Transcript

Miền ngoại ô thơm hương thảo mộc

Diệu vợi non nước Vũ Quang

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 383 - 5017THỨ BẢY, NGÀY 31/3/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tăng cường quán triệt, học tập và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII

XEM TIẾP TRANG 2

Hanh phuc trong môt gia đinh yêu nghê thuât truyền thống

4

Vùng rau Trại Mát, ngoại ô thành phố Đà Lạt. Ảnh: Nguyễn Nghĩa

Dương Quang Tín - từ đam mê đến thành công trong nhiếp ảnh nghê thuât

6

1 TUẦN CON SỐ

Năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ 52,28 tỷ đồng cho 8 công ty lâm nghiệp thực hiện công tác quản lý và chi trả giao khoán, bảo vệ rừng.

Nguồn: UBND tỉnh

Sữa đỏ5Truyện ngắn:

HOÀNG KHÁNH DUY

TRANG 11

TRANG 8

Năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng với

tinh thần trách nhiệm, cùng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, công tác xây dựng Đảng luôn được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục đổi mới, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên được nâng lên. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị đã tạo những chuyển biến đáng kể về nhận thức, ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ, đảng viên; dân chủ trong Đảng và đồng thuận trong xã hội được phát huy...

Năm 2017, trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh

đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, trên cơ sở những hạn chế, khuyết điểm năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc khắc phục hạn chế, khuyết điểm, tập trung vào một số nội dung trọng tâm. Đó là: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp; thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh và giải quyết một số vấn đề bức xúc, nổi cộm như: công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; quản lý bảo vệ rừng, khai thác khoáng sản; kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư; công tác xét xử các vụ án...

Hệ thống đập hạ lưu ngăn dòng tích nước của hồ. Ảnh: T.X

2 THỨ BẢY 31 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Qua kết quả kiểm điểm năm 2017, hầu hết các cấp ủy, tổ chức đảng đều khẳng định tập thể cấp ủy, ban thường vụ có nhiều chuyển biến trong khắc phục hạn chế, khuyết điểm năm 2016 và những phát sinh năm 2017 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Đã chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm. Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, những khó khăn, vướng mắc; rà soát các dự án đầu tư, tạo điều kiện để chủ đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện. Đồng thời xử lý, thu hồi các dự án không triển khai, dự án vi phạm Luật Bảo vệ, phát triển rừng, khai thác lâm sản, khoáng sản... Đa số các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy các cấp đã cơ bản khắc phục những hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII. Qua theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện, nhiều cấp ủy, cơ quan, đơn vị có những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo. Tuy mới là kết quả bước đầu

nhưng đã tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Với sự chỉ đạo quyết liệt, nghiêm túc, trách nhiệm của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng nên đã tạo được sự chuyển biến tương đối về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Cán bộ, đảng viên nhận biết rõ hơn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ để đề phòng, chống và từng bước đẩy lùi, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh đó, cấp ủy các cấp đã quan tâm xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình, từng bước khắc phục tính hình thức; xây dựng chi bộ thực sự là hạt nhân chính trị, lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở...

Tuy đạt một số kết quả quan trọng

song thời gian tới, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII cần tập trung khắc phục sớm một số hạn chế, khuyết điểm sau: Công tác quán triệt, học tập và tổ chức thực hiện ở một số cơ sở chưa sâu, chưa kỹ; một số nhiệm vụ nêu trong Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện chưa kịp thời, chưa đồng bộ, đồng đều. Việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa chưa triệt để. Biểu hiện: tinh thần, thái độ trong học tập nghị quyết của Đảng chưa nghiêm; tinh thần, trách nhiệm, tác phong, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực thi công vụ còn nhũng nhiễu; tính tiên phong, gương mẫu chưa cao; chất lượng, hiệu quả làm việc còn thấp. Một số cán bộ, đảng viên rơi vào chủ nghĩa thực dụng, cơ hội, vụ lợi, kỷ luật không nghiêm. Một số ít cán bộ, công chức, đảng viên không dám đấu tranh với các tư tưởng lệch lạc, sai trái...

LAN HỒ

Tăng cường quán triệt, học tập... TIẾP TRANG 1

Đà Lạt cho vay gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ tạo việc làm

Sửa chữa các công trình kỷ niệm 125 năm Đà Lạt

Kỷ niệm 125 năm hình thành và phát triển, thành phố Đà Lạt đang đề

xuất các cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương tiếp tục

đầu tư triển khai bảo dưỡng, duy tu các công trình đường phố trên địa bàn.

Được biết, đây là tổng kinh phí 40 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công thuộc kế

hoạch trung hạn năm 2016-2020. Trong đó năm 2017, thành phố Đà Lạt đã thực hiện hoàn thành gần 21 tỷ đồng duy tu, sửa chữa 3 công trình đường Hồ Tùng

Mậu, Trần Quốc Toản và Bà Triệu. Còn lại hơn 19 tỷ đồng trong năm

2018, thành phố Đà Lạt đề xuất tiếp tục sửa chữa nâng cấp vỉa hè, hệ

thống thoát nước, chiếu sáng, thảm bê tông nhựa nóng các tuyến đường phố gồm: Lê Hồng Phong (744 m); Trần Quốc Toản (1.722 m - đoạn từ cầu Ông Đạo đến ngã ba Đinh Tiên

Hoàng và từ cầu Amsuze đến ngã ba Sương Nguyệt Ánh); Nam Kỳ Khởi

Nghĩa (430 m); Phan Như Thạch (450 m); Tô Hiến Thành (350 m).

MẠC KHẢI

Tích cực chăm lo cho cán bộ, hội viên phụ nữ và các gia đình chính sáchNhững năm qua, công tác phối hợp với

chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp thăm hỏi, động viên, chăm lo cho cán bộ, hội viên phụ nữ nghèo và các gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, các chức sắc tôn giáo tiêu biểu luôn được Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng chú trọng, quan tâm.

Trong những tháng đầu năm 2018, đặc biệt là trong dịp Tết nguyên đán xuân Mậu Tuất, các cấp hội trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội, tri ân, chăm lo cho cán bộ, hội viên phụ nữ và các gia đình chính sách như: Tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng 2.699 phần quà cho cán bộ hội ở chi tổ, hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ neo đơn, các gia đình chính sách, nữ công nhân Công ty quản lý công trình đô thị Đà Lạt có hoàn cành khó khăn, con em cán bộ hội vượt khó học giỏi, nữ phạm nhân chấp hành

tốt án phạt tù… trị giá hơn 820 triệu đồng (trong đó cấp tỉnh tặng 293 phần quà trị giá 140 triệu đồng, cấp huyện và cấp xã tặng 2.406 phần quà trị giá hơn 680 triệu đồng).

Qua đây đã kịp thời động viên cán bộ, hội viên phụ nữ và các gia đình khắc phục khó khăn, yên tâm lao động sản xuất để xây dựng quê hương Lâm Đồng giàu đẹp. NGUYỄN THỊ THỦY

Tặng quà cho phụ nữ nghèo huyện Đơn Dương.

ĐỨC TRỌNG: Kêu gọi 9 dự án văn hóa thể thao

Bà Huỳnh Thị Phúc - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho

biết: Huyện đang tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, trong đó

kêu gọi đầu tư 9 dự án trên lĩnh vực văn hóa thể thao.

Cụ thể, có 2 dự án là khu liên hiệp thể thao Liên Hiệp và khu trung tâm văn hóa thể thao thị trấn Liên Nghĩa với diện tích trên 8 ha, đây sẽ là nơi

đáp ứng nhu cầu văn hóa, thể dục, thể thao đáp ứng nhu cầu cho mọi

đối tượng. 6 dự án đầu tư các trường mầm non tư thục Hiệp An, Hiệp

Thạnh, Phú Hội, Tân Hội, Ninh Loan, Liên Nghĩa, các trường mầm non này sẽ đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập

cho gần 640 trẻ trên địa bàn.Dự án trường trung cấp nghề Đức

Trọng, nơi đào tạo lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, UBND huyện Đức Trọng thông báo rộng rãi, công khai đến mọi đối tượng, trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có năng lực tìm hiểu, nghiên

cứu dự án tại địa phương.SONG AN

ĐAM RÔNG: Chi trên 530 triệu đồng cho công tác PCCCR

Bước vào mùa khô 2017 - 2018, huyện Đam Rông được UBND tỉnh phân bổ trên 530 triệu đồng để thực

hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Nguồn kinh phí trên được sử dụng để sửa chữa bảng dự báo cấp

cháy rừng, tháp canh, làm lán canh lửa tạm thời, mua dụng cụ chữa cháy và

xây mới 3 bảng nội quy về phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, làm hàng chục km đường băng cản lửa, phát dọn và

xử lý thực bì ở những khu vực có nguy cơ cháy cao. Nhờ vậy, đã góp phần

hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại do cháy rừng gây ra, tình hình cháy

rừng cơ bản được kiểm soát.LÊ TUẤN

UBND thành phố Đà Lạt vừa phê duyệt cho vay gần 1,7 tỷ đồng triển khai 35 dự án hỗ trợ duy trì, tạo việc làm mới trên địa bàn.

Cụ thể có tất cả 35 hộ gia đình trên địa bàn 10 xã, phường được giải quyết

cho vay mỗi hộ từ 30 - 50 triệu đồng để triển khai 35 dự án, thời hạn cho vay từ 24 - 60 tháng với mức lãi suất 6,6%/năm. Hàng tháng các hộ vay trả nợ gốc 6 triệu đồng.

Trách nhiệm của hộ gia đình làm chủ

35 dự án nói trên phải tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, trả nợ gốc và tiền lãi suất đầy đủ, đúng hạn hàng tháng, bảo đảm mục tiêu vay vốn hỗ trợ, duy trì và mở rộng tạo việc làm ở địa phương.

VĂN VIỆT

Sáng ngày 28/3, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) và chuyên đề học tập làm theo Bác năm 2018.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe đồng chí Lê Văn Tòa - Giám đốc Trung tâm thông tin Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, truyền đạt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XII (NQTW6) gồm:

Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã

được nghe đồng chí Vũ Thị Hồng Vĩnh - Trưởng Phòng Lý luận chính trị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, quán triệt chuyên đề học tập và làm theo Bác với nội dung: “Xây dựng phong cách tác phong công tác của người đứng đầu của cán bộ đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”.

N.MINH

Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) và chuyên đề học tập làm theo Bác năm 2018

3 THỨ BẢY 31 - 3 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

LONG NGUYỄN

Rời quê để lập nghiệpDẫn phóng viên đi thăm gian

nhà kính rộng 7.000 m2, ông Tài nhớ lại: “Vào Lâm Đồng từ năm 2008, sau khi để vợ con ở lại mảnh đất Hưng Yên, tôi mua hơn hai sào cà phê để làm, nhưng sau đó lại thấy vất vả và năng suất thấp nên đã phá bỏ cà phê rồi quyết trồng hoa đồng tiền để làm giàu”.

Nhiều năm ở Hưng Yên trồng rau, nên sau khi đi những bước đầu trong ngành hoa tại thủ phủ của các loài hoa, ông Tài tỏ ra khá nhanh nhạy, nắm được các yêu cầu kỹ thuật cũng như cách chăm sóc hoa đồng tiền. Đến năm 2010, ông Tài đã đón vợ cùng các con vào Lâm Đồng để cùng trồng hoa và đã làm được những gian nhà kính đầu tiên.

Cùng thời gian đó, ông đã “lân la” đến các nhà vườn trồng hoa lâu năm ở làng hoa Vạn Thành để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật cũng như cách chăm sóc cho cây hoa đồng tiền. Đến nay, lão nông đã là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân xã Tà Nung, được đi tham quan nhiều mô hình và dự các lớp tập huấn sẽ giúp ông vững vàng về kiến thức để truyền lại cho các thành viên trong chi hội của mình vươn lên làm ăn chính đáng.

Tiên phong trong công nghệHiện tại, mỗi ngày gia đình

Trồng hoa công nghệ cao, lão nông thu tiền tỷĐến xã Tà Nung, TP Đà Lạt, Lâm Đồng hỏi thì không ai không biết ông Phạm Văn Tài - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân xã Tà Nung. Ông nổi tiếng bởi sự mạnh dạn và quyết đoán trong làm nông nghiệp, người tiên phong trong việc đưa hệ thống tưới nhỏ giọt vào trồng hoa đồng tiền ở Tà Nung.

ông Tài thu hoạch trên 6.000 cành hoa đồng tiền, những ngày lễ tết có thể lên đến mười ngàn cành. Những ngày bình thường giá hoa chỉ khoảng 1 ngàn đồng/cành thì mỗi tháng gia đình ông cũng thu về 100 triệu đồng khi đã trừ hết các chi phí, chăm sóc, thuốc, phân...

“Để cây hoa cho năng suất và chất lượng, kỹ thuật chăm sóc

chúng cũng khá đơn giản, chỉ cần tỉ mỉ là có thể nhẹ nhàng kiếm tiền, không vất vả như làm các loại cây công nghiệp hay hoa màu khác”, lão nông chia sẻ.

Chi hội trưởng cho hay, để cây phát triển tốt nhất trong quá trình xuống giống đến khi thu hoạch xong, người làm hoa đừng tiết kiệm quá mà hãy đầu tư bài bản. Với 1.000 m2 người dân cần

làm sạch cỏ rồi bỏ 600 bao phân dê, 300 bao phân bò. Tiếp theo, cần san đều phân hữu cơ ra sau đó cho máy xới vào xới đều sau từ 25 - 30 cm. Cuối cùng là san phẳng, lên luống và xuống giống.

Để cây phát triển tốt nhất, người trồng cần đánh luống rộng khoảng 1 m, các luống cách nhau 40 cm, trong đó mỗi luống có thể trồng từ ba đến bốn

hàng. Với cách làm như vậy, ông Tài đã có hoa bói từ tháng thứ 3 kể từ khi xuống giống. Các ngày 1, 10, 20 trong tháng cần phun thuốc phòng các bệnh như phấn trắng, nhện đỏ, sâu vẽ bùa hay đốm mắt cua. Theo ông, các loại sâu bệnh hại này sinh sản theo chu kì 10 ngày nên người dân cần phun phòng chứ không phun chữa.

Hiện tại, gia đình ông áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, với công nghệ tưới này gia đình ông đỡ được rất nhiều chi phí về thuốc, nhân công, thời gian... đặc biệt vườn rất ít cỏ sẽ giúp người trồng nhàn nhã hơn. Hệ thống nhà kính của ông làm hoàn toàn bằng tre, không làm bằng giàn sắt. Bởi theo ông nếu địa hình đất không bằng phẳng, lộng gió, nếu có gió to thì giàn sắt sẽ bị tốc mái. Nhưng nếu làm bằng tre thì giàn mái sẽ có độ “giãn”, không như giàn bằng sắt, cứng và không thể chịu được nếu gió quá to.

