Transcript
Page 1: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Số 18+19, QuÝ I+II/2014 www.trungtamwto.vn

Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP

Ấn Độ phản đối thông qua Hiệp định tạo thuận lợi hóa thương mại của WTO Đàm phán FTA Việt Nam-Liên minh Hải quan đẩy nhanh tốc độ, đặt mục tiêu kết thúc cuối năm nayTIN QUỐC TẾ TIN VIỆT NAMa ĐàmLiênhakết

TIN V t Nam-n đẩy mục tiêu nay

Page 2: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

Lời giới thiệu

Trong tay Bạn là Bản tin “Doanh nghiệp và Chínhsách thương mại quốc tế”, ấn phẩm phát hànhhàng quý của Ủy ban tư vấn về Chính sách Thươngmại Quốc tế - Trung tâm WTO – Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam.Mục “Điểm tin” của Bản tin sẽ mang đến cho Bạncác thông tin cập nhật cùng các bình luận cơ bảnvề những sự kiện, những câu chuyện từ tất cả cácchiều hội nhập (WTO, đa phương, song phương).Mục “Chuyên đề” tập trung chuyên sâu vào mộtchính sách, quy định, vấn đề thương mại quốc tếđặc biệt, đã hoặc có thể có tác động mạnh mẽ đếncác doanh nghiệp với những phân tích, bình luậnsâu sắc của các chuyên gia.Hy vọng rằng Bản tin “Doanh nghiệp và Chính sáchThương mại quốc tế” sẽ là cẩm nang hữu ích chodoanh nghiệp, hiệp hội trong việc tăng cườngthông tin về chính sách, pháp luật thương mạiquốc tế để chủ động xây dựng chiến lược kinhdoanh phù hợp với tình hình hội nhập, có tiếng nóitích cực hơn và tham gia hiệu quả hơn cùng vớiNhà nước trong việc hoạch định chính sách, đàmphán và thực thi các cam kết quốc tế.

Số 18+19, QuÝ I+II/2014 www.trungtamwto.vn

Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP

Ấn Độ phản đối thông qua Hiệp định tạo thuận lợi hóa thương mại của WTO Đàm phán FTA Việt Nam-Liên minh Hải quan đẩy nhanh tốc độ, đặt mục tiêu kết thúc cuối năm nayTIN QUỐC TẾ TIN VIỆT NAMa ĐàmLiênhakết

TIN V t Nam-n đẩy mục tiêu nay

Page 3: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

1

Mục lục Chuyên đềĐiểm tin

Đàm phán TPP: càng dài càng dai dẳng

Sự kIệN bIểN ĐôNg Và NhữNg kỳ VọNg TPP

Tin quốc tế

Ấn Độ phản đối thông qua Hiệp định tạo thuận lợi hóathương mại của WTO 2

4

5

6

7

8

9

10

Vòng đàm phán thứ sáu TTIP không có nhiều tiến triển

Hoa Kỳ, EU bất đồng về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong TTIP

Hàn Quốc và Australia ký tắt FTA song phương

Các chuyên gia y tế New Zealand lo ngại cơ chế ISDStrong TPP sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu bảo vệsức khỏe người dân

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của Liên minh châu Âu

Cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt Nam thông quabảo hộ chỉ dẫn địa lý ở EU

Đàm phán FTA Việt Nam-Liên minh Hải quan đẩynhanh tốc độ, đặt mục tiêu kết thúc cuối năm nay

Tin Việt Nam

ỦY BAN TƯ VẤN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾTRUNG TÂM WTO PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMĐịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04.35771458 Fax: 04.35771459 Email: [email protected]: www.trungtamwto.vn/www.wtocenter.vn

Chịu trách nhiệm xuất bảnTS. Nguyễn Thị Thu Trang

Giấy phép xuất bản sốSố 42/GP-XBBT, ngày 9/6/2014

Thiết kế đồ hoạ[email protected]

In ấn tạiCông ty TNHH Giải Pháp DeMAC

TPP-Một cánh cửa để thoát khỏi sự phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc?

14

20

11FTA Việt Nam – Chile bắt đầu có hiệu lực

Từ đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HảiDương 981 cùng các tàu hộ tống vào vùng đặc quyềnkinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyềncủa Việt Nam. Ngày 16/7/2014, Trung Quốc đã dichuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biểncủa Việt Nam. Chưa rõ ý định và các hành động tiếptheo của Trung Quốc như thế nào. Tuy nhiên, sự việcnày gây ra các hệ lụy đang hoặc có thể xảy ra trongtương lai trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam vàTrung Quốc, và là bước ngoặt thúc đẩy chúng ta phảitìm kiếm các giải pháp triệt để nhằm tăng cường tính tựchủ trong kinh tế, mà một trong số đó là đa dạng hóacác đối tác thương mại.

Page 4: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

2

Điểm tin

Tin thế giới

ại Hội nghị Bộ trưởng Balitháng 12/2013, các nướcthành viên WTO đã tuyên bố kếtthúc đàm phán Hiệp định tạo thuậnlợi hóa thương mại (gọi tắt là Hiệpđịnh TF) và bắt đầu tiến hành cácthủ tục thông qua ở từng nước. Tuynhiên, đến thời hạn ngày31/07/2014 vừa qua, Hiệp định nàyđã không thể được thông qua bởi sựphản đối của Ấn Độ. Theo nhận địnhcủa Tổng Giám đốc WTO ôngRoberto Azevedo thì đây sẽ là mộthệ quả nghiêm trọng đối với tươnglai của WTO.Vậy tại sao Ấn Độ lại phản đốiviệc thông qua Hiệp định TF màđược dự đoán là sẽ tạo thêm 1 nghìntỷ USD và 21 triệu việc làm cho nềnkinh tế thế giới?

Nguyên nhân chính của quyếtđịnh này liên quan đến một điềukhoản trong Gói thỏa thuận Bali vềnông nghiệp được thông qua cùnglúc với Hiệp định TF mà theo Ấn Độlà có thể ảnh hưởng tới vấn đề trợcấp nông nghiệp của nước này.Cụ thể, điều khoản đó quy địnhcác nước thành viên không được trợcấp cho nông nghiệp vượt quá 10%tổng giá trị sản phẩm nông nghiệpcủa mình. Nếu vi phạm có thể sẽ bịcác nước thành viên WTO khác kiệnvà áp dụng các biện pháp trừng phạtthương mại.Trong khi đó, theo Đạo luật Anninh Lương thực của Ấn Độ, chínhphủ nước này sẽ cung cấp lươngthực cho các tầng lớp dân cư yếu thếnhất với giá cực kỳ thấp. Thông qua

một hệ thống phân phối công, chínhphủ sẽ trợ cấp cho người tiêu dùng,đồng thời cũng trợ cấp cho các nhàsản xuất gạo thông qua hỗ trợ cácđầu vào như điện và phân bón.Vìvậy, việc quy định mức trần trợ cấp10% sẽ khiến Ấn Độ khó có thể làmđược điều này. Thêm nữa, mức quyđịnh 10% được tính toán theo mứcgiá của những năm 1986-1988 khimà giá lương thực ở mức rất thấp.Do đó, mức này càng khó được chấpnhận bởi Ấn Độ.Ngoài việc bị hạn chế về mức trợcấp ra, việc chấp thuận Hiệp địnhnày sẽ buộc Ấn Độ phải cho quốc tếgiám sát các loại sản phẩm thuộcdiện dự trữ lương thực của nướcnày. Và như vậy Ấn Độ có thể gặpkhó khăn khi bổ sung thêm các loại

Ấn Độ phản đối thông qua hiệp định tạo thuận lợi hóa thương mại của WTO

T

Page 5: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

hạt khác vào diện này (ví dụ các loạihạt giàu protein như đậu lăng).Ấn Độ cũng cho rằng những quyđịnh như vậy là bất công đối với cácnước đang phát triển khi phải đảmbảo cuộc sống cho một bộ phận lớndân cư nghèo, trong khi các nướcphát triển như Mỹ hàng năm vẫn trợcấp hàng 20 tỷ USD cho nông nghiệp. Vì vậy, tại cuộc họp Đại Hội đồngWTO ngày 25/7/2014, Ấn Độ đãyêu cầu trì hoãn việc thông qua Hiệpđịnh TF cho đến khi một giải phápcuối cùngvề an ninh lương thựcđược đưa ra vào cuối năm nay, tức làkhoảng 3 năm trước thời hạn thôngqua tại Hội nghị Bộ trưởng tại Balinăm 2017.Yêu cầu này của Ấn Độ đã gặpphải sự phản đối của các thành viênchủ chốt WTO như Mỹ, EU, TrungQuốc, Nga và Brazil. Chỉ có một vài

nước tỏ ra thông cảm với Ấn Độ làCuba, Venezuala, Bolivia, Nam Phi vàZimbabwe. Theo một số nguồn tin, một vàinước thậm chí còn tính đến giảipháp loại trừ Ấn Độ ra khỏi Hiệpđịnh này. Tuy nhiên, trả lời phỏngvấn báo Reuter, Bộ Trưởng Thươngmại New Zealand, ông Tim Groserđã nói rằng “Ấn Độ là nước đướngthứ 2 thế giới về dân số, một thànhphần không thể thiếu của kinh tế thếgiới và đang ngày càng trở nên quantrọng. Ý tưởng loại bỏ Ấn Độ ra khỏiHiệp định thật là điên rồ”Còn theo ông Anwarul Hoda,nguyên Phó tổng giám đốc WTO, thìmặc dù hành động của Ấn Độ trongviệc từ chối thông qua Hiệp định TFvào thời hạn ngày 31/7 là không cógì sai về mặt pháp lý nhưng việc nàycó ảnh hưởng tiêu cực về chính trị:

“Nếu chúng ta không nhanh chóngkết thúc gói Bali, Hoa Kỳ sẽ từ bỏ cácđàm phán đa phương ở WTO và tậptrung sang các đàm phán khu vựcnhư Hiệp định Đối tác Xuyên TháiBình Dương (TPP) và Hiệp định Đốitác Xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Vàđiều này chắc hẳn không phải mongmuốn của Ấn Độ”.Không rõ là rồi việc thông quaHiệp định TF sẽ đi đến đâu nhưngviệc lỡ thời hạn 31/7 vừa qua rõràng đã làm nhụt chí các nhà đàmphán thương mại trên thế giới trongviệc tìm kiếm một tiếng nói chungtại bàn đàm phán đa phương củaWTO. Điều này càng báo hiệu trongthời gian tới các hiệp định songphương sẽ lại tiếp tục được tính đếnnhư một giải pháp tối ưu hơn chocác nước đạt được các thỏa thuậnmà mình mong muốn. n

