Transcript
Page 1: [Lib gdx] 2. one smal step for a man

1

Setup Toy và cách dùng(cái này là cho người mới thôi, chứ bác nào mà thuần mn rồi thì bỏ qua nhá)

LibGDX Tutorial © z.k., ArrowGames

Page 2: [Lib gdx] 2. one smal step for a man

2

Nguyên tắc dùng toy thì cái nào cũng như cái nào, nhét pin và bấm nút. Tất nhiên là trước khi muốn dùng thì phải có đã. Anh em tải Toy ở đây, sau khi tải về, chạy và chúng ta sẽ

có giao diện như thế này.Với tất cả mọi người thì lần đầu tiên bao giờ cũng hoang mang, ngượng ngùng, lúng

túng, thế nên mình sẽ hướng dẫn sử dụng đồ chơi 1 chút.

LibGDX Tutorial © z.k., ArrowGames

Page 3: [Lib gdx] 2. one smal step for a man

3

● Name: Tên Project đồng thời cũng là tên của Ứng dụng trong Android, Window trên Desktop.

● Package: 1 thứ bắt buộc của Java.

● GameClass: Tên class sẽ triển khai FrameWork, đặt là cái bỏ mama gì cũng được.

● Destination: Thư mục chứa kết quả sau khi tạo.

● Android SDK: đường dẫn tới SDK.

Mục Sub Projects

● Desktop: tạo thêm 1 Project chạy trên Desktop (khuyến khích).

● Android: tạo thêm 1 Project chạy trên Android (làm game Android mà ko tạo Prj Android thì làm cái gì).

● iOS: tạo thêm 1 Project chạy trên iOS, cái này thì yêu cầu thêm MacOS + Xamarin (bản Indie trở lên giá $299/năm)

● Html: tạo thêm 1 Project HTML5, muốn chạy được thì cần cài thêm GooglePlugin cho Eclipse và GWT, nói chung là muốn ra được HTML5 thì cũng mất kha khá công đoạn, anh em ai muốn làm thì tạm tự tìm hiểu nhá.

Mục Extensions, cũng 1 lô 1 ổ các extension nhưng nói thực là mình cũng đêk biết được hết các Extension này là gì, đại khái có những cái này.

● Bullet: Physics Engine 3D (biết thế thôi, chứ mình có làm 3D đâu mà quan tâm)

● Box2D: Physics Engine 2D (tick hay không tùy anh em, thực tế là không phải Game nào cũng cần đến Physics Engine)

● Box2DLights: hệ thống ánh sáng và đổ bóng của Box2D (đẹp, nhưng hơi tốn tài nguyên)

● Controller: bộ nhận tín hiệu từ tay cầm, ví dụ XBox Controller hay OUYA

● FreeType, Tools: Really have no idea 😞

Sau khi chọn hết các chế độ chạy ưu thích thì bấm nút "GENERATE" và ngồi đợi, tiếp tục đợi, và tiếp tục đợi, DAMN, lần đầu muốn ra được cũng mất hơi chút thời gian. Trong khi chờ đợi thì vẫn còn việc ý nghĩa để làm, đó là cài thêm Plugin cho Eclipse để có thể import

LibGDX Tutorial © z.k., ArrowGames

Page 4: [Lib gdx] 2. one smal step for a man

4

được cái đám Project sắp tới sẽ tòi ra. Anh em cài Eclipse Integration Gradle qua cái link update này: http://dist.springsource.com/release/TOOLS/gradle.

Nếu các Project đã được Gen ra thành công anh em sẽ thấy bên trong thư mục gốc sẽ thấy vài cái thư mục con gồm: android, core, desktop (ios và html nếu anh em tick cả 2 cái này) và 1 đám thư mục của gradle nữa. Việc còn lại lúc này là import mớ hổ lốn đấy vào eclipse nữa là xong. Anh em vào Eclipse, chọn File → Import → Gradle → Gradle Project, trỏ tới thư mục gốc, sau đó nhấn Build Model. Lại tiếp tục đợi, khi nào xong thì chọn tất cả các Project xuất hiện và cuối cùng thì nhấn Finish. Sau khi Import thì anh em sẽ có bộ như thế này

Để tránh xảy ra lỗi anh em không nên lấy thư mục gốc làm workspace cho Eclipse, như bên trên workspace của mình là tutorial còn thư mục gốc là The First Time. Nếu như có gặp lỗi liên quan tới validation-api:1.0.0.GA thì xóa thư mục cached Maven tại C:/Users/username/.m2 trên Windows hoặc home/username/.m2 trên Linux.

Và nếu như anh em mà chạy Project desktop mà ra được kết quả thế này

LibGDX Tutorial © z.k., ArrowGames

Page 5: [Lib gdx] 2. one smal step for a man

5

thì chúng ta vừa có 1 khởi đầu không thể thuận lợi hơn, và cũng coi như chúng ta đã có thể sử dụng được Setup-gradle của LibGDX, bài sau mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách dựng hình của LibGDX, it'll become Legen...wait for it...Dery, See ya!

LibGDX Tutorial © z.k., ArrowGames


Recommended