Download pdf - Phuc am giang

Transcript
Page 1: Phuc am giang

Phúc Âm Giăng Tác giả: Peter Kuzmic

Giới Thiệu Khóa Trình PHẦN MỘT: PHÚC ÂM GIĂNG LỜI GIỚI THIỆU, CẤU TRÚC, VÀ LỜI MỞ ĐẦU 1 Giới thiệu sách Phúc Âm Giăng 2 Cấu trúc của Phúc Âm Giăng3 Phần Mở Đầu: Ngôi Lời Trở Thành Xác Thịt PHẦN HAI: CHỨC VỤ CÔNG KHAI CỦA CHÚA JESUS SỰ XEM XÉT VÀ TRANH LUẬN 4 Giai đoạn xem xét Bắt Đầu 5 Chuyện Trò Với Những Người Có Lòng Tin 6 Giai đoạn Tranh Luận PHẦN BA: CHỨC VỤ CÔNG KHAI CỦA CHÚA JESUS XUNG ĐỘT VÀ KHỦNG HOẢNG 7 Giai Đoạn xung Đột Bắt Đầu 8 Sự Xung Đột Gia Tăng 9 Giai đoạn Khủng Hoảng PHẦN BỐN: CHỨC VỤ CỦA CHÚA JESUS THỜI KỲ CHUYỂN TIẾP VÀ CÁC CUỘC ĐÀM LUẬN 10 Thời Kỳ Chuyển Tiếp 11 Cuộc Đàm Luận Với Các Môn Đồ 12 Cuộc Đàm Luận: Sự Bày Tỏ và Lời Cầu Nguyện PHẦN NĂM: SỨ MẠNG CỨU CHUỘC CỦA CHÚA JESUS SỰ HOÀN THÀNH VÀ SỰ SỐNG LẠI 13 Giai đoạn Hoàn Thành 14 Sự Phục Sinh và Lời Kết Từ VựngThư Mục

Giới Thiệu Khoá Trình

Tầm Quan Trọng Của Sách Phúc Âm Giăng Từ phúc âm (từ tiếng Hylạp Evxyyérrbbbbov) có nghĩa là "tin mừng". Nói cụ thể hơn, đó là tin tức tốt lành về sự cứu chuộc dành cho mọi người đã được đem đến trần gian bởi Con Đức Chúa Trời thành người, là Chúa Cứu

Page 2: Phuc am giang

Thế Jesus. Trong ý nghĩa ấy, chỉ có một tin lành: đó là tin tức vui mừng về Chúa Jêsus.Từ Phúc âm cũng đã trở thành tên gọi của bốn quyển sách đầu của Tân ước: Phúc âm theo Mathiơ, Mác, Luca, và Giăng. Mỗi một sách phúc âm nầy đều được viết theo một cái nhìn khác nhau bởi một tác giả loài người khác nhau. Mỗi sách truyền đạt các chi tiết quan trọng về cuộc đời, sự dạy dỗ và công việc của Chúa Jêsus. Nếu chúng ta chưa được tiếp cận với những lẽ thật được ghi chép trong các tài liệu quý báu nầy, thì chúng ta khó mà tìm được bất cứ thông tin đáng tin cậy nào về Chúa Cứu Thế Jesus ngày nay.Nghiên cứu bốn sách Phúc âm nầy là điều thật quan trọng bởi vì đó là nguồn phương tiện tốt nhất để hiểu biết về nhân vật vĩ đại nhất đã từng đi lại trên trái đất nầy. Các sách Phúc âm mô tả những sự kiện đã làm thay đổi toàn bộ hướng đi của lịch sử thế giới, mặc khải chương trình của Đức Chúa Trời nhằm đem lại sự cứu rỗi cho một thế giới hư mất. Chúng cũng là nền tảng cho các sách còn lại của Tân ước và cho đức tin Cơ Đốc nói chung.Trong giáo trình học tập nầy chúng ta sẽ xem xét tường tận những điều được ký thuật trong sách Phúc âm sau cùng: Đó là sách Phúc âm Giăng một nhà chú giải đã gọi sách nầy là "quyển sách sâu nhiệm nhất thế giới". Một nhà chú giải khác đã so sánh nó với "một hồ nước trong đó một đứa trẻ có thể lội đi và một chú voi có thể bơi được". Thật vậy, Phúc âm Giăng thật sâu nhiệm, song đồng thời thật đơn sơ. Sách Giăng sẽ cảm động những cdn mới bắt đầu, tiến tới đức tin lớn hơn và ban cho người môn đệ trưởng thành sức mạnh, sự khôn ngoan và quyết tâm mới mẽ trong bước đường theo Chúa và hầu việc Ngài.Có lẽ phúc âm Giăng là sách được nhiều nhà giải kinh viết về hơn bất cứ sách nào trong Kinh Thánh. Chúng tôi đã chọn sách giáo khoa của Merrill C.Tenney vì nhiều lý do. Tiến sĩ Tenney là một giáo sư truyền giáo, người đã kết hợp sự xuất sắc về học thuật với sự hiểu biết về thuộc linh. Một sự kết hợp như thế là một đòi hỏi căn bản cho bất cứ một quyển sách chú giải có giá trị nào về Phúc âm Giăng. Phương pháp phân tích của Tenney được bổ sung bởi sự giúp đỡ có tính bình giải chi tiết nơi nào có cần. Điều đó hứa hẹn với bạn nhiều giờ tập tành trí tuệ và thuộc linh nhằm giúp bạn trở thành một môn đệ tốt hơn của nhân vật chính của Phúc âm - Chính mình Chúa Cứu Thế Jesus. Nguyện bạn được phước khi bạn học tập câu chuyện vĩ đại nhất từng được ký thuật nầy!

Mô Tả Môn Học Phúc âm Giăng (mã số CA 1103 - Tín chỉ : 3giờ)Giáo trình nầy trình bày một sự nghiên cứu mang tính giải thích sách Phúc âm Giăng. Sự tập trung đặc biệt nhắm vào cấu trúc của sách Phúc âm và sự

Page 3: Phuc am giang

khai triển tăng dần lên của các chủ đề chính của sách về niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Jesus và sự không tin cũng như sự xung đột có cân nhắc kết quả của hai thái độ đó. Đời sống, tâm tính và sứ mạng cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Jesus được xem xét trong bối cảnh lịch sử của chúng và từ một cái nhìn thánh như đã được mô tả bởi Giăng, người truyền giáo.

Các Mục Tiêu Của Bài Học Khi học xong môn học nầy bạn có thể:1. Nói lên bằng chứng liên quan đến niên đại của việc viết cũng như xuất xứ của sách phúc âm Giăng2. Thảo luận tính độc đáo trong ngôn từ của ông Giăng và cách dùng các dấu hiệu, biểu tượng, và những cuộc phỏng vấn trong sách phúc âm của ông3. Mô tả cấu trúc của sách phúc âm và ý nghĩa của nó4. Phân tích câu chủ đề của tác giả và ông đạt được mục tiêu ấy như thế nào5. Giải thích mục đích lời Mở Đầu của Giăng và điều được mặc khải về Lời (Logos) hay Lời trở thành nhục thể6. Nhận ra mối liên hệ giữa bảy dấu hiệu trong phúc âm Giăng với Lời dạy của Chúa Jêsus cặp theo mỗi dấu hiệu7. Thảo luận các nội dung chung của sách phúc âm nầy và tìm ra những đoạn mấu chốt8. Giải thích những vấn đề thần học nêu ra được trình bày trong sách phúc âm nầy như thần tánh của Đấng Christ, mối liên hệ giữa Ngài với Đức Chúa Cha, công việc của dtl và những hàm ý của sự chết và sự sống lại của Chúa Cứu Thế9. Giải thích cách chính xác và hiệu quả trong bài giảng, bài dạy, hoặc bài làm chứng của bạn bất cứ khúc Kinh Thánh nào của sách phúc âm nầy10. So sánh phúc âm Giăng với lời ký thuật của các sách Cộng Quan và giải thích những điểm giống nhau hoặc khác nhau trong những lời ký thuật11. Phân tích các kết quả của việc học tập nầy trên đức tin của chính bạn đặt nơi Chúa cũng như trên việc môn đệ hóa của bạn.

Các Sách Giáo Khoa và Sách Hướng Dẫn Học Tập Bạn sẽ sử dụng cuốn Phúc âm theo Giăng: Sách Hướng Dẫn Học Tập của Peter Kuzmic với các sách giáo khoa được viết kèm theo1. Giăng: Phúc âm của Niềm Tin (John: The Gospel of Belief) của Merrill C.Tenney, Grand Rapids, Michigan: William B.Eerdmans Publishing Company, 1976 2. Kinh Thánh bản American Standard (ASV) được dùng trong sách giáo khoa của Tenney. Chúng ta đã dùng bản NIV (New International Version) trong sách hướng dẫn học tập nầy trừ khi có những ghi chú khác

Page 4: Phuc am giang

Thời Gian Học Tập Chúng tôi đề nghị bạn nên có một thì giờ, học tập đều đặn. Tất nhiên bạn có thể tận dụng những giờ phút rãnh rỗi để học nhưng những giờ đó không thể thay thế cho thì giờ đều đặn được. Hãy cố gắng hoàn tất ít nhất mỗi tuần một bài. Ở lớp, nên có hai hoặc ba buổi đến lớp cho mỗi bài. Nếu tự học không có thầy, bạn có thể dành ra từ ba đến sáu giờ cho một bài học.Bạn thật sự cần bao nhiêu thời gian cho mỗi bài học còn tùy thuộc và kiến thức của bạn về đề tài nầy và khả năng khéo léo mà bạn có trước khi bắt đầu môn học. Thì giờ bạn tiêu tốn cũng tùy thuộc vào mức độ bạn tuân theo những chỉ dẫn và phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc tự học. Hãy hoạch định thời khóa biểu học tập và thì giờ sao cho có thể sử dụng đủ thời gian để đạt được những mục tiêu đã được tác giả môn học nêu ra cũng như các mục tiêu riêng của bạn.

Phương Pháp Học Tập Hãy đọc kỹ những lời đề nghị về các phương pháp học tập được đề ra trong tập tài liệu học viên của bạn. Chúng sẽ giúp bạn biết chương trình ICI mong mỏi bạn học một bài học theo cách nào, việc ôn tập cho phần đánh giá tiến bộ (bài trắc nghiệm) về từng nhóm bài học và việc chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa bao gồm tất cả các bài học. Nếu bạn không quen học theo cách ICI đề nghị, thì bạn cần điều chỉnh cách học của mình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất trong môn học.

Các Phương Pháp Học Môn Nầy Nếu bạn tự học môn học của giáo trình ICI nầy, thì tất cả các bài làm của bạn, ngoại trừ bài thi cuối khóa, có thể được hoàn tất qua đường bưu chính. Dầu chương trình của ICI đã soạn giáo trình nầy để bạn tự học, bạn vẫn có thể học tập các môn học nầy theo tổ hoặc theo lớp. Nếu học theo tổ, lớp, giảng viên có thể chỉ dẫn thêm cho bạn. Trong trường hợp đó, bạn hãy tuân theo sự chỉ dẫn của giảng viên

Cách Tổ Chức Bài Học và Khuôn Mẫu Học Tập Mỗi bài học bao gồm 1) Đề bài, 2) Lời mở đầu, 3) Dàn bài, 4) Mục tiêu bài học, 5) Sinh hoạt học tập, 6) Từ ngữ then chốt, 7) Khai triển bài học, 8) Bài tự trắc nghiệm và 9) Giải đáp các câu hỏi của bài họcPhần dàn bài và mục tiêu bài học cho bạn một cái nhìn tổng quát về chủ đề, giúp bạn tập trung chú ý vào những điểm quan trọng nhất trong khi học tập, và cho bạn biết điều mình phải họcPhần khai triển bài học trong giáo trình giúp bạn dễ để học kỹ lưỡng tài liệu. Bằng cách học tập từng phần một bạn có thể sử dụng tốt các khoảng thời gian học tập ngắn bất cứ lúc nào có thì giờ, thay vì đợi cho đến lúc bạn có đủ

Page 5: Phuc am giang

thì giờ để học nguyên cả bài một lần. Những lời bình giảng của bài tập và các câu giải đáp đều được soạn nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu của bài họcHầu hết các câu hỏi ở phần khai triển bài học đều có thể trả lời vào những chỗ trống cho sẵn trong sách hướng dẫn học tập, còn một số các câu khác bạn cần có một quyển vở ghi chép để viết các câu trả lời vào. Khi viết câu trả lời vào vở, nhớ ghi số thứ tự của bài học và tựa bài, và cũng hãy nhớ ghi đúng theo số thứ tự của các câu hỏi. Điều nầy ích lợi cho bạn trong việc ôn tập bài đánh giá tiến bộ từng phần.Đừng xem trước câu giải đáp cho đến khi đã viết câu trả lời của mình. Nếu bạn có câu trả lời của mình trước, bạn sẽ nhớ được những gì mình đã học nhiều hơn, sau khi đã trả lời mỗi câu hỏi của bài học hãy đối chiếu câu trả lời của bạn với lời giải đáp nằm cuối bài học. Rồi sửa những chỗ bạn đã làm sai.Các câu hỏi nầy rất quan trọng. Chúng giúp bạn phát triển sự hiểu biết và sự hầu việc Chúa của mình. Các sinh hoạt được đề nghị cũng nhằm giúp bạn đưa hiểu biết của mình vào thực tế.Sau khi xong phần khai triển bài học, hãy làm bài tự trắc nghiệm, nhằm giúp ôn lại bài học. Tuy nhiên trước khi làm bài trắc nghiệm, bạn phải ôn lại các mục tiêu của bài học. Chúng cho bạn thấy những gì bạn phải học được trong phần khai triển bài. Khi làm xong bài tự trắc nghiệm, hãy đối chiếu với các lời giải cho sẵn trong tập học viên.

Tập Tài Liệu Học Viên Nếu bạn đang sử dụng cả sách hướng dẫn học tập lẫn tập học viên dành cho môn học nầy, thì bạn sẽ nhận được một tập học viên bao gồm các chỉ dẫn cho việc làm bài thi đánh giá tiến bộ từng phần và bài thi cuối khóa. Tập tài liệu nầy cũng gồm cả phần giải đáp của các bài tự trắc nghiệm, những chỉ dẫn dành cho các đề án (nếu có), những bài đánh giá tiến bộ từng phần, các tờ trả lời, và các biểu mẫu quan trọng khác. Hãy dùng danh sách kiểm ngoài bìa của tập học viên để xác định những tài liệu nào bạn phải nộp lại cho giảng viên và khi nào thì phải nộp.

Các Bài Đánh Giá Tiến Bộ Từng Phần và Bài Thi Cuối Khoá Mặc dầu các số điểm của bạn trong các câu hỏi của bài học, các bài tự trắc nghiệm và các bài đánh giá tiến bộ từng phần không được tính vào điểm xếp hạng của khóa trình, bạn cũng nên gởi các tờ trả lời của bạn dành cho các bài đánh giá tiến bộ từng phần về cho giảng viên của bạn để sữa chữa và có những đề nghị liên quan đến việc học của bạn. Sau đó bạn có thể ôn lại các tài liệu trong sách hướng dẫn học tập của mình và trong Kinh Thánh liên quan đến những điểm bạn thấy khó. Việc ôn tập các mục tiêu bài học, các

Page 6: Phuc am giang

bài tự trắc nghiệm và các bài đánh giá tiến bộ từng phần sẽ giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa.

Tín Chỉ Cho Môn Học Nầy Để đạt được tín chỉ của ICI cấp cho môn khóa nầy, bạn phải đậu trong kỳ thi cuối khóa. Bài thi nầy phải là bài thi viết được thực hiện trước sự có mặt của vị giám thị kỳ thi được chuẩn thuận của ICI. Vì chúng tôi có các vị giám thị ở nhiều quốc gia nên có lẽ không khó để bạn gặp được một vị trong khu vực của bạn. Giảng viên sẽ giúp bạn biết thêm các chi tiết.Giáo trình nầy cũng có thể được học vì giá trị thực tiễn của nó chứ không phải để lấy tín chỉ. Trong trường hợp đó, bạn không cần phải gửi bất cứ bài vở nào và không cần phải dự kỳ thi cuối khóa. Việc học tập khóa trình nầy sẽ làm phong phú đời sống bạn dù bạn có học để lấy chứng chỉ hay không

Tín Chỉ Được Cấp Qua Kỳ Thi Bạn có thể được nhận tín chỉ của môn học nầy mà không phải học các tài liệu của giáo trình. Việc nầy có thể được thực hiện do bạn thi đậu kỳ thi cuối khóa. Tuy nhiên, vì các bài tập và bài thi trắc nghiệm của sách hướng dẫn học tập đã được soạn nhằm chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa, nên bạn có thể cần phải nghiên cứu các tài liệu nầy. Hãy hỏi ý kiến giám đốc ICI Quốc gia của bạn để biết thêm chi tiết.

Xếp Hạng Cho Môn Học Việc xếp hạng môn học của bạn đặt cơ sở trên bài thi cuối khóa có giám sát và trên đề án trong các khóa trình có các đề án được chỉ định. Hạng điểm của khóa học được xếp như sau: 90-100% là ưu hạng; 80-89% là trên trung bình; 70-79% là trung bình; 60-69% là dưới trung bình; U là không được nhận tín chỉ; NC: không hoàn thành trong thời gian giới hạn và W là rút lại kỳ thi.

Chuyên Gia Soạn Nội Dung Cho Sách Hướng Dẫn Học Tập Là một người dân bản xứ của nước Nam Tư, Peter Kuzmic là học giả Tin lành đầu tiên trong xứ sở ấy và được xem là người có thẫm quyền về vấn đề tranh luận giữa cdn và người theo chủ nghĩa MácTiến sĩ Kuzmic, người thông thạo nhiều thứ tiếng và đã tốt nghiệp Trường Kinh Thánh Erzhausen, Đức Quốc, trường Cao Đẳng Southern California ở tại Costa, Mesa, bang California (Cử nhân văn chương), trường Wheaton College Graduate tại Chicago, bang Illinois (cử nhân văn chương M.A), và khoa Thần Học Thiên Chúa Giáo ở tại Zagreb, Nam tư (Thạc sĩ thần học; Tiến sĩ Thần học) hoàn thành tất cả các môn học của mình đạt danh hiệu thủ khoa.

Page 7: Phuc am giang

Tiến sĩ Kuzmic đã là người sáng lập và hiện là giám đốc Viện Thánh Kinh Thần học ở tại Osifek, tổ chức Tin lành độc nhất dành cho những người đã tốt nghiệp đại học vào học, ở tại Nam Tư và Đông Âu. Tiến sĩ Kuzmic là tác giả của nhiều tạp chí và sách báo khác nhau, gồm cả một quyển nghiên cứu chủ yếu về ảnh hưởng của các bản dịch Kinh Thánh tiếng Slav trên văn chương, ngôn ngữ và văn hóa của người Slav ông cũng là chuyên gia soạn nội cho môn Giải Kinh của ICI và ông đã đóng góp cho rất nhiều bản trích yếu, sách hướng dẫn và các tự điển bách khoa, ông cũng là người cộng tác biên tập cho tờ Izvori, một tờ báo Cơ Đốc phát hành hàng tháng bằng ngôn ngữ Serbo - Croat là ngôn ngữ chính của người Nam TưKể từ năm 1986, Tiến sĩ Kuzmic đã phục vụ với tư cách chủ tịch ủy ban điều hành của Theological Commission of World Evangelical Fellowship (WEF). Ông là một thành viên của Hội Đồng Lausanne cho Tổ Chứa Truyền Giáo Thế Giới và là một trong những ủy viên điều hành sáng lập tổ chức Hội Đồng Cơ Đốc Truyền Giáo của Châu ÂuTiến sĩ Kuzmic kết hợp một phương pháp tiếp cận tinh thông đối với Lời Chúa với một lối tiếp cận thân mật, quan tâm đến cá nhân học viên khiến cho tập hướng dẫn học tập nầy trở thành một công cụ thú vị nhất và vô cùng quý báu cho việc nghiên cứu sách Phúc âm Giăng

Giảng Viên ICI Của Bạn Giảng viên ICI của bạn rất vui lòng giúp bạn bằng bất cứ cách nào có thể được. Hãy hỏi giảng viên của bạn bất cứ câu hỏi nào bạn đang thắc mắc về việc dàn xếp cho kỳ thi cuối khóa của bạn. Hãy nhớ dành đủ thì giờ để thực hiện được các kế hoạch theo dự tính. Nếu có một số người muốn cùng học môn học nầy, hãy xin giảng viên của bạn sắp xếp cho việc học tập theo tổ.Xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu Tập Phúc Âm Giăng. Mong rằng cuốn sách nầy làm cho đời sống và chức vụ hầu việc của bạn thêm phong phú và giúp bạn hoàn thành sự dự phần của bạn trong thân thể Đấng Christ cách hiệu quả hơn.

GIỚI THIỆU PHÚC ÂM GIĂNG

Tác giả Phúc âm Giăng đồng nhất mình với sách không phải bởi tên gọi mà với tư cách là "môn đồ Chúa Jesus yêu". Đó không phải là một lời xưng nhận khoe khoang mà là sự biểu lộ một điều kỳ diệu, chính Chúa Jêsus con Đức Chúa Trời, lại yêu một ngư phủ nghèo nàn như ông. Ông tin chắc vào tình yêu thiên thượng ấy và cho chúng ta biết rằng hết thảy chúng ta đều có thể nhận được tình yêu của Đức Chúa Trời :"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con Ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời" (GiGa 3:16)

Page 8: Phuc am giang

Tình yêu của Đức Chúa Trời và lòng tin đặt nơi Ngài là những chủ đề chi phối phúc âm Giăng. Tác giả đã viết sách phúc âm nầy từ một vị trí của mối tương giao gần gũi và thân mật với Thầy của mình. Ông đã đi nơi Chúa Jêsus đi, ông đã chứng kiến những phép lạ hoặc "dấu lạ", và chính mắt ông đã chứng thực sự vinh hiển của Con Đức Chúa Trời trên Núi Hóa Hình. Ông đã thấy Chúa Cứu Thế bị đóng đinh trên cây thập tự và Chúa sống lại, đắc thắng tiếp sau sự phục sinh. Cuối đời mình, ông đã viết lại những sự kiện quan trọng từ đời sống và chức vụ của Đấng Christ hầu cho chúng ta cũng "tin rằng Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế tức là Con Đức Chúa Trời và...nhờ danh Ngài được sự sống" (20:31)Trong phần giới thiệu môn học, bạn lưu ý thấy rằng Merrill C.Tenney, tác giả sách giáo khoa mà tập hướng dẫn học tập nầy dựa trên đó, sử dụng phương pháp phân tích. Trong sự phân tích của ông, ông nhấn mạnh đến cấu trúc của sách phúc âm Giăng theo sáu giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Chúa Cứu Thế. Sau đó, trong chương cuối, ông bàn luận vắn tắt xuất xứ, văn phong, và những chủ đề mấu chốt của sách phúc âm Giăng. Chúng tôi đã chọn để giới thiệu sách Phúc Âm Giăng với các chủ đề đó, và đi từ đó sang bài nghiên cứu có tính phân tích của Tenney. Hiểu biết những điều nầy sẽ giúp cho sự nghiên cứu của bạn được ích lợi.

- Bốn Sách Phúc ÂmCác Sách Cộng QuanSách Phúc âm Thứ Tư- Xuất XứNhững Luận Thuyết Liên Quan Đến Xuất XứNhững bằng chứng nội tại và ngoại tạiNiên Đại và Nơi Chốn Viết Sách- Văn Phong- Các Bài Nghiên Cứu Theo Chủ ĐềNhững Dấu Lạ và Biểu TượngCác Cuộc Đàm Luận

Khi học xong bài nầy bạn có thể:- Nói được những điểm khác nhau giữa các sách Phúc âm cộng quan với Phúc âm Giăng.- Sử dụng được các bằng chứng nội tại và ngoại tại để bảo vệ quan niệm truyền khẩu cho rằng sứ đồ Giăng đã viết sách phúc âm mang tên ông.- Thảo luận niên đại gần đúng cho việc viết sách Phúc âm Giăng và những bằng chứng chứng tỏ niên đại ấy.- Giải thích được tính độc đáo trong ngôn từ của Giăng và việc ông dùng các ký hiệu, biểu tượng và các cuộc đàm luận trong sách phúc âm của mình.

Page 9: Phuc am giang

1. Bạn hãy đọc phần giới thiệu của tập hướng dẫn học tập nầy. Chú ý đặc biệt đến phần Cách Tổ Chức Bài Học và Khuôn Mẫu Học Tập. Phần nầy chứa đựng những chỉ dẫn quan trọng cho sự thành công của bạn trong môn học nầy. Lưu ý những mục tiêu chung dành cho việc học tập môn học nầy của bạn. Tất cả những mục tiêu đó đều quan trọng, song có lẽ có một số quan trọng hơn đối với bạn. Hãy gạch dưới những mục tiêu bạn thấy đặc biệt ích lợi cho mình. Có lẽ bạn cũng cần liệt kê ra những mục tiêu của riêng mình.2. Học phần dàn bài và các mục tiêu bài học. Những phần đó sẽ giúp bạn thấy rõ những điều mình phải cố gắng học biết khi nghiên cứu bài học.3. Nghiên cứu hết phần khai triển bài học. Bảo đảm phải đọc tất cả các phần Kinh Thánh trưng dẫn được cho, làm các bài tập được yêu cầu, và kiểm tra các câu trả lời của bạn.4. Đọc một mạch toàn bộ 21 đoạn trong Phúc âm Giăng nếu có thể được, trước khi bắt đầu bài học nầy. Cái nhìn tổng quát nầy sẽ giúp ích cho bạn khi nghiên cứu quyển hướng dẫn học tập và phần đọc chỉ định của sách giáo khoa. Kế đó, hãy đọc từ trang 7-16 trong sách giáo khoa Giăng. Sách phúc âm Niềm tin của Merrill C.Tenney. Cũng đọc từ trang 297-316 khi được yêu cầu đọc trong phần khai triển bài học. Chúng tôi sẽ gọi sách giáo khoa là Tenney trong tập hướng dẫn nghiên cứu nầy.5. Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài học và đối chiếu kỹ các câu trả lời của bạn với lời giải đã được cho sẵn trong tập học viên. Ôn lại bất cứ những chỗ nào bạn trả lời chưa đúng.Việc hiểu được những từ ngữ then chốt chúng tôi liệt kê ở đầu mỗi bài học sẽ giúp ích cho bạn trong khi nghiên cứu. Bạn sẽ tìm thấy các từ ngữ then chốt theo thứ tự abc được định nghĩa trong phần từ vựng ở cuối tập hướng dẫn nghiên cứu nầy. Nếu bạn có nghi ngờ gì về ý nghĩa của bất cứ các từ ngữ nào trong bảng liệt kê, thì bạn có thể tra xem ngay bây giờ hoặc khi bạn gặp phải từ ấy trong khi đọc.thư kýkhoảngsự kết hợp (các sách phúc âm)của sứ đồ Giăng

BỐN SÁCH TIN LÀNH Tenney 7-16; 1:1-21:25Lưu ý: Như đã nói ở đây, thủ tục của chúng tôi xuyên suốt mỗi bài học là sẽ đưa ra phần đọc chỉ định dành cho mỗi phần ở đầu mỗi phần ngay dưới tựa đề. Phần đọc chỉ định có thể bao gồm các trang trong sách giáo khoa Tenney và các đoạn trích từ Kinh Thánh. Bạn sẽ được ích lợi nhờ đọc tài liệu được

Page 10: Phuc am giang

chỉ định theo yêu cầu.Sách Phúc âm Giăng thường được gọi là "sách Phúc âm Thứ Tư" bởi vì đi trước nó trong Tân ước là các sách phúc âm của Mathiơ, Mác, và Luca. Tất cả bốn sách phúc âm đều tập trung vào các sự kiện xảy ra trong cuộc đời và chức vụ của Chúa Cứu Thế Jesus. Tuy nhiên, ba sách phúc âm đầu thường được gọi là "các sách phúc âm Cộng quan" bởi vì chúng giống nhau theo rất nhiều cách, trong khi phúc âm Giăng khác nhiều trong cách tiếp cận vấn đề của sách. Trước khi xem xét xuất xứ của Phúc âm Giăng, việc hiểu biết mối quan hệ giữa bốn sách phúc âm sẽ rất ích lợi cho bạn.Các Sách Cộng Quan Từ ngữ Cộng quan (Synoptic) đến từ gốc Syn nghĩa là "cùng nhau" và optic có nghĩa là "nhìn xem"; vì vậy, từ ngữ cộng quan có nghĩa là "cùng nhau nhìn xem". Từ nầy được áp dụng cho các sách phúc âm Mathiơ, Mác và Luca bởi vì chúng rất giống nhau về cách diễn đạt, về nội dung, và thứ tự mà theo đó các sự kiện được ký thuật. Theo bản Kinh Thánh Khảo Cứu NIV "91 phần trăm của phúc âm theo Mác được chứa đựng trong Mathiơ" và "53 phần trăm của sách Mác được tìm thấy trong Luca" (1985,1437).Có rất nhiều luận thuyết nói về những điểm giống nhau nầy. Điều phổ thông nhất trong những điểm giống nhau đó là Mathiơ và Luca đã dùng sách Phúc âm Mác cùng với một nguồn phương tiện không ai biết, được các học giả Thánh Kinh gọi là "Q") để biên soạn sách phúc âm của họ. Không ai có được một câu trả lời tuyệt đối để giải thích những sự giống nhau đó. Song có thể mỗi một tác giả của các sách phúc âm nầy đã chia xẻ thông tin với nhau, đã thâu lượm các thông tin trong những lời truyền khẩu hoặc những đoạn rời viết tay, hoặc những lời mô tả mắt thấy được ghi lại.NHỮNG SỰ NHẤN MẠNH CỦA BỐN SÁCH TIN LÀNH Mặc dầu các sách Cộng quan có nhiều điểm giống nhau, mỗi sách trong bốn sách Phúc âm đều có một sự nhấn mạnh rõ nét riêng liên quan đến Chúa Cứu Thế Jesus khung 1.1 tóm tắt những nhấn mạnh độc đáo làm cho mỗi sách Phúc âm có một sự đóng góp quý báu cho phần ký thuật của Tân ước.

Sách Phúc Âm Thứ Tư Nói chung, các sử gia Kinh Thánh đều cho rằng các sách phúc âm cộng quan được viết ra vào một thời điểm sớm sủa hơn sách Phúc âm Giăng, và phúc âm Mác được viết trước Mathiơ và Luca. Cũng có bằng chứng cho rằng Giăng đã biết về các sách phúc âm cộng quan khi ông viết sách phúc âm của mình. Có một số điều làm cho phúc âm Giăng tách rời với các sách cộng quan. Trong số đó bao gồm cả văn phong đặc biệt của ông, cách diễn tả lập đi lập lại của ông, và sự nhấn mạnh các ký hiệu, các biểu tượng, các cuộc phỏng vấn riêng của Chúa Jêsus với những cá nhân. Về sau trong bài học

Page 11: Phuc am giang

nầy chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn mỗi trường hợp đàm luận.1. Hãy hoàn tất câu saua. Từ ngữ synoptic có nghĩa là.............................................................................b. Ba sách phúc âm đầu được gọi là Synoptics (các sách cộng quan) bởi vì......................................................................................................................c. Những khả năng về cách sách phúc âm cộng quan được biên soạn bao gồm..................................................................................................................2. Ghép cặp mỗi chủ đề (trái) với sách phúc âm nào nhấn mạnh đến chủ đề đó (phải)...a. Nhân tánh của Chúa Cứu Thế...b. Sự ứng nghiệm của Đấng Mêsia...c. Tình yêu của Đức Chúa Trời; lòng tin nơi Chúa Cứu Thế Jesus ...d. Địa vị làm tôi tớ của Đấng Christ

3. Nói lên một phương cách chủ yếu qua đó Đấng Christ được mô tả trong mỗi sách phúc âm sau:a. Mathiơ...............................................................................................................b. Mác..................................................................................................................c. Luca.................................................................................................................. d. Giăng Giăng....................................................................................................

XUẤT XỨ Tenney 297-303

SỨ ĐỒ GIĂNG - Con trai Xêbêđê và Salômê (em gái Mary) Mat Mt 7:56; Mac Mc 1:19-20; 16:1; GiGa 19:25- Anh họ Chúa Jêsus (Mat Mt 27:56 19:25- Anh của Giacơ (Mac Mc 1:19-20)- Một ngư phủ (1:19-20)- Có thể là một môn đồ của Giăng Báptít (GiGa 1:35)- Một người trong vòng các môn đệ thân tín của Chúa Jêsus, cùng với Phierơ và Giacơ (Mat Mt 17:1; 26:37)- "Môn đồ được Chúa Jêsus yêu" (GiGa 13:23)- Được tin là tác giả của sách phúc âm Giăng, ba thư tín (I,II, IIIGiăng) và sách Khải huyền (KhKh 1:4)

Page 12: Phuc am giang

Chúng ta có thể đưa ra một số những lý do cho thấy vì sao tác giả của sách Tin lành nầy đã không nhắc đến tên ông. Tenney đưa ra hai khả năng: 1) Tác giả giữ theo khuôn mẫu của các sách Phúc âm khác, hoặc 2) ông đang muốn tránh sự bắt bớ. Một lý do có sức thuyết phục hơn cho sự thiếu sót danh tánh của ông là tính cách của tác giả và của chính sách Phúc âm. Thái độ của tác giả dường như muốn nhắc lại lời tuyên bố của Giăng Báptít về Chúa Jêsus (GiGa 3:30). Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống". Tuy nhiên, thật kỳ lạ, tác giả lại cho mình là "môn đồ được Chúa Jêsus yêu". Donald Guthrie, người thừa nhận quan niệm theo truyền khẩu cho rằng sứ đồ Giăng chính là tác giả, gợi ý rằng thành ngữ ấy không có ý bày tỏ một tình yêu ưu tiên đặc biệt nào về phía Chúa Jêsus cả. Mà theo ông, là:Sứ đồ Giăng, như Bức Thư Thứ Nhất của ông cho thấy, đã thấu hiểu một điều gì đó về ý nghĩa của tình yêu Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế Jesus và thành ngữ ấy có lẽ đã bật ra từ sự ngạc nhiên của ông vì sao Chúa Jêsus lại buộc chặt tình yêu của Ngài vào ông (1970,247).

Những Luận Thuyết Liên Quan Đến Xuất Xứ Chính tên gọi của bốn sách Tin lành cho chúng ta biết lời truyền khẩu ban đầu của các Cơ Đốc Nhân đã quy cho ai là tác giả tác phẩm nầy. Nếu bạn nhìn vào nhiều sách khác nhau trong Tân ước, bạn sẽ để ý thấy mặc dầu tên các tác giả được nhắc đến trong các thư tín của Phaolô và trong hầu hết các Thư Tín Tổng Quát song không có tác giả nào được nói rõ trong bất cứ sách phúc âm nào. Trọng tâm của cách sách phúc âm nhắm vào Tin lành của Chúa Jêsus, Đấng Mêsia và là Đấng Cứu Chuộc. Khi so sánh với Ngài, tên của tác giả chịu trách nhiệm viết tin mừng nầy tương đối không quan trọng. Tuy nhiên, dựa trên bằng chứng ngoại tại chúng ta có thể kết luận rằng các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã biết tên tác giả cũng như nội dung của mỗi sách phúc âm từ sự rao giảng của các sứ đồ. Điều nầy đã giúp họ khẳng quyết tính xác thực của các tác phẩm nầy và bác bỏ những tác phẩm giả mạo.Luận thuyết thứ nhất chúng ta sẽ xem xét liên quan đến xuất xứ của sách phúc âm nầy là:Chính mình Giăng đã viết phúc âm nầy, hoặc, có khả năng hơn nữa, với sự giúp đỡ của một người thư ký . (sao chép)Tenney trình bày một luận điểm vững chắc về xuất xứ Phúc âm Giăng của sứ đồ Giăng (297-303) phấn lớn dựa trên những bằng chứng ngoại tại. Trước khi xem xét các bằng chứng ấy, chúng ta cần biết rằng trong thế kỷ trước một số các học giả đã nghi ngờ quan điểm của lời truyền khẩu. Tuy nhiên cơ sở của những nghi ngờ của họ không được thuyết phục lắm.Hai luận điểm chính của những người nghi ngờ xuất xứ của sứ đồ Giăng là:

Page 13: Phuc am giang

1. Một môn đệ của Giăng đã viết sách phúc âm mang tên ông, dựa trên lời mô tả của ông ta về sự dạy dỗ và những hồi ký của sứ đồ Giăng. Lý luận nầy gặp một số nan đề. Bằng chứng nội tại tỏ rõ rằng sách phúc âm nầy được viết bởi một sự chứng kiến tận mắt các sự kiện, và sự liên quan của cá nhân ông được bày tỏ bằng một cảm xúc sâu đậm. Cũng thật khó mà giải thích vì sao một môn đệ của Giăng lại phải hết sức cẩn thận như vậy để tránh nhắc đến tên của sứ đồ Giăng.2. Không phải Sứ đồ Giăng, mà là một ông Giăng khác, được xem như vị Trưởng Lão hay Giám Mục đã viết sách phúc âm nầy. Quan điểm nầy dựa trên một bài bình luận ngắn của Papias, một nhà văn của thế kỷ thứ hai. Ông được cho là đã đề cập đến hai nhân vật có tên Giăng, cả hai đều sống tại thành Êphêsô. Một người là sứ đồ Giăng và người kia là một Trưỡng lão. Những người ủng hộ lý luận nầy cũng cho rằng vị trưởng lão tên Giăng đã viết thư II& III Giăng, chứ không phải sứ đồ Giăng. Tuy nhiên, những kết luận nầy rất yếu ớt, bởi vì dẫn chứng của Papias về Giăng không rõ ràng. Một người thậm chí có thể cãi lại từ lời nhận xét của Papias rằng anh ta không hề nghĩ đến một trưởng lão nào khác ngoài chính mình sứ đồ Giăng và anh ta không hề có ý định nêu lên một ông Giăng nào khác là tác giả. Ngoài ra không có bằng chứng hậu thuẫn nào chứng minh rằng đã có một nhân vật như thế từng tồn tại.Nan đề từ cả hai luận thuyết nầy thậm chí còn lớn hơn việc chúng ta xem xét những bằng chứng nội tại và ngoại tại cho thấy sứ đồ Giăng là tác giả của sách phúc âm thứ tư.Bằng Chứng Nội Tại và Ngoại Tại Tenney 298-303 Bằng Chứng Nội Tại Tenney trích nhiều dẫn chứng từ phúc âm Giăng hậu thuẫn cho xuất xứ của sứ đồ Giăng. Những bằng chứng nội tại nầy có thể được tóm tắt như sau:1. Tác giả là một người Do thái ở vùng Palestine. Ông ta rất quen thuộc với các phong tục, lịch sử và đời sống tôn giáo của người Do thái, ông ta có một hiểu biết vượt trội về địa lý vùng Palestine - nhất là về Giêrusalem và các vùng phụ cận.2. Tác giả phải là một người tận mắt chứng kiến, Ông kể một câu chuyện có đầy những chi tiết tỉ mỉ liên quan đến những điều như thời gian, số lượng, nơi chốn, tính cách và cảm xúc của người ta. Những điều nầy không thể do bất cứ ai đưa ra ngoại trừ sự chứng kiến tận mắt. Ông ta cũng có một sự hiểu biết riêng về một số đông người kể cả tên của họ.Tác giả nhiều lần gộp chính mình vào tập thể của những người tận mắt chứng kiến khá rõ ràng. Ví dụ, hãy xem GiGa 1:14 "ở giữa chúng ta...chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài" (in nghiêng là ý của tác giả). Ông kể

Page 14: Phuc am giang

mình như một người tận mắt chứng kiến sự đóng đinh Chúa. Kẻ đã thấy thì làm chứng về việc đó, (lời chứng của người là thật, và người vẫn biết mình nói thật vậy) hầu cho các ngươi cũng tin" (19:35 đối chiếu với 21:24)4. Tenney đưa ra hai sự suy luận gì về xuất xứ của sứ đồ Giăng từ 21:24?.............................................................................................................................. ..............................................................................................................................3. Tác giả phải là một vị sứ đồ. Ông đã có một sự hiểu biết thân gần về Chúa Jêsus, các môn đồ, và các sự việc xảy ra trong vòng, nội bộ những người thân cận nhất với Chúa Jêsus. Ông là một người bạn đồng hành của Phierơ. Tenney nói rằng "vị sứ đồ gắn bó với Phierơ trong sách Công vụ các sứ đồ là Giăng. Không thể nào Phierơ lại thay đổi những người cùng làm việc với mình trong có một ít ngày giữa sự kiện Chúa sống lại với Lễ Ngũ Tuần" (302)4. Tác giả không thể là ai ngoài sứ đồ Giăng. Ông nêu đúng tên của các sứ đồ khác, song lại cho thấy sự có mặt của mình chỉ bằng cách gọi mình là "môn đồ mà Chúa Jêsus yêu" (21:20).

Ai

Bằng Chứng Ngoại Tại Theo một ý nghĩa nào đó, 21:24-25 giúp ích cho chúng ta như một bằng chứng ngoại tại, cho thấy sứ đồ Giăng đã viết sách phúc âm nầy. Ở trang 298 Tenney gợi ý rằng hai câu cuối nầy của Phúc âm Giăng là một lời tái bút có lẽ đã được các trưởng lão Hội Thánh Êphêsô thêm vào.Về các nhà Cơ Đốc đầu tiên, trong các tác phẩm của ông Ignatius (khoảng năm 107 - 115 S.C) và trong các tác phẩm của ông Justin (khoảng 150) bày tỏ sự hiểu biết về phúc âm Giăng song không nói gì đến tác giả cả. Tatian sử dụng Phúc âm Giăng cách bao quát nhằm nỗ lực kết hợp hài hòa bốn sách Phúc âm (khoảng năm 160) (Dung hợp hài hòa các sách phúc âm có nghĩa là thực hiện một bảng ký thuật duy nhất, ghi chép tất cả những sự kiện trong tất cả bốn sách phúc âm theo trình tự thời gian mà không lập lại sự kiện nào cả)Clement người Alexandria (khoảng năm 155-215) đã nói rằng Giăng "người sau cùng...đã viết một cuốn phúc âm thuộc linh" (khoảng năm 190). Những tài liệu đầu tiên đã làm chứng cho chính sách Phúc âm Giăng và xuất xứ của Giăng là Canon Muratori và Anti- Marcionite Prologue to John, cả hai đều có từ hậu bán thế kỷ thứ hai. Eusebius cũng cho chúng ta biết rằng Polycrates người Êphêsô viết trong một lá thư gởi cho Giám Mục Victor thành Lamã (khoảng năm 199) rằng Giăng là vị môn đồ gần gũi nhất với Chúa Jêsus trong Bữa Ăn Tối Cuối Cùng. Giữa khoảng thời gian năm 190

Page 15: Phuc am giang

S.C tới thế kỷ vừa qua không hề có một ai nghi ngờ về xuất xứ sứ đồ Giăng của Phúc âm Giăng.Chúng ta hãy nhấn mạnh chỉ một lần nữa thôi tầm quan trọng của lời làm chứng của Irenaeus. Chỉ có một thế hệ các Cơ Đốc Nhân giữa sứ đồ Giăng với Irenaeus. Ông có mối quan hệ gần gũi với học trò của Giăng là Polycarp người Smyrna, và học trò của Polycarp là Pothinus người Lyons. Irenaeus cũng chính là một học trò của Polycarp. Ông thuật lại thể nào Polycarp đã kể cho ông và những người khác điều sứ đồ Giăng đã dạy về Chúa Jêsus ở tại Êphêsô. Lời chứng của ông vì vậy có thể được coi là rất đáng tin cậy và có sức thuyết phục.5. Điều nào trong các luận thuyết sau đây về xuất xứ của sách phúc âm thứ tư được hậu thuẫn tốt nhất bởi bằng chứng nội tại?a) Có ai đó được biết đến như là vị Trưởng Lão Giăng người Êphêsô đã viết sách Phúc âm nầy.b) Một trong những môn đệ của sứ đồ Giăng đã viết phúc âm Giăng dựa trên lời làm chứng rằng miệng của Giăngc) Sứ đồ Giăng chính là tác giả sách phúc âm và có lẽ ông đã được một thư ký giúp đỡ.6. Những điều nào sau đây dường như cung cấp bằng chứng ngoại tại mạnh mẽ nhất liên quan đến nguồn gốc tác giả của sứ đồ Giăng?a) Các tác phẩm của Ignatiusb) Lời làm chứng của Clement người Alexandriac) Lời làm chứng của Irenaeusd) Lời tuyên bố của Papias vào thế kỷ thứ haie) Nội dung của Giăng 21:24-257. Hãy nêu lên một lý lẽ ủng hộ hoặc chống lại mỗi luận thuyết sau đây về nguồn gốc tác giả của sứ đồ Giănga. Không phải sứ đồ Giăng mà là Trưởng Lão Giăng người Êphêsô đã viết sách phúc âm Giăng............................................................................................................................. b. Một môn đồ của Sứ đồ Giăng đã viết Phúc âm Giăng........................................................................................................................... c. Sứ đồ Giăng đã viết Phúc âm Giăng, có lẽ với sự trợ giúp của một người thư ký........................................................................................................................... 8. Dựa vào lời bàn luận của Tenney về nguồn gốc tác giả của sách phúc âm nầy, hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu nào ĐÚNGa. Ai viết sách Giăng, đó phải là người đã tận mắt chứng kiến các sự kiện được chép trong sách.

Page 16: Phuc am giang

b. Có một bằng chứng nội tại đầy đủ để ủng hộ niềm tin cho rằng tác giả phải là một phần tử thuộc vào "số người thân tín" trong vòng các môn đồ.c. Chính lời truyền khẩu thừa nhận sứ đồ Giăng là tác giả thì tự nó đã là một bằng chứng đầy đủ của chính nó, cho thấy ông thật sự đã viết sách Giăng.d. 21:24-25 là lời tái bút của Phúc âm Giăng khẳng định tính xác thực của lời tường thuật của tác giả và nhận chân ông là môn đồ được Chúa Jêsus yêu.e. Lời tuyên bố trong 1:14 "Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài" có lẽ là lời ám chỉ đến sự hóa hình của Chúa Jêsus cũng đã được Phierơ đề cập (IPhi 1Pr 1:16-18). Nếu từ đó mà chúng ta kết luận rằng tác giả của Phúc âm Giăng đã chứng kiến sự Hóa Hình, thì ông phải hoặc là Giăng, hoặc là Giacơ hay Phierơ.f. Lời truyền khẩu liên quan đến Giăng, Giacơ và Phierơ hậu thuẫn cho quan điểm rằng bất cứ người nào trong số họ cũng có thể là tác giả của sách phúc âm thứ tư.Tóm lại, chúng ta thấy rằng lời truyền khẩu của Hội Thánh luôn luôn quy sách phúc âm nầy cho sứ đồ Giăng. Các tài liệu từ thế kỷ ban đầu cũng như thế kỷ thứ hai đều xem Giăng là "vị môn đồ được Chúa Jesus yêu" (GiGa 21:20). Trong Giăng đoạn 21 tác giả nói rằng môn đồ mà Chúa Jêsus yêu đã viết lời ký thuận nầy (câu 24). 1:14 dường như ám chỉ sự kiện xảy ra trên núi hóa hình. Mathiơ đoạn 17 cho chúng ta biết rằng Phierơ, Giacơ và Giăng đều có mặt tại núi hóa hình. Tác giả là người đã tận mắt chứng kiến những sự kiện mình ghi lại. Ông là một trong nhóm người ở tại Biển Tibêriát (cũng gọi là Biển Galilê trong Giăng đoạn 21. Nhóm nầy gồm Phierơ và các con trai của Xêbêđê (Giacơ và Giăng). Tác giả không thể là Phierơ bởi vì Phierơ hỏi về môn đồ mà Chúa Jêsus yêu (21:20-21). Người ấy cũng không thể là Giacơ, bởi vì Giacơ đã bị chém đầu trước khi sách phúc âm nầy được viết ra, người ấy chỉ có thể là sứ đồ Giăng.

Niên Đại và Nơi Chốn Của Tác Phẩm Tenney không bàn đến thời điểm và nơi chốn Phúc âm Giăng được viết ra, song chúng tôi cần nói đến những vấn đề đó cách vắn tắt. Ở ĐÂU, KHI NÀONiên Đại Của Tác Phẩm Như chúng tôi đã nói ở phần đầu bài học nầy, các học giả Kinh Thánh nói chung đều đồng ý rằng các sách Phúc âm Cộng Quan đã được viết ra vào thời điểm sớm hơn thời điểm của Phúc âm Giăng. Một số những cố gắng đã được thực hiện nhằm xác minh thế kỷ thứ hai là niên đại sách Giăng được viết ra. Ví dụ, F.C.Baur thuộc Tubingen, một học giả Đức danh tiếng và có cái nhìn rộng của thế kỷ thứ mười chín, đã xác định niên đại tác phẩm nầy

Page 17: Phuc am giang

vào khoảng năm 170 S.C các niên đại của thế kỷ thứ hai hiện nay đã hoàn toàn bị bác bỏ, đặc biệt là khi có những khám phá mới đây của ngành khảo cổ về các bản thảo cổ. Hai đoạn rời là Ryland Papyrus 457 và Egerton Papyrus 2 được xác định niên đại vào nửa đầu thế kỷ thứ hai, tức khoảng năm 130, mảnh rời Ryland Papyrus, được tìm thấy ở tại Aicập, là một phần rời của một bản thảo Phúc âm Giăng, và Egerton Papyrus gồm các phần nhắc đến sách phúc âm nầy. Có lẽ có một khoảng thời gian nào đó đã trôi qua giữa thời điểm viết bản phúc âm gốc với việc thực hiện bản sao Ryland Papurus. Xét đến khoảng thời gian đó và khoảng thời gian phải có để lưu hành bản sao chép ở Aicập, các học giả kết luận rằng sách Phúc âm Giăng phải được viết trước cuối thế kỷ thứ nhất.Một yếu tố khác cần được xem xét trong việc xác định niên đại của sách phúc âm nầy, đó là cuộc hủy phá thành Giêrusalem vào năm 70 S.C không được nhắc đến trong Phúc âm Giăng. Bởi vì không có thể nào sách phúc âm nầy được viết ra trước biến cố đó, nên chúng ta có thể kết luận rằng có một khoảng thời gian nào đó hẳn đã trôi qua giữa hai sự kiện nầy. Vì vậy, giả định chung xét đến tất cả những thông tin sẵn có là sách phúc âm nầy đã được viết ra vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ thứ nhất. Niên đại gần đúng thường được ấn định cho phúc âm nầy năm 95 S.C. Nơi Chốn Viết Sách Theo sự trích dẫn của Irenaeus mà chúng tôi đã nhắc đến ở phần trước trong bài nầy, phúc âm Giăng đã được viết tại thành Êphêsô, các nhà văn Cơ Đốc đầu tiên khác cũng đều đồng ý như thế, vì vậy không có tranh luận nghiêm trọng nào về kết luận nầy. Một vài bằng chứng muộn màng mà mơ hồ nào đó cho rằng sứ đồ Giăng đã chết như một người tuận đạo vào lúc trẻ tuổi, và như thế ông không thể nào đến Êphêsô được, điều nầy đã bị đa số các học giả bác bỏ ngay.Alexandria và Antiôt cũng đã được nêu lên như là các địa danh mà sách phúc âm nầy được viết tại đó, song những lý do được đưa ra để ủng hộ cho các quan điểm nầy quá yếu để xứng đáng có được bất cứ sự xem xét nghiêm túc nào. Lời làm chứng của các giáo dục đều đồng ý rằng sách Phúc âm nầy đã được viết tại Êphêsô. Polycarp, một đồ đệ của sứ đồ Giăng, đã chứng minh sự cư trú của Giăng ở tại đó, và Polycarp cũng xác nhận rằng vị sứ đồ nầy đã được chôn ở tại đó9. Niên đại viết phúc âm Giăng được đồng ý nhiều nhất là vàoa) Một thời gian ngắn trước năm 70 S.Cb) Giữa khoảng 70 và 100 SC.c) Giữa khoảng 90 và 100 SC.10. Điều nào trong những điều sau đây KHÔNG được kể là cơ sở để xác định niên đại được chấp nhận cách phổ quát của Phúc âm Giăng?

Page 18: Phuc am giang

a) Bằng chứng cho thấy các sách cộng quan đã được viết ra trước phúc âm Giăng.b) Sự vắng mặt bất cứ lời ám chỉ nào về sự phá hủy thành Giêrusalem trong phúc âm Giăng.c) Hai mảnh rời của các bản chỉ thảo có các phần của Phúc âm Giăng hoặc có nhắc đến Phúc âm Giăng.d) Niềm tin theo lời truyền khẩu cho rằng sứ đồ Giăng đã chết như một người tuận đạo vào những ngày đầu của Hội Thánh.11. Số lượng bằng chứng lớn nhất có được cho thấy nơi viết sách phúc âm Giăng làa) Êphêsôb) Antiốtc) Alexandria d) GiêrusalemNhững lời của Giám mục B.F.Westcott, nhà giải kinh vĩ đại của Phúc âm Giăng, là một lời kết luận phù hợp cho sự bàn luận của chúng ta về thời gian và nơi chốn của tác phẩm. Ông đã viết như sau vào năm 1908:Phúc âm Giăng được viết ra sau ba sách phúc âm kia, ở tại Châu Á, theo yêu cầu của các Hội Thánh Cơ Đốc tại đó, là một lời tóm tắt sự dạy dỗ của thánh Giăng dựa trên cuộc đời của Chúa Cứu Thế, để đáp ứng một nhu cầu đã nổi lên trong Hội Thánh vào cận Thời Kỳ Các Sứ Đồ.

VĂN PHONG Tenney 303-311 Khi đọc xuyên suốt phúc âm Giăng bạn có thể để ý thấy những từ nhất định cứ xuất hiện lặp đi lặp lại.Sự lặp lại của những từ quan trọng giúp chúng ta nhận ra các chủ đề chính của sách phúc âm. Tenney luận đến ba đặc điểm nổi bật của văn phong được sử dụng trong Phúc âm Giăng (303-304): 1) Nó bị giới hạn; 2) Nó được lặp đi lặp lại; và 3) Nó mang biểu tượng. Mỗi một đặc điểm nầy giúp làm nổi bật các chủ đề chính yếu12. Ghép cặp mỗi đặc điểm của văn phong sứ đồ Giăng với lời giải thích có liên hệ của Tenney

...a Sứ đồ Giăng thường triển khai các chủ đề chính bằng cách xen lẫn các chủ đề tương đương với các chủ đề tương phản....b Bằng lối diễn đạt tượng hình, sứ đồ Giăng sử dụng các từ bình thường để chuyển đạt những hàm ý thuộc linh. ...c Không quá 35 từ ngữ xuất hiện hết sức thường xuyên trong phúc âm Giăng đến nỗi chúng được xem là quan trọng....d Đặc điểm nầy được ví với các âm thanh trong âm nhạc kết hợp để tạo ra

Page 19: Phuc am giang

một âm điệu giao hưởng....e Chỉ một từ duy nhất trong phúc âm Giăng thôi có thể đại diện cho một khái niệm đơn sơ lẫn một ý nghĩa sâu nhiệm.

Việc bàn luận về những từ mang tính biểu tượng của Tenney trong Phúc âm Giăng dựa trên một sự phân loại theo.1. Các từ liên quan đến đức tin (304-306)2. Các từ liên quan đến sự tương phản (306-307)3. Các từ liên quan đến đáp ứng và sự đạt được về mặt thuộc linh (307-311)

1. Các từ liên quan đến đức tin. Tenney đưa các từ gốc Hylạp vào để giúp chúng ta hiểu được những khác biệt tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ. Những từ ngữ then chốt trong phạm trù đức tin là "lòng tin (pisteuo); "làm chứng" (maturia); và "lẽ thật" (aletheia). Một từ ngữ thứ tư chúng ta nên nhắc đến trong mối liên hệ nầy là "còn ở lại" hay "cứ ở" (Meno). Từ nầy được dùng 40 lần trong Phúc âm Giăng. Nó diễn tả tính lâu bền của mối quan hệ giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và sự cần thiết của tính lâu bền nầy trong mối quan hệ giữa người tin Chúa và Đức Chúa Con. Chúa Jêsus đã dùng từ nầy thường xuyên trong các cuộc nói chuyện suốt Thời Kỳ Đàm Luận (13:1-17:26).2. Các từ liên quan đến sự tương phản. Ba cặp từ được đối chiếu thường xuyên trong Phúc âm Giăng để nhấn mạnh sự tương phản giữa sự công bình của Đức Chúa Trời và tội lỗi của loài người là :1) "Sự sáng" và "sự tối tăm".2) "Thánh Linh" và "xác thịt" và 3) "yêu thương" và "ghen ghét"

3. Các từ liên quan đến đáp ứng và thành đạt về mặt thuộc linh. Những từ then chốt trong phạm trù nầy là "tin" (pisteuo) "đi theo" (akoloutheo) "nhận" hoặc "giữ lấy" và "biết" (oida và ginosko). Hãy lưu ý lời luận của Tenney về sự khác biệt "tinh vi nhưng thực hữu" giữa oida và ginosko (308-309) và biểu đồ của ông (310) cung cấp một cơ sở hữu ích cho việc nghiên cứu sâu hơn về các từ ngữ nầy.Khung 1.4 minh họa cách sứ đồ Giăng sử dụng điệp từ trong sách phúc âm của ông để nhấn mạnh các chủ đề chính về đức tin, mối xung đột, và sự đáp ứng. Chúng ta đã so sánh một số từ mấu chốt của ông với việc sử dụng kết hợp mỗi một từ ấy trong các sách phúc âm cộng quan. Chúng ta cũng đã thêm một số các từ then chốt đáng chú ý khác vào số các từ được Tenney nhắc đến vì cớ sự sử dụng thường xuyên và ý nghĩa đáng lưu ý của chúng. Được gồm vào với các từ nầy là hai động từ Hylạp dành cho từ yêu thương

Page 20: Phuc am giang

được sử dụng trong cuộc đối thoại giữa Chúa Jêsus và Phierơ tại bờ biển Galilê (21:15-19)

Tính Thường Xuyên Của Việc Sử Dụng Các Từ Có Liên Quan Đến Đức Tin Các Sách Cộng Quan, Sách Giăngpisteuo (tin) 34; 98aletheia (lẽ thật) 7; 25alethes (đúng) 2; 14alethinos (hiện thực) 1; 9meno (cứ ở) 12; 40

Tính Thường Xuyên Của Việc Sử Dụng Các Từ Liên Quan Đến Sự Xung Đột phos (sự sáng) 15; 23skotia (sự tối tăm) 3; 8

Tính Thường Xuyên Của Việc Sử Dụng Các Từ khác kosmos (thế gian) 14; 77Zoe (sự sống) 16; 36entole (mạng lệnh) 16; 11doxa (sự vinh hiển) 23; 18agapcuo (tình yêu) 26; 36phileo (tình yêu) 8; 13;13. Hoàn tất mỗi lời giải thích dưới đây bằng cách viết từ then chốt phù hợp trong Phúc âm Giăng cùng với từ Hylạp mà nó đã được dịch sanga. Khái niệm liên quan đến những lời xưng nhận về Chúa Cứu Thế và là nền tảng cho đức tin là ..................................................................................................b. Từ ngữ được sử dụng nhiều nhất trong Phúc âm Giăng và cũng diễn đạt chủ đề trọng tâm của phúc âm là .................................................................................c. Từ được dùng ở phần kết để mô tả mối liên hệ giữa chiên với người chăn là........................................................................................................................... d. Mối liên hệ giữa Chúa Cứu Thế và Đức Chúa Cha mặc khải nền tảng cho sự kết hiệp hoặc hiệp nhất trong đời sống thuộc linh của cộng đồng Cơ Đốc được mô tả bằng từ........................................................................................................................... e. Từ thường được dùng nhất có liên quan đến thuộc linh và được dùng với

Page 21: Phuc am giang

từ đời đời trong Phúc âm Giăng là............................................................................................................................. f. Lãnh vực phi thuộc linh của đời sống loài người được biểu thị bằng từ ngữ........................................................................................................................... g. Từ ngữ tượng trưng cho sự mặc khải soi sáng của Đức Chúa Trời là............................................................................................................................ 14. Ghép cặp mỗi một từ ngữ then chốt của Phúc âm Giăng với lời giải thích của từ đó ...a Hai ý nghĩa của nó phân biệt giữa sự tiếp nhận các sự kiện với việc hiểu các sự kiện...b Từ nầy thường được dùng với ý nghĩa tượng trưng cho "sự bối rối, lộn lạo" hay "điều ác" hơn là theo nghĩa đen của nó....c Từ nầy được dùng để mô tả nhân loại nói chung và tượng trưng cho một hệ thống chống lại ý muốn và mục đích của Đức Chúa Trời. ...d Từ nầy khi được dùng trong Giăng đôi lúc ám chỉ một phẩm chất "nghịch với sự dối trá" nhưng thường được dùng để nhấn mạnh rằng thực tế xác minh hoàn toàn cho sự biết chắc. ...e Từ nầy mô tả tính lâu bền trong mối quan hệ giữa người tin Chúa với Chúa Cứu Thế...f Từ nầy diễn tả sự tiếp nhận tích cực trước sự ban cho chân lý cách nhưng không của Đức Chúa Trời...g Nó ám chỉ cả thực hữu bên trong con người, lẫn Đức Thánh Linh, nhấn mạnh đến yếu tố siêu nhiên trong từng trải của con người15. Câu "Sự sáng soi trong tối tăm, nhưng tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng" (GiGa 1:5) giới thiệu chủ đề nào sau đây của Phúc âm Giăng?a) Đức tinb) Sự tương phảnc) Lòng tind) Sự đáp ứng về mặt thuộc linh

CÁC BÀI NGHIÊN CỨU THEO CHỦ ĐỀ Tenney 311-315 Những Dấu Lạ và Biểu Tượng Tenney 311-314 Những Dấu Hiệu Các dấu lạ trong Phúc âm Giăng thực ra là các phép lạ mô tả con người và quyền năng của Chúa Cứu Thế. Trong các bài sau chúng ta sẽ thảo luận đầy đủ hơn ý nghĩa của các dấu lạ trong sách phúc âm nầy. Chúng ta để ý thấy

Page 22: Phuc am giang

Chúa Jêsus đã làm nhiều phép lạ nữa mà Giăng không ghi chép. Vị sứ đồ nầy là người đã chọn lọc ghi chép bảy dấu lạ nầy để mặc khải "Đức Chúa Trời hành động" nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Biểu đồ của Tenney trên trang 312 cho ta trình tự thời gian của các dấu lạ cũng như kết quả của mỗi dấu lạ. Ở phần trước chúng ta đã có nói rằng, theo cách phân tích của Tenney, cấu trúc của Phúc âm Giăng được chia thành sáu giai đoạn phân biệt biểu đồ của ông về các dấu lạ, cho thấy các dấu lạ đều đã xuất hiện trong các giai đoạn "xem xét, tranh cãi" và "xung đột"16. Hãy đọc mỗi đoạn Kinh Thánh sau đây nói về 7 dấu lạ và nghiên cứu biểu đồ của Tenney trên trang 312. Sau đó hãy cho biết dấu lạ nào bày tỏ quyền năng của Chúa Jêsus trên mỗi một yếu tố được liệt kê bên dưới đây.a. Quyền năng trên thiên nhiên ............................................................................b. Quyền năng trên thì giờ ....................................................................................c. Quyền năng trên chất lượng ..............................................................................d. Quyền năng trên sự chết ...................................................................................e. Quyền năng trên số lượng ...................................................................................e. Quyền năng trên không gian ............................................................................g. Quyền năng trên sự bất hạnh ............................................................................17. Có bao nhiêu dấu lạ đã dẫn đến sự đáp ứng củaa. Lòng tin? ..........................................................................................................b. Sự vô tín? ...........................................................................................................Các Biểu Tượng Tenney 313-314 Tenney nhắc đến tám biểu tượng Chúa Jêsus dùng được Phúc âm Giăng ghi chép. Biểu đồ của ông trên trang 314 cho thấy sự phân bố biểu tượng quan trọng nhất, là sự sáng, và cách biểu tượng ấy được dùng.18. Vì sao Chúa Jêsus lại dùng các biểu tượng để mô tả chính mình Ngài (Tenney, 313)? ...................................................................................................................... 19. Biểu tượng nào được Tenney liệt kê không thể ứng dụng cho Chúa Jêsus?

Page 23: Phuc am giang

...........................................................................................................................

...

Các Biểu Tượng Trong Phúc Âm Giăng Câu nói " TA LÀ" của Chúa Jêsus Christ

Các Cuộc Đàm Luận Tenney 313-316 Trong các sách Tin lành Cộng quan, chúng ta thường thấy Chúa Jêsus nói chuyện với các đoàn dân đông; tuy nhiên trong Phúc âm Giăng chúng ta khám phá rằng Chúa Jêsus cũng đã dành thì giờ để trả lời cho những cá nhân cũng như những đoàn dân đông. Đây là một bằng chứng cho thấy sự vĩ đại của Ngài, năng lực lãnh đạo của Ngài và sự khiêm nhường của Ngài khi cảm thông với con người từ mọi nẻo đường đời.20. Có bao nhiêu cuộc đàm luận của Chúa Jêsus với những cá nhân hoặc những tập thể được chép trong Phúc âm Giăng?.............................................................................................................................. Hãy nghiên cứu các cuộc đàm luận nầy trên biểu đồ của Tenney (316). Để ý nhân vật nào hoặc những người nào được Chúa Jêsus trò chuyện , chủ đề của cuộc trao đổi và kết quả. Bạn sẽ lưu ý sự khác nhau của người ta cùng những vấn đề khác nhau. Trong tất cả những cuộc đàm luận nầy, Chúa Jêsus để lại một tấm gương tuyệt vời cho chúng ta về cách tiếp cận với con người trong đời sống hàng ngày và trong chức vụ của mình.21. Câu nào sau đây KHÔNG được kể vào trong khuôn mẫu của những cuộc đàm luận của Chúa Jêsus với những cá nhân hoặc những tập thể?a) Một người hoặc những người nào đó được đưa vào mối tiếp xúc với Chúa Jêsus.b) Chúa Jêsus đã quyết định Ngài có muốn trao đổi với một cá nhân hoặc tập thể đó hay không.c) Chúa Jêsus đã đưa ra một nhận xét hoặc một câu hỏi bày tỏ điều gì đó về tâm tánh của người đó.d) Tất cả những cuộc phỏng vấn đều dẫn đến lòng tin hoặc sự vô tín ngay lập tức.22. Dựa trên biểu đồ của Tenney (316), hãy tìm ra mỗi phản ứng sau mỗi cuộc đàm luận và viết vào từng chỗ trống dưới đây chữT nếu lập tức có một sự đáp ứng của lòng tinV nếu lập tức có phản ứng của lòng vô tín...a Những người Do thái (5:19-46)...b Thầy tế lễ cả (18:19-23)...c Simôn Phierơ (1:35-42)

Page 24: Phuc am giang

...d Người đàn bà Samari (4:1-26)

...e Mary và Mathê (11:17-45)

...f Philát (18:28-19:6)

...g Mary Mađơlen (20:11-18)

...h Một người quý tộc (quan thị vệ) (4:46-54)23. Nói lên kết quả của mỗi cuộc gặp gỡ trao đổi đàm luận của Chúa Jêsus sau đây:a. Với Nicôđem (2:23-3:15)......................................................................................b. Với đoàn dân đông (12:20-50).............................................................................c. Với nhiều môn đồ (6:60-70)................................................................................24. Có bao nhiêu trong số các cuộc gặp gỡ với Chúa Jêsus cũng đã dẫn đến sự chữa lành về nhu cầu thuộc thể cho con người...............................................................................................................................

Bài Tự Trắc Nghiệm

Sau khi đã ôn lại bài học nầy, bạn hãy làm bài tự trắc nghiệm. Sau đó kiểm tra lại các câu trả lời của bạn với lời giải được cho phía sau bài hướng dẫn học tập nầy. Ôn lại bất cứ những câu hỏi nào bạn làm chưa đúng.CÂU LỰA CHỌNKhoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất dành cho mỗi câu hỏi.1. Niềm tin vào lời truyền khẩu cho rằng sách phúc âm đầu tiên được viết ra là phúc âm củaa) Mathiơb) Mácc) Luca d) Giăng2. Chín mươi mốt phần trăm của Phúc âm Mác được chứa đựng trong sách phúc âm củaa) Mathiơb) Luca c) Giăngd) Cả Mathiơ lẫn Luca3. Điều nào sau đây là sự nhấn mạnh chính yếu của sách phúc âm Giănga) Nhân tính của Đấng Christb) Tư cách người tôi tớ của Đấng Christ

Page 25: Phuc am giang

c) Lòng tin đặt nơi Chúa Cứu Thế Jesusd) Sự ứng nghiệm về Đấng Mêsia4. Câu trích trong 13:23 về "vị môn đồ mà Chúa Jêsus yêu" được tin là một lời mô tả dành choa) Phierơb) Giacơc) Giăngd) Mathiơ5. Câu "Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài" (1:14) giúp chúng ta xác định ai là tác giả sách phúc âm thứ tư nếu câu nầy ám chỉa) Sự giáng sinh của Chúa Cứu Thếb) Các phép lạ của Chúa Cứu Thếc) Sự hóa hình của Chúa Cứu Thếd) Báp tem của của Chúa Cứu Thế6. Tất cả những lời sau đây về tác giả của sách phúc âm Giăng đều đặt cơ sở trên bằng chứng nội tại TRỪ LỜI tuyên bố cho rằng ônga) Đã viết phúc âm nầy tại thành Êphêsôb) Là một người Do thái sống ở vùng Palestinc) Là một bạn đồng hành của sứ đồ Phierơd) Phải là một người tận mắt chứng kiến7. Người nào dưới đây đã từng là một học trò của sứ đồ Giăng và đã kể cho Irenaeus điều Giăng đã dạy dỗ về Chúa Jêsus ở tại thành Êphêsô?a) Ignatius b) Justin c) Tatian d) Polycarp 8. Từ được dùng trong Phúc âm Giăng để mô tả nhân loại nói chung và để biểu thị cho một hệ thống nghịch lại với ý muốn và mục đích của Đức Chúa Trời làa) Xác thịtb) Thế gianc) Tâm linhd) Sự tối tăm9. Tenney cho thấy dấu lạ hoặc mặc khải bởi sự chữa lành của Chúa Jêsus trên con trai quan thị vệ là quyền năng của Ngài trêna) Sự chếtb) Thiên nhiênc) Không giand) Thời gian10. Tất cả những biểu tượng nầy trong Phúc âm Giăng đều mặc khải các

Page 26: Phuc am giang

phương diện của chức vụ Chúa Jêsus NGOẠI TRỪ biểu tượng vềa) Bánhb) Cái cửac) Gốc nho thậtd) Sự tối tămCÂU ĐÚNG SAI - Hãy viết chữ Đ vào chỗ trống trước câu nào ĐÚNG. Viết chữ S trước câu nào SAI...11. Xét về trọng tâm nhắm vào Chúa Cứu Thế Jesus trong Phúc âm Giăng, thì có lý để mà kết luận rằng tác giả sách phúc âm nầy đã quyết định không nhắc đến tên của mình, bởi vì ông không muốn sự sự chú ý về mình....12. Tenney cho thấy rằng Phúc âm Giăng có một văn phong hạn chế về những từ được dùng để diễn đạt những tư tưởng vừa đơn giản vừa sâu nhiệm, rằng có nhiều từ được lập đi lập lại nhiều lần, và rằng cách diễn đạt có tính biểu tượng thường được sử dụng....13. Một đặc điểm chung của tất cả các cuộc gặp trao đổi của Chúa Jêsus là chúng đều dẫn đến lòng tin....14. Trong những lần gặp gỡ trao đổi của Ngài với những cá nhân, Chúa Jêsus thường đưa ra một lời nhận định hoặc một câu hỏi bày tỏ điều gì đó về đặc điểm của con người đó....15. Người đàn bà Samari đã bác bỏ những lời của Chúa Jêsus và bỏ đi với lòng vô tín....16. Các cuộc gặp gỡ của Chúa Jêsus với các cá nhân và các tập thể đã bị giới hạn trong ba giai đoạn đầu của cuộc đời Ngài, là cuộc đời kết thúc bằng giai đoạn xung đột.CÂU GHÉP CẶP. Ghép cặp mỗi từ được lập lại từ trong Phúc âm Giăng với sự sắp xếp mà Tenney dành cho nó ...a Sự sáng (phos) và Sự Tối Tăm (skotia)...b Đi theo (akoloutheo)...c Biết (ginosko)...d Làm chứng (marturia)...e Lẽ thật (aletheia)...f Xác thịt (sarx) và Thánh Linh (pneuma)...g Tồn tại hoặc cứ ở (meno)

18. CÂU HỎI CHO BÀI TIỂU LUẬN - Bạn hãy trả lời câu hỏi nầy trong vòng 50-100 từ. Hãy giải thích ý nghĩa của từ Cộng Quan khi từ nầy được áp dụng cho ba sách phúc âm đầu, và đối chiếu các sách phúc âm Cộng Quan với sách Phúc Âm Thứ Tư. Nêu ít nhất bốn đặc điểm nổi bật của Phúc âm Giăng............................................................................................................................

Page 27: Phuc am giang

...

...........................................................................................................................

...

...........................................................................................................................

...........

...........................................................................................................................

...

...........................................................................................................................

...

...........................................................................................................................

...

...........................................................................................................................

...

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học

Những lời giải nầy đã được sắp xếp lẫn lộn để bạn sẽ không tình cờ đọc thấy câu giải đáp của câu hỏi tiếp theo trước kia bạn đã viết câu trả lời của mình. Xin đừng xem trước mà hãy viết câu trả lời của chính bạn cho mỗi câu hỏi trước khi đối chiếu nó với câu trả lời chúng tôi cho sẵn. Như vậy mới giúp bạn nhớ những gì bạn đã học.

1. a Cùng nhìn xemb Chúng giống nhau theo nhiều cách: phần lớn nội dung của Phúc âm Mác cũng được tìm thấy trong Mathiơ và Lucac Có khả năng Mathiơ và Luca đã dùng sách phúc âm Mác cùng với một nguồn phương tiện được gọi là "Q" để soạn thảo các sách phúc âm của họ. Ba tác giả nầy có lẽ đã chia xẻ với nhau hoặc đã soạn ra từ lời truyền khẩu, từ các mảnh tài liệu viết tay hoặc tận mắt chứng kiến các sự kiện2. a 3) Luca b 1) Mathiơc 4) Giăngd 2) Mác3. a Vị vua được nói tiên trib Người Đầy Tớ Vâng Lờic Con Ngườid Con Đức Chúa Trời4. Người hoặc những người đã viết lời tái bút nầy khẳng định tính xác thực của những gì tác giả đã viết và đồng nhất ông với "môn đồ mà Chúa Jêsus yêu". Theo lời truyền khẩu, người môn đồ nầy được mọi người cho rằng chính là sứ đồ Giăng

Page 28: Phuc am giang

5. c) Sứ đồ Giăng chính là tác giả và có lẽ ông đã được một người thư ký giúp đỡ6. c) Lời làm chứng của Irenaeuse) Nội dung của 21:24-257. a Lời kết luận nầy rất yếu ớt bởi vì nó dựa vào một lời tuyên bố khá mơ hồ của Papias, một văn sĩ vào thế kỷ thứ hai. Không có một bằng chứng rõ ràng nào để chứng minh rằng có một vị trưởng lão tên là Giăng và một Giăng khác là sứ đồ, từng tồn tại.b. Luận thuyết nầy cũng không vững bởi vì vị môn đồ của Giăng sẽ không phải là người chứng kiến tận mắt các sự kiện được ghi chép, và ông cũng sẽ không phải tránh việc nhắc đến tên của sứ đồ Giăng.c. Lý luận nầy được hậu thuẫn bởi những bằng chứng nội tại và ngoại tại vững chắc8. a,b,d và e là những câu đúng9. d) Giữa khoảng 90 và 100 SC.10. Niềm tin theo lời truyền khẩu cho rằng sứ đồ Giăng đã chết vì tuận đạo vào những ngày đầu của Hội Thánh (Truyền khẩu nói rằng khi qua đời ông đã là một ông cụ già)11. a) Êphêsô12. a 2) Lặp đi lặp lạib 3) Mang tính biểu tượngc 1) Bị giới hạnd 2) Lặp đi lặp lạie 1) Bị giới hạn13. a Làm chứng (marturia)b. Tin (pisteus) c. Đi theo (akoloutheo)d. Yêu thương (agapao)e. Sự sống (zoe)f. Xác thịt (sarx0g. Sự sáng (phos)14. a 6) Biếtb 3) Sự tối tămc 1) Thế giand 2) Lẽ thật15. b Sự tương phản16. a Chúa Jêsus đi bộ trên mặt nướcb Chúa Jêsus chữa lành người đàn ông bên aoc Chúa Jêsus biến nước thành rượud Chúa Jêsus khiến Laxarơ sống lại từ kẻ chết

Page 29: Phuc am giang

e Chúa Jêsus nuôi năm ngàn ngườif Chúa Jêsus chữa lành con trai quan thị vệg Chúa Jêsus chữa lành người mù từ thuở sinh ra17. a Cả bảy dấu lạb Bốn18. a Mục đích của Ngài là minh chứng nhiều phương diện khác nhau của chức vụ Ngài19. Sự tối tăm20. Hai mươi bảy21. b) Chúa Jêsus đã quyết định Ngài có muốn trao đổi với cá nhân hoặc tập thể đó hay không (Không có biểu lộ gì cho thấy Ngài từ chối một cuộc gặp gỡ đàm luận như vậy)22. a V b V c T d T e T f V g T h T 23. a Có lẽ là tin, mặc dầu điều nầy không được tuyên bố rõb Có người tin, có người bác bỏ lẽ thậtc Một số tiếp nhận, một số khác bác bỏ24. Bốn: con trai quan thị vệ, người đàn ông bên ao nước, người mù, và Laxarơ, người sống lại từ kẻ chết.

CẤU TRÚC CỦA PHÚC ÂM GIĂNG

Mọi việc đều được thực hiện theo một kế hoạch riêng biệt và được cấu thành bởi các phần theo một cấu trúc. Những ví dụ về điều nầy chính là cơ thể của bạn, công trình kiến tạo mà bạn hiện sống trong đó, và những quyển sách mà bạn đọc. Mỗi một điều đó minh họa cho sự sắp xếp theo một kế hoạch đặt cơ sở trên chức năng và mục tiêu của tổng thể.Điều nầy cũng có thể được áp dụng cho sách phúc âm Giăng. Cấu trúc của sách có thể đã bắt nguồn từ chức năng và mục tiêu của sách. Khi bạn tiếp tục nghiên cứu sách phúc âm nầy, bạn sẽ khám phá rằng tác giả đã không viết chỉ vì muốn ghi lại những ý tưởng nẩy ra. Mà ông đã dành cả một sự cân nhắc cẩn thận cho nội dung của sách dưới sự soi dẫn của Đức Thánh Linh. Phúc âm nầy được viết ra nhằm đạt được một mục tiêu riêng biệt, và cấu trúc của nó vốn là kết quả của sự hợp tác giữa Thánh Linh với tác giả cũng

Page 30: Phuc am giang

như ảnh hưởng trên tác giả trong toàn bộ tiến trình ghi nhớ, chọn lọc, sắp xếp và ghi chép các sự kiện vào sách phúc âm.Tenney trình bày nhiều phương pháp khác nhau đối với cấu trúc của Phúc âm Giăng. Chúng ta sẽ xem xét tất cả các phương pháp đó trong bài nầy. Phương pháp ông giữ theo trong phần phân tích bản văn sách Phúc âm là theo các đoạn nói về sự hành động. Điều nầy liên quan đến các giai đoạn hoạt động trong cả chức vụ trước công chúng lẫn chức vụ âm thầm của Chúa Cứu Thế Jesus như đã được khai triển trong Phúc âm Giăng. Các bài học còn lại trong môn nầy đều dựa trên nhiều đoạn phân chia khác nhau về các hoạt động.Phần nghiên cứu về câu chủ đề của tác giả sẽ cho thấy rằng sách phúc âm nầy có một sự kêu gọi mạnh mẽ về trách nhiệm truyền giáo. Sứ điệp của sách không những thu hút mạnh mẽ những người nam và người nữ đến một sự hiểu biết về sự cứu rỗi trong Chúa Cứu Thế Jesus, mà còn gây dựng các tín hữu trong đức tin của họ. Hãy ghi nhớ những điều đó trong khi học tập về cấu trúc và mục tiêu của sách Phúc âm nầy.

Ba Bằng Chứng về Cấu TrúcCâu Chủ Đề của Tác GiảNgôn Ngữ được sử dụngChìa Khóa Các Dấu LạPhương Cách: TinMục Tiêu: Sự SốngCấu Trúc Theo Những Đoạn Được Phân ChiaCác Đoạn Nói Về Sự Hoạt ĐộngCác Đoạn Trình Bày Theo Trình Tự Thời GianCác Đoạn Chia Theo Địa HìnhTầm Quan Trọng Của Cấu Trúc

Khi học xong bài nầy bạn có thể- Giải thích được những cách khác nhau để hình thành cơ cấu nội dung của Phúc âm Giăng.- Thảo luận về ngôn ngữ, chìa khóa, phương cách, và mục tiêu của câu chủ đề của Giăng.- Phác thảo dàn bài của Phúc âm Giăng bởi các phần chia của nó theo hoạt động, trình tự thời gian, và địa hình.- Mô tả tầm quan trọng về cấu trúc của Phúc âm Giăng khi có liên quan đến cốt truyện.

1. Đọc Tenney trang 21-53 và các đoạn Kinh Thánh được cho trong phúc âm Giăng khi được yêu cầu đọc trong phần khai triển bài học.

Page 31: Phuc am giang

2. Tuân theo cùng một khuôn mẫu nghiên cứu dành cho bài nầy như đã cho trong phần sinh hoạt học tập của Bài 1. Bảo đảm phải tra xem nghĩa của những từ then chốt mà bạn chưa biết trong phần từ vựng nằm cuối sách hướng dẫn học tập nầy.3. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn

biện giảiđược chứng thựchoàn thànhtranh luậnđáng tin cậy

BA BẰNG CHỨNG VỀ CẤU TRÚC Tenney 21-27 Làm thế nào để chúng ta khám phá được cấu trúc của sách Phúc âm Giăng. Hầu hết các sách vở hiện đại đều bao gồm một bảng mục lục dùng như một chỉ dẫn về cấu trúc của các sách. Song các trước giả Thánh Kinh đã không cung cấp cho chúng ta những dàn bài, chúng ta thấy trong các bản dịch hiện đại của Kinh Thánh là những phần bổ sung được nhiều dịch giả khác nhau thực hiện để trợ giúp chúng ta trong việc học tập nghiên cứu.Tenney cho thấy rằng lần đầu tiên khi Giăng viết ra sách phúc âm của mình, các độc giả của sách này "đã không gặp trở ngại do việc phải sử dụng bản dịch" (21). Họ không cần những dàn bài hoặc các bài chú giải để giải nghĩa cho họ. Họ hiểu rõ ngôn ngữ Giăng sử dụng và những thời điểm ông viết đến, song chúng ta có thể tìm biết cấu trúc của Phúc âm Giăng, hoặc của bất cứ sách nào, bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu dạng phân tích mà Tenney đã dùng. Phương pháp nầy bao gồm việc tìm kiếm 1) câu chủ đề của chính tác giả, 2) những phần chia tự nhiên bên trong sách, và 3) cách diễn đạt lặp đi lặp lại được sử dụng trong sách.1. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây, dựa trên trang 22-23 của Tenneya. Chìa khóa để giải thích sách Giăng vào thời điểm sách được viết ra là gì? (22)................................................................................................................................ b. Loại cấu trúc nào là chính yếu để có được thành công khi đọc sách phúc âm nầy cho dân chúng? .....................................................................................................c. Để việc đọc sách phúc âm này trở nên có ý nghĩa trong nơi riêng tư, người đọc cần phải có những điều gì?...........................................................................................................................

Page 32: Phuc am giang

...... 2. Ba bằng chứng nội tại về cấu trúc trong sách Giăng mà Tenney tìm thấy là gì?................................................................................................................................

CÂU CHỦ ĐỀ CỦA TÁC GIẢ Tenney 27-36; 20:30-31

Ngôn Ngữ Được Sử Dụng Tenney 27-28; 34-36 Câu chủ đề của sứ đồ Giăng được tìm thấy gần cuối lời ký thuật của sách phúc âm của ông trong 20:30-31. Hiểu được câu nầy là căn bản để hiểu toàn bộ sách, vì nó bày tỏ ý định và phương thức của tác giả. Hãy xem xét phân tích về mặt văn phạm của Tenney về đoạn nầy (27-28). Sau đó hãy so sánh câu chủ đề của Giăng với câu chủ đề của Luca viết ở phần đầu phúc âm Luca (LuLc 1:1-4)3. Ghép cặp mỗi lời mô tả hoặc hàm ý với câu chủ đề mà nó mô tả đúng nhất ...a Chúa Jesus là chủ đề trọng tâm...b Tác giả thừa nhận rằng có các bản ký thuật tương tự khác được viết ra...c Mục đích chính của tác giả là để nuôi dưỡng đức tin...d Mục tiêu của tác giả là để xác nhận thần tính của Chúa Jesus ...e Việc chọn lọc phần ký thuật được nhấn mạnh...f Thứ tự của phần ký thuật được nhấn mạnh...g Mục tiêu chính của tác giả là lẽ thật

Các dấu lạ, lòng tin, và sự sống là ba từ then chốt trong câu chủ đề của Giăng, và chúng xuất hiện lặp đi lặp lại xuyên suốt Phúc âm Giăng. Chúng đặc trưng cho mục đích của toàn bộ Phúc âm Giăng và có ý nghĩa quan trọng về mặt Thần học. Tenney tuyên bố:Những sự dạy dỗ nhấn mạnh xung quanh các dấu lạ nhằm giải thích những hiện tượng ám chỉ các lẽ thật thuộc linh. Qua lòng tin, và đối nghịch với nó, lòng vô tín, là những hành động và những phản ứng được nhìn thấy trong câu chuyện ký thuật. Qua sự sống và điều tương phản của nó, là sự chết, kết quả của số phận được quyết định bởi lòng tin hoặc lòng vô tín được bày tỏ...Ba từ ngữ nầy: các dấu lạ, lòng tin, sự sống cung cấp một sự sắp xếp hợp lý (lôgic) của sách Phúc âm Thứ Tư. Qua các dấu lạ xuất hiện sự mặc khải của Đức Chúa Trời, qua lòng tin, có những phản ứng mà các dấu lạ phải dấy lên, qua sự sống, là kết quả do lòng tin mang lại (33-34).4. Trên các trang từ 34-36 Tenney luận về những cách mà ngôn ngữ trong câu chủ đề của Giăng giúp chúng ta hiểu được phúc âm nầy. Hãy ghép cặp

Page 33: Phuc am giang

từng manh mối để hiểu với lời giải thích của nó....a Sách phúc âm giải thích đời sống Chúa Jesus liên quan đến Đấng Mêsia được dự báo trong Cựu ước và được dân tộc Do thái trông đợi....b Sách Phúc âm trình bày những sự kiện một cách trung thực để xác lập lòng tin quyết....c Tác giả đưa vào những sự kiện được chọn để đạt được một mục tiêu rõ ràng và ông tránh lập lại những sự kiện của sách Phúc âm khác....d Sách phúc âm nầy trình bày Chúa Jesus không phải với tư cách của một con cái của Đức Chúa Trời, mà là Con Đức Chúa Trời....e Hết thảy các dấu lạ đều đã được thực hiện trước sự có mặt của những nhân chứng trực tiếp đáng tin cậy.

Chìa Khóa: Các Dấu Lạ Tenney 28-31 Những Từ Tương Tự Trong Tân Ước Tenney 28-29 Các phép lạ là sự kiện chọn lựa hàng đầu của Giăng để viết sách Phúc âm. Từ ngữ đặc trưng của sứ đồ Giăng dành cho chữ phép lạ là từ Semeion trong tiếng Hylạp. Bauer định nghĩa semeion là "một dấu hiệu nổi bật để qua nó, điều gì đó được nhìn biết" (1957,755). Trong sách Phúc âm Giăng, từ dấu lạ hay semeion được dùng để cho thấy sức mạnh và uy quyền của Chúa Cứu Thế. Những phép lạ được sứ đồ Giăng ghi chép không được trình bày nhằm lôi cuốn những người thèm khát cảm xúc mạnh. Mà các phép lạ đã được thực hiện để đáp ứng những nhu cầu của con người, và Giăng đã chép lại các dấu lạ ấy để mặc thị Jesus là ai và những gì Ngài có thể làm. Các dấu lạ ấy là lời làm chứng thiết yếu để nhấn mạnh lẽ thật thuộc linh" (Tenney, 29)

TỪ NGỮ HY LẠP VÀ NHỮNG PHẦN TRÍCH DẪN Tenney luận đến ba từ ngữ Hylạp khác được dùng trong Tân ước chỉ về các phép lạ. Khung 2.2 đưa ra một số dẫn chứng trong Kinh Thánh dành cho mỗi từ đó, cũng như cách chúng được dịch trong bản Kinh Thánh NIV mà chúng tôi đang sử dụng cho môn học nầy (Tenney dùng bảng American Standard Version cho các phần trưng dẫn của ông), và trong các bản phổ thông khác.Ông Vine đưa ra sự phân biệt như sau giữa Semion, dunamis và teras: Dấu lạ (semeion) được định để kêu gọi sự hiểu biết, sự lạ lùng (teras) lôi cuốn khả năng hình dung, và quyền năng (dunamis) biểu thị nguồn gốc của nó là siêu nhiên" (1984, 1240) 5. Hãy ghép cặp mỗi lời giải thích với từ Hylạp mà nó diễn tả ...a Nhấn mạnh bản chất trái ngược của phép lạ....b Biểu thị một lời kêu gọi đối với sự hiểu biết.

Page 34: Phuc am giang

...c Nhấn mạnh năng lực thuộc linh hoặc sức mạnh đằng sau phép lạ.

...d Cho thấy một điều lạ lùng nằm ngoài quy trình bình thường của các sự kiện....e Cho thấy nguồn gốc siêu nhiên của phép lạ....f Tỏ rõ rằng phép lạ là điều thứ yếu so với quyền lực hoặc ý nghĩa đàng sau phép lạ....g Biểu lộ một sự kêu gọi về khả năng tưởng tượng.

Sự Chọn Lọc Các Dấu Lạ Của Giăng Tenney 29-31, 312 Câu mục tiêu của tác giả (GiGa 20:30-31) tiết lộ rằng, mặc dầu Chúa Jesus đã làm nhiều phép lạ, Giăng chỉ chép những phép lạ nhất định vào sách Phúc âm của ông và ông đã có một mục đích riêng biệt trong việc chọn lọc các dấu lạ. Về điều nầy Tenney nói rằng "Những việc làm nhất định được Jesus người Naxarét thực hiện, lạ lùng đến nỗi chúng đáng phải được lưu ý đặc biệt, và đòi hỏi phải được giải thích" (30). Khi bạn đọc lời ký thuật về mỗi dấu lạ nầy, hãy tự hỏi mình "Vì sao trong tất cả các phép lạ được Chúa Jesus làm, Giăng chỉ chọn có điều nầy như là một dấu lạ để đưa vào sách Phúc âm của ông ta?"Nhiều nhà giải kinh gọi mười một đoạn đầu của sách Giăng là "Quyển sách của Các Dấu Lạ" bởi vì tất cả bảy dấu lạ đều được chép trong đó. Các đoạn nầy tập trung vào chức vụ công khai của Chúa Jesus. Trong khi đó phần còn lại của sách Phúc âm nhấn mạnh đến chức vụ riêng của Ngài với các môn đồ Ngài trước khi Ngài chịu đóng đinh và phục sinh. Mười đoạn cuối thường được xem là "Cuốn Sách Của sự vinh hiển" liên quan đến các chủ đề như Chúa Jesus trở về nơi Cha Ngài hoặc sự làm cho vinh hiển của Ngài. Raymond E. Brown mô tả mối liên hệ giữa hai phần như sau:Những dấu lạ trong quyển sách thứ nhất dự kiến sự vinh hiển của Chúa Jesus theo một phương cách tượng hình cho những người có đức tin để nhìn thấu các dấu lạ mà thấy được ý nghĩa của chúng (2:11; 11:4, 40),...Sự vận động của quyển sách thứ hai, trực tiếp hướng những người đã tin vào các dấu lạ trong sách thứ nhất, hoàn thành trong thực tiễn điều đã được dự kiến bởi các dấu lạ của sách thứ nhất, hầu cho đoạn mở đầu có thể kêu lên rằng :"Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha" (1:14) (1966 cxxxix) 6. Đọc lời luận của Tenney về các dấu lạ ở trang 30-31 và phần ký thuật của Kinh Thánh về mỗi dấu lạ. Cũng hãy nghiên cứu biểu đồ của Tenney trên trang 312 mà chúng ta đã xem qua ở Bài 1. Ghi nhớ đề tựa của mỗi dấu lạ, câu Kinh Thánh trưng dẫn và điều nó mặc khải về Chúa Jesus. Sau đó hãy hoàn tất biểu đồ dưới đây bằng trí nhớ.

Page 35: Phuc am giang

BẢY DẤU LẠ TRONG PHÚC ÂM GIĂNG 7. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG liên quan đến các dấu lạ dựa trên lời bàn của Tenney và của chúng ta trong phần nầy.a. Mỗi dấu lạ trong Phúc âm Giăng đều có cặp theo một sự mặc khải về lẽ thật thuộc linh được bày tỏ qua dấu lạ đó.b. Trong Phúc âm Giăng, lòng tin và lòng vô tín được xem như những hành động và phản ứng trước các dấu lạ.c. Phúc âm Giăng ghi lại tất cả các phép lạ Chúa Jesus đã làm.d. Những sự kiện được ghi chép có tính lịch sử trong Phúc âm Giăng đều tập trung xung quanh một số dấu là mà Chúa Jesus đã làm.e. Một trong các mục đích của phép lạ là để đáp ứng trước lòng khao khát của con người, muốn xem những điều lạ lùng.f. Giăng đã dùng từ semeion để nhấn mạnh đặc tính siêu nhiên của các phép lạ được Chúa Cứu Thế thực hiện.g. Các dấu lạ chứng tỏ quyền tể trị vượt trội hoặc quyền tối cao của Chúa Cứu Thế trên những yếu tố ảnh hưởng đến đời sống con người.Phương Cách: Lòng Tin Tenney 31-32 Bảy phép lạ được chép trong Phúc âm Giăng tiết lộ một số những đặc điểm hết sức quan trọng về quyền năng của Chúa Jesus và chúng khẳng định thần tính của Ngài. Chúng cũng có một mục tiêu hết sức dứt khoát. Đó là thúc đẩy người ta đến một phản ứng hoặc tiếp nhận hoặc khước từ; hoặc tin hoặc không tin.8. Điền vào những chỗ trốnga. Chúa Jesus đã làm các phép lạ đó trước sự có mặt của các môn đồ Ngài để đem lại....................................................cho họ, và Giăng đã chép các điều đó để bạn có thể..........................................................................................................................b. Phần ký thuật của Kinh Thánh cho biết rằng có hai loại phản ứng của con người trước các dấu lạ. Đó là...........................và ............................................................... Cả hai phản ứng đó đều được tìm thấy trong Phúc âm Giăng, không những chỉ khi Chúa Cứu Thế thực hiện các dấu lạ mà cả khi Ngài dạy dỗ về các dấu lạ nữa. Chúng ta biết có nhiều người khi đã chứng kiến các phép lạ thì phản ứng bằng sự vô tín. Điều nầy cũng đúng với nhiều người ngày nay khi nghe sứ điệp phúc âm. Trong IICo 2Cr 4:4 Phaolô cho chúng ta biết vì sao như vậy. Nói về Satan ông nói "Chúa đời nầy đã làm mù lòng những kẻ chẳng tin, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin lành Đấng

Page 36: Phuc am giang

Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời".9. Theo Tenney (32), điều nào sau đây được hàm ý bởi việc dùng từ pisteuo của Giăng trong sách Phúc âm của ông:a) Đức tin đặt nơi các phép lạb) Thừa nhận những lời tuyên bố của chính Chúa Cứu Thếc) Một sự cam kết hoàn toàn của cá nhân đối với Chúa Cứu Thế và sự dạy dỗ của Ngài.d) Tán thành đối với những công việc Chúa Cứu Thế đã làm.Vine cho chúng ta một điều làm sáng tỏ thêm về việc Giăng sử dụng chín mươi tám lần từ pisteuo: đó là tin, cũng được thuyết phục bởi, và nhờ đó, đặt lòng tin cậy nơi; tin, theo ý nghĩa của từ ngữ nầy, có nghĩa là đặt lòng tin cậy vào, chứ không phải chỉ tin tưởng thôi. Từ nầy xuất hiện thường xuyên nhất trong các tác phẩm của sứ đồ Giăng, nhất là trong Phúc âm Giăng. Ông không sử dụng danh từ" (1984, 108). (Danh từ của nó là pistis, được dịch là "lòng tin" hay "đức tin" trong các sách khác của Tân ước).

Mục Tiêu: Sự Sống Tenney 32-34 Chúng ta hãy nhanh chóng nhấn mạnh rằng lòng tin chưa phải là mục tiêu cuối cùng dành cho những người đã chứng kiến các phép lạ của Chúa Jesus, đó cũng không phải là mục đích lớn nhất của sứ đồ Giăng dành cho các độc giả khi ông ghi lại các phép lạ. Phúc âm của ông hẳn sẽ không hiệu quả nếu đức tin sinh ra bởi các phép lạ không dẫn đến sự sống. Lòng tin của chúng ta đặt nơi Chúa Jesus thật sự sinh ra sự sống trong chúng ta. Đó là sự sống phong phú hay là sự sống dư dật (GiGa 10:10) và sự sống đời đời (6:40).Nhưng sự sống phát lưu từ lòng tin chúng ta đặt nơi danh Chúa Jesus chính xác là thế nào? Đó là nhìn biết Đức Chúa Trời và Con Ngài, Chúa Cứu Thế Jesus (17:3). Tenney mô tả bốn yếu tố đem chúng ta đến sự nhận biết đó: ý thức, tiếp xúc liên lạc, sự liên tục và sự tiến triển (32). Bản chất đích thực của sự nhận biết nầy khiến đem lại sự sống đời đời được bày tỏ trong lá thư Phaolô gởi cho người Philíp (3:7-11).Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jesus Christ là quý hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ, và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin, cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài, mong cho tôi được đến

Page 37: Phuc am giang

sự sống lại từ trong kẻ chết.10. Hãy viết vào mỗi dòng sự hiểu biết nào được mô tả có liên quan đến khái niệm sự sống đời đờia. Sự hiểu biết Chúa phải là một điều ngày càng lớn lên....................................................................................................................................... b. Không hiểu biết có thể là không nhận biết sự tồn tại........................................................................................................................................ c. Sự nhận biết Chúa thừa nhận một quá trình dài đồng tồn tại với Ngài..................................................................................................................................... d. Không thể nào hiểu được điều gì đó mà không kinh nghiệm điều đó cách trực tiếp hoặc gián tiếp...........................................................................................................................................CẤU TRÚC THEO CÁC ĐOẠN Tenney 36-48 Tenney luận về ba cách để hình thành cơ cấu của Phúc âm Giăng bằng các phân đoạn: Các đoạn nói về hoạt động, các đoạn chia theo trình tự thời gian và các đoạn theo địa hình. Hãy nghiên cứu biểu đồ của ông trên trang 40-41 nhằm phác thảo những chi tiết đáng lưu ý có liên quan đến mỗi đoạn. Những đoạn nói về hoạt động là phần quan trọng nhất đối với việc nghiên cứu Phúc âm Giăng của chúng ta, bởi vì Tenney giữ theo cấu trúc nầy trong sách phân tích bản văn của ông ta. Chúng ta cũng vậy, sẽ tuân theo cấu trúc ấy trong các bài còn lại của tập hướng dẫn nghiên cứu nầy.

Các Đoạn Nói Về Sự Hoạt Động Tenney 36-41 Khi đọc toàn bộ sách Giăng, như đã được yêu cầu trong Bài 1, bạn có khám phá rằng đây là một cuốn sách rất thú vị với sự hồi hộp và tình tiết của các sự kiện không? Khi bạn đọc lại Giăng trong các bài học còn lại, hãy hình dung chính bạn như là một người tận mắt chứng kiến các câu chuyện. Hãy để ý cách Chúa Jesus phản ứng khi các kẻ thù chỉ trích Ngài và âm mưu nghịch cùng Ngài. Hãy xem cách Ngài điều khiển tình huống vào những trường hợp khác nhau ngay cả khi bị kết án.Khung 2.3 trình bày các giai đoạn hoạt động trong Phúc âm Giăng khi chúng được Tenney phác họa (36). Hãy lưu ý trong khung 2.3, khi sự kiện tiếp diễn, thì sự căng thẳng giữa Chúa Jesus và những người Do thái cũng gia tăng. Cũng vậy, trọng tâm sự chú ý của Chúa Jesus dịch chuyển dần từ

Page 38: Phuc am giang

những người Do thái sang các môn đồ của Ngài. Hãy ghi nhớ các giai đoạn hành động nầy với những trưng dẫn tương ứng của mỗi đoạn. Bạn sẽ để ý rằng sáu giai đoạn hành động, đi trước bằng một lời mở đầu, và tiếp theo sau đó là một lời kết thúc.

Chúng ta hãy tóm tắt ngắn gọn những ý tưởng hoặc những sự kiện mấu chốt liên quan đến các giai đoạn hành động nầy trong Phúc âm Giăng:1. Lời Mở Đầu (1:1-18). Lời Giới Thiệu của Giăng về Chúa Cứu Thế Jesus khác rất nhiều so với các sách Cộng Quan. C.K.Barrett luận về sự khác biệt đó (1978, 54, 70). Ông tỏ rõ rằng các sách Phúc âm Cộng Quan trình bày Chúa Jesus như là một hữu thể loài người với một phạm vi rộng lớn những cảm xúc của một con người nhiều hơn, trong khi Giăng trình bày Ngài là Ngôi Lời, Con Đức Chúa Trời đời đời, Đấng tự mang lấy nhân tánh. Barrett nói rằng, Giăng đã tỏ cho chúng ta thấy rõ rằng "Chúa Jesus là phúc âm, và phúc âm chính là Chúa Jesus" Trọng tâm của ông nhắm vào Thân Vị của Chúa Cứu Thế, bởi Đấng ấy chúng ta được gia nhập vào nước Đức Chúa Trời.11. Theo Tenney (37) chúng ta học biết ba điều gì về Chúa Jesus trong Đoạn Mở Đầu? .........................................................................................................................................................................................................................................................................2. Giai đoạn xem xét (1:19-4:54). Trong suốt giai đoạn nầy, Chúa Jesus có các cuộc gặp gỡ với các môn đồ đầu tiên, với Nicôđem, với người đàn bà Samari và một người quý tộc từ thành Cabênaum. Trong mỗi trường hợp, Ngài đều giúp đỡ cho các nhu cầu riêng biệt của mỗi người.12. Qua người nào mà Chúa Jesus đã được giới thiệu với những người sau đây (Tenney, 37)? a. Cho những người theo Do thái giáo nói chung:.......................................................................................................................................... b. Cho những người Samari...................................................................................................................................... c. Cho thế giới nói chung:........................................................................................................................................ 13. Ghép cặp mỗi nhân vật hoặc các nhân vật với nhu cầu được trình bày trong cuộc gặp gỡ giữa họ với Chúa Jesus

Page 39: Phuc am giang

...a Viên quan thị vệ

...b Các môn đồ của Giăng Báptít

...c Người đàn bà Samari

...d Nicôđem

3. Giai đoạn Tranh Luận (5:1-6, 71). Trong giai đoạn nầy, Chúa Jesus tuyên bố sự hiệp nhất của Ngài với Đức Chúa Cha (5:17-18) và sự vâng phục của Ngài đối với Đức Chúa Cha (5:30). Những lời xưng nhận của chính Ngài khiến cho nhiều người theo Ngài từ bỏ Ngài trong khi mười hai môn đồ khẳng quyết niềm tin của họ đặt nơi Ngài (6:69).14. Chọn phần hoàn thành đúng. Việc Chúa Jesus chữa lành người đàn ông bên ao đã dẫn đến việca) Tất cả những người chứng kiến đều công nhận Chúa Jesus là con Đức Chúa Trờib) Có thêm nhiều sự chữa lành bằng phép lạ khác nữa.c) Có những cơ hội lớn hơn để Chúa Jesus dạy dỗ về nước trờid) Bắt đầu những cuộc tranh luận giữa Chúa Jesus với những người chống đối Ngài15. Theo Tenney, hai điều kiện trái ngược được nhấn mạnh bởi lời xưng nhận của Phierơ đối với Chúa Cứu Thế là gì? (6:67-69)............................................................................................................................................ 4. Giai đoạn xung đột (7:1-11:53). Sự thù địch của người Do thái đối với Chúa Jesus gia tăng trong suốt giai đoạn nầy. Chúa Jesus đưa ra ba bài nói chuyện chính về việc Ngài là ai và sứ mạng của Ngài là gì. Sau khi khiến Laxarơ sống lại từ kẻ chết, các nhà cầm quyền Do thái quyết định giết Ngài.16. Trong giai đoạn xung đột, người Do thái đã bao nhiêu lần tìm cách giết Chúa Jesus?a) Một lầnb) Hai lầnc) Bốn lầnd) Sáu lần5. Giai đoạn khủng hoảng (11:54-12:36). Giai đoạn rất ngắn ngủi nầy tập trung vào hai sự kiện xảy ra ngay trước sự chết của Chúa Cứu Thế. Barrett (1987, 14) nói rằng trong hai sự kiện đó, Giăng đã rút ra ý nghĩa của sự Thương Khó. Việc Mary xức dầu thơm cho Chúa hướng thẳng đến sự chết của Ngài, trong khi việc Ngài vào thành Giêrusalem trước những tiếng tung hô của dân chúng hướng đến sự vinh hiển của Ngài. Giờ chịu chết của Chúa Cứu Thế là giờ Ngài được vinh hiển (12:23)17. Mỗi nhóm người sau đây đã bày tỏ phản ứng thế nào đối với Chúa Jesus

Page 40: Phuc am giang

trong giai đoạn khủng hoảnga. Những người Hy lạp ...............................................................................................b. Các thầy tế lễ và giới cầm quyền Do thái..............................................................c. Các môn đồ...............................................................................................................d. Các bạn thân của Ngài tại Bêthani..........................................................................e. Các đám đông............................................................................................................6. Giai Đoạn Đàm Luận (12:36-17:26). Mặc dầu giai đoạn nầy chỉ chiếm một vài tiếng đồng hồ của đêm trước khi Chúa Jesus bị đóng đinh, song đây là một trong hai phần dài nhất của sách Phúc âm, bao gồm câu chuyện Chúa Chúa Jesus rửa chân cho các môn đồ, cuộc trò chuyện dài của Ngài với họ, và lời cầu nguyện của Ngài với Đức Chúa Cha.18. Những mục tiêu quan trọng nào Chúa Jesus đã dành cho cuộc trò chuyện cuối cùng với các môn đồ và lời cầu nguyện của Ngài với Đức Chúa Cha?........................................................................................................................................... 7. Giai đoạn Hoàn Thành (18:1-20:31). Sự kiện chính trong tình tiết của Phúc âm Giăng đạt đến đỉnh điểm trong giai đoạn ngắn ngủi nầy. Cái chết có vẻ bi thương của Chúa Jesus đã là một phần thực tại trong chương trình của Đức Chúa Trời. Cái chết của Ngài chưa phải là phần kết thúc của câu chuyện, bởi vì tiếp theo sau đó là sự phục sinh khải hoàn.19. Theo Tenney, ba điều được hoàn thành hay được trọn vào thời điểm nầy là gì?.......................................................................................................................................... 8. Lời Kết (20:30-21:25). Phần cuối của Phúc âm Giăng chứa đựng câu chủ đề của ông, lời ký thuật cuộc đánh cá kỳ diệu và cuộc đàm luận cuối cùng mang tính thách thức của Chúa Jesus với Phierơ. Tenney nói rằng "Cũng như thân bài của Phúc âm Giăng hướng thẳng vào mục đích tạo dựng lòng tin, kết luận của nó cũng hướng thẳng đến mục tiêu của việc sử dụng lòng tin" (39-40).20. Tenney hàm ý gì khi nói "sử dụng lòng tin" và điều đó có liên quan thế nào đến cuộc nói chuyện giữa Chúa Jesus với Phierơ trong chương 21?........................................................................................................................................... Các Đoạn Trình Bày Theo Trình Tự Thời Gian

Page 41: Phuc am giang

Tenney 40-45 Bởi vì Phúc âm Giăng thường hay nhắc đến thời gian hơn các sách Cộng quan, nên Tenney tuyên bố một cách đúng đắn rằng "tính theo sát trình tự thời gian trong sự sắp xếp của Phúc âm Giăng trọn vẹn hơn các sách Cộng Quan" (41). Người ta có khuynh hướng trông mong các sách phúc âm phải đạt đến tiêu chuẩn của thời hiện đại trong việc đánh giá các tác phẩm có tính địa lý hoặc sử ký. Tuy nhiên không có các chi tiết về niên đại hoặc lịch sử nào là những mối quan tâm chính của bất cứ các tác giả phúc âm nào. Các chi tiết nầy chỉ được nêu lên như là điều có cần để cung cấp một khung sườn cho việc ký thuật câu chuyện về cuộc đời của Chúa Cứu Thế.21. Dựa trên lời chú thích của Tenney, hãy ghép cặp sách Phúc âm với các sử dụng bảng niên đại của nó trong việc trình bày cuộc đời của Chúa Cứu Thế. ...a Là sách sắp xếp theo đúng trình tự thời gian nhất trong bốn sách phúc âm....b Cho thấy việc ấn định cẩn thận thời điểm các sự kiện trong ba chương đầu của sách....c Có một sự sắp xếp các sự kiện theo chủ đề chứ không theo trình tự thời gian....d Không có những cố gắng nhằm sắp xếp theo thứ tự thời gian ngoài các sự kiện của Tuần Lễ Thương Khó....e Có một bảng niên đại chủ yếu mang ý nghĩa tôn giáo

Việc sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian của Phúc âm Giăng tập trung vào cuộc đời của Chúa Jesus, vào các thời điểm có các kỳ lễ quan trọng của người Do thái, hoặc vào những sự dạy dỗ của Chúa Jesus trong các dịp đó. Vì vậy, như Tenney cho thấy, những sự ghi chú theo trình tự thời gian có một ý nghĩa về mặt tôn giáo (42). Việc xác định thời điểm các sự kiện trong cuộc đời Chúa Cứu Thế của Phúc âm Giăng bao gồm ít nhất ba lần giữ Lễ Vượt Qua, một kỳ giữ Lễ Lều Tạm, một kỳ giữ Lễ Khánh Thành Đền Thờ, và một Kỳ Lễ không được nêu tên, có lẽ là Lễ Vượt Qua thứ tư.22. Hãy cho biết kỳ lễ nào của người Do thái là bối cảnh cho các sự kiện ở mỗi đoạn sau đây trong Phúc âm Giănga. Đoạn 2:......................................................................................................................b. Đoạn 6:......................................................................................................................c. Đoạn 7:........................................................................................................................d. Đoạn

Page 42: Phuc am giang

10:......................................................................................................................e. Đoạn 11-20:..............................................................................................................23. Nghiên cứu biểu đồ trên trang 40-41 của Tenney. Ngoài việc kể tên các kỳ lễ nhất định, có hai cụm từ nào cho thấy một sự trôi qua của thời gian mà thường được Giăng dùng nhất? ................................................................................................................................................................................................................................................... Sự phân tích các đoạn theo trình tự thời gian của Tenney cho thấy có hai khoảng thời gian phân biệt trong mỗi Giai Đoạn Xem Xét, Giai Đoạn Tranh Luận, và Giai Đoạn Xung Đột. Song các Giai Đoạn Khủng Hoảng, Đàm Luận và Hoàn Thành là các phần thuộc về cùng một khoảng thời gian xung quanh biến cố Chúa Cứu Thế chịu đóng đinh và Phục sinh24. Theo Tenney, những đoạn nào sau đây trong Phúc âm Giăng không bị ảnh hưởng bởi thời gian vì không có yếu tố xác định thời điểm?a) Đoạn Mở Đầub) Lời Kếtc) Giai đoạn Xung Độtd) Giai đoạn Đàm LuậnCác Đoan Chia Theo Địa Hình Tenney 45-48 Hiểu biết căn bản địa lý của xứ Thánh cổ sẽ giúp bạn hiểu được các sự kiện trong cuộc đời của Chúa Cứu Thế được trình bày trong Phúc âm Giăng. Hãy Nghiên cứu kỹ bản đồ của Tenney trên trang 46 và ghi tên trên bản đồ ba khu vực ông mô tả là Phần Một, Phần Hai và Phần Ba. Khi bạn đọc phần ký thuật trong Phúc âm Giăng, hãy tưởng tượng như bạn đang cùng đi với Chúa Jesus và các môn đồ của Ngài từ nơi nầy sang nơi khác trong xứ Palestine.25. Hãy điền vào những chỗ trống để hoàn tất các câu sau:a. Ba khu vực chính phân chia theo địa hình xứ Palestine được mô tả trong lời tườngm thuật của Giăng về cuộc đời Chúa Cứu Thế là ……….và...................b. Cuộc trao đổi giữa Chúa Jesus và người đờn bà bên giếng nước được tìm thấy trong chương.............................................của phúc âm Giăng và là sự kiện duy nhất trong sách Giăng xảy ra ở khu vực địa lý của xứ .............................................c. Thành phố quan trọng nhất trong Phúc âm Giăng có liên quan đến các sự kiện trong cuộc đời Chúa Cứu Thế là thành.......................................nằm trong khu vực địa lý của xứ.......................................................................................................

