Transcript
Page 1: Đôi nét về Trịnh Công Sơn
Page 2: Đôi nét về Trịnh Công Sơn
Page 3: Đôi nét về Trịnh Công Sơn
Page 4: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn cùng với Văn Cao và Phạm Duy được xem như ba khuôn mặt nổi bật nhất của âm nhạc Việt nam vào nửa sau thế kỷ 20.

Trịnh Công Sơn đã viết trên 600 ca khúc và được Joan Baez ví là Bob Dylan của Việt nam. Ông được biết đến sau khi tình khúc Ướt Mi ra đời. Sau đó những ca khúc ông viết về quê hương và thân phận con người đã bị xem là phản chiến và bị cả hai chính quyền nam bắc lên án.

Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Page 5: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Sau năm 1975, Trịnh Công Sơn bị bắt đi lao động ba năm trên những cánh đồng còn rải rác chông mìn. Ông là người nghệ sĩ “đi giữa hai lằn đạn”. Bài hát cuối cùng của ông là Tiến Thoái Lưỡng Nan.

Ngôn ngữ và triết lý trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn thật độc đáo và lôi cuốn. Ca sĩ mà tên tuổi đã gắn liền với những nhạc phẩm của ông là Khánh Ly. Sau bốn thập niên, những ca khúc của Trịnh Công Sơn vẫn được mọi người khắp nơi yêu chuộng.

Page 6: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Người Thơ Ca

Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền.

Văn Cao & Trịnh Công Sơn

Page 7: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Sơn viết nhạc hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết lý nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Văn Cao

Page 8: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Nhạc Trịnh Công Sơn đẹp như tranh trừu tượng

Toàn bộ âm nhạc của Trịnh Công Sơn đẹp như một bức họa trừu tượng. Cả nhạc lẫn lời, cả xác chữ lẫn hồn thơ, nghe bảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng nghe kỹ cũng tìm ra ý chính: Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau của con người trong cuộc sống, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mơ. Anh ca tụng tình yêu, anh chống bạo lực và chống chiến tranh.

Phạm Duy

Page 9: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Người đầu tiên tôi tới thăm

Tôi ra tù năm 1976, nhưng mãi cho tới mùa thu năm 1980 mới được phép vào Nam. Ở Sài Gòn người đầu tiên tôi tới thăm là Trịnh Công Sơn. Chúng tôi nói chuyện với nhau cả một buổi sáng về đủ thứ chuyện, về sáng tác, về thiên chức của nghệ sĩ, về chỗ đứng của anh trong lòng dân tộc...

Giữa câu chuyện tôi hỏi Sơn tại sao anh không đi ra nước ngoài, mà ở lại để sống trong kìm kẹp? Sơn trầm ngâm: “Mình có nghĩ tới chuyện đó chứ, nhưng mình không thể đi. Người nghệ sĩ không thể sống xa quê hương. Xa nó, anh ta sẽ cạn nguồn cảm hứng, mà cái đó thì chẳng khác gì cái chết.”Vũ Thư Hiên

Trịnh Công Sơn

Page 10: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn là một nửa đời sống của tôi

Trịnh Công Sơn không là của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. “Ông là một nửa đời sống của tôi."

Khánh Ly

Page 11: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Khi ấy tôi 20 tuổi, còn anh thì không có tuổi. Hơn mười năm quen rồi thân, có nhiều chia sẻ, có cả chỗ cho những khi giận hờn. Lần ấy, tôi bỏ ra Hà Nội. Anh Sơn chẳng biết tôi đi đâu. Rồi anh gặp người bạn gái của tôi hỏi tin. Ngày hôm sau một người bạn thân của anh tìm đến nhà mẹ tôi ở trên phố Tràng Thi, gửi cho tôi một bó hoa hồng và một tờ giấy gấp tư. Tôi giở ra để thấy nét chữ quen thuộc của anh, và những nốt nhạc:

"Nắng vàng em đi đâu mà vội Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi…”