Bên cạnh bán hoa, hiện tại ông đã được cấp chứng chỉ du lịch canh nông của thành phố Đà Lạt, ông đã chủ động liên kết với các công ty du lịch để đưa khách về tham quan. Sắp tới, ông Tài dự định sẽ ký hợp đồng để đưa hoa xuất khẩu sang Trung Quốc với giá cao hơn trong nội địa, nhưng chất lượng hoa ông sẽ phải cải thiện cao hơn, đường kính cần 13 cm, cao trên 55 cm.

Sáng ngày 28/3, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh

phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông Elcom tổ chức Hội thảo Ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp, chủ trang trại nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, thành phố Đà Lạt.

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, hiện nay, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh có khoảng 51.799 ha sản xuất, trong đó cây rau có diện tích 18.968 ha, cây hoa 3.623,8 ha, cây chè 6.335 ha, cây cà phê 19.884,9 ha. Các công nghệ được áp dụng trong sản xuất NNCNC như nhà kính 4.041 ha, 1.037 ha nhà lưới; công nghệ tưới kết hợp bón phân tự động, thủy canh 20 ha; trên 60 ha ứng dụng công nghệ điều khiển tự động, bán tự động về nhiệt độ, độ ẩm…; máy phân loại sản phẩm.

Đến nay có 8 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ứng dụng mạng lưới kết nối Internet (IoT) trong nông nghiệp công nghệ cao

công nhận là doanh nghiệp NNCNC; 15 doanh nghiệp, cơ sở ứng dụng công nghệ thông minh (IoT) vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế (nhờ giảm nhân công lao động), nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm đồng thời góp phần vào hiện đại hóa khâu sản xuất.

Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và

Bảo vệ thực vật cho biết, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đánh dấu sự phát triển bùng nổ của các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, công nghệ sinh học, công nghệ nano… Việc ứng dụng mạng lưới thiết bị kết nối Internet đang trở thành công nghệ có xu hướng ảnh hưởng ngày càng lớn đến đời sống con người, tác động rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong tương lai và là xu thế tất yếu của thế giới.

Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế số và hội nhập với cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc ứng dụng IoT là rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực thế mạnh của Lâm Đồng là nông nghiệp. Mặc dù Lâm Đồng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong thời gian vừa qua, song việc ứng dụng IoT trong nông nghiệp công nghệ cao thời gian tới cần được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt đưa vào sản xuất những thiết bị, máy móc thông minh hơn, tự động hóa cao hơn, giúp cho người dân có sản phẩm mới chất lượng hơn.

HOÀNG YÊN

Hội thảo ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

VinEco là một trong những doanh nghiệp sử dụng công nghệ IoT.

Lão nông Phạm Văn Tài bên vườn hoa đồng tiền. Ảnh: L.N

4 THỨ BẢY 31 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

Hanh phuc trong một gia đinh yêu nghệ thuật truyền thống

Truyện ngắn: HOÀNG KHÁNH DUY

Giữa khuya, sương đêm rơi bì bõm trên tàu lá. Một giọt sương long lanh khi được ánh trăng

tháng sáu rọi vào. Đồng khuya thinh vắng, tiếng cuốc kêu, tiếng gió xô những chiếc lá va vào nhau xào xạc. Chốc lát tiếng dưa nứt làm đôi vang lên giòn giã trong không gian. Mùi dưa ngọt mật ngạt ngào. Dường như có một dòng sữa đỏ tươi trào ra trong từng thớ dưa mọng nước, dòng sữa đỏ chảy qua đám cỏ mềm rồi êm đềm trôi xuống bờ lưng trần trụi của Vĩnh. Vĩnh tỉnh dậy thấy mình nằm trên cỏ, sương với đất trộn lẫn vào nhau tạo thành một thứ bùn đặc sệt, ươn ướt. Cổ họng Vĩnh khô khốc, cậu há miệng ra rồi ngậm lại mấy lần mong chờ giọt sương rơi vào nhưng vô vọng. Tay Vĩnh nỗ lực bươn quào nắm chặt chiếc lá trong tay, chiếc lá dập nát, mùi diệp lục ngai ngái bay lên. Cậu cảm giác toàn bộ cơ thể đang quằn quại trong cơn đau, vết thương rỉ máu, vết bầm, vết của gai góc cứa vào da thịt Vĩnh tê tái dưới cái lạnh giá của đêm khuya.

Vật vã mãi cuối cùng tay Vĩnh chạm được vào một vật gì tròn vo, bóng lưỡng. Tròn như trái banh Vĩnh tranh với lũ trẻ trong làng thuở còn tấm bé. “Trời ơi, dưa”, Vĩnh reo thầm, sự thèm thuồng tan chảy trong khuôn miệng buôn buốt của cậu. Khát thế này mà có quả dưa nhâm nhi thì còn gì bằng? Vĩnh tự nhủ: Giá mà có mẹ ở đây, chắc chắn mẹ sẽ lấy con dao trong bếp bổ dưa cho cậu ăn, Vĩnh sẽ nhai ngấu nghiến, sẽ húp vòn vọt cái chất ngọt thanh tao màu đỏ cho căng bụng mới thôi. Sực nhớ ra điều gì, Vĩnh thổn thức gọi: “Mẹ, mẹ ơi!...”. Tiếng Vĩnh đứt quãng, Vĩnh cố hít một hơi thật sâu lấy sức rồi gân cổ gọi thêm lần nữa: “… Mẹ…!”. Bốn bề im bặt. Ngọn gió vờn qua lay chiếc lá vật vờ trong màn đêm. Thực tại phũ phàng, mẹ vụt tan vào đêm. Mắt Vĩnh ầng ậng

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Trao giải Cuộc thi Sáng tác video clip hát Quốc ca “Tự hào Tổ quốc Việt Nam”

Sau hơn 2 tháng phát động và triển khai, cuộc thi đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Ban Tổ chức đã nhận được 295 video clip dự thi từ 71 trường

cao đẳng, đại học, học viện trên cả nước và 2 hội sinh viên Việt Nam ở nước ngoài (Thái Lan, Pháp). Phần lớn các clip được dàn dựng công phu, chất lượng

QUYNH UYÊN

Xuất thân trong một gia đình nông nghiệp, lớn lên trên quê hương

Kinh Bắc (huyện Quế Võ, Bắc Ninh), từ nhỏ, những làn điệu quan họ như ngấm vào máu của ông Hải, bà Thúy. Tuổi thơ của họ đã cùng truyền tay nhau chép những bài quan họ cổ, để mỗi buổi trưa hè, lại cùng nhau tập hát, tự luyến láy, tự lảy cho ra chất quan họ, cùng hát cho nhau nghe. Gia đình không ai làm nghệ thuật, thời đó phương tiện nghe nhìn không có, đời sống văn hóa tinh thần chỉ là những buổi sinh hoạt văn nghệ “cây nhà, lá vườn” của các bà các mẹ, các anh chị trong thôn, xóm, ông bà tự “học hát”, tập hát. Từ tuổi học sinh, cả ông Hải, bà Thúy đều tham gia vào đội văn nghệ của làng, của xã, hát các làn điệu quan họ, diễn tiểu phẩm chèo cổ. Khác làng, khác xã nhưng khi trưởng thành ông bà đã bén duyên nhau vì cùng có giọng hát hay, cùng có niềm đam mê với nghệ thuật truyền thống.

Cuộc sống khó khăn hơn khi có con, năm 1983, hai vợ chồng ông bà Hải - Thúy đã đưa 2 con còn rất nhỏ vào Đà Lạt sinh sống. “Gia tài” mang theo từ quê hương chẳng có gì, chỉ là những làn điệu quan họ, khi nhớ quê lại mang ra hát ru con. Thời gian đầu vất vả, ông bà làm đủ thứ công việc như trồng rừng, làm vườn, thầu trông cá hồ Xuân Hương… và lại thêm một đứa con nữa ra đời trên quê mới. Dường như được nghe hát ngay từ khi nằm trong bụng mẹ nên 3 đứa con của ông bà (1 trai, 2 gái) khi lớn lên ai cũng yêu ca hát, đặc biệt là dân ca quan họ. Cuộc sống khó khăn dần cũng qua đi khi các con khôn lớn, thành đạt. Mỗi lần nhớ quê về thăm, quà quê mang vào là những chiếc áo tứ thân mớ ba, mớ bảy, khăn mỏ quạ, khăn đóng, áo the, nón quai thao, cùng các đạo cụ biểu diễn là ô, quạt, sáo, nhị… Những tiết mục văn nghệ cả gia đình cùng dàn dựng, cùng biểu diễn trên các sân khấu của phường, của thành phố, của tỉnh là những làn điệu quan họ đã gây ấn tượng mạnh với người xem và trở thành những tiết mục độc đáo từng đoạt giải cao tại các liên hoan như: Liên hoan dân ca hát và hát ru (giải nhất), Liên hoan gia đình nghệ thuật lần thứ I của tỉnh (đoạt giải nhì), tham dự cuộc thi gia đình tài tử do Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh tổ chức (vào bán kết)… Ngoài tham dự các cuộc thi, liên hoan, gia đình ông bà Hải -

Gia đình ông Nguyễn Xuân Hải (1955) bà Mai Thị Minh Thúy (1958) trú tại 14 Nguyễn Hồng Thái, Phường 10, Đà Lạt nổi tiếng là “Gia đình tài tử” bởi từ nhiều năm qua họ cùng nhau đứng trên những sân khấu góp mặt trong hầu hết các sự kiện văn hóa văn nghệ quần chúng của địa phương. Cả gia đình 3 thế hệ, ai cũng là những “liền anh, liền chị” đang cùng nhau gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân ca quan họ ở thành phố hoa.

Thúy còn mang lời ca tiếng hát của mình đến với chương trình văn nghệ mang nhiều ý nghĩa như: cùng Hội Người khuyết tật tỉnh biểu diễn ở chợ đêm Đà Lạt để quyên góp từ thiện giúp người khuyết tật bị bệnh hiểm nghèo, cùng CLB thơ Lâm Đồng hát tại các sự kiện, các ngày lễ lớn, tham gia biểu diễn phục vụ các tiết mục văn nghệ chào mừng nhân các đại hội đoàn thể ở phường, thành phố.

Ở vào tuổi hơn 60 bà Thúy vẫn giữ được nét đẹp nhuần nhụy của cô gái quan họ, giọng hát vẫn luyến láy, lảy làm say mê người am hiểu quan họ. Khi đứng trên sân khấu cùng ông Hải, họ trở thành cặp “liền anh, liền chị” có duyên từ phong thái biểu diễn đến ánh mắt trao nhau làm toát lên cái tình của người quan họ không chỉ trên sân khấu mà cả giữa đời thực. 3 người con của ông bà đã trưởng thành, dù đã lập gia đình, đã sinh cho ông bà 2 cháu nội, 4 cháu ngoại, mỗi người đều có công việc bận rộn, nhưng họ luôn dành thời gian để cùng nhau đi biểu diễn. Có dịp được xem 3 thế hệ trong một gia đình, ông bà và các con hát, các cháu nội, ngoại múa phụ họa mới thấy hết sự đầm ấm, hạnh phúc và giá trị tinh thần do nghệ thuật truyền thống mang lại. Sở thích, niềm say mê với các làn điệu quan họ đã gắn kết các thành viên, các thế hệ trong gia đình lại với nhau. Để có một tiết mục lên sân khấu biểu diễn hoàn hảo, cả 3 thế hệ trong gia đình ông bà phải cùng nhau sắp xếp thời

gian ngày nghỉ để luyện tập, cùng hát, cùng múa cho ăn ý, chỗ nào chưa hợp lý thì cùng nhau đóng góp chỉnh sửa, uốn nắn. Vì thế, tổ ấm của ông bà ở 14 Phạm Hồng Thái (Đà Lạt) luôn vang lên lời ca, tiếng hát của cả gia đình.

Từ tình yêu nghệ thuật của gia đình ông bà Hải - Thúy, đã hình thành nên một nhóm dân ca quan họ quy tụ được nhiều người có cùng sở thích yêu nghệ thuật truyền thống, thường xuyên tập luyện, sinh hoạt văn nghệ, biểu diễn, cùng gặp nhau hát cho bớt nhớ quê. Nhóm văn nghệ của ông bà đã có 8 thành viên, tự mua sắm trang phục, đạo cụ, thường xuyên đi biểu diễn phục vụ nhân dân, tham gia hội diễn văn nghệ ở địa phương. Bên cạnh hát lời cổ, ông Thúy bà Hải cùng các thành viên trong nhóm còn đặt lời mới cho các làn điệu quan họ thêm sức sống, viết các tiểu phẩm, hoạt cảnh dân ca mang tính chất tuyên truyền về xây dựng đời sống văn hóa, gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Trong đó 10 bài hát ngợi ca thiên nhiên tươi đẹp, con người Đà Lạt thanh lịch, hiền hòa, mền khách đã thường xuyên được hát và đi bào lòng người: “Lên phố hoa giữa trập trùng thông thơ mộng/ sương thấm lạnh đôi bờ vai/ Hồ Xuân Hương in nền trời xanh vương nắng/ Lãng đãng mây ngàn như dáng ai làm duyên/Chúm chím môi hồng, yêu quá ơi ngàn hoa” (làn điệu Cây trúc xinh)… Xuân đã về là nay trăm hoa đua nở/ Cánh én mỏng trao liệng giữa

non ngàn/ Lung linh mặt hồ in bầu trời xanh biếc xanh/Thông reo rì rào, Đà Lạt đẹp như bức tranh… (theo làn điệu Tương phùng tương ngộ)

Với tình yêu nghệ thuật, gia đình ông Nguyễn Xuân Hải - bà Mai Thị Minh Thúy đã trở thành tấm gương đẹp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của dân ca quan họ, làm lan tỏa sức sống của một di sản văn hóa trên quê mới.

Ba thế hệ gia đình ông bà Hải - Thúy cùng biểu diễn trên sân khấu. Ảnh: Q.Uyển

Các đơn vị đoạt giải Cuộc thi Sáng tác video clip hát Quốc ca “Tự hào Tổ quốc Việt Nam”.

