15
BÁO CÁO Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016 và các nhiệm vụ, giải pháp năm 2017 thành phố Cần Thơ Căn cứ Quyết định số 2100/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016; Căn cứ Nghị quyết số 09/2015/NQ-HĐND ngày 04 ngày 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020; Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2015 phương hướng, nhiệm vụ năm 2016; Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2016; Thực hiện Kế hoạch số 330/KH-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2016 của Hội dồng nhân dân thành phố về việc tổ chức kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Cần Thơ khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021. Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cần Thơ báo cáo tình hình đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) năm 2016 và các nhiệm vụ, giải pháp năm 2017 như sau: I. Tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016: Trên cơ sở tổng vốn đầu tư toàn xã hội 09 tháng đầu năm 2016 là 31.453,9 tỷ đồng, đạt 71,5% kế hoạch (KH), tăng 9,46% so cùng kỳ năm trước. Ước tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả năm 2016 là 44.880 tỷ đồng, tăng 12,1% so năm 2015, đạt 102% KH. Trong đó: 1. Vốn ngân sách Nhà nước: 17.140 tỷ đồng, tăng 07%, đạt 103,7% KH. 2. Vốn ngoài Nhà nước: 26.298 tỷ đồng, tăng 15,5%, đạt 100,88% KH. 3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1.442 tỷ đồng, tăng 15,7%, đạt 103% KH. II. Tình hình thực hiện các nguồn vốn Nhà nước cho đầu tư phát triển và công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2016: 1. Tình hình thực hiện các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước: a) Tổng hợp các nguồn vốn thuộc kế hoạch năm 2016: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ CẦN THƠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 155/BC-UBND Cần Thơ, ngày 11 tháng 11 năm 2016

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dbnd.cantho.gov.vn/file_upload/file/kh4 2016/bc ubnd/BC 155_signed.pdfHội đồng nhân dân thành phố quy định

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO CÁO

Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016

và các nhiệm vụ, giải pháp năm 2017 thành phố Cần Thơ

Căn cứ Quyết định số 2100/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2015 của Thủ

tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2015/NQ-HĐND ngày 04 ngày 12 năm 2015 của

Hội đồng nhân dân thành phố quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ

vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Hội

đồng nhân dân thành phố về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an

ninh năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Hội

đồng nhân dân thành phố về việc quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phân bổ

dự toán ngân sách năm 2016;

Thực hiện Kế hoạch số 330/KH-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2016 của Hội

dồng nhân dân thành phố về việc tổ chức kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân

(HĐND) thành phố Cần Thơ khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021.

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cần Thơ báo cáo tình hình đầu tư xây

dựng cơ bản (XDCB) năm 2016 và các nhiệm vụ, giải pháp năm 2017 như sau:

I. Tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016:

Trên cơ sở tổng vốn đầu tư toàn xã hội 09 tháng đầu năm 2016 là 31.453,9

tỷ đồng, đạt 71,5% kế hoạch (KH), tăng 9,46% so cùng kỳ năm trước. Ước tổng

huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả năm 2016 là 44.880 tỷ đồng, tăng 12,1% so

năm 2015, đạt 102% KH. Trong đó:

1. Vốn ngân sách Nhà nước: 17.140 tỷ đồng, tăng 07%, đạt 103,7% KH.

2. Vốn ngoài Nhà nước: 26.298 tỷ đồng, tăng 15,5%, đạt 100,88% KH.

3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1.442 tỷ đồng, tăng 15,7%, đạt 103%

KH.

II. Tình hình thực hiện các nguồn vốn Nhà nước cho đầu tư phát triển

và công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2016:

1. Tình hình thực hiện các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước:

a) Tổng hợp các nguồn vốn thuộc kế hoạch năm 2016:

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ CẦN THƠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 155/BC-UBND Cần Thơ, ngày 11 tháng 11 năm 2016

2

- Tổng số 4.013,103 tỷ đồng, bằng 89,85% so năm 2015 và tăng 29,15% so

với kế hoạch giao vốn đầu năm 2016 (tương đương giá trị tăng 905,703 tỷ đồng)..

- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư:

+ Trả nợ gốc và các khoản vay: 289,053 tỷ đồng;

+ Giao vốn cho Quỹ phát triển đất theo quy định: 105 tỷ đồng;

+ Kế hoạch vốn thực hiện: 3.619,050 tỷ đồng.

- Kế hoạch bố trí vốn thực hiện: 3.619,050 tỷ đồng

Tổng số vốn đã bố trí 3.547,791 tỷ đồng (có quyết định giao vốn của UBND

thành phố), bằng 89,31% so với năm 2015, tăng 1.300,444 tỷ đồng so với kế hoạch

giao vốn đầu năm, gồm:

+ Cấp thành phố: 2.027,906 tỷ đồng, chiếm 58% KH bố trí vốn thực hiện,

tăng 539,038 tỷ đồng so với KH giao vốn đầu năm;

+ Các quận, huyện: 1.470,995 tỷ đồng, chiếm 42% KH bố trí vốn thực hiện,

tăng 712,516 tỷ đồng so với KH giao vốn đầu năm.

Số còn lại 71,259 tỷ đồng, UBND thành phố đang trình xin ý kiến Thường

trực HĐND thành phố (Công văn số 4525/UBND-XDĐT ngày 02 tháng 11 năm

2016). Như vậy, kế hoạch vốn XDCB của thành phố đã bố trí hết trong 10 tháng

đầu năm 2016.

b) Kết quả giải ngân các nguồn vốn đến 31 tháng 10 năm 20161:

- Tổng số vốn UBND thành phố đã có quyết định giao: 3.547,791 tỷ đồng.

