91
- 1 - Y BAN NHÂN DÂN THÀNH PHHLONG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 - PHỤ LỤC - THE BOSTON CONSULTING GROUP

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

- 1 -

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG

QUY HOẠCH TỔNG THỂ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ

LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- PHỤ LỤC -

THE BOSTON CONSULTING GROUP

- 2 -

MỤC LỤC

A. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI HẠ LONG ............. 3

B. PHƯƠNG THỨC TÍNH TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TOÀN XÃ HỘI - ICOR12

C. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ....................................... 13

D. TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN DU LỊCH ......................................................... 33

E. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐÂT – QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HẠ

LONG ..................................................................................................................... 62

F. TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI .................................................................................. 64

G. MÔ HÌNH QUY TRÌNH XỬ LÝ SONG SONG TẠI BẮC NINH ........... 69

H. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI, THÁCH THỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN

KINH TẾ VIỆT NAM.............................................................................................. 70

I. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CẢ NƯỚC .............. 75

J. BÀI HỌC THỰC TIỄN PHÙ HỢP NHẤT VỀ PHÁT TRIỂN VỪA VÀ

NHỎ ..................................................................................................................... 77

K. CÁC BÀI HỌC THỰC TIỄN PHÙ HỢP VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN

LÝ HÀNH CHÍNH .................................................................................................. 84

- 3 -

A. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI HẠ LONG

Phát triển kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ phức tạp với sự tham gia của

nhiều chủ thể, từ chính quyền tới các doanh nghiệp và người dân. Để tối ưu hóa

hiệu quả của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Thành phố cần ưu tiên

nguồn lực trong các hoạt động có thể mang lại tác động rộng khắp tới các chủ thể

liên quan. Những giải pháp hữu hiệu nhất thường là những nhiệm vụ giản đơn như

nâng cao trình độ quản lý hay khơi dậy tinh thần kinh doanh của các doanh nghiệp

địa phương. Hình dưới đây thể hiện thứ tự ưu tiên này, trong đó, phần đáy tháp là

những hoạt động có tác động lớn nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của

Thành phố.

.

Hình 1: Khung các mức ưu tiên trong phát triển

Nguồn: Phân tích của Nhóm tư vấn

Các nhóm giải pháp dưới đây được sắp xếp dựa trên quy mô,tầm ảnh hưởng

và mức độ tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố:

1. Gỡ bỏ những trở ngại – gỡ bỏ những trở ngại về quy định, các rào cản

phi tự nhiên khi tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế. Một phản hồi chung

từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long và từ các nhà đầu tư từ nơi

khác đến là mong muốn chính quyền Thành phố đơn giản hóa các quy trình, quy

định và cải thiện năng lực của đội ngũ cán bộ công chức. Tình trạng thiếu nhất

quán trong quá trình thi hành pháp luật do cơ chế không thống nhất, thường xuyên

Hỗ trợ:

Tài trợ đào tạo và cơ sở hạ tầng cho

ngành công nghiệp mục tiêu

Tạo thuận lợi:

Tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi

Loại bỏ những trở ngại:

Loại bỏ những quy định gây vướng mắc và rào cản gia nhập thị trường

Khuyến khích:

Đưa ra các ưu đãi về thuế, bảo lãnh

Trợ cấp:

Cung cấp tiền mặt, trợ cấp thuế

Thứ tự hành động:

Giảm hiệu quả chi phí, giảm quy mô

tác động

- 4 -

thay mới các nghị định, quyết định, các chính sách không còn mang tính thực tiễn

với các doanh nghiệp và đội ngũ công chức với năng lực còn hạn chế, thiếu động

lực. Tất cả những điều này khiến các doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian để giải

quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục giấy tờ thay vì tập trung phát triển hoạt

động kinh doanh và xây dựng chiến lược cho tương lai. Sự thiếu nhất quán này

không chỉ gây phiền nhiễu mà còn làm giảm ý chí kinh doanh của người dân địa

phương do các cơ sở nhỏ mới thành lập không có nhiều nguồn lực để gây dựng

quan hệ với Chính quyền. Do đó, một cơ chế quản lý đơn giản, nằm trong khả

năng dự đoán và được thực thi đúng đắn sẽ có tác động đáng kể lên mức tăng

trưởng của Thành phố, bởi một cơ chế như vậy sẽ có ảnh hưởng tích cực không chỉ

đến các doanh nghiệp mà còn cả người dân và các nhà đầu tư tiềm năng.

2. Tạo thuận lợi – tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Việc

dự báo và lập kế hoạch cho những ngành kinh tế được đặc biệt quan tâm đầu tư

trong tương lai là điều không hề dễ dàng. Khi áp dụng những thực tiễn từ các địa

phương khác đã làm, thành phố Hạ Long chưa tính đến việc từng khu vực khác

nhau sẽ có những đặc trưng nhất định, mà quan trọng hơn, địa phương còn bỏ qua

những lợi thế hiện có. Thay vì đặt mục tiêu cho một số ngành kinh tế nhất định,

Thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp địa phương

cũng như nhà đầu tư từ bên ngoài nhận ra đây là một điểm đến hấp dẫn để họ khởi

nghiệp hay thậm chí chuyển địa bàn kinh doanh tới đây. Có thể liệt kê một số điều

kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như: quy định đơn giản, nằm trong khả

năng dự đoán của doanh nghiệp, quy hoạch đất đai rõ ràng, cơ sở hạ tầng giao

thông, điện, nước đầy đủ và có nguồn lao động qua đào tạo.

3. Hỗ trợ – đầu tư vào công tác đào tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các

ngành kinh tế mũi nhọn. Sau khi đã đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, Thành phố có thể tập trung nguồn lực

cho công tác đào tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các ngành kinh tế

trọng điểm. Đối với trường hợp của thành phố Hạ Long, cần đảm bảo các ngành

Du lịch và ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có nguồn nhân lực dồi dào và chất

lượng cao, đồng thời có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu. Để thực hiện tốt điều này

cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Thành phố với các ngành nhằm đảm bảo cung ứng

đúng những gì cần thiết. Thành phố cũng cần đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết để những

ngành nêu trên sẽ để không ra gây tác động tiêu cực tới các ngành khác trong khu

vực.

4. Khuyến khích – có các chính sách ưu đãi về thuế và bảo lãnh. Các chính

sách này cần được thực thi một cách thận trọng và chính điều này sẽ giúp tạo điều

kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (ý 2 nêu trên) nhằm khuyến

khích các doanh nghiệp mong muốn khởi nghiệp tại thành phố Hạ Long hoặc

chuyển địa bàn kinh doanh đến đây. Đó là những ngành có thể mang lại cho Thành

phố những kiến thức nghiệp vụ đặc biệt, hoặc đáp ứng được nhu cầu trước mắt của

Thành phố. Đơn cử như các khách sạn cao cấp hay các đơn vị sản xuất thiết bị điện

sẵn sàng đầu tư, đào tạo và tuyển dụng lao động của thành phố Hạ Long.

- 5 -

5. Trợ cấp – trợ cấp bằng tiền mặt, hỗ trợ về thuế Tương tự như chính

sách ưu đãi, các chính sách trợ cấp cũng cần được thực hiện một cách thận trọng để

gia tăng số lượng các doanh nghiệp mong muốn kinh doanh trên địa bàn thành phố

Hạ Long. Doanh nghiệp địa phương thường được trợ cấp để có thể bắt kịp được

các đối thủ cạnh tranh. Cần lưu ý rằng tương tự như bồi dưỡng một vận động viên

để trở thành nhà vô địch là công việc hết sức gian khổ và chỉ thực hiện khi đã nhìn

thấy được lợi ích rõ rệt. Chẳng hạn như tạo ra một sản phẩm, dịch vụ tốt, có khả

năng cạnh tranh và thực sự cần đối với thành phố.

Các khoản đầu tư như FDI là một động lực quan trọng trong phát triển kinh

tế, nhất là ở những thị trường mới nổi. Nhưng ngoài FDI, một động lực quan trọng

nữa của tăng trưởng toàn cầu chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).

Các doanh nghiệp này tạo ra công ăn việc làm cho người dân, là khởi nguồn của

những phát minh và mô hình kinh doanh mới và đóng góp nhiều nhất vào sự phát

triển của địa phương sở tại. Một điểm đáng ghi nhận là đa số các doanh nghiệp tư

nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long đều do người dân Hạ Long làm chủ.

Ngoài việc tiếp tục khuyến khích FDI, thành phố Hạ Long cũng cần phát

huy và hỗ trợ cho các DNVVN tại địa phương. Hình bên dưới mô tả một số chính

sách đã được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới. Trước mắt, thành phố Hạ Long

cần tập trung vào các giải pháp có tính chất loại bỏ những trở ngại đối với

DNVVN để họ có thể tập trung vào phát triển doanh nghiệp của mình. Một số giải

pháp như: Đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuẩn bị quỹ đất, có đội ngũ công

chức được đào tạo bài bản và tận tụy sẽ giúp cho các DNVVN rất nhiều. Đặc biệt,

thành phố Hạ Long cần có sự tham gia của các DNVVN trong các ngành Du lịch,

Bán buôn - Bán lẻ, Tài chính - Ngân hàng và Vui chơi giải trí. Những ngành này

đóng vai trò quan trọng trong công tác phát triển du lịch của Thành phố.

- 6 -

Hình 2: Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguồn: Phân tích của nhóm tư vấn

Khi thực hiện các chính sách này, Thành phố cần lưu ý những điểm sau đây

để đạt hiệu quả tối đa và giảm thiểu lãng phí:

Xác định rõ mục tiêu cơ bản: Thành phố cần nhất quán mục tiêu cơ bản

để có thể điều chỉnh và ưu tiên các nỗ lực cần thực hiện. Với trường hợp của thành

phố Hạ Long, mục tiêu cơ bản chính là chuyển đổi kinh tế từ "nâu" sang "xanh",

trong đó lấy ngành Du lịch và Công nghiệp chế biến, chế tạo là những động lực

kinh tế "xanh" chủ đạo.

Nghĩ xa hơn ngoài các lợi thế cạnh tranh sẵn có: Xây dựng được lợi thế

cạnh tranh mang lại hiệu quả rất lớn. Tuy nhiên, lợi thế thực sự thường nằm ở giá

trị cốt lõi và lâu dài của nguồn lực. Tài nguyên thiên nhiên và vịnh Hạ Long là

những tài sản độc đáo của thành phố Hạ Long, mặc dù vậy, Thành phố vẫn cần lưu

ý cải thiện về mặt quản lý, cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động và công tác hỗ trợ phát

triển của địa phương.

"Phát triển là một môn thể thao đồng đội": Bất kỳ giải pháp nào cũng

cần sự đồng thuận, ủng hộ và sự tham gia của các nhân tố trong và ngoài thành phố

Hạ Long. Điều này có nghĩa là lãnh đạo Thành phố, cấp tỉnh và cấp quốc gia, các

doanh nghiệp cũng như người dân Hạ Long phải thống nhất về những việc cần làm

trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đồng thời thực sự nỗ lực vì thành công và sự

phát triển của Thành phố.

- 7 -

Xây dựng chiến lược phù hợp với thực tiễn: Thành phố cần tập trung

vào các giải pháp mang tính thực tiễn, phù hợp trong khuôn khổ thời gian cho phép

để mang lại những tác động tích cực trong bối cảnh phát triển chung của thành

phố.

Chuyển dịch từ một nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang một nền

kinh tế "xanh" với Du lịch là chủ yếu, là một thách thức. Điều đáng mừng là một

số quốc gia và thành phố khác đã cho thấy việc chuyển dịch như vậy có thể thành

công. Hình dưới đây cho thấy những thực tiễn thành công ở Châu Âu. Tương tự

như tình hình hiện nay của thành phố Hạ Long, các địa phương này đều từng lệ

thuộc vào than. Những thách thức của các địa phương này từng gặp phải cũng

tương tự như các thách thức mà thành phố Hạ Long đang gặp phải hiện nay như sự

kém phát triển của các DNVVN và văn hóa kinh doanh, thiếu lao động lành nghề

và vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác than. Những khu vực này đã

chuyển dịch thành công sang nền kinh tế đa dạng hơn với ngành Công nghiệp chế

biến, chế tạo có giá trị tăng thêm cao, phát triển ngành Dịch vụ (du lịch),DNVVN,

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và quá trình hoàn nguyên môi trường.

- 8 -

Hình 3: Ví dụ của việc chuyển đổi từ "nâu" sang "xanh"

Nguồn: Bài báo “Thúc đẩy quá trình hoàn nguyên của các khu vực khai thác than ở châu Âu”, RECORE, EURACO,

phân tích của Nhóm tư vấn.

Quá trình chuyển đổi này đã thành công nhờ những lãnh đạo có tầm nhìn và

kiên định, đội ngũ công chức tận tụy và có năng lực, sự hợp tác chặt chẽ giữa chính

phủ, doanh nghiệp, người dân và nhà đầu tư cùng với một chiến lược dài hạn. Hình

dưới đây thể hiện những bài học thành công của một số địa phương và cách mà

thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh có thể triển khai áp dụng. Việc học hỏi từ

những thực tiễn tốt nhất và áp dụng chiến lược hợp lý đối với địa phương có thể

đưa thành phố Hạ Long trở thành một bài học thành công nữa của quá trình chuyển

đổi từ "nâu" sang "xanh".

- 9 -

Hình 4: Các yếu tố thành công và thực tế áp dụng cho thành phố Hạ Long và

tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Bài báo “Thúc đẩy quá trình hoàn nguyên của các khu vực khai thác than ở châu Âu”, RECORE, EURACO,

phân tích của Nhóm tư vấn

Các yếu tố thành công chủ

chốt Các ví dụ Các gợi ý cho Quảng Ninh

• Hợp tác với các công ty khai thác

mỏ để đảm bảo cải tạo phù hợp

với chương trình phát triển

• Phát triển cơ sở hạ tầng mục tiêu

để hỗ trợ tăng trưởng cho các

ngành ưu tiên

• Hợp tác với các doanh nghiệp để

phát triển nguồn nhân lực

• Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các

DNVVN

• Tích cực quảng bá các thành tựu

phát triển ban đầu để thu hút FDI

• Tận dụng di sản khai thác than để

phát triển du lịch

• Làm sạch môi trường và xây dựng

các trung tâm giải trí ở Rybnik

(Silesia), Ba Lan

• Nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Onnaing,

Pháp để đáp ứng nhu cầu của các

hãng sản xuất xe hơi quốc tế

• Các doanh nghiệp phát triển chương

trình đào tạo ở Silesia, Ba Lan

• Trung tâm Vườn ươm doanh nghiệp

khu vực ở Novoshakhtinsk, Russia

• Thúc đẩy công nghiệp hóa ở

Lorraine, Pháp, thu hút nhà đầu tư

đặt cơ sở tại khu vực

• UNESCO công nhận bảo tàng làng

mỏ của Blaenavon, Anh

• Tích cực hợp tác với các công ty

khai thác mỏ trong quá trình phê

duyệt dự án phục hồi

• Ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng cần

thiết cho phát triển các ngành cần

được ưu tiên

• Lôi kéo sự tham gia tích cực của

các doanh nghiệp trong các chương

trình đào tạo nghề

• Đơn giản hoá các quy định về môi

trường đối với các DNVVN

• Đạt kết quả nhanh chóng để xây

dựng hình ảnh và thu hút các nhà

đầu tư

• Phát triển các điểm thu hút du lịch

trên các vùng khai thác mỏ than cũ

Các sáng kiến được định hướng bới chiến lược phát triển rõ ràng

của địa phương để đảm bảo tính nhất quán

- 10 -

1.1.1. Mục tiêu phát triển tổng thể

Thành phố Hạ Long cần tuân thủ định hướng tư tưởng của Đảng và Nhà

nước, chủ trương chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia và vùng, xây

dựng và bảo vệ đất nước. Hội nghị Trung ương Đảng khóa XI đã phê duyệt chủ

trương hướng đến một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh

xã hội, quốc phòng và an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long phải phù hợp với chiến

lược và quy hoạch phát triển của quốc gia, của vùng và của các ngành (đặc biệt là

của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng đồng bằng sông Hồng). thành phố

Hạ Long sẽ được đầu tư xây dựng để trở thành động lực phát triển chính tỉnh

Quảng Ninh và của quốc gia, là cửa ngõ thương mại và hợp tác kinh tế vùng, quốc

gia và quốc tế mà vẫn phải duy trì vai trò là một địa phương cung cấp nguồn năng

lượng chính cho quốc gia;

Phát triển kinh tế - xã hội bền vững phù hợp với các mục tiêu của chiến

lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo phương

thức sản xuất từ "nâu" sang "xanh", ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ và các

ngành Công nghiệp phi khai khoáng, thực hiện khai thác than sạch hơn và bền

vững hơn;

Thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững dài

hạn;

Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở phát huy tài sản hiện có và các

dự án mang tính đột phá có sự thúc đẩy từ bên ngoài, tận dụng hiệu quả lợi thế so

sánh của thành phố Hạ Long, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá độc

đáo, tài nguyên than và các loại khoáng sản dồi dào khác, vị trí địa lý thuận lợi với

tiềm năng phát triển nông nghiệp và kinh tế biển;

Phát triển nguồn nhân lực cần được quan tâm đầy đủ như một trụ cột

chính trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt liên quan đến việc phát triển và thu

hút nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát huy các ứng dụng khoa học - công

nghệ để đáp ứng các mục tiêu phát triển;

Phát triển kinh tế cần đi kèm các phương án đảm bảo an sinh xã hội, thu

hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao mức sống của người dân và bảo đảm phát

triển xã hội, cân bằng giữa các tầng lớp, dân cư đô thị và nông thôn;

Chủ động phát triển hợp tác quốc tế, tận dụng điều kiện thuận lợi trên toàn

cầu và giải quyết các rủi ro trong xu hướng kinh tế khu vực và quốc tế. Tăng

cường phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với quốc phòng và an

ninh, bảo đảm ổn định biên giới, hòa bình, hợp tác và thân thiện với các nước láng

giềng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới và biển đảo, duy trì ổn định chính trị,

- 11 -

trật tự an toàn xã hội và góp phần cải thiện vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu

vực và trên trường quốc tế.

Mục tiêu phát triển đến năm 2020

Đến năm 2020, Hạ Long sẽ trở thành một thành phố phát triển năng động, hiện đại,

thành phố xanh, là một thành phố dịch vu- công nghiệp, một trung tâm du lịch của

cả nước mang tầm quốc tế, cung cấp các dịch vụ công nghiệp xanh; một điểm du

lịch phát triển mạnh được biết đến trên phạm vi toàn cầu; một cửa ngõ du lịch đến

Việt Nam và là một trong những trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, trung

tâm tổ chức hội nghị, hội thảo của Miền Bắc.

Với vai trò là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long sẽ tiếp tục là

trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã

hội, đô thị và kỹ thuật phát triển. Thành phố sẽ đẩy mạnh các phát triển và giảm

nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người

dân, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy tài sản văn hóa của

địa phương, của di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long và bảo vệ môi trường bền vững.

Thành phố tập trung phát triển dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, lấy

trọng tâm là phát triển dịch vụ gắn với việc phát huy giá trị của Di sản Kỳ quan

thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long mở rộng kết nối với Vịnh Bái Tử Long và các

sản phẩm du lịch trong Tỉnh đồng thời tập trung xây dựng các dự án ưu tiên để xúc

tiến xây dựng phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp giải trí, công

nghiệp văn hóa dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức ở trình độ

cao, tạo ra sự đột phá, khác biệt và giá trị gia tăng cao.

Thành phố quan tâm khai thác 3 trụ cột phát triển là con người, tài nguyên

thiên nhiên, văn hóa làm lợi thế so sánh, đảm bảo các ngành, sản phẩm dịch vụ, du

lịch của Hạ Long nhanh chóng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành các

thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế. Thành phố Hạ Long là đầu tàu trong đổi

mới mô hình tăng trưởng và xây dựng chính quyền đô thị, nỗ lực chuyển đổi mô

hình phát triển từ "nâu" sang "xanh" để các địa phương khác trong Tỉnh có thể học

hỏi. Phát triển kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi nền tảng vững chắc về quốc phòng, an

ninh, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Phần này sẽ mô tả các mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi

trường, quốc phòng và an ninh.

- 12 -

B. PHƯƠNG THỨC TÍNH TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TOÀN XÃ HỘI - ICOR

Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội được tính dựa trên hệ số ICOR dựa vào các

số liệu lịch sử đối chiếu với các nền kinh tế tương tự để Thành phố Hạ Long đạt

được mức tăng trưởng như đề ra trong phần mục tiêu đến năm 2020. Nhu cầu đầu

tư toàn xã hội này bao gồm các dự án ưu tiên của Thành phố đến năm 2020.

Việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội sử dụng phương pháp ICOR

(incremental capital output ratio). So sánh với mức độ phát triển của các nền kinh

tế có trình độ tương đương với địa phương, hệ số ICOR được xác định hợp lý ở

mức 4,5, tức là 4,5 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra 1 đồng GDP tăng thêm. Thống kê cho

thấy phần lớn các nền kinh tế tại Châu Á với mức GDP/đầu người dưới 10.000 đô

la Mỹ cũng có mức ICOR quanh mức 4,5.