5 THỨ BẢY 31 - 3 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Sữa đỏ

nổi rồi mẹ ạ!”.“Trời ơi, chạy đi mà!” - mẹ mếu

máo - “Mẹ van. Đừng gục ngã…”.Vĩnh khuỵu xuống rồi đứng lên

chạy tiếp, mấy lần như vậy. Được một quãng thì Vĩnh lạc mẹ, một mình bơ vơ giữa đêm tối không người. Và… Vĩnh ngất. Con cuốc ăn đêm kêu thẽ thọt ngoài bờ sông vọng về buồn đứt ruột tan gan. Cậu uốn éo môi miệng định gọi mẹ thêm lần nữa, để mẹ nghe, để mẹ biết được con mẹ đang chơi vơi giữa đồng dưa ma mị. Trước lúc lịm người Vĩnh vẫn còn ngửi thấy mùi dưa thơm cuộn tròn trong đêm đen tịch mịch. Cái mùi dưa ấy, thơm tho gì đâu mà cứ bám riết lấy Vĩnh từ đoạn đời này đến đoạn đời khác, từ phong ba này đến thăng trầm khác rồi trở về ngay trong lúc Vĩnh cô đơn cùng tận. Vĩnh nằm trên đám dưa xanh, giấc mơ chập chờn gọi thức những tháng năm ngọt ngào buồn tủi...

Đâu đó ngày cũ, Vĩnh khát khao được một lần nằm giữa đồng dưa để thỏa thuê đón những dòng sữa đỏ ngọt ngào thấm vào gan ruột. Người ta nói ước mơ là điều chưa có trong hiện tại nhưng chắc chắn sẽ

hôm nay gạo trong khạp vun đầy, chiếc áo sơ mi cũ xì rách tươm của Vĩnh được thay bằng cái áo mới, mùi lần hồ còn vẹn nguyên trên vải. Vĩnh hỏi thì mẹ cười, mẹ bảo dành tiền rồi mua. Mà áo mẹ vẫn rách. Vĩnh thắc mắc. Mẹ lại lặng im. Trong khoảnh khắc mặt đất và bầu trời được bao trùm bởi tối tăm, tịch mịch, khoảng cách giữa mẹ và Vĩnh là khoảng cách giữa hai trái tim, chỉ có mấy bước thôi mà tưởng như vời vợi. Vĩnh cố kìm nén lòng mình, giọng run run như sắp khóc:

“Về thôi mẹ!”.Nhưng không kịp nữa rồi...Đoàn người tay đuốc tay dao

vung lên sáng loáng đang từ từ tiến tới. Tim Vĩnh như rơi xuống hố sâu không đáy. Vĩnh vọt miệng:

“Thổi đèn đi mẹ. Nhanh lên!”.Mẹ thổi “phù” một cái, đèn nhấp

nháy ngọn lửa rồi tắt hẳn. Vẫn còn ánh sáng ngọn đuốc rực một vùng đồng soi đường cho người làng tìm ra kẻ đã hái trộm dưa của họ khiến vụ mùa hao hụt. Và họ nhìn thấy mẹ: mái tóc rũ, mặt hốc hác, dáng vẻ tiều tụy, yếu ớt… Ai đó la:

“Bắt lấy nó, quân ăn trộm”.Mẹ giật mình nắm lấy đôi bàn

tay của Vĩnh, hét:“Chạy con!”.Và họ lao vào màn đêm...Màn đêm như cuộc đời. Mẹ con

Vĩnh như thân củi: một tươi rói, một khô ran, đang bềnh bồng ngụp lặn.

Những nhát đánh giáng xuống bờ lưng của người đàn bà tội nghiệp. Phình phịch. Khóc. Van xin. Tiếng chửi… Tất cả hợp thành một thanh âm hỗn loạn, tạp nham. Ở đó không có chỗ cho lòng vị tha. Ở đó, người ta chỉ nghĩ về những tờ giấy xanh đỏ mà bỏ quên điều chân thành nhất trong cuộc đời. Trong đớn đau, cậu nghe được tiếng mẹ:

“Vĩnh ơi, có sao không con?”.Vĩnh không đáp. Mẹ hỏi tiếp,

gọi để biết con của mẹ có còn tồn tại trên đời này hay không. Để mẹ chở che. Để mẹ gánh chịu. Mẹ choàng người ngang cơ thể Vĩnh. Anh đẩy mẹ ra, choàng ngược lên trên. Trong đớn đau tột cùng, người mẹ vẫn gắng gượng bảo vệ đứa con của mình trước đòn roi uy lực. Tận bến bờ của tủi nhục, đơn côi, đau đớn, thiên chức của người mẹ trở nên mãnh liệt hơn; trái tim người mẹ tỏa sáng hơn bao giờ hết. Mẹ vùng dậy, mẹ xô những người máu lạnh kia ra nhanh tay kéo Vĩnh chạy vùn vụt trong biển đêm đầy gió, vừa chạy vừa nói:

“Chạy thôi con, rời khỏi làng, mẹ con mình sẽ làm lại cuộc đời”.

Vĩnh trách:“Mẹ trộm chi để mình khổ thế này!”.Mẹ sựng lại, đắng nghẹn. Không

chần chừ thêm nữa, mẹ nắm tay Vĩnh chạy tiếp. Vĩnh thấy lòng ân hận vô cùng khi nói ra cái lời trách oán… Có đôi lần người ta lạc mất nhau. Chỉ vì một lời nói…

Chạy được một đỗi, Vĩnh cảm nhận bàn tay mình trống hoác. Quay lại không thấy mẹ đâu. Vĩnh bàng hoàng gọi mẹ, tiếng Vĩnh xé nát màn sương phủ mờ, vẫn chưa ra khỏi đồng dưa. Chỗ bị đánh túa máu, gai nhọn đâm vào khiến Vĩnh không thể nào lê chân đi được nữa. Vĩnh khóc:

“Mẹ ơi, trời ơi! Mẹ tôi đâu rồi?”.Giá mà trời sáng...

có trong tương lai. Và khát khao tận hưởng hương thơm ngạt ngào của dưa mọng đầu mùa đã thật sự đến với cậu trong đêm sương. Anh đón lấy mùi hương, vị ngọt, những dòng sữa đỏ… không bằng niềm vui mà bằng nỗi đau, roi đòn, cô độc. Càng về khuya, thanh âm con cuốc kêu sương càng thắt thẻo vi vút lưng trời, mơ màng gieo vào giấc mộng của anh cung bậc u sầu, lạc lõng.

Mùa êm đềm trôi. Những ngày vào mùa, tiết trời thường lạnh. Chiều đến bằng ngọn gió thổi vùn vụt từ ngoài đồng vào trong nhà mang theo hương dưa chín rộ. Người làng í ới gọi nhau mau mau ra đồng hái dưa để kịp cân cho thương lái. Ghe thương hồ vẫn thường lui tới quãng sông này, thong thả neo lại ít hôm rồi nổ máy rời bến. Mùa về không vội vã, tín hiệu báo mùa là chim xanh ríu rít gọi bạn tình trên cây chùm ngây đầu làng. Quả dưa to tròn, đầy đặn, chỉ cần một tác động nhỏ của con chim chào mào vô tư sà xuống đất mổ lấy mổ để lập tức vỡ ra, văng tung tóe. Vẩn vơ tiếc rẻ, người làng đua nhau ra ruộng cắt dưa rồi dùng xe đẩy chuyển về chất trước sân nhà.

... Vĩnh bật người ngồi dậy. Căn nhà vắng tanh, ánh đèn dầu chong ở đầu giường tỏ một quầng chập chờn in hình lên vách lá. Mọi đêm cậu vẫn thường nghe tiếng mẹ ho, nhất là những khi đêm gần về sáng. Cơn ho ấy cứ tái đi tái lại hành hạ mẹ qua từng mùa. Ho thì mẹ ra đồng cắt cỏ trứng vịt, bạch hoa thảo về giã nhuyễn lấy nước mà uống. Mấy lần Vĩnh kêu mẹ ra trạm y tế khám cho mau khỏi, mẹ chần chừ rồi lại thôi. Vĩnh biết mẹ sợ tốn tiền. Vĩnh lớn lên, lưng mẹ dần còng xuống, sức mẹ yếu dần. Mẹ như bóng mây chiều không che nổi hoàng hôn. Nửa đêm, cậu hốt hoảng chạy đi tìm mẹ, tìm khắp nhà rồi theo con đường mòn chạy ra đồng dưa hun hút. Bóng đêm đặc quánh, u huyền. Bóng đêm muôn đời ẩn chứa một ma lực mà bất kì ai, bất kì một nhà khoa học nào cũng không thể lí giải được uy lực muôn đời của nó. Một ngọn đèn lơ thơ giữa đồng. Ánh lửa được bọc kín bốn bên chỉ chừa một lỗ nhỏ phía bên trên khiến gió không thể len vào thổi tắt. Đèn sáng, bóng ai lom khom làm công việc gì mà khuôn mặt gục như tủi, như hờn, như gánh nhục nhã trên đôi vai gầy còm xơ xác. Vĩnh ngớ ngẩn:

“Trời, mẹ đang làm gì dưới đó, hả mẹ?”.

“Suỵt”. Mẹ ra hiệu, Vĩnh im lặng trong chốc lát, anh ngây người, đứng như chôn chân chân vào đêm. Bỗng dưng cổ họng Vĩnh nghẹn, cậu nấc nấc rồi nói dấp:

“Mẹ trộm à? Mẹ đi trộm dưa của người ta hả mẹ?”.

“Trộm”, chữ ấy có cay nghiệt chi đâu mà xoáy sâu vào tim mẹ đau điếng. Phải chăng chữ “trộm” vốn dĩ mang nỗi nhục nhã ê chề, trời cho người đôi bàn tay là để làm lụng dẫu vất vả gian lao chứ không phải đi tận hưởng thành quả của người khác trong âm thầm, lén lút? Mẹ nhìn quả dưa trên tay rồi nhìn chăm chăm vào Vĩnh. Trong đêm tối mịt mờ, mắt mẹ đọng hai hạt nước trong ngần, sáng lóa. Hình như khi người ta lạc cảm xúc theo chiều thương đau, bất lực, sức mạnh nội sinh sẽ giảm dần. Quả dưa trên tay mẹ rơi xuống đất, tiếng “bụp” vang lên. Mẹ trố mắt nhìn dưa vỡ tan, dòng nước thấm vào trong đất. Người bà đà giấu nước mắt vào đêm. Kẻ tóc xanh lần thời gian qua từng hạt sương của trời hay của mắt. Thảo nào mấy

nước. Cổ họng rát buốt, Vĩnh cầm nắm bàn tay dùng hết sức bình sinh của mình bổ mạnh vào quả dưa. Cậu bổ được hai, ba lần bỗng nghe tiếng “bụp” giòn rụm vang lên. Dưa nứt, những mảnh dưa vỡ ra nằm ngổn ngang trên đất bùn. Vĩnh mừng trong bụng. Cậu sờ soạn lẩm bẩm đếm được ba mảnh, nước chảy thành dòng, cậu run run nắm chặt một dòng rồi cho vào trong miệng. Bỗng Vĩnh thấy đầu lưỡi mình mặn chát, bên trong dợn lên một thứ nước dưa đỏ lòm, hương vị kì quái nửa như bùn, nửa như máu. Cậu nôn thốc nôn tháo. Mùi dưa ấy không giống như mùi của những quả dưa ngày xưa Vĩnh ăn trong lần đi ngang qua ruộng dưa xanh tít tắp, thơm nức mũi. Cũng chẳng giống vị dưa Vĩnh thưởng thức trong cái đêm đen đúa kinh hoàng...

Nửa đêm, gió thốc. Gió cuối mùa thổi vù vù bên tai, gió như trăm ngàn sợi dây vô hình giăng mắc trong đêm sương, xé toạc những ngọn dưa đang rập rờn nhảy múa. Vĩnh mơ hồ nắm lấy đôi bàn tay gầy guộc của mẹ, chạy mãi, chạy mãi. Đôi chân Vĩnh đạp nát những quả dưa, nước dưa lành lạnh chạy ngược từ bàn chân lên tận phía sau gáy. Mẹ thở hồng hộc, Vĩnh cũng thở, anh hỏi:

“Mình chạy đi đâu, hả mẹ?”.Mẹ Vĩnh lắp bắp:“Mẹ không biết. Cứ chạy đi, con!”.Vậy là Vĩnh chạy theo mẹ, trên

trời đen, mặt đất đen, khoảng không ở giữa cũng đen. Đôi lúc mồ hôi túa ra khiến tay Vĩnh trơn tuột khỏi bàn tay của mẹ. Mẹ hốt hoảng chộp vào màn đêm, cậu chới với, trong khoảng khắc tay cậu chạm được vào tay mẹ. Bàn tay mẹ lúc này lạnh cóng, không phải bàn tay ấm áp vẫn thường vỗ lưng Vĩnh ngủ mỗi đêm dài. Vĩnh bật khóc:

“Chân con đau quá, con chạy hết

Minh họa: Phan Nhân

Trao giải Cuộc thi Sáng tác video clip hát Quốc ca “Tự hào Tổ quốc Việt Nam”

“Sao mai” Hương Ly giành giải Nhi tai cuộc thi âm nhac quốc tế

Ca sĩ Lại Thị Hương Ly của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã giành được giải Nhì tại cuộc thi âm nhạc quốc tế “Kyushu music concour 2018” vừa diễn ra tại Kumamoto, Nhật Bản.

Cuộc thi “Kyushu music concour” được tổ chức hằng năm dành cho các tài năng trẻ nghệ thuật âm nhạc đến từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á. Đây là lần thứ 20 cuộc thi được tổ chức, đã thu hút hơn 1.000 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới tham dự. Cuộc thi diễn ra trong 10 ngày tại nhiều phòng hòa nhạc khác nhau trong thành phố Kumamoto.

Cuộc thi chia thành nhiều bảng thi như thanh nhạc, piano..., dành cho các lứa tuổi dưới 18 tuổi và từ 18 đến 25 tuổi. Bảng thi này thu hút nhiều thí sinh là các nghệ sĩ thanh nhạc chuyên nghiệp đến từ Nhật Bản, Trung

Quốc… Hội đồng giám khảo là 4 giáo sư uy tín của Nhật Bản. Việt Nam có 2 thí sinh dự thi ở bảng thanh nhạc dành cho lứa tuổi từ 18 đến 25 tuổi, đó là giọng bass Phan Trung Kiên và giọng soprano Lại Thị Hương Ly. Cả hai đều đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Sinh năm 1993, Hương Ly đã sở hữu nhiều giải thưởng cao như: Giải 3 Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 2015 dòng Dân gian; Cúp vàng tại Festival âm nhạc Châu Á Thái Bình Dương năm 2017 tại Hồng Kông (Trung Quốc); Giải 3 Sao Mai toàn quốc năm 2017 dòng Thính phòng; Giải Nhất Huy chương vàng Tài Năng trẻ toàn quốc năm 2017 và mới đây là Giải Nhì cuộc thi Kyushu music Concuour 2018 tại Nhật Bản.