- Tổng giá trị giải ngân: 2.810,779 tỷ đồng, tỷ lệ 79,23% KH vốn bố trí.

- Trong tổng số 11 nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn (KHV) năm 2016, có 01

nguồn vốn giải ngân đạt trên 90%, 05 nguồn giải ngân đạt từ 81- 90%KHV, 04

nguồn giải ngân từ 61- 80%KHV, 01 nguồn giải ngân 44,2% (tạm ứng Kho bạc

Nhà nước). Chi tiết như sau:

+ Vốn ODA: 253,585/264 tỷ đồng, tỷ lệ 96,05%;

+ Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 157,559/254,4 tỷ đồng, tỷ lệ 61,93%;

(có 71 tỷ đồng KH vốn cho 03 công trình chống hạn, mặn giao trong tháng 10 năm

2016).

+ Trái phiếu Chính phủ: 79,541/93,350 tỷ đồng, tỷ lệ 85,21%;

+ Cân đối ngân sách địa phương: 862,336/1.059,582 tỷ đồng, tỷ lệ 81,38%;

+ Tiền sử dụng đất: 211,703/245 tỷ đồng, tỷ lệ 86,41%;

+ Xổ số kiến thiết: 721,256/905,150 tỷ đồng, tỷ lệ 79,68%;

+ Kết dư ngân sách: 90,620/128,383 tỷ đồng, tỷ lệ 70,60%;

+ Tạm ứng vốn KBNN: 66,304/150 tỷ đồng, tỷ lệ 44,20%;

1 UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên cập nhật, bổ sung số liệu về nguồn vốn, tình hình bố

trí và giải ngân vốn đến thời điểm gần nhất để báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp thứ 4.

3

+ Tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính: 121,636/170 tỷ đồng, tỷ lệ 71,55%;

+ Các nguồn vốn còn lại: 142,378/158,526 tỷ đồng, tỷ lệ 89,81%;

+ Vốn ứng trước: 103,861/119,4 tỷ đồng, tỷ lệ 87%;

(Chi tiết trình bày tại Phụ lục 1/BC-XDCB đính kèm)

- Giá trị giải ngân theo phân cấp quản lý đầu tư:

+ Thành phố: giải ngân 1.531,104/2.027,906 tỷ đồng; tỷ lệ 75,50%KH. Về

phân bổ, UBND thành phố đã giao cho 41 sở, ban, ngành làm chủ đầu tư: có 11

chủ đầu tư giải ngân đạt trên 90%, 06 chủ đầu tư giải ngân đạt từ 81- 90%, 12 chủ

đầu tư giải ngân từ 51- 80%KHV, 08 chủ đầu tư giải ngân dưới 50%; cá biệt có 04

chủ đầu tư chưa giải ngân (do bố trí KH vốn vào giữa tháng 9 năm 2016).

(Chi tiết trình bày tại Phụ lục 2/BC-XDCB đính kèm)

+ Các quận, huyện: giải ngân 1.224,805/1.472,825 tỷ đồng, tỷ lệ

83,16%KH. Chi tiết giải ngân: Bình Thủy 95,60%, Thới Lai 89,20%; Ô Môn

87,50%; Vĩnh Thạnh 85,20%, Thốt Nốt 83,70%; Cái Răng 77,50%; Ninh Kiểu

77,30%; Phong Điền 72,7%; Cờ Đỏ 67%.

(Chi tiết trình bày tại Phụ lục 3/BC-XDCB đính kèm)

c) Ước kết quả giải ngân các nguồn vốn cả năm 2016:

- Ước tổng số vốn UBND thành phố quyết định giao: 3.625,693 tỷ đồng.

- Tổng giá trị giải ngân: 3.464,370 tỷ đồng, tỷ lệ 95,55%KH vốn bố trí.

+ Vốn ODA: 264/264 tỷ đồng, tỷ lệ 100%;

+ Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 183.4/183,4 tỷ đồng, tỷ lệ 100%;

+ Trung ương hỗ trợ chống hạn, mặn: 27,3/77,643 tỷ đồng, tỷ lệ 35,2%;

+ Trái phiếu Chính phủ: 93,35/93,350 tỷ đồng, tỷ lệ 100%;

+ Cân đối ngân sách địa phương: 1.058,122/1.079,717 tỷ đồng, tỷ lệ 98%;

+ Tiền sử dụng đất: 241,325/245 tỷ đồng, tỷ lệ 98,5%;

+ Xổ số kiến thiết: 906,618/939,5 tỷ đồng, tỷ lệ 96,5%;

+ Kết dư ngân sách: 125,815/128,383 tỷ đồng, tỷ lệ 98%;

+ Tạm ứng vốn KBNN: 105/15 tỷ đồng, tỷ lệ 75%;

+ Tạm ứng Quỹ dữ trữ tài chính: 170/170 tỷ đồng, tỷ lệ 100%;

+ Các nguồn vốn còn lại: 170,040/175,3 tỷ đồng, tỷ lệ 97%;

+ Vốn ứng trước: 119,4/119,4 triệu đồng, tỷ lệ 100%;

2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

năm 2016:

a) Ban hành và triển khai các văn bản pháp luật:

4

- HĐND thành phố ban hành 06 Nghị quyết quan trọng về kế hoạch, nguyên

tắc phân bổ, bố trí vốn đầu tư công2 cho giai đoạn 2016-2020 và phân bổ vốn năm

2016, 2017.