Page 43: Phuc am giang

Tầm Quan Trọng Của Cấu Trúc Tenney 49-53 Đến nay bạn đã xem xét cấu trúc của Phúc âm Giăng từ quan điểm về các sự kiện của sách, theo trình tự thời gian của nó, và về mặt địa lý của nó. Bạn đã khám phá ra rằng sách Phúc âm nầy mô tả các biến cố trong cuộc đời Chúa Jesus vào những thời điểm khác nhau và ở những nơi chốn khác nhau. Song đây là một câu chuyện thống nhất với một nhân vật chính là Jesus, và một chủ đề chính, là lòng tin đặt nơi Ngài. Từ sự hiện đến trần gian cách khiêm nhường của Đấng Cứu Thế, (Ngôi Lời trở thành xác thịt) tiếp theo là cuộc đời của Ngài trải qua tất cả những giai đoạn căng thẳng và bị chống đối. Đây là một quyển sách năng động với đầy những sự kiện hồi hộp và bất ngờ. Mặc dầu nó vẽ lên cuộc tranh chiến mang tính con người của Chúa Jesus, song nó không kết thúc tại thập tự giá hay tại ngôi mộ của Chúa Cứu Thế, mà kết thúc bên bờ biển Galilê với Chúa Phục Sinh đang truyền một lời mời gọi nghiêm nghị rằng "Hãy theo ta". Câu chuyện không phải là một vở kịch, mà là một sự đắc thắng khải hoàn!

Cốt Truyện của Phúc âm Giăng

- SỰ XUNG ĐỘT: Điều Thiện, Điều Ác- SỰ TRANH LUẬN: Lòng Tin, Lòng Vô Tín- NGÔN TỪ: Sự Sáng Tối TămYêu Thương Thù GhétSự Sống Sự ChếtThánh Linh Xác ThịtSự Tự Do Nô LệCÁC NHÂN VẬT: Những Người Tin, Những Kẻ Chẳng TinHÀNH ĐỘNG: Sự Tiếp Nhận, Sự Khước Từ

Tenney nói rằng mục đích thật sự của Phúc âm Giăng là vấn đề đạo đức; tức là nó chỉ quan tâm đến những chi tiết địa lý và lịch sử của các biến cố cụ thể, khi những chi tiết ấy có liên quan đến sự xung đột về mặt thuộc linh. Ông mô tả sự xung đột như là một cuộc chiến giữa lòng tin và lòng vô tín. Cốt truyện của Phúc âm Giăng là một sự khai triển mối xung đột nầy qua ngôn từ, các nhân vật và các sự kiện của sách. Khung 2.5 mô tả sự bàn luận của Tenney về cốt truyện

Page 44: Phuc am giang

26. Tenney xem Phúc âm Giăng như một quyển "Biện minh có tính lịch sử". Điều nầy có nghĩa là:a) Sách Phúc âm nầy phải được giải thích bằng những chuyện ngụ ngôn.b) Chủ yếu đây là một tài liệu lịch sử và địa lý về cuộc đời Chúa Jesusc) Đây là một sự biện minh về lẽ thật thuộc linh như đã được bày tỏ qua những sự kiện nhất định trong cuộc đời của Chúa Jesus.d) Sách Phúc âm nầy bao gồm một cấu trúc đầy đủ về mặt lịch sử và được sắp xếp theo trình tự thời gian về cuộc đời của Chúa Jesus.27. Dựa trên lời luận của Tenney về tầm quan trọng của cấu trúc sách Giăng, bạn hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNGa. Cốt truyện của sách Giăng kết thúc bằng một bi kịch theo cái nhìn của con người.b. Phúc âm Giăng mặc khải rõ ràng rằng Chúa Jesus là một con người thật sự và là Đức Chúa Trời thực sự.c. Hai lực lượng đối địch nhau trong Phúc âm Giăng là thế lực của điều thiện và điều ác.d. Phúc âm Giăng chỉ bàn đến các sự kiện khi chúng có liên quan đến một sự xung đột thuộc linh.e. Các nhân vật trong Phúc âm Giăng được thể hiện như là những con người cứ kiên trì trong niềm tin của họ hoặc trong sự vô tín của họ.f. Phúc âm Giăng kết thúc với sự chiến thắng của cả điều ác lẫn điều thiện.g. Theo quan điểm của loài người, sự chết của Chúa Jesus trên thập tự giá thật đi ngược lại với những gì Chúa Cứu Thế đã dạy dỗ về chính mình Ngài.h. Những từ ngữ tương phản trong văn phong của Phúc âm Giăng minh họa sự phát triển của mối xung đột.Từ lời luận của Tenney về tầm quan trọng của cấu trúc, bạn có thể thấy chúng ta đã và đang bước vào thần học căn bản liên quan đến thân vị của Chúa Cứu Thế Jesus. Giăng trình bày cho chúng ta thấy Chúa Jesus vừa là người vừa là Đức Chúa Trời: một con người được sinh ra trong xác thịt và cũng là Con Đức Chúa Trời đời đời. Khía cạnh loài người khiến chúng ta nhìn thấy tấn bi kịch trong Phúc âm Giăng. Khía cạnh Đức Chúa Trời tỏ rõ sự chiến thắng vinh hiển của Phúc âm Giăng.Xem xét cấu trúc của Phúc âm Giăng cũng giống như nhìn xem một xứ sở từ trên máy bay. Tầm nhìn ấy sẽ giúp chúng ta khi bắt đầu chuyến đi của mình với Chúa Jesus qua những vùng đồi núi và các thành của xứ Palestine cổ. Chúng ta sẽ có một cái nhìn cận cảnh vào các giai đoạn của cuộc đời Ngài từ ngay lúc bắt đầu cuộc xung đột cho đến giai đoạn hoàn thành cuối cùng của nó.

Page 45: Phuc am giang

CÂU LỰA CHỌN. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi1. Từ ngữ Hylạp mà sứ đồ Giăng dùng, thường được dịch là "dấu lạ" làa) Dunamis b) Paradoxon c) Semeion d) Teras 2. Từ ngữ Hylạp nào sau đây chỉ được dùng trong Phúc âm Luca và nói đến các phép lạ như là "những việc dị thường"?a) Dunamis b) Paradoxon c) Semeion d) Teras 3. Theo sứ đồ Giăng, mục đích ông ghi chép các phép lạ Chúa Jesus làm là để khiến con ngườia) Có đức tin nơi các dấu lạb) Tin vào Chúa Jesusc) Trông mong những phép lạ ngoạn mục xảy rad) Tìm kiếm sự trợ giúp trong những giờ có cần4. Yếu tố nhận biết nào có liên quan đến khái niệm cho rằng sự nhận biết Chúa phải là một điều ngày càng tiến triểna) Sự tiến triểnb) Ý thứcc) Sự liên tụcd) Tiếp xúc5. Sách Phúc âm nào sau đây không có những nỗ lực nhằm sắp xếp theo trình tự thời gian ngoại trừ các sự kiện trong Tuần Lễ Thương Khó?a) Mathiơb) Mácc) Luca d) Giăng6. Phúc âm Giăng kết thúc với Chúa Jesus trong khu vực địa lý của xứa) Giuđêb) Samari c) Bêrêd) Galilê

CÂU ĐÚNG SAI - Viết chữ Đ vào chỗ trống nằm trước mỗi câu ĐÚNG, chữ S là câu SAI

Page 46: Phuc am giang

...7. Một bằng chứng nội tại về cấu trúc trong Phúc âm Giăng là câu chủ đề của tác giả....8. Câu chủ đề của Luca nhấn mạnh đến sự chọn lọc phần ký thuật của ông về cuộc đời của Chúa Cứu Thế....9. Ba từ ngữ mấu chốt trong câu chủ đề của Giăng là các dấu lạ, tin và sự sống....10. Ngoài việc là một sách Phúc âm được chứng thực, Phúc âm Giăng còn được xem là một sách Phúc âm biện giải....11. Khi chúng ta nói rằng Phúc âm Giăng là một sách Phúc âm dứt khoát, chúng ta hàm ý rằng nó trình bày Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời...12. Giăng nhắc đến các phép lạ của Chúa Jesus như là "các dấu lạ" bởi vì chúng phục vụ như là lời chứng cần thiết để nhấn mạnh lẽ thật về Chúa Cứu Thế và công việc của Ngài....13. Từ dumamis nhấn mạnh đến sự lạ lùng của một phép lạ...14. Giăng trình bày Chúa Jesus là Logos hay là Lời đời đời của Đức Chúa Trời...15. Trình tự theo thời gian của Phúc âm Giăng tập trung quanh các sự kiện chính trị tại Palestine...16. Hầu hết các sự kiện trong Phúc âm Giăng đều xảy ra trong khu vực địa lý của vùng SamariCÂU GHÉP CẶP. Tuân theo những chỉ dẫn riêng biệt của mỗi nhóm các điều khoản17-23. Ghép cặp mỗi dấu lạ với từng yếu tố của đời sống qua đó cho thấy Chúa Jesus là chủ tể ...17. Nước được biến thành rượu...18. Con trai quan thị vệ được chữa lành...19. Người đàn ông bên ao được chữa lành...20. Năm ngàn người được nuôi ăn...21. Chúa Jesus đi bộ trên mặt nước...22. Người mù được chữa lành...23. Laxarơ được gọi sống lại

24-29. Ghép cặp lời mô tả với giai đoạn hành động trong Phúc âm Giăng mà nó nhắc đến ...24. Qua các cuộc gặp gỡ với những con người thuộc nhiều nền tảng khác nhau, Chúa Jesus đã giúp đỡ cho các nhu cầu riêng biệt của từng người....25. Việc chữa lành cho người đàn ông bên ao dẫn đến sự tranh cãi giữa Chúa Jesus và những người không tin vào lời xưng nhận của Ngài...26. Điều đáng lẽ đã là một bi kịch thống khổ đã trở thành đức tin đắc thắng.

Page 47: Phuc am giang

...27. Chúa Jesus có các cuộc nói chuyện dài với các môn đồ Ngài và cầu nguyện rất lâu với Cha Ngài....28. Sự thù ghét của những người Giuđa đối với Chúa Jesus trở nên căng thẳng đến nỗi họ quyết định giết Ngài....29. Hai sự kiện giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của sự thương khó của Chúa Cứu Thế là Mary xức dầu cho Chúa, và Ngài cởi lừa vào thành Giêrusalem trước tiếng tung hô của dân chúng.30. TRẢ LỜI NGẮN. Đối với việc nghiên cứu theo phép nhân tính bất cứ sách nào trong Kinh Thánh, bạn phải tìm kiếm ba điều nào?31. BÀI TIỂU LUẬN. Bằng 50 đến 100, hãy bàn về tầm quan trọng của cấu trúc sách Phúc âm Giăng như đã được bày tỏ qua cốt truyện, cuộc đấu tranh mang tính người của Chúa Jesus, và quan điểm của Đức Chúa Trời

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học 1. a Cấu trúc về văn chương (ngôn từ và văn phong) của sáchb Sách phải chia được thành nhiều phần để có thể dạy cho những người nghe.c Cấu trúc hoặc sự sắp đặt nhằm giúp cho người đọc tiến dần đến một mục tiêu dứt khoát14. d) Bắt đầu các cuộc tranh luận giữa Chúa Jesus với những người chống đối Ngài2. Các bằng chứng gồm có: 1) Một câu chủ đề của tác giả và phương pháp; 2) Ba cách phân chia sách: các phần theo lôgíc, theo trình tự thời gian, và theo địa hình3. a 3) Cả Giăng và Lucab 2) Luca c 1) Giăngd 3) Cả Giăng và Lucae 1) Giăngf 2) Luca g 2) Luca4. a 4) Một sách Phúc âm giải thíchb 3) Một sách Phúc âm biện giảic 1) Một sách Phúc âm có chọn lọcd 5) Một sách Phúc âm dứt khoáte 2) Một sách Phúc âm được chứng thực5. a 4) Paradomn b 1) Semeion c 3) Dunamis d 2) Teras

Page 48: Phuc am giang

e 3) Dunamis f 1) Semeion g 2) Teras 7. a,b,d và g là những câu đúng8. a Lòng tin, tinb Lòng tin (tiếp nhận) và lòng vô tín (sự bác bỏ)9. b) Thừa nhận những lời tuyên bố của cá nhân Chúa Cứu Thếc) Một sự cam kết hoàn toàn của cá nhân đối với Chúa Cứu Thế và sự dạy dỗ của Ngài10. a Sự tiến triểnb Ý thứcc Liên tụcd Tiếp xúc11. Chúng ta học biết về bản tánh của Ngài, ai là người tiền trạm của Ngài, và sứ mạng cùng kết quả được định sẵn của sứ mạng ấy12. a Qua Nicôđemb Qua người đờn bà bên giếng nướcc Qua quan thị vệ thành Cabênaum13. a 4) Về Thuộc Thểb 1) Về Thuộc Linhc 3) Về Tình Cảmd 2) Về Trí Tuệ15. Nó nhấn mạnh đến đức tin của mười hai môn đồ và sự suy gẫm lòng tin thường thấy ở nhiều người khác16. c) Bốn17. a Họ đã có tinh thần chân thật muốn hỏi về Ngàib Họ âm mưu giết Ngàic Họ bị hoang mang bối rối và không biết phải làm gìd Họ mời Ngài ăn bữa tối và tặng Ngài một món quà với lòng tôn kính Ngàie Họ tỏ ra hiếu kỳ và sự quan tâm tạm thời18. Ngài muốn chuẩn bị các môn đồ trước cái chết của Ngài thực hiện lời tường trình cuối với Cha ngài, và cầu thay cho hết thảy những người theo Ngài mà Ngài đã chinh phục được.19. Chúa Jesus đã đưa ra những lời tiên báo về chính mình Ngài; các thầy tế lễ lập mưu giết Ngài; và Chúa Jesus đã bày tỏ tình yêu và sự hy sinh của Ngài20. "Sử dụng lòng tin" có nghĩa là đi theo Chúa Jesus, hoặc sống theo sự dạy dỗ của Ngài. Đối với Phierơ đi theo Chúa Jesus bao gồm cả việc "chăn bầy chiên" hoặc dạy dỗ người khác về sự sống đời đời bởi tin Chúa Cứu Thế Jesus

Page 49: Phuc am giang

21. a 4) Giăngb 3) Luca c 1) Mathiơd 2) Máce 4) Giăng22. a Lễ Vượt Quab Một kỳ lễ không thấy nhắc tênc Lễ Lều Tạm (theo bảng Kinh Thánh ASV)d Lễ Khánh Thành Đền Thờe Lễ Vượt Qua23. "Qua ngày sau""Rồi đó", "Kế đó"

24. a) Đoạn Mở Đầu25. a Galilê, Samari, và Giuđêb 4, Samari c Giêrusalem, Giuđêd Galilê26. c) Đây là một sự biện minh về lẽ thật thuộc linh...27. b,c,d,g, và h là những câu đúng

PHẦN MỞ ĐẦU: NGÔI LỜI TRỞ THÀNH XÁC THỊT

Phúc âm Giăng là sách Phúc âm độc đáo giữa vòng các sách Phúc âm ở phần giới thiệu về Chúa Cứu Thế Jesus. Giăng không cho chúng ta các bảng gia phả hoặc nói đến những hoàn cảnh xảy ra chung quanh sự giáng sinh bởi nữ đồng trinh của Chúa Cứu Thế. Song ông bắt đầu bằng một chân lý sâu nhiệm hơn hết về mặt thần học: "Ban đầu có Ngôi Lời (Logos) "Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời...Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta (GiGa 1:1, 14), Lời Hằng Sống, Con Đức Chúa Trời chính mình Đức Chúa Trời đã đến trong thế gian và trở thành một con người để Ngài có thể giải bày cho chúng ta Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào, Ngài là Ngôi Lời trở thành con người.Sự nhận biết Chúa Cứu Thế Jesus là con Đức Chúa Trời như bài Tín Điều Nience xác quyết: "Chính Đức Chúa Trời của chính Đức Chúa Trời" là điểm cốt lõi của giáo lý Cơ Đốc. Những thuộc tính của Ngài là các thuộc tính của Đức Chúa Trời. Những lời nói của Ngài là Lời của Đức Chúa Trời. Công việc Ngài làm là công việc của Đức Chúa Trời. Ngài chính là Đức Chúa Trời đã đến trong xác thịt để cư trú như một người giữa vòng loài người. Khi Ngài "đã trở thành xác thịt", Ngài cũng đã có tất cả những thuộc tính của con

Page 50: Phuc am giang

người ngoại trừ bản chất tội lỗi. Ngài vừa là con người hoàn toàn vừa là Đức Chúa Trời hoàn toàn. Đây là một khái niệm thần học chúng ta không giải thích được, song chúng ta biết là đúng thực Ngài đã được ban cho danh hiệu "Emmanuên" - nghĩa là "Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta" (Mat Mt 1:23)Khi chúng ta nghiên cứu Phần Mở Đầu của Giăng trong bài học nầy, hãy xem xét một điều lạ lùng, đó là Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta đến nỗi chịu ban Con yêu dấu của Ngài là Ngôi Lời cho thế gian, hầu cho chúng ta có thể biết Ngài và tin Ngài. Chúng ta thấy thật khó mà tưởng tượng được làm sao ai có thể chối bỏ bằng cớ của tình yêu thiên thượng lớn lao đó; vậy mà đa số dân Ngài đã không hề nhận Ngài" (GiGa 1:11). Số đông vẫn từ chối món quà yêu thương của Ngài. Nhưng đối với những ai tiếp nhận Ngài thì Ngài ban ân điển vô hạn của Ngài cách rộng rãi - từ ân điển đến ân điển!

Mục đích Của Lời Mở ĐầuNgôi Lời Và Đức Chúa TrờiNgôi Lời và Sự Sáng TạoNgôi Lời: Sự Sống và Sự SángNgôi Lời, Thế Gian và Con NgườiNgôi Lời Trở Thành Xác ThịtNgôi Lời Mặc KhảiNgôi Lời Và Giăng Báptít

Khi học xong bài nầy, bạn có thể:- Giải thích mục đích và những lẽ thật mang ý nghĩa thần học của Lời Mở Đầu của Phúc Âm Giăng.- Thảo luận những ý nghĩa khác nhau của từ Logos và cách sử dụng từ nầy của Giăng cho nó một ý nghĩa đặc biệt.- Nói được cách Giăng giới thiệu cốt truyện của sách Phúc âm của ông.- Phân tích 1:14-18 và nói lên hàm ý về mối quan hệ giữa Ngôi Lời đối với thế gian và sự mặc khải về Đức Chúa Trời của Ngài.- So sánh vai trò của Giăng Báptít và Chúa Cứu Thế Jesus

1. Đọc 1:1-18 nhiều lần. Nếu bạn có hơn một bản dịch, thì hãy đọc ở mỗi bản một lần và so sánh các bản dịch khác nhau. Cũng hãy đọc các trang 58-74 của Tenney khi được chỉ định đọc trong phần khai triển bài học.2. Nghiên cứu qua bài học từng bước một theo kế hoạch học tập được cho trong phần sinh hoạt học tập ở Bài 1. Bảo đảm phải tra xem lời định nghĩa của bất cứ các từ ngữ then chốt nào mới lạ đối với bạn. Sau khi hoàn tất phần học tập của bạn ở phần khai triển bài học, hãy làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu hỏi của bạn.3. Ôn lại từ Bài 1 đến bài 3 để chuẩn bị cho phần đánh giá tiến bộ phần 1.

Page 51: Phuc am giang

Đọc trang chỉ dẫn trong tập học viên của bạn. Lấy tờ trả lời dành cho Đánh Giá Tiến Bộ Phần 1 ra, tuân theo các chỉ dẫn để điền vào tờ nầy, rồi nộp cho giảng viên ICI của bạn, là người sẽ kiểm tra các câu trả lời và cho bạn các kết quả.

thâm nhập khắpsự hạ mìnhsự vĩnh hằngtheo kinh nghiệmbảng gia phảsự thường tạitính bất biến

MỤC ĐÍCH CỦA LỜI MỞ ĐẦU Tenney 59-64; 1:1-18Đến nay bạn đã đọc Lời Mở Đầu của Phúc âm Giăng nhiều lần, hãy so sánh phần mở đầu nầy với các đoạn đầu trong ba sách Tin lành cộng quan. Bạn sẽ để ý thấy các sách Cộng quan bắt đầu với nhiều khía cạnh khác nhau về nền tảng thuộc về thế gian, về con người của Chúa Jêsus, kể cả những việc như bảng phả hệ, cha mẹ, nơi được sinh ra..của Ngài. Sự chú trọng của Giăng mang tính thần học nhiều hơn và đồng nhất Chúa Jêsus với Lời đời đời hay Ngôi Lời, một tác nhân trong công cuộc sáng tạo, và là Đức Chúa Trời hóa thân làm người.Sứ đồ Giăng bắt đầu bằng việc chú trọng đến địa vị của Chúa Jêsus trước khi Ngài trở thành một con người. Lời mở đầu kế đó tuyên bố rằng Đấng vốn hằng hữu và đã hoạt động trong công cuộc tạo dựng vũ trụ hiện đã hạ mình trong địa vị của một con người. Ngài đã thực hiện điều nầy để bắt một chiếc cầu giữa Đức Chúa Trời và loài người, giữa cõi đời đời và đời tạm.Cấu trúc về mặt văn chương của Phần Mở Đầu thật là độc đáo. Một số các học giả tin rằng nó chứa đựng một bài thánh ca của những Cơ Đốc Nhân đầu tiên mà hình thức ban đầu của nó có thể đã được chia thành các khổ thơ như sau:

SỨ ĐIỆP CỦA PHẦN MỞ ĐẦU

NGÔI LỜI :(Lời (Logos), con Đức Chúa Trời, Ngôi Hai trong Ba Ngôi Đức Chúa TrờiTRỞ THÀNH XÁC THỊT :(được sinh ra làm người, Jesus người Naxarét)ĐỂ MẶC KHẢI : (Để tỏ mình ra)ĐỨC CHÚA TRỜI: Đức Chúa ChaCHO LOÀI NGƯỜI: (Cho bạn, cho tôi và cho mọi người)

Page 52: Phuc am giang

Như Tenney đã nói, sứ đồ Giăng trình bày một số các phương diện của Lời hoặc Ngôi Lời qua mối quan hệ của Ngài với vạn vật. Cách Giăng sử dụng chữ Logos (Lời) không giống với cách người Hylạp sử dụng từ nầy, song nó là một từ người ta có thể liên hệ đến. Những người Hylạp đã dùng danh từ nầy chỉ tỏ các khái niệm về lý lẽ và lời nói hoặc sự diễn tả. Tenney giải thích rằng các triết gia Hylạp được gọi là Stoics đã dùng danh từ nầy để biểu thị sự thâm nhập khắp của Đức Chúa Trời là Đấng vốn đã tể trị và ban ý nghĩa cho muôn vật" (62)1. Tenney đồng nhất ba khái niệm có thể được áp dụng cho danh từ Logos theo tiếng Hylạp, đó là ba khái niệm nào?..........................................................................................................................................Rõ ràng tác giả của sách phúc âm thứ tư nầy đã quen thuộc với những hàm ý về mặt triết học và tôn giáo của từ Logos vì nó đã được dùng trong thời của ông. Cách sử dụng của ông không đòi hỏi phải có một sự thay đổi nào trong định nghĩa căn bản của danh từ nầy. Tuy nhiên có một sự khác biệt quan trọng giữa cách dùng từ Logos của người Hylạp với cách dùng của Giăng - một sự khác nhau về những sự biểu trưng. Đó là, Giăng dùng từ Logos (Ngôi Lời) để nói đến một Thân vị của Đức Chúa Trời, chứ không phải nói đến một ý tưởng trừu tượng. Vì vậy chúng ta có thể nói rằng từ Ngôi Lời khi được dùng trong phúc âm Giăng là một khái niệm được vay mượn của người Hylạp đã được cho một ý nghĩa mới mẽ và lớn lao hơn, bởi vì sự biểu trưng của nó là Chúa Cứu Thế Jesus, Con đời đời của Đức Chúa Trời. Kinh thánh Nghiên Cứu NIV đưa ra lời giải thích sâu rộng hơn như sau về cách sử dụng từ Ngôi Lời:Người Hylạp đã dùng danh từ nầy không những cho lời được nói ra mà còn cho cả lời chưa được nói ra nữa, là lời còn trong tâm trí-lý lẽ (hay sự suy luận). Khi họ áp dụng điều đó cho vũ trụ vạn vật, họ có ý nói về nguyên tắc hợp lý cai trị mọi vật. Trái lại, người Do Thái dùng từ nầy như là một cách để ám chỉ Đức Chúa Trời. Vì vậy Giăng đã dùng một từ thật có ý nghĩa đối với cả người Do thái lẫn các dân Ngoại bang (1985,1593)

2. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước những câu ĐÚNG liên quan đến ý nghĩa của từ Ngôi Lời trong phần Mở Đầu của Giăng và lý do vì sao Giăng có khả năng đã chọn từ nầy để mô tả Đức Chúa Trời hóa thân làm người.a. Cả người Hylạp lẫn người Hêbơrơ đều hiểu từ Ngôi Lời là có ý nói về Đức Chúa Trời.b. Lời giải thích của Tenney về những hàm ý của người Hylạp về từ Ngôi Lời bao gồm ý tưởng cho rằng nó nói đến lời được nói ra lẫn lời chưa được nói ra (tức là ý nghĩ chưa được diễn tả, vẫn còn nằm trong tâm trí).

Page 53: Phuc am giang

c. Giăng đã chọn từ Ngôi Lời như một sự mô tả về Đức Chúa Trời hóa thân làm người để nhấn mạnh rằng Chúa Jêsus đã phán ra những lời của Đức Chúa Trời.d. Từ Ngôi Lời trong phần Mở Đầu của Giăng phải được xem như một ý tưởng trừu tượng có liên quan đến những lời của Đức Chúa Trời.e. Từ Ngôi Lời trong Phần Mở Đầu của Giăng mô tả một Thân Vị chứ không phải một ý tưởng trừu tượng.f. Một sứ điệp chính yếu của Phần Mở Đầu là Chúa Jêsus Con Đức Chúa Trời, đã trở thành một con người để tỏ cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào.3. Hãy trả lời những câu hỏi liên quan đến Phần Mở Đầu của Phúc âm Giăng sau đây.a. Trọng tâm của Phần Mở Đầu nầy khác với Phần Mở Đầu của các sách Cộng quan như thế nào?..................................................................................................................................... b. Nó nhấn mạnh điều gì về Chúa Cứu Thế Jesus?..................................................................................................................................... c. Mục đích của Giăng khi giới thiệu Chúa Cứu Thế Jesus là Ngôi Lời (Logos) là gì? ............................................................................................................................... 4. Giải thích sự khác nhau giữa khái niệm của Giăng về Ngôi Lời và những khái niệm theo truyền thống của người Hylạp.........................................................................................................................................F.F.Bruce nói rằng :"Từ ngữ đặc thù nhất trong Phần Mở Đầu, từ "Ngôi Lời không xuất hiện trở lại trong phần thân của Phúc âm Giăng theo ý nghĩa nó mang ở phần Mở Đầu...(Mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với Ngôi Lời trong phần mở đầu tương đương với mối liên hệ giữa Đức Chúa Cha với Đức Chúa Con trong những bài viết của sách Phúc âm)" (1983,28,33). Ông nói tiếp:Dầu vậy trong những gì nói về "Ngôi Lời", phần Mở Đầu cho chúng ta thấy một cái nhìn để từ đó sách Phúc âm Giăng như là một tổng thể phải được hiểu rõ: tất cả những gì được chép, từ hai bên bờ sông Giôđanh đến những lần hiện ra sau sự phục sinh, cho thấy lời đời đời của Đức Chúa Trời đã trở thành xác thịt như thế nào, để những người nam người nữ có thể tin nơi Ngài mà sống (1983,28).

Page 54: Phuc am giang

NGÔI LỜI VÀ ĐỨC CHÚA TRỜI Tenney 64-65; GiGa 1:1

NHỮNG GÌ THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI, CŨNG THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA JÊSUS NHỮNG THẦN TÁNH CỦA NGÀI1. Sự Vĩnh Hằng (GiGa 17:5, 24 CoCl 1:15; HeDt 1:10-11)2. Sự Toàn Tại (GiGa 3:13; Mat Mt 18:20)3. Sự Toàn Tri (GiGa 2:24, 4:29, 16:30, 21:17; CoCl 2:2-3)4. Sự Toàn Năng (GiGa 5:19; IPhi 1Pr 3:21-22; HeDt 1:3)5. Sự Bất Biến (1:12, 13:8;)6. Sự Thánh Khiết (Rôma 5:6-9, 18-19;; IPhi 1Pr 3:18)7. Yêu Thương Trọn Vẹn (GiGa 3:16; CoCl 1:16; HeDt 1:8-12)NHỮNG CHỨC VỤ TRONG CƯƠNG VỊ ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA NGÀI1. Đấng Tạo Hóa (GiGa 1:3; CoCl 1:16; HeDt 1:8-12)2. Đấng Bảo Tồn Muôn Vật (CoCl 1:17; HeDt 1:3)NHỮNG ĐẶC QUYỀN THIÊN THƯỢNG1. Tha Tội (Mat Mt 9:1-6; LuLc 7:47-50)2. Gọi Kẻ Chết Sống Lại (GiGa 5:25-29)3. Ban Sự Sống Đời Đời (10:10)4. Thi hành sự đoán xét trên người công bình và không công bình (5:22, 28-30)

Kể từ bây giờ chúng ta sẽ dùng từ Ngôi Lời thay cho từ Hylạp Logos. Giăng bắt đầu phần Mở Đầu của ông bằng một lời tuyên bố ba mặt: 1) Ban Đầu Có Ngôi Lời; 2) Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và 3) Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Barrett viết rằng "Giăng có ý định để toàn bộ sách phúc âm của ông sẽ được đọc trong ánh sáng của câu Kinh thánh nầy. Những việc làm và lời nói của Chúa Jêsus chính là công việc và lời lẽ của Đức Chúa Trời; nếu điều nầy không đúng, thì quyển sách nầy là phạm thượng" (1978, 156). Chúa Jêsus Ngôi chính là Lời trở thành xác thịt, đã sở hữu tất cả những thuộc tính của Đức Chúa Trời. Bảng Kinh thánh Tân Anh ngữ diễn giải lời tuyên bố thứ ba trong Giăng 1:1; là "Những gì thuộc về Đức Chúa Trời thì cũng thuộc về Chúa Jêsus."Từ ngữ thiên thượng chỉ về Đức Chúa Trời, bổn thể tối cao đời đời và là Tạo Hóa của muôn vật. Khung 3.2 tóm tắt những thuộc tính, những chức vụ và những đặc quyền trong thần tánh của Chúa Jêsus, và cho những đoạn Kinh thánh hậu thuẫn (Thiessen 1979, 92-93)Tenney chia Giăng 11 thành ba lời tuyên bố của nó:1. Ban đầu có Ngôi Lời : Đây là một lời tuyên bố về thuộc tính thiên thượng

Page 55: Phuc am giang

vĩnh hằng hay vĩnh cữu của Ngài - Ngài là Đấng đời đời, Ngài không có ban đầu cũng sẽ không có kết thúc. Bruce nói rằng:Không phải tình cờ mà sách phúc âm nầy bắt đầu với một câu tương tự của sách Sángthếký. Trong SaSt 1:1 "Ban đầu" giới thiệu câu chuyện sáng tạo cũ; còn ở đây giới thiệu câu chuyện sáng tạo mới. Trong cả hai tác phẩm nói về sự sáng tạo, tác nhân đều là Lời của Đức Chúa Trời (1983, 28-29)5. Tenney nói rằng "Ban đầu" trong Giăng 11 ám chỉ đến:......................................................................................................................................... 2. Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời . Trong các bài nghiên cứu về thần học chúng ta đã học biết rằng Đức Chúa Trời không phải là một ý niệm trừu tượng của một quyền lực hoặc một trí năng siêu việt, mà Ngài là một hữu thể có thân vị với tất cả những đặc tính của một cá tính: lý trí, những sự nhạy cảm hay những tình cảm, và ý chí. Vì vậy Ngài liên hệ với chúng ta theo cách của một cá nhân. Ngôi Lời, Con Đức Chúa Trời đã ở cùng Cha Ngài trong cõi đời đời trước đó như một cá nhân "sống động, có tài trí, hoạt động" (Tenney 64).6. Theo Tenney, lời khẳng định thứ hai trong GiGa 1:1 hàm ý rằng Ngôi Lờia) Là một nguyên tắc khách quanb) Trở thành hữu thể vào đúng một thời điểm đã được địnhc) Chỉ được tồn tại trong lý trí của Đức Chúa Trờid) Ngang hàng với Đức Chúa Trời và ở trong mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời7. Bản diễn ý NEB nói rằng "Điều gì Đức Chúa Trời có, thì Chúa Jêsus có "có thể được hiểu với ý nghĩa rằng Ngôi Lời"a) Có cùng bản thể và các thuộc tính như Đức Chúa Trờib) Không phân rẽ với Đức Chúa Trời từ lúc ban đầuc) Luôn luôn hiện diện trong mối liên hệ mật thiết với Đức Chúa Trờid) Phán lời riêng của Ngài và làm các công việc riêng của Ngài tách biệt với Đức Chúa Trời.3. Ngôi Lời là Đức Chúa Trời . Đây là một lời tuyên bố về thần tánh của Ngôi Lời. Chúa Jesus phán cùng các môn đồ của Ngài rằng "Ai thấy ta tức là đã thấy Cha...Những lời ta nói với các ngươi chẳng phải ta tự nói, ấy là Cha ở trong ta, chính Ngài làm trọn việc riêng của Ngài. Khi ta nói rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, thì hãy tin ta" (14:9-11)8. Theo Tenney, điều nhấn mạnh liên quan đến Ngôi Lời trong mỗi câu sau là gìa. "Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời"..........................................................................

Page 56: Phuc am giang

b. "Ngôi Lời là Đức Chúa Trời"..................................................................................

NGÔI LỜI VÀ SỰ SÁNG TẠO Tenney 65-66; 1:2-3Như Tenne cho thấy, mặc dù 1:2 lập lại lời tuyên bố đầu tiên trong câu 1, song lời lập lại nầy nhấn mạnh đến sự tồn tại đời đời của Ngôi Lời và sự dự phần của Ngài với Đức Chúa Trời trong mọi hoạt động sáng tạo. Tenney giải thích rằng thì của động từ trong câu 3 cho thấy ý tưởng về sự hoạt động của Ngôi Lời trong công cuộc sáng tạo là một sự kiện, chứ không phải một quá trình (65)Từ những câu Kinh thánh trên, chúng ta biết rằng Chúa Cứu Thế Jesus, Con đời đời của Đức Chúa Trời, chính là tác nhân để qua Ngài, Đức Chúa Cha đã tạo dựng muôn vật. Nghĩa là, mọi sự tồn tại tách biệt với Đức Chúa Trời - kể cả các hữu thể thần linh, vật chất, cõi vũ trụ thuộc về đời nầy, và loài người, đều được dựng nên bởi Đức Chúa Cha qua Đức Chúa Con, một mình Đức Chúa Trời là đời đời. Sự phân biệt giữa vai trò của Cha và của Con trong sự sáng tạo được làm rõ trong ICo1Cr 8:6, tại đây Phaolô nói rằng:Về phần chúng ta, chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi là Đức Chúa Cha, muôn vật bởi Ngài mà ra và chúng ta hướng về Ngài; lại chỉ có một Chúa mà thôi, là Đức Chúa Jêsus Christ, muôn vật đều nhờ Ngài mà có, chúng ta cũng vậy.9. Tenney đưa ra minh họa nào sau đây nhằm giúp chúng ta hiểu được mối liên hệ giữa Cha và Con trong sự sáng tạo.a) Một tôi tớ làm công việc chủ truyền bảob) Một người chủ xây cất một căn nhàc) Một nhà thầu là tác nhân của vị chủ xây ngôi nhà10. So sánh GiGa 1:2-3 với CoCl 1:15-16 và HeDt 1:1-2 những từ nào trong các câu Kinh thánh nầy khẳng định vai trò của Ngôi Lời trong sự sáng tạo?a. CoCl 1:15-16b. HeDt 1:1-2Những từ then chốt cần lưu ý trong các phần trưng dẫn nầy là từ qua, bởi, và trong. Kết luận đơn giản của chúng ta, dựa trên lời tuyên bố của Giăng, đó là Đấng Christ, lời đời đời, chính là tác nhân của muôn vật. Vì vậy, lời giới thiệu của Giăng về Ngôi Lời là một hữu thể tồn tại và hoạt động trong sự sáng tạo ban đầu, là một lời giới thiệu phù hợp với câu chuyện sáng tạo mới sẵn dành cho mọi người qua Chúa Cứu Thế Jesus.NGÔI LỜI: SỰ SỐNG VÀ SỰ SÁNG Tenney 66-68; GiGa 1:4-5, 9Ngôi Lời, Đấng đã có mặt từ ban đầu, là Đấng hoạt động trong công cuộc

Page 57: Phuc am giang

sáng tạo, hiện nay đang hướng sự chú ý của Ngài vào mỗi cá nhân chúng ta, trong bản thể của chúng ta và ở nơi chúng ta đang có mặt. Hãy lưu ý một loạt những từ then chốt được lập lại nhằm mô tả Chúa Cứu Thế trong các câu Kinh thánh nầy. Bạn cần hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng các từ ấy trong sự liên hệ đến Chúa Cứu Thế.

Tenney nói rằng "Sự sống của LOGOS trong chính sự bày tỏ của nó đem lại sự soi sáng" (67). Nói cách khác, sự sống của Chúa Jêsus khi Ngài đi lại giữa vòng loài người đã đem lại sự sáng thuộc linh cho họ bởi vì sự sống ấy bày tỏ Đức Chúa Trời là Đấng thể nào. Hêbơrơ 13 nói rằng "Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài"Những từ khác nhau được dùng trong nhiều bản dịch Thánh Kinh khác nhau về GiGa 1:5 để mô tả mối liên hệ giữa sự tối tăm với sự sáng. Những từ nầy cho thấy những gì liên quan đến sự sáng thì không có sự tối tăm :"Nhận lấy sự sáng"; "hiểu rõ sự sáng", "thắng bởi sự sáng", "nhận thức sự sáng"; "dập tắt sự sáng" "vùi dập sự sáng". Giăng nói về việc Chúa Jêsus đến thế gian qua các từ của sự sáng và sự tối tăm. Trong Kinh thánh, sự sáng và sự tối tăm luôn thù nghịch nhau. Đức Chúa Trời luôn luôn là sự sáng. Sự tối tăm không thể đánh bại sự sáng được. Bruce nói rằng "sự sáng và sự tối tăm chống nghịch nhau, nhưng chúng không đối nghịch nhau về sức mạnh ngang nhau. Vì sự sáng mạnh hơn sự tối tăm; tối tăm không thể thắng hơn sự sáng được" (1983, 34). Sự chiếu sáng thuộc linh được bày tỏ qua việc Chúa Jêsus đắc thắng bóng tối của tội lỗi và lòng vô tín.11. Trong ngữ cảnh nầy, cụm từ diễn đạt mối quan hệ giữa sự tối tăm và sự sáng mà Tenney xem là thích hợp hơn là cụm từ nào? .......................................................................................................................................................................................................12. Đọc kỹ 1:4-5 và phần phân tích của Tenney về khúc Kinh thánh nầy. Sau đó hãy viết vào khoảng trống trước mỗi câu dưới đây chữA nếu câu ấy đồng ý với kết luận của Tenney về khúc Kinh thánh nầy.B nếu câu ấy KHÔNG đồng tình với Tenney...a Từ sự sống được dùng ở đây hàm ý sự sống đời đời...b Chúa Jêsus là NGÔI LỜI được mang hình thể loài người...c Tất cả những lần dùng từ sự sống trong Phúc Âm Giăng đều chỉ để ám chỉ sự tồn tại có ý thức....d Kết quả của việc Chúa Cứu Thế hóa thân làm người trong thế gian là sự sáng thuộc linh. ...f Sự tối tăm thuộc linh đôi khi có thể thắng hơn sự sáng thuộc linh13. Câu 5 giới thiệu cốt truyện của Phúc âm Giăng như thế nào

Page 58: Phuc am giang

...........................................................................................................................

..............Điều thú vị là có thể dịch và giải thích câu 9 theo hai phương diện.Hy văn gốc cho phép cụm từ "khi đến thế gian" bổ nghĩa cho "sự sáng thật" hoặc cho "mọi người". Vậy thì câu hỏi là: Sự sáng thật đã có trong thế gian để soi sáng mọi người đến trong thế gian, hay sự sáng thật đến trong thế gian để soi sáng cho mọi người? Nếu suy nghĩ kỹ điều nầy, bạn sẽ thấy rằng câu hỏi nầy có một ý nghĩa về mặt thần học. Ngữ cảnh dường như hậu thuẫn cho ý được Tenney chấp nhận rằng sự sáng thật (Chúa Jêsus) đã đến trong thế gian (sự hóa thân làm người) để bày tỏ Đức Chúa Trời cho mọi người.14. Theo quan điểm của câu 6-8, lời nào sau đây giải thích rõ nhất ý nghĩa của cụm từ "sự sáng thật" trong câu 9?a) Việc dùng từ thật ở đây nhằm làm tương phản với sự sáng giả dối hoặc sự sáng không thật.b) Chúa Jêsus là sự sáng gốc; tất cả những người khác (kể cả Giăng Báptít) chỉ là ánh sáng phụ thuộc.c) "sự sáng thật" trong ngữ cảnh nầy mô tả hết thảy các môn đồ của Chúa Jêsus, là những người có tâm trí được soi sáng bởi Chúa Jêsusd) Chúa Jêsus là nguồn của mọi sự sáng thuộc linh

NGÔI LỜI, THẾ GIAN, VÀ CON NGƯỜI Tenney 67-70; 1:10-13Bản Nghiên Cứu Kinh thánh NIV nói lên sáu cách từ thế gian được dùng trong Phúc âm Giăng.Từ nầy có thể ám chỉ vũ trụ, trái đất, con người sống trên đất, tất cả loài người, những người chống nghịch Đức Chúa Trời, hoặc hệ thống của loài người chống lại các mục tiêu của Đức Chúa Trời. Giăng nhấn mạnh từ nầy bằng cách lập lại, và thay đổi vị trí mà không hề giải thích từ ý nghĩa nầy sang ý nghĩa khác 1985, 1593). Câu 10 ám chỉ cả vũ trụ được Đức Chúa Trời tạo dựng lẫn hệ thống loài người chống nghịch lại các mục tiêu của Đức Chúa Trời. Điều nầy phù hợp với quan điểm của Tenney cho rằng từ thế gian áp dụng cho môi trường vật chất và thuộc linh mà loài người sống trong đó. Hãy đọc lời giải thích của ông về sự tự hữu và sự vượt trỗi của Ngôi Lời khi liên quan đến thế gian. Sự tự hữu của Ngài hàm ý rằng Ngài đang hiện diện trong thế gian. Ngài đã dựng nên thế gian nhưng Ngài tách biệt với thế gian. Sự vượt trội của Ngài nói đến bổn thể của Ngài vượt lên trên hoặc vượt ra ngoài cõi vũ trụ hoặc sự tồn tại vật chất."Thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài" là câu cuối cùng trong câu 10. Tenney nói rằng sự kém hiểu biết của thế gian là cơ sở của sự khước từ và sự ghét

Page 59: Phuc am giang

bỏ của thế gian đối với Ngôi Lời (68). Có lẽ chúng ta hiểu được cả đoạn nầy cũng như mối liên hệ giữa Ngôi Lời với thế gian rõ ràng hơn nếu chúng ta suy xét sự kiện về một con người trọn vẹn như Ngài, bởi việc đến trong thế gian đã bày tỏ cho thấy hết thảy mọi người là bất toàn như thế nào.15. Dựa trên 1:10 và lời luận của Tenney về câu nầy, hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNGa. Ngôi Lời đã đến trong thế gian, tức là trong môi trường thuộc linh và vật chất của thế gian. b. Cụm từ "Thế gian đã làm nên bởi Ngài" cho thấy Ngôi Lời chính là linh hồn của vũ trụ.c. Những câu nầy cho thấy Ngôi Lời vừa tự hữu vừa siêu phàmd. Thế gian thù ghét Ngài vì thế gian đã nhận biết Ngài là aie. Việc Ngôi Lời đến trong thế gian là bằng chứng cho thấy các lãnh vực vật chất và tâm linh đều có khả năng tiếp xúc.f. Sự kiện Ngôi Lời đã vào trong khung sườn của đời sống trên đất và đã đảm nhận một vai trò chủ động trong thế gian khẳng định sự tự hữu của Ngài trong thế gian. 16. Dựa trên Tenney (68-69), hãy giải thích ý nghĩa của hai cụm từ sau đây trong câu 11:a. "Ngài đã đến trong xứ mình" ........................................................................................................................................................................................................................... b. "Song dân mình chẳng hề nhận lấy"...........................................................................Sự phân biệt nầy có lẽ không được rõ trong bản Kinh thánh của bạn, nhưng trong bản Hy văn gốc thì rất rõ. Chữ "xứ mình thuộc giống vô tính, ta idia, trong khi chữ thứ hai "dân mình thuộc giống đực, hoi idioi. Vì vậy, câu nầy có nghĩa là "Ngài đã đến trong quê hương mình, những vật thuộc về Ngài, nhưng dân Ngài đã chẳng mừng đón Ngài hoặc tiếp nhận Ngài". Hãy so sánh bất cứ các bản dịch với các bản diễn ý mà bạn có để thấy chúng làm rõ lên sự khác biệt ấy.Khi chúng ta xem lại cụm từ "Ban đầu" thứ nhất (SaSt 1:1), chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên trái đất hầu cho Ngài có thể ở trong vườn Êđen với Ađam và Êva. Trái đất là nơi Ngài có thể "trú ngụ" cùng chúng ta. Từ ban đầu Ngài đã ao ước được ở với chúng ta. Không những thế gian đã được dựng nên bởi Ngôi Lời, mà nó còn được dựng nên vì Ngài nữa (CoCl 1:16). Song khi Ngài đến, chính dân Ngài, người Do thái, đã khước từ Ngài, và rồi người Lamã cũng vậy. Thế gian đã chối bỏ Ngôi Lời bởi sự thiếu hiểu biết, song chắc chắn nhiều người trong vòng dân sự Ngài đã bị định tội bởi

Page 60: Phuc am giang

sự sáng của Ngài (sự công bình của Đức Chúa Trời). Họ đã từ chối sự sáng nầy vì cớ nó tố cáo những việc làm gian ác của họ (GiGa 3:19) - Song, như câu 12 bày tỏ, không phải hết thảy dân Ngài đều đã chối bỏ Ngài.17. Trong các bài trước chúng ta đã thấy con người phản ứng theo một trong hai cách khi họ đối diện trước sự thực hữu của Chúa Cứu Thế Jesus. Phản ứng nào được thấy trong câu 11 và 12?a. Câu 11..........................................................................................................................b. Câu 12.........................................................................................................................Sự dạy dỗ nền tảng của câu 12 là những ai tiếp nhận Chúa Jêsus và tin nơi Ngài thì nhờ đó có được một chân tánh mới thật quan trọng: họ được trở nên con cái Đức Chúa Trời. Đó là quyền phép Chúa Jesus ban cho chúng ta được đổ đầy chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời, được trở nên con cái Ngài. Đức Chúa Trời là Cha đời đời, Ngài có một Con Trai. Và chúng ta cũng được kể là con cái của Đức Chúa Trời.18. Điền vào những chỗ trống. Quyền được trở thành con cái Đức Chúa Trời là một sự...........................................của Đức Chúa Trời dành cho hết thảy những ai...................................................................................................................................... Tenney chỉ dành có hai câu trong câu thứ 13 (69-70). Ông nói rằng "những kẻ tin được ban sự sống của Đức Chúa Trời...bởi một sự ban cho của Đức Chúa Trời" Câu 13 là một lời tuyên bố về sự sinh lại ngắn hơn nhiều so với lời tuyên bố của Chúa Jêsus với Nicôđem trong GiGa 3:3-8, nhưng bởi sự nhấn mạnh của nó về ý muốn của Đức Chúa Trời, câu nầy bổ sung cho lời phán với Nicôđem.Câu 13 giải thích cho câu 12, thật vậy, nó cho biết cách con người được gia nhập vào gia đình của Đức Chúa Trời. Đừng chậm hiểu sự ứng dụng của việc sanh lại cho đời sống của chính bạn. Những người đã tiếp nhận Chúa Jêsus bởi tin nhận Ngài cũng nhận được đặc quyền hoặc đặc ân để trở thành các thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời. Bản nghiên cứu Kinh thánh NIV giải thích cách điều nầy xảy ra như thế nào.Tư cách thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời có được chỉ do ân điển - đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời (xem Eph Ep 2:8-9). Điều nầy loài người không bao giờ nỗ lực mà được, như câu 13 đã nhấn mạnh, dầu vậy sự ban cho tặng phẩm nầy lại phụ thuộc vào sự đón nhận của loài người, như các từ "đã nhận" và "đã tin" làm rõ (1895,1953).

Page 61: Phuc am giang

19. Đọc lời giải thích của Tenney về từ Hylạp (exousia) được dịch là "quyền phép" trong câu 12. Bởi sự cho phép của ai mà chúng ta được trở nên con cái Đức Chúa Trời, và bằng cách nào mà điều đó xảy ra?

NGÔI LỜI TRỞ THÀNH XÁC THỊT Tenney 70-71: GiGa 1:14, 16-17; Phi Pl 2:5-11Như Tenney cho thấy, câu 14 là tuyên bố quan trọng nhất của Phần Mở Đầu. Chính bởi việc Ngôi Lời đến trong thế gian trong xác thịt của loài người mà Ngài đã mặc khải được cho toàn thể loài người Đức Chúa Trời như thế nào và đã làm cho Chính Ngài trở nên sẵn sàng để đáp ứng với các nhu cầu của loài người. Bởi sự hóa thân làm người, Ngôi Lời (Chúa Jêsus) "đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ, và trở nên giống như loài người" (Phi Pl 2:7). Nói cách khác, Ngài sẵn sàng từ bỏ những đặc quyền thiên thượng của Ngài và đã trở thành một con người hầu cho Ngài có thể mặc khải Đức Chúa Cha như thế nào và khiến cho những nam và nữ tội nhân có thể trở thành con cái Đức Chúa Trời.Phần Mở Đầu mặc khải về Ngôi Lời trong cõi đời đời, trong sự sáng tạo và trong sự hóa thân làm người và so sánh địa vị đời đời (câu 1-2) với địa vị con người tạm thời của Ngài (câu 14). Trong đó chúng ta thấy sự hạ mình cùng tận của Chúa Cứu Thế khi Ngài hạ mình để trở thành một con người để đáp ứng những nhu cầu của loài người.Vào năm 450 S.C, một nhóm các giáo phụ của Hội Thánh đầu tiên nhóm họp tại Hội Nghị ở Chalceden để trình bày chính xác và rõ ràng một Lời Định Nghĩa về Sự Hóa Thân để cho chúng ta một sự hiểu biết đầy đủ hơn về sự kiện trọng yếu nầy. Sau đây là lời định nghĩa của họ:

Chúa Cứu Thế Jesus chúng ta là Đức Chúa Trời hoàn toàn và là một người hoàn toàn, có cùng bản chất như Cha Ngài trong mọi sự về thần tánh của Ngài, tuy nhiên nhân tánh của Ngài giống như chúng ta trong mọi sự trừ sự phạm tội. Vì vậy, Chúa Jêsus được biết đến với hai bổn tánh: Đức Chúa Trời và loài người. Hai bản tánh nầy khác biệt nhau. Sự khác biệt nầy không bị tiêu diệt bởi sự hiệp nhất của chúng, song những nét độc đáo của mỗi bản tính vẫn được giữ vẹn.Trong câu 14, cũng như ở những chỗ khác, Giăng sử dụng thành công ngôn từ rất đơn giản để dạy dỗ những lẽ thật sâu nhiệm về thần học. Nhưng thỉnh thoảng ông có đưa ra một hàm ý đặc biệt cho những từ bình thường. Hãy đọc lời giải thích của Tenney dành cho những sự diễn đạt nầy "sống một thời gian ngắn" (ở) "nhìn xem" (ngắm xem) và "ân phúc và chân lý" (ơn và lẽ thật)20. Từ ngữ nào trong câu 14 có liên quan đến tính chất tạm thời của đền tạm trong Thời Cựu ước là nơi dân sự đã thờ phượng Đức Chúa Trời

Page 62: Phuc am giang

...........................................................................................................................

............... 21. Điều gì được hàm ý trong những từ "đã ngắm xem"?........................................................................................................................................... Morris (1986,1718, 23-25) giải thích cụm từ "chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển Ngài" trong câu 14 không phải là điều có liên quan đến sự kiện hóa hình, như nhiều học giả Thánh Kinh kết luận, mà liên quan đến việc Giăng chứng kiến sự vinh hiển ở mọi nơi trong cuộc đời của Chúa Jêsus. Morris nói rằng, sự vinh hiển thật được tìm thấy trong sự phục vụ hạ mình. Sự chết của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá là sự phục vụ tận cùng và vì thế cũng là sự vinh hiển tận cùng. Lời giải thích khúc Kinh thánh nầy dường như cũng là quan điểm của Tenney vì ông nói rằng "NGÔI LỜI trở thành người đã được học tập dưới mọi điều kiện khả thi, thuận lợi lẫn bất lợi" (71). Các môn đồ đã xem xét học tập Chúa Cứu Thế từ ngày nầy sang ngày khác suốt thời kỳ Ngài thi hành chức vụ trên đất, kể cả sự chết và sự sống lại của Ngài, và trong mọi việc Ngài làm họ đã ngắm xem sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được bày tỏ ra.Cụm từ cuối cùng trong câu 14 là "đầy ơn và lẽ thật" đến từ những thuật ngữ Hybá cũng có thể được dịch là "đầy tình yêu và sự thành tín không hề tàn phai" nhắc nhở chúng ta về tình yêu hy sinh và sự ngay thật trong lời dạy dỗ của Ngài.

Không những các môn đồ đã ngắm xem vinh hiển, ân điển và sự chân thật của Ngôi Lời, mà họ còn là những người đã tiếp nhận ân điển của Ngài nữa. Tenney nói rằng "ân điển của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ ra qua Chúa Cứu Thế và được dẫn truyền bởi kinh nghiệm cho các môn đồ của Ngài (71). Các câu 16-17 mở rộng ý tưởng nầy và bảo đảm với những độc giả như chúng ta, rằng chúng ta cũng có thể kinh nghiệm sự cung ứng vô hạn của ân điển Ngài. Qua Ngài chúng ta đều có nhận được "ơn càng thêm ơn" hoặc từ ân điển nầy đến ơn phước khác. Cuối cùng, trong câu thứ 16 Giăng nhắc đến danh Chúa Cứu Thế Jesus lần đầu tiên để mô tả Ngôi Lời trở thành người.22. Dựa trên phần ôn của Tenney về câu 14, bạn hãy tóm tắt ba sự thay đổi liên quan đến Logos hay Ngôi Lời đối với thế gian đã xảy ra khi Ngài hóa thân làm người. Hãy viết câu trả lời vào vở của bạn.23. Lời giải thích "cắm trại" Tenney đưa ra mô tả sự việc nào sau đây trong sự hóa thân làm người của Ngôi Lời?a) Việc Ngài sống trên đất là sự lâu dàib) Việc Ngài sống trên đất là tạm thời, song là một sự kiện có thật trong lịch sử.

Page 63: Phuc am giang

c) Việc Ngài đến thế gian là sự kiện có tính thuộc linh hơn là thuộc thể.d) Sự đến của Ngài đã mặc khải sự siêu việt của Ngài nhiều hơn là sự tự hữu của Ngài.24. Giải thích tính chất tăng dần của kinh nghiệm ân điển được cung ứng bởi Chúa Cứu Thế Jesus. .......................................................................................................................................................................................................................................................

NGÔI LỜI MẶC KHẢI Tenney 71-73; GiGa 1:18Trong bản NIV câu 18 nói rằng "Chẳng hề có ai thấy Đức Chúa Trời, chỉ Con Một ở trong lòng Cha là Đấng giải bày Cha cho chúng ta biết"Cụm từ "Con Một" cũng được dịch là "Con Độc Sanh" "Con Độc Nhất" "Đức Chúa Trời duy nhất" Tenney giải thích rằng khi các bản thảo đầu tiên được sao chép, các thầy ký lục nhiều khi có khuynh hướng làm cho đơn giản một bản văn khó để dễ hiểu hơn. Bạn hãy đọc cơ sở hợp lẽ theo cách dịch mà ông ta thích hơn.25. Theo Tenney, cách dịch nào mô tả cụm từ Đấng ngồi bên Đức Chúa Cha được chứng minh bởi bằng chứng mạnh mẽ nhất?......................................................................................................................................... Chúng ta làm thế nào để giải thích lời tuyên bố "Chẳng hề có ai thấy Đức Chúa Trời" với những sự bày tỏ của Cựu ước về Đức Chúa Trời mà chúng ta gọi là những lần hiện ra của Đức Chúa Trời? Nhiều học giả Kinh thánh tin rằng sự hiển hiện của Đức Chúa Trời là những lần hiện ra của Đức Chúa Con trước khi Ngài hóa thân làm người. Bài học Kinh thánh NIV đưa ra lời giải thích sau:Đôi lúc trong Cựu ước chép rằng người ta được bảo hãy ngó xem Đức Chúa Trời (xem XuXh 24:9-11). Song chúng ta cũng được bảo cho biết rằng không ai có thể thấy Đức Chúa Trời mà còn sống (33:20). Vì vậy, bởi vì không một người nào có thể thấy Đức Chúa Trời đúng như Ngài thật sự hiện hữu, cho nên những người đã thấy Đức Chúa Trời là thấy Ngài trong hình thể Ngài tạm mang lấy (1985,1593-4).Bấy giờ, Giăng tuyên bố, Chúa Cứu Thế đã mặc khải Đức Chúa Cha. Con Người có thể biết Đức Chúa Cha qua sự mặc khải của Đức Chúa Con. Bruce nói rằng :"Chỉ có một Đấng hiểu biết Cha trọn vẹn, Đấng ấy có thể giải bày Ngài cách trọn vẹn (1938,45). Mặc dầu trước kia con người chưa hề nhìn thấy bổn thể của Ngài, nhưng tâm tánh thật của của Ngài "có thể được nhìn thấy trong Con Ngài, là Đấng giải bày trọn vẹn nhất về đời sống và tình yêu

Page 64: Phuc am giang

của Cha" (Tenney 72). Xuyên suốt phần ký thuật của ông trong sách Phúc âm Giăng tỏ rõ rằng Đức Chúa Cha được mặc khải trọn vẹn trong Con Ngài.26. Cụm từ "Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời" ám chỉ Ngôi Lời trong một số các thủ bản cổ nhất là lời xác nhận mạnh mẽ:a) Thần tính của Chúa Cứu Thếb) Sự độc nhất của Đức Chúa Trờic) Sự sáng tạo của Ngôi Lời bởi Đức Chúa Trờid) Sự mang nhục thể của Ngôi Lời27. Bằng cách nào Chúa Cứu Thế Jesus có thể giải bày trọn vẹn Đức Chúa Cha cho con người? ................................................................................................................................................................................................................................................................

NGÔI LỜI VÀ GIĂNG BÁP TÍT Tenney 73-74; GiGa 1:6-8, 15Bất cứ khi nào tên Giăng được nhắc đến trong phúc âm Giăng, nó đều ám chỉ Giăng Báptít chứ không phải vị môn đồ đã viết sách Giăng nầy. Hai phần trong đoạn Mở Đầu nói đến Giăng Báptít mặc khải ba điều về ông như sau: 1) nhân cách con người của ông, 2) năng lực của ông với tư cách người làm chứng, và 3) mối liên quan phụ thuộc của ông đối với Ngôi Lời. Tuy nhiên, sự xuất sắc thật sự của ông được nhìn thấy ở chỗ ông được Đức Chúa Trời sai đến như một nhân chứng về Đấng phải đến. Ông có một sứ mạng được Đức Chúa Trời bổ nhiệm.Không giống với các sách Phúc âm Cộng quan, nhắc đến Giăng Báptít như một người rao giảng về sự ăn năn và làm báp tem cho dân chúng, Phúc âm Giăng chỉ đề cập đến chức năng làm chứng cho Chúa Jêsus của ông. Mục đích lời làm chứng của ông về Sự Sáng là để "qua ông mọi người đều tin Ngài" (câu 7). Giăng Báptít là phương tiện để chuẩn bị mọi người cho Đấng phải đến vượt trỗi hơn ông. Câu 8 đính chính bất cứ những ý nghĩ không đúng nào về con người của Giăng Báptít. Ông "không phải là Sự Sáng". Chính ông đã xưng nhận :"Đấng đến sau ta trỗi hơn ta, vì Ngài vốn trước ta" (câu 15). Thực chất điều Giăng muốn nói là ông là loài người nhưng Chúa Cứu Thế là Đức Chúa Trời.Phúc âm Giăng dành một khoảng đáng kể để nhấn mạnh rằng Giăng Báptít chỉ là phụ thuộc so với Đấng mà ông rao báo. Ông không bao giờ tỏ ra bất phục tùng đối với Chúa Cứu Thế; mà ông là tấm gương tuyệt vời cho chúng ta về một tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời. Vị giáo phụ vĩ đại Augustine đã diễn tả hùng hồn thái độ người cấp dưới chịu tòng phục của Giăng Báptít đối với Chúa Jêsus bằng những câu diễn ý lời tuyên bố của

Page 65: Phuc am giang

Giăng Báptít.Tôi lắng nghe; vì Ngài là Đấng tuyên phán Tôi được thắp sáng; vì Ngài là Nguồn Sáng Tôi là lỗ tai; Ngài là Ngôi Lời 28. Hãy đọc lời giải thích của Tenney về vai trò của Giăng Báptít và trả lời những câu hỏi sau: a. Phần Mở Đầu nhấn mạnh đến nhân phẩm con người Giăng Báptít như thế nào?........................................................................................................................................ b. Vì sao Giăng làm chứng về Ngôi Lời?..................................................................................................................................... c. Mục đích lời chứng của ông là gì?...................................................................................................................................... 29. Giăng đã tuyên bố hai điều nào cho thấy vị trí thuộc cấp của ông khi so với Chúa Jêsus? ......................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài Tự Trắc Nghiệm

CÂU LỰA CHỌN - Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi1. Câu nào sau đây là sứ điệp chính của Phần Mở Đầu Phúc âm Giăng?a) Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trờib) Giăng Báptít được Đức Chúa Trời sai đến để chuẩn bị thế gian cho Ngôi Lời trở thành ngườic) Bởi vì Ngôi Lời đã trở thành xác thịt, nên chúng ta nhận được những ơn ban vô hạn từ nơi Đức Chúa Trờid) Ngôi Lời đã trở thành xác thịt, để mặc khải Đức Chúa Trời cho loài người2. Điều nào dưới đây KHÔNG phải là khái niệm của người Hylạp về danh từ Logos?a) Nó là sự thông sáng nằm sau một ý tưởngb) Nó diễn tả một người hơn là một ý tưởng trừu tượngc) Nó là sự diễn tả một ý tưởng (ý tưởng chưa được nói ra)d) Nó là một ý tưởng trừu tượng3. Bởi việc giới thiệu Chúa Cứu Thế Jesus là Logos hay Ngôi Lời, Giăng đã

Page 66: Phuc am giang

xác lậpa) Thần tính của Ngàib) Gia phả của Ngàic) Sự dưới quyền của Ngài đối với Đức Chúa Trờid) Vị trí của Ngài trong lịch sử loài người4. Lời tuyên bố ba mặt của 1:1 tiết lộ rằnga) Ngôi Lời là tạo vật đầu tiên của Đức Chúa Trờib) Ngôi Lời đã tồn tại cùng với Đức Chúa Trời, nhưng không phải là Đức Chúa TrờiC) Điều gì thuộc về Đức Chúa Trời, cũng thuộc về Ngôi Lời.d) Điều gì loài người có, thì Ngôi Lời có5. 1:2 cho thấy rằng muôn vật đã được dựng nêna) Ngôi Lờib) Bởi Ngôi Lờic) Vì Ngôi Lờid) Không bởi Ngôi Lời6. Khi giới thiệu về sự sáng và sự tối tăm, Giăng mặc khải rằnga) Sự sáng thuộc linh và sự tối tăm thuộc linh là những đối thủ ngang quyền nhaub) Sự tối tăm đôi khi thắng hơn sự sángc) Chúa Jêsus đem lại sự sáng thuộc linh bằng cách mặc khải Đức Chúa Trời là Đấng như thế nàod) Loài người ở trong sự tối tăm vì họ không thể hiểu biết Đức Chúa Trời7. Lời ám chỉ của Giăng về "sự sáng thật" trong 1:9 hàm ý rằnga) Cũng có một sự sáng giả hoặc không thậtb) Giăng Báptít là sự sáng thậtc) Mọi sự sáng đều là sự sáng thậtd) Chúa Jêsus là nguồn sáng và hết thảy những người khác đều là ánh sáng phụ thuộc,8. Câu nào sau đây KHÔNG diễn tả điều đã xảy ra khi Ngôi Lời đến trong thế gian?a) Ngài đã đến trong xứ mìnhb) Hầu hết dân Ngài đã hoan nghênh Ngàic) Ngài là Đấng thường tại trong thế giand) Có nhiều người đã không nhận Ngài9. Phản ứng của dân Ngài cho thấy nhiều người trong số họa) Đã chối bỏ Ngài vì thiếu hiểu biếtb) Đã có sự công bình rồic) Đã bị đoán xét bởi sự sáng của Ngàid) Đã tiếp nhận Ngài mà không thắc mắc

Page 67: Phuc am giang

10. Quyền được trở nên con cái Đức Chúa Trời làa) Điều gì đó phải nỗ lực làm mới có đượcb) Điều ban cho mọi ngườic) Không liên quan trực tiếp đến sự hiện đến của Ngôi Lờid) Sự ban cho của Đức Chúa Trời dành cho những ai tin nhận Con Ngài11. Ngôi Lời trở thành nhục thể có nghĩa là Ngôi Lờia) Bỏ qua những đặc quyền thiên thượng của Ngài để trở thành một con người.b) Hoàn toàn là Đức Chúa Trời nhưng không hoàn toàn là người.c) Hoàn toàn là con người chứ không hoàn toàn là Đức Chúa Trời.d) Có một bản chất bao gồm một phần của Đức Chúa Trời và một phần của loài người.12. Giăng Báptít KHÔNG được mô tả trong phúc âm Giăng nhưa) Một sứ giả được Đức Chúa Trời sai đếnb) Người dưới quyền Chúa Cứu Thếc) Sự sáng thậtd) Một người chuẩn bị dân sự cho sự hiện đến của Đấng Mêsia.

NHỮNG CÂU HỎI CỦA BÀI TIỂU LUẬN Hãy trả lời mỗi câu hỏi trong chỗ trống cho sẵn13. Hãy nói lên ý nghĩa được cho trong bài học nầy của cụm từ "Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài".........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................14. Qua Chúa Cứu Thế Jesus chúng ta nhận được "ơn càng thêm ơn" hoặc "ân điển tiếp theo ân điển". Điều đó có ý nghĩa gì?..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................15. Những thay đổi gì đã xảy ra với Thượng Đế thành người trong mối liên hệ giữa Ngôi Lời đến với thế gian?......................................................................................................................................................................

Page 68: Phuc am giang

...........................................................................................................................

.........................................

...........................................................................................................................

.........................................

ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ PHẦN I

Đến nay bạn đã học xong Bài 1-3, hãy ôn lại ba bài nầy để chuẩn bị cho Đánh Giá Tiến Bộ Phần 1. Bạn sẽ tìm thấy nó và các tờ trả lời trong tập học viên của bạn. Hãy trở lời tất cả những câu hỏi nhưng đừng xem sách hướng dẫn học tập, sách giáo khoa, các ghi chú, hoặc Kinh thánh. Gởi các tờ trả lời của bạn cho giảng viên ICI của bạn, kèm với bất cứ các tài liệu nào khác được ghi ngoài bìa tập học viên của bạn. Sau đó hãy tiếp tục nghiên cứu bài 4.

Giải đáp các câu hỏi của bài học

1. Trí năng nằm sau một ý tưởng, chính mình ý tưởng đó, và sự bày tỏ có thể chuyển đạt được (ý tưởng có thể nói ra được)2. b, c, e và f là những câu đúng3. a Phương pháp của nó mang tính thần học nhiều hơn là tiểu sử hay lịch sử, nó chú trọng đến địa vị của Ngôi Lời trước khi làm người nhiều hơn là mô tả sự giáng sinh và gia phả của Chúa Jêsus.b. Nó nhấn mạnh rằng Ngài là Lời đời đời, là Con độc sanh của Đức Chúa Trờic. Mục đích của Ngài là chứng minh thần tánh của Chúa Cứu Thế- Ngài chính là Đức Chúa Trời của chính Đức Chúa Trời4. Khái niệm của Giăng ám chỉ đến một Thân vị, trong khi các khái niệm theo truyền thống nói đến một ý tưởng trừu tượng.5. Cõi đời đời vô hạn đi trước mọi thời gian6. d) Ngang hàng với Đức Chúa Trời và ở trong mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời7. a) Có cùng bản thể và các thuộc tính giống như Đức Chúa Trờib) Luôn hiện diện trong mối liên hệ mật thiết với Đức Chúa Trời8. a Điều nầy nhấn mạnh bổn tánh đời đời của Ngài và hàm ý rằng Ngài bằng với Đức Chúa Trời và thông công liên hiệp với Đức Chúa Trờib) Ngôi Lời đã sở hữu bản tánh của Đức Chúa Trời và hằng bày tỏ bản tánh của Đức Chúa Trời. Điều gì thuộc về Đức Chúa Trời, thì cũng thuộc về Ngôi Lời.9. c) Một nhà thầu khoán, là đại lý của vị chủ xây ngôi nhà.10. a Muôn vật đã được dựng nên bởi Ngài và vì Ngài

Page 69: Phuc am giang

b Đức Chúa Trời đã dựng nên vũ trụ bởi Con Ngài11. Sự tối tăm không thể thắng hơn sự sáng12. a A b A c A d A e A f B 13. Nó giới thiệu sự tương phản giữa sự tối tăm thuộc linh với sự sáng thuộc linh.14. b) Chúa Jêsus là nguồn sáng; tất cả những người khác đều là ánh sáng phụ thuộc.d) Chúa Jêsus là nguồn của mọi sự sáng thuộc linh15. a,c,e và f là những câu đúng16. a Ngài đã đến trong quê hương mìnhb Dân tộc Ngài đã chối bỏ Ngài17. a Chối bỏb. Tiếp nhận18. Ban cho, tin 19. Bởi sự ưng thuận của Ngôi Lời, Con Đức Chúa Trời, chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Trời khi chúng ta tin nhận danh Ngài.20. "Ở" hoặc "sống một thời gian ngắn"21. Chúng ta đã quan sát kỹ Ngài suốt một thời gian22. Trước hết, Ngài "đã trở nên xác thịt, bày tỏ chính mình Ngài như một con người có thể được thấy, được nghe, và rờ đến được. Thứ hai, Ngài đã sống trên đất như một con người. Thứ ba, Ngài đã bày tỏ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong Ngài cho hết thảy loài người.23. b) Việc Ngài sống trên đất là tạm thời, sống là một sự kiện có thật trong lịch sử24. Đó là một sự cung ứng ân điển vô hạn nhằm đáp ứng mỗi một nhu cầu của con người, từ ân điển nầy đến ân điển khác.25. Cách dịch là "Con độc sanh của Đức Chúa Trời"26. Thần tính của Chúa Cứu Thế27. Điều nầy khả thi vì Ngài hiểu biết trọn vẹn Đức Chúa Cha. Có một sự hiểu biết trọn vẹn và yêu thương trọn vẹn giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.28. a Qua lời tuyên bố trong câu 6 "có một người". In nghiêng do ý tác giả)b. Bởi vì ông được Đức Chúa Trời sai đến; đây là một sứ mạng được Chúa giao.c. Để giới thiệu NGÔI LỜI cho con người và chuẩn bị họ cho sự hiện đến

Page 70: Phuc am giang

của Ngài.29. Ông đã thừa nhận rằng Chúa Cứu Thế có trước ông. Ông tuyên bố ân điển là lẽ thật đến từ Chúa Cứu Thế Jesus và Chúa Cứu Thế đã đến để giải bày Đức Chúa Trời cho con người.

GIAI ĐOẠN XEM XÉT BẮT ĐẦU

Tenney đã chia chức vụ hầu việc của Chúa Jesus làm sáu giai đoạn chính. Ông đặt tên cho giai đoạn thứ nhất là Giai đoạn Xem Xét vì nó bao gồm những sự kiện bắt đầu tại đó. Chúa Jesus được giới thiệu với nhiều người khác nhau. Có bốn thành phần đã xem xét Ngài trong giai đoạn nầy; đó là các môn đồ của Giăng, người Do thái chính thống, những người Samari, và thế gian nói chung.Trong bài học nầy chúng ta sẽ xem xét bốn sự kiện trong tám sự kiện trong giai đoạn đó, được Giăng ký thuật. Chúng ta bắt đầu với lời chứng của Giăng Báptít, là người kế đó đã hướng sự chú ý của hai môn đồ của mình vào Chúa Jesus một cách hữu hiệu khi gọi Ngài là "Chiên Con của Đức Chúa Trời". Các môn đồ nầy lập tức đi theo Chúa Jesus và cũng đưa những môn đồ khác đến với Ngài. Kế đó dấu lạ thứ nhất đã xảy ra khi Chúa Jesus biến nước thành rượu tại một đám cưới ở Cana, bày tỏ sự vinh hiển của Ngài. Tiếp theo đó, Ngài đi đến Giêrusalem, và khi đến tại đền thờ, Ngài đuổi những kẻ đổi bạc và buôn bán. Mỗi một sự kiện nầy đều cho chúng ta biết rõ hơn về con người của Chúa Cứu Thế và công việc Ngài được Cha sai phái để làm trọn.Những sự kiện trong chức vụ ban đầu của Chúa Jesus dường như không liên quan với nhau và đại diện cho nhiều phương diện khác nhau trong chức vụ của Ngài. Tuy nhiên, những sự kiện đó thảy đều bày tỏ cá tính có sức thu hút một cách đáng chú ý của Ngài, hấp dẫn loài người đến với Ngài và khiến họ say mê tập trung vào Ngài. Khi học bài nầy hãy tưởng tượng chính mình đang ở trong vị trí của những người đối diện với Chúa Cứu Thế khi Ngài đi trên đất nầy. Qua những dấu lạ và những lời đầy quyền năng, Ngài đã tự giới thiệu mình cho thế gian và tạo nên một sự thay đổi trong đời sống những người Ngài gặp gỡ. Lời nói và công việc của Ngài ngày nay vẫn còn sức mạnh thu hút để kéo con người đến với Ngài. Gương mẫu của Ngài qua các sự kiện mà chúng ta sẽ học trong bài nầy cho chúng ta những chỉ dẫn thiết thực đối với sự làm chứng và sự hầu việc Chúa của chúng ta ngày nay.

Lời Chứng Của Giăng BáptítBắt Đầu Chức Vụ Của Chúa JesusCác Môn Đồ Đầu Tiên

Page 71: Phuc am giang

Phép Lạ Đầu TiênSự Ra Mắt Lần Đầu Tại Giêrusalem

Khi học xong bài nầy bạn có thể:- Thảo luận những gì lời chứng của Giăng Báptít mặc khải về mục đích chức vụ của ông và về Chúa Cứu Thế Jesus.- Mô tả khuôn mẫu để chinh phục linh hồn mà chúng ta khám phá trong sự giới thiệu của các môn đồ đầu tiên về Chúa Jesus.- Giải thích ý nghĩa phép lạ đầu tiên của Chúa Jesus từ một quan điểm vừa theo nghĩa đen vừa theo biểu tượng.- Nói lên lý do vì sao Chúa Jesus cần phải đuổi những người buôn bán súc vật và những kẻ đổi tiền ra khỏi đền thờ và điều Ngài bày tỏ về chính mình vào thời điểm đó.

1. Nghiên cứu bài học từng phần một, theo như những chỉ dẫn được cho trong Bài 1. Tra xem những định nghĩa của bất cứ từ then chốt nào còn mới lạ đối với bạn và trả lời tất cả các câu hỏi của bài học.2. Đọc Tenney từ trang 75-84 và 1:19-2:22 khi học tập qua bài nầy, và tuân theo các phần chỉ định đọc cụ thể của mỗi phần. Cũng hãy đọc các đoạn Kinh thánh khác được Tenney trưng dẫn hoặc có trong tập hướng dẫn nghiên cứu nầy.3. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn

tính thương mạicó sức thu hútdối trákhông đầy đủ

LỜI CHỨNG CỦA GIĂNG BÁPTÍT Tenney 77-80; 1:19-34Giăng Báptít đã được giới thiệu trong Phần Mở Đầu của Phúc âm Giăng, và bây giờ lại có thêm lời giải thích đầy đủ hơn về vai trò của ông với tư cách người tiền hô của Đấng Mêsia. Tại đây chúng ta thấy ông đang luận đến chân tánh của mình và xác định sứ mạng của mình rõ hơn khi một số vị lãnh đạo tôn giáo Do thái chất vấn ông. Những nhà lãnh đạo nầy, gồm các thầy tế lễ, những người Lêvi và những người Pharisi, là những người được sai đến như một đoàn đại biểu để điều tra các hoạt động của vị giáo sư không được cho phép nầy. Câu đầu tiên họ hỏi ông hàm ý: Câu Hỏi 1 (hàm ý). "Ông là ai? Ông có phải là Chúa Cứu Thế không?"Trả lời của Giăng :"Tôi không phải là Chúa Cứu Thế".Câu hỏi 2. Vậy thì ông là ai? Có phải ông là Êli không?

Page 72: Phuc am giang

Trả lời của Giăng :"Không phải"Câu hỏi thứ tư "Vậy ông là ai? Xin hãy cho chúng tôi một câu trả lời để trình lại cho những người đã sai chúng tôi. Ông tự xưng mình là ai?"Giăng trả lời :"Ta là tiếng của người kêu trong đồng vắng rằng :"Hãy ban đường của Chúa cho bằng"Những câu hỏi trên cho thấy những nhà lãnh đạo Do thái đang trông đợi Đấng Mêsia, là Đấng đã được báo trước nhiều lần trong Cựu ước rằng Ngài sẽ đến. Họ cũng mong đợi Êli trở lại như đã dự báo trong MaMl 4:5-6, và họ dự kiến sự ứng nghiệm lời tiên tri của Môise rằng Đức Chúa Trời sẽ dấy lên "một Đấng tiên tri" (PhuDnl 18:15).Lời phủ nhận của Giăng rằng ông không phải là Êli có vẻ mâu thuẫn với điều được chép trong các sách Cộng quan nói về ông (xem Mat Mt 11:11-14; 17:10-13; Mac Mc 9:12-13; LuLc 1:13-17). Những lời tuyên bố nầy của Chúa Jesus và Luca khẳng định rằng mặc dầu Giăng Báptít không phải là Êli theo xác thịt, song ông thật chính là sự ứng nghiệm lời tiên tri của Malachi. Và rõ ràng Giăng đã không nhận ra rằng ông là Êli theo ý nghĩa đó. Lời xác nhận của Chúa Jesus đã phong cho ông ý nghĩa đích thực của ông.Giăng Báptít không coi mình là bất cứ nhân vật giải phóng dân tộc quan trọng nào được hứa ban trong Cựu ước. Mà ông chỉ mô tả sứ mạng của mình như một người tiền trạm, nghĩa là một người dọn đường cho một người khác lớn hơn mình. Hãy đọc lời mô tả của Tenney về người tiền trạm (tiền hô) trong thời Cựu ước. Giăng xem vai trò của mình chỉ như tiếng kêu của một người khuyên giục mọi người hãy sẵn sàng cho Đấng hầu đến (xem EsIs 40:1-5). Sự vĩ đại của ông được nhìn thấy qua sự hạ mình của ông.1. Hãy đọc lời bàn của Tenney về GiGa 1:19-34 và giải thích cơ sở niềm tin của những nhà lãnh đạo tôn giáo Do thái cho rằng Giăng Báptít phải là một trong những nhân vật sau đâya. Chúa Cứu Thế ..................................................................................................................................................................................................................................................... b. Êli .........................................................................................................................................................................................................................................................................c. Đấng Tiên Tri .......................................................................................................................................................................................................................................................

Page 73: Phuc am giang

2. Giăng Báptít đưa ra lời mô tả của ông nói về vị trí của chính mình qua khúc Kinh thánh nào sau đây?a) 1:29b) EsIs 40:1-5c) PhuDnl 18:15d) MaMl 4:5-6 3. Điều nào sau đây KHÔNG phải là lời dự báo ám chỉ Chúa Jesus?a) Sự đến của Đấng Mêsia hay Chúa Cứu Thếb) Sự trở lại của Êlic) Việc dấy lên một Đấng tiên triBởi vì Giăng không nhận ông là Đấng Mêsia, Êli hay "Đấng tiên tri", mà xưng mình là phát ngôn nhân của ai đó lớn hơn ông, nên một số những người Pharisi từ nhóm đại biểu Giêrusalem đã chất vấn ông về thẩm quyền làm báp tem. Thông thường, phép báp tem là một nghi lễ của người Do thái dành cho những người ngoại bang cải đạo (theo đạo Do thái), là những người chịu nhận phép báp tem như một nghi lễ thanh tẩy. Nghi thức nầy được thực hiện bởi thẩm quyền của giới lãnh đạo Do thái với những điều kiện tôn giáo nhất định. Giăng đã tự mình làm phép báp tem cho những người Do thái mà ông đã kêu gọi họ ăn năn để chuẩn bị tiếp đón Đấng Mêsia đến.Để biết câu trả lời của Giăng trước thắc mắc của những người Pharisi, hãy đọc Mat Mt 3:11 và GiGa 1:26-33. Điều nầy bày tỏ rằng phép báp tem bằng nước của Giăng về sự ăn năn là một sự chuẩn bị cho phép báp tem bằng Đức Thánh Linh của Chúa Jesus, và thẩm quyền của Giăng đến từ Đức Chúa Trời. Morris mô tả phép báp tem bằng nước là "sự tẩy sạch khỏi" và phép báp tem bằng Đức Thánh Linh là "sự ban cho đời sống mới trong Đức Chúa Trời" (1971, 153).Sau ngày Giăng được những người Do thái thẩm vấn, ông thấy Chúa Jesus đang đến cùng mình, bèn đưa ra một tuyên bố tích cực và rất có ý nghĩa về Ngài rằng (câu 29) :"Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi". Để hiểu làm thế nào mà Giăng Báptít có thể nhận biết Chúa Jesus là Chiên Con của Đức Chúa Trời, bạn nên đọc phần ký thuật vai trò của Giăng trong việc làm báp tem cho Chúa Jesus được chép trong các sách phúc âm Cộng quan: Mat Mt 3:13-17; Mac Mc 1:1-11, và LuLc 3:1-22. Sứ đồ Giăng không mô tả việc Chúa Jesus chịu báp tem trong phúc âm của ông nhưng rõ ràng sự kiện nầy đã xảy ra trước sự kiện được chép trong GiGa 1:29-34.Tenney gợi ý (79-80) rằng Chiên Con trong đoạn nầy dường như hàm ý một chiên con làm của lễ. Nếu đó là hàm ý của nó, thì lời tuyên bố của Giăng là một lời tiên tri liên quan đến cái chết của Chúa Jesus vì tội lỗi của hết thảy

Page 74: Phuc am giang

mọi người. Giăng tiếp tục bằng một lời giải thích về mục đích của riêng ông khi làm báp tem bằng nước :"để Ngài (Chúa Jesus) được tỏ ra cho dân Ysơraên" (câu 31). Tenney giải thích rằng "Mục đích của Giăng là hướng sự chú ý của các môn đồ mình ra khỏi ông mà hướng đến Chúa Cứu Thế" (80)Lẽ ra nên có Một lời giải thích câu nói của Tenney trên trang 79 :"Từ Chiên Con (amnos) chỉ được dùng có bốn lần trong Tân ước: Ở đây, trong các câu 29 và 36, trong Cong Cv 8:32, là lời trưng dẫn của EsIs 53:7, và trong Cong Cv 8:32, là lời trưng dẫn của EsIs 53:7, và trong IPhi 1Pr 1:19". Từ được dịch là "Chiên Con" trong sách Khải Huyền (KhKh 7:17 và những chỗ khác) là arnion. Bruce nói rằng "Mặc dầu Hy văn được dùng trong sách Khải Thị (Sách Khảihuyền) không giống với từ được dùng trong GiGa 1:29, 36, song điều đáng lưu ý là hai văn kiện nầy của sứ đồ Giăng là những tác phẩm duy nhất trong Tân ước dùng cùng một từ có nghĩa là "Chiên Con" như là một danh hiệu của Chúa Cứu Thế" (1983, 52).Lời chứng của Giăng về Chúa Jesus có thể được tóm tắt trong hai lời tuyên bố quan trọng nhất về Ngài. 1) Chúa Jesus là Đấng gánh tội lỗi của thế gian (câu 29) và 2) Chúa Jesus là Đấng làm báp tem bằng Thánh Linh (câu 33). Chú ý lời nhận xét nổi bật của Tenney (80)" Trong lời làm chứng của Giăng với sự ứng nghiệm của Chúa Cứu Thế về mặt sinh tế, và trong lời chứng của ông về sự ban cho của Đức Thánh Linh, ông đã đặt nền tảng cho tất cả thần học Cơ đốc thực tiễn.4. Bạn có nhận ra tầm quan trọng của cả hai phương diện nầy trong chức vụ của Chúa Jesus không? Bạn có kinh nghiệm hai điều đó trong đời sống không? Bạn hãy ứng dụng cho cá nhân mình nền tảng nầy của thần học Cơ Đốc toàn dụng, và một lần nữa hãy viết lại hai lời tuyên bố đó để ứng dụng cho cá nhân bạn............................................................................................................................................

BẮT ĐẦU CHỨC VỤ CỦA CHÚA JESUS Tenne 80-84; GiGa 1:35-2:22Các môn đồ đầu tiên Tenney 80-82; 1:35-51; Mat Mt 4:18-22; Mac Mc 1:16-20; LuLc 5:1-11Như chúng ta đã thấy, mục đích của Giăng không bao giờ nhằm lôi kéo sự chú ý của dân chúng về cho chính mình. Mà mục tiêu của ông là hướng họ đến Chúa Jesus. Sự thành công của ông được tỏ rõ qua phản ứng của các môn đồ của ông đối với lời ông tuyên bố "Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời" (GiGa 1:36). Họ đã sẵn sàng thay đổi lòng trung thành của mình từ chỗ với ông sang với Chúa Jesus.Phần ký thuật trong 1:35-51 nầy đưa ra thông tin cần thiết cơ bản để hiểu

Page 75: Phuc am giang

được những lời ký thuật trong các sách phúc âm Cộng quan thế nào các môn đồ đầu tiên đã từ bỏ mọi sự và đi theo Chúa Jesus trước mạng lệnh của Ngài - Hãy đọc khúc Kinh thánh nầy và Mat Mt 4:18-22; Mac Mc 1:16-20; và LuLc 5:1-11. Phần ký thuật của Giăng cung cấp cho chúng ta một khuôn mẫu đơn giản nhưng hiệu quả về việc chinh phục linh hồn (xem Tenney 80-81). Điều nầy được minh họa trong Khung 4.1

KHUÔN MẪU DÀNH CHO VIỆC CHINH PHỤC LINH HỒN 1. Một lời làm chứng: GIĂNG :"Chiên Con của Đức Chúa Trời!"2. Một câu hỏi: Môn Đồ Giăng hỏi Chúa Jesus :"Thầy ở đâu?"3. Một Lời Mời: CHÚA JESUS :"Hãy đến xem"4. Sự Đáp Ứng: Vậy hai người đi...và ở lại cùng Ngài trong ngày đó5. Kết quả: Lòng tin nơi Chúa Jesus :"Chúng ta đã gặp Đấng Mêsia".

Chúng ta có thể áp dụng khuôn mẫu chinh phục linh hồn nầy vào cách làm chứng của mình về Chúa Jesus và chúng ta có thể trả lời đơn giản với lòng tin cậy trọn vẹn cho những người thắc mắc về niềm tin chúng ta đặt nơi Ngài. Trong phần giới thiệu bài học nầy chúng ta có nhắc đến việc có điều gì đó hết sức thu hút trong con người Chúa Jesus. Dân chúng tự nhiên được hấp dẫn đến với Ngài chính bởi bổn tánh của Ngài. Chúng ta có thể tự hỏi mình đời sống tôi có phản ánh đầy đủ bản tánh của Chúa Cứu Thế để người khác được thu hút mà tìm đến Ngài qua tôi chăng?Lời đề cập của Giăng về giờ thứ mười trong câu 39 là một trong những dấu hiệu cho thấy sách Phúc âm nầy là một lời ký thuật của người tận mắt chứng kiến. Câu 40 cho biết Anhrê là một trong hai người môn đồ của Giăng Báptít đã đi theo Chúa Jesus. Người viết sách Phúc âm nầy là Giăng có lẽ là môn đồ không được nêu tên. Bruce khẳng định điều nầy:Sự lưu ý đến những ngày nối tiếp nhau được kể ra trong phần nầy của câu chuyện cho thấy lời tường thuật ấy đặt cơ sở trên sự hồi tưởng của một người dự phần vào các sự kiện được mô tả, người khắc ghi vào ký ức mình hàng loạt chi tiết về lần làm quen đầu tiên với Chúa Jesus cho đến mãi mãi về sau nầy 1983, 55).Chúng ta không thể quả quyết Giăng đã dùng thang thời gian của người Hêbơrơ hay người Lamã khi ghi là giờ thứ mười. Người Do thái chia ngày thành 12 giờ bắt đầu vào lúc mặt trời mọc (6 giờ sáng) và kết thúc vào lúc mặt trời lặn (6 giờ chiều). Người Lammã chia ngày thành 24 giờ, từ nửa đêm đến nửa đêm. Giờ thứ mười của người Hêbơrơ là 4 giờ chiều; của người Lamã là 10 giờ sáng.5. Tenney bàn đến ý nghĩa cuộc trao đổi giữa Chúa Jesus với hai môn đồ của Giăng. Bạn hãy hoàn tất các câu sau đây để giải thích ý nghĩa đó:a. Câu hỏi của họ về Chúa Jesus cho thấy họ có một khao khát muốn

Page 76: Phuc am giang

...........................................................................................................................

............. b. Lời mời của Chúa Jesus dành cho họ cho thấy Ngài .....................................................................................................................................................................................c. Lời tuyên bố của Anhrê :"Chúng ta đã gặp Đấng Mêsia" cho thấy trong thời gian ở với Chúa Jesus...................................................................................................................................... Chúa Jesus phán cùng Simôn (câu 42) rằng "ngươi là Simôn con của Giôna. Ngươi sẽ được gọi là Sêpha". Để chú thích câu nầy, Tenney nói rằng (81): Từ một Simôn hay dao động và lưỡng lự, Ngài đã làm thành một Sêpha vững vàng và cứng như đá". Việc thay đổi tên nầy tượng trưng cho uy quyền lớn lao của Chúa Jesus để biến đổi đời sống của con người. Có nhiều lời làm chứng của những cuộc đời đã được thay đổi hoàn toàn bởi đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế Jesus. Có thể đó cũng là kinh nghiệm của chính bạn. Bruce viết rằng:Vào những năm về sau, khi Simôn Phierơ đã làm những công việc quyền năng đó trong danh Chúa Cứu Thế Jesus...Anhrê hẳn đã hồi tưởng lại ngày mà ông đưa anh mình đến gặp vị Thầy của họ với sự thỏa lòng sâu xa. Không ai có thể thấy trước điều Chúa Jesus sẽ làm cho người nam hay nữ mà mình đã đưa đến cho Chúa Jesus. Nhưng chính mình Chúa Jesus thì đã thấy điều Ngài có thể làm cho anh của Anhrê (1983, 57-68).6. Về tên gọi Simôn và cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Chúa Jesus với Simôn:a. Hãy giải thích ý nghĩa của tên Simôn...................................................................................................................................... b. Vì sao Chúa Jesus đã đổi tên Simôn thành Phierơ?....................................................................................................................................... Trong phần ký thuật về các môn đồ đầu tiên của Chúa Jesus, năm người trong số họ đã được kể tên1. Anhrê2. Một môn đồ không được nêu tên (có thể là Giăng tác giả)3. Simôn (được đổi tên thành Phierơ)4. Philíp5. NathanaênPhúc âm Giăng là sách duy nhất đề cập đến Nathanaên và một số các học giả Kinh thánh tin rằng ông là vị môn đồ được gọi là Bathêlêmi trong các sách

Page 77: Phuc am giang

Cộng quan (Mat Mt 10:3; Mac Mc 3:18; LuLc 6:14). Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, Chúa Jesus đã để lộ sự hiểu biết siêu phàm của Ngài trong khi nói chuyện với Nathanaên. Lời tiết lộ của Ngài về chỗ ở của Nathanaên trước khi Philíp gọi ông đã chinh phục nghi ngại ban đầu của Nathanaên về Chúa Jesus. Kết quả, Nathanaên đã lập tức thừa nhận Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời và là Vua của Ysơraên.Chúa Jesus không những biết chỗ Nathanaên ở khi Philíp gọi ông mà Ngài còn biết ông đã nghĩ gì lúc ấy. Các học giả Kinh thánh từ thời Augustine vào thế kỷ thứ tư đến nay đều kết luận rằng dưới chỗ trú của một cây vả, có lẽ Nathanaên đã suy gẫm về Giacốp và sự hiện thấy của người (xem SaSt 28:10-16). Tenney đồng tình với quan điểm đó. Augustine tin rằng GiGa 1:51 phải là lời ám chỉ SaSt 28:12. Điều nầy giải thích lý do Chúa Jesus mô tả Nathanaên là con người không có điều dối trá chi hết, hay tương phản với Giacốp. (Từ dối trá có nghĩa là xảo trá, lừa dối hay mưu mẹo; và cũng là lời định nghĩa của cái tên Giacốp)7. Hãy đọc lời giải thích của Tenney về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Jesus và Nathanaêna. Tenney giải thích câu 47 thế nào?...................................................................................................................................... b. Điều nầy cho chúng ta biết gì về tâm tánh của Nathanaên?..................................................................................................................................... 8. Hãy áp dụng khuôn mẫu chinh phục linh hồn mà chúng ta đã xem xét ở đầu phần nầy vào cuộc gặp gỡ giữa Nathanaên và Chúa Jesusa. Lời làm chứng: ........................................................................................................b. Thắc mắc: .................................................................................................................c. Lời mời: .....................................................................................................................d. Sự đáp ứng: ............................................................................................................e. Kết quả: ...................................................................................................................9. Ghép cặp mỗi môn đồ (trái) với phương cách người ấy đối với Chúa Jesus (phải)...a Anhrê...b Giăng (môn đồ không được nêu tên)...c Nathanaên

Page 78: Phuc am giang

...d Philíp

...e Simôn

Phép lạ thứ nhất Tenney 82-83; GiGa 2:1-11Giăng viết về Mary, mẹ Chúa Jesus hai lần trong sách Phúc âm nầy: Bà là nhân vật chính trong đám cưới ở tại Cana, và bà đã có mặt bên thập tự giá trong suốt thời gian Chúa Jesus chịu đóng đinh. Vai trò của bà ở tại lễ cưới nầy có lẽ hàm ý rằng bà giữ một vị trí trách nhiệm trong bữa tiệc. Tiệc cưới trong thời đó rất quan trọng và thường kéo dài nhiều ngày. Như Tenney cho biết, chủ nhân hoặc nữ chủ thết tiệc mà không cung cấp đầy đủ cho các vị khách là mắc phải một sự sỉ nhục nghiêm trọng.Việc Mary báo cho Chúa Jesus biết là hết rượu (2:3) cho thấy bà biết điều Ngài có thể làm để chế ngự tình cảnh bối rối nầy. Chúng ta có thể giả định rằng bà đang chờ đợi thời điểm khi mà những điều thiên sứ dự báo ba mươi năm trước được ứng nghiệm qua Chúa Jesus (xem LuLc 1:26-38)Trong bản dịch NIV, câu trả lời của Chúa Jesus trước thông báo hết rượu của mẹ Ngài là "Thưa bà, tôi với bà có sự gì chăng?" Trong một số các bản dịch tiếng Anh khác, bà chỉ được gọi là "Hỡi đờn bà kia", một cụm từ thường hàm ý thiếu tôn trọng, song khi Chúa Jesus sử dụng từ nầy, nó không hàm ý thiếu lòng tôn kính. Một lần khác trong 19:26, Ngài đã gọi bà là "Hỡi đờn bà kia (NIV) hay "Thưa bà" (các bản dịch khác) khi Ngài nói với sự quan tâm rõ rệt đối với tình trạng phúc lợi của bà.Câu trả lời của Chúa Jesus đối với mẹ Ngài "Giờ tôi chưa đến" không dễ diễn giải. Ở nhiều chỗ khác trong phúc âm Giăng, những thành ngữ như "Giờ đã đến", "Giờ Ngài", "Giờ ta", "giờ nầy", "thời giờ" ám chỉ đến sự chết của Chúa Jesus (xem 7:6, 8, 30; 8:20; 12:23, 27; 13:1). Nhưng bối cảnh của "giờ ta" trong câu 4 dường như không cho phép giải thích như thế, mặc dầu nó có thể hàm ý nhằm bày tỏ sự vinh hiển của Ngài (xem câu 11). Tuy nhiên, Mary vẫn cho thấy bà hoàn toàn tin chắc Chúa Jesus sẽ đáp ứng nhu cầu, và Ngài đã đáp ứngHãy chú ý lời giải thích của Tenney về chất lượng và số lượng của rượu mới được tạo ra. Mặc dầu một lời giải thích theo nghĩa đen của đoạn Kinh thánh nầy hẳn phải cho ý nghĩa nhiều hơn là ý nghĩa biểu tượng của nó, tuy nhiên, chúng ta vẫn nhìn thấy tính biểu tượng của nó. Như đoạn Kinh thánh cho biết, sáu ché đá đựng nước được người Do thái dùng cho việc tẩy rửa trong dịp lễ lạc. Tập quán tẩy rửa nầy, bao gồm việc rửa tay trước khi ăn và rửa các bình, chậu để thanh tẩy chúng, là một nghi lễ quan trọng đối với người Do thái (xem Mac Mc 7:3). Vì vậy về mặt biểu tượng, phép lạ biến nước thành rượu dường như đại diện cho sự thiếu kém của Do thái giáo và sự đầy

Page 79: Phuc am giang

đủ tương phản của Chúa Jesus Đấng cung ứng dư dật nhu cầu. Điều ý nghĩa là sản phẩm siêu nhiên ở đây, rượu, về sau, được Chúa Jesus chỉ định để tượng trưng cho huyết Ngài, chỉ bởi huyết đó mà tội lỗi con người được thanh tẩy. (Mat Mt 26:27-28)10. Ý nghĩa thuộc linh và mục đích chủ yếu của phép lạ đầu tiên của Chúa Jesus được nói lên trong câu 11. Qua đó Chúa Jesus đã tỏ bày sự..............................của Ngài, và kết quả là các môn đồ bèn................................................................................11. Theo Tenney, lòng tin được bày tỏ bởi các môn đồ vào thời điểm nầya) Đang tiến triển nhưng chưa hoàn toànb) Được nhận ra và được chứng tỏ cách trọn vẹnc) Yếu đuối và không chắc chắnd) Bị ngăn trở bởi sự nghi ngờ và lòng ghen tỵ12. Hãy giải thích ý nghĩa của phép lạ đầu tiên theoa. Sự giải thích nghĩa đen của nó................................................................................b. Sự giải thích mang tính biểu tượng của nó.............................................................Sự Ra Mắt Lần Đầu Tiên Tại Giêrusalem Tenney 83-84; GiGa 2:12-22; XuXh 12:1-20Bạn có đang dõi theo các cuộc hành trình của Chúa Jesus trên bản đồ của Tenney ở trang 46 không? Hãy tìm trên bản đồ vị trí của những nơi được nêu tên trong GiGa 1:28, 43-44; 2:1, 12-13Chúa Jesus đã đi từ xứ Galilê lên Giêrusalem ngay trước kỳ lễ Vượt Qua (câu 12,13). Mỗi một người nam Do thái vào tuổi mười hai hoặc lớn hơn đều mong đợi được tham dự kỳ đại lễ nầy để tưởng nhớ sự kiện giải phóng người Ysơraên ra khỏi nhà nô lệ Aicập. Hãy đọc Xuất 12 để hiểu rõ hơn bối cảnh lịch sử và thủ tục dành cho kỳ lễ nầy.Những người Do thái đến từ những nơi rất xa có quyền để mua các thú vật gần đền thờ để làm sinh tế. Song, những tay buôn bán lại bán các con vật ngay trong sân ngoài của đền thờ, nơi duy nhất dân ngoại có thể đến cầu nguyện...Nhiều đồng bạc cần phải được đổi thành tiền hiện hành mới được giới cầm quyền trong đền thờ chấp nhận, nên cần phải có những kẻ đổi bạc. Tuy nhiên, họ không được làm điều đó ngay trong đền thờ (1985, 1597).Tất cả những sự trao đổi làm ăn trong hành lang dân ngoại đó đã làm cho đền thờ trở thành một nơi rất khác với điều Đức Chúa Trời đã định cho đền thờ: Một nơi để thờ phượng và tương giao với Đức Chúa Trời.Hành động chống lại tính thương mại trong nơi thờ phượng của Chúa Jesus đã khiến các môn đồ Ngài nhớ đến lời cầu nguyện của Đavít trong Thi Tv 69:9 "Sự sốt sắng về nhà Chúa thiêu nuốt tôi" (so sánh với GiGa 2:17). Có

Page 80: Phuc am giang

một sự liên kết giữa khúc Kinh thánh nầy với sự trả lời của Chúa Jesus trong câu 19 trước câu hỏi của những người Do Thái muốn xin một dấu lạ để chứng minh uy quyền của Ngài. Ngài phán cùng họ rằng "Hãy phá đền thờ nầy đi trong ba ngày ta sẽ dựng lại". Nhìn sự việc trong ánh sáng câu trả lời của Chúa Jesus, là hàm ý ẩn dấu về sự chết và sự sống lại của Ngài, những từ ngữ "tiêu nuốt tôi" trong câu 17 có thể được xem là điều ám chỉ đến sự chết của Ngài.Người Do Thái cho rằng câu trả lời của Chúa Jesus nói đến một sự phá hủy và tái xây dựng đền thờ mà họ thờ phượng Đức Chúa Trời theo nghĩa đen Việc xây cất đền thờ nầy bắt đầu vào năm 20 trước công nguyên và mãi đến năm 63 S.C. Vẫn chưa hoàn thành câu nói của những người Do thái "Người ta xây đền thờ nầy mất bốn mươi sáu năm" (câu 2) xác định khoảng thời gian của việc Chúa Jesus tẩy sạch đền thờ là vào khoảng năm 26 hoặc 27 S.C.Khi Chúa Jesus phán "Hãy phá đền thờ nầy đi", Ngài đang muốn nói đến đền thờ của thân thể. Trong câu 14, từ hieron được dùng, chỉ đến tất cả các công trình xây dựng và (hành lang) các sân thuộc về đền thờ theo nghĩa đen. Trong câu 19, chỗ Chúa Jesus nói tiên tri về thân thể của Ngài, Ngài dùng từ naos, có nghĩa là "nơi thánh" và có liên quan đến đền tạm của thời Cựu ước, đặc biệt ám chỉ Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh. Sứ đồ Giăng cho thấy rằng ngay cả các môn đồ của Ngài cũng đã không hiểu sự ám chỉ ẩn dấu về sự chết và sống lại của Chúa Jesus cho đến khi các biến cố ấy xảy ra.Mặc dầu lúc đó Chúa Jesus không giải thích điều Ngài hàm ý, song phân đoạn nói về sự tẩy sạch đền thờ nầy đã công bố rằng một thời kỳ mới hầu như đã sẵn sàng bắt đầu bởi sự chết và sự sống lại của Chúa Jesus. Nó báo trước sự thay thế quy định thờ phượng cũ của người Do thái bằng một quy định mới của Cơ Đốc Nhân đang sắp xảy ra.Có những bài học thực tiễn nào cho chúng ta trong câu chuyện nầy không? Sự sốt sắng về nhà Chúa có tiêu nuốt chúng ta không? Ngày nay nếu Chúa Jesus đến viếng thăm tất cả các Hội Thánh được gọi bằng danh Ngài, liệu Ngài có phải hành động như Ngài đã làm với đền thờ Giêrusalem không? Liệu Ngài có phải đổ một số bàn hoặc đuổi những người kinh doanh tôn giáo tham tiền để chấn chỉnh lại Hội Thánh theo đúng nghĩa của một Hội Thánh không? Liệu Ngài có phát hiện rằng tính thương mại Cơ Đốc Giáo đã xâm nhập vào Hội Thánh hoặc chức vụ của bạn không? Hay là Ngài sẽ thấy Hội Thánh là một nơi thờ phượng Chúa, tại đó ai nấy đều có thể tìm thấy nơi thánh ở trong Ngài?13. Bởi vì cần phải có những kẻ đổi bạc và những người buôn bán súc vật vào dịp lễ Vượt Qua, tại sao Chúa Jesus lại phẫn nộ và hành động như vậy khi Ngài nhìn thấy họ?

