10
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 891/QĐ-UBND An Giang, ngày 23 tháng 4 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Điu hành và TGiúp vic xây dng và trin khai Đề án “Liên kết Phát trin bn vng Tiu vùng Tgiác Long Xuyên” CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Quyết định s593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 ca Ththướng Chính phvvic Ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát trin kinh tế - xã hi vùng Đồng bng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020; Căn cứ Quyết định 2220/QĐ-TTg ngày 17/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằn sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020; Căn cứ Thông báo s 332/TB-VPCP ngày 14/10/2016 của Văn phòng Chính phvkết lun ca Phó Thtướng Vương Đình Huti Hi nghTái cơ cu ngành nông nghip gn vi quy hoch, kế hoch sdụng đất, thy li, xây dng nông thôn mi, liên kết hp tác phát trin sn xut nông sn chlc theo chui giá trvùng Đồng bng sông Cu Long và Kế hoch hp tác liên kết phát trin bn vững vùng Đồng Tháp Mười; Căn cứ Thông báo s48/TB-VPCP ngày 25/01/2017 của Văn phòng Chính phvkết lun của đồng chí Vương Đình Huti Hi nghtng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng, nhim vnăm 2017 của Ban Chđạo Tây Nam B; Căn cứ Quyết định s67/QĐ-UBND, ngày 11/01/2018 ca y ban nhân dân tnh An Giang vvic kin toàn Ban Điều hành và TGiúp vic xây dng và triển khai Đề án “Liên kết Phát trin bn vng Tiu vùng Tgiác Long Xuyên”; Căn cứ Công văn số 340/UBND-KTCN ngày 26/3/2018 ca UBND tnh Kiên Giang; Công văn số 411/UBND-KT ngày 16/3/2018 ca UBND tnh Hu Giang; Công văn số 810/UBND-KT ngày 16/3/2018 ca UBND thành phCn Thơ;

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E98EB02D205C9B9747258278004EEDE3... · Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 891/QĐ-UBND

An Giang, ngày 23 tháng 4 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Điều hành và Tổ Giúp việc

xây dựng và triển khai Đề án “Liên kết Phát triển bền vững Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ thướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định 2220/QĐ-TTg ngày 17/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằn sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông báo số 332/TB-VPCP ngày 14/10/2016 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới, liên kết hợp tác phát triển sản xuất nông sản chủ lực theo chuỗi giá trị vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Kế hoạch hợp tác liên kết phát triển bền vững vùng Đồng Tháp Mười;

Căn cứ Thông báo số 48/TB-VPCP ngày 25/01/2017 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của đồng chí Vương Đình Huệ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ;

Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-UBND, ngày 11/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc kiện toàn Ban Điều hành và Tổ Giúp việc xây dựng và triển khai Đề án “Liên kết Phát triển bền vững Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên”;

Căn cứ Công văn số 340/UBND-KTCN ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang; Công văn số 411/UBND-KT ngày 16/3/2018 của UBND tỉnh Hậu Giang; Công văn số 810/UBND-KT ngày 16/3/2018 của UBND thành phố Cần Thơ;

2

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang tại Tờ trình số 67/TTr-SNN&PTNT ngày 05 tháng 4 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế hoạt động của Ban

Điều hành và Tổ Giúp việc xây dựng và triển khai Đề án “Liên kết Phát triển bền vững Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố của 03 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ, các thành viên Ban Điều hành và Tổ Giúp việc xây dựng và triển khai Đề án “Liên kết Phát triển bền vững Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên” chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Bộ: KH&ĐT, NN&PTNT; - Văn phòng Chính phủ; - TT.TU: AG, KG, HG; Thành ủy TPCT; - UBND: AG, KG, HG, TPCT; - Sở NN&PTNT: AG, KG, HG, TPCT; - Sở KHĐT: AG, KG, HG, TPCT; - Sở KHCN: AG, KG, HG, TPCT, - Văn phòng UBND: AG, KG, HG, TPCT; - Như Điều 4; - Lãnh đạo VP.UBND An Giang; - Phòng: KTN, KGVX, TH, HCTC; - Lưu VT.

