68
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ---------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI PETECARE Họ tên sinh viên : Nguyễn Hoàng Linh Lớp : FNE1 Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

----------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI PETECARE

Họ tên sinh viên : Nguyễn Hoàng LinhLớp : FNE1

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Hà Nội, tháng 05 năm 2016

Page 2: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................3

DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................4

DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................4

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................5

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC

BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI PETECARE........................................6

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE.........................................................................................................................6

1.1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE...6

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE.........................................................................................................................7

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và

Thương mại PETECARE....................................................................................................7

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE.........................................................................................................................7

1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và

Thương mại PETECARE....................................................................................................9

1.2.3. Đặc điểm quy trình kinh doanh của công ty...................................................11

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần

Dịch vụ và Thương mại PETECARE................................................................................12

1.3.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty...................................................12

1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty................................13

1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và

Thương mại PETECARE..................................................................................................14

1.4.1. Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE.......................................................................................................................14

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 1

Page 3: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

1.4.2.Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE

...........................................................................................................................................17

PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI PETECARE....................29

2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE

...........................................................................................................................................29

2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty....................................................29

2.1.2 .Chức năng nhiệm vụ của kế toán....................................................................29

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành và quan hệ tương tác 30

2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE.......................................................................................................................31

2.2.1.Các chính sách kế toán chung theo quyết định số 48/2006/QĐ ngày

14/09/2006.........................................................................................................................31

2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán..................................................33

2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.....................................................34

2.2.4.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán....................................................................36

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ

TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI PETECARE39

3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán của công ty........................................................39

3.1.1.Ưu điểm............................................................................................................39

3.1.2. Nhược điểm.....................................................................................................39

3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty...................................................40

3.2.1. Ưu điểm...........................................................................................................40

3.2.2. Nhược điểm.....................................................................................................41

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 2

Page 4: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SXKD : Sản xuất kinh doanh

CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp

CPSXC : Chi phí sản xuất chung

CPBH : Chi phí bán hàng

CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp

CCDC : Công cụ dụng cụ

NVL : Nguyên vật liệu

TSCĐ : Tài sản cố định DN : Doanh nghiệp

NV : Nhân viên

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 3

Page 5: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty..........................................................15

Bảng 1.2: Sự biến động tài sản trong ba năm (2013-2015)................................................18

Bảng 1.3: Sự biến động nguồn vốn qua ba năm (2013-2015)............................................21

Bảng 1.4: Các khoản phải thu ngắn hạn năm (2013-2015)................................................23

Bảng 1.5: Các khoản nợ ngắn hạn năm (2013-2015).........................................................24

Bảng 1.6: Tỷ số KPT trên khoản phải trả năm (2013-2015)..............................................25

Bảng 1.7: Khả năng thanh toán hiện thời năm (2013-2015)..............................................26

Bảng 1.8: Khả năng thanh toán nhanh năm (2013-2015)...................................................27

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty........................................................11

Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý của công ty..............................................................................13

Sơ đồ 1.3: Biểu đồ tỷ số thanh toán hiện thời....................................................................26

Sơ đồ 1.4: Biểu đồ tỷ số thanh toán nhanh.........................................................................27

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty................................................................29

Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi số kế toán theo hình thức nhật ký chung....................................35

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 4

Page 6: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi nền kinh tế thề giới đang trên đà phát triển với trình độ ngày càng

cao thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền

kinh tế khu vực và quốc tế. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa

dạng, phong phú và sôi động, đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của Nhà nước

phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phát triển.

Trong xu hướng đó, công tác kế toán cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện về

nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng

cao của nền sản xuất xã hội. Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp nhà nước

hay doanh nghiệp tư nhân, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng phải có hệ thống kế toán

bởi vì kế toán cung cấp những thông tin quan trọng cho nhiều đối tượng như: các nhà

quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan thuế của nhà nước …vv, trong đó hạch

toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kế toán tài

chính không những có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát hoạt

động kinh tế mà còn vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Vì vậy tổ chức công tác hạch toán kế toán là một công cụ hữu hiệu giúp cho doanh

nghiệp có thể nhận thức một cách chính xác và toàn diện về tình hình hoạt động sản xuất

kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản...của doanh nghiệp trong

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở để đưa ra các quyết định thích hợp

nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp.

Xuất phát từ việc nắm bắt được tầm quan trọng của công tác kế toán trong các

doanh nghiệp; Đồng thời, qua một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế công tác tài chính

kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE nên em đã chọn đề tài

“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE” để làm đề tài báo cáo thực tập môn học với mong muốn áp dụng kiến thức

đã được học trên ghế nhà trường vào thực tế.

Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần sau:

Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 5

Page 7: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Phần 2: Thực trạng công tác kế toán ở Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE.

Phần 3: Nhận xét và có kiến nghị về công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và

Thương mại PETECARE.

Do thời gian, trình độ cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bài Báo cáo thực tập của

em không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô để

bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 6

Page 8: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ

MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI PETECARE

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE

1.1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE

Tên đăng ký : Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE

Tên giao dịch quốc tế : PETECARE TRADING AND SERVICE CORPORATION

Tên giao dịch viết tắt : PETECARE CORP.

Mã số doanh nghiệp : 0101979832

Mã số thuế : 0101979832

Địa chỉ giao dịch : Tầng 2, tòa nhà văn phòng J, số 218 Đội Cấn, Phường Liễu

Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội 

Tel: (84-4) 3232 1678 

Fax: (84-4) 3232 1533 

Email: [email protected]

Website: www.petecare.com.vn

Đại diện Miền nam : B05 Nam thông II, đường Nguyễn Lương Bằng, KĐT Phú Mỹ

Hưng, phường Tân phú, Q7, Tp.HCM 

Tel: 0903660343

Năm thành lập : Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE được

thành lập theo Giấy phép kinh doanh số 0101979832 do Sở kế

hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp cấp ngày 02/01/2006,

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE chính

thức đánh dấu sự xuất hiện của mình trên thị trường

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 7

Page 9: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE

Khi mới thành lập, số nhân viên ít ỏi trên 10 người cùng với qui mô văn phòng nhỏ

khoảng 100 m2 tại số Tầng 2, tòa nhà văn phòng J, số 218 Đội Cấn, Phường Liễu

Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội , nên Công ty đã phải đương đầu với bao khó khăn, thách

thức. Là doanh nghiệp mới nên trong giai đoạn đầu, thế và lực của Công ty Cổ phần Dịch

vụ và Thương mại PETECARE còn yếu. Thêm vào đó, thời kỳ này đất nước mới bắt đầu

hội nhập, thị trường còn khá non trẻ và cạnh tranh khốc liệt, các sản phẩm Tin học và

CNTT được coi là nhóm hàng cao cấp đắt tiền khiến nhu cầu càng trở nên hạn hẹp.

Nhưng với tâm huyết của tất cả thành viên và sự sáng tạo trong đường lối kinh doanh,

Công ty đã dần vượt qua và đạt được những kết quả đáng mừng. Sau hơn 8 năm phát

triển, hiện nay Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE đã xây dựng được

chuỗi hệ thống kênh phân phối Bắc - Nam. Số lượng cán bộ nhân viên đã tăng lên 200

người, qui mô và phạm vi cũng ngày càng được mở rộng. Và kết quả tất yếu mang lại là

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE đã duy trì được tốc độ tăng trưởng

hàng năm trên 70%, duy trì sự ổn định về mọi mặt, cả về thế và lực.

Trong suốt chặng đường phát triển, là công ty chuyên cung cấp, phân phối các sản

phẩm điện tử, điện máy, đồ gia dụng cho với chuỗi hệ thống siêu là một trong số hệ thống

siêu thị ra đời đầu tiên tại Hà Nội, chuỗi siêu thị Điên máy HC của công ty hiện có tất cả

14 chi nhánh, trong đó tại Hà Nội có 6 chi nhánh và một số tỉnh thành phố khác, mỗi nơi

có 1 chi nhánh. Với phương châm “Chất lượng, giá trị đích thực”, hệ thống siêu thị điện

máy của công ty đang đầu tư mở rộng để phát triển lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng

nhằm trở thành Tập đoàn kinh doanh bán lẻ điện máy đứng đầu Miền Bắc và hàng đầu

Việt Nam.

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và

Thương mại PETECARE

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE

a.Chức năng:

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 8

Page 10: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

+ Là đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa; sản xuất và mua bán bao bì các loại; sản xuất

và mua bán kim khí điện máy, máy móc, thiết bị văn phòng; sản xuất và mua bán hóa chất

(trừ các loại hóa chất nhà nước cấm).

+ Xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi; sản xuất và mua bán vật liệu

xây dựng, vật liệu trang trí nội – ngoại thất.

+ Mua bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, tin học, viễn thông, vật tư - thiết bị dùng

trong phòng thí nghiệm, đồ dùng cá nhân và gia đình; sản xuất hàng điện, điện tử, điện

lạnh, tin học, viễn thông (trừ thiết bị thu sóng), vật tư - thiết bị dùng trong phòng thí

nghiệm, đồ dùng cá nhân và gia đình; sản xuất mua bán vật tư, thiết bị y tế.

+ Là đại lý vận tải; sản xuất và mua bán ô tô, xe máy, xe đạp và các thiết bị phụ tùng

kèm theo; vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng và theo

tuyến cố định; cho thuê phương tiện vận tải, xe du lịch; môi giới, xúc tiến thương mại; tư

vấn quản lý doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính).

+ Tư vấn đầu tư ( không bao gồm tư vấn pháp lý); xây lắp các công trình bưu chính

viễn thông; xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; tư vấn, đào tạo dạy nghề

trong lĩnh vực điện, điện tử, tin học.

Là một doanh nghiệp tư nhân công ty phải đảm bảo có kế hoạch kinh doanh phù hợp

với thực tế, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích lũy vốn cho doanh nghiệp và đóng

góp ngày càng cao cho xã hội đồng thời tạo ra việc làm và thu nhập ngày càng ổn định

cho doanh nghiệp

b.Nhiệm vụ:

+ Đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng, nhu cầu hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ yêu

cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh.

+ Tổ chức hoạt động kinh theo đúng pháp luật, đúng ngành nghề và đúng đăng ký

kinh doanh do Nhà nước cấp.

+ Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước, bảo hiểm xã hội, tổng

doanh thu số bán ra.

+ Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn vốn, đội ngũ lao động và bảo toàn tăng

trưởng vốn kinh doanh.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 9

Page 11: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

+Thực hiện phân phối lao động hợp lý, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho đội

ngũ cán bộ nhân viên, đảm bảo 100% nhân viên có trình độ, năng lực làm việc

1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và

Thương mại PETECARE

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE kinh doanh các ngành nghề

sau:

Các sản phẩm của công ty tập trung vào 5 ngành hàng chính: IT, Mobile - Giải trí

số, Điện tử, Điện lạnh, Đồ gia dụng. Trong đó:

IT:

- Laptop

- Máy tính để bàn

- Linh kiện: Loa, tai nghe, bàn phím, chuột, ổ cứng di động, USB, thẻ nhớ, balo, túi

xách

- Thiết bị văn phòng: Máy in, máy fax, máy quét, máy chiếu, máy hủy tài liệu, điện

thoại để bàn, …

Moblie - Giải trí số

- Điện thoại di động Smartphone

- Điện thoại kéo dài

- Phụ kiện điện thoại: Bao lưng, ốp da, tấm dán, pin - sạc, pin dự phòng, tai nghe,

thẻ nhớ…

Điện tử:

- Tivi

- Đầu thu kỹ thuật số

- Dàn âm thanh

Điện lạnh:

- Máy giặt, Tủ lạnh, Điều hòa, Tủ động, Tủ mát, Máy rửa bát, Máy sấy…

Gia dụng:

- Nồi & Bếp: nồi cơm, nồi áp suất, bếp ga, bếp từ, bếp hồng ngoại…

- Lò vi sóng, lò nướng

- Máy hút bụi, máy phát điệnSV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1

10

Page 12: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

- Máy xay sinh tố, xay thịt

- Quạt

- Bình nóng lạnh

- Máy công nghiệp: máy hút mùi, máy rửa bát, máy sấy, máy bơm, máy lọc không

khí, máy hút ẩm

- Máy lọc nước

- Thiết bị sưởi: quạt sưởi, đèn sưởi

- Cây nước nóng lạnh

- Đồ gia dụng khác: ấm siêu tốc, máy sấy tóc, bàn là, phích giữ nhiệt…

- Do là công ty thương mại hàng hóa là chính nên nhân viên nam chiếm tỷ lệ nhiều

hơn nhân viên nữ. Mặt khác trình độ của nhân viên trong công ty cũng khá đều, trình độ

đại học/cao đẳng chiếm trên 85% như vậy có thể đáp ứng được các yêu cầu đề ra của

công ty trên thị trường.

- Lực lượng lao động có tuổi đời còn trẻ, dưới 40 tuổi chiếm 92,7% trong tổng số

lao động toàn công ty.

Thành phần khách hàng của PETECAREđa dạng không chỉ trong mỗi doanh

nghiệp, hệ thống siêu thị, đại lý bán lẻ …mà còn có trong mỗi hộ gia đình, cá nhân, sinh

viên ……

Một số khách hàng chính mà PETECAREđang và se hướng tới trong tương lai:

+ Doanh nghiệp :

- Công ty cổ phần công nghệ Vinaco

- Công ty Công nghệ phát triển máy tính Thành An

- Công ty TNHH An Phước…

+ Hệ Thống siêu thị :

- Siêu thị Fitimar

- Siêu thị Smark

- Siêu thị điện máy PlaZa

Đối thủ cạnh tranh của công ty:

- Công ty điện tử Sao Mai

- Công ty điện tử, điện lạnh Hà NộiSV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1

11

Page 13: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

- Công ty phát triển XNK và đầu tư

- Công ty XNK tổng hợp 1

- Công ty TNHH Hasa...

1.2.3. Đặc điểm quy trình kinh doanh của công ty

Do đặc thù công ty TNHH Dược Đức là một công ty nhỏ chuyên kinh doanh buôn

bán nên quy trình sản xuất của công ty chính là các hoạt động quản lý đơn hàng.

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty

Quá trình tiêu thụ hàng hóa của công ty

+ Giới thiệu hàng hóa: Giới thiệu về đặc tính của sản phẩm và nêu lên những tính ưu

việt của sản phẩm có lợi cho người tiêu dùng. Công ty tiến hành giới thiệu quảng cáo sản

phẩm của mình trên cácpano, áp phích, ...

+ Nhận đơn hàng: Trực tiếp từ khách hàng hoặc từ điện thoại, Fax, thư điện tử

Trong đơn hàng phải ghi đầy đủ các thông tin: Tên/địa chỉ đơn vị bán, tên sản phấm,

quy cách sản phẩm, NSX –HSD, số lượng, thời gian giao nhận vận chuyển, địa điểm giao

nhận và hình thức thanh toán.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 12

Giới thiệu hàng hóa Nhận đơn hàng Ký hợp đồng mua bán

Xuất hóa đơn

Cấp phát hàng hóaGiao nhận vận chuyển hàng hóa

Ký nhận giao chứng từ, tiền

Các dịch vụ sau bán

Page 14: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

+Ký hợp đồng mua bán: Sau khi giới thiệu hàng hóa nếu khách hàng/ đơn vị có nhu

cầu sử dụng sản phẩm. Công ty tiến hành ký hợp đồng mua bán với các cơ sở đó, hợp

đồng có nội dung sau:

+ Xuất hóa đơn: Sau khi ký hợp đồng phòng kinh doanh xuất hóa đơn. Nội dung hóa

đơn phải đầy thông tin.

+ Cấp phát hàng hóa

+ Giao nhận vận chuyển hàng hóa: Theo quy trình vân chuyển hàng hóa

+ Ký nhận giao chứng từ, tiền: Người giao nhận hoặc đơn vị được uy quyền giao

nhận phải được thực hiện việc yêu cầu cơ sở mua ký nhận hóa đơn chứng từ theo quy

định. Trường hợp khách hàng thanh toán ngay phải nộp tiền đầy đủ và kịp thời về phòng

kế toán hành chính.

+ Các dịch vụ sau bán: Để bán hàng và đặc biệt trong bán lẻ thì phải “nuôi dưỡng

khách hàng và phát triển khách hàng”. Người bán hàng cần phải đảm bảo cho người mua

hưởng đầy đủ quyền lợi của họ. Dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng tạo

dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Đặc biệt với những mặt hàng có giá trị cao và tiêu dùng

trong thời gian dài, yêu cầu kỹ thuật cao thường có những dịch vụ mang trở hàng hoá đến

tận nhà theo yêu cầu của khách hang, lắp đặt, vận hành, chạy thử, phải có bảo hành miễn

phí trong một thời gian nhất định.

