43
Nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo và tư vấn về phát triển đô thị, sau quá trình đàm phán trên tinh thần cộng tác và cởi mở, ngày 23/5/2017, tại Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP. Hồ Chí Minh đã long trọng diễn ra Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Cơ quan phát triển Pháp (AFD) với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC). Tham dự Lễ ký kết có ông Rémi Genevey- Giám đốc AFD, ông Trần Hữu Hà – Giám đốc AMC, bà Alix Fran- çoise - Trưởng các dự án đô thị tại Ban Phát triển đô thị và Chính quyền địa phương (CLD), đại diện Tổng lãnh sự quán Pháp, đại diện 15 tổ chức, doanh nghiệp tư vấn về lĩnh vực đô thị của Pháp cùng đông đảo các chuyên gia trong và ngoài nước. Thay mặt cho AFD tại Việt Nam, ông Rémi Genevey đã giới thiệu về Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam: Được thành lập từ năm 1994, với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững, thân thiện với môi trường, AFD luôn đồng hành cùng Việt Nam trong lĩnh vực tăng trưởng xanh. Hơn 20 năm qua, AFD đã hỗ trợ 80 dự án với tổng số vốn khoảng 1,7 tỷ euro cho 30 triệu người thụ hưởng trên toàn quốc. Thay mặt AMC, Giám đốc Trần Hữu Hà giới thiệu về sứ mệnh của Học viện thông qua việc xây dựng và triển khai Đề án 1961 (Đề án Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp). Theo ông Hà, mục tiêu, sứ mệnh của AFD và AMC có nhiều điểm tương đồng và cùng hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Ông Hà khẳng định, với việc ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác, AMC s nỗ lực trong công tác tư vấn và nâng cao năng lực cho lãnh đạo các đô thị Việt Nam để tới đây các đô thị có thể tiếp nhận, quản lý và vận hành một cách hiệu quả các dự án phát triển đô thị mà AFD hỗ trợ. Mục tiêu hợp tác chính được nêu trong Biên bản thỏa thuận hợp tác bao gồm: Phối hợp tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên môn về đô thị; Chia sẻ kiến thức, mạng lưới và tài nguyên trí tuệ như các ấn phẩm, nghiên cứu hoặc các tài liệu khác về lĩnh vực hoạt động của mỗi bên; Hợp tác xây dựng và triển khai các dự án phát triển đô thị xanh và bền vững. Việc ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác s mở ra nhiều cơ hội và triển vọng hợp tác song phương nhằm đẩy mạnh các hoạt động vì mục tiêu phát triển đô thị bền vững. ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa AMC - AFD 58 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ TIN ĐÀO TẠO

ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

Nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo và tư vấn về phát triển đô thị, sau quá trình đàm phán trên tinh thần cộng tác và cởi mở, ngày 23/5/2017, tại Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP. Hồ Chí Minh đã long trọng diễn ra Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Cơ quan phát triển Pháp (AFD) với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC).

Tham dự Lễ ký kết có ông Rémi Genevey- Giám đốc AFD, ông Trần Hữu Hà – Giám đốc AMC, bà Alix Fran-çoise - Trưởng các dự án đô thị tại Ban Phát triển đô thị và Chính quyền địa phương (CLD), đại diện Tổng lãnh sự quán Pháp, đại diện 15 tổ chức, doanh nghiệp tư vấn về lĩnh vực đô thị của Pháp cùng đông đảo các chuyên gia trong và ngoài nước.

Thay mặt cho AFD tại Việt Nam, ông Rémi Genevey đã giới thiệu về Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam: Được thành lập từ năm 1994, với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững, thân thiện với môi trường, AFD luôn đồng hành cùng Việt Nam trong lĩnh vực tăng trưởng xanh. Hơn 20 năm qua, AFD đã hỗ trợ 80 dự án với tổng số vốn khoảng 1,7 tỷ euro cho 30 triệu người thụ hưởng trên toàn quốc.

Thay mặt AMC, Giám đốc Trần Hữu Hà giới thiệu về sứ mệnh của Học viện thông qua việc xây dựng và triển khai Đề án 1961 (Đề án Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp). Theo ông Hà, mục tiêu, sứ mệnh của AFD và AMC có nhiều điểm tương đồng và cùng hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Ông Hà khẳng định, với việc ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác, AMC se nỗ lực trong công tác tư vấn và nâng cao năng lực cho lãnh đạo các đô thị Việt Nam để tới đây các đô thị có thể tiếp nhận, quản lý và vận hành một cách hiệu quả các dự án phát triển đô thị mà AFD hỗ trợ.

Mục tiêu hợp tác chính được nêu trong Biên bản thỏa thuận hợp tác bao gồm: Phối hợp tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên môn về đô thị; Chia sẻ kiến thức, mạng lưới và tài nguyên trí tuệ như các ấn phẩm, nghiên cứu hoặc các tài liệu khác về lĩnh vực hoạt động của mỗi bên; Hợp tác xây dựng và triển khai các dự án phát triển đô thị xanh và bền vững.

Việc ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác se mở ra nhiều cơ hội và triển vọng hợp tác song phương nhằm đẩy mạnh các hoạt động vì mục tiêu phát triển đô thị bền vững.

ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO

Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa AMC - AFD

58 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TIN ĐÀO TẠO

Page 2: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

TIN ĐÀO TẠO

Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - AMC với Cơ quan phát triển Pháp

(AFD), tháng 5/2017 tại TP. Hồ Chí Minh, hai bên đã cùng nhau phối hợp tổ chức khai giảng khóa đào tạo “Quy hoạch đầu tư xây dựng đô thị bền vững và tài chính – Khái niệm, nguyên tắc và thực hành”.

Tham dự lễ khai giảng có ông Trần Hữu Hà – Giám đốc AMC, bà Anna Lipchitz - Phó giám đốc AFD Việt Nam, bà Alix Françoise - Trưởng các dự án đô thị tại Ban Phát triển đô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng Tùng – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP. HCM cùng 30 học viên đến từ các Sở Kế hoạch - đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên - môi trường; Quỹ đầu tư phát triển và chính quyền cấp quận của 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại Lễ khai mạc khóa học, bà Anna Lipchitz, Phó giám đốc AFD Việt Nam cho rằng “Hiện nay, các đô thị ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao tương tự như phần lớn các đô thị ở Châu Á. Thách thức đô thị nảy sinh rất nhiều như vấn đề kiểm soát tăng trưởng, không gian công cộng, giao thông, hòa nhập xã hội, thích ứng với

biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế và các dịch vụ đô thị... Đối mặt với sự tăng trưởng này, làm thế nào để xây dựng cách tiếp cận tổng thể và toàn diện nhằm dung hòa giữa các thách thức của phát triển đô thị? Khóa đào tạo se giới thiệu các công cụ phân tích có tính ứng dụng cao giúp chính quyền địa phương định hướng các dự án đô thị một cách hiệu quả”.

Tại Lễ khai giảng khóa học, ông Trần Hữu Hà – Giám đốc Học viện cho rằng, những khóa học này se giúp cho các đô thị nâng cao năng lực xác định dự án cũng như nắm vững các nguyên tắc và công cụ quản lý dự án về quy hoạch và phát triển đô thị. Ông Hà khẳng định, trong những năm tiếp theo, AMC se đồng hành cùng AFD để triển khai các khóa đào tạo tương tự nhằm nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam.

Khóa đào tạo diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 23/5 đến 26/5/2017 với các nội dung chủ yếu về: Các nguyên tắc của quy hoạch đô thị bền vững để lồng ghép vào các quy định, cơ chế và cách làm của địa phương; Đánh giá kỹ thuật và tài chính; phê duyệt và quản lý các dự án quy hoạch đầu tư cải tạo và xây dựng đô thị; Thiết lập các công cụ phân tích dự án quy hoạch đầu tư cải tạo và xây dựng đô thị cho cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước.

Tại khóa học, học viên se được chia nhóm để thảo luận và áp dụng các kiến thức đã học để xây dựng một dự án cụ thể. Kết thúc khóa học, học viên se được cấp chứng nhận được ký bở cả hai cơ quan AFD và AMC.

KHÓA ĐÀO TẠO “QUY HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ BỀN VỮNG VÀ TÀI CHÍNH - KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ THỰC HÀNH”

Nhằm cung cấp kiến thức và triển khai hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, đồng thời giúp các cá nhân, đơn vị cập nhật và trao đổi các kiến thức mới bổ sung, thay thế của Thông tư mới; ngày 19/5/2017, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng Phú Thọ tổ chức Khóa tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng tại Phú Thọ.

Tham dự Lễ khai mạc khóa tập huấn có ông Trương Xuân Chí - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Phú Thọ; ông Hoàng Thọ Vinh - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng; TS. Hoàng Hải - Trưởng Khoa Quản lý đô thị, Học viện; cùng đông đủ học viên tham gia khóa học.

TẬP HUẤN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ XÂY DỰNG TẠI PHÚ THỌ

59Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 3: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

Nội dung khóa tập huấn bao gồm: Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015 ngày 18/6/2015 của Chính Phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư 02/2017/

TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn.

Tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nhằm giúp các cá nhân đơn vị hiểu rõ thêm về nội dung Thông tư, Nghị định của nhà nước để áp dụng vào trong công tác chuyên môn một cách hiệu quả, góp phần cho sự nghiệp phát triển của đơn vị, đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Nhằm trang bị cho học viên những kiến thức nâng cao về công tác đấu thầu để đáp ứng yêu cầu của công việc và đảm bảo chất lượng của công tác đấu thầu ngày một tốt hơn, ngày 22/5/2017, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị tiếp tục phối hợp với Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, Bộ Công an tổ chức khóa “Bồi dưỡng Nghiệp vụ đấu thầu nâng cao” cho các cán bộ của

các phòng ban thuộc Tổng cục Chính trị CAND tại Hà Nội.Chương trình khung Bồi dưỡng Nghiệp vụ đấu thầu

nâng cao được ban hành kèm theo Thông tư số10/2010/TT-BKH ngày13/5/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, học viên được trao đổi về các kiến thức: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu; Kế hoạch đấu thầu; Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn; Lựa chọn

BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU NÂNG CAO TẠI BỘ CÔNG AN

Ngày 30/5/2017, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng Quảng Ngãi tổ chức khai giảng khóa “Bồi dưỡng quản lý xây dựng và phát triển đô thị - Chương trình 7 theo Đề án 1961” tại tỉnh Quảng Ngãi.

Tham dự Lễ Khai giảng có bà Đào Thị Lệ Thắm - Chánh Thanh tra và ông Nguyễn Việt Cường - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Ngãi; ông Nguyễn Tiến Dân - Phó Giám đốc Phân viện Miền Trung; Học viện cùng đông đủ gần 40 học viên là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng; Giám đốc, Phó Giám đốc các Ban Quản lý giao thông; Đội trưởng, đội phó đội quy tắc đô thị thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Khóa học diễn ra trong 05 ngày (từ ngày 30/5/2017 đến ngày 03/6/2017), học viên được trao đổi, tiếp nhận những nội dung về công tác: Đô thị hóa và định hướng phát triển đô thị quốc gia; quản lý quy hoạch đô thị; quản lý không gian kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản đô thị; quản lý hạ tầng kỹ thuật - môi trường đô thị; quản lý dự án đầu tư xây dựng; quản lý đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản; quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Tham gia giảng dạy khóa học là đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu, nhiều năm kinh nghiệm thực tế và có khả năng truyền đạt nội dung bài giảng một cách khoa học, kết hợp với phương pháp giảng dạy tích cực se trang bị cho học viên những kiến thức cần thiết, bổ ích.

Trong quá trình giảng dạy các giảng viên thường xuyên đưa ra nhiều tình huống điển hình khó xử mà các địa phương thường gặp, giúp học viên dễ dàng nắm vững kiến thức và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ thực tế, nâng cao năng lực quản lý, hiểu sâu rộng hơn về công tác chuyên môn, từ đó giải quyết công việc đạt hiệu quả cao.

Kết thúc khóa học, căn cứ vào quá trình học tập và kết quả bài kiểm tra, học viên đạt yêu cầu của khóa học se được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình “Bồi dưỡng quản lý xây dựng và phát triển đô thị - Chương trình 7 theo Đề án 1961”.

BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

60 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TIN ĐÀO TẠO

Page 4: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

TIN ĐÀO TẠO

Cuối tháng 5/2017, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Trường Cao đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh tổ chức khóa“Bồi dưỡng Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” cho cán bộ thuộc các phòng, ban chuyên môn của các Công ty điện lực miền Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Trong thời gian diễn ra khóa học, học viên được trao đổi thảo luận những kiến thức về: Tổng quan quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (ĐTXDCT); lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; quản lý chi phí dự án ĐTXDCT; thanh toán, quyết toán vốn ĐTXDCT; quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro trong thực hiện dự án ĐTXDCT; quản lý tiến độ của dự án ĐTXDCT; quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Trong quá trình học tập, các học viên có 01 bài kiểm tra, đây là một trong những điều kiện để Hội đồng xét tốt nghiệp của Học viện cấp cho học viên Chứng nhận hoàn thành khoá đào tạo Bồi dưỡng Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Nhằm từng bước nâng cao trình độ ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên (CBCNV) của Công ty CP Tư vấn Xây dựng Công trình Vật liệu xây dựng (CCBM), ngày 10/5/2017, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) phối hợp với Công ty CCBM đã tổ chức khai giảng khóa học “Tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng, trình độ B1 theo Khung Tham chiếu Châu Âu”.

Đến dự lễ Khai giảng khóa học có Ths. Vũ Thị Thanh Hương, Giám đốc Trung Tâm Ngoại ngữ, AMC cùng các giảng viên. Về phía Công ty CCBM có ông Lê Công Hạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty, ông Nguyễn Khánh Hà - Tổng Giám đốc cùng các học viên là cán bộ của các phòng ban, trung tâm trực thuộc Công ty.

Tham gia khóa học này học viên se được các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm của Trung tâm Ngoại ngữ AMC trực tiếp truyền đạt các bài giảng tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng, cung cấp các kiến thức nâng cao, chuyên sâu hơn về ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng trong giao tiếp như nghe, nói, kỹ năng thuyết trình… Bên cạnh đó, trong chương trình

học se có các buổi giao lưu giữa học viên với giảng viên và chuyên gia nước ngoài để làm quen với các đối thoại, ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể giúp học viên tiếp thu tốt hơn.

Mục đích của khoá học nhằm giúp cho các CBCNV của Công ty CCBM nâng cao trình độ ngoại ngữ tiếng Anh trong công việc, phục vụ cho công tác giao tiếp, hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế - quốc tế hiện nay. Kết thúc khoá học, học viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng tốt công việc được giao.

TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CCBM

nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu xây lắp. Đặc biệt, tại khóa học, giảng viên se tư vấn và nhiều bài tập tình huống mà học viên thường gặp trong công việc chuyên môn hàng ngày; hướng dẫn, giải đáp tất cả các câu hỏi, thắc mắc của học viên. Cuối khóa học, học viên se làm bài kiểm tra và được cấp chứng chỉ đấu thầu nâng cao theo đúng quy định của pháp luật.

61Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 5: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

TĂNG CƯỜNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH

Sau 10 năm thâm nhập vào thị trường xây dựng Việt Nam, đến nay mới chỉ có 60 công trình được nhận chứng chỉ xanh bền vững, một con số quá khiêm tốn so với tốc độ phát triển của các công trình xây dựng tại Việt Nam. Đây là thông tin đáng chú ý tại hội thảo Khởi động chương trình phát triển công trình xanh do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VN-REA) tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Hiểu sai lệch về công trình xanhTheo thống kê của Hội đồng

công trình xanh Việt Nam (VGBC), tính đến tháng 10/2016 tại Việt Nam có khoảng 61 công trình xanh ở các giai đoạn khác nhau (trong đó có 36 dự án theo chứng nhận LEED (Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ – USGBC), 13 dự án theo chứng nhận LOTUS (Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam – VGBC) và khoảng 12 dự án theo chứng nhận Green Mark (Bộ Xây dựng Singapore – BCA). Trong khi ở Singapore con số này là hơn 2.100 dự án (theo chứng nhận Green Mark); ở Ôxtraylia là hơn 750 dự án (theo chứng nhận Green Star). Ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thừa nhận,

phong trào phát triển công trình xanh ở Việt Nam mới đi những bước đầu tiên, chưa có nhiều hoạt động thực sự hiệu quả và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của xã hội.

Trong lĩnh vực bất động sản, khái niệm về Công trình Xanh hay Kiến trúc xanh cũng đang trở nên quen thuộc và được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên khái niệm về công trình xanh vẫn tồn tại nhiều cách hiểu và quan điểm riêng. Ông Trịnh Tùng Bách - Quản lý phát triển Công trình Xanh Tập đoàn Capital House cho biết, tại Việt Nam, đại đa số chủ đầu tư, người mua nhà, các sàn giao dịch bất động sản… cũng hiểu khá sai lệch khái niệm Công trình Xanh. Cách hiểu sai thứ nhất là hiểu Công trình Xanh chỉ đơn giản là nhiều cây xanh. “Nhiều cây xanh không phải sai, nhưng nó chỉ là một trong những yếu tố góp phần Xanh hoá công trình. Cây xanh đem lại bóng mát và bầu không khí trong lành, có tác dụng rất lớn trong việc điều hoà không khí trong không gian công trình. Tuy nhiên “Xanh” không chỉ đơn giản là như vậy” - ông Bách cho biết. Cách hiểu sai thứ hai là Công

trình Xanh vô cùng đắt đỏ và chỉ có những toà nhà hạng sang mới có khả năng đạt chuẩn Công trình Xanh. Rất nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng công trình Xanh se có mức chi phí cao hơn 10-30% công trình thường. Điều này là một rào cản không nhỏ cho việc Xanh hoá các công trình tại Việt Nam. Ông Bách dẫn chứng, chương trình Năng lượng sạch USAID Việt Nam đưa số liệu: Công trình Xanh có thể tiết kiệm 50% tiêu thụ năng lượng so với thiết kế ban đầu mà không làm tăng chi phí. Lợi ích rõ ràng nhất của Công trình Xanh là giảm chi phí vận hành (thường chiếm hơn 80% chi phí đầu tư). Qua đó, làm tăng giá trị tài sản, mức hoàn vốn đầu tư nhanh, hấp dẫn khách hàng.

Còn nhiều rào cảnHiện nay, Chính phủ, các nhà đầu

tư, các cơ quan nghiên cứu khoa học đều đã quan tâm đến công trình xanh hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo vệ môi trường, góp phần chống biến đổi khí hậu. Cụ thể, Chính phủ đã cho thành lập Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (ECC) để hỗ trợ, tư vấn về tiết kiệm năng lượng cho các công trình hiện hữu cũng như xây mới. Bộ Xây dựng đã ban hành các quy chuẩn xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm phát thải ra môi trường. Bộ Tài nguyên Môi trường và các bộ ngành liên quan công bố tiêu chuẩn quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, tập trung vào các vấn đề hạn chế và đi đến chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo.

Việt Nam đang tận dụng sự phong phú của các nguồn năng lượng tái tạo bằng những cam kết phát triển công nghệ xanh. Năm 2011, Việt Nam đã hợp tác với Đan Mạch nhằm nâng cao kiến thức và phát triển công nghệ xanh để đối phó với biến đổi khí hậu. “Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có chính sách

62 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 6: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

khuyến khích đầu tư Công trình Xanh một cách cụ thể tại thị trường Việt Nam. Các ban ngành chức năng cũng chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng tương xứng với tiêu chí xanh phù hợp với điều kiện phát triển thực tiễn tại nước ta hiện nay. Điều này không tạo nên một tiền đề cho các Sở, Ban ngành địa phương sử dụng để đưa vào những chính sách khuyến khích hợp lý. Đây thực sự là rào cản đề các cơ quan nhà nước có các ưu đãi phù hợp với các công trình được thiết kế và xây dựng Xanh. Mặc dù vậy đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước vẫn đang có những nỗ lực to lớn cùng với Bộ Xây dựng kiện toàn việc này, sớm có những khuyến khích cho các chủ đầu tư về Công trình Xanh” – ông Bách cho biết.

Để thúc đẩy phát triển những Công trình Xanh trong phân khúc nhà ở giá thấp và trung bình, ông Bách đề xuất Nhà nước cần kiến thiết những chương trình hỗ trợ ít nhất 20 năm, với các nội dung cụ thể từ tín dụng, từ quỹ đất, từ ưu đãi cho nhà phát triển… Về dài hạn, cần thành lập Ủy ban hoặc Hội đồng nhà ở, theo mô hình công ty, với sự tham gia của đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội, đại diện các bộ, ngành liên quan, doanh nghiệp và vận hành theo quy luật của thị trường.

