Download pdf - What's New - 01

Transcript
Page 1: What's New - 01

WhatsNew Số 126.3.2010

*ĐỜI SỐNG SINH VIÊN

-Giữa Thủ Đô: 1000 giờ không nước(trang 3)

-Điện nước tăng giá. Sinh viên: “Quặnruột thắt lòng”(trang 4-5)

*TÂM ĐIỂM NHÂN VẬT

-“Chàng trai xứ Lạng với “ Một bài thơvề sông” (trang 6)

*GÓC NGHIỆP VỤ-Tọa đàm nghề báo.Kỳ 1. Lắng nghe từng kinh nghiệm(trang 7-8)

*CÔNG NGHỆ TRẺ

-cFosSpeed_v4.01.1302 -Tăng tốc netvượt trội-Phương pháp tăng chiều cao đến 40tuổi(trang 9-10)

*VĂN HÓA- GIẢI TRÍ

-Sapa: để nhớ để quên-Phim: The Twilight Saga: New Moon -Trăng Non

*GÓC HỌC TẬP

-Lận đận đường “khoa học” (trang 14-15)

Sapa: để nhớ- để quên (trang 12)

Kỳ 1. Lắng nghe từng kinh nghiệm(trang 8)

“Chàng trai xứ Lạng với “ Một bài thơvề sông (trang 7)

-Điện nước tăng giá. Sinh viên: “Quặnruột thắt lòng”(trang 4-5)

Page 2: What's New - 01

WHAT’S NEWTuần Báo K53 BC & TT

Nhóm biên tập- Phạm Văn Chính

- Nguyễn Trọng Hữu-TRần Tiến Dũng

Trụ sở:Văn Quán - Hà Đông

Số điện thoại:- 0979531785

- 01224349090Email:

[email protected]

Văn Phòng đại diện: G306. 336Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà

Nội

Chế bản và in tại: Công tyPhoto

Lời Tòa soạn

“WHAT’S NEW” - cái gì mới? Đó là câu hỏi đầu tiên củamỗi độc giả khi cầm một ấn phẩm Báo chí trên tay. Nhằmcung cấp những thông tin thời sự nóng hổi nhất, chúng tôiđã cho ra đời “WHAT’S NEW”, tuần báo định kỳ 2 tuần mộtsố, cập nhật liên tục tất cả mọi mặt của đời sống sinh viênvà nhiều vấn đề nóng hổi của xá hội. Với hệ thống chuyêntrang linh động, hứa hẹn mỗi số ẩn phẩm sẽ mới lạ và hấpdẫn.

Ý tưởng ra một tờ báo đã được ấp ủ trong chúng tôi từ rấttừ lâu. Với tôn chỉ " cùng nhau làm- cùng nhau viết- cùngnhau đi lên". What’s new là tờ báo không giới hạn về đềtài, đây là một tờ báo lập ra để cùng nhau trao đổi và giúpnhau vững bước hơn trong nghề nghiệp. Chỉ có bắt taycùng làm và không hề có phân chia quyền lợi, vì vậy đòihỏi sự tự lập trong tác phong làm việc là rất cao. Chỉ cónhư vậy bạn mới có thể hòa nhập được với giới báo chísau này,Nhóm biên tập chúng tôi đã lên kế hoạch vàchuẩn bị bài vở cho lần xuất hiện này gần một tháng nay.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp nhiệt tìnhcủa các bạn

2

Page 3: What's New - 01

Đó là chủ đề của ngày hội Quốc tế Pháp ngữnăm nay, đã điễn ra vào tối 18/3, tại hội trườngtầng 8 nhà E trường ĐH KHXH & NV Hà Nội.Tham gia chương trình có đông đảo sinh viênđến từ các khoa trong trường cùng khoa Phápngữ ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, khoaPháp học Viện Ngoại giao…Ngày hội đã để lạiấn tượng sâu sắc trong mỗi người.

Phan Nhân

“D’.Amour Historie - Câu chuyệntình yêu ”

Là tên đêm nhạc dành cho giới trẻ hưởng ứng giờ Tráiđất năm nay sẽ diễn ra vào tối 25/3 tại Quảng trườngQuang Trung – Gò Đống Đa. Chương trình do cácnhóm CLB sinh viên, CLB môi trường trên địa bàn HàNội phối hợp cùng công ty PB Media và đội sự kiệnUCEvent tổ chức, góp phần truyền tải các thông điệpvề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Đêm nhạccó sự góp mặt của các nhạc sỹ, ca sỹ trẻ đang đượcmến mộ như: Thùy Chi, Đinh Mạnh Ninh, VănPhong…Vé vào của được phát miễn phí.

P.A

“EARTH SONG 2010”

“Thanh niên Thủ đô vớinghề nghiệp lần thứ 3”

Chương trình do sở GD – ĐT HàNội phối hợp cùng sở Lao ĐộngThương Binh – Xã Hội và ThànhĐoàn Hà Nội tổ chức. Diễn ra vàosáng 17/3 tại Trung tâm xúc tiếnThương mại Nông nghiệp (số 2Ngọc Hà, Ba Đình), ngày hội đã hútđược gần 40.000 thanh niên thamgia. Trong đó, 30% là học sinh cuốicấp phổ thông trên địa bàn Hà Nội.

P.A

Khoa Báo kỷ niệm 20năm thành lậpNăm nay 2010 là nămkhoa Báo chí và truyềnthông trường ĐHKHXH &NV Hà Nội tròn 20 tuổi.Hướng tới ngày lễ kỷ niệmnày toàn thể cán bộ, giảngviên, sinh viên trong Khoađều ra sức thi đua lậpthành tích trong học tập vàgiảng dạy.

Bình Đà.

Ngày Hội Hiến Máu Cứu Người Ngày 03/4 tại tầng 1 nhà G

trường ĐH KHXH & NV Hà Nội, sẽdiễn ra “Ngày hội hiến máu cứungười”. Đây là cuộc phát động củaĐoàn TN, Hội SV nhà trường nhằmđẩy mạnh phong trào hiến máunhân đạo của cán bộ, sinh viênnăm học 2009-2010 với tinh thần :“Hiến máu cứu người – Một nghĩacử cao đẹp’’

PN

Miss và Mr sinh viên tự nhiên 2010Các nam thanh, nữ tú của trường đại học

tự nhiên đang rất sôi nổi tham gia cuộc thiMiss và Mr do hội sinh viên nhà trường tổchức. Hiện nay đã có khoảng 30 thí sinh thamgia, hạn nộp hồ sơ dự thi hết ngày22/3. Được biết năm 2008 và 2009 cuộc thinày được tổ chức rất thành công và hy vọngnăm 2010 sẽ có nhiều điều mới mẻ từ các thísinh tham gia.