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần

Dịch vụ và Thương mại PETECARE

1.3.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Công ty nhỏ nên áp dụng mô hình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh theo mô

hình quản lý trực tuyến, gọn nhẹ, có nghĩa là giám đốc trực tiếp quản lý từng bộ phận và

từng người mà không thông qua cấp trung gian

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 13

Page 15: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý của công ty

1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty

- Đơn vị kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, không

có chi nhánh và văn phòng đại diện.

- Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ

phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE được sắp xếp phân cấp cụ thể trình độ quản lý

không ngừng được nâng cao. Để đảm bảo bộ máy quản lý được linh hoạt, hoạt động hiệu

quả đòi hỏi trình độ chuyên môn của giám đốc, năng lực cũng như trách nhiệm của ban

giám đốc cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty.

*Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên

quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát

hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong công ty.

*Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp

luật; đồng thời là người chịu trách nhiệm trước công ty về về hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty. Ông Đỗ Quang Suất: Tốt nghiệp đại học đã có thâm niên công tác hơn

3 năm tại phòng hành chính tổng hợp làm tốt các vai trò quản trị nhân lực, tài chính. Năm

2002 anh về làm giám đốc cho công tySV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1

14

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phòng kế toán tài vụ

Hệ thống cửa hàng và văn phòng đại diện

Phòng TC-HC Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng kinh

doanh

Page 16: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

*Phòng Kinh doanh do anh Ngô Anh Tuấn làm trưởng phòng tốt nghiệp quản trị

kinh doanh trường kinh tế quốc dân và có thâm niên công tác tại công ty Hà Ngọc 3 năm

và về làm cho công ty từ năm 2008

Phòng Kinh doanh thực hiện chức năng xây dựng và kiểm soát kế hạch sản xuất

kinh doanh của công ty trong ngắn hạn, trung hạn của công ty

*Phòng Kỹ thuật do anh Nguyễn Thành Tâm làm trưởng phòng. Trình độ tốt nghiệp

đại học công nghệ bưu chính viễn thông năm 2000 và đã có thâm niên công tác 2 năm

trongg công ty Bảo An. Anh về làm cho công ty năm 2004.

Phòng Kỹ thuật thực hiện các công việc liên quan đến việc xử lý kỹ thuật về điện tử,

điện lanh.

*Phòng Tài chính – Kế toán: Kế toán trưởng Hoàng Thị Hồng Nhung Cử nhân đại

học tài chính ngân hàng Chuyên viên tài chính kiêm giám sát thực hiện nội quy kế toán và

phụ trách các vấn đề về thu chi kiểm soát

Quản lý tài chính

- Lập kế hạch, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn tài trợ.

- Lập kế hạch ngân sách, kiểm tra và đánh gia việc thực hiện ngân sách.

* Phòng Tổ chức – Hành chính

Phòng Tổ chức – Hành chính là bộ phận trực thuộc công ty có chức năng quản trị

hành chính theo yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ.

Phòng kỹ thuật sản xuất: Có trách nhiệm đảm bảo các phân xưởng hoạt động đều

đặn và tìm ra những cách thực tiễn để thiết kế những sản phẩm mới

Hệ thống cửa hàng và phòng đại diện:

Tạo thế thuận lợi về giao dịch, đẩy mạnh xuất khẩu

1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và

Thương mại PETECARE

1.4.1. Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây được thể hiện qua

bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty như sau:

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 15

Page 17: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

ĐVT: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch2013 2014 2015 2014/2013 % 2015/2014 %

A B 1 2 3 4=2-1 5=2/1 6=3-2 7=3/21 Doanh thu bán hàng 3,058,741 3,645,698 3,907,461 586,957 19.19 261,763 7.182 Các khoản giảm trừ doanh

thu38,565 46,585

32,906 8,020 20.80 (13,679) (29.36)3 Doanh thu thuần 3,020,176 3,599,113 3,874,555 578,937 19.17 275,442 7.654 Giá vốn hàng bán 2,105,654 2,243,972 2,676,908 138,318 6.57 432,936 19.295 Lợi nhuận gộp 914,522 1,355,141 1,197,647 440,619 48.18 (157,494) (11.62)6 Doanh thu HĐTC 52,569 75,265 82,728 22,696 43.17 7,463 9.927 Chi phí tài chính 21,254 32,654 35,076 11,400 53.64 2,422 7.428 Chi phí bán hàng 322,659 448,525 350,985 125,866 39.01 (97,540) (21.75)9 Chi phí quản lý DN 180,265 255,736 269,905 75,471 41.87 14,169 5.5410 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 442,913 693,491 624,409 250,578 56.57 (69,082) (9.96)11 Thu nhập khác - - - - - - -12 Chi phí khác - - - - - - -13 Lợi nhuận khác - - - - - - -14 Tổng lợi nhuận trước thuế 442,913 693,491 624,409 250,578 56.57 (69,082) (9.96)15 Thuế TNDN hiện hành 110,728 173,373 156,102 62,645 56.57 (17,271) (9.96)16 Thuế TNDN hoản lại - - - - - - -17 Lợi nhuận sau thuế 332,185 520,118 468,307 187,934 56.57 (51,812) (9.96)18 Lãi cổ phiếu(*) - - - - - - -

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 16

Page 18: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Công ty hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử

dụng nguồn vốn đó thật linh hoạt nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Lợi

nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Qua bảng số liệu bên trên ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng liên tục từ

3,058 triệu đồng năm 2013 lên 3,645 triệu đồng năm 2014, tức tăng 568,9 triệu đồng

về giá trị, về tốc độ tăng 19,19%. Sang năm 2015, tổng doanh thu tăng 261,7 triệu

đồng về giá trị, vượt hơn năm 2014 là 7,18% về tốc độ. Từ năm 2013 đến năm 2015,

tổng doanh thu đều tăng là do trong những năm qua, công ty vẫn giữ uy tín về chất

lượng của mình trên thương trường.

Tuy doanh thu tăng rất cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều

hướng tăng theo. Năm 2014, giá vốn hàng bán là 2,243 triệu đồng tăng 6,57% về tốc

độ và 138 triệu đồng về giá trị so với năm 2013, đến năm 2015 giá vốn hàng bán tiếp

tục tăng cao hơn và tăng 19,29% so với cùng kỳ năm 2014.

Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí hoạt động (hay chi phi bán

hàng và quản lý DN ) của công ty qua ba năm cũng có chuyển biến tăng, năm 2013 là

502 triệu đồng, năm 2014 và năm 2015 lần lượt là 704,2 triệu đồng và 620,9 triệu

đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng này chủ yếu là do hàng hóa của công ty được tiêu thụ

mạnh nên đòi hỏi chi phí hoạt động cũng phải tăng theo.

Còn lợi nhuận gộp của công ty cũng biến động qua ba năm. Cụ thể năm 2013 là

914,5 triệu đồng đến năm 2014 tăng lên là 1,355triệu đồng tương ứng tăng 48,18 % và

bắt đầu giảm xuống vào năm 2015 còn 1,197 triệu đồng tương đương giảm 11,62%.

Có thể thấy Doanh thu tăng đều qua ba năm còn lợi nhuận gộp tăng 2014 và giảm

2015. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2015 chỉ đạt 624,4 triệu đồng trong

khi năm 2014 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là 624,4 triệu đồng, điều này có

nghĩa là công ty đã mất đi một phần lợi nhuận đáng kể, tức là đã giảm 69,1 triệu đồng

và giảm 9,96 % về tốc độ so với năm 2014.

Tổng doanh thu tăng, kéo theo tổng số thuế phải nộp ngân sách Nhà nước cũng

biến động theo từng năm, tạo nguồn cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Năm 2013

tổng số thuế phải nộp Nhà nước là 110,7 triệu đồng, năm 2014 tăng lên 173,3 triệu

đồng đó là về giá trị, về tốc độ tăng 56,57% so với năm 2013. Sang năm 2015 do tổng

lợi nhuận trước thuế giảm 69,1 triệu đồng về giá trị, về tốc độ giảm 9,69%. Cho nên

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1

17

Page 19: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

tổng số thuế phải nộp cũng đã giảm đi một lượng tương đương là 17,2 triêu đồng về

giá trị, về tốc độ giảm 9,69%.

Tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm qua đều đạt

kết quả tương đối khá tốt. Tuy nhiên, công ty cần có những biện pháp tích cực hơn để

tăng doanh thu. Trong tương lai, công ty cần cố gắng hơn nữa để giữ vững kết quả đạt

được, phát huy tích cực những thế mạnh của mình để có thể đứng vững trên thị trường

và phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng

1.4.2.Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE

Tình hình tài chính những 3 năm gần đây của Công ty Cổ phần Dịch vụ và

Thương mại PETECARE được thể hiện qua Cơ cấu nguồn vốn của Công ty :

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1

18

Page 20: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Bảng 1.2: Sự biến động tài sản trong ba năm (2013-2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013

Chênh lệch 2015/2014

Giá trị(ngàn đ)

Tỷ trọng(%)

Giá trị(ngàn đ)

Tỷ trọng(%)

Giá trị(ngàn đ)

Tỷ trọng(%)

+(-) % +(-) %

I. TSLĐ và ĐTNH 2,609,513 90.69 2,557,942 92.82 2,780,466 91.87 (51,571) (1.98) 222,524 8.70 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 153,092 5.32 383,751 13.93 238,970 7.90 230,659 150.67 (144,781) (37.73)2. Các khoản phải thu 1,102,037 38,30 1,148,682 41.68 1,245,687 41.16 46,645 4,23 97,005 8.44 3. Hàng tồn kho 1,354,384 47.07 1,025,509 37.21 1,295,809 42.81 (328,875) (24.28) 270,300 26.36 4. Tài sản ngắn hạn khác -   - - - - - - - -5. Hàng dự trữ quốc gia -   - - - - - - - -II. TSCĐ và ĐTDH 267,922 9.31 197,774 7.18 246,208 8.13 (70,148) (26.18) 48,434 24.49 1. Các KPT dài hạn -   -              2. Tài sản cố định 161,042 5.60 112,076 4.07 63,110 2.09 (48,966) (30.41) (48,966) (43.69)3. Các khoản đầu tư dài hạn - - - - - - - - - -4. Tài sản dài hạn khác 106,880 3.71 85,698 3.11 183,098 6.05 (21,182) (19.82) 97,400 113.65 TỔNG TS 2,877,435 100 2,755,716 100 3,026,674 100 (121,719) (4.23) 270,958 9.83

(Nguồn:Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 19

Page 21: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

TSLĐ và ĐTNH là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung qua bảng phân tích ở trên (bảng 3.3), ta thấy

TSLĐ và ĐTNH của công ty luôn biến động liên tục qua ba năm. Trong tổng TSLĐ và

ĐTNH năm 2013 đạt 2,609 triệu đồng, chiếm 90,69 %, tương ứng với nó là TSCĐ và

ĐTDH 267 triệu đồng, chiếm 9,31% so với tổng tài sản trong kỳ. Trong khi đó vào

năm 2014 đạt 2,577 triệu đồng TSLĐ và ĐTNH chiếm 92,82%, còn TSCĐ và ĐTDH

là 197 triệu đồng, chiếm 7,18% so với tổng tài sản. Đến năm 2015 thì TSLĐ và ĐTNH

đã tăng lên so với năm 2014 với giá trị tương ứng là 2,780 triệu đồng, về mặt tỷ trọng

chiếm 91,87%, bên cạnh đó TSCĐ và ĐTDH là 246 triệu đồng, chiếm 8,13% so với

tổng tài sản trong kỳ. Theo số liệu trong bảng đánh giá (bảng 3.1.2.1), ta thấy giá trị

của tổng tài sản năm 2014 so với năm 2013 giảm 121 triệu đồng, tương đương 4,23%.

Năm 2015 so với năm 2014, tổng tài sản tăng 270 triệu đồng, tương ứng tăng 9,83%.

Trong đó, tiền là một loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, có thể sử dụng để chi

cho các mục đích khác nhau cũng đã tăng từ 153 triệu đồng năm 2013 lên 383 triệu

đồng năm 2014. Về mặt giá trị tài sản tiền tăng lên 230 triệu đồng, về tốc độ tăng

150%. Nhìn chung, nguyên nhân làm cho vốn bằng tiền tăng nhanh là do tiền mặt tại

quỹ và tiền gửi ngân hàng của công ty trong năm 2014 đều tăng. Sang năm 2015 giá trị

tài sản tiền giảm 144 triệu đồng tương ứng giảm 3,73% so với năm 2014 .

Năm 2014 khoản phải thu đã tăng lên 1,148 triệu đồng, về tốc độ thì tăng

41,68%. Nhưng đến năm 2015 thì KPT đạt 1,245 triệu đồng. Còn đối với hàng tồn kho

của công ty năm 2013 là 1,354 triệu đồng, năm 2014 giảm xuống còn 1,025 triệu đồng

nhưng sang năm 2015 thì tăng lên 1,295 triệu đồng. Điều này cho thấy sự ứ đọng

nhiên liệu tại kho cao là dấu hiệu không tốt, vì hiện nay giá cả luôn biến động nên

công ty có chiến lược dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý.

TSCĐ và ĐTDH là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng hữu ích lâu

dài phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là những tài sản mà công

ty nắm giữ để sử dụng chứ không phải để bán và được coi như những tài sản dài hạn

dùng trong một số năm. Giá trị TSCĐ và ĐTDH năm 2014 so với năm 2013 giảm 70

triệu đồng về giá trị và về tốc độ giảm 26,18%. Cho thấy công ty không đầu tư thêm

máy móc thiết bị nên TSCĐ và ĐTDH năm 2014 giảm xuống. Năm 2015 TSCĐ và

ĐTDH tăng 48 triệu đồng so với năm 2014, nguyên nhân có thể là do công ty đầu tư

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1

20

Page 22: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

thêm máy móc thiết bị để phục vụ tốt cho công việc nên TSCĐ và ĐTDH năm 2015

tăng lên. Như vậy, qua việc phân tích tình hình biến động kết cấu tài sản trong ba năm

qua của công ty là tương đối hợp lý. Điều này thể hiện qua tỷ trọng của từng khoản

mục trong tổng tài sản. Điều đó có thể đánh giá rằng qui mô về vốn đã tăng lên, cơ sở

vật chất kỹ thuật của công ty ngày càng được nâng cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh

càng được mở rộng hơn.

Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Vốn và nguồn vốn là hai mặt của một tổng thể thống nhất, đó là lượng tài sản của

công ty. Do đó, ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, cần phân tích kết cấu

nguồn vốn. Việc phân tích này giúp cho công ty nắm được khả năng tự tài trợ về mặt

tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp

phải trong khai thác các nguồn vốn.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1

21

Page 23: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Bảng 1.3: Sự biến động nguồn vốn qua ba năm (2013-2015)

Chỉ tiêuNăm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch

2014/2013Chênh lệch 2015/2014

Giá trị(ngàn đ)

Tỷ trọng

Giá trị(ngàn đ)

Tỷ trọng

Giá trị(ngàn đ)

Tỷ trọng +(-) % +(-) %

I. NỢ PHẢI TRẢ 1,690,887 58.76 1,525,550 55.36 1,708,784 56.46 (165,337) (9.78) 183,234 12.01 1. Nợ ngắn hạn 1,690,887 58.76 1,525,550 55.36 1,708,784 56.46 (165,337) (9.78) 183,234 12.01 2. Nợ dài hạn - - - - - - - - - -II. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 1,186,548 41.24 1,230,166 44.64 1,317,890 43.54 43,618 3.68 87,724 7.13 1. Vốn chủ sở hữu 1,186,548 41.24 1,230,166 44.64 1,317,890 43.54 43,618 3.68 87,724 7.13 - Quỹ đầu tư phát triển 1,000,000 34.75 1,000,000 36.29 1,000,000 33.04 0 0 0 0- Quỹ dự phòng tài chính - - - - - - - - - -- Lợi nhuận chưa phân phối 186,548 6.48 230,166 8.35 317,890 10.50 43,618 23.38 87,724 38.112. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - - - - - - -- Quỹ khen thưởng và phúc lợi - - - - - - - - - -3. Quỹ dự trữ quốc gia - - - - - - - - - -TỒNG NV 2,877,435 100 2,755,716 100 3,026,674 100 (121,719) (4.23) 270,958 9.83

(Nguồn : Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 22

Page 24: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Qua bảng số liệu trên (bảng 3.4) ta thấy, nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng

lên vào năm 2013 và lại có xu hướng giảm xuống trong năm 2014 và lại tăng trong năm

2015. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng là do khoản nợ phải trả tăng và nguồn vốn chủ

sở hữu cũng tăng trong năm 2015, cho thấy được qui mô của công ty được mở rộng.