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Vương Bình Thạnh

3

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ

Quy định hoạt động của Ban Điều hành và Tổ Giúp việc xây dựng và triển khai Đề án “Liên kết Phát triển bền vững Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên”. (Ban hành kèm theo Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2018

Chủ tịch của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang) __________________________

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về trách nhiệm, quyền hạn,

chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Điều hành và Tổ Giúp việc xây dựng và triển khai Đề án “Liên kết Phát triển bền vững Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên (sau đây gọi tắt là Ban Điều hành).

2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng cho Ban Điều hành và Tổ Giúp việc gồm 03 tỉnh và 01 thành phố trong Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên: An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ (sau đây gọi tắt là: 04 tỉnh) và các đơn vị có thành viên tham gia trong Ban Điều hành và Tổ giúp việc.

Điều 2. Các thành viên của Ban Điều hành và Tổ Giúp việc có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động và thực hiện nhiệm vụ do Trưởng Ban và các Phó Trưởng ban phân công.

Điều 3. Tổ chức hoạt động 1. Ban Điều hành gồm: Trưởng Ban là Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố, Phó

Trưởng ban Thường trực là Phó Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố (tỉnh/thành phố làm Trưởng Ban); 03 Phó Trưởng ban là các Phó Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố còn lại, các thành viên tham gia là lãnh đạo các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ của 04 tỉnh và chuyên gia tham gia với tư cách là cố vấn cho Ban Điều hành về lĩnh vực chuyên môn.

2. Các thành viên Ban Điều hành và Tổ Giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; ngoài các cán bộ tham gia là Tổ giúp việc cho Ban Điều hành, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể sử dụng thêm cán bộ, chuyên môn thuộc cơ quan, đơn vị mình để tham gia hoạt động.

3. Ban Điều hành và Tổ Giúp việc hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, chia sẻ, hợp tác, công khai, minh bạch.

4

Điều 4. Vai trò của Ban Điều hành và Tổ Giúp việc” 1. Ban Điều hành: Có vai trò điều phối, chỉ đạo các sở, ban, ngành liên

quan thuộc 04 tỉnh liên quan đến việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Liên kết Phát triển bền vững Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên” (sau đây gọi tắt là Đề án).

2. Tổ Giúp việc: Tham mưu và giúp việc cho Ban Điều hành trong việc tổng hợp, báo cáo, phối hợp thực hiện tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, khảo sát, học tập kinh nghiệp, tham vấn cộng đồng, tham vấn chuyên gia và nhà khoa học…và đề xuất triển khai thực hiện những nhiệm vụ xây dựng và triển khai Đề án.

Điều 5. Cơ quan thường trực Ban Điều hành và cơ quan giúp việc - Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố là cơ quan thường trực của Ban Điều

hành; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố là cơ quan giúp

việc Ban Điều hành.

Chương II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA

BAN ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ GIÚP VIỆC

Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Điều hành - Chỉ đạo thành viên Ban Điều hành, Tổ giúp việc, các cơ quan liên quan

của 04 tỉnh trong Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án;

- Xây dựng các đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các cơ chế chính sách phục vụ phát triển Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên;

- Đề xuất Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố tham gia Đề án xem xét bố trí nguồn kinh phí hoạt động phù hợp với quy định hiện hành;

- Thực hiện theo Quyết định số 67/QĐ-UBND, ngày 11/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc kiện toàn Ban Điều hành và Tổ Giúp việc xây dựng và triển khai Đề án “Liên kết Phát triển bền vững Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên”.