TS tổng hợp (theo hanoimoi.com.vn) XEM TIẾP TRANG 12

tốt, có hình ảnh đẹp, ý nghĩa. Ban giám khảo đã lựa chọn

được 30 video clip có chất lượng tốt nhất tham gia vòng bình chọn trực tuyến trên website chính thức của cuộc thi, thu hút gần 195.000 lượt truy cập và gần 39.000 lượt bình chọn trực tuyến của sinh viên và cộng đồng.

Tại Hà Nội, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam vừa tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác này.

Kết quả, Ban Tổ chức cuộc thi đã trao giải thưởng cho 3 đơn vị có nhiều tác phẩm dự thi nhất; trao 1 giải Nhất (Hội Sinh viên Việt Nam Trường Đại học Phạm Văn Đồng, tỉnh Quảng Ngãi), 1 giải Nhì, 3 giải Ba, 5 giải Khuyến khích, 1 giải bình chọn trực tuyến nhiều nhất cho các video clip dự thi.

6 THỨ BẢY 31 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

ĐINH TIÊN HOÀNG -VỊ HOÀNG ĐẾ ĐẦU TIÊNCỦA VIỆT NAMSAU THỜI BẮC THUỘCNăm 944, Ngô Quyền mất, triều

đình rối ren. Các thổ hào, tù trưởng nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi các con của Ngô Quyền (Ngô Xương Lập, Ngô Xương Văn) chết (năm 954 và 965), đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn. Nổi lên 12 vùng đất biệt lập do 12 thủ lĩnh đứng đầu, lịch sử gọi là “Loạn 12 sứ quân”. Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện, dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Đinh Bộ Lĩnh, người làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), là con thứ của Thứ sử Đinh Công Trứ (Thứ sử Châu Hoan, kiêm Ngự phiên Đô đốc dưới thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền); mẹ là Đàm Thị. Sau khi cha mất, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ và đám gia nhân về quê Đại Hoàng sinh sống. Uy thế chính trị của cha đã tạo cho cậu thiếu

KIỀU NINH

Là người con của Đà Lạt, Lâm Đồng, vùng đất với lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, cảnh đẹp

nên thơ quyến rũ lòng người, là vùng đất du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng và đặc biệt hiện nay đang phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đứng đầu cả nước, NS nhiếp ảnh Dương Quang Tín rất yêu và tự hào về Đà Lạt, anh muốn quảng bá hình ảnh Đà Lạt đến với công chúng trong cả nước và ra thế giới thông qua ống kính.

Có lẽ nhiếp ảnh đến với anh như một mối... duyên. Ngay từ nhỏ, Dương Quang Tín đã có sở thích, đam mê chụp hình. Năm 1995, anh gặp một người bạn học nghề quay phim, chụp ảnh ở TP Hồ Chí Minh động viên theo “nghề” này. Song, khi về Đà Lạt không có điều kiện mở tiệm nên anh đã cùng chung với bạn mở tiệm quay phim, chụp hình. Trong suốt 3 năm, anh vừa làm, vừa học bạn, quan sát từ cách khai thác góc chụp, tạo kiểu ảnh và một số thao tác xử lý ảnh... Anh tự mày mò tìm đọc sách báo, tạp chí để học hỏi thêm kinh nghiệm chụp ảnh.

Năm 1998, Câu Lạc bộ Nhiếp ảnh Đà Lạt được thành lập, Dương Quang Tín hăng hái đăng ký tham gia. Theo anh, tham gia Câu Lạc bộ để có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm từ anh em đồng nghiệp. Tác phẩm “Đồi Sương” là tác phẩm đầu tiên của anh được chọn triển lãm quốc tế tại Đan Mạch vào năm 1998.

Đầu năm 2002, anh được kết nạp vào Hội Văn học - Nghệ thuật Lâm Đồng chuyên ngành Nhiếp ảnh. Chuyên khai thác đề tài NNCNC, với niềm đam mê, sáng tạo, anh đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, được công chúng đón nhận. Tác phẩm của anh được đăng trên các báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương, tham gia triển lãm… Cuối năm 2002, Dương Quang Tín được kết nạp vào Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Từ đây anh say sưa “dấn thân” vào con đường sáng tác ảnh nghệ thuật đến tận bây giờ và có lẽ suốt đời!

NNCNC là đề tài khó, phải là người yêu nhiếp ảnh, yêu nông nghiệp thì mới làm được. NS Dương Quang Tín là người có hai tố chất ấy, đó là đam mê nhiếp ảnh và yêu nghề nông nghiệp. Anh là người trực tiếp làm nông nên hiểu được công việc lao động sản xuất như quy trình chăm sóc, từ đó, đã khám phá ra nhiều nét đặc sắc riêng có của người nông dân thông qua ống kính để mang đến với công chúng. Để có được những tác phẩm đẹp đòi hỏi người sáng tác ngoài việc nắm vững kỹ thuật, còn phải có duyên bắt nhanh những khoảnh khắc, cảm xúc, có được những ý tưởng tạo hình... Để có những “khoảnh khắc vàng”, có lúc

Dương Quang Tín - từ đam mêđến thành công trong nhiếp ảnh nghệ thuật

anh phải thức dậy từ sáng sớm, lặn lội chiều hôm, kiên trì chờ đợi...

Là Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lâm Đồng I, là Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Lâm Đồng, NS Dương Quang Tín luôn gương mẫu, chịu khó nghiên cứu, tích cực hoạt động sáng tác, có vai trò trong việc tập hợp hội viên nghệ sĩ tham gia các hoạt động sáng tác, sinh hoạt của Chi hội và của Hội Văn học - Nghệ thuật Lâm Đồng. Ngoài sáng tác, anh còn giúp đỡ, bày chỉ đồng nghiệp về phương pháp cũng như cách xử lý để họ chụp được bức ảnh đẹp. Anh luôn trăn trở làm sao đội ngũ nhiếp ảnh trong tỉnh phải giỏi về kiến thức và giàu kinh nghiệm sống để sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh được các giá trị văn hóa, cuộc sống, con người Đà Lạt - Lâm Đồng. Anh chia sẻ “Với nghệ thuật, những trăn trở, suy nghĩ của người cầm máy không phải xảy ra trong quá trình cầm máy tiếp cận với hiện thực cuộc sống mà gắn liền với quá trình sống của người nghệ sĩ”.

Người nghệ sĩ muốn khẳng định được mình thì phải tham gia các cuộc thi và triển lãm. NS Quang Tín đã mạnh dạn tham gia các cuộc thi ảnh trong nước và quốc tế và đã đoạt được rất nhiều giải thưởng. Qua hơn hai trăm lượt tham gia triển lãm ảnh trong nước và quốc tế, anh đã có 80 tác phẩm được chọn triển lãm và đoạt giải. Tác phẩm CHAMPA STUDENTS (HỌC TRÒ CHAMPA) đoạt Huy chương Vàng trong cuộc thi ảnh do Thụy Điển tổ chức năm 2009. Với thành tích này, anh đã được

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen và tác phẩm này được chọn treo triển lãm trong dịp Đại hội Liên đoàn Nhiếp ảnh thế giới tổ chức tại TP Hà Nội năm 2013. Những tác phẩm nằm trong đề tài NNCNC được anh rất tâm huyết và gửi tham dự các cuộc thi đều đạt kết quả, đó là: bộ ảnh “Thành tựu công nghệ trong nông nghiệp Đà Lạt” đoạt giải A trong cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật chào mừng 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức; trong năm 2015 anh đạt 2 giải tại 2 cuộc thi: (Liên hoan Ảnh nghệ thuật TP Hồ Chí Minh với tác phẩm “Công việc đồng áng” - giải

khuyến khích; Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Đông Nam Bộ với tác phẩm “Tưới sớm” - giải Khuyến khích). Tác phẩm “Nhộn nhịp vụ mùa” đoạt Huy chương Vàng ICS tại Cuộc thi Ảnh quốc tế 4 quốc gia châu Âu năm 2017 tổ chức tại Romania. Năm 2018, vào dịp Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam, anh được Bộ VH, TT, DL tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc tại các cuộc thi, triển lãm ảnh quốc tế trong năm 2017...

Tin tằng, với niềm đam mê và nỗ lực trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, NS Dương Quang Tín sẽ còn đạt nhiều thành tích cao hơn trong những năm tới...

“Nghề nhiếp ảnh cần có sự đam mê, khám phá để ghi những khoảnh khắc của cuộc sống, đặc biệt là đưa được hơi thở cuộc sống của người dân đến với công chúng” - đó là lời tâm sự của nghệ sĩ (NS) nhiếp ảnh Dương Quang Tín (sinh năm 1963), Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lâm Đồng I, thuộc Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, đồng thời là Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Lâm Đồng.

Tác phẩm “Tưới sớm” đoạt giải Khuyến khích tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền Đông Nam Bộ năm 2015.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Quang Tín.

MINH LÂN

Ngày 1/4 - Ngày Cá tháng Tư hàng năm cũng là ngày giỗ của cố nhạc sĩ họ Trịnh.

Vượt ra biên độ riêng của một hiện tượng văn hóa đặc biệt, từ lúc sinh thời cho tới lúc phiêu du nơi miền miên viễn… âm nhạc Trịnh Công Sơn đã đi vào những hóa thân khác trong đời sống thường nhật của nhiều giai tầng xã hội. Âm nhạc Trịnh, gia tài văn hóa của Trịnh rõ ràng đã thuộc về thời gian và công chúng nghệ thuật chứ không phải là sở hữu của một cá nhân nào đó nữa, nó tiếp tục sống những thời đoạn mới và hình hài mới. Giọng ca Phố núi Khánh Tâm, một tín đồ thầm lặng xướng tụng dòng nhạc Trịnh theo cách riêng của mình...

Đà Lạt một đêm hội ngộ bất ngờ sau dịp Tết cổ truyền Mậu Tuất. Đã quá giờ biểu diễn thường nhật mà nhạc quán Hội Ngộ Đà Lạt ở số 22 Trần Hưng Đạo vẫn thinh vắng bóng người... Mà cũng chẳng sao - một nhạc công Piano, một người đàn bà cầm micro tự giãi bày tâm tư của một tín đồ nhạc Trịnh, một người phụ trách âm thanh kiêm phục vụ pha chế và hai vị khách lần đầu tìm đến quán. Ấy thế mà đêm hát cứ chảy trôi và đầy tinh thần giao ngộ. Người đàn bà hát ngót thất thập ấy vẫn cứ thản nhiên, điềm tĩnh; vừa hát vừa dẫn giải chỉ một mình một bóng bằng chất giọng trầm trầm, ấm áp về thế giới ca từ cùng từng nhạc phẩm vang bóng một thời của Trịnh. Quán nhạc chỉ có 5 người, cùng nghe,

KỶ NIỆM 17 NĂM NGÀY MẤT TRỊNH CÔNG SƠN (1/4/2001 - 1/4/2018)

Khánh Tâm - Tín đồ xướng tụng dòng nhạc Trịnh

7 THỨ BẢY 31 - 3 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

KỶ NIỆM 1.050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT Biểu tượng sức mạnh dân tộc và khát vọng về một đất nước thái bình,hưng thịnh của vua Đinh Tiên Hoàng

lực lượng, rèn vũ khí và chiếm giữ vùng đất Hoa Lư. Ông được nhân dân địa phương suy tôn và ủng hộ nhiệt liệt. Trong khoảng thời gian từ 945 đến 950, Đinh Bộ Lĩnh đã toàn quyền làm chủ vùng đất Hoa Lư và khu vực xung quanh. Sử cũ nói “Từ đây ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre”. Năm 951, lực lượng, thanh thế của Đinh Bộ Lĩnh đã khá mạnh, khiến Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn lo sợ, đem quân đến đánh nhưng không thắng phải rút về... Cùng thời gian xuất hiện “12 sứ quân”, năm 960, ở Trung Quốc, nhà Tống thành lập, chấm dứt thời kỳ “ngũ đại thập quốc” và bắt đầu mở thế lực xuống phía Nam. Nguy cơ ngoại xâm lại xuất hiện và đe dọa. Đất nước đứng trước một thử thách lớn. Bằng các biện pháp chính trị mềm dẻo - liên kết, hàng phục kết hợp với biện pháp quân sự cứng rắn - chinh phạt, từ đất Hoa Lư (Ninh Bình), người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh đã phất cờ, tập hợp dân chúng, giải quyết vấn đề lịch sử đặt ra: “dẹp loạn 12 sứ quân”,

chấm dứt cuộc “nội loạn” ở giữa thế kỷ X, thống nhất đất nước vào cuối năm 967. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt (tức nước Việt to lớn), định đô ở Hoa Lư, xây dựng triều chính và quản lý đất nước. Đinh Bộ Lĩnh trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài. Kinh đô Hoa Lư do Vua Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) tổ chức xây dựng là một công trình kiến trúc to lớn nhất của đất nước sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Mùa xuân năm 970, Đinh Tiên Hoàng bỏ không dùng niên hiệu của nhà Tống, tự đặt niên hiệu Thái Bình. Với việc xưng đế, đặt quốc hiệu, dựng kinh đô, định niên hiệu, Đinh Tiên Hoàng đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Cồ Việt và bắt tay vào xây dựng một mô hình nhà nước với thiết chế mới: Quân chủ Trung ương tập quyền.

ĐAN THANH(Theo tài liệu của

Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Ninh Bình)Đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ảnh tư liệu

cùng hát, cùng giao lưu kết nối... dù bên ngoài trời đêm đã chuyển dần về khuya; dù chắc hẳn đêm nay chẳng có gì thu nhận khác hơn ngoài một vùng thanh âm giao cảm dành cho một dòng nhạc đã trở thành di sản của ký ức thời gian

mang tên NHẠC TRỊNH...Ca sĩ phòng trà Khánh Tâm hồi

tưởng lại: Từ Bắc Ninh, mình cùng gia đình di cư vào Đà Lạt sau sự kiện kí kết Hiệp định Geneve. Tuổi tác của mình trong giấy tờ khai sinh cũng không chính xác nữa,

Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào cuối năm 938, Ngô Quyền xưng Vương, đặt trăm quan, định ra triều nghi phẩm phục, đóng đô ở Cổ Loa với ý nghĩa phục hồi lại quốc thống. Đây là một sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chính quyền phương Bắc kéo dài hơn mười thế kỷ, đồng thời mở ra một chương mới tươi sáng trong tiến trình lịch sử dân tộc - thời kỳ độc lập tự chủ. Dưới thời Vương triều Ngô, về đại thể, mô hình nhà nước vẫn còn trong tình trạng sơ khai, chưa hoàn thiện và chưa đủ khả năng quản lý đất nước một cách chặt chẽ. Tình trạng phân tán ở các địa phương vẫn được duy trì với sự hiện diện của tầng lớp thổ hào. Đây là những thế lực vùng, sẵn sàng cát cứ, ly khai với triều đình Cổ Loa khi có điều kiện.

niên Đinh Bộ Lĩnh một vị thế của “con nhà nòi”, dòng họ vọng tộc ở châu Đại Hoàng mà không đứa trẻ nào ở vùng núi rừng này có được. Thuở nhỏ sống với mẹ ở Đàm Gia, thường cùng lũ trẻ chăn trâu chơi trò đánh nhau, lấy bông lau làm cờ. Nhờ có tài chỉ huy, lại có chí lớn nên được bạn bè kính phục. Với tài trí hơn người, Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm Tù trưởng sách Đào Áo (nay thuộc các xã Gia Hương, Gia Phú, Liên Sơn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), triều đình rối ren, không có khả năng kiểm soát các địa phương xa xôi, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng những người bạn thân thiết như Đinh Điền, Nguyễn Bặc tổ chức

PHẠM QUỐC CA

Gửi miền gió nóngĐã lặng gió thơmLặng bướm bayThôi long lanh ướt những hàng câyXuân đi nhón gótHè chớm đếnTrong ánh hoàng hôn đỏ cuối ngày...

