Transcript
Page 1: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

10 bước cơ bảnKhởi sự Kinh doanhKhởi sự một doanh nghiệp cũng giống như bạn tích luỹ tiềnbạc để xây một ngôi nhà trong mơ. Có thể với một số ít người, điều đó rất đơn giản, tuy nhiên với bạn lại là cả một chặng dàiphấn đấu.

Vì vậy, bạn không thể bắt đầu từ số không!

Page 2: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

1. Bán cái thị trường cần

• Nghĩa là:– Nghiên cứu kỹ nhu cầu và mong đợi của khách hàng và thị trường trước khi

quyết định sản xuất sản phẩm hoặc chọn lựa sản phẩm để bán.

1. Bán cái thị trường cần (không phải bán cái mình có)

VD: tôi có khả năng nấu phở rất ngon, tất cả mọi người đều ca ngợingon hơn nhà hàng cạnh nhà. Đồng thời tôi cũng là người thích nấu ănvà thích phục vụ mọi người ăn ngon.

Quanh chỗ tôi ở đã có tới 4 hàng phở. Buổi sáng và trưa mọingười đi làm thường ăn rất đông, nhưng không có hàng bún nào(chính tôi và gia đình cũng nhiều khi thích ăn bún mà phải đi rấtxa).

Thay vì sẽ cạnh tranh với hàng nấu phở (vì tôi nấu phở ngon hơnnhà hàng); tôi tìm học công thức nấu một số loại bún ăn sáng/ ăntrưa (bún đậu, bún riêu, bún cá…) để mở một hàng ăn.

Page 3: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

2. Xây nhà từ móng

• Nghĩa là:– Ai cũng biết không thể xây nhà từ nóc. Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp đã khởi

sự bằng cách làm sẵn nóc nhà (định hình mô thức Sản phẩm – Doanh thu - Lợinhuận) trước khi làm móng.

Móng nhà: Nền tảng, mục tiêu và tầm nhìn của Doanh nghiệp. Nói một cáchcụ thể, bạn phải trả lời được câu hỏi: điều gì thôi thúc bạn quyết định xâydựng doanh nghiệp của mình.

Nếu mục tiêu đơn giản chỉ vì lợi nhuận, bạn sẽ không đủ kiên nhẫn để vượtqua sóng gió.

Mục tiêu của một doanh nghiệp phải hướng về khách hàng, hướng vềthị trường. Lợi nhuận chỉ là phương tiện để bạn đạt được mục tiêu đó.

Page 4: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

3. Bản vẽ Kỹ thuật

• Nghĩa là:– Giống như việc xây nhà, trước hết phải có bản vẽ kỹ thuật, quy định chi

tiết số lượng vật liệu và cách thức xây dựng. Ngôi nhà càng lớn thì bảnvẽ kỹ thuật càng phải chi tiết.

– Bản vẽ kỹ thuật trong việc khởi sự doanh nghiệp chính là bản mô tả chi tiết kế hoạch kinh doanh.

• Hãy bắt đầu bằng các phác thảo gạch đầu dòng về Khách hàng, sản phẩm, thịtrường, cách thưc bán hàng, cách thức phân phối, định giá và đội ngũ nhân sự

• Bước tiếp theo là bạn cần lấp đầy các gạch đầu dòng bằng những mô tả chi tiết. Những bảng tính, số liệu so sánh, thông tin về đối thủ cạnh tranh … cần phảiđược thống kê.

• Cuối cùng, để hoàn thiện Bản vẽ kỹ thuật là bảng hạch toán chi phí. Bạn cũngphải vạch ra được một bảng tính toán về chi phí, doanh thu dự kiến, tỷ lệ lợinhuận dự kiến, thời gian hoàn vốn…

Page 5: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

• Để xây dựng một doanh nghiệp, các sáng lập viên thường phải tự đảm nhiệm nhiềukhâu trong tổ chức bộ máy. Một sáng lập viên sẽ có thể đảm nhiệm chức danhtrưởng phòng bán hàng, trưởng phòng Marketing, trưởng phòng nhân sự, trưởngphòng tổ chức hành chính…

• Để thực hiện tốt điều này, các chuyên gia khuyên bạn nên có “bản vẽ kỹ thuật” thậtchi tiết. Trong “bản vẽ” này, bạn sẽ mô tả kỹ lưỡng chức năng, nhiệm vụ, quyềnlợi,… của từng chức danh cụ thể.