Page 81: Phuc am giang

...........................................................................................................................

......... 14. Giải thích sự khác nhau giữa Hyvăn hieron như đã được người Giuđa dùng và naos như đã được Chúa Jesus dùng trong đoạn nầy........................................................................................................................................... 15. Sự thù địch của những người Do thái đối với Chúa Jesus đã bị kích thích dữ dội nhất khi Ngàia) Đuổi những kẻ đổi bạc ra khỏi đền thờb) Nói về sự chết và sự sống lại của Ngàic) Thừa nhận thẩm quyền với tư cách người đại diện đặc biệt của Đức Chúa Trờid) Bảo cho họ biết đền thờ sắp bị phá hủy16. Phân tích các khúc Kinh thánh sau đây và trả lời các câu hỏi:a. Chúa Jesus hàm ý điều gì khi Ngài phán :"Hãy phá đền thờ nầy đi trong ba ngày ta sẽ dựng lại"?........................................................................................................................................ b. Có mối liên hệ gì giữa câu nói trước đó của Chúa Jesus với câu Kinh thánh trong Thithiên "Sự sốt sắng về nhà Chúa tiêu nuốt tôi"?

Bài tự trắc nghiệm

CÂU LỰA CHỌN. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi1.Giăng Báptít đã trả lời những câu người ta hỏi về ông bằng cách mô tả mình làa) Êlib) Một tiên tric) Một sứ đồd) Một người dọn đường2. Theo nhiều học giả Kinh thánh, vị môn đồ không được nhắc tên của Giăng Báptít đã đi theo Chúa Jesus có thể làa) Sứ đồ Giăngb) Bathêlêmic) Anhrêd) Simôn3. Cuộc nói chuyện giữa Chúa Jesus và Nathanaên hàm ý rằng trước đó, khi Nathanaên ở dưới gốc cây vả, ông đang đọc đoạn Kinh thánh nói vềa) Chiên Con của Đức Chúa Trời

Page 82: Phuc am giang

b) Êlic) Đấng Mêsiad) Khải tượng của Giacốp4. Tên của môn đồ Chúa Jesus nào sau đây không thấy xuất hiện trong các sách Phúc âm Cộng quan?a) Simôn Phierơb) Nathanaênc) Anhrêd) Bathêlêmi5. Lời ám chỉ của Chúa Jesus về việc hủy phá và dựng lại đền thờ làa) Một lời tiên tri sẽ được ứng nghiệm vào năm 70 SCb) Một lời ám chỉ mang tính biểu tượng về sự thiếu thuộc linh của dân Do tháic) Một lời tiên tri liên quan đến sự chết và sự sống lại của Ngàid) Điều được các môn đồ Ngài hiểu ngayCÂU ĐÚNG SAI, Nếu là câu ĐÚNG, bạn hãy viết chữ Đ vào chỗ trống,viết chữ S nếu là câu SAI...6 Chúa Jesus xác nhận rằng Giăng Báptít đã làm ứng nghiệm lời tiên tri của Malachi về Êli....7 Đấng tiên tri mà Môise đã nói đến trong PhuDnl 18:15 chính là Êli...8 Lời mô tả của Giăng về Chúa Jesus là "Chiên Con của Đức Chúa Trời" dường như là một lời ám chỉ tiên tri về sự chết làm sinh tế của Chúa Jesus....9 Khuôn mẫu chinh phục linh hồn được minh họa trong bài học nầy bắt đầu bằng một câu hỏi....10 Những lời đầu tiên của các môn đồ Giăng khi họ gặp gỡ Chúa Jesus là "Chúng ta đã gặp Đấng Mêsia"...11 Chúa Jesus đã mô tả Nathanaên như một người mà trong lòng không có những bản tính cũ còn lại của Giacốp, nghĩa là Nathanaên không mưu mẹo hay lừa dối....12 Phép lạ đầu tiên của Chúa Jesus tượng trưng cho sự đầy đủ của Ngài nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của con người và tương phản với sự không đầy đủ của những thủ tục theo nghi lễ của người Do thái....13 Chúa Jesus đã mang lấy uy quyền như một người đại diện đặc biệt của Đức Chúa Trời khi Ngài đuổi những kẻ đổi bạc ra khỏi đền thờ...14 Phản ứng mạnh mẽ nhất của những người Do thái trước sự ra mắt lần đầu tiên của Chúa Jesus tại Giêrusalem là phản ứng trước lời tuyên bố của Ngài rằng Ngài sẽ phá hủy đền thờ....15 Rắc rối của việc buôn bán súc vật cho sự thờ phượng nơi đền thờ là nó được thực hiện trong khu vực duy nhất nơi dân ngoại được phép đến để thờ phượng và cầu nguyện.

Page 83: Phuc am giang

...16 Khi Chúa Jesus nói về sự phá hủy đền thờ, Ngài đã dùng chữ hieron là từ chỉ rõ toàn bộ công trình xây dựng và hành lang của đền thờ như là nơi thánh của Ngài....17 Có nhiều người Giuđa ở tại Giêrusalem khi nghe lời tuyên bố của Chúa Jesus rằng Ngài sẽ dựng lại đền thờ nầy trong ba ngày thì liền tin rằng Ngài là Đấng Mêsia.TRẢ LỜI NGẮN. Hãy trả lời vắn tắt các câu hỏi sau18. Chân lý thực dụng nào được thấy qua việc Anhrê và Philíp đưa những người khác đến với Chúa Jesus? 19. Có sự minh họa thực tiễn nào cho chúng ta trong việc Chúa Jesus đổi tên Simôn thành Phierơ?BÀI TIỂU LUẬN . Hãy viết câu trả lời của bạn trong vòng 50-100 từ20. Hãy giải thích hai tuyên bố quan trọng nhất của Giăng Báptít về Chúa Jesus và ý nghĩa về mặt thần học của hai lời tuyên bố đó. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học

1. a Từ nầy chỉ về Đấng Mêsia hay Đấng được xức dầu, là Đấng luôn được các tiên tri trong Cựu ước và dân Do thái trông đợi. Ngài sẽ là Đấng Giải Phóng dân tộc như Đức Chúa Trời đã hứa.b Dân Do thái tin rằng Êli, người không hề chết, sẽ trở lại trái đất trước khi Đấng Mêsia hiện đến, dựa trên MaMl 4:5-6.c. Dân Do thái đang trông đội Đấng tiên tri mà Môise đã nói tiên tri rằng Đức Giêhôva sẽ dấy lên (PhuDnl 18:15). Họ không nhận ra Đấng Tiên tri ấy chính là Đấng Mêsia.2. b) EsIs 40:1-53 b) Sự trở lại của Êli4. Sự ứng dụng của bạn có thể giống như vầy 1) Chúa Jesus là Đấng gánh tội lỗi chúng ta, 2) Chúa Jesus là Đấng làm báp tem cho chúng ta bằng Thánh Linh5.a Được thông công, làm bạn với Chúa Jesus, dành thì giờ ở với Ngài và tự do khám phá xem lời chứng của Giăng có xác thực chăng.

Page 84: Phuc am giang

b. Đã nghênh tiếp họ và đã trả lời những thắc mắc của họ về Ngàic. Chúa Jesus đã khiến họ tin chắc Ngài là Đấng Mêsia6. a Simôn nghĩa là "hay thay đổi hay dao động"b Ngài làm điều đó để tỏ cho thấy Simôn sẽ trở nên vững vàng, cứng vững như đá7. a "Nầy là một người Ysơraên thật, giống như Giacốp sau khi đã được Đức Chúa Trời mặc khải cho mình, trong người không còn bản tánh cũ của Giacốp nữa"b Ông không phải là một con người dối trá, mà hoàn toàn chân thật và ngay thẳng8. a Philíp nói cùng Nathanaên "Chúng ta đã gặp Đấng mà Môise có chép trong luật pháp, và các Đấng tiên tri cũng có nói đến, ấy là Đức Chúa Jesus ở Naxarét, con của Giôsép"b. Nathanaên :"Há có vật gì tốt ra từ Naxarét được sao?"c. Philíp: Hãy đến xem"c. Nathanaên đã đến cùng Chúa Jesus và trò chuyện cùng Ngàie. Nathanaên công nhận Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời và là Vua dân Ysơraên9 a 1) Được Giăng Báptít hướng dẫn đến với Chúa Cứu Thếb 1) Được Giăng Báptít hướng dẫn đến với Chúa Cứu Thếc 4) Được Philíp đưa đến Chúa Jesusd 3) Được Chúa Jesus kêu gọie 2) Được Anhrê đưa đến Chúa Jesus10. Vinh hiển; tin11. a) Đang tiến triển nhưng chưa hoàn toàn12. Câu trả lời của bạn có thể gần giống như thế nầya. Phép lạ đầu tiên nầy của Chúa Jesus là một dấu lạ bày tỏ sự vinh hiển của Ngài và dẫn đến kết quả là các môn đồ tin Ngài.b. Về mặt biểu tượng, việc biến nước trong thành rượu biểu tượng cho sự không đầy đủ của Do thái giáo và sự đầy đủ của Chúa Jesus để đem lại sự thanh tẩy thuộc linh. 13. Bởi vì họ đã chiếm dụng phần hành lang ngoài cửa đền thờ, là nơi duy nhất dùng làm chỗ thờ phượng của dân ngoại để họ đến đền thờ mà cầu nguyện.14. Hieron chỉ về tất cả những công trình xây dựng của đền thờ theo nghĩa đen. Naos chỉ về nơi thánh (Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh). Chúa Jesus dùng từ nầy để chỉ thân thể của chính Ngài.15. c) Thừa nhận thẩm quyền đặc biệt của người đại diện cho Đức Chúa Trời16. a Ngài muốn nói đến sự chết và sự sống lại của Ngài nhưng vào lúc ấy

Page 85: Phuc am giang

chưa ai hiểu Ngài cảb Cả hai câu nầy có thể đều ám chỉ về sự chết của Ngài

Chuyện Trò Với Những Người Có Lòng Tin

Giai đoạn xem xét được tiếp tục trong bài nầy khi chúng ta cùng đi với Chúa Jêsus và các môn đồ trong lúc họ vẫn đang ở tại Giêrusalem để dự Lễ Vượt Qua. Giăng đoạn 2 kết luận với những lời như sau về Chúa Jêsus :"Ngài không cần ai làm chứng về người nào, bởi Ngài tự hiểu thấu mọi điều trong lòng người ta" (câu 25). Chúa Jêsus có thể phân biệt giữa đức tin hời hợt với đức tin thật. Một số người đã thấy các dấu lạ Ngài làm thì bị thuyết phục, nhưng họ chẳng hề có một sự cam kết cá nhân hoàn toàn nào với Ngài cả.Một trong những người đã được thấy các dấu lạ là một người Pharisi tên Nicôđem. Có một bằng chứng trong Phúc âm Giăng cho thấy cuộc gặp gỡ giữa ông với Chúa Jêsus là một cuộc gặp gỡ của đức tin và lòng tin bề ngoài của ông đã phát triển thành sự cam kết hoàn toàn. Trong câu chuyện với Nicôđem có chứa một trong những câu Thánh Kinh nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh, đó là GiGa 3:16 thường được gọi là Phúc âm thu nhỏ". Câu Kinh Thánh ấy khẳng định tình yêu không đo dò được của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ qua việc ban Con yêu dấu của Ngài để đem lại sự cứu rỗi và sự sống đời đời cho hết thảy những ai tin nhận Ngài.Tiếp theo câu chuyện ấy, chúng ta đi trở lại miền đồng quê nơi Giăng Báptít đang làm phép báp tem. Lời chứng của ông là điều khẳng định 3:16.Cuộc gặp gỡ đức tin kế tiếp của Chúa Jêsus là với một phụ nữ người Samari. Những sự tiết lộ của Ngài về bà đã đem lại lòng tin tức thì và thúc đẩy bà đi thuật cho những người khác về Người biết điều có ở trong người ta. Cuộc gặp gỡ sau cùng trong giai đoạn nầy là với một quan thị vệ, con trai ông ta đang cần sự chữa lành. Chúa Jêsus nhìn thấy đức tin của quan thị vệ và đáp ứng ngay. Đó là dấu lạ thứ nhì được sứ đồ Giăng ký thuật.Trong mỗi một trường hợp, Chúa Jêsus đều nhìn vào tấm lòng của người Ngài giúp đỡ và đáp ứng đúng điều có cần để cảm thúc đức tin thật và sự cam kết của họ. Ngài cũng nhìn vào tấm lòng chúng ta; Ngài biết những yếu đuối của chúng ta. Chiều sâu của lòng thành thật chúng ta, và những nhu cầu thật sự của chúng ta. Khi chúng ta đến cùng Ngài, Ngài đáp ứng đúng điều chúng ta có cần để kéo chúng ta đến gần Ngài hơn. Nguyện Chúa cho bạn được khích lệ để đến với Ngài bằng tấm lòng chơn thật khi bạn học tập bài nầy.

Nicôđem phỏng vấn Chúa JêsusGiăng Báptít làm chứng về Chúa Jêsus

Page 86: Phuc am giang

Chúa Jêsus nói chuyện với người đàn bà SamariChúa Jêsus chữa lành Con Trai Quan Thị Vệ

Khi học xong bài nầy bạn có thể:- Mô tả mỗi cuộc gặp gỡ của đức tin được chép trong Giăng đoạn 3 và 4 cùng những kết quả của nó.- Giải thích điều Chúa Jêsus mặc khải cho Nicôđem về sự sanh lại và cho người đàn bà Samari về sự thờ phượng được Chúa chấp nhận.- Thảo luận điều Giăng Báptít làm chứng về chức vụ của chính ông và của Chúa Cứu Thế Jesus.- Đánh giá mối quan hệ của chính bạn với Chúa Cứu Thế trong ánh sáng những điều Ngài mặc khải cho Nicôđem và người đàn bà Samari; những sự bày tỏ của đức tin được nhìn thấy trong mỗi cuộc gặp gỡ trong Giăng đoạn 3 và đoạn 4.

1. Học tập bài nầy từng phần một theo những chỉ dẫn đã được cho trong bài 1. Tìm những lời giải thích của các từ then chốt trong bảng từ vựng nằm ở cuối quyển hướng dẫn học tập nầy, và dùng tự điển của bạn để tìm lời định nghĩa cho các từ khác trong quyển Tenney hoặc trong tập hướng dẫn nghiên cứu mà bạn thấy mới lạ với mình.2. Đọc Tenney từ trang 84-99 và 2:23-4:54 khi bạn học tập qua bài nầy, và tuân theo những phần chỉ định đọc dành riêng cho mỗi phần. Cũng đọc các đoạn Kinh Thánh khác được Tenney trưng dẫn hoặc có trong tập hướng dẫn nghiên cứu nầy3. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn

cùng lúcthế hệsự ưu việt, hàng đầu

NICÔĐEM PHỎNG VẤN CHÚA JESUS Tenney 84-90; GiGa 2:23-3:21Ba câu cuối của đoạn 2 cung cấp thông tin tiết lộ về những người đã chứng kiến sự bắt đầu chức vụ công khai của Chúa Jêsus. Quan trọng hơn nữa, ba câu nầy cho biết lý do vì sao Chúa Jêsus có thể giúp đỡ hiệu quả cho những con người Ngài đã gặp gỡ trong các cuộc tiếp xúc (đoạn 3-4). Lý do được nói trong 2:25 là "Ngài tự hiểu thấu mọi điều trong lòng người ta".Nhiều người (câu 23) chỉ có đức tin cạn cợt. Đức tin ấy dựa trên những dấu lạ thấy được mà Chúa Jêsus đã thực hiện chứ không mở rộng đến chỗ chấp nhận trọn vẹn những lời tuyên bố của Ngài. Đó là lý do vì sao Tenney nói rằng "Dân chúng tin Ngài nhưng Ngài không tin họ" (85). Chúa Jêsus hiểu

Page 87: Phuc am giang

biết thấu đáo tâm tánh và động cơ của mỗi một con người. Bởi vì Ngài nhận biết niềm tin bề ngoài của họ, nên Ngài không phó thác chính mình cho họ (câu 24).1. Hãy đọc lời giải thích của Tenney trên trang 85 nói về những phương diện tiêu cực và tích cực của câu 24 và 25 rồi trả lời các câu hỏi sau đây.a. Một thông tin tiêu cực nào được cho biết ở đây?............................................................................................................................................ b. Thông tin tiêu cực ấy dẫn đến sự thật gì về Chúa Jêsus để chuẩn bị chúng ta cho ba cuộc gặp gỡ tiếp theo của Ngài với các cá nhân?............................................................................................................................................ 2. Tham khảo bản đồ xứ Palestine của Tenney trên trang 46 và viết tên từng vùng của mỗi người trong số ba người đã gặp gỡ Chúa Jêsus sau đây:a. Nicôđem.......................................................................................................................b. Người đàn bà Samari...................................................................................................c. Quan thị vệ thành Cabênaum....................................................................................Phúc âm Giăng là sách phúc âm duy nhất có nhắc đến Nicôđem. Chúng ta coi ông như là một thành viên trong hội đồng tối cao của người Do thái, là tòa công luận Hội đồng gồm bảy mươi thành viên nầy đã được thành lập vào thời kỳ ưu thế thuộc về Hylạp và gồm có thầy tế lễ thượng phẩm, phục vụ như người đứng đầu và các trưởng lão, các thầy thông giáo, những người Pharisi và Sađusê được tuyển chọn.3. Hãy đọc lời đánh giá của Tenney về lời chào hỏi cùng tuyên bố đầu tiên của Nicôđem đối với Chúa Jêsus. Lời kết luận nào dưới đây KHÔNG được hàm ý trong câu nói của Nicôđem?a) Ông thừa nhận Chúa Jêsus là giáo sư của dân Do thái, được Đức Chúa Trời sai đếnb) Ông biết Chúa Jêsus chính là Đấng Mêsiac) Những dấu lạ của Chúa Jêsus đã tạo nên một ảnh hưởng trên ôngd) Lời tuyên bố của ông là bước đầu của đức tin hoặc lòng tin đặt nơi Chúa Jêsus4. Qua câu trả lời của Chúa Jêsus, Ngài tỏ rõ rằng Ngài biết nỗi thắc mắc thật sự nằm đằng sau câu nói đầu của Nicôđem, đó là câu nào?a) Ngài là ai?b) Làm thế nào mà Ngài có thể thực hiện các phép lạ?

Page 88: Phuc am giang

c) Ngài lấy thẩm quyền gì để dạy dỗ dân Do thái?d) Tôi phải làm gì để biết chắc mình được vào nước Đức Chúa Trời?Cuộc trò chuyện giữa Chúa Jêsus với Nicôđem hết sức có ý nghĩa bởi vì nó đánh dấu cơ hội Ngài phán rằng sự sanh lại là điều cần yếu cho hết thảy những ai muốn vào nước Đức Chúa Trời. Đây không phải sự sinh ra tự nhiên, mà là sự biến đổi về thuộc linh. Cụm từ "sanh lại" trong GiGa 3:3 cũng hàm ý "sanh từ trên". Hyvăn dành cho từ "lại" hay "một lần nữa" là anothen, cũng có nghĩa là "từ trên".Là một người lãnh đạo tôn giáo Do thái, Nicôđem đã được truyền thụ những kiến thức vững vàng về Do thái giáo chính thống, dạy rằng sự tuân giữ cẩn thật luật pháp và các lời truyền khẩu của các trưởng lão là cách để được Đức Chúa Trời chấp thuận. Song ông không thể hiểu được sự huyền nhiệm của sự sanh lại bởi vì ông chưa kinh nghiệm sự biến đổi thuộc linh là điều đến bởi sự cam kết hoàn toàn với Chúa Cứu Thế Jesus.5. Tenney giải thích từ không thể trong câu trả lời đầu tiên cho Nicôđem với ý nghĩaa) "Không có khả năng để"b) "Không quan tâm đến.."c) "Bị ngăn trở khỏi.."d) "Bị cấm làm.."6. Bạn có đồng ý với Tenney rằng Nicôđem không hiểu khái niệm sanh lại theo nghĩa đen, về thuộc thể không? Nếu đúng như vậy, thì câu hỏi bao gồm hai phần của ông ta trong câu thứ 4 hàm ý điều gì?.......................................................................................................................................... Trong lời giải thích về sự sanh lại (câu 5), Chúa Jêsus nhắc đến hai yếu tố quan trọng cần phải có là nước và Thánh Linh. Một số nhà chú giải cho rằng nước ám chỉ Lời của Đức Chúa Trời bởi vì nước tượng trưng cho vai trò của Lời Chúa trong sự thanh tẩy Hội Thánh như đã được mô tả trong Eph Ep 5:25-26, nhưng dường như Chúa Jêsus muốn nhắm vào nhu cầu phải ăn năn, mà nước của phép báp tem phải là dấu hiệu bên ngoài. Như Tenney nói (87), "Nước ở đây có lẽ nhắc nhở đến cuộc điều tra chức vụ của Giăng Báptít, và sự rao giảng về sự ăn năn và phép báp tem của ông hẳn còn tươi mới trong tâm trí của Nicôđem.Bruce cho rằng hai thành ngữ "sanh lại" hay "sanh từ trên" và "sanh bởi nước và Thánh Linh" có cùng một ý nghĩa, nhưng cách nói của thành ngữ thứ hai làm vang vọng lại lối diễn đạt theo Cựu ước và có thể đã được dự định để làm cho Nicôđem nhớ lại. Nếu ông ta đã nghĩ rằng không thể có người nào giành được một bản tính mới trong sự sống thứ hai, thì hãy để ông nhớ rằng Đức Chúa Trời đã hứa thực hiện chính điều đó cho dân Ysơraên"

Page 89: Phuc am giang

(1983, 84). Ở đây Bruce muốn nói đến câu Kinh Thánh trong Exe Ed 36:25-27 "Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch...Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi và đặt thần mới trong các ngươi..Ta sẽ đặt thần ta trong các ngươi"7. Những nhà lãnh đạo Do thái đã xem 36:25 như là thẩm quyền của Kinh Thánh để làm báp tem cho những người quy đạo. Hãy đọc điều Tenney nói (87) về lý do vì sao. Nicôđem lại có ác cảm với ý nghĩ làm báp tem cho chính mình. Sau đó bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:a. Phép báp tem đối với Nicôđem có ý nghĩa gì? ...................................................................................................................................................................................................... b. Vì sao một bước như vậy đối với ông là sỉ nhục? ................................................................................................................................................................................................. Câu 6 phân biệt dứt khoát giữa sự sinh ra bình thường (tức là sự sinh ra bởi xác thịt) và sự sinh bởi Đức Chúa Trời (tức là sinh bởi Thánh Linh). So sánh điều nầy với GiGa 1:12-13. Chúa Jêsus dùng sự tương đồng trong câu 8 để mô tả công việc của Thánh Linh. Gió là một sự minh họa thích hợp về công việc của Đức Thánh Linh bởi vì nguồn gốc của cả hai đều không dễ khám phá nhưng kết quả của cả hai đều không dễ khám phá nhưng kết quả của cả hai đều thấy được và kinh nghiệm được một cách dễ dàng. Nguồn gốc của Thánh Linh là bí ẩn đối với con người, song họ có thể cảm biết sự hiện diện của Ngài và nhận ra những kết quả của sự vận hành của Ngài ở trên chính họ và những người khác. Hy văn của từ Thánh Linh và gió đều như nhau: pneuma. Vì vậy trong nguyên ngữ, sự tương đồng nầy lại còn mạnh mẽ hơn nữa.8. Sự ví sánh giữa gió với Thánh Linh của Chúa Jêsus cho thấy:a) Sự sanh lại về thuộc linh có thể được giải thích ra hầu cho ai nấy cũng đều hiểu được.b) Sự sanh lại về thuộc linh giống với sự sinh ra tự nhiênc) Mặc dầu công việc ẩn dấu của Thánh Linh trong lòng một người không thể giải thích được, nhưng những kết quả của sự sanh lại thuộc linh có thể nhận thấy được.Câu hỏi cuối cùng của Nicôđem là "Điều đó làm thế nào được?" Có thể được giải thích như là nỗi khao khát của ông muốn có được kinh nghiệm đổi mới tâm linh mà Chúa Jêsus vừa phán. Tenney mô tả điều đó như là "một lời cầu xin nghiêm túc để tìm được phương cách hoàn thành" (87). Câu trả lời của Chúa Jêsus phản ánh sự ngạc nhiên của Ngài trước việc Nicôđem bất

Page 90: Phuc am giang

lực, không hiểu được lẽ thật thuộc linh mà Ngài vừa cắt nghĩa qua sự so sánh trong kinh nghiệm tự nhiên hoặc thuộc thể. Chúng ta có hiểu vì sao Ngài do dự khi cố gắng giải thích thêm (câu 11-12). Nhưng Chúa Jêsus, là Đấng nối duy nhất giữa lãnh vực thuộc linh và thuộc thể, (câu 13) chỉ do dự trong chốc lát. Và rồi, khi biết rằng Nicôđem rất thành thạo Cựu ước, Ngài tìm cách đạt đến được tấm lòng của Nicôđem qua việc dùng biểu tượng trong câu chuyện con rắn đồng (xem Dan Ds 21:4-9). 9. Đọc 21:4-9, GiGa 3:14-18, 12:32-33 và sáu điểm so sánh của Tenney giữa con rắn đồng với Chúa Jêsus. Sau đó hãy hoàn tất biểu đồ dưới đây để minh họa sự so sánh đó.

BIỂU TƯỢNG CON RẮN BẰNG ĐỒNG Văn phong của Giăng không luôn luôn tỏ rõ phần kết của một lời trích dẫn trực tiếp. Không chắc các câu từ 16-21 có phải là lời của Chúa Jêsus nói với Nicôđem trong lúc nầy hay không, hay đó là lời nhận định mang tính giải thích của chính tác giả sách phúc âm. Tenney tin rằng nếu đó không phải thật sự là lời của Chúa Jêsus thì chắc chắn cũng là lời đặt cơ sở trên những gì Ngài đã phán với Nicôđem. Tenney cũng đưa ra những ý kiến ngược lại của các nhà chú giải khác ở phần chú thích ở cuối trang 89.10. Đọc 3:16-21 và những nhận xét của Tenney về khúc Kinh Thánh quan trọng nầy. Sau đó hãy cho biết đoạn Kinh Thánh nầy bày tỏ gì về mỗi một chủ đề sau đây.a. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với thế gian...............................................................b. Kết quả thái độ của Đức Chúa Trời............................................................................c. Mục đích của Ngài dành cho thế gian........................................................................d. Chiều rộng hoặc phạm vi của lời mời gọi nầy............................................................e. Hậu quả tất yếu của lòng vô tín...................................................................................f. Kết quả của lòng tin......................................................................................................

PHẠM VI CỦA GIĂNG 3:16 Sách Phúc âm Thu Nhỏ

- Tình yêu của Đức Chúa Trời là VÔ GIỚI HẠN- Đức Chúa Trời đã ban điều TỐT NHẤT của Ngài: Con Yêu Dấu của Ngài- Quà tặng của Đức Chúa Trời dành cho CẢ THẾ GIAN

Page 91: Phuc am giang

- Sự tiếp nhận món quà của Đức Chúa Trời mang lại sự tha thứ cho MỌI TỘI LỖI- HẾT THẢY MỌI NGƯỜI tin nơi Chúa Jêsus và tiếp nhận sự hy sinh của Ngài cho tội lỗi đều nhận được sự sống đời đời.- KHÔNG AI tiếp nhận sự hy sinh của Chúa Jêsus mà bị hư mất (phải chết mất đời đời)TOÀN BỘ PHÚC ÂM CHO TOÀN THẾ GIỚI

Thật thú vị là không có dấu hiệu gì trong câu chuyện có cuộc gặp gỡ giữa Chúa Jêsus với Nicôđem cho thấy viên quan chức Do thái nầy đã có quyết định gì đối với Chúa Cứu Thế. Song chúng ta đã gặp lại ông ở đoạn 7, tại đó ông đã gián tiếp bênh vực Chúa Jêsus trước các nhà cầm quyền Dothái khác, và trong đoạn 19 nơi ông giúp Giôsép người Arimathê chôn cất Chúa Jêsus. Dường như vào một thời điểm nào đó ông đã đến với giây phút quyết định cá nhân, đã đặt đức tin nơi Chúa Jêsus và đã đến chỗ hoàn toàn kết ước để phụng sự Ngài.

GIĂNG BÁPTÍT LÀM CHỨNG VỀ CHÚA JESUS Tenney 90-91; 3:22-36Những lời ký thuật về chức vụ công khai của Chúa Jêsus trong các sách Phúc âm Cộng quan tạo cho người đọc một ấn tượng rằng chức vụ công khai nầy đã bắt đầu sau khi Giăng Báptít bị bỏ tù. Tuy nhiên, các đoạn đầu nầy của Phúc âm Giăng cho thấy rằng, trong một khoảng thời gian nào đó trước khi vị tiền hô nầy bị bỏ tù, cả hai đều đã hành chức vụ cùng lúc. Chỉ một mình Phúc âm nầy đưa ra lời ký thuật về các sự kiện trong năm giữa khoảng thời gian Chúa Jêsus nhận báp tem với việc Giăng bị cầm tù mà đôi khi được gọi là "năm yên lặng". Các sách Phúc âm căn bản chỉ đề cập đến một năm trong chức vụ công khai của Chúa Jêsus. Tuy nhiên, phần ký thuật theo trình tự thời gian của Giăng liệt kê một số các kỳ lễ Vượt Qua, đã tỏ rõ rằng Chúa Jêsus đã thi hành chức vụ ít nhất là ba năm. Vậy, trong khi các sách Cộng quan mô tả chủ yếu chức vụ của Chúa Jêsus trong vùng Galilê, thì Giăng cho chúng ta nhiều thông tin về chức vụ ban đầu của Chúa Jêsus tại vùng Giuđê hơn là tác giả của các sách Phúc âm khác.Xét đến những khác nhau đó, chúng ta nên xem xét các phần ký thuật Phúc âm như là các phần bổ sung cho nhau. Chúng ta đã thấy Giăng rất chọn lọc trong các sự kiện ông viết: ông bỏ đi một số điều được ký thuật trong các sách Cộng quan, và ông ghi chép các sự kiện khác không được nhắc đến trong ba sách Phúc âm đầu.Khung 5.2 cho ta một số những chi tiết thú vị về những điểm khác nhau giữa các sách Cộng quan và phúc âm Giăng. Những chi tiết nầy được qui cho một giáo phụ của Hội Thánh đầu tiên, Clement ở Alexandria (năm 155-220 S.C).

Page 92: Phuc am giang

Chúng được trích từ Bộ A Select Library of Nicene and Post - Nicene Fathers of the Christian Church Quyển I ( 1961, 153). Lời giải thích nầy về trình tự thời gian của các phần ký thuật Phúc âm có thể soi sáng thêm những khác biệt trong điều được ký thuật.

Việc Chúa Jêsus ngày càng có ảnh hưởng đã dẫn đến sự ganh tỵ của một số các môn đồ của Giăng Báptít. Họ đến gặp thầy mình để hỏi ông việc đó (câu 26). Giăng trả lời :"Ví chẳng từ trên trời ban cho, thì không một người nào có thể lãnh chi được" (câu 27) áp dụng cho ông cũng như cho những người Do thái. Ngoài ra, lẽ thật về uy quyền từ trời nầy cũng cần được mọi người thừa nhận. Giăng tiếp tục bằng cách khẳng định điều ông đã nói trước đó về vai trò thứ yếu của ông đối với Chúa Jêsus và tính chất chuẩn bị trong chức vụ của ông (câu 28).Giăng giải tỏ thêm về mối quan hệ của ông với Chúa Jêsus bằng cách nhắc đến khái niệm về mối quan hệ giữa chú rể với cô dâu trong Cựu ước như một sự tương đồng của mối quan hệ giữa Đức Giêhôva với dân sự Ngài (câu 29). Ví dụ, hãy so sánh hình ảnh nầy với gánh nặng và sứ điệp chính của tiên tri Ôsê và của EsIs 54:1-10. Trong nền văn hóa đông phương cổ, bạn của chàng rể là người trao cô dâu cho chú rể của nàng - Chính niềm vui đặc biệt của bạn chú rể là khi nghe lời cầu hôn của chàng rể được chấp nhận. Giăng Báptít đã coi mình như bạn của chàng rể. Và niềm vui của mình nay đã được trọn vẹn.Câu cuối cùng Giăng Báptít nói về mối quan hệ giữa ông với Chúa Jêsus được tìm thấy trong câu 30 :"Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống". Được xem xét trong bối cảnh của nó, câu nầy ám chỉ đến sự hâm mộ của quần chúng và ảnh hưởng trước mắt của cả Chúa Jêsus lẫn Giăng. Tuy nhiên, điều nầy không nên bị giới hạn trong lời giải thích ấy. Lời công bố của Giăng là một dấu hiệu cho thấy sự ưu việt của Chúa Cứu Thế cả trong vũ trụ lẫn cõi đời đời, là một giáo lý được nói đến cách cụ thể hơn trong Côlôse 1:13-18;:Vì Ngài (Đức Chúa Trời) đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài, trong Con đó chúng ta có sự cứu chuộc là sự tha thứ. Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra hết thảy mọi vật được dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài. Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội Thánh. Ngài là ban đầu, sanh trước nhất từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật Ngài đứng đầu hàng.

Page 93: Phuc am giang

11. Theo quan điểm của CoCl 1:13-18, hãy so sánh câu nói của Giăng Báptít trong GiGa 3:30 với vai trò của chúng ta là các chi thể trong thân thể thuộc linh của Chúa Cứu Thế, tức là Hội Thánh của Ngài.......................................................................................................................................... Ở đây lại một lần nữa, bắt đầu bằng câu 31, sự chuyển tiếp từ lời trưng dẫn trực tiếp của tác giả sách Phúc âm về Giăng Báptít sang lời bình mang tính giải thoát của chính tác giả không được đánh dấu rõ ràng. Về các câu từ 31-36, Tenney nói rằng "bàn tay của tác giả được nhìn thấy một cách rõ ràng, không thể nhầm lẫn được" và rằng những câu nầy "vẫn bao hàm những lời kêu gọi được khai triển thêm của các câu từ 16-21" (90)12. Đọc lời chú thích của Tenney về GiGa 3:22-36 và trả lời các câu hỏi sau:a. Giăng trả lời thế nào với những người đặt ông vào địa vị ngang hàng với Chúa Jêsus? ................................................................................................................................b. Tenney hàm ý điều gì khi ông nói "Sự đối lập của lời chứng thuộc về trời và thuộc về đất đã được khẳng định và uy quyền của lời chứng trước đã được nhấn mạnh (Lưu ý: Từ đối lập chỉ đến những sự đối nghịch hoặc tương phản)....................................................................................................................................................................... c. Có thông tin mới gì được cho trong câu 36 về lòng tin và sự sống đời đời?.........................................................................................................................................d. Có thông tin mới gì được cho về lòng vô tín? .....................................................................................................................................................................................................Trong bản Kinh Thánh NIV câu 36 được dịch như vầy "Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy". Ở một số các bản dịch khác, những từ hễ ai không vâng lời được dùng thay cho những từ ai không chịu tin, và đó là cách giải thích mà Tenney đặt cơ sở cho những lời chú thích của ông. Điều nhấn mạnh đó là niềm tin đặt nơi Con có nghĩa là sự vâng phục ý muốn của Ngài, trong khi sự vô tín và khước từ hàm ý sự không vâng phục. Chúng ta không thể tin Con nếu không vâng phục Ngài hoặc như Tenney nói, phải tích cực cam kết chính mình với thẩm quyền của Ngài. Ngài phải giữ vị trí hàng đầu ưu việt trong đời sống chúng ta.

Page 94: Phuc am giang

CHÚA JESUS NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ĐÀN BÀ SAMARI Tenney 91-97; GiGa 4:1-42Khi Chúa Jêsus biết rằng sự thành công của Ngài trong công việc chinh phục các môn đồ là chủ đề quan tâm của những người Pharisi, thì Ngài lìa xứ Giuđê và trở về Galilê. Ngài không muốn các đối thủ của Ngài chất vấn về chức vụ của Ngài sớm hơn dự định (4:13). Như Tenney cho thấy, những ngày đầu nầy của chức vụ Ngài thậm chí cũng không được đưa vào phần ký thuật của các sách Phúc âm Cộng quan, và Chúa Jêsus cũng chưa sẵn sàng để tham gia vào "cuộc chiến công khai với các kẻ thù của Ngài" (91). Trên đường về Galilê, Ngài đi ngang qua vùng Samari và dừng chân tại thành Sikha (xem bản đồ Tenney trang 46).Mặc dầu lộ trình ngắn nhất từ Giuđê đến Galilê là băng ngang Samari, song đó không phải là lộ tuyến thông thường để người Do thái sử dụng. Vì cớ sự thù nghịch chung giữa dân Do thái và dân Samari, người Giuđa thường băng qua sông Giôđanh và đi xuyên qua vùng Bêrê trong khi cần đi lại giữa Giuđê và Samari (xem LuLc 9:51-56). Nhưng câu 4 cho thấy Chúa Jêsus "phải đi ngang qua xứ Samari" (in nghiêng là ý tôi).13. Theo Tenney (90-91) gợi ý, lý do nào giải thích vì sao Chúa Jêsus phải đi ngang qua xứ Samari?a) Đây là một vấn đề cần thiết về mặt địa hình địa phươngb) Ngài buộc phải làm theo ý muốn của Cha Ngàic) Đây là một vấn đề về mặt áp lực của xã hộid) Ngài coi đó là một bổn phận cá nhânDân Samari là con cháu của mười chi phái phía bắc của Ysơraên. Tuy nhiên, họ không phải là dân Do thái thuần chủng như các dòng dõi của vương quốc phía nam, là những người sống trong vùng Giuđê, họ là một dân tộc có huyết thống pha lộn do kết quả của sự kết hôn lẫn lộn giữa người Ysơraên còn lại trong xứ khi dân chúng nước phía bắc bị lưu đày với những dân ngoại bang được người Asyri đem vào trong xứ. (Bản Kinh Thánh nghiên cứu NIV, 1985, 1456). Sau khi vua Sạcgông của Asyri, tiến chiếm Samari vào năm 722 T.C, ông "đem người ở Babylôn, Cutha, Ava, Hamát và Sêphạtraim, đặt ở trong các thành của Samari, thế cho dân Ysơraên. Chúng chiếm lấy nước Samari, và ở trong các thành nó" (IIVua 2V 17:24). Trong thời Đấng Christ, người Samari thờ phượng tại đền thờ của họ trên núi Gêrixim. Bởi vì người Samari có huyết thống pha trộn nên họ bị dân Giuđa coi là không sạch, và vì thế có sự thù địch giữa hai nhóm dân nầy.Hãy lưu ý trên trang 92 Tenney ủng hộ ý tưởng cho rằng sứ đồ Giăng đã dùng hệ thống tính giờ trong ngày của người Do thái, là cách tính mười hai giờ trưa là giờ thứ sáu.

Page 95: Phuc am giang

14. Tenney cho rằng người đàn bà Samari đã đến bên giếng vào mười hai giờ trưa bởi vìa) Đó là giờ theo tập quán cho các phụ nữ ghé đến giếng nướcb) Kéo nước vào giờ đó dễ dàng hơnc) Bà muốn tránh các phụ nữ khác trong làngd) Những phụ nữ chưa lập gia đình không thường xuyên đến giếng nướcKhung 5.3 tóm tắt các sự kiện được Tenney trình bày về người đàn bà Samari để giúp chúng ta hiểu cách tiếp cận của Chúa Jêsus khi Ngài đưa ra một lời mời gọi khiến dẫn đến đức tin của bà đặt nơi Ngài.NGƯỜI ĐÀN BÀ SAMARI Đặc điểm cá nhân: Kém hiểu biết, tội lỗi, nghèo, bị ruồng bỏ, khiếm nhã (thiếu tôn kính) ồn ào (thô lỗ).Chúa Jêsus kêu gọi: Lòng tốt của bà, sự hiếu kỳ, mong muốn, tham vọng, ý thức đạo đức, đức tin căn bản của bà.Bà bày tỏ sự nhận biết của bà về Chúa Jêsus càng lúc càng rõ hơn bằng cách ám chỉ Ngài một cách tiệm tiến, như là: Một người Giuđa, một người lớn hơn Giacốp, một đấng tiên tri, Đấng Mêsia.

15. Đọc Tenney các trang từ 92-95, sau đó hãy ghép cặp mỗi lời giải thích với loại kêu gọi Chúa Jêsus đã thực hiện với người đàn bà Samari mà nó minh họa ...a Ngài xin bà nước uống...b Ngài tỏ cho thấy Ngài biết điều bà không biết...c Ngài đưa ra loại nước để bà không bao giờ phải khát nữa...d Ngài cho bà thấy bà có thể có được điều Ngài phải cung ứng...e Ngài vạch trần cuộc đời của bà...f Ngài yêu cầu bà đi gọi chồng bà; kế đó, Ngài nêu ra cho bà phương thức của sự thờ phượng thật....g Ngài đáp ứng nhu cầu riêng sâu xa mà bà bày tỏ khi bà bày tỏ lòng quan tâm của bà về nơi thờ phượng.

Trong cuộc trò chuyện giữa Ngài với người đàn bà Samari, Chúa Jêsus đưa ra một số những tiết lộ quan trọng. Tóm lại, đó là:1. Ngài là nguồn "nước sống" hay sự sống đời đời (câu 14)2. Những người thờ phượng thật "sẽ thờ lạy Cha bằng tâm thần và lẽ thật" (câu 23-24). Điều nầy không lệ thuộc vào nơi thờ phượng mà phụ thuộc vào cách thờ phượng. Bản Kinh Thánh Khảo Cứu NIV giúp chúng ta hiểu điều nầy. "Sự thờ phượng thật phải phù hợp với bản chất của Đức Chúa Trời, là thần linh. Trong Phúc âm Giăng, lẽ thật được liên kết với Chúa Cứu Thế (GiGa 14:6), một yếu tố quan trọng lớn để hiểu biết đúng đắn sự thờ phượng của người Cơ Đốc" (1985, 1600).

Page 96: Phuc am giang

3. Ngài là Đấng Mêsia hay Chúa Cứu Thế (câu 26) sự tự mặc khải nầy rất đáng lưu ý bởi vì đây là lời ghi nhận duy nhất về lời xưng nhận cụ thể của Chúa Jêsus, rằng Ngài là Đấng Mêsia trước khi Ngài chịu hoạn nạn. Điều thú vị là sự mặc khải nầy chứa đựng trong nguyên ngữ một từ "Ta là" (ego emini) khẳng định thần tính. Chúng ta sẽ tìm thấy những lời xác nhận tương tự nhiều lần hơn nữa trong Giăng; ví dụ xem 8:58. Nguồn gốc sự bày tỏ về thần tánh nầy nằm trong danh của Đức Chúa Trời tự mặc khải, được ban cho Môise trong XuXh 3:14.16. Sự tôn trọng của người đàn bà Samari đối với Chúa Jêsus tăng dần lên qua phương cách Ngài mặc khải chính mình Ngài cho bà. Bà gọi Ngài là gì qua mỗi câu sau đây?a. Câu 9.............................................................................................................................b. Câu 19.........................................................................................................................c. Câu 29 hàm ý rằng bà tin Ngài là...............................................................................Câu 39-42 là lời mô tả về kết quả lời làm chứng của người đờn bà nầy với người dân sống trong thành Sikha với bà. Lời làm chứng của bà được kết hợp với lời làm chứng của chính mình Chúa, khiến cho nhiều người Samari xưng nhận Chúa Jêsus là "Cứu Chúa Của Thế Gian" (câu 42). Lời xưng nhận đó của dân Samari thật quan trọng vì nó nhấn mạnh tính phổ biến toàn cầu của công việc Chúa Cứu Thế đã được hoàn tất khi Ngài chịu chết trên thập tự giá như một "giá chuộc cho mọi người" (ITi1Tm 2:6). Điều nầy cũng dạy dỗ một bài học thực tiễn cho thấy lời làm chứng của con người cần được khẳng quyết bởi lời chứng của Đức Chúa Trời (Lời Chúa) ngõ hầu đưa con người đến đức tin thật trong Chúa Cứu Thế Jesus.Tenney mô tả cuộc trao đổi của Chúa Jêsus với các môn đồ (câu 27-38) như là "sự kiện xen vào câu chuyện chính nhưng không phải là không quan trọng" (câu 96). Khi Chúa Jêsus bảo họ :"Ta có một thứ lương thực để nuôi mình mà các ngươi không biết", (câu 32) họ đã tỏ ra thiếu sự hiểu biết thuộc linh giống như điều Nicôđem đã bày tỏ trong buổi bàn luận về sự sanh lại và người đàn bà Samari đã bày tỏ trong cuộc thảo luận về nước hằng sống. Trong cuộc trao đổi với các môn đồ, Chúa Jêsus nói rõ rằng nỗi đam mê chính của Ngài trong đời nầy còn mạnh hơn cả sự thèm ăn, đó là làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha. Điều nầy bao gồm công tác rao giảng sứ điệp Phúc âm cho kẻ hư mất hầu cho họ tin nhận Ngài và được sự sống đời đời. Các môn đồ của Ngài sẽ tiếp tục công tác nầy và hoàn tất nó sau khi Chúa

Page 97: Phuc am giang

Jêsus hoàn tất công việc Ngài và đi ở với Cha Ngài.17. Theo Tenney, điều gì đã thúc giục Chúa Jêsus phán cùng các môn đồ Ngài rằng "Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng đã vàng sẵn cho mùa gặt" (câu 35)................................................................ 18. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG dựa trên GiGa 4:1-42 và quan điểm của Tenney về khúc Kinh Thánh nầy:a. Cách tiếp cận của Chúa Jêsus với người đàn bà Samari rất giống với cách Ngài tiếp cận Nicôđem bởi vì cả hai đều rất giống nhaub. Chúa Jêsus thật tinh tế song kiên nhẫn trong những lời kêu gọi khác nhau nhằm thu hút sự chú ý của người đàn bà Samari.c. Mỗi một câu trả lời của người đờn bà Samari với Chúa Jêsus đều cho thấy lòng tôn kính lớn lao của bà dành cho Ngài.d. Chúa Jêsus đã làm gương rằng phương cách hữu hiệu để chinh phục tình bạn của một người là phải hỏi thăm người ấy điều người ấy quan tâm.e. Khi Chúa Jêsus nói về "nước sống", Ngài muốn nói đến sự sống đời đời sẵn ban cho chỉ bởi lòng tin đặt nơi Ngài.f. Những điều Chúa Jêsus bày tỏ cho người phụ nữ nầy về chính bà khẳng định rằng Ngài biết điều có ở trong con người.g. Bằng cách vận dụng khả năng hiểu biết tiên tri của Ngài, Chúa Jêsus đột ngột đi thẳng vào lòng người phụ nữ và bày tỏ nhu cầu tâm linh của bà.h. Việc nhắc đến mùa gặt của Chúa Jêsus cho thấy rằng, trong mùa gặt linh hồn cho Đức Chúa Trời người gieo giống sẽ luôn luôn gặt hái.i. Bởi việc nhận nước từ chiếc bình của người phụ nữ nầy, Chúa Jêsus làm cho chính mình Ngài ra ô uế về mặt nghi lễ theo những quy định của Do Thái Giáo chính thống.j. Sự thờ phượng thật bao gồm sự thờ phượng đúng chỗ và đúng cách.19. Nói lên một lời định nghĩa về sự thờ phượng được chấp nhận dựa trên lời dạy dỗ của Chúa Jêsus được nêu lên trong Giăng đoạn 4.

CHÚA JESUS CHỮA LÀNH CHO CON TRAI QUAN THỊ VỆ Tenney 97-99; GiGa 4:43-54Sau hai ngày ở lại với dân Samari, Chúa Jêsus tiếp tục cuộc hành trình đến Galilê. Khi Ngài đến nơi, dân chúng mừng đón Ngài vì hai lý do: Họ nhớ đến phép lạ đầu tiên của Ngài ở tại Cana, và nhiều người trong số họ đã có mặt tại Giêrusalem dự Lễ Vượt Qua đã thấy các công việc của Ngài tại đó.Phần ký thuật về viên quan của triều đình hay "vị quý tộc" có con trai cần được chữa lành làm tương phản đức tin bề ngoài với đức tin thật. Đang khi Chúa Jêsus ở tại Cana, viên quan nầy đã đến gặp Ngài và xin Ngài đến Cabênaum mà chữa lành cho con trai ông. Để trả lời người đàn ông nầy,

Page 98: Phuc am giang

Chúa Jêsus phản kháng lòng tin hời hợt của những người đến với Ngài chỉ vì những ơn phước thuộc thể qua các phép lạ. Ngài muốn người ta đến cùng Ngài không những chỉ vì những gì Ngài làm cho họ nhưng còn vì chính con người của Ngài nữa. Ngài muốn người ta phải tin và vâng theo lời Ngài.Tuy nhiên, viên quan nầy dường như không ngã lòng trước lời phản kháng của Chúa Jêsus. Ông cứ kiên trì trong lời thỉnh cầu của mình và xin Chúa Jêsus đến chữa lành cho con trai ông trước khi quá muộn (câu 49) Chúa Jêsus trả lời "Hãy đi, Con của ngươi sống".Lời ký thuật của Giăng chỉ cho chúng ta biết rằng :"Người đó tin lời Đức Chúa Jêsus đã phán cho mình, bèn đi" (câu 50). Tenney gợi ý rằng hẳn phải có những ý tưởng xung đột nhau trong tâm trí của viên quan khi Chúa Jêsus bảo rằng con ông sống. Có lẽ đây là sự thử nghiệm của đức tin ông. Dầu sao ông cũng đã quyết định đúng và đã bày tỏ đức tin của ông đặt nơi Chúa Jêsus bằng cách tin và tiếp nhận lời Ngài. Về sau khi ông được tin con trai ông đã được lành vào đúng giờ ông gặp gỡ Chúa Jêsus, ông quá đỗi vui mừng và cả nhà ông đều "tin Chúa". Hãy lưu ý điều Tenney nói về sự khác nhau giữa việc sử dụng từ tin trong câu 50 và 53.Câu chuyện nầy chứng tỏ rằng đức tin để cầu nguyện cho một nhu cầu đó có thể dẫn đến đức tin để tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa Cứu Thế. Đây là một nguyên tắc chúng ta có thể áp dụng vào chức vụ hầu việc của mình cho những người chưa đặt đức tin họ nơi Chúa Jêsus.20. Giải thích sự khác nhau trong niềm tin của quan thị vệ được diễn tả trong hai câu 50 và 53a. Câu 50 ...........................................................................................................................b. câu 53............................................................................................................................Tenney kết luận ở câu 99 bằng cách so sánh ba loại đức tin được trình bày trong ba cuộc gặp gỡ với Chúa Cứu Thế mà chúng ta đã học trong bài nầy. Mỗi nhân vật nầy - Nicôđem, người đàn bà Samari, viên quan thị vệ - có những nhu cầu khác nhau, nhưng nhu cầu lớn nhất của họ là phải biết Chúa Jêsus và đặt đức tin họ nơi Ngài cách hoàn toàn. Mục đích chính của Ngài trong việc giúp đỡ mỗi người trong số họ là để đưa mỗi một người tới chỗ cam kết.21. Từ ba cuộc gặp gỡ đức tin trên bạn có thể có sự ứng dụng gì liên quan đến đức tin của bạn đặt nơi Chúa Jêsus? ....................................................................................................................................................................................................................................

Page 99: Phuc am giang

...........................................................................................................................

...............

Bài Tập Tự Trắc Nghiệm

CÂU LỰA CHỌN. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi.1. Đi theo những dấu lạ của Chúa Jêsus vào thời điểm Lễ Vượt Qua được chép trong Phúc âm Giăng đoạn 2, vì sao Chúa Jêsus không phó thác chính mình cho những người đã chứng kiến các dấu lạ đó.a) Ngài không muốn họ theo Ngàib) Đức tin của họ chỉ hời hợt bên ngoàic) Các môn đồ bảo Chúa đề phòng dân chúngd) Họ không có đức tin nơi Ngài hoặc các phép lạ của Ngài2. Nicôđem tìm đến Chúa Jêsus vì ông muốn biếta) Làm thế nào Chúa Jêsus thực hiện được các phép lạ của Ngàib) Chúa Jêsus đã lấy quyền gì để thanh tẩy đền thờc) Chúa Jêsus là aid) Làm thế nào để được vào nước Đức Chúa Trời3. Trong lời giải thích về sự sanh lại, Chúa Jêsus đã nhắc đến hai yếu tố:a) Nước và Thánh Linhb) Nước và lửac) Gió và thiên nhiênd) Những điều về thuộc thể và những điều về thuộc linh4. Khi bàn luận về sự sanh lại, Chúa Jêsus có ý muốn bày tỏ cho Nicôđem biết rằng ông cần phảia) Chịu báp tem bằng nướcb) Giữ các luật lệ của người Do tháic) Ăn nănd) Hiểu công việc của Đức Thánh Linh5. Sự so sánh chính mình của Giăng Báptít với Chúa Jêsus minh họa giáo lý đúng theo Kinh Thánh vềa) Sự cứu chuộcb) Sự sống đời đờic) Sự thờ phượng của Cơ Đốc Nhând) Sự vượt trội của Chúa Cứu Thế6. Chúa Jêsus phán lời nầy với ai? "Hãy nhướng mắt lên và xem đồng lúa đã vàng sẵn cho mùa gặt".a) Viên quan thị vệ ở Canab) Nicôđem ở tại xứ Giuđêc) Người đàn bà Samari ở tại Sikha

Page 100: Phuc am giang

d) Các môn đồ của Ngài ở tại Samari7. Chúa Jêsus dùng biểu tượng của con rắn đồng để nói với người nào sau đây?a) Giăng Báptítb) Người đàn bà Samaric) Nicôđemd) Quan thị vệ8. Điều gì khiến Chúa Jêsus có thể giúp đỡ cách hữu hiệu như vậy cho Nicôđem, người đàn bà Samari và viên quan thị vệ?a) Ngài đã biết điều có trong lòng của mỗi ngườib) Ngài tiếp cận hết thảy họ theo một cách như nhauc) Ngài xin mỗi một người trong số họ một đặc ând) Tất cả họ đều thông thạo Thánh Kinh Cựu ước

9-16. CÂU GHÉP CẶP. Ghép cặn mỗi lời tuyên bố trong Phúc âm Giăng với người đã nói lời ấy hoặc có liên quan đến người mà lời ấy được nói ra...9 "Ví chẳng từ trên trời ban cho, thì không một người nào có thể lãnh chi được"...10 "Tổ phụ chúng tôi đã thờ lạy trên hòn núi nầy...11 Người đó "tin nơi Đức Chúa Jesus đã phán cho mình"...12 "người đã già thì sanh lại làm sao được?"...13 "Ấy chẳng phải là Đấng Christ sao?"...14 "Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống"...15 "Vậy bởi đâu Ngài có nước sống ấy?"...16 Chúa Jêsus phán cùng người nầy rằng "Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.

CÂU HỎI CỦA BÀI TIỂU LUẬN Hãy trả lời mỗi câu hỏi trong vòng 50 đến 100 từ17. Hãy giải thích phạm vi của sứ điệp trong GiGa 3:16........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học

1. a Thông tin tiêu cực đó là đức tin của nhiều người đã thấy các phép lạ của Chúa Jêsus chỉ là đức tin nông cạn.b. Chúa Jêsus hiểu thấu lòng con người

Page 101: Phuc am giang

2. a Giuđêb. Samari c. Galilê3 b) Ông biết Chúa Jêsus chính là Đấng Mêsia4. d) Tôi phải làm gì để biết chắc mình được vào nước Đức Chúa Trời?5. a) "Không có khả năng để"6. Nó hàm ý rằng Nicôđem không hiểu được sự mầu nhiệm của sự sanh lại và băn khoăn cho tình trạng vô hy vọng của chính mình.7. a Nó bao hàm một nghi thức qua đó một người ngoại bang không tinh sạch thừa nhận nhu cầu phải ăn năn của người ấy và trở nên một thành viên thuộc đức tin của người Do thái.b. Điều đó cho thấy rằng ông cũng cần phải ăn năn8. c) Mặc dầu công việc ẩn dấu của Đức Thánh Linh là điều không giải thích được, song những kết quả của sự tái sanh có thể được nhìn thấy9. Câu trả lời của bạn phải tương tự với các câu sau:a. Được ban cho thế gian bởi Cha Ngàib. Sự cung ứng của Đức Chúa Trời để cứu rỗi thế gian tội lỗic. Sự cứu rỗi đặt cơ sở trên niềm tin nơi Chúa Jêsusd. Bị treo trên thập tự vì tội lỗi của mọi ngườie. Đã gánh lấy tội lỗi của mọi người trên chính thân Ngàif. Số phận của mỗi người được quyết định bởi sự đáp ứng của người ấy đối với sự ban cho Con của Ngài10. a Yêu thươngb Đã ban Con Ngài vì tội lỗi của loài ngườic Sự Cứu Rỗid Hễ ai tin nơi Chúa Jêsus thì đều được kể vàoe Sự phán xétf Sự sống đời đời11. Câu trả lời của bạn phải tương tự như vầy: Chúng ta cũng phải nhận biết quyền tối cao và vị trí hàng đầu của Chúa Cứu Thế và dâng cho Ngài sự vinh hiển xứng đáng với Ngài, Ngài phải dấy lên, chúng ta phải hạ xuống.12. a "Đấng từ trên cao đến (Chúa Jêsus) là trên hết mọi loài"b. Chúa Jêsus là lời chứng thuộc về trời; Giăng là lời chứng thuộc về đất. Uy quyền của Chúa Jêsus lớn hơn uy quyền của Giăng.c. Đối với người tin Chúa, sự sống đời đời là một điều sở hữu ngay trong hiện tại. Người ấy có sự sống đời đời ngay bây giờd. Kẻ chẳng tin Chúa đang ở dưới sự đoán xét của cơn thạnh nộ Đức Chúa Trời rồi13. b) Ngài buộc phải làm theo ý muốn của Cha Ngài14. c) Bà muốn tránh các phụ nữ khác trong làng

Page 102: Phuc am giang

15. a 4) Lòng tốtb 6) Tính hiếu kỳc 5) Sự mong mỏid 1) Khát vọnge 3) Ý thức đạo đứcf 2) Đức tin cơ bảng 7) Những sự nhạy cảm về tôn giáo16. a Một người Giuđab Một Đấng tiên tric Chúa Cứu Thế (Đấng tiên tri)17. Chúa Jêsus nhìn thấy người dân Samari từ những cánh đồng chạy đến cùng Ngài do người phụ nữ nầy đưa đến. Ngài tiêu biểu cho "con gặt" và họ đại diện cho "mùa gặt"18. b, d, e, f, g và i là những câu đúng19. Câu trả lời của bạn. Sự thờ phượng được chấp nhận phải xuất phát từ tấm lòng hoặc tâm linh của một người - Sự thờ phượng đó phải phù hợp với bản tánh của Đức Chúa Trời - Vì Ngài là Thần Linh. Sự thờ phượng đó phải đặt cơ sở trên lẽ thật đã được mặc khải qua Chúa Cứu Thế Jesus - Ngài là lẽ thật. Vì vậy sự thờ phượng của chúng ta phải ở trong tâm linh và lẽ thật". Nơi thờ phượng không quan trọng. Chúng ta có thể thờ phượng Chúa bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.20. Câu trả lời của bạn có thể giống như vầya. Quan thị vệ tin vào lời bảo đảm của Chúa Jêsus rằng con ông sốngb. Quan thị vệ và gia đình ông đã tin nhận Chúa Jêsus cách cá nhân - đó là đức tin thật đặt nơi thân vị Chúa Jêsus21. Câu trả lời của bạn - Đức tin chân thật dựa trên Chúa Jêsus là Đấng nào chứ không phải trên các việc làm của Ngài. Ngài muốn chúng ta có đức tin nơi Ngài với tư cách là Cứu Chúa của cá nhân chúng ta và giao phó trọn vẹn chính mình cho ý muốn Ngài.

Giai Đoạn Tranh Luận

Trong giai đoạn thứ nhất của chức vụ Chúa Jêsus, Ngài đã tự giới thiệu mình như một người thông tin về một trật tự mới bao gồm những điều quan trọng như một đền thờ mới, một sự ra đời mới, và sự thờ phượng mới. Khi những cá nhân và những tập thể con người đã xem xét Ngài, quan sát các dấu lạ Ngài làm, và lắng nghe những lời Ngài phán, thì nhiều người đã trở thành các môn đồ của Ngài và đặt đức tin mình nơi Ngài. Song có nhiều người Do thái khác bát bỏ những lời xưng nhận của Ngài, và một sự thù địch ngày càng gia tăng đã phát triển dẫn đến thời kỳ tranh luận. Sự tranh luận nầy

Page 103: Phuc am giang

càng căng thẳng khi Chúa Jêsus tiếp tục bày tỏ Đức Chúa Cha và chính mình bằng những danh từ mà người Do Thái không nhận.Có ba phép lạ xảy ra trong giai đoạn nầy. Trước hết, Chúa Jêsus chữa lành một người đàn ông bị tàn tật suốt ba mươi tám năm. Kế đó, Ngài nuôi ăn năm ngàn người bằng năm ổ bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ. Rồi Ngài đi bộ trên mặt nước giữa một cơn bão. Hai phép lạ đầu cho Ngài những cơ hội để trình bày chính Ngài là Đấng Ban Cho sự sống đời đời và là "Bánh của Sự Sống". Những lời xưng nhận đó khiến cho người Giuđa càng nhất định chống đối Ngài trong quyết định tìm giết Ngài. Sự dạy dỗ nghiêm khắc của Ngài thậm chí đã khiến cho nhiều môn đồ Ngài rút lui và không đi theo Ngài nữa. Cuộc tranh luận giữ hình thức rõ nét trong đoạn 5 và 6 của Phúc âm Giăng cuối cùng sẽ kết thúc bằng một lời bác bỏ sau hết trước những lời Chúa Jêsus tự xưng nhận Ngài là Đấng Mêsia.Nghiên cứu của bạn ở phần nầy của Phúc âm Giăng sẽ giúp bạn hiểu vì sao dân Giuđa chối bỏ Chúa Jêsus trong tư cách Đấng Mêsia của họ và vì sao ngày nay có quá nhiều người từ khước Tin lành. Nhưng cũng có những người đã khẳng định cùng với Phierơ rằng "Lạy Chúa, ...Chúa có những lời của sự sống đời đời. Chúng tôi đã tin và biết Ngài là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời (GiGa 6:68).

Chúa Jêsus: Nguồn Sự SốngNgười đàn ông bên ao nướcNhững lời xưng nhận của Chúa JêsusNhững người Làm ChứngChúa Jêsus: Bánh của Sự SốngNuôi Năm Ngàn Người ĂnĐi Bộ Trên Mặt NướcSự Dạy Dỗ về Bánh Sự Sống

Khi học xong bài nầy, bạn có thể:- Giải thích đặc điểm cuộc tranh luận giữa Chúa Jêsus và những nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái qua việc chữa lành cho người đàn ông bên ao nước.- Liệt kê những lời xưng nhận của Chúa Jêsus về mối liên hệ giữa Ngài với Đức Chúa Cha và lời chứng của những người được Ngài viện dẫn.- Đưa ra những lý do vì sao phép lạ nuôi năm ngàn người ăn lại quan trọng như vậy.- Tóm tắt ý nghĩa sự dạy dỗ của Chúa Jêsus về bánh sự sống và việc ăn thịt Ngài và uống huyết Ngài cùng những kết quả của sự dạy dỗ ấy trên dân chúng, trên những người Giuđa và trên các môn đồ của Ngài.- Ứng dụng thực tiễn cho cá nhân những lẽ thật được mặc khải trong bài học nầy để làm mạnh mẽ mối quan hệ của bạn với Chúa Cứu Thế.

Page 104: Phuc am giang

1. Nghiên cứu bài học nầy theo những chỉ dẫn đã được cho trong bài 1. Nếu Tenney sử dụng các từ ngữ còn xa lạ đối với bạn, thì hãy dùng tự điển để tra xem các nghĩa.2. Đọc đoạn 5 và 6 trong Phúc âm Giăng và trang 103-125 trong quyển Tenney3. Ôn lại từ bài 4 đến bài 6 để chuẩn bị cho đánh giá tiến bộ. Đọc trang hướng dẫn trong tập học viên của bạn. Lấy tờ trả lời dành cho Đánh Giá Tiến Bộ Phần 2 ra, tuân theo những chỉ dẫn để điền vào đó, rồi nộp cho giảng viên ICI của bạn là người sẽ kiểm tra các câu trả lời của bạn và cho bạn biết kết quả.

thuộc riêngCơ Đốc luậnthương xótvề sự tranh luậnthiếu thốnsự vỡ mộnglai thế học

CHÚA JESUS: NGUỒN SỰ SỐNG Tenney 103-111; GiGa 5:1-47Tenney bắt đầu bài phân tích Giăng đoạn 5 và đoạn 6 bằng cách đối chiếu hai sự kiện chính dẫn đến bàn cãi và tranh luận tập trung quanh nhân vật Jesus Christ. Có thật Ngài là Đức Chúa Trời không hay Ngài chỉ là một kẻ mạo danh? Những người chấp nhận lời tuyên xưng của Ngài đã công nhận rằng Ngài từ Đức Chúa Trời mà đến và có quyền năng siêu phàm. Những người phủ nhận những phép lạ Ngài đã thi thố. Trước hết chúng ta hãy xem xét việc Ngài chữa lành một con người không ai giúp đỡ, đã bị tàn phế suốt ba mươi tám năm.Người Đàn Ông Bên Ao Nước Tenney 104-106; 5:1-18Như Tenney cho thấy, kỳ lễ của người Giuđa trong 5:1 không được xác quyết cách chắc chắn và các học giả Thánh Kinh đã có nhiều ý kiến khác nhau về kỳ lễ đó. Song, đó chính là lý do khiến Chúa Jêsus lên Giêrusalem, nơi Ngài đã gặp một người nam không nơi nương tựa về thuộc thể ở tại ao Bêtếtđa. Từ ngữ Bêtếtđa có nghĩa là "nhà thương xót hay thương cảm". Được gọi tên như vậy vì nó có năm hàng cột hay vòm cổng có mái che bao bọc chung quanh hồ và dưới đó những kẻ tàn tật - "kẻ đau ốm, mù quáng, bại xuội" câu 3 - tìm được nơi trú ẩn.Hầu hết các thủ bản cổ nhất đều loại bỏ lời giải thích tạo thành phần cuối

Page 105: Phuc am giang

của câu 3 và toàn bộ câu 4. Phần nầy được xem như là một lời bổ sung sau nầy được một nhà sao chép thêm vào bản văn để giải thích cho câu 7.Hai phép lạ đầu tiên của Chúa Jêsus được ký thuật trong Phúc âm Giăng đó là biến nước thành rượu và chữa lành con trai quan thị vệ, đều được thực hiện để đáp ứng những lời yêu cầu. Việc chữa lành người đàn ông ở tại ao Bêtếtđa thì khác. Rõ ràng là người đàn ông nầy mắc chứng bại xuội hoặc què quặt gì đó bởi vì ông ta không thể xuống nước được nếu không có người giúp đỡ. Động lòng trước biểu hiện bên ngoài của người đàn ông ở trong tình cảnh tuyệt vọng nầy, Chúa Jêsus đã giữ vai chủ động bằng cách nêu lên một câu hỏi thật đáng ngạc nhiên :"Người có muốn lành chăng?" (câu 6)1. Theo Tenney (104), hai đặc trưng bất thường nào trong bệnh tật của người đàn ông nầy được nhấn mạnh bởi câu hỏi Chúa Jêsus dành cho ông ta?......................................................................................................................................................................................................................................................................................2. Câu hỏi của Chúa Jêsus và việc Ngài chọn người đàn ông nầy giữa một số đông những kẻ tàn tật bên ao cho thấy Ngài đặc biệt quan tâm đến sự khôi phục cho những hạng người nào? Những ngườia) Muốn được lànhb) Không muốn được lànhc) Không nơi nương tựa về thuộc thể lẫn thuộc linhd) Đã đau suốt một thời gian dàiCâu hỏi của Chúa Jêsus đã đánh thức người đàn ông nầy khỏi tình trạng lãnh đạm của ông và đem đến cho ông một tia hy vọng và trông đợi. Câu trả lời của người đàn ông cho thấy rằng ông cảm thấy bất lực bởi vì ông không có ai để giúp đỡ mình. Ông không hay biết rằng ông đang ở trong sự hiện diện của Đấng cứu giúp vĩ đại hơn hết.3. Đọc 5:8-9 và hãy trả lời các câu hỏi sau:a. Chúa Jêsus đã truyền cho người đàn ông nầy làm ba điều gì?............................................................................................................................................ b. Người ấy đã đáp ứng như thế nào?........................................................................................................................................... c. Thái độ của người đàn ông đối với Chúa Jêsus bày tỏ điều gì?............................................................................................................................................ Sự vâng lời nhanh chóng của người đàn ông nầy cho thấy sự hiện diện và lời nói của Chúa Jêsus có một uy quyền đặc biệt làm ngời lên hy vọng và làm

Page 106: Phuc am giang

hoạt động cả ý chí bị tê liệt lẫn thân thể bị tê bại của ông. Bởi việc đặt đức tin vào hành động, ông đã nhận được sự chữa lành.Chúng ta không thể nào hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của phép lạ nầy nếu không liên kết phép lạ với cuộc tranh luận diễn ra sau đó. Phép lạ đã được thực hiện vào ngày Sabát, và một số người Giuđa là giới cầm quyền tôn giáo tại Giêrusalem đã chỉ trích người đàn ông nầy vi phạm luật Sabát vì đã vác giường mình (câu 10). Bruce giải thích điều luật nầy, đó là :"Lời truyền khẩu của các trưởng lão về ba mươi chín loại công việc nổi tiếng bị cấm không được làm trong ngày Sabát; điều luật thứ ba mươi chín là không được vác một gánh nặng từ chỗ ở của một người đến một chỗ khác" (1983, 125)Để bênh vực mình, người đàn ông được bình phục đã trả lời những kẻ phê phán bằng cách viện dẫn lời truyền bảo của Chúa Jêsus là lời khiến ông được mạnh lành, dầu ông chưa biết tên Chúa Jêsus (câu 13). Về sau, Chúa Jêsus gặp lại người đàn ông nầy và truyền cho ông một điều nữa :"Đừng phạm tội nữa, e có sự gì càng xấu xa xảy đến cho ngươi chăng" (câu 14). Bởi tính chất đạo đức của mạng lệnh nầy Chúa Jêsus cho thấy Ngài quan tâm đến sự giải cứu hoàn toàn của người ấy: Tình trạng lành mạnh của tâm linh người nầy thậm chí còn quan trọng hơn cả điều kiện thuộc thể của ông ta nữa. Điều nầy biểu thị ý định về mặt đạo đức và mặt tâm linh của các phép lạ Chúa Jêsus thực hiện. Một ứng dụng thực tiễn đó là Chúa Jêsus quan tâm đến tất cả mọi nhu cầu của chúng ta, gồm những nhu cầu về thuộc thể lẫn thuộc linh.4. Theo Tenney, mạng lệnh của Chúa Jêsus "Đừng phạm tội nữa" cho thấy điều gì sau đây?a) Người đàn ông được chữa lành rất yếu đuốib) Tình trạng thuộc thể trước kia của ông là do hậu quả của tội lỗi.c) Người đàn ông nầy đã phạm tội khi ông vác giường mình trong ngày Sabát.d) Sự chữa lành thuộc thể sẽ không kéo dài trừ khi con người ta thôi phạm tội.Chúng ta không biết người đàn ông nầy đã có động cơ gì khi ông bảo với giới cầm quyền rằng Chúa Jêsus chính là Đấng đã chữa lành cho ông. Một số nhà chú giải cho rằng đó là một sự phản bội; những người khác thì cho rằng ông ta muốn Chúa Jêsus được tán thưởng vì phép lạ lớn Ngài đã thực hiện. Mục đích của Giăng không nhằm giải thích lý do khiến người nầy làm điều đó; mà là để nhắm vào cuộc tranh luận ngày càng gia tăng vì những lời lẽ cùng các việc làm của Chúa Jêsus.5. Theo 5:18, vì sao giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái càng cố gắng tích cực hơn nữa để giết Chúa Jêsus? ................................................................................................

Page 107: Phuc am giang

...........................................................................................................................

................ Những Lời Tuyên Bố Của Chúa Jêsus Tenney 106 - 107; 5:7-30Những tuyên bố của Chúa Jêsus để trả lời cho những lời buộc tội của người Giuđa đã thêm hai yếu tố vào quy định mới là Ngài đang đem đến cho thế giới; đó là một khái niệm mới về ngày Sabát, và một thần học mới (Tenney, 106)1. Một Khái Niệm Mới về ngày Sabát: Những người Giuđa đã chỉ trích Chúa Jêsus vì Ngài chữa lành kẻ bệnh trong ngày Sabát (câu 16) Chúa Jêsus trả lời điều đó bằng câu nói "Cha ta làm việc cho đến bây giờ, ta đây cũng làm việc như vậy" (câu 17) Người Do thái đồng ý rằng sự chăm sóc phù trợ của Đức Chúa Trời dành cho tạo vật của Ngài không bao giờ ngưng nghỉ. Nhưng họ tin rằng đặc quyền để làm việc trong ngày Sabát chỉ thuộc về một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Bản Kinh Thánh Nghiên Cứu NIV chép rằng "Chúa Jêsus cũng đã làm gương về cách phải giữ ngày Sabát Đức Chúa Trời không hề ngưng nghỉ các việc làm của lòng thương xót Ngài trong ngày đó và Chúa Jêsus cũng vậy" (1985, 1604). Để giải thích câu 17, G.C.Morgan nhận định: "Không thể nào Đức Chúa Trời nghỉ ngơi trong khi con người đang còn đau khổ".2. Một Thần Học Mới: Câu trả lời của Chúa Jêsus được chép trong câu 17 cho những người Do Thái thêm một lý do nữa để muốn giết Ngài. Không những Ngài đã phạm luật ngày Sabát của họ, mà Ngài còn "gọi Đức Chúa Trời là Thân Phụ mình, làm ra mình bằng Đức Chúa Trời". Chúa Jêsus dùng dịp nầy để triển khai bao quát vấn đề về mối liên hệ độc đáo giữa Ngài với Đức Chúa Trời. Những người Giuđa chống đối lời tuyên bố của Ngài về mối liên hệ nầy cách hết sức mạnh mẽ. Những lời tuyên bố của Chúa Jêsus (câu 19-30) chắc chắn sẽ làm gia tăng sự tranh cãi, bởi vì những lời tuyên bố đó vượt quá sự bày tỏ của chức vụ tiên tri" (Tenney 107). Nhiều nhà chú giải Kinh Thánh xem khúc Kinh Thánh nầy và phần tiếp theo (31-35) như là lời tuyên bố chính thức nhất, có mục đích nhất, và thứ tự nhất về sự hiệp nhất giữa Ngài với Đức Chúa Cha, sứ mạng thiên thượng và uy quyền của Ngài, và những chứng cớ về tư cách Đấng Mêsia của Ngài.THẦN HỌC MỚI 5:19-29Trong khi nói về địa vị của Ngài và mối liên hệ công việc giữa Ngài với Đức Chúa Cha, ba lần Chúa Jêsus dùng thể thức nhấn mạnh "Quả thật, quả thật" (Ta nói cùng các ngươi) (các câu 19, 24, 25). Đây là một thể thức thường xuyên được Chúa Jêsus dùng để cho thấy giá trị và tầm quan trọng đặc biệt của những lời tuyên bố của Ngài (ví dụ, hãy xem 3:3). Nó là từ ngữ "Amen,

Page 108: Phuc am giang

amen" trong nguyên ngữ, và trong một số các bản dịch khác được dịch là "Quả thật, quả thật". Mỗi lần thể thức nầy được dùng ở đoạn 5 là Chúa Jêsus lại dạy một "thần học mới". Khung 6.1 minh giải thần học mới nầy và ba lãnh vực quan trọng của thần học có liên quan. Nếu bạn đã nghiên cứu thần học rồi, thì bạn biết Cơ Đốc luận là môn học về thân vị và công việc của Chúa Cứu Thế, Cứu thục học là môn nghiên cứu về sự cứu rỗi, đặc biệt được ảnh hưởng bởi Chúa Cứu Thế Jesus, và Lai Thế Học là môn nghiên cứu về những thời kỳ sau rốt bao gồm các giáo lý Cơ Đốc liên quan đến sự trở lại lần thứ hai của Đấng Christ, sự sống lại của kẻ chết và sự phán xét cuối cùng.Tenney đã triển khai một biểu đồ (107) để tóm tắt những lời tuyên bố của Chúa Jêsus về sự hiệp nhất trong hành động giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con cũng như sự lệ thuộc hoàn toàn của Đức Chúa Con vào Đức Chúa Cha. Hãy nghiên cứu kỹ biểu đồ nầy và lưu ý mỗi lời xưng nhận đó được chép ở đâu trong đoạn 5. Ở đây chúng ta thấy rằng chính bởi mối quan hệ đặc biệt của Ngài với Đức Chúa Cha mà Chúa Jêsus có quyền và thẩm quyền để điều khiển các công việc của loài người, để cứu và để xét đoán, và để ban sự sống đời đời.6. Ý nghĩa thật của mối liên hệ giữa Chúa Jêsus với Đức Chúa Cha được cho thấy qua lời hàm ý của từ (câu 17)a) "Cha" b) "Cha các ngươi"c) "Cha ta" d) "Cha chúng ta"7. Khái niệm đạo đức của Chúa Jêsus về ngày Sabát được thấy trong 5:17 hàm ý nguyên tắc gì về công việc làm trong ngày Sabát dưới đâya) Không còn cần thiết phải giữ ngày Sabát hay bất cứ ngày nào như là một ngày yên nghỉ nữa.b) Không một công việc nào được làm trong ngày Sabát trừ những trường hợp khẩn cấpc) Bất cứ công việc gì thực hiện trong ngày Sabát đều là vi phạm điều luật của Đức Chúa Trờid) Làm việc thiện hoặc công việc của lòng thương xót trong ngày Sabát là điều phải lẽ8. Hãy giải thích "thần học mới" liên quan đến mối quan hệ giữa Chúa Jêsus với Cha Ngài được Chúa Jêsus mặc khải trong mỗi câu sau đây của Giăng đoạn 5a. Về sự sống (câu 21,26):..................................................................................................b. Về những công việc của Con (câu 19-

Page 109: Phuc am giang

20):....................................................................c. Về sự thờ phượng và tôn kính (câu 23):.....................................................................d. Về mối quan hệ riêng giữa Cha và Con (câu 17,19,20):...............................................e. Về sự cứu rỗi của loài người (câu 24,26):...................................................................f. Về sự phán xét loài người (câu 22,27):........................................................................9. Ghép cặp mỗi lời của Chúa Jêsus với lãnh vực quan trọng về mặt thần học của lời xưng nhận đó ...a "Ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời và không đến sự phán xét."...b "Giờ đến và đã đến rồi, khi những kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Đức Chúa Cha, và những kẻ nghe sẽ được sống"...c "Con chẳng tự mình làm việc gì được, chỉ làm điều chi mà Con thấy Cha làm vì mọi điều Cha làm, Con cũng làm y như vậy".

Những Lời Chứng Tenney 107-111; 5:30-47Những lời khẳng định độc nhất vô nhị của Chúa Jêsus (5:17-30) là một sự bày tỏ vô cùng can đảm về phía Ngài. Đối với người Giuđa thính giả của Ngài, những lời xưng nhận ấy chỉ được thừa nhận theo hai phản ứng khả thi sau đây, thứ 1) nhận Ngài là Con Đức Chúa Trời và phục tùng trước những lời xưng nhận ấy, hoặc thứ 2) bác bỏ Ngài hoàn toàn và buộc tội Ngài là phạm thượng. Tính chất cuộc tranh luận về những lời xưng nhận của Chúa Jêsus đòi hỏi phải có sự minh chứng. Vì thế Ngài đã đưa ra năm lời chứng, kể cả chính mình Ngài, để chứng thực những lời tuyên bố của Ngài.1. Lời chứng của Ngài về chính mình (câu 30-31). Câu 30 là một sự chuyển tiếp từ Chúa Jêsus với tư cách Đấng xét đoán sang Jesus, Đấng làm chứng. Ngài phán rằng "sự xét đoán của Ta là công bình" bởi vì không có tính tư lợi trong đó, mục đích của Ngài là để làm đẹp lòng Cha Ngài, Đấng đã sai Ngài. Trong 8:14, Chúa Jêsus tuyên bố :"Dẫu ta tự làm chứng về mình nhưng lời chứng ta là đáng tin, vì ta biết mình đã từ đâu đến và đi đâu". Tenney nhắc đến điều có vẻ như mâu thuẫn giữa hai tuyên bố trong 5:31 và 8:14. Bản dịch NIV cho câu 31 là "Nếu ta tự mình làm chứng thì sự làm chứng ấy không đáng tin". Như Tenney nói đây là một lời trưng dẫn "theo luật định thì lời chứng của một người về chính mình là điều không thể được thừa nhận ở trước tòa" (107). Ở tòa án, người ta đòi hỏi phải có trên một lời làm chứng để minh chứng sự thật của một lời tuyên bố. Dầu lời chứng của Chúa Jêsus

Page 110: Phuc am giang

về chính mình là thật, nó vẫn chưa được thừa nhận là đáng tin trước tòa nếu không có những lời chứng khác về chân tánh của Ngài (xem PhuDnl 19:15). Nhưng đã có những lời chứng khác, Giăng Báptít, chính các công việc của Ngài, Đức Chúa Cha, và lời Kinh Thánh.2. Lời chứng của Giăng Báptít (câu 33-35). Chúng ta thấy Giăng Báptít đã đưa ra lời làm chứng tỏ tường về Chúa Jêsus rồi. Hãy đọc lại GiGa 1:6-8, 19-34 và 3:22-36. Bởi vì giới cầm quyền Do Thái công nhận Giăng là sứ giả được Đức Chúa Trời đến nên chắc chắn họ phải công nhận lời chứng của Giăng về Chúa Jêsus là chân thật. Nếu họ đã thừa nhận lời chứng của Giăng thì họ hẳn phải nhận sự cứu rỗi mà Chúa Jêsus đem đến. Hãy để ý GiGa 5:35 được viết ở thì quá khứ, có lẽ để cho thấy rằng vào lúc nầy Giăng đã bị chém đầu rồi (xem Mat Mt 14:1-12). Giăng không phải là sự sáng (GiGa 1:8) nhưng Chúa Jêsus xem ông như là một "chiếc đèn đã được thắp sáng và đem lại ánh sáng" bởi vì ông đã soi ra sự sáng (Chúa Jêsus) cho thế gian.3. Lời chứng của các công việc Ngài (câu 36) Chúa Jêsus đã phán rằng những công việc của Ngài còn có giá trị hơn cả lời chứng của Giăng Báptít nữa. Theo Tenney những công việc thì được sử dụng trong Sách Phúc âm Thứ Tư liên kết với Chúa Jêsus "luôn luôn ám chỉ đến hành động minh họa cho tâm tánh" (108). Tức là bản tánh thật của Chúa Cứu Thế được bày tỏ qua các công việc Ngài thực hiện. Các phép lạ của Ngài là những dấu hiệu bày tỏ quyền năng thiên thượng của Ngài và chúng kết thúc bằng công việc lớn lao nhất của Ngài, đó là sự cứu rỗi thế gian qua sự chết của Ngài (GiGa 3:17).10. Đọc 9:2-4 và 10:37. Việc Chúa Jêsus trưng dẫn đến các công việc của Ngài trong những câu sau đây bày tỏ gì về bản tánh thật của Ngài?.........................................................................................................................................4. Lời chứng của Cha Ngài (câu 37-38) Tenney trưng dẫn ba trường hợp khi một tiếng phán từ Trời đã xác nhận rằng Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời (109). Không phải chỉ những người Giuđa đã có được lời chứng ấy của Đức Chúa Cha mà các đấng tiên tri cũng thường làm chứng về sự đến của Đấng Mêsia qua lời của Đức Giêhôva phán với họ. Đây là bằng chứng dồi dào dành cho những kẻ mà tấm lòng đã được chuẩn bị để đón nhận lẽ thật.11. Xem xét điều chúng tôi vừa nói đến tiếng phán từ trời và sự phân tích của Tenney về điều đó, vì sao Chúa Jêsus phán với người Do Thái về Đức Chúa Trời như vầy :"Các ngươi chưa hề nghe tiếng Ngài, chưa hề thấy mặt Ngài và đạo (lời) Ngài không ở trong các ngươi" (câu 37-38) .....................................................................................................................................................................................................................

Page 111: Phuc am giang

5. Lời chứng của Kinh Thánh (câu 39-47) như Tenney cho thấy, người Do Thái tin rằng việc nghiên cứu chuyên cần Lời Thánh Kinh Cựu ước là cách để có được sự sống đời đời. Nhưng như Bruce nói "Điều đáng buồn đó là những người nầy, vì tất cả sự khảo cứu đầy công khó của họ dành cho các bản văn thánh, đã không bao giờ tìm được manh mối đưa họ đến mục tiêu của mình...sự sống ấy chỉ có thể nhận được qua Ngài là Đấng mà lời Kinh Thánh đã làm chứng (1983, 136). Con người không chịu tin rằng Chúa Jêsus là Đấng Mêsia, là Đấng mà nói về Ngài, Môise và các đấng tiên tri đã đưa ra nhiều chứng cớ. Vì vậy, họ đã bỏ mất chính điều mà vì cớ nó họ đã tìm tòi hết sức chuyên cần.12. Tenney nói rằng có hai lời làm chứng khác làm chứng cho những lời tuyên bố của Chúa Jêsus mà Ngài đã không nhắc đến ở đâya. Hai lời chứng đó là gì?............................................................................................................................................................................................................................................. b. Vì sao Chúa Jêsus không nhắc đến chúng ở đây? ................................................................................................................................................................................................. Chúa Jêsus tiếp tục phần liệt kê các lời chứng về những lời tuyên bố của Ngài bằng cách tấn công vào lòng vô tín của những người Giuđa (câu 41-47). Lý do chính của lòng vô tín và thù địch của họ là vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời đã không có ở trong lòng họ. Họ tìm kiếm sự thỏa mãn đến từ sự tôn vinh lẫn nhau thay vì tìm kiếm sự tôn trọng đến từ "một mình Đức Chúa Trời" (Câu 44; cũng hãy xem GaGl 1:10). Họ đã quá xem mình là trung tâm đến nỗi không thể sẵn sàng có sự cam kết hoàn toàn với ý muốn của Đức Chúa Trời, là điều lời Chúa Jêsus đã truyền.Chúa Jêsus kết luận lời vạch trần đó bằng cách tuyên bố rằng chính Môise, người mà dân Do Thái coi là đấng bênh vực họ, thay vào đó sẽ là đấng tố cáo họ. Vì sao? Bởi vì họ đã từ chối tin điều Môise viết về Chúa Jêsus. Nếu họ thật sự tin Môise, thì họ hẳn tin Chúa Jêsus. Vì vậy, chính Môise sẽ tố cáo họ. Để ý phần liệt kê các đoạn Kinh Thánh Cựu ước được trưng dẫn trong Phúc âm Giăng (110). Nhiều lời trích dẫn khác trong Cựu ước được nêu lên ở các sách Tin lành Cộng quan và trong các sách thư tín của Tân ước.13. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG liên quan đến các lời chứng về Chúa Jêsusa. Lời chứng của công việc Chúa Jêsus làm đã thu hút sự chú ý của Nicôđem, vẫn không thuyết phục bằng lời chứng của Giăng Báptít.

Page 112: Phuc am giang

b. Lời chứng của chính mình Chúa Jêsus cần phải có thêm lời chứng của một người khác nữa để được xem là đáng tin.c. Chúa Jêsus hàm ý rằng những ai đã thừa nhận Giăng Báptít là sứ giả từ Đức Chúa Trời thì hẳn phải dễ dàng để tin lời chứng của Giăng về Ngài.d. Chúa Jêsus coi Giăng Báptít là "sự sáng thật"e. Mặc dầu lời chứng của Đức Chúa Cha có thể mang hình thức khách quan như tiếng phán từ trời lúc Chúa Jêsus chịu phép báp tem, song điều kiện chủ quan được chuẩn bị ở bên trong là điều cần thiết để một người hiểu được điều đó.f. Công việc quan trọng hơn hết của Chúa Jêsus, tổng kết hết thảy các công việc khác của Ngài là việc cung ứng sự cứu rỗi của Ngài cho thế gian.g. Chúa Jêsus khuyên những người Do Thái tra xem Kinh Thánh cách chuyên cần để có được sự sống đời đời.h. Lời chứng rõ ràng nhất và dễ hiểu nhất đối với các lời tuyên bố của Chúa Jêsus là lời chứng của Giăng Báptít.i. Một yếu tố đã góp phần vào việc người Giuđa bác bỏ các lời xưng nhận của Chúa Jêsus đó là bởi họ yêu mến và tôn cao lẫn nhau hơn là yêu mến Đức Chúa Trời.j. Chúa Jêsus cho biết rằng các sách của Môise bênh vực những người Do thái chống đối, đã không chịu nhận Ngài là Đấng Mêsia.

CHÚA JESUS: BÁNH CỦA SỰ SỐNG Tenney 111-125; GiGa 6:1-71Việc Nuôi Ăn Năm Ngàn Người Tenney 111-115; 6:1-15; Mat Mt 14:13-21; Mac Mc 6:30-44; LuLc 9:10-17Những sự kiện được ghi chép trong Phúc âm Giăng đoạn 6 đã xảy ra trong giai đoạn thường được xem là giai đoạn tích cực nhất và là trọng tâm của chức vụ Chúa Jêsus. Trong giai đoạn nầy, Giăng chỉ ký thuật hai phép lạ, trong khi các sách Cộng quan ký thuật nhiều hơn. Phép lạ nuôi ăn năm ngàn người nam chưa kể phụ nữ và trẻ em là phép lạ duy nhất của Chúa Jêsus được chép trong cả bốn sách Phúc âm, là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của nó. Bạn sẽ thấy thú vị khi đọc lời tường thuật của cả bốn sách Phúc âm về phép lạ nầy và đối chiếu những phần này với nhau. Có sách đưa ra những chi tiết mà chúng ta không tìm thấy trong những sách kia. Sự lưu ý cẩn thận đến những chi tiết nhỏ nhặt trong Phúc âm Giăng hỗ trợ cho ý kiến cho rằng Phúc âm Giăng được viết bởi một người tận mắt chứng kiến các sự kiện đã được chép ra.Ở phần đầu của đoạn 6, chúng ta thấy Chúa Jêsus đã trở về xứ Galilê. Các đám đông dân chúng đi theo Ngài vì đã thấy những phép lạ Ngài làm (câu 2). Nhiều người trong số nầy là những người hành hương đang trên đường

Page 113: Phuc am giang

đến Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua (câu 4). Đây là lễ Vượt Qua thứ hai trong ba kỳ lễ Vượt Qua được đề cập đến trong Phúc âm Giăng, và cũng là kỳ lễ duy nhất trong ba kỳ lễ Chúa Jêsus không dự.Tenney xem xét bốn lý do cụ thể cho thấy vì sao phần tường thuật của Giăng về việc nuôi ăn năm ngàn người lại quan trọng1. Nó cung cấp cho Chúa Jêsus một cơ hội để thử nghiệm những phản ứng riêng của một số các môn đồ2. Nó đánh dấu đỉnh điểm sự hâm mộ của quần chúng đối với Chúa Jêsus3. Nó là một phép lạ tuyệt đẹp cho thấy sự đầy đủ của Chúa Jêsus giữa những sự thiếu hụt4. Đây là một bước giáo huấn đức tin cho ít nhất hai môn đồ, Philíp và AnhrêChúa Jêsus dùng dịp nầy để cho các môn đồ của Ngài một số bài học quan trọng. Đây là trường hợp duy nhất được ký thuật về việc Chúa Jêsus xin ai đó một lời khuyên (câu 5). Song mục đích câu hỏi của Ngài không phải để nhận một lời khuyên; mà đó là một sự thử nghiệm, bởi vì "Ngài đã biết điều Ngài sẽ làm rồi" (câu 6). Đây cũng là một bài học cho chúng ta, đôi khi chúng ta cũng kinh nghiệm loại thử nghiệm nầy trong mối quan hệ giữa mình với Chúa.Sau khi Chúa Jêsus đã làm phép lạ nuôi ăn năm ngàn người bằng cách hóa năm ổ bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ ra nhiều, những người được ăn no đã tôn Ngài là "Đấng tiên tri phải đến thế gian" (câu 14; cũng xem PhuDnl 18:18). Chúa Jêsus biết họ chuẩn bị ép Ngài để tôn làm Vua (câu 15). Người Do Thái đang trông đợi một nhà giải phóng đem lại tự do chính trị cho họ và giải thoát họ khỏi sự áp bức của người Lamã. Chắc chắn người làm được phép lạ như vậy là người có thể thực hiện sứ mạng đó! Bruce ghi chú :"Năm ngàn người đàn ông nầy hẳn đã hợp thành một lực lượng quân du kích sẵn sàng cho bất cứ người nào bằng lòng trở thành lãnh tụ của họ, và câu 15 cho thấy rõ ràng là họ đang tìm kiếm một lãnh tụ." (1983, 144).Đối với Chúa Jêsus, dường như phép lạ nầy đã đem lại một sự nhiệt thành nguy hiểm trong đám đông. Ngài biết rõ rằng sứ mạng của Ngài khác với điều dân chúng mong đợi Ngài làm thành. Hiểu được ý định của dân chúng, Ngài đã rút lui khỏi họ để ở một mình trên núi.14. Đoàn dân được Chúa nuôi ăn bằng phép lạ muốn Ngàia) Dạy dỗ họb) Làm Đấng tiên tri của học) Giải phóng họ khỏi ách áp bức của người Lamãd) Ban cho họ sự sống đời đời15. Ghép cặp mỗi lý do cho thấy tầm quan trọng của phép lạ nầy với lời giải thích Tenney đưa ra.

Page 114: Phuc am giang

...a Chúa Jesus hiểu rằng dân chúng muốn tôn Ngài làm vua

...b Chúa Jêsus bày tỏ sự đầy đủ của Ngài giữa sự thiếu kém

...c Chúa Jêsus đáp ứng trước hai tánh khí và mức độ tin cậy trái ngược nhau mà người ta đặt nơi Ngài....d Chúa Jêsus xử lý với những thái độ của từng môn đồ đối với Ngài

16. Nhận biết tâm tính mỗi nhân vật được tiết lộ trong dịp có phép lạ nuôi năm ngàn người ăn bằng cách viết vào chỗ trống chữ A nếu câu ấy mô tả Anhrê; B nếu là câu mô tả Philíp...a Ông là một người bi quan và thiếu tầm nhìn về điều có thể được thực hiện....b Ông là một người bướng bỉnh và thực tế...c Ông là một người có óc sáng kiến và lạc quan...d Ông tình nguyện thông tin trong một sự nỗ lực để giúp đỡ...e Ông hy vọng điều gì đó có thể được thực hiệnĐi Bộ Trên Mặt Nước Tenney 114 - 115; GiGa 6:16-24Tenney cho rằng phần ký thuật việc Chúa Jêsus đi bộ trên mặt nước kém quan trọng hơn việc Ngài nuôi ăn năm ngàn người, nhưng nó quan trọng về tầm nhấn mạnh đến mối liên hệ của Chúa Jêsus với các môn đồ của Ngài. Hãy đọc khúc Kinh Thánh nầy và lời chú giải của Tenney, rồi thử hình dung chính mình ở trong thuyền lúc các sự kiện nầy xảy ra. Bạn có lo lắng khi thực hiện chuyến đi bằng thuyền nầy giữa lúc có bão không? Bạn có ngã lòng vì Chúa Jêsus đã không đến đúng giờ để cùng đi với bạn không? Bạn có khiếp sợ khi thấy Ngài đi bộ ở giữa hồ mà tiến đến chỗ bạn không? Bạn có tỏ ra sẵn sàng để đưa Ngài lên thuyền không?Có một bài học thuộc linh đẹp đẽ dành cho chúng ta trong câu chuyện nầy. Trong cuộc đời chúng ta thường cũng có "biển động dữ dội" và chúng ta không thể tự cứu mình được. Khi chúng ta nhìn ra ngoài, vượt qua các lượn sóng, chúng ta thấy Chúa Jêsus tiến đến để giải cứu chúng ta và chúng ta mừng rước Ngài vào chiếc thuyền sắp sửa đắm của mình. Khi chúng ta ngửa trông sự tiếp cứu của Ngài và sẵn sàng đón nhận Ngài, Ngài đưa chúng ta vào bến bờ an toàn.17. Làm thế nào mà phép lạ Chúa Jêsus đi bộ trên mặt nước bày tỏ thần tính của Ngài? ........................................................................................................................................................................................................................................................................... 18. Có dấu hiệu nào trong câu chuyện nầy cho thấy sự việc nầy đã làm mạnh

Page 115: Phuc am giang

mẽ đức tin của các môn đồ thân cận nhất với Ngài. .......................................................................................................................................................................................................... Sự Dạy Dỗ về Bánh Của Sự Sống Tenney 115 - 125; GiGa 6:25-71Tenney nói rằng toàn bộ bài nói chuyện của Chúa Jêsus về "bánh của sự sống" là một hệ quả hay kết quả của phép lạ nuôi ăn năm ngàn người của Ngài (115). Ông chia bài nói chuyện nầy ra làm ba phần tương ứng với ba nhóm người mà Chúa Jêsus hướng sự dạy dỗ của Ngài đến họ: Đám đông tin những việc lạ (6:25-40), những người Do Thái hay bắt bẻ, là những người lãnh đạo của nhà hội thành Cabênaum (câu 41-59), và các môn đồ của Chúa Jêsus (câu 60-71). Chúng ta sẽ theo các phần chia của Tenney trong việc nghiên cứu phần nầy của Phúc âm Giăng.Đám Đông Tenney 115-119; 6:25-40Tenney cho thấy cách Chúa Jêsus đã sử dụng phương pháp "sự vỡ mộng tăng dần lên" để đưa dân chúng từ sự thỏa lòng do tự mãn với những truyền thống của mình đến một đức tin tích cực đặt nơi Ngài. Khung 6.2 tóm tắt phương pháp nầy:

CÁCH TIẾP CẬN CỦA CHÚA JESUS VỚI ĐÁM ĐÔNG 6:25-40

1. Sự Vỡ Mộng về những động cơ . Đám đông được Chúa Jêsus nuôi ăn một cách siêu nhiên đã không giải tán nhưng đi theo Ngài. Dân chúng trông đợi sự giúp đỡ nhiều hơn nữa về vật chất, nhưng Chúa Jêsus đã làm họ thất vọng và lên án động cơ của họ. Kế đó Ngài giải thích cho họ rằng thứ thức ăn mà Ngài đã chu cấp cho họ bằng phép lạ chỉ là tạm bợ và sẽ hư đi; nó chỉ tượng trưng cho điều họ phải tìm kiếm từ nơi Ngài đó là thức ăn thuộc linh, lương thực đời đời.19. Tác giả Phúc âm Giăng đã gọi các phép lạ Chúa Jesus làm là "các dấu lạ" vì ý nghĩa thuộc linh của những phép lạ này.a. Ý nghĩa thuộc linh của việc nuôi năm ngàn người bằng phép lạ của Chúa Jêsus là gì? ..................................................................................................................................... b. Động cơ gì của đoàn dân đã bị Chúa Jêsus lên án?............................................................................................................................................. 2. Sự Vỡ Mộng Bằng Phương Cách . Sau khi lên án động cơ của họ, Chúa

Page 116: Phuc am giang

Jêsus đã lên án các phương cách của họ. Họ đang tìm một phương cách đem lại sự cứu rỗi cho mình, Chúa Jêsus đã dạy họ rằng "công việc của Đức Chúa Trời" là phải tin nơi Ngài. Ngài là Đấng duy nhất có thể ban cho họ "đồ ăn còn lại đến sự sống đời đời" (câu 27).20. Những người trong đoàn dân đông cho rằng họ có thể đạt được sự cứu rỗi bằng cácha) Tuân giữ những lễ nghi bằng những nỗ lực của họ nhằm hoàn thành chương trình của Đức Chúa Trờib) Xác quyết đức tin của họ rằng Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trờic) Tiếp nhận thân vị và những lời xưng nhận của Chúa Cứu Thế Jesusd) Chính mình tùy thuộc vào sự công bình của Đức Chúa Trời3. Sự Vỡ Mộng về Những Tiền Lệ Tôn Giáo . Từ ngữ tiền lệ chỉ đến những hoàn cảnh hoặc sự kiện của một thời kỳ trước. Lời trưng dẫn ở đây là ma na đã được cung cấp bằng phép lạ cho tổ phụ người Do Thái trong suốt bốn mươi năm lang thang trong đồng vắng (xem XuXh 16:11-36). Những người nầy vừa được chứng kiến Chúa Jêsus nuôi ăn năm ngàn người bằng phép lạ bây giờ lại đòi một dấu lạ. Họ gợi ý rằng Ngài phải ban cho họ ma na từ trời như Môise đã ban để cho họ tin Ngài (câu 30-31). Câu Kinh Thánh họ trưng dẫn là Thi Tv 78:24. Chúa Jêsus nhắc cho họ biết rằng chính Đức Chúa Trời đã cung cấp ma na cho tổ phụ họ chứ không phải Môise. Bây giờ Đức Chúa Trời đã gởi Bánh Sự Sống từ trời đến cho họ. Lời tuyên bố của Ngài! "Ta là bánh của sự sống" (câu 35) là câu "Ta là" đầu tiên trong Phúc âm Giăng. Cụm từ nầy được lập lại bốn lần trong đoạn 6. Để hoàn tất phần liệt kê đầy đủ của các câu nầy bạn hãy xem lại khung 1.5 trong bài 1 của tập hướng dẫn nghiên cứu nầy.21. Chúa Jêsus trình bày sự phân biệt gì giữa "mana theo truyền thống" và "mana thật". Mana nào là chính mình Ngài? ........................................................................... .........................................................................................................................................4. Sự vỡ mộng về sự hiểu biết và đức tin của riêng họ . Dân chúng không tin Chúa Jêsus là Đấng Ngài khẳng định là "bánh của sự sống". Đoàn dân đã chứng kiến các phép lạ của Ngài, nhưng họ không hiểu ý nghĩa của "các dấu lạ" đó. Họ đang tìm kiếm những điều thuộc về vật chất, chứ không phải sự sống thuộc linh. Khi Ngài nói "Ta là bánh của sự sống" là Ngài đang cung ứng sự thỏa mãn hoàn toàn và còn đến đời đời. Để dự phần bánh mà Ngài ban tặng, họ phải tin nơi Ngài và cam kết chính họ với Ngài. Chúa Jêsus phán, vấn đề là họ đã thấy Ngài nhưng vẫn không chịu tin Ngài (câu 36).Tenney nói rằng các câu 37-39 trong Phúc âm Giăng đoạn 6 là một trong số các lời tuyên bố khó hiểu nhất và gây ngăn trở nhất trong cả Tân ước" (118).

