12
Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩ a Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc) http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 1/12 Nguồn gốc từ ngữ / Từ ngữ và lịch sử TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN Wednesday, 18 July 2012 Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc) Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt * G.S. VŨ THẾ NGỌC (Trích Đặc San Đền Hùng - Xuân Kỷ Tỵ 1989 - San Jose ) Với các tài liệu Cổ Nhân học, Nhân Chủng học và Khảo Cổ học được phát hiện trong hai thập niên qua, thê m vào những nghiên cứu của các ngành khoa học khác từ Dân Tộc học, Ngôn Ngữ học cho đến các ngành Kim Loại học, Địa Chất học ... ngày nay người ta đã có thể mang thời đại Hùng Vương vào chính sử. Thành ra phạm vi của bài viết này chỉ hết sức khiêm nhượng như là một chú thích nhỏ của một luận văn lịch sử về thời dựng nước đầu tiên của Việt tộc. Bài viết cũng không có những phát kiến nào mới lạ hơn là bổ xung và tổng kết những đề nghị, luận cứ của các học giả đi trước. Tuy nhiên nó cũng có một hy vọng là để chấm dứt những bài "sưu khảo" chỉ lập lại những ý kiến của Maspero, Lê Dư, Lê Chí Thiệp ... cách đây hơn nửa thế kỷ, hoặc tệ hơn nữa là các bài viết ca tụng mơ hồ cái gọi là "chim lạc". Từ Ngữ Hán Việt: Hầm Bẫy Các Học Giả Một thời báo chí Sài Gòn đã chế diễu một ngài tổng bộ trưởng của Việt Nam Cộng Hòa khi ông ta nhầm Nhật Nhĩ Man (chữ Hán cũ phiên âm để chỉ nước Đức: Germany , German) là nước Nhật ( Japan ). Nhưng nhiều người không biết là chính "trò chơi" tương tự đã là hầm bẫy biết bao học giả Việt Nam và ngoại quốc trong vấn đề nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam. Bởi vì lý do duy Suôn sẻ hay suông sẻ? Suôn nghĩa là thẳng liền một đường (Nguyễn Kim Thản 2005:1421) . . Nói suôn là nói trôi chảy, không vấp váp , khác với nói suông là nói... Giấu giếm hay dấu diếm? Có hai từ dấu . Một có nghĩa là yêu (ví dụ: yêu dấu ). Từ kia có nghĩa là vết (ví dụ: dấu vết ). Giấu và giấu giếm đều có nghĩa là ... Giùm hay dùm? Từ điển xưa nay chỉ có giùm , không có dùm . Nhưng hiện nay trên Internet số trang viết sai đã nhiều gấp đôi số trang viết đúng. ... Tại sao áo nịt ngực phụ nữ được gọi là xu chiêng? Xu chiêng là phiên âm của từ soutien-gorge tiếng Pháp. Từ này vào tiếng Việt có các biến thể khác như xu chiên, xu cheng, xú cheng, xú ... Màu be là màu gì? Màu be là màu len tự nhiên, giữa màu trắng nhờ nhờ và màu nâu sáng. Be là từ mượn âm tiếng Pháp ( beige ). Bài được nhiều người đọc trong tháng chân dung (13) chính tả (34) cây cỏ (9) cổ sử (9) dịch thuật (25) ghi chú (219) huyền thoại anh hùng (10) huyền thoại tiếng Việt trong sáng và giàu đẹp (30) lịch sử cận đại (34) lịch sử hiện đại (101) sưu tầm trên mạng (224) sạn (28) thuật ngữ quân sự (38) thành ngữ & tục ngữ (11) trang phục (10) tình dục & hôn nhân & gia đình (37) tư liệu (23) từ nguyên dân gian (18) từ điển học (26) văn chương (11) địa danh (23) định nghĩa (21) ẩm thực (24) Chủ đề chính sách ngôn ngữ (5) giáo dục (4) giải hoặc (5) Hán Nôm (4) phim ảnh (3) phương ngữ (5) sao phỏng ngữ nghĩa (4) thuật ngữ chính trị (6) thuật ngữ Công giáo (2) thuật ngữ ngôn ngữ học (2) thuật ngữ toán học (1) thuật ngữ xây dựng (2) từ trắc học (5) văn hóa (3) văn nghệ (1) 347,758 A ds by V ideo P lay er A d O ptions Chia sẻ 0 Liên kết khác Blog tiếp theo» Tạo Blog

Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Citation preview

Page 1: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 1/12

Nguồn gốc từ ngữ / Từ ngữ và lịch sử

TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN

Wednesday, 18 July 2012

Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt

* G.S. VŨ THẾ NGỌC

(Trích Đặc San Đền Hùng - Xuân Kỷ Tỵ 1989 - San

Jose)

Với các tài liệu Cổ Nhân học, Nhân Chủng học và

Khảo Cổ học được phát hiện trong hai thập niên qua,

thêm vào những nghiên cứu của các ngành khoa học

khác từ Dân Tộc học, Ngôn Ngữ học cho đến các ngành

Kim Loại học, Địa Chất học ... ngày nay người ta đã có

thể mang thời đại Hùng Vương vào chính sử. Thành ra

phạm vi của bài viết này chỉ hết sức khiêm nhượng như là

một chú thích nhỏ của một luận văn lịch sử về thời dựng

nước đầu tiên của Việt tộc.

Bài viết cũng không có những phát kiến nào mới lạ

hơn là bổ xung và tổng kết những đề nghị, luận cứ của

các học giả đi trước. Tuy nhiên nó cũng có một hy vọng

là để chấm dứt những bài "sưu khảo" chỉ lập lại những ý

kiến của Maspero, Lê Dư, Lê Chí Thiệp ... cách đây hơn

nửa thế kỷ, hoặc tệ hơn nữa là các bài viết ca tụng mơ

hồ cái gọi là "chim lạc".