Hình 5: Tương quan giữa ICOR và GDP trên đầu người của các nền kinh tế

Châu Á

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á – ADB: NESDB's "A Revisit to the

Incremental Capital-Output Ratio, The Case of Asian Economies and Thailand"; ADB Key

Indicators for Asia and the Pacific Annual Reports.

0

4

8

12

16

20

10 100 1,000 10,000 100,000

GDP bình quân đầu người (hệ số mũ)

ICOR

- 13 -

C. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

Số thứ tự A1

Tên dự án Chiến dịch tăng cường thu gom và xử lý rác thải trên vịnh

Hạ Long

Mô tả dự án Tham gia cùng Ban quản lý vịnh Hạ Long (BQV) vận

động chính quyền tỉnh đầu tư vào các nguồn lực bổ sung

nhằm hỗ trợ và mở rộng chiến dịch thu gom và xử lý chất

thải của BQV.

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực hiện

chính

1. Kiến nghị với tỉnh để chính thức bổ nhiệm một cán

bộ Ban quản lý vịnh Hạ Long chịu trách nhiệm hoàn

thành giải pháp này trong một khung thời gian cụ thể;

2. Hỗ trợ Sở Tài nguyên – Môi trường và Ban quản lý

vịnh Hạ Long xây dựng kế hoạch chiến lược để bảo

đảm đầu tư từ chính quyền tỉnh để giữ cho vịnh Hạ

Long hoàn toàn không có rác;

3. Hỗ trợ Sở Tài nguyên – Môi trường và Ban quản lý

vịnh có được sự hỗ trợ của các đơn vị quan tâm đến

việc giữ vịnh Hạ Long hoàn toàn không có rác, bao

gồm cả các tổ chức công như Sở Tài nguyên - Môi

trường, Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh, các tổ

chức tư nhân như các đơn vị khai thác tàu du lịch và

các doanh nghiệp dọc theo bãi biển Bãi Cháy;

4. Trợ giúp chuẩn bị các thông tin hỗ trợ các kiến nghị

sẽ được trình lên chính quyền tỉnh;

5. Sắp xếp và tham gia các cuộc họp trực tiếp với cán bộ

chủ chốt chính quyền tỉnh, cùng với Sở Tài nguyên –

Môi trường và Ban quản lý vịnh;

6. Tham gia vào việc trình bày thông tin chính thức cho

chính quyền tỉnh;

7. Hỗ trợ Sở Tài nguyên – Môi trường và Ban quản lý

vịnh giám sát với chính quyền địa phương về tiến độ

và đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào về thông tin;

8. Hỗ trợ Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thường

xuyên gặp gỡ với Ban quản lý vịnh để thảo luận về

tiến độ gần đây, thách thức hiện tại và thỏa thuận về

các bước tiếp theo.

Thời gian đề xuất 2015

Nguồn vốn dự kiến Nhà nước đầu tư

- 14 -

Số thứ tự A2

Tên dự án Phố du lịch ở Hòn Gai

Mô tả dự án Xây dựng đường du lịch ven biển ở Hòn Gai, kết nối các

điểm du lịch như đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, chùa

Long Tiên và núi Bài Thơ. Dự án này bao gồm cả việc cải

tạo các điểm tham quan hiện có và cung cấp bảng chỉ dẫn du

lịch, thành lập các văn phòng du lịch, v.v.

Đường ven biển sẽ phục vụ như là tâm điểm cho các hoạt

động du lịch trên địa bàn Hòn Gai, đặc biệt là cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ.

Địa điểm Hòn Gai

Các bước thực

hiện chính

1. Chính thức bổ nhiệm một cán bộ Phòng Văn hóa –

thông tin chịu trách nhiệm hoàn thành giải pháp này

trong một khung thời gian cụ thể;

2. Thành lập một phòng chuyên môn chủ trì thực hiện dự

án;

3. Xây dựng kế hoạch cấp cao về đường ven biển;

4. Có được sự hỗ trợ từ BQV, tổ chức tư nhân như các

doanh nghiệp dọc theo khu vực quy hoạch, người dân

sống trong khu vực và cộng đồng;

5. Trình bày ý tưởng chính thức với chính quyền tỉnh và

tìm kiếm nguồn tài trợ;

6. Xây dựng kế hoạch tổng thể chi tiết, cung cấp thông tin

với các bên liên quan bao gồm chính quyền tỉnh, BQV,

các doanh nghiệp và người dân sống trong khu vực;

7. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết dựa trên thông tin phản

hồi;

8. Xây dựng kế hoạch thực hiện và khởi động dự án.

Thời gian đề xuất 2015

Nguồn vốn dự kiến Nhà nước đầu tư

- 15 -

Số thứ tự A3

Tên dự án Cải thiện dịch vụ dành cho khách du lịch lẻ

Mô tả dự án Các dịch vụ được cải thiện bao gồm: lắp đặt bảng chỉ dẫn

bằng ngoại ngữ của thị trường du lịch trọng điểm, cung cấp

cho khách du lịch bản đồ các điểm tham quan chính, xác

định vị trí các công ty lữ hành tại Hòn Gai, cung cấp dịch vụ

dịch thuật, v.v.

Địa điểm Bãi Cháy và Hòn Gai

Các bước thực

hiện chính

1. Chính thức bổ nhiệm một cán bộ phòng Văn hóa –

thông tin chịu trách nhiệm hoàn thành giải pháp này

trong một khung thời gian cụ thể;

2. Thành lập một phòng chuyên môn chủ trì thực hiện dự

án;

3. Lên kế hoạch cho những cải thiện cụ thể cần thực hiện;

4. Xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai dự án, bao

gồm cả việc thảo luận với các nhà tài trợ khi cần thiết;

5. Khi gần hoàn thành, tìm kiếm thông tin phản hồi từ

khách du lịch để đánh giá các thiếu sót có thể còn tồn

tại;

6. Thực hiện các biện pháp để giải quyết các thiếu sót này.

Thời gian đề xuất 2015

Nguồn vốn dự kiến Nhà nước đầu tư

- 16 -

Số thứ tự A4

Tên dự án Triển khai dịch vụ xe buýt đưa đón từ các sân bay đến thành

phố Hạ Long

Mô tả dự án Thực hiện các dịch vụ xe buýt đưa đón từ Nội Bài và sân bay

Cát Bi đến Hạ Long. Khách du lịch sẽ trả tiền vé xe buýt

Địa điểm Sân bay Nội Bài, Cát Bi và thành phố Hạ Long

Các bước thực

hiện chính

1. Chính thức bổ nhiệm một cán bộ phòng Quản lý đô thị

và kiến nghị bổ nhiệm một cán bộ Sở Giao thông vận

tải chịu trách nhiệm hoàn thành giải pháp này trong một

khung thời gian cụ thể;

2. Thành lập một phòng chuyên môn chủ trì thực hiện dự

án;

3. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ sân bay Nội Bài và Cát Bi;

4. Xây dựng các yêu cầu cụ thể, bao gồm tần suất đưa đón,

loại xe, mô hình ký kết hợp đồng, v.v., tham khảo ý

kiến sân bay Nội Bài và Cát Bi;

5. Chia sẻ yêu cầu với các nhà khai thác tư nhân và mời

thầu;

6. Lựa chọn (các) nhà khai thác tư nhân và thống nhất về

thời gian triển khai;

7. Đảm bảo thực hiện sự đầu tư cần thiết tại các sân bay và

tại Hạ Long;

8. Quảng bá đến khách du lịch, bao gồm cả trực tuyến,

thông qua tin tức và tại các sân bay;

9. Triển khai dự án.

Thời gian đề xuất 2015

Nguồn vốn dự kiến Nhà nước đầu tư ban đầu, vốn tư nhân

- 17 -

Số thứ tự A5

Tên dự án Phát triển các dịch vụ xe buýt, xe điện hoặc taxi nước, cáp

treo để kết nối Bãi Cháy và Hòn Gai, bao gồm cả các địa

điểm du lịch chính.

Mô tả dự án Phát triển các dịch vụ xe buýt, xe điện hoặc taxi nước, cáp

treo để kết nối Bãi Cháy và Hòn Gai, bao gồm cả các địa

điểm du lịch chính: Việc cải thiện kết nối giữa các trung tâm

hoạt động du lịch là rất quan trọng, đặc biệt là đối với khách

du lịch lẻ. Các dịch vụ này cũng sẽ giúp mang lại sự chú ý

đến các điểm du lịch mà Thành phố muốn đẩy mạnh phát

triển.

Địa điểm Bãi Cháy và Hòn Gai

Các bước thực

hiện chính

1. Chính thức bổ nhiệm một cán bộ Phòng Quản lý đô thị

và kiến nghị bổ nhiệm một cán bộ Sở Giao thông vận

tải chịu trách nhiệm hoàn thành giải pháp này trong một

khung thời gian cụ thể;

2. Thành lập một phòng chuyên môn chủ trì thực hiện dự

án;

3. Nghiên cứu các lựa chọn khác nhau và đưa ra (các) chế

độ ưu tiên cho các dịch vụ vận tải;

4. Xây dựng các yêu cầu cụ thể, bao gồm tần suất đưa đón,

sức chứa, v.v.;

5. Mời thầu từ các đơn vị khai thác tư nhân;

6. Đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn (các) đơn vị khai

thác tư nhân - Cũng sẽ cần phải thỏa thuận về thời gian

triền khai, kế hoạch hành động và phân bổ kinh phí nếu

cần thiết;

7. Triển khai dự án.

Thời gian đề xuất 2015

Nguồn vốn dự kiến Nhà nước đầu tư ban đầu, vốn tư nhân

- 18 -

Số thứ tự A6

Tên dự án Hoàn thành xây dựng đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng

Miêu tả dự án Đường Hạ Long – Hải Phòng sẽ giảm thời gian đi lại từ

khoảng 1,5 giờ xuống còn khoảng 30 phút

Địa điểm Hạ Long và Hải Phòng

Các bước thực

hiện

1. Dự án đã đang được tiến hành – Thành phố cần tiếp tục

làm việc với tỉnh để theo dõi, hỗ trợ quá trình giải tỏa

và đảm bảo dự án được bàn giao đúng hạn

Thời gian dự kiến 2014 - 2017

Nguồn vốn dự kiến Nhà nước đầu tư, hợp tác công tư

Số thứ tự A7

Tên dự án Hoàn thành tuyến đường tỉnh lộ nối Việt Hưng – Cái Lân

Miêu tả dự án Con đường sẽ kết nối khu công nghiệp Việt Hưng đến cảng

Cái Lân qua đường quốc lộ 279

Địa điểm Trong Hạ Long – khu vực giữa Việt Hưng và Cái Lân

Các bước thực

hiện

1. Dự án cấp tỉnh, dự kiến được khởi công năm 2015

2. Thành phố cần chủ động quản lý dự án để đảm bảo khởi

công đúng hạn

3. Khi việc xây dựng đã bắt đầu, Thành phố cần theo dõi

và đảm bảo dự án được bàn giao đúng hạn

Thời gian dự kiến 2014 - 2015

Nguồn vốn dự kiến Nhà nước đầu tư

- 19 -

Số thứ tự A8

Tên dự án Nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý nước thải

Miêu tả dự án Cơ sở xử lý nước thải cần được nâng cấp gấp nhằm đáp ứng

sự gia tăng dân số và các nhu cầu kèm theo. Hiện nay, nhu

cầu đã vượt quá công suất từ 2-3 lần.

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực

hiện

1. Làm việc với sở Tài nguyên - Môi trường để thực hiện

các nghiên cứu kỹ thuật. Việc này có thể sẽ liên quan

đến đơn vị tư vấn ngoài;

2. Đồng ý về các yêu cầu kỹ thuật và địa điểm cho các cơ

sở mới (nếu có).

3. Huy động được vốn từ Nhà nước hoặc ODA

4. Thành phố giải phóng được mặt bằng.

5. Kí kết hợp đồng dự án.

6. Theo dõi và đảm bảo dự án bàn giao đúng hạn.

Thời gian dự kiến 2015-2019

Nguồn vốn dự kiến ODA, Nhà nước đầu tư, hợp tác công-tư

- 20 -

Số thứ tự A9

Tên dự án Phối hợp với khu vực tư nhân để sử dụng tối ưu và lâu dài

cảng Cái Lân

Mô tả dự án Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận với khu vực tư

nhân và chính quyền để sử dụng tối ưu và lâu dài cảng Cái

Lân, mà hiện nay chưa được khai thác hết công suất

Địa điểm Khu vực cảng Cái Lân

Các bước thực

hiện chính

1. Chính thức bổ nhiệm một cán bộ Phòng Giao thông vận

tải và Phòng kinh tế chịu trách nhiệm hoàn thành giải

pháp này trong một khung thời gian cụ thể;

2. Tham gia với Công ty TNHH Cảng Công ten nơ Quốc

tế Cái Lân, cảng Quảng Ninh và Vinalines về vấn đề

cảng Cái Lân và tìm kiếm sự hỗ trợ cho các nghiên cứu

về cách thức sử dụng tối ưu và lâu dài cảng Cái Lân;

3. Tiến hành nghiên cứu - một phần của nghiên cứu này là

tổ chức một cuộc họp cho các bên liên quan trong

ngành để chia sẻ quan điểm và đề xuất;

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận với chủ

dự án/đơn vị khai thác hiện tại và các nhà đầu tư tiềm

năng;

5. Làm việc với chính quyền tỉnh và Trung ương để có

được sự phê duyệt cần thiết;

6. Triển khai dự án.

Thời gian đề xuất 2015-2016

Nguồn vốn dự kiến Tư nhân

- 21 -

Số thứ tự A10

Tên dự án Hỗ trợ phát triển hệ thống băng thông rộng và không dây tốc

độ cao

Mô tả dự án Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các công nghệ cao,

môi trường khởi nghiệp dựa vào internet, nâng cao năng suất

lao động và doanh nghiệp.

Địa điểm Hạ Long

Các bước thực

hiện chính

1. Làm việc với Tỉnh và các doanh nghiệp viễn thông để

kêu gọi và hỗ trợ hoạt động đầu tư vào hệ thống hạ tầng

băng thông rộng, internet tốc độ cao

2. Tổ chức một số hội thảo quảng bá Hạ Long là điểm đến

cho công nghệ máy tính và các doanh nghiệp khởi

nghiệp trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, máy tính.

3. Kêu gọi, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân dụng rộng

rãi băng thông rộng và mạng không dây tốc độ cao

Thời gian đề xuất 2015-2018

Nguồn vốn dự kiến Tư nhân

- 22 -

Số thứ tự B1

Tên dự án Trung tâm dạy học ngoại ngữ tại Quảng Ninh

Miêu tả dự án Thành lập một trung tâm ngoại ngữ tại Quảng Ninh, tập

trung vào dạy và học tiếng Anh.

Địa điểm Thành phố Hạ Long, khả năng cao là gần cơ sở của trường

Cao đẳng văn hóa, nghệ thuật và du lịch Hạ Long (HcACT).

Dự án nhằm hướng tới các sinh viên ngành du lịch.

Các bước thực

hiện

1. Bổ nhiệm chính thức một cán bộ từ phòng Giáo dục,

làm việc với Sở Giáo dục và đào tạo để nhận trách

nhiệm hoàn thành dự án trong một khoảng thời gian

nhất định.

1. Trao đổi với đại diện EU để đảm bảo có nguồn tài trợ

cho dự án trong năm 2014.

2. Tham khảo các chương trình dạy ngoại ngữ tại Hải

Phòng và Hà Nội (ví dụ như Apollo) về chương trình

giảng dạy

3. Xây dựng chương trình khung, được Trường

CĐVHNTDL tham vấn và UBND tỉnh Quảng Ninh phê

duyệt.

4. Xác định mức học phí và quảng bá chương trình tới

sinh viên trên toàn tỉnh đang theo học các trường cao

đẳng và đại học về du lịch hoặc kinh doanh

Thời gian dự kiến 2015-2016

Nguồn vốn dự kiến Tư nhân

- 23 -

Số thứ tự B2

Tên dự án Cải thiện mức độ ổn định của mạng lưới phân phối điện

Miêu tả dự án Thành phố cần nâng cấp mạng lưới điện để đảm bảo không

có sự gián đoạn trong việc cung cấp điện. Việc này sẽ cần

đầu tư, nâng cấp các trạm biến áp và các cơ sở hạ tầng cần

thiết để lấy năng lượng từ mạng lưới điện quốc gia. Dự án

này là một bước căn bản để phát triển các ngành Công

nghiệp chế biến, chế tạo.

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực

hiện

1. Chính thức bổ nhiệm cán bộ từ Phòng Kinh tế để làm

việc với Phòng Công thương và các Phòng/ban khác để

hoàn thành dự án trong khoảng thời gian nhất định.

2. Tiến hành nghiên cứu để xác định phạm vi và các yêu

cầu nâng cấp cần thiết. Nghiên cứu cần cân nhắc đến

nhu cầu về điện trong tương lai của chính phủ và các

vùng ưu tiên, nơi mà mức độ ổn định của mạng lưới

điện sẽ được cải thiện trước.

3. Chuẩn bị được ngân sách từ Nhà nước

4. Chuẩn bị mời thầu

5. Mời các nhà thầu tư nhân đấu thầu và lựa chọn nhà

cung cấp

6. Theo dõi và đảm bảo dự án bàn giao đúng thời hạn

Thời gian dự kiến 2015 - 2020

Nguồn vốn dự kiến Nhà nước đầu tư, các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác công

Số thứ tự B3

Tên dự án Xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long

Miêu tả dự án Đường Hạ Long – Hà Nội sẽ rút ngắn thời gian đi lại từ 3-4

giờ hiện nay xuống còn 2 giờ

Địa điểm Hạ Long đến Hà Nội

Các bước thực

hiện

1. Dự án đang ở giai đoạn lập kế hoạch cuối cùng

2. Thành phố cần tiếp tục làm việc với tỉnh và đảm bảo dự

án bàn giao đúng hạn

Thời gian dự kiến 2015 - 2019

Nguồn vốn dự kiến Tư nhân, hợp tác công tư

- 24 -

Số thứ tự B4

Tên dự án Nâng cao chất lượng giáo dục chung của các trường học

Miêu tả dự án Đầu tư nâng cao chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất và kết

quả giáo dục để xây dựng nguồn nhân lực được đào tạo và

lực lượng lao động cho Thành phố

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực

hiện

1. Đây là một phần của các nỗ lực đã có và cần được tiếp

tục với ưu tiên cao.

2. Phòng Giáo dục phát triển các phương pháp để nâng

cao chất lượng giảng dạy (ví dụ: kiểm tra nhiều hơn,

đào tạo lại giáo viên, tuyển dụng, nâng cấp cơ sở, v.v)

3. Thực hiện các phương pháp cho việc phát triển liên tục

đội ngũ giáo viên.

4. Theo dõi các quy trình thực hiện và rà soát lại mỗi 3-6

tháng

Thời gian dự kiến 2015 - 2020

Nguồn vốn dự kiến Ngân sách Nhà nước

- 25 -

Số thứ tự B5

Tên dự án Cải thiện sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và trường học,

đặc biệt là sự phù hợp của chương trình giảng dạy

Miêu tả dự án Cải thiện kết nối giữa trường học và các ngành nghề. Cần

đảm bảo chương trình giảng dạy là phù hợp với yêu cầu của

các ngành và trường học đang sử dụng các thiết bị hiện đại

tương tự như các thiết bị đang được sử dụng trong thực tiễn.

Việc này sẽ giảm tối đa việc đào tạo lại sau khi học viên ra

trường.

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực

hiện

1. Bổ nhiệm chính thức cán bộ từ phòng Giáo dục và

Phòng Lao động để nhận trách nhiệm hoàn thành dự án

trong một khoảng thời gian nhất định.

2. Tiến hành phỏng vấn và tập trung vào các lĩnh vực (đặc

biệt là các doanh nghiệp du lịch và chế biến/chế tạo) để

thấy được hạn chế và đưa ra những cải thiện cần thiết.

3. Phối hợp với trường học và các ngành nghề để điều

chỉnh chương trình giảng dạy, nhằm đưa giáo dục lại

gần hơn với thực tiễn.

4. Tìm kiếm nguồn tài trợ từ các công ty để nâng cấp trang

thiết bị trong trường hoc.

5. Triển khai và đảm bảo tuân theo chương trình giảng dạy

một cách đầy đủ (ví dụ: nếu chương trình bao gồm một

kì thực tập bắt buộc thì phải được thực hiện nghiêm túc)

6. Tiếp tục phối hợp với các công ty hàng năm hoặc 6

tháng/lần để theo dõi mức độ hiệu quả và có hành động

khi cần thiết.

Thời gian dự kiến 2015 - 2020

Nguồn vốn dự kiến Ngân sách Nhà nước

- 26 -

Số thứ tự B6

Tên dự án Xây dựng nhà ở và tiện nghi cho lao động nhập cư

Miêu tả dự án Thành phố cần xây dựng nhà ở và tiện nghi cho lao động

nhập cư, bao gồm xác định các mô hình hoạt động cho việc

lập kế hoạch, xây dựng và vận hành nhà ở chi phí thấp (ví

dụ: kí túc xá). Hệ thống các dịch vụ tiện nghi căn bản cho

người lao động sử dụng loại nhà ở này cũng cần được phát

triển.