Độc Cô

Tin Tức 3

Page 4: What's New - 01

Giữa Thủ Đô: 1000 giờ không nước

Đến chơi chỗ Phong, sinh viên ngành Du lịchnăm thứ 2, trường ĐH KHXH & NV Hà Nội, tôigiật mình về đống bát đĩa, xoong nồi bẩn dồn ứở góc phòng. “Hơn 2 tuần nay, chưa có giọt nướcnào. Mấy ngày đầu còn có bát đũa, nên còn lấynước đóng chai để nấu cơm, rồi mua thức ănsẵn. Nhưng giờ thì nước uống cũng phải tiếtkiệm” Phong ngán ngẩm nói. Khu trọ của Phongcó 20 phòng với gần 60 sinh viên, nhu cầu vềnước sinh hoạt là rất lớn. Những ngày qua, mọingười đều phải “thắt lưng, buộc bụng”, tiết kiệmtừng giọt nước. Cùng trường với Phong, Hoài(K53 Báo chí và truyền thông) trọ ngay gần đấycòn phải chịu cảnh không có nước từ hơn 3 tuầnnay. Hoài cho biết: “Nhà trọ của mình thườngxuyên mất nước. Tháng trước cũng đã mất nướchơn 10 ngày rồi, thàng này lại thế. Cứ tiếp diễnkiểu này, mình phải chuyển nhà trọ thôi”.

Xón Án, thôn Triều Khúc có khoảng hơn 500

hộ gia đình. Mỗi gia đình lại có từ 10 đến 30phòng trọ cho sinh viên thuê. Nên số lượng sinhviên tập trung ở đây là rất lớn chủ yếu đến từ cáctrường: CĐ Giao thông vận tải, ĐH Hà Nội, ĐHKiến trúc, ĐH KHXH & NV…

Đống bát đĩa khu trọ của Phong 3 tuần chưa rửa.

Sống không cần “nước”Nói chuyện với Phong và Hoài, tôi biết các

bạn đã phải rất chật vật trong những ngày qua.Không có nước, mọi sinh hoạt đều bị gián đoạn,đảo lộn. Phong nói: “quần áo thì không có nướcđể giặt nên cứ thay ra rồi lại mặc, chẳng dám nônghịch hay vận động mạnh, sợ ra mồ hồi. 2, 3ngày lại phải đi tắm nhờ một lần”. Để tiết kiệmnước, hầu hết các bạn đều chọn giải pháp ăncơm tiệm. Nước uống thì mua nước đóng chai,vừa để đánh răng, rửa mặt. Nếu phòng có 4người thì một bình nước lọc 20 lít tằn tiện lắmcũng chỉ được hơn một ngày. Là con gái nên nhucầu về nước sinh hoạt cũng nhiều hơn. Hoài kể:“ Mấy ngày đầu còn mua nước đóng chai về tắm.Nhưng thấy tốn quá, nên sau cũng đành phải đitắm nhờ. Nhờ nhiều cũng ngại nên giờ cũng hạn

chế tắm hơn”. Tóc dài nên thỉnh thoảng Hoài lạiphải ra quán gội đầu, mỗi lần mất 15, 20 nghìnđồng. Hoài cười: “phải nhịn ăn để mua nước đấy,từ đầu thàng đến giờ cũng mất mấy trăm nghìnrồi”.

Ăn uống, ngủ nghỉ, tắm giặt vẫn có thể xoaysở được nhưng đi vệ sinh thì quả là vấn đề khókhăn và đáng ngại nhất. Trong những ngày qua,trường học đều được các bạn tận dụng triệt đểcho nhu cầu riêng tư này. Nhưng đâu phải lúcnào cũng đến trường nên “nhiều đêm chịu khôngnổi, mình phải bò sộc dậy ra nghĩa địa gần đấyđể giải quyết. Khổ hết chỗ nói” Phong than thở.

Xón Án được cung cấp nước bởi nhà máy nướccủa thôn đặt gần chùa Triều Khúc. Đây là mộtnhà máy nước nhỏ, được xây dựng đã lâu. Mấynăm gần đây, số họ gia đình và người thuê trọkhông ngừng tăng lên, khiến nhà máy ngày càngquá tải. Ban quản lý cho biết đã tiến hành hai đợtkhoan thêm các giếng để lấy nước, nhưng tình

hình không mấy khả quan. Lần mất nước từ 1/3đến giờ là do các kỹ sư chọn địa điểm khoankhông hợp lý, gặp phải quá nhiều đá. Hiện vẫncòn hai mũi khoan dính chặt trong lòng đất.Chúng tôi đang cố gắng đẩy nhanh công việc đểtrong thời gian sớm nhất cấp nước trở lại.

Micro

Vắt nước từ lòng đá

Chết khát giữa Hà Nội

Từ gần 1 tháng nay, sinh viên thuê trọ ở xóm Án, thôn Triều Khúc (Thanh Trì –Hà nội) phải chịu cảnh không có nước sinh hoạt. Cuộc sống sinh viên vốn đã khókhăn lại càng thêm chật vật.

Đời sống sinh viên 4

Page 5: What's New - 01

Đời Sống Sinh Viên

Điện nước tăng giá . Sinh viên: “Quặn ruột thắt lòng”Từ đầu tháng ba khi giá điện nước tăng vùn vụt, thì rất nhiều sinh viên nhốn nháo, âu lo

đa số họ càng phải thắt lưng buộc bụng, tằn tiện trong từng khoản chi tiêu cùng nỗi loquặn ruột thắt lòng …Hung Tin …

Cả dãy xóm trọ lẩn khuấttrong con ngõ nhỏ ở Triều Khúc,đang trong bữa ăn tối đạm bạcthì cô chủ nhà ghé thăm thôngbáo: “điện nước từ đầu thángnày tăng đấy nhé, cô thì cũngkhông muốn tăng nhưng ngườita tăng nên cô không thể khôngtăng lên, báo trước cho cáccháu chuẩn bị 4 nghìn một sốđiện, nước thì 50 nghìn mộtngười”. Cả xóm trọ hầu hêtnhững gương mặt sinh viênnhớn nhác, thất thần trong nỗiâu lo. Đã thế cô chủ còn ngọtngào bồi thêm một câu điếngngười: “Tiền phòng cũng tăng50 nghìn mỗi phòng, có cháunào chuyển đi thì báo sơm sớmcho cô biết nhé, dạo này sốtphòng lắm”.

Giang ngẩn người, nghe điện

nước tăng giá đắt như “cắt cổ”mà cơm nghẹn ứ trong cổ họng,giờ lại còn thêm tiền phòng thìkhông sao nuốt được nữa cô bébuông đũa. đôi mắt cứ ngẩnngơ đi mặc cho giọt nước mắtrơi xuống bát cơm đậm màuxanh của rau. Ở cái xóm trọ nàyngày trước giá điện nước đãcao ngất ngưởng tới 40 nghìnnước một người và điện thì khỏinói cứ là một số 3 nghìn, gấphai gấp ba lần giá ở quê. Giangnhẩm tính mỗi tháng phòng emhết khoảng 30 số điện, tiềnnước lại thêm 10 nghìn, tìnhhình thế này phải chi thêm cảtrăm nghìn. Sống làm sao nổi!

Không chỉ xóm trọ này mànhững xóm quanh đó cũng tăngnhư vậy. Ghi nhận ở một sốxóm trọ tại quận Thanh Xuân,cho tới Cầu Giấy nơi tập trungnhiều sinh viên nhất cũng là nơi

giá điện, giá nước nóng bỏngnhất. Lý do bao biện của cácchủ nhà là do Nhà nước tănggiá. Nhưng ngay cả những nhàmà sinh viên chỉ được dùngnước giếng khoan, lọc tẩy qualoa thì cũng bị tăng giá một cáchvô lý. Nhiều nơi còn tiện thể“chặt chém” luôn cả giá phòng,thế mà hỏi thì họ chỉ cười xòa“tăng chung ấy mà”.