Tại Hội thảo, các đại biểu là các chuyên gia, các nhà quản lý đều chung nhận định rằng, trong những năm qua, các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế đã bộc lộ mặt trái làm cho môi trường ô nhiễm, thiên

nhiên suy thoái, gây ra biến đổi khí hậu, đe dọa sự sinh tồn của nhân loại trên thế giới. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đã tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất, xây dựng, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Đối với ngành Xây dựng, phát triển Công trình Xanh được xem là một giải pháp công nghệ góp phần giải quyết bài toán năng lượng, môi trường, tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Không ngoài xu hướng đó, ở Việt Nam, Công trình Xanh ngày càng phát triển mạnh me, chủ đầu tư cũng nhận thấy lợi ích khi phát triển Công trình Xanh, mang lại những giá trị tốt đẹp cho cả chủ đầu tư và người sử dụng.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng và giao UBND thành phố Đà Nẵng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc lập và trình phê duyệt Nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng, bảo đảm đồng bộ với các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, văn hóa xã hội,... của đồ án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.

Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định Nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng. Trước đó, điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 4/12/2013. Nhưng theo UBND thành phố Đà Nẵng, quy hoạch chung thành phố

Đà Nẵng cần thay đổi để hợp với bối cảnh hiện nay.

Về phát triển kinh tế-xã hội, định hướng phát triển cần có sự điều chỉnh theo hướng: “Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”, cụ thể tập trung ưu tiên phát triển dịch vụ du lịch, thương mại, khẳng định vai trò mũi nhọn kinh tế; chú trọng công nghiệp công nghệ cao để mang lại giá trị gia tăng lớn; đẩy mạnh nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đối với các khu công nghiệp tại Đà Nẵng đã cơ bản lấp đầy nhưng cần hình thành thêm các khu công nghiệp mới.

Về phát triển hạ tầng đô thị, đã có nhiều phát sinh mới cần có sự điều chỉnh: Sân bay quốc tế Đà Nẵng được thiết kế với công suất phục vụ đến năm 2020 là 6 triệu lượt khách/năm, tuy nhiên đến nay đã đạt đến chỉ tiêu này. Dự án mở rộng nhà ga hành khách quốc tế đang được triển khai gấp rút để phục vụ Hội nghị cấp cao APEC 2017, quy mô đạt mức tương đương 10 triệu lượt khách/năm. Mục tiêu đến năm 2030 đạt công suất 20 triệu lượt khách/năm.

63Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 7: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁO GỠ VƯỚNG MẮC TRONG CẤP PHÉP XÂY DỰNG

UBND TP đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc tiếp tục phối hợp với UBND quận-huyện đánh giá việc thực hiện quy hoạch hiện nay của các địa phương. Thành phố cũng đề xuất điều chỉnh những khu vực quy hoạch không khả thi, còn vướng mắc ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân tại khu vực thuộc các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn TP.

Sở Tài nguyên và Môi trường se đề xuất việc bồi thường, hỗ trợ đối với các trường hợp cấp phép xây dựng có thời hạn vào dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của UBND TP về ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP.

Ngoài ra, để tháo gỡ vướng mắc cho người dân trong khu vực có chức năng quy hoạch là đất hỗn hợp, đất dân cư xây dựng mới, UBND TP se

điều chỉnh Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 4/8/2014 về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng trên địa bàn TP.

ECOPARK ĐẠT GIẢI THƯỞNG BẤT ĐỘNG SẢN QUỐC TẾ TRONG 6 NĂM LIÊN TIẾP

Vừa qua, tại Bangkok, Ecopark vinh dự nhận 2 giải thưởng Bất động sản quốc tế do International Property Awards (IPA) trao tặng. Đồng thời, chủ đầu tư Ecopark cũng được BCI Asia xướng tên trong danh sách Top 10 chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam năm 2017.

Trải qua 12 tháng đánh giá nghiêm ngặt của Hội đồng gồm hơn 90 giám khảo quốc tế tại giải thưởng Bất động sản Quốc tế (International Property Awards - IPA) năm nay, đồng thời vượt qua một loạt các đề cử tên tuổi, khu đô thị Ecopark của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Việt Hưng (VIHAJICO) đã giành giải tại hạng mục Khu đô thị phức hợp hàng đầu Việt Nam (Mixed – Use

Development 2017) và Dự án phát triển BĐS hàng đầu VN cho phân khu Aqua Bay – Ecopark (Residential Development 2017).

Hội tụ hàng loạt các ưu điểm vượt trội về kiến trúc và lối quy hoạch thông minh, đề cao sự sáng tạo, hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ - tiện ích phong phú và hiện đại cho cư dân, Ecopark trở thành mô hình kiểu mẫu trong danh sách các dự án đẳng cấp khu vực. Quy hoạch tổng thể khu đô thị 500ha đến thiết kế chi tiết từng hạng mục dự án nhà ở tại Ecopark đều được thực hiện chặt che và khoa học, với sự tham gia cố vấn và hợp tác của các hội đồng chuyên gia uy tín, đầu ngành trong nước và quốc tế. Ở Ecopark, tỷ lệ cây xanh

hiện ở mức 125 cây trên đầu người, cây xanh mặt nước chiếm 20% tổng diện tích, từng diện tích đất ở, giao thông, các khu thương mại, văn hóa, trường học,… được thiết kế hài hòa, đảm bảo được những yếu tố cần và đủ cho một khu đô thị phức hợp bền vững.

Năm 2015, giải thuởng IPA này cũng đã trao danh hiệu “Khu đô thị có thiết kế cảnh quan đẹp nhất thế giới” cho Ecopark, và hiện Ecopark vẫn là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đạt được danh hiệu này. Việc đoạt được giải IPA trong nhiều năm liên tiếp đang chứng tỏ vị thế tiên phong dẫn dắt thị trường và phát triển bền vững của khu đô thị sinh thái Ecopark.

64 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 8: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

Đồng thời, tại TP. HCM, VIHAJICO được vinh danh trong danh sách Top 10 Chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam năm 2017 tại Lễ trao giải BCI Asia Top Ten với các dự án khu căn hộ West Bay, khu biệt thự Mimosa và khu nhà phố Thảo Nguyên. Hệ thống giải BCI Asia là một trong những giải thưởng danh giá nhất của ngành Xây dựng - kiến trúc tại khu vực châu Á được tổ chức thường niên trong suốt 13 năm qua. Chia sẻ về việc liên tiếp nhận được các giải thưởng bất động sản quốc tế trong nửa đầu năm 2017, ông Nguyễn Dũng Minh - Phó Tổng Giám đốc VIHAJICO cho biết: “Phát triển cân bằng và tối ưu hóa được cả yếu tố sinh thái (ecology) và yếu tố kinh tế (economy) là câu chuyện chúng tôi đang rất chú trọng trong

10 năm nay. Chúng tôi đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng, cư dân, đối tác trong và ngoài nước cũng như các chuyên gia hàng đầu về các dự án của mình. Mới đây, trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ 2 (SOM2) của APEC 2017 với chủ đề đối thoại về Đô thị hoá bền vững, Ecopark cũng được đề cập như là một biểu tượng kiểu mẫu của các KĐT Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Điều này càng truyền cảm hứng và thúc đẩy chúng tôi tiến xa hơn nữa trong các dự án mới”.

Giải thưởng Bất động sản Quốc tế (International Property Awards), ra đời từ năm 1995, là một trong những giải thưởng bất động sản thường niên uy tín bậc nhất thế giới với bề dày hoạt động gần 20 năm.

International Property Awards luôn được coi là bảo chứng chất lượng xuất sắc trong lĩnh vực bất động sản toàn cầu.

Giải thưởng BCI Asia Top 10 công nhận những chủ đầu tư và công ty kiến trúc đã xây dựng và thiết kế những công trình có giá trị lớn nhất tại 07 thị trường trong nước và khu vực. Năm 2017 là năm thứ 13 BCI Asia vinh danh những đơn vị dẫn đầu trong ngành thiết kế và xây dựng. Đây là giải thưởng danh giá nhất của ngành Xây dựng trong khu vực, đồng thời được xem như một diễn đàn giao lưu trong nước và quốc tế giữa các công ty kiến trúc, chủ đầu tư, nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ ưu tú.

65Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

TIN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 9: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

66 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TIN QUỐC TẾ

Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn các nguồn tin sở tại ngày 6/4 cho biết Đại học Anyang trong năm nay sẽ chuyển giao công nghệ xây dựng thành phố xanh thông minh cho Việt Nam thông qua hình thức đào tạo đội ngũ cán bộ cấp cao.

Để chuyển giao công nghệ phát triển quy hoạch đô thị, Đại học Anyang đã đặt hàng với Cơ quan hợp tác

quốc tế Hàn Quốc (KOICA) để mời các quan chức cấp cao Việt Nam tham gia khóa đào tạo về “Dự án xây dựng hệ thống hỗ trợ quyết định quy hoạch đô thị (GDSS) xanh Việt Nam” với các nội dung về hệ thống hỗ trợ quyết định quy hoạch, đề án tổng thể quy hoạch đô thị, chuyển giao cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin đô thị xanh, xây dựng quy chế và pháp luật, quy chế; xây dựng khái niệm và chỉ số của “Thành phố xanh.”

Từ ngày 3-7/4, đoàn quan chức gồm 5 người phụ trách quy hoạch đô thị của Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh dẫn đầu đã tới thăm Hàn Quốc để thực hiện dự án trên. Trong thời gian thăm Hàn Quốc, đoàn đã tới thăm trung tâm điều khiển tích hợp U-City của thành phố Anyang, trung tâm năng lượng tái tạo Seoul, trung tâm hành chính mới Sejong và có cuộc gặp với các quan chức Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông của Hàn Quốc.

Theo TTXVN

HÀN QUỐC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THÔNG MINH CHO VIỆT NAM

HIỂM HỌA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐÁNG SỢ HƠN CẢ DỊCH BỆNH VÀ CHIẾN TRANH

Trước những hậu quả nặng nề có thể thấy rõ của tình trạng biến đổi khí hậu, ngày nay đa số người dân đều coi biến đổi khí hậu là thảm họa toàn cầu ẩn chứa nhiều mối nguy hơn cả thảm họa về bệnh dịch, dân số tăng, sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt hay trí tuệ nhân tạo.

Do đó, có nhiều ý kiến bày tỏ con người sẵn sàng tạo ra sự thay đổi trong các hoạt động sống thường nhật nếu điều đó có thể ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu trong tương lai. Đây là nội dung được đề cập trong bản báo cáo “Global Catastrophic Risks 2017” (tạm dịch: Những nguy cơ thảm họa toàn cầu 2017) do quỹ Global Challenges Foundation công bố ngày 24/5. Nội dung báo cáo này dựa trên kết quả khảo sát tại 8 nước gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Australia, Brazil, Nam Phi và Đức với sự tham gia của 8.000 người. Có tới 84% người được hỏi cho rằng biến đổi khí hậu toàn cầu là mối nguy hại toàn cầu, chỉ kém một chút so với các thảm họa môi trường lớn và nguy cơ chiến tranh bùng phát từ tình trạng bạo lực mang động cơ chính trị. Gần 9 trong 10 người được hỏi cho biết họ sẵn sàng tạo ra sự thay đổi trong hoạt động thường nhật nếu việc làm này có thể ngăn chặn thảm họa về khí hậu trong tương lai. Phó Chủ tịch Global Challenges Foundation, ông Mats Andersson nhận định có một khoảng cách rất lớn giữa những điều mà người dân mong đợi và những điều các chính trị gia đang làm.Có 85% ý kiến cho rằng Liên Hợp Quốc cần có những

Page 10: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

67Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

TIN QUỐC TẾ

chính sách cải tổ để được trang bị tốt hơn nhằm đối phó với những mối đe dọa toàn cầu. Có 70% ý kiến cho rằng đã đến lúc thành lập một tổ chức toàn cầu mới có quyền lực thi hành các quyết định liên quan đến việc giải quyết một loạt hiểm họa toàn cầu. Báo cáo được công bố vào thời điểm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) chuẩn bị nhóm họp trong tuần này tại Italy với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Dự kiến, tại hội nghị này, Tổng thống Mỹ se đưa

ra quyết định về tương lai Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu có sự tham gia của Mỹ hay không. Được thành lập năm 2012, đặt trụ sở tại Thụy Sĩ, Global Challenges Foundation là một tổ chức luôn tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu xử lý những vấn đề xuyên biên giới và cách thức giải quyết sự mâu thuẫn giữa các vấn đề phát triển mang tính dài hạn với các mục tiêu mang tính chính trị và thị trường ngắn hạn.

Theo (TTXVN/Vietnam)

CÁC CÔNG TY CỦA DUBAI MUỐN KÉO NÚI BĂNG TỪ NAM CỰC ĐỂ LẤY NƯỚC NGỌT

Khi nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên do nhiệt độ trái đất đang tăng lên, các tảng băng và sông băng đang tiếp tục tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh. Mặc dù thực tế này không gây nhiều bất ngờ. Nhưng đây được xem là tin tức tích cực từ UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất)dựa trên Văn phòng cố vấn quốc gia. Các công ty của nước Dubai đang tìm cách thu hoạch các tảng băng từ phía Nam của Ấn Độ Dương và kéo chúng đi 5.700 dặm (9.200 km) tới vùng Vịnh, nơi mà họ có thể nấu chảy và bán cho các doanh nghiệp địa phương hoặc một số thị trường như là một cách thức thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Dubai này cũng đang gặp phải rất nhiều thách thức với tham vọng của mình mà trong đó là sự phản đối của các nhà hoạt động môi trường. Theo báo cáo từ Phys.org, để hoàn thành nhiệm vụ khai thác các tảng băng trôi, doanh nghiệp này se phải đưa các tàu tới Đảo Heard, một khu vực bảo tồn thiên nhiên của Úc và cân đối giữa các tảng băng khổng lồ với quy mô của các đô thị để tìm kiếm các bể chứa có kích thước bằng xe tải. Sau đó, những tảng băng nhỏ này se được gắn chặt với thuyền, lưới và được kéo đi hàng nghìn dặm tới

nơi tập kết như mong muốn. Giám đốc điều hành của công ty, Abdullah al-Shehi, tin rằng các tảng băng trôi se không tan chảy đáng kể trong suốt chuyến đi vì phần lớn khối băng nằm dưới nước. Al-Shehi vui mừng mong chờ sự vận chuyển thành công một tảng băng trôi có khả năng giữ 20 tỷ gallon nước ngọt tới vùng Vịnh. Nếu được cấp giấy phép, nước se bắt đầu được thu hoạch

vào năm 2019. Dự án ước tính đầu tư ban đầu là 500 triệu đô la. Tuy nhiên, các

công ty này đang gặp phải nhiều sự phản đối. Các nhà môi trường

không ủng hộ kế hoạch này, vì họ cho rằng có một phương

pháp đơn giản hơn để giải quyết vấn đề là thay đổi khí hậu ở Trung Đông như tưới nước nhỏ giọt, sửa chữa sự rò rỉ nước và bảo tồn nguồn nước. Hoda Baraka,

người phát ngôn của nhóm vận động chống làm biến đổi

khí hậu 350.org, nói, “Khu vực Trung Đông này là trung tâm của

ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu, do vậy đây là nơi đầu tiên phải hứng

chịu những cơn nóng giận khổng lồ và chỉ có một cách để tránh điều này xảy ra là giảm phát thải và giữ tất cả các nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất. “

DÂN SỐ TRÊN TRÁI ĐẤT ĐẠT 7.5 TỶ NGƯỜI

Theo Số liệu từ cơ quan nghiên cứu dân số Thế giới, hơn 7,5 tỷ người hiện đang sinh sống trên trái đất. Nhưng nhiều người có thể ít được tiếp cận với nguồn tài nguyên như lương thực và năng lượng. Dân số toàn cầu là 7,5 tỷ người có ảnh hưởng sâu rộng trong đó bao gồm phát thải

hiệu ứng nhà kính, căng thẳng về cung cấp thực phẩm cũng như sự tăng tổng tiêu dùng.

Theo đánh giá của cơ quan này, sự gia tăng dân số có thể khiến một số quốc gia đói nghèo, và điều này se thu hẹp diện tích đất đai cần thiết cho cuộc sống của động

Page 11: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

68 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TIN QUỐC TẾ

ĐỨC ĐẠT KỶ LỤC BẰNG VIỆC TẠO RA 85% NĂNG LƯỢNG TỪ CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Đức đã đạt được thành tích đáng nể khi nói đến vấn đề năng lượng sạch. Từ ngày 30/4/2017 đến ngày 1/5/2017, quốc gia này lập một kỷ lục quốc gia với việc tạo ra 85% nhu cầu năng lượng từ nguồn năng lượng sạch như: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học và thủy điện. Và điều này không có gì ngạc nhiên vì các chuyên gia tin rằng kết quả này se là một điều bình thường diễn ra tại Đức vào năm 2030.

Hầu hết các nhà máy điện đốt than của Đức đều không hoạt động vào ngày chủ nhật và các nguồn năng lượng tái tạo chiếm 85% điện trên toàn quốc. Các nguồn năng lượng hạt nhân, dự kiến se được loại bỏ hoàn toàn vào năm 2022. Kết quả này là do Đức đã chú trọng đầu tư

vào các nguồn năng lượng xanh và sạch trong thời gian vừa qua.

Theo Inhabitat

CÁC NHÀ KHOA HỌC CHO BIẾT 4,4 TỶ NĂM TRƯỚC TRÁI ĐẤT KHÔNG CÓ NÚI VÀ ĐƯỢC BAO PHỦ BỞI NƯỚC

Những tinh thể zircon nhỏ bé đã cho phép các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU) ve lên một bức chân dung về Trái đất cách đây hơn bốn tỷ năm. Việc

nghiên cứu đối với những hạt khoáng chất - những mảnh vỡ lâu đời nhất của hành tinh mà chúng ta đã phát hiện ra - đã khiến họ nghĩ rằng thế giới của chúng ta trước đây

vật hoang dã. Lãnh đạo Chiến dịch về quyền con người và loài vật Alistair Currie đã phát biểu: “Chúng ta se chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt khi các nguồn lực bị thu hẹp, bao gồm không chỉ đối với các nhiên liệu hoá thạch mà còn là đất sản xuất và nước, giá cả leo thang không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với các doanh nghiệp và ngành công nghiệp cần đến những nguồn tài nguyên này. Các thị trường tiềm năng lớn như nhiều tiểu vùng Sahara Châu Phi se bị chìm trong cảnh đói nghèo và chúng ta se chứng kiến sự bất ổn về chính trị phát sinh từ áp lực về dân số và di cư, bao gồm xung đột về nguồn tài nguyên. “

Trung Quốc là quốc gia có đông dân nhất với 1,38 tỷ người. Ấn Độ đứng thứ hai với 1,34 tỷ người, tiếp theo là Hoa Kỳ với 326 triệu người. Liên Hợp Quốc cho rằng dân số toàn cầu của chúng ta se đạt tới 10 tỷ người vào năm 2056.

Currie cảnh báo rằng mặc dù các doanh nghiệp có thể thấy dân số toàn cầu gia tăng là cơ hội để có được nhiều khách hàng hơn nhưng sự tăng trưởng quá mức se không tốt cho hành tinh cũng như việc kinh doanh. Ông nói, “Tăng trưởng không thể tiếp tục vô hạn trên một

hành tinh hữu hạn và ít người tiêu dùng cuối cùng se tốt hơn cho tất cả chúng ta. Doanh nghiệp cũng phải bắt đầu nhận ra và thích ứng với thực tế đó. Hành động ngay bây giờ, chúng ta có thể hạn chế được sự tăng trưởng dân số và cuối cùng đạt được sự phát triển bền vững. “

Chúng ta hiện đang sử dụng 1.6 nguồn lực của Trái Đất, và điều này dẫn đến chúng ta se cần đến 3 trái đất vào năm 2050 trừ khi ngay bây giờ chúng ta có thể thay đổi mô hình tiêu dùng của mình.

Theo Inhabitat

Page 12: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

69Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

TIN QUỐC TẾ

TRANG TRẠI NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI NỔI LỚN NHẤT THẾ GIỚI

Một trang trại năng lượng mặt trời 40MW ở tỉnh An Huy, Trung Quốc đã được đưa vào sử dụng để tạo ra năng lượng tái tạo. Trang trại này có quy mô lớn hơn các trang trại nổi ở Australia và Ấn Độ, khối lượng các tấm pin năng lượng mặt trời ở đây lớn nhất trên thế giới và có thể sản xuất đủ năng lượng sạch cung cấp cho dân cư trong khu vực.

Thành phố Hải Nam được biết đến là vùng đất giàu than đá. Chính phủ Trung Quốc đã quyết định đầu tư vào việc xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời nổi bởi khu vực này rất dễ gặp lũ lụt do mưa lớn. Ở một số khu vực, nước có thể sâu từ 4-10m.

Không khí mát mẻ hơn giúp giảm tối đa nguy cơ các tấm pin mặt trời quá nóng khiến hiệu suất giảm. Theo báo cáo của Daily Commercial News, các tấm pin được kết nối với bộ biến tần trung tâm và hộp kết hợp. Các thiết bị này

được cung cấp bởi Sungrow và được điều chỉnh để hoạt động cùng nhà máy điện nổi. Điều này đảm bảo hệ thống có khả năng chịu được độ ẩm cao.

