Transcript
Page 1: Khóa luận tốt nghiệp

Trường đại học ngoại thương

Khoa kinh tế ngoại thương

Khoá luận tốt nghiệp

vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và xã hội đối với hàng hoá xuất khẩu sang eu

giáo viên hướng dẫn :Th.s Nguyễn Thanh Bình

sinh viên thực hiện : Nghiêm Quỳnh Nga

Lớp A2 – K38A – KTNT

Hà nội, năm 2003

Page 2: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.s Nguyễn

Thanh Bình - người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em

trong quá trình viết khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại

Thương đã dạy dỗ em kiến thức, cách nghiên cứu, giúp em có thể

hiểu và xử lý đề tài với khả năng của mình.

Đồng thời, xin chân thành cảm ơn các cán bộ thư viện, các cán bộ

chuyên môn trong ngành và các bạn cùng khóa đã giúp tôi thu thập

tài liệu để hoàn thành khóa luận này

Page 3: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

Mục lục

Danh mục cụm từ viết tắt

Lời nói đầu

Chương I: Các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường và xã hội của EU đối với

hàng hoá lưu thông trên thị trường....................................................................1

I. Giới thiệu chung về thị trường EU.............................................1

1. Liên minh Châu Âu (EU)......................................................1

2. Đặc điểm và tập quán tiêu dùng của thị trường EU............2

II. Các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng của thị trường EU đối

với hàng hoá lưu thông trên thị trường...........................................5

1. Vấn đề tiêu chuẩn hoá và bộ tiêu chuẩn EN.......................5

2. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000............................7

3. Các quy định về đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho người

tiêu dùng..................................................................................9

III. Các tiêu chuẩn về môi trường của EU đối với hàng hoá lưu

thông trên thị trường.....................................................................18

1. Tiêu chuẩn quản lý môi trường.........................................18

2. Bao bì và phế thải bao bì..................................................21

3. Nhãn hiệu sinh thái EU (Eco-label)...................................23

4. Các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm có liên quan

đến bảo vệ môi trường............................................................25

IV. Vấn đề trách nhiệm xã hội của thị trường EU đối với các doanh

nghiệp xuất khẩu ..............................................................................

28

1. Các bộ quy tắc ứng xử......................................................28

2. Bộ tiêu chuẩn SA 8000.....................................................30

Khoa Kinh Tế Ngoại Thương

Page 4: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá việt nam sang eu dưới tác động của

các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường, và xã hội.......................................32

I. Đánh giá thực trạng chung của hàng xuất khẩu Việt Nam sang

EU dưới tác động của các quy định/ tiêu chuẩn của EU về chất

lượng, môi trường và xã hội..........................................................32

1. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - EU................32

2. Đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt

Nam trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về chất lượng,

môi trường & xã hội................................................................40

II. Đánh giá thực trạng của một số ngành xuất khẩu chủ yếu của

Việt Nam sang EU dưới tác động của các quy định/ tiêu chuẩn của

EU về chất lượng, môi trường và xã hội........................................58

1. Hàng giày dép..................................................................58

2. Hàng dệt may...................................................................64

3. Hàng nông sản.................................................................70

4. Hàng thuỷ sản..................................................................74

Chương III: Một số giải pháp nhằm đáp ứng các quy định/tiêu chuẩn của eu về

chất lượng, môi trường & xã hội.......................................................................78

I. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU 78

1. Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn

2001- 2010.............................................................................78

2. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường

EU 82

II. Những giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng các quy định và tiêu

chuẩn của EU về chất lượng, môi trường và xã hội.......................90

1. Giải pháp về phía Nhà nước..............................................90

2. Giải pháp về phía các doanh nghiệp................................95

Khoa Kinh Tế Ngoại Thương

Page 5: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38Kết luận..........................................................................................................100

Danh mục tàI liệu trích dẫn và tham khảo

Phụ lục

Khoa Kinh Tế Ngoại Thương

Page 6: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

Danh mục cụm từ viết tắt

Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt Nam

BS British Standard Tiêu chuẩn của Anh

CE European Conformity Nhãn hiệu CE

CEEC Centre and Eastern European Countries Các nước Trung và Đông Âu

CEN Comité Européen de Normalisation - European Committee for Standardization

Uỷ ban tiêu chuẩn hoá châu Âu

CENELEC Comité Européen de Normalisation - European Committee for Electrotechnical Standardization Electrotechnique

Uỷ ban tiêu chuẩn hoá kỹ thuật điện tử châu Âu

CODEX Theo tiếng Latin là “Food Code” ủy ban quốc tế về thực phẩm

CoC Code of Conduct Quy tắc ứng xử

CSR Corporation Social Responsibility Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

DIN (Deutsches Institut fuer Normung - German Institute for Standardisation)

Tiêu chuẩn của Đức

ECB European Central Bank Ngân hàng Trung Ương châu Âu

ECSC European Coal and Steel Community Cộng đồng than thép châu Âu

EEA European Economic Area Khu vực kinh tế châu Âu

EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế châu Âu

EFTA European Free Trade Association Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu

EMAS Ecological Management and Audit Scheme

Chương trình kiểm định và quản lý sinh thái.

EMU European Monetary Union Liên minh tiền tệ châu Âu

EN European Standard Tiêu chuẩn châu Âu

ETSI the European Telecommunications Standards Institute

Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu

EU European Union Liên minh châu Âu

EURATOM European Atomic Energy Community Cộng đồng nguyên tử châu Âu

EUREP Euro-Retailer Produce Working Group Tổ chức các nhà bán lẻ hàng đầu châu Âu

Khoa Kinh Tế Ngoại Thương

Page 7: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

EVA Ethyl Vinyl Acetate Nhựa EVA

FRZ Frizzy Kháng sinh FRZ

FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức nông lương quốc tế

GAP Good Agriculture Practice Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo

GMP Good Manufacturing Practice Hệ thống thực hành sản xuất tốt.

GOST Gosstandart of Russia Tiêu chuẩn của Liên Xô

GSP Generalised Scheme of Preferences Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập

HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point

Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu.

IEC International Electrotechnical Commission

Uỷ ban điện quốc tế

ILO International Labour Organization Tổ chức lao động quốc tế

ISO International Organisation for Standardization

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá.

ITU International Telecommunication Union Tiêu chuẩn quốc tế về viễn thông.

LEFASO Vietnam Leather and Footwear Association

Hiệp hội da giày Việt Nam

NAFTA North American Free Trade Agreement Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

NF Necrotizing Fasciitis Kháng sinh NF

PU Polyurethane Nhựa PU

SAI Social Accountability International Tổ chức về tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SAI

TPU Thermoplastic Polyurethane Nhựa TPU

Khoa Kinh Tế Ngoại Thương

Page 8: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

Lời nói đầu

Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và

Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này đã được khẳng định trong văn

kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết 01 NQ/TW của

Bộ Chính trị và một lần nữa khẳng định trong văn kiện Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ IX, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực

hiện chủ trường của Đảng, chúng ta cần phải tiếp tục tăng cường

mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.

Liên minh châu Âu hiện là một trong những đối tác thương mại

quan trọng, là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt

Nam sau Mỹ (theo số liệu ước tính năm 2003, xuất khẩu sang EU

chiếm 19,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước) [1]. Tuy nhiên quy

mô buôn bán giữa Việt Nam - EU hiện nay vẫn còn nhỏ (mới chiếm

0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của EU và chiếm 13,7% tổng

kim ngạch ngoại thương của Việt Nam) [2]. Đặc biệt trong những

năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU

lại có xu hướng giảm sút. Một trong những nguyên nhân là do

hàng xuất khẩu của Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại, tập

trung cao vào một số ít mặt hàng, chất lượng hàng thấp, không

đạt độ đồng đều... Đồng thời EU lại là một trong những thị trường

khó tính trên thế giới với hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao và

nghiêm ngặt.

Hơn nữa trong xu thế hiện nay, việc tiếp cận thị trường châu

Âu sẽ còn khó khăn hơn do số lượng các yêu cầu của thị trường về

an toàn, sức khoẻ, chất lượng, môi trường và các vấn đề xã hội

đang tăng lên nhanh chóng, thay thế cho các biện pháp bảo hộ

bằng thuế quan, hạn ngạch... đang dần bị cắt giảm với quá trình tự

do hoá thương mại diễn ra sôi nổi khắp mọi nơi.

Khoa Kinh Tế Ngoại Thương

Page 9: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

Xuất phát từ những lý do nêu trên, em đã chọn “Vấn đề tiêu

chuẩn chất lượng, môi trường và xã hội đối với hàng hoá

xuất khẩu sang EU” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.

Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận:

- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các tiêu chuẩn về chất

lượng, môi trường và xã hội đối với hàng hoá khi nhập khẩu

vào thị trường EU

- Mục tiêu cụ thể:

+ Làm rõ các yêu cầu về chất lượng, môi trường và xã hội của

EU đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của các nước

thứ ba (trong đó có Việt Nam) vào thị trường EU

+ Đánh giá khả năng đáp ứng các quy định trên của hàng Việt

Nam xuất khẩu sang EU.

+ Đề xuất giải pháp đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về chất

lượng, môi trường và xã hội của EU nhằm nâng cao sức cạnh tranh

và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này.

Đối tượng nghiên cứu:

Việc tuân thủ các quy định về chất lượng, môi trường và xã hội

của hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang EU

Phạm vi nghiên cứu:

Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang EU (giới hạn đi sâu vào

4 nhóm hàng chủ lực: giày dép, dệt may, nông sản và thuỷ sản)

Nội dung của khoá luận:

Ngoài lời mở đầu, kết luận và các phụ lục, khoá luận được chia

làm 3 chương:

Chương I: Các quy định/ tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường

và xã hội của EU đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường.

Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang EU

dưới tác động của các quy định/tiêu chuẩn về chất lượng, môi

Khoa Kinh Tế Ngoại Thương

Page 10: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

trường, và xã hội.

Chương III: Một số giải pháp đáp ứng các tiêu chuẩn của EU

về chất lượng, môi trường và xã hội.

Đây là một đề tài có tính thời sự và mới mẻ cả về lý luận cũng

như thực tiễn, đồng thời do kinh nghiệm và trình độ bản thân còn

hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót về nội

dung cũng như hình thức. Em rất mong nhận được sự đánh giá góp

ý của các thầy cô giáo, bạn bè và những ai quan tâm đến vấn đề

này để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, tháng 12 năm

2003

Nghiêm Quỳnh Nga

Khoa Kinh Tế Ngoại Thương

Page 11: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

Chương I: Các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường và xã hội của EU đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường

I. Giới thiệu chung về thị trường EU

1. Liên minh Châu Âu (EU)

Ngày 18/4/1951 tại Paris, 6 nước: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan,

Lúcxămbua đã ký Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu

Âu (ECSC) điều hành việc sản xuất và tiêu thụ than thép của các

nước thành viên nhằm đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong

sản xuất, phân phối, tiêu thụ và nâng cao năng suất lao động.

Dựa vào kết quả hợp tác đạt được, các quốc gia này đã mở

rộng liên kết sang các lĩnh vực khác. Tháng 7 năm 1957, Cộng

đồng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu

(EEC) được chính thức thành lập, trong đó EURATOM điều hành sản

xuất năng lượng nguyên tử và EEC điều hành toàn bộ các lĩnh vực

sản xuất ở 6 nước. Tuy nhiên, nhằm tránh sự chống chéo trong

hoạt động của 3 cộng đồng, đến năm 1967, các quốc gia này lại

nhất trí hợp nhất các thiết chế của cả 3 cộng đồng trên thành

Cộng đồng châu Âu (EC)

Trong quá trình hoạt động, EC lần lượt kết nạp thêm 6 thành

viên nữa là Anh, Ailen, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy

Lạp. EC cũng đã xúc tiến việc phát triển sâu hơn nữa liên kết kinh

tế và ký Hiệp ước Maastricht vào tháng 2/1992 nhằm làm châu Âu

thay đổi một cách căn bản, đồng thời đổi tên EC thành Liên Minh

Châu Âu (EU). Năm 1995, EU kết nạp thêm 3 thành viên mới: áo,

Phần Lan và Thụy Điển, trở thành cộng đồng 15 quốc gia. Các

quốc gia thành viên EU chia sẻ chính sách chung về Nông nghiệp,

Page 12: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

An ninh, Đối ngoại, Hợp tác tư pháp và Nội vụ, áp dụng một chế độ

thương mại chung. Ngoài ra còn có 12 quốc gia thành viên tham

gia Liên minh tiền tệ (EMU) với đồng tiền chung Euro được chính

thức lưu hành từ 1/1/2000.

Hiện nay, EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh trên thế giới

với GDP chiếm khoảng 20% GDP toàn thế giới, đứng sau Mỹ (~

11.200 tỷ USD) và trên Nhật Bản (~ 4.500 tỷ USD). Từ 1997 đến

nay, EU vẫn giữ được ổn định và duy trì tăng trưởng GDP ở mức độ

tương đối cao (8.700 tỷ USD năm 2002) [3]. Giá trị thương mại của

EU cũng chiếm khoảng 22.6% giá trị thương mại thế giới (nếu tính

cả thương mại trong khối, EU chiếm 40% lượng hàng hoá xuất

nhập khẩu trên toàn thế giới), vượt chỉ tiêu tương ứng của Mỹ và

Nhật Bản (20,47% và 8,1%). Vai trò quan trọng của EU như một

khối thương mại sẽ còn tăng lên với việc mở rộng diễn ra trong

vòng 5 - 10 năm tới, khi mà một vài nước Đông Âu được kết nạp

làm thành viên mới của EU.

2. Đặc điểm và tập quán tiêu dùng của thị trường EU

EU là một thị trường rộng lớn bao gồm 15 quốc gia với khoảng

380 triệu dân. Điều này có nghĩa rằng thị trường EU lớn gấp ba lần

thị trường Nhật Bản (với ~ 127 triệu dân), lớn hơn thị trường Mỹ

khoảng 40% (với ~ 280 triệu dân) và xấp xỉ toàn bộ khu vực mậu

dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), với khoảng 400 triệu dân [3]. Thêm vào

đó, thị trường này còn mở rộng sang các nước thuộc “Hiệp hội mậu

dịch tự do châu Âu”(EFTA) gồm Na Uy, Ai-len, Thụy Sĩ và

Liechtenstein, tạo thành khu vực kinh tế châu Âu (EEA).

Page 13: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

EU là một thị trường thống nhất cho phép tự do di chuyển

hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động giữa các nước thành viên.

Trong thị trường thống nhất này, hàng hoá được sản xuất tại hoặc

được nhập khẩu vào một quốc gia thành viên thì cũng có thể được

di chuyển sang các quốc gia thành viên khác mà không gặp phải

một hạn chế nào. Tiền đề cho sự di chuyển tự do này là sự thống

nhất về luật lệ và quy định liên quan đến hàng hoá sản xuất trong

nước hoặc hàng hoá nhập khẩu. Với đặc điểm trên, không chỉ

thương mại nội khối có điều kiện phát triển mà các nước bên ngoài

cũng gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc thâm nhập thị trường của

các nước thành viên EU. Bên cạnh đó, đồng tiền chung Euro và các

chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chỉ đạo

cho thấy sự hội nhập và gắn kết vững chắc ở đỉnh cao của nền

kinh tế châu Âu.

Mặc dù Liên minh châu Âu được xem là một thị trường thống

nhất nhưng về phương diện địa lý, khí hậu, nhân khẩu học, các nét

đặc trưng văn hoá xã hội, nhu cầu tiêu dùng và hành vi tiêu dùng

thì lại hoàn toàn không phải là như vậy. Khu vực bên trong và xung

quanh vùng Rhine-Ruhr thường được coi là trung tâm kinh tế của

EU - gồm Hà Lan, Pháp, Bỉ và Đức - là nơi tập trung chủ yếu dân

số, công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Một số khu công nghiệp được

đặt tại các khu vực khác như: miền trung và nam nước Đức, miền

bắc Tây Ban Nha, miền bắc nước ý, trung tâm nước Anh (bên trong

và xung quanh Luân Đôn). ở những vùng khác như miền nam Tây

Ban Nha, miền nam nước ý, nước Hy Lạp, nước Bồ Đào Nha.... có

nền sản xuất công nghiệp tương đối thấp, hoạt động chủ yếu là

Page 14: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

nông nghiệp và du lịch. Về mặt khí hậu cũng có sự khác biệt đáng

kể. Các nước vùng Scandinavia có khí hậu lạnh, trong khi các nước

Địa Trung Hải lại có khí hậu cận nhiệt đới. Giữa hai vùng này là các

nước tây bắc EU nằm trong vùng khí hậu ôn hoà. Những đặc điểm

về khí hậu là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người

tiêu dùng EU, đặc biệt đối với những mặt hàng như may mặc, đồ

đạc nội thất...

Một sự khác biệt lớn về dân số và quy mô thị trường cũng đang

tồn tại ngay chính trong bản thân EU. Các khu vực có mật độ dân

số cao nằm ở vùng tây bắc của nước Đức, Hà Lan, tây nam nước

Anh và miền bắc nước ý. Các quốc gia vùng tây bắc EU đồng thời

là những quốc gia được đô thị hoá cao độ, với mật độ dân số tại

thủ đô khá lớn. Trái lại, Bồ Đào Nha và áo là hai quốc gia có mật

độ dân số ở nông thôn cao nhất.

Thị trường EU đa văn hoá, đa sắc tộc. Hiện tại có tất cả khoảng

10 triệu người không có nguồn gốc EU, phần lớn đến từ Bắc Phi,

Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Tư cũ, đang sinh sống tại đây. Sự đa dạng

tương đối về văn hoá không chỉ giữa các quốc gia thành viên mà

còn nằm trong chính nội bộ mỗi quốc gia. Ví dụ như những người ở

miền Nam nước Đức có nếp sống và tư duy khác với người sống ở

vùng công nghiệp Ruhr, và những người này lại khác với người ở

vùng Đông Đức cũ. Tại Tây Ban Nha cũng vậy, người xứ Bascơ

miền bắc có nền văn hoá khác căn bản với những người ở các xứ

khác....

Cùng với sự khác biệt về nhân khẩu học và văn hoá, thói quen

tiêu dùng và hành vi mua sắm cũng khác nhau giữa các nước

Page 15: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

thành viên EU. Tại những khu vực ở phần tây bắc EU, do sung túc

hơn nên người dân có thường sử dụng phần lớn thu nhập vào việc

mua sắm nhà cửa, các đồ dùng đắt tiền, giải trí, du lịch, chăm sóc

y tế. Vì thế mà chất lượng của hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho

các quốc gia thuộc vùng này thường được chú trọng hơn. Tính đa

dạng trong sự thống nhất của thị trường EU cho chúng ta hiểu cụm

từ “người tiêu dùng châu Âu”nói chung không tồn tại. Các quốc gia

bên ngoài khối muốn thâm nhập hiệu quả vào các thị trường thành

viên EU không thể không tính đến những nét đặc trưng của từng

thị trường.

EU là thị trường có mức sống cao, yếu tố chất lượng, sức khoẻ

và an toàn cho người tiêu dùng luôn được đặt lên hàng đầu thông

qua việc đặt ra những yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với hàng hoá

lưu thông trên thị trường. Có thể lấy ví dụ về quy chế đảm bảo an

toàn của EU đối với một số sản phẩm tiêu dùng như: các loại thuỷ

hải sản phải được kiểm tra chặt chẽ thành phần tạp chất và dư

lượng kháng sinh, đồng thời quá trình nuôi trồng, khai thác, chế

biến và vận chuyển cũng phải tuân thủ các quy định nhằm không

gây tác động xấu đến môi trường; đối với vải lụa, EU lập ra một hệ

thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên

loại vải hay lụa được bán ra trên thị trường, và khi đó bất cứ loại

vải hay lụa nào được lưu hành cũng phải ghi rõ mã hiệu của những

loại sợi chủ yếu kèm theo tỷ lệ % hoặc cấu thành chi tiết của sản

phẩm..v..v..

Trong xu thế hiện nay, các khía cạnh môi trường và xã hội liên

quan đến sản xuất hàng hoá ngày càng được các nước phát triển

Page 16: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

chú trọng, đặc biệt là thị trường EU. Thị phần hàng thực phẩm thân

thiện với môi trường trên cả hai phương diện (giảm lượng hoá chất

trong thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường) dự kiến sẽ

tăng lên nhanh chóng. Bao bì có khả năng tái sinh và ngay cả việc

quảng cáo được tiến hành theo cách thức thân thiện với môi

trường luôn giành được sự ưu ái của người tiêu dùng. Bên cạnh đó,

người tiêu dùng châu Âu còn trở nên khắt khe hơn trong việc lựa

chọn hàng hoá xuất phát từ quan điểm đạo đức. Hàng hoá có được

sản xuất với sự phân chia thu nhập công bằng cho người lao động

thực sự, trong những điều kiện lao động phù hợp, không lạm dụng

lao động trẻ em... đang là mối quan tâm lớn của thị trường

.

Page 17: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

II. Các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng của thị trường

EU đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường.

1. Vấn đề tiêu chuẩn hoá và bộ tiêu chuẩn EN

“Thông thường chúng ta không nghĩ đến tiêu chuẩn, trừ khi

việc thiếu vắng tiêu chuẩn gây ra những bất lợi. Nhưng trong thực

tế rất khó có thể hình dung được cuộc sống hàng ngày lại không có

tiêu chuẩn. Hãy thử lấy bất kỳ tình huống nào và bạn sẽ ngạc

nhiên thấy được nhiều tiêu chuẩn hỗ trợ như thế nào đối với cuộc

sống hàng ngày... Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn không thể lấy

được tiền từ máy rút tiền tự động do thẻ ngân hàng của bạn không

thể cho vừa vào được, pin không thể lắp được vào các thiết bị điện

của bạn, các cửa hàng không có mã vạch để kiểm kê và xác định

giá hàng hoá...”[4]

Ngày nay không còn ai nghi ngờ khi nói rằng tiêu chuẩn đem

lại lợi ích to lớn cho cuộc sống, góp phần làm cuộc sống đơn giản

hơn, tăng độ tin cậy và hiệu quả của hàng hoá dịch vụ mà chúng

ta sử dụng. Trình độ khoa học công nghệ càng phát triển, nền sản

xuất xã hội càng đạt đến trình độ cao, nhu cầu của con người càng

phức tạp... thì vấn đề tiêu chuẩn hoá lại càng trở nên cần thiết

hơn. Chính vì vậy mà hoạt động tiêu chuẩn hoá ở các quốc gia

phát triển thường được tiến hành rất quy củ và chặt chẽ.

1.1 Hoạt động tiêu chuẩn hoá tại thị trường EU

Với thị trường EU, tiêu chuẩn hoá có ý nghĩa mới từ khi Cộng

đồng châu Âu bắt đầu quá trình hoà hợp các tiêu chuẩn liên quan

đến pháp luật để đảm bảo sự an toàn, sức khoẻ người tiêu dùng,

Page 18: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

đảm bảo sản xuất thân thiện với môi trường và trách nhiệm xã hội.

Kết quả là việc đáp ứng các tiêu chuẩn đã trở thành một điều kiện

quan trọng để thâm nhập thị trường. Để thực hiện nguyên tắc tự

do thương mại, tự do lưu thông hàng hoá thì làm hoà hợp các tiêu

chuẩn giữa các quốc gia trở nên cực kỳ cần thiết. Bởi vậy, EU đang

tạo ra những tiêu chuẩn thống nhất cho toàn châu Âu trong các

khu vực sản xuất sản phẩm mũi nhọn để thay thế hàng ngàn các

tiêu chuẩn khác nhau của các quốc gia. Nhìn chung các mức độ

yêu cầu tối thiểu cho toàn châu Âu đang và sẽ được đặt ra trong

các năm tới. Mỗi nước thành viên đều được phép đặt ra các quy

định bổ sung để bảo vệ cho nền công nghiệp trong nước. Tuy

nhiên bất cứ sản phẩm nào phù hợp với các quy định tối thiểu đều

được phép tự do lưu thông trong EU.

Có thể lấy ví dụ về mức độ hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với tiêu

chuẩn EU ở Đức - một nền kinh tế phát triển cao trong EU. ở Đức,

tất cả các tiêu chuẩn châu Âu (EN) đều tự động trở thành tiêu

chuẩn DIN EN (Deutsches Institut fuer Normung) của nước này.

Các tiêu chuẩn quốc gia lần lượt bị cắt giảm dần, thể hiện qua biểu

đồ sau:

Biểu đồ 1: số lượng tiêu chuẩn của đức so sánh với tiêu chuẩn eu

Page 19: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

(Nguồn: Mr. Johannes Weber - “Globalisation of Standardisation work in Germany”- Hội thảo “Tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế và khu vực”- Tổng cục TCĐLCL - 2002)

Như vậy là đến năm 2003, tổng số tiêu chuẩn của EU đạt con

số khoảng 22.000 tiêu chuẩn. Điều đó cũng có nghĩa rằng 80%

(22.000 trong số 27.500) các tiêu chuẩn của Đức là tiêu chuẩn

châu Âu.

1.2 Bộ tiêu chuẩn EN

Bộ tiêu chuẩn EN của Liên minh châu Âu do ba cơ quan tiêu

chuẩn hoá châu Âu cùng nhau xây dựng, đó là: CEN (Uỷ ban Tiêu

chuẩn hoá châu Âu), CENELEC (Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá Kỹ thuật

điện tử châu Âu), và ETSI (Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu).

Hàng chục ngàn tiêu chuẩn chung của châu Âu được tập hợp tại

đây, quy định các đặc tính kỹ thuật, quy trình sản xuất, bao gói,

phương pháp bảo quản, vận chuyển, phương pháp thử... đối với

các mặt hàng được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Hàng hoá

nhập khẩu từ các nước bên ngoài Liên minh châu Âu không phải là

đối tượng điều chỉnh của bộ tiêu chuẩn EN, tuy nhiên vì bộ tiêu

chuẩn này phản ánh yêu cầu của thị trường đối với hàng hoá tiêu

thụ, nên việc đáp ứng các tiêu chuẩn EN sẽ tạo thuận lợi cho hàng

hoá nước ngoài muốn thâm nhập và cạnh tranh được trên thị

trường EU.

Việc hoà hợp tiêu chuẩn EN với tiêu chuẩn quốc tế cũng được

tiến hành mạnh mẽ trong khối Liên minh châu Âu. “90% tiêu

chuẩn của EU trong lĩnh vực kỹ thuật điện đã được xây dựng trên

cơ sở của Tiêu chuẩn Quốc tế IEC, 40% tiêu chuẩn EU là phù hợp

Page 20: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

với tiêu chuẩn ISO, còn các tiêu chuẩn EU về viễn thông thì hầu

như hoàn toàn phù hợp với ITU” [5]. Những tiêu chuẩn quốc tế mà

EU lấy lại nguyên thành tiêu chuẩn của mình mà không sửa đổi sẽ

mang các tên như EN ISO, EN IEC....cùng với số hiệu của tiêu

chuẩn. Còn các quốc gia thành viên khi đưa nguyên các tiêu chuẩn

này vào thành tiêu chuẩn của mình thì các tiêu chuẩn này lúc đó

sẽ mang tên như DIN EN ISO (Đức), BS EN ISO (Anh)... cùng với số

hiệu tiêu chuẩn. Qua đó có thể thấy rằng hài hoà tiêu chuẩn với

quốc tế đã và đang trở thành xu hướng trong việc xây dựng tiêu

chuẩn châu Âu. Và như vậy, con đường đúng đắn và lâu bền cho

các quốc gia muốn đẩy mạnh phát triển thương mại thông qua

việc đáp ứng được các tiêu chuẩn của các quốc gia khác nói chung

và khối EU nói riêng là hoà hợp tiêu chuẩn trong nước với các tiêu

chuẩn quốc tế, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các tiêu chuẩn đó áp

dụng trong thực tiễn. Tiêu chuẩn Quốc tế có thể được coi như một

cái đích chung và càng trở nên quan trọng khi xu thế khu vực hoá,

toàn cầu hoá đang diễn ra sôi nổi.

2. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000

“Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản

phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách

hàng và các bên có liên quan” [6]. Chất lượng không tự sinh ra, chất

lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự

tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau.

Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách

đúng đắn các yếu tố này, và hoạt động đó được gọi là “quản lý

chất lượng”. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do Tổ chức Quốc tế về Tiêu

Page 21: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

chuẩn hoá (ISO) ban hành nhằm mục đích đưa ra một mô hình

được chấp nhận ở mức độ quốc tế về hệ thống đảm bảo chất lượng

và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

và dịch vụ.

Tại thị trường EU, tổ chức sản xuất kinh doanh tuân thủ bộ tiêu

chuẩn ISO 9000 không phải là một điều kiện bắt buộc đối với các

doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi ích thiết thực mà việc thực hiện theo

ISO 9000 cũng như chứng chỉ ISO 9000 đem lại cho các doanh

nghiệp đã khiến tiêu chuẩn này trở nên rất phổ biến. Các nhà sản

xuất được cấp chứng chỉ ISO 9000 thực sự sở hữu một tài sản quan

trọng vì chứng chỉ này là một đặc điểm hỗ trợ bán hàng cơ bản

trong kinh doanh vốn rất cạnh tranh tại thị trường EU. Điều này

còn có nghĩa, ISO 9000 cũng cần thiết cho những doanh nghiệp

nước ngoài muốn tăng thêm lòng tin của bạn hàng EU vào năng

lực quản lý chất lượng, tính chuyên nghiệp và do đó vào chất lượng

hàng hoá của mình.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện có 3 tiêu chuẩn:

- ISO 9000: 2000 (Quy định cơ bản và các thuật ngữ)

- ISO 9001: 2000 (Các quy định)

- ISO 9004: 2000 (Hướng dẫn cải tiến hoạt động)

Trong đó ISO 9001: 2000 là tiêu chuẩn cốt lõi nhất.

Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO 9001: 2000

Nội dung của tiêu chuẩn ISO có thể được tóm tắt bằng một câu

ngắn gọn, đó là phương châm: “Ghi rõ quy trình sản xuất và thực

hiện đúng điều đã cam kết”. Các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn

này bao gồm:

Page 22: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

1. Hệ thống quản lý chất lượng:

- Các yêu cầu chung: xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy

trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng...

- Các yêu cầu chung về tài liệu.

2. Trách nhiệm của lãnh đạo:

- Cam kết triển khai và cải tiến hệ thống QLCL.

- Xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Đảm bảo có chính sách chất lượng phù hợp.

- Lập kế hoạch để đạt được mục tiêu về chất lượng (hoạch

định chất lượng)

- Các hoạt động quản trị của lãnh đạo về: thông tin nội bộ, sổ

tay chất lượng, kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ chất

lượng...

- Xem xét của lãnh đạo: xem xét định kỳ hệ thống quản lý

chất lượng để đảm bảo hệ thống luôn thích hợp, thoả đáng

và có hiệu lực.

3. Quản lý nguồn lực

- Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết

để triển khai, cải tiến các quá trình và thoả mãn khách

hàng.

- Đảm bảo cho nguồn nhân lực được phân công lao động hợp

lý; được đào tạo, cung cấp các phương tiện làm việc môi

trường làm việc phù hợp.

4. Tạo sản phẩm

- Hoạch định các quá trình tạo sản phẩm

- Các quá trình liên quan đến khách hàng

Page 23: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

- Kiểm soát quá trình mua hàng, kiểm tra xác nhận sản phẩm

mua vào

- Kiểm soát hoạt động sản xuất và dịch vụ

- Kiểm soát phương tiện đo lường và theo dõi

5. Đo lường, phân tích và cải tiến

- Xác định, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động đo lường

- Đo lường,theo dõi sự thoả mãn của khách hàng, các quá

trình và sản phẩm

- Kiểm soát sự không phù hợp với các yêu cầu

- Phân tích dữ liệu để xác định sự phù hợp hay không phù

hợp.

- Cải tiến: hoạch định các quá trình cải tiến, tiến hành khắc

phục và có các hành động phòng ngừa.

3. Các quy định về đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho

người tiêu dùng

3.1 Nhãn hiệu CE đối với các sản phẩm công nghiệp

chế tạo

Nhãn hiệu CE là nhãn hiệu dành cho các sản phẩm trong nội

bộ thị trường hoặc bên ngoài EU được nhập vào thị trường này.

Nhãn hiệu CE biểu trưng cho sự phù hợp của

hàng hoá được gắn nhãn với các yêu cầu mà EU

đặt ra cho người sản xuất loại hàng hoá đó. Đến

nay, quy định không bắt buộc tất cả các sản

phẩm nhập vào EU đều phải có nhãn CE mà gắn nhãn CE chỉ bắt

buộc đối với 23 nhóm sản phẩm có tên trong danh sách của “Cách

tiếp cận mới”- New Approach Guide - bao gồm: các hệ thống và

Page 24: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

thiết bị quản lý không lưu, dụng cụ đốt cháy nhiên liệu gas, sản

phẩm xây dựng, thiết bị điện, thiết bị an toàn cá nhân, thiết bị

dùng cho giải trí, đồ chơi ... với mục tiêu áp đặt một quy định

chung cho các nhà sản xuất để chỉ cho phép sản phẩm an toàn

mới vào được thị trường. Còn trong đa số các trường hợp, có gắn

CE lên sản phẩm hay không là quyền của doanh nghiệp.

Gắn dấu hiệu CE trên sản phẩm có nghĩa là doanh nghiệp

tuyên bố với người tiêu dùng rằng sản phẩm của họ phù hợp với

tiêu chuẩn châu Âu ấn định cho từng loại sản phẩm cụ thể. Do đó

nhãn hiệu CE có thể được coi như một loại hộ chiếu cho phép các

nhà sản xuất lưu thông hàng hoá của mình trong nội bộ thị trường

châu Âu một cách dễ dàng hơn. Thậm chí với một số sản phẩm có

nguồn gốc từ nước ngoài, nếu không có dấu hiệu CE thì người tiêu

dùng hoàn toàn không lựa chọn.

Tiêu chuẩn CE và việc công bố tiêu chuẩn CE tương tự quy

định tự công bố tiêu chuẩn chất lượng mà Bộ Khoa học - Công

nghệ và Môi trường của Việt Nam (nay là Bộ Khoa học và Công

nghệ) ban hành năm 2001 dựa trên Pháp lệnh chất lượng hàng

hoá, theo đó TCVN là dấu hiệu của sản phẩm hợp chuẩn theo quy

định của Việt Nam. Mặc dù dấu hiệu CE do nhà sản xuất tự công

bố nhưng việc này được giám sát rất chặt chẽ bởi các cơ quan

chức năng của Liên minh châu Âu cũng như ở các nước thành viên.

Nếu bị phát hiện vi phạm, toàn bộ sản phẩm sẽ bị thu hồi và cấm

lưu thông.

Thủ tục dán nhãn CE

Thủ tục dán nhãn CE có thể khác nhau đối với mỗi sản phẩm,

Page 25: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

phụ thuộc vào độ rủi ro nội tại khi sử dụng sản phẩm. Uỷ ban châu

Âu đã đưa ra một hệ thống Modul với 8 chủng loại khác nhau từ A

đến H. Modul A bao gồm những sản phẩm có độ rủi ro nội tại thấp

nhất, trong khi sản phẩm thuộc Modul H là rủi ro cao nhất.

Nếu một sản phẩm rơi vào nhóm Modul A, tức là có độ rủi ro

nội tại thấp, nhà sản xuất có thể quyết định sản phẩm của mình có

tuân thủ các chỉ thị, quy định và tiêu chuẩn của châu Âu đối với

hàng hoá đó hay không. Khi đó, nhà sản xuất có thể tự công bố

tiêu chuẩn và gắn nhãn CE lên sản phẩm của mình theo các bước

như sau:

- Thứ nhất, xác định các yêu cầu về tiêu chuẩn EN đối với sản

phẩm

- Thứ hai, xác định nội dung tiêu chuẩn sản phẩm dựa trên

yêu cầu ở bước thứ nhất. Ví dụ, sản phẩm quạt trần cần đáp

ứng tối thiểu hai yêu cầu về hiệu điện thế (LVD) và sự tương

thích điện từ (EMC). Đối với hai yêu cầu này, tiêu chuẩn mà

sản phẩm quạt trần cần đáp ứng là EN 60335-1 hoặc EN

60335-2-80 (đối với LVD) và EN 55014-1 (đối với EMC).