Phương em rồi nắng như đổ lửaHiu hiu ngủ đứng những hàng câyVe ran gió nóng hàng phượng đỏĐầy trời trắng gắt một màu mây

Công việc chật ngày không nguôi nhớChang chang đường nắngNẻo đi vềCó một tán bàng xanh vũng bóngLà anh đang rủ bóng im che.

thôi thì bao nhiêu cũng không quan trọng, vì mình đã là bà nội của 6 đứa cháu và là mẹ của 3 con trai. Ông xã - anh Ngô Vi Dân là người hiền lành, yêu văn nghệ, luôn ủng hộ mình để mở nhạc quán này, trước đây, anh là một người làm du lịch tự do trong đội ngũ Easy driver Đà Lạt. Nhạc quán cũng chỉ đủ đắp đổi tiền thuê mặt bằng, chủ yếu là thỏa chí đam mê, được hát được trải lòng hàng đêm và vui với những người tri ngộ, thế thôi. Trước đây, trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng của khu biệt thự cổ Trần Hưng Đạo, quán nhạc này cũng đã thay đổi chủ nhiều lần vì kinh doanh ế ẩm phải sang nhượng lại. Vợ chồng chị phải tự làm lấy mọi việc, mang lời ca tiếng hát, sự chân tình của mình làm điểm tựa để phục vụ khách. Còn lý do lựa chọn dòng nhạc Trịnh ư - đó là yêu thích, là sự trân trọng, đơn giản thế thôi! Nhạc quán về đêm ở Đà Lạt không nhiều cũng không thiếu, nhưng sau một thời gian cộng tác với quán Văn Nghệ - Dương Tùng - Diễm Xưa… Khánh Tâm quyết định thành lập cho mình một cõi độc lập, bằng phong cách phục vụ riêng và cách ứng xử riêng cùng gia tài nhạc Trịnh. Giọng Alto với âm vực trầm nhưng lạ; vừa trong trẻo mà dịu nhẹ; vừa ủ ấm pha chút luyến nuối phân ưu của Khánh Tâm - tự thân nó đã là một mãnh lực cuốn hút, một lan truyền khác lạ đối với nhiều người yêu nhạc Trịnh gần xa…

Đam mê ca hát từ nhỏ, đặc biệt yêu thích hai danh ca Lệ Thu -

Khánh Ly, nhưng do hoàn cảnh gia đình nên con đường văn nghệ của Khánh Tâm cũng nhiều trắc trở… Không được học hành - đào tạo trường lớp bài bản, mặc dù đã từng góp mặt trong nhiều sinh hoạt ca đoàn của nhà thờ, giáo xứ; sau đó có tham gia hát trên Đài Phát thanh Lâm Đồng trong chương trình Tiếng hát quê ta do nhạc sĩ Mạnh Đạt phụ trách. Đi hát hằng đêm ở nhiều phòng trà nhưng vẫn chưa thỏa được nỗi đam mê luôn cháy bỏng trong tim mình. Ngoài công việc chính từng trải qua đó là: điều dưỡng và giữ trẻ, có lẽ đam mê lớn

nhất đối với chị chính là ca hát và được thỏa lòng cùng hát ca... Hát bằng bản năng là chính, không ngại ngần khi tự nhận mình là một tín đồ tự nguyện của Trịnh, nhưng khi hát là phải nghiền ngẫm kĩ nội dung, hát hết lòng hết sức, trân trọng người sáng tác lẫn người đang nghe… Có lẽ đó cũng là một phần nguyên do khiến Khánh Tâm dù không cố tình nhưng lại định vị một chỗ đứng riêng trong giới ca sĩ phòng trà Phố núi; cứ lặng lẽ âm thầm hằng đêm vui buồn thức trở với thế giới đa đoan của đời nghệ sĩ, bởi kiếp tằm chưa dứt nhả tơ...

KỶ NIỆM 17 NĂM NGÀY MẤT TRỊNH CÔNG SƠN (1/4/2001 - 1/4/2018)

Khánh Tâm - Tín đồ xướng tụng dòng nhạc Trịnh

Bước vào lứa ngót 70 mà vẫn giữ được vẻ thanh xuân trong giọng hát và tạo lập phong thái riêng như trường hợp Khánh Tâm quả thật không dễ. Thời gian trước tháng 6 năm 2017, Khánh Tâm tình cờ nhận được một lời mời ra tận Hà Nội để hát nhạc Trịnh trong suốt 5 đêm liền. Toàn bộ thù lao nhận được đã giúp vợ chồng chị có điều kiện để mở nhạc quán Hội Ngộ Đà Lạt để rồi đêm đêm được sống với chính nỗi đam mê của mình cùng mưa nắng cao nguyên và từng vui buồn tri ngộ với bạn bè - với du khách gần xa... Âu đó cũng là “ Một cõi đi về” mà chẳng hề “ Phôi pha “ vậy - dẫu lắm lúc thâu đêm hay về sáng có ai đó đã phải tự mình “Ru ta ngậm ngùi”cùng với “Cát bụi ” thời gian...

Ca sỹ Khánh Tâm tại nhạc quán. Ảnh: M.Lân

8 THỨ BẢY 31 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

UÔNG THÁI BIỂU

Ngoại ô Đà Lạt, vùng ngoại ô hiếm có. Những cánh rừng bảng lảng khói sương huyền

ảo. Những ngôi làng mang sắc màu thanh đạm trầm tư. Những nơi chốn thường tỏa lên mùi hương đặc biệt. Đó là mùi của thổ nhưỡng bazan, của thảo mộc hồn nhiên, của hoa trái tốt tươi. Đó còn là sợi khói lam thổn thức nao lòng nhớ thương mỗi độ, của nghĩa tình cố cựu từ thưở làng quê xưa từng xa rời nhưng chưa mấy nhạt phai. Hồn lữ thứ thường nhắm nơi quạnh vắng, cũng như ngoại ô thường là lựa chọn ban đầu của khách tha phương...

Ngoại ô Đà Lạt, những vòng tròn lồi lõm cao thấp đồng tâm khuất phía sau mặt tiền phô trương của phồn hoa đô hội. Có một thời chưa xa, ngoại ô gần như bàng quan trước những rực rỡ của xứ sở du hý nổi tiếng. Người ngoại ô thưở trước mỗi sáng sớm gom rau hoa gánh ra chợ bán rồi lầm lũi những bóng nón trở về với làng với vườn, như hoàn toàn xa lạ với thị thành, chỉ chú tâm vào cuộc mưu sinh còn nhiều gian khó. Ngoại ô chọn lẽ ẩn mình khiêm nhường, tự chìm lẫn vào không gian tự nhiên huyền nhiệm. Ngoại ô hòa trong màu nâu của đất, màu xanh của rừng, hòa vào nồng nàn thiên khí. Ngoại ô như những thảm hoa văn in dáng nét mồ hôi tứa dọc rỗ ngang lưng áo cần lao. Ngoại ô là những chất chứa lo toan của đời sống rẫy nương bốn mùa nghĩ suy nỗi niềm cơm áo. Đà Lạt xưa nay phố lẫn vào vườn, rừng lẫn vào làng, xơ xác lẫn vào phì nhiêu. Ở ngoại ô, tính cách nông dân và thị

Miền ngoại ô thơm hương thảo mộc

Dù là Đà Lạt, đô thị giữa thiên nhiên dịu mát, an lành thì cũng có những ngày cảm thấy nội ô chật chội với dòng người tấp nập và ngột ngạt khói xe. Lúc đó, chỉ muốn lên đường rời phố xá ồn ã và tìm một hướng ngoại ô thanh tịnh rồi thong thả dạo gót hít thở khí trời đậm hương vị trong lành. Năng lượng như căng đầy hơn bởi làn nắng vàng ươm và hơi gió ngọt lạnh...

dân thật khó phân định. Phố Đà Lạt bao đời vẫn vậy, ngoại ô của xứ sở này bao đời nay cũng vậy. Phố vẫn giữ nét an nhiên tự tại, vẫn rực rỡ sắc hoa, vẫn lung linh mặt hồ, vẫn uốn lượn đường dốc và ngoại ô vẫn đồi cao lũng thấp, vẫn bậc đá rêu phong, vẫn hoa dại giăng mắc lối đi, vẫn mãi xanh màu cây trái tốt tươi. Ngoại ô thì phải xanh, như nếu hết xanh thì không phải ngoại ô...

Ngoại ô Đà Lạt ở đâu? Phố trong rừng. Vườn trong phố. Bên những tòa cao ốc là những vườn rau, hoa tốt tươi. Những ngôi nhà gỗ thông mái tôn sạm nắng bợt mưa nơi nhiều đời nông phu trú ngụ cùng hòa vào những mái ngói resort hiện đại. Phía sau những cửa hiệu, cửa hàng, những siêu thị mặt tiền sôi động mấy bước chân là lặng lẽ những bậc đá xanh rêu phủ đầy hoa dại dẫn xuống thung lũng với những chiếc giếng khơi mát lạnh đá ong và hình ảnh thôn nữ nón trắng gánh nước tưới vườn.

Lịch sử của đô thị cao nguyên này được tính từ mốc phát hiện mang yếu tố thực dân. Người Pháp dựng phố theo cách của họ và cũng chỉ phục vụ cho mục đích an trí, nghỉ dưỡng nhằm duy trì lâu dài sự cai trị đế quốc. Lịch sử lắm nỗi biến thiên. Phố mỗi ngày cũng nới rộng ra theo ý đồ thời cuộc. Những tộc người thiểu số không quen làm cư dân đô thị nên lùi về với thế giới thâm trầm cố hữu của đại ngàn để thủy chung lưu giữ lẽ sống của rừng. Họ nhường phần đất đai phì nhiêu bên những nguồn nước mát lành cổ xưa cho đồng bào từ mọi miền quê Việt đến nơi này tránh đao binh, loạn lạc rồi tụ cư lập làng, lập vườn mưu sinh, sinh con đẻ cái truyền đời. Người Nghệ Tĩnh,

Hà Đông vào lập ấp Đông Tĩnh; người Thừa Thiên Huế vào lập làng Ánh Sáng, Vạn Thành; người Quảng Nam, Quảng Ngãi vào lập làng Thái Phiên, Xuân Trường. Những phu hỏa xa, đồn điền, lục lộ cũng lập nên những Cầu Đất, Sở Lăng, Trạm Hành, Trại Hầm, Xuân Thọ… Hơn một trăm năm trước, những lưu dân gánh vào quê mới những “tên xã, tên làng” rồi tự sưởi ấm tâm hồn trong những đêm rừng xưa hoang lạnh bằng nét riêng tín ngưỡng tâm linh, phong tục tập quán và văn hóa cổ truyền bản nguyên cố xứ.

Tôi cứ tạm vạch một đường phân tuyến, ở cái nơi nằm giữa phố thị mới hơn trăm năm và rừng cổ sinh ngàn đời là ngoại ô, là đất sống của những lưu dân chọn xứ này làm quê. Đó là cái phần cũng thuộc về đô thị mà bản chất không muốn làm đô thị. Sống giữa thị mà cứ nghĩ mình thôn. Trên thì gọi là “phố” là “phường” mà ở dưới vẫn cứ quen kêu là “làng”, là “ấp”. Người ngoại ô khiêm tốn không muốn nhuộm cái vẻ quý phái mang tên phố xá mà muốn giữ trọn vẹn chất cần lao ruộng rẫy. Có lẽ những tên gọi hiền lành, những địa danh mộc mạc gần gũi với đất ngoại ô bốn mùa thơm hương thảo mộc, ngọt ngon hoa trái, với những nếp nhà đơn sơ, với hình ảnh người nông dân sớm sớm xỏ

chân vào ủng vác cuốc ra vườn. Có lẽ, cái chất thôn dã trong mỗi con người ngoại ô mãi mãi phù hợp với những lũng cao đồi thấp thuần hậu canh nông hơn là bon chen, ồn ĩ phố xá. Người ta nói, có hơn ba phần tư diện tích của thành phố Đà Lạt là ruộng là vườn, là ngoại ô. Ngoại ô đang níu kéo chính mình, không muốn hóa thân hoàn toàn thành phố thị, vì sợ chất phố làm nhạt chất làng. Ngoại ô muốn giữ trong lòng mình chút nắng lạnh mỗi buổi sớm mai, những mùa sương tháng giá trong lành vốn dĩ. Người ngoại ô muốn con cháu không lãng quên một thời cha ông từ miền xa lưu lạc đến đất này và tạo nghiệp canh nông truyền đời bên phần rìa đô thị. Cái phần rìa xưa với làng ấp nghèo nàn, đường sá chật hẹp, lượn lờ đồi dốc, xa ánh sáng trung tâm thành phố ấy từng viết nên những dòng lịch sử của xứ sở này. Lịch sử ngoại ô Đà Lạt là câu chuyện về những cuộc di dân trong quá khứ: Như chuyện từ năm 1938 đến năm 1942, có gần 100 người dân tỉnh Hà Đông cũ được Tổng đốc Hoàng Trọng Phu mộ vào đây và lập nên làng hoa đầu tiên của xứ hoa; như câu chuyện 11 trai đinh Quảng Nam được trưng dụng làm culy của sở trà Cầu Đất rồi dựng nên vùng Xuân Trường, Trại Mát; như câu chuyện những người Huế, người Nghệ

theo Quản đạo Phạm Khắc Hòe vào lập làng Nghệ Tĩnh, Ánh Sáng. Rồi một thời ngoại ô là chiến địa. Chiến tranh đã lê bước chân khốc liệt đi qua và xé rừng, rạch đất, phá nát làng mạc vốn rất đỗi yên lành. Ngoại ô từng hằn những vết sâu thù hận. Màu đỏ của máu tưới thẫm đất đai. Ngoại ô trở thành vùng ven, vùng trắng, vùng ta và địch tranh chấp. Đêm đêm đại bác ì ầm. Tiếng gà gáy cũng tắc trong cổ họng. Tiếng chó sủa cũng trở thành tâm điểm cho mọi sự nghi ngờ. Nông dân trở thành chiến binh. Du kích mật len lỏi trong vùng địch tạm chiếm để gây dựng phong trào. Giày thù nhón gót rình rập mọi góc vườn, rãnh nước. Tiếng súng đạn lách cách khua nhói đêm hoang vắng, lạnh thấm đau thương. Lịch sử ngoại ô hàng chục năm ròng được viết lên bằng máu, bằng nước mắt, bằng mồ hôi của bao lớp nông phu. Trong các đình làng ngoại ô Đà Lạt ngày nay, công trạng của các bậc tiền hiền khai canh và các vị anh hùng giữ đất được lưu danh trang trọng...