- UBND thành phố đã ban hành tổng số 10 văn bản về kế hoạch, chỉ thị, văn

bản chỉ đạo chấn chỉnh, tăng cường quản lý đầu tư XDCB, sử dụng hiệu quả vốn

đầu tư công3.

b) Chủ trương đầu tư:

Trong năm 2016, HĐND, UBND thành phố thống nhất, quyết định chủ

trương đầu tư giai đoạn 2016-2020 cho 79 công trình, tổng mức đầu tư dự kiến

8.129 tỷ đồng, gồm:

- 12 công trình nhóm B, tổng mức đầu tư 1.661 tỷ đồng;

- 15 công trình nhóm C trọng điểm, tổng mức đầu tư 618 tỷ đồng;

- 42 công trình nhóm C, tổng mức đầu tư 546 tỷ đồng;

- 10 công trình trình Trung ương thẩm định nguồn vốn, tổng mức đầu tư dự

kiến 5.304 tỷ đồng.

c) Công tác giám sát, đánh giá đầu tư:

Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư 06 dự án thuộc 05 chủ đầu tư. Qua giám

sát, đánh giá cho thấy:

- Việc thực hiện một số dự án còn chậm, chưa đảm bảo tiến độ về thời gian

hoàn thành theo quyết định đầu tư như: đường Quang Trung – Cái Cui, Trung tâm

Giống thủy sản cấp 1, đường vào Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố và Trường Trung

học phổ thông Chuyên Phú Thứ;

2 Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 04/12/2015 quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phân bổ dự toán ngân

sách năm 2016; Nghị quyết số 22/2015/NQ-HĐND ngày 27/3/2015 quy định tiêu chí dự án đầu tư công trọng điểm

nhóm C; Nghị quyết số 09/2015/NQ-HĐND ngày 04/12/2015 quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ

vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết 12/NQ-HĐND ngày 04/12/2015

về danh mục chủ trương đầu tư các dự án nhóm B, C trọng điểm giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết về Kế hoạch đầu

tư công trung hạn 2016-2020; Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết số 09/2015/NQ-HĐND; Nghị quyết quyết định dự

toán thu, chi ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2017.

3 Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 19/01/2016 về việc điều hành thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2016; Chỉ thị số

06/CT-UBND ngày 20/4/2016 về chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016 và 5 năm 2016-

2020; Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 20/5/2016 về thực hiện khâu đột phá “Tập trung huy động mọi nguồn lực,

đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020; Công văn số 1409/UBND-XDĐT ngày 15/4/2016 về việc thẩm định

chủ trương đầu tư và thẩm định dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư công; Công văn số 1619/UBND-KT ngày

29/4/2016 về kinh phí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại các xã năm 2016; Công văn số

1651/UBND-XDĐT ngày 04/5/ 2016 về việc sắp xếp, kiện toàn các Ban quản lý đầu tư xây dựng và giao nhiệm vụ

chủ đầu tư, quản lý dự án trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Công văn số 1992/UBND-XDĐT ngày 23/5/2016 về tình

hình nợ đọng xây dựng cơ bản, nhu cầu vốn năm 2016, giai đoạn 2016-2020 cho các công trình, dự án; Công văn số

3021/UBND-XDĐT ngày 28/7/2016 về việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số

60/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ; Công văn số 3204/UBND-XDđT ngày 10/8/2016 về việc chấn chỉnh

công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; Quyết định số 2723/QĐ-UBND ngày

26/8/2016 ủy quyền phê duyệt Báo cáo Kinh tế kỹ thuật, Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và quyết toán công trình có

tổng mức đầu tư không quá 05 tỷ đồng.

5

- Công trình chưa đảm bảo kết nối hạ tầng đồng bộ khi đưa vào khai thác sử

dụng (Trường Trung học phổ thông Phan Văn Trị);

- Công trình hoàn thành nhưng sử dụng chưa hết công suất (Bệnh viện Lao

và Bệnh phổi thành phố);

- Tỷ lệ giảm thầu đối với công trình chỉ định thầu, đấu thầu 6,79%.

d) Thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành:

Tính đến hết tháng 10 năm 2016, các chủ đầu tư trình hồ sơ thẩm tra, phê

duyệt 146 dự án; thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán 114 dự án, đạt tỷ lệ

78,1%; còn lại 32 dự án đang thẩm tra.

- Trong tổng số 114 dự án được quyết định phê duyệt quyết toán, giá trị

thẩm tra phê duyệt quyết toán 3.710,679 tỷ đồng, giảm 16,636 tỷ đồng so với giá

trị chủ đầu tư đề nghị, tương đương 0,46%. Giá trị thu hồi hoàn trả ngân sách Nhà

nước do chi trả sai chế độ, định mức quy định 9,253 tỷ đồng.

- Số dự án vi phạm thời gian lập báo cáo quyết toán 60 dự án, trong đó có 35

dự án lập hồ sơ quyết toán trễ từ 07 đến 24 tháng; 25 dự án lập hồ sơ quyết toán trễ

trên 24 tháng so với quy định.

- Ước cả năm, có 145 dự án được quyết định phê duyệt quyết toán, giá trị

thẩm tra phê duyệt quyết toán khoảng 5.594 tỷ đồng.

