Transcript
Page 1: Câu hỏi ôn tập điện tử số

1

Phần này do tớ copy được, cho mọi người tham khảo luôn. Ai cần thì nhắn tin cho tớ (Nguyễn Huy Linh – [email protected])

Câu 1 : Trình bày sơ đồ khối và phân tích chức năng các khối của hệ thống thông tin

quảng bá ............................................................................................................................... 3 Câu 2 : các dạng tín hiệu điều chế. Tín hiệu điều biên và phổ của nó? ............................. 4 Câu 3 : trình bày cấu tạo và cơ chế hình thành hạt dẫn trong các loại bán dẫn loại “n”,

loại “p” ?............................................................................................................................... 6 Câu 4 : sự hình thành mặt ghép bán dẫn P-N. hoạt động của mặt ghép dưới tác động

của điện trường ngoài. ......................................................................................................... 8 Câu 5 : Điốt bán dẫn ( cấu tạo, đặc tính vôn-ampe, các tham số,phân loại,ứng dụng của

nó) ......................................................................................................................................... 9 Câu 6: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tranzito loại PNP ....................................... 11 Câu 7: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tranzito NPN .............................................. 12 Câu 8: Các họ đặc tuyến tĩnh của tranzisto ? ................................................................... 13 Câu 9: Lý thuyết về khuếch đại?(định nghĩa, phân loại, các đặc tuyến và tham số) .... 16 Câu 10: Phản hồi trong bộ khuếch đại, đặc điểm của bộ khuếch đại khi có phản hồi, các

cách mắc phản hồi.............................................................................................................. 17 Câu 11: Các chế độ làm việc, các cách cấp nguồn và ổn định điểm công tác của

tranzisto trong chế độ khuếch đại ..................................................................................... 19 Câu 12: Mạch khuếch đại điện trở Emito chung(EC)? (sơ đồ nguyên lí, tác dụng của

các linh kiện, phân tích hoạt động, vẽ định tính đặc tính biên độ tàn số và giải thích

dạng của nó) ....................................................................................................................... 21 Câu 13: Mạch khuếch đại điện trở Colecto chung (CC), so sánh mạch KĐ điện trở EC

và CC .................................................................................................................................. 22 Câu 14: Đặc điểm mạch khuếch đại công suất; mạch khuếch đại công suất đơn có biến

áp ra? .................................................................................................................................. 24 Câu 15: Mạch Khuếch đại công suất đẩy kéo song song có biến áp ra. .......................... 25 Câu 16: Trình bày sơ đồ nguyên lý, nguyên lý làm việc và ứng dụng của mạch khuếch

đại vi sai. ............................................................................................................................. 26 Câu 17: Mạch khuếch đại thuật toán (Định nghĩa, các thông số kỹ thuật, cấu trúc bên

trong theo sơ đồ khối). ....................................................................................................... 27 Câu 18: Trình bày các mạch cộng, trừ trên khuếch đại thuật toán. ............................... 28 Câu 19: Trình bày các mạch vi phân, tích phân trên khuếch đại thuật toán. ................ 29 Câu 20: Trình bày nguyên lý tạo dao động hình sin dùng mạch khuếch đại có phản hồi

dương; phân tích điều kiện cân bằng biên độ, cân bằng pha: ......................................... 32 Câu 21: Mạch tạo dao động hình sin ghép hỗ cảm? ........................................................ 34 Câu 22: Mạch tạo dao động hình sin kiểu ba điểm? ....................................................... 34 Câu 23: Tạo dao động hình sin RC trên khuếch đại thuật toán(KĐTT)? ...................... 36 Câu 24: Sơ đồ khối mạch nguồn 1 chiều, phân tích chức năng của các khối? ............... 38 Câu 25: Chỉnh lưu 1 pha: Một bán chu kì, cả chu kì, kiểu cầu, so sánh ưu nhược của

chúng .................................................................................................................................. 39 Câu 26: Các mạch ổn áp một chiều tham số..................................................................... 42

Page 2: Câu hỏi ôn tập điện tử số

2

Câu 27: Mạch ổn áp một chiều kiểu bù tuyến tính, phân tích hoạt động trên sơ đồ khối

và sơ đồ nguyên lý .............................................................................................................. 43 Câu 28 : Nguyên lý ổn áp xung ......................................................................................... 45

Page 3: Câu hỏi ôn tập điện tử số

3

Câu 1 : Trình bày sơ đồ khối và phân tích chức năng các khối của hệ thống thông tin

quảng bá

* sơ đồ khối:

* chức năng các khối :

+ Máy phát

+ tin tức(nguồn tin tức) : mệnh lệnh, bài ca, hình ảnh….

+ gia công tin : nguồn tin tức quá thiết bị biến đổi(gia công tin) được biến đổi thành tín hiệu

điện có tần số thấp(tín hiệu sơ cấp)

+ tạo sóng mạng : muốn truyền được tín hiệu sơ cấp đi cần phải có đối tượng truyền là 1 dao

dộng điều hòa có tần số cao làm nhiệm vụ tải tin hoặc sóng mang .

+ điều chế : muốn sóng mang tải được tín hiệu sơ cấp đi cần phải “trộn” tín hiệu sơ cấp vào

tải tin. Quá trình “trộn”, tức là quá trình cho tín hiệu sơ cấp tác động vào 1 tham số nào đó

của tải tin,bắt tham số đó phải biến thiên theo quy luật của tín hiệu sơ cấp gọi là quá trình

điều chế(modulation). Sản phẩm của quá trình này là dao động cao tần biến điệu theo dạng

tín hiệu sơ cấp gọi là tín hiệu đã được điều chế hoặc tín hiệu vô tuyến điện.

+ khuếch đại phát : tín hiệu vô tuyến điện được khuếch đại cho đủ lớn để phát vào môi

trường truyền tin. Môi trường truyền tin là không gian thì thông tin là vô tuyến điện, môi

trường là đường dây – thông tin hữu tuyến điện ở (anten phát)

+ anten phát : ngoài tín hiệu còn có các dao động điện từ khác gọi là nhiễu

- Máy thu:

+ mạch vào : tín hiệu cần thu có tần số tín hiệu hữu ích từ anten thu hoặc đường dây đưa

đến mạch vào để loại bớt nhiễu.

Page 4: Câu hỏi ôn tập điện tử số

4

+ khuếch đại cao tần : tín hiệu sau khi được loại bớt nhiễu thì vào khuếch đại cao tần chỉ

khuếch đại khoảng chục lần rồi đưa vào bộ trộn tần.

+ trộn tần: trộn với dạo động nội bộ tần số (dao động ngoại sai), để lấy tần số trung gian

(trung tần – thường = - ).

+ tần số trung tần là tần số ổn định nên khi tần số cần thu thay đổi thì tần số ngoại sai

cũng phải thay đổi theo.

+ bộ trộn và dao động ngoại sai lập thành bộ biến tần hay đổi tần. vì dải tần số trung tần cố

định nên khuếch đại trung tần dễ dàng thực hiện với hệ số KĐ lớn và độ chọn lọc (lọc nhiễu)

cao. Quá trình hiệu chỉnh tần số vào mạch, mạch KĐ cao tần và mạch dao động ngoại sai

diễn ra đồng thời gọi là đồng chỉnh. Sau KĐ trung tần tín hiệu được tách sóng (giải điều

chế), tức là quá trình ngược lại với quá trình diều chế để nhận được tín hiệu sơ cấp. tín hiệu

này được KĐ để đưa đến bộ nhận tin. Toàn bộ các thiết bị nằm trên đường truyền từ nguồn

tin đến nơi nhận tin lập thành 1 kênh thông tin.

Câu 2 : các dạng tín hiệu điều chế. Tín hiệu điều biên và phổ của nó?

+ các dạng tín hiệu điều chế :

- khi muốn truyền tin tức đi xa,do tin tức ở dải tần số thấp không thể trực tiếp bức xạ và do

việc phân kênh nên người ta phải gửi tin tức trên sóng mang. Việc đưa tin tức tác động vào

sóng mang làm cho I trong tham số của sóng mang biến đổi theo quy luật của hàm tin tức gọi

là điều chế.

Sóng mang có dạng là : = (t) là dao động điều hòa tần

số cao. Tin tức S(t) = (t) =

Khi điều chế : (t)= = (t) (t)

+ nếu biến thiên theo quy luật hàm tin tức S(t) còn = (t) ta được tín hiệu

điều biên.(tín hiệu bị điều chế biên độ) AM.

+ nếu = còn (t) biến thiên theo quy luật nào đó của hàm tin tức S(t) ta gọi đây

là tín hiệu điều góc(tin hiệu bị điều chế góc) gồm :

Tín hiệu điều tần (FM) nếu tần số góc bị biến thiên theo quy luật hàm tin tức S(t)

Tín hiệu điều pha (PM) nếu góc pha đầu biến thiên theo quy luật hàm tin tức S(t)

* tín hiệu điều biên và phổ của nó

- tín hiệu điều biên đơn âm :

Giả sử = : tín tức

: sóng mang

Ta có : (t) = [ : tín hiệu điều biên

= [ 1 + h. ]

= [ 1 + m. ]

Trong đó: h: hằng số biểu thị mức thâm nhập của tin tức vào sóng mang.

m: là tham số. m = h. : gọi là độ sâu điều chế hay là chỉ số điều chế

Để tín hiệu điều chế không bị méo dạn : 0 m ≤ 1

Đồ thị của tín hiệu điều chế:

Page 5: Câu hỏi ôn tập điện tử số

5

* Phổ của nó là :

(t) = [ 1 + m. ]

= + m. . ]

= + m . ) ] + m .

) ]

Phổ có dạng

* Tín hiệu điều biên gồm 3 thành phần : thành phần sóng mang không chứa thông tin về tin

tức có tần số góc , biên độ , 2 thành phần biên dao động với tần số ( ) và

đối xứng nhau qua là 2 thành phần có chưa thông tin của tin tức.

