Download doc - TRUYỀN HÌNH CÁP

Transcript
Page 1: TRUYỀN HÌNH CÁP

Mục lục

I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP. .2I.1 – Các hệ thống truyền hình cáp trên thế giới.........................2I.2 - Các thành phần của hệ thống truyền hình cáp....................4I.3 - Truyền dẫn tín hiệu trên mạng truyền hình cáp.................6

I.3.1 - Truyền dẫn tín hiệu tương tự......................................................................9I.3.2 - Truyền dẫn tín hiệu số................................................................................9

I.4 - Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp..........................10I.4.1 - Mạng toàn cáp đồng trục..........................................................................11I.4.2 - Mạng lai HFC (Hybrid Fiber/Coaxial)....................................................12I.4.3 - Mạng có cấu trúc kết hợp cáp quang và cáp xoắn đồng...........................15I.4.4 - Mạng toàn cáp quang................................................................................16

I.5 - Các tác động ảnh hưởng đến hệ thống...............................16I.5.1 - Duy trì đáp ứng tần số biên độ.................................................................18I.5.2 - Trễ nhóm của tín hiệu khi đi qua hệ thống cáp........................................18I.5.3 - Phản hồi của hệ thống...............................................................................19I.5.4 - Nhiễu pha..................................................................................................19I.5.5 - Méo khuếch đại và ảnh hưởng của chúng................................................19I.5.6 - Ảnh hưởng của nhiễu do các tần số radio gây ra......................................20

I.6 - Hệ thống quản lí thuê bao và tính cước..............................20I.7 - Khả năng dung lượng cao của hệ thống cáp......................22

I.7.1 - KÜ thuËt nÐn video sè.....................................................................23I.7.2 - Video On Demand và Near Video On Demand.......................................23

II - TRUYỀN SỐ LIỆU TRÊN MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP........................................................................................................24II.1 - Giới thiệu.............................................................................25II.2 - Phân bố tần số trong hệ thống cáp....................................26II.3 - Lưu lượng kênh...................................................................26III - THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÁP HỮU TUYẾN......................27III.1 – Sơ đồ thiết kế hệ thống.....................................................27

III.1.1 – Sơ đồ tổng quát của một mạng cáp đa dịch vụ......................................27III.1.2 – Sơ đồ khối tại Headend /Hub................................................................28III.1.3 – Các thiết bị trung tâm hệ thống truyền hình cáp hai chiều....................29III.1.5 – Kết nối hệ thống (Distribution Center).................................................30

III.2 – Cấu hình thiết bị...............................................................31III.2.1 – CMTS router.........................................................................................31III.2.2 - CMTS.....................................................................................................33III.2.3 – Cable modem........................................................................................34III.2.4 – Setop box...............................................................................................35

IV – Mô hình thiết bị của hãng Syspol Indonexia.....................36

1

Page 2: TRUYỀN HÌNH CÁP

VI.1 – Các thiết bị được sử dụng:.......................................................................36VI.2 – Đặc điểm hệ thống...................................................................................36

V – Hệ thống truyền hình cáp Hà Tĩnh......................................37Đặc điểm:........................................................................................................37

V.1 - Lựa chọn công nghệ:..................................................................................38V.2 – Thiết bị triển khai trong giai đoạn 1 (Tài liệu tham khảo kèm theo)........38V.3 – Triển khai thiết bị cho hệ thống cáp hai chiều..........................................38

V.3.1 – Thiết kế hệ thống.................................................................................38V.3.2 – Yêu cầu dịch vụ...................................................................................39V.3.3 – Thiết bị................................................................................................39V.3.4 – Các phần mềm điều khiển...................................................................41

VI – Một số chuẩn truyền dữ liệu...............................................42VI.1 - Giới thiệu chung về chuẩn MPEG............................................................42

VII – Phụ lục.................................................................................43VII.1 - Telcordia IGCS (Ver2.3).........................................................................43VII.2 – Cisco AS5400.........................................................................................44VII.3 – Cisco MGX 8000 Series.........................................................................45VII.4 – Samsung SCM 220U..............................................................................47VII.5 – Innomedia EMTA 3528..........................................................................48VII.6 – DV6000..................................................................................................50

MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP HỮU TUYẾN

2

Page 3: TRUYỀN HÌNH CÁP

I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP

I.1 – Các hệ thống truyền hình cáp trên thế giớiHệ thống truyền hình cáp xuất hiện vào những năm cuối của thập niên 40.

Các hệ thống này được gọi là truyền hình ăng ten chung hay CATV (community

antenna telivision). Mục tiêu ban đầu của truyền hình cáp là phân phát các chương

trình quảng bá tới những khu vực do các điều kiện khó khăn về địa hình không thể

thu được bằng các ăng ten thông thường, gọi là vùng lõm sóng. Nói đến truyền

hình cáp có hai loại là truyền hình cáp vô tuyến và truyền hình cáp hữu tuyến.

Truyền hình cáp vô tuyến MMDS (Multiprogram Multipoint Distribution System)

sử dụng môi trường truyền sóng là sóng viba tại dải tần 900Mhz. Tuy triển khai

mạng MMDS rất đơn giản do chỉ dùng angten mà không cần kéo cáp đến từng nhà

nhưng nó có rất nhiều nhược điểm:

Hạn chế vùng phủ sóng: do sử dụng dải tần 900Mhz, MMDS đòi hỏi

angten thu và phát phải nhìn thấy nhau. Vì vậy với những hộ gia đình

ở sau các vật cản lớn như các tòa nhà thì không thể thực hiện được.

Chịu ảnh hưởng mạnh bởi nhiễu công nghiệp: do sử dụng phương

thức điều chế tín hiệu truyền hình tương tự không có khả năng chống

lỗi, lại truyền bằng sóng vô tuyến, tín hiệu MMDS bị ảnh hưởng rất

mạnh bởi các nguồn nhiễu công nghiệp.

Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: khi thời tiết xấu, ví dụ như mưa to,

sét…tín hiệu MMDS vô tuyến bị suy hao rất lớn trong không gian,

dẫn đến giảm mạnh chất lượng tín hiệu hình ảnh.

Yêu cầu dải tần số vô tuyến quá lớn: mỗi kênh truyền hình cần một

dải tần là 8Mhz, nếu muốn cung cấp 13 kênh truyền hình thì cần một

dải thông là 13 X 8= 104 MHz. Đây là một dải tần vô tuyến lớn trong

khi nguồn tài nguyên vô tuyến là rất quí giá.

Gây can nhiễu cho các đài phát vô tuyến khác: mặc dù được phần

phối một dải tần riêng, nhưng máy phát MMDS cũng như các máy

phát vô tuyến khác luôn sinh ra các tần số hài bậc cao có thể ảnh

hưởng đến các trạm phát sóng vô tuyến khác.

Khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ truyền hình số:

Không thể cung cấp các dịch vụ hai chiều:

Chính vì những khó khăn trên, MMDS đã không được phát triển một cách

rộng rãi.

3

Page 4: TRUYỀN HÌNH CÁP

Truyền hình cáp hữu tuyến là hệ thống mà tín hiệu truyền hình được dẫn

thẳng từ trung tâm chương trình đến hộ dân bằng một sợi cáp (cáp đồng trục, cáp

quang hoặc cáp xoắn). Nhờ đó người dân có thể được xem các chương trình truyền

hình chất lượng cao mà không phải sử dụng các cột angten. Về góc độ kĩ thuật

truyền hình cáp hữu tuyến có những ưu điểm vượt trội so với các hệ thống truyền

hình khác:

Ít chịu ảnh hưởng của nhiễu công nghiệp: Tín hiệu truyền hình cáp hữu tuyến

được dẫn đến thuê bao qua các sợi cáp quang hoặc đồng trục. Các sợi cáp này

có khả năng chống nhiễu công nghiệp cao hơn gấp nhiều lần so với tín hiệu vô

tuyến, vì thế sẽ hạn chế tối đa nhiễu công nghiệp, đảm bảo chất lượng cho tín

hiệu.

Không bị ảnh hưởng của thời tiết: Các chương trình truyền hình trên cáp sẽ

không chịu ảnh hưởng của thời tiết do khả năng cách ly và chống nhiễu tốt của

cáp.

Không chiếm dụng phổ tần số vô tuyến: là một mạng thông tin hữu tuyến riêng

biệt, mạng truyền hình cáp được xây dựng sẽ cho phép cung cấp hàng chục

chương trình truyền hình mà không chiếm dụng cũng như ảnh hưởng đến phổ

tần số vô tuyến đã chật chội, điều này càng trở nên quí giá khi càng ngày các

đài phát thanh truyền hình mắt đất càng tăng số lượng chương trình phát sóng.

Không gây can nhiễu cho các trạm phát sóng nghiệp vụ khác: Các tín hiệu

truyền trên các sợi cáp được cách ly và chống nhiễu tốt sẽ không gây ra nhiễu

vô tuyến cho các trạm phát vô tuyến khác.

Có khả năng cung cấp tốt dịch vụ truyền hình số và các dịch vụ hai chiều khác:

Dải thông lớn của mạng truyền hình cáp hữu tuyến sẽ cho phép không chỉ cung

cấp các dịch vụ truyền hình tương tự mà còn cho phép cung cấp nhiều các

chương trình truyền hình số, truyền hình tương tác và đặc biệt là khả năng cung

cấp các dịch vụ viễn thông hai chiều, truy cập Internet, truyền số liệu tốc độ

cao mà một mạng viễn thông cũng khó mà đạt được.

I.2 - Các thành phần của hệ thống truyền hình cápMạng truyền hình cáp hữu tuyến bao gồm 3 thành phần chính: Hệ thống thiết

bị tại trung tâm, hệ thống mạng phân phối tín hiệu và thiết bị thuê bao.

4

Hệ thống thiết bịtrung tâm

(Headend System)Thiết bị thuê bao

(Customer System)

Mạng phân phối tín hiệu

(Distribution Network)

Hình 2.1: Sơ đồ khối hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến

Page 5: TRUYỀN HÌNH CÁP

Hệ thống thiết bị trung tâm (Headend System): là nơi cung cấp, quản lí

chương trình cho hệ thống mạng truyền hình cáp. Đây cũng chính là nơi thu thập

các thông tin giám sát trạng thái, kiểm tra hoạt động mạng và cung cấp các tín hiệu

điều khiển mạng. Ngoài khả năng cung cấp các dịch vụ tương tác, truyền số liệu,

hệ thống thiết bị trung tâm còn có thêm các nhiệm vụ như: mã hóa tín hiệu quản lí

truy nhập, tính cước truy nhập, giao tiếp với các hệ thống mạng viễn thông như

mạng Internet…

Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp là môi trường truyền dẫn tín hiệu

từ trung tâm mạng đến các thuê bao. Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp hữu

tuyến có nhiệm vụ nhận tín hiệu ra từ các thiết bị trung tâm, điều chế, khuếch đại

và truyền vào mạng cáp, các thiết bị khác trong mạng có nhiệm vụ khuếch đại, cáp

nguồn và phân phối tín hiệu truyền hình đến tận thiết bị của thuê bao. Hệ thống

mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp là bộ phận quyết định đến chất lượng dịch

vụ, khoảng cách phục vụ, số lượng thuê bao và khả năng mở rộng và nâng cấp

mạng.

Cáp đồng trục được sử dụng rộng rãi trong việc phân phối các chương trình

truyền hình. Đương kính chuẩn của cáp là 0.5; 0.75; 0.875 và 1 Inch. Trở kháng

đặc tính của cáp là 75. Tín hiệu sẽ bị suy giảm khi truyền theo chiều dài của cáp.

Lượng suy giảm phụ thuộc vào đường kính cáp, tần số tín hiệu, hệ số sóng đứng và

nhiệt độ.

Để có thể phân phối được tín hiệu đi xa, trên đường truyền người ta sử dụng

các bộ khuếch đại để bù lại sự suy hao, các bộ khuếch đại này đóng vai trò quan

trọng khi thiết kế hệ thống. Mỗi bộ khuếch đại còn chứa một bộ ổn định để bù lại

sự suy giảm ở các tần số khác nhau.

Trong truyền hình cáp thường sử dụng bộ khuếch đại cầu. Với trở kháng vào

lớn, tín hiệu từ đường trung chuyển có thể được lấy ra mà không ảnh hưởng đến

chất lượng của toàn bộ kênh truyền. Yêu cầu đối với một bộ khuếch đại ổn định là

rất nghiêm ngặt, do có sự tích lũy độ suy hao của rất nhiều thành phần mắc nối

tiếp:

5

Page 6: TRUYỀN HÌNH CÁP

- Chúng phải làm việc được trên một phạm vi dải tần số rộng, hệ số

khuếch đại phải đạt được giá trị thích hợp tại các miền tần số cao.

- Bộ ổn định có khả năng bù lại suy giảm theo tần số một cách thỏa đáng.

- Bộ khuếch đại có đặc tuyến tuyến tính cao, để tránh xuyên âm và tạo ra

các tần số giữa các kênh.

- Tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại va đặc tuyến tần số để bù lại sự

thay đổi do nhiệt độ.