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực

hiện

1. Bổ nhiệm một cán bộ Phòng Quản lý đô thị và kiến

nghị bổ nhiệm một cán bộ Sở Xây dựng để hoàn thành

dự án trong một khoảng thời gian nhất định.

2. Tổng hợp nhu cầu về nhà ở, các tiện nghi cho công

nhân và nguồn cung cho các dịch vụ này theo thời gian

và địa điểm.

3. Lập bảng hướng dẫn về yêu cầu cho các khu nhà ở cho

công nhân (không gian và tiện nghi cần thiết), mô hình

hoạt động (bên thứ ba, cung cấp bởi đơn vị sử dụng lao

động).

4. Giám sát xây dựng nhà ở và tiện nghi, tuân theo các tiêu

chuẩn quốc tế về nhà ở cho công nhân.

5. Thực hiện các quy định và quy trình quản lý cho mỗi

khu nhà ở .

6. Giám sát việc xây dựng và hoạt động nhà ở và tiện

nghi; lựa chọn các quy định quản lý dựa trên kinh

nghiệm

Thời gian dự kiến 2015-2020

Nguồn vốn dự kiến Đầu tư tư nhân và các nguồn phi chính phỉ khác

- 27 -

Số thứ tự B7

Tên dự án Nâng cấp các cơ sở xử lý chất thải rắn

Miêu tả dự án Cơ sở xử lý rác thải rắn cần được nhanh chóng nâng cấp

nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số và các nhu cầu kèm

theo khác. Các bãi rác sẽ đạt đến sức chứa tối đa trong tương

lai gần.

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực

hiện

1. Phối hợp với sở Tài nguyên - Môi trường để thực hiện

các nghiên cứu kỹ thuật. Việc này có thể sẽ liên quan

đến đơn vị tư vấn ngoài;

2. Đồng ý về các yêu cầu kỹ thuật và địa điểm cho các cơ

sở mới (nếu có);

3. Nguồn kinh phí từ Nhà nước hoặc ODA;

4. Thành phố giải phóng được mặt bằng;

5. Kí kết hợp đồng dự án;

6. Theo dõi và đảm bảo dự án bàn giao đúng thời hạn.

Thời gian dự kiến 2014 - 2017

Nguồn vốn dự kiến Ngân sách Nhà nước

Số thứ tự B8

Tên dự án Nâng cấp và tăng công suất các nhà máy xử lý nước

Miêu tả dự án Các nhà máy xử lý nước cần được mở rộng gấp để đáp ứng

nhu cầu gia tăng dân số và nhu cầu nước sạch kèm theo

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực

hiện

1. Phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường để thực hiện

các nghiên cứu kỹ thuật

2. Đạt được nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hoặc ODA

3. Thành phố giải phóng được mặt bằng

4. Bỏ thầu dự án

5. Theo dõi và đảm bảo dự án bàn giao đúng thời hạn

Thời gian dự kiến 2014 - 2020

Nguồn vốn dự kiến Nhà nước, ODA

- 28 -

Số thứ tự B9

Tên dự án Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải ở tất cả các mỏ

Miêu tả dự án Cơ sở xử lý nước thải cần được xây dựng trên tất cả các mỏ

để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

Địa điểm Tất cả các mỏ than tại Hạ Long

Các bước thực

hiện

1. Dự án đã đang được thực hiện bởi Vinacomin;

2. Đảm bảo rằng các bước hành động và lộ trình thực hiện

đạt được đồng thuận chung. Thành phố cần theo dõi

tiến độ thực hiện của các công ty 2-3 tháng/lần và đưa

ra các mức phạt hoặc trình lên cấp tỉnh/ trung ương để

giải quyết nếu cần thiết

Thời gian dự kiến 2014-2020

Nguồn vốn dự kiến Tư nhân

Số thứ tự C1

Tên dự án Hoàn nguyên môi trường tại các mỏ đã ngừng khai thác

Miêu tả dự án Hoàn nguyên các mỏ than đã đóng cửa trong Thành phố,

nhằm giảm nhẹ tác động môi trường từ các hoạt động khai

thác trước đó, phát triển diện tích rừng che phủ, làm giảm

xói mòn đất và ô nhiễm từ hoạt động khai thác than.

Địa điểm Phường Hà Tu, Hà Lầm, Hà Khánh và Hà Phong

Các bước thực hiện 1. Tổ chức các cuộc họp giữa Thành phố và các doanh

nghiệp khai thác than (ví dụ: VINACOMIN và các mỏ

than) và các sở cấp tỉnh (ví dụ: Sở TNMT, Sở KH &

ĐT) để nhận được sự đồng thuận cho quá trình hoàn

nguyên các mỏ than tại Hạ Long.

2. Phát triển một kế hoạch hoàn nguyên, bao gồm các

mục tiêu cho quy trình hoàn nguyên đã được các bên

nhất trí (ví dụ: mức độ quản lý nước, quản lý đất,

khôi phục rừng và cảnh quan).

3. Giao, nhận các mỏ đã ngừng khai thác theo các mục

tiêu đã được nhất trí và đúng thời hạn, dưới sự giám

sát của cấp tỉnh và Thành phố.

4. Theo dõi và duy trì các điểm đã được bàn giao để

đảm bảo chất lượng, tránh sự thoái hóa các điểm này.

Thời gian dự kiến 2014 - 2019

Nguồn vốn dự kiến Tư nhân

Số thứ tự C2

- 29 -

Tên dự án Xây dựng đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng

Cái

Miêu tả dự án Phát triển đường cao tốc từ Hạ Long đến Vân Đồn để cải

thiện giao thông, giảm thời gian đi lại, hỗ trợ giao

thương quốc tế và trong nước và tăng cường hoạt động

du lịch giữa các vùng.

Đây là sự kết nối quan trọng giữ đặc khu kinh tế Vân

Đồn và các vùng kinh tế trọng điểm tại Hạ Long, Cẩm

Phả, Uông Bí; đồng thời kết nối khu vực này với sân bay

tại Vân Đồn.

Địa điểm Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn.

Các bước thực hiện 1. Kêu gọi và vận động đầu tư từ cấp tỉnh, trung ương

và doanh nghiệp để hỗ trợ phát triển đường cao tốc.

2. Thành phố cần quản lý dự án một cách chặt chẽ để

đảm bảo dự án và quá trình thu hồi đất theo đúng

tiến độ.

Thời gian dự kiến 2015 - 2020

Nguồn vốn dự kiến Nhà nước đầu tư, hợp tác công-tư, ODA

- 30 -

Số thứ tự C3

Tên dự án Hợp tác với khách sạn nổi tiếng thế giới

Miêu tả dự án Phối hợp với các chủ đầu tư địa phương để ký kết các

hợp đồng quản lý khách sạn với các công ty quản lý quốc

tế

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực hiện Tìm hiểu các công ty quản lý khách sạn để mời

đến Quảng Ninh (đặc biệt tập trung ưu tiên vào

một số thương hiệu như Starwood, Accor và

Wyndham do châu Á là thị trường trọng điểm

của các thương hiệu này).

Tổ chức các hội nghị đầu tư giữa các nhà đầu tư

tại địa phương xác định các nhà đầu tư sẵn sàng

hợp tác với các công ty quản lý quốc tế.

Hỗ trợ Sở VHTTDL xây dựng các gói vận động

hướng đến các công ty quản lý quốc tế, bao

gồm bản thảo các hợp đồng quản lý, quy hoạch

cho các hạ tầng hỗ trợ gần các bất động sản.

Tham dự các hội nghị xúc tiến đầu tư trong khu

vực và quốc tế với sự tham gia của các công ty

quản lý quốc tế, xây dựng các tài liệu đầu tư và

tích cực quảng bá các khách sạn đang được xây

dựng tại Quảng Ninh.

Tích cực hỗ trợ các công ty quản lý quốc tế và

các nhà đầu tư địa phương trong việc xây dựng

và vận hành các khách sạn danh tiếng.

Thời gian dự kiến 2015 - 2020

Nguồn vốn dự kiến Tư nhân

- 31 -

Số thứ tự C4

Tên dự án Thu hút xây dựng các bệnh viện tư nhân ở Hạ Long

Miêu tả dự án Phối hợp với các đơn vị đầu tư bệnh viện quốc tế và địa

phương để xây dựng bệnh viện tư, nhằm thỏa mãn nhu

cầu cho mức sống cao hơn của dân cư và lưu lượng

Khách du lịch vào Thành phố.

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực hiện Xác định các hệ thống bệnh viện cao cấp tiềm

năng trong nước và quốc tế (ví dụ: VINMEC,

Aga Khan, Adventist).

Hỗ trợ Sở Y tế, Sở KH & ĐT và chính quyền

cấp tỉnh để soạn thảo các gói thúc đẩy, bao gồm

kế hoạch cho các gói ưu đãi và hỗ trợ cơ sở hạ

tầng gần bệnh viện.

Tích cực hỗ trợ các công ty quản lý quốc tế và

các nhà đầu tư địa phương trong việc xây dựng

và vận hành các bệnh viện tư.

Thời gian dự kiến 2015 - 2020

Nguồn vốn dự kiến Tư nhân, hợp tác công tư

- 32 -

Số thứ tự C5

Tên dự án Thiết lập hệ thống chính quyền điện tử

Miêu tả dự án Ứng dụng công nghệ thông tin, dần chuyển dịch hành

chính công sang chính quyền điện tử để cải thiện các

mức độ hiệu quả của các thủ tục hành chính. Phạm vi

của dự án bao gồm sự tương tác giữa chính quyền với

người dân, doanh nghiệp và tương tác giữa các Ban,

Ngành trong Thành phố.

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực hiện Xác định việc nút thắt, vướng mắt chínhđang

làm chậm các thủ tục hành chính;

Lập kế hoạch giải quyết các nút thắt này, ưu

tiên giải quyết các tương tác giữa các Ban,

Ngành địa phương. Quá trình lập kế hoạch cần

được thực hiện bởi một đơn vị tư vấn chuyên

nghiệp, có chuyên môn về áp dụng công nghệ

thông tin.

Bổ nhiệm chính thức cán bộ từ thành phố Hạ

Long để nhận trách nhiệm thực hiện dự án trong

thời hạn nhất định.

Tiến hành dự án. Rà soát lại dự án dựa trên kinh

nghiệm và bắt đầu mở rộng bao gồm các tương

tác giữa chính phủ với người dân và các doanh

nghiệp.

Thời gian dự kiến 2015 - 2016

Nguồn vốn dự kiến Ngân sách Nhà nước

- 33 -

D. TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN DU LỊCH

STT Tên các dự án

1 Hoàn thành xây dựng đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long

2 Phát triển dịch vụ chở khách du lịch từ các sân bay đến Hạ Long

3 Phát triển các dịch vụ xe buýt, xe điện hay taxi nước, cáp treo nhằm kết

nối Bãi Cháy và Hòn Gai, bao gồm cả các điểm du lịch lớn

4 Phát triển dịch vụ bay trực thăng Hà Nội - Hạ Long và dịch vụ thủy phi

cơ từ Hạ Long đến các địa phương khác của Quảng Ninh

5 Chiến dịch tăng cường thu gom và xử lý rác thải trên vịnh Hạ Long

6 Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm

du lịch mới tại khu vực vịnh và xung quanh vịnh

7 Đảm bảo hạ tầng sân bay được xây dựng đúng thời hạn

8 Phố du lịch ở Hòn Gai, với tâm điểm là quần thể núi Bài Thơ

9 Bảo tồn và phát triển 2-3 làng chài

10 Xây dựng các khu phục vụ ăn uống tập trung phục vụ khách du lịch và

người dân địa phương

11 Thu hút khách tàu biển dành thời gian thưởng ngoạn trên bờ

12 Xây dựng một nhà bảo tàng khoa học sinh thái tự nhiên tại thành phố Hạ

Long

13 Tăng cường cho hoạt động của Bảo tàng Quảng Ninh

14 Phát triển mạng lưới đường mòn dạo bộ ở khu vực chùa Lôi và núi Bài

Thơ

15 Xây dựng địa điểm cắm trại trên các đảo

16 Đăng cai tổ chức các lễ hội

17 Xây dựng sân gôn tại Hạ Long

18 Hỗ trợ thành lập một trường dạy nấu ăn và kinh doanh nhà hàng để phục

vụ khách du lịch quốc tế – có thể sử dụng khoa nấu ăn của Trường Cao

đẳng văn hóa nghệ thuật du lịch Quảng Ninh hoặc mở trường mới

19 Cải thiện các dịch vụ đối với khách lẻ

20 Nâng cao số lượng và chất lượng các khách sạn

21 Xây dựng mối quan hệ đối tác với những khách sạn có thương hiệu quốc

tế

22 Phát triển một hệ thống quản lý hành trình cho tàu du lịch và áp dụng

mức trần số tàu thuyền hoạt động trên vinh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long

23 Thành lập trung tâm học ngoại ngữ

24 Tăng cường thống kê du lịch

25 Cải thiện dự báo thời tiết

26 Xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long

27 Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm

du lịch mới tại khu vực vịnh và xung quanh vịnh.

27a Tạo điều kiện cần thiết để đưa thành phố Hạ Long trở thành trung tâm thu

hút khách du lịch của tỉnh Quảng Ninh, nhất là thu hút khách du lịch về

đêm.

- 34 -

Số thứ tự 1

Tên dự án Hoàn thành xây dựng đường cao tốc Hạ Long – Hải

Phòng

Miêu tả dự án Đường Hạ Long – Hải Phòng sẽ giảm thời gian đi lại từ

khoảng 1,5 giờ xuống còn khoảng 30 phút

Địa điểm Hạ Long và Hải Phòng

Các bước thực

hiện

Dự án đã đang được tiến hành – thành phố cần tiếp tục

làm việc với tỉnh để theo dõi, hỗ trợ quá trình giải tỏa

và đảm bảo dự án được bàn giao đúng hạn

Thời gian dự kiến 2014 – 2017

- 35 -

Số thứ tự 2

Tên dự án Triển khai dịch vụ xe buýt đưa đón từ các sân bay đến

thành phố Hạ Long

Mô tả dự án Thực hiện các dịch vụ xe buýt đưa đón từ Nội Bài và sân

bay Cát Bi đến Hạ Long. Khách du lịch tự trả tiền vé xe

buýt.

Địa điểm Sân bay Nội Bài, Cát Bi và thành phố Hạ Long

Các bước thực

hiện chính Chính thức bổ nhiệm một cán bộ phòng Quản lý đô

thị và kiến nghị bổ nhiệm một cán bộ Sở Giao

thông vận tải chịu trách nhiệm hoàn thành giải pháp

này trong một khung thời gian cụ thể;

Thành lập một phòng chuyên môn chủ trì thực hiện

dự án;

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ sân bay Nội Bài và Cát Bi;

Xây dựng các yêu cầu cụ thể, bao gồm tần suất đưa

đón, loại xe, mô hình ký kết hợp đồng, v.v., tham

khảo ý kiến sân bay Nội Bài và Cát Bi;

Chia sẻ yêu cầu với các nhà khai thác tư nhân và

mời thầu;

Lựa chọn (các) nhà khai thác tư nhân và thống nhất

về ngày triển khai;

Đảm bảo thực hiện sự đầu tư cần thiết tại các sân

bay và tại Hạ Long;

Quảng bá đến khách du lịch, bao gồm cả trực tuyến,

thông qua tin tức và tại các sân bay;

Triển khai dự án.

Thời gian đề xuất 2015

- 36 -

Số thứ tự 3

Tên dự án Phát triển các dịch vụ xe buýt, xe điện hoặc taxi nước,

cáp treo để kết nối Bãi Cháy và Hòn Gai, bao gồm cả

các địa điểm du lịch chính.

Mô tả dự án Phát triển các dịch vụ xe buýt, xe điện hoặc taxi nước, cáp

treo để kết nối Bãi Cháy và Hòn Gai, bao gồm cả các địa

điểm du lịch chính: Việc cải thiện kết nối giữa các trung

tâm hoạt động du lịch là rất quan trọng, đặc biệt là đối với

khách du lịch độc lập. Các dịch vụ này cũng sẽ giúp mang

lại sự chú ý đến các điểm du lịch mà Thành phố muốn đẩy

mạnh phát triển.

Địa điểm Bãi Cháy và Hòn Gai

Các bước thực

hiện chính Chính thức bổ nhiệm một cán bộ Phòng Quức bổ

nhiệm một cán bộ , bhòng Quức bổ nhiệm mộ Giao

thông vận tải chịu trách nhiệm hoàn thành giải pháp

này trong một khung thời gian cụ thể;

Thành lập một phòng chuyên môn chủ trì thực hiện

dự án;

Nghiên cứu các lựa chọn khác nhau và đưa ra (các)

chế độ ưu tiên cho các dịch vụ vận tải;

Xây dựng các yêu cầu cụ thể, bao gồm tần suất đưa

đón, công suất, v.v.;

Mời thầu từ các đơn vị khai thác tư nhân;

Đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn (các) đơn vị

khai thác tư nhân - Cũng sẽ cần phải thỏa thuận về

thời gian triền khai, kế hoạch hành động và phân bổ

kinh phí nếu cần thiết;

Triển khai dự án.

Thời gian đề xuất 2015

- 37 -

Số thứ tự dự án 4

Tên dự án Dịch vụ bay trực thăng, thủy phi cơ Hà Nội - Hạ Long/

Vân Đồn (có thể mở rộng thêm các chuyến bay trong

nội tỉnh)

Mô tả dự án

Tuy hiện vẫn có các chuyến bay nhưng nhu cầu còn thấp

bởi chi phí tính theo đầu người cao. Tỉnh Quảng Ninh và

thành phố Hạ Long cần khuyến khích một công ty bay

trực thăng có năng lực cạnh tranh cao nhất để cung cấp

dịch vụ phù hợp với đặc điểm của các nhóm khách du lịch

sang trọng.

Địa điểm thực hiện

dự án

Hà Nội, Vân Đồn, thành phố Hạ Long

Các bước chính

Phối hợp với bộ giao thông vận tải và cục hàng

không dân dụng để đảm bảo có quy trình cấp giấy

phép thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ có

quan tâm, ví như công ty HeliVietnam, một công ty

bay mới tham gia thị trường.

Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế QN và Sở

GTVT để đảm bảo thành phố Hạ Long, huyện Vân

Đồn có hạ tầng sân bay trực thăng.

Đưa thông tin và tính năng đặt chỗ bay trực thăng

lên trang web của QNDMA.

Khi đã tạo được nhu cầu bay Hà Nội – Hạ Long,

cần khuyến khích các công ty bay hình thành các

tuyến mới nội tỉnh, ví dụ như giữa Vân Đồn và

Móng Cái.

Đề xuất thời gian

thực hiện

2018

- 38 -

Số thứ tự 5

Tên dự án Chiến dịch tăng cường thu gom và xử lý rác thải

trên vịnh Hạ Long

Mô tả dự án Tham gia cùng Ban quản lý vịnh Hạ Long (BQV) vận

động chính quyền tỉnh đầu tư vào các nguồn lực bổ

sung nhằm hỗ trợ và mở rộng chiến dịch thu gom và xử

lý chất thải của BQV.

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực hiện

chính Kic bước thực hiện chínhính thức bổ nhiệm một

cán bộ Ban quhức bổ nhiệm một c chịu trách

nhiệm hoàn thành giải pháp này trong một khung

thời gian cụ thể;

Hchnày trong một khung thời ggiải pháp này

trong một khung thời gian cụ thể;BQV) vận

độngđể bảo đảm đầu tư từ chính quyền tỉnh để

giữ cho vịnh Hạ Long hoàn toàn không có rác;

Hể bảo đảm đầu tư từ chính quyền tỉnh để giữ

cho vịnh Hó được sự hỗ trợ của các đơn vị quan

tâm đến việc giữ vịnh Hạ Long hoàn toàn không

có rác, bao gồm cả các tổ chức công như Sở Tài

nguyên - Môi trường, Ban Quản lý khu kinh tế

Quảng Ninh, các tổ chức tư nhân như các đơn vị

khai thác tàu du lịch và các doanh nghiệp dọc

theo bãi biển Bãi Cháy;

Trợ giúp chuẩn bị các thông tin hỗ trợ các kiến

nghị sẽ được trình lên chính quyền tỉnh;

Sắp xếp và tham gia các cuộc họp trực tiếp với

cán bộ chủ chốt chính quyền tỉnh, cùng vvà tham

gia các cuộc họp trực tiếp với cán bộ chủ;

Tham gia vào việc trình bày thông tin chính thức

cho chính quyền tỉnh;

Hham gia vào việc trình bày thông tin chính thức

cho chiám sát với chính quyền địa phương về tiến

độ và đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào về thông tin;

Hám sát với chính quyền địa phương về tihường

xuyên gặp gỡ với Ban quxuyên gặp để thảo luận

về tiến độ gần đây, thách thức hiện tại và thỏa

thuận về các bước tiếp theo.