Người phát ngôn của Chính phủ Trung Quốc cho biết: “Nhà máy điện ở Hải Nam không chỉ tận dụng được diện tích mà còn giúp giảm nhu cầu về đất đai, đồng thời cải thiện sự phát điện do tác động làm mát từ bề mặt”.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất hành tinh. Chính phủ Trung Quốc đang đầu tư vào việc phát triển các sáng kiến về năng lượng xanh. Việc xây dựng trang trại năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới ở tỉnh An Huy se là động lực phát triển trong sản xuất năng lượng tái tạo của quốc gia này.

Theo Inhabitat

hoàn toàn khác. Họ nói rằng hành tinh này là trong suốt, không có núi, và có le chỉ có một vài hòn đảo trồi lên trên mặt nước bao phủ toàn bộ hành tinh.

Tinh thể Zircon được bảo quản bên trong đá sa thạch ở Đồi Jack phía Tây nước Úc cung cấp các đầu mối về lịch sử hành tinh của chúng ta, ở hàng tỷ năm trước khi con người xuất hiện. Nhà nghiên cứu hàng đầu Antony Burnham cho biết các mẫu zircon đã được thu thập qua nhiều thập kỷ, và nhóm nghiên cứu của ông cũng đã đưa ra các phân tích hóa học từ một kết quả nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Úc từ hai thập kỷ trước. Ông đã ví các tinh thể zircon giống như các tế bào da tại hiện trường của một vụ án.

Ông cho biết: “Lịch sử Trái Đất giống như một quyển sách với chương đầu tiên bị xé bỏ bằng việc không có sự tồn tại của đá ở giai đoạn đầu, nhưng chúng tôi đã sử dụng các nguyên tố vi lượng của zircon để dựng lên một hồ sơ dữ liệu về thế giới vào thời điểm đó. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có núi và va chạm lục địa trong

suốt 700 triệu năm đầu tiên của Trái đất hoặc lâu hơn nữa - đó là một nơi yên tĩnh và ảm đạm”.

Zircon được hình thành từ sự tan chảy các lớp đá hỏa sinh già cỗi, thay thế sự tan chảy trầm tích mà điển hình là ở các va chạm lục địa. Và dường như phải mất một thời gian dài để hành tinh này thay đổi từ địa hình bằng phẳng thành Trái đất của chúng ta hiện nay.

Các phát hiện đã chỉ ra rằng có sự tương đồng mạnh me từ các tinh thể zircon của các loại đá chiếm ưu thế trong 1,5 tỷ năm, cho thấy rằng nó đã tồn tại cùng Trái đất một thời gian dài trước khi phát triển thành hành tinh mà chúng ta biết ngày nay.

Theo Inhabitat

Page 13: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

*Học viên Cao học, Khoa Xây dựng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Việt Nam.**Khoa Xây dựng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Việt Nam.

70 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ MẤT AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI THI CÔNG XÂY DỰNG TRÊN CAO

PHẠM MINH TÍN*, HÀ DUY KHÁNH**

Tóm tắt: Mất an toàn lao động được xem là một

trong những nguyên nhân chính làm thiệt hại về nguồn lực và kinh tế của ngành Xây dựng ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xem xét đánh giá tình trạng mất an toàn lao động; tuy nhiên vẫn chưa có hoặc rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề mất an toàn lao động khi thi công trên cao. Mục đích chính của nghiên cứu này là xây dựng mô hình để đánh giá các nguyên nhân gây ra tình trạng mất an toàn lao động khi thi công trên cao ở các công trình cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Có tổng cộng 28 nguyên nhân được sàng lọc và tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây. Kết quả phân tích cho thấy các nguyên nhân này có ảnh hưởng mạnh đến an toàn lao động khi thi công trên cao. Dựa vào phân tích tương quan, có 4 mô hình nhân tố chính được trích xuất với phương sai giải thích 63,024% từ tất cả yếu tố ban đầu.

Từ khóa: An toàn lao động thấp; làm việc trên cao, nhà cao tầng, quản lý xây dựng.

Nhận ngày 3/5/2017, chỉnh sửa ngày 11/5/2017, chấp nhận đăng ngày 22/5/2017

Abstract:Accidents have been considered as one of main reasons causing damages

on resources and finance in construction sector in Vietnam for many years. Therefore, a lot of studies have been conducted to assess the status of unsafe working conditions; however there are a little or even no studies which mention on problem of low safety when executing the work at height. The main purpose of this study is to develop a model for assessing factors causing unsafe phenomenon when performing the work at height in building projects in Ho Chi Minh City and some neighbor provinces. There are totally 28 reasons filtered and summazied from previous studies. The results of analysis showed that most of these reasons have strong impact on the safety level for at-height works. Based on the correlative analysis, 4 principal component models were extracted with the explained variance of 63,024% from all original factors.

Keywords: Low safety, work at height, building projects, construction management

Page 14: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

71Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

GIỚI THIỆU

Trong năm 2014 số người chết vì tai nạn lao động

trong ngành Xây dựng và khai thác mỏ là 289 người với

số vụ tai nạn là 2824 [1]. Nguyên nhân của các vụ tai nạn

này bao gồm: Ngã từ trên cao xuống, vật rơi, đổ sập, và

máy móc, thiết bị cán, kẹp.

Để hạn chế tai nạn lao động trong ngành Xây dựng

đòi hỏi sự nỗ lực từ tất cả các bên tham gia dự án. Trong

đó, đào tạo về an toàn lao động cho tất cả những ai tham

gia vào quá trình xây dựng là một nhân tố quan trọng. Vì

vậy, cải tiến liên tục an toàn trong xây dựng vẫn luôn là

một vấn đề lớn, đặc biệt là trong việc giảm tai nạn gây tử

vong khi thi công trên cao. Nghiên cứu này tập trung vào

việc phân tích và xây dựng mô hình nhân tố đánh giá các

nguyên nhân gây ra ngã cao khi thi công các công trình

cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân

cận.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Theo Thông tư số 22/2010/TT-BXD, an toàn lao động

trong thi công xây dựng công trình là hệ thống các biện

pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường

nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn chặn tai nạn

lao động trong thi công xây dựng công trình [2]. Nhóm

tác giả [3] kết luận rằng công nhân thiếu nhận thức về

tầm quan trọng của an toàn lao động, công nhân chưa

được huấn luyện đầy đủ và trang bị bảo hộ lao động, thiết

bị hư cũ, thao tác thiếu an toàn là những nguyên nhân

chính gây nên tai nạn. Ngoài ra, nhóm tác giả [4] phân

tích tương quan của an toàn lao động với các biến như độ

tuổi, giới tính và học vấn của công nhân, và đánh giá sự

ảnh hưởng của người quản lý đến việc thực hiện an toàn

của công nhân.

Nhóm tác giả [5] kết luận rằng có nhiều công trình

nghiên cứu đã đề xuất các ý kiến khác nhau về nguyên

nhân của nguy hiểm nghề nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết cho

rằng đa số các rủi ro nghề nghiệp và tai nạn gây ra bởi

ba lý do chính: Sự xuất hiện thường xuyên của các vụ tai

nạn, điều kiện không an toàn và hành vi không an toàn.

Nhóm tác giả [6] cho rằng một trong những nguyên nhân

chính của các vụ tai nạn xây dựng gây tử vong là do ngã

từ trên cao. Tại Đài Loan, nhóm tác giả [7] cho thấy hơn

30% trường hợp (377) của 1230 trường hợp tử vong liên

quan đến công việc trên cao. Nhóm tác giả [8] đã phát

triển thành một hệ thống mã hóa thuận lợi cho việc phân

loại tai nạn gây tử vong dựa trên 621 trường hợp bao

gồm nguyên nhân của tai nạn, vị trí tai nạn và yếu tố cá

nhân nhằm xác định tầm quan trọng của chúng, từ đó đề

xuất các chiến lược đảm bảo an toàn lao động hiệu quả.

Ngoài ra, nhóm tác giả [9] đã đưa ra những đánh giá rủi ro

của tai nạn từ trên cao và đề xuất 6 tình huống tai nạn từ

trên cao bao gồm cả ngã từ cầu thang, giàn giáo, mái nhà,

lỗ trên bề mặt, các nền tảng di chuyển và các phương tiện

phi di chuyển.

Nhóm tác giả [10] cho rằng một trong những khu vực

nguy hiểm nhất trong ngành công nghiệp xây dựng là

lợp mái do công việc trên mái nhà rất gian khổ, đòi hỏi leo

trèo và đi bộ qua lại giữa các mái khác nhau. Ngoài ra, tác

giả [11] phân tích tử vong do tai nạn qua lỗ thông tầng

và cửa mái cũng đặt ra một nguy cơ đáng báo động cho

ngành công nghiệp xây dựng. Có khoảng 22% các trường

hợp ngã gây tử vong xảy ra khi công nhân rơi xuống qua

các lỗ giếng trời, cửa sổ, lỗ thông hơi khói được báo cáo

với các cơ quan an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Hơn

nữa, nhóm tác giả [12] kết luận việc lắp ghép ván khuôn

cho các kết cấu bê tông là giai đoạn nguy hiểm nhất liên

quan đến các vụ tai nạn ngã cao, đặc biệt khi lắp ghép

ván khuôn sàn. Thêm vào đó, nhóm tác giả [13] chỉ ra

rằng trong tất cả các vụ tai nạn gây tử vong do ngã tại

Trung Quốc vào năm 1999, có tổng cộng 34 trường hợp

được xác định là đã xảy ra trong quá trình chuẩn bị ván

khuôn cho các kết cấu bê tông, chiếm 6% tổng số tử vong

do ngã. Ngoài ra, nhóm tác giả [14] đã chỉ ra nguy cơ rơi

từ trên cao thường xuất hiện khi làm các kết cấu tạm

thời đang được sử dụng. Tương tự vậy, nhóm tác giả [15]

cũng xác định quá trình thi công ván khuôn là một trong

những giai đoạn có nguy cơ tai nạn cao nhất, đặc biệt

là do vật rơi từ trên cao. Nhóm tác giả [16] xác định 30%

các vụ tai nạn liên quan đến người phụ trách bao gồm cả

quản đốc hoặc các nhà quản lý của công ty. Các báo cáo

chi tiết cũng cho thấy thêm các dự án có nhiều tai nạn

ngã cao thường là dự án quy mô nhỏ. Các nhân viên cấp

dưới có thể được nhắc nhở bởi cấp trên của họ về biện

pháp phòng ngừa an toàn; tuy nhiên người phụ trách hầu

như làm việc riêng của họ mà không có bất kỳ sự giám sát

Page 15: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

72 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

hoặc nhắc nhở nào đến cấp dưới.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa vào các nghiên cứu trước đây và thảo luận với

một số cá nhân có kinh nghiệm lớn hơn 15 năm, trình

độ từ Đại học trở lên và đang nắm giữ chức vụ quản lý,

nghiên cứu này tổng hợp có 28 yếu tố gây ra nguy cơ mất

an toàn lao động khi thi công trên cao trong các dự án

xây dựng được chia ra 4 nhóm: (I) Liên quan đến đặc điểm

công trình, (II) Liên quan đến bản thân người lao động,

(III) Liên quan đến Chủ đầu tư – Tư vấn – Nhà Thầu, (IV)

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Đặc điểm của người trả lời

Nghiên cứu này đã gửi đi tổng cộng 330 phiếu khảo

sát đến các đối tượng khảo sát là các nhân viên làm việc

trong ngành Xây dựng bao gồm chủ yếu chủ đầu tư (20%),

tư vấn giám sát (30%), tư vấn thiết kế (4%), nhà thầu thi

công (43%) và khác (3%). Kết quả phản hồi như sau: 142

người không trả lời, 150 bảng trả lời đạt yêu cầu, và 38

bảng không đạt yêu cầu chủ yếu do điền thiếu thông tin.

Do đó, tỷ lệ thu thập số liệu thành công của nghiên cứu

này là 45,45%.

Kiểm tra độ tin cậy thang đo

Phân tích Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm

tra độ tin cậy thang đo được sử dụng để hỏi trong phiếu

khảo sát. Kết quả phân tích cho thấy biến AH1“Bề mặt mái

trơn trượt và có độ dốc lớn”, AH13 “Đặc điểm công nhân

nam làm việc cẩu thả hơn nữ” và biến AH14“Tình trạng sức

khỏe kém: Suy giảm thị lực, thính giác, sức mạnh thể chất

và độ linh hoạt kém” bị loại vì có hệ số tương quan biến

tổng nhỏ hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại bỏ

hai biến này là α = 0,908. Theo quy ước thống kê, khi α ≥

0,7 thì thang đo có thể sử dụng để thu thập số liệu phản

ảnh đúng thực tế. Do đó, giá trị được phân tích ở trên là

chấp nhận.

Kiểm tra phân phối chuân

Do số lượng mẫu số liệu nhỏ hơn 2000 nên kiểm định

Shapiro-Wilk test được sử dụng để kiểm tra giả thuyết về

số liệu thu thập được có tuân theo phân phối chuẩn với

mức ý nghĩa 0,05. Kết quả phân tích cho thấy trị số thống

kê p-value cho các yếu tố đều lớn hơn 0,05. Điều này nói

lên rằng chấp nhận giả thuyết rỗng ban đầu, đó là dữ liệu

thu thập tuân theo phân phối chuẩn. Chính vì điều này

các bước kiểm định tiếp theo se sử dụng kiểm định có

tham số.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Dựa vào kết quả các kiểm định ở trên, tất cả 25 biến

lúc đầu được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Phương pháp xoay được sử dụng là Varimax. Giá trị riêng

(eigenvalue) được chọn là lớn hơn 1. Hệ số tải nhân tố cho

các biến (factor loading) được xem xét là lớn hơn 0.5. Kết

quả phân tích nhân tố đã trích được 4 nhân tố từ 25 biến

quan sát và tổng phương sai trích 63,024% lớn hơn 50%

thỏa mãn yêu cầu. Hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn

hơn 0,5. Kết quả: Phân tích nhân tố đã trích được 4 nhân

tố từ 25 biến quan sát và tổng phương sai trích 63,024%

lớn hơn 50% thỏa mãn yêu cầu. Cuối cùng là hệ số tải của

các biến đều lớn hơn 0,5 nên tất cả các biến đều được

giữ lại.

Nhân tố 1 chiếm 23,225% phương sai trích, được tạo

thành từ các biến AH5 “Công trình gần đường dây điện

cao thế” và biến AH7 “Công trình đang thi công vào thời

điểm điều kiện thời tiết khắc nghiệt” ảnh hưởng trực

tiếp đối với sức khỏe và tính mạng của công nhân, kinh

nghiệm cho thấy công trình gần đường dây điện cao thế

với thời tiết khắc nghiệt tiềm ẩn nhiều nguy cơ tử vong

rất cao đặc biệt là đối với những công nhân làm việc

trên cao gặp vào thời tiết mưa gió, sấm sét… gây rò rỉ

điện. Biến AH3 “Giàn giáo nhiều tầng không ổn định”,

AH4 “Không có lưới bao che và bảo vệ’” biến AH6 “Công

trình có nhiều hạng mục và cấu kiện nhô ra bên ngoài”

và AH2 “Cửa mái, lỗ cầu thang, lỗ thông tầng không có

lan can bảo vệ’ ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mất an

toàn lao động cho các công nhân khi làm việc trên cao,

tình trạng rơi rớt dụng cụ, vật tư thi công ảnh hưởng đến

những người đang làm việc bên dưới, công trình nhô ra

bên ngoài mà không có biện pháp bao che bảo vệ không

những ảnh hưởng đến công nhân bên dưới mà cả những

người dân xung quanh và người đi đường” và biến AH23

“Biện pháp thi công không đảm bảo an toàn lao động”

người lao động và nhà quản lý chủ quan không tuân thủ

đến nội quy an toàn lao động. Dựa vào phân tích đánh

giá trên có thể đặt tên cho nhân tố chính này là “Đặc điểm

công trình, biện pháp thi công và điều kiện thời tiết”.

Nhân tố 2 chiếm 17,257% phương sai trích được tạo

Page 16: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

73Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

thành từ các biến AH27 “Hướng dẫn sử dụng dụng cụ và

thiết bị bảo hộ chưa rõ ràng, chưa chi tiết còn sơ sài”, biến

AH28 “Thiết bị bảo hộ không phù hợp với công năng sử

dụng gây cản trở, khó chịu và không thoải mái” và biến

AH26 “Thiết bị và dụng cụ bảo hộ lao động cũ kĩ, xuống

cấp, hư hỏng không được kiểm tra theo định kì” là ba yếu

tố ảnh hưởng trực tiếp làm gián đoạn trong quá trình

thi công, công nhân không có việc làm và những tai nạn

nghiêm trọng. Thực tế cho thấy những công cụ phục vụ

cho công nhân cần thiết nhất để thi công không còn phù

hợp se ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc và tính

mạng con người. Vì vậy, nhà thầu cần phải thường xuyên

đầu tư mua sắm và bảo dưỡng định kì các trang thiết bị

tối thiểu cho người lao động. Biến AH21 “Quy trình lập,

triển khai, giám sát an toàn lao động chưa chặt che” và

biến AH20 “Đào tạo người lao động qua loa sơ sài” nói

đến công tác quản lý kiểm tra giám sát công việc của

công nhân thực hiện hiện nay không được thường xuyên,

liên tục dẫn đến những sự cố tai nạn không lường trước.

Giám sát thi công xây dựng thực hiện không tốt dẫn đến

sự cố tai nạn và sự thiếu trách nhiệm, không quan tâm

của nhà quản lý khi đào tạo người lao động qua loa sơ

sài cho hợp lệ. Dựa vào phân tích đánh giá trên có thể đặt

tên cho nhân tố chính này là “Thiết bị, giám sát và đào tạo”.

Nhân tố 3 chiếm 13,851% phương sai trích được tạo

thành từ các biến quan sát: Biến AH15 “Sự chưa thích nghi

của công nhân khi thường xuyên bị thay đổi nơi làm việc “

và biến AH11 “Thời gian làm việc chưa hợp lý” ảnh hưởng

trực tiếp đối với vấn đề sức khỏe và dẫn đến những tai

nạn của công nhân, kinh nghiệm cho thấy hậu quả của

thời gian làm ngoài giờ và sự chưa thích nghi nơi làm việc

trong khi sức khỏe công nhân không đảm bảo cho thấy

hậu quả tai nạn lao động là rất cao. Bên cạnh đó, công

nhân cần phải nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, tránh tình

trạng làm việc căng thẳng, mệt mỏi và thường xuyên bị

thay đổi nơi làm việc. Vì thế, đòi hỏi người quản lý phải

phân công lao động sao cho đảm bảo giờ làm việc phù

hợp với sức khỏe người lao động. Biến AH16 “Trình độ

văn hóa kém và không được đào tạo” người lao động se bị

cản trở đến sự phản xạ, nhận thức thông tin, quy định và

hướng dẫn an toàn lao động “Thời gian, văn hóa và sự thích

nghi”. Nhân tố 4 chiếm 8,691% phương sai trích được tạo

thành từ biến AH8 “Thái độ làm việc của công nhân chưa

nghiêm túc”: Đùa nghịch khi làm việc trên cao, vừa làm

vừa hút thuốc, không tuân thủ quy định an toàn lao động

đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến bản thân người lao

động, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng

trực tiếp đến mất an toàn lao động khi thi công trên cao.

Do đó cần phải thường xuyên theo dõi diễn biến tâm lý,

thái độ làm việc của công nhân để có biện pháp động

viên chấn chỉnh phù hợp và kịp thời.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu đã tìm thấy được 25 yếu tố ảnh hưởng

đến mất an toàn lao động khi thi công trên cao tại các

dự án xây dựng. Các yếu tố này được xác định rằng có

ảnh hưởng lớn đến mất an toàn lao động khi thi công

trên cao dựa vào ý kiến đánh giá của các cá nhân tham

gia trong ngành Xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh và

các tỉnh lân cận. Bằng các phân tích kiểm định, có 3 biến

bị loại do có mức ý nghĩa thống kê thấp hoặc không phù

hợp. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 4 mô hình

nhân tố chính được tạo thành từ 25 biến quan sát ban

đầu với phương sai giải thích 63,024%. Do thu thập số

liệu bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với số lượng

hợp lệ thu về là 150 nên se có sự sai lệch giữa kết quả

phân tích thống kê so với thực tế. Ngoài ra, số lượng yếu

tố là 28 là hơi ít nên chưa thể phản ánh toàn diện vấn đề

mất an toàn lao động khi thi công trên cao trong các dự

án xây dựng. Các nghiên cứu về sau có thể dựa vào hạn

chế này mà có những phân tích phù hợp hơn.

Tài liệu tham khảo

[1] Việt Dũng, (2016). “Thông báo tình hình tai nạn

lao động năm 2015”, Cục an toàn lao động, Bộ Lao động

và Thương binh Xã hội, đăng nhập ngày 10/8/2015,

http://antoanlaodong.gov.vn/catld/Pages/chitiettin.

aspx?IDNews=1904.