- Thứ ba, chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật để minh hoạ sự phù hợp

tiêu chuẩn của sản phẩm bao gồm: tài liệu thiết kế, sản

xuất, báo cáo kiểm tra...

- Thứ tư, chuẩn bị bản công bố phù hợp tiêu chuẩn.

- Thứ năm, gắn dấu hiệu CE lên sản phẩm.

Nếu một sản phẩm rơi vào nhóm cao hơn Modul A, thủ tục dán

nhãn phức tạp hơn vì phải có một tổ chức chuyên nghiệp (tổ chức

Page 26: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

kiểm định) kiểm tra xem sản phẩm có tuân thủ với các quy định

căn bản không, có được dán nhãn CE lên không.

3.2 Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm

soát các mối nguy trọng yếu (HACCP) trong quá trình sản

xuất, chế biến thực phẩm:

Hiện nay, một phong trào rộng lớn bảo vệ người tiêu dùng

đang phát triển ở châu Âu. Phong trào này dựa vào việc phòng

ngừa các rủi ro, bảo đảm vệ sinh an toàn và chất lượng thực phẩm.

Liên minh châu Âu đã yêu cầu các cơ sở chế biến thực phẩm nhập

khẩu vào EU từ đầu thập niên 90 phải áp dụng hệ thống thực hành

sản xuất tốt GMP (cấp độ thấp hơn HACCP) và từ năm 1996 phải

áp dụng HACCP qua Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm 93/43/EC: “các

công ty thực phẩm phải xác định từng khía cạnh trong hoạt động

của họ đều có liên quan tới an toàn thực phẩm và việc đảm bảo

thủ tục an toàn thực phẩm phải được thiết lập, áp dụng, duy trì và

sửa đổi trên cơ sở của hệ thống HACCP”. Riêng với thuỷ sản, từ

năm 1992 đã buộc phải tuân thủ GMP và sau đó Chỉ thị 94/356/EC

ngụ ý rằng họ phải thực hiện HACCP

Đây là quy định của EU đối với các nhà sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, vì HACCP là một quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn từ

khâu đầu đến khâu cuối nên các nhà sản xuất EU khi nhập khẩu

nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của họ thường yêu

cầu nhà xuất khẩu cũng phải tuân thủ HACCP.

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) là một

phương pháp cho phép xác định các mối nguy đặc thù trong quá

trình sử dụng một sản phẩm thực phẩm, định giá chúng và xác

Page 27: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

định các biện pháp phòng ngừa để kiểm soát và hạn chế chúng.

Hiện đang tồn tại nhiều tài liệu khác nhau của hệ thống HACCP

xuất phát từ các hướng dẫn của các tổ chức quốc tế (FAO, WHO,

CODEX...), khu vực (EU, APEC...) và các quốc gia phát triển (Mỹ,

Canada, úc...). Mặt khác, công tác chuyển dịch đôi khi cũng làm

cho sự khác biệt này tăng lên, tuy nhiên về cốt lõi của nội dung hệ

thống HACCP (các nguyên tắc và các bước thực hiện) thì luôn

thống nhất giữa các tài liệu trên).

HACCP gồm hai giai đoạn:

- Phân tích mối nguy: Các mối nguy gắn liền với các giai đoạn

khác nhau trong quá trình sản xuất thực phẩm.

- Kiểm soát mối nguy và hạn chế chúng: Kiểm soát các mối

nguy và xác định biện pháp hạn chế và phòng ngừa. Giám

sát các điều kiện để thực hiện một cách có hiệu quả các

biện pháp đó. Sau đó kiểm tra lại hiệu quả của cả hệ thống.

HACCP không loại trừ được tất cả các mối nguy, tuy nhiên nó

cho phép hạn chế các rủi ro tại các điểm trọng yếu, nghĩa là những

giai đoạn quyết định tính an toàn thực phẩm trong quá trình sản

xuất.

7 nguyên tắc của HACCP:

- Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích và xác định tất cả các

nguy cơ có thể xảy ra đối với sản phẩm tại tất cả các khâu

của dây chuyền sản xuất.

- Nguyên tắc 2: Xác định các ‘điểm kiểm soát tới hạn’ (CCP -

Critical Control Point) có khả năng xuất hiện rủi ro để hạn

chế chúng hoặc giám sát chúng.

Page 28: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

- Nguyên tắc 3: Xác định độ sai lệch được phép tối đa theo

tiêu chuẩn của mỗi ‘điểm kiểm soát tới hạn’.

- Nguyên tắc 4: Thiết lập một hệ thống theo dõi, bao gồm cả

lịch biểu, cho phép hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả tại

từng điểm kiểm soát tới hạn.

- Nguyên tắc 5: Thiết kế và thực hiện các hành động điều

chỉnh khi phát hiện ra một mối nguy không thể hạn chế và

kiểm soát nổi.

- Nguyên tắc 6: Xây dựng những biện pháp đặc hiệu đối với

việc kiểm tra hiệu quả và tác dụng của hệ thống HACCP

- Nguyên tắc 7: Xây dựng một hệ thống tài liệu thích hợp về

việc áp dụng 6 nguyên tắc trên cho phép đảm bảo toàn bộ

hệ thống HACCP hoạt động tốt và hợp thức hoá.

Dựa trên 7 yếu tố đã nêu, người ta xây dựng 12 bước áp dụng

cụ thể, từ việc thành lập nhóm công tác chịu trách nhiệm chính

trong việc việc áp dụng hệ thống HACCP tại cơ sở, đến việc thiết

lập các thủ tục thẩm định, thiết lập hệ thống hồ sơ, tài liệu (xem

chi tiết ở phụ lục). Có thể thấy rằng các yêu cầu đảm bảo an toàn

của HACCP rất khắt khe.

3.3 Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo (GAP)

đối với các sản phẩm trồng trọt

Để đáp ứng mối quan tâm ngày càng tăng từ phía khách hàng

đối với tác động của sản xuất nông nghiệp đối với an toàn thực

phẩm và môi trường, Tổ chức các nhà sản xuất bán lẻ (EUREP -

một hệ thống hợp tác các tổ chức bán lẻ hàng đầu của châu Âu) đã

và đang xây dựng các hướng dẫn về Quy trình canh tác nông

Page 29: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

nghiệp đảm bảo (GAP) đối với các sản phảm trồng trọt. GAP bao

gồm các tiêu chuẩn về quản lý ruộng vường, sử dụng phân bón,

bảo vệ mùa màng và sử dụng thuốc trừ sâu, thu hoạch và sau thu

hoạch, sức khoẻ và an toàn công nhân. Trong tương lai gần các

nhà xuất khẩu hoa quả và rau tươi, những người muốn cung cấp

cho các dây chuyền siêu thị châu Âu sẽ phải chứng minh rằng sản

phẩm của họ được sản xuất theo quy trình GAP. Vì thế các nhà

xuất khẩu của các nước đang phát triển nên tự có các bước chuẩn

bị tìm hiểu các hướng dẫn của GAP và tiến tới tuân thủ các quy

trình này.

3.4 Hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong rau, quả

Nhằm kiểm soát hàm lượng thuốc trừ sâu có trong sản phẩm

nông nghiệp để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi

trường, Uỷ ban châu Âu đã ban hành Chỉ thị 76/895/EEC ngày

23/11/76. Chỉ thị này quy định việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu

và hàm lượng tối đa cho phép trong rau, quả. Theo Chỉ thị, các cơ

sở trồng trọt, chăm sóc cây trồng phải sử dụng các loại thuốc trừ

sâu với hàm lượng tối đa cho phép theo đúng quy định (Phụ lục 1).

Nếu các sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong khu vực EU mà sử

dụng không đúng các loại thuốc trừ sâu có trong danh mục hoặc

vượt mức cho phép, Uỷ ban châu Âu sẽ không cho phép lưu thông

trên thị trường. Nếu Uỷ ban châu Âu phát hiện thấy sản phẩm vi

phạm quy định có mặt trong mạng lưới phân phối hàng trên thị

trường thì sẽ lập tức thu hồi, huỷ và có biện pháp trừng phạt đối

với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

Chỉ thị 76/895/EEC không chỉ được EU áp dụng đối với các sản

Page 30: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

phẩm nông nghiệp sản xuất trong khối EU mà áp dụng đối với cả

sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu. Các nước bên ngoài muốn xuất

khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang thị trường EU thì trong quá

trình trồng trọt và chăm sóc cây trồng phải sử dụng các loại thuốc

trừ sâu với hàm lượng tối đa cho phép. Những sản phẩm nông

nghiệp nào nhập khẩu vào EU vi phạm quy định trên, Uỷ ban châu

Âu sẽ đưa ra lệnh tạm dừng nhập khẩu, trả lại hàng, hoặc tiêu huỷ

lô hàng (biện pháp áp dụng sẽ tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm).

Thời hạn dừng nhập khẩu dài hay ngắn còn phụ thuộc chủ yếu vào

việc chấp hành quy định này trong sản xuất nông nghiệp của các

nước xuất khẩu sang thị trường EU. Kể từ khi Chỉ thị 76/895/EEC có

giá trị hiệu lực thi hành, chưa có một lô hàng nhập khẩu nào vào

EU vi phạm những quy định đề ra trong Chỉ thị.

3.5 Kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và

thuỷ sản

Quy định kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thuỷ

sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được cụ thể hoá

trong sáu Chỉ thị và Quyết định sau: (1) Chỉ thị 97/78/EEC; (2) Chỉ

thị 91/493/EEC; (3) Chỉ thị 91/492/EEC; (4) Chỉ thị 96/22/EEC; (5)

Chỉ thị 96/23/EEC; và (6) Quyết định 97/296/EEC. Những Chỉ thị và

Quyết định này đang có giá trị hiệu lực thi hành.

Sáu Chỉ thị và Quyết định từ (2) đến (6) bao gồm những quy

định mà các nước ngoài khối khi xuất khẩu sang EU phải tuân thủ,

ví dụ như: cơ quan chức năng của các nước xuất khẩu phải tiến

hành kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu sang thị trường EU... Chỉ

có một Chỉ thị duy nhất (Chỉ thị 97/78/EEC) buộc các nước thành

Page 31: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

viên EU phải tuân thủ và chịu trách nhiệm kiểm tra hàng nhập

khẩu tại cửa khẩu trước khi cho nhập khẩu vào lãnh thổ của mình.

Chị thị 91/493/EEC ngày 22.7.1991 đề ra các điều kiện vệ

sinh đối với việc sản xuất và đưa vào thị trường các sản phẩm thuỷ

sản cho người tiêu dùng (điều 11 được sửa đổi bằng Chỉ thị

97/79/EEC) và Chỉ thị 91/492/EEC ngày 15.7.1991 về những điều

kiện vệ sinh trong việc sản xuất và đưa vào thị trường nhuyễn thể

hai mảnh vỏ sống. Theo hai Chỉ thị này, nước thứ Ba xuất khẩu

thuỷ sản sang EU phải chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh

của hàng thuỷ sang trước khi xuất khẩu, gồm 2 bước: (1) Giám sát

chung: tiến hành ở tất cả các khâu từ đánh bắt, sản xuất, vận

chuyển; (2) Kiểm tra đặc biệt: tiến hành kiểm tra cảm quan, kiểm

tra ký sinh trùng, kiểm tra hoá học và phân tích vi sinh. Hai Chỉ thị

trên chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh thực phẩm thuỷ sản

và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng EU.

Chỉ thị 96/22/EEC ngày 29.4.1996 quy định các doanh nghiệp

nước ngoài phải chịu trách nhiệm kiểm tra và ngăn cấm việc sử

dụng các chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Hiện EU tiếp

tục phản đối việc nhập khẩu thịt đã qua xử lý với hormone.

Chỉ thị 96/23/EEC ngày 29.4.1996 quy định các doanh nghiệp

nước ngoài phải tuân thủ các biện pháp giám sát một số hoạt chất

và dư lượng của chúng trong nuôi trồng thuỷ sản và gia súc, gia

cầm thì được xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU. Hoạt chất

được chia làm 2 nhóm: Nhóm A - Các hoạt chất có tác dụng đồng

hoá và các chất cấm sử dụng - gồm 5 chất. Nhóm B - Thuốc thú y

và các chất ô nhiễm môi trường (Veterinary drugs and

Page 32: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

environmental contaminants) - gồm: (1) Các chất kháng thể kể cả

Sulfonamide và Quinolone; (2) Các thuốc thú y khác (có 6 loại); (3)

Các chất gây ô nhiễm môi trường: Các hợp chất Chlor hữu cơ kể cà

PcBs (Chloramphenocol, Chloroform, Chlorpromazine,...), các hợp

chất nhóm phốt pho hữu cơ, các nguyên tố hoá học, các độc tố

nấm, thuốc nhuộm. Luật thực phẩm của EU hiện nay cấm hoàn

toàn 10 chất kháng sinh (dư lượng bằng 0) và hạn chế 10 chất

(Phụ lục 2) do dư lượng những kháng sinh này có khả năng gây

ung thư, hoại tuỷ, thiếu máu ác tính và nhờn thuốc. Tới năm 2005,

số lượng chất kháng sinh bị cấm hoàn toàn sẽ tăng lên 26.

Chỉ thị 93/43/EEC ngày 14.6.1993 về vệ sinh thực phẩm. Chỉ

thị này đề ra những luật lệ chung về vệ sinh thực phẩm và các thủ

tục thẩm tra việc chấp hành các luật lệ ấy. Việc chuẩn bị, chế biến,

sản xuất, bao gói, bảo quản, vận chuyển, phân phối, lưu trữ, bán

buôn và bán lẻ cần phải được tiến hành một cách vệ sinh, được

giám sát theo các nguyên tắc của HACCP.

Quyết định 97/296/EEC ngày 22/4/1997 thành lập danh sách

các nước thứ Ba được phép xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản dùng

làm thực phẩm vào Cộng đồng châu Âu. Quyết định này được sửa

đổi bằng Quyết định 2002/863/EC ngày 29.10.2002, trong đó,

danh sách các nước được nhập khẩu thuỷ sản vào EU được chia

làm hai nhóm: (1) Nhóm I - gồm 72 nước (ở châu á có: Nhật Bản,

Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, ấn Độ, Malaysia, Thailand, Việt

Nam) được EU áp dụng chế độ kiểm tra thông thường ; (2) Nhóm II

- gồm 35 nước (ở châu á có: Hồng Kông, Myanmar) bị EU áp dụng

chế độ kiểm tra 100% các lô hàng thuy sản nhập khẩu vào EU. Tuy

Page 33: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

nhiên, nếu các nước thuộc Nhóm I vi phạm Quy định kiểm tra thú y

ở mức độ nhất định (gây ảnh hưởng tới thị trường EU) EU sẽ áp

dụng biện pháp kiểm tra 100% các lô hàng thuỷ sản nhập khẩu,

thời hạn áp dụng dài hay ngắn tuỳ thuộc vào việc chấp hành quy

định kiểm tra thú y của các doanh nghiệp thuỷ sản nước đó. Nếu vi

phạm nặng, EU sẽ đưa nước đó trở lại Nhóm II và áp dụng trở lại

chế độ kiểm tra 100%.

Chỉ thị 97/78/EEC được đưa ra để tổ chức kiểm tra thú y các

sản phẩm nhập khẩu nhằm cung cấp một nguồn thực phẩm an

toàn và ổn định, bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. Theo đó, các sản

phẩm nhập khẩu từ nước thứ Ba phải được các nước thành viên EU

kiểm tra và cấp giấy chứng nhận trước đưa vào lãnh thổ của EU.

Tóm lại, Luật thực phẩm và các Chỉ thị, Quyết định của EU đã

nêu rất cụ thể các quy định về kiểm tra thú y đối với thịt gia súc,

gia cầm và thuỷ sản. Đây là những quy định bắt buộc mà các

doanh nghiệp ở những nước thứ Ba muốn xuất khẩu sang EU phải

thực hiện, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý và

thực thi triệt để nhằm thoả mãn tối đa yêu cầu của thị trường này.

3.6 Chất phụ gia trong thực phẩm

Phụ gia thực phẩm là các loại nguyên liệu khác nhau dùng để

thêm vào thực phẩm với mục đích làm tăng thêm sự lôi cuốn của

sản phẩm, hoặc làm đông đặc thực phẩm. ở các nước thuộc Liên

minh châu Âu, các phụ gia thực phẩm được chấp nhận đều mang

số hiệu nhận biết, trước số hiệu là chữ E. Trên bao bì sản phẩm,

người ta nêu thành phần các chất phụ gia dưới dạng tên chất hay

số hiệu E của nó.

Page 34: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

EU đã ban hành các chỉ thị đặt ra yêu cầu đối với các chất phụ

gia thực phẩm. Quy định của EU về phụ gia thực phẩm là phẩm

màu được nêu trong Chỉ thị 94/36/EEC (Phụ lục 3). Quy định của

EU về chất làm ngọt được nêu trong Chỉ thị 94/35/EEC. Với quy

định này, việc sản xuất, chế biến thực phẩm chỉ được sử dụng các

chất làm ngọt có thành phần là những chất không gây hại cho sức

khoẻ và môi trường, hạn chế những chất làm ngọt có nguồn gốc từ

hoá học.

Hương liệu được sử dụng trong thực phẩm làm cho thực phẩm

ngon và có mùi vị hấp dẫn hơn. Hương liệu được chế biến từ các

nguồn khác nhau và được chia làm hai loại : (1) Loại được coi như

thực phẩm - hương liệu làm từ thực phẩm, thảo mộc, gia vị; (2)

Loại không được coi là thực phẩm - hương liệu được làm từ rau,

nguyên liệu thô từ động vật. Quy định chi tiết về hai loại hương

liệu này (theo Chỉ thị 88/388/EEC) có thể tham khảo ở phụ lục 3.

Ngoài chất làm ngọt, phẩm màu và hương liệu, trong chế biến

thực phẩm người ta còn sử dụng một số phụ gia khác (theo Chỉ thị

95/2/EC), ví dụ như tác nhân làm đông đặc thực phẩm. Trong các

chất phụ gia đó có những chất chỉ không đảm bảo sức khoẻ và an

toàn cho người tiêu dùng mà không gây hại môi trường, còn một

số khác không những không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

mà còn có tác động xấu đến môi trường nữa. Chính vì vậy, EU yêu

cầu sự giám sát việc sử dụng các loại phụ gia thực phẩm rất chặt

chẽ. Các nước thành viên EU cũng đã và đang hợp nhất các Chỉ thị

này với luật thực phẩm của họ.

Trên đây là các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng chung

Page 35: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

nhất, phổ biến nhất của EU đối với hàng hoá lưu thông trên thị

trường. Ngoài ra còn nhiều tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể khác đối

với từng ngành hàng, từng loại mặt hàng riêng biệt mà trong

khuôn khổ khoá luận này không thể nêu hết được. Đối tượng áp

dụng của một số tiêu chuẩn chỉ là hàng hoá được sản xuất trong

nội khối (ví dụ như hệ thống HACCP...), một số quy định khác lại là

bắt buộc đối với cả hàng hoá sản xuất trong khối và hàng nhập

khẩu (ví dụ như các quy định về hàm lượng thuốc trừ sâu trong rau

quả, chất phụ gia thực phẩm...). Tuy nhiên, con đường đúng đắn

nhất để các nước đang phát triển thâm nhập được vào thị trường

khó tính này là thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa hàng xuất

khẩu của nước mình và hàng hoá do các nước EU sản xuất bằng

cách tìm hiểu và đáp ứng tối đa các yêu cầu chất lượng của họ.

Page 36: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

III. Các tiêu chuẩn về môi trường của EU đối với hàng hoá

lưu thông trên thị trường.

Từ những năm 80, các nước có nền kinh tế phát triển và công

nghiệp hoá đã không ngừng gia tăng các mối lo ngại của xã hội về

các vấn đề môi trường. Cùng thời gian đó các nước đang phát triển

đang đạt được tốc tăng trưởng kinh tế cao nhờ hoạt động đầu tư

nước ngoài, sự phát triển nhanh nguồn tài nguyên, triển khai đô thị

hoá. Sự tăng trưởng kinh tế này cũng đã đem lại các hậu quả

nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh

học của các hệ sinh thái tự nhiên, chất lượng nước, tình trạng thoái

hoá đất và lượng khí quyển ở đô thị.

Chính từ bối cảnh này mà khái niệm về “sự phát triển có thể

chịu đựng - sustainable development”đã nổi bật trên trường quốc

tế khi báo cáo Brundtlant được đệ trình lên Uỷ ban Thế giới về Môi

trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc vào năm 1987. Báo cáo

đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa yêu cầu phát triển kinh tế và việc

bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên. Báo cáo đã đưa ra chiều

hướng mới đối với tất cả các nước đã phát triển và đang phát triển

nhằm tạo nền móng cho sự phát triển kinh tế trong điều kiện môi

trường được đảm bảo an toàn.

1. Tiêu chuẩn quản lý môi trường

Uỷ ban châu Âu là một trong những bộ phận lập chính sách

đầu tiên khởi xướng các sáng kiến bảo vệ môi trường khi đưa ra

bản dự thảo về Luật Kiểm định và Quản lý sinh thái vào năm 1990.

Bộ luật này bao gồm “Chương trình kiểm định và Quản lý sinh

Page 37: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

thái”(EMAS - Ecological Management and Audit Scheme) trong các

ngành công nghiệp hoạt động trong khối thị trường chung châu

Âu. EMAS được phát triển như một chương trình tự nguyện, đặc

biệt nhằm khuyến khích các ngành công nghiệp có khả năng gây ô

nhiễm môi trường cao phát triển các hệ thống quản lý.

Tiêu chuẩn quản lý môi trường của Anh, BS7750, là tiêu chuẩn

quản lý môi trường đầu tiên được ban hành để đáp ứng EMAS.

Cùng lúc đó, người ta thúc đẩy việc hình thành một tiêu chuẩn

quốc tế về quản lý môi trường chung cho cộng đồng thế giới.

Tháng 9/1996, Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) công bố

tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường ISO 14001 với các quy

định cụ thể có hướng dẫn sử dụng. Như vậy, các doanh nghiệp EU

hiện nay có thể lựa chọn áp dụng hai tiêu chuẩn quản lý môi

trường trên. Tuy nhiên, tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn phổ

biến và đáng quan tâm nhiều hơn đối với các nhà xuất khẩu ở các

nước đang phát triển vì chỉ các doanh nghiệp có trụ sở tại EU mới

được đăng ký EMAS. Cũng cần lưu ý rằng các tiêu chuẩn quản lý

môi trường được khuyến khích áp dụng tại các cơ sở sản xuất

trong khối EU, nhưng nếu doanh nghiệp nước ngoài đáp ứng được

các tiêu chuẩn đó thì sẽ rất thuận lợi khi xâm nhập vào thị trường

này - nơi mà việc giữ gìn và bảo vệ môi trường đang trở thành mối

quan tâm lớn.

Page 38: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

Những nội dung cơ bản của ISO 14001:

1. Các yêu cầu chung: Tổ chức phải thiết lập và duy trì một hệ

thống quản lý môi trường tuân thủ các yêu cầu của tiêu

chuẩn này.

2. Chính sách môi trường: Lãnh đạo của tổ chức phải:

- Đề ra chính sách môi trường cho tổ chức

- Cam kết tuân thủ các luật lệ và quy định về môi trường;

- Đặt ra lịch trình thiết lập, rà soát các mục tiêu về môi

trường, đồng thời đảm bảo cho chính sách môi trường được

thực hiện, duy trì và được từng nhân viên trong công ty năm

vững một cách đầy đủ....

3. Lập kế hoạch:

- Xác định các khía cạnh môi trường liên quan đến hoạt động,

sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của tổ chức mình;

- Nắm rõ các quy định pháp lý;

- Đặt ra và duy trì các mục tiêu về môi trường cho mỗi cấp

trong tổ chức;

- Lên chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các

mục tiêu đề ra...

4. Thực hiện chương trình bao gồm:

- Phân bổ nguồn lực cần thiết để triển khai và quy rõ trách

nhiệm;

- Đào tạo cán bộ, nhận thức của từng nhân viên về tầm quan

trọng và vai trò, trách nhiệm của họ trong việc thực hiện

chính sách môi trường.

- Tạo điều kiện trao đổi kiến thức và tài liệu về chính sách

Page 39: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

môi trường giữa các cấp, các phòng ban bộ phận trong tổ

chức

- Lập hệ thống tài liệu về quản lý môi trường

- Quản lý tài liệu sao cho việc cất trữ, tra cứu định kỳ... được

thuận tiện nhất

5. Hoạt động kiểm tra và cải tiến

- Theo dõi và đo lường để xác định xem các hoạt động của tổ

chức có tác động tốt đến môi trường hay không

- Kiểm soát sự không phù hợp và xác định trách nhiệm trong

trường hợp đó.

- Lập báo cáo về quá trình thực hiện và kết quả sau khi kiểm

tra, đo lường.

- Lên kế hoạch, tiến hành sửa đổi, khắc phục.

6. Lãnh đạo cấp cao nhất xem xét lại toàn hệ thống.

Những lợi điểm của việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường

Chúng ta có thể lấy dẫn chứng về hiệu quả của việc có một hệ

thống quản lý môi trường qua lời tuyên bố của hai công ty lớn ở

Anh như sau:

“Từ khi hoàn tất BS 7750 vào 1994, nhà máy chúng tôi đã xác

định được những khu vực cần phải cải tiến về môi trường; chương

trình này đã đạt được sự tiết kiệm chi phí đáng kể, mà duy chỉ năm

đầu tiên, dự án thực hiện BS 7750 đã được hoàn vốn. Những cải

tiến đáng kể là đã giảm 18% năng lượng sử dụng tại nhà máy,

giảm 28% rác rưởi thải từ trong nhà ra ngoài và vào cuối năm

1997, giảm 90% lượng chất thải hoá học từ trong nhà máy. Nhà

máy đã được chứng nhận ISO 14001 và đã đăng ký với EMAS kể từ

Page 40: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

tháng 08/1995”.

(Akzo Nobel Chemical Ltd., UK) [7]

“Đa số các khách hàng lớn của chúng tôi yêu cầu một lời tuyên

bố về chính sách môi trường. Việc đạt được chứng nhận đã đóng

cái dấu của giới thẩm quyền trên sự cam kết của chúng tôi về sự

cải tiến không ngừng trong công tác môi trường. Sự chứng nhận đó

đã cho thấy các lợi ích. Các khách hàng tương lai cảm thấy tự tin vì

chứng tôi đã thiết lập và đang vận hành một Hệ thống quản trị Môi

trường đúng đắn và đã qua đánh giá.

Gần đây IBM đã thắng một hợp đồng nhiều triệu Pound về máy

tính cá nhân - yếu tố quyết định giữa chúng tôi và các đối thủ cạnh

tranh là giấy chứng nhận ISO 14001.”

(IBM UK Ltd.) [7]

2. Bao bì và phế thải bao bì

Bao bì là một bộ phận không thể thiếu của hàng hoá, đặc biệt

là hàng hoá xuất nhập khẩu và vấn đề xử lý phế thải bao bì sau khi

sản phẩm được sử dụng đang được đặt ra một cách cấp thiết nhằm

mục đích hạn chế tối thiểu phế thải bao bì từ nguồn rác sinh hoạt

để bảo vệ môi trường.

Trong vấn đề quản lý bao bì và phế thải bao bì, Liên minh châu

Âu quy định rất chặt chẽ trong Chỉ thị 94/62/EEC bao gồm các quy

định về thành phần của bao bì (quan tâm chủ yếu đến tỷ lệ kim

loại nặng tối đa trong bao bì) và những yêu cầu cụ thể đối với việc

sản xuất bao bì. Chỉ thị đã được chuyển vào luật quốc gia của các

nước thành viên, đồng thời cũng được áp dụng cho cả hàng nhập

khẩu.

Page 41: Khóa luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp Nghiêm Quỳnh Nga – Anh2 K38

Phế thải bao bì là các loại bao bì hay vật liệu làm bao bì được

bỏ ra sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, chuyên chở, phân

phối hay tiêu dùng. Chẳng hạn như container thải ra sau khi kết

thúc quá trình vận chuyển hàng hoá, túi nilông loại ra sau khi dùng

sản phẩm.

Quá trình sản xuất và thành phần của bao bì phải tuân theo

các yêu cầu sau:

- Bao bì phải được sản xuất sao cho thể tích và khối lượng

được giới hạn đến mức tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ

sinh cần thiết đối với sản phẩm chứa trong bao bì và đối với

người tiêu dùng.

- Bao bì phải được thiết kế, sản xuất, buôn bán theo cách

thức cho phép tái sử dụng hay thu hồi, bao gồm tái chế và

hạn chế đến mức tối thiểu tác động đối với môi trường khi

chất phế thải bao bì bị bỏ đi.

- Bao bì sẽ được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự

có mặt của nguyên liệu và các chất độc hại do sự phát xạ,

tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã (bảng 1).

- Trên bao bì phải ghi rõ thành phần nguyên liệu sử dụng

được sử dụng chế tạo bao bì để thuận tiện hơn trong việc

thu gom, tái chế và tái sử dụng

Page 42: Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 1: Mức giới hạn đối với một số hoá chất trong bao bì

Các chất bị cấm hoặc hạn chế Giới hạn

1 Pentachlorophenol (PCP) ≤ 0.01%

2 Benzene ≤ 0.01%

3 TEPA, TRIS, PBB Cấm

4 Polychlorinated Biphenyles (PCBs), Terphenyles (PCTs) Cấm

5 Asbestos Cấm

6 Cadmium (Cd) ≤ 0.01%

7 Formaldehyde 1500 ppm (Đức)

8 Nickel (Ni) 0.5 mg/cm2

9 Thuỷ ngân Cấm

10 Zinc (Zn) Cấm

11 CFC Cấm

12 Bao bì bằng gỗ rừng không tái sinh Cấm

(Nguồn: Chỉ thị 94/62/EEC của Liên minh châu  u về bao bì và phế thải bao bì - www.cbi.nl)

Đối với bao bì có thể tái sử dụng (Reusable nature of

Packaging), ngoài việc tuân thủ các yêu cầu nêu trên còn phải

đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

- Tính vật lý và các đặc trưng của bao bì phải cho phép sử

dụng lại một số lần nhất định trong điều kiện sử dụng được

dự đoán trước là bình thường.

- Quá trình sản xuất bao bì phải đảm bảo sức khoẻ và an

toàn cho người lao động.

- Phải đáp ứng yêu cầu đặc biệt về thu hồi bao bì khi bao bì

không được tái sử dụng trong thời gian dài và thành phế

thải.

Đối với việc thu hồi và tái chế bao bì phải tuân theo các quy

định sau:

- Bao bì thu hồi ở dạng vật liệu tái có thể tái sử dụng thì phải

được dùng vào việc sản xuất ra những sản phẩm có thể bán

Page 43: Khóa luận tốt nghiệp

được theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng khối

lượng vật liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm đó, miễn sao

phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của châu Âu. Việc

định ra tỷ lệ này có thể khác nhau, phụ thuộc vào loại vật

liệu làm bao bì.

- Loại bao bì thu hồi dạng phế phẩm năng lượng phải thu

được tổi thiểu lượng calo cho phép.

- Từ 50-60% bao bì tính theo khối lượng phải được tái chế hay

đốt để thu lại năng lượng.

- Loại bao bì không thể tái sử dụng hoặc tái sinh, phải đem

đốt thì phải đảm bảo các khí độc hại thải ra không làm ảnh

hưởng đến môi trường.

Đây là những yêu cầu chung nhất của Liên minh châu Âu về

vấn đề bao bì và phế thải bao bì. Tuy nhiên việc thi hành Chỉ thị

trên thực tế ở các nước khác nhau có thể dưới những hình thức

khác nhau, mà điển hình nhất là chương trình “Green Dot”được áp

dụng ở Đức, Bỉ, và Pháp. ở Đức, ngành thương mại và công nghiệp

buộc phải thu hồi lại các nguyên liệu bao bì để tái sử dụng hay tái

chế. Quy định này còn áp dụng cho cả hàng hoá nhập khẩu, tức là

các công ty nước ngoài cũng phải tuân thủ như các công ty của

Đức. Các bao bì có in ký hiệu xanh “Green Dot”là những bao bì có

thể được sử dụng lại hoặc tái chế, và nhà sản xuất/nhập khẩu sản

phẩm đựng trong bao bì đó đã tham gia vào hệ thống quản lý bao

bì phế thải, đã trả phí cho việc tái chế bao bì.

Với những quy định của thị trường EU về bao bì và phế thải

bao bì, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang EU cũng

cần phải đặc biệt lưu tâm. Việc tuân thủ các quy định này không

những giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang EU mà

còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường ở Việt Nam từ rác thải

Page 44: Khóa luận tốt nghiệp

sinh hoạt.

3. Nhãn hiệu sinh thái EU (Eco-label)

Hiện nay EU đang thực hiện Chương trình dán nhãn sinh thái

(Eco-labelling) cho sản phẩm. Mục đích của chương trình này là

phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm có

ảnh hưởng bất lợi ở mức thấp nhất tới môi trường). Các nhãn hiệu

sinh thái được gắn lên sản phẩm dựa trên sự đánh giá đầy đủ vòng

đời của sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm được thiết kế, sản

xuất, đóng gói bao bì... sao cho có thể bị vứt bỏ khi kết thúc vòng

đời mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Các nhà nhập khẩu

và sản xuất sử dụng dấu xác nhận tiêu chuẩn môi trường châu Âu

trên cơ sở tình nguyện. Chi phí trả cho việc được sử dụng các biểu

tượng môi trường này phụ thuộc vào doanh thu của sản phẩm đối

với công ty nhập khẩu hay sản xuất sản phẩm đó và có thể thay

đổi đối với mỗi quốc gia thành viên. Việc sử dụng các biểu tượng

như vậy cũng khuyến khích các ngành chế biến và sản xuất phải

duy trì việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.

Đến nay đã có 14 nhóm sản phẩm nằm trong phạm vi chương

trình gắn nhãn hiệu sinh thái của EU, đó là các nhóm: (1) Bột giặt;

(2) Bóng điện; (3) Máy giặt; (4) Giấy copy; (5) Tủ lạnh; (6) Giày

dép; (7) Máy tính cá nhân; (8) Giấy ăn; (9) Máy rửa bát; (10) Máy

làm màu đất; (11) Nệm trải giường; (12) Sơn và vécni; (13) Sản

phẩm dệt; (14) Nước rửa bát. Uỷ ban châu Âu cũng đang xây dựng

tiêu chuẩn để bổ sung thêm 7 nhóm sản phẩm khác vào danh sách

này và có dự định mở rộng thêm cho nhiều nhóm sản phẩm nữa.