đ) Công tác thẩm định dự án đầu tư:

- Thẩm định dự án đầu tư: các cơ quan chuyên môn thực hiện thẩm định và

trình phê duyệt 89 dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư 5.220 tỷ

đồng, qua thẩm định đã cắt giảm 9,728 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,18%.

- Thẩm định thiết kế xây dựng: thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng 210

công trình, qua thẩm định đã cắt giảm 130,730 tỷ đồng, chiếm 6,77% giá trị dự

toán trước thẩm tra.

e) Công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:

- Tổ chức kiểm tra 46 công trình, ra kết quả nghiệm thu 29 công trình, còn

17 công trình đang thực hiện kiểm tra hồ sơ.

Qua kiểm tra, hầu hết các công trình đều đảm bảo chất lượng, tuy nhiên có

một số công trình vẫn còn thiếu sót như:

+ Chưa thực hiện đầy đủ các biểu báo các thông tin theo quy định;

+ Chưa thành lập bộ phận quản lý an toàn phòng, chống cháy, nổ tại công

trình;

+ Chưa thực hiện việc giám sát tác giả theo đúng quy định, chưa lập quy

trình bảo trì, bảo hành công trình;

+ Việc lập hệ thống quản lý chất lượng công trình chưa đầy đủ theo quy định

(thiếu kế hoạch kiểm tra, đề cương thí nghiệm), công tác thí nghiệm kiểm tra vật

liệu trước và trong khi thi công xây dựng;

6

+ Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân chưa đầy đủ;

+ Nhật ký thi công còn thiếu sót cơ bản; chưa thiết kế tổng mặt bằng thi

công công trình và chưa được phê duyệt theo quy định; vật tư, vật liệu chưa được

sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn lao

động không được thể hiện công khai trên công trình xây dựng;

+ Công tác lắp đặt điện phục vụ cho công tác thi công tại công trường chưa

đảm bảo an toàn;

+ Tư vấn giám sát chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm do chủ đầu tư giao,

không có giám sát việc đảm bảo an toàn lao động cho công nhân trên công trường.

- Kiểm tra trật tự xây dựng trên địa bàn: tiến hành kiểm tra 2.007 công trình,

trong đó: đúng phép 1.520 công trình, chiếm 75,7%; sai phép 155 công trình,

chiếm 7,7%; không phép 332 công trình, chiếm 6,6% công trình kiểm tra.

3. Tình hình thực hiện các công trình trọng điểm:

Trong số 14 công trình của năm 2016, có 07 dự án hoàn thành đi vào hoạt

động, còn lại 07 công trình đang thực hiện, tiến độ như sau: 03 công trình có khối

lượng hoàn thành đạt trên 90%; 03 công trình có khối lượng hoàn thành đạt từ 50%

- 79%; 01 công trình có khối lượng hoàn thành đạt 41,3% (đường vào Bộ Chỉ huy

Quân sự thành phố).

(Chi tiết tại Phụ lục 4/BC-XDCB)

III. Đánh giá kết quả thực hiện năm 2016:

1. Những kết quả đạt được:

a) Công tác phối hợp, chủ động xử lý vướng mắc giữa các sở, ban, ngành,

UBND quận, huyện được tăng cường. Các cơ quan tham mưu, tổng hợp như: Kho

bạc Nhà nước Cần Thơ phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây

dựng tổ chức tọa đàm với chủ đầu tư để trao đổi, giải quyết khó khăn, đẩy nhanh

tiến độ giải ngân, hoàn thành công trình theo đúng tiến độ.

b) UBND thành phố sớm thể chế các Nghị quyết của Chính phủ, HĐND

thành phố và ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, quyết định giao, bổ sung,

ứng vốn, tạo sự chủ động cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân

kế hoạch vốn đạt trên 95%KH vốn bố trí.

c) Hoàn thành, đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm như: Bệnh viện

Nhi đồng, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Trung tâm Y tế quận Bình Thủy, Trung

tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, dược phẩm, Bệnh viên Y học cổ truyền (khối

100 giường), Bệnh viện Quân dân y, tuyến đường Ô tô về trung tâm xã Trường

Thắng, xã Tân Thạnh (huyện Thới Lai), Trung tâm Công tác xã hội thành phố,

Trung tâm Hướng nghiệp và dạy nghề thanh thiếu niên; Hệ thống cấp nước xã

Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi (huyện Vĩnh Thạnh), Hệ thống cấp nước xã

Đông Thắng; Nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước tại phường Trường Lạc, Thới

An (quận Ô Môn); 7 xã và huyện Phong Điền được công nhận đạt chuẩn nông thôn

mới; 54 trường đạt chuẩn quốc gia; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khu xử lý

7

chất thải rắn Phước Thới 47 ha, 20 ha cho Khu xử lý chất thải rắn Thới Lai và 43

ha cho Trung tâm Văn hóa Tây Đô (giai đoạn 1).

d) Cơ bản hoàn thành các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định

đầu tư các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công thuộc Kế hoạch đầu tư công

trung hạn giai đoạn 2016-2020 và khởi công mới một số dự án 2017.

đ) Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp

thành phố, cấp quận, huyện; Ban Quản lý dự án ODA; quan tâm bồi dưỡng, nâng

cao trình độ chuyên môn, năng lực xử lý cho cán bộ, công chức, viên chức trực

tiếp làm công tác quản lý, phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công.

e) Nỗ lực khắc phục những số sai sót, hạn chế trong quản lý, sử dụng vốn

ngân sách Nhà nước cho đầu XDCB (theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước về sử

dụng vốn ngân sách Nhà nước, Kiểm toán chuyên ngành, Thanh tra,…).