• Bạn đảm nhiệm chức danh nào, sẽ phải thực hiện toàn bộ công việc của nhiệm vụđó. Chỉ khi nào bạn đủ kinh phí để thuê ngoài nhân sự phù hợp, thì bạn mới có thểtự rút lui để “được” thăng chức cao hơn.

3. Bản vẽ Kỹ thuật

Page 6: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

4. Bản vẽ Phối cảnh

• Nghĩa là:– Ngôi nhà của bạn trông sẽ như thế nào? Không ai có thể hình dung được nếu

không có bản vẽ phối cảnh.

– Tương tự, doanh nghiệp của bạn sẽ chỉ giống như một ngôi nhà được xây thôhàng loạt nếu không thể/không được mô tả bằng hình ảnh.

Giống như việc xây nhà, rất nhiều chủ nhà tiết kiệm chi phí bằngcách chỉ cần một bản vẽ phối cảnh sơ bộ (thậm chí với một ngôi-nhà-hàng-loạt, người ta không cần cả bản vẽ phối cảnh.

Page 7: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

• Bản vẽ phối cảnh đối với doanh nghiệp chính là:

– Bản tuyên ngôn về sứ mệnh của Doanh nghiệp

– Bản mô tả triết lý kinh doanh và văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp

– Nhận diện Thương hiệu (logo, slogan, hình ảnh định vị, thông điệp truyền thông, hệ thống nhận diện…).

4. Bản vẽ Phối cảnh

Page 8: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

• Bản vẽ phối cảnh hay hình ảnh nhận diện được cho là đạt yêu cầu khi:- Thể hiện được thần thái, sở thích, nhân sinh quan của chủ nhà/ hay triết lýkinh doanh và tầm nhìn của tổ chức.

- Phù hợp với kích thước, vị trí và mô hình của ngôi nhà – Resort rất đẹp và đángmơ ước, nhưng không thể áp dụng vào một ngôi nhà ống ở thành phố.

- Phù hợp về kinh tế. Chi phí để vẽ bản vẽ chi tiết phải phù hợp với kinh phí xâydựng ngôi nhà. Không quá thấp để không trả đủ chi phí cho nhà thiết kế chuyênnghiệp; nhưng không quá cao để chủ nhà bị thâm hụt ngân sách.

- Phù hợp với “gia cảnh” của chủ nhà hay phù hợp với đối tượng công chúng vàkhách hàng mục tiêu dự kiến của tổ chức

4. Bản vẽ Phối cảnh

Page 9: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

• Để có được một bản vẽ phối cảnh đạt yêu cầu, cần tối thiểu 2 điều kiện:

+ Ý tưởng (do chủ nhà đích thân mô tả chi tiết về những mong muốn, sở thích, guthẩm mỹ…). Điều này thường được thực hiện thông qua một bảng hệ thống các câuhỏi từ đơn giản đến chi tiết (bản Brief). Người chủ càng mô tả chi tiết và cung cấpđầy đủ thông tin thì nhà thiết kế/tư vấn càng có cơ hội đáp ứng tối đa nhu cầu.

+ Ý đồ thực hiện thiết kế - CONCEPT (phụ thuộc vào trình độ và kỹ năng nắm bắt ý tưởng của Nhà thiết kế). Nhà thiết kế/ tư vấn sau khi có bản Brief, trước tiên sẽ phảixây dựng được cho chủ nhà một quy trình xuyên suốt để lột tả được ý tưởng.

4. Bản vẽ Phối cảnh

Page 10: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

Nguyên tắc vàng:

1. LÀM ĐÚNG TỪ ĐẦU. Xây dựng doanh nghiệp là cả một chặng đường dài. Thương hiệu cũng vậy. Tuy nhiên xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệulà việc bạn có thể làm ngay từ đầu.

2. “Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ”. Bạn hoàn toàn có thể tạo dựng cho ngôi nhà vàdoanh nghiệp của mình một hình ảnh nhận diện tốt, khác biệt và gợi cảm bằngmột nguồn kinh phí tối thiểu.

3. Đơn giản là hoàn hảo. Bạn có thể nhìn thấy điều này qua logo và triết lý củacác thương hiệu hàng đầu. Tối giản đường nét và màu sắc cho Logo cũng là mộtbiện pháp cắt giảm chi phí.

