Transcript
Page 1: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 68

CHƯƠNG 5 THIẾT LẬP DỰ ÁN TRÊN NỀN SIMATIC PCS 7

5.1 Các bước cơ bản để thiết lập một dự án: 5.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch:

5.1.2 Thực hiện dự án:

Thiết lập cấu hình phần cứng (từng trạm)

Thiết lập cấu hình mạng

Tạo hệ thống các cấp bậc cho nhà máy

Lập trình các khối chức năng người dùng và các khối trao đổi thông tin; kiểm tra và lập tài liệu

Thiết lập dự án

Tính chọn số lượng I/O và kiểu module

Ấn định các kênh tín hiệu và đặt tên tượng trưng cho chúng

Lập bảng kế hoạch đi dây giữa sensors/actualtors và các trạm PLC

Lựa chọn và quyết định kiểu mạng và cấu trúc mạng. Các kết nối giữa các trạm SIMATIC với nhau và giữa các trạm SIMATIC với các trạm điều

khiển quá trình

Xây dựng các biến dựa vào sự liệt kê các biến và mô tả đầy đủ các quá trình (lập kế hoạch khả thi, số lượng PLC, Trạm vận hành, các thành phần khác)

Page 2: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 69

Tạo CFC charts (charts module)

Sử dụng chức năng Import/Export Assistant (IEA) để tạo module Template cho các điểm đo lường. Kiểm tra và lập tài liệu cho các module. Đặt các khối

và các module vào trong thư viện đã tạo được

Tạo các CFC chart với việc sử dụng các IEA model ở trên; Biên dịch và download tới PLC

Tạo các khối SFC chart (sequential control systems) và download chúng tới PLC

Cấu hình cho các trạm OS: Tạo các bức tranh quá trình, các bức tranh thông báo message, các đồ thị

(curve) và các bảng nhật ký (archive)

Kết nối dữ liệu giữa OS và PLC

Sao chép các dữ liệu cần thiết từ ES và đưa vào các OS; Tiến hành khởi động OS

Lặp lại quá trình trên để kiểm tra vài lần

Tiến hành kiểm tra tín hiệu và hiệu chỉnh từng cảm biến, chấp hành và các quá trình… trên bức tranh quá trình

Page 3: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 70

5.2 Thiết lập dự án: Trong phần này giải thích các ứng dụng cơ bản trên ES với những phần mềm thành phần mang tính chất cấp bậc (HP: Plant Hierarchy) và các vấn đề về IEA (Import/Export Assistant) và mối quan hệ giữa nhũng thành phần trong ES đó. 5.2.1 Phần mềm ES trong SIMATIC PCS 7: Với những phần mềm cần thiết trên hệ thống ES thuộc gói phần mềm SIMATIC PCS 7, bạn có những công cụ (tool), với những công cụ đấy bạn có thể tạo cấu hình nhà máy một cách toàn diện. Đó là những phần mềm sau đây: - Phần mềm STEP 7:

Bao gồm SIMATIC Manager, phần mềm này làm nền tản và là trung tâm quản lý cho tất cả các thành phần của ES. Đây là hình ảnh sinh động của người sử dụng trên giao diện của Windows NT thường được sử dụng để quản lý các dự án của nhà máy.

- Bạn cấu hình tất các thiết bị sử dụng trong hệ thống như: Các rack của các PLC, các mô đun vào/ra, các mô đun giao diện, các trạm

PC… bằng Hardware Configuration (HW Config.). - PH và IEA:

PH và IEA là những gói thuộc PCS 7, chúng không phải tách biệt với các ứng dụng trên mà chi mở rộng hơn trong phạm vi của SIMATIC Manager. PH và IEA hỗ trợ cấu hình diện rộng của quá trình điều khiển và quản lý dữ liệu của nhà máy. - CFC (Continuous Function Chart):

CFC là gói phần mềm định hướng cho nhà máy, cấu hình các đồ họa của tác vụ tự động hóa. Sử dụng CFC thông qua các khối đã được tạo sẵn (đây là gói phần mềm lập trình có cấu trúc). Các khối được quản lý theo nhóm tùy theo chức năng của chúng trong thư viện, thực hiện lập trình bằng các động tá kéo/thả. - SFC (Sequential Function Chart):

Là gói phần mềm được cấu hình cho hệ thống điều khiển tuần tự. với hệ thống điều khiển tuần tự, chức năng tự động hóa tiêu cơ sở là được điều khiển trên sự thay đổi trạng thái và cũng có thể chọn lọc từ quá trình. - Phần mềm cấu hình cho OS:

WinCC được sử dụng cho việc cấu hình cho hệ thống điều khiển và giám sát nhà máy trên nền PCS 7. Với phần mềm này, bạn có thể tạo ra bức tranh quá trình, các báo cáo, các thông báo về hệ thống, đồ thị tín hiệu, nhật ký vận hành. - SCL (Structured Control Language):

Đây là ngôn ngữ lập trình giống vớ Pascal để lập trình cho những tác vụ phức tạp. Trên ES, nó được sử dụng để tạo ra các khối và biên dịch các yêu cầu của CFC/SFC chart.

5.2.2 Sự tác động qua lại giữa các thành phần: Phần này cung cấp cho bạn một cách nhìn tổng thể về sự tác động qua lại

Page 4: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 71

giữa cấu hình của hệ thống cấp bậc của nhà máy, CFC chart, IEA và SFC chart trên OS.

- Hệ thống cấp bậc của nhà máy (PH): Đường dẫn của PH với tên của đồ thị và tên khối là được chuyển đổi tới

những text block "origin" (khối nguồn dưới dạng text) với sự chuyển đổi của việc kết nối dữ liệu giữa PLC-PC. Từ đây sẽ xuất hiện các dòng thông báo (message) trên OS run-time. Tên tag ở trên trình quản lý tag của WinCC Explorer làm cho chúng ta dễ dàng quản lý và quan sát PH, tên đồ thị, tôn khối, tên các giá trị khác. Nếu bạn muốn kết nối một đối tượng với một tag quá trình trên bức tranh quá trình hoặc nhật ký vận hành, bạn phải chỉ rõ tên tag từ trình quản lý tag. - CFC (Continuous Function Chart):