Từ Ngữ Hán Việt: Hầm Bẫy Các Học Giả

Một thời báo chí Sài Gòn đã chế diễu một ngài tổng

bộ trưởng của Việt Nam Cộng Hòa khi ông ta nhầm Nhật

Nhĩ Man (chữ Hán cũ phiên âm để chỉ nước Đức:

Germany, German) là nước Nhật (Japan). Nhưng nhiều

người không biết là chính "trò chơi" tương tự đã là hầm

bẫy biết bao học giả Việt Nam và ngoại quốc trong vấn

đề nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam. Bởi vì lý do duy

Suôn sẻ hay suông sẻ?

Suôn nghĩa là thẳng liền mộtđường (Nguyễn Kim Thản2005:1421) . . Nói suôn là nói trôichảy, không vấp váp , khác với nóisuông là nói...

Giấu giếm hay dấu diếm?

Có hai từ dấu . Một có nghĩa làyêu (ví dụ: yêu dấu ). Từ kia cónghĩa là vết (ví dụ: dấu vết ). Giấuvà giấu giếm đều có nghĩa là ...

Giùm hay dùm?

Từ điển xưa nay chỉ có giùm ,không có dùm . Nhưng hiện naytrên Internet số trang viết sai đãnhiều gấp đôi số trang viết đúng....

Tại sao áo nịt ngực phụ nữ đượcgọi là xu chiêng?

Xu chiêng là phiên âm của từsoutien-gorge tiếng Pháp. Từ nàyvào tiếng Việt có các biến thểkhác như xu chiên, xu cheng, xú

cheng, xú ...

Màu be là màu gì?

Màu be là màu len tự nhiên, giữamàu trắng nhờ nhờ và màu nâusáng. Be là từ mượn âm tiếngPháp ( beige ).

Bài được nhiều người đọc trong tháng

chân dung (13) chính tả

(34) cây cỏ (9) cổ sử (9) dịch thuật (25) ghi chú(219) huyền thoại anh

hùng (10) huyền thoại tiếng Việt trong sángvà giàu đẹp (30) lịch sử cận đại(34) lịch sử hiện đại (101)

sưu tầm trênmạng (224) sạn (28)

thuật ngữ quân sự (38) thành ngữ & tục ngữ (11)

trang phục (10) tình dục & hôn nhân & giađình (37) tư liệu (23) từ nguyên dân gian (18)

từ điển học (26) văn chương (11)

địa danh (23) định nghĩa (21) ẩm

thực (24)

Chủ đề

chính sách ngôn ngữ (5)

giáo dục (4) giải hoặc (5)

Hán Nôm (4)

phim ảnh (3) phương

ngữ (5) sao phỏng ngữ nghĩa (4)

thuật ngữ chính trị (6)

thuật ngữ Công giáo (2) thuật ngữ ngôn ngữ học (2)

thuật ngữ toán học (1)

thuật ngữ xây dựng (2)

từ

trắc học (5) văn

hóa (3) văn nghệ (1)

347,758

A ds by V ideo P lay er A d O ptions

Chia sẻ 0 Liên kết khác Blog tiếp theo» Tạo Blog

Page 2: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 2/12

nhất là tất cả tài liệu lịch sử của chúng ta đều viết bằng

Hán văn, và một số không nhỏ các danh từ về nhân, vật,

địa danh, danh xưng ... chỉ là chữ "ký âm" mà các vị

không biết, chỉ chạy theo nghĩa tự Hán Việt.

"Lạc" Theo Nghĩa Tự Hán Việt

Trở lại với các tài liệu viết về cổ sử Việt Nam, ta thử

tìm hiểu khi viết về Lạc Việt, lạc điền, lạc hầu, lạc tướng

... người ta viết chữ "Lạc" như thế nào và với ý nghĩa gì.

Đầu tiên, Hán Thư (khoảng thế kỷ thứ nhất) dùng

chữ Lạc (mã + các), sẽ gọi là "Lạc bộ Mã", để viết

chữ Lạc Việt. Thủy Kinh Chú của Lịch Đại Nguyên (đầu

thế kỷ 6) là tài liệu cổ nhất có viết nhiều về sử Việt, có

dẫn sách Giao Châu Ngoại Vực Ký (sách viết vào thế kỷ

thứ tư, đã mất), thì viết là Lạc (các + chuy), sẽ gọi là

"Lạc bộ Chuy".

Đặc biệt chỉ riêng có các sử gia Việt Nam là viết chữ

Lạc (trãi + các), sẽ gọi là "Lạc bộ Trãi", như trong

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên đời nhà Lê (thế

kỷ 15) (1)

"Lạc bộ Mã", sách Tống Bản Quảng Vận đời nhà Tống

cho nghĩa là "Ngựa trắng, bờm đen" (2), sách nghiên cứu

về Ngữ Nguyên học của Bernhard Karlgren cũng cho

nghĩa "Ngựa trắng, bờm đen" (3), Karlgren với L. Wieger

còn cho một nghĩa khác là con lạc đà (4).

"Lạc bộ Chuy", sách Quảng Vận chú nghĩa là chim Kỵ

Kỳ. Chim Kỵ Kỳ (5) thì theo tự điển Từ Hải chính là chim

cú mèo (otus sunia japonicus) (6), sách của Karlgren

cũng chú nghĩa là một loại chim (7) cũng như sách của

Wieger (8).