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

3

Page 6: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

4

Tin thế giới

òng đàm phán thứ sáu Hiệpđịnh Đối tác Thương mại vàĐầu tư Xuyên Đại Tây Dương (TTIP)giữa Hoa Kỳ và EU đã diễn ra từ ngày14 đến 18/07/2014 tại Brussel (Bỉ).Tại đây, hai bên tiếp tục thảo luận vềcác vấn đề như thương mại hàng hóavà dịch vụ, các vấn đề pháp lý, muasắm công, bảo vệ môi trường vàquyền lao động, năng lượng vànguyên liệu, và cơ hội cho doanhnghiệp nhỏ và vừa.Tuy nhiên, giới thạo tin cho biếtdo EU và Hoa Kỳ còn bất đồng lớntrong nhiều lĩnh vực, vòng đàm phánlần này cũng không có nhiều tiếntriển. Mở cửa thị trường hàng hóa làvấn đề mà ban đầu được dự đoán sẽlà phần dễ dàng nhất trong đàm phánTTIP, bởi cả Hoa Kỳ và EU đều đangáp thuế rất thấp đối với đa số hànghóa, ngoại trừ một số sản phẩm nôngnghiệp và công nghiệp nhạy cảm. Tuynhiên, diễn biến sáu vòng đàm phánđã qua lại cho thấy đây là chủ đềphức tạp và gây nhiều trang cãi. Bởi vì, EU muốn duy trì bảo hộđối với một số sản phẩm nông nghiệpnhạy cảm như thịt gia cầm, thịt bò,thịt lợn….nhưng bằng các hình thứckhác nhau chứ không chỉ là thuếquan hay hạn ngạch thuế quan.Trong khi đó, Hoa Kỳ lại đặt mục tiêuhàng đầu là tăng cường tiếp cận thị

trường cho hàng nông sản của nướcnày trong cả TTIP và Hiệp định Đốitác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).Và mặc dù trong tuyên bố, Hoa Kỳcó vẻ mong muốn mở cửa thị trườngmạnh mẽ hơn EU (mở cửa 100%),nhưng trên thực tế, bản chào thuếquan đầu tiên của Hoa Kỳ lại kémtham vọng hơn so với EU - Cao ủyThương mại của EU Karel De Guchtđã phàn nàn về điều này trong mộtcuộc họp báo hồi tháng 2. Theo mộtsố nguồn tin, bản chào đầu tiên củaHoa Kỳ chỉ đưa ra mức xóa bỏ thuếquan cho 80 % hàng hóa trong khicon số này của EU là 96%. Vì vậy, ôngDe Gutch đã từ chối bản chào đầutiên của Hoa Kỳ, yêu cầu nước nàyphải đưa ra bản chào mới tham vọnghơn.Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳvẫn chưa có động tĩnh gì về vấn đềnày. Trong một cuộc họp báo mớiđây,Trưởng đoàn đàm phán TTIP củaHoa Kỳ, ông Daniel Mullaney, dùkhông trực tiếp, đã ám chỉ rằng HoaKỳ sẽ chỉ đưa ra bản chào thuế quansửa đổi của mình khi EU đưa ra bảnchào thứ 2 của họ.Về vấn đề giải quyết tranh chấpNhà nước – Nhà nước, theo Trưởngđoàn đàm phán TTIP của EU, ôngIgnacio Garcia Bercero, hai bên đãcùng thảo luận về các bản đề xuất củamỗi bên và đang nỗ lực làm việc để

thu hẹp khoảng cách trong phươngpháp tiếp cận vấn đề.Về vấn đề vệ sinh dịch tễ (SPS),ông Garcia Berceno cho biết hai bênđã có những tranh luận sâu và đangcố gắng đưa ra các đề xuất của mỗibên trong vòng đàm phán tới - EU đãdự định đưa ra bản thảo SPS trongvòng thứ 6 này nhưng cuối cùng lạirút lại. Đề xuất SPS của EU dự kiến sẽxây dựng các hướng dẫn cụ thể để cảhai bên có thể quyết định được cáctiêu chuẩn “tương đương” trong cáchệ thống vệ sinh an toàn thực phẩmcủa mỗi bên, và đảm bảo rằng cácquyết định đó áp dụng chung cho tấtcả các nước thành viên EU.Còn đối với lĩnh vực năng lượng,các cuộc thảo luận thay vì tập trungvào các yêu cầu chính của EU đối vớiHoa Kỳ trong việc đồng ý rút lại cáchạn chế đối với xuất khẩu khí gas vàdầu tự nhiên, mà lại chủ yếu bàn vềcác quy tắc và luật lệ mà hai bên sẽphải áp dụng để giảm rủi ro khi vậnchuyển các loại khí này ngoài khơinhư vụ tràn dầu Deepwater Horizonhồi năm 2010.Một vấn đề khác gây nhiều tranhcãi giữa hai bên nhưng không đượcthảo luận tại vòng đàm phán lần nàyđó là vấn đề giải quyết tranh chấpNhà nước – nhà đầu tư bởi EU vừamới kết thúc quá trình tham vấn nộikhối về phương pháp tiếp cận vấn đềnày trong TTIP. Theo thông tin từ ôngBerceno thì có tới hơn 150.000 bìnhluận đã được gửi tới Ủy ban châu Âuvà kết quả của cuộc tham vấn này sẽsớm được công bố. Tuy nhiên, Ủy bansẽ chưa thể ban hành báo cáo phântích về vấn đề này trước tháng 11 tới.Vòng đàm phán thứ 7 TTIP dựkiến được tổ chức từ ngày29/9/2014 đến ngày 3/10/2014 tạiWashington, Hoa Kỳ. Đây có thể làvòng đàm phán cuối cùng trước khikết thúc nhiệm kỳ hiện tại của Ủy banchâu Âu vào ngày 30/10 và các cuộcbầu cử giữa kỳ của Hoa Kỳ vào ngày4/10 tới. n

V

Vòng đàm phán thứ sáu TTIP không có nhiều tiến triển

Page 7: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

5

ột trong những vấn đề khókhăn nhất trong đàm phánHiệp định Đối tác Xuyên Đại TâyDương (TTIP) giữa Hoa Kỳ và EUlà vấn đề Chỉ dẫn địa lý (GI) bởihai bên có cơ chế và quan điểmbảo hộ chỉ dẫn địa lý tương đốikhác nhau.Trong một phiên điều trầntrước Tiểu ban thương mại của Ủyban Tài chính và Thuế vụ Hoa Kỳ,Phó Đại diện Thương mại Hoa KỳMichael Punke đã cho biết vấn đềChỉ dẫn địa lý hiện đang là mộtvấn đề “khó khăn lớn” giữa Hoa Kỳvà EU bởi quan điểm “rất khácbiệt” giữa hai bên.Ông Punke nhấn mạnh rằng“Hoa Kỳ sẽ không bê hệ thống chỉdẫn địa lý của EU về Hoa Kỳ” thôngqua TTIP, đồng thời sẽ tiếp tục“thúc ép mạnh mẽ EU mở cửa thịtrường cho các sản phẩm nông sảncủa Hoa Kỳ đã được bảo hộ chỉ dẫnđịa lý ở EU”Trước đó, trong một cuộc trảlời báo giới sau cuộc gặp với cácBộ trưởng Nông nghiệp của cácnước EU tại Luxembourg ngày16/06/2014, Bộ trưởng Nôngnghiệp Hoa Kỳ, ông Tom Vilsack,cũng cho biết EU đang yêu cầuHoa Kỳ chấp nhận bảo hộ GI chomột số nhãn hiệu sản phẩm màHoa Kỳ cho là tên gọi thôngthường như “phomat feta”, và điềunày không phù hợp với hệ thốngbảo hộ nhãn hiệu của Hoa Kỳ. ÔngVilsack khẳng định Hoa Kỳ sẽkhông chấp nhận các yêu cầu nàycủa phía EU, nhưng sẽ vẫn sẵnlòng tìm một giải pháp thông quađối thoại song phương để bảo vệcho các nhãn hiệu tên tuổi đó.

Hoa Kỳ cũng ghi nhận và bảohộ chỉ dẫn địa lý, nhưng phươngpháp tiếp cận khác với của EU.Hoa Kỳ bảo hộ GI thông qua cơ chếnhãn hiệu, theo đó GI có thể đượcbảo hộ như là nhãn hiệu thươngmại, nhãn hiệu tập thể hoặc nhãnhiệu chứng nhận mà nguyên tắccơ bản là “ai đăng ký trước thìđược trước”. Trong khi đó GI củaEU lại đi theo hướng riêng, coi GIlà một hình thức bảo hộ đặc thù,gắn với các đặc điểm địa lý và cộngđồng cụ thể, không phải nhãn hiệucủa riêng ai và tất nhiên khôngphải “ai đăng ký trước thì đượctrước”.Sự khác biệt này thì đã tồn tạitừ lâu. Trong đàm phán TTIP, mâuthuẫn chính giữa Hoa Kỳ và EUnằm ở chỗ khác: các tên gọi thông

dụng (generic). Hoa Kỳ thì chorằng EU bảo hộ GI cho nhiều têngọi sản phẩm thông thường, đượcsử dụng rộng rãi và người tiêudùng đã coi đó là tên gọi đại diệncho một nhóm tất cả các hàng hóavà dịch vụ cùng loại. Còn EU thìcho rằng các tên gọi liên quan xuấtphát từ một khu vực địa lý cụ thểcủa EU và phải được xem là GI chứkhông phải tên gọi thông dụng củasản phẩm. Câu chuyện này cónguồn gốc từ một thời rất xa xưatrong quá khứ, khi những người dicư từ châu Âu sang Hoa Kỳ đã đemtheo những cái tên sản phẩm từchâu Âu và sử dụng để quảng bácho những sản phẩm của riêng họtrên đất Hoa Kỳ. Vì vậy, nhiều têngọi sản phẩm được đăng ký GI ởchâu Âu nhưng ở Hoa Kỳ nó chỉ làcác danh từ chung chỉ một loại sảnphẩm nào đó.

Các quy định bảo hộ GI trongpháp luật của EU cao hơn so vớiWTO. Trong vòng đàm phán Doha,EU cũng đã đặt vấn đề bảo hộ caohơn đối với rượu nhưng đã bị cácthành viên WTO, trong đó có HoaKỳ, phản đối mạnh mẽ. Không đạt được mục tiêu từvòng đàm phán đa phương, EUxem các FTA song phương là cơhội để thỏa mãn nhu cầu nâng caobảo hộ GI cho các sản phẩm nôngsản và thực phẩm của mình. Điềunày thể hiện rất rõ trong các FTAmà EU đã ký, đặc biệt là các FTAgần đây với Hàn Quốc (đã ký), và

hoa kỳ, EU bất đồng về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong TTIP

hoa kỳ là thị trường lớn nhất cho các sảnphẩm GI của EU, chiếm đến 30% trongtổng kim ngạch nhập khẩu thực phẩm vàđồ uống của Hoa Kỳ từ EU. Tuy nhiên, cácsản phẩm GI của EU chỉ tập trung ở một sốít mặt hàng là: rượu sâm-panh và cô-nhắccủa Pháp, rượu wít-ky từ Scotland củaAnh, và phô-mai Grana Padano và Parmi-giano Reggiano của Italia.

Điểm khác biệt giữa hệ thốngbảo hộ gI của hoa kỳ và EU

Mục tiêu bảo hộ gI của EUtrong các FTA

M

Page 8: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

6

Tin thế giới

gày 10/02/2014, tại Canberra,Australia và Hàn Quốc đã tiếnhành lễ ký tắt Hiệp định thương mạitự do (FTA) Australia – Hàn Quốc sauhơn 4 năm đàm phán bắt đầu từtháng 5/2009 và kết thúc vào tháng12/2013. Đây là một FTA tương đối toàndiện với 23 chương, trong đó baogồm các vấn đề chủ chốt như hànghóa, dịch vụ, đầu tư, truyền thông,mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ,rào cản kỹ thuật đối với thương mại,vệ sinh dịch tễ...Về hàng hóa, Hàn Quốc cam kếtsẽ dỡ bỏ thuế quan cho 84 % giá trịhàng hóa xuất khẩu của Australiasang Hàn Quốc ngay khi hiệp định cóhiệu lực và 90,8% trong vòng 8 năm.Đặc biệt, Hàn Quốc đồng ý dỡ bỏ cácmức thuế quan đặc biệt cao (một vàitrường hợp lên tới hơn 550%) hiệnđang đánh vào một số mã hàng trongcác sản phẩm xuất khẩu chủ lực củaAustralia như thịt bò, đường, sữa, bộtmỳ, rượu, sản phẩm vườn và hải sản.