Riêng đối với thực phẩm có tính bảo vệ môi trường thì không

thuộc chương trình nhãn hiệu sinh thái EU mà thuộc chương trình

“nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ”. Xuất phát điểm

là từ thập kỷ 80, ở nhiều nước và khu vực trên thế giới đã xuất

Page 45: Khóa luận tốt nghiệp

hiện phương pháp sản xuất lượng thực, thực phẩm mới: Sản xuất

lượng thực, thực phẩm chỉ dùng phân bón hữu cơ đã qua chế biến,

thuốc trừ sâu hữu cơ, không dùng hoặc chỉ dùng rất ít phân bón

hoá học, thuốc trừ sâu hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh,

hoá chất... nhằm tạo ra thực phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn an toàn

thực phẩm (ATTP) và bảo vệ môi trường (BVMT) như: an toàn với

sức khoẻ người tiêu dùng, chống thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn

nước, ô nhiễm không khí và giữ gìn sự trong lành của vùng nông

thôn. Phương pháp sản xuất nông nghiệp này được gọi là phương

pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Những thực phẩm được sản

xuất theo phương pháp hữu cơ phải là những sản phẩm đang và sẽ

đưa ra dấu hiệu về phương pháp sản xuất hữu cơ: (1) sản phẩm

nông nghiệp chưa qua chế biến, động vật và sản phẩm từ động vật

chưa chế biến; (2) sản phẩm tiêu dùng có trên một thành tố có

nguồn gốc động vật, thực vật.

Tháng 6/1991, Cộng đồng châu Âu thông qua quyết định số

2092/91/EC về tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ nhằm thúc đẩy

sự phát triển của loại hình sản xuất này. Như vậy, EU là nơi đi tiên

phong trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đồng thời cũng là thị

trường tiêu thụ loại sản phẩm này lớn nhất hiện nay trên thế giới.

Các nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ cũng đang

nhanh chóng trở nên phổ biến ở thị trường EU, là những nhãn hiệu

đảm bảo cho người tiêu dùng về nguồn gốc hữu cơ và chất lượng

của sản phẩm nông nghiệp. Cho đến nay vẫn chưa có nhãn hiệu

chung của EU cho các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp

hữu cơ, mà mới chỉ có tiêu chuẩn và nhãn hiệu riêng của từng

quốc gia thành viên, ví dụ như ở Đức là KRAV, ở Hà Lan là EKO...

Tuy nhiên Uỷ ban châu Âu đã có quy định cụ thể về dán nhãn cho

sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, theo đó các

Page 46: Khóa luận tốt nghiệp

nhãn hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Những dấu hiệu trên nhãn mác thể hiện một cách rõ ràng

rằng sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Điều đó có nghĩa là trên nhãn mác phải ghi rõ: (1) những

thành phần cấu thành sản phẩm tuân theo nguyên tắc của

sản xuất hữu cơ; (2) những thành phần cấu thành sản phẩm

được nhập khẩu từ nước thứ Ba thì phải có nguồn gốc từ

nước thứ Ba và có chứng nhận của một cơ quan có thẩm

quyền về việc áp dụng các nguyên tắc của phương pháp

sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

- Sản phẩm phải được sản xuất, nhập khẩu từ nước thứ Ba

theo quy định;

- Sản phẩm được sản xuất, hay nhập khẩu bởi chủ thể kinh

doanh là người sản xuất, nhập khẩu từ nước thứ Ba;

- Thể hiện rõ ràng hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng.

Các nhãn hiệu môi trường (nhãn hiệu sinh thái và nhãn hiệu

cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ) được in trên bao bì sản phẩm

chứng minh đặc tính thân thiện với môi trường của sản phẩm đang

trở thành một quy định quan trọng của thị trường EU, một mặt tạo

ra thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt khác lại

tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển cao hơn nữa quy trình sản xuất

không gây hại đến môi trường trong nước cũng như quốc tế.

4. Các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm có liên

quan đến bảo vệ môi trường

Quy định hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong rau quả:

Đây là quy định về an toàn thực phẩm với mục đích bảo vệ sức

khoẻ cộng đồng. Khi xét về khía cạnh môi trường, quy định này

cũng nhằm bảo vệ môi trường vì sản xuất nông nghiệp nếu sử

dụng các loại thuốc trừ sâu an toàn và với một hàm lượng cho

Page 47: Khóa luận tốt nghiệp

phép không những sẽ cung cấp một nguồn thực phẩm an toàn và

đảm bảo cho sức khoẻ người dân mà còn đảm bảo không gây ô

nhiễm môi trường không khí, nguồn nước sinh hoạt. Đồng thời, quy

định về hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa không chỉ bảo vệ môi

trường ở quốc gia sản xuất sản phẩm mà còn bảo vệ môi trường ở

cả quốc gia nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm. Thực tế là nếu trong

sản phẩm nông nghiệp có chứa hàm lượng thuốc trừ sâu quá mức

cho phép, các chất này sau quá trình tiêu dùng sản phẩm sẽ thải

ra môi trường ở nước nhập khẩu và lượng thuốc trừ sâu không

phân huỷ sẽ gây ô nhiễm môi trường nơi đây (thoái hoá đất, ô

nhiễm nguồn nước sinh hoạt...). Dư lượng thuốc trừ sâu không

phân huỷ đang là một trong những vấn đề nhạy cảm trong hoạt

động bảo vệ môi trường mà EU đặc biệt quan tâm.

Quy định kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thuỷ

sản

Cũng giống như quy định hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có

trong rau quả, quy định này là quy định về vệ sinh an toàn thực

phẩm, nhưng lại liên quan gián tiếp đến môi trường. Cụ thể, một

số khâu trong quá trình nuôi trồng, chế biến và đưa các sản phẩm

thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản vào thị trường EU có ảnh hưởng tới

môi trường (nuôi trồng, khai thác, chế biến, vận chuyển). Sử dụng

quá nhiều kháng sinh, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trong chăn

nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản, dùng nhiều kháng

sinh trong bảo quản hải sản đánh bắt và xử lý chất thải của các

nhà máy chế biến thực phẩm chưa tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Cụ thể, chương VI “Những điều kiện đặc biệt để xử lý thuỷ sản

trên bờ”ở Phụ lục I thuộc Chỉ thị 91/493/EEC, phần “Điều kiện đối

với sản phẩm tươi”có nêu: “Trừ trường hợp có những phương tiện

chuyên biệt để loại bỏ liên tục phế liệu, các loại phế liệu cần được

Page 48: Khóa luận tốt nghiệp

bỏ vào những thùng chứa không rò rỉ, có nắp đậy, dễ làm sạch, dễ

khử trùng. Không được để phế liệu tích tụ trong khu làm việc. Phế

liệu phải được chuyển đi thường xuyên, hoặc mỗi khi đầy thùng

chứa, hay ít nhất sau mỗi ngày làm việc. Các thùng, vật, hoặc

phòng chứa dành riêng cho chất phế thải phải luôn được giữ sạch,

và nếu có thể, được khử trùng sau khi sử dụng. Phế thải tồn trữ

không được tạo nguồn gây nhiễm bẩn cho cơ sở sản xuất hoặc gây

ô nhiễm môi trường.”

Điều 9, Chương III “Nhập khẩu từ nước thứ Ba”thuộc Chỉ thị

91/492/EEC có nêu: “Các nước thứ Ba xuất khẩu sang EU phải đảm

bảo điều kiện vệ sinh thực tế trong quá trình sản xuất và đưa

nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống vào thị trường, đặc biệt phải tiến

hành giám sát các khu vực sản xuất về mặt nhiễm vi sinh và gây ô

nhiễm môi trường và về sự có mặt của các độc tố sinh học biển.”

Chỉ thị 96/23/EEC ngày 29.4.1996 quy định về các biện pháp

giám sát một số hoạt chất và dư lượng của chúng trong động vật

sống và các sản phẩm động vật. Theo Chỉ thị này, các doanh

nghiệp muốn xuất khẩu vào EU phải tuân thủ các biện pháp giám

sát một số hoạt chất và dư lượng của chúng trong nuôi trồng thuỷ

sản và gia súc, gia cầm. Trong số các hoạt chất cần giám sát có

những chất gây ô nhiễm môi trường như: các hợp chất Chlor hữu

cơ kể cả PcBs (Chloramphenicol, Chloroform, Chlorpromazine,...),

các hợp chất nhóm phốt pho hữu cơ, các nguyên tố hoá học, các

độc tố nấm, thuốc nhuộm (Phụ lục 2)

Ngoài ra, EU còn thực hiện chính sách “dư lượng = 0”đối với

10 chất kháng sinh bị cấm hoàn toàn vì trong đó có 07 chất gây ô

nhiễm môi trường là CAP, Chloroform, Chlorpromazine,

Dimetridazole, Ronidazole, Metronidazole, FRZ hoặc NF có chứa

FRZ.

Page 49: Khóa luận tốt nghiệp

Chất phụ gia trong thực phẩm:

EU đưa ra các quy định về sử dụng chất phụ gia trong thực

phẩm cũng một phần nhằm bảo vệ môi trường. Tác động tới môi

trường trong việc sử dụng chất phụ gia nằm ở chỗ: nếu không sử

dụng các chất phụ gia an toàn và đúng mức cho phép thì chất phụ

gia được thải ra môi trường trong quá trình sản xuất hoặc dư lượng

phụ gia thực phẩm không phân huỷ sau khi tiêu dùng sẽ gây thoái

hoá đất, ô nhiễm nguồn nước, làm giảm đa dạng sinh học. Vì vậy

chỉ có những loại phụ gia (bao gồm cả chất làm ngọt, phẩm màu,

hương liệu và các phụ gia khác) an toàn cho sức khoẻ của con

người và môi trường mới được phép sử dụng (Phụ lục 3). Cũng cần

lưu ý thêm là trong 10 chất kháng sinh bị EU hoàn toàn cấm sử

dụng (theo Luật thực phẩm) có 4 chất mang màu (Dimetridazole,

Metronidazole, Ronidazole, FRZ hoặc NF có chứa FRZ) hay được sử

dụng trong chế biến thực phẩm để làm cho thực phẩm có màu sắc

hấp dẫn hơn. Đây là những chất rất độc, vừa không đảm bảo an

toàn thực phẩm, vừa gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy nếu sử

dụng 04 chất này trong chế biến thực phẩm, hàng hoá sẽ bị coi là

vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

Page 50: Khóa luận tốt nghiệp

IV. Vấn đề trách nhiệm xã hội của thị trường EU đối với các

doanh nghiệp xuất khẩu

Bên cạnh các tiêu chí quan trọng về chất lượng, vệ sinh, độ an

toàn và môi trường đã đề cập ở trên, các vấn đề xã hội ngày càng

có tầm quan trọng cao hơn trong thương mại. Các vấn đề xã hội

được nêu ra xuất phát từ quan điểm của người tiêu dùng về đạo

đức kinh doanh. Tại Liên minh châu Âu nói riêng và các nước phát

triển nói chung, ngày càng có nhiều người cho rằng các doanh

nghiệp - với tư cách là những thực thể quan trọng trong xã hội -

phải có trách nhiệm về đạo đức đối với nhân viên của họ nói riêng

và toàn xã hội nói chung thông qua sản phẩm mà doanh nghiệp

cung cấp trên thị trường. Dần dần, họ đưa vấn đề đạo đức kinh

doanh trở thành tiêu chí để lựa chọn sản phẩm và bạn hàng. Các

doanh nghiệp do đó hiểu rõ là mình sẽ được đánh giá không chỉ bởi

sản phẩm và dịch vụ cung cấp mà còn bởi trách nhiệm của doanh

nghiệp về mặt xã hội.

1. Các bộ quy tắc ứng xử

Theo định nghĩa của Uỷ ban châu Âu, “Trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp - CSR (Corporate Social Responsibilitíe) - là khái

niệm để chỉ việc các công ty đưa ra những mối quan tâm về xã hội

và môi trường vào các hoạt động kinh doanh của mình trong mối

quan hệ với các bên có liên quan, trên cơ sở tự nguyện” [8]. Những

mối quan tâm này thường được cụ thể hoá trong các bộ quy tắc

ứng xử (Code of Conduct - CoC). Các bộ quy tắc ứng xử có thể do

một tổ chức đưa ra, hoặc do các công ty tự đưa ra bộ của CoC của

riêng mình (hiện có khoảng trên 1000 bộ CoC loại này). Tuy nhiên

không có một bộ CoC nào mang tính quốc tế hay quốc gia cả.

Page 51: Khóa luận tốt nghiệp

Các CoC có những đặc điểm sau:

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong

các CoC được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với

toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình chứ không phải

chỉ là trợ giúp một số nhóm người yếu thế nhất định trong

xã hội như người tàn tật, trẻ mồ côi, nạn nhân lũ lụt... và

đây là việc làm thường xuyên, liên tục chủ yếu ngay tại nơi

làm việc chứ không phải là công tác hỗ trợ nhân đạo làm

theo phòng trào, mang tính chất thời điểm và ở ngoài xã hội

(ngoài nơi làm việc là chính).

- Các bộ CoC không phải là các Công ước Quốc tế, không phải

quy định bắt buộc của bất cứ quốc gia nào, không phải thoả

thuận giữa chính phủ với chính phủ mà chỉ là thoả thuận

giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (bên bán và bên mua

hàng hoá, dịch vụ). Do vậy, việc thực hiện các CoC là tự

nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Tuy vậy phải

hiểu rõ hai điểm trong tính tự nguyện. Một là những quy

định nào nằm trong CoC mà trùng với những quy định của

luật pháp quốc gia thì việc thực hiện những nội dung đó

nghiễm nhiên mang tính bắt buộc. Hai là, tự nguyện ở đây

được hiểu theo nghĩa thị trường, tức là do doanh nghiệp tự

quyết định có nên cam kết áp dụng một bộ CoC nào đó

không sau khi cân nhắc giữa lợi ích và chi phí bỏ ra.

- Tuy các CoC không phải là công ước quốc tế, không phải

luật quốc gia, nhưng phần lớn nội dung của các CoC lại

được chắt lọc, tóm tắc từ các công ước và thông lệ quốc tế

và luật quốc gia. Bởi vậy, thực chất các CoC không đưa ra

nhiều quy định mới. Tuy nhiên, những nội dung cần tìm hiểu

ở các CoC là cách thức quản lý, theo dõi, kiểm tra và ai sẽ là

Page 52: Khóa luận tốt nghiệp

người đánh giá việc thực hiện những quy định này. Việc

kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các CoC phần lớn do bên

thứ hai, tức bên mua hàng tiến hành hoặc bên thứ ba, tức

một công ty đánh giá độc lập tiến hành.

- Khi các CoC do các công ty đa quốc gia nước ngoài hay các

tổ chức tư nhân đưa ra được đem vào áp dụng ở một quốc

gia nào đó thì các CoC này không thay thế, không đứng trên

luật quốc gia. Việc thực hiện các CoC ở bất cứ quốc gia nào

phải phù hợp với luật quốc gia và hỗ trợ việc thực hiện luật

quốc gia tại nước sở tại.

Nội dung cơ bản của các CoC:

Hiện nay có rất nhiều bộ quy tắc ứng xử hoặc của các công ty,

tổ chức độc lập đưa ra như WRAP, SA 8000, WWW, CCC, PLA,....,

hoặc của chính bản thân các công ty kinh doanh tự đưa ra để áp

dụng riêng như tập đoàn Adidas, NIKE, Levis Strauss, GAPS,

MalMart,... (Phụ lục 4). Đặc biệt ở Châu Âu, “Chiến dịch quần áo

sạch - CCC”và quy tắc hành xử “EURATEX-ETUC/TCL Code”do

Nghiệp đoàn dệt Châu Âu và Tổ chức giới chủ thoả thuận đang

được triển khai rộng rãi.

Về cơ bản, các CoC đều đề cập đến khoảng 10 nội dung chính:

cấm sử dụng lao động trẻ em; cấm sử dụng lao động cưỡng bức;

chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc; đảm bảo cho người lao

động quyền tham gia công đoàn và thoả ước lao động tập thể; tiền

lương - tiền công; thời gian làm việc; an toàn vệ sinh lao động;

khen thưởng và kỷ luật ; đào tạo, việc làm; an sinh xã hội. Tuy

nhiên những quy định chi tiết bên trong của mỗi nội dung trên có

thể khác nhau.

2. Bộ tiêu chuẩn SA 8000

SA 8000 do một công ty tư nhân của Mỹ có tên là Social

Page 53: Khóa luận tốt nghiệp

Accountability International (SAI) đưa ra từ năm 1997. Cũng như

các bộ quy tắc ứng xử khác, đây là một tiêu chuẩn mang tính chất

tự nguyện và có thể được áp dụng cho bất cứ doanh nghiệp hay tổ

chức nào không kể quy mô hay ngành nghề. Tiêu chuẩn này có thể

được các doanh nghiệp lựa chọn để thay thế hay bổ sung cho các

quy định riêng của ngành hay của của doanh nghiệp về trách

nhiệm xã hội.

Sở dĩ SA 8000 được ưu tiên giới thiệu riêng và kỹ hơn các bộ

quy tắc ứng xử khác là vì vấn đề áp dụng tiêu chuẩn này đang nổi

cộm trong các doanh nghiệp của Việt Nam. Kể từ khi Hiệp định

thương mại Việt Mỹ được ký kết, một chiến dịch quảng bá cho SA

8000 đã được tung ra với lý lẽ rằng SA 8000 là giấy thông hành

cho các doanh nghiệp (đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng

nhiều lao động) thâm nhập vào thị trường Mỹ và EU. Xét riêng với

thị trường EU thì nếu doanh nghiệp nào có chứng chỉ SA 8000, tức

là chứng tỏ được trách nhiệm của doanh nghiệp về mặt xã hội,

doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng giành được sự ưu tiên từ phía đối tác

và do đó việc xuất khẩu hàng hoá sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên cũng

phải nhắc lại rằng, SA 8000 không phải là bộ quy tắc ứng xử duy

nhất và các doanh nghiệp cũng không bị bắt buộc phải lựa chọn.

Những nội dung cơ bản của SA 8000:

Bản thân các yêu cầu trong tiêu chuẩn SA 8000 dựa trên

Khuyến cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và các Thoả thuận

và Hiệp định của Liên hợp quốc (Nhân quyền, Quyền trẻ em), bao

gồm 9 yêu cầu:

1 - Không được sử dụng hoặc khuyến khích sử dụng lao động

trẻ em

2 - Không được sử dụng hoặc khuyến khích sử dụng lao động

cưỡng bức.

Page 54: Khóa luận tốt nghiệp

3 - Đảm bảo sức khoẻ, vệ sinh an toàn lao động

4 - Đảm bảo quyền thành lập, tham gia công đoàn và quyền

thoả ước tập thể của người lao động.

5 - Không phần biệt đối xử về chủng tộc, đẳng cấp, dân tộc,

tôn giáo, sự ốm yếu tàn tật, giới tính, tính dục, sự tham gia nghiệp

đoàn, khuynh hướng chính trị hoặc tuổi tác

6 - Không áp dụng sự trừng phạt mang tính nhục hình, sự

cưỡng bức về tinh thần hoặc thể xác và sự lăng mạ bằng lời nói.

7 - Đảm bảo thời gian làm việc theo luật và tiêu chuẩn ngành

nghề hiện hành. Tổng số giờ làm việc trong một tuần không được

thường xuyên vượt quá 48 giờ, phải có ít nhất 1 ngày nghỉ trong

mỗi tuần.

8 - Đảm bảo tiền lương tối thiểu theo quy định của pháp luật

và đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động.

9 - Hệ thống quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn: phải có sự cam

kết của công ty về trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động, hình

thành một cơ chế thực thi kiểm soát sự đáp ứng đòi hỏi trên suốt

quá trình.

Chứng chỉ SA 8000 chỉ cấp cho một cơ sở sản xuất (không phải

cho toàn công ty) và có giá trị trong 3 năm. Việc thanh tra, giám

sát sẽ được tiến hành sáu tháng một lần.

Tóm lại, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội được đặt ra như một

điều kiện thương mại đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nước

phát triển nói chung và Liên minh châu Âu nói riêng. Tác động của

xu hướng này đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát

triển là rất rõ ràng. Vì vậy, các doanh nghiệp này phải chú trọng

đến yếu tố xã hội trong đạo đức kinh doanh của họ, hoặc phải tuân

thủ các yêu cầu theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

.

Page 55: Khóa luận tốt nghiệp

Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá việt nam sang eu dưới tác động của các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường, và xã hội.

V. Đánh giá thực trạng chung của hàng xuất khẩu Việt

Nam sang EU dưới tác động của các quy định/ tiêu chuẩn

của EU về chất lượng, môi trường và xã hội

1. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - EU

Mở đầu cho quan hệ hợp tác về thương mại giữa khối EU và

Việt Nam là Hiệp định buôn bán hàng dệt may được ký tắt ngày

15/12/1992 có hiệu lực trong 5 năm bắt đầu từ năm 1992 (mà hạn

ngạch và các điều khoản về tiếp cận thị trường được điều chỉnh

vào năm 1995 và Hiệp định bổ sung ký năm 1996). Bước phát triển

tiếp theo trong quan hệ hợp tác về thương mại của Việt nam và EU

là việc hai bên ký kết Hiệp định khung về hợp tác vào 17/1/1995,

có hiệu lực bắt đầu vào tháng 6/1996. Các điều khoản thương mại

trong Hiệp định có quy định rõ: Việt Nam và EU sẽ cho nhau hưởng

quy chế tối huệ quốc (MFN), đặc biệt là chế độ ưu đãi thuế quan

phổ cập (GSP). Các bên cam kết phát triển, đa dạng hoá trao đổi

thương mại và cải thiện quá trình tiếp cận thị trường của nhau đến

mức cao nhất có thể được, có tính đến hoàn cảnh kinh tế của mỗi

bên. Hai Hiệp định này cùng với những thành tựu đạt được từ việc

thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995 của Việt Nam đã là động lực

thúc đẩy việc phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt

nam vào thị trường EU, đặc biệt kể từ năm 1995 đến nay.

1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang

EU từ 1995 - nay

Thời kỳ trước Hiệp định khung hợp tác được ký kết (1995), kim

ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU chỉ đạt ở mức độ

khiêm nhường và nhập siêu luôn nghiêng về phía Việt Nam. Buôn

bán thương mại hai chiều năm 1990 mới chỉ đạt 295,2 triệu USD,

Page 56: Khóa luận tốt nghiệp

dù có tăng dần qua từng năm nhưng chưa năm nào lên được tới 1

tỷ USD. Tuy nhiên, từ năm 1995 Việt Nam đã có xuất siêu và mức

xuất siêu ngày càng lớn do đã biết xúc tiến nhiều hoạt động đẩy

mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai

chiều không ngừng tăng lên hàng năm, tuy mức tăng trưởng chưa

ổn định (bảng 2).

Page 57: Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU

Đơn vị: Triệu USD

Năm

Kim ngạch XK của Việt Nam sang EU

Kim ngạch NK của Việt Nam từ EU

Kim ngạch XNK Việt Nam - EU Trị giá

Xuất siêuTrị giá

Tốc độtăng (%)

Trị giáTốc độ

tăng (%)Trị giá

Tốc độtăng (%)

1990 141,6 - 153,6 - 295,2 - -12

1991 112,2 -20,8 274,5 78,7 386,7 31,0 -162,3

1992 227,9 103,1 233,2 -15 461,1 19,2 -5,3

1993 216,1 5,2 419,5 79,9 635,6 37,8 -203,4

1994 383,8 77,6 476,6 13,6 860,4 35,4 -92,8

1995 720,0 87,6 688,3 44,4 1.408,3 63,7 31,7

1996 900,5 25,1 1.134,2 64,8 2.034,7 44,5 -233,7

1997 1.608,4 78,6 1.324,4 16,8 2.032,8 44,1 284,0

1998 2.125,8 32,2 1.307,6 -1,3 3.433,4 17,1 818,2

1999 2.506,3 17,9 1.052,8 -19,5 3.559,1 3,7 1.453,5

2000* 2.845,1 13,5 1.317,4 25,1 4.153,9 16,7 1.527,7

2001* 3.002,9 5,6 1.506,3 14,3 4.509,2 8,6 1.496,6

2002* 3.149,9 4,9 1.841,1 22,2 4.991,0 10,7 1,308.8

2003# 3.840,0 21,9 - - - - -

(Nguồn: Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan

(*) Niên giám thống kê 2002

(#) Số liệu ước tính (Tạp chí Ngoại Thương - Số 21-30/10/2003))

Qua bảng số liệu có thể thấy quy mô buôn bán giữa Việt Nam

và EU giai đoạn sau 1995 đã tăng lên nhanh chóng so với giai đoạn

trước, đặc biệt trong ba năm 1995-1997 tốc độ tăng trưởng bình

quân là 50,8%/năm. Từ năm 1998 đến tăng trưởng thương mại

bình quân đạt 11,36%/năm, tuy có thấp hơn giai đoạn 1995-1997

nhưng vì giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đã lớn hơn nên con số

trên vẫn được đánh giá là tích cực. Năm 2002, tổng kim ngạch

xuất nhập khẩu hai chiều đạt gần 5 tỷ USD, trong đó Việt Nam

xuất khẩu hơn 3,1 tỷ USD, nhập khẩu gần 1,9 tỷ USD. Ước tính

năm 2003, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng

3,84 tỷ USD (tăng 21,9% so với năm 2002) [1], cùng với tốc độ tăng

Page 58: Khóa luận tốt nghiệp

nhập khẩu khá đều đặn trong những năm trước thì dự đoán tổng

kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và EU trong năm 2003 sẽ còn

cao hơn nữa. Đây là minh chứng cho sự phát triển thương mại giữa

hai bên. Tuy nhiên, bước tiến này sẽ vẫn còn gặp nhiều trắc trở và

nhất là còn cách xa tiềm năng kinh tế của cả hai bên. Trị giá

thương mại Việt Nam - EU mới chiếm khoảng 0,12% tổng kim

ngạch ngoại thương của EU, và chiếm 13,7% tổng kim ngạch ngoại

thương của Việt Nam [2].

1.2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ

1995-nay

Như đã nói ở trên, kể từ năm 1995, Việt Nam liên tục đẩy

mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, làm chuyển dịch

cán cân xuất nhập khẩu với thị trường này từ chỗ nhập siêu sang

xuất siêu. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, nếu như

trong 5 năm (1990-1995) tăng 5 lần thì sang giai đoạn 5 năm tiếp

theo, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đã tăng lên gấp 4 lần năm

1995, tức là gấp 20 lần năm 1990. Số liệu mới đây nhất, trong 9

tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt

được 80,7% kế hoạch cả năm, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái,

trong đó thị trường EU chiếm một vị trí đáng kể. Ước tính năm

2003, kim ngạch xuất khẩu sang EU sẽ đạt 3,84 tỷ USD (bảng 3).

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ 1995-nay

Đơn vị : Triệu USD

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001* 2002* 2003#

(1) Kim ngạch XK của Việt

Nam sang EU720,0 900,5 1608,4 2125,8 2506,3 2845,1 3002,9 3149,9 3840

Tốc độ tăng hàng năm của

(1) (%)87,6 25,1 78,6 32,2 17,9 13,5 5,6 4,9 21,9

(2) Tổng kim ngạch XK của

5448,9 7255,9 9185,0 9361,0 11135,9 14483,0 15029,0 16705,8 19950

Page 59: Khóa luận tốt nghiệp

Việt Nam

Tỷ trọng (1) trong (2) (%)

13,2 12,4 17,5 22,7 22,5 19,6 20,0 18,9 19,2

(3) Tổng kim ngạch NK của

EU **713252,4 738505 757852,2 809569,3 864536,1 923241,3 957435,1 987695,7 -

Tỷ trọng (1) trong (3) (%)

0,10 0,12 0,21 0,26 0,29 0,31 0,31 0,32 -

(Nguồn: Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan

(*) Niên giám thống kê 2002)

(**) European Union and World Trade, European Commission, 1997, Tr 41

(#) Số liệu ước tính (Tạp chí Ngoại Thương - Số 21-30/10/2003))

Bảng 3 cho thấy, mặc dù nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu của

Việt Nam sang EU giai đoạn 1995-2003 tăng đáng kể, nhưng tốc

độ tăng hàng năm lại không ổn định. Năm 1995, tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu tăng 87,6% so với năm 1994, sang năm 1996,

con số này chỉ đạt 25,1% để rồi năm 1997 lại tăng lên đến 78,6%.

Kể từ năm 1998, tốc độ tăng trưởng giảm dần, đỉnh điểm là hai

năm 2001 và 2002 chỉ đạt trên dưới 5%.

Những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là:

- Vào năm 1996 một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt

Nam xuất sang EU giảm mạnh như: hàng thuỷ sản giảm do lượng

tôm đông lạnh giảm vì ở nhiều khu vực trong nước tôm bị dịch

bệnh, hàng cà phê giảm do giá thị trường thế giới giảm mạnh...

- Sang năm 1998, tất cả các mặt hàng xuất khẩu quan trọng

của Việt Nam đều gặp trở ngại trên thị trường EU do các quy định

quản lý nhập khẩu của EU gây ra. Dệt may phải chịu mức hạn

ngạch dành cho Việt Nam quá thấp, thuỷ sản gặp nhiều khó khăn

do EU chưa cho nhập nhuyễn thể hai mảnh của Việt Nam và chưa

chấp nhận đưa các nhà máy chế biến thuỷ sản của Việt Nam vào

danh sách nhóm I...

Page 60: Khóa luận tốt nghiệp

- Nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

sang EU trong 2 năm 2001, 2002 tăng trưởng thấp hơn nhiều so

với những năm trước đó là vì Hiệp định thương mại Việt-Mỹ ký

ngày 14/7/2000 và có giá trị hiệu lực vào năm 2001 đã đem lại cơ

hội xuất khẩu lớn cho nước ta nên các doanh nghiệp Việt Nam đã

tận dụng cơ hội này đẩy mạnh xuất khẩu hàng vào Mỹ khi mà

công suất sản xuất hàng xuất khẩu không tăng hoặc tăng không

đáng kể. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm

mạnh phải kể đến thuỷ sản, dệt may, nông sản - là những nhóm

hàng thị trường Mỹ có nhu cầu lớn. Đồng thời, giá một số mặt hàng

của Việt Nam sang EU (chủ yếu là nông sản) sụt giảm cũng góp

phần làm giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra,

sự kiện tôm xuất khẩu của Việt Nam vào EU kể từ 27/3/2002 phải

chịu chế độ kiểm tra hệ thống toàn bộ 100% theo quyết định

2002/250/EC khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

đã gặp không ít khó khăn, dẫn đến xuất khẩu giảm đáng kể.

Trung bình giai đoạn 1995 - nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

bình quân của Việt Nam sang EU là 32%, nhanh hơn số tương ứng

thời kỳ 1990-1994 là 28,31%.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU trong tổng

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2000

cũng tăng lên và khá ổn định. Mức tăng này lớn hơn nhiều nếu so

sánh với tỷ trọng của các thị trường Trung Quốc, úc, Mỹ (bảng 4).

Năm 2000, 2001, 2002, EU đã vượt qua ASEAN trở thành thị trường

xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên tác động của Hiệp

định thương mại Việt-Mỹ mở đường hoạt động xuất khẩu của các

doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ đã nâng cao tầm quan trọng của

thị trường này trong quan hệ thương mại với Việt Nam khiến EU

hiện nay chỉ đứng ở vị trí thứ hai. (Theo số liệu của Tổng cục Hải

Page 61: Khóa luận tốt nghiệp

quan, xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2003 sang Hoa Kỳ đạt trên 1,6

tỷ USD, tăng 185% so với cùng kỳ năm 2002, trong khi xuất khẩu

sang EU thấp hơn, đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ

năm ngoái). Song, xu hướng chung là thị trường EU vẫn đóng vai

trò ngày càng quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt

Nam.

Bảng 4: Tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu chínhtrong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam thời kỳ 1995-nay

Đơn vị: %

95 - 03 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001* 2002* 2003#

ASEAN 19,7 18,3 22,8 19,5 24,3 27,0 18,7 16,9 14,5 15,4

EU 18,5 13,2 12,4 17,5 22,7 22,5 20,0 19,9 18,9 19,2

Nhật Bản 17,9 26,8 21,3 17,6 15,8 16,0 18,8 16,7 14,6 13,8

T.Quốc 7,4 6,6 4,7 5,7 5,1 7,7 11,0 9,4 9,0 7,7

úc 5,2 1,0 0,9 2,0 5,0 7,3 9,1 6,9 8,0 7,0

Mỹ 7,4 3,1 2,8 3,0 5,0 4,5 5,3 7,1 14,5 21,0

(Nguồn: Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan

(*) Niên giám thống kê 2002

(#) Số liệu ước tính (Tạp chí Ngoại Thương - Số 21-30/10/2003))

Từ một góc nhìn khác có thể thấy tỷ trọng kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam vào EU trong tổng kim ngạch nhập khẩu của

EU cũng trong xu thế gia tăng (xem bảng 2). Chẳng hạn năm 1995

tỷ trọng này là 0,10%, năm 2000 đã tăng lên thành 0,31%. Tuy

nhiên cũng phải thấy rằng thị phần đó còn quá nhỏ bởi thị trường

EU được đánh giá là “khó tính”vào loại nhất nhì thế giới, trong khi

hàng hoá của Việt Nam có chất lượng chưa ổn định và đôi khi

không đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng EU.

Về bạn hàng, trong thời kỳ 1990-1994 chỉ có 6 trong số 12

nước thành viên EU có quan hệ buôn bán với Việt Nam là Pháp,

Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Anh. Kể từ năm 1995, khi EU mở rộng thành

Page 62: Khóa luận tốt nghiệp

15 nước thì tất cả 15 nước thành viên đều có quan hệ buôn bán với

Việt Nam ở mức độ ít nhiều khác nhau, thể hiện ở bảng 5:

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU phân theo nước

Đơn vị: triệu USD

Tên nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001* 2002* 2003#

Đức 218,0 228,0 411,4 587,9 654,3 730,1 721,8 720,7 840

Anh 74,6 125,1 265,2 333,5 421,2 479,3 511,6 570,8 700

Pháp 169,1 145,0 238,1 307,4 354,9 379,8 467,5 438,5 500

Hà Lan 79,7 147,4 266,8 306,9 342,9 390,2 364,5 404,3 510

Bỉ 34,6 61,3 124,9 211,7 306,7 311,6 341,2 335,1 390

Italia 57,1 49,8 118,2 144,1 59,4 218,0 237,9 263,8 340

Tây Ban Nha

46,7 62,8 70,3 85,5 108,0 137,2 158,5 178,5 234

Đan Mạch 12,8 23,7 33,2 43,3 43,7 58,2 49,7 62,5 70

Thuỵ Điển 4,7 31,8 47,1 58,3 45,2 55,1 53,2 62,4 70

Hy Lạp 1,6 2,1 5,7 8,1 3,8 7,9 - 30,3 40

Aó 9,3 5,6 11,4 8,5 34,9 23,6 28,9 29,5 36

Phần Lan 4,9 10,1 13,4 20,2 16,9 22,4 - 24,2 33

Bồ Đào Nha 3,8 4,1 4,2 4,4 5,2 8,9 - 5,5 10

Ai len 2,8 3,1 3,3 3,9 6,9 12,1 - 19,0 20

Luxembourg 0,3 0,6 1,5 2,1 2,3 2,5 - 4,8 5

Tổng 720,0 900,5 1608,4 2125,8 2506 2836,9 3002,9 3149,9 3840

(Nguồn: Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan

(*) Niên giám thống kê 2002

(#) Số liệu ước tính (Tạp chí Ngoại Thương - Số 21-30/10/2003))

Có thể thấy rằng hàng năm, xuất khẩu của Việt Nam sang các

nước thuộc EU nhìn chung đều tăng. Những nước có nhịp độ tăng

cao là Thuỵ Điển, Anh, Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và

Italia. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là

Đức, chiếm 22,9% kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU. Kể

từ năm 1998 đến nay, Anh đã vượt Pháp và Hà Lan, vươn lên

Page 63: Khóa luận tốt nghiệp

chiếm vị trí thứ hai sau Đức, tiếp theo là Pháp: 13,9%, Hà Lan:

12,8%, Bỉ: 10,64% v..v..

