Download pdf - ly thuyet FDI2

Transcript

Thực hiện bởi lớp K8T – ĐH Kinh Tế Luật ĐHQG TP.HCM

Danh sách nhóm thực hiện

Nhóm 06 – Lớp K08401T + K08404T

1. Tô Lý Diễm Trúc K084010088

2. Nguyễn Hữu Trường K084040091

3. Lê Ngọc Hạnh K084040500

4. Trần Thị Kim Hiệp K084040506

5. Phan Thị Bảo Linh K084040525

6. Hoàng Thị Mai Ly K084040530

7. Phan Nữ Quỳnh Mơ K084040533

8. Nguyễn Lê Phan K084040552

9. Lã Văn Thọ K084040573

GVHD: TS. Hoàng Vĩnh Long

FDI VAO VIET NAM GIAI ĐOAN 2000 - 2009

Thực hiện bởi lớp K8T – ĐH Kinh Tế Luật ĐHQG TP.HCM

MỤC LỤC

Chương 1. Tổng quan về FDI

1.1. Khái niệm và đặc điểm ................................................................................... 2

1.1.1. Khái niệm về FDI. ................................................................................... 2

1.1.2. Các đặc điểm của FDI. ............................................................................ 2

1.2. Các hình thức FDI phổ biến và đặc trưng cơ bản của chúng ....................... 3

1.2.1. Doanh nghiệp liên doanh ......................................................................... 3

1.2.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ....................................................... 4

1.2.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh ... 5

1.2.4. Đầu tư theo hợp đồng BOT ..................................................................... 6

1.2.5. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company) .......... 8

1.2.6. Hình thức công ty cổ phần....................................................................... 8

1.2.7. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài ................................................. 9

1.2.8. Hình thức công ty hợp danh .................................................................. 10

1.2.9. Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) ....................................... 11

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI .......................................... 12

1.3.1. Các chính sách kinh tế vĩ mô. ................................................................ 12

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng khác. ................................................................... 13

1.4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư. .............................................. 15

1.4.1. Các tác động tích cực của FDI. .............................................................. 15

1.4.2. Các tác động tiêu cực của FDI ............................................................... 19

Chương 2: FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009

2.1. Thực trạng nguồn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009. ................. 22

2.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI qua các năm (2000 – 2009). ........................ 23

2.1.2. Đánh giá chung về thu hút FDI giai đoạn 2000 - 2009. .......................... 33

Thực hiện bởi lớp K8T – ĐH Kinh Tế Luật ĐHQG TP.HCM

2.2. Phân tích tác động của vốn FDI vào một số yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009. ..................................................................... 37

2.2.1. Tác động của FDI vào sản lượng của nền kinh tế Việt Nam. ................... 37

2.2.2. Tác động của FDI vào việc làm và thu nhập của nền kinh tế Việt Nam. .. 42

2.2.3. Tác động của FDI vào xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam. ........... 47

Chương 3. Một số giải pháp đề xuất đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới 3.1.Các giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. ... 55

3.1.1. Nhóm giải pháp thứ nhất........................................................................ 55

3.1.2. Nhóm giải pháp thứ hai. ........................................................................ 55

3.1.2. Nhóm giải pháp thứ ba........................................................................... 55

3.2.Các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. ............................................................................................. 58

1

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta biết đến kinh tế học là một môn nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân

và xã hội về cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên có giới hạn. Trong đó, kinh tế

học quốc tế là một bộ phận không thể thiếu của kinh tế học. Kinh tế học quốc tế

nghiên cứu những vấn đề về phân phối và sử dụng tài nguyên giữa các nền kinh tế

trên thế giới thông qua con đường mậu dịch, nhằm đạt được sự cân đối về cung cầu

hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ trong phạm vi mỗi nước và trên tổng thể nền kinh tế

toàn cầu.

Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các hoạt

động kinh tế quốc tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của các

quốc gia cũng như khu vực trên thế giới. Vì lẽ đó, tri thức về kinh tế học quốc tế là

hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối với chúng em, những sinh

viên thuộc khối ngành kinh tế của Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí

Minh. Với niềm đam mê học hỏi và khát khao vận dụng những điều đã học vào thực

tế, chúng em rất mong có thể vận dụng những kiến thức về kinh tế học quốc tế vào

thực tế nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể về

nhiều mặt. Để đạt được những thành tựu như hiện nay, không thể không nhắc đến

vai trò quan trọng của các hoạt động kinh tế quốc tế như xuất nhập khẩu, đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhiều hình thức khác. Trong đó, FDI là một trong

những yếu tố quan trọng làm nên sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong

giai đoạn hiện nay. Để có những hiểu biết sâu sắc hơn về FDI cũng như mối quan

hệ của nó với các yếu tố kinh tế vĩ mô như sản lượng, việc làm, xuất nhập khẩu...,

nhóm sinh viên chúng em quyết định thực hiện đề tài “ FDI vào Việt Nam giai

đoạn 2000 đến 2009”. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả

hơn dòng vốn FDI cũng như hạn chế một số ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với nền

kinh tế Việt Nam hiện nay.

2

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ FDI

1.1. Khái niệm và đặc điểm

1.1.1. Khái niệm về FDI.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nươc

khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở

hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục

tiêu tối đa hoá lợi ích của mình.

Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy

móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các loại hợp đòng và giáy phép có

giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…)

hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI

bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài.

1.1.2. Các đặc điểm của FDI.

Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định cuả dự án đạt mức tối

thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định.

Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền

quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp

định của dự án.

Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên

theo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức

cổ phần nếu có.

FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại

toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn

tính hoặc sát nhập các doanh nghiếp với nhau.

3

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

1.2. Các hình thức FDI phổ biến và đặc trưng cơ bản của chúng

1.2.1. Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh với nươc ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử

dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó

là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu

quả thông qua hoạt động hợp tác.

Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế,

hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài

chính, luật pháp và bản sắc văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên

về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có

thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh

doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển hai.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư:

-Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới

Công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho ngưòi lao động làm việc và học

tập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài.

-Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến dự án đầu

tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước

ngoài thừơng quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lúc liên doanh phải chịu thua

thiệt vì lợi ích ở nơi khác.; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương

lai phát triển của liên doanh.

Đối với nhà dầu tư nước ngoài:

-Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được

đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối

với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị

trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất thời gian và chi phí cho việc

nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi

ro đầu tư.

4

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

- Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất nhiều

thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp

vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ động

trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khó giải quyết

khác biệt về tập quán, văn hoá.

1.2.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu

tư quốc tế.

Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư

cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở

tại.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ

đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh

doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luạt pháp, văn hoá,

mức độ cạnh tranh…

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thực thể pháp lý độc

lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại, thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm

hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Đối với nước tiếp nhận:

-Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù DN bị lỗ; giải

quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và

công nghệ của nước ngoài vào những linh vực khuyến khích xuất khẩu; tiếp cận

được thị trường nước ngoài.

-Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài để nâng

cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài:

5

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

-Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện được chiến

lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động

tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập

đoàn.

-Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều

hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh

vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản

lý Nhà nước nước sở tại.

1.2.3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia

kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập

pháp nhân mới.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giứa đại diện có thẩm quyền

của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân

chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên.

Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong qúa trình kinh doanh

các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực

hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp

doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh

chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh

thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp

doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều

chỉnh của pháp luật nước sở tại. quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hơp doanh được

ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đối với nước tiếp nhận:

-Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trường

mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền đièu hành dự

án.

6

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

-Nhược điểm: khó thu hút đầu tư, chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ

sinh lời.

Đối với nước đầu tư:

-Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại vào

được những lĩnh vực hạn chế đầu tư thâm nhập như thị trường truyền thống của

nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và

xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ

được chi phí và rủi ro đầu tư.

-Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với

đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại.

1.2.4. Đầu tư theo hợp đồng BOT

BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình

hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn

được dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây dựng BOT, một

doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà

thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu,

cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền

sở hữu dự án về cho chính phủ. Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO, BT.

Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có

thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả

mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất

định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn

bộ công trình cho nước chủ nhà.

Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng chuyển

giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối

với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển

giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh

7

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ

vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình đã xây dựng và chuyển giao.

Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài

chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán bằng

tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và một tỉ lệ lợi

nhuận hợp lí.

Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đồng BOT, BTO, BT mặc dù hợp đồng

dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các cơ quan quản lí nhà nước ở nước sở

tại. Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu áp dụng cho

các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn so với các

hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt động, phải chuyển giao

không bồi hoàn công trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và khai thác cho nước sở

tại.

Đối với nước tiếp nhận:

-Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu

tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanh chóng có

được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước

và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế.

-Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình. Mặt

khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư.

Đối với đầu tư nước ngoài:

-Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm; chủ động quản lí, điều hành và tự

chủ kinh doanh lợi nhuận, không bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo, tránh

những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát.

-Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thường gặp nhiều khó

khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức.

8

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

1.2.5. Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)

Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừa nhận

rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để

kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng

hoặc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị.

Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt

động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạt động

quản lí của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt động

kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi:

-Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư khác nhau

mà còn tạo điểu kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợ các công ty trực

thuộc trong việc tiếp thị, tiệu thụ hàng hoá, điều tiết chi phí thu nhập và các nghiệp

vụ tài chính.

-Quản lí các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thống nhất và

chịu trách nhiệm về vịệc ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược điều phối các

hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty.

-Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mục đầu tư.

Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho các công ty con

và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này.

-Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ đối

ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D)…

1.2.6. Hình thức công ty cổ phần

Công ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn) là doanh nghiệp trong đó

vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, các cổ đông chỉ

chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm

vi vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có thể là tổ chức cá nhân với số lượng tối

đa không hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số cổ đông tối thiểu. Đặc trưng

9

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

của công ty cổ phần là nó có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng và các cổ

đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

Cơ cấu tổ chức, công ty cổ phần phải có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và giám

đốc. Thông thường ở nhiều nước trên thế giới, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu

trên 10% số cổ phiếu thường có quyền tham gia gimá sát quản lý hoạt dộng của cty

cổ phần. Đại hôi cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết là co quan quyết

định cao nhất của cty cổ phần

Ở một số nước khác, công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn có vốn đầu nước ngoài

được thành lập theo cách: thành lập mới, cổ phần hoá doanh nghiệp FDI (doanh

nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đang hoạt động, mua lại

cổ phần của doanh nghiệp trong nước cổ phần hoá.

1.2.7. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài

Hình thức này được phân biệt với hình thức công ty con 100% vốn nước ngoài ở

chỗ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập trong khi công ty con

thường là một pháp nhân độc lập. Trách nhiệm của công ty con thường giới hạn

trong phạm vi tài sản ở nước sở tại, trong khi trách nhiệm của chi nhánh theo quy

định của một số nước, không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh, mà

còn được mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài.

Chi nhánh được phép khấu trừ các khoản lỗ ở nước sở tại và các khoản chi phí

thành lập ban đầu vào các khoản thu nhập của công ty mẹ tại nước ngoài. Ngoài ra

chi nhánh còn được khấu trừ một phần các chi phí quản lý của công ty mẹ ở nước

ngoài vào phần thu nhập chịu thuế ở nước sở tại.

Việc thành lập chi nhánh thường đơn giản hơn so với việc thành lập công ty con.

Do không thành lập một pháp nhân độc lập, việc thành lập chi nhánh không phải

tuân thủ theo các quy định về thành lập công ty, thường chỉ thông qua việc đăng kí

tại các cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà.

10

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

1.2.8. Hình thức công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài

các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là

cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm

bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu

trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Các thành

viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty, còn

thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định tại điều lệ

công ty nhưng không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân

danh công ty.

Khác với doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình

thức đầu tư này mang đặc trưng của công ty đối nhân tiền về thân nhân trách nhiệm

vô hạn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Hình thức đầu tư này trước hết rất phù hợp với các

doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì có những ưu điểm rõ rệt nên cũng được các doanh

nghiệp lớn quan tâm. Việc cho ra đời hình thức công ty hợp danh ỏ các nước nhằm

tạo thêm cơ hội cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp với yều cầu,

lợi ích của họ. Thực tế cho thấy một số loại hình dịch vụ như tư vấn pháp luật,

khám chữa bệnh, thiết kế kiến trúc.. đã và đang phát triển nhanh chóng. Đó là

những dịch vụ mà người tiêu dùng không thể kiểm tra được chất lượng cung ứng

trước khi sử dụng, nhưng lại có ảnh hưởng đến sức khởe tính mạng và tài sản của

người tiêu dùng khi sử dụng. Việc thành lập công ty hợp danh là hình thức thức đầu

tư phù hợp trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ nêu trên. Trong đó những

người có vốn đóng vai trò là thành viên góp vốn và chịu trách nhiệm hữu hạn còn

các nhà chuyên môn là thàn viên hợp danh tổ chức điều hành, cung ứng dịch vụ và

chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của họ.

11

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

1.2.9. Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)

Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các TNC lớn và tập trung vào các lĩnh

vực công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển.