* Thành phần sóng mang chiếm năng lượng lớn nhất nhưng lại không chứa thông tin còn các

phần biến thì chiếm năng lượng nhỏ hơn cỡ 1/4 năng lượng sóng mang lại mang theo thông

tin của tin tức do đó người ta loại bỏ sóng mang và phát đi 2 biên gọi là máy phát điều biên

Page 6: Câu hỏi ôn tập điện tử số

6

cân bằng hoặc chỉ phát đi 1 biên gọi là máy phát điều biên đơn âm. Với các loại máy phát

này vừa tăng cự li thông tin, vừa đảm bảo bảo mật thông tin.

* Tín hiệu điều biên đa âm:

- Trường hợp tín hiệu sơ cấp không phải chỉ là một tần số = 2 f , mà là 1 dải tần số từ

đến (hay ) tức là (t) = thì thực hiện

các biến đổi toán học tương tự ta được biểu thức của tín hiệu điều biên:

= + +

) ]

: chỉ số điều biên thành phần = h

chỉ số điều biên toàn phần: m = với 0 m ≤ 1

* Phổ của nó sẽ gồm sóng mang, một giải biên trên là [ ] và giải biên

dưới [ ] có dạng

Bề rộng của phổ tín hiệu điều biên : = ) - ) = 2 hay =

2

Nếu loại bỏ đi thành phần sóng mang thì sẽ được tín hiệu điều biên cân bằng, còn nếu loại bỏ

thêm 1 biên chỉ còn lại 1 biên thì được tín hiệu đơn biên.

Câu 3 : trình bày cấu tạo và cơ chế hình thành hạt dẫn trong các loại bán dẫn loại “n”,

loại “p” ?

* bán dẫn loại n :

- nếu ta trộn tạp chất thược nhóm 5 của bảng hệ thống tuần hoàn Mendelep vào mạng tinh

thể của bán dẫn thuần thì 1 nguyên tử tạp chất với 5 nguyên tử lớp ngoài cùng sẽ có 4 điện tử

tham gia liên kết với 4 nguyên tử chất bán dẫn thuần,còn lại 1 điện tử tự do.

Người ta trộn nguyên tử AS thuộc nhóm 5 vào trong mạng tinh thể của bán dẫn thuần của

nhóm 6 với nồng độ cỡ nguyên tử/ . Khi tạo thành nguyên tử tạp chất do AS có 5

điện tử ở lớp hóa trị ngoài cùng mà mối liên kết mạng chỉ cần 4 nên 1 điện tử AS sẽ thừa ra,

nó liên kết rất lỏng lẻo với hạt nhân và dễ dàng bị ion hóa ngay ở thường để tạo thành

điện tử tự do. Đồng thời với nó sự ion hóa như của bán dẫn thuần cũng xảy ra và tạo thành

các cặp e và lỗ trống => kết quả được 1 bán dẫn tạp chất trong đó chứa rất nhiều điện tử tự

do còn số lỗ trống thì ít hơn, bán dẫn này được gọi là bán dẫn loại n hay là bán dẫn cho điện

tử.

Page 7: Câu hỏi ôn tập điện tử số

7

* bán dẫn loại p : ta trộn vào mạng tinh thể bán dẫn thuần những nguyên tử nhóm 3 của hệ

thống bảng tuần hoàn Mendeleep với nồng độ từ nguyên tử/ thì trong

nguyên tử của mạng tinh thể sẽ thiếu 1 điện tử liên kết , điện tử này sẽ được lấy từ 1 nguyên

tử bán dẫn nào đó và để lại 1 lỗ trống → cứ tạo thành 1 nguyên tử bán dẫn thì tạo ra 1 lỗ

trống(do những nguyên tử nhóm 3 chỉ có 3 điện tử ở lớp hóa trị ngoài cùng mà mối liên kết

mạng lại cần đến 4 ) => số lỗ trống rất lớn.

Đồng thời việc ion hóa các bán dẫn thuần cũng xảy ra tạo thành từng cặp điện tử và lỗ trống

=> kết quả: nhiều lỗ trống, ít điện tử. Chất bán dẫn này luôn có xu hướng nhận điện tử gọi là

bán dẫn loại p hay là bán dẫn nhận điện tử.

+ giản đỗ năng lượng:

* bán dẫn thuần : là những chất thuộc nhóm 4 trong hệ thống bảng tuần hoàn Menddeleeep

như Geemani (Ge), silic (Si). Trong cấu tạo nguyên tử của chúng có 4 điện tử lớp ngoài

cùng. Trong điều kiện thường chúng liên kết chặt với hạt nhân nên ở nhiệt độ thấp không có

điện tử tự do nên chúng cách điện. khi ở cao hoặc do 1 tác động nào đó sẽ làm cho các

điện tử tách khỏi cấu trúc mạng tinh thể trở thành điện tử tự do và tham gia dẫn điện lúc đó

chúng trở thành chất bán dẫn.

Mỗi khi tạo ra 1 điện tử tự do thì chỗ điện tử ra đi tạo thành 1 lỗ trống mang điện tích dương

(+) có giá trị bằng điện tử = . Do đó số điện tử bằng số lỗ trống. số hạt dẫn trong bán

dẫn thuần thường rất nghèo nàn.

Page 8: Câu hỏi ôn tập điện tử số

8

Câu 4 : sự hình thành mặt ghép bán dẫn P-N. hoạt động của mặt ghép dưới tác động

của điện trường ngoài.

* sự hình thành mặt ghép bán dẫn P-N:

- Người ta dùng 2 thanh bán dẫn loại p và loại n ghép với nhau bằng một công nghệ đặc biệt

thì môi trường ở 2 bên mặt ghép có 1 tính chất đặc biệt gọi là mặt ghép bán dẫn.

- do tiếp xúc nên các hạt đa số của 2 thanh bán dẫn sẽ khuếch tán sang nhau

=> p n

=> n p

Để đặc trưng cho sự khuếch tán đó ta kí hiệu dòng khuếch đại có chiều từ p n.

Do sự khuếch tán sẽ tạo nên các miền ion dương (+), ion âm (-) ở 2 bên mặt ghép trong miền

này rất nghèo nên hạt dẫn đa số và điện trở lớn, do các tích tụ → 1 điện trường hướng từ

n p gọi là ETX. Điện trường này có khuynh hướng làm giảm đồng thời kích thích các hạt

thiểu số từ n p đặc trưng bởi ( I trôi ). Quá trình diễn ra cho đến khi = thì mặt

ghép đã được hình thành và trên đó xuất hiện 1 điện thế tiếp xúc có giá trị xác định.

* Hoạt động của mặt ghép dưới tác động của điện ngoài.

- Khi điện trường ngoài tác động theo chiều thuận ( mặt ghép phân cực thuận )

Dương (+) vào p và âm (-) vào n

+ Do điện trường ngoài có hướng làm suy giảm điện trường tiếp xúc nên hiện tượng khuếch

tán tiếp tục xảy ra, dòng khuếch tán được gọi là dòng điện sẽ tăng lên rất lớn ta gọi là dòng

điện thuận đi qua mặt ghép.

Đồng thời điện trường ngoài cùng làm cho giảm đi nhưng chúng có giá trị rất nhỏ nên

diễn biến này không đáng kể.

- Khi điện trường ngoài tác động theo chiều ngược ( mặt ghép phân cực ngược)

Âm (-) vào p và dương (+) vào n

Page 9: Câu hỏi ôn tập điện tử số

9

- Khi phân cực ngược thì I ngoài sẽ tác động cùng chiều với ITX làm cho giảm về 0 còn

tăng lên đó là dòng điện ngược.

Dòng điện này không thể tăng lớn vì chúng được tạo nên bởi các hạt thiểu số, thường thì I

ngược này rất nhỏ. Trong nhiều trường hợp ta coi nó không đánh kể.

Câu 5 : Điốt bán dẫn ( cấu tạo, đặc tính vôn-ampe, các tham số,phân loại,ứng dụng của

nó)

* Cấu tạo

- Điốt bán dẫn được tạo bởi 1 mặt ghép bán dẫn p-n với mục đích sử dụng nó như một van

điện. các điện cực nối với thanh bán dẫn gọi là các cực của điốt

+ cực nối với thanh p gọi là anốt

+ cực nối với thanh n gọi là catốt

* Đặc tính vôn- ampe

- Đặc tính V/A của điốt là quan hệ giữa dòng điện qua điốt và điện áp một chiều đặt lên nó.

+ Đặc tính vôn- ampe được chia làm 3 đoạn rõ ràng

Đoạn 1 : đặc tuyến thuận : khi điên áp tác động theo chiều thuận→dòng điện tăng rất nhanh.

Đoạn 2: đặc tuyến ngược: Khi điện áp ngược tác động lên điốt thì dòng điện ngược tăng lên

nhưng rất chậm cho đến 1 giá trị điện áp ngược tăng lên đột ngột, điện áp đó gọi là điện áp

ngược cho phép.

Đoạn 3: khi điện áp ngược lớn hơn điện áp ngược cho phép thì dòng điện ngược tăng lên đột

ngột gọi là dòng đánh thủng điốt. khi điện áp trên điốt không tăng nữa một số loại mặt ghép

khi bị đánh thủng sẽ bị phá vỡ hoàn toàn, khi đó điện áp trên mặt ghép giảm về 0, điốt như 1

dây dẫn. còn 1 số loại mặt ghép thì khi điện áp ngược giảm đi mặt ghép lại được phục hồi và

Page 10: Câu hỏi ôn tập điện tử số

10

ngay cả khi bị đánh thủng thì cũng không bị hư hỏng → điện áp trên nó luôn duy trì ổn định.