1.3 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU gồm:

giày dép, dệt may, nông sản, sản phẩm bằng da thuộc, thuỷ sản,

đồ gỗ, đồ gốm sứ, đồ chơi và dụng cụ thể thao,... hàng năm chiếm

khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường

này. Như vậy, hàng xuất khẩu của ta sang EU chủ yếu là sản phẩm

của các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, hoặc là

hàng có mức độ gia công chế biến thấp, nguyên nhiên liệu và nông

sản. Đứng đầu là hàng giày dép và nguyên phụ liệu, tiếp theo là

dệt may, rồi đến cà phê và chè (năm 2002 chiếm tỷ lệ trong tổng

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU lần lượt là 45%, 15%,

4,8% ...). Tuy nhiên các thứ tự và tỷ lệ này còn chưa thật ổn định

qua các năm (biểu đồ 2).

Biểu đồ 2: biến động Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của việt nam sang eu theo thời gian

Đơn vị: %

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1995 1999 2002

Năm

Tỷ

trọ

ng

tro

ng

tổ

ng

kim

ng

ạch

xu

ất

khẩu

san

g E

U

Các mặt hàng khác

Thiết bị điện tử

Thuỷ sản

Sản phẩm da thuộc

Đồ gỗ

Cà phê, chè

Dệt may

Giày dép

(Nguồn: Cục thống kê của Liên minh Châu  u (Eurostat) - www.eu.int/eurostat.html)

Những năm gần đây đã có một vài thay đổi xuất hiện trong cơ

Page 64: Khóa luận tốt nghiệp

cấu xuất khẩu vào EU. Những mặt hàng chế biến sâu (các thiết bị

điện tử, các phương tiện xe cộ...) đã xuất hiện, đặc biệt là mặt

hàng điện tử mới xuất khẩu được vài năm nhưng đến năm 2000 đã

đạt kim ngạch khích lệ (hơn 100 triệu USD). Tỷ trọng hàng xuất

khẩu qua chế biến tăng lên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất

khẩu Việt Nam-EU và tỷ trọng hàng nguyên liệu thô giảm xuống

còn 30%.

Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt

Nam sang EU, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính đã tăng

tương đối nhanh, rõ rệt nhất trong giai đoạn 1995-2000. Đặc biệt

phải kể đến mặt hàng máy móc, thiết bị điện và phụ tùng tăng

trung bình 107%/năm, mặc dù sang hai năm 2001 và 2002 lại

giảm cùng với sự tăng trưởng chậm của tổng kim ngạch xuất khẩu

sang EU. Các mặt hàng khác có những năm tăng trưởng cao nhưng

lại không ổn định (bảng 6).

Bảng 6: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU

Đơn vị: triệu USD

TT Tên hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

01Giày dép, và các bộ phận của chúng

481,3 664,6 1.032,3 1.043,1 1.310,5 1.683,5 1.692,1 1.730,8

02Quần áo và hàng may sẵn, không thuộc hàng dệt kim

273,9 335,8 440,2 436,9 499,7 580,9 422,2 416,2

03Cà phê, chè và các loại gia vị

234,7 146,9 277,9 366,8 357,9 293,5 224,0 102,5

04Đồ gỗ, trang thiết bị nội thất và y tế

28,2 60,5 101,3 108,1 145,5 219,3 221,3 285,6

05Các sản phẩm bằng da thuộc

92,2 116,7 166,6 157,0 164,0 189,4 97,6 138,4

06 Quần áo dệt kim 39,6 70,0 85,8 78,5 88,4 157,2 97.5 79,3

07 Đồ gốm, sứ 34,4 36,6 47,9 55,0 77,8 155,2 156,8 89,5

08 Thuỷ hải sản 29,1 36,1 71,3 98,2 83,1 94,7 112,3 42,4

09 Máy móc thiết bị 3,4 10,3 24,1 46,6 65,9 108,4 92,5 80,4

Page 65: Khóa luận tốt nghiệp

điện tử và phụ tùng

10Đồ chơi và dụng cụ thể thao

20,2 28,4 53,0 58,0 59,9 78,6 57,4 57,6

(Nguồn: Số liệu thống kê của Phái đoàn EU tại Hà nội - www.delvnm.cec.eu.int)

Qua đó có thể thấy rằng:

Mặt hàng giày dép xuất khẩu năm 1997/1996 tăng 55,3%

nhưng năm 1998/1997 chỉ tăng hơn 1%. Tốc độ tăng trưởng trung

bình của hai năm 1999 và 2000 đạt khoảng 26%, tuy nhiên sang

đến năm 2001 và 2002 lại giảm xuống còn khoảng một đến hai

phần trăm.

Tương tự như giày dép, tốc độ tăng trưởng hàng dệt may (chủ

yếu gồm hai nhóm hàng: quần áo may sẵn không thuộc hàng dệt

kim và quần áo dệt kim) tăng dần từ 1995 đến 1997, giảm mạnh

vào 1998, phục hồi vào hai năm 1999 và 2000 rồi lại xuống dốc

trong hai năm kế tiếp 2001, 2002 (hai năm này tăng trưởng âm).

Mặt hàng thuỷ hải sản tuy tăng trưởng khá cao trong ba năm

1996, 1997 và 1998 nhưng những năm tiếp theo lại giảm sút,

thậm chí tăng trưởng âm vào năm 1999 và 2002, do vi phạm các

quy định của EU về dư lượng kháng sinh và các chất bị cấm đối với

thuỷ hải sản khiến EU áp dụng các biện pháp tiêu huỷ, kiểm tra

ngặt nghèo hơn, gạt bỏ một số doanh nghiệp ra khỏi danh sách

các doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang EU.

Hàng nông sản tăng trưởng từ 1995-1998, song liên tục giảm

sút từ 1998 đến nay, đặc biệt là cà phê do giá thị trường thế giới

giảm.

Tốc độ tăng xuất khẩu của các mặt hàng còn lại cũng rất thất

thường, ví dụ như đồ gốm sứ năm 2000 tăng gần gấp đôi so với

1999, sang năm 2001 hầu như không tăng, rồi lại giảm còn một

nửa vào năm 2002; đồ chơi và dụng cụ thể thao chỉ tăng mạnh

Page 66: Khóa luận tốt nghiệp

năm 1997, các năm sau tăng chậm và có năm tăng trưởng âm....

2. Đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp xuất

khẩu Việt Nam trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về

chất lượng, môi trường & xã hội.

2.1 Khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về

chất lượng

Từ năm 1996, Việt Nam đã nhận thức được rõ hơn tầm quan

trọng của các vấn đề thương mại đối với sự phát triển kinh tế đất

nước. Cũng như nhiều quốc gia khác, xuất khẩu mạnh là mục tiêu

hướng tới của Việt Nam, do đó Việt nam đã và đang cố gắng mở

rộng thị trường xuất khẩu của mình thông qua việc đề ra và thực

hiện các biện pháp nhằm đáp ứng các yêu cầu thương mại của các

nước nhập khẩu nói chung và của thị trường EU nói riêng. Trải qua

một thời kỳ kinh tế non yếu và khủng hoảng, các nhà sản xuất và

xuất khẩu Việt nam hiện nay đang đứng trước những yêu cầu về

tiêu chuẩn chất lượng - yếu tố hết sức cần thiết cho mục tiêu mở

rộng thị trường và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu một cách bền

vững.

Hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc gia:

Thông thường, yêu cầu của các nước nhập khẩu đối với một

loại sản phẩm nào đó rất khác nhau, mỗi nước có một hệ thống

tiêu chuẩn riêng và các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu

được hàng hoá phải tuân thủ để đáp ứng yêu cầu thị trường. Tuy

nhiên trong nhiều năm gần đây, với xu thế hội nhập và liên kết,

nhiều thị trường và khu vực thị trường đã dần đưa ra các bộ tiêu

chuẩn áp dụng chung cho khu vực, hoặc hài hoà tiêu chuẩn nước

mình/khu vực của mình với tiêu chuẩn quốc tế. Điều này tạo điều

kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá do hàng hoá sẽ được kiểm

tra, đánh giá về mặt chất lượng căn cứ vào một hệ thống tiêu

Page 67: Khóa luận tốt nghiệp

chuẩn duy nhất.

Như đã nêu trong chương I, bộ tiêu chuẩn EN của Liên minh

châu Âu do ba cơ quan tiêu chuẩn hoá châu Âu hợp tác xây dựng

có mức độ hài hoà, thống nhất cao với hệ tiêu chuẩn quốc tế.

Không chỉ có vậy mà việc cải tiến và xây dựng tiêu chuẩn mới của

khu vực thị trường này cũng sẽ theo xu thế chung là thống nhất

với các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho thương mại

phát triển hơn nữa. Trước bối cảnh đó, việc chấp nhận các tiêu

chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài thành tiêu chuẩn Việt Nam

hoặc hài hoà tiêu chuẩn Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế là một

bước đi thích hợp để tiến tới xoá bỏ các rào cản về kỹ thuật trong

thương mại, làm cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của

nước ta dễ dàng tiếp cận với thị trường nước ngoài nói chung và thị

trường EU nói riêng.

Thực tế cho thấy từ năm 1990 trở về trước, các Tiêu chuẩn

Việt Nam (TCVN) chủ yếu được xây dựng dựa trên sự tham khảo

tiêu chuẩn GOST của Liên Xô hoặc theo tiêu chuẩn SEV của Hội

đồng tương trợ kinh tế theo phương pháp có sửa đổi, điều chỉnh

các thông số và yêu cầu kỹ thuật (thường là bỏ hoặc hạ thấp) cho

phù hợp với điều kiện thực tế nước ta. Các tiêu chuẩn này đã kịp

thời phục vụ yêu cầu quản lý, sản xuất, tiêu dùng theo cơ chế tập

trung, bao cấp. Trong giai đoạn này, việc xây dựng TCVN được tiến

hành theo phương pháp “cơ quan biên soạn”, tức là hầu hết do các

nhà máy, xí nghiệp, các Viện nghiên cứu thuộc các Bộ biên soạn

dự thảo tiêu chuẩn trong đó Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng giúp

họ về nghiệp vụ biên soạn tiêu chuẩn. Tuy nhiên kể từ khi Liên Xô

và Đông Âu tan rã, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, cải cách

kinh tế và hội nhập khu vực, việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn

theo cách cũ cũng như hệ thống TCVN không còn phù hợp nữa.

Page 68: Khóa luận tốt nghiệp

Chính vì vậy, công tác rà soát, cải tiến, xây dựng lại hệ tiêu chuẩn

và vấn đề hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế đã

được chú trọng, và do đó đã đạt được những kết quả khả quan như

sau:

Tính đến hết năm 2002, tổng số TCVN được xây dựng và ban

hành là khoảng 8.000, trong đó có gần 5.200 TCVN hiện hành [9, tr

41]. Cơ cấu của hệ thống TCVN đã có những thay đổi đáng kể. Nếu

như năm 1990 trong hệ thống TCVN có 75% TCVN là chính thức áp

dụng và 25% khuyến khích áp dụng, thì trong tổng số hơn 5.000

TCVN hiện hành, số lượng TCVN bắt buộc áp dụng chỉ chiếm dưới

5%, còn lại là tự nguyện áp dụng. Đến tháng 10/2002, Bộ Khoa

học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ)

đã công bố danh sách 95 TCVN bắt buộc áp dụng trong phạm vi cả

nước bao gồm các TCVN liên quan đến an toàn, vệ sinh và môi

trường [9, tr 41]. Các Bộ quản lý chuyên ngành cũng ra quyết định bắt

buộc áp dụng đối với các TCVN khác trong các lĩnh vực quản lý của

ngành. Đây là một bước tiến đáng kể trong hoạt động tiêu chuẩn

hoá của Việt Nam, nhưng nếu so sánh với số tiêu chuẩn chung của

EU hoặc tiêu chuẩn của mỗi nước thành viên EU (khoảng hơn

22.000 tiêu chuẩn) và nội dung yêu cầu của mỗi tiêu chuẩn thì

Việt Nam còn thua xa. Điều này nói lên rằng mức độ bao quát của

hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và các yêu cầu của thị trường đối

với hàng hoá tiêu thụ còn thấp, do đó việc hàng hoá Việt Nam đáp

ứng tốt các tiêu chuẩn của thị trường EU sẽ vẫn còn gặp nhiều trở

ngại.

Cũng đến cuối năm 2002, đã có 1.273 TCVN hoàn toàn tương

đương với tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, CODEX), tiêu chuẩn châu

Âu EN và các tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến khác như (ASTM, JIS,

BS, AS,...) [9, tr 41] (Phụ lục 5). Tuy số lượng TCVN được ban hành trên

Page 69: Khóa luận tốt nghiệp

cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu

chuẩn nước ngoài tăng nhanh trong những năm gần đây song vẫn

còn chiếm tỷ lệ chưa cao (24%) trong tổng số TCVN hiện hành.

Bên cạnh đó, hoạt động phổ biến, khuyến khích và kiểm tra áp

dụng các tiêu chuẩn cũng chưa thực sự đem lại nhiều hiệu quả. Cụ

thể là hiện nay trên cả nước mới có trên 200 doanh nghiệp với

khoảng 20 chủng loại sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận và

cấp dấu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam TCVN (bao gồm

cả những sản phẩm, hàng hoá liên quan đến an toàn, sức khoẻ...

được quy định trong danh mục sản phẩm, hàng hoá bắt buộc phải

chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn). Đến cuối năm 2002 cũng mới chỉ

có 258 sản phẩm, hàng hoá của 82 doanh nghiệp ở 30 tỉnh, thành

phố được công bố phù hợp tiêu chuẩn[9, tr 56].

Qua đó có thể thấy rằng, mặc dù số lượng tiêu chuẩn Việt Nam

ít hơn và nội dung quy định trong các tiêu chuẩn thường ít khắt

khe hơn so với tiêu chuẩn quốc tế cũng như tiêu chuẩn Châu Âu

nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng mới chỉ đạt đến sự phù

hợp tiêu chuẩn với tỷ lệ khiêm tốn. Bên cạnh đó, việc công bố

hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn để thể hiện trách nhiệm của doanh

nghiệp đối với chất lượng hàng hoá của mình và tạo ra thế mạnh

cạnh tranh vẫn còn chưa được các doanh nghiệp chú trọng. Về

phần các doanh nghiệp xuất khẩu, điều này cũng là nguyên nhân

khiến họ chưa có thói quen khẳng định chất lượng hàng hoá của

mình phù hợp với tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

Tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại

Việt Nam:

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng không phải là tiêu chuẩn bắt

buộc đối với sản phẩm thâm nhập thị trường EU, nhưng việc tuân

thủ bộ tiêu chuẩn này chắc chắn sẽ giúp cải thiện cách nhìn nhận

Page 70: Khóa luận tốt nghiệp

về doanh nghiệp trên thị trường. Theo số liệu thống kê của Tổ chức

quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO), đến cuối năm 2002, số doanh

nghiệp đạt được chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 tại 15

nước EU đạt 245.596 chứng chỉ, chiếm 43,72% tổng số chứng chỉ

trên toàn thế giới. Trong khi đó, số lượng chứng chỉ này tại 3 nước

Bắc Mỹ (Canada, Hoa Kỳ, Mexico) chiếm 9,58%, còn tại 17 nước

Viễn Đông chỉ chiếm 26,45% [10]. Điều này nói lên rằng, ISO 9000 là

một đặc điểm hỗ trợ bán hàng cơ bản trong kinh doanh với thị

trường nước ngoài, đặc biệt là với thị trường EU - nơi mà ISO 9000

trở nên cực kỳ phổ biến.

Nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn quản lý

chất lượng ISO 9000 (không chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu đảm

bảo chất lượng hàng xuất khẩu mà còn đem lại hiệu quả cho quản

lý kinh tế trong nước), bắt đầu từ cuối năm 1995, Bộ Khoa học

Công nghệ và Môi trường với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức

quốc tế đã đưa bộ tiêu chuẩn ISO vào Việt Nam thông qua các

khoá đào tạo và việc thành lập nhiều cơ quan tư vấn. Kể từ doanh

nghiệp đầu tiên được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng

theo ISO 9000 vào năm 1996, đến nay đã có trên 600 doanh

nghiệp có chứng chỉ này, trong đó có 354 chứng chỉ ISO 9001:2000

(phiên bản mới nhất của chứng chỉ ISO 9000 - kể từ năm 2004 sẽ

trở thành chứng chỉ duy nhất khi áp dụng hệ thống ISO 9000) [10].

Vậy là trong vòng 7 năm, số lượng doanh nghiệp Việt Nam

được cấp chứng chỉ áp dụng hệ thống ISO 9000 đã tăng với tốc độ

khá nhanh: Năm 1998/1997 tăng 2,2 lần, 1999/1998 tăng 5,7 lần,

2000/1999 tăng 1,2 lần, 2001/2000 tăng 1,3 lần và 2002/2001

tăng 2,5 lần. Tuy nhiên về mặt số lượng, nếu mới chỉ so sánh với

một số nước trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia...

chứ chưa cần so sánh với những nước phát triển cao thì chúng ta

Page 71: Khóa luận tốt nghiệp

sẽ gặp phải những con số gây sốt ruột (biểu đồ 3).

Biểu đồ 3: số lượng doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 9000 của một số nước đông nam á.

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

Số

do

anh

ng

hiệ

p đ

ạt c

hứ

ng

ch

ỉ IS

O 9

000

Singapore

Thailand

Malaysia

Indonesia

Philippines

Vietnam

Singapore 2909 3000 3140 3900 3513 5379

Thailand 1104 1236 1527 2553 3870 4556

Malaysia 1610 1707 1921 2355 3195 3733

Indonesia 1273 1442 1525 1860 1395 1947

Philippines 629 668 723 1027 961 766

Vietnam 13 29 164 184 245 612

Dec-97 Dec-98 Dec-99 Dec-00 Dec-01 Dec-02

(Nguồn: "The ISO Survey of ISO 9000 and ISO 14000 - up to and including December 2002”- www.iso.org)

Thậm chí trong thực tế tại Việt Nam, sự hiểu biết về ISO 9000

trong các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu của

Trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp SMEDEC, cơ quan đang tư vấn

cho khoảng 12 đơn vị về ISO 9000 thì kiến thức về quản lý chất

lượng trong các doanh nghiệp tư nhân hầu như không có. Các

doanh nghiệp nhà nước hiểu biết nhiều hơn nhưng số đông lại lo

chạy theo những mục tiêu trước mắt nên chưa nghĩ đến. Đồng

thời, kinh phí cũng đang là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp

muốn áp dụng ISO. Chỉ riêng tiền tư vấn, đối với các hãng tư vấn

nước ngoài đã mất khoảng 40.000 USD (áp dụng cho một công ty

khoảng 500 người), còn các công ty tư vấn trong nước thì thấp

hơn, khoảng 150 triệu VND.

Cũng phải lưu ý rằng, trong số các doanh nghiệp Việt Nam đạt

chứng chỉ nói trên chỉ có một bộ phận là các doanh nghiệp xuất

Page 72: Khóa luận tốt nghiệp

khẩu. Vì vậy có thể khẳng định số lượng doanh nghiệp xuất khẩu

của Việt Nam sang thị trường EU áp dụng hệ thống quản lý chất

lượng ISO 9000 vẫn còn nhỏ, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu

của thị trường.

Khả năng đáp ứng các quy định về đảm bảo sức khoẻ và an

toàn cho người tiêu dùng:

a. Nhãn hiệu CE

Với thực trạng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU

chủ yếu là sản phẩm công nghiệp nhẹ gia công và nguyên nhiên

liệu, nông sản, còn các sản phẩm công nghiệp chế tạo mới chiếm

một tỷ lệ rất nhỏ (mặt hàng điện tử tăng trưởng nhanh cũng mới

chiếm khoảng 2.5% tổng kim ngạch, đồ chơi khoảng 2%...) nên

quy định về gắn nhãn hiệu CE không phải là một yêu cầu cấp

bách. Trên thực tế, một số doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu

sản phẩm công nghiệp chế tạo sang EU đã nhận thức được tầm

quan trọng của nhãn hiệu này nên xúc tiến sản xuất hàng hoá

theo tiêu chuẩn EN của châu Âu để được gắn nhãn CE chứng minh

sự phù hợp tiêu chuẩn. Trên thị trường châu Âu đã xuất hiện các

sản phẩm của Việt Nam có gắn mác CE như sản phẩm bóng đèn

của công ty Bóng đèn Điện Quang, sản phẩm đồ chơi, thú nhồi

bông của công ty Chosun International Inc.... tuy nhiên nhìn chung

thì CE vẫn còn khá lạ lẫm với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Chính

vì vậy mà tháng 7 vừa qua, hơn 50 doanh nghiệp Tp. HCM đã dự

hội thoả về nhãn CE và các tiêu chuẩn nhập khẩu của châu Âu do

công ty TUV Rheinland Vietnam tổ chức tại Trung tâm Thông tin

thương mại châu Âu (EBIC) nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản

cho các doanh nghiệp về tiêu chuẩn này.

Page 73: Khóa luận tốt nghiệp

a. Thực tế áp dụng hệ thống phân tích, xác định và tổ chức

kiểm soát các mối nguy trọng yếu (HACCP) tại các doanh

nghiệp Việt Nam

Với thị trường EU, các yêu cầu về việc thực hiện hệ thống

HACCP được nêu trong Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm của EU

(93/43/EC), đặc biệt đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản, HACCP

được nêu trong Chỉ thị 91/493/EEC. Đối tượng áp dụng của những

quy định này là các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm,

thuỷ hải sản trong khối Liên minh châu Âu. Bên cạnh đó, để hỗ trợ

cho hoạt động thương mại, nhiều nước thuộc EU cũng xem xét các

hệ thống kiểm soát thực phẩm của những nước xuất khẩu xem hệ

thống an toàn thực phẩm có bảo đảm không, có tương đương với

nước mình không, nhằm đảm bảo chu trình kiểm soát và hạn chế

mối nguy được tiến hành từ khâu đầu đến khâu cuối.

Có thể nói chính yêu cầu khắt khe từ phía thị trường (trước hết

là thị trường EU) là áp lực quan trọng đầu tiên buộc các doanh

nghiệp chế biến thực phẩm và thuỷ sản của Việt Nam phải nâng

cấp điều kiện sản xuất và đến với chương trình quản lý chất lượng

dựa trên cơ sở HACCP. HACCP đã được đưa vào giới thiệu ở Việt

Nam từ tháng 10 năm 1990 và từng bước mở rộng phạm vi ảnh

hưởng (chủ yếu trong ngành thuỷ sản). Việc triển khai áp dụng

quản lý chất lượng theo HACCP ở Việt Nam được tiến hành theo 3

giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: áp dụng thử ở một số doanh nghiệp để đánh giá

và rút kinh nghiệm

+ Giai đoạn 2: Bắt buộc áp dụng đối với các doanh nghiệp

xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ... Định hướng và khuyến khích áp

dụng HACCP đối với các doanh nghiệp khác.

+ Giai đoạn 3: Bắt buộc áp dụng ở tất cả các doanh nghiệp

Page 74: Khóa luận tốt nghiệp

chế biến thuỷ sản trong phạm vi cả nước.

Theo tiến trình này, chương trình thử nghiệm quản lý chất

lượng dựa trên HACCP được bắt đầu tại 5 xí nghiệp ở cả ba miền

theo đề tài cấp Nhà nước giai đoạn 1991-1995 mang mã số KN 04-

15 “Nâng cấp chất lượng sản phẩm thuỷ sản đông lạnh”. Hiện nay,

theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các quy định của Bộ Thuỷ

Sản, tất cả các doanh nghiệp đăng ký xuất hàng sang EU và Mỹ

đều có kế hoạch HACCP được phê duyệt và áp dụng trên thực tiễn

khá hiệu quả, điều này đã được cơ quan thẩm quyền kiểm soát

chất lượng của các nước nhập khẩu ghi nhận. Tính đến hết năm

2002, khoảng hơn 100 doanh nghiệp đã đăng ký chứng chỉ áp

dụng hệ thống HACCP và sản phẩm của những doanh nghiệp này

chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt

Nam [11] . Đây là một bước tiến bộ đáng kể mà các doanh nghiệp

xuất khẩu Việt Nam đã đạt được dưới sự chỉ đạo của Bộ Thuỷ Sản

nói riêng và các Bộ, ngành, cơ quan của Việt Nam nói chung.

Nhìn nhận một cách khách quan, bên cạnh các thành tựu còn

là những hạn chế mà các doanh nghiệp có nhu cầu xuất hàng sang

EU chưa khắc phục được, đó là:

Thứ nhất, với quan niệm quản lý chất lượng là kiểm tra chất

lượng ở khâu cuối cùng đã ăn sâu vào nếp nghĩ (cụ thể là doanh

nghiệp nào cũng có một bộ phận quản lý chất lượng mang tên

KCS), vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thích ứng được với việc

chuyển sang quản lý chất lượng ngay từ khâu đầu thông qua việc

theo dõi, phân tích các mối nguy với những biện pháp kiểm soát,

phòng ngừa... Thậm chí đối với các cơ quan kiểm tra chất lượng,

họ coi hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ là gây phiền

hà, khó dễ cho họ.

Thứ hai, những doanh nghiệp đã nhận thức được sự cần thiết

Page 75: Khóa luận tốt nghiệp

phải áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP (nhận

thức này đương nhiên bắt nguồn từ yêu cầu bắt buộc của các nước

nhập khẩu) tuy đã cố gắng nâng cấp nhằm đạt các yêu cầu tiên

quyết để áp dụng HACCP nhưng một số xí nghiệp lại gặp khó khăn

do thiếu nguồn vốn cần thiết cho việc nâng cấp mặt bằng nhà

xưởng, xử lý nước, trang bị máy sản xuất đá vảy.... Còn nếu tính

trung bình để đầu tư cho một dây chuyền sản xuất mới đạt tiêu

chuẩn HACCP phải cần từ 7-12 triệu USD. Đây là một con số lớn

mà nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) còn

e ngại.

Thứ ba, ban giám đốc và cán bộ kiểm soát chất lượng tại phần

lớn xí nghiệp chưa có sự hiểu biết sâu sắc cần thiết về HACCP. Lực

lượng kiểm soát chất lượng có hiểu biết đầy đủ về HACCP còn

mỏng. Việc cung cấp cho công nhân những hiểu biết cơ bản phục

vụ cho chương trình HACCP còn yếu.

Nói tóm lại, thực tế áp dụng HACCP tại các doanh nghiệp Việt

Nam xuất khẩu sang EU đã có nhiều dấu hiệu khả quan. Riêng

trong lĩnh vực thuỷ sản, các doanh nghiệp có tên trong danh sách

xuất hàng vào EU (đến tháng 8/2003 có 100 doanh nghiệp được

phép xuất hàng sang EU [12]) hiện là những doanh nghiệp đi đầu

trong việc xây dựng và áp dụng chương trình quản lý chất lượng

này. Mặc dù vậy, hoàn tất giai đoạn 3 trong kế hoạch chỉ đạo áp

dụng HACCP nói trên nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của hàng

hoá và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước vẫn còn là

vấn đề gian nan đối với Việt Nam.

b. Đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo sức khoẻ và an toàn khác

Ngoài những tiêu chuẩn chung về chất lượng như đã nêu ở

trên thì đối với những nhóm hàng riêng biệt, EU lại có các quy định

riêng. Những nhóm sản phẩm chứa đựng nhiều khả năng gây ảnh

Page 76: Khóa luận tốt nghiệp

hưởng tới sức khoẻ và an toàn của người tiêu dùng nhất là nhóm

hàng nông thuỷ sản, thực phẩm, rau quả, trong đó các quy định về

hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong rau quả; kiểm tra thú y đối

với thịt gia súc, gia cầm và thuỷ sản; và chất phụ gia trong thực

phẩm được xem là các quy định cơ bản, điển hình nhất.

Trước khi đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh

an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU, hãy

nhìn qua thực trạng quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

tại thị trường nội địa Việt Nam vì thực trạng này tác động đến thói

quen sản xuất của người Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng không

nhỏ đến khả năng cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu:

+ Tình hình quản lý thuốc bảo vệ thực vật [13]: Theo số liệu

thống kê của Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) năm 2002, trên toàn

quốc có 17.679 cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV, qua kiểm tra

phát hiện 3.285 cửa hàng vi phạm (18,5%). Các vụ vi phạm bao

gồm: 1.182 trường hợp (35,9%) không đủ điều kiện kinh doanh;

4.111 trường hợp (12,5%) kinh doanh thuốc quá hạn sử dụng, kém

phẩm chất. Kết quả thanh tra năm 2002 của Bộ Nông Nghiệp và

Phát triển Nông thôn cho thấy, trong 6.840 hộ nông dân được kiểm

tra đã phát hiện 151 hộ sử dụng thuốc BVTV đã bị cấm sử dụng,

126 hộ sử dụng ngoài danh mục, 244 hộ không đảm bảo thời gian

cách ly (3,5%), 1.020 hộ sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật

(14,9%), 1.105 hộ phun thuốc nhiều lần trong vụ sản xuất (12,6%).

Thuốc nhập lậu ngoài danh mục quản lý, nhãn mác bằng tiếng

nước ngoài vẫn được lén lút lưu hành... Do đó, riêng qua điều tra

tại một số huyện ngoại thành Hà Nội, trong số các rau quả kiểm

nghiệm thì có tới 81% số mẫu có từ một chỉ tiêu trở lên về dư

lượng hoá chất BVTV, cao hơn tiêu chuẩn cho phép của FAO và

WHO... [14]

Page 77: Khóa luận tốt nghiệp

+ Tình hình quản lý vệ sinh thú y, vệ sinh giết mổ gia súc [13]:

Theo kết quả thanh tra, kiểm tra của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn năm 2001 ở 43 tỉnh, thành phố với 4.703

cơ sở giết mổ gia súc chỉ có 14,22% cơ sở đạt tiêu chuẩn. Về kiểm

soát giết mổ thú y thì trong 593 cơ sở ở 9 tỉnh, thành phố chỉ có

20,4% cơ sở được kiểm tra. Còn người giết mổ gia súc thì chỉ có

10% được khám và có giấy chứng nhận sức khoẻ.

+ Tình hình ô nhiễm thực phẩm [13]: Qua giám sát của Bộ Y tế

cho thấy, ô nhiễm vi sinh vật dao động từ 10%-100% tuỳ loại thực

phẩm, gặp nhiều nhất là các loại thực phẩm chế bién sẵn. Về ô

nhiễm hoá học, chủ yếu là sử dụng các phụ gia ngoài danh mục,

quá giới hạn cho phép dao động từ 2,2% - 100% tuỳ loại thực

phẩm, gặp nhiều là các loại thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay. Ô

nhiễm kim loại nặng gặp nhiều ở các tươi và rau tươi (16%-60% số

mẫu). Tồn dư thuốc thú y trọng thịt: 45,7%, thuốc BVTV trong thịt:

7,6% và kim loại nặng là 21%.

Điểm qua những con số trên cho thấy nước ta có một nền công

nghiệp thực phẩm lạc hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được

quản lý chặt chẽ, và quan trọng hơn cả là sự thiếu ý thức của

người nuôi trồng, sản xuất thuộc ngành hàng này. Chính vì vậy mà

hàng nông sản, thuỷ sản và thực phẩm ở nước ta lại càng khó có

thể đáp ứng được các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của

thị trường EU - nơi mà chất lượng cuộc sống luôn được đặt lên

hàng đầu.

Cũng chính bởi sự yếu kém trong khả năng đáp ứng các quy

định về sức khoẻ và an toàn đối với các nhóm hàng nông sản, thuỷ

sản, thực phẩm... nên xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu chỉ

tập trung vào một số mặt hàng như cà phê và một phần không lớn

là cao su và rau quả. Thực phẩm chế biến khó vượt qua rào cản vệ

Page 78: Khóa luận tốt nghiệp

sinh an toàn thực phẩm của EU; trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

và thuỷ sản sử dụng khá phổ biến các chất kháng sinh bị EU cấm

nên thịt gia súc, gia cầm cũng không xuất khẩu được vào EU; còn

các loại quả nhiệt đới và hạt có dầu của Việt Nam như thanh long,

xoài, hạt điều, lạc.... rất được thị trường EU ưa chuộng nhưng thực

trạng sản xuất và trồng trọt chưa tuân thủ quy định hàm lượng

thuốc bảo vệ thực vật tối đa trong rau quả đã khiến nhóm hàng

này chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu

nông sản sang EU.

Tóm lại, khó khăn chủ yếu đối với hoạt động xuất khẩu nông

sản, thuỷ sản, thực phẩm của Việt Nam sang EU là do các nhà sản

xuất và xuất khẩu Việt Nam chưa thực sự cố gắng hoặc chưa đủ

điều kiện vật chất để tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn của

thị trường.

2.2 Khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về

môi trường

ý thức về vấn đề môi trường ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn

còn yếu, môi trường hầu như mới chỉ được các cấp vĩ mô quan

tâm, do vậy khả năng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

đáp ứng những quy định của EU phụ thuộc nhiều vào luật pháp và

các chính sách bảo vệ môi trường của Nhà nước.

Pháp luật về môi trường của Việt Nam - cơ sở cho việc đáp ứng

các quy định về môi trường của EU của các doanh nghiệp xuất

khẩu

Để đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ sức khoẻ nhân dân,

bảo vệ môi trường (BVMT) và đối phó với các quy định về môi

trường của các khu vực thị trường phát triển (EU, Mỹ, Nhật Bản...),

nước ta đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và một số văn bản

liên quan để áp dụng trong nước (Nghị định, Pháp lệnh Thú y, Pháp

Page 79: Khóa luận tốt nghiệp

lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản, Thông tư, Quyết

định...). Các quy định pháp luật về môi trường hiện hành đã điều

chỉnh hoạt đồng sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của ta theo

hướng bảo vệ môi trường và có nhiều điểm giống với quy định về

môi trường của EU.

Các yêu cầu của EU về môi trường như: (1) quá trình nuôi

trồng, khai thác, vận chuyển và chế biến hàng nông sản, thuỷ sản

tại Việt Nam không được gây ô nhiễm môi trường; (2) quá trình

tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu tại EU cũng không được gây ô

nhiễm môi trường; (3) những quy định về hàm lượng thuốc trừ sâu

tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp, chất phụ gia trong thực

phẩm chế biến, nuôi trồng và khai thác nông thuỷ sản không được

sử dụng các chất kháng sinh bị cấm, vận chuyển động vật thuỷ

sản phải có thiết bị thay nước hiệu quả đảm bảo an toàn cho môi

trường...v..v. có thể thấy trong Luật bảo vệ môi trường của Việt

Nam (điều 14, 16, 19), Nghị định 175-CP hướng dẫn thi hành Luật

bảo vệ môi trường (điều 8), Pháp lệnh thú y, Thông tư số 02/TS-TT

ngày 25/6/1996 của Bộ Thuỷ sản và Dự án Luật Thuỷ sản (Điều 33,

36, 38, 45, 49).

Kể từ sau khi Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật

liên quan có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan

tâm hơn đến công tác bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp lớn

đã trang bị hệ thống xử lý môi trường, nhưng do quản lý Nhà nước

còn kém hiệu quả nên một số doanh nghiệp khác chưa nghiêm túc

thực hiện các quy định này của pháp luật. Chính vì vậy, hiệu quả

xử lý môi trường còn thấp.

Các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU cũng rơi vào

tình trạng chung của doanh nghiệp Việt Nam, tức là đa phần chưa

thực hiện tốt các quy định pháp luật môi trường của Nhà nước. Nếu

Page 80: Khóa luận tốt nghiệp

các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt các quy định pháp luật

môi trường của Nhà nước thì cũng sẽ không gặp mấy khó khăn

trong việc đáp ứng quy định của EU vì các quy định về môi trường

của Việt Nam phần lớn cũng tương tự các quy định về môi trường

của EU.