Mục đích chủ yếu :

-Khai thác lợi thế của thị trươg mới mà hoạt động thương mại quốc tế hay đầu tư

mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi. Hoạt động M&A

tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thị trường nước

ngoài.

-Bằng con đường M&A, các TNC có thể sáp nhập các công ty của mình với nhau

hình thành một công ty khổng lồ hoạt động trong nhiều lĩnh vực hay các công ty

khác nhau cùng hoạt động trong một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng khả

năng cạnh tranh toàn cầu của tập đoàn.

-Các công ty vì mục đích quốc tế hoá sản phẩm muốn lấp chỗ trống trong hệ thống

phân phối của họ trên thị trường thế giới.

-Thông qua cong đường M&A các công ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vực nghiên

cứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông.

-M&A tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và cơ cấu

ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này đóng vai trò quan trọng

trong sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia.

Hoạt động phân làm 3 loại:

-MA theo chiều ngang xảy ra khi 2 công ty hoạt động trong cùng 1 lĩnh vực sản

xuất kinh doanh muốn hình thành 1 công ty lớn hơn để tăng khả năng cạnh tranh,

mở rộng thị trường của cùng một loại mặt hàng mà trước đó 2 công ty cùng sản

xuất.

-MA theo chiều dọc diễn ra khi 2 công ty hoạt động ở 2 lĩnh vự khác nhau nhưng

cùng chịu sự chi phối của một công ty mẹ, lọai hình MA này thường xảy ra ở các

công ty xuyên quốc gia.

12

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

-MA theo hướng đa dạng hoá hay kết hợp thường xảy ra khi các công ty lớn tiến

hành sáp nhập với nhau với mục tiêu tối thiểu hoá rủi ro và tránh thiệt hại khi 1

công ty tự thâm nhập thị trường.

So với đầu tư truyền thống, từ quan điểm của nước tiếp nhận đầu tư:

-Về bổ sung vốn đầu tư, trong khi hình thức đầu tư truyền thống bổ sung ngay một

lượng vốn FDI nhất định cho đầu tư phát triển thì hình thức MA chủ yếu chuyển sở

hữu từ các doanh nghiệp đang tồn tại ở nước chủ nhà cho các công ty nước ngoài.

Tuy nhiên, về dài hạn, hình thức này cũng thu hút mạnh được nguồn vốn từ bên

ngoài cho nước chủ nhà nhờ mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

-Về tạo việc làm, hình thức đầu tư truyền thống tạo ngay được việc làm cho nước

chủ nhà, trong khi hình thức M&A không những không tạo được việc làm ngay mà

còn có thể làm tăng thêm tình trạng căng thẳng về việc làm (tăng thất nghiệp) cho

nước chủ nhà. Tuy nhiên về lâu dài, tình trạng này có thể được cải thiện khi các

doanh nghiệp mở rông quy mô sản xuất.

-Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đầu tư truyền thống tác động trực tiếp dến

thay dổi cơ cấu kinh tế thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới trong khi đó

M&A không có tác động trong giai đoạn ngắn hạn.

-Về cạnh tranh và an ninh quốc gia, trong khi đầu tư truyền thống thúc đẩy cạnh

tranh thì M&A không tác động đáng kể đến tình trạng cạnh tranh về mặt ngắn hạn

nhưng về dài hạn có thể làm tăng canh tranh độc quyền. Mặt khác, M&A có thể ảnh

hưởng đến an ninh của nước chủ nhà nhiều hơn hình thức đư truyền thống vởi vì tài

sản của nước chủ nhà được chuyển cho người nước ngoài.

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI

1.3.1. Các chính sách kinh tế vĩ mô.

- Chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi ro tiền tệ ở nước tiếp nhận đầu tư:

Yếu tố đầu tiên ở đây góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nhà đầu tư.

Tỷ giá đồng bản bị nâng cao hay bị hạ thấp đều bị ảnh hưởng xấu tới hoạt động xuất

nhập khẩu.

13

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

- Chính sách thương nghiệp:

Yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt đối với vấn đề đầu tư trong lĩnh vực làm hàng xuất

khẩu. Mức thuế quan cũng ảnh hưởng tới giá hành xuất khẩu. Hạn mức (quota) xuất

nhập khẩu thấp và các hàng rào thương mại khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

cũng như có thể không kích thích hấp dẫn tới các nhà đầu tư nước ngoài. Chính yếu

tố này làm phức tạp thêm cho thủ tục xuất khẩu và bị xếp vào hàng rào xuất khẩu

khác.

- Chính sách thuế và ưu đãi:

Chính sách ưu đãi thường được áp dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

- Chính sách kinh tế vĩ mô:

Chính sách này ổn định sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các

nhà đầu tư bản xứ lẫn nước ngoài. Nếu không có những biện pháp tích cực chống

lạm pháp thì có thể các nhà đầu tư thích bỏ vốn vào nước này. Nếu giá cả tăng

nhanh ngoài dự kiến thì khó có thể tiên định được của kết quả hoạt động kinh

doanh.

- Luật đầu tư

Yếu tố này có thể làm hạn chế hay cản trở hoạt động của các công ty nước ngoài

trên thị trường bản địa. (Luật này thường bảo vệ lợi ích của các nhà bản xứ). Nhiều

nước mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo các điều kiện giống như cho các

nhà đầu tư bản xứ. Ở Việt Nam, luật khuyến kích đầu tư nước ngoài triển khai còn

chậm và không đáp ứng được sự mong mỏi bởi mức độ ưu đãi và khuyến khích còn

hạn chế, chưa nhất quán.

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng khác.

- Yếu tố hàng đầu là đặc điểm của thị trường bản địa (quy mô, dung lượng của thị

trường sức mua của dân cư bản xứ và khả năng mở rộng quy mô đầu tư).

- Đặc điểm của thị trường nhân lực.

Công nhân lao động là mối quan tâm hàng đầu ở đây, đặc biệt đối với những nhà

đầu tư nước ngoài muốn bỏ vốn vào các lĩnh vực cần nhiều lao động, có khối lượng

14

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

sản xuất lớn. Trình độ nghề nghiệp và học vấn của các công nhân đầu đàn (có tiềm

năng và triển vọng) có ý nghĩa nhất định.

- Khả năng hồi hương vốn đầu tư.

Vốn và lợi nhuận được tự do qua biên giới (hồi hương) là tiền đề quan trọng để thu

hút vốn đầu tư nước ngoài.ở một số nước mang ngoại tệ nước ngoài phải xin giấy

phép của ngân hàng trung ương khá rườm rà.

- Bảo vệ quyền sở hữu.

Quyền này gồm cả quyền của người phát minh sang chế, quyền tác gỉa, kể cả nhãn

hiệu hàng hóa và bí mật thương nghiệp vv... Đây là yếu tố đặc biệt có ý nghĩa lớn

đối với những người muốn đầu tư vào các ngành hàm lượng khoa học cao và phát

triển năng động (như sản xuất máy tính, phương tiện liên lạcvv....) ở một số nước,

lĩnh vực này được kiểm tra, giám sát khá lỏng lẻo, phổ biến là sử dụng không hợp

pháp các công nghệ ấy của nước ngoài. Chính vì lý do này mà một số nước bị các

nhà đầu tư loại khỏi danh sách các nước có khả năng nhận vốn đầu tư.

- Điều chỉnh hoạt động đầu tư của các công ty đầu tư nước ngoài.

Luật lệ cứng nhắc cũng tăng chi phí của các công ty đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu

tư rất thích có sự tự do trong môi trường hoạt động và do vậy họ rất quan tâm đến

một đạo luật mềm dẻo giúp cho họ ứng phó linh hoạt, có hiệu quả với những diễn

biến của thị trường. Ví dụ có những nước cấm sa thải công nhân là không phù hợp

với lợi ích của công ty nước ngoài. Chính sách lãi suất ngân hàng và chính sách biệt

đãi đối với một số khu vực cũng có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư ở một số nước.

- Ổn định chính trị ở nước muốn nhận đầu tư và trong khu vực này.

Đây là yếu không thể xem thường mỗi khi bỏ vốn đầu tư vì rủi ro chính trị có thể

gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng phát triển.

Nếu các yếu tố nói trên đều thuận lợi nhưng chỉ một khâu nào đó trong kết cấu hạ

tầng (giao thông liên lạc, điện nước) bị thiếu hay bị yếu kém thì cũng ảnh hưởng và

làm giảm sự hấp hẫn của các nhà đầu tư.

15

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

1.4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư.

1.4.1. Các tác động tích cực của FDI.

a) Là nguồn hỗ trợ cho phát triển.

FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn

ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển.

Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” đó là: Thu nhập

thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả thu lại là thu nhập

thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn mà các nước này phải

vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo ta kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng

trì trệ của nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra điểm đột phá chính xác. Một

mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với

các nước kém phát triển là

vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi

mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động vv...Từ đó tạo tiền đề tăng thu

nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền

kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong

sự phát triển chung của thế giới. Do đó vốn nước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp

ghần đột phá vào cái “vòng luẩn quẩn” đó. Đặc biệt là FDI nguồn quan trọng để

khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước nhận đầu tư. Không

như vốn vay nước đầu tư chỉ nhận một phần lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu

tư hoạt động có hiệu quả.

Hơn nữa lượng vốn này còn có lợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ. Thời hạn trả nợ

vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời

hạn vốn FDI thì linh hoạt hơn.

Theo mô hình lý thuyết “hai lỗ hổng” của Cherery và Stront có hai cản trở chính

cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là: Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu

cầu đầu tư được gọi là “lỗ hổng tiết kiệm”.Và thu nhập của hoạt động xuất khẩu

16

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

không đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là “lỗ hổng

thương mại”.

Hầu hết các nước kém phát triển, hai lỗ hổng trên rất lớn. Vì vậy FDI góp phần làm

tăng khả năng cạnh tranhvà mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu

một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ

cho FDI.

b) Chuyển giao công nghệ.

Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ

sảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ

đầu tư không chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như

máy móc thiết bị, nhuyên vật liệu....(hay còn gọi là cộng cứng) trí thức khoa hoạch

bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường ...(hay còn gọi là phần mềm.) Do vậy

đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư. FDI có

thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng

công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, dịch

chuyển cơ cấu kinh tế, ta nhanh của các nước nhận đầu tư. FDI đem lại kinh nghiệm

quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận

đầu tư, thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm. FDI

còn mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công

nghệ của các nước nhận đầu tư. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố

gắng đào tạo những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia

vào các công ty liên doanh với nước ngoài.

Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình

độ kỹ thuật công nghệ của mình. Chẳng hạn như đầu những năm 60 Hàn Quốc còn

kém về lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ chuyển nhận công nghệ Mỹ, Nhật, và các nước

khác mà năm 1993 họ đã trở thành những nước sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới.

Trong điều kiện hiện nay, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia khác

nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công ghệ cho nước

nào tiếp nhận đầu tư. Thì đây là cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tiếp thu

17

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

được các công nghệ thuận lợi nhất. Nhưng không phải các nước đang phát triển

được “đi xe miễn phí” mà họ phải trả một khoản “học phí” không nhỏ trong việc

tiếp nhận chuyển giao công nghệ này.

c) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn

thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh ta kinh tế. Đây cũng là

điểm nút để các nước đang phát triển khoát ra khỏi các vòng luẩn quẩn của sự đói

nghèo. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, các quốc gia nào thực

hiện chiến lược kinh tế mở của với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng

của các nhân tố bên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia đó

tạo được tốc độ tăng cao.

Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư,

nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao động

cũng tăng lên theo. Vì vậy có thể thông qua tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với

ta kinh tế.

Rõ ràng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực thúc

đẩy ta kinh tế ở các nước đang phát triển. Nó là tiền đề, là chỗ dựa để khai thác

những tiềm năng to lớn trong nước nhằm phát triển nền kinh tế.

d) Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế.

Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế không chỉ đòi hỏi của bản thân sự phát

triển nội tại nền kinh tế, mà còn là đòi hỏi của xu hứng quốc tế hóa đời sống

kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế

đối ngoại. Thông qua các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân

công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi

hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân

công lao dộng quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước phù hợp với trình độ

chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài.

Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch

18

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

chuyển cơ cấu kinh tế. Bởi vì: Một là, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước

ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở các nước nhận đầu tư.

Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹ

thuật công nghệ ở nhiều nghành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động

ở một số ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế. Ba là, một số ngành

được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng có nhiều

ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ.

e) Một số tác động khác.

Ngoài những tác động trên đây, đầư tư trực tiếp nước ngoài còn có một số

tác động sau:

Đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế

của các đơn vị đầu tư và tiền thu tư việc cho thuê đất ....

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng góp cải thiện cán cân quốc tế cho nước tiếp

nhận đầu tư. Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất ra các

sản phẩm hướng vào xuất khẩu phần đóng góp của tư bản nước ngoài và việc phá

triển xuất khẩu là khá lớn trong nhiều nước đang phát triển.Ví dụ như Singapore

lên72,1%, Brazin là 37,2%, Mehico là 32,1%, Đài loan là 22,7%, Nam Hàn 24,7%,

Agentina 24,9%. Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp

nước ngoài còn mở rộng thị trường cả trong nước và ngoài nước. Đa số các dự án

đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có phương án bao tiêu sản phẩm. Đây gọi là hiên

tượng “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển hiện nay.