- Tỉ số giứa tín hiệu trên nhiễu của một bộ khuếch đại riêng phải đủ cao

để chống được mức nhiễu tầng của các bộ khuếch đại.

Các mạch khuếch đại đường dây chia đương trục ra thành nhiều đoạn có

chiều dài khác nhau và độ suy giảm tại tần số cao nhất bằng hệ số khuếch đại của

bộ khuếch đại. Bộ ổn định được cộng thêm vào nhằm làm giảm độ khuếch đại ở

tần số thấp hơn vì ở tần số càng cao độ suy giảm càng lớn. Như vậy độ khuếch đại

của mỗi đoạn trung chuyển gồm cả bộ khuếch đại ổn định là 0 dB.

Một hệ thống cáp có nhiều tầng khuếch đại được mắc nối tiếp. Sự thay đổi hệ

số khuếch đại hay đặc tuyến tần số của một thành phần sẽ gây ra sự thay đổi lớn

của toàn hệ thống. Để duy trì sự ổn định của hệ số khuếch đại và đặc tuyến tần số,

một tín hiệu pilot được cộng vào ở đầu và cuối mỗi dải băng tần. Các tín hiệu này

sẽ là các tín hiệu chuẩn để theo đó các tham số của đặc tuyến tần số và hệ số

khuếch đại được duy trì ổn định.

Thiết bị tại thuê bao: Với một mạng truyền hình cáp sử dụng công nghệ

tương tự, thiết bị tại thuê bao có thể chỉ là một máy thu hình, thu tín hiệu từ mạng

phân phối tín hiệu.

Với mạng truyền hình cáp sử dụng công nghệ hiện đại hơn, thiết bị thuê bao

gồm các bộ chia tín hiệu, các đầu thu tín hiệu truyền hình (Set-top-box) và các

modem cáp… Các thiết bị này có nhiệm vụ thu tín hiệu và đưa đến tivi và các máy

tính để thuê bao sử dụng các dịch vụ của mạng: chương trình tivi, truy nhập

Internet, truyền dữ liệu…

I.3 - Truyền dẫn tín hiệu trên mạng truyền hình cápTín hiệu cung cấp cho hệ thống truyền hình cáp được lấy từ nhiều nguồn

khác nhau: từ hệ thống truyền hình quảng bá mặt đất, từ vệ tinh, từ vi ba hoặc

được cung cấp trực tiếp từ bộ phận sản xuất chương trình. Tất cả các tín hiệu đó

trước khi truyền vào mạng cáp phân phối được xử lí theo sơ đồ khối dưới đây:

6

Page 7: TRUYỀN HÌNH CÁP

Đầu tiên, các tín hiệu truyền hình ở nhiều dạng điều chế khác nhau được giải

điều chế, giải mã để đưa về mã cơ sở. Các tín hiệu này cùng các byte đồng bộ

được chuyển thành định dạng khung chuẩn chuẩn MPEG-2. Theo chuẩn MPEG-2

thì dòng dữ liệu video được chia thành các gói tin có kích thước 188 bytes, trong

đó có 1 byte đồng bộ và 187 bytes thông tin.

Khối Out Coding có nhiệm vụ tạo thêm các thông tin sửa lỗi cho các gói tin,

thường sử dụng mã Read-Solomon. Khi sử dụng mã sửa sai Reed-Solomon với

T=8 thì mỗi gói tin được thêm vào 16 bytes sửa lỗi và nó có khả năng sửa được 8

bytes lỗi trong mỗi gói tin. Như vậy kích thước của mỗi gói bao gồm cả phần sửa

lỗi là 28-1= 255 bytes, trong đó phần mang tin là 255-16=239 bytes, nhưng kích

thước của một gói tin video chỉ có 188 bytes cho nên trước khi vào bộ mã hóa mỗi

gói tin được thêm vào 51 bytes được đặt giá trị toàn bằng 0. Sau khi đã mã hóa

xong 51 bytes này lại bị loại bỏ, như vậy sau mã hóa kích thước mỗi gói tin video

là 204 bytes.

Do mã sửa sai Reed-Solomon cũng chỉ sửa được các lỗi rời rạc lên tiếp theo

dòng bít được ghép xen để hạn chế khả năng sai, lỗi ở một dãy bít liên tiếp gây

7

Data

Clock

Baseband Physical Interface and Syn

Baseband Physical Interface and Syn

EnergyDispersal

EnergyDispersal

OuterCoding

OuterCoding

InterleaverI=12

InterleaverI=12

WaveformShaping

WaveformShaping

QAM ModulatorIE Physical

Interface

QAM ModulatorIE Physical

Interface

Cable Network

Quá trình xử lí tín hiệu

Page 8: TRUYỀN HÌNH CÁP

khó khăn cho việc sửa lỗi ở đầu thu. Sơ đồ nguyên lí chung của việc ghép xen

ngoại với độ sâu l=12 được minh họa trong hình vẽ dưới đây:

Bộ ghép gồm 12 nhánh, được kết nối theo kiểu vòng với các byte số liệu

bằng chuyển mạch đầu vào. Mỗi nhánh j sẽ là một thanh ghi dịch First in-First out,

với j x M ô nhớ. Trong đó: M = 17 = N/I, N = 204 byte, mỗi ô của thanh ghi dịch

chứa một byte. Trong trường hợp này là ghép xen các bytes với nhau, chu kĩ ghép

xen đúng bằng 204.

Khối Baseband Shaping có nhiệm vụ chia dòng tín hiệu thành hai tín hiệu I

và Q (In-phase, Quadrature phase) để tiến hành điều chế QAM (Quadrature

Amplitude Modulation). Sau cùng, tín hiệu đã được điều chế này được đưa vào

mạng cáp truyền dẫn để chuyển đến thuê bao.

Truyền hình cáp sử dụng các kênh truyền nằm trong phạm vi dải thông cận

dưới của băng UHF. Các kênh truyền hình cáp được chia thành các băng VHF

thấp, VHF giữa, VHF cao và siêu băng (superband). Căn cứ vào dải thông hay số

lượng kênh mà hệ thống có thể phục vụ người ta chia làm các hệ thống nhỏ vừa

hay lớn. Bảng dưới đây chỉ ra một cách phân chia các hệ thống:

Dải thông Phạm vi tần số hoạt động

Small 170 MHz 50 MHz- 220MHz

220 MHz 50 MHz- 270MHz

Medium 280 MHz 50 MHz- 330MHz

350 MHz 50 MHz- 400MHz

8

Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý của bộ ghép và tách ngoại

Page 9: TRUYỀN HÌNH CÁP

Large

400 MHz 50 MHz- 450MHz

500 MHz 50 MHz- 550MHz

700 MHz 50 MHz- 750MHz

950 MHz 50 MHz- 1000MHz

Phân loại các hệ thống truyền hình cáp

Toàn bộ dải thông của hệ thống được chia thành các kênh vô tuyến có kích

thước 8 Mhz theo tiêu chuẩn của Châu Âu hoặc 6 Mhz theo tiêu chuẩn Bắc Mĩ. Sở

dĩ có hai cách chia là để cho mỗi kênh có thể mang được một kênh truyền hình

tương tự, mà ở Châu Âu thì truyền hình tương tự theo tiêu chuẩn PAL có dải thông

8 MHz còn ở Bắc Mĩ và Nhật Bản truyền hình tương tự theo tiêu chuẩn NTSC có

dải thông là 6 Mhz. Tất nhiên trong mỗi kênh này có thể truyền một kênh truyền

hình tương tự hoặc nhiều kênh truyền hình số.

I.3.1 - Truyền dẫn tín hiệu tương tự

Dải thông cần thiết để truyền một kênh truyền hình tương tự theo tiêu chuẩn

PAL là 8MHz, đúng bằng dải thông một kênh trong hệ thống kênh của truyền hình

cáp. Truyền dẫn tín hiệu truyền hình tương tự trên mạng có ưu điểm là giảm chi

phí thuê bao. Để thu được tín hiệu truyền hình tương tự, thuê bao chỉ cần một máy

thu bình thương, nối đường cáp với đầu nối angten và điều chỉnh máy thu của

mình thu ở dải tần của kênh được phát. Như vậy các thuê bao không phải đầu tư

thiết bị ban đầu khi lắp đặt truyền hình cáp. Tuy nhiên, các hệ thống truyền hình

cáp hữu tuyến tương tự có một số nhược điểm sau:

Trong thực tế, các bộ lọc thông dải trong các thiết bị điều chế tín hiệu

truyền hình cáp tương tự không đạt được đặc tuyến lý tưởng, dẫn đến

tín hiệu của một kênh chương trình này vẫn gây nhiễu sang các kênh

liền kề, dẫn đến giảm chất lượng hình ảnh khi phát nhiều kênh chương

trình.

Do khả năng chống nhiễu của phương thức điều chế tín hiệu tương tự

kém nên nhiễu tác động vào tín hiệu trên đường truyền sẽ không thể

loại bỏ được ở máy thu, dẫn đến giảm chất lượng tín hiệu.

Không thể thực hiện các dịch vụ truyền hình tương tác, truyền hình độ

phân giải cao (HDTV).

9

Page 10: TRUYỀN HÌNH CÁP

I.3.2 - Truyền dẫn tín hiệu số

Sự phát triển của kĩ thuật số và công nghệ thông tin, cũng đã tạo ra cuộc cách

mạng thực sự trong kĩ thuật phát thanh – truyền hình, đó là sự ra đời các chuẩn

truyền dẫn truyền hình số. Sự ra đời của các chuẩn truyền dẫn truyền hình số đã

tạo ra những ưu điểm vượt trội so với các chuẩn truyền dẫn và phát tín hiệu truyền

hình tương tự:

Khả năng chống nhiễu cao: Quá trình điều chế tín hiệu truyền hình số

bao gồm việc xáo trộn dữ liệu (bit-Interleaving, byte-Interleaving), các

khâu này giúp cho khả năng: khi có nhiễu đường truyền tác động vào các

nhóm bít hoặc nhóm byte, do các bít trong nhóm bị lỗi không nằm cạnh

nhau thực sự trong luồng thông tin, dẫn đến số lượng bit bị lỗi trong một

nhóm bit thông tin thực tế rất ít, điều này làm cho ảnh hưởng của nhiễu

giảm xuống rất nhiều so với các tín hiệu truyền hình tương tự.

Có khả năng phát hiện và sửa lỗi: phương pháp mã hóa bít đặc biệt (mã

hóa Reed-Solomon, mã hóa vòng xoắn- Veterbi), và khả năng ghép thêm

các bít để phát hiện lỗi bít và tự sửa đổi trước khi truyền tín hiệu truyền

hình số làm cho các dòng bit tín hiệu truyền hình số có thể tự phát hiện và

sửa đổi, điều này tín hiệu truyền hình tương tự không thể làm được.

Chất lượng chương trình trung thực: Do cả khả năng chống nhiễu, phát

hiện và tự sửa lỗi tốt, tại phía thu tín hiệu truyền hình số sẽ được khôi phục

hoàn toàn, giúp cho hình ảnh phía thu hoàn toàn trung thực như phía phát.

Tiết kiệm phổ tần và kinh phí đầu tư: Bằng cách sử dụng công nghệ

nén tín hiệu MPEG-2 và phương thức điều chế tín hiệu số có mức điều chế

cao (QPSK,QAM,16QAM, 64QAM, 256QAM…), dải tần 8Mhz của một

kênh truyền hình tương tự hệ PAL có thể tải được 4-8 chương trình truyền

hình số với chất lượng cao, điều này nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên

tần số và tiết kiệm cho phí đầu tư cũng như chi phí vận hành bảo dưỡng

thiết bị khi muốn phát nhiều chương trình.

Khả năng thực hiện truyền hình tương tác, truyền số liệu và truy nhập

Internet: truyền hình số ra đời mở ra một lựa chọn mới cho việc truyền số

liệu và Internet. Việc truyền số liệu kèm theo các chương trình truyền hình

cho phép thực hiện dễ dàng các dịch vụ truyền hình tương tác (truyền hình

theo yêu cầu VOD, Web TV…) nhờ các kênh dữ liệu điều khiển từ hướng

thuê bao đến các nhà cung cấp dịch vụ.

10

Page 11: TRUYỀN HÌNH CÁP

I.4 - Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp

Có nhiều phương án để thiết lập một mạng phân phối tín hiệu truyền

hình cáp hữu tuyến:

- Mạng có cấu trúc hoàn toàn cáp đồng trục.

- Mạng có cấu trúc lai giữa cáp quang và cáp đồng trục HFC (Hybrid

Fiber/Coaxial)

- Mạng có cấu trúc kết hợp giữa cáp quang và cáp đồng xoắn.

- Mạng có cấu trúc hoàn toàn cáp quang.