4. “Tiền nào của đấy”. Một mức chi phí cao cho phép nhà tư vấn và thiết kế cũngcấp sản phẩm chất lượng tốt hơn nhờ đội ngũ nhân sự cao cấp và chuyên nghiệphơn. Hãy cân nhắc khả năng chi trả của bạn để lựa chọn được đối tác phù hợpnhất. Đặc biệt, một đối tác tốt sẽ giúp bạn có “cả gói sản phẩm” với nhiều giá trịgia tăng thay vì chỉ có “sản phẩm lõi”.

4. Bản vẽ Phối cảnh

Page 11: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

5. Thợ Xây

• Khác với việc xây nhà, chủ nhà có thể giao phó toàn bộ ngôi nhà của mình cho chủthầu.

• Xây dựng doanh nghiệp đòi hỏi các sáng lập viên phải chung sức (với các đội thợ kỹthuật) hoặc tự mình thực hiện nhào vôi, trộn vữa, bê gạch, lăn sơn ....

• Không một “chủ nhà” nào có thể tự xây nhà một mình.

• Người thầu khoán có tay nghề càng cao, thì ngôi nhà được xây càng tiết kiệm, nhanh chóng.

• Ngoài người thầu khoán, các chủ nhà còn có thể thuê thêm Kỹ sư giám sát côngtrình để giám sát tiến độ và chất lượng nhà

Page 12: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

5. Thợ Xây

• Trong việc xây dựng doanh nghiệp, các thợ xây chính là toàn bộ đội ngũ nhân sự vàcác tổ chức/ dịch vụ thuê ngoài.

• Nếu không có kinh nghiệm về Kế toán và Đăng ký doanh nghiệp, bạn ngay lập tứcnghĩ đến việc thuê ngoài vì cho rằng “chuyên nghiệp vẫn hơn”.

• Không có kinh nghiệm về Marketing và Setup doanh nghiệp, tại sao bạn không dựavào trình độ của chuyên gia tư vấn?

• Các chuyên gia tư vấn chính là Kỹ sư giám sát công trình cho việc “xây nhà”

Page 13: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

6. KHAO ĂN MỪNG NHÀ MỚI

• Cuối cùng thì ngôi nhà mà bạn dành nhiều tâm sức để xây dựng cũng đã hoàn tất.

• Khao ăn mừng nhà mới không đơn giản là việc mời quan khách đến dự buổi lễ ramắt doanh nghiệp mà là toàn bộ quy trình tung sản phẩm và giới thiệu lần đầu doanhnghiệp/ sản phẩm ra thị trường.

• Quy tắc vàng:Không có cơ hội thứ hai cho lần đầu tiên.Vì vậy cần chuẩn bị thật tốt để giành được thiện cảm ngay trong lần đầu tiên đó.

Page 14: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

6. KHAO ĂN MỪNG NHÀ MỚI

• Quy trình tung sản phẩm và giới thiệu lần đầu doanh nghiệp/ sản phẩm ra thị trườngvới mỗi mô hình tổ chức khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên có một sốnguyên tắc bạn không nên bỏ qua:

– Xây dựng bộ Sales kit thật chi tiết và bắt mắt.

– Đóng gói sản phẩm: Mỗi sản phẩm được bán ra nếu chỉ đáp ứng được các tínhnăng kỹ thuật, thì mới chỉ được xem là “sản phẩm lõi”. Để giành được thiện cảm, sản phẩm của bạn nên được đóng gói với những quy chuẩn chỉ riêng bạn cungứng, đã được nghiên cứu để đáp ứng mong đợi của Khách hàng mục tiêu (đượcgọi là lợi ích mong đợi và lợi ích kỳ vọng).

Page 15: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

6. KHAO ĂN MỪNG NHÀ MỚI

• Quy trình tung sản phẩm và giới thiệu lần đầu doanh nghiệp/ sản phẩm ra thị trườngvới mỗi mô hình tổ chức khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên có một sốnguyên tắc bạn không nên bỏ qua:

– Tận dụng triệt để mọi cơ hội để được biết đến. Quảng bá và giới thiệu bảnthân ở tất cả mọi nơi phù hợp với khách hàng và kinh phí của bạn. Nếu bạnchưa biết gì về Marketing truyền miệng và marketing xã hội thì đây là lúc bạnnên tìm hiểu về nó.

– Kiểm soát toàn bộ thông tin. Hình ảnh của bạn ở bên ngoài phải là chính bạn, nhưng đẹp hơn và lôi cuốn hơn. Đây chính là hiệu quả của “Bản vẽ phối cảnh”hay “hình ảnh nhận diện”.