Về mặt xã hội, đầu tư trục tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới,

thu hút một khối lượng đáng kể người lao độngở nước nhận đầu tư vào làm việc tại

các đơn vị của đầu tư nước ngoài. Điều đó góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt

nạn thất nghiệp vốn là một tình trạng nan giải của nhiều quốc gia. Đặc biệt là đối

với các nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không

có điều kiện khai thác và sử dụng được. Thì đầu tư trực tiếp nước ngoài đước coi là

chìa khóa quan trọng để giải quyết vấn đề trên đây. Vì đầu tư trực tiếp nước ngoài

tạo ra được các điều kiện về vốn và kỹ thuật, cho phép khai thác và sử dụng các

19

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

tiềm năng về lao động. Ở một số nước đang phát triển số người làm việc trong các

xí nghiệp chi nhánh nước ngoài so với tổng người có việc làm đạt tỷ lệ tương đối

cao như Singapore 54,6%, Brazin 23%, Mehico 21%. Mức trung bình ở nhiều nước

khác là 10%. Ở Việt Nam có khoảng trên100 nghìn người đang làm trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là con số khá khiêm tốn.

Tuy nhiên sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong nước nhận đầu tư phụ thuộc

rất nhiều vào chính sach và khả năng lỹ thuật của nước đó.

1.4.2. Các tác động tiêu cực của FDI

a) Chuyển giao công nghệ.

Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài

ở phần trên,chểng ta đã đề cập đến một nguy cơ là nước tiếp nhận đầu tư sẽ nhận

nhiều kỹ thuật không thích hợp. Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những

công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ. Điều này cũng có thể giải thich

là: Một là, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy

móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu. Vì vậy họ thường chuyển giao

những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi

mới sản phẩm, nâng cao chát lượng của sản phẩm của chính nước họ. Hai là, vào

giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ, sự dụng

lao động.Tuy nhiên sau một thời gian phát triển giá của lao động sẽ tăng, kết quả là

giá thánh sản phẩm cao. Vì vậy họ muốn thay đổi công nghệ bằng những công nghệ

có hàm lượng cao để hạ giá thành sản phẩm.

Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho các nước nhận đầu

tư như là:

- Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó. Do đó nước

đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh 6nghiệp liên

doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận.

- Gây tổn hại môi trường sinh thái. Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế phải

bảo vệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát triển,

20

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu môi trường sang các nước

mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu.

- Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất caovà do đó sản phẩm của các nước nhận

đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Thực tiễn cho thấy, tình hình chuyển giao công nghệ của các nước công nghiệp

sang các nước đang phát triển đang còn là vấn đề gay cấn.Ví dụ theo báo cáo của

ngân hàng phát triển Mỹ thì 70% thiệt bị của các nước Mỹ La Tinh nhập khẩu từ

các nước tư bản phát triển là công nghệ lạc hậu.Cũng tương tự, các trường hợp

chuyển giao công nghệ ASEAN lúc đầu chưa có kinh nghiệm kiểm tra nên đã bị

nhiều thiệt thòi.

Tuy nhiên, mặt trái này cũng một phần phụ thuộc vào chính sách công nghệ của các

nước nhận đầu tư. Chẳng hạn như Mehico có 1800 nhà máy lắp ráp sản xuất của các

công ty xuyên quốc gia của Mỹ. Một số nhà máy này được chuyển sang Mehico để

tránh những quy định chặt chẽ về môi thường ở Mỹ và lợi dụng những khe hở của

luật môi trường ở Mehico.

b) Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã

làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của

nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty

xuyên quóc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung quan

trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các

nước nhận đầu tư. Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là những

bên đối tác nươc ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm

hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa

nhiều vào đầu tuu trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các

nước công nghiệp phát triển càng lớn . Và nếu nền kinh tế dựa nhiều vào đầu tư trực

tiếp nước ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinh giả tạo. Sự phồn vinh

có được bằng cái của người khác. Nhưng vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ

thuộc vào chính sách và khả năng tiếp nhận kỹ thuật của từng nước. Nếu nước nào

21

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp

nước ngoài mà nhanh chòng phát triển công nghệ nội đại, tạo nguồn tích lũy trong

nước, đa dạng hóa thị trrường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy

mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước thì sẽ được rất nhiều sự phụ thuộc của

các công ty đa quốc gia.

c) Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp.

- Chi phí của việc thu hút FDI:

Để thu hút FDI, các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như

là giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu

tư nước ngoài. Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và một số

các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hay trong một

số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan.... Và như vậy đôi khi lợi ích của

nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được. Thế mà, các nhà đầu tư

còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào. Các nhà đầu tư

thường tính giá cao cho các nguyên vật liệu,bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà

họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà

đầu tư chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà

họ kiếm được. Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vào thị

trường. Ngược lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước

chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn.

Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ sảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình độ

kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các chính sách của nước

đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng được.

- Sản xuất hàng hóa không thích hợp:

Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp cho các

nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại cho khỏe

con người và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như khuyến khích dùng thuốc lá, thuốc

trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng vv..

22

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

CHƯƠNG 2. FDI VÀO VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2000 ĐẾN 2009.

2.1. Thực trạng nguồn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2009.

Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng

vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn

cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là một động

lực phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, ngoại

giao… thông qua đó bảo đảm lợi ích đan xen, cơ chế an ninh đa phương mà các

nước đang hướng tới.

Tầm quan trọng của FDI không chỉ ở chỗ thu hút được nhiều nguồn vốn mà còn là

kết hợp một cách hết sức hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên quan như an

ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định, tạo ra

nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện đại. Đây

thật sự là một đòn bẩy sắc bén cho phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập khu vực và

toàn cầu.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực vào tăng trưởng kinh tế

của Việt Nam nhiều như thế, tuy nhiên, giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải ngân

luôn có những mức chêch lệch đáng kể, nhiều khi thấp hơn nhiều so với giá trị đăng

ký.

Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, Thiên niên kỷ III trong một bối cảnh suy thoái

chung của nền kinh tế trên thế giới trong những năm đầu, nhất là sau cuộc tập kích

vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, khiến cho tình hình kinh tế các nước gặp

phải nhiều khó khăn, trước hết là vốn FDI khan hiếm và làn sóng FDI giảm nghiêm

trọng ở tất cả các châu lục. Theo số liệu của Hội nghị thương mại và phát triển của

LHQ (UNCTAD), tổng số vốn đầu tư trực tiếp trên thế giới giảm từ 1.300 tỷ USD

năm 2000 xuống còn khoảng 760 tỷ USD năm 2001, còn năm 2002 mức giảm có

23

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

chậm lại chút ít, trong đó FDI vào khu vực các nước công nghiệp phát triển giảm từ

1000 tỷ USD xuống còn 500 tỷ USD, tổng số vốn FDI đầu tư vào các nước đang

phát triển cũng giảm từ 240 tỷ USD xuống còn 225 tỷ USD. Số liệu trên cho ta thấy

tình trạng cạnh tranh thị trường vốn đang vận động gay gắt, vì nhu cầu về vốn của

các nước đang phát triển vượt quá khả năng cung cấp vốn của các nước giàu có hơn.

Đối với Việt Nam, việc thu hút được các nguồn vốn FDI trong những năm qua có ý

nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất

nước, nhất là trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm bổ sung một nguồn vốn

quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế

Việt Nam.

2.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI qua các năm (2000 – 2009).

a) Số dự án và vốn thu hút đầu tư

Trong khoảng thời gian hơn 10 năm từ năm 2000 đến năm 2009 đã có khoảng 8867

dự án đầu tư trực tiếp nước nước ngoài (FDI) được cấp phép đăng ký đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDT) đựợc cấp giấy phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng số

vốn đăng ký 142401.9 triệu USD. Trong đó tổng số vốn được thực hiện là 29394.9

triệu USD chiếm 20.64% tổng số vốn đăng kí.

Năm

Số dự án

Vốn đăng kí(*)

(triệu USD)

Tổng vốn

thực hiện

(triệu USD)

Qui mô bình

quân 1 dự án

(triệu USD)

Tổng số 8867 142401.9 29394.9 16.06

2000 391 2838,9 2413,5 7.26

2001 555 3142,8 2450,5 5.66

2002 808 2998,8 2591,0 3.71

2003 791 3191,2 2650,0 4.03

24

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

2004 811 4547,6 2852,5 5.61

2005 970 6839,8 3308,8 7.05

2006 987 12004,0 4100,1 12.16

2007 1544 21347,8 8030,0 13.8

2008 1171 64011,0 11400,0 54.66

2009 839 21480.0 10000.0 25.60

Trích tổng cục thống kê gso.gov.vn

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm

trước.

Qua số liệu ta thấy tổng số dự án cũng như tổng số vốn FDI vào Việt Nam trong

giai đoạn 2000-2009 nhìn chung tăng lên với tốc độ khá nhanh. Từ năm 2000 số

vốn đăng kí là 2838,9 triệu USD nhưng đến năm 2009 thì tổng số vốn đăng kí đã

lên đến 21480.0 triệu USD. Mức tăng bình quân năm trong giai đoạn này là

39.22%.

Tuy nhiên trong giai đoạn này có hai năm lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam

giảm so với năm trước, đó là năm 2002 : giảm từ 3142.8 xuống còn 2998.8 triệu

USD với tỷ lệ giảm là 4.58%; năm 2009 giảm từ 64011 xuống còn 21480 triệu USD

với tỷ lệ giảm khá lớn 66.44%.

Trong giai đoạn 2001-2005 môi trường đầu tư được cải thiện rất tốt, tốc độ thu hút

vốn FDI tăng lên. Đây là thời kỳ phục hồi hoạt động FDI sau thời kỳ suy thoái của

nó giai đoạn 1997-2000. Vốn đăng kí năm 2001 là 3142.8 tỷ USD, năm 2005 là

6839.8 tỷ USD. Qui mô vốn trong mỗi dự án không lớn chỉ dao động trong khoảng

tư 3-7 tỷ USD, đến những năm sau này thì qui mô vốn trong mỗi dự án mới dần

tăng lên hàng chục tỷ USD trên một dự án.

Với các số liệu ở trên ta có thể đồng ý với nhận định về môi trường kinh doanh tại

Việt Nam của luật sư Oliver Massmann, thành viên Ban quản trị Phòng Thương mại

Công nghiệp Châu Âu (EuroCham) cho rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam

ngày càng minh bạch, thị trường phát triển theo hướng thu hút đầu tư trong và ngoài

nước một cách hiệu quả. Đây là một lợi thế to lớn để Việt Nam trở thành điểm đến

25

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

của FDI quốc tế và điểm sáng của du lịch, dịch vụ, tài chính, tiền tệ quốc tế. Các

năm có lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm là do ảnh hưởng bởi tình hình chung của

kinh tế-tài chính thế giới như cuộc tập kích nước Mỹ năm 2001, cuộc khủng hoảng

tài chính thế giới năm 2008…

b) Cơ cấu vốn đầu tư

b.1. Cơ cấu theo ngành

Đây là một vấn đề rất có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu hút vốn

đầu tư nước ngoài. Bởi vì nó có tác động to lớn đến quá trình dịch chuyển cơ cấu

kinh tế của Việt Nam.