Thủy trọ ở Nhổn cho biết: “Cứtăng vô tội vạ thế này thì chếtmất, nước em phải trả lên tới 10nghìn một khối, kiểu này có khimùa hè thì cũng phải hai ngàytắm một lần. Tiền phòng cũngtăng thêm cả 5 chục nghìn…chả biết tằn tiện làm saonữa”.

Học trong phòng tối để tiết kiệm điện Ảnh:V Hương

5

Page 6: What's New - 01

Đời Sống Sinh Viên

Lối nào xoay sở…?

Khó khăn gì tao không biết,đứa nào không ở thì đi chỗkhác”. Hoàng ủ ê, lắc đầu ngaongán nhớ lại lời cô chủ trọ. Cậusinh viên năm thứ hai ĐH KiếnTrúc cúi gằm mặt, căng mắt tôtừng nét vẽ trong góc cănphòng tranh tối tranh sáng vìchủ nhân của nó không dámthắp điện. “Nhà em nghèo lắm ,thêm cả trăm nghìn điện nướcthế này em không lo nổi”.Hoàng tiết kiệm bằng cách họctrong ánh sáng hiu hắt từ bóngđiện thắp chung ngoài hiên.Tiền thắp cái bóng ấy người tacũng thu của các em.

Dung sinh viên ĐH Y thì chọncách tiết kiệm “Thắt lưng buộcbụng”, mỗi ngày đi chợ Dungđều bớt ra 5 nghìn đồng đểgiành tới cuối tháng trả tiền điện

nước, bữa ăn vốn đạm bạc naylại cứ xơ đi vì thiếu thốn. “Biếtlà ăn uống tằn tiện ảnh hưởngsức khỏe lắm nhưng nghèokhông có tiền biết làm saođược, khổ mãi cũng quen mà”

Gặp Sơn, cậu sinh viên đanggượng kéo xe cát to kềnh, dừnglại một chút lau mồ hôi, em mởlòng chia sẻ: “Sinh viên nghèochúng em khó sống lắm, giá cảthì đắt đỏ để có tiền trang trảicuộc sống sinh viên phải làmthêm đủ nghề. Vất vả như em làbình thường chứ nhiều ngườiphải làm những việc cực kỳnguy hiểm như quét vôi, lăn sơncho những tòa nhà cao tầng, chỉxẩy chân một chút thì khôngbiết sẽ thế nào …”

Với trường hợp của Trung sinhviên năm cuối trường Xây Dựngthì lại khác .Trung làm công việc

chạy bàn trong một quán cà phêtrên đường Giảng Võ. Trungtâm sự: “ Làm thêm làm saonhãng việc học, nhiều đêm vềmuộn mệt rã rời chả còn tâmtrạng nào mà học nữa, chỉ đặtmình đánh một giấc thế làxong”. Cùng tâm trạng vớiTrung là Nam cậu bạn cùngphòng. Nam tỏ thái độ chánchường buông xuôi: “Nản lắmanh ạ, nhiều lúc em muốnbuông xuôi việc học, chỉ mongcầm cự được đến ngày ratrường lấy được tấm bằng trongtay là may lắm rồi, chứ mong gìkhá hay giỏi.Nhưng mà ngày ấycòn xa lắm”

Phan Nhân.

1/1001 kiểu tiết kiệm nước ( Ảnh: Tiến Dũng )

6

Page 7: What's New - 01

Tâm Điểm Nhân Vật

Chàng trai xứ Lạng với “ Một bài thơ về sông”

Hà Nội, những ngày gió mùa đông bắc, tôiđã có dịp trò chuyện với Tuấn Anh sinh viênkhoa Văn học – K53 – Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN. Cậu đã xuất sắc vượt qua các thísinh của ba trường ĐH Văn hóa, Đại học SưPhạm Hà Nội và Đại học Thái Nguyên để giànhgiải nhất cá nhân với bài thơ cảm động : Mộtbài thơ về sông. Với phong cách trình diến thơđộc đáo, cảm xúc chân thật, “chàng trai xứLạng” đã để lại trong lòng ban giám khảo vànhững khán giả yêu thơ một cảm xúc khóquên. Ảnh: Nguyệt AnhTuấn Anh đọc bài thơ của mình đêm chung kết

- Chào Tuấn Anh, được biết bạn là thí sinh đoạt giải Nhất cá nhân trongcuộc thi thơ sinh viên diễn ra tại Văn Miếu, vậy cảm xúc của bạn như thếnào khi biết tin mình đoạt giải?

TA : Mình khá là bất ngờ! Khi cô giáo gọi điện thông báo, mình còn sợgiải thưởng có thể sẽ thay đổi vào phút chót , sau đó mình chỉ dám gọiđiện cho những người trong nhóm đã giúp mình. Khi những người trongnhóm loan tin cho nhau, thấy mọi người vui, mình như được tiếp thêmsức mạnh và quả thực niềm vui chỉ đến khi mình nhận được sự ủng hộcủa tất cả mọi người-Tại sao bạn lại chọn bài thơ : Một bài thơ về một dòng sông mà khôngphải là một sáng tác nào khác của mình?TA : Mình có hai bài được gửi lên để tham gia cuộc thi thơ, đó là bài thơ Mộtbài thơ về sông và bài Hà Nội em và tôi, nhưng sau đó mình lại được gửi tiếpbài thứ ba Hà Nội ngày không em và cuối cùng bài được giải là Một bài thơvề một dòng sông.

TA : Mình sáng tác bài thơ này trước ngày xuống Hà Nội nhập học. Lúc đấy,trong lòng mình tràn đầy cảm xúc, buồn vui lẫn lộn. Dòng sông gắn với mình biếtbao kỉ niệm cả vui lẫn buồn, dòng sông là người bạn chia sẻ lặng lẽ. Trướcngày nhập học, mình buồn vì phải xa gia đình, xa những người bạn, xa consông yêu quý

-Mình được biết trước đây Tuấn Anh cũng có ý định thi vào khoa Sángtác Lý luận và Phê bình văn học ( Tiền thân là Viết văn Nguyễn Du) vậytại sao bạn lại chọn con đường nghiên cứu ?

TA: Vì lúc đó mẹ mình khuyên nên thi vào khoa Văn- ĐHQG sau này ratrường dễ kiếm việc hơn chứ cứ thơ thẩn thì chết đói( cười ). Hơn nữa,tình yêu văn chương phải thực sự sâu sắc, mình không muốn sáng táckhi bị vướng mắc bất cứ điều gì-Câu cửa miệng của sinh viên khoa Văn : Ai bảo vướng vào duyên bútmực-Dòng đời mang lấy kiếp long đong-Người ta đi kiếm giàu sang cả-Mình chỉ toàn mơ chuyện viển vông. Bạn nghĩ sao và muốn gửi thôngđiệp gì tới những người đang theo nghiệp văn chương ?.TA: Những câu thơ đó chỉ đúng với những người coi thường chuyện tiềnbạc và ngộ nhận đẩy văn chương lên cao. Bản thân mình, sau cuộc thinày mình cũng nhận được một số tiền thưởng mà với sinh viên nó khálớn. Mình nhận ra rằng, nghệ thuật vẫn có chỗ đứng “ rất sang”. Tuynhiên, người nghệ sĩ có lương tâm họ sẽ tạo ra những tác phẩm nghệthuật thực sự mà không kém phần kinh tế.