I.4.1 - Mạng toàn cáp đồng trục

Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp đồng trục có cấu hình chủ yếu là

hình cây. Hệ thống mạng truyền dẫn bao gồm các thân cáp chính ( trunk), các

nhánh cáp phụ rẽ ra từ các thân cáp chính (feeder) và phần cáp kết nối từ cáp

nhánh đến thuê bao hộ gia đình (drop). Các thân cáp chính (trunk) truyền dẫn tín

hiệu, khuếch đại và phân chia tín hiệu ra các cáp nhánh (feeder) bằng các thiết bị

chia tín hiệu (Splitter). Tín hiệu đưa đến thuê bao được trích ra từ các cáp nhánh

nhờ bộ trích tín hiệu (tap) và truyền đến thuê bao qua các cáp thuê bao.

11

HeadendHeadend

Thân cáp chính (trunk)

Cáp nhánh (feeder)

Cáp dẫn đến thuê bao (drop)

Bộ khuếch đại

Bộ trích tín hiêu (tap)

Thuê bao truyền hình cáp

Nguồn cấp cho bộ khuếch đại

Bộ chia tín hiệu (splitter)

Mạng phân phối cáp đồng trục hình cây

Page 12: TRUYỀN HÌNH CÁP

Trên đường đi của tín hiệu, các bộ khuếch đại tín hiệu được đặt ở các khoảng

cách phù hợp để khôi phục tín hiệu bị suy hao. Các bộ khuếch đại được cấp nguồn

nhờ các bộ cấp nguồn đặt rải rác trên đường đi của cáp, các bộ nguồn này lấy tín

hiệu từ mạng điện sở tại. Các bộ khuếch đại xa nguồn được cấp nguồn cũng chính

bằng sợi cáp đồng trục dòng đến các bộ khuếch đại, dòng một chiều sẽ được tách

riêng để cấp nguồn cho bộ khuếch đại.

Do truyền dẫn tín hiệu bằng cáp đồng trục có suy hao rất lớn, dẫn đến cần

phải đặt nhiều bộ khuếch đại tín hiệu trên đường truyền, dẫn đến các chi phí khác

kèm theo: nguồn cấp cho bộ khuếch đại, công suất tiêu thụ của mạng tăng lên.

Do sử dụng các bộ khuếch đại tín hiệu để bù suy hao cáp, nhiễu đường truyền

tác động vào tín hiệu và nhiễu nội bộ của bộ khuếch đại được loại bỏ không hết và

tích tụ trên đường truyền, nên càng xa trung tâm chất lượng tín hiệu càng giảm,

dẫn đến hạn chế bán kính phục vụ.

I.4.2 - Mạng lai HFC (Hybrid Fiber/Coaxial)

Mạng truyền hình cáp hữu tuyến kết hợp cáp quang và cáp đồng trục HFC

(Hybrid Fiber/Coaxial) sử dụng đồng thời cáp quang và cáp đồng trục để truyền

dẫn tín hiệu. Việc truyền tín hiệu từ trung tâm đến các nút quang là cáp quang, còn

từ các nút quang đến các thuê bao là cáp đồng trục.

Sử dụng cáp quang để truyền dẫn tín hiệu, mạng HFC sẽ tận dụng được các

ưu điểm vượt trội của cáp quang so với các phương tiện truyền dẫn khác: dải thông

cực lớn, suy hao tín hiệu rất thấp, ít bị nhiễu điện từ, chống lão hóa và ăn mòn hóa

học tốt.

Các sợi quang sản xuất với công nghệ hiện đại hiện nay cho phép truyền các

tín hiệu có tần số lên đến hàng trăm Tetra Hezt (1014 – 1015 Hz). Đây là dải thông

tín hiệu vô cùng lớn, có thể đáp ứng mọi yêu cầu dải thông đường truyền mà

không phương tiện truyền dẫn nào có thể có được.

Tín hiệu quang truyền trên sợi quang hiện nay chủ yếu nằm trong hai cửa sổ

bước sóng quang là 1310nm và 1550nm. Đây là hai cửa sổ có suy hao tín hiệu rất

nhỏ: 0,3dB/Km với bước sóng 1310nm và 0,2 dB/Km với bước sóng 1550nm.

Điều này cho thấy với bước sóng 1550nm, năng lượng tín hiệu quang chỉ bị suy

hao 0,2dB khu truyền trên 1 Km, trong khi đó với một sợi cáp đồng trục loại có

suy hao thấp nhất cũng phải mất 43 dB/Km tại tần số 1Ghz.

12

Page 13: TRUYỀN HÌNH CÁP

Tín hiệu truyền trên sợi cáp là tín hiệu quang, vì vậy không bị ảnh hưởng bởi

các nhiễu điện từ từ môi trường, dẫn đến đảm bảo được chất lượng tín hiệu trên

đường truyền.

Được chế tạo từ các chất trung tính là plastic và thủy tinh, các sợi quang là

các vật liệu không bị ăn mòn hóa học vì thế tuổi thọ của sợi quang cao.

13

Bộ trích tín hiêu (tap)

HeadendHeadend

PrimaryHUB

PrimaryHUB

PrimaryHUB

SecondaryHUB

SecondaryHUB

Thân cáp chính (trunk)

Cáp nhánh (feeder)

Cáp dẫn đến thuê bao (drop)

Bộ khuếch đại

Thuê bao truyền hình cáp

Nguồn cấp cho bộ khuếch đại

Bộ chia tín hiệu (splitter)

Hình 2.5: Mạng truyền dẫn tín hiệu cáp quang lai cáp đồng trục HFC

Page 14: TRUYỀN HÌNH CÁP

Mạng HFC bao gồm ba mạng con là mạng truyền dẫn (Transport segment),

mạng phân phối (Distribution segment) và mạng truy nhập (Access segment).

Mạng truyền dẫn (Transport segment) bao gồm một hệ thống cáp quang và

các hub sơ cấp, nhiệm vụ của nó là truyền dẫn tín hiệu từ Headend đến các khu

vực xa. Các hub sơ cấp có chức năng thu/ phát quang từ/ tới các nút quang và

chuyển tiếp tín hiệu quang tới các hub khác.

Mạng phân phối (Distribution segment) bao gồm hệ thống cáp quang, các

hub thứ cấp và các nút quang. Tín hiệu thu quang từ các hub sẽ được chuyển thành

tín hiệu điện tại các nút quang để truyền đến thuê bao. Ngược lại trong trường hợp

mạng hai chiều, tín hiệu từ mạng truy nhập (Access segment) sẽ được thu lại ở nút

quang và truyền đến các hub.

Mạng truy nhập (Access segment) bao gồm các đường cáp đồng trục nối từ

các hub thứ cấp đến các thiết bị thu của thuê bao. Người ta chia ra làm hai loại

mạng truy nhập đồng trục là mạng truy nhập đồng trục tích cực và mạng truy nhập

đồng trục thụ động. Mạng truy nhập đồng trục tích cực là mạng mà trong đó có

chứa các bộ khuếch đại tín hiệu, các bộ khuếch đại này đều tích hợp các phần tử

tích cực. Mạng truy nhập đồng trục thụ động là mạng mà không chứa bất kì một

phần tử tích cực nào.

Theo kinh nghiệm của các nhà điều hành mạng cáp Châu Âu và Châu Mỹ,

trục trặc của mạng truyền hình cáp phần lớn xảy ra do các bộ khuếch đại và các

thết bị ghép nguồn cho chúng. Các thiết bị này nằm rải rác trên mạng, vì thế việc

định vị sửa chữa và khắc phục chúng thông thường không thể thực hiện nhanh

được, vì thế ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của mạng. Với mạng truy nhập

đồng trục tích cực, khi cung cấp dịch vụ hai chiều, các bộ khuếch đại cần tích hợp

phần tử khuếch đại tín hiệu cho các tín hiệu ngược dòng, tức là số lượng phần tử

tích cực của mạng tăng lên dẫn đến độ ổn định của mạng càng giảm. Hiện nay xu

hướng trên thế giới đang chuyển dần sang sử dụng mạng truy nhập thụ động, tại đó

không sử dụng bất kì một thiết bị tích cực nào, tức là bộ khuếch đại cao tần sẽ

không được sử dụng mà chỉ có các bộ chia tín hiệu, các bộ ghép hướng và các bộ

trích tín hiệu thụ động. Một mạng HFC chỉ sử dụng các thết bị cao tần thụ động

được gọi là mạng HFC thụ động HFPC (Hybrid Fiber/Passive Coaxial). Sử dụng

mạng truy nhập thụ động hoàn toàn sẽ tạo ra những ưu điểm lớn sau:

- Do không sử dụng các bộ khuếch đại tín hiệu mà hoàn toàn chẻ sử dụng các

thiết bị thụ động cho nên tín hiệu đến thuê bao sẽ không ảnh hưởng của nhiễu tích

tụ do các bộ khuếch đại, dẫn đến nâng cao chất lượng tín hiệu.

14

Page 15: TRUYỀN HÌNH CÁP

- Các sự cố mạng sẽ giảm rất nhiều khi sử dụng hoàn toàn các thiết bị thụ

động, dẫn đến tăng độ ổn định và chất lượng phục vụ của mạng.

- Các thiết bị thụ động đều có khả năng truyền tín hiệu theo hai chiều, vì thế

độ ổn định của mạng vẫn cao khi cung cấp dịch vụ hai chiều.

Tuy nhiên, việc triển khai mạng truy nhập cáp đồng trục thụ động cũng

có những nhược điểm sau:

- Do không sử dụng các bộ khuếch đại cao tần, tín hiệu suy hao trên cáp sẽ

không được bù, dẫn đến hạn chế lớn bán kính phục vụ của mạng.

- Do không kéo cáp đồng trục đi xa, số lượng thuê bao có thể phục vụ bởi một

nút quang sẽ giảm đi. Để có thể phục vụ số lượng thuê bao lớn như khi sử dụng

các bộ khuếch đại tín hiệu, cần kéo cáp quang đến gần thuê bao hơn và tăng số nút

quang lên dẫn đến tăng chi phí rất lớn.

I.4.3 - Mạng có cấu trúc kết hợp cáp quang và cáp xoắn đồng

Với mạng kiểu này, cáp quang thực hiện nhiệm vụ truyền tín hiệu từ trung

tâm đến các nút quang tại khu vực thuê bao, từ nút quang đến thuê bao sẽ là cáp

đồng xoắn điện thoại bình thường.

Cấu trúc mạng này có ưu điểm là sử dụng mạng sẵn có của bưu điện để

truyền tín hiệu truyền hình, do đó không cần đầu tư mới tiết kiệm chi phí ban đầu.

Thực tế hiện nay tín hiệu truyền hình được truyền trên cáp đồng xoắn được

truyền theo công nghệ DSL (Digital Subcriber Line). DSL là công nghệ được phát

triển nhằm truyền số liệu tốc độ cao trên đôi cáp đồng trục đã có sẵn. Công nghệ

DSL bao gồm ba kĩ thuật: HDSL (hight – speed DSL), ADSL (Asynmetrical DSL),

VDSL (very hight bit rate DSL).

Khi triển khai mạng truyền hình cáp bằng phương án kết hợp cáp quang và

cáp đồng xoắn sẽ gặp những khó khăn sau:

Không thể truyền được tín hiệu truyền hình tương tự vì để truyền một kênh

truyền hình tương tự yêu cầu độ rộng băng thông là 6 Mhz với hệ NTSC và

8Mhz với hệ PAL.

Chỉ có thể truyền được tín hiệu truyền hình số có nén và chỉ truyền được 2 đến

3 kênh truyền hình. Để khắc phục điều này, người ta chỉ gửi đi kênh truyền

hình được yêu cầu. Như vậy thuê bao không thể cùng một lúc xem được nhiều

kênh với nhiều máy thu.

15

Page 16: TRUYỀN HÌNH CÁP

Muốn thu được tín hiệu truyền hình số theo phương pháp này, thuê bao cần

được trang bị một thiết bị gọi là Set-top-box.

Nếu triển khai mạng kết hợp cáp quang và cáp đồng xoắn, rõ ràng hoàn toàn

phải dựa vào hệ thống mạng viễn thông bưu điện dẫn đến không thuận lợi và

linh hoạt trong quá trình triển khai và điều hành mạng.

Kỹ

thuật

Tốc độ bít

hướng lên

(Upstream)

Tốc độ bít

hướng xuống

(Downstream)

Khoảng cách

phục vụ

(Km)

Ứng dụng

HDSL 1,5–2Mb/s 1,5–2Mb/s 5km

Điện thoại, Internet,

truyền hình hội nghị

ADSL 64kb/s 3,5-8Mb/s 5km

Điện thoại, Internet,

truyền hình hội nghị,

VOD

VDSL 2Mb/s 52Mb/s 0,3km

Điện thoại, Internet,

truyền hình hội nghị,

VOD, HDTV

Các đặc tính kĩ thuật của các công nghệ họ xDSL

I.4.4 - Mạng toàn cáp quang

Một mạng truyền dẫn quang hóa hoàn toàn từ nhà cung cấp dịch vụ đến tận

thuê bao là mơ ước của mọi nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cũng như viễn thông

nói chung do các ưu điểm tuyệt vời của cáp quang. Tuy nhiên khi triển khai một

mạng như thế sẽ phải đầu tư ban đầu rất lớn và gặp nhiều khó khăn khác.