Riêng về chữ "Lạc bộ Trãi", chỉ riêng có sử gia Việt là

dùng. Chữ này phải đọc là Mạch (âm Quan Thoại là Mỏ)

chỉ một dân tộc (rợ) phương Bắc Trung Quốc, hoặc là

Hạc (âm Quan Thoại là Hao) nghĩa là một loài chồn,

badger, da dùng làm áo. Chúng ta sẽ hiểu tại sao chỉ có

sử gia Việt dùng chữ này ở đoạn sau.

Với tất cả những nghĩa đó, ta thấy ngay không có

nghĩa nào để chỉ dân tộc Lạc Việt, Lạc điền, Lạc tướng

cho xuôi. Vì không thể nào người ta lấy tên chim cú mèo,

vốn được coi như loài chim quái gở, (vì thế sau này người

ta còn thay chữ "Lạc bộ Chuy" là cú mèo, thành "Lạc bộ

Mã" trong các nhân danh, địa danh Trung Quốc). Trong

flash counter

online counter

► 2014 (31)

► 2013 (396)

▼ 2012 (349)

► December (30)

► November (33)

► October (27)

► September (24)

► August (33)

▼ July (42)

Đọc Chuyện Đông Chuyện Tây 2 (VươngTrung Hiếu)

NGUỒN GỐC CỦA MỘT SỐ ĐỊA DANHTHUỘC NINH THUẬN VÀ ...

Đọc Chuyện Đông – Chuyện Tây 1 (VươngTrung Hiếu)

Y-éc-xanh là ai? (Thùy Ngân)

Văn minh kinh xáng (Nhâm Hùng)

Hùng Vương hay Lạc Vương (An Chi / HuệThiên)

Lộ biên có phải là từ Hán Việt không?

QUẢNG NAM: MIỀN ĐẤT KHAI SINH CHỮQUỐC NGỮ (Châu Y...

Do đâu có tên chồn mác?

Từ nguyên của "khăng", "săng" (Trần TrọngDương)

Cà đùi và cá đuối có liên hệ gì với nhaukhông?

Gốc và nghĩa của từ CHỈN (An Chi)

Từ nguyên của «bù nhìn» (An Chi Huệ Thiên)

Vẫn cứ là “lính nhà binh” (Năng Lượng Mới số139 ,...

Chín muồi hay chín mùi?

Không là lính thì là gì ? (Năng Lượng Mới số135 ,...

CHẾ ĐỘ THẾ TẬP VÀ NGUYÊN LAI CÁC TÊNGỌI THƯỜNG D...

NGƯỜI LẠC VIỆT PHẢI CHĂNG LÀ MỘTNHÓM LAVA CỔ? (Tạ...

Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Sáng lạng là sao?

A. de Rhodes, trả lời các ông Phạm QuangTuấn và P...

Cam Bốt là bung xung của Tàu Khựa (PhạmVũ Lửa Hạ)...

Nét đẹp văn hóa là gì?

Alexandre de Rhodes có “đạo” công trình?(Chân Luậ...

Mê muội cái gì thì tốt?

Thần tượng là gì?

Là hai hay là một?

Ai dám gọi lịch sử là con điếm?

Lưu trữ

Page 3: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 3/12

Mã" trong các nhân danh, địa danh Trung Quốc). Trong

tiếng việt còn có các thành ngữ xấu như: Mắt cú vọ, cú

dòm nhà bệnh, cú kêu ra ma, cú đói ăn con v.v.... Nếu

nói là vật tổ, thì từ trống đồng đến thần thoại chẳng thấy

có nhắc gì đến cú mèo cả.

Về nghĩa "Ngựa trắng bờm đen" thì cũng tương tự,

hơn thế nữa, bọn trí thức phong kiến Trung Quốc, với

đầu óc hẹp hòi, tự tôn và thực dân đã luôn luôn dùng

những chữ bộ khuyển (chó) để chỉ những dân tộc láng

giềng (Duẫn, Qua, Dao, Lào, Đồng). Chính vì không thích

chữ "chó ngựa" như vậy, các sử gia Việt mới dùng chữ

"Lạc bộ Trãi" để thay thế (9). Vì vậy tại sao ta thấy chỉ có

sử gia Việt Nam mới dùng chữ "Lạc bộ Trãi", và cố tình

"phiên thiết" sai như vậy, để chỉ rõ đây chỉ là chữ ký âm.

"Lạc" Là Từ Tố Tiếng Việt

Một hai học giả đã thấy được sự bất ổn khi truy nghĩa

tự Lạc theo Hán văn. Người đi xa nhất là Nguyễn Kim

Thản và Vương Lộc trong bài "Thử Tìm Nguồn Gốc Ngữ

Nghĩa của Từ Tố "Lạc" (10).

Như đã dẫn, sách Thủy Kinh Chú dẫn lại sách Giao

Châu Ngoại Vực Ký là sách cổ nhất viết về sử nước ta viết

như sau:

"Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất

đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cầy cấy) theo con

nước thủy triềụ Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là

Lạc Dân. Có Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ các quận

huyện. Ở huyện phần đông có Lạc Tướng. Lạc Tướng có

ấn bằng đồng, (đeo) giải (vải mầu) xanh. Về sau con vua

Thục đem ba vạn lính đánh Lạc Vương Lạc Hầu, thu phục

các Lạc Tướng. Con vua Thục nhân đó xưng là An Dương

Vương" (11)

Khi thấy tất cả nghĩa Hán Việt của từ Lạc đều không

thỏa mãn ý của chữ Lạc trong đoạn văn trên, thì người ta

đồng ý ngay là từ "Lạc" phải là từ tố tiếng Việt. Vậy tiếng

cổ "Lạc" có nghĩa là gì?