Thời gian đề xuất 2015

- 39 -

Số thứ tự dự án 6

Tên dự án Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp

cung cấp sản phẩm du lịch mới tại khu vực vịnh và

xung quanh vịnh.

Mô tả dự án

Tìm kiếm, phát hiện các loại hình sản phẩm mới phục vụ

khách du lịch thăm Vịnh, ví dụ leo núi đá, đu dây mạo

hiểm, câu cá, du ngoạn bằng trực thăng và phối hợp với

các công ty du lịch Việt Nam tiến hành cung cấp các loại

sản phẩm này.

Địa điểm thực hiện

dự án Vịnh Hạ Long

Các bước chính

Sở VHTTDL cần lên danh sách các sản phẩm du

lịch có tiềm năng phát triển tại Vịnh Hạ Long, gồm:

o Leo núi đá

o Đu dây mạo hiểm

o Câu cá

o Du ngoạn bằng trực thăng

o Khám phá hang động

Xác định địa điểm thích hợp cho các hoạt động trên

và hạ tầng cần thiết (VD: Sân đỗ trực thăng)

Nghiên cứu điều kiện pháp lý của Việt Nam với

những hoạt động này

Xây dựng hồ sơ kêu gọi đầu tư cho mỗi sản phẩm

du lịch, trong đó có đề cập đến điều kiện pháp lý,

các hình thức ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước

Tìm ra các doanh nghiệp du lịch hoạt động trong

khu vực có tiềm năng cung cấp sản phẩm du lịch tại

Hạ Long, bao gồm cả các sản phẩm phi truyền

thống.

Phối hợp với các doanh nghiệp

Tạo điều kiện phát triển các điểm du lịch

Đề xuất thời gian

thực hiện 2015 – 2016

- 40 -

Số thứ tự 7

Tên dự án Đảm bảo hạ tầng sân bay được xây dựng đúng thời hạn

Mô tả dự án Vô tả dự ánự giaánthự dự ánc đidự án lđidự ánng khu

vực có tiềm năng cung cấp sản phẩm du lịch tại Hạ

Long, bao gồm cả các sản phẩm phi truyền thống.

phối hợp với các công ty du lịch Việt Nam tiến hành

cunn. Một sân bay quốc tế cách Hạ Long dưới 1 giờ

di chuyển

Địa điểm Hạ Long, Hải Phòng, Vân Đồn

Các bước thực hiện

chính Dự án nâng cấp sân bay Cát Bi đúng thời gian và

có khả năng tiếp nhận lượng khách du lịch quốc

tế đang được thực hiện. Thành phố cần có cuộc

gặp thường xuyên với thành phố Hải Phòng và

hỗ trợ các thành phố để giải quyết những chướng

ngại tiềm năng để đảm bảo dự án được thực hiện

đúng thời hạn và đạt quy định.

Dự án sân bay Vân Đồn đang trong giai đoạn quy

hoạch. Thành phố cần hỗ trợ Ban quản lý khu

kinh tế Tỉnh và Ban xúc tiến đầu tư để thu thập

và cung cấp số liệu đối với mức độ tăng trưởng

tiềm năng. Trong giai đoạn xây dựng, Thành phố

cần có sự thảo luận thường xuyên với huyện Vân

Đồn và các bên hữu quan để đảm bảo các trở

ngại được giải quyết nhanh chóng và hệ thống

đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái được hoàn

thành trước sân bay Quảng Ninh. Khi dự án hoàn

thành, thành phố Hạ Long sẽ làm việc chặt chẽ

với sân bay Vân Đồn để quảng bá sân bay đối với

khách du lịch và cung cấp định hướng hợp lý với

sự phát triển của sân bay

Thời gian đề xuất 2015-2020+

- 41 -

Số thứ tự 8

Tên dự án Phố du lịch ở Hòn Gai, lấy tâm điểm là khu vực

quần thể Núi Bài Thơ

Mô tả dự án Xây dựng đường du lịch ven biển ở Hòn Gai, kết nối

các điểm du lịch như đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn,

chùa Long Tiên và núi Bài Thơ là tâm điểm. Dự án này

bao gồm cả việc cải tạo các điểm tham quan hiện có và

cung cấp bảng chỉ dẫn du lịch, thành lập các văn phòng

du lịch, v.v.

Đường ven biển sẽ phục vụ như là tâm điểm cho các

hoạt động du lịch trên địa bàn Hòn Gai, đặc biệt là cho

các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Địa điểm Hòn Gai

Các bước thực hiện

chính Chính thức bổ nhiệm một cán bộ Phòng Văn hóa

– thông tin chịu trách nhiệm hoàn thành giải pháp

này trong một khung thời gian cụ thể;

Thành lập một phòng chuyên môn chủ trì thực

hiện dự án;

Xây dựng kế hoạch cấp cao về đường ven biển;

Có được sự hỗ trợ từ Ban quợc sự hỗ t, tổ chức tư

nhân như các doanh nghiệp dọc theo khu vực quy

hoạch, người dân sống trong khu vực và cộng

đồng;

Trình bày ý tưởng chính thức với chính quyền

tỉnh và tìm kiếm nguồn tài trợ ;

Xây dựng kế hoạch tổng thể chi tiết, cung cấp

thông tin với các bên liên quan bao gồm chính

quyền tỉnh, BQV, các doanh nghiệp và người dân

sống trong khu vực;

Điều chỉnh quy hoạch chi tiết dựa trên thông tin

phản hồi;

Xây dựng kế hoạch thực hiện và khởi động dự

án.

Thời gian đề xuất 2015

- 42 -

Số thứ tự dự án 9

Tên dự án Bảo tồn, phát triển và khai thác 2-3 làng chài

Mô tả dự án

Bảo tồn và phát triển đời sống hiện nay tại các làng chài

trên khu vực vịnh Ha Long và vịnh Bái Tử Long, như khu

vực làng chài Vung Viêng và Cửa Vạn. Tổ chức các tour,

phát triển sản phẩm du lịch (trú qua đêm, các sản phẩm

thủ công), cải thiện trải nghiệm khi đến thăm, biến các địa

điểm này thành điểm đến khó quên cho khách du lịch,

trưng bày nét truyền thống và đặc trưng của đời sống làng

chài

Địa điểm thực hiện

dự án

Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long

Các bước chính

Làm việc với Sở Văn hóa – Du lịch, ban quản lý

vịnh Hạ Long và người dân ở các làng chài để phát

triển kế hoạch chi tiết, bảo tồn 2-3 làng chài để bảo

vệ nét văn hóa đặc trưng.

Phát triển kế hoạch thực hiện khả thi, hợp tác với

các biên liên quan. Kế hoạch bảo tồn cần gắn kết

với việc bảo đảm chất lượng sống của người dân

làng chài, bảo vệ cảnh quan, môi trường, cũng như

trật tự.

Khuyến khích hợp tác giữa người dân và công ty tổ

chức tour để đạt sự đồng thuận về các tiêu chuẩn

thực hiện và môi trường giữa người dân và công ty

du lịch, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ cao.

Đề xuất thời gian

thực hiện

2016 – 2017

- 43 -

Số thứ tự dự án 10

Tên dự án Thiết lập một khu tập trung phục vụ bán thức ăn

đường phố của địa phương

Mô tả dự án

Xác định một khu vực ở thành phố Hạ Long có thể được

phát triển thành một trung tâm ẩm thực đường phố, được

trang bị đầy đủ bàn, ghế và có các hàng bán đồ ăn uống

đường phố.

Địa điểm thực

hiện dự án Thành phố Hạ Long

Các bước chính

Xây dựng khái niệm trung tâm ẩm thực đường phố,

bao gồm cách bố trí, phương pháp lựa chọn các cửa

hàng ăn và mô hình kinh doanh (chủ sở hữu trung

tâm sẽ tham gia vào các thỏa thuận thuê chỗ bán

hàng với các cửa hàng ăn, lập kế hoạch bảo dưỡng

trung tâm).

Xác định vị trí của trung tâm ẩm thực đường phố

gần với các khu du lịch của thành phố Hạ Long.

Lập kế hoạch xây dựng trung tâm, bao gồm việc

trang bị bàn ghế cố định và nhà vệ sinh.

Hợp tác với các doanh nghiệp du lịch địa phương và

xác định một doanh nghiệp quản lý trung tâm (bao

gồm cả công tác quản trị, dọn vệ sinh, vv.)

Hợp tác với các nhà thầu xây dựng trung tâm.

Đơn vị điều hành trung tâm sẽ xác định cụ thể các

chủ cửa hàng ăn uống để vận hành trung tâm ẩm

thực.

Phản ánh về trung tâm ẩm thực đường phố trong các

tài liệu quảng bá và xây dựng thương hiệu.

Đề xuất thời gian

thực hiện

2016

- 44 -

Số thứ tự dự án 11

Tên dự án Thu hút khách tàu biển quốc tế

Mô tả dự án

Quảng Ninh hiện là điểm dừng chân của nhiều hành trình

tàu biển, do đó tỉnh có thể khai thác thêm hoạt động lên bờ

tham quan phục vụ đối tượng khách du lịch tàu biển quốc

tế.

Địa điểm thực

hiện dự án

Toàn tỉnh

Các bước chính

Cùng Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Quảng

Ninh (QNDMA) làm việc với các công ty du lịch để

có thêm các tuyến tham quan trên bờ phục vụ khách

tàu biển. Ví dụ:

Các chuyến tham quan ngắn (3-5 giờ)

o Du ngoạn trên Vịnh Hạ Long, thăm các hang

động và/hoặc chèo thuyền kayak (hiện đang

được một số hãng tàu quảng bá).

o Tham quan chợ tại Bãi Cháy và thưởng thức

hải sản.

o Leo núi Bài Thơ và thăm chùa Long Tiên.

Các chuyến tham quan dài (Trên 5 giờ)

o Đi xe tới Yên Tử (hiện đang được 1 số hãng

tàu quảng bá).

o Du lịch làng quê Yên Đức.

Tham quan Vân Đồn trong ngày kèm với du ngoạn

Vịnh Bái Tử Long khi các điểm du lịch tại Vân Đồn

được đưa vào hoạt động.

Tận dụng các kênh internet như trang

ShoreExcursions.com để quảng bá các sản phẩm du

lịch tại Vịnh Hạ Long với khách tàu biển.

Thông qua QNDMA, điều phối quan hệ giữa các

công ty du lịch tại Quảng Ninh và các hãng tàu biển

để đảm bảo thông tin về các hình thức tham quan

trên bờ đến được với khách du lịch xuyên suốt hành

trình tàu biển và trên website của các hãng tàu.

Đánh giá lại liệu có cần mở rộng Cảng Hồng Gai

chỉ với mục đích neo đậu tàu biển quốc tế không,

bởi Quảng Ninh không phải là điểm xuất phát cũng

như điểm cuối của các hành trình tàu biển. Các du

thuyền có thể tiếp tục đậu ngoài khơi và đưa khách

vào bờ tham quan bằng tàu nhỏ hơn.

Đề xuất thời gian

thực hiện

2015

- 45 -

Số thứ tự dự án 12

Tên dự án Xây dựng một nhà bảo tàng khoa học sinh thái tự

nhiên tại thành phố Hạ Long

Mô tả dự án

Xây dựng bảo tàng khoa học tự nhiên tại thành phố Hạ

Long trưng bày các mẫu vật về vịnh, hang động đá vôi

Các-tơ, môi trường tự nhiên địa phương, điều này sẽ giúp

tăng thêm sự trải nghiệm cho khách du lịch.

Địa điểm thực

hiện dự án Thành phố Hạ Long

Các bước chính

Xác định phạm vi rộng đối với nội dung trưng bày

của bảo tàng, bao gồm cả những mẫu vật trưng bày

tiềm năng, kích thước hiện vật và vị trí.

Phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ ở Hà Nội để được tư

vấn về những thực tiễn phù hợp nhất trong xây

dựng bảo tàng ở Việt Nam.

Hợp tác với các tư vấn về bảo tàng để xây dựng quy

hoạch tổng thể về bảo tàng, bao gồm chi tiết về các

kế hoạch triển khai từ ban đầu, thiết kế và kiến

trúc.

Đưa nhà thầu vào để xây dựng bảo tàng.

Phản ánh về bảo tàng trong nội dung tài liệu quảng

bá chung của tỉnh.

Khai trương bảo tàng.

Đề xuất thời gian

thực hiện 2015 – 2017

- 46 -

Số thứ tự dự án 13

Tên dự án Tăng cường cho hoạt động của Bảo tàng Quảng Ninh

Mô tả dự án

Tăng cường cho hoạt động của Bảo tàng Quảng Ninh

thông qua cung cấp mẫu vật trưng bày và thuyết minh

bằng các thứ tiếng nước ngoài.

Địa điểm thực

hiện dự án Thành phố Hạ Long

Các bước chính

Ngày 13/10/2013 Bảo tàng Quảng Ninh đã chuyển

về cơ sở mới, khang trang, rộng rãi. Những công

việc liên quan tới tăng cường cho hoạt động của bảo

tàng gồm :

Hợp tác với Bảo tàng Phụ nữ, bảo tàng dân tộc học

và hoặc tổ đơn vị tư vấn bảo tàng liên quan tới nội

thất bảo tàng.

Đảm bảo đưa nội dung quảng bá về bảo tàng trong

các biển hiệu, các tiện nghi, các hình ảnh giới thiệu

hoặc thuyết minh bằng tiếng Anh và các ngoại ngữ

chính khác.

Đề xuất thời gian

thực hiện 2015

- 47 -

Số thứ tự dự án 14

Tên dự án Phát triển mạng lưới đường mòn dạo bộ ở các khu vực

đồi núi trên địa bàn Hạ Long

Mô tả dự án Phát triển những con đường mòn dạo bộ và cơ sở hạ tầng

phụ trợ ở các khu vực có rừng và đồi của Hạ Long.

Địa điểm thực

hiện dự án

Trong giai đoạn trước mắt: Tập trung thí điểm thực hiện

đường đi bộ leo núi Bài Thơ (thành phố Hạ Long), kết hợp

thành một phần của khu du lịch Hòn Gai

Các bước chính

Phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh và

doanh nghiệp có năng lực xác định các khu vực

tiềm năng để tạo các con đường mòn dạo bộ.

Lập bản đồ các đường mòn dự kiến, các khu vực

lều/trại và các cơ sở hạ tầng khác.

Xây dựng kế hoạch bảo trì đường và kế hoạch sơ

tán trong tình huống khẩn cấp.

Hợp tác với các đơn vị có chuyên môn về đường

mòn để đánh giá tuyến đường và kế hoạch bảo

dưỡng đề xuất.

Làm việc với Sở TN & MT tiến hành Đánh giá tác

động môi trường.

Xây dựng các con đường mòn, khu vực cắm

trại/lều, khu vực bán vé.

Xây dựng tài liệu quảng bá và hợp tác với các nhà

cung cấp tour du lịch.

Bố trí nhân viên bảo trì đường mòn.

Đưa vào hoạt động.

Đề xuất thời gian

thực hiện

2015

- 48 -

Số thứ tự dự án 15

Tên dự án Xây dựng địa điểm cắm trại trên các đảo có rừng

Mô tả dự án

Xây dựng địa điểm cắm trại trên đảo bằng cách cho phép

các nhà điều hành du lịch thiết lập các điểm cắm trại trên

các đảo không có người ở, đưa khách cắm trại đến và cung

cấp mọi trang thiết bị, nhu yếu.

Địa điểm thực

hiện dự án Vịnh Hạ Long và các đảo khác trong khu vực.

Các bước chính

Làm việc với Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh tư vấn

với chính quyền địa phương nhằm xác định các đảo

có khả năng cho hoạt động cắm trại.

Lập bản đồ dự kiến khu vực cắm trại. Trong đó

gồm:

o Những khu vực hẻo lánh cách xa trục đường

giao thông chính, xa khu đô thị và các khu

vực phát triển khác.

o Gần với những con đường mòn dạo bộ.

o Gần nơi có cảnh quan đẹp tự nhiên, ví dụ như

hồ, suối, rừng, thác nước hay bãi biển.

Xây dựng kế hoạch bảo trì khu vực cắm trại và kế

hoạch sơ tán trong tình huống khẩn cấp.

Xây dựng nguyên tắc chung cho các doanh nghiệp

và nhà đầu tư liên quan về: giao thông vận tải, công

tác bảo trì, công tác tiếp thị và biểu phí.

Xây dựng tài liệu quảng bá nhằm thu hút các nhà

đầu tư và doanh nghiệp tiềm năng.

Hợp tác với các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Đề xuất với Sở TN & MT tiến hành đánh giá tác

động môi trường.

Xây dựng khu vực cắm trại.

Đưa vào hoạt động.

Đề xuất thời gian

thực hiện 2015

- 49 -

Số thứ tự dự án 16

Tên dự án Đăng cai tổ chức lễ hội

Mô tả dự án

Đăng cai tổ chức các lễ hội ẩm thực, âm nhạc, pháo hoa

thường xuyên đều đặn để thu hút khách du lịch trong mùa

thấp điểm, ví dụ như mùa xuân và mùa thu.

Địa điểm thực hiện

dự án

Trước tiên là gần thành phố Hạ Long, bởi vì hiện tại đây

là nơi tập trung đại đa số các cơ sở lưu trú. Trong tương

lai có thể tổ chức thêm ở những nơi khác

Những bước chính

Xác định những yếu tố chính của lễ hội đầu tiên, ví

dụ như tổ chức khi nào, ở đâu, nhằm vào những đối

tượng nào.

Thành lập một ủy ban nhỏ chịu trách nhiệm tổ chức

các dịch vụ hậu cần và marketing cho sự kiện. Ủy

ban này cần bao gồm ít nhất một người có kinh

nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.

Hoạt động marketing cho sự kiện nên bắt đầu ít

nhất 3-4 tháng trước khi diễn ra sự kiện để khách du

lịch có cơ hội đưa việc tham quan lễ hội vào lịch

trình dự kiến của họ. Tùy thuộc vào loại khách du

lịch được múc tiêu, hoạt động marketing nên diễn

ra tại các địa điểm (vừa trực tiếp vừa trực tuyến)

nơi mà khách du lịch dễ dàng tiếp cận. Những

quảng cáo bằng tiếng Việt chỉ được trưng bày tại

Hạ Long sẽ không giúp thu hút khách du lịch quốc

tế.

Hoạt động hậu cần và giải trí cũng nên lồng ghép

vào các nhân tố được nêu ra trong tài liệu này.

Sau khi sự kiện đầu tiên được tổ chức thì cần tiến

hành đánh giá với sự tham gia của các bên liên

quan để rút kinh nghiệm, cải thiện hoạt động lên kế

hoạch cho sự kiện lần sau.

Khuyến nghị về

thời gian thực hiện

2015

- 50 -

Số thứ tự dự án 17

Tên dự án Xây dựng chuỗi sân gôn đẳng cấp quốc tế tại Quảng

Ninh

Mô tả dự án

Hợp tác với các tổ chức tư vấn, các nhà đầu tư và các nhà

phát triển xây dựng chuỗi sân gôn đẳng cấp quốc tế tại

Quảng Ninh nhằm phát triển tỉnh thành điểm đến cho

ngành du lịch chơi golf.

Địa điểm thực

hiện dự án Đảo Tuần Châu, Thành phố Hạ Long

Các bước chính

Sở VHTTDL Quảng Ninh phát triển khái niệm về

các sân gôn ở Quảng Ninh, trong đó có bao gồm

những vị trí tiềm năng với các đặc trưng như:

Có đủ diện tích đất (120 – 200 mẫu Anh);

o Có cảnh quan đẹp;

o Có đường giao thông thuận tiện;

o Gần khách sạn (< 30 phút);

o Gần sân bay (<45 phút).

Hợp tác xây dựng sân gôn với những tổ chức tư

vấn/những nhà phát triển có chuyên môn cao và có

hồ sơ lưu trữ về các hoạt động đã tham gia xây dựng

các sân gôn đẳng cấp quốc tế, để:

o Thực hiện nghiên cứu khả thi

o Lập quy hoạch tổng thể các sân gôn

Xác nhận tính khả thi của công tác trưng dụng đất và

giải phóng mặt bằng các địa điểm đề xuất.

Làm việc với Sở VHTTDL Quảng Ninh, Ban xúc

tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh (IPA) và các

tổ chức tư vấn tiến hành tìm kiếm các nhà đầu tư

tiềm khả năng.

Làm việc với IPA, Sở KHĐT, Sở VHTTDL phối

hợp triển khai xây dựng sân gôn.

Làm việc với Sở VHTTDL Quảng Ninh phối hợp

với đơn vị chủ quản các sân gôn để xây dựng thương

hiệu chung và đưa thông tin về các sân gôn này trong

nội dung xây dựng thương hiệu và quảng bá chung

của tỉnh.

Đề xuất thời gian

thực hiện 2015-2017

- 51 -

Số thứ tự dự án 18

Tên dự án Hỗ trợ thành lập một trường dạy nấu ăn và kinh doanh

nhà hàng

Mô tả dự án

Hỗ trợ thành lập một trường dạy nấu ăn và kinh doanh nhà

hàng; ở đây, khách du lịch có thể tìm hiểu kỹ thuật nấu ăn

Việt Nam bao gồm cả việc áp dụng theo mô hình KOTO, nơi

đào tạo nấu ăn và quản lý nhà hàng cho các học viên là thanh

niên có thu nhập thấp.