Tình hình áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000

Mặc dù “môi trường”ở các quốc gia phát triển không còn là

một khuynh hướng nữa mà đã trở thành vấn đề tiêu chuẩn, nhưng

việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường đối với các nước đang

phát triển trong đó có Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mới mẻ.

Các chuyên gia cho

rằng ở nước ta hiện

nay vẫn đang trong

quá trình phân tích các

lợi ích của ISO 14001

trong mối quan hệ với

kết quả hoạt động

kinh doanh bởi trong

thực tế, đảm bảo môi

trường với những chi phí không nhỏ có thể trở thành các rào cản

thương mại đối với việc xuất khẩu. Tuy nhiên, Chính phủ và các

ban ngành đã có những chỉ đạo và hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện

cho việc bước đầu phát triển hệ thống tại Việt Nam. Biểu đồ 4 cho

thấy từ năm 1998 mới có 2 doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 14001,

đến nay đã có hơn 30 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi

trường ISO 14000 và có chứng chỉ [15]. Đây là một con số đáng

khích lệ, nhưng nếu so sánh với các nước phát triển (thuộc khối EU

và ngoài EU) hoặc chỉ cần với một số nước trong khu vực ta đã

thấy có sự chênh lệch lớn, qua bảng 7 dưới đây:

02

9 9

33 33

05

101520253035

Số

ợn

g D

N

1997 1998 1999 2000 2001 2002

Tính đến hết năm

Biểu đồ 4: Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 14001 tính đến hết năm 2002

Page 81: Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 7: Số Doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 14001 tại một số nước

12/1997 12/1998 12/1999 12/2000 12/2001 12/2002

Nhật Bản 713 1.542 3.015 5.556 8.123 10.620

Đức 352 651 962 1.260 3.380 3.700

Tây Ban Nha 92 164 573 600 2.064 3.228

Anh 644 921 1.492 2.534 2.722 2.917

Trung Quốc 22 94 222 510 1.085 2.803

Thailand 61 126 229 310 483 671

Singapore 65 78 87 100 298 441

Malaysia 36 86 117 174 367 367

Indonesia 45 55 55 77 199 229

Philippines 11 27 39 46 120 124

(Nguồn: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO - "The ISO Survey of ISO 9000 and ISO 14000 - up to and including December 2002”- www.iso.org - 2003)

Một điều khác cũng đáng chú ý là hầu hết các doanh nghiệp

Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 14001 đều là các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp trong nước như

Công ty Vật tư và bảo vệ thực vật I, Công ty May 10, Công ty Giày

Thuỵ Khuê... có được chứng chỉ trên. Qua đó cũng nói lên rằng

phần đông các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang EU

chưa có chứng chỉ ISO 14001. Sở dĩ có điều này vì nhận thức của

các doanh nghiệp về hệ thống quản lý môi trường còn chưa cao,

hơn thế nữa khi chọn và áp dụng ISO 14000, các doanh nghiệp

cũng còn gặp nhiều khó khăn cả về bộ máy nhân sự lẫn trình độ

công nghệ (công nghệ trong vấn đề xử lý môi trường) và đặc biệt

là khó khăn về tài chính. Chi phí áp dụng một hệ thống quản lý môi

trường theo ISO 14000 khoảng 150 triệu đồng trở lên trong khi

việc áp dụng này chưa thể đem về ngay lợi nhuận. Nhiều nhà quản

lý doanh nghiệp đã lúng túng khi cân nhắc có nên đầu tư chiều

sâu, phát triển bền vững bằng cách chọn và áp dụng ISO 14000

hay không. Và trong sự cân nhắc đó, nhiều vị lãnh đạo chưa chắc

đã nhận ra được những thuận lợi.

Page 82: Khóa luận tốt nghiệp

Bao bì, phế thải bao bì và nhãn hiệu sinh thái (Eco-label)

Vấn đề bao bì và phế thải bao bì mới chỉ bắt đầu được các

doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Các nhà sản xuất cho rằng tiêu

chuẩn về bao bì và đóng gói ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh

của hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu và tán thành việc áp

dụng các tiêu chuẩn môi trường về nguyên liệu đóng gói. Tuy

nhiên, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu mới chỉ

quan tâm đến vấn đề bao bì bởi chất lượng bao bì ảnh hưởng đến

giá cả và thị hiếu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, mà chưa

quan tâm đến khía cạnh môi trường (bao bì dễ thu gom, dễ tái

chế). Một thực tế khá phổ biến hiện nay, rất ít doanh nghiệp xuất

khẩu sang thị trường EU có được thông tin về quy định bao bì và

phế thải bào bì của EU. Từ trước tới nay, đa phần các doanh

nghiệp của ta đóng gói và sử dụng bao bì theo yêu cầu của đối tác

EU, chứ chưa hề hiểu quy định bao bì và phế thải bao bì của EU cụ

thể là như thế nào.

Mặc dù vậy, thực tế cho thấy là chưa có một trường hợp nào

các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam bị trả lại do bao bì không phù

hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường. Có thể do hầu hết hàng xuất

khẩu của Việt Nam được đóng gói trong những loại bao bì đơn giản

như thùng carton, bao PE (tại EU, bao PE cũng đang là vấn đề cần

khắc phục)... nên các doanh nghiệp xuất khẩu không vi phạm quy

định bao bì và phế thải bao bì của EU. Tuy nhiên, với mối quan tâm

ngày một gia tăng của EU đối với việc gìn giữ và bảo vệ môi

trường, đồng thời xu hướng bảo hộ thương mại bằng hàng rào kỹ

thuật khắt khe và nghiêm ngặt, các doanh nghiệp Việt Nam cần

nhanh chóng nắm bắt và hiểu rõ hơn nữa các yêu cầu cụ thể của

EU đối với bao bì và phế thải bao bì để có các biện pháp ứng phó

thích hợp.

Page 83: Khóa luận tốt nghiệp

Tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái cho sản phẩm ít được các

nhà sản xuất cũng như các nhà quản lý quan tâm. Kết quả khảo

sát ở một số doanh nghiệp chế biến hàng nông sản xuất khẩu cho

thấy họ biết rất ít hoặc không biết về tiêu chuẩn này của EU, đặc

biệt là yêu cầu dán nhãn cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ [16, tr

66]... Đây là khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp chế

biến nông sản xuất khẩu Việt Nam sang EU. Hơn nữa, sản xuất

nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp sản xuất mới, mới được

áp dụng ở nước ta trên phạm vi hẹp.

Việc tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm có

liên quan đến bảo vệ môi trường

Như đã nêu ở Chương I, mục III.4, một số quy định của EU về

an toàn vệ sinh thực phẩm (như quy định hàm lượng thuốc trừ sâu

tối đa trong rau quả, kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm,

thuỷ sản và quy định chất phụ gia trong thực phẩm...) được đưa ra

cũng nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Cụ thể, một số hoá chất

như thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia, kháng sinh... được sử

dụng trong quá trình nuôi trồng rau quả, gia súc, gia cầm, thuỷ

sản và chế biến thực phẩm sau khi thải ra sẽ gây ô nhiễm môi

trường không chỉ ở nước sản xuất mà còn đối với nước nhập khẩu.

Theo phân tích trong Chương II, mục I.2.2.1, các doanh nghiệp

Việt Nam vẫn còn rất yếu kém trong khả năng đáp ứng các yêu

cầu về vệ sinh an toàn của thị trường, vì vậy cũng có thể coi là

chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường. Để vượt qua rào

cản này, chúng ta cần sự nỗ lực lớn từ cả hai phía Nhà nước và

doanh nghiệp.

2.3 Thực trạng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn

về trách nhiệm xã hội:

Trong những năm qua, chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế

Page 84: Khóa luận tốt nghiệp

của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện, thúc đẩy tiến trình hội

nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra với tốc độ ngày càng

nhanh, mạnh. Tiến trình này mang lại cho các doanh nghiệp Việt

Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức cùng với những “luật

chơi”mới, mà một trong số đó là “trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp”. Tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn rất lạ lẫm, mới mẻ,

chưa được nhiều tổ chức và cá nhân biết đến mà mới chỉ được giới

thiệu chủ yếu trong 2 ngành dệt may và sản xuất giày dép xuất

khẩu với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000. Cho đến nay, SA

8000 là tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội duy nhất được cấp chứng

chỉ tại Việt Nam mặc dù trên thực tế có rất nhiều bộ tiêu chuẩn

trách nhiệm xã hội khác cho các doanh nghiệp lựa chọn.

Dở dĩ có hiện tượng như vậy là vì sau khi Hiệp định thương mại

Việt-Mỹ có hiệu lực, một chiến dịch quảng bá cho SA 8000 đã được

tung ra rầm rộ, trước hết nhằm vào các cơ sở sản xuất kinh doanh

sử dụng nhiều lao động như dệt may và giày dép. Tính đến hết

tháng 9/2003, tại Việt Nam đã có 23 doanh nghiệp đạt được chứng

chỉ này, trong đó có 17 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu, 2 doanh

nghiệp sản xuất giày dép, túi xách, vali, 4 doanh nghiệp còn lại

hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất hoá chất, giấy, đồ chơi, và

phụ kiện cho ngành công nghiệp tự động. 23 doanh nghiệp này

chiếm 8,1% tổng số doanh nghiệp đạt chứng chỉ SA 8000 trên thế

giới [17]. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã rất

nhanh chân trong hoạt động xin cấp chứng chỉ về trách nhiệm xã

hội.

Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam có những luồng ý kiến trái

chiều về bộ tiêu chuẩn SA 8000. Nhiều người cho rằng “hiện tiêu

chuẩn SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 14000, SA

8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất

Page 85: Khóa luận tốt nghiệp

khẩu hàng (đặc biệt là hàng dệt may) sang thị trường Mỹ và châu

Âu. Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp dệt

may, da giày Việt nam không xuất khẩu trực tiếp được vào Mỹ là

do không có chứng chỉ SA 8000” [18]. Một số công ty dệt may phản

ánh nhiều đối tác nước ngoài sang làm ăn đề nghị họ phải xây

dựng hệ thống tiêu chuẩn SA 8000, do đó “Tổng công ty Dệt may

Việt nam đã đề nghị các đơn vị thành viên xem xét, nghiên cứu và

tìm cách có được SA 8000, đồng thời phấn đấu đến hết năm 2003,

ít nhất tất cả các doanh nghiệp làm hàng dệt may xuất khẩu sẽ có

chứng chỉ này” [18]. Cũng giống như ngành dệt may, nhiều doanh

nghiệp da giày trong cả nước đang tất bật chuẩn bị để có chứng

chỉ SA 8000 vì họ cho rằng, ngay cả những hãng nổi tiếng thế giới

như Adidas, Nike... cũng đang áp dụng hệ thống đó.

Bên cạnh các ý kiến ủng hộ cho SA 8000 cũng có những ý kiến

trái ngược, cho rằng các doanh nghiệp không nhất thiết phải có

chứng chỉ này vì những tiêu chuẩn này về cơ bản đã có trong quy

định của bộ luật Lao động Việt Nam - khi chưa có chứng chỉ SA

8000 thì các doanh nghiệp cũng phải tuân theo - đồng thời SA

8000 không thể thay thế việc tìm hiểu đánh giá riêng của các công

ty nước ngoài với doanh nghiệp. Hơn nữa, để có được chứng chỉ

này, các doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí khá tốn

kém, có thể ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh.

Trước những mâu thuẫn nói trên, điều quan trọng đối với các

doanh nghiệp xuất khẩu là cân nhắc kĩ càng cả chi phí và lợi ích

mà chứng chỉ SA 8000 mang lại, căn cứ vào những thực tế dưới

đây:

Thứ nhất, SA 8000 chỉ là một trong những bộ tiêu chuẩn trách

nhiệm xã hội của một công ty tư nhân có tên là Social

Accountabilities International (SAI) của Mỹ ban hành từ năm 1997

Page 86: Khóa luận tốt nghiệp

và nó đang được công ty này cố gắng xây dựng uy tín. Tại Mỹ cũng

như nhiều nước khác, chứng chỉ SA 8000 chưa được phổ biến rộng

rãi. Theo số liệu của SAI , tính đến ngày 30/9/2003 mới chỉ có 258

cơ sở sản xuất trên toàn thế giới có chứng chỉ SA 8000, trong đó: [17]

+ Mỹ: 2 chứng chỉ (chiếm 0,7%) + Thuỵ Sĩ: 3 (1,1%)

+ Pháp: 5 (1,8%) + Đức: 1 (0,4%)

+ Tây Ban Nha: 5 (1.8%) + Bỉ: 1 (0,4%)

+ Anh: 3 (1,1%) + Phần Lan: 1 (0,4%)

Thứ hai, các điều khoản chủ yếu trong SA 8000 về cơ bản cũng

được quy định trong Bộ luật Lao động (Phụ lục 6) của Việt Nam

nên các doanh nghiệp nếu không xin chứng chỉ cũng phải áp dụng.

Mặt khác, khi áp dụng SA 8000, các doanh nghiệp sẽ gặp phải một

số khó khăn như:

+ Quy định giờ làm thêm không quá 12 giờ/tuần gây khó khăn rất nhiều

cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành dệt, da, may mặc.

+ Hiện nay, mức lương tối thiểu áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân

(100% vốn Việt Nam) và nhà nước là 290.000đ/tháng, hay các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài là khoảng 45 USD/tháng. Tuy vậy, mức lương 290.000đ/tháng

lại không đáp ứng được yêu cầu của SA 8000. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp (theo

công ty SGS Vietnam Ltd., thì có khoảng 50% số các doanh nghiệp được điều tra)

còn không bảo đảm được mức lương này cho người lao động [19].

+ Hiện tại, về vấn đề an toàn và sức khoẻ Luật lao động Việt Nam và các

quy định bổ sung của Việt Nam rất hay, lý tưởng, nhưng để áp dụng đúng với các

quy định này thì rất hiếm các doanh nghiệp đạt được (ví dụ quy định về Phòng cháy

chữa cháy...)

+ Việc kiểm soát các nhà cung cấp: Đây là một khó khăn lớn nhất và khó

vượt qua của các doanh nghiệp khi xây dựng và áp dụng SA 8000. Vì nhận thức của

xã hội nói chung còn hạn chế nên việc các doanh nghiệp yêu cầu các nhà cung cấp

Page 87: Khóa luận tốt nghiệp

của mình cam kết tuân thủ theo các yêu cầu của SA 8000 là một điều hết sức khó

khăn, đôi khi còn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thứ ba, chi phí để có được chứng chỉ SA 8000 khá lớn, trên

dưới 10.000 USD cho nhà tư vấn đánh giá, thẩm định, chưa kể phí

duy trì thường xuyên vì theo nguyên tắc SA 8000 chỉ có hiệu trong

3 năm, sau đó doanh nghiệp muốn xin cấp lại thì phải làm thủ tục

lại từ đầu [20]. Đồng thời, chứng chỉ này không cấp cho công ty mà

chỉ cấp cho cơ sở sản xuất, nghĩa là một công ty nếu có 10 cơ sở

sản xuất thì sẽ phải mua 10 chứng chỉ.

Thứ tư, có chứng chỉ SA 8000 sẽ là một lợi thế cho các doanh

nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên, các đối tác EU (và Mỹ) không đòi hỏi

doanh nghiệp phải trình diện chứng chỉ này. Chứng chỉ SA 8000

không thay thế được việc các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài

tự kiểm tra đánh giá thực tế việc thực hiện trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Ngay cả với thị trường Mỹ (thị

trường mà nhiều người cho rằng yêu cầu về chứng chỉ SA 8000

hiện là vấn đề bức xúc) thì theo lời bà phó chủ tịch Hiệp hội Dệt

may và Da giày Mỹ: “các doanh nghiệp Mỹ khi làm ăn với đối tác

Việt nam quan tâm chủ yếu tới chất lượng, giá cả và thời gian giao

hàng. Chứng chỉ SA 8000 khiến doanh nghiệp được đánh giá cao

hơn nhưng đó không phải là điều kiện bắt buộc để xuất hàng sang

Mỹ. Khi quyết định làm ăn với doanh nghiệp nào, chúng tôi sẽ sang

thẩm định tình hình thực tế tại công ty. Nếu bạn có bất cứ chứng

chỉ nào trong tay, nhưng khi chúng tôi đến kiểm tra thấy điều kiện

lao động của nhà xưởng tồi tàn, lao động bị đối xử không tốt... thì

tất cả chỉ là con số 0. Vì thế, có chứng chỉ hay không là không

quan trọng.” [18]

Page 88: Khóa luận tốt nghiệp

VI. Đánh giá thực trạng của một số ngành xuất khẩu chủ

yếu của Việt Nam sang EU dưới tác động của các quy định/

tiêu chuẩn của EU về chất lượng, môi trường và xã hội.

Theo nhận định ở Chương II, mục I.1, khoảng 80% kim ngạch

xuất khẩu của Việt Nam sang EU rơi vào một ngành hàng chính

như giày dép, dệt may, nông sản, sản phẩm làm từ da thuộc, thuỷ

sản, đồ gỗ, đồ gốm sứ, đồ... trong đó giày, dép, dệt may, nông sản

và thuỷ sản là 4 nhóm hàng xuất khẩu cơ bản, hàng năm đem về

một khối lượng ngoại tệ đáng kể cho Việt Nam. Mặc dù trong

những năm gần đây, do sự sụt giá trên thế giới và các quy định

ngặt nghèo từ phía EU mà kim ngạch xuất khẩu sang EU của hai

ngành hàng nông sản và thuỷ sản giảm, song tiềm năng xuất khẩu

của hai ngành này vẫn rất lớn nếu chúng ta vượt qua được những

trở ngại trên. Trong giới hạn của khoá luận, xin được đánh giá thực

trạng của 4 ngành xuất khẩu chính này dưới tác động của các tiêu

chuẩn của EU về chất lượng, môi trường và xã hội.

Cũng cần lưu ý rằng, hai ngành dệt may và giày dép là hai

ngành công nghiệp nhẹ, xuất khẩu chủ yếu dưới dạng gia công cho

đối tác EU vì tận dụng được ưu thế lao động rẻ. Vì vậy, các quy

định về chất lượng và trách nhiệm xã hội có tác động trực tiếp

nhất đến năng lực xuất khẩu của hai ngành này. Trong khi hàng

nông sản và thuỷ sản xuất khẩu, do tính chất đặc trưng là ảnh

hưởng lớn đến sức khoẻ, an toàn của người tiêu dùng đồng thời

quá trình nuôi trồng và chế biến có thể gây tác động xấu đến môi

trường, nên chủ yếu được đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu

chuẩn về chất lượng và môi trường.

Page 89: Khóa luận tốt nghiệp

1. Hàng giày dép

1.1 Tình hình xuất khẩu giày dép sang EU từ 1995-

nay

Ngành công nghiệp giày dép ở Việt nam kể từ 10 năm nay đã

và đang trên đà phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng.

Hiện tại, đây là một trong những ngành mang lại nguồn ngoại tệ

chính cho quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam lớn

thứ tư trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Hồng Kông, và Italia.

Cũng trong những năm qua, EU là thị trường nhập khẩu hàng

giày dép của Việt Nam lớn nhất. Giày dép Việt Nam trước kia phải

xin phép trước khi xuất khẩu sang EU, nhưng kể từ sau hiệp định

khung hợp tác năm 1995, nhóm hàng này được nhập khẩu tự do

vào EU. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt

Nam sang EU kể từ đó tăng nhanh, năm 1995 đạt 481,3 triệu USD,

1996: 664,6 triệu USD, 1997: 1.032,3 triệu USD (mỗi năm gấp rưỡi

năm trước). Vào năm 1998, tuy xuất khẩu giày dép cũng chịu ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực nhưng vẫn

tiếp tục tăng và đạt 1.043,1 triệu USD, đến năm 1999 đạt 1.310,5

triệu USD và năm 2000 lên tới 1.683,5 triệu USD, vượt xa mặt

hàng dệt may đã từng giữ vị trí thống soái trong thời kỳ 1992-

1995. Năm 2001 và 2002, kim ngạch xuất khẩu giày dép tiếp tục

tăng (tuy tốc độ tăng trưởng thấp hơn các năm trước), đạt mức

trung bình trên dưới 1,7 tỷ USD/năm [21]. Theo số liệu gần đây nhất

của LEFASO, xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2003 đạt khoảng 900

triệu USD, trong đó xuất sang EU chiếm 80%, tức đạt khoảng 720

triệu USD - tăng 23% so với cùng kỳ năm 2002 [22].

Giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU chiếm chừng

79% tổng giá trị xuất khẩu của ngành, 21% còn lại xuất khẩu sang

khoảng 40 nước và khu vực thị trường khác trong đó có Mỹ và

Page 90: Khóa luận tốt nghiệp

Nhật Bản [21]. Qua đó có thể thấy thị trường EU đóng vai trò vô

cùng quan trọng đối với ngành hàng này. Những nước nhập khẩu

chính gồm Anh, Đức, Pháp, Bỉ và Hà Lan.

Nếu xét trong thị trường EU, Việt Nam là một trong năm nước

có số lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở đây do giá rẻ, chất

lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là

giày thể thao. Năm 1996, EU chính thức thông báo Việt Nam đứng

thứ 3 (sau Trung Quốc và Indonesia) trong số các nước xuất khẩu

giày dép nhiều nhất vào EU, với số lượng 92,8 triệu đôi. Đến nay,

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 (chỉ sau Trung Quốc) về xuất

khẩu giày dép sang EU [21].

Các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là

giày thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giày dép của

Việt Nam sang thị trường này, giày vải gần 20%, giày nữ xấp xỉ

15%, dép khoảng 17% và giày da hơn 1,5% [23].

Tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng

nhanh, nhưng có đến 70% kim ngạch là hàng gia công với giá trị

gia tăng rất thấp, vì thế hiệu quả thực tế rất nhỏ (25%-30% tổng

doanh thu xuất khẩu) [23].

1.2 Năng lực sản xuất và khả năng đáp ứng các tiêu

chuẩn của EU

Năng lực sản xuất giày dép của Việt Nam:

Hàng năm chỉ có khoảng 7- 8 triệu đôi giày dép da và 30 triệu

đôi giày nữ, giày vải, giày thể thao... được tiêu thụ trong nước [24,tr.12]. Vì thế hoạt động sản xuất và cơ cấu sản xuất các mặt hàng

giày dép của ta đều nhằm vào đáp ứng cầu của thị trường nước

ngoài. Tuy nhiên, những mặt hàng giày dép đòi hỏi nguyên vật liệu

cao cấp, độ tinh xảo lớn, kỹ thuật phức tạp (như giày da), chúng ta

lại không có khả năng cung cấp. Do vậy, sản lượng giày dép Việt

Page 91: Khóa luận tốt nghiệp

Nam chủ yếu gồm giày thể thao và giày vải. Lượng giày ra xưởng

mỗi năm ngày một tăng, đặc biệt là sau năm 1998 (bảng 8).

Bảng 8: năng lực sản xuất giày dép của việt Nam theo chủng loại

Đơn vị: triệu đôi

Chủng loại Đến năm 1998 1999 2000 2001 2002

1. Giày thể thao 204,39 108,70 126,47 138,30 145,42

2. Giày vải 57,28 37,27 34,08 37,79 39,16

3. Giày nữ 44,45 43,26 54,71 69,50 75,58

4. Các loại khác 56,610 51,58 75,22 76,43 79,27

Tổng số: 362,72 240,81 290,48 322,02 339,43

(Nguồn: Thống kê của Hiệp hội da giày Việt Nam LEFASO1999-2002 - www.lefaso.org.vn)

Với sản lượng cao như vậy, Việt Nam hiện nay đứng hàng thứ 8

trên thế giới về sản xuất giày dép [21], nhưng so với năng lực thực

tế thì giày vải chỉ đạt 60,57% công suất, giày thể thao đạt 67,5%

công suất, giày nữ đạt 80,7% công suất [24,tr.18]. Đồng thời, sản

lượng này tập trung vào giày thể thao gia công xuất khẩu nên hiệu

quả sản xuất và xuất khẩu chưa cao. Các loài giày dép hợp thời

trang, chất lượng cao vẫn do các nhà sản xuất châu Âu chiếm lĩnh

như Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Điều cần thiết cho các

doanh nghiệp sản xuất giày của Việt Nam là dần chuyển đổi định

hướng sản xuất để sớm bắt kịp với trình độ của thế giới.

Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng:

Do tính chất của giày dép là mặt hàng tiêu dùng cá nhân phụ

thuộc rất nhiều vào thị hiếu và xu thế mốt, nên khó có thể đặt ra

những tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm này. Tại thị trường EU

cũng như ở Việt Nam, tiêu chuẩn quốc gia cho giày dép chung

chung rất ít (ví dụ như ngành giày ở Việt Nam chỉ đưa ra 3 tiêu

chuẩn Việt Nam cho giày vải xuất khẩu, đó là các tiêu chuẩn TCVN

1677-86 về “Yêu cầu kỹ thuật”, TCVN 1678-86 về “Phương pháp

Page 92: Khóa luận tốt nghiệp

thử”và TCVN 1679-75 về “Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo

quản”). Vì thế, việc đánh giá chất lượng chủ yếu được tiến hành

theo từng lô hàng trên cơ sở phù hợp với mẫu đặt gia công. Khả

năng gia công sao cho các lô hàng đạt yêu cầu giống mẫu phụ

thuộc nhiều vào trình độ lành nghề của công nhân, trình độ máy

móc thiết bị, công nghệ, năng lực quản lý chất lượng sản phẩm...,

vì vậy bức tranh tổng quát chứa đựng các yếu tố này (đã nêu ở

trên) có thể toát lên khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng

của EU đối với giày dép gia công xuất khẩu:

- Năng lực sản xuất nguyên vật liệu, phụ liệu cho ngành giày:

Trong giá thành sản phẩm của ngành hiện nay, giá trị nguyên

vật liệu chiếm tới 70- 80%. Thế nhưng năng lực sản xuất nguyên

vật liệu ngành giày ở Việt Nam hiện nay lại rất yếu, là một trong

những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam bị lệ

thuộc vào đối tác nước ngoài.

+ Đế giày: Các loại đế giày thể thao, đế dép và đế giày nữ có

giá trị cao (giày da) đi từ cao su biến tính, từ PU hay TPU, đế rời

EVA đều phải nhập chủ yếu của Nhật Bản, Đài Loan... mà hiện nay

do đối tác nước ngoài cung cấp.

+ Các phụ liệu khác: Việt Nam mới chỉ có thể sản xuất các loại

vải làm lót giày thể thao và dép đi trong nhà. Để sản xuất những

đôi giày cao cấp, Việt Nam vẫn phải nhập vải của nước ngoài. Vải

dệt dùng trong công nghiệp giày, đồ da trong nước mới đáp ứng

được 25% nhu cầu [24,tr.21]. Da thuộc để làm hàng xuất khẩu gần

như hoàn toàn nhập ngoại.

Tại Việt Nam chưa hình thành các công ty quốc doanh chuyên

cung ứng tổng hợp nguyên phụ liệu cho ngành giày. Các doanh

nghiệp tư nhân trong nước mới chỉ sản xuất các phụ liệu có vốn

đầu tư nhỏ như dệt mark, in mark, khoen tán, dây giày, sản xuất

Page 93: Khóa luận tốt nghiệp

bao bì.... Các phụ liệu khác như keo dán, chỉ may, khuy khoá, các

vật liệu trang trí, pho mũi, pho hậu, chất trau chuốt, dung môi đều

phải nhập ngoài [24,tr.21].

Với phom giày, trừ Công ty giày Thượng Đình tự thiết kế phom

cho giày vải và một số công ty khác sao chép phom của nước

ngoài, còn lại phần lớn các doanh nghiệp gia công khác thì đối tác

trung gian nước ngoài cung cấp phom [24,tr.21].

- Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị:

Do những hạn chế về trình độ quản lý, về khả năng tài chính

và trình độ tay nghề của lực lượng lao động, hầu hết các dây

chuyền và máy móc để sản xuất giày hiện nay nhập của Hàn Quốc

và Đài Loan theo công nghệ băng tải dài, tốc độ chậm và ít kết hợp

nhiều nguyên công trên một đầu máy.

Thiết bị trong công đoạn pha cắt nguyên liệu thuộc loại trung

bình tiên tiến của khu vực, chủ yếu sử dụng máy chặt thuỷ lực khổ

rộng, máy lạng, máy in các loại của Đài Loan và Hàn Quốc được

chế tạo từ 5- 15 năm trở lại đây[24,tr.26]. Thiết bị trong công đoạn

may ráp cũng đều chủ yếu của Đài Loan và Hàn Quốc chế tạo từ 5-

10 năm trở lại đây, có tuổi thọ thấp. Mới chỉ có một số công ty có

sử dụng máy may của Nhật Bản có bộ phận cắt chỉ tự động, may

xén lót tự động, máy may vi tính để nâng cao chất lượng sản phẩm

và năng suất lao động [24,tr.27]. Thiết bị trong công đoạn gò ráp: các

máy gò, máy ép, máy phun đúc... chủ yếu của Đài Loan và Hàn

quốc [24,tr.27]. Công đoạn hoàn thiện được thực hiện hoàn toàn bằng

thủ công. Các thiết bị kiểm tra thì còn thiếu về số lượng, sơ sài và

lạc hậu về chủng loại (trừ một số doanh nghiệp lớn và liên doanh)

nên sản phẩm làm ra chỉ được kiểm tra bằng phương pháp cảm

quan.

Page 94: Khóa luận tốt nghiệp

- Công tác quản lý chất lượng sản phẩm:

Trong ngành giày dép, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia như đã

nói hầu như không có gì, còn hệ thống tiêu chuẩn ngành cũng

chưa được kiện toàn. Đa số các cơ sở sản xuất giày chưa có điều

kiện và trang thiết bị để đo lường kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất

lượng cho sản phẩm, việc kiểm tra, nghiệm thu giày xuất khẩu

theo sự đánh giá cảm nhận của các cán bộ kiểm tra có kinh

nghiệm nghề nghiệp. Do đó, khâu kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất

lượng sản phẩm đang phụ thuộc nhiều vào phía đối tác nước ngoài

và lợi thế cũng thuộc về họ. Hiện nay mới chỉ có 9 doanh nghiệp

đã thực hiện và được cấp chứng chỉ ISO 9000, gồm : công ty giày

Thượng Đình, Bình Tiên, Hiệp Hưng, Thuỵ Khuê, công ty cổ phần

may thêu giày dép WEC Sài gòn, công ty dệt may và giày An

Phước, công ty da giày Hà Nội, công ty da giày Sagoda [25]. Qua đó

có thể thấy rằng công tác quản lý chất lượng sản phẩm chưa được

các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của ta quan tâm đúng mức,

các doanh nghiệp còn đang ở thời kỳ học hỏi và thụ động, phụ

thuộc vào sự giám sát của đối tác nước ngoài.

Tóm lại, với hiện trạng trên, khả năng giày dép xuất khẩu của

Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường EU

chắc chắn còn chưa cao. Mặc dù Việt Nam xếp thứ 2 trong số các

nước xuất khẩu giày dép vào thị trường EU nhưng xuất khẩu của ta

phụ thuộc lớn vào đối tác nước ngoài về gần như mọi mặt: nguyên

nhiên liệu, máy móc, kiểu dáng thiết kế... nên điều đó chưa nói lên

năng lực thực tế của các doanh nghiệp.

Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội

Theo đánh giá của tổ chức BVQI Việt Nam tại hội thảo “An sinh

xã hội - SA 8000 & OHSAS 18001”, hầu như ở tất cả các doanh

nghiệp sản xuất giày dép của Việt nam đều đã thực hiện một số

Page 95: Khóa luận tốt nghiệp

yêu cầu về quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp, ví dụ như

ban hành chính sách an toàn và sức khoẻ, một số các biện pháp để

kiểm soát an toàn trong công việc như đào tạo an toàn lao động,

thực hiện kiểm tra an toàn lao động, hoặc tổ chức khám chữa bệnh

nghề nghiệp định kỳ. Tuy nhiên, đấy là những công việc cơ bản, có

thể nói là tự phát hay chỉ để đáp ứng những yêu cầu cơ bản của bộ

luật lao động và tất nhiên, đó chưa thể coi là một hệ thống

“sống”thực hiện trong một hệ thống quản lý hoàn chỉnh đầy đủ.

Điều đáng mừng là vài năm gần đây, nhờ có các cuộc hội thảo

giới thiệu đề tài trách nhiệm xã hội (đặc biệt là giới thiệu tiêu

chuẩn SA 8000) do Hiệp hội da giày Việt Nam (LEFASO) tổ chức mà

các doanh nghiệp da giày cũng đã nhận thức được trách nhiệm

của mình đối với người lao động nói riêng và xã hội nói chung. Vì

thế mà cùng với ngành dệt may và chỉ đạo từ phía trên, nhiều

doanh nghiệp giày dép xuất khẩu của Việt Nam hiện đang rục rịch

chuẩn bị để có được chứng chỉ SA 8000. Tính đến 30/9/2003, trong

23 doanh nghiệp Việt Nam có chứng chỉ SA 8000 mới có một

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giày dép, đó là

công ty Legamex [17]. Tuy nhiên để có được chứng chỉ này đối với

các doanh nghiệp sản xuất giày dép hoàn toàn không đơn giản.

Nguyên nhân là họ chưa đủ tiêu chuẩn về nhà xưởng, điều kiện lao

động để áp dụng. Thêm vào đó, quan niệm sai lệch coi SA 8000

như một yêu cầu tất yếu để thâm nhập thị trường Mỹ và EU cũng

đang gây ra tâm lý bất ổn cho các doanh nghiệp một cách không

cần thiết.

2. Hàng dệt may

2.1 Tình hình xuất khẩu dệt may sang EU từ 1995-

nay

Cho đến nay, dệt may vẫn là ngành hàng xuất khẩu có kim

Page 96: Khóa luận tốt nghiệp

ngạch lớn thứ hai của Việt Nam sang EU. Kể từ khi Hiệp định buôn

bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết năm 1992, kim

ngạch xuất khẩu dệt may không ngừng tăng lên với tỷ lệ bình

quân là 40%/năm thời kỳ 1993- 2000 [26, tr.180]. Đây cũng được xem

như là bước phát triển nhảy vọt đưa hàng dệt may Việt Nam xâm

nhập vào thị trường dệt may thế giới. Sang năm 2001 và 2002,

tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU lại liên tiếp giảm, chỉ

đạt mức 634 triệu USD và 608 triệu USD (tăng trưởng âm). Năm

2003, xuất khẩu 6 tháng đầu năm sang EU đạt trên 208,2 triệu

USD, tiếp tục giảm 23% so với cùng kỳ [27]. Sở dĩ có hiện tượng như

vậy vì sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết, thị trường

Mỹ với các yêu cầu về chất lượng và mẫu mã đơn giản hơn, đa

dạng hơn đã mở ra một hướng đi mới cho hàng dệt may xuất khẩu

của Việt Nam.Tuy nhiên điều này không có nghĩa là thị trường EU

mất đi tầm quan trọng của nó. Kể từ tháng 8 năm 2003, với sự

kiện EU tăng thêm hạn ngạch dệt may cho các doanh nghiệp Việt

Nam, hoạt động xuất nhập khẩu của ngành sang EU được dự báo

là sẽ dần nóng lên.