Xin cảm ơn bạn với những lời tâm sự rất thú vị và chân thật! Chúc bạn thành công hơn trong sự nghiệp sáng tác vănthơ và tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Bài thơ về một dòng sông(Trước khi xuống Hà Nội nhập họcĐH)- tặng Kì Thủy -

Ngày mai tôi đi xacon tim háo hức trong ngực.nỗi buồn trở về đúng lúc,dắt tôi rabờ sông quê nhà.

Sông dài như con đường đời,tôi sẽ phải đi, ngày mai…

Sóng phập phồng, run rẩy trăng sao.Cơn gió nào xộc vàonỗi nhớ…

…Nhớ Kì Cùng quằn quặn mùa lũcon mãng xà phù sa ngóc cổ,thở phì phò rin rít chân cầu.

Khúc sáo buồn thổi trắng đêm thâunhững đôi tình nhân không có ôthước làm cầusông hứng vạn giọt thương giọtnhớ…

Cha tôi lại bập bềnh con thuyền nhỏtôi nơm nớp những con sóng đớpngười…Cha trở vềnhà chật tiếng cười.

Tôi lớn lên từ vai áo bạc của Ngườitừ con thuyền như con trâu nhànông,từ đêm thu sóng đuổi nhau trên sôngđùa ào ạt xô tôi vào giấc ngủ.

Sông cứ sóng để một đời ta nhớ,Sông cứ trong để một kiếp ta trong.Giữa bão lũ và hồng thủy hối hảBến sông yên để ta tĩnh lại lòng…

Ta đi qua sông Lô, sông Mã, sôngHồng,Nơi đâu chẳng xanh một sắc KìCùngKhi trong lòng đã chảy một dòngsông…

Cao Thu

7

Page 8: What's New - 01

Tọa đàm nghề báo.

Kỳ 1. Lắng nghe từng kinh nghiệmNgày 9/3 và 18/3 vừa qua, tại hội trường tầng 4 nhà H, trường ĐH KHXH & NV Hà Nội

đã diễn ra 2 buổi tọa đàm “nâng cao năng lực đưa tin và kiến thức về đạo đức nghề nghiệpcho nhà báo trẻ Việt Nam”. Chương trình do nhóm cựu sinh viên học bổng Humphrey phốihợp với khoa Báo chí và truyền thông của trường tổ chức. Dự án được sự tài trợ từ bộ ngoạigiao Mỹ, thông qua Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Sự kiện đã trở thành tâm điểm của đông đảosinh viên Báo chí và những người quan tâm.

Đạo báo là vi phạm đạo đức nghề nghiệpĐây là chủ đề chính trong buổi tọa đàm đầu

tiên (9/3). Khách mời là hai nhà báo danh tiếng:Đào Danh Đức, Báo Tuổi Trẻ và Lê Quốc Minh,Thông tấn xã Việt Nam. Mở đầu buổi toạn đàm,nhà báo Lê Quốc Minh nói khái quát về tình trạngđạo báo ở nước ta hiện nay. Những số liệu anhnêu lên khiến nhiều người phải suy nghĩ. Theothống kê của bộ Thông tin, mức độ giống nhau ởbáo chí Việt Nam hiện nay là 40%. Nhưng theoanh con số thực tế phải lớn hơn rất nhiều khoảng60%. Sự giống nhau đó nói lên rằng đạo báođang là vấn đề nổi cộm, nhức nhối nguồn, lấy ý

tưởng từ bài viết khác, đọc được câu trích dẫntừ bài viết trong ấn phẩm cạnh tranh rồi trích dẫnlại sau khi đã kiểm tra với nguồn tin…Thậm chí,tái sử dụng ngôn từ trong bài viết đã đăng củachính mình, ngày nay cũng bị coi là đạo báo. Cóthể nhận biếtđạo báo quacác cụm từ:dịch, theo (AP,CNN, BBC…),sưu tầm haytổng hợp… Nhà báo Lê Quốc Minh (trái): tổng biên

tập báo điện tử VietnamPlus Ảnh:NA

Đạo báo và chìa khóa cho phóng viênCó một giọng nói to, hào sảng, một cái nhìn

không dè dặt, một điệu bộ tự nhiên, bãn lĩnh, phachút hóm hỉnh, nhà báo kỳ cựu Đào Danh Đứcđã cuốn cả hội trường theo ngôn ngữ của mình.Với bài nói chuyện hơn hai tiếng đồng hồ đầyhứng khởi, ông đã chia sẻ những kinh nghiệmhơn 50 năm trong nghề của mình để không baogiờ phải đạo báo. “Tôi hoài nghi, vậy là tôi tồntại”, câu nói nổi tiếng của Descarter (Đề - Các),được nhà báo dùng làm câu mở đầu cũng nhưxuyên suốt nội dung bài nói chuyện. Theo ôngchìa khóa cho vấn đề là cách thức nhà báo tiếpnhận thông tin như thế nào. Đứng trước mộtnguồn tin nhà báo phải luôn biết “hoài nghi”,không tin để chứng minh và suy luận. Ông đưa ramột ví dụ: việc giá vàng lên xuống thất thườngđược đăng tải hàng loạt trên báo chí nước ta thờigian qua là thể hiện sự thụ động, nhìn một chiềucủa Báo chí. Chính điều đó đã tạo lên tâm lýhoang mang, lo sợ, bán thốc, bán tháo vàng củangười dân. Rồi khi giá vàng tăng vọt trở lại ngườidân mới ngả ngửa. Còn các doanh nghiệp kimhoàn thì hai lần nộp đơn xin xuất khẩu vàng.Người dân bị thiệt và Báo chí đã không làm tốtnhiệm của mình, khi đăng tải hàng loạt những tingiống nhau. Không có một tòa soạn báo, một nhàbáo nào “hoài nghi” tìm hiểu đằng sau của vấn

đề. Nếu làm được như thế chắc chắn sẽ có đượcnhững bài báo hay, không đạo báo mà tác dụnglại vô cùng lớn.

Nhà báo Đào Danh Đức khẳng định: nhàbáo phải biết nhảy qua những “hàng rào” đượcđặt trước một vấn đề bởi những thói quen củadư luận và chính bản thân mình. Mất công mộtchút những anh sẽ có một mảnh đất rộng lớn,mầu mỡ cho những bài báo hay. Và hơn hết,điều đó giúp anh không bao giờ phải đạo báo.