Địa điểm thực

hiện dự án

Thành phố Hạ Long

Các bước

chính

Lựa chọn A

Phối hợp với KOTO (http://www.koto.com.au/about-

koto/koto-enterprise/koto-hanoi-restaurant) nhằm tìm

kiếm cơ hội mở một chi nhánh ở thành phố Hạ Long

Phối hợp với KOTO phát triển chi nhánh

Lựa chọn B

Phát triển khái niệm về trường dạy nấu ăn và kinh

doanh nhà hàng

Xác định địa điểm tiềm năng

Kết hợp với các nhà quản lý nhà hàng, đầu bếp và các

doanh nghiệp du lịch có tiềm năng ở Việt Nam phát

triển và vận hành trường dạy nấu ăn và kinh doanh nhà

hàng (Kết hợp với những đối tác tiềm năng khác như

Red Bridge ở Hội An,

http://www.visithoian.com/redbridge/)

Hỗ trợ phát triển trường dạy nấu ăn và kinh doanh nhà

hàng

Phản ánh về trường dạy nấu ăn và nhà hàng trong các

tài liệu quảng bá của tỉnh

Đề xuất thời

gian thực hiện

2016

- 52 -

Số thứ tự 19

Tên dự án Cải thiện dịch vụ dành cho khách du lịch lẻ

Mô tả dự án Các dịch vụ được cải thiện bao gồm: lắp đặt bảng chỉ dẫn

bằng ngoại ngữ của thị trường du lịch trọng điểm, cung

cấp cho khách du lịch bản đồ các điểm tham quan chính,

xác định vị trí các công ty lữ hành tại Hòn Gai, cung cấp

dịch vụ dịch thuật, v.v.

Địa điểm Bãi Cháy và Hòn Gai

Các bước thực

hiện chính Chính thức bổ nhiệm một cán bộ phòng Văn hóa –

thông tin chịu trách nhiệm hoàn thành giải pháp này

trong một khung thời gian cụ thể;

Thành lập một phòng chuyên môn chủ trì thực hiện

dự án;

Lên kế hoạch cho những cải thiện cụ thể cần thực

hiện;

Xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai dự án,

bao gồm cả việc thảo luận với các nhà tài trợ khi

cần thiết;

Khi gần hoàn thành, tìm kiếm thông tin phản hồi từ

khách du lịch để đánh giá các thiếu sót có thể còn

tồn tại;

Thực hiện các biện pháp để giải quyết các thiếu sót

này.

Thời gian đề xuất 2015

- 53 -

Số thứ tự dự án 20

Tên dự án Gia tăng nguồn cung khách sạn

Mô tả dự án Khuyến khích các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào lĩnh

vực xây dựng khách sạn tại Quảng Ninh.

Địa điểm thực

hiện dự án

Thành phố Hạ Long, Thành phố Móng Cái, khu vực Yên

Tử và huyện Vân Đồn.

Những bước chính

Xác định các khu vực mục tiêu phát triển khách sạn

và số lượng buồng phòng gia tăng cần có cho mỗi

khu vực.

Tích cực quảng bá về quy hoạch tổng thể du lịch, các

chính sách tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và một số

khu vực mục tiêu đã được xác định.

Phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh

Quảng Ninh (IPA Quảng Ninh) để xây dựng các tài

liệu quảng bá về các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Hỗ

trợ lựa chọn tư vấn quốc tế để giúp IPA với các tài

liệu quảng bá, đưa ra tư vấn về nội dung quảng cáo

(ví dụ như khu vực mục tiêu cho đầu tư, chính sách

đầu tư, chất lượng khách sạn mục tiêu);

Tổ chức một hội thảo nhà đầu tư với các chủ khách

sạn hiện tại để kích thích sự quan tâm của họ đối với

lĩnh vực này;

Kết nối các nhà đầu tư quan tâm để thúc đẩy quan hệ

đối tác với nhà đầu tư địa phương để giảm thiểu rủi

ro, khuyến khích các nguồn đầu tư lớn hơn.

Đề xuất thời gian

thực hiện 2015-2020

- 54 -

Số thứ tự 21

Tên dự án Theo đuổi sự hợp tác với các khách sạn đẳng cấp thế

giới

Miêu tả dự án Làm việc với các chủ đầu tư địa phương để ký kết các

hợp đồng quản lý khách sạn với các công ty quản lý

khách sạn quốc tế

Địa điểm Thành phố Hạ Long

Các bước thực hiện Xác định các công ty quản lý khách sạn để mời

đến Quảng Ninh (tập trung ưu tiên số một vào

Starwood, Accor và Wyndham do trọng tâm tại

châu Á của các thương hiệu này).

Tổ chức các hội nghị đầu tư cho các nhà đầu tư

tại địa phương xác định các nhà đầu tư sẵn sàng

hợp tác với các công ty quản lý quốc tế.

Hỗ trợ DCST soạn thảo các gói vận động nhằm

vào các công ty quản lý quốc tế, bao gồm bản

thảo các hợp đồng quản lý, quy hoạch cho các hạ

tầng hỗ trợ gần các bất động sản.

Tham dự các hội nghị đầu tư trong khu vực và

quốc tế có bao gồm các công ty quản lý quốc tế,

xây dựng các tài liệu đầu tư và tích cực quảng bá

các khách sạn đang được xây dựng tại Quảng

Ninh.

Tích cực hỗ trợ các công ty quản lý quốc tế và

các nhà đầu tư địa phương trong việc xây dựng

và thiết lập các khách sạn danh tiếng.

Thời gian dự kiến 2015 - 2020

- 55 -

Số thứ tự dự án 22

Tên dự án Phát triển một hệ thống quản lý hành trình cho tàu du

lịch trên Vinh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.

Mô tả dự án

Tiết giảm sự đông đúc và tình trạng ô nhiễm trên một số

khu vực cụ thể trên Vịnh Hạ Long bằng việc bố trí lại số

lượng tầu du lịch, bao gồm việc đưa ra những tuyến tour

khác nhau, thời gian khởi hành lệch giờ.

Địa điểm thực hiện

dự án Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long

Những bước chính

Sở VHTTDL, Sở GTVT và Ban QLV cùng phối

hợp làm việc để xác định phương án ưu tiên và xây

dựng các hệ thống triển khai thực hiện. Một số

phương án cần được đánh giá, do đó có thể là hữu

ích khi các sở này cử mỗi sở một người tham gia

nhóm công tác về đề án này.

o Một số phương án cần được đánh giá bao

gồm:

o Bố trí thời gian xuất bến xen kẽ;

o Tổ chức so le thời gian tham quan tại mỗi

điểm;

o Giới hạn số chuyến đến các điểm chính;

o Xây dựng hành trình các tuyến tour mới trên

vịnh;

o Phân chia vùng vịnh theo loại hình du lịch.

Xây dựng tài liệu hướng dẫn giải thích về các hệ

thống triển khai thực hiện dự kiến

Tổ chức các cuộc họp với các nhà khai thác tàu du

lịch để trình bày, lấy ý kiến đóng góp cho các hệ

thống dự kiến.

Đưa vào những ý kiến phù hợp, nếu có vào các hệ

thống dự kiến.

Trình UBND tỉnh phê duyệt các hệ thống đề xuất.

Tổ chức hệ thống – xây dựng và gửi các tài liệu có

liên quan; đào tạo cán bộ.

Bắt đầu hệ thống mới

Đề xuất thời gian

thực hiện 2015

- 56 -

Số thứ tự 23

Tên dự án Trung tâm ngoại ngữ tại Quảng Ninh

Miêu tả dự án Thành lập một trung tâm ngoại ngữ tại Quảng Ninh, tập

trung vào dạy và học tiếng Anh.

Địa điểm Thành phố Hạ Long, khả năng cao là gần cơ sở của trường

Cao đẳng văn hóa, nghệ thuật và du lịch Hạ Long

(HcACT). Dự án nhằm hướng tới các sinh viên ngành du

lịch.

Các bước thực

hiện Bổ nhiệm chính thức một cán bộ từ phòng Giáo

dục, làm việc với phòng Giáo dục và đào tạo để

nhận trạch nhiệm hoàn thành dự án trong một

khoảng thời gian nhất định.

Trao đổi với đại diện EU để đảm bảo có nguồn tài

trợ cho dự án trong năm 2014.

Tham khảo các chương trình dạy ngoại ngữ tại Hải

Phòng và Hà Nội (ví dụ như Apollo) về chương

trình giảng dạy

Xây dựng chương trình khung, được Trường

CĐVHNTDL tham vấn và UBND tỉnh Quảng Ninh

phê duyệt.

Xác định mức học phí và quảng bá chương trình tới

sinh viên trên toàn tỉnh đang theo học các trường

cao đẳng và đại học về du lịch hoặc kinh doanh

Thời gian dự kiến 2015-2016

- 57 -

Số thứ tự dự án 24

Tên dự án Số liệu thống kê du lịch

Mô tả dự án

Đăng tải lên mạng các số liệu thống kê cơ bản về du lịch

bằng tiếng Anh để giúp các nhà đầu tư có quan tâm muốn

thiết lập hoạt động kinh doanh, làm ăn tại tỉnh.

Địa điểm thực hiện

dự án

Không áp dụng (trực tuyến)

Các bước chính

cần tiến hành

Xác định những số liệu thống kê du lịch nào sẽ cho

đăng tải (ví dụ, có thể bắt đầu bằng bằng các số liệu

giống như của Malaysia đã làm).

Dịch các bảng số liệu sang tiếng Anh, định dạng

chúng theo hình thức dễ tải, dễ sử dụng (có thể tham

khảo trang web của Malaysia).

Đăng tải tại các trang web du lịch chính và trang web

của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh.

Đảm bảo thường xuyên cập nhật những bảng số liệu

này.

Đề xuất thời gian

thực hiện

2015

- 58 -

Số thứ tự dự án 25

Tên dự án Cải thiện dự báo thời tiết

Mô tả dự án

Xác định nguồn dự báo thời tiết chính xác nhất cho thành

phố Hạ Long (ví dụ, dựa trên các trạm dự báo thời tiết địa

phương hơn là các trạm dự báo thời tiết ở Hà Nội)

Phổ biến thông tin dự báo thời tiết chính xác nhất trên trang

web riêng, trên ứng dụng điện thoại di động và khuyến

khích các nhà điều hành tour ở Hà Nội sử dụng.

Địa điểm thực hiện

dự án

Có thể bắt đầu với các thông tin dự báo về thành phố Hạ

Long,

Các bước chính

cần tiến hành

Tìm hiểu, nắm rõ các trạm dự báo thời tiết được đặt

ở vị trí nào ở Quảng Ninh.

Xác định trang web dự báo thời tiết nào sử dụng

thông tin từ các trạm dự báo thời tiết địa phương hơn

là dữ liệu từ Hà Nội.

Kết nối các trang web này với trang web du lịch của

Quảng Ninh và các ứng dụng trên điện thoại di động.

Giới thiệu cho các nhà điều hành tour ở Hà Nội về

nguồn thông tin dự báo thời tiết chính xác nhất,

khuyến khích họ sử dụng để thông báo cho khách du

lịch.

Đề xuất thời gian

thực hiện

2015

- 59 -

Số thứ tự 26

Tên dự án Xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long

Miêu tả dự án Đường cao tốc Hạ Long – Hà Nội sẽ cắt ngắn thời gian đi

lại từ 3-4 giờ hiện nay xuống còn 2 giờ

Địa điểm Hạ Long đến Hà Nội

Các bước thực

hiện

Dự án đang ở giai đoạn lập kế hoạch cuối cùng

Thành phố cần tiếp tục làm việc với tỉnh và đảm bảo dự

án bàn giao đúng hạn

Thời gian dự kiến 2015 - 2019

- 60 -

Số thứ tự dự án 27

Tên dự án Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp

cung cấp sản phẩm du lịch mới tại khu vực vịnh và xung

quanh vịnh.

Mô tả dự án

Tìm kiếm, phát hiện các loại hình sản phẩm mới phục vụ

khách du lịch thăm Vịnh, ví dụ leo núi đá, đu dây mạo hiểm,

câu cá, du ngoạn bằng trực thăng và phối hợp với các công ty

du lịch Việt Nam tiến hành cung cấp các loại sản phẩm này.

Địa điểm thực

hiện dự án Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long

Các bước

chính

1. Sở VHTTDL cần lên danh sách các sản phẩm du lịch có

tiềm năng phát triển tại Vịnh Hạ Long, gồm:

a. Leo núi đá

b. Đu dây mạo hiểm

c. Câu cá

d. Du ngoạn bằng trực thăng

e. Khám phá hang động

2. Xác định địa điểm thích hợp cho các hoạt động trên và hạ

tầng cần thiết (VD: Sân đỗ trực thăng)

3. Nghiên cứu điều kiện pháp lý của Việt Nam với những

hoạt động này

4. Xây dựng hồ sơ kêu gọi đầu tư cho mỗi sản phẩm du lịch,

trong đó có đề cập đến điều kiện pháp lý, các hình thức ưu

đãi, hỗ trợ của Nhà nước

5. Tìm ra các doanh nghiệp du lịch hoạt động trong khu vực

có tiềm năng cung cấp sản phẩm du lịch tại Quảng Ninh,

bao gồm cả các sản phẩm phi truyền thống.

6. Phối hợp với các doanh nghiệp

7. Tạo điều kiện phát triển các điểm du lịch

Đề xuất thời

gian thực hiện 2015 - 2016

- 61 -

Số thứ tự dự

án 28

Tên dự án Tạo điều kiện cần thiết để đưa thành phố Hạ Long trở

thành trung tâm thu hút khách du lịch của tỉnh Quảng

Ninh, nhất là thu hút khách du lịch về đêm.

Mô tả dự án

Đầu tư phát triển một số loại hình sản phẩm du lịch mới để

tăng thêm sức hấp dẫn cho Hạ Long, đồng thời cung cấp các

loại hình sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là các hoạt động về

đêm để phục vụ khách du lịch.

Địa điểm thực

hiện dự án

Khu vực Tuần Châu, Bãi Cháy, Vịnh Hạ Long và nội thị Hòn

Gai.

Các bước

chính

1. Đầu tư tổ chức các tuyến xe điện chuyên nghiệp phục vụ

du lịch theo đường ven biển từ Tuần Châu đến Bãi Cháy,

từ đầu cầu Bãi Cháy (phía Hòn Gai) men theo đồi Đặng Bá

Hát xuống trung tâm Hòn Gai đi theo đường bao biển đến

Cọc 8 để tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho khách du lịch

đến với tất cả các điểm du lịch trong Thành phố, khắc phục

tình trạng Thành phố bị chia cắt thành 2 vùng hiện nay.

2. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (kể cả

hộ gia đình) sáng tạo phát triển thêm các loại hình dịch vụ

(vui chơi giải trí, ẩm thực, bán hàng lưu niệm)…trên tuyến

đường bao biển từ Cung văn hóa Việt Nhật đến cọc 8 để

tạo ra không gian sôi động liên hoàn đáp ứng mọi nhu cầu

của khách du lịch. (Tạo ra mô hình tương đồng như phố cổ

Hội An, Luang Prabang (Lào) hoặc thậm chí đậm đặc cửa

hàng, cửa hiệu như phố Tây (Dương Sóc - Trung Quốc).

3. Tổ chức tuyến đường đi bộ leo lên đỉnh núi Bài Thơ và đầu

tư hệ thống chiếu sáng ban đêm để tạo ra không gian, tầm

nhìn cho khách du lịch tham quan, chiêm ngưỡng toàn

cảnh vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long.

4. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật;

khuyến khích các nhóm dân chúng biểu diễn nghệ thuật, ca

múa tự nhiên trên quảng trường văn hóa Cọc 3, công viên

30 tháng 10 và dọc theo tuyến đường bao biển để tạo ra sự

sống động và lôi cuốn khách du lịch tham gia.

5. Mở cửa các công trình Bảo tàng, Thư viện… đến đêm

khuya và đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.

Đề xuất thời

gian thực hiện 2015 - 2020

- 62 -

E. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐÂT – QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HẠ

LONG

Như đã nêu trong nội dung quy hoạch, một số nội dung trong cơ cấu sử dụng

đất cần được xem xét điều chỉnh

1) Đất nuôi trồng thủy sản

2) Độ che phủ rừng

3) Diện tích xử lý chất thải

ST

T Chỉ tiêu Mã

Hiện trạng

năm 2010

Các kỳ kế hoạch

Kỳ đầu

đến năm 2015

Kỳ cuối

đến năm 2020

Diện

tích

(ha)

cấu

(%)

Diện

tích

(ha)

cấu

(%)

Diện

tích

(ha)

cấu

(%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ

NHIÊN

27.195,

03

100,

00

27.232,

12

100,

03

27.237,

34

100,

00

1 Đất nông nghiệp NNP 9.487,8

1

34,8

9 8.185,4

8

30,0

7

7.450,7

8

27,3

6

1.1 Đất lúa nước LUA 499,31 1,84 411,38 1,51 355,00 1,30

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa

nước (2 vụ trở lên) LUC 352,41 1,30 274,32 1,01 230,28 0,85

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 622,21 2,29 482,95 1,77 434,00 1,59

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 5.025,9

8

18,4

8

5.146,3

1

18,9

0

4.901,0

0

17,9

9

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 297,48 1,09 684,01 2,51 898,00 3,30

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 1.678,7

4 6,17 729,03 2,68 345,80 1,27

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.120,6

2 4,12 562,22 2,07 402,00 1,48

1.7 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

1.8 Đất nông nghiệp còn lại (gồm:

đất LUN; COC: HNK; NKH) 243,47 0,90 169,59 0,62 114,97 0,42

2 Đất phi nông nghiệp PNN 16.336,

57

60,0

7

18.420,

05

67,6

5

19.435,

89

71,3

6

2.1 Đất xây dựng trụ sở CQ, công

trình sự nghiệp CTS 46,99 0,17 54,16 0,20 54,37 0,20

2.2 Đất quốc phòng CQP 1.168,0

8 4,30

1.466,9

2 5,39

1.474,0

0 5,41

2.3 Đất an ninh CAN 19,22 0,07 94,89 0,35 98,66 0,36

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 341,07 1,25 486,00 1,79 606,00 2,22

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 1.110,3

5 4,08

1.995,9

9 7,33

2.369,5

1 8,70

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng

gốm sứ SKX 233,58 0,86 242,21 0,89 259,05 0,95

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 1.120,9 4,12 999,24 3,67 989,92 3,63

- 63 -

3

2.8 Đất di tích danh thắng DDT 5.050,9

8

18,5

7

5.073,0

0

18,6

3

5.073,0

0

18,6

3

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải

nguy hại DRA 157,33 0,58 157,33 0,58 157,33 0,58

2.1

0 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 3,10 0,01 8,64 0,03 9,99 0,04

2.1

1 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 73,16 0,27 72,61 0,27 72,84 0,27

2.1

2 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 849,85 3,13 808,73 2,97 857,73 3,15

2.1

3 Đất phát triển hạ tầng DHT

1.855,9

6 6,82

2.640,4

6 9,70

2.820,2

5

10,3

5

Trong đó: 0,00 0,00

Đất cơ sở văn hóa DVH 191,61 0,70 277,39 1,02 289,02 1,06

Đất cơ sở y tế DYT 14,82 0,05 29,66 0,11 34,85 0,13

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 53,85 0,20 194,53 0,71 229,10 0,84

Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 311,81 1,15 564,53 2,07 653,81 2,40

2.1

4 Đất ở tại đô thị ODT

2.265,4

1 8,33

2.445,0

2 8,98

2.710,5

7 9,95

2.1

5

Các loại đất phi nông nghiệp còn

lại

2.040,5

6 7,50

1.874,8

5 6,88

1.882,6

7 6,91

3 Đất chưa sử dụng CSD 1.370,6

5

3.1 Đất chưa sử dụng còn lại

1.370,6

5 5,04 626,59 2,30 350,68 1,29

3.2 Diện tích đưa vào sử dụng 0,00 744,06 2,73 275,91 1,01

4 Đất đô thị DTD 27.195,

03

100,

00

27.232,

12

100,

03

27.237,

34

100,

00

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 0,00 64,00 0,24 64,00 0,23

6 Đất khu du lịch DDL 5.848,0

0

21,5

0

5.848,0

0

21,4

8

5.848,0

0

21,4

7

7 Đất khu dân cư nông thôn DNT

- 64 -

F. TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI

1.1.2. Phụ lục – Những câu chuyện thành công

Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã nỗ lực cải tiến các quy trình

hành chính có liên quan đến tiếp cận đất đai và cấp phép phát triển theo hướng hỗ

trợ nhà đầu tư, với mục đích làm cho các quy trình đó trở nên minh bạch hơn, giảm

thiểu thời gian xử lý và giảm các thủ tục giấy tờ không cần thiết. Phần này sẽ phân

tích một số câu chuyện thành công và một số trường hợp nghiên cứu ở các quốc

gia khác cũng như ở các tỉnh của Việt Nam

a) Việt Nam

i) Thái Nguyên – Văn phòng một cửa liên thông (MCLT)1

Ngày 24/4/2008, Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết

định số 884/QĐ-UBND về việc Đề án thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải

quyết các thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 1/6/2008, Văn phòng một cửa liên thông đã chính thức được khai trương.

