Download doc - Câu hỏi tổng hợp

Transcript
Page 1: Câu hỏi tổng hợp

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRÊN TRANG CỦA BỘ TT&TT; Cục Tần số.

1. Truyền hình số là gì? Truyền hình số làm việc như thế nào? - Trong truyền hình số, tín hiệu hình ảnh và âm thanh được truyền dẫn, phát sóng

dưới dạng dòng dữ liệu số đã được xử lý (tín hiệu truyền hình số).Tại phần thu (đầu thu truyền hình số DVB-T2 hoặc Tivi có tích hợp đầu thu truyền

hình số DVB-T2), tín hiệu truyền hình số được chuyển đổi ngược lại thành hình ảnh và âm thanh.

- Tín hiệu truyền hình số có thể truyền theo 3 phương thức: phát sóng mặt đất (sử dụng anten thông thường), phát sóng qua vệ tinh (sử dụng anten vệ tinh), hoặc cáp (CATV, IPTV). Truyền hình số sử dụng phương thức phát sóng mặt đất được gọi là truyền hình số mặt đất.

2. Số hóa truyền hình mặt đất là gì? - Số hóa truyền hình mặt đất được hiểu đơn giản là quá trình chuyển đổi công nghệ

phát sóng và thu, xem từ truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất. Quá trình số hóa truyền hình mặt đất được thực hiện cả ở phía phát và phía thu nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người xem truyền hình, công nghiệp truyền hình và Nhà nước.

- Khi quá trình số hóa này hoàn thành, truyền hình số mặt đất sẽ thay thế hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất. Truyền hình tương tự mặt đất sẽ ngừng hoạt động và đi vào lịch sử như truyền hình đen trắng trước đây được thay thế bởi truyền hình màu.

3/ Tại sao phải chuyển từ truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất?

Quá trình số hóa truyền hình mặt đất là tất yếu vì các yếu tố sau đây:Quá trình số hóa truyền hình mặt đất đãng diễn ra trên quy mô toàn thế giới vì các

lợi ích mà nó mang lại;Truyền hình số mặt đất đem lại nhiều lợi ích cho người xem như chất lượng cao về

hình ảnh và âm thanh, số lượng nhiều kênh chương trình truyền hình được truyền;Chuyển sang truyền hình số mặt đất: nhiều kênh chương trình, dịch vụ truyền hình

mới được cung cấp ra thị trường; công nghiệp nội dung, sản xuất chương trình truyền hình có điều kiện để phát triển; lĩnh vực truyền dẫn, phát sóng huy động được các nguồn lực, được đầu tư, phát triển theo hướng chuyên môn hóa, đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với truyền hình tương tự mặt đất;

Chuyển sang truyền hình số mặt đất: nguồn tài nguyên tần số vô tuyến điện được sử dụng rất hiệu quả vì một kênh tần số có thể truyền được nhiều kênh chương trình truyền hình số. Sau khi kết thúc quá trình số hóa truyền hình, một phần của băng tần UHF đang sử dụng bởi truyền hình mặt đất sẽ được giải phóng. Đây là nguồn tài nguyên tần số quan trọng để triển khai các dịch vụ thông tin vô tuyến băng rộng mới. Góp phần vào thức đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

4/ Xin cho biết lợi ích của người xem truyền hình khi chuyển sang sử dụng truyền hình số?

Truyền hình số cho chất lượng âm thanh, hình ảnh trung thực và sắc nét; không còn hiện tượng "bóng ma", "muỗi" như truyền hình tương tự.

1

Page 2: Câu hỏi tổng hợp

Truyền hình số có thể cung cấp số lượng kênh chương trình nhiều hơn truyền hình tương tự.

Người xem được hưởng thêm các tiện ích khác, ví dụ như dịch vụ Hướng dẫn chương trình điện tử (EPG), truyền hình tương tác…

5/ Khi chuyển sang truyền hình số mặt đất, Tivi cũ nhà tôi đang dùng có còn sử dụng được nữa không?