Nguyễn Kim Thản đã rất sáng mà đặt giả thuyết đó là

chữ có nghĩa "nước". Tuy nhiên về chứng cớ, ông chỉ tìm

được có một từ là "rạc" trong nước rạc (nước ròng), cạn

rặc (cạn hết) (12). (Cũng nên biết chữ Rạc (nôm) dùng

chữ Hán là "Lạc bộ Thủy" để ký âm). Thành ra phần phê

bình của ông thì hợp lý, nhưng ông chưa chứng minh

được giả thuyết mà ông vừa "thấy" được. Phần sau đây

chúng tôi xin trình bầy để minh chứng rõ ràng "Lạc" đúng

Ông Bùi Trọng Liễu muốn chờ đợi đến baogiờ?

Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba... ngáo ộp ! (NguyễnDư)

Mạt hạng là gì?

VĂN HOÁ HÔN NHÂN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TỪNGUYÊN HỌC VĂN ...

Nửa và nữa khác nhau thế nào?

Những chỗ sai khó ngờ trong «Từ điển thànhngữ và ...

«Hằm pà làng» và «trăm thứ bà giằn» (An Chi/ Huệ ...

Thuẫn là cái gì?

Tư duy tới hạn là cái quái thai gì?

Dịch tên Biển Đông sang tiếng Pháp như thếnào?

Tiếng Quảng Đông ơi là tiếng Quảng Đông(An Chi Hu...

Lại “kiêng húy”! (Cao Tự Thanh)

Khắt khe hay khắc khe?

Phát hiện của ai? (Quách Hiền)

► June (35)

► May (37)

► April (30)

► March (23)

► February (13)

► January (22)

► 2011 (125)

Join this sitew ith Google Friend Connect

Members (59) More »

Already a member? Sign in

Người đọc thường xuyên

Page 4: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 4/12

chúng tôi xin trình bầy để minh chứng rõ ràng "Lạc" đúng

là "Nước".

"Lạc" là "Nước"

Ta hãy nhìn vào bảng tiếng chỉ "nước của các dân tộc

được coi là đồng chủng (?) sau đây:

BẢNG 1: Việt (hiện dùng): Nước - Mạ: Đa - Churu:

Đạ - Koho: Đa - Nup: Đa - Muong: Đa - Bana: Đák - Sơ

Đăng: Đák - Cua: Đaák - Xi Tiêng: Đaác - Mường: Rác -

Việt (tiếng địa phương bắc Trung Bộ): Nác

(Nên nhớ vùng "tiếng địa phương bắc Trung Bộ" vẫn

được các nhà ngữ học coi là nơi duy nhất còn giữ được

nhiều tiếng cổ Việt)

Như vậy ta thấy rõ rệt Nác, hay Đák chính là cổ âm

của từ "Nước".

Nay chỉ còn mấu chốt giải thích từ âm tự "Nác" biến

thành "Nước". Chúng ta sẽ chứng minh có sự biến đổ từ

âm "A" thành "Ươ" như Nguyễn Kim Thản đề nghị (13),

ta có thể theo dõi các bảng so sánh sau đây:

BẢNG 2:

a) So sánh tiếng địa phương bắc Trung Bộ (cổ hơn)

với tiếng địa phương Bắc Bộ: Nác - Nước, Náng - Nướng

b) Tiếng Mường (được xem là gần với cổ Việt) so với

tiếng Việt hiện đại: Rác - Nước, Lái - Lưới

Đặc biệt là tiếng Việt hiện nay ta còn thấy rất nhiều

tiếng tương đương đang được dùng lẫn cho nhau:

BẢNG 3:

Bang / Bương (Bương ra)

Chàng / Chường (anh chường)

Đàng / Đường (đường đi)

Đang / Đương (đương cai)

Nàng / Nường (nõn nường)

Nhạt / Nhược (nhường nhược)

Nập / Nượp ( đi nượp nượp)

Rám / Rướm (rướm nắng)

Rán / Rướn (rướn cổ)

Tan / Tương (rách tương)

Đặc biệt hơn nữa là những từ Hán Việt âm "A" cũng

thường được "nôm hóa" bằng "Ươ"

BẢNG 4:

Live Traffic Feed

Real-timeview · Menu

A visitor fromHanoi, Dac Lacviewed "TÌM HIỂUTỪ NGUYÊN: Chínmuồi hay chín mùi?"13 mins ago

A visitor fromAdelaide, SouthAustralia left "TÌMHIỂU TỪ NGUYÊN:Cổ súy cho tự xử làlàm gì?" viaressources-cla.un iv-fcomte.fr 31 minsago

A visitor fromHanoi, Dac Lacviewed "TÌM HIỂUTỪ NGUYÊN: Dândã hay dân giả?" 31mins ago

A visitor fromAdelaide, SouthAustralia viewed"TÌM HIỂU TỪNGUYÊN" 32 minsago

A visitor fromHanoi, Dac Lacviewed "TÌM HIỂUTỪ NGUYÊN:Thạch nữ là gì?" 37mins ago

A visitor fromHanoi, Dac Lacviewed "TÌM HIỂUTỪ NGUYÊN:BÌNH NGÔ ĐẠICÁO: MỘT SỐVẤN ĐỀ VỀ CHỮNGHĨA - NguyễnĐăng Na" 46 minsago

A visitor from HoChi Minh Cityviewed "TÌM HIỂUTỪ NGUYÊN: Giấugiếm hay dấu diếm?"1 hr ago

A visitor from HoChi Minh Cityviewed "TÌM HIỂUTỪ NGUYÊN: Giấugiếm hay dấu diếm?"1 hr 4 mins ago

A visitor fromHanoi, Dac Lacviewed "TÌM HIỂUTỪ NGUYÊN: “Ănvóc học hay” (AnChi / Huệ Thiên)" 1hr 9 mins ago