Riêng mỗi kiểu khối (ví dụ khối CTRL_PID) là được lưu trữ trong thư viện hoặc chương trình của STEP 7. Mỗi khi bạn sao chép nhiều khối ra từ nột khối ban đầu thì bạn phải đặt cho các khối đấy có các tên hình thức khác nhau. Thuộc tính của một đối tượng trong CFC chart, bạn chỉ rõ các message của khối và kích chuột vào các biểu tượng message đó. Việc kết nối dữ liệu được hiển thị các message trên OS trong suốt quá trình OS hoạt động (run time). Trong suốt quá trình làm việc, một tag được điều khiển và giám sát liên tục thông qua thủ tục chuyển đổi (transfer) dữ liệu liên tục giữa OS và PLC. Các giá trị nhận được từ quá trình có thể được lưu trữ trong các tag nội (internal tag) trên trình quản lý tag của OS, điều này sẽ đồng nghĩa với việc các dòng text sẽ được giảm bới trừ những text đang chuyển đổi và hiển thị trên bức tranh quá trình. - IEA (Import/Export Assistant):

Với IEA, bạn tạo tự động các chart và các khối thuộc tính. Bạn có thể tùy chọn những message có đặc điểm kỹ thuật phù hợp để tạo dữ liệu cho việc import (nhập nội dung). Những message sau khi xuất hiện tại những điểm thích hợp ở trên đối tượng của khối và được chuyển đổi (transfer) tới OS để mô tả cho CFC. - SFC (sequential control system ):

Trên SFC chart, bạn xem xét các thông số của của cấu hình CFC trước đây trên SFC chart. Những công trình sư (những người xây dựng nên một cấu hình tổng thể) tạo ra những yêu cầu theo từng bước, chuyển đổi và ấn định công nghệ và định hướng cho tên của các đối tượng. Với cấu trúc của CFC chart theo từng bước và các điểm chuyển đổi (xem phần 4.2.6) trong sơ đồ trên OS được chuyển đổi (transfer) dữ liệu kết nối giữa OS và PLC (sự hoạt động đó chúng ta có thể quan sát được sự chuyển đổi trạng thái thông qua sự chuyển đổi màu sắc trên CFC). - Chuyển đổi dữ liệu kết nối giữa PLC và OS (Transferring PLC-OS Connection Data):

Khái niệm này tương đối phức tạp, một hệ thống làm viều gắn kết thành một khối thống nhất và đồng bộ thì cần phải có việc chuyển đổi dữ liệu cấu hình liên tục mỗi khi cấu hình hay thông số của hệ thống có sự thay đổi, đặc biệt là

Page 5: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 72

giữa hệ thống các PLC và hệ thống các OS. Dữ liệu kết nối giữa PLC và OS phải được chuyển đổi trong những tình huống sau:

• Sau mỗi khi thay đổi hệ thống cấp bậc của nhà máy (PH) • Sau mỗi khi thêm các chart mới và chỉ định tên các CFC chart • Sau mỗi khi thêm những khối đối tượng mới và thay đổi tên khối • Sau mỗi khi thay đổi các đơn vị text thuộc về bản chất của quá trình vận

hành • Sau mỗi khi thay đổi thuộc tính của các đối tượng được điều khiển và

giám sát • Sau mỗi khi thay đổi các message • Sau mỗi khi thay đổi hoặc là thêm các SFC chart

- Ước lượng các thành phần yêu cầu của một nhà máy: Điều quan trọng đầu tiên trước khi bắt tay vào thiết kế một hệ thống tự động cho một nhà máy, bạn phải đặt ra các kế hoạch hay các phương án mà các phương án đó dựa trên có sở là quá trình vận hành như thế nào, dựa vào đây bạn có thể ước lượng được số OS; mức độ, tốc độ, khoảng cách và số trạm tham gia kết nối từ đó bạn có thể ước lượng được bus hệ thống sử dụng là những bus nào; xác định số lượng và vị trí đặt các bộ điều khiển trung tâm, số lượng các mô đun vào ra tập trung và vào ra phân tán hay yêu cầu điều khiển để xác định loại mô đun phải được tính toán rất kỹ. Ngoài ra bạn còn phải dựa vào kích cỡ của dự án, yêu cầu của khách hàng, tính sẵn sàn hay nói cách khác là hệ thống có độ tin cậy cao, điều kiện về vị trí (độ cao) và môi trường xung quanh vị trí dự định lắp đặt, tính năng đáp ứng hay tính năng thời gian thực.

Nói chung công việc tích hợp một mạng truyền thông cho một nhà máy là một công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người thiết kế không những am hiểu sâu sắc về mặt kỹ thuật trong các hệ thống tự động, am hiểu về công nghệ mà còn phải tùy chọn dựa trên nhiều phương án và tiêu chí khác nhau để đưa ra một cấu hình vừa tối ưu về chỉ các tiêu kỹ thật và kinh tế. - Những yêu cầu cho một dự án: Khi bạn mới bắt đầu cấu hình cho một dự án, điều đầu tiên bạn nên phân tích những yêu cầu đặc biệt của dự án, bạn chắc chắn rằng tất cả những khía cạnh và những điều kiện đã được suy xét đến trên những cơ sở triết lý và hiệu quả về mặt cấu hình. Trong suốt quá trình cấu hình, có rất nhiều khối và kiểu khối khác nhau trong thư viện của bạn. Vì vậy bạn phải chắc chắn rằng chỉ có một version của phần mềm sử dụng để cấu hình cho hệ thống trong suốt quá trình xây dựng dự án. Những kiểu khối lập trình khác nhau sẽ dấn đến sự xung đột nếu chương trình của bạn được điều khiển và giám sát trên cùng một OS. 5.3 Cấu hình phần cứng (Hardware Configuring):

Cấu hình một trạm là việc thể hiện toàn bộ cấu trúc của trạm đó. Với cấu hình phần cứng, bạn chỉ định rõ số của các rack, số lượng rack và ấn định địa chỉ của các khe cắm (slot) tùy theo cấu trúc thực tế của trạm. Bạn cấu hình tham số cho các mô đun vào ra tập trung và các mô đun vào ra phân tán. Khi bộ điều khiển khả lập trình bắt đầu khởi động thì việc đầu tiên là CPU phải thực hiệnn so sánh cấu hình quản lý bên trong hệ điều hành của CPU với cấu hình thực tế của

Page 6: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 73

phần cứng được lắp đặt cho trạm. Nếu có sự tương phản thì CPU sẽ tìm ngay lập tức và thông báo sẽ được báo hiệu và đương nhiên là hệ thống sẽ không thể tiếp tục hoạt động thêm nữa. 5.3.1 Giới thiệu phần mềm NetPro - Configuring Networks:

Phần mềm này đã được giới thiệu sơ lược ở chương 4.2.11. Trên phần mềm này, chúng ta có thể cấu hình cho từng trạm đơn lẻ như S7-300, S7-400, OS, ES và liên kết các phầng tử trên lại với nhau thông qua các bus truyền thông là Ethernte, Profibus, MPI hay AS-i… - Khởi động phần mềm: Start > Simatic > STEP 7 > NetPro - Configuring

Networks. - Tạo mới một dự án: Việc tạo mới một dự án không thể tiến hành trực tiếp trên phần mềm này được, vì vậy bạn phải tiến hành theo cách sau:

Hình 5.1 Khởi động phần mềm NetPro - Configuring Networks

Page 7: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 74

+ Khởi động phần mềm SIMATIC Manager: Start > Simatic > SIMATIC

Manager + Tạo Project mới: File > New, một hộp thoại xuất hiện, trên hộp thoại này bạn có thể chọn các kiểu Project sau: User Project (dự án đơn), Libraries (thư viện) hay Multi-Project

Hình 5.2 Khởi động phần mềm SIMATIC Manager

Hình 5.3 Tạo mới một User Project

Page 8: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 75

Hình 5.4

(nhiều dự án). Nếu bạn chọn User Project thì kiểu của dự án trong hộp thoại sẽ hiển thị tương ứng là Project, đặt tên cho dự án của bạn vào Name, ví dụ “SAMPLE”, sau đó chọn OK. Project sẽ xuất hiện các biểu tượng hình 5.4. Như vậy “SAMPLE” chính là dự án được sử dụng cho việc lưu trữ dữ liệu và chương trình được tạo ra khi bạn tạo mộ giải pháp tự động trong giới hạn cho phép. Dữ liệu của bạn lưu trữ trong “SAMPLE” bao gồm:

• Dữ liệu cấu hình cho phần cứng và dữ liệu ấn định các tham số cho các mô đun.

• Dữ liệu cấu hình mạng truyền thông. • Chương trình người dùng (các mô đun chương trình tương ứng trong các

khối chương trình). Nhiệm vụ chính khi tạo một Project là chuẩn bị những khối dữ liệu và khối chương trình.

Việc bạn cần làm tiếp theo là thiết lập cấu hình cho dự án của bạn trên phần mềm NetPro - Configuring Networks. Có hai cách để khởi động phần mềm này:

• Từ trình Start (xem hình 5.1). • Kích đúp chuột trái vào biểu tượng MPI(1) trên hình 5.4 (đây là biểu

tượng để liên kết đến phần mềm cấu hình). Dưới đây là giao diện của phần mềm cấu hình cho mạng truyền thông ở mọi cấp

Hình 5.5 Giao diện của phần mềm cấu hình mạng

Page 9: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 76

độ cũng như cấu hình cho từng thành phần ở trong mạng đó. Phần ở bên trái chính là bức tranh cấu hình mà bạn muốn tạo, phần bên

phải là thư viện các thiết bị thành phần và các mạng thành phần (hay còn gọi là subnet), thông thường phần thư viện được mặc định, nếu không có bạn mở nó bằng cách View > Catalog. Khi dự án của bạn vừa được tạo, phần mềm mặc định một subnet MPI có tên là MPI(1) để phân biệt với các MPI tiếp theo mà bạn sẽ tạo. Cũng nói thêm rằng, bạn có thể dùng subnet MPI, Ethernet hay Profibus để làm bus hệ thống những mỗi subnet được tạo ra để sử dụng cho những ứng dụng riêng biệt để tận dụng tối đa hiệu suất của đường truyền cũng như chi phí lắp đặt và bảo dưỡng, trong đó:

• Industrial Ethernet là chuẩn quốc tế (IEEE 802-3) sử dụng cho truyền thông công nghiệp thiết bị ở cấp điều khiển trong phạm vi nhỏ như mạng LAN hay mạng diện rộng WAN.

• MPI (Multi-Point-Interface) là chuẩn được Siemens tạo ra để kiểm tra và chuẩn đoán hệ thống và lập trình cho các PLC S7.

• PROFIBUS là chuẩn quốc tế (EN 50170) kết nối mạng thiết bị ở cấp hiện trường và mạng diện hẹp, ít trạm tham gia.

• Mạng PTP (Point-To-Point) là chuẩn được Siemens tạo ra theo một giao thức đặc biệt để truyền giữa hai nút (node) với nhau.

• Ngoài ra còn có AS-i những không hiển thị trong này vì nó là một subnet con mà chủ (master) của nó là các mô đun gắn vào các PLC S7 hay bộ chuyển mạng Profibus-DP sang AS-i.

Từ đây bạn có thể đặt những trạm thành phần hay các subnet theo cách nào là tùy vào dự định của bạn. Ví dụ bạn cấu hình cho một trạm PLC S7-300 loại CPU 313 và mô đun nguồn PS 307 10A:

Page 10: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 77

Kích chuột trái vào biểu tượng SIMATIC 300 trong thư viện, kéo và thả vào trong phần nên trái, xem hình bên dưới.

Đây mới chỉ mặc định cho trạm S7-300 nhưng chưa cụ thể là CPU loại nào, bao nhiêu rack, mô đun nguồn, mô đun mở rộng, mô đun giao diện, mô đun truyền thông… Để cấu hình cho trạm này bạn tiếp tục kích đúp chuột trái vào biểu tượng SIMATIC 300(1) sẽ xuất hiện giao diện để cấu hình riêng cho trạm này, xem hình 5.7. Giao diện này cũng tương tự như giao diện thiết lập mạng nhưng nó được sử dụng để thiết lập cấu hình cho từng tthành phần trong mạng như: OS, ES, Server, PG, PLC S7-200, S7-300, S7-400, các mô đun phân tán ET200…

Hình 5.6

Page 11: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 78

Bên trái là bức tranh cấu hình mà bạn muốn tạo, phần bên phải là thư viện các thiết bị thành phần đã được thiết kế sẵn, thông thường phần thư viện được mặc định, nếu không có bạn mở nó bằng cách View > Catalog. Trong mục Profile,

bạn có thể chọn 3 dạng thư viện khác nhau mà trong đó có thể bỏ đi hoặc bổ sung thêm những thành phần tương ứng tùy theo ứng dụng của bạn, trong đó thư viện Standar là thư viện có đầy đủ các thành phần nhất.