Nhà báo Đào Danh Đức: “ Tôi hoài nghi, vậy là tôi tồn tại”Ảnh: NA

Góc Nghiệp V

ụ 8

Page 9: What's New - 01

Góc Nghiệp V

Nhà báo Thu Uyên trả lời câu hỏi của sinh viênẢnh: Thanh Cao

Phỏng vấn trẻ em: khó nhưng đầy thú vịĐây là chủ đề chính

trong buổi toạn đàmthứ 2 (18/3). Đápchuyến bay hôm 17/3từ TP. HCM ra Hà Nội,nhà báo Nguyên PhạmThu Uyên (VTV9-Đàitruyền hình Việt Nam)đã có buổi nói chuyện,chia sẻ kinh nghiệm vềchủ đề này với đôngđảo sinh viên Báo chícó mặt trong hộitrường. “Trẻ em xuấthiện rất ít trên báo chíViệt Nam hiện nay,ngay cả trong nhữngvấn đề liên quan trựctiếp đến quyền lợi củacác em” đó là nhậnđịnh mở đầu của chị.Có kinh nghiệm đượcphóng vẫn nhiều trẻem khi làm chươngtrình “Như chưa hề cónhững cuộc chia ly”

nhà báo Thu Uyên chiasẻ: “ cách phóng vẫntrẻ em ở báo chí nướcta còn khá nhiều “rạn”.Cái khó nhất khi phỏngvẫn trẻ em là làm saonắm bắt được tâm lýcủa chúng. Cách suynghĩ của trẻ khác hẳnvới cách suy nghĩ củangười lớn. Trẻ emthường có năng khiếukể chuyện, tưởngtưởng và miêu tả. Nếukhông khéo ta dễ bịchúng “dắt” đi”.

Phỏng vấn là côngviệc thường xuyên củanhà báo để có đượcthông tin. Nhưng hầuhết các nhà báo đềucông nhận để có đượcmột cuộc phỏng vấntốt là điều không dễ.Phỏng vẫn trẻ em thìkhó khăn và “nguy

hiểm” càng nhiều hơn.Các thông tin có đượckhi phỏng vấn trẻ emphải luôn được kiểmchứng kỹ lưỡng. Điềunày càng tối cần thiếtkhi trẻ bị ép phải trả lờivì rất có thể chúng sẽbịa ra một cái gì đó đểnói vừa ý ta”.

Để có một cuộcphóng vấn trẻ emthành công, đòi hỏi nhàbáo phải có sự chuẩnbị kỹ lưỡng. Nên tìmhiểu các mối quan hệvề gia đình, ngườithân, bạn bè của đứaem trước khi tiếp cận.Tiến hành phỏng vấnkhi đã xin phép vàđược sự đồng ý từngười bảo trợ của đốitượng. Nguyên tắcquan trọng nữa là phảitạo được thiện cảm,

chơi đùa, làm quen vớitrẻ em, không nên đặtcâu hỏi ngay lúc đầu.Chọn địa điểm phỏngvấn cũng cần phải tínhtoán. Trẻ em rất dễ lolắng, hoảng sợ trướcnhững thay đổi độtngột. Vì thế nên chọnđịa điểm quen thuộcvới môi trường trẻ emđang sống hoặc họctập. “Phóng vấn trẻ emkhó những đầy thú vị,bất ngờ. Đôi khi cónhững chi tiết tuyệt vờimà ta không thể ngờtới. Các bạn hãy chuẩnbị tinh thần để lắngnghe trẻ em nói” nhàbáo Thu Uyên mỉmcười kết thúc bài nóichuyện của mình.

(còn tiếp)P.A

9

Page 10: What's New - 01

Công Nghệ Trẻ

*Bảng Tin Công Nghệ Facebook vượt mặt GooGle

Avira phần mềm thay thế KIS & BIT Khuyếnmãi key miễn phí 6 tháng đăng ký nhanh nhé________________________________________

Nhắc đến Avira, ấn tượng trong con mắt của nhiềungười đây là phần mềm diệt Virus miễn phí chất lượng,an toàn, theo xếp hạng của PC World thì Avira đứnghạng thứ 7 trong số 10 chương trình diệt Virus tốt nhất(có phí lẫn không phí ), và là chương trình miễn phí tốtnhất.Down ở đây nhé:http://dl1.antivir-pe.de/down/windows/antivir_work-station_winu_en_hp.exeĐăng ký sử dụng miễn phí ở đây nhé:h t t p s : / / l i c e n s e . a v i r a . c o m / e n / p r o m o t i o n -t0q1aatr05zwftftgnqr

Rất dễ bạn chỉ việc truy cập vào trang trên, sao đó điềntên họ địa chỉ email là xong chúc các bạn thành công.

AVG 18 3,85%

Avira 86 18,38%

BitDefender 32 6,84%

Kaspersky 184 39,32%

NOD32 19 4,06%

Norton 40 8,55%bkav 17 3,63%

cmc 13 2,78%dùng key khuyến mãicủa các phần mềmdiệt virus

23 4,91%

xài crack hoặc cácphần mềm diệt viruskhác

36 7,69%

Bạn sử dụng phần mềm diệt Virus nào???

Bạn thắc mắc về 1 vấn đề của máy tính,máy tính bạn lỗi win, bạn cần 1 phầnmềm, bạn muốn dùng 1 phần mềm nàođó nhưng không có tiền mua bản quyền,what’s new sẽ giúp bạn giải quyết vấn đềđó.

Bạn muốn thử cảm giác trở thành những anh chàngcao bồi cưỡi ngựa bắn súng, với “Wanted Guns’ sẽ chobạn thưởng thức cảm giác chinh phục những tay súngmiền viễn tây.

chơi Wanted Guns, bạn không chỉ đơn thuần tiến vàothành phố, quán rượu... bắn hạ những kẻ xấu. Cónhững trường đoạn bạn cần phải lén đột nhập, sửdụng lưỡi dao hoặc cây nỏ âm thầm tiêu diệt kẻ địch.Tính năng này bổ sung thêm tính chiến lược chiếnthuật cho trò chơi.Down ở đây nhé:http://www.mediafire.com/?sharekey=de9efa83e56e0bc0ab1eab3e9fa335cad01c997513db31c5

pass:tech24.vn

Độc Cô

Theo thống kê mới nhất của Hitwise,công ty chuyên đánh giá sức cạnh tranhquảng cáo, marketing trực tuyến: sứctăng trưởng của Facebook đã bắt đầuvượt trên Google từ ngày 10/3.Đến 13/3, lượng truy cập Facebook tăng7,07%, cao hơn Google (7,03%). Trongkhi đó, đứng thứ ba và thứ tư là Yahoo!!Và Youtube.

Tuy nhiên, theo số liệu cuối tháng 2 củaComscore, một công ty nghiên cứu mar-keting trực tuyến khác, Google vẫn thuhút sự truy cập thường xuyên của 81%người dùng internet ở Mỹ. Trong khi, consố này của Facebook chỉ đạt 53%, cònkém hơn Yahoo! và Microsoft.

10

Game hay cho bạn

Page 11: What's New - 01

Kho Download :

Cộng Nghệ Trẻ

*cFosSpeed_v4.01.1302 -Tăng tốc net vượt trộiMạng của bạn rất yếu, nghe nhạc và xem

phim rất giật, bạn ham mê những trò chơi trựctuyến nhưng mạng của bạn rất chậm. Tại saokhông thử tăng tốc mạng của bạn bằng cFos-Speed_v4.01.1302

Ưu điểm: - Hoàn hảo nhất cho trò chơi trực tuyến (gamesonline)- Mở rộng Traffic Shaping cho DSL modems,cable modems & routers- Đáp ứng nhanh, thuận lợi khi dùng chơi trò chơitrực tuyến, chia sẻ tập tin giống như eMule,Kazaa hay Bittorrent.

