67
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIU TP HUN PISA 2015 VÀ CÁC DNG CÂU HI DO OECD PHÁT HÀNH LĨNH VỰC KHOA HC HÀ NI - 2014

1511 1405994021 tai_lieu_tap_huan__khoa_hoc

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

PISA 2015 VÀ CÁC DẠNG CÂU

HỎI DO OECD PHÁT HÀNH

LĨNH VỰC KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2014

3

DANH SÁCH TÁC GIẢ

Chủ biên:

Bà Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục –

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục; Giám đốc quốc gia PISA

Việt Nam (NPM).

Phần chung:

1. Bà Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Trung tâm đánh giá chất lượng giáo

dục – Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục; Giám đốc quốc gia

PISA Việt Nam (NPM);

2. Bà Phạm Thị Thùy Linh, Văn phòng PISA Việt Nam;

3. Bà Vũ Thị Hiền Trang, Văn phòng PISA Việt Nam;

4. Bà Nhan Thị Hồng Phương, Văn phòng PISA Việt Nam;

5. Bà Lê Lan Hương, Dự án Phát triển Giáo dục Trung học Phổ thông

Giai đoạn 2.

Lĩnh vực Toán học

1. Ông Nguyễn Hải Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;

Giám đốc Chương trình phát triển giáo dục trung học; Phó Trưởng

Ban Quản lí PISA;

2. Ông Nguyễn Ngọc Tú, Văn phòng PISA Việt Nam.

Lĩnh vực Đọc hiểu

1. Bà Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Trung tâm đánh giá chất lượng giáo

dục – Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục; Giám đốc quốc gia

PISA Việt Nam;

2. Bà Bế Thị Điệp, Văn phòng PISA Việt Nam;

3. Bà Đỗ Thu Hà, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Lĩnh vực Khoa học

1. Ông Vũ Trọng Rỹ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam;

2. Ông Phương Phú Công, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo

dục;

3. Ông Nguyễn Ngọc Luân, Trường THPT chuyên Hưng Yên.

4

Việt Nam đã đăng ký tham gia lần đầu tiên Chương trình đánh giá học sinh

quốc tế (gọi tắt là PISA) chu kỳ 2012, chính thức trở thành thành viên của PISA

OECD từ tháng 11 năm 2009, bắt đầu triển khai các hoạt động PISA tại Việt Nam

từ tháng 3 năm 2010. Trong suốt 4 năm qua, Việt Nam đã hoàn thành tốt chu kỳ

PISA 2012 (2010-2012) và tiếp tục triển khai chu kỳ PISA 2015 (2013-2015).

Kết quả của Việt Nam trong kỳ thi PISA 2012 đứng trong Top 20 quốc gia và

vùng kinh tế có điểm chuẩn các lĩnh vực cao hơn điểm trung bình của OECD.

Lĩnh vực Toán học là lĩnh vực trọng tâm của kỳ PISA 2012. Việt Nam đứng thứ

17/65 quốc gia và vùng kinh tế được công bố kết quả. Điểm trung bình của OECD

là 494, Việt Nam đạt 511. Như vậy, năng lực Toán học của học sinh Việt Nam ở

mức cao hơn chuẩn năng lực của OECD và cao hơn nhiều nước giàu của OECD

(như Áo, Đan Mạch, Pháp, Anh, Luxembourg, Na uy, Mỹ, Thụy Điển, Hung-ga-ry,

Israel, Hy Lạp...). Trong tổng số 6 mức, tỷ lệ nhóm học sinh có năng lực mức cao nhất

(mức 5 và 6) của Việt Nam đạt 13,3%; năng lực thấp (dưới mức 2) là 14,2%. Kết quả

học sinh nam của Việt Nam trong lĩnh vực Toán học đạt 517 điểm (điểm trung bình

của OECD là 499); học sinh nữ đạt 507 điểm (điểm trung bình của OECD là 489).

Lĩnh vực Đọc hiểu Việt Nam đứng thứ 19/65. Điểm trung bình là 496, Việt

Nam đạt 508. Như vậy, năng lực Đọc hiểu của học sinh Việt Nam cao hơn chuẩn

năng lực của OECD và cao hơn một số nước giàu (như Áo, Đan Mạch, Pháp, Anh,

Luxembourg, Na uy, Mỹ, Thụy Điển, Hungary, Israel, Hy Lạp...). Kết quả học sinh

nam của Việt Nam trong lĩnh vực Đọc hiểu đạt điểm 492 (điểm trung bình 478);

học sinh nữ đạt điểm 523 (điểm trung bình 515).

Lĩnh vực Khoa học Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình của OECD là

501, Việt Nam đạt 528 và đứng sau các nước/vùng kinh tế: Thượng Hải, Hồng

Kông, Singapore, Nhật Bản, Phần Lan, Estonia và Hàn Quốc. Kết quả học sinh nam

của Việt Nam đạt 529 điểm (điểm trung bình 502); học sinh nữ đạt 528 (điểm trung

bình 500).

Kết quả PISA 2012 Việt Nam đạt được mang đến niềm tự hào đồng thời cũng

mang lại nhiều thách thức cho giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015. Kết

quả phân tích chuyên sâu của kỳ khảo sát PISA 2012, những mặt mạnh và mặt hạn

chế của giáo dục Việt Nam chúng tôi sẽ công bố trong một báo cáo riêng.

Để chuẩn bị tốt cho kỳ khảo sát thử nghiệm (tháng 4/2014) và khảo sát chính

thức (tháng 4/2015), một trong các hoạt động cần thiết là giới thiệu cho cán bộ quản

lí giáo dục, giáo viên và học sinh làm quen với các dạng câu hỏi thi PISA, cách

kiểm tra đánh giá của PISA. Những bài tập (unit), các câu hỏi (item) trong quyển

sách này đã được OECD phát công cộng, cho phép sử dụng rộng rãi trên toàn thế

giới.

5

Cuốn sách này biên soạn nhằm cung cấp cho các nhà quản lí giáo dục, giáo viên

và học sinh có cái nhìn tổng quan về cách đánh giá của PISA, các dạng câu hỏi thi

PISA tiêu biểu để học sinh Việt Nam sẽ không quá bỡ ngỡ khi thực hiện bài thi

PISA bởi cách hỏi khác lạ và những tình huống mới lạ mà OECD đưa ra.

Cấu trúc của quyển sách này gồm 3 phần:

- Phần 1: Giới thiệu tổng quan về PISA 2015;

- Phần 2: Các hoạt động chính của chu kỳ PISA 2015 và vận dụng vào thực

hiện tại Việt Nam

- Phần 3: Giới thiệu một số dạng bài thi thuộc lĩnh vực Khoa học do OECD phát

hành.

Cuốn tài liệu được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Vinh

Hiển và sự đóng góp công sức của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, đội ngũ chuyên

gia dịch thuật, các nhà chuyên môn lĩnh vực Toán học, Khoa học, Đọc hiểu; các nhà

quản lí giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các thầy cô

giáo...

Thay mặt Văn phòng PISA Việt Nam, trân trọng cám ơn Thứ trưởng Nguyễn

Vinh Hiển cùng toàn thể các chuyên gia, các cán bộ quản lí giáo dục và các thầy cô

giáo đã dành tâm huyết xây dựng cuốn tài liệu này.

Trong một thời gian ngắn để dịch thuật, thẩm định, biên tập, cuốn sách chắc

chắn không thể tránh khỏi các sai sót, rất mong các quý vị đọc, phát hiện lỗi và báo

lại cho chúng tôi để tiếp tục hoàn thiện cho lần tái bản sau.

Mọi ý kiến góp ý xin gửi về:

Văn phòng PISA Việt Nam, 23 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Email: [email protected]; ĐTCQ: 04.3.6231513; 04.3.6231512.

Thay mặt Văn phòng PISA Việt Nam

Giám đốc Quốc gia PISA Việt Nam

TS. Lê Thị Mỹ Hà

6

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ PISA 2015

1. PISA LÀ GÌ ?

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (The Programme for International

Student Assessment) - PISA được xây dựng và điều phối bởi tổ chức hợp tác và phát

triển kinh tế (OECD) vào cuối thập niên 90 và hiện vẫn diễn ra đều đặn. Khảo sát

PISA được thiết kế nhằm đưa ra đánh giá có chất lượng và đáng tin cậy về hiệu quả

của hệ thống giáo dục (chủ yếu là đánh giá năng lực của học sinh trong các lĩnh vực

Đọc hiểu, Toán học và Khoa học) với đối tượng là học sinh ở độ tuổi 15, tuổi sắp kết

thúc chương trình giáo dục bắt buộc ở hầu hết các nước thành viên OECD. PISA

cũng hướng đến thu thập thông tin cơ bản về ngữ cảnh dẫn đến những hệ quả giáo

dục trên. Càng ngày PISA càng thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều

nước trên thế giới. Do đó, PISA không chỉ đơn thuần là một chương trình nghiên

cứu đánh giá chất lượng giáo dục của OECD mà trở thành xu hướng đánh giá quốc

tế, tư tưởng đánh giá của PISA trở thành tư tưởng đánh giá học sinh trên toàn thế

giới. Các nước muốn biết chất lượng giáo dục của quốc gia mình như thế nào, đứng

ở đâu trên thế giới này đều phải đăng ký tham gia PISA.

PISA được tiến hành dưới sự phối hợp quản lí của các nước thành viên OECD,

cùng với đó là sự hợp tác ngày càng nhiều của các nước không thuộc OECD, được

gọi là “các nước đối tác”. Tổ chức OECD giám sát chương trình thông qua ban điều

hành PISA (PGB) và quản lí chương trình thông qua cơ quan thư kí đặt trụ sở tại Pari.

Trong mỗi kì PISA, OECD lại chọn ra một nhà thầu quốc tế, quá trình chọn lựa này

mang tính cạnh tranh và được diễn ra công khai.

Khảo sát PISA được tổ chức 3 năm một lần. Mặc dù mỗi kì đều kiểm tra kiến

thức thuộc ba lĩnh vực chính, nhưng lĩnh vực trọng tâm sẽ được lựa chọn quay

vòng, để từ đó các dữ liệu chi tiết được cập nhật liên tục theo chu kỳ đối với mỗi

lĩnh vực, và được so sánh đánh giá chuyên sâu sau 9 năm một lần.

Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2009 Năm 2012 Năm 2015

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

PISA không kiểm tra kiến thức thu được tại trường học mà đưa ra cái nhìn tổng

quan về khả năng phổ thông thực tế của học sinh. Bài thi chú trọng khả năng học

sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng của mình khi đối mặt với nhiều tình huống và

những thử thách liên quan đến các kĩ năng đó. Nói cách khác, PISA đánh giá khả

năng học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đọc để hiểu nhiều tài liệu khác nhau

7

mà họ có khả năng sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày; khả năng vận dụng kiến thức

Toán học vào các tình huống liên quan đến toán học; khả năng vận dụng kiến thức

khoa học để hiểu và giải quyết các tình huống khoa học. Cấu trúc bài thi PISA được

thiết kế theo khung đánh giá của OECD, xác định rõ phạm vi kiến thức, các kĩ năng

liên quan đến từng lĩnh vực và đưa ra những câu hỏi mẫu để hướng dẫn các nước

xây dựng câu hỏi đóng góp cho OECD.

Khảo sát PISA đánh giá học sinh ở độ tuổi 15 (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2

tháng). Đây là một cuộc khảo sát theo độ tuổi chứ không phải theo cấp bậc lớp học.

Mục đích của cuộc khảo sát là nhằm đánh giá xem học sinh đã được chuẩn bị để đối

mặt với những thách thức của cuộc sống xã hội hiện đại ở mức độ nào trước khi

bước vào cuộc sống.

Có thể hiểu tóm tắt như sau:

Mục đích của PISA: Mục tiêu tổng quát của chương trình PISA nhằm kiểm tra

xem, khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc1, học sinh đã được chuẩn

bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngoài ra chương

trình đánh giá PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể sau:

(1) Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu,

Toán học và Khoa học của học sinh ở độ tuổi 15.

(2) Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh.

(3) Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng đến kết

quả học tập của học sinh.

PISA có một số đặc điểm cơ bản sau:

a) Quy mô của PISA rất lớn và có tính toàn cầu. Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá,

ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối

OECD đăng ký tham gia.

b) PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm 1 lần) tạo điều kiện cho các

quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được

các mục tiêu giáo dục cơ bản.

c) Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về

năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở

hầu hết các quốc gia.

1 Độ tuổi 15 ở hầu hết các nước thành viên OECD tương đương kết thúc lớp 9 của Việt Nam.

8

d) PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:

- Chính sách công (public policy). Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và

phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như "Nhà trường của

chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của

cuộc sống của người trưởng thành chưa?", "Phải chăng một số loại hình giảng dạy

và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?" và "Nhà trường có thể

góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó

khăn không?",...

- Năng lực phổ thông (literacy). Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương

trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học

sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình

huống thực tiễn. Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền

đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem

xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.

- Học tập suốt đời (lifelong learning). Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần

biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu

quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ

còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo

cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa

học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các

chiến lược học tập hỏi học sinh.

Một năm trước khi cuộc khảo sát diễn ra, tài liệu và các thủ tục tiến hành được

thử nghiệm trên tất cả các nước áp dụng PISA.

Thủ tục chọn mẫu cho kì khảo sát chính thức được thực hiện qua hai bước. Đầu

tiên là chọn ngẫu nhiên mẫu trường, sau đó học sinh sẽ được chọn ngẫu nhiên từ các

trường đó sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về đối tượng thi PISA. Cỡ mẫu của

mỗi nước thường là 5,250 học sinh đến từ 150 trường. Tuy nhiên, kích cỡ mẫu của

kỳ khảo sát PISA 2015 đã tăng lên 6.300 học sinh đến từ 150 trường nhằm tổ chức

tốt đánh giá lĩnh vực Hợp tác giải quyết vấn đề. Nhờ đó, ước lượng đánh giá thu từ

các dữ liệu được đảm bảo đủ chi tiết để đưa ra kết luận khái quát về năng lực của

học sinh tại thông qua mẫu đã chọn.

Tất cả các nước tham gia khảo sát đều sử dụng một bộ công cụ đánh giá học

sinh chung. Các công cụ chính để khảo sát gồm có các bộ đề khảo sát (Test), phiếu

hỏi học sinh và phiếu hỏi nhà trường (questionnaires). Sau khi được dịch và thích

ứng cho phù hợp với văn hóa từng nước, các tài liệu được thẩm định kỹ lưỡng; tất

cả những thủ tục liên quan đến cuộc khảo sát đều được tiêu chuẩn hóa và giám sát

9

nghiêm ngặt ở mỗi quốc gia. Hai điều kiện trên góp phần đảm bảo kết quả khảo sát

mang tính xác thực và có giá trị trong việc so sánh giáo dục phổ thông giữa các

nước cũng như giữa các khu vực trong cùng một nước.

Dữ liệu PISA được định mức theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi (item response

theory - IRT, cụ thể là theo mô hình Rasch). Chính điều này đã cho phép nhiều

dạng câu hỏi được áp dụng trong bài khảo sát PISA, và so sánh giữa các nước thành

viên tham gia và báo cáo về xu hướng phát triển của dữ liệu (so sánh các kết quả

của khảo sát).