Page 117: Phuc am giang

Hãy đọc kỹ lời diễn giải của ông về các câu đó (119). Những người nầy đã chứng kiến Chúa Jêsus thực hiện các phép lạ, nhưng họ không "ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, sự vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha" (GiGa 1:14). Tuy nhiên, như Bruce viết:Chúa Jêsus đã biết chắc rằng nhiều người thật sẽ đến với Ngài bằng đức tin và nhận được bánh ban sự sống, bởi vì chính ý muốn của Cha Ngài khiến họ quyết định như vậy. Sự đui mù của con người không thể làm hỏng công cuộc cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời hiện đang làm việc bởi ân điển của Ngài trong thế gian nầy, và những người đến với Chúa Cứu Thế là đến bởi "sự ép buộc ngọt ngào" của ân điển ấy. Và khi đến với Ngài, họ khám phá ra rằng Chúa Cứu Thế Jesus đảm nhận toàn bộ trách nhiệm cho sự cứu rỗi trọn vẹn và chung kết của họ (1973, 153)22. Dựa trên lời tuyên bố của Chúa Jêsus về các yếu tố thuộc về Đức Chúa Trời và về loài người liên quan đến sự cứu rỗi của loài người, bạn hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu nào ĐÚNGa. Lời tuyên bố nầy đã được nói ra để trả lời một thỉnh cầu của dân chúng bày tỏ đức tin thanh sạch của dân chúng đặt nơi Ngàib. Sự cứu rỗi của một cá nhân phản ánh sự lựa chọn và ý muốn của Đức Chúa Cha, mục đích và quyền năng của Đức Chúa Con, và sự lựa chọn của chính người ấy để tin và đến cùng Chúa Cứu Thế.c. Một số người không thể kinh nghiệm sự cứu rỗi qua Chúa Cứu Thế dẫu cho họ muốn, bởi vì điều đó không phải là sự lựa chọn và ý muốn của Đức Chúa Trời.d. Khúc Kinh Thánh nầy hàm ý rằng, tách rời khỏi ân điển của Đức Chúa Trời, loài người không thể có được sức mạnh hay ý chí để đến với Chúa Cứu Thế.e. Hết thảy những ai đến cùng Chúa Jêsus và tin nhận Ngài đều được đảm bảo sự cứu rỗi và sự sống lại vào ngày sau rốt.f. Tenney cho thấy rằng con người không có quyền chọn lựa trong việc chọn hoặc chối Chúa Jêsus, bởi vì sự lựa chọn đã được Cha định đoạt cho họ rồi.g. Những người đến cùng Chúa Jesus là người Cha đã ban cho NgàiNhững Người Giuđa Tenney 120-123; GiGa 6:41-59Những lời xưng nhận của Chúa Jêsus đang gây sửng sờ cho giới lãnh đạo nhà hội Do Thái. Họ không hiểu lời tuyên bố của Ngài rằng Ngài là "bánh từ trên trời xuống" (câu 41) hay sự hàm ý của Ngài là họ phải "ăn thịt Con Người và uống huyết Ngài" (câu 56).Người Do Thái sẽ không chấp nhận lời xưng nhận của Chúa Jêsus rằng "Ngài từ trời đến" bởi vì họ biết rõ gia đình về phần xác của Ngài. Lẽ thật về nguồn gốc của Ngài mà Giăng đã công bố ở phần Mở Đầu (1:14, 18) là điều

Page 118: Phuc am giang

xa lạ đối với họ. Họ không nhận biết sự sinh ra bởi nữ đồng trinh của Chúa Cứu Thế và cho rằng Ngài chỉ là một con người bình thường, con trai của Giôsép và Mary. Chẳng lạ gì khi họ coi những lời xưng nhận của Ngài là phạm thượng!Chúa Jêsus hiểu rằng họ thắc mắc về nguồn gốc từ trời của Ngài do thiếu hiểu biết. Ngài giải thích cho họ rằng mặc dầu hết thảy mọi người đều được dạy dỗ bởi Đức Chúa Trời, song chỉ những ai nghe lời Cha và học biết từ nơi Ngài mới được kéo đến với Con và đặt lòng tin nơi Ngài.Người Giuđa phản đối mạnh mẽ ý tưởng ăn thịt Chúa Jesus (câu 52) bởi vì họ không hiểu ý nghĩa thuộc linh của ẩn dụ nầy. Tenney cho thấy Chúa Jêsus cố ý "cho phép những điều mầu nhiệm này vẫn còn bí ẩn đối với họ" (121). Về sau, một số những kẻ thù của các Cơ Đốc Nhân đầu tiên cũng đã không hiểu được ý nghĩa của điều nầy và tố cáo họ là ăn thịt và uống huyết những người khác theo nghĩa đen. Thậm chí ngày nay, những ai không hiểu được ý nghĩa mang tính biểu tượng của câu nói nầy chắc chắn cũng bị khó chịu.Người Do Thái bị Chúa cấm ăn huyết của bất cứ sinh vật nào (LeLv 17:10-12) "Vì sanh mạng của xác thịt ở trong huyết; và ta đã cho các ngươi huyết rưới trên bàn thờ đặng làm lễ chuộc tội cho linh hồn mình, vì nhờ sanh mạng mà huyết mới chuộc tội được (câu 11). Từ điều nầy chúng ta có thể hiểu rằng sự liên hệ đến việc uống huyết Ngài của Chúa Jêsus tượng trưng cho việc Ngài là nguồn của sự sống.Tenney giải thích rằng "Việc ăn thịt và uống huyết Chúa Jêsus theo nghĩa đen không được truyền dạy" (122). Mà đúng hơn Ngài đang nói đến một sự hỗ tương, chúng ta ở chúng ta ở trong Ngài, và Ngài ở trong chúng ta. Chúng ta đồng phần với Ngài hay thuộc riêng về Ngài hoặc nên giống như Ngài, nghĩa là chúng ta nhận lấy sự chết hy sinh của Ngài trên thập tự giá vì cớ tội lỗi chúng ta và dâng chính mình cho Ngài với sự đầu phục hoàn toàn. Ngài ngự trong chúng ta. Chúng ta mời Ngài ngự vào nơi thâm sâu nhất trong con người mình. Cũng như Ngài sống bởi Cha, chúng ta sống bởi Ngài (câu 57). Bản Kinh Thánh Khảo Cứu NIV giải thích điều nầy theo cách như sau :"Thịt và huyết ở đây tỏ rõ Chúa Cứu Thế là Đấng chịu đóng đinh và là nguồn của sự sống. Đức Chúa Jêsus phán về sự biệt riêng chính mình Ngài do đức tin như một của lễ được chỉ định" (1985,1608). Lời tuyên bố của Chúa Jêsus :"Bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta" (câu 51) là lời ám chỉ sự chết hy sinh của Ngài vì tội lỗi của mọi người. Khi chúng ta "ăn thịt Ngài và uống huyết Ngài" là chúng ta tiếp nhận sự hy sinh và sự cứu rỗi của Ngài cung ứng cho chúng ta. Chúng ta thừa nhận Ngài là Chủ và là Cứu Chúa mình.Khung 6.3 tóm tắt một trật tự mới mà Chúa Jesus giới thiệu ở sáu đoạn đầu

Page 119: Phuc am giang

của Phúc âm Giăng, rất khó cho loài người trong thời Ngài hiểu được nếu không có một hành động của đức tin về phía họ.

CHÚA JESUS GIỚI THIỆU VỀ MỘT TRẬT TỰ MỚI

TRONG GIAI ĐOẠN XEM XÉT : GiGa 1:19-4:54

2:18-20 Một Đền Thờ Mới: Thân Thể Của Đấng Christ3:5 Một Sự Ra Đời Mới: Bằng Nước và Thánh Linh4:23-24 Một Cách Thờ Phượng Mới: Bằng Tâm Thần và Lẽ Thật

TRONG GIAI ĐOẠN TRANH LUẬN : 5:1-6, 71

5:8-10, 16, 17 Một Khái Niệm Đạo Đức Mới Về Ngày Sa Bát: Làm những công việc thương xót bất cứ khi nào có cần là điều phải lẽ

5:19-30 Một Thần Học Mới:

6:35-58

23. Xem lại phần phân tích của Tenney về cuộc nói chuyện của Chúa Cứu Thế với các nhà lãnh đạo Do Thái và lời bình của chúng ta trong phần nầy. Và rồi với mỗi câu dưới đây bạn hãy viết vào chỗ trống chữA nếu câu ấy đồng ý với sự giải thích của Tenney và của tài liệu hướng dẫn nghiên cứu nầyB nếu nó không đồng ý với lời giải thích nầy...a Người Do Thái đã không hiểu lầm về cách Chúa Jêsus tuyên bố rằng Ngài từ trời đến bởi vì họ quen biết cha mẹ Ngài....b Người Do Thái đã hiểu rằng lời ám chỉ đến việc ăn thịt và uống huyết có một ý nghĩa mang tính tượng trưng với một sự ứng dụng về mặt thuộc linh....c Đối với Cơ Đốc Nhân "ăn thịt và uống huyết Ngài" có nghĩa là sự sống của Cơ Đốc Nhân lệ thuộc vào Chúa Cứu Thế, và có một sự chung phần giữa Chúa Cứu Thế và người Cơ Đốc ....d Chúa Jêsus đã giải thích rõ ràng cho người Do Thái rằng Ngài được sinh ra bởi nữ đồng trinh và không có cha (trên trần gian) về phần xác....e Chúa Jêsus coi chính mình là Đấng siêu nhiên cả về nguồn gốc lẫn trong sự kêu gọi của Ngài ......f Chúa Jêsus tỏ rõ cho người Giuđa biết rằng lời ám chỉ đến thịt và huyết là biểu tượng của sự hy sinh mà Ngài sẽ thực hiện bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá.Các Môn Đồ Tenney 123-125; GiGa 6:60-71

Page 120: Phuc am giang

Trọng tâm chú ý hiện nay là các môn đồ của Chúa Jêsus. Ngài biết rõ tấm lòng của những người theo Ngài. Nếu họ nhận thấy bài nói chuyện của Ngài về Bánh Sự Sống khó chấp nhận, thì họ lại càng thấy việc chấp nhận sự chết của Ngài trên thập tự giá được hàm ý trong lời ám chỉ của Ngài về sự thăng thiên (câu 62) là khó chấp nhận hơn biết bao. Chúa Jêsus tỏ rõ cho các môn đồ Ngài biết rằng để có được sự sống họ phải dâng trọn vẹn đời sống họ cho Ngài. Trong lời Ngài có sự sống bởi vì lời đó mặc khải những việc làm của Ngài. Chúng ta nên lưu ý rằng Giăng biết đoạn Kinh Thánh nầy với công việc của Chúa Cứu Thế đã hoàn tất trong tâm trí, kể cả sự thăng thiên của Ngài và ân tứ ban Thánh Linh.Buồn thay, nhiều người trong số các môn đồ của Chúa Jêsus có sự cống hiến hời hợt đối với Ngài. Họ không thể chấp nhận sự dạy dỗ của Ngài là điều đòi buộc họ phải giao nộp đời sống cho Ngài. Vì vậy nhiều người trong số họ "trở lui, không đi với Ngài nữa" (câu 66).Sau cùng, Chúa Jêsus hướng sự chú ý của Ngài sang mười hai môn đồ. Lời Ngài dành cho họ là: "Còn các ngươi, cũng muốn lui chăng?" Cho thấy Ngài đã cảm nhận sâu xa thế nào sự bất trung của những người đã lìa bỏ Ngài. Câu trả lời của Phierơ thay mặt cho Mười Hai Môn Đồ là một lời tuyên bố cho thấy rằng đức tin của họ đang lớn hơn bất cứ thời điểm nào trước đây, bởi vì nó cam kết họ với Đấng đang ngày càng ít được hâm mộ hơn. Tenney nói rằng đức tin của họ là độc nhất, được xác lập, và mang tính quyết định (trang 124).Nhưng một trong mười hai môn đồ đã không có đức tin độc đáo, là đức tin được xác lập và mang tính quyết định đó. Chúa Jêsus muốn nói đến Giuđa Íchcariốt mặc dầu không nêu tên, như là một kẻ phản bội trong tương lai. Vào lúc ấy, Giuđa hẳn đã thất vọng vì Chúa Jêsus đã không nhận lấy cơ hội làm vua. Mặc dầu lúc nào đó ông vẫn theo Ngài như một trong mười hai môn đồ, trong chừng mực nào đó liên quan đến những động cơ của ông, ông có thể được xếp vào cùng một nhóm với những môn đồ vừa mới lìa bỏ Chúa Jêsus. Sau nầy, Giuđa sẽ thực hiện ý định của bản tánh ngang ngạnh của ông, thêm sự phản bội vào sự đào ngũ.24. Hãy mô tả những phản ứng của Chúa Jêsus khi có nhiều môn đồ lui đi, không theo Ngài nữa, dựa trên lời bàn của Tenney và câu hỏi của Ngài với mười hai môn đồ. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 121: Phuc am giang

25. Ghép cặp các phương diện đức tin của mười hai môn đồ được bày tỏ bởi Phierơ với lời giải thích Tenney đưa ra ...a Sự nhận biết bằng kinh nghiệm rằng Chúa Jêsus là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời...b Một trạng thái của niềm tin tồn tại từ một hành động đã hoàn thành và tiếp tục hành động hoàn thành...c Không một ai ngoài Chúa Jêsus có thể đòi hỏi sự tôn kính từ nơi họ.

Khi chúng ta kết thúc phần nghiên cứu về giai đoạn tranh luận của Chúa Jêsus, hãy nghĩ đến những mục tiêu thực tiễn và có giá trị thuộc linh của mỗi một phép lạ trong ba phép lạ Ngài đã thực hiện trong giai đoạn nầy. Cũng hãy suy nghĩ đến bài nói chuyện của Ngài về mối quan hệ với Cha Ngài và ý nghĩa của Bánh Sự Sống. Hãy xin Cha ban cho bạn một tấm lòng am hiểu hầu cho đức tin riêng của bạn trong công việc của Chúa Cứu Thế sẽ trở nên riêng biệt, được xác lập và mang tính quyết định. Hãy khẳng định bằng những lời của Phierơ nói với Chúa Jêsus :"Chúng tôi tin và biết rằng Ngài là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời.

Bài Tự Trắc Nghiệm

CÂU ĐÚNG SAI. Viết chữ Đ vào chỗ trống trước mỗi câu ĐÚNG. Chữ S nếu là câu sai ...1 Người đàn ông bên ao đã không được chữa lành từ trước kia trong cuộc đời mình vì ông là một kẻ phạm tội kinh khiếp....2 Người Giuđa tức giận khi Chúa Jêsus chữa lành cho người đàn ông bên ao và vì sự chữa lành đó đã xảy ra vào ngày Sabát....3 Người Giuđa buộc tội Chúa Jêsus làm ra mình bằng với Đức Chúa Trời vì Ngài đ gọi Đức Chúa Trời là "Cha"....4 Chúa Jêsus đã cho thấy rằng những người bất lực cả về thuộc thể lẫn thuộc linh không thể được chữa lành....5 Người đàn ông được chữa lành tỏ ra thiếu đức tin nơi Chúa Jêsus khi ông thuật cho những người Giuđa người đã chữa lành cho ông....6 Theo khái niệm của Chúa Jêsus về ngày Sabát, làm những công việc của lòng thương xót trong ngày ấy là điều phải lẽ....7 Sự lệ thuộc của Chúa Jêsus vào Cha có tầm quan trọng về mặt Cơ Đốc Luận trong các nghiên cứu về thần học....8 Về các công việc của Con, Chúa Jêsus đã bày tỏ rằng các công việc nầy khác biệt với các công việc của Cha....9 Chúa Jêsus đã tuyên bố rằng Cha đã cung ứng Con là phương tiện để cứu rỗi loài người, đã giao mọi sự xét đoán cho Con, và để Con khiến sống kẻ

Page 122: Phuc am giang

chết....10 Chúa Jêsus thừa nhận rằng vì cớ lời chứng Ngài là thật nên nó được chấp nhận theo những giá trị của nó trước tòa án....11 Người Giuđa đã bác bỏ lời chứng của Giăng Báptít về Chúa Jêsus bởi vì họ không tin Giăng Báptít là sứ giả từ Đức Chúa Trời đến....12 Lý do chính khiến Chúa Jêsus làm phép lạ nuôi năm ngàn người bằng một sự tiếp tế nhỏ gồm bánh và cá là vì Ngài muốn dân chúng thừa nhận Ngài là Đấng Mêsia và là Vua, người sẽ giải phóng họ khỏi sự áp bức của người Lamã....13 Chúa Jêsus đã phán rằng lý do chính khiến người Giuđa không nhận lời chứng của Kinh Thánh phán về Ngài là vì tình yêu của Đức Chúa Trời không ở trong lòng họ....14 Tenney cho Philíp, người môn đồ đã cho Chúa Jêsus biết có năm ổ bánh và hai con cá là người bướng bỉnh, bi quan, không có khải tượng về điều có thể được thực hiện....15 Dịp nuôi năm ngàn người đã cho Chúa Jêsus một cơ hội để thử nghiệm những phản ứng riêng của từng người và đức tin của các môn đồ Ngài....16 Khi Chúa Jêsus đi bộ trên mặt nước đến cùng các môn đồ Ngài, thoạt đầu họ sợ, nhưng sau đó họ nhận ra Ngài và sẵn sàng rước Ngài vào thuyền của họ....17 Chúa Jêsus trả lời trước thỉnh cầu của đoàn đông muốn xin mana như của Môise bằng việc cống hiến chính mình Ngài là mana thật sẽ đem đến chất nuôi dưỡng bề trong và sự sống đời đời....18 Chúa Jêsus cho dân chúng biết rằng họ có thể kiếm được sự sống đời đời bởi các công đức riêng biệt của họ....19 Những người đến với Chúa Cứu Thế đến được với Ngài là nhờ công việc cứu rỗi của ân điển Đức Chúa Trời....20 Chúa Jêsus đã dùng biểu tượng của việc ăn thịt Ngài và uống huyết Ngài bởi vì đó từng là những nghi lễ người Giuđa hiểu được qua những tập tục trong sự thờ phượng tại đền thờ của họ....21 Câu "ăn thịt và uống huyết" của Chúa Jêsus có nghĩa là tiếp nhận sự hy sinh của Ngài trên thập tự giá vì cớ tội lỗi chúng ta và mời Ngài ngự vào nơi thâm sâu nhất của lòng mình, giao nộp hoàn toàn chính mình cho ý muốn của Ngài....22 Mặc dầu có nhiều môn đồ của Chúa Jêsus đã lìa bỏ Ngài sau lời dạy khó nghe của Ngài về bánh sự sống, Mười Hai môn đồ vẫn ở cùng Ngài, và Phierơ đã khẳng định đức tin mạnh mẽ của họ rằng Ngài là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời.BÀI TIỂU LUẬN . Trong khoảng trống cho sẵn bên dưới đây, hãy mô tả một mục đích thực tiễn và một mục đích về thuộc linh của mỗi phép lạ sau:

Page 123: Phuc am giang

23. Việc chữa lành người bại. ……..24. Việc nuôi năm ngàn người ăn cộng với phụ nữ và trẻ em. ……..25. Chúa Jêsus đi bộ trên mặt nước ……….

ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ PHẦN 2

Bây giờ bạn hãy ôn từ Bài 4 đến Bài 6 để chuẩn bị cho phần Đánh Giá Tiến Bộ Phần 2. Bạn sẽ tìm thấy nó và tờ trả lời trong tập học viên của mình. Hãy trả lời tất cả các câu hỏi mà không xem tập hướng dẫn nghiên cứu, sách giáo khoa, những ghi chú hoặc Kinh Thánh. Gởi tờ trả lời của bạn cho giảng viên ICI của bạn kèm với bất cứ các tài liệu khác đã ghi trên bìa tập học viên của mình. Sau đó bạn hãy học tiếp bài 7.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học

1. Ông đã bịnh suốt một thời gian dài - ba mươi tám năm. Ông đã đành cam chịu với số phận của mình (có thể là chứng bại liệt) và chấp nhận điều không thể tránh khỏi.2. c) Không nơi nương tựa về thuộc linh lẫn thuộc thể.3. a Hãy đứng dậy. Vác giường ngươi và Bước Đi.b Ông lập tức đứng dậy, vác giường mình và đã bước đi.c Điều đó chứng tỏ ông tin lời Chúa Jêsus. Có điều gì đó nơi Chúa Jêsus đã dẫn truyền đức tin lập tức.4. b) Tình trạng thuộc thể của ông trước kia là do hậu quả của tội lỗi.5. Ngài đang vi phạm luật ngày Sabát, và tồi tệ hơn nữa, Ngài đang làm ra mình bằng với Đức Chúa Trời.6. c) Cha ta. 7. d) Làm việc thiện hoặc làm các công việc của lòng thương xót trong ngày Sabát là điều phải lẽ.8. a Cha là sự sống (nghĩa là, sự sống là một phương diện của bản tánh hoặc đặc tính chủ yếu của Ngài) và sự sống cũng vốn thuộc về Con. Đức Chúa Con cũng có sự sống ấy.b. Con cũng làm các công việc Cha mình.c. Cha tiếp nhận sự thờ phượng của loài người, và Con được tôn kính bằng với Cha; vì vậy loài người thờ phượng cả Đức Chúa Cha lẫn Đức Chúa Con.d. Mối quan hệ giữa Cha và Con là độc nhất; Con lệ thuộc vào Cha và có sự hiểu biết trọn vẹn về Cha.e. Sự sống vốn có trong Con và là phương tiện để cứu rỗi loài người. Đó là sự cung ứng của Cha.f. Cha đã giao mọi quyền xét đoán cho Con.

Page 124: Phuc am giang

g. Con sẽ khiến kẻ chết sống lại.9. a 2) Cứu Thục Họcb 3) Lai thế họcc 1) Cơ Đốc Luận10. Điều nầy cho thấy bản tánh của Ngài giống y như bản tánh của Đức Chúa Trời là Cha. Vì vậy Ngài là Con của Đức Chúa Trời.11. Ngài nói điều đó bởi vì Ngài biết rằng những người Giuđa nầy không thật lòng yêu kính Đức Chúa Trời, vì vậy không thể nào nghe được tiếng Ngài hay hiểu được Lời Ngài. Đó là lý do vì sao họ đã không nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsia.12. a Đức Thánh Linh và các môn đồ.b Những lời chứng đó chưa có.13. Các câu b,c,e và f là những câu đúng.14. c) Giải phóng họ khỏi ách áp bức của người Lamã.15. a 2) Đỉnh điểm sự hâm mộ của quần chúng.b 3) Phép lạ tuyệt vời.c 4) Bước giáo huấn trong đức tin.d 1) Thử nghiệm những phản ứng cá nhân.16. a P b P c A d A e A 17. Điều đó chứng tỏ Ngài có quyền chủ tể trên thiên nhiên cả qua việc đi bộ trên mặt nước lẫn làm yên cơn bão.18. Khi nhận ra đó chính là Chúa Jêsus, họ sẵn sàng rước Ngài vào thuyền.19. a Điều đó biểu trưng cho việc Ngài chính là Bánh Sự Sống làm thỏa mãn, đem lại chất nuôi dưỡng cho linh hồn họ.b. Động cơ của họ là mong muốn có thêm bánh và cá nữa để làm thỏa mãn các nhu cầu thuộc thể chứ không phải là sự mong muốn về thức ăn thuộc linh.20. a) Tuân giữ những lễ nghi bằng các nỗ lực riêng của mình để hoàn thành chương trình của Đức Chúa Trời.21. "Mana theo truyền thống" là bánh tạm và chỉ thỏa mãn nhu cầu thuộc thể; còn Mana thật "là đời đời và bổ dưỡng cho tâm linh con người, ban sự sống cho thế gian. 22. b, d, e, và g là những câu đúng.23. a A b B c A

Page 125: Phuc am giang

d B e A f B 24. Ngài bày tỏ mối quan tâm chân thật và Ngài buồn vì thấy họ không có đức tin đặt nơi Ngài, điều đó khiến họ bác bỏ lời dạy khó hiểu của Ngài. Ngài đã biết rằng thậm chí một người trong số mười hai môn đồ, cuối cùng sẽ lìa bỏ Ngài và phản bội Ngài.25. a 3) Tính chất cuối cùng dứt khoát của đức tin.b 2) Sự cố định kiên quyết của đức tin.c 1) Sự riêng biệt, độc nhất, của đức tin.

Giai Đoạn Xung Đột Bắt Đầu

Bạn còn nhớ điều sứ đồ Giăng viết về chúa Jêsus trong phần Mở Đầu "Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài" (GiGa 1:14) không ? Giăng Báptít đã thấy "Thánh linh từ trời giáng xuống như chim bồ câu đậu trên mình Ngài" (1:32). Và rồi ông nói :"Ta đã thấy nên ta làm chứng rằng: "Ấy chính Ngài là con Đức Chúa Trời" (1:34) nhìn xem Chúa Jêsus là một phần trong tiến trình đức tin. Khi các môn đồ của Giăng hỏi Chúa Jêsus "Thầy ở đâu?" Ngài đã trả lời "Hãy đến xem" (1:39;) . Khi Philíp gặp Nathanaên , ông đã giục giã Nathanaên "Hãy đến xem" Jêsus (1:46;). Tác giả sách Phúc âm không nói cho chúng ta biết những người nầy đã thấy gì khi họ đến cùng Chúa Jêsus, nhưng ông cho chúng ta biết rằng họ đã công nhận Ngài là Đấng Mêsia và đã đặt đức tin nơi Ngài.Đức Chúa Trời có khả năng để bày tỏ cho mỗi người trong chúng ta những điều chúng ta cần phải thấy về Ngài. Ngài có thể nhìn thấu vào những nơi sâu kín nhất của lòng chúng ta và bày tỏ cho chúng ta bất cứ điều gì chúng ta cần biết để chúng ta đặt đức tin mình nơi Ngài. Có thể "sự vinh hiển" mà Giăng đã thấy lại hơi khác một chút với sự "vinh hiển" mà Philíp, Phierơ, Nathanaên và những người khác đã thấy, là những người đã đặt đức tin nơi Chúa Jêsus.Trong bài 6 chúng ta đã học biết rằng những ai không thật sự yêu mến Đức Chúa Trời thì không thể thấy Chúa Jêsus là ai. Còn những ai mà mắt được mở ra trước sự bày tỏ của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài qua Con Ngài thì đã chấp nhận Chúa Jêsus là đấng Mêsia của họ rồi. Những người khác đã bác bỏ những lời tuyên bố của Ngài và tìm cách để giết ngài. Khi bắt đầu phần nghiên cứu của mình về giai đoạn xung đột dựa trên đoạn 7 và 8 của phúc âm Giăng, chúng ta hãy nhận ra rằng sự khác biệt giữa lòng tin và lòng vô tín nằm trong cách nhìn xem những gì Đức Chúa Trời đã bày tỏ rõ cho chúng ta qua Chúa Cứu Thế Jêsus. Xin Chúa cho mỗi người trong chúng ta,

Page 126: Phuc am giang

cũng giống như Giăng, ngắm xem "sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha; đầy ơn và lẽ thật" (GiGa 1:14).

Chúa Jêsus tại Kỳ Lễ Lều TạmNhững thái độ đối với Chúa JêsusSự dạy dỗ của Chúa JêsusLời Kêu Gọi Lên Đến Đỉnh ĐiểmChúa Jêsus và Người Đàn Bà bị bắt quả tang phạm tội Tà DâmChúa Jêsus tại Đền ThờCấu Trúc của Đoạn Kinh ThánhCuộc Bàn luận với những người PharisiCuộc Nói Chuyện với những người Giuđa

Khi học xong bài này bạn có thể.- Trưng dẫn những ví dụ trong Giăng đoạn 7 và đoạn 8 để minh họa cho thấy sự sợ hãi và thiếu hiểu biết đã ảnh hưởng đến thái độ của dân chúng đối với tính cách và chức vụ của Chúa Jêsus như thế nào.- Nêu được những lời tuyên bố của Chúa Jêsus trong Giăng đoạn 7 và đoạn 8 mặc khải tâm tánh của Ngài và cho biết Ngài là ai.- Thảo luận vấn đề về nguyên bản và giá trị của phần ký thuật về người đàn bà bị tố cáo phạm tội tà dâm.- Đối chiếu lời đánh giá của Chúa Jêsus về những kẻ nghe Ngài với sự đánh giá của họ về chính mình .- Bởi đức tin chấp nhận và thực hành phương thức của Chúa Jêsus dành cho việc hiểu biết lẽ thật và được buông tha khỏi vòng nô lệ của tội lỗi.

1. Tuân theo phương pháp học tập được cho trong Bài 1 để học tập bài nầy. Phải bảo đảm đã hiểu ý nghĩa của những từ then chốt và bất cứ những từ nào được dùng trong bài nầy còn mới lạ đối với bạn.2. Đọc Tenney trang 128-151 và đoạn 7 và 8 trong Phúc âm Giăng như được yêu cầu trong phần khai triển bài học. Cũng hãy đọc bất cứ khúc Kinh Thánh nào được Tenney hoặc phần khai triển bài học trưng dẫn.3. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra cẩn thận các câu trả lời của bạn với phần giải đáp ở phía sau sách. Ôn lại bất cứ những câu nào bạn trả lời chưa đúng.

Sự nịnh hótthuộc về ngụy kinhphạm thượngtính kinh điển

Page 127: Phuc am giang

sự xung độttrò hai mặt

CHÚA JESUS TẠI KỲ LỄ LỀU TẠM Tenney 128-137; 7:1-52Những Thái Độ Đối Với Chúa Jêsus Tenney 128-132; 7:1-13Bài học trước của chúng ta kết thúc với Chúa Jêsus trong vùng Galilê không lâu sau khi Ngài đã nuôi năm ngàn người, đã đi bộ trên mặt nước, và đã có những sự dạy dỗ khó hiểu cho những người Giuđa tại nhà Hội Thành Cabênaum. Các sách Phúc âm cộng quan cho chúng ta một số các chi tiết về chức vụ của Chúa Jêsus tại vùng Galilê tiếp sau các sự kiện không được đưa vào Phúc âm Giăng. Một trong những sự kiện nầy là sự hóa hình của Chúa Jêsus (xem LuLc 9:28-36 ) Phúc âm Giăng chỉ cho chúng ta biết rằng trong thời gian nầy "Chúa Jêsus đi khắp xứ Galilê, Ngài không ưng đi trong xứ Giuđê bởi dân Giuđa vẫn tìm phương giết Ngài" (GiGa 7:1)Sự bất hòa và sự xung đột vốn đã bắt đầu ở giai đoạn tranh luận nay lại tiếp tục với mức độ căng thẳng lớn hơn trong giai đoạn xung đột. Sự xung đột nầy gây ra bởi sự khác nhau trong thái độ của dân chúng đối với Chúa Jêsus. Những thái độ bênh vực hoặc chống đối Chúa Jêsus mà trước kia chưa rõ rệt nay trở lên xác định hơn. Những kẻ không tin vào Chúa Cứu Thế va chạm với những người tin Chúa. Khu vực chức vụ của Ngài nay cũng đã chuyển trở về xứ Giuđê, nơi mà cuối cùng cuộc đời trên đất của Ngài được kết thúc. Giăng không ghi chép thêm công việc nào của Chúa Jêsus ở tại Galilê.Giai đoạn xung đột, được ký thuật từ đoạn 7 cho đến đoạn 11 của Phúc âm Giăng, gồm sáu tháng cuối cùng trong chức vụ công khai của Chúa Jêsus, giai đoạn nầy bắt đầu bằng Kỳ Lễ Lều Tạm (7:2) và kết thúc không lâu trước kỳ giữ lễ Vượt Qua lần cuối của Chúa Jêsus (12:1).Mười ba câu đầu của đoạn 7 cho thấy thái độ của nhóm người: 1)Các anh em của Chúa Jêsus không tin nơi Ngài, và 2) các đoàn dân chúng ở tại kỳ lễ, là những người đang bối rối về Ngài.1. Lòng vô tín của các anh em Chúa Jêsus (7:3-9) Thái độ của các anh em Chúa Jêsus là một thái độ hết sức khó hiểu, mỉa mai, và vô tín. Họ thách thức Ngài hãy đi lên Giêrusalem để dự lễ Lều Tạm và công khai bày tỏ quyền năng của Ngài tại đó. Họ gợi ý rằng nhờ làm thế Ngài sẽ thu hút được sự chú ý cho chính mình, và những người trước kia đã theo Ngài vì phép lạ nay sẽ giao phó chính mình họ cho Ngài.Bruce cho thấy cách anh em Chúa Jêsus đã không tin nơi Ngài "bởi vì họ không hiểu được tính chất và các động cơ của công việc mà Ngài đã kết ước... Ngài hoàn toàn không sống đúng theo sự dự đoán của họ về mẫu

Page 128: Phuc am giang

người mà Đấng Mêsia sẽ phải sống, và kiểu những công việc mà đáng lẽ người ấy phải làm" (1983, 172) (Mãi về sau nầy, họ mới nhận ra rằng Ngài quả thật là Đấng Mêsia. Chúng ta học biết qua ICo1Cr 15:7 rằng sau khi sống lại Chúa Jêsus đã hiện ra cho nhiều người, kể cả Giacơ, em Ngài. Trong Cong Cv 1:15 cũng chép rằng Mary mẹ Chúa Jêsus và các anh em Ngài đang ở giữa vòng những người nhóm lại tại Giêrusalem sau khi Chúa Phục sinh để cầu nguyện kiên trì ở tại Phòng Cao. Họ đã vâng theo những huấn thị của Ngài (1:5) trông đợi ở đó để được báp tem bằng Thánh linh). Hãy đọc lời giải thích của Tenney ở trang 130 về câu trả lời của Chúa Jêsus dành cho các anh em Ngài. Sách Giăng thường hay nói về một sự việc với hai mức độ hàm ý. Bề ngoài, dường như Chúa Jêsus muốn nói rằng bấy giờ chưa phải là lúc thích hợp để Ngài đi lên dự lễ. Song câu trả lời của Ngài thật sự là một lời giải thích về một sự khác nhau cơ bản giữa Ngài với các anh em vô tín của Ngài. Các anh em Ngài có thể đến hoặc đi khi nào họ muốn. Còn Chúa Jêsus có một sứ mạng trong cuộc đời phải được làm trọn theo thời điểm đã được định bởi Cha Ngài. Tenney cho rằng từ ngữ được dùng để chỉ thời gian trong GiGa 7:6 (kairos) ám chỉ một giờ thích hợp hoặc một thời điểm hành động thích hợp nhất. Bruce dịch nó là "giờ đã được định" (1983, 172) để minh chứng cho ý tưởng rằng mọi điều Chúa Jêsus đã làm là làm theo một thời khóa biểu đã được hoạch định bởi Cha Ngài. Từ hora, được dịch là "giờ" hoặc "thời điểm" trong câu 30, muốn nói đến số phận đã được định hoặc thời điểm đã được định của sự chết Ngài.Chúa Jêsus cũng nói rõ trong câu trả lời của Ngài rằng mục đích của Ngài khi thực hiện các dấu lạ không phải là để có được sự hâm mộ của quần chúng, nhưng Ngài phán rằng "thế gian ghét ta vì ta làm chứng nầy về họ rằng công việc của họ là ác" (c 7). Barrett mô tả lòng ghen ghét của Thế gian đối với Chúa Jêsus như là "một sự ghen ghét mà không một ai khác có thể từng trải được, bởi vì chỉ một mình Ngài đã đưa thế gian vào sự phán xét" (1978,309). Các anh em Ngài đã "thỏa lòng với môi trường sống của đời nầy và chủ nghĩa cơ hội của thế gian", ngược lại, Chúa Jêsus "chỉ thỏa lòng với ý muốn của Cha Ngài" (Tenney, 131)Bản dịch NIV về câu 8 là "Các ngươi hãy lên dự lễ nầy, còn ta chưa lên dự lễ đó" một lời ghi chú cuối trang giải thích rằng có một số chủ bản đầu tiên không đưa từ chưa vào những lời nầy của Chúa Jêsus. Tenney khẳng định rằng mặc dầu Chúa Jêsus cuối cùng đã lên dự lễ, song không có sự hai mặt nào dính dáng vào đây. Các em Chúa Jêsus có thể đi bất cứ khi nào họ muốn. Về thời khóa biểu của chính Ngài, cũng như những hành động của Ngài, Ngài phải vâng theo chương trình của Cha. Khi Ngài nói, Ngài cho thấy rằng lúc đó chưa phải là thời điểm thích hợp để Ngài đi lên dự lễ.2. Sự bối rối của các đoàn dân (GiGa 7:10-13) Ít ngày sau khi các anh em

Page 129: Phuc am giang

Ngài đã lên dự lễ, Ngài cũng đi lên, nhưng đi cách ẩn dấu. Ngài không muốn thu hút bất cứ sự chú ý đặc biệt nào quá sớm để có thể bị các kẻ thù Ngài lợi dụng mà nghịch cùng Ngài. Bởi vì lúc nầy Ngài đang là một nhân vật được cả nước quan tâm - Tenney mô tả ba thái độ của các đám đông người Giuđa, là những người đang tìm kiếm Ngài (131):A. Những nhà lãnh đạo tôn giáo tiếp tục tìm cách giết Ngài.B. Một số người nói rằng Ngài là một người lành .C. Những người khác nói rằng Ngài là một kẻ mạo danh hay là kẻ lừa dối.Một cuộc bàn luận thẳng thắn và cởi mở về Chúa Jêsus hẳn có lẽ sẽ giúp dân chúng hiểu được tâm tánh đích thực của Ngài, nhưng bởi vì họ sợ những nhà lãnh đạo Do Thái của họ nên họ sẽ không bày tỏ các ý kiến của mình trước công chúng - Về thái độ hoang mang hoặc bối rối của dân chúng, Barrett bình luận như sau :Chúa Jêsus bày tỏ cho những người mà Cha kéo đến cùng Ngài (6:44), song chỉ cho họ mà thôi. Sự tranh cãi trong 7:12 nhằm đưa đến những sự tranh luận và bàn cãi từ đoạn 7-12, trong đó, sự việc này được làm rõ. Các dấu lạ nầy rõ ràng đã không thuyết phục được các anh em Ngài, và chắc chắn cũng sẽ không thuyết phục được Giêrusalem (1978, 309).

1. Anh em Chúa Jêsus không tin Ngài bởi vìa) Họ chưa bao giờ thấy Ngài làm các phép lạb) Ngài đã không hành động theo như cách mà họ kỳ vọng Đấng Mêsia phải hành độngc) Họ ghét Ngàid) Họ ganh tị với những lời tuyên bố của Ngài và các công việc quyền năng của Ngài2. Mô tả những khác nhau giữa Chúa Jêsus và các anh em Ngài liên quan đến :a. Mối quan hệ với Đức Chúa Cha ..................................................................................b. Mối quan hệ với thế gian : .........................................................................................3. Khi Chúa Jêsus nói :"Ta chưa lên dự lễ", là Ngài muốn nói rằng Ngàia) Tuyệt đối sẽ không đi dự lễ dầu bất cứ trường hợp nàob) Sẽ đi khi nào Ngài cảm biết đó là lúc thích hợp để đic) Sẽ không đi trừ phi Ngài biết đó là ý muốn của Cha Ngài để Ngài phải đid) Muốn gây ngạc nhiên cho các anh em Ngài bằng cách lên dự lễ một cách bí mật.4. Nhóm người nào sau đây ở tại Giêrusalem tích cực tìm phương giết Chúa Jêsus ?

Page 130: Phuc am giang

a) Giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái.b) Các môn đồ trước kia của Chúa Jêsus .c) Đám đông nói chung .d) Các anh em Ngài .5. Dựa trên lời bàn của Tenney về các thái độ của dân chúng, GiGa 7:1-13 và lời giải thích chúng tôi vừa nêu, hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu Đúng.a. Sự việc một số người Do Thái ở vùng Giuđê muốn tìm cách giết Ngài (7:1) phản ánh một thái độ kiên quyết của sự thù địch đã được quyết định.b. Chúa Jêsus đã thấy số phận của Ngài đang hoàn toàn nằm trong vòng tay của những người đang tìm cách giết Ngài.c. Kỳ lễ lều Tạm đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn xung đột đã xảy ra sáu tháng trước khi Chúa Jêsus chịu đóng đinh.d. Các anh em Chúa Jêsus thật lòng tin rằng nếu Ngài lên Giêrusalem và thi thố các phép lạ tại đó, dân Giuđa sẽ công nhận Ngài là đấng Mêsia của họ .e. Khi Chúa Jêsus phán "giờ ta chưa đến" Ngài muốn nói rằng bấy giờ chưa phải là thời điểm hợp lý để tạo một ảnh hưởng mạnh mẽ về mặt tâm lý trên dân chúng bằng các hành động của Ngài.f. Chúa Jêsus đã tỏ cho thấy rằng Ngài không làm gì cả trừ điều Cha Ngài muốn Ngài làm.g. Dân chúng Giêrusalem bị phân chia theo quan điểm của họ về nhân cách của Chúa Jêsus.

Sự Dạy dỗ Của Chúa Jêsus Tenney 132-135; GiGa 1:14, 36 Khi kỳ lễ đã trôi qua được phân nữa thời gian Chúa Jêsus thình lình xuất hiện và bắt đầu dạy dỗ trong đền thờ. Dân Giuđa sửng sờ trước sự hiểu biết và sự khôn ngoan của Ngài, bởi vì họ biết Ngài chưa hề được học tại các trường dành cho các đạo sĩ Do Thái giáo. Chúa Jêsus không tuyên bố sự giảng dạy của Ngài là ra từ Ngài song Ngài quy sự hiểu biết của Ngài là Đấng đã sai Ngài. Hãy lưu ý chủ đề được lập lại của Ngài về sự lệ thuộc vào Cha và sự cộng tác với Cha Ngài. Trong bài nói chuyện với dân Giuđa, Chúa Jêsus tiếp tục khẳng định thần tánh của Ngài. Lời khẳng định nầy là lý do chính khiến cho giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái bắt bớ Ngài.Tenney mô tả lời dạy của Chúa Jêsus trong đoạn nầy mang hình thức của một điều nghịch lý (132). Điều nghịch lý là điều mà một người, một điều kiện, hoặc một hành động dường như có những phẩm chất hoặc những giai đoạn mâu thuẫn nhau. Khung 7.1 minh họa điều nghịch lý nầy:ĐIỀU NGHỊCH LÝ TRONG LỜI DẠY CỦA CHÚA JESUS GiGa 7:14-24

Page 131: Phuc am giang

Trong câu 17, Chúa Jêsus tuyên bố "Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì sẽ biết đạo lý của ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là ta nói theo ý ta". Đây là một câu Thánh Kinh nên được học thuộc và dùng vào việc truyền giảng. Tenney mô tả khái niệm trong câu Kinh Thánh nầy là "chủ nghĩa thực dụng thiên thượng"(133) trong đó hành động dẫn đến chân lý. Còn khái niệm của loài người về chủ nghĩa thực dụng thì ngược lại, con người cho rằng chân lý dẫn đến hành động.Trong một lời chú thích khác về Phúc âm Giăng, Tenney đưa ra lời giải thích sau đây về câu 17."Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời" không phải chỉ hàm ý rằng trong tương lai nếu có người tình cờ làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì người ấy sẽ biết nguồn gốc sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời. Mà điều nầy hàm ý rằng con người phải có một hành động dứt khoát của ý chí để làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, một mục đích quả quyết, xác lập, để hoàn thành ý muốn Ngài. Sự hiểu biết thuộc linh không đạt được chỉ do việc học biết các sự kiện hoặc các thủ tục mà nó phụ thuộc vào sự vâng lời đối với chân lý mình đã nhận biết. Vâng theo những ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ làm phát triển khả năng phân biệt giữa điều giả dối và lẽ thật (Gaebelein 1981, 84).6. Điều nào sau đây KHÔNG phải là một ví dụ về khái niệm của chủ nghĩa thực dụng thiên thượng được mô tả trong 7:17a) Nếu bạn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời thì bạn sẽ tin.b) Phước cho những người có lòng trong sạch, vì họ sẽ thấy Đức Chúa Trời.c) Hãy quyết định làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, rồi bạn sẽ biết lẽ thật.d) Những hành động dẫn đến lẽ thật.e) Chúa Jêsus đã bảo các môn đồ của Giăng rằng :"Hãy đến xem"Sự bối rối của đoàn dân được mô tả trong sự bàn cãi tiếp theo sau lời dạy của Chúa Jêsus. Mặc dầu luật pháp Môise bảo rằng "ngươi chớ giết người", nhưng giới lãnh đạo nầy đang vi phạm điều luật pháp đó bằng việc tìm cách để giết Chúa Jêsus. Dân chúng tố cáo Chúa Jêsus là bị quỷ ám bởi vì họ không nhận ra điều giới lãnh đạo đang dự định làm với Ngài.Hãy lưu ý tính lô gíc trong sự tranh luận của Chúa Jêsus được chép trong các câu 21-23. Trước hết Ngài nhắc nhở dân chúng việc họ phản đối sự chữa lành trong ngày Sabát của Ngài dành cho người đàn ông tại ao Bêtếtđa. Kế đó Ngài so sánh hành động chữa lành đó với việc làm phép cắt bì mà luật của họ đã cho phép được làm vào ngày Sabát nếu nó rơi vào ngày thứ tám tính từ sau ngày đứa trẻ được sinh ra. Sau đó Ngài làm tương phản sự bình phục hoàn toàn của người đàn ông này với ích lợi giới hạn của phép cắt bì. Cuối cùng Ngài gián tiếp tố cáo người Giuđa vì không nhất quán và không hiểu được ý định đích thực của Luật Pháp. Họ đang xét đoán chỉ theo bề

Page 132: Phuc am giang

ngoài như không xét đoán theo lẽ công bình.Tenney làm tương phản giữa tư thế trầm tĩnh và quả quyết của Chúa Jêsus với sự bối rối của đoàn dân. Dân chúng sững sờ trước sự mạnh dạn của Ngài, không thể phủ nhận các dấu lạ của Ngài, song họ khó mà chấp nhận những lời xưng nhận của Ngài bởi vì họ biết rõ nguồn gốc thuộc về đất của Ngài. Những nỗ lực nhằm bắt giữ Chúa Jêsus hiện không thành công được vì giờ Cha định cho sự chết của Ngài chưa đến (c.30 ) Tuy nhiên những nổ lực đó vẫn tiếp tục với sự gấp rút ngày càng gia tăng bởi vì giới lãnh đạo Do Thái được báo động rằng có nhiều người đang bắt đầu đặt lòng tin nơi Ngài (c.31-32) .Biết rằng người Giuđa hết sức muốn bắt giữ Ngài, Chúa Jêsus lại càng làm họ thất vọng và rối trí hơn nữa bằng cách nói rằng:" Các ngươi sẽ kiếm ta mà chẳng thấy và nơi ta ở các ngươi không thể đến được" (c.34) Cũng như họ không hiểu được nguồn gốc của Ngài, họ cũng không thể hiểu rằng điều đó ám chỉ đến sự chết và trở về nơi Đức Chúa Cha của Ngài. Song sự suy đoán của họ rằng Ngài tính đi đến Dân ngoại (c.35), đó lại là một lời tiên tri, trong lãnh vực là Ngài sẽ đến với dân ngoại qua những người theo Ngài, tức là Hội Thánh (xem Mat Mt 28:19-20). 7. Câu nào sau đây KHÔNG giải thích đúng phản ứng của dân chúng đối với sự dạy dỗ của Chúa Jêsus (xem Tenney 133-134) ?a) Một số người vẫn muốn bắt Ngàib) Một số đã hiểu rõ điều Ngài hàm ý khi Ngài phán rằng "các ngươi sẽ tìm ta, mà chẳng thấy, và nơi ta ở các ngươi không thể đến được"c) Một số người tố cáo Ngài là mất trí hay là bị quỷ ámd) Một số người bày tỏ lòng tin Ngài là Đấng Mêsia song họ vẫn không hiểu lời giải thích của Ngài đi về Đấng đã sai Ngài .Lời Kêu Gọi Đến Đỉnh Điểm Tenney 134-137 ; GiGa 7:37-52Kỳ Lễ Đền Tạm của dân Do Thái hay còn gọi là Lều Tạm, là một lễ hội hàng năm để tưởng nhớ đến sự chu cấp của Đức Chúa Trời suốt bốn mươi năm cho dân Ysơraên khi họ lưu lại trong đồng vắng và ngụ trong các lều trại. Nó cũng được gọi là Sự Hội Hiệp Thánh bởi vì đó là lúc để cảm tạ cho sự thu hoạch trong năm. Việc ăn mừng lễ kéo dài suốt bảy ngày và được nối tiếp vào ngày thứ tám bằng những cuộc nhóm hiệp đặc biệt (Để biết thêm về Kỳ Lễ nầy, bạn hãy đọc LeLv 23:33-43) Chính vào ngày thứ tám của Kỳ lễ, Chúa Jêsus đã đứng lên, và bằng một giọng dõng dạc, Ngài đã mời gọi dân chúng hãy đến cùng Ngài mà uống. Lời đề nghị cung ứng nước hằng sống của Ngài tương phản với những sự thanh tẩy bằng nước theo nghi thức ở tại ao Silôê.Hãy đọc lời giải thích của Tenney về nghi lễ nầy ở trang 134 của sách giáo

Page 133: Phuc am giang

khoa. Như ông nói, thay vì là một nghi lễ, Chúa Jêsus đã "cung ứng một sự thực "Bạn có nhận thấy ở đây một khía cạnh tương đồng đối với sự tương phản giữa điều các giáo hội hay các tôn giáo đề ra cho những con người "khao khát và điều Chúa Jêsus ban tặng họ không?Nghi lễ tại ao Silôê chỉ nhằm để nhắc nhở lại các ơn phước trong quá khứ của lịch sử dân Ysơraên, trong khi Đấng Christ là một thực tại hằng sống, Đấng cung ứng cho loài người các phước hạnh hiện tại và tương lai. Sự lập lại hằng ngày của nghi thức tượng trưng cho sự chưa trọn vẹn, trong khi sự ban tặng của Chúa Jêsus tượng trưng cho sự thỏa mãn hoàn toàn ban năng lực cho người nhận, không những chính mình được giàu có mà còn làm cho người khác được giàu có nữa. Ngài phán rằng "Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình" (GiGa 7:38)"Sông nước hằng sống" ở đây tượng trưng cho công việc của Đức Thánh linh trong đời sống người tin Chúa và dòng nước tuôn chảy tượng trưng cho công việc truyền giáo của người tin Chúa, đưa người khác đến với Chúa Cứu Thế. Làm chứng về Chúa là sự đáp ứng đương nhiên khi được đổ đầy Thánh Linh (xem Cong Cv 1:8).Tenney liệt kê một số đoạn Kinh Thánh trong Cựu ước nhắc đến khái niệm nước sống (135). Hãy đọc các đoạn Kinh Thánh đó cùng với EsIs 44:3, 55:1, 58:11, XaDr 13:1, GiGa 3:5-7, và 4:10-15, 23Tất cả những đoạn Kinh Thánh nầy đều được ứng nghiệm trong Chúa Cứu Thế Jêsus .8. Tenney giải thích hai điều kiện cần phải có để được Thánh linh của Chúa ngự trị (135) Đó là những điều kiện gì?a) Điều kiện chủ quan...................................................................................................b) Điều kiện khách quan..............................................................................................9. Lời mời gọi của Chúa Jêsus khi đã lên đến đỉnh điểma) Giải thích điều Giăng muốn nói khi ông chép rằng "vì Đức Chúa Jêsus chưa được vinh hiển" (c.39)......................................................................................................................................b) Hãy nói lên sự tương phản giữa sự cung ứng "nước sống" của Chúa Jêsus vào ngày sau cùng của Kỳ Lễ Lều Tạm và nghi thức vào ngày hôm đó tại ao Silôê........................................................................................................................................Một lần nữa, sự đáp ứng trước những lời mời gọi của Chúa Jêsus thật đa dạng. Một số người nói rằng "Chắc chắn người nầy phải là đấng tiên tri"

Page 134: Phuc am giang

(c.40); một số người thì cho rằng Ngài là Đấng Christ hay là Đấng Mêsia. Những người khác không thể tin điều đó được vì họ biết Ngài xuất thân từ Galilê; rõ ràng là họ không biết Ngài đã sinh tại Bếtlêhem. Họ cũng chỉ biết sơ sài về phương cách mà Đấng Mêsia phải đến và vì vậy họ không thể liên hệ địa vị của Đấng Mêsia với điều họ biết về nền tảng của Chúa Jêsus. Không một ai trong những số những người nầy hiểu biết đủ về nguồn gốc của Chúa Jêsus để hình thành một ý kiến đáng tin về chân tánh thực sự của Ngài.Tenney mô tả sự phân rẽ của dân chúng như là "một bên là sự nghi ngờ vì thiếu hiểu biết và một bên là sự phê phán do thiếu hiểu biết"(136)Lời đề cập thứ nhì về Nicôđem trong sách Giăng xảy ra ở câu thứ 50 . Hãy đọc phần phân tích của Tenney ở các trang 136-137 và cách Giăng phát hiện lời bênh vực Chúa Jêsus của người Pharisi này trong cuộc bàn cãi giữa vòng những người lính canh đền thờ, các thầy tế lễ thượng phẩm, và những người Pharisi.10. Hãy đọc câu nói của những người lính canh để giải thích lý do họ không bắt Chúa Jêsus (GiGa 7:46) và so sánh câu nói đó với Mathiơ 7;28-29. Cũng hãy đọc lời chú thích của Tenney ở trang 136. Hàm ý trong câu nói của những người lính nầy là:a) Chỉ có những người Giuđa được đào tạo thuần thục về tôn giáo mới có thể nói như Chúa Jêsus đã nói.b) Những điều Chúa Jêsus nói là điều không thể chấp nhận được đối với những người Giuđa.c) Chỉ có Đức Chúa Trời mới nói ra những lời như thế.d) Chúa Jêsus đã phỉnh dỗ họ bằng những điều Ngài đã nói.11. Theo Tenney, chúng ta có thể đưa đến kết luận gì qua việc Giăng đưa phần ký thuật về cuộc bàn cãi giữa các người lính canh đền thờ, các thầy tế lễ cả, và những người Pharisi vào, mà trong đó Nicôđem đã đi đến chỗ bênh vực Chúa Jêsus ?..................................................................................................................................................................................................................................................................................12. Sự bênh vực của Nicôđem có thể được mô tả đúng nhất như là:a) Bằng chứng cho thấy đức tin cá nhân mạnh mẽ, nồng nhiệt của ông đặt nơi Chúa Jêsus.b) Một cuộc công kích giận giữ chống lại các thầy tế lễ cả và những người Pharisi.c) Một lời quở trách các lính canh đền thờ vì đã không bắt được Chúa Jêsus

Page 135: Phuc am giang

d) Một lời đề nghị nhân đạo về cách xét xử công bằng dựa trên các luật lệ của người Do Thái.

CHÚA JESUS VÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ TỐ CÁO PHẠM TỘI TÀ DÂM Tenney 137- 142; 7:53-8:11Trước khi tập trung vào khúc Kinh Thánh nầy, chúng ta cần xem xét vấn đề bản văn của việc chấp nhận phân đoạn này vào phúc âm Giăng. Nói chung, nguyên bản Tân ước đã được bảo quản hết sức kỷ càng và nguồn gốc nội dung đã được chứng thực bởi các thủ bản cổ. Tuy nhiên có một bằng chứng đầy đủ cho thấy Giăng có thể đã không viết phần ký thuật nầy. Tenney luận đến bốn loại dữ kiện cãi lại xuất xứ sứ đồ Giăng của khúc Kinh Thánh nầy. Chúng cũng quan trọng cần phải nhớ bởi vì chúng cho ta thấy những loại tài liệu mà các học giả bản văn tra cứu trong nỗ lực của họ nhằm xác định bản văn gốc của bất cứ phần nào trong Tân ước. Những dữ kiện nầy bao gồm:1. Các thủ bản Kinh Thánh sớm nhất và tốt nhất : Hầu hết các thủ bản cổ đều hoàn toàn bỏ phân đoạn nầy. Một số các học giả Thánh Kinh ban đầu vẫn nghi ngờ về nguồn gốc của nó hoặc quy nó vào một chỗ khác trong các sách Phúc âm, chủ yếu là sau LuLc 21:38.2. Các bản Kinh Thánh sớm nhất hoặc các bản dịch của các thủ bản : Bản La tinh cổ nhất, bản Siri, bản Coplic, bản Gothiu đều loại bỏ phần nầy.3. Số lượng những dị biệt (khác nhau) trong các bản sao của bản văn: Số lượng lớn những điểm dị biệt được tìm thấy trong khúc Kinh Thánh nầy cho thấy những người sao chép đã không có sự chú ý cẩn thận như họ đã dành cho các phần sao chép khác của Tân ước.4. Việc các giáo phụ sử dụng bản văn nầy : Các bản Kinh Thánh Hy Lạp cổ nhất và các giáo phụ La tinh không hề trưng dẫn khúc Kinh Thánh nầy.5. Văn Phong của bản văn : Một sự tranh luận nữa chống lại xuất xứ sứ đồ Giăng của khúc Kinh Thánh này mà Tenney không bàn đến là văn phong của nó. Bản văn gốc của nó có một số những từ ngữ Hy lạp không được tìm thấy ở bất cứ tác phẩm nào được quy cho sứ đồ Giăng. Sự chệch hướng khỏi ngôn từ khá hạn chế của sứ đồ Giăng đã chống lại khá mãnh mẽ xuất xứ sứ đồ Giăng của khúc Kinh Thánh nầy.Tuy nhiên, dầu có những bằng chứng chống lại xuất xứ của sứ đồ Giăng, chúng ta vẫn đồng ý với kết luận của Tenney rằng câu chuyện người đàn bà bị tố cáo phạm tội tà dâm không nên được xếp vào hàng văn phẩm đáng ngờ (Ngụy kinh). Trái lại, chúng ta chấp nhận nó như là một lời ký thuật chân thật về một sự việc đã xảy ra trong giai đoạn Chúa Jêsus thi hành chức vụ. Có lẽ nó chỉ được truyền bá bằng lời truyền khẩu cho đến khi các nhà sao chép quyết định rằng nó xứng đáng có một chỗ trong bản văn của sách Phúc âm. Cũng như C.E Hammond bảo rằng (Teneny 138), sự đồng ý hay sự chấp

Page 136: Phuc am giang

thuận của Hội Thánh đối với tính chân thật của nó đã cho dấu xác nhận mang tính kinh điển.13. Những lý do nào Tenney đưa ra để hỗ trợ cho ý kiến của ông rằng khúc Kinh Thánh nầy là phần ký thuật chân thật về một sự việc trong giai đoạn Chúa Jêsus thi hành chức vụ. ..........................................................................................................................................................................................................................................................Nội dung của câu chuyện nầy có tầm quan trọng lớn hơn rất nhiều cho sự nghiên cứu của chúng ta so với bối cảnh mạch văn của phân đoạn ấy. Tenney giải thích tình cảnh khó xử thật linh động và giúp chúng ta nhìn thấy những sự tương phản theo hình tam giác của những người đã can dự vào: Các thầy thông giáo và những người Pharasi tố giác, người đàn bà bị tố cáo, và Chúa Jêsus, người đã bị mời đến để tuyên án bà ta. Khung 7.2 minh họa hình tam giác nầy:

Tenney vẽ ra một sự tương phản gay gắt giữa phương pháp xét đoán tội của Chúa Jêsus với cách định tội của các thầy thông giáo và những người Pharasi. Họ coi người đàn bà nầy như một tội phạm đồng lõa bị bắt giữ, kẻ mà tội lỗi quá khứ của bà ta hết sức thuận lợi cho họ để chứng minh việc phải ném đá bà. Bà ta chỉ là "miếng mồi của chiếc bẫy", qua đó, các kẻ thù của Chúa Jêsus hy vọng sập bẫy Ngài (Tenney 140) trong khi Chúa Jêsus xem bà như một người tự do phải được tôn trọng. Ngài đặt trọng tâm vào tương lai của bà và khuyên bà hãy rời bỏ cuộc sống tội lỗi của mình.Mục tiêu chính của những kẻ tố cáo bà là để bẫy Đức Chúa Jêsus với một nan đề không có giải pháp. Chúa Jêsus đã ném ngược sự khó khăn trở lại cho họ khi Ngài bảo: "Ai trong các ngươi là người vô tội hãy trước nhất ném đá vào người" (GiGa 8:7) Đây là một mạng lệnh có điều kiện. Bởi vì không ai trong số họ thỏa đáp được điều kiện ấy, nên từng người một bắt đầu bỏ đi, và còn lại một mình người đàn bà và Chúa Jêsus. Về sau ở đoạn 8, Giăng ghi lại những lời mà Chúa Jêsus đã phán cùng những người Pharisi vào một trường hợp khác, như vầy :"Các ngươi xét đoán theo xác thịt, ta không xét đoán người nào hết. Nhưng nếu ta xét đoán ai, sự xét đoán của ta đúng với lẽ thật, vì ta không ở một mình, nhưng Cha là Đấng đã sai ta đến vẫn ở cùng ta " (cc.15-16) Những lời nầy bày tỏ nguyên tắc Chúa Jêsus áp dụng cho các thầy thông giáo và những người Pharisi là những kẻ đã xét đoán người đàn bà nầy theo xác thịt.Những lời sau cùng của Chúa Jêsus dành cho bà ta là "Hãy đi, đừng phạm tội nữa "(c.11) Giống với câu Ngài đã phán cùng người đàn ông được chữa lành vào ngày Sa bát (5:14). Kết luận rõ ràng mà chúng ta có thể rút ra từ cả

Page 137: Phuc am giang

hai trường hợp nầy là những người nhận được sự chữa lành về mặt thuộc thể và thuộc linh phải có trách nhiệm để sống một đời sống thánh khiết. Chúa Jêsus không bỏ qua tội lỗi của người đàn bà nầy, nhưng Ngài thật sự mong mỏi bà hãy thôi phạm tội.14. Hãy mô tả một số hành động của các thầy thông giáo và những người Pharisi đối với người đàn bà nầy, cho thấy cái nhìn thấp kém của họ về nữ giới.....................................................................................................................................................................................................................................................................................15. Nêu lên một bài học thực tiễn chúng ta có thể học được từ cách Chúa Jêsus xử lý mỗi tình huống sau đây:a) Các thầy thông giáo và những người Pharisi muốn Chúa Jêsus định tội người đàn bà nầy vì họ đã bắt quả tang bà đang phạm tội tà dâm........................................................................................................................................b) Người đàn bà nầy thật sự đã phạm tội tà dâm.......................................................................................................................................

CHÚA JESUS TẠI ĐỀN THỜ Tenney 142-151; 8:12-10:42Ở trang 142, Tenney bàn về cấu trúc của những sự kiện còn lại trong giai đoạn xung đột được chép trong 8:12-10:42. Bao gồm năm bài nói chuyện của Chúa Jêsus ở tại đền thờ và một dấu lạ, hay phép lạ, đó là việc chữa lành một người đàn ông bị mù từ thuở sinh ra (9:1-41) Tenney gọi các bài nói chuyện nầy là "cuộc tranh luận" bởi vì mỗi một bài đều bao gồm một lời tuyên bố thách thức của Chúa Jêsus và mỗi bài đều được nối tiếp bằng một cuộc tranh cãi. Kết quả của mỗi một bài nói chuyện nầy là một phản ứng dứt khoát của lòng tin hoặc lòng vô tín đối với Chúa Jêsus. Các bài nói chuyện và những chủ đề của nó được trình bày trong Khung 7.3:NĂM BÀI NÓI CHUYỆN GÂY TRANH CÃI 8:12-10:42

Đoạn trích 1. 8:12-202. 8:21-30 3. 8:51-59 4. 10:1-21 5. 10:22-42

Page 138: Phuc am giang

Đoạn Trích Nhắm Vào Những người PharasiNhững người Giuđa tin NgàiNhững người Giuđa Những người Giuđa

Để kết thúc bài học nầy, chúng ta sẽ xem xét ba bài thuyết trình trong 8:12-59. Hai bài nói chuyện sau sẽ được xem xét trong Bài 8.16. Mô tả ba yếu tố của mỗi bài nói chuyện trong năm bài nói chuyện gây tranh cãi ở 8:12-10-42 đem lại tính hiệp nhất về cấu trúc cho các sự kiện đó..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................17. Phép lạ chữa lành người mù đã ảnh hưởng đến hai loại phản ứng do các bài nói chuyện của Chúa Jêsus như thế nào?....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bàn Luận Với Những Người Pharasi Tenney 143-146; 8:12-30Cuộc bàn luận với những người Pharasi mà tác giả sách Phúc âm nầy kết thúc ở cuối đoạn 7 lại bắt đầu trở lại ở 8:12. Hãy nhớ rằng cuộc bàn luận nầy đã bắt đầu trong suốt Kỳ lễ Lều Tạm. Bây giờ Chúa Jêsus lại phán cùng dân chúng và Ngài bắt đầu bằng một lời công bố: "Ta là sự sáng của thế gian" khiến chúng ta nhớ đến một câu nói tương tự trong phần Mở đầu của Giăng (1:4-5) Kỳ lễ có thể gợi ý bối cảnh của lời công bố nầy. Một phần của sự kỷ niệm trong lễ hội là việc thắp sáng bốn giá nến lớn trong hành lang của Các phụ nữ, mà có lẽ cuộc bàn luận đã diễn ra tại đó .Những giá nến sáng nầy dùng để tưởng nhớ đến sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời dành cho dân sự suốt thời gian đi qua đồng vắng bằng ánh sáng của trụ lửa (XuXh 13:21-22). Lời tuyên bố của Chúa Jêsus cho thấy sự tương phản giữa sự sáng và sự tối tăm: những ai theo Ngài "sẽ chẳng hề đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống" (GiGa 8:12)18. Tenney mô tả sự sáng ở trang 144 là .......................................................................và sự tối tăm là

Page 139: Phuc am giang

................................................................................................................Mặc dù Tenney chia 8:12-10:45 thành một loạt năm bài giảng luận gây tranh cãi (142), song về sau ông mô tả cuộc bàn luận giữa Chúa Jêsus với những người Pharisi bằng hai lời tuyên bố của phần nầy là bài nói chuyện của Ngài dành cho những người Giuđa đã tin nơi Ngài như là hai phần của một bài giảng luận (trang 143). Trong toàn bộ cuộc bàn luận nầy (8:12-59) những người Giuđa đã hỏi Chúa Jêsus sáu câu hỏi:1. "Cha của thầy ở đâu ?" (8:19)2. "Thầy là ai ?" (8:25)3. "Sao thầy nói rằng các ngươi sẽ trở nên tự do ?"(8:33)4. "Chúng tôi nói thầy là người Samari và bị quỷ ám há không đúng sao ?" (8:48)5. " Thầy lại trọng hơn cha chúng tôi là Ápraham sao ? " (8:53)6. "Thầy mạo xưng mình là ai ? " (8:53)Câu hỏi quan trọng nhất trong các câu trên là "Thầy là ai?" (8:25) Bruce giải thích về câu hỏi nầy rằng "Không có câu trả lời thích đáng nào được đưa ra cho đến khi Con Người đã bị treo lên; đó sẽ là câu trả lời rõ ràng, dứt khoát. Thập tự giá là sự giải bày trọn vẹn của sự vinh hiển Đức Chúa Trời được tỏ ra trong Đức Chúa Con" (1983,195). Câu trả lời mà Chúa Jêsus đưa ra là lời khẳng định của Ngài về sự bình đẳng với Đức Chúa Trời vĩnh hằng, tự mặc khải chính mình trong Cựu ước. Hãy lưu ý khung 7.4 có 14 lời khẳng định "Ta là" ở đoạn 8 (Bản dịch NIV). Chúa Jêsus bắt đầu và kết thúc bài giảng luận nầy bằng lời tuyên bố đó.Chúa Jêsus hậu thuẫn cho những lời tuyên bố độc nhất vô nhị của Ngài bằng những tiêu chuẩn độc đáo mà chỉ một mình Ngài có. Những tiêu chuẩn nầy gồm:1) Nguồn gốc thuộc về trời của Ngài (c.14); 2) Vận mệnh thuộc về trời của Ngài (c.14); và 3) Sự hỗ trợ từ trời bởi Cha Ngài (c.16-18). Ngài tái khẳng định những lời xưng nhận đã tuyên bố trước đó (đoạn 7) rằng Ngài được Đức Chúa Trời sai đến, Ngài tìm kiếm sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời và Ngài sẽ trở về cùng Đức Chúa Trời. Sự tranh cãi chủ yếu về các lời tự khẳng định nầy là sự đồng nhất Ngài với Cha Ngài từ Đấng đó Ngài đã nhận được uy quyền để làm việc và tuyên phán như Ngài làm.Đọc phần phân tích của 8:12-30 và nghiên cứu dàn bài của ông trang 145 về sự tương phản Chúa Jêsus đã nêu lên giữa Chính Ngài và những người Pharisi.19. Theo Tenney, vì mục đích gì mà Chúa Jêsus đưa ra những điều tương phản ấy?a) Để phỉ báng những kẻ nghe Ngài (tức là khiến họ cảm thấy bị mất danh dự và cho thấy con người họ không quan trọng).

Page 140: Phuc am giang

b) Như một lời giải thích lý do vì sao họ không thể nhận biết Ngài là ai.c) Để tôn cao chính Ngài.d) Để làm cho những kẻ nghe Ngài tức giận.

Các đặc điểm đó của Chúa Jêsus là những điều rất quan trọng nhằm giúp chúng ta hiểu Ngài là ai và Ngài như thế nào. Những người Giuđa đã không có sự hiểu biết đó bởi vì họ không biết Đức Chúa Trời (7:28-29). Như Tenney nói: "Những phạm trù mới của sự suy nghĩ thuộc linh là cần thiết nếu một người muốn đánh giá Chúa Jêsus một cách chính xác (145).

TA LÀ Những người Pharisi cãi lẽ rằng những lời xưng nhận của một người về chính mình là không đáng tin (c.13). Nhưng Chúa Jêsus trả lời rằng lời chứng của Ngài là đáng tin bởi vì không giống như người khác, Ngài biết nguồn gốc và vận mệnh đã được định của Ngài. Ngoài ra Ngài có lời chứng của Cha Ngài để chứng thực cho những lời tuyên bố của Ngài. Ngài không cần lời chứng của loài người để minh chứng cho những lời tuyên bố về chính mình Ngài. Bởi Ngài và Cha Ngài không phân rẽ nhau, nên lời Ngài phán ra cũng chính là lời của Cha Ngài. GiGa 8:21-22 tiết lộ một sự thiếu hiểu biết khác về phía những người Giuđa tương tự với điều được chép trong 7:35-36. Để đáp lại lời phán của Chúa Jêsus rằng Ngài sẽ đi và họ sẽ không đến cùng Ngài được, họ hỏi nhau rằng "Vậy người sẽ tự tử sao?" Mỉa mai thay, về sau Chúa Jêsus đã tình nguyện phó mạng sống Ngài vì tội lỗi của thế gian, nhưng cái chết của Ngài là bởi tay những kẻ thù Ngài gây ra. Cuối cùng khi Ngài đã bị "treo lên" cây thập tự, các kẻ thù Ngài sẽ biết Ngài là ai (8:28).20. Lời đánh giá Chúa Jêsus về những người Pharisi trong câu 14,15, và 23 cho thấy họ thiếua) Sự phán đoán có cơ sở của con người .b) Sự hiểu biết về cách Đức Chúa Trời làm việc trong lịch sửc) Sự hiểu biết thuộc linh nhờ có được mối quan hệ phải lẽ với Đức Chúa Trờid) Sự thông minh cần thiết để hiểu đúng những sự thuộc về Đức Chúa Trời.21. Những người Pharisi cần phải làm gì để tránh khỏi sự chết ở trong tội lỗi của họ (c.23)? .........................................................................................................................................................................................................................................................................22. Dựa trên 8:12-30 và lời tóm tắt của Tenney về những nội dung của khúc

Page 141: Phuc am giang

Kinh Thánh nầy ,bạn hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu nào Đúng:a) Chúa Jêsus đã dùng đại từ "Ta" lập đi lập lại nhiều lần trong bài giảng thuyết của Ngài vì đó là chủ đề của đoạn nầy.b) Những người Pharisi công nhận lời chứng của Chúa Jêsus về Chính Ngài là đáng tinc) Chúa Jêsus nhấn mạnh đến lời chứng của Ngài về Chính mình Ngài trong 8:14 có liên quan đến tính hợp pháp của một lời chứng như vậy.d) Bằng việc gọi chính Ngài là "sự sáng" Chúa Jêsus hàm ý rằng sự tỏa sáng của Ngài đã làm chứng cho sự chân thực của Ngài.e) Bằng việc làm tương phản Chính mình Ngài với những người Pharisi, Chúa Jêsus đã đặt mình lên trên loài người.f) Sự hiểu biết của Chúa Jêsus về Chính mình Ngài là do trực giác, tức là Ngài không cần một sự bày tỏ để biết mình là ai.g) Chúa Jêsus đã cho thấy rằng những người Pharisi có thể nhận biết Cha mà không nhận biết Con.h) Bài giảng luận của Chúa Jêsus về "sự sáng của thế gian" đã khiến cho có nhiều người Giuđa tin Ngài.i) Câu hỏi quan trọng nhất mà những người Pharisi đã hỏi Ngài là "Cha của thầy là ai?"

Cuộc Nói Chuyện Với Những Giuđa Tenney 146-151; 8:31-59Tựa đề của Tenney dành cho phần nầy: "Cuộc Nói Chuyện với những người Giuđa tin Ngài" có phần nào sai lạc. Đúng là "có nhiều kẻ tin Ngài" (c.30 ) do kết quả của phần đầu cuộc bàn luận, và Chúa Jêsus bấy giờ đã nói chuyện theo một cách đặc biệt với "những người Giuđa đã tin Ngài" (c.31). Tuy nhiên khi cuộc nói chuyện tiếp tục chúng ta thấy rằng đức tin của họ ngày càng mang tính chất của một thái độ loại bỏ sự đồng tình để chịu lắng nghe. Ngay sau khi Chúa Jêsus nói lên điều kiện để biết lẽ thật và được lẽ thật buông tha, họ đã phản đối (cc 32-33) Tenney nói rằng thay vì bày tỏ sự khiêm nhường thật là điều đi kèm với đức tin thật, họ đã tỏ ra kiêu ngạo là điều bày tỏ tội lỗi trong lòng họ (147).23. Điều nào dưới đây là một điều kiện phải được thỏa đáp để đạt được ba tiêu chuẩn kia ? a) Có được sự hiểu biết về lẽ thật .b) Được buông tha khỏi vòng nô lệ của tội lỗi .c) Tiếp nhận lẽ thật khi nó mặc khải sự thậtd) Cứ ở trong lời dạy dỗ của Chúa Jêsus .24. Tenney KHÔNG cho rằng "lòng tin" của những người Giuđa trong câu 31 là

Page 142: Phuc am giang

a) cạn cợtb) đức tin thậtc) bề ngoàid) bị ảnh hưởng bởi lòng kiêu ngạo .Khung 7.5 tóm tắt ba sự khác nhau tương phản giữa đánh giá của Chúa Jêsus về thính giá của Ngài và sự đánh giá của họ về chính họ. Hãy đọc lời bàn luận của Tenney về ba quan điểm khác nhau đó và nghiêng cứu kỷ biểu đồ.Suốt cuộc nói chuyện nầy, Chúa Jêsus tập trung vào mối liên hệ giữa Ngài và Cha. Trong khi Ngài gọi Đức Chúa Trời là "Cha ta", thì người Giuđa chỉ biết Ngài là Đức Chúa Trời của họ, chứ không biết Ngài là Cha họ. Nhưng chính câu tuyên bố của Chúa Jêsus rằng "Trước khi chưa có Ápraham, đã có ta (c 58 ), đã thúc đẩy những người Giuđa lấy đá đặng ném Ngài. Một lời xác nhận như vậy hàm ý rằng Ngài ngang bằng Đức Chúa Trời của họ (xem XuXh 3:14) và theo sự xét đoán của họ là một lời phạm thượng không nói ra đáng bị ném đá chết tức thì.Thái độ của những người Pharisi và những người Giuđa "tin Ngài" ngày càng tiến đến chỗ thù địch hơn , bắt đầu bằng lời tuyên bố của Chúa Jêsus "Ta là sự sáng của thế gian" (GiGa 8:12) nhận diện sáu giai đoạn trong thời kỳ tiệm tiến nầy là: Sự mâu thuẫn lời ám chỉ bóng gió , sự chối bỏ thẳng thừng, sự lăng mạ cố ý, sự mỉa mai và bạo lực (150-151) Trong khi những người Giuđa ám chỉ bóng gió rằng Chúa Jêsus là người con ngoài giá thú (ngoại tình )và bị quỷ ám, thì Ngài cho họ biết họ là con cái của ma quỷ. Khi Ngài tuyên bố rằng "Ta là" thì họ tìm cách giết Ngài. Mặc dầu "Giờ" của Chúa Jêsus đang đến gần, song vẫn chưa đến. Vào thời điểm nầy mạng sống Ngài đang được giữ gìn, chỉ với mục đích phải "bị treo lên" kỳ Đại Lễ Vượt Qua kế tiếp của người Do Thái. 8:31-58

Trong tất cả những cuộc xung đột với người Giuđa, Đức Chúa Jêsus nhiều lần đã lập lại lời mời gọi dành cho họ "hãy đến xem" Ngài là ai . Sự thiếu tình yêu đối với Đức Chúa Trời và sự thiếu hiểu biết về những sự thuộc linh là do tội lỗi của họ đã ngăn trở họ "nhìn xem " Ngài là ai: Sự sáng của thế gian, Cửa của Chiên, Người Chăn Chiên Hiền Lành, là Con Một của Đức Chúa Cha, là Đấng "Hằng Hữu" của sự tồn tại tuyệt đối, vô tận.25. Ba khái niệm quan trọng nào trong toàn bộ suy nghĩ của con người được gồm vào trong lời tuyên bố của Chúa Jêsus "Nếu các ngươi hằng giữ lời dạy ta... thì các ngươi sẽ biết lẽ thật , và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi"? ................................................................................................................................................................................................26. Lời tuyên bố nào sau đây KHÔNG phản ánh sự đánh giá của Chúa Jêsus

Page 143: Phuc am giang

về những người Giuđa như đã được bày tỏ trong 8:31-58 ?a) Các ngươi giống tổ phụ mình,là Áprahamb) Các ngươi là tôi mọi của tội lỗic) Các ngươi thường làm những việc Satan làmd) Các ngươi không biết Cha mình27. Tóm tắt sự so sánh của Tenney về tính chất tiệm tiến của tội lỗi với bản chất của một căn bệnh (148)..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................28. Dựa trên sự đánh giá của Tenney về sự thù địch tăng dần lên của người Giuđa trước những lời tuyên bố của Chúa Jêsus , ghép cặp mỗi thái độ của các đối thủ Ngài với khúc Kinh Thánh bày tỏ điều đó ...a "Thầy lớn hơn tổ phụ chúng tôi,là Ápraham sao?"...b "Lời chứng của Thầy không đáng tin"...c " Chúng tôi là con cháu Ápraham và chưa hề làm tôi mọi cho ai bao giờ "...d)"Họ lượm đá đặng ném Ngài"...e) " Chúng tôi nói thầy là người Samari và bị quỷ ám , há không đúng sao" ?...f) " Cha thầy ở đâu ?"

Bài Tự Trắc Nghiệm

1. Thái độ của các anh em Chúa Jêsus đối với Ngài sáu tháng trước kỳ giữ lễ Vượt Qua cuối cùng của Ngài được mô tả đúng nhất là:a) Lòng tin mạnh mẽ rằng Ngài đấng Mêsiab) Chưa ổn định và không chắc chắnc) Biết rằng Ngài không phải là một người bình thườngd) Không tin những lời tuyên bố của Ngài2. Khi các anh em Ngài thúc giục Chúa Jêsus lên dự lễ Lều Tạm, câu trả lời của Ngài hàm ý rằng Ngài có thểa) Chỉ đi vào thời điểm Đức chúa Trời đã ấn địnhb) Đến và đi khi nào Ngài muốnc) Không đi dự lễ dầu trường hợp nàod) Chỉ đi nếu như họ cùng đi với Ngài3. Lý do khiến thế gian ghét Chúa Jêsus bởi vì một mình Ngàia) Làm các phép lạb) Được dân chúng hâm mộ

Page 144: Phuc am giang

c) Đưa thế gian vào sự xét đoánd) Có thể giải thích các điều luật của họ4. Điều nào sau đây KHÔNG mô tả thái độ của các đám đông đối với Chúa Jêsus ở tại Kỳ Lễ Lều Tạm ?a) Giới lãnh đạo Do Thái muốn giết Ngài.b) Một số người tuyên bố Ngài là một người lành .c) Một số người gọi Ngài là kẻ mạo danh và phỉnh dỗ .d) Hầu hết mọi người đều không quan tâm đến Ngài.5. Lý do chính khiến giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái bắt bớ Chúa Jêsus là vìa) Dân chúng đi theo Ngàib) Ngài không ngừng khẳng định thần tính của Ngàic) Ngài làm các phép lạd) Ngài không chịu vâng theo các luật lệ Giuđa6 "Hãy chọn làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, và rồi bạn sẽ biết lẽ thật" được Tenney mô tả như là một ví dụ củaa) Sự nghịch lý trong lời dạy của Chúa Jêsus.b) Điều luật pháp Do Thái đã dạy .c) Chủ nghĩa thực dụng của thiên thượng.d) Chủ nghĩa thực dụng của loài người.7. Khi Chúa Jêsus phán cùng giới cầm quyền Do Thái rằng "Các ngươi sẽ tìm ta mà chẳng thấy và nơi ta ở các ngươi không thể đến được".Lời ấy ám chỉ đếna) Sự chết và trở về nơi Cha của Ngàib) Dự định đi đến cùng dân ngoại của Ngàic) Khả năng biến mất cách nhanh chóngd) Dự định của Ngài để trở về Samari là nơi họ không có thẩm quyền8. Tenney mô tả điều nào sau đây như là một điều kiện khách quan để được Thánh Linh Đức Chúa Trời ngựa) Lòng tin nơi Chúa Jêsusb) Sự tuân giữ luật pháp của người Do Tháic) Hiểu biết ý nghĩa của sự tái sanhd) Chúa Jêsus được vinh hiển

CÂU ĐÚNG-SAI. Viết chữ Đ trước câu nào ĐÚNG, viết chữ nào S nếu là câu sai....9 Nghi lễ ở tại ao Silôê trong Kỳ Lễ Lều Tạm đảm bảo các phước hạnh trong tương lai cho những ai tham dự....10 Những người lính canh được những người Pharisi sai đi bắt Chúa Jêsus đã thú nhận rằng Ngài nói những lời của Đức Chúa Trời....11 Sự xuất hiện lần thứ hai của Nicôđem trong phúc âm Giăng khẳng định

Page 145: Phuc am giang

rằng ông đã phủ nhận lời dạy trước kia của Chúa Jêsus về sự sanh lại....12 Chúa Jêsus đã quở trách những kẻ buộc tội người đàn bà bị bắt quả tang trong hành động phạm tội tà dâm bởi họ đã đoán xét theo các tiêu chuẩn của loài người....13 Lời lẽ Chúa Jêsus phán cùng người đàn bà bị buộc tội tà dâm cho thấy Ngài đã bỏ qua tội lỗi của bà....14 Trong cuộc bàn luận của Chúa Jêsus với những người Pharisi (GiGa 8:12-59), câu hỏi khăng khăng của họ là " Thầy là ai ? "...15 Những lời xưng nhận "TA LÀ" của Chúa Jêsus trong Giăng đoạn 8 bày tỏ rõ ràng sự bình đẳng của Ngài với Đức Chúa Trời đời đời, tự mặc khải trong Cựu ước....16 Khi Chúa Jêsus kết thúc cuộc bàn luận của Ngài với những người Pharisi, họ đã đồng ý rằng những lời xưng nhận của Ngài là đáng tin....17 Khi những người Giuđa tuyên bố họ là con cháu của Ápraham (8:39), Ngài đã trả lời bằng cách phán rằng họ là con cái của ma quỷ.

18. BÀI TIỂU LUẬN . Hãy trả lời hai phần của câu hỏi nầy vào chỗ trống cho sẵn bên dưới đâya) Giải thích vấn đề bản văn trong 7:53-8:11 (câu chuyện về người đàn bà phạm tội tà dâm bị bắt quả tang).............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

b). Dựa vào bối cảnh và các bài học thực tiễn của phân đoạn này, hãy bênh vực cho sự hiện diện của phân đoạn này trong sách Giăng...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 146: Phuc am giang

...........................................................................................................................

...............

...........................................................................................................................

...............

...........................................................................................................................

...............

Giải đáp các câu hỏi của bài học

1 b) Ngài đã không hành động theo như cách mà họ kỳ vọng một Đấng Mêsia phải hàng động2 a) Chúa Jêsus chỉ thỏa lòng khi làm theo ý muốn của Cha Ngài, các anh em Ngài có thể làm điều gì họ muốn và họ không biệt riêng chính mình cho ý muốn của Đức Chúa Trời3 c) Sẽ không đi trừ khi Ngài biết đó là ý muốn của Cha Ngài để Ngài phải đi4 a) Giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái5 a, c, f, g là các câu đúng .6 a) Nếu bạn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời thì bạn sẽ tin7 b) Một số người hiểu rõ điều Ngài hàm ý ...8 a) Điều kiện chủ quan là người ấy phải tin hoặc phải đến cùng Chúa Jêsusb) Điều kiện khách quan là Chúa Jêsus phải được vinh hiển .9 a) Cụm từ "được vinh hiển" nói đến sự chết, sự sống lại, và sự thăng thiêng của Ngài về cùng Cha.b) Việc giữ lễ tại ao là một nghi thức để tưởng nhớ những ơn phước trong quá khứ của Đức Chúa Trời. Lời mời gọi của Chúa Jêsus là một sự thực hữu sống, một sự cung ứng các phước hạnh cho hiện tại và cho tương lai.10 c) Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể phán các lời đó.11. Tenney coi điều nầy như một sự việc tỏ cho biết rằng Nicôđem cuối cùng đã trở thành một người tin vào Chúa Cứu Thế và chính mình ông đã thuật lại cuộc bàn luận bí mật đó .12 d) Một lời đề nghị có tính nhân đạo về cách xử công bằng dựa trên các luật lệ Do Thái13) Câu chuyện nầy hoàn toàn phù hợp với tính cách của Chúa Jêsus và chức vụ của Ngài trong giai đoạn riêng biệt nầy của đời sống Ngài (Tenney 138).14. Họ đã đối xử với bà cách nhẫn tâm với sự độc ác thiếu tình người. Mặc dầu họ đưa bà ra để ném đá, họ không đưa người đàn ông mà bà đã "bị bắt quả tang phạm tội" cùng ông ta (GiGa 8:4). Họ chỉ nhìn thấy tội của bà và nôn nóng muốn ném đá bà.15 a) Chúa Jêsus không xét đoán theo các tiêu chuẩn của con người. Ngài tỏ

Page 147: Phuc am giang

cho những kẻ tố cáo bà thấy rằng họ cũng phạm tội như người đàn bà mà họ muốn ném đá. Từ điều nầy họ có thể học biết rằng hãy giao sự xét đoán cho Đức Chúa Trời và đừng tự phụ mà xét đoán người khác.b) Từ câu chuyện nầy chúng ta có thể học biết rằng Chúa Jêsus tha thứ chúng ta khi chúng ta phạm tội, và Ngài muốn chúng ta đáp lại sự tha thứ của Ngài bằng cách sống một đời sống công bình.16. Mỗi bài nói chuyện đều bắt đầu bởi một lời tuyên bố gây khích động của Chúa Jêsus, đều bao gồm một sự tranh cãi, và đều dẫn đến một quyết định dứt khoát của lòng tin hoặc lòng vô tín.b) Các anh em Ngài là một phần của thế gian, họ được thế gian yêu mến, họ thỏa mãn với môi trường và cách sống của thế gian. Còn Chúa Jêsus không thuộc về thế gian, thế gian ghen ghét Ngài vì Ngài đã làm chứng nghịch cùng thế gian.17) Đối với những người tin phép lạ ấy nhằm để chứng tỏ những lời tuyên bố và quyền năng của Chúa Jêsus. Đối với những kẻ chẳng tin, đó là lý do để họ càng chống đối những lời tuyên bố của Ngài dữ dội hơn.18. Sự giải tỏ; thành kiến đến do thiếu hiểu biết và tội lỗi19 b) Như một lời giải thích lý do vì sao họ không thể nhận biết Ngài là ai20 c) sự hiểu biết thuộc linh đến bởi việc có một mối quan hệ phải lẽ với Đức Chúa Trời .21. Họ cần phải tin Chúa Jêsus là Đấng Ngài đã xưng nhận22. a,d,e,f,h là các câu đúng.23 d) Cứ ở trong lời dạy của Chúa Jêsus24 b) Đức tin thật .25 Sự hiểu biết, lẽ thật và sự tự do.26 a) Các ngươi giống tổ phụ mình là Ápraham .27. Tenney so sánh tội lỗi như một "vi rút" làm suy yếu cơ thể dần dần, làm cho mỗi lần tấn công trở nên dữ dội hơn và thường xuyên hơn, cho đến khi không còn sức kháng cự và cuối cùng là sự chết. Điều bệnh tật gây cho cơ thể thì tội lỗi cũng làm cho tâm linh.28. a 5) Mỉa mai cao độb 1) Sự xung độtc 3) Chối bỏ thẳng thừngd 6) Bạo lựce 4) Cố ý lăng mạf 2) Ám chỉ bóng gió

SỰ XUNG ĐỘT GIA TĂNG

Bốn tình tiết được chép trong phúc âm Giăng đoạn 9-11 minh họa sự xung đột gia tăng giữa Chúa Jêsus và các đối thủ của Ngài. Lời khẳng định quan

Page 148: Phuc am giang

trọng của Chúa Jêsus "Ta là sự sáng của thế gian" (8:12) đã mở đầu bài diễn thuyết của Ngài với những người Pharisi về thần tánh của Ngài. Với lời tuyên bố đó, Ngài đã tỏ cho thấy rằng Ngài là người chỉ dẫn chân thật duy nhất giữa bóng tối tăm thuộc linh của trần gian nầy. Chúng ta sẽ thấy Chúa Jêsus nhắc lại lời tuyên bố nầy trong đoạn 9 ngay khi chữa lành cho người đàn ông bị mù từ thuở sinh ra (c.5). Phép lạ nầy, là dấu lạ thứ sáu được Giăng ký thuật, minh chứng cho lời xưng nhận của Chúa Jêsus. Cả cuộc đời tối tăm của người đàn ông nầy được thay thế bởi ánh sáng của thị lực và sự soi sáng tâm linh qua lòng tin đặt nơi Chúa Jêsus.Trong bài nói chuyện về Người Chăn Hiền Lành và trong cuộc tranh luận tại Cổng Vòm Salômôn, Chúa Jêsus làm rõ thêm Ngài là ai: Ngài là Chúa Cứu Thế. Song những lời công bố của Ngài chỉ làm cho các đối thủ của Ngài càng cay cú hơn và họ công khai tố cáo Ngài là phạm thượng.Cuối cùng trong dấu lạ thứ bảy được chép ở Phúc âm Giăng, Chúa Jêsus khiến Laxarơ sống lại từ cõi chết và minh chứng rằng Ngài là sự sống lại và sự sống (11:25). Đây chính là phép lạ đã đưa Chúa Jêsus vào trận xung đột cuối cùng với những nhà cầm quyền Do Thái để kết thúc với cái chết của Ngài tại thập tự giá . Chúa Jêsus thật sự là Đấng Ban Sự Sống là Đấng mà sự chết của Ngài đem lại sự sống đời đời cho tất cả những ai bằng lòng tin nhận Ngài. Khi bạn học bài nầy, nguyện Chúa cho bạn được nhắc nhở một lần nữa về mục đích của sứ đồ Giăng khi viết sách phúc âm nầy: "hầu cho các ngươi tin rằng Chúa Jêsus là Chúa Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời và để khi các ngươi tin thì nhờ danh Ngài mà được sự sống" (20:31)

Việc Chữa Lành Người Mù Từ Thuở Sinh RaTrường HợpSự Chữa LànhLời Xưng tộiCác Kết QuảBài nói chuyện về Người Chăn Hiền LànhCuộc Tranh Luận Tại Cổng Vòm SalômônViệc Gọi Laxarơ Sống Lại.

Khi học xong bài nầy bạn có thể :- Nhận ra những lẽ thật thuộc linh được Chúa Jêsus dạy dỗ vào những trường hợp: chữa lành người mù, bài nói chuyện về Người Chăn Hiền Lành, và việc khiến Laxarơ sống lại .- Thảo luận trường hợp chữa lành người đàn ông bị mù từ thuở sinh ra và những kết quả của nó.- Giải thích lý do vì sao Chúa Jêsus bị cáo là phạm tội lộng ngôn .

Page 149: Phuc am giang

- Đưa ra những ví dụ từ bài học nầy về nhiều loại tranh cãi khác nhau đã hình thành liên quan đến việc Chúa Jêsus là ai .- Kinh nghiệm sự tăng trưởng thuộc linh khi bạn ứng dụng cho cá nhân những lẽ thật về thân vị và công việc của Chúa Jêsus được bày tỏ qua bài học nầy.

1. Đọc từ đoạn 9-11 trong phúc âm Giăng và các trang từ 151-178 trong sách Tenney. Mặc dầu bài học nầy đề cập đến ba đoạn trong phúc âm Giăng, nó không chia thành nhiều dạng theo đề tài như trong một số những cuộc tranh luận mà bạn đã học. Đọc ba đoạn liền một lúc sẽ ích lợi cho bạn, và sau đó hãy đọc trở lại theo sự chỉ định của phần khai triển bài học.2. Nghiên cứu bài học nầy theo cách bình thường của những chỉ dẫn đã được cho trong bài 1.3. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn.

afontiori luận nghiệmhậu nghiệmtiền nghiệmdứt phép thông cônggiai đoạn giữa hai giao ước

VIỆC CHỮA LÀNH NGƯỜI MÙ TỪ THUỞ SINH RA Tenney 151-161; 9:1-41Nếu bạn có cơ hội giảng dạy hoặc chia xẻ trong lúc đang học tập môn học nầy, tôi khuyên bạn hãy chia xẻ về phúc âm Giăng. Tôi cũng khuyên bạn hãy sử dụng phép phân tích mà bạn đang dùng để học sách phúc âm quan trọng nầy. Bạn sẽ khám phá ra rằng ở đây có rất nhiều nguồn kho tàng để bạn giảng dạy hoặc chia xẻ, và trong quá trình đó, bạn sẽ cũng cố những lẽ thật của nó trong chính tấm lòng mình.Có lẽ bạn đã khám phá ra rằng việc chia một quyển sách, một đoạn hoặc một phân đoạn thành các phần nhỏ là một cách hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu. Những sự phân chia và những dàn bài như vậy cũng hết sức có giá trị cho việc giảng dạy và chia xẻ. Chúng tôi khuyến khích bạn phát huy kỹ năng nầy bằng sự thực hành kiên trì.Cách Tenney sử dụng kỹ thuật nầy giúp cho chúng ta trong việc học tập theo phép phân tích của mình về việc Chúa Jêsus chữa lành cho người đàn ông bị mù từ thuở sanh ra. Trong cách phân tích của ông ta về đoạn Kinh Thánh nầy, ông tập trung vào trường hợp sự chữa lành, lời xưng nhận và những kết quả kéo theo. Còn một cách khác mà ông phân tích đoạn nầy đó là theo các nhân vật của nó, các môn đồ, những người hàng xóm, những người Pharisi,

Page 150: Phuc am giang

và Chúa Jêsus - cùng thái độ của họ đối với người mù được Chúa Jêsus chữa lành. Khung 8.1 tóm tắt sự phân tích nầy.

NHỮNG CÁI NHÌN VỀ NGƯỜI MÙ 9:1-41Đối với các MÔN ĐỒ................................. ông ta là một đề tài để phân tích về mặt thần học: Có phải ông bị mù là do ông đã phạm tội hay cha mẹ ông ta đã phạm tội?

Đối với NHỮNG NGƯỜI HÀNG XÓM ... ... ông ta là một mối phiền, một người ăn xin không làm lợi cho ai.

Đối với NHỮNG NGƯỜI PHARISI ............. ông là một công cụ qua đó họ mong bẫy được Chúa Jêsus. Khi ông ta bênh vực Chúa Jêsus, họ đã đuổi ông ra khỏi nhà hội.

Đối với CHÚA JESUS ............................... ông là một người cần được giải thoát.

Trường Hợp Tenney 151-156 Chúng ta đã thấy rằng những lời tuyên bố của Chúa Jêsus không những là những lý luận có thể bị phản bác, mà chúng còn có thể được minh chứng bởi các phép lạ của Ngài. Việc chữa lành cho người đàn ông bị mù từ thuở sinh ra chứng minh cho sự thật trong lời phán của Chúa Jêsus rằng: "Ta là sự sáng của thế gian" (8:12,9:5). Tình tiết nầy gồm cả một sự bày tỏ về quyền năng của Chúa Jêsus, một cuộc phỏng vấn và một sự khủng hoảng.Khi Chúa Jêsus và các môn đồ đang đi đường, họ để ý thấy một người mù (9:1) Câu hỏi của các sứ đồ "Thưa thầy, ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người? "khiến chúng ta nhớ đến các bạn của Gióp ở trong Cựu ước. Bạn có nhớ một vài người đã cho rằng chính tội lỗi của Gióp đã khiến hoạn nạn đến trên ông không. Vào lúc Chúa Jêsus thi hành chức vụ trên đất, niềm tin phổ biến của người Do Thái cho rằng một sự bất hạnh như vậy phải là do hậu quả của tội lỗi do chính người ấy đã phạm hoặc do cha mẹ người đã phạm.Chúa Jêsus không dự vào cuộc bàn luận ấy, mà Ngài cho biết rằng hoàn cảnh của người mù nầy được sử dụng cơ bản là để đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Như Tenney cho thấy (154), câu trả lời của Ngài có vẻ như đưa đến một vấn đề về đạo đức: nếu như mục đích sự mù lòa của người đàn ông này là để đem lại một cơ hội để Chúa chữa lành cho ông, thì sự nhân lành của Ngài có thể bị chất vấn. Liệu Đức Chúa Trời có để cho một người vô tội phải chịu khổ suốt một thời gian dài như vậy chỉ để chứng minh quyền năng của Ngài thôi ư? Điều nầy có phù hợp với bản tánh yêu thương

Page 151: Phuc am giang

của Đức Chúa Trời không?Tenney cho rằng đó không phải là câu trả lời nguyên thủy của Ngài nhưng sự chuyển đạt của nguyên bản hay sự diễn giải của chúng ta về câu ấy đã dẫn đến khả năng của vấn đề đạo đức nầy. Hãy nghiên cứu kỹ hai cách giải quyết được đề ra mà ông đã mô tả (154-156). Lưu ý giải pháp thứ nhì dường như có lý hơn giải pháp thứ nhất.1. Theo cách phân tích của Tenney, câu nói của Chúa Jêsus rằng sự mù lòa của người nầy "ấy là để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người" (9:3) dường như được giải thích cách tốt nhất bằng việca) Thay đổi cách chấm câu trong câu nầy để nối cụm từ nầy với câu tiếp theo.b) Tập trung vào ý nghĩa của câu 3 với từ "nhưng ấy " (NIV) là cụm từ liên quan đến mục đích hoặc số phận.c) Chọn ý nghĩa trong câu 3 của cụm từ "nhưng ấy" (NIV) có liên quan đến kết quả hoặc cơ hội.d) Tìm cách để khám phá trong câu ấy nguyên nhân thật sự của hoàn cảnh người mù nầy.Là một người tin nơi Đức Chúa Trời toàn năng và nhân từ, nhiều lần bạn có thể tự hỏi, không biết vì sao con người ta phải chịu khổ. Đây là một trong tất cả những câu hỏi khó nhất. Tâm trí và kinh nghiệm hữu hạn của chúng ta không đem lại một câu trả lời đầy đủ cho vấn đề đó. Tuy nhiên Kinh Thánh đã thật sự cho thấy rằng sự chịu khổ không phải là điều bất thường dành cho những người tin Chúa lẫn kẻ không tin, và đối với những người tin Ngài thì sự chịu khổ đem lại những ích lợi về mặt thuộc linh.2. Đọc Gia Gc 1:2; IPhi 1Pr 1:6-7; 4:1-2. Theo cái nhìn của những lời phán đó về sự chịu khổ, bạn có thể nói lên một số những ích lợi mà người mù nầy đã nhận được do sự chịu khổ của mình không.....................................................................................................................................................................................................................................................................................3. Những công việc gì của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ ra qua cuộc đời của người mù nầy? .....................................................................................................................................................................................................................................................................4. Ghép cặp mỗi nhân vật hoặc mỗi nhóm người (phải) với thái độ mà họ đối với người đàn ông bị mù từ thuở sanh ra (trái)...a Ông ta là một người cần phải được cứu giúp....b Ông ta là một người ăn xin và là một người làm phiền.

Page 152: Phuc am giang

...c Ông ta là một kẻ nào đó được sử dụng để đạt được những mục tiêu nào đó....d Ông ta chỉ là một đối tượng cho sự phân tích mang tính thần học vì cớ sự mù lòa của ông ta.

Sự Chữa Trị Tenney 157; GiGa 9:6-7Chúa Jêsus đã phán cùng các môn đồ rằng qua việc chữa lành cho người mù, công việc của Đức Chúa Trời sẽ được tỏ ra trong đời sống người (c.3). Tenney nói rằng công việc nầy được thúc đẩy chủ yếu không phải do lòng mong muốn để chứng tỏ điều Chúa Jêsus có thể làm song do lòng thương xót của Ngài đối với người mù. Dầu vậy đây vẫn là một bằng chứng quý báu.Phương tiện chữa trị làm cho chúng ta phải chú ý: Chúa Jêsus dùng đất và nước bọt (nước miếng) để tạo thành bùn và xức lên mắt người mù. Tenney gợi ý hai lý do cho thủ tục nầy và có vẻ thích lý do có liên quan đến phản ứng của chính người mù hơn. Người mù cần chứng cớ xác thực, rõ ràng về ý định của Chúa Jêsus qua việc sờ và nghe. Nhờ bùn trên mắt mình, ông vâng theo mạng lệnh của Chúa Jêsus để đi rửa tại ao Silôê (c.7).Trong câu 7, Giăng giải thích Silôê có nghĩa là "chịu sai đi" hay là "người được sai đi". Chúng ta có thể ứng dụng một trong những ý nghĩa đó cho Chúa Jêsus, Đấng đã được Cha Ngài sai phái (3:17, 34; 5:36, 38). Sự mù lòa của người nầy đã rời khỏi ông bởi sự chạm đến của Đấng Được Sai Phái. Chúng ta còn nhớ rằng nước từ ao Silôê được dùng trong nghi lễ tại Lễ Lều Tạm; bấy giờ, theo 7:37-38, Chúa Jêsus là nguồn của nước ban sự sống.Sự chữa lành không xảy ra tức thì. Đức tin của người nầy đã được thử nghiệm khi ông thực thi mạng lệnh Chúa truyền. Nhưng toàn bộ sự khảo sát tiếp theo bởi nhiều nhân vật khác nhau trong câu chuyện nầy đã cho thấy rằng sự chữa lành là hoàn toàn và chẳng còn nỗ lực gì để phủ nhận được.5. Điều nào sau đây KHÔNG mô tả một quá trình dự phần vào việc chữa lành người mù?a) Ông đã lập tức được chữa lành bởi lời phán của Chúa Jêsus.b) Chúa Jêsus đã truyền cho ông hãy đi rửa ở tại ao Silôê.c) Các lớp bùn hòa với nước miếng đã được xức lên mắt người mù.d) Người đàn ông thực hành đức tin bằng cách đi rửa mắt.6. Mặc dù có một số lý do được Tenney gợi ý trong việc Chúa Jêsus dùng nước miếng và đất như một phương tiện để chữa cho người mù, nhưng hai lý do thực tiễn nhất có vẻ như là để cho phương pháp nầy:a) Thỏa mãn lòng tin của những người Giuđa rằng nước miếng có năng lực của phép thuật để chữa bệnh.

Page 153: Phuc am giang

b) Được hiệu quả bởi vì người mù dựa vào việc sờ đụng và thính giác để giao tiếp với con người.c) Đòi hỏi người mù phải vâng theo các huấn thị của Chúa Jêsus để nhận được sự chữa lành.d) Là cách Chúa Jêsus luôn luôn dùng để chữa cho những người mù.Lời Xưng Nhận Tenney 158-160; 9:8-34Sự chữa lành được nối theo bởi sự tìm hiểu lan rộng về trường hợp nầy. Những người hàng xóm chất vấn người đàn ông nầy vì hiếu kỳ và ngạc nhiên. Một số trong họ thậm chí còn thắc mắc rằng anh ta là ai. Hãy lưu ý lời xưng nhận đơn sơ của anh ta về "ai" và "như thế nào" trong việc chữa lành cho anh (c.11).Lý do chính khiến người Pharisi dính líu vào cuộc tranh cãi nầy là vì sự chữa lành đã diễn ra vào ngày Sabát. Đây là lần thứ hai Giăng ký thuật việc người Giuđa tố cáo Chúa Jêsus vi phạm Luật pháp vì đã chữa bệnh vào ngày Sabát. Người đàn ông nầy lập lại lời xưng nhận về cách ông đã được lành. Phản ứng của những người Pharisi mô tả tình cảnh nan giải của họ liên quan đến Chúa Jêsus: Một số người trong vòng họ tố cáo Ngài là kẻ phạm tội bởi vì Ngài đã phạm luật ngày Sabát của họ; những người khác thì bảo rằng một kẻ phạm tội không thể làm được một phép lạ như thế.Như Tenney cho thấy, nhóm thứ nhất suy diễn từ một tiền nghiệm rằng Chúa Jêsus phải là một kẻ có tội. Một lời kết luận do tiền nghiệm đặt cơ sở trên một ý kiến hoặc một lý luận hơn là vào sự quan sát hoặc kinh nghiệm thực tiễn. Nhóm thứ hai kết luận do một hậu nghiệm cho rằng Ngài không thể là kẻ có tội vì cớ phép lạ mà Ngài đã làm. Đây là một lời kết luận dựa trên sự quan sát và kinh nghiệm thực tiễn.Khi những người Pharisi chất vấn người nầy lần thứ nhì, ông ta không cảm thấy có đủ năng lực để tham gia vào một cuộc tranh luận thần học về nhân vật Chúa Jêsus. Ông chỉ lập lại lời làm chứng của mình "Tôi chỉ biết một điều là trước tôi mù mà bây giờ lại sáng!" (c.25) Một lời chứng như vậy dẫu thế nào cũng không thể bị xét đoán là không thành thật hay gây xung đột được; hơn nữa, chỉ những ai cố tình làm ngơ do sự đui mù thuộc linh thì mới không biết điều đó. Bó tay không thể nào làm cho người nầy làm chứng nghịch cùng Chúa Jêsus, những người Do Thái bèn dứt phép thông công người khỏi nhà hội. Bởi vì nhà hội là trung tâm đời sống cộng đồng của người Do Thái, dứt phép có nghĩa là ông ta bị tước mất khả năng của nhiều mối quan hệ trong xã hội.

HAI KẾT LUẬN VỀ CHÚA JÊSUS

Kết luận do tiền nghiệm:

Page 154: Phuc am giang

Tiền đề chính: Một người vi phạm luật ngày Sa bát thì không phải là người của Đức Chúa Trời .Tiền đề phụ: Chúa Jêsus đã vi phạm luật ngày Sa bátKết luận: Chúa Jêsus không phải người của Đức Chúa Trời

Kết luận do hậu nghiệm

Tiền đề chính: Bất cứ ai làm được các phép lạ như chữa lành người mù từ thuở sanh ra đều không thể là kẻ có tội; Vậy người ấy phải là người của Đức Chúa Trời .Tiền đề phụ: Chúa Jêsus đã chữa lành người mù từ thuở sanh ra.Kết luận: Chúa Jêsus là người của Đức Chúa Trời.

Khi Chúa Jêsus nghe điều đó, Ngài tìm gặp người nầy và bày tỏ mối quan tâm riêng của Ngài đối với tình trạng lành mạnh thuộc linh của người bằng cách bày tỏ Ngài là ai. Sự bày tỏ nầy là điều cần thiết bởi vì người nầy chưa biết Ngài là ai. Trong phần ký thuật của sứ đồ Giăng chúng ta thấy sự hiểu biết tăng dần lên của người nầy như sau :1. Câu 11: Ngài là "Người tên gọi là Chúa Jêsus".2. Câu 17: "Ấy là một Đấng tiên tri".3. Câu 27: Ngài xứng đáng có những môn đồ.4. Câu 33: Ngài là Đấng đến từ Đức Chúa Trời.5. Câu 35-38: Ngài là Con Người, là Chúa, và là Đấng đáng được thờ phượng.Câu hỏi của Chúa Jêsus "Ngươi có tin đến Con Người chăng?" (c.35) được dịch là "Con Đức Chúa Trời" ở một số bản Kinh Thánh (xem lời chú thích cuối trang 160 của Tenney). Danh hiệu Con Người không những biểu trưng cho nhân tính của Chúa Jêsus mà còn là một danh hiệu thuộc về Đấng Mêsia của Chúa Jêsus nữa (xem DaDn 7:13). Như vậy, đây là một lời xác nhận về thần tánh của Chúa Cứu Thế. Do người đàn ông đã được chữa lành am hiểu và thời phượng Ngài.Trong khi người đàn ông được sáng mắt gia tăng lòng tin của mình, thì những người Pharisi lại gia tăng lòng vô tín của họ. Họ nói rằng Chúa Jêsus không phải đến từ Đức Chúa Trời (c.16) Họ gạn hỏi về phép lạ (c.19), họ nói về Chúa Jêsus như là về một kẻ có tội (c.24), họ bày tỏ sự kém hiểu biết của họ về Chúa Jêsus (c.29) và Chúa Jêsus đã hàm ý rằng họ mới chính là "những tội nhân mù lòa" (c.41).7. Tenney bàn đến ba phương diện trong lời xưng nhận của người được sáng mắt, đặc trưng cho một lời làm chứng đầy đủ về Chúa Cứu Thế (158). Đó là ba điều nào?...........................................................................................................................

Page 155: Phuc am giang

................. 8. Những người Pharisi được phân chia theo lời kết luận của họ về việc Chúa Jêsus chữa lành cho người mù. Những câu nói và những lời kết luận dưới đây minh họa sự phân chia đó. Hãy viết vào chỗ trống số 1) nếu câu đó là một tiền đề hoặc kết luận do tiền nghiệm, 2) nếu đó là một tiền đề hoặc kết luận do hậu nghiệm...a Chúa Jêsus là người của Đúc Chúa Trời....b Người vi phạm luật ngày Sa bát thì không thể là người của Đức Chúa Trời được ....c Ai chữa cho kẻ mù được lành thì không thể là kẻ có tội được....d Chúa Jêsus không phải là người của Đức Chúa Trời....e Chúa Jêsus đã vi phạm luật ngày Sa bát.9. Điền vào những chỗ trống :a) Người được sáng mắt bắt đầu lời xưng nhận của mình bằng cách gọi Chúa Jêsus là............................................................ và ông đã kết luận bởi việc công nhận Ngài là ....................................................................................................................................... b) Khi.....................................................của người được sáng mắt ngày càng gia tăng, thì ................................................của những người Pharisi cũng ngày càng gia tăng.