– Thương hiệu của bạn do người tiêu dùng/ khách hàng quyết định. Vì thế“khách hàng là thượng đế” không chỉ đúng, mà còn luôn đúng

Page 16: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

7. SỐNG Ở NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC

1. Ngôi nhà do chính bạn xây dựng có một ý nghĩa đặc biệt mà chỉ những ngườichủ ngôi nhà mới cảm nhận hết. Vì vậy đừng bao giờ đòi hỏi nhân viên của bạnsẽ bảo vệ thương hiệu nếu chính bạn không làm điều đó.

2. Dưới mái nhà, những thành viên cùng chung sống có cảm nhận được sự ấmáp và tình thân ái, có cùng chung một định hướng hay không hoàn toàn phụthuộc vào người chủ nhà, cũng như vào “thần thái” mà bản vẽ phối cảnh chi tiếtđã thể hiện.

3. Nhân sự của tổ chức sẽ yêu mến doanh nghiệp và thương hiệu, nếu bạn chohọ lý do để yêu mến.

4. Ngôi nhà, cũng giống như thương hiệu, có thể bị xuống cấp hoặc bị suy giảmniềm tin, nếu bạn chỉ quan tâm tới “vẻ bề ngoài”.

Page 17: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

7. SỐNG Ở NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC

Quy tắc vàng:Hãy đối xử với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp… như cách mà bạnmuốn được đối xử.Bạn sẽ có không chỉ khách hàng trung thành.

5. Nguyên tắc WIN – WIN. Hãy là một chủ nhà hiếu khách và đáng mến. Bạnkhông chỉ sống một mình, mà với cả cộng đồng. Vì vậy càng giảm thiểu đối thủ, tăng cường đồng minh, bạn càng có lợi.

Page 18: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

8. Nhà bạn trị giá bao nhiêu cây vàng?

– Thông thường chúng ta chỉ quan tâm tới việc ngôi nhà đang ở giá bao nhiêu, khi … muốn bán. Đa phần các doanh nghiệp cũng có tư duy như vậy.

– Tuy nhiên, với những nhà đầu tư thành công. Họ ước lượng được giá trị ngôinhà sau khi xây xong sẽ có giá… gấp bao nhiêu lần chi phí bỏ ra để xây dựng.

– Xây dựng doanh nghiệp cũng vậy. Hãy là một doanh nghiệp có giá. Và sẵnsàng để bán.

– Bất kỳ ai cũng mơ ước được làm việc và được phục vụ bởi một doanh nghiệpcó giá!

Page 19: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

9. Cơi nới nhà cửa8. Nhà bạn trị giá bao nhiêu cây vàng?

– Doanh nghiệp có giá, vì có Thương hiệu

– Thương hiệu không định giá được? Vậy giá cổ phiếu của nhiều thương hiệusao lại cao hơn nhiều lần giá trị thực do cổ phiếu đó đại diện?

– Thương hiệu là cái duy nhất còn lại và cũng là cái duy nhất cho giá trị kỳvọng lớn gấp nhiều lần chi phí đầu tư .

Page 20: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

9. Cơi nới và nâng cấp

Ngôi nhà hạnh phúc đã đem lại một nguồn sinh khí cho tất cả mọi thành viên. Doanh nghiệp của bạn cũng vậy, sự đầu tư đúng và kỹ lưỡng ngay từ đầu đãhỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh. Doanh thu dự kiến cho phép bạn nghĩtới nhiều việc nâng cấp hoặc thậm chí là mở rộng ngôi nhà của mình.

- Cơi nới chồng tầng; mở rộng diện tích hoặc nâng cấp bằng cách gia tănggiá trị các thiết bị trong ngôi nhà cũng giống như việc mở rộng doanhnghiệp theo chiều dọc (mở rộng dòng sản phẩm), chiều ngang (liên kết, sátnhập, tăng thêm lĩnh vực hoạt động).

Page 21: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

9. Cơi nới và nâng cấp

- Việc cơi nới, nâng cấp nhà cửa có thể phá vỡ cảnh quan và những ấn tượngđẹp về cấu trúc trong ngôi nhà của bạn.

- Việc mở rộng các lĩnh vực kinh doanh hoặc các dòng sản phẩm một cáchkhông tính toán, có thể giúp bạn gia tăng lợi nhuận ngắn hạn, nhưng lại làmhỏng hình ảnh thương hiệu và nguy hiểm hơn, làm giảm giá trị thương hiệu củabạn. Về lâu dài, việc này ảnh hưởng đến “giá trị thực có thể bán được” củathương hiệu.