Hình 5.7 Giao diện cấu hình cho từng thành phần của mạng

Hình 5.8

Page 12: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 79

Ở đây bạn chú ý rằng, bạn đã chọn cấu hình cho trạm S7-300 nên bạn phải chọn các thành phần thuộc thư muc SIMATIC 300 trên cây thư mục của thư

viện. Đầu tiên bạn phải đặt rack trong tâm (mặc định (1) UR) trong thư mục RACK 3, kích chuột vào biểu tượng Rail và kéo thả vào phần giao diện bên trái, xem hình 5.8. Mỗi rack có tối đa 11 slot, slot số 1 là vị trí duy nhất cho mô đun nguồn PS, slot 2 cũng là vị trí duy nhất dành cho mô đun CPU, xem hình 5.9. Phần cấu hình cụ thể cho trạm S7-300 sẽ nói ký hơn ở phần 5.3.2. Đến đây dự án của bạn đã được cấu hình, trước khi thoát khỏi chương trình này bạn phải thực hiện lưu và biên dịch (save and complie) để kiểm tra lỗi trước khi thoát. Lúc này, dự án tự động thêm vào thư mục dự án SAMPLE của bạn như hình sau: SAMPLE Project lúc này bao gồm một trạm SIMATIC 300 với CPU 313 và một subnet MPI. Bên trong SIMTIAC 300 chứa đựng cấu hình phần cứng của trạm (Hardware) và S7 Program.

Như vậy phần mềm NetPro - Configuring Networks được sử dụng để tạo ra tất cả các cấu hình liên quan đến phần cứng của hệ thống mạng tryền thông. Để đi sâu vào việc cấu hình cho từng thành phần đòi hỏi người tích hợp hệ thống phải nắm bắt được nguyên tắc cấu hình cho từng thành phần (ví dụ nguyên tắc cấu hình cho S7-300, S7-400,…). Các vấn đề này sẽ được trình bày ở mục 5.3.2. 5.3.2 Cấu hình của một trạm:

Những việc đầu tiên khi bắt tay vào xây dựng cấu hình cho một trạm đòi hỏi bạn phải ấn định địa chỉ cho trạm và các địa chỉ thành phần như mạng MPI, Profibus hay Ethernet và một điều nữa là phải chú ý tới địa chỉ cao nhất cho phép

Hình 5.10 Thiết lập cấu hình cho trạm PLC CPU 313

Page 13: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 80

để cấu hình cho các trạm trong một mạng con (subnet) nào đó. Sơ đồ bên dưới sẽ cho thấy một cách quan về việc cấu hình cho một dự án:

Bạn cấu hình cho bất cứ trạm S7-300, S7-400 nào đòi hỏi việc đầu tiên

bạn phải thiết lập các rack trước. Ở S7-300 số rack tối đa cho một trạm là 4 và được địa chỉ hóa từ (0)UR đến (3)UR. S7-400 thì phức tạp hơn, có vài loại rack và số lượng cũng nhiều hơn tùy loại CPU. Như vậy rack là thành phần để lắp đặt các mô đun lên đó, xem hình ví dụ sau:

Hình 5.12 Cấu hình (ví dụ) cho một hệ thống

Hình 5.11

Page 14: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 81

Có thể xem xét các thông số của thiết bị trên rack như: vị trí slot, tên các mô đun thành phần, mã số đặt hàng, địa chỉ mạng, địa chỉ của các vùng nhớ ảnh vào ra số và vào ra tương tự. Ví dụ các tham của các mô đun trong rack của S7-

Hình 5.13 Mối quan hệ giữa rack và các mô đun thành phần

Hình 5.14 Mô tả tham số của các mô đun trong rack

Page 15: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 82

400: 5.3.2.1 Cấu hình cho trạm S7-300: Các nguyên tắc trong việc thiết lập cấu hình cho S7-300: Một trạm PLC được hiểu là một mô đun CPU ghép nối cùng với nhiều mô đun khác, mô đun đều có một địa chỉ (ngoài các mô đun CP) là địa chỉ của các slot, mô đun CPU dùng địa chỉ này để truy cập và quản đến từng mô đun. Một mô đun CPU có thể quản lý được tối đa là 4 rack (từ rack 0 đến rack 3) việc thêm các rack trạm sẽ không được CPU chấp nhận. Mỗi rack tối đa 8 mô đun mở rộng. Nguyên tắc cấu hình rack S7-300: - Rack 0:

• Slot 1: chỉ có mô đun nguồn cung cấp hoặc để trống • Slot 2: chỉ có mô đun CPU • Slot 3: mô đun giao diện (mô đun quản lý rack) hoặc để trống • Slot 4 đên slot 11: mô đun tín hiệu (ví dụ mô đun vào ra số, vào ra tương

tự), mô đun chức năng (ví dụ mô đun điều khiển vị trí, mô đun PID), mô đun xử lý truyền thông mạng CP hoặc để trống.

- Rack 1 đến rack 3: • Slot 1: chỉ có mô đun nguồn cung cấp hoặc để trống • Slot 2: để trống • Slot 3: mô đun giao diện • Slot 4 đến slot 11: mô đun tín hiệu, mô đun chức năng hay mô đun truyền

thông tùy thuộc vào mô đun giao diện được chọn

Các rack kết nối lại với nhau thông qua mô đun giao diện quản lý mỗi rack, trong đó rack 0 là rack trung tâm , còn rack 1 đến rack 3 là rack mở rộng. Chỉ có mô đun có chức năng gởi nhận chủ động mới đưa vào slot số 3 trong rack trung tâm, còn các mô đun gởi nhận thụ động thì đặt vào slot thứ 3 trong các rack còn lại. Ví dụ bên dưới thì mô đun IM 360S chỉ được đặt vào slot 3 trên rack trung tâm và IM 360R thì đặt vào slot 3 trên các rack còn lại. Đối với mô đun

PS CPU IM SM SM 1 2 3 4 11

Rack 0

IM SM SM 3 4 11

Rack 1

IM SM SM 3 4 11

Rack 2

IM SM SM 3 4 11

Rack 3

Hình 5.15 Cấu hình trạm S7-300

Page 16: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 83

365S-R, chỉ được tối đa 2 rack là 1 rack trung tâm và một rack mở rộng (cả hai đều sử dụng 365S-R vào slot số 3). Có một số CPU chỉ cấu hình duy nhất một rack trung tâm (ví dụ CPU 313).