[2] Thông tư số 22/2010/TT-BXD “Quy định về an

toàn lao động trong thi công xây dựng công trình”, Bộ Xây

dựng, ban hành ngày 03/12/2010.

[3] Lưu Trường Văn và Đỗ Thị Xuân Lan, (2002).

“Safety problems at construction sites in Ho Chi Minh

city”, Kỷ yếu Hội nghi Khoa học và công nghệ lần thứ 8,

Đại học Bách Khoa TP.HCM, 4/2002, tr.21-27.

[4] Trần Hoàng Tuấn và Đỗ Thị Xuân Lan, (2009).

Page 17: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

74 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an

toàn lao động của công nhân xây dựng”, Kỷ yếu Hội nghi

Khoa học và công nghệ lần thứ 11, Đại học Bách Khoa

TP.HCM, 10/2009, tr.297-302.

[5] Hao-Tien Liu, and Yieh-Lin Tsai, (2012). “A fuzzy

risk assessment approach for occupational hazards in

the construction industry”. Safety Science, Vol.50, No.4,

pp.1067–1078.

[6] Hester J. Lipscomb, Ashley L. Schoenfisch,

Wilfrid Cameron, Kristen L. Kucera, Darrin Adams, and

Barbara A. Silverstein, (2014). “Twenty Years of Workers’

Compensation Costs Due to Falls From Height Among

Union Carpenters, Washington State”. American Journal

of Industrial Medicine, Vol.57, No.9, pp.984–991.

[7] Chia-Fen Chi, and Meng-Lin Wu, (1997). “Fatal

occupational injuries in Taiwan - Relationship between

fatality rate and age”. Safety Science, Vol.27, No.1, pp.1–

17.

[8] Chia-Fen Chia, Tin-Chang Chang, and Hsin-I Ting,

(2005). “Accident patterns and prevention measures for

fatal occupational falls in the construction industry”.

Applied Ergonomics, Vol.36, pp.391–400, July 2005.

[9] Aneziris, O. N., Papazoglou, I.A., Mud, M.L.,

Damenc, M., Kuiperd, J., Baksteene, H., Alef, B.J., Bellamyg,

L.J., Haleh, A.R., and Bloemhoffd, A.J., (2008). “Towards risk

assessment for crane activities”. Safety Science, Vol.46,

No.6, pp.872–884.

[10] Jaesin Sa, Dong-Chul Seo, and Sang D. Choi,

(2009). “Comparison of risk factors for falls from height

between commercial and residential roofers”. Journal of

Safety Research, Vol.40, No.1, pp.1–6.

[11] Christopher A. Janicak, (1998). “Fall-Related

Deaths in the Construction Industry”. Journal of Safety

Research, Vol.29, No.1, pp.35–42.

[12] Jose M. Adam, Francisco J. Pallarés, and Pedro A.

Calderón, (2009). “Falls from height during the floor slab

formwork of buildings: Current situation in Spain”. Journal

of Safety Research, Vol.40, No.4, pp.293–299.

[13] Tam C.M., Zeng, S.X., and Deng, Z.M., (2004).

“Identifying elements of poor construction safety

management in China”. Safety Science, Vol.42, No.7,

pp.569–586.

[14] Xinyu Huang, and Jimmie Hinze, (2003). “Analysis

of Construction Worker Fall Accidents”. Journal of

Construction Engineering and Management, Vol.129,

No.3, pp.262-271.

[15] Jannadi, M.O., and Assaf, S., (1998). “Safety

assessment in the built environment of Saudi Arabia”.

Safety Science, Vol.29, No.1, pp.15–24.

[16] Louisa Wong, Yuhong Wang, Toran Law, and

Choi Tung Lo, (2016). “Association of Root Causes in Fatal

Fall-from-Height Construction Accidents in Hong Kong”.

Journal of Construction Engineering and Management,

Vol.142, No.7, pp.15–24, July 2016, DOI: 10.1061/ (ASCE)

CO.1943-7862.0001098.

Page 18: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

TRONG SẢN XUẤT

VẬT LIỆU XÂY DỰNG

*Giảng viên Khoa QL Xây dựng - Học viện AMC 75Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Ths. Lê Ngọc Lan*

Tóm tắt: Một số lượng lớn rác thải ra ngoài môi trường mỗi ngày ở tất cả các quốc gia trên thế giới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của con người, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có giải pháp xử lý để hạn chế tối đa những tác dụng bất lợi đến môi trường... Bài viết đưa ra những định hướng nghiên cứu, đánh giá các phương pháp xử lý phế thải xây dựng trong sản xuất vật liệu xây dựng cho bê tông từ việc tái sử dụng các chất thải xây dựng và đánh giá đặc tính kỹ thuật của các vật liệu tái chế tại Việt Nam.

Từ khóa: Phế thải xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.Nhận bài ngày 2/5/2017, chỉnh sửa ngày 10/5/2017, chấp

nhận đăng ngày 26/5/2017.

Abstract: A large amount of wastes discharged into the environment every day in all countries around the world severely affect human’s health and lives, which requires every nation to have solutions to minimize adverse effects on the environment… The article gives directions for research and evaluation of methods of construction waste treatment in the production of building materials for concrete by reusing construction wastes and gives evaluation of technical characteristics of recycled materials in Vietnam.

Keywords: Construction wastes, building materials production.

Tại Việt Nam, trong vòng vài thập niên gần đây ô nhiễm môi trường sống ngày càng ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Một số lượng lớn rác thải ra ngoài môi trường mỗi ngày ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Nguồn tạo ra chất thải chủ yếu từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, nếu không được tận dụng, lượng chất thải này se là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Vấn đề phát triển bền vững được coi là giải pháp bắt buộc trong lộ trình phát triển của từng quốc gia cũng như toàn cầu. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có giải pháp xử lý chất thải để hạn chế tối đa những tác dụng bất lợi đến môi trường.

Việc thu gom rác thải xây dựng đối với các nước tiên tiến rất được coi trọng vì vừa đảm bảo vệ sinh mỹ quan đô thị vừa là nguồn tài nguyên tái sinh khổng lồ với những nước

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ KHẢ NĂNG

TÁI SỬ DỤNG PHẾ THẢI XÂY DỰNG

Page 19: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

76 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

nghèo tài nguyên ví dụ như Nhật Bản... Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng để làm vật liệu xây dựng, nghiên cứu khả năng tái chế loại chất thải này đang là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học. Phương pháp này se tận dụng được các nguồn vật liệu phế thải vô cơ, hữu cơ; tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, biến vật liệu thải thành nguồn nguyên liệu có giá trị; tiết kiệm chi phí xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, phương pháp này tại Việt Nam hiện nay đang còn khá mới mẻ. Khi sử dụng phế thải làm nguyên liệu thay cốt liệu tự nhiên đòi hỏi phải có sự thay đổi về quy trình và thông số công nghệ trong khi nguồn nhân lực nghiên cứu về các vấn đề này cũng còn đang thiếu. Vì vậy, định hướng nghiên cứu, đánh giá các phương pháp xử lý phế thải xây dựng trong sản xuất vật liệu xây dựng cho bê tông từ việc tái sử dụng các chất thải xây dựng và đánh giá đặc tính kỹ thuật của các vật liệu tái chế đó là hết sức cần thiết; từ đó đưa ra đề xuất phù hợp để có thể áp dụng các loại vật liệu này trong xây dựng công trình ở Việt Nam.

CÔNG NGHỆ THU GOM, XỬ LÝ PHẾ THẢI XÂY DỰNG TẠI NGUỒN

Hiện nay, việc thu gom rác thải xây dựng đối với các nước tiên tiến trên thế giới rất được coi trọng bởi vừa đảm bảo vệ sinh mỹ quan đô thị và là nguồn tài nguyên tái sinh khổng lồ với những nước nghèo tài nguyên. Quy trình thu gom này thường trực tiếp tại nơi phát sinh, ít thông qua thu gom trung gian bằng việc thu mua phế thải xây dựng. Vật liệu có thể được sắp xếp trong một số container lưu chứa được cung cấp bởi các công ty dịch vụ chuyên về quản lý các loại chất thải cụ thể tại công trường. Phế thải xây dựng từ công trường xây dựng được thu gom theo hai phương pháp [1]:

Thu gom chất thải đã được phân loại tại nguồn: Sau khi phá dỡ các công trình xây dựng, các vật liệu có khả năng tái sử dụng và tái chế cao bằng phương pháp đơn giản như sắt, thép, giấy, cacton,… se được thu gom riêng và đưa tới các khu tái chế (vật liệu có khả năng tái chế) hay trực tiếp đưa vào sử dụng lại (vật liệu có khả năng tái sử dụng). Sau khi thu hồi các vật liệu có khả năng tái chế và tái sử dụng, phần còn lại se được chuyên chở bằng xe thu gom tới các bãi chứa chất thải xây dựng. Cuối cùng, chất thải xây dựng se được phân loại một lần nữa rồi đem đi đóng thùng vào các container để chở tới các khu tái chế chất thải xây dựng tương ứng. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng thu hồi được các thành phần có khả năng tái chế và tái sử dụng cao, đồng thời, tạo ra nhiều việc làm cho công nhân. Tuy nhiên, phương pháp này không thích hợp để áp dụng với các công trình bị phá dỡ lớn, hơn nữa, áp dụng phương pháp này thì thời gian chất thải xây dựng ở ngoài môi trường se dài gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường cao.

Hình: Quy trình thu gom chất thải xây dựng đã được phân loại tại nguồn

Thu gom chất thải xây dựng chưa phân loại tại nguồn: Sau khi phá dỡ các công trình xây dựng, phế thải xây dựng se được đưa lên các xe thu gom chuyên dụng để đưa tới bãi chứa phế thải xây dựng. Tại đây, phế thải xây dựng se được phân loại theo từng phần bằng phương pháp thủ công (sử dụng nhân công lao động) hay phương pháp hitech (sử dụng máy móc). Sau khi phân loại xong từng phần phế thải xây dựng se được đóng thùng và chuyên chở bằng container đến các khu tái chế chất thải tương ứng. Phương pháp này có ưu điểm là phân loại và thu hồi các vật liệu một cách nhanh chóng, thời gian chất thải xây dựng ở ngoài môi trường ngắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, phương pháp này se khó phân loại được các vật liệu có khả năng tái sử dụng cao.

Page 20: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

77Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Hình: Quy trình thu gom chất thải chưa phân loại tại nguồn

Tại Việt Nam, vấn đề thu gom phế thải xây dựng có thể phân thành 2 loại chính là phế thải xây dựng từ các công trình xây dựng nhỏ lẻ (phá dỡ các căn nhà ở hay các công trình xây dựng nhỏ lẻ) và phế thải từ các công trình xây dựng lớn (phá dỡ các tòa nhà lớn, các khu chung cư, các công trình xây dựng lớn,…)

Thu gom phế thải từ các công trình xây dựng nhỏ lẻ: Chất thải xây dựng từ các công trình xây dựng này được những người phá dỡ hay chủ công trình phân loại để thu lại các phế thải có thể sử dụng hay có giá trị kinh tế như sắt, thép, giấy,… để bán lại cho các đầu mối thu mua phế liệu (bán ve chai). Sau đó, các đầu mối thu mua phế liệu này se bán lại những phế liệu đó cho các khu tái chế phế liệu (thường là các khu tái chế tự phát). Còn phần phế thải xây dựng khó tái chế như bê tông, gạch hay kính se được đưa tới các công trình xây dựng khác để làm xà bần chôn lấp mặt bằng, làm vỉa hè,… một phần trong đó được đưa tới bãi chứa để đem đi tái chế thành các vật liệu mới, nhưng một phần rất lớn trong số này được đem đi chôn lấp hay thải bỏ ra môi trường.

Hình: Quy trình thu gom phế thải xây dựng từcác công trình nhỏ lẻ

Thu gom phế thải từ các công trình xây dựng lớn: Các công trình xây dựng lớn thường được phá dỡ bởi các công ty khoan cắt bê tông. Hơn nữa, khối lượng các chất thải xây dựng ở các công trình xây dựng này cũng rất lớn, vì vậy, việc phân loại các phế thải xây dựng ngay tại chỗ phá dỡ là rất khó khăn. Thay vì phân loại phế thải xây dựng ngay ở điểm phá dỡ công trình, người ta se chuyển chúng đến một địa điểm tập kết phế thải xây dựng gần nơi phá dỡ bằng các phương tiện nhỏ, tiện dụng và linh hoạt như xe rùa (xe cút kít), xe tải nhỏ… và phân loại sơ bộ để tách một số thành phần như kim loại, kiếng… có kích thước lớn. Sau đó, chúng se được chuyển đến các trạm trung chuyển chất thải xây dựng.

Hình: Quy trình thu gom phế thải xây dựng từcác công trình lớn

KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG PHẾ THẢI XÂY DỰNG TRONG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Hầu hết các chất thải vẫn còn khả năng tận dụng cho một vòng đời mới trong các ứng dụng xây dựng. Tùy theo mức độ nhiễm tạp chất của phế thải xây dựng mà có thể sử dụng các mức độ tái chế và các dạng sử dụng vật liệu tái chế như: San lấp nói chung; làm lớp lót và san lấp các dự án thoát nước; làm vật liệu móng hay mặt đường; làm cốt liệu sản xuất bê tông.

Việc sử dụng phế thải xây dựng chủ yếu ở các dạng [2]:

Page 21: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

78 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Làm lớp lót, nền móng cho đường giao thông. Đây là dạng sử dụng nhiều nhất ở Mỹ, việc tái sử dụng phế thải xây dựng ở Mỹ cho các công trình giao thông chủ yếu dưới hai dạng [3] – làm lớp base và sub-base cho đường giao thông và dạng thứ hai là làm cốt liệu cho cấu kiện bê tông xi măng cho các kết cấu hạ tầng đường giao thông như lòng đường, lề đường, hệ thống cống dẫn thoát nước... Ngoài ra, phế thải xây dựng được tái chế để làm cốt liệu tái chế cho bê tông asphalt.

Bên cạnh đó, thị trường bê tông trộn sẵn hiện nay đang trong giai đoạn đầu với các cố gắng thực hiện chiến lược tái sử dụng vật liệu tái chế thông qua chương trình xây dựng xanh. Bê tông cốt liệu tái chế trộn sẵn phải được sản xuất đảm bảo chất lượng bằng một công nghệ tiến bộ, đồng thời sau đó phải bảo đảm chất lượng ổn định cho các kết cấu công trình. Tương tự như bê tông thường, cốt liệu bê tông tái chế cũng có thể được sử dụng trong các kết cấu mặt đường nhựa để thay thế cốt liệu tự nhiên. Lượng chất kết dính asphalt tăng thêm được bù đắp bằng việc tiết kiệm chi phí sử dụng cốt liệu tự nhiên. Cho đến nay, bê tông sử dụng cốt liệu tái chế (bê tông cốt liệu tái chế) đã được chấp nhận sử dụng cho các kết cấu móng và sàn nhà dân dụng; các ngõ phố, lề đường và vỉa hè; sàn và móng nhà thương mại cũng như bê tông mặt đường.

Phế thải xây dựng còn ứng dụng để sản xuất các loại gạch blốc, gạch lát đường và vỉa hè, gạch xây; Gia cố nền đất là sự kết hợp của các loại vật liệu tái chế, vôi, hoặc tro bay để tăng cường khả năng chịu tải của lực nền. Công tác ổn định nền đất là việc sử dụng kết hợp cốt liệu tái chế, vôi hoặc tro bay nhằm tăng cường sức chịu tải của nền đất đó. Sự ổn định có được nhờ sự thay đổi khả năng hút nhả nước của nền đất. Có rất nhiều công trình đã sử dụng cốt liệu bê tông tái chế để ổn định công tác nền đất, cũng như nền móng hệ thống đường ống ngầm. Cốt liệu tái chế thường được sử dụng thay thế cốt liệu tự nhiên để làm lớp lót nền và san lấp cho hệ thống các đường ống ngầm. Trên cơ sở sử dụng vật liệu tái chế sẵn có tại chỗ, đã tiết kiệm phần lớn chi phí do giảm chi phí vận chuyển vật liệu và rút ngắn thời gian thi công.

Ngoài ra, phế thải xây dựng còn được tận dụng làm vật liệu trang trí cảnh quan, các chi tiết kiến trúc và màu

sắc khác nhau góp phần xây dựng kiến trúc xanh. Hiện nay cốt liệu bê tông tái chế đã được sử dụng trong các tường đá xếp, kết cấu non bộ trang trí, vách tường có nước chảy,...

Từ những phân tích ở trên, ta có thể thấy lợi ích to lớn cũng như tính khả thi cao của công nghệ tái chế phế thải xây dựng. Theo đó, việc tận dụng phế thải xây dựng có thể giảm lượng rác thải xây dựng thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, giúp tiết kiệm chi phí cho bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị, nâng cao ý thức của người dân và xã hội đối với vấn đề sử dụng phế thải xây dựng, bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc tái chế phế thải xây dựng còn đem lại lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho giá trị công nghiệp với chi phí thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cho người tái chế.

Ở Việt Nam, công tác thu gom và tái chế phế thải xây dựng bước đầu đã được chú trọng và đầu tư. Tuy nhiên, các cơ sở tái chế phế thải xây dựng còn quá ít, hầu hết hoạt động tái chế là do các cơ sở tư nhân đảm trách. So với kinh nghiệm của nước ngoài, việc xử lý và tái chế phế thải xây dựng của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Trình độ phân loại và tái chế rác thải xây dựng còn thấp. Hiện nay, phần lớn rác thải xây dựng vẫn được thu gom theo phương pháp hỗn hợp, hầu hết nguồn tài nguyên có thể tái chế chưa được chọn lọc triệt để, bị mang đi chôn lấp hoặc vứt bỏ một cách lãng phí. Công nghệ xử lý rác thải xây dựng và tái chế nguồn tài nguyên còn lạc hậu, thiếu công nghệ mới. Rác thải chủ yếu xử lý theo cách đơn giản như chôn lấp, điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn nguy hại tới sức khỏe con người.

Do đó, để kịp thời đáp ứng những yêu cầu như trên rất cần những định hướng nghiên cứu về công nghệ tái sử dụng các chất thải xây dựng và đánh giá các đặc tính kỹ thuật của các cốt liệu tái chế để từ đó đưa ra đề xuất cần thiết có thể áp dụng loại vật liệu này trong xây dựng công trình tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo1. Ths. Lê Việt Hùng, KS. Nguyễn Văn Chiến, KS. Trần

Thanh Bình, Hoàn thiện công nghệ tái chế phế thải phá dỡ công trình làm cốt liệu xây dựng, Tạp chí Xi măng và Bê tông, Viện Vật liệu xây dựng.

2. Ths. Lê Việt Hùng (2007), Nghiên cứu sử dụng phế thải phá dỡ công trình làm bê tông và vữa xây dựng, Báo cáo tổng kết đề tài – Mã số MT 17-07, Viện Vật liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng.

3. US Federal Highway Administration (2004), Transportation application of recycled concrete aggregate.

Page 22: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

79Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu(Khảo sát tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang)

Tóm tắt: Để kiến tạo được không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với đặc trưng của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân, tạo sức hấp dẫn về du lịch và thích ứng với biến đổi khí hậu, rất cần phải nghiên cứu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Tác giả bài báo nghiên cứu từ thực trạng thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, từ đó đưa ra một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu cho khu vực ven Sông Hậu nói riêng và các đô thị khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung

Từ khóa: Không gian kiến trúc, cảnh quan, biến đổi khí hậu.

Nhận bài ngày 2/5/2017, chỉnh sửa ngày 10/5/2017, chấp nhận đăng ngày 26/6/2017.

Abstract: In order to create landscape architectural space suitable with the characteristics of the Mekong River Delta to improve the quality of life for citizens, attract tourism and adapt to climate changes, it is very necessary to study the organization of landscape architectural space. The author of this article has researched the factual situation of Long Xuyen City, An Giang Province and proposed a number of solutions to organize landscape architectural space, contributing to adapting to climate changes for the regions along the Hau river in particular and urban areas in the Mekong River Delta in general.

Keywords: Architectural space, landscape, climate changes.

THỰC TRẠNG KHU VỰC KHẢO SÁTLong Xuyên cách TP. Hồ Chí Minh 189km, cách biên

giới Campuchia 45km. TP. Long Xuyên là trung tâm chính

trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh An

Giang và của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Khí hậu TP. Long Xuyên có tính chất khí hậu nhiệt đới

gió mùa với một nền nhiệt độ cao quanh năm và lượng

mưa tương đối phong phú. Khu vực có cao độ mặt đất từ

2-3m là khu vực nội thị gồm 2 phường Mỹ Long, Mỹ Bình

và ven trục quốc lộ 91. Khu vực có cao độ từ 1,5 – 2,5m

phần lớn là ven các sông rạch chính như Sông Hậu, rạch

Long Xuyên và ven các trục lộ.

Do địa hình thấp và nằm trong vùng lũ nên ngoài

khu vực trung tâm thành phố có cao độ vượt lũ không bị

ngập, các khu còn lại ngập hàng năm. Lưu lượng và trữ

lượng nước mặt cho thành phố khá dồi dào.