2. Hạn chế, khó khăn:

a) Nguồn vốn ODA, Trung ương hỗ trợ có mục tiêu được Trung ương giao

cho thành phố đầu năm rất hạn chế, không kịp tiến độ thực hiện các dự án trọng

điểm như: Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành

phố Cần Thơ; Trang thiết bị Bệnh viện Đa khoa thành phố; Nâng cấp, mở rộng

đường Quang Trung - Cái Cui, Kè chống sạt lở sông Ô Môn,…, mặc dù thành phố

đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị Trung ương bổ sung vốn, nhưng chưa giải quyết,

ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành.

b) Do thuộc nhóm tỉnh, thành phố có điều tiết về Trung ương, nên trong giai

đoạn 2016-2020, thành phố Cần Thơ không được Trung ương phân bổ vốn cho

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng xã

nông thôn mới và một số chương trình mục tiêu quốc gia khác đang triển khai thực

hiện dở dang, mà giao thành phố phải tự cân đối, bố trí vốn ngân sách địa phương

để thực hiện trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, nên có ảnh hưởng đến việc tổ

chức thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chung.

c) Nhiều cơ chế, chính sách mới có liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư

xây dựng được ban hành, nhưng một số chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi

công chậm cập nhật, nhất là thủ tục về phòng cháy, chữa cháy, quy định về bảo vệ

môi trường,..., ảnh hưởng đến thời gian lập hồ sơ, thủ tục trình cấp thẩm quyền phê

duyệt để triển khai dự án mới trong năm 2017, cũng như chậm thực hiện các thủ

tục rút vốn tại Kho bạc nhà nước, giải ngân cho công trình.

d) Một số chủ đầu tư, đơn vị tư vấn áp dụng định mức chưa phù hợp các quy

chuẩn tiêu chuẩn xây dựng theo quy định, là nguyên nhân chính dẫn đến phải cắt

giảm dự toán trong thời gian qua.

đ) Một số chủ đầu tư chưa thực hiện tốt thu hồi dư nợ tạm ứng quá hạn, thực

hiện công nợ phải thu theo quyết định phê duyệt quyết toán của cấp thẩm quyền.

e) Tình trạng vi phạm hành chính của các chủ đầu tư trong kiểm soát chi

ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước vẫn còn, cá biệt có một số đơn vị vi

phạm một số lần cùng một hành vi.

8

g) Tình trạng vi phạm về thời gian thanh quyết toán công trình hoàn thành

tuy được khắc phục nhưng còn chậm, còn khoảng 30,7% số dự án vi phạm.

h) Một số chủ đầu tư, UBND quận, huyện thiếu kiểm tra, tính toán cụ thể giá

trị khối lượng thực hiện đến cuối năm 2016, để đề nghị bổ sung vốn phù hợp, mà

thường lấy tổng mức đầu tư trừ đi số vốn đã bố trí để đề nghị ghi vốn bổ sung

(trong khi nhiều dự án còn thời gian thực hiện từ 2-3 năm), gây áp lực lớn đối với

ngân sách.

i) Các công trình, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư

trong giai đoạn 2016-2020, nhưng các chủ đầu tư vẫn đề nghị ghi vốn chuẩn bị đầu

tư, bố trí vốn thực hiện trong 02 năm đầu 2016-2017, gây áp lực lớn về nguồn vốn,

số vốn phân bổ trong những năm đầu giai đoạn 2016-2020.

k) Trong các Báo cáo trình thẩm định đề xuất chủ trương đầu tư, lãnh đạo

một số sở, ban ngành, UBND quận, huyện thiếu kiểm tra, xem xét mà giao hết cho

bộ phận nghiệp vụ hoặc giao đơn vị tư vấn thực hiện, từ đó dẫn đến các nội dung

như: sự phù hợp với quy hoạch, sự cần thiết phải đầu tư không rõ ràng, thiếu

thuyết phục; không làm rõ được các yếu tố đầu vào để xác định quy mô đầu tư phù

hợp, dẫn đến trường hợp gây lãng phí về sử dụng đất đai, tăng tổng mức đầu tư.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên được Chủ tịch UBND thành phố nhắc nhở,

chấn chỉnh và yêu cầu phải sớm khắc phục tại Thông báo kết luận số 310/TB-

VPUB ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Văn phòng UBND thành phố. Trong 04

tháng cuối năm 2016, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tư đã cố gắng khắc

phục và có tiến bộ trong những tháng cuối năm 2016.

IV. Mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc bố trí vốn đầu tư công 2017:

1. Mục tiêu:

Góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kết luận số 07-KL/TW ngày

28 tháng 9 năm 2016 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần

thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-

2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của thành phố; gắn với việc

thực hiện tái cơ cấu kinh tế và khâu đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ

tầng đồng bộ, kết nối, lan tỏa. Hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu về phát triển đô thị,

xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch năm 2017.

2. Nhiệm vụ:

a) Tiếp tục tái cơ cấu đầu tư công theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải,

nâng cao hiệu quả đầu tư, phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020

được HĐND thành phố quyết nghị thông qua.

b) Hoàn thành một số công trình trọng điểm, bố trí vốn tạo quỹ đất sạch để

kêu gọi, thu hút vốn ngoài ngân sách đầu tư một số công trình hạ tầng, các dự án

sản xuất, kinh doanh, tạo vốn tái đầu tư.

c) Triển khai bước đầu xây dựng hạ tầng thành phố thông minh theo Nghị

quyết của Thành ủy, trước mắt là đầu tư hệ thống giám sát giao thông, cưỡng chế

và xử phạt vi phạm pháp luật về an toàn giao thông bằng hình ảnh.

