều khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù đã có những dấu hiệu

khởi sắc nhưng mức độ phục hồi vẫn còn chậm. Sức tiêu thụ của thị trường còn

hạn chế, lượng tồn kho sản phẩm vẫn duy trì ở mức cao. Một số chỉ tiêu kinh tế

của Thành phố trong 6 tháng đầu năm 2014, tuy đạt thấp hơn mức tăng cùng kỳ

năm trước, nhưng vẫn bằng hoặc cao hơn mức tăng cả nước.Tổng sản phẩm trên

địa bàn (GRDP ) tăng 7,4% so với năm trước, (trong đó: ngành công nghiệp và

xây dựng tăng 6,9%; ngành dịch vụ tăng 8,2%; ngành nông lâm thuỷ sản tăng

2,5%); vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 10,2%; tổng mức bán hàng hoá và

doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 11,3%; kim ngạch xuất khẩu tăng 14,4%.

Như vậy, trong thời kì đổi mới từ năm 1985 trở lại đây, Hà nội đã đạt

được những thành tích nổi bật: so với năm 1985, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã

hội năm 2013 đều tăng: Năm 2013 so với năm 1985, tổng sản phẩm trên địa bàn

(GRDP) gấp 12,2 lần; bình quân giai đoạn này tăng 11%/năm, GRDP bình quân

đầu người năm 2013 đạt 63,3 triệu đồng/ năm; Giá trị sản xuất công nghiệp gấp

28,7 lần, bình quân tăng 15%/năm; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh

năm 1994 bình quân đầu người năm 2009 đạt 13,9 triệu đồng, gấp 8,1 lần, sản

lượng điện thương phẩm gấp hơn 10 lần; Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản gấp

41,1 lần; sản lượng lương thực có hạt gấp 8,3 lần; im ngạch xuất khẩu địa

phương gấp 79,9 lần, kim ngạch xuất khẩu địa phương bình quân đầu người đạt 0,6

shows one of advantages of Hanoi in healthcare services, however, it is also the

cause of overburden in the hospitals in Hanoi because patients from the City‟s

districts/wards as well as from other provinces come there for medical

consultation and treatment.

Quality of labor force is improving: Hanoi City has young labor force and

continuously supplemented by immigrated peoples at the working age from other

neighboring provinces. Number of labors at the age from 15 to 34 accounts for

37.8%; from 56 to 60 accounts for 3.2%; remaining labors are under 15 or over 60

years old.

With such young labor force, Hanoi has advantage in investment attraction

for economic development, especially in new kinds of economic activities and

newly formed economic zone. In 2009, the number of skilled labors accounts for

31.1%; it rose 38.7% in 2011 and 46.2% in 2013. This can be a basis for

development of economic sectors or activities which require highly qualitative

labors.

In 2014, the national economy in general and the economy of Hanoi in

particular should cope with many difficulties. During first 6 months some good

signs could be seen but recovery is still low. Market consumption value is limited,

product stock volume is still high. Several economic indicators of the City in 6

first months of 2014 are equal or higher than the ones of the whole country, even

though they are lower than the same period of last year. Gross Regional Domestic

Product (GRDP ) rose 7.4% than last year, (of which: industry and construction

sector rose 6.9%; services 8.2%; agriculture, forestry and fishery 2.5%);

investment capital for development in Hanoi rose 10.2%; total good sale and

services turnover rose 11.3%; export turnover rose 14.4%.

So, during renovation period from 1985 up to now, Hanoi has gained

remarkable achivements. Comparing with 1985 most of socio-economic indicators

of 2013 are higher: in 2013, Gross Regional Domestic Product (GRDP) rose 12.2

times; GRDP of the whole period rose 11%/year in average; average GRDP/per

capita of 2013 achieved 63.3 MVND/year; Industrial production value rose 28.7

times, i.e. 15%/year in average; Industrial production value per capita of 2009 by

constant price of 1994 achieved 13.9 MVND, i.e. 8.1 times, electric sale

ngàn USD, gấp 34,2 lần.

Sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính,

tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô đã có những bước phát triển rất phấn khởi và tự

hào. Những thành tựu đạt được trong giai đoạn này, sẽ là tiền đề để Hà Nội vững

bước trên những chặng đường tiếp theo.

*

* *

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, với sự phấn đấu bền bỉ và sáng tạo trong

suốt 60 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã đạt được những thành tựu rất

đáng tự hào. Thủ đô Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí của Hà Nội là một trung tâm

lớn nhất cả nước về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của vùng đồng bằng sông

Hồng và cả nước. Phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tựu đã đạt được,

với tầm vóc, thế và lực mới, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thủ

đô quyết tâm phấn đấu, xây dựng Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vị trí trung tâm

về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nước, với danh hiệu Thủ

đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình và lịch sử 1.000 năm văn hiến.

rose more than 10 times; Agricultural, forestry and fishery production

value rose 41.1 times; cereals for grain product volume rose 8.3 times; Local

export turnover rose 79.9 times, average local export turnover achieved 0.6

thousand USD/per capita, i.e. 34.2 times higher.

After 20 years in renovation process, especially after 5 year of merging,

socio-economic situation of Hanoi Capital has achieved proudly development

successes, that are preconditions for Hanoi in futher sustainable developement

steps.

*

* *

Overcoming a lot of ups and downs of history, with stable and creative

utmosts over last 60 years, the Hanoi Party organization and Hanoi peoples have

gained numerous proud achivements. Hanoi Capital continues to confirm its

position to be largest center of politics, economies, socio-culture of Hong river

delta region as well as of the whole country. Developing good traditions and

achivements, in the form of new stature, position and strengths, Hanoi Party

organizations and Governments at all levels Hanoi peoples determine to build a

Hanoi Capital to be worthy of the position of a center of politics, economies,

culture, science and education of the country, a Heroic Capital, a City of Peace

with 1000-year cultural traditions.