Điều 7. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Điều hành 1. Chỉ đạo xây dựng, tổ chức triển khai nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của

Ban Điều hành. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Điều hành; khi cần thiết chỉ đạo phân công các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan của 04 tỉnh thuộc Tiểu vùng tham gia phối hợp thực hiện;

2. Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Điều hành (hoặc giao cho các Phó Trưởng ban để triển khai thực hiện);

3. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền

5

hạn của Ban Điều hành. Điều 8. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Trưởng Ban

Điều hành 1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về việc thực hiện nhiệm vụ được

phân công; 2. Giúp Trưởng ban trực tiếp điều phối các hoạt động của Ban Điều hành

trong việc chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện Đề án; 3. Tham mưu cho Trưởng ban, UBND tỉnh/thành phố, Tỉnh ủy/thành ủy

trong Tiểu vùng Tứ giác Long xuyên đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để xây dựng và triển khai Đề án;

4. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố của 04 tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao;

5. Báo cáo Trưởng ban về kết quả thực hiện và sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức xây dựng và triển khai Đề án;

6. Thừa ủy quyền của Trưởng ban xử lý các công việc thường xuyên của Ban Điều hành liên quan đến các nhiệm vụ xây dựng và triển khai Đề án;

7. Chủ trì tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất theo sự phân công của Trưởng ban.

Điều 9. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Điều hành

1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc 04 tỉnh Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên:

a) Giúp Trưởng ban trực tiếp điều phối các hoạt động của Ban Điều hành trong việc chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện Đề án;

b) Tham mưu rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về quản lý điều hành Đề án;

c) Xử lý các công việc thường xuyên liên quan đến các nhiệm vụ của việc xây dựng và triển khai Đề án;

d) Chủ trì tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất trong việc xây dựng và triển khai Đề án theo sự phân công của Trưởng Ban hoặc các Phó Trưởng Ban;

đ) Đầu mối thực hiện chế độ báo cáo về kết quả xây dựng và triển khai thực hiện Đề án. Đề xuất, phối hợp với các Tổ chức trong và ngoài nước, các nhà khoa học, chuyên gia để xây dựng và thu hút vốn để triển khai thực hiện Đề án;

e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với sở, ban, ngành liên quan thuộc 04 tỉnh tham mưu Trưởng Ban Điều hành thực hiện các quy trình thẩm định Đề án và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chi tiết;

g) Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban phân công.

6

2. Thành viên thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của 04 tỉnh Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên:

a) Giúp Trưởng ban thực hiện việc quản lý nguồn vốn thực hiện Đề án; b) Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư công

thực hiện các chương trình, dự án, chuỗi giá trị…Phối hợp các sở, ngành liên quan thuộc 04 tỉnh xây dựng phương án phân bổ, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Đề án;

c) Hướng dẫn trình tự thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc Đề án;

d) Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công trình đầu tư xây dựng thuộc Đề án;

đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban phân công.

3. Thành viên tham gia thuộc Sở Khoa học và Công nghệ 04 tỉnh Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên:

a) Tham mưu UBND tỉnh/thành phố sử dụng kinh phí sự nghiệp Khoa học và Công nghệ để triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ thuộc đề án được thực hiện trên địa bàn (nếu có) theo quy định của luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản hướng dẫn có liên quan;

b) Tham mưu cho Ban Điều hành trong việc đặt hàng các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân xây dựng nội dung Đề án chi tiết; đồng thời, tham mưu cho Ban Điều hành công tác triển khai xét chọn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị/cá nhân trong việc xây dựng nội dung Đề án chi tiết;

c) Tham mưu thành lập các Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ theo quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ về xét chọn đơn vị/cá nhân tư vấn để xây dựng nội dung Đề án chi tiết;

d) Phối hợp với các sở, ban, ngành của địa phương và các cơ quan liên quan đề xuất danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia có tính liên ngành, liên vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên;

đ) Thực hiện theo khoản a, mục 2 của Thông báo số 416/TB-VPUBND, ngày 24/10/2017 của Văn phòng UBND tỉnh An Giang về thống nhất nội dung tại cuộc họp Ban điều hành;

e) Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban phân công.

Điều 10: Về sử dụng con dấu: - Văn bản do Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Thường trực ký được sử

dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố làm Trưởng Ban;

7

- Văn bản do các Phó Trưởng Ban ký được sử dụng con dấu của đơn vị mình.