Tôi không đủ văn chương để mô tả đời sống đa sắc, đa thanh ở những nơi này, không đủ ngôn từ để chuyển trao trọn vẹn cảm xúc. Tôi chỉ biết trong tâm hồn vốn mẫn cảm của mình luôn đủ chỗ dành cho ngoại ô, miền ngoại ô thương nhớ. Cái vùng ngoại vi của phố thị Đà Lạt nhiều vườn lắm rừng, tốt rau, tươi hoa vốn đi về trong những miền ký ức, trong nỗi niềm hoài niệm của nhiều người. Mỗi sáng mai thức dậy mắt đã chạm ngoại ô, những ô vườn và những mái nhà, những nông dân đội sương sớm gánh rau ra chợ, vậy mà nỗi nhớ ngoại ô đôi khi vẫn dâng lên rưng rức trong hồn. Thật lạ lùng cái xứ sở này, khói sương cứ lả lướt trôi qua làm lòng người đôi khi chùng chình khó tả.

Ngoại ô bây giờ không còn quạnh vắng. Ngoại ô sầm uất, ngoại ô năng động và giàu có. Người vùng ven Đà Lạt hái ra tiền nhờ nền nông nghiệp hiện đại phát triển chưa từng thấy. Nhiều nhà vườn lâu nay chỉ biết sương nắng với rau, với hoa nay mở thêm du lịch canh nông để thỏa hồn du khách. Xóm làng xưa với những túp nhà nhỏ gỗ thông như những tổ chim treo bên những triền dốc nay thay thế bằng những quần thể biệt thự khang trang. Mừng là vậy mà nỗi ưu tư cũng dày lên khi ngoại ô đang bị đổi thay, chia chác, đang phai nhạt dần cái chất “tinh khiết nông phu” vốn có. Cuộc chồng lấn bất thường từ làn sóng đô thị hóa nhanh như thác lũ đã làm cho ngoại ô biến dạng. Vẫn biết quy luật phát triển gây nên bùng vỡ, nhưng không dừng lại sẽ trở thành vô nghĩa bạc tình với ngoại ô. Đà Lạt giữ được ngoại ô sẽ giữ được vườn tược, khói sương, giữ sự thuần khiết trong lành của tự nhiên, giữ mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn của nhiều thế hệ...

Kẻo sợ một ngày, người ngoại ô lại quay quắt nỗi nhớ ngoại ô.

Khói sương bảng lảng ở làng Đa Sar. Ảnh: Nguyễn Nghĩa

Trẻ em ngoại ô nô đùa trước sân nhà. Ảnh: Nguyễn Nghĩa

9 THỨ BẢY 31 - 3 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Trưa. Cái nắng như thiêu đốt làm bốc hơi những giọt mồ hôi chưa kịp lau khô trên khuôn mặt của chàng thanh niên Rơ Ông Ha Xuyên. Thế nhưng, Ha Xuyên vẫn cứ đi, đi để được gặp những trai, gái đôi mươi của núi rừng, gặp những bà con đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã trở nên thân thuộc với chàng...

ĐỨC TÚ

Con đường từ trung tâm huyện Đam Rông đi đến xã Liêng SRônh chẳng dễ

chịu gì khi cái nắng nóng táp liên hồi vào mặt. Hiện, Rơ Ông Ha Xuyên là Bí thư Đoàn xã Liêng SRônh đảm nhận công tác thanh niên nhưng trước đây anh là cán bộ văn hóa của xã. Chính vì vậy, mọi công tác anh đều sâu sát với bà con, nắm và hiểu rất rõ về tình hình của địa phương cũng như người dân. Bước đầu, khi đảm nhận công tác thanh niên, Rơ Ông Ha Xuyên đã căn cứ vào tình hình của địa phương và nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ thanh niên có nghị lực và sức khỏe, để triển khai các công việc. Anh Rơ Ông

Bí thư Đoàn đa năng

Ha Xuyên chia sẻ: Liêng Srônh còn nghèo, đời sống của người dân đa phần còn khó khăn. Thế mà, đến cọng rau cũng phải đi mua thì làm sao cải thiện được đời sống. Nếu nhà nào cũng có một khoảng vườn trồng rau, nuôi gà thì có thể dành dụm được một khoảng tiền cho sinh hoạt khác. Nói là làm, anh tận dụng khoảng vườn của mình để trồng các loại rau theo kiểu gối đầu. Hái xong luống này thì luống khác cũng vừa lên, cứ thế gia đình nhỏ của anh không bao giờ thiếu rau xanh. Hơn nữa, rau do chính tay mình trồng

ra thì lại đảm bảo an toàn. Mình làm được rồi thì giới thiệu mô hình cho các thanh niên khác trong thôn buôn, trong toàn xã cùng làm. Với điều kiện tự nhiên của Liêng SRônh là nắng nóng, khô hạn nên tiết kiệm nguồn nước tưới và tận dụng từ nguồn nước sinh hoạt là điều mà Rơ Ông Ha Xuyên áp dụng rồi giới thiệu cho mọi người. “Toàn xã có đến 290 thanh niên. Nếu mỗi người tranh thủ độ 10 phút buổi chiều để trồng rau thì hiệu quả cao lắm. Nếu không, thanh niên cứ tụ tập nhau lại, nhậu nhẹt, rượu chè thì xảy ra nhiều

chuyện, vừa tốn thời gian, tiền bạc, đôi khi lại gây gổ đánh nhau mất tình làng nghĩa xóm nữa” - Rơ Ông Ha Xuyên cho biết.

Không chỉ giúp người dân địa phương cải thiện đời sống bằng những luống rau xanh, Rơ Ông Ha Xuyên còn là một cây văn nghệ năng nổ của xã. Từng học Khoa Địa - Sử của Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt nên anh đã biết lồng ghép những kiến thức địa lý, lịch sử vào những tiết mục văn nghệ do Đoàn xã dàn dựng. đặc biệt, trong Lễ giao nhận quân năm 2018 để đưa tiễn những thanh niên ưu tú của địa phương Đam Rông lên đường nhập ngũ, anh là “hoa tiêu”, “chủ công” trong việc động viên, cổ vũ thanh niên địa phương dựng trại, tập duyệt văn nghệ, động viên thân nhân các tân binh. Ngoài tham gia công tác xã hội, Rơ Ông Ha Xuyên còn là một tấm gương tiêu biểu trong việc thanh niên của địa phương nhận giao khoán quản lý và bảo vệ rừng. Có một gia đình nhỏ, nguồn thu nhập từ công việc này cũng giúp cải thiện một phần cuộc sống của gia đình anh nhưng hơn hết đó là tình yêu với núi rừng Liêng SRônh. Đã có nhiều trường hợp thanh niên của xã nhận giao khoán bảo vệ rừng nhưng bị cắt hợp đồng do

không làm tốt công tác tuần tra, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy. Trước tình hình đó, Rơ Ông Ha Xuyên lại làm công tác vận động, giải thích cho thanh niên địa phương có hợp đồng nhận giao khoán, bảo vệ rừng. Gia đình chị Rơ Ông Ka Nương (26 tuổi, ngụ tại thôn 1, xã Liêng SRônh) nhận khoảng 13 ha rừng, mỗi năm chị nhận được khoảng 6 đến 8 triệu đồng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tuy số tiền không lớn nhưng đối với bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp cải thiện một phần cuộc sống. Đây là một trong những gia đình mà Ha Xuyên thường xuyên lui tới để trao đổi, động viên họ giữ đất, giữ rừng cho thật tốt.

Chia tay Rơ Ông Ha Xuyên, anh tranh thủ buổi trưa để làm lại hàng rào khu vườn rau của mình. Anh không dùng lưới B40 mà tận dụng tre nứa có sẵn ở địa phương để làm. Làm trước rồi vận động các thanh niên, người dân địa phương làm theo là cách mà Ha Xuyên đang thực hiện. Nói như Rơ Ông Ha Xuyên thì không phải cứ vác tiền ra chợ là giải quyết được mọi việc mà phải biết tận dụng những những thứ có sẵn để phục vụ trồng trọt, sản xuất. Có như vậy thì đời sống của bà con mới được cải thiện và ngày càng khấm khá.

D.THƯƠNG

Ông Thái Đắc Toàn - Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng cho biết: Thông điệp Giờ Trái đất

năm 2018 nhằm hướng đến từng cá nhân với khẩu hiệu “Hôm nay tôi sống xanh hơn”. Sau 1 giờ tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện (20h30 - 21h30 tối 24/3) trong Giờ trái đất, hệ thống điện Quốc gia ghi nhận cả nước đã tiết kiệm được 485.000 kWh, tương đương 834 triệu đồng. Từ chiến dịch này, Công ty Điện lực Lâm Đồng đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng và vận động hưởng ứng đến toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty cùng gia đình tích cực tham gia và vận động người thân tham gia hưởng ứng “Sống xanh tiết kiệm điện”.

Ngay từ đầu năm 2018, Công ty Điện lực Lâm Đồng xác định rõ các hạng mục, khối lượng, kinh phí thực hiện và thời gian hoàn thành các hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất và các kêu gọi các tổ chức, cá nhân, khách hàng sử dụng điện trên địa bàn tỉnh tham gia và vận động mọi người xung quanh cùng tham gia hưởng ứng, tắt các thiết bị sử dụng điện khi không cần thiết. Công ty cũng mong muốn hoạt động này không chỉ kéo dài trong thời gian 60 phút diễn ra sự kiện Giờ Trái đất mà còn tiếp tục duy trì sử dụng điện tiết kiệm trong học tập, sinh hoạt, lao động và sản xuất thường ngày

Sống xanh - tiết kiệm năng lượngChiến dịch Giờ Trái đất 2018 đã chính thức được Bộ Công thương phát động với thông điệp “Go More Green - Hôm nay tôi sống xanh hơn”. Từ chiến dịch lan tỏa thông điệp vận động cộng đồng, doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện các hoạt động về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

để góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường sống.

Không chỉ dừng lại ở chiến dịch giờ Trái đất, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng tích cực triển khai các hoạt động tiết kiệm điện tại chính doanh nghiệp mình. Điển hình như tại huyện Đức Trọng, bà Huỳnh Thị Phúc - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho hay: Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đóng tại huyện Đức Trọng đã tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần giảm thiểu chi phí năng lượng, đồng hành cùng ngành Điện thực hiện tiết kiệm điện, đem lại lợi ích kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Tiêu biểu trong phong trào tiết kiệm điện trên địa bàn huyện là Công ty TNHH Hùng Vinh (số 504, Phú An, xã Phú Hội, Đức Trọng) chuyên chế biến gỗ. Doanh nghiệp này đã có những giải pháp mới vừa tiết kiệm năng lượng, vừa giữ gìn môi trường làm việc sạch cho người lao động. Với một lượng lớn phế phẩm từ gỗ qua sơ chế hằng ngày, Công ty đã nghiên cứu chế tạo một “máy tạo nhiệt” để tận dụng các phế phẩm làm nguồn nhiệt (khoảng 70-75 độ C) sấy khô gỗ trong lò sấy. Hay ngay tại Công ty CP Chế biến thực

phẩm Đà Lạt Tự Nhiên - DNF (thôn Phú Trung, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) đã có những giải pháp hữu ích trong tiết kiệm năng lượng. Đây là một công ty chuyên chế biến nông sản sấy khô, đông lạnh. Điện được sử dụng trong hầu hết các khâu từ sơ chế, chế biến cho đến đóng gói.

Tại các trường đại học, phong trào hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất không chỉ được phát động sinh viên tham gia mà còn là những hành động thiết thực trong sinh hoạt hằng ngày. Anh Phan

Tuấn Anh - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên Trường Đại học Đà Lạt chia sẻ: Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đưa nội dung tiết kiệm năng lượng vào hệ thống giáo dục quốc gia. Việc làm này sẽ thực hiện theo hình thức lồng ghép vào các chương trình có sẵn, tránh gây tình trạng nặng nề đối với học sinh và sinh viên. Các sinh viên được tuyên truyền, giáo dục ý thức tiết kiệm điện, nước, tài nguyên và bảo vệ môi trường trong sinh hoạt mỗi

ngày, mỗi giờ bằng những hành động nhỏ nhất như tắt điện các thiết bị không cần thiết, sống xanh, sử dụng một số thiết bị thông minh và áp dụng một số mẹo đơn giản khác thì có thể kiểm soát và tiết kiệm được một lượng đáng kể điện năng tiêu thụ.

Nguồn điện năng tiết kiệm là biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, ngăn chăn sự nóng lên toàn cầu và chống lãng phí khoản chi phí cực lớn. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và sự gia tăng dân số nhanh, nhu cầu năng lượng của con người cũng ngày một tăng lên. Công suất thủy điện cũng giảm dần do tác động của yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến lượng nước tại các hồ thủy điện và những tác động về mặt môi trường.

“Tiết kiệm điện” từ lâu đã không còn là một cụm từ xa lạ đối với người dân. Đây là một trong những nội dung trong Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Với tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện, Lâm Đồng cũng đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tuyên truyền, kêu gọi việc tiết kiệm điện và những lợi ích của việc này mang lại. Sống xanh, vì môi trường, tắt đèn một giờ nhưng cần hành động tiết kiệm điện trong cả 365 ngày, như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, tiết kiệm nước, trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung... là những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn mai sau.