A visitor fromHanoi, Dac Lacviewed "TÌM HIỂUTỪ NGUYÊN: Giấu

Từ Nguyên Học

MPT

Từ Trắc Học

Tác giả

A ds by V ideo P lay er A d O ptions

Page 5: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 5/12

BẢNG 4:

Khang / Khương (an khương)

Lạng / Lượng (một lượng)

Lang / Lương (lương đống)

Phang / Phương (phương hướng)

Phan / Phướn (cây phướn)

Phạt / Phược (thọ phược)

Thang / Thương (vua Thương)

Không những các âm "A" biến đổi với âm "Ươ" như

trên, mà phụ âm L/N/R còn cũng có thể thay đổi lẫn

nhaụ Thí dụ xem bảng 5. Nên nhớ R, Đ, N, L đều là âm

Răng Nướu (Dental Alveolar) chỉ khác nhau ở độ cong

lưỡi.

BẢNG 5:

Nác - Lạc - Rác

Năm - Lăm (mười) - Rằm (mười)

Nơi - Lơi - Rơi

Nép - Lép - Rẹp

Nung - Lung (lay) - Rung

Nỉ (non) - Lí (nhí) - Rỉ (rê)

Nêu - Lêu (...!) - Rêu

Ắt chúng ta còn biết một số lớn người không phát

được âm L (ông Nái Nợn ...) Đặc biệt là tất cả dân Việt

vùng biển Bắc Bộ đều phát âm L thành N.

Theo luật Ngữ học thì âm nào càng dễ đọc và được

đại đa số người ta phát âm được thì càng cổ hơn. (Đó

cũng là trường hợp đại đa số dân Việt Bắc Bộ không phát

được âm TR (vì âm đó không có trong Việt Ngữ, là sự ký

âm sai của các giáo sĩ ngoại quốc). Như vậy âm "N" chắc

chắng phải có trước âm L.

Tuy nhiên cũng cần nên biết về Ngữ Âm học lịch sử

từ nguyên học (Etymology) thì người ta chỉ chú trọng đến

từ căn (root) còn các phụ âm đầu (prefix), phụ âm cuối

(suffix) thì rất biến đổi theo thời gian và không gian.

Cũng như chỉ chú ý đến Âm Tố (Phoneme) chứ không

chú ý đến các ký hiệu ký âm.

Nhưng còn chữ Lạc nếu chỉ là ký âm thì người Trung

Quốc đọc như thế nào ? Điều quan trọng là phải biết họ

phát âm ở thời cổ như thế nào?

Page 6: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 6/12

Thật may mắn, công trình nghiên cứu về cổ âm Hán

đã được nhà Trung Hoa học nổi tiếng Karlgren nghiên

cứu. Tra từ điển của ông ta thấy cổ âm hán đọc cả ba

chữ Lạc (bộ mã, bộ chuy, bộ thủy) đều được đọc là "Lak"

(14). (Ngày nay người Bắc kinh đọc là Lo). Khi nghiên

cứu các bản văn Phạn ngữ ký âm bằng Hán tự, phát hiện

được ở động Đôn Hoàng, chúng tôi đã kiểm chứng lại sự

chính xác của Karlgren (15).

Thành ra chữ Lạc Điền chỉ là Ruộng Nước, chữ Lạc là

chữ ký âm chẳng khác nào chữ Dã Thụ là cây Dừa (Dà là

chữ ký âm của Dừa), Ba La Mật Thụ là cây B'La Mít (cây

mít), Phù là Bìu (trầu) v.v...

Nhưng ruộng nước là ruộng gì? Có gì đặc biệt ở đó?

Phải nên biết Hán tộc bắc phương, đất tổ là phía bắc

Hoàng Hà chỉ biết trồng lúa mì (ruộng khô). Phương nam

mới là nơi trưởng sinh ra phương pháp trồng lúa gạo

(ruộng nước).

Muốn trồng được lúa gạo, con người phải đạt được

trình độ văn minh cao hơn hết thẩy so với các hoạt động

kinh tế nông nghiệp khác, vì họ phải biết tính toán được

chu kỳ thiên văn, điều thủy .... bên cạnh các kỹ thuật

như làm ra được lưỡi cầy và thuần phục được trâu (15b)

(là giống vật duy nhất để cấy được ruộng nước, vốn là

một con thú hoang dữ tợn và to lớn) v.v....

Vì vậy dân tộc đầu tiên làm chủ được ruộng nước, ắt

phải kiêu hãnh lắm (so với tình trạng thời đó, thì còn hơn

là các nước Âu châu trong thời gian "cách mạng kinh tế"

của thế kỷ 19 nhiều). Thế mà dân Lạc Việt lại là dân tộc

đầu tiên trên thế giới biết đến nó, cuộc khai quật của

Wilheim G. Solheim, thuộc đại học Hawaii lại cho thấy

sau khi thử phóng xa C-14, mẫu lúa của người Hòa Bình,

cho niên đại là khoảng 3500 trước Tây Lịch, sớm hơn ở

Ấn Độ và Trung Quốc khoảng 1000 năm, nơi mà người ta

vẫn cho là quê hương của loại lúa trồng này (16).