Dưới đây là cấu hình cho một trạm S7-300 đầy đủ, việc thao tác trên phần mềm cấu hình NetPro - Configuring Networks đã trình bày ở phần 5.3.1. Do đó việc tạo một Project mới sẽ không được nhắc lại. Trong ví dụ sau, bạn cấu hình Project SAMPLE_FULL sử dụng CPU 314 với 4 rack:

Trạm S7-300 sau khi đã được cấu hình:

Ngoài ra bạn cũng nên biết về nguyên tắc slot cho các mô đun đặc biệt như: Dummy (DM 370 Dummy), mô đun Digital Simulation (SIM 374 IN/OUT 16), M7-300:

Nguyên tắc đặc biệt cho mô đun Dummy (DM 370 Dummy): Mô đun DM là một mô đun bạn có thể chèn vào thay vì một mô đun nào

đó mà sau này bẹn sẽ dự định sử dụng.

Hình 5.16 Cấu hình cho trạm S7-300

Mô đun giao diện

Hình 5.17

Page 17: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 84

Tùy thuộc vào cài đặt switch, mô đun đó có thể hoặc không thể dành riêng không gian địa chỉ. Ví dụ không gian địa chỉ là được dành riêng cho mô đun vào số và ra số nhưng không thể cho mô đun giao diện. Nguyên tắc đặc biệt cho mô đun mô phỏng (SIM 374 IN/OUT 16):

Mô đun mô phỏng số SIM 374 IN/OUT 16 được sử dụng để mô phỏng đầu vào và ra số. Bạn không thể tìm thấy mô đun này trong catalog phần cứng (Hardware catalog) của window. Bạn phải thay thế mô đun mà bạn muốn mô phỏng vào trong bảng cấu hình thay thay vì SIM 374.

Cài đặt switch trên mô đun SIM 374

IN/OUT 16 Mã số mô đun

16xOutput 6ES7322-1BH00-0AA0 8xOutput 8xInput 6ES7323-1BH00-0AA0 16xInput 6ES7321-1BH00-0AA0

Nguyên tắc đặc biệt cho M7-300: Khi bạn cấu hình cho nhóm mô đun M7-300, mỗi mô đun trong nhóm chiếm giữ một slot. Nếu mô đun đầu tiên của nhóm mô đun là một CPU M7-300 thì slot kế tiếp sau nhóm mô đun có thể chỉ bị chiếm giữ bởi một mô đun giao diện của nó hoặc là để trống. Nhóm mô đun M7-300 là hình thức hóa khi mô đun mở rộng EXM (expansion module) hoặc hay mô đun MSM (mass-storage) được sử dụng cho việc mở rộng một M7 CPU hoặc một M7 FM (function module). Tất cả các mô đun trong nhóm mô đun là được kết nối với mỗi bus AT-ISA, “máy tính tự động hóa”. Giới hạn những mô đun trong nhóm mô đun M7 tuân theo nguyên tắc sau:

- M7 CPU hoặc M7 FM luôn là mô đun đầu tiên của nhóm. - Mô đun mass-storage chỉ có thể chèn vào ở những vị trí tiếp theo trong

giới hạn của nhóm. M7 CPU và M7 FM không thể mở rộng nhiều hơn 3 mô đun (MSM hoặc EXM).

5.3.2.2 Cấu hình cho trạm S7-400: 5.3.1.2.1 Nguyên tắc cho việc giới hạn số mô đun:

Nguyên tắc cho việc giới hạn số mô đun trong rack là tùy thuộc vào kiểu của rack được lắp đặt. Khác với S7-300 chỉ có một loại rack chung cho các kiểu CPU, S7-400 có nhiều loại rack hơn và có một số rack chỉ được dùng riêng cho một số CPU nhất định. Rack của s7-400 có hai loại: 9 slot và 18 slot. - Nguyên tắc cấu hình cho rack trung tâm:

• Slot 1 chỉ được chèn vào mô đun nguồn (ngoại trừ mô đun nguồn với năng lặc dự phòng).

• Chèn tối đa 6 mô đun giao diện (send IM), không nhều hơn hai nguồn truyền (power transmission).

• Kết nối tối đa 21 rack mở rộng đến các mô đun giao diện trên rack trung tâm

• Không được kết nối nhiều hơn một rack mở rộng với nguồn truyền (power transmission) tới một giao diện send IM (IM 460-1 đi đôi với IM 461-1).

Page 18: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 85

• Kết nối một lượng tối đa 4 rack mở rộng ngoại trừ nguồn truyền (IM 460-0 với IM 461-0 hoặc IM 460-3 với IM 461-3).

- Nguyên tắc cấu hình cho rack mở rộng: • Chỉ được chèn mô đun nguồn cung cấp vào slot 1. • Chỉ chèn mô đun giao diện nhận (Receive IM) vào slot tận cùng bên phải

(slot 9 hoặc 18). • Mô đun truyền thông bus chỉ nên chèn vào rack mở rộng với một lượng

không vượt quá 6 mô đun (nói cách khác, chúng không thể có được địa chỉ nếu số lượng lớn hơn).

- Nguyên tắc đặc biệt cho việc cấu hình với mô đun nguồn với năng lực dự phòng (redundant):

Mô đun nguồn cung cấp với năng lực dự phòng có thể được chèn vào trong một rack đôi. Những mô đun có thể được công nhận bằng ngững thông tin dưới dạng văn bản trong ”Hardware Catalog” Bạn nên xem xét những nguyên tắc sau:

• Nó chỉ được chèn vào những mô đun nguồn với năng lực dự phòng trong những rack đã dự định cho mục đích này.

• Mô đun nguồn với năng lực dự phòng chỉ có thể được vận hành khi đi kèm với các CPU được thiết kế cho mục đích này; Những CPU không phù hợp sẽ không thể nhân ra trong quá trình cấu hình.

• Mô đun nguồn với năng lực dự phòng phải được chèn vào slot 1 và slot kế tiếp nó (không cho phép để trống).

• Mô đun nguồn không có năng lực này sẽ không được phép chèn cùng chung rack.

5.3.1.2.2 Cách cấu hình cho rack trung tâm: - Giới hạn cho rack trung tâm: Lựa chọn rack trung tâm thích hợp trong thư mực rack cho cấu hình của bạn từ thư viện phần cứng của Netpro., trong thư mục này có các rack sau: Hai rack CR2 (Central rack):

CR2(1) được thiết kế cho chức năng rack trung tâm với 18 slot được chia làm hai đoạn: 10 slot và 8 slot; ngoài ra rack này thích hợp cho chức năng dự phòng cho nguồn cung cấp. CR2(2) được thiết kế cho chức năng rack trung tâm với 18 slot được chia làm hai đoạn: 10 slot và 8 slot.