Ta có bảng cơ cấu vốn đầu tư FDI theo cơ cấu ngành kinh tế của 10 lĩnh vực thu hút

vốn FDI chủ yếu trong năm 2000 (tỷ trọng tính theo vốn đầu tư tăng dần) như sau:

STT Ngành Tỷ trọng theo

dự án(%)

Tỷ trọng theo

vốn đầu tư (%)

1 Nông-lâm nghiệp 10.9 5.32

2 Công nghiệp dầu khí 1.00 6.0

3 Xây dựng khu đô thị mới 0.08 6.52

4 Công nghiệp thực phẩm 5.28 6.54

5 Giao thông vận tải- Bưu điện 4.04 8.0

6 Xây dựng 8.7 9.3

7 Khách sạn-du lịch 5.45 10.48

8 Công nghiệp nhẹ 23.55 10.55

9 Xây dựng văn phòng - căn hộ 5.12 11.92

10 Công nghiệp nặng 22.68 18.22

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)

Thời điểm bắt đầu giai đoạn 2000-2009 là thời kỳ mà cơ cấu kinh tế đang được coi

là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa

hiện đại hóa ở nước ta. Không thể phủ nhận vai trò của FDI đã đóng góp đáng kể

vào việc gia tăng tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế số liệu vốn FDI đầu

tư theo cơ cấu ngành kinh tế năm 2000 cho ta thấy FDI tập trung chủ yếu vào ngành

26

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

công nghiệp và xây dựng, tiếp theo đó là lĩnh vực dịch vụ, số vốn còn lại vào ngành

nông lâm ngư nghiệp. Công nghiệp nặng luôn là ngành hấp dẫn các nhà đầu tư

nhiều nhất với tỷ trọng vốn đầu tư là 18.22%. đây chính là mục tiêu đầu tiên của

nước ta trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

TỔNG HỢP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

PHÂN THEO NGÀNH

Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009

TT Chuyên ngành Số dự

án

Tổng vốn đầu

tư đăng ký

(USD)

Vốn điều lệ

(USD)

1 CN chế biến,chế tạo 6,766 88,850,994,612 29,634,570,710

2 KD bất động sản 315 40,117,953,638 9,990,957,249

3 Dvụ lưu trú và ăn uống 258 14,964,511,189 2,433,438,420

4 Xây dựng 501 9,103,498,618 3,250,878,311

5 Thông tin và truyền thông 548 4,673,509,012 2,911,662,190

6 Nghệ thuật và giải trí 120 3,680,589,178 1,046,333,799

7 Khai khoáng 66 3,079,334,407 2,385,813,016

8 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 480 3,002,667,405 1,467,414,502

9 Vận tải kho bãi 286 2,324,750,704 843,673,485

10

SX,pp

điện,khí,nước,đ.hòa 53 2,236,203,675 676,377,653

11 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 307 1,203,191,541 551,787,585

12

Tài chính,n.hàng,bảo

hiểm 72 1,181,695,080 1,084,363,000

13 Y tế và trợ giúp XH 65 956,849,074 237,855,506

14 Dịch vụ khác 80 625,730,000 140,541,644

15 HĐ chuyên môn, KHCN 807 597,750,432 275,028,133

27

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vẫn là hai lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI khá

lớn trong cơ cấu kinh tế. Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan

tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng

thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án

tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2

với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy

mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng

Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự

án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn

đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp chế

biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD

vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng

thêm.

Tổng hợp số liệu các năm trong giai đoạn 2000-2009 ta có bảng số liệu sau:

Giai đoạn Nông, lâm, ngư

nghiệp

Công nghiệp và xây

dựng

Dịch vụ

2000-2009 2.2% 65.35% 32.45%

Khối ngành công nghiệp và xây dựng chiềm tỷ trọng vốn FDI của nước ngoài

nhiều nhất với 65.35% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là dịch vụ với tỷ trọng 32.45% và

cuối cùng là nông nghiệp với 2.2%. Sở dĩ có mức tỷ trọng đó là do ở Việt nam có

ba lĩnh vực hiện đang hấp dẫn các nhà đầu tư. Thứ nhất, khai thác dầu khí và

khoáng sản vì Việt Nam giàu các nguồn tài nguyên và hiện giá xăng dầu tăng cao.

Thứ hai, đầu tư để giành thị phần lớn hơn trên thị trường Việt Nam liên quan đến

16 Giáo dục và đào tạo 127 269,037,416 105,066,210

17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 91 185,158,416 85,758,006

18 Cấp nước;xử lý chất thải 18 59,423,000 37,123,000

Tổng số 10,960 177,112,847,397 57,158,642,419

28

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

các mặt hàng tiêu dùng bởi sức mua của người Việt Nam đang tăng lên. Thứ ba, đầu

tư để sản suất các mặt hàng xuất khẩu sang nước khác.Trong giai đoạn này, nền

kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp đang trong quá trình thực hiện

công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy các ngành công nghiệp, xây dựng và dich vụ

vẫn còn là tiềm năng phát triển chưa thật sự lớn mạnh. Các điều kiện phát triển cho

các khối ngành này như vốn, kỹ thuật, công nghệ…. chưa được đáp ứng một cách

đầy đủ hoặc vẫn còn thua kém các nước phát triển.Với sự phát triển sẵn có các yếu

tố mà Việt Nam cần, các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách đổ vốn vào thị trường Việt

Nam nhằm tăng khả năng sinh lợi cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các

doanh nghiệp trong nước.

b.2. Cơ cấu theo lãnh thổ

FDI đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nhưng chủ yếu vẫn tập

trung ở các vùng kinh tế phía Nam và phía Bắc: Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Bình

Dương, Đồng nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Những năm gần đây, vốn FDI đã chảy vào

một số địa phương mới và địa phương thuộc vùng kinh tế xã hội khó khăn như: Hải

Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú

Thọ,Bình Phước, Bình Định, Bến Tre, Phú Yên,Tiền Giang, Long An, Trà Vinh,

Quảng Bình, Quảng Nam, Đồng Tháp

Đầu tư nước ngoài tập trung ở những tỉnh thành phố có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh,

thủ tục thông thoáng và nguồn nhân lực có chất lượng tốt. Taị một số tỉnh thành

phố, loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tới 70% tổng số dự án, đặc biệt

trong các khu chế xuất khu công nghiệp ( ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng

Nai). Những năm sau này còn có nhiều dự án tập trung vào lĩnh vực trọng yếu và

địa bàn trọng điểm, đặc biệt những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao

thông và hệ thống cấp thoát nước đầy đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài (như

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu…) sự gia tăng nguồn

vốn đầu tư của các địa phương dần hình thành những khu công nghiệp chuyên

ngành như khu công nghiệp dệt, kho công nghiệp điện tử ở Đồng Nai, khu công

nghiệp đóng tàu ở TP. Hồ Chí Minh…và nhiều khu công nghiệp đa ngành. Bên

29

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển dịch đến các địa phương

khác do một số nguyên nhân như: nhu cầu đầu tư ở các thành phố lớn gần như đã

bão hòa; những dự án mang lại lợi nhuận cao ngày càng giảm, môi trường đầu tư ở

một số thành phố lớn kém hấp dẫn hơn ở các địa phương khác do tác động của một

số yếu tố như giá nhân công; thị trường vốn và hoạt động ngân hàng; chi phí xây

dựng cơ sở hạ tầng…

Ta có biểu đồ về cơ cấu vốn FDI theo lãnh thổ trong giai đoan 1998-2008:

(theo Vietpartner.com)

Tính trung bình trong cả giai đoạn, các tỉnh phía Nam thu hút được khoảng 73% số

dự án được cấp phép và 60% tổng vốn đăng ký, trong khi đó các tỉnh phía Bắc

chiếm 19,4 % trên số dự án được cấp phép và 26,4% vốn đăng ký.

Năm 2000-2006 ngoài TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là những thành phố đứng đầu,

Đồng Nai xếp vị trí thứ ba với 780 dự án trị giá trên 9 tỷ đô-la Mỹ. cả hai vùng

chiếm gần 75% vốn FDI cuả cả nước. điều này cho thấy sự mất cân đối quá lớn

giữa các địa phương vùng miền trong việc thu hút FDI

Chính phủ đã nhận ra khoảng cách biệt ngày càng lớn giữa các khu vực duyên hải

và khu vực nội địa, cũng như sự chênh lệch về kinh tế giữa nông thôn và thành thị,

30

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

và đã cố gắng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào các khu vực trung tâm

và các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Các hình thức ưu đãi đặc biệt như được

miễn thuế và miễn trong thời gian dài hơn, miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên

liệu thô, giảm tiền thuê đất, đã được áp dụng để thu hút đầu tư nước ngoài vào các

vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Tuy nhiên, thành công còn hạn chế.

Những điểm bất lợi chính để cạnh tranh của những khu vực trung tâm này bao gồm

cả sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, mô hình thị trường hẹp và thiếu lao động có tay

nghề. Do vậy mà những ưu đãi của Chính phủ cũng không thể làm giảm đi những

chi phí phát sinh.

Biểu đồ về cơ cấu vốn FDI theo lãnh thổ cho ta thấy TP.Hồ Chí Minh là nơi thu hút

vốn đầu tư FDI lớn nhất trong cả nước với tổng số vốn trên 2 tỷ USD. Theo sau là

các tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Thanh Hóa

với số vốn trong khoảng từ 8-13 tỷ USD. các tỉnh như Hải Phòng, Long An, Vĩnh

Phúc, Hải Dương , Kiên Giang, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây, Thừa Thiên Huế,

Quảng Ngãi thu hút khoảng từ 2-3 tỷ USD. Các tỉnh còn lại chiếm số lượng vốn rất

nhỏ, tổng cộng chỉ có xấp xỉ 20 tỷ USD. Trong tổng vốn đầu tư FDI được đăng kí

thì tỷ trọng lượng vốn đầu tư được thực hiện chiếm tỷ lệ cao ở các tỉnh như Quảng

Ngãi (39.5%), Thừa Thiên Huế (35.2%), TP. Hồ Chí Minh (30.9%), Đồng Nai

(30.2%)…ở khu vực miền Trung để khắc phục tình trạng sức hút vốn FDI kém

trước đó Chính Phủ đã chủ trương và chỉ đạo việc hình thành khu kinh tế Dung

Quất - Quảng Ngãi và khu kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam; đang thúc đẩy xây

dựng khu kinh tế thương mại Chân Mây –Thừa Thiên Huế và khu kinh tế Nhơn Hội

– Bình Định. Bên cạnh iềm năng phát triển kinh tế các tỉnh miền trung còn có lợi

thế về cảnh biển, vùng này còn có nhiều di sản văn hóa như Cố Đô Huế, Hội An,

Mỹ Sơn…gần đây đã được xây dựng một số hạ tầng kỹ thuật. vì vậy mà tổng vốn

đầu tư những năm gần đây ở khu vực này tăng lên và tỷ trọng vốn thực hiện trên

tổng vốn đầu tư cũng khá cao.

Riêng trong năm 2009 Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất

trong năm 2009 với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Đứng ở các vị trí

31

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng

ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.

b.3. Cơ cấu theo chủ đầu tư

Cơ cấu FDI theo đối tác nước ngoài có sự thay đổi quan trọng từ vốn đầu tư của các

nước láng giềng là chủ yếu sang các quốc gia châu Âu như Pháp, Hà Lan, Thụy

Điển …và Mỹ. lượng vốn FDI từ các quốc gia này đã gia tăng đáng kể chiếm tỷ lệ

lớn trong tổng vốn đầu tư. Cụ thể năm 2001, FDI từ Châu Âu chiếm 44.4% (1081.8

triệu USD) tăng 48.6% so với năm 2000) trong đó Hà Lan đứng đầu, Pháp đứng thứ

ba. Các nền kinh tế đông Á tiếp tục duy trì FDI tại Việt Nam chiếm 34% tổng vốn

đăng kí trong đó Đài Loan đứng thứ hai, thứ tư là Nhật bản, tiếp theo là Hàn Quốc.

FDI của các nước ASEAN vào việt Nam cũng đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ

13.4%. vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam năm 2001 đạt 112.2 triệu USD. Như vậy

thời kì đầu của giai đoạn này cơ cấu FDI theo chủ đầu tư cho thấy vai trò quan trọng

của các quốc gia phát triển Châu Âu với tiềm lực lớn về khoa học công nghệ . Tiếp

đến là các quốc gia Đông Á mà đứng đầu là Đài Loan.

Ta có biểu đồ về cơ cấu vốn FDI theo chủ đầu tư trong giai đoạn 1998-2007:

(theo nguồn Vietparners)

32

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

Xét trong giai đoạn 1998-2007 thì nhìn chung châu Á có nguồn vốn đầu tư vào Việt

Nam là lớn nhất trong đó đứng đầu là Hàn Quốc (11.032 tỷ USD, chiếm 15.14%),

tiếp theo là Singapore (9.654 tỷ USD, chiếm 13.25%), Đài Loan (9.221 tỷ USD,

chiếm 12.66%). Các nước châu Âu thì đa số có lượng vốn đầu tư vào Việt Nam

chênh lệch nhau không nhiều như: British virgin island (4.694 tỷ USD,chiếm

6.44%), Pháp (2.396 tỷ USD, chiếm 3.28%), Neitherland (2.592 tỷ USD, chiếm

3.56%)… Ngoài ra còn có một số nước khác cũng có nguồn vốn đầu tư đáng kể vào

Việt Nam như: Trung quốc (1.502 tỷ USD, chiếm 2.06%), Mỹ(2.598 tỷ USD, chiếm

3.57%),Úc ( 784 triệu USD, chiếm 1.07%)…

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có trên 80 công ty và tập đoàn thuộc 65 nước và

vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các

tập đoàn và các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực lớn về tài chính, công nghệ như

Sony, Honda, Sanyo của Nhật Bản; Deawo, Goldstar, Samsung của Hàn Quốc;

Motorota, Ford của Mỹ; Chingpon, Veodan của Đài Loan...Bên cạnh có nhiều

doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam. Điều này là

thực sự cần thiết vì các doanh nghiệp này thường rất năng động, thích ứng nhanh

với những biến động của thị trường, hoạt động rất hiệu quả. Từ đó sẽ là vệ tinh cho

các tập đoàn và công ty lớn.

Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam,

các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 5.948 tỷ USD

chiếm 40,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, quần đảo Cayman đứng thứ 2 với tổng

vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%.

Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu cũng đã ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng

sức thu hút nguồn vốn FDI từ nước ngoài của Việt Nam tuy có giảm so với năm

trước nhưng vẫn có thể nói là còn ở mức cao. Cơ cấu vốn theo chủ đầu tư có sự thay

đổi, đứng đầu danh sách không phải là các quốc gia châu Á như trước kia mà là Mỹ,

quần đảo Cayman, chứng tỏ có xu hướng chuyển dịch trong đầu tư FDI của các

nước. Trong thời kỳ khủng hoảng châu Á, dòng đầu tư từ các nước Đông và Nam

Á, nhất là Xin-ga-po giảm mạnh. Đầu tư từ châu Âu và Nam Mỹ trong tổng dòng

33

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

FDI vào thể hiện một mô hình tăng trưởng. Cụ thể là Mỹ chuyển lên vị trí thứ 4

năm 2002 nhưng vẫn đứng thứ 11 về vốn FDI. Mặc dù đây là một kết quả đầy hứa

hẹn, nó vẫn chưa đạt mức như mong đợi. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ

được thông qua, các chính trị gia, các nhà kinh tế đã hy vọng hoặc tiên đoán về một

luồng FDI đáng kể từ các công ty Mỹ và điều đó đã trỏ thành sự thật.

2.1.2. Đánh giá chung về thu hút FDI giai đoạn 2000 - 2009.

a) Thành tựu và nguyên nhân.

Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã xảy ra và để lại hậu quả nặng nề

không chỉ riêng với các nước trên thế giới mà cả Việt Nam nhưng nhìn chung trong

giai đoạn 2000-2009 mức thu hút vốn FDI của Việt Nam vẫn tăng lên đáng kể cả về

tổng số dự án và tổng số vốn đầu tư.

Trong năm 2001-2005 khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp cho ngân sách Nhà

Nước trên 3.6 tỷ USD, hai năm 2006 và 2007 trên 3 tỷ USD, riêng năm 2008 đóng

góp gần 2 tỷ USD tăng 25.8% so với2007, tạo thêm việc làm cho 20 vạn lao động,

đưa tổng số lao động làm việc trong khu vực FDI lên 1,46 triệu người.

FDI do nhà đầu tư đưa vào Việt nam thực hiện trong thời gian qua chiếm 12% tổng

vốn đầu tư toàn xã hội, tính ra đóng góp khoảng 7% cho tăng trưởng GDP, nếu tính

cả yếu tố tăng lao độngvà năng suất lao độngthì con số này lên đến 10%. Với tỷ lệ

đóng góp như vậy FDI đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội trong

giai đoạn 2000-2010. đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, năm sau cao hơn

năm trước, bình quân 5 năm 2001-2005 là 7.5% và phát triển tương đối toàn diện,

năm 2006, 2007 trên 8%, năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt

được 6.23%

Nguồn vốn FDI chủ yếu là ngoại tệ mạnh và máy móc thiết bị tương đối hiện đại

nên đã đóng góp cơ sở vật chất mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng,

tăng thêm năng lực sản xuất mới của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là khu vực

công nghiệp.

34

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

Thông qua việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật, FDI đã góp phần làm tăng năng

suất lao động, khả năng sản xuất, kinh nghiệm quản lý ở một số ngành. Việt Nam

bước vào công cuộc hồi phục và phát triển kinh tế với xuất phát điểm thấp về mặt

công nghệ. Do đó chất lượng sản phẩm thấp, khó có thể tạo ra sức cạnh tranh trên

thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác, trình độ công nghệ thấp còn dẫn đến ô

nhiễm môi trường. Sau khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài, việc đổi mới nước ta

đã thực hiện với quy mô và tốc độ cao hơn nhiều so với trước đó.

Nước ta đã tiếp nhận được một số công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong nhiều ngành

kinh tế như: thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, hóa chất, sản xuất công nghiệp,

xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất lắp ghép ôtô, công nghệ điện

tử, xe máy, sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng có chất lượng...

Cụ thể trong các ngành dầu khí, nhiều thiết bị và công nghệ tiên tiến của các hãng

nổi tiếng trên thế giới như Mobile của Mỹ, BHP Rertolium, CKA của Úc và các

công ty khác của Hà Lan, Ý, Pháp, Anh, Nga, Ấn độ đã được đưa vào Việt Nam để

thực hiện thăm dò và khai thác dầu khí cũng như xây dựng các nhà máy lọc dầu.

Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, các thiết bị hiện đại của công ty OCTVT đã

được đưa vào nước ta để lắp đặt đài thông tin viễn thông đầu tiên. Phần lớn thiết bị

đưa vào nước ta tùy thuộc lọai trung bình trên thế giới nhưng vẫn tiên tiến hơn

những thiết bị mà ta đang có.

Như vậy, thông qua chuyển giao công nghệ FDI đã góp phần nâng cao chất lượng

sản phẩm, đa dạng mẫu mã, từ đó mà nâng cao kim ngạch xuất khẩu, cải thiện môi

trường lao động, đồng thời kích thích các doanh nghiệp trong nước và cả ở nước

ngoài.

Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ta và

chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, tăng thu ngân sách. Đầu tư nước ngoài thúc

đẩy sự phát triển của công nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế nước

ta.

Trong cơ cấu vùng lãnh thổ, đầu tư nước ngoài góp phần hình thành khu kinh tế

trọng điểm của 3 miền Bắc-Trung-Nam, mỗi vùng là một khu vực kinh tế ta nhanh,

35

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

có tác dụng đầu tư đối với kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, FDI đã góp phần chủ yếu

đầy nhanh quá trình hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng kinh tế

trọng điểm, ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế.

b) Hạn chế và nguyên nhân.

Bất kỳ một tấm huân chương nào cũng có mặt trái của nó, FDI của nước ta cũng có

những vấn đề đáng phải suy nghĩ:

Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa hợp lý. Hơn 10 năm qua, các dự án

đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới chỉ tập trung vào một số địa bàn và những

ngành có khả năng thu hút vốn nhanh, ít rủi ro và có cơ sở hạ tầng khá. Tuy là có

đầu tư vào nhiều vùng lãnh thổ nhưng số vốn chiếm tỷ trọng cao vẫn ở các vùng

như TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông hồng, sông cửu long, còn các vùng trung du

miền núi và trung bộ khá ít. Còn về cơ cấu ngành thì tập trung chủ yếu vào các

ngành sinh lợi nhanh, dễ thu hồi vốn như công nghiệp, dịch vụ tài chính, ngân hàng,

khách sạn…còn các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, vùng xâu vùng xa kinh tế yếu

kém lại rất ít và thưa thớt.

Mặt khác, FDI vào công nghiệp chế tạo và chế biến giảm liên tục từ năm 2005 đến

năm 2008 (70,4% năm 2005 xuống 68,9% năm 2006, 51% năm 2007 và còn 36%

năm 2008) và chủ yếu là đầu tư vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ,

giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, đầu tư vào khai thác tài nguyên và vào bất động

sản (cũng là một dạng khai thác tài nguyên đất đai) tăng lên. Đầu tư vào khai thác

mỏ từ 0,8% năm 2005 lên 1,2% năm 2006 và lên tới 18,5% năm 2008, đầu tư vào

khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng từ 0,9% năm 2005 tăng đến 15,1% năm 2008.

Đó là chưa kể đến hiệu ứng sân golf làm mất một diện tích không ít đất đai (trong

đó có đất nông nghiệp) và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân dẫn

đến thu hút FDI không cao trong giai đoạn này là do trình độ nhân công thấp, mặc

dù chi phí nhân công rất rẻ, và công nghiệp hỗ trợ không phát triển. Số liệu mới

nhất cho thấy chỉ có 30% công nhân làm việc trong khu vực FDI đã qua đào tạo

chuyên môn, việc phân bổ lao động theo vùng miền vẫn chưa hợp lý...

36

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

Hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều, một số dự án đã đi vào hoạt động 3-4

năm nhưng vẫn bị thua lỗ. Ví dụ hóa chất lỗ 32 triệu USD bằng 29% vốn đầu tư,

sản xuất bànn ghế, gường tủ lỗ 4 triệu USD bằng 15,4% vốn đầu tư..

Nguyên nhân thua lỗ có nhiều có yếu tố đang cảnh báo là chi phí vật chất và khấu

hao tài sản cố định quá lớn do định giá máy móc thiết bị nước ngoài đựơc nhập vào

để liên doanh so với giá thực tế.

Mặt khác, có không ít các nhà đầu tư đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư và sơ hở

trong chính sách và kiểm soát để buôn lậu, trốn thuế gây thiệt hại không nhỏ cho

nước tăng trưởng .

Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nội

địa về lao động, kỹ thuật, về thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh mặt tích

cực của cạnh tranh đó, cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tốc độ

tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước. Rõ nhất là sản xuất bia, bột giặt, dệt,

da, lắp ráp điện tử, chế biến nông sản.

Mục đích của nhà đầu tư là nhằm thu được lợi nhuận càng cao càng tốt. Vì vậy họ

luôn tìm cách khai thác lợi thế tương đối của nước chủ nhà. Một lợi thế lớn nhất của

Việt Nam là gíá lao động rẻ. Vì vậy nhà đầu tư gây nhiều thiệt thòi cho người lao

động. Ở một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các nhà đầu tư đã tăng cường

độ lao động, cắt xén điều kiện lao động thậm chí xúc phạm nhân phẩm của người

lao động, mua chuộc hoặc phản ứng với các cán bộ công đoàn. Vì vậy đã có nhiều

cuộc tranh chấp về lao động xảy ra ở các xí nghiệp này.

Mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất tuy có nhiều ưu điểm, nhưng sự phát triển

trong hơn 10 năm qua. Mô hình này ở Việt Nam cũng xuất hiện những yếu tố hạn

chế. Trước hết là xu hướng phát triển tràn lan không theo quy hoạch, chạy theo số

lượng mà chưa tính đến yếu tố hiệu quả. Điển hình là thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay, có 12 cụm công nghiệp “vô chủ”, hoạt động trên 3 không: không chủ đầu tư,

không quy hoạch chi tiết, không hệ thống xử lý chất thải.

Vấn đề lớn nhất mà FDI gây ra trong những năm đó nữa là không ít những công

nghệ và thiết bị lạc hậu đã bị thải đến 20%. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu,

37

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

thiếu đồng bộ đang báo động nguy cơ của các nước phát triển và Việt Nam là điều

đáng quan tâm. Điều này gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe

của ngời lao động và nguy cơ gia tăng mức độ lạc hậu. Chẳng hạn như việc nhập

công nghệ cũ của ngành phân bón đã làm nồng độ hóa chất gây hơi, các loại khí độc

gấp nhiều lần cho phép,làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Hoặc công nghệ tạo

bọt PVC từ hóa chất Alkysbene là chât gây bệnh ung thư cũng đã được nhập vào

nước ta.

Ngoài ra, một nguy cơ có thể xảy ra là sự phụ thuộc của các nước nhận đầu tư vào

vốn, công nghệ kỹ thuật và thị trường của các nhà đầu tư. Sự phát triển kinh tế giả

tạo ở nước nhận đầu tư. Sự “chảy máu” tài nguyên và chất xám. Sự can thiệp vào

công việc nội bộ, an ninh của các nước công nghiệp phát triển thông qua các công

ty xuyên quốc gia.....Nguyên nhân chính của tình hình trên là do Việt Nam thiếu

thông tin về các loại công nghệ, trình độ còn thấp, trình độ quản lý và kiểm soát còn

yếu. Quan trọng hơn là các chính sách về chuyển giao công nghê, bảo vệ môi

trường, phát triển nguồn nhân lực....còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện.

2.2. Phân tích tác động của vốn FDI vào một số yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt

Nam giai đoạn 2000 đến 2009.

2.2.1. Tác động của FDI vào sản lượng của nền kinh tế Việt Nam.

a) Tác động tích cực.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn đầu tư sản xuất.

Trong những năm gần đây, cụ thể là từ năm 2000 cho đến nay đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được

coi là một giải pháp thực tế nhất cho tình trạng thiếu vốn của các nước đang phát

triển.

Số dự án Vốn đăng kí Tổng số vốn thực hiện (triệu đô la Mỹ) (triệu đô la Mỹ) 2000 391 2838,9 2413,5 2001 555 3142,8 2450,5 2002 808 2998,8 2591,0

38

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

2003 791 3191,2 2650,0 2004 811 4547,6 2852,5 2005 970 6839,8 3308,8 2006 987 12004,0 4100,1 2007 1544 21347,8 8030,0 2008 1171 64011,0 11600,0

Với Việt Nam cũng vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn đóng góp quan

trọng trong nguồn vốn xã hội. Có thể chứng minh điều này qua số liệu năm 2007,

nguồn vốn FDI đóng góp 16.04%, năm 2008 tỷ lệ đóng góp là 26.19% trong tổng

nguồn vốn đầu tư sản xuất.