Phát động chiến dịch Giờ Trái đất tại Lâm Đồng. Ảnh: D.T

Mô hình vườn rau thanh niên do Rơ Ông Ha Xuyên xây dựngđã được nhiều thanh niên địa phương học hỏi. Ảnh: Đ.T

10 THỨ BẢY 31 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về: Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường

9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383

Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP

Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân

hàng Công thương chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank. PHÒNG BẠN ĐỌC

Nỗi lòng người mẹ mang trong mình căn bệnh ung thư

Cán bộ Hội CTĐ xã Ka Đô đã đến trường thăm hỏi, động viên em Nhất Huy.

Hoàn cảnh của em Nguyễn Vũ Nhất Huy (SN 2005), học sinh lớp 7 A2

Trường THCS Ka Đô đang trong tình cảnh hết sức éo le. Từ nhỏ em đã thiếu sự chăm sóc của cha, lớn lên trong vòng tay chở che của mẹ và nay mẹ lâm bệnh nặng, nơi chốn bình yên ấy cũng không còn…

Nhất Huy là con trai của chị Võ Thị Mỹ Hạnh (SN 1984) nguyên là giáo viên mầm non. Chị Hạnh nuôi con một mình sau khi chị và chồng chia tay. Hạnh phúc lứa đôi tan vỡ, hai mẹ con nương tựa vào nhau, Nhất Huy là niềm an ủi, niềm hy vọng và là tương lai của chị Hạnh. Và, với Nhất Huy, chị Hạnh vừa là mẹ, cũng là cha, là chỗ dựa bình an để em bước vào đời.

Thế rồi những nỗi đau chất chứa bấy lâu được chị Hạnh giấu kín trong lòng

đã vượt quá sức chịu đựng của chị. Cơn đau dày xé buộc chị Hạnh phải nhập viện kiểm tra và được bác sỹ kết luận, chị bị u trung thất. Căn bệnh quái ác đã vận vào chị, đã khiến chị sức cùng lực kiệt, đã “cướp” đi tương lai và tất cả cuộc đời chị. Từ nay, Nhất Huy cũng mất đi sự chở che, bảo bọc.

Theo người nhà chị Hạnh cho biết, hơn 1 năm nay, chị thường xuyên phải nhập viện điều trị, Nhất Huy vì thế phải sống thiếu hơi ấm và bàn tay chăm sóc của mẹ. “Hàng ngày, sau giờ học, Nhất Huy về sinh hoạt với gia đình người cậu. Thiếu đi tình mẫu tử, cháu ngày càng sống khép mình và nghiêm trọng hơn là cháu có biểu hiện của bệnh trầm cảm…” - bà ngoại của Nhất Huy lo lắng.

Vốn là một giáo viên mầm non, vì bệnh tật chị Hạnh phải xin thôi việc. Gia cảnh

vốn đã khó khăn, nay lại lâm bệnh nặng, chị Hạnh cứ canh cánh một nỗi niềm: “Bệnh u trung thất theo bác sỹ thì “lành ít dữ nhiều”, em cũng không quá bận tâm, chỉ có điều, rồi đây Nhất Huy con em biết làm sao..?”!

NGỌC ÁNH

Gặp cụ trong một ngày nắng đẹp của Tân Hà, ấn tượng đầu tiên tôi nhận được là một ông

cụ đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn rất nhanh nhẹn và minh mẫn, cùng một giọng nói đều đều, trầm ấm. Qua cuộc trò chuyện ngắn, tôi lại càng được hiểu thêm về một nhà thơ Nguyễn Duy Phác với một lối sống vô cùng giản dị, chất phác nhưng cũng đầy sâu sắc.

Từ lối sống vì mọi ngườiTôi khá ngạc nhiên khi cụ Phác

chia sẻ rằng, cách đây 15 năm, cụ đã hiến 3.200 mét vuông đất vườn để xây chùa đền ở thôn Thạch Thất. Hiếm có ai lại hiến một diện tích đất lớn như thế để làm công ích. Đáp lại thắc mắc của tôi cũng như nhiều người, cụ chỉ chậm rãi tâm sự: “Đối với tôi, đất là của tạo hóa và tôi cũng muốn làm một việc gì đó có ích với đời. Bản thân tôi lại là Trưởng ban Giỗ tổ của thôn Thạch Thất nên cũng cần phải có trách nhiệm lưu truyền lại những phong tục truyền thống của dân tộc. Người dân ở đây chủ yếu là người ngoài Bắc di cư vào, các cụ già ở đây mỗi lần muốn đi chùa lễ Phật phải đi lại khó khăn xa xôi, nên từ đó tôi mới có quyết định hiến đất để xây chùa đền”.

Chia sẻ thêm về công tác xây dựng chùa đền, cụ bộc bạch: “Thú thật việc xây dựng chùa cũng có đôi chút khó khăn vì người ta cho rằng tôi lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động chính trị. Vì vậy mà tôi đã phải thuyết phục rất nhiều để mọi người hiểu rằng tôi quyết định hiến đất xây dựng chùa đền là vì mục đích tốt”. Sau nhiều ngày thuyết phục, cuối cùng vào ngày 15/1/2003, ngôi chùa mang tên Hà Lâm đã được xây dựng trên nền đất nhà cụ Phác. Cái tên Hà Lâm mà cụ đặt cho ngôi chùa là sự kết hợp

Trong khu vườn của cụ Nguyễn Duy Phác (sinh năm 1946, quê ở huyện Thạch Thất, Hà Nội) - vị chủ tịch xã đầu tiên của xã Tân Hà (huyện Lâm Hà), đồng thời cũng là chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) thơ của xã - luôn đầy ắp tiếng chim và bóng mát cây xanh... Ở đó có một con người luôn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và truyền những cảm xúc tốt đẹp đến với mọi người.

Chuyện về một nhà thơ hiến đất xây chùa đền

giữa 2 nơi mà cụ luôn mang nặng nghĩa tình: Hà Nội và Lâm Đồng, ý muốn nói rằng dù xa quê hương Hà Nội nhưng người dân nơi đây vẫn nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, đồng thời cũng luôn biết ơn vùng đất Lâm Đồng đã cưu mang những người con xa xứ.

Cũng trong khuôn viên chùa, cụ Phác còn cho xây dựng một đền thờ vua Hùng nhằm thuận lợi cho việc hương hỏa tổ tiên ngàn đời của đất Việt và cũng để gìn giữ nét đẹp Giỗ Tổ truyền thống hằng năm của nhân dân. Đến viếng chùa vào ngày mồng một đầu tháng, ông Nguyễn Văn Quản (78 tuổi, Xóm 1, thôn Thạch Thất, xã Tân Hà, Lâm Hà, Lâm Đồng) chia sẻ: “Chúng tôi rất biết ơn những đóng góp to lớn của cụ Nguyễn Duy Phác. Quả thực, những cống hiến của cụ rất xứng đáng được

công nhận và để mọi người cùng noi gương”.

Đến một tâm hồn yêu thơỞ xã Tân Hà, người ta nhắc

nhiều đến cụ Nguyễn Duy Phác bởi những vần thơ luôn ăm ắp cảm xúc của vị chủ nhiệm CLB thơ từ những ngày đầu mới thành lập CLB. Vào Lâm Hà từ năm 1979 để xây dựng khu kinh tế mới, vùng đất hoang sơ nơi đây hiển nhiên đã trở thành quê hương thứ hai của cụ. Đến nay, cụ Phác đã cho ra mắt hai tập thơ mang tên: Than Hồng (in năm 2012) và Gió Tâm (in năm 2013). Cụ Phác bảo rằng, mình đến với thơ ca như một cái duyên.

Năm 1987, xã Tân Hà được thành lập, cụ trở thành vị Chủ tịch xã đầu tiên, chăm lo phát triển

kinh tế, ổn định đời sống cho bà con trong xã. Đến năm 1989, CLB thơ của xã mới ra đời và lúc bấy giờ, cụ là hội viên sôi nổi nhất của CLB. Cụ Phác tâm sự rằng: “Chính vùng đất “rừng thiêng nước độc” này cùng với cuộc sống khó khăn nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận để tôi sáng tác thơ, tự động viên khích lệ bản thân cũng như mọi người cùng cố gắng lao động để cống hiến cho đất nước”.

Cụ Phác tự nhận thơ của mình không hay mà tùy vào cảm nhận và nhận xét của người khác. Không mặn mà với thể loại thơ tình, cụ chủ yếu viết thơ về các vị thánh hiền, về Phật Tổ, về cuộc sống, về cha mẹ, đạo làm con và đặc biệt là về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Ngồi ngâm nga một vài câu thơ trong bài thơ “Tích Phật Tổ” (thuộc tập thơ “Than Hồng”, in năm 2012): “Vợ đẹp con khôn ngài chẳng tham; Cha truyền ngôi báu ngài chẳng làm; Thoát tâm cứu thế bồ đề nguyệt; Đời đời Phật pháp ngài tỏa quang”, cụ lại chậm rãi chia sẻ: “Thơ của tôi chủ yếu hướng đến việc phấn đấu cho cuộc sống để con cháu noi theo. Cuộc sống thì còn nhiều khó khăn, trắc trở thế nhưng phải vững tâm. Muốn cho đầu óc không bị lệch lạc thì thơ cũng cần phải có chuẩn mực: chuẩn mực về văn hóa; chuẩn mực về giá trị sống, chuẩn mực về mọi mặt của xã hội”.

Càng tiếp xúc với cụ, tôi lại càng nể phục hơn một nhân cách sống đáng quý, và càng hiểu rằng vì sao người đàn ông đã ngoài thất thập này lại được cả trẻ con và người lớn trong xã yêu quý đến vậy.

Cụ Nguyễn Duy Phác.

ĐAM RÔNG: 100% số xã có mạng nội bộ

8/8 Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND xã trên địa bàn huyện Đam Rông đều đã được lắp đặt hệ thống mạng LAN (mạng máy tính nội bộ). Hệ thống mạng LAN được lắp đặt, gồm: máy chủ, Wifi, bộ chia mạng, dây cáp mạng dẫn đến các máy tính con… Tổng số kinh phí lắp đặt hệ thống mạng LAN cho 8/8 xã của huyện là gần 700 triệu đồng do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp vốn đầu tư trong năm 2016 và 2017 vừa qua. Nhờ có hệ thống mạng LAN đã giúp cho Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND các xã trên địa bàn huyện tiết kiệm được thời gian, kinh phí khi chuyển, tiếp nhận các loại văn bản và trao đổi, xử lý thông tin về công tác chuyên môn thông qua môi trường mạng Internet được hiệu quả, chính xác, kịp thời; Đồng thời, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác thủ tục hành chính tại địa phương.

Trước đó, vào năm 2012, các cơ quan, đơn vị thuộc trụ sở làm việc của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Đam Rông cũng đã hoàn thành việc lắp đặt và đưa vào sử dụng mạng LAN.

ĐAM TRỌNG

11 THỨ BẢY 31 - 3 - 2018CUỐI TUẦN

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Bút ký: PHAN TĨNH XUYÊN

Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang Nguyễn Danh Kỳ sắp xếp cử 3 cán bộ kiểm lâm đưa chúng tôi khẩn

trương thâm nhập Vườn theo đường thủy, bởi thuyền máy đi hơn một giờ rồi đi đường bộ mới thấu tới những địa danh cần đến: Khe Trấp, Rào Vền, Rào Rồng và khe Thuồng Luồng, thành cổ Phan Đình Phùng - Thanh Lù xưa, đỉnh núi Vụ Quang… Chủ, trưởng trạm Nguyễn Sang Trang, cán bộ khoa học Nguyễn Việt Hùng, kiểm lâm viên Phùng Tư; khách, tôi và hai người bạn đồng nghiệp nhà báo, văn nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Vượng, Lê Văn Vỵ. Đây cũng chỉ là một tuyến du thám, bởi Vườn Quốc gia Vũ Quang có tổng diện tích bảo vệ quản lý hơn 57.038 ha, gồm 49 tiểu khu, trải dài cả 3 huyện: Vũ Quang, Hương Sơn và Hương Khê. Vườn còn có tới 13 xã vùng đệm, 105 thôn bản với hơn 50.000 người dân sinh sống xung quanh, có 63 km đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Mênh mang non nước hữu tình. Ai cũng có cảm xúc đặc biệt khi đắm đuối hồn mình trong hơn một giờ du thuyền trên vô vàn ngọn cây, đỉnh cột điện, cột cáp cầu… Phía dưới mấy chục mét nước kia là con sông Ngàn Trươi trầm tích ngàn mùa bồi lở, là nơi quần tụ nương bên nhau đời nối đời của hàng ngàn hộ dân xã Hương Điền và Hương Quang. Sau tám năm thi công, tháng 10 năm 2017, trong lòng Vườn Quốc gia Vũ Quang với diện tích ngập nước gần 4.000 ha, tạo ra trên 32 hòn đảo lớn nhỏ; cao trình đỉnh lũ được thiết kế ở cos +53,9 m; con hồ này cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân Hà Tĩnh thuộc 8 huyện phía bắc với diện tích 32.500 ha đất nông nghiệp, gắn liền với du lịch sinh thái, đồng thời có chức năng ngăn lũ cho vùng hạ du gồm 4 huyện và cung cấp nước phục vụ công nghiệp luyện thép cho mỏ sắt Thạch Khê; cùng đó một nhà máy thủy điện có công suất 16 MW. Từ khi đập thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang hoàn thành và tích nước, khai sinh đời hồ cũng là khai tử một phần đời sông mà xưa được gọi là “ác giang”, lắm thác nhiều ghềnh, hun heo chướng khí. Trong muôn vàn thảm thực vật khô khắt của tre, của cọ, của cau,… giữa hồ và bên hồ dường như vẫn còn đó vương vấn nhịp sống của cư dân vùng lâm cùng thủy tận ngày nào. Cuộc đại di dân xa hàng chục km rời khỏi mép sông dường như vẫn nhiều bịn rịn và cơ man lưu luyến. Những ngôi nhà ngập trong nước còn nguyên các khung cửa sổ khép hờ, với từng mảng tường mỗi ngày lở lói do sóng nước, những thành giếng nước bên đồi, chiếc giường treo mắc ngọn tre… như một lời tự sự thật sâu với chúng tôi… Đó là những xóm Đăng, Kiều, Móc, Thị, những Tân Điền, Kim Thọ, Tùng Quang, Tân Quang, Kim Quy…Trong 4.000 ha mặt nước, hồ Ngàn Trươi có tới hơn 30 đảo lớn nhỏ, nơi sâu nhất hơn 50 mét nước. Cao trình của hồ thiết kế 57 mét so với mặt nước biển Đông. Khác với chúng

Diệu vợi non nước Vũ Quang

Ngày cuối tiết đông, chợt vạt mưa vạt nắng. Chúng tôi ngược ngàn lên Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, là một trong 32 khu rừng đặc dụng có tính đa dạng sinh học cao nhất toàn quốc hiện nay. Khác hai Vườn Quốc gia ở tỉnh Lâm Đồng, nơi tôi lội mấy chục năm nay, Vũ Quang có một hồ nước ngay vùng lõi, diện tích hồ lớn thứ ba ở Việt Nam (chỉ sau hồ Dầu Tiếng và hồ Cửa Đại), với 4.000 ha, sức chứa 775 triệu m3, vừa tích nước mấy tháng nay.

tôi, Nguyễn Sang Trang mỗi lần du thuyền qua khu vực này trong anh lại thêm một lần xốn xang. Bởi bố mẹ anh là dân lâm nghiệp định cư vùng đất này. Anh chỉ tay và nói: “Hồi xưa, nhà em chỗ kia kìa. Hàng ngày học cấp một ra tận phía bên này, phải đi bộ 5 cây số đó anh…!”.