Không là đủ chăng, sống hết một đời để được yêu thương đến như vậy?Hồng Nhung

Cám ơn định mệnh đã cho tôi gặp anh

Page 12: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Hình như mỗi người đàn bà đi qua đời, Trịnh Công Sơn đều để lại một tình khúc. Với Diễm, nàng sinh viên xứ Huế thì: “Chiều nay còn mưa sao em không lại”. Với Nguyệt: “Từ khi em là Nguyệt trong tôi có những mặt trời”. Với Quỳnh Hương, “Ta mang cho em một đóa Quỳnh, Quỳnh thơm hay môi em thơm”. Với Tường Vi, “Một đêm bước chân về gác nhỏ, chợt nhớ đóa hoa tường vi”. Với Bích Khê của vùng biển Qui Nhơn, “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về… Trời cao níu bước sơn khê”.

Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ

Diễm

Page 13: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Với Hồng Nhung mà tên gọi ở nhà là Bống,

Trịnh Công Sơn đã viết ba ca khúc về Bống và “hốt hoảng” khi Hồng Nhung bỏ về Hà Nội: “Nắng vàng em đi đâu mà vội…”. Với Hồng Nhung

Khánh Ly người ca sĩ có giọng hát liêu trai kết hợp tuyệt vời với nhạc Trịnh Công Sơn đã khiến nhiều người thắc mắc về sự liên hệ. Để trả lời, anh chỉ cười và hát: “Áo xưa dù nhầu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”. Còn Khánh Ly, sau nhiều năm di tản khỏi Việt Nam vẫn còn nhớ lời Trịnh Công Sơn dặn dò: “Qua đèo Hải vân, nhớ cột tóc, kẻo gió bay nghe em!”.

Với Khánh Ly

Page 14: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Bi kịch Trịnh Công Sơn

Họa sĩ Trịnh Cung

Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc phản chiến. Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ “phản chiến” nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam. Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn có sự hồn nhiên và lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... Và cái chất đó có hầu hết ở lứa tuổi bước vào đại học... nhưng tuổi trẻ không lường được những uẩn khúc của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá.

Page 15: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn viết những bài Nối Vòng Tay Lớn, Huế - Sài Gòn - Hà Nội... chỉ để ước mơ đất nước hòa bình, ước mơ anh em bắt tay nhau. Tôi và Sơn là hai người bạn với hai hoàn cảnh khác nhau. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Ðức vì không muốn phạm pháp, cho dù chính quyền có ra sao đi nữa. Còn Sơn thì khác, anh chỉ đi vì lý tưởng của mình.Bởi vì chúng ta là những con người chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; do đó chúng tôi vẫn chơi thân với nhau trong tình người.

Trịnh Cung

tôi chỉ là tên hát rong

Page 16: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Ngợi ca anh hay lên án anh, yêu mến anh hay căm hận anh, muốn gần gũi anh hay muốn xa lánh anh, bênh vực anh hay chống đối anh… mỗi người đều có lý do riêng để biện minh cho mình. Nhưng không ai có thể phủ nhận tài hoa và sức quyến rũ của âm nhạc anh. Thật tình, người ta khó mà quên anh.

Nguyễn Xuân Hoàng

Người với âm vang vô tận

Page 17: Đôi nét về Trịnh Công Sơn
Page 18: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Nhạc Trịnh Công SơnMột Cõi Đi Về (saxophone) Như Một Lời Chia Tay (Khánh

Ly)

Page 19: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn qua nét vẽ của bạn bè

Page 20: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Văn Cao nhận định rất đúng khi gọi Trịnh Công Sơn là nhà thơ ca, bởi lời nhạc của Trịnh Công Sơn đều là những lời thơ.

Thực ra trước khi Trịnh Công Sơn viết nhạc và Trịnh Cung vẽ tranh thì hai người đã chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca khi cả hai mới 17, 18 tuổi ở Huế.