Trong quá trình tiến hành cuộc khảo sát, các dữ liệu phải qua quá trình kiểm tra

và hợp thức hóa nghiêm ngặt. Các trung tâm quốc gia đều phải tham gia phê duyệt

và kết hợp với Liên doanh nhà thầu quốc tế để xử lí dữ liệu.

OECD sẽ xuất bản bản báo cáo quốc tế ban đầu về kết quả cuộc khảo sát vào

tháng 12 năm sau của năm tổ chức Khảo sát chính thức. Cơ sở dữ liệu cũng được

công bố cùng bản báo cáo và ngay sau đó là bản báo cáo kỹ thuật. OECD cũng sẽ

xuất bản tài liệu hướng dẫn nhằm giúp các nước hiểu và phân tích dữ liệu. Sau bản

báo cáo ban đầu, bản báo cáo chuyên môn sẽ được công bố, trong đó đưa ra hướng

giải quyết chi tiết cho từng chủ điểm cụ thể. Hội đồng quản trị PISA xét duyệt nội

dung trọng tâm của những bản báo cáo chuyên ngành đó.

Mọi ấn phẩm và cơ sở dữ liệu quốc tế của OECD đều có trên website OECD

PISA: <www.pisa.oecd.org>.

2) CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PISA 2015

Hội đồng quản trị PISA – PGB điều hành các mục tiêu chính sách, xác định vấn

đề ưu tiên phát triển, phân tích và xác định phạm vi công việc, chỉ đạo báo cáo

quốc tế về kết quả khảo sát. Hội đồng quản trị PISA là một tổ chức cộng đồng

OECD gồm các đại sứ và giám sát viên do chính phủ chỉ định – thường là các nhà

quản lí có trình độ học vấn cao – đến từ các quốc gia thành viên. Mỗi năm diễn ra

hai phiên họp hội đồng quản trị. Hội đồng cũng làm việc với Ban thư kí OECD

nhằm đảm bảo sự đồng thuận về mục tiêu, mốc thời điểm quan trọng và giới hạn

kiến thức.

Ban thư kí OECD chịu trách nhiệm chung về hoạt động của PISA. Thông qua

các chính sách quản lí, hội đồng quản trị hỗ trợ Ban thư kí điều hành việc thực thi

các hợp đồng quốc tế và tạo sự đồng thuận giữa các nước. Thư ký OECD xây dựng

các chỉ số và phân tích, viết báo cáo quốc tế sau khi có sự hỗ trợ đóng góp của các

nước tham gia.

Mỗi nước thành viên đều phải cử một Giám đốc quốc gia PISA (National

10

Project Manager, gọi tắt là NPM). Các NPM phối hợp các hoạt động ở cấp quốc

gia theo hướng dẫn của thành viên PGB. Thông thường, các NPM làm việc chặt

chẽ với thành viên PGB nhằm xây dựng tầm nhìn quốc gia về những chính sách,

vấn đề liên quan đến việc triển khai chương trình và về việc phân tích dữ liệu, báo

cáo kết quả. Thông thường sẽ có một đội ngũ cán bộ quốc gia làm việc cho NPM,

chịu trách nhiệm phát triển, thực thi chương trình, báo cáo kết quả. Tùy thuộc vào

cơ cấu giáo dục của từng nước cùng kế hoạch triển khai PISA mà các NPM và

(hoặc) thành viên Hội đồng quản trị PISA sẽ liên hệ với các nước khác, các nhóm

chuyên gia bộ môn, chuyên gia đánh giá, chuyên gia chương trình giảng dạy, tập

thể giáo viên và các cá nhân, tập thể khác.

Khảo sát PISA được triển khai bởi các nhà thầu quốc tế do OECD lựa chọn. Nhà

thầu quốc tế được lựa chọn trước mỗi kì PISA thông qua đấu thầu cạnh tranh công

khai.

Ở kỳ PISA 2015, một nhóm các nhà thầu quốc tế sẽ phụ trách tổ chức các mảng

công việc khác nhau để triển khai PISA. Công việc được chia ra 7 lĩnh vực chính

cho 7 nhà thầu:

- Core 1: Phát triển khung đánh giá nhận thức - Pearson;

- Core 2: Phát triển các bộ đề thi trên giấy và trên máy tính - Educational Testing

Service (ETS) với sự hỗ trợ của CRP Henri-Tudor;

- Core 3: Phát triển các công cụ, Đo lường và Phân tích - ETS với sự hỗ trợ của

cApStAn;

- Core 4: Tổ chức tiến hành và các quy trình khảo sát - Westat;

- Core 5: Chọn mẫu - Westat với sự hỗ trợ của Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục

ÚC (ACER);

- Core 6: Phát triển bộ phiếu hỏi và khung chương trình -DIPF;

- Core 7: Tầm nhìn và quản lí - ETS.

Các nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về các mảng việc riêng biệt trong PISA 2015

dưới sự hướng dẫn cụ thể của Ban thư ký OECD và Core 7.

3. ĐỀ THI VÀ MÃ HÓA TRONG PISA

3.1. Đề thi PISA

PISA kỳ thi đầu tiên là năm 2000, bài thi thực hiện trên giấy đánh giá 3 lĩnh vực

11

Đọc hiểu, Toán học và Khoa học.

Đến năm 2006, PISA có thêm bài thi đánh giá trên máy tính, ngoài 3 lĩnh vực

trên có thêm đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề. Mỗi chu kỳ lại có thêm 1 vài lĩnh

vực mới được phát triển. Đến chu kỳ PISA 2015, bài thi trên máy tính đánh giá các

lĩnh vực: Đọc hiểu, Toán học, Khoa học, năng lực giải quyết vấn đề hợp tác, năng

lực tài chính, năng lực sử dụng máy tính. Riêng lĩnh vực Khoa học, lĩnh vực trọng

tâm của kỳ thi PISA 2015, bài thi trên máy tính có nhiều câu hỏi mới hiện đại hơn

các câu hỏi thi trên giấy.

Trong phần này, chúng ta nghiên cứu về 3 lĩnh vực đánh giá trên giấy mà học

sinh Việt Nam sẽ tham gia. Các khung đánh giá năng lực Toán học, Khoa học, Đọc

hiểu của PISA 2015 đã có thay đổi, phát triển ở tầm cao hơn so với khung đánh giá

các lĩnh vực này ở chu kỳ PISA 2012.

Quyển đề thi PISA (Booklet) bao gồm nhiều bài tập (Unit), mỗi bài tập gồm một

hoặc một số câu hỏi (Items). Trung bình mỗi quyển đề thi có khoảng 50-60 câu hỏi.

Tổng số bài tập trong toàn bộ đề thi PISA sẽ được chia ra thành các đề thi khác

nhau để đảm bảo các học sinh ngồi gần nhau không làm cùng một đề và không thể

trao đổi hoặc nhìn bài nhau trong quá trình thi. Mỗi đề thi sẽ đánh giá một số nhóm

năng lực nào đó của một lĩnh vực nào đó và được đóng thành "Quyển đề thi PISA"

để phát cho học sinh. Thời gian để học sinh làm một quyển đề thi là 120 phút. Học

sinh phải dùng bút chì để làm trực tiếp vào "Quyển đề thi PISA" (học sinh được

phép sử dụng các đồ dùng khác như giấy nháp, máy tính bỏ túi, thước kẻ, com–pa,

thước đo độ,... theo sự cho phép của người coi thi).

Kĩ thuật thiết kế đề thi cho phép mỗi đề thi sẽ có đủ số học sinh tham gia làm đề

thi đó nhằm mục đích đảm bảo giá trị khi thực hiện thống kê phân tích các kết quả.

Năm 2012, các câu hỏi thi PISA ở lĩnh vực Toán, Khoa học, Đọc hiểu được tổ

hợp thành 13 quyển đề thi (booklet) khác nhau (mỗi quyển đề thi học sinh thực hiện

trong 120 phút). Mỗi học sinh sẽ được xác định ngẫu nhiên để làm một trong 13 đề.

Năng lực phổ thông của PISA được đánh giá qua các Unit (bài tập) bao gồm

phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ,…) và

theo sau đó là một số câu hỏi (item) được kết hợp với tài liệu này.

Đây là một điểm quan trọng trong cách ra đề. Nó cho phép các câu hỏi đi sâu

hơn (so với việc sử dụng các câu hỏi hoàn toàn riêng rẽ – mỗi câu hỏi lại đặt trong

một bối cảnh mới hoàn toàn). Điều này cũng cho phép học sinh có thời gian suy

nghĩ kĩ càng tài liệu (do ít tình huống hơn) mà sau đó có thể được sử dụng trong

đánh giá ở những góc độ khác nhau. Nó cũng cho phép thuận lợi hơn trong việc gắn

12

với tình huống thực trong cuộc sống.

Việc cho điểm của các câu trong một Unit là độc lập.

Các kiểu câu hỏi được sử dụng (trong các UNIT):

- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice);

- Câu hỏi Có – Không, Đúng – Sai phức hợp (Yes – No; True – False complex);

- Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn) (Close –

constructed response question);

- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (Short response question);

- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để cho

điểm) (Open – constructed` response question);

Năm 2012, các bộ công cụ đánh giá Việt Nam đăng ký dự thi là:

- Đề thi (booklet): 13 đề.

- Phiếu hỏi nhà trường: 01 bộ.

- Phiếu hỏi học sinh: 03 bộ.

Năm 2015, Việt Nam tiếp tục đăng ký tham gia thi trên giấy, số lượng quyển

đề thi và quyển phiếu hỏi được làm trong khảo sát chính thức OECD chưa công bố.

Các bộ công cụ đánh giá Việt nam đăng ý tham gia là: Bài thi trên giấy, phiếu hỏi

học sinh và phiếu hỏi dành cho nhà trường (Hiệu trưởng trả lời).

Trong đợt khảo sát thử nghiệm diễn ra vào tháng 4/2014, các bộ công cụ đánh

giá Việt Nam đăng ký dự thi là:

- Đề thi (booklet): 18 đề.

- Phiếu hỏi nhà trường: 01 bộ.

- Phiếu hỏi học sinh: 01 bộ.

3.2. Mã hóa trong PISA

PISA sử dụng thuật ngữ coding (mã hóa), không sử dụng khái niệm chấm bài vì

mỗi một mã của câu trả lời được quy ra điểm số tùy theo câu hỏi.

Các câu trả lời đối với các câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc câu trả lời của một số

câu hỏi trả lời ngắn được xây dựng trước sẽ được nhập trực tiếp vào phần mềm

13

nhập dữ liệu.

Các câu trả lời còn lại sẽ được mã hóa bởi các chuyên gia. Tài liệu Hướng dẫn

mã hóa sẽ đưa ra các chỉ dẫn và cách thức để giúp cho các chuyên gia mã hóa được

toàn bộ các câu hỏi được yêu cầu. Sau khi mã hóa xong, sẽ được nhập vào phần

mềm; OECD nhận dữ liệu và chuyển đổi thành điểm cho mỗi học sinh.

Nhiều quốc gia sẽ tiến hành mã hóa theo quy trình mã hóa bài thi trên giấy.

Trong khi một số quốc gia sử dụng hệ thống mã hóa trực tuyến của PISA. Các cán

bộ mã hóa nếu sử dụng hệ thống mã hóa trực tuyến sẽ xem câu trả lời của học sinh

ở dạng điện tử và nhập mã trực tiếp vào hệ thống trực tuyến. Dữ liệu được mã hóa

bởi chuyên gia sau đó sẽ được phân tích và xử lí ngay một cách tự động. Với các

thao tác mã hóa trực tuyến, phần lời dẫn và nhiệm vụ sẽ được truy cập thông qua

màn hình quan sát trong ứng dụng mã hóa.

Mã của các câu hỏi thường là 0, 1, 2, 9 hoặc 0, 1, 9 tùy theo từng câu hỏi. Các

mã thể hiện mức độ trả lời bao gồm: mức đạt được tối đa cho mỗi câu hỏi và được

quy ước gọi là “Mức tối đa”, mức “Không đạt” mô tả các câu trả lời không được

chấp nhận và bỏ trống không trả lời. Một số câu hỏi có thêm “Mức chưa tối đa” cho

những câu trả lời thỏa mãn một phần nào đó. Cụ thể:

- Mức tối đa (Mức đầy đủ) : Mức cao nhất (mã 1 trong câu có mã 0, 1, 9 hoặc

mã 2 trong câu có mã 0, 1, 2, 9). Ở đây hiểu là điểm.

- Mức chưa tối đa (Mức không đầy đủ) (mã 1 trong câu có mã 0, 1, 2, 9).

- Không đạt: Mã 0, mã 9. Mã 0 khác mã 9.

Có trường hợp câu hỏi được mã hóa theo các mức 00, 01, 11, 12, 21, 22, 99.

Trong trường hợp này, “Mức tối đa” là 21, 22; “Mức chưa tối đa” là 11, 12 và mức

“Không đạt” là 00, 01, 99.

Quy trình mã hóa có mã hóa đơn và mã hóa bội. Năm 2012, mỗi câu trả lời của

học sinh được quay vòng qua 4 người chấm.

6. LĨNH VỰC KHOA HỌC CỦA PISA 2015

Thuật ngữ “năng lực khoa học” thể hiện khả năng bao quát gồm có một nhóm

gồm ba năng lực khoa học cụ thể. Khả năng không chỉ là kiến thức và kỹ năng

(OECD, 2003) mà còn là khả năng huy động các nguồn nhận thức và ngoài nhận

thức vào một ngữ cảnh nào đó.

Sự hiểu biết về khoa học và công nghệ là trọng tâm trong sự chuẩn bị của một

người trẻ tuổi cho cuộc sống trong xã hội hiện đại, cho phép cá nhân tham gia đầy

14

đủ vào xã hội mà ở đó khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng. Sự hiểu biết

này cũng trao quyền cho cá nhân tham gia thích đáng vào việc xác định chính sách

công, nơi mà những vấn đề khoa học và công nghệ có tác động tới cuộc sống của

họ. Sự hiểu biết về khoa học và công nghệ góp phần quan trọng vào cuộc sống cá

nhân, xã hội, nghề nghiệp và văn hóa của tất cả mọi người.

Phần lớn những tình huống và vấn đề mà con người gặp phải trong cuộc sống

hàng ngày sẽ yêu cầu cần phải có một số hiểu biết về khoa học và công nghệ trước

khi hiểu rõ hoặc giải quyết chúng. Những vấn đề liên quan tới khoa học và công

nghệ đối diện với con người ở cấp cá nhân, cộng đồng, quốc gia và thậm chí là toàn

cầu.

Do đó, cần khuyến khích các nhà lãnh đạo quốc gia hỏi về mức độ mà con người

ở đất nước họ được chuẩn bị để xử lý với những vấn đề này. Một khía cạnh quan

trọng của việc này là người trẻ sẽ giải quyết những câu hỏi khoa học như thế nào

khi chúng xuất hiện ở trường học. Một cuộc đánh giá ở tuổi 15 sẽ cung cấp dấu hiệu

ban đầu về việc học sinh sẽ giải quyết như thế nào với các tình huống đa dạng có

liên quan đến khoa học và công nghệ trong cuộc sống tương lai. Do đó, để làm cơ

sở cho một cuộc đánh giá quốc tế về học sinh ở độ tuổi 15, có thể là hợp lý khi đưa

ra câu hỏi: “Điều gì quan trọng mà công dân cần biết, đánh giá và có thể thực hiện

trong những tình huống có liên quan tới khoa học và công nghệ?” Trả lời câu hỏi

này sẽ thiết lập cơ sở cho việc đánh giá học sinh về kiến thức, giá trị và khả năng

hôm nay của các em sẽ có liên quan như thế nào tới nhu cầu của các em trong tương

lai. Trọng tâm của câu trả lời chính là những năng lực ở trung tâm của đánh giá

khoa học PISA, đó là yêu cầu học sinh:

* Xác định các vấn đề khoa học;

* Giải thích các hiện tượng theo khoa học; và

* Sử dụng bằng chứng khoa học.

