Download pdf - Nghien Cuu Khoa Hoc Final

Transcript
  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    1/38

     

    TR ƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH –  KẾ TOÁN 

    ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA 

    KHẢO SÁT SỰ NHẬN BIẾT VỀ PHƯƠ NG PHÁP HỌCCỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH

    KẾ TOÁN DOANH NGHIỆPTRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP.HCM 

    MÃ SỐ: 06  NHÓM THỰC HIỆN: 

    CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: DƢƠNG DIỄM KIỀU THÀNH VIÊN:   NGUYỄN THU HUYỀN 

     NGUYỄN HỒNG TUẤN 

    Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2016

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    2/38

    MỤC LỤC

    TRANG

    LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………………....1 

    CHƢƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨ U

    CỦA SINH VIÊN  2

    1. Một số phƣơng pháp học cơ bản. ................................................................................ 2

    1.1. Phƣơng pháp tự học.................................................................................................. 2

    1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................... 2

    1.1.2.Cách thức thực hiện. ............................................................................................... 3

    1.1.3.Ý nghĩa, tác dụng của phƣơng pháp tự học  ............................................................ 4

    1.2. Phƣơng pháp sơ đồ tƣ duy ....................................................................................... 5 

    1.2.1 Khái niệm ............................................................................................................... 5

    1.2.2. Cách thực hiện sơ đồ tƣ duy .................................................................................. 5

    1.2.3. Ý nghĩa và tác dung của phƣơng pháp sơ đồ tƣ duy ............................................. 6

    1.3. Phƣơng pháp học nhóm ............................................................................................ 7

    1.3.1 Khái niệm ............................................................................................................... 7

    1.3.2. Cách thức thực hiện …………………………………………………………….. 8 

    1.3.3.Ý nghĩa, tác dụng của phƣơng pháp ....................................................................... 9

    2. Phƣơng pháp đọc tài liệu ............................................................................................. 112.1. Khái niệm ................................................................................................................. 11

    2.2. Cách thức thực hiện .................................................................................................. 11

    2.3. Ý nghĩa, tác dụng của phƣơng pháp ......................................................................... 13

    CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ NHẬN BIẾT PHƢƠNG PHÁP HỌC CỦA

    SINH VIÊN CAO ĐẲNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ........ 13

    1. Đặc điểm của sinh viên. .............................................................................................. 13

    1.1. Đặc điểm đầu vào của sinh viên ............................................................................... 141.2. Kết quả học tập ........................................................................................................ 15

    2. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi ....................................... 18

    2.1 Cơ sở nghiên cứu ....................................................................................................... 18

    2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu mẫu nghiên cứu ................................................................ 18

    2.3 Bảng câu hỏi ............................................................................................................. 18

    3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 18

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    3/38

    3.1. Thực trạng và nguyên nhân tác động đến việc nhận biết, tiếp cận các phƣơng pháp học của

    sinh viên tại khoa Tài chính-Kế toán ............................................................................. 18

    3.2. Thực trạng và nguyên nhân tác động đến việc vận dụng các phƣơng pháp học của sinh viên

    tại khoa Tài chính-Kế toán .............................................................................................. 20

    CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO PHƢƠNG PHÁP HỌC SINH VIÊN25  

    1. Đối với nhà trƣờng ...................................................................................................... 25

    2. Đối với các cố vấn học tập, giảng viên ....................................................................... 25

    3. Đối với sinh viên ......................................................................................................... 26

    TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 29

    PHỤ LỤC 

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    4/38

     LỜI NÓI ĐẦU  

     Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng

    định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụmột chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các

     phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều

    kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát

    triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân,

    nhất là thanh niên.” 

     Ngày 15/8/2007 Bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo đã ra quyết định số 43/2007/QĐ-

    BGD&ĐT về việc ban hành “quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

    hệ thống tín chỉ”. Bản chất của phương pháp đào tạo này là phát huy tính tích cực chủ

    động của sinh viên trong đó tự học là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh

    viện học theo học chế tín chỉ. Để việc tự học có hiệu quả  thì sinh viên phải có  phương

     pháp học thích hợp; việc nắm rõ các phương pháp học và vận dụng phương pháp học

    cho có hiệu quả trong việc học tập và nghiên cứu là vô cùng quan trọng.

    Vì thế, để tìm hiểu xem sinh viên cao đẳng chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệptrường Cao đẳng Kinh tế Thành  phố Hồ Chí Minh có áp dụng các phương pháp học

    trong quá trình học hay không? Nhóm tiến hành Khảo sát sự nhận biết về phƣơng

    pháp học của sinh viên chuyên ngành kế toán doanh nghiệp  trƣờng Cao Đẳng

    Kinh Tế TP HCM. Nhóm nghiên cứu mong muốn từ kết quả nghiên cứu nhóm sẽ có

    những số liệu thống kê về sự nhận biết của sinh viên đối với một số phương pháp học

    và phương pháp đọc tài liệu, từ đó có một số kiến nghị nhằm trang bị cho sinh viên kỹ

    năng về phương pháp học của mình nhằm nâng cao hiệu quả việc học tập và nghiên 

    cứu của sinh viên và có khả năng tự học suốt đời. 

    Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi sinh viên khoa Tài chính –  Kế toán và phạm vi

    mẫu được lựa chọn, do đó kết quả nghiên cứu còn có một số hạn chế nhất định. Kính

    mong nhận được sự góp ý của hội đồng để đề tài nghiên cứu của nhóm hoàn thiện

    hơn. 

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    5/38

    CHƢƠNG 1:

    TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ

    NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN.

    1. Một số phƣơng pháp học cơ bản. 

    1.1. Phƣơng pháp tự học 1.1.1 Khái niệm 

    Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các

    trường đại học, cao đẳng theo tín chỉ. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa

    học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở sinh viên mà còn là sự nghiệp

    đào tạo của nhà trường. 

    Tự học là một trong những hình thức tổ chức học cơ bản có tính độc lập cao và mang

    đậm nét sắc thái cá nhân nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học. Nội dungcủa tự học rất phong phú, bao gồm toàn bộ những công việc học tập do cá nhân và có

    khi do tập thể sinh viên tiến hành ngoài giờ học chính khoá hoặc do bản thân sinh viên  

    độc lập tiến hành ngay trong giờ chính khoá như: Đọc sách ghi chép theo cách riêng,

    làm bài tập, tham gia các hoạt động thực tế…  

    Tự học là một quá trình đúc kết lâu dài của bản thân, dựa trên những kiến thức đã học

    và nắm vững vận dụng trong cuộc sống hằng ngày nhằm đạt hiệu quả sống cao nhất,

    tự học là quá trình kéo dài suốt cả đời người và tập trung ở giai đoạn học tập ở trường

    vì dựa trên những kiến thức đã học người học được cung cấp kiến thức mới liên tục để

    tiếp tục nâng tầng kiến thức đã có của mình  lên những cấp độ cao hơn để phục vụ cho

    công tác tư duy và làm việc có hiệu quả hơn sau quá trình học tập và nghiên cứu trao

    dồi. 

     Như vậy cốt lõi của tự học và khi xem xét đến mối quan hệ giữa dạy và học thì dạy

    chỉ là ngoại lực, còn tự học là nhân tố quyết định đến bản thân người học –  nội lực. Nhưng quá trình dạy cũng có ý nghĩa rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học.

    Do vậy, trò là chủ thể, trung tâm, tự mình chiếm lĩnh tri thức, chân lý bằng hành động

    của mình, tự phát triển bên trong. Thầy là tác nhân, hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho

    trò tự học.

    Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để

    chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túng, thắc mắc do

    thiếu hụt kiến thức nhưng chính những lúng túng, thắc mắc đó lại là động lực thúc đẩy

    sinh viên tư duy để thoát khỏi “lúng túng” Nhờ vậy mà sinh viên bắt buộc phải tìm

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    6/38

    khi sinh viên giải đáp được thắc mắc cũng là một lần họ học tập được thêm lượng kiến

    thức mới một cách chủ động và chính là nền tảng kiến thức trong việc tư duy để giải

    quyết các vấn đề tiếp theo. Bằng cách tự tìm hiểu kiến thức mới một cách chủ động sẽ 

    tạo cho người học một tâm lý thích thú và thoải mái khi học. Khi đó sinh viên sẽ chủ

    động đặt những câu hỏi, phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu.Theo PGS,TS khoa học, nhà giáo nhân dân Nguyễn Cảnh Toàn thì “học, cốt lõi là tự

    học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự

    làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên

    ngoài thành trí thức bên trong con người mình”.

    1.1.2. Cách thức thực hiện. 

    Tự học là tự hỏi chính bản thân mình, tự hỏi để ôn luyện và tự hỏi để biết mình hiểu

    và không hiểu vấn đề gì để tiếp tục tham khảo, nghiên cứu.

    Tự học là tìm tài liệu đọc, hỏi han, lắng nghe và đào sâu giúp ta nắm vững vấn đề.

    Tự học là việc  tiếp tục nghiên cứu những vấn đề đã học nhưng còn chưa hiểu hoặc

    hiểu chưa thấu đáo, không để những điều đã học mà lại còn chưa hiểu trong óc, càng

    không nên cho qua một cách dễ dàng, cũng chớ để lâu những điều khó hiểu này vì có

    thể nó sẽ phát sinh những điều khó hiểu khác khi gặp những vấn đề có liên quan.