Trong đó: nợ phải trả là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ phải trả, có

thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, tại thời điểm báo cáo. Giá

trị khoản nợ phải trả năm 2013 là 1,690 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 58,76%; năm 2013 nợ

phải trả giảm xuống còn 1,525 triệu đồng về giá trị, chiếm 55,36% ,và đến năm 2015

khoản nợ phải trả đạt 1,708 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 56,46%. Điều này cho thấy, tỷ

trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là rất cao và sẽ có xu hướng giảm trong năm tới.

Còn nguồn vốn chủ sở hữu, đó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn

thuộc chủ sở hữu của công ty. Theo kết quả phân tích của bảng trên ta thấy, nguồn vốn

chủ sở hữu thì vẫn có tăng nhưng không nhiều và không đáng kể. Năm 2014 tăng nhiều

hơn năm 2013 về giá trị là 43 triệu đồng, về tốc độ tăng 3,68%. Năm 2014 lại tăng so với

cùng kỳ năm trước về giá trị là 87 triệu đồng, hay tường ứng tốc độ giảm là 7,13%. Trong

nguồn vốn chủ sở hữu thì chủ yếu cấu thành do nguồn vốn quỹ. Với sự gia tăng của

nguồn vốn chủ sở hữu so với nợ phải trả thì tốc độ tăng chậm hơn dẫn đến tỷ trọng của

nguồn vốn vẫn nhỏ hơn nợ phải trả. Điều này đã khẳng định mức độ tự chủ động về mặt

tài chính của công ty ngày càng có hướng giảm sút.

Phân tích các tỷ số thanh toán

Hệ số khái quát về tình hình công nợ

Trong kinh doanh, việc chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là điều bình thường

do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa công ty với các đối tượng như khách hàng, nhà

cung ứng… Điều làm cho các nhà quản trị quan tâm là các khoản nợ, các khoản phải thu

không có khả năng thu hồi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Để nhận

biết được điều đó cần phân tích tình hình công nợ để thấy được tính chất hợp lý của các

khoản nợ.

Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn

Khoản phải thu là giá trị tài sản của công ty bị các công ty hoặc các đơn vị khác

chiếm dụng hay việc thu hồi nợ chưa thực hiện được vì lý do nào đó. Các khoản phải thu

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 23

Page 25: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

tăng đó là một bất lợi cho công ty. Ngược lại, các khoản phải thu càng giảm thì càng có

lợi vì nó làm tăng nhanh vòng quay vốn. Do đó, phân tích các khoản phải thu ngắn hạn

cho thấy được công tác tổ chức thu hồi nợ của công ty như thế nào. Cụ thể, các khoản

phải thu của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.4: Các khoản phải thu ngắn hạn năm (2013-2015)

Chỉ tiêuPhải thu

khách hàngTrả trước người bán

Phải thu nội bộ

ngắn hạn

Các khoản phải thu

khác Tổng

(Ngàn đ) (Ngàn đ) (Ngàn đ) (Ngàn đ)Năm 2013 956,881 70,539 - 74,617 1,102,037 Năm 2014 1,030,654 85,639 - 32,389 1,148,682

Năm 2015 1,096,860 90,210 - 58,617 1,245,687

Chênh lệch 2014/2013

+(-) 73,773 15,100 - (42,228) 46,645

% 7,71 21,41 - (56.59) 4,23 Chênh lệch 2015/2014

+(-) 66,206 4,571 - 26,228 97,005 % 6,42 5,34 - 80,98 8,44

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)

Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản trả trước cho người bán năm 2013 đạt

70,5 triệu đồng sang năm 2014 tăng lên 85,6 triệu đồng , tương ứng tăng 21,41% năm

2014 so với năm 2013 và đến năm 2015 phải trả người bán tăng lên 90,2 triệu đồng tương

ứng tăng 5,34% so với năm 2014. Trong khi đó thì khoản phải thu khách hàng cũng biến

động qua các năm. Năm 2014 khoản phải thu khách hàng tăng 1,030 triệu đồng tăng 73,7

triệu đồng tương đương tăng khoản 7,71% so với năm 2013 và năm 2015 khoản phải thu

khách hàng tăng 1,096 triệu đồng về tốc độ tăng 6,42%. Các khoản phải thu khác cũng

tăng giảm nhanh qua các năm, vì vậy công ty cần phải có chính sách thu hồi nợ hay quản

lý tốt hơn nữa để tránh rủi ro về tài chính.

Phân tích các khoản nợ ngắn hạn:

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả, có thời hạn trả

dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, hay tại thời điểm báo cáo. Do đó,việc

phân tích các khoản nợ ngắn hạn cho ta biết được các khoản nợ từ nguồn nào và có biện

pháp trả nợ cho hợp lý.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 24

Page 26: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Bảng 1.5: Các khoản nợ ngắn hạn năm (2013-2015)

Chỉ tiêu

Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

(ngàn đ) (ngàn đ) (ngàn đ) +(-) % +(-) %

1. Vay và nợ ngắn hạn 490,537 297,662 330,354 (192,875) (39,32) 32,692 10,98 2. Phải trả người bán 1,026,547 1,116,505 1,224,670 89,958 8,76 108,165 9,69

3. Người mua trả tiền trước - - - - - - -4. Thuế và khoản phải nộp Nhà nước 148,968 104,998 138,693 (43,970) (29,52) 33,695 32,09 5. Phải trả công nhân viên - - - - - - -6. Chi phí phải trả - - - - - - -7. Phải trả nội bộ - - - - - - -8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 24,835 6,385 15,067 (18,450) (74,29) 8,682 135,97

Tổng các khoản nợ ngắn hạn 1,690,887 1,525,550 1,708,784 (165,337) (9,78) 183,234 12,01

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)

Qua bảng phân tích số liệu bên trên (bảng 3.7), ta thấy nợ ngắn hạn trong công ty

đang giảm. Cụ thể khoản nợ ngắn hạn năm 2014 giảm 192,8 triệu đồng so với năm 2013

tương ứng giảm 39,32%. Điều này cho thấy năm 2014 công ty hạn chế bớt các khoản vay

nợ lại nhằm hạn chế các rủi ro tài chính. Sang năm 2015 nợ ngắn hạn tăng 32,6 triệu đồng

so với năm 2014 về tốc độ tăng 10,98%, có thể thấy khoản nợ ngắn hạn năm 2015 tăng

lên nguyên nhân là do các khoản phải trả người bán chiếm phần lớn trong khoản nợ ngắn

hạn đã tăng 108,1 triệu đồng về giá trị, về tốc độ tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cũng tăng 33,6 triệu đồng góp phần

làm tăng khoản nợ ngắn hạn.

Phân tích tỷ số các KPT trên các khoản phải trả ngắn hạn:

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty luôn tồn tại và phát sinh các

khoản phải thu và khoản phải trả. Thông thường, các khoản này muốn thanh toán được thì SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1

25

Page 27: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

phải có một khoản thời gian nhất định. Nhưng vấn đề thanh toán dài hay ngắn hạn là hoàn

toàn phụ thuộc vào chế độ trích nộp các khoản phải cho ngân sách Nhà nước theo qui

định, tùy thuộc vào phương thức thanh toán đang được áp dụng hiện hành và sự thỏa

thuận giữa các đơn vị với nhau. Nếu vốn bị chiếm dụng quá nhiều thì công ty sẽ không đủ

nguồn vốn để trang trải cho mọi hoạt động, từ đó làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh

giảm một cách đáng kể.