Rack CR3: Được thiết kế cho chức năng của rack trung tâm với 4 slot; không thể lắp mô đun nguồn theo cơ chế dự phòng.

Hai rack ER1(Expansion rack): ER1(1) được thiết kế cho chức năng của rack mở rộng với 18 slot, chỉ cho những mô đun SM (P bus), không thích hợp cho chức năng dự phòng cho nguồn. ER1(2) được thiết kế cho chức năng của rack mở rộng với 18 slot, chỉ cho những mô đun SM (P bus).

Hai rack ER2: ER2(1) được thiết kế cho chức năng của rack mở rộng với 9 slot, chỉ cho những mô đun SM (P bus), không thích hợp cho chức năng dự phòng cho nguồn.

Page 19: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 86

ER2(2) được thiết kế cho chức năng của rack mở rộng với 9 slot, chỉ cho những mô đun SM (P bus).

Hai rack UR1 (Universal rack): UR1(1) có 18 slot, không thích hợp cho chức năng dự phòng cho nguồn. UR1(1) có 18 slot.

Hai rack UR2 (Universal rack): UR2(1) có 9 slot, không thích hợp cho chức năng dự phòng cho nguồn. UR2(1) có 9 slot.

UR2-H: Được thiết kế cho chức năng của rack trung tâm với 2 x 9 slot, tách biệt về đường bus backplane, phù hợp cho chức năng chuẩn và chức năng dự phòng (redundant).

Bằng thao tác kéo và thả rack vào trong phần form thiết kế bên trái, rack sẽ xuất hiện trong form này.

5.3.1.2.3 Cách cấu hình cho rack mở rộng: Tất cả các rack mở rộng được kết nối tới mô đun giao diện gởi send IM

trên rack trung tâm ở dạng cascade. Mỗi một nhóm gồm 3 rack mở rộng được kết nối đến 1 mô đun giao diện

gởi IM ở rack trung tâm.

- Nguyên tắc kết nối rack mở rộng: Nếu bạn kết nối rack mở rộng tới một mô đun giao diện (send IM) của rack trung tâm phải xem xét những vấn đề sau:

• Nguồn truyền • Kiểu liên kết (tập

trung/phân tán) • Bus truyền thông

- Giới hạn rack mở rộng:

• Lựa chọn rack mở rộng từ thư

viện phần cứng. • Có thể thay đổi giá trị ấn định cho rack bằng cách kích đúp chuột vào

thanh trên cùng của bảng, sau đó đặt lại giá trị trong phần Rack no. của hộp thoại General.

• Ấn định mô đun vào các rack, điều cần lưu ý là các rack phải tương thích với nhau và các mô đun giao diện phải được chèn vào các rack.

• Tạo những kết nối giữa những mô đun giao diện trong các rack: + Kích đúp chuột vào mô đun giao diện gởi send IM

+ Lựa chọn “Connect” tab • Tab này cho phép tất cả các rack không được kết nối

Hình 5.18 Kết nối rack trung tâm đến các rack mở rộng

Page 20: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 87

+ Lựa chọn những rack độc lập và sử dụng nút “Connect” cho việc kết nối chúng tới các mô đun giao diện send IM (C1 và C2 trên hình 5.18).

Sau đây là thí dụ mô tả quá trình cấu hình cho rack trung tâm và các rack mở rộng trên trạm S7-400 CPU 414-1:

1. Bạn tạo mới một Project có tên “SAMPLE S7-400”, cách tiến hành như phần 5.3.1:

2. Kích đúp chuột trái vào biểu tượng MPI(1), xem hình 5.19, Kéo và thả

trạm SIMATIC 400 sang phần giao diện bên trái:

Hình 5.19

Hình 5.20

Page 21: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 88

3. Kích đúp chuột trái vào biểu tượng SIMATIC 400(1) như hình 5.20, kéo và thả rack trung tâm CR2 vào phần giao diện bên trái. Kéo và thả các mô đun cần thiết như: mô đun CPU 414-1 (trong thư mục CPU); mô đun nguồn PS 405 10A (trong thư mục PS/Standar) vào slot 1 của rack trung tâm; mô đun giao diện gởi IM 460-0 vào các slot 3, 4, 5, 6, 7, 8 (tối đa 6 mô đun IM ở đoạn 1 của rack), làm tương tự cho đoạn 2 (nếu cần thiết), xem hình 5.21.

4. Kéo và thả các rack mở rộng ER1:

5. Đặt các mô đun giao diện nhận IM 361-0 vào vị trí tận cùng (slot có chỉ số lớn nhất) của rack mở rộng:

6. Như trên hình 5.23, các rack mở rộng chưa được kết nối tới mô đun giao diện trên rack trung tâm. Để kết nối, bạn kích đúp chuột lên mô đun giao diện tương ứng trên rack trung tâm, trong trường hợp này một mô đun giao diện IM 460-0 tại Slot 3 là được chọn, hộp thoại properties sẽ xuất hiện, xem hình 5.24.

Hình 5.21

Hình 5.22

Hình 5.23

Page 22: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 89

Bạn có thể kết nối các rack mở rộng vào vị trí C1 hoặc là C2. Trên hình 5.26 cho chúng ta thấy, mỗi mô đun giao diện IM 460-0 có thể quản lý tối đa 8 rack mở rộng. Cứ tương tự như vậy, bạn có thể kết nối đến tấi cả các nhóm rack mở rộng từ các mô đun giao diện trên rack trung tâm. Xem hình 5.27:

Hình 5.25

Hình 5.26

Page 23: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 90

5.3.2.3 Cấu hình cho các mô đun vào/ra phân tán trên subnet Profibus-DP: Phần lớn các hệ thống Tự động hóa cần đến những kết nối với các mô đun

vào/ra phân tán theo những kiến trúc (topology) phương thức (phương thức trao đổi dữ liệu) khác nhau. Do đó trong phần này, sẽ đề cập cơ bản những kiểu kết nối mà thực tế đòi hỏi.