Đổi lại, Australia sẽ xóa bỏ thuếquan cho gần như toàn bộ các sảnphẩm của Hàn Quốc trong vòng 5năm sau khi hiệp định có hiệu lực.Trong đó, Australia sẽ dỡ bỏ ngaylập tức mức thuế quan hiện hành5% cho 20 loại sản phẩm xe hơi -chiếm 76,6% giá trị xe hơi xuấtkhẩu của Hàn Quốc sang Australia.Đây là FTA đầu tiên Hàn Quốc kývới một nước mà thuế quan đối vớisản phẩm xe hơi được cắt bỏ ngaylập tức. Điều này sẽ đem lại lợi thếcạnh tranh lớn cho các nhà sản xuấtxe hơi của Hàn Quốc để thâm nhậpmột thị trường rộng lớn nơi cáchãng xe hơi của Nhật Bản đangchiếm vị thế độc quyền. Về dịch vụ, hai bên cũng đạtđược những cam kết mở cửa caocho hầu hết các lĩnh vực từ dịch vụpháp lý, kiểm toán, tài chính, kỹ sư,truyền thông, giáo dục, môi trườngđến phim ảnh, truyền hình.Đặc biệt, trong cam kết về đầu

tư, hai bên đã thống nhất áp dụng

cơ chế giải quyết tranh chấp nhànước – nhà đầu tư (ISDS) cho phépnhà đầu tư nước ngoài được kiệnnước nhận đầu tư ra một cơ chếtrọng tài tư. Là nước tiếp nhậnnhiều đầu tư nước ngoài, Australiaban đầu đã phản đối cơ chế này.Tuy nhiên, Hàn Quốc lại kiên quyếtyêu cầu đưa vào để bảo vệ các nhàđầu tư của họ hiện đang có đầu tưlớn trong các lĩnh vực năng lượngvà khai thác tài nguyên của Aus-tralia buộc nước này phải đồng ý.Tại buổi lễ ký tắt, hai bên camkết sẽ thúc đẩy quá trình phê chuẩnnội bộ của mỗi nước để hiệp địnhcó thể ký kết chính thức trong 6tháng đầu năm 2014.Hàn Quốc hiện là đối tácthương mại lớn thứ tư của Aus-tralia còn Australia là đối tácthương mại lớn thứ bảy của HànQuốc, nếu hiệp định này có hiệu lựcsẽ thúc đẩy quan hệ thương mạisong phương giữa hai nước lên mộttầm cao mới. n

Canada (đã hoàn thành đàm phán,chưa thông qua).Trong đàm phán FTA giữa EUvà Canada, GI là một trong nhữngvấn đề nhiều tranh cãi nhất. Cuốicùng, Canada cũng phải đồng ý vớiEU hạn chế sử dụng tên 5 loại sảnphẩm pho mát mà vốn được cho làtên phổ biến ở Bắc Mỹ là asiago,gorgonzola, feta, fontina, munster.Mặc dù FTA này vẫn chưa đượchai bên thông qua, nhưng Hoa Kỳthậm chí đã phản ứng mạnh đốivới những cam kết về GI trong FTAnày, cho rằng chúng “không thểchấp nhận được” trong trườnghợp của Hoa Kỳ như theo lời củaông Tom Vilsack.Ông Vilsack cũng cảnh bảo nếukhông đạt được những điều khoảnvề nông nghiệp “có ý nghĩa”chocác nhà sản xuất của nước này thìTTIP dù có đàm phán xong cũngkhó có thể được thông qua bởi

quốc hội nước này.Còn phía EU cũng lập luậnrằng họ phải có được sự đồngthuận của cả 28 nước thành viênnếu muốn thông qua TTIP, và dođó không thể không đạt đượcnhững cam kết bảo hộ GI đối vớimột số sản phẩm nông nghiệpquan trọng mà một số thành viênmong muốn.Và nếu hai bên vẫn tiếp tụccương quyết với những mục tiêuđó của mình, thì chắc chắn rằngvấn đề GI sẽ tiếp tục là một nútthắt cản trở tiến trình đàm phánTTIP – một trong những đàmphán thương mại lớn nhất hànhtinh hiện nay. nhàn Quốc và Australia ký tắt FTA song phương

N

Page 9: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

7

gày 12/5/2014, 5 tổ chức đạidiện cho hơn 300 chuyên gia ytế của New Zealand đã gửi Tuyên bốchung cảnh báo Thủ tướng NewZealand John Key về những nguy cơcủa cơ chế giải quyết tranh chấpNhà nước-nhà đầu tư (ISDS) đangđược đàm phán trong Hiệp định Đốitác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).Theo các tổ chức này, cơ chế ISDS cóthể ảnh hưởng tới các quyền vànghĩa vụ của Chính phủ NewZealand trong việc bảo vệ sức khỏengười dân. Cụ thể, nó có thể ảnhhưởng tới quyền ban hành các quyđịnh quản lý thuốc lá, rượu, nhiênliệu và dược phẩm.Quan ngại của các tổ chức nàyxuất phát từ bản dự thảo chươngĐầu tư TPP bị tiết lộ hồi tháng6/2012, và các chương tương tựtrong các FTA đã ký của Hoa Kỳ màbao gồm các quy định về ISDS. Theocác tổ chức này, New Zealand đãtừng cam kết về nghĩa vụ ISDS trongmột số FTA khác nhưng TPP có sốlượng thành viên lớn và phạm viquy định rộng hơn rất nhiều. Đó làlý do vì sao ngay từ đầu Australia đãtuyên bố rõ ràng không chấp nhậncơ chế này và cho đến nay vẫn chưathay đổi quan điểm.Do đó, Tuyên bố chung đã đưara những lập luận và minh họa rõràng về các nguy cơ của cơ chế này. Về các sản phẩm có hại cho sứckhỏe, Tuyên bố chung cho rằng cơchế ISDS sẽ ảnh hưởng nghiêmtrọng tới các quy định pháp lý kiểmsoát việc buôn bán và quảng bárượu và thuốc lá của Chính phủNew Zealand. Một ví dụ điển hìnhđó là việc Chính phủ Australia đã

từng bị hãng sản xuất thuốc láPhilip Morris kiện về các quy địnhliên quan đến bao nhãn thuốc lá. Đối với nhiên liệu, ISDS có thểhạn chế khả năng Chính phủ NewZealand tăng cường quản lý đối vớicác hoạt động khai thác nhiên liệuhóa thạch của các công tư nướcngoài mà có thể gây ô nhiễm môitrường, ảnh hưởng tới sức khỏengười dân. Chẳng hạn theo một báocáo của Ủy viên nghị viện về Môitrường của New Zealand thì việckhai thác khí gas (hydraulic fractur-ing) chỉ có thể an toàn nếu được đưavào quy định trong luật, chứ khôngthể bằng hình thức khuyến khíchthực tiễn tốt như hiện nay. Nhưngviệc đưa vào luật các quy định nhưthế này rất có thể dẫn tới các vụ kiệntheo cơ chế ISDS của các nhà đầu tưnước ngoài. Tuyên bố lấy dẫn chứngngày càng có nhiều vụ các công tynhiên liệu nước ngoài kiện các chínhphủ nước nhận đầu tư theo cơ chếgiải quyết tranh chấp ISDS quy địnhtrong Hiệp định Thương mại Tự doBắc Mỹ (NAFTA).Còn đối với dược phẩm, ISDSđe dọa hạn chế Chính phủ NewZealand trong việc kiểm soát cáchoạt động mua bán và quảng bá

thuốc của các công ty đa quốc gia.Điều này đặc biệt nguy hiểm đối vớicác loại thuốc kháng sinh nếu đượcquảng cáo trực tiếp và bán tự docho khách hàng sử dụng khôngđúng cách có thể gây tình trạngkháng thuốc ngày càng gia tăng vàđã được cảnh báo bởi Tổ chức Y tếThế giới (WHO). Ngoài ra, các côngty dược cũng có thể sử dụng cơ chếISDS để đòi bồi thường cho nhữngthiệt hại gây ra bởi các quyđịnh/luật mới của chính phủ. Chẳnghạn như vụ kiện mới đây của côngty Eli Lilly đòi chính phủ Canada bồithường 500 triệu Đô la Mỹ cho mộtphán quyết về sáng chế của TòaLiên bang Canada.Do đó, Tuyên bố chung của 5 tổchức đã yêu cầu Chính phủ NewZealand phải có lập trường kiênđịnh về vấn đề này để đảm bảo sứckhỏe của người dân. Đồng thời, cáctổ chức này cũng kêu gọi Chính phủcông bố nội dung đàm phán và lấy ýkiến cộng đồng trước khi đưa ra bấtkỳ một “nhượng bộ không thể thayđổi” nào. Ngoài ra, theo họ cần phảicó một nghiên cứu đánh giá độc lậpvề tác động của TPP không chỉ đếnthương mại mà còn cả đến sức khỏecủa người dân New Zealand. n

Các chuyên gia y tế New Zealand lo ngại cơ chế ISDS trong TPP sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân

N

Page 10: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

iện tại, Việt Nam đang thamgia đàm phán rất nhiều Hiệpđịnh thương mại tự do (FTA) màtrong đó yêu cầu áp dụng cơ chế tựchứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theocơ chế này, trách nhiệm chứngnhận nguồn gốc của hàng hóa sẽchuyển từ các cơ quan chuyên tráchsang doanh nghiệp (hoặc nhà nhậpkhẩu). Tức là doanh nghiệp (hoặcnhà nhập khẩu) sẽ tự thực hiện cácthủ tục và đáp ứng điều kiện đểtuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêuchuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tựchịu trách nhiệm về tính chính xáccủa tuyên bố đó. Nhằm giới thiệu với các doanhnghiệp về nội dung và cách thứcvận dụng cơ chế tự chứng nhậnxuất xứ của các thị trường EU vàEFTA, Phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam (VCCI) đã phốihợp với Bộ Công thương, KhốiEFTA (gồm 4 nước Na Uy, Thụy Sỹ,Ai-xơ-len và Lich-ten-xtanh) tổ

chức hội thảo “Tự chứng nhận xuấtxứ” tại Hà Nội ngày 17/6/2014 vàHồ Chí Minh ngày 19/6/2014.Tại hội thảo, các chuyên gia củaKhối EFTA đã cung cấp thông tin vềhệ thống tự chứng nhận xuất xứcủa các nước EFTA mà cũng tươngtự như của EU. Theo đó các nhàxuất khẩu sẽ tự phát hành bằngchứng về xuất xứ, mà cụ thể là khaithông tin về xuất xứ trong cácchứng từ thương mại (chẳng hạnnhư hóa đơn) mà không có sự thamgia của các cơ quan quản lý trongquá trình phát hành. Hệ thống này đã được sử dụngở EU hơn 40 năm nay và cho thấyđược những ưu điểm của nó nhưđơn giản hóa quy trình thủ tục, cắtgiảm thời gian và chi phí cho doanhnghiệp, đồng thời giảm rủi ro chocác cơ quan cấp phép và bớt gánhnặng cho hải quan. Chính vì vậy,trong các FTA mà EU đã ký hoặcđang đàm phán, đều yêu cầu phía