- Tối ưu thời gian cho việc nghe nhạc hay xemphim trực tuyến, âm thoại qua Internet, nghe đàitrên mạng,...- Có thể đặt độ ưu tiên cho các chương trình haydùng

Down ở đây nhé:http://www.mediafire.com/?zt4jckytwym(đây là bản đầy đủ, đã kèm cả crack cho bạn,

bạn nào không crack được xin hồi âm vào hòmthư của chúng tôi).

*Tối ưu bộ nhớ RAM với Mz Ram Booster

Máy tính của bạn chạy chậm hơn rùa, một trongnhững lý do phổ biến là do bộ nhớ Ram của bạn làmviệc quá tải. Để giúp máy tính của bạn chạy mượtmà hơn thì nên dùng tới Mz Ram Booster( phầnmềm hoàn toàn miễn phí). Down ở đây nhé:http://www.mediafire.com/?iyzgeyxang5

*Tài Liệu Hay

Phương pháp tăng chiều cao đến 40tuổi (Tiếng Việt)

Trước đây ai cũng tưởng lầm khi đếntuổi trưởng thành (18-21 tuổi), chiều caokhông còn tăng trưởng nữa. Nhưng đó làthành kiến sai lầm. Gần đây các khoa họcgia và các bác si trong ngành y khoa or-thopedic đã chứng minh rằng chiều cao cóthể làm tăng lên từ 1-3 inches sau khitrưởng thành cho đến 45 tuổi hoặc hơn,nếu biết cách tập theo đúng phươngpháp.Phương Pháp này đã giúp hàngngàn người cao lên được 1-3 inches. (2.5đến 7.5 cm) Down ở đây nhé: http://www.mediafire.com/?mowmmkm04zd

Độc Cô

11

Page 12: What's New - 01

Sapa: để nhớ- để quênLà sinh viên năm thứ 2 và đã được đi

nhiều nơi, tôi nhận thấy trên khắp đất Việtnơi đâu cũng có cái đẹp rất riêng. Biết nơiđó rất xa xôi, biết nơi đó rất cao và có thểrất lạnh lẽo nhưng tôi và mấy người bạnvẫn muốn sách ba lô đi du lich bụi để khámphá vùng đất quanh năm sương mù ngự trịnày.

Đường lên Sapa

SaPa - một vùngđất khiêm nhường,lặng lẽ nhưng ẩn chứabao điều kỳ diệu củacảnh sắc thiên nhiên.Phong cảnh thiênnhiên của SaPa đượckết hợp với sức sángtạo của con ngườicùng với địa hình củanúi đồi, màu xanh củarừng, như bức tranh cósự sắp xếp theo một bốcục hài hoà tạo nênmột vùng có nhiềucảnh sắc thơ mộnghấp dẫn.Sapa lúc nàocũng tấp nập khách dulịch, và đặc biệt là vàodịp cuối tuần. Nếu bạnmuốn đến thăm sapa “thành phố trongsương” thì có 2 sự lựachọn, một là bạn đibằng ÔTÔ tuyến HàNội – Lào cai- Sapa vàcách thứ hai là đi bằngtàu hỏa, chuyến tối thứ6 khởi hành lúc 10hđêm. Bạn sẽ đặt chânlên đất sapa chỉ sau 9tiếng trên tàu và lúcnày muốn lên sapa thìbạn lại có 2 sự lựachọn, một đi bằng ÔTÔvới giá 40 nghìn vàcách thứ 2 đi bằng xeôm với giá 120 nghìn(lúc này Lào Cai cáchsapa 35 km). Một lời

khuyên cho bạn khichọn phương tiện đilên sapa là bạn nênchọn đi ÔTÔ vì conđường từ Lào Cai lênSapa ngập tràn trongsương và liên tiếpnhững đoạn cua nguyhiểm, càng đi lên thìcàng cao. Vì vậy phảiđòi hỏi người lái xethông thuộc từng đoạnđường, từng ổ gà thìmới có thể đưa kháchđến Sapa an toàn. Vấtvả trên đường đi là thế,và dường như điều đótrở thành quy luật củatự nhiên – muốn thànhcông, muốn ngắmcảnh đẹp thì phải trảiqua một đoạn đườnggian nan và vất vả. Chỉvừa đặt chân lên đấtSapa lồng lộng gió thìbao nhiêu mệt mỏitrong bạn cũng vơi bớtphần nào và chắc chắnlửa khám phá trongbạn lại bùng lên ngay.Đến với Sapa là đếnvới những cảnh đẹpvùng cao, đến vớinhững ngọn núi hoangvu sâu thẳm, đến vớinhững con suối ầm àođổ từ trên nguồnxuống, và đến cả vớinhững món ăn manghơi thở của núi rừng.

Cái để nhớ nơiSapa

Ai đã đến vùng đấtnày thì cõ lẽ họ đềunhớ về sapa với nhữngcảnh đẹp không nơiđâu trên đất việt cóđược nữa. SaPa nằmở độ cao trungbình 1.500m-1.800mso với mực nước biểnvới những cảnh đẹpthơ mộng, kỳ vĩ. Hơnchục năm qua, Sa Pađược du khách nămchâu tìm đến với sựyêu mến và thích thú,thưởng thức nhữngcảnh đẹp nguyên sơnhưng không kémphần mỹ miều nhưđỉnh Phan Xi Păngquanh năm mây phủ-nóc nhà của tổ quốc.Đã đến với Sapa thìbạn cũng không nên bỏqua con rồng củathành phố sương - núiHàm Rồng, bạn sẽthấy hình con rồng vớicái thân dài đang uốnlượn trong lớp sươngmù. Hay bạn muốn thửcảm giác bồng bềnhtrên không trung thì lại

không thể bỏ qua cảnhđẹp Cầu Mây - GiàngTà Chải, cây cầu cheoleo giữa khoảng khôngnhưng lại rất chắcchắn. Rồi bạn đã từngnghe đến cái tên ThácBạc- một địa danh nổitiếng nơi sapa, ngọnthác này đổ từ độ100m từ đỉnh núixuống. Đứng dướichân thác Bạc, nhìnngắm đất trời bao la vànhững rặng núi hoànhtráng xa xa, bạn sẽcảm nhận được sự kìdiệu của đất trời và cảsự nhỏ bé của mìnhtrước ngọn thác bạcmột màu.

Đỉnh Phanxipăng quanh năm mây phủ Ảnh: Flickr

Văn Hóa Giải Trí 12

Page 13: What's New - 01

Văn Hóa Giải Trí

Bây giờ ở sapa đang là mùa xuân, cái mùamà vạn vật đang sinh sôi nảy nở vì vậy bạn cóthể ngắm rừng đào chạy dài hàng cây số, trànsuốt từ đầu thị trấn tới đỉnh đèo Ô Quy Hồ, sắchoa tươi thắm như một thảm hồng đón khách duxuân!. NHắc đến cây cối nơi Sapa người ta lạinhớ ngay đến những nhánh lan rừng, một sảnvật của đất rừng. Nhưng điều đặc biệt là ở đâylan rừng do chính tay những người dân tộcH´Mông lên rừng kiếm được, và đem bán vờimột cái giá rất rẻ mà bất kì ai chơi hoa cũng phảigiật mình. Nếu bạn muốn kiếm một ít vải thổcẩm, hay những đồ trang sức bằng đồng, bạchay cả những đồ mỹ nghệ được đục đẽo bằngđá thì bạn nên ghé thăm ngôi làng Cát Cát – mộtngôi làng truyền thống của người H´Mông.