Người ta dùng mặt ghép loại đó làm điốt ổn áp.

Kí hiệu điốt ổn áp:

Phân loại:

- Theo cấu tạo: + điốt tiếp điểm

+ điốt tiếp mặt

- Theo công suất: + điốt công suất nhỏ: 1A

+ điốt công suất lớn : vài chục A

+ điốt công suất vừa : 5A

- Theo tần số: + điốt cao tần

+ điốt âm tần

- Theo ứng dụng: + điốt chỉnh lưu

+ điốt tách sóng

+ điốt vanicag

* Ứng dụng của điốt : được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực :

- Chình lưu, tách sóng, biến tần, chọn kênh (Dv), ổn áp (Dz)

* Các tham số cơ bản của điốt:

- Dòng thuận cực đại , đó là dòng thuận mà điốt còn chịu được khi nó chưa bị thủng (về

nhiệt) hay còn gọi là dong thuân cho phép

- Công suất cực đại cho phép trên điốt khi điốt chưa bị thủng

- Điện áp ngược cực đại cho phép – điện áp phân cực ngược cực đại của điốt khi

chưa bị đánh thủng

- Tần số hoạt động (tần số giới hạn ) của điốt: là tần số lớn nhất mà tại đó điốt chưa mất

tính chất van (do điện dung ký sinh)

- Điện áp mở của điốt: là điện áp để dòng thuận qua điốt đạt 0,1

- Điện dung mặt ghép

- Điện trở một chiều được xác định tại một điểm trên đặc tuyến

= =

- Điện trở xoay chiều R của điốt được xác định tại 1 điểm trên đặc tuyến:

R = =

S = =

S – điện dẫn của điốt, S = tan

Page 11: Câu hỏi ôn tập điện tử số

11

Câu 6: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tranzito loại PNP

* Cấu tạo: tranzito thuận

- Được tạo bởi 3 thanh bán dẫn, ghép xen kẽ với nhau tạo thành 2 mặt ghép liên tiếp theo thứ

tự sắp xếp: p-n-p

- Thanh bán dẫn thứ nhất (p) có kích thước và nồng độ hợp chất lớn nhất được gợi là miền

Emitơ hay miền phát. Điện cực nối với nó được gọi là cực Emito (E)

- Thanh bán dẫn ở giữa khác loại với 2 thanh bên (n) , có kích thước và nồng độ tạp chất nhỏ

nhất gọi là miền bazơ hay miền gốc. điện cực nối với nó gọi là cực bazơ hay cực gốc (B)

- Thanh bán dẫn thứ 3 (p) cùng loại với thanh bán dẫn thứ nhất có kích thước và nồng độ tạp

chất ở mức trung bình gợi là miễn colecto hay miền góp. Điện cực nối với miễn này gọi là

điện cực colecto hay cực góp (C)

* Hoạt động:

- Để tranzito hoạt động ta phải đặt các điện áp 1 chiều vào các chân của tranzito

+ Để tranzito làm việc ở chế độ khuếch đại thì phải thỏa mãn phải được phân cực thuận và

phải được phân cực ngược.

Page 12: Câu hỏi ôn tập điện tử số

12

- Do điện trường tác động trên là phân cực thuận nên các động tử chính từ miền E là các

điện tử tự do sẽ trào sang miền B tạo thành dòng là dòng cực phát

- Khi sang miền B thì một số ít tái hợp với động tử chính của miền B tạo thành dòng điện .

do miền B có kích thước nhỏ và nồng độ hạt dẫn cũng nhỏ nên dòng rất nhỏ còn đa số các

hạt được chuyển từ E qua B sẽ đến điểm tiếp giáp lúc đó nó đóng vai trò hạt thiểu số của

miền B nên điện trường ngược của vẫn qua miền C tạo thành dòng cực góp

Như vậy ta có : = +

Để đánh giá sự truyền đạt dòng người ta dùng hệ số truyền đạt dòng

= và để đánh giá hệ số khuếch đại =

= < 1 ( )

Câu 7: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tranzito NPN

* Cấu tạo: tranzito ngược

- được tạo bởi 3 thanh bán dẫn, ghép xen kẽ với nhau tạo thành 2 mặt ghép liên tiếp theo thứ

tự sắp xếp n-p-n

- Thanh bán dẫn thứ nhất (n) có kích thước và nồng độ tạp chất lớn nhất được gọi là miền

Emito hay miền phát. Điện cực nối với nó gọi là cực Emito (E)

- Thanh bán dẫn ở giữa khác loại với 2 thanh bên (p) có kích thước và nồng độ tạp chất nhỏ

nhất gọi là miền bazơ hay cực gốc (B)

- Thanh bán dẫn thứ 3 (n) cùng loại với thanh bán dẫn thứ nhất, có kích thước và nồng độ tạp

chất ở mức trung bình gọi là miền colecto hay miền góp. Điện cực nối với miền này gọi là

cực colecto hay cực góp (C)

* Hoạt động:

- Để tranzito hoạt động ta phải đặt các điện áp 1 chiều vào các chân của trazito

+ để tranzito ngược làm việc ở chế độ khuếch đại thì phải thỏa mãn phải được phân cực

thuận và phải được phân cực ngược.

Page 13: Câu hỏi ôn tập điện tử số

13

Do dòng điện tác động lên là phân cực thuận nên các động tử chính từ miền E trào sang

miền B. các điện tử này tạo lên dòng cực phát . các điện tử này vào miền bazơ thành hạt

thiểu số và đi sâu vào miền bazơ hướng tới mặt ghép colecto. Trên đường đi một số tái hợp

với lỗ trống tạo nên dòng bazơ còn lại đa số hạt tới mặt ghép colecto vì miền bazơ rất

mỏng tại đây điện tử bị cuốn sang miền cực góp tạo thành dòng cực góp . như vậy

= + .

Tuy nhiên trong thành phần colecto còn có dòng ngược mặt ghép colecto

Vì vậy: = +

là phần dòng do điện tử “trazit” sang cực C

– dòng ngược của mặt ghép colecto thường rất nhỏ nên có thể coi

=

=

– gọi là hệ số truyền dòng điện (cực phát), nó đánh giá độ hao hụt dòng điện khuếch tán

trong vùng bazơ

Để đánh giá tác dụng điều khiển của dòng bazơ đối với dòng colecto người ta thường dùng

hệ số bazơ

=

Vậy = + = (1 + )

= = =

= và =

Câu 8: Các họ đặc tuyến tĩnh của tranzisto ?

Các quan hệ dòng – áp trong tranzisto ở chế độ không có tín hiệu gọi là các đặc tuyến tĩnh

của nó. Căn cứ vào tín hiệu đầu vào và tín hiệu đầu ra người ta chia cách mắc mạch cho

tranzisto gồm 3 cách mắc: Emito chung (EC), Bazơ chung (BC), Colecto chung (CC)

Các họ đặc tuyến tính của cách mắc mạch Emito chung:

Sơ đồ lấy đặc tuyến của tranzisto thuận:

A1 – đo dòng Bazo IB

Page 14: Câu hỏi ôn tập điện tử số

14

A2 – đo dòng Colecto chung IC

V1 – đo điện áp UBE

V2 – đo điện áp UCE

Họ đặc tuyến vào: IB = f(UBE) = f(UB) khi UCE = UC = const

Cố định UCE rồi cho UBE thay đổi, ứng với mỗi giá trị UBE ta đo được dòng điện IB, kết quả sẽ

được 1 đường đặc tuyến. Sau đó, ta thay đổi giá trị UBE khác rồi làm tương tự được đường

đặc tuyến thứ 2. Tập hợp các đường như vậy được gọi là đặc tuyến vào của tranzisto. Nó

giống như họ đặc tuyến thuận của điốt và ta thấy khi UCE càng tăng thì đường đặc tuyến càng

ngã về bên phải.

Họ đặc tuyến ra: là đặc tuyến IC = f(UCE) khi IB = const

Bây giờ ta lại cố định dòng điện IB, rồi cho UCE thay đổi và đo các giá trị dòng IC tương ứng,

ta được 1 đường đặc tuyến. Lấy giá trị IB khác làm lại sẽ được đường đặc tuyến thứ 2. Tập

hợp các đường đặc tuyến này được gọi là họ đặc tuyến ra của tranzisto.

Page 15: Câu hỏi ôn tập điện tử số

15

Khi UCE = UC = 0 thì dòng IC = 0 vì lỗ trống từ miền E qua mặt ghép Emito có 1 phần nhỏ

tạo thành dòng IB còn phần lớn đọng lại ở miền bazơ vì chưa có trường gia tốc kéo lỗ trống

sang miền Colecto. Khi UC tăng ban đầu dù nhỏ nhưng tác động trực tiếp lên lỗ trống đọng ở

miền bazơ nên dòng IC tăng rất nhanh.UCE = UEB + UBC

Điểm uốn của đường đặc tuyến ứng với UBC = 0. Lúc này dù trường UC đủ nhỏ vẫn mau

chóng làm dòng thuận (UCE < UEB) gọi la chế độ bão hòa. Khi UCE > UEB tranzisto chuyển

sang chế độ khuếch đại. Ở chế độ này các đường đặc tuyến ra gần như song song nhau. Nếu

tiếp tục tăng UCE thì dòng IC càng lớn, tranzisto sẽ bị đánh thủng.