Những Kết Quả Tenney 160-161; 9:35-41Trong khi người mù nhận được sự sáng (c.7,38) thì Chúa Jêsus lại tuyên bố những người Pharisi bị mù lòa về mặt thuộc linh (c.41). Bởi sự tương phản đó, những kết quả của lòng tin và lòng vô tín được mô tả rõ ràng.Lời phán của Chúa Jêsus được chép trong câu 39 là lời tuyên bố về một nguyên tắc Ngài ban ánh sáng thuộc linh cho những ai ra khỏi sự tối tăm mà đến cùng Ngài để nhận lãnh sự sáng. Nhưng những ai từ chối tiếp nhận Ngài và từ chối sự sáng của lẽ thật, sẽ bị mù lòa về mặt tâm linh. Họ bị bỏ mặt trong sự tối tăm .10. So sánh GiGa 8:12 với 9:39, 41. Con người tự nộp mình vào sự tối tăm như thế nào? .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 41 giải thích chi tiết hơn về nguyên tắc này bằng sự hàm ý rằng hiểu biết Chúa (sự sáng) đem đến trách nhiệm lớn lao cho những ai xưng rằng

Page 156: Phuc am giang

mình có sự hiểu biết đó. Barrett giải thích nguyên tắc nầy theo đoạn 9 bằng cách nói như vầy "Những kẻ bị mù có lẽ sẽ sẵng sàng vâng theo những chỉ dẫn của Chúa Jêsus để nhận được thị lực. Tuy nhiên, những kẻ đang hưởng được ánh sáng của Luật pháp thì lại không sẵn sàng lìa bỏ ánh sáng để tìm sự soi sáng hoàn hảo hơn, vì vậy mà họ trở nên mù, đánh mất sự sáng mà họ có" (1978, 336).11. Giả sử bạn đang dạy cho một lớp học và minh họa trên bảng phấn những ích lợi của sự sáng và những bất lợi của sự tối tăm. Trên biểu đồ sau đây chúng tôi đã gợi ý một số những ích lợi của sự sáng mà bạn có thể viết lên bảng. Ở cột bên phải, hãy liệt kê những bất lợi tương phản của sự tối tăm cho mỗi ích lợi của sự sáng.Những Ích lợi của Sự Sáng Bước đi một cách an toàn ...........................................................................Tin cậy ...........................................................................Lẽ Thật ...........................................................................Chắc chắn Cứ tiếp tục đi đúng đường ...........................................................................Những Bất Lợi của Sự Tối Tăm

12. Nếu bạn có dùng sự minh họa bằng bảng phấn mà chúng tôi nói đến trong câu 11, có thể bạn sẽ nghĩ ra được nhiều ví dụ hơn. Bây giờ hãy ứng dụng về mặt thuộc linh những ích lợi của sự sáng và những bất lợi của sự tối tăm dựa vào những nguyên tắc được dạy trong Giăng đoạn 9............................................................................................................................................. 13. Tenney tóm tắt những kết quả được tiết lộ trong đoạn 9 bằng cách so sánh người mù với những người Pharisi. Ông nói gì về:a) Người mù ? .................................................................................................................b) Những người Pharisi ? .................................................................................................

BÀI NÓI CHUYỆN VỀ NGƯỜI CHĂN HIỀN LÀNH Tenney 161-166; 10:1-21Bài nói chuyện về Người Chăn Chiên Hiền lành là một trong một vài chuyện ngụ ngôn được ký thuật ở Phúc âm Giăng trái với các sách Phúc âm Cộng quan, chứa đựng rất nhiều chuyện ngụ ngôn. Trong lời chú thích cuối trang 161, Tenney giải thích sự khác nhau trong ý nghĩa của những từ được dịch là chuyện ngụ ngôn trong các sách phúc âm. Trong các sách Cộng quan Hi văn parabole có nghĩa là " một cách so sánh đơn giản. "Hi văn được Giăng dùng là paroimia có nghĩa là" châm ngôn hay câu tục ngữ ẩn dụ (ẩn bí) hay khó

Page 157: Phuc am giang

hiểu".Chuyện ngụ ngôn của Giăng đúng là một phép ẩn dụ bắt đầu với một sự tượng hình phong phú và phức tạp mà ý nghĩa của nó trở nên rõ ràng hơn trong quá trình kể chuyện. Như Tenney kết luận (161), bài nói chuyện rất có thể là phần tiếp theo cuộc đàm luận giữa Chúa Jêsus với những người Giuđa tiếp sau việc chữa lành cho người mù (9:35-41). Mục đích của Chúa Jêsus trong việc trình bày bài nói chuyện cho những người Giuđa là nhằm minh họa những nguyên tắc thuộc linh chi phối chức vụ hầu việc của Ngài và để làm tương phản chức vụ hầu việc của Ngài với của họ.Tenney mô tả vắn tắt quy trình làm việc bình thường hàng ngày của một người chăn phương Đông ở trang 162. Một lời mô tả ngắn về một bãi nhốt cừu ở xứ Đông phương cổ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn chuyện ngụ ngôn trong ví dụ nầy. Đó là một bãi đất có rào chung quanh để việc ra vào được một cách thích đáng qua một cái cửa. Sau khi bầy chiên đã vào trong ràng để ngủ đêm, một người canh ở lại nơi cửa vào để canh giữ bầy chiên. Sáng ra, khi người chăn trở lại, người canh cửa sẽ mở cổng cho. Rồi người chăn sẽ gọi chiên bằng những tên mà người đã đặt cho chúng. Nhận biết tiếng người chăn, chiên sẽ đi theo người. Nếu một kẻ trộm hay kẻ cướp tìm cách để xâm nhập vào bãi nhốt cừu trong ban đêm, thì hắn sẽ phải leo qua rào, và chiên sẽ bị kinh động vì chúng không quen tiếng người lạ.Tenney bàn đến năm hoặc sáu thành phần được mô tả trong chuyện ngụ ngôn nầy: người chăn, bầy chiên, người canh cổng hay giữ cửa ; những kẻ trộm hoặc phường trộm cướp, những người lạ, và kẻ chăn thuê. Hãy để ý điều ông nói về mỗi nhóm người. Ông không xem người canh cổng như là người đại diện cho một nguyên tắc hay một nhân vật đặc biệt nào. Chúng ta không được áp đặt ý nghĩa của bất cứ chuyện ngụ ngôn nào bằng cách cố gắng tìm biết tất cả những chi tiết có trong đó. Mà chúng ta nên tìm kiếm những lẽ thật chính yếu mà nó chứa đựng và nhận biết rằng những chi tiết của nó đôi khi chỉ cung cấp hình ảnh hoặc bối cảnh đầy đủ cần thiết để trình bày các lẽ thật đó.14. Dựa vào cách giải thích của Tenney và lời chú thích cuối trang của ông trên trang 163, hãy cho biết ai đại diện cho mỗi hình ảnh trong câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Jêsus về người chăn và bầy chiên của người sau đây:a) Người chăn .................................................................................................................b) Bầy chiên ...................................................................................................................c) Những" Chiên khác" ....................................................................................................d) Cổng của chiên

Page 158: Phuc am giang

............................................................................................................e) Kẻ trộm và quân cướp bóc .........................................................................................f) Người lạ .......................................................................................................................g) Kẻ chăn thuê ................................................................................................................

Một số những lời tiên tri quan trọng được đưa vào các câu từ 10-18:1. Chúa Jêsus tuyên bố rằng cái chết của Ngài là điều tự nguyện và vì ích lợi cho người khác (c.11, c.15 , 17-18). Điều nầy thật thú vị để lưu ý vì lúc nào những người Giuđa cũng đang lập mưu để dùng vũ lực cất mạng sống Ngài. Những từ "phó sự sống ta" ám chỉ sự chết của Ngài.2. Chúa Jêsus phán rằng Ngài sẽ sống lại. Cụm từ "lấy lại" ám chỉ sự sống lại của Ngài (c.18). 3. Chúa Jêsus nhấn mạnh rằng sự chết và sự sống lại của Ngài là để cứu chuộc và đó là một phần trong chương trình của Cha Ngài (c.15-18).4. Bởi sự chết và sự sống lại của Ngài, Chúa Jêsus sẽ đem lại sự sống dư dật cho chiên của Ngài (c.10).5. Các dân ngoại cũng sẽ đến cùng Chúa Jêsus và trở thành một phần trong bầy Ngài (c.16) Lời tiên tri nầy đã bắt đầu được ứng nghiệm bởi sự rao giảng của các sứ đồ. Nó vẫn còn được ứng nghiệm khi sứ điệp tin lành được rao giảng khắp thế giới ngày nay. Nếu bạn không phải là người Do Thái mà là một người ngoại bang tin Chúa, thì Chúa Jêsus cũng đã nói đến bạn khi Ngài nói về " những chiên khác" của Ngài (c.16).15. Ghép cập mỗi người hoặc mỗi nhóm người với những đặc điểm của người đó hoặc nhóm người đó như đã được hàm ý trong bài nói chuyện của Chúa Jêsus về Người Chăn Hiền lành....a Kẻ chăn chiên thuê chạy trốn khi có khó khăn....b Người lạ, kẻ trộm và quân cướp tìm cách dẫn chiên đi khỏi người chăn thật....c Người chăn đi vào qua cánh cửa gọi tên chiên mình và chiên đi theo người....d Bầy chiên chính tượng trưng cho những người mà Chúa Jêsus đã mang sứ điệp sự sống đời đời đến cho họ trước hết....e Kẻ lo cho chiên chỉ vì những món lợi kiếm được do công việc đó....f Đấng hi sinh mạng sống của mình cho bầy chiên cách tự nguyện....g "Những chiên khác" là những người sẽ đặt đức tin nơi Chúa Jêsus.

5) Các Đấng Mêsia giả (những kẻ giả mạo Đấng Mêsia trước khi Chúa Jêsus đến thế gian).

Page 159: Phuc am giang

16. Có nhiều lẽ thật quan trọng được mặc khải trong bài nói chuyện về Người Chăn Hiền lành. Dựa trên nghiên cứu của chúng ta về bài nói chuyện nầy, hãy viết vào chỗ trống trước mỗi câu dưới đây chữ: A Nếu câu ấy phân tích đúng những lẽ thật được trình bày trong bài nói chuyện. B Nếu sự phân tích đó không đúng....a Sự chết của Chúa Jêsus là một của lễ tình nguyện, thay thế cho "chiên" - là những người tin nơi Ngài....b Chúa Jêsus đã tuyên bố rằng sự sống của Ngài sẽ bị cất khỏi Ngài bởi những kẻ trộm, quân cướp và người lạ....c Khả năng nhận biết tiếng của người chăn thật bày tỏ việc những người đi theo Chúa Jêsus thừa nhận Ngài là Đấng Mêsia bởi vì họ nhận ra tiếng phán của Đức Chúa Trời qua những sự dạy dỗ của Ngài....d Đức Chúa Cha đã ban uy quyền cho Chúa Jêsus để phó mạng sống Ngài vì chiên và để lấy lại, có nghĩa là sự chết và sự sống lại của Ngài....e Điểm mấu chốt của lịch sử Do Thái được tìm thấy trong Chúa Cứu Thế Chúa Jêsus và công tác cứu chuộc của Ngài....f Người chăn và người giữ cửa tượng trưng cho Chúa Jêsus và nhóm thầy tế lễ Do Thái làm việc với nhau để đem lại sự sống dư dật cho những người theo họ....g Mặc dầu có trên một ràn chiên, nhưng sự hiệp nhất của bầy chiên được quyết định bởi một nhóm người cùng đi theo một người chăn. Chúa Jêsus là người chăn và những kẻ đi theo Ngài, dầu là người Do Thái hay ngoại bang, đều có một sự ràng buộc chung bởi Ngài....h Chính bởi sự chết và sự sống của Chúa Cứu Thế Chúa Jêsus mà những người theo Ngài được bảo đảm một sự sống phong phú hay thỏa mãn.Các câu từ 19-21 là phần chuyển ý và cho thấy sự phân chia sâu sắc giữa vòng những người Giuđa nhận định Chúa Jêsus là ai. Một số người nói Ngài "bị quỷ ám và là người điên". Những người khác cho rằng việc chữa lành cho người mù bằng phép lạ không phải là công việc của ma quỷ. Sự phân rẽ nầy dọn đường cho sự trái ngược mà Chúa Jêsus sắp sửa nêu lên giữa những người tin Chúa và những kẻ không tin Ngài.

CUỘC TRANH LUẬN Ở TẠI HIÊN CỬA SALÔMÔN Tenney 166-169; 10:22-42Khi viết về lễ Khánh Thành đền thờ , Giăng chép rằng "Bấy giờ là mùa đông" (c.22), kỳ lễ nầy được tổ chức vào tháng 12. Chúng ta để ý ở bài 2 rằng các kỳ lễ của dân Do Thái cho chúng ta một trình tự về thời gian của Giăng (xem Tenney 40-41). Xin đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt của các kỳ lễ mà Giăng đưa vào. bạn có nhớ là vào kỳ Lễ Vượt qua có "nhiều cỏ" không? (6:10). Chi tiết nhỏ nầy giúp chúng ta hình dung khoảng thời

Page 160: Phuc am giang

gian mùa xuân ở tại xứ Phaléttin, là mùa ăn mừng Lễ Vượt Qua. Hãy lưu ý những ghi chú có vẻ như ít có ý nghĩa trong tập nghiên cứu của bạn hoặc trong Kinh Thánh.Lễ Cung hiến đền thờ, được gọi là Hanukkah theo tiếng Hêbơrơ, để kỷ niệm sự khôi phục lại đền thờ những sự hầu việc nơi đền thờ của những người thuộc dòng họ Mạccabê vào năm 165 T.C. Sau khi một kẻ cai trị thuộc vương triều Seleucidae là Antiốt Ephiphan (Antiochus Ephiphanes) làm ô uế đền thờ của người Do Thái. Những người thuộc dòng họ Mạccabê là các môn đệ Do Thái của Giuđa Mạccabê, con trai Mattathias, một người dân đứng tuổi trong làng, xuất thân từ một gia đình thầy tế lễ đã cầm đầu cuộc chống đối Antiochus. Những sự kiện đã xảy ra trong thời kỳ nằm giữa giai đoạn kết thúc phần ký thuật Cựu ước và các sự kiện được chép trong cách phúc âm. Thời kỳ nầy kéo dài khoảng 400 năm được gọi là Thời Kỳ Giữa Hai Giao Ước.Lễ Khánh Thành đền thờ là một kỳ lễ ngoài Kinh Thánh, có nghĩa là nó không phải là một trong những kỳ lễ được Đức Giêhôva truyền giữ qua Môise (xem Lêviký đọan 23 để biết phần mô tả về các kỳ lễ đó ). Về nhiều mặt nó cũng được kỷ niệm theo cách tương tự như Kỳ Lễ Lều Tạm.Cuộc tranh luận ở tại hiên cửa Salamôn bắt đầu bằng một câu hỏi: Người Giuđa hỏi Chúa nhằm tìm được sự trả lời dứt khoát về thần tánh của Ngài (c.24). Khi Ngài trả lời bằng cách mô tả đặc điểm của những người tin Chúa thật lòng, Chúa Jêsus lại một lần nữa đồng nhất Ngài với Cha Ngài (c.25,29,30). Xem lại phần phân tích của Tenney về những đặc tính của những tín đồ thật và những đặc tính trái ngược của những kẻ không tin (167). Chúa Jêsus kết thúc lời mô tả đó về những kẻ tin thật, là "chiên" Ngài , bằng câu "Ta với Cha là một" (c.30). Lưu ý lời giải thích của Tenney về ý nghĩa của lời tuyên bố đó (167). Chính lời tuyên bố đó đã khiến cho những người Giuđa tố cáo Ngài là phạm thượng (c.31-33).17. Theo Tenney (168-169) điều nào sau đây là lời kết luận hợp lý và có khả năng được chấp nhận nhiều nhất hình thành từ lời khẳng định của Ngài về sự làm một với Cha Ngài?a) Ngài nói đùa chứ không nói cách nghiêm túc.b) Ngài nói dối để gây ấn tượng.c) Ngài là một người điên và không chịu trách nhiệm về những lời tuyên bố của mình.d) Giăng đã hiểu lầm Ngài và không ghi đúng điều Ngài thật đã phán.e) Ngài đã nói sự thật và Ngài chính là Đức Chúa Trời.Để đáp lại lời tố cáo phạm thượng, Chúa Jêsus đưa ra hai kiểu tranh luận. Thứ nhất là (c.34-36) một lời trưng dẫn có tính thần học trong Cựu ước, nơi

Page 161: Phuc am giang

những nhà lãnh đạo Do Thái được gọi là "các thần ...và các con trai của Đấng Chí Cao" (Thi Tv 82:6). Tenney gọi sự cầu viện đến Kinh Thánh nầy là một ví dụ về một cuộc tranh luận với lý cớ mạnh mẽ hơn (afortiori) tức là một cuộc tranh luận mạnh hơn và quả quyết hơn là cuộc tranh luận mà những người Giuđa đang dùng để chống lại Chúa Jêsus. Thật ra, Chúa Jêsus đang nói rằng nếu những kẻ cai trị là những người đại diện lời Đức Chúa Trời còn có thể được gọi là "các thần" thì huống chi là Ngài, Đấng chính là Lời của Đức Chúa Trời, đã được nên thánh và được sai đến từ Đức Chúa Trời, lại không đáng được gọi là Đức Chúa Trời sao?Một cuộc tranh luận khác được Chúa Jêsus dùng phát sinh do chức vụ hầu việc của Ngài mà ra (c.37-38). Ngài khuyên những người Giuđa hãy tin nơi các công việc của Ngài nếu như họ không tin những lời tuyên bố của Ngài về chính mình. Người mù được Chúa chữa lành đã đưa ra một sự tranh luận tương tự như vậy với những người Pharisi khi ông tuyên bố thật là "lạ lắm" bởi vì việc Chúa Jêsus chữa lành cho ông đã không thuyết phục được họ rằng Chúa Jêsus là Đấng "đến từ Đức Chúa Trời" (GiGa 9:30-33).18. Lời tuyên bố của Chúa Jêsus "Ta với Cha là một"(10;30) cho thấy.a) Ngài và Cha Ngài là một người.b) Có một sự ràng buộc chung của sự hiệp nhất trong bổn thể giữa Ngài với Cha Ngài.c) Bản tánh Ngài về mặt nào đó giống với bản tánh của Cha Ngài.d) Ngài và Đức Chúa Cha là một chỉ trong ý nghĩa của sự hiệp nhất về chức năng.19. Lời viện dẫn Thi Tv 82:6 của Chúa Jêsus hàm ý rằnga) Nếu những kẻ cai trị con người mà còn có thể được gọi là "các thần", thì Đấng chính là Bản Thể của chính Đức Chúa Trời, đã được biệt riêng ra và được Cha sai đến thế gian, lại càng xứng đáng hơn nữa để được gọi là Con Đức Chúa Trời.b) Hết thảy những người cai trị dân sự của Đức Chúa Trời cũng đều có quyền được gọi là "Đức Chúa Trời" như Chúa Jêsus đã được.c) Kinh Thánh Cựu ước hậu thuẫn cho ý tưởng cho rằng trong thế giới này có trên một Đức Chúa Trời.d) Những người Do Thái phải tin Chúa Jêsus trên cơ sở các phép lạ Ngài làm hơn là trên cơ sở những lời tuyên bố của Ngài.20. Ghép cặp mỗi đặc điểm hoặc kết quả của những kẻ không tin (phải) với đặc điểm hoặc kết quả tương phản của những người thật lòng tin Chúa hoặc kết quả Chúa Jêsus đề cập đến (trái)...a Họ "nghe tiếng ta"....b "Ta quen họ"....c "Họ theo ta".

Page 162: Phuc am giang

...d "Họ chẳng chết mất bao giờ".

...e "Chẳng ai cướp họ khỏi tay ta".

Dầu những người Giuđa không thể bắt bẻ những lời lý luận đanh thép của Chúa Jêsus về thần tánh của Ngài, họ vẫn cố tìm cách để bắt Ngài (c.39), nhưng Ngài thoát khỏi họ và rút lui sang vùng Bêrê (c.c.40-42). Tại đây chúng ta nhớ lại chức vụ của Giăng Báp tít trong miền đó. Những người đến cùng Chúa Jêsus trong vùng Bêrê nhớ lại điều Giăng đã nói về Ngài. Khi họ so sánh Giăng với Chúa Jêsus, sự chân thật của Giăng và sự ưu việt hơn của Chúa Jêsus một lần nữa lại được nhấn mạnh hơn.

SỰ SỐNG LẠI CỦA LAXARƠ Tenney 169-178; GiGa 11:1-53Phép lạ thứ bảy và cũng là phép lạ cuối cùng của Chúa Jêsus được chép trong phúc âm Giăng là việc Ngài khiến sống một người nam tên là Laxarơ từ chết qua sống. Điều nầy đánh dấu đỉnh điểm chức vụ công khai của Chúa Jêsus. Cuộc xung đột giữa lòng tin và lòng vô tín bấy giờ đã đạt đến giai đoạn quyết định khi những cảnh cuối của vở kịch được bày ra.Đang khi ở tại Bêrê , Chúa Jêsus đã được tin về bệnh trạng của Laxarơ tại miền Giuđê. Phần ký thuật của Kinh Thánh cho thấy rằng Laxarơ (tên của người theo tiếng Hêbơrơ là Eleazar có nghĩa là" Đức Chúa Trời là sự cứu giúp tôi ") và hai em gái mình, Mary và Mathê, đều là những người bạn rất thân của Chúa Jêsus. Một lần nữa, sự sắp xếp đặc biệt theo thời khóa biểu của Chúa Jêsus thật rõ ràng: Thay vì lập tức đến với gia đình, Ngài lại đợi thêm hai ngày nữa (c.6). Ngay cả nếu như Ngài lên đường ngay, thì cũng đã quá trễ, Laxarơ đã chết được bốn ngày rồi khi Chúa Jêsus đến thành Bêthany, nơi người và các em gái người đã sống. Vì vậy sự trì hoãn của Chúa Jêsus không phải là vấn đề thờ ơ nhưng đó là việc ấn định thì giờ cách có mục đích để làm mạnh mẽ đức tin của các môn đồ Ngài (c.15) và đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời qua con Ngài (c.4).Tầm quan trọng mang tính biểu tượng của phép lạ khiến Laxarơ sống lại từ kẻ chết đã được tỏ rõ từ lúc đầu bệnh nầy "sẽ không đến chết đâu" (c.4) bởi vì Chúa Jêsus sẽ khôi phục lại sự sống thuộc thể. Điều nầy tượng trưng cho ân ban sự sống đời đời của Ngài cho những ai tin Ngài. Chúa Jêsus cũng sẽ được vinh hiển bởi phép lạ nầy (c.4). Brown giải thích rằng "ở đây không hàm ý nhiều đến việc người ta sẽ khâm phục và ngợi khen Ngài, nhưng với ý nghĩa là điều đó sẽ dẫn đến cái chết của Ngài, là giai đoạn Ngài được vinh hiển" (1966,431).Trong bài phân tích của Tenney về sự kiện nầy, ông nhấn mạnh đến những phản ứng khác nhau của những người có liên quan đến sự kiện đó (171-174). Hãy lưu ý những phản ứng của các em gái, các môn đồ và những người

Page 163: Phuc am giang

Giuđa cùng than khóc với hai chị em trước cái chết của anh họ. Cũng hãy lưu ý cách Chúa Jêsus trả lời với mỗi người trong nhóm những người nầy. Để nhấn mạnh lại các mục tiêu và nguyên tắc của Chúa Jêsus liên quan đến công việc của Ngài, chúng ta hãy so sánh một số những lời phán của Ngài về việc chữa lành người mù với những câu có liên quan đến sự chết của Laxarơ và việc lấy lại sự sống (khung 8.4)

Những Mục Đích và Những Nguyên Tắc của Công Việc của Chúa Jêsus

Tenney mô tả sự bối rối và đức tin chưa trọn vẹn của Thôma, Mathê và Mary, cùng những người Giuđa (173-174). Ông đối chiếu điều Do Thái giáo đề ra (sự thương hại hoặc thương cảm) với điều Chúa Jêsus cung ứng (sự sống). Rồi ông bàn đến bốn phương diện trong quy trình Chúa gọi Laxarơ từ kẻ chết: Việc biểu lộ tình cảm của Ngài, sự kêu gọi đến đức tin của Ngài, lời cầu nguyện của Ngài và tiếng phán truyền của Ngài (175-176).1. Biểu lộ tình cảm của Ngài : Một lần nữa người Giuđa lại cho thấy họ không hiểu Chúa Jêsus khi họ giải thích rằng những giọt nước mắt của Ngài không gì khác ngoài là dấu hiệu của tình yêu Ngài dành cho Laxarơ (c.c.35-36). Họ không hiểu được nỗi đau buồn sâu xa của Ngài với chính bản thân sự chết .2. Sự kêu gọi đến đức tin của Ngài : Khi yêu cầu Mathê hãy dời tảng đá khỏi huyệt mộ của Laxarơ, Chúa Jêsus đang kêu gọi đức tin của cô. Ngài hứa cùng cô rằng nếu cô tin thì sẽ thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Morris giải thích: điều đó hàm ý rằng, dầu cả đám đông đều sẽ nhìn thấy phép lạ, song chỉ những ai tin thì mới nhìn thấy sự vinh hiển (1971,560).3. Lời Cầu Nguyện của Ngài : Lời cầu nguyện của Chúa Jêsus là vì sự ích lợi cho dân chúng (c.42). Ngài muốn hướng sự chú ý của họ đến việc Ngài hoàn toàn lệ thuộc vào Cha Ngài. Khái niệm ấy được lập đi lập lại thường xuyên suốt phúc âm Giăng.4. Tiếng phán truyền của Ngài : Trước lời phán truyền của Chúa Jêsus, Laxarơ đi ra khỏi phần mộ (c.c.43-44). Tenney giải thích rằng sự hồi tỉnh hoặc sự hồi phục sức sống không thể gọi là sự sống lại được như từ ngữ nầy vẫn thường được Kinh Thánh dùng để nói đến sự sống lại để không bị hư nát và sống vĩnh cữu. Nhưng Laxarơ một lần nữa được hưởng sự sáng thuộc thể trong một thời gian và quyền năng của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra.Phản ứng của người Giuđa trước phép lạ nầy tương đương với các phản ứng trước kia của họ đối với các dấu lạ (cc.45-46). Một số người tin, một số khác không tin. Thường thường, dường như là một khi người ta đã quyết định không tin Chúa Jêsus rồi thì có bằng chứng nhiều đến đâu đi nữa cũng không thuyết phục được họ. Thật vậy, việc chứng kiến các phép lạ thậm chí có lẽ còn khiến họ kiên quyết chống đối Ngài hơn nữa.

Page 164: Phuc am giang

Những kẻ chống đối Chúa Jêsus học lại phép lạ cuối cùng nầy cho những người Pharisi, là những người kế đó nhóm họp với các thầy tế lễ cả để bàn cách trừ khử Chúa Jêsus (cc 47-53). Tenney nói rằng nguồn gốc lòng vô tín của họ chính là sự ích kỷ (177). Họ lo sợ rằng Chúa Jêsus đang giành được ngày càng đông đảo số lượng người đi theo Ngài, và điều đó có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ của họ với nhà cầm quyền La mã. Mặc dầu Cai phe không nhận ra điều đó nhưng câu nói dáng lưu ý của ông "thà một người vì dân chịu chết, còn hơn cả nước bị hư mất"(c.50) là một lời tiên tri chỉ về thập tự giá và ý nghĩa thuộc linh của thập tự giá ấy. Giăng giải thích ý nghĩa đó trong các câu 51-52:Vả người nói điều đó chẳng phải tự mình, nhưng bởi làm thầy cả thượng phẩm đương niên, người nói tiên tri về Đức Chúa Jêsus sẽ vì dân mà chết và không những vì dân thôi mà cũng để nhóm con cái Đức Chúa Trời đã tản lạc lại làm một đoàn.Thật mỉa mai là việc người Giuđa đóng đinh Chúa Jêsus đã không cứu được dân tộc họ, mà thay vào đó nó còn giúp đẩy dân tộc họ đến chỗ hủy diệt. Trái lại, sự chết của Ngài đem lại sự sống đời đời cho hết thảy những ai đặt lòng tin nơi Ngài. Chúng ta phải nhớ rằng không ai có thể làm ngược lại với ý chỉ của Ngài để cất sự sống Ngài đi Ngài. Bởi vì Ngài đã tự nguyện phó sự sống Ngài hầu cho chúng ta được sống!21. Ghép cặp mỗi cá nhân hoặc mỗi nhóm người với lời mô tả cách một người đã phản ứng trước cái chết của Laxarơ và trước phản ứng của Chúa Jêsus khi hay được bệnh trạng của Laxarơ ...a Đã bày tỏ sự sửng sốt trước việc Chúa Jêsus đưa mạng sống Ngài vào chỗ nguy hiểm khi trở về Giuđê và không hiểu được lời mô tả của Chúa Jêsus về sự chết là "ngủ"....b Đã bày tỏ nỗi đau buồn dữ dội và tâm trí cứ mãi nghĩ đến điều đã xảy ra cho chính Laxarơ ....c Bày tỏ thái độ vừa bi quan vừa quả cảm trước dự định trở về Giuđê của Chúa Jêsus....d Ngỏ lòng thương cảm đối với gia đình Laxarơ , và vừa tỏ ra tin nơi Chúa Jêsus khi Ngài gọi Laxarơ sống lại, vừa tỏ ra vô tín đưa đến việc thuật lại phép lạ cho những người Pharisi....e Cho thấy một sự lo lắng vị kỷ về những hậu quả do cái chết của Laxarơ trên những người yêu thương anh và vừa có đức tin rằng Chúa Jêsus có thể thay đổi hoàn cảnh .

22. Ôn lại lời bàn luận của Tenney về dấu lạ thứ bảy được chép trong Phúc âm Giăng và phần chú thích của chúng tôi ở phần nầy. Sau đó hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG liên quan đến việc Chúa Jêsus khiến

Page 165: Phuc am giang

Laxarơ sống lại và ý nghĩa thuộc linh của phép lạ nầy.a) Lý do chính khiến Chúa Jêsus trì hoãn việc đến Bêthani sau khi hay tin Laxarơ bệnh là vì Ngài sợ điều giới lãnh đạo tôn giáo có thể gây ra cho Ngài nếu như Ngài trở về vùng đó.b) Chúa Jêsus đã có một quan điểm siêu nhiên về căn bệnh của Laxarơ cùng những hàm ý của nó.c) Việc Chúa Jêsus gọi sự chết là " giấc ngủ " cho thấy rằng tất cả những người nào chết cái chết tự nhiên đều cũng sẽ được sống lại để sống đời đời.d) Cả Mary lẫn Mathê đều tin rằng Chúa Jêsus có thể ngăn chặn cái chết của Laxarơ.e) Ý nghĩa sâu nhiệm hơn của việc Chúa khiến Laxarơ sống lại là chỉ một mình Ngài là nguồn của sự sống đời đời cho hết thảy mọi người.f) Thôma đã bày tỏ một đức tin quyết thắng và biểu lộ đức tin của ông rằng Chúa Jêsus có thể trở về Giuđê và chiến thắng sự chết.g) Sự xúc động mãnh liệt của Chúa Jêsus khi Ngài khóc bày tỏ cơn giận của Ngài đối với sự chết và cách nó đã tác hại đến con người.h) Mục đích lời cầu nguyện của Chúa Jêsus với Cha Ngài trước khi gọi Laxarơ sống lại là để tỏ cho các môn đồ Ngài phương thức đúng đắn để thực hiện được loại phép lạ nầy.i) Cai phe bày tỏ cho thấy bản chất thực của lòng vô tín của ông ta là do sự ích kỷ.Phép lạ nầy đã vẽ ra mục tiêu khiến Đức Chúa Trời đã sai Con Yêu dấu Ngài vào thế gian cách sống động: để ban sự sống! Về điều nầy, Brown suy nghĩ như vầy: "Lời gợi ý cho rằng phép lạ quan trọng nhất của việc ban sự sống cho con người dẫn đến cái chết của Chúa Jêsus đề ra một nghịch lý lạ lùng đáng để tổng kết sự nghiệp của Chúa Jêsus" (1966,429). Ngài đã sẵn sàng phục hồi sự sống cho Laxarơ, người Ngài yêu mến, dẫu cho điều đó hàm ý cái chết đang đe dọa Ngài. Về một mức độ lớn rộng hơn, Ngài đã vui lòng phó sự sống của Ngài hầu cho chúng ta, cũng được sống. Đó là sự bày tỏ tận cùng của tình yêu Ngài.

Bài Tự Trắc Nghiệm.

CÂU LỰA CHỌN. Hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi.1. Trong trường hợp của người đàn ông bị mù từ thuở sinh ra (GiGa 9:3), dường như vấn đề đạo đức nào đã được đề cập đến. Có phải nan đề là doa) Đứa trẻ đã bị trừng phạt vì tội lỗi của cha mẹ.b) Bệnh tật gây ra do tội lỗi.c) Đức Chúa Trời cho phép con người chịu khổ để bày tỏ quyền năng của

Page 166: Phuc am giang

Ngài.d) Con người tội lỗi phải được giúp đỡ.2. Câu nào sau đây giải đáp tốt nhất cho vấn đề đạo đức đã xuất hiện do trường hợp của người đàn ông bị mù từ thuở sinh ra?a) Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về tội của chính mình.b) Đức Chúa Trời không để người vô tội phải chịu khổ nhưng sự chịu khổ thật đã đem lại cho Đức Chúa Trời cơ hội để làm việc trong đời sống của họ.c) Không có mối liên hệ gì giữa sự chịu khổ và tội lỗi cả.d) Chịu khổ là một điều bình thường của cuộc đời và ai nấy đều bị định để chịu khổ hầu cho quyền năng của Đức Chúa Trời được bày tỏ ra.3. Chúa Jêsus đã phán lời nầy với ai "Vì các ngươi nói rằng: Chúng tôi thấy, nên tội lỗi các ngươi vẫn còn lại " ?a) Những người Pharisib) Người mùc) Các môn đồ Ngàid) Cha mẹ người mù .4. Việc chữa lành người mù đã được trọn vẹn khia) Chúa Jêsus phán ra những lời của đức tinb) Chúa Jêsus nhổ lên mắt ngườic) người làm chứng về Chúa Jêsus những người Pharisi .d) người thực hành đức tin bằng cách đi rửa mắt .5. Điều nào sau đây là một kết luận được hình thành về Chúa Jêsus khi Ngài đã chữa lành cho người mù ?a) Bởi vì Chúa Jêsus đã chữa lành cho người mù nên Ngài chính là người của Đức Chúa Trờib) Bởi vì Chúa Jêsus đã vi phạm luật ngày Sa bát nên Ngài không phải là người của Đức Chúa Trờic) Bất cứ ai làm được các dấu lạ đều không thể là kẻ có tội .d) Việc chữa lành cho người nào vào ngày Sa bát không phải là tội .6. Câu nào sau đây tượng trưng cho lời làm chứng của người đàn ông được chữa lành về Chúa Jêsus trước mặt những người Pharisi ?a) " Người ấy phải là một kẻ có tội "b) " Người ấy phải là Đấng Mêsia"c) " Điều nầy xảy ra để công việc của Đức Chúa Trời được bày tỏ "d) " Tôi chỉ biết một điều là trước tôi đã bị mù mà nay được sáng "7. Trong việc chữa lành cho người mù lẫn việc gọi Laxarơ sống lại , Chúa Jêsus đã tuyên bố Ngài làa) sự sáng của thế gianb) cửa của chiênc) Đấng Mêsia

Page 167: Phuc am giang

d) sự sống lại và sự sống8. Người nào sau đây biểu lộ sự đau buồn mãnh liệt và sự lo lắng cho chính mình Laxarơ sau cái chết của ông ?a) Thômab) Mathêc) Mary d) Các môn đồ9. Tenney mô tả lời làm chứng của người mù được lành là tất cả những điều sau đây NGOẠI TRỪa) tính tích cựcb) tính lý thuyết suôngc) tính thực tế (dựa trên sự thực )d) tính cá nhân10. Trong câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Jêsus về người chăn và chiên ở Giăng đoạn 10 , cụm từ " những chiên khác " tượng trưng choa) Những Mêsia giảb) Giới lãnh đạo tôn giáo Do Tháic) Những người lành đã từ chối Chúa Jêsusd) Những dân ngoại sẽ đặt đức tin nơi Chúa Jêsus

CÂU GHÉP CẶP- Tuân theo những chỉ dẫn riêng biệt dành cho mỗi mục .11-16 Dựa vào Giăng đoạn 9, hãy ghép cặp mỗi người hoặc mỗi nhóm người với lời giải thích phù hợp ...11. Bảo người mù rằng "Cả mình ngươi sanh ra trong tội lỗi, lại muốn dạy dỗ chúng ta sao ? "...12. Tỏ ra quan tâm đến lý do người này bị mù hơn là nỗi khổ của người ấy....13. Phán rằng công việc của Đức Chúa Trời sẽ được tỏ ra trong đời sống người mù ....14. Đã dùng việc chữa lành người mù như một cơ hội để bắt bớ Chúa Jêsus...15. Từ chối nói thay cho người mù vì sợ dân Giuđa...16. Coi người mù chỉ như một kẻ ăn mày và người gây phiền hà.17-20 Ghép cặp mỗi hình ảnh trong chuyện ngụ ngôn của Chúa Jêsus về người chăn và chiên (phải) với điều nó tượng trưng...17. Các Mêsia giả...18. Giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái...19. Chúa Jêsus...20. Dân sự Đức Chúa Trời

Page 168: Phuc am giang

21-22 BÀI TIỂU LUẬN Hãy viết câu trả lời của bạn vào chỗ trống cho sẵn21. Nói lên ít nhất hai lời tiên tri của Chúa Jêsus được đưa vào bài nói chuyện của Ngài về người chăn và chiên (GiGa 10:1-21)............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................23. Hãy bàn luận những cách cho thấy việc Chúa Jêsus gọi Laxarơ sống lại từ kẻ chết biểu trưng cho những lẽ thật thuộc linh quan trọng về mục đích việc đến thế gian của Ngài............................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học

1c) chọn ý nghĩa của cụm từ "nhưng ấy" có liên quan đến kết quả hoặc cơ hội.2. Sự bền lòng (kiên trì) , đức tin thành thật dẫn đến sự ngợi khen, vinh hiển và tôn trọng ở trước mặt Chúa Cứu Thế, sự tha tội (Đôi khi Chúa cho phép người ta chịu khổ ngõ hầu qua hoạn nạn của mình họ sẽ đến chỗ biết Ngài. Nếu người mù nầy không bị mù, thì có thể anh không bao giờ nhận được sự chữa lành thuộc linh đến bởi việc anh tin nơi Chúa Cứu Thế Jêsus. Mục tiêu tối cao của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta không phải để chúng ta được thoát khỏi mọi hoạn nạn tạm thời, mà là để chúng ta biết Ngài và yêu Ngài .3. Việc được chữa lành về thuộc thể và việc được chữa lành về mặt thuộc

Page 169: Phuc am giang

linh là điều đã được chứng tỏ bởi đức tin ông đặt nơi Chúa Jêsus và việc ông thờ lạy Ngài .4 a 2) Chúa Jêsusb 3) Những người hàng xómc 4) Những người Pharisid 1) Các môn đồ5a) Ông đã lập tức được lành bởi lời phán của Chúa Jêsus6.b) được hiệu quả bởi vì người mù dựa vào việc sử dụng và nghec) đòi hỏi người mù phải vâng theo các huấn thị của Chúa Jêsus7. Lời xưng nhận của anh ta tích cực, căn cứ trên sự thực, và của cá nhân anh.8 a) 2 b) 1 c) 2 d) 1 e) 1 9 a) một người ; Con Đức Chúa Trời , là Chúa , là Đấng đáng thờ lạy .b) lòng tin ; lòng vô tín .10. Họ làm thế bằng việc từ chối đi theo Chúa Jêsus , là sự sáng .11. Câu trả lời của bạn có thể tương tự như vầy :Bước đi cách an toànTin cậyLẽ thậtSự chắc chắnCứ đi đúng đườngVấp ngãSợ HãiLầm lỗiKhông chắc chắnBị lạc đường .12. Câu trả lời của bạn. Khi bạn nhận được sự sáng mà Chúa Jêsus ban cho, mắt tâm linh của bạn được mở ra hầu cho bạn có thể đi theo lẽ thật. Nếu chúng ta từ chối Chúa Jêsus, chúng ta là người bị mù về mặt thuộc linh và sẽ bị bỏ lại trong sự tối tăm.13a) Bởi đức tin mà ông đã có được tầm nhìn thuộc linh và thuộc thể .b) Họ đánh mất sự sáng họ đã có và kết thúc trong sự tối tăm hoàn toàn về mặt thuộc linh14 a) Chính mình Chúa Jêsusb) Dân sự của Đức Giêhôva, là những người nghe tiếng Ngài và đi theo Ngài .

Page 170: Phuc am giang

c) những dân ngoại sẽ đặt đức tin nơi Chúa Jêsus .d) Chúa Jêsuse) Các Mêsia giảf) Có thể là những Mêsia giả hoặc bất cứ người nào tuy không giả làm Đấng Mêsia nhưng đảm nhận vai trò lãnh đạo thuộc linh cách giả dốig) Giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái, là những kẻ xem mối lợi chính của họ chính là địa vị của họ .15a 2) Nhóm các thầy tế lễ Do Tháib 5) Các Mêsia giảc 1) Chúa Jêsusd 3) Những người Do Thái tin Chúa Jêsuse 2) Nhóm các thầy tế lễ Do Tháif 1) Chúa Jêsusg 4) Những người ngoại bang tin nơi Chúa Jêsus16. a. A b. B c. A d. A e. A f. B g. A h. A 17c) Ngài đã nói sự thật và chính Ngài là Đức Chúa trời18b) Có một sự ràng buộc chung của sự hiệp nhất về bổn thể giữa Ngài với Cha Ngài.19 a) Nếu những kẻ cai trị con người mà còn có thể được gọi là " các thần "20a 3) Sự ngoan cốb 1) Sự xa lc 5) Sự phản nghịchd 2) Sự nguy hiểme 4) Sự chết mất đời đời21a 4) Các môn đồb 3) Mary c 1) Thômad 5) Các bạn hữu Do Tháie 2) Mathê.22. b, d, e , g và i là các câu đúng

Giai đoạn Khủng Hoảng

Page 171: Phuc am giang

Tự điển định nghĩa khủng hoảng là "một bước ngoặc hoặc khá hơn hoặc tệ hơn; một sự kiện có ý nghĩa về mặt tình cảm hoặc sự thay đổi triệt để về thân thế trong đời một người; một thời điểm quan trọng mà kết quả của nó sẽ tạo ra một sự khác biệt có tính quyết định hoặc tốt đẹp hơn hoặc tồi tệ hơn"Lời định nghĩa ấy đã giải thích rõ giai đoạn khủng hoảng trong cuộc đời trên đất của Chúa Jêsus. Theo cái nhìn của loài người, thì kết quả có thể là điều tồi tệ nhất. Bởi vì đó là cái chết của Đấng Mêsia. Song theo cái nhìn của Đức Chúa Trời, thì đó là sự kiện hoàn thành trọn vẹn: Mạng sống của Chúa Cứu Thế đã được ban cho như một của lễ để chuộc tội cho cả thế gian, nhờ đó mà loài người tội lỗi có thể hưởng được sự sống đời đời.Tất cả những sự kiện được chép trong Phúc âm Giăng, theo các ý định đời đời của Đức Chúa Trời, sẽ dẫn đến thời điểm khủng hoảng cuối cùng nầy. Trong các bài học trước, chúng ta nhiều lần lưu ý rằng "Giờ" của Chúa Jêsus "chưa đến" (7:6, 8, 30; 8:20). Trong bài học nầy, thời điểm bước ngoặc tiến tới một cách nhanh chóng, và Chúa Jêsus sẽ tuyên bố :"Giờ đã đến, khi Con Người sẽ được vinh hiển" (12:23) Những sự kiện chúng ta sẽ học trong bài nầy diễn ra tại ba khu vực địa lý khác nhau. Épraim, là nơi Chúa Jêsus dành vài ngày yên tĩnh để ở với các môn đồ, kế đó là Bêthany, và cuối cùng là Giêrusalem. Ở tại Bêthany, chúng ta sẽ gặp lại những người bạn đặc biệt của Chúa Jêsus, là Laxarơ, Mathê và Mary. Kế đó chúng ta sẽ thấy sự vào thành Giêrusalem cách khải hoàn của Đấng Mêsia khi dân chúng cầm những nhánh cây cọ và la lên vui mừng "Hôsana". Ở tại Giêrusalem, một số những người Hylạp nói cùng các môn đồ rằng "Chúng tôi muốn ra mắt Đức Chúa Jêsus" (12:21). Lúc đó, Chúa Jêsus nói tiên tri về sự chết của Ngài và nói thêm rằng: "nhưng ấy cũng vì sự đó mà Con đến bây giờ" (câu 27)Đó là thời điểm khủng hoảng. Đó là thời điểm để Chúa Jêsus được vinh hiển. Giờ Ngài đã đến.

Sự Lui Về ÉpraimSự Trở Về BêthaniSự Vào Thành GiêrusalemSự Viếng Thăm của những người Hylạp

Khi học xong bài nầy bạn có thể:- Giải thích điều Chúa Jêsus hàm ý khi Ngài phán "Giờ đã đến"- Liên hệ mỗi sự kiện đã học trong bài với "giờ" của Chúa Jêsus- Sử dụng Giăng đoạn 12 vào việc chứng đạo cá nhân của bạn hoặc một chức vụ hầu việc khác để giải thích sự cần thiết phải có sự đóng đinh và sự chiến thắng thập tự giá của Chúa Jêsus

Page 172: Phuc am giang

1. Đọc Tenney các trang 180-190 và 11:54-12:36 khi được dặn hãy đọc trong phần khai triển bài học.2. Nghiên cứu bài học từng phần một theo những chỉ dẫn đã cho trong bài.3. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn4. Ôn lại từ bài 7 đến bài 9 để chuẩn bị cho phần đánh giá tiến bộ của phần nầy. Đọc trang chỉ dẫn trong tập học viên. Lấy tờ trả lời dành cho Đánh Giá Tiến Bộ phần 3 ra, tuân theo những chỉ dẫn để điền vào đó, rồi nộp nó cho giảng viên ICI của bạn, là người sẽ kiểm tra các câu trả lời của bạn và cho bạn kết quả.kẻ phản bạnsự biện biệtkhông thể chối cãi đượcchối bỏnhạy bénkẻ phản bội

Giải thích lý do Chúa Jêsus không muốn tiếp tục đi lại cách công khai và bài học thuộc linh gì chúng ta có thể học được từ gương lui về nơi yên tĩnh của Ngài để tránh sức ép của đám đông.

SỰ LUI VỀ BÊTHANI Tenney 180-182; GiGa 11:54-57Việc Chúa Jêsus khiến Laxarơ sống lại từ kẻ chết đã làm gia tăng sự thù địch của những quan chức Do Thái đối cùng Ngài, dữ dội đến nỗi họ bắt đầu một kế hoạch có hệ thống để giết Ngài (11:53). Biết điều đó, Chúa Jêsus rút lui khỏi họ và đi cùng các môn đồ Ngài đến Épraim trong một thời gian ngắn. Épraim là một thành hoang vắng gần Giêrusalem. Có hai lý do được đưa ra cho việc Ngài lui về vào thời điểm nầy:1. "Giờ" Ngài chưa đến, và Chúa Jêsus không muốn cho người DoThái một cơ hội để hành động chống nghịch Ngài trước giờ Cha Ngài đã định.2. Sự lui về nầy chắc chắn đã cho Ngài cơ hội được ở riêng với các môn đồ và chuẩn bị họ đầy đủ hơn cho các biến cố sau cùng của cuộc đời Ngài. Tuy nhiên, Phúc âm Giăng không có các chi tiết nói về thì giờ được sắp xếp sử dụng tại Épraim.Đang khi Chúa Jêsus ở tại Épraim, thì sắp sửa đến lúc giữ kỳ lễ Vượt Qua sau cùng và quan trọng nhất của cuộc đời Ngài. Đó là lúc để lời tiên tri của Caiphe được ứng nghiệm (GiGa 11:49-50). Như thế là để chuẩn bị chúng ta cho khung cảnh tiếp theo, Giăng viết "Có lắm người trong xứ lên thành Giêrusalem trước ngày lễ để tẩy uế" (11:55). Từ "lắm" sẽ giữ một vai trò rất quan trọng khi Chúa Jêsus vào thành Giêrusalem và một lần nữa sau đó

Page 173: Phuc am giang

trong kỳ xét xử Ngài.Đến lúc nầy, Chúa Jêsus đang là vấn đề phổ biến để nói đến và suy đoán. Các thầy tế lễ cả và những người Pharisi, mong đợi Ngài tham dự lễ, đã chuẩn bị các thứ cho cuộc bắt giữ Ngài. Dân chúng đã được lệnh phải báo cho giới cầm quyền biết Ngài ở đâu và điều đó đã tạo ra một cảm giác hồi hộp cao độ để xem Ngài có đến mừng lễ không.Khi bạn hình dung khung cảnh nầy trong tâm trí, hãy so sánh cuộc lui về Épraim thật yên bình và không bị ai quấy rầy với sự bối rối và điên cuồng của những kẻ thù Ngài khi họ tìm cách diệt Ngài. Bạn có nhìn thấy một bài học thực tiễn ở đây không? Đây không phải là lần đầu tiên Chúa Jêsus lui khỏi sự ồn ào huyên náo của những đám đông để rút về một nơi yên tĩnh. Từ điều nầy chúng ta có thể học hỏi được rằng khi chúng ta biệt riêng những giờ tĩnh nguyện cá nhân để được phấn hưng về mặt thuộc linh, chúng ta được trang bị tốt hơn để giải quyết với bất cứ những hoạn nạn và khó khăn nào mà mình phải đối đầu.1. Có bài học thuộc linh thực tiễn nào ở đây cho chúng ta học tập trong gương mẫu lui về nơi yên tĩnh của Chúa Jêsus để tránh những sức ép của đám đông hoặc của những kẻ thù Ngài. ................................................................................................................................................................................................................................................. 2. Vào lúc nầy vì sao Chúa Jêsus không muốn đi lại cách công khai giữa vòng những người Giuđa? ............................................................................................................................................................................................................................................................

TRỞ VỀ BÊTHANY Tenney 182-184; 12:11Cả bốn sách Phúc âm đều có chép câu chuyện về một người phụ nữ đã dùng dầu thơm xức chơn Chúa (xem Mat Mt 26:6-13; Mac Mc 14:1-9; và LuLc 7:36-50). Hai lời ký thuật trong Mathiơ và Mác có lẽ mô tả cùng một sự việc được chép trong Giăng, trong khi câu chuyện của Giăng thì có vẻ như mô tả một trường hợp khác. Câu chuyện của Giăng rõ ràng được viết lại bởi một người tận mắt chứng kiến sự việc, người nầy thậm chí còn nhớ rằng "cả nhà thơm nức mùi dầu đó" (GiGa 12:3)Câu chuyện tuyệt đẹp nầy xảy ra sáu ngày trước Lễ Vượt Qua khi Chúa Jêsus trở về Bêthany và dự bữa tối đã được chuẩn bị để tỏ lòng tôn kính Ngài. Laxarơ, bằng chứng sống của quyền năng của Chúa Jêsus trên sự chết, ngồi cùng bàn với Thầy mình. Mathê, trong cách bày tỏ theo thường lệ các

Page 174: Phuc am giang

tài khéo của mình, lo phục vụ bữa tối; trong khi đó Mary dự tính một hành động mang ý nghĩa thuộc linh. Lời mô tả trên và những hoạt động của họ là nhất quán với phần mô tả trong các sách Phúc âm khác về hai chị em (LuLc 10:38-42; GiGa 11:17-37). Trong khi Mathê phục vụ để thỏa mãn những nhu cầu thuộc thể của các vị khác, thì Mary thờ phượng Chúa một cách không hề hổ thẹn bằng việc dùng dầu thơm đắt tiền mà xức chân Ngài.Tuy nhiên, sự tương phản chính trong đoạn Kinh Thánh nầy không phải ở giữa hai chị em, vì cả hai đều là những người tin Ngài, mà là giữa Mary và Giuđa. Họ làm mẫu cho sự tương phản giữa người tin Chúa và kẻ vô tín giữa vòng chính những người đi theo Chúa Jêsus. Hãy lưu ý những sự tương phản được Tenney trình bày (182-183). Những điều nầy được tóm tắt trong Khung 9.1. Nếu bạn có dạy dỗ về khúc Kinh Thánh nầy trong Phúc âm Giăng, thì bạn có thể dùng sự so sánh nầy như một cách minh họa trên bảng phấn.Hãy lưu ý cách Giăng mô tả Giuđa trong câu chuyện nầy: "Nhưng Giuđa Íchcariốt, là một môn đồ về sau phản Ngài, đã phản đối" (12:4). Bruce đưa ra một lời giải thích thú vị về lời mô tả đó.Sau việc Giuđa phản bội Chúa Jêsus, hành động ấy của ông ta cứ lưu lại đậm nét trong tâm trí của các bạn đồng hành trước kia của ông ta đến nỗi họ không thể nhớ được bất cứ điều gì ông đã nói hoặc làm trong những ngày trước đó trong mối quan hệ môn đệ của họ mà đồng thời không nhớ rằng chính ông ta, vào thời điểm thuận lợi đã giữ vai của kẻ phản bội; tất cả những lời nói và những hành động trước kia của ông ta đều được nhìn xem trong ánh sáng của ý đồ đó. Vì vậy, hễ khi nào ông được nhắc tên trong lời thuật chuyện trước đó của các sách Phúc âm, ông luôn luôn được nhận biết như là một kẻ phản bội (1983 256).

3. Có bài học thực tiễn gì cho những người lãnh đạo Cơ Đốc trong gương của Giuđa và việc những người bạn đồng hành trước kia của ông luôn mô tả ông như một kẻ phản bội Chúa Jêsus? ................................................................................................... .........................................................................................................................................Bruce cũng nói rằng việc Giăng vạch trần sự không thành thật của Giuđa trong câu 6 "Là chỗ duy nhất trong Kinh Thánh Tân ước đã nói đôi điều về sự không đáng tin của Giuđa tách riêng khỏi phần ký thuật về sự phản bội cuối cùng của ông ta" (1983, 257). Động cơ thúc đẩy Giuđa phản đối không phải vì ông quan tâm đến người nghèo mà vì lòng tham của chính ông. Tenney nhận định "Hành động của Giuđa là sự minh họa trọn vẹn về sự chối bỏ như là hậu quả tự nhiên của lòng vô tín" (183). Từ ngữ chối bỏ có nghĩa

Page 175: Phuc am giang

là "không nhận hay bát bỏ". Thật đáng buồn, một con người ở gần Chúa Jêsus như vậy mà lại chọn đi con đường tối tăm riêng của mình thay vì tiếp nhận sự dạy dỗ của Nguồn Sáng chân thật duy nhất.Trong khi lời phản đối của Giuđa dựa trên những động cơ vị kỷ, thì hành động của Mary là sự bày tỏ lòng vô kỷ bởi sự biết ơn sâu xa và sự tận hiến đối với Chúa Jêsus. Đối với bà, không có của cải gì là quá yêu quý để không thể dâng cho Thầy mình. Bruce nói rằng:Hành động của Mary dường như quá phung phí về cả hai mặt: Việc dốc đổ toàn bộ thứ dầu thơm đắt tiền là đã đủ quá rồi, nhưng đối với một phụ nữ, việc bỏ tóc mình ra mà lau chân cho một người nam thì hẳn ít nhất cũng là một điều lạ lùng trong mắt của nhóm khách ấy, cũng như đối với chúng ta vào một dịp nào đó có thể so sánh, và có lẽ là còn hơn như vậy nữa. Sự xúc động mạnh do những gì họ đã chứng kiến hẳn phải gây một khoảng yên lặng thật bối rối, được phá tan bởi một lời nói bày tỏ cảm nghĩ của phần nhiều người (1983, 256). Từ lời ký thuật của Giăng chúng ta thấy rõ rằng Chúa Jêsus thừa nhận sự biện biệt của Mary về thuộc linh trong hành động tận hiến của bà khi bà xức chân Ngài bằng loại dầu thơm đắt giá của mình. Sự hiểu biết của bà về sự dạy dỗ của Chúa Jêsus thậm chí vượt trội sự hiểu biết của mười hai môn đồ Ngài. Gibbs nói về họ rằng dường như họ chẳng bao giờ thật sự hiểu rõ ý nghĩa trọn vẹn của những lời dạy của Ngài, ngay cả khi Ngài dùng cách diễn đạt dễ hiểu nhất để mô tả những sự kiện quan trọng sắp phải xảy ra...dầu vậy Mary đã tỏ lòng tôn kính Ngài vì bà là người duy nhất đã xức dầu thơm cho Chúa trong việc chôn cất Ngài" (nd 52-53)Giăng cho chúng ta biết kết quả hành động thờ phượng của Mary là "cả nhà thơm nức mùi dầu đó" (câu 3). Gibbs liên hệ điều nầy với kinh nghiệm của sự thờ phượng chung và riêng.Hết thảy mọi người ở trong nhà đều san xẻ những ích lợi của món quà hào phóng của bà. Chính Mình Chúa đã được tôn tặng vị trí phải lẽ của Ngài với tư cách tối cao. Còn bà cứ còn mang mùi hương cam tùng đi bất cứ nơi nào bà đến. Mỗi người trong số khách tại đó khi rời khỏi chỗ ấy, sẽ mang trên mình một số những dấu tích của mùi thơm ngọt ngào đó...Lời ngợi khen của Chúa đã bù lại cho bà nhiều hơn cả những sự chỉ trích bất lợi mà bà đã phải nhận.

Chỉ khi nào mỗi người tin Chúa trong một buổi nhóm lại mang đến chân Chúa mình món quà quý báu của dầu thơm của lòng biết ơn và sự thờ phượng của mình, thì toàn thể những Cơ đốc nhân nhóm lại đó mới được ảnh hưởng bởi mùi hương đó. Mùi thơm ngọt ngào của một sự thờ phượng ở độ lớn như vậy sẽ lưu lại một cách dễ chịu trong ký ức của những người có

Page 176: Phuc am giang

mặt. Hơn nữa, một số những hương vị của nó sẽ còn được họ tiếp tục mang đến cho những người khác nữa, là những người bởi đó sẽ ghi nhận rằng họ đã từng ở với Chúa Jêsus" (Cong Cv 4:13) (nd 55).

4. Trong chính hôm ấy, Giuđa là người được nhớ đến nhiều nhất như là một kẻ........................................................................................................................................5. Trong chính ngày đó, Mary người Bêthny là người được nhớ đến nhiều nhất với tư cách là người............................................................................................................................................................................................................................................................... Câu trả lời của Chúa Jêsus đáp cùng Giuđa "Các ngươi thường có kẻ nghèo ở cùng mình" không có nghĩa là các môn đồ phải bỏ qua những nhu cầu của kẻ nghèo. Xã hội nào cũng có những người nghèo và một phần trách nhiệm của chúng ta đối với xã hội chính là phải giúp đỡ họ. Nhưng việc Mary xức dầu cho Chúa Jêsus để chôn xác Ngài phải giữ quyền ưu tiên. Chắc chắn Chúa Jêsus cũng biết rằng Giuđa không thật sự quan tâm đến việc cho người nghèo tiền, mà ông chỉ muốn số tiền của chai dầu thơm đó sẽ mang lại những mục đích vị kỷ cho riêng mình.Trong Các câu 9-11, Giăng giải thích lý do vì sao có quá nhiều người Giuđa muốn đi đến Bêthani vào lúc đó. Họ không những muốn thấy Chúa Jêsus mà còn muốn gặp Laxarơ nữa. Sau khi gặp Laxarơ, nhiều người trong số họ đã tin Chúa Jêsus, bởi vì Laxarơ là một lời chứng không thể chối cãi được về quyền năng thiên thượng của Ngài. Kết quả những người lãnh đạo Do Thái bấy giờ lập mưu để giết cả Chúa Jêsus lẫn Laxarơ. Đây là một sự minh họa sống cho thấy tội ác phát triển như thế nào.6. Dựa vào phần ôn của chúng ta về GiGa 12:1-11 và lời chú thích của Tenney. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNGa. Nhiều người ở tại Bêthany cung cấp một gương mẫu xuất sắc về cách đức tin ra hoa trở thành sự tận hiến.b. Giuđa được nhớ đến nhiều nhất như một môn đồ chăm lo cho những người nghèo.c. Các thầy tế lễ cả muốn giết Phaolô bởi vì họ không tin chuyện ông được Chúa Jêsus khiến sống lại bằng phép lạ.d. Dường như Giuđa đã kỳ vọng Chúa Jêsus sẽ lên năng quyền qua một cuộc lật đổ chính quyền về mặt chính trị.e. Hoạt động thuộc thể của Mathê vào một thời điểm như vậy cho thấy bà không phải là một người tin Chúa thật sự.

Page 177: Phuc am giang

f. Giuđa bày tỏ sự quan tâm thật sự dành cho người nghèo khi ông phản đối hành động xức dầu thơm cho Chúa của Mary.g. Hành động tận hiến của Mary cho thấy sự thờ phượng Chúa của chúng ta có thể ban phước cho người khác như thế nào.h. Chúa Jêsus đã coi hành động tận hiến của Mary như ngụ ý sự nhận biết có tính thuộc linh của bà rằng bà xức dầu cho Ngài cho việc chôn xác Ngài.7. Dựa trên sự so sánh của Tenney, bạn hãy điền vào các chỗ trống để cho thấy sự tương phản giữa Mary người Bêthany và Giuđa trong dịp xức dầu cho Chúa Jêsusa. Trong khi Mary là người bằng lòng hy sinh, thì Giuđa lại là người..b. Mary ban tặng............................................................................................................c. Mary đã trở thành một người.........................còn Giuđa trở thành kẻ ….d. Mary đã cho thấy bà có sự............................................về mặt tâm linh, trong khi Giuđa tỏ ra thiếu......................................................................................................e. Mari được ghi nhớ vì lòng trung thành của bà, còn Giuđa bị mọi người nhớ đến như một kẻ.................................................................................................................8. Câu nào sau đây giải thích lý do thực sự khiến Giuđa phản đối hành động thờ phượng của Mary?a) Ông lo cho nhu cầu của những kẻ nghèob) Ông nhận thấy đó là một sự phung phí dại dột vì đồng tiền thật rất khó kiếm.c) Ông bối rối bởi sự bày tỏ lòng tận hiến như vậy.d) Ông vốn đã chối bỏ những lời tuyên bố của Chúa Jêsus rồi.

SỰ VÀO THÀNH GIÊRUSALEM Tenney 184-185; GiGa 12:12-19Tenney chia giai đoạn khủng hoảng làm bốn phần (181). Việc Chúa Jêsus lui về Épraim tập trung vào mối quan hệ của Ngài với các kẻ thù của Ngài. Ở tại Bêthany, trọng tâm nhắm vào mối quan hệ của Ngài với các bạn hữu Ngài. Bây giờ sự tập trung lại chuyển sang mối quan hệ giữa Ngài với đám đông dân chúng đến để nghênh đón Ngài khi Ngài đi vào thành Giêrusalem lần chót. Trong vòng đám đông dân chúng nầy có hai nhóm người phân biệt: Những khách hàng hương ngoại quốc, và các dân cư địa phương là những người đã chứng kiến hoặc được nghe việc Laxarơ sống lại (cc 17-18). Họ bày tỏ niềm hy vọng rằng Chúa Jêsus sẽ trở thành vua của họ (câu 13).Lời tung hô "Hôsana!" Là một thành ngữ của người Hêbơrơ có nghĩa là "Hãy cứu!" Nó đã được người Do Thái sử dụng như một lời tung hô của sự

Page 178: Phuc am giang

ngợi khen và trong 12:13 nó phản ánh ý nghĩa của Thi Tv 118:25. Bạn sẽ để ý thấy rằng Tenney coi việc sử dụng nó trong ngữ cảnh nầy như một thành ngữ Hybá ở thể mệnh lệnh hơn là một lời bày tỏ sự ngợi khen như chúng ta dùng ngày nay.Bạn còn nhớ Chúa Jêsus nuôi năm ngàn người ăn. Người ta đã muốn ép Ngài làm vua, và lần ấy Ngài đã rút lui để tránh điều đó (GiGa 6:15). Nhưng bây giờ Chúa Jêsus đã không rút lui khi dân chúng tôn xưng Ngài là "Vua của Ysơraên" (12:13). Ngài biết rằng không cần phải rút lui nữa bởi vì giờ được xức dầu của Ngài đã đến.

SỰ ỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI TRONG GIĂNG ĐOẠN 12 Việc vẫy các nhánh chà là mang một ý nghĩa trong lịch sử Do Thái và trong lời ký thuật của Kinh Thánh. Những nhánh lá kè cũng phải được tung phất trong kỳ lễ Đền Tạm: "Bữa thứ nhất, các ngươi phải lấy trái cây tốt, tàu chà là, nhánh cây rậm, và cây dương liễu, rồi vui mừng trong bảy ngày trước mặt Giêhôva, Đức Chúa Trời của các ngươi" (LeLv 23:40). Những nhánh chà là cũng được dùng vào dịp kỷ niệm mừng chiến thắng và là biểu tượng của độc lập cho dân Do Thái từ thời của dòng họ Mặccabê. Giống như vậy, trong sự hiện thấy về thiên đàng của Giăng được chép ở sách Khảihuyền, việc vẫy các nhánh chà là đi kèm với niềm vui của sự cứu chuộc Giăng đã trông thấy một đám đông vô số người "đứng trước ngôi và trước Chiên Con, mặc áo dài trắng, tay cầm nhành chà là cất tiếng kêu lớn rằng "Sự Cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời ta, Đấng ngự trên ngôi, và thuộc về Chiên Con" (KhKh 7:9-10)Mặc dầu đám đông có thể trông mong Chúa Jêsus bắt đầu một sự trị vì đắc thắng trên đất vào thời điểm nầy, song Chúa Jêsus lại bước vào Giêrusalem với một khải tượng của thập tự giá đặt trước mặt Ngài. Ngài biết rằng chỉ bởi sự chết Ngài mới có thể đem lại sự tự do tâm linh vĩnh cữu cho những người đang kêu gào Ngài hãy cai trị như Vua của họ. Để làm ứng nghiệm lời tiên tri của Xachari, Chúa Jêsus bày tỏ mục đích đích thực của chức vụ Ngài bằng biểu tượng qua việc cỡi trên một con lừa thấp để vào thành thay vì dùng một con ngựa. Ngài là Chúa Bình An, chứ không phải là một chiến binh, các môn đồ Ngài sẽ không hiểu được Ngài cho đến sau khi Ngài đã chết và đã sống lại (GiGa 12:16). Hãy đọc lời giải thích của Tenney ở trang 185 và phần chú thích số 2 cuối trang trên trang đó.9. Điều gì đã giúp các trước giả Phúc âm giải thích con người và công việc của Chúa Jêsus trong ánh sáng đích thật của chúng (tức là thân vị và công việc của Ngài)?...........................................................................................................................................

Page 179: Phuc am giang

Hãy lưu ý sự chán nản và gần như tuyệt vọng của những người Pharisi khi đám đông tràn ra để gặp Chúa Jêsus (câu 19). Họ dường như nhận ra sự bất năng của mình và đang lo sợ rằng họ sẽ không kiểm soát được tình thế. Chúng ta vẫn thấy rằng ngày nay những kẻ thù của Đức Chúa Trời thường phản ứng như vậy khi họ thấy một sự phục hưng lớn giữa vòng dân sự Đức Chúa Trời.10. Khúc Kinh Thánh nào sau đây đã được đưa vào trong những lời tung hô của dân chúng khi tràn ra xem Chúa Jêsus?a) XaDr 9:9 b) Thi Tv 118:26c) KhKh 6:10d) LeLv 23:4011. XaDr 9:9 là một lời tiên tri đã được ứng nghiệm khi Chúa Jêsusa) Đảm nhận vị trí của Vua Ysơraênb) Khiến Laxarơ sống lại từ kẻ chếtc) Đã chịu chết trên thập tự giá và đã sống lạid) Cỡi lừa con tiến vào Giêrusalem12. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu nào ĐÚNGa. Đám đông đến chào đón Chúa Jêsus khi Ngài vào thành Giêrusalem lần cuối đã nghe người ta nói rằng Ngài đã gọi Laxarơ từ kẻ chết sống lại.b. Lời tung hô "Hôsana" trong bối cảnh nầy chỉ là một tiếng la lớn của sự ngợi khen.c. Việc tung vẫy các nhành chà là là một phần tập tục của sự kỷ niệm trong ngày Lễ Vượt Qua.d. Khi áp dụng Thi Tv 118:1-29 cho Chúa Jêsus đám đông đang công nhận Ngài là Đấng Mêsia.e. Chúa Jêsus đã cho thấy bản chất đích thực của sứ mạng Ngài bằng cách cỡi trên một con lừa thấp khi vào thành Giêrusalem, là điều tượng trưng cho một sứ mạng hòa bình.f. Vào thời điểm nầy Chúa Jêsus đang sẵn sàng để được công nhận là Vua của Ysơraên.g. Chúa Jêsus đang sẵn sàng để khẳng định uy quyền nhà vua của Ngài vào thời điểm nầyh. Theo những người Pharisi thì "cả thiên hạ" nay đã chạy theo Chúa Jêsus.

CUỘC VIẾNG THĂM CỦA NHỮNG NGƯỜI HYLẠP Tenney 185-190; GiGa 12:20-36Biến cố cuối cùng trong giai đoạn khủng hoảng tập trung vào mối quan hệ của thế giới dân ngoại với Chúa Jêsus, được đại diện bởi những người Hylạp đến cùng Philíp với lời thỉnh cầu: "Thưa ông, chúng tôi muốn ra mắt Đức

Page 180: Phuc am giang

Chúa Jêsus" (12:21). Việc họ đến tìm Ngài có vẻ như là một điều xác nhận lời nhận định có phần nào cường điệu nhưng mang tính chất tiên tri của những người Pharisi nói về Chúa Jêsus rằng "cả thiên hạ đều chạy theo người (12:19). Theo như Tenney giải thích, những người Hylạp nầy có lẽ là những người đã quy đạo Do Thái, họ đến như những người hành hương lên dự Lễ Vượt Qua.13. Hãy đọc điều Tenney nói về tà giáo của văn hóa Hylạp và những đặc điểm tương phản của Do Thái Giáo đã thu hút những người Hylạp đến với Do Thái Giáo. Sau đó hãy ghép cặp mỗi lời mô tả về nền văn hóa Hylạp với sự tương phản của nó trong Do Thái Giáo ...a Trong nền văn hóa Hylạp, con người thờ nhiều tà thần...b Các thần Hylạp đều vô luân...c Các triết lý của những thần ngoại bang đều xung đột với nhau

14. Tenney cho rằng nhiều tín hữu thuộc các Hội Thánh dân ngoại đã từ tà giáo sang tin nhận Chúa Cứu Thế do bước trung gian nào?.......................................................................................................................................... Tenney đưa ra một số lý do vì sao những người Hylạp đến tìm Chúa Jêsus qua Philíp (186) Phúc âm Giăng không ghi chép việc Chúa Jêsus đã có dành cho những người Hylạp nầy một cuộc gặp gỡ hay không. Tuy nhiên việc họ đến ra mắt Ngài là điều quan trọng bởi vì nó đem lại một dịp tiện để Ngài đưa ra những tuyên bố có ý nghĩa về sự chết sẽ đến của Ngài.Trước hết, Chúa Jêsus nói rằng: "Giờ đã đến khi Con Người sẽ được vinh hiển" (12:23). Giờ Ngài chịu đau đớn hầu đến sẽ xảy ra đồng thời với giờ Ngài được vinh hiển. Lời công bố nầy dường như chứa đựng một câu trả lời cho yêu cầu của những người Hylạp: tức là, thập tự giá phải đến trước khi những người Hylạp hoặc bất cứ ai để có thể thật sự "nhìn xem" Ngài. Không có việc đến cùng Chúa Jêsus thực sự nếu như không nhìn thấy Đấng đã bị đóng đinh vì cả thế gian.15. Theo Tenney điều gì là cần thiết để những người ngoại bang Hylạp được thừa nhận trong mối thông công thiên thượng?a) Họ phải nhận báp tem như những người quy đạo Do Thái Giáo.b) Họ cần phải có một cuộc gặp gỡ với Chúa Jêsus để họ có thể có sự lựa chọn cá nhân về Ngài.c) Cần phải có một giao ước mới - giữa Đức Chúa Trời và loài người - chỉ có thể được lập bởi sự chết của Chúa Cứu Thế.d) Họ cần có người nào đó như Philíp để hành động như một người trung gian và thay mặt họ đến gặp Chúa Jêsus.Thứ hai, Chúa Jêsus mô tả chi tiết thêm về chủ đề sự chết của Ngài bằng

Page 181: Phuc am giang

cách đưa ra hai sự minh họa:1. Một sự minh họa lấy từ nông nghiệp (câu 24): "Nếu hột giống lúa mì kia chẳng chết đi thì kết quả được nhiều. Sự sống đến từ sự chết.” Cũng như một hột lúa mì phải chết đi để sản sinh ra nhiều kết quả, cũng vậy, sự chết của Chúa Jêsus, sẽ mang lại nhiều kết quả, đó là sự sống đời đời cho hết thảy những ai tin Ngài (xem RoRm 5:12, 17). Nếu như Ngài không bằng lòng chịu chết, thì chúng ta đã phải ở trong sự tối tăm đến sự chết đời đời.2. Một minh họa về luật môn đệ hóa (câu 25-26) " Ai yêu sự sống minh thì sẽ mất, ai ghét sự sống mình trong đời nầy thì sẽ được lại đến sự sống đời đời. Nếu ai hầu việc ta thì phải theo ta, và ta ở đâu thì kẻ hầu việc ta cũng sẽ ở đó, nếu ai hầu việc ta thì Cha ta ắt tôn quý người". Morris chú thích câu 25 như sau: "một người biết sắp đặt những ưu tiên theo thứ tự đúng đắn thì phải có thái độ yêu quý những điều thuộc về Đức Chúa Trời lớn đến nỗi mọi sự ham thích dành cho công việc thuộc đời nầy khi đem so sánh bị xem như thể là ghét bỏ." (1971, 594). Câu 26 hàm ý rằng sự hầu việc Chúa, đi theo Ngài, ở nơi Ngài ở kéo theo sự chịu khổ hoặc mất cả sự sống của mình vì cớ Ngài. Chỉ như thế môn đồ Ngài mới nhận được sự tôn quý của Đức Chúa Trời. Cũng như Chúa Jêsus đã phải chịu chết để đem những người khác đến sự sống, "những người đi theo Chúa Jêsus cũng không thể trốn tránh cái chết hơn thầy mình chút nào nhưng phải trải qua sự chết để đến sự sống đời đời của chính mình" (Brown, 1966, 474).Kế đó, chúng ta có được một cái thoáng qua vào tận sâu trong tâm trí của Chúa Jêsus và thấy cuộc tranh chiến mang tính loài người hết sức của Ngài trong giờ chết của mình. Trong những lời ký thuật của họ về Ghếtsêmanê, các sách Phúc âm Cộng quan trình bày cuộc tranh chiến cách chi tiết hơn (Mat Mt 26:36-46; Mac Mc 14:32-42; LuLc 22:39-46). Mặc dầu Chúa Jêsus trong một giây phút ngắn ngủi cân nhắc việc xin Cha mình giải thoát Ngài khỏi sự chết, song Ngài đã nhanh chóng từ bỏ ý tưởng ấy và nhận lấy cái chết như là "chính vì sự đó mà Con đến giờ nầy" (câu 27). Tiếng kêu của Ngài "Cha ơi, xin làm sáng danh Cha" (câu 28) tương đương với "ý Cha được nên" trong Mat Mt 26:42.Những câu 28-30 thuật lại một lời thông công nghe thấy được giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và phản ứng của dân chúng trước điều đó. Sự thông công nầy có liên quan đến sự làm cho vinh hiển của Đức Chúa Cha. Hãy lưu ý rằng Con được vinh hiển qua việc Ngài chấp nhận cái chết và cũng chính điều đó sẽ làm sáng danh Đức Chúa Cha một lần nữa. Danh mà được vinh hiển qua sự chết của Chúa Jêsus đại diện cho tính cách của Đức Chúa Trời. Sự chết của Chúa Jêsus đã bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho tội nhân, một tình yêu mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ trong cuộc đời và chức vụ của Ngài rồi.

Page 182: Phuc am giang

16. Khi Chúa Jêsus phán, Ngài nhận ra điều gì khiến cho Ngài bối rối?............................................................................................................................................ 17. Tenney mô tả lòng trung thành của cá nhân Chúa Jêsus với Cha Ngài bằng cách nói rằng thập tự giá trình bày sự tương phản giữa sự.........................................của Chúa Cứu Thế với sự.....................................................................của loài ngườiMặc dầu con người hợp thành một đám đông đã được nghe tiếng Đức Chúa Trời, nhưng họ không hiểu. Tenney nhận định: "Cũng giống như những lời chứng khác mà Đức Chúa Trời đã ban, được sẵn dành cho mọi người cách công khai, chỉ những ai có lỗ tai điều chỉnh đúng tần số mới nhận được" (189) Chúa Jêsus đã giải thích vì sao tiếng ấy vang ra. Câu trả lời của Ngài có lẽ đã được hiểu như là một thành ngữ của dân Do Thái về mức độ chứ không phải về giới hạn nghiêm nhặt và có thể được dịch như là "chẳng phải vì ta, nhưng vì các ngươi".Chúa Jêsus tiếp tục bằng cách công bố rằng kết quả quyết định của Ngài khi chấp nhận cái chết là vì sự phán xét thế gian và để đắc thắng Satan, chúa đời nầy (câu 31; so sánh với GiGa 14:30 và 16:1). Người thuộc về thế gian nầy đã bị phán xét phạm tội phải chết, nhưng sẽ nhận lấy hình phạt của sự chết trong chính chỗ của họ. Sự hy sinh của Đức Chúa Trời sẽ chiến thắng vua chúa đời nầy.Bây giờ Chúa Jêsus đưa ra một sự minh họa thứ hai về sự chết của Ngài: Ngài sẽ "bị treo lên khỏi đất" (câu 32). Minh họa về hột giống lúa mì cho chúng ta thấy mục đích sự chết của Ngài: để đem lại sự sống. Minh họa thứ hai cho thấy tính chất lẫn sức mạnh của sự chết Ngài. Kết quả của việc Ngài bị treo lên hay bị đóng đinh là sẽ có một sức hấp dẫn kéo mọi người đến với Ngài. Từ "tất cả mọi người" ở đây có lẽ gồm cả những người Hylạp là những người vừa mới hỏi thăm về Ngài. Chắc chắn cũng gồm cả chúng ta là những người đã được kéo đến với Chúa Jêsus bởi quyền năng của thập tự giá Ngài. Từ "mọi người" trong câu 32 cung cấp một phương cách cứu rỗi cho bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào sẽ đến cùng Chúa Cứu Thế.Lời tuyên bố của Chúa Jêsus rằng Ngài sẽ bị "treo lên" làm cho người ta bối rối (câu 34). Con người sẽ bị cất đi bằng cách nào? Dựa vào lời tiên tri của Đaniên (DaDn 7:13-14), Con Người sẽ còn đến mãi mãi. Dân chúng đã mong đợi rằng Con Người sẽ là một nhân vật từ trời thình lình xuất hiện như một Đấng cai trị và phán xét quyền oai. Nhưng bây giờ Chúa Jêsus đã làm tiêu tan những sự kỳ vọng của họ và họ tự hỏi "Con Người đó là ai?"Chúa Jêsus không giải thích vì sao Con Người phải gánh lấy thập tự giá trước khi đội mão miện. Mà Ngài đưa ra một lời kêu gọi trực tiếp cuối cùng của đức tin (câu 35-36). Ngài khuyên giục dân chúng hãy tin vào sự sáng và

Page 183: Phuc am giang

hãy bước đi trong sự sáng để trở nên con cái của sự sáng.18. Theo sự minh họa về hột giống lúa mì, mục đích sự chết của Chúa Jêsus là gì?............................................................................................................................................ 19. Hãy giải thích điều GiGa 12:32 cho thấy về phương cách và sức mạnh của sự chết Chúa Jêsusa. Phương cách ................................................................................................................b. Sức mạnh......................................................................................................................Tenney tóm tắt giai đoạn khủng hoảng trong đoạn sau cùng của ông ở trang 190. Khung 9.3 minh họa nhiều yếu tố trong giai đoạn nầy để được kết thúc bằng quyết định ra đi của Chúa Jêsus, với những bước đi không do dự tiến đến thập tự giá; Giờ Ngài đã đến.

GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG

20. Tóm tắt ý nghĩa của mỗi câu nói sau đây của Chúa Jêsus trong đoạn 12a. "Nếu hột giống lúa mì kia chẳng chết sau khi gieo xuống đất thì cứ ở một mình. Nhưng nếu chết đi thì kết quả được nhiều"...................................................................................................................................................................................................................................................................................... b. "Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất đi, ai ghét sự sống mình trong đời nầy thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời"......................................................................................................................................................................................................................................................................................c. "Nếu ai hầu việc ta thì phải theo ta và ta ở đâu thì kẻ hầu việc ta cũng sẽ ở đó. Nếu ai hầu việc ta thì Cha ta ắt tôn quý người".......................................................................................................................................................................................................................................................................................d. "Còn ta, khi ta đã được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta"...........................................................................................................................

Page 184: Phuc am giang

................

...........................................................................................................................

................

Bài Tự Trắc Nghiệm

CÂU ĐÚNG SAI. Hãy viết chữ Đ vào chỗ trống nếu câu đó ĐÚNG, viết chữ S nếu là câu SAI...1. Chúa Jêsus lui về Épraim để tránh giới cầm quyền Do Thái là những kẻ đang tìm kiếm Ngài....2. Chúa Jêsus phán "Giờ ta đã đến" trước khi Ngài cỡi trên một con lừa con mà thành Giêrusalem....3. Một số người dự bữa ăn tối ở tại Bêthani đã không tin những lời tuyên bố của Chúa Jêsus....4. Mary người ở Bêthani dường như là người duy nhất tỏ ra biết Chúa Jêsus sắp sửa chịu chết....5. Lời phản đối của Giuđa trước việc Mary đổ chai dầu thơm đắt tiền để xức chân Chúa xuất phát từ những động cơ ích kỷ....6. Câu nói của Chúa Jêsus "Các ngươi thường có kẻ nghèo ở với mình" cho thấy rằng sứ mạng của các môn đồ không có việc quan tâm đến người nghèo.

7-14. CÂU GHÉP CẶP. Ghép cặp mỗi phần của giai đoạn khủng hoảng với một sự kiện có ý nghĩa liên quan đến "giờ" của Chúa Jêsus ...7. Giuđa đã phản đối khi một món quà đắt giá được dùng để tôn kính Chúa Jêsus...8. Lời tiên tri đã được ứng nghiệm khi các đám đông dân chúng tung vẫy Chúa Jêsus là Vua Ysơraên...9. Chúa Jêsus phán: "Giờ đã đến khi Con Người sẽ được vinh hiển"...10. Trong thời gian nầy dân chúng đang trên đường đến Giêrusalem để dự lễ tẩy uế trước Lễ Vượt Qua....11. Chúa Jêsus mặc khải phương cách và sức mạnh của sự chết Ngài....12. Sự lui về của Chúa Jêsus tương phản sâu sắc với sự điên cuồng và bối rối của những kẻ muốn giết Ngài....13. Chúa Jêsus đã bày tỏ sứ mạng hòa bình của Ngài qua việc cỡi trên một con lừa con....14. Vào thời điểm nầy Chúa Jêsus đã được xức dầu cho việc chôn xác Ngài.

Page 185: Phuc am giang

CÁC CÂU HỎI CỦA BÀI TIỂU LUẬN. Hãy trả lời mỗi câu hỏi vào chỗ trống đã được cho sẵn.15. Trong ví dụ về hột giống lúa mì, Chúa Jêsus đã mặc khải điều gì về mục đích của Ngài khi đến thế gian và mục đích ấy bao gồm những gì?16. Thảo luận phương cách và sức mạnh của sự hoàn thành mục đích của Chúa Jêsus cũng như những lời Ngài đã dùng để bày tỏ điều đó.

ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ PHẦN 3.

Đến nay bạn đã kết thúc phần 3 của Môn học nầy. Bây giờ hãy ôn lại từ bài 7 đến bài 9 để chuẩn bị cho Đánh Giá Tiến Bộ Phần 3. Bạn sẽ tìm thấy nó và hoàn tất những lời chỉ dẫn trong tập học viên của bạn. Hãy trả lời tất cả các câu hỏi mà đừng tham khảo sách giáo khoa, Kinh Thánh hoặc tập hướng dẫn nghiên cứu nầy. Hãy gởi tờ trả lời của bạn về cho giảng viên ICI của bạn kèm với bất cứ những tài liệu nào được ghi ở ngoài bìa tập học viên của bạn. Sau đó hãy nghiên cứu tiếp bài 10.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học 1. Câu trả lời của bạn. Từ điều nầy chúng ta có thể học được rằng khi chúng ta dành ra những giờ yên tĩnh để làm tươi mới tâm linh mình, chúng ta được trang bị tốt hơn để xử lý bất cứ những hoạn nạn và khó khăn gì mà mình có thể phải đương đầu.2. Bởi vì "giờ" Ngài chưa đến. Ngài sẽ chịu chết theo giờ Cha Ngài đã định chứ không phải theo ý muốn của các kẻ thù nghịch Ngài3. Câu trả lời của bạn. Điều nầy cho chúng ta thấy luôn luôn làm gương tốt là quan trọng như thế nào, Giuđa có thể đã có làm nhiều việc tốt trong đời mình, nhưng ông vẫn luôn bị nhớ đến vì sai lầm kinh khiếp mà ông đã mắc, là điều ông hối hận cay đắng khi đã quá trễ (xem Mathiơ (Mat Mt 27:3-5)4. Đã phản bội Chúa Jêsus5. Đã xức dầu cho Chúa Jêsus để chôn xác Ngài6. a, d, g, và h là những câu đúng7. a Ích kỷb Một món quà đắt giá, lời mỉa mai vô giá trịc Tôi tớ; chỉ tríchd Biện biệt; nhạy béne Phản bội8 d) Ông ta vốn đã chối bỏ những lời tuyên bố của Chúa Jêsus rồi.9. Những kinh nghiệm họ đã có được với Ngài sau khi Ngài chịu chết và sống lại.10. b) Thi Tv 118:2611. d) Cỡi lừa con tiến vào thành Giêrusalem

Page 186: Phuc am giang

12. a, d, e, f, và h là những câu đúng13. a) Đức Giêhôva đã được công nhận và được thờ phượng với tư cách là Đức Chúa Trời chân thậtb. 1) Đức Chúa Trời của dân Do Thái, Đức Giêhôva là Đấng luôn luôn công bình và nhân từ.c. 2) Bộ Kinh Thánh của người Do Thái chứa đựng sự mặc khải luật lệ không đổi của Đức Chúa Trời.14. Họ đã đến qua một bước trung gian là trở thành những người quy đạo theo Do Thái Giáo.15. c) Cần phải có một giao ước mới giữa Đức Chúa Trời và loài người, chỉ có thể được lập bởi sự chết của Chúa Cứu Thế.16. Nhận biết cái chết sắp sửa đến17. Vâng phục; phản nghịch18. Để đem lại sự sống19. a Ngài sẽ bị "treo lên" hay bị đóng đinh trên thập tự giáb Bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá, Ngài sẽ kéo mọi người đến cùng Ngài.20. a Sự sống mới chỉ có thể đến bởi con đường của sự chết. Sự chết của một Người, Chúa Jêsus, sẽ đem lại sự sống đời đời cho tất cả những ai đặt lòng tin nơi Ngài.b Những ai mà tình yêu dành cho Chúa chiếm vị trí ưu tiên trong đời sống họ sẽ được sự sống đời đời; còn những ai yêu quý sự sống của họ hơn lòng yêu mến Chúa thì sẽ mất đi sự sống đó.c Những người hầu việc Chúa và sẵn lòng chịu khổ vì cớ Ngài sẽ được Đức Chúa Trời tôn quý.d Điều nầy nói đến cái chết bị đóng đinh của Chúa Jêsus và quyền năng của thập tự giá để kéo loài người đến cùng Ngài.

Thời Kỳ Chuyển Tiếp

Chức vụ công khai của Chúa Jêsus nay đã đến phần kết thúc, và Ngài đã lui về để dành một ít ngày cuối cùng ở với các môn đồ của Ngài. Thập tự giá tiến đến gần hơn bao giờ hết, nhưng vẫn còn những bài học cần phải được dạy dỗ và những vấn đề cần phải được giải quyết. Đây là một giai đoạn chuyển tiếp ngắn đi trước một giai đoạn hội nghị quan trọng giữa Chúa Jêsus với các môn đồ Ngài và với Cha Ngài.Tình yêu thương tột độ và sự thù ghét tột độ là những đề tài chi phối trong các đoạn Kinh thánh trích từ Phúc âm Giăng mà chúng ta sẽ học tập trong bài nầy. Về sau, khi Giăng ghi lại những sự kiện chuyển tiếp nầy trong chính đời sống của ông, lời mô tả do sự chứng kiến tận mắt của ông hẳn đã khiến ông hồi tưởng lại nỗi đau đớn của những giây phút trong những ngày cuối

Page 187: Phuc am giang

cùng của cuộc đời Cứu Chúa mình. Ông là "môn đồ mà Chúa Jêsus yêu", người đang ngồi kề bên Chúa Jêsus và đang tựa vào Ngài trong bữa ăn tối cuối cùng. Ông đã chứng kiến sự thù ghét được bày tỏ đối với Chúa Jêsus bởi giới lãnh đạo Do Thái. Ông đã biết rằng có một số những người Pharisi đã tin nơi Chúa Jêsus nhưng không dám thú nhận vì muốn được loài người khen ngợi. Ông đã quan sát Thầy mình trở thành một tôi tớ và rửa chân cho các môn đồ. Giăng là một trong số các môn đồ đó. Ông đã ngó xem khi Chúa Jêsus nhúng miếng bánh vào đĩa và trao cho Giuđa, là kẽ sẽ phản Ngài.Suốt thời gian thi hành chức vụ trên đất, Chúa Jêsus đã bày tỏ tình yêu của Ngài dành cho một thế giới chìm ngập trong tội lỗi. Mọi việc Ngài làm đều phản ánh tình yêu ấy: chữa lành những thân thể đau ốm, nuôi ăn những kẻ đói, tha thứ cho tội nhân, dạy dỗ lẽ thật của Đức Chúa Trời, và cứ mời gọi mãi những người ở trong tối tăm hãy bước vào sự sáng của Ngài. Bây giờ là lúc Ngài bày tỏ cho các môn đồ tình yêu ở mức trọn vẹn của Ngài, tuy nhiên một người trong số họ sẽ xây bỏ Ngài và chối từ Ngài.Có nhiều sự nhận biết thuộc linh và nhiều bài học dành cho chúng ta trong GiGa 12:37-13:30. Hãy cởi mở trước sự chỉ dẫn dịu dàng của Thánh Linh trong khi bạn nghiên cứu và hãy áp dụng các bài học đó vào mối quan hệ của chính bạn với Chúa Jêsus.

Lòng Vô Tín Kiên TrìLời Kêu Gọi Cuối Cùng Của Chúa JêsusBữa Tiệc Sau CùngBối CảnhBài Học Trong Sự Phục Vụ Hạ MìnhLoại Bỏ Kẻ Phản Bội

Khi học xong bài nầy bạn có thể:- Giải thích ý nghĩa của những lời trưng dẫn từ Êsai trong Giăng đoạn 12 về sự vô tín của những người Giuđa.- Thảo luận những bài học thực tiễn và bài học thuộc linh mà Chúa Jêsus đã dạy dỗ các môn đồ khi Ngài rửa chân cho họ.- So sánh cả bốn sách Phúc âm để tìm ra điều mỗi sách ký thuật về Bữa Ăn Tối Cuối Cùng.- Lần theo diễn tiến của điều ác trong lòng Giuđa được Phúc âm Giăng bày tỏ.- Giữ theo gương yêu thương, phục vụ người khác quên mình hầu cho họ nhận được sự thanh tẩy về thuộc linh.

1. Học tập bài nầy theo phương thức bình thường như đã được mô tả trong phần sinh hoạt học tập của Bài 1.

Page 188: Phuc am giang

2. Đọc Tenney trang 193-202 và 12:36-13:30 khi bạn học tập quan phần khai triển bài học. Cũng hãy đọc bất cứ đoạn Kinh thánh nào được chỉ định cũng như các đoạn Tenney đề cập.3. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn.

sự đối lập hoàn toànsự định tộihạ cốtình trạng suy đồisự giải phóng

LÒNG VÔ TÍN KIÊN TRÌ Tenney 193-195; 12:36-43 EsIs 53:1-12Tenney mô tả đoạn Kinh thánh bắt đầu với nửa phần sau của câu 36 và tiếp tục đến hết câu 43 của đoạn 12 như là một đoạn "xen vào" bởi vì các câu nầy dường như được tác giả lồng vào giữa phần ký thuật của ông về sứ điệp công khai cuối cùng của Chúa Jêsus. Ở đây Giăng tóm tắt những kết quả của chức vụ Chúa Jêsus như sau:1. Hầu hết những người Giuđa vẫn không chịu tin Chúa Jêsus, dầu Ngài làm nhiều phép lạ trước mặt họ.2. Một số những người lãnh đạo Do Thái đã tin Ngài thì lại sợ phải công khai xưng nhận niềm tin của họ bởi vì "họ chuộng danh vọng bởi người ta đến hơn là danh vọng bởi Đức Chúa Trời đến" (GiGa 12:43)Việc dân Do Thái chối bỏ Đấng Mêsia là một điều kỳ bí khó hiểu trong lịch sử Cơ Đốc Giáo. Chúng ta thấy rằng một phần của lý do họ chối bỏ Chúa Cứu Thế là vì những sự kỳ vọng của họ về Ngài rất khác so với những gì Ngài thật sự đã thực hiện. Họ trông đợi Ngài giải phóng họ khỏi những kẻ áp bức về mặt chính trị, nhưng sứ mạng của Chúa Jêsus lại là một sứ mạng thuộc linh: sự giải phóng khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Tuy nhiên khi xem xét tất cả các dấu lạ của Ngài, Tenney thấy rằng "bản thân lòng vô tín dường như không thể tin được" (194).Sự nghịch lý lớn lao trong lịch sử Cơ Đốc đó là Chúa Jêsus "đã đến trong xứ mình song dân mình chẳng hề nhận lấy" (1:11). Mặc dầu dân Do Thái đã chối bỏ Chúa Jêsus, Ngài vẫn là Đấng Mêsia thật sự. Sự vô tín đáng buồn của họ là điều có ảnh hưởng sâu rộng. Nó đã ảnh hưởng đến lịch sử của họ và sẽ còn ảnh hưởng đến tương lai của họ. Những Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã phải vật lộn với sự chối bỏ Chúa Cứu Thế của chính dân Ngài. Mối lo ngại của Phaolô về vấn đề nầy được ghi lại trong Rôma 9-11, và các giáo phụ của Hội Thánh đầu tiên đã ký thuật rất nhiều lời bàn luận về chủ đề đó.Cả Phaolô lẫn Giăng đều trích dẫn lời tiên tri trong Êsai để chỉ tỏ sự chối bỏ Đấng Mêsia của dân Do Thái đã được báo trước (so sánh EsIs 53:1 với GiGa

Page 189: Phuc am giang

12:38 và RoRm 10:16). Giăng cũng trưng dẫn Êsai để giải thích lý do vì sao dân Do Thái không thể tin (GiGa 12:39-40 so sánh với EsIs 6:10). Một số nhà phê bình Cơ Đốc Giáo thắc mắc không biết có phải chính vì lỗi lầm của Đức Chúa Trời mà dân Do Thái không thể tin Ngài chăng, bởi vì "Ngài đã khiến mắt họ mù và lòng họ cứng" (GiGa 12:40). Một lời giải thích của Bruce giúp chúng ta hiểu được những lời của Êsai.Khi Êsai được giao phó để đảm nhận chức vụ tiên tri của mình, ông đã được bảo trước rằng dân mà ông được sai đến sẽ chẳng thèm nghe ông...Điều đó là kết quả chức vụ của ông, nhưng đó không phải là mục đích chức vụ của ông (mục đích của chức vụ ông là họ phải "xây lại và được chữa lành"); tuy nhiên, nó được diễn tả như thế, chính Đức Chúa Trời đã sai ông đặng làm cho kẻ nghe không chịu lắng nghe lời ông. Lối diễn tả theo văn Hybá nầy đem lại kết quả như thể đó là mục đích đã ảnh hưởng đến lời lẽ của Giăng - cả trong thể thức giới thiệu "để được ứng nghiệm lời nầy của Đấng tiên tri Êsai" ở câu 38 và một lần nữa trong những chữ "Đó là lý do họ không thể tin" trong câu 39. Không ai trong số họ bị định để không thể tin được; điều nầy đã được làm rõ bên dưới (câu 42) rằng có một số người đã thật sự tin. Những lời tiên tri của Cựu ước phải được ứng nghiệm, và đã ứng nghiệm trong những người không chịu tin (1938, 271).

Dân Do Thái đã được ban cho mọi cơ hội để tin Chúa Jêsus. Ngài đã trình bày chính mình cho họ; họ đã thấy bằng chứng của các dấu lạ của Ngài và những lời tuyên bố về nguồn gốc và vận mệnh đã được định sẵn của Ngài. Nhưng dẫu thế nào họ cũng vẫn chối bỏ Ngài. Sự cứu rỗi đã được ban cho dân Giuđa, nhưng họ không sẵn lòng nhận lấy. Một nguyên tắc về sự sống thuộc linh đó là con người càng chối bỏ Tin lành thì lại càng khó để họ thay đổi và tiếp nhận Tin lành. Cứ khăng khăng khước từ đưa đến sự mù lòa thuộc linh và sự cứng lòng. Đó là sự đoán xét của Chúa trên những kẻ chối bỏ Con Ngài. Bản Kinh thánh Khảo Cứu NIV cũng hậu thuẫn cho lời giải thích đó. bản nầy chép rằng câu 39 "không hàm ý rằng những người ở trong sự thắc mắc không có sự chọn lựa. Mà họ cố ý khước từ Chúa và chọn điều ác, và câu 40 giải thích rằng đến phiên Ngài đem đến trên họ sự mù lòa của mắt và sự cứng lòng của sự phán xét" (1985, 1622). Ở trang 194, Tenney liên hệ Êsai 53 với sự thương khó và nỗi thống khổ thay thế của Chúa Jêsus. Bằng cụm từ sự thương khó chịu thay ông hàm ý điều mà một người phải chịu vì lợi ích của người khác; trong trường hợp nầy, nó hàm ý sự chết của Chúa Jêsus thay cho thế gian tội lỗi để đem lại sự cứu rỗi cho hết thảy những ai tin cậy nơi Ngài. Ngài là Đấng đã thế chỗ cho hết thảy những ai tin cậy nơi Ngài. Ngài là Đấng đã thế chỗ chúng ta; Ngài đã trả giá cho tội lỗi chúng ta bằng chính sự chết của Ngài trên thập tự giá.

Page 190: Phuc am giang

Bởi vì Ngài đã chết thế chỗ của chúng ta, nên chúng ta mới có được sự sống đời đời. Từ thống khổ trong ngữ cảnh nầy ám chỉ đến những sự thương khó mà Chúa Cứu Thế đã phải chịu trong đêm có bữa ăn tối cuối cùng và cái chết của Ngài.Tenney tìm thấy trong khúc Kinh thánh nầy (12:36-43) ba lời gợi ý của tác giả để giải thích lòng vô tín của người Giuđa (194). Hãy nghiên cứu lời giải thích của ông trước khi làm các bài tập sau.1. Vì sao Giăng thấy lòng vô tín của người Giuđa là không hợp lý và trái với những sự trông đợi bình thường? ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Hãy liên hệ lời trích dẫn trong EsIs 53:1 của Giăng với sự chịu khổ thay của Chúa Jêsus và nỗi thống khổ của Ngài? .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Tenney nói rằng kết quả đáng buồn của chức vụ Chúa Jêsus là vì "sự cứng cỏi của tấm lòng ngoan cố, không chịu thay đổi trước lời của Đức Chúa Trời", đó là sự cứng cỏi của một tấm lòng không thay đổi". Hãy liên hệ điều nầy với lời giải thích của Bruce về GiGa 12:38-39 .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Giăng hàm ý điều gì khi ông viết "Êsai nói điều đó khi thấy sự vinh hiển của Ngài và nói về Ngài". Khi Êsai xem thấy khải tượng, ông "thấy Chúa ngồi trên ngôi cao sang, vạt áo Ngài đầy dẫy đền thờ" (EsIs 6:1) các Sêraphin hát rằng "Khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển của Ngài" (câu 3). Giăng không phân biệt giữa sự vinh hiển của Chúa (Đức Giêhôva) trong Êsai đoạn 6 với sự vinh hiển của Chúa Jêsus. Đây là một lời khẳng định khác về sự hiệp một của Chúa Jêsus với Đức Chúa Trời.Ở các bài học đầu chúng ta đã thấy rằng sự vinh hiển của Chúa Jêsus không những ám chỉ về sự uy nghiêm của Ngài mà còn về sự chết của Ngài trên thập tự giá, sự sống lại, và sự thăng thiên của Ngài nữa. Êsai đã xem thấy sự

Page 191: Phuc am giang

vinh hiển oai nghiêm của Đức Giêhôva (đoạn 6) lẫn sự vinh hiển của người tôi tớ chịu khổ (đoạn 53). Về tôi tớ chịu khổ, Êsai viết rằng "Ngài đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta..., người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh (cc 4-6). Ba câu cuối của 53:1-12 cho thấy người tôi tớ chịu khổ sẽ được Đức Chúa Trời tôn cao bởi vì "người để mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ. Vì người đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội" (câu 12). Lời tiên tri nầy đã được ứng nghiệm trong Chúa Cứu Thế Jesus.Mặc dầu phần lớn dân Giuđa khước từ những lời xưng nhận của Chúa Jêsus, song có nhiều người đã tin Ngài dầu sợ phải công khai thừa nhận điều đó (câu 42-43). Lý do sự sợ hãi của họ giống với lý do của cha mẹ anh mù từ thuở sanh ra (GiGa 9:18-23). Đức tin họ dường như bị giới hạn ở sự đồng tình của lý trí cá nhân với Chúa Jêsus nhưng nó chưa mạnh đủ để đứng về phía Ngài một cách công khai. Chúng ta không biết tất cả những hoàn cảnh của đời sống họ, và chúng ta không thể xét đoán họ nhưng Giăng có cho chúng ta biết rằng họ quan tâm đến sự ưng thuận của loài người hơn là của Đức Chúa Trời. Điều nầy khiến chúng ta nhớ đến những lời của chính Chúa Jêsus: "Hễ ai hổ thẹn về ta và đạo ta, thì Con Người sẽ hổ thẹn về kẻ ấy giữa dòng dõi gian dâm tội lỗi nầy, khi ngự trong sự vinh hiển của Cha Ngài mà đến với các thiên sứ thánh" (Mac Mc 8:38) cũng xem trong LuLc 9:26) 4. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG dựa trên GiGa 12:37-43.a. Nhiều người Giuđa không thể tiếp nhận những lời tuyên bố của Chúa Cứu Thế bởi vì Đức Chúa Trời đã làm mù mắt họ và làm cứng lòng họ.b. Chính vì những người Giuđa đã khước từ Chúa Cứu Thế nên Đức Chúa Trời đã làm cứng lòng họ và làm mù mắt họ.c. Êsai đã nói tiên tri rằng Chúa Jêsus sẽ đến với chính dân Ngài và họ sẽ từ chối Ngàid. Sự đồng tình cách kín dấu hoặc về lý trí đối với những lời tuyên bố của Chúa Jêsus đủ để bảo đảm cho kẻ tin hưởng được sự sống đời đời.e. Khi Giăng nói rằng Êsai đã thấy sự vinh hiển của Chúa Jêsus, có lẽ ông ám chỉ đến sự thống khổ của Đấng Christ cũng như sự oai nghiêm của Ngàif. Chúa Jêsus đã làm thành những sự trông đợi của chính của dân Giuđa về Đấng Mêsia của họ.g. Mục đích sứ điệp của Êsai là đưa con người đến sự ăn năn, nhưng Đức Chúa Trời đã báo trước cho ông biết rằng sự rao giảng của ông sẽ không đem lại kết quả đó.h. Những lời trích dẫn của Giăng lấy từ tác phẩm của Êsai cho thấy có một sự giống nhau đáng lưu ý giữa những kết quả của hai chức vụ trên đất của

Page 192: Phuc am giang

Êsai và Chúa Jêsus.LỜI KÊU GỌI SAU CÙNG CỦA CHÚA JESUS Tenney 195-196; GiGa 12:44-50Đoạn Kinh thánh nầy có lẽ là phần nối tiếp những lời lẽ của Chúa Jêsus trong câu 36. Có một sự giống nhau về chủ đề trong phần luận về sự sáng và sự tối tăm (câu 35-36 và câu 46). Đoạn nầy tóm tắt lời đánh giá của Chúa Jêsus về lòng tin và lòng vô tín, có thể được chia thành ba phần sau đây:1. Đánh Giá Về Lòng Tin (câu 44-46) Chúa Jêsus thường dùng sự minh họa của sự sáng. Ngài là sự sáng của thế gian và những ai theo Ngài đều đi trong sự sáng, trong khi đó những ai không vâng theo Ngài thì cứ ở trong sự tối tăm. Mục đích của Chúa Cứu Thế là giải cứu con người khỏi sự tối tăm, chứ không giam hãm họ trong sự tối tăm. Sự đi trong ánh sáng nầy chỉ có thể có được bởi lòng tin đặt nơi Chúa Jêsus, là điều cũng giống với lòng tin đặt nơi Đấng đã sai Ngài. Ở đây chúng ta thấy được sự hiệp nhất của Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.2. Đánh Giá Về Lòng Vô Tín (câu 47-49). Hậu quả nghiêm trọng của lòng vô tín là bị chính lời họ đã chối bỏ phán xét, bởi vì đó là lời của Đức Chúa Trời sự đoán xét nầy sẽ xảy ra vào "ngày cuối cùng", là ngày phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus không đến để đoán xét; mà Ngài đến để cứu vớt. Hết thảy những ai tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời là tiếp nhận sự cứu rỗi, nhưng những ai từ khước sự ban tặng nầy sẽ bị đoán xét. Vì vậy sự cứu rỗi và sự đoán phạt là hai mặt trái ngược nhau của cùng một quá trình.3. Sự Đánh Giá Theo Những Tiêu Chuẩn Của Chúa Jêsus (câu 49-50). Sứ điệp của Chúa Jêsus không phải của riêng Ngài. Mạng lệnh đó dẫn đến sự sống đời đời, vì vậy sứ điệp của Chúa Jêsus có nghĩa là sự sống đời đời cho những ai tiếp nhận sứ điệp ấy. Barrett ghi chú rằng câu 50, câu nhấn mạnh đến mối quan hệ lâu bền giữa Cha và Con, là một lời kết luận đối với chức vụ công khai của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus là "Ngôi Lời của Đức Chúa Trời, hoặc Ngài không là gì cả" (1978, 435).

SỰ SỐNG HOẶC SỰ PHÁN XÉT?

MẠNG LỆNH CỦA CHA

Vâng lời có nghĩa làKhông vâng lời có nghĩa là

SỰ ĐOÁN XÉT

SỨ ĐIỆP CỦA CON

Page 193: Phuc am giang

Tin Con có nghĩa làKhước từ có nghĩa là

Như bạn có thể thấy, lời kêu gọi công khai cuối cùng nầy của Chúa Jêsus tóm tắt sự dạy dỗ chính của Phúc âm Giăng. Sự dạy dỗ nầy bao gồm những chủ đề về đức tin và sự cứu rỗi, Chúa Jêsus là Đấng được Cha sai đến, sự sáng và sự tối tăm, sự đoán xét hiện nay vào ngày cuối cùng, và sự sống đời đời dành cho những ai vâng theo mạng lệnh của Cha và tin vào sứ điệp của Con. Những câu nầy cung cấp dàn bài thần học căn bản khi nó có liên quan đến sự cung ứng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời và sự đáp ứng của loài người trước sự cung cấp đó. Khung 10.1 minh họa các khái niệm đó.5. Tóm tắt sứ điệp của Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế dựa trên sự kêu gọi công khai cuối cùng của Chúa Jêsus theo hai phạm trù sau đây:a. Hy vọng của người tin Chúa........................................................................................b. Sự đoán phạt dành cho kẻ không tin.........................................................................