đối tác áp dụng cơ chế tự chứngnhận xuất xứ. Thậm chí, EU cũngđang xem xét áp dụng cơ chế nàytrong Hệ thống ưu đãi thuế quanphổ cập (GSP).Tuy nhiên, không phải nhà xuấtkhẩu nào cũng có thể tự chứngnhận xuất xứ mà phải được cấpphép bởi một cơ quan có thẩmquyền của nước xuất khẩu (thườnglà hải quan). Quy trình thôngthường bao gồm4 bước: i) Nhà xuấtkhẩu nộp hồ sơ xin cấp phép lên cơquan hải quan, ii) Hải quan kiểm trahồ sơ nộp, iii) Thẩm tra tại chỗ nếuthấy cần thiết, iv) Quyết định cấpphép hoặc không cấp phép. Thôngthường 1 giấy phép tự chứng nhậnxuất xứ có thời hạn 5 năm nếu nhàxuất khẩu không có vi phạm gì.Một số doanh nghiệp Việt Nambày tỏ quan ngại hệ thống tự chứngnhận xuất xứ có thể tạo ra nhiềutrường hợp gian lận hơn so với hệthống cấp phép truyền thống thôngqua cơ quan có thẩm quyền. Tuynhiên các chuyên gia của EFTA đãkhẳng định rằng tỷ lệ gian lận theonhư theo dõi và đánh giá của khốinày là không có khác biệt nhiềugiữa hệ thống mới và cũ. Đó là bởivì theo hệ thống mới này, cơ quanhải quan có thể tiến hành kiểm tratrực tiếp nhà xuất khẩu bất kỳ lúcnào nếu có nghi ngờ về sai phạmnhằm hạn chế các hành vi gian lận.Nói chung, mặc dù là mới ở ViệtNam, hệ thống tự chứng nhận xuấtxứ hiện nay đã trở nên khá phổbiến trên thế giới. Cùng với việcmột loạt các FTA mà Việt Nam đangtham gia đàm phán với các đối tácđều sử dụng cơ chế này, thì khảnăng lớn là nó sẽ được áp dụng tạiViệt Nam trong tương lai. Vì vậy,ngay từ bây giờ các doanh nghiệpcần chủ động tìm hiểu về cơ chế tựchứng nhận xuất xứ để có nhữngsự chuẩn bị cần thiết cho việc tậndụng các FTA này một khi đượcký kết. n

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

8

Tin Việt Nam

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của Liên minh châu Âu

h

Page 11: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

hỉ dẫn địa lý (GI) là một chếđịnh pháp luật quan trọng đểbảo vệ lợi ích của các cộng đồngdân cư có những sản phẩm mà thếmạnh gắn liền với các khu vực vớicác đặc điểm địa lý đặc thù. Theothống kê chưa đầy đủ thì ở ViệtNam có khoảng trên 1.000 sảnphẩm nông nghiệp tiềm năng cóthể là đối tượng được bảo hộ GI.Mặc dù vậy, vì nhiều lý do, cho tớinay chỉ có khoảng trên 30 sảnphẩm nông nghiệp được bảo hộ GIchính thức. Vì vậy, nhiều người kỳvọng vào các hiệp định thương mạitự do (FTA) mà Việt Nam đangtham gia để gia tăng số lượng cácsản phẩm được đăng ký bảo hộ GI,tăng cường tên tuổi và giá trị củacác sản vật nổi tiếng của chúng ta.Một trong những hiệp địnhđược kỳ vọng nhất đó là FTA vớiEU – một khu vực thị trường rộnglớn cho nông sản của Việt Nam màhiện nay các quy định về đăng kývà bảo hộ chỉ dẫn địa lý vẫn tương

đối phức tạp và khó đáp ứng. Chotới thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉcó duy nhất một sản phẩm đượcđăng ký GI tại EU là nước mắm PhúQuốc. Đây là một điều thiệt thòicho Việt Nam bởi khác với bảo hộbằng nhãn hiệu, bảo hộ bằng GIcho phép rất nhiều chủ thể trongcùng một khu vực địa lý đượchưởng lợi từ GI này. Thêm nữa, bảohộ GI là bảo hộ vô thời hạn, khôngphải nộp đơn xin lại nhiều lần, nêntiết kiệm được thời gian và chi phíđăng ký.Quy định về bảo hộ GI được EUlần đầu tiên đưa ra vào năm 1992,tuy nhiên trong khi WTO khônggiới hạn bảo hộ GI cho bất kỳ sảnphẩm nào thì EU lại chỉ áp dụngloại hình này cho nông sản và thựcphẩm. Quy định về GI năm 1992của EU cũng yêu cầu chỉ các chủ sởhữu GI của EU được phép nộp đơnđăng ký trực tiếp lên Ủy ban châuÂu, còn các chủ sở hữu GI của nướcngoài phải thông qua chính quyền

nước đó xem xét, tiến hành các thủtục chờ phản đối của các đối tượngliên quan rồi mới được chuyển choỦy ban châu Âu. Quy định này đã bịMỹ kiện lên WTO năm 1999 vì nóphân biệt đối xử với các chỉ dẫn địalý của nước ngoài. Kết quả là đếnnăm 2006, EU đã phải sửa đổi phápluật về GI của mình, cho phép mọichủ đơn GI nước ngoài có thể nộphồ sơ trực tiếp tại Ủy ban châu Âuhoặc thông qua các cơ quan thẩmquyền của nước mình. Để được đăng ký GI ở EU, mộtsản phẩm ở nước ngoài phải đãđược đăng ký GI ở nước đó. Chủđơn đăng ký có thể là một nhómcác nhà sản xuất và/hoặc chế biếnliên quan đến cùng một sản phẩm,hoặc một cá nhân hoặc cá nhânđược ủy quyền (với những điềukiện nhất định). Nội dung đơn nộpbao gồm nhiều thông tin về sảnphẩm, về khu vực địa lý, về phươngpháp sản xuất/chế biến và mối liênhệ giữa chất lượng/đặc tính củasản phẩm với môi trường địa lýkhu vực....kèm theo những bằngchứng xác thực các thông tin này.Đơn đăng ký được nộp lên cơ quancó thẩm quyền của Ủy ban châu Âu.Cơ quan này có trách nhiệm kiểmtra đơn và sau đó nếu thông qua sẽđăng lên Công báo chính thức củaỦy ban. Trải qua 6 tháng cho cácbên liên quan bình luận, nếu khôngcó phản đối gì thì sẽ được đăng kýGI. Tuy nhiên, trước khi sản phẩmđược đưa ra thị trường phải tuântheo các quy trình kiểm soát kỹthuật chặt chẽ của EU bởi cả các cơquan công và/hoặc các đơn vịthanh tra/kiểm soát tư.Mặc dù quy trình thủ tục đăngký GI ở EU tương đối phức tạp và

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

9

Cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt Namthông qua bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở EU

C

Page 12: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

10

Tin Việt Nam tốn thời gian, nhưng vì quyền lợilâu dài, các chủ sở hữu GI của ViệtNam nên xem xét việc đăng ký bảohộ GI ngay từ bây giờ để tránhnhững trường hợp bị bên khác viphạm, ăn cắp thương hiệu. Chẳnghạn như vừa qua nhãn hiệu cà phêBuôn Ma Thuột đã bị một số doanhnghiệp của Trung Quốc sử dụng vàđăng ký độc quyền tại nước này,nhưng may mắn sau đó đã kiện vàđòi lại được. Rút kinh nghiệm từsự việc này, hiện tại Hiệp hội Càphê Buôn Ma Thuột đang gấp rútchuẩn bị hồ sơ để đăng ký bảo hộGI tại EU. Được biết quá trình nàycó thể kéo dài đến 4-5 năm, nhưng

một khi đã được bảo hộ GI thì sảnphẩm có thể bán với giá cao hơngiá thông thường khoảng 15%.Ngoài thủ tục đăng ký trực tiếptại Ủy ban châu Âu, một số ngànhhàng cũng đang hi vọng thông quađàm phán FTA Việt Nam – EU đểđược đăng ký bảo hộ GI nhanhchóng và dễ dàng hơn. Bởi mộtmặt, các FTA có thể giúp các nướcthu hẹp khoảng cách giữa các hệthống pháp luật khác nhau củatừng nước để tạo thuận lợi hơncho việc bảo hộ GI cho các sảnphẩm của nhau. Mặt khác, rấtnhiều FTA bao gồm một danh sáchcác GI cụ thể để được tự động bảo

hộ tại các nước ký kết. Trong khiđó, chiến lược mới của EU về bảohộ GIs nước ngoài tại EU và GI EUtại nước ngoài là thông qua cácFTA song phương. Chẳng hạn nhưFTA EU – Hàn Quốc đã bao gồmgần 200 sản phẩm được công nhậnbảo hộ GI. Đây chính là một cơ hội lớncho Việt Nam khi đàm phán FTAvới khu vực này. Điều quan trọnglà các nhà sản xuất/nuôi trồng ởViệt Nam có biết cải thiện quytrình sản xuất, nâng cao chấtlượng sản phẩm để đáp ứng cáctiêu chí được bảo hộ GI của EU haykhông mà thôi. n

òng đàm phán thứ 6 Hiệp địnhthương mại tự do (FTA) giữaViệt Nam và Liên minh Hải quanNga, Belarus, Kazakhstan đã diễnra tại Sochi, Nga từ ngày 16-20/06/2014 với 8 Nhóm đàmphán bao gồm: Thương mại hànghóa; Dịch vụ; Đầu tư và di chuyểnthể nhân; Quy tắc xuất xứ; muasắm chính phủ; Phòng vệ thươngmại; Hợp tác về hải quan và thuận

lợi hóa thương mại;Sở hữu trí tuệvà các vấn đề về pháp lý và thể chế.Tại vòng đàm phán lần này, các bênđã kết thúc được thêm phần lời văncủa 2 chương là Thương mại hànghóa và Mua sắm chính phủ, thu hẹpkhoảng cách ở các chương Hợp tácvề hải quan, Quy tắc xuất xứ và Sởhữu trí tuệ. Các vấn đề phức tạp vàkỹ thuật như Quy tắc xuất xứ, Mởcửa thị trường hàng hóa, dịch vụ,đầu tư và di chuyển thể nhân… tiếptục đạt tiến triển.Kết thúc vòng đàm phán, cả haibên đều thể hiện tinh thần thiệnchí, nỗ lực thúc đẩy đàm phántrong thời gian tới để có thể kếtthúc vào cuối năm nay.Theo giới chuyên gia nhận định,trong số các FTA mà Việt Nam đangtham gia đàm phán, FTA với Liênminh Hải quan được coi là có khảnăng kết thúc vào cuối năm nay caonhất bởi quyết tâm của cả hai bêncũng như những gì đã đạt đượctrong đàm phán thời gian qua.

Nếu kết quả đàm phán khảquan, đây sẽ là một trong nhữngFTA tiềm năng nhất đối với ViệtNam bởi khu vực thị trường này từtrước tới nay vẫn tương đối đóngvới hàng hóa của chúng ta. Đồngthời, đây cũng gần như là FTA đầutiên của Liên minh Hải quan – khuvực này đã từng đàm phán FTA vớimột số nước nhưng không đạtđược tiến triển và bị đình trệ hoặchủy bỏ. Do đó, cơ hội đối với hànghóa Việt Nam là rất lớn khi đượccắt giảm thuế quan vào khu vực thịtrường này mà lại không phải cạnhtranh với những đối thủ FTA khác.Nhưng quan trọng hơn cả là cơcấu sản phẩm của hai khu vực làtương đối bổ sung cho nhau nênmột khi FTA được ký kết chắc chắnsẽ thúc đẩy đáng kể cả kim ngạchxuất và nhập khẩu giữa hai bên.Vòng đàm phán thứ 7 FTA ViệtNam – Liên minh hải quan dự kiếnđược tiếp tục tổ chức ở Nga từngày 15 - 19/9/2014. n

V

Đàm phán FTA Việt Nam-Liên minh hải quan đẩy nhanh tốc độ, đặt mục tiêu kết thúc cuối năm nay

Page 13: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

11

ừ ngày 01/01/2014, Hiệpđịnh thương mại tự do (FTA)Việt Nam – Chile sẽ chính thức cóhiệu lực, tạo cơ hội lớn cho thúc đẩyquan hệ thương mại giữa hai nước.FTA Việt Nam – Chile được bắtđầu đàm phán từ tháng 10/2008 vàkết thúc vào tháng 11/2011. Tuynhiên, do thủ tục phê chuẩn nội bộcủa mỗi nước mất nhiều thời giannên đến tháng 01/2014 hiệp địnhmới chính thức có hiệu lực. Với 14 chương bao gồm 104Điều và 8 phụ lục, FTA Việt Nam -Chile chỉ đề cập đến khía cạnh hànghóa, như các quy định về tạo thuậnlợi cho tiếp cận thị trường, quy tắcxuất xứ, các biện pháp vệ sinh dịchtễ, kiểm dịch động thực vật, rào cảnkỹ thuật, phòng vệ thương mại.....Theo đó, Việt Nam cam kết xóabỏ 87,8% số dòng thuế (91,22%kim ngạch nhập khẩu tại thời điểm