Bảng 9: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang eu

Đơn vị: Triệu USD

Năm Xuất khẩu vào EU Tăng (%)

1995 355

1996 428 20,6

1997 460 7,5

1998 546 18,7

1999 605 10,8

2000 650 7,4

2001 609 - 6,3

2002 560 - 8,1

2003 (6 tháng đầu năm) 208 - 23% so với cùng kỳ năm 02

(Nguồn: Bộ Thương mại và Tổng cục Hải Quan)

Page 97: Khóa luận tốt nghiệp

Thị trường EU hiện chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu

hàng dệt may Việt Nam. Thế nhưng nếu nhìn từ phía EU, thì Việt

Nam chỉ là nhà xuất khẩu lớn thứ 16 và chiếm 0,5% kim ngạch

nhập khẩu của EU. Trong đó, Đức là nước nhập khẩu hàng dệt may

của Việt Nam lớn nhất, chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu, bỏ xa

các nước khác như Pháp (14%), Hà Lan (12%), Italia (9%),...[26, tr.180]

Về cơ cấu hàng xuất khẩu, các sản phẩm chủ lực chiếm tới

70% giá trị kim ngạch là những hàng quen làm, dễ thu lợi nhuận

như: áo Jacket (51,7%), áo sơ mi (11%), quần âu (5%), áo len và áo

dệt kim (3,9%), T-shirt và Polo shirt (3,4%). Các sản phẩm có yêu

cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao thì Việt Nam vẫn chưa sản

xuất được, hoặc sản xuất với tỷ lệ rất nhỏ [26, tr.180].

Cũng giống như mặt hàng giày dép, hàng dệt may xuất khẩu

của Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu theo hình thức gia công

(chiếm tỷ trọng gần 80%), tức là nhà nhập khẩu EU đặt hàng với

một bên trung gian (các nước Đông á như Đài Loan, Hồng Kông...),

sau đó những nước này cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thậm

chí cả chuyên gia và phương tiện quản lý cho các doanh nghiệp

Việt Nam gia công. Vì thế mà lợi nhuận Việt Nam thu về thường rất

nhỏ. Nguyên nhân của thực trạng này là do: (1) ngành dệt vẫn

chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may;

(2) sự dễ dãi và ít rủi ro của phương thức gia công nên ngành may

tuy phát triển rất nhanh song vẫn là một khu vực sản xuất thiếu

tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh; (3) phương

thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng

động và sáng tạo của các doanh nghiệp may; (4) những rào cản

trong thương mại dệt may tại thị trường EU.

Page 98: Khóa luận tốt nghiệp

2.2 Những khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu

chuẩn của EU

Về chất lượng:

Cũng như giày dép xuất khẩu, để đưa ra các tiêu chí đánh giá

chung về chất lượng cho tất cả các mặt hàng dệt may là không thể

thực hiện được bởi chất lượng của những sản phẩm này tốt hay

xấu phụ thuộc nhiều vào thị hiếu và xu hướng mốt. Đồng thời, thị

hiếu của khách hàng về đồ may mặc lại thay đổi thường xuyên nên

chuẩn mực về ngành hàng này nếu có cũng sẽ không tồn tại lâu

được. Chính bởi lý do này mà việc đánh giá chất lượng hàng dệt

may cũng chủ yếu được tiến hành theo từng lô hàng trên cơ sở phù

hợp với mẫu đặt gia công. Song, nếu chỉ mải mê tập trung vào làm

hàng gia công mà không chú ý phát triển toàn diện ngành thì Việt

Nam sẽ tiếp tục thua thiệt trên thị trường quốc tế. Đồng thời, ngay

cả việc đáp ứng các yêu cầu gia công cũng sẽ trở nên khó khăn

nếu không được chú ý đúng mức. Sau đây là những khó khăn mà

các doanh nghiệp dệt may hiện đang gặp phải khi đáp ứng các yêu

cầu về chất lượng của các đối tác nước ngoài, đặc biệt là EU - thị

trường khó tính vào loại bậc nhất trên thế giới.

- Về nguyên phụ liệu ngành dệt may

Ngành dệt may Việt nam trong những năm qua đã có những

bước tiến đáng kể, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu luôn đạt

25- 30%/năm, tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động

trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp trong sản xuất nguyên

liệu như trồng bông, trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng việc sản xuất

nguyên phụ liệu lại chưa được chú trọng đúng mức đã ảnh hưởng

không nhỏ đến sự phát triển của ngành trong thời gian qua.

Đối với ngành dệt (mức độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành

này kém ngành may rất nhiều), nguyên liệu phục vụ có rất nhiều

Page 99: Khóa luận tốt nghiệp

loại như bông xơ, tơ, sợi... trong đó hai loại nguyên liệu chủ yếu là

bông xơ và tơ tằm. Trong vài năm gần đây, diện tích và sản lượng

bông tăng lên đáng kể nhưng nguyên liệu bông trong nước mới chỉ

đáp ứng 11% nhu cầu của ngành dệt may. Từ năm 1997 đến nay,

trung bình hàng năm chúng ta phải chi từ 91- 110 triệu USD để

nhập khẩu từ 80- 90% nguyên liệu bông từ Trung Quốc vào Lào [26,

tr.48]. Thực trạng trong ngành nuôi tằm dệt tơ cũng vậy, với diện

tích dâu tằm hiện này vào khoảng 25.000 ha, đứng thứ 2 trên thế

giới (chỉ sau Trung Quốc), hiệu quả trồng dâu ở nước ta lại rất

thấp. Hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập tơ sống từ Trung Quốc để

se tơ và dệt lụa với số lượng lên đến trên 200 tấn/năm, do kén tằm

trong nước phần lớn chỉ có độ dài chưa tới 700m nên không đảm

bảo tiêu chuẩn để sản xuất tơ chất lượng cao xuất khẩu [26, tr.48].

Cũng như nguyên liệu, ngành sản xuất gia công phụ liệu cũng

không được chú ý đầu tư. Chủ một doanh nghiệp tư nhân may thuê

cho biết: “Khách hàng yêu cầu rất tỷ mỉ từng cái khuy, màu sắc và

cỡ từng loại chỉ màu. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu

của khách là mất hợp đồng ngay”[26, tr.49]. Hiện nay ở nước ta chỉ

một vài doanh nghiệp và làng nghề như: Dây khoá kéo Nha Trang,

chỉ màu của Hợp tác xã Triều Khúc, Cơ khí Gia Lâm và một số ít

doanh nghiệp sản xuất chỉ khâu và khuy bấm ở thành phố Hồ Chí

Minh. Lực lượng như vậy quá mỏng, trong khi Trung Quốc - nước

láng giềng và cũng là một cường quốc xuất khẩu hàng dệt may thế

giới - hàng năm sản xuất gần một vạn sản phẩm phụ liệu cho

ngành may.

Còn với mặt hàng vải nguyên liệu cho ngành may, theo những

báo cáo mới đây của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh

nghiệp trong ngành chỉ mới sản xuất được một số chủng loại như

vải cotton, jean, vải dệt kim... nhưng chất lượng không ổn định, giá

Page 100: Khóa luận tốt nghiệp

thành lại rất cao do năng suất lao động thấp và chi phí sản xuất

lớn. Chẳng hạn, giá vải kaki trong nước là 2,5USD/mét trong khi

nhập khẩu chỉ có 1,5$USD/mét [26, tr.49].

Như vậy, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất phụ liệu cho

ngành may ở Việt Nam có thể nói gọn trong 4 chữ: “vừa thiếu, vừa

yếu”. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi nghiên cứu thị trường phụ

liệu cho ngành may đã kết luận rằng: “các sản phẩm vải, dây

khoá, kéo, cúc, nhãn mác do các doanh nghiệp trong nước sản

xuất... mới đáp ứng được 10- 15% nhu cầu”[26, tr.49]. Do bị động về

phụ liệu mà nhiều doanh nghiệp may trong nước đã phải chi ngoại

tệ mạnh để nhập khẩu, khiến giá thành sản phẩm đội lên từ 10

đến 15% so với cùng loại của các nước trong khu vực. Không

những thế, nhiều doanh nghiệp may trong nước ký được hợp đồng

gia công rồi phải săn tìm phụ liệu đúng với mẫu mã chào hàng. Có

doanh nghiệp tìm không đủ phụ liệu, phải thay đổi mẫu mã khiến

khách hàng đặt mua không hài lòng, yêu cầu giảm giá hoặc đòi

huỷ hợp đồng đã ký.

- Trình độ trang thiết bị, công nghệ

Kể từ những năm đổi mới quản lý nền kinh tế, ngành Dệt may

được bổ sung thêm các thiết bị hiện đại, công nghệ mới. Song, do

vốn có hạn nên trang bị chưa được đồng bộ, một số doanh nghiệp

còn lúng túng chưa huy động máy móc vào sản xuất được tốt. Khu

vực may công nghiệp có khá hơn, các doanh nghiệp may xuất

khẩu đều đổi đã mới thiết bị chất lượng tốt nên cơ sở vật chất tăng

lên nhanh chóng.

+ Dệt thoi [28, tr.4]:

Khu vực phía Bắc: Máy Trung Quốc chiếm đa số (Dệt Nam

Định, Vĩnh Phú, 8/3) trang bị từ những năm 1950, khổ hẹp, nay chỉ

còn sử dụng được 2.300 máy.

Page 101: Khóa luận tốt nghiệp

Khu vực miền Trung: Hoà Thọ có 200 máy dệt cũ của Nhật đã

sử dụng 30 năm, Công ty Dệt 29/3, Công ty Dệt Hoà Khánh có 591

máy thuộc loại tự động thay thoi, thay suốt cơ khí, nên chất lượng

sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu thị trường.

Khu vực phía Nam: Chủ yếu là máy Nhật, Mỹ, Hàn Quốc đã qua

sử dụng nhiều năm từ 1964- 1974.

+ Dệt kim [26, tr.5]:

Ngành dệt kim còn mới mẻ với nước ta, trước năm 1986, thiết

bị hầu hết của Trung Quốc, Tiệp Khắc, CHDC Đức thuộc loại lạc

hậu thời đó. Đến nay số thiết bị đó phần lớn đã thanh lý và được

thay bằng các thiết bị thế hệ mới nhập từ Nhật Bản, Hàn quốc, Đài

Loan, CHLB Đức có trang bị linh kiện điện tử... nên năng suất cao,

chất lượng tốt, tính năng sử dụng rộng.

Công nghệ Dệt kim cũng tiến bộ nhanh, sản xuất được nhiều

mặt hàng mới như Polo Shirt, T-Shirt, quần áo thể thao. Tuy nhiên,

công nghệ dệt các loại vải trang trí, vải bọc đệm, đồ lót nữ cao

cấp... chưa được quan tâm đầu tư đầy đủ.

+ Ngành may [26, tr.5]:

Từ năm 1990 đến nay, ngành may được đầu tư mới, đổi mới

thiết bị khá mạnh. Các xí nghiệp may do Trung Ương quản lý và

một số nhà máy địa phương đến nay đã thay thế 100% bằng thiết

bị của Nhật, CHLB Đức, Hàn quốc, Đài loan... nhiều thiết bị chuyên

dùng được sử dụng: máy may trang thiết bị điện tử tự động dừng

kim lại mũi, tự động cắt chỉ, các máy chuyên dùng cho các đường

may 2 kim, 4 kim, máy vừa may vừa vắt sổ, máy thùa bằng, thùa

tròn, đính hệ là hơi tự động, hệ giặt mài đá, các thiết bị thêu tự

động 12- 20 đầu thêu, máy may tự động một số chi tiết (may cổ,

bác tay)... bước đầu sử dụng Computer trong thiết kế, giác sơ đồ

may, thay thế lao động thủ công. Những doanh nghiệp đi đầu

Page 102: Khóa luận tốt nghiệp

trong quá trình đổi mới, đầu tư công nghệ phải kể đến là May 10,

Việt Tiến, Nhà Bè... Tuy vậy, khả năng tự động hoá trong quá trình

sản xuất vẫn chỉ đạt mức trung bình. Công nghệ phục vụ, các công

đoạn phụ trợ (ví dụ như khâu giặt...) còn nhiều bất cập.

- Những vấn đề trong thiết kế mẫu mã

Hiện nay ở nước ta, các trường đào tạo về thiết kế không ít

như trường ĐH Mỹ Thuật Công nghiệp, ĐH Bách Khoa, Viện ĐH Mở,

trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà nội... Mặc dù những sinh viên tốt

nghiệp từ các trường này, tuy được đào tạo rất tốt về chuyên môn

nhưng ít có thực tế, do đó, khoảng cách giữa thời trang sàn diễn

đến thời trang ứng dụng là khá lớn. Bên cạnh đó, sự thiếu vắng

thông tin đã dẫn đến việc thời trang Việt nam thiếu tính hội nhập

với xu thế thế giới.

Tại các công ty may xuất khẩu, khâu yếu nhất chính là thiết

kế. Trong khi chúng ta có một đội ngũ các nhà thiết kế trẻ tuổi

được phát hiện hàng năm từ các cuộc thi thiết kế thời trang trong

nước như Việt Nam Collection Grand Prix do Tạp chí Mốt tổ chức

hay cuộc thi Thiết kế Mẫu thời trang do tạp chí Thời trang Trẻ tiến

hành... thì các công ty may mặc dường như vẫn thờ ơ với các hoạt

động chuyên nghiệp này. Nhà sản xuất ngày càng đầu tư cho chất

liệu, kỹ thuật cắt may, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng mẫu

mã vẫn chưa hề có dấu ấn của những nhà thiết kế. Trong khi đó,

kiểu dáng mẫu mã quyết định 50% đến việc mua hay không mua

của khách hàng. Và dĩ nhiên, khi các công ty may mặc vẫn chưa

nắm được cơ hội khám phá và sử dụng các nhà thiết kế trong việc

tạo mẫu hàng may sẵn thì ngành công nghiệp may mặc Việt Nam

chỉ có thể có những “nhà may”và những đơn đặt hàng gia công

theo mẫu nước ngoài. Rất lâu nữa chúng ta mới có các đơn đặt

hàng có thiết kế riêng.

Page 103: Khóa luận tốt nghiệp

Mới nhìn qua như vậy có thể nhận thấy năng lực sản xuất của

các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam hiện nay còn thấp. Để nâng

cao tính cạnh tranh lâu dài trên thị trường, các doanh nghiệp cần

phải tăng năng suất khoảng 50%. Các doanh nghiệp, nhà kinh

doanh nước ngoài khi nhập hàng đều nhập với số lượng lớn, vì thế

với năng lực sản xuất như hiện này, các doanh nghiệp Dệt may

Việt nam khó có thể đáp ứng được

Về trách nhiệm xã hội:

Vấn đề trách nhiệm xã hội được các doanh nghiệp dệt may

Việt Nam tiếp cận sớm và sâu rộng hơn các doanh nghiệp sản xuất

giày dép. Nguyên nhân ở chỗ nhiều doanh nghiệp dệt may xuất

khẩu đã phản ánh lên Tổng công ty Dệt may việt Nam rằng “trước

khi ký kết hợp đồng, một số đối tác nước ngoài đã đến kiểm tra

trực tiếp điều kiện, môi trường làm việc, lượng công nhân... của

công ty họ. Không ít đối tác yêu cầu họ phải có chứng chỉ SA 8000” [18]. Do đó lãnh đạo Tổng công ty Dệt may Việt Nam ngay từ đầu

năm 2002 đã yêu cầu 51 doanh nghiệp thành viên nghiên cứu, xây

dựng và áp dụng tiêu chuẩn này. Hướng phấn đấu của ngành dệt

may là đến hết 2003, ít nhất tất cả các doanh nghiệp làm hàng

xuất khẩu sẽ có chứng chỉ này.

Tuy nhiên tính cho đến nay, cả nước có 12 cơ sở may (của 12

công ty) và 5 cơ sở dệt (thuộc 3 công ty) có chứng chỉ SA 8000,

trong tổng số 23 cơ sở sản xuất của Việt Nam có chứng chỉ này [17].

Như vậy là chỉ tiêu phấn đấu của Tổng công ty Dệt may vẫn chưa

đạt được. Song, đây cũng không phải là một điều đáng buồn vì

ngay cả ở các nước trong khối EU, chứng chỉ này cũng chưa được

phổ biến. Chỉ có 3 cơ sở may trên toàn EU có chứng chỉ SA 8000,

con số này đối với ngành dệt cũng chỉ là 4 [17]. Hơn nữa, khi quyết

định làm ăn với doanh nghiệp nào, đối tác EU sẽ trực tiếp sang

Page 104: Khóa luận tốt nghiệp

kiểm tra điều kiện nhà xưởng và lao động chứ không chỉ dựa vào

chứng chỉ mà doanh nghiệp được cấp. Theo nhận định của Bộ lao

động và thương binh xã hội, chưa có trường hợp nào đơn hàng

xuất khẩu dệt may bị huỷ bỏ vì điều kiện lao động chưa đáp ứng

tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Như vậy, có thể nói rằng

tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội hiện chưa gây ảnh hưởng lớn đến

các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam.

3. Hàng nông sản

3.1 Tình hình xuất khẩu nông sản sang EU từ 1995-

nay

Nông sản là nhóm hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam,

đồng thời cũng là nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường

EU. Theo số liệu thống kê của phái đoàn EC tại Việt Nam, kim

ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường EU tăng lên hàng năm

trong thời kỳ 1996 - 1998, nhưng kể từ năm 1999 bắt đầu giảm

sút, ngày càng giảm sút mạnh, năm 2002 còn thấp hơn cả năm

1996.

Sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang

thị trường EU còn được thể hiện ở chỗ tỷ trọng của nó trong tổng

kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt nam cũng tăng trong thời

kỳ 1996- 1998 và giảm trong thời kỳ 1999- 2002. Đồng thời, nhu

cầu nhập khẩu nông sản của EU vẫn tiếp tục tăng trong khi tỷ

trọng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam lại ngày càng giảm (bảng

10).

Page 105: Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 10: xuất khẩu hàng nông sản việt nam sang EU từ 1996- 2002

Đơn vị: Triệu USD

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

(1) Kim ngạch XK nông sản của VN sang EU

191,1 341,7 431,7 417,0 379,7 319,5 162,0

Tốc độ tăng trưởng của (1) (%)

- 78,81 26,34 -3,41 -8,94 - 15,85 - 49,30

(2) Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của VN

2159,6 2231,4 2274,3 2545,9 2563,3 2186,6 2119,6*

(3) Tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của EU (**)

251987 256796 257825 249869 241790 247918 259378

Tỷ trọng (1)/(2) (%) 8,84 15,31 18,98 16,37 14,81 14,61 7,64

Tỷ trọng (1)/(3) (%) 0,07 0,13 0,16 0,16 0,15 0,12 0,06

(Nguồn: Tổng cục thống kê; (*) Số liệu của Tổng cục Hải quan; (**) Số liệu thống kê của phái đoàn EC tại Hà Nội)

Hàng nông sản xuất khẩu của Việt nam sang EU chủ yếu là cà

phê, chè, hạt tiêu, gạo, đường, cao su và một số mặt hàng khác,

trong đó nhóm hàng cà phê, chè, gia vị chiếm tuyệt đại bộ phận.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU, tỷ trọng bình

quân hàng năm của nhóm hàng này là 78,90% [16, tr.46]. Tuy những

năm gần đây tỷ trọng này có giảm nhưng không có nghĩa là EU

giảm nhập khẩu cà phê của ta mà thực chất do giá cà phê xuất

khẩu của ta liên tục giảm mạnh, còn khối lượng cà phê xuất sang

EU vẫn tăng, thậm chí tăng nhanh. Đến nay, Việt Nam hầu như

chưa xuất khẩu được thực phẩm chế biến sang EU, mới chỉ xuất

được sang Đông Âu. Thịt gia súc, gia cầm cũng không xuất khẩu

được vì EU là thị trường khó tính và gần như khắt khe nhất thế giới

về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và

môi trường.

Sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong những năm vừa qua

Page 106: Khóa luận tốt nghiệp

xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có rào cản kỹ thuật

ngày càng cao mà các nước EU đặt ra. Thịt lợn xuất khẩu của Việt

Nam rất có triển vọng thâm nhập thị trường châu ÂU nhưng không

thể vào được EU do không đáp ứng quy định môi trường và

VSATTP. Các mặt hàng nông sản khác cũng khó vượt qua những

quy định này. Một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi

giao hàng đã không đúng như cam kết trong hợp đồng về chất

lượng hàng và thời gian làm cho uy tín của cộng đồng Việt Nam bị

giảm sút, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc.

Đồng thời chất lượng hàng lại chưa cao, nguồn cung cấp không ổn

định...

3.2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu của EU về chất

lượng và môi trường

Dưới tác động của các yêu cầu về chất lượng và môi trường

của EU, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam lẽ ra rất có tiềm

năng xuất khẩu lại không vào được thị trường này:

Thứ nhất, thực phẩm chế biến là nhóm hàng mang lại kim

ngạch xuất khẩu đáng kể cho Việt Nam nhưng lại không xuất được

sang EU vì phải tuân thủ những quy định rất chặt chẽ về VSATTP

và môi trường. Rào cản khó vượt qua nhất hiện nay đối với hàng

thực phẩm là Quy định kiểm tra thú y. Bên cạnh đó, quy định bao

bì và phế thải bao bì, nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu

cơ, hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong rau quả, thực phẩm

cũng là những yêu cầu khó thực hiện đối với ngành hàng này.

Thứ hai, thịt gia súc, gia cầm đông lạnh của Việt nam cũng

không thể xuất khẩu được vào thị trường EU, mặc dù hiện nay chất

lượng đã được nâng lên. Lý do chính vẫn là không đáp ứng được

quy định về VSATTP và môi trường, hơn nữa chúng ta vẫn chưa ký

Hiệp định Thú ý với EU. Quy định kiểm tra thú y đối với thịt gia súc,

Page 107: Khóa luận tốt nghiệp

gia cầm và thuỷ sản nêu rõ: cấm sử dụng chất kích thích và kháng

sinh bị cấm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong khi đó ở Việt

Nam, từ năm 2000 bà con nông dân sử dụng khá phổ biến các chất

kháng sinh bị EU cấm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ

sản.

Thứ ba, các loại quả nhiệt đới và hạt có dầu của Việt Nam như

thanh long, xoài, hạt điều, lạc... rất được thị trường EU ưa chuộng

nhưng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này lại rất nhỏ. Lý do là

sản xuất nông nghiệp của ta sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá

liều lượng và không đúng kỹ thuật đã gây tác động xấu đến môi

trường (diệt sinh vật có lợi, giảm đa dạng sinh học...) đồng thời để

lại dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm.

Ngay cả với những mặt hàng đã và đang xuất khẩu được sang

EU, vấn đề đảm bảo chất lượng và không gây ô nhiễm môi trường

vẫn còn rất nan giải. Thực tế là:

- Để thực hiện sản xuất thâm canh tăng vụ, bà con nông dân

sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng (1,34kg/ha diện tích

gieo trồng trong cả nước năm 2002), sử dụng tập trung ở một số

vùng thâm canh cao như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông

Cửu Long và không đúng kỹ thuật canh tác [16, tr.65].

- Hàng năm lượng phân bón sử dụng trong cả nước khoảng 5

triệu tấn phân vô cơ, trong đó hơn 3 triệu tấn là nhập khẩu. Quá

trình cung ứng và sử dụng phân bón có thể thường xuyên phát tán

ra môi trường xung quanh các chất độc như: SO2, SO3, H2SO4, F, CO,

H2S, NH3. ở Việt Nam, 1 ha gieo trồng bình quân sử dụng 80- 90 kg

phân vô cơ. Sử dụng phân vô cơ không theo đúng chỉ dẫn khoa học

và phân hữu cơ không qua chế biến là tình trạng phổ biến, trở

thành nguồn gây ô nhiễm môi trường đáng kể [16, tr.65].

- Cà phê nước ta hiện được chế biến theo hai phương pháp ướt

Page 108: Khóa luận tốt nghiệp

và khô. Chế biến theo phương pháp khô (chiếm trên 90% sản

lượng cà phê) hầu như ít tác động xấu đến môi trường. Chế biến

theo phương pháp ướt (chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng) nhưng lại

gây tác động xấu đến môi trường vì hiện nay hầu hết các cơ sở chế

biến cà phê theo phương pháp ướt có năng suất thấp, chưa hoặc

chưa có điều kiện để xử lý nước thải.

- Ngành chế biến cao su gây nhiều ô nhiễm đến môi trường bởi

các tác nhân và phụ gia hoá chất được sử dụng trong quá trình chế

biến. Hiện tại tất cả các cơ sở chế biến cao su công nghiệp đều đã

trang bị hệ thống xử lý chất thải và nhìn chung đang hoạt động có

hiệu quả. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến nhỏ vẫn chưa quan tâm xử

lý môi trường.

- Ngành chế biến rau quả và chế biến tinh bột đều có nguy cơ

gây ô nhiễm môi trường cao. Ngay cả các cơ sở chế biến lớn, quốc

doanh hoặc liên doanh, có cơ sở thiết bị lạc hậu, có cơ sở đầu tư

mới hệ thống xử lý môi trường song chưa triệt để và hiệu quả.

Ngoài ra, các quy định của EU về bao bì và phế thải bao bì,

hoặc dán nhãn sinh thái... vẫn còn là những khái niệm mơ hồ đối

với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Rất ít doanh nghiệp có

được thông tin về quy định bao bì và phế thải bao bì của EU, mà từ

trước đến này đa phần doanh nghiệp đóng gói và sử dụng bao bì

theo tập quán hoặc theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu chứ không

nắm được chính xác quy định đó bao gồm những cái gì. Tiêu chuẩn

về dán nhãn sinh thái cũng ít được các nhà sản xuất quan tâm vì

đây còn là một hình thức hết sức mới mẻ.

Việc áp dụng hệ thống HACCP hoặc hệ thống quản lý môi

trường ISO 14000 cũng rất hạn chế. Đặc biệt là HACCP (tiêu chuẩn

được các nước EU hết sức chú trọng), số doanh nghiệp sản xuất

hàng nông sản và chế biến thực phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống

Page 109: Khóa luận tốt nghiệp

này còn ít, ít hơn nhiều so với ngành thuỷ sản.

4. Hàng thuỷ sản

4.1 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang EU từ 1995-

nay

EU là một trong những thị trường xuất khẩu thuỷ sản quan

trọng của Việt nam trong những năm gần đây (cùng với Mỹ, Nhật

Bản, Trung Quốc...) Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng

chậm (2,73%/năm) và tăng giảm thất thường (bảng 11)

Bảng 11: xuất khẩu thuỷ sản của việt nam sang eu từ 1996-2002

Đơn vị: Triệu USD

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

(1) Kim ngạch XK thuỷ sản của VN sang

EU (**)36,1 71,3 98,2 83,1 94,7 112,3 42,4

Tốc độ tăng trưởng của (1) (%)

- 97,51 37,73 -15,38 13,96 18,59 - 62,24

(2) Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của

VN696,5 782,0 858,0 973,6 1478,5 1777,6 2022,8*

(3) Tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản

của EU (**)14251,7 14613,7 16784,6 16340,3 15681,5 15591,1 15798,2

Tỷ trọng (1)/(2) (%) 5,18 9,11 11,44 8,53 6,40 6,32 2,09

Tỷ trọng (1)/(3) (%) 0,25 0,48 0,58 0,50 0,60 0,72 0,26

(Nguồn: Tổng cục thống kê; (*) Số liệu của Tổng cục Hải quan; (**) Số liệu thống kê của phái đoàn EC tại Hà Nội)

Như vậy, căn cứ vào mức độ tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu

thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 1996- 2002

được chia làm 2 thời kỳ: (1) 1996- 2001, kim ngạch tăng trưởng

khá mạnh (25,49%/năm); (2) năm 2002 kim ngạch sụt giảm mạnh

(giảm 62,24% so với năm 2001).

Sự biến động thất thường nói trên còn biểu hiện ở chỗ tỷ trọng

xuất khẩu thuỷ sang của Việt Nam sang EU trong tổng kim ngạch

Page 110: Khóa luận tốt nghiệp

xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và như tỷ trọng xuất khẩu thuỷ

sản sang EU trong tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của EU

cũng diễn biến thất thường (bảng 11). Nguyên nhân dẫn đến tình

trạng này là:

Thứ nhất, hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã mở ra cơ hội thuận

lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là thuỷ sản.

Thứ hai, các quy định ngặt nghèo về VSATTP và môi trường

của EU đang là rào cản khó vượt qua đối với thuỷ sản Việt Nam khi

xuất khẩu vào thị trường EU, đặc biệt là quy định kiểm tra thú y.

Chính quy định này đã làm cho các doanh nghiệp điêu đứng trong

thời kỳ 2001- 2002, khi mà 72 lô hàng thuỷ sản của ta vi phạm quy

định trên, có dư lượng kháng sinh bị cấm quá mức cho phép và đã

bị EU tiêu huỷ, trả lại hàng.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như nguồn nguyên liệu

không ổn định và chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; giá thuỷ

sản nguyên liệu trong nước còn khá cao so với các đối thủ cạnh

tranh như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc nên kém khả năng

cạnh tranh; thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh nên nhiều doanh

nghiệp vi phạm hợp đồng.

Các mặt hàng thuỷ sản chính Việt Nam xuất khẩu sang EU

phải kể đến tôm đông lạnh, cá đông lạnh và nhuyễn thể, ngoài ra

còn một số mặt hàng thủy sản khác (cua, ghẹ, cá rô đồng...). Tôm

đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 60%). 3 mặt hàng tôm

đông lạnh, cá đông lạnh và nhuyễn thể thường chiếm trên 80%

tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường

này [21].

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU chỉ tập trung chủ yếu

vào một số thị trường thành viên. Tỷ trọng các thị trường thành

viên trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU năm 2002 như

Page 111: Khóa luận tốt nghiệp

sau: Bỉ (18,6%), Đức (16,97%), Pháp (16,52%), Italia (14,65%), Hà

Lan (9,99%), và 9 thị trường còn lại chỉ chiếm 7,27% [29].

4.2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu của EU về chất

lượng và môi trường

Theo quy định kiểm tra thú y, muốn xuất khẩu thuỷ sản vào thị

trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu

đề ra trong quy định: nuôi trồng thuỷ sản không được sử dụng các

chất kháng sinh bị cấm; khai thác hải sản không được sử dụng đá

có chất CAP để bảo quản sản phẩm; vận chuyển thuỷ sản pải có

thiết bị để thay nước; chế biến thuỷ sản phải có hệ thống xử lý

chát thải.... Trong thực tế, các nhà sản xuất thuỷ sản Việt Nam

chưa thực hiện được các yêu cầu của EU. Cụ thể, nuôi trồng sử

dụng quá nhiều kháng sinh bị cấm; đánh bắt hải sản dùng đá có

quá nhiều CAP để làm tươi sản phẩm; vận chuyển, nhiều trường

hợp có thiết bị thay nước nhưng không đáp ứng yêu cầu, một số

trường hợp không có; chế biến tính đến 31/12/2002 cả nước chỉ có

152/364 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh có điều kiện

sản xuất tốt [30]. Chính vì những lý do này mà 72 lô hàng thuỷ sản

Việt Nam đã bị EU tiêu huỷ và trả lại, dẫn đến tình trạng xuất khẩu

thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này năm 2002 giảm sút

mạnh.

Sự việc cụ thể là tháng 9/2001, EU bắt đầu kiểm tra việc tuân

thủ Quy định kiểm tra thú y của hàng thuỷ sản Việt Nam và phát

hiện ra hàng của ta vi phạm quy định. EU đã đưa ra cảnh báo và

tuyên bố tiêu huỷ các lô hàng thuỷ sản vi phạm Quy định. Từ

tháng 9/2001- 12/2001, qua kiểm tra EU đã phát hiện ra 23 lô

hàng thuỷ sản của Việt Nam vi phạm. Tháng 1/2002- 12/2002, EU

lại phát hiện thêm 49 lô. Kể từ 1/2003- 7/2003, EU chỉ phát hiện

thêm 4 lô hàng bị vi phạm. Như vậy, tổng cộng EU đã phát hiện ra

Page 112: Khóa luận tốt nghiệp

76 lô hàng thuỷ sản của ta vi phạm quy định kiểm tra thú y trong

vòng 2 năm. 76 lô hàng vi phạm quy định này đều chứa dư lượng

kháng sinh bị cấm quá mức cho phép. Trong 76 lô, chỉ có 9 lô chứa

FRZ, 8 lô chứa NF (NF bao gồm FRZ), 59 lô còn lại chứa CAP. Năm

2001 và 2003 hàng thuỷ sản Việt Nam chỉ bị nhiễm CAP, nhưng

năm 2002 bị nhiễm cả CAP, NF và FRZ [16, tr.57].

Sau sự việc trên, điều đáng mừng là các Bộ, các ngành liên

quan đã kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ thông qua

các chỉ thị, quyết định... nhằm lấy lại niềm tin trong đối tác EU. Vì

thế mà EU chưa đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thuộc

nhóm I (là những nước được áp dụng chế độ kiểm tra thông

thường) mà cấm một số doanh nghiệp được xuất khẩu vào EU. Cho

đến nay, các doanh nghiệp bị cấm xuất khẩu cũng đã 100% được

xuất khẩu lại vào EU, đưa con số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản

sang EU lên 100 doanh nghiệp. Phải nói đây là một nỗ lực rất lớn

của Bộ Thuỷ sản nói riêng cũng như các cơ quan liên quan khác.

Trong các quy định về VSATTP và môi trường thì quy định kiểm

tra thú y vừa trình bày là quy định khó vượt qua nhất đối với hàng

thuỷ sản Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường EU, cũng là quy

định tác động mạnh mẽ nhất tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của

ta sang thị trường này. Quy định này đã gây cho các doanh nghiệp

xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam một phen chao đảo. Những quy định

còn lại như hệ thống HACCP, bao bì và phế thải bao bì, hàm lượng

chất phụ gia trong thực phẩm, hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa

trong rau quả, tiêu chuẩn quản lý môi trường... hầu như không tác

động tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Nguyên nhân là việc áp

dụng hệ thống HACCP trong các doanh nghiệp thuỷ sản được triển

khai khá mạnh mẽ (mạnh mẽ nhất trong các ngành, nhờ có chủ

trương của Bộ Thuỷ sản) nên nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ

Page 113: Khóa luận tốt nghiệp

sản xuất khẩu đã có xây dựng được hệ thống này. (chi tiết tại

Chương II, mục I.2.2.2). Chúng ta lại chủ yếu xuất khẩu thuỷ sản

đông lạnh nên chưa sử dụng gì nhiều đến chất phụ gia. Bao gói

sản phẩm khá đớn giản (túi PE, thùng carton...) theo yêu cầu của

Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản nên không bị vi

phạm quy định bao bì và phế thải bao bì. Đồng thời, kể từ khi bị

cấm sử dụng kháng sinh, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản,

người nuôi mới bắt đầu chuyển sang nuôi thuỷ sản sạch, do vậy

chưa thể dán nhãn hiệu cho thuỷ sản có nguồn gốc hữu cơ.

Page 114: Khóa luận tốt nghiệp

Chương III: Một số giải pháp nhằm đáp ứng các quy định/tiêu chuẩn của eu về chất lượng, môi trường & xã hội

VII.Triển vọng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị

trường EU

1. Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam sang EU giai

đoạn 2001- 2010

Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế, trong thời gian tới

công tác xuất nhập khẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Chính vì

vậy, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển xuất nhập

khẩu thời kỳ 2001-2010”. Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh

hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU.

Về xuất khẩu hàng hóa:

- Tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là

15%/năm, trong đó thời kỳ 2001-2005 tăng 16%/năm, thời kỳ

2006-2010 tăng 14%/năm. Giá trị xuất khẩu tăng từ khoảng 13,5

tỷ USD năm 2000 lên 28,4 tỷ USD vào năm 2005 và 54,6 tỷ USD

vào năm 2010, gấp hơn 4 lần năm 2000.

- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trong 10 năm tới cần được

chuyển dịch theo hướng chủ yếu sau: (1) Trước mắt huy động mọi

nguồn lực hiện có để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc

làm, thu ngoại tệ; (2) Đồng thời cần chủ động gia tăng xuất khẩu

sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao,

chú trọng các sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng

ngày càng cao, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ

và trí thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô; (3) Mặt hàng, chất

lượng và mẫu mã cần đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Cơ cấu thị trường xuất khẩu: tiếp tục củng cố và tăng cường

chỗ đứng tại các thị trường đã có, tới năm 2010 tỷ trọng các thị

trường xuất khẩu được dự kiến như sau: Châu á (46-50%), trong đó

Page 115: Khóa luận tốt nghiệp

Nhật Bản (17-18%), ASEAN (15-16%), v.v... ; Châu Âu (27-30%),

trong đó EU (25-27%) SNG và Đông Âu (3-5%); Bắc Mỹ (chủ yếu là

Mỹ) là 15-20%; úc và Newzealand là 5-7%; và các khu vực khác (2-

3%). Tại Tây Âu, trọng tâm sẽ là EU mà chủ yếu là các thị trường

lớn như Đức, Anh, Pháp và Italia

Căn cứ vào mục tiêu xuất khẩu trong Chiến lược phát triển

xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 (đã trình bày tóm tắt ở trên),

đối với thị trường EU - thị trường mà Chiến lược đã xác định là rất

quan trọng (hơn cả thị trường ASEAN, Nhật Bản và Bắc Mỹ), để

khẳng định được vai trò của thị trường này đối với xuất khẩu của

Việt Nam trong 10 năm tới, hay nói cách khác là muốn đẩy mạnh

xuất khẩu vào thị trường này giai đoạn 2001-2010, trước hết cần

phải định hướng đúng mặt hàng xuất khẩu và từng thị trường xuất

khẩu cụ thể trong khối EU trong giai đoạn này.

1.1 Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu vào

thị trường EU

Đối với cơ cấu hàng xuất khẩu của một quốc gia, việc duy trì

những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cần thiết. Song, việc mở

rộng cơ cấu hàng xuất khẩu rất quan trọng vì nó đánh dấu sự phát

triển của một nền kinh tế, đặc biệt đối với Việt Nam vì bấy lâu nay

cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản và một số hàng công

nghiệp nhẹ. Vì thế, để mở rộng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu

của Việt Nam sang EU, chúng ta phải mở rộng và củng cố thị phần

của các mặt hàng hiện có, đồng thời mở rộng danh mục mặt hàng.

Cụ thể với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực:

Giày dép và sản phẩm da: 80% kim ngạch xuất khẩu sản

phẩm da giày của Việt Nam sang EU là làm gia công cho nước

ngoài nên hiệu quả kinh tế rất thấp. Để khắc phục tình trạng này

cần phải thực hiện một số biện pháp sau: (1) Từng bước chuyển

Page 116: Khóa luận tốt nghiệp

dần sang phương thức bán trực tiếp để thu được hiệu quả cao hơn

và ổn định hơn; (2) Chú trọng đầu tư phát triển sản xuất các loại

nguyên phụ liệu cho ngành da giày để vừa nâng cao hiệu quả xuất

khẩu sang EU, vừa đảm bảo chủ động trong sản xuất, chào hàng

và thiết kế mẫu mã; (3) Cần có ưu đãi cho đầu tư mở rộng và tạo

cơ chế thông thoáng trong việc cho vay đầu tư.

Hàng dệt may: Cũng như giày dép, phần lớn khối lượng hàng

dệt may của Việt Nam xuất sang EU là làm gia công cho nước

ngoài, khả năng xuất khẩu trực tiếp rất khó khăn. Để duy trì chỗ

đứng hiện có và mở ra triển vọng phát triển trên thị trường EU,

Nhà nước cần phải thực hiện một số biện pháp sau: (1) Đổi mới

phương thức quản lý hạn ngạch, điều chỉnh lại cơ chế phân bổ hạn

ngạch để thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn nữa

nguyên liệu sản xuất trong nước; (2) Xác lập chế độ thuế hợp lý để

thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, đặc

biệt là ngành dệt; (3) Tập trung nỗ lực để đàm phán với EU tăng

thêm hạn ngạch; (4) Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc khảo sát,

tìm hiểu và thâm nhập thị trường EU; (5) Hợp lý hoá công tác cấp

C/O: thực hiện chế độ một cửa, giảm chi phí hành chính cho doanh

nghiệp và tăng cường công tác chống gian lận thương mại theo

yêu cầu của EU. Về phía các doanh nghiệp, cần nghiên cứu biện

pháp chuyển dần sang phương thức bán trực tiếp và phải có những

nỗ lực cần thiết để nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm, đa

dạng hoá mẫu mã, lưu ý hơn đến các quy định về an toàn sức khoẻ

và môi trường của EU.

Thủy hải sản: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản sang EU

không ổn định và còn cách xa tiềm năng xuất khẩu của ta. Nguyên

nhân là do nguồn nguyên liệu chưa ổn định, hàng thủy hải sản

chưa đáp ứng tốt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm của

Page 117: Khóa luận tốt nghiệp

EU, và còn bị sức ép cạnh tranh rất mạnh từ phía Thái Lan. Cần có

các biện pháp khắc phục như: (1) Xây dựng chương trình phát triển

nguồn nguyên liệu ổn định, tăng nhanh tỷ trọng của nguyên liệu

nuôi; (2) Chú trọng đầu tư để tăng cường năng lực chế biến và cải

thiện điều kiện sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

(nâng cấp điều kiện sản xuất và thực hiện quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn HACCP để tăng thêm số lượng nhà máy chế biến đủ

tiêu chuẩn xuất hàng vào EU); (3) Cổ phần hoá các doanh nghiệp

chế biến thủy sản xuất khẩu để thu hút vốn, nâng cao hiệu quả

đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy tính năng động

trong việc đa dạng hoá sản phẩm và tìm hiểu thị trường tiêu thụ;

Nông sản: hiện nay xuất khẩu nhóm hàng này vào thị trường

EU đang có xu hướng chững lại. Nguyên nhân là do chất lượng

hàng và nguồn cung cấp chưa ổn định. Phần lớn xuất khẩu qua

trung gian nên hiệu quả thấp. Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả

xuất khẩu nhóm hàng này sang EU, ta cần phải phát triển những

vùng trồng chuyên canh để đảm bảo nguồn nguyên liệu lớn, ổn

định và chú trọng đầu tư công nghệ sau thu hoạch để nâng cao

chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Đặc biệt, các doanh

nghiệp nên cố gắng đưa thực phẩm chế biến vào EU bằng cách

chú trọng công tác nghiên cứu nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của thị

trường, đầu tư vốn, công nghệ vào sản xuất để tạo ra những sản

phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng và thoả mãn các tiêu chuẩn vể

thực phẩm của EU. Nên đầu tư sản xuất mặt hàng này cung cấp

cho thị trường EU theo hai hướng: (1) Sản phẩm phục vụ cộng

đồng người Việt Nam sống ở EU, như mì ăn liền, dầu thực vật, gia

vị, nước chấm,v.v...; (2) Sản phẩm phục vụ người dân EU.

Ngoài ra, các nhóm hàng khác như hàng thủ công mỹ nghệ,

đồ gỗ gia dụng, máy móc thiết bị điện tử.... cũng cần chú trọng

Page 118: Khóa luận tốt nghiệp

phát triển vì đây là những mặt hàng mà thị trường EU có nhu cầu

khá lớn. Như vậy mới có thể đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất

khẩu của Việt Nam sang EU, đồng thời góp phần thực hiện mục

tiêu “Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp vào năm 2020”.

1.2 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu

trong khối EU

Hiện tại, thị trường chung Châu Âu gồm 15 quốc gia, tuy có

nhiều điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá, nhưng mỗi quốc gia

vẫn có những nét đặc thù riêng về thị hiếu tiêu dùng. Muốn đẩy

mạnh xuất khẩu vào EU trong những năm tới thì ngay bây giờ cần

phải có định hướng phát triển của từng thị trường xuất khẩu. Đối

với một số thị trường chính, định hướng như sau:

Thị trường Đức: là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

trong EU. Các mặt hàng truyền thống bao gồm: giày dép; hàng

may mặc (trừ len); cà phê; chè, các sản phẩm bằng da, đồ gốm,

sứ, cao su và các sản phẩm từ cao su; các sản phẩm mây tre đan;

đồ gỗ gia dụng; thủy hải sản... Đặc biệt, hai năm trở lại đây Đức có

nhu cầu nhập khẩu rất lớn về giày dép và dụng cụ thể thao từ Việt

Nam.

Thị trường Anh: là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt

Nam trong EU. Hiện tại, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

như: giày dép; hàng dệt may; đồ gốm sứ; xe có động cơ không

thuộc loại xe điện hoặc xe lu; nhựa và các sản phẩm nhựa; các sản

phẩm gỗ; sợi dệt; các sản phẩm bằng da thuộc; thủy hải sản; ngọc

trai thiên nhiên, đá quý..v.v. đang được tiêu thụ mạnh ở Anh. Bên

cạnh đó, Anh cũng là một thị trường đầy triển vọng cho việc tiêu

thụ các mặt hàng tiêu dùng khác như: đồ gốm sứ, đồ chơi, đồ gỗ

gia dụng, thực phẩm, rau quả và đồ hộp.

Thị trường Pháp: là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt

Page 119: Khóa luận tốt nghiệp

Nam trong EU. Người tiêu dùng Pháp ưa chuộng các mặt hàng: đồ

gỗ gia dụng, bột ngũ cốc và bột sữa; lụa, sợi dệt; hàng dệt may;

kính và đồ dùng thủy tinh; các sản phẩm bằng da thuộc... Từ năm

1998, Pháp có nhu cầu rất lớn về gốm sứ, dụng cụ thể thao, nhiên

liệu khoáng, cà phê, sản phẩm da thuộc, giày dép và đồ gỗ gia

dụng Việt Nam.

Thị trường Hà Lan: là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt

Nam trong khối với những sản phẩm như: hàng điện máy; thực

phẩm chế biến; rau, quả và hạt đã qua chế biến; sợi dệt; nhựa và

các sản phẩm nhựa; các sản phẩm gỗ nội thất... Đặc biệt mấy năm

gần đây, Hà Lan có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm sữa, trứng

chim và mật ong; thực phẩm chế biến; đồ gỗ gia dụng, các sản

phẩm gốm của Việt Nam.

Các thị trường còn lại cũng cần phải phân tích cơ cấu để có

những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hợp lý. Thêm vào đó, với kế

hoạch mở rộng sang phía Đông của Liên minh châu Âu (ngày

1/5/2004, EU sẽ chính thức kết nạp thêm 10 nước Trung và Đông

Âu - gọi tắt là CEEC, trở thành EU25), định hướng phát triển đối với

các thị trường mới này ngay từ bây giờ là rất cần thiết. Thuế suất

của các mặt hàng cà phê, chè, gia vị ở dạng thô của EU15 rất thấp

(0%), nhưng thuế suất với CEEC là 10%. Như vậy, CEEC trở thành

thành viên EU sẽ là thuận lợi lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu

sản phẩm này của Việt Nam. Linh kiện điện tử và máy tính có rất

nhiều triển vọng bởi các nước CEEC có tiềm năng tiêu thụ lớn để

thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế khi gia nhập vào EU.

Page 120: Khóa luận tốt nghiệp

2. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị

trường EU

2.1 Những nhân tố tác động tới khả năng xuất khẩu

hàng hoá Việt Nam vào EU

Xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá

kinh tế:

Tác động tích cực của xu thế tự do hoá thương mại, khu vực

hoá và toàn cầu hoá kinh tế là tạo ra cơ hội lớn cho tất cả các

nước, nhất là những nước đang phát triển đẩy mạnh công nghiệp

hoá trên cơ sở ứng dụng thành quả của cách mạng khoa học công

nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, tăng doanh thu ngoại tệ

làm tiền đề phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những tác động

tích cực, xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu

hoá kinh tế cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nước này như:

làm tăng sức ép cạnh tranh, dẫn tới sự lệ thuộc ngày càng nhiều

của các nước đang phát triển vào sự ổn định của nền kinh tế thế

giới và dần dần rơi vào tầm ảnh hưởng của các nước phát triển, cả

về kinh tế và chính trị...

Chính vì vậy, xu thế này sẽ tạo thuận lợi cho ta mở rộng thị

trường xuất khẩu sang EU nơi thuế suất thấp và đỡ bị các hàng rào

phi quan thuế ngăn cản, đồng thời hàng xuất khẩu của ta sẽ phải

đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường EU.

Sự phát triển của Diễn đàn Hợp tác á - Â u (ASEM):

Diễn đàn Hợp tác á-Âu (ASEM) là cơ chế đối thoại và hợp tác

cấp cao giữa Châu Âu và Châu á, với sự tham dự của 10 nước Châu

á (là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines,

Bruney, Malaysia, Indonesia, Singapore, Việt Nam) và 15 nước

thành viên của EU. Diễn đàn Hợp tác á-Âu đã được tổ chức 4 lần

vào những năm 1996, 1998, 2000, 2002.

Page 121: Khóa luận tốt nghiệp

Trong Hội nghị ASEM II, III và IV, các nước EU đã đưa ra cam

kết về thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ các nước Đông Nam á,

trong đó có Việt Nam. Riêng về thương mại, các nước EU đã cam

kết nâng mức hạn ngạch cho hàng xuất khẩu của các nước

ASEAN vào EU và giảm các loại hàng chịu giới hạn quota. Do

vậy có thể nói rằng sự phát triển của ASEM góp phần không nhỏ

làm tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị

trường EU.

Phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU:

Sau 5 năm thực hiện Hiệp định Hợp tác Việt Nam-EU (1997-

2000) đạt được kết quả sau: EU đã trở thành một trong những đối

tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, là bạn hàng thương mại lớn

thứ hai, chiếm khoảng 14% kim ngạch ngoại thương của Việt Nam.

Cơ sở để phát triển quan hệ hợp tác giữa hai bên là:

Thứ nhất, chính sách đổi mới cho đến nay đã cho phép Việt

Nam thu được nhiều thành quả trong các lĩnh vực kinh tế và ngoại

giao. Tỷ lệ tăng trưởng và trao đổi thương mại đã tăng lên, lạm

phát đã giảm, đất nước đang hội nhập vào cộng đồng tài chính

quốc tế, xã hội phát triển và đời sống nhân dân được nâng lên.

Thứ hai, với nhu cầu đòi hỏi từ quá trình phát triển kinh tế cao,

EU rất cần những thị trường đang phát triển và giàu tiềm năng như

Việt Nam. Ngược lại, EU lại có tiềm lực rất mạnh về vốn và công

nghệ- cái mà Việt Nam đang rất cần để phát triển kinh tế.

Thứ ba, cơ cấu kinh tế của Việt Nam và các nước thành viên

EU hoàn toàn bổ sung cho nhau. Do vậy, những mặt hàng xuất

khẩu chủ lực của Việt Nam lại là những mặt hàng mà EU có nhu

cầu nhập khẩu lớn và ngược lại.

Thứ tư, Việt Nam tự mình đang dần dần hoàn thiện cơ chế và

chính sách quản lý kinh tế, mở cửa thị trường nhằm đẩy nhanh tốc

Page 122: Khóa luận tốt nghiệp

độ phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước để

hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Đây chính là cơ sở bền

vững cho quá trình đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU.

Trung Quốc gia nhập WTO và sức ép cạnh tranh:

Kể từ 9/5/2000, EU ký Hiệp định Thương mại song phương với

Trung Quốc, hàng Trung Quốc vào thị trường này được hưởng

nhiều ưu đãi hơn là do EU giảm thuế từ 8%-10% cho khoảng 100

mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc đã

chính thức gia nhập WTO vào tháng 12/2001 khiến cho sức ép

cạnh tranh từ hàng hoá Trung Quốc lại càng thêm khốc liệt. Tại

thời điểm này, hàng Trung Quốc không những được hưởng ưu đãi

hơn hàng của ta về thuế mà khả năng cạnh tranh mạnh hơn (hàng

đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng tốt, giá lại rẻ,

nguồn cung cấp lớn và rất ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của thị

trường EU.

Chiến lược mở rộng EU:

Kể từ ngày1/5/2004, 10 nước Hungary, Ba Lan, Czech,

Slovakia, Slovenia, Cyprus, Estonia, Latvia, Litva và quốc đảo

Manta (gọi tắt là CEEC) sẽ chính thức trở thành thành viên của Liên

minh Châu Âu. Việc mở rộng này trước hết sẽ đem lại những thuận

lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Nếu tính gộp cả 10

nước thành viên mới thì EU sẽ trở thành thị trường thống nhất lớn

nhất thế giới với sức mua của gần 500 triệu dân, GDP sẽ đạt hơn

10.000 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng sẽ

lên tới 1.800 tỷ USD/năm, chiếm 21,9% tổng kim ngạch nhập khẩu

hàng hoá và dịch vụ trên toàn thế giới [31]. Tại thị trường này, tầng

lớp giàu nghèo đa dạng hơn nên nhu cầu tiêu dùng sẽ phong phú

hơn. Ngoài việc hầu hết các nước CEEC đều là bạn hàng truyền

thống của Việt Nam thời bao cấp, có thể sử dụng như một khu vực

Page 123: Khóa luận tốt nghiệp

kết nối để tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, thì mức thuế

nhập khẩu của các nước CEEC sau khi gia nhập EU sẽ thấp hơn

mức thuế hiện tại cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp xuất khẩu của ta.

Song, bên cạnh những thuận lợi còn có nhiều thách thức. Khi

là thành viên chính thức của EU, các nước CEEC buộc phải thực

hiện theo cơ chế chính sách thương mại của EU nên những hình

thức buôn bán tiểu ngạch sẽ không thể tồn tại. Đồng thời, toàn bộ

các cam kết song phương giữa Việt Nam với những nước này sẽ bị

huỷ bỏ có thể gây nhiều lúng túng cho những DN Việt Nam bấy lâu

nay chỉ quen quan hệ với khu vực này mà chưa có kinh nghiệm và

hiểu biết luật lệ của EU. Hàng hoá của Việt Nam vào Trung, Đông

Âu trước không bị đòi hỏi quá cao về chất lượng, không gặp các

hàng rào phi thuế quan nghiêm ngặt như tiêu chuẩn an toàn vệ

sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn môi trường, lao động... tới đây sẽ

phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất của EU. Một số loại hàng

vào thị trường 10 nước CEEC trước đây không bị ấn định hạn ngạch

thì nay sẽ bị quản lý theo hạn ngạch như dệt may, hoặc áp dụng

hạn ngạch thuế quan cao như gạo, đường...

Chương trình mở rộng hàng hoá của EU:

EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá với nội

dung là đẩy mạnh tự do hoá thương mại thông qua việc giảm dần

thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu, xoá bỏ chế độ hạn

ngạch vào cuối năm 2004 và tiến tới bãi bỏ GSP. Đến cuối năm

2004, EU sẽ chấm dứt giai đoạn 2 thực hiện GSP và tới nay EU vẫn

chưa có chương trình cụ thể thực hiện GSP cho giai đoạn sau,

nhưng GSP của EU dành cho các nước đang phát triển có xu hướng

giảm dần.

Do vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có chính sách

Page 124: Khóa luận tốt nghiệp

cụ thể để cải tiến, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng hàng xuất

khẩu và có chiến lược thâm nhập thị trường EU một cách thấu đáo

ngay từ bây giờ thì hàng xuất khẩu Việt Nam khó có thể đứng vững

và có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Nền kinh tế Việt Nam đổi mới theo hướng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá:

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, mở cửa nền kinh tế hội nhập với khu vực và

thế giới, trong đó chủ trương là thực hiện quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.

Với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu,

hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được cải thiện về chất lượng và

mẫu mã. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp ra thị trường

thế giới một khối lượng lớn hàng hoá và tương đối ổn định. Quá

trình này sẽ giúp cho hàng Việt Nam khắc phục được những nhược

điểm về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng và đáp ứng được nhu cầu

thị hiếu khắt khe của thị trường EU, do đó làm tăng khả năng xuất

khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn tới.

Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế:

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào các Diễn đàn Quốc tế

như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác

Kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác á-Âu

(ASEM), và đang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO).

Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ làm tăng sự cạnh

tranh, cọ sát giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh

nghiệp ASEAN, APEC, ASEM, từ đó tạo cơ hội để các doanh nghiệp

nước ta vươn lên và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế. Đồng

thời, những lợi thế hiện có của Việt Nam do quá trình hội nhập

Page 125: Khóa luận tốt nghiệp

quốc tế mang lại sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp của ta và các

doanh nghiệp nước ngoài gia tăng mạnh đầu tư vào lĩnh vực sản

xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với năng

lực sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng mạnh và khả

năng xuất khẩu là khá lớn.

Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ:

Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ vào

ngày 14/7/2000. Hiệp định này mở ra một chương mới trong quan

hệ thương mại song phương và từ nay hàng xuất khẩu của Việt

Nam sang Mỹ sẽ được hưởng chế độ ưu đãi tối huệ quốc. Theo

Hiệp định, thuế suất đánh vào hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu

vào thị trường Mỹ sẽ giảm rất đáng kể, từ mức 40% hiện nay

xuống còn 3% và do đó nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ chĩa mũi

nhọn sang thị trường Mỹ. Việc tập trung lực đẩy mạnh xuất khẩu

sang EU khi đó bị phân tán, lực bị chia sẻ nên có ảnh hưởng ít

nhiều đến xuất khẩu sang EU.

2.2 Đánh giá triển vọng phát triển xuất khẩu hàng

hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2005 - 2010

Từ nay đến năm 2004 (năm cuối cùng của giai đoạn 2000 -

2004), hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tiếp tục

được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) và chỉ riêng hàng dệt

may bị quản lý bằng hạn ngạch. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt

Nam vào thị trường này hàng năm gần như phụ thuộc hoàn toàn

vào hạn ngạch do phía EU ấn định. Tuy nhiên, theo Hiệp định bổ

sung hàng dệt may với EU được chính thức ký kết tại Hà Nội vào

tháng 9/2003, EU đã đồng ý tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam

từ 55% đối với các hạng mục nhạy cảm nhất (như quần âu, áo sơ

mi) đến 70% [32]. Ngoài ra, trong những tới đây, Việt Nam có khả

năng tiếp tục xin được hạn ngạch dệt may của Singapore và

Page 126: Khóa luận tốt nghiệp

Indonesia trị giá 6%-10% hạn ngạch của Việt Nam. Hiện nay, một

số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU như giày dép, dệt

may và thủy hải sản đang có ưu thế hơn so với các mặt hàng cùng

loại của các nước ASEAN khác có trình độ phát triển kinh tế cao

hơn Việt Nam như Thái Lan, Indonesia,v.v... vì những mặt hàng của

họ đã bị loại khỏi danh sách được hưởng GSP. Thế nhưng nguy cơ

đe dọa đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU lúc này

là cực kỳ lớn bởi đối thủ “nặng ký”nhất của ta lại là Trung Quốc và

sự quay trở lại của các nước ASEAN sau thời kỳ khủng hoảng. Tuy

có lợi thế về thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, nhưng

chúng ta lại đang ở vào tình trạng không mấy thuận lợi trong cạnh

tranh.

Đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm dứt thực hiện giai đoạn 2 của

chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và xoá bỏ hạn ngạch

đối với hàng dệt may của các nước là thành viên WTO, còn đối với

những nước không phải là thành viên WTO như Việt Nam thì chưa

có chính sách cụ thể. Cho đến nay, EU vẫn chưa đưa ra chương

trình thực hiện GSP cho thời kỳ từ 2005 trở đi, nhưng họ đang tiến

dần từng bước giảm thuế quan và giảm ưu đãi GSP. Tới một thời

điểm nhất định, hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển khi

xâm nhập vào thị trường EU sẽ không được hưởng GSP nữa và phải

cạnh tranh bình đẳng với hàng của các nước phát triển, chịu cùng

một mức thuế như hàng của những nước này và không được hưởng

các ưu đãi khác.

Như vậy, thời kỳ 2005 - 2010 có thể xảy ra hai trường hợp: (1)

Việt Nam tiếp tục được hưởng GSP và riêng hàng dệt may vẫn

chịu sự quản lý bằng hạn ngạch của EU; (2) Hàng Việt Nam không

được hưởng GSP nữa và hàng dệt may cũng không bị quản lý bằng

hạn ngạch. Nếu xảy ra trường hợp (1) thì theo chương trình mở

Page 127: Khóa luận tốt nghiệp

rộng hàng hoá của EU, ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang

phát triển sẽ ngày càng giảm và tiến tới chấm dứt. Do đó, được

hưởng GSP hay không được hưởng GSP và hàng dệt may vẫn bị

quản lý bằng hạn ngạch thì những năm này cũng chẳng dễ dàng gì

đối với xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Thời kỳ 2005-

2010, hàng xuất khẩu của Việt Nam khi thâm nhập vào EU sẽ gặp

khó khăn hơn nhiều so với thời kỳ 2000-2004. Nếu Việt Nam gia

nhập WTO trong thời kỳ này thì hàng xuất khẩu của ta sẽ thuận lợi

hơn khi thâm nhập vào EU so với thời kỳ 2000-2004.

EU là thị trường lớn, sức tiêu thụ ổn định, lại hứa hẹn có những

khởi sắc về kinh tế trong thời kỳ 2004-2010 nên việc đẩy mạnh

xuất khẩu vào EU đang là một trong những trọng điểm của chính

sách thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh những nỗ lực

của Chính phủ, các ngành chủ đạo như da giày, dệt may và thủy

sản đang có những chương trình cụ thể để phát triển sản xuất và

tăng cường xuất khẩu sang EU. Còn các doanh nghiệp là nhân tố

có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của xuất khẩu cũng đang

nỗ lực vươn lên để thâm nhập và đứng vững trên thị trường EU (cải

tiến sản xuất: đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP, ISO

9000, ISO 14000 để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các

tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và môi trường; phát huy tính

năng động..v.v...). Giai đoạn 2004-2010 tuy không mấy thuận lợi,

nhưng với những cố gắng của Chính phủ và các doanh nghiệp,

xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ vẫn trên đà phát triển, quy mô

buôn bán không ngừng gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có

thể sẽ giảm chút ít (tăng 30%/năm) so với thời kỳ 1995-2003 (tăng

36,6%/năm). Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam-EU sẽ chuyển biến

theo hướng tích cực: tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến lên 90%

(có nhiều mặt hàng xuất khẩu chế biến sâu và tinh) và giảm mạnh

Page 128: Khóa luận tốt nghiệp

hàng nguyên liệu thô xuống 10%. Trong nhóm hàng công nghệ

phẩm, sẽ giảm mạnh tỷ lệ hàng gia công và tăng tỷ lệ xuất khẩu

trực tiếp (mua nguyên liệu của nước ngoài về sản xuất và xuất

khẩu), và tăng tỷ lệ sản phẩm sản xuất bằng nguyên liệu nội địa.

Cụ thể với ba nhóm hàng xuất khẩu truyền thống: giày dép,

dệt may và nông sản, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trưởng chậm

lại. Riêng thủy hải sản sẽ có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao hơn

so với thời kỳ 1995-2003 vì mặt hàng này đang có cơ hội thuận lợi

để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường EU (Mới đây, EU đã công

nhận 100 doanh nghiệp chế biến thủy hải sản của ta đạt tiêu

chuẩn chất lượng và vệ sinh, được xuất khẩu sang EU). Trong

nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang EU, hạt điều sẽ có tốc độ

tăng trưởng cao vì vùng nguyên liệu đang được phát triển mạnh;

còn chè, cà phê và một số mặt hàng khác sẽ tăng trưởng chậm

hơn so với những năm trước. Hai mặt hàng giày dép và dệt may sẽ

có tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp tăng lên và tỷ lệ nội địa hoá của sản

phẩm tăng nhanh.

Với cơ cấu kinh tế hoàn toàn bổ sung cho nhau, môi trường

quốc tế thuận lợi, xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và

toàn cầu hoá kinh tế và nỗ lực của Việt Nam, hoạt động xuất khẩu

hàng hoá của ta vào thị trường EU sẽ có bước chuyển biến vượt

bậc và phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm đầu thế kỷ mới.

Quy mô xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này sẽ được mở

rộng tương xứng với tiềm lực kinh tế của Việt Nam và nhu cầu

nhập khẩu của EU. Thị trường EU có thể sẽ chiếm tỷ trọng 21%-

25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2004-

2010.

Page 129: Khóa luận tốt nghiệp

VIII. Những giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng các quy định

và tiêu chuẩn của EU về chất lượng, môi trường và xã hội

1. Giải pháp về phía Nhà nước

1.1 Tổ chức xây dựng và củng cố lại hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia

Đổi mới hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam là một nhiệm vụ trọng

tâm trong hội nhập với quốc tế nhằm đẩy chất lượng hàng hoá

trong nước lên mức ngang tầm với các nước khác. Trước hết là việc

loại bỏ các tiêu chuẩn Việt Nam đã quá lạc hậu hay không phù hợp

với đối tượng của tiêu chuẩn hoá theo yêu cầu mới. Mặc dù trong

thời gian qua, đến 80% TCVN mới được ban hành là hoàn toàn

tương đương với tiêu chuẩn Quốc tế, nâng tỷ lệ TCVN được hài hoà

từ 15% năm 1995 đến 24% năm 2003. Tuy nhiên con số này vẫn

còn khiêm tốn nếu so sánh với mức độ hài hoà tiêu chuẩn của các

nước phát triển, đặc biệt là với Liên minh châu Âu.

Để thực hiện được mục tiêu này, Nhà nước cần tổ chức, xây

dựng các ban Kỹ thuật, cấp kinh phí đào tạo và hỗ trợ cho các nhà

khoa học, các chuyên gia từ các Viện nghiên cứu, các trường Đại

học, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp tiến hành triển khai

những đề tài về hài hoà tiêu chuẩn Việt nam với tiêu chuẩn Quốc

tế.

Bên cạnh công tác xây dựng và củng cố hệ thống TCVN, công

tác phổ biến, khuyến khích và quản lý việc áp dụng các tiêu chuẩn

cũng không kém phần quan trọng. Nếu như hoạt động hô hào kêu

gọi sự hưởng ứng của các ngành, các doanh nghiệp không đem lại

nhiều hiệu quả thì nên sử dụng các biện pháp thiết thực hơn như:

đẩy mạnh hoạt động trao giải thưởng chất lượng cho các doanh

nghiệp; kiểm soát chặt chẽ, thẩm định chất lượng và áp dụng chế

Page 130: Khóa luận tốt nghiệp

tài nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp không đáp ứng các tiêu

chuẩn mang tính bắt buộc... Hoạt động kiểm tra chất lượng hàng

hoá xuất nhập khẩu cũng phải cải tiến (trước đây chỉ chú trọng

kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu) để đảm bảo ốn định và nâng

cao uy tín của hàng Việt Nam trên trường Quốc tế.

1.2 Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu

quả quản lý Nhà nước về chất lượng, môi trường và xã hội

Quản lý Nhà nước về chất lượng đã được thể chế hoá trong

Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá được Quốc hội thông qua năm

1999 và có hiệu lực thi hành từ năm 2000. Năm 2000, Uỷ ban

Thường vụ Quốc hội cũng đã thông qua Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng. Đồng thời, tại những thời điểm thích hợp, Chính

phủ cũng ban hành hàng loạt các Chỉ thị, Quyết định nhằm khắc

phục tình trạng vi phạm quy định về chất lượng của đối với hàng

xuất khẩu của ta. Sự ra đời của các văn bản pháp quy này có ý

nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lý chất

lượng trên toàn quốc, từ đó có thể nâng cao ý thức của các doanh

nghiệp xuất khẩu để cung cấp các sản phẩm xuất khẩu có chất

lượng cao. Tuy nhiên, việc đưa các quy định này vào thực tiễn vẫn

còn là một điều khó khăn, và thường là chỉ có tác dụng trong ngày

một ngày hai. Chính vì vậy mà tình trạng hàng hoá không đủ tiêu

chuẩn xuất khẩu vẫn còn phổ biến. Với tình thế như vậy, Nhà nước

cần mạnh tay hơn nữa, ban hành các quy định về xử phạt các

doanh nghiệp vi phạm Pháp lệnh và các chỉ thị, quy định đã đặt ra;

đồng thời xúc tiến công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp

hành pháp luật của các tổ chức, doanh nghiệp.

Đối với công tác Bảo vệ môi trường, hệ thống Pháp luật về Bảo

vệ môi trường của Việt Nam còn chưa thật hoàn chỉnh nền không

khuyến khích được doanh nghiệp thực hiện tốt công tác này. Vì

Page 131: Khóa luận tốt nghiệp

thế, Nhà nước cần:

+ Trong Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 175-CP hướng

dẫn thi hành Luật, cần có nhiều quy định cụ thể hơn nữa về Bảo vệ

môi trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh

nghiệp. Thực tế là những quy định chung trong Luật bảo vệ môi

trường và Nghị định nói trên á dụng với mọi đối tượng, moi tầng

lớp xã hội. Riêng đói với hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp thì sự điều chỉnh và quản lý thông qua các quy định

cụ thể còn rất hạn chế. Một số biện pháp hữu hiệu có thể tham

khảo là: (1) Thu phí, thuế và các khoản thu khác liên quan đến môi

trường; (2) Hạn ngạch/giấy phép môi trường có thể trao đổi được;

(3) Đặt cọc phí tái chế đối với một số loại sản phẩm (ví dụ: các loại

vỏ đồ hộp); (4) Các biện pháp kiểm dịch động, thực vật và các tiêu

chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm; (5) Các yêu cầu về bao

gói (hiện nay chưa có); (6) Các yêu cầu về hàm lượng nguyện liệu

được tái chế; (7) Giới thiệu và đưa ra nhãn mác sinh thái như một

dấu hiệu bảo vệ môi trường. Đồng thời củng cố nhiệm vụ và chức

năng của Nhà nước trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, đặc biệt là

trong khâu giám sát thực hiện các quy định.

+ Ban hành Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật để thay thế Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

(1989) do Pháp lệnh này đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến

quản lý và phát triển ngành.

Về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thực tế là Bộ

luật lao động của Việt Nam đã bao trùm các yêu cầu cơ bản của

các bộ Quy tắc ứng xử mà nếu có thì phía nước ngoài sẽ yêu cầu.

Nhưng việc áp dụng đúng các quy định trong Bộ luật lại rất hiếm.

Ví dụ đơn giản như luật Phòng cháy chữa cháy. Khi các chuyên gia

đánh giá phỏng vấn ban lãnh đạo các doanh nghiệp về vấn đề

Page 132: Khóa luận tốt nghiệp

kiểm tra của PCCC đối với các doanh nghiệp, đều phát hiện ra rằng

ngay cả PCCC cũng không áp dụng đúng luật. Một trường hợp cụ

thể là thời hạn kiểm tra định kỳ hệ thống PCCC, có những công ty

cả 2 năm trời không đuợc gặp PCCC đến một lần. Còn các trường

hợp vi phạm an toàn vệ sinh lao động thì rất phổ biến. Như vậy,

mấu chốt ở đây là việc thực thi Bộ luật Lao động của Việt Nam cần

được Bộ lao động-Thương binh-Xã hội giám sát chặt chẽ hơn nữa,

không chỉ để cải thiện cuộc sống và môi trường làm việc của người

lao động mà còn thể hiện trách nhiệm đạo đức trước các đối tác

nước ngoài.

Ngoài ra trước hiện tượng nhiễu sóng thông tin về chứng chỉ

SA 8000, Nhà nước cần có biện pháp quản lý đối với các tổ chức

môi giới, tư vấn và cấp phát chứng chỉ, không để các doanh nghiệp

rơi vào tình trạng lầm tưởng đây là chứng chỉ tất yếu phải có khi

muốn thâm nhập vào thị trường EU. Bộ Lao động-Thương binh-Xã

hội nên tổ chức các cuộc hội thảo về chủ đề này, giúp các doanh

nghiệp có định hướng cụ thể sao cho phù hợp nhất với ngành nghề

và điều kiện của mình.

