4
I. Tổng quan về hội nhập kinh tế khu vực 1.Khái niệm Hội nhập kinh tế khu vực là sự thỏa thuận giữa các quốc gia trong một khu vực địa lí nhằm giảm bớt tiến tới xóa bỏ các rào cản đối với dòng vận chuyển của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất. 2. Lợi ích của hội nhập kinh tế khu vực a.Quốc gia - Tạo lập mậu dịch - Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, cân bằng cán cân xuất nhập khẩu - Xóa bỏ tình trạng độc quyền, buôn lậu trong một số ngành - Là điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển thị trường tiền tệ - Nâng cao vị thế chính trị của quốc gia trên trường quốc tế - Tận dụng lợi thế hợp tác khoa học và công nghệ: hội nhập khu vực khiến cho việc chuyển giao công nghệ trở nên dễ dàng hơn, có điều kiện tham gia vào các hợp tác khoa học từ đó nâng cao trình độ công nghệ, phát triển năng lực công nghệ của quốc gia - Phát triển lợi thế so sánh trong nhiều ngành lĩnh vực của quốc gia - Giảm gánh nặng xã hội do thất nghiệp tạo ra b.Doanh nghiệp

TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC

  • Upload
    le-hung

  • View
    101

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC

I. Tổng quan về hội nhập kinh tế khu vực1. Khái niệm

Hội nhập kinh tế khu vực là sự thỏa thuận giữa các quốc gia trong một khu vực địa lí nhằm giảm bớt tiến tới xóa bỏ các rào cản đối với dòng vận chuyển của hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất.

2. Lợi ích của hội nhập kinh tế khu vựca. Quốc gia

- Tạo lập mậu dịch- Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, cân bằng cán cân xuất nhập

khẩu- Xóa bỏ tình trạng độc quyền, buôn lậu trong một số ngành- Là điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển thị trường tiền

tệ- Nâng cao vị thế chính trị của quốc gia trên trường quốc tế- Tận dụng lợi thế hợp tác khoa học và công nghệ: hội nhập khu vực

khiến cho việc chuyển giao công nghệ trở nên dễ dàng hơn, có điều kiện tham gia vào các hợp tác khoa học từ đó nâng cao trình độ công nghệ, phát triển năng lực công nghệ của quốc gia

- Phát triển lợi thế so sánh trong nhiều ngành lĩnh vực của quốc gia- Giảm gánh nặng xã hội do thất nghiệp tạo ra

b. Doanh nghiệp- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, những ranh giới giữa thị trường

tiêu thụ trong và ngoài nước dần được xóa bỏ- Cho phép doanh nghiệp có khả năng lựa chọn nguồn nhập khẩu

nguyên liệu sản xuất chất lượng tốt, giá rẻ từ nhiều nhà cung cấp từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành tăng tính cạnh tranh của sản phẩm

- Doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư vào các ngành mà trước đây khi quy mô thị trường nhỏ khó có thể có lợi nhuận, nay có lợi nhuận do tận dụng lợi thế nhờ quy mô

- Có cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất mới, những mô hình phương pháp quản lí mới hiệu quả

- Có động lực mạnh dạn đầu tư cho máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại từ cơ hội thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, tạo điều kiện cho sự

Page 2: TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC

phân công lao động và chuyên môn hoá tốt hơn từ đó tăng năng suất lao động phát triển sản xuất kinh doanh

- Không chỉ có được lợi thế từ vấn đề biên giới – vấn đề xuất khẩu mà doanh nghiệp còn có thể tận dụng được nhiều ích lợi từ vấn đề sau đường biên giới. Đó là sự thay đổi trong cơ chế chính sách→ môi trường kinh doanh minh bạch, nguyên tắc cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp dân doanh

c. Người tiêu dùng- Có cơ hội sử dụng các sản phẩm trong nước chất lượng tốt hơn, giá cả

cạnh tranh( do khi hội nhập kinh tế khu vực các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn theo kí kết cùng với đó doanh nghiệp đưa ra mức giá hợp lí để giữ vững lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài)

- Cơ hội sử dụng các hàng hóa nhập khẩu đa dạng chất lượng tốt, giá thành hợp lí từ các quốc gia trong khu vực hợp tác.

Notes:

Hội nhập kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế quốc tế: WTO và TPP

Đàm phán TPP rộng hơn so với đàm phán WTO : đàm phán WTO chủ yếu tập trung vào thị trường hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ còn đàm phán TPP rộng hơn trong đó có những lĩnh vực Việt Nam chưa bao giờ đàm phán như mua sắm Chính Phủ, lao động, môi trường doanh nghiệp nhà nướcĐàm phán TPP là đàm phán có đi có lại: các nước đàm phán yêu cầu Việt Nam mở cửa, giảm thuế quan… Việt Nam cũng có quyền yêu cầu các quốc gia đó tương tự. Trong khi đó khi đàm phán WTO Việt Nam ở vị thế xin gia nhập nước ta phải đáp ứng các yêu cầu của các quốc gia thành viên WTO để được gia nhập và không có quyền yêu cầu các quốc gia đó.→ Từ đó có thể thấy việc hội nhập kinh tế khu vực có tác động sâu rộng hơn đến kinh tế - chính trị Việt Nam