9

d) Lĩnh vực ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư phát triển năm 2017 là:

vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA đã ký Hiệp định, các dự án thực hiện

hợp tác công tư (nếu có); các dự án giao thông trọng điểm; đầu tư trường học đạt

chuẩn quốc gia; một số bệnh viện, trang thiết bị chuyên khoa tuyến tỉnh; công trình

kè chống sạt lở, chống hạn, ứng phó biến đổi khí hậu; nước sạch nông thôn; xây

dựng xã nông thôn mới, công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; công trình

phúc lợi xã hội, quốc phòng an ninh, cứu hộ, cứu nạn.

3. Nguyên tắc chung:

a) Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách;

thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo qui định; xác định rõ nhiệm vụ, thứ tự

ưu tiên đầu tư; tuân thủ các quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ

vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 và năm 2017 của

Trung ương và Nghị quyết của HĐND thành phố .

b) Phù hợp với khả năng cân đối vốn; bố trí vốn tập trung, khắc phục tình

trạng phân tán, dàn trải; chỉ bố trí vốn cho các dự án có đầy đủ hồ sơ, thủ tục và

thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 được HĐND thành phố

thông qua.

c) Bảo đảm công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư công; tăng

cường phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

d) Việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà nước

năm 2017 cho từng dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện, mức độ hoàn thành

và tiến độ giải ngân trong năm 2017. Mức vốn bố trí cho từng dự án:

- Đối với các dự án hoàn thành đã bàn giao đi vào sử dụng, các dự án đã

quyết toán, bố trí đủ kế hoạch vốn cho từng dự án theo số đã quyết toán hoặc khối

lượng hoàn thành đã nghiệm thu, nhưng không vượt quá tổng mức đầu tư được cấp

thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với dự án dở dang và các dự án khởi công mới: tuân thủ Nghị quyết số

89/NQ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ: trong từng dự án, thực hiện

tiết kiệm 10% trên tổng mức đầu tư; mức vốn kế hoạch bố trí cho từng dự án

không vượt quá 90% tổng mức đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

đ) Việc phân bổ vốn phải đảm bảo nguyên tắc và thứ tự ưu tiên như sau:

- Bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng XDCB đến hết ngày 31/12/2014,

nhưng đến hết KH năm 2015 chưa bố trí nguồn để thanh toán (nếu có).

- Bố trí vốn để thu hồi các khoản vốn ứng trước (nếu có); dự án đã hoàn

thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được bố trí đủ vốn; thanh quyết

toán công trình theo số phải trả của quyết định phê duyệt quyết toán trong năm.

- Dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2017;

- Vốn đối ứng cho các dự án ODA; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực

hiện dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP);

- Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;

10

- Dự án bồi hoàn, hỗ trợ tái định cư để khai thác quỹ đất, tạo vốn tái đầu tư.

- Các dự án khởi công mới thật sự cần thiết, đáp ứng đủ các điều kiện:

+ Có trong quy hoạch đã được duyệt;

+ Xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

+ Có quyết định đầu tư dự án tính đến ngày 31/10/2016 về trước.

e) Không bố trí vốn kế hoạch đầu tư công cho các dự án không thực hiện

trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy

định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.

g) Xem xét, không giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư các dự án khởi công mới

đối với các cơ quan, đơn vị vi phạm thời gian quyết toán hơn 03 dự án.

V. Dự kiến kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017:

1. Những thuận lợi và khó khăn bước vào thực hiện nhiệm vụ năm

2017:

a) Thuận lợi:

- Được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự

lãnh, chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND thành phố về chủ

trương, chính sách, tạo thuận lợi trong huy động thêm nguồn vốn;

- Lãnh đạo thành phố thường xuyên giám sát, kiểm tra chấn chỉnh, góp phần

tăng cường công tác quản lý, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Kết quả tổ chức thành công Hội nghị Việt - Pháp 2016 tạo thuận lợi mở

rộng hợp tác đối ngoại, triển khai các văn bản đã ký kết giữa các địa phương phía

Việt Nam và Pháp; Hội nghị Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng

sông Cửu Long lần thứ nhất năm 2016, góp phần tăng cường công tác điều phối

phát triển và cụ thể hóa các nội dung trọng tâm phối hợp toàn vùng giai đoạn 2016-

2020.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2011-2015 và năm

2016 đạt được những kết quả quan trọng, nhất là lĩnh vực giao thông, y tế, giáo

dục, xây dựng đô thị và nông thôn mới, là tiền đề triển khai đầu tư các công trình

trọng điểm tiếp theo.

- UBND thành phố quan tâm, tổ chức quán triệt, triển khai Luật Đầu tư

công, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, chỉ đạo các sở, ngành chuyên

môn hướng dẫn thực hiện các nội dung chủ yếu, các quy định đến các sở, ngành,

địa phương, cơ sở, chủ đầu tư để triển khai thực hiện.

- UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 20 tháng 5

năm 2016 về thực hiện khâu đột phá thứ 2 trong triển khai Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ thành phố lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020; gắn việc thực hiện tái cơ

cấu kinh tế với tái cơ cấu các nguồn vốn đầu tư công theo hướng tập trung, khắc

phục dàn trải, định hướng và nâng cao hiệu quả đầu tư.