Page 22: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

9. Cơi nới và nâng cấp

- Để mở rộng doanh nghiệp một cách hiệu quả, hãy xem lại bản vẽ phối cảnh.- Hình ảnh nhận diện cho thương hiệu của bạn là gì? Hiện tại hình ảnh này

có cần được làm mới không?- Triết lý kinh doanh của bạn vẫn không thay đổi, hay bạn có ý định nào

khác?- Nguyên tắc:

- Bám sát vào triết lý kinh doanh và hình ảnh thương hiệu. Điều này giống như một“biên giới” và bạn có thể làm nhiều việc trong phạm vi tới hạn đó.Đây cũng là lý do vì sao bạn cần quan tâm tới khả năng “nâng cấp” nhà cửa ngay từlúc bắt tay xây nhà.

- Một bản vẽ phối cảnh và bản vẽ chi tiết tốt, phải cho phép và mô tả cách thứcmở rộng và nâng cấp nhà cửa trong một phạm vi nhất định (mà không làm phá vỡcảnh quan và kết cấu).

- Nếu bạn thực sự thấy cần thiết phải mở rộng “biên giới”, thay vì cơi nới, nângcấp, hãy nghĩ đến việc “TÁI ĐỊNH VỊ”.

Page 23: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

10. Phá dỡ xây mới, nên chăng?

- Có một điều đặc biệt may mắn là, thương hiệu nếu được chăm sóc tốt, thì khácvới một ngôi nhà, thương hiệu không có vòng đời mà có thể trường tồn. Đã cónhiều thương hiệu hàng đầu chứng minh điều này.

- Tuy nhiên, cũng giống như việc xây nhà. Một số ngôi nhà sẽ bị phá dỡ khôngphải vì đã quá cũ nát, mà vì không còn phù hợp với cảnh quan (ngoại cảnh) vànhu cầu (nội tại) của chủ nhân.

- Doanh nghiệp có thể chết, giải thể, nhưng nếu bạn đầu tư xây dựng tốt, thươnghiệu vẫn sẽ (có thể) tồn tại với một chủ sở hữu khác.

Page 24: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

10. Phá dỡ xây mới, nên chăng?

- Thương hiệu chỉ chết. Khi nó không còn nằm trong ký ức của khách hàng vàcông chúng.

- Thay vì khai tử thương hiệu, người ta thường chọn phương án Tái ĐỊNH VỊthương hiệu.

- Tái định vị, là việc bạn làm lại bản vẽ phối cảnh hoặc thậm chí, bản vẽ kỹ thuậtcủa toà nhà.

Nguyên tắc: Phải cân nhắc và nghiên cứu kỹ cảm nhận của công chúngvề thương hiệu của bạn. Đôi khi “thương hiệu” trong tâm trí công chúngkhác hẳn với hình ảnh thương hiệu mà bạn định hướng.

Page 25: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu

Về tác giả

ThS Đặng Thanh Vân là sáng lập viên và Giám đốc điều hành Công ty Thanhs. Với 15 năm kinh nghiệmtrong lĩnh vực Tư vấn xây dựng thương hiệu và thực hiện truyền thông, ThS. Đặng Thanh Vân đã thamgia xây dựng nhiều thương hiệu thành công và là giám đốc thương hiệu (cho thuê) của nhiều công ty.

Bên cạnh đó, ThS. Đặng Thanh Vân cũng tham gia tư vấn, giảng dạy chiến lược thương hiệu, định vịthương hiệu, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho nhiều tổ chức đào tạo và doanh nghiệp.

ThS. Đặng Thanh Vân là tác giả của nhiều bài báo và bài nghiên cứu về hoạt động xây dựng thươnghiệu, đăng tải trên nhiều phương tiện báo chí và forum.(Ms.) Đặng Thanh Vân. M.A

Mọi thông tin góp ý và phản hồi xin vui lòng gửi vềCông ty Tư vấn Thương hiệu và Truyền thông THANHSwww.thanhs.comhttp://thanhsbranding.blogspot.com/http://gobrand.blogspot.com/http://vn.linkedin.com/in/thanhs

Trân trọng cám ơnSự theo dõi của quý vị tới tài liệu này !

Page 26: 10 buoc khoi nghiep va xay dung thuong hieu