Đầu tư xã hội

Tỉ trọng vốn đầu tư các khu vực kinh tế

Con số trên cho thấy nguồn vốn FDI chiếm một phần khá lớn trong tổng nguồn vốn

đầu tư sản xuất nước ta. Hơn nữa, với ưu điểm ổn định hơn so với các nguồn vốn

đầu tư quốc tế khác vì FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng

tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ tiếp nhận đầu tư nên ít có khuynh

hướng thay đổi khi có tình huống bất lợi. Do vậy, FDI hiện nay được coi là một

nguồn vốn cực kỳ quan trọng giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất ở nước

ta.

39

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

Việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo thuận

lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất

khẩu của Việt Nam.

Giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) gia tăng nhanh

chóng qua các năm. Trong năm 2001 – 2005 đạt trên 34 tỷ USD, đóng góp 35%

tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%.

Riêng năm 2006, xuất khẩu đạt 14,6 tỷ USD tăng 30,1% so với năm trước. FDI

cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải

thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt nam. FDI chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các

ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, cụ thể là 42% công nghiệp giầy da, 25%

trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện.

Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã chú trọng nhiều đến chất lượng, phục vụ

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã chú trọng kết hợp các dự án công nghệ

hiện đại với các dự án thu hút nhiều lao động, tham gia phát triển nguồn

nhân lực.

Thực hiện chủ trương đa phương hoá hoạt động đầu tư nước ngoài đã góp

phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và

thế giới.

Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam đã

được khuyến khích từng bước tiến hành đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị

trường.

Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới gia tăng và

trước ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, chúng ta đã

thực hiện nhiều biện pháp tích cực cải thiện môi trường.

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế thường được gọi là tác động tràn, góp

phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp

vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Có thể hiểu tác động tràn là tác động gián tiếp

40

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

xuất hiện khi có mặt của các doanh nghiệp FDI làm cho các doanh nghiệp trong

nước thay đổi hành vi của mình như thay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược sản

xuất kinh doanh…

Có 4 kênh xuất hiện tác động tràn nhiều nhất: kênh di chuyển lao động, kênh phổ

biến & chuyển giao công nghệ, kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh.

Kênh di chuyển lao động:

Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước

được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích cực. Tác động tràn

xảy ra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được trong thời gian làm

việc tại các doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp trong nước.

Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ:

Đây là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác động tràn tích cực của FDI.

Sự chuyển giao có 3 loại: Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp là hình thái

chuyển giao giữa công ty đa quốc gia (MNC) với công ty con tại nước ngoài tức

doanh nghiệp FDI.

Hình thái thứ hai là chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh

nghiệp bản xứ hoạt động trong cùng ngành. Người quản lý bản xứ làm việc trong

doanh nghiệp FDI sau khi học hỏi được nhiều kinh nghiệm có thể mở công ty riêng

cạnh tranh lại với công ty FDI. Đối với doanh nghiệp FDI đây là một sự tổn thất

nhưng đối với kinh tế của nước nhận FDI thì đây là hiện tượng tốt vì công nghệ

được lan truyền sang toàn xã hội góp phần tăng cường nội lực. Một thí dụ khác của

hình thái nμy là xí nghiệp bản xứ đã có sẵn và hoạt động cạnh tranh trong cùng

lãnh vực với doanh nghiệp FDI có thể quan sát, nghiên cứu hoạt động của doanh

nghiệp FDI từ đó cải thiện hoạt động của mình. Có thể gọi hình thái thứ hai liên

quan đến chuyển giao công nghệ là sự chuyển giao hàng ngang giữa các doanh

nghiệp vì là sự chuyển giao giữa các doanh nghiệp độc lập và ở trong cùng một

ngành.

Hình thái thứ ba là chuyển giao hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong đó

41

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ sang các doanh nghiệp bản xứ sản xuất

sản phẩm trung gian (điển hình là sản phẩm công nghiệp phụ trợ như phụ tùng,

linh kiện xe máy) cung cấp cho doanh nghiệp FDI, hoặc trường hợp doanh nghiệp

bản xứ dùng sản phẩm của doanh nghiệp FDI để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng

(chẳng hạn doanh nghiệp bản xứ dùng nguyên liệu chất dẻo - plastic - do doanh

nghiệp FDI cung cấp để sản xuất các loại đồ dùng trong nhà). Trong cả hai trường

hợp, công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp bản xứ,

và đây là hiệu quả lan toả lớn nhất, quan trọng nhất nên các nước đang phát triển

đặc biệt quan tâm và đưa ra các chính sách làm tăng hiệu quả ngay.

Kênh liên kết sản xuất

Kênh liên kết sản xuất là một kênh rất quan trọng tạo ra tác động tràn. Tác

động “ngược chiều” có thể xuất hiện nên các doanh nghiệp trong nước cung cấp

nguyên liệu hoặc phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài. Mức độ

tác động càng cao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc nguyên liệu cung cấp

càng nhiều, tức là quan hệ tỷ lệ thuận.

Liên kết sản xuất bao gåm hai hình thức là liên kết dọc (sản phẩm của doanh

nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp kia) và liên kết ngang (các

doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm).

Kênh cạnh tranh

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các

doanh nghiệp trong nước, trước hết là đổi mới doanh nghiệp trong cùng nhóm

ngành. Trong khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các

doanh nghiệp này với nhau thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đang

chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ các doanh nghiệp FDI và chính các

doanh nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về

sản phẩm như chủng loại, mẫu mã, thì các doanh nghiệp trong nước lại đánh giá

cao nhất về công nghệ có trình độ cao hơn từ các doanh nghiệp FDI.

42

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

b) Tồn tại, hạn chế. Xét về chất, FDI tại Việt Nam cho đến nay có các đặc tính chưa mang lại hiệu quả

tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu thu thập được cho thấy, tỉ trọng của

FDI trong sản xuất công nghiệp khá cao (gần 40% năm 2000) nhưng chỉ chiếm độ

10% trong lao động công nghiệp. Dĩ nhiên điều đó cũng có nghĩa là năng suất lao

động của các doanh nghiệp FDI cao hơn các thành phần kinh tế khác. Nhưng FDI

ít tạo ra công ăn việc làm không phải chỉ vì lý do đó mà chủ yếu vì cho đến nay

FDI có khuynh hướng tập trung vào những ngành thay thế nhập khẩu và ít dùng

lao động. Vị trí của FDI trong tổng nhập khẩu cao hơn trong tổng xuất khẩu. Dĩ

nhiên các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nhiều nguyên liệu và máy móc để phục vụ

cho cả các dự án đầu tư hướng về xuất khẩu nhưng nếu phần lớn FDI là hướng về

xuất khẩu thì tỉ lệ của FDI trong nhập khẩu sẽ thấp hơn nhiều.

2.2.2. Tác động của FDI vào việc làm và thu nhập của nền kinh tế Việt Nam.

a) Tác động của FDI với vấn đề tạo việc làm theo lý thuyết.

a.1. Lý thuyết về lợi ích của đầu tư nước ngoài.

Hợp tác đầu tư nước ngoài chỉ có thể thành công khi có sự gặp gỡ về lợi ích của cả

hai bên. Sử dụng sản phẩm cận biên của vốn đầu tư nước ngoài làm công cụ chính,

ngay từ năm 1960 Mác Dougall đã chỉ ra rằng sự tăng vốn đầu tư FDI vừa làm tăng

sản phẩm đầu ra vừa phân phối lại thu nhập giữa nhà đầu tư trong nước và người

lao động.

Y

G

F E D

H I J K

A B C L X

Mô hình Mác Dougall về FDI

Trong hình, vốn cổ phần đầu tư là AC, trong đó AB là vốn cổ phần của nhà đầu tư

trong nước và BC là của nhà đầu tư nước ngoài. Gía trị đầu ra là GDCA; thu nhập

43

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

của chủ đầu tư trong nước là FEBA, của chủ đầu tư nước ngoài là EDCB, của người

lao động là GDF. Khi vốn FDI tăng từ BC đến BL sẽ có những tác dụng sau đây:

Thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài bây giờ là IKLB (phần đầu tư mới nhận JKLC

và đầu tư cũ giảm đi EDJI do tỷ xuất lợi nhuận giảm dần được biểu hiện qua sản

phẩm cận biên của vốn Ay). Nhà đầu tư trong nước giảm thu nhập FEHI và người

lao động hưởng phần FDKH.

Như vậy, tổng cộng nước chủ nhà thu nhập EDKI. Phần thu nhập của người lao

động tăng thêm nhiều hơn ngoài DKJ là do phân phối lại từ nguồn vốn đầu tư cũ.

Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vừa tạo ra thu nhập cho nhà đầu tư trong

nước và nước ngoài, vừa tạo ra công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động.

a.2. Vai trò của FDI đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động.

Thông qua hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm

cho người lao động. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua việc

tuyển dụng lao động ở nước sở tại. Song song đó, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp

tạo việc làm thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển

của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế này.

Mức độ tác động của FDI trong việc giải quyết việc làm phụ thuộc trực tiếp vào các

nhân tố như: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ, chính sách công

nghiệp và chính sách thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, tác động

của FDI đến thị trường lao động cũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh tế, định hướng

phát triển cũng như chất lượng lao động và chính sách lao động của nước tiếp nhận

đầu tư.

a.3. Vai trò của FDI đối với sự phát triển của hàng hoá sức lao động.

Ngoài tác động tạo việc làm cho người lao động FDI còn đóng góp tích cực vào

việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư.

FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông

qua hoạt động đào tạo và quá trình làm việc của lao động. Làm việc trong các doanh

nghiệp FDI đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và khả năng đáp ứng yêu cầu

cao về cường độ và hiệu quả công việc. Cụ thể:

44

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

Người lao động phải có sức khỏe tốt để có thể làm việc với cường độ

cao.

Có trình độ văn hoá cao để đáp ứng những đòi hỏi của trang thiết bị

và kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Có kỷ cương, tác phong công nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả lao

động của cá nhân và tập thể.

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi người lao động nỗ lực không ngừng để

hoàn thiện mình thông qua những yêu cầu ngày càng cao đối với công việc, cơ hội

phát triển, cơ hội thăng tiến…Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI, trình độ học vấn

và trình độ nghiệp vụ của người lao động tương đối cao so với mặt bằng chung.

Những yêu cầu trên đòi hỏi phải không ngừng phát triển bản thân cả về thể lực và

trí lực. Bên cạnh đó, để người lao động đáp ứng được các yêu cầu của công việc các

doanh nghiệp FDI thường tiến hành tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ

khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao. Do đó, FDI

vừa gián tiếp khuyến khích người lao động tăng đầu tư cho phát triển nguồn nhân

lực vừa trực tiếp đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.

Thêm vào đó, do chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn lao động địa phương,

các doanh nghiệp trong khu vực FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Để

người lao động có thể sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại các doanh

nghiệp FDI phải có kế hoạch đào tạo. Thế nên, trong chiến lược phát triển của các

tập đoàn lớn hay các công ty đa quốc gia luôn có kế hoạch đào tạo lao động địa

phương nhằm từng bước thay thế lao động người nước ngoài.

a.4. Vai trò của FDI đối với sự phát triển của thị trường lao động.

Bên cạnh những tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao

động cũng như sự phát triển nguồn nhân lực, thông qua các hoạt động của mình,

đầu tư FDI còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động.

Cùng với sự gia tăng về chất lượng và trình độ của lao động, người lao động có

nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nơi làm việc. Bên cạnh đó, lao động có trình

độ cao có khuynh hướng tìm việc thông qua các kênh lao động chính thức cao hơn

45

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

lao động trình độ thấp. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các dịch vụ

tư vấn – giới thiệu việc làm và thị trường lao động.

Bên cạnh đó, khi nhận thức của người lao động được nâng lên, họ sẽ quan tâm

nhiều hơn đến điều kiện lao động, những điều khoản quy định cũng như quyền và

nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đây là nhân tố quan trọng góp phần hạn chế

những tác động tiêu cực của thị trường lao động.

Chất lượng lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất lao động và hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp. Và do đó, khuyến khích doanh nghiệp tăng đầu tư cho

phát triển. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, vốn đầu tư tăng sẽ làm tăng

cầu về lao động. Cạnh tranh thu hút lao động cũng là một nhân tố kích thích sự phát

triển của thị trường lao động.

Với tư cách là một thành phần kinh tế, sự tham gia của khu vực FDI sẽ góp phần

làm tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động. Với những ưu điểm về tiền lương,

điều kiện làm việc, cơ hội phát triển…thành phần kinh tế này có sức hấp dẫn rất lớn

đối với người lao động. Do vậy, để cạnh tranh thu hút lao động các thành phần kinh

tế khác phải cải thiện môi trường làm việc, tạo thêm thu nhập cho người lao động.

Đồng thời, sự đa dạng của các thành phần kinh tế sẽ góp phần làm đa dạng hoá các

nguồn cung cầu lao động trên thị trường, yếu tố thuận lợi sự hình thành và phát

triển của thị trường lao động.