Văn phòng MCLT hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo một cửa

liên thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp lãnh đạo. Thành viên của

Ban chỉ đạo này là các lãnh đạo và chuyên viên của các các sở. ban, ngành chức

năng như Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài

chính và Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh. Các thành viên của Ban chỉ

đạo trực tiếp giải quyết đảm bảo rằng hồ sơ của các nhà đầu tư được xử lý kịp thời

tại Văn phòng MCLT trong khi vẫn tiếp tục triển khai các công việc thường ngày

của họ;

Một Bộ phận thường trực MCLT, trực thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư, sẽ hỗ

trợ Ban chỉ đạo MCLT trong việc điều hành hoạt động hàng ngảy của Văn phòng

một cửa liên thông;

Văn phòng MCLT được đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Cán bộ của

Văn phòng là các chuyên viên của Sở Kế hoạch Đầu tư thường trực tất cả các

ngày tại Văn phòng, cùng với các chuyên viên của Sở Tài nguyên Môi trường và

Sở Xây dựng làm việc các ngày thứ ba đến thứ năm trong tuần;

Văn phòng MCLT là đầu mối hướng dẫn thực hiện, tiếp nhận hồ sơ và

trả kết quả cho nhà đầu tư về các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, tiếp cận

đất đai và xây dựng. Văn phòng MCLT chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp các ban

ngành liên quan.

Với các thủ tục cần có ý kiến của các ban ngành khác, đặc biệt là thủ tục

phê duyệt dự án đầu tư, Cơ quan thường trực MCLT sẽ tổ chức họp Ban chỉ đạo để

1 VCCI – Cải cách quy trình và thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai và xây dựng ở Việt Nam

- 65 -

lấy ý kiến thống nhất. Biên bản cuộc họp này là cơ sở để cho Ủy ban nhân dân tỉnh

ra quyết định cuối cùng.

Hình 6: Mô hình văn phòng một cửa liên thông ở Thái Nguyên

Nguồn: VCCI

ii) Bắc Ninh – Thụ lý song song2

Năm 2008, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành đánh giá thực trạng quy trình tiếp cận

đất đai của các dự án đầu tư nằm ngoài các khu công nghiệp. Đây là một hoạt động

trong khuôn khổ chương trình hợp tác cải thiện môi trường đầu tư với IFC. Kết quả

đánh giá này cho thấy rằng vào thởi điểm đó, tỉnh không có hướng dẫn cụ thể với

các nhà đầu tư về trình tự các thủ tục hành chính tiếp cận đất đai. Theo đánh giá

trên, các nhà đầu tư phải thực hiện tuần tự 9 thủ tục bắt buộc. Họ phải hoàn tất một

thủ tục và nhận được phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền với thủ tục

đó trước khi tiến hành thủ tục tiếp theo. Các làm này khiến cho thời gian hoàn tất

toàn bộ quy trình lâu hơn mức cần thiết.

Dựa trên những kết quả đánh giá đó, UBND tỉnh quyết định tổ chức lại quy

trình. Theo đó, tỉnh sẽ nghiên cứu các thủ tục có thể được thụ lý song song nhằm

rút ngắn thời gian thực hiện quy trình. Đến ngày 27/11/2009, UBND tỉnh đã ban

hành Quyết định số 165/2009/QĐ-UB về việc thay đổi phương pháp xử lý từ thụ lý

tuần tự sang thụ lý song song.

2 VCCI, Cải cách quy trình và thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai và xây dựng ở Việt Nam

Sở Tài nguyên và Môi trường

(TNMT)

Sở Kế hoạch và Đầu tư

(KHĐT)

Sở Xây dựng

(XD)

Bàn 1:

Các thủ tục đất đai và môi

trường

Phụ trách: Cán bộ sở TNMT

Bàn 2:

Các thủ tục đầu tư

Phụ trách: Cán bộ sở KHĐT

Bàn 3:

Các thủ tục xây dựng và quy

hoạch

Phụ trách: Cán bộ sở XD

Cơ chế một cửa đa ngành

Nhà đầu tư

- 66 -

Hình 7: Quy trình xử lý tuần tự tại Bắc Ninh

Nguồn: VCCI

Quy trình nêu trên cho thấy rằng, sau Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh,

các nhà đầu tư có thể thực hiện các thủ tục theo bốn bước chính, trong đó các thủ

tục của hai bước (bước 2 và bước 4) được thực hiện song song. Nhà đầu tư có thể

nộp hồ sơ của nhiều thủ tục khác nhau cho nhiều cơ quan khác nhau tại hai bước

này.

Ví dụ, ở bước 2, nhà đầu tư có thể đồng thời thực hiện ba thủ tục bao gồm

Thiết kế cơ sở với Sở Xây dựng, Cam kết bảo vệ môi trường với Sở Tài nguyên

môi trường và Giấy chứng nhận đầu tư với Sở Kế hoạch Đầu tư. Tương tự như

vậy, ở bước 4, nhà đầu tư có thể đồng thời hai thủ tục bao gồm Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất với Sở Tài nguyên môi trường và Giấy phép xây dựng với Sở

Xây dựng. Cần chú ý rằng UBND tỉnh cũng đã cải cách một số quy trình tại bước

1, theo đó hai thủ tục trước kia bị tách riêng, gồm Khảo sát địa điểm và Chứng chỉ

quy hoạch (cung cấp thông tin quy hoạch), đã được thụ lý gộp vì hai thủ tục này có

sự liên thông với nhau và đều do Sở Xây dựng thụ lý. Nhà đầu tư không còn phải

nộp hồ sơ riêng rẽ cho từng thủ tục, thay vào đó, họ chỉ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ

chung và vẫn có thể nhận được hai văn bản kết quả tại Văn phòng MCLT do Sở

Xây dựng cấp (Văn bản cho phép khảo sảt địa điểm và Chứng chỉ quy hoạch).

Theo ước tính, nhờ vào việc tái cấu trúc quy trình này, thời gian cần thiết để

một nhà đầu tư hoàn thành quy trình đã được giảm 27% (từ 151 ngày xuống còn

110 ngày), số lần đi lại đến trụ sở cơ quan chức năng đã giảm 66% (từ 36 lần

xuống còn 12 lần) và số hồ sơ cần thiết giảm 46% (từ 62 hồ sơ xuống còn 33 hồ

sơ).

Khảo sát địa điểm

Chứng chỉ quy hoạch

Cam kết bảo vệ môi trường

Thiết kế cơ sở

Giấy chứng nhận đầu tư

Giao đất / Thuê đất

Định giá thuê đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy phép xây dựng

Trước: Quy trình thụ lý tuần tự với 9 bước Sau: Quy trình thụ lý song song với 4 bước

Cam kết

BVMT

Giấy chứng

nhận đầu tư

Thiết kế

cơ sở

Giấy phép xây dựngGiấy chứng nhận

QSDĐ

Định giá thuê đấtGiao đất / Thuê đất

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Chứng chỉ

quy hoạch

Khảo sát

địa điểm

1

2

3

4

- 67 -

iii) Thành phố Hồ Chí Minh – Đề án tái định cư

Để có thể giải phóng mặt bằng nhanh chóng và đảm bảo sự hài lòng của

người sử dụng đất, tái định cư là một công cụ cực kỳ quan trọng trong việc thuyết

phục người sử dụng đất. Tái định cư không chỉ đơn thuần là thay đổi chỗ ở, mà tái

định cư còn liên quan đến các thay đổi về công việc, môi trường, giáo dục, y tế và

các thủ tục hành chính kèm theo các thay đổi đó.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi đó, chính quyền Thành phố Hồ

Chí Minh đã đưa ra nhiều lựa chọn cho các hộ gia đình trên địa bàn, ví dụ như việc

quy hoạch khu tái định cư gần khu vực sinh sống cũ của người sử dụng đất để tạo

điều kiện cho người dân tái định cư tiếp cận các cơ sở hạ tầng sẵn có. Với các

trường hợp khác, chính quyền cùng với nhà đầu tư cung cấp nguồn tài chính đề

người sử dụng đất tham gia các khóa đào tạo nghề, hoặc thanh toán một phần chi

phí cho việc thiết lập cơ sở kinh doanh mới ở khu tái định cư.

Chính quyền cũng hỗ trợ bằng việc ban hành các thủ tục hành chính nhanh

chóng để giúp người dân tái định cư nhanh chóng chuyển các hồ sơ giấy tờ và

hoàn thành các thủ tục cần thiết để chuyển đến nơi ở mới, bao gồm tình trạng cư

trú, tình trạng việc làm và các yêu cầu khác.

b) Quốc tế

Ấn Độ

Ở Ấn Độ, tỉnh Gujarat đã thành lập một cơ quan với tên gọi là Gujarat

Industrial Development Corporation (GIDC – Cơ quan phát triển công nghiệp

Gujarat), giúp cải cách đáng kể quy trình mua đất ở tỉnh này mà không đòi hỏi

chính quyền phải trực tiếp tham gia quá nhiều3. Cơ quan này sẽ giám sát và đảm

bảo việc giảm bớt các thủ tục phức tạp trong toàn bộ các quy trình tiếp cận đất đai.

Và mặc dù vẫn còn có một số vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, đây vẫn là

một giải pháp tổng thể và đã giải quyết được một phần những vấn đề mà các bên

liên quan đang rất quan tâm.

Xác định và gộp đất: GIDC cho phép xử lý linh hoạt trong quá trình đàm

phán và đưa việc trao đổi các khu đất đã phát triển thành một phần của việc bồi

thường đất. Việc định giá đất được căn cứ vào giá thị trường theo một phương

pháp khoa học do các bên thứ ba tiến hành, ví dụ như Trung tâm Quy hoạch Môi

trường hoặc Đại học Công nghệ. Sau đó, khoản chênh lệch 10% giữa giá mua đất

và giá đất sẽ được GIDC thu hồi và trả cho chủ đất. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa

các vụ khiếu kiện sau đó vì nó đảm bảo rằng nông dân sẽ nhận được lợi ích.

Phân đất: Thông tin đất đai được cung cấp trên các cổng thông tin trực

tuyến, tập trung vào các thông tin về đất đai, điện, khí đốt, khoảng cách tới sân

bay/bến cảng, khu kinh tế (SEZ) cùng với các thông tin khác trong tổng số 65

3 http://dipp.nic.in/English/publications/Reports/improve_BusinessEnvironment_06May2014.pdf

- 68 -

thông số cho các ngành công nghiệp dựa trên các yêu cầu thông tin cụ thể mà các

doanh nghiệp lựa chọn. Các yêu cầu sẽ được xử lý trên theo thời gian nộp. Quỹ đất

được cập nhật liên tục và có các ứng dụng được triển khai để quản lý đất hiệu quả

hơn. Nhà đầu tư có thể tiến hành nghiên cứu trực tuyến mà không cần phải trực

tiếp đến các khu đất.

Một số tỉnh khác ở Ấn Độ cũng đã triển khai các đề án khác để hỗ trợ doanh

nghiệp tiếp cận đất đai để triển khai cơ sở sản xuất:

Một tỉnh đã công bố giá đất công khai trên website của tỉnh;

Nếu khu đất thuộc quyền sở hữu cá nhân, tỉnh sẽ đại diện cho nhà đầu tư

để mua lại khu đất đó. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải được ít nhất 70% số người sử

dụng đất tại thời điểm đó chấp thuận;

Ở một tỉnh khác, một thành viên của gia đình chủ đất có khu đất được

mua lại sẽ được đảm bảo việc làm tại cơ sở sản xuất được xây dựng trên khu đất

đó.

- 69 -

G. MÔ HÌNH QUY TRÌNH XỬ LÝ SONG SONG TẠI BẮC NINH

Các quy trình đòi hỏi việc luân chuyển hồ sơ hai chiều giữa các cấp quản lý

hành chính và giữa các ban ngành chức năng có thể được định hướng lại để giảm

thiểu tình trạng chồng chéo và chậm trễ do việc luân chuyển hồ sơ gây ra.

Mặt khác, với các quy trình có thể được xử lý cùng lúc, các quy trình này

nên được xử lý song song thay vì xử lý tuần tự để giảm thiểu thời gian luân chuyển

hồ sơ. Việc này có thể được phối hợp thực hiện bởi văn phòng một cửa như đã đề

cập ở trên.

Hình 8: Xử lý song song ở Bắc Ninh

Nguồn: VCCI

Quy trình nêu trên là một giải pháp đã đạt được nhiều thành công ở Bắc

Ninh, được thiết lập để điều chỉnh công tác xử lý hồ sơ từ xử lý tuần tự sang xử lý

song song, giúp làm giảm số khâu cần thiết mà doanh nghiệp phải tiến hành. Trong

ví dụ nêu trên, quy trình gồm 9 khâu đã được giảm xuống còn 4 khâu bằng việc

cho phép nhà đầu tư đồng thời nộp hồ sơ cho nhiều thủ tục khác nhau ở nhiều ban

ngành khác nhau.

Khảo sát địa điểm

Chứng chỉ quy hoạch

Cam kết bảo vệ môi trường

Thiết kế cơ sở

Giấy chứng nhận đầu tư

Giao đất / Thuê đất

Định giá thuê đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy phép xây dựng

Trước: Quy trình thụ lý tuần tự với 9 bước Sau: Quy trình thụ lý song song với 4 bước

Cam kết

BVMT

Giấy chứng

nhận đầu tư

Thiết kế

cơ sở

Giấy phép xây dựngGiấy chứng nhận

QSDĐ

Định giá thuê đấtGiao đất / Thuê đất

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Chứng chỉ

quy hoạch

Khảo sát

địa điểm

1

2

3

4

- 70 -

H. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI, THÁCH THỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN

KINH TẾ VIỆT NAM

Hình 9: Xếp hạng Việt Nam so với các nền kinh tế về mức độ thuận lợi trong

hoạt động kinh doanh

Nguồn: Báo cáo "Mức độ thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, 2015"

Ghi chú: Chỉ số mức độ thuận lợi trong hoạt động kinh doanh là giá trị đo lường mức độ tuyệt đối của hiệu suất nền

kinh tế về mức độ thuận lợi kinh doanh, từ 0-100, trong đó 0 là nền kinh tế có hiệu suất thấp nhất và 100 là nền kinh

tế có hiệu suất cao nhất.

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan và

Indonesia (Xem trong bảng dưới). Theo khảo sát PCI, 54% Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài (công ty có trụ sở tại Việt Nam hay có các nhà quản lý Việt

Nam nhưng nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài) đang xem xét các quốc gia khác, tăng

từ 32% trong năm 2011 và năm 2012. Các doanh nghiệp FDI này xem xét các địa

điểm truyền thống trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia) cùng với một

số địa điểm mới (Lào, Philippines, Myanmar).

Việc các nhà đầu tư này xem xét thay đổi địa điểm đầu tư sang các nước

khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư của Hạ Long.

Như vậy, để Việt Nam có thể tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư và giữ những nhà

đầu tư hiện tại, việc cải thiện môi trường đầu tư và tăng tính cạnh tranh của Việt

Nam là cần thiết. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng đóng

vai trò quan trọng trong công cuộc thu hút đầu tư nước ngoài.

51

59

62

63

63

64

75

79

0 20 40 60 80

Mức độ thuận lợi trong hoạt động kinh doanh (chỉ số 0-100)

Lào

Indonesia

Philippines

Trung Quốc

Mức trung bình

(Châu Á - TBD)

Việt Nam

Thái Lan

Malaysia 18

Xếp

hạng

26

78

92

90

95

114

148

- 71 -

Hình 10: Các đối thủ lớn nhất của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài

Nguồn: Chỉ số cạnh tranh cấp Tỉnh, 2013; Nhóm tư vấn

Cụ thể, thành phố Hạ Long sẽ đóng vai trò trong việc cải thiện khả năng

cạnh tranh quốc tế của Việt Nam bằng cách tập trung vào hai đòn bẩy: hỗ trợ và

kêu gọi các cơ quan cấp trung ương và cấp tỉnh cải thiện khuôn khổ pháp lý/thể

chế, cải thiện việc thực thi pháp luật, chất lượng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ

công. Hình dưới đây tóm tắt lợi thế và thách thức chủ yếu của Việt Nam, trước khi

đi vào thảo luận về các giải pháp cụ thể mà thành phố Hạ Long sẽ thực hiện để giải

quyết những thách thức về gánh nặng pháp lý và chất lượng cơ sở hạ tầng.

1.1

1.9

2.3

2.5

3.9

4.1

6.5

7.3

7.7

10.6

1.5

11.1

0 4 8 12

Tỉ lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE)

ưu tiên đầu tư vào các quốc gia khác so với Việt Nam (%)

Hong Kong

Hàn Quốc

Hoa Kỳ

Đài Loan

Myanmar

Philippines

Lào

Malaysia

Indonesia

Cam pu chia

Thái Lan

Trung Quốc

- 72 -

Hình 11: Đánh giá về Việt Nam trong góc nhìn là điểm đến đầu tư so với các

đối thủ cạnh tranh khác

Nguồn: Chỉ số cạnh tranh cấp Tỉnh, 2013; Nhóm tư vấn

Ưu điểm

Hạn chế rủi ro về sự bị tước quyền sở hữu: Hầu hết các phản hồi đều đánh

giá Việt Nam là quốc gia có rủi ro bị tước quyền sở hữu thấp hơn phần lớn các đối

thủ cạnh tranh trong thu hút vốn FDI, trừ Đài Loan, thể hiện tính chất tương đối ổn

định về chính trị và thái độ ôn hòa của người Việt Nam với các nhà đầu tư nước

ngoài.

Ảnh hưởng chính sách: Khảo sát Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đánh giá

"ảnh hưởng của chính sách ở Việt Nam cao hơn so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh

nào khác, đặc biệt là các nước láng giềng như Campuchia và Lào", được thúc đẩy

bởi sự hiện diện của các hiệp hội doanh nghiệp, các phòng thương mại và khả năng

cho ý kiến trực tiếp với các dự thảo luật và quy định thông qua các cuộc thảo luận

riêng cho phép đối thoại trực tiếp giữa cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài và các

quan chức chính phủ Việt Nam.

Chính trị ổn định: Việt Nam được nhìn nhận là quốc gia có sự ổn định về

chính trị cao hơn những đối thủ cạnh tranh về thu hút vốn FDI (Trung Quốc, Thái

Lan, Campuchia, Lào và Philipin), nhưng vẫn đứng sau Indonesia, Malaysia và Đài

Loan dưới sự đánh giá của phần lớn các nhà đầu tư. Nếu nhìn sang một số quốc gia

trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, Trung Quốc, thì từ năm 1990 trở lại

đây, hầu hết các nước trong khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng

hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một

đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chiến lược phát triển tương đối nhất quán.

Các nhà đầu tư lớn, đầu tư công nghệ cao đánh giá cao sự ổn định chính trị do quá

trình đầu tư thường dài và chỉ bắt đầu có lợi nhuận sau giai đoạn hoàn vốn đầu tư

Đối thủ cạnh tranh

mà Việt Nam xếp

hạng cao hơn

Trung bình

Myanmar

Đài Loan

Philippines

Lào

Malaysia

Indonesia

Campuchia

Thái Lan

Trung Quốc

8 9 5 4 0 0 00

21

0

25

50

75

100

Doanh nghiệp đồng ý Việt Nam tốt hơn (%)

Tham nhũngDịch vụ công

23

Hạ tầng

31

Mức độ

quy định

37

Thuế

50

Ổn định

chính trị

54

Ảnh hưởng

chính sách

65

Rủi ro mất

quyền sở hữu

69

- 73 -

ban đầu và do đó ảnh hưởng của bất ổn chính trị và chính sách với toàn kỳ đầu tư

có ý nghĩa lớn. Hiện tại rõ ràng Việt Nam đang làm tốt hơn so với đối thủ cạnh

tranh trong sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, nhưng vẫn xếp sau các điểm

đến đầu tư chính về các hạng mục đầu tư phức tạp hơn.

Lao động – Trong một khu vực với nhiều quốc gia có thị trường lao động

hiệu suất thấp, Việt Nam nằm trong nhóm 1/34 quốc gia trên toàn cầu, theo Báo

cáo Cạnh tranh toàn cầu 2014. Điều này đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bằng

việc tạo điều kiện cho sự dịch chuyển, tái cơ cấu lao động để có thể được sử dụng

hiệu quả nhất, thông qua việc khuyến khích đầu tư vào nguồn nhân lực, khiến nền

kinh tế cạnh tranh hơn và có khả năng thích nghi hiệu quả hơn với những điều kiện

thay đổi.

Thách thức

Số lượng các văn bản pháp lý – Việt Nam được đánh giá trong phần lớn

các phản hồi là quốc gia có nhiều vấn đề về khung thể chế, pháp lý cần được cải

thiện và được đánh giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong khu vực – như Trung

Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Philipin, Đài Loan và

Myanmar. Hơn nữa, 41% doanh nghiệp Việt Nam đã phản ánh rằng các quan chức

địa phương lấy việc giải quyết thủ tục hành chính để sách nhiễu doanh nghiệp, làm

tăng các chi phí không chính thức, ảnh hướng đến tính cạnh tranh của tính.