...những dòng sông vặn mình trong mùa thác lũ

...những phiên chợ Tình khi người yêu lại trở vềvới người yêu cũ Tôi say....Hà nội chiều nay Giặt chiếc áo thổ cẩm H´Mông, mực chàm đỏloang vào tôi nỗi nhớ...

Sapa mờ sương- Nguyễn Phan Quế MaiĐến Sapa bạn cũng đừng quên tạt vào quán ănven đường nào đó mà nếm các món ăn vùngcao như thắng cố hay món thịt lợn cắp náchnướng, hay phấn khởi hơn thì nên thử cảm giácvới rượu táo mèo .

Rượu táo mèo say từ trong lòng đất Nên chiều nay núi đổ về phía chân trời

Sapa mờ sương- Nguyễn Phan Quế MaiSapa không đơn giản chỉ có như vậy để bạnnhớ bởi trong mỗi chúng ta lại cảm giác khácnhau về vùng đất đầy gió và sương này,nhưng có một điều luôn luôn đúng- Sapa rấtđẹp.Cái để quên nơi Sapa

Có cái để nhớ thì cũng có cái để quên về nơiđó, nếu bạn đi sapa vào dịp cuối tuần thì nên đặtphòng tại nhà nghỉ trước khi lên Sapa, vì nếu lênđến nơi mới đi tìm phòng thì lúc đó bạn sẽ rơivào cảnh không có chỗ nghỉ chân. Khi đó nếumay mắn vẫn tìm được một phòng nào trống thìbạn sẽ bị chủ nhà nghỉ “chặt chém’ với cái giácao ngất trên trời. Đã bước chân vào đất sapathì bạn cũng phải làm quen với việc mua bán bịnói thách, cô bạn tôi mua 1 chiếc túi trong chợsapa với cái giá 280 nghìn (lúc đầu chủ cửahàng đòi những 350 nghìn), nhưng khi ra 1 cửahàng khác ven đường thì chiếc túi đó chỉ có giá

180 nghìn. Gầnnhư tất cả cácđiểm du lịch tạisapa đều phải đibằng xe ôm, và đócũng chính là cơhội ‘kiếm chác’cho giới xe ôm tạiđất này, đi một sốđiểm du lịch chỉ cótừ 10-15km mà xeôm hét cái giá 130nghìn. Đó là cáigiá vẫn còn rấthữu nghị vớingười việt khimà được biếtgiới xe ôm tạiđây thườngxuyên chở dukhách nướcngoài với cái giá300- 500 nghìn.Chính nhữngđiều này đã làmkhách thamquan, và đặcbiệt là kháchnước ngoài cócái nhìn khôngtốt về người dânnơi Sapa. Bởicuộc sống khókhăn tại nơi đây mà các dân tộc ít người tại đâybắt con cháu mình ( các cô bé dân tộc còn rất íttuổi) phải đem những đồ trang sức bán lê cácdọc đường và đôi khi còn nải nỉ khách du lịchmua hàng, chính họ đã vô tình làm xấu hìnhtượng của dân tộc họ. Chợ tình sapa bây giờcũng không còn là chợ tình của những đôi tìnhnhân nữa, không còn tiếng khèn gọi bạn củangười trai và cũng không còn tiếng kèn lá củacác cô gái nữa, mà thay vào đó là những mànbiểu diễn múa khèn để xin tiền.Nơi đâu cũng vậy, xấu và đẹp luôn tồn tạisong song nhưng vấn đề cốt lõi là chúng tanên quên đi những cái xấu để hướng tớinhững cái tốt đẹp hơn. Và với sapa cũng vậy,chúng ta nên tô điểm thêm cho vùng đấthuyền ảo này mà bỏ quên đi tất cả nhữngđiều không đáng nói về nó.

cầu Mây - Giàng Tà Chải bắc quacon sông Mường Hoa sinh đẹp

Thác bạc- hùng vĩ giữa đất rừng Sapa

Arsène Lupin

13

Page 14: What's New - 01

Bạn Đã Xem Chưa???

Đạo diễn: Chris WeitzDiễn viên: Kristen Stew-art, Robert Pattinson,Taylor Lautner, AshleyGreeneNhà sản xuất: SummitEntertainmentThể loại: Phiêu lưu,Viễn tưởng, Tình CảmĐộ dài: 90 phútQuốc gia: MỹNăm sản xuất: 2009

Một cảnh lãng mạn của Bella và Edward trong trăng non

The Twilight Saga: New Moon - Trăng NonSau sự thành công của

Chạng Vạng hãng phim SummitEntertainment đã chính thức bắttay vào làm phần haicủa ChạngVạng với tựa đề phim TrăngNon. Vẫn với dàn diễn viên trẻcủa Chạng Vạng và tâm điểmvẫn là bộ đôi Edward Cullen &Bella. Nhưng trong phần hainày có thêm một người thứ baxen vào chuyện tình giữa ma càrồng và người đó chính làJacob Black( hậu duệ củangười sói và cũng là kẻ thù củaloài ma cà rồng).

Một anh chàng ma cà rồng hơn100 tuổi yêu say đắm một cônàng 18 tuổi, tuổi tác với họ đã

không còn là nỗi sợ hãi màngược lại còn là một điều đặcbiệt hơn bất kì cuộc tình nàotrong các cuốn tiểu thuyết.Trong sinh nhật lấn thứ 18 củabella, gia đình ma cà rồng củaEdward đã tổ chức sinh nhậtcho Bella. Nhưng Bella lại muốnEdward biến hóa cô thành macà rồng và cô muốn trở thành 1phần của gia đình Edward. Nếuhóa thành ma cà rồng conngười sẽ mất đi linh hồn, chínhvì vậy mà Edward không muốnthấy người mình yêu cũng trởthành một sinh vật giống nhưmình vậy. Edward đã quyết địnhrời khỏi người mình yêu vàcũng vì quyết định này của Ed-ward đã khiến bella rơi xuống

địa ngục.Từ ngày Edward ra đi,đêm nào Bella cũng gặp ácmộng, bóng tối như dày vò thânxác cô. Cũng nhờ vào JacobBlack người bạn thủa niên thiếucủa mình mà Bella mới tìm lạiđược niềm vui từ cuộc sống vàtrái tim cô cũng bắt đầu rungđộng với Jacob Black. Là ngườicó duyên bí mật, một lần nữaBella lại phát hiện được JacobBlack chính là hậu duệ củangười sói. Và điều khủng khiếphơn bộ tộc sói luôn là kẻ săn tìmma cà rồng, như vậy Bella lạitrở thành người đứng giữa sói– ma cà rồng.

Jacob Black(trái)

Nếu như các bạn ấn tượng với nhữngcảnh quay lãng mạn trong chạng vạngthì với trăng non lại tiếp cận người xembằng nhiều cảnh hành động đến ngộpthở. Và thật sự trăng non là một sự đammê không thể bỏ qua.

TH

14

Page 15: What's New - 01

Lận đận đường “khoa học”Sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học là

chuyện bình thường. Sẽ chẳng có gì đáng nóinếu con đường đi đến “khoa học” của cácthành viên K53 khoa Báo chí và truyền thông,trường ĐH KHXH & NV Hà Nội được “xuôi chèomát mái”.