Họ đặc tuyến truyền đạt IC = f(IB) khi UC = const được lấy bằng cách giữ cho giá trị của UC

không đổi, thay đổi IB và ghi lại giá trị tương ứng của IC. Đặc tuyến truyền đạt cũng có thể

dựng từ đặc tuyến ra, ta kẻ đường song song với trục tung, đường này cắt họ đặc tuyến ở các

điểm khác nhau. Ta tìm được IB và IC tương ứng. Trên trục IB, IC ta tìm các điểm thỏa mãn IB,

IC vừa tìm được. Nối các điểm này ta được đặc tuyến truyền đạt

Page 16: Câu hỏi ôn tập điện tử số

16

Câu 9: Lý thuyết về khuếch đại?(định nghĩa, phân loại, các đặc tuyến và tham số)

Định nghĩa: Mạch khuếch đại là 1 mạch làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng có điều khiển. Ở

đó, năng lượng 1 chiều của nguồn điện(không chứa thông tin)được biến đổi thành năng

lượng xoay chiều của tín hiệu.

Phân loại:

-Theo phần tử khuếch đại: có khuếch đại dùng đèn điện tử 3, 4 hoặc 5 cực, khuếch đại dùng

điốt tunen; khuếch đại dùng tranzisto lưỡng cực, khuếch đại dùng tranzisto trường, khuếch

đại tham sô, khuếch đại IC (vi mạch) …

-Theo dải tần số làm việc: có KĐ âm tần, KĐ cao tần, KĐ siêu cao tần, …

-Theo bề rộng của dải tần số khi cần khuếch đại: KĐ dải rộng, KĐ dải hẹp

-Theo dạng tải: KĐ cộng hưởng (hay chọn lọc) có tải là mạch cộng hưởng, KĐ điện trở

(phông cộng hưởng)

-Theo đại lượng cần KĐ: KĐ điện áp, KĐ dòng điện, KĐ công suất

Các đặc tuyến và tham số

-Hệ số KĐ: là tỉ số giữa đại lượng điện ở đầu ra và đầu vào của mạch KĐ

K = k thường là 1 số phức

= k. k là môđun của

k = |K| là 1 hàm của tần số tín hiệu

= f1( ) : đặc tuyến biên độ tần số của mạch

ku = kI = kP =

k là 1 hàm của tần số k = f2( ): đặc tuyến pha tần số của mạch khuếch đại cho biết sự phụ

thuộc của pha tín hiệu lối ra vào pha tín hiệu lối vào như thế nào

Đặc tính biên độ của tầng KĐ: Ura = f3(Uv)

Là sự phụ thuộc của biên độ điện áp ra vào biên độ điện áp đầu vào của bộ KĐ

+ I: Khi UV = 0 => Ura # 0: do tạp nhiễu nội bộ của tầng KĐ

+ II: Khi UV tăng, Ura tăng: đoạn làm việc của bộ KĐ

+ III: Khi UV tăng đến 1 giá trị nào đó thì Ura = const. Đây là đoạn làm việc bão hòa của bộ

Page 17: Câu hỏi ôn tập điện tử số

17

-Trở kháng đầu vào và trở kháng đầu ra của bộ KĐ (Z)

Chúng đặc trưng cho khả năng phối hợp với nguồn cấp tín hiệu ở đầu vào và phối hợp với tải

ở đầu ra của mạch KĐ.

Zvào = Uvào / Ivào ; Zvào : càng lớn càng tốt

Zra = Ura / Ira ; Zra : càng nhỏ càng tốt

-Hệ số méo không đường thằng (phi tuyến): là hiện tượng mà tín hiệu lối ra của bộ KĐ có

chưa các thành phần tần số lạ so với ở lối vào (do phi tuyến của đặc tuyến phần tử KĐ)

-Hiệu suất của mạch KĐ: được tính bằng tỉ số giữa công suất ra tải (công suất hữu ích)

và công suất tiêu thụ nguồn của toàn mạch:

= P ra: công suất ra tải

P vào: công suất tiêu thụ nguồn

Tất cả các tham số và đặc tính của bộ KĐ đều quan trọng đối với 1 mạch KĐ. Tuy nhiên tùy

theo chức năng của từng mạch cụ thể mà các tham số đó có thể có các yêu cầu khác nhau.

Ngoài ra các tham số trên còn cần phải kể đến độ ổn định của hệ KĐ, hệ số tạp âm, tạp âm

nhiệt, các tham số khác

Câu 10: Phản hồi trong bộ khuếch đại, đặc điểm của bộ khuếch đại khi có phản hồi, các

cách mắc phản hồi

Hiện tượng 1 phần năng lượng của tín hiệu ra quay trở lại đầu vào của mạch KĐ gọi là hiện

tượng hồi tiếp (hay phản hồi) trong mạch KĐ.

Sơ đồ khối của KĐ có hồi tiếp

Page 18: Câu hỏi ôn tập điện tử số

18

= |k|. = k.

= | |. = .

. = k. .

Đặc điểm của bộ KĐ khi có phản hồi:

-Nếu tín hiệu đưa trở về đồng pha với tín hiệu lối vào thì tín hiệu lối vào tăng lên => tương

ứng hệ số KĐ tăng => phản hồi dương.

-Nếu tín hiệu đưa trở về ngược pha với tín hiệu lối vào thì tín hiệu lối vào giảm đi => tương

ứng hệ số KĐ giảm => phản hồi âm.

-Nếu = 2n => tín hiệu đưa về đồng pha => phản hồi dương.

-Nếu = 2(n+1) => tín hiệu đưa về ngược pha => phản hồi âm

Tuy phản hồi âm làm giảm hệ số KĐ nhưng các tham số khác của mạch lại được cải thiện tốt

hơn, méo phi tuyến giảm, tổng trở đầu vào tăng, tổng trở đầu ra giảm.

Căn cứ vào việc lấy tín hiệu ở lối ra và việc đưa tín hiệu trở lại đầu vào ta có 4 cách mắc

phản hồi sau:

-Hồi tiếp song song theo điện áp (a)

-Hồi tiếp song song theo dòng điện (b)

-Hồi tiếp nối tiếp theo điện áp (c)

-Hồi tiếp nối tiếp theo dòng điện (d)

Ở đầu vào, nếu tín hiệu đưa trở về nối tiếp với tín hiệu đầu vào thì gọi là nối tiếp, song song

với tín hiệu đầu vào là song song.

Page 19: Câu hỏi ôn tập điện tử số

19

Còn việc lấy tín hiệu ở đầu ra tỉ lệ với điện áp đầu ra gọi là phản hồi điện áp. Nếu lấy tín hiệu

ra tỉ lệ với dòng điện đầu ra thì gọi là phản hồi dòng điện.

Câu 11: Các chế độ làm việc, các cách cấp nguồn và ổn định điểm công tác của

tranzisto trong chế độ khuếch đại

Các chế độ làm việc của mạch KĐ

1 bộ KĐ có thể làm việc trong các chế độ sau: A, B, AB, C, D

UC = ECC – IC.RC

Khi UC = 0 => IC = (ECC: E cung cấp)

Khi IC = 0 => UC = ECC

Chế độ A: Khi điểm làm việc trùng với điểm P, dòng điện IC luôn có giá trị IB nên hiệu suất

không cao

Chế độ AB: khi điểm làm việc chuyển dần về phía N thì mạch KĐ chuyển sang chế độ B.

Khi đó hiệu suất sẽ tăng lên nhưng độ méo của tín hiệu cũng tăng lên.

Chế độ B: khi điểm làm việc trùng với điểm N thì mạch KĐ làm việc ở chế độ C. Khi đó nó

chỉ hoạt động với 1 bán chu kỳ tín hiệu, độ méo rất lớn nhưng hiệu suất cũng rất cao

Để KĐ tín hiệu, người ta phải kết hợp 2 tranzisto làm việc ở chế độ B theo phương thức

đẩy-kéo

-Chế độ bão hòa dòng: Khi điểm làm việc ra ngoài điểm M thì tranzisto bị bão hòa dòng

-Chế độ bão khóa cắt dòng: Khi điểm làm việc ra ngoài N, dòng qua tranzisto bị khóa →

dùng để cấp nguồn

Page 20: Câu hỏi ôn tập điện tử số

20

Ổn định điểm công tắc của tranzisto

Việc cấp nguồn cho tranzisto vừa phải đảm bảo chọn được điểm công tắc tĩnh, vừa phải ổn

định điểm công tắc đó. Nguyên nhân làm điểm công tắc tĩnh bị xê dịch trên họ đặc tuyến khi

mạch KĐ làm việc chủ yếu là do nhiệt độ môi trường thay đổi, dong ngươc Ic oo của mặt

ghép colecto phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Khi t0 tăng từ 8 10

0C thì dòng này tăng gấp đôi

nên điểm làm việc bị xê dịch. Thông thường ta sử dụng hồi âm tiếp âm trên các điện trở cấp

nguồn cho tranzisto để ổn định điểm công tắc khi t0 thay đổi (ổn định nhiệt). Khi điện áp

nguồn thay đổi điểm công tác, tuy nhiên sự thay đổi này ít hơn so với sự ảnh hưởng của sự

thay đổi t0, vì mạch nguồn sẽ được ổn định điện áp

Các cách cấp nguồn cho tranzisto

Cấp nguồn bằng định dòng bazo

+ Mạch emito chung dùng tranzisto thuận. Điện trở Kb được đấu từ cực B đến âm nguồn nên

cực B có điện thế âm so với cực phát E, mặt ghép Emito phân cực thuận tạo nên dòng tĩnh

IB0 qua Kb : UBE0 << ECC – IBo – Rb nên IBo = vì UBE0 << ECC nên IB0 hay Kb

+ Mạch Bazo chung: điện trở Rb cũng được đấu tương tự, cực B được đấu đất qua tụ Cb, theo

xoay chiều điểm “b” là điểm “mát” (đất). Mạch này thực tế làm việc kém ổn định và chưa có

biện pháp ổn định nhiệt. Để ổn định nhiết có thể gay hồi tiếp âm trên điện trở Rb.