Solheim còn tin là nếu tiếp tục tìm kiếm người ta có thể

tìm được mẫu lúa, chứng tỏ là người Lạc Việt đã biết

trồng lúa hơn bốn ngàn năm trước Tây lịch (17). Cũng

nên nhắc ở đây là qua các cuộc đào tìm này người ta đã

minh chứng một số chứng liệu cụ thể khác như nền văn

hóa Hòa Bình biết đến kim loại sớm nhất thế giới, biết

làm đồ gốm sớm nhất thế giới .... (18). Nhà địa chất học

Hoa Kỳ Carl Sauer từ năm 1952 cũng đã đặt giả thuyết

chính người Hòa Bình biết đến nông nghiệp sớm hơn hết,

Page 7: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 7/12

chính người Hòa Bình biết đến nông nghiệp sớm hơn hết,

giả thuyết này cho đến năm 1966 thì được các giáo sư

của các đại học Otago (Tân Tây Lan), Hawaii (Hoa Kỳ)

chứng minh bằng các mẫu đậu với niên đại cho bởi phóng

xạ C-14 là 10 ngàn năm trước Tây lịch (19). Cuối cùng

Solheim đặt giả thuyết nền văn hóa Hòa Bình, ở Bắc Việt

Nam có thể đã là gốc mẹ của nền văn hóa Lưỡng Thiều

Trung Quốc (nơi phát tích ra văn hóa Trung Quốc) (20).

Trở lại với từ tố "Lạc", như vậy chúng ta đã đi qua

được các chặng đường:

1.Minh chứng "Lạc" là Nước, cổ âm của tiếng Việt và

cổ Hán cũng trùng hợp như vậy (21).

2.Dân Lạc Việt bản địa là chủ nhân đầu tiên trên thế

giới biết về nghề làm "ruộng nước" (lúa gạo) và rất hãnh

diện khi nhận mình là "Lạc dân" (không thể hiểu là "người

nước" (22) như Nguyễn Kim Thản viết, mà nên hiểu là

"người có ruộng nước", "người làm chủ ruộng lúa",

"người biết làm nghề nông", giống như là "Engineer,

Actor, Artist, Administrator ... Mặc dù không ai phủ nhận

là nền văn hóa của chúng ta cho đến hiện nay vẫn đặt cơ

sở trên nền kinh tế thuộc về "nước" (nói theo kiểu

Hydraulic Society), yếu tố "sông nước" không thể tách rời

khỏi văn hóa Việt: Long Quân ... theo cha xuống biển ...

người trong một nước .... như tác giả đã viết). Vậy thì để

trả lời câu hỏi là Hùng Vương hay Lạc Vương của các cụ

đặt ra từ trước 1945, ta trả lời thế nào?

KẾT LUẬN:

Lạc Vương là Hùng Vương.

Không có vấn đề viết nhầm.

Kết luận ta có thể thoải mái mà hiểu rằng từ Lạc

trong Lạc Việt, Lạc Điền, Lạc Tướng ... dù viết theo "Lạc

bộ Chuy", "Lạc bộ Mã" hay "Lạc bộ Trãi", đều chỉ là chữ

ký âm, và ngày nay với chữ quốc ngữ, vô tình vấn đề đã

được giải quyết: chúng ta chỉ còn một chữ Lạc.

Để tìm hiểu Lạc có nghĩa là gì hy vọng bài này đã giải

quyết được câu hỏi đó. Nhưng trở lại câu hỏi, vậy thì là

Hùng Vương hay Lạc Vương? Chúng tôi đề nghị lời giải

đáp như sau:

Trước hết về thư tịch, sách cổ hơn hết là Giao Châu

Ngoại Vực Ký (thế kỷ thứ 4) do sách Thủy Kinh Chú (thế

kỷ thứ 6) dẫn lại (xem phần trên) thì đều viết là Lạc (Lạc

Vương, Lạc Điền, Lạc Tướng ... ) Trái lại sách Nam Việt

Chí (thế kỷ thứ 5) do sách Sơ Học Ký (thế kỷ thứ 7) dẫn

Page 8: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 8/12

Chí (thế kỷ thứ 5) do sách Sơ Học Ký (thế kỷ thứ 7) dẫn

lại thì đều viết là Hùng (Hùng Vương, Hùng Điền ....)

Riêng sách sử chúng ta viết về sau, nhưng đặc biệt là

tất cả đều viết là Lạc (xem phần trên), trừ danh từ duy

nhất là Hùng Vương, thì viết chữ Hùng (xem các sách

Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh, Việt Sử Lược, Đại

Việt Sử Ký Toàn Thư, v.v....)

Sử gia Ngô Sĩ Liên còn cho biết: (trước là) Lạc Tướng

sau lầm ra Hùng Tướng (Lạc Tướng hậu ngọa vi Hùng

Tướng) (23)

Trước đệ nhị thế chiến H. Maspero đọc Hán Thư cho

thấy trước thế kỷ thứ 5 sách Trung Quốc chỉ dùng từ ngữ

Lạc Vương và từ ngữ Hùng Vương chỉ thấy xuất hiện từ

sau Nam Việt Chí (thế kỷ thứ 5) nên chủ trương chỉ có

Lạc Vương, sở dĩ có từ Hùng Vương vì viết nhầm chữ Lạc

(các + chuy) thành chữ Hùng (quang + chuy). Đó có lẽ

cũng là lý của Ngô Sĩ Liên (24).

Lê Dư và hầu hết các học giả Việt Nam sau này, đều

chủ trương Hùng Vương bởi các lẽ:

1. Lạc Vương là chữ do người Trung Quốc dùng để

ghi tên Vua nước Lạc, chữ Hùng Vương mới là tên hiệu

của tổ nước Việt.

2. Chữ Lạc trong từ Lạc Việt viết với bộ trãi, và bộ mã

thì không thể lầm với chữ Hùng được.

3. Tất cả trong dã sử, truyền thuyết Việt ... qua đến

các di tích lịch sử đều viết hoặc mang danh hiệu Hùng

Vương (xem các truyện Nhất Dạ Trạch, Đổng Thiên

Vương, Lý Ông Trọng ... các địa danh Đền Hùng, Núi

Hùng ....)