1.3 Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các quy định và

tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường và xã hội của EU

Hỗ trợ tài chính: Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các

doanh nghiệp vừa và nhỏ (đặc biệt trong những ngành may mặc,

chế biến nông sản, thuỷ sản, chế biến gỗ, sản xuất gốm sứ....) nên

rất hạn chế vốn trong việc đổi mới công nghệ sản xuất cũng như

đầu tư trang thiết bị xử lý môi trường. Chính vì vậy, nhà nước nên

có các biện pháp hỗ trợ hơn nữa về mặt tài chính như: (1) Miễn

thuế thu nhập từ 2-4 năm cho các doanh nghiệp chế biến xuất

khẩu, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất hàng có hàm lượng

giá trị gia tăng cao. Dành thuế ưu đãi đặc biệt cho các doanh

Page 133: Khóa luận tốt nghiệp

nghiệp thực hiện tốt công tác môi trường và xã hội; (2) Ưu tiên cho

các doanh nghiệp này vay vốn từ các nguồn tín dụng ưu đãi; (3)

Nhà nước dành vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư hàng năm cho các

chương trình quy hoạch vùng sản xuất, các trung tâm giống quốc

gia để tạo ra các giống sạch và có chát lượng (đối với các ngành

nông nghiệp và thuỷ sản), đầu tư xây dựng các trạm quan trắc

cảnh báo môi trường...

Hỗ trợ thông tin: Thông tin về thị trường xuất khẩu có vai trò

rất quan trọng giúp cho các doanh nghiệp biết được nhu cầu, thị

hiếu của người tiêu dùng về các chủng loại sản phẩm và các quy

định của thị trường để đáp ứng. Với hoạt động này, Nhà nước nên

chỉ đạo tích cực tạo ra nhiều kênh thông tin tới các doanh nghiệp,

như các ấn phẩm, trang Web, trung tâm cung cấp thông tin ..v.v.

HIện nay đã có không ít ấn phẩm và trang Web của các cơ quan

hữu quan được xây dựng nhằm mục đích này (như Bộ Thuỷ sản, Bộ

Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam...) nhưng nội dung về thị

trường vẫn chưa đầy đủ, thiếu hệ thống và không mang tính cập

nhật (đặc biệt là các thông tin trên Web).

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành chức năng cần phối hợp tổ chức

các cuộc hội thảo giới thiệu cho các doanh nghiệp về những quy

định chất lượng, môi trường và xã hội của EU đối với từng loại hàng

hoá xuất khẩu, đặc biệt tập trung vào việc giải thích nhưng quy

định, tiêu chuẩn mới, đánh giá những ảnh hưởng của chúng đối với

hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng, hướng dẫn cho

các doanh nghiệp khắc phục các rào cản kỹ thuật này.

Xây dựng cơ chế phối hợp hợp lý giữa các doanh nghiệp với

các cơ quan quản lý Nhà nước. Một giải pháp hữu hiệu là xây dựng

các hiệp hội ngành hàng (theo từng địa bàn hoặc theo từng lĩnh

Page 134: Khóa luận tốt nghiệp

vực kinh doanh) để có thể đại diện trực tiếp cho tiêng nói của các

doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ).

Hỗ trợ đào tạo nhân lực: Đầu tư cho việc đào tạo các chuyên

gia về xây dựng và đánh giá tiêu chuẩn chất lượng, xã hội và môi

trường trong mỗi ngành nghề, nâng cấp các thiết bị chuyên dụng

phục vụ cho công tác đánh giá đó. Xây dựng các chương trình đào

tạo thí điểm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu (có nhu cầu cấp

thiết nhất). Chương trình thí điểm một mặt sẽ góp phần nâng cao

kiến thức, kỹ năng và ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp về

quản lý chất lượng, môi trường và xã hội, đồng thời cho phép đánh

giá được nhu cầu và sự quan tâm của giới doanh nghiệp đối với

vấn đề này để có những giải pháp cụ thể hơn.

Hỗ trợ giải quyết tranh chấp vi phạm các quy định và tiêu

chuẩn của EU, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp thông qua đàm

phán thương mại: Với vị thế bất lợi trong thương mại quốc tế, các

doanh nghiệp thường bị thiệt thòi khi phải theo đuổi các vụ kiện

hoặc tranh chấp phát sinh do vi phạm của một trong các bên liên

quan. Hơn nữa, các nước phát triển ngày càng tìm cách tận dụng

tối đa những công cụ được coi là hợp pháp trong thương mại quốc

tế để gây khó dễ cho các doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước

đang phát triển như: áp dụng các tiêu chuẩn và các biện pháp hạn

chế thương mại vì mục đích bảo vệ môi trường, vì mục đích đạo

đức xã hội... Vì thế, vai trò của Nhà nước là (1) Có tiếng nói chính

thức bảo vệ doanh nghiệp trên trường quốc tế trong các trường

hợp như phía đối tác tuyên truyền bất lợi cho ta; (2) Tư vấn cho

các doanh nghiệp về mặt chuyên môn pháp lý, cung cấp hoặc giới

thiệu những luật sư tin cậy chuyên trách về giải quyết tranh chấp

thương mại; (3) Trong quá trình đàm phán, yêu cầu các đối tác mở

cửa thị trường, ví dụ như gia tăng hạn ngạch dệt may, nâng cao

Page 135: Khóa luận tốt nghiệp

ngưỡng phát hiện dư lượng kháng sinh đối với nông, thuỷ sản...

1.4 Các giải pháp khác

Có chính sách quản lý chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu

theo hướng hạn chế nhập khẩu những hàng hoá có khả năng gây ô

nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn và sức khoẻ

của người lao động trong quá trình lao động như: hoá chất, phân

bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh cấm

sử dụng, dây chuyền chế biến lạc hậu... Đồng thời khuyến khích

nhập khẩu công nghệ chế biến sạch, công nghệ ít gâyô nhiễm môi

trường, thiết bị xử lý chất thải...

Cần có chính sách hình thành các tổ hợp sản xuất, chế biến

khép kín (đặc biệt trong nông nghiệp và thuỷ sản) để các doanh

nghiệp có điều kiện thuận lợi áp dụng HACCP một cách triệt để.

Hiện nay ở Việt Nam rất khó áp dụng HACCP một cách triệt để và

khép kín vì nuôi trồng tách riêng với chế biến. Trong khi các doanh

nghiệp áp dụng HACCP thì các hộ nông dân nuôi trồng lại không

tuân thủ quy định vì muốn thu lợi nhuận cao nên nguyên liệu cung

cấp nhiều khi không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, dẫn đến sản

phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

2. Giải pháp về phía các doanh nghiệp

2.1 Cập nhật và hiểu rõ các quy định và tiêu chuẩn

về chất lượng, môi trường và xã hội của EU đối với sản

phẩm doanh nghiệp cung cấp

Hệ thống các quy định và tiêu chuẩn của EU đối hàng hoá

nhập khẩu khá phức tạp và ngặt nghèo. Ngoài những quy định

chung về an toàn sản phẩm (Product Safety), Luật thực phẩm,

Luật bảo vệ môi trường... còn có vô số các chỉ thị riêng cho các

nhóm sản phẩm khác nhau (Directives). Đa phần mỗi quy định lại

được điều chỉnh bởi nhiều chỉ thị. Vì vậy không thể chỉ đọc 01 chỉ

Page 136: Khóa luận tốt nghiệp

thị trong số các chỉ thị điều chỉnh 1 quy định mà có thể hiểu được

quy định đó. Ví dụ như: quy định về chất phụ gia trong thực phẩm

được điều chỉnh bởi 04 chỉ thị: Chỉ thị 94/35/EEC đối với chất làm

ngọt, Chỉ thị 94/36/EEC đối với phẩm màu, Chỉ thị 88/388/EEC đối

với hương liệu, Chỉ thị 95/2/EC đối với các p hụ gia thực phẩm

khác. Vì vậy muốn hiểu rõ một quy định của EU phải đọc kỹ tất cả

các chỉ thị liên quan đến quy định đó. Chưa kể đến các tiêu chuẩn

chất lượng EN áp dụng cho sản phẩm sản xuất và lưu thông trong

khối EU, nếu các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu và tuân thủ sẽ là

thuận lợi lớn khi đưa hàng hoá vào thị trường này.

Một thực tế hiện nay là nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi xuất

khẩu vẫn chỉ làm hàng theo khả năng chứ chưa đón bắt nhu cầu từ

phía đối tác. Vì vậy, công tác tìm hiểu thị trường vẫn còn rất yếu

kém, nhiều doanh nghiệp không nhận thức được tầm quan trọng

của hoạt động này vì sợ tốn kém chi phí. Do đó mà hiện tượng “có

nghe nói về quy định này nhưng không biết rõ vì chưa được đọc

văn bản, chỉ biết rằng EU đưa ra yêu cầu rất khắt khe”là khá phổ

biến.

2.2 Tăng cường áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn

quốc tế về chất lượng, môi trường và xã hội.

Các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO

9001, tiêu chuẩn quản lý môi trường 14001, tiêu chuẩn HACCP... là

những tiêu chuẩn chung được nhiều nước hưởng ứng và khuyến

khích áp dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam - trước hết là các

doanh nghiệp xuất khẩu - cần phải nhận thức rõ được tầm quan

trọng của các tiêu chuẩn này vì khi có các chứng chỉ, doanh nghiệp

không chỉ lấy được lòng tin của các bạn hàng mà còn cải thiện quy

trình quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng

suất lao động, đem lại lợi ích kinh tế về lâu dài cho doanh nghiệp.

Page 137: Khóa luận tốt nghiệp

Cụ thể với hệ thống HACCP đòi hỏi phải áp dụng và tuân thủ

triệt để các quy định ngay từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, cho đến

khâu chế biến. Đây là một điều rất khó thực hiện đối với các doanh

nghiệp chế biến nông, thuỷ sản của ta vì người nuôi trồng, khai

thác nông, thủ sản là các hộ nông dân rất phân tán. Vì vậy, các

doanh nghiệp chế biến nên liên kết với các hợp tác xã nông

nghiệp, nông trường... để hình thành các tổ hợp sản xuất lớn và áp

dụng hệ thống HACCP. Chú trọng áp dụng hệ thống HACCP một

cách thực sự, tránh tình trạng áp dụng tiêu chuẩn này mang tính

hình thức để đối phó với thị trường nhập khẩu như hiện nay đang

diễn ra ở các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

Ngoài ra, nhằm vượt qua thách thức về yêu cầu ngày càng

tăng của thị trường, việc áp dụng phương pháp quản lý chất lượng

tổng thể (TQM - Total Quality Management) có thể là một giải

pháp. TQM là một phương pháp quản lý giải quyết từng vấn đề

trong đó cốt lõi là chất lượng trong mọi khía cạnh và nhiệm vụ của

quá trình hoạt động. Khi áp dụng TQM, nhà xuất khẩu không

những phải trải qua các giai đoạn như ISO 9000 và ISO 14000 và

các vấn đề bắt buộc như nhãn hiệu CE, HACCP mà còn phải chú ý

tới tác động đối với xã hội. Tất nhiên, TQM không phải là điều kiện

để thành đạt ở thị trường châu Âu. Song, nó có thể cung cấp cho

các doanh nghiệp một công cụ quản lý hữu ích. Nó tạo ra một môi

trường cho việc liên tục cải tiến hoạt động mà các doanh nghiệp có

thể cần để vượt qua đối thủ cạnh tranh và đáp ứng những kỳ vọng

của khách hàng và yêu cầu của thị trường ở mức độ cao.

2.3 Đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất

Các ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam sở dĩ yếu kém về

chất lượng đều do những hạn chế về trang thiết bị và công nghệ

(như đã phân tích ở phần thực trạng). Do đó, đổi mới trang thiết bị

Page 138: Khóa luận tốt nghiệp

và công nghệ là một yêu cầu tất yếu nếu các doanh nghiệp xuất

khẩu muốn vươn xa trên trên thị trường quốc tế.

Đối với các ngành công nghiệp nhẹ (dệt may, giày dép, sản

xuất đồ gỗ...), máy móc thiết bị hiện chủ yếu là những loại đã lạc

hậu, năng suất thấp. Để phát triển ngành sang một bước mới cần

nỗ lực đầu tư để bắt kịp với công nghệ trong khu vực và thế giới.

Trường hợp các doanh nghiệp chưa có điều kiện tài chính, có thể

sử dụng hình thức thuê tài chính để đổi mới năng lực sản xuất của

mình, tạo dựng tên tuổi và uy tín với đối tác nước ngoài. Bên cạnh

đó, phương thức gia công xuất khẩu kéo dài không những đem lại

hiệu quả kinh doanh ít mà còn làm cùn khả năng tự vận động, tự

sáng tạo của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực

này nên từng bước vươn tới đầu tư xây dựng một hệ thống hoạt

động kỹ nghệ liên hoàn với 4 khâu: sáng tạo thiết kế, thu mua

nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất và thương mại trực tiếp.

Đối với các doanh nghiệp chế biến nông, thuỷ sản thì phương

thức sản xuất và công nghệ chế biến đóng vai trò quyết định trong

việc nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Đồng thời, nếu phương

thức sản xuất và công nghệ chế biến không thích hợp còn gây ô

nhiễm môi trường, khiến cho các doanh nghiệp vi phạm quy định

về môi trường của EU. Do vậy, việc cần thiết là phải (1) cải tiến,

nâng cao kỹ thuật các trang thiết bị dùng trong chế biến, (2) thay

đổi các công nghệ gây ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ

sạch (với các doanh nghiệp hạn chế về tài chính không có khẳ

năng thay thế toàn bộ dây chuyền lạc hậu thì có thể lắp đặt bổ

sung các thiết bị chống và xử lý ô nhiễm môi trường cho dầy

chuyền đang vận hành), (3) tìm hiểu và từng bước tuân theo quy

trình canh tác nông nghiệp đảm bảo GAP để cung cấp các sản

phẩm chế biến sạch.

Page 139: Khóa luận tốt nghiệp

Ngoài ra, một trong những phương pháp thâm nhập thị trường

EU hữu hiệu của hàng nông, thuỷ sản Việt Nam hiện nay là nuôi

gia công. Với trình độ nuôi trồng và chế biến của ngành còn thấp

như hiện nay thì khi nuôi gia công, các doanh nghiệp sẽ không chỉ

được cả lợi ích kinh tế mà còn học được phương pháp nuôi trồng

nông, thuỷ sản đạt tiêu chuẩn chất lượng, từ đó tạo dựng chỗ đứng

ban đầu cho mình trên thị trường rộng lớn này. Theo phương pháp

này, giống nông thuỷ sản, kỹ thuật, chuyên gia, thức ăn và phương

pháp nuôi do EU cung cấp và hướng dẫn thực hiện. Phía EU sẽ cử

chuyên gia sangViệt Nam để hướng dẫn phương pháp nuôi, giám

sát hoạt động nuôi và nghiệm thu sản phẩm, sau đó chuyên gia EU

sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm và dán nhãn mác hàng của EU

trước khi xuất khẩu sang thị trường này. Hiện nay, công ty xuất

nhập khẩu thuỷ sản Seaprodex đã tiến hành nuôi tôm gia công cho

Nhật Bản, kết quả thu được rất khả quan, giá tôm xuất khẩu và giá

trị gia tăng của sản phẩm rất cao.

2.4 Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước trong

việc giải quyết vướng mắc thị trường

Giải pháp này được đưa ra dựa trên trường hợp điển hình về

xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang EU bị vi phạm quy

định về dư lượng kháng sinh của EU trong thời gian gần đây. Thời

kỳ đầu chỉ có một số doanh nghiệp có lôhàng vi phạm, các doanh

nghiệp này đã không báo cáo với Bộ Thuỷ sản để được giúp đỡ mà

tự tìm cách giải quyết với đối tác EU, nhưng cuối cùng vẫn không

thể giải quyết được (không lấy được tiền mà cũng không xin lại

được hàng để xuất sang các thị trường khác). Cho đến khi số lô

hàng thuỷ sản Việt Nam vi phạm quy định của EU nhiều hơn, Uỷ

ban châu Âu đã chính thức thông báo cho Bộ Thuỷ sản về tình

trạng này và kể từ tháng 9/2001, EU áp dụng biện pháp kiểm tra

Page 140: Khóa luận tốt nghiệp

tăng cường đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam (kiểm

tra 100% các lô hàng xuất khẩu, trong khi trước đây hàng thuỷ sản

của ta chỉ bị EU kiểm tra xác suất 5%). Như vậy, hàng thuỷ sản

xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệp

chưa có lô hàng bị vi phạm) đều bị kiểm tra 100%, gây bất lợi cho

các doanh nghiệp và mất uy tín đồng loạt trên các thị trường xuất

khẩu.

Nếu như ngay từ đầu, các doanh nghiệp có lô hàng vi phạm

phối hợp với các cơ quan chức năng tỏng việc giải quyết vướng

mắc thị trường (Bộ Thuỷ sản thực hiện các biện pháp hạn chế sử

dụng dư lượng kháng sinh bị cấm; Bộ Thương mại chủ động đàm

phán với phía EU để tìm cách giúp các doanh nghiệp tháo gỡ...) thì

chúng ta đã sớm ngăn chặn được tình trạng các lô hàng thủy sản

liên tiếp bị EU từ chối và tiêu huỷ

2.5 Các giải pháp khác

Thứ nhất, tích cực tham gia các cuộc hội thảo do phía Việt

Nam, Liên minh châu Âu hoặc cả hai bên phối hợp tổ chức về đẩy

mạnh xuất khẩu sang EU, giới thiệu các quy định và tiêu chuẩn về

chất lượng, môi trường và xã hội của đối với hàng nhập khẩu. Trên

cơ sở nguồn thông tin này, đưa ra phương hướng thích hợp điều

chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình để đảm bảo cung

cấp cho thị trường này các sản phẩm phù hợp, đạt yêu cầu.

Thứ hai, chủ động tiếp cận với các quy định của EU bằng nhiều

cách: Thông qua thương vụ của Việt Nam ở các nước thành viên

EU; Phái đoàn EC tại Hà Nội; Phòng Thương mại châu Âu tại Việt

Nam; Trung tâm xúc tiến thương mại; Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam; Trung tâm nghiên cứu châu Âu, đối tác EU; mạng

Internet....

Thứ ba, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến

Page 141: Khóa luận tốt nghiệp

tác động của các quy định và tiêu chuẩn của EU đối với hàng nhập

khẩu vào thị trường này.

Thứ tư, thành lập các bộ phận quản lý chất lượng và môi

trường với trách nhiệm kiểm tra định kỳ, giám sát chất lượng, môi

trường trong doanh nghiệp.

Thứ năm, rà soát lại hồ sơ kiểm soát nguyên liệu của các lô

hàng đang trên đường tới các nước EU để triệu hồi về nước những

lô hàng được sản xuất bằng nguồn nguyên liệu không đảm bảo.

Thứ sáu, tìm thị trường thay thế, hạn chế xuất khẩu vào EU

những lô hàng chưa được giám định chắc chắn về chất lượng và

môi trường .

Page 142: Khóa luận tốt nghiệp

Kết luận

Số lượng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đang tăng lên

được coi là mối đe dọa chủ yếu đối với nhà xuất khẩu ở các nước

đang phát triển. Nhiều doanh nghiệp đang bị mất cơ hội kinh

doanh do những đòi hỏi ngày càng tăng về lượng, môi trường và

trách nhiệm xã hội từ phía đối tác nước ngoài. Vụ việc các lô hàng

thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong hai năm 2001, 2002 liên

tiếp bị phát hiện vi phạm quy định của EU về dư lượng kháng sinh,

dẫn đến bị tiêu huỷ và phải chịu chế độ kiểm tra 100% khiến

ngành thuỷ sản gặp không ít khó khăn, đồng thời ảnh hưởng đến

uy tín tại các khu vực thị trường khác có thể coi là một bài học đắt

giá. Do đó, đáp ứng các tiêu chuẩn là điều kiện sống còn cho các

doanh nghiệp Việt Nam để trụ vững và thành công trên thị trường

châu Âu.

Với quy mô giới hạn, khoá luận đã giải quyết được một số vấn

đề sau:

Trình bày tóm gọn những quy định chung nhất (bắt buộc hoặc

không bắt buộc) về chất lượng, môi trường và xã hội mà EU hiện

đang áp dụng cho hàng hoá lưu thông trên thị trường, và do đó

cho cả hàng hoá nhập khẩu

Đánh giá khái quát năng lực của Việt Nam đáp ứng các quy

định và tiêu chuẩn đó như: mức độ hài hoà tiêu chuẩn của Việt

Nam với EU nói riêng và quốc tế nói chung, tình hình áp dụng hệ

thống quản lý chất lượng ISO 9000 và môi trường ISO 14000, thực

tế áp dụng các quy định về đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho

người tiêu dùng trong sản xuất hàng công nghiệp chế tạo, nông

thuỷ sản và thực phẩm... Đồng thời khoá luận cũng đi sâu vào

phân tích khả năng đáp ứng các quy định đó của 4 ngành hàng

xuất khẩu chính: da giày, dệt may, nông sản, và thuỷ sản

Page 143: Khóa luận tốt nghiệp

Đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém của

các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đáp ứng các quy định và

tiêu chuẩn của EU, như: thu phí môi trường, đặt cọc phí tái chế đối

với một số loại sản phẩm; áp dụng phương pháp quản lý chất

lượng tổng thể TQM; nuôi gia công nông, thuỷ sản cho các đối tác

EU...

Trên hết, các doanh nghiệp cần hiểu rằng đáp ứng các tiêu

chuẩn này phải dựa trên chiến lược lâu dài, chứ không chỉ là các

biện pháp đối phó ngày một ngày hai.

Page 144: Khóa luận tốt nghiệp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nghiªm Quúnh Nga – Anh2 K38

danh mục tài liệu trích dẫn

[1] “Kim ngạch xuất khẩu năm 2002, ước năm 2003 và dự báo

năm 2004 theo thị trường các nước”- Tạp chí Ngoại Thương - Số

21-30/10/2003 - Trang 6.

[2] “Làm ăn với ngôi sao “mọc muộn”“- Thời báo kinh tế Sài Gòn -

29/08/2002).

[3] “European Union and World Trade”- Basic Statistic for European

Union Trade for years 2001, 2002.

[4] Liew Mun Leong (chủ tịch tổ chức ISO) - “Tiêu chuẩn trong cuộc

sống hàng ngày”- Hội thảo tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá

quốc tế và khu vực - Tổng cục TCĐLCL - 2002.

[5] Dương Xuân Chung - “Hoà hợp về tiêu chuẩn với khu vực và thế

giới”- Hội thảo “Tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế và

khu vực”- Tổng cục TCĐLCL - 2002

[6] Định nghĩa của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO), trong

dự thảo DIS 9000:2000

[7] Ông I.J.Day (Chủ tịch BVQI, U.K) - “Chứng nhận EMS hệ thống

quản lý môi trường”- Hội nghị chất lượng Việt Nam lần thứ hai -

Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng - 11/1997

[8] Nguyễn Mạnh Cường - “Nhận biết vấn đề trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Quốc Tế”-

Hội thảo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR - Bộ LĐ-

TB-XH - 2002.

[9] “Kỷ yếu 40 năm hoạt động và phát triển 1962 - 2002”- Tổng

cục tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng - NXB KH&KT

[10] Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO - "The ISO Survey of

ISO 9000 and ISO 14000 - Twelfth Cycle: up to and including

December 2002" - www.iso.org - 2003

Khoa Kinh TÕ Ngo¹i Th¬ng

Page 145: Khóa luận tốt nghiệp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nghiªm Quúnh Nga – Anh2 K38[11] Vietnam Investment Review - 21-27 December, 2002 -

www.vir.com.vn

[12] “EU huỷ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với 6 doanh nghiệp”- Tạp

chí Thông tin Khoa học Công nghệ Thuỷ sản - số tháng 8/2003 -

www.fistenet.gov.vn

[13] Thanh Liêm - “Thực trạng, giải pháp quản lý chất lượng vệ

sinh an toàn thực phẩm”- Tạp chí TCĐLCL - Số 8(49)/2003 -

Trang 16.

[14] Thanh Liêm - “Nông sản thực phẩm và hoạt động tiêu chuẩn

hoá trong lĩnh vực NSTP ở Việt Nam”- Tạp chí TCĐLCL - Số

7/2003 - Trang 42

[15] Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO - "The ISO Survey of

ISO 9000 and ISO 14000 - up to and including December 2002”-

www.iso.org - 2003.

[16] Phùng Thị Vân Kiều - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ của Nhà

nước về bảo vệ môi trường: “Các quy định về môi trường của

Liên minh châu  u (EU) đối với nhập khẩu hàng nông, thuỷ

sản và các giải pháp đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn môi

trường đối với hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU”-

Viện nghiên cứu Thương mại - 09/2003.

[17] Tổ chức SAI - “SA 8000 Certified Facilities, up dated

September, 2003”-

www.sa-intl.org/Accreditation/Certification.htm

[18] Bình Yên & Phong Lan - “Doanh nghiệp không buộc phải mua

chứng chỉ SA 8000”- Báo điện tử VnExpress ngày 24/8/2002 -

www.vnexpress.net

[19] Cao Huệ Anh & Vũ Đức Thắng - “Đánh giá và chứng nhận SA

8000 - Một số thuận lợi và khó khăn”- Hội nghị toàn quốc Câu

lạc bộ ISO Việt Nam - kỷ niệm 2 năm thành lập CLB - 02/2002

Khoa Kinh TÕ Ngo¹i Th¬ng

Page 146: Khóa luận tốt nghiệp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nghiªm Quúnh Nga – Anh2 K38[20] Phi Hùng - “Có cần tốn tiền mua SA 8000?”- Báo Doanh

nghiệp - Số 34 (22/8/02 - 28/8/02) - Trang 5

[21] EU Economic and Commercial counsellors - “2003 Annual

Report”- the European Commision’s Delegation in Vietnam -

www.delvnm.cec.eu.int - May, 2003.

[22] “Tình hình sản xuất kinh doanh 5 tháng đầu năm 2003 của

ngành da giày Việt Nam”- Bản tin hàng tháng của Hiệp hội da

giày Việt Nam, số tháng 6/2003 - www.lefaso.org.vn

[23] Thông tin chuyên đề “Thực trạng và tiềm năng trong quan hệ

thương mại giữa Việt Nam và EU”- Phòng thông tin tư liệu - Viện

nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương mại - 2002

[24] Trần Khắc Kiên - “Thực trạng và định hướng phát triển ngành

công nghiệp da giày Việt Nam trong thời gian tới”- Hội thảo

“Chương trình mục tiêu phát triển ngành da giày Việt Nam”-

Hiệp hội da giày Việt Nam - 5/2002

[25] Số liệu thống kê của Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất

lượng - www.tcvn.gov.vn - cập nhật đến tháng 9/2003.

[26] Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (Chu Viết Luân chủ

biên) - “Dệt may Việt Nam - Cơ hội và thách thức”- Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia - 2003.

[27] “Xuất khẩu dệt may sang EU sẽ nóng dần lên”- Tạp chí Ngoại

Thương Số 21-31/7/2003 - Trang 14.

[28] Nguyễn Cao Bình (Tổng công ty dệt may Việt Nam) - “Thực

trạng thiết bị và công nghệ ngành dệt may Việt Nam”- Báo cáo

tại Hội thảo xúc tiến xuất khẩu dệt may sang EU - Trung tâm

đầu tư và xúc tiến thương mại Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) - 6/2003.

[29] Số liệu thống kê của phái đoàn EC tại Việt Nam (European

Commission’s Delegation in Vietnam) - www.delvnm.cec.eu.int -

2002.

Khoa Kinh TÕ Ngo¹i Th¬ng

Page 147: Khóa luận tốt nghiệp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nghiªm Quúnh Nga – Anh2 K38[30] Thu Phương - “HACCP với việc mở rộng thị trường xuất khẩu

thuỷ sản”- Tạp chí Thuỷ sản - số tháng 1/2003 -

www.fistenet.gov.vn

[31] Đình Chúc - “Liên minh châu  u mở rộng từ 15 lên 25 thành

viên: Những thách thức mới đối với doanh nghiệp Việt Nam”-

Báo Lao động điện tử - www.laodong.com.vn - Số 282, ngày

9/10/2003.

[32] “Hạn ngạch dệt may của Việt Nam vào EU sẽ tăng từ 55-

70%”- Báo Lao động điện tử - www.laodong.com.vn - Số ra ngày

9/9/2003.

Khoa Kinh TÕ Ngo¹i Th¬ng

Page 148: Khóa luận tốt nghiệp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nghiªm Quúnh Nga – Anh2 K38

danh mục tài liệu tham khảo

I. Danh mục Tiếng Việt

1. Đinh thị Quỳnh Anh - Khoá luận tốt nghiệp “Thực trạng và giải

pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

sang thị trường EU giai đoạn 2000 - 2010”- Trường Đại học

Ngoại Thương - 2001.

2. Nguyễn Mạnh Cường - “Nhận biết vấn đề trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Quốc Tế”-

Hội thảo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR - Bộ LĐ-

TB-XH - 2002.

3. Nguyễn Thái Hùng - Báo cáo “Hài hoà tiêu chuẩn trong lĩnh

vực thuỷ sản”- Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng - Tổng cục

TCĐLCL - 2002

4. Phùng Thị Vân Kiều - Đề tài khoa học cấp Bộ “Các giải pháp

đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị

trường EU giai đoạn 2000 - 2010”- Viện nghiên cứu Thương

mại - Bộ Thương mại - 2000.

5. Phùng Thị Vân Kiều - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ của Nhà

nước về bảo vệ môi trường: “Các quy định về môi trường của

Liên minh châu  u (EU) đối với nhập khẩu hàng nông, thuỷ

sản và các giải pháp đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn môi

trường đối với hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU”-

Viện nghiên cứu Thương mại - 09/2003.

6. Chu Viết Luân (chủ biên) - Sách “Dệt may Việt Nam - Cơ hội và

thách thức”- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 2003.

7. Đỗ Thị Ngọc - Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế “Nghiên cứu xây

dựng mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh

nghiệp Việt Nam”- Trường ĐH Thương Mại - 2000.

Khoa Kinh TÕ Ngo¹i Th¬ng

Page 149: Khóa luận tốt nghiệp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nghiªm Quúnh Nga – Anh2 K388. Trần Sửu & Nguyễn Chí Tụng (Trường Đại học Ngoại Thương) -

“Quản lý chất lượng hàng hoá và dịch vụ”- NXB Khoa học Kỹ

thuật - 1996.

9. Nguyễn Văn Xuân - Báo cáo “Hài hoà tiêu chuẩn trong lĩnh vực

nông sản thực phẩm”- Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng - Tổng

cục TCĐLCL - 09/ 2002

10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam & Trung tâm

thông tin châu Âu tại Việt Nam - Sách “Kinh doanh với thị

trường EU”- 2002.

11. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Sách “EU- thị

trường xuất khẩu”- 2001.

12. Phòng thông tin tư liệu - Thông tin chuyên đề “Thực trạng và

tiềm năng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU”-

Viện nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương mại - 2002

13. Phòng thông tin tư liệu - Thông tin chuyên đề “Tình hình sản

xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2002”- Viện nghiên

cứu Thương mại - 12/2002.

14. Phòng thông tin tư liệu - Thông tin chuyên đề “Quan hệ thương

mại của Việt Nam với một số nước và khu vực”-- Viện nghiên

cứu Thương mại - 8/2002.

15. “Niên giám thông kê 2002”- NXB Thống kê - 2002.

16. “Kỷ yếu 40 năm hoạt động và phát triển 1962 - 2002”- Tổng

cục tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng - NXB KH&KT - 2002

17. “Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 175 CP hướng dẫn thi

hành Luật”- NXB Chính trị Quốc gia - 1997

18. “Bộ luật lao động Việt Nam”- NXB Chính trị Quốc gia - 2002

19. “Một số văn bản qui phạm pháp luật về tiêu chuẩn đo lường

chất lượng”- Tổng cục TCĐLCL - 2002.

20. “Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 - Các yêu cầu”-

Khoa Kinh TÕ Ngo¹i Th¬ng

Page 150: Khóa luận tốt nghiệp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nghiªm Quúnh Nga – Anh2 K38

2000

21. Báo cáo “Hội nghị chất lượng Việt Nam lần thứ 2”- Tổng cục

TCĐLCL - 11/1997

22. Báo cáo “Hội nghị chất lượng Việt Nam lần thứ 4”- Tổng cục

TCĐLCL - 2001

23. Báo cáo “Hội thảo về hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an

toàn thực phẩm theo HACCP”- Vụ kỹ thuật - Bộ thuỷ sản -

09/2001.

24. Báo cáo hội thảo “Tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế

và khu vực”- Tổng cục TCĐLCL - 2002.

25. Báo cáo “Hội nghị toàn quốc - Câu lạc bộ ISO Việt Nam - kỷ

niệm 2 năm thành lập CLB”- 02/2002

26. Báo cáo “Hội nghị tổng kết hoạt động uỷ ban tiêu chuẩn hoá

thực phẩm Việt Nam”- 06/2003.

27. Tạp chí “Ngoại Thương”- Các số tháng 6, 7, 8, 9, 10 năm 2003

28. Tạp chí “Những vấn đề kinh tế thế giới”- Số 1(75) 2002; 2(82)

2003.

29. Tạp chí “Người lao động”- Số 08/2002.

30. Tạp chí “Doanh nghiệp”- Số 08/2002.

31. Tạp chí “Tạp chí TCĐLCL”- Các số 10(27) năm 2001; 3(44),

5(46), 6(47), 7(48), 8(49) năm 2003.

32. Tạp chí “Nghiên cứu châu  u ”- Số 3(51).2003

33. Các trang web www.europa.eu.int/eur-lex;

www.newapproach.org; www.eu.int/eurostat.html,

www.tcvn.gov.vn; www.agroviet.gov.vn; www.fistenet.com.vn,

www.lefaso.org.vn, www.laodong.com.vn, www.vnn.vn

II. Danh mục Tiếng Anh

1. EU Economic and Commercial counsellors - “2003 Annual

Khoa Kinh TÕ Ngo¹i Th¬ng

Page 151: Khóa luận tốt nghiệp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nghiªm Quúnh Nga – Anh2 K38

Report”- the European Commision’s Delegation in Vietnam -

www.delvnm.cec.eu.int - May, 2003.

2. International Organization for Standardardization (ISO) -

“Environmental management systems ISO 14001 -

Specification with guidance for use”- First Edition 09/1996.

3. International Organization for Standardization - "The ISO

Survey of ISO 9000 and ISO 14000 - up to and including

December 2002”- www.iso.org - 2003.

4. Social Accountability International (SAI) - “SA8000”- www.sa-

intl.org.

5. Social Accountability International (SAI) - “SA8000 Certified

Facilities”- updated September 30, 2003 -

www.sa-intl.org/Accreditation/Certification.htm

6. “Directive 92/2/EC on Food Additives”- www.cbi.nl

7. “Directive 94/62/EEC on Packaging and Packaging Waste”-

www.cbi.nl

8. “Directive 2001/95/EEC on General Product Safety”- Official

Journal of the European Communities - 15/01/2002.

9. “Directive 91/493/EEC laying down the health conditions for

the product and the placing on the market of fishery

products”- www.cbi.nl

10. “Guide to the implementation of Directive based on the New

Approach and the Global Approach - CE marking”-

europa.eu.int/celex

11. “Pan-European Biological and Landscape Diversity Strategy:

Good Agriculture Practice”- Mrs Anneli Bamber-Jones, WWF -

2001

12. “White paper on Food Safety”- europa.eu.int/comm/

Khoa Kinh TÕ Ngo¹i Th¬ng

Page 152: Khóa luận tốt nghiệp

Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nghiªm Quúnh Nga – Anh2 K38

Khoa Kinh TÕ Ngo¹i Th¬ng