Chế độ thủy văn phụ thuộc vào Sông Hậu theo chế độ

bán nhật chiều và chịu ảnh hưởng của lũ Sông Cửu Long

(tháng 8-tháng 11) hàng năm gây ngập úng và khó thoát

nước đô thị.

Sau đây là đánh giá tổng hợp các vấn đề nghiên cứu

trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ven Sông

Hậu, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Tổ chức không gian

kiến trúc cảnh quan

Hà Thị Bích Đào

Page 23: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

80 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Hình 1. Lịch sử hình thành và phát triển TP. Long Xuyên

Hình 2. Điều kiện địa hình TP. Long Xuyên

● Thuận lợi:+ Vị trí thuận lợi, khung hạ tầng giao thông gắn kết chặt che với Vùng. Là

đô thị tỉnh lị, đô thị lớn thứ 2 trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nên được

chú trọng đầu tư các nguồn lực kinh tế cho phát triển. Cảnh quan thiên nhiên

sông nước hấp dẫn là đặc trưng riêng.

+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, mạnh về thương mại dịch vụ và công nghiệp, góp

phần tăng sức hút đô thị với các đô thị khác trong Vùng.

+ Phát triển thành trung tâm kinh tế-xã hội quan trọng của vùng Đồng

Bằng Sông Cửu Long và quốc gia.

+ Nhiều dự án hạ tầng lớn đang trong quá trình hình thành mang lại cơ hội

phát triển quan trọng cho Long Xuyên.

+ Cơ hội áp dụng các giải pháp mới, thích ứng với điều kiện tự nhiên của

khu vực.

● Khó khăn:+ Địa hình thành phố tương đối thấp và chia cắt bởi hệ thống kênh rạch

phức tạp, gây khó khăn trong phát triển không gian đô thị.

+ Hạ tầng đô thị chưa đồng bộ.

+ Chưa khai thác được hết giá trị cảnh quan sông nước, chưa làm rõ được

tính bản sắc riêng.

+ Thiếu các công cụ, chính sách quản lý quy hoạch thiết kế cảnh quan đô

thị mạnh me.

+ Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (đất đai bị thu hẹp, nước ngọt suy giảm,

lũ lụt, hạn hán diễn biến bất thường, ngập mặn vùng đồng bằng…)

+ Di cư và tái định cư do thiên tai cần có sự chuẩn bị tốt về đất đai, hạ tầng.

+ Ô nhiễm môi trường gần các khu công nghiệp, khu dân sinh đô thị.

+ Xác định loại hình kinh tế mũi nhọn, chiến lược và tầm nhìn phát triển dài

hạn cho TP Long Xuyên.

+ Thu hút lao động và dân cư ở lại Long Xuyên với hình ảnh và môi trường

sống đô thị như hiện nay là thách thức lớn.

CÁC NGUYÊN TẮC CHÍNH KHI TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Kiến trúc cảnh quan (KTCQ) bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt

nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo

(kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh

tượng hoành tráng trang trí). Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan

hệ tương hỗ giữa hai thành phần

này luôn biến đổi theo thời gian,

điều này làm cho cảnh quan kiến

trúc luôn vận động và phát triển

Tổ chức không gian KTCQ: Là một

hoạt động định hướng của con

người nhằm mục đích tạo dựng, tổ

hợp và liên kết các không gian chức

năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng

và mối quan hệ tổng hòa của hai

nhóm thành phần tự nhiên và nhân

tạo của KTCQ.

Không gian mặt nước là một

thành tố không thể thiếu trong

không gian cảnh quan đô thị. Đó

là không gian nền (mang tính cộng

đồng, xã hội..) của không gian đô

thị. Nó mang một dạng cấu trúc

không gian giao tiếp và không gian

công cộng. Yếu tố sông nước có vai

trò bổ trợ cho cơ cấu sinh thái trong

đô thị hiện nay. Vừa có vai trò điều

hòa, tạo vi khí hậu tốt cho đô thị,

vừa tạo cảnh quan đẹp mắt gây ấn

tượng về mỹ cảm và xúc cảm trong

tổ chức không gian đô thị.

Trải qua bao thời kỳ lịch sử của

đất nước, Long Xuyên đã từng được

thay đổi và phát triển nhưng những

giá trị lịch sử, cảnh quan thiên nhiên

sông nước và các di sản kiến trúc,

những hoạt động truyền thống của

cư dân dọc theo các con sông vẫn

giữ được sự hấp dẫn đối với khách

du lịch trong nước cũng như quốc

tế. Tuy nhiên, từ sau đổi mới và

sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị

trường cũng như tốc độ đô thị hóa

tăng nhanh, cảnh quan sông nước

đô thị Long Xuyên đã và đang thay

đổi nhanh chóng. Các hoạt động

kinh tế ngày càng trở nên sầm uất,

tốc độ xây dựng gia tăng, các không

gian mở, cây xanh nông nghiệp

Page 24: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

81Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

đang dần được thay thế bởi các công trình, dự án phát

triển mới. Trong khi đó hệ thống mặt nước tự nhiên hết

sức phong phú xung quanh thành phố lại thiếu sự quan

tâm khai thác một cách hợp lý cho phát triển các loại hình

du lịch phù hợp cũng như các hoạt động xây dựng, kinh

tế xã hội khác.

Cũng như nhiều đô thị của Việt Nam hiện nay, với nhu

cầu đầu tư xây dựng cao, các quy hoạch phát triển chủ

yếu lan toả theo chiều rộng, đô thị Long Xuyên có xu

hướng được mở rộng và phình to dần trùm lên các không

gian nông thôn ngoại vi trong khi những tiện ích đô thị

lại hết sức hạn chế, chất lượng cuộc sống đô thị, đặc biệt

các khu đô thị cũ tạo ra nhiều vấn đề về môi trường, xã

hội, giao thông. Với sự phát triển này, mặt nước tự nhiên

là một trong những yếu tố bị tác động lớn. Diện tích mặt

nước bị thu hẹp, mức độ ô nhiễm tăng cao, thậm chí ở

một số khu vực có thể cũng là nơi chứa đựng những chất

thải của đô thị... Nhưng trên thực tế, việc quan tâm tới

khai thác phát triển không gian đô thị dọc theo trục sông

hướng ra biển hết sức hạn chế, mà chủ yếu phát triển tự

nhiên của các khu dân cư làng xóm. Điều kiện sống của

các khu dân cư nông thôn ven đô thị còn rất chênh lệch

so với các khu vực trong đô thị.

Các nguyên tắc chính khi tổ chức KTCQ hai bên bờ Sông Hậu, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang

Xuất phát từ sự phân tích các cơ sở kinh tế - văn hóa –

xã hội, việc tổ chức KTCQ hai bên bờ Sông Hậu, TP Long

Xuyên, tỉnh An Giang cần:

- Tạo vẻ đẹp tổng thể hài hòa, văn minh hiện đại, phù

hợp với truyền thống văn hóa miền Đồng bằng sông

nước, góp phần nâng cao trình độ dân trí, giáo dục óc

thẩm mỹ và ý thức trách nhiệm cộng đồng, thúc đẩy phát

triển du lịch hài hòa với phát triển xã hội hóa.

- Bảo đảm an toàn cho con người và cho các công

trình: Kiến trúc, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, vui chơi, giải

trí, thể thao… trong quá trình sử dụng, khai thác.

- Bảo vệ và tận dụng các tài nguyên thiên nhiên: Địa

hình, cây xanh, mặt nước.

- Bảo vệ sức khỏe, vệ sinh, hạn chế ô nhiễm và bảo vệ

môi trường khu ở.

- Sử dụng vật liệu địa phương, vật liệu sinh thái, bền

vững môi trường.

- Coi trọng vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong

quá trình tổ chức KTCQ, từ khâu làm kế hoạch, nghiên cứu

thiết kế, thi công đến quản lý bảo quản.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

* Các chức năng chính của khu vực:

- Chức năng nghỉ ngơi, giải trí.

- Chức năng thể thao – văn hoá – du lịch.

* Các lớp không gian trong khu vực theo chiều ngang

bao gồm:

- Không gian mặt nước của dòng sông.

- Không gian cây xanh dọc bờ sông.

- Không gian tuyến đường phố dọc bờ sông.

- Bề mặt khu vực xây dựng công trình giới hạn không

gian cảnh quan hai bên bờ sông

* Các loại hình cảnh quan của khu vực nghiên cứu

tương ứng với các chức năng và các lớp không gian trên,

bao gồm:

- Cảnh quan vườn – công viên.

- Cảnh quan đường phố.

- Cảnh quan công trình xây dựng.

- Giải pháp tổ chức cảnh quan tổng thể:

Công trình nhà ở:Nhà ở trong phạm vi nghiên cứu có hai hình thức: Nhà

mặt phố và nhà có một mặt tiếp giáp với bờ sông.

- Đối với nhà mặt phố: Giải pháp cho các nhà chia lô

vận dụng quy luật về sự đồng nhất trong bố cục tạo hình

yếu tố cạnh biên trong việc xây dựng hình ảnh đô thị.

Hình thức phổ biến cho dạng nhà phố là nhà liên kế thiết

kế song lập hoặc thiết kế theo dãy, tạo kiến trúc thống

nhất cho cả tuyến phố.

- Đối với nhà sát bờ sông: Với loại nhà liên kế, tổ chức

mặt đứng phía sông tương tự như mặt nhà phố liên kế.

Với loại nhà vườn nên tổ chức không gian cây xanh đệm

giữa nhà ở và mặt sông, vừa đảm bảo cảnh quan đẹp,

giữ gìn môi trường trong lành về không khí và tiếng ồn

cho nhà ở.

Hình 3. Mặt đứng hiện trạng

Hình 4. Mặt đứng cải tạo

Page 25: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

82 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Xây dựng nhà ở vượt lũ cho các hộ có nguy cơ ảnh

hưởng bởi lũ lụt.

Công trình hạ tầng kỹ thuật:- Theo xu hướng phát triển chung của đô thị, các công

trình hạ tầng kỹ thuật được ngầm hóa. Đối với một số

công trình không thể ngầm hóa cần chú ý thiết kế kiến

trúc nhỏ hoặc tổ chức cụm kiến trúc cảnh quan cho các

công trình đó nhằm đạt được tối đa sự hòa hợp với cảnh

quan chung.

- Hệ thống kè bờ cứng phải thay thế bằng hệ thống kè

bờ tự nhiên, tạo được không gian cảnh quan bắt mắt, là

nơi đi bộ ngắm cảnh của người dân, giúp giải quyết vấn

đề thoát nước chậm vào mùa lũ. Thảm thực vật trên hệ

thống kè mềm tự nhiên se giúp thẩm thấu và hút nước

nhanh, tốt hơn kè cứng.

* Giải pháp tổ chức không gian mở

Trong các khu cây xanh cần bổ sung phần ghế ngồi có

mái che, các kiến trúc nhỏ như chòi nghỉ, các gian hàng

dịch vụ… để nâng cao giá trị thẩm mỹ cho công viên, thu

hút các hoạt động để trở thành không gian điểm nhấn

quan trong cho khu vực.

- Quốc lộ 91 chạy qua Long Xuyên là một thế mạnh

về hình ảnh du lịch của thành phố. Vì vậy, nên việc bố

trí các tác phẩm nghệ thuật trang trí là hết sức cần thiết

trong khu vực công viên cây xanh. Tác phẩm điêu khắc

nằm trong không gian kiến trúc cảnh quan không bị gò

bó về nội dung và hình thức, đa dạng về đề tài và chủ đề.

Việc tổ chức không gian KTCQ ngoài nhiệm vụ của kiến trúc sư thì cần phải có sự phối kết hợp giữa người dân địa phương, chính quyền và sự tham gia của các chuyên gia. Ngoài ra, cần xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy cần thiết như: Tiêu chuân, quy phạm, quy trình kỹ thuật, quy chế quản lý... để làm cơ sở cho công tác thiết kế, thi công, trang trí cũng như quản lý kiến trúc cảnh quan của từng khu vực. Cần tạo cơ chế thích hợp về tổ chức và phương pháp để thu hút và tập hợp sự tham gia của các Ngành cũng như sự tham gia của cộng đồng trong toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông, từ khâu làm kế hoạch nghiên cứu thiết kế, thi công, trang trí đến quản lý khai thác và sử dụng.

Hình 6. Mô hình kè sông chống sạt lở đất

Hình 5. Mô hình nhà ở vượt lũ

Page 26: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

CƠ HỘI vàTHÁCH THỨC

83Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Ths. KTS Đào Phương Nam

Tóm tắt: Hiện nay, công tác quản lý không

gian kiến trúc cảnh quan tại thành phố Hạ Long-

Quảng Ninh chưa được quan tâm đúng mức. Quá

trình phát triển kinh tế xã hội tại đây mặc dù có

nhiều cơ hội mở ra song cũng chứa đựng không

ít thách thức đối với công tác quản lý không gian,

kiến trúc cảnh quan trên địa bàn. Trên cơ sở đề cập

đến những cơ hội, thách thức, bài viết đã đưa ra

một số vấn đề cần lưu ý trong tổ chức không gian

kiến trúc cảnh quan trên địa bàn thành phố Hạ

Long- tỉnh Quảng Ninh.

Từ khóa: Kiến trúc cảnh quan, tổ chức không

gian, thiết kế công trình, cảnh quan đô thị.

Nhận bài ngày 2/5/2017, chỉnh sửa ngày

10/5/2017, chấp nhận đăng ngày 26/5/2017.

Abstract: At present, the management of

landscape architectural space in Ha Long City,

Quang Ninh has not been paid enough attention

to. In the process of socio-economic development,

although there are many opportunities to

open, it also contains many challenges to the

management of space and landscape architecture

in the area. Based on the opportunities and

challenges pointed out, the article has raised some

issues that need attention in the organization of

landscape architectural space in Ha Long - Quang

Ninh province.

Keywords: Landscape architecture, the

management of landscape architectural space,

project design, urban landscape.

Kiến trúc cảnh quan là một khái niệm khá mới trong Quản lý

quy hoạch đô thị. Theo Hàn Tất Ngạn (1999), kiến trúc cảnh quan

là một môn khoa học tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực,

nhiều chuyên ngành khác nhau như: Quy hoạch không gian,

quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội

họa,… nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ

ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ

chức nghệ thuật kiến trúc.

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển đô thị,

quản lý không gian kiến trúc cảnh quan, đầu tư xây dựng cơ bản,

các công trình hạ tầng kỹ thuật đã thay đổi diện mạo các đô thị

ven biển. Tuy nhiên đối với tỉnh Quảng Ninh, công tác quản lý

không gian kiến trúc cảnh quan vẫn chưa được quan tâm đúng

mức dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và phát triển.

Hơn nữa, hệ thống các quy định, quy chế quản lý về kiến trúc

cảnh quan khu vực ven biển của Quảng Ninh đang còn nhiều

bất cập. Để công tác quản lý kiến trúc cảnh quan được thực hiện

tốt, cần có định hướng và chỉ đạo sát sao từ ban lãnh đạo thành

phố và sự chuẩn bị tốt của các phòng ban chức năng về công tác

quản lý kiến trúc cảnh quan tại đây; đồng thời có những nghiên

cứu chuyên ngành nhằm nâng cao công tác quản lý không gian

kiến trúc cảnh quan, góp phần phát triển bền vững các khu đô

thị ven biển.

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI THÀNH PHỐ

HẠ LONG, QUẢNG NINH

Page 27: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

84 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, QUẢNG NINH - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Trong vòng 2 năm qua, làn sóng

đầu tư ồ ạt từ các doanh nghiệp kinh

doanh bất động sản vào địa bàn

thành phố Hạ Long gia tăng nhanh

chóng. Từ một thành phố nhỏ trực

thuộc tỉnh, với địa bàn cơ sở vật chất

không quá hiện đại, chỉ trong vòng

2 năm, hình ảnh thành phố đã được

thay đổi gần như hoàn toàn. Điều

này được thực hiện theo đúng định

hướng phát triển kinh tế của ban

lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt

là sau Hội nghị xúc tiến đầu tư năm

2013. Những tòa nhà cao tầng, trung

tâm thương mại, bệnh viện quốc tế…

được xây dựng liên tiếp đã tạo nên

diện mạo cảnh quan mới cho thành

phố. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn

đến thách thức đối với đội ngũ cán

bộ quản lý thành phố về việc quản lý

không gian cảnh quan đô thị.

Hiện nay, nhiều dự án tập trung

ở khu vực ven biển dẫn đến thiếu

không gian, cự ly cần thiết để tạo

không gian công cộng dành cho

cộng đồng. Tình trạng ô nhiễm môi

trường sinh thái còn trầm trọng. Quy

hoạch sử dụng đất chưa sát thực tế

dẫn tới tình trạng dự án “treo”, gây

lãng phí đất đai. Việc lập quy chế

quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực

ven biển và thực hiện theo quy chế

chưa nghiêm túc; nhiều dự án triển

khai xây dựng chậm, không được

tiến hành do vướng mắc trong thủ

tục cấp phép xây dựng, giao đất, bồi

thường, giải phóng mặt bằng, đang

gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh

hưởng xấu đến không gian kiến trúc

cảnh quan đô thị cũng như đời sống

của cư dân tại các đô thị này.

Cũng theo Quy hoạch chung phát

triển thành phố Hạ Long đến năm

2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt,

số lượng các công trình se được triển

khai xây dựng trên địa bàn thành phố

là rất lớn, đặt ra những thách thức rất

lớn với công tác quản lý không gian,

kiến trúc cảnh quan trên địa bàn.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh

quan là một hoạt động định hướng

của con người nhằm mục đích tạo

dựng, tổ hợp và liên kết các không

gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự

cân bằng và mối quan hệ tổng hòa

của hai nhóm thành phần tự nhiên

và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan.

Trong đó, thiên nhiên là nền của kiến

trúc cảnh quan (Lưu Trọng Hải, 2006).

Những nhân tố chính ảnh hưởng đến

tổ chức không gian kiến trúc cảnh

quan bao gồm: Các thành phần của

kiến trúc cảnh quan với thành phần

tự nhiên và thành phần nhân tạo;

Các yêu cầu của không gian kiến trúc

cảnh quan: Yêu cầu sử dụng, yêu cầu

thẩm mỹ, yêu cầu bền vững, yêu cầu

kinh tế.

Về quy luật tổ chức không gian Một là: Cơ sở bố cục cảnh quan.

Theo đó, giá trị thẩm mỹ của không

gian kiến trúc cảnh quan được con

người cảm thụ thông qua các giác

quan, trong đó cảm thụ bằng thị giác

là chủ yếu. Về mặt thị giác, ba yếu tố

có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cảm

nhận và là cơ sở cho bố cục cảnh

quan gồm có: Điểm nhìn, tầm nhìn

và góc nhìn.

Hai là: Tạo hình không gian. Ở

đây, tất cả các không gian tự nhiên

và không gian nhân tạo đều được

tạo thành từ ba yếu tố cơ bản là:

Mặt nền, mặt trần và mặt đứng ngăn

không gian. Tuỳ theo thành phần về

ba yếu tố trên, không gian nói chung

có thể chia thành ba loại chính sau:

Không gian đóng, không gian mở và

không gian nửa đóng nửa mở. Tạo

cho không gian một hình dáng phù

hợp, quy mô, tính chất hợp lý với

chức năng sử dụng và nhu cầu thẩm

mỹ của con người là vấn đề quan

trọng trong việc tổ chức không gian

kiến trúc cảnh quan.

Ba là: Các quy luật bố cục cơ bản

như: Quy luật về đường trục bố cục,

quy luật bố cục đối xứng, quy luật

bố cục không đối xứng, quy luật tỷ lệ

không gian, quy luật về sự đồng nhất

và sự tương tự, quy luật về sự tương

phản, quy luật sáng tối và quy luật về

màu sắc.

Bên cạnh đó, ngày 25/5/2010,

Chính phủ đã ban hành Nghị định số

38/2010/NĐ-CP quy định về quản lý

không gian, kiến trúc và cảnh quan

Page 28: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

85Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

đô thị với nguyên tắc đảm bảo tính

thống nhất trong quản lý từ không

gian tổng thể đô thị đến không gian

cụ thể thuộc đô thị. Nghị định gồm 6

Chương, 37 Điều, có hiệu lực thi hành

kể từ ngày 25/5/2010 và thay thế

Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày

27/2/2007 của Chính phủ về Quản lý

kiến trúc đô thị. Theo đó, việc quản lý

không gian, kiến trúc, cảnh quan đô

thị phải: Tuân thủ theo quy hoạch đô

thị, thiết kế đô thị và quy chế quản

lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; Đảm

bảo tính thống nhất trong việc quản

lý từ không gian tổng thể đô thị đến

không gian cụ thể thuộc đô thị; Phải

có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan

đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc

điểm tự nhiên. Đồng thời tôn trọng

tập quán, văn hóa địa phương, phát

huy các giá trị truyền thống để gìn

giữ bản sắc của từng vùng, miền

trong kiến trúc cảnh quan đô thị.