Góc Học Tập

Ngay từ năm thứ nhất, khi mới “chân ướtchân ráo” vào trường, nhiều bạn đã nhăm nhelàm “khoa học”. Nhưng cũng phải đến tận kỳ 2năm thứ 2 này, những dự định, ý tưởng đó mớitrở thành hiện thực. Vài ngày sau khi Oanh (lớptrưởng) thông báo về việc đăng ký nhóm làmkhoa học, cả lớp đã có 11 nhóm với hơn 30 bạntham gia. Mỗi nhóm đăng ký 1 đề tài. Các đề tàiđều tập trung vào các vấn đề nổi cộm của thựctrạng Báo chí Việt Nam hiện nay, đồng thời theosát các xu hướng vận động mới của truyềnthông. Không khí trong lớp náo nhiệt hăn. Cácnhóm hăm hở bắt tay vào thực hiện ý tưởng.

Gặp thầy đã khóLần đầu làm nghiên cứu khoa học, ai cũng bỡ

ngỡ, lúng túng. Nhiệt tình thì có thừa, nhưngchẳng ai biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thếnào. Nên dù chưa tìm hiểu kỹ, chuẩn bị gì, nhiềubạn đã phải “cầu cứu” đến thầy cô hướng dẫn.Nhưng để gặp, lắng nghe được sự chia sẻ, chỉdẫn của giảng viên cũng đâu có dễ. “Gọi điện lầnnào cô cũng nói là đang họp hoặc bận. Từ khilàm đề tài đến giờ đã gặp cô được lần nào đâu”Hương nói. Có gặp được thì cũng như nhóm củaThùy Dương: thầy rất bận, nên thời gian trao đổiít, kết quả thu được sau mỗi lần gặp không nhiều.Đây thực sự là khó khăn chung mà hấu hết cácnhóm gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu do lịch làmviệc của giảng viên quá dầy, lại lệch nhiều so vớilịch học của sinh viên. May mắn nhất là nhómcủa Huyền và Lê Liên được thầy Phan Văn Kiềnhướng dẫn. Liên cưới nói: “sướng nhất là thầycòn trẻ, chưa có vợ, rất nhiệt tình lại hiền nên cảnhóm rất vui và thoải mái”.

Mò “sách” đáy bểLàm nghiên cứu khoa học giúp sinh viên phát

huy khả năng tự học, nâng cao kỹ năng làm việcđộc lập nên các bạn đều rất cố gắng “tự thân vận

động”. Các nhóm đều tận dụng những ngày nghỉ,

cuối tuần, những tiết học trống để gặp nhau thảoluận, phân công việc cho từng người.Khó khănlớn nhất của các nhóm là tìm tài liệu, sách báo,phim ảnh để tham khảo. Hà nói: ”nhóm có haiđứa nên dễ họp. Lên thư viện trường, thư việnkhoa tìm sách, báo nhưng chẳng có gì liên quan,tìm trên mạng cũng thế, nên rất nản. Lần nào haiđứa họp cũng chỉ được vài phút rồi lại rủ nhau điăn linh tinh”. Nhóm của Huyền và Liên làm đề tài liên quan đến lĩnh vực Báo Ảnh nên tài liệu càngít. “Lên hẳn thư viện Quốc gia cũng chẳng tìmđược tài liệu nào. Cả nhóm lại vào phòng truyệnngồi đọc. Đọc chán mấy đưa lại rủ nhau đi chơiloanh quang, ăn Ốc Quế Tràng Tiền rồi về. Mìnhcòn lại bị giữ mất cả thẻ sinh viên” Liên ngánngẩm nói.

Đứt “quang” thay “gánh” giữa đườngĐề tài nghiên cứu khoa học thì phải mới, chưa ailàm, hoặc đã làm những chưa tốt nên tài liệutham khảo là rất ít. Đề tài các bạn chọn lại thường

Mệt mỏi vì làm “khoa học” (Ảnh minh họa)

Hội thảo KH: giảng viên Phan Văn Kiền tư vấn chọn đề tài cho sinh viên

15

Page 16: What's New - 01

Góc Học Tập

quá rộng. Cách thức tìm kiếm,tiếp cận tài liệu còn theo kiểu“ăn may”, mò mẫm nên càngtiếp thêm khó khăn. Nhữngthách thức đó đòi hỏi phải quyếttâm cao độ các bạn mới đi đếnđược đích.

Tính đến hôm nay, trong 11đề tài đăng ký ban đầu thì có 4đề tài chắc chắn không đượctriển khai nữa. Nhóm củaHương “nầm” sau nhiều lầnthay đổi đề tài những vẫn khôngtìm được tiếng nói chung giữacác thành viên, nên đã quyếtđịnh bỏ nghiên cứu khoa họcđợt này. “Truyền thông xã hội”là một loại hình truyền thôngmới, bao gồm các hình thức

như: blog, mạng giao lưu chiasẻ thông tin cá nhân (Myspace,Facebook, yahoo 360…) haynhững mạng chia sẻ các tàinguyên (YouTube, Scribd…).Đây là một đề tài hay nhưngcòn quá mới mẻ. Nhận thấychưa đủ sức nên Oanh đã hoãnlại để đầu tư thêm. Các nhómcòn lại vẫn đang tiếp tục thựchiện đề tài. Những nhóm có đềtài quá rộng, hoặc quá khó đềuđã lắng nghe sự tư vấn củathầy cô và những anh chị đitrước sửa lại đề tài cho vừasức.

Hiểu được những khó khăn,lúng túng đó, hai ngày 15/3 và

17/3 vừa qua, trường và khoađã tổ chức hội thảo hướng dẫnsinh viên làm nghiên cứu khoahọc. Tham gia hội thảo các bạnđược lắng nghe những kinhnghiệm thiết thức của nhữngngười đi trước. Qua đó giúp cácbạn thêm tự tin, hiểu biết đểtheo đuổi đề tài của mình.Không có thành công nào đạtđược một cách dễ dàng cả.Phải vượt qua những khó khăn,thử thách thì thành công mới cóý nghĩa và giá trị. Tất cả mới chỉbắt đầu. Chúc các bạn được tônvinh trong ngày bảo vệ đề tàisắp tới.

V.C

1 Phan Ngọc Bích PR

2 Kiều Thị Yến Hiệu quả của ứng dụng hiểu dụng hiểu biết văn hóa

3 Bùi Thị Hà Tác động của phát thanh đối với giới trẻ hiện nay

4 Nguyễn Đức Huỳnh Phát thanh trực tiếp – một phương thức phát thanh

5 Nguyễn Thị Hương Nghề MC phát thanh âm nhạc

6 Đỗ Thị Huyền Khoảnh khắc ảnh báo chí

7 Nguyễn Thùy Dương Phương phát chuyển tải gameshow nước ngoài trên VTV, HN

8 Dương Nguyên Dạ Oanh Ảnh hưởng của hệ thống truyền thong xã hội đối với truyền thông9 Phạm Phương Thảo Sử dụng đồ họa trên báo chí

10 Hoàng Đình Tuân Sinh viên báo chí với thực tế nghề nghiệp

11 Nguyễn Thị Tuyền Nghề quảng cáo trong truyền hình

Góc Ảnh

Sinhviênchơigametronggiờhọc

Các nhóm tham gia nghiên cứu khoa học

Ảnh:Paparazzi

16