BỮA ĂN TỐI CUỐI CÙNG Tenney 196-202; GiGa 13:1-30Như Tenney ghi nhận, phần ký thuật của Giăng về Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, về nhiều phương diện, có khác với những lời mô tả của các sách Phúc âm Cộng quan. Không sách nào trong ba sách Cộng quan thuật lại việc rửa chân. Giăng không liên hệ đến việc Chúa Jêsus thiết lập Tiệc Thánh, như các sách Cộng quan đã nói; nhưng ông nhấn mạnh đến sự dạy dỗ của Chúa Jêsus ở điểm nổi bật nầy. Điều nầy có lẽ hậu thuẫn cho lập luận bênh vực quan điểm cho rằng Giăng đã quen thuộc với các sách Cộng quan nên đã viết lời ký thuật của riêng mình về bữa Tiệc Thánh để bổ sung thêm các chi tiết đã được đưa vào các sách Phúc âm. Khung 10.2 đưa ra một so sánh về các chi tiết của Bữa Ăn Cuối Cùng nằm trong phần ký thuật của bốn sách Phúc âm. Bạn sẽ được ích lợi nhờ đọc cả bốn phần ký thuật và tự so sánh. Bạn cũng hãy đọc ICo1Cr 11:17-34, là phần sứ đồ Phaolô đưa ra những chỉ dẫn cho Hội Thánh về nghi lễ Tiệc Thánh mà Chúa Jêsus đã thiết lập với các môn đồ của Ngài. Đây vẫn còn là một nghi lễ quan trọng của Hội Thánh.Bối Cảnh Từ phần nghiên cứu của chúng ta về cấu trúc của Phúc âm nầy bạn nhớ rằng các đoạn từ 1-12 nói về chức vụ công khai của Ngài, còn đoạn 13 bắt đầu chức vụ thầm lặng của Ngài với các môn đồ. Bây giờ Chúa Jêsus bắt đầu bước vào một cuộc hội nghị dài với các môn đồ Ngài vì Ngài biết rằng giờ Ngài đã đến "để Ngài phải lìa thế gian đặng trở về cùng Đức Chúa Cha"

Page 194: Phuc am giang

(GiGa 13:1). Sau khi truyền dạy họ (đoạn 13-16), Ngài cầu nguyện cho họ (đoạn 17)

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚA JESUS TẠI BỮA TIỆC THÁNH

Như chúng ta sẽ thấy, mục đích chính của Chúa Jêsus trong giai đoạn hội nghị nầy là để làm mạnh mẽ đức tin của các môn đồ đặt nơi Ngài vào thời điểm quan trọng nầy. Đây là một sự tương phản sâu sắc so với lòng vô tín mãnh liệt của dân Do Thái khi chức vụ công khai của Ngài tiến triển. Sự thành công của cuộc đàm luận nầy được bày tỏ bởi các môn đồ vào lúc kết thúc: "Bây giờ chúng tôi biết Thầy thông biết mọi điều đó, không cần phải có ai hỏi thầy; bởi đó nên chúng tôi tin Thầy ra từ Đức Chúa Trời" (16:30)6. Những lời ký thuật nào sau đây về Bữa Ăn Tối Cuối Cùng được đưa vào cả bốn sách Phúc âm?a) Chúa Jêsus rửa chân cho các môn đồb) Các môn đồ tranh luận về việc ai là người lớn nhất giữa vòng học) Chúa Jêsus báo trước kẻ sẽ phản Ngàid) Chúa Jêsus giải thích ý nghĩa của bánh và chéne) Chúa Jêsus bảo trước việc Phierơ sẽ chối Ngàif) Chúa Jêsus cầu nguyện cho các môn đồ Ngài

Bài Học Về Sự Phục Vụ Khiêm Nhường Tenney 196-201; 13:1-17Giai đoạn đàm luận bắt đầu bằng Bữa Ăn Tối Cuối Cùng. Chúng ta hãy đi lên Phòng Cao, nơi Chúa Jêsus đang ăn bữa tối cuối cùng với các môn đồ Ngài. Các sách Cộng quan nhắc đến bữa ăn nầy như bữa ăn Lễ Vượt Qua. Chủ đề thống trị của tất cả những gì Chúa Jêsus làm và nói trong bữa ăn cuối cùng với các môn đồ của Ngài là tình yêu thương. Theo bản Kinh thánh Khảo Cứu NIV. Từ yêu thương chỉ xuất hiện sáu lần trong các đoạn từ 1-12 của Phúc âm Giăng, nhưng lại xuất hiện đến ba mươi mốt lần trong các đoạn 13-17 (1985,1623)Bản dịch NIV của 13:1 chép rằng: "Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng". Như Tenney cho thấy, có một bản dịch khác dịch nửa câu sau của 13:1 như vầy "Ngài đã yêu họ cho đến cuối cùng" tuy nhiên, Hy văn eis telos mà các bản dịch nầy dựa vào đó không ám chỉ nhiều đến thời gian cho bằng đến mức độ hoặc chất lượng của tình yêu Chúa Jêsus. Còn bản dịch NIV thì nhấn mạnh đến mức độ và chất lượng.Cảnh tượng Chúa rửa chơn cho các môn đồ và cuộc trò chuyện kèm theo đó cho thấy tình yêu thương không gì có thể so sánh nỗi của Chúa Cứu Thế. Trong đó Tenney nhìn thấy tất cả những yếu tố chính yếu của tình yêu thiên thượng mà Chúa Jêsus đã bày tỏ trọn vẹn ở tại thập tự giá. Hãy đọc lời bàn

Page 195: Phuc am giang

của ông về sáu yếu tố ấy và cách chúng được bày tỏ (198-200)7. Tình yêu của Chúa Jêsus được bày tỏ khi Ngài rửa chơn cho các môn đồ, cũng dạy dỗ chúng ta cách bày tỏ tình yêu của Chúa Cứu Thế ra cho những người khác. Để ôn lại những gì Tenney nói. Bạn hãy ghép cặp mỗi lời mô tả về tình yêu của Chúa Jêsus với những hành động của Chúa Jêsus để bày tỏ điều đó ...a Mặc dầu Ngài biết rằng Ngài từ Đức Chúa Trời đến và sẽ về cùng Đức Chúa Trời, song Chúa Jêsus vẫn hạ mình để gây dựng cho những người vốn chỉ là môn đồ của Ngài....b Mặc dầu các môn đồ của Ngài sẽ không tự hạ mình để đứng vào vị trí của một người tôi tớ, nhưng Chúa giữ chủ động để rửa chơn cho họ trước....c Dầu Ngài biết Giuđa sẽ phản Ngài và Simôn sẽ chối Ngài, Chúa Jêsus vẫn rửa chơn cho họ....d Chúa Jêsus chỉ rửa chơn cho các môn đồ Ngài, điều nầy cho thấy nhu cầu thanh tẩy hằng ngày của Cơ Đốc Nhân khỏi sự ô uế của tội lỗi....e Ngài cố ý và tự nguyện phó mình cho những nhu cầu của các môn đồ Ngài, là những người dưới quyền Ngài....f Khi Phierơ phản đối, Chúa Jêsus nói cùng ông rằng "Nếu ta không rửa chơn cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta"

Khi bạn ôn lại những yếu tố trên của tình yêu Chúa Jêsus, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau: "Đời sống tôi có phản ánh loại tình yêu mà Chúa Jêsus đã bày tỏ cho các môn đồ Ngài và cho tất cả những người sẽ tin Ngài không? Tôi có sẵn sàng tự hạ mình để người khác có thể tìm được sự thanh tẩy thuộc linh qua tình yêu mà Chúa Jêsus đã bày tỏ trong tôi không?Chúng ta cần phải giải thích việc rửa chơn trong bối cảnh của nó, là bối cảnh cho thấy rằng đã có một sự tranh cãi trong vòng các môn đồ trong bữa tối cuối cùng về việc ai trong số họ là người lớn nhất (LuLc 22:24-30). Thông thường việc rửa chân được một người đầy tớ hoặc nô lệ làm. Mặc dầu bản thân hành động nầy có thể lạ đối với các độc giả thời nay khi đọc sách Phúc âm Giăng, song nó đã là một tập tục vào thời ấy. Bởi vì những người khách thường mang giày dây (sandal) và đi bộ trên những con đường bụi bặm, nên việc chủ nhân sai tôi tớ rửa chân cho khách khi họ đến nhà là điều hết sức bình thường. Và vì không có người tôi tớ nào trong hoàn cảnh nầy cả nên một trong các môn đồ phải đảm nhận vai trò của người đầy tớ đó. Thay vì nhận công việc họ đã cãi nhau xem ai là người lớn nhất. Như một bài học thực tiễn, Chúa Jêsus đã đảm nhận vai trò tôi tớ để dạy họ một nguyên tắc thuộc linh quan trọng của việc từ bỏ bản thân và hạ mình. Như Tenney cho thấy, Chúa Jêsus muốn các môn đồ của Ngài dành năng lực của họ "để phục vụ nhau và thanh tẩy cho nhau chứ không phải để tìm kiếm sự tôn cao lẫn

Page 196: Phuc am giang

nhau " (201)Hãy để ý việc rửa chân đã không xảy ra khi các môn đồ đến tại Phòng Cao. Mà thay vào đó, Chúa Jêsus đã cố tình làm gián đoạn bữa ăn bằng cách dạy bài học phục vụ vô kỷ nầy, là điều không bao lâu nữa Ngài sẽ làm gương một cách trọn vẹn trên thập tự giá. Hành động của Chúa Jêsus không những đã dạy một bài học về sự hạ mình mà còn báo hiệu về sự chết của Ngài, qua đó Ngài đã làm cho sự thanh tẩy tâm linh những người tin nơi Ngài được khả thi.Ý nghĩa thuộc linh của hành động nầy nổi rõ trong cuộc đàm đạo giữa Chúa Jêsus và Phierơ. Phierơ không thể nào hiểu được vì sao Thầy mình lại hạ mình để rửa chân cho ông nên thoạt đầu ông từ chối không chịu để Ngài rửa. Nhưng khi Chúa Jêsus giải thích hàm ý thuộc linh nghiêm trọng của sự chối từ đó, thì Phierơ vội vàng xin Ngài rửa hoàn toàn: Bản Kinh thánh Nghiên Cứu NIV nói rằng: "Điều rất đặc trưng là Phierơ đã phản đối trong khi rõ ràng là không ai phản đối cả. Ông là một sự pha trộn giữa tính khiêm nhường (ông không muốn Chúa Jêsus thi hành sự phục vụ thấp hèn đó cho mình) và kiêu ngạo (ông đã cố gắng ra lệnh cho Chúa Jêsus)" (1985, 1623). Chúa Jêsus đã trả lời (câu 10) bằng cách dùng minh họa về thanh tẩy thuộc thể để làm biểu tượng cho tầm quan trọng của sự thanh tẩy thuộc linh. Việc Phierơ chấp nhận sự phục vụ thấp hèn đó tượng trưng cho nhu cầu của chúng ta phải nhận lấy sự hạ mình tận cùng của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá hầu cho chúng ta được tẩy sạch khỏi tội lỗi (xem Phi Pl 2:5-8; IGi1Ga 1:9).8. Dựa theo phân tích của Tenney về câu 10, bạn hãy đưa ra một sự ứng dụng thuộc linh cho những lời tuyên bố được hàm ý bởi Chúa Jêsus sau đây:a. Nếu một người đã tắm rồi, thì cả thân thể người ấy đều được sạch......................................................................................................................................... b. Một người đã tắm rồi thì chỉ cần rửa chân mà thôi............................................................................................................................................ 9. Chúa Jêsus đã hàm ý điều gì khi Ngài nói :"Các ngươi đã được tinh sạch, nhưng chưa được tinh sạch đều" (câu 10)?a) Một số trong các môn đồ chân vẫn còn bẩnb) Thân thể cũng như chân của Simôn còn bẩnc) Các môn đồ chưa được tẩy sạch về mặt thuộc linh cho đến sau khi Chúa Jêsus chịu chếtd) Chỉ một mình Giuđa có tấm lòng không tinh sạch trong số các môn đồ.10. Tenney so sánh các môn đồ Chúa Jêsus với thầy của họ (200). Cứ mỗi một ví dụ về tâm tánh của các môn đồ, bạn hãy viết một ví dụ tương phản

Page 197: Phuc am giang

của Chúa Jêsusa. Các môn đồ: ích kỷ. Chúa Jêsus :...............................................................................b. Các môn đồ: bất hòa. Chúa Jêsus:................................................................................c. Các môn đồ: tự đề cao. Chúa Jêsus:..............................................................................Câu 12 chép rằng sau khi Chúa Jêsus đã rửa chân cho họ rồi, Ngài mặc áo lại và trở về chỗ. "Đoạn Ngài giải thích rõ bài học về sự hạ mình và Ngài vừa thực hiện cho các môn đồ bằng cách rửa chân cho họ. Ngài bắt đầu bằng cách bảo đảm với họ hành động hạ mình của Ngài không làm thay đổi vị trí của Ngài trong mối liên hệ với họ. Ngài vẫn là "Thầy" của họ và là "Chúa" của họ. Chính tình yêu dành cho họ đã khiến cho Chúa đầy lòng thương xót hạ mình để hy sinh vì lợi ích của tôi tớ Ngài, nhưng Ngài vẫn là Chúa của người đầy tớ ấy. Người tôi tớ không trỗi hơn địa vị của Chúa mình được dầu người đã được Chúa mình phục vụ (câu 16).Khi bày tỏ sự khiêm hạ của Ngài cho các tôi tớ Ngài (các môn đồ) bằng sự phục vụ thực tiễn Chúa Jêsus khuyên họ hãy thực hành đức tính ấy giữa vòng họ. Ngài hứa rằng họ sẽ được phước nếu làm như vậy (câu 17).Qua hành động nầy, Ngài không những chỉ báo trước phương tiện qua đó con người được tẩy sạch khỏi tội lỗi mà còn đem đến một gương mẫu về đời sống mới mà họ phải sống: đời sống phục vụ nhau.Chúa Jêsus kết thúc bài học thực tế của Ngài bằng cách giải thích thứ tự của sự lớn lao và sự phục vụ trong mối quan hệ giữa Đức Chúa Cha, Chính mình Ngài, và các môn đồ (GiGa 13:16-20) Khung 10.3 minh họa khái niệm nầy:

ĐẤNG SAI PHÁI ĐỨC CHÚA CHA, ĐỨC CHÚA TRỜI

ĐẤNG ĐƯỢC SAI PHÁI ĐỨC CHÚA CON, CHÚA JESUS

NGƯỜI PHỤC VỤ TÔI TỚ, MÔN ĐỒ

11. Từ việc Ngài rửa chân cho các môn đồ, Chúa Jêsus muốn các môn đồ Ngài học được những bài học thuộc linh gì?.......................................................................................................................................... 12. Tenney dùng Phi Pl 2:7 và HeDt 3:1 để minh họa thái độ Chúa Jêsus muốn các môn đồ Ngài phải có - tức là thái độ của một người tôi tớ và một

Page 198: Phuc am giang

người sứ đồ (201). Hãy giải thích những hàm ý của thái độ nầy dành cho các môn đồ và cho chúng ta.......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Loại Bỏ Kẻ Phản Bội Tenney 201-202; GiGa 13:21-30Đang khi rửa chân cho các môn đồ, Chúa Jêsus đã ám chỉ một cách tinh tế đến một kẻ phản bội và hàm ý rằng có một sự không hiệp nhất về mặt thuộc linh giữa vòng các môn đồ khi Ngài phán rằng "Các ngươi đã được tinh sạch, nhưng chưa tinh sạch đều" (13:10). Đoạn Ngài nói đến kẻ phản bội trong ánh sáng của sự ứng nghiệm lời tiên tri bằng cách trưng dẫn Thi Tv 41:9 "Người ăn bánh ta, giở gót nghịch cùng ta" (câu 18). Bấy giờ Ngài báo trước sự phản bội thậm chí rõ ràng hơn, nhận diện kẻ phản bội và loại bỏ hắn (câu 21-30)Một sự so sánh giữa câu 22 với Mac Mc 4:19 cho thấy nỗi lo lắng của các môn đồ khi Chúa Jêsus tiết lộ rằng một người trong số họ là kẻ phản bội sẽ phản Ngài. Mỗi người đều tự hỏi không biết có phải Chúa Jêsus đang nói về mình hay không. Phierơ ra dấu cho "người môn đồ mà Chúa Jêsus yêu (cách Giăng thường gọi mình trong sách Phúc âm nầy) để hỏi Chúa Jêsus xem người ấy là ai. Dường như họ tưởng rằng sự phản bội đó sẽ là một hành động vô tình. Họ không biết rằng Giuđa đã liên lạc với các thầy tế lễ cả rồi.Dường như có một mối ràng buộc đặc biệt giữa Chúa Jêsus và Giăng ("người môn đồ Chúa Jêsus yêu") như một tập quán, vào giờ ăn, Chúa Jêsus và các môn đồ ngả mình vào những chiếc ghế dài thấp đặt cạnh bàn. Giăng có lẽ được ngồi ngay bên hữu Chúa Jêsus, vị trí danh dự cao thứ nhì. Có thể Giuđa, người thủ quỹ, đã được ban cho vị trí danh dự cao nhất bên tả Chúa Jêsus. Khi Giăng hỏi :"Lạy Chúa, ấy là ai?" (câu 25), Chúa Jêsus nhận diện Giuđa là kẻ phản bội bằng cách đưa cho ông ta một "miếng bánh nhúng", một miếng bánh mì đã nhúng vào rượu hoặc nước súp thịt. Theo phong tục phương Đông, người chủ sẽ trao "bánh nhúng" cho người khách mà mình muốn tôn quý bằng một cách đặc biệt. Một số các học giả Kinh thánh cho rằng bởi vì hành động nầy là một dấu hiệu tôn trọng theo tập quán, nên nó có thể được giải thích trong bối cảnh nầy như là lời kêu gọi cuối cùng của Chúa Jêsus đối với Giuđa.Ngay sau khi Giuđa đã nhận "miếng bánh nhúng", Satan bèn vào lòng ông (câu 27) và Chúa Jêsus giục ông hãy làm công việc của ông mau đi. Những

Page 199: Phuc am giang

lời nầy không nên được hiểu như là Chúa Jêsus khuyến khích Giuđa làm điều ác mà là một dấu hiệu cho thấy điều đã được định phải theo. Mặc dầu Satan đang khống chế Giuđa, nhưng Chúa Jêsus đang kiểm soát "thì giờ" và những tình huống của việc phó mạng sống Ngài làm sinh tế chuộc tội lỗi loài người. Điều nầy sẽ xảy ra theo chương trình của Cha chứ không theo những mục đích của loài người.Không một môn đồ nào hiểu điều Chúa Jêsus phán cùng Giuđa. Theo Bruce, có lẽ Giăng là người duy nhất nghe được câu trả lời của Ngài (1983,290). Một số môn đồ nghĩ rằng Chúa Jêsus bảo Giuđa đi ra ngoài và mua những thứ có cần cho Ngày Lễ hoặc để giúp tiền cho những người nghèo (câu 29). Những ý nghĩ nầy có vẻ như không quan trọng, nhưng nó thật sự đem lại sự hiểu thấu bên trong cách sống chân thật của các môn đồ cũng như mối quan tâm đến xã hội của họ.Phúc âm Giăng nhắc đến Giuđa nhiều hơn bất cứ sách Phúc âm nào khác. Tenney luận về những sự ám chỉ nối tiếp nhau minh họa diễn tiến của điều ác trong Giuđa (202). Liệu ông có bị định sẵn để phản bội Chúa Jêsus không? Chúng ta chỉ có thể trả lời rằng cũng những nguyên nhân tương tự mà chúng ta đã bàn luận trước ở trong bài học nầy về lòng vô tín của người Giuđa và sự chối bỏ của họ đối với Ngài, có thể đem áp dụng cho Giuđa. Dân Do Thái đã được ban cho mọi cơ hội để tin những lời phán và các công việc của Chúa Jêsus, nhưng họ đã từ chối Ngài. Bởi vì họ đã làm như vậy, nên Đức Chúa Trời đã làm cứng lòng họ. Tenney nói rằng Giuđa là sự đối lập hoàn toàn của tình yêu. Ông ta là sự bày tỏ tột cùng của lòng thù ghét và vô tín và là một tấm gương bi thương của tình trạng suy đồi của loài người trong tất cả những sự ích kỷ, tham lam và bội nghịch của tình trạng suy đồi đó.Hãy lưu ý những lời sau cùng của khúc Kinh thánh nầy "Còn Giuđa khi lãnh lấy miếng bánh rồi, liền đi ra, khi ấy trời đã tối" (câu 30). Câu nầy chỉ về thời gian trong ngày, song nó cũng là một sự ứng dụng mạnh mẽ, thực tiễn của chủ đề chi phối sách Giăng, đó là sự sáng và sự tối tăm về mặt thuộc linh. Giuđa đã lìa bỏ sự sáng và bước vào lãnh thổ tối tăm hoàn toàn về mặt tâm linh13. Câu "Giuđa đã lìa bỏ sự sáng "hàm ý điều gì?"............................................................................................................................................ 14. Trong bốn sách Phúc âm, Giuđa được nhắc đến nhiều nhất ở sách Phúc âm củaa) Mathiơb) Mácc) Luca

Page 200: Phuc am giang

d) Giăng15. Giải thích ý nghĩa đôi của những chữ "khi ấy trời đã tối" diễn tả thời điểm Giuđa rời bữa Ăn Tối Cuối Cùng............................................................................................................................................ 16. Lần theo sự phát triển tăng dần lên của điều ác trong Giuđa bằng cách ghép cặp mỗi lời trưng dẫn trong Phúc âm Giăng (phải) với điều Giăng viết về ông ta (trái)...a Giăng nói rằng Satan đã vào lòng Giuđa...b Giăng mô tả Giuđa như một tên trộm...c Chúa Jêsus nhận diện Giuđa như một con quỷ...d Giăng giải thích rằng ma quỷ đã thúc đẩy Giuđa phản bội Chúa Jêsus

17. Chúa Jêsus đã tỏ cho thấy rằng "tâm thần Ngài bối rối" vào ba lần nào được chép trong Phúc âm Giăng? .............................................................................................................................................................................................................................................. 18. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG dựa trên lời chú thích của Tenney và phần ôn lại GiGa 13:21-30 của chúng taa. Chúa Jêsus đã phải loại bỏ kẻ phản bội khỏi bữa Ăn Tối Cuối Cùng để phán với các môn đồ như một đơn vị thuộc linhb. Mỗi môn đồ đều có vẻ băn khoăn không biết mình có phải là kẻ phản bội không.c. Chúa Jêsus đã cố ý làm cho mọi người chú ý đến Giuđa bằng cách gọi ông là kẻ phản bội.d. Chúa Jêsus đã trả lời câu hỏi của các môn đồ bằng cách trao cho Giuđa "miếng bánh nhúng".e. "Bánh nhúng" là một biểu tượng của sự sỉ nhục theo cái nhìn của những người Do Thái.f. Sự phản bội của Giuđa là một hành động không cố ý vì ông không hề kiểm soát điều đó.g. Giuđa đã nhanh chóng bỏ đi vì ông ta nhận ra rằng Chúa Jêsus đã biết điều ông dự định làm.

Bài Tự Trắc Nghiệm

CÂU LỰA CHỌN. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất dành cho mỗi câu hỏi1. Những lời trưng dẫn của Giăng trích từ Êsai ở 12:38-40 đã được dự định để giải thích rằng

Page 201: Phuc am giang

a) Những người Giuđa đã làm cứng lòng mình đối với Chúa Jêsus bởi vì lời tiên tri đã phán rằng họ sẽ cứng lòngb) Bởi vì dân Giuđa đã từ chối tin nơi Chúa Jêsus, nên Đức Chúa Trời đã làm cứng lòng họ và làm mù mắt học) Đức Chúa Trời đã sai Chúa Jêsus đến đặng những kẻ nghe Ngài sẽ từ chối, không nghe Ngàid) Ý định của Đức Chúa Trời từ lúc ban đầu là những người Giuđa sẽ chối bỏ Ngài2. Điều nào sau đây được mô tả trong 12:1-50 như là mạng lệnh của Đức Chúa Cha và là sứ điệp của Đức Chúa Cona) Sự sống đời đờib) Sự đoán phạt dành cho kẻ không tinc) Sự đoán xétd) Sự chết của Chúa Jêsus vì tội lỗi của loài người3. Lời kêu gọi cuối cùng trước công chúng của Chúa Jêsus được chép trong Giăng đoạn 12 KHÔNG bao gồma) Sự dạy dỗ về đức tin và sự cứu rỗib) Lời mô tả Chúa Jêsus là Đấng được Cha sai đếnc) Sự so sánh giữa sự sáng và sự tối tăm với lòng tin và lòng vô tínd) Một phép lạ4. Sự kiện nào sau đây về Bữa Ăn Cuối Cùng chỉ được chép trong Phúc âm Giăng? Chúa Jêsusa) Báo trước kẻ phản Ngàib) Giải thích ý nghĩa của bánh và chénc) Rửa chơn cho các môn đồd) Báo trước sự chối Chúa của Phierơ5. Chủ đề chi phối tất cả mọi điều Chúa Jêsus phán và làm trong cuộc đàm luận với các môn đồ của Ngài tại bữa Tiệc Thánh được mô tả đúng nhất bằng những từ nào sau đây?a) Tình yêu thươngb) Sự phục vục) Sự hy sinhd) Lòng tin6. Việc Chúa Jêsus rửa chơn cho Giuđa, kẻ phản Ngài, và cho Simôn, kẻ chối Ngài, minh họa rõ nhất lẽ thật nào sau đây về tình yêu của Ngài?a) Đây là một tình yêu thanh tẩyb) Đó hẳn phải là một tình yêu không đổic) Ngài bày tỏ điều đó với ý thức đầy đủ của các uy quyền được tôn cao của chính mìnhd) Tình yêu thương không thể bị dập tắt bởi điều ác

Page 202: Phuc am giang

7. Điều nào sau đây đã lập tức xảy ra sau khi Giuđa nhận lấy "miếng bánh nhúng" hoặc miếng bánh từ Chúa Jêsus?a) Ông chối mình không phải là kẻ phản Ngàib) Ông đã hỏi Chúa Jêsus "Ai là kẻ phản Ngài? Có phải tôi không?"c) Quỷ Satan vào lòng ôngd) Chúa Jêsus thúc giục ông trong ý định gian ác của ông8. Các môn đồ đã phản ứng thế nào khi Chúa Jêsus phán rằng một người trong số họ sẽ phản Ngài?a) Ai nấy đều phủ nhận không thể làm một việc như thế đượcb) Ai nấy đều có vẻ lo lắng vì mình có thể là kẻ phản bộic) Họ bắt đầu tố cáo nhau là kẻ phản Ngàid) Tất cả họ đều thề rằng họ sẽ liều mạng sống mình vì Chúa Jêsus9. Điều nào sau đây KHÔNG được Phúc âm Giăng dùng để mô tả Giuđa? Ông KHÔNG được xem là mộta) Kẻ trộmb) Người tin Chúac) Con quỷd) Kẻ phản bội10. Phần ký thuật của sách Phúc âm nào có đưa vào bài nói chuyện của Chúa Jêsus với các môn đồ về cuộc tranh cãi của họ xem ai là người lớn nhất?a) Mathiơb) Mácc) Luca d) Giăng

CÂU ĐÚNG SAI. Viết chữ Đ vào chỗ trống trước câu nào ĐÚNG; viết chữ S nếu là câu SAI...11 Lời tiên tri của Êsai được trích trong 12:38-40 mô tả mục đích của chức vụ Chúa Jêsus có liên quan đến số đông trong vòng dân sự Ngài chứ không liên quan đến những kết quả của chức vụ ấy...12 12:38-40 hàm ý rằng con người ta càng bác bỏ Phúc âm, thì càng khó để họ được thay đổi mà tiếp nhận Phúc âm....13 Việc Giăng trích dẫn EsIs 53:1 ở đoạn 12 hậu thuẫn cho lời tuyên bố của Giăng rằng Êsai đã nhìn thấy sự vinh hiển của Chúa Jêsus...14 Cả bốn phần ký thuật của bốn sách Phúc âm về Bữa Ăn Tối Cuối Cùng đều có chép sự dạy dỗ của Chúa Jêsus về tầm quan trọng của sự phục vụ chứ không phải tìm cách để được phục vụ...15 Bởi vì sứ điệp của Chúa Jêsus không phải là sứ điệp của chính Ngài, nên những ai tiếp nhận Chúa Jêsus là đã tiếp nhận Đức Chúa Cha, là Đấng lời của Ngài được Chúa Jêsus phán ra.

Page 203: Phuc am giang

...16 Phierơ tỏ ra sẵn sàng nhận lấy vai trò của người tôi tớ bằng cách không chịu để Chúa Jêsus rửa chân mình....17 Khi Chúa Jêsus phán "Các ngươi đã được tinh sạch nhưng chưa tinh sạch đều" là Ngài phán về Simôn Phierơ....18 Trong bốn sách Phúc âm, Giuđa được nhắc đến nhiều nhất ở Phúc âm Mác...19 Giuđa đã không nói gì với các thầy tế lễ cả về khả năng phản bội Chúa Jêsus cho đến sau khi ông rời Bữa Ăn Tối Cuối Cùng20. Hãy giải thích các bài học thực tiễn và bài học thuộc linh mà Chúa Jêsus đã dạy các môn đồ qua việc rửa chân cho họ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu

1. Dầu Chúa Jêsus đã làm tất cả những dấu lạ đó họ vẫn không tin Ngài2. Đây là lời dự báo có tính tiên tri về thái độ của con người đối với Chúa Jêsus, và bởi việc trưng dẫn câu nầy Giăng cho thấy Êsai 53 nói về Chúa Jêsus. Ngài là người tôi tớ chịu khổ đã mang lấy tội lỗi của loài người và đã phó mạng sống chính mình, hầu cho chúng ta được sự sống đời đời.3. Đức Chúa Trời đã làm cứng lòng những kẻ không chịu tin Chúa Jêsus. Làm cứng lòng họ và làm mù mắt họ là sự đoán xét của Ngài trên họ vì cớ họ từ chối tin Chúa Jêsus.4. b,c,e,g và h là những câu đúng5. a Câu trả lời gợi ý: Người tin Chúa bước đi trong sự sáng, là Chúa Jêsus, và sự cứu rỗi mà Ngài ban cho. Bởi việc tiếp nhận Chúa Jêsus, người ấy đã tiếp nhận Đức Chúa Con. Việc vâng theo những mạng lệnh của Đức Chúa Cha và tin nơi sứ điệp của Chúa Jêsus bảo đảm cho người ấy ơn phước của sự sống đời đờib. Câu trả lời gợi ý: Người không tin Chúa đối diện với sự phán xét chắc chắn bởi vì người ấy đã từ chối lời của Đức Chúa Trời phán qua Chúa Jêsus;

Page 204: Phuc am giang

hậu quả là người ấy vẫn còn ở trong sự tối tăm.6. c) Chúa Jêsus báo trước kẻ sẽ phản Ngàie) Chúa Jêsus bảo trước việc Phierơ sẽ chối Ngài7. a 2) Chúa Jêsus bày tỏ tình yêu của Ngài với ý thức đầy đủ về các uy quyền cao cả của Ngàib 4) Tình yêu của Chúa Jêsus là tình yêu hành độngc 1) Tình yêu của Chúa Jêsus không thể bị điều ác dập tắtd 6) Tình yêu của Chúa Jêsus phải là tình yêu không đổie 3) Tình yêu của Chúa Jêsus vượt quá những hàng rào về giai cấp xã hộif 5) Tình yêu của Chúa Jêsus là tình yêu thanh tẩy8. a Khi một người tin nơi Chúa Jêsus và đi theo Ngài, sự không tinh sạch cơ bản của người ấy (tội lỗi) được dời bỏ một lần đủ cả.b. Sự thanh tẩy không ngừng về mặt thuộc linh là cần thiết cho một Cơ Đốc Nhân để trừ khỏi chính mình người ấy sự ô uế do những tiếp xúc bất ngờ, tình cờ trong cuộc sống.9. d) Chỉ một mình Giuđa có tấm lòng không tinh sạch.10. a Khiêm nhườngb Phục vục Tự Hạ mình (tự hạ thấp bản thân trong địa vị hoặc trong sự tôn trọng)11. Về cơ bản có hai bài học :1) Chúa Jêsus muốn chúng ta phải nên giống như Ngài trong tình yêu được thể hiện ra, phục vụ người khác cách vô kỷ chứ không sống ích kỷ. 2) Chúng ta phải được tẩy sạch về mặt tâm linh để có được mối thông công với Chúa Jêsus và được dự phần trong nước Ngài. Sau khi đã được tẩy sạch về tâm linh chúng ta cần được thanh tẩy hằng ngày khỏi sự ô uế của tội lỗi chung quanh chúng ta.12. Người nô lệ (tôi tớ) là một tài sản của chủ mình và phải hầu việc chủ, Người sứ đồ là người phải phục theo ý Đấng đã sai phái mình. Chúa Jêsus đã trở nên như một người tôi tớ và một sứ đồ và đã chứng tỏ (cho các môn đồ Ngài và cho chúng ta) phương cách hầu việc mà Ngài mong đợi nơi chúng ta qua hai phạm trù đó. Người tôi tớ không lớn hơn chủ mình, song làm theo ý muốn của chủ mình.13. Xuyên suốt Phúc âm nầy, Chúa Jêsus nhận Ngài là "sự sống". Bấy giờ Giuđa đã chối bỏ Chúa Jêsus và đang âm mưu phản Ngài; do đó, ông đã lìa bỏ sự sáng"14. d) Giăng15. Điều nầy ám chỉ thì giờ trong ngày (buổi tối) và lãnh vực hoàn toàn tối tăm về mặt thuộc linh mà Giuđa đã bước vào đó16. a 4) GiGa 13:27 b 2) 12:4-6 c 1) 6:70-71

Page 205: Phuc am giang

d 3) 13:2 17. Tại nơi phần mộ của Laxarơ, khi những người Hylạp muốn đến ra mắt Ngài, và tại Bữa Ăn Tối Cuối Cùng khi Ngài tuyên bố rằng một người trong số các môn đồ chưa được "tinh sạch"18. Các câu a,b,d, và g là câu đúng

Cuộc Đàm Luận Với Các Môn Đồ

Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài đang ở trên phòng cao; Giuđa, kẻ phản Ngài, vừa ra đi. Bấy giờ Chúa Jêsus đã sẵn sàng để chia xẻ lời tạm biệt. Các môn đồ cần được nghe những điều đó vì họ biết Ngài sắp phải lìa họ. Lòng họ đầy nỗi băn khoăn, sợ hãi, và bối rối; Chúa Jêsus ban cho họ những lời yên ủi, khích lệ, và dạy bảo. Họ vẫn chưa hiểu hết những gì Ngài phán bảo. Tuy nhiên, Ngài quả quyết với họ rằng, sau khi Ngài đã được vinh hiển, Đức Thánh Linh sẽ nhắc cho họ nhớ lại những gì Ngài đã phán và Thánh Linh sẽ dạy dỗ họ thêm về những việc thuộc linh. Chúng ta sắp sửa học đến một trong các đoạn Kinh Thánh phức tạp nhất của Phúc âm Giăng, song đó cũng là đoạn Kinh Thánh phong phú nhất. Sự truyền dạy mà Chúa Jêsus ban cho các môn đồ là điều hết sức quan trọng mà chúng ta cần phải hiểu. Bao gồm sự dạy dỗ quan trọng về Đức Thánh Linh và về tình yêu thương là cơ sở cho mối quan hệ của các kẻ tin với Đức Chúa Trời. Khi Chúa Jêsus chuẩn bị các môn đồ Ngài trước khi Ngài ra đi và trả lời những câu hỏi bối rối của họ, Ngài trình bày những lẽ thật đem lại một nền tảng căn bản của giáo lý Cơ đốc cho Hội thánh.Lòng biết ơn là đáp ứng thích đáng của chúng ta với Chúa vì sự dạy dỗ chúng ta nhận được từ sách Phúc Âm Giăng đoạn 13-16. Tại đây chúng ta thấy mức độ đầy trọn của tình yêu Chúa Jêsus được bày tỏ cho những người thuộc về Ngài. Chúng ta học được rằng, nếu không có sự chết và sự sống lại của Ngài, chúng ta không thể biết được niềm vui của sự cứu rỗi và sự ngự trị của Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus đã làm nhiều dấu lạ lớn lao và kỳ diệu trong thời gian ngắn ngủi của chức vụ Ngài trên đất. Bây giờ Ngài sai Thánh Linh Ngài đến để cư ngụ trong chúng ta, và công việc Ngài được tăng thêm nhiều khi Thánh Linh làm việc qua chúng ta, trong đời sống của những người mà chúng ta sẽ gây dựng. Chúa Jêsus là Cây Nho; chúng ta là những nhánh nho. Chúng ta trở nên những nhánh nho kết quả khi càng ngày chúng ta càng trở nên giống Ngài.

Khái Quát Về Cuộc Đàm LuậnCuộc Đàm Luận Được Chuẩn BịLời Công Bố Mở ĐầuBốn Câu Hỏi Và Cuộc Nói Chuyện Tiệm Tiến

Page 206: Phuc am giang

Đàm Luận Về Các Mối Quan Hệ Của Người Tin ChúaMối Quan Hệ với Chúa JêsusMối Quan Hệ Với NhauMối Quan Hệ Với Thế Gian

Khi học xong bài học nầy bạn có thể:- Nói lên những cách mà Chúa Jêsus đã khích lệ, đã yên ủi, và đã truyền dạy cho các môn đồ Ngài để chuẩn bị họ cho sự ra đi của Ngài- Mô tả cơ sở cho mối quan hệ của người tin Chúa với Chúa Jêsus, với nhau, và với thế gian.- Giải Thích điều Chúa Jêsus đã dạy các môn đồ về Đức Thánh Linh và công việc Ngài trong đời sống của người tin Chúa.- Thảo luận ý nghĩa sự dạy dỗ của Chúa Jêsus cho các tín đồ về sự cầu nguyện và về gốc nho và nhánh.

1. Phần Kinh Thánh chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học nầy là GiGa 13:31-15:27. Hãy đọc phần Kinh Thánh nầy ít nhất hai lần cùng với đoạn 16, là đoạn kết thúc lời tạm biệt của Chúa Jêsus dành cho các môn đồ Ngài. Sau đó đọc lại trong khi bạn nghiên cứu qua phần khai triển bài học, cũng đọc các trang 202-233 của quyển Tenney khi được chỉ định, và nghiên cứu biểu đồ của ông ở các trang 206-209.2. Tuân theo những chỉ dẫn chung được cho trong phần sinh hoạt học tập của Bài 1 khi bạn học tập bài học nầy. Học biết những lời định nghĩa của các từ then chốt, và hãy dùng tự điển của bạn để tìm những lời định nghĩa của các từ khác còn lạ đối với bạn.3. Hãy làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn

trừu tượngbắt bẻnăng độngđạo lýmềm dẻo uyển chuyển

KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐÀM LUẬN Tenney 202-205; GiGa 13:31-16:3314:31 cho thấy rằng cuộc đàm luận sau cùng của Chúa Jêsus với các môn đồ Ngài đã bắt đầu ở Phòng Cao và đã được tiếp tục ở một nơi khác. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào trong sách Tin lành Giăng cho biết vị trí chính xác cuộc dạy dỗ của Ngài từ 15:1-16:33. Như Tenney nói, về toàn bộ bài nói chuyện nầy: "Vị trí chính xác không quan trọng bằng tính hiệp nhất của nó" (203). Chúng ta chỉ biết rằng ngay sau cuộc đàm luận nầy và lời cầu nguyện

Page 207: Phuc am giang

của Ngài (đoạn 17), Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài đã bước vào một khu vườn Ôliu. Tại đó, Giuđa đã phản bội Thầy mình và Chúa Jêsus đã bị bắt. Ngày hôm sau, Ngài bị đóng đinh.Bạn sẽ nhớ rằng hầu hết các bài nói chuyện khác của Chúa Jêsus được chép trong sách Giăng đều theo sau và có liên hệ đến các dấu lạ Ngài đã thực hiện. Trái lại, bài nói chuyện quan trọng nầy với các môn đồ lại đi trước dấu lạ lớn nhất. Sự chết và sự sống lại của Ngài. Đây là một thời điểm chuẩn bị và truyền dạy những điều phải xảy đến.Trong cái nhìn khái quát của Tenney về 13:31-16:33, ông kêu gọi chúng ta lưu ý đến lời lập lại bảy lần của cụm từ "Ta đã bảo các ngươi những điều đó" của Chúa Jêsus để tóm tắt những lý do cho bài nói chuyện tạm biệt của Ngài (203). Dưới đây là bảy câu Kinh Thánh theo bản dịch NIV, nhằm giúp làm rõ phần nào cách diễn tả khó hiểu hơn của bản dịch mà Tenney dùng 14:25-26 :"Ta đã nói những điều đó với các ngươi đang khi ta còn ở cùng các ngươi" (Hàm ý Sau khi ta đi..."Đức Thánh Linh...sẽ dạy dỗ các ngươi mọi điều và" nhắc lại cho các ngươi những lời của ta)15:11 "Ta nói cùng các ngươi những điều đó, hầu cho sự vui mừng của ta ở trong các ngươi, và sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn".16:1 "Ta bảo các ngươi những điều đó, để cho các ngươi khỏi vấp phạm".16:4 "Nhưng ta đã bảo những điều đó cho các ngươi để khi giờ sẽ đến, các ngươi nhớ lại rằng ta đã nói những điều đó rồi".16:6-7 "Nhưng vì ta đã nói những điều đó cho các ngươi, thì lòng các ngươi chứa chan sự phiền não, dầu vậy,..ta đi là ích lợi cho các ngươi".16:25 "Ta đã dùng ví dụ mà nói cho các ngươi mọi điều đó. Giờ đến là khi ta chẳng còn dùng ví dụ mà nói cùng các ngươi nữa, nhưng khi ấy ta sẽ nói rõ ràng về Cha cho các ngươi" (Hàm ý: "Ta sẽ làm điều đó qua Đức Thánh Linh")16:33 "Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta". 1. Bốn mục đích của bài nói chuyện của Chúa Jesus được bày tỏ trong bảy câu trên là gì? ............................................................................................................................................................................................................................................................................2. Vì sao Chúa Jesus lại nói với các môn đồ rằng Ngài đi là ích lợi cho họ? (16:7)?..........................................................................................................................................3. Hãy nói lên hai ví dụ về cách diễn đạt giàu hình tượng trong đoạn 15 và

Page 208: Phuc am giang

16 mà có lẽ đã được nói đến trong 16:25..........................................................................................................................................4. Điều nào sau đây mà những phương pháp mà Tenney cho rằng Chúa Jesus đã dùng trong bài nói chuyện cuối cùng của Ngài?a) Cuộc hội đàm (cuộc thảo luận quan trọng cấp cao)b) Lối diễn đạt giàu hình tượngc) Chuyện ngụ ngônd) Các câu hỏi có lời giải đápe) Những thành ngữ được lập lại5. 14:25-26 nói lên hai cách các môn đồ có thể học được chân lý về Đức Thánh Linh. Đó là những cách nào?..........................................................................................................................................Có một số khúc Kinh Thánh quan trọng về Đức Thánh Linh trong 14:1-16:33. Những sứ điệp của chúng được tóm tắt trong Khung 11.1 và được liệt kê theo những phạm trù Bruce gợi ý (1983, 302):

CHÚA JESUS BÀY TỎ NHỮNG LẼ THẬT VỀ ĐỨC THÁNH LINH 14:16

6. Để ôn lại công việc của Đức Thánh Linh được mặc khải bởi Chúa Jêsus và được chép trong sách Tin lành Giăng, hãy ghép cặp mỗi phạm trù của công việc Ngài với lời mô tả công việc của Ngài trong phạm trù đó (trái). Cố gắng đừng xem lại Khung 11.1...a Ngài sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự và nhắc lại cho các ngươi những lời của ta....b Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật và làm sáng danh ta...c Ngài sẽ ở cùng các ngươi mãi mãi và sẽ ngự trong các ngươi...d Ngài sẽ làm chứng về ta...e Ngài sẽ cáo trách thế gian về tội lỗi

Suốt cuộc đàm luận nầy, Chúa Jêsus bày tỏ lòng quan tâm của Ngài đối với các nhu cầu của các môn đồ Ngài và Ngài phán với một mục đích dứt khoát nhằm đáp ứng từng nhu cầu. Trong khi học tập, bạn hãy nghĩ đến những người mà bạn biết họ cần kinh nghiệm niềm vui và sự bình an chỉ tìm được trong Chúa Cứu Thế Jesus. Hãy cầu nguyện cho họ, và xem xét những cách bạn có thể dùng sứ điệp sau cùng nầy của Chúa Jêsus để giúp họ tìm được niềm vui và sự bình an nầy.Tenney chia bài nói chuyện sau cùng của Chúa Jêsus làm ba phần 1)cuộc đàm luận về sự chuẩn bị, 2) cuộc đàm luận về các mối quan hệ, và 3) sự đàm

Page 209: Phuc am giang

luận về sự mặc khải. Trong phần còn lại của bài học nầy, chúng ta sẽ bàn đến hai phần đầu của ba phần nầy.

CUỘC ĐÀM LUẬN VỀ SỰ CHUẨN BỊ Tenney 205-226;GiGa 13:31-14:31Tenney cung cấp hai biểu đồ hữu ích ở trang 206-209 cho thấy sự liên hệ giữa các câu hỏi của bốn môn đồ với các phần khác nhau trong bài nói chuyện của Chúa Jêsus. Tính không đúng quy tắc về cấu trúc của khúc Kinh Thánh nầy được phản ánh trong sách của Tenney chứ không phải dàn bài phức tạp của nó đã đánh dấu những điểm chính. Chúng ta sẽ tuân theo dàn bài của ông trong khi nghiên cứu khúc Kinh Thánh nầy.Lời Công Bố Mở Đầu Tenney 210-211; 13:31-35Lời công bố mở đầu của Chúa Jêsus với các môn đồ Ngài khi bắt đầu bài nói chuyện với họ gồm hai phần:1. Ngài công bố rằng bây giờ là giờ để Con Người được vinh hiển, và Đức Chúa Trời sẽ được vinh hiển trong Ngài (câu 31)2. Ngài ban cho các môn đồ một điều răn mới: hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương họ (câu 34)Sự Vinh Hiển của Chúa Jêsus Suốt bài nói chuyện nầy Chúa Jêsus nói về việc Ngài sắp ra đi nơi các môn đồ không thể theo Ngài được (ám chỉ đến cái chết của Ngài) và sẽ trở lại hầu cho họ được thấy Ngài (ám chỉ đến sự sống lại của Ngài hoặc việc Ngài trở lại thế gian lần thứ hai). Trong nỗi thống khổ của Chúa Jêsus, là sự hoàn thành mục tiêu thiên thượng của Đức Chúa Trời để Đức Chúa Trời được vinh hiển (GiGa 13:31). Và rồi Chúa Jêsus sẽ làm vinh hiển Chúa Jesus nơi Chính Mình Ngài tại Thiên đàng (câu 32). LÀM VINH HIỂN - ĐƯỢC VINH HIỂN - SỰ NÊN VINH HIỂN

Tenney giải thích ý nghĩa thông thường của từ làm vinh hiển cũng như ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh nầy. Khung 11.2 tóm tắt điều đó.Thật dễ hiểu, các môn đồ của Chúa Jêsus cảm thấy bơ vơ và lo sợ bởi vì chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ lìa họ. Hãy để ý sự quan tâm và tình thương Chúa Jesus bày tỏ với họ vào thời điểm khó khăn nầy. Ngài nói với họ bằng những lời lẽ trìu mến: "Hỡi các con trẻ ta", để bắt đầu báo cho biết rằng Ngài sắp phải lìa họ.7. Ôn lại lời bàn của Tenney về lời công bố của Chúa Jêsus liên quan đến sự được vinh hiển của Ngài và phần ôn của chúng ta về điều đó. Sau đó hãy viết vào chỗ trống ở trước mỗi câu sau đây chữA nếu câu ấy giải thích đúng lời công bố nầyB nếu câu ấy không phải là một lời giải thích đúng

Page 210: Phuc am giang

...a Sự được nên vinh hiển của Chúa Jêsus đòi hỏi phải có một biến cố lịch sử xác định cần thiết đi trước sự hiện đến của Đức Thánh Linh....b Mỉa mai thay, từ ngữ được nên vinh hiển, có nghĩa là sự tôn cao lên một địa vị tôn trọng, trong ngữ cảnh nầy ám chỉ đến lời công bố của Chúa Jêsus về cái chết của Ngài....c Đức Chúa Cha không thấy sự vinh hiển gì trong cái chết của Con Ngài cả....d Chúa Jêsus chưa được vinh hiển cho đến sau khi Ngài sống lại....e Các môn đồ hoàn toàn chưa được chuẩn bị gì cho lời công bố nầy của Chúa Jêsus cả, bởi vì trước đây Ngài chưa hề nói cho họ biết về sự chết của Ngài....f Chúa Jêsus đã bảo cho các môn đồ Ngài rằng Ngài sắp lìa họ và họ không thể theo Ngài ngay được....g Không những Con Người được vinh hiển, mà Đức Chúa Trời cũng đã được vinh hiển qua Ngài.Một Mạng Lệnh Mới Cùng với sự lưu ý đến cái chết sắp xảy đến của Ngài. ban cho các môn đồ Ngài một mạng lệnh mới "Hãy yêu thương lẫn nhau" (câu 34). Hãy lưu ý tiêu chuẩn cao trọng mà dựa vào đó tình yêu thương của các môn đồ đối với nhau đực đo, đó là: họ phải yêu thương nhau như Chúa Jêsus đã yêu thương họ. Mặc dầu việc yêu thương lẫn nhau là một mạng lệnh cũ (xem LeLv 19:18; IGi1Ga 1:7-11), nhưng lại mới mẽ theo ý nghĩa mà Chúa Jêsus muốn nói ở đây về tình yêu trong vòng mối quan hệ anh em của những người tin Chúa, là điều được tạo ra và được nêu gương bằng chính tình yêu lớn lao của Ngài dành cho họ. Tình yêu ấy là mới trong vì tình yêu này tỏ cho thấy có một mối liên hệ anh em với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con (câu 35). Cũng vậy, đây là một mạng lệnh mới, vì Chúa Jêsus đã ban bố điều đó cho một thời kỳ mới, Ngài đã đưa tình yêu ấy vào bởi đời sống và sự chết của Ngài. Mạng lệnh mới nầy có liên quan đến giao ước mới đã được nói tiên tri bởi Giêrêmi (GiGa 31:31-34) và đã được ứng nghiệm bởi huyết của Đức Chúa Jêsus (LuLc 22:20).Có rất nhiều bằng chứng trong các tác phẩm của sứ đồ Giăng cho thấy Giăng coi tình yêu thương anh em là điều hết sức quan trọng. Ông đã khiến nó trở thành chủ đề chính của bức thư đầu tiên gởi cho thế hệ thứ nhì của các Cơ đốc nhân. Nhiều lúc ông đã cảnh cáo mọi người về tình trạng thuộc linh của họ nếu họ không bày tỏ tình yêu thương anh em (IGi1Ga 3:10; 4:20), nhưng ông thường xuyên nhấn mạnh đến mặt tích cực của chủ đề nầy hơn (ví dụ, xem IGi1Ga 4:12).Cũng có những bằng chứng ngoài Kinh Thánh cho thấy những Cơ đốc nhân đầu tiên đã bày tỏ tình yêu của Chúa Cứu Thế đối với nhau. Một thế kỷ sau

Page 211: Phuc am giang

khi Phúc âm Giăng được viết ra, một nhà thần học từ Carthage tên là Tertullian (khoảng năm 160-230 S.C) đã ký thuật rằng những người ngoại đạo trong thời ông đã nói về những Cơ đốc nhân như vầy: "Hãy xem họ yêu nhau như thế nào! Họ sẵn sàng chết cho nhau như thế nào!" (Apology 39.7).Tenney nói rằng "Tình yêu thương lẫn nhau nầy hẳn đã là dấu hiệu tượng trưng cho mối quan hệ môn đệ, và là nền tảng của sự hiệp một giữa vòng họ" (211) Yêu người khác như Đấng Christ đã yêu chúng ta vẫn còn là tiêu chuẩn ngày nay để nhận biết các môn đồ của Chúa Jêsus. Nếu đời sống chúng ta muốn đem sự vinh hiển đến cho Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con thì chúng ta phải yêu nhau như Chúa Jêsus đã yêu chúng ta.8. Khi xem xét việc Chúa Jêsus đã bày tỏ cho các môn đồ của Ngài "Tình yêu Ngài dành cho họ đến cuối cùng" (GiGa 13:1). Có những hàm ý gì trong mạng lệnh của Ngài cho thấy họ phải yêu nhau như Ngài đã yêu họ? (13:34)........................................................................................................................................... 9. Mục đích gì sẽ được hoàn thành khi các môn đồ vâng theo điều răn của Chúa Jêsus? .............................................................................................................................. ...........................................................................................................................................Bốn Câu Hỏi Và Bài Nói Chuyện Ngày Càng Đi Vào Phần Chủ Yếu Tenney 211-226; GiGa 13:36-14:31Câu Hỏi của Phierơ Tenney 211-212; 13:36-38Cuộc đối thoại giữa Phierơ với Chúa Jêsus được thúc đẩy bởi câu nói trước đó của Chúa Jêsus "Các ngươi không thể đến nơi ta đi" (câu 33). Hai câu hỏi của Phierơ là những câu hỏi rất điển hình về tánh khí và cách cư xử của ông trong những trường hợp khác được chép trong các sách Phúc âm. Tenney xem câu hỏi thứ nhất của ông: "Lạy Chúa, Chúa đi đâu?" Như là một thắc mắc lớn hơn về số phận loài người hay là một sự sống nào đó sau sự chết. Chúa Jêsus sẽ cho thấy sự lưu tâm của Ngài đến câu hỏi nầy cách đầy đủ hơn sau đó, tức là sau khi Ngài đã trả lời câu hỏi thứ hai của Phierơ "Lạy Chúa, sao hiện bây giờ tôi không thể theo Chúa được? Tôi liều sự sống tôi vì Chúa!" (câu 37). Chắc chắn là ông đã nói điều đó từ tấm lòng tận hiến chân thành đối với Chúa mình, nhưng Chúa Jêsus biết Phierơ hơn là vị môn đồ nầy biết chính mình. Câu trả lời của Ngài là một lời báo trước những lần chối Chúa mà không lâu sau đó Phierơ sẽ thực hiện ở tại sân tòa án. Có một bài học thực tiễn cho chúng ta ở đây. Trong sự nhiệt thành của mình đối với Chúa, chúng ta nên nhớ rằng Ngài biết khả năng của chúng ta để làm thành

Page 212: Phuc am giang

những hứa nguyện của mình đối với Ngài. Chúng ta nên học từ gương của Phierơ để đừng quá tự tin.Như Tenney nói, vào thời điểm nầy, Phierơ chưa thích hợp về mặt thuộc linh lẫn mặt đạo đức để theo Chúa Jêsus vào nơi Ngài sắp đi. Tuy nhiên, giờ sẽ đến, là khi ông sẽ đủ năng lực để làm điều đó.10. Những cụm từ nào sau đây mô tả đúng nhất lời khẳng định của Phierơ rằng ông sẽ liều mạng sống mình vì Chúa Jêsus?a) Không thành thậtb) Quá tự tinc) Bằng chứng sự tận hiến của ôngd) Sự phóng đạie) Bằng chứng của sự từ bỏCuộc Bàn Luận Về Số Phận Tenney 212-214; 14:1-14Chúa Jêsus vừa bảo cho các môn đồ buồn bực nầy biết rằng Ngài sẽ lìa bỏ họ và rằng Phierơ sẽ chối Ngài. Bây giờ Ngài đưa ra một mạng lệnh thứ hai kèm với những lời khích lệ và hy vọng để tạo lòng tin nơi họ. Bản dịch NIV về những lời nầy làm rõ lời giải thích của Tenney:Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở, bằng chẳng vậy ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó. Các ngươi biết ta đi đâu và cũng biết đường đi nữa (GiGa 14:1-4).Từ tin có nghĩa là "đặt lòng tin cậy vào, giao phó hoặc đặt để mình vào sự chăm sóc và gìn giữ của người khác". Đó là điều cốt lõi của những gì Chúa Jêsus muốn phán với các môn đồ ở đây. Số phận của họ đang nằm trong tay Ngài và họ có thể tin cậy Ngài. Như Tenney nói, lời khuyên giục nầy đã là một phương cách chữa trị sự sợ hãi (212).Cụm từ được dịch là "nhiều nhà ở" trong bản Kinh Thánh mà Tenney dùng, được dịch là "nhiều chỗ ở" trong bản NIV. Như Tenney nói, những lời của Chúa Jêsus thông báo cho chúng ta biết rằng mỗi một người trong chúng ta đều có chỗ ở trong "nhà" của Cha mình (213). Hãy để ý những gì Tenney nói về phương pháp đúng đắn để trả lời cho câu hỏi về số phận của con người, nền tảng cho hy vọng không hư nát, nơi chốn dành cho số phận con người, và con người có liên quan vào.11. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNG liên quan đến điều Chúa Jêsus dạy các môn đồ Ngài về số phận của con người (14:1-4)a. Đức tin hoặc lòng tin cậy đặt nơi thân vị Đức Chúa Trời là phương cách thích đáng để trả lời cho thắc mắc về số phận của con người.

Page 213: Phuc am giang

b. Số phận đời đời của chúng ta bao gồm một nơi chốn đích thực mà Chúa Jêsus gọi là nhà Cha Ngài, và một nhân vật đích thực, là Chính Mình Chúa Jêsus.c. Chúa Jêsus đã hàm ý rằng các môn đồ của Ngài sẽ được bảo đảm một chỗ ở trong nhà đời đời của Cha Ngài như là kết quả của đức tin họ đặt nơi Đức Chúa Trời và nơi Ngài.d. Chính Mình Chúa Jêsus, khi xem xét đến điều sắp xảy đến cho Ngài, đã không tin rằng các môn đồ sẽ đặt lòng tin cậy của họ nơi Ngài.e. Chúa Jêsus muốn nhấn mạnh rằng ở tại nơi Thiên đàng, các môn đồ sẽ được hưởng những sự giàu có về vật chất mà họ đã không được hưởng trên trần gian. f. Bởi vì Phierơ chối Chúa ba lần, nên Chúa Jêsus sẽ chối ông trước mặt Cha Ngài tại nơi nhà Cha Ngài.g. Chúa Jêsus hứa rằng Ngài sẽ trở lại tìm các môn đồ và đưa họ đến nơi ở đời đời của họ.Câu Hỏi Của Thôma và Câu Trả Lời của Chúa Jêsus Tenney 214-216; 14:5-17Thôma không ngần ngại khi bắt bẻ lời tuyên bố của Chúa Jêsus "Các ngươi biết ta đi đâu, và biết đường đi nữa" (14:4). Tenney cho Thôma là một người bi quan; ông ta không có giả vờ là mình biết hay tin khi ông không tin! Ông đáp lại cách thẳng thừng "Lạy Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu, làm sao biết đường được?" (câu 5) Thôma rất ngay thẳng và thành thật và ông cần bằng chứng hiển nhiên để hậu thuẫn cho những lời tuyên bố Chúa nói ra hoặc phán về Ngài. Những cá tính ấy một lần nữa sẽ xuất hiện khi lòng vô tín của Thôma không tin rằng các môn đồ khác đã thấy Chúa Phục Sinh được thay đổi thành lòng tin khi đích thân ông nhìn thấy Chúa Jêsus (20:28)Tenney coi lời tuyên bố kế tiếp của Chúa Jêsus là "một trong những câu nói vĩ đại nhất mang tính triết học của mọi thời đại (215) Chúa Jêsus tuyên bố "Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống. Chẳng bởi ta không ai được đến cùng Cha" (14:6) Khung 11.3 giải thích câu tuyên bố nầy và giúp chúng ta hiểu những hàm ý của nó.Một số các học giả Kinh Thánh xem ba danh từ đường đi, lẽ thật, và sự sống như là một lời giải thích văn Hybá phải được hiểu theo "cách chân thật và sống động". Thành ngữ gồm bộ ba nầy cho thấy một số các phương diện của công tác cứu rỗi của Chúa Cứu Thế.

1. Chúa Jêsus là Đường Đi bởi vì chỉ có qua Ngài chúng ta mới đến được cùng Cha. Ngài là con đường duy nhất để đến được "chỗ" Ngài hứa sắm sẵn (14:2) Ngài là mối liên kết duy nhất giữa Đức Chúa Trời và loài người. Ngài đã khôi phục mối quan hệ của con người với Đức Chúa Trời qua chính sự

Page 214: Phuc am giang

chết và sự sống lại của Ngài. Ngài là phương tiện để bởi đó hết thảy mọi kẻ tin nhận được sự tha thứ tội lỗi mình và nhờ đó, sau khi chết, họ được sống lại để hưởng sự sống đời đời trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.2. Chúa Jêsus là lẽ thật bởi vì Ngài mang sự mặc khải đáng tin cậy hoàn toàn trong chính con người của Ngài. Hãy xem GiGa 8:32, 36 và hãy đọc điều Tenney nói về Chúa Jêsus là Lẽ Thật (215). Theo Tenney, lẽ thật phải là điều gì đó trừu tượng và khó hiểu; lẽ thật không phải là một đạo lý khách quan bị chi phối bởi những luật lệ cố định. Lẽ thật là một thân vị "uyển chuyển, linh động" nhưng "không thay đổi và trước sau như nhất", và thân vị đó chính là Chúa Cứu Thế Jesus. Chúng ta có thể nói rằng Chúa Jêsus là Lẽ Thật nhập thể. Bruce viết rằng:Nếu Đức Chúa Trời không có cách nào để tiếp cận, thông công với con người ngoài Ngôi Lời của Ngài (sự nhập thể hoặc nói cách khác), thì con người không có cách tiếp cận nào để đến gần Đức Chúa Trời ngoài chính Ngôi Lời đó, là Đấng đã trở thành xác thịt và ở giữa chúng ta để cung ứng một phương cách tiếp cận như vậy. Lời tuyên bố của Chúa Jêsus, được hiểu trong ánh sáng của phần mở đầu sách Giăgn, bao gồm hết thảy mọi lẽ thật chứ không phải chỉ một lẽ thật duy nhất. Mọi lẽ thật đều là lẽ thật của Đức Chúa Trời, cũng như mọi sự sống đều là sự sống của Đức Chúa Trời nhưng lẽ thật của Đức Chúa Trời và sự sống của Đức Chúa Trời đã được trở thành thực hữu qua Chúa Jêsus (1983, 298).3. Chúa Jêsus là Sự Sống bởi vì chỉ một mình Ngài làm cho sự sống của Đức Chúa Trời sẵn ban cho hết thảy nhân loại. Điều nầy không phải chỉ ám chỉ sự tồn tại thuộc thể mà còn nói đến "sự dự phần của sự sống thiên thượng" (Tenney 215). Tenney định nghĩa danh từ sự sống trong Giăng là "nguyên tắc của sự sống tâm linh bắt nguồn từ Đức Chúa Trời và đưa con người ra khỏi tội lỗi đến cùng Chính Mình Ngài" (215) câu sau cùng của Tenney ở trang 215 là một phần của lời trích dẫn đã đi vào truyền thống lấy từ quyển The imitation of Christ do một tu sĩ, Thomas à Kempis viết ra cách đây nhiều thế kỷ và đặt nền tảng trên GiGa 14:6 (Khung 11.4) 12. Ghép cặp mỗi từ ngữ mô tả Chúa Jêsus với những lời giải thích điều từ ngữ đó hàm ý về Chúa Jêsus...a Những tiêu chuẩn công bình được bày tỏ qua một con người...b Phương cách duy nhất để đến với Đức Chúa Cha...c Sự dự phần sự sống của Đức Chúa Trời...d Sự năng động thuộc linh bắt nguồn từ Đức Chúa Trời đưa con người ra khỏi tội và đến cùng Đức Chúa Trời....e Mối liên kết duy nhất giữa Đức Chúa Trời và loài người...f Lời nhập thể và là sự mặc khải trọn vẹn của Đức Chúa Trời

Page 215: Phuc am giang

Không có Con Đường, thì không có sự đi lạiKhông có Lẽ Thật, thì không có sự hiểu biếtKhông có Nguồn Sống, thì chẳng có Sự SốngTa là đường đi, mà các ngươi phải theo;Lẽ Thật, mà các ngươi phải tinSự Sống, mà các ngươi phải trông đợiTa là Con Đường Không Thể Xâm PhạmLà Lẽ Thật Không Thể Sai LầmLà Sự Sống Bất TậnTa Là Con Đường Ngay Thẳng NhấtLà Lẽ Thật Cao Trọng NhấtLà Sự Sống đích thựcSự Sống Được Ban Phước, Sự Sống Còn Đến Đời ĐờiNếu Các Ngươi Cứ Ở Trong Đường TaCác ngươi sẽ biết Lẽ ThậtVà Lẽ Thật sẽ buông tha các ngươiVà các ngươi sẽ hưởng được sự sống đời đời.

13. Hãy giải thích vì sao Chúa Jêsus lại có thể nói "Ta là đường đi lẽ thật và sự sống"........................................................................................................................................... 14. Điều nào sau đây mô tả đúng Chúa Jêsus là Lẽ Thật?a) Một hệ thống gồm những lời tuyên bố hợp nhất trừu tượngb) Ngôi Lời của Đức Chúa Trời nhập thểc) Một đạo lý khách quan được chứa trong nhiều luật lệd) Người giải thích một hệ thống mới gồm các luật lệe) Một con người không đổi và nhất quán, Ngài tuyên phán bằng uy quyền của Đức Chúa Trời.15. Từ những lời của Chúa Jêsus trong 14:7, Tenney kết luận rằng đối với các môn đồ, sự hiểu biết thật sự về Đức Chúa Trờia) Là điều không thể có được nếu không có sự hiểu biết cá nhân về công lao cứu chuộc của Chúa Jesus qua sự chết và sự sống lại của Ngàib) Đến bởi sự quen biết cá nhân của họ với Chúa Jesus và bởi việc duy trì các phép lạ của Ngàic) Đã không thực sự có được trong suốt cuộc đời họd) Là một khái niệm trừu tượng mà họ không thể liên hệ với thân vị của Chúa Cứu Thế Jesus. 16. Về điều Tenney kết luận liên quan đến sự hiểu biết Đức Chúa Trời của các môn đồ, điều gì là cần thiết để chúng ta hiểu biết Đức Chúa Trời?

Page 216: Phuc am giang

...........................................................................................................................

..................

Câu Hỏi Của Philíp và Câu Trả Lời của Chúa Jesus Tenney 216-219; 14:8-14Câu hỏi của Philíp về một Đức Chúa Trời hiện hữu hay sự bày tỏ có thể nhìn thấy được của Đức Chúa Trời (câu 8) cho thấy các môn đồ vẫn còn bối rối về sự chỉ bảo mà Chúa Jesus đã ban cho họ. Câu trả lời của Chúa Jesus phản ánh sự thất vọng của Ngài vì các môn đồ, sau mối quan hệ bạn hữu lâu như thế với Ngài và nhiều sự dạy dỗ như vậy, họ vẫn không hiểu bản tánh của Ngài. Nhưng như Tenney giải thích, Philíp là một con người thực tế và hoàn toàn bị hư mất "khi Chúa Jesus bước ra khỏi lãnh vực vật chất vào lãnh vực thuộc linh" (216)17. Hãy đọc lời bàn của Tenney trên trang 217 về nỗi khao khát của con người về một Đức Chúa Trời xác thực (tức là một Đức Chúa Trời mà họ có thể nhìn thấy được, rờ đụng được, là Đấng mà những giác quan của con người có thể cảm nhận được). Sau đó hãy trả lời những câu hỏi sau:a. Hai điều căn bản của sự thờ hình tượng hoàn toàn là gì?........................................................................................................................................... b. Bằng cách nào Đức Chúa Trời làm thỏa mãn nỗi khao khát của con người về một Đức Chúa Trời thực hữu?............................................................................................................................................. Sự hiệp một của Chúa Jesus và Cha Ngài là điều khiến Ngài có thể trả lời Philíp "Ai đã thấy Ta tức là đã thấy Cha" (câu 9). Chúa Jesus còn hơn cả một sự hiển hiện của Đức Chúa Trời hay sự bày tỏ của Đức Chúa Trời; Ngài là thần. Đức Chúa Cha ngự trong Ngài và Ngài ở trong Đức Chúa Cha. Như tác giả Hêbơrơ đã nói "Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài" (HeDt 1:3 cũng hãy xem câu 5-9). Sự huyền nhiệm của mối liên hệ thân mật giữa Con và Cha vượt quá sự hiểu biết loài người của chúng ta. Tuy nhiên, ngôn từ của câu 10 và 11 cùng với nhiều câu Kinh Thánh khác trong Tân ước đưa ra rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, dầu hiệp một trong bản tánh, mục tiêu và quyền năng, vẫn là hai thân vị phân biệt cùng làm việc với nhau trong sự hiệp nhất trọn vẹn.18. Dựa vào lời bàn của Tenney (218-219), hãy hoàn tất các lời giải thích sau đây: Chúa Jesus đã ban cho Philíp ba bằng chứng về sự hiệp nhất về bản chất của Ngài với Đức Chúa Cha. Đó là:a. Sự kiểm tra có tính chủ quan

Page 217: Phuc am giang

về...............................................................................b. Bằng chứng khách quan cho thấy những lời của Ngài là....................................................................................................................................................................................... c. Bằng chứng khách quan cho thấy những công việc của Ngài được.............................................................................................................................................. Sự Dạy Dỗ Lại Bắt Đầu Tenney 219-221; 14:12-21Đoạn Kinh Thánh nầy của sách Phúc Âm Giăng chứa đựng một số cái đầu tiên quan trọng1. 14:13-14 - Lần đầu tiên Chúa Jesus hứa rằng một lời thỉnh cầu với Đức Chúa Cha trong danh Ngài sẽ được xem như Chính Ngài là người thỉnh cầu.2. 14:15 - Lần đầu tiên Chúa Jesus nói đến tình yêu của các môn đồ Ngài đối với Ngài. Hãy lưu ý rằng bằng cớ của tình yêu phải là sự vâng lời. Tình yêu được thể hiện bằng sự vâng lời là một chủ đề tái xuất hiện trong sách Phúc Âm Giăng.3. 14:16 - Lời hứa đầu tiên về Đấng Yên Ủi hay Đấng Biện Hộ, là Đức Thánh Linh.Khi sự dạy dỗ tổng quát của Ngài với các môn đồ lại bắt đầu, Chúa Jesus nói về sự cầu nguyện. Sự tái hợp của Ngài với Đức Chúa Cha sẽ có được những kết quả ích lợi cho những ai đặt lòng tin nơi Ngài và cầu nguyện trong danh Ngài. Những việc lớn hơn mà Ngài hứa không lớn hơn những công việc của Ngài về mặt chất lượng, mà về mặt số lượng. Nói cách cụ thể, những công việc nầy có liên quan đến việc nhóm nhiều người quy đạo vào HT, là điều sẽ được thực hiện qua công việc của Đức Thánh Linh. Những việc lớn hơn nầy đã bắt đầu được nhận thấy vào Ngày Lễ Ngũ Tuần qua chức vụ của Phierơ (Cong Cv 2:41) và các sứ đồ khác và đã được tiếp tục suốt các cuộc hành trình truyền giáo của sứ đồ Phaolô (13:28). Dầu vậy ngày nay các công việc ấy vẫn còn được nhận ra khi Tin lành được truyền ra khắp thế giới.

Chúng ta phải hiểu bối cảnh lời hứa của Chúa Jesus "Các ngươi nhơn danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho" (GiGa 14:13). Các môn đồ của Chúa Jesus hẳn đã nhận được niềm yên ủi và khích lệ lớn khi Ngài đảm bảo với họ rằ, sau khi Ngài đi, họ có thể nhơn danh Ngài mà cầu nguyện với Đức Chúa Cha để được nhận lời. Đặc ân được tương giao với Đức Chúa Trời trong danh Chúa Jesus là một trong những phước hạnh lớn nhất của đời sống người Cơ Đốc.

Page 218: Phuc am giang

Nhưng điều nầy không có nghĩa là nếu chúng ta kêu đến danh Chúa Jesus trong khi cầu nguyện, thì tự động chúng ta sẽ được bảo đảm nhận được mọi điều chúng ta tìm kiếm. Cầu nguyện trong danh Chúa Jesus là cầu nguyện trong sự đồng tình với tâm trí và ý muốn của Ngài và tìm kiếm những gì đem vinh hiển đến cho Đức Chúa Trời. Nêu những động cơ của chúng ta là sai trật (Gia Gc 4:3) lời cầu nguyện của chúng ta sẽ không làm sáng danh Đức Chúa Trời.Bấy giờ Chúa Jesus hướng sự chú ý của các môn đồ trở lại chủ đề của điều răn mới là hãy yêu thương lẫn nhau (xem GiGa 13:34-35). Lần đầu tiên, Ngài thăm dò chiều sâu của tình yêu họ dành cho Ngài. Nếu họ thật sự yêu mến Ngài, họ sẽ vâng giữ các điều răn của Ngài; Đoạn Ngài sẽ xin Cha ban cho họ "một Đấng Yên Ủi khác" - tức là Đức Thánh Linh - để ở với họ đời đời (14:15-16)Hãy lưu ý cụm từ "Đấng Yên Ủi phán" đầu tiên nầy của Chúa Jesus được đưa ra trong bối cảnh của tình yêu thương đối với nhau và tình yêu đối với Ngài. Từ ngữ Paraclete (Đấng Yên Ủi) là một cách dịch từ chữ parakletos trong Hyvăn, có nghĩa là "Đấng mưu luận, Đấng Yên Ủi, Đấng Giúp Đỡ, Đấng làm cho Mạnh Mẽ" hay đúng nghĩa đen hơn, "Đấng được gọi để đi bên cạnh". Từ nầy được sách Phúc Âm Giăng dùng bốn lần. Nó chỉ xuất hiện một lần nữa ở trong Tân ước IGi1Ga 2:1, ám chỉ đến Đấng Christ và được dịch rõ hơn là Đấng Biện Hộ (Advocate) có nghĩa là "người xuất hiện thay mặt cho một người khác'.Bạn đã thấy trong Khung 11.1 có năm "thành ngữ nói về Đức Thánh Linh" trong sách Phúc Âm Giăng, qua đó một số chức năng cơ bản của Đức Thánh Linh được bày tỏ ra. Chúng ta sẽ đề cập đến ba chức năng mà chúng ta sẽ bàn đến trong bài học nầy và bài học tiếp theo:1. Trong mối liên hệ các môn đồ: Thánh Linh dạy dỗ (14:26)2. Trong mối liên hệ đến Chúa Jesus: Thánh Linh làm chứng (15:26)3. Trong mối liên hệ với thế gian: Thánh Linh cáo trách (16:8)Chúa Jesus đã giới thiệu cho các môn đồ của Ngài sự thực hữu và mối liên hệ của hai Thân Vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời rồi: Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Bây giờ Ngài mặc khải về ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời: Đức Thánh Linh. Ngài hứa rằng Ngài sẽ không lìa các môn đồ mà không ban cho họ sự giúp đỡ. Ngài sẽ cầu xin Cha ban cho họ một Đấng Cố Vấn hay Yên Ủi khác. Trong phần còn lại của Bài nói chuyện Chia tay, Chúa Jesus sẽ chú trọng nhiều lần đến công việc và sự dạy dỗ của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh có thể thực hiện các chức năng của Ngài bởi vì Ngài là "Thần Lẽ Thật" (14:17) cũng như Chúa Jesus là Lẽ Thật (câu 6) và bởi vì Ngài cũng từ Đức Chúa Cha đến (câu 16,26) như Chúa Jesus vậy.Thế gian đã không tiếp nhận Chúa Jesus và vì thế gian không nhận Ngài,

Page 219: Phuc am giang

nên thế gian cũng sẽ không thể nhận lãnh hoặc hiểu biết Đức Thánh Linh (câu 17). Chúa Jesus bảo đảm với các môn đồ rằng, vì họ đã đặt lòng tin nơi Ngài, nên Đức Thánh Linh "ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi" (câu 17). Chức năng quan trọng nhất của Đức Thánh Linh là làm cho Chúa Jesus thực hữu đối với người tin Chúa, và, bởi đó làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Mặc dầu thế gian không thể "thấy" được Chúa Jesus sau khi Ngài đã ra đời nhưng các môn đồ thực sự sẽ được hiệp một với Ngài và sẽ hưởng được mối thông công yêu thương giống như mối thông công liên hiệp Đức Chúa Cha với Đức Chúa Con (cc. 19-21)19. Hãy so sánh 14:16-17 với câu 25-26. Vì sao Chúa Jesus gọi Đức Thánh Linh là Đấng Mưu Luận khác?.....................................................................................................................................................................................................................................20. Hãy giải thích điều được hàm ý trong lời hứa của Chúa Jesus "Các ngươi nhơn danh ta xin điều chi, ta sẽ làm cho" (14:14)........................................................................................................................................................................................................................................................................................21. Dựa vào sự dạy dỗ của Chúa Jesus trong 14:15-17 và lời chú thích của Tenney, hãy trả lời các câu hỏi sau:a. Điều gì phải là động cơ mới mẽ đối với đời sống của các môn đồ (và của chúng ta)?............................................................................................................................................b. Điều gì sẽ là tiêu chuẩn mới cho những hành động của họ (và của chúng ta)?............................................................................................................................................c. Điều gì sẽ là sự năng động mới để trở thành sự cung ứng cho tương lai của họ (và của chúng ta)?............................................................................................................................................22. Tenney giải thích rằng ý nghĩa của cụm từ "ở trong các ngươi (câu 17) liên quan đến Thánh Linh có nghĩa là Ngàia) Đang quan phòng các môn đồ trong khi Chúa Jesus phán cùng họb) Sẽ có mặt tại đó để ban sự cảm thông sau khi Chúa Jesus lìa học) Sau đó, sẽ bước vào cuộc đời của các môn đồ và kiểm soát họ từ bên trong

Page 220: Phuc am giang

23. Theo Tenney, bối cảnh lời phán của Chúa Jesus "Ta sẽ đến cùng các ngươi" trong 14:18 dường như thiên về lời giải thích cho thấy Ngài đang nói đến.a) Sự hiện đến của Ngài qua thân vị của Đức Thánh Linhb) Sự Ngài trở lại với các môn đồ sau khi sống lạic) Lời tiên tri về sự trở lại lần thứ nhì của Ngài vào ngày cuối cùngd) Sự tái hợp của Ngài với các môn đồ ở tại "nhà" Cha NgàiChúng ta không thể võ đoán về lời giải thích của 14:18, bởi vì, như Bruce nói "...trong sách Phúc âm nầy, sự phân biệt giữa nhiều cụm từ khác nhau nói đến lời hứa sẽ đến cùng các môn đồ của Chúa Jesus là một "sự phân biệt tan biến dần". Mỗi một cụm từ về sự đến đã được hứa trước của Ngài đều được chấp nhận trong lời bảo đảm nầy: "Ta đang đến cùng các ngươi" (1983,303).Câu Hỏi Của Giuđa Và Câu Trả Lời của Chúa Jesus Tenney 221-226; 14:22-31Sứ đồ Giăng xác nhận vị môn đồ kế tiếp hỏi Chúa Jesus là "Giuđa (chớ không phải là Íchcariốt)" để chúng ta không nhầm ông với người môn đồ đã lìa nhóm của họ rồi, và cũng là kẻ sẽ phản Ngài. Câu hỏi của ông liên quan đến ý định của Chúa Jesus để tỏ mình cho các môn đồ mà thôi (câu 21), Giuđa không hiểu vì sao Chúa Jesus lại không tỏ mình cho thế gian (câu 22).Chúa Jesus trả lời cách gián tiếp nhưng câu trả lời của Ngài rõ ràng và đầy đủ. Bí quyết để có được sự bày tỏ từ nơi Đức Chúa Trời là tình yêu dành cho Ngài được thể hiện qua sự vâng lời. Chúng ta chứng minh tình yêu của mình dành cho Chúa Jesus và lòng ao ước thành thật của mình muốn có mối tương giao với Ngài bằng cách ứng dụng thực tế sự dạy dỗ của Ngài vào đời sống mình.24. Tenney cho rằng "Đức Chúa Trời không tỏ mình ra lần thứ hai hoặc tỏ lộ thêm nữa cho người đã không đáp ứng" với tình yêu và sự vâng lời khi Chúa đã tỏ bày Ngài cho người ấy lần thứ nhất (222). Về điều nầy, cái gì ngăn trở Chúa Jesus, sau sự chết và sự phục sinh của Ngài, để không tỏ mình ra cho thế giới vô tín bằng sự truyền đạt trực tiếp? ....................................................................................................... ...........................................................................................................................................25. Tenney mô tả ba phương diện của chức năng Đức Thánh Linh trong việc bày tỏ Chúa Jesus cho những người yêu mến Ngài (223-224). Để ôn lại điều nầy hãy ghép cặp mỗi lời giải thích với phương diện nó mô tả ...a Đức Thánh Linh sẽ phán về Chúa Jesus bằng quyền năng thuyết phục và tạo trong lòng những người theo Ngài một sự nhạy bén thuộc linh khiến họ hiểu được sự dạy dỗ

Page 221: Phuc am giang

...b Đức Thánh Linh sẽ nhơn danh Chúa Jesus mà đến và thay mặt Ngài mà hành động...c Việc xức Thánh Linh trên các môn đồ sẽ dạy dỗ họ "mọi sự"...d Thánh Linh sẽ giúp các môn đồ nhớ lại những điều Chúa Jesus đã phán và hiểu các lời của Ngài bày tỏ ra.

Để làm trọn bài nói chuyện của mình, Chúa Jesus hứa cư trú trong những ai yêu mến Ngài (câu 23) và ban Thánh Linh là Đấng sẽ dạy dỗ họ mọi sự (câu 26), và Ngài ban sự bình an của Ngài cho họ (câu 27). Sự bình an của Ngài không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh nào bên ngoài, song nó giống như sự bình an mà Chúa Jesus đã từng biết bởi sự tận hiến hoàn toàn của Ngài đối với ý muốn của Đức Chúa Trời. Sự bình an đó sẽ khiến những tấm lòng bối rối và lo sợ của họ được yên nghỉ.Câu nói của Chúa Jesus được chép trong câu thứ 28 "Cha tôn trọng hơn ta" phải được hiểu như bản Kinh Thánh Khảo Cứu NIV nói (1985, 1626) "trong ánh sáng của sự hiệp nhất giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con" (xem 10:30). Điều nầy cho thấy vai trò phụ thuộc mà Chúa Jesus tình nguyện nhận lấy như một phần cần thiết của sự nhập thể. Nó mô tả mục đích của Chúa Jesus, là Đức Chúa Con, để làm theo ý muốn của Cha Ngài

Bài nói chuyện được kết thúc khi Chúa Jesus báo trước kết quả gồm ba phần của sự chết tình nguyện của Ngài:1. Các môn đồ sẽ tin nơi điều Ngài đã bảo họ sau khi họ thấy những lời báo trước của Ngài được ứng nghiệm. Chúng ta học được từ điều nầy, đó là mục đích chính của lời tiên tri là để đem lại đức tin. Chúng ta thấy sự hiểu biết trọn vẹn về lời tiên tri chỉ có vào lúc lời tiên tri ấy được ứng nghiệm. Biết được nguyên tắc hết sức quan trọng nầy canh giữ chúng ta khỏi việc suy đoán và hay chìu theo cảm xúc trong việc giải thích các lời tiên tri.2. Sự chết của Chúa Jesus sẽ dùng để quở trách quỷ Satan ("chúa đời nầy") là kẻ không có quyền trên Con vô tội của Đức Chúa Trời.3. Qua sự chết của Chúa Jesus trên thập tự giá để cứu chuộc nhân loại tội lỗi, thế gian sẽ thấy được mức độ lớn rộng của tình yêu và sự vâng phục của Ngài đối với Đức Chúa Cha26. Chúa Jesus phán cùng các môn đồ rằng "Nếu các ngươi yêu mến ta thì sẽ vui mừng về điều ta đi đến cùng Cha bởi vì Cha tôn trọng hơn ta" (câu 28). Hãy giải thích điều câu ấy hàm ý trong bối cảnh sự chết của Chúa Jesus vì cớ tội lỗi của thế gian sắp sửa xảy đến. ....................................................................................................................................................................................................................................................

Page 222: Phuc am giang

...........................................................................................................................

................

CUỘC ĐÀM LUẬN VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI TIN CHÚA Tenney 226-233; 15:1-27Mối Quan Hệ với Chúa Jesus Tenney 226-229; 15:1-11Ví dụ của Chúa Jesus về gốc nho và nhánh bắt đầu bằng câu "Ta là gốc nho thật" (GiGa 15:1). Đây là cụm từ cuối cùng trong những câu "TA LÀ" quan trọng được chép trong sách Phúc Âm Giăng. Xem lại Khung 1.5 bài 1 để có bảng liệt kê đầy đủCƠ ĐỐC NHÂN KẾT QUẢ Giăng đoạn 15

BÔNG TRÁI CỦA ĐỨC THÁNH LINH GaGl 5:22-23 "Nhưng trái của Đức Thánh Linh ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ"

Từ then chốt trong GiGa 15:1-11 được dịch là cứ ở hay ở lại. Các môn đồ phải "ở lại" trong Chúa Jesus; tức là họ phải duy trì một mối liên kết không bị gián đoạn, tích cực, với Ngài. Chúa Jesus đã công bố sự hiệp nhất của các môn đồ với Ngài rồi (14:20). Bây giờ Ngài minh họa điều đó bằng ví dụ của gốc nho và các nhánh nó, Ngài là gốc nho thật, Cha Ngài là người trồng nho, và các nhánh nho chính là các môn đồ.Tenney đưa ra một tóm tắt tuyệt vời về sự dạy dỗ trong đoạn nầy. Ông hướng sự chú ý của chúng ta đến một chuyện ngụ ngôn tương tự như Êsai sử dụng (5:1-7). Hãy đọc khúc Kinh Thánh ấy và so sánh hai ví dụ. Hãy lưu ý, dân Ysơraên, vườn nho của Đức Chúa Trời, trong câu chuyện ngụ ngôn của Êsai, chỉ sinh ra những trái xấu. Vì vậy Đức Giêhôva đã để nó "hoang loạn, chẳng tỉa sửa, chẳng vun xới" (câu 6)Bấy giờ Chúa Jesus dạy các môn đồ Ngài rằng họ (những nhánh nho) sẽ chỉ kết trái khi nào họ còn dính vào Ngài (gốc nho). Ngoài ra họ sẽ phải chịu một quá trình cắt tỉa là điều giúp họ kết quả hơn. Nghiên cứu kỹ lời mô tả của Tenney về quá trính cắt xén và hãy liên hệ điều đó với đời sống người Cơ Đốc. Chúng ta cũng học được từ các đoạn Kinh Thánh khác rằng đức tin chúng ta được mạnh mẽ thêm lên khi chúng ta bị "tỉa sửa" bởi những lần gặp hoạn nạn hoặc chịu khổ (xem IPhi 1Pr 1:6-7; Gia Gc 1:2-4; RoRm 5:3). Tenney lưu ý rằng "những người thường phải chịu khổ nhiều nhất, từ nơi họ thường đem đến sự kết quả lớn lao nhất" (228) Phaolô nói về điều đó trong

Page 223: Phuc am giang

lá thư thứ hai của ông gởi cho các tín hữu Côrinhtô (IICo 2Cr 1:3-6) Khung 11.6 tóm tắt đặc điểm của kết quả được bày tỏ ở GiGa 15:1-27 và GaGl 5:1-26. Mức độ kết quả đó trong chúng ta cho thấy chúng ta đã đáp ứng trước sự chăm sóc yêu thương của Cha Thiên Thượng của mình trong quá trình cắt tỉa đến bực nào.27. Tenney liệt kê sự tiến bộ gồm ba mặt của phương pháp có hiệu suất mà Chúa Jesus đưa ra (GiGa 15:2, 5) dựa vào lời chú thích của ông và 15:2-11 bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:a. Quy luật hiệu quả của Đức Chúa Trời dành cho kẻ tin, là kẻ cứ liên hiệp với Chúa Jesus là gì? ....................................................................................................................... .........................................................................................................................................b. Bốn bằng chứng chắc chắn nào cho thấy người tin Chúa cứ ở trong Chúa Cứu Thế và lời Ngài cứ ở trong người ấy?............................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................28. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG dựa trên 15:1-11 và lời chú thích của Tenney ở trang nầya. Từ cứ ở hoặc ở lại mà Chúa Jesus sử dụng lặp đi lặp lại trong ví dụ của Ngài về gốc nho và nhánh tượng trưng cho mối quan hệ tích cực kiên trì giữa người tin Chúa và Chúa Jesus.b. Trong ví dụ nầy Chúa Jesus dạy rằng mối quan hệ trước hết và quan trọng nhất của các môn đồ là mối quan hệ với Ngài.c. Trong lời mô tả của Tenney về gốc nho và nhánh, những cành chính, lành mạnh, tượng trưng cho các môn đồ.d. "Mối tiếp xúc thích đáng" là điều cần thiết để có được "sự kết quả thích đáng"e. Chẳng có điều gì được thực hiện với cành cây chết trong quá trình cắt tỉa bởi vì nó chẳng liên quan gì đến những nhánh còn lại.f. Việc xén tỉa những cành sống để nó được sai trái hơn minh họa cho việc chịu khổ trong đời sống người Cơ Đốc đôi khi đem lại sự kết quả lớn.g. Chúa Jesus xem Ngài như là người tỉa xén các nhánh nho để chúng được sai trái hơn.Trong lời tạm biệt của Ngài, Chúa Jesus đã ban cho chúng ta hai tiêu chuẩn quan trọng qua đó những người tin Chúa có thể được nhận biết; đó là: lòng yêu thương nhau (13:35) và kết nhiều quả (15:8 đối chiếu với Mat Mt 7:16-17). Đây là một lời chứng gồm có hai mặt để cho thế gian biết rằng Chúa

Page 224: Phuc am giang

Cứu Thế đang sống và đang hành động trong chúng ta.Mối Quan Hệ Với Nhau Tenney 229-230; GiGa 15:12-17Từ then chốt trong khúc Kinh Thánh nầy là tình yêu thương. Chúa Jesus biết rằng các môn đồ của Ngài cần có sự hiệp nhất giữa vòng họ để giữ vững một lời chứng đầy đủ cho Ngài. Vì thế, Ngài giải thích cho họ tiêu chuẩn thứ nhất để nhận biết những môn đồ của Chúa. Lời phán của Chúa Jesus trong câu 12 là cơ sở cho sự nhấn mạnh chính của cả đoạn: ở đây Ngài yêu cầu các môn đồ hãy yêu thương nhau giống như cách Ngài đã yêu họ. Tình yêu của Ngài là tình yêu đáp ứng được thử thách cao nhất: sự tình nguyện hy sinh mạng sống của Ngài. Cũng giống như tình yêu Ngài dành cho họ được thử nghiệm bằng sự hy sinh của ngài, tình yêu của họ dành cho Ngài cũng phải được thử nghiệm bởi việc họ vâng giữ các điều răn của Ngài.29. Tenney trình bày bốn yếu tố của tình yêu cao thượng mà Chúa Jesus khuyên các môn đồ phải có đối với nhau. Để ôn lại lời chú thích của ông, bạn hãy ghép cặp mỗi lời giải thích (trái) với yếu tố của tình yêu mà nó mô tả (phải)...a Chúa Jesus đã lựa chọn người sẽ làm môn đồ Ngài...b Điều nầy đánh dấu thành đạt cao nhất của tình yêu loài người...c Bí quyết sự hiệu quả của các môn đồ là tình yêu Chúa Jesus dành cho họ....d Chúa Jesus đã tâm tình với họ và chia xẻ với họ những sự bí mật của thiên đàng....e Chúa Jesus đã phó mạng sống Ngài không những vì bạn hữu Ngài mà còn cho những kẻ thù nghịch Ngài nữa....f Chúa Jesus hứa ban cho các môn đồ kết quả còn lại sau cùng.

Mối Quan Hệ Với Thế Gian Tenney 230-233; 15:18-27Từ then chốt trong đoạn nầy là ghen ghét. Từ nầy xuất hiện bảy lần theo bản dịch NIV. Loại quan hệ mà người tin Chúa có đối với Đức Chúa Trời và với nhau đem lại một phản ứng nhất định từ những người ở trong thế gian là kẻ chưa kinh nghiệm mối quan hệ đó. Sứ đồ Giăng dùng từ ghen ghét để mô tả thái độ của thế gian đối với người tin Chúa. Từ thế gian trong ngữ cảnh nầy ám chỉ hệ thống trần gian bị thống trị bởi các thế lực tà linh thù địch với Chúa Cứu Thế và với những người theo Ngài. Thế gian ghen ghét những người tin Chúa bởi vì họ không làm theo những tiêu chuẩn của thế gian và vì họ có mối quan hệ thân mật với Chúa Cứu Thế, là Đấng thế gian ghen ghét.Không bao giờ dễ dàng cho những người đi theo Chúa Cứu Thế giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc dàn xếp thế nào để làm một người được "kêu gọi" ra khỏi" thế gian mà cần phải "cứ ở lại" trong thế gian để giúp đỡ

Page 225: Phuc am giang

cho những nhu cầu của thế gian. Chúa Jesus lo cho tình cảnh khó khăn của những người tin Chúa khi Ngài cầu nguyện cho các môn đồ của Ngài (17:15-16). Các Thư Tín trong Tân ước cũng dành nhiều chỗ cho vấn đề mối quan hệ của người tin Chúa đối với thế gian. Về cơ bản, chúng ta không còn thuộc về thế gian. Bởi sự cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Jesus, chúng ta đã được nên công dân thuộc về một thế giới mới với một trật tự các sự việc mới (Êphêsô 2;1-10, 19, 20) nhưng chúng ta vẫn phải ở trong môi trường vật chất của thế giới nầy để hoàn thành sứ mạng rao giảng Chúa Cứu Thế cho những người chưa biết Ngài đang sống trong trần gian nầy.30. Chúa Jesus đã nêu ra những lý do cụ thể cho biết vì sao thế gian ghen ghét các môn đồ Ngài (15:18-25). Trong chỗ trống đứng trước mỗi câu sau đây bạn hãy viết chữA nếu câu ấy đồng tình với những lý do Chúa Jesus đã hàm ý về sự ghen ghét của thế gian với các môn đồ NgàiB nếu câu ấy KHÔNG đồng tình với những lý do được Ngài hàm ý về...a Có một khuynh hướng không thích bất cứ người nào thuộc hạng trung bình và người nào "ăn khớp với đám đông"...b Người ta không ưa các môn đồ của Chúa Jesus vì họ có một bản tánh mới, một mục đích sống khác, và một sự kết quả mới...c Thế gian sẽ ghen ghét các môn đồ Chúa Jesus bởi vì họ không bày tỏ những đặc điểm giống như Chúa Jesus...d Bởi vì Chúa Jesus phơi bày tội lỗi của thế gian, nên thế gian ghen ghét các môn đồ của Chúa Jesus...e Bị thế gian ghen ghét là một kết quả hợp lý của việc đi theo Chúa Jesus.f. Thế gian sẽ ghét những người theo Chúa Jesus vì những người đó không thuộc về thế gian. ...g Thế gian sẽ đối xử với các môn đồ của Chúa Jesus giống như đã đối xử với Chúa Jesus. Tenney kết thúc lời luận của ông về mối quan hệ của người tin Chúa với thế gian bằng cách đưa ra hai liều thuốc giải độc đối với thái độ của thế gian được đưa ra trong 15:26-27. Hai phương thuốc giải độc nầy là lời làm chứng của Đức Thánh Linh và lời làm chứng của người tin Chúa. Sự nhận biết siêu nhiên và sự cáo trách của Đức Thánh Linh cùng đời sống được biến đổi của các môn đồ sẽ khiến cho lời làm chứng của họ trở nên mạnh mẽ đối với thế gian. Thật là điều khích lệ khi biết rằng Đức Thánh Linh đang ở với những người tin Chúa là người phải đối diện với một thế giới thù địch. Ngài bênh vực họ và ban sức mạnh cho họ.Bạn có cảm thấy biết ơn Chúa vì sự dạy dỗ của Ngài trong phân đoạn sách Phúc Âm Giăng mà chúng ta đã học trong bài nầy không? Chúa Jesus đã khích lệ các môn đồ vì họ đang lo sợ phải bị bỏ rơi một mình và không có

Page 226: Phuc am giang

nơi nương tựa. Khi chúng ta kết thúc bài học nầy, hãy ôn lại một số những ơn phước kỳ diệu mà Ngài đã sắm sẵn cho họ và cũng sẵn dành cho chúng ta nữa.

"SỰ BÌNH AN CỦA TA" ĐỂ CÁC NGƯƠI DỰ PHẦN VÀO (14:27) "CÁC ĐIỀU RĂN CỦA TA" ĐỂ CÁC NGƯƠI VÂNG GIỮ (14:15, 21; 15:10, 12) "SỰ YÊU THƯƠNG CỦA TA" ĐỂ BAN CHO CÁC NGƯƠI (15:9-10)"SỰ VUI MỪNG CỦA TA" ĐỂ CÁC NGƯƠI KINH NGHIỆM (15:11)

Bài Tự Trắc Nghiệm

CÂU ĐÚNG SAI. Hãy viết chữ Đ trước câu ĐÚNG. Viết chữ S nếu là câu SAI...1 Sự dạy dỗ quan trọng nhất mà Chúa Jesus truyền dạy cho các môn đồ Ngài về Đức Thánh Linh được tìm thấy trong Giăng đoạn 13....2 Chúa Jesus đã hứa cùng các môn đồ rằng Đức Thánh Linh sẽ ở với họ như một Đấng Giúp Đỡ và Đấng Giải Bày Lẽ Thật....3 Những lý do của Chúa Jesus cho bài diễn văn chia tay của Ngài gồm cả việc Ngài ban truyền cho các môn đồ Ngài cả niềm vui mừng lẫn sự bình an....4 Phần lớn bài diễn văn chia tay của Chúa Jesus thuộc dạng có lối diễn tả dùng ví dụ các môn đồ không thể hiểu được....5 Khi Chúa Jesus nói cùng các môn đồ Ngài sắp đi đến nơi họ không thể theo Ngài được, là Ngài đang nói đến cái chết của Ngài....6 Khi Chúa Jesus nói đến sự được vinh hiển của Ngài Ngài đang muốn ám chỉ cụ thể đến trạng thái được cất nhắc lên cao sau khi Ngài chết và sống lại....7 Đức Thánh Linh cần phải ngự xuống trên các môn đồ trước khi Chúa Jesus được vinh hiển....8 Thánh Kinh cho biết rằng Đức Chúa Cha được vinh hiển qua đời sống và sự chết của Đức Chúa Con, và Đức Chúa Con được tôn cao bởi Đức Chúa Cha....9 Điều răn mới mà Chúa Jesus ban cho các môn đồ bao gồm tình yêu thương anh em....10 Chúa Jesus phán cùng các môn đồ rằng bởi việc họ yêu thương lẫn nhau mà mọi người sẽ nhận biết họ là môn đồ Ngài...11 Sự nhấn mạnh của Chúa Jesus trong 14:1-4 là lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời sẽ đem lại những ơn phước thuộc thể cho dân sự Ngài trên đất...12 Chúa Jesus là con đường duy nhất đến với Đức Chúa Cha và đến nơi mà Ngài đã đi để chuẩn bị....13 Khi chúng ta nói rằng Chúa Jesus là Lẽ Thật nhập thể, chúng ta hàm ý

Page 227: Phuc am giang

rằng Lẽ Thật là điều gì đó trừu tượng và khách quan bị chi phối bởi những luật lệ cố định...14 Đức Chúa Trời đã làm thỏa mãn lòng khao khát của con người về một Đức Chúa Trời hiển nhiên bằng cách ban Đức Thánh Linh......15 14:13-14 cho thấy rằng nếu chúng ta kêu cầu danh Chúa Jesus trong lúc cầu nguyện, chúng ta được bảo đảm sẽ nhận được mọi điều mình cầu xin......16 Mặc dầu Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con là một trong bản chất, mục đích, và quyền năng, Kinh Thánh cũng bày tỏ rằng cả hai là hai thân vị khác nhau cùng làm việc trong một sự hiệp nhất trọn vẹn...17 Chức năng của Đức Thánh Linh trong sự mặc khải Chúa Jesus là dạy dỗ và cáo trách...18 Bí quyết để nhận được sự mặc khải của Đức Chúa Trời là yêu mến Ngài và vâng lời Ngài...19 Ví dụ của Chúa Jesus về gốc nho và nhánh nho thấy tất cả những điều sau đây: Một cdn kết quả phải cứ ở trong Ngài, có một đời sống cầu nguyện kết quả, là người vâng lời Ngài, bày tỏ lòng yêu thương anh em, và điều đó sẽ dẫn đến sự vui mừng....20 Chúa Jesus phán rằng thế gian sẽ ghét những người tin Chúa vì cớ mối quan hệ thân mật của họ với Ngài.

21-25 CÂU GHÉP CẶP. Hãy ghép cặp mỗi câu hỏi " trái" với vị môn đồ đã hỏi câu ấy trong cuộc đàm luận của Chúa với các môn đồ Ngài "phải"...21 "Lạy Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu, làm sao biết đường được?"...22 "Lạy Chúa xin chỉ Cha cho chúng tôi thì đủ rồi"...23 "Lạy Chúa sao hiện bây giờ tôi không thể theo Chúa được? Tôi liều sự sống tôi vì Chúa"...24 "Lạy Chúa vì sao Chúa sẽ tỏ mình cho chúng tôi mà không tỏ mình cho thế gian"...25 "Lạy Chúa, Chúa đi đâu"

CÂU HỎI CỦA BÀI TIỂU LUẬN. Hãy trả lời câu hỏi nầy vào chỗ trống đã được cho sẵn25. Hãy tóm tắt sự dạy dỗ của Chúa Jesus trong ví dụ về cây nho, các nhánh nó, người trồng nho, quá trình cắt tỉa, và những mục đích của nó..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 228: Phuc am giang

...........................................................................................................................

................

...........................................................................................................................

................

...........................................................................................................................

................

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học

1. Hầu cho các môn đồ :1) có được niềm vui trọn vẹn (là sự vui mừng Chúa Jesus ban cho) ; 2) Không bị lầm lạc, 3) Về sau sẽ nhớ lại những lời Chúa Jesus đã bảo trước khi họ đối diện với sự bắt bớ; 4) có được sự bình an.2. Ngài phải ra đi hầu cho, Đức Thánh Linh, là Đấng Mưu Luận sẽ đến cùng họ. Điều đó làm ích cho chúng ta.3. Bất cứ hai điều nào sau đây: Ví dụ về cây nho và nhánh, sự ví sánh giữa người tôi tớ và bạn hữu; sự minh họa về một người phụ nữ sinh con.4. Tất cả những phương pháp từ a) đến e) đều được Chúa Jesus sử dụng5. Những Lời Chúa Jesus đã phán trong khi Ngài vẫn còn ở với các môn đồ; những lời của Ngài mà Đức Thánh Linh sẽ dạy họ hoặc nhắc cho họ nhớ lại sau khi Ngài ra đi.6. a 2) Đấng Thông Giảib 5) Đấng Mặc Khảic 1) Đấng Giúp Đỡd 3) Đấng Làm Chứnge 4) Đấng Cáo Tội7. a A b B c B e B f A g A 8. Điều nầy là nền tảng cho sự hiệp nhất giữa vòng họ. Mức độ đầy trọn của tình yêu Chúa Jesus, là tiêu chuẩn của chúng ta, đó là Ngài đã phó sự sống Ngài cho những kẻ Ngài yêu mến (cũng cho cả những kẻ thù nghịch Ngài nữa)9. Khi họ vâng theo mạng lệnh của Ngài, yêu thương nhau thì mọi người sẽ biết rằng họ là môn đồ của Ngài.10. b) Quá tự tinc) Bằng chứng sự tận hiến của ông11. a,b,c và g là những câu đúng

Page 229: Phuc am giang

12. a 2) Lẽ Thậtb 1) Đường đic 3) Sự sốngd 3) Sự sốnge 1) Đường đif 2) Lẽ thật13. Câu trả lời của bạn phải tương tự như vầy: Ngài có thể tuyên bố điều đó bởi vì chỉ bởi đức tin đặt nơi Ngài và công lao cứu chuộc của Ngài mà con người mới đến được với Đức Chúa Trời và mới hưởng được sự sống đời đời.14. b) Ngôi Lời của Đức Chúa Trời nhập thểe) Một thân vị không thay đổi và nhất quán, Ngài tuyên phán bằng uy quyền của Đức Chúa Trời15. a) Là điều không thể có được nếu không có sự hiểu biết cá nhân về công lao cứu chuộc của Chúa Jesus qua sự chết và sự sống lại của Ngài.16. Chúng ta cũng vậy, phải có một sự hiểu biết cá nhân về công việc cứu rỗi của Chúa Jesus thay cho chúng ta.17. a Sự khao khát của con người về một Đức Chúa Trời hiển hiện và sự khước từ của con người để chấp nhận một Đức Chúa Trời thực hữu. Đấng đòi hỏi sự công bình.b Ngài đã làm thỏa mãn nỗi khao khát ấy bằng cách bày tỏ Chính Mình Ngài qua Con Ngài. Là Chúa Jesus, Ngôi Lời nhập thể18. a Sự hiện diện của Đức Chúa Cha, là điều lúc nào Ngài cũng vui hưởngb Những lời của Cha Ngàic Thực hiện bởi quyền năng của Đức Chúa Cha vận hành trong Ngài và qua Ngài.19. Điều nầy hàm ý "một Đấng khác giống như" Chính mình Chúa Jesus"20. Bất cứ điều gì chúng ta cầu xin theo quan điểm và ý muốn của Đức Chúa Trời, và vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ làm cho21. a Tình yêu thươngb Sự vâng lờic Đức Thánh Linh ngự trong người tin Chúa22. c) Sau đó sẽ bước vào cuộc đời của các môn đồ và kiểm soát họ từ bên trong23. b) Sự Ngài trở lại với các môn đồ sau khi sống lại24. Lòng ghen ghét của thế gian đối với Chúa Jesus đã ngăn trở điều đó. Ngài liên hệ với con người trên cơ sở của tình yêu thương lẫn nhau.25. a 2) Làm sáng tỏ sự mặc khảib 1) Uy quyền trong sự mặc khảic 2) Làm sáng tỏ sự mặc khảid 3) Tiếp tục sự mặc khải

Page 230: Phuc am giang

26. Câu trả lời của bạn phải bao gồm ý nầy. Chúa Jesus Con Vô tội của Đức Chúa Trời, đã vâng phục Cha Ngài để phó sự sống Ngài đặng cứu chuộc loài người. Bởi cớ đó, sự ra đi của Ngài là ích lợi cho các môn đồ Ngài bởi việc ban sự sống đời đời cho họ và ban Thánh Linh ngự trị trong họ. Điều đó đã làm cho họ vui mừng.27. a Kết quả, kết quả hơn, kết quả nhiềub Người ấy bày tỏ: một đời sống cầu nguyện được nhậm; sự vâng lời; sự vui mừng; lòng yêu thương28. a, b, d và f là những câu đúng29. a 3) Sự chủ độngb 1) Sự hy sinhc 4) Kết quảd 2) Sự chủ độnge 1) Sự hy sinhf 4) Kết quả30. a B b A c B e A f A g A

Cuộc Đàm Luận: Sự Bày Tỏ và Lời Cầu Nguyện

Bấy giờ Chúa Jêsus đã đi được phân nửa mục tiêu trong bài nói chuyện chia tay của mình. Các môn đồ bắt đầu hiểu rằng chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ lìa họ và họ không thể đi cùng Ngài được. Ngài đã chuẩn bị họ cho sự ra đi của Ngài bằng lời hứa rằng Ngài sẽ sai một Đấng Yên Ủi khác - là Đức Thánh Linh - Đấng ấy sẽ nhắc họ nhớ mọi điều Ngài đã dạy dỗ họ. Hiện nay Ngài đã sẵn sàng để ban thêm những huấn thị nữa về công tác của Đức Thánh Linh trong thế gian. Ngài cũng chuẩn bị họ cho sự ghen ghét của thế gian. Vì cớ họ là môn đồ của Ngài, họ có thể chờ đợi thế gian ghen ghét họ như thế gian đã ghét Ngài.Sự bày tỏ là trọng tâm của bài nói chuyện tạm biệt khi Chúa Jêsus kết thúc là. Ngài bày tỏ rằng, sau khi Ngài đi, Đức Thánh Linh sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, dạy dỗ và chỉ dẫn cho những người tin Chúa, làm chứng về Chúa Jêsus và làm sáng danh Ngài. Ngài báo trước rằng nỗi đau buồn tạm thời của các môn đồ chẳng bao lâu sẽ biến nên sự vui mừng mãi mãi. Ngài hứa rằng khi họ nhơn danh Ngài mà cầu nguyện với Đức Chúa Cha, lời cầu nguyện của họ sẽ được nhậm. Cuối cùng, Ngài tái quả quyết với họ rằng, đang khi họ gặp sự hoạn nạn trong thế gian, Ngài là Đấng Đắc Thắng và họ

Page 231: Phuc am giang

sẽ có sự bình yên trong Ngài.Bấy giờ Chúa Jêsus hướng đến Đức Chúa Cha trong sự cầu nguyện. Ngài cầu nguyện cho Chính Mình, cho các môn đồ của mình, và cho hết thảy những người sẽ tin Ngài trong tương lai. Chủ đề trọng tâm của lời cầu nguyện của Ngài là sự nhìn biết Đức Chúa Cha và nhìn biết Đức Chúa Con. Ngài đến để ban sự sống đời đời cho những ai đặt lòng tin nơi Ngài, và Ngài ao ước họ sẽ ở với Ngài trong sự vinh hiển của Ngài.Chúng ta cũng nhận được sự yên ủi trong sứ điệp cuối cùng của Chúa Jêsus dành cho các môn đồ Ngài và trong lời cầu nguyện của Ngài với Đức Chúa Cha bởi vì Ngài cũng đã gộp cả chúng ta vào lời cầu nguyện ấy. Đi theo Chúa Jêsus không là một chặng đường dễ dàng, nhưng Đức Thánh Linh là Đấng giúp đỡ và chỉ dẫn chúng ta, và phần của chúng ta là sự sống đời đời! Nguyện lẽ thật nầy khích lệ bạn trong khi bạn học tập.