Như vậy, trong quá trình hoạt động FDI – trực tiếp hay gián tiếp - tạo ra những điều

kiện thuận lợi cho sự vận hành và phát triển của thị trường lao động. Sự phát triển

của thành phần kinh tế này không chỉ tạo ra những ngoại tác tích cực cho sự phát

triển thị trường lao động mà còn khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia

vào thị trường lao động.

b) Thực trạng về hiệu quả của FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động

Việt Nam

Hiện nay, ở khu vực thành thị thường xuyên có khoảng 588 nghìn người thất

nghiệp và trên 33 triệu lao động ở khu vực nông thôn chỉ có việc làm trong khoảng

bốn phần năm thời gian lao động. Hằng năm Việt nam phải giải quyết việc làm cho

46

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

khoảng trên 1,5 triệu người, trong đó khoảng hơn 1 triệu việc làm mới.

Một tác động tích cực quan trọng nhất về mặt xã hội của FDI là tạo việc làm và cải

thiện chất lượng nguồn nhân lực.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề

việc làm và nâng cao chất lượng lao động ở nước ta. Đến nay, đầu tư trực tiếp

nước ngoài đã tạo việc làm trực tiếp cho trên 1 triệu lao động và khoảng 3-4 triệu

lao động gián tiếp, thu hút khoảng 5% số lao động mới hàng năm (trong khoảng

trên 1,2 triệu lao động mới được giải quyết việc làm hàng năm), nếu tính cả lao

động gián tiếp có thể đạt khoảng 20%, so với trung bình nhiều nước khoảng 10%,

thì Việt Nam đạt loại trung bình khá (Tháng 7, 2006)... Hàng vạn cán bộ, nhân

viên kỹ thuật Việt Nam được nâng cao kỹ năng chuyên môn hay có thể thay thế

nhân viên nước ngoài trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, cũng như làm

chủ công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên cơ hội việc làm được phân bố không đồng đều do FDI tập trung vào

những ngành Việt Nam có ưu thế về lao động và thị trường như dệt may, da giầy,

du lịch, xe máy hoăc những ngành nước ta chưa hay không có ưu thế cạnh tranh về

vốn và công nghệ như khai thác dầu khí, viễn thông, ô tô, điện tử. Tình trạng thiếu

lao động trong các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp, các thành phố lớn

đang diễn ra, do sự phân bố không đồng đều FDI, sự cơ cấu lại về kinh tế của các

địa phương và trình độ của lực lượng lao động.

Bình quân trong thời kỳ 2001–2006, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc

làm thêm cho khoảng 11 vạn việc làm mỗi năm đưa tổng số lao động trực tiếp của

khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính đến cuối năm 2006 lên 1,13 triệu

người. Ngoài ra khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng vài

triệu lao động gián tiếp trong 6 năm qua.

Hội nhập quốc tế cũng tạo ra lực hút mạnh mẽ làm xuất hiện các dòng di cư với

hàng triệu lao động, từ nông thôn vào các khu vực đô thị, các vùng kinh tế trọng

điểm, các khu công nghiệp, trong đó có một phần đáng kể ở khu vực FDI. Người

nông dân di cư đến các khu vực đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm đã có thêm việc

47

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

làm, cải thiện sinh kế, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn như thiếu chỗ ở và các điều

kiện sống cơ bản như khám chữa bệnh và học hành của con cái.

2.2.3. Tác động của FDI vào xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam.

a) Xuất khẩu.

Việt Nam đã công nhận một cách chính thức và rộng rãi rằng FDI đang ngày càng

đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện:

vốn, công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham

gia vào các thị trường quốc tế, ….

Giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) cũng gia tăng

nhanh chóng qua các năm, trong thời kỳ năm 2000 – 2008 đã đạt trên 149 tỷ USD,

đóng góp hơn 54% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. FDI đã giúp Việt

Nam phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm cũng như giúp Việt Nam có

một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của

Việt nam.

Năm Tổng vốn thực hiện

(triệu USD)

Tổng kim ngạch

xuất khẩu ở khu

vực FDI

Tổng kim ngạch

xuất khẩu của

cả nước

2000 2413,5 6810.3 14482.7

2001 2450,5 6798.3 15029.2

2002 2591,0 7871.8 16706.1

2003 2650,0 10161.2 20149.3

2004 2852,5 14487.7 26485.0

2005 3308,8 18553.7 32447.1

2006 4100,1 23061.3 39826.2

2007 8030,0 27774.6 48561.4

2008 11400,0 34529.2 62685.1

2009 10000.0 29904.1 56096.2

48

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI

Vậy tại sao FDI lại có thể thúc đẩy và làm tăng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu?

Theo nhận định của các chuyên gia thì có 2 nguyên chính như sau:

Thứ nhất: Việc FDI đã nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp của nền kinh tế

Việt Nam

Hình biểu diễn tác động nâng cao năng lực sản suất của vốn FDI

Mô hình trên cũng phần nào cho chúng ta thấy được cơ chế tác động để nâng cao

năng lực sản xuất công nghiệp của FDI đến nền kinh tế Việt Nam. Ban đầu nguồn

FDI kết hợp với nỗ lực công nghệ quốc gia đã hình thành nên những điều kiện cơ sở

tích cực, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật cải tiến… từ đó tạo nên cho

Việt Nam sức cạnh tranh với thị trường thế giới, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu.

Cụ thể là: Trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành

kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử,

xây dựng hạ tầng v.v. Đến nay, khu vực có vốn FDI đóng góp 100% sản lượng của

49

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ô tô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị

máy tính; 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76%

dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi; 49% sản lượng da giày; 25% thực phẩm

đồ uống...

Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI luôn

duy trì ở mức cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành trong suốt giai

đoạn 2000-2008 (trừ 2001 và 2004). Trong một thập kỷ trở lại đây, tốc độ tăng kim

ngạch xuất khẩu của khu vực FDI luôn cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả

nước. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị xuất khẩu, từ

25% năm 1995 lên 55,1 % năm 2008.

Cần lưu ý rằng, mặc dù FDI có tỷ trọng xuất khẩu cao song giá trị xuất khẩu ròng

của khu vực có vốn FDI không cao. Sở dĩ như vậy vì các dự án FDI trong công

nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có qui mô nhỏ và sử dụng

nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính.

Thứ hai: FDI giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.

Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trường. Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu, những

lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất ở nước chủ nhà được khai thác có hiệu quả

hơn trong phân công lao động quốc tế. Các nước đang phát triển tuy có khả năng

sản xuất với mức chi phí có thể cạnh tranh được nhưng vẫn rất khó khăn trong việc

thâm nhập thị trường quốc tế. Bởi thế nếu thông qua FDI các nước tiếp nhận đầu tư

có thể tiếp cận với thị trường thế giới, vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các công

ty xuyên quốc gia thực hiện.

Ở hầu hết các nước đang phát triển thì các công ty xuyên quốc gia đều đóng vai trò

quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu do vị thế và uy tín của chúng trong hệ

thống sản xuất và thương mại quốc tế. Đối với các công ty xuyên quốc gia, xuất

khẩu cũng đem lại nhiều lợi ích cho họ thông qua việc sử dụng các yếu tố đầu vào

rẻ, khai thác được hiệu quả theo quy mô sản xuất và thực hiện chuyển môn hóa sâu

từng chi tiết sản phẩm ở những nơi có lợi thế nhất sau đó lắp ráp thành phẩm.

50

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

Cũng cần chú ý rằng tỷ trọng xuất khẩu của khối đầu tư nước ngoài (ĐTNN) chiếm

tỷ trọng cao đến 55% năm 2008, nếu trừ nguồn xuất khẩu dầu thô thì cán cân

thương mại của khối ĐTNN luôn thặng dư, còn tình hình cán cân thương mại của

khối đầu tư trong nước (ĐTTN) luôn thâm hụt. Chính điều này làm thâm hụt cán

cân thương mại cả nước năm 2007 là 14,2 tỷ USD và năm 2008 là 18 tỷ USD.

Xu hướng tăng cán cân thương mại của khối đầu tư nước ngoài đặc biệt đối với các

doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã “chèn lấn” các doanh nghiệp trong nước

bằng cách thực hiện các thương vụ sáp nhập và thôn tính (M&A) các doanh nghiệp

trong nước nhằm độc chiếm lợi nhuận. Với tỷ trọng xuất khẩu cao của các doanh

nghiệp đầu tư nước ngoài có làm thúc đẩy tăng trưởng GDP trong nước, nhưng khi

có biến động của nền kinh tế thì sự thoái lui của khối này sẽ ảnh hưởng đến cán cân

thanh toán của quốc gia. Cuối cùng, về lâu dài các quốc gia chủ yếu phải dựa vào

khối đầu tư trong nước để phát triển. Nên chính sách thu hút đầu tư trong nước và

thúc đẩy hình thành các công ty đa quốc gia mạnh từ trong nước là chiến lược phát

triển lâu dài của quốc gia.

b) Nhập khẩu.

Bản chất của hầu hết các loại hình doanh nghiệp ở khu vực FDI này là hướng vào

thị trường nội địa hoặc có doanh thu chủ yếu là nội tệ, do đó thường không phải là

loại hình doanh nghiệp xuất khẩu, trong khi đó vẫn phải nhập vật tư và thiết bị để

xây dựng, do đó một trong những tác động khác của FDI chính là khiến cho kim

ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên rõ rệt qua từng năm.

Ví dụ cụ thể là: dự án sản xuất thép, dự án này có thể hướng tới xuất khẩu một phần

sản lượng của mình, nhưng điều này có lẽ chỉ xảy ra một thời gian sau, sau khi hoàn

thành và đi vào sản xuất với sản lượng dư thừa so với sức tiêu thụ trong nước. Vả

lại, việc họ có xuất khẩu được hay không còn phụ thuộc vào tính cạnh tranh quốc tế,

là điều khó có thể nói chắc được vào thời điểm ban đầu này, lại rơi đúng vào thời kỳ

suy thoái kinh tế toàn cầu, chưa kể đến uy tín và thương hiệu của các chủ đầu tư

trong các dự án này là hoàn toàn không tồn tại trong ngành sản xuất thép thế giới.

51

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

Trong khi đó, muốn xây dựng và phát triển dự án, chúng ta lại phải nhập khẩu hàng

loạt các loại máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ vào Việt Nam.

Điều này cũng đã giải thích cho việc kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI từng

năm tăng cùng chiều với tổng số vốn FDI ở năm đó.

Năm

Tổng vốn

thực hiện

(triệu USD)

Tổng kim ngạch

nhập khẩu ở khu

vực FDI

Tổng kim ngạch

nhập khẩu của

cả nước

2000 2413,5 4352.0 11284.5

2001 2450,5 4985.0 11233.0

2002 2591,0 6703.6 13042.0

2003 2650,0 8815.0 16440.8

2004 2852,5 11086.6 20882.2

2005 3308,8 13640.1 23121.0

2006 4100,1 16489.4 28401.7

2007 8030,0 21712.4 41052.3

2008 11400,0 27898.6 52815.2

2009 10000.0 24873.1 69948.8

Bảng so sánh kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI

Dễ dàng nhận thấy được sự gia tăng nhanh chóng của kim ngạch nhập khẩu trong

khoảng năm 2000 – 2008. Chỉ với hơn 4 tỉ đô la vào năm 2000 so với 27 tỉ đô la và

năm 2008, tăng gấp 8 lần sau 8 năm, một sự gia tăng đáng kể.

c) Nhìn nhận tổng quát tác động của FDI đến cán cân thương mại.

c.1. Thực trạng.

Năm

Tổng vốn

thực hiện

(triệu USD)

Tổng kim ngạch

nhập khẩu ở khu

vực FDI

Tổng kim ngạch

xuất khẩu ở khu vực

FDI

2000 2413,5 4352.0 6810.3

2001 2450,5 4985.0 6798.3

52

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

2002 2591,0 6703.6 7871.8

2003 2650,0 8815.0 10161.2

2004 2852,5 11086.6 14487.7

2005 3308,8 13640.1 18553.7

2006 4100,1 16489.4 23061.3

2007 8030,0 21712.4 27774.6

2008 11400,0 27898.6 34529.2

2009 10000.0 24873.1 29904.1

Bảng so sánh kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực FDI

Trong bối cảnh kinh tế phục hồi sau suy giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

đang đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là xuất nhập khẩu. Theo Tổng

cục Thống kê, từ năm 2000-2008, khu vực FDI luôn có hạn ngạch xuất khẩu lớn

hơn hạn ngạch nhập khẩu. Gần đây nhất là quý 1/2010, kim ngạch xuất khẩu không

kể dầu thô đạt gần 6,7 tỉ Đô la Mỹ, tăng 40%, nhập khẩu tăng 53% so với cùng kỳ

năm trước. Nhập tăng nhanh hơn xuất cho thấy, các doanh nghiệp FDI đang hoạt

động vẫn lo làm ăn và xuất khẩu lâu dài ở Việt Nam.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, số liệu trên đã bao gồm việc xuất khẩu dầu thô. Và nếu

không tính xuất khẩu dầu thô thì các doanh nghiệp FDI vẫn nhập siêu hơn 400 triệu

Đô la Mỹ trong quý 1/2010. Tình hình này cũng đã xảy ra vào năm 2009. Xuất khẩu

không kể dầu thô là 23,64 tỉ Đô la và nhập khẩu 24,87 tỉ Đô la, tức là nhập siêu hơn

1,2 tỉ Đô la. Còn năm 2008, tình hình cũng tương tự, và con số nhập siêu là hơn 4 tỉ

Đô la (không kể dầu thô).