Một mặt, những năng lực này yêu cầu học sinh cần phải thể hiện kiến thức và

khả năng nhận thức, mặt khác cũng yêu cầu học sinh thể hiện thái độ, giá trị và

động lực nhằm đáp ứng và ứng phó với những vấn đề khoa học liên quan.

Là một công dân, những kiến thức nào là thích hợp nhất ?

Câu trả lời cho câu hỏi này chắc chắn gồm có những khái niệm cơ bản về các

môn khoa học, nhưng kiến thức đó phải được sử dụng trong các ngữ cảnh mà con

người gặp phải trong cuộc sống. Ngoài ra, con người thường gặp phải những tình

huống trong đó yêu cầu phải có sự hiểu biết nhất định về khoa học, đó chính là quá

trình sản xuất kiến thức và đề xuất giải thích về thế giới tự nhiên. Hơn nữa, con

15

người cần phải nhận biết được những mối quan hệ bổ sung giữa khoa học và công

nghệ, cũng như công nghệ dựa trên khoa học xâm nhâp và tác đ ộng như thế nào tới

bản chất của cuộc sống hiện đại.

Điều gì là quan trọng đối với công dân khi đánh giá về khoa học và công nghệ?

Câu trả lời cần bao gồm vai trò và những đóng góp cho xã hội của khoa học và công

nghệ dựa trên khoa học và tầm quan trọng của chúng ở nhiều ngữ cảnh cá nhân, xã

hội và toàn cầu.

Đối với con người, điều gì là quan trọng để họ có khả năng thực hiện những

công việc có liên quan tới khoa học? Mọi người thường phải rút ra kết luận thích

hợp từ bằng chứng và thông tin đã cho; họ phải đánh giá những nhận xét của những

người khác dựa trên cơ sở bằng chứng đưa ra và họ phải phân biệt ý kiến cá nhân từ

các báo cáo dựa trên bằng chứng.

Thông thường, các bằng chứng có liên quan điều có tính khoa học, nhưng khoa

học đóng một vai trò tổng quát vì có liên quan tới tính hợp lý ở những ý tưởng thử

nghiệm và lý thuyết căn cứ trên bằng chứng. Tất nhiên, điều này không có nghĩa

phủ nhận việc khoa học bao gồm sức sáng tạo và trí tưởng tượng, các thuộc tính này

luôn đóng vai trò trọng tâm trong việc thúc đẩy sự hiểu biết của con người đối với

thế giới.

PISA quan tâm với cả hai khía cạnh nhận thức (cognitive) và tình cảm

(effective) của năng lực học sinh trong khoa học. Khi đánh giá năng lực khoa học,

PISA quan tâm tới những vấn đề có sự đóng góp kiến thức khoa học và vấn đề nào

có liên quan đến học sinh khi các em đưa ra quyết định, kể cả ở hiện tại hoặc tương

lai. PISA cũng quan tâm tới những khía cạnh ngoài nhận thức (non-cognitive).

Kiến thức khoa học: Thuật ngữ PISA

Thuật ngữ “kiến thức khoa học” được sử dụng trong khung này bao gồm cả

kiến thức khoa học và kiến thức về khoa học. Kiến thức khoa học là kiến thức

về thế giới tự nhiên ở các lĩnh vực chính như vật lý, hóa học, khoa học sinh học,

Trái đất và khoa học vũ trụ và công nghệ cơ sở khoa học. Kiến thức về khoa

học là kiến thức của các phương tiện (“nghiên cứu khoa học”) và các mục tiêu

(“giải thích khoa học”) của khoa học.

Đánh giá PISA bao gồm một chuỗi các kiến thức khoa học và khả năng nhận

thức có liên quan tới nghiên cứu khoa học và giải quyết các mối quan hệ giữa khoa

học và công nghệ. Như vậy đưa ra đánh giá về kiến thức khoa học của học sinh

bằng đánh giá năng lực của các em trong việc kiến thức khoa học (Bybee, 1997b;

16

Fensham năm 2000, Luật năm 2002; Mayer và Kumano, 2002).

Năng lực khoa học PISA

Theo mục đích của PISA, năng lực khoa học là của cá nhân về:

• Kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức đó để xác định các câu hỏi,

tiếp thu kiến thức mới, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra kết

luận dựa trên bằng chứng về những vấn đề liên quan tới khoa học.

• Sự hiểu biết về các đặc trưng của khoa học là một hình thức về tìm

hiểu và tri thức nhân loại.

• Nhận thức về việc khoa học và công nghệ tạo thành môi trường tư liệu,

trí tuệ và văn hóa như thế nào.

• Sẵn sàng tham gia vào các vấn đề liên quan tới khoa học và các ý

tưởng khoa học như một công dân có suy nghĩ.

Giải thích về định nghĩa

Sử dụng thuật ngữ “năng lực khoa học” thay cho “khoa học” là nhằm nhấn mạnh

tầm quan trọng của những đánh giá khoa học PISA trong việc áp dụng kiến thức

khoa học ở các ngữ cảnh tình huống cuộc sống so với sự tái sản xuất giản đơn của

kiến thức khoa học truyền thống ở trường.

Kiến thức và sử dụng kiến thức đó để xác định các câu hỏi, tiếp thu kiến thức

mới, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra kết luận dựa trên bằng chứng.

“Kiến thức” trong định nghĩa này hàm ý nhiều hơn là khả năng nhớ lại thông tin,

sự kiện và tên gọi. Định nghĩa bao gồm kiến thức về khoa học (kiến thức về thế giới

tự nhiên) và kiến thức về chính lĩnh vực khoa học đó. Kiến thức khoa học bao gồm

sự hiểu biết về những khái niệm và lý thuyết khoa học cơ bản, kiến thức về khoa

học bao gồm sự hiểu biết bản chất của khoa học như một hoạt động của con người

và sức mạnh cũng như hạn chế của kiến thức khoa học. Các câu hỏi được xác định

là những câu có thể trả lời được bằng nghiên cứu khoa học, một lần nữa yêu cầu có

kiến thức về khoa học cũng như kiến thức khoa học về các chủ đề cụ thể có liên

quan. Điều quan trọng là cá nhân phải thường xuyên tiếp thu kiến thức mới không

chỉ thông qua việc nghiên cứu khoa học của mình, mà còn thông qua các nguồn tài

nguyên như thư viện và Internet. Rút ra kết luận dựa trên bằng chứng có nghĩa là

hiểu biết, lựa chọn và đánh giá thông tin và dữ liệu, tuy nhiên cần thấy rằng thường

không có đủ thông tin để rút ra kết luận rõ ràng, nên cần phải suy đoán một cách

thận trọng và có ý thức về thông tin sẵn có.

Đặc trưng của khoa học là một hình thức của sự yêu cầu và kiến thức nhân

loại cần

17

Như đã trình bày ở đây, có năng lực về khoa học tức là học sinh cần phải có hiểu

biết nhất định về cách mà các nhà khoa học thu được dữ liệu và đưa ra phần giải

thích, và nhận ra những đặc điểm chính của nghiên cứu khoa học và các dạng câu

trả lời hợp lý từ khoa học. Ví dụ, các nhà khoa học sử dụng những cách quan sát và

thí nghiệm để thu thập dữ liệu về các đối tượng, sinh vật và các sự kiện trong thế

giới tự nhiên.

Các dữ liệu dùng để đưa ra phần giải thích sẽ trở thành kiến thức chung của mọi

người và có thể sử dụng trong nhiều hoạt động của con người. Một số đặc điểm

chính của khoa học bao gồm: việc thu thập và sử dụng dữ liệu - thu thập dữ liệu

được dẫn dắt bởi ý tưởng và khái niệm (đôi khi còn gọi là giả thuyết) và bao gồm

các vấn đề có liên quan, ngữ cảnh và tính chính xác; tính chất thăm dò của nhận

định; sự sẵn sàng xem xét nghi vấn; việc sử dụng các lập luận logic; nghĩa vụ kết

nối giữa kiến thức hiện tại và lịch sử và báo cáo phương pháp và quy trình dùng để

thu thập bằng chứng.

Cách khoa học và công nghệ hình thành nên tư liệu, môi trường trí tuệ và

văn hóa của chúng ta

Mặc dù, khoa học và công nghệ khác nhau ở những khía cạnh về mục đích, quy

trình và các sản phẩm, nhưng chúng có mối liên quan chặt chẽ và ở nhiều mặt,

chúng còn bổ sung cho nhau. Ở điểm này, định nghĩa về kiến thức khoa học sử

dụng ở đây gồm có bản chất của khoa học và công nghệ và các mối quan hệ bổ sung

của chúng. Chúng ta đưa ra quyết định thông qua các chính sách công có tác động

tới hướng phát triển của khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ đóng vai

trò nghịch lý trong xã hội khi chúng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi và cung cấp giải

pháp cho vấn đề, nhưng chúng cũng có thể tạo ra câu hỏi và vấn đề mới.

Sẵn sàng tham gia vào các vấn đề liên quan đến khoa học (science-related

issues) và những ý tưởng khoa học (ideas of science) như một công dân biết suy

nghĩ (reflective citizen)

Trong phần đầu của lời phát biểu này, "sẵn sàng tham gia vào các vấn đề liên

quan đến khoa học", mang ý nghĩa rộng hơn so với việc ghi lại và hành động theo

yêu cầu; ở đây hàm ý là tiếp tục quan tâm, đưa ra ý kiến và tham dự vào những vấn

đề khoa học hiện tại và tương lai. Phần thứ hai của lời phát biểu, „và những ý tưởng

khoa học như một công dân biết suy nghĩ‟, bao gồm các khía cạnh khác nhau về

thái độ và giá trị của cá nhân đối với khoa học. Câu này hàm ý là người nào có mối

quan tâm tới các đề tài khoa học, nghĩ về các vấn đề liên quan đến khoa học, sẽ

quan tâm đến các vấn đề công nghệ, tài nguyên và môi trường, và suy ngẫm về tầm

quan trọng của khoa học theo quan điểm cá nhân và xã hội.

Định nghĩa về lĩnh vực khoa học đề xuất ở đây cung cấp một thể liên tục

18

(continuum) trong đó các cá nhân sẽ được xem là có ít hoặc nhiều (more or less)

năng lực khoa học, họ không được xem là có năng lực (literate) hoặc không có năng

lực khoa học (illiterate) (Bybee, 1997a; 1997b). Vì vậy, ví dụ, những học sinh có

năng lực khoa học phát triển kém có thể nhớ lại kiến thức khoa học thực tế đơn giản

và sử dụng kiến thức khoa học phổ biến để rút ra hoặc đánh giá kết luận. Một học

sinh có năng lực khoa học phát triển hơn sẽ chứng minh được khả năng tạo ra và sử

dụng các mô hình khái niệm (conceptual model) để đưa ra dự đoán và giải thích,

phân tích những nghiên cứu khoa học, lấy dữ liệu làm bằng chứng, đánh giá nhiều

cách giải thích khác của các hiện tượng giống nhau và đưa ra kết luận chính xác.

Đối với các mục đích đánh giá, đặc điểm của định nghĩa PISA về năng lực khoa

học (scientific literacy) bao gồm 4 khía cạnh tương quan với nhau:

(1) Ngữ cảnh (Context): nhận ra các tình huống liên quan đến khoa học và công

nghệ;

(2) Kiến thức (Knowledge): hiểu biết về thế giới tự nhiên trên cơ sở kiến thức

khoa học trong đó bao gồm kiến thức về thế giới tự nhiên và kiến thức về chính

khoa học;

(3) Năng lực (competencies): thể hiện năng lực khoa học trong đó bao gồm xác

định các vấn đề khoa học, giải thích các hiện tượng theo khoa học và sử dụng bằng

chứng khoa học;

(4) Thái độ (attitude): thể hiện sự quan tâm đến khoa học, hỗ trợ tìm hiểu khoa

học và động lực để hành động có trách nhiệm, ví dụ, tài nguyên thiên nhiên và môi

trường.

Dưới đây là một số câu hỏi để thiết lập khung khoa học PISA:

- Những ngữ cảnh nào thích hợp để đánh giá học sinh độ tuổi 15 ?

- Những năng lực nào chúng ta có thể mong đợi một cách hợp lý học sinh độ

tuổi 15 sẽ thể hiện ?

- Những kiến thức nào chúng ta có thể mong đợi một cách hợp lý học sinh độ

tuổi 15 sẽ thể hiện ?

- Những thái độ gì nào chúng ta có thể mong đợi một cách hợp lý học sinh độ

tuổi 15 sẽ thể hiện ?

19

Khung đánh giá năng lực khoa học trong PISA

Ngữ cảnh

Các tình huống

cuộc sống có liên

quan tới khoa học

và công nghệ

Các năng

lực

• xác định các

vấn đề khoa

học

• giải thích các

hiện tượng

bằng khoa

học

• sử dụng bằng

chứng khoa

học

Kiến thức

Em biết gì:

• về thế giới tự nhiên (kiến thức khoa

học)

• về chính khoa học (kiến thức về

khoa học

ảnh hưởng như thế nào ?

Thái độ

Em hưởng ứng các vấn đề khoa học như

thế nào:

• Quan tâm

• Ủng hộ các tìm hiểu khoa học

• Trách nhiệm

Các tình huống và ngữ cảnh

Một khía cạnh quan trọng trong việc đánh giá lĩnh vực khoa học PISA là tham

gia (engagement) vào khoa học ở nhiều tình huống. Khi việc giải quyết các vấn đề

khoa học, việc lựa chọn các phương pháp và phép đại diện (representation) thường

phụ thuộc vào các tình huống có các vấn đề được trình bày.

Tình huống là một phần trong thế giới của học sinh, có các nhiệm vụ được đặt

vào. Các câu hỏi đánh giá (assessment items) được bố trí đặt vào các tình huống của

cuộc sống nói chung và không giới hạn trong cuộc sống ở trường. Trong phần đánh

giá lĩnh vực khoa học PISA , trọng tâm của các cây hỏi là dựa trên những tình

huống liên quan tới bản thân, gia đình và bạn bè (cá nhân – personal), đến cộng

đồng (xã hội – social) và tới cuộc sống trên toàn thế giới (toàn cầu – global).

PISA đánh giá kiến thức khoa học quan trọng liên quan đến chương trình giáo

dục khoa học của các nước tham gia, mà không hạn chế về những khía cạnh chung

(common aspect) của chương trình giảng dạy quốc gia của các nước tham dự. Kì

đánh giá thực hiện điều này bằng cách yêu cầu bằng chứng về việc sử dụng thành

công kiến thức và kỹ năng khoa học trong các tình huống quan trọng phản ánh thế

giới và phù hợp với trọng tâm của PISA.

