5
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM ---------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “Đề xuất công nghệ xử lý khí thải lò gạch” Lớp: 04QLMTB GVHD: Phạm Thị Mai Thảo SVTH: Đinh Thị Diễm Phương Bùi Thị Ngân Võ Minh Phụng

Xử lý khí thải lò gốm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Xử lý khí thải lò gốm

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TPHCM

----------

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: “Đề xuất công nghệ xử lý khí thải lò gạch”

Lớp: 04QLMTB

GVHD: Phạm Thị Mai Thảo

SVTH: Đinh Thị Diễm Phương

Bùi Thị Ngân

Võ Minh Phụng

Nguyễn Văn Song

Lê Quang Việt

Page 2: Xử lý khí thải lò gốm

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ GẠCH

1. MỞ ĐẦU:

a. Quy trình công nghệ sản xuất gạch men:

b. Các bước cơ bản sản xuất gạch men:

Các bước cơ bản:

- Chuẩn bị nguyên liệu: đất sét trắng, Đôlômit, Felspard, Ôxitmagie, bột kẽm, bột đá vôi, chất màu, chất điện giải, nước, thạch anh,… 

- Tạo hồ: các nguyên liệu được lấy theo tỉ lệ nhất định nhờ hệ thống băng cân. Sau đó được hệ thống băng tải đưa vào máy nghiền bi sứ để nghiền. 

- Tạo hình (Gạch mộc): hồ được sấy phun tạo thành bột.Bột được giữ trong silô, sau đó được chuyển xuống xuống băng tải và được băng tải chuyển đến thùng chứa dự trữ rồi vào xe xúc đổ bột và đưa vào khuôn ép để ép tạo hình. 

- Tráng men: gạch mộc được đưa vào lò sấy đứng. Sau đó được đưa đến dây truyền tráng men. 

- Sấy, nung: sau khi được tráng men gạch được đưa vào lò sấy tuynel, rồi tiếp tục đến lò nung. 

- Kiểm tra, đóng gói: sản phẩm sau khi nung được đưa qua các thiết bị phân loại (thiết bị kiểm tra độ bền cơ học, kiểm tra kích thước, độ cong vênh). Những sản phẩm đạt yêu cầu, được đưa đi đóng gói và nhập vào kho. 

c. Vấn đề môi trường:

Bụi:

Bụi thải chủ yếu phát sinh trong các công đoạn vận chuyển nguyên liệu, nghiền, sấy phun, tráng men, lò nung rolic và chủ yếu là bụi than, các hạt bụi vô cơ (đất đá), bụi silic có kích thước rất nhỏ. Nguồn ô nhiễm chủ yếu là bụi từ xyclon lọc bụi của nhà máy.

Khí thải:

Khí thải chủ yếu sinh ra do đốt dầu FO, DO khi sấy, nung gạch với khói có chứa các chất ô nhiễm như oxit lưu huỳnh, oxit nitơ, oxit cacbon, hydrocacbon, aldehyt và khí HF sinh ra do phân huỷ đất sét. Khí thải chủ yếu là NO2, SO2, và CO2, bụi chủ yếu là các loại bụi lớn, dễ lắng.

Bảng: Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò nung là:

Thông số Tải lượng ô nhiễm

(kg/năm)

Tải lượng ô nhiễm

(kg/ngày)

Tải lượng

(g/s)

Nồng độ

(mg/m3)

Nồng độ tối đa cho phép theo TCVN 5939-2005

(Cmax= C x Kp x Kv) (mg/Nm3)

Bụi 6.120 18,54 0,2146 204,43 200 (200x1x1,0)

SO2 1.642,5 4,977 0,0576 54,864 500 (500x1x1,0)

NOx 32.850 99,545 1,1521 1097,3 850 (850x1x1,0)

GVHD: PHẠM THỊ MAI THẢO, SVTH: NHÓM 8 – LỚP 04QLMTB

Nguyên liệu Tạo hồ

Thành phẩm Tráng men

Tạo hình

Sấy, nung

Page 3: Xử lý khí thải lò gốm

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ GẠCH

CO 31.950 96,818 1,1206 1067,2 1000 (1000x1x1,0)

Nhận xét:

- Nồng độ bụi vượt TCCP 1,02 lần.

- Nồng độ khí SO2 dưới TCCP.

- Nồng độ khí NO2 vượt TCCP 1,30 lần.

- Nồng độ khí CO vượt TCCP 1,07 lần.

2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ

Công nghệ xử lý:

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

- Khí thải từ nhà máy được các quạt hút thu gom, theo hệ thống đường ống đi vào thiết bị rửa khí tốc độ cao (Venturi).

- Bên trong thiết bị Venturi, dòng khí bụi chuyển động với vận tốc cao (70-150m/s) đập vỡ dung dịch hấp thụ thành các giọt cực nhỏ. Độ xoáy rối cao của dòng khí cộng thêm vận tốc tương đối giữa bụi và giọt lỏng lớn thúc đẩy quá trình lắng bụi trên các giọt lỏng. 

- Khí thải sau khi đi qua hệ thiết bị rửa khí Venturi, lượng bụi bẩn được giữ lại lên đến 99,5%. Đồng thời các khí độc CO2, SO2, HF, NOx được hấp thụ 85% . Khí thải tiếp tục đi lên tháp hấp phụ, cấu tạo tháp hấp phụ bao gồm các lớp vật liệu hấp phụ được bố trí một cách hợp lý, đảm bảo hấp phụ hoàn toàn các thành phần ô nhiễm còn lại.

-  Khí thải sau khi đi qua tháp hấp phụ đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường (QCVN 19:2009/ BTNMT) .

GVHD: PHẠM THỊ MAI THẢO, SVTH: NHÓM 8 – LỚP 04QLMTB

Page 4: Xử lý khí thải lò gốm

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ GẠCH

3. KẾT KUẬN:a. Ưu điểm:

- Không ô nhiễm môi trường vì không thải ra khí CO2 và SO2 và các chất thải khác.

- Làm sạch thêm môi trường vì tận thu được các rác thải xây dựng như đất đào móng ao, tường bê tông, gạch, ngói vỡ,  sỉ lò than, sành, sứ.

- Nguyên liệu đầu vào vô tận và sử dụng được tất cả các loại vật chất cứng như:các loại đất, ruộng, đồi, phù sa, bãi tải khai các loại khoáng sản…

- Mức độ đầu tư rẻ và phù hợp với các nhà đầu tư.

b. Kiến nghị:

Hướng tương lai cần:

- Thực hiện sản xuất sạch hơn: Giảm khí thải phát sinh, tuần hoàn tái sử dụng, sản xuất t iết kiệm năng lượng và đạt hiệu quả cao.- Đổi mới, nâng cấp công nghệ xử lý theo hướng: ít tốn kém hóa chất, năng lượng ít, ít phát sinh chất thải thứ cấp, đạt tiêu chuẩn, chi phí xử lý thấp.

GVHD: PHẠM THỊ MAI THẢO, SVTH: NHÓM 8 – LỚP 04QLMTB