Bảng 1.6: Tỷ số KPT trên khoản phải trả năm (2013-2015)

Chỉ tiêu

Các khoản phải thu ngắn

hạnCác khoản

nợ ngắn hạn

Tỷ số khoản phải thu trên khoản phải

trả

(Ngàn đ) (Ngàn đ) (Lần)Năm 2013 1,102,037 1,690,887 0,65Năm 2014 1,148,682 1,525,550 0,75Năm 2015 1,245,687 1,708,784 0,73

Chênh lệch +(-) 121,262 (165,337) 0,102014/2013 % 11,80 (9,78) -

Chênh lệch +(-) 97,005 183,234 (0,02)2015/2014 % 8,44 12,01 -

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)

Hệ số khái quát khoản phải thu trên khoản phải trả của công ty trong năm 2013-

2015 .Cụ thể, năm 2014 hệ số này tăng 0,10 lần (0,75-0,65). Cho thấy khoản vốn đơn vị

bị chiếm dụng có chiều hướng tăng. Sang năm 2015 hệ số này giảm 0,02 lần(0,73-0,75)

cho thấy khoản vốn bị chiếm dụng của công ty giảm. Nhìn chung, tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn 1

cho thấy số vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vị khác nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện thời này cho biết công ty có thể sử dụng

toàn bộ tài sản của mình để trang trải các khoản nợ như thế nào và có thể đánh giá được

thực trạng tổng quát tình hình tài chính tại công ty, ta tiến hành lập bảng số liệu phân tích

khả năng thanh toán hiện thời sau:

Bảng 1.7: Khả năng thanh toán hiện thời năm (2013-2015)

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 26

Page 28: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Chỉ tiêuTSLĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện

thời(ngàn đ) (ngàn đ) (lần)

Năm 2013 2,609,513 1,690,887 1,54Năm 2014 2,557,942 1,525,550 1,68Năm 2015 2,780,466 1,708,784 1,63

Chênh lệch +(-) (51,571) (165,337) 0,132014/2013 % (1,98) (9,78) -

Chênh lệch +(-) 222,524 183,234 (0,05)2015/2014 % 8,70 12,01 -

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)

Sơ đồ 1.3: Biểu đồ tỷ số thanh toán hiện thời

Đây là một tỷ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả

bằng toàn bộ tài sản hiện có của công ty. Trong năm 2013-2015, đa phần công ty có hệ số

thanh toán hiện thời lớn hơn 1, tức là vốn lưu động của công ty có thể trang trải đủ cho

các khoản nợ phải trả. Tỷ số này càng cao thì năng lực tài chính của công ty càng lớn. Cụ

thể, năm 2013 khả năng thanh toán hiện thời là 1,54 lần có nghĩa là cứ 1 đồng vốn nợ phải

trả thì đảm bảo bằng 1,54 đồng tài sản; đến năm 2014 thì khả năng thanh toán hiện thời là

1,68 lần cho thấy tài sản của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn

hạn. Nhìn chung, tình hình thanh khoản của công ty tốt. Nhưng đến năm 2015 khả năng

thanh toán hiện thời là 1,63 lần tỷ số này đang có chiều hướng giảm, vì vậy để đảm bảo

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 27

Page 29: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

hệ số an toàn của cán cân thanh toán, công ty cần phải nâng cao tỷ số này để có thể trang

trải được cho các khoản nợ phải trả.

Hệ số thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán tức thời (ngay lúc phát sinh nhu cầu)

đối với các khoản nợ đến hạn trả. Chỉ tiêu này cho biết công ty có thể dùng tiền và các

khoản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn để thấy

được khả năng thanh toán của công ty như thế nào, thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 1.8: Khả năng thanh toán nhanh năm (2013-2015)

Chỉ tiêu

TSLĐ và ĐTNH

Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán

nhanh(ngàn đ) (ngàn đ) (ngàn đ) (lần)

Năm 2013 2,609,513 1,354,384 1,690,887 0,74Năm 2014 2,557,942 1,025,509 1,525,550 1,00Năm 2015 2,780,466 1,295,809 1,708,784 0,87

Chênh lệch +(-) (51,571) (328,875) (165,337) 0,262014/2013 % (1,98) (24,28) (9,78) -

Chênh lệch +(-) 222,524 270,300 183,234 (0,14)2015/2014 % 8,70 26,36 12,01  

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)

Sơ đồ 1.4: Biểu đồ tỷ số thanh toán nhanh

Qua bảng số liệu trên ta thấy ở năm 2013 tỷ số thanh khoản nhanh là 0,74 điều này

có nghĩa là ứng với mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có 0,74 đồng tài sản ngắn SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1

28

Page 30: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

hạn có thể sử dụng để thanh toán ngay .Vào năm 2014 thì tỷ số này là 1,00 so với năm

2013 thì tăng 0,26 lần và năm 2015 là 0,87 lần so với năm 2014 thì giảm 0,14 lần. Từ đó

ta thấy tính thanh khoản nhanh của công ty không tốt. Nhưng lượng tiền mặt dự trữ chủ

yếu là để trả lương công nhân và các nhu cầu khác bằng tiền, nếu dự trữ lượng tiền mặt tại

quỹ nhiều thì không tốt vì tiền tại quỹ không tạo ra được lợi nhuận cho công ty.

PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI PETECARE

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 29

Page 31: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE

2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

2.1.2 .Chức năng nhiệm vụ của kế toán

- Kế toán trưởng: Chị Dương Thị Hà Chịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ

quan pháp luật về toàn bộ công việc kế toán của mình tại Công Ty. Lập báo cáo, cung

cấp số liệu, tài liệu của công ty theo yêu cầu của giám đốc công ty và của cơ quan quản lý

nhà nước. Lập kế hoạch, kế toán tài chính, tham mưu cho giám đốc về các quyết định

trong việc quản lý công ty.Có nhiệm vụ theo dõi chung, chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ

chức phân công kiểm tra các công việc của nhân viên kế toán.

- Kế toán tổng hợp: Do chị Nguyễn Thị Thanh tốt nghiệp đại học công nghiệp Hà

Nội: Có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra số liệu của các kế toán viên rồi tổng hợp số liệu

báo cáo quyết toán theo quý. Tập hợp chi phí xác định doanh thu, hạch toán lãi lỗ và đánh

giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Kế toán tổng hợp còn theo dõi tình hình thanh toán

với ngân sách Nhà nước

- Kế tiền lương: Chị Nguyễn thị Minh phụ trách tốt nghiệp đại học công đoàn: Có

nhiệm vụ tổ chức hạch toán cung cấp thông tin về tình hình sử dụng lao động tại Công ty,

về chi phí tiền lương và các khoản nộp BHXH, BHYT.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 30

Kế toánvật tư - tài

sản

Kế toán công nợ và

TGNH

Kế toán tiền mặt và thanh

toán

Thủ quỷ

Kế toán tổng hợp

Kế toán tiền lương

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Page 32: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

- Kế toán tiền mặt và thanh toán: Bạn chị Nguyễn thị Hiền phụ trách số năm công

tác 5 năm: Ghi chép, phản ảnh kịp thời chính xác đầy đủ các khoản thu chi tiền mặt, thanh

toán nội bộ và các khoản thanh toán khác, đôn đốc việc thực hiện tạm ứng.

- Kế toán công nợ và tiền gửi ngân hàng: Chị Phan thị Vân Anh phụ trách số năm

công tác 3 năm: Theo dõi tình hình biến động của tiền gửi và tiền vay ngân hàng, theo dõi

công nợ của các cá nhân và tổ chức.

- Kế toán Vật tư - tài sản: Chị Dương thị Huệ phụ trách tốt nghiệp đại học tà Vinh

số năm công tác 3 năm: Theo dõi tình hình cung ứng, xuất - nhập vật tư, kiêmt ra giám sát

về số lượng hiện trạng tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm, tính và phân bổ kháu

hao cho các đối tượng sử dụng.

-Thủ quỹ: Chị Phan thị thu Hường phụ trách tốt nghiệp đại học lao động xã hội số

năm công tác 5 năm: Phản ánh thu, chi, tồn quỹ tiền mặt hằng ngày đối chiếu tồn quỹ

thực tế với sổ sách để phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời đảm bảo tồn quỹ thực tế

tiền mặt cũng bằng số dư trên sổ sách.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành và quan hệ tương tác

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE tổ chức mô hình kế toán tập

trung với 05 cán bộ nhân viên với 01 kế toán trưởng và các kế toán viên phụ trách các

mảng khác nhauPhòng kế toán tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương

pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu, chế

độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ Tài Chính, cung cấp

một cách đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của

Công ty. Từ đó tham mưu cho Ban tổng giám đốc để đề ra các biện pháp, quy định phù

hợp với đường lối phát triển của công ty.

Các phần hành kế toán được phân chia thành :

- Kế toán trưởng giúp việc cho giám đốc kiểm tra đánh giá tình hình tài chính của

công ty, phân tích một số chỉ tiêu kinh tế của đơn vị giúp cho các quyết định của giám

đốc.