    Tự học là tự làm việc với chính mình, cách học này còn có thể ứng dụng vào việc họ c

    tập văn hóa xã hội, học cách  làm việc, học cách thông cảm, học cách ứng xử,  giao

    tiếp, học cách phát biểu, diễn thuyết v.v… 

    Tự học cần phải lập kế hoạch xây dựng bảng thời gian phân bổ lịch học và làm việc.

    Mỗi người học có thể lập kế hoạch khác nhau tùy theo công việc và quỹ thời gian của

    mình, người học cũng có thể thay đổi kế hoạch cho chính bản thân của mình nhưng

    điều quan trọng là phải tuân thủ đúng thời gian do mình đặt ra, có như vậy người học  

    mới thấy được hiệu quả đích thực của nó .Các hình thức của tự  học trong hoạt động dạy học ở bậc cao đẳng  - đại học 

    Hình thức của tự học trong hoạt động dạy học ở bậc cao đẳng - đại học bao gồm: 

    + Tự học trên lớp: 

    -   Nghe giảng 

    -  Ghi ché p

    -  Trao đổi 

    Thảo luận 

    Làm bài tập

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    7/38

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    8/38

    1.2. Phƣơng pháp sơ đồ tƣ duy

    1.2.1 Khái niệm: 

    Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh

    để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết,

    để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một  trình tự

    nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của một câu truyện) thì não bộ còn

    có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai

    khả năng này của bộ não. 

    Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể

    của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau

     bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàngvà nhanh chóng hơn. 

    Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một

    đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ

    tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau

     bên trong của một vấn đề lớn. 

    1.2.2. Cách thực hiện sơ đồ tƣ duy. 

    Một bản đồ tư duy hoạt động giống như cách mà bộ não chúng ta hoạt động. Mặc dù,

     bộ não có thể xử lý hầu hết các sự kiện phức tạp, song nó lại dựa trên các nguyên tắc

    hết sức đơn giản. Đó là lý do tại sao, tạo ra các Bản đồ Tư duy lại dễ dàng và thú vị,

     bởi vì chúng theo nhu cầu sẵn có và năng lực tiềm tàng của bộ não chứ không phải là

    đối lập với chúng. Vậy, bộ não có những nhiệm vụ gì then chốt trong việc tạo ra Bản

    đồ Tư duy? Rất đơn giản là: Tưởng tượng và liên kết. 

     Bảy bước để  tạo nên một  bản đồ tư  duy:   Bước  1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên. Tại

    sao? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động

    và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn. 

     Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Tại sao?

    Do một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng

    của mình. 

     Bước  3: Luôn sử dụng MÀU SẮC. Tại sao? Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích

    thích não như hình ảnh Màu sắc mang đến cho Bản đồ Tư duy những rung động cộng

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    9/38

    hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật

    vui mắt. 

     Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các nhánh cấp

    hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v... Tại sao? Bởi vì, như ta đã biết, bộ não

    làm việc bằng sự liên tưởng. Nếu ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ hiểu và nhớ nhiềuthứ dễ dàng hơn rất nhiều. 

     Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng. Tại sao?  Vì chẳng có gì mang lại

    sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường cong

    có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều. 

     Bước 6 : Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bởi, các từ khóa mang lại

    cho Bản đồ Tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi

    hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liênkết của nó diện mạo đặc biệt. 

     Bước 7 : Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung tâm,

    mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh

    trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời

    chú thích. 

    1.2.3. Ý nghĩa và tác dụng của phƣơng pháp sơ đồ tƣ duy 

    Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi

    chú đầy sáng tạo, hiện đang được khoảng hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng,

    đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo

    dục và kinh doanh. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các

    sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của

    một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó

    giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.   Ghi chú. Khi thông tin được gợi ra, Mindmaps giúp tổ chức thông tin theo một

    hình thức mà dễ dàng được xuất hiện và ghi nhớ. Được sử dụng để ghi chú tất cả

    các loại như sách vở, bài giảng, hội họp, phỏng vấn  và đàm thoại. 

      Gợi nhớ (Hồi tưởng). Bất cứ khi nào thông tin được xuất hiện từ trong bộ não, thì

    Mindmaps cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh ngay khi nó được sinh ra

    vào một hệ được tổ chức. Vì thế  chẳng cần phải viết cả một câu. Nó như một

     phương tiện nhanh và hiệu quả trong việc tổng quát và vì thế có thể giữ lại các hồi

    tưởng rất nhanh gọn

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    10/38

      Sáng tạo. Bất cứ khi nào muốn khuyến khích sinh viên sự sáng tạo, Mindmaps sẽ

    giúp sinh viên giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện

    theo dòng, cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư

    duy xuất hiện.

     

    Giải quyết vấn đề. Khi sinh viên gặp trở ngại với một vấn đề - Mindmaps có thểgiúp sinh viên nhìn nhận tất cả các vấn đề và làm thế nào để liên kết chúng lại với

    nhau. Nó cũng giúp sinh viên có được cái nhìn tổng quát là sinh viên có thể nhìn

    nhận vấn đề dưới những góc độ nào và sự quan trọng của nó. 

      Lập kế hoạch. Khi bạn cần lập kế hoạch, mindmaps giúp bạn có được tất cả các

    thông tin liên quan vào một nơi và tổ chức nó một cách thật đơn giản.Tất cả các

    loại kế hoạch từ việc viết một bức thư chođến một kịch bản, một cuốn sách, hoặc

    lập kế hoạch cho một cuộc họp, một ngày nghỉ. 

      Trình bày (Trình diễn). Khi nói ta luôn chuẩn bị tốt một M indmaps về một chủ đề

    và cách diễn đạt. Nó không chỉ giúp ta tổ chức các ý kiến hợp lý, dễ hiểu mà còn  

    giúp ta trình bày mà không cần phải nhìn vào biên bản có sẵn. 

    1.3. Phƣơng pháp học nhóm 

    1.3.1 Khái niệm 

    - Nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác lẫn nhau, để thực hiện các

    mục tiêu (chung và riêng) và thoả mãn các nhu cầu cá nhân. 

    - Hoạt động nhóm trong dạy học (hay còn gọi là dạy học hợp tác) là một hình thức tổ

    chức dạy học mà trong đó sinh viên dưới sự hướng dẫn của Giảng viên làm việc cùng

    nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra.

    Trong hoạt động nhóm có nhiều mối quan hệ giao tiếp giữa sinh viên với nhau. 

    - Hoạt động nhóm cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    11/38

    -Trong hoạt động nhóm, quá trình học tập trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau về kiến

    thức, kĩ năng và phương pháp học tập, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác.  

    - Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia sinh viên  theo từng

    nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình  độ, cùng trao đổi ý tưởng, nguồn gốc

    kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viêntrong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách

    nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm.  

    1.3.2.Cách thức thực hiện 

    Johnson D.W và Johnso R.T là đại diện của trường phái nguyên tắc, đã tổng kết thành

    “5 nguyên tắc vàng” cho hoạt động nhóm và khẳng định: Bất kì một hoạt động nhóm

    nào cũng phải đảm bảo 5 nguyên tắc này. Nếu thiếu 1 trong 5 nguyên tắc   thì hoạt

    động nhóm sẽ thất bại. 

     Nguyên tắc 1: Phụ thuộc tích cực 

     Nguyên tắc 1 cho rằng mỗi thành viên chỉ thành công khi những người bạn trong

    nhóm cũng thành công. Môi trường có sự phụ thuộc tích cực khuyến khích người học

    chia sẻ kiến thức, thông tin và sự bổ trợ nhau ở mức cao nhất với mong muốn cả mình

    và nhóm đều hoàn thành công việc. Người học phải được đặt trong một tình huống

    học tập mà mỗi thành viên đều tin rằng họ sẽ thành công hoặc chịu thất bại với nhau.  

      Bốn điều kiện của nguyên tắc này là: 

    - Mục đích học tập cùng nhau: mỗi thành viên đều hoàn thành phần công việc

    được giao và kiểm tra để các thành viên khác cùng hoàn thành.  

    - Phần thưởng hoặc điểm chung. 

    - Phân chia công việc. 

    - Phân chia vai trò. 

     Nguyên tắc 2: Trách nhiệm cá nhân.  Nguyên tắc thứ hai là yêu cầu trách nhiệm và phần việc cá nhân phải được phân

    công rõ ràng và có sự kiểm tra đánh giá với các thành viên còn lại trong nhóm. Nhóm

     phải biết từng thành viên đang làm gì, gặp khó khăn, thuận lợi gì. Nguyên tắc này đảm

     bảo không ai có  thể làm hết mọi công việc trong khi những người khác ngồi chơi.

    Theo quan điểm của Johnson D. W và Tohnson R.T, mục đích của việc học nhóm là

    để rèn luyện  cho mỗi cá nhân sau này thành những thành viên riêng lẻ mạnh mẽ.

     Những phương pháp cơ bản để đảm bảo  cho nguyên tắc này là: Học nhóm nhưng

    kiểm tra cá nhân chọn một thành viên bất kì để trả lời một thành viên tự giải thích về

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    12/38

     Nguyên tắc 3: Tương  tác tích cực trực tiếp 

     Nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải có tối đa các cơ hội để

    giúp đỡ, động viên, khuyến khích lẫn nhau trong quá trình làm việc. Việc các thành

    viên trong nhóm trực tiếp làm việc cùng nhau không những thúc đẩy các hoạt động

    học mà còn tạo được tình đoàn kết gắn bó, tôn trọng và bình đẳng. Để thực hiệnnguyên tắc này, nhóm phải được sắp xếp để làm việc trực tiếp và ngồi đối diện với

    nhau trong một nhóm nhỏ có số lượng thành viên không quá 4. 