2007) cho Chile trong vòng 15 năm.Đổi lại, Chile sẽ xóa bỏ thuế quancho 99,62% kim ngạch xuất khẩu(ở thời điểm năm 2007) của ViệtNam trong vòng 10 năm, trong đó81,8% kim ngạch và 83,54% dòngthuế sẽ được xóa bỏ ngay. Một số mặt hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam sẽ được cắt giảmthuế ngay và nhanh từ mức 6%hiện tại là dệt may (203 dòng thuếgiảm ngay về 0%, 17 dòng thuếgiảm 0% sau 5 năm), thủy sản (36dòng thuế giảm ngay về 0%, 28%dòng thuế giảm 0% sau 5 năm),thủy sản, cà phê, chè, máy tính vàlinh kiện (giảm thuế về 0% ngaykhi hiệp định có hiệu lực)Quy tắc xuất xứ của hiệp địnhcũng tương đối đơn giản, đa sốhàng hóa chỉ cần có tỷ lệ nguyên vậtliệu được sản xuất từ các nướcthành viên (Việt Nam hoặc Chile)

chiếm từ 40% trở lên hoặc quachuyển đổi mã HS ở cấp 4 số làđược hưởng ưu đãi thuế quan.Chile là nước Mỹ La tinh đầu tiênViệt Nam ký kết FTA và đây cũng làFTA thứ 8 mà Việt Nam ký kết. CònChile hiện đã có tới 25 FTA, muabán với các nước FTA chiếm tới90% thương mại của nước này. ViệtNam và Chile hiện cũng đang đàmphán trong khuôn khổ Hiệp địnhĐối tác Xuyên Thái Bình Dươnggồm 12 nước.Trao đổi thương mại giữa ViệtNam và Chile trong 5 năm qua tăngtrung bình 26,8%, trong đó xuấtkhẩu của Việt Nam sang Chile tăngtrên 41%. Ký kết FTA này ngoàimục đích tăng cường tiếp cận thịtrường Chile còn là cơ hội để hànghóa Việt Nam thâm nhập các thịtrường khác trong khu vực Mỹ La tinh rộng lớn. n

FTA Việt Nam – Chile bắt đầu có hiệu lực

T

Page 14: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

12

Sự kiện biển Đông vànhững kỳ vọng TPP

Chuyên đề

Page 15: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

13

ừ đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùngcác tàu hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạmnghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Ngày 16/7/2014, Trung Quốc đã dichuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Chưa rõý định và các hành động tiếp theo của Trung Quốc như thế nào. Tuy nhiên,sự việc này gây ra các hệ lụy đang hoặc có thể xảy ra trong tương lai trongquan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, và là bước ngoặt thúcđẩy chúng ta phải tìm kiếm các giải pháp triệt để nhằm tăng cường tính tựchủ trong kinh tế, mà một trong số đó là đa dạng hóa các đối tác thương mại.Và như một lẽ tất nhiên, người ta đặt sự kỳ vọng nhiều hơn vào các FTA vớinhững đối tác quan trọng mà Chính phủ đang đàm phán. Trong khi các FTAvới EU, Nga, Hàn Quốc... đạt những tiến triển đáng kể và rất có khả năng kếtthúc trong năm nay, thì đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương(TPP) – một FTA với cùng lúc 11 đối tác được trông đợi nhất, lại dường nhưbị chững lại bởi quá nhiều toan tính của mỗi bên.Trước sự trì trệ của đàm phán TPP, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lạimột lần nữa đặt mục tiêu kết thúc cơ bản TPP vào tháng 11 này. Tuy nhiên,khác với những lần trước, khi mà người ta hồ hởi kỳ vọng vào những “mụctiêu kết thúc TPP” vào cuối năm, thì sau nhiều lần bỏ lỡ, dư luận lần nàykhông mấy tin vào một “cái kết có hậu” cho TPP trong năm nay.

T

Page 16: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

14

Chuyên đề

ừ sau phiên đàm phán chính thức thứ 19 diễn ra tại Brunei tháng8/2013, các nước TPP không tổ chức thêm một phiên đàm phán chính

thức nào nữa nhưng lại tiến hành rất nhiều cuộc họp cấp bộ trưởng, trưởngđoàn đàm phán và các nhóm đàm phán về từng lĩnh vực cụ thể, dưới cả hìnhthức đa phương lẫn song phương, để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Các cuộc gặp gần đây nhất có thể kể đến là cuộc họp giữa các trưởng đoànđàm phán tại Việt Nam từ ngày 12-15/5 làm tiền đề cho cuộc họp cấp bộtrưởng TPP tại Singapore từ ngày 19-20/5, và sau đó là một vòng đàm phánkhông chính thức tại Ottawa-Canada từ ngày 3-12/7. Để thúc cho đàm phán đạt tiến triển, Hoa Kỳ còn lên kế hoạch cho các cuộchọp cấp kỹ thuật vào tháng 8, tiếp theo là một cuộc họp cấp trưởng đoànvào tháng 9, và sau đó là cuộc gặp cấp bộ trưởng vào tháng 10.Mặc dù lịch trình đàm phán dày đặc và ở đủ các cấp cao thấp, tình hình đàmphán TPP trong thời gian qua nói chung vẫn không có đột phá lớn, vẫn là cácvấn đề nhiều tranh cãi nhất được bàn đi bàn lại mà vẫn tắc ở những điểm khókhăn nhất.Bài viết dưới đây sẽ điểm lại một số diễn tiến nổi bật trong đàm phán TPP thờigian vừa qua.

Đàm phán TPP:càng dài càng dai dẳngT

Page 17: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

15

kỳ vọng xóa bỏ các thuế quanđã không cònKhi bắt đầu đàm phán, các nướcTPP cam kết hướng tới xóa bỏ 100%các dòng thuế nhập khẩu nhằm đạtđược một hiệp định thương mại tựdo chất lượng cao. Tuy nhiên, trảiqua gần hai chục vòng đàm phán,thực tế cho thấy mục tiêu này rấtkhó đạt khi mà mỗi nước dườngnhư vẫn muốn giữ lại một số dòngthuế cho riêng mình. Đều này càngthể hiện rõ hơn sau khi TPP có sựtham gia của Nhật Bản – nước kiênquyết không xóa bỏ thuế quan đốivới 5 mặt hàng nông nghiệp nhạycảm nhất. Trong một sự kiện ngày19/5/2014, Bộ Trưởng Thương mạiNew Zealand, ông Tim Groser đã ratín hiệu rằng chính phủ nước này cóthể để mở khả năng một hiệp địnhTPP cuối cùng không xóa bỏ toàn bộthuế quan đối với các sản phẩm nôngnghiệp mà vẫn giữ lại một số dòngthuế, miễn sao vẫn đàm bảo một kếtquả tổng thể cuối cùng “có chấtlượng cao”.Còn trên trang web Đại diệnThương mại Hoa Kỳ (USTR) mới đâycũng đăng Bản tóm tắt về các mụctiêu của Hoa Kỳ trong TPP, trongđó không kêu gọi xóa bỏ toàn bộ thuếquan như trước kia mà chỉ mongmuốn đạt được “xóa bỏ thuế quan vàmở cửa thị trường đáng kể cho hànghóa xuất khẩu của Hoa Kỳ”.Trước đó, trong chuyến thămNhật Bản hồi cuối tháng 4, Tổngthống Mỹ Barack Obama cũng đã thểhiện một thông điệp cá nhân rằngHoa Kỳ đã từ bỏ yêu cầu Nhật Bảnphải xóa bỏ toàn bộ thuế quan chothịt bò và thịt lợn nhập khẩu trongTPP.Nhật bản có thể chỉ dànhnhượng bộ cho riêng hoa kỳTừ khi chính thức tham gia TPPvào tháng 7/2013, Nhật Bản chủ yếutập trung đàm phán tiếp cận thị

trường hàng hóa với Hoa Kỳ, nhưngcho đến giờ vẫn chưa đạt đượcnhiều tiến triển. Mâu thuẫn chủ yếuxoay quanh việc Nhật Bản khôngmuốn mở cửa thị trường 5 sản phẩmnông sản nhạy cảm là thịt, sữa,đường, gạo và lúy mỳ cho Hoa Kỳ, vàvì thế, Hoa Kỳ cũng từ chối xóa bỏthuế quan cho ô tô của nước này.Bế tắc trong đàm phán songphương giữa Nhật Bản và Hoa Kỳcũng làm chậm lại tiến trình đàmphán mở cửa thị trường hàng hóanói chung. Dường như các nước cònlại đều đang chờ đợi kết quả từ cuộcđàm phán song phương giữa hainước này để đưa ra bản chào cuốicùng của mình. Bởi một mặt, nếuNhật Bản chỉ dành quyền ưu tiêncho Hoa Kỳ mà không cho các nướckhác, thì các nước này cũng chẳngphải rộng rãi gì với Nhật Bản. Mặtkhác, nếu Nhật Bản có quyền giữ lạimột số sản phẩm nông nghiệp nhạycảm, thì các nước khác cũng sẽ đòihỏi điều tương tự.Trong một cuộc phỏng vấn ngày30/5/2014, Phó trưởng đoàn đàmphán TPP của Nhật Bản, ông HiroshiOe đã tuyên bố rằng Nhật Bản sẽkhông nhất thiết phải dành nhữngnhượng bộ của họ cho các nướckhác giống như cho Hoa Kỳ trongviệc mở cửa thị trường hàng nôngsản của nước này. Tuyên bố trênđược đưa ra sau khi một số thànhviên TPP khác như Australia và NewZealand bày tỏ hy vọng rằng NhậtBản sẽ dành những ưu đãi về tiếp cậnthị trường cho các nước này tươngnhư Hoa Kỳ.Đó là, bên lề Hôi nghị Bộ trưởngTPP vừa diễn ra tại Singapore thángtrước, Bộ Trưởng Thương mại Aus-tralia Andrew Robb đã tự tin tuyênbố rằng họ có “thỏa thuận với NhậtBản” để buộc nước này phải dànhnhững ưu đãi cho họ tương tự nhưHoa Kỳ. Còn Bộ trưởng Thương mại NewZealand Tim Groser thì nhấn mạnh:

bất kỳ cam kết nào của Nhật bản vớiHoa Kỳ phải được thiết kế sao chocác nước TPP khác cũng phải đượclợi tương tự. Theo một phái viên thương mạinông sản đặt biệt của New Zealandthì vấn đề mở cửa thị trường hànghóa của Nhật Bản sẽ là một điểm“mấu chốt” cho toàn bộ đàm phánTPP.

Đàm phán về dệt may đạt tiến triển

Liên quan tới quy tắc xuất xứtrong dệt may, đàm phán thời gianqua được cho là có tiến triển liênquan tới danh mục nguồn cungthiếu hụt – hình thức ngoại lệ củanguyên tắc “từ sợi trở đi”.Phát biểu bên lề Hội nghị Bộtrưởng TPP tại Singapore ngày20/5/2014, Bộ trưởng Kinh tế Mex-ico Ildefonso Guajardo đã nói rằngMexico, Hoa Kỳ và Việt Nam đangtiến gần hơn đến một thỏa thuận vềdệt may trong TPP. Mặc dù khônggiải thích rõ ràng, nhưng nhữngbình luận của ông Guarjardo chothấy Mexico đang tiến gần hơn vớiHoa Kỳ và Việt Nam trong việc lựachọn sản phẩm nào sẽ được đưa vàdanh sách “nguồn cung thiếu hụt”thường xuyên hay tạm thời.