TV cũ nhà bạn đang được dùng để xem truyền hình tương tự mặt đất và trong vùng phát sóng truyền hình số mặt đất thì bạn phải mua đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 để tiếp tục sử dụng TV cũ.

6/ Tôi đang sử dụng truyền hình cáp. Tôi cần phải làm gì khi số hóa truyền hình mặt đất?

Truyền hình cáp không bị ảnh hưởng khi số hóa truyền hình mặt đất. Bạn vẫn thu, xem bình thường và không phải chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất.

7/ Nếu sử dụng truyền hình số mặt đất, có phải mất tiền thuê bao hàng tháng như truyền hình cáp không?

Sử dụng truyền hình số mặt đất có thể thu xem miễn phí nhiều kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của Đài THVN và Đài PTTH địa phương và các kênh không khóa mã, tức là vẫn có thể xem các kênh chương trình như hiện tại, nhưng hình ảnh sẽ sắc nét, âm thanh sẽ sống động hơn.

Ngoài ra, truyền hình số mặt đất còn cung cấp các dịch vụ truyền hình trả tiền (được khóa mã để quản lý thuê bao). Để truy cập được các dịch vụ truyền hình này thì người xem truyền hình phải ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ và trả tiền phí thuê bao hàng tháng.

8/ Có thể xem được bao nhiêu kênh miễn phí trong truyền hình số mặt đất? Số lượng kênh miễn phí bao gồm cac kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị,

thông tin tuyên truyền thiết yếu của Trung ương và địa phương, cùng nhiều kênh chương trình khác được các đơn vị truyền dẫn, phát sóng không khóa mã đến người xem.

9/ Xin tư vấn giúp tôi nên đầu tư mua TV mới có tích hợp đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 hay chỉ nên mua đầu thu truyền hình số DVB-T2 và sử dụng TV cũ?

- Trường hợp bạn mua đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 và dùng TV cũ thì bạn sẽ không thưởng thức được các kênh chương trình truyền hình có chất lượng cao đang được truyền trên truyền hình số mặt đất nếu TV cũ của bạn có độ phân giải thấp.

- Nếu có nhu cầu và đủ điều kiện mua TV mới, thì bạn nên mua TV có tích hợp đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 để có thể tận hưởng các ưu điểm của truyền hình số về chất lượng hình ảnh, âm thanh.

10/ Khi lộ trình số hóa truyền hình hoàn tất, nếu tôi không có TV tích hợp đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 hay không có đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 là tôi sẽ không còn xem được TV nữa có đúng không?

- Khi hoàn thành lộ trình số hóa truyền hình thì truyền hình tương tự mặt đất sẽ bị ngừng phát sóng. Do vậy, nếu không có đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 hoặc TV có tích hợp đầu thu truyền hình số mặt đất DBT-T2 thì bạn sẽ không thu được truyền hình mặt đất nữa.

2

Page 3: Câu hỏi tổng hợp

- Truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình IPTV đều không bị ảnh hưởng khi truyền hình mặt đất bị ngừng phát sóng. Vì vậy, bạn có thể thuê dịch vụ để xem các truyền hình này.

11/ Có quy định tiêu chuẩn gì cho đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 không?

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dành cho thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại Thông tư số 20/2012/TT-BTTTT ngày 04/12/2012.

Theo quy định, các đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 hoặc TV có tích hợp đầu thu thu truyền hình số DVB-T2 khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hàng hóa, dấu hợp quy và phải dán biểu trưng truyền hình số mặt đất.

12/ Trong giai đoạn chuyển đối từ truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất, làm thế nào để nhận biết TV có tích hợp đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2?

Theo quy định, TV có tích hợp đầu thu truyền hình số DVB-T2 phải được gắn nhãn hàng hóa, dấu hợp quy và biểu trưng truyền hình số DVB-T2. Trong nhãn hàng hóa có ghi dòng chữ: "Hỗ trợ thu truyền hình số mặt đất DVB-T2".