     Nguyên tắc 4: Kĩ  năng   xã hội 

     Nguyên tắc này yêu cầu các thành viên phải được cung cấp các kiến thức về kĩ

    năng xã hội cần thiết trước khi hoạt động nhóm. Theo Johnson D.W, Johnson R.T kĩ

    năng xã hội không tự nhiên mà có mà phải được truyền thụ và dạy dỗ. Kĩ năng lãnh

    đạo, đưa ra quyết định, xây dựng lòng tin, giao tiếp, xử lý xung đột, cổ vũ, động viên,nhận xét, lắng nghe, trình bày, báo cáo,…là những kiến thức xã hội mà mỗi thành viên

    cần phải được đào tạo để đảm bảo quá trình hoạt động nhóm có hiệu quả. 

     Nguyên tắc 5: Đánh  giá rút  kinh nghiệm 

     Nguyên tắc cuối cùng yêu cầu các thành viên phải có cơ hội thảo luận và nhận xét

    về quá trình làm việc của nhóm ở các nội dung sau: 

       Nhóm đã hoàn thành mục tiêu đề ra chưa? 

       Nhóm đã làm việc hiệu quả chưa? 

      Mối quan hệ giữa các thành viên đã tốt chưa?  

       Những việc gì các thành viên làm nên được lặp lại? 

       Những việc gì không nên? Tại sao?...v.v. Việc đánh giá này giúp các thành

    viên: 

    Tập trung vào việc xây dựng nhóm. 

    Học các kĩ năng xã hội. 

    Tạo cơ hội để mỗi thành viên có thể nhận xét và lắng nghe ý kiến của

     bạn. 

    1.3.3.Ý nghĩa, tác dụng của phƣơng pháp 

       Phát triển kĩ năng hợp tác: 

    - Hoạt động nhóm là hình thức dạy học có chiến lược giáo dục mạnh mẽ và linh

    hoạt, có những đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại, làm cho học sinh thích ứng

    với sự phát triển, đó là mỗi người sống và làm việc theo sự phân công, hợp tác với

    ậ hể ộ đồ

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    13/38

    - Sau thời gian làm việc nhóm, tình đoàn kết, ý thức tập thể sẽ tăng lên nhờ sự

    thông hiểu lẫn nhau. Đồng thời các thành viên trong nhóm sẽ biết tuân thủ các quy

    định, trước hết là của nhóm. Đây là tiền đề để sau này học sinh là những công dân

    tuân thủ pháp luật tốt. 

     

     Phát triển kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác - Sinh viên có nhiều cơ hội thảo luận, tranh luận, phát biểu bình đẳng, thể hiện sự hiểu

     biết của mình và học hỏi kinh nghiệm của bạn. Qua đó rèn luyện cho sinh viên cách

    trình bày, bảo vệ quan điểm của mình, cách thuyết phục và thương lượng trong giải

    quyết vấn đề và biết cách lắng nghe người khác cũng như phát triển những kĩ năng

     phê bình, phân tích, giải quyết vấn đề. 

    - Qua hoạt động nhóm, bên cạnh hình thành và phát triển cho sinh viên khả năng làm

    việc hợp tác còn có các năng lực xã hội như năng lực lãnh đạo, đưa ra quyết định, xâydựng lòng tin, xử lý xung đột, cổ vũ, động viên…sinh viên trở nên mềm dẻo và linh

    hoạt hơn trong giao tiếp. 

      Tác động đến ý thức học tập của sinh viên.

    - Dạy học hợp tác tạo ra nhiều cơ hội cho HS được hoạt đọng giải quyết vấn đề

    học tập, đưa sinh viên vào thế chủ động tìm tòi kiến thức. 

    - Tác động tích cực đến động cơ, sự nhận thức và cả phương pháp học tập, có ích

    cho việc tự học sau này. 

    - Phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân, ý thức được khả năng của mình, nâng

    cao niềm tin vào việc học tập. 

      Tạo tâm lý thoải mái cho sinh viên.

    - Khi làm việc theo nhóm, sinh viên cảm thấy thoải mái, không bị căng thẳng như

    lúc làm việc một mình. Các em được sự hỗ trợ, hợp tác trong nhóm nên tự tin hơn, vì

    thế việc học sẽ đạt kết quả cao hơn.    Phát triển tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng giải quyết

    vấn đề. 

    - Trong các lớp học mang tính hợp tác, sinh viên   phải tham gia các hoạt động đòi

    hỏi sinh viên  phải sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén, học được tính kiên trì trong việc

    theo đuổi mục đích, nâng cao được khả năng phê phán, tu duy logic, bổ sung kiến

    thức nhờ học hỏi lẫn nhau. 

     

     Nâng cao khả năng ứng dụng khái niệm, nguyên lý, nguồn thông tin vào việc giả

    quyết các tình huống khác nhau

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    14/38

       Ngoài những tác động về mặt nhận thức, dạy học hợp tác theo nhóm còn tác động

    cả về quan niệm xã hội như: 

    - Cải thiện quan hệ xã hội giữa các cá nhân. 

    - Tôn trọng các giá trị dân chủ.

    - Chấp nhận sự khác nhau về cá nhân và văn hoá.  - Có tác dụng làm giảm lo âu và sợ thất bại.  

    2. Phƣơng pháp đọc tài liệu 

    2.1. Khái niệm 

    Sinh viên cần phải đọc sách vì sách là nguồn cung cấp kiến thức phong phú, là

    người Giảng viên  trung thành của sinh viên. Đọc sách không chỉ thu lượm được

    những điều quý báu về mặt nội dung mà còn học được cách diễn đạt và trình bày từng

    vấn đề, đặc biệt là nâng cao phẩm chất tư duy.Trong kế hoạch học tập –  nghiên cứu ở trường cao đẳng, đại học phần lớn thời

    gian là dành cho việc tự đọc các tài liệu tham khảo, có điều là đọc sách thì dễ nhưng

    đọc thế nào cho hiệu quả cao thì không phải đơn giản. Nhà bác học Vônte đã có một

    nhận xét: “Phần lớn người ta chưa biết cách đọc sách”. Do đó khi đọc sách không thấy

    hết cái hay, cái dở. Vì vậy có người đã nói sách hay chỉ có giá trị với người biết đọc

    nó. Từ thực tiễn người ta có một nhận xét khái quát: “Anh nói cho tôi biết anh hay đọc

    những sách gì, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào”. 

    2.2. Cách thức thực hiện 

    - Đọc lướt qua để có một cách nhìn khái quát chung nhất về nội dung tư tưởng và tính

    nghệ thuật của cuốn sách.

    - Đọc chậm có suy nghĩ, nghiền ngầm, nghiên cứu từng phần, từng nội dung cụ thể.

    Trong khi đọc cần có sự phân biệt thế nào là nắm vững sự kiện và thế nào là việc thu

    thập sự kiện. Tuỳ theo mức độ yêu cầu mà sinh viên có thể lựa chọn cách đọc thíchhợp 

    Trong khi đọc cần xác định cho mình những nhiệm vụ cụ thể: 

      Một là hiểu và nắm nội dung đã đọc.

      Hai là, suy nghĩ về những điều đã đọc.

      Ba là, ghi chép những điều cần ghi nhớ.

      Bốn là, cần phải tự hỏi mình xem quyển sách vừa đọc đã đem đến cho mình

    những điều gì mới mẻ? 

    Khi đọc một quyển sách nào đó sinh viên có thể tiến hành các bước như sau:

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    15/38

       Bước 1 đọc mục lục: Thông thường người đọc sẽ bỏ qua phần này và đọc chi tiết

    ngay từ trang đầu tiên. Đây là một việc làm sai lầm. Mục lục chính là bản tóm lược

    những điểm cốt lõi của tài liệu. Bạn hãy đọc và dành thời gian để vạch ra những

    vấn đề cần tìm hiểu kĩ phục vụ cho mục đích. Nếu có thời gian, bạn hãy phác thảo

    những ý chính và suy nghĩ về những điều sắp được nói trong các để mục của tàiliệu. Kết hợp với đọc mục lục, bạn hãy đọc phần giới thiệu, phần mở đầu và phần

    kết luận. Trong đó thường có những tóm lược về nội dung và phần quan trọng. 

       Bước 2 đọc lướt : Đọc mục lục là bước giúp bạn làm quen với tài liệu. Đọc lướt là

     bước giúp bạn nắm được tổng thể, những đoạn kiến thức cơ bản, những phạm vi

    quan trọng mà tài liệu đề cập đến. Điều bạn cần làm là vạch ra lộ trình cụ thể

    hướng tới mục đích đọc. Việc làm này cũng giống như việc bạn chuẩn bị một tấm

     bản đồ trước khi bắt đầu cuộc hành trình dài để biết được nơi bạn đến và những gì bạn có thể chạm chán trên đường đi. Thông qua bước đọc lướt bạn hãy phác họa

    một cái khung chính xác trước khi tiến hành đọc chi tiết.  

       Bước 3 đọc chi tiết : sau khi đọc lướt và phác họa được khung kiến thức bạn hãy

    tiến hành đọc chi tiết. Mở bài đầu tiên trong chương sách mà bạn cần đọc. Đọc

    toàn bộ các tiêu đề lớn sau đó đọc tất cả những tiêu đề nhỏ và đầu đề nhỏ. Sau khi

     bạn đã nắm sơ qua về bài học hãy đọc dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn. Đây

    thường là câu chủ đề và gợi ý tốt nhất về nội dung của đoạn văn. Hãy nghiên cứu

    kỹ những hình minh họa, biểu đồ, sơ đồ, chú thích,… cho đến khi bạn hiểu chúng.