Chương III CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN ĐIỀU HÀNH

Điều 11. Nguyên tắc làm việc của Ban Điều hành Thực hiện theo nguyên tắc/cơ chế luân phiên giữa 04 tỉnh/thành phố: 1. Ban Điều hành chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân

tỉnh/thành phố 04 tỉnh và của lãnh đạo Ban Điều hành trong quản lý, điều hành, tổ chức xây dựng và thực hiện Đề án, trong đó:

- Trưởng Ban điều hành là Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố thực hiện theo cơ chế luân phiên mỗi 02 năm giữa các tỉnh/thành phố: An Giang - Kiên Giang - Cần Thơ - Hậu Giang, cụ thể như sau:

+ Từ năm 2017 - 2018: An Giang; + Từ năm 2019 - 2020: Kiên Giang; + Từ năm 2021 - 2022: Cần Thơ; + Từ năm 2023 - 2024: Hậu Giang; + Và lập lại bắt đầu từ An Giang. - Phó Trưởng Ban Thường trực: Là Phó Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố

thuộc tỉnh/thành phố làm Trưởng Ban Điều hành. - Cơ quan thường trực: UBND tỉnh/thành phố nơi Chủ tịch UBND

tỉnh/thành phố làm Trưởng Ban Điều hành. - Cơ quan giúp việc: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh/thành phố thuộc

tỉnh/thành phố làm Trưởng Ban Điều hành. 2. Ban Điều hành làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cùng phối

hợp, luân phiên giữa 04 tỉnh; đồng thời, chia sẻ, minh bạch các thông tin và tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động phù hợp với quy định hiện hành (ngoại trừ sự thỏa thuận khác khi có sự thống nhất của Trưởng ban hoặc các Phó Trưởng ban).

3. Về kinh phí: - Nguồn và nội dung chi cho hoạt động thường xuyên:

Ủy ban nhân dân 04 tỉnh/thành phố tham gia Đề án xem xét bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn tài trợ khác (nếu có) và giao dự toán hoạt động hàng năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với quy định hiện hành. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này chi cho các hoạt động thường xuyên của Ban Điều hành và Tổ Giúp việc gồm: Chi cho các hoạt động tổ chức xây dựng và triển khai Đề án; các hoạt động thu hút đầu tư; các cuộc

8

họp, Hội nghị, Hội thảo, Hội thảo chuyên đề, tọa đàm, khảo sát, tham vấn cộng đồng và chuyên gia, giám sát, đánh giá, khen thưởng, tham dự các Hội nghị, Hội thảo, tổ chức sơ, tổng kết; công tác phí, ... Trường hợp trong quá trình triển khai thực hiện Đề án phát sinh các chuyến công tác (trong và ngoài nước) học tập kinh nghiệm các cách làm hay, đột phá, các mô hình sản xuất tốt,... thì do Ban Điều hành xem xét, quyết định về kế hoạch đi, kinh phí và nguồn thực hiện.”

- Cơ chế sử dụng kinh phí:

Việc triển khai thực hiện Đề án tại tỉnh nào thì tỉnh đó có trách nhiệm chi trả kinh phí. Riêng thù lao tham gia Ban Điều hành của chuyên gia do tỉnh/thành phố làm Trưởng Ban chi theo quy định.

- Kinh phí cho xây dựng nội dung Đề án chi tiết: Thực hiện theo nguyên tắc đóng góp 1:1:1:1 (hoặc có sự thỏa thuận riêng)

từ nguồn kinh phí của tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ hoặc nguồn hợp pháp khác (nếu có) và ủy quyền cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang là đơn vị đại diện quản lý và tham mưu sử dụng nguồn kinh phí này (Kinh phí cho xây dựng nội dung Đề án chi tiết) phục vụ cho việc đặt hàng, thuê tư vấn để xây dựng nội dung Đề án chi tiết.

4. Về nguồn nhân lực: Ban Điều hành sử dụng bộ máy của các cơ quan có thành viên tham gia Ban Điều hành và Tổ Giúp việc để hoạt động. Các đơn vị tham gia Ban Điều hành và Tổ Giúp việc nếu có sự thay đổi thành viên, thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan giúp việc (quy định tại Điều 5) để điều chỉnh.