Biểu trưng truyền hình số mặt đất DVB-T2 là hình con mắt cách điệu có 3 màu Đỏ, Xanh lá cây, Xanh lam là 3 màu cơ bản của truyền hình như hình sau đây.

 Biểu trưng truyền hình số mặt đất DVB-T2 của Việt Nam được gắn riêng hoặc chung với nhãn hàng hóa trên sản phẩm, bao bì thương phẩm (dán trực tiếp lên TV hoặc hộp đựng TV).

3

Page 4: Câu hỏi tổng hợp

Hướng dẫn mua máy thu hình, đầu thu truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T2Giúp các tổ chức, đơn vị người dân có nhu cầu sử dụng nắm bắt và mua các thiết bị

có nguồn gốc rõ ràng, hợp chuẩn, Sở Thông tin và Truyền thông Truyền thông hướng dẫn các quy định về dán nhãn hàng hóa, dấu hợp quy, và biểu trưng số hóa truyền hình cho máy thu hình có tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (sau đây gọi là máy thu hình DVB-T2) và thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (sau đây gọi là STB DVB-T2) như sau:

I. Nhãn hàng hóa:1. Thực hiện Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/20006

của Thủ tướng Chính phủ về Nhãn hàng hóa, các máy thu hình DVB-T2 và STB DVB-T2 phải được gắn nhãn với nội dung như sau:

a) Tên hàng hóa;b) Tên và địa chỉ của tổ chức, các nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;c) Xuất xứ hàng hóa;d) Định lượng;e) Tháng, năm sản xuất;f) Thông số kỹ thuật: Ngoài các thông số kỹ thuật chính phải ghi thêm dòng chữ:

Hỗ trợ thu truyền hình số mặt đất DVB-T2;g) Thông tin, cảnh báo an toàn;h) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.2. Thực hiện Điều 6 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP, trong trường hợp không thể thể

hiện được tất cả các nội dung tại Phần 1 nêu trên ở trên nhãn thì:a) Các nội dung: Tên hàng hóa, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

định lượng, ngày sản xuất và xuất xứ hàng hóa phải được ghi trên nhãn hàng hóa. Ngoài ra phải ghi thêm dòng chữ: Hỗ trợ thu truyền hình số mặt đất DVB-T2.

b) Những nội dung khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn hàng hóa chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

II. Dấu hợp quy: máy thu hình DVB-T2 và STB DVB-T2 lưu thông trên thị trường Việt Nam phải thực hiện công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo quy định tại Chương III, Chương IV và Chương V của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông.

Mẫu dấu hợp quy:

4

Page 5: Câu hỏi tổng hợp

III. Biểu trưng số hóa truyền hình tại Việt Nam1. Mẫu biểu trưng số hóa truyền hình tại Việt NamThực hiện Điểm d, Mục V/1 Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ

tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.

Máy thu hình DVB-T2 và STB DVB-T2 lưu thông trên thị trường Việt Nam phải gắn Biểu trưng số hóa truyền hình tại Việt Nam có dạng như sau:

2. Thời gian thực hiện:Đối với máy thu hình DVB-T2 và STB DVB-T2 của các doanh nghiệp nhập khẩu

hoặc sản xuất trong nước thực hiện gắn Biểu trưng số hóa truyền hình Việt Nam từ ngày 01 tháng 5 năm 2014;

Đối với máy thu hình DVB-T2 và STB DVB-T2 đang lưu thông trên thị trường Việt Nam thì các doanh nghiệp gắn hoặc ủy quyền cho đại lý gắn Biểu trưng số hóa Truyền hình Việt Nam từ ngày 15 tháng 6 năm 2014.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các đơn vị kinh doanh khi nhập máy thu hình DVB-T2 và STB DVB-T2; các đơn vị, người dân khi mua thiết bị phải kiểm tra cả 3 điều kiện: nhãn hàng hóa, dấu hợp quy và biểu trưng số hóa truyền hình Việt Nam theo hướng dẫn để đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như quyền và lợi ích của mình.