    Bạn hãy viết ra kết luận cho bài học, phần kết luận này cực kì hữu ích giúp bạn ôn

    tập lại. 

       Bước  4 ôn lại: Sau khi đã đọc xong một bài của tài liệu bạn đừng quên ôn lại.

    Dành vài phút để ôn lại những gì vừa học là cách giúp bạn ghi nhớ kiến thức tốt

    nhất. Bạn có thể ôn lại bằng cách viết ra hoặc đọc to những đoạn kiến thức vừahọc. Bạn không cần phải viết ngay ngắn hay đầy đủ. Mục đích ở đây là nhằm củng

    cố kiến thức vừa tiếp thu trước khi bạn bắt đầu đọc chi tiết phần kiến thức khác. 

       Bướ c 5 k hơi lại kiến thức có từ  trước: Hãy đảm bảo rằng mỗi khi giở một cuốn tài

    liệu để bắt đầu đọc, bạn đều ôn lại những gì đã biết. Hãy liên kết phần kiến thức cũ

    và kiến thức mới thành một mạch thống nhất. Hai phần kiến thức này sẽ hỗ trợ qua

    lại giúp bạn nắm chắc vấn đề. Hãy cố gắng đừng bỏ qua bước này, nó sẽ tạo ra sự

    khác biệt. 

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    16/38

    2.3. Ý nghĩa, tác dụng của phƣơng pháp 

       Kích thích tinh thần: Đọc sách giúp kích thích các dây thần kinh não bộ làm việc

    tốt hơn. Cách tập thể dục này giúp cho não bộ của bạn luôn khỏe mạnh và tránh

    lão hóa. Đồng thời khi đọc sách chúng ta phải suy nghĩ, ghi nhớ làm tăng khả năng

    liên kết của các noron thần kinh. Việc này được lặp lại nhiều lần sẽ khiến chúng tatrở nên thông minh hơn. 

      Trau dồi  kiến  thức: Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được lưu

    truyền qua hàng ngàn năm. Đọc sách là cách tốt nhất để ta tiếp thu kiến thức trên

    thế giới, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.

      Củng  cố  vốn từ  và cách hành văn: Điều này gắn liền với lợi ích thứ 2, khi bạn đọc

    càng nhiều, vốn từ và cách hành văn sẽ dần đi vào kiến thức của bạn. Từ đó bạn sẽ

    có thể nói lưu loát, diễn đạt ý một cách rõ ràng, mạch lạc hơn. 

      Tăng  cường  khả năng   tư  duy, phân  tích,  sáng   tạo: Đọc sách đồng nghĩa với việc

     bạn đang khám phá những kiến thức, những điều mới mẻ, thú vị. Bạn phải suy

    nghĩ cùng tác giả, bạn phải tưởng tượng, liên tưởng đến những gì đang diễn ra, tự

    đặt mình vào trong hoàn cảnh của câu chuyện để học hỏi, trải nghiệm. Và, khi đọc

     bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi như tại sao lại thế này, tại sao lại thế kia, chúng giống nhau

    gì, khác nhau gì… Chính điều này giúp hình thành cho bạn tư duy tốt, khả năng

    nhìn nhận vấn đề logic và toàn diện. Không những thế việc đọc sách còn giúp bạn

    học được cách phân tích vấn đề của tác giả và áp dụng vào cuộc sống  của mình.

    Khi có nền tảng tốt về tư duy, về nhìn nhận phân tích vấn đề, bạn sẽ có những sáng

    tạo bất ngờ, thú vị trong những tình huống khó khăn. Đây chính là lợi ích tuyệt vời

     bậc nhất mà sách đem lại cho con người. 

      Cải  thiện khả năng   tập  trung: Khi đọc một cuốn sách thì tất cả sự tập trung của

     bạn sẽ hướng vào câu chuyện, vào những tình tiết nhỏ đang thu hút bạn. Thói quennày sẽ hình thành cho bạn khả năng tập trung cao độ trong học tập, làm việc.

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    17/38

    CHƢƠNG 2:

    KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ NHẬN BIẾT PHƢƠNG PHÁP HỌC CỦA

    SINH VIÊN CAO ĐẲNG CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

    1. Đặc điểm của sinh viên.1.1. Đặc điểm đầu vào của sinh viên 

    - Giới tính chủ yếu: Nữ - chiếm 85% (do đặc thù chuyên ngành kế toán)  

    - Qua khảo sát phỏng vấn trực tiếp sinh viên ở các lớp khóa 9 và khóa 10 thì các

     phương pháp tự học không được giảng dạy thành một kĩ năng hay là một môn học từ

     bậc trung học phổ thông trở xuống ở các trường. Các em biết các phương pháp học

    chủ yếu là thông qua định hướng của các giáo viên dạy thêm hoặc trung tâm học thêm

     bên ngoài. 

    - Đa số các em tuổi đời còn chưa nhiều và sống dưới sự bảo bọc của gia đình nên việc

    học chủ yếu là dưới áp lực của gia đình là chính. Bản thân chưa có tư duy đi tìm tòi

    kiến thức và ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống, thiếu sự định

    hướng đúng đắn của những người xung quanh mà chỉ phục vụ cho những mục tiêu

    mang tính tạm thời và cục bộ như kiếm điểm cao trong lớp. 

    - Những phương pháp tự học các em biết được như sau: Đọc bài, học bài, làm bài tập

    được giáo viên cho trên lớp, xem trước bài mới,   ôn lại bài cũ,  xem các sách

    mẫu...Phương pháp tự học mà các em được cung cấp cũng chỉ đơn thuần là để giải

    quyết nhu cầu đạt thành tích học tập thật cao trên lớp chứ không phải phục vụ cho

    mục đích tư duy cái mới và đi tìm hiểu khám phá kiến thức . Vì vậy những phương

     pháp đó chỉ thích hợp với bậc học dưới Phổ thông trung học và hoàn toàn không thích

    hợp khi ứng dụng khi học  bậc cao đẳng- đại học vì ở bậc  phổ thông các em chỉ quan

    tâm thứ hạng và điểm số, chỉ cần học sinh nắm chắc về kiến thức trong sách giáo khoalà đủ. Nhưng ở bậc cao đẳng và đại học thì tinh thần tự học của sinh viên  được đặt lên

    hàng đầu vì tri thức ở bậc này không chỉ giới hạn trong sách giáo khoa mà là tri thức

    của toàn thể, được tham bác ở nhiều nguồn khác nhau và cuối cùng qua sự định hướng

    của Giảng viên, sinh viên  là người tổng hợp, rút ra kết luận và làm chủ tri thức của

    mình. Khi bậc học thay đổi thì vai trò giữa Giảng viên và sinh viên cũng như giữa

    giáo viên  và học sinh cũng thay đổi. Nếu ở bậc phổ thông trước đây, giáo viên là

    người chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh thì ở trình độ Cao đẳng   - đại học,

    chính học sinh là người chủ động đi tìm hiểu kiến thức Giảng viên chỉ đóng vai trò hỗ

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    18/38

    -Từ học sinh thành sinh viên là một  bước chuyển lớn trong cuộc đời mỗi con người.

    K hi môi trường thay đổi, cuộc sống tự lập, xa gia đình, bắt buộc muốn thích nghi thì

    ta phải được trang bị những kĩ năng. Ngoài kĩ năng sống thì kĩ năng trong việc học tập

    nói chung và tự học nói riêng để làm sao học có định hướng và hiệu quả là  một điều

    vô cùng cần thiết. Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi sẽ đưa ra những kếtluận bằng số liệu cụ thể về cách học tập của sinh viên ảnh hưởng đến thành tích học

    tập như thế nào. 

    1.2. Kết quả học tập 

    Căn cứ số liệu kết quả học tập của sinh viên cao đẳng khóa 7, 8,9,10 được khảo sát

     bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chuyên gia do Phòng Đào Tạo cung cấp.

     Nhóm nghiên cứu tổng hợp số lượng sinh viên khoa Tài chính Kế - Toán đạt kết quả

    học tập trong bảng 2.1. 

    Xếp loại 

    Số sinh viên  Số sinh viên  Số sinh viên  Số sinh viên 

     Khóa 7    Khóa 8   Khóa 9   Khóa 10 

    Năm

    1 Năm 2  Năm 3  Năm 1  Năm 2  Năm 3  Năm 1  Năm 2  Năm 1 

    Xuất sắc  0 0 37 0 3 13 0 0 0

    Giỏi  18 25 141 12 39 75 2 12 17

    Khá  185 213 147 107 148 106 32 82 147

    TB - Khá  230 204 106 244 137 108 160 127 229

    TB 62 38 28 66 59 52 129 71 46

    Yếu  48 8 13 35 38 26 50 25 63

    Tổng  543 488 472 464 424 380 373 317 502

     Bảng 2.1 Kết quả học tập của sinh viên Cao đẳng khoa Tài chính –   Kế toán. 