Cấp nguồn định áp bazo

+ R1,R2 cặp điện trở định thiên

+ RE: ổn định nhiệt

+ UB là sụt áp trên điện trở R2, điện thế của điểm B so với đất, nó là điện áp xác định dòng

IBo. Dòng từ cực dương qua R2 và R1 về âm gọi là I1, tức là I1 =

Qua R1 còn có dòng IBo nên qua R1 là I1 + IBo.

Page 21: Câu hỏi ôn tập điện tử số

21

UB = UR2 = ECC – (IBo + )R1 => Sơ đồ này thông dụng nhất

Cấp nguồn cho tranzisto trường thường sử dụng sơ đồ định thiên tự động

Câu 12: Mạch khuếch đại điện trở Emito chung(EC)? (sơ đồ nguyên lí, tác dụng của

các linh kiện, phân tích hoạt động, vẽ định tính đặc tính biên độ tàn số và giải thích

dạng của nó)

Mạch KĐ điện trở là mạch KĐ mà việc nối ghép tín hiệu giữa các tầng thực hiện bằng điện

trở hoặc điện dung

Mạch KĐ điện trở EC

Sơ đồ nguyên lý:

Tác dụng của các linh kiện

+ Rb1, Rb2: phân áp định thiên, đặt ra điểm làm việc cho tranzisto

+ Tụ nối: Cn1, Cn2: tụ điện để nối tín hiệu gọi là tụ liên lạc hoặc tụ nối tầng có chức năng

ghép tín hiệu đầu vào mạch KĐ hoặc truyền tín hiệu từ tầng KĐ này đến tầng KĐ khác và

ngăn cách chế độ 1 chiều giữa các tầng KĐ

+ RE: để tạo phản hồi âm về thành phần 1 chiều làm tăng tính ổn định của mạch nhưng khi

đó thành phần tín hiệu cũng bị phản hồi âm bởi RE nên người ta mắc CE // RE để khử phản

hồi âm thành phần tín hiệu trên RE.

+ RC: là điện trở trên Colecto, là điện trở gánh dùng để lấy tín hiệu ra

+ RL, CL(Rloc) là mắt lọc phân tầng dùng để khử phản hồi âm truyền theo đường nguồn do

nội trở nguồn lớn

Phân tích hoạt động

Page 22: Câu hỏi ôn tập điện tử số

22

Cặp điện trở Rb1,Rb2 (biên) xác định 1 chế độ làm việc cho tranzisto. Khi UV thay đổi => ib

thay đổi kích thích IE và IC thay đổi

Điện áp ở trên chân C thay đổi: UC = ECC – IC.RC = Ura

Như vậy, ta thu được điện áp lối ra thay đổi theo dạng của điện áp lối vào và có biên độ lớn

hơn nhiều lần.

Xét về pha: Uv tăng → IC tăng → Ura giảm

Uv giảm → IC giảm → Ura tăng

Ura biến thiên ngược pha với điện áp lối vào (Lấy trên Colecto)

Đặc tính biên độ tần số:

|K|= f( )

+ Ở miền tần số trung bình, hệ số KĐ ổn định có giá trị K0

+ Ở miền tần số thấp: do các tụ nối tần (tụ liên lạc) Cn có trở kháng lớn làm suy giảm tín hiệu

ZC =

+ Ở miền tần số cao làm xuất hiện điện dung kí sinh ở lối ra được coi như mắc song song với

tải làm ngắt mạch các thành phần tần số cao.

Khi C1d càng lớn thì tần số giới hạn trên của dải thông càng giảm. Khi tăng R1d thì tần số giới

hạn trên cũng giảm nhưng lại tăng trị số Ko tức là hệ số KĐ ở vùng tần số trung bình

Câu 13: Mạch khuếch đại điện trở Colecto chung (CC), so sánh mạch KĐ điện trở EC

và CC

Sơ đồ nguyên lí mạch KĐ điện trở CC

Page 23: Câu hỏi ôn tập điện tử số

23

Tác dụng của các linh kiện

-Rb1, Rb2: phân áp định thiên đặt ra điểm làm việc cho tranzisto

-Cn1, Cn2: tụ liên lạc, tụ để nối tín hiệu hay còn gọi là tụ nối tầng có chức năng ghép tín hiệu

đầu vào mạch KĐ hoặc truyền tín hiệu từ tầng khuếch đại này đến tầng KĐ khác và ngăn

cách chế độ 1 chiều giữa các tầng KĐ

-RE: để tạo phản hồi âm về thành phần 1 chiều làm tăng tính ổn định của mạch

Hoạt động

Lấy tín hiệu ra trên đầu RE không mắc tụ CE mạch có phản hồi âm sâu → URa ~ UV => mạch

không KĐ điện áp

Tuy nhiên mạch này có thể dùng để KĐ dòng điện hoặc KĐ công suất. Do mạch có hệ số

phản hồi âm sâu nên Zvào rất lớn, Zra nhỏ => thường dùng nó làm tầng đệm để nối ghép các

tầng KĐ gọi là phối hợp trở kháng giữa các tầng KĐ hoặc nối tầng KĐ với tải

So sánh mạch KĐ điện trở EC và CC

Mạch CC: Uvào tăng, Ib tăng, IE tăng → Ura = IE . RE tăng

Uvào giảm → Ib giảm, IE giảm → Ura giảm

Với mạch CC khi lấy tín hiệu trên emito thì tín hiệu lối ra đồng pha với tín hiệu lối vào

+ Khi so sánh điểm khác biệt về sơ đồ

Trong mạch EC: lấy tín hiệu trên Colecto → Ura ngược pha với Uvào

Trên mạch CC: lấy tín hiệu trên Emito → Ura đồng pha với Ura đồng pha với Uvào

+ Khác biệt về tính chất:

Mạch EC có hệ số KĐ điện áp, dòng điện lớn thường được dùng ở chế độ A để KĐ tín hiệu

có công suất nhỏ

Mạch CC: do phản hồi âm sâu nên hệ số KĐ KU 1 nên nó không được dùng để KĐ điện áp

mà chỉ dùng để KĐ dòng điện hoặc công suất dùng làm tầng đệm để ghép nối tín hiệu.

Page 24: Câu hỏi ôn tập điện tử số

24

Câu 14: Đặc điểm mạch khuếch đại công suất; mạch khuếch đại công suất đơn có biến

áp ra?

Đặc điểm mạch KĐ công suất

-KĐ công suất là KĐ đảm bảo đưa ra tải công suất danh định với tải thường có trị số nhỏ.

Thường trong KĐ công suất biên độ của dòng và áp ra thường xấp xỉ với dòng và áp cho

phép của tranzisto (công suất ra gần ở mức công suất cho phép của tranzisto) và cũng xấp xỉ

với công suất tiêu thụ nguồn 1 chiều

-Làm việc ở tầng cuối của thiết bị => công suất lớn. Chú ý đến hiệu suất

-Tầng cuối: tín hiệu vào lớn → hiện tượng méo do tín hiệu vào lớn.

-Thường dùng các bộ điều khiển để kéo nên phải điều chỉnh hợp lí để có đáp tuyến làm việc

là tốt nhất

Mạch KĐ công suất đơn có biến áp ra

Trong 1 số trường hợp không cần công suất lớn, đồng thời đòi hỏi độ trung thực cao thì

người ta dùng chế độ A

Sơ đồ nguyên lí của mạch KĐ công suất đơn có biến áp ra:

-Rb1, Rb2: làm nhiệm vụ phân áp định thiên => đặt tranzisto làm việc ở chế độ A. Biến áp Ba

trên Colecto là tải của bộ KĐ

-RE tạp phẩn hồi âm để ổn định hệ số KĐ cho Tranzisto đồng thời bảo vệ Tranzisto không bị

quá dòng trong chế độ 1 chiều

Do RE nhỏ cỡ 10 nên không cần có CE để chống phản hồi âm.

Hoạt động:

Khi Uvào thay đổi → Ib thay đổi Ic thay đổi → dòng IC qua cuộn sơ cấp của biến áp ở Ba tạo

nên từ thông biến thiên → cảm ứng sang cuộn thứ cấp => điện áp ra của tín hiệu và được

đưa đến Rt

Page 25: Câu hỏi ôn tập điện tử số

25

Như vậy, biến áp còn làm nhiệm vụ phối hợp trở kháng giữa mạch KĐ với tải

Nhận xét:

Mạch KĐ này đơn giản, KĐ tín hiệu trung thực nhưng do hiệu suất thấp nên chỉ được dùng

trong những trường hợp KĐ có công suất nhỏ và đòi hỏi độ trung thực cao

Ở chế độ A khi không có tín hiệu Pra = 0 thì PC = P0 nên cần chọn chế độ nhiệt của tranzisto

theo P0 để đảm bảo tranzisto không bị hư.

Câu 15: Mạch Khuếch đại công suất đẩy kéo song song có biến áp ra.

Để tăng hiệu suất của tầng thì không thể để tranzito làm việc ở chế độ A mà phải làm việc ở

chế độ B hoặc AB.

* Sơ đồ nguyên lý:

Ba1 – là biến áp đảo pha Ba2 – là biến áp lối ra

T1 và T2 – cùng định thiên ở chế độ 1 chiều như nhau bởi R1 và R2

RE – dùng chung cho cả 2 tranzito

RL, CL – lọc nguồn cho mạch định thiên được ổn định

* Hoạt động:

Uvào => UV1 và UV2 ngược pha nhau

Tín hiệu vào UV do biến áp đảo pha Ba1 biến đổi thành UV1 và UV2 luôn biến thiên ngược pha

nhau được cấp cho tranzito T1 và T2.

Ứng với bán chu kì dương, các tranzito sẽ mở cho dòng đi qua 1 nửa cuộn sơ cấp biến áp ra

như vậy. Do đó từ thông biến thiên trong lõi thép sẽ là tổng đại số của từ trường sinh ra trên

2 nửa cuộn sơ cấp biến áp và nó có dòng biến thiên cả chu kì như tín hiệu vào. Từ thông đó

cảm ứng lên cuộn thứ cấp và cho ta điện áp lối ra trên Rtải.