20

Đánh giá lĩnh vực khoa học PISA không phải là đánh giá các ngữ cảnh

(context), mà đánh giá về các năng lực (competencies), kiến thức (knowledge) và

thái độ (attitude) khi đưa vào hoặc có liên quan đến các ngữ cảnh. Khi lựa chọn ngữ

cảnh, cần phải nhớ mục đích của kì đánh giá là nhằm đánh giá năng lực, sự hiểu biết

và thái độ về khoa học mà học sinh đạt được khi kế thúc những năm học bắt buộc.

Các câu hỏi (item) PISA được xếp theo các nhóm (đề thi – unit) dựa trên một

phần dẫn chung (common stimulus) thiết lập ngữ cảnh cho câu hỏi. Các ngữ cảnh

được lựa chọn dựa trên mối quan tâm (interest) và cuộc sống (life) của học sinh.

Các ngữ cảnh của đánh giá năng lực khoa học trong PISA

Cá nhân (bản thân, gia đình, bạn bè)

Xã hội (cộng đồng)

Toàn cầu (cuộc sống trên thế giới)

Sức khỏe

Giữ gìn sức khỏe, tai nạn,

dinh dưỡng

Kiểm soát dịch bệnh,

bệnh lây nhiễm trong

xã hội, lựa chọn thực

phẩm, sức khỏe cộng

đồng

Dịch bệnh, sự lây

truyền của các bệnh

truyền nhiễm

Tài nguyên

thiên nhiên

Tiêu thụ nguyên vật liệu

và năng lượng cá nhân

Duy trì dân số, chất

lượng cuộc sống, an

ninh, sản xuất và phân

phối thực phẩm, cung

cấp năng lượng

Các nguồn năng lượng

tái tạo và không tái tạo

được, các hệ thống tự

nhiên, tăng tưởng dân

số, sử dụng bền vững

các loài Môi trường Hành vi thân thiện với mô

trường, sử dụng và loại bỏ

nguyên vật liệu

Bố trí dân số, xử lý

chất thải, tác động

môi trường, thời tiết

địa phương

Đa dạng sinh học, sinh

thái bền vững, kiểm

soát ô nhiễm, sản xuất

và mất đất

Nguy cơ

Tự nhiên và do con

người gây ra, những

quyết sách về nhà ở

Thay đổi nhanh chóng

(động đất, thời tiết cực

đoan), những thay đổi

nhanh và chậm (xói

mòn ven biển, bồi lắng),

đánh giá rủi ro

Biến đổi khí hậu,

tác động của chiến

tranh hiện đại

Ranh giới

giữa khoa

học và

công nghệ

Quan tâm về việc giải thích

khoa học đối với các hiện

tượng tự nhiên, sở thích dựa

trên cơ sở khoa học, thể

thao và giải trí, âm nhạc và

công nghệ cá nhân

Vật liệu mới, các

thiết bị và quy trình,

biến đổi gen, công

nghệ vũ khí, giao

thông vận tải

Sự tuyệt chủng của các

loài, khám phá không

gian, nguồn gốc và cấu

trúc của vũ trụ

Năng lực Khoa học thể hiện ở các cấp độ sau:

Cấp độ của năng lực Đặc điểm

Cấp độ 1

Xác định các vấn đề

khoa học

- Nhận dạng các vấn đề có thể nghiên cứu bằng khoa

học;

- Xác định các từ khóa (keyword) để tìm kiếm thông tin

khoa học;

21

- Nhận dạng các đặc điểm chính (key features) của một

cuộc nghiên cứu khoa học (scientific investigation).

Cấp độ 2

Giải thích các hiện

tượng bằng khoa học

- Áp dụng kiến thức khoa học trong một tình huống đặt

ra;

- Mô tả hoặc giải thích các hiện tượng bằng khoa học và

dự báo những thay đổi;

- Xác định các phần giới thiệu, giải thích và dự đoán

thích hợp.

Cấp độ 3

Sử dụng bằng chứng

khoa học

- Giải thích bằng chứng khoa học và đưa ra (make) và

truyền tải (communicate) những kế luận;

- Xác định các giả thiết, bằng chứng và lý do đưa ra

những kết luận;

- Suy ngẫm những hệ quả (implication) về mặt xã hội

của sự phát triển khoa học và công nghệ.

Các yêu cầu cụ thể:

Xác định các vấn đề khoa học

Điều quan trọng là có thể phân biệt các vấn đề và nội dung khoa học với các

dạng khác của vấn đề. Năng lực xác định các vấn đề khoa học gồm nhận dạng các

câu hỏi có thể dùng nghiên cứu khoa học trong một tình huống đặt ra và xác định

các từ khóa để tìm kiếm thông tin khoa học của một chủ đề đặt ra. Ngoài ra gồm

nhận dạng các đặc điểm chính của một nghiên cứu khoa học: ví dụ: nên so sánh

những gì, nên thay đổi hoặc kiểm soát những biến nào, cần thêm những thông tin

nào hoặc nên thực hiện những hành động để thu thập các dữ liệu liên quan.

Giải thích các hiện tượng bằng khoa học

Thể hiện năng lực giải thích các hiện tượng bằng khoa học gồm có áp dụng kiến

thức khoa học (knowledge of science) phù hợp trong một tình huống đưa ra. Năng

lực ở đây là mô tả hoặc giải thích hiện tượng và dự đoán những thay đổi, bên cạnh

đó có thể là nhận dạng hoặc xác định những phần mô tả (description), giải thích

(explanation) và dự đoán (prediction) thích hợp.

Sử dụng bằng chứng khoa học

Năng lực sử dụng bằng chứng khoa học là tiếp cận (access) thông tin khoa học

và xây dựng (produce) những lập luận (argument) và kết luận dựa trên bằng chứng

khoa học.

Bên cạnh đó, năng lực cũng bao gồm : lựa chọn từ kết luận khác liên quan đến

22

chứng cứ; đưa ra lý do cho hay chống lại một kết luận được đưa ra trong điều khoản

của quá trình mà kết luận được rút ra từ các dữ liệu được cung cấp , và xác định các

giả định trong việc đạt được một kết luận. Phản ánh về những tác động xã hội của

phát triển khoa học, công nghệ là một khía cạnh của khả năng này.

Đánh giá năng lực Khoa học trong PISA chia ra 6 mức độ, thể hiện ở bảng sau:

Bảng mô tả 6 mức độ đánh giá năng lực Khoa học trong PISA 2012

Mức

độ

Điểm

tối thiểu Khả năng thực hiện của học sinh

6 708 Ở Mức 6, học sinh luôn biết xác định, giải thích và áp dụng kiến thức

khoa học và kiến thức về các ngành khoa học trong nhiều tình huống

phức tạp của cuộc sống. Học sinh biết liên kết những phần giải thích

và nhiều nguồn thông tin khác nhau, sử dụng bằng chứng từ những

nguồn này để biện luận cho quyết định đưa ra. Học sinh thể hiện tư

duy và lập luận khoa học tiến bộ một cách rõ ràng và nhất quán, học

sinh sử dụng sự hiểu biết khoa học để hỗ trợ cho các phép giải của

những tình huống khoa học và công nghệ không quen thuộc. Ở mức

này, học sinh biết sử dụng kiến thức khoa học và xây dựng những cơ

sở lý luận để hỗ trợ cho các quyết định và đề xuất xung quanh các

tình huống con người, xã hội và toàn cầu.

5 633 Ở Mức 5, học sinh biết cách xác định các cấu phần khoa học của

nhiều tình huống phức tạp trong cuộc sống, áp dụng những khái niệm

khoa học và kiến thức về khoa học vào các tình huống này, biết so

sánh, chọn lựa và đánh giá bằng chứng khoa học thích hợp đáp ứng

những tình huống trong cuộc sống. Ở mức này, học sinh biết sử dụng

khả năng nghiên cứu phát triển tốt, liên kết kiến thức một cách phù

hợp và đưa ra những hiểu biết sâu sắc đối với các tình huống. Học

sinh biết cách xây dựng phần giải thích dựa trên bằng chứng và phần

lập luận dựa trên phân tích sâu sắc.

4 559 Ở Mức 4, học sinh biết cách làm việc có hiệu quả với các tình huống

và vấn đề có liên quan tới các hiện tượng rõ ràng yêu cầu học sinh

phải suy luận về vai trò của khoa học hoặc công nghệ. Học sinh biết

lựa chọn và tích hợp các phần giải thích từ nhiều nguyên tắc khoa

học và công nghệ khac nhau, liên kết những phần phải thích đó tới

các khía cạnh của những tình huống trong cuộc sống. Ở mức này,

23

học sinh biết suy ngẫm về những hành động bản thân và biết kết nối

những quyết định sử dụng kiến thức và bằng chứng khoa học.

3 484 Ở Mức 3, học sinh biết cách xác định các vấn đề khoa học được mô

tả rõ ràng ở nhiều bối cảnh. Học sinh biết lựa chọn các sự thật và

kiến thức để giải thích các hiện tượng và áp dụng các mô hình hoặc

kế hoạch nghiên cứu. Ở mức này, học sinh biết diễn giải và sử dụng

các khái niệm khoa học từ những cách tư duy khác nhau và biết áp

dụng trực tiếp. Học sinh biết xây dựng kết luận ngăn có sử dụng các

sự thật và đưa ra suy luận dựa trên kiến thức khoa học.

2 409 Ở Mức 2, học sinh có kiến thức khoa học thông thường để đưa ra

những giải thích phù hợp với các bối cảnh quen thuộc hoặc rút ra kết

luận dựa trên những nghiên cứu đơn giản. Học sinh có khả năng lập

luận trực tiếp và đưa ra những diễn giải theo nghĩa đen về những kết

quả của nghiên cứu khoa học hoặc giải quyết vấn đề công nghệ.

1 335 Ở Mức 1, học sinh có kiến thức khoa học hạn chế, chỉ áp dụng được

kiến thức đó vào một số ít các tình huống quen thuộc. Học sinh biết

trình bày phần giải thích khoa học được thể hiện rõ ràng và làm theo

hướng cho sẵn từ bằng chứng đã cho.

24

PHẦN 2: CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CHU KỲ PISA 2015

VÀ VẬN DỤNG THỰC HIỆN VÀO VIỆT NAM

1. Các hoạt động chính thực hiện PISA 2015

Mỗi chu kỳ PISA thực hiện 3 năm, chu kỳ PISA 2015 thực hiện từ năm 2013

đến hết 2015 với các hoạt động chính sau:

- Năm 2013: Chuẩn bị các bộ công cụ khảo sát, dịch thuật các tài liệu, xây dựng

dữ liệu mẫu khảo sát thử nghiệm và khảo sát chính thức.

- Năm 2014: Tổ chức khảo sát thử nghiệm quy trình đánh giá và các bộ công cụ

khảo sát theo yêu cầu của OECD;

- Năm 2015: Tổ chức khảo sát chính thức, hoàn thành chấm, nhập, làm sạch dữ

liệu và gửi toàn bộ dữ liệu sang OECD.

Công việc phân tích xử lý dữ liệu và xây dựng báo cáo đánh giá quốc tế được

hoàn thành và công bố vào tháng 12 năm sau, tuy nhiên, đó là năm đầu tiên của chu

kỳ mới nên mỗi vòng quay PISA chỉ tính 3 năm.

Dưới đây là bảng tóm tắt các hoạt động chính, thời gian và sản phẩm cần hoàn

thành để thực hiện PISA 2015 tại Việt Nam.

BẢNG TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG PISA 2015 TẠI VIỆT NAM

TT Nội dung công việc Mốc thời gian Các sản phẩm

Hoạt

động

1

Xây dựng kế hoạch chi tiết triển

khai PISA tại VN từ nay đến 2015.

-Hoàn thành các thủ tục triển khai

PISA VN.

-Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai

hoạt động theo các mốc cụ thể được

quy định bởi PISA quốc tế.

-Xây dựng đội ngũ chuyên gia: chọn

mẫu, dịch thuật, Tóan, Đọc hiểu, Khoa

học; phân tích số liệu; viết báo cáo;

triển khai khảo sát…

-Xây dựng chiến lược truyền thông

Tháng 4, 5,

6/2013

1.Bản đề cương kế hoạch triển

khai thực hiện chi tiết từ 2013 đến

hết 2015.

2. Các văn bản giấy tờ thủ tục cới

OECD, với Bộ và với các đơn vị

có liê quan.

3. Một kế hoạch tuyên truyền cho

dân chúng và các đối tượng có

liên quan hiểu biết về PISA.

25

tuyên truyền về PISA tại VN (kế

hoạch xây dựng trang web về PISA

Việt Nam, sổ tay PISA và các tài liệu

tham khảo…)

- Liên hệ với OECD để nhận các chỉ

đạo trực tiếp.

Hoạt

động

2

Góp ý hoàn thiện các câu hỏi Khoa

học mới được xây dựng cho 2015

theo yêu cầu của PISA OECD:

-Tập huấn về chuyên môn đánh giá

câu hỏi.

- Chuyên gia xem xét đánh giá các câu

hỏi.

- Hội thảo mở rộng góp ý các bản

đánh giá câu hỏi của các chuyên gia.

- Dịch tài liệu.

Quý 1/2013

1.Các bản dịch tài liệu (các câu

hỏi và các tài liệu hướng dẫn).

2. Các câu hỏi đã được xem xét

đánh giá bởi chuyên gia.

3. Bảng tiêu chí kỹ thuật đánh giá

các câu hỏi theo yêu cầu của

OECD.

Hoạt

động

3

Nộp lệ phí PISA cho OECD Chia thành 3

đợt nộp lệ phí Tiền nộp cho OECD

Hoạt

động

4

Tham dự Hội nghị tập huấn thường

niên của PISA OECD;

Tham quan học hỏi 1 nước có thành

tích PISA nổi bật.

+ Hàng năm

các quốc gia

tham dự hội

thảo tập huấn

2 lần/ năm tại

các địa điểm

do OECD tổ

chức.

1.Các tài liệu tập huấn

2.Các báo cáo công tác của đoàn.

Hoạt

động

5

Hội thảo, tập huấn nâng cao năng

lực cho đội ngũ chuyên gia 2013,

2014 (Hết thử nghiệm) Những đầu

việc chính.

1

Có 2 đợt hội thảo tập huấn mời

chuyên gia quốc tế (Tập huấn về

phương pháp, kỹ thuật chọn mẫu;

Dự kiến

tháng 7,8

/2013

1.Các tài liệu tập huấn chuyên gia

quốc tế biên soạn.

2.Các báo cáo thu hoạch của học

26

phân tích xử lý số liệu) viên.

2

Hội thảo về phương pháp điều tra

khảo sát dữ liệu HS ở độ tuổi 15; các

loại hình trường có học sinh ở độ tuổi

15.

Quý 2/2013

1.Biên bản hội thảo

2.Danh sách các cán bộ tham gia

Hội thảo.

4 Hội thảo về phương pháp tổ chức,

tuyên truyền về kỳ thi PISA Quý 4/2013

1.Biên bản hội thảo

2.Danh sách các cán bộ tham gia

Hội thảo.

5

Hội thảo về các thức tiến hành chuẩn

bị cho học sinh, giao viên, phụ huynh

học sinh tham gia khảo sát đạt chất

lượng.

Quý 1/2013

1.Biên bản hội thảo

2.Danh sách các cán bộ tham gia

Hội thảo.

6

Các hội thảo chuyên môn của các

nhóm chuyên gia như: dịch thuật;

Tóan; Đọc hiểu và Khoa học.