Lưu ý trong thiết kế các công trình

Các công trình công cộng có quy

mô lớn, công trình có yêu cầu kiến

trúc đặc thù, có ý nghĩa và vị trí quan

trọng trong đô thị phải thực hiện việc

thi tuyển hoặc tuyển chọn phương

án thiết kế kiến trúc theo quy định

trước khi lập dự án đầu tư xây dựng.

Nghị định cũng khuyến khích việc tổ

chức thi tuyển, tuyển chọn phương

án thiết kế kiến trúc đối với các công

trình khác trong đô thị. Kết hợp điều

kiện địa hình, hệ thống cây xanh,

mặt nước, giao thông hiện có tạo ra

không gian kết nối liên thông trong

đô thị, thông gió tự nhiên và cải thiện

môi trường đô thị. Khuyến khích xây

dựng các khu đô thị mới kiểu mẫu.

Các công trình kiến trúc trong đô thị

không được chiếm dụng trái phép

không gian đô thị nhằm mục đích

tăng diện tích sử dụng công trình.

Mặt ngoài công trình kiến trúc đô

thị không được sử dụng màu sắc, vật

liệu gây ảnh hưởng tới thị giác, sức

khỏe con người, yêu cầu về vệ sinh

và an toàn giao thông.

Theo Phụ lục 2, Thông tư 19/2010/

TT-BXD Hướng dẫn lập quy chế quản

lý quy hoạch kiến trúc đô thị việc quản

lý theo quy hoạch và không gian đô

thị được phân ra các khu vực cơ bản

sau: Khu vực đô thị hiện hữu; Khu vực

đô thị mới; Các trục đường, tuyến

phố chính; Khu vực trung tâm hành

chính – chính trị; Khu vực cảnh quan

trong đô thị; Khu vực bảo tồn; Khu

vực công nghiệp; Khu vực giáp ranh

nội, ngoại thị, làng xóm trong nội

thành, nội thị; Khu dự trữ phát triển,

an ninh quốc phòng.

Với những nội dung yêu cầu trên

đây, nhận thấy thách thức đối với

công tác Quản lý không gian, kiến

trúc cảnh quan ở thành phố Hạ Long

hiện nay là: Tuân thủ theo quy hoạch

đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản

lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; Với khối

lượng các công trình dự kiến được

xây dựng rất lớn như đã nêu, đây,

việc theo dõi, quản lý và giám sát quá

trình xây dựng của các công trình,

nhằm đảm bảo việc xây dựng tuân

thủ theo đúng Quy hoạch chung

xây dựng thành phố Hạ Long đến

năm 2020 là một thách thức đối với

Phòng Quản lý đô thị thành phố nói

riêng và với cả thành phố Hạ Long

nói chung. Cần có đủ nhân sự và kế

hoạch giám sát thực thi công tác xây

dựng để đảm bảo quá trình xây dựng

riêng lẻ của từng công trình không vi

phạm nội dung của quy hoạch, thiết

kế đô thị chung. Trong trường hợp

nhận diện được vi phạm, cần thông

báo với các cấp có thẩm quyền ngay

từ khi mới phát sinh để sớm có biện

pháp khắc phục mỗi công trình,

hướng đến thống nhất quy hoạch

chung của toàn thành phố.

Cần đảm bảo tính thống nhất

trong việc quản lý từ không gian

tổng thể đô thị đến không gian cụ

thể thuộc đô thị

Các công trình trên địa bàn thành

phố đã được phê duyệt thiết kế xây

dựng đều là các công trình có độ

phức tạp cao, có thể kể đến như: Việc

giám sát thi công các công trình này

trên góc độ của bộ phận Quản lý đô

thị yêu cầu một đội ngũ năng lực giàu

kinh nghiệm, đủ khả năng giám sát

việc thực thi tuân thủ đúng nội dung

thiết kế từng công trình, vừa đảm

bảo tính thông nhất với không gian

tổng thể đô thị của thành phố; đồng

thời đủ khả năng chỉ ra những điểm

bất cập trong quá trình triển khai

xây dựng từng công trình để kịp thời

phối hợp với chủ đầu tư xây dựng

đưa ra giải pháp khắc phục sớm nhất.

Kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô

thị và phù hợp với điều kiện, đặc

điểm tự nhiên

Với điều kiện rất đặc biệt, Hạ Long

là nơi có địa danh Vịnh Hạ Long – kỳ

quan thiên nhiên thế giới đã được

UNESCO và thế giới công nhận, kèm

theo đó là những yêu cầu rất cao đối

với công tác bảo tồn thiên nhiên, kỳ

quan…, việc quản lý chất lượng xây

dựng đối với số lượng lớn các công

trình được dự kiến triển khai se là

Page 29: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

86 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

thách thức lớn nhất đối với thành

phố Hạ Long. Bởi với số lượng công

trình xây dựng nhiều, khối lượng đất

đá, phế thải, bụi bặm… được thải ra

môi trường là rất lớn. Thực tế trong

những ngày này, không khí tại Hạ

Long bắt đầu bị ảnh hưởng bởi khối

lượng bụi đất đến từ các công trình

xây dựng. Tình trạng bụi đất làm cản

trở tầm nhìn cũng như sinh hoạt của

người dân Hạ Long đã diễn ra. Nếu

trong thời gian dài không có sự kiểm

soát tốt của các cơ quan chức năng

thì việc ảnh hưởng đến môi trường,

đặc điểm tự nhiên của đô thị vùng

biển chắc chắn se rất nghiêm trọng.

Việc kiểm soát tốt yếu tố kỹ thuật xây

dựng về tác động đến môi trường

se cần đội ngũ nhân sự đủ khả năng

và số lượng người để kiểm soát theo

từng giai đoạn xây dựng. Đồng thời

cần đủ khả năng đánh giá được mức

độ tác động đến môi trường xung

quanh, từ đó yêu cầu và phối hợp với

các đơn vị xây dựng trong việc giảm

thiểu tối đa các tác động đến môi

trường xung quanh.

Cần tôn trọng tập quán, văn

hóa địa phương, phát huy các giá

trị truyền thống để gìn giữ bản sắc

của từng vùng, miền trong kiến trúc

cảnh quan đô thị

Đây là một yêu cầu khó đối với

công tác quản lý kiến trúc cảnh quan

đô thị tại Hạ Long trong giai đoạn

này. Với số lượng các công trình đang

và se xây dựng, mỗi công trình đều

mang đặc thù khác nhau theo yêu

cầu của mỗi chủ đầu tư; lồng ghép

trong đó là yếu tố bản sắc của mỗi

công trình cũng được cá biệt hóa

để mang tính khác biệt thu hút.

Chính những điểm khác biệt này đã

tạo ra sự khác biệt với bản sắc kiến

trúc nói chung của đô thị vùng biển.

Cho đến thời điểm hiện tại, đa phần

các công trình đã được phê duyệt

triển khai đều có đặc thù phù hợp

với đô thị ven biển, ví dụ như “Cảng

du thuyền nhân tạo lớn nhất Việt

Nam” - Cảng tàu khách quốc tế Tuần

Châu (TP Hạ Long) tiếp tục được Tập

đoàn Tuần Châu đầu tư; Tổ hợp dự

án Công viên Đại Dương Hạ Long

do Tập đoàn Sun Group đầu tư theo

mô hình công viên Disneyland, quy

mô khoảng 195(ha) tại phường Bãi

Cháy và phường Hồng Gai, gồm các

hạng mục chính như: Hệ thống cáp

treo (cáp treo Nữ hoàng) với 3 cabin

sức chứa 230 khách/cabin; vòng xoay

khổng lồ Mặt trời Hạ Long, khu thuỷ

cung lớn, công viên nước khổng lồ,

các công trình thương mại, dịch vụ

cao cấp...

Việc xây dựng các công trình tại Hạ

Long mang tính tất yếu cho quá trình

phát triển tại Hạ Long và tỉnh Quảng

Ninh. Các công trình xây dựng là điểm

khởi đầu cho giai đoạn phát triển kinh

tế vượt bậc tại Hạ Long. Tuy nhiên,

cũng đặt ra những thách thức rất lớn

đối với công tác quản lý xây dựng nói

chung và quản lý không gian, kiến trúc

cảnh quan nói riêng tại đây. Để công

tác quản lý kiến trúc cảnh quan được

thực hiện tốt, cần có định hướng và chỉ

đạo sát sao từ ban lãnh đạo thành phố

và sự chuẩn bị tốt của các phòng ban

chức năng về công tác quản lý kiến

trúc cảnh quan tại đây. Việc này cần

phải được triển khai càng sớm càng

tốt để tương thích với tốc độ phát triển

hiện nay của Hạ Long. Chắc chắn, nếu

công tác quản lý kiến trúc cảnh quan

được thực hiện tốt, Hạ Long sẽ sớm

thành tâm điểm về kinh tế, du lịch của

quốc gia và khu vực với điểm nổi bật là

các kiến trúc đẹp, độc đáo của một đô

thị vùng biển.

Tài liệu tham khảo

1. Luật Quy hoạch đô thị, năm

2009.

2. Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày

07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ

về “Quản lý không gian, kiến trúc,

cảnh quan đô thị”

3. Thủ tướng Chính phủ (2004)

Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về

“Định hướng chiến lược PTVB ở Việt

Nam”

4. Thủ tướng Chính phủ (2015)

Chỉ thị số 20/2015/CT-TTg về “Tăng

cường công tác quản lý Quy hoạch,

đầu tư xây dựng và quản lý đất đai

các dự án ven biển.

5. Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày

07/02/2013 của Chính phủ V/v quy

hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và

kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

(2011-2015) tỉnh Quảng Ninh;

6. Quyết định số 2622/QĐ-TTg

ngày 31/12/2013 của Thủ tướng

Chính phủ V/v Phê duyệt Quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030.

7. Thông tư 19/2010/TT-BXD ngày

22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Xây

dựng V/v Hướng dẫn lập quy chế

quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.

8. Hàn Tất Ngạn (2011), “Kiến trúc

cảnh quan”, NXB Xây dựng.

Page 30: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

*TT Thí nghiệm và kiểm định Chất lượng Công trình – ĐH Kiến trúc Hà Nội **Khoa Xây dựng, Đại học Nagoya, Nhật Bản

Tóm tắt: Lan can an toàn trên đường và cầu cao tốc đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Bài báo đi sâu nghiên cứu, phân tích ứng xử của lan can an toàn khi xảy ra va chạm với phương tiện giao thông nhằm đảm bảo các yêu cầu đề ra với lan can theo tiêu chuẩn chung cũng như làm rõ các ghi ngờ của các kỹ sư và nhà nghiên cứu đối với hệ lan can trên một số đoạn đường cong.

Từ khóa: Lan can an toàn, đường cao tốc, tải trọng, va chạm.

Abstract: Safety rails on roads and highway bridges play an important role in ensuring the safety for people and vehicles in traffic. The article deeply studies and analyzes the behaviours of safety rails in the event of collision with means of transport in order to make sure that the requirements for rails follow the general standards as well as to clarify the suspicions of the engineers and researchers about the rail systems on some curved road sections.

Key words: Safety handrail, highway, weight, collision

Trong thiết kế lan can an toàn cho công trình cầu và

đường bộ, căn cứ vào vật liệu chế tạo hệ lan can được

chia thành hai loại: (1) Hệ lan can cứng – thường được

chế tạo từ vật liệu bê tông; và (2) Hệ lan can mềm – được

chế tạo từ vật liệu kim loại. Đối với loại thứ 2 thường được

sử dụng phổ biến trên các đường cao tốc do hệ này có

một số đặc điểm khác so với hệ lan can cứng như: Có biến

dạng lớn, hấp thu được động năng va chạm lớn hơn và

dẫn hướng để ô tô trở lại làn đường sau khi va chạm tốt

hơn. Trong xu hướng phát triển mạnh me hiện nay của

các phương tiện giao thông cũng như hệ thống hạ tầng

đi kèm, theo đó trọng tải của xe cũng như tốc độ tối đa

cho phép ngày một tăng đã và đang là các thách thức đối

với các kỹ sư thiết kế hệ thống lan can an toàn sử dụng

cho cầu và đường cao tốc.

Trên thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng, hệ lan

can an toàn trên cầu đường bộ được thiết kế và sử dụng

với nhiều loại và kiểu dáng đa dạng khác nhau. Ứng xử

của hệ lan can cũng đã được nhiều nghiên cứu thực hiện.

Kiểm tra an toàn của lan can cầu chế tạo từ vật liệu nhôm

đúc bắc qua sông Annisquam (Mỹ) theo cấp độ an toàn

3 [1] và 4 [2] theo yêu cầu của tiêu chuẩn đường bộ Mỹ

[3]. Ứng xử của hệ lan can an toàn dưới tải trọng va chạm

của xe tải (lên tới 25 tấn) được thực hiện nghiên cứu dựa

trên mô phỏng bằng phần mềm [4, 5, 6]. Đặc điểm trung

của các nghiên cứu này là va chạm giữa xe ô tô và hệ lan

can an toàn được mô phỏng bằng mô hình phần tử hữu

hạn (PTHH) bằng phần mềm LS-DYNA 3D, kết quả phân

tích bằng phần mềm được kiểm chứng với kết quả thực

nghiệm.

Nhận ngày 5/5/2017, chỉnh sửa ngày 10/5/2017, chấp nhận đăng ngày 20/5/2017

87Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

XÂY DỰNG THẾ GIỚI

THEO TIÊU CHUẨN NHẬT BẢN

Lê Hữu Thanh*Itoh Yoshito**

LAN CAN AN TOÀNTRÊN CẦU VÀ ĐƯỜNG CAO TỐC

Page 31: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

Trong thiết kế lan can an toàn cho cầu và đường cao

tốc, tại các khúc cua có đoạn đường hoặc cầu cong, hệ lan

can an toàn bắt buộc phải được bố trí. Theo tiêu chuẩn

của Nhật Bản [7], giống như yêu cầu khi thiết kế hệ lan

can trên các đoạn đường thẳng, lan can của đường và

cầu cong tại các khúc cua cũng bắt buộc thỏa mãn các

yêu cầu khi tai nạn do các phương tiện đâm vào như sau:

(1) Hàng rào phải ngăn các phương tiện không trượt ra

khỏi đường; (2) bảo vệ được tính mạng con người; (3) dẫn

hướng để phương tiện trở lại mặt đường và (4) không bị

phá hoại (đứt rời). Tuy nhiên, ứng xử của hệ lan can trong

trường hợp này còn nhiều nghi ngờ khi cho rằng: Trong

cùng một điều kiện va chạm và cấp độ an toàn của hệ lan

can, trên đoạn đường cong hệ lan can có ứng xử an toàn

và ưu điểm hơn so với cùng hệ lan can khi bố trí trên các

đoạn đường thẳng.

Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu này được tiến

hành để khảo sát sự làm việc của hàng rào dạng cong lồi

khi chịu tác động va chạm do xe tải gây ra và làm rõ các

nghi ngờ trên của các kỹ sư và các nhà nghiên cứu như đã

nêu. Việc nghiên cứu được thực hiện bằng thực nghiệm

với mô hình đầy đủ se cho kết quả chính xác nhất. Tuy

nhiên, trong giới hạn không cho phép về thời gian và

chi phí, bài báo thực hiện nghiên cứu ứng xử hệ lan can

trong va chạm bởi xe tải bằng mô hình PTHH dựa trên

phần mềm LS-DYNA 3D với các bước thực hiện như sau:

(1) Thiết kế và kiểm tra ứng xử các bộ phận của hệ lan can

bằng mô hình số và thực nghiệm; và (2) Nghiên cứu ứng

xử của cả hệ lan can bằng mô hình PTHH dựa trên mô

hình của các bộ phận hệ lan can đã kiểm chứng và xây

dựng được từ bước (1).

Nghiên cứu thực hiện cho hệ lan can phân cấp theo

tiêu chuẩn Nhật Bản [7] với cấp độ A. Đối với lan can có

cấp độ đang xét, điều kiện va chạm tối đa mà hệ lan can

có thể chịu được là: (1) xe tải có trọng lượng 25 tấn khi va

chạm; (2) tốc độ tối đa của xe tải là 45 km/h; (3) và góc va

chạm là 15o. Mô hình tính được thiết lập bởi phần mềm

LS-DYNA 3D được giới thiệu sau đây.

CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ LAN CAN AN TOÀN

Trong nghiên cứu này, hai loại cột hàng rào được xem

xét và phân tích có tên loại M và R với hình dáng và kích

thước như giới thiệu trên Hình 1. Sự khác nhau cơ bản của

hai loại cột này là việc thu nhỏ tiết diện tại mặt cắt gần

chân cột trong loại R. Mục đích của việc thu nhỏ này là

nhằm phân phối đều động năng khi cột đón nhận năng

lượng từ xe tải khi va chạm xảy ra. Theo tiêu chuẩn Nhật

Bản [7], khả năng chịu lực cũng như ứng xử của cột trong

hệ lan can phải được nghiên cứu kiểm chứng bằng thực

nghiệm trước khi được tiến hành lắp dựng ngoài thực tế.

Do vậy trong nghiên cứu này, cả hai loại cột M và R được

thí nghiệm cho cả hai trường hợp chịu tải trọng tĩnh và

tải trọng va chạm.

Thí nghiệm chịu tải trọng tĩnh đối với cột là tác dụng

lên cột một lực (lực kéo ngang) để gây ra chuyển vị ngang

tại đầu cột một khoảng theo tiêu chuẩn [7] là 300 mm.

Cột được cấu tạo gồm một đầu liên kết cố định và một

đầu tự do. Thí nghiệm chịu tải trọng va chạm có sơ đồ

thực hiện như trong Hình 1 (c). Khi đó, cột chịu tác động

bởi quả cầu thép có khối lượng 470 kg rơi từ độ cao thiết

kế cho trước. Độ cao này được tính toán để có thể gây ra

chuyển vị tại đầu cột với giá trị bằng 300 mm giống như

trong thí nghiệm chịu tải trọng tĩnh.

Hình 1 .Hình dáng và kích thước cột trong hệ lan can: (a) Loại M; (b)

Loại R; và (c) thí nghiệm cột chịu tác động va chạm

Với kết quả thu được từ các thực nghiệm trên se được

sử dụng làm kết quả kiểm chứng trong việc xây dựng mô

hình PTHH cho hai loại cột M và R.

Hình 2 giới thiệu mô hình PTHH của cột M và R trong

phần mềm LS-DYNA. Cột được chế tạo từ vật liệu thép

SS400 với các đặc trưng lấy theo tiêu chuẩn Nhật Bản

như: Module đàn hồi 206 GPa, giới hạn chảy 235 MPa, hệ

88 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

XÂY DỰNG THẾ GIỚI

Page 32: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

số Poisson 0.3. Các bụng và cánh của cột được mô phỏng

bởi phần tử shell 4 nút sử dụng mô hình vật liệu isotropic

elasto-plastic. Đường cong quan hệ Ứng suất – Biến dạng

có kể tới ảnh hưởng của tốc độ biến dạng và được nhập

vào trong sơ đồ vật liệu của LS-DYNA 3D. Cột được mô

phỏng như một thanh consol với liên kết ngầm tại chân

cột.

Hình 2. Mô hình PTHH của cột khi chịu tải trọng do va chạm:

(a) Loại M và(b) Loại R

Kết quả ứng xử của cột bằng thực nghiệm và mô hình

phần tử hữu hạn được giới thiệu như trên Hình 3. Kết quả

trình bày ở Hình 3 cho ta thấy rằng, ứng xử của cột nghiên

cứu bằng mô hình PTHH cho kết quả gần với kết quả thu

được từ thực nghiệm. Ví dụ: Đối với loại cột M, chuyển vị

lớn nhất theo kết quả thực nghiệm là 330 mm và theo

tính toán là 322 mm. Đối với loại cột R-type, chuyển vị lớn

nhất đo được trong thực nghiệm và tính toán tương ứng

là 330 mm và 259 mm. Có một phần sai khác lớn trong

loại cột R là do mất ổn định cục bộ xảy ra tại chân cột nên

làm cho chuyển vị tại đầu cột tăng lên đáng kể khi thực

nghiệm.

Các kết quả so sánh cũng cho ta thấy rằng đường cong

chuyển vị trong mô hình và thực nghiệm tương đối hội tụ

và giống nhau. Các cột thỏa mãn được các yêu cầu quy

định trong tiêu chuẩn Nhật Bản về chuyển vị lớn nhất.

Do vậy ta thấy rằng, ứng xử của cột dưới tác động của

tải trọng va chạm có thể nghiên cứu được bằng phương

pháp PTHH sử dụng phần mềm LS-DYNA 3D.