Page 21: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Đường xa mỏng mộng vô thường Trái tim chợt tỉnh tôi nhường nhịn tôi

Trịnh Công Sơn - Montreal 1992

Đưa em một nửa lên đường Nửa kia còn lại nỗi buồn quẩn quanh Mùa xuân phố bội bạc tình Bước chân phiền não một mình ta hay

Trịnh Công Sơn - 21 Avril 1992 Crescent Bar - Montreal

Page 22: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Đinh Cường vẽ Trịnh Công Sơn

Page 23: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Hội họaNgoài âm nhạc và thi ca, hội họa cũng là một đam mê không ngừng của Trịnh Công Sơn. Ông vẽ tranh cũng dễ dàng như viết nhạc và làm thơ. Tranh của ông mang lại cho giới thưởng ngoạn những ngạc nhiên thích thú bởi một nghệ thuật rất hồn nhiên mà bay bổng.

Tự họa

Page 24: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Hồng Nhung

Chỗ em ngồi ngày xưa còn ấm lắm Anh gối lên và ngủ một giấc dài Em có hiểu đời cho em là mộng Để anh về cứ tưởng một là hai

Trịnh Công Sơn

Page 25: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Đinh Cường - 1977

Trịnh Cung -1988

Hai họa sĩ Trịnh Cung và Đinh Cường qua nét vẽ

của Trịnh Công Sơn

Page 26: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Thủy Hương Thủy Hương ba chiều

Page 27: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Mai -1991

Page 28: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Uống chung ly rượu này

Page 29: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Tự họa - 1989

Page 30: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Trần Thu Hà

Page 31: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Người mẹ Ô Lý

Page 32: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Thiếu nữ

Page 33: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Ba chàng thi sĩ

Page 34: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Thiếu nữ

Page 35: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Tình như nắng vội tắt chiều hôm

Tình không xa nhưng không thật gần

Page 36: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Hà Kiều Anh

Page 37: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Tình vu vơ sao ta muộn phiền?

Page 38: Đôi nét về Trịnh Công Sơn
Page 39: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Những ca khúc quen thuộc của

Page 40: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Bài ca cho những xác ngườiBiển nhớBống bồng ơiBuồn từng phút giâyCát bụiChiếc lá thu phaiChiều một mình qua phốCho một người vừa nằm xuốngCỏ xót xa đưaCon mắt còn lạiCòn thấy mặt ngườiCòn tuổi nào cho emCuối cùng cho một tình yêuCúi xuống thật gầnDiễm xưaDu mụcĐại bác ru đêmĐể gió cuốn điĐêm bây giờ đêm mai Đêm thấy ta là thác đổĐường xa vạn dặmEm còn nhớ hay em đã quênEm đã cho tôi bầu trờiEm đi bỏ lại con đườngEm đi trong chiềuEm hãy ngủ điGiọt nước mắt cho quê hương

Gọi tên bốn mùaGóp lá mùa xuânHạ trắngHãy cứ vui như mọi ngàyHãy sống giùm tôiHoa vàng mấy độHuế, Sài Gòn, Hà NộiKhói trời mênh môngLại gần với nhauLặng lẽ nơi nàyLời buồn thánhLời ở phố vềLời thiên thu gọiMột cõi đi vềMưa hồngNắng thủy tinhNgày dài trên quê hươngNghe những tàn phaiNghe tiếng muôn trùngNgụ ngôn mùa đôngNgười con gái da vàngNgười về bỗng nhớNguyệt caNhìn những mùa thu đi Nhớ mùa thu Hà NộiNhư cánh vạc bayNhư một lời chia tay

Những con mắt trần gianPhôi phaQuỳnh hươngRồi như đá ngây ngôRu đời đã mấtRu em từng ngón xuân nồngRu ta ngậm ngùiRu tìnhRừng xưa đã khépSóng về đâuThương một ngườiTiến thoái lưỡng nanTình ca người mất tríTình nhớTình sầuTình xaTôi ơi đừng tuyệt vọngTôi ru em ngủ Trong nỗi đau tình cờTuổi đá buồnTự tình khúcTưởng rằng đã quênƯớt miVẫn có em bên đờiVết lăn trầmXin mặt trời ngủ yênXin trả nợ người

Page 41: Đôi nét về Trịnh Công Sơn

Recommended