Cuộc Đàm Luận về Những Sự Bày TỏTỏ Bày Về Sự Ghen Ghét của Thế GianSự bày tỏ qua Đức Thánh LinhSự Tỏ Bày Qua Sự Phục SinhSự Tỏ Bày Qua Lời Công BốCuộc Đàm Luận với Đức Chúa Cha

Khi học xong bài nầy bạn có thể:- Giải thích lý do và cách thức thế gian bày tỏ lòng ghen ghét đối với những người tin Chúa và họ nên phản ứng thế nào với điều đó.- Mô tả công việc của Đức Thánh Linh trong quan hệ với thế gian và với những người tin Chúa và chức năng của Ngài trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời.- Thảo luận những hàm ý dành cho bạn là một người tin Chúa về những sự mặc khải sau cùng của Chúa Jêsus với các môn đồ và lời cầu nguyện của Ngài với Đức Chúa Cha liên quan đến: sự sống lại của Chúa Cứu Thế, sự cầu nguyện trong danh Ngài, nguồn gốc và vận mệnh đã được định của Ngài, sự hiệp một của những tín hữu, và sự sống đời đời

1. Đọc Tenney trang 233-250 và Phúc Âm Giăng đoạn 16,17 khi bạn học tập bài nầy.2. Nghiên cứu bài học từng phần một theo những chỉ dẫn đã cho trong Bài 1.3. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn4. Ôn lại từ bài 10 đến 12, sau đó trả lời các câu hỏi trong Đánh Giá Tiến Bộ Phần 4. Bạn sẽ tìm thấy những chỉ dẫn đầy đủ trong tập học viên của bạn.5. Bạn đang đến gần phần kết thúc của môn học nầy. Nếu bạn chưa làm như vậy bây giờ, hãy sắp xếp với giảng viên ICI của bạn để nhận bài thi cuối khóa.

Page 232: Phuc am giang

người bội đạocáo tội, cáo tráchlời yêu cầusự cầu thaysự tuận đạo

CUỘC ĐÀM LUẬN VỀ NHỮNG SỰ BÀY TỎ Tenney 233-243; GiGa 16:1-33Tỏ Bày Về Sự Ghen Ghét của Thế Gian Tenney 233; 16:1-6Sáu câu đầu của Giăng đoạn 16 kết luận lời giải thích của Chúa Jêsus bắt đầu trước đó về lòng ghen ghét của thế gian đối với các môn đồ. Chúa Jêsus báo trước cho các môn đồ Ngài biết rằng thế gian sẽ ghen ghét họ. Thế gian sẽ bày tỏ lòng ghen ghét của họ theo hai cách: bằng cách đuổi họ hoặc sa thải họ khỏi nhà hội và bằng cách giết họ. Ý định của Chúa Jêsus là để họ khỏi ngạc nhiên và ngã lòng khi thấy thế gian bày tỏ sự ghen ghét. Ngài không hứa với các môn đồ rằng họ sẽ có một con đường dễ đi; mà Ngài cho họ một lời mô tả hết sức thực tiễn về điều nhiều môn đồ chân thành của Chúa Cứu Thế xuyên suốt lịch sử đã phải đối diện.Chúng ta hãy ôn lại ba lý do chính do sự ghen ghét của thế gian đối với những người tin Chúa:1. Có một sự khác nhau về bản chất giữa thế gian với những người theo Chúa Jêsus2. Vì cớ sự liên hiệp thân gần của họ với Chúa Jêsus, Đấng thế gian ghét bỏ, nên thế gian cũng sẽ ghét những người theo Ngài.3. Sứ điệp của Chúa Jêsus phơi bày và cáo trách thế gian về tội lỗi. Do đó, thế gian ghét những kẻ theo Ngài, là người làm chứng cho sứ điệp của Ngài.

Chúa Jêsus cũng giải thích rằng bởi vì người ta "không biết Cha, cũng không biết ta nữa" (16:3;), nên họ sẽ ghét những người theo Ngài. Sự thiếu hiểu biết đó dẫn đến lòng vô tín, là điều phát triển thành sự thù ghét xuyên suốt lịch sử Hội Thánh, những con người và những tổ chức tôn giáo có thiện chí đã bắt bớ những Cơ Đốc Nhân tin kính, làm ứng nghiệm lời dự báo của Chúa Jêsus rằng khi làm như vậy họ tưởng mình đang "hầu việc Đức Chúa Trời" (câu 2). Một ví dụ điển hình nhất về điều đó là sứ đồ Phaolô. Hãy đọc lời thú nhận của ông trong Cong Cv 26:9-11 và GaGl 1:13-14.Cũng như dân Do Thái đã đuổi những người theo Chúa Cứu Thế ra khỏi nhà hội của họ vào thời các sứ đồ, những tín hữu tin kính Chúa hết lòng nhiều khi cũng đã phải nhận sự đối xử tương tự từ những giáo hội đã chết về tâm linh. Trong thời Chúa Jêsus, Do Thái Giáo đã trở thành một tổ chức chỉ theo

Page 233: Phuc am giang

truyền thống mà không có sự sống và không nhận biết mục đích chính yếu của sự tồn tại của nó. Cũng vậy, nhiều Hội Thánh ngày nay đã đánh mất Chúa Cứu Thế, là trọng tâm của Cơ Đốc Giáo, và phủ nhận quyền năng của Đức Thánh Linh là Đấng giữ gìn Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Jesus trên đất nầy.Như Chúa Jêsus đã báo trước, một số người theo Ngài cũng sẽ bị giết. Sự tuận đạo của Êtiên là một ví dụ về trường hợp người tin Chúa bị dân Giuđa giết chết (Cong Cv 6:8-7:60). Suốt lịch sử Hội Thánh những người trong các Hội Thánh bội đạo và các tổ chức khác của đời nầy đã thù ghét và giết hại những người theo Chúa Cứu Thế chân thật.Mặc dầu Chúa Jêsus đã giải thích cho các môn đồ lý do vì sao Ngài báo trước cho họ sự bắt bớ sẽ xảy đến, họ vẫn buồn bực trước triển vọng của sự bắt bớ mà họ sẽ phải đương đầu (GiGa 16:4-6). Về sau, đức tin của họ sẽ được mạnh mẽ qua sự bắt bớ bởi vì đó sẽ phải trở thành sự khẳng định và sự ứng nghiệm các lời của Chúa Jêsus. Nhưng trong giờ phút đau buồn đó, Chúa Jêsus an ủi họ bằng một lời giới thiệu khác đến chức vụ của Đức Thánh Linh. Họ sẽ không phải đối diện với bất cứ những bắt bớ nào một mình. Ngài sẽ ở với họ qua sự hiện diện của Đức Thánh Linh (câu 7).Có thể bạn có biết hoặc được nghe có những cá nhân hoặc những Hội Thánh bị bắt bớ vì cớ đức tin họ đặt nơi Chúa Jêsus. Ngày nay con người vẫn bị giết hại vì cớ chánh lẽ của Chúa Cứu Thế. Chúng ta hãy nhớ cầu nguyện cho các tín hữu anh em của mình, những người đang sống hoặc hầu việc ở những nơi mà họ là mục tiêu đặc biệt cho sự ghen ghét của thế gian.1. Chúa Jêsus cho thấy việc bị đuổi khỏi nhà hội và sự chết dành cho các môn đồ sẽa) Chỉ xảy ra trong những trường hợp bất thườngb) Là điều bình thường và không thể tránh đượcc) Ngăn trở họ trong việc làm chứng cho Ngàid) Khiến họ thù ghét thế gian2. Chúa Jêsus đã đưa ra những lý do gì cho sự bắt bớ mà các môn đồ của Ngài phải chịu? ................................................................................................................................. 3. Vì sao Chúa Jêsus đã báo cho các môn đồ biết trước rằng họ sẽ bị bắt bớ?............................................................................................................................................ Sự Bày Tỏ Qua Đức Thánh Linh Tenney 233-239; GiGa 16:7-15Phần quan trọng nhất của đoạn 16 là lời dạy dỗ mở rộng về Đức Thánh Linh, bao gồm những thành ngữ về Đấng Yên Ủi". Chúa Jêsus phán lần thứ tư và

Page 234: Phuc am giang

thứ năm (cc 7-11, 13-15) chúng ta hãy ôn lại ba từ trước đó:1. Đức Thánh Linh như Đấng Giúp Đỡ (14:15-17)2. Đức Thánh Linh như Đấng Thông Giải (14:25-26)3. Đức Thánh Linh như Đấng Làm Chứng (15:26-27)Như bạn có thể thấy từ biểu đồ hoàn hảo của Tenney ở trang 234, ba chức năng chính của Đức Thánh Linh được bày tỏ trong các thành ngữ thứ tư và thứ năm của Đấng Yên Ủi (Paraclete) là để cáo trách thế gian chỉ dẫn cho các tín hữu và làm vinh hiển. Hãy lưu ý lời định nghĩa của Tenney về ba động từ cáo trách, chỉ dẫn và làm cho vinh hiển trong mạch văn nầy (trang 235). Về cơ bản, Chúa Jêsus công bố ở đây rằng Đức Thánh Linh đối kháng cách tích cực với lòng ghen ghét của thế gian đối với Chúa Jêsus và những môn đồ Ngài. Ngài sẽ làm cho các môn đồ đắc thắng và làm sáng danh Con Đức Chúa Trời.Đức Thánh Linh và Thế Gian Tenney 235-237; 16:8-11Ở thành ngữ thứ tư chỉ về Đức Thánh Linh chúng ta thấy Đức Thánh Linh như là Đấng Cáo Trách. Trong vai trò nầy, Ngài cáo trách thế gian về tội lỗi có liên quan đến tội, đến sự công bình, và đến sự phán xét" (16:8). Hãy đọc kỹ lời giải thích của Tenney về những nguyên nhân của tội lỗi thế gian (236-237). Chúng ta sẽ tóm tắt chúng ở đây:1. Ngài khiến Thế gian phải tự cáo về tội lỗi vì đã không tin Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời. Khước từ Chúa Jêsus, hoặc vô tín đối với Ngài, là tội lớn nhất. Bởi vì, Tenney giải thích, Chúa Cứu Thế vốn là Đấng mà bản thân Ngài đã tự minh chứng, tức là, bản tánh Ngài, lời phán của Ngài, và các công việc của Ngài đều xác minh cho lời tuyên bố của Ngài rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời. Những ai chối bỏ lời tuyên bố của Ngài là nghịch cùng Đức Chúa Trời.2. Thế gian bị cáo tội về sự công bình từ Chúa Jêsus đã trở về cùng Cha Ngài. Chúa Jêsus là Đấng Công Bình và là tiêu chuẩn nghịch với điều mà tội lỗi đã vạch rõ. Tenney nói "Việc Chúa Jêsus trở về cùng Cha Ngài là bằng chứng tối hậu chứng minh Ngài là khuôn mẫu trọn vẹn cho sự công bình được Cha chấp nhận". Bởi vì thế gian tội lỗi đã chối bỏ sự chết thay thế của Đức Chúa Con, là Đấng công bình cho thế gian, nên thế gian vẫn cứ bị cáo tội đối với sự công bình.3. Thế gian bị cáo tội về sự phán xét vì chúa đời nầy (Satan) hiện nay đã bị định tội rồi. Sự phán xét, theo Tenney, đòi hỏi phải có một phán quyết về mặt đạo lý. Một phán quyết như vậy chấp thuận các phẩm chất hoặc các hành vi tốt và định tội những phẩm chất hoặc hành vi gian ác, sự sống lại của Chúa Jêsus là bằng chứng sự chấp thuận của Đức Chúa Trời về sự công bình của Ngài và là sự định tội của Đức Chúa Trời đối với sự gian ác của

Page 235: Phuc am giang

Satan. Những kẻ đi theo các đường lối gian ác của Satan bị cáo tội và phải chịu đoán phạt với nó.Chúng ta được ích trong sự hiểu biết của mình về các câu 9-11 khi nhận biết rằng tội lỗi, sự công bình, và sự đoán xét đã tham gia vào sự chết của Chúa Cứu Thế ở tại đồi Gôgôtha. Từ đó Chúa Jêsus, Đấng CÔNG BÌNH, đã mang lấy TỘI LỖI của cả thế gian trên Chính Mình Ngài, và tại đó "chúa đời nầy" đã bị ĐOÁN XÉT. Khi Chúa Jêsus đã trở về cùng Cha Ngài sau khi sống lại, Đức Chúa Cha đã nhận lấy công lao đã hoàn tất của Ngài tại thập tự giá và ban Đức Thánh Linh để báo cho thế gian biết và để cáo tội thế gian qua những người tin theo Chúa Jesus, về công tác đã hoàn tất đó.Hãy lưu ý rằng chính Đức Thánh Linh, chứ không phải con người, giữ vai trò chính yếu trong việc cáo trách thế gian về tội lỗi, về sự công bình, và về sự phán xét. Vai trò của con người chỉ phục vụ như một ống dẫn để qua đó Thánh Linh làm công việc của Ngài. Sau khi chúng ta đã làm phần việc của mình trong sự làm chứng cho thế gian, Tin lành làm phần của Ngài: đó là đem sự cáo trách đến. Đôi khi Ngài cáo trách tội nhân cách riêng biệt ngoài bất cứ nỗ lực đặc biệt, tức thì nào của lời chứng con người.4. Ghép cặp mỗi lời giải thích một phương diện của công việc cáo trách thế gian của Đức Thánh Linh với điều nó có liên hệ ...a Việc Chúa Jêsus trở về cùng Đức Chúa Cha chứng tỏ Ngài là tiêu chuẩn duy nhất để qua đó tội lỗi có thể được định rõ...b Chỉ Đức Thánh Linh mới có thể cáo trách loài người rằng khi họ chối bỏ Chúa Jêsus họ là những tội nhân....c Sự sống lại của Chúa Jêsus là bằng cớ việc Đức Chúa Trời chấp thuận Ngài và định tội Satan....d Chỉ Đức Thánh Linh mới có thể cáo tội thế gian rằng sự đoán xét dành cho Satan cũng sẽ được áp dụng cho họ là những kẻ không tin...e Thế gian bị cáo tội vì đã chối bỏ lời xưng nhận của Chúa Jêsus rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời...f Chỉ Đức Thánh Linh mới có thể thuyết phục con người rằng việc họ được Đức Chúa Trời chấp nhận không phụ thuộc vào các công đức của họ mà tùy thuộc vào việc họ tiếp nhận sự chết của Đức Chúa Con vô tội trên thập tự giá thay cho tội lỗi của họ

5. Hãy giải thích, bằng cách nào tội lỗi, sự công bình và sự phán xét đều tham gia vào cái chết của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá...........................................................................................................................................Đức Thánh Linh và Người Tin Chúa Tenney 237-239; 16:12-13

Page 236: Phuc am giang

Câu 13 bắt đầu thành ngữ thứ năm chỉ về Đức Thánh Linh trong Phúc Âm Giăng. Ở đây chúng ta thấy Thánh Linh như là Đấng Giải Tỏ. Có ba phương diện trong chức vụ của Đức Thánh Linh đối với người tin Chúa được nêu lên trong câu 13: 1) Ngài sẽ chỉ dẫn người tin Chúa vào mọi lẽ thật; 2) Ngài sẽ không nói tự mình mà chỉ phán điều được ban cho mình; 3) Ngài sẽ tỏ bày điều sắp xảy đến. Điều 1) và điều 3) là các lời hứa về những gì Đức Thánh Linh sẽ làm và phán, trong khi điều 2) tiết lộ nguồn gốc các sứ điệp của Ngài. Đức Thánh Linh thật sự bổ túc và hoàn thành sự dạy dỗ mà Chúa Jêsus đã bắt đầu trong khi Ngài ở trên đất. Những điều mà Chúa Jêsus không thể nói cho các môn đồ biết vào thời điểm ấy, vì sự chưa trưởng thành thuộc linh của họ, Ngài hứa sẽ tỏ cho họ biết sau nầy qua Đức Thánh Linh.Trong câu 13 Đức Thánh Linh được mô tả như một Đấng hướng dẫn, người giới thiệu cho một du khách về một xứ sở xa lạ, là lẽ thật. Thánh Linh là vị giáo sư tối cao để làm cho Chúa Jêsus và những sự dạy dỗ của Ngài trở nên rõ ràng và thực hữu đối với chúng ta. Tất cả những sự dạy dỗ của Tin lành đều phù hợp với sự bày tỏ trước đó của Lẽ Thật của Đức Chúa Trời bởi vì Ngài không phán tự mình.Một phương diện quan trọng trong chức vụ dạy dỗ của Đức Thánh Linh là sự tỏ lộ ra mang tính tiên tri của Ngài về tương lai. Đối với những người đi theo Chúa Jêsus thì tương lai không đầy dẫy những sự không chắc chắn dẫn đến sự tuyệt vọng. Đức Chúa Trời, Đấng tể trị vũ trụ và là chủ tể mọi sự, biết rõ tương lai và đã khiến cho một phần nào tương lai được tỏ ra cho chúng ta qua sự hành động của Đức Thánh Linh. Mặc dầu chúng ta không biết mọi chi tiết về tương lai, song một số điều đã được bảo trước bởi Tin lành và đã được ứng nghiệm và những điều khác cũng sẽ được ứng nghiệm sau đó.6. Đọc phần phân tích của Tenney về công việc của Tin lành liên quan đến những người tin Chúa. Trong chỗ trống ở trước mỗi câu sau đây, bạn hãy viết chữA nếu câu ấy tóm tắt đúng lời phân tích của TenneyB nếu không phải là một lời tóm tắt đúng...a Đức Thánh Linh đem đến sự chỉ dẫn có thẩm quyền cá nhân cho mỗi Cơ Đốc Nhân...b Kinh nghiệm cá nhân là phương pháp đáng tin cậy nhất để học biết chân lý về Đức Chúa Trời...c Đức Thánh Linh chỉ dạy dỗ những điều nhất quán với sự mặc khải trước đó của Đức Chúa Trời...d Trong việc tỏ bày tương lai cho những người tin Chúa, Đức Thánh Linh nhiều khi hướng sự chú ý của chúng ta vào chính mình Ngài....e Đức Thánh Linh chẳng thêm gì vào điều Chúa Jêsus đã dạy dỗ các môn

Page 237: Phuc am giang

đồ trong suốt chức vụ của Ngài trên đất...f Việc ban truyền sự hiểu biết của Đức Thánh Linh có liên quan đến ân tứ nói tiên tri và sự tạo thành lời Kinh Thánh của Tân ước....g Những công việc của Đức Thánh Linh thông qua người tin Chúa bằng sự bày tỏ, sự truyền đạt, sự gìn giữ và sự ứng dụng lẽ thật thuộc. linh.Đức Thánh Linh và Chúa Cứu Thế Tenney 239; GiGa 16:14-15Phần Kinh Thánh nầy kết thúc thành ngữ thứ năm của Đức Thánh Linh trong Phúc Âm Giăng. Nó bày tỏ mối liên hệ của Thánh Linh với Chúa Cứu Thế. Ở phần trước chúng ta đã nói rằng chúng ta không thể có được sự hiểu biết đích thực về Chúa Jêsus trừ phi Tin lành ban truyền sự hiểu biết ấy cho chúng ta. Đức Thánh Linh bày tỏ Chúa Jêsus cho chúng ta trong sự trọn vẹn của Ngài. Sứ đồ Phaolô đã viết rằng :"Chẳng ai cảm Tin lành của Đức Chúa Trời mà nói rằng "Đức Chúa Jêsus đáng nguyền rủa"! Nếu không cảm Đức Thánh Linh, cũng chẳng ai xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa! (ICo1Cr 12:3). Khúc Kinh Thánh nầy nhấn mạnh rằng Đức Thánh Linh không bao giờ làm chứng nghịch cùng Chúa Jêsus và cũng không bao giờ giữ thái độ trung lập đối với Chúa Jêsus. Lời làm chứng của Tin lành về Chúa Jêsus luôn luôn là tích cực!Một mục tiêu quan trọng và là chức năng của Đức Thánh Linh là làm vinh hiển Đức Chúa Jêsus. Một cách để Ngài làm sáng danh Chúa Jêsus là bằng việc bày tỏ Chúa Jêsus cho loài người. Tenney nói rằng "sứ mạng chính của Tin lành là làm cho con người ý thức về Chúa Cứu Thế chứ không phải về chính mình Tin lành" (239). Cũng như người đầy tớ của Ápraham quảng bá cho chánh lẽ của chủ mình (Sángthếký 24) Đức Thánh Linh luôn luôn tôn cao Chúa Cứu Thế.Điều nầy đưa chúng ta đến chỗ suy gẫm về công việc của Đức Thánh Linh trong đời sống một người hoặc trong cách sống của Hội Thánh. Liệu Chúa Jêsus có luôn được tôn cao qua một hoạt động được xem là của Đức Thánh Linh không? Hay thực sự những hoạt động ấy đôi khi dường như tôn cao những người khác thay vì Chúa Jêsus? Chúng ta hãy nhớ rằng Đức Thánh Linh không bao giờ đề cào Chính Ngài hay các Cơ Đốc Nhân; luôn luôn và trong mọi sự, Ngài tôn vinh Chúa Cứu Thế. Nếu chúng ta ghi nhớ điều đó, chúng ta có thể phân biệt được tính chân thật của những sự bày tỏ ra được qui cho Đức Thánh Linh.Chúng ta cũng phải luôn nhớ rằng không phải tất cả những sự bày tỏ siêu nhiên như là những sự chữa lành, những sự mặc khải, và những lời nói ra đều được ban cho quyền năng bởi Đức Thánh Linh. "Chúa đời nầy nhiều khi cũng sử dụng những con người không tin kính như các ông đồng bà cốt để giả mạo công việc của Đức Thánh Linh. Kinh Thánh cho chúng ta một số

Page 238: Phuc am giang

những thử nghiệm để phát hiện một sự bày tỏ của quyền năng siêu nhiên nào đó có phải là công việc của Đức Thánh Linh hay không, như GiGa 16:14 và ICo1Cr 12:37. Hoàn tất các câu sau đây để hình thành một nguyên tắc rõ ràng cho việc thử nghiệm những sự bày tỏ siêu nhiên:a. Từ GiGa 16:4 chúng ta học biết rằng nếu sự tỏ ra đó là của Đức Thánh Linh thì nó sẽ ................................................................................................................................ b. Từ ICo1Cr 12:3 chúng ta biết rằng sự tỏ ra đó không phải của Tin lành nếu như nó không .......................................................................................................................... Những lời của Chúa Jêsus trong GiGa 16:14-15 hướng sự chú ý của chúng ta vào một khái niệm thần học về Ba Ngôi Đức Chúa Trời: Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Bạn hãy đọc lời giải thích súc tích của Tenney về Ba Ngôi (239). Như ông trình bày, dầu ngôn ngữ của Chúa Jêsus thật đơn giản, song tâm trí hữu hạn của loài người chúng ta không thể hiểu trọn vẹn lẽ thật cao quý ấy về Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Song, dầu từ ngữ Ba Ngôi không được dùng đến trong Kinh Thánh, khái niệm nầy vẫn được dạy dỗ cách rõ ràng trong Kinh Thánh. Thiesen đưa ra lời luận của ông về Ba Ngôi Đức Chúa Trời bằng những lời lẽ sau:Giáo lý về Chúa Ba Ngôi không phải là một lẽ thật thuộc thần học tự nhiên, mà thuộc về sự mặc khải...Mặc dầu cụm từ "Ba Ngôi" không xuất hiện trong Kinh Thánh song nó được sử dụng rất sớm trong Hội Thánh. Hình thức Hy văn của nó, là trias dường như đã được Theophilus người Antiốt dùng lần đầu tiên (bắt đầu năm 181 S.C), và hình thức Latinh của nó, trinitas, được Tertullian dùng (bắt đầu khoảng năm 220 S.C). Trong thần học Cơ Đốc, thuật ngữ "Ba Ngôi" nầy có nghĩa là có ba sự phân biệt bất diệt trong bản chất thiên thượng, được biết đến theo thứ tự Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Ba sự phân biệt đó, là ba thân vị, và một thân vị có thể nói lên tích cách bộ ba của Đức Chúa Trời. Chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Bản tín điều Atharanian, vì vậy bày tỏ niềm tin nơi Chúa Ba Ngôi :"Chúng ta thờ phượng một Đức Chúa Trời trong Ba Ngôi, và Ba Ngôi trong sự hiệp một; chúng ta phân biệt giữa các thân vị, nhưng chúng ta không phân chia bản chất". Và rằng "Cả ba thân vị đều đồng trường tồn và đều bình đẳng nhau hầu cho...chúng ta thờ phượng sự hiệp nhất trong Ba Ngôi và Ba Ngôi trong sự hiệp nhất" (1979. 89,90)Bởi vì Chúa Jêsus đã nói đến ba thân vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời cùng chức năng của mỗi vị trong bài nói chuyện từ giả của Ngài, nên những thắc mắc về sự hiện hữu riêng biệt của mỗi vị và sự hiệp một của Ba Ngôi có lẽ

Page 239: Phuc am giang

đã nổi lên trong tâm trí bạn khi bạn nghiên cứu bài học nầy. khung 12.1 có thể giúp bạn làm sáng tỏ hiểu biết của bạn về điều được mặc khải trong Kinh Thánh về vấn đề sâu nhiệm nầy. Để có một sự nghiên cứu sâu hơn về Chúa Ba Ngôi, chúng tôi xin giới thiệu khóa trình Theology Proper / Angelology của ICI.8. Tóm tắt lời bàn của Tenney về Ba Ngôi bằng cách điền vào những chỗ trống để hoàn tất các câu sau:a. Về chức năng của mỗi Thân vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, Đức Chúa Cha......................................, Đức Chúa Con..............................................; và Đức Thánh Linh ....................................................................................... b. Đức Chúa Cha sai phái..................................................; Đức Chúa Con sai phái....................................................................................c. Đức Chúa Con đại diện cho............................................................và Đức Thánh Linh đại diện cho............................................................................................d. Ba Ngôi Đức Chúa Trời gồm ba........................................................và đều là một......................................................................................Sự Bày Tỏ Qua Sự Sống Lại Tenney 239-241; 16:16-24Các câu từ 16-19 ký thuật sự bối rối của các môn đồ trước sự biến mất rồi lại tái xuất hiện của Chúa Jêsus. Câu trả lời của Chúa Jêsus dường như ám chỉ trước hết đến cái chết của Ngài, kế đó là đến sự sống lại của Ngài và những lần hiện ra sau khi Ngài sống lại. Khung 12.2 minh họa câu trả lời của Chúa Jêsus được chép trong các câu 20-23

SỰ CHẾT CỦA CHÚA JESUS SỰ SỐNG LẠICÁC MÔN ĐỒ: Buồn Bã (Quá ngắn ngủi) Vui Mừng (Lâu Bền)THẾ GIAN: Vui Mừng (Quá ngắn ngủi)

Chúa Jêsus đã bảo cho các môn đồ của Ngài rằng Ngài sắp đi xa nhưng rồi Ngài sẽ đến cùng họ (14:28). Bây giờ Ngài giải thích rằng họ sẽ vui mừng khi gặp lại Ngài, và niềm vui của họ sẽ lâu bền. Khi những lời nầy được ứng nghiệm họ sẽ được thuyết phục bởi lẽ thật của những lời báo trước của Ngài về vận mệnh đã định sẵn của Ngài. Giai đoạn cuối cùng và ngọt ngào nhất của niềm vui nầy sẽ được tất cả các tín hữu san xẻ khi Chúa chúng ta trở lại lần thứ hai, khi Ngài sẽ nhóm lại cho Ngài hết thảy những kẻ thuộc về Ngài9. Chúa Jêsus đã dùng minh họa về một người đàn bà sinh con để tái khẳng định với các môn đồ Ngài khi Ngài giải thích về sự ra đi và trở lại của Ngài. Sự minh họa nầy biểu thị điều gì?

Page 240: Phuc am giang

..............................................................................................................

...........................................................................................................................

.............. Kế đó, Chúa Jêsus một lần nữa giải thích phương pháp duy nhất của sự thông công hiệu quả với Cha Ngài (câu 23-24). Qua Chúa Jêsus, các môn đồ được bảo đảm để đến với Đức Chúa Cha, là Đấng sẽ nhậm lời cầu nguyện của họ, là lời được dâng trích cho Ngài trong danh của Chúa Jêsus. Chính sự chết chuộc tội và sự phục sinh đắc thắng của Chúa Jêsus làm cho điều nầy khả thi, cùng với Đức Thánh Linh Đấng hiện đang đại diện cho Đức Chúa Trời trên đất.10. Điền vào những chỗ trống. Tenney giải thích rằng những hàm ý của điều Chúa Jêsus phán về sự cầu nguyện (câu 23-24) đó là, cho đến đúng thời điểm nầy, các môn đồ đã hỏi Chúa Jêsus những câu hỏi với tư cách là những người.......................với Ngài. Sau khi Ngài sống lại, họ sẽ dâng lời cầu xin trực tiếp lên Đức Chúa Cha, cầu xin trong ...........................Hay nói cách khác, Ngài sẽ là Đấng..........................của họ.Sự Bày Tỏ Qua Sự Công Bố Tenney 241-243; 16:25-33Chúng ta đã lưu ý nhiều lần rằng trong sách Phúc Âm nầy sự dạy dỗ của Chúa Jêsus không phải đều luôn rõ ràng cho các môn đồ Ngài. Ngài thường phán bằng ngôn ngữ hình bóng hoặc bằng các ví dụ. Bấy giờ Ngài hứa rằng giờ hầu đến là khi Ngài không dùng ví dụ mà phán nữa nhưng sẽ phán rõ ràng về Cha Ngài. Bởi vì Cha yêu các môn đồ, nên họ được quyền đến thẳng với Ngài với các nhu cầu của họ mà cầu xin trong danh Chúa Jêsus (câu 26-27) Bruce đưa ra lời giải thích như sau:Trước đó Chúa Jêsus đã bảo họ rằng Ngài sẽ cầu xin Cha ban cho họ một "Đấng Yên -i khác" (11:16). Nhưng bây giờ Ngài không hứa sẽ cầu xin những điều tương tự như vậy với Cha thay mặt họ nữa. Họ không được Ngài để cho họ nghĩ rằng Ngài phải thuyết phục Cha nhậm lời cầu nguyện của họ, bởi vì: Cha cũng chỉ sẵn sàng để làm điều đó, vì Chúa Jêsus đã quả quyết với họ về tình yêu của Ngài, nên họ biết chắc tình yêu trực tiếp và cá nhân của Đức Chúa Cha dành cho họ...(Ta) điều đó là một dấu làm chứng sự đánh giá cao của Cha đối với tình yêu mà họ đã dành cho Con Ngài và lòng tin họ đặt nơi Ngài với tư cách Đấng Cha đã sai đến (1983,324).

Kế đó, Chúa Jêsus mô tả hoạt động gồm hai phần từ trời đến đất và trở lại trời (câu 28) của Ngài. Cả hai hoạt động ấy, Morris nói, đều quan trọng đối với chúng ta: "Nguồn gốc từ trời của Chúa Cứu Thế là điều quan trọng, nếu không, Ngài đã không thể là Cứu Chúa của loài người. Nơi đến (đích cuối cùng) trên trời cũng thật quan trọng, vì nó làm chứng cho ấn chứng của Đức

Page 241: Phuc am giang

Chúa Cha trên công lao cứu chuộc của Đức Chúa Con (1971, 711).Câu trả lời của các môn đồ (câu 30) cho thấy chính lời tuyên bố của Chúa Jêsus về nguồn gốc của Ngài chứ không phải về định mệnh của Ngài đã gợi lên phản ứng chắc chắn về niềm tin của họ. Bruce nói về lòng tin của họ: Thật là sự chân thành và thành thật được ràng buộc bởi tình yêu họ dành cho Ngài, nhưng lòng tin ấy sắp bị trình bày ra trước một sự thử thách mà họ không hình dung nỗi...hết thảy họ đều chứng tỏ đã không cân sức với sự thử thách hầu đến" (1983,325).Những lời tiếp theo của Chúa Jêsus (cc 31-32) cho thấy, khi Ngài đối diện với sự chết, Ngài có những cảm xúc lẫn lộn. Ngài buồn vì biết rằng các môn đồ của Ngài sẽ bỏ Ngài, nhưng Ngài được an ủi vì biết rằng Cha sẽ ở cùng Ngài. Khi Ngài được an ủi, Ngài tìm cách yên ủi các môn đồ của mình. Những lời cuối cùng của Ngài bảo đảm với họ rằng, mặc dầu họ sẽ có hoạn nạn trong thế gian, song họ sẽ có sự bình an ở trong Ngài (câu 33). Điều nầy nghe có vẻ nghịch lý song đó là một sự thực. Hết thảy những Cơ Đốc Nhân biết Chúa Jêsus và hưởng được ích lợi trọn vẹn của đời sống mới Ngài ban cho đều có một sự bình an bên trong, sự bình an đó không lệ thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài. Là người tin Chúa, chúng ta không cần phải sợ những nỗi khổ mà mình có thể trải qua trong đời nầy bởi vì Chúa Jêsus đắc thắng thế gian rồi! Chúng ta đang ở về phía thắng cuộc, bởi vì chúng ta thuộc về Ngài!11. Theo Tenney, lời xác nhận của các môn đồ "bởi đó nên chúng tôi tin rằng thầy ra từ Đức Chúa Trời" (16:30) hàm ý hai điều nào trong những điều sau đây:a) Thẩm quyền sứ mạng của Chúa Jêsusb) Thời gian phân cách khỏi Cha của Chúa Jêsusc) Nguồn gốc hoặc bản chất "từ trong" Đức Chúa Cha của Chúa Jêsusd) Sự tồn tại từ trước của Chúa Jêsus12. Những ý tưởng nào sau đây có vẻ là ý nghĩa làm yên tâm nhất đối với Chúa Jêsus khi Ngài đối diện với cái chết đang đến gần?a) Các môn đồ yêu thương Ngàib) Ngài đã ra từ Cha Ngàic) Ngài sắp trở về cùng Chad) Cha Ngài đã ở cùng Ngài13. Dựa vào lời chú giải của Tenney (242-243) bạn hãy giải thích từng điều sau đâya. Sự tương phản giữa điều thế gian đem đến cho các môn đồ của Chúa Jêsus và điều Ngài cung ứng cho họ. .................................................................................................... b. Chúa Jêsus đã đắc thắng thế gian bằng cách nào?

Page 242: Phuc am giang

.....................................................Giăng 17: 1,..........11,...................21...................

CUỘC ĐÀM LUẬN VỚI ĐỨC CHÚA CHA Tenney 243-250; 17:1-26Bài cầu nguyện của Chúa Jêsus với Cha Ngài là một trong những đoạn Kinh Thánh đẹp đẽ nhất trong Kinh Thánh, một lần nữa, nhấn mạnh đến sự thân mật giữa Cha và Con cùng sự hiệp một trọn vẹn của cả hai. Trong lời cầu nguyện nầy, Chúa Jêsus bày tỏ mối quan tâm lớn lao của Ngài cho sự kháng kiện tương lai của các môn đồ Ngài cũng như của toàn thể Hội Thánh, vì vậy, lời cầu nguyện của Ngài là cho hết thảy những người theo Ngài suốt Thời Kỳ Hội Thánh. Lời cầu nguyện nầy đôi khi được nhắc đến như lời cầu nguyện như thầy tế lễ thượng phẩm của Chúa Jêsus vì tính chất cầu thay và vì lời cầu thay ấy được trình lên ngay trước sự chết hy sinh của Ngài để chuộc tội cho mọi người.Tenney xem xét đoạn Kinh Thánh nầy từ hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất là theo chủ đề của mỗi phần trong 3 phần của lời cầu nguyện Chúa Jêsus. Chúng ta hãy tóm tắt như sau:1. 17:1-5: Lời cầu nguyện cho chính mình gồm hai lời yêu cầu "Xin hãy làm vinh hiển Con Ngài", ám chỉ đến địa vị của Ngài, và "xin làm vinh hiển Con" ám chỉ đến thân vị của Ngài. Sự vinh hiển của Ngài bao gồm cả sự chết đang đến gần của Ngài, sự Phục Sinh trong quyền năng vinh hiển của Ngài, và sự thăng thiên oai nghiêm của Ngài.2. 17:16-19 Lời cầu nguyện của Ngài cho các môn đồ cũng gồm hai lời yêu cầu "xin hãy gìn giữ họ cho khỏi điều ác ("bảo vệ họ" trong bản dịch Tenney dùng) và "làm nên thánh họ" hay là khiến họ trọn vẹn trong sự thánh khiết.Chúa Jêsus nêu lên một sự phân biệt quan trọng giữa thế gian và những người theo Ngài (cc 14-16) sự khác nhau đó thuộc về lãnh vực thuộc linh. Các môn đồ có một nhiệm vụ phải làm trong thế gian, vì vậy họ phải ở trong thế gian chứ không ra khỏi thế gian được. Chúa Jêsus sai các môn đồ đi vào thế gian. Hy văn của từ sai (câu 18) là apostello, từ đó mà chúng ta có chữ apostello (sứ đồ) trong tiếng Anh. Trong Phúc Âm Giăng từ nầy được dùng 16 lần ám chỉ đến tư cách được Cha sai phái của Chúa Jêsus. Bây giờ Chúa Jêsus cũng dùng từ ngữ nầy để nói đến việc sai phái các môn đồ Ngài. Hãy lưu ý từ nầy hàm ý việc được chỉ định và được trang bị để làm một nhiệm vụ. Đức Chúa Trời không bao giờ sai phái người nào làm một nhiệm vụ mà không trang bị cho người ấy về công tác ấy. Việc bạn học tập sách Phúc Âm tuyệt vời nầy cũng là một cách Đức Chúa Trời đang chuẩn bị bạn để làm công việc Ngài. Ngài cũng chuẩn bị mỗi một chúng ta qua sự cầu nguyện và

Page 243: Phuc am giang

sự đổ đầy Thánh Linh.3. 17:20-25. Lời cầu nguyện của Ngài dành cho hết thảy những người tin Chúa bao gồm hai lời nài xin thay cho họ. Một lời thỉnh cầu cho sự hiệp một giữa vòng những người tin Chúa, và một lời cầu xin để họ được ở cùng Ngài trong sự vinh hiển của Ngài.Sự hiệp nhất của các Cơ Đốc Nhân là một đề tài thường được bàn đến trong thế giới ngày nay. Việc có nhiều giáo phái, truyền thống, và giáo lý có thể đang gây bối rối cho thế gian, nhưng không điều nào trong số đó là cơ sở cho việc có được sự hiệp nhất thật sự về mặt tâm linh. Chỉ một mình Đức Thánh Linh có thể liên kết tất cả những tín hữu thực sự bất kể những mối liên hệ cụ thể về mặt tổ chức của họ.14. Đọc lại lời phê bình của Tenney về Giăng đoạn 17 và ghép cặp mỗi phần của lời cầu nguyện Chúa Jêsus với nội dung tương ứng ...a Nài xin cho sự hiệp một của hết thảy những người tin Chúa...b Sự tôn vinh Chúa Jêsus trong địa vị của Ngài với tư cách Đức Chúa Con...c Ao ước cho sự trọn vẹn trong sự thánh khiết dành cho các môn đồ...d Định nghĩa sự sống đời đời...e Cầu nguyện cho các môn đồ được bảo vệ khỏi điều ác...f Mối thông công trường tồn của những người tin Chúa với Chúa Jêsus

15. Những điều nào sau đây được hàm ý trong lời cầu nguyện của Chúa Jêsus với Đức Chúa Cha?a) Ngài muốn các môn đồ Ngài được biệt riêng hoàn toàn để tiếp tục công việc của Ngài sau khi Ngài ra đi.b) Ngài muốn các môn đồ của Ngài có được thẩm quyền để ban sự sống đời đời cho những người khác.c) Ngài yêu cầu một địa vị bình đẳng với Cha Ngài theo đúng quyền hạn của Ngài.d) Ngài đã cầu nguyện cho lời làm chứng cũng như số phận tương lai của hết thảy những người tin Ngài, kể cả những người chưa sinh ra.e) Ngài cầu nguyện cho sự hiệp nhất trọn vẹn giữa những người tin Chúa với những người thuộc về thế gian.Quan điểm thứ hai để dựa vào đó Tenney đặt cơ sở cho lời bình của ông là chung quanh chủ đề trọng tâm của toàn bộ bài cầu nguyện sự sống đời đời. Công việc của Chúa Jêsus mà kết cuộc là sự vinh hiển của Ngài khiến cho sự sống đời đời (câu 3): là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jesus Christ, là Đấng Cha đã sai đến" Tenney nhấn mạnh rằng sự sống đời đời là biết Đức Chúa Trời cách cá nhân qua mối tiếp xúc sống động với Ngài, và thì hiện tại của động từ biết cho thấy một sự hiểu biết ngày càng tăng lên. Ông nói "Lời cầu nguyện của Chúa Jêsus định nghĩa sự sống đời

Page 244: Phuc am giang

đời một cách thực tiễn lẫn trừu tượng" (trang 246). Hãy đọc lời bình của ông về những đặc ân và những kết quả của sự sống đời đời (trang 246-250). Hãy suy nghĩ về cách mỗi một điều đó được áp dụng cho bạn như thế nào. Bạn có kinh nghiệm những điều đó trong đời sống riêng của mình qua đức tin của bạn đặt nơi Chúa Cứu Thế chưa?Sự sống đời đời không những ám chỉ đến tình trạng của bản chất trong tương lai thôi, mà nó bắt đầu khi chúng ta bước vào một mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời qua sự tái sanh. Vì vậy, mỗi một Cơ Đốc Nhân đều kinh nghiệm phần nào sự sống ấy kể từ giây phút được cứu rỗi.Chúa Jêsus kết thúc lời cầu nguyện của Ngài bằng cách bày tỏ niềm ước ao của Ngài rằng hết thảy các tín đồ đều được hưởng mối tương giao đời đời với Ngài nơi thiên đàng (câu 24). Được ở với Ngài trong cõi đời đời là một phước hạnh lớn lao nhất mà chúng ta, những người tin Chúa đều sẽ được nhận lãnh. Khi ấy sự hiểu biết của chúng ta về Đức Chúa Trời sẽ được nên trọn vẹn. Như sứ đồ Giăng đã viết, để chúng ta "nhờ danh Ngài mà được sự sống" (20:31) số phận của chúng ta là sự sống đời đời trong mối tương giao với Đấng đã làm cho điều đó khả thi!16. Hãy đọc lời bình của Tenney ở các trang 244-245. Sau đó hãy giải thích cho thấy chủ đề trọng tâm về sự sống đời đời có liên quan như thế nào đến mỗi một điều sau đây trong Giăng đoạn 17?a. Lời mở đầu của Chúa Jêsus "Thưa Cha, giờ đã đến" (câu 1).............. ........................................................................................................................................... b. Lời định nghĩa của Chúa Jêsus về công việc của Ngài (câu 2)........................................................................................................................................................................... 17. Việc hiểu biết Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jesus Christ, Con Ngài, hàm ý điều nào sau đây?a) Một mối quan hệ cá nhân ngày càng lớn mạnh phát triển, và sống động với Đức Chúa Trời.b) Được ban truyền những thông tin về Đức Chúa Trời.b) Một kinh nghiệm tạm thời hoàn toàn trong thế gian.d) Việc sở hữu một sự hiểu biết trọn vẹn.18. Tenney luận đến bảy đặc quyền và kết quả của sự sống đời đời được bao gồm trong những lời tuyên bố và những lời nài xin của Chúa Jêsus có liên quan đến các môn đồ. Ghép cặp mỗi điều đó với lời mô tả...a Được làm nên thánh bởi được biệt riêng ra cho một mục đích đặc biệt, gồm sự phân rẽ khỏi điều ác và sự dâng mình để hầu việc Chúa...b Mối tương giao đời đời với Chúa Cứu Thế trong nơi Ngài ở

Page 245: Phuc am giang

...c Được giải thoát hoàn toàn khỏi mọi hiểm họa, cả bên trong lẫn bên ngoài....d Việc được chỉ định và được trang bị cho công tác có mục đích trong việc làm thành công việc của Đức Chúa Trời....e Sự ban truyền các lời ban sự sống...f Sự vui mừng đến từ sự nhất trí trọn vẹn của Chúa Cứu Thế với Cha Ngài, sự vâng phục ý muốn Ngài hoàn toàn và bảo đảm hoàn toàn về sự chăm sóc của Ngài....g Sự hiệp một của tấm lòng và mục tiêu chính yếu dựa trên một mối quan tâm thuộc linh với Chúa Cứu Thế và tận hiến cho Chúa Cứu Thế

19. Điều nào duy nhất sau đây là điều chính yếu cho sự hiệp nhất giữa vòng các tín đồ?a) Hoàn toàn đồng ý về các quan điểmb) Giống nhau hoàn toàn về tổ chức hoặc nghi thứcc) Sự hiệp một dựa trên cơ sở của một kinh nghiệm sâu nhiệm và chân thật về Chúa Cứu Thếd) Sự sáp nhập về mặt đường lối nhưng không nhất thiết phải có sự đồng tình của cá thể.20. Vì mục đích gì mà Chúa Jêsus đặc biệt cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa vòng những người tin Chúa ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài Tự Trắc Nghiệm

CÂU LỰA CHỌN. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi1. Câu nào sau đây KHÔNG mô tả chức vụ của Đức Thánh Linh đối với người tin Chúa?a) Chỉ dẫn người tin Chúa vào mọi lẽ thậtb) Phán ra những lời của riêng Ngàic) Bày tỏ những điều sắp xảy đến

Page 246: Phuc am giang

d) Bổ sung và làm trọn sự dạy dỗ của Chúa Jêsus2. Công việc của Đức Thánh Linh thông qua người tin Chúa gồm tất cả những điều sau đây NGOẠI TRỪa) Việc hình thành Kinh Thánh Tân ước.b) Sự tôn cao Chính Mình Ngài và người tin Chúa qua những sự tỏ ra siêu nhiên.c) Việc đem lại sự chỉ dẫn có thẩm quyền cá nhân cho người tin Chúa.d) Chỉ dạy dỗ những điều nhất quán với những sự bày tỏ trước đó của Đức Chúa Trời.3) Chúng ta biết rằng một sự tỏ ra cá tính siêu nhiên là công việc của Đức Thánh Linh nếu như công việc ấya) Dẫn đến sự chữa lànhb) Có ý định nhằm bày tỏ một điều gì đó mới mẽ về Đức Chúa Trờic) Làm kinh ngạc loài ngườid) Đem lại sự vinh hiển cho Chúa Cứu Thế và công nhận quyền Chúa tể của Ngài.4. Khi xem xét công việc của mỗi thân vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, điều nào sau đây mô tả đúng nhất công việc của Đức Chúa Cha? Ngàia) Hoạch địnhb) Làm thành hoặc làm trọnc) Thi hànhd) Bày tỏ5. Minh họa mà Chúa Jêsus nêu lên cho các môn đồ của Ngài về người đàn bà sinh con biểu thị rằnga) Sự chết của Ngài đến sau nhiều khổ nhọcb) Có sự sống sau sự chếtc) Nỗi đau buồn của họ sẽ chỉ là tạm thời rồi sẽ đổi nên sự vui mừng mãi mãid) Mọi nỗi đau buồn đều chóng qua6. Một khái niệm mới mà Chúa Jêsus đã dạy cho các môn đồ Ngài về sự cầu nguyện đó là họ sẽ cầu nguyệna) Trực tiếp với Ngài sau khi Ngài thăng thiênb) Trong danh của ba thân vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trờic) Với Đức Chúa Cha trong danh Chúa Jêsusd) Với Đức Thánh Linh là Đấng trung bảo của họ7. Vào lúc kết thúc bài nói chuyện giã biệt của Chúa Jêsus, các môn đồ Ngài đã khẳng định niềm tin của họ rằng Ngàia) Là Đấng Mêsiab) Sẽ nhận lời cầu nguyện của học) Là nguồn của sự bình an lâu dài

Page 247: Phuc am giang

d) Đã đến từ Đức Chúa Trời8. Chủ đề trọng tâm của lời cầu nguyện như thầy cả của Chúa Jêsus làa) Sự sáng và sự tối tămb) Sự sống đời đờic) Công việc của Đức Thánh Linhd) Sự hy sinh của Ngài vì tội lỗi loài người9. Lời cầu nguyện của Chúa Jêsus cho hết thảy những người tin Ngài là lời nài xin rằng họ đượca) Ở với Ngài trong sự vinh hiển Ngàib) Được vinh hiểnc) Cứu khỏi nỗi thống khổd) Thuộc về thế gian nhưng không ở thế gian10. Trong lời cầu nguyện như thầy cả của Ngài, Chúa Jêsus đã định nghĩa sự sống đời đời làa) Được nên trọn vẹn trong sự thánh khiếtb) Sở hữu một sự hiểu biết hoàn toàn về mọi sực) Được phân rẽ khỏi thế giới gian ácd) Nhận biết Đức Chúa Trời có một và thật và Chúa Cứu Thế Jesus11-16. CÂU CHỌN LỰA. Chúa Jêsus đã bảo cho các môn đồ biết rằng thế gian sẽ ghen ghét họ. Trong chỗ trống trước mỗi câu bên dưới, bạn hãy viết chữA nếu câu ấy giải thích lý do thế gian ghen ghét họB nếu câu ấy giải thích kết quả lòng ghen ghét của thế gian đối với họ.....11. Các môn đồ mang lời chứng cho sứ điệp của Chúa Jêsus là điều phơi bày và cáo trách tội lỗi của thế gian...12 Các môn đồ của Chúa Jêsus mang một bản chất khác biệt so với bản chất của thế gian ...13 Các môn đồ bị đuổi khỏi nhà hội...14 Các môn đồ có mối quan hệ thân gần với Chúa Jêsus...15 Các môn đồ đã bị giết chết...16 Thế gian không biết Đức Chúa Cha cũng không biết Chúa Jêsus.

17-19. CÂU GHÉP CẶP.Ghép cặp bản chất sự tự cáo của thế gian với lý do bị các tội ...17 Thế gian không tin Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời...18 Chúa đời nầy hiện nay đã bị định tội...19 Chúa Jêsus đã trở về cùng Cha

20. BÀI TIỂU LUẬN. Hãy giải thích mối quan hệ của sự tự cáo của thế gian về tội lỗi, về sự công bình, và về sự phán xét đối với sự chết của Chúa Jêsus tại thập tự giá chỗ trống dưới đây

Page 248: Phuc am giang

..........................................................................................................

...........................................................................................................................

..................

...........................................................................................................................

..................

...........................................................................................................................

..................

...........................................................................................................................

..................

...........................................................................................................................

..................

...........................................................................................................................

..................

...........................................................................................................................

..................

ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ PHẦN 4

Tại đây kết thúc sự học tập của bạn về Phần 4. Hãy ôn lại từ bài 10 đến bài 12 ở thời điểm nầy để chuẩn bị cho Đánh Giá Tiến Bộ Phần 4. Bạn sẽ tìm thấy nó và hoàn thành những chỉ dẫn trong tập học viên của bạn. Hãy trả lời tất cả các câu hỏi mà đừng tham khảo sách giáo khoa, Kinh Thánh hoặc sách hướng dẫn nghiên cứu nầy. Gửi các tờ trả lời của bạn cho giảng viên ICI kèm với bất cứ các tài liệu nào khác được ghi ngoài bìa tập tài liệu học viên. Sau đó tiếp tục học tập hai bài cuối trong khóa trình nầy, là bài 13 và 14.

Giải đáp các câu hỏi của bài học

1 b) Là điều bình thường và không thể tránh được3. Hầu cho họ khỏi vấp phạm (16:1), họ sẽ được mạnh mẽ bởi biết rằng Chúa Jêsus đã bảo trước điều đó4. a 2) Sự công bìnhb 1) Tội lỗic 3) Sự phán xétd 3) Sự phán xéte 2) Tội lỗif 2) Sự Công Bình5. Chúa Jêsus là Đấng Công Bình đã gánh lấy trên chính mình Ngài tội lỗi của thế gian. Khi Ngài chịu chết trên thế gian, thì Satan là chúa đời nầy "đã

Page 249: Phuc am giang

bị đoán xét.6. a A b B c A d B e B f A g A7. a Đem vinh hiển đến cho Chúa Cứu Thế!b Công nhận quyền Chúa Tể của Chúa Cứu Thế và tôn cao Ngài8. a Hoạch định; làm thành, (hoàn tất) thi hành và bày tỏb Đức Chúa Con; Đức Thánh Linhc Đức Chúa Cha; Đức Chúa Cond Cá thể hay thân vị; Đức Chúa Trời9. Điều nầy biểu thị rằng nỗi đau buồn chóng qua của họ trước cái chết của Ngài sẽ biến nên sự vui mừng lâu bền khi Ngài sống lại.10. Bình đẳng; danh Chúa Jêsus; trung bảo.11 b) Thời gian phân cách khỏi Cha của Chúa Jêsusd) Sự tồn tại từ trước của Chúa Jêsus12 d) Cha Ngài đã ở cùng Ngài13. a Thế gian đem đến đau khổ (hoạn nạn). Chúa Jêsus không hứa ngăn giữ sự đau khổ khỏi các môn đồ, nhưng Ngài hứa ban cho họ sự bình an giữa hoạn nạn.b Chúa Jêsus đã đắc thắng thế gian xấu xa bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá. Điều đó giải thoát những kẻ theo Ngài khỏi sự trói buộc của tội lỗi và ban cho họ sự đắc thắng trong Ngài.14. a 3) 17:20-26b 1) 17:1-5c 2) 17:6-19d 1) 17:1-5e 2) 17:6-19f 3) 17:20-2615. Các câu trả lời a), e) và d) được hàm ý16. a Lời nầy ám chỉ đến sự kết thúc vinh hiển của Chúa Jêsus, là điều khiến cho sự sống đời đời được sẵn ban cho mọi người đặt lòng tin nơi Ngài.b. Công việc của Ngài là ban sự sống đời đời cho hết thảy những ai đặt lòng tin nơi Ngài. Mọi điều Ngài làm đều lấy đó làm mục tiêu.

17. a) Một mối quan hệ cá nhân, ngày càng lớn mạnh, phát triển, và sống động với Đức Chúa Trời

Page 250: Phuc am giang

18. a 4) Sự làm nên thánhb 7) Sự thông côngc 2) Sự gìn giữd 5) Sự ủy nhiệme 1) Sự soi sángf 3) Sự vui mừngg 6) Sự hiệp một19. c) Sự hiệp một dựa trên cơ sở của một kinh nghiệm sâu nhiệm và chân thật về Chúa Cứu Thế.20. Ngài cầu nguyện rằng những người tin Ngài đều được hiệp nhất hoàn toàn để cho thế gian vô tín biết rằng Đức Chúa Trời đã sai Ngài, Con yêu dấu, cho thế gian và rằng Đức Chúa Trời yêu thương những kẻ tin nơi Ngài.

Giai Đoạn Hoàn Thành

"Vậy...họ đóng đinh Ngài" (GiGa 19:16-18). Hẳn Giăng đã phải hết sức đau đớn khi viết lại những lời mô tả sự chết của Thầy mình. Đây là giai đoạn hoàn thành, là khi Chúa Jêsus hoàn tất công việc mà vì đó Ngài đến thế gian. Giăng là vị môn đồ được Chúa yêu, đứng cạnh bên thập tự giá cùng với mẹ Chúa Jêsus. Ông là người môn đồ duy nhất có mặt - một người tận mắt chứng kiến giờ phút thống khổ nhất khi Đức Chúa Trời phó Con mình và Đức Chúa Con phó mạng sống mình. Về sau Giăng đã viết rằng "Nầy sự yêu thương ở tại đây, ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta" (IGi1Ga 4:10).Đức Chúa Trời đã phó Con Ngài. Bruce Larson viết về điều nầy như vầy "Trong sự Giáng Sinh, sự sống và sự chết của Chúa Jêsus Christ, Đức Chúa Trời đã đặt chính mình Ngài vào vị trí mà chúng ta - những tạo vật của Ngài - có thể làm tổn thương Ngài, Đấng Tạo Hóa...Là một người Cha, tôi có thể hiểu ở một mức độ hết sức nhỏ cái giá lớn lao của tình yêu Đức Chúa Trời dành cho chúng ta khi để cho Con độc sanh của Ngài có liên hệ quá sâu đậm với loài người đến nỗi Ngài hoàn toàn yếu đuối, bắt đầu bằng sự Giáng Sinh của Ngài nơi máng cỏ và kết thúc bằng cái chết trên thập tự giá" (1968, 34-35)Đấng Christ Đã Phó Mạng Sống Mình. Khi học tập bài nầy, hãy nhớ rằng Chúa Jêsus tình nguyện và sẵn lòng chịu tất cả những sự bất công khủng khiếp đổ lên đầu Ngài. Ngài chịu điều đó vì cớ tình yêu thương không thể đo dò được của Ngài dành cho chúng ta. Trước đó Ngài đã bảo với các môn đồ rằng "Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình" (GiGa 15:13).Khi bạn nghiên cứu lời ký thuật của Giăng về sự kiện đáng ghi nhớ hơn hết

Page 251: Phuc am giang

nầy, hãy để điều đó nói với bạn một cách riêng tư "Vì Đức Chúa Trời yêu thương bạn đến nỗi đã ban Con Một của Ngài" (3:16). Đức Chúa Trời đã ban cho; Đấng Christ đã phó mình; chúng ta hãy nhận lấy món quà yêu thương của Ngài.

Phần Giới ThiệuSự Phản BộiCuộc Xét Xử Trước Mặt AnneSự Chối Chúa Của PhierơCuộc Xét Xử Trước Mặt PhilátSự Đóng ĐinhSự Chôn Chúa

Khi học xong bài nầy bạn có thể:- Giải thích điều Phúc âm Giăng bày tỏ về những chi tiết trong việc bắt Chúa Jêsus, các cuộc xét xử Ngài trước mặt Anne, Philát, việc đóng đinh và chôn Chúa.- Đối chiếu những lời thừa nhận của Chúa Jêsus khi bị bắt với những lời chối của Phierơ ở tại sân tư gia thầy cả.- Cho các ví dụ của lời tiên tri được ứng nghiệm trong Giăng đoạn 18 và 19.- Hiểu được ý nghĩa của sự chết thay thế của Chúa Jêsus để đem lại sự chuộc tội cho bạn.- Tiếp nhận món quà sự sống đời đời của Đức Chúa Trời và cho người khác biết cách để họ tiếp nhận điều đó:

1. Để làm nền tảng cho bài học nầy, hãy đọc và so sánh những lời ký thuật về việc bắt giữ Chúa, các cuộc xét xử Ngài, sự đóng đinh và chôn cất Chúa trong cả bốn sách Phúc âm: Mat Mt 26:36-27:66; Mac Mc 14:32-15:44; LuLc 22:39-23:56; GiGa 18:1-19:422. Đọc các trang 253- 272 trong quyển Tenne và đọc lại 18:1-19:42 khi được yêu cầu trong phần khai triển bài học.3. Học bài học từng phần một theo những chỉ dẫn được cho trong bài 1.4. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn.

sự chuộc tộithuộc về tôn giáodanh dựsự dao động

PHẦN GIỚI THIỆU Tenney 253-254 Tenney mô tả các biến cố chung quanh sự chết và sự sống lại của Chúa Cứu

Page 252: Phuc am giang

Thế như là "giai đoạn hoàn thành". Từ ngữ hoàn thành có nghĩa là "hoàn tất trong mọi chi tiết; xong xuôi, hoàn tất". Giai đoạn nầy đánh dấu sự kết thúc công việc trên đất của Chúa Jêsus và lời tuyên bố của Ngài tại thập tự giá "Mọi việc đã được trọn" (GiGa 19:30). Nó cũng đánh dấu sự bày tỏ cực điểm của lòng vô tín khi các kẻ thù của Chúa Jêsus đóng đinh Ngài và của lòng tin khi các môn đồ công nhận Cứu Chúa Phục Sinh và là Đức Chúa Trời của họ.Lời ký thuật của Giăng về giai đoạn nầy về nhiều mặt giống với những lời ký thuật của các sách Cộng quan. Tenney luận đến những điểm giống nhau và khác nhau trong cả bốn lời ký thuật (253-254). Khung 13.1 liệt kê những biến cố chính được đưa vào mỗi sách Phúc âm. Trong khi nghiên cứu qua phần khai triển bài học, phải bảo đảm đọc tất cả những đoạn Kinh thánh tương ứng để hiểu rõ hơn giai đoạn nầyGIAI ĐOẠN HOÀN THÀNH TRONG BỐN SÁCH PHÚC ÂM Tenney nêu lên những khác biệt có thể có giữa Phúc âm Giăng với các sách Cộng quan. Nếu chúng ta giả định rằng Giăng đã biết những nội dung chép trong ba sách Phúc âm đầu, thì ý định của ông có lẽ là để bổ sung cho các lời ký thuật đó. Điều nầy có thể giải thích những điều như: việc ông đưa cuộc thẩm vấn trước mặt Anne vào, là điều không có chép trong các sách Cộng quan, và việc ông loại bỏ cuộc xét xử trước tòa Công luận là điều các sách Cộng quan mô tả khá chi tiết. Những ví dụ tương tự dường như hậu thuẫn cho luận thuyết cho rằng Giăng có chủ ý bổ sung cho những câu chuyện được chép trong cuốn sách Phúc âm Cộng quan.Khi bạn đọc các lời ký thuật của Kinh thánh, hãy suy xét tính oai nghiêm của Chúa Jêsus được bày tỏ qua những hành động và lời lẽ của Ngài và giờ phút khó khăn nhất của đời mình. Sự vinh hiển của Ngài chiếu rõ trong những giờ tối tăm nhất; điều đó cũng được thấy trong chiến thắng cuối cùng của Ngài là sự đắc thắng đã đem lại những ích lợi to lớn nhất cho nhân loại hư mất.1. Bên cạnh mỗi khúc Kinh thánh dưới đây, bạn hãy cho biết sự kiện có liên quan mà không được đưa vào Phúc âm Giănga. LuLc 22:51................................................................................................................... b. Mat Mt 27:51................................................................................................................c. 27:19.................................................................................................................d. LuLc 23:7-12..................................................................................................................

Page 253: Phuc am giang

e. Mat Mt 27:3-10...............................................................................................................f. LuLc 22:39-46................................................................................................................ g Mac Mc 14:43-45 ..............................................................................................................h.Mac Mc 5:21 ....................................................................................................................i. LuLc 23:32, 39-43......................................................................................................... 2. Nói lên hai sự việc có liên quan đến sự đóng đinh được Giăng ký thuật mà tác giả các sách Cộng quan không ghi lại.............................................................................................................................................

SỰ PHẢN BỘI Tenney 254-256; GiGa 18:1-17Ngay sau khi Chúa Jêsus đã kết thúc lời cầu nguyện như thầy cả của Ngài, Ngài cùng các môn đồ rời thành Giêrusalem, băng qua trũng Xếtrôn, và đi vào một khu vườn hay khu rừng Ôlive nhỏ có tên là Ghếtsêmanê. Giăng bỏ qua các chi tiết về lời cầu nguyện thống thiết của Chúa Jêsus trong vườn Ghếtsêmanê. Điều nầy có vẻ như cho thấy ông mong đợi các độc giả của mình phải làm quen với các lời ký thuật về lời cầu nguyện nầy trong các sách Cộng quan. Trước đó, Giăng đã cho chúng ta một nhận thức tương tự để thấu hiểu nỗi thống khổ sâu xa của Chúa Jêsus (12:27).Lời luận của Tenney về sự phản Chúa tập trung vào thái độ tự nguyện của Chúa Jêsus khi nộp mình cho đám đông đến bắt Ngài. Lời ký thuật của Phúc âm nầy cho thấy toán người nầy gồm cả giới cầm quyền Lamã và Do Thái được một môn đệ bội đạo dẫn đường. Toán người nầy gồm có:a. Giuđa, môn đệ đã chỉ đường cho toán người nầy đến tìm Chúa, và là người đã phản bội Ngài (18:2)2. Một biệt đội các binh lính Lamã và người chỉ huy họ (câu 3,12)3. Các quan chức gồm các thầy tế lễ cả và những người Pharisi (câu 3). Những viên chức nầy là lực lượng giữ an ninh của đền thờ Do Thái. Họ thuộc dưới quyền hội đồng Do Thái cấp cao là tòa Công Luận, gồm có bảy mươi mốt trưởng lão Do Thái. Thầy tế lễ thượng phẩm là người đứng đầu Tòa Công Luận.4. Manchu, tôi tớ của thầy tế lễ thượng phẩm (câu 10)Vào thời điểm nầy Giuđê là một tỉnh nhỏ thuộc quyền Lamã do một thống đốc cai trị. Philát làm thống đốc tỉnh nầy từ năm 26 đến 36 SC. Nơi dinh thự

Page 254: Phuc am giang

chính thức của ông đóng tại Sêsarê, trên bờ biển Địa Trung Hải. Theo bản Kinh thánh khảo cứu NIV, hễ khi nào Philát đến tại Giêrusalem thì ông ở lại trong một dinh thự được Hêrốt đại đế xây (1985, 1528). Dinh thự nầy được gọi là "Praetorium" trong Mac Mc 15:1. Chính quyền La mã đã ban cho Tòa Công Luận thẩm quyền đáng kể, nhưng nhóm người theo đạo Do Thái nầy không được quyền kết án tử hình. Vì người Do Thái muốn giết Chúa Jêsus nên họ tranh thủ sự trợ giúp của thống đốc Lamã và các binh lính Lamã.Rõ ràng là những kẻ thù của Chúa Jêsus đã chuẩn bị để trừ khử Ngài bằng vũ lực. Nhưng Giăng đã trình bày rõ ràng không cần phải sử dụng vũ lực. Chúa Jêsus chẳng tìm cách trốn thoát, và Ngài chẳng hề kháng cự. Ngài là người đang hoàn toàn làm chủ tình thế và làm cho cuộc bắt giữ trở nên dễ dàng bởi sự tình nguyện phó mình. Phản ứng của Ngài trước những nỗ lực của Phierơ nhằm bảo vệ Ngài cũng đã nhấn mạnh sự sẵn sàng của Ngài để chịu bị bắt (câu 10.11)Hãy lưu ý hai lần Chúa Jêsus đã hỏi toán quân nầy "Các ngươi tìm ai?" Hai lần họ đã trả lời "Tìm Jesus người Naxarét". Hai lần Chúa Jêsus đã trả lời "Chính ta đây". Lần thứ nhất khi Chúa Jêsus xác định chính mình, những kẻ bắt Ngài quá bất ngờ trước một uy lực như thế đến nỗi họ đã té xuống đất đúng theo nghĩa đen (câu 4-8). Rõ ràng là họ đến bắt một người không tầm thường. Một lần nữa chúng ta được nhắc nhở về lời khẳng định "TA LÀ" đầy uy quyền Chúa Jêsus được chép trong GiGa 8:58, tại đó Ngài đã đồng nhất mình với Đức Giêhôva, là Đức Chúa Trời của dân Ysơraên và đã bày tỏ bản tánh đời đời và sự hiệp một của Ngài với Cha Ngài. Lời tuyên bố ấy làm vang vọng lời xưng nhận đầu tiên "TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU" của Đức Giêhôva khi phán cùng Môise (XuXh 3:13-15).Thậm chí vào lúc bị bắt, mối quan tâm của Chúa Jêsus vẫn không phải là cho chính Ngài mà là cho các môn đồ của Ngài. Ngài vừa xin Cha gìn giữ các môn đồ của Ngài khỏi bị mất trong suốt mối liên hệ huynh đệ trên đất của Ngài với họ (1712). Bây giờ Ngài lại thấy cần phải can thiệp một lần nữa để bảo đảm cho sự tự do của họ (GiGa 18:8-9). Sự can thiệp nầy làm ứng nghiệm điều Chúa Jêsus đã nói trong lời cầu nguyện về việc gìn giữ các môn đồ của Ngài.Khi Phierơ bày tỏ lòng sốt sắng của ông đối với Thầy mình bằng việc chém đứt tai người đầy tớ, Chúa Jêsus đã quở trách ông, và theo Luca, Ngài đã chữa lành tức khắc cho người đầy tớ (LuLc 22:51). Chúa Jêsus biết rõ rằng chính chương trình của Cha Ngài dành cho Ngài là Ngài phải "uống chén" mà Cha đã trao cho Ngài.Tenney mô tả sự đầu phục của Chúa Jêsus là sự đầu phục có ý thức, tự nguyện, chịu thay, và yêu thương. Từ chịu thay là một từ quan trọng trong thần học Cơ Đốc. Thông thường, nó có nghĩa là "được thực hiện hoặc chịu

Page 255: Phuc am giang

đựng bởi một người thay cho một người khác hoặc vì lợi ích hay thuận lợi của người khác". Bởi sự tự nguyện phó mình trong vườn Ghếtsêmanê, Chúa Jêsus đã nộp mình thay cho các môn đồ và khiến họ có thể trốn thoát. Một thời gian ngắn sau đó, Ngài, Con vô tội của Đức Chúa Trời, đã dâng chính mình như một của lễ chuộc tội cho loài người. Bởi sự chết tình nguyện của Ngài, Ngài đã chuộc tội cho cả thế gian, những lời của Phaolô trong RoRm 5:6-8 giải thích ý nghĩa trọn vẹn của từ chịu thay khi nói về Chúa Cứu Thế.Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa, dễ thường cũng có kẻ chịu chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.3. Đọc lời bình của Tenney về sự phản bội Chúa; sau đó hãy ghép cặp mỗi phương diện trong sự phó mình của Chúa Jêsus được Tenney nhấn mạnh với từng lời mô tả hoặc câu Kinh thánh minh họa cho phương diện đó ...a "Đức Chúa Jêsus biết mọi điều sẽ xảy đến cho mình, bèn bước tới mà hỏi rằng "Các ngươi tìm ai?"....b Đức Chúa Jêsus đã làm sáng tỏ bản chất của sự chuộc tội bằng cách phó chính mình cho toán người ấy, thế chỗ của các môn đồ Ngài....c "Sau khi đã cầu nguyện xong, Chúa Jêsus đi với môn đồ mình sang bên kia Khe Xếtrôn" "Đức Chúa Jêsus truyền cho Phierơ rằng:...d Hãy nạp gươm ngươi vào vỏ! Ta há chẳng uống chén mà Cha đã ban cho ta uống sao?...e Suốt hai tiếng đồng hồ giữa khoảng thời gian Giuđa rời khỏi Phòng Cao cho đến lúc Chúa bị bắt tại vườn Ghếtsêmanê, Chúa Jêsus đã có thể rời Giêrusalem để ẩn mình khỏi toán người ấy và tránh bị bắt....f "Ta đã nói với các ngươi rằng chính ta đây" vậy nếu các ngươi tìm bắt ta thì hãy để cho những kẻ nầy đi"4. Hãy điền vào chỗ trống trước mỗi lời mô tả sau đây chỉ P nếu nó mô tả cách tiếp cận của Phierơ với Chúa Jêsus chữ G nếu nó mô tả cách tiếp cận của Giuđa với Chúa Jêsus...a Lén lút hay giấu diếm, không cởi mở...b Thận trọng...c Nóng nảy, bốc đồng...d Trung thành tận đáy lòng...e Lãnh đạm, không quan tâm...f Niềm tin chưa trọn vẹn nhưng thực lòng5. Vì lý do gì mà Chúa Jêsus quở trách Phierơ lúc ở trong vườn Ôlive ......................

Page 256: Phuc am giang

...........................................................................................................................

.................

CUỘC XÉT XỬ TRƯỚC MẶT ANNE Tenney 256-258; GiGa 18:12-14, 19-24Vụ xét xử đầu tiên của Chúa Jêsus thường được gọi là cuộc xét xử tôn giáo bởi vì nó diễn ra trước giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái. Sau khi những kẻ bắt Chúa Jêsus đã trói Ngài, họ đưa Ngài đến gặp Anne, là người trước đó làm thầy tế lễ thượng phẩm, ông đã bị người tiền nhiệm Philát, là Valerius Gratus, truất phế khỏi chức vụ nầy. Điều nầy cho thấy rằng, dầu ông không còn là thầy tế lễ thượng phẩm chính thức, Anne vẫn còn ảnh hưởng lớn với tư cách thầy tế lễ thượng phẩm danh dự. Như Tenney cho thấy, năm người con trai của Anne đã lần lượt nối tiếp ông giữ chức vụ nầy cách khoảng nhau, và người hiện làm thầy tế lễ đương niên, Cai Phe, là con rể ông.6. Tenney trình bày một số những khả năng để giải thích điều có vẻ như xung đột giữa lời ký thuật của Mathiơ và của Giăng liên quan đến vụ xét xử trước mặt Anne và cuộc xét xử trước mặt Caiphe. Điều nào sau đây dường như giải quyết thích đáng nhất vấn đề đó?a) Thay đổi câu Kinh thánh trong GiGa 18:24 ra thì quá khứb) Cho rằng có hai vụ xét xử và cả hai đều đã xảy ra trong cùng một dinh thự nhưng ở hai phòng khác nhau.c) Coi như toàn bộ vụ xét xử đã thực sự xảy ra trước mặt Caiphe và không có vụ xử nào ở trước mặt Anne cả.d) Coi như toàn bộ vụ xét xử đã thực sự diễn ra trước mặt Anne và không có vụ xét xử nào trước mặt Caiphe cả.Theo phần ký thuật của sứ đồ Giăng thì dường như vụ thẩm vấn ở trước mặt Anne đã diễn ra vào buổi tối, ngay sau khi Chúa Jêsus bị bắt. Rõ ràng một cuộc thẩm vấn khác trước mặt Caiphe và tòa công luận đã diễn ra vào buổi sáng tiếp theo đó để củng cố những lời buộc tội nghịch cùng Chúa Jêsus được đưa ra trước mặt Anne (câu 28)Người Do Thái đã bí mật âm mưu nghịch cùng Chúa Jêsus, song họ không thể tố cáo Ngài về những hành động chống lại họ. Để trả lời cho câu hỏi của thầy tế lễ thượng phẩm về sự giảng dạy của Ngài. Chúa Jêsus đáp :"Ta từng nói rõ ràng cùng thiên hạ, ta thường dạy dỗ trong nhà hội và đền thờ...chớ ta chẳng từng nói kín dấu điều gì" (câu 20). Câu trả lời của Ngài đã khiến một quan chức vả vào mặt Ngài. Kế đó Đức Chúa Jêsus yêu cầu chuyển vụ việc của Ngài cho một hình thức hợp pháp đúng nghĩa (câu 23)Theo luật pháp Do Thái, việc Chúa Jêsus bị chất vấn bởi thầy tế lễ cả hoặc bị một quan chức đánh vào mặt là điều bất hợp pháp. Một người bị buộc tội không thể bị yêu cầu để làm chứng nghịch cùng chính mình. Một vụ việc

Page 257: Phuc am giang

phải được chứng minh bởi những lời chứng mà những kẻ tố cáo đưa ra. Người bị cáo tội không có trách nhiệm chứng minh cho sự vô tội của chính mình.7. Tenney cho thấy trong việc chất vấn Chúa Jêsus trước mặt thầy tế lễ thượng phẩm, họ chú trọng vào những quan điểm khác nhau mà Chúa Jêsus trình bày. Hãy trả lời các câu hỏi có liên quan đến điều đó bên dưới đây.a. Điều gì đã khiến Chúa Jêsus tuyên bố Ngài không hề nói điều gì cách kín dấu?.......................................................................................................................................... b. Vì sao Chúa Jêsus đáp :"nếu ta nói quấy, hãy chỉ chỗ quấy cho ta xem?............................................................................................................................................ c. Dựa vào sự nhấn mạnh của Giăng, Tenney đưa ra lời kết luận gì về vụ xử Chúa Jêsus? ................................................................................................................................. .........................................................................................................................................PHIERƠ CHỐI CHÚA Tenney 258; GiGa 18:15-18, 25, 26Giăng xen lẫn lời ký thuật việc Phierơ chối Chúa với lời ký thuật việc thẩm vấn Chúa Jêsus trước mặt Anne. Từ đầu buổi chiều hôm đó Chúa Jêsus đã báo trước những hành động của Phierơ (13:38). Việc Phierơ đi theo Chúa Jêsus khi Ngài bị bắt một khoảng xa xa (Mat Mt 26:58) dường như là do sự tò mò của ông chứ không phải sự can đảm đã khiến ông làm điều đó.Một số các học giả cho rằng "môn đồ đó" là người theo sau Chúa Jêsus, có lẽ chính là sứ đồ Giăng, mặc dầu không có bằng chứng gì rõ ràng về điều đó được chép trong Kinh thánh. Chúng ta thật sự biết rằng vị "môn đồ đó" có mối quen biết nào đó với thầy tế lễ cả và được người tôi tớ thầy tế lễ cả nhận biết. Điều đó đã khiến ông được vào trường án và cũng khiến Phierơ được phép vào theo.Sự thất bại đến ba lần của Phierơ để bênh vực cho Cứu Chúa trong giờ quyết định ấy hẳn phải là một kinh nghiệm sỉ nhục và là một bài học thuộc linh cho con người nầy là người về sau đã trở thành một vị lãnh đạo của Hội Thánh đầu tiên. Tất cả bốn sách Phúc âm đều ký thuật việc Phierơ chối Chúa, và các sách Cộng quan cũng đã ký thuật tỉ mỉ sự ăn năn của Phierơ (Mat Mt 26:75; Mac Mc 14:27; LuLc 22:62) 8. Thật thú vị khi đối chiếu lời tuyên bố mạnh mẽ của Chúa Jêsus về chân tính của Ngài (GiGa 18:4-8) với lời chối Chúa hèn nhát của Phierơ (18:17,

Page 258: Phuc am giang

25, 27)a. Chúa Jêsus xác nhận Ngài là ai bằng những lời lẽ nào?...................................................................................................................................................................................... b. Phierơ chối mình là ai bằng những lời lẽ nào? ...................................................................................................................................................................................................... 9. Hãy đối chiếu tính cách của Phierơ khi ông ở trước mặt Chúa Jêsus với tính cách của ông khi đã phân rẽ khỏi Thầy mình trong sân thầy tế lễ cả........................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... CUỘC XÉT XỬ TRƯỚC MẶT PHILÁT Tenney 258-264; GiGa 18:28-19:16Hoàng đế Lamã Tibêriút đã bổ nhiệm Philát làm tổng trấn cai quản các địa phận thuộc quyền Lamã gồm Giuđê, Samari, và Yđumê vào năm 26 sau Công Nguyên. Ông đã giữ chức vị quân sự và hành chính nầy trong mười năm. Nhiệm vụ của ông gồm việc chỉ định thầy tế lễ thượng phẩm của người Do Thái và kiểm soát các kho quỹ của đền thờ Do Thái. Ông biết cai quản những người Do Thái hay phản loạn là một công tác chẳng dễ dàng gì vì cớ những phong tục và tập quán tôn giáo riêng biệt của họ. Tân ước mô tả Philát như một người biết Chúa Jêsus vô tội nhưng đã chịu thua trước áp lực của người Do Thái và kết án chết cho Ngài. Các nhà viết sử mô tả Philát như một con người thô bạo và thiếu khôn khéo. Tuy nhiên, ngoài lời ký thuật của Kinh thánh chúng ta ít hiểu biết gì về cuộc đời và công việc của ông ta. Một sử gia vào thế kỷ thứ tư tên là Eusebius ghi chép một lời tường thuật cho biết Philát đã tự vận (Alexander 1973, 510)Đầu đề của Tenney, "Cuộc phỏng vấn với Philát", là phần mô tả tính cách và thủ tục của cuộc xét xử dân sự nầy. Nghiên cứu kỹ những lời lẽ và hành động của Philát cũng như những lời của Chúa Jêsus chúng ta sẽ đồng ý với lời phân tích của Tenney cho rằng đó là "cuộc thẩm vấn của Philát ở trước mặt Chúa Cứu Thế thay vì Chúa Cứu Thế ở trước mặt Philát" (259)Cung điện Praetoruim hay trường án là nơi cuộc xét xử diễn ra, là tổng hành dinh tạm thời của Philát ở tại Giêrusalem. Những người Do Thái đã đưa Chúa Jêsus đến ngoài sảnh điện để cho khỏi bị ô uế bởi việc vào nhà một

Page 259: Phuc am giang

người ngoại bang. Brown giải thích rằng "họ sợ sự không tinh sạch theo nghi thức sẽ khiến họ không được ăn thịt chiên con của Lễ Vượt Qua nhưng vô tình họ đang đưa Ngài đến chỗ chết, Chúa Jêsus chính là Chiên Con của Đức Chúa Trời và vì vậy họ đang thi hành Lễ Vượt Qua đích thực (1970, 866)". Bruce cũng giải thích về nỗi lo sợ bị ô uế nầy như sau:Tất nhiên, có sự mỉa mai mang tính đặc trưng của sứ đồ Giăng trong việc ám chỉ đến sự thận trọng chi tiết của các thầy tế lễ cả về vấn đề ô uế theo nghi lễ nầy, là những người lúc nào họ cũng tự gây cho mình sự ô uế còn lớn lao hơn về mặt đạo đức không thể sánh nỗi bởi việc đã tố cáo những điều chống nghịch Chúa Jêsus (1983, 349)Bởi vì dân Do Thái đứng bên ngoài trường án, nên Philát cứ phải đi lại nhiều lần từ phòng xử ở bên trong nơi ông đang thẩm vấn Chúa Jêsus, sang bên ngoài tòa để hỏi ý kiến những kẻ tố cáo Ngài. Theo như Tenney cho thấy, có một số phần của cuộc phỏng vấn được chép trong các sách Cộng quan bị Giăng bỏ bớt. Ông tập trung vào sự tương phản giữa nhân cách của Chúa Jêsus và Philát. Nói cách ngắn gọn, chúng ta sẽ tóm tắt lời Tenney mô tả Philát. Bảo đảm phải đọc điều ông nói về mỗi đặc tính1. Philát đã miễn cưỡng dự phần vào vụ tố tụng nầy (259)2. Ông không sẵn sàng để quyết định Chúa Jêsus có tội hay vô tội (260)3. Ông rất bối rối khó chịu, điều đó được bày tỏ qua bốn lần phải đi lại giữa bên trong trường án và bên ngoài sân (260)4. Sự chuyển động về thuộc thể của ông để lộ sự xung đột bên trong của ông cũng như sự dao động hoặc sự không chắc của ông về điều phải làm (260)5. Thái độ sẵn sàng nghe Chúa Jêsus nói của ông ta đã đổi sang sự giận dữ trước những lời đáp của Ngài và sau đó chuyển sang sự tò mò (260-262).6. Thái độ của ông càng xấu đi khi ông chọn thỏa hiệp và lùi bước về mặt đạo lý để phục vụ cho những mối lợi ích kỷ của chính mình (263-264).7. Việc ông miễn cưỡng làm theo lẽ thật cuối cùng đã dọn đường cho sự do dự, sợ hãi, ngạo mạn và cay đắng (264).Khi bạn đọc lời ký thuật của Giăng về vụ xét xử, hãy để ý dân Do Thái đã đưa ra một câu trả lời lảng tránh trước câu hỏi thứ nhất của Philát liên quan đến việc họ tố cáo Chúa Jêsus. Họ biết những lý luận đặt cơ sở trên tôn giáo dường như không quan trọng đối với viên quản lý chính trị Lamã nầy. Song họ đã nhất quyết rằng Chúa Jêsus phải lãnh án tử hình, và họ cần Philát để công bố bản án đó. Luật pháp Lamã không cho phép họ thi hành án tử hình.Chúa Jêsus đã nói trước về cách Ngài chịu chết rồi: Ngài phải bị treo lên (3:14; 12:32-34). Nếu như tòa công luận được ban cho thẩm quyền để hành hình Chúa Jêsus, thì dân Giuđa đã ném đá Ngài theo luật pháp Do Thái rồi. Vào hai lần trước đó họ đã hăm dọa ném đá Ngài (8:59; 10:31-33). Tuy nhiên, phương cách hành hình của người Lamã là đóng đinh, và điều nầy đã

Page 260: Phuc am giang

làm ứng nghiệm lời tiên tri của Chúa Jêsus. Bản Kinh thánh Khảo Cứu NIV giải thích thêm rằngCách cư xử của người Do Thái là ném đá, nhưng Chúa Jêsus lại chết bằng cách chịu đóng đinh, nhờ đó Ngài gánh lấy sự rủa sả (xem PhuDnl 21:22-23)...Người Lamã, chứ không phải người Do Thái, đã giết Ngài. Đức Chúa Trời đã tể trị toàn bộ tiến trình 1985, 1633)10. Philát đã nhiều lần cố tha Chúa Jêsus. Tenney liệt kê những điều đó trong phần đầu ở trang 260. Bạn hãy đọc bảng liệt kê của Tenney và đối chiếu nó với các đoạn Kinh thánh ông trích dẫn. Sau đó hãy điền vào biểu đồ sau đây để giải thích mỗi một nỗ lực của ông và cách những người Do Thái đã đáp trả trước mỗi nỗ lực.Đoạn Kinh thánh a. GiGa 18:38-39........................................................................................................... ..................................................................................................................................... b. 19:1-6..................................................................................................................... .....................................................................................................................................c. 19:12.................................................................................................................... .....................................................................................................................................d. 19:13-15................................................................................................................. ..................................................................................................................................... Nỗ lực của Philát Phản ứng của dân Do Thái

11. Câu Kinh thánh nào cho thấy Philát cuối cùng đã kết án tử hình Chúa Jêsus?........................................................................................................................................... Chiếc mão gai theo truyền khẩu, được xem như một dụng cụ để hành hạ, được bện sao cho những chiếc gai nhọn đâm vào đầu người đội. Những nghiên cứu mới đây của các học giả cho rằng mão gai có lẽ chỉ là một thứ dùng để nhạo báng tượng trưng cho vương quyền và thần tính. Theo lý luận đó, chiếc mão nầy đã được bện thành hình một vương miện với những chiếc

Page 261: Phuc am giang

gai chỉa lên trên hay xuất phát từ cái đầu giống như những tia sáng tỏa ra từ mặt trời. Rõ ràng là mão miện, áo choàng màu đỏ điều và vương trượng đã được những tên lính Lamã dùng để nhạo báng Chúa Jêsus. Sự nhạo báng của họ lại càng gia tăng thêm nữa bởi câu chào của họ "Lạy Vua dân Giuđa" kèm theo những cái vả vào mặt Ngài (GiGa 19:2-3). Lời trình bày của Philát "Kìa xem người nầy!" (19:5) được dịch từ bản Latinh Ecce homo là một danh hiệu chỉ một bức vẽ xuất sắc của cảnh tượng đó. Trong Hy văn thành ngữ nầy hàm ý sự thương hại và sự khinh bỉ đến một mức độ muốn nói rằng "Kìa, xem anh chàng tội nghiệp!"Lời buộc tội thứ nhất mà dân Do Thái đệ trình lên Philát về Chúa Jêsus đó là Ngài đã tự xưng là vua của dân Do Thái. Sau đó là lời buộc tội về sự phạm thượng :"...hắn tự xưng là Con Đức Chúa Trời" (19:7). Theo luật Do Thái, tội phạm thượng là tội phải lãnh án tử hình (Xem LeLv 24:16) và đó là điều dân Do Thái đã yêu cầu.Lời họ buộc tội Chúa Jêsus phạm thượng khiến Philát tràn ngập nỗi sợ hãi mê tín và khiến ông phải hỏi Chúa một lần nữa về nguồn gốc của Ngài. Khi Chúa Jêsus từ chối trả lời, Philát cảnh cáo Ngài rằng ông ta có quyền trên tính mạng của Ngài. Chúa Jêsus nhắc nhở cho nhà cai trị Lammã nầy biết rằng bất cứ thẩm quyền gì ông có được cũng đều do từ trên ban cho ông (xem RoRm 13:1). Nếu một người cai trị lạm dụng uy quyền của mình, sự lạm dụng đó là phạm tội; nhưng ở đây có một tội lỗi còn lớn hơn nữa, do kẻ đã giao Ngài cho Philát vi phạm (GiGa 19:11). Lời đó có lẽ ám chỉ thầy tế lễ thượng phẩm Cai Phe, hoặc Giuđa Íchcariốt, hoặc toàn thể dân Do Thái như một tổng thể. Bởi vì đại từ trong nguyên ngữ chỉ số ít giống đực, và Giuđa chỉ dính líu vào một cách gián tiếp, nên lời ám chỉ đó có thể dành cho thầy tế lễ thượng phẩm. Nỗ lực cuối cùng của Philát nhằm tha Chúa Jêsus đã bị dân Do Thái hăm dọa bằng lý lẽ mạnh mẽ nhất của họ trong phạm vi có liên quan đến một người cai trị. Họ có ý bảo rằng Philát có thể bị kết tội bất trung với hoàng đế. (câu 12) trước áp lực kiểu đó Philát đầu hàng một cách yếu ớt và giao Chúa Jêsus cho đám đông. Lời khẳng định giả dối của họ "Chúng tôi không có vua nào khác, chỉ Sêsa mà thôi (c.15) hẳn đã làm hài lòng Philát. Ông thường phải khó khăn lắm mới giữ cho dân tộc phản loạn nầy chịu phục Lamã. Cuối cùng sự yếu đuối của ông về mặt đạo lý và nỗi lo sợ cho địa vị của ông đã khiến ông đầu hàng để hành hình con người mà ông biết là vô tội.12. Dựa vào lời bình của Tenney về cuộc xét xử trước mặt Philát và lời chú thích có liên hệ của chúng ta, hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước mỗi câu ĐÚNGa. Cuộc phỏng vấn với Philát đã diễn ra vào buổi sáng sớmb. Chúa Jêsus được giải đến trước mặt Philát theo lời buộc tội của tòa Công

Page 262: Phuc am giang

Luậnc. Khi Philát hỏi các thầy tế lễ họ tố cáo Chúa Jêsus điều gì, họ đã giải thích tỉ mỉ điều sai trái mà Ngài đã làm.d. Lời ký thuật trong Phúc âm Giăng về vụ xét xử nầy cho thấy người Do Thái thật sự muốn tự họ thi hành sự trừng phạt bằng cách ném đá Ngài.e. Việc Philát sai đánh đòn Chúa Jêsus cho thấy ông rất sẵn lòng để làm bất cứ điều gì tòa Công luận yêu cầu.f. Sự đi lại của Philát từ bên trong trường án ra sân ngoài cho thấy sự dao động và lưỡng lự của ông để hành động trong trường hợp của Chúa Jêsus.g. Những lời Chúa Jêsus phán với Philát cho thấy vấn đề thật sự nguy hiểm chính là thái độ của Philát đối với lẽ thật.h. Suốt phiên xử, Philát không hề nghi ngờ sự vô tội của Chúa Jêsus.i. Quyết định của Philát để Chúa Jêsus chịu đóng đinh đặt cơ sở trên những bằng cớ được trình bày ra cho ông.f. Philát bị giằng co giữa lòng tin chắc của ông cho rằng Chúa Jêsus vô tội và nỗi lo sợ bị xem là bất trung với Sêsa.k. Nếu như Philát được an toàn trong địa vị của mình với tư cách một nhà cai trị Lamã, thì ông đã không để Chúa Jêsus bị đóng đinh.13. Hãy viết câu trả lời gồm một câu mà thôi cho mỗi câu hỏi sau đây:a. Hãy mô tả mối quan hệ giữa Philát, thống đốc Lamã, với tòa công luận......................................................................................................................................... b. Ai là người chịu trách nhiệm và người ta có mục đích gì khi mặc cho Chúa áo choàng màu đỏ điều và đội mão miện bằng gai cho Ngài?............................................................................................................................................ c. Vì sao việc những nhà lãnh đạo Do Thái ở lại ngoài sân dinh thự Philát cho khỏi bị ô uế lại là một điều mỉa mai?......................................................................................................................................... d. Quyền tối thượng của Đức Chúa Trời được tỏ rõ thế nào trong vụ xét xử nầy?..........................................................................................................................................

CHÚA JESUS BỊ ĐÓNG ĐINH Tenney 264-270; 19:17-37Vậy bọn lính bắt Ngài và dẫn đi. Đức Chúa Jêsus vác thập tự giá mình, đi đến ngoài thành, tại nơi gọi là cái sọ, tiếng Hêbơrơ gọi là Gôgôtha. Ấy đó là chỗ họ đóng đinh Ngài lại có hai người khác với Ngài, mỗi bên một người,

Page 263: Phuc am giang

còn Đức Chúa Jêsus ở chính giữa (GiGa 19:16-18)Bằng những lời ngắn ngủi đó, Giăng mô tả cuộc hành trình từ trường án Philát đến nơi Chúa chịu đóng đinh: gọi là Gôgôtha theo tiếng Aram. Từ tương ứng của nó theo Hyvăn trong bản dịch Vulgate là calvaria, có nghĩa là cái sọ. Từ đó chúng ta có từ tương tự là Calvary.Giăng đưa ra rất ít thông tin về bản thân vụ hành hình này, dầu sách phúc âm của ông là sách duy nhất cho chúng ta biết bàn tay Chúa đã bị đóng đinh vào cây gỗ (20:25-27). Có lẽ ký ức của Giăng về sự việc đó vẫn còn quá đau đớn để tường thuật tỉ mỉ các chi tiết. Lời ký thuật trong các sách Phúc âm Cộng quan cho chúng ta biết thêm về sự kiện kinh khủng nầy. Bảo đảm phải so sánh những chi tiết đó với lời mô tả của Giăng. Tenney xem lời mô tả có chọn lọc của Giăng là một quyết định có mục đích để nhấn mạnh và kết luận cho đề tài chính của lời ký thuật trong sách Phúc âm của ông lòng tin đối nghịch với lòng vô tín (265). Tenney cũng liệt kê sáu phần của câu chuyện mà đưa vào trong lời ký thuật của ông (265). 14. Câu nào sau đây KHÔNG phải là lý do Tenney đưa ra để giải thích cho sự liên hệ hết sức vắn tắt của Giăng đến bản thân cuộc hành hình đóng đinh?a) Dường như ông không thấy giá trị trong việc nhấn mạnh đến nỗi đau đớn thuộc thể.b) Những người trong thời của Giăng hẳn đã quen thuộc với các phương cách thường được dùng để đóng đinh các tội phạm và chẳng cần phải giải thích nữa.c) Giăng không tận mắt chứng kiến sự việc Chúa chịu đóng đinh.d) Một lời mô tả quá tỉ mỉ biến cố ấy là quá khủng khiếp để suy nghĩ đến.Hãy lưu ý danh hiệu được Phi lát cho gắn lên cây thập tự được viết bằng ba ngôn ngữ chính của vùng Giu đê, để cho ai đi ngang qua cũng có thể đọc được lời buộc tội Chúa Jêsus. Tiếng Aram (Hêbơrơ) là ngôn ngữ của người Do thái sống ở vùng Paléttin; tiếng Latinh là ngôn ngữ chính của Đế quốc La mã; còn Hy lạp là ngôn ngữ chính của Đế quốc La mã; còn Hy lạp là ngôn ngữ thương mại và văn hóa. Do đó, mọi người đến Giêrusalem dự lễ Vượt qua, cả Giuđa lẫn những người quy đạo đều có thể đọc được những lời ấy (c.20).15. Vì sao những người Giuđa phản đối lời lẽ ghi trên tấm bảng "JESUS NGƯỜI NAXARÉT, LÀ VUA DÂN GIU ĐA" ? ......................................................................................................................................................................................................................16. Theo Tenney, ý nghĩa gồm hai phần của danh hiệu được viết trên thập tự giá là gì? ...........................................................................................................................

Page 264: Phuc am giang

..............

...........................................................................................................................

................Lời mô tả của Giăng về cảnh trạng ở tại thập tự giá bày tỏ rằng một số lời tiên tri về Đấng Mêsia đã được ứng nghiệm tại đó. Khung 13.1 nhận diện các lời tiên tri ấy. Bạn cũng hãy đọc EsIs 53:1-12. Lời mô tả của Êsai về Người tôi tớ chịu khổ là một lời tiên tri cảm động đã được ứng nghiệm trong sự thương khó và sự chết của Chúa Cứu Thế Jêsus. Lời ký thuật của các sách Cộng quan cũng cho thấy các lời tiên tri khác về Đấng Mêsia, tức là Chúa Jesus, đã được ứng nghiệm.SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA LỜI TIÊN TRI VỀ ĐẤNG MÊSIA LÚC CHÚA JÊSUS CHỊU ĐÓNG ĐINH Được Mặc Khải Trong Phúc Âm Giăng .

Bốn tên lính đã đóng đinh Chúa Giêxu nhận áo xống Ngài để đổi lấy công việc tàn bạo của chúng. Chỉ một mình Giăng thuật lại việc bắt thăm áo trong không có đường may hay áo dài của Ngài, và sự việc đó đã làm ứng nghiệm lời Kinh thánh.Sự tàn bạo dã man của những tên lính tương phản gay gắt với nỗi đau buồn của những người đờn bà đứng bên thập tự và lòng quan tâm yêu thương của Chúa Jesus dành cho mẹ Ngài (GiGa 19:25-27). Vị môn đồ được Chúa giao trách nhiệm chăm nom Mẹ Ngài là vị môn đồ "mà Chúa Jesus yêu" (c. 26). Như chúng ta đã thấy đây rõ ràng phải là cách Giăng ám chỉ đến chính mình trong sách Phúc âm của ông. Dường như ông là người môn đồ duy nhất đã có mặt nơi Ngài chịu đóng đinh.Lần thứ hai trong đoạn này, Giăng nhắc đến sự ứng nghiệm của Lời Kinh thánh - có lẽ trong Thi thiên 69: 21 qua lời kêu lên của Chúa Jesus "Ta khát" (c.28). Rồi ông ký thuật lời sau cùng của Chúa Jesus "Mọi sự đã được trọn" (c.30). Đây là một tiếng hô của sự chiến thắng; Chúa Jesus đã hoàn thành công việc Cha giao cho Ngài làm.17. Đọc lời bình của Tenney về 19:25-30, là phần bao gồm tất cả những lời Chúa Jesus đã phán từ thập tự (266-268). Sau đó ghép cặp mỗi lời phán của Chúa Jêsus với lời giải thích những gì lời ấy bày tỏ về mối liên hệ của Chúa Jêsus với công việc của Ngài ...a Điều nầy cho thấy Chúa Jêsus đã dự phần sâu đậm vào đau khổ của con người...b Lời nầy đánh dấu sự hoàn thành trọn vẹn; đó là tiếng kêu của người đắc thắng...c Điều nầy cho thấy Chúa Jêsus đã hoàn thành tất cả những bổn phận làm người của Ngài

Page 265: Phuc am giang

Hãy lưu ý trong 19:35 để thấy tác giả, một người tận mắt chứng kiến việc đóng đinh Chúa Jêsus, đưa ra một tuyên bố về tính xác thực và mục đích lời ký thuật của ông. Hãy so sánh mục đích của Giăng ở đây với mục đích chính của ông khi viết Phúc âm Giăng như đã được chép trong 20:30-31. Cùng một câu nói đã được tìm thấy ở cả hai chỗ "hầu cho các ngươi tin".Như Tenney cho thấy, có hai điều xảy ra mà Giăng đã ký thuật để cung cấp bằng chứng chắc chắn về sự chết của Chúa Jêsus: Các tên lính không đánh gãy ống chân Ngài, và khi một tên trong bọn họ lấy giáo đâm vào sườn Ngài, thì nước và huyết đã chảy ra. Giăng giải thích đến lần thứ ba rằng những chi tiết về sự chết của Chúa Jêsus làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Mêsia trong Kinh thánh.Sự kiện không một cái xương nào của Chúa Chúa Jêsus bị gãy có ý nghĩa về cả hai mặt. Thứ nhất, điều đó làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Thi Tv 34:20. Thứ hai, nó khẳng định rằng Chúa Chúa Jêsus đã làm ứng nghiệm mọi chi tiết lời tiên tri về Chiên Con của Lễ Vượt Qua. Ngài chính là Chiên Con của Đức Chúa Trời (GiGa 1:29). Ngài là Chiên Con không tì vít của Lễ Vượt Qua (ICo1Cr 5:7), để làm sinh tế vào Lễ Vượt Qua đặng cất tội lỗi của thế gian đi. Lời truyền dặn của Đức Chúa Trời về chiên con của Lễ Vượt Qua được chép trong XuXh 12:46 "đừng làm gãy một cái xương nào".Giăng cũng trích dẫn lời tiên tri được chép trong XaDr 12:10: "Chúng sẽ nhìn xem ta, là Đấng chúng nó đã đâm" (GiGa 19:37). Tay và chân Chúa Chúa Jêsus đều bị đâm bởi đinh, hông Ngài bị đâm bởi một mũi giáo. Mặc dầu những tên lính La mã đã thực sự đâm Ngài và đóng đinh Ngài, song chính những "dân cư thành Giêrusalem" được nhắc tên trong XaDr 12:10 mới là những kẻ đã kết án và đóng đinh Ngài.Chúng ta thấy trong lời ký thuật về sự đóng đinh Chúa, bốn lần Giăng nhắc đến sự ứng nghiệm của lời tiên tri về Đấng Mêsia. Bằng cách đó, ông nhấn mạnh rằng, Chúa Chúa Jêsus chính là Đấng Được Hứa Ban, dầu những người Do Thái không tin đã chối bỏ Ngài. Tenney kết thúc lời bình của ông về sự đóng đinh Chúa với một ý tưởng đó là thập tự giá đã thành một đường vạch phân chia giữa lòng tin với lòng vô tín (269-270).18.Hãy ghép cặp mỗi thành phần đại diện cho sự vô tín (phải) với loại vô tín mà thành phần này đã bày tỏ vào thời điểm Chúa bị đóng đinh (trái)a Lòng vô tín hiểm độcb Lòng vô tín ích kỷc Lòng vô tín dửng dưng

19. Thành phần nào sau đây đại diện cho những người sẽ tin Chúa nếu như họ không phải hy sinh danh tiếng hoặc thuận lợi của cá nhân mình?a) Những người đàn bà và vị môn đồ không nêu tên.

Page 266: Phuc am giang

b) Các thầy tế lễ cả và dân Giuđac) Bọn línhd) Philát20. Ghép cặp mỗi lời tiên tri trong Cựu ước với sự ứng nghiệm của lời ấy vào lúc Chúa bị đóng đinh ...a Các tên lính chia nhau áo xống Ngài và bắt thăm áo dài Ngài...b Chúa phán "Ta khát"...c Tay và sườn Ngài đều bị đâm

VIỆC CHÔN CHÚA Tenney 270-272;GiGa 19:38-42Thật lạ lùng những môn đồ của Chúa Chúa Jêsus đã công khai theo Ngài thì lại bỏ chạy lúc Ngài bị bắt, trong khi hai môn đồ kín dấu lại xuất hiện cách công khai sau khi Chúa Chúa Jêsus đã chết và xin phép được chôn cất xác Ngài. Hai người đó là Giôsép người Arimathê và Nicôđem. Hành động của họ là một sự công khai xác nhận sự gắn bó của họ với Ngài là điều dường như cho thấy sự tiến bộ trong niềm tin của họ, Morris nhận định: "Bây giờ, khi họ chẳng còn gì nữa để giành được bởi khẳng định sự liên kết của mình với Ngài, họ đã bước đến chỗ công khai (1971, 826). Khung 13.3 tóm tắt điều chúng ta biết được từ Kinh Thánh về Giôsép người Arimathê và NicôđemHAI MÔN ĐỒ KÍN GIẤU Giôsép người Arimathê 1. Ông là một người giàu có (Mat Mt 27:57)2. Ông là một thành viên của tòa Công Luận (LuLc 23:50)3. Ông không đồng ý với âm mưu nghịch cùng Chúa Chúa Jêsus (23:51)4. Ông đã đặt xác Chúa Chúa Jêsus vào huyệt mới của mình (Mat Mt 27:60)Ni Cô Đem 1. Ông là một người Pharisi và là thành viên của tòa công luận (GiGa 3:1)2. Ông đã đến cùng Chúa vào ban đêm để đàm luận với Ngài (3:1-36)3. Ông đã bênh vực Chúa Chúa Jêsus trước tòa Công Luận (7:50-51)4. Ông đã cung cấp một số lượng lớn các hương liệu quý cho việc tẩm liệm xác Chúa Chúa Jêsus (19:39)Chúng ta kết thúc bài học nầy với một thí dụ khác nữa về lời tiên tri có liên quan đến Đấng Mêsia được ứng nghiệm Êsai đã nói tiên tri rằng "Người ta đã định mồ người với những kẻ dữ, nhưng khi chết người được chôn với kẻ giàu" (EsIs 53:9). Mat Mt 27:38 cho chúng ta biết thay vì bị chôn chung với kẻ gian ác như điều những kẻ thù Ngài mong muốn, Ngài lại được chôn trong mộ địa của một người giàu. Bản Kinh thánh khảo cứu NIV cho chúng ta một lời giải thích đầy đủ hơn về ý nghĩa của EsIs 53:9

Page 267: Phuc am giang

Cách chết của Ngài cho thấy trong chừng mực có liên quan đến những kẻ kết án Ngài, Ngài phải bị chôn chung với các tử tội... phép so sánh (kẻ ác, kẻ giàu) tỏ rõ rằng Êsai ở đây đã kết hợp kẻ ác với kẻ giàu, như nhiều tác giả Cựu ước cũng vậy - bởi vì họ thu được của cải mình bằng những phương cách gian ác hoặc họ đã cậy vào của cải mình hơn là tin cậy Đức Chúa Trời... Theo các sách Phúc âm, người giàu Giôsép ở Arimathê đã dâng cho Chúa một sự chôn cất vinh dự bằng cách đặt xác Ngài vào chính huyệt mộ của mình. Nhưng hành động nầy chắc chắn do lòng yêu thương xuất phát từ sự nhận biết rằng ông đã được Chúa tha thứ nhiều. Như vậy sự ứng nghiệm không những ăn khớp mà còn vượt quá lời tiên tri (1985, 1095)21. Hãy đọc những lời chú thích của Tenney về sự chôn Chúa Chúa Jêsus, rồi khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu nào ĐÚNG.a Những hành động của Nicôđem và Giôsép người Arimathê cung cấp bằng chứng cho thấy lòng tin của họ đặt nơi Chúa Chúa Jêsus là chân thật.b Chúa Chúa Jêsus được chôn cách một khoảng khá xa nơi Ngài bị đóng đinhc Sự kiện hai nhà quý tộc nầy đã chôn cất Chúa Chúa Jêsus là một bằng chứng mạnh mẽ cho tính xác thực của sự chết Ngài.d Thi thể của Chúa Chúa Jêsus đã được chuẩn bị để chôn cất theo tập tục của người Lamã.e Thi thể nầy được bao bọc cùng với các hương liệu trong những dãi vải liệm.f Chúa Chúa Jêsus đã được chôn vào buổi chiều tối ngay trước khi bắt đầu ngày Sabát.g. Một số các thành viên trong gia đình của Giôsép người Arimathê đã được chôn cất trong mộ địa nầy rồi.22. Các câu dưới đây mô tả hoặc Giôsép người Arimathê hoặc Nicôđem. Ở chỗ trống nằm trước mỗi câu bạn hãy viết chữG nếu là câu mô tả Giôsép người ArimathêN nếu nó mô tả Nicôđem...a Ông đã đến gặp Chúa vào ban đêm...b Ông sở hữu một ngôi mộ nơi Chúa Jêsus đã được chôn...c Ông đã xin xác Chúa Jêsus...d Ông đã bênh vực Chúa Jêsus trước tòa Công luận...e Ông không đồng ý với âm mưu nghịch cùng Chúa Jêsus...f Ông đã cung cấp các hương liệu và đã giúp chuẩn bị cho việc chôn xác Chúa JêsusTrong bài nầy chúng ta đã thấy sự tương phản gay gắt giữa những kẻ không tin Chúa Jêsus với những người tin Ngài. Những kẻ không tin NgàI đã đóng đinh Ngài; còn những người tin Ngài thì than khóc nơi chân thập tự và chôn

Page 268: Phuc am giang

cất Ngài cách trìu mến. Đó là giờ phút mà Chúa Jêsus đã bảo trước với các môn đồ Ngài :"Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, các ngươi sẽ than khóc, than vãn còn người đời sẽ mừng rỡ" (GiGa 16:20). Đối với thế giới vô tín, đó là giây phút chiến thắng nhưng sự chiến thắng ấy quá ngắn ngủi. Chẳng bao lâu nữa, nỗi đau buồn của các môn đồ sẽ biến nên sự vui mừng. Sách Phúc âm Giăng sẽ kết thúc trong một lời đầy chiến thắng!