Trong năm

2013, 2014,

2015

1.Biên bản hội thảo

2.Danh sách các cán bộ tham gia

Hội thảo.

7 Hội thảo chọn mẫu thử nghiệm cho

2014 Quý 3/2013

1.Biên bản hội thảo

2.Danh sách các cán bộ tham gia

Hội thảo

8

Tập huấn cho cán bộ khảo sát điều tra

dữ liệu các trường có HS tuổi 15 để

chọn mẫu.

Quý 3/2013 1.Biên bản tập huấn

2.Danh sách các cán bộ tham gia.

9

Tập huấn vận dụng cách đánh giá

PISA vào đánh giá trên lớp và đánh

giá trên diện rộng tại các tỉnh, thành

phố

2014, 2015

1.Biên bản tập huấn.

2.Danh sách các cán bộ tham gia.

3. Sản phẩm thực hành của học

viên.

10 Tập huấn cho các các bộ điều tra lấy

mẫu khảo sát thử nghiệm. Tháng 3/2014

1.Biên bản tập huấn

2.Danh sách các cán bộ tham gia.

11 Tập huấn cán bộ đi khảo sát thử

nghiệm Tháng 3/2014

1.Biên bản tập huấn

2.Danh sách các cán bộ tham gia.

12 Tập huấn kỹ thuật chấm bài KS thử

nghiệm Tháng 5/2014

1.Biên bản tập huấn

2.Danh sách các cán bộ tham gia.

13 Tập huấn kỹ thuật nhập số liệu, làm

sạch số liệu KS thử nghiệm, phân tích Tháng 5/2014

1.Biên bản tập huấn

2.Danh sách các cán bộ tham gia.

27

xử lý kết quả.

14 Hội thảo về kết quả khảo sát thử

nghiệm Tháng 8/2014

1.Biên bản Hội thảo

2.Danh sách các cán bộ tham gia.

Hoạt

động

6

Xây dựng các tài liệu triển khai

1 Xây dựng đề cương chi tiết khảo sát

thử nghiệm PISA 2014 Quý 1/2014 Bản đề cương chi tiết

2 Xây dựng đề cương chi tiết khảo sát

chính thức PISA 2014 Quý 4/2014 Bản đề cương chi tiết

3 Xây dựng Khung Báo cáo đánh giá kết

quả khảo sát thử nghiệm PISA 2014. Quý 1/2014

Khung Báo cáo đánh giá kết quả

khảo sát thử nghiệm PISA 2014.

4

Xây dựng Khung Báo cáo đánh giá kết

quả khảo sát KS chính thức PISA

2015.

Quý 1/2015 Khung Báo cáo đánh giá kết quả

khảo sát chính thức PISA 2015.

5 Tài liệu Hướng dẫn khảo sát thử

nghiệm PISA 2014 Quý 1/2014

Cuốn Tài liệu Hướng dẫn khảo sát

thử nghiệm PISA 2014

6 Tài liệu Hướng dẫn khảo sát thi chính

thức PISA 2015 Quý 1/2015

Cuốn Tài liệu Hướng dẫn khảo sát

chính thức PISA 2015

Hoạt

động

7

Xây dựng chiến lược thông tin,

tuyên truyền và các tài liệu

1 Lập trang WEB và vận hành, mời

chuyên gia viết bài hàng tháng. Quý 1/2014 Trang Web PISA Việt Nam

2

Thiết kế các tờ quảng cáo tuyên truyền

về PISA Quý 2/2014 Các tờ rơi, tranh ảnh tuyên truyền

3

Viết và in các các cuốn chuyên khảo

cho các đối tượng, các tài liệu hướng

dẫn, tờ rơi…

Quý 1/2014,

Quý 3/2014 Các cuốn tài liệu chuyên ngành

Hoạt

động

8

Các hoạt động khảo sát thử nghiệm

2014

1 +Xác định ngày, tháng đánh dấu thời

điểm bắt đầu năm học ở Việt Nam là Năm 2013 Công văn gửi OECD.

28

ngày 05/9.

+Quyết định thời gian tổ chức kỳ khảo

sát thử nghiệm: Tháng 4/2014.

+ Quyết định thời gian tổ chức kỳ

khảo sát chính thức ở VN: Tháng

4/2015.

+ Quyết định giới hạn ngày sinh của

học sinh đủ điều kiện dự kỳ thi thử

nghiệm vào tháng 4/2011 là từ

01/01/1998 đến 31/12/1998.

+ Quyết định giới hạn ngày sinh của

học sinh đủ điều kiện dự kỳ thi chính

thức vào tháng 4/2015 là từ

01/01/1999 đến 31/12/1999

2

Thực hiện các nhiệm vụ chọn mẫu

khảo sát thử nghiệm và khảo sát chính

thức theo yêu cầu của OECD

Năm 2013

1.Công văn gửi OECD.

2.Các biên bản hội thảo, hoạt

động chuyên môn có liên quan.

3

Khoảng 6 tuần trước khi bắt đầu

kiểm tra – Lựa chọn các mẫu học sinh

sử dụng phần mềm KeyQuest

Khoảng 1 tháng sau khi công tác thu

tập dữ liệu hoàn tất – Nộp dữ liệu và

danh mục kiểm tr a mẫu thử nghiệm

lên Westat.

Quý 1/2014

Hoạt

động

9

Khảo sát thử nghiệm 2014

Tháng

4/2014

1 Kế hoạch thử nghiệm Quý 1/2014 Bản Kế hoạch thử nghiệm

2 Danh sách mẫu trường và mẫu HS

tham gia khảo sát thi thử nghiệm.

Tháng

1,2/2014

Bản Danh sách mẫu trường và

mẫu HS tham gia khảo sát thi thử

nghiệm.

3 Dịch các tài liệu khảo sát thử nghiệm Quý 1 /2014 Các đề thi thử nghiệm và các tài

liệu hướng dẫn có liên quan được

29

dịch từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang

tiếng Việt.

4

Chấm bài, Nhập số liệu, làm sạch dữ

liệu;

Phân tích kết quả;

Tháng 5 -

8/2014

1.Các bài làm của HS được chấm

và được nhập.

2.Các bộ phiếu hỏi được nhập.

3.Bộ Dữ liệu.

4.Các bản phân tích kết quả.

5 Viết báo cáo kết quả, Bài học kinh

nghiệm cho KS chính thức.

Tháng

9,10/2014

Bản báo cáo kết quả, Bài học kinh

nghiệm cho KS chính thức

Hoạt

động

10

Chuẩn bị dữ liệu mẫu khảo sát

PISA chính thức 2015 và chọn mẫu

học sinh tham gia chính thức.

1

Chuẩn bị dữ liệu điều tra khảo sát về

mẫu các loại hình trường, các trường

có học sinh ở độ tuổi 15.

Quý 1/2013 Danh sách các loại hình trường có

HS ở độ tuổi 15.

2

Nộp lên OECD toàn bộ danh sách các

trường, có số lượng học sinh đang

theo học ở độ tuổi 15; họ tên địa chỉ

người liên hệ ở trường, số điện thoại.

Quý 1/2013 Các văn bản làm việc với OECD.

3

Trước 2 tháng khảo sát chính thức,

OECD sẽ gửi danh sách mẫu chính

thức về VN, các trường được chọn sẽ

được điều tra dữ liệu tên tuổi tất cả

học sinh, ngày tháng năm sinh.

Tháng 1/2015 Danh sách mẫu chính thức các

trường tham gia thi PISA 2012.

4

Gửi lại danh sách các trường đã được

điền đầy đủ số liệu lại cho OECD để

họ chọn mẫu học sinh.

Tháng 2/2015

Lập danh sách các trường đã được

điền đầy đủ số liệu và gửi lại cho

OECD

5

Danh sách học sinh tham gia khảo sát

chính thức sẽ được gửi về VN trước 1

tuần

Trước khi KS

chính thức 1

tuần.

Danh sách học sinh tham gia thi

chính thức 2012.

Hoạt

động

11

Các hoạt động triển khai khảo sát

chính thức 2015

30

1 Các hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ Các năm 1.Biên bản hội thảo, tập huấn.

2.Danh sách tập huấn.

2

Trước hai tháng khảo sát chính thức,

OECD sẽ gửi toàn bộ đề khảo sát

chính thức và các tài liệu có liên quan

để dịch

Tháng 1/2015

3 Dịch toàn bộ tài liệu trong 1 tháng Tháng 2

/2015

Các tài liệu cần thiết đã được dịch

theo yêu cầu của OECD và nộp

sang OECD.

4

Trước khi thi chính thức 1 tháng phải

nộp toàn bộ tài liệu đã được dịch sang

TV lên OECD

Tháng 2/2015

5 OECD sẽ xem xét và trả lời trong 1

tuần để quyết định cho in TLKS. Tháng 3/2015

6 Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi PISA Tháng 3/2015

1.Biên bản tập huấn.

2.Danh sách tập huấn.

3.Báo cáo của các cán bộ tham gia

tập huấn.

7

Tổ chức in tài liệu khảo sát, mỗi học

sinh 1 đề, được dán kín, chỉ cho KSV

mang đề về trường trước khi thi chính

thức 2, 3 ngày.

Tháng 3/2015 Đề thi và các bộ phiếu hỏi, các tài

liệu hướng dẫn.

8 Khảo sát chính thức 2015 Tháng

4/2015

Các biên bản của các trường, các

báo cáo đánh giá của giám sát

viên, của giám thị…

9 Chấm bài KS chính thức Tháng

5,6/2015 Các bài làm của HS được chấm

10 Nhập số liệu, làm sạch dữ liệu Tháng 7,

8/2015

1.Các bài làm của HS được nhập.

2.Các bộ phiếu hỏi được nhập.

3.Bộ Dữ liệu.

11 Nộp toàn bộ dữ liệu sang OECD Cuối năm 2015 Bộ dữ liệu nộp OECD

12 Viết báo cáo đánh giá của Việt Nam Năm 2016

Báo cáo đánh giá quá trình triển

khai thực hiện PISA VN, những

bài học kinh nghiệm.

31

Khung thời gian khảo sát và năm sinh học sinh

kỳ thử nghiệm năm 2014

Tháng tổ chức

kiểm tra

Chọn học sinh theo dải ngày sinh

(bao gồm đầu và cuối)

3/2014

1/1998 12/1998

12/1997 11/1998

11/1997 10/1998

4/2014

2/1998 1/1999

1/1998 12/1998

12/1997 11/1998

5/2014

3/1998 2/1999

2/1998 1/1999

1/1998 12/1998

6/2014

4/1998 3/1999

3/1998 2/1999

2/1998 1/1999

7/2014

5/1998 4/1999

4/1998 3/1999

3/1998 2/1999

8/2014

6/1998 5/1999

5/1998 4/1999

4/1998 3/1999

32

Khung thời gian khảo sát và năm sinh học sinh

kỳ khảo sát chính thức năm 2015

Tháng tổ chức

kiểm tra

Chọn học sinh theo dải ngày sinh

(bao gồm đầu và cuối)

3/2015

1/1999 12/1999

12/1998 11/1999

11/1998 10/1999

4/2015

2/1999 1/2000

1/1999 12/1999

12/1998 11/1999

5/2015

3/1999 2/2000

2/1999 1/2000

1/1999 12/1999

6/2015

4/1999 3/2000

3/1999 2/2000

2/1999 1/2000

7/2015

5/1999 4/2000

4/1999 3/2000

3/1999 2/2000

8/2015

6/1999 5/2000

5/1999 4/2000

4/1999 3/2000

33

2. Kế hoạch tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA vào nhà trường phổ

thông tại các tỉnh, thành phố

34

35

36

PHẦN 3:

GIỚI THIỆU MỘT SỐ DẠNG BÀI THI

DO OECD PHÁT HÀNH

LĨNH VỰC KHOA HỌC

37

I. Các dạng bài thi PISA

BÀI 1. NHÀ KÍNH

Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH: HIỆN THỰC HAY HƯ CẤU?

Các sinh vật sống cần năng lượng để tồn tại. Năng lượng giúp duy trì sự sống trên Trái đất

đến từ Mặt trời, Mặt trời bức xạ năng lượng vào không gian vì nó rất nóng. Chỉ một phần nhỏ năng

lượng này đến được Trái đất.

Bầu khí quyển của Trái đất hoạt động như một tấm chắn bảo vệ trên bề mặt hành tinh của

chúng ta, ngăn chặn các biến thể từ nhiệt độ cao tồn tại trong chân không.

Hầu hết năng lượng bức xạ từ Mặt trời đi qua bầu khí quyển của Trái đất.

Trái đất hấp thụ một phần năng lượng đó và một phần bị phản xạ ngược lại từ bề mặt Trái đất. Một

phần năng lượng phản xạ ngược lại này sẽ được bầu khí quyển hấp thụ.

Kết quả của hiện tượng này là nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất cao hơn so với khi

không có bầu khí quyển. Bầu khí quyển của Trái đất có hiệu ứng tương tự như nhà kính, vì thế

xuất hiện thuật ngữ hiệu ứng nhà kính.

Hiệu ứng nhà kính ngày càng trở nên rõ rệt hơn vào thế kỉ XX.

Thực tế là nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Trái đất đang ngày một tăng lên. Trong các

bài báo và tạp chí, lượng khí thải cacbon đioxit vẫn được coi là lí do chính gây ra hiện tượng tăng

nhiệt độ trong thế kỷ XX.

Một học sinh tên là André tỏ ra thích thú với mối liên hệ có thể có giữa nhiệt độ trung bình của

bầu khí quyển với khí thải cacbon đioxit trên Trái đất.

Bạn ấy đã theo dõi hai đồ thị sau trong thư viện.

38

Từ hai đồ thị này, André rút ra kết luận rằng, sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển

Trái đất chắc chắn là do sự gia tăng của lượng khí thải cacbon đioxit.

Câu hỏi 1: NHÀ KÍNH S01Q01– 01 02 11 12 99

Điều gì có trong đồ thị dẫn tới kết luận của André?

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Câu hỏi 2: NHÀ KÍNH S01Q02 – 01 02 03 11 12 13 14 15 21 99

Một học sinh khác tên là Jeanne không đồng ý với kết luận của André. Bạn ấy so sánh hai đồ

thị và nói rằng có một vài đoạn đồ thị không đồng nhất với kết luận của André.

Nêu một dẫn chứng về phần đồ thị không đồng nhất với kết luận của André. Hãy giải thích câu

trả lời của em.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Câu hỏi 3: NHÀ KÍNH S01Q03 – 01 02 03 11 12 99

André bảo vệ kết luận của mình rằng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển Trái đất tăng lên

do sự gia tăng của khí thải cacbon đioxit. Nhưng Jeanne cho rằng, kết luận đó là quá sớm. Bạn ấy

nói: “Trước khi chấp nhận kết luận này, bạn phải chắc chắn rằng các yếu tố khác có thể ảnh

hưởng tới hiệu ứng nhà kính là đại lượng không đổi”.

Em hãy nêu tên một trong các yếu tố mà Jeanne muốn nhắc tới.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Năm

Khí thải cacbon đioxit (Ngàn triệu tấn một năm)

20

10

1860 1870 1880 1890 1900 1910 1920 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1990

Nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển

Trái đất (C)

năm

1860 1870 1880 1890 1900 1910 1920 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1990

15.4

15.0

14.6

39

BÀI 2. NHÂN BẢN VÔ TÍNH

Em hãy đọc bài báo và trả lời các câu hỏi sau đây.