I.5 - Các tác động ảnh hưởng đến hệ thốngTrong quá trình truyền dẫn tín hiệu phải sử dụng các thiết bị để truyền và xử

lí tín hiệu, các thiết bị tích cực và ngay cả các thiết bị thụ động cũng thêm các tín

hiệu nhiễu vào tín hiệu làm cho chất lượng tín hiệu giảm. Các bộ khuếch đại tín

hiệu có đặc tuyến không lí tưởng gây ra nhiễu và các nhiễu này lại được khuếch

đại khi đi qua các bộ khuếch đại nối tiếp nhau tích luỹ lại gây ra méo tín hiệu rất

nghiêm trọng.

Nhiễu trong một hệ thống điện tử bất kỳ gây ra từ nhiều nguồn khác nhau.

Nguồn nhiễu chính là chuyển động nhiệt của các electron trong các thành phần trở

kháng. Với hệ thống cáp ở 200C thì điện áp nhiễu nhiệt của dải tần một kênh đơn là

1.1 microvolt hay –59.1dBmV. Đây là mức nhiễu thấp nhất gọi là nhiễu nền. Để

16

Page 17: TRUYỀN HÌNH CÁP

định lượng cho mức độ nhiễu của hệ thống người ta định nghĩa ra tỷ số SNR và

CNR là tỉ lệ giữa công suất của tín hiệu hay của sóng mang trên công suất của

nhiễu.

Mức ngưỡng của CNR là 40 dB, dưới mức ngưỡng này thì nhiễu làm giảm

độ phân giải và độ tương phản của ảnh gây khó chịu cho người xem. Hệ thống chất

lượng tốt là duy trì được CNR ở mức 46dB, hoàn hảo là 48 đến 50 dB. Tăng công

suất tín hiệu thì tỉ lệ CNR tăng, nhưng khi đó tín hiệu lại bị méo. Mức tín hiệu

càng cao méo sinh ra càng lớn. Các bộ khuếch đại hiện đại sử dụng cấu hình cân

bằng có thể triệt bỏ hầu như toàn bộ các méo này, phần méo còn lại gọi là triple

beats và được đặc trưng bởi một đại lượng là CTB (composite triple beats). Các

tham số của bộ khuếch đại xác định số lượng bộ khuếch đại ghép nối tiếp, do đó

xác định khoảng cách có thể truyền được tín hiệu đến. Yếu tố này được sử dụng để

thiết kế hệ thống trung kế cáp đồng trục.

Giới hạn hoạt động của một hệ thống cáp được xác định bởi mức nhiễu nền

và méo tần được biểu diễn như hình vẽ dưới đây vẽ cho hệ thống ở 300MHz. Hình

vẽ này chỉ ra rằng một hệ thống với 46 bộ khuếch đại có tỉ lệ CNR là 46dB và

CTB là -53dB. Tuy nhiên còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến hoạt động của

hệ thống như: sự phụ thuộc của suy giảm trong cáp và nhiễu vào nhiệt độ, mức

chịu đựng AGC và ASC, đáp ứng tần số của hệ thống, độ chính xác của việc kiểm

tra thiết bị... Trong ví dụ này giả sử mức thay đổi cho phép của AGC và ASC là

1dB, mức thay đổi từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất là 3dB, độ chính xác kiểm

tra thiết bị là 2dB, kết quả tổng mức thay đổi cho phép là 6dB. Như vậy số bộ

khuếch đại cho phép là 23 (số bộ khuếch đại giảm một nửa khi giới hạn CTB giảm

6dB hoặc CNR giảm 3dB).

17

CNR

20.00

10.00

0.00

-10.00

-20.00

-30.00

-40.001 10 20 30 40 50 60

số bộ khuếch đại mắc nối tiếp

CTB

46dB CNR và -53dBCTB

Hình 2.6: Đặc tuyến CNR, CTB với hệ thống nối tiếp các bộ khuếch đại

Page 18: TRUYỀN HÌNH CÁP

Như ta đã thấy phạm vi bao phủ của hệ thống cáp phụ thuộc vào số bộ

khuếch đại trên đường truyền, mà số lượng này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Một trong những điều kiện để có được độ bao phủ tối đa là mỗi bộ khuếch đại phải

có đáp ứng tần số biên độ phẳng.

I.5.1 - Duy trì đáp ứng tần số biên độ

Tại mỗi bộ khuếch đại, khoảng cách từ đỉnh tới đáy các nhấp nhô của đáp

ứng biên độ–tần số không được vượt quá [N/10+1] dB, ở đây N là số bộ khuếch

đại mắc nối tiếp trên đường truyền. Điều này làm tối thiểu sự suy giảm của tỉ số

CNR ở các kênh rơi vào phần thấp của đáp ứng tần số. Các khuyến nghị trong thực

tế qui định rằng biên độ sóng mang của các kênh cạnh nhau khác nhau không được

quá 3 dB. Tất cả các kênh phải nằm trong toàn bộ 12dB dải thông của cửa sổ đáp

ứng.

Để đánh giá đáp ứng tần số của hệ thống có hai phương pháp là quét từ

50MHz đến hết dải thông của hệ thống và phân tích phổ. Phương pháp quét cho

phép các bộ khuếch đại điều chỉnh để đạt được đáp ứng phẳng nhất. Tại mỗi bộ

khuếch đại có thể được lắp một mạch điều chỉnh đáp ứng tần số gọi là mạch mop-

up. Các mạch này có thể làm mất đi các đỉnh nhỏ (nhỏ hơn 1.5dB) của đáp ứng do

các bộ khuếch đại hoặc cáp gây ra.

I.5.2 - Trễ nhóm của tín hiệu khi đi qua hệ thống cáp

Các bộ khuếch đại trung kế có khả năng khuếch đại theo cả hai hướng nhờ

các bộ lọc kép, là bộ lọc kết hợp cả lọc thông thấp và lọc thông cao với vùng tần số

giao nhau 40MHz. Các bộ lọc này gây ra trễ nhóm làm giảm độ phân giải của hình

ảnh. Các bộ lọc xuất hiện tại các headend và hub ở các kết nối với các thiết bị xử

lý kênh hoặc các bộ điều chế kênh. Mỗi kênh thường chỉ có một thiết bị này, do

vậy các ảnh hưởng trễ của các thiết bị này không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên với

một số cấu hình của các hệ thống truyền tín hiệu, các bộ lọc thêm vào các kênh

đơn hoặc kênh kép có thể được thêm vào và gây ra trễ ở các hub.

I.5.3 - Phản hồi của hệ thống

Sự phản hồi tín hiệu xuất hiện khi qua hệ thống cáp gây ra bởi sự không phối

hợp trở kháng, được gọi là micro-reflections. Đại lượng đặc trưng cho sự phản hồi

là tỷ số về biên độ của tín hiệu truyền và tín hiệu phản xạ (return loss). Return loss

càng lớn càng tốt, trong trường hợp lí tưởng tỉ số này là vô cùng lớn. Nếu Return

loss nhỏ, tức là tín hiệu phản xạ lại lớn, sẽ gây ra hiện tượng hình ảnh bị có bóng

mờ.

18

Page 19: TRUYỀN HÌNH CÁP

I.5.4 - Nhiễu pha

Nhiễu pha được thêm vào tín hiệu gốc trong quá trình điều chế và biến đổi

tần số. Nhiễu pha băng hẹp (20 kHz) trên kênh truyền hình tạo ra sự thay đổi mức

độ chói và mức màu xuất hiện dưới dạng một đường kẻ ngang trong hình ảnh.

Mức có thể cảm nhận được của nhiễu pha trong sóng mang video là nhỏ hơn sóng

mang 53dB tại 20kHz. Nếu quá trình điều chế và biến đổi tần số hoạt động gần với

các chỉ tiêu kĩ thuật, thì có thể làm suy yếu nhiễu pha đến mức không còn cảm

nhận được tại tivi của khách hàng trừ khi bộ chuyển đổi có chất lượng kém.

I.5.5 - Méo khuếch đại và ảnh hưởng của chúng

Kĩ thuật khuếch đại dựa trên feedforward và kĩ thuật gấp đôi công suất làm

tăng mức công suất với mức méo nhỏ hơn, tuy nhiên phần nguồn thêm vào tạo ra

các tín hiệu bị trễ về mặt thời gian. Các tín hiệu trễ này gây ra hiệu ứng trên hình

ảnh giống như tín hiệu phản hồi lại bởi hệ thống cáp. Nhưng chúng gây ra bởi các

cơ chế khác nhau, ở đây tín hiệu đến bộ khuếch đại được chia ra và khuếch đại

song song từng phần một sau đó cộng lại.

Với một bộ khuếch đại feedforward các tín hiệu được xử lý trễ đi một số

dòng một cách chủ định. Nếu thời gian truyền dẫn không giống nhau ở các mạch

khuếch đại song song thì các tín hiệu bị trễ các lượng khác nhau được cộng lại.

Trong hầu hết các trường hợp lượng trễ khác nhau này rất nhỏ nên không tạo ra

bóng của ảnh, nhưng nó làm mất sự sinh động của ảnh.

Trong các hệ thống truyền số kênh lớn hơn 30, CTB chính là giới hạn méo.

Sự phân kênh HRC (harmonically related carriers) và IRC (incrementally related

cariers) được phát triển để cực tiểu hoá sự thăng giáng của chất lượng ảnh gây ra

bởi CTB.

CSO (composite second-order beats) có thể trở thành một hệ số giới hạn

trong các hệ thống có thể truyền 60 kênh hoặc hơn và sử dụng kế hoạch phân chia

kênh HRC và IRC. Các méo xuất hiện dưới dạng chữ chi mờ trên màn hình tivi.

Các phách CSO rơi trong khoảng 0.75MHz đến 1.25MHz trên sóng mang video.

I.5.6 - Ảnh hưởng của nhiễu do các tần số radio gây ra Khi hệ thống cáp đặt gần nguồn phát sóng radio, sóng radio có thể dò vào tạo

nên các sóng mang giả rơi vào trong phổ tín hiệu truyền trong cáp. Hiện tượng dò

là do cáp bị rạn nứt hoặc các chỗ nối chất lượng kém.

Nếu các trạm truyền hình có sóng mang cùng tần số với kênh truyền hình cáp

và thiết bị xử lý kênh ở headend đồng pha với tín hiệu sóng đất, ảnh hưởng của sự

19

Page 20: TRUYỀN HÌNH CÁP

giao thoa này là hình ảnh có bóng. Bóng xuất hiện trước hình do thời gian truyền

qua không khí nhỏ hơn thời gian truyền trong cáp. Nếu các tín hiệu này không

đồng pha với nhau trên hình ảnh xuất hiện các dòng và phách nhiễu.

Trong phân kênh HRC và IRC, các thiết bị điều chế và xử lý kênh ở headend

được khoá với một dao động đồ tham chiếu. Không thể nào vừa khoá pha của một

kênh theo kế hoạch phân kênh vừa theo pha của tín hiệu sóng đất. Với IRC có thể

không khoá pha một kênh theo một nguồn tham chiếu và khoá nó với trạm sóng

đất, tuy nhiên ưu điểm của nhóm khoá pha bị mất. Với hệ thống HRC tần số sóng

mang video nhỏ hơn 1.25MHz so với kênh tương ứng trong sóng đất. Do đó không

thể mang bất cứ một kênh nào trong các kênh phân chia sóng đất trừ khi các kênh

kề vơí kênh tương ứng này chưa sử dụng đến.

I.6 - Hệ thống quản lí thuê bao và tính cướcĐiều cốt yếu nhất đối với những nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là

có thể quản lí được vấn đề truy nhập dịch vụ thuê bao và tính cước của thuê bao

theo dịch vụ. Một phương pháp phổ thông và hiệu quả nhất là sử dụng các thuật

toán mã hóa tín hiệu, chỉ các thuê bao được phép của nhà cung cấp dịch vụ mới có

khả năng giải mã tín hiệu để xem. Hệ thống thiết bị quản lí truy nhập của thuê bao

và tính cước được gọi là hệ thống truy nhập có điều kiện.

Trong các hệ thống truy nhập có điều kiện, phương pháp mã hóa tín hiệu để

chống xem trộm được sử dụng là biện pháp xáo trộn tín hiệu (scrambling). Thực

chất việc xáo trộn tín hiệu là sắp xếp tín hiệu video theo một qui tắc đặc biệt, chỉ

có các thuê bao được cung cấp quy tắc sắp xếp lại thì mới có khả năng giải trộn tín

hiệu để xem.

Việc trộn tín hiệu được thực hiện tại nơi cung cấp dịch vụ, tín hiệu truyền

hình đã được trộn sẽ được truyền đến mọi thuê bao và được thu bởi các bộ thu tín

hiệu (set-top-box). Thông thường qui tắc giải trộn tín hiệu nằm ngay trong bộ thu

tín hiệu của thuê bao hoặc được cài trong một bản mạch có thể cắm vào bộ thu tín

hiệu (set-top-box), bản mạch này thường được gọi là bản mạch thông minh. Ngược

lại, tín hiệu cho phép bộ giải trộn thực hiện nhiệm vụ giải trộn tín hiệu lại được

nhà cung cấp dịch vụ gửi đến thuê bao kèm theo tín hiệu đã được trộn.