11

- Hiệp định tài trợ của Ngân hàng Thế giới cho Dự án phát triển thành phố

Cần Thơ và tăng cường khà năng thích ứng của đô thị, Bệnh viện Ung bướu Cần

Thơ được ký kết, là nguồn vốn quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng của thành

phố.

- Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu về thẩm định, quản lý,

phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công của chủ đầu tư được tăng cường; thường xuyên

củng cố, chấn chỉnh các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, quan tâm bồi dưỡng,

nâng cao năng cao năng lực xử lý nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm nhiệm vụ

quản lý, phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công.

b) Khó khăn, vướng mắc:

- Khả năng các nguồn vốn đầu tư công do Trung ương phân bổ vẫn còn hạn

hẹp, chỉ đáp ứng dưới 40% nhu cầu đầu tư các dự án trọng điểm năm 2017.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành Trung ương chủ quản

các Chương trình mục tiêu quốc gia chưa hướng dẫn cụ thể xử lý phần còn lại một

số chương trình mục tiêu quốc gia đã triển khai trên địa bàn giai đoạn 2011-2015

và năm 2016, làm cơ sở triển khai thực hiện.

- Khai thác quỹ nhà, đất công, tạo quỹ đất sạch nhằm tăng thêm vốn đầu tư

phát triển chuyển biến chậm.

- Khả năng vốn đối ứng của địa phương cho các dự án sử dụng nguồn vốn

ODA theo tiến độ và Hiệp định đã ký kết đang là áp lực lực lớn trong cân đối ngân

sách thành phố.

- Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ, hạn, sạt lở bờ sông, kênh, rạch

diễn biến phức tạp, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn để ứng phó.

- Vận động xã hội hóa, kêu gọi đầu tư theo các hình thức hợp tác công tư

còn khó khăn; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn rất hạn chế.

2. Dự kiến huy động vốn đầu tư toàn xã hội:

Tổng vốn: 55.000 tỷ đồng, tăng 22,6% so với ước thực hiện năm 2016.

Gồm:

a) Các nguồn vốn Nhà nước: 18.538 tỷ đồng, tăng 8,1% so ước thực hiện

năm 2016.

- Địa phương quản lý đầu tư (chưa tính vốn trái phiếu Chính phủ):

3.915 tỷ đồng;

- Bộ, ngành, DNNN Trung ương đầu tư trên địa bàn: 14.623 tỷ đồng;

b) Nguồn vốn ngoài Nhà nước 34.612 tỷ đồng, tăng 31,6% so ước thực hiện

năm 2016.

c) Vốn FDI: 1.850 tỷ đồng, tăng 28,3% so ước thực hiện năm 2016.

(Chi tiết tại Phụ lục số 5/BC-XDCB)

3. Các nguồn vốn đầu tư công năm 2017:

12

Tổng số: 3.804,902 tỷ đồng, tăng 697,502 tỷ đồng, tương đương 22,44% so

KH giao đầu năm 2016 (chủ yếu do vốn ODA tăng 668,642 tỷ đồng). Trong đó:

a) Vốn ODA: 932,642 tỷ đồng.

b) Vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu: 157,460 tỷ đồng.

c) Vốn trong cân đối ngân sách địa phương (NSĐP): 2.714,8 tỷ đồng.

- Vốn cân đối NSĐP: 1.464,8 tỷ đồng.

- Thu tiền sử dụng đất: 200 tỷ đồng.

- Thu từ hoạt động Xổ số kiến thiết: 1.050 tỷ đồng.

(Vốn trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư Trung ương chưa giao)

4. Dự kiến kế hoạch phân bổ:

a) Tổng số: 3.804,902 tỷ đồng.

- Trả nợ gốc và lãi các khoản vay: 275 tỷ đồng.

- Dự phòng (10%): 271,480 tỷ đồng.

- Quỹ phát triển đất: 60 tỷ đồng.

- Tăng vốn điều lệ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa: 40 tỷ đồng.

- Vốn chuẩn bị đầu tư: 20 tỷ đồng.

- Kế hoạch bố trí vốn thực hiện: 3.138,422 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Vốn ODA: 932,642 tỷ đồng.

+ Vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu: 157,460 tỷ đồng.

+ Vốn trong cân đối NSĐP: 2.048,320 tỷ đồng.

. Vốn cân đối NSĐP: 983,320 tỷ đồng.

. Tiền sử dụng đất: 120 tỷ đồng.

. Xổ số kiến thiết: 945 tỷ đồng.

b) Dự kiến phân bổ vốn thực hiện theo phân cấp quản lý:

Tổng số: 3.804.902 tỷ đồng.

- Thành phố quản lý đầu tư: 2.902,074 tỷ đồng, tỷ lệ 76,3%.

- Các quận, huyện quản lý đầu tư: 902,828 tỷ đồng, tỷ lệ 23,7%.

+ Phân theo tiêu chí định mức: 775,828 tỷ đồng.

+ Thành phố bổ sung có mục tiêu: 127,000 tỷ đồng.

Việc bố trí nguồn vốn được phân bổ theo tiêu chí định mức thuộc quận,

huyện quản lý do HĐND cấp quận, huyện quyết định.

Vốn do thành phố bổ sung có mục tiêu phải phân bổ theo đúng danh mục và

số vốn thành phố bố trí.