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kiểm tra theo dõi quỹ tiền mặt và tiền gửi

ngân hàng, tình hình biến động quỹ tiền mặt, cân đối thu chi, có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 31

Page 33: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

- Kế toán vật tư, tài sản cố định theo dõi về vật tư hàng hoá, tài sản cố định, theo dõi

tình hình biến động tăng giảm TSCĐ, cũng như việc mua mới và thanh lý TSCĐ.

- Kế toán công nợ và vốn bằng tiền theo dõi công nợ với khách hàng đề xuất các

biện pháp giảm tình trạng chiếm dụng vốn, theo dõi các khoản vốn vay và kế hoạch trả

nợ.

Kế toán tổng hợp tổng hợp số liệu kế toán, báo cáo sổ sách.

2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại

PETECARE

2.2.1.Các chính sách kế toán chung theo quyết định số 48/2006/QĐ ngày 14/09/2006

1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm).

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng.

3. Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhò ban hành theo quyết

định số 48/2006/QĐ –BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Hình thức kế toán áp dụng: nhật kí chung.

5. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền: Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng được

ghi nhận theo nguyên tắc:

- Tiền mặt: căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt.

- Tiền gửi ngân hàng: căn cứ vào giấy báo nợ, báo có của ngân hàng kết hợp với sổ

phụ hoặc bản xác nhận số dư của ngân hàng tịa từng thời điểm.

6. Các khoản phải thu thương mai: khoản phải thu thương mại được ghi nhận phù hợp với

chuản mực doanh thu – VAS 14 về thời điểm ghi nhận căn cứ theo hóa đơn, chứng từ

phát sinh.

7. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện

được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng

tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát

sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 32

Page 34: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Công ty không có hàng tồn kho cần trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho

tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán.

8. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định

Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hữu hình được ghi

nhận theo nguyên giá. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình được ghi nhận

theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Khấu hao tài sản cố định hữu hình được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời

gian khấu hạo được xác định phù hợp với quy định tại thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày

25/4/2013 của Bộ Tài chính.

9. Phải trả người bán và phải trả khác

Các khoản nợ phải trả người bán, phải trả nợ vay và các khoản phải trả khác là các

khoản nợ phải trả được xác định gần như chắc chắn về giá trị, thời gian và được ghi nhận

theo nghiệp vụ thực tế phát sinh.

10. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của doanh

nghiệp sau khi trừ các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và

điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.

11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

Doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả

của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ

liên quan đến nhiều kì thì doanh thu được ghi nhận trong kì theo kết quả phần công việc

đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kì đó. Kết quả của giao dịch cung

cấp dịch vụ được xác định khi thảo mãn tất cả các điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch

cung cấp dịch vụ đó.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 33

Page 35: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ

tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận

khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính

Các khoản chi phí được ghi nhận vào chí phí tài chính gồm:

- Chi phí hoặc các khoản lỗ liện quan đến các hoạt động đầu tư tài chính.

- Chi phí cho vay và đi vay vốn.

- Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh liên quan

đến ngoại tệ.

- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kì, không bù trừ với

doanh thu hoạt động tài chính.

13. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập

chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.

Việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty căn cứ vào các quy định hiện

hành về thuế. Tuy nhiên những quy định này thay đổi theo từng thời kì hoặc việc áp dụng

các quy định về thuế đối với nhiều loại giao dịch có thể được giải thích theo nhiều cách

khác nhau. Do vậy số thuế được trình bày trên báo cáo tài chính có thể thay đổi tùy thuộc

vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế.

2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Về cơ bản đơn vị sử dụng chứng từ ghi chép ban đầu theo quyết định số

48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của BTC và các chứng từ liên quan như hoá đơn

GTGT đựơc tuân thủ theo quy định của luật thuế GTGT.

Công tác bảo quản lưu trữ chứng từ được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo

lưu giữ đúng theo quy định của luật kế toán, được sắp xếp phân loại theo trình tự thuận lợi

cho việc theo dõi kiểm tra khi cần thiết.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 34

Page 36: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

TT  TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU

I/ Lao động tiền lương

1 Bảng chấm công 01a-LĐTL

2 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL

3 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL

4 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL

5 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL

II/ Hàng tồn kho

1 Phiếu nhập kho 01-VT

2 Phiếu xuất kho 02-VT

III/ Bán hàng

1 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-

3LL

2 Phiếu nhập kho

3 Phiếu xuất kho

4 Biên bản bàn giao

5 Bảng báo giá

6 Hợp đồng kinh tế

7 Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế

IV/ Tiền tệ

1 Phiếu thu 01-TT

2 Phiếu chi 02-TT

3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT

4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT

5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT

6 Biên lai thu tiền 06-TT

7 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) 08a-TT

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 35

Page 37: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

V/ Tài sản cố định

1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ

2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ

3 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ

VI/ Chứng từ khác

1 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH

2 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản

Công tác bảo quản lưu trữ chứng từ được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo

lưu giữ đúng theo quy định của luật kế toán, được sắp xếp phân loại theo trình tự thuận lợi

cho việc theo dõi kiểm tra khi cần thiết.

- Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Doanh nghiệp sử dụng hình thức nhật ký chung để

hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi số kế toán theo hình thức nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối kỳ

Đối chiếu

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 36

Bảng tổng hợp chi tiêt

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chung

Chứng từ sử dụng

Sổ cái

Báo cáo tài chính

Bảng cân đối số phát sinh

Page 38: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Nhìn vào sơ đồ trên, có thể thấy trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

được thực hiện theo các bước sau:

- Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,

trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên

sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có

mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát

sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát

sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp

chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài

chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số

phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung

(hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các

sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

2.2.4.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

- Báo cáo tài chính là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài

chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cho

người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế. Vì vậy nên công tác lập

báo cáo tài chính là một trong những việc quan trọng đối với 1 doanh nghiệp. Vì Công ty

là đơn vị hạch toán độc lập, nên không chỉ các phần hành kế toán phải được thực hiện

theo đúng quy định, mà việc lập báo cáo tài chính cũng phải được triển khai theo đúng

chuẩn mực kế toán.

- Báo cáo tài chính của công ty được thực hiện đều đặn theo từng quý, sau đó cuối

năm sẽ căn cứ vào các số liệu tổng hợp của cả năm để lập ra các báo cáo tài chính cuối

năm, nộp cho cơ quan thuế và được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập. Công ty tự tổ

chức lập báo cáo tài chính, kế toán tổng hợp là người trực tiếp lập các báo cáo tài chính

cho công ty.

- Căn cứ để lập báo cáo tài chính là từ các sổ chi tiết trên phần mềm kế toán, Bảng

cân đối tài khoản, Sổ cái và báo cáo tài chính kì kế toán trước. Từ các căn cứ trên, Kế

toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp tập hợp, lập nên báo cáo tài chính, bao gồm:

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 37

Page 39: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh báo cáo tài chính

- Công ty tuân thủ theo đúng quy định của Bộ tài chính về thời hạn nộp Báo cáo tài

chính. Báo cáo tài chính năm của công ty được nộp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc

kỳ báo cáo năm - tức là vào ngày 31 tháng 03 hàng năm. Khi kết thúc niên độ kế toán, tức là

vào ngày 31/12, kế toán các phần hành có trách nhiệm trong 15 đến 25 ngày phải hoàn thành

mọi công việc liên quan đến phần hành kế toán của mình.

Để lập báo cáo tài chính, kế toán tổng hợp phải tuân thủ theo trình tự các bước, từ ghi

chép sổ sách kế toán đến lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế và hoàn thiện báo cáo.

a. Thực hiện ghi chép sổ sách kế toán:

Công việc này được thực hiện theo trình tự như sau:

- Tiếp nhận chứng từ, báo cáo của doanh nghiệp chuyển giao.

- Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán.

- Giải quyết vướng mắc phát sinh, tổ chức lưu trữ chứng từ.

- Vào sổ công nợ phải thu, phải trả, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

- Báo cáo nhập xuất tồn kho, sản phẩm, hàng hóa, Bảng cân đối công nợ HTK.

- Lập các chứng từ kế toán: Nhập, xuất, thu, chi.

- Lập sổ kho, thẻ kho hàng hóa.

- Lập các bảng biểu phân bổ, xuất kho TSCĐ, CCDC ... theo quy định.

- Lập bảng lương, các mẫu biểu liên quan đến lao động.

- Lập sổ cái các tài khoản kế toán.