5

Page 6: Câu hỏi tổng hợp

SỐ HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT- NGƯỜI DÂN CẦN CHÚ Ý GÌ ?

Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 với mục tiêu:

- Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình từ công nghệ tương tự sang công nghệ số; từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mọi người dân.

- Hình thành và phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đồng bộ, hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ.

- Tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các Đài Truyền thanh Truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn phát sóng.

- Đến năm 2020 đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau. Trong đó, truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình.

Theo đó, các nhóm địa phương thực hiện kế hoạch số hóa được chia thành bốn nhóm để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện truyền sóng vô tuyến điện và khả năng phân bổ tần số tại địa phương:

a) Nhóm I: Hà Nội (cũ), thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ;b) Nhóm II: Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,

Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang;

c) Nhóm III: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang;

d) Nhóm IV: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.

Lộ trình chuyển đổi từ nay đến năm 2020Đối với tỉnh Quảng Nam nằm trong nhóm III, triển khai vào năm 2018. Tuy nhiên,

do chịu ảnh hưởng bởi kế hoạch số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, khi Đà Nẵng hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất vào tháng 6/2015 thì các huyện phía Bắc Quảng Nam như là Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn sẽ bị ảnh hưởng. Có nghĩa là khi TP Đà Nẵng tắt sóng Analog vào tháng 6/2015 thì người dân Quảng Nam ở các khu vực này sẽ không thu được truyền hình nếu Tivi không ở chuẩn DVB-T2 mà không có các thiết bị đầu thu. Đối với những hộ dân dùng các hình thức truyền hình trả tiền thì không bị ảnh hưởng.

Người dân có 02 cách để xem truyền hình số mạt đất1. Mua đầu thu kỹ thuật số (Set-top-box) chuẩn DVB-T2/MPEG4

6

Page 7: Câu hỏi tổng hợp

Đối với những hộ đang dùng Tivi analog hoặc Tivi số nhưng không đúng chuẩn số hóa (DVB-T2) nên chuyển sang mua đầu thu kỹ thuật số (Set-top-box) chuẩn DVB-T2/MPEG4. Một thiết bị set-top-box chuẩn DVB-T2 hiện nay có giá khoảng từ vài trăm nghìn đồng cho đến trên 1 triệu đồng.

Các hộ gia đình không nên tiếp tục mua sắm mới đầu thu truyền hình số theo chuẩn cũ DVB-T vì tuy hiện tại vẫn có thể xem được truyền hình nhưng chỉ trong một thời gian ngắn nữa đầu thu loại này sẽ không dùng được, phải mua mới, nâng cấp gây lãng phí tiền của.

Ngoài ra, người dân không nên mua đầu thu kỹ thuật số trôi nổi được bán trên thị trường, không đủ cả 3 chứng nhận về nhãn hàng hóa, dấu hợp quy và logo số hóa truyền hình để đảm bảo chất lượng thu sóng truyền hình số đúng quy chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

2. Mua Tivi mới có tích hợp chuẩn DVB-T2/MPEG4Theo lộ trình số hóa truyền hình của Bộ TT&TT, từ ngày 1/4/2014, các Tivi nhập

khẩu hoặc sản xuất để sử dụng tại Việt Nam thuộc chủng loại máy thu hình sử dụng công nghệ màn hình LCD, PDP, LED, OLED và công nghệ màn hình tiếp theo từ 32 inch trở lên đều phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn DVB-T2. Các doanh nghiệp sản xuất Tivi và đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 phải thực hiện đồng thời việc dán nhãn hàng hóa, gắn dấu hợp quy lên sản phẩm và dán logo biểu trưng số hóa truyền hình Việt Nam lên phía trước thiết bị để người dân dễ nhận biết. Sau đó, từ ngày 1/4/2015, những Tivi có kích cỡ từ 32 inch trở xuống cũng phải hoàn tất việc tích hợp chức năng thu truyền hình số theo chuẩn DVB-T2.