Với cặp điện trở R1 và R2 người ta chọn điều chỉnh chế độ AB thích hợp, lúc đó độ méo sẽ

được giảm đi còn nếu muốn làm việc ở chế độ B thì bỏ R1, lúc đó về mặt 1 chiều chân B của

2 tranzito được đấu qua R2 xuống đất, khi đó hiệu suất sẽ tăng lên nhưng độ méo cũng sẽ

tăng lên.

Mạch này được sử dụng nhiều trong các Radio công suất nhỏ.

Nhược điểm: Cần phải sử dụng 2 biến áp, làm tăng kích thước của thiết bị.

Page 26: Câu hỏi ôn tập điện tử số

26

Câu 16: Trình bày sơ đồ nguyên lý, nguyên lý làm việc và ứng dụng của mạch khuếch

đại vi sai.

* Khuếch đại vi sai:là mạch KĐ có tín hiệu ra không tỉ lệ với gtrị tuyệt đối của tín hiệu vào

mà tỉ lệ với hiệu của tín hiệu vào.

* Sơ đồ nguyên lý:

* Phân tích mạch:

-2 lối vào UV1 và UV2 đưa vào 2 nhánh KĐ mắc song song với nhau của cầu cân bằng. Ở đáy

2 nhánh cầu là T1 và T2 còn 2 nhánh còn lại là RC.

-Các tranzito và các RC được chế tạo giống hệt nhau và cùng làm việc trong 1 điều kiện nên

nhiễu nội bộ sẽ được 2 nhánh tự cân bằng do đó hạn chế được hoạt động trôi điểm không.

-Mạch gồm T3, T4 là mạch ổn định dùng cho mạch vi sai trong đó T4 được đấu thành điot để

bù nhiệt độ cho T3.

-Mạch được cung cấp bởi ECC1,ECC2 được đấu nối tiếp qua điểm chung là điểm đất.

* Cách đưa tín hiệu vào:

Người ta có thể đưa 2 tín hiệu vào để so sánh hoặc đưa vào 1 đầu vào → nó trở thành mạch

KĐ. Khi đó đầu còn lại được đấu với đất.

- Tín hiệu vào đưa vào 2 cực UV1 và UV2. Lúc này hai cực của nguồn tín hiệu hoặc phải cách

điện với đất hoặc phải có cực tính đối xứng qua “mát”. Cách đưa tín hiệu vào này gọi là đưa

vào đối xứng, các đầu vào này của KĐ vi sai gọi là đầu vào đối xứng.

Page 27: Câu hỏi ôn tập điện tử số

27

- Tín hiệu vào cũng có thể đưa vào V1(hoặc V2 ), lúc đó V2(hoặc V1) phải đấu qua 1 điện trở

nhỏ hoặc đấu trực tiếp xuống đất. KĐ vi sai này gọi là có đầu vào không đối xứng với tín

hiệu vào không đối xứng.

* Ứng dụng: Mạch vi sai được dùng làm các tầng khuếch đại đầu vủa các tầng khuếch đại

thuật toán.

Câu 17: Mạch khuếch đại thuật toán (Định nghĩa, các thông số kỹ thuật, cấu trúc bên

trong theo sơ đồ khối).

* Định nghĩa: Mạch khuếch đại thuật toán là mạch KĐ 2 đầu vào vi sai và 1 đầu ra chung .

Kí hiệu trong mạch điện

+ Nếu ta đưa tín hiệu vào theo đầu vào UVK(+) thì tín hiệu ra đồng pha với tín hiệu vào.

+ Nếu đưa tín hiệu vào theo đầu vào UVĐ(-) thì tín hiệu ra ngược pha với tín hiệu vào.

- Do là mạch KĐ 1 chiều nên đặc tuyến biên độ - tần số phải thỏa mãn cả ở tần số bằng 0.

- Đặc tuyến biên độ phải đảo cực khi đi qua gốc tọa độ.

* Các thông số kĩ thuật

- Hệ số KĐ K0: K0=Ur/Uh = Ur/(Up-UN) , lý thuyết k0 = ∞, thực tế k0 = 103 ÷ 10

6

- Đặc tính biên độ tần số: tùy theo từng lại KĐ thuật toán mà dải thông có thể từ 0 → vài

MHz hoặc cao hơn.

- Hệ số khuếch đại đồng pha Kcm=∆Ur/∆Ucm

- Điện trở vào hiệu rh, điện trở vào đồng pha rcm=∆Up/∆Ucm

Page 28: Câu hỏi ôn tập điện tử số

28

rh=∆Up/∆Ip khi UN=0 và ∆UN/∆IN khi Up=0

rcm=∆Up/∆Ip=∆UN/∆IN khi UN=Up=Ucm

- Dòng vào tĩnh, điện áp vào lệch khôn

* Cấu trúc bên trong theo sơ đồ khối:

- Tầng vi sai thứ nhất: tín hiệu vào đối xứng, tín hiệu ra đối xứng.

- Tầng vi sai thứ hai: tín hiệu vào đối xứng, tín hiệu ra không đối xứng.

Rồi đưa qua các tầng đệm, các tầng đệm này có nhiệm vụ định mức điện áp, phản hồi,

chuyển qua tuyến đến tầng lối ra là tầng lặp lại emitơ.

Câu 18: Trình bày các mạch cộng, trừ trên khuếch đại thuật toán.

* Mạch cộng đảo

Mạch được thực hiện cộng và đảo pha các điện áp đầu vào. Vì K0→∞ nên điểm N là đất ảo

và IN=UN/RN= -(UV1/R1+UV2/R2+…+UVn/Rn)

Từ đó ta có: Ur= -(RN.UV1/R1+RN.UV2/R2+…+RN.UVn/Rn)= - (α1.UV1+α2.UV2+…+αn.UVn)

Hay Ur= -∑αi.UVi, trong đó αi=RN/Ri

* Mạch trừ

Page 29: Câu hỏi ôn tập điện tử số

29

Up = UV2/(R2+Rp).Rp = (UV1-Ur)/(R1+RN).RN+Ur

= UV1/(R1+RN).RN+Ur-Ur.RN/(R1+RN) = UV1/(R1+RN).RN+Ur(1-RN/(R1+RN))

= UV1/(R1+RN).RN+Ur.(R1/(R1+RN))

Hay Ur=(UV2/(R2+RP).RP - UV1/(R1+RN).RN).(R1+RN)/R1

Đặt αN=RN/R1;Αp=Rp/R2 thì

Ura = (αp.UV2/(1+αp) - αN.UV1/(1+αN)) . (1+αN) = (1+αN)/(1+αp).αp.UV2 – αN.UV1

Chọn αN = αp = α thì Ur = α.(UV2-UV1)

Câu 19: Trình bày các mạch vi phân, tích phân trên khuếch đại thuật toán.

* Mạch tích phân:

Page 30: Câu hỏi ôn tập điện tử số

30

-Mạch tích phân trên(hình vẽ) là mạch tích phân thông thường

Ur ≈ Uc=1/c.∫icdt ≈ - (1/RC).∫UVdt

Chuyển sang tích phân xác định

Ur=1/RC. ∫Uvdt + Ur(0) (từ 0 đến t)

- Mạch tích phân tổng:

Ur=-1/C. ∫(U1/R1+U2/R2+…+U3/R3)dt

- Mạch tích phân hiệu:

Page 31: Câu hỏi ôn tập điện tử số

31

Phương trình dòng điện viết cho điểm nút N và nút P là:

(U1 - UN)/R1 + CN.d(Ur - UN)/dt = 0

(UV - Up)/R2 + Cp.(dU/dt) = 0

Cho UN = Up , CNR1 = CpR2 = RC sẽ được Ur = (1/RC).∫(U2 - U1)dt

* mạch vi phân:

Ur = URN = RN.IN = - RN.C.(dU/dt)

Nếu UV=Urmsin(ωt) thì Ur= - RNC.ω.Urmcos(ωt)

Như vậy hệ số KĐ k = Urm/Uvm = ω.RN.C phụ thuộc vào tần số. Vì vậy tạp âm ở tần số cao sẽ

lớn, trở kháng ZV ≈ 1/(jωC) sẽ giảm đi khi tần số tăng.

Để có mạch vi phân tốt hơn thì dùng mạch tích phân sau mắc thêm điôt R1C1 thì tác dụng vi

phân chỉ thực hiện ở tần số ω <<ω0=1/R1C1; lúc này có thể coi CN hở mạch vì ở tần số thấp,

trở kháng của nó nhỏ, điện áp ra là Ur = - RN.C1.(dU/dt). Ở tần số cao thì hồi tiếp âm trên CN

càng lớn. Nếu chọn R1C1 = RN.CN thì ω>ω0 hệ số khuếch đại sẽ giảm khi tần số tăng.

Page 32: Câu hỏi ôn tập điện tử số

32

Câu 20: Trình bày nguyên lý tạo dao động hình sin dùng mạch khuếch đại có phản hồi

dương; phân tích điều kiện cân bằng biên độ, cân bằng pha:

*Nguyên lý tạo dao dộng hình sin dung mạch KĐ có phản hồi dương

-Dao động hình sin là những dao động điện mà quy luật biến thiên của nó thuân theo quy

luật hình sin.Nó được sử dụng nhiều trong kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điều khiển, trong thông

tin liên lạc.