- Hoàn thiện, lưu trữ sổ sách kế toán cho doanh nghiệp vào cuối năm tài chính.

b. Lập Báo cáo tài chính – Quyết toán thuế:

- Lập Báo cáo tài chính.

- Lập Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Lập Báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

- Lập Báo cáo quyết toán hóa đơn.

c. Hoàn thiện:

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 38

Page 40: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

- In Báo cáo tài chính và các báo cáo khác có liên quan.

- Xin chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp.

- Nộp Báo cáo cho cơ quan thuế.

- Chuyển trả báo cáo cho doanh nghiệp.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 39

Page 41: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ

TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI PETECARE

3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán của công ty

3.1.1.Ưu điểm

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung, công tác tập

hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nói riêng em nhận thấy : Là

đơn vị hạch toán trực thuộc nhưng công tác tổ chức, sản xuất, tổ chức hạch toán được tiến

hành hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.

* Về bộ máy quản lý của công ty : Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng khoa

học, hợp lý và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thi trường hiện nay. Ban

giám đốc công ty và các cán bộ quản lý tích cực quan tâm tới chất lượng sản phẩm, hiệu

quả kinh tế và chấp hành đúng chế độ quy định của nhà nước trong việc quản lý công ty

nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Hoạt động giữa các phòng ban hiệu quả, nhịp

nhàng, cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết cho Ban giám đốc, để từ đó đưa

ra các quyết định đúng đắn.

* Về tổ chức bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức hợp lý,

khoa học, phù hợp với đặc điểm của công ty, vừa phát huy được năng lực của nhân viên

vừa tạo điều kiện để quản lý thông tin hiệu quả. Các phần hành kế toán được tổ chức phù

hợp, phân công phân nhiệm rã ràng và có quan hệ mật thiết với nhau làm luồng thông tin

lưu chuyển dễ dàng, tạo hiệu quả tôt nhất trong công việc. Với sự quản lý của trưởng

phòng kế toán, phòng tài chính kế toán của công ty đã làm tốt nhiệm vụ quản lý và cung

cấp thông tin cho ban lãnh đạo để đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động sản

xuất kinh doanh.

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm mà công ty đã đạt được, tuy nhiên vế công tác kế toán nói

chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai công ty

nói riêng vẫn còn một số nhược điểm như sau:

Bộ máy kế toán mang tính tập trung và tổ chức sổ sách theo nhật ký chung nên công

việc lập và luân chuyển chứng từ phải tiến hành vào cuối quí nên không tránh khỏi những

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 40

Page 42: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

sai sót trong quá trình ghi chép, phản ánh, tổng hợp và báo cáo. Do đó hiệu quả của công

tác kế toán bị hạn chế chưa phát huy hết được năng lực hiệu quả của công tác kế toán

- Chứng từ kế toán đôi khi còn ghi chưa đầy đủ các yếu tố phản ánh trên chứng từ

như : Ngày tháng chứng từ, chữ ký người mua hàng, …

- Số chứng từ ghi sổ không thống nhất và không theo nguyên tắc nà còn mang tính

tuỳ ý.

- Sổ sách còn trùng lặp giữa thủ công và vi tính, phần nào phản ánh trình độ kế toán

viên còn hạn chế trong lĩnh vực sử dụng công nghệ thông tin.

- Hạch toán đôi khi còn chưa đúng đối tượng chịu chi phí làn giá thành từng khoản

mục phản ánh chưa chính xác.

- Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán hạch toán chưa đúng tính chất tài

khoản do vậy làm sai lệch thông tin.

- Tiền thuế GTGT được khấu trừ do quá thời gian quy định của bộ tài chính. Công ty

thường hạch toán vào giá thành, tuy làm giá thành tăng không đáng kể nhưng không đúng

với chế độ kế toán tài chính quy định.

- Việc xác định đối tượng để phân bổ tiền lương và đối tượng phân bổ BHXH,

BHYT, BHTN, KPCĐ chưa chính xác và không thống nhất mà chỉ mang tính chất tương

đối

3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty

3.2.1. Ưu điểm

* Về tài khoản sử dụng : Cùng với thời gian khi có sự sửa đổi bổ sung công ty cũng

áp dụng kịp thời các chế độ của nhà nước gần nhất là chế độ kế toán được áp dụng theo

QĐ 48/BTC ngày 14/09/2006, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi chi phí quản lý

kih doanh sản phẩm. Đây cũng là một bước chuyển biến rất kịp thời trong lĩmh vực hạch

toán kế toán của công ty.

Hệ thống tài khoản kế toán đã được mã hoá, cài đặt trên phần mềm của máy tạo điều

kiện thuận lợi cho việc hạch toán kế toán, lưu giữ các số liệu thông tin, đồng thời hệ thống

sổ sách, số liệu rã ràng, rành mạch, chính xác. Việc đối chiếu, kiểm tra được thuận lợi,

thường xuyên và các thông tin đảm bảo kịp thời khi lãnh đạo cần.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 41

Page 43: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

* Chứng từ sổ sách kế toán : Các chứng từ sổ sách kế toán được quản lý chặt chẽ,

phân công rõ ràng trách nhiệm cho cá nhân giữ và ghi sổ, mỗi kế toán viên đều có trách

nhiệm đối việc ghi chép sổ sách kế toán của tài khoản mình đang giữ. Chứng từ sổ sách

đã được Công ty đăng ký, có đầy đủ các thông tin cần thiết, cũng như đầy đủ tính chất

pháp lý. Các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ tương đối rõ ràng, đầy đủ đối với sự thực

nghiệp vụ kinh tế phát sinh

* Công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán của công ty là tương đối

hoàn chỉnh đảm bảo được tính đúng đắn, đầy đủ và kịp thời. Doanh nghiệp đã quản lý vốn

một cách chặt chẽ, sử dụng vốn có hiệu quả. Vì vậy, nguồn vốn kinh doanh của doanh

nghiệp tăng lên hiệu quả

* Với hình thức trả lương theo doanh thu và với mức lương ổn định và tăng dần của

Công Ty đã làm cho Cán Bộ Công Nhân Viên thực sự tin tưởng và gắn bó với Công Ty

cùng với sự điều hành của ban lãnh đạo cũng như sự lao động hiệu quả của phòng kế

toán, các công việc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương luôn đảm bảo sự

công bằng hợp lý chính xác đã làm cho CNCNV yên tâm lao động, nhiệt tình hăng say

cho công việc

3.2.2. Nhược điểm

Số lượng chứng từ rất lớn mà Công ty hoàn toàn thực hiện kế toán thủ công nên đôi

khi gây nhầm lẫn, vất vả cho người làm kế toán.

Do khối lượng công việc lớn, số lượng nhân viên hạn chế nên chứng từ bị ứ đọng,

gây nhầm lẫn, mất mát dẫn đến những hậu quả khó lường.

Về công tác tiền lương: Do các văn phòng đại diện ở xa lên sự cập nhật các chứng

từ còn chậm hơn nữa sự giám sát quản lý các văn phòng vẫn còn buông lỏng do vậy các

chứng từ về tiền lương, BHXH… đôi khi cũng chưa thật chính xác, chưa thật hợp lý. Do

vậy Công Ty cần phải đưa ra chính sách quản lý thật đúng đắn, chặt chẽ để công tác kế

toán hoạt động có hiệu quả hơn, chính xác hơn.

Về công tác kế toán TSCĐ: Công ty tính khấy hao theo phương pháp tuyến tính,đó

là phương pháp dễ tính , đơngiản, mức độ hao mòn của chúng được tính đều vào các

tháng trong quá trình sử dụng TSCĐ. Việc tính khấu hao theo cách làm chậm thời gian

thu hồi vốn, chi phí khấu hao tính cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ không đều nhau.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 42

Page 44: “Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECARE”

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Chi

- Tại công ty ghi chép theo phương pháp thủ công là chủ yếu

- Hiện nay công ty không có TSCĐ đã thuê và cho thuê

- TSCĐ hiện có của công ty chỉ là tài sản hữu hình. Đến nay công ty vẫn chưa xác

định được tài sản vô hình của mình. Trên thực tế công ty đã tích lũy đượctài sản vô hình

như:kinh nghiệm trong sản xuất,uy tín trên thị trường,đội ngũ công nhân viên lành

nghề,vị trí kinh doanh thuận lợi…việc không xác định tài sản vô hình dẫn tới sai lệch

trong các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty.

SV: Nguyễn Hoàng Linh Lớp :  FNE1 43