Các hệ thống truyền hình trả tiền có thể là các hệ thống không đánh địa chỉ

hoặc đánh địa chỉ. Các bộ chuyển đổi hay giải trộn tần có khả năng địa chỉ hoá

được lập trình thông qua các dăm trong hoặc chíp nhớ bán dẫn PROM để giải mã

các kênh được quyền truy nhập. Sự thay đổi quyền truy nhập phải được thay đổi

20

Page 21: TRUYỀN HÌNH CÁP

vật lý bởi người quản lí. Các bộ chuyển đổi có khả năng địa chỉ hoá được điều

khiển bởi các tín hiệu tạo ra bởi một máy tính ở headend. Tín hiệu này đặt cấu

hình từ xa cho khả năng xem của các bộ chuyển đổi.

Trong hệ thống không đánh địa chỉ, các thuê bao khác nhau đều được cung

cấp một mức dịch vụ, số lượng các chương trình giống nhau. Các hệ thống này

không cho phép các nhà cung cấp dịch vụ quản lí đến tận thuê bao, nhà cung cấp

không thể cắt dịch vụ đến một trong một vài thuê bao ngay tại trung tâm điều

hành, và cũng không thể cung cấp các chương trình khác nhau theo sở thích của

từng thuê bao.

Trong hệ thống đánh địa chỉ, mỗi thuê bao được cung cấp một địa chỉ duy

nhất trong hệ thống mạng, tín hiệu quản lí thuê bao, quản lí dịch vụ cũng như là

các thông tin tính phí dịch vụ có thể được truy nhập chính xác đến từng thuê bao.

Ngoài ra, việc đánh địa chỉ cho các thuê bao còn cho phép các nhà cung cấp dịch

vụ quản lí mạng theo từng khu vực địa lí, rất ích lợi cho việc thống kê và phát triển

mạng, chiến lược tiếp thị và quảng cáo chương trình với khách hàng. Hệ thống

quản lí theo địa chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các dịch vụ truyền

số liệu hai chiều, các dịch vụ truyền hình trả tiền theo thời gian xem (Pay Per View

- PPV) và dịch vụ tương tác như truyền hình theo yêu cầu VoD (Video on

Demand).

Hình vẽ dưới đây mô tả sơ đồ tổng quát cho một hệ thống quản lí truy nhập

có điều kiện và có khả năng đánh địa chỉ đến từng thuê bao:

21

Mạng quang

Ghépkênh các

chương trình

TrộnScranbling

Thêm các thông tin quản lí

Điều chế cao tần

Thông tin phụ đi kèm các chương

trình

Hệ thống cho phép

quyền thuê bao

Hệ thống quản lí thuê

bao

Mật mã cho

phép giải

trộn

Phát chương trình

Sơ đồ phát hệ thống truy nhập có điều kiện cho truyền hình trả tiền

Page 22: TRUYỀN HÌNH CÁP

I.7 - Khả năng dung lượng cao của hệ thống cápCó hai xung hướng cải tiến để có thể nâng cao dung lượng của hệ thống cáp.

Vào đầu những năm 1990 người ta quan tâm nhiều đến nâng cấp đặc tính vật lí của

đường truyền, đến những năm giữa thập kỉ 90 người ta lại quan tâm đến các kĩ

thuật nén video (DVC) và DVC đã làm cho hệ thống cáp có thể phát số lượng kênh

tăng rất nhiều.

I.7.1 - KÜ thuËt nÐn video sè

Các kĩ thuật nén video số kết hợp với các kĩ thuật điều chế số đã tạo ra một

khả năng tăng dung lượng kênh rất lớn. HDTV chính là một ví dụ, tín hiệu HDTV

tương tự với dải tần mỗi màu 30MHz, tổng số khoảng 100MHZ khi số hoá yêu cầu

một tốc độ truyền dẫn hàng giga bit. Bằng cách sử dụng DVC đã loại bỏ được sự

dư thừa trong các bức ảnh và trong một chuỗi ảnh để có thể truyền HDTV trong

kênh 6MHz. Không những thế DVC còn được sử dụng để ghép nhiều tín hiệu

22

Thu tín hiệu cao

tần

Giải điều chế cao

tần

Giải trộnDe-

scrambling

Mạng quang

Tách, xử lí thông tin quản lí và mật mã

Giới hạn các kênh truyền hình có thể

xem

Máy thu

Thu tín hiệu tại thuê bao

Sơ đồ thu hệ thống truy nhập có điều kiện cho truyền hình trả tiền

Page 23: TRUYỀN HÌNH CÁP

truyền hình số có độ phân giải tiêu chuẩn vào một kênh 6MHz gọi là truyền hình

độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV).

Một kĩ thuật khác được sử dụng trong tăng dung lượng kênh là các phương

thức điều chế. Có hai phương pháp điều chế chính được sử dụng là điều chế cầu

phương (QAM) và điều chế vết (VSB), mà điển hình là 256-QAM và 16-VSB.

Sự kết hợp HFC và DVC tạo ra sự thay đổi rất ấn tượng không chỉ trong

truyền hình cáp mà còn trong nhiều ứng dụng khác. Video không còn là độc quyền

của hệ thống truyền hình cáp mà từ nhiều nguỗn khác nhau: thu trực tiếp từ vệ

tinh, thu từ mạng thoại, cellular TV, MMDS (hệ thống phát vi ba đa điểm)...

I.7.2 - Video On Demand và Near Video On Demand

VOD là bạn có thể xem video bất cứ lúc nào bạn muốn với các chức năng

như một đầu VCR ảo, có nghĩa là bạn có thể dừng hình, tạm dừng, tua nhanh,

chậm... Tất cả những điều đó nghe như không thể thực hiện được, cần có sự thoả

thuận với khách hàng. Một câu hỏi đặt ra là mức độ như thế nào thì khách hàng

chấp nhận được và sự cân nhắc giữa giá cả và sự thuận lợi.

NVOD dựa trên nguyên lí Pareto, nguyên lí này nói rằng tất cả các mong

muốn chỉ tập trung vào một số chủ để thông dụng. Có lẽ khoảng 80% thậm chí ít

hơn các chủ đề là thông dụng. Tiếp theo nữa là giới hạn tần suất truy nhập dịch vụ

cũng như giới hạn yêu cầu của thuê bao. Thay vì thuê bao có thể xem ngay lập tức

một bộ phim bất kì mà mình yêu cầu thì một số bộ phim đang được ưa thích sẽ

được phát nối tiếp trên một vài kênh. Ví dụ trong hệ thống Time Warner Quantum,

giả sử mỗi khi yêu cầu một bộ phim khách hàng phải đợi tối đa 30 phút, độ dài mỗi

bộ phim là 2 giỏ thì mỗi bộ phim sẽ yêu cầu 4 kênh. Khi đó trên mỗi kênh liên tục

phát bộ phim đó lệch nhau 30 phút. Với kĩ thuật nén video số khả năng tăng dung

lượng kênh là rất lớn do đó có thể xem các bộ phim với thời gian đợi nhỏ hơn bằng

việc tăng số kênh cho mỗi bộ phim.

Ta xét cụ thể một ví dụ sau: Một hệ thống cáp có tần số tối đa là 750MHz.

Phạm vi từ 50 đến 450MHz để mang các kênh tương tự. (Dưới 50MHz được sử

dụng cho dành cho đường lên). Phổ 400 MHz này được dùng cho các dịch vụ cáp

thông thường. Phổ tần 300MHz từ 450 đến 750 MHz chứa 50 kênh mỗi kênh

6MHz. Nếu chúng ta có thể nén các bộ phim trong một dòng 3Mbps và nếu sử

dụng phương pháp điều chế 16VSB, 256QAM hay 64QAM tương ứng với tốc độ

38.5, 38.5, 27 Mbps chúng ta sẽ có thể mang 12, 12, 9 bộ phim trong một kênh

23

Page 24: TRUYỀN HÌNH CÁP

6MHz. Vì vậy 50 kênh 6MHZ tương ứng với 600,600 hoặc 450 kênh ảo cho mỗi

bộ phim.

Xem xét trường hợp một danh sách 10 bộ phim hay nhất được phát (mỗi bộ

phim dài 135 phút), mỗi bộ phim được phát trên 12 kênh ảo. Như vậy thời gian đợi

cho yêu cầu một bộ phim nào đó là 135/12 = 11,25 phút. Tiếp tục sắp xếp 20 bộ

phim khác vào 160 kênh mỗi bộ phim chiếm 8 kênh, thời gian đợi là 16.9 phút.

Tiếp tục đặt 40 bộ phim vào 160 kênh, 60 bộ phim vào 60kênh. Tóm lại chúng ta

phát được trong hệ thống cáp quang 130 bộ phim trong tổng số 500 kênh, và chúng

ta còn dư ra 100 kênh phục vụ cho các dịch vụ khác.

II - TRUYỀN SỐ LIỆU TRÊN MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁPCùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ viễn thông và công nghệ

tin học, truyền hình ngày nay cũng đang phát triển để có thể đáp ứng được yêu cầu

ngày càng cao của người dùng.

Từ hệ thống truyền hình phát quảng bá phải sử dụng anten để thu sóng, tín

hiệu thu không ổn định do có quá nhiều các sóng trong không gian, có những vùng

không thể bắt được tín hiệu, người dùng có thể yên tâm về chất lượng tín hiệu, có

thể xem được nhiều kênh truyền hình trong nước và nước ngoài với hệ thống

truyền hình cáp (CATV: Community Antena Television).

Với công nghệ truyền hình số, người xem có cơ hội được thưởng thức những

chương trình truyền hình độ phân giải cao, chất lượng âm thanh tốt (HDTV: Hight

Definition Television). Người xem cũng có thể lựa chọn các chương trình mình

thích để yêu cầu được xem vào bất cứ lúc nào với hệ thống truyền hình theo yêu

cầu (VOD: Video On Demand).

Thế giới đã bước vào một kỉ nguyên mới của thời đại thông tin bằng sự hội tụ

của các phương tiện truyền thông. Hàng rào giữa các dịch vụ sẽ bị xoá bỏ, các dịch

vụ hoà nhập tạo thành một hệ thống duy nhất phục vụ các nhu cầu của người

dùng. Truyền hình cũng đi theo hướng đó với công nghệ truyền hình mới gọi là

truyền hình tương tác. Khi đó người dùng có thể sử dụng truyền hình để yêu cầu

các chương trình cần xem, để tham gia các chương trình đào tạo từ xa, để mua bán,

để kết nối Internet...

Các dịch vụ tương tác hai chiều là yếu tố khẳng định sự phát triển trong

truyền hình viễn thông. Ở đây mạng máy tính là các thiết bị xử lí thông tin trong

thời gian không thực, và truyền hình là các thiết bị xử lí thông tin thời gian thực.

24

Page 25: TRUYỀN HÌNH CÁP

Mạng máy tính có hiệu quả trong môi trường thông tin điểm-điểm, trong khi đó

truyền hình là dịch vụ điểm-đa điểm. Sự kết hợp của máy tính và truyền hình tạo

nên một hệ thống mang nhiều lợi điểm trong mạng tổng hợp. Với hệ thống truyền

hình này, người dụng không chỉ có thể tự quyết định chương trình mình cần xem

thông qua các lựa chọn mà có thể sử dụng truyền hình như một thiết bị cho phép

thu nhận các thông tin dạng khác, như số liệu, văn bản và các dịch vụ thương mại

như mua và bán.

Trong chương này sẽ tìm hiểu cách thức tận dụng mạng truyền hình cáp để

triển khai các dịch vụ yêu cầu băng thông rộng như: truy nhập Internet tốc độ cao,

truyền hình theo yêu cầu, điện thoại số….

II.1 - Giới thiệu Như đã biết, thông tin băng rộng là một xu hướng phát triển tất yếu của các

mạng viễn thông. Trong qua trình quá độ để xây dựng một mạng quang hoá hoàn

toàn có băng thông rất lớn để tích hợp các dịch vụ thì giải pháp tận dụng dải thông

của mạng truyền hình cáp (mạng lai giữa cáp quang và cáp đồng trục) để truyền số

liệu là một giải pháp vừa kinh tế vừa hiệu quả. Các kết nối bằng cáp đồng trục cho

phép bao phủ gần như toàn cầu, tạo ra một nên tảng vững chắc để cung cấp khả

năng truy nhập dữ liệu tốc độ cao tới các gia đình và doanh nghiệp nhỏ.