Một cỗ máy nhân bản cho những sinh vật sống?

5

10

15

Nếu có một cuộc bình chọn dành cho

động vật của năm 1997, chắc chắn Dolly

sẽ chiến thắng! Dưới đây là một bức ảnh

của Dolly, chú thuộc giống cừu Scốt–len.

Nhưng Dolly không chỉ là một chú cừu

bình thường. Chú được nhân bản vô tính

từ một con cừu khác. Nhân bản vô tính

có nghĩa là: một bản sao, tức là sao

chép "từ một bản sao gốc duy nhất". Các

nhà khoa học đã thực hiện thành công

việc tạo ra một con cừu (Dolly) giống y

hệt với một con cừu khác, có chức năng

như một “bản sao gốc”’.

Người đã tạo ra “cỗ máy nhân bản”

cho chú cừu là nhà khoa học người Scốt–

len: Ian Wilmut. Ông đã lấy một phần rất

nhỏ từ phần vú của một con cừu trưởng

thành (con cừu 1).

20

25

30

35

Ông lấy ra nhân từ phần nhỏ đó. Sau

đó cấy nhân này vào tế bào trứng của

một con cừu (cái) khác (con cừu 2).

Nhưng trước tiên, ông loại ra khỏi tế

bào trứng tất cả những yếu tố làm cho

con cừu non được sinh ra từ tế bào

trứng mang các đặc tính của con cừu

2. Ian Wilmut cấy ghép những tế bào

trứng đã được thay đổi của con cừu 2

vào con cừu (cái) khác (con cừu 3).

Con cừu 3 đã mang thai và có một chú

cừu non: Dolly.

Một số nhà bác học cho rằng trong

vòng một vài năm tới cũng có thể tiến

hành nhân bản vô tính đối với con

người. Nhưng có rất nhiều chính phủ

đã ban hành luật cấm việc nhân bản vô

tính người.

40

Câu hỏi 1: NHÂN BẢN VÔ TÍNH S02Q01 – 0 1 9

Dolly giống hệt con cừu nào?

A. Con cừu 1.

B. Con cừu 2.

C. Con cừu 3.

D. Cha của Dolly.

Câu hỏi 2: NHÂN BẢN VÔ TÍNH S02Q02 – 0 1 9

Trong dòng 17, phần vú sử dụng được mô tả là "một phần rất nhỏ". Từ đoạn trích của bài báo,

hãy chỉ ra "một phần rất nhỏ" là gì?.

"Phần rất nhỏ” là:

A. một tế bào.

B. một gen.

C. một nhân tế bào.

D. một nhiễm sắc thể.

Câu hỏi 3: NHÂN BẢN VÔ TÍNH S02Q03 – 0 1 9

Trong câu cuối, bài báo nói rằng có rất nhiều chính phủ đã quyết định ban hành luật cấm nhân

bản vô tính đối với con người.

Bảng sau đề cập tới hai lí do có thể đưa ra để giải thích cho quyết định đó.

Những lí do đó có mang tính khoa học hay không?

Khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với mỗi lí do.

Lí do Lí do này có mang tính

khoa học hay không?

Người nhân bản có thể sẽ nhạy cảm với các căn bệnh thông

thường hơn so với người bình thường. Có / Không

Con người không nên tìm cách đi trái với tạo hoá. Có / Không

41

BÀI 3. MẤT NHIỆT

Ở Zedland, người ta thường dùng lò sưởi điện để sưởi ấm phòng trong mùa đông. Sơ đồ dưới

đây cho biết thông tin về sự mất nhiệt của một căn phòng thông thường: 94% nhiệt tỏa ra từ lò

sưởi sẽ bị truyền qua tường, trần nhà, sàn nhà, các cửa sổ và cửa ra vào.

Câu hỏi 1: MẤT NHIỆT S05Q01 – 0 1 9

Nhiệt bị truyền ra ngoài nhiều nhất qua phần nào của căn phòng?

A. Qua trần nhà.

B. Qua cửa ra vào.

C. Qua sàn nhà.

D. Qua các bức tường.

E. Qua cửa sổ.

Câu hỏi 2: MẤT NHIỆT S05Q02 – 0 1 2 9

Hãy ghi vào ô trống trong bảng dưới đây một phương pháp cách nhiệt phù hợp với vị trí căn

phòng nhằm giảm thiểu lượng nhiệt bị mất:

Ví trí trong căn phòng Phương pháp cách nhiệt

Trần nhà

Sàn nhà

Cửa ra vào

Cửa sổ

Tường 29%

Sàn nhà 20%

Lò sưởi

Trần nhà 20%

Cửa ra vào 11%

Cửa sổ 14%

42

Câu hỏi 3: MẤT NHIỆT S05Q03 – 0 1 9

Sơ đồ chỉ ra rằng 94% nhiệt tỏa ra từ lò sưởi sẽ bị truyền qua tường, trần nhà, sàn nhà, các

cửa sổ và cửa ra vào.

Vậy điều gì xảy ra với 6% nhiệt còn lại của lò sưởi?

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Câu hỏi 4: MẤT NHIỆT S05Q04 – 0 1 2 9

Nhiệt có thể được truyền đi bằng đối lưu, dẫn nhiệt hoặc bức xạ nhiệt.

Trong bảng dưới đây, khoanh tròn các cách truyền nhiệt ứng với mỗi tình huống sau:

Tình huống Các cách truyền nhiệt

1. Từ lò sưởi tới trần nhà. Đối lưu / Dẫn nhiệt / Bức xạ nhiệt

2. Qua trần nhà. Đối lưu / Dẫn nhiệt / Bức xạ nhiệt

3. Từ trần nhà tới mái nhà. Đối lưu / Dẫn nhiệt / Bức xạ nhiệt

4. Qua mái nhà. Đối lưu / Dẫn nhiệt / Bức xạ nhiệt

Câu hỏi 5: MẤT NHIỆT S05Q05 – 0 1 2 9

Vào mùa hè, những ngôi nhà ở Zedland nóng lên. Em làm cách nào để có thể giữ được nhiệt

độ trong nhà mát hơn nhiệt độ bên ngoài mà không cần dùng đến quạt hay máy điều hoà? Hãy giải

thích cách làm đó.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Câu hỏi 6: MẤT NHIỆT S05Q06 – 0 1 2 9

Em làm cách nào để phía bên ngoài ngôi nhà không bị trở nên quá nóng vào mùa hè? Hãy

giải thích cách làm đó.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

43

Câu hỏi 7: MẤT NHIỆT S05Q07 – 0 1 9

Không khí có khi ấm, có khi lạnh.

Nếu em có thể quan sát được các thành phần cấu thành nên không khí, điểm khác biệt giữa

không khí lúc nóng và không khí lúc lạnh là gì?

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

44

BÀI 4. SÂU RĂNG

Vi khuẩn sống trong miệng chúng ta gây ra bệnh sâu răng. Sâu răng là một bệnh nan y kể từ

những năm 1700 khi đường ăn xuất hiện từ ngành công nghiệp mía đường ngày càng phát triển.

Ngày nay, chúng ta biết nhiều về bệnh sâu răng. Ví dụ:

• Vi khuẩn gây sâu răng sống được nhờ đường.

• Đường chuyển hóa thành axit.

• Axit phá hủy bề mặt răng.

• Đánh răng giúp ngăn ngừa sâu răng.

Câu hỏi 1: SÂU RĂNG S06Q01 – 0 1 9

Vai trò của vi khuẩn trong bệnh sâu răng là gì?

A. Vi khuẩn tạo ra men răng.

B. Vi khuẩn tạo ra đường.

C. Vi khuẩn tạo ra các khoáng chất.

D. Vi khuẩn tạo ra axit.

1. Đường

2. Axit

3. Các khoáng chất từ lớp men răng

răng

45

Số lư

ợn

g r

ăn

g s

âu t

rung

bìn

h c

ủa m

ỗi ngư

ời ở

mỗi

quốc g

ia

Câu hỏi 2: SÂU RĂNG S06Q02 – 0 1 9

Đồ thị sau cho thấy lượng tiêu thụ đường và số lượng răng sâu trung bình ở các quốc gia

khác nhau. Mỗi quốc gia được biểu diễn bằng một chấm tròn trên đồ thị.

20 40 60 80 100 120 140

Mức tiêu thụ đường trung bình (gam trên một người một ngày)

Trong số các phát biểu sau, phát biểu nào được suy ra từ dữ liệu đã cho trên đồ thị?

A. Ở một số quốc gia, người dân đánh răng thường xuyên hơn so với các quốc gia khác.

B. Người dân ăn đường càng nhiều, thì càng dễ bị sâu răng.

C. Thời gian gần đây, tỉ lệ sâu răng ở nhiều nước đang tăng lên.

D. Thời gian gần đây, mức độ tiêu thụ đường ở nhiều nước đang tăng lên.

Câu hỏi 3: SÂU RĂNG S06Q03 – 019

Một quốc gia có số lượng răng sâu trên đầu người ở mức cao.

Liệu rằng những câu hỏi sau đây liên quan đến bệnh sâu răng tại quốc gia đó có thể được trả

lời bằng các thí nghiệm khoa học hay không? Khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với mỗi câu hỏi.

Câu hỏi liên quan đến sâu răng này có thể được trả lời bởi

các thí nghiệm khoa học hay không ?

Có hoặc Không?

Tác động nào lên bệnh sâu răng khi cho flo vào nguồn nước? Có / Không

Chi phí cho một lần đi gặp bác sĩ nha khoa là bao nhiêu? Có / Không

10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

46

BÀI 5. HÚT THUỐC LÁ

Người ta hút thuốc lá ở dạng điếu, xì gà và tẩu. Các nghiên cứu cho thấy mỗi ngày trên thế

giới có gần 13500 người bị chết do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá. Người ta cũng dự đoán

rằng, vào năm 2020, 12 % các ca tử vong toàn cầu là do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá gây

ra.

Khói thuốc lá chứa nhiều chất có hại. Các chất nguy hại nhất là nhựa thuốc lá, nicôtin và

cacbon ôxit.

Câu hỏi 1: HÚT THUỐC LÁ S07Q01 – 0 1 9

Khói thuốc lá được hít vào trong phổi. Nhựa thuốc lá trong khói thuốc đọng lại trong phổi và

làm cho phổi không hoạt động tốt nữa.

Chức năng nào dưới đây là một chức năng của phổi?

A. Bơm máu chứa ôxi đến tất cả các bộ phận trong cơ thể.

B. Chuyển ôxi từ không khí mà chúng ta thở vào máu.

C. Làm sạch máu bằng việc giảm lượng cacbon đioxit về không.

D. Chuyển các phân tử cacbon đioxit thành các phân tử ôxi.

Câu hỏi 2: HÚT THUỐC LÁ S07Q02 – 0 1 9

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi và các căn bệnh khác. Hãy cho biết hút thuốc lá

có làm tăng nguy cơ mắc những bệnh dưới đây hay không? Khoanh tròn “Có” hoặc “Không” trong

mỗi trường hợp.

Nguy cơ mắc phải căn bệnh này có tăng lên do hút thuốc

hay không?

Có hay Không

Viêm phế quản Có / Không

HIV/AIDS Có / Không

Bệnh thủy đậu Có / Không

47

Câu hỏi 3: HÚT THUỐC LÁ S07Q03 – 0 1 9

Một số người sử dụng các miếng cao dán chứa nicôtin để giúp họ cai thuốc lá. Những miếng

cao này được dán trên da và giải phóng nicôtin vào máu. Điều này giúp làm mất đi những cơn

thèm thuốc và những dấu hiệu của việc cai nghiện khi mọi người đã cai thuốc.

Để nghiên cứu về tính hiệu quả của những miếng dán nicôtin này, một nhóm 100 người hút

thuốc muốn cai thuốc được chọn ngẫu nhiên. Nhóm này được nghiên cứu trong vòng sáu tháng.

Hiệu quả của những miếng cao dán được xác định bằng việc tìm ra bao nhiêu người trong nhóm

không còn tái hút thuốc sau khi kết thúc đợt nghiên cứu này.

Trong số các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào là tốt nhất?

A. Tất cả những người trong nhóm đều dán cao.

B. Tất cả mọi người đều dán cao ngoại trừ một người cố gắng bỏ thuốc mà không cần cao

dán.

C. Mọi người lựa chọn hoặc sử dụng hoặc không sử dụng các miếng cao dán để giúp bỏ

thuốc.

D. Một nửa được lựa chọn ngẫu nhiên để sử dụng các miếng cao dán, nửa còn lại không sử

dụng chúng.

Câu hỏi 4: HÚT THUỐC LÁ S07Q04 – 0 1 9

Có nhiều phương pháp được sử dụng để khiến mọi người bỏ thuốc lá.

Những cách giải quyết việc giảm hút thuốc dưới đây có dựa trên công nghệ hay không?

Khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với mỗi trường hợp.

Phương pháp giảm hút thuốc này có dựa trên công nghệ

hay không?

Có hoặc Không?

Tăng giá bán thuốc lá. Có / Không

Sản xuất ra các miếng cao dán nicôtin để giúp người nghiện thuốc

cai thuốc lá.

Có / Không

Cấm hút thuốc ở những nơi công cộng. Có / Không

48

BÀI 6. SIÊU ÂM

Ở nhiều quốc gia, những hình ảnh của thai nhi (đứa bé đang phát triển trong bụng mẹ) có thể

được chụp nhờ sóng siêu âm (công nghệ chẩn đoán bằng siêu âm). Sóng siêu âm được xem là an

toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Bác sĩ cầm một đầu dò và di chuyển đầu dò này trên bụng người mẹ. Sóng siêu âm được

truyền vào trong bụng. Bên trong bụng, các sóng này phản xạ lại từ bề mặt của thai nhi. Các sóng

phản xạ này được đầu dò bắt lại và chuyển tiếp tới một cái máy có thể tạo ra hình ảnh.

Câu hỏi 1: SIÊU ÂM S08Q01 – 0 1 9

Để tạo được một ảnh, máy siêu âm cần phải tính toán khoảng cách giữa thai nhi và đầu dò.

Các sóng siêu âm đi vào trong bụng với vận tốc 1540 mét/giây. Phép đo nào máy siêu âm phải

thực hiện để có thể tính toán được khoảng cách này?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu hỏi 2: SIÊU ÂM S08Q02 – 0 1 9

Ảnh của thai nhi cũng có thể nhận được nhờ tia X. Tuy nhiên, phụ nữ được khuyên tránh để

tia X chiếu vào bụng trong thời gian mang thai.

Vì sao phụ nữ nên tránh tia X chiếu vào bụng chỉ riêng trong thời gian mang thai?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

49

Câu hỏi 3: SIÊU ÂM S08Q03 – 0 1 9

Việc kiểm tra bằng siêu âm của các bà mẹ đang mang thai có thể đưa ra câu trả lời cho những

câu hỏi dưới đây hay không? Khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với mỗi câu hỏi.

Kiểm tra bằng siêu âm có thể trả lời câu hỏi này hay

không?

Có hay Không?