Nhà thơ Lê Văn Vỵ là người bản địa huyện này. Săm soi phía mạn tây nam con thuyền, anh Vỵ hỏi Nguyễn Sang Quang về mấy con voi đá tại vực Thành để rồi chạnh lòng vì nó đã chìm khuất dưới sâu kia. Theo hồi ức của chiều sông nước Ngàn Trươi đi nhặt những câu hò, những hình ảnh của đoàn quân chở máy móc, dụng cụ trên thuyền bè về Hương Điền thành lập An toàn khu, anh Vỵ kể: “Nơi đây bây giờ bốn bề mênh mông nước, nhưng ngày xưa là nơi giấu những đoàn quân, những lò rèn vũ khí, binh đao, những kho lương thực, những nhà máy in giấy bạc cụ Hồ cung cấp cho các chiến trường Bình - Trị - Thiên và Liên khu 5 đánh thắng giặc Pháp. Cho nên nói Ngàn Trươi là “ác giang” chỉ đúng một phần, còn Ngàn Trươi thấm đẫm yêu thương, như vòng tay mẹ hiền che chở cho nghĩa quân cho cán bộ”. Còn Nguyễn Ngọc Vượng thì lại thả hồn lần tìm về oai hùng của nghĩa quân 4 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa kháng Pháp cuối thế kỷ XIX do Phan Đình Phùng và Cao Thắng chỉ huy để hơn một lần chiêm nghiệm và cồn cào trắc ẩn. Mẹ rừng Cha núi nơi đây mãi mãi được lưu danh vùng đất thiêng cho hậu thế. Khi chúng tôi rẽ cây rừng giăng mắc lối đi để đến với Di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Vụ Quang thì trời bắt đầu đổ mưa lộp bộp. Một cảm giác hồi hộp về nguồn với cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Khi đặt những bàn chân mình lên lũy thành được tiền nhân xây dựng cách 130 năm

88 loài cá và 316 loài bướm. Đặc biệt, trong Vườn có đến 36 loài thú đặc hữu như Voọc Chà vá chân nâu, Vượn má vàng…

Sau cơn mưa rừng râm ran cành lá một lúc, bầu trời Vũ Quang càng cao xanh hơn. Cây lá như ngọ nguậy đâm chồi bung hoa rộ nở. Mặt nước hồ phẳng lặng như tấm gương khổng lồ soi bóng sự hợp hôn của non cao rừng thẳm hữu tình say… Chiều xuống, ánh mặt trời xiên khoai, bung những mảng mây màu vàng mỡ gà lững lờ trên những chỏm núi xanh, sà xuống vạt cây lô nhô mặt nước. Chúng tôi rời Vườn quốc gia Vũ Quang trong khoáng đạt và mãn nhãn. Tôi đưa ước mong của mình về một nền kinh tế du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa lịch sử trao đổi với Giám đốc Nguyễn Danh Kỳ. Anh chia sẻ: Nếu đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Vũ Quang sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc mở mang ngành nghề kinh doanh cho đơn vị thuê môi trường rừng, tăng thêm nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của du khách. Đồng thời công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được đầu tư chính đáng, góp phần phục hồi và phát triển rừng nhanh hơn, giảm một phần đáng kể đầu tư ngân sách nhà nước thông qua nguồn thu từ hoạt động du lịch của vườn hàng năm.

Dĩ nhiên, còn rất nhiều việc phải làm sắp tới. Để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và bảo tồn bền vững diện tích đất ngập nước trên 4.000 ha của lòng hồ liền kề với rừng đặc dụng, theo đề nghị của Vườn, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Văn bản số 1825/UBND-LN ngày 29/3/2017 về việc tạm thời giao Vườn quốc gia Vũ Quang quản lý toàn bộ diện tích mặt nước lòng hồ, tạo điều kiện để Vườn chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, các nhà khoa học, nghiên cứu tìm giải pháp quản lý hệ sinh thái đất ngập nước để bảo vệ nguồn thủy sinh bền vững. Bên cạnh những cơ chế chính sách phù hợp, nhà nước cần có sự đầu tư về kinh phí để mua sắm các phương tiện tuần tra như: tàu, thuyền, xây dựng lại hệ thống nhà trạm bảo vệ rừng, đường tuần tra rừng; nghiên cứu xây dựng các chương trình dự án tạo sinh kế cho người dân vùng đệm, tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề để giảm sức ép vào rừng..., nguồn biên chế bảo đảm cho Vườn Quốc gia cũng là một vấn đề cần được ưu tiên cao, bởi hiện tại tổng số biên chế của Vườn mới chỉ đạt trên 50% theo quy định, rất khó đảm đương nhiệm vụ bảo vệ rừng ngày càng khó khăn như hiện nay. Và cần lắm sự hướng đến Vườn quốc gia Vũ Quang của nhiều cấp, nhiều ngành, các nhà khoa học quan tâm và giúp đỡ.

trước, không thể bồn chồn. Với tổng chiều dài 8.010 m, rộng 150 m, độ cao trung bình 30 m, được tạo bằng đá tự nhiên giờ rừng che khuất hầu hết. Nơi chúng tôi đứng là trên đỉnh thành. Hun hút dưới vách đá là hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Rêu phong vách đá là thông điệp về tấm lòng yêu quê hương đất nước của cha ông gửi về muôn hậu thế!

Vẫn còn đó, vô vàn cánh cò rợp phau khung trời. Chúng mãi mãi mang theo nỗi lạ lẫm suốt đời vì mặt nước sông Ngàn Trươi rộng ra hàng chục mét, ngọn cây khô áp mặt nước mà chúng nương đậu hôm nay là cây xanh bóng mát trên tít đỉnh cao thủa nào… Vâng, Vườn Quốc gia Vũ Quang vẫn mang trong mình đa dạng sinh học. Trước chúng tôi vào, Nguyễn Sang Trang cũng dẫn đoàn nhà báo thâm nhập ghi hình dấu vết đàn voi 3 cá thể vừa qua. Thạc sĩ Nguyễn Việt Hùng vừa đi vừa giới thiệu cho tôi một số loài thực vật đặc sắc của Vườn Quốc gia Vũ Quang. Là cán bộ lĩnh vực nghiên cứu khoa học, anh khá rành rõi về những con số này: Hiện Vườn đang giữ được trạng thái gần như nguyên sinh với đa dạng hệ thực vật và động vật rất cao: khoảng 1.612 loài thực vật bậc cao, 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư,

Hệ thống đập hạ lưu ngăn dòng tích nước của hồ. Ảnh: T.X

Trạm trưởng Nguyễn Sang

Trang giới thiệu vùng ba cá thể

Voi mới xuất hiện.Ảnh: T.X

Thành lũy của cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng 130 năm trước nằm trong vùng lõi Vườn Vũ Quang.

THỨ BẢY 31 - 3 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Mùa hoa Ban. Ảnh: Phạm Anh Dũng

Góc ảnh đẹp

THỂ THAO

Anh Đức tiếp tục lập công cho tuyển Việt Nam. (Nguồn: VFF)

... Mà trời có bao giờ nuông theo ý người. Thực tại phũ phàng, đêm đen vây kín thời gian. Vĩnh định trở lại tìm mẹ nhưng Vĩnh không tài nào đi nổi nữa. Và gục ngã. Và ngất lặng. Bóng mẹ chập chờn…

Buổi sáng hôm ấy, nắng vẫn ngập đầy đồng. Chỗ vần vã đêm qua lá dưa dập nát, bùn đất nhầy nhụa, dưa vỡ tan tành. Không biết nước dưa, máu hay nước mắt mà trộn lẫn vào nhau chảy thành dòng thấm vào trong đất. Vĩnh tỉnh dậy, bây giờ Vĩnh không còn khát khao vị dưa đỏ lòm ấy nữa, thứ mà Vĩnh khát khao là tình mẹ, là chuyến trở về với độ lượng bao dung. Mẹ phải trở về để Vĩnh nói lời xin lỗi, để cậu hôn lên vết thương đêm nào mẹ choàng người nhận đau để Vĩnh được bình an, lành lặn. Vĩnh sẽ sờ vào khuôn mặt lấm tấm nếp nhăn của mẹ, khuôn mặt mà Vĩnh chưa bao giờ chạm bàn tay để đến thời gian chảy xuôi qua cuộc đời của mẹ.

Vĩnh trở ngược đồng dưa. Làng xa,

người lạ.Người ta đồn đêm hôm trước có người

đàn bà ngất xỉu bên đồng dưa mọng nước. Một người đàn ông tốt bụng rộng lòng cứu lấy bà ta rồi đưa vào trạm y tế xã. Tình yêu thương là điều sau cùng tồn tại trong cuộc đời. Vĩnh thấy tim mình se lại. “Một người đàn ông tốt bụng”, một tấm lòng, chở che và bình an. Dẫu Vĩnh chưa gặp lại mẹ, chưa gặp mặt người đàn ông để nói lời cảm ơn, nhưng trong Vĩnh có một cảm giác ấm áp lạ thường. Hình như là ba. Ba đã từng biến mất đột ngột trong cuộc đời mẹ con Vĩnh, lẽ nào ba đã trở về? Lẽ nào?... Cuộc sống vốn dĩ không có đáp án.

Lòng Vĩnh nôn nao. Cậu chạy về phía con đường nhỏ, băng ngang bờ mương. Bên kia bờ, ngôi nhà gỗ nằm cạnh dòng sông, dưới bến có chiếc xuồng con con không bao giờ buông bờ đi mãi. Thấp thoáng đâu đó là bóng dáng của những người thân yêu đã từng ra đi và trở về như một lời hẹn ước…

Di Linh tổ chức giải Viêt dã

Đội tuyển Việt Nam của huấn luyện viên Park Hang-seo đã khép lại vòng loại Asian Cup 2019 bằng trận hòa ấn tượng 1-1 ngay trên sân của đội tuyển Jordan.

Trận hòa này giúp đội tuyển Việt Nam xác lập những kỳ tích không để thua trận nào khi tham dự một vòng loại cấp châu lục.

Tại vòng loại Asian Cup 2019, đội tuyển Việt Nam đã trải qua 6 trận đấu - giành được 2 chiến thắng và hòa 4 trận, xếp vị trí thứ 2 chung cuộc và giành vé dự vòng chung kết.

Đáng chú ý, đội tuyển Việt Nam cũng là một trong ba đội bóng có hàng phòng ngự tốt nhất vòng loại khi để thủng lưới đúng 3 bàn sau 6 trận đấu.

Chia sẻ sau trận đấu với Jordan, huấn luyện viên Park Hang-seo cho biết: “Trận đấu này với cá nhân tôi là rất nặng nề và áp lực. Sau thành công U23 Việt Nam, sự chờ đợi của người hâm mộ lớn hơn nên tôi rất muốn thắng trận này”.

“Chúng tôi phải trải qua đường bay dài, lệch múi giờ 5 tiếng, chỉ có 2 buổi tập. Khó khăn là có thể nhìn thấy được

nhưng các cầu thủ đã cố gắng hết sức”.“Ban đầu chúng ta đá 3-5-2, cố gắng

đánh hai cánh nên đặt 3 tiền vệ ở giữa, vì vậy ghi bàn trước trong hiệp 1”, ông Park nói về chiến thuật. “Sang hiệp 2, chúng ta bị tấn công dồn dập và lộ ra điểm yếu là thể lực. Cầu thủ họ cao, to nên họ đánh bóng bổng, còn chúng ta chống lại họ và thua kém về thể lực”.

Nói về kết quả của trận đấu, huấn luyện viên người Hàn Quốc cho rằng: “Nếu nói phải giành chiến thắng thì chúng ta không đạt kết quả mỹ mãn, nhưng 1 điểm là quan trọng khi đá trên sân khách. Tôi nghĩ cầu thủ đã chiến đấu bằng tinh thần tuyệt vời khi trong điều kiện không thuận lợi như vậy”.

Với kết quả này, đội tuyển Việt Nam sẽ cùng 23 đội bóng khác tranh tài tại vòng chung kết Asian Cup 2019 tại UAE từ ngày 5/1-1/2/2019.

Ngoài Việt Nam, khu vực Đông Nam Á còn có hai đội bóng khác góp mặt tại vòng chung kết là Thái Lan và Philippines.

TTXVN

HLV Park Hang-seo nói gì sau khi tuyển Việt Nam lập nên kỳ tích? Kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng Di

Linh (28/3/1975 - 28/3/2018) và các ngày lễ lớn, huyện Di Linh tổ chức giải Việt dã trong khuôn khổ Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ IV năm 2018.

Giải Việt dã huyện Di Linh năm nay thu hút 224 vận động viên nam, nữ đến từ 23 cơ quan, đơn vị, trường học và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia. Các vận động viên thi đấu ở hai nội dung nam cự đi 5 km và nữ 3 km.

Kết thúc giải, Ban Tổ chức đã trao giải cá nhân nhất, nhì, ba cho các vận động viên. Riêng ở nội dung nữ, Ban Tổ chức trao giải nhất cho vận động viên Đào Thị Linh Nhi (Gia Hiệp), Ka Trang (Đinh Trang Hòa), Ngô Quỳnh Anh (Ban Chỉ huy Quân sự huyện). Bên cạnh đó, Ban Tổ chức còn trao giải nhất đồng đội nam, đồng đội nữ; giải nhất, nhì, ba toàn đoàn, giải thưởng cho vận động viên lớn tuổi nhất, trẻ tuổi nhất và 15 giải khuyến khích. LAM PHƯƠNG

Các vận động viên trên đường chạy. Ảnh: Lam Phương

Ban Tổ chức trao giải thưởng cho các đội nhất, nhì, ba toàn đoàn. Ảnh: Lam Phương

Sữa đỏ... TIẾP TRANG 5


Recommended