Danh mụC ThườnG xuyên - pErmanEnT: bao gồm các nguyên liệudệt may hiện không được sản xuất trongTPP và cũng không hy vọng được sản xuấttrong tương lai. Do đó, các sản phẩm dệt maysử dụng nguyên liệu trong danh mục này sẽluôn được áp dụng quy tắc “cắt và may”

Danh mụC Tạm ThờI – TEmporary:bao gồm các nguyên liệu hiện không đượcsản xuất trong TPP nhưng có thể sẽ đượcsản xuất trong tương lai, và vì thế các sảnphẩm dệt may sử dụng nguyên liệu trongdanh mục này sẽ chỉ được áp dụng quy tắc“cắt và may” trong một khoảng thời gian(khoảng 3 năm).

Page 18: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

16

Chuyên đề Theo các nguồn tin, Hoa Kỳ vàViệt Nam mong muốn đưa nhiềunguyên liệu vào danh mục nguồncung thường xuyên nhưng Mexicochỉ muốn đưa các nguyên liệu nàyvào danh mục nguồn cung tạm thờivới hy vọng rằng ngành dệt may củanước này sẽ sản xuất được cácnguyên liệu đó trong tương lai.Cũng trong ngày 20/5, Đại diệnThương mại Hoa Kỳ Michael Fro-man đã phát biểu rằng đàm phán vềdệt may đang đạt tiến triển. “Tôi chorằng dệt may là vấn đề mà chúng tôivừa đạt được tiến bộ đáng kể dựatrên quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” và“danh mục nguồn cung thiếu hụt”.Hiện tại chúng tôi đang cùng làmviệc để giải quyết các vấn đề chi tiếtcòn lại”Tuy nhiên, dù Hoa Kỳ, Mexico vàViệt Nam đạt được thỏa thuận vềdanh mục nguồn cung thiếu hụt,một số nguồn tin vẫn đặt câu hỏiliệu Việt Nam có chấp nhận mộthiệp định mà tất cả các sản phẩmdệt may đều phải tuân theo quy tắcxuất xứ “từ sợi trở đi” với chỉ mộtngoại lệ là danh mục “nguồn cungthiếu hụt”.Theo một nguồn tin, Việt

Nam cũng vừa yêu cầu đưa vào mộtdanh sách các sản phẩm mà đượcáp dụng quy tắc xuất xứ “cắt vàmay” ngoài “danh mục nguồn cungthiếu hụt”, nhưng Hoa Kỳ đã từ chốiyêu cầu này.Liên quan tới phạm vi mở cửa

thị trường đối với dệt may, tin tứccho biết song song với đàm phán vềquy tắc xuất xứ, Hoa Kỳ cũng đangtiến hành đàm phán với Việt Namvề mở cửa thị trường cho mặt hàngnày. Các nguồn thạo tin cho biết thayvì quan điểm loại bỏ thuế 100%hàng dệt may và chỉ thắt lại ở quytắc xuất xứ, tháng 3 vừa rồi Hoa Kỳđã đưa ra bản chào thuế quan mớiđối với hàng dệt may của Việt Namvới các lộ trình mở cửa khác nhau,trong đó bảo hộ hầu hết các sảnphẩm nhạy cảm - cũng là các sảnphẩm mà Việt Nam quan tâm nhấtvì xuất khẩu nhiều nhất. Cụ thể, trong bản chào mới nàycủa Hoa Kỳ, các sản phẩm dệt mayđược chia vào 3 giỏ hàng:n Giỏ 1 – bao gồm những mặthàng nhạy cảm nhất: Giảm thuếngay sau khi hiệp định có hiệu lực

từ 35-50% so với mức thuế hiệnhành, sau đó giữ nguyên cho đến 10năm sau đối với các sản phẩm đanvà 15 năm sau đối với các sản phẩmdệt rồi mới xóa bỏ hoàn toàn thuếquann Giỏ 2 – bao gồm những mặthàng nhạy cảm vừa: Cắt giảm thuếtrong 5 năm, mỗi năm 20% so vớimức hiện hành cho đến khi xuống0%n Giỏ 3 – bao gồm những mặthàng còn lại: Xóa bỏ thuế ngay saukhi hiệp định có hiệu lựcNếu Hoa Kỳ đưa quá nhiều sảnphẩm vào Giỏ 1 thì dù có đạt đượccác yêu cầu về quy tắc xuất xứ, cácsản phẩm dệt may có liên quan củaViệt Nam cũng không được hưởnglợi từ cắt giảm thuế quan. Và theo một số nguồn tin nhậnđịnh, thì những đề xuất mới này củaHoa Kỳ trong lĩnh vực dệt may sẽkhiến nước này khó có thể nhậnđược sự đồng ý Việt Nam trong cáclĩnh vực khác (đặc biệt là về sở hữutrí tuệ và doanh nghiệp nhà nước)bởi Việt Nam đã thể hiện rõ ràngmối liên hệ giữa việc này với việc cóđạt được tiếp cận thị trường tốt hơncho các sản phẩm dệt may haykhông.Đàm phán về quy tức xuất xứngày càng phức tạpTheo một nguồn tin, cho đếntháng 4/2014, các nước TPP đãthống nhất được về quy tắc xuất xứchi tiết cho khoảng 62% hàng hóa ởcấp độ 6 số theo phân loại HS.Những sản phẩm còn lại là nhữngsản phẩm có mức độ nhạy cảm caovà phức tạp như dệt may và thép. Các nước cũng đã thống nhấtđược về việc áp dụng quy tắc cộnggộp cho tất cả các hàng hóa, kể cảcác hàng hóa nhạy cảm nhất. Theoquy tắc này một nước TPP có thể sửdụng các nguyên liệu đầu vào từ cácnước TPP khác trong sản phẩm cuốicùng mà vẫn được coi là đáp ứng

Page 19: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

17

yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, baogồm cả trường hợp một sản phẩmtừ một nước TPP được gia cônghoặc chế biến thêm ở một nước thứhai, thứ ba… trong TPP. Tuy nhiên, Hoa Kỳ hiện đangđàm phán tiếp cận thị trường hànghóa trên cơ sở song phương và đưara bản chào hàng hóa khác nhau đốivới các đối tác khác nhau. Điều đó cónghĩa là nếu hiệp định được ký kếtvà có hiệu lực thì nước này sẽ ápdụng các mức thuế khác nhau chocùng một loại hàng hóa tùy thuộcvào nước xuất xứ của hàng hóa đótrong TPP. Việc này sẽ khiến choviệc áp dụng quy tắc cộng gộp trởnên khó khăn.Chẳng hạn, nếu Hoa Kỳ áp thuếđối với sữa của New Zealand caohơn so với Malaysia thì một sảnphẩm sữa nguyên liệu từ NewZealand nhưng chế biến chủ yếu ởMalaysia thì có thể được coi là xuấtxứ Malaysia và nhập khẩu vào HoaKỳ với thuế suất áp dụng cho sữacủa Malaysia và vì vậy thấp hơnthuế áp cho sữa nếu xuất từ NewZealand.Tuy nhiên theo một nguồn tinthì cho đến thời điểm hiện tại, vấnđề cộng gộp này vẫn chưa được giảiquyết dù trước đó đã có tới 4 đềxuất khác nhau của các nước về vấnđề này được đưa ra. Một vấn đề nổi bật nữa là quyđịnh về tỉ lệ tối thiểu của nguyênliệu không có xuất xứ nội khối đượcsử dụng trong hàng hóa đượchưởng ưu đãi thuế quan theo TPP.Theo một số nguồn tin, các nướcTPP đều đồng ý cho phép sử dụng tỉlệ này, nhưng Hoa Kỳ thì khôngmuốn áp dụng cho một số loại hànghóa nhạy cảm. Một nguồn tin chobiết Chile đang đề xuất tỉ lệ này là10%, nhưng không rõ phản ứng củacác nước khác như thế nào.Một bước tiến mới trong đàmphán về quy tắc xuất xứ đó là cácnước dường như đã giải quyết xongvấn đề liệu có nên cho phép các

doanh nghiệp tự chứng nhận xuấtxứ đối với hàng hóa đáp ứng đượccác yêu cầu về quy tắc xuất xứ đểhưởng ưu đãi thuế quan, hay là yêucầu các doanh nghiệp phải xinchứng nhận xuất xứ từ một cơ quancó thẩm quyền ở nước xuất khẩu.Theo một nguồn tin từ trang webcủa Bộ Ngoại giao Chile thì các nướcTPP hiện đã thống nhất là sẽ ápdụng cả hai, tức là phương phápdoanh nghiệp tự chứng nhận xuấtxứ sẽ là phương pháp chính ápdụng phổ biến, nhưng việc xin giấychứng nhận xuất xứ từ cơ quan cóthẩm quyền sẽ vẫn được sử dụngtrong một số trường hợp ngoại lệ vàtrong một khoảng thời gian nhấtđịnh sau khi TPP có hiệu lực.Đàm phán về doanh nghiệpnhà nước sẽ loại trừ lĩnh vựcdịch vụTại hội nghị Bộ trưởng các nướcTPP tại Singapore diễn ra từ ngày22-25/2/2014, các nước đã thốngnhất thu hẹp phạm vi áp dụng cácquy tắc đối với doanh nghiệp nhànước (DNNN) chỉ ở lĩnh vực hànghóa mà không áp dụng đối với lĩnhvực dịch vụ. Nói cách khác, Chínhphủ các nước TPP sẽ không bị hạnchế trong việc hỗ trợ cho các DNNNkhi DNNN đó cung ứng dịch vụ tạithị trường nội địa. Và các nguyêntắc về cạnh tranh bình đẳng mà cácnước đang đàm phán để đưa vàoChương DNNN trong TPP, nếu có, sẽchỉ áp dụng cho các DNNN hoạtđộng trong lĩnh vực sản xuất hànghóa và các DNNN cung cấp dịch vụra nước ngoài.Nếu tới tận cùng mà cam kếtnày vẫn không đổi, những DNNNcủa các nước TPP hoạt động trongcác lĩnh vực như tài chính, viễnthông, y tế, giáo dục, phân phối,chuyển phát.... trong thị trường nộiđịa, nơi mà những doanh nghiệpnày thường chiếm vị thế độc quyền,sẽ không bị sờ gáy.

Với giới doanh nghiệp Mỹ, đây làmột tin buồn, bởi những nỗ lực vậnđộng để DNNN phải cạnh tranhbình đẳng với doanh nghiệp dândoanh vậy là đã bị hạn chế đáng kểvề hiệu quả.Với Malaysia, một trong nhữngnước phản đối kịch liệt chươngDNNN ngay từ khi Mỹ đề xuất thìtheo thông tin từ giới quan sát cáikhó của nước này là Hiến pháp củahọ không cho các nhà đàm phánnhiều không gian để xoay xỏa vớiDNNN. Và nếu cam kết lớn về DNNNtrong TPP, họ sẽ phải sửa Hiếnpháp, điều vốn không dễ thực hiện.Hơn nữa, dường như các nhà đàmphán Malaysia cũng sợ phải đối mặtvới thực tế: đổi mới DNNN sẽ đụngtới một mảng lớn của kinh tế nướcnày. Theo một nghị sỹ phe đối lập ởMalaysia, có tới 68% doanh nghiệphiện đang niêm yết trên thị trườngchứng khoán nước này là DNNN.Còn với những người đangtrông chờ vào TPP như một là độnglực, là sức ép để cải tổ hệ thốngDNNN ở Việt Nam, để buộc cácDNNN phải thay đổi, phải được đưavào khuôn khổ của các nguyên tắccạnh tranh công bằng, thì đây là mộttin không mấy tốt lành. Nhóm cácDNNN trong lĩnh vực dịch vụ của