Hiện nay trên thị trường có nhiều model Tivi số của các hãng điện tử tích hợp tính năng thu truyền hình số theo chuẩn DVB-T2/MPEG4. Các thương hiệu TIVI lớn ở Việt Nam như Samsung, Sony, LG… đều tuyên bố đã tích hợp đầu thu truyền hình kỹ thuật số DVB-T2 vào các dòng Tivi 2014. Các hãng sản xuất cũng khuyến khích người dùng vùng nông thôn chuyển sang các loại Tivi tích hợp DVB-T2 bằng những model giá rẻ.

Vì vậy, nếu định mua Tivi mới thì người tiêu dùng nên mua các mẫu Tivi đã tích hợp sẵn tính năng thu tín hiệu chuẩn DVB-T2, không mua Tivi theo chuẩn DVB-T hoặc Tivi analog. Tivi được dán nhãn DVB-T2 (để phân biệt với dòng TIVI cũ) có thể xem được các kênh miễn phí và kênh trả phí mà không cần đầu thu kỹ thuật số. Người dùng muốn tiết kiệm chi phí có thể xem các kênh miễn phí, không phải trả tiền thuê bao hiện nay như: VTC (28 kênh), AVG (14 kênh) và VTIVI (8 kênh).

Số hóa truyền hình là con đường tất yếu của truyền hình Việt Nam để bắt kịp thế giới. Không chỉ vậy, nó còn giúp hình thành thị trường truyền dẫn và phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội, tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, phục vụ tuyên truyền rộng rãi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến đông đảo người dân cả nước. Chính vì vậy, bên cạnh việc người dân tự trang bị phương tiện thu sóng truyền hình chuyển đổi theo công nghệ số, Nhà nước cũng đang có kế hoạch hỗ trợ cho các hộ dân là những hộ nghèo, hộ cận nghèo thiết bị đầu thu Set-top-box để xem được chương trình trình truyền khi chuyển đổi số hóa truyền hình mặt đất.

7

Page 8: Câu hỏi tổng hợp

Những lợi ích của việc thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất

Trong thời gian qua, nhất là hiện nay, nhiều người ở khu vực Bắc Quảng Nam trong đó có huyện Đại Lộc, rất quan tâm đến việc số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. Việc số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất mang lại lợi ích gì và ảnh hưởng đến từng hộ gia đình như thế nào?

Số hóa truyền hình là quá trình chuyển đổi và ngưng phát sóng truyền hình analog (còn gọi là truyền hình tương tự) hiện nay để chuyển sang phát sóng kỹ thuật số nhằm phục vụ tốt hơn cho mọi người xem truyền hình. Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất ở nước ta đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 với mục tiêu đến 31/12/2020 đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.

Theo lộ trình triển khai Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất thì đến cuối năm 2015, năm thành phố trực thuộc Trung ương là: Thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Đà Nẵng; Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hải Phòng sẽ ngừng phát sóng truyền hình analog và đến cuối năm 2020, cả nước sẽ chuyển sang truyền hình số mặt đất. Theo Đề án đã được Chính phủ phê duyệt, Đà Nẵng sẽ là thành phố được chuyển đổi phát sóng truyền hình số đầu tiên trong cả nước và thí điểm triển khai vào ngày 01/7/2015.