Việc thi hành chưa triệt để các quy định và năng lực quản lý hạn chế đã đe

dọa sự sống còn và tác động có hại đến hiệu suất kinh doanh.

Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng quy trình nộp thuế phức tạp, thủ

tục khởi động và sự bảo vệ không đủ đối với một số ít nhà đầu tư tiếp tục làm cản

trở tăng trưởng kinh tế. Quá trình đầu tư FDI và tư nhân vào Việt Nam khó có thể

tăng trừ khi những trở ngại này được tháo bỏ.

Cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công - Việt Nam đứng trên Campuchia

về lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tuy vậy vẫn thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Về dịch vụ công, Việt Nam thấp hơn so với tất cả các đối thủ cạnh tranh trong khu

vực. Kết quả này thể hiện góc nhìn của các nhà đầu tư về Việt Nam, là quốc gia

vẫn chỉ tập trung vào các ngành kinh tế giản đơn, như nông nghiệp và khai thác

than. Ở lĩnh vực dịch vụ và ngành chế tạo công nghệ cao cho thấy sự không hài

lòng với việc cung cấp dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng. Đài Loan/Malaysia

hiện đang được xem là lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn. Việc cung cấp dịch vụ công

cộng vẫn còn rất hạn chế - đây là một cơ hội để cải thiện việc đào tạo và hiệu suất

của khu vực công.

Tham nhũng – Được nhìn nhận bởi nhiều nhà đầu tư là quốc gia có nhiều

vấn đề tham nhũng hơn các đối thủ cạnh tranh như Campuchia/Lào, tham nhũng

4 Tính linh động của lực lượng lao động (khả năng sẵn sàng dịch chuyển từ vùng này sang vùng khác cũng như từ

loại hình công việc này sang công việc khác).

- 74 -

tại Việt Nam vẫn được coi là tương đối phổ biến trong cả nước. Chính phủ đã xây

dựng các tổ chức chống tham nhũng, như Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về

phòng, chống tham nhũng, nhưng các tổ chức này vẫn chưa mang lại kết quả mong

đợi. Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn rất hạn chế về các quyền tự do dân sự và chính

trị, năng lực của các phương tiện truyền thông và các tổ chức xã hội dân sự về vấn

đề trách nhiệm cán bộ.

- 75 -

I. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG Cả NƯớC

Hình 12: Chỉ số cạnh tranh cấp Tỉnh – 2013

Nguồn: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, 2013

Như thể hiện trong hình dưới, Quảng Ninh làm tốt trong vấn đề như minh

bạch, chi phí tham gia và mức độ chủ động nhưng còn gặp một số khó khăn trong

vấn đề tiếp cận đất đai, chi phí thời gian và có phần còn ưu tiên trong các chính

sách, phần lớn chủ yếu vẫn ưu tiên các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

70

60

50

0

Bac G

iang

49

54

.8H

a G

iang

48

55

.0

59

.4

Lai C

hau 4

75

5.8

Ng

he A

n 4

65

5.8

Ha T

inh 4

55

5.9

Ko

n T

um

44

56

.0D

ien B

ien 4

35

6.2

Nam

Din

h 4

25

6.3

Hai D

uo

ng

41

56

.4D

ong

Nal 4

05

6.9

BR

VT 3

95

7.0

Dak L

ak 3

85

7.1

Tie

n G

iang

37

57

.2Lam

Do

ng

36

57

.2B

inh P

huo

c 3

55

7.5

Khanh H

oa 3

45

7.5

Ha N

oi 3

35

7.7

Ha N

am

32

57

.8G

ia L

al

31

58

.0B

inh D

uo

ng

30

58

.2Q

uang

Bin

h 2

95

8.3

Nin

h B

inh 2

85

8.7

Bac L

ieu 1

45

9.9

Tra

Vin

h 1

36

0.9

61

.1Tay N

inh 1

16

1.2

HC

MC

10

61

.2C

an T

ho

96

1.5

Thanh H

oa 8

61

.6Q

uang

Ng

ai 7

62

.6B

en T

re 6

62

.8D

ong

Thap

56

3.4

Quang

Nin

h 4

63

.5K

ien G

iang

36

3.6

TT-H

ue 2

65

.6D

a N

an

g 1

66

.5

Quang

Nam

27

58

.8V

inh P

huc 2

65

8.9

Thai N

guyen 2

55

9.0

So

c T

rang

24

59

.0A

n G

iang

23

59

.1B

inh T

huan 2

25

9.1

Thai B

inh 2

1

Bac N

inh 1

2

59

.1H

au G

iang

20

59

.3Lo

ng

An 1

9

53

.5

Bin

h D

inh 1

85

9.4

Lao

Cal 17

59

.4V

inh L

ong

16

59

.7H

ai P

ho

ng

15

59

.8

Chỉ số cạnh tranh cấp Tỉnh

Tuyen Q

uang

63

49

.0H

oa B

inh 6

25

2.2

Cao

Bang

61

52

.3Y

en B

ai 60

52

.7Lang

So

n 5

95

2.8

Quang

Tri 5

85

3.1

Bac K

an 5

7C

a M

au 5

65

3.8

So

n L

a 5

55

3.9

Phu T

ho

54

53

.9H

ung

Yen 5

35

3.9

Nin

h T

huan 5

25

4.2

Phu Y

en 5

15

4.5

Dak N

ong

50

54

.7

Rất cao

Cao

Trung bình khá

Trung bình

Thấp

Rất thấp

- 76 -

Hình 13: Đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh của Quảng Ninh -

2013

Nguồn: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh, 2013; Nhóm tư vấn

2013 Chú ý

Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Ninh

(Trong số 63 tỉnh thành phố)

8• Tỉnh đã tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn tài liệu của tỉnh và thành

phố, tạo ra nền tảng vững chắc về các chính sách thuế, và có một trang web dễ truy cập của thành phố. Minh bạch

5

• Tỉnh đã thực hiện tốt việc duy trì môi trường kinh doanh chủ động, thân thiện, và tiếp tục đặt trọng tâm

vào nền văn hóa tổng thể chủ động và sáng tạo trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân.

Chi phí không chính

thức

12

• Tỉnh đã thực hiện tốt so với các tỉnh khác ở Việt Nam, chẳng hạn như giảm thiểu số lượng doanh

nghiệp phải chờ đợi trên 1 tháng, tránh việc các doanh nghiệp phải chờ đợi trên 3 tháng trước khi bắt đầu hoạt động, và tinh giản quá trình giải phóng mặt bằng để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chi phí gia nhập

5

• Tỉnh đã thực hiện rất tốt tất cả các tiêu chí đo lường liên quan, chẳng hạn như ngăn cản sự tìm kiếm

đặc lợi quá mức, đảm bảo chi phí không chính thức mang lại kết quả như mong đợi, và quản lý chi phí không chính thức ở mức độ chấp nhận được

Chủ động

46• Xét theo lĩnh vực cần cải thiện, so với các tỉnh khác ở Việt Nam, Quảng Ninh có thể giảm số giờ kiểm

tra thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, và cải thiện 'dịch vụ khách hàng' của các công chức.Chi phí thời gian

58• Tỉnh có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thực hiện chế độ bồi thường công bằng cho đất đã bị thu

hồi, và cải thiện khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tiếp cận đất đai

23• Tỉnh có thể cải thiện tình trạng này bằng cách cân bằng sự ưu tiên giành cho các công ty có quan hệ tốt

với chính quyền địa phương, chẳng hạn như tạo điều kiện đồng đều về cải thiện tín dụng, đất đai, và tiếp cận hành chính cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Thành kiến với

doanh nghiệp trong

nước vừa và nhỏ

Lợ

ith

ếK

kh

ăn

- 77 -

J. BÀI HỌC THỰC TIỄN PHÙ HỢP NHẤT VỀ PHÁT TRIỂN VỪA VÀ

NHỎ

Chính quyền Thành phố không phải là đơn vị duy nhất gặp khó khăn trong

việc phát triển hoạt động DNVVN. Rất nhiều quốc gia đã cố gắng giải quyết các

vấn đề tương tự và phát hiện các hướng tiếp cận hiệu quả.

Định hướng và xúc tiến phát triển khối DNVVN

Nhằm hỗ trợ việc định hướng và xúc tiến phát triển khối DNVVN, các nước

đang chủ động tìm cách thể chế hóa việc hợp tác giữa các DNVVN và cơ quan

hành chính. Một ví dụ về hợp tác được minh họa trong hình dưới là Ban Hỗ trợ

Kinh doanh (PEP) do Bộ Công thương Singapore điều hành, đã giúp cải thiện đáng

kể môi trường kinh doanh trong nước bằng cách tận dụng phản hồi từ các chủ

doanh nghiệp địa phương thông qua trang web thân thiện với người dùng và các

buổi họp hàng tháng.

Hình 14: Bộ Công thương Singapore chủ động hợp tác với DNVVN trong xây

dựng chương trình cải cách

Nguồn: MTI Singapore, Phân tích của Nhóm tư vấn

Môi trường kinh doanh tạo điều kiện

Các nước trên thế giới đã sử dụng rất nhiều biện pháp để cải thiện môi

trường kinh doanh cho các DNVVN. Các biện pháp này bao gồm các cơ sở một

cửa, sử dụng việc chia sẻ dữ liệu và chuẩn hóa, cũng như đơn giản hóa các thủ tục

hành chính và hướng dẫn theo nhu cầu cho DNVVN. CNTT&TT và chính phủ

điện tử cũng được áp dụng để cải thiện các quy định hành chính và quan trọng nhất

- 78 -

là cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. (Mô hình của Bỉ,

Canada, liên minh châu Âu có thể được tham khảo)

Các cơ sở một cửa thường thực hiện nhiều tính năng liên thông như đăng ký

kinh doanh, các thủ tục sau khi đăng ký với cơ quan thuế, cung cấp thông tin về

môi trường kinh doanh và các yêu cầu, cũng như cấp các giấy tờ hoặc cấp phép. Ví

dụ như ở Bỉ, các cá nhân muốn mở công ty riêng có thể đến các cơ sở một cửa

trong khu vực sinh sống và sẽ nhận được một mã số định danh duy nhất được sử

dụng trong tất cả các liên lạc với chính quyền cũng như nhận được hỗ trợ về tất cả

các thủ tục liên quan trong toàn bộ quy trình. Trước khi có các cơ sở một cửa này,

chủ doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh phải đến ít nhất bốn cơ quan Nhà

nước khác nhau. Các điểm dịch vụ này có thể tồn tại trên mạng, cung cấp một giao

diện điện tử duy nhất cho các chủ doanh nghiệp, như ở Ca-na-đa có BizPal là dịch

vụ trên web cho phép các doanh nghiệp dễ dàng xuất danh sách các giấy phép và

giấy chứng nhận cần có từ tất cả các cấp chính quyền theo nhu cầu của mình (liên

bang, tỉnh thành và địa phương). Thông tin trực tuyến một cửa giúp các doanh

nghiệp hiểu rõ các bước cần có để được phê duyệt và giảm bớt chi phí đáp ứng các

yêu cầu tuân thủ5.

Hơn nữa, các nước tham gia tích cực vào các biện pháp giảm điều tiết thông

qua liên tục rà soát các yêu cầu của chính phủ đối với DNVVN nhằm giảm bớt số

các yêu cầu và tạo điều kiện tuân thủ thông qua tái thiết kế, bỏ các bước và giấy tờ

thừa và giảm chi phí. Ví dụ tại châu Âu, các biện pháp này đã giúp giảm hơn một

nửa số lượng các thủ tục pháp lý và giấy tờ cho DNVVN và giảm chi phí hơn 3 lần

như hình minh họa ở dưới.

Hình 15: Tinh giản các thủ tục pháp lý cho DNVVN tại châu Âu

5 Giảm tệ nạn quan liêu và tham nhũng ảnh hưởng đến các DNVVN, Trung tâm Nguồn lực U4

- 79 -

Nguồn: Ủy ban châu Âu, Phân tích của Nhóm tư vấn

Liên quan đến các giấy phép và giấy chứng nhận, một bộ các bài học thực

tiễn phù hợp nhất dựa trên nghiên cứu quy mô lớn do nhóm tư vấn và các viện

chính sách quốc tế (như Ngân hàng thế giới) thực hiện được liệt kê ở hình dưới.

Các biện pháp chính bao gồm thay thế việc cấp phép bằng việc thông báo, đơn

giản hóa các yêu cầu hồ sơ tài liệu và thiết lập các giới hạn thời gian và nguyên tắc

"im lặng là đồng ý" - các cơ quan Nhà nước có khoảng thời gian nhất định để trả

lời các yêu cầu và nếu không có trả lời thì doanh nghiệp có quyền tự hiểu là đã đáp

ứng các điều kiện cần thiết, cũng như áp dụng công nghệ và cải thiện hiệu suất nội

bộ.

- 80 -

Hình 16: Các bài học thực tiễn phù hợp nhất trong việc đăng ký và xin cấp

phép kinh doanh

Nguồn: Ngân hàng thế giới, Phân tích của Nhóm tư vấn

Cuối cùng, tinh giản nhân sự cũng là một khối hợp phần quan trọng trong

thành công của các cải cách giảm điều tiết. Ví dụ tại Georgia, chính phủ đã cắt bớt

các bộ ngành và các vị trí công chức không cần thiết, đầu tư vào đào tạo và cải

thiện chế độ lương bổng khu vực công để đảm bảo việc triển khai cải cách. Kết quả

là, xếp hạng của Georgia trên Báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh cải thiện

từ vị trí 112 năm 2005 lên vị trí số 16 năm 2012 (Ngân hàng thế giới & IFC, 2012).

Trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011-2012 đánh giá gánh nặng quy

định của chính phủ, Georgia được chấm điểm 4,5 (trong đó 1 là rất phiền toái và 7

là không phiền toái chút nào), xếp thứ 7 trong 142 quốc gia, trên cả những nước

như New Zealand và Úc.

Huy động vốn

Một trong những cách để giảm chi phí giao dịch và rủi ro của ngân hàng

thương mại khi làm việc với DNVVN là để các ngân hàng hợp lực với nhà cung

cấp dịch vụ phát triển kinh doanh (Business Development Service). Nhà cung cấp

BDS thường thực hiện việc sàng lọc trước, đảm bảo nguồn khách hàng chất lượng

cao cho ngân hàng. Nhà cung cấp BDS có thể giúp đảm bảo thành công của doanh

nghiệp qua việc cung cấp các dịch vụ trọng yếu như kế toán và lập kế hoạch kinh

doanh. Cuối cùng, nhà cung cấp BDS có thể theo dõi hiệu quả kinh doanh để đảm

bảo DNVVN sẽ trả được nợ. Thực tế thì nhà cung cấp BDS có thể trở thành bên

- 81 -

bảo lãnh "không chính thức" cho ngân hàng mà không cần thực sự cung cấp thư

bảo lãnh cho vay6.

Bên cạnh đó, quan hệ tốt với các DNĐTNN cũng có thể giúp tiếp cận nguồn

vốn ngân hàng dễ dàng hơn. Kinh nghiệm của Unilever tại Việt Nam cho thấy đảm

bảo về doanh thu từ các công ty nước ngoài có uy tín có thể tạo điều kiện cho việc

được cấp hạn mức tín dụng cho DNVVN.

Huy động được vốn cũng có thể thực hiện được thông qua việc huấn luyện

cho DNVVN cách thức xây dựng kế hoạch kinh doanh đúng chuẩn và nộp hồ sơ

xin vay. Khảo sát DNVVN gần nhất tại Việt Nam cho thấy khoảng 10% các

DNVVN7 không nộp hồ sơ vay do thiếu hiểu biết về quy trình xin vay. Nhiều quốc

gia đã xây dựng các nền tảng trực tuyến có giải thích chi tiết về quy trình nộp hồ sơ

vay nhằm giải quyết vấn đề này. Hình minh họa dưới đây cho thấy cổng thông tin

trực tuyến của Barcelona trong đó có các bài hướng dẫn và biểu mẫu để xây dựng

kế hoạch kinh doanh và các lựa chọn hỗ trợ một-một để giúp DNVVN hiểu rõ quy

trình nộp hồ sơ vay.

Hình 17: Nền tảng đào tạo trực tuyến về quy trình nộp hồ sơ vay

Nguồn: Phân tích của Nhóm tư vấn

6 L. Ruffing, 'Tăng cường phát triển thông qua liên kết kinh doanh', UNCTAD, 2006

7 'Đặc điểm của Môi trường Kinh doanh ở Việt Nam: Bằng chứng từ Khảo sát các Doanh nghiệp vừa và nhỏ năm

2013'

- 82 -

Năng lực và nguồn lực

Các nước trên thế giới đang thực hiện các chương trình đào tạo để hỗ trợ

năng lực cho DNVVN và đảm bảo họ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thành

công trong ngành. Ví dụ, Hoa Kỳ đã giới thiệu một trang đào tạo trực tuyến toàn

diện cho DNVVN với các tài liệu đào tạo và hướng dẫn chi tiết về rất chủ đề, bao

gồm quy định pháp lý, quản lý, marketing và tài chính và hợp đồng với chính phủ

như trong hình minh họa dưới đây.

Hình 18: Chương trình đào tạo trực tuyến toàn diện cho DNVVN ở Hoa Kỳ

Nguồn: Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ; Phân tích của Nhóm tư vấn

Nhiều quốc gia cũng đang tích cực tìm cách thiết lập mối quan hệ giữa

DNVVN và các công ty lớn, đặc biệt là DNĐTNN, để thúc đẩy việc phát triển

năng lực cho các doanh nghiệp địa phương. Các mối quan hệ này không chỉ đảm

bảo có được hợp đồng cho DNVVN mà còn tạo ra các cơ chế khuyến khích có tác

động lớn để xây dựng năng lực quản lý và vận hành trong hoạt động của DNVVN

bằng cách tận dụng các cơ hội chuyển giao bài học thực tiễn phù hợp nhất có được

từ việc hợp tác. Một trong các ví dụ là Penang, Malaysia: chính quyền bang tích

cực thu hút các DNĐTNN có định hướng thị trường trong nước, giúp các doanh

nghiệp này tìm được đối tác DNVVN phù hợp ở địa phương và đưa ra các ưu đãi

bằng tiền để khuyến khích chuyển giao kỹ năng và công nghệ cho các đối tác trong

nước. Quy trình gắn kết DNĐTNN và DNVVN đã chuyển đổi Penang từ một nền

kinh tế nông nghiệp và cảng thương mại yên lặng thành đảo Silicon của phương

Đông.

- 83 -

Văn hóa khởi nghiệp

Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp được ghi nhận ở nhiều nước là một khối hợp

phần quan trọng trong việc phát triển hoạt động DNVVN. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, có

rất nhiều các cuộc thi diễn ra ngay từ ở các trường học. Như minh họa ở hình dưới

đây, các cuộc thi này thường tổ chức các workshop về cách lập kế hoạch kinh

doanh, các bài trình bày về dự án và giải thưởng là các khoản đầu tư vào việc

thương nghiệp hóa dự án, giúp sinh viên có cơ hội sớm biết được việc làm chủ

doanh nghiệp là như thế nào.

Hình 19: Cuộc thi xây dựng kế hoạch kinh doanh ở Hoa Kỳ để khuyến khích

tinh thần khởi nghiệp

Nguồn: Phân tích của Nhóm tư vấn

- 84 -

K. CÁC BÀI HỌC THỰC TIỄN PHÙ HỢP VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN

LÝ HÀNH CHÍNH

Mặc dù tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long đang thực hiện cải cách

chính sách và hành chính đúng hướng, Hạ Long cần tham khảo các bài học thực

tiễn phù hợp nhất trên thế giới và ở Việt Nam nhằm xây dựng các chính sách, giải

pháp bổ sung cho Thành phố. Kinh nghiệm cho thấy có một số yếu tố quan trọng

giúp đảm bảo một hệ thống hành chính hiệu quả: quy trình xây dựng chính sách

toàn diện, tính minh bạch (về cả chính sách và TTHC), trách nhiệm, chế độ lương

thưởng và phát triển nhân lực.

a) Quy trình xây dựng chính sách toàn diện

Mặc dù chính sách thường được xây dựng ở cấp trung ương và cấp tỉnh, một

cơ chế phản hồi để thu thập các ý kiến đóng góp xây dựng chính sách từ cấp thành

phố và truyền đạt các ý kiến này lên các cấp chính quyền cao hơn sẽ giúp xây dựng

được những chính sách khả thi và phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn và kỳ vọng

của người dân.

Như thể hiện trong hình dưới đây, Hạ Long có thể đóng vai trò quan trọng ở

tất cả các bước và có khả năng tạo tác động lớn nhất ở các bước (1), (2) và (7). Với

sự tham gia tích cực vào quy trình xây dựng chính sách ở tất cả các cấp, nhu cầu

của người dân và doanh nghiệp Hạ Long sẽ được lắng nghe, từ đó giúp đưa ra các

chính sách phù hợp hơn với thực tiễn của Thành phố. Sự tham gia của người dân

và doanh nghiệp cũng đưa lại một lợi ích khác là đảm bảo tính minh bạch và cam

kết trong xây dựng chính sách.