    Qua số liệu tính toán trên chúng ta thấy kết quả học tập của sinh viên được cải thiện rõ

    rệt qua các năm, số lượng học sinh khá giỏi, xuất sắc tăng nhanh ở năm thứ 2 và năm

    thứ 3.Căn cứ trên kết quả này nhóm tác giả đã tính tỷ trọng số lượng sinh viên  đạt các kết

    quả học tập như trong bảng 2.2 

    Xếp loại Tỷ trọng  Tỷ trọng  Tỷ trọng 

    Tỷ

    trọng 

     Khóa 7    Khóa 8   Khóa 9   Khóa 10 

    Năm 1  Năm 2  Năm 3  Năm 1  Năm 2  Năm 3  Năm 1  Năm 2  Năm 1 

    Xuất sắc  0.0% 0.0% 7.8% 0.0% 0.7% 3.4% 0.0% 0.0% 0.0%

    Giỏi  3.3% 5.1% 29.9% 2.6% 9.2% 19.7% 0.5% 3.8% 3.4%Khá  34.1% 43.6% 31.1% 23.1% 34.9% 27.9% 8.6% 25.9% 29.3%

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    19/38

    Trung

    Bình  11.4% 7.8% 5.9% 14.2% 13.9% 13.7% 34.6% 22.4% 9.2%

    Yếu  8.8% 1.6% 2.8% 7.5% 9.0% 6.8% 13.4% 7.9% 12.5%

    Tổng  100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

     Bảng 2.2 Tỷ trọng kết quả học tập.

     Năm thứ nhất số lượng sinh viên xuất sắc các khóa đều chiếm tỷ trọng 0%, năm thứ 2số lượng sinh viên xuất sắc cũng là 0%, chỉ riêng khóa 8 đạt 0,7%. Nhưng đến năm

    thứ 3 số lượng sinh viên đạt kết quả học tập xuất sắc khóa 7 đã đạt 7,8% tương ứng

    37 sinh viên, khóa 7 là 3,4% tương ứng 13 sinh viên.

    Số lượng sinh viên đạt kết quả học tập loại giỏi tăng nhanh đặc biệt ở năm thứ 3. Cụ

    thể số sinh viên đạt kết quả loại giỏi năm thứ 3 của khóa 7 là 141 sinh viên đạt  tỷ

    trọng 29,9%, khóa 8 là 75 sinh viên chiếm tỷ trọng 19,7%.

    Xuất sắc  Giỏi  Khá TB - Khá Trung Bình Yếu 

    Năm 1   0,0% 3,3% 34,1% 42,4% 11,4% 8,8%

    Năm 2   0,0% 5,1% 43,6% 41,8% 7,8% 1,6%

    Năm 3   7,8% 29,9% 31,1% 22,5% 5,9% 2,8%

    0,0%

    5,0%

    10,0%

    15,0%

    20,0%

    25,0%

    30,0%

    35,0%

    40,0%

    45,0%

    50,0%

    KẾT QUẢ HỌC TẬP KHÓA 7 

    0,0%

    10,0%

    20,0%

    30,0%

    40,0%

    50,0%

    60,0%

    Xuất sắc  Giỏi  Khá TB - Khá Trung Bình Yếu 

    Năm 1   0,0% 2,6% 23,1% 52,6% 14,2% 7,5%

    Nă 2 0 7% 9 2% 34 9% 32 3% 13 9% 9 0%

    KẾT QUẢ HỌC TẬP KHÓA 8 

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    20/38

    Số lượng sinh viên trung bình- khá giảm rất nhiều. Tuy nhiên số lượng sinh viên trung

     bình và yếu thay đổi không đáng kể. Đây là một dấu hiệu rất đặc biệt. 

    Qua điều tra sơ bộ nhóm nghiên xác định được có nhiều nhân tố tác động đến kết quả

    học tập của sinh viên như là: Phương pháp dạy, phương pháp học, cơ cấu các môn học

    trong năm học, thái độ, nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng trong việc học tậpđối với nghề nghiệp - tương lai….Căn cứ trên các phân tích sơ bộ ban đầu của 10 sinh

    viên năm 3 khóa 9 về kết quả học tập 

    Họ và tên sinh

    viên khảo sát 

    Xếp loại học lực lớp

    12

    Xếp loại học lực Năm

    1

    Xếp loại học lực

     Năm 2

    Xếp loại học lực Năm

    3

    T

    B

    Khá  Giỏi  TB Khá  Giỏi  TB Khá  Giỏi  TB Khá  Giỏi 

     Nguy n Thị Như

    Ý 

    X X X X

    Đ Thị Thủy

    Tiên 

    X X X X

     Nguy n Thị Lan

    Thanh

    X X X X

     Nguyễn Thị

    Thùy Linh 

    X X X X

    Trần Hồng Yến  X X X X

     Nguyễn Thị Kim

    Yến 

    X X X X

     Nguyễn ThịHuyền Châu 

    X X X X

    Huỳnh Lê Hoài

     Nhi

    X X X X

    Lâm Nguyệt

    Kiều Trúc 

    X X X X

     Nguy n Kim

    Dung

    X X X X

    Bùi Kim Ngọc  X X X X

    Võ Thị Diệu  X X X X

    T ng  10 2 10 2 7 2 3 7 1 4

    Và thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các sinh viên trên,nhóm nghiên cứu

    nhận thấy có kết luận ban đầu một trong các nhân tố tác động rất lớn đến kết quả học

    của sinh viên đó là phương pháp học; ở năm thứ nhất sinh viên mới chuyển từ học

    dưới phổ thông lên học theo phương pháp của sinh viên cao đẳng đại học kết quả học

    ở năm thứ nhất rất thấp, năm thứ 2 quen và hiểu cách học hơn nên kết quả học tậpđược cải thiện. 

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    21/38

    Chính từ những nhận định sơ bộ ban đầu như vậy, nhóm nghiên cứu đã chọn nội dung

    nghiên cứu của đề tài là Khảo sát sự nhận biết Phƣơng pháp học của sinh viên cao

    đẳng chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp. 

    2. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi 

    2.1 Cơ sở nghiên cứu: Căn cứ trên số liệu thứ cấp về kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chuyên ngành

    Kế toán tại trường Cao đẳng Kinh Tế TP.HCM.

    Căn cứ trên kết quả điều tra sơ bộ bằng phỏng vấn trực tiếp một số sinh viên (20 sinh

    viên) thuộc khóa 9 và khóa 10. 

    2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu mẫu nghiên cứu:

    Điều tra, khảo sát, thống kê, mô tả, tổng hợp kết hợp với phân tích. 

    Lấy ngẫu nhiên 158 mẫu, phân bổ như sau: 58 mẫu điều tra sinh viên năm thứ 3 khóa9, 50 mẫu điều tra sinh viên năm thứ 2 khóa 10 và 50 sinh viên năm thứ nhất khóa 11. 

    2.3 Bảng câu hỏi: Phụ lục 1 đính kèm 

    3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu 

     Nhóm nghiên cứu phát ra 158 bảng câu hỏi khảo sát và thu về 158 bảng, sau khi tổng

    hợp số liệu khảo sát kết quả khảo sát nhóm tổng hợp được chia thành 2 nhóm: 

    - Nhận biết các phương pháp học của sinh viên tại khoa Tài chính-Kế toán. 

    - Việc vận dụng các phương pháp học của của sinh viên tại khoa Tài chính-Kế toán. 

    3.1. Thực trạng và nguyên nhân tác động đến việc nhận biết, tiếp cận các phƣơng

    pháp học của sinh viên của khoa Tài chính-Kế toán

    Theo thống kê về ý kiến của Sinh viên  về môi trường học tập, không khí lớp học

    75,9% ( 3,8% rất tốt + 31% tốt + 41,1% khá tốt) ý kiến của sinh viên là môi trường

    học và không khí học trong lớp là tốt.  Nhưng cũng có đến 24,1% nhận định không khí

    lớp học chưa tốt,như vậy khoảng ¼ lớp không thích nghi được với không khí học tậptrong lớp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên, việ c sinh viên 

    không hứng thú trong môi trường học tập làm cho việc dạy học không hiệu quả và

    lãng phí nguồn lực xã hội. 

     Nội dung bài giảng chưa sinh động chiếm 38,6% cũng là 1 nguyên nhân tác động

    không nhỏ đến hứng thú học tập cũng như thành tích học của sinh viên.

    Theo thống kê về ý kiến của Sinh viên về nguyên nhân tác động đến kết quả học tập

    của sinh viên chưa cao thì có đến 59.5% ý kiến của sinh viên  là sinh viên chưa có

    phương pháp học tập tốt 24% ý kiến là do mất kiến thức căn bản các môn kiên quyết

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    22/38

    Tỷ lệ sinh viên nhận định rằng tự học là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh tri thức

    chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 16,46%, điều này cho thấy sự đánh giá chưa đúng mức về

    vai trò sự tự thân cá nhân trong việc lao động và tìm kiếm tri thức. 

    Cách tự học ở nhà thường thấy nhất là đọc sách, tài liệu tham khảo ( 54,43%) và làm

     bài tập thực hành môn học ( 42,41%), điều này cho thấy cách học của sinh viên cũngcòn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách học từ thời phổ thông. 

    Khi được hỏi về phương pháp tự học ảnh hưởng như thế nào đến khả năng học tập của

    sinh viên, có 37,34% mong muốn rằng sẽ nâng cao kết quả học tập của bản thân, điều

    đó cho thấy việc học tập để cải thiện về mặt điểm số luôn là mối quan tâm lớn của

    sinh viên sau yếu tố rèn luyện về mặt tư duy. 