Do đó cần duy trì đà khôi phục này và tạo thế tăng trưởng hơn nữa của các doanh

nghiệp FDI, cho tương xứng với việc thực hiện FDI ngày càng lớn. Không nên dựa

vào việc xuất khẩu dầu thô, bởi lẽ đây không phải là một hướng phát triển lâu dài

trong tường lai do đó nó không được nhà nước khuyến khích.

c.2. Bản chất.

Về cơ bản, sản phẩm của khu vực FDI thường được chia làm ba loại.

Thứ nhất là sản phẩm trung gian.

53

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

Thứ hai là sản phẩm cuối cùng nhưng được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài

theo đơn đặt hàng của công ty mẹ.

Thứ ba là các sản phẩm được tiêu thụ trong nước.

Với loại sản phẩm thứ nhất, các doanh nghiệp FDI thực chất là một công xưởng với

nguyên vật liệu chính được nhập khẩu, toàn bộ giá trị của sản phẩm được đưa ra

nước ngoài (xuất khẩu) để đi qua các công đoạn tiếp theo, từ đó mới hình thành giá

bán.

Như vậy, về thực chất toàn bộ hoạt động của loại doanh nghiệp này hầu như không

hạch toán lợi nhuận. Phía Việt Nam không những không thu được đồng thuế giá trị

gia tăng nào mà ngược lại các doanh nghiệp FDI được hoàn thuế; thuế thu nhập

doanh nghiệp cũng coi như không có (vì không có lợi nhuận).

Với loại sản phẩm thứ hai, doanh nghiệp FDI tuy có chút lãi (không đáng kể) nhưng

đó là một quy trình gần như khép kín. Về hạch toán lợi nhuận phía Việt Nam không

được phép biết hoặc tham gia gì (vì vốn của chủ doanh nghiệp nước ngoài), như vậy

việc xuất khẩu được bao nhiêu cũng chẳng liên quan gì đến mình.

Với loại sản phẩm thứ ba, tuy được tiêu thụ trong nước, nhưng hầu hết các nguyên

vật liệu chính đều được nhập khẩu từ bên ngoài.

Ví dụ: bột ngọt (gần như 100% nguyên vật liệu là nhập khẩu), da cứng là 83%; giày

thể thao là 76%; sứ vệ sinh là 74%; sơn hóa học 68,3%; bột giặt 56%...

Do quá trình hạch toán lợi nhuận khép kín của các doanh nghiệp FDI, nên dù là tiêu

thụ trong nước cũng được xem thực chất là nhập khẩu.

Do đó hiện nay các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng tạo ra thêm thâm hụt mậu

dịch, với tỷ trọng xuất khẩu/doanh thu nhỏ hơn nhập khẩu/doanh thu và và khoảng

cách này đã tăng nhanh trong thời gian 2007- 2008.

Như vậy, có thể rút ra rằng vai trò của FDI đối với nền kinh tế nói chung và đối với

việc tài trợ cho thâm hụt mậu dịch nói riêng ở Việt Nam thực sự không lớn như

người ta vẫn tưởng nếu chỉ nhìn vào con số tuyệt đối, và hơn nữa, vai trò này đang

có xu hướng suy giảm. Tất nhiên, góp phần vào tình trạng này là các chính sách của

nhà nước và chính quyền địa phương. Bởi vậy, điều cần thiết là các nhà làm chính

54

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

sách cần phải nhận thức đầy đủ về vấn đề này khi hoạch định một chính sách tổng

thể về FDI ở Việt Nam.

55

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ

XUẤT ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN FDI VÀO

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.

3.1.Các giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

3.1.1. Nhóm giải pháp thứ nhất.

Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển

của từng ngành/sản phẩm theo hướng gắn kết với mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát

triển đặt ra cho những ngành đó vào hiện tại và chiến lược thu hút, sử dụng đầu tư

nước ngoài cho những năm tiếp theo. Các ngành, các địa phương cần xây dựng các

danh mục dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài với các thông tin cụ thể về mục

tiêu, địa điểm, công suất và đối tác Việt Nam để làm cơ sở cho việc tổ chức các

chương trình vận động đầu tư.

3.1.2. Nhóm giải pháp thứ hai.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư nước ngoài, gồm:

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư;

Chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư;

Chính sách thương mại và thị trường;

Chính sách đất đai;

Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu;

Chính sách phát triển hạ tầng;

Chính sách phát triển nguồn nhân lực.

3.1.2. Nhóm giải pháp thứ ba.

Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài theo

hướng:

56

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

Coi việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả các dự

án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép đầu tư là biện pháp tốt nhất để

xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà đầu tư nước ngoài về

sức hấp dẫn và cạnh tranh của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

Nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình vận động đầu tư cụ

thể trong nước và ngoài nước, tập trung vào các ngành/dự án và đối tác

đầu tư trọng điểm cần thu hút đầu tư nước ngoài.

Bố trí đủ ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư như một khoản chi

riêng thuộc kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Chính

phủ.

Xem xét xây dựng Quỹ xúc tiến đầu tư trong từng lĩnh vực trên cơ sở

ngân sách nhà nước cấp (trích từ nguồn thu của khu vực đầu tư nước

ngoài), kết hợp huy động vốn góp của các tổ chức, doanh nghiệp.

Triển khai nghiên cứu tiềm năng đầu tư của các nước/vùng lãnh thổ đầu

tư vào lĩnh vực này để có chính sách, cơ chế vận động phù hợp.

Đổi mới và nâng cao chất lượng các ấn phẩm tuyên truyền đầu tư nước

ngoài nói chung (bao gồm Sách hướng dẫn đầu tư, Danh mục dự án gọi

vốn đầu tư nước ngoài.

Các biện pháp này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và cần đặt trong tổng

thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Trên cơ bản, thời gian trước

mắt, cần thực hiện bốn giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp nhanh chóng, đặc biệt là các cảng biển

và nhà máy điện. Mạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép và khuyến khích doanh

nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, nhất là những công trình hạ tầng đang

7xây dựng dở dang và đã kéo dài nên được hoàn thành tránh sự lãng phí không

đáng có. Hạ tầng giao thông được xem như huyết mạch cở thể của một quốc gia, do

vậy khi giao thông không đáp ứng được nhu cầu cũng đồng nghĩa với việc trao đổi

hàng hóa bị ngừng trệ. Các dự án cao tốc đường bộ cần đẩy mạnh xây dựng hơn nữa

trong các năm tới, bên cạnh đó là nâng cấp, cải tạo, xây mới các cảng hàng không

57

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

(hiện nay trong nước chỉ mới có hai cảng hàng không quốc tế hoạt động hiệu quả là

Tân Sân Nhất và Nội Bài, tương lai sẽ xây dựng thêm cảng hàng không quốc tế

Long Thành); càng trung chuyển (Cảng biển trung chuyển Vân Phong, Cụm cảng

Cái Mép-Thị Vải, cảng nước sâu Dung Quất v.v.). Bên cạnh đó là hoàn chỉnh hệ

thống các tuyến đường vành đai, tuyến tránh đô thị ra quốc lộ; hệ thống cung cấp

điện, nước sạch, thông tin viễn thông ở các đô thị lớn, cụm công nghiệp. Cần đa

dạng hóa các hình thức đầu tư nhằm thu hút vốn nhiều hơn cho các công trình hạ

tầng giao thông trọng điểm như : hợp tác vốn ODA, BT, BOT, PPP v.v

Thứ hai, rất nhiều ý kiến từ phía các doanh nghiệp và các đối tác nước ngoài có liên

quan đều lo ngại về những luật lệ và quy định mới, do đó cần xoá bỏ những giấy

phép không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần

thiết. Hoàn chỉnh hệ thống Pháp luật, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết

cũng góp phần giúp các nhân viên quản lý về FDI có cơ sở pháp lý vững chắc trong

việc xem xét tính khả thi của dự án, quá trình xúc tiến đầu tư cũng như thu hồi giấy

phép đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư không thực thi đúng như hợp đồng cam

kết.

Thứ ba, cần công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý. Trong đó, cần rà

soát lại các văn bản pháp quy liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, sửa đổi các

văn bản cho phù hợp với quy định của WTO. Bên cạnh đó các chính sách đầu tư

của tỉnh, thanh phố cần được xem xét cẩn thận trước khi được công bố nhằm tạo ra

được môi trường cạnh tranh thu hút vốn lành mạnh giữa các địa phương. Các chính

sách thu hút đầu tư phải dựa trên thế mạnh về điều kiện tự nhiên, nguồn lực lao

động và cũng như nhu cầu đầu tư của tỉnh.Hiện nay vấn đề ưu tiên hàng đầu trong

FDI chính là chất lượng của dự án, tính lan tỏa của các dự án chứ không phải số

lượng và giá trị của các dự án đầu tư.

Thứ tư, từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân

lực. Phải xác định cho đúng những đối tượng cần được đào tạo và đào tạo lại, tránh

tình trạng đào tạo tràn lan mà không biết sử dụng vào việc gì. Đẩy mạnh việc xây

dựng đội ngũ lao động đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng và

58

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu của cả nước và xuất khẩu. Việc tìm kiếm nguồn

nhân lực cho các dự án FDI công nghệ cao cho ở nước ta thường bị trở ngại cho các

nhà đầu tư. Để thu hút ngày càng nhiều hơn các dự án FDI trong các lĩnh vực công

nghệ cao, cần phải đào tạo một lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn cao

dựa trên nguồn lao động sẵn có để có thể đáp ứng nhu cầu về nhân lực của các dự

án FDI. Lao động nước ta luôn trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trong khi lao

động trình độ đại học lại phần lớn không theo kịp sự phát triển của khoa học công

nghệ. Do vậy trong tương lai gần giáo dục đào tạo được xem là khâu chiến lược

trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

3.2. Các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, để đảm

bảo cho quá trình này thực sự có hiệu quả và không có tác động xấu đến nền kinh tế

trong nước, cần phải thực hiện những giải pháp đi đôi như sau:

Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân.

Không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, không đủ điều kiện.

Các dự án đầu tư không được phép tác động xấu đến môi trường quá mức

quy định.

Thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ

dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất mà không triển khai; cân nhắc về tỷ suất

đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để

định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.

59

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

LỜI KẾT

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thu hút được nhiều vốn FDI

trên thế giới. Và một điều không thể phủ nhận là FDI đã đem lại cho nền kinh tế

Việt Nam nhiều tác động rất tích cực. Nhưng mặt khác, cũng không tránh khỏi một

số tác động tiêu cực về nhiều mặt. Vì vậy, điều cần làm lúc này chính là tìm cách sử

dụng vốn FDI sao cho có hiệu quả, tránh lãng phí và hạn chế tối đa những tác động

tiêu cực của nó. Nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ có cơ hội để tận dụng nguồn

vốn FDI vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đem lại một diện mạo mới tốt đẹp

hơn cho đời sống của người dân.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã cố gắng hết sức dùng những kiến thức

của mình để giải quyết vấn đề đặt ra. Mặc dù vậy, với vốn kiến thức còn ít ỏi, chúng

em không thể tránh khỏi một vài thiếu sót. Chúng em rất mong sẽ nhận được những

góp ý từ thầy để đề tài này được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, chúng em xin được gửi

lời cảm ơn đến sự giúp đỡ của thầy trong thời gian qua đã giúp chúng em hoàn tất

được đề tài.

Xin chân thành cảm ơn thầy!

Nhóm thực hiện đề tài.

60

FDI vao Viet Nam giai đoan 2000 đen 2009. Nhom 06 – Lơp K08401T+K08404T.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự thảo chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội, tháng 11/2004.

2. Chương trình Hỗ Trợ Quốc Tế, Trần Hào Hùng, Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 10/2006.

3. Bộ Tài Chính, Bốn giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI, tháng 5/2009. 4. Cục thống kê, Niên giám thống kê.

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=433&idmid=3

5. Tinkinhte.com, Không hạn chế các dự án FDI đáp ứng đủ điều kiện, tháng 12/2008. http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/viet-nam/phong-van-yeu-nhan/khong-han-che-cac-du-an-fdi-dap-ung-du-dieu-kien/20825.113209.html

6. Caohockinhte.info, Giải pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2009 – 2010, tháng 6/2009 http://www.caohockinhte.info/forum/showthread.php?t=10962

7. Baodientu.chinhphu.vn, Năm 2010: Thu hút FDI có định hướng và chọn lọc, tháng 4/2010. http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Nam-2010-Thu-hut-FDI-co-dinh-huong-va-chon-loc/20104/29265.vgp

8. http://www.tapchitaichinh.vn/Qu%E1%BA%A3ntr%E1%BB%8Bn%E1%B

B%99idung/ViewArticleDetail/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/1

649/Default.aspx

9. http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article&TabID=4&aID=9

.