Có nhiều hơn một em bé hay không? Có / Không

Em bé có mắt màu gì? Có / Không

Em bé có đạt đúng cân nặng hay không? Có / Không

50

Th

áng 1

Th

áng 1

2

Th

áng 1

Vận t

ốc g

ió (

km

/h)

Vận t

ốc g

ió (

km

/h)

Th

áng 1

Th

áng 1

2

Vận t

ốc g

ió (

km

/h)

Vận tố

c g

ió (

km

/h)

Th

áng 1

Th

áng 1

2

Th

áng 1

2

BÀI 7. ĐIỆN GIÓ

Nhiều người tin rằng năng lượng gió sẽ thay thế cho năng lượng của dầu mỏ và than đá trong

sản xuất điện. Bức ảnh dưới đây cho thấy các cột điện gió với các cánh quạt được quay nhờ sức

gió. Quá trình quay này tạo ra dòng điện thông qua nhờ những máy phát điện.

Các tua bin gió

Câu hỏi 1: ĐIỆN GIÓ S10Q01 – 0 1 9

Các đồ thị dưới đây cho thấy tốc độ gió trung bình tại bốn địa điểm trong suốt một năm. Dựa

vào thông tin các đồ thị đưa ra, em hãy cho biết địa điểm nào là hợp lí nhất để lắp đặt cột điện gió?

A. B.

30 30

0 0

C. D.

30 30

0 0

51

0 0

Điệ

n n

ăng

Pow

er

0

0

Điệ

n n

ăng

Điệ

n n

ăng

Điệ

n n

ăng

Câu hỏi 2: ĐIỆN GIÓ S10Q02– 0 1 9

Nếu gió càng mạnh thì các cánh quạt của cột điện gió quay càng nhanh và vì thế điện năng

được tạo ra nhiều hơn. Tuy nhiên trong thực tế, không có quan hệ trực tiếp nào giữa vận tốc gió và

điện năng được tạo ra. Dưới đây là bốn điều kiện làm việc trong việc sản xuất điện ở các khu vực

triển khai điện gió.

Các cánh quạt của cột điện gió bắt đầu quay khi vận tốc gió đạt đến mức V1.

Điện năng đầu ra đạt mức đầy đủ (W) khi tốc độ gió đạt đến mức V2.

Vì các lí do an toàn, các cánh quạt được kiểm soát để không quay nhanh hơn mức cho

phép khi tốc độ gió đạt mức V2.

Các cánh quạt sẽ dừng quay khi tốc độ gió đạt mức V3.

Trong các đồ thị dưới đây, đồ thị nào biểu diễn đúng nhất quan hệ giữa vận tốc gió và điện

năng được tạo ra dưới các điều kiện làm việc nêu trên?

A. B.

W W

0 V1 V2 V3 0 V1 V2 V3

Vận tốc gió Vận tốc gió

C. D.

0 V1 V2 V3 0 V1 V2 V3

Vận tốc gió Vận tốc gió

Câu hỏi 3: ĐIỆN GIÓ S10Q03 – 0 1 9

Nếu các trạm điện gió được lắp đặt càng cao hơn so với mặt nước biển, cánh quạt sẽ càng

quay chậm hơn với cùng một vận tốc gió. Trong các lí do dưới đây, lí do nào là hợp lí nhất để giải

thích vì sao khi càng lên cao, các cánh quạt càng quay chậm hơn với cùng vận tốc gió?

A. Không khí loãng hơn khi độ cao tăng lên.

B. Nhiệt độ thấp hơn khi độ cao tăng.

C. Trọng lực giảm dần khi độ cao tăng.

D. Mưa nhiều hơn khi độ cao tăng.

52

Câu hỏi 4: ĐIỆN GIÓ S10Q04 – 0 1 2 9

Hãy mô tả một ưu điểm và một nhược điểm cụ thể trong việc sử dụng năng lượng gió để sản

xuất điện so với khi sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, chẳng hạn như than đá và dầu mỏ, để tạo ra

điện năng.

Một ưu điểm .............................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Một nhược điểm .......................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

53

BÀI 8. TẬP THỂ DỤC

Tập thể dục thường xuyên với mức độ vừa phải rất tốt cho sức khỏe.

Câu hỏi 1: TẬP THỂ DỤC S11Q05 – 01 11 12 99

Vì sao khi đang tập thể dục em phải thở gấp hơn so với khi cơ thể đang nghỉ ngơi?

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

CÁC CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH Mã

28 Bởi vì cơ thể bạn đang tập luyện nặng hơn và cơ thể cần được cung cấp

nhiều ôxi hơn.

______

29 Bởi vì máu của bạn đang bơm nhanh hơn và cơ thể bạn cần ôxi gấp hơn. ______

30 Để thải bỏ cacbon đioxit. ______

31 Thở gấp là cần thiết với các hoạt động thể lực bởi vì nó giúp không khí

lưu thông trong cơ thể dễ dàng hơn.

______

32 Khi tập thể dục, bạn cần nhiều ôxi hơn cho quá trình hô hấp. Hô hấp tạo

ra cacbon đioxit và khí này phải được thải ra khỏi cơ thể, vì thế chúng ta

cần phải thở gấp hơn.

______

33 Bạn thở gấp hơn vì cơ thể đang bơm nhiều máu hơn qua toàn cơ thể và

bạn cần nhiều ôxi hơn cho máu.

______

34 Bạn phải thở gấp hơn khi tập thể dục bởi vì tim bạn đập nhanh hơn, điều

đó có nghĩa là nó làm việc nhiều hơn.

______

54

BÀI 9. MƯA AXIT

Hình vẽ dưới đây là những bức tượng Caryatid (tượng hình phụ nữ thay cho cột) được xây

dựng ở Acropolis tại Athen hơn 2500 năm trước. Các bức tượng này được tạc từ một loại đá gọi là

đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch được tạo thành từ canxi cacbonat.

Năm 1980, những bức tượng nguyên bản đã được chuyển vào trong bảo tàng Acropolis và

được thay thế bởi những bản sao đúng như thật. Những bức tượng nguyên bản đã bị ăn mòn bởi

mưa axit.

Tác động của mưa axit lên đá cẩm thạch có thể được mô hình hóa bằng việc đặt các mảnh đá

cẩm thạch vào giấm qua một đêm. Giấm ăn và mưa axit có cùng nồng độ axit. Khi đá cẩm thạch

được cho vào trong giấm ăn, có những bọt khí được tạo ra. Khối lượng của mảnh đá cẩm thạch

được xác định trước và sau thí nghiệm.

55

Câu hỏi 1: MƯA AXIT S12Q15 – 0 1 2 9

Những học sinh thực hiện thí nghiệm này cũng để các mảnh đá cẩm thạch trong nước nguyên

chất (nước cất) qua một đêm.

Hãy giải thích vì sao các học sinh lại thực hiện bước này trong thí nghiệm.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

CÁC CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH Mã

35 Để xem liệu rằng mưa axit có phải là do đá cẩm thạch hòa với nước

hay không.

______

36 Các học sinh đưa bước này vào thí nghiệm để so sánh điều gì xảy

ra khi đá ở trong nước và khi đá ở trong giấm ăn.

______

37 Bởi vì nó cho thấy rằng, đá cẩm thạch không phải lúc nào cũng

phản ứng với bất kì chất lỏng nào và nước là trung tính.

______

38 Để đảm bảo rằng chính giấm ăn là nguyên nhân gây ra phản ứng,

chứ không phải chỉ bởi vì nó là một chất lỏng.

______

39 Bởi vì nước cất giống như nước mưa bình thường, điều này chứng

minh mưa bình thường không ăn mòn đá cẩm thạch.

______

40 Để xem liệu rằng nước mưa bình thường (nước cất) cũng có một

tác động lên đá cẩm thạch hay không.

______

41 Để xem liệu rằng mưa axit có phải là một nhân tố trong việc phân

hủy các bức tượng hay không.

______

42 Bởi vì không có axit trong nước cất tinh khiết. ______

56

II. Hướng dẫn mã hóa

BÀI 1. NHÀ KÍNH

NHÀ KÍNH: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 1

Mức đầy đủ:

Mã 11: Đề cập tới sự gia tăng của cả nhiệt độ (trung bình) và khí thải cacbon đioxit:

Khi lượng khí thải tăng lên, nhiệt độ cũng tăng lên.

Cả hai đồ thị cùng tăng lên.

Vì từ năm 1910, cả hai đồ thị đều bắt đầu tăng lên.

Nhiệt độ tăng lên khi thải ra cacbon đioxit .

Thông tin trên đồ thị tăng lên đồng thời.

Tất cả cùng tăng lên.

Càng có nhiều khí thải cacbon đioxit, thì nhiệt độ càng tăng lên.

Mã 12: Đề cập tới (các thuật ngữ chung) mối liên hệ thuận chiều giữa nhiệt độ và lượng khí thải

cacbon đioxit.

[Lưu ý: Ý này nhằm mục đích nắm bắt được việc học sinh sử dụng các thuật ngữ như

“mối liên hệ thuận chiều”, “hình dạng tương tự” hoặc “tỉ lệ thuận”; mặc dù các ví dụ đáp

án sau đây không hoàn toàn chính xác, nhưng vẫn cần đủ hiểu rõ ý để được tính điểm]:

Lượng khí cacbon đioxit và nhiệt độ trung bình của Trái Đất tỉ lệ thuận với nhau.

Hai đồ thị có hình dạng tương tự nhau, có thể thấy được mối quan hệ giữa chúng.

Không đạt:

Mã 01: Chỉ nhắc tới sự gia tăng của một trong hai đại lượng nhiệt độ (trung bình) hoặc khí thải

cacbon đioxit:

Nhiệt độ tăng lên.

Cacbon đioxit đang ngày một tăng lên.

Đồ thị cho biết có sự thay đổi rõ rệt trong nhiệt độ.

Mã 02: Nhắc tới nhiệt độ và khí thải cacbon đioxit nhưng không nêu được bản chất rõ ràng của

mối liên hệ:

Khí thải cacbon đioxit (đồ thị 1) có ảnh hưởng tới sự tăng lên của nhiệt độ Trái đất (đồ thị

2).

Cacbon đioxit là nguyên nhân chính gây ra sự tăng nhiệt độ Trái đất.

HOẶC

Đáp án khác:

Khí thải cacbon đioxit tăng nhanh hơn rất nhiều so với nhiệt độ Trái đất. [Lưu ý: Câu trả

lời này không chính xác vì nó đề cập tới mức độ tăng lên của nhiệt độ Trái đất và khí thải

cacbon đioxit, thay vi nói rằng cả hai cùng tăng lên].

Sự gia tăng của cacbon đioxit trong các năm qua là do sự gia tăng nhiệt độ của bầu khí

quyển Trái đất.

Hướng mà các đồ thị đi lên.

Quan sát thấy sự tăng lên.

Mã 99: Không trả lời.

57

NHÀ KÍNH: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 2

Mức đầy đủ

Mã 21: Đề cập tới một phần cụ thể trên đồ thị mà ở đó các đường cong không cùng đi xuống

hoặc không cùng đi lên và đưa ra lập luận hợp lí.

Trong (khoảng) năm 1900 – 1910, thì lượng cacbon đioxit tăng lên, trong khi nhiệt độ

lại hạ thấp xuống.

Trong khoảng 1980 – 1983, cacbon đioxit giảm xuống còn nhiệt độ thì lại tăng lên.

Nhiệt độ trong những năm 1800 khá bằng nhau nhưng đồ thị đầu tiên thì lại tiếp tục

tăng.

Giữa 1950 và 1980, nhiệt độ không tăng lên nhưng khí thải cacbon đioxit vẫn tăng lên.

Từ 1940 đến 1975, nhiệt độ gần như vẫn giữ nguyên nhưng khí thải cacbon đioxit lại

tăng mạnh.

Từ 1860 đến 1900, cacbon đioxit là một đường đi lên trong khi đường nhiệt độ lại mấp

mô khá nhiều.

Trong năm 1940, nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với năm 1920 và có lượng khí thải

cacbon đioxit tương tự.

Từ khoảng năm 1928 đến 1932, lượng khí thải cacbon đioxit giảm nhưng nhiệt độ

tăng.

Mức không đầy đủ:

Mã 11: Đưa ra giai đoạn chính xác nhưng không có giải thích:

1930 – 1933.

Khoảng 1910.

Mã 12: Đưa ra một năm cụ thể (không phải một giai đoạn thời gian), kèm giải thích hợp lí.

[Lưu ý: Nên sử dụng Mã 14 nếu giải thích tập trung vào một điểm bất thường trong đồ thị]:

Năm 1980, lượng khí thải giảm nhưng nhiệt độ vẫn tăng.

Trong năm 1910, khí thải cacbon đioxit tăng lên nhưng nhiệt độ lại giảm đi.

HOẶC

Đưa ra một dẫn chứng không ủng hộ ý kết luận của André nhưng mắc lỗi đề cập đến

khoảng thời gian:

Giữa năm 1950 và 1960, nhiệt độ giảm nhưng khí thải cacbon đioxit lại tăng.

Mã 13: Nhắc tới những điểm khác nhau giữa hai đồ thị nhưng không nhắc tới một thời gian cụ

thể:

Ở một vài chỗ, nhiệt độ vẫn tăng kể cả khi khí thải giảm.

Trước đó có ít khí thải nhưng nhiệt độ lại cao.

Chúng không tăng lên cùng một tỉ lệ.

Trong khi đồ thị 1 có sự tăng mạnh, thì không thấy sự tăng lên ở đồ thị 2, mà nó vẫn

giữ nguyên. [Lưu ý: “Về tổng thể” là nó không đổi].

Vì ban đầu thì nhiệt độ vẫn cao trong khi lượng cacbon đioxit vẫn rất thấp.

Mã 14: Đề cập tới sự bất thường ở một trong các đồ thị:

Khoảng năm 1910, khi nhiệt độ giảm đi và tiếp tục như vậy trong một khoảng thời gian.

Trong đồ thị thứ hai, nhiệt độ bầu khí quyển Trái đất có sự giảm đi vào năm 1910.

Mã 15: Chỉ ra sự khác nhau giữa hai đồ thị, nhưng giải thích chưa đầy đủ:

Trong những năm 1940, nhiệt độ khá cao nhưng cacbon đioxit lại rất thấp. [Lưu ý: Lời

giải thích rất yếu, nhưng sự khác biệt chỉ ra rất rõ ràng].

58

Không đạt:

Mã 01: Đề cập tới điểm bất thường trên đường cong nhưng không nhắc tới đồ thị nào:

Nó hơi tăng và hơi giảm.

Nó đi xuống vào năm 1930.

Mã 02: Nhắc tới một khoảng thời gian nhưng không có giải thích:

Ở đoạn giữa.

1910.

Mã 03: Đáp án khác:

Trong năm 1940, nhiệt độ trung bình tăng lên nhưng khí thải cacbon đioxit thì không.

Trong khoảng năm 1910, nhiệt độ trung bình tăng lên chứ không phải là khí thải.

Mã 99: Không trả lời.

NHÀ KÍNH: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 3

Mức đầy đủ:

Mã 11: Nêu tên một yếu tố liên quan tới năng lượng/bức xạ từ Mặt Trời.

Mặt trời tỏa nhiệt và có thể Trái đất thay đổi vị trí của mình.

Năng lượng phản xạ ngược lại từ Trái đất.

Mã 12: Nêu tên một yếu tố liên quan tới một yếu tố tự nhiên hoặc chất có khả năng gây ô nhiễm

khác.

Hơi nước trong không khí.

Mây.

Những hiện tượng như núi lửa phun trào.