Page 20: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

18

Chuyên đề

Việt Nam là nhóm có nguồn vốn hóarất lớn và là nhóm hiện đang đượctrông chờ nhất trong việc tái cơ cấuvà hoạt động bình đẳng với cácdoanh nghiệp dân doanh.Ý tưởng mới về bảo hộ sở hữutrí tuệ đối với dược phẩmVấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT)đối với dược phẩm là một trongnhững vấn đề khó khăn và gâynhiều tranh cãi nhất trong đàmphán TPP. Cho đến thời điểm hiệntại, các nước vẫn chưa thống nhấtđược về phương pháp tiếp cận đốivới vấn đề này.Tại cuộc họp các trưởng đoànđàm phán TPP vừa qua, các nướcTPP đã bắt đầu xem xét mộtphương pháp tiếp cận mới cho vấnđề bảo hộ SHTT đối với dược phẩm,theo đó vẫn sẽ thiết lập một gói cácnghĩa vụ/tiêu chuẩn chung, duy nhất

cho tất cả các nước tham gia – cảphát triển và đang phát triển –nhưng cho phép lộ trình thực thi dàihơn đối với các nước đang pháttriển, thu nhập thấp.Theo một số nguồn tin, ý tưởngnày là do Hoa Kỳ đưa ra, dù khôngphải dưới dạng một đề xuất chínhthức. Một số nguồn khác lại chorằng đó không phải là ý tưởng củaHoa Kỳ, và dự đoán là của Malaysiahoặc Mexico.Dù sao, ý tưởng này cũng khácvới đề xuất được cho là được HoaKỳ đưa ra năm ngoái về bảo hộSHTT đối với dược phẩm, mà theođó thiết lập hai tiêu chuẩn riêng biệt– một cho các nước có thu nhậpthấp, một cho các nước có thu nhậpcao – và các nước có thu nhập caosẽ phải thực thi các tiêu chuẩn bảohộ SHTT cao hơn. Tiêu chí để phânbiệt một nước là thu nhập thấp hay

cao, theo nhiều người dự đoán,được xác định theo Ngân hàng Thếgiới. Tổ chức này sử dụng tiêu chíTổng Thu nhập Quốc gia (GNI) bìnhquân đầu người để phân loại cácnước. Theo số liệu về GNI 2012 củaNgân hàng thế giới, các nước có thunhập cao nếu có mức GNI bình quânđầu người từ 12.616 USD trở lên.Nếu theo tiêu chí này, Chile sẽ bịphân loại là nước có thu nhập caodù vẫn là nước đang phát triểntương đồng như Mexico – nướcđược phân loại là có thu nhập thấp,và vì thế Chile đã phản đối đề xuấtban đầu của Hoa Kỳ.Còn nếu theo đề xuất mới, thì cóthể Malaysia và Mexico sẽ ủng hộ vìcác nước này chỉ một vài năm nữalà sẽ vượt ngưỡng GNI đó và đề xuấtmới cho phép họ có thời gian chuẩnbị lâu hơn trước khi phải thực hiệncác tiêu chuẩn bảo hộ SHTT cao.

Page 21: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

19

Nhưng đối với Việt Nam, nướccó mức thu nhập còn ở xa ngưỡngGNI trên, thì theo một nguồn tin, tỏra không mặn mà với ý tưởng mớinày vì đề xuất cũ cho phép Việt Namcó lộ trình thực thi các tiêu chuẩnbảo hộ SHTT cao đối với dược phẩmdài hơn.Còn đối với Hoa Kỳ, ý tưởng mớivề bảo hộ SHTT đối với dược phẩmnày có thể sẽ gặp phải những ý kiếntrái chiều ngay trong nội bộ củanước này.Các hãng sản xuất thuốc chắchẳn sẽ ủng hộ việc áp dụng một tiêuchuẩn cao chung cho tất cả các nướcnhưng với lộ trình khác nhau bởiphương pháp này dễ dự đoán hơnso với phương pháp áp dụng GNI. Tuy nhiên, các thành viên quốchội thuộc Đảng Dân chủ có thể sẽchỉ trích ý tưởng mới này bởi nó đingược với Thỏa thuận “Mùng 10/5”đã đạt được giữa các Đảng viênĐảng Dân chủ và chính quyền Bushvào năm 2007. Thỏa thuận nàynhằm đảm bảo quyền tiếp cậnthuốc giá rẻ cho các nước đang pháttriển bằng cách đưa vào các tiêuchuẩn bảo hộ sáng chế và độc quyềndữ liệu trong các FTA giữa Hoa Kỳvới các nước đang phát triển dễthực hiện hơn các tiêu chuẩn trongcác FTA giữa Hoa Kỳ với cá nướcphát triển.Và mục tiêu kết thúc TPP vào tháng 11Phát biểu sau cuộc gặp với Thủtướng New Zealand ông John Keyhôm 20/6/2014, tổng thống Hoa KỳBarack Obama đã thể hiện mạnh mẽmong muốn kết thúc đàm phán TPP– hoặc ít nhất là kết thúc về cơ bản –vào cuối năm nay mà cụ thể là vàotháng 11 khi các nước TPP gặp mặttại Hội nghị thượng đỉnh APEC tạiBắc Kinh. Như vậy, một lần nữa HoaKỳ lại là nước đặt ra mục tiêu kếtthúc TPP vào cuối năm, sau “nhữngcuối năm” của 2011, 2012, 2013

không thành. Để đạt được mục tiêu này, ôngObama đã lên kế hoạch một lịchtrình dày đặc cho đàm phán TPPtrong thời gian tới. Cụ thể, sau vòngđàm phán không chính thức tại Ot-tawa, ông Obama đã đề xuất tổchứctiếp các cuộc gặp của các nhómkỹ thuật vào tháng 8, sau đó là mộtcuộc họp của các trưởng đoàn đàmphán vào tháng 9, và tiếp theo làcuộc gặp các bộ trưởng vào tháng10. Tuy nhiên đề xuất này vẫn đangđược các nước TPP cân nhắc vàchưa thông qua.Và để tiếp thêm động lực chokết thúc đàm phán, cũng tại Ottawa,Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chính thứctuyên bố sẽ công khai nội dung đàmphán song phương giữa hai nước vềtiếp cận thị trường vào tháng 10 tới.Tuyên bố này đã đánh dấu mộtbước tiến mới trong đàm phán TPPbởi nếu 10 nước còn lại có thể biếtđược những nhượng bộ mà NhậtBản dành cho Hoa Kỳ đối với cácsản phẩm nhạy cảm như thịt bò, thịtlợn và sữa thì họ có thể sẽ đòi NhậtBản những nhượng bộ tương tự. Vànếu như không được đáp ứng, cácnước này có thể sẽ rút lại nhữngnhượng bộ mà họ dự định sẽ đưa ravề tiếp cận thị trường.Mặc dù có những động thái tíchcực như vậy, giới quan sát vẫn chorằng thời hạn tháng 11 khó có thểđạt được. Thứ nhất là bởi ngay bảnthân Hoa Kỳ và Nhật Bản chưa chắcđã đạt được thỏa thuận về tiếp cậnthị trường trường vào tháng 10.Hoa Kỳ hiện vẫn đang loay hoaytrong bài toán cân bằng giữa mộtbên là Nhật Bản khăng khăng khôngxóa bỏ thuế quan đối với các sảnphẩm nông nghiệp nhạy cảm nhấtvà một bên là các nhà sản xuất nôngnghiệp trong nước liên tục tạo sứcép yêu cầu Hoa Kỳ phải đạt đượctiếp cận thị trường nông sản NhậtBản đáng kể cho họ.

Thứ hai, nếu kết quả đàm phán

song phương được công bố trướccuộc bầu cử quốc hội ở Hoa Kỳ vàotháng 11 thì có thể dẫn đến làn sóngphản đối từ khu vực nông nghiệp,và sẽ tác động tiêu cực đến các kếtquả của Đảng Dân chủ trong cuộcbầu cử. Vì vậy, chưa chắc chínhquyền của ông Obama đã muốncông bố bất kỳ kết quả gì trước giaiđoạn nhạy cảm đó.Cuối cùng, dù nội dung đàmphán giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đượccông bố vào tháng 10 thì đến tháng11 cũng chỉ còn 1 tháng, không thểđủ thời gian cho các nước còn lạigiải quyết hết các vấn đề còn tồnđọng để kết thúc TPP. Một số nguồntin cho rằng cố gắng lắm thì cácnước cũng chỉ có thể kết thúc đượcđàm phán về mở cửa thị trường vàotháng 11. Mà điều này cũng sẽ khókhăn bởi một số nước xuất khẩunông sản như New Zealand có thểphản đối kết quả đàm phán giữaHoa Kỳ và Nhật Bản. Ngoài ra, saukhi đàm phán xong với Nhật Bản,một số nước như Hoa Kỳ hay NewZealand lại muốn quay ra đàm phántiếp với Canada về tiếp cận thịtrường sản phẩm sữa hay gia cầm –và đây cũng là những vấn đề rất khókhăn.Nói chung, đàm phán TPP càng

dài thì càng dai dẳng. Các vấn đề cũchưa được giải quyết hết thì dườngnhư các vấn đề mới lại phát sinh. Vàcũng bởi vì số lượng thành viên tới12 nước ở đủ các trình độ phát triểncao thấp khác nhau, sự thống nhấtđạt được có vẻ càng khó khăn hơn.Nhưng dù sao thì doanh nghiệp ViệtNam vẫn cứ hy vọng, rằng đàm pháncàng sâu càng kỹ thì kết quả đạtđược càng tốt càng có lợi. Để rồi nếuhiệp định có được ký kết, sẽ mở racánh cửa vào 11 thị trường xuấtnhập khẩu tiềm năng cho chúng ta,và để chúng ta không phải mãi trôngchờ vào cánh cửa của một vài thịtrường cũ, hạn hẹp và bất ổn....n

Page 22: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Một cánh cửa để thoát khỏi sự phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc?

TPP

hững ngày đầu tháng 5, khi cả Việt Nam phẫn nộ, sôi sục trướcsự kiện Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải

Dương 981 cùng nhiều tàu và máy bay hộ tống vào vị trí nằm sâutrong vùng đặc quyền kinh tế nước ta, hầu như chẳng ai còn bụngdạ nào để ý tới cuộc gặp cấp Trưởng Đoàn đàm phán Hiệp định Đốitác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ ngày 12 đến 15 tháng 5 ngay tạithành phố Hồ Chí Minh. Và rồi cũng trong bầu không khí nóng lêntừng ngày tới tận tháng 7, ít ai ở Việt Nam quan tâm tới các cuộc đàmphán về TPP diễn ra tận trời Singapore, Canada.Với những người Việt Nam hiếm hoi theo dõi về TPP, không mấy aingạc nhiên về những tiến triển mờ nhạt sau những cuộc gặp này.Nhưng phải thừa nhận là họ có một chút thất vọng, bởi với sự kiệnngoài Biển Đông, hơn lúc nào hết Việt Nam trông chờ biết bao nhiêuvào những tiến triển của đàm phán TPP, cũng như đàm phán tươngtự giữa Việt Nam và EU, hay với Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakstan� Những FTAs này, khi được đàm phán thành công và đivào thực thi, sẽ là một trong những lối thoát có ý nghĩa cho Việt Namtrong việc giảm bớt và dần dần thoát khỏi tình trạng lệ thuộc quánhiều vào Trung Quốc như hiện nay, không chỉ vì những nguy cơ củamột sự trả đũa ngầm mà còn vì sự cân bằng trong lâu dài của nềnkinh tế Việt Nam.