    Có đến 37,98% tỳ lệ sinh viên chưa bao giờ nghe nói đến hoặc là cố gắng tìm hiểu hay

    sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy, đây là phương pháp ghi nhớ bài giảng bằng nhữngtừ then chốt và hình ảnh, cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Phương

     pháp này được phát triển vào thập niên 60 của thế kỉ 20 và đã hơn 50 năm trôi qua mà

     phương pháp này vẫn chưa được nhiều sinh viên Việt Nam biết tới.  Như vậy những

    tiến bộ về mặt tư duy của thế giới tiếp cận rất chậm với cách nghiên cứu của sinh viên  

    Việt Nam. 

    Khi khảo sát về phương pháp học nhóm có 35,44% (24,05% đã từng tìm hiểu+

    10,76% chưa tìm hiểu, chưa sử dụng + 0,63% chưa nghe nói) tỷ lệ sinh viên chưa sử

    dụng phương pháp học này.  Những ưu thế từ  phương  pháp học tập này hầu như sinh

    viên nào cũng nhận thức được và không thể  phủ nhận. Học tập trong môi trường nhóm 

    sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng.Trong 

    khi làm  việc  nhóm,  những  mâu  thuẫn  sẽ  nảy  sinh từ  đó  sinh viên  phải  giải  quyết 

    “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết  phục người 

    khác trong những hoàn cảnh có thể  bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà sinh viên sẽ 

    học hỏi được.Những kĩ  năng này là rất quan trọng khi các  bạn  bước ra môi trường làm 

    việc và đây sẽ là tiền đề tốt để  biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. 

    Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của Giảng viên đề 

    ra cho sinh viên mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của sinh viên.

    Học  tập nhóm  sẽ  tập  hợp được  những ý kiến sáng  tạo của  từng cá nhân,  từ đó sản 

     phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo.  Những phương  pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn 

    từ những ý kiến được nêu ra Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    23/38

     Nghiên cứu về cách tiếp cận thông tin phục vụ cho quá trình học của sinh viên, kết

    quả nghiên cứu cho thấy 95% Sinh viên tìm kiếm thông tin trên Internet.Việc tìm

    kiếm thông tin nhờ vào công cụ mạng có mặt tích cực là thong tin tra cứu rất nhanh và

    nhiều nguồn tham khảo nhưng bên cạnh đó có các mặt tiêu cực là:  

    -Tính chính xác không cao do không có bất kì sự kiểm duyệt nào trừ các trang wedchính thống. 

    -Trong quá trình tìm kiếm thông tin sinh viên rất dễ bị xao nhãng do tiếp cận quá

    nhiều luồng thông tin khác nhau mà không có trọng tâm cụ thể. 

    Một tỷ lệ rất lớn sinh viên không thường xuyên đọc tài liệu học tập (54,43%) và

    không thường xuyên tìm đọc tài liệu tham khảo (74,68%),  điều này cho thấy sự thiếu

    chuẩn bị và đào sâu trong quá trình học tập cuả sinh viên.  

     Ngoài ra, khi xem xét về cách đọc tài liệu thì ta thấy có điểm rất đặc biệt đó là 54,43%sinh viên không thường xuyên viết tóm tắt có hệ thống cho tài  liệu đã đọc.Việc hệ

    thống tóm tắt lại kiến thức đã đọc giúp cho sinh viên tư duy có hệ thống và nhớ lâu

    hơn nên cách đọc tài liệu mà không có thói quen thường xuyên tóm tắt sẽ không phát

    huy được tất cả ưu điểm của phương pháp đọc tài liệu. 

    Hơn 85% Sinh viên không hoặc rất ít khi đọc sách nghiên cứu tài liệu trong thư

    viện.Trong khi đó nguồn tài liệu trong thư viện là các nguồn tài liệu chính thống

    chuẩn xác. 

    65,19% ý kiến là sinh viên sử dụng thư viện với mục đích học tập nhưng sinh viên

    không sử dụng thư viện để nghiên cứu mà để giải trí là 26,6% ý kiến. Nghĩa là hơn ¼

    sinh viên chỉ sử dụng thư viện để giải trí chứ không phục vụ cho mục đích học tập. 

    => Từ kết qua trên có kết luận ban đầu: nhiều Sinh viên chưa biết phương pháp

    học, và đó cũng là nguyên nhân các sinh viên không nắm chắc các môn kiên quyết

    (thường học ở năm thứ nhất) và sẽ thấy rắng các môn học quá khó .3.2. Thực trạng và nguyên nhân tác động đến việc vận dụng các phƣơng pháp

    học của sinh viên tại khoa Tài chính-Kế toán 

     Nghiên cứu về việc hiểu và vận dụng các phương pháp học: Tự học, sơ đồ tư duy, học

    nhóm và phương pháp đọc tài liệu của Sinh viên, nhóm nghiên cứu thu được kết quả

    như sau 

    Về các phƣơng pháp tự học

    44,3% Sinh viên đồng ý rằng tự học là hình thức việc học tập do cá nhân và do tập thể

    Sinh viên tiến hành ngoài giờ học chính khoá Sinh viên tự mình lao động trí óc để

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    24/38

    60,76% sinh viên được hỏi đều cho rằng tự học trên lớp là hình thức trao đổi và thảo

    luận nhóm. Hơn 50% Sinh viên không cho rằng nghe giảng, ghi chép làm bài tập trên

    lớp cũng là hình thức tự học. Còn tự học ở nhà 54,43% Sinh viên được điều tra cho

    rằng đó là đọc sách và đọc tài liệu tham khảo và dưới 50% biết rằng hình thức tự học

    ở nhà còn là làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp, làm đề cương ôn tập ,thực hiện các bài tập thực hành môn, hoàn thành tiểu luận, luận văn tốt nghiệp.

    Các Sinh viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc tự học vì theo kết quả nhiên cứu

    các Sinh viên đã không lựa chọn đầy đủ các ý nghĩa của phương pháp này. 

    Phƣơng pháp tự học có ý nghĩa nhƣ thể nào đến khả

    năng học tập của bạn?

    Số Sinh

    viên lựa

    chọn 

    Tỷ lệ % 

    a/ Giúp năng lực suy nghĩ được rèn luyện, rèn luyện kỹ năng

    suy nghĩ độc lập. 

    67 42,41%

     b/ Tăng cường, cải thiện hơn các kĩ năng, khả năng tìm kiếm

    thông tin chính xác. 

    47 29,75%

    c/ Tăng cường, cải thiện hơn các kĩ năng, khả năng hùng

     biện, chia sẻ hợp tác, tổng hợp tài liệu. 

    56 35,44%

    d/ Nâng cao hiệu quả học tập, kết quả học tập.   59 37,34%

    ( Bảng thống kê kết quả nghiên cứu về sự nhận biết ý nghĩa phƣơng pháp tự học) 

     Như vậy với kết quả điều tra nhóm kết luận: Với phương pháp tự học Sinh viên 

    biết phương pháp này và cũng đồng ý rằng  phương pháp này quan trọng đối với

     Sinh viên trong quá trình học tập (89% Sinh viên đồng ý phương pháp này quan

    trọng và rất quan trọng đối với việc học tập). Nhưng Sinh viên chưa biết hết các

    hình thức tự học ở nh à và hình thức tự học trên lớp. Đồng thời cũng chưa hiểu rõvà sâu ý nghĩa của phương pháp tự học. 

    Về phƣơng pháp sơ đồ tƣ duy (midmaps) 

    Chỉ có 29,75% Sinh viên trong mẫu điều tra đã sử dụng 37,34% Sinh viên đã tìm hiểu

    về  phương pháp này. Như vậy 32,9% Sinh viên chưa từng nghe và chưa từng biết về

     phương pháp này. Do vậy đa số Sinh viên chỉ biết phương pháp sơ đồ tư duy là tổng

    thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với

    h bằ á đ ờ ối ó ột ố ất ít Si h iê biết đ đồ t d là ột

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    25/38

     phương tiện để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, là cách để ghi nhớ

    chi tiết, để tổng hợp, phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh,

    toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng được   biểu thị bằng hình ảnh hai chiều. Vì

    vậy, Sinh viên cũng không hiểu hết được ý nghĩa của phương pháp sơ đồ tư duy. 

    Phƣơng pháp tự học có ý nghĩa nhƣ thể nào đến khả nănghọc tập của bạn?

    Số Sinhviên lựa

    chọn 

    Tỷ lệ % 

    a/ Giúp năng lực suy nghĩ được rèn luyện, rèn luyện kỹ năng

    suy nghĩ độc lập. 

    67 42,41%

     b/ Tăng cường, cải thiện hơn các kĩ năng, khả năng tìm kiếm

    thông tin chính xác. 

    47 29,75%

    c/ Tăng cường, cải thiện hơn các kĩ năng, khả năng hùng

     biện, chia sẻ hợp tác, tổng hợp tài liệu. 

    56 35,44%

    d/ Nâng cao hiệu quả học tập, kết quả học tập.  59 37,34%

    (bảng thống kê kết quả nghiên cứu về sự nhận biết ý nghĩa phƣơng pháp sơ đồ tƣ

    duy)

     Như vậy với kết quả điều tra nhóm kết luận: Với phương pháp Sơ đồ tư  duy, Sinh

    viên biết phương pháp này chưa nhiều và tuy nhiên cũng đồng ý rằng phương pháp

    này quan trọng đối với Sinh viên trong quá trình học tập ( 70%  Sinh viên đồng ý

     phương pháp này quan trọng và rất quan trọng đối với việc học tập). Nhưng Sinh

    viên chưa chưa hiểu rõ ý nghĩa của phương pháp sơ đồ tư duy.

    Về phƣơng pháp học nhóm. 