Tuy vậy, để cung cấp được các dịch vụ viễn thông khác ngoài truyền hình thì

cần phải nâng cấp hệ thống truyền hình cáp đơn hướng truyền thống lên thành các

hệ thống hai chiều hiện đại. Ban đầu, các hệ thống cáp được thiết kế để cung cấp

các tín hiệu truyền hình quảng bá tới các gia đình một cách hiệu quả. Để đảm bảo

rằng khách hàng vẫn nhận được các dịch vụ cáp bằng chính những tivi mà họ đang

dùng để thu các tín hiệu truyền hình quảng bá băng vô tuyến, các nhà khai thác

dịch vụ cáp tái tạo lại một phần của phổ tần số vô tuyến trong đường cáp đồng trục

kín hoặc mạng cáp quang được thiết kế và sử dụng cho phân bố truyền hình cáp.

Hệ thống cáp sẽ được nâng cấp với các bộ khuếch đại hai chiều được đưa vào

mạng để có thể khuếch đại tín hiệu truyền đi theo cả hai hướng. Hầu hết các mạng

truyền hình cáp hiện nay đều là mạng lai ghép giữa cáp sợi quang và cáp đồng

trục. Các tín hiệu đi từ điểm phân phối trung tâm (headend) đến các điểm gần thuê

bao qua các đường cáp quang, sau đó chúng được truyền đi qua đường cáp đồng

trục chạy đến nhà thuê bao. Các tín hiệu tần số cao sẽ truyền đến nhà thuê bao còn

các tín hiệu tần số thấp sẽ được gửi về headend phát.

Ngoài vấn đề nâng cấp mạng cáp thành một hệ thống hai chiều, còn một vấn

đề nữa cần phải quan tâm đến khi sử dụng mạng truyền hình cáp để cung cấp các

25

Page 26: TRUYỀN HÌNH CÁP

dịch vụ viễn thông, đó là phải có hệ thống các headend có chức năng kết nối với

các mạng viễn thông khác như: PSTN, Internet… Các vấn đề này sẽ được lần lượt

trình bày trong các phần dưới đây.

II.2 - Phân bố tần số trong hệ thống cápTrong hệ thống cáp truyền thống thì các kênh truyền hình quảng bá được đặt

trong các kênh vô tuyến nằm trong dải thông 70MHz 860 MHz đối với hệ thống

cáp Châu Âu và 54MHz860 MHz đối với hệ thống Bắc Mĩ. Để thiết lập các kênh

truyền ngược từ thuê bao đến các trạm trung tâm, người ta tận dụng dải thông ở

miền tần số thấp. Đối với hệ thống Châu Âu sử dụng dải tần 5Mhz 65 Mhz, còn

đối với hệ thống Bắc Mĩ là dải tần 5Mhz 42 Mhz. Phân bố dải tần cho mạng

truyền hình cáp được minh hoạ trong hình vẽ dưới đây:

Sở dĩ dữ liệu được ghép vào miền tần số cao là vì ở miền tần số cao tín hiệu ít

bị ảnh hưởng của nhiễu hơn mà thông tin số liệu lại nhạy cảm với nhiễu hơn so với

tín hiệu truyền hình. Cũng vì lí do ở tần số thấp tín hiệu nhạy cảm với ảnh hưởng

của nhiễu gây ra bởi các nguồn phát sóng vô tuyến khác nên tín hiệu ở luồng

xuống chỉ được điều chế QPSK hoặc 16QAM.

II.3 - Lưu lượng kênh

Tốc độ download data

Modulation Format

Channel Bandwidth

Symbol Rate (Msym/sec)

Raw Data Rate

Nominal Data Rate

64-QAM(DOCSIS)

6MHz 5,056941 30,34 Mbps ~27 Mbps

256-QAM(DOCSIS)

6MHz 5,360537 42,88 Mbps ~38 Mbps

64-QAM(Euro-DOCSIS)

8 MHz 6,952 41,71 Mbps ~37 Mbps

256-QAM(Euro-DOCSIS)

8 MHz 6,592 55,62 Mbps ~50 Mbps

26

862

Upstream

Analog VideoDownstream

Digital Video, dataDownstream

Tần số (MHz)5 65(42) 70(54) 500 550

Hình 3.1 : Phân bố dải tần cho các mạng truyền hình cáp châu Âu (Bắc Mĩ)Các con số trong ngoặc là của hệ thống Bắc Mĩ

Page 27: TRUYỀN HÌNH CÁP

Tốc độ upload dữ liệu

Symbol

Rate, ksym

per Sec

Channel RF

Bandwidth

QPSK Raw

Data Rate

QPSK

Nominal

Data Rate

16-QAM

Raw Data

Rate

16-QAM

Nominal

Data Rate

160 0,20 MHz 0,32 Mbps ~0,3 Mbps 0,64 Mbps ~0,6 Mbps

320 0,40 MHz 0,64 Mbps ~0,6 Mbps 1,28 Mbps ~1,2 Mbps

640 0,80 MHz 1,28 Mbps ~1,2 Mbps 2,56 Mbps ~2,3 Mbps

1,280 1,60 MHz 2,56 Mbps ~2,3 Mbps 5,12 Mbps ~4,6 Mbps

2,560 3,20 MHz 5,12 Mbps ~4,6 Mbps 10,24 Mbps ~9,0 Mbps

III - THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÁP HỮU TUYẾN

III.1 – Sơ đồ thiết kế hệ thốngCác dịch vụ hệ thống cung cấp:

IP Cable Telephony

Open Access

IP Video.

Business data service.

III.1.1 – Sơ đồ tổng quát của một mạng cáp đa dịch vụ

27

Page 28: TRUYỀN HÌNH CÁP

III.1.2 – Sơ đồ khối tại Headend /Hub

Central Headend: là điểm điều chế, khởi tạo và nhận tín hiệu chính cho hệ thống

cáp. Nó thực hiện các chức năng sau:

Nhận các chương trình từ vệ tính thông qua TVRO (Television Receive

Only).

Nhận các chương trình tivi và radio phát quảng bá.

Điều chế các chương trình và ghép kênh để phát trên hệ thống cáp.

Chèn thêm kênh vào hệ thống trung kế.

28

Page 29: TRUYỀN HÌNH CÁP

Remote Hub site/ Headend: Remote hubsite hay Headend như là một phiên bản

thu nhỏ của central headend. Nó không thực hiện tất cả các chức năng của central

headend và có thể chỉ xử lý một phần dải tần được phát trên hệ thống nhận được từ

central headend.

Nhận các chương trình từ vệ tinh.

Nhận các chương trình thu được từ sóng mặt đất.

Giải điều chế tín hiệu FM thu được từ central headend.

Điều chế các chương trình cho hệ thống cáp.

Chèn các chương trình vào hệ thống trung kế.

Chèn các kênh phản hồi của siêu trung kế về central headend.

Chức năng của Remote Hubsite:

Nhận các kênh từ AML.

Chèn các kênh và trung kế.

Mô hình trao đổi thông tin giữa Headend và Subcriber.

III.1.3 – Các thiết bị trung tâm hệ thống truyền hình cáp hai chiều

Danh mục các loại thiết bị:

Ethernet Switch.

Router.

Cable Modem Termination System ( Truyền các gói tin IP trên hệ thống

truyền hình cáp )

Softswitch (Dùng cho dịch vụ IP phone).

Voice Gateway ( Dùng cho dịch vụ thoại).

29

Page 30: TRUYỀN HÌNH CÁP

QAM modulator ( Thiết bị số hóa tín hiệu MPEG – 2 thành tín hiệu kênh

tivi)

Server quản lý thuê bao.

Video server.

III.1.4 – Sơ đồ thiết bị ghép nối lựa chọn

III.1.5 – Kết nối hệ thống (Distribution Center).

30

Page 31: TRUYỀN HÌNH CÁP

III.2 – Cấu hình thiết bị.

III.2.1 – CMTS router

Hiện nay hệ thống CMTS của Cisco được sử dụng rất nhiều trong hệ thống

truyền hình cáp của các nước. Thiết bị của Cisco hỗ trợ cả chuẩn của truyền hình

cáp châu Âu và châu Mỹ. Cisco có đưa ra 3 series: uBR7100, uBR7246VXR và

uBR10012.

31

Page 32: TRUYỀN HÌNH CÁP

Ba model CMTS router băng rộng series uBR7200: uBR7223, uBR7246 và

uBR7246-VXR hiện nay được sử dụng nhiều và phù hợp với lượng thuê bao ban

đầu và khả năng mở rộng sau này của hệ thống (khi mở rộng chỉ cần cắm thêm

card ). Cả 3 thiết bị đều hỗ trợ khe cắm card PCI.

Một số đặc điểm kỹ thuật của họ router uBR7200.

Cisco uBR7200 Family

Technical Specifications

Cisco

uBR7246VXR

Cisco

uBR7246

Cisco

uBR7223

Modem Card Slots 4 4 2

Port Adapter Slots 2 2 1

Router Bandwidth 1Gbps 600 Gbps 600 Mbps

Carrier-Class Routing Yes Yes Yes

Level 3 quality of service (QoS)

with both DOCSIS 1.0 and 1.1

Yes Yes Yes

Differentiated Billing Yes Yes Yes

32

Page 33: TRUYỀN HÌNH CÁP

Redundancy Yes Yes Yes

Plant Diagnostics and Network

Management

Yes Yes Yes

Line Cards Available MC11C,

MC12C,

MC14C,

MC16C,MC16S

, C16E, MC28C

MC11C,

MC12C,

MC14C,

MC16C,MC28

C

MC11C,

MC12C,

MC14C,

MC16C,MC2

8C

Clock Card 1 N/A N/A

Network Processors NPE-200, NPE-

225, NPE-300

NPE-200, NPE-

225

NPE-200,

NPE-225

Network Processor 1 1 1

I/O Controller 1 1 1

mid-plane 600 Mbps 600 Mbps 600 Mbps

Power supplies 2 2 1

III.2.2 - CMTSCMTS(Cable modem termination system) là hệ thống các thiết bị nằm tại

cable headend cho phép truy nhập Internet tốc độ cao từ máy tính cá nhân. CMTS

gửi và nhận tín hiệu cáp modem số trên mạng cáp và nhận tín hiệu upstream từ

modem cáp của người sử dụng, chuyển nó thành gói địa chỉ IP và định đường tín

hiệu tới nhà cung cấp dịch vụ Internet để kết nối Internet. CMTS cung gửi tín hiệu

downstream tới modem cáp của người sử dụng. Modem cáp không thể giao tiếp

trực tiếp với nhau mà phải thông qua CMTS.

Sau đây là mô tả các cable line card của Cisco:

Card xử lý băng rộng cho series uBR10012: Cisco 5x20(hỗ trợ chuẩn

truyền hình cáp Mỹ) và 5x20U (Hỗ trợ cả chuẩn truyền hình cáp châu Âu

và Mỹ). Cung cấp 5 luồng downstreams và 20 luồng upstreams.

Card xử lý băng rộng cho series uBR7246VXR: Có thể xử dụng 2 loại

card MC28U và MC28X. Cung cấp 8 luồng upstreams và 2 luồng

downstreams. Loại card MC28U có tích hợp các bộ upconverter trên card.

Hỗ trợ cả chuẩn truyền hình cáp châu Âu và Mỹ. Khi sử dụng 2 loại card

MC16U và MC16X, mỗi card có thể cung cấp 6 luồng upstreams và 1

luồng downstream. Loại card này cũng hỗ trợ cả chuẩn truyền hình châu Âu

và Mỹ.

33

Page 34: TRUYỀN HÌNH CÁP

Card xử lý băng rộng cho series uBR10012 và uBR7246VXR: Có thể xử

dụng với 5 loại card sau:

- MC28C: Cung cấp 2 luồng downstreams và 8 luồng upstreams. Card

này cung cấp chuẩn truyền hình Mỹ.

- MC16S: Cung cấp 1 luồng downstreams và 1 luồng upstream có

phần mềm và phần cứng quản lý phổ chuẩn truyền hình Mỹ.

- MC16E: Cung cấp 1 luồng downstream và 6 luồng upstreams. Card

này cung cấp chuẩn Euro-DOCSIS.

- MC16C: Cung cấp 1 luồng downstream và 6 luồng upstreams.

Chuẩn truyền hình Mỹ.

- MC14C: Cung cấp 1 luồng downstream và 4 luồng upstreams.

Chuẩn truyền hình Mỹ.

Ngoài ra, để có thể mở rộng cấu hình mạng, Cisco cung cấp thêm một card

dùng cho giao diện mạng. Phần lớn những giao diện hỗ trợ cho mạng LAN và

WAN được hỗ trợ:

- Ethernet, Fast Ethernet, Gigabit Ethenet.

- Serial (T1/E1 và T3/E3).

- High-Speed Serial Interface (HSSI).

- ATM (T1/E1, T3/E3, OC3).

- Packet over SONET (POS OC-3, OC-48 for the Cisco uBR10012).

Số cáp modems quản lý trên một kênh upstream: Cấu trúc đấu nối thuê

bao từ node đến các thuê bao như một mạng LAN. Các thuê bão xâm nhập hệ

thống theo cơ chế detect xung đột đa truy nhập vì vậy số thuê bao sử dụng

chung một kênh upstream như vậy không nên quá lớn dễ gây quá nhiều xung

đột. Khi số thuê bao trên một kênh upstream càng nhiều thì cơ hội để một

cable modem đăng nhập hệ thống càng giảm.