N

Page 23: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là
Page 24: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

22

Chuyên đề

Với bản chất là các thỏa thuậndành ưu đãi thuế quan cho hàng hóatừ các đối tác, các Hiệp định thươngmại tự do (FTA) có thể giúp Việt Namđa dạng hóa nguồn cung cho sảnxuất cũng như tiêu dùng của mình. Cụ thể, với các cam kết loại bỏhoặc ít nhất là ưu đãi thuế quan theoFTA, trang thiết bị, máy móc, côngnghệ phục vụ sản xuất, nguyên vậtliệu đầu vào và hàng tiêu dùng từ cácnước đối tác FTA, mà đặc biệt từ cácnước có nền khoa học công nghệ tiêntiến, có sản phẩm hàng hóa chấtlượng cao có thể nhập khẩu vào ViệtNam với giá cả hợp lý hơn, phần nàocó thể cạnh tranh được với nguồncung giá rẻ hiện tại từ Trung Quốc.Lâu nay ai cũng biết máy móc,thiết bị giá rẻ từ Trung Quốc có thểhiệu suất không tốt, chất lượngkhông tới đâu, hoặc chả mấy lúc làphải thanh lý, dù vậy không phải aicũng đủ nguồn lực để mua máy mócthiết bị châu Âu, châu Mỹ, tốt thì tốtthật nhưng giá đắt gấp đôi gấp ba. Aicũng biết công nghệ giá rẻ mua hômnay có thể gây tác hại ngày mai chomôi trường, cho sức khỏe, nhưng chỉmột số ít có thể chịu đựng được giácả của các loại công nghệ xanh, côngnghệ hiện đại thân thiện từ các nướctiến tiến. Doanh nghiệp nào muanguyên liệu từ Trung Quốc khôngtừng một vài lần lo thắt ruột với chấtlượng hàng nhận được, với sự bấpbênh của nhà cung cấp Trung Quốcnhưng lại chẳng đủ sức để muanguyên liệu từ Hàn Quốc, Nhật Bản.Người tiêu dùng nào cũng biết đồ ănthức uống giá rẻ bày bán khắp hangcùng ngõ hẹp hiện có thể không vệsinh, thực phẩm có thể nhiễm độc,nhiễm khuẩn một cách vô tình hoặccố ý, nhưng không phải lúc nào cũngcó thể lựa chọn mua thức khác.Với các FTA, ít nhất giá cả của

hàng hóa đến từ ASEAN, Mỹ, Nhật,EU, Hàn Quốc, Úc, New Zealand… sẽkhông phải cõng thêm thuế nhậpkhẩu vào Việt Nam, và vì vậy có thểtới tay các nhà sản xuất và người tiêudùng với giá giảm hơn, ở mức có thểđược tính tới trong lựa chọn của họchứ không phải ngoài tầm với nhưtrước đây.Còn với các cam kết giảm bớt cácđiều kiện, hạ dần các hàng rào đốivới dịch vụ đến từ các nhà cung cấpcủa đối tác trong các FTA, thị trườngdịch vụ (xây lắp, tài chính…) của ViệtNam sẽ chứng kiến sự tham gia cạnhtranh sôi động hơn, bình đẳng vàminh bạch hơn của các nhà cung cấpdịch vụ từ các đối tác với chi phí hợplý hơn.

Tương lai này quả thực rất đángđể chúng ta lưu tâm trong bối cảnhcác nhà thầu Trung Quốc có lúcchiếm tới 90% các hợp đồng EPCcho các nhà máy nhiệt điện ViệtNam, và chiếm tỷ lệ không nhỏ trongcác dự án hạ tầng ở đây và khôngnhiều nhà thầu Trung Quốc hoànthành công việc đúng thời hạn, đúngchất lượng cam kết, chưa nói tớichuyện hầu hết các dự án đều có giáthực đội lên cao hơn nhiều so với giábỏ thầu, và hầu như không đảm bảocác quy định của pháp luật trong việckhông sử dụng lao động phổ thôngnước ngoài.Với các lợi thế như vậy, rõ ràng làvề mặt lý thuyết các FTA sẽ một cánhcửa để Việt Nam cải thiện phần nào

Một chìa khóa mở rộngnguồn cung cho Việt Nam

Page 25: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

23

tình trạng “nhập siêu” hàng hóa, dịchvụ từ Trung Quốc, nguồn cung vốntrước nay áp đảo tất cả các nguồnkhác chủ yếu bằng thế mạnh giá rẻcủa mình.Trên thực tế, với 7 trong 8 FTAmà Việt Nam đã ký kết là với cácnước trong khu vực châu Á, châu ĐạiDương, lẽ ra chúng ta đã có thể tậndụng để bổ sung dần nguồn cungTrung Quốc bằng nguồn cung từ cácnước này, để khỏi phải lo lắng đầyvơi mỗi khi “người hàng xóm” làmmình làm mẩy hoặc đơn giản là hắthơi xổ mũi. Nhưng rồi thói quen mua hànggiá rẻ vẫn lấn lướt, để rồi thị trườnghàng hóa nguyên liệu vẫn ngập hàngTrung Quốc, nhà thầu và lao độngTrung Quốc ở khắp nơi, để rồi nhậpsiêu từ Trung Quốc vẫn “ngoạm”trọn tất cả những nỗ lực xuất siêucủa chúng ta sang các thị trường vàkhiến nền kinh tế tiếp tục lún sâu vàovị trí phụ thuộc.Với các FTAs với những đối táclớn sắp tới, Việt Nam lại một lần nữađứng trước cơ hội có thể tiếp cậnnguồn cung với giá hợp lý hơn và vớichất lượng tốt hơn từ các đối táchàng đầu thế giới với nền kinh tế trithức, nền kinh tế xanh của tương lai. Lựa chọn một lần nữa lại nằmtrong tay các doanh nghiệp và ngườitiêu dùng Việt Nam.

Theo số liệu chính thức thì TrungQuốc chiếm khoảng 10% tổng kimngạch xuất khẩu của nước ta (13,1 tỷUSD trong tổng số 132,2 tỷ USD kimngạch xuất khẩu năm 2013 cả nước)và không phải thị trường lớn nhất(sau EU 24,4 tỷ USD, Hoa Kỳ 23,7 tỷUSD, ASEAN 18,5 tỷ USD và 13,6 tỷUSD). Tuy nhiên, Trung Quốc đang làthị trường tiêu thụ rau quả lớn nhấtcủa Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng

trung bình 50-60%/năm. Và dùkhông phải là các hợp đồng đấu thầuđình đám, Trung Quốc đang tiêu thụmột lượng không nhỏ gạo của ViệtNam. Và do đó thị trường này có ảnhhưởng trực tiếp và tức thời tới thunhập của một bộ phận đáng kể nôngdân và người sản xuất nông nghiệpnước ta, vốn là một khu vực dân cưnhạy cảm, có thu nhập thấp và rất dễbị ảnh hưởng bởi các biến động củathị trường.Việt Nam bán nông sản sangTrung Quốc chẳng phải vì giá cả hấpdẫn, so với các thị trường phươngTây, giá bán chỉ bằng 1/10. Chúng tabán nông sản sang nước này cũngkhông suôn sẻ gì, mỗi năm mùa nàothức ấy câu chuyện bị xử ép tại cửakhẩu biên giới lại xảy ra, rồi tìnhtrạng chậm thanh toán, hủy nganghợp đồng tràn lan …cũng thườngxuyên lặp lại. Ai buôn bán nông sảnsang biên giới phía Bắc đều phảichấp nhận nguy cơ có thể mất trắngnhững chuyến hàng, thậm chí là cảmột mùa vụ. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục xuấtsang thị trường này, bởi chưa biếtcách nào để vượt qua khoảng cách xaxôi, bảo quản dài ngày trên các chặngvận chuyển và đáp ứng các tiêuchuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩmđể đến với khách hàng giàu cónhưng khó tính ở EU, Hoa Kỳ…Vì vậy, việc thông qua các FTA đểtiếp tục đa dạng hóa đầu ra cho cácsản phẩm, đặc biệt là nông sản ViệtNam, tại các thị trường khó tínhnhưng đầy tiềm năng là một cơ hộikhông thể bỏ qua. Với các FTA, nôngsản Việt Nam không chỉ kỳ vọng ởviệc tiếp cận thị trường với thuế quanưu đãi mà còn ở các cơ hội để Chínhphủ Việt Nam trao đổi, đàm phán vớiChính phủ đối tác để giảm bớt, hoặcchí ít cũng để tìm hỗ trợ kỹ thuật vànhững giải pháp khác cho những vấnđề vốn trước nay là rào cản giữa ViệtNam và các thị trường này như hàngrào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ.

Với các FTas với những đốitác lớn sắp tới, Việt nam lạimột lần nữa đứng trước cơhội có thể tiếp cận nguồncung với giá hợp lý hơn vàvới chất lượng tốt hơn từ cácđối tác hàng đầu thế giới vớinền kinh tế tri thức, nền kinhtế xanh của tương lai.

Một lối ra khả dĩ cho xuất khẩu Việt Nam

Page 26: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

Trong lúc tìm những lối ra khảdĩ cho nền kinh tế để tránh tìnhtrạng lệ thuộc “bỏ cả trứng Việt vàogiỏ Trung” như hiện nay, cũng cầnthừa nhận một thực tế là chúng tađang kinh doanh trong một nềnthương mại toàn cầu nơi mọi doanhnghiệp, mọi nền kinh tế đều có sựràng buộc, liên hệ chặt chẽ với nhau.Điều này đúng với cả Việt Nam vàTrung Quốc. Trong lúc nhiều người lo ngại vềnhững hành động trả đũa ngượccủa Trung Quốc với Việt Nam từtranh chấp Biển Đông như đóng cửabiên giới, dừng các hoạt động xuấtnhập khẩu với Việt Nam, cũng cónhững ý kiến khác cho rằng TrungQuốc không phải dễ gì làm điều đó

(ít nhất là từ góc độ chính thức, ởquy mô lớn). Các hoạt động giaothương với Việt Nam đang là nguồnthu chính cho một số tỉnh nghèo bậcnhất Trung Quốc. Việt Nam cũng làthị trường lớn nhất Đông Nam Ácủa các nhà thầu Trung Quốc. Nhàđầu tư Trung Quốc đang có nhữnglợi ích lớn nhỏ tại các khoản đầu tưtrực tiếp hoặc gián tiếp tại ViệtNam. Tất cả những điều này rõ ràngkhiến người ta phải suy nghĩ trướckhi quyết định bất kỳ biện phápnào.Về phía Việt Nam, dù có mởrộng nguồn cung tới đâu, dù có đadạng hóa thị trường đầu ra tới đâu,Việt Nam cũng không thể bỏ quanguồn nguyên liệu phong phú bậcnhất của Trung Quốc, không thểkhông mua sản phẩm hợp lý từcông xưởng lớn của thế giới này. Với

cách thức sản xuất hiện đại theochuỗi giá trị toàn cầu, mỗi nước đềuphụ thuộc vào các nước khác.Không một nước nào trên thế giớikhông giao thương với Trung Quốc.Và Việt Nam càng chắc chắn khôngphải là ngoại lệ của điều này.Do đó, với các FTAs cũ và mới,với nhiều giải pháp khác nhằm giảmsự lệ thuộc vào Trung Quốc, chúngta vẫn phải đồng ý với nhau rằng sựphụ thuộc lẫn nhau là tất yếu, vàrằng việc duy trì quan hệ thươngmại bình thường, ổn định giữa ViệtNam và Trung Quốc là cần thiết, vìlợi ích lâu dài của cả hai Bên. Vì vậy, mọi động thái tẩy chay,bài xích, kỳ thị hay phá hoại hoạtđộng giao thương, đầu tư giữa haiBên sẽ là thất sách, ảnh hưởng trựctiếp và lâu dài tới lợi ích của doanhnghiệp và nền kinh tế.n

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 18+19, Quý I+II/2014

24

Chuyên đề

Thương mại toàn cầu-Sự phụ thuộc lẫn nhau

Page 27: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là
Page 28: Sự kiện biển Đông và những kỳ vọng TPP · Doanh nghiệp và chính sách thương m(iquốc tế Số 18+19, Quý I+II/2014 Lời giới thiệu Trong tay Bạn là

ỦY BAN TƯ VẤN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾTRUNG TÂM WTO PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMĐịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04.35771458Fax: 04.35771459 Email: [email protected]: www.trungtamwto.vn/www.wtocenter.vn


Recommended