13

(Chi tiết tại các Phụ lục số 6,7,8/BC-XDCB)

5. Các giải pháp thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2017:

a) Thực hiện nghiêm, có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ, nhất là Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016, Nghị quyết số

89/NQ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của

Bộ, ngành Trung ương, Nghị quyết của HĐND thành phố về tăng cường công tác

quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư XDCB. Chống thất thoát, lãng

phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư các công trình.

b) Triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của HĐND thành phố ban hành về

Danh mục đầu tư các dự án nhóm B, nhóm C trọng điểm; Kế hoạch đầu tư công

trung hạn 2016-2020; nguyên tắc, quy định phân bổ, phân bổ vốn.

c) Quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mạnh mẽ về vốn đầu tư

toàn xã hội năm 2017.

d) Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy chế phối hợp, có phân công, phân nhiệm

cụ thể giữa các sở, ngành, UBND quận, huyện, chủ đầu tư trong việc lập, thẩm

định, trình phê duyệt, đảm bảo kế hoạch vốn cho triển khai thực hiện dự án, đẩy

nhanh tiến độ giải ngân, không để nợ đọng XDCB.

đ) Thường xuyên kiện toàn Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các cấp; tổ

chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực xử lý, thẩm tra cho công

chức, viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ có liên quan đến vốn đầu tư công, đáp ứng

yêu cầu phân cấp trong đầu tư xây dựng.

e) Giao Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở: Kế hoạch

và Đầu tư, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và công nghệ

khẩn trương hoàn chỉnh Văn bản trình Chính phủ đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi

đặc thù cho thành phố Cần Thơ như đối với thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng theo

Kết luận số 07-KL/TW ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ Chính trị.

g) Yêu cầu Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ

tịch UBND quận, huyện rà soát, nghiêm túc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm

toán, tổ chức khắc phục ngay các tồn tại, sai sót, hạn chế.

h) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà

nước và các sở chuyên ngành thường xuyên kiểm tra, thực hiện nghiêm các quy

định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, giám

sát, nhà thầu thi công vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

theo thẩm quyền.

i) Giao Sở Tài nguyên và môi trường khẩn trương chỉ đạo Trung tâm phát

triển Quỹ đất thành phố, đồng thời phối hợp Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế

hoạch và Đầu tư khảo sát chọn lọc các dự án lập Đề án khai thác quỹ đất và các dự

14

án thành phần để xây dựng phương án vay vốn; tạo quỹ đất sạch kêu gọi đầu tư,

tăng thêm nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng.

k) Giao Giám đốc Sở Xây dưng tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động của các

nhà thầu tham gia xây dựng công trình theo đúng quy định; kiên quyết không

nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng khi không đáp ứng được các yêu cầu về

chất lượng công trình. Quan tâm kiểm tra việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công -

tổng dự toán, kiểm tra chất lượng xây dựng công trình.

l) Giao Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan ban ngành, Chủ tịch UBND quận,

huyện quan tâm hơn nữa việc kêu gọi, thực hiện xã hội hóa đầu tư.

m) Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện:

- Tuân thủ các nguyên tắc, bố trí vốn theo tiêu chí định mức được HĐND,

UBND thành phố giao đúng theo quy định của Nghị quyết HĐND thành phố đã

ban hành.

- Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách thành phố cho các quận, huyện

phải được thực hiện theo đúng mục tiêu, danh mục dự án đã phân bổ; trường hợp

trong năm ngân sách không thực hiện giải ngân hết, thành phố sẽ thu hồi về kết dư

ngân sách thành phố hoặc tiếp tục hỗ trợ cho quận, huyện nhưng phải đảm bảo

theo mục tiêu đã phân bổ ban đầu.

n) Giao Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư:

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về giám sát và đánh giá đầu tư.

- Yêu cầu các đơn vị thi công tập trung các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi

công, giải ngân nguồn vốn ngân sách Nhà nước đạt từ 95%KH trở lên.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát, kịp thời tháo

gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, đảm bảo chất lượng công trình, hoàn thành dự

án theo kế hoạch.

- Thực hiện đúng hướng dẫn về mức tạm ứng đối với các công việc của dự

án được thực hiện điều khoản hợp đồng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Khi lập hồ sơ mời thầu, cần căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu, để

đưa ra các yêu cầu đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch, tránh

hạn chế nhà thầu tham dự hoặc tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng; bước đánh

giá phải đúng tính chất của gói thầu, năng lực kinh nghiệm của nhà thầu.

- Không được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu chưa được bố

trí vốn. Đối với các gói thầu đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, phải tổ chức

nghiệm thu, thanh quyết toán theo đúng quy định và hợp đồng đã ký.

o) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế

hoạch đầu tư công năm 2017, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, chống

15

lãng phí, tuân thủ quy định của pháp luật. Kịp thời đề nghị cấp thẩm quyền xử lý

nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng vốn đầu tư công.

Trên đây là Báo cáo công tác xây dựng cơ bản năm 2016, nhiệm vụ năm

2017, Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp

thứ 4, khóa IX./.

Nơi nhận: - TT.TU, TT.HĐND TP (để báo cáo);

- UBMT TQVN thành phố Cần Thơ;

- CT, PCT UBND thành phố;

- Ban HĐND TP: KTNS, VH-XH, PC, Đô thị;

- Sở, ban, ngành thành phố;

- HĐND, UBND quận, huyện;

- VP UBND TP (3D);

- Lưu: VT, LHS

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

Đào Anh Dũng