-Tạo dao động hình sin từ 1 mạch KĐ có phản hồi dương

Page 33: Câu hỏi ôn tập điện tử số

33

-Để tạo được dao động hình sin thì hệ thống bên phải thỏa mãn 2 điều kiện:

+Cân bằng biên độ

+Cân bằng pha

-Xét hệ số khuếch đại khi có phản hồi:-

=

=>Nếu →1(1- )→0

=> →

1- * Điều kiện cân bằng biên độ và cân bằng pha:

là điều kiện cân bằng biên độ.Điều kiện này có nghĩa là khi đi qua mạch KĐ tín

hiệu đc KĐ lên k lần,khi qua mạch phản hồi suy giảm lần thì tích số của nó phải có giá trị

bằng 1 tức là tín hiệu không bị suy giảm trên 1 vòng.

- =2n gọi là điều kiện cân bằng pha.Điều kiện này có nghĩa là khi tín hiệu qua

mạch KĐ bị lệch pha là ,khi qua mạch phản hồi bị lệch pha tiếp là ,thì tổng của 2 sự

lệch pha này phải bằng 2n tức là đồng pha với tín hiệu vào.

* Nếu cả 2 điều kiện cân bằng biên độ và cân bằng pha thỏa mãn ở cùng 1 tần số thì mạch sẽ

tạo ra dao động với tần số đó.

-Khi đóng nguồn trong mạch xuất hiện các dao động,các biến thiên với tần số khác nhau

nhưng chỉ có thành phần thỏa mãn điều kiện pha thì được tăng trưởng nhanh.Khi đó điều

kiện biên độ phải là và dao động tăng nhanh.

-Khi dao động đạt đến mức nào đó thì điểm làm việc của phần tử KĐ chuyển sang vùng phi

tuyến làm cho hệ số KĐ k giảm dần cho đến khi k. =1 thì dao động đã được xác lập tức là

có tần số và biên độ ổn định.

Page 34: Câu hỏi ôn tập điện tử số

34

Câu 21: Mạch tạo dao động hình sin ghép hỗ cảm?

*Mạch dao động hình sin ghép hỗ cảm có 1 hệ thống chọn lọc(hệ thống các khung cộng

hưởng LC)mắc ở mạch ra hoặc mạch hồi tiếp.Phần tử KĐ k có thể là đèn điện tử,tranzisto

KĐ thuật toán.

-Khâu khuếch đại đc thực hiện bằng mạch KĐ chọn lọc trên Colectơ cộng hưởng LC.

-Khâu phản hồi đc thực hiện bằng cách lấy hỗ cảm sang cuộn L do tín hiệu trên colectơ luôn

luôn ngược pha với tín hiệu Bazơ nên ở đây ng ta phải đấu các cực cùng tên của Lb sang Lc

sao cho hợp lí thì sẽ lấy được tín hiệu phản hồi dương, tín hiệu đó đưa về giữa B và E qua tụ

nối Cn1.

-Tần số dao dộng đc quyết định bởi khung cộng hưởng LC

Tín hiệu dao động hhinhf sin LC ghép hỗ cảm đc lấy ra trên collect qua tụ Cn2.

Câu 22: Mạch tạo dao động hình sin kiểu ba điểm?

*Các mạch dao động hình sin kiểu ba điểm sẽ có 3 điểm chung giữa khung dao động với

mạch nên gội là mạch dao động 3 điểm.

*Mạch tạo dao động 3 điểm điện cảm:

-Phản hồi lấy trên đầu Lb nên gọi là 3 điểm điện cảm.Do nguồn đưa vào điểm giữa của cuộn

dây nên tín hiệu 2 đầu còn lại ngược pha.Do đó tín hiệu phản hồi lấy trên đầu Lb sẽ đồng pha

với tín hiệu vào tức là có phản hồi dương .

-Khung dao động gồm có tụ C mắc song song vói Lb, nối tiếp với Lc do đó tần số dao động

sẽ là:

Page 35: Câu hỏi ôn tập điện tử số

35

*Mạch tạo dao động hình sin 3 điểm điện dung

Khung dao động mắc song song ở lối ra gồm: L//(C1 nt C2)

-Do điểm giữa 2 tụ nối với đất nên điện áp trên đầu tụ C2 sẽ đồng pha với điện áp lối vào(tức

là có phản hồi dương)

-Tần số dao động:

Page 36: Câu hỏi ôn tập điện tử số

36

Nhận xét:Mạch tạo dao động LC dễ dao động và tín hiệu tạo ra có chất lượng tốt nhưng có

nhược điểm ở tần số thấp thì các phần tử điện cảm và điện dung phải có giá trị lớn,làm cho

mạch điện cồng kềnh và tốn kém.->Ở tần số thấp ng ta thường dung mạch RC.

Câu 23: Tạo dao động hình sin RC trên khuếch đại thuật toán(KĐTT)?

*Các mạch dao động hình sin RC thường đc sử dụng ở vùng tần số thấp.Để tạo mạch RC ng

ta thường dùng 2 khâu phản hồi.

-Khâu 1:Cầu xiphơrốp: lệch pha 180

-Khâu 2:Cầu nên: ko lệch pha.

*Mạch tạo dao động hình sin RC:kiểu cầu xiphơrốp:

Do phần tử điện dung làm lệch pha cực đại 90 do đó để làm lệch pha 180 ng ta chỉ cần 3

mắc lọc RC là đủ.

Page 37: Câu hỏi ôn tập điện tử số

37

*mạch tạo dao động hình sin kiểu cầu nên:

-Cầu nên là cầu ko làm lệch pha tín hiệu.

Page 38: Câu hỏi ôn tập điện tử số

38

Câu 24: Sơ đồ khối mạch nguồn 1 chiều, phân tích chức năng của các khối?

*Sơ đồ khối mạch nguồn 1 chiều:

*Phân tích chức năng của các khối:

-Biển áp: làm nhiệm vụ biến đổi điện áp U1~ có sẵn trên lưới thành điện áp xoay chiều U2~

phù hợp với mức điện áp của từng thiết bị, mặt khác nó còn có tác dụng ngăn điện áp lưới

vào máy.Các điện áp thg dc chế tạo công nghiệp theo điện áp và công suất tiêu chuẩn.

-Mạch chỉnh lưu: Biến đổi điện áp U2~ thành U1 là điện áp 1 chiều ở dạng đập mạch, luôn

chỉ chạy theo 1 chiều.

-Mach lọc san phẳng:Làm nhiệm vụ san phẳng các đập mạch thành điện áp 1 chiều khá =

phẳng nhưng điện áp này chưa ổn định (U01),phụ thuộc nh` vào nguồn điện lưới và tải.

-Mạch ổn áp 1 chiều: làm nhiệm vụ ổn định điện áp 1 chiều tạo ra U0 là điện áp 1 chiều luôn

ổn định, ko phụ thuộc vào sự thăng giáng của lưới điện và sự thay đổi của tải trong 1 phạm

vi nào đó.

Mạch nguồn 1 chiều thg có mặt trong tất cả các thiết bị điện tử, sử dụng trực tiếp nguồn điện

lưới.

Page 39: Câu hỏi ôn tập điện tử số

39

Một mạch nguồn thg đc đánh giá bằng các chỉ tiêu.

+Điện áp 1 chiều ở đầu ra của mạch nguồn U0.

+Thành phần 1 chiều I0 của dòng ra.

+Hệ số đập mạch KĐ

+Trở kháng ra Rt(Rra).

Câu 25: Chỉnh lưu 1 pha: Một bán chu kì, cả chu kì, kiểu cầu, so sánh ưu nhược của

chúng

+Các mạch chỉnh lưu 1 pha:

-Chỉnh lưu 1 pha nửa chu kì

Ứng với các bán chu kì (+) điốt sẽ mở cho dòng đi qua Rt, lúc đó trên Rt xuất hiện điện áp

dạng đập mạch U1. Để san phẳng các đập mạch người ta mắc song song với Rt 1 tụ điện

tải(Ct ), tụ điện này sẽ nạp điện trong bán chu kì dương (+). Dòng nạp sẽ đi qua điốt, qua tụ

rồi đến các bán chu kì (-).

Page 40: Câu hỏi ôn tập điện tử số

40

Khi điện áp trên Rt nhỏ hơn tụ thì dòng điện sẽ phóng từ Rt(+) của Ct → Rt → - Ct. Điện áp

trên Rt được san phẳng. Việc chọn Ct hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị của Rt và yêu cầu thực

tế của từng mạch nguồn. U2 ~ =U2m cos(ωt+Ψ0)

Điện áp ngược đặt trong điốt là Ung=2U2m

-Chỉnh lưu 1 pha cả chu kì:

Điện áp đã thay đổi U1 ~ thành U2’~ và U2’’~ có cùng biên độ nhưng ngược pha.

Ứng với bán kính chu kì thứ nhất, D1 sẽ mở cho dòng điện qua Rt. Ứng với bán chu kì thứ

hai, D1 đóng và D2 sẽ mở.

Page 41: Câu hỏi ôn tập điện tử số

41

Ứng với các bán chu kì dương(+), các điốt sẽ lần lượt nhau mở cho dòng đi qua R t theo 1

chiều. Trên Rt thu được dạng đập mạch có cả 2 bán chu kì.

Khi mắc song song Rt với tụ Ct thì việc lọc san phẳng sẽ dễ dàng hơn vì đập mạch mau hơn.

Thực chất là ta kết hợp 2 mạch 1 bán chu kì do đó điện áp ngược đặt lên điốt Ung=2Um.

-Mạch chỉnh lưu 1 pha kiểu cầu.

+ Bán chu kì (+) thứ nhất A dương hơn B: D1 và D2 phân cực thuận. Dòng từ

A→D1→C→Rt→D→B.

+Bán chu kì thứ hai: B dương hơn A: D3 và D4 phân cực thuận, dòng từ

B→D3→C→Rt→D→D4→A.

+Điện áp đặt ngược lên 2 điốt nối tiếp do đó mỗi điốt chỉ chịu Ung=U2m

Như vậy trong cả 2 bán chu kì đều có dòng điện qua Rt theo một chiều. Khi mắc song song

Rt với tụ Ct thì việc san phẳng các đập mạch cũng giống như mạch chỉnh lưu 2 bán chu kì.