Cuộc tranh luận cho đến nay chưa xong ... cho đến

hôm nay.

Chúng tôi mới được một giáo sư đồng nghiệp giới

thiệu cho biết cuốn sách mang tên là Thuyết Văn Thông

Huấn Định Thanh của Chu Tuấn Thanh thì cho thấy chữ

Lạc bộ Chuy có thể được thay thế bằng chữ Hùng

(quang + chuy): chứng cớ tên Lạc Đào nhân vật trong

sách Hán Thư, phần cổ kim nhân biểu (Lạc Đào là bạn

vua Thuấn) đã được Thi Hiệu (mưu sĩ của tể tướng đời

Tần là Thương Ưởng), tác giả Thi Tử Thập Nhị Thiên đổi

tên là Hùng Đào.

Tóm lại, chúng tôi đã trình bày ý nghĩa của từ Lạc chỉ

có nghĩa là Nước. Vì nhu cầu ghi chú, sử sách cả ta lẫn

Page 9: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 9/12

có nghĩa là Nước. Vì nhu cầu ghi chú, sử sách cả ta lẫn

Trung Quốc bắt buộc phải dùng Hán tự để ghi chép.

Riêng người Việt chúng ta thích dùng chữ Lạc bộ Trãi vì

ghét nghĩa đen của hai chữ Lạc kia: (Ngựa trắng bờm

đen, cú vọ). Việc này chỉ xẩy ra khi ta tiếp xúc với Hán

tộc và biết dùng Hán tự.

Tuy nhiên theo nghĩa đen thì cả chữ Lạc đều chẳng

tốt đẹp gì. Còn chữ Hùng thì thật là tốt đẹp hơn (đực,

trống, mạnh) như trong các từ anh hùng, hùng tráng,

hùng hồn, hùng dũng .... Vậy thì khi biết được Hán tự, có

thể chẳng cần biết đến chữ nọ thay được chữ kia, dân

Lạc Việt cũng đã tự động tôn xưng vị lãnh đạo là Hùng

Vương rồi. Thế mà tiền lệ Hùng Đạo đã có từ ba trăm

năm trước tây lịch, thì đương nhiên dân Lạc Việt phải gọi

vị quốc tổ mình là Hùng Vương thì càng đúng. Cho nên

mãi đến sau này mọi truyện thần thoại hay địa danh dân

đều kính trọng mà gọi là Hùng Vương, hội đền Hùng

v.v.... Tóm lại, Hùng là chữ khác của chữ Lạc, là danh từ

Lạc dân tôn xưng Vua của mình, không thể có chuyện

viết lầm như H. Maspero hay Ngô Sĩ Liên đã viết.

Riêng về các từ khác, Lạc điền, Lạc tướng, Lạc hầu

.... thì hoặc vì tôn trọng vị lãnh tụ nên ông Lạc hầu chẳng

dám nhận người ta gọi mình là Hùng hầu, hoặc vì Hùng

điền thì đi quá xa nghĩa nguyên thủy là ruộng nước ...

nên dân Việt vẫn tiếp tục dùng Lạc điền, Lạc hầu .... Cho

nên đến tận ngày nay chúng ta vẫn chỉ dùng chữ Hùng

Vương, còn tất cả đều là Lạc hết: Lạc hầu, Lạc tướng,

ruộng lạc ....

Riêng về quyển sách Nam Việt Chí của Thẩm Hoài

Viễn, thì ngày nay không còn, đâu đó chỉ là những đoạn

được chép lại trong Sơ Học Ký (thế kỷ thứ 7), trong Thái

Bình Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử đời Tống (thế kỷ thứ 10)

mà có lẽ đoản văn được nhiều người dẫn đi dẫn lại "Giao

Chỉ có ruộng, người ta gọi ruộng ấy là Hùng Điền, dân ấy

là Hùng Dân, quân trưởng là Hùng Vương, hữu ty là Hùng

Hầu, đất đai chia cho các Hùng Tướng". Xem thì thật

giống đoạn dẫn ở Thủy Kinh Chú (đã dẫn ở phần trên).

Có điểm khác là Nam Việt Chí thì toàn dùng chữ Hùng.

Điều này cũng dễ giải thích, hoặc là ông không còn

biết từ tố "Lạc" là Nước, và theo lối thay chữ của Thi

Hiệu, ông dùng Hùng thay cho chữ Lạc có nghĩa đen

không tốt đẹp gì vì lý do thanh nhã, lịch sự (chắc ông

phải có cảm tình gì lắm mới để tâm huyết mà viết quyển

Nam Việt Chí kia). Sử cũng nói rằng ông đã từng sống ở

Page 10: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 10/12

Newer Post Older PostHome

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Posted by Từ Nguyên Học at 09:08

Đánh giá dở (0) trung bình (0) hay (0)

Nam Việt Chí kia). Sử cũng nói rằng ông đã từng sống ở

Giao Chỉ thì ắt ông cũng biết về lý do người Lạc Việt gọi

ông tổ họ là Hùng Vương. Trái lại tác giả Thủy Kinh Chú

và Giao Châu Ngoại Vực Ký là quan lại của Trung Quốc,

một quốc gia phong kiến đang đô hộ dân Việt, ắt họ dùng

"Lạc bộ Mã" với nghĩa đen là "Ngựa trắng bờm đen" thì

cũng đúng là "sách lược khai hóa man di" lắm vậy.

VŨ THẾ NGỌC

Bát Bất Đường, San Jose Mùa Xuân7 people like this. Be the f irst of your friends.Like Share

Recommend this on Google

Enter your comment...