- 85 -

Hình 20: Quy trình xây dựng các chính sách vững mạnh

Nguồn: Nhóm Tư vấn

Một ví dụ về việc thu thập thông tin phản hồi là tạo điều kiện để các nhân

viên cung cấp dịch vụ khách hàng đề xuất các giải pháp cải tiến chính sách dựa

trên kinh nghiệm của họ khi làm việc với khách hàng. Nếu áp dụng mô hình này ở

Hạ Long, Thành phố có thể thiết lập một quy trình chính thức để truyền tải những

ý kiến hiểu biết thu nhận được từ các cán bộ làm việc tại TTHCC tới các nhà làm

chính sách ở cấp cao hơn. Những cán bộ này là những người có kinh nghiệm và có

sự hiểu biết thấu đáo nhất về nhu cầu và khó khăn, thách thức của người dân và

doanh nghiệp. Những hiểu biết của họ sẽ có giá trị trong việc đảm bảo các chính

sách và thủ tục được áp dụng sẽ phù hợp với thực tiễn mà người dân và doanh

nghiệp phải đối mặt.

b) Nâng cao tính minh bạch

i) Tính minh bạch của chính sách

Một trong những thách thức mà người dân cũng như các nhà đầu tư trong

nước và quốc tế thường gặp phải là các chính sách thiếu nhất quán và việc thường

xuyên thay đổi chính sách. Điều này gây khó khăn cho người dân trong việc nắm

bắt và hiểu rõ các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới họ, đặc biệt là các nội dung

quan trọng như quyền sở hữu tài sản hoặc các chính sách xã hội. Sự thay đổi chính

sách cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc thực hiện chiến

lược kinh doanh và làm giảm động lực đầu tư lâu dài vào Thành phố.

Một trong những giải pháp cải thiện minh bạch chính sách là thông tin mọi

thay đổi về chính sách và TTHC một cách kịp thời và rõ ràng. Ở Việt Nam, Đà

Nẵng đã áp dụng những chiến lược hiệu quả nhằm cải thiện tính minh bạch của các

TTHC. Các chiến lược này bao gồm:

Hình thành ý

tưởng

Thiết kế và hợp

nhất

Xây dựng hỗ trợ

chính sách

Phê duyệt

Triển khai

Đo lường &

đánh giá

1

7

6

5

4

Kiểm tra

tính khả thi

2

3

Xây dựng các ý tưởng về chính sách mới

Chi tiết hóa chính sách, đưa ra các luận diểm "kinh doanh", và từ đó 'dám

làm'

Dự thảo chính sách, thu nhận góp ý của người dân và chỉnh sửa

Tìm kiếm sự đồng tình từ các cơ quan trong vào ngoài bộ

Phê duyệt chính sách chính thức từ Bộ trưởng

Đưa chính sách vào thực tiễn thông qua các hệ thống CNTT và trao đổi thông tin

Xác định mức độ thành công của chính sách trong việc đáp ứng các mục tiêu ban

đầu

- 86 -

Giải pháp "Ngày Pháp luật"

– Hàng tháng, cơ quan chính quyền các cấp của Đà Nẵng sẽ dành một

ngày để tổ chức các buổi hội thảo và các cuộc họp rộng rãi nhằm phổ

biến những thay đổi về quy định hoặc chính sách.

– Các thắc mắc của người dân và doanh nghiệp sẽ được giải đáp trực

tiếp tại những buổi hội thảo này.

– Đây cũng là diễn đàn đối thoại giữa người dân và chính quyền và

mọi mối quan ngại được giải quyết một cách nhanh chóng.

– Diễn đàn này cũng tạo động lực thúc đẩy đối với các cơ quan chính

quyền Thành phố bởi bất kỳ sự chậm trễ hoặc sai sót nào cũng có thể

được đưa ra chất vấn công khai tại diễn đàn.

Sử dụng chương trình truyền hình, phát thanh và trang web để phổ biến

những thay đổi về quy định thông qua phương tiện truyền thông và

internet.

– Cùng với "Ngày Pháp luật", giải pháp này giúp đưa người dân và

chính quyền tiến lại gần nhau hơn và giúp chính quyền thành phố Đà

Nẵng có được sự ghi nhận của công chúng.

ii) Tính minh bạch của quy trình

Việc đảm bảo người dân và doanh nghiệp nắm được được đầy đủ phạm vi

dịch vụ công do các phòng ban cung cấp, cũng như các quy trình thủ tục để sử

dụng các dịch vụ này là điểm rất quan trọng nhằm cải cách TTHC. Hình dưới đây

mô tả một quy trình phổ biến mà người dân sẽ trải qua khi đến làm TTHC tại một

cơ quan Nhà nước.

Hình 21: Biểu đồ một quy trình TTHC

Nguồn: Nhóm tư vấn

• Thu nhận các

thông tin cần có

về dịch vụ yêu

cầu

• Tải/ nhận các

biểu mẫu và điền

thông tin

• Yêu cầu dịch vụ

qua các kênh khác

nhau

• Theo dõi trạng

thái hồ sơ

• Nhận kết quả

hoặc hồ sơ

• Tiếp tục nếu có

vấn đề hoặc phản

hồi

Tiếp cận và điền các biểu mẫu

Yêu cầu dịch vụKiểm tra tình

trạng hồ sơ

Nhậnkết quả phê duyệt/

từ chối

Tiếp tục nếu có vấn đề và phản

hồi

Tìm kiếm thông tin về dịch vụ

654321

Quy trình cần rõ ràng cho tất cả các bên tham gia

- 87 -

Việc cải thiện tính minh bạch cũng giúp chính quyền Thành phố xây dựng

được các quy trình thủ tục được thiết kế tốt, đảm bảo sự tuân thủ các chính sách và

quy định có liên quan, tạo điều kiện cho các công chức hoàn thành dễ dàng nhiệm

vụ của mình và gây dựng lòng tin của công chúng đối với các dịch vụ nhận được.

Hình dưới đây minh hoạ một số bài học thực tiễn phù hợp nhất trong thiết kế quy

trình thủ tục.

Hình 22: Các bài học thực tiễn phù hợp nhất trong thiết kế quy trình thủ tục

Nguồn: Nhóm tư vấn

TTHC không giấy tờ sử dụng CNTT tiến bộ nhằm xây dựng quy trình thủ

tục đơn giản và dễ hiểu đối với cán bộ viên chức cũng như người dân đồng thời dễ

dàng cho việc theo dõi.

Quy trình thủ tục nhanh và hiệu quả, bao gồm việc loại bỏ các hoạt động

không cần thiết và rút gọn thời gian xử lý.

Có thể thực hiện từ xa với quy trình từ đầu đến cuối có thể thực hiện trực

tuyến hoặc qua điện thoại, giúp người dân tiết kiệm thời gian đi lại và làm việc trực

tiếp tại các cơ quan chính quyền.

Tiến độ được cập nhật liên tục giúp cho TTHC diễn ra thuận tiện hơn.

Các giải pháp nâng cao tính minh bạch của TTHC cùng với các điểm

kiểm tra nhằm xác nhận độ chính xác của thông tin giúp giảm số lượng công việc

lặp lại do thiếu thông tin hoặc do thông tin không chính xác.

Các nguyên tắc về

thông lệ tốt nhất Mô tả

• Dễ hiểu và dễ thực hiện

• Mức độ chi tiết vừa đủ và không lặp lại cùng một quy trìnhGiảm giấy tờ

Nhanh & hiệu quả

Có thể thực hiện từ xa

Tiện lợi

• Giảm thiểu các hoạt động thừa và điểm kiểm tra không cần thiết

• Thời gian xử lý và triển khai công việc nhanh

• Có thể thực hiện quy trình từ đầu đến cuối mà không cần gặp trực tiếp (sử dụng

các kênh trực tuyến và điện thoại)

• Cập nhật tức thời về quy trình và cho phép trao đổi dễ dàng giữa các kênh khác

nhau (thông báo, số tra cứu rõ ràng, v.v.)

Minh bạch• Cung cấp một cách minh bạch và đầy đủ các thông tin ở từng giai đoạn (các bước

tiếp theo, giải thích về các thủ tục, chính sách và quy định)

Chính xác & tin cậy• Có các điểm kiểm tra nhằm xác nhận độ chính xác của thông tin và tiến độ hoàn

thành trong toàn bộ quy trình

• Thể hiện quy trình chính xác với các hoạt động cụ thể

- 88 -

Đà Nẵng là một ví dụ điển hình về cải thiện tính minh bạch quy trình thủ

tục. Thành phố đã cho thành lập các nhóm truyên truyền vận động và tư vấn để

hướng dẫn người dân về TTHC và đã nhận được những phản hồi tích cực. Ngoài

ra, Thành phố cũng đưa ra những biện pháp quyết liệt như cung cấp đường dây

nóng / số điện thoại của lãnh đạo Thành phố (ví dự như Chủ tịch UBND, Bí thư

thành uỷ) để người dân có thể báo cáo các sai phạm hoặc hành vi nhũng nhiễu của

cán bộ.

Việc công khai các thông tin và quy trình TTHC đang trở thành xu hướng ở

khắp nơi trên thế giới. Các nước như Anh, Na Uy và New Zealand là những quốc

gia đi đầu về xu hướng đại chúng hóa toàn cầu các dữ liệu công.

Các nước này đã đưa ra các trang web dữ liệu mở từ những năm 2009 và

2010 để tăng cường khả năng tiếp cận của người dân đối với thông tin và quy trình

thủ tục của chính phủ.

Australia và Canada đã thử nghiệm các trang web dữ liệu mở trong cùng

giai đoạn.

Xu hướng công khai các thông tin và quy trình thủ tục Nhà nước dựa trên

ý tưởng rằng hoạt động kinh tế và tăng trưởng sẽ gia tăng thông qua sự minh bạch

hơn với một cộng đồng trực tuyến mở.

Trên thế giới, một công cụ phổ biến khác dành cho công chúng và đặc biệt

thường được các nhà đầu tư sử dụng là sổ tay chính sách.

Với mục tiêu minh bạch chính sách và quy trình thủ tục, sổ tay chính sách

là tài liệu tham khảo quan trọng đối với bất kỳ tổ chức/cá nhân nào muốn làm việc

với chính phủ.

Sổ tay chính sách nêu rõ các quy tắc và quy định, cùng với thời hạn và

quy trình dự kiến để giải quyết bất kỳ TTHC nào.

Nội dung cuốn số tay được công bố công khai trên trực tuyến hoặc bản in.

Việc Thành phố theo sát sổ tay chính sách sẽ làm tăng uy tín của Thành

phố đối với các doanh nghiệp.

Các quy trình thủ tục và thời hạn giải quyết đề ra trong cuốn sổ tay chính

sách này cũng cung cấp một thước đo hữu ích để xây dựng các chỉ số đánh giá kết

quả (KPI) sử dụng khi đánh giá hiệu quả làm việc của các công chức.

c) Trách nhiệm và chế độ lương thưởng

Việc phân định rõ ràng trách nhiệm của các công chức làm việc trực tiếp với

công dân có thể giúp nâng cao hiệu quả và sự hài lòng. Ở khía cạnh này, các

TTHCC của Quảng Ninh như TTHCC thành phố Hạ Long đã áp dụng các bài học

thực tiễn phù hợp nhất và điều này cần được nhân rộng trên khắp hệ thống hành

chính của Thành phố.

- 89 -

Trách nhiệm giải trình rõ ràng đồng nghĩa với việc công dân có thể gửi

trực tiếp các yêu cầu đến các cán bộ phụ trách chịu trách nhiệm.

Ở cấp tỉnh, hình ảnh, thông tin liên lạc của các cán bộ Nhà nước có sẵn tại

các quầy giao dịch tại TTHCC của tỉnh. Cần áp dụng mô hình tương tự tại Hạ

Long.

Điều này sẽ thuận tiện hơn nhiều cho công dân khi theo dõi quá trình giải

quyết yêu cầu và biết được nơi cần liên hệ nếu có vấn đề phát sinh.

Kết quả làm việc của các cán bộ sẽ phần nào được đánh giá bởi chính các

công dân (ví dụ: thái độ, hiệu quả, mức độ hoàn thành công việc, v.v.)

Các cán bộ làm việc hiệu quả và thân thiện với công dân nhất sẽ được

khen thưởng định kỳ căn cứ theo kết quả đánh giá của công dân.

Các hình thức khen thưởng như vậy sẽ được công bố rộng rãi và kích

thích sự cạnh tranh giữa các cán bộ đồng thời cải thiện quy trình dịch vụ.

Việc xác định rõ vị trí và trách nhiệm của các cán bộ cũng có thể làm tăng

tính hiệu quả của Thành phố trong việc thực hiện các nhiệm vụ hành chính và tiết

kiệm chi phí.

Ví dụ ở Đà Nẵng, thông qua các KPI dựa trên kết quả, Thành phố đã xác

định được những cán bộ làm việc không hiệu quả và loại ra khỏi hệ thống.

Đến năm 2013, Đà Nẵng đã thực hiện phân loại và cắt giảm thành công

30% trong tổng số công chức, đây là những cán bộ không làm được việc, không đủ

năng lực hoặc không còn phù hợp với vị trí công việc.

Điều này giúp cải thiện hiệu quả làm việc của các công chức hiện có,

giảm chi phí thuê thêm nhân viên và thậm chí chuyển một phần trong khoản tiết

kiệm này thành tiền thưởng thêm cho những người có hiệu suất làm việc cao hơn

hoặc tái đầu tư vào đào tạo và trang thiết bị.

Cải thiện hiệu quả làm việc là lý do Đà Nẵng đang thí điểm việc sử dụng

nhân viên hợp đồng để giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực tạm thời ở những

phòng ban có nhu cầu, đồng thời không tạo gánh nặng tài chính cho Thành phố.

Để thúc đẩy tính minh bạch, công bằng và chính xác, Đà Nẵng đã triển khai

phần mềm KPI dựa trên kết quả làm việc dùng cho quản trị hành chính công ở tất

cả các cấp chính quyền. Lãnh đạo cấp cao như Chủ tịch Thành phố hoặc Giám đốc

phòng ban được đánh giá căn cứ một phần vào hiệu quả hoạt động của khu vực mà

họ phụ trách, chẳng hạn như số lượng hồ sơ hoặc số lượng đơn khiếu nại đã được

giải quyết. Các cán bộ Nhà nước cấp thấp hơn được đánh giá tương tự dựa trên

hiệu suất thực tế của họ. Những KPI này sau đó được sử dụng để xây dựng kế

hoạch thăng chức, tiền thưởng và thậm chí ưu đãi khi mua trả góp căn hộ.

d) Phát triển nhân lực khối hành chính công

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố thúc đẩy quan trọng để nâng cao

hiệu quả về hành chính của Hạ Long. Tình trạng thiếu nhân lực có trình độ, được

đào tạo bài bản và có nhiệt huyết thường là căn nguyên của những thất bại về chính

- 90 -

sách, đặc biệt là ở giai đoạn thực thi chính sách. Việc quản lý nguồn nhân lực có

chiến lược và theo hệ thống sẽ có lợi cho Thành phố nhờ vào việc có động lực rõ

ràng để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và năng lực của từng cá nhân.

Tại Singapore, chất lượng nhân tài ổn định trong lĩnh vực công đã và đang

đóng một vai trò quan trọng trong việc biến đảo quốc này thành một trong những

câu chuyện thành công lớn của châu Á. Lĩnh vực công của Singapore nổi bật là

nhờ năng lực cao và tính hiệu quả được xây dựng qua nhiều thế hệ khi đối phó với

các cuộc khủng hoảng ngắn hạn và những thách thức về cơ cấu tổ chức trong dài

hạn của đất nước.

Một trong những tác nhân quan trọng trong sự phát triển ấn tượng của

Singapore từ một nền kinh tế đang phát triển tiến đến một nền kinh tế hiện đại chỉ

qua một thế hệ chính là nguồn nhân lực và quản lý nhân tài. Hình dưới đây minh

họa thiết kế chương trình và kế hoạch chi tiết mà Singapore thực hiện để đảm bảo

và phát triển đội ngũ nhân tài cho đất nước. Chương trình bắt đầu bằng việc lập kế

hoạch và xác định nhu cầu nhân lực. Chương trình sau đó sẽ thu hút nhân tài để

đáp ứng các nhu cầu, thường ở giai đoạn sớm (cấp trung học). Hoạt động đánh giá

tuyển dụng nhân viên khắt khe sau đó đưa vào hệ thống phát triển và thăng tiến.

Những người đạt kết quả cao sau đó được khuyến khích để ở lại với mức trợ cấp

hấp dẫn.

Hình 23: Chuỗi giá trị quản lý nhân tài của Singapore

Nguồn: Nhóm tư vấn

Hạ Long nên học tập theo hai nguyên tắc chung từ ví dụ của Singapore:

Đảm bảo đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho trung tâm hành chính bằng

cách tìm kiếm các tài năng từ trong hệ thống giáo dục của Thành phố, trong các cơ

quan chính phủ hoặc khu vực tư nhân.

Kế hoạch Thu hútNhận định

& đánh giá

Phát triển &

thăng chức

Gắn kết &

tạo động lực

Có các kế hoạch

cụ thể cho các

nhóm nhân tài

Đảm bảo chất

lượng nguồn nhân

tài thông qua cấp

học bổng

Cơ cấu lương

thưởng cạnh

tranh

Hệ thống quản lý

kết quả công việc

đánh giá cả kết

quả hiện tại và

tiềm năng trong

tương lai

Phát triển nguồn

nhân tài trong

quá trình làm việc

Cơ cấu lương

thưởng linh hoạt

cho phép điều

chỉnh tiền lương.

1 2 3 4 5

Quản lý

hành chính

Dịch vụ

cho người dân

Hiệu quả

Tiề

m n

ăn

g

Các cấu phần khác nhau

- 91 -

Phát triển những tài năng này để trở thành các lãnh đạo tương lai của

trung tâm hành chính và của Thành phố bằng cách tạo ra nhiều cơ hội để họ phát

triển. Ví dụ: cơ hội học tập tại các tỉnh và thành phố khác ở Việt Nam hoặc cơ hội

học tập quốc tế, cơ hội luân chuyển giữa các phòng ban hay có thể là cơ hội được

đào tạo dưới sự hướng dẫn của một cán bộ cấp cao của Thành phố.

Bên cạnh tuyển dụng nhân tài, Hạ Long có thể thiết lập các yêu cầu rõ ràng

và nghiêm ngặt đối với việc tuyển dụng cán bộ (ví dụ như giới hạn tuổi tác, học

vấn, v.v.). Đà Nẵng nổi tiếng với việc từ chối các ứng viên tốt nghiệp đại học tại

chức. Ngoài ra, Thành phố chỉ chấp nhận các ứng viên tốt nghiệp đại học chính

quy đạt loại khá, giỏi và xuất sắc. Việc tuyển dụng nhân tài được xem như là một

nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Thành phố trong tương lai.

Đào tạo lực lượng lao động là một hình thức đầu tư khác của Thành phố

nhằm cải thiện năng lực quản lý hành chính. Hình dưới đây đưa ra các bài học thực

tiễn phù hợp nhất cho việc đào tạo cán bộ công chức. Khi thiết kế chương trình đào

tạo, Thành phố cần đảm bảo rằng các cán bộ hành chính nhận thức được rằng công

việc cung cấp dịch vụ công của họ là một nghề nghiệp, đồng thời nội dung khóa

học phải được thiết kế riêng và chương trình giảng dạy phải đạt chất lượng cao.

Chương trình đào tạo đòi hỏi sự tham gia bắt buộc với một đội ngũ giảng viên tốt

và có nhiều kênh đào tạo khác nhau. Chương trình đào tạo phải gắn liền với một

chiến lược tổng thể nhằm cải thiện năng lực hành chính của Thành phố, hiệu quả

đào tạo được giám sát chặt chẽ và có chế độ ưu đãi để khuyến khích những cá nhân

xuất sắc.

Hình 24: Các bài học thực tiễn phù hợp nhất trong việc thiết kế, thực hiện và

đánh giá đào tạo

Nguồn: Nhóm tư vấn

• Chức năng cung cấp dịch vụ: Được ghi nhận là một nghề nghiệp có chuyên môn

• Khóa học: Điều chỉnh theo các cấp độ, chức năng và loại hình dịch vụ khác nhau

• Chương trình: Thống nhất, có chất lượng cao trên toàn quốc

Thiết kế

chương trình

đào tạo

Tiến hành

đào tạo

Theo dõi hiệu

quả và chế độ

khuyến khích

• Tham gia: Bắt buộc đối với tất cả cán bộ tham gia cung cấp dịch vụ ở các cấp

• Thực hiện: Trường đào tạo riêng với giảng viên và huấn luyện viên có kỹ năng cao

• Phương pháp: Nhiều hình thức (lớp học, trực tuyến, trong quá trình làm việc)

• Gắn với chiến lược tổng thể nhằm mục đích cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhất

• Mô hình quản lý hiệu quả nhằm đạt hiệu quả đào tạo cao nhất

• Chế độ khuyến khích và khen thưởng nhằm khuyến khích cán bộ