Hình 3. So sánh kết quả chuyển vị giữa mô hình thực nghiệm và

PTHH

ỨNG XỬ CỦA HỆ LAN CAN AN TOÀN TRÊN CẦU VÀ

ĐƯỜNG TẠI CÁC KHÚC CUA

Hệ lan can an toàn bao gồm các cột - như giới thiệu

trong Mục 2, các thanh ngang được cấu tạo từ các thép

ống và hệ móng bê tông cốt thép. Trong phần này trình

bày kết quả nghiên cứu ứng xử của hệ lan can khi va

chạm với xe tải bằng mô hình PTHH. Trong đó, mô hình

của hệ lan can sử dụng mô hình cột đã được kiểm chứng

bằng thực nghiệm và phát triển thành công trong mục 2.

Tương ứng với tên gọi của hai loại cột, mô hình PTHH của

hệ lan can cũng được đặt theo tên của loại cột tương ứng

là lan can loại M và R. Các hàng rào được thiết kế với cấp

độ A theo tiêu chuẩn Nhật Bản để chịu được va chạm của

xe tải với khối lượng tối đa cho phép 25 tấn, có vận tốc 45

km/h và góc va chạm bằng 15o.

1. Mô hình PTHH của các bộ phận trong hệ lan can

Các bộ phận của hệ lan can an toàn xây dựng bằng

mô hình PTHH trong phần mềm LS-DYNA 3D được giới

thiệu như trong Hình 4. Các bộ phận cơ bản của hệ lan

can như: Các cột, dầm dọc trên và dưới được mô hình

bằng các phần tử shell bốn nút. Thép chế tạo dầm được

lấy theo mô hình vật liệu Elasto-Plastic. Hệ móng bê tông

cốt thép được mô hình là các phần tử khối – Solid. Móng

được xem như liên kết ngầm tại chân móng.

Hình 4. Mô hình PTHH của hệ lan can M và R

89Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

XÂY DỰNG THẾ GIỚI

Page 33: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

Mô hình PTHH của xe tải được mô phỏng gần giống

như cấu tạo của xe trong thực tế với các bộ phận như

cabin, thùng, động cơ, hàng hóa Hình 5. Tùy theo cấu tạo,

mà các bộ phận của xe được mô phỏng bởi phần tử shell

hay solid. Khối lượng của toàn bộ xe khi va chạm với hệ

lan can được nghiên cứu với tải trọng là 25 tấn bằng cách

chất thêm (mô hình) các tải trọng trên thùng xe. Mô hình

đầy đủ mô phỏng va chạm giữa xe tải 25 tấn đâm vào hệ

lan can với vận tốc 45 km/h, góc va chạm 15 độ được giới

thiệu như trong Hình 6. Các cột chịu tác động nguy hiểm

nằm trong vùng va chạm là các cột được đánh số thứ tự

từ P6 – P11.

Hình 5. Mô hình PTHH của hệ lan can M và R

Hình 6. Mô hình PTHH của hệ lan can trong va chạm với xe tải

2. Kết quả chuyển vị

Chuyển vị lớn nhất trong hệ lan can đo được tại vị trí

đỉnh của cột P8. Kết quả chuyển vị này được so sánh với

chuyển vị của hai loại lan can có cùng cấp độ nhưng khác

về bán kính cong (hệ lan can cong lõm và thẳng) như

Hình 7. Theo đó, trong quá trình va chạm, xảy ra hai giai

đoạn va chạm: Giai đoạn 1 khi đầu xe đâm vào lan can và

giai đoạn 2 xảy ra sau khi xe được dẫn vào làn bởi dầm

dọc của hệ lan can và đuôi xe va vào hệ lan can một lần

nữa. Kết quả chuyển vị cho ta thấy trong hệ lan can với

bán kính cong lồi đang xét, chuyển vị lớn hơn nhiều so

với chuyển vị xảy ra trong hai loại lan can còn lại.

Hình 7. Kết quả so sánh chuyển vị giữa các kiểu hàng rào thẳng

và cong

3. Vận tốc và di chuyển của xe trong quá trình va chạm

Hình 8 giới thiệu đường cong giảm vận tốc của xe

trong quá trình va chạm. Theo tiêu chuẩn Nhật Bản [7],

vận tốc của xe còn lại sau khi kết thúc giai đoạn va chạm

thứ 2 phải lớn hơn 60 phần trăm vận tốc của xe trước khi

đâm vào hệ lan can. Hình 9 giới thiệu sự di chuyển của xe

trong quá trình va chạm, ta thấy rằng tại thời điểm t = 0,2

s, đầu xe đâm vào hệ lan can tương ứng với giai đoạn va

chạm thứ 1. Thời điểm t = 0,8 s tương ứng với giai đoạn

va chạm thứ 2 khi đuôi xe va vào hệ lan can. Sau quá trình

va chạm Hình 9 cho ta thấy rằng xe được hệ lan can dẫn

quay trở về làn và hệ lan can vẫn chưa bị đứt.

Đối chiếu với các yêu cầu trong tiêu chuẩn, hệ lan can

trong nghiên cứu đang xét đảm bảo các yêu cầu chịu lực,

chuyển vị cũng như biến dạng khi chịu tác động của va

chạm từ xe tải có trọng lượng 25 tấn di chuyển với vận tốc

45 km/h và góc va chạm là 15 độ. Hệ lan can đủ điều kiện

để xem xét lắp đặt trên các đoạn đường và cầu cong (có

bán kính cong lồi) trên các đường cao tốc.

Hình 8. Vận tốc của xe trong quá trình va chạm

90 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

XÂY DỰNG THẾ GIỚI

Page 34: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

Hình 9. Di chuyển của xe trong quá trình va chạm

Bằng mô hình PTHH xây dựng trong phần mềm LS-

DYNA 3D, bài báo thực hiện nghiên cứu ứng xử của hệ lan

can an toàn trong va chạm với xe tải có trọng lượng 25

tấn, vận tốc di chuyển 45 km/h và góc va chạm 15 độ. Lan

can được nghiên cứu gồm hai loại M và R có cấp thiết kế

là cấp A. Theo kết quả nghiên cứu đã đạt được, một số kết

luận và thảo luận được giới thiệu như sau:

(1) Bằng mô hình PTHH sử dụng phần mềm LS-DYNA

3D có thể nghiên cứu được ứng xử của hệ lan can an

toàn bằng thép chịu tác động của tải trọng va chạm do

phương tiện giao thông gây ra.

(2) Cả hai loại lan can an toàn Mvà R thỏa mãn các yêu

cầu trong tiêu chuẩn Nhật Bản và có thể được sử dụng để

lắp đặt trên các cung đường cong với bán kính cong lồi.

(3) Ứng xử của hệ lan can an toàn tại các đoạn đường

có bán kính cong lồi có nhiều bất lợi hơn (chuyển vị lớn

hơn) so với hệ lan can cùng cấp lắp đặt trên đoạn đường

thẳng và có bán kính cong lõm.

Bằng việc đi sâu nghiên cứu và phân tích ứng xử của

lan can an toàn trên đường và cầu cao tốc khi xảy ra va

chạm với phương tiện giao thông đã giúp nâng cao công

tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham

gia giao thông.

Tài liệu tham khảo

[1]. M.H. Ray, E. Oldani, C.A. Plaxico, “Design and

Analysis of an Aluminum F-shape Bridge Railing”,

International Journal of Crashworthiness, 9(4), 349-363,

2004.

[2]. M.H. Ray, M. Mongiardini, A.O. Atahan, “Design and

Analysis of Annisquam River Bridge Railing”, International

Journal of Crashworthiness, 14(2), 197-213, 2009.

[3]. Transportation Research Board, “Recommended

Procedures for the Safety Performance Evaluation of

Highway Features”, National Cooperative Highway

Research Program, Report 350, Washington, United

States, 1993.

[4]. Y. Itoh, C. Liu, K. Usami, “Nonlinear Collision Analysis

of Vehicles onto Bridge Guard Fences”, in “The Seventh

East Asia-Pacific Conference on Structural Engineering &

Construction”, Kochi, Japan, 531-536, 1999.

[5]. Y. Itoh, C.Liu, “Nonlinear Collision Analysis of Heavy

Trucks onto Steel Highway Guard Fences”, Journal of

Structural Engineering and Mechanics, 12(5), 541-558,

2001.

[6]. B. Liu, Y. Itoh, “Numerical Analysis on Vehicle

Collision for Performances-based Design of a New Type

of Guard fences”, in “1st International Conference on

Construction Information Techniques”, Beijing, China,

476-483, 2004.

[7]. Japan Road Association, “The Specifications of

Railing Design”, Maruzen Press, Tokyo, Japan, 2008 (in

Japanese).

91Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

XÂY DỰNG THẾ GIỚI

Page 35: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

* Giám đốc TT Ngoại ngữ - Học viện AMC

92 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

GÓC TIẾNG ANH

Dạy và học từ vựng là một trong những hoạt động cơ bản nhất, thiết yếu nhất của quá trình dạy và học ngoại ngữ. Khi học bất cứ môn ngoại ngữ nào, từ vựng luôn đóng vai trò rất quan trọng. Học từ vựng tiếng Anh nói chung và tiếng Anh chuyên ngành nói riêng là cả một quá trình lâu dài và liên tục. Học để nhớ được ngữ nghĩa và sử dụng được vốn từ vựng đòi hỏi rất nhiều công sức. Nếu áp dụng phương pháp học từ vựng phù hợp, học viên có thể đạt những kết quả như mong đợi.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG

Sau đây là một số kinh nghiệm

dạy và học từ vựng tiếng Anh chuyên

ngành Xây dựng hiệu quả, giúp cho

giáo viên cùng học viên tham khảo

cũng như chọn cho mình phương

pháp dạy và học thích hợp.

Giới thiệu và luyện tập từ vựng phù

hợp với trình độ

Giáo viên nên giới thiệu và luyện

tập từ vựng phù hợp với trình độ, gắn

liền với nội dung bài học và các chủ

đề mà học viên quan tâm, có biện

pháp kiểm tra, khuyến khích học viên

học từ thường xuyên. Để có thể nâng

cao chất lượng học từ vựng, học viên

cần đặt ra những mục tiêu lớn và dài

hạn cho việc học tiếng Anh chuyên

ngành vì học ngoại ngữ bao giờ cũng

cần thời gian, đồng thời phải tạo cho

mình thói quen học hàng ngày. Như

vậy mới có thể học và sử dụng được

tiếng Anh phục vụ cho mục đích của

mình.

Sổ tay ghi từ mới tiếng Anh chuyên

ngành

Mỗi học viên nên có sổ tay ghi từ

mới tiếng Anh chuyên ngành. Các từ

có thể được sắp xếp theo bảng chữ

cái, chủ đề hay theo bài học. Cuốn

sổ ghi chép từ vựng gồm 4 cột, cột

Dạy và học từ vựng là một trong những hoạt động cơ bản nhất của quá trình dạyvà học ngoại ngữ

Ths. Vũ Thị Thanh Hương*

DẠY VÀ HỌC

TỪ VỰNG TIẾNG ANH

CHUYÊN NGÀNH

XÂY DỰNG

MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

Page 36: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

thứ nhất là từ tiếng Anh, cột thứ 2 là phonetic (phát âm) để đọc cho đúng, cột thứ 3 là nghĩa tiếng Việt và cột thứ tư là ví dụ cho từ đó. Se tốt hơn khi học viên nêu từ trong cụm từ, cấu trúc, ví dụ minh họa từ bằng hình ảnh, hay dùng các màu viết khác nhau. Việc sử dụng hình ảnh và âm thanh rất quan trọng trong việc nhớ và sử dụng từ vựng chuyên ngành tiếng Anh. Tranh ảnh và các vật thể giúp chúng ta nhớ từ rất tốt. Hãy tạo hình ảnh ấn tượng về một từ, thuật ngữ trong đầu. Với cách học người học có ấn tượng mạnh về từ và học từ không cần phải dịch sang tiếng Việt nữa.

Học từ vựng trong ngữ cảnhNgữ cảnh của một từ là bối cảnh

mà trong đó từ này được dùng khi nói hay viết. Định nghĩa trực tiếp, chú giải hay đồng nghĩa và đầu mối ngữ cảnh ở dạng ngầm hiểu se giúp chúng ta đoán nghĩa, hiểu nghĩa của từ. Người học có thể tự đặt câu riêng nói về bản thân, hoặc câu chuyện vui và đơn giản sử dụng từ, thuật ngữ cần nhớ. Đầu giờ hoặc cuối giờ, giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ 4-5 người. Mỗi nhóm se nhận được một số phiếu từ ghi các từ đã học tương ứng với số thành viên. Mỗi nhóm se có một nhóm trưởng, đo thời gian và điều khiển hoạt động của nhóm. Nhóm trưởng se cho từng người lần lượt rút thăm một phiếu từ và có mười giây để chuẩn bị các câu se nói, sử dụng những từ trong phiếu từ. Sau đó, nhóm trưởng se đo thời gian, các thành viên khác lắng nghe thành viên đó nói. Nguyên tắc của hoạt động này là người nói phải nói liên tục trong vòng một phút.

Xây dựng hộp từ vựng chung của cả lớp

Xây dựng hộp từ vựng chung của cả lớp, tự làm cuốn từ điển cá

nhân, nhóm từ theo chủ đề. Với sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, cả lớp cùng làm một hộp từ vựng bao gồm các cặp phiếu từ cuối mỗi giờ học. Trong cặp phiếu từ, một phiếu viết một từ mới, thuật ngữ mới xuất hiện trong bài học. Phiếu từ còn lại ghi các thông tin của từ hay ghi các định nghĩa, miêu tả về từ và thuật ngữ nhưng không nhắc đến chúng. Thỉnh thoảng, giáo viên yêu cầu học viên lấy các phiếu đã ra để luyện tập, ôn lại và chơi trò chơi để tìm ra người chiến thắng, người nhớ được nhiều từ, đặt ví dụ nhiều nhất, đọc đúng và nhiều định nghĩa nhất.

Học từ vựng mọi lúc mọi nơiVí dụ, chúng ta mua tập giấy dán

(stick note), ghi từ tiếng Anh của bất kể vật dụng gì ở bàn học cũng như trong nhà và dán nó vào đó. Có thể khi chúng ta không có ý học từ vựng tiếng Anh nhưng khi nhìn thấy những vật dụng đó, từ tiếng Anh nó hiển thị luôn khi đó chúng ta đã học thêm 1 lần từ đó. Cứ như thế dần dần se thuộc được từ đó.

Nắm vững kiến thức cơ bản chuyên ngành Xây dựng

Để nhớ từ vựng và sử dụng được tiếng Anh chuyên ngành Xây dựng,

cả giáo viên và học viên phải nắm được kiến thức cơ bản của chuyên ngành Xây dựng. Việc vận dụng các kiến thức chuyên môn vào việc học dịch tiếng Anh là quan trọng, góp phần hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình học.

Kiên trì thói quen luyện tập hàng ngày

Quá trình học từ vựng và dịch được tiếng Anh chuyên ngành Xây dựng không hề dễ dàng, đòi hỏi mỗi học viên kiên trì luyện tập hàng ngày mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Một ngày, trung bình học viên có thể dành ra từ 30-45 phút cho việc học từ vựng, đọc hiểu tài liệu và viết câu, tuyệt đối không nên học dồn dập một lúc nhồi nhét nhiều kiến thức và đầu có thể se bị phản tác dụng. Vừa học vừa luyện tập se mang lại hiệu quả tốt hơn.

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG

Phương pháp Ngữ pháp - Dịch thuật (Grammar- Translation Method)

Đây là phương pháp giảng dạy ngoại ngữ truyền thống. Phương

pháp này coi mục đích chủ yếu của

dạy và học từ vựng tiếng Anh là cung

Lớp bồi dưỡng Tiếng Anh giao tiếp cho cán bộ viên chức của Học viện AMC

93Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

GÓC TIẾNG ANH

Page 37: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

cấp cho người học hệ thống từ vựng

và ngữ pháp tiếng Anh để phát triển

kỹ năng đọc hiểu, học thuộc lòng từ

vựng, dịch văn bản v.v… không chú

trọng vào kỹ năng giao tiếp. Phương

pháp này tương đối phù hợp với học

viên lớn tuổi vì phần lớn học viên

cần từ vựng và cấu trúc ngữ pháp

phục vụ dịch tài liệu. Phương pháp

Ngữ pháp - Dịch đã được sử dụng

phổ biến trong một thời gian dài và

nó có những ưu điểm không thể phủ

nhận. Đó là người học được rèn luyện

rất kỹ về ngữ pháp và tiếp thu lượng

từ vựng khá nhiều và có thể đọc hiểu

nhanh các văn bản. Các giáo viên nên

phát huy ưu điểm của phương pháp

này để dạy từ vựng cho học viên.

Phương pháp Nghe – Nói (Audiolingual Method) chú trọng

vào việc dạy kỹ năng nói và nghe

trước kỹ năng đọc và viết. Việc cung

cấp kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ

vựng, ngữ pháp) thông qua quá trình

dạy học. Việc dạy từ vựng không

thông qua tiếng mẹ đẻ mà thông

qua tình huống giao tiếp cụ thể.

Trên cơ sở đó học viên được mở rộng

vốn từ vựng. Giáo viên nên kết hợp

phương pháp Ngữ pháp – Dịch và

phương pháp Nghe - Nói để dạy từ

vựng. Như vậy, học viên vừa có vốn từ

vựng phong phú, vừa sử dụng được

các từ đã biết vào các tình huống

giao tiếp cụ thể.

Phương pháp Giao tiếp (Communocative approach) được

xem là phương pháp dùng phổ biến

và hiệu quả nhất hiện nay. Mục tiêu

chính của phương pháp này là phát

triển kỹ năng giao tiếp. Với phương

pháp này, người học từ vựng không

chỉ biết được cách đọc, cách viết và

ngữ nghĩa của từ mà còn phải đạt

được năng lực giao tiếp; tức là phát

triển được tất cả 4 kỹ năng ngôn

ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng

được từ vựng đó để giao tiếp. Với

quan điểm lấy năng lực giao tiếp của

người học làm trung tâm thì từ vựng

được coi là một trong ba thành tố

làm công cụ hay phương tiện để hình

thành và phát triển các kỹ năng ngôn

ngữ. Từ vựng được dạy lồng ghép

với ngữ pháp và ngữ âm thông qua

các kỹ năng giao tiếp. Điều này giúp

người học hiểu nghĩa của từ dễ dàng

hơn vì kỹ năng giao tiếp luôn mang

ngữ cảnh giao tiếp cụ thể sinh động.

Mặt khác, việc học từ vựng thông

qua kỹ năng giao tiếp kích thích nhu

cầu sử dụng từ mới như một công

cụ phát triển kỹ năng. Giáo viên cần

tạo điều kiện cho học viên phát triển

vốn từ vựng ngẫu nhiên thông qua

đọc rộng (extensive reading) và nghe

rộng (extensive listening). Điều này

giúp người học học được từ mới vì các

từ này đã được đặt trong ngữ cảnh cụ

thể. Phương pháp giao tiếp giúp giáo

viên và học viên học từ vựng một

cách tổng thể. Học viên được chú

trọng đến các khía cạnh khác của

từ như: Hình thái chữ viết (spelling),

cách phát âm (pronuncication), hình

thái ngữ nghĩa (lexical meaning),

hình thái ngữ pháp (grammatical

form) và cách sử dụng (use). Dạy và

học từ thông qua nhiều thủ thuật

khác nhau. Việc làm này giúp dạy

từ vựng có hiệu quả hơn và nhớ lâu

hơn. Dạy và học từ thông qua luyện

tập thực hành: Giáo viên cần tổ chức

các hoạt động thực hành và ôn luyện

củng cố từ thông qua các kỹ năng

nghe, nói, đọc và viết để tăng độ trôi

chảy khi sử dụng từ.

Mỗi phương pháp giảng dạy đều

có những ưu điểm và mặt hạn chế.

Điều này đòi hỏi giáo viên phải vận

dụng linh hoạt các phương pháp

khác nhau cho từng lớp học cụ thể

cũng như từng đối tượng học viên để

việc giảng dạy và học tập đạt kết quả

cao.

Bài viết trên đây đã đề cập tới một

số kinh nghiệm giảng dạy và học tập

từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Xây

dựng, đồng thời gợi ý một số phương

pháp giảng dạy ngoại ngữ được vận

dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh

nói chung và giảng dạy từ vựng nói

riêng. Bài viết hy vọng đã mang lại

những thông tin bổ ích cho những

giảng viên và học viên học tiếng Anh.

Tài liệu tham khảo1. Chamot & O’Malley ( 1990),

Language Learning Strategies,

Cambridge University Press.

2. Harmer, J. (2001) The Practice

of English Language Teaching.

Longman.

3. Ewer, J.C. (1976). Teaching

English for Science and Technology:

The Specialized Training of Teachers

and Program Organizers. In RELC (ed).

Teaching ESP. Singapore University

Press.

4. Nation (2000), Vocabulary

Learning, Oxford University Press

5. Một số website giảng dạy Tiếng

Anh: http://www.teachingenglish.

org.uk/

http://w w w.teachernet .gov.

uk/,http://www.britishcouncil.org

, http://www.globaledu.com.vn ,

http://www.ila.com, …

6. Website:www.CambridgeESOL.

org

94 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

GÓC TIẾNG ANH

Page 38: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

MẨU CHUYỆN SỐ 1

Lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng: “Nếu bước lên

trước một bước là tử, lùi lại một bước là vong, con se làm

thế nào?”.