Các khí gây ô nhiễm (khí đốt, nhiên liệu).

Một lượng các khí thải.

CFC (khí gây hư hại tầng ozon).

Do các loại xe cộ.

Ozon (một thành phần trong không khí). [Lưu ý: nếu nhắc đến sự suy giảm, sử dụng

Mã 03].

Không đạt:

Mã 01: Nhắc tới nguyên nhân ảnh hưởng tới nồng độ cacbon đioxit:

Chặt rừng nhiệt đới.

Lượng khí cacbon đioxit được thải ra.

Các nhiên liệu hóa thạch.

Mã 02: Nhắc tới yếu tố không liên quan:

Phân bón.

Thuốc trừ sâu.

Thời tiết.

Mã 03: Các yếu tố và đáp án khác:

Lượng ôxi.

Nitơ.

Lỗ thủng tầng ozon đang lớn lên.

Mã 99: Không trả lời.

59

BÀI 2. NHÂN BẢN VÔ TÍNH

NHÂN BẢN VÔ TÍNH: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 1

Mức đầy đủ:

Mã 1: A. Con cừu 1.

Không đạt:

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

NHÂN BẢN VÔ TÍNH: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 2

Mức đầy đủ:

Mã 1: A. một tế bào.

Không đạt

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

NHÂN BẢN VÔ TÍNH: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 3

Mức đầy đủ:

Mã 1: Theo thứ tự Có, Không.

Không đạt:

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

60

BÀI 3. MẤT NHIỆT

MẤT NHIỆT: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 1

Mức đầy đủ:

Mã 1: D. Qua các bức tường.

Không đạt:

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

MẤT NHIỆT: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 2

Mức đầy đủ:

Mã 2: Trần nhà: dùng vật liệu cách nhiệt; dùng quạt trần hút gió.

Sàn nhà: trải thảm, dùng vật liệu cách nhiệt.

Cửa ra vào: lấp kín những kẽ hở, sử dụng tấm chắn gió.

Cửa sổ: dùng rèm che, làm cửa hai lớp kính (hoặc thêm các lớp kính), đặt cửa chớp.

Mức không đầy đủ

Mã 1: Có một câu trả lời sai hoặc không trả lời trong số bốn vị trí.

Không đạt

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

MẤT NHIỆT: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 3

Mức đầy đủ:

Mã 1: Đáp án nêu được phần nhiệt này hoặc là sẽ sưởi ấm được căn phòng, hoặc bị thoát ra

do một cửa sổ hoặc cửa ra vào bị mở.

Không đạt:

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

MẤT NHIỆT: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 4

Mức đầy đủ:

Mã 2: 1. Dẫn nhiệt, HOẶC dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt.

2. Đối lưu.

3. Dẫn nhiệt.

4. Đối lưu hoặc dẫn nhiệt.

Mức không đầy đủ:

Mã 1: Ba trên bốn câu trả lời đúng.

Không đạt:

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

61

MẤT NHIỆT: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 5

Mức đầy đủ:

Mã 2: Một trong các cách sau:

Cách nhiệt để giữ nhiệt không xâm nhập vào nhà.

Mở lỗ thông hơi cao hẳn lên ở trên tường để không khí nóng thoát ra ngoài.

Đóng rèm/ cửa chớp để cách li với ánh Mặt trời.

Mức không đầy đủ:

Mã 1: Câu trả lời đúng nhưng không có giải thích.

Không đạt:

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

MẤT NHIỆT: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 6

Mức đầy đủ:

Mã 2: Một trong các cách làm sau:

Lắp mành (mái hiên) để tạo bóng râm/hoặc phản xạ nhiệt.

Sơn nhà bằng màu sáng để phản xạ nhiệt.

Mở rộng mái hiên để tạo bóng râm.

Trồng cây để tạo bóng râm.

Mức không đầy đủ:

Mã 1: Câu trả lời đúng nhưng không có giải thích.

Không đạt:

Mã 0: Đáp án khác.

Mã 9: Không trả lời.

MẤT NHIỆT: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 7

Mức đầy đủ:

Mã 1: Một trong các đáp án sau:

Khi nóng, các phân tử và nguyên tử trong không khí chuyển động nhanh hơn.

Chúng va chạm với nhau nhiều hơn.

Các phân tử chuyển động nhanh hơn.

Chúng va vào nhau nhiều hơn.

Các phân tử trong không khí chuyển động nhiều hơn.

Chúng chuyển động xung quanh nhiều hơn khi lạnh

Không đạt:

Mã 0: Đáp án khác:

Các phân tử trở nên to hơn.

Mã 9: Không trả lời.

62

BÀI 4. SÂU RĂNG

SÂU RĂNG: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 1

Mức đầy đủ:

Mã 1: D. Vi khuẩn tạo ra axít.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

SÂU RĂNG: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 2

Mức đầy đủ:

Mã 1: B. Người dân ăn đường càng nhiều, thì càng dễ bị sâu răng.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

SÂU RĂNG: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 3

Mức đầy đủ:

Mã 1: Cả hai câu trả lời đúng theo thứ tự: Có, Không.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

63

BÀI 5. HÚT THUỐC LÁ

HÚT THUỐC LÁ: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 1

Mức đầy đủ:

Mã 1: B. Chuyển ôxi từ không khí mà chúng ta thở vào máu.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

HÚT THUỐC LÁ: HƯỚNG DẪN MÃ HOÁ CÂU HỎI 2

Mức đầy đủ:

Mã 1: Cả ba câu trả lời đúng theo thứ tự: Có, Không, Không.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

HÚT THUỐC LÁ: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 3

Mức đầy đủ:

Mã 1: D. Một nửa được lựa chọn ngẫu nhiên để sử dụng các miếng cao dán, nửa còn lại

không sử dụng chúng.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

HÚT THUỐC LÁ: HƯỚNG DẪN MÃ HOÁ CÂU HỎI 6

Mức đầy đủ:

Mã 1: Tất cả các câu trả lời đúng theo thứ tự: Không, Có, Không.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

64

BÀI 6. SIÊU ÂM

SIÊU ÂM: HƯỚNG DẪN MÃ HOÁ CÂU HỎI 1

Mức đầy đủ:

Mã 1: Phép đo phải đo được thời gian cần thiết để sóng siêu âm đi từ đầu dò đến bề mặt của

thai nhi và phản xạ trở lại.

• Thời gian truyền của sóng.

• Thời gian.

• Thời gian x Khoảng cách = tốc độ / thời gian. [Chú ý: Mặc dù công thức này là không

đúng, nhưng ở đây học sinh đã xác định đúng “thời gian” là biến cần tìm].

• Nó phải tìm được khi nào sóng siêu âm tìm thấy đứa bé.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

• Khoảng cách.

Mã 9: Không trả lời.

SIÊU ÂM: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 2

Mức đầy đủ:

Mã 1: Tia X có hại cho thai nhi:

• Tia X làm đau thai nhi.

• Tia X có thể gây ra những đột biến trong thai nhi.

• Tia X có thể gây ra cho thai nhi những khiếm khuyết khi sinh ra.

• Bởi vì em bé có thể bị nhiễm bức xạ.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác:

• Tia X không cho thấy một bức ảnh rõ của thai nhi.

• Tia X phát ra bức xạ.

• Đứa trẻ có thể bị mắc bệnh Đao (Down).

• Bức xạ có hại. [Chú ý: Câu trả lời này chưa đủ. Mối nguy hại tiềm tàng đối với thai nhi

(đứa trẻ) phải được đề cập một cách rõ ràng].

• Tia X có thể gây khó khăn cho bà mẹ khi mang thai đứa bé khác. [Chú ý: Nhìn chung,

đây là một lí do để tránh tiếp xúc hoặc phơi mình quá lâu với tia X].

Mã 9: Không trả lời.

SIÊU ÂM: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 3

Mức đầy đủ:

Mã 1: Ba câu trả lời đúng theo thứ tự: Có, Không, Có.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

65

BÀI 7. ĐIỆN GIÓ

ĐIỆN GIÓ: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 1

Mức đầy đủ:

Mã 1: C.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

ĐIỆN GIÓ: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 2

Mức đầy đủ:

Mã 1: B.

Mức không đầy đủ:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

ĐIỆN GIÓ: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 3

Mức đầy đủ:

Mã 1: A. Không khí loãng hơn khi độ cao tăng lên.

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

ĐIỆN GIÓ: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 4

Mức đầy đủ:

Mã 2: Học sinh nêu được một ưu điểm và một nhược điểm cụ thể.

Lưu ý khi mã hóa: Chi phí của các trạm điện gió được nhìn nhận như là một ưu điểm hay nhược

điểm còn tùy vào việc đang xét trên khía cạnh nào (chẳng hạn các chi phí lắp đặt hay các chi phí

vận hành). Do đó, khi đề cập đến “chi phí”, nếu không có giải thích gì thêm, thì chưa đủ để đánh

giá là ưu điểm hay nhược điểm.

[Ưu điểm]:

• Không thải ra khí cacbon đioxit (CO2).

• Không tiêu thụ các nhiên liệu hóa thạch.

• Sau khi các trạm điện gió được lắp đặt, chi phí phát điện sẽ rẻ.

• Không sinh ra rác thải và/hoặc chất độc hại.

• Sử dụng các nguồn lực thiên nhiên hoặc năng lượng sạch.

• Thân thiện với môi trường và có tuổi thọ sử dụng dài.

[Nhược điểm]:

• Việc phát điện theo yêu cầu có thể không thực hiện được. [Bởi vì tốc độ gió không thể

kiểm soát được].

• Các địa điểm phù hợp cho các trạm điện gió bị giới hạn.

• Các trạm điện gió có thể bị phá hủy bởi gió cực mạnh.

• Lượng điện năng sinh ra bởi mỗi trạm điện gió là tương đối nhỏ.

66

• Trong một số trường hợp có thể xuất hiện ô nhiễm tiếng ồn.

• Đôi khi chim sẽ bị chết khi chúng đâm vào cánh quạt quay.

• Khung cảnh thiên nhiên bị thay đổi [Ô nhiễm tầm nhìn].

• Chi phí lắp đặt cao.

Mức không đầy đủ:

Mã 1: Học sinh mô tả đúng được một ưu điểm hoặc một nhược điểm (như đã trình bày ở các

ví dụ Mức đầy đủ) nhưng không trình bày cả hai

Không đạt:

Mã 0: Học sinh mô tả không đúng ưu điểm và nhược điểm. Dưới đây là một số ví dụ việc học

sinh đưa ra ưu điểm hay nhược điểm không chấp nhận được:

• Tốt cho môi trường hoặc thiên nhiên. [Câu trả lời quá chung chung].

• Có hại cho môi trường hoặc thiên nhiên.

• Chi phí để xây dựng một máy phát điện gió thấp hơn so với xây dựng một nhà máy

điện sử dụng năng lượng hóa thạch. [Điều này bỏ qua sự thật là cần phải có một số

lượng rất lớn các máy phát điện sử dụng năng lượng gió mới có thể sinh ra cùng lượng

điện như một nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch].

• Nó sẽ không tốn nhiều kinh phí.

Mã 9: Không trả lời.

67

BÀI 8. TẬP THỂ DỤC

TẬP THỂ DỤC: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 1

Mức đầy đủ:

Mã 11: Để loại bỏ lượng cacbon đioxit tăng lên và để cung cấp thêm ôxi cho cơ thể. [Không

chấp nhận khái niệm “không khí” mà phải chỉ rõ “cacbon đioxit” hoặc “ôxi”].

Khi bạn tập thể dục, cơ thể bạn cần nhiều ôxi hơn và tạo ra nhiều cacbon điôxit. Việc

thở cũng vậy.

Thở nhanh hơn cho phép ôxi đi vào máu nhiều hơn và cacbon đioxit được thải ra

nhiều hơn.

Mã 12: Để thải lượng cacbon đioxit tăng lên ra khỏi cơ thể hoặc để cung cấp thêm ôxi cho cơ

thể, nhưng không phải cả hai ý. [Không chấp nhận “không khí” mà phải chỉ rõ “cacbon

đioxit” hoặc “ôxi”].

Bởi vì chúng ta phải loại bỏ cacbon đioxit sinh ra nhiều hơn.

Bởi vì cơ bắp cần ôxi. [Hàm ý rằng cơ thể bạn cần nhiều ôxi hơn khi bạn đang tập thể

dục (sử dụng cơ bắp của bạn)].

Bởi vì tập thể dục sử dụng ôxi

Bạn thở gấp hơn bởi vì bạn đang nạp nhiều ôxi hơn vào trong phổi. [Diễn đạt kém,

nhưng cũng đã nhận ra rằng bạn được cung cấp thêm ôxi].

Bởi vì bạn đang sử dụng quá nhiều năng lượng và cơ thể bạn cần gấp đôi hay gấp ba

lượng không khí thở vào. Bạn cũng cần thải cacbon đioxit ra khỏi cơ thể. [Mã 12 cho

câu thứ hai – hàm ý rằng lượng cacbon đioxit nhiều hơn bình thường phải được thải ra

khỏi cơ thể; câu đầu tiên không gây mâu thuẫn mặc dù câu này được Mã 01].

Không đạt:

Mã 01: Các câu trả lời khác:

Để đưa thêm không khí vào trong phổi bạn.

Bởi vì cơ bắp tiêu tốn thêm năng lượng. [Không đủ cụ thể].

Bởi vì tim bạn đập nhanh hơn.

Cơ thể bạn cần ôxi. [Không đề cập tới nhu cầu thêm ôxi].

Mã 99: Không trả lời.

CÁC CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH Mã

28 Bởi vì cơ thể bạn đang tập luyện nặng hơn và cơ thể cần được cung cấp

nhiều ôxi hơn.

______

29 Bởi vì máu của bạn đang bơm nhanh hơn và cơ thể bạn cần ôxi gấp

hơn.

______

30 Để thải bỏ cacbon đioxit. ______

31 Thở gấp là cần thiết với các hoạt động thể lực bởi vì nó giúp không khí

lưu thông trong cơ thể dễ dàng hơn.

______

32 Khi tập thể dục, bạn cần nhiều ôxi hơn cho quá trình hô hấp. Hô hấp tạo

ra cacbon đioxit và khí này phải được thải ra khỏi cơ thể, vì thế chúng ta

cần phải thở gấp hơn.

______

33 Bạn thở gấp hơn vì cơ thể đang bơm nhiều máu hơn qua toàn cơ thể và

bạn cần nhiều ôxi hơn cho máu.

______

34 Bạn phải thở gấp hơn khi tập thể dục bởi vì tim bạn đập nhanh hơn, điều

đó có nghĩa là nó làm việc nhiều hơn.

______

68

BÀI 9. MƯA AXIT

MƯA AXIT: HƯỚNG DẪN MÃ HÓA CÂU HỎI 1

Mức đầy đủ:

Mã 2: Để so sánh với thí nghiệm giữa giấm ăn và đá cẩm thạch và vì thế cho thấy axit (giấm

ăn) là cần thiết cho phản ứng:

Để đảm bảo rằng nước mưa phải có tính axit như mưa axit thì mới gây ra phản ứng

hóa học được.

Để xem liệu rằng còn có những lí do nào khác gây ra những lỗ trên các miếng đá cẩm

thạch hay không.

Bởi vì thí nghiệm này cho thấy rằng các miếng đá cẩm thạch không phải phản ứng với

bất kì chất lỏng nào do nước là trung tính