Điều 12. Chế độ làm việc 1. Ban Điều hành họp định kỳ hàng 06 tháng/lần, họp tổng kết năm, và họp

đột xuất theo sự chỉ đạo của Trưởng ban hoặc các Phó Trưởng ban. Các kỳ họp Ban Điều hành do Trưởng ban hoặc các Phó Trưởng ban chủ trì.

2. Nội dung cuộc họp, thành phần tham dự họp, địa điểm và thời gian tổ chức do tỉnh/thành phố làm Trưởng ban quyết định hoặc có sự thỏa thuận khác.

3. Cuộc họp của Ban Điều hành phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian, địa điểm ít nhất trước 01 tuần (05 ngày) làm việc. Các thành viên Ban Điều hành và Tổ Giúp việc có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp và chuẩn bị các nội dung công việc thuộc nhiệm vụ được phân công để báo cáo trong cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo và xin ý kiến chủ trì cuộc họp.

4. Kết luận của chủ trì cuộc họp được thể hiện bằng văn bản thông báo Ban Điều hành.

Điều 13. Quan hệ công tác 1. Các thành viên Ban Điều hành và Tổ Giúp việc thực hiện nhiệm vụ do

Trưởng ban, các Phó trưởng ban phân công.

9

2. Quan hệ công tác giữa các thành viên Tổ Giúp việc và Ban Điều hành: Thực hiện theo sự phân công, chỉ đạo của thành viên Ban Điều hành.

3. Quan hệ công tác giữa các thành viên Ban Điều hành và giữa các thành viên Tổ Giúp việc với nhau: Có trách nhiệm phối hợp trong việc theo dõi, chỉ đạo xây dựng và triển khai nội dung Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Điều 14. Chế độ thông tin, báo cáo 1. Chế độ thông tin, báo cáo: - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố làm Trưởng ban

có trách nhiệm tổng hợp các thông tin, báo cáo và các nội dung liên quan đến xây dựng và triển khai Đề án từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố khác gửi về. Các Sở, ngành khác tham gia Đề án gửi thông tin, báo cáo, đề xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các báo cáo gồm: báo cáo quý, năm và báo cáo đột xuất 2. Thời gian gửi báo cáo: - Đối với báo cáo Quý: Ngày 25 của tháng cuối mỗi quý. - Đối với báo cáo năm: Ngày 20 của tháng cuối năm. - Thực hiện báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Trưởng ban hoặc các

Phó Trưởng ban. 3. Thông tin liên lạc: - Khuyến khích sử dụng thư điện tử để liên lạc giữa các thành viên trong

Ban Điều hành và Tổ giúp việc, giữa các sở, ngành, đơn vị liên quan. Trong đó, các văn bản cần chuyển nhanh được sử dụng bản scan văn bản và gửi bằng thư điện tử; sau đó, văn bản giấy có thể đến sau.

- Tổ Giúp việc Ban Điều hành được sử dụng thư điện tử để mời các thành viên Tổ giúp việc hội ý, thảo luận, họp và các hoạt động khác có liên quan trong Tổ.

Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Trách nhiệm thành viên Ban Điều hành và Tổ Giúp việc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và địa phương liên quan

Các thành viên Ban Điều hành và Tổ Giúp việc có trách nhiệm phổ biến Quy chế này đến cán bộ, công chức của đơn vị mình, đồng thời tổ chức triển khai phối hợp thực hiện hiệu quả.

Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và triển khai nội dung Đề án, đồng thời, đánh giá kết quả thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.

10

Thủ trưởng các sở, ban ngành tham gia trong Ban Điều hành chịu trách nhiệm về chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung thuộc phạm vi mình phụ trách.

Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi quy chế phù hợp với tình hình thực tiễn, trên cơ sở đề xuất của các thành viên Ban Điều hành, cơ quan giúp việc tổng hợp báo cáo với Trưởng Ban Điều hành xem xét, quyết định./.

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Vương Bình Thạnh