Cisco khuyến nghị số cable modem (CM) tối đa trên một card

khoảng từ 1000 đến 1200 và số cable modem (CM) sử dụng chung một kênh

upstream không nên vượt quá 200.

III.2.3 – Cable modem

Cáp modem có thể nằm trong hoặc ngoài máy tính. Trong một số trường

hợp, cáp modem được thiết kế lên luôn set-top cable box. Do đó, hệ thống chỉ cần

thêm bàn phím và chuột là có thể truy cập Internet. Trong thực tế, nếu hệ thống

34

Page 35: TRUYỀN HÌNH CÁP

cáp được nâng cấp lên thành hệ thống cáp số, bộ set-top box mà công ty cáp cung

cấp sẽ có khả năng kết nối Internet, và chúng ta có thể truy cập Internet thông qua

truyền hình cáp.

Thành phần chính của cáp modem bao gồm:

Một bộ kênh.

Một bộ giải điều chế.

Một bộ điều chế.

Một thiết bị điều khiển truy cập mạng MAC.

Một chip xử lý.

III.2.4 – Setop box

35

Page 36: TRUYỀN HÌNH CÁP

IV – Mô hình thiết bị của hãng Syspol Indonexia

VI.1 – Các thiết bị được sử dụng:Mạng truyền hình cáp của hãng được thiết kế để cung cấp 3 loại dịch vụ:

thoại, truyền số liệu và CATV, kết nối 14 thành phố của Indonexia. Số thuê bao

trong thời gian thử nghiệm là 300, dự kiến số thuê bao sau một năm là 50.000, sau

hai năm là 250.000 và sau 4 năm là 350.000.

CMTS và gateway trung kế của Cisco: Cisco AS5400 và Cisco MGX8000

series.

Softswitch Telcordia/USA IGCS (Ver 2.3).

CPE(VoIP): Samsung SCM 220U, Innomedia EMTA 3528.

VI.2 – Đặc điểm hệ thống

1 Large Capacity System: 2 management modules (DHCP, TFTP, TOD server are built in), 11 DOCSIS modules (1 X 4, 1 X 6, 2 X 8) and F/E modules can be mounted to total 14 slots.

2 Support for Various Modules: OC-3/STM-1 Packet over SONET/SDH, OC-12/STM-4 Packet over SONET/SDH, 10/100 Ethernet (Octal), Gigabit Ethernet, Protocol Analyzer, Voice over IP Gateway

3 Passive Structure- Fundamentally no cause of faults because there is no active components- Independently connected mesh-type backplane structure - High-speed (1.55Gps) data paths established among 12 application slots: 12 slots X 11 channels/slot X 1.55Gbps = Implements the performance of total 205 Gbps. - No single point of failure- Non-bottlenecks, Non-blocking- Full multicast support- Fully distributed separate switching/routing enhances efficiency and performance.

4 Distributed Processing System (2.5Mbps performance per module)- Separate power converter for each module: On-board power conversion- Separate Pentium III 450MHz CPU for each module - Processor with 2.5Mbps packet processing capability is mounted for each module (IXP1200 Processor).- Up-converter is built in each module. - Hot-swappable- MeshFlow TM Communications Chip (MCC) is adopted

5 Complex System- CMTS, server, router, up-converter, full DOCSIS protocol analyzer, VoIP

36

Page 37: TRUYỀN HÌNH CÁP

gateway, OAM&P and element manager are integrated, to save space, enable convenient integrated management and allow excellent troubleshooting capability.

6 Redundant System- Power and Cooling Function. Dual power supply terminal. Redundant power bus is provided (on backplane). DC-DC converter is built in for each module. . Hot- swappable Fan Tray- Redundant Clock Sources. External source through BITS connector . Network source on POS interface - Redundant Modules & Software. Redundant management modules. Redundant provisioning servers & provisioning databases. Redundant network interfaces . Redundant route servers- HFC Redundancy. Active-active 1+1 HFC redundancy. N+1 HFC redundancy

7 CableOnce: Blind Mate Connector- Blind mate connectors are installed on backplane, which eliminates the necessity of direct   cabling work on modules.- Cabling work is unnecessary at the time of card replacement- Reduces time for replacing modules at the time of upgrade (facilitating service resumption) - Prevents problems from occurring due to wrong cabling work- Function required especially for mounting high-density modules

8 Supportable Applications- IP Cable Telephony- Open Access- IP Video- Business data service-Tiered service levels

V – Hệ thống truyền hình cáp Hà TĩnhĐặc điểm:

Hà Tĩnh là một tỉnh có dân số cao trên toàn quốc (1.270.000 người), riêng thị xã Hà Tĩnh dân cư tập trung khá cao (khoảng 70.000 người). Hiện tại, trên 10.000 hộ gia đình sử dụng TV ở thị xã Hà Tĩnh.- Số thuê bao dự kiến phục vụ trong năm đầu: 3.000.- Số thuê bao dự kiến sau 5 năm hoạt động là 25.000 (bao gồm cả khách sạn và

các khu giải trí).

37

Page 38: TRUYỀN HÌNH CÁP

V.1 - Lựa chọn công nghệ:Dự án này sử dụng mạng cáp ghép lai Quang - Đồng trục (HFC-Hybrid Fiber Optic Coaxial) vì nó mở ra phạm vi rất rộng cho các dịch vụ truyền hình nhiều kênh, viễn thông và multimedia. Mạng HFC đáp ứng đẩy đủ cho việc truyền dẫn đồng thời cả hai công nghệ truyền hình tương tự (Analog) và kỹ thuật số (Digital) theo một chiều và hai chiều. Quá trình hoàn thiện được chia thành các giai đoạn cụ thể sau :

1. Giai đoạn đầu :

Sử dụng công nghệ phát truyền hình tương tự cho phép thu các chương trình truyền hình như thông thường, không phải mua thêm thiết bị gì nữa. Như vậy, sẽ thu hút được số lượng lớn thuê bao tham gia dịch vụ. Bởi vậy, hệ thống truyền hình cáp trong giai đoạn này được sử dụng công nghệ tương tự và truyền dẫn một chiều. Cụ thể, thiết bị trung tâm (Headend) là thiết bị phát 1 chiều, thiết bị truyền dẫn trên mạng HFC là hai chiều. Giai đoạn này chưa trang bị hệ thống mã khóa quản lý tín hiệu, nên các kênh đều được phát tự do.

2. Giai đoạn thứ hai:

Đầu tư thêm các thiết bị truyền dẫn 2 chiều vào hệ thống của Trung tâm phát (Headend).

Đầu tư công nghệ truyền hình kỹ thuật số vào hệ thống truyền hình cáp.

Đầu tư thêm hệ thống dịch vụ truyền hình theo yêu cầu, truyền hình tương tác, truyền dữ liệu ... Đầu tư mở rộng mạng lưới thuê bao.

Kết nối dịch vụ internet tốc độ cao trên mạng truyền hình cáp.

3. Giai đoạn ba:

Kết nối dịch vụ IP Phone.

Kết nối với hệ thống Contact center tạo thêm dịch vụ IP contact center và dịch vụ đáp ứng thông tin đa phương tiện như điện thoại truyền hình.

V.2 – Thiết bị triển khai trong giai đoạn 1 (Tài liệu tham khảo kèm theo).

V.3 – Triển khai thiết bị cho hệ thống cáp hai chiều

V.3.1 – Thiết kế hệ thống

38

Page 39: TRUYỀN HÌNH CÁP

V.3.2 – Yêu cầu dịch vụ1. Cung cấp dịch vụ VOD.

Storage Server.

Video Server.

QAM/Transport/Video Processing (Phát các kênh truyền hình số)

Systems Intergration.

OSS/Middleware/CAS.

Set Top Boxes.

2. Cung cấp dịch vụ Internet.

Network Manager Server

Leased line Internet.

Cable Modem.

Cable Modem Terminal System (CMTS).

3. Cung cấp dịch vụ IP phone.

Call Agent (CA) System, which includes Connection Manager (CM),

and Service Control and Management System (SCMS).

Signaling System 7 (SS7) Gateway.

Announcement Server (AS).

Voice Mail Server (VMS) Connection.

Wiretap Server (WS)

Cable Modem Terminal System (CMTS).

4. Cung cấp dịch vụ Game on Demand.

Game Cluster

Storage Server

Cable Modem Terminal System (CMTS).

Ngoài ra để link thiết bị cần phải có Router, Hub, Switch.

V.3.3 – Thiết bịDANH MỤC CÁC THIẾT BỊ

Số TT Tên thiết bị Hãng sản xuất Đơn vị Số lượng

39

Page 40: TRUYỀN HÌNH CÁP

1 C2000 system C9networks Bộ 01

2 MC28U line card Cisco Bộ 01

3 Catalyst 2924 Cisco Bộ 01

4 Set Top Box (FVRT100) Lattice Bộ 01

5 Cable Modem TJ 700x Terayon Bộ 01

6 Video Server

7 Network Manager Server

8 DV6000

Cấu hình server: Storage Server:

1. Giải pháp của Veritas: Phần mềm: Veritas StorageCentral 5.2.

Cấu hình thiết bị:

Microsoft Windows:

CommandCentral Storage Managed Host

System: 433 MHz Pentium II or higher

OS: Windows 2000 Server, Advanced Server, DataCenter

Server

CommandCentral Storage Management Server

System: Minumum 1GHz + 1GB RAM

OS: Windows 2000 Server, Advanced Server, DataCenter

Server

Sun Solaris :

CommandCentral Storage Managed Host

System: Ultra 5 or higher, including SPARC clone

equivalents from Fujitsu

OS: Solaris 7,8,9

CommandCentral Storage Management Server

System:1 GHz UltraSPARC® IIIi processors 1GB RAM

OS: Solaris 7,8,9

HP-UX :

40

Page 41: TRUYỀN HÌNH CÁP

CommandCentral Storage Managed Host

System: PA-RISC 2.0 and PCI HBA based systems:

Superdome, V Class, N Class, L Class , 400/500

OS: HP-UX 11.0b, 11i

IBM AIX :

CommandCentral Storage Managed Host

System: Pseries P6xx

OS: IBM AIX 4.3.3, 5.1F, 5.2

LINUX :

CommandCentral Storage Managed Host

System: 433 MHz Pentium II or higher

OS: Red Hat Linux Advanced Server 2.1

Network Manager Server:

Chức năng:-

Cấu hình máy:- Pentium processor (750 MHz or greater).- Tối thiểu 9GB hard disk.- Tối thiểu 256MB RAM.- Ethernet 10/100 NIC cho external LAN.- Internal NIC 3Com 3C905B-Tx và 3C905C-TXM.- Intel PRO/100 + PCI và MiniPCI.- D-Link DFE-550Tx.- RS 323 Serial Port cho kết nối PMS.

Phần mềm cài đặt:- Cisco BBSM SDK.- Microsoft Windows 2000 Server Operating System.- Microft ISA server.- MSDE database.

V.3.4 – Các phần mềm điều khiển Cable Access Center manager

Cable Broadband Configurator

Broadband Troubleshooter

41

Page 42: TRUYỀN HÌNH CÁP

Broadband Service Manager

Cable Dianostic Manager

Media Gateway Manager

VI – Một số chuẩn truyền dữ liệu

VI.1 - Giới thiệu chung về chuẩn MPEG

Chuẩn MPEG (Moving Picture Expert Group) là chuỗi các chuẩn nén video

với mục đích là mã hoá tín hiệu hình ảnh và âm thanh cho mục đích lưu trữ và

giảm dải thông trong truyền dẫn. MPEG tiến tới tối ưu hoá cho những ứng dụng

video động và các đặc điểm của nó cũng bao gồm một thuật toán cho việc nén dữ

liệu audio với tỉ lệ khoảng từ 5:1 cho tới 10:1.

MPEG bao gồm các chuẩn: MPEG-1, MPEG-2, MPEG-4 và MPEG-7. Trong

đó MPEG-1 là cơ bản. MPEG-2, MPEG-4 và MPEG-7 là sự phát triển và mở rộng

từ MPEG-1:

- MPEG-1 còn được gọi là tiêu chuẩn ISO/IEC 11172 là chuẩn nén audio và

video với tốc độ khoảng 1,5 Mb/s. Đây là tiêu chuẩn nén một ảnh động có kích

thước 320x240 dùng cho ghi hình trên băng từ và đĩa quang, đồng thời truyền dẫn

trong các mạng (ví dụ như mạng máy tính).

- MPEG-2 nén tín hiệu video và audio với một dải tốc độ bít từ 1,5 tới 60

Mb/s. Tiêu chuẩn MPEG-2 còn được gọi là chuẩn quốc tế ISO/IEC 13818, là

chuẩn nén ảnh động và âm thanh. Nó cung cấp các ứng dụng như: lưu trữ dữ liệu

số, truyền hình quảng bá và truyền thông. Nó cho phép mã hoá video với hàng loạt

các ứng dụng đòi hỏi có thể phân tích ảnh theo các cách khác nhau như thông tin

video trên mạng ISDN sử dụng ATM.