Comment as: Google Account

Publish

Preview

Create a Link

No comments:

Post a Comment

Links to this post

Blog

Nguyễn Tuấn Cường

ILL - InterLibrary Loan: Hệ thống mượn liên thư viện ở Harvard

3 hours ago

Future Ahead - Nguyễn Tiến Hải

Mẫu câu 27: N 대신(에) (thay cho cái gì)

6 hours ago

Khmerologie

Actualité : Interview de Sam Rainsy sur TV5 Monde

2 days ago

TIẾNG VIỆT: NGẪM NGHĨ...

CHẲNG HẠN và THÍ DỤ

2 days ago

Archaeological*Highlights - Lâm Thị Mỹ Dzung

Thôn Tư - may còn Gò Cấm!

5 days ago

Blog người hiếu cổ

Chúc mừng xuân Giáp Ngọ 2014

1 week ago

SEAsian History - Lê Minh Khai

Drunk Russians and Loyal Natives in 1901 Singapore

2 weeks ago

Từ Trắc Học

Lồng cầu từ vựng

2 weeks ago

Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn

Hán Việt Tự Điển - Thiều Chửu

Khang Hi

Les mots vietnamiens d'origine française (Đặng Thái Minh & Nguyễn Mỹ Phương)

Tra Từ

Từ Điển Trực Tuyến Việt Hán Nôm

VDict

Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức)

Tài liệu tham khảo

Từ điển:

Anh - ViệtTừ cần tra:

Tra cứu

Từ Điển Tiếng Việt

Search Dictionary

Từ Điển Ngoại Ngữ

Page 11: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 11/12

Tiếng Việt

cách mạng

2 weeks ago

sapcham

GIÁO DỤC SONG NGỮ, ĐA NGỮ Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC

TIỂN

3 weeks ago

Yêu Hán Nôm

Chùa Ngô - Phường Thạch Bàn, Long Biên

1 month ago

Ngôn Ngữ Việt Nam

Con đường chuyển nghĩa của từ đi[1]

1 month ago

tran trong duong

Đinh Bộ Lĩnh: HUYỀN THOẠI VÀ LỊCH SỬ

2 months ago

Vietnam Corpus Linguistics - Đào Hồng Thu

The Second Asia Pacif ic Corpus Linguistics Conference w ill be held at the Hong Kong

Polytechnic University March 7-9, 2014

5 months ago

Quách Hiên

Đam mỹ tiểu thuyết và Fanfiction

6 months ago

Dịch Thuật

Tên dịch chuẩn của 12 chòm sao

10 months ago

Cham Studies

Tìm hiểu tập quán của người Chăm ở Ninh – Bình Thuận và việc thực hiện các nguyên

tắc áp dụng tập quán trong Bộ luật Dân sự năm 2005).

11 months ago

Ghi Chú Ngữ Âm Tiếng Pháp

Rút cục thì ông ấy tên gì?

1 year ago

Chữ Nôm

Bài Hát Đĩ

1 year ago

Việt Nam Học

Người Hiếu Cổ

1 year ago

Research Land - Nguyễn Tuấn Cường

pengz2zmjvqzy posted an update: […]

1 year ago

Sử học và Việt Nam [lượm lặt] - Lê Minh Khai

[Dịch] Giới học thuật sử học bằng tiếng Việt bị chết

1 year ago

Tự học Hán văn

Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 7

2 years ago

Trang Chuyên Ngôn Ngữ Học - Lê Đình Tư

KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

3 years ago

Intermediate Vietnamese

Huế

4 years ago

Báo Xưa

Bảo Tàng Hồ Chí Minh

Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương

Khoa Ngôn Ngữ Học - Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội

Phê Bình Văn Học

Trung Tâm Phổ Biến và Giảng Dạy Ngôn Ngữ

Trung Tâm Văn Hóa Học Lý Luận và Ứng Dụng

Viện Nghiên Cứu Hán Nôm

Việt Hán Nôm (Phan Anh Dũng)

Web Chuyên Ngành

http://www.tienphong.vn/giao-duc/662033/Giao-su-Pham-Duc-Duong-qua-doi-tpol.html - Ngày 10 tháng 12 năm 2013

Viện Ngôn ngữ học (Vietnam Institute of Linguistics)

Lời giới thiệu "Giáo trình Ngôn ngữ học" (Nguyễn Thiện Giáp)

Ngôn Ngữ Chấm Net - Phạm Thành Long

Tư Liệu

Search

Analyse et Traitement Informatique de la Langue Francaise

Centre National de Ressources Textuelles et Lexicales

Chine Nouvelle

Chinese - English Dictionary of Modern Usage - Lin Yutang

Chinese Etymology

DICT

Dictionnaire Electronique des Synonymes - CRISCO

EUDICT

LEXILOGOS

LINGUEE

NCIKU

OLDICT

REVERSO

WORD REFERENCE

Các Trang Web Từ Điển

Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam

Bách Khoa Tri Thức - Hỏi Đáp Đông Tây

Expressio

The Historical Dictionary of the Indochina War

Wikipedia

Đại Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Tiếng Việt

Bách Khoa Thư

Tạp Chí Khoa Học Việt Nam Trực Tuyến

Văn Hóa Nghệ An

Tạp Chí

Thái Lan có thể hoãn bầu cử

Kiến Thức Ngày Nay

Page 12: Ý Nghĩa Quốc Hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

Ngày 7 tháng 2 năm 2014 TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN: Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt (Vũ Thế Ngọc)

http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/y-nghia-quoc-hieu-lac-viet-vu-ngoc.html 12/12

Thư Viện Quốc Gia Việt Nam - Báo Chí

University of Florida Digital Collection

Thư Viện Quốc Gia Việt Nam - Sách Đông Dương

IREL

Văn khố

Simple template. Powered by Blogger.

A ds by V ideo P lay er A d O ptions