Bài Tự Trắc Nghiệm

CÂU LỰA CHỌN. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất1. Sự kiện nào sau đây trong nỗi thống khổ của Chúa Jêsus KHÔNG được Phúc âm Giăng ký thuật?a) Giuđa phản bội Chúa Jêsusb) Phierơ chém đứt tai một người đầy tớc) Các tên lính nhạo báng Chúa Jêsusd) Simôn người Syren vác thập tự giá2. Điều nào sau đây minh họa đúng nhất việc Chúa Jêsus phó mình cho toán người đến bắt Ngài như hành động chịu thay?a) Ngài nộp mình cho bọn lính và tìm sự tự do cho các môn đồ của Ngàib) Ngài biết điều sắp xảy ra nhưng không tìm cách trốn thoátc) Chúa Jêsus cố ý đi đến nơi Giuđa đợi để bắt Ngàid) Ngài quở trách Phierơ đã chém đứt tai người đầy tớ3. Bốc đồng nhưng hết lòng trung thành là điều mô tả đúng nhấta) Anna, thầy tế lễ cảb) Giuđa, kẻ phản Ngàic) Phierơ, người môn đồ đã chối Chúad) Philát, thống đốc Lam4. Dân Giuđa đã phản ứng thế nào khi Philát đưa Chúa Jêsus ra trước mặt họ, mình mặc áo điều và đầu đội mão gai? Họa) Chế nhạo Ngài và gọi Ngài là "Vua dân Giuđa"b) La lớn lên "Hãy đóng đinh hắn, hãy đóng đinh hắn"c) Cân nhắc xem có nên tha Ngài khôngd) quất hay đánh Ngài5. Lời buộc tội tồi tệ nhất mà những người Giuđa tố cáo Chúa Jêsus là Ngàia) Phạm tội lộng ngôn (phạm thượng)b) Tự xưng là Vua dân Giuđac) Đã chữa lành bệnh vào ngày Sabátd) Bí mật dạy các môn đồ chống lại bậc cầm quyền6. "Chúng nó sẽ ngó thấy ta, Đấng chúng nó đã đâm" là một lời tiên tri về Chúa Jêsus được báo trước trong đoạn Kinh thánh Cựu ước được chép ở:

Page 269: Phuc am giang

a) Thi Tv 22:18b) EsIs 53:1c) Thi Tv 69:21d) XaDr 12:10 7. Lời tiên tri nào sau đây khẳng định Chúa Jêsus đã làm ứng nghiệm loại tiên tri phán về chiên con của Lễ Vượt Quaa) "Chúng nó đâm lủng tay và chơn tôi"b) "Ngài giữ hết thảy xương cốt người, chẳng một cái nào bị gãyc) "Chúng nó chia nhau áo xống tôi"d) "Chúng...cho tôi uống dấm trong khi khát"8. Giôsép người Arimathê là một nhân vật quan trọng trong lời ký thuật về sự chết của Chúa Jêsus bởi vì ônga) Là kẻ phạm tội có lòng vô tín hiểm độcb) Đã cung cấp một lượng lớn hương liệu để chôn xác Chúac) Đã đặt xác Chúa Jêsus vào huyệt mộ mới của mìnhd) Mạnh dạn bênh vực Chúa Jêsus trước tòa công luận

CÂU ĐÚNG SAI, Viết chữ Đ vào chỗ trống trước câu nào ĐÚNG, Viết chữ S nếu là câu SAI...9 Giăng mô tả chi tiết nỗi thống khổ của Chúa Jêsus trong vườn Ghếtsêmanê....10 Sự khác nhau giữa hai lời ký thuật của Mathiơ và Giăng về cuộc xét xử tôn giáo của Chúa Jêsus cho thấy thật sự là có hai cuộc thẩm vấn đã diễn ra trong cùng một tòa nhà nhưng ở hai phòng khác nhau....11 Theo luật pháp Do Thái, trách nhiệm của người bị tố cáo là phải chứng minh sự vô tội của chính mình....12 Vị quan chức Do Thái đã đánh Chúa Jêsus vì Ngài đã nói điều sai trái khi trả lời câu hỏi của thầy tế lễ cả....13 Dầu trước đó Phierơ đã hành động như một kẻ hèn nhát khi chối mình là một môn đồ của Chúa Jêsus nhưng về sau ông đã khóc lóc và ăn năn....14 Thật mỉa mai khi dân Giuđa không vào trường án của Philát vì sợ bị ô uế về nghi thức, trong khi hành động chống nghịch Chúa Jêsus của họ đã đưa họ đến chỗ ô uế lớn hơn nữa....15 Cuối cùng Philát đã giao Chúa Jêsus để chịu đóng đinh vì ông tin vào những lời buộc tội của dân Giuđa nghịch cùng Ngài.

16-20. CÂU GHÉP CẶP. Ghép cặp mỗi phần của lời ký thuật sự đóng đinh với sự kiện có ý nghĩa về điều đó (trái)...16 Sự hoàn thành trọn vẹn...17 Sự ứng nghiệm của Thithiên 22...18 Bằng chứng về sự chết của Chúa Jêsus

Page 270: Phuc am giang

...19 Lời tuyên bố mỉa mai về sự thật

...20 Làm xong các bổn phận con người

21. BÀI TIỂU LUẬN Về lời tiên tri, vì sao nó lại là một yếu tố quan trọng trong lời ký thuật về vụ xét xử Chúa Jêsus cho thấy luật pháp Lamã không cho dân Giuđa thi hành bản án tử hình?................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a Chúa Jêsus chữa lành tai người đầy tớb Bức màn trong đền thờ bị xé ra từ trên chí dướic Vợ Philát gởi đến ông một thông báo liên quan đến Chúa Jêsusd Chúa Jêsus bị đưa ra trước Hêrốte Giuđa trả lại tiền đã bán Chúa và đi thắt cổf Chúa Jêsus cầu nguyện thống thiết trong vườn Ghếtsêmanê (núi Ôlive)g Giuđa phản Chúa Jêsus bằng một cái hônh Simôn người Syren vác thập tự của Chúa Jêsusi Chúa Jêsus tha tội cho một trong hai người tử tội bị đóng đinh kế bên Ngài.2. Chúa Jêsus giao phó mẹ Ngài cho người môn đồ Ngài yêu chăm sóc, bốn lời sau cùng của Ngài nơi thập tự được ký thuật3 a 1) Sự đầu phục có ý thứcb 3) Sự đầu phục thay thếc 4) Sự đầu phục tình nguyệnd 2) Sự đầu phục yêu thươnge 1) Sự đầu phục có ý thức, hay 4) Sự đầu phục tình nguyệnf 3) Sự đầu phục thay thế4 a G

Page 271: Phuc am giang

b G c P d P e G f P 5. Phierơ trong nổ lực binh vực Chúa Jesus, đã chém đứt tai một người đầy tớ. Chúa Jesus đã quở trách ông vì Ngài muốn tự nguyện nộp mình cho những kẻ thù của Ngài mà không cần bênh vực.6. b) Cho rằng có hai vụ xét xử và cả hai đều đã xảy ra trong cùng một dinh thự nhưng ở hai phòng khác nhau.7. a Ngài nói điều đó vì cớ thầy tế lễ thượng phẩm đã chất vấn Ngài về sự dạy dỗ của Ngài thay vì gọi những người làm chứng.b Ngài nói thế vì một viên chức đã vả vào mặt Ngài khi Ngài trả lời điều đó với thầy tế lễ thượng phẩm.c Toàn bộ tiến trình xét xử đều bất hợp lệ và cho thấy vụ xét xử không công bằng bởi vì Chúa Jêsus đã bị kết án bởi lòng vô tín của dân chúng.9. Trước mặt Chúa Jêsus, Phierơ cũng dõng dạc tuyên bố lòng trung thành của mình và sẵn sàng chết cho Thầy mình, ông cũng đã tìm cách bảo vệ Ngài một cách can đảm. Nhưng khi còn một mình, ông bày tỏ sự yếu đuối của mình qua việc chối mình là một môn đồ của Chúa Jêsus.10. Nỗ lực của Philáta Ông đã đề nghị tha Chúa Jêsus bởi vì theo thông lệ của mỗi kỳ lễ Vượt qua, người ta tha một tên tù.b Phi lát đã sai đánh đòn Chúa Jêsus, các tên lính mặc áo điều và đội mão gai cho Ngài và chúng nhạo báng Ngài.c Phi lát tìm cách thả Ngài.d Phi lát dẫn Chúa Jêsus ra cho dân Giuđa xem một lần nữa và bảo "Vua các ngươi kia kìa".Phản ứng của dân Giuđaa Họ la lớn: "Tha Baraba".b Họ la lớn: "Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự"c Họ tố cáo Phi lát là không trung thành với Sêsa.d Họ hét lớn "Hãy trừ hắn đi! Đóng đinh hắn!"11 GiGa 19:1612. Các câu a, b, f, g, h, j và k là những câu đúng13. Câu trả lời của bạn phải tương tự như vầy:a. Người Do Thái là thần dân của chính quyền Lamã, và Philát có trách nhiệm chỉ định thầy tế lễ thượng phẩm kiểm soát các kho, quỹ của đền thờ, đứng đầu các vụ xét xử tội phạm.b. Bọn lính Lamã đã làm điều đó với mục đích chế nhạo, hành hạ và sỉ nhục

Page 272: Phuc am giang

Chúa Jêsus.c. Điều nầy thật mỉa mai bởi vì họ lo cho sự ô uế theo nghi lễ trong khi lại phạm tội ô uế về mặt đạo đức.d. Chúa Jêsus phán rằng Philát không có quyền gì trên ông nếu như ông không được bên trên ban cho; cũng vậy sự chết đóng đinh của Ngài là điều đã được tiên tri trước.14. c) Giăng không tận mắt chứng kiến việc Chúa chịu đóng đinh15. Họ phản đối bởi vì họ không đồng ý với lời ghi đó và họ bị xúc phạm bởi lời đó.16. Cách Philát cho viết danh hiệu này chứng tỏ sự châm biếm của ông đối với giới lãnh đạo Do Thái và ý định làm sỉ nhục họ. nghĩa thứ hai là mỉa mai thay, lời tuyên bố ấy về Chúa Chúa Jêsus là sự thật. Ngài chính là Vua dân Giu đa.17. a 2) "Ta khát"b 3) "Mọi sự đã được trọn"c 1) "Hỡi bà thân yêu"18. a 2) Các Thầy tế lễ cả và dân Giuđab 1) Philátc 3) Bọn lính19) Philátb a "Chính ta đây"b "Ta không phải"20 a 1) Thi Tv 22:18b 3) 69:21c 2) 34:20d 4) XaDr 12:10 21. Các câu a, c, e và f là những câu đúng.22 a N b G c G d N e G f N

Sự Phục Sinh và Lời Kết

Nếu Phúc âm Giăng kết thúc bằng sự chết và chôn cất Chúa Jêsus, thì sự chết của Ngài hẳn sẽ là một tấn bi kịch. Nhưng đây không phải là một tấn bi kịch vì Ngài không ở lại trong phần một. Ba ngày sau cuộc hành hình đóng đinh, Ngài đã ra khỏi mồ mả trong quyền năng phục sinh vinh hiển. Suốt bốn mươi ngày tiếp theo đó, Ngài hiện ra ít nhất là mười lần cho nhiều môn

Page 273: Phuc am giang

đồ khác nhau gồm cả mười một môn đồ của Ngài. Rồi Ngài thăng thiên trở về với Cha Ngài trên thiên đàng.Chúa Jêsus cần phải chết để cung ứng một phương tiện cứu rỗi cho loài người tội lỗi. Tuy nhiên, nếu không có sự sống lại của Ngài, sự cứu rỗi đó không trở thành hiện thực được. Phaolô đã viết: "Nhưng bây giờ Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ. Vả vì chưng bởi một người mà có sự chết thì cũng bởi một người mà có sự sống lại của những kẻ chết" (ICo1Cr 15:20-21). Chúa Jesus là người đầu tiên được sống lại theo ý nghĩa trọn vẹn của từ ngữ ấy. Bởi vì Ngài sống, nên chúng ta cũng có được niềm hy vọng phước hạnh của sự sống lại và sự sống đời đời vượt trên mồ mả.Những lần hiện ra của Chúa Jêsus sau khi Ngài sống lại đã xảy ra chủ yếu ở thành Jerusalem và xứ Galilê. Lời kết của phúc âm Giăng (đoạn 21) mô tả một bữa ăn sáng bên bờ biển và một cuộc trò chuyện thân mật giữa Chúa Jesus với Phierơ. Sự chú ý của chúng ta tập trung vào mạng lịnh cuối cùng Chúa Jêsus phán với Phierơ "Hãy theo ta" (c. 19). Đó là tất cả những điều quan trọng về một môn đồ thật: đi theo Chúa Jêsus. Cũng như lòng tin là từ then chốt của Phúc âm Giăng; thì đi theo là từ then chốt của phần kết. Việc đi theo Chúa Jêsus mô tả hết sức đầy đủ thể nào niềm tin nơi Ngài được thể hiện đúng đắn nhất. Khi kết thúc bài nghiên cứu về Phúc âm Giăng, nguyện Chúa cho chúng ta được cảm động để đưa vào hành động niềm tin mạnh mẽ của mình đặt nơi Cứu Chúa đã phục sinh của chúng ta.

Tầm Quan Trọng của Sự Phục SinhNhững Bằng Chứng Về Sự Phục SinhKhám Phá Bằng Chứng Thuộc ThểSự Bày Tỏ của Cứu Chúa Hằng SốngNhững Kết Quả của Sự Phục SinhSự Lo Buồn Được Vơi NhẹSự Nghi Ngờ Bị Đuổi ĐiLời KếtSự Hiện Ra ở tại Biển TibêriátSự Ủy Thác cho Phierơ

Khi học xong bài này, bạn có thể:- Giải thích tầm quan trọng và những hàm ý của sự phục sinh của Chúa Jêsus đối với niềm tin Cơ đốc.- Nói lên những bằng chứng về sự phục sinh của Chúa Jêsus rút ra từ lời ký thuật của phúc âm Giăng.- Thảo luận về những lần hiện ra sau khi sống lại của Chúa Cứu Thế và cách chúng đã ảnh hưởng đến những cá nhân và những tập thể được nêu như thế

Page 274: Phuc am giang

nào.- Nhận biết nội dung và mục đích của Lời Kết của Giăng.- Đánh giá những kết quả của việc bạn nghiên cứu Phúc âm Giăng liên quan đến lòng tin của bạn đặt nơi những lời tuyên bố của Chúa Jêsus và mối quan hệ môn đồ của bạn.

1. Hãy đọc các phần ký thuật về sự phục sinh sau đây và so sánh chúng với lời ký thuật trong Phúc âm Giăng để làm nền tảng cho bài học nầy: Mat Mt 28:1-20; Mac Mc 16:1-20; LuLc 24:1-53; ICo1Cr 15:1-18.2. Đọc Tenney các trang 272-294 và GiGa 20:1-21:25 trong khi học tập bài nầy từng phần một. Cũng hãy đọc các đoạn Kinh thánh có liên quan được đề cập đến trong sách giáo khoa hoặc tài liệu nghiên cứu nầy.3. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn. Sau đó ôn lại bài 13 và 14 để chuẩn bị cho Đánh Giá Tiến Bộ Phần 5. Bạn sẽ tìm thấy những lời chỉ dẫn đầy đủ trong tập học viên của bạn.4. Tuân theo những chỉ dẫn trong học tập học viên để ôn toàn môn học và làm Bài Thi Cuối Khóa. Nếu bạn chưa sẵn sàng làm điều đó, thì hãy sắp xếp với giảng viên ICI của bạn ngay bây giờ để nhận bài thi cuối khóa của bạn.tư cách môn đồvô dụngbóng masau phục sinhsự biến đổihình bóng họcTẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ PHỤC SINH Tenney 272-273; 20:1-31Sự phục sinh của Chúa Jêsus là điều tối quan trọng đối với niềm tin Cơ đốc, Tenney đưa ra nhiều lý do chứng tỏ vì sao như vậy (272). Chúng ta hãy liệt kê những lý do đó ở đây theo cách đơn giản hơn.Nếu như Chúa Jêsus KHÔNG sống lại từ phần mộ:1. Thảm kịch của lòng vô tín (sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá) cứ còn mãi không được giải quyết.2. Điều ác sẽ chiến thắng điều thiện.3. Cái chết của Chúa Jêsus hẳn sẽ là một cái chết anh hùng nhưng vô dụng.4. Đức tin nơi một Đức Chúa Trời nhân lành sẽ không hợp lý.5. Khái niệm về một vũ trụ đạo đức là không thể được.6. Triết lý duy nhất của con người sẽ là hoàn toàn bi quan.Chúng ta hãy rời bỏ các câu này để chú trọng đến việc sống lại của Chúa Jêsus có tầm quan trọng như thế nào.Bởi vì Chúa Jêsus đã sống lại từ phần mộ trong quyền năng của sự phục

Page 275: Phuc am giang

sinh, nên:1. Bi kịch về sự chết của Chúa Jêsus ở tại thập tự giá đối với những người tin Chúa đã trở thành một lý cớ vinh diệu cho sự vui mừng.2. Điều thiện đã chiến thắng điều ác.3. Cái chết của Chúa Jêsus đem lại niềm hy vọng của sự sống đời đời cho những ai đặt sự trông cậy mình nơi sự hy sinh thay thế của Ngài.4. Đức tin đặt nơi một Đức Chúa Trời nhân lành là điều hoàn toàn hợp lý.5. Khái niệm về một vũ trụ đạo đức là điều hoàn toàn lô gích, đúng đắn.6. Triết lý của người tin Chúa được đặt cơ sở trên một sự bảo đảm lạc quan về đời sống sau sự chết là sự sống đời đời trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.Trong bức thư thứ nhất gởi cho những người ở Côrinhtô, sứ đồ Phao lô bàn đến những hàm ý của sự sống lại của Chúa Jêsus một cách chi tiết (đoạn 15). Nếu bạn chưa đọc thì hãy đọc đoạn Kinh Thánh này ngay bây giờ. Phao Lô nhấn mạnh "Lại nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin của anh em cũng vô ích" (c.14). Một lần nữa ông nói "Và nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại thì đức tin anh em cũng vô ích" (c.17). Chính bởi sự chết và sự sống lại của Chúa Cứu Thế mà sự sống đời đời là khả thi cho những người tin Ngài. Sự sống lại của Chúa Cứu Thế là điều bảo đảm cho sự sống lại của người tin Chúa (c.22-23)Trong các bài giảng của các môn đồ đầu tiên đi theo Chúa Cứu Thế được chép trong sách Công vụ, các sứ đồ đã tỏ rõ rằng sự sống lại của Đấng Christ là nền tảng và trọng tâm của sứ điệp Cơ đốc. Những thầy giảng tin lành đầu tiên ấy đều tuyên bố dứt khoát rằng Cứu Chúa đã sống lại từ kẻ chết, và như một kết quả tất yếu, những người tin Ngài đến kỳ cũng được sống lại. Bạn hãy đọc các khúc Kinh Thánh sau đây: Cong Cv 2:24; 3:15; 4:10; 5:30; 10:10; 13:26-41; 17:31; 26:23Chúa Jêsus không phải là người đầu tiên sống lại. Đã có nhiều câu chuyện như vậy được chép trong Cựu ước, và trong các sách phúc âm có chép ba trường hợp Chúa Jêsus đã khiến con người sống lại. Những người đó là:1. Con trai bà góa thành Nain (LuLc 7:11-18)2. Con gái Giai ru ở tại Cabênaum (Mat Mt 9:18-19, 23-26; Mac Mc 5:22-24, 35-43; LuLc 8:41-42, 49-56). 3. Laxarơ (GiGa 11:1-44)Tuy nhiên, tất cả những trường hợp phục hồi sự sống thuộc thể này đều khác với sự phục sinh của Chúa Cứu Thế. Những người đó được trở lại loại sự sống mà họ đã từng có trước khi chết. Họ vẫn phải chịu cái chết thuộc thể. Những phép lạ ấy thật sự khẳng định điều chúng ta đã học trước đây: Chúa Jêsus giữ chủ quyền trên sự chết. Nhưng trong chừng mực có liên quan đến sự phục sinh thực sự, thì Phao lô nói rằng Đấng Christ là "trái đầu mùa của

Page 276: Phuc am giang

những kẻ ngủ" trong ngữ cảnh nầy có nghĩa là "chết". Bản Kinh Thánh khảo cứu NIV giải thích điều câu nầy hàm ý:Trái đầu mùa: Bó lúa đầu mùa gặt dâng cho Đức Giêhôva (LeLv 23:10-11, 17, 20) như một dấu hiệu bày tỏ toàn bộ vụ thu hoạch đều đã thuộc về Đức Giêhôva và được dâng cho Ngài qua những đời sống dâng hiến. Vì vậy, Chúa Cứu Thế, Đấng đã sống lại, là sự bảo đảm cho sự sống lại của hết thảy những người đã được cứu chuộc (xem ITe1Tx 4:13-18) (1985, 1756)1. Bởi vì từ "trái đầu mùa" ám chỉ đến Chúa Cứu Thế nên từ "mùa gặt" ám chỉ đến điều gì trong lời giải thích trước?...........................................................................................................................................2. Khi học về Phúc âm Giăng chúng ta thấy có một số lần Chúa Jêsus đã nói tiên tri về sự sống lại của Ngài. Lời tiên tri nầy và sự ứng nghiệm của nó là rất quan trọng bởi vì đó là sự khẳng định lớn lao nhất và là lời khẳng định cuối cùng về thân vị, công việc và sự dạy dỗ của Ngài. Bạn hãy tìm mỗi đoạn Kinh Thánh dưới đây trong Phúc âm Giăng và tóm tắt điều Chúa Jêsus phán về sự sống lại của Ngài.a. GiGa 2:19-22 ..................................................................................................................b. 5:21-29 ......................................................................................................................c. 11:25-26 .....................................................................................................................d. 16:16-22 .....................................................................................................................3. Chính sự sống lại của Chúa Cứu Thế Jêsus đã phân biệt đức tin Cơ đốc với hết thảy các đạo giáo khác. Theo ICôrinhtô 15, vì sao sự sống lại của Ngài lại có tầm quan trọng hết sức như vậy đối với những người tin Ngài?.....................................................................................................................................................................................................................................................................................Bạn sẽ để ý lời ký thuật của Giăng về sự phục sinh có phần khác với lời ký thuật của các sách Cộng quan. Tenney cho lời ký thuật của Giăng là ngắn gọn (vắn tắt) mang tính lịch sử (việc tường thuật các sự kiện có thật) có tính cá nhân và mạch lạc (nhất quán về mặt lô gích) so với những phần còn lại của bài học nầy, lời ký thuật của Giăng "tóm tắt bằng cách minh họa những kết quả khác nhau của lòng tin và đưa lòng tin ấy đến sự biểu lộ cao nhất của nó" (273). Toàn bộ phần mô tả sự đóng đinh của Giăng cùng các sự kiện

Page 277: Phuc am giang

theo sau nó là một điều khiến chúng ta không thể nào trốn tránh được lời kết luận rằng đây phải là lời làm chứng của một người tận mắt chứng kiến.

NHỮNG BẰNG CHỨNG VỀ SỰ SỐNG LẠI Tenney 274-282; 20:1-31Tenney chuẩn bị một dàn bài theo chủ đề thật hoàn hảo về Giăng đoạn 20. Bạn sẽ lưu ý ông đã sắp xếp trên biểu đồ những câu Kinh Thánh của đoạn nầy trên các trang 274, 276 và 278. Sau đó hãy làm tương phản mỗi câu Kinh Thánh mà ông đã phác thảo nội dung theo những bằng chứng và những kết quả của sự phục sinh (275, 277, 279). Hãy nghiên cứu kỹ biểu đồ nầy trước khi bạn đọc lời phân tích của ông dựa trên dàn bài.Những người phê bình đức tin Cơ đốc cố gắng tìm cách để giải thích ngôi mộ trống theo một quan niệm tự nhiên. Nhưng Kinh Thánh Tân ước lại cho chúng ta một số những bằng chứng quan trọng cho thấy Chúa Jêsus đã thực sự sống lại từ kẻ chết. Mặc dầu các học giả Kinh Thánh phát hiện một số những khó khăn trong việc phối hợp hài hòa mọi chi tiết của những lời mô tả khác nhau trong bốn sách Phúc âm và trong ICôrinhtô đoạn 15, trong những lời tường thuật ấy vẫn có một sự hòa hợp gây ấn tượng về những sự kiện chính yếu. Những điều có vẻ khác biệt nhằm để nhấn mạnh yếu tố có ý nghĩa mà những lời ký thuật phải phụ thuộc vào nhau ở một phạm vi rộng lớn và phản ánh tầm nhìn của những tác giả khác nhau. Sự Khám Phá Về Chứng Cớ Xác Đáng Tenney 274-275; 280-287 20:1-9Dàn bài theo chủ đề của Tenney về Giăng đoạn 20 bắt đầu bằng hai bằng chứng thuộc thể về ngôi mộ trống và tấm vải liệm (275). Thật ý nghĩa, ngôi mộ đã được niêm phong vào lúc chôn Chúa Jesus bằng một tảng đá lớn được lăn chận cửa mộ (Mac Mc 15:46). Tenney giải thích rằng để lăn tảng đá vào vị trí và niêm phong ngôi mộ thì đòi hỏi ít sức mạnh thôi, "Nhưng cần phải có một số người nam hợp sức thì mới đẩy được tảng đá ra xa" (280). Bấy giờ tảng đá đã được dời đi, song ai đã dời tảng đá? Và với mục đích gì?Còn một điều có ý nghĩa nữa là tấm vải liệm được cuộn lại cẩn thận vẫn nằm yên trong mộ. Nếu kẻ trộm lấy cắp xác Chúa, thì chắc chắn họ sẽ không tháo vải liệm và để chúng lại trong một sự xếp đặt gọn ghẽ như vậy. Điều mà "môn đồ kia là môn đồ mà Chúa Jêsus yêu" thấy khi ông bước vào ngôi mộ đã thuyết phục ông một cách sâu xa (GiGa 20:2-8). Vì không có thi thể của Chúa Jêsus nên ngôi mộ được gọi là trống, chứ mộ ấy không hoàn toàn trống. Vì còn những dải khăn liệm mà thi thể Ngài đã được bao bọc nằm đó cùng với tấm vải trùm đầu. Việc nhìn thấy những thứ đó đủ để khiến người môn đồ tin, như lời bình luận được diễn tả thật ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa "thì thấy và tin" (câu 8)

Page 278: Phuc am giang

4. Trong ánh sáng của điều chúng ta đã học về lời mô tả của Giăng về các môn đồ thì ai là "môn đồ kia" là người đã thấy và tin?........................................................................................................................................... 20:9 cho người đọc biết rằng vào thời điểm của Chúa sống lại, các môn đồ vẫn chưa hiểu rằng lời Thánh Kinh trong Cựu ước đã tiên tri về sự kiện nầy. Hãy đọc Thi Tv 16:10 để thấy lời tiên tri đó. Về sau Phierơ đã trích dẫn lời tiên tri nầy khi ông giảng về sự sống lại của Chúa Cứu Thế trong bài giảng đầu tiên của mình. (Cong Cv 2:22-32)5. Dựa vào những lời giải thích của Tenney, bạn hãy đưa ra một câu trả lời để hậu thuẫn cho những lời xác nhận sau đâya. Các môn đồ của Chúa Jêsus đã không lăn tảng đá khỏi cửa mộ và không dời xác Chúa Jêsus ....................................................................................................................... b. Các kẻ thù của Chúa Jêsus không lăn tảng đá đi và cũng không dời xác Ngài............................................................................................................................................6. Những sự kiện nào sau đây đã khiến vị "môn đồ kia" là Giăng, tin rằng Chúa Jêsus đã sống lại?a) Lời tường thuật của Mari rằng cửa mộ đã được mởb) Sự chứng kiến của chính ông về những tấm khăn liệm được cuộn lại cẩn thậnc) Những lời giải thích của Phierơ sau khi ông đã bước vào mộd) Sự hiểu biết của ông về Lời Kinh Thánh rằng Chúa Jêsus phải sống lại từ kẻ chếtSự Bày Tỏ của Cứu Chúa Hằng Sống Tenney 275-277; 281-282; GiGa 20:10-31Bằng chứng thuyết phục nhất chứng tỏ Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết là những lời ký thuật về các lần hiện ra của Ngài sau khi phục sinh. Kinh Thánh Tân ước ký thuật mười lần hiện ra khác nhau của Ngài, năm lần trong số đó đã xảy ra vào ngày thứ nhất. Thứ tự của chúng dường như đã theo trình tự sau đây:1. Cho Mari Mađơlen (Mac Mc 16:9-11; GiGa 20:11-18)2. Cho những người đờn bà từ mộ trở về (Mat Mt 28:8-10)3. Cho Phierơ (LuLc 24:34; ICo1Cr 15:5)4. Cho hai môn đồ trên đường Emmaút (LuLc 24:13-35; Mac Mc 16:12-13)5. Cho các môn đồ đang nhóm lại, không có Thôma (Mac Mc 16:14; LuLc 24:33-49; GiGa 20:19-24) 6. Một tuần lễ sau đó, cho các môn đồ đang nhóm lại, có cả Thôma (20:26-

Page 279: Phuc am giang

29)7. Cho bảy môn đồ tại biển Tibêriát tại Galilê (21:1-25)8. Cho mười một môn đồ (và có lẽ cùng lúc cho khoảng 500 người khác) ở tại một hòn núi thuộc vùng Galilê (Mat Mt 28:16-20; ICo1Cr 15:6)9. Cho Giacơ (15:7)10. Cho các môn đồ ngay trước khi Ngài thăng thiên từ núi Ôlive (Cong Cv 1:3-12; Mac Mc 16:19-20, được hàm ý; LuLc 24:44-53, được hàm ý.Phao lô cũng nói rằng "...Rốt lại, sau những người ấy, Ngài cũng hiện ra cho tôi, xem như một thai sanh non vậy" (ICo1Cr 15:8). Lời này ám chỉ đến kinh nghiệm của Phao lô trên đường Đa mách một số năm sau khi Đấng Christ đã thăng thiên. Câu chuyện về sự hiện ra của Chúa Cứu Thế cho Phao Lô được chép trong Cong Cv 9:1-8.7. Dựa trên luật Do Thái đã được bày tỏ trong GiGa 8:17 và PhuDnl 19:15, hãy giải thích vì sao những lần hiện ra của Đấng Christ sau khi phục sinh lại cung cấp bằng chứng thuyết phục về sự phục sinh từ kẻ chết của Ngài.........................................................................................................................................................................................................................................................................................Dàn bài của Tenney về sự bày tỏ chính mình của Chúa Jêsus sau sự phục sinh đặt trọng tâm vào lời ký thuật của Giăng về lần hiện ra của Ngài cho Mary Mađơlen. Bà là người đầu tiên đến mộ vào sáng sớm. Bà báo tin cho Phierơ và "môn đồ kia" rằng ngôi mộ hiện trống không. Sau khi hai môn đồ này rời mộ địa, bà vẫn còn đứng đó và khóc. Lòng quyến luyến của và với Chúa thật mạnh mẽ. Trước kia Ngài đã có lần biến đổi cuộc đời bà bằng việc đuổi bảy quỷ khỏi bà (LuLc 8:2; Mac Mc 16:9). Bây giờ bà không chịu thua cuộc tìm kiếm Ngài dầu biết rằng xác Ngài đã biến mất khỏi mộ một cách bí mật.Ở các trang 275-276 Tenney phác thảo thái độ và những cảm xúc của Mary được bày tỏ trong GiGa 20:11-14. Chúng bao gồm lời than thở, sự khảo sát, nhận định, buồn bã và sự thất vọng. Bà không nhận ra Cứu Chúa của mình, là người đang đứng bên cạnh cho đến khi Ngài gọi tên bà (c.16). Điều này nhắc nhở chúng ta về thí dụ của Chúa Jêsus là Người Chăn Hiền lành, là Đấng mà chiên của Ngài quen tiếng Ngài (10:3-4) Mary tức thì nhận ra Chúa Jêsus và gọi Ngài "Rabuni!" nghĩa là "Thầy" (20:16). Lời Chúa Jêsus phán cùng Mary "Chớ rờ đến ta vì ta chưa lên cùng Cha (c.17) đã gây bối rối cho nhiều nhà chú giải. Phần đầu của câu này được dịch là "đừng chạm vào ta" trong bản dịch American Standard Version mà Tenney dùng (276). Hãy so sánh câu ấy với Mat Mt 28:9. Hai lời diễn dịch nầy được gợi ý như vầy:1. Một lời giải thích có tính hình bóng . Chúa Jêsus được ví sánh với thầy tế

Page 280: Phuc am giang

lễ thượng phẩm trong Cựu ước, là người dâng của lễ cho tội lỗi của dân sự vào ngày Lễ Chuộc Tội (LeLv 16:1-34). Chúa Jêsus ở đây đại diện cho thầy tế lễ thượng phẩm và đem lại sự chuộc tội cho sự ứng nghiệm cuối cùng bằng cách dâng chính mình Ngài làm sinh tế chuộc tội "một lần đủ cả". Theo một cách độc nhất vô nhị, Ngài vừa là thầy tế lễ vừa là của lễ; đây là sự dạy dỗ chính của thư Hêbơrơ. Khi Ngài phán cùng Mary, Ngài đã dâng của lễ bằng chính huyết Ngài, và bây giờ Ngài phải lên cùng Cha để trình dâng điều đó để được nhậm. Theo lời giải thích về mặt hình bóng của câu 17, Ngài phải thực hiện điều đó trước khi gặp lại các môn đồ của Ngài.2. Sự giải thích về văn phạm . Lời giải thích nầy cho thấy rằng Chúa Jêsus chỉ yêu cầu Mary đừng cầm giữ Ngài vào lúc ấy. Những chữ "Đừng cầm giữ ta" hàm ý "Đừng quyến luyến ta" hay "Đừng giữ ta lại". Vì Chúa Jêsus phải tiếp tục sứ mạng thiêng liêng của Ngài và không chần chờ được, cũng như Ngài đã giao một sứ mạng cho Mary. Bà phải đến cùng các môn đồ với một sứ điệp từ Chúa. Huấn thị của Chúa Jêsus cũng có thể gợi ý rằng Mary đừng có hồi tưởng lại những gì đã qua nữa, bởi vì Ngài không chỉ trở lại từ sự sống cũ, mà Ngài đang trở về cùng Cha Ngài.Mặc dầu Tenney không đề cập đến hai lời giải thích của câu thứ 17 trong sách giáo khoa chúng ta, nhưng ông nhắc đến vấn đề này theo một lời chú giải Kinh Thánh gần đây hơn (Gaebelein, 1981, 192) ở đây ông nói:Cách dịch của bản NIV "Chớ rờ đến ta" là chính xác. Động từ hapto không có nghĩa là chạm bằng đầu ngón tay để thử xem vật thể ấy có thật hay không mà có nghĩa là "nắm" hoặc "giữ chặt". Chúa Jêsus không phản đối Mary không được chạm vào Ngài kẻo Ngài bị ô uế nhưng Ngài khuyên bà đừng cầm giữ Ngài vì rồi Ngài sẽ gặp lại bà và các môn đồ ..."lên cùng"...hàm ý một tình trạng hơn là một hành động. Thực chất, Chúa Jêsus muốn nói "Ta chưa bước vào một tình trạng được lên".Mary, cũng như tất cả các môn đồ về sau được chứng kiến Cứu Chúa phục sinh; đã được biến đổi. Bà trở thành một nhà truyền giáo làm chứng lại những gì bà đã thấy và nghe (c.18). Sự biến đổi nầy của Mary cũng như các môn đồ khác là một bằng chứng hùng hồn về sự sống lại của Chúa Cứu Thế. Hãy so sánh các môn đồ thất vọng trong suốt lúc Chúa bị xử án và đóng đinh với các phản ứng của họ sau khi họ đã thấy Chúa phục sinh, và bạn sẽ hiểu rằng có một sự thay đổi to lớn đã xảy ra. Sự biến đổi đó đi kèm với sự ban tứ quyền năng khi Thánh Linh ngự đến trên họ vào ngày Lễ Ngũ Tuần (Cong Cv 1:8, 2:4) khiến họ trở thành những chứng nhân mạnh mẽ và can đảm của Cứu Chúa phục sinh. Phierơ và Giăng về sau đã công bố "Vì về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về điều mình đã thấy và nghe" (4:20). Đó cũng là lời làm chứng của Mary, GiGa 20:18 cho chúng ta biết rằng "Mary Mađơlen đi rao bảo cho môn đồ rằng mình đã thấy Chúa và Ngài đã phán

Page 281: Phuc am giang

cùng mình những điều đó".Ở đây có một bài học quan trọng cho chúng ta. Khi đời sống chúng ta được biến đổi bởi quyền năng cứu chuộc của Chúa Cứu Thế và chúng ta được đầy dẫy quyền năng của Thánh Linh Ngài, chúng ta phải cảm nhận cùng một sự thúc giục, nóng nảy đó để chia xẻ tin mừng của Chúa Cứu Thế Jêsus cho những người khác. Chúng ta phải sốt sắng để công bố ra giống như Mary "Tôi đã thấy Chúa!".8. Lời nào trong các kết luận sau đây có vẻ là sự giải thích đúng nhất huấn thị Chúa Jêsus truyền cho Mary trong 20:17a) Việc chạm đến Ngài sẽ làm ô uế Ngài trước khi Ngài lên cùng Cha.b) Nếu bà chạm đến Ngài, Ngài không lên cùng Cha được.c) Việc chạm vào Ngài để xem Ngài có thực hữu không cho thấy sự thiếu đức tin về phía Mary.d) Việc cầm giữ Chúa Jêsus sẽ cản trở Ngài trong sứ mạng quan trọng của Ngài và cũng cản trở Mary trong sứ mạng của bà.9. Thái độ của Mary bên phần mộ bắt đầu bằng sự than khóc và kết thúc bằnga) sự khảo sátb) sự tận tâm phục vục) sự buồn bựcd) sự tuyệt vọng10. Theo lời ký thuật của Giăng về những lần hiện ra cách riêng tư của Chúa Jêsus, ông nhấn mạnh điều nào?a) sự thực hữu về phần thuộc thể của Chúa Jêsusb) Khả năng đi xuyên qua những cánh cửa khóa chặt của Chúa Jêsus.c) Thân thể giống như ảo ảnh của Chúa Jêsusd) Sự thiếu lòng tin giữa vòng những người đã thấy Ngài11. Lời nào mô tả một kết quả bày tỏ của Chúa Jêsus cho Mary và các môn đồ cũng phục vụ như một bằng cớ chứng tỏ sự phục sinh của Ngài?Mary và các môn đồ điều...................................................................................................

NHỮNG KẾT QUẢ CỦA SỰ PHỤC SINH Tenney 282-284; 20:10-29Nỗi Buồn Được Vơi Nhẹ Tenney 277-279, 282-284; 20:19-23Các môn đồ đang ẩn náu trong thành Jêrusalem vì họ sợ dân Giuđa. Mặc dầu họ đang ở đàng sau những cánh cửa khóa chặt, Chúa Jêsus vẫn thình lình hiện ra giữa họ. Thân thể phục sinh của Ngài không phải là một bóng ma, song nó cũng không lệ thuộc vào các quy luật vật chất và những giới hạn về

Page 282: Phuc am giang

không gian. Đây là một sự huyền nhiệm khó giải thích. Trong quyển chú giải của Gaebelein, Tenney đưa ra lời giải thích nầy:Sự xuất hiện của Chúa Jêsus trong phòng khơi dậy cả sự sửng sốt lẫn nỗi sợ hãi. Điều đó chứng tỏ Chúa Jêsus không bị ngăn trở bởi những cách cửa đã khóa. Thân thể phục sinh có những đặc tính khác với thân thể của xác thịt; nhưng không phải là một thân thể siêu trần. Có một sự liên tục nhất định giữa thân thể vật lý của sự nghiệp trên đất của Ngài với thân thể mới bởi vì hai tay và hông Ngài vẫn còn những vết sẹo xác nhận Ngài Gaebedein 1981, 192-193).Cũng hãy lưu ý sứ đồ Phaollô, trong lời luận về thân thể phục sinh, đã gọi đó là "thể thiêng liêng" ICo1Cr 15:42-46). Rõ ràng là thân thể sau khi Phục Sinh của Chúa Jêsus có thể được nhận ra, nhưng không phải là "thể huyết khí" như Phaolô nói (15:44).Chúa Jêsus đem đến cho những môn đồ đang bối rối, sợ hãi một sứ điệp bình an. Kết quả của việc nhận biết Ngài là họ "đầy sự mừng rỡ" (GiGa 20:20). Khung 14.1 minh họa kinh nghiệm xảy ra đồng thời của Chúa Jêsus và các môn đồ trong giai đoạn nầy và sự thay đổi trong các môn đồ khi họ nhận ra Chúa của họ đã Phục Sinh từ sự chết.

SỰ CHẾT CHÚA JESUS SỰ SỐNG SỰ SỢ HÃI CÁC MÔN ĐỒ SỰ VUI MỪNG

Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Chúa Jêsus với các môn đồ nầy, chúng ta thấy sự ứng nghiệm của hai lời hứa quan trọng mà Chúa Jêsus đã lập với các môn đồ trước đó: Lời hứa ban bình an (GiGa 14:27, 20:19-21) và lời hứa ban sự vui mừng (16:20-22; 20:20).Sau khi các môn đồ xem tay và hông Ngài, Chúa Jêsus ủy thác cho các môn đồ để tiếp tục công việc của Ngài. Cũng như Cha đã sai Ngài đến thế gian, bây giờ Ngài cũng sai phái họ.Để thi hành sứ mạng của họ đối với thế gian, các môn đồ phải được trang bị bằng Thánh Linh. Đấng yên ủi mà Chúa Jêsus đã hứa ban sẽ đến cùng họ sau khi Ngài thăng thiên. Chúa Jêsus hà hơi trên họ và phán rằng "Hãy nhận lãnh Thánh Linh" (20:22). Đây là một hành động của sự dự kiến trước, hướng đến sự ban Thánh Linh trọn vẹn vào ngày Lễ Ngũ Tuần (xem Côngvụ đoạn 2). Uy quyền mà Chúa Jêsus ban cho các môn đồ Ngài đặt cơ sở trên mối liên kết thân mật giữa họ với Ngài và sự hiện diện của Đức Thánh Linh

Page 283: Phuc am giang

trong đời sống họ.Bản Kinh Thánh Khảo Cứu NIV giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của những lời phán của Chúa Jêsus trong 20:23 :"Kẻ nào mà các ngươi tha tội cho, thì tội sẽ được tha, còn kẻ nào các ngươi cầm tội lại thì sẽ bị cầm cho kẻ đó" (1985, 1637) nó bổ sung thêm:Đức Chúa Trời không tha thứ cho tội lỗi của con người bởi vì chúng ta tha cho họ, mà Ngài cũng không rút lại sự tha thứ vì chúng ta không tha họ. Nhưng ấy là, chính những người công bố Phúc âm, là người thực tế đã đem đến sự tha tội hoặc không tha tội tùy thuộc vào việc người nghe, hoặc tiếp nhận Chúa Cứu Thế Jesus, hoặc chối bỏ Ngài (1985, 163).

Một số người thắc mắc không biết sự ủy thác cùng thẩm quyền đó chỉ giới hạn cho các sứ đồ trong Tân ước hay là cũng được mở rộng ra cho hết thảy những tín hữu trong tương lai nữa? Cong Cv 2:17-21 cho thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ được đổ xuống "trên hết thảy mọi người". Phaolô viết cho Hội Thánh Côrinhtô rằng "Vì chúng tôi làm chức khâm sai của Đấng Christ" (IICo 2Cr 5:20). Vì vậy chúng ta tin rằng chúng ta cũng có quyền và đặc ân để công bố Phúc âm là lời, nếu con người tiếp nhận, sẽ dẫn đến sự tha tội và sự sống; còn nếu con người chối bỏ, thì hậu quả của nó là sự phán xét và sự chết. Chính bởi quyền phép của Đức Thánh Linh và dựa trên cơ sở của sự chết đền tội của Chúa Cứu Thế mà chúng ta, cũng như các sứ đồ, được ban cho quyền hạn và đặc ân nầy.Ngoài ra, sự ủy thác và thẩm quyền nầy không chỉ giới hạn cho những người đặc biệt được huấn luyện và được phong chức bởi tổ chức giáo hội; song các điều ấy được ban cho hết thảy các tín hữu để theo Chúa Cứu Thế: tức là hết thảy những ai đã gặp gỡ Chúa Phục Sinh và được Thánh Linh của Đức Chúa Trời biến đổi. Có lẽ bạn đã từng có được niềm vui chứng kiến ai đó tiếp nhận Chúa Cứu Thế và được sự tha tội sau khi bạn đã chia xẻ sứ điệp Phúc âm cho họ. Và có lẽ bạn cũng nhớ lại những trường hợp khi sự kiên trì chối bỏ Phúc âm đã làm cứng lòng người.12. Thẩm quyền Chúa Jêsus đã ban cho những người theo Ngài hoặc để cầm tội lại có liên quan chặt chẽ đến điều nào sau đây?a) Sự tiếp nhận hoặc chối bỏ của những tội nhân đối với sứ điệp Phúc âm được những người theo Ngài công bố.b) Quyết định của những người theo Chúa để tha tội hoặc không tha tội.c) Cách chúng ta giải thích sự ủy thác và thẩm quyền mà Chúa Jêsus đã ban cho các môn đồ.13. Dựa trên nền tảng nào mà một người ngày nay có được thẩm quyền để tha tội hoặc không tha tội. ..........................................................................................................

Page 284: Phuc am giang

...........................................................................................................................

................14. Tenney luận đến những kết quả của sự việc Chúa sống lại được nhắc đến trong Giăng đoạn 20 (282-284). Theo những gì Tenney bàn luận, hãy ghép cặp mỗi người hoặc mỗi nhóm người với lời mô tả cho thấy sự phục sinh của Chúa Jêsus đã ảnh hưởng đến họ .. .a Nỗi sợ hãi to lớn đã đổi thành sự can đảm tuyệt vời.. .b Gánh nặng của tội lỗi chưa được tha thứ biến thành bảo đảm của sự tha thứ và sự phục hồi.. ..c Những giọt nước mắt vô dụng biến thành nỗ lực tích cực; từ một người than khóc trở thành một nhà truyền giáo... .d Nỗi đau buồn biến thành sự hiểu biết và lòng tin ngay lập tức.

Sự Nghi Ngờ Bị Xua Tan Tenney 279, 284; GiGa 20:24-31Trước kia khi học về Phúc âm Giăng chúng ta đều thấy là Thô ma, một trong mười hai sứ đồ, là người đa nghi (11:16; 14:5). Ông đã không có mặt khi Chúa Jêsus hiện ra lần đầu với các môn đồ sau khi Ngài sống lại. Bấy giờ, khi họ thuật cho ông rằng họ đã gặp Chúa Jêsus, thì ông không chịu tin cho đến khi nào ông có được chứng cớ cụ thể nào đó về sự phục sinh (20:25)Đúng một tuần lễ sau đó, các môn đồ lại nhóm nhau sau cánh cửa khóa chặt. Có lẽ bây giờ họ đã bắt đầu có thông lệ nhóm nhau vào các ngày Chúa nhật. Lần này có mặt Thôma, Chúa Jesus cũng hiện ra giống như lần trước, với lời chào tương tự. Sự tỏ mình lần nầy của Chúa Cứu Thế, nói theo cách đặc biệt là dành cho Thôma. Lời mô tả tình huống nầy của sứ đồ Giăng tỏ rõ rằng nỗi nghi ngờ của Thôma đã được Chúa biết.Cũng giống như vậy đối với các môn đồ kia một tuần lễ trước đó, điểm nhận diện của Chúa Jêsus một lần nữa lại là bằng chứng sự đóng đinh của Ngài: Hai tay và sườn bị đâm của Ngài. Điểm khác biệt duy nhất bấy giờ là một sự đáp ứng cụ thể so với lời tuyên bố trước của Thôma: "Nếu ta không thấy dấu đinh trong bàn tay Ngài, nếu ta không đặt ngón tay vào chỗ dấu đinh, và nếu ta không đặt bàn tay nơi sườn Ngài, thì ta không tin" (c.25)Tenney nói rằng khi Chúa Jêsus sẵn lòng hạ mình để chấp nhận các điều kiện của Thôma, thì mọi sự vô tín của ông "đều biến mất khi ông thờ phượng Ngài" (284). Ngay lập tức sự hoài nghi và lòng vô tín của ông đã nhường chỗ cho đỉnh điểm của lòng tin với lời xưng nhận của ông "Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời (c.28). Bằng lời xưng nhận đó ông đã thừa nhận thần tính của Đấng Christ. Phúc âm Giăng bắt đầu với lời công bố rằng Ngôi Lời trở thành xác thịt, tức là Chúa Jêsus, chính là Đức Chúa Trời (1:1). Lời

Page 285: Phuc am giang

xưng nhận của Thôma bấy giờ đưa chúng ta đến điểm kết thúc của chủ đề chính của sách Phúc âm này, là lòng tin.Chúa Jesus thừa nhận đức tin của Thô ma, là đức tin dựa trên bằng chứng vật chất, nhưng Ngài cũng khen ngợi và đề cao loại đức tin vượt lên trên sự cần thiết của những bằng chứng cụ thể (c.29). Câu Kinh Thánh ấy là một lời hứa đặc biệt của sự ưa thích và chúc phước của Đức Chúa Trời dành cho những người trong số chúng ta, là kẻ tin dầu chưa thấy Chúa Jesus bằng mắt thuộc thể của mình.Chúng ta đã bắt đầu việc học tập Phúc âm Giăng bằng hai câu 30 và 31, là chìa khóa của sách Phúc âm nầy. Ở đây Giăng tuyên bố mục đích và phương pháp ông viết Phúc âm Giăng. Chúng ta học biết rằng Giăng không xem đức tin như một sự tin cậy mơ hồ mà là điều gì đó của sự thỏa mãn. Sự thỏa mãn ấy bao gồm việc Chúa Jêsus là Chúa Cứu Thế hay Đấng Mêsia và là Con Đức Chúa Trời (c.31). Những người tin vào điều đó được lời hứa ban sự sống đời đời.15. Dựa vào 20:24-31, bạn hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu nào ĐÚNGa. Đoạn Kinh Thánh nầy là ví dụ thứ ba trong Phúc âm Giăng về tính bi quan của Thô ma. b. Thô ma là người duy nhất mà Chúa Jêsus đã đưa tay và sườn bị đâm của Ngài ra cho xem. c. Chúa Jêsus đã đưa hai tay và sườn bị đâm của Ngài ra như là bằng chứng sự phục sinh của Ngài.d. Thôma đã không chịu tin cho đến khi ông thực sự chạm tay vào những vết thương trên tay và sườn của Ngài.e. Tenney coi lời xưng nhận của Thô ma về Chúa Jêsus là Chúa và Đức Chúa Trời của ông như là đỉnh của lòng tin trong Phúc âm Giăng.f. Chúa Jesus đã không lên án Thôma vì lòng nghi ngờ của ông nhưng Ngài đã xua tan sự nghi ngờ.g. Lời xưng nhận của Thô ma nhấn mạnh mục đích chính mà vì đó Giăng đã viết sách Phúc âm này.

LỜI KẾT LUẬN Tenney 287-294; 21:1-5Phúc âm Giăng bắt đầu với Lời Mở Đầu (1:1-18) và kết thúc với một lời kết luận (21:1-25). Đoạn cuối cùng nầy dường như là phần bổ sung cho phần còn lại của sách Phúc âm, và một số các học giả Kinh Thánh đã tranh cãi rằng phần nầy đã được một người khác chứ không phải sứ đồ Giăng viết ra. Tuy nhiên chúng ta tin rằng sự giống nhau trong cách nhấn mạnh và thuật ngữ giữa đoạn này và phần còn lại của Phúc âm Giăng là điều hậu thuẫn cho

Page 286: Phuc am giang

cùng một xuất xứ của sách. Một sự ngoại lệ khả thi cho điều đó có thể là những gì được thấy trong câu 24, ở đây dường như có ai đó khác hơn Giăng chứng thực tính chân xác của lời chứng của Giăng. Mục đích của Lời Kết, như Tenney giải thích ở trang 287, là để tỏ cho thấy lòng tin của các môn đồ được áp dụng như thế nào. Khung 14.2 cho thấy mối quan hệ giữa chủ đề của phần chính của sách Phúc âm này và chủ đề của Lời Kết, và những gì lời kết ấy biểu thị.

Lần Hiện Ra Tại Biển Tibêriát Tenney 287-290; 21:1-14Ở trang 288 của sách giáo khoa, Tenney luận đến tất cả những sự kiện mà các môn đồ đã trải qua suốt tuần lễ cuối cùng của họ ở tại Giêrusalem trước khi quay về Galilê. Ông giải thích tình cảm của họ và đưa ra những lý do cho thấy vì sao các môn đồ quyết định trở về xứ Galilê.Để nhớ lại địa hình Xứ Thánh, bạn hãy ôn lại bản đồ của Tenney ở trang 46 trong sách Giáo Khoa. Hãy lưu ý rằng biển Tibêriát, như Giăng gọi nó (21:1) cũng gọi là biển Galilê. Đây là nơi nhóm bảy môn đồ đã trở lại. Dưới quyền lãnh đạo của Phierơ, họ quyết định bắt đầu lại nghề đánh cá cũ của mình.Trong khi họ đang đánh cá vào một buổi sáng sớm thì Chúa Jêsus hiện ra cùng họ bên bờ biển. Ngài ở cách xa họ đủ để họ không nhận ra Ngài. Họ đánh cá suốt đêm mà chẳng được chi. Khi Ngài hỏi họ "Hỡi các bạn, không có chi ăn hết sao?". Họ chỉ trả lời "Không" (21:5). Ngài bèn đưa ra một lời khuyên đơn giản đem lại những kết quả thật bất ngờ, Chúa Jêsus biết đàn cá nằm ở đâu. Số lượng của cuộc đánh cá này là một phép lạ khiến cho Giăng "người môn đồ mà Chúa Jêsus yêu" phải nhận ra rằng chính Chúa Jêsus là người đang đứng trên bờ. Ở đây, Giăng cho thấy một sự nhận biết nhanh chóng giống như điều ông đã bày tỏ khi nhìn vào ngôi mộ trống và lập tức hiểu được ý nghĩa sự trống không của ngôi mộ. Ông đã bảo Phierơ rằng "Ấy là Chúa!" (c.7)Phierơ liền lấy áo ngoài khoác vào - là chiếc áo trước đó ông đã cởi ra - và bơi vào bờ nơi Chúa Jêsus đang nấu bữa ăn sáng cho họ. Môn đồ kia ở trên thuyền, theo sau. Khi đang ăn bánh mì và cá mà Chúa Jêsus đã dọn, hết thảy họ đều nhận ra điều Giăng đã hiểu trước hết. Chúa đang ở với họ! Bấy giờ họ nhận biết rằng họ có thể được liên hệ cá nhân với Chúa Jêsus ngay cả sau khi Ngài đã chết và đã sống lại.16. Hãy điền vào chỗ trống. Những sự kiện ở tại bờ biển Tibêriát cho thấy rằng.................................................................... đã là người lãnh đạo các môn đồ và...................................................là người đầu tiên nhận biết Chúa Jêsus vào lúc ấy.17. Tenney nói rằng không có lý do để tin rằng lời đề nghị đi đánh cá của

Page 287: Phuc am giang

Phierơ là tội lỗi, nhưng đó là một điều nguy hiểm (289). Ông có ý gì khi nói rằng đó là một điều nguy hiểm? ................................................................................................................................................................................................................................................................18. Lời mời của Chúa Jêsus dành cho các môn đồ: "Hãy lại mà ăn!" có ý nghĩa gì?......................................................................................................................................................................................................................................................................................Bruce xem mẻ cá lớn của các môn đồ như là một sự so sánh về hoạt động truyền giáo của họ trong thời gian nằm phía trước. Nhưng hoạt động nầy...sẽ được tham dự bởi sự thành công chỉ khi nào họ tuân theo những chỉ dẫn của Chúa Phục sinh của họ (1983, 402).Sự Ủy Thác Cho Phierơ Tenney 290-294; 21:15-23Trong bữa ăn cuối cùng, Phierơ đã tuyên bố rằng ông sẵn sàng theo Chúa Jesus với bất cứ giá nào, ngay cả nếu như điều đó có nghĩa là phải bỏ mạng sống vì Thầy mình (13:36-38). Chúa Jêsus đã trả lời bằng cách báo trước rằng, trái lại, Phierơ sẽ chối Ngài ba lần. Sự ứng nghiệm đau buồn đó đã xảy ra vào lúc Chúa Jêsus bị xét xử (18:15-27). Bây giờ, tại bờ biển Tibêriát, Chúa Jêsus thử nghiệm lòng tận tụy của vị môn đồ nầy bằng cách hỏi Phierơ ba lần để khẳng định tình yêu của ông đối với Ngài. Hãy để ý Chúa Jêsus không gọi vị môn đồ nầy bằng cái tên mới mà Ngài đã đặt cho ông, Phierơ (GiGa 1:42). Mà Chúa đã gọi ông ba lần bằng cái tên "Hỡi Simôn con Giôna" (21:15-17). Điều nầy có lẽ hàm ý rằng Simôn chưa chứng tỏ được rằng ông xứng đáng với cái tên mới của mình là Phierơ, có nghĩa là "đá".Điều được hàm ý trong những chữ "hơn những kẻ nầy" trong câu hỏi đầu tiên của Chúa Jêsus với Phierơ (21:15) không rõ ràng, có thể được gợi ý theo ba cách:1. "Ngươi có thật lòng yêu ta hơn là yêu những kẻ nầy không"2. "Ngươi có thật lòng yêu ta hơn là yêu những vật nầy không?" (những thứ như nghề đánh cá)3. "Ngươi có thật lòng yêu ta hơn là những người nầy yêu ta không?" (hơn là các môn đồ kia yêu ta)

Lúc Chúa bị xét xử BA LẦN CHỐI CHÚA

Page 288: Phuc am giang

Ý kiến nhất trí dường như ủng hộ khả năng thứ ba "ngươi có thật sự yêu ta hơn những người nầy yêu ta không?" Phierơ chính là vị môn đồ đã đưa ra một lời tuyên bố mạnh mẽ về sự tận hiến với Chúa (13:37). Song bây giờ khi ông trả lời một cách khiêm nhường, Phierơ không so sánh tình yêu của ông dành cho Chúa với tình yêu của những người khác. Sự nhiệt thành và nóng nảy của ông phần nào đã dịu đi bởi kinh nghiệm nhục nhã của ba lần chối Chúa.Tenney đề cập đến một nan đề khác mà ba câu hỏi nầy gặp phải trong ý nghĩa của từ ngữ yêu thương. Ngôn ngữ Aram mà Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài dùng không có các sắc thái về ý nghĩa dành cho từ ngữ yêu thương. Tuy nhiên, bản dịch Hylạp dùng động từ agapao trong hai câu hỏi đầu, và động từ yếu hơn, phileo trong lần hỏi thứ ba. Như Tenney nói "Sự chuyển đổi động từ của bản văn Hylạp trong đoạn Kinh Thánh nầy đã được hết thảy các nhà chú giải ghi nhận" (290). Khung 14.4 trình bày một lời diễn ý về ba câu hỏi và những câu trả lời của Phierơ như chúng được hàm ý theo bản văn Hylạp.BA CÂU HỎI-BA CÂU TRẢ LỜI 21:15-17

Chúa Jêsus: " Hỡi Simôn, ngươi thật lòng yêu ta hơn những kẻ nầy chăng?"Phierơ: " Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa"Chúa Jêsus: " Hỡi Simôn, ngươi yêu ta chăng?"Phierơ: " Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa"Chúa Jêsus: " Hỡi Simôn, ngươi yêu ta chăng?"Phierơ: "( buồn rầu" " Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa"

Như Tenney cho biết, nếu bản dịch Hylạp được công nhận như là lời diễn giải đúng, thì chúng ta có thể kết luận rằng Phierơ buồn rầu bởi vì Chúa Jêsus, trong lần hỏi thứ ba Ngài đã dùng cùng một từ "yêu" mà Phierơ đã dùng, như vậy có vẻ như Ngài thách thức sự chân thật của vị môn đồ hoặc thắc mắc độ sâu tình yêu của ông.19. Tenney nói về Phierơ rằng "Chỉ có một tình yêu hoàn toàn dành cho Chúa Cứu Thế mới đầy đủ để đưa ông và các môn đồ kinh qua những sự nghiệp đang chờ đợi họ ở phía trước" (92). Tenney đạt đến kết luận gì về sự thành thật của Phierơ?......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 289: Phuc am giang

Đối với mỗi một lời xác nhận về tình yêu của Phierơ, Chúa Jêsus đều trả lời bằng một nhiệm vụ mới giao phó cho ông. Ngài phán cùng Phierơ "Hãy chăn những chiên con ta...Hãy chăn chiên ta...Hãy chăn chiên ta" (c.15-17). Đây là một mạng lệnh dành cho Phierơ để chăn bầy chiên của Chúa Cứu Thế. Cả ba sự chỉ định đều cho thấy toàn bầy chiên đều cần có sự chăm sóc. Ba lần Chúa Jêsus đều dùng đại từ sở hữu cá nhân của ta. Điều nầy nhấn mạnh rằng bầy chiên thuộc về Ngài chứ không thuộc về những người được giao cho nhiệm vụ nuôi và chăm sóc chúng.Khi học về ví dụ Người Chăn Hiền Lành và bầy chiên của Ngài (10:1-42), chúng ta học biết rằng Chúa Jêsus là Người Chăn Hiền Lành và những kẻ tin theo Ngài là bầy chiên của Ngài. Về sau khi Phierơ viết hai thư tín của mình, ông đã khai triển rộng và mô tả chi tiết mạng lệnh quan trọng mà Chúa Jêsus đã giao cho ông và đã truyền lại mạng lệnh ấy cho hết thảy những người chăn bầy tương lai của Chúa.Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng; chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm; chẳng phải quản trị phần trách nhiệm chia cho anh em, song để làm gương tốt cho cả bầy. Khi Đấng làm đầu các kẻ chăn chiên hiện ra, anh em sẽ được mão triều thiên vinh hiển, chẳng hề tàn héo (IPhi 1Pr 5:2-4).Trong hai câu 18 & 19 của đoạn 21, Giăng ghi chép giải thích một lời tiên tri của Chúa Jêsus về cách chết của Phierơ. Cái chết của ông hẳn đã được các độc giả đầu tiên của Phúc âm Giăng biết rồi. Mặc dầu Tân ước không cho chúng ta những chi tiết về cái chết của Phierơ nhưng các giáo phụ của Hội Thánh đầu tiên đã viết rằng Phierơ đã chịu tuận đạo tại Lamã trong cuộc bách hại của Neron vào cùng khoảng thời gian Phaolô tuận đạo. Một cuốn ngụy kinh vào thế kỷ thứ hai có tên là Các Công Việc của Phierơ tường thuật rằng Phierơ đã bị đóng đinh ngược đầu theo lời yêu cầu của chính ông, nhưng không có cách nào để xác minh điều đó.Lần đầu khi Chúa Jêsus kêu gọi Phierơ làm môn đồ Ngài, Ngài đã phán truyền "Hãy đến theo ta" (Mat Mt 4:19). Bây giờ mạng lệnh sau cùng Ngài dành cho Phierơ "Hãy theo ta! (GiGa 21:19). Việc đi theo Thầy mình là tất cả những gì có liên quan đến trong mối quan hệ môn đệ thật sự. Ở đây Phaolô được xếp ngang hàng với các môn đồ khác, chứ không phải được đặt lên trên. Từ then chốt của Lời Kết là theo Từ ấy diễn tả chính xác nhất cách lòng tin phải được bày tỏ trong thực tế như thế nào.Hãy để ý câu thứ 20; khi Chúa Jêsus và Phierơ đang trò chuyện với nhau trong cuộc trao đổi cuối cùng nầy thì "môn đồ mà Chúa Jêsus yêu", là Giăng đang theo sau họ. Ông đang làm sáng tỏ điều Chúa Jêsus đang truyền cho Phierơ. Chúa Jêsus quở trách tính tò mò của Phierơ về số phận của người

Page 290: Phuc am giang

môn đồ được yêu. Tuy nhiên, điều Chúa Jêsus đã cho Phierơ biết về Giăng đã bị giải thích không đúng theo lời truyền khẩu cho rằng Giăng sẽ không bao giờ chết. Khi ông viết những lời sau cùng của sách Phúc âm nầy, Giăng đã tận dụng cơ hội đính chính sự hiểu lầm nầy.Có một thắc mắc nào đó về người đã viết lời tuyên bố nầy :"Ấy chính là môn đồ đó làm chứng về những việc nầy và đã chép lấy; chúng ta biết lời chứng của người là thật" (21:24). Truyền khẩu cho rằng chính Giăng là người đang tuyên bố ở đây rằng ông và những người chung quanh ông làm chứng rằng những lời ông viết ra đều là sự thật. Tuy nhiên, còn có khả năng hơn nữa, là các trưởng lão Hội Thánh Êphêsô là những người mà Giăng đã kết giao, đưa ra lời khẳng định bổ sung nầy về tính xác thực của sách Phúc âm Giăng. Không thể nào để đưa ra một câu trả lời dứt khoát về tác giả của câu Kinh Thánh nầy.Giăng kết thúc sách Phúc âm của mình bằng cách dùng phép cường điệu để diễn tả sự xác quyết của ông rằng không thể nào Phúc âm Giăng hoặc bất cứ các sách vở gì khác có thể ghi chép đầy đủ đời sống và công việc phong phú vô tận của Chúa Jêsus được. Trong những thế kỷ theo sau tác phẩm được viết ra của Giăng, có rất nhiều sách vở đã được các học giả Kinh Thánh, là những người nỗ lực chú giải nội dung phong phú của một mình Phúc âm Giăng viết ra. Cuốn giáo khoa của Tenney là một điển hình của điều đó. Phần thư mục ở cuối sách hướng dẫn nghiên cứu nầy liệt kê một vài sách chú giải nổi tiếng khác về sách Tin lành Giăng. Cứ mỗi lần đọc sách Phúc âm nầy, chúng ta lại thấy yêu Chúa Jêsus hơn và công bố tình yêu của Ngài ra cho người khác. Khi tin Ngài chúng ta cũng chọn đi theo Ngài. Đó là một sự ứng nghiệm của mục đích viết sách Phúc âm nầy của sứ đồ Giăng "Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống" (GiGa 20:31)20. Dựa vào các bằng chứng chúng ta đã đưa ra ở đây, hãy phân tích loại "người chăn bầy" mà Phierơ đã trở thành. Ở chỗ trống nằm trước mỗi lời mô tả, bạn hãy viết chữA nếu nó mô tả đúng vai trò của "Người chăn bầy"B nếu nó KHÔNG mô tả đúng Phierơ...a Phục vụ vì ý thức trách nhiệm...b Một người chăn sẵn lòng...c Sốt sắng phục vụ...d Tham tiền...e Coi mình cao trọng hơn những người tin cậy mình...f Làm gương cho bầy chiên mình coi sóc21. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu nào đúng có liên quan đến Giăng

Page 291: Phuc am giang

đoạn 21a. Những hành động của Phierơ liên quan đến Chúa Jêsus bên bờ Tibêriát là bằng chứng cho thấy ông đã dâng mình cho Chúa.b. Cả ngôn ngữ Hêbơrơ lẫn Hylạp đều cho thấy có hai mức độ của tình yêu đã được Chúa Jêsus và Phierơ đề cập trong khi trò chuyện.c. Hai động từ trong tiếng Hylạp apapao và Phileo thật ra đều có cùng mức độ ý nghĩa.d. Sự hàm ý trong ba câu hỏi của Chúa Jêsus dành cho Phierơ chỉ là một tình yêu trọn vẹn nhằm giúp Phierơ theo Chúa và chăn bầy chiên của Ngài.e. Lời mô tả của Chúa Jêsus về cách chết của Phierơ hàm ý rằng vị môn đồ nầy sẽ bị đóng đinh.f. Những lời nhận xét của Chúa Jêsus về Giăng cho thấy, Giăng, rồi cũng sẽ chết cái chết của người tuận đạo.g. Việc đi theo Chúa Jêsus là một đức tin tích cực.h. Mạng lệnh của Chúa Jêsus "Người hãy theo ta" là một lời mời gọi cá nhân về mối quan hệ môn đệ cho bất cứ ai tin nơi Ngài.22. Vào lúc bắt đầu bài học nầy chúng ta đã nói lên một chủ đề rất quan trọng: đó là bạn phải đánh giá được những kết quả của việc học tập sách Phúc âm Giăng của mình liên hệ đến lòng tin của bạn đặt nơi những lời tuyên bố của Chúa Jêsus và mối quan hệ của bạn với tư cách là môn đồ Ngài. Bây giờ hãy để thì giờ để làm công việc đó. Bạn có thể dùng một tờ giấy rời và viết những câu trả lời của mình bên dưới các tựa đề sau:a. Trên đầu trang 1 hãy viết:Điều tôi tin về những lời tuyên bố của Chúa Jêsus được bày tỏ trong Phúc âm Giăngb. Trên đầu trang 2 hãy viếtViệc nghiên cứu học tập nầy đã ảnh hưởng đến mối quan hệ của tôi, với tư cách một người theo Chúa Cứu Thế, như thế nào

...8 Lời giải thích của Tenney về huấn thị Chúa Jêsus phán với Mary "Chớ rờ đến ta" hậu thuẫn cho sự diễn giải về mặt văn phạm của câu ấy chứ không phải sự diễn giải về mặt hình bóng....9 Trong lời ký thuật của Giăng về những lần hiện ra của Chúa Jêsus, ông nhấn mạnh đến sự thực hữu thuộc thể của vị Thầy Phục Sinh của mình....10 Sự ủy thác của Chúa Jêsus cho các môn đồ Ngài kèm với thẩm quyền tha tội hoặc cầm tội lại, chỉ giới hạn cho các sứ đồ trong thời Tân ước....11 Quyền tha tội hoặc không tha tội liên quan đến việc người nghe và đáp ứng với sứ điệp Phúc âm bằng lòng tin hoặc bằng sự vô tín....12 Thôma không tin Chúa Cứu Thế đã sống lại cho đến khi ông đích thân rờ vào bàn tay mang dấu đinh của Ngài.

Page 292: Phuc am giang

...13 Chủ đề chính của Lời Kết trong Phúc âm Giăng là "đưa đức tin vào hành động bằng việc đi theo Chúa Jêsus"....14 Trong Lời Kết của Phúc âm Giăng, ông cho thấy việc Phierơ trở về với nghề đánh cá cũ là một hành động tội lỗi và phản loạn....15 Qua ba câu hỏi của Chúa Jêsus dành cho Phierơ ở tại bờ biển Tibêriát, Chúa khảo sát sức mạnh của sự tận hiến của Phierơ đối với Ngài....16 Các bằng chứng khác trong Tân ước cho thấy Phierơ đã hoàn thành tốt mạng lệnh của Chúa Jêsus đó là chăn bầy của Chúa và nuôi các con chiên Ngài.

17-21. CÂU GHÉP CẶP. Hãy ghép cặp mỗi lời mô tả có liên quan đến những lần hiện ra sau Phục Sinh của Chúa Jêsus (trái) với nhân vật nó mô tả (phải)...17 Người đã tỏ ra nghi ngờ việc Chúa Jêsus sống lại...18 Người đầu tiên hiểu và tin rằng Đấng Christ đã sống lại...19 Người đầu tiên được Chúa Jêsus phán sau khi Ngài sống lại...20 Môn đồ đầu tiên Chúa Jêsus hiện ra sau khi Ngài Phục Sinh ...21 Người đã bày tỏ đích điểm của lòng tin bằng lời xưng nhận "Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi"

22. TRẢ LỜI NGẮN. Nói lên ba bằng chứng về sự Phục sinh của Chúa Cứu Thế được bày tỏ trong Phúc âm Giăng...................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 23. BÀI TIỂU LUẬN. Hãy dùng sự dạy dỗ của Phaolô trong ICôrinhtô 15 để bênh vực cho lời tuyên bố rằng sự Phục Sinh của Chúa Cứu Thế Jesus là điều quan trọng hơn hết đối với niềm tin Cơ Đốc....................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................

ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ PHẦN 5 VÀ BÀI THI CUỐI KHÓA Xin chúc mừng! Đến nay bạn đã hoàn tất mọi công việc trong tập hướng dẫn nghiên cứu nầy. Hãy ôn lại cẩn thận bài 13 và 14, sau đó hãy trả lời các câu

Page 293: Phuc am giang

hỏi Đánh Giá Tiến Bộ phần 5. Gởi (các) tờ trả lời của bạn cho giảng viên ICI của mình. Nếu chưa, hãy sắp xếp với giảng viên của bạn ngay để lấy bài thi cuối khóa. Ôn tập cho bài thi cuối khóa bằng cách học các mục tiêu của môn học, các mục tiêu của bài học, các bài tự trắc nghiệm và những đánh giá tiến bộ phần 5. Hãy ôn lại bất cứ nội dung bài học nếu cần thiết để làm trọn mục tiêu, thì bạn chẳng gặp khó khăn gì để đậu trong kỳ thi cuối khóa.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu

1. Mọi dân được cứu chuộc của Đức Chúa Trời - tức là những người đặt lòng tin nơi Chúa Jêsus, là người tiếp nhận công lao chuộc tội của Ngài tại thập tự giá vì cớ tội lỗi của họ, và những ai dâng đời sống mình để theo Ngài2. Câu trả lời của bạn phải tương tự như vầy:a. Chúa Jêsus có ý nói rằng thân thể Ngài là đền thờ mà người Do Thái sẽ hủy hoại và Ngài sẽ sống lại trong vòng ba ngày.b. Chúa Jêsus tuyên bố rằng Chính Mình Ngài cũng có được uy quyền giống như Cha để khiến sống kẻ chết và ban sự sống đời đờic. Chúa Jêsus xưng Ngài là nguồn của sự sống đời đờid. Lời bảo đảm của Chúa Jêsus với các môn đồ hàm ý rằng sự Phục Sinh của Ngài sẽ là nguồn gốc sự vui mừng lâu bền cho họ.3. Điều nầy hết sức quan trọng bởi vì nếu Chúa Jêsus đã chẳng sống lại từ kẻ chết, thì chẳng có hy vọng gì về sự sống lại để hưởng sự sống đời đời cho những người tin Ngài. Đức tin của kẻ tin do đó sẽ trở nên vô ích.4. Chính là sứ đồ Giăng, tác giả sách Phúc âm nầy5. a Không thể nào họ làm điều đó mà lại không báo cho Phierơ, Giăng, hoặc những người đàn bà đã đi đến mộ.b. Giữ xác Chúa tại phần mộ để chứng minh cho lời tuyên bố của họ rằng Ngài là một kẻ phạm thượng, Ngài KHÔNG phải là Đức Chúa Trời, là điều có lợi cho những kẻ thù của Chúa Jêsus.6. b) Sứ chứng kiến của chính ông về các tấm vải liệm được cuộn lại cẩn thận.7. Theo luật pháp của người Do Thái, hai người làm chứng hoặc trên hai người, có thể xác minh tính chân xác của một vấn đề. có hơn 500 người tận mắt làm chứng sự hiện ra của Chúa Jêsus sau khi Ngài chịu chết và được chôn. Đây là một chứng cớ dồi dào về sự Phục Sinh của Ngài.8. d) Việc cầm giữ Chúa Jêsus sẽ cản trở Ngài trong sứ mạng quan trọng của Ngài và cũng cản trở Mary trong sứ mạng quan trọng của bà9. b) Sự tận tâm phục vụ10. a) Sự thực hữu về phần thuộc thể của Chúa Jêsus.11. Được biến đổi12. a) Sự tiếp nhận hoặc chối bỏ của những tội nhân đối với sứ điệp Phúc âm

Page 294: Phuc am giang

được những người theo Ngài công bố.13. Dựa trên nền tảng của sự chết và sự sống lại của Chúa Cứu Thế và bởi quyền năng của Đức Thánh Linh mà những người đi theo Chúa Cứu Thế được ban cho thẫm quyền ấy.14. a 4) Nhóm các môn đồb 2 Phierơc 1) Mary Mađơlend 3) Giăng15. Các câu a c e f và g là những câu đúng16. Phierơ, Giăng17. Điều nầy là nguy hiểm bởi vì Chúa Jêsus đã huấn luyện những người nầy vì một mục đích nằm ngoài việc đánh cá, và các môn đồ có thể đi lệch khỏi sứ mạng đích thực của họ, đó là làm môn đồ của Chúa Jêsus.18. Lời mời gọi nầy đánh dấu một sự bắt đầu lại của tình bạn giữa Chúa Jêsus và các môn đồ của Ngài, cho thấy mối liên hệ cá nhân với Ngài vẫn khả thi sau khi Ngài sống lại. Chúng ta cũng có được đặc ân của mối thông công cá nhân với Cứu Chúa mình qua sự cư trú của Đức Thánh Linh bên trong đời sống chúng ta.19. Tenney nói rằng tình yêu của Phierơ dành cho Chúa Cứu Thế là chân thật. Mặc dầu ông đã học biết rằng ông không thể tin cậy chính mình, ông vẫn thật lòng hối hận vì những thất bại của mình và sẵn sàng vâng phục Chúa Jêsus.20. a B b A c A c B e B f A 21. Các câu a, d, e, g và h là những câu đúng22. Chỉ một mình bạn có thể trả lời câu hỏi quan trọng nầy. Mong rằng câu trả lời của bạn phản ánh sự cam kết cá nhân của bạn với Chúa Jêsus và là một đức tin tích cực. Câu trả lời của bạn có bao gồm tất cả những lòng tin và những hành động được liệt kê trong khung 14.2 không?

Từ Vựng

Cột bên tay phải cho biết bài học nào trong đó từ ngữ đã được dùng đến lần đầu tiên

Page 295: Phuc am giang

Trừu tượng (abstract ): Không cụ thể; ý tưởng nằm ngoài bất cứ vật thể đặc# biệt hoặc một trường hợp thực tế; việc diễn tả hoặc đặt tên cho một phẩm chất hay một ý tưởng chứ không phải một vật cụ thể 11lời nịnh hót (adulation ): Sự khen ngợi, tâng bốc, hay ngưỡng mộ quá đáng (a fortiori ) có lý cớ mạnh mẽ hơn : mô tả một lý lẽ được dùng để rút ra một kết luận được hàm ý thậm chí còn chắc chắn hơn cả lý luận kia 8thâm nhập khắp (all- pervasive ): có quyền năng để đi hoặc để lan truyền khắp nơi; được xuyên suốt. 3thư ký (amanuensis ): người ghi chép lại điều người khác nói, hoặc sao chép lại điều cái khác đã được viết ra 1sự đối lập hoàn toàn (antithesis ): sự đối lập chính xác; ví dụ ghen ghét đối lập với yêu thương 10thuộc về ngụy kinh (apocryphal ): thuộc về một xuất xứ đáng ngờ; tính xác thực hoặc nguồn cảm hứng không thể tin cậy được; mô tả mười bốn sách trong bộ Ngụy Kinh là các tác phẩm xuất hiện trong bản Bảy Mươi (Septuagint) và bản Vulgate nhưng không được đưa vào Thánh Kinh của người Do Thái hoặc Tin lành bởi vì nguồn gốc hoặc nội dung còn bị nghi ngờ của chúng 7biện giải (apologetic ): liên quan đến việc đưa ra một lời biện hộ hợp lý cho một đức tin tôn giáo; đưa ra để bênh vực hoặc minh chứng 2người bội đạo (apostate ): Lời mô tả người đã lìa bỏ một niềm tin tôn giáo hoặc đã bỏ lòng trung thành trước kia 12hậu nghiệm (a posteriori ): đi từ kết quả đến nguyên nhân; từ những trường hợp cụ thể đến một nguyên tắc chung; đặt cơ sở trên sự quan sát hoặc kinh nghiệm thực tế 8 thuộc riêng (appropriate ): (động từ ) sử sở hữu độc quyền, để riêng ra hoặc chỉ định cho một mục đích hoặc sự sử dụng đặc biệt 6tiền nghiệm (a priori ): đi từ nguyên nhân đến kết quả; đặt cơ sở trên quan điểm hay lý luận nhiều hơn là trên sự quan sát hoặc kinh nghiệm thực tiễn 8sự chuộc tội (atonement ): một của dâng để làm thỏa mãn vì một sự tổn hại, mất mát, sai lầm; sự hòa giải của Đức Chúa Trời với tội nhân qua những sự thương khó và sự chết của Chúa Cứu Thế 13được chứng thực (attested ): được xác nhận là đúng hoặc thật, được bảo chứng, đưa ra bằng chứng hoặc chứng cớ về, làm chứng cho 2kẻ phản bạn (betrayer ): kẻ giao bạn mình vào tay kẻ thù bằng sự phản bội hoặc sự bất trung; kẻ lừa dối bạn 9phạm thượng (blasphemy ): lợi dụng hoặc xem thường Đức Chúa Trời hoặc những vật thánh, hành động làm sĩ nhục Chúa hoặc thiếu lòng tôn kính Chúa 7

Page 296: Phuc am giang

khoảng (ca .): Từ viết tắc của Circa trong tiếng La Tinh có nghĩa là "khoảng, xấp xỉ" 1tính kinh điển (canonicity ): Chất lượng hoặc tình trạng tuân theo một nguyên tắc chung; khả năng hòa hợp với các tiêu chuẩn của bộ Kinh thánh 7Cơ Đốc Luận (Christology ): Danh từ thần học dành cho sự nghiên cứu về thân vị và công việc của Chúa Cứu Thế 6sự kết hợp (cohesiveness )-: phẩm chất hoặc khuynh hướng hợp thành một tổng thể nguyên vẹn hoặc gắn bó vào nhau 1tính thương mại (commercialization ) quá trình làm cho điều gì đó trở thành việc buôn bán hoặc trao đổi, quá trình áp dụng các phương pháp và tinh thần mua bán 4lòng thương xót (compassionate ) - phẩm chất của việc có lòng thương xót hoặc bày tỏ một cảm xúc trước nỗi đau buồn hoặc khổ hạnh của người khác khiến dẫn đến sự cứu giúp 6sự thu hút (compelling ) - mạnh mẽ; không thể cưỡng lại được; lôi cuốn hoặc thúc giục một cách mạnh mẽ hoặc không thể cưỡng lại được. 4cùng lúc (concurrently ) - tồn tại bên cạnh nhau; xảy ra vào cùng thời điểm 5sự định tội (condemnation ) - khiển trách,phê phán gắt gao, lên án sự phạm tội hoặc vì làm điều sai trái 10hạ cố, hạ mình (condescend ) - sẵn sàng, hoặc đầy nhơn từ mà hạ xuống cung bậc với những kẻ có địa vị thấp kém hơn; hạ thấp hoặc hạ mình 10sự hạ mình (condescend ) - tự nguyện xuống khỏi địa vị hoặc ngôi vị của mình trong những tương quan với người thấp kém hơn 3sự hoàn thành (consummation ) - sự kết thúc tốt đẹp nhất sự hoàn thành trong từng chi tiết 2bắt bẻ (contradict ) - mâu thuẩn lời nói hoặc hành động đối nghịch nhau, phủ nhận, không đồng tình, không nhất quán 7thuộc về tranh luận (controversial ) - bàn cãi được, dễ làm dấy lên những quan điểm tương phản 6cuộc tranh luận (controverry ) - bàn luận, tranh cãi hoặc xung đột, một cuộc thảo luận được đánh dầu đặc biệt là bằng sự bày tỏ những quan điểm trái ngược nhau 2cáo tội (convict ) - phát hiện hoặc chứng tỏ là có tội; thuyết phục về sự lầm lỗi hoặc tình trạng mắc tội 12đáng tin cậy (credible ) - tin cậy được, việc đưa ra những cơ sở hợp lý có thể tin được 2sự thiếu thốn (deficiency ) - phẩm chất hay tình trạng không đầy đủ hoặc không đạt đến tiêu chuẩn thông thường 6xác định (definitive ) - việc phục vụ nhằm đem lại một giải pháp cuối cùng; nhằm định nghĩa hoặc định rõ một cách chính xác 2

Page 297: Phuc am giang

thần tính (deity ) - Đấng tối cao; Đức Chúa Trời; thiên thượng, có địa vị hoặc bản tánh của Đức Chúa Trời 2tình trạng suy đồi (depravity ) - phẩm chất hoặc tình trạng được đánh dấu bởi sự bại hoại hoặc gian ác; một hành động hoặc sự thực hành bại hoại 10sự biện biệt (discernment ) phẩm chất có thể thấy hoặc hiểu sự khác nhau; phẩm chất hiểu thấu và nắm bắt được điều tối nghĩa 9mối quan hệ môn đệ (discipleship ) - hoạt động của người tiếp nhận và giúp đỡ trong việc làm lan truyền những giáo lý của người kia; một lối sống của người đi theo Chúa Jêsus, vâng phục ý muốn Ngài, và làm chứng cho người khác về Ngài. 14sự thất vọng, vỡ mộng (disillusionment ) - làm tan ảo mộng; tình trạng được giải thoát khỏi việc tin vào một điều gì đó có vẻ như thật hoặc đúng nhưng không phải vậy 6 trò hai mặt (duplicity ) - sự lừa dối; sự giả vờ; bí mật hành động theo cách nầy và công khai hành động theo cách khác để nhằm lừa dối 7năng động (dynamic ) - liên quan đến sức lực hay sức mạnh trong sự chuyển động; tích cực; năng nỗ; mạnh mẽ 11thuộc về giáo hội - thuộc về hoặc liên quan đến giáo hội hoặc hàng giáo phẩm 13(ecclesiastical ) - (chức vụ ) emeritus nghỉ hưu khỏi sự phục vụ tích cực, song vẫn giữ vị trí và tước hiệu của mình, người đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã về hưu một cách vinh dự 13lời kết (epilogue ) - phần kết luận được thêm vào một cuốn sách cuốn tiểu thuyết, bài thơ, hoặc một tác phẩm khác để bổ sung hoặc giải thích tác phẩm đó 2 lai thế học (eschalology ) - một môn thuộc thần học nói đến những sự kiện cuối cùng trong lịch sử của thế giới hoặc lịch sử nhân loại 6sự đời đời (eternality ) - tính chất tồn tại vô tận; phẩm chất của việc có sự tồn tại vô hạn 3đạo lý (ethic ) - nguyên tắc liên quan đến điều thiện và điều ác và đến bổn phận và nghĩa vụ về mặt đạo đức, một tập hợp các nguyên tắc và nghĩa vụ hoặc các giá trị đạo đức 11riêng biệt (exclusive ) - không phân chia hoặc san sẻ với những cái khác; rất chọn lọc6dứt phép thông công (excommunicate ) bị công khai tước mất tư cách thành viên hoặc sự thông công trong một tổ chức tôn giáo 8theo kinh nghiệm (experientially ) - có liên quan đến kinh nghiệm hoặc dựa trên kinh nghiệm 3tính cố định (fixity ) - tính chất hoặc tình trạng ổn định hoặc vững vàng, không bị thay đổi, được ấn định chắc chắn 6

Page 298: Phuc am giang

mềm dẻo (flexible ) - có khả năng phục theo ảnh hưởng, hoặc đáp ứng hoặc hóa theo những tình huống thay đổi hoặc mới mẻ 11vô dụng (futile ) - hoàn toàn vô hiệu quả; chẳng phục vụ cho một mục đích nào cả; vô ích 14bảng phả hệ (genealogy ) - bảng ghi chú dòng dõi của một người, một gia đình, hoặc một tập thể từ một vị tổ tiên hoặc từ các hình thức cổ xưa 3thế hệ (generation ) - khoảng thời gian trung bình giữa sự ra đời của cha mẹ và sự ra đời của con cháu họ; một tập thể gồm những người sống hình thành một giai đoạn đơn lẻ trong dòng dõi con cháu từ một vị tổ tiên 5sự làm cho vinh hiển (glorification ) - sự kết thúc của mục tiêu của Đức Chúa Trời trong công tác của Chúa Jêsus, sự chịu khổ hoặc sự chết của Chúa Jêsus - một sự kiện lịch sử xác định; giờ phút hạ mình tột cùng mà cũng là giờ phút vinh hiển nhất của Chúa Cứu Thế. 2dối trá (guile ) - sự khôn khéo giả dối; những mánh khóe xảo quyệt, hay quỷ quyệt 4hòa hợp (harmornize ) - sắp xếp cho hài hòa, thích hợp hoặc phù hợp; xen lẫn các sự kiện khác nhau vào một câu chuyện duy nhất; có liên quan đến những lời ký thuật trong bốn sách Phúc âm, để làm thành một bản ký thuật duy nhất sắp xếp theo trình tự thời gian hết thảy những sự kiện được chép trong bốn sách Phúc âm mà không lập lại một sự kiện nào cả 1sự thường tại (immanence ) - phẩm chất hoặc tình trạng ở lại hoặc vận hành bên trong một lãnh vực thực hữu; thuộc về Đức Chúa Trời: ngự trị trong vũ trụ và thời gian 3 tính bất biến (immutavility ) - phẩm chất không thay đổi; không thể thay đổi được, không bị thay đổi 3sự ban cho (impartation ) - ban, truyền, hoặc ban cho một phần hoặc san sẻ cho; việc truyền đạt sự hiểu biết 3Lời yêu cầu (imperative ) - trong văn phạm, thì liên quan đến một hình thức của động từ dùng để diễn tả một mệnh lệnh, một lời thỉnh cầu hay một lời khuyên; một yêu cầu cấp bách 12nhập thể - (incarnate ) - được bày tỏ ra trong thể xác, đặc biệt là trong hình hài loài người; được ban cho bản tánh và hình thể loài người cách toàn bộ và đặc biệt 3 không thể chối cãi được (indisputable ) - không còn thắc mắc, nghi ngờ, chắc chắn 9vốn có (inherent ) - thuộc về một người hoặc một vật như là một phẩm chất hoặc thuộc linh lâu bền và chủ yếu; có liên quan đến sự hình thành hoặc đặc trưng cốt yếu của một điều gì đó; thuộc về tính chất hoặc thói quen đã ổn định; thực chất 6lời ám chỉ bóng gió (insinuation ) - một lời nói thâm độc, tinh vi, và thường

Page 299: Phuc am giang

là để lăng mạ; hành động hoặc quá trình có khuynh hướng dần dần gây nghi ngờ, mất lòng tin, hoặc thay đổi cái nhìn 7sự phản nghịch (insubordination ) - không vâng phục; sự phản loạn, hành động chống cự quyền hành 3không đầy đủ (insufficiency ) - thiếu, quá ít ỏi để chu cấp; không tương xứng 4sự cầu thay (intercessory ) - nài xin giùm một người nào đó, có liên quan đến sự cầu nguyện, khẩn xin, hoặc kêu van cho một người khác 12giai đoạn giữa hai giao ước (intertestamental ) - liên quan đến một thời kỳ kéo dài khoảng 400 năm giữa những sự kiện sau cùng được chép trong Cựu ước với những sự kiện đầu tiên được chép trong Tân ước 8người tàn tật (invalid ) - người phải chịu đúng bệnh tật hoặc sự tàn phế 6của sứ đồ Giăng (Johannine) - có liên quan đến sứ đồ Giăng hoặc đặc trưng cho sứ đồ Giăng hoặc các sách Tân ước được ông viết ra 1sự giải thoát (lileeration ) - hành động thả tự do; tình trạng được thả tự do 10sự tỏ ra (manifestation ) - khó khăn, đặc biệt là bởi mắt thấy hoặc dễ dàng nhận biết được hoặc hiểu được bằng tâm trí; điều được làm cho rõ ràng và chắc chắn bằng cách tỏ bày hoặc trình bày ra 4sự tuận đạo (martyrdom ) - chịu chết vì trung thành với một chánh nghĩa đặc biệt là với đức tin tôn giáo của mình 12tử đạo (martyred ) - chết vì lòng trung thành với chánh nghĩa đặc biệt là đối với niềm tin tôn giáo của mình 12thuộc về Đấng Mêsi (merrianic ) - của Đấng Mêsi hoặc liên quan đến Đấng Mêsi hay Chúa Cứu Thế 1sự cứng cổ (obduracy ) - phẩm chất hoặc tình trạng kiên trì bướng bỉnh trong việc làm sai trái hoặc không chịu thuyết phục, không chịu mềm lòng; thiếu sự thuận phục 10toàn năng (omnipotence ) - có mọi quyền năng; phẩm chất có các quyền phép năng lực, hoặc ảnh hưởng, không bị giới hạn 3toàn tại (omnipotence ) - hiện diện khắp mọi nơi; phẩm chất hoặc tình trạng có mặt ở khắp mọi nơi và mọi lúctoàn tri (omniscience ) - hiểu biết mọi sự; phẩm chất hoặc tình trạng có sự hiểu biết, ám hiểu, và sự sáng suốt vô hạn; sự sở hữu toàn bộ kiến thức hoặc có tri thức trọn vẹn. 3chủ nghĩa cơ hội (opportunism ) - đường lối hoặc cách thực hành nhằm sử dụng mọi cơ hội để có lợi cho mình mà không suy xét xem hành động ấy đúng đắn hay sai trái trong từng hoàn cảnh cụ thể. 7người lạc quan (optimist ) - người nhìn vào phía tươi sáng của các sự việc, người tin rằng mọi sự trong cuộc đời đều sẽ diễn ra tốt đẹp nhất6Đấng Yên Ủi (Paraclete ) - Một danh từ dùng để mô tả Đức Thánh Linh có

Page 300: Phuc am giang

nghĩa là "Đấng biện hộ, Đấng cầu thay, Đấng được gọi đi bên cạnh để giúp đỡ" 11nghịch lý (paradox ) - điều gì đó như một con người, một điều kiện, hay một hành động có vẻ như mâu thuẫn hay có những phẩm chất hoặc những giai đoạn tương phản; trái với điều được mong đợi 7bại liệt (paralysis ) - mất khả năng đi lại 6làm cho tê liệt (paralyzed ) - bị ảnh hưởng do việc mất khả năng đi lại 6sự thương khó (passion ) - những cảm xúc căng thẳng, bị dồn đuổi, áp đảo; những sự chịu khổ của Chúa Cứu Thế giữa đêm ăn Lễ Tiệc Thánh và sự kiện chịu đóng đinh 10Tuần Lễ Thương Khó (Passion Week ) - Tuần lễ cuối cùng trong cuộc đời của Chúa Jêsus, trong tuần lễ đó Ngài đã chịu thương khó và chịu đóng đinh 2bị bắt bớ (persecuted ) khiến phải chịu khổ vì lòng tin 12người bi quan (pessimist ) - người hay nhìn vào phía ảm đạm của các sự việc hoặc có khuynh hướng nhìn vào mọi khó khăn và bất lợi 6bóng ma (phantom ) - hình ảnh do tâm trí tưởng tượng dường như không có thật; một sự hiện ra mơ hồ lờ mờ, hoặc mờ tối; ma; hiện hình mà không có thể chất 14điềm báo (portent ) - sự báo trước của một điềm dữ sắp xảy ra; dấu hiệu; điềm tiên tri 2sau Phục Sinh (post resurrection ) - theo sau việc Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết 14chủ nghĩa thực dụng (pragmatism ) - triết lý dựa trên lòng tin cho rằng lẽ thật, ý nghĩa hoặc giá trị của các ý tưởng đều phải được phán đoán theo những kết quả thực tiễn của nó; liên quan đến những kết quả hoặc những giá trị thực tiễn 7được định trước (predestined ) - được quyết định hoặc xếp đặt trước; đã định sẵn 10sự siêu việt (preeminence ) - vượt hơn những điều khác; một chỗ đứng vượt lên trên hết thảy những cái khác 5đặc quyền (prerogatives ) - độc quyền hoặc những quyền lợi 3phần mở đầu (prologue ) - phần giới thiệu của một tác phẩm văn chương 2người cải đạo (proselytes ) - những người đã cải đồi từ một niềm tin, tín ngưỡng hoặc từ một tập thể khác; những người quy đạo, theo Do Thái Giáo 14cắt tỉa (pruning ) - cắt bỏ những phần về vô dụng hoặc gây khó chịu 11thuộc về sự cứu chuộc (redemptive ) - của, hoặc có liên quan đến việc giải phóng khỏi tình trạng bị giam giữ bằng sự trả giá của một khoản tiền chuộc; liên quan đến công việc của Chúa Cứu Thế, là Đấng bởi sự chết của Ngài đã

Page 301: Phuc am giang

đem lại sự tha thứ cho chúng ta hoặc đã cứu chuộc chúng ta ra khỏi án phạn của tội lỗi 8vật biểu trưng (referents ) - những con người, những sự vật, hoặc biểu tượng đại diện cho hoặc ám chỉ đến, những điều ám chỉ đến hoặc được ám chỉ đến 3sự sanh lại (regeneration ) - sự làm mới lại hoặc phục hưng; sự tái sanh của tâm linh chối bỏ (repudicote ) - không nhận; từ chối có bất cứ quan hệ gì với; bác bỏ như là điều không đúng hoặc không công bằng 9sự sống lại (resurrection ) - sự Phục Sinh từ trong kẻ chết của Chúa Cứu Thế; sự sống lại của hết thảy những kẻ chết trước việc phán xét cuối cùng8sự hồi tỉnh (resuscitation ) - quá trình hồi tỉnh từ trạng thái như chết hoặc bất tỉnh; việc trả về trạng thái sống hoặc có ý thức 8nơi thánh (sanctutiry ) - nơi đã được nên thánh, phần thiêng liêng nhất trong bất cứ chỗ thờ phượng nào; nơi ẩn náu hay che chở 4lời mỉa mai (sarcasm ) - một lời nhận xét để chế nhạo hoặc gây tổn thương; hành động đem một người ra chế nhạo nhằm làm tổn thương những cảm xúc của người ấy 7Cứu thục học (soteriology )- thần học liên quan đến sự cứu rỗi, đặc biệt trở nên có hiệu lực nhờ Chúa Cứu Thế Jesus 6giả mạo (spurious ) - sự giống hoặc tương tự ở vẻ bề ngoài với một vật nào đó nhưng không có những phẩm chất chân thật; giả dốicấu trúc (structure ) - một điều gì đó được sắp xếp theo một khuôn mẫu nhất định của một sự cấu tạo 2thuộc cấp (subordination ) - tình trạng bị đặt vào hoặc giữ một địa vị hoặc tầng lớp thấp kém hơn 3sự đầy đủ (Sufficiency ) - phẩm chất hoặc tình trạng có đủ để đáp ứng các nhu cầu trong một tình huống 4sự minh chứng (substantiation ) - sự chứng thực; sự chứng minh bằng chứng cớ hoặc bằng chứng có thẩm quyền pháp lýbề ngoài cạn cợt (superficial ) - nông cạn; chỉ liên quan đến những gì dễ thấy hoặc ở bên ngoài; chỉ bày ra ở bề ngoài mà không có thực chất hoặc ý nghĩa 5tối cao, ưu thế (supremacy ) - phẩm chất hoặc tình trạng ở vào vị trí, thẩm quyền, mức độ hoặc chất lượng hàng đầu 5Các Sách Phúc âm Cộng Quan (Synoptics ) - một danh từ tập hợp mô tả ba sách Phúc âm Mathiơ Mác và Luca bởi vì cả ba đều có cùng lối diễn đạt nội dung và thứ tự các sự kiện 1nhạy bén (tact ) - một ý thức sắc bén về những gì phải làm hoặc nói để giữ các quan hệ tốt với những người khác hoặc để tránh mếch lòng, tài khéo và

Page 302: Phuc am giang

ơn trong việc giao tiếp với người khác cụ thể (tangible) - có thể nhận thức được, nhất là bằng xúc giác; thực hữu; có thể nhận ra một cách chính xác bằng tâm trí tạm thời (temporal) - thuộc về hoặc có liên quan đến thời gian tương phản với sự vĩnh hằng; thuộc về hoặc liên quan đến đời sống trên đất 3thần học (theology ) - sự nghiên cứu về Đức Chúa Trời và các mối liên hệ của Ngài với thế gian 6sự hiển hiện của Đức Chúa Trời (theophanies ) - những sự tỏ ra mắt thấy được của Đức Chúa Trời 3kẻ phản bội (traitor ) - kẻ phản bội lòng tin cậy của người khác hoặc lừa dối trong một bổn phận hoặc nhiệm vụ 9truyền khẩu (tradition ) - những thông tin, niềm tin, và những tập tục được truyền lại bằng miệng hoặc bằng ví dụ từ đời nầy sang đời kia mà không có lời chỉ dẫn bằng chữ viết 1sự siêu việt (transcedence ) - phẩm chất hoặc tình trạng nằm vượt trên những giới hạn theo kinh nghiệm thông thường; phẩm chất hoặc tình trạng ưu tiên, vượt trên và vượt trội (vũ trụ hoặc sự tồn tại vật chất) vượt quá hoặc ở bên trên những giới hạn của tất cả kinh nghiệm và sự hiểu biết có thể có; đi trước, vượt quá, và ở trên (vũ trụ hoặc sự tồn tại vật chất) 2sự biến đổi (transformation ) - quá trình được thay đổi về tâm tánh hoặc thân phận 14 sự chuyển tiếp (trasition ) - sự chuyển đổi từ một giai đoạn, một tình trạng, hoặc một nơi chốn sang một giai đoạn một tình trạng hoặc một nơi chốn khác 10sự khổ não (tribulation ) - buồn rầu hoặc chịu khổ vì bị đàn áp hoặc bắt bớ 12hình bóng học (typological ) - thuộc về hoặc liên quan đến một học thuyết của các loại thần học (những nhân vật hoặc sự vật trong Cựu ước được xem là làm hình bóng cho những sự việc khác trong Tân ước) 14sự hiệp nhất (unity ) - phẩm chất hoặc tình trạng hiệp làm một; tình trạng hài hòa hoặc phù hợp 12không thay đổi được (unregenerate ) - không ăn năn; ngoan cố; cứng cổ; không chịu sửa đồidao động (vacflation ) - không có năng lực để đứng vững; không dứt khoát; do dự lưỡng lự trong tâm trí, ý chí hoặc cảm xúc 13chứng thực (validate ) - khẳng quyết; hậu thuẫn bằng những sự thực hoặc bằng thẩm quyền 6chịu thay (vicarious ) - được thi hành hoặc gánh chịu bởi một người thay thế cho một người khác hoặc vì sự ích lợi hoặc có lợi cho người khácsự sống (vitality ) - sức mạnh, năng lượng hoặc sức sống; sức lực để tồn tại

Page 303: Phuc am giang

Thư Mục

Alexander, David và Alexander, Patricia, Các Nhà Biên Tập. Quyển Eerdmans'Handbook to The Bible. Grand Rapids, Michigan: Nhà Xuất Bản William B.Eeardmans Publidshing Company, 1973 Baker, Kenneth, Tổng Biên Tập Quyển "Kinh Thánh Khảo Cứu NIV" Grand Rapids, Michigan: Nhà Xuất Bản Thánh Kinh Londervan, 1985.Barrett, C.K. Phúc Âm theo Thánh Giăng. Nhà Xuất Bản Wesminster Philadelphia, Tái Bản Lần Thứ Nhì, năm 1978Bauer, Walter. Quyển "A Greek - English Lexicon of the New Testament and Other Early Christian Literatur (Tự Điển Hy-Anh về Tân ước và Tài Liệu Cơ Đốc Đầu Tiên Khác) do Wf Arndt và F.W.Gingrinh dịch thuật. Nhà Xuất Bản University of Chicago 1957, thành phố ChicagoBrown, Raymond E. Quyển "Phúc âm theo Giăng đoạn I - XII. Garden City, New York:NXB Doubleday & Company, Inc, 1966 Brown, Raymond E. Quyển "Phúc âm theo Giăng đoạn XIII - XXI Garden City, New York: Nhà Xuất Bản Doubleday & Company, Inc, 1970Brucd, F.F. Quyển "Phúc âm Giăng"Grand Rapids, Michigan, Nhà Xuất Bản, Wm. B. Eerd mans Publishing Company 1983.Elwell, Walter A. (Nhà Biên Tập) Quyển ("Từ điển Thần học Tin Lành") Evangelical Dictonary of Theology Grand Rapids, Michigan: Nhà Xuất Bản Baker Book House, 1084.Gaebelein, Frank E. and Tenney, Merrill C. Quyển "The Expositor's Bible CommentaryCuốn 9 Grand Rapids, Michigan: Nhà Xuất Bản Zondervan Corporation, 1981Gibbs, Algred P. Quyển "Wosship: The Christian's Highest Oceupation" Nhà Xuất Bản Walterick Publishers, Kansas City, Kansask, không xác định năm tháng New YorkGuthrie, Donald Quyển "New Testament Introduction" (Giới Thiệu về Tân ước) Tái bản lần thứ ba Nhà Xuất Bản Inter Varsity Press, 1970. Downers Grove, I llinois Larson, Bruce, Quyển "Living on the Growing Edge" Nhà Xuất Bản Zondervan, 1968, Grand Rapids, Michigan Morris, Leon. Quyển "Sách Phúc âm theo Giăng Nhà Xuất Bản Wm.B.

Page 304: Phuc am giang

Eerdmans Publishing Company 1971. Grand Rapids, tiểu bang MichiganMorris, Leon. Quyển "Reflections on the Gospel of Jonh: Volume 1, The Word Was Made Fless John 1-5 Nhà Xuất Bản Baker Book house 1986. Grand Rapids, Michigan Thiessen, Henry Clarence. Quyển Lectures in Systematic Theology. Bản Hiệu Đính của Vernon D.Doerk Sen Nhà Xuất Bản William B.Eerdmans 1979, Publishing Company Grand Rapids, MichiganVine, W.E. Cùng các tác giả khác "An Expository Dictuinary of Biblical Words". Nhà Xuất Bản Thomas Nelson, Publishers, 1984, Nashville, TennesseeWestcott, Brooke Foss. Quyển "Sách Phúc âm theo Thánh Giăng. Hai quyển, Nhà Xuất Bản John Murray, Luân Đôn. 1908


Recommended