Mô đun vào/ra phân tán đề cập đến hệ thống master, hệ thống này bao gồm DP master và DP slave. Tất cả các thành phần này được kết nối vào bus theo chuẩn giao thức là Profibus-DP. - Đối với hệ thống có DP master là các giao diện DP của S7-300 thì các DP slave là các mô đun phân tán ET200 hay các thiết bị trường khác có giao diện DP - Đối với hệ thống có DP master là các giao diện DP của S7-400 thì các DP slave là các mô đun phân tán ET200 hay các thiết bị trường khác có giao diện DP và I slave (Intelligent slave) là các S7-300 có giao diện DP được tích hợp sẵn(315-2DP, 316-2DP, 318-2DP) hay S7-300 có thêm mô đun CP 342-5. 5.3.2.3.1 Các phương thức trao đổi dữ liệu của hệ hống DP master: Cấu hình với “Simple” (Modular hay Compact) DP slave theo cách trao đổi dữ liệu slave↔master: Trong cấu hình này, dữ liệu trao đổi giữa DP master và các Simple DP slave (nghĩa là các DP có cấu hình và chức năng đơn giản). Dữ liệu có thể truyền từ các địa chỉ vào trên DP slave đến DP master và nhận từ DP master để xuất trực tiếp ra đầu ra của DP slave. Đại chỉ vào/ra trên các mô đun DP slave được ấn định một cách tự động bởi phần mềm cấu hình. Đây là cấu hình tương đối đơn

Hình 5.27 Kết nối các rack mở rộng vào rack trung tâm trên CPU 414-1

Page 24: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 91

giản bởi vì cấu trúc một chủ liên kết với nhiều tớ thông qua một subnet Profibus-DP.

Cấu hình với DP salve thông minh (I slave) theo cách trao đổi dữ liệu I slave↔master: Bạn có thể chia nhỏ hệ thống tự động của bạn thành các tác vụ nhỏ (subtask) mà những tác vụ đấy được điều khiển bởi những tác vụ của bộ điều khiển lập trình (PLC) cấp cao hơn. Những tác vụ điều khiển này có thể được hoàn thành một cách độc lập với hiệu suất cao so với việc xử lý lại các tác vụ trên cùng một CPU, những CPU này có thể được bổ sung vào và đóng vai trò là các I slave. Với cấu hình của I slave thì DP master không tru cập trực tiếp các mô đun vào/ra trên I slave mà chỉ truy cập vào vùng địa chỉ của CPU của I slave. Điều này có nghĩa rằng vùng địa chỉ này không thể ấn định được cho các mô đun vào ra thực ở trên I slave. Việc ấn định này phải được I slave tạo ra khi được cấu hình. Cấu hình với DP salve thông minh theo cách trao đổi dữ liệu Slave→I slave:

Với cấu hình này, dữ liệu vào từ các slave có thể truyền thẳng đến I slave trên subnet Profibus-DP.

Với cơ chế quản lý này, tất cả các DP slave hoặc I slve có thể cung cấp một sự lựa chọn dữ liệu đầu vào theo hướng trao đổi dữ liệu trực tiếp (DX) giữa

DP slave DP slave DP slave DP slave

DP master

Hình 5.28 Sơ đồ nguyên lý trao đổi dữ liệu slave↔master

Hệ thống DP master

DP slave DP slave DP slave I slave

DP master

Hình 5.29 Sơ đồ nguyên lý trao đổi dữ liệu slave↔master có sự tham gia của I slave

Hệ thống DP master

Page 25: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 92

các các DP slave. Chỉ có những I slave (như CPU 315-2DP, 316-2DP hay 318-2DP) có thể được sử dụng để nhận những dữ liệu này. Cấu hình với hai hệ thống DP master theo cách trao đổi dữ liệu slave→I slave:

Vài hệ thôngs DP master trong một subnet vật lý Profibus-DP cũng được gọi là hệ thống multi-master. Trong cấu hình này, dữ liệu đầu vào từ DP slave có thể được đọc rất nhanh bởi các I salve trên cùng một subnet. Những I slave có thể giao tiếp với các DP slave nội bộ trong hệ thống DP master của nó hoặc có thể giao tiếp với các DP slave trên những hệ thống DP master khác (xem hình 5.31).

Với cơ chế quản lý này, I slave như là CPU 315-2DP có thể cho phép dữ liệu vào từ các DP slave truyền trực tiếp đến vùng dữ liệu vào của nó.

Theo nguyên tắc này, mỗi DP slave có thể cung cấp sự lựa chọn dữ liệu vào cho việc trao đổi dữ liệu trực tiếp giữa các DP slave.

Cấu hình với hai hệ thống DP master theo cách trao đổi dữ liệu slave→master:

Dữ liệu vào từ những I slave và DP slave có thể được đọc trực tiếp bởi master của hệ thống DP master trên cùng một subnet vật lý là Profibus-DP (xem hình 5.32). Cơ chế giao tiếp này còn được gọi là “sự chia sẽ dữ liệu đầu vào” vì dữ liệu vào được sử dụng bởi DP master khác.

DP master

Hình 5.31 Trao đổi trực tiếp giữa các DP slave trên các hệ thống DP master khác nhau

Hệ thống DP master 2

DP master

DP slave DP slave DP slave I slave DP slave DP slave

Hệ thống DP master 1

DX

DP slave DP slave DP slave I slave

DP master

Hình 5.30 Sơ đồ nguyên lý trao đổi trực tiếp giữa các DP slave

Hệ thống DP master

DX

Page 26: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 93

5.3.2.3.2 Cách cấu hình cho hệ thống vào/ra phân tán: Tạo một hệ thống DP master: Bạn có thể sử dụng những biểu tượng DP master sau:

- Một CPU với sự tích hợp mô đun CP 342-5, CP 443-5 hay DP master đã được tích hợp onboard trên CPU.

- Một giao diện submodule được ấn định một CPU/FM (ví dụ IF 964-DP trên CPU 488-4).

- Một mô đun giao diện với giao diện DP master (ví dụ IM 467). Các bước thực hiện:

- Lựa chọn DP master từ “Hardware Catalog” (ví dụ CPU 315-2DP). - Kéo và thả mô đun vào trong hàng thích hợp của rack. Vào mục

”Properties - PROFIBUS Node” để mở hộp thoại. Tại đây bạn có thể thực hiện như sau:

• Tạo một subnet Profibus mới hoặc lựa chọn subnet đã có • Đặt thuộc tính cho subnet Profibus (về khoảng cách kết nối, tốc độ

truyền…) • Đặt địa chỉ Profibus của DP master

- Để chấp nhận việc cài đặt ấn “OK”. Biểu tượng sau sẽ xuất hiện:

Biểu tượng này được xem như là cái neo của các DP slave kết nối vào hệ thống DP master.