Tiểu hòa thượng không hề do dự đáp: “Con se đi sang

bên cạnh”.

Bài học rút ra:

Khi gặp khó khăn, đổi góc độ để suy nghĩ, có lẽ sẽ hiểu

ra rằng: Bên cạnh vẫn có đường.

MẨU CHUYỆN SỐ 2

Một người thợ mộc chặt một thân cây, làm thành ba

chiếc thùng.

Một thùng đựng phân, gọi là thùng phân, mọi người

đều xa lánh;

Một thùng đựng nước, gọi là thùng nước, mọi người

đều dùng;

Một thùng đựng rượu, gọi là thùng rượu, mọi người

đều thưởng thức!

Thùng là như nhau, bởi vì

đựng đồ khác nhau mà vận

mệnh khác nhau.

Bài học rút ra:

Cuộc đời là như vậy,

có quan niệm thế nào

sẽ có cuộc đời như

thế, có suy nghĩ thế

nào sẽ có cuộc sống

như thế!

MẨU CHUYỆN SỐ 3

Anh chồng nọ mua một

con cá về nhà bảo chị vợ nấu,

sau đó chạy đi xem phim, chị vợ

cũng muốn đi cùng. Anh chồng nói: “Hai người đi xem

lãng phí lắm, em cứ nấu cá đi, đợi anh xem xong quay về,

vừa ăn vừa kể cho em nghe tình tiết của bộ phim”.

Đợi anh chồng xem phim trở về nhà, không nhìn thấy

cá đâu, bèn hỏi chị vợ: “Cá đâu rồi em?”.

Chị vợ kéo ghế, ngồi xuống, cất giọng bình tĩnh: “Em

ăn hết cá rồi, nào, lại đây, ngồi xuống em kể cho anh nghe

mùi vị của cá”.

Bài học rút ra:

Làm người nên như vậy, bạn đối xử với tôi như thế nào,

tôi sẽ đối xử lại với bạn như thế.

MẨU CHUYỆN SỐ 4

Năm thi Đại học, tôi chỉ được 6 điểm, còn con trai của

bạn mẹ tôi được 20 điểm, cậu ta đến học tại trường Đại

học trọng điểm, còn tôi chỉ có thể đi làm thuê.

Chín năm sau, mẹ của cậu ta chạy đến khoe khoang

với tôi và mẹ tôi rằng con trai bà ta đang đi phỏng vấn

vào chức giám đốc lương tháng vài chục triệu… Còn

tôi, lại đang nghĩ: Có nên tuyển dụng cậu ta

không.

Bài học rút ra:

Bạn có thể không học Đại học, nhưng

bạn tuyệt đối không thể không phấn

đấu.

MẨU CHUYỆN SỐ 5

Một công nhân nọ oán thán

với bạn của mình rằng: “Việc là

chúng ta làm, người được biểu

dương lại là tổ trưởng, thành quả cuối

cùng lại biến thành của giám đốc, thật

không công bằng”.

Anh bạn mỉm cười nói rằng: “Nhìn đồng

Những câu chuyện - bai hoc lơn se khiến bạn muốn thay đổi bản thân

95Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

TRẢI NGHIỆM

Page 39: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

hồ của cậu xem, có phải là cậu

se nhìn kim giờ đầu tiên,

sau đó đến kim phút,

còn kim giây chuyển

động nhiều nhất

cậu lại chẳng

thèm ngó ngàng

không?”.

Bài học rút ra:

Trong cuộc

sống thường ngày,

cảm thấy không

công bằng thì phải nỗ

lực làm người đi đầu, oán

trách chỉ vô dụng.

MẨU CHUYỆN SỐ 6

Thượng đế muốn thay đổi vận mệnh của một kẻ ăn

xin, bèn biến thành một lão già đến làm phép cho anh ta.

Thượng đế hỏi kẻ ăn xin: “Nếu ta cho cậu mười triệu,

cậu se dùng nó như thế nào?”.

Kẻ ăn xin đáp: “Vậy thì tốt quá, tôi có thể mua một

chiếc điện thoại!”.

Thượng đế không hiểu, hỏi: “Tại sao lại muốn mua

điện thoại?”.

“Tôi có thể dùng điện thoại để liên lạc với các khu vực

trong cùng một thành phố, nơi nào đông người, tôi có

thể tới đó ăn xin”, kẻ ăn xin đáp.

Thượng đế rất thất vọng, lại hỏi: “Nếu ta cho cậu một

trăm triệu thì sao?”.

Kẻ ăn xin nói: “Vậy thì tôi có thể mua một chiếc xe. Sau

này, tôi ra ngoài ăn xin se thuận tiện hơn, nơi xa đến mấy

cũng có thể đến được”.

Thượng đế cảm thấy rất bi thương, lần này, ngài nói:

“Nếu ta cho cậu một trăm tỷ thì sao?”.

Kẻ ăn xin nghe xong, hai mắt phát sáng: “Tốt quá, tôi

có thể mua tất cả những khu vực phồn hoa nhất trong

thành phố này”.

Thượng đế lấy làm vui mừng.

Lúc này, kẻ ăn xin bổ sung một câu: “Tới lúc đó, tôi có

thể đuổi hết những tên ăn mày khác ở lãnh địa của tôi đi,

không để họ cướp miếng cơm của tôi nữa”.

Thượng đế nghe xong, lẳng lặng bỏ đi.

Bài học rút ra:

Trên đời này, không phải là thiếu cơ hội,

cũng không phải là vận mệnh trước giờ

không công bằng, mà là thiếu đi cách

thức tư duy đúng đắn. Tư duy của một

người quyết định cuộc đời của người

đó. Thay đổi cuộc đời bắt nguồn từ

việc thay đổi tư duy.

MẨU CHUYỆN SỐ 7

Một người nọ đứng dưới mái hiên

trú mưa, nhìn thấy Quan Âm cầm ô đi

ngang qua. Người nọ nói: “Quan Âm Bồ Tát,

xin hãy phổ độ chúng sinh một chút, cho con

đi nhờ một đoạn được không ạ?”.

Quan Âm nói: “Ta ở trong mưa, ngươi ở dưới mái hiên,

mà mái hiên lại không mưa, ngươi không cần ta phải cứu

độ”. Người nọ lập tức chạy vào màn mưa, đứng dưới mưa:

“Hiện tại con cũng ở trong mưa rồi, có thể cho con đi nhờ

không ạ?”.

Quan Âm nói: “Ngươi ở trong mưa, ta cũng ở trong

mưa, ta không bị dính mưa, bởi vì có ô; ngươi bị dính

mưa, bởi vì không có ô. Bởi vậy, không phải là ta đang

cứu độ mình, mà là ô cứu độ ta. Ngươi muốn được cứu

độ, không cần tìm ta, hãy đi tìm ô!”, dứt lời Quan Âm bèn

rời đi.

Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải,

bèn đến miếu cầu xin Quan Âm. Bước vào trong miếu,

mới phát hiện có một người đang vái lạy Quan Âm, người

đó giống Quan Âm như đúc.

Người nọ hỏi: “Bà là Quan Âm sao ạ?”.

Người kia trả lời: “Đúng vậy”.

Người nọ lại hỏi: “Vậy tại sao Quan Âm lại vái lạy chính

mình?”.

Quan Âm cười nói: “Bởi vì ta cũng gặp chuyện khó

khăn, nhưng ta biết, cầu xin người khác không bằng cầu

xin chính mình”.

Bài học rút ra:

Phong ba bão táp của cuộc đời, phải dựa vào chính bản

thân mình. Cầu xin người khác không bằng cầu xin chính

mình.

ST

96 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TRẢI NGHIỆM

Page 40: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

Phong thủy nha bếp đón

tai lộc vao nha

Khi thiết kế phong thủy cho một ngôi nhà, gian bếp là một trong những không gian được coi trọng hàng đầu. Xét về công năng sử dụng, bếp là nơi chế biến đồ ăn thức uống để tạo ra năng lượng sống cho gia chủ, ăn uống tốt không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn góp phần duy trì nề nếp, đảm bảo hạnh phúc gia đình. Bếp đặt không chuân phong thủy, gia chủ không những gặp khó khăn về tiền bạc mà sức khỏe của mọi người, nhất là người nữ trong nhà sẽ bị ảnh hưởng.

Những tranh cãi về hướng bếp?

Các tài liệu Phong thủy cổ xưa

cho rằng hỏa môn tức cửa miệng lò

được tính là hướng bếp. Cũng vì thế

mà nhiều người coi hướng bếp là

hướng của đường đưa nhiên liệu vào.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa

học kỹ thuật, hiện nay nhiều kiều bếp

mới ra đời như bếp ga, bếp, điện, bếp

từ… với những nguyên lý sử dụng rất

khác nhau. Gặp những trường hợp

này, gia chủ se rất khó khăn để tìm ra

một hướng bếp đúng cho nhà mình.

Xuất hiện quan niệm tính hướng bếp

là hướng của nút vặn công tắc của

bếp ga. Nhưng khi gặp trường hợp

nút điều khiển nằm ngay trên mặt

bếp hướng thẳng lên trời hoặc với

những loại bếp từ, bếp điện thì lại

chưa tìm được lời giải thích hợp lý.

Để có được lý giải chuẩn xác

nhất về hướng bếp, chúng ta cần

hiểu nguyên tắc chung nhất. Đó là lý

thuyết về khí. Trong phong thủy, khí

tạo ra do sự vận động tương tác của

con người, bếp được nạp khí chính là

do thao tác nấu ăn của gia chủ. Vì vậy,

hướng bếp chuẩn nhất phải tính theo

hướng nhận thao tác từ người nấu,

hướng bếp se luôn là hướng ngược

với mặt người nấu hay là hướng lưng

của người nấu. Khi đã nắm bắt rõ

nguyên tắc chung về hướng bếp thì

dù bất cứ các loại bếp nào, dù bếp ga

hay bếp từ, dù hồng ngoại hay bếp

than, dù truyền thống hay hiện đại,

ta vẫn có thể tìm ra hướng bếp dễ

dàng.

Bếp nên “tọa cát” hay “tọa hung” ?

Những tài liệu Phong thủy cổ

xưa như Bát trạch minh cảnh đưa

ra nguyên tắc bếp phải “tọa hung

hướng cát”, tức là bếp nấu phải nằm

ở phương vị xây và quay về hướng

tốt. Tuy nhiên, hiện nay quan niệm

này cần phải có những điểu chỉnh

cho phù hợp.

Thời văn minh nông nghiệp, con

người thường sử dụng các nhiên liệu

như rơm rạ, than, củi để đun nấu nên

khu bếp thường là nơi có nhiều khói

bụi, ô nhiễm. Khi đó đặt ở những vị

trí xấu là rất hợp lý. Trong phong thủy

thì những nơi mang nặng lượng xấu

phải đặc đặt ở cung xấu của gia chủ

để “dĩ độc trị độc”!

Tuy nhiên, hiện nay, khu bếp đã

khác rất nhiều so với trước, không

còn ô nhiễm như xưa mà rất sạch se,

gọn gàng. Vì vậy đặt bếp ở những

phương vị tốt, tức bếp cần “tọa cát

hướng cát” se hợp lý hơn. Ngoài ra,

nhất nhất phải đặt ở nơi vượng khí

thì mới thịnh vượng, làm ăn trường

tiến được. Nếu có thể đặt ống khói

hay hút mùi tại phuơng vị xấu của

căn nhà để “lấy hung chế hung”.

Một số kiêng kỵ trong gian bếp

Một khu bếp tốt theo Phong thủy

trước hết cần phải “tàng phong tụ

khí”. Vì thế nếu bếp đặt ngay thẳng

cửa chính là không lành. Trường phái

97Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

PHONG THỦY THỰC HÀNH

Page 41: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

Dương trạch tam yếu có viết: “Khai

môn kiến táo, tiền tài đa hao (mở cửa

nhìn thấy bếp, tiền tài hao hụt nhiều).

Ngoài ra Phong thủy còn quan niệu

nếu bếp trực xung với cửa chính se

dễ tạo cho người ở những thói quen

không tốt như hay rượu chè, trẻ

con hay ăn, lười học. Thông thường,

để không bị “lộ táo”, các chuyên gia

Phong thủy thường khuyên gia chủ

bố thường bố trí bếp ở gian sau của

căn nhà và dùng vách ngăn hoặc

quầy bar vừa để che chắn bếp tránh

lộ táo, vừa tạo điểm nhấn sinh động

cho không gian nấu nướng.

Bếp tượng trưng cho hành Hỏa

vì vậy khi thiết kế bếp nên tránh đặt

đối diện với chậu rửa, tủ lạnh, máy

giặt… chứa nhiều thủy khí. Thủy hỏa

tương xung dễ ảnh hưởng đến hòa

khí trong nhà.

Bếp là nơi nấu nướng phát sinh

nhiệt nên rất nóng bức. Khi đun nấu,

bếp còn tỏa ra mùi thức ăn, khói

dầu mỡ không tốt cho sức khỏe. Vì

vậy, nếu được cần tránh để bếp bên

cạnh hoặc trực diện với cửa phòng

ngủ để không ảnh hưởng đến không

gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, đối với nhà

cao tầng tránh kê giường ngủ thẳng

ngay trên bếp nấu dễ làm cho người

ngủ bồn chồn không yên, dễ nảy

sinh tâm lý nóng nảy.

Để đảm bảo vệ sinh cho bữa ăn

hàng ngày, cần giữ khu bếp luôn

sạch se gọn gàng. Bếp đối diện với

cửa vệ sinh, áp lưng vào nhà vệ sinh

hoặc đặt phía dưới nhà vệ sinh đều

chưa chuẩn. Những khí xú uế của nhà

vệ sinh se ảnh hưởng đến đồ ăn khi

đun nấu về lâu dài không tốt cho sức

khỏe mọi người.

Khi thiết kế bếp cần tránh để sát

khí từ các góc nhọn chiếu vào bếp.

Ngoài ra những dụng cụ sắc nhọn

như dao kéo nên đựng trong hộp

tránh để lộ ra bên ngoài. Bếp cũng

cần tránh đặt dưới các thanh dầm

hoặc dưới gầm cầu thang khiến chi

khí bị đè nén se ảnh hưởng không tốt

đến sức khỏe, công việc kinh doanh

cũng dễ bị bế tắc, không hanh thông.

Sưu tầm

98 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

PHONG THỦY THỰC HÀNH

Page 42: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CỦA CÔNG TY

100% VỐN NƯỚC NGOÀI ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI

VIỆT NAM

Câu hỏi:

Công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài có được

phép mua hoặc nhận chuyển nhượng hoặc nhận cho

tặng đối với nhà và đất (ngoài khu công nghiệp) từ cá

nhân, tổ chức Việt Nam tại Việt Nam hay không? Nếu

được thì công ty có được đứng tên trên giấy tờ nhà và

đất hay không? Thời hạn đứng tên là bao lâu?

([email protected])

Trả lời:

1. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 76 của Nghị

định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở

(gọi chung là Nghị định số 99) thì công ty 100% vốn nước

ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nếu thuộc diện được

sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua nhà ở thương

mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư dự

án hoặc mua lại nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài

đã mua nhà ở tại Việt Nam; được nhận tặng cho, nhận

thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng

cho nhà ở của tổ chức trong dự án đầu tư xây dựng nhà

ở được phép sở hữu theo quy định.

Công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại

Việt Nam không được mua nhà ở của hộ gia đình, cá

nhân Việt Nam; không được mua nhà ở của tổ chức Việt

Nam mà không phải là chủ đầu tư dự án, không được

nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở ngoài các dự án đầu

tư xây dựng nhà ở.

2. Công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại

Việt Nam nếu mua nhà ở theo đúng quy định của Luật

Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99 thì se được cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và

tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở đã mua.

3. Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 161 của

Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 77 của Nghị định số 99 thì

công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt

Nam nếu mua nhà ở tại Việt Nam se được sở hữu nhà

ở tối đa bằng thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu

tư cấp cho công ty; trước khi hết thời hạn sở hữu nhà ở

mà công ty được tiếp tục gia hạn Giấy chứng nhận đầu

tư và có nhu cầu gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở thì được

gia hạn thêm một lần tối đa bằng với thời hạn của Giấy

chứng nhận đầu tư đã được gia hạn.

CHI PHÍ TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CHỦ TRƯƠNG

ĐẦU TƯ

Câu hỏi:

Căn cứ (hoặc định mức) để xác định chi phí tư vấn

lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư? Theo tôi được

biết, hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể để xác định chi

phí tư vấn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và theo

Điều 34, 35 Luật Đầu tư công 2014; Điều 53 Luật Xây

dựng 2014 thì nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả

thi (đối với dự án nhóm A) giống với nội dung của báo

cáo đề xuất chủ trương đầu tư (dự án nhóm B,C). Vậy tôi

có thể vận dụng định mức xác định chi phí lập báo cáo

nghiên cứu tiền khả thi theo Quyết định số 79/QĐ-BXD

để xác định chi phí tư vấn lập báo cáo đề xuất chủ trương

đầu tư được không?

Hiện tại ở địa phương tôi chưa có bố trí nguồn vốn

chuẩn bị đầu tư của dự án để thanh toán được chi phí

tư vấn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Vậy tôi xin

hỏi, chi phí tư vấn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

có thể được xác định trong tổng mức đầu tư không?

([email protected])

Trả lời:

Đối với dự án có cấu phần xây dựng, chi phí lập

báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thuộc chi phí tư vấn

đầu tư trong tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại

Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày

10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản

lý chi phí đầu tư xây dựng. Việc xác định chi phí lập báo

cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B,C

thực hiện theo quy định tại Khoản 3,4 Điều 7 Nghị định số

136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

99Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

HỎI ĐÁP

Page 43: ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/TAP CHI 54 PHAN 2.pdfđô thị và Chính quyền địa phương (CLD), ông Hoàng

CHI PHÍ TƯ VẤN THIẾT KẾ

Câu hỏi:

Công ty chúng tôi thiết kế công trình hạ tầng kỹ

thuật cấp III, 2 bước như sau:

1. Tổng mức đầu tư phần xây dựng của dự án 225 tỷ

chưa VAT gồm: San nền: 50 tỷ; Giao thông: 100 tỷ; Hạ

tầng 50 tỷ; Đường dây cáp ngầm<6KV: 25 tỷ; Tổng mức:

50+100+50+25= 225 tỷ.

2. Dự án se thực hiện trong nhiều năm trong đó năm thứ

nhất đầu tư 75 tỷ chưa VAT gồm: San nền 10 tỷ; Đường

giao thông: 50 tỷ; Hạ tầng kỹ thuật 10 tỷ; Đường dây và

trạm biến áp 5 tỷ.

Khi tính thiết kế phí chúng tôi có hai cách hiểu:

Cách 1: Tính thiết kế phí chưa thuế là tra bảng theo giá

trị xây lắp của từng loại công trình trong gói thầu tư vấn

nhân với giá trị dự toán được duyệt của từng loại công

trình như sau: San nền 10 tỷ * 1.37% * 40% = 0.0548 tỷ

(Bảng 10); Đường giao thông: 50 * 1.17% = 0.585 tỷ (Bảng

10); Hạ tầng: 10 tỷ * 2.36% =0.236 tỷ (Bảng 14); Đường

dây cáp ngầm<6KV: 05 tỷ * 1.7% = 0.085 tỷ Bảng CN1

(công trình công nghiệp) => Tổng chi phí thiết kế (0.0548

+0.585+0.236+0.085)*(1=10%VAT) =1.05688 tỷ.

Cách 2: Tính thiết kế phí chưa thuế là tra bảng theo giá

trị xây lắp của từng loại công trình trong tổng mức (TM)

đầu tư nhân với giá trị dự toán được duyệt của từng loại

công trình như sau: San nền 10 tỷ * (1.08% là hệ số của

50 tỷ trong TM) * 40% = 0.0428 tỷ (Bảng 10); Đường giao

thông: 50 * (1.06% là hệ số của 100 tỷ trong TM) = 0.53 tỷ

(Bảng 10); Hạ tầng: 10 tỷ * (1.01% là tỷ lệ của 50 tỷ trong

TM) = 0.101 tỷ (Bảng 14); Đường dây và trạm biến áp 05 tỷ

* (1.3% là hệ số của 25 tỷ trong TM) = 0.065 tỷ Bảng CN1

(công trình công nghiệp) => Tổng chi phí thiết kế (0.0428

+0.53 +0.101 +0.065)*(1=10%VAT) =0.81268 tỷ.

Vậy xin hỏi cách tính nào là đúng?

([email protected])

Trả lời:

Về nguyên tắc chi phí tư vấn thiết kế được tính theo

cách 2, như nội dung câu hỏi của bạn nêu. Tuy nhiên,

trong trường hợp đặc thù, dự án được chia thành nhiều

dự án thành phần thì chi phí thiết kế được tính theo các

dự án thành phần đó.

100 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

HỎI ĐÁP