Đối với nền kinh tế - xã hội, truyền hình số mặt đất không chỉ đem lại lợi ích về chất lượng chương trình truyền hình mà còn đem lại rất nhiều lợi ích về hiệu quả sử dụng tần số vô tuyến điện. Truyền hình số mặt đất sử dụng phổ tần số ít hơn so với truyền hình tương tự. Chẳng hạn, với truyền hình tương tự chỉ có thể truyền tải một kênh chương trình truyền hình trên một kênh tần số 8 MHz, thì với kỹ thuật số tiêu chuẩn DVB-T2 cho phép truyền tải khoảng 20 chương trình truyền hình SD trên một kênh 8 MHz. Điều này cũng có nghĩa là khi hoàn thành số hóa truyền hình, một phần băng tần UHF sử dụng cho truyền hình mặt đất sẽ được giải phóng, phần băng tần “dôi dư” này có thể dành để phát triển các dịch vụ thông tin di động băng rộng (4G) và một số dịch vụ thông tin vô tuyến khác. Nói cách khác, việc số hóa truyền hình sẽ mở đường cho việc triển khai dịch vụ băng rộng 4G tại nước ta. Nguồn kinh phí thu được do các băng tần “dôi dư” này có thể được đầu tư trở lại để thúc đẩy quá trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. Bên cạnh đó, do truyền tải được nhiều kênh chương trình trên một kênh tần số, nên thay vì phải đầu tư nhiều máy phát, để mỗi máy phát, phát một kênh chương trình như hiện nay, chỉ cần đầu tư một máy phát số có thể phát được tất cả các chương trình này dẫn đến tiết kiệm được kinh phí đầu tư thiết bị, nhân công vận hành, tiền điện, nhà trạm v.v… Ngoài ra, đối với truyền hình tương tự mặt đất, do đặc điểm mỗi kênh tần số chỉ truyền tải được một kênh chương trình, nên việc thêm kênh chương trình mới tại một địa điểm nhất định là hết sức khó khăn, đôi khi là một nhiệm vụ bất khả thi do không còn tần số hoặc bị can nhiễu, thì việc này đối với truyền hình số được thực hiện một cách dễ dàng. Như vậy, hiệu quả đầu tư và khai thác hệ thống truyền dẫn và phát sóng số cao hơn so với hệ thống truyền dẫn và phát sóng tương tự.

Với những ưu điểm vượt trội của truyền hình số so với truyền hình analog; trong những năm qua, truyền hình số mặt đất đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới và đang được triển khai thực hiện ở Việt Nam. Việc thay thế hoàn toàn truyền hình mặt đất analog bằng công nghệ truyền hình số trên toàn thế giới sẽ diễn ra trong tương lai không xa. Do đó,

8

Page 9: Câu hỏi tổng hợp

việc Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất ở nước ta là một chủ trương đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và xã hội.

Trên phương diện lý thuyết, kể cả quá trình phát thử nghiệm đều cho thấy: khi xem tín hiệu truyền hình số mặt đất thay cho tín hiệu truyền hình tương tự, đồng nghĩa với việc người xem sẽ xem được rất nhiều kênh truyền hình có chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt hơn, thay vì chỉ được xem một số kênh chương trình như hiện nay. Tín hiệu truyền hình số sẽ không còn hiện tượng “muỗi”, “bóng ma” như khi xem tín hiệu truyền hình tương tự.

Đối với người xem truyền hình, việc tham gia vào Đề án Số hóa truyền hình, xem ra rất đơn giản. Với những hộ gia đình đang sử dụng Tivi đã mua từ những năm trước, chưa tích hợp bộ thu tín hiệu truyền hình số thì chỉ cần đầu tư thêm một đầu thu tín hiệu truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T2 là có thể thu được tất cả các các kênh truyền hình thiết yếu, các phần còn lại như tivi, anten, dây fi-đơ … đều có thể tận dụng lại được. Nếu có điều kiện người xem có thể mua Tivi đã tích hợp sẵn bộ thu tín hiệu truyền hình số. Các tivi được sản xuất và nhập khẩu sau ngày 1/4/2015 tại Việt Nam phải được tích hợp sẵn bộ thu truyền hình số thể hiện qua việc dán logo biểu trưng số hóa truyền hình trên sản phẩm. Hiện tại, có khoảng 100 loại tivi khác nhau của các hãng sản xuất đã được tích hợp sẵn đầu thu DVB-T2. Người xem có thể được xem truyền hình có độ phân giải cao (HDTV) hoặc siêu cao (SHDTV); truyền hình 3 chiều (3D TV), truyền hình trên thiết bị di động và điều này chỉ có thể thực hiện khi đã số hóa tín hiệu truyền hình. Khi thực hiện số hóa, những hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền như: truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh sẽ không bị ảnh hưởng.

9