+So sánh ưu, nhược điểm.

Page 42: Câu hỏi ôn tập điện tử số

42

Các mạch Ưu điểm Nhược điểm

Mạch chỉnh

lưu 1 pha

bán chu kì

Đơn giản, dễ lắp ráp và chế tạo Chỉ sử dụng năng lượng 1 bán chu kì

gây nên sự lãng phí năng lượng của

mạch nguồn đồng thời đập mạch

thưa→ sự san phẳng lớn hơn → đòi

hỏi tụ điện phải có giá trị lớn hơn

Mạch chỉnh

lưu 1 pha

cả chu kì

Việc kết hợp 2 mạch 1 bán chu kì cho

ta đập mạch mau hơn, việc lọc san

phẳng dễ dàng hơn

Tạo biến áp khó hơn phải có được 2

điện áp có biên độ bằng nhau nhưng

ngược pha, phải chọn điốt giống hệt

nhau.

Mạch chỉnh

lưu 1 pha

kiểu cầu

Mạch tận dụng đc cả 2 bán chu kì của

điện áp xoay chiều, dạng đập mạch

mau, việc lọc san phẳng dễ dàng hơn,

việc quấn biến áp cũng đơn giản hơn.

Điện áp ngược đặt lên 2 điốt nối tiếp

do đó mỗi điốt chỉ chịu Ung=U2m nên

việc chọn điốt dễ dàng hơn. Mạch

được sử dụng phổ biến.

Cần phải có 4 điốt giống hệt nhau

Câu 26: Các mạch ổn áp một chiều tham số

+Người ta chế tạo các điốt ổn áp làm việc với đoạn đặc tuyến ngược của điốt do hiệu ứng

đánh thủng của mặt ghép n-p. Trong điốt thông thường hiện tượng đánh thủng sẽ làm hỏng

điốt, trong các điốt ổn áp, do được chế tạo đặc biệt nên khi làm việc nếu khống chế dòng

không vượt quá mức cho phép thì nó sẽ không bị hỏng ở chế độ đánh thủng về điện.

Hoạt động: Khi điện áp đầu vào thay đổi một lượng ΔU01 thì điốt ổn áp sẽ thay đổi dòng điện

của nó khá lớn và gần như giữ nguyên điện áp sụt trên nó, vì vậy dùng qua điện trở R0 sẽ gây

nên sự biến thiên khá lớn của sụt áp trên R0, ΔR0=ΔI. R0≈ΔU01, điện áp tải ra hầu như không

đổi.

Các điốt ổn áp Dz có đặc điểm: Khi điện áp ngược đạt đến một giá trị nào đó thì điốt sẽ thông

theo chiều ngược, điện áp càng tăng thì dòng điện càng tăng, còn điện áp ngược luôn luôn

duy trì ổn định. Người ta lợi dụng mức điện áp đó để làm điốt ổn áp.

+Khi Ura > U0 => Dz mở cho dòng ngược qua điốt.

iR0 tăng => UR0 tăng: Sự tăng này sẽ bù lại sự tăng của nguồn lối vào và giữ cho điện áp U0

lối ra luôn ổn định.

U01 tăng = UR0 tăng +U0

Mạch này có nhược điểm: Năng lượng thừa được dùng để đốt nóng R0 gây nên sự lãng phí

về năng lượng đồng thời sinh ra nhiệt độ cao trong lòng máy làm ảnh hưởng đến các linh

kiện khác. Mạch có giới hạn ổn áp không cao, chỉ khoảng 20%.

Page 43: Câu hỏi ôn tập điện tử số

43

Ưu điểm: Chúng thường có điện áp ổn định 1.1v, 1.5v, 2.5v, 3v, 4.5v, 6v, 8.5v, 9v…

Mạch này còn được sử dụng để làm các mạch hạ biên và các mạch bảo vệ trong các bộ

nguồn chất lượng cao

Câu 27: Mạch ổn áp một chiều kiểu bù tuyến tính, phân tích hoạt động trên sơ đồ khối

và sơ đồ nguyên lý

+ Sơ đồ khối:

-Sơ đồ mắc song song

Với:

+R0: Là điện trở mắc nối tiếp với nguồn.

+D: Là khối điều chỉnh

+Y: Là khối khuếch đại so sánh.

+M: Là khối lấy mẫu điện áp ra.

+Uch: Là khối tạo điện áp chuẩn.

Hoạt động: Hai điện áp Um và Uch cùng đưa vào mạch KĐ so sánh, mạch KĐ so sánh Y sẽ so

sánh lấy ra hiệu số Um-Uch rồi KĐ lên tác động vào phần tử D.

Nếu U0 tăng lên thì phần tử D sẽ được mở làm cho dòng điện qua R0 là iR0 tăng lên => UR0

tăng bù trừ lại sự tăng của nguồn. U0= U01 tăng – UR0 tăng.

Ngược lại khi điện áp lối ra có chiều hướng giảm thì phần tử D sẽ đóng bớt lại làm cho iR0

giảm => UR0 giảm kết quả U0 tăng lên.

Nhận xét: Như vậy mạch song song có những nhược điểm như mạch ổn áp tham số.

Năng lượng thừa được dùng để đốt nóng R0 gây nên sự lãng phí về năng lượng đồng thời

sinh ra nhiệt độ cao trong lòng máy làm ảnh hưởng đến các linh kiện khác.

Sơ đồ mắc nối tiếp:

Page 44: Câu hỏi ôn tập điện tử số

44

Với phần tử D nằm nối tiếp trên đường nguồn thay cho điện trở R0

+ D_ Khối điều khiển.

+ Y_ Khối KĐ so sánh

+ M_ Khối lấy mẫu điện áp lối ra.

+ Uch_ Khối tạo điện áp chuẩn.

Hoạt động: Khối KĐ so sánh Y nhận được tín hiệu từ Um và Uch so sánh tìm ra sai lệch Um-

Uch rồi KĐ lên tác động vào phàn tử D.

Nếu vì lí do nào đó mà U0 có chiều hướng giảm thì phần tử D sẽ mở bù năng lượng cho lối

ra => D đóng bớt lại => U0 giảm.

Như vậy lối ra luôn luôn trong trạng thái cân bằng động, U0 được giữ ổn định.

+Sơ đồ nguyên lí:

T1→D

R4, T2 →Y

Dz, R3→Uch

R1,R2,VR → Um

+Hoạt động

Phân áp R1, R2 và VR để lấy điện áp mẫu Um ở lối ra rồi đưa vào chân B của T2. R3, Dz sẽ tạo

ra điện áp Uch ở chân E của T2

So sánh giữa Um và Uch phần sai lệch Um – Uch rồi khuếch đại lên tác động vào chân B của T1

làm cho T1 đóng bớt lại hoặc mở thêm ra để điều chỉnh điện áp nguồn ở lối ra,

Vì 1 lí do nào đó mà U0 tăng→Um tăng làm cho T2 mở, làm cho Uct2 giảm→Ubt1 giảm→T1

đóng bớt lại → U0 có chiều hướng giảm.

Page 45: Câu hỏi ôn tập điện tử số

45

Ngược lại nếu U0 giảm→ Um giảm →T2 đóng →Uct2 tăng→Ubt1 tăng → T1 mở thêm ra →

cấp năng lượng ở lối ra → U0 tăng lên.

Kết quả : U0 ở trạng thái cân bằng động. Để mạch hoạt động ổn định người ta mắc thêm các

tụ C1, C2, C3.

Mạch này được sử dụng rất nhiều.

Câu 28 : Nguyên lý ổn áp xung

+Sơ đồ khối

+Xung

Page 46: Câu hỏi ôn tập điện tử số

46

+Ưu điểm :

- Trong ổn áp xung phần tử hiệu chỉnh không phải làm việc liên tục mà chỉ thông trong

khoảng thời gian tồn tại của xung nên tổn hao nhiệt trên nó giảm, hiệu suất cũng như độ bền

của mạch tăng.

- Phạm vị hiệu chỉnh rộng.

- Mạch nguồn gọn nhẹ vì làm việc ở tần số khá cao.

* Nhiệm vụ chính của mạch ổn áp xung là khống chế độ rộng của xung sao cho khi điện áp

vào thay đổi thì diện tích trung bình của xung ở lối ra không thay đổi. Với các mạch ổn áp

xung cho phép ổn định với dải điện áp rộng đồng thời tạo ra các điện áp 1 chiều với giá trị

tùy ý nên nó đc sử dụng rộng rãi trong tất cả các thiết bị điện tử mới. Ổn áp xung dùng làm

chấn lưu điện tử.

* Sơ đồ nguyên lý :

*Nguyên lý xây dựng mạch :

Khi thông, khóa K dẫn năng lượng từ nguồn 1 chiều đến phần tử tích lũy năng lượng(cuộn

cảm và tụ điện). Khi khóa transistor ngắt thì phần tử tích lũy cung cấp năng lượng cho mạch

tải. Tần số đóng mở của khóa thường được chọn trong khoảng 16-50kHz để chắn nhiều âm

thanh. Mạch so sánh thực hiện trên KĐ thuật toán là mạch so sánh có trễ.

Khi điện áp ra giảm đến U2 thì khóa K thông, nguồn 1 chiều cung cấp năng lượng cho mạch,

cuộn cảm nạp điện, điện áp trên cuộn cảm tăng, điện áp ra tăng theo. Khi điện áp ra đặt giá

trị U’r=U1 thì khóa ngắt, cuộn cảm phóng điện cùng chiều với tải. Quá trình lặp lại có chu kì.

Độ gợn sóng bằng hiệu điện áp : ΔU=U1-U2

Page 47: Câu hỏi ôn tập điện tử số

47