Tạo ra hệ thống gồm vài DP master giao tiếp với các DP slave: Tách biệt hệ thống DP master:

Nếu bạn chèn CPU với sự tích hợp sẵn giao diện DP hay CPU có kèm theo mô đun giao diện DP (cấu hình như I slave), bạn có thể cấu hình cho CPU hoặc CP như một DP master với hệ thống DP master. Bạn có thể tách biệt hệ thống DP master theo cách sau:

- Lựa chọn giao diện DP master - Lựa chọn menu lệnh: Edit > Master System > Separate; kích chuột phải,

lựa menu chọn lệnh Master System > Separate. Như vậy bạn đã thực hiện được kết nối trao đổi dữ liệu trực tiếp (DX). Nếu không có những slave được kết nối tới hệ thống master thì hệ thống master này sẽ bị hủy bỏ.

DP master

Hình 5.32 Trao đổi trực tiếp giữa các slave trên các hệ thống DP master khác

Hệ thống DP master 2

DP master

DP slave DP slave DP slave I slave DP slave DP slave

Hệ thống DP master 1 DX

Page 27: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 94

Cách lựa chọn và giới hạn cho DP slave: Khi bạn cấu hình cho các DP slave, chúng có những nhóm sau:

- Compact DP slaves (những mô đun với sự tích hợp các địa chỉ vào/ra số và analog, ví dụ ET200B)

- Modular DP slaves (những mô đun giao diện với S7 hoặc S5, ví dụ ET 200M)

- I slave (các CPU S7-300 có tích hợp giao diện DP hoặc ET 200X với BM147/CPU)

Cấu hình cho Compact DP slaves: - Lựa chọn một Compact DP slave (ví dụ ET 200B) từ “Hardware Catalog”. - Kéo và thả mô đun DP slave vào vị trí thích hợp trên hệ thống DP master:

hộp thoại ”Properties - PROFIBUS Node” sẽ được mở. Tại đây, bạn có thể cài đặt các tham số sau:

• Thuộc tính cho subnet Profibus (về khoảng cách kết nối, tốc độ truyền…)

• Địa chỉ Profibus của DP slave - Xác nhận lại công việc cài đặt bằng cách nhấn nút “OK”.

Kết quả là một biểu tượng được thêm vào hệ thống DP master với sự hiện diện của compact DP slave. Cấu hình I/O của compact DP slave được hiển trong bảng bên dưới của cửa sổ cấu hình.

Ví dụ: Tạo sự kết nối giữa hệ thống DP master trên CPU 414-2DP với các compact DP slave như sau: v Tạo dự án với tên “compact DP slave” v Tạo cấu hình cho CPU 414-2DP trên rack trung tâm CR2/18 v Vào thư mục ET 200B trên ”Hardware Catalog” chọn các DP slave thích

hợp, kéo và thả các DP slave vào subnet Profibus do giao diện DP master của CPU 414-2DP tạo ra.

Kết quả:

Hình 5.33 Cấu hình cho hệ thống compact DP slave

Địa chỉ tự động hiển thị

compact DP slave

Page 28: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 95

Cấu hình cho Modular DP Slaves: - Lựa chọn mô đun giao diện cho Modular DP Slave (ví dụ IM 153 cho ET

200M) từ “Hardware Catalog”. - Kéo và thả các DP slave vào subnet Profibus kết nối vào biểu tượng DP

master, kích chuột phải lên mô đun để cài đặt các thông số thích hợp cho mô đun.

- Xác nhận lại công việc cài đặt bằng cách nhấn nút “OK”. Một biểu tượng cho DP slave được gắn thêm vào hệ thống DP master.

Những mô đun “Modular DP Slaves” bao gồm: • Terminal Blocks (TB…SC) cho việc kết nối Smart (họ các mô đun

ET 200L SC • SC submodules (họ các mô đun ET 200L SC) • AS-i slave (DP/AS-i link) • Những mô đun S7-300 (họ ET 200M)

Tạo một một hệ thống multi-master trên một subnet Profibus: Ở ví dụ hình 5.35, hệ thống gồm hai DP master là: CPU 416-2DP là DP master 1 và CPU 412-2DP là DP master 2. DP master 1 quản lý 3 DP slave IM 153 có địa chỉ là IM 153(1), IM 153(2), IM 153(4). DP master 2 quản lý một DP slave có địa chỉ IM 153(6).

Hình 5.34 Cấu hình cho hệ thống modular DP slave

Page 29: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 96

Việc tính toán và cài đặt chu kỳ bus xem phần FREEZE trên help online !

5.3.2.3.3 Cách cấu hình cho I-Slave: Một I-Slave là những CPU có sự kết hợp với mô đun Profibus CP, xem hình bên dưới:

Sự khác nhau giữa DP slave và I-Slave: Đối với một DP slave thông thường như compact (ET 200B) hay modular

(ET 200M) thì DP master truy cập vào những đầu váo/ra phân tán. Đối với những I-Slave, DP master không truy cập trực tiếp vào các đầu vào/ra trên I-Slave mà chỉ truy cập trong không gian địa chỉ vào/ra của quá trình xử lý được thực hiện trên CPU của I-Slave.

Ứng dụng của I-Slave: I-Slave không chỉ thực hiện việc trao đổi dữ liệu với master mà còn thực

hiện được việc trao đổi dữ liệu trực tiếp với DP slave mà các DP slave không thể làm được điều này.

Hình 5.35 Hệ thống có nhiều DP master quản lý các DP slave riêng biệt

Hình 5.35 I-Slave phối ghép vào hệ thống DP master

Page 30: Mang Truyen Thong Cong Nghiep (4)

Chæång 5. Thiãút láûp dæû aïn trãn nãön SIMATIC PCS 7

Nguyãùn Kim AÏnh & Nguyãùn Maûnh Haì - Tæû âäüng hoïa - BKÂN 97

Các bước cơ bản để cấu hình: Có hai bước được yêu cầu để chèn I-slave vào trong một hệ thống DP master: § Cấu hình một trạm với mô đun Profibus-DP CP như một DP slave (có thể

là các CPU có sẵn giao diện DP hoặc CPU ghép thêm mô đun CP). § Kết nối I-slave này vào hệ thống DP bằng cách ấn định nó với một DP

master.

Hình 5.37 Cấu hình I-slave vào hệ thống DP master của S7-400