- MPEG-4 là sự hợp nhất cung cấp cho rất nhiều ứng dụng truyền thông, truy

cập, điều khiển dữ liệu âm thanh số như: điện thoại hình, thiết bị đầu cuối đa

phương tiện và thư điện tử. MPEG-4 cho khả năng truy cập rộng rãi và hiệu suất

nén rất cao.

- MPEG-7 là chuẩn được đề nghị vào tháng 10-1998 và trở thành chuẩn quốc tế

vào tháng 9-2001. MPEG-7 sẽ là chuẩn mô tả thông tin của rất nhiều loại đa

phương tiện. Mô tả này sẽ kết hợp với chính nội dung của nó cho phép khả năng

tìm kiếm nhanh và hiệu quả theo yêu cầu người dùng.

42

Page 43: TRUYỀN HÌNH CÁP

VII – Phụ lục

VII.1 - Telcordia IGCS (Ver2.3)Overview:

New technologies, which emerged along with the changes in the regulatory

environment, have been integrated by cable companies in order to find an

opportunity to provide telephony services using the existing cable facilities. Recent

deregulation of the telephony companies in Canada and USA opened a CLEC

market to provide local telephone services. In the meantime, the increased demand

in the bandwidth market for the Internet made cable companies promote the

development of the advanced cable modems through cooperation. Such growth of

the cable technologies and companies enabled telephony services with the existing

cable facilities by combining cable and VoIP technologies.

IGCS products were designed to cover the following features:

CLASS provides several revenue-driving class features such as call

waiting, caller ID identification, call forwarding, return call and voice mail.

Regulatory provides the features required for cable companies to be

licensed carriers, which includes Local Number Portability (LNP) and

Carrier Pre-Selection/Selection.

Platform supports 24 x 7 operation of call agents (CAs).

Scalability provides next-generation call management in small and large

single-site environment, as well as environment setup for connecting the

CAs to support the networks of any sizes.

Network-independent Architecture enables the CA components to work

in both Hybrid Fiber Coax (HFC) and IP networks as well.

The CA component performs call control function for end users and

provides Class functions. Because of open architecture design, the CA can be

easily upgraded to support new products, services and software regardless of the

switch supplier. In addition, it further reduces the cost incurred by network

upgrades, and provides an infrastructure for broadband-integrated voice, video and

data services.

The following figure outlines the high-level of the IGCS system

architecture. The IGCS system uses IP telephony technology to provide toll-

quality over the IP network. The Residential Gateway (RGW) in the form of

43

Page 44: TRUYỀN HÌNH CÁP

Integrated Telephony Cable Modems (ITCM) enables connection within the

customer premises. Only by connecting an ordinary phone to the RGW device, a

user can make a call to anybody over IP network or Trunk Gateway (TGW).

IGCS is configured with a set of software executed in the installation

environment available in one hardware or in individual hardware devices. It is

executed in the distributed IP through Local Area Network (LAN) or Wide Area

Network (WAN). The system provides high-quality connection over the existing

PSTN and advanced functions for IP telephony such as 911 service and call

waiting.

IGCS consists of the following components:

Call Agent (CA) System, which includes Connection Manager (CM), and

Service Control and Management System (SCMS).

Signaling System 7 (SS7) Gateway.

Announcement Server (AS).

Voice Mail Server (VMS) Connection.

Wiretap Server (WS)

The following IP telephony technologies can be controlled with IGCS:

IP telephony gateway that supports SS7.

Trunk-side IP telephony gateway over multi-frequency (MF) circuit.

Residential Gateway (RGW) provides a small number of analog (RJ11)

interfaces. It is located in the user area and enables high-speed connection

between a Cable Modem Termination System (CMTS) and the IP

backbone.

VII.2 – Cisco AS5400Overview:

Cisco AS5400 Universal Gateway can provide universal port data, voice,

wireless and fax services at the maximum capacity on all ports, only with 2RU

(Rack Unit) size. Because of high density (maximum 1 CT3), low power

44

Page 45: TRUYỀN HÌNH CÁP

consumption (48VDC, 7.2A per CT3), and Universal Port Digital Signal Processor

(DSP), Cisco AS5400 Universal Gateway is an ideal solution for multiple network

installation architecture. In particular, it is suitable for co-location environments

and large-scale Point-Of-Presence (POP). With its universal port function, Cisco

AS5400 always operates both as a Network Access Server (NAS), which provides

universal services, and as a voice gateway on all ports. Universal services of Cisco

AS5400 include dial access, real-time voice and fax, wireless data access, and

integrated communication. Cisco AS5400 Universal Gateway greatly reduces costs

by optimizing the utilization of the universal port access infrastructure. Therefore,

service providers can create various sources of revenue from a single access infra

by using such a new business opportunity.

Product Description: Cisco AS5400 is supplied in three main universal

gateway configurations: 8 CT1/CE1s, 16 CT1/CE1s, and 1 CT3. In addition, it is

equipped with two 10/100 auto sensing Ethernet LAN ports. Two high-speed serial

ports support frame relay, Point-to-Point Protocol (PPP) and High-Level Data Link

Control (HDLC) backhaul. All backhaul interfaces support Hot Standby Routing

Protocol (HSRP), and all cards are hot-swappable, thus providing communication

carrier-level restorability. Cisco AS5400 supports high-capacity Internet access,

regional/branch office connectivity, enterprise Virtual Private Network (VPN),

wireless mobile solution, and long-distance, international and distributed prepaid

calling for the Internet Service Providers (ISPs), Signaling System 7 (SS7)

interconnection, and expanded voice service. Using rich capabilities of Cisco

IOS® Software, ISP and enterprise network managers can satisfy the existing dial-

in demand including IPX (Internetwork Packet Exchange) and AppleTalk, and

support migration to a new world-wide services environment. Cisco AS5400

supports also a wide range of routing protocols including protocols for expensive

access servers and routers.

VII.3 – Cisco MGX 8000 SeriesOverview:

45

Page 46: TRUYỀN HÌNH CÁP

Cisco MGX 8850 IP+ATM Multiservice Switch provides an excellent

portfolio of service products, with expanding to DS0 - OC48c/STM-16 rate. With

this product, service providers can lead the market with highly profitable new

voice and data services, while keeping the existing services as well. MGX 8850

general sash is an integrated IP+ATM architecture that provides a differentiated

total service portfolio from circuit emulation to IP VPN that enambles service

providers easily add new services.

- Flexible IP+ATM multiservice platform

- Excellent Scalability: Provides 1.2 - 45Gbps non-blocking processing

performance with a single sash.

- Best reliability, availability and service convenience

- IP VPN using Cisco IOS software based Multiprotocol Label Switching (MPLS)

- Moderate price per one port and high QoS makes it the best frame relay in the

market.

- High-density Point-to-Point Protocol (PPP) for Internet access and concentration

- Narrowband ATM with excellent management of data, voice and video services,

and high-density broadband ATM for wholesale ATM service

- Circuit emulation for dedicate circuit replacement

Description

Switching Card 1.2 Gbps shared memory fabric (PXM-1)

45 Gbps crosspoint fabric (PXM-45)

ATM Interface

Bandwidth

60 port T3 and E3

60 port OC-3c/STM-1

4 port OC-12c/STM-4

1 port OC-48c-STM-16

Framing Interfaces 8 port T1 and channelized T1

8 port E1 and channelized E1

2 Port T3 and E3 unchannelized

46

Page 47: TRUYỀN HÌNH CÁP

2 Port channelized T3

2 Port HSSI

ATM Interfaces 8 port T1 and channelized T1

8 port E1 and channelized E1

Circuit Emulation

Interfaces

8 port T1 and channelized T1

8 port E1 and channelized E1

1 port T3 unchannelized

1port E3 unchannelized

LAN Interfaces Ethernet Fast Ethernet

Voice Voice interworking service module

Optional Redundancy All components support 100%redundancy. The

components include process control, switching fabric,

network interfaces, service interfaces, critical

backplane signals, power supply, power module and

cooling fan.

Node Synchronization 3 internal clock sources

Internal Stratum-4E

External T1/E1 BITS source

Provides in-band clock source on network

Input Power 48 VDC

VII.4 – Samsung SCM 220UOverview:

Samsung VoiceRanger SCM-220 series is an external cable modem, which

allows simultaneous voice and data communication at a high speed over cable TV

network. When two telephones are connected through two RJ-11 FXS (Foreign

Exchange Station) ports to the Samsung VoiceRanger SCM-220, the modem

enables voice communication service by itself Samsung VoiceRanger SCM-220

series can receive data at the rate of maximum 40Mbps and transmit data at the

rate of 10Mbps. It is at least 100 times faster than the speed of a regular modem, so

47

Page 48: TRUYỀN HÌNH CÁP

you can experience another dimension of communication speed, which is quite

different from using an ordinary phone line.

Samsung VoiceRanger SCM-220 series is a new concept of cable modems

designed to allow fast data and voice communication at moderate cost by adopting

only the functions needed by users.

Product Features:

- Supports Media Gateway Control Protocol (MGCP).

- Supports RTP/RTCP voice packet transmission protocol.

- Supports voice, fax and data modems.

- Supports G.711A, G.711U, G.728 and G.729E CODEC.

- Supports G.168 echo cancellation.

- Supports Voice Activity Detection (VAD).

- Supports T.30 FAX.

- Connects two phones to two RJ-11 connectors at the same time.

- CATV service providers can apply moderate local/long-distance telephone

services to customers.

- DOCSIS1.0 and DOCSIS 1.1 compatible

- Supports SNMP network management and cable modem MIB.

- Provides web-base management tool for remote management of cable modem.

- Downstream Power Management (DPM)

- Perfect surge protection

VII.5 – Innomedia EMTA 3528Overview:

Innomedia EMTA3528 is a cable modem, which provides very high-speed

data and telephony service over the broadband network.

EMTA3528 provides customers with voice services over the analog phone

lines from two ports or less with their own telephone numbers.

48

Page 49: TRUYỀN HÌNH CÁP

In order to provide better voice services, EMTA3528 was designed with

such functions as D-QOS, voice compression, echo cancellation, packet recovery

algorithm and voice packet priority assignment.

EMTA3528 was designed to be easily installed with an auto-provisioning

server. It allows also remote provisioning and monitoring through HTTP, SNMP,

TFTP, FTP and Telnet.

Product Features:

- Supports NCS 1.0, MGCP, SIP, DOCSIS 1.0 and DOCSIS 1.1 protocols.

- Supports RTP/RTCP voice packet transmission protocol.

- Supports voice, fax and data modem.

- Supports G.711, G.723.1, G.726, G.728, G.729A and G.729E CODEC.

- Supports G.168 echo cancellation.

- Supports supplementary services (three-way calling, caller identification

indication service).

- Supports T.30 FAX.

- Connects two phones through two RJ-11 connectors.

- Generates and detects DTMF tone.

- Provides announcement function using the announcement server.

- Supports SNMP network management and cable modem MIB.

- Provides web-base management tool for remote management of the cable

modem.

- Allows designating Syslog Client for sending events to the log server.

Product Description

Item Specification

Port

Ethernet 10/100Mbps, RJ-45 1 Port

USB USB 1 Port

Telephone RJ-11 2 Ports

Temperature

Operating

Temperature

0 ~ 40˚C

Storage

Temperature

-20 ~ 70˚C

Frequency Range Downstream 88 ~ 860Mhz

Upstream 5 ~ 42Mhz

49

Page 50: TRUYỀN HÌNH CÁP

Modulation Downstream 64QAM / 256QAM

Upstream QPSK / 16QAM

Data Transmission

Rate

Downstream 64QAM (30Mbps), 256QAM

(43Mbps)

Upstream QPSK (5Mbps),

16QAM(10Mbps)

Channel

Interval/Bandwidth

Downstream 6Mhz

Upstream 200, 400, 800, 1600, 2560Khz

Symbol Ratio Downstream 5.057MSPS/64QAM

5.361MSPS/256QAM

Upstream 160K, 320K, 640K, 1280K,

2560Ksps

Level Range Downstream -15 ~ +15dBmv

Upstream

Carrier to noise ratio 64QAM : 23.5db

256QAM : 30db

Product Specification Size 268(w) x 206(l) x 42(h) mm

Power AC AC 110 ~ 240V, 50/60Hz

DC 12V, 1A

VII.6 – DV6000

VII.6.1 - OVERVIEW

Modular products optimized for 1-, 4-, 8-, or 16-channel transmission

50

Page 51: TRUYỀN HÌNH CÁP

Widest variety of interface cards (NTSC, PAL, SDI, DVB-ASI, IF, QAM,

DS3, E3, T1, E1, BTSC, SDTI, 10BaseT, 100BaseT)

Integrated digital channel switching (16 x 16, 52 x 52, and 128 x 128) 1310

nm and 1550 nm wavelength lasers, optical repeater shelves and EDFA

optical amplifiers applicable to various optical transmission

8-wavelength DWDM capability (both unidirectional and bidirectional)

Multiple architectures offering protection and redundancy

51


Recommended