    Đối với phương pháp này gần như toàn bộ sinh viên được điều tra đề trà lời là biết phương pháp và đã sử dụng phương pháp. Nhưng đến 60% Sinh viên cho rằng học

    nhóm chỉ là hoạt động học tập có sự phân chia sinh viên theo từng nhóm nhỏ với đủ

    thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, dựa trên cơ sở là hoạt động

    tích cực của từng cá nhân và có 24% Sinh viên  cho rằng học nhóm là Sinh viên dưới

    sự hướng dẫn của giảng viên  làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn

    thành mục đích học tập chung;  Hầu như toàn bộ Sinh viên được điều tra không biết

    rằng học nhóm đó là tập hợp những con người có hành vi tương tác lẫn nhau, để

    th hiệ á tiê à đâ là hì h thứ h á Si h iê ó t á h hiệ

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    26/38

    tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tính

    trạng khi Giảng viên tổ chức nhóm những thành viên trong nhóm rất giỏi nghiên cứu

    nội dung được phân công rất tốt nhung cũng những thành viên lại không có một chút

    kiến thức nào cả (hiện tượng ăn theo). Bổ sung cho nhận định trên, kết quả nghiên cứu

    cho thấy rằng 62,66% Sinh viên  cho rằng phương pháp học nhóm có ý nghĩa pháttriển tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng giải quyết vấn đề, chỉ có

    dưới 25% Sinh viên thấy được ý nhĩa của việc học nhóm là: Phát triển kĩ năng hợp

    tác, phát triển kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác.  

    Về phƣơng pháp đọc tài liệu. 

    Chỉ có 37,97% Sinh viên được điều tra trả lời là thường xuyên đọc tài liệu học tập,

    60% trả lời là không thường xuyên hoặc không đọc tài liệu học tập. Còn đối với tài

    liệu tham khảo 80% trả lời là không thường xuyên và không đọc. 

    Khi đọc tài liệu Sinh viên không thường xuyên đọc mục lục 48,73%, đọc lướt nội

    dung là 61,39%, và không thường xuyên đọc chi tiết là 53,16%, không thường xuyên

    viết hệ thống tóm tắt một cách có hệ thống cho mỗi tài liệu là 53,43%, không tóm tắt

    hệ thống là 19%. 40,51% không suy nghĩ về những vấn đề đã đọc. 

    Cùng với việc lên lớp nghe giảng, lĩnh hội kiến thức của Giảng viên truyền đạt, một

    công việc có tính chất bắt buộc là học viên phải đọc giáo trình, giáo khoa hoặc tài liệu

    học tập. Thời gian đọc các tài liệu có tính bắt buộc này. Nếu Sinh viên đọc tài  liệu

    trước khi lên lớp, khi đó Sinh viên sẽ chủ động quá trình tiếp nhận bài giảng, có điều

    gì chưa rõ có thể trao đổi ngay với Giảng viên. Người học  chủ động trong quá trình

    học, nắm vững nội dung bài giảng một cách sâu sắc, kết quả học tập sẽ rất tốt. T uy

    nhiên, theo kế quả nghiên cứu hơn 40% Sinh viên không thường xuyên đọc tài liệu

    chính và đa số Sinh viên không đọc các tài liệu tham khảo theo hướng dẫn, gợi ý của

    Giảng viên.Qua so sánh tỷ lệ thì chúng ta có thể dễ dàng thấy được:

    Phương pháp tự học và nghiên cứu theo tài liệu sẵn có là được sử dụng nhiều nhất

    (57%), việc này cho thấy đa số việc học của Sinh viên  phụ thuộc nhiều vào giáo trình

    và tài liệu được cung cấp có. 

    Phương pháp học nhóm (53%) và phương pháp học theo sơ đồ tư duy (52%) là các

     phương pháp hiệu quả giúp cho người học chủ động hơn trong việc tư duy và phát

    triển không chỉ kiến thức mà các kĩ năng lắng nghe,   làm việc nhóm và hợp tác với

    nhau Đặc biệt phương pháp học theo sơ đồ tư duy là một phương pháp tư duy hiệu

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    27/38

    tập và ghi chép truyền thống nên chắc chắn sẽ cải thiện năng suất học tập của Sinh

    viên, các  phương pháp này nên được hướng dẫn và áp dụng rộng rãi trong việc học

    của nhà trường ở Việt Nam để bắt kịp xu thế của thế giới. 

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    28/38

    CHƢƠNG 3:

    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO PHƢƠNG PHÁP HỌC 

    CỦA SINH VIÊN.

    1. Đối với nhà trƣờng -  Mở các lớp hướng dẫn  phương pháp học cho Sinh viên trong các buổi sinh hoạt

    đầu khóa khi Sinh viên mới vào trường (năm nhất). 

    -  Mở các buổi hội thảo về phương pháp học để các Sinh viên có thể trao đổi, học

    tập về phương pháp học. 

    -  Tăng cường khai thác các tiện ích của mạng nội bộ trường, mở nguồn tư liệu

    điện tử. 

    2. 

    Đối với các cố vấn học tập, giảng viên 

    -  Hướng dẫn Sinh viên cách ghi chép để giúp Sinh viên có tư liệu liên kết việc

    học trên lớp và tự học ở nhà. Hướng dẫn Sinh viên  những nội dung bắt buộc

     phải biết, những nội dung nên biết, những nội dung có thể biết 

    -  Hướng dẫn Sinh viên sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập, hướng dẫn Sinh viên  

    sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập nội dung một bài học, một chương và cả môn

    học. 

    -  Hướng dẫn Sinh viên cách đọc sách, đọc tài liệu hiệu quả trong quá trình tự

    học; Yêu cầu Sinh viên,  bắt buộc đọc tài liệu theo hướng dẫn của đề cương

    môn học và các chỉ dẫn của Giảng viên trên lớp.

    -  Yêu cầu Sinh viên đọc sách và khuyến khích Sinh viên sử dụng sơ đồ tư duy để

    hệ thống hóa nội dung nghiên cứu, hướng dẫn Sinh viên  thói quen sử dụng mục

    tiêu ghi trong đề cương môn học làm định hướng cho việc nghiên cứu. -  Hướng dẫn Sinh viên cách học nhóm, phải đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng. Hướng

    dẫn cụ thể và định hướng cách thức làm việc. Lựa chọn vấn đề thảo luận phải

    hấp dẫn, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của Sinh viên .

    Chủ đề nên gắn liền với thực tế để Sinh viên  tìm hiểu và tìm cách giải quyết

    vấn đề. 

    -  Giảng viên chỉ định nhóm nhận xét và phản biện cụ thể hoặc mời ngẫu nhiên

     bất kỳ trong những nhóm khác phản biện hoặc cũng có thể phản biện tự do.

    Nên để cho các lớp được tự do phản biện trước nếu không ai nhận xét và phản

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    29/38

     biện thì Giảng viên mới chỉ định. Lúc này Giảng viên nên đóng vai trò là người

    quan sát, qua đó ghi nhận đúng sai và đánh giá các nhóm.  

    -  Giảng viên cũng đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình và cũng có thể hỗ trợ nhóm

    trả lời câu hỏi của các nhóm khác khi nhóm thuyết trình không trả lời được

    hoặc đặt thêm câu hỏi gợi mở để nhóm có thể trả lời. -  Trong quá trình các nhóm thảo luận, Giảng viên đi tới từng nhóm, lắng nghe,

    gợi ý và thăm dò xem nhóm nào làm việc tích cực, hiệu quả hơn. Trong điều

    kiện thời gian có hạn, có thể mời nhóm đó trình bày trước lớp.  

    -  Giảng viên có nhận xét,  phân tích kết quả thực hiện của từng nhóm, so sánh với

    các nhóm khác để Sinh viên nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của nhóm mình. Từ

    đó Giảng viên chỉ ra những cái được, những cái chưa được để Sinh viên  hiểu

    đúng vấn đề và đánh giá kết quả hoạt động của nhóm được chính xác, công bằng và minh bạch. 

    -  Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để Sinh viên mạnh dạn, tự tin trình

     bày ý kiến, ý tưởng những thắc mắc trong quá trình tự học. 

    3. 

    Đối với Sinh viên 

      Vấn đề tự học, tự đọc tài liệu có có hiệu quả 

    -  Kế hoạch và mục tiêu: Sinh viên phải xác định mục tiêu của việc học tập vì

    mục tiêu sẽ là động lực học tập. Sinh viên   phải xác định mình học vì cái gì?

    Loại kiến thức học sẽ phục vụ cho công việc gì và lên cho mình một kế hoạch

    học tập thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi,

     phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí

    thời gian cho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu. 

    -  Phƣơng pháp và nhẫn nại: Để có lượng kiến thức như mong muốn Sinh viên 

    cần phải kiên trì, nhẫn nại. Đừng vội chán nản, lo lắng khi đã bỏ ra quá nhiềuthời gian nhưng kết quả thu lại không được bao nhiêu. Hãy thay đổi phương

     pháp học nếu phương pháp bạn đang áp dụng không mang lại hiệu quả, bởi học

    không phải là ngày một ngày hai mà là “học nữa, học mãi”.

    -  Tính kỷ luật trong quá trình học: Hãy luyện cho mình tính kỷ luật khi học

    trên lớp cũng như lúc tự học.

    -  Tìm kiếm tài liệu: Sinh viên không chỉ nên tiếp thu kiến thức từ một nguồn

    như giáo viên cung cấp, sách vở, xã hội… mà cần tìm kiếm tài liệu từ nhiều

    nguồn khác nhau Khi Sinh viên đã nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    30/38

    mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó. Tuy nhiên không phải ai cũng có kỹ năng

    tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác, vì thế bạn cũng cần rèn luyện cho mình kỹ

    năng

    -  Tự kiểm tra kiến thức: Không phải kiến thức của bản thân lúc nào cũng được

    người khác kiểm tra, vì vậy để việc học đạt hiệu quả cao bạn phải biết cách tựkiểm tra kiến thức của mình bằng cách như: Tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê

    những nội dung chính, vẽ biểu đồ, bản đồ tư duy… Việc kiểm tra lại kiến thức

    cũng là cách Sinh viên một lần nữa cũng cố lại những gì đã học được, những gì

    còn mơ hồ cần phải học thêm. 

    -  Chọn lọc thông tin, kiến thức: Mỗi ngày Sinh viên  sẽ tiếp nhận rất nhiều

    thông tin, kiến thức khác nhau từ thầy cô, sách vở, các loại tài liệu tham khảo…  

     Nếu không có kỹ năng chọn lọc thông tin, kiến thức sẽ khiến cho Sinh viên bịnhấn chìm trong một mớ bong bóng của quá nhiều kiến thức khác nhau. Hãy

     biết cách chọn lọc những thông tin, kiến thức quan trọng, cần thiết và ghi nhớ

    lại chúng. Đừng cố nhớ quá nhiều thứ hỗn độn trong đầu, điều đó sẽ khiến cho

    Sinh viên cảm thấy việc học thật sự rất đáng sợ và tồi tệ.  

    -  Hiểu sâu và thƣờng xuyên ôn lại: Đây là hai kỹ năng Sinh viên cần rèn luyện

    để việc học và tự học của bạn đạt hiệu quả cao nhất. Việc hiểu sâu những kiến

    thức sẽ giúp Sinh viên luôn nhớ và biết cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh

    như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra Sinh viên  cũng cần thường xuyên ôn lại

    những gì đã học, nếu không những gì bạn đã học được sẽ dần bị lãng quên theo

    thời gian.

      Học nhóm có hiệu quả 

    -  Hãy hoàn thành tất cả các bài tập có thể, dàn ý bài học thuộc và các bài đọc

    tham khảo, đối với các môn xã hội. 

    -  Trình bày những gì mình đã chuẩn bị và biết đặt ra các câu hỏi.  

    -  Tham gia, nỗ lực làm việc để hiểu quan điểm của các thành viên khác, cũng như

    ý kiến của họ. 

    -  Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu người khác phải trình bày ý kiến, phát

     biểu và đóng góp. 

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    31/38

    -  Có trách nhiệm với các thành viên khác và họ cũng có trách nhiệm đối với bạn,

    Thành viên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm việc trong nhóm

    nên được các thành viên khác động viên, giúp đỡ .

      Học bằng phương pháp sơ đồ tư duy có hiệu quả.

    Căn cứ nội dung trên đề cương chi tiết của học  phần, sau mỗi giờ lên lớp sinhviên lập sơ đồ tư duy cho bài đã học bằng các từ khóa  ngắn gọn và màu sắc dễ

    nhớ, kết thúc một chương thì sinh viên phải tổng hợp thành một nhánh của cây

    sơ đồ tư duy học phần đó và sau khi kết thúc môn học sinh viên đã có một cây

    sơ đồ hệ thống hóa toàn bộ kiến thức sinh viên đã học.   Như vậy, trong việc ôn

    tập và củng cố kiến thức của sinh viên sẽ vô cùng tiện lợi và có hệ thống.

     Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến

    thức đã học trong các môn học ở  trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi.

    Sơ đồ tư duy cũng giúp các bạn và các thầy cô tiết kiệm thời gian làm việc ở  

    nhà và trên lớ  p r ất nhiều với các phần mềm sơ đồ tư duy trên máy mà các bạn

    có thể  làm tại nhà và gửi email cho các thầy cô chấm chữa trước khi lên lớ  p.

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    32/38

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 

      PGS TS Đặng Xuân Hải, 2013. K ỹ thuật dạy và học trong đào tạo theo học chế tínchỉ. Hà Nội: NXB Bách khoa Hà Nội.

      Tr ần Thị Hương, 2011. Tổ chức hoạt động dạy học đại học.TP HCM: NXB Đạihọc Sư Phạm TP.HCM.

     

    PGS,TSKH Nguyễn Văn Hộ,2002.Lý luận dạy học, nhà xuất bản Giáo Dục.  Tr ần Linh Phong- Nghiên cứu ảnh hưở ng của phương pháp học tập đến k ết quả học

    tậ p của sinh viên trường Đại học Trà Vinh.  Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về 

    định hướ ng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thờ i k ỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000. 

      Johnson, R. T., & Johnson, D. W. (1994), “An overview of cooperative learning In J. Thousand”, A. Villa & A. Nevin (Eds.), Creativity and Collaborative Learning. Baltimore: Brookes Press.

     

    Trang web : http://ktdn.edu.vn/files/news/  Trang web : http://itf.dthu.edu.vn/uploads/Tran%20Kim%20Huong%20TV.pdf

    http://ktdn.edu.vn/files/news/http://itf.dthu.edu.vn/uploads/Tran%20Kim%20Huong%20TV.pdfhttp://itf.dthu.edu.vn/uploads/Tran%20Kim%20Huong%20TV.pdfhttp://ktdn.edu.vn/files/news/

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    33/38

    1

    PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA 

    PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG KHOA TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN 

     Nhằm mục đích khảo sát ý kiến của sinh viên về các phương pháp học tập có hiệu quả 

    tình hình học tập của sinh viên trong toàn khoa Tài chính-kế toán. Để cuộc điều tra đạt kết

    quả tốt, xin bạn vui lòng cung cấp thông tin một cách chân thực nhất vào phiếu câu hỏi sau:

    A. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN LỚP 

    (Sinh viên đánh dấu X vào ô được lựa chọn, có thể chọn nhiều lựa chọn) 

    1. Theo bạn, không khí học tập tại lớp hiện nay nhƣ thế nào ? 

     a/ Rất tốt    b/ Tốt   c/ Khá tốt   d/ Chưa tốt 

    2. Theo bạn, nguyên nhân nào làm cho chất lƣợng học tập nói chung của sinh viên

    chƣa cao? a/ Lớp học quá đông.

      b/ Giảng viên không điểm danh.

     c/ Nội dung bài giảng chưa sinh động.

     d/ Nguyên nhân k hác……………………………………………………………………… 

    3. Theo bạn, nguyên nhân nào làm kết quả học tập cuối kỳ của sinh viên chƣa cao?

     a/ SV không chú trọng điểm số.

     b/ Mất căn bản những môn tiên quyết.

     c/ Các môn học quá khó, ngành học không phù hợp.

     d/ SV chưa có phương pháp học tập hiệu quả. 

    B. HIỂU VÀ VẬN DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP HỌC I.  Chọn các tiêu chí theo sự hiểu biết của bạn đối với những vấn đề sau đây: (Sinh viên đánh dấu X vào ô được lựa chọn, có thể chọn nhiều lựa chọn) 

    1/ Theo bạn, phƣơng pháp tự học là: 

      a/ Hình thức việc học tập do cá nhân và do tập thể sinh viên tiến hành ngoài giờ họcchính khoá. 

     b/ Sinh viên độc lập tiến hành ngay trong giờ chính khoá. 

     c/ Sinh viên tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. 

     d/ Tất cả các nội dung trên.

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    34/38

    2

    2/ Các hình thức tự học trên lớp:

     a/ Nghe giảng.

     b/ Ghi ché p.

     c/ Trao đổi, thảo luận.

     d/ Làm bài tập.

    3/ Các hình thức tự học ở nhà:

     a/ Đọc sách và tài liệu tham khảo.

     b/ Làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp, làm đề cương ôn tập.

     c/ Thực hiện các bài tập thực hành môn.

     d/ Hoàn thành tiểu luận, luận văn tốt nghiệp .

    4/ Phƣơng pháp tự học có ý nghĩa nhƣ thế nào đến khả năng học tập của bạn?

     a/ Giúp năng lực suy nghĩ được rèn luyện, rèn luyện kỹ năng suy nghĩ độc lập.  b/ Tăng cường, cải thiện hơn các kĩ năng, khả năng tìm kiếm thông tin chính xác.

     c/ Tăng cường, cải thiện hơn các kĩ năng, khả năng hùng biện, chia sẻ hợp tác, tổng hợp

    tài liệu. 

     d / Nâng cao hiệu quả học tập, kết quả học tập. 

    5/ Bạn đã từng sử dụng hay tìm hiểu về phƣơng pháp Sơ đồ tƣ duy chƣa?

     a/ Đã từng sử dụng.

     b/ Đã từng tìm hiều. 

     c/ Chưa bao giờ tìm hiểu hay sử dụng. 

     d/ Chưa bao giờ nghe nói đến.

    (Nếu bạn chọn lựa chọn a hoặc b của câu 5, xin trả lời tiếp câu 6 ,7, nếu chọn c, d xin

    bỏ qua ).

    6/ Theo bạn, phƣơng pháp Sơ đồ tƣ duy là gì? 

      a/ Là một phương tiện để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. 

      b/ Là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, phân tích một vấn đề ra thành một dạng của

    lược đồ phân nhánh. 

      c/ Tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên

    hệ với nhau bằng các đường nối. 

     d/ Toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng được biểu thị bằng hình ảnh hai chiều. 

  • 8/17/2019 Nghien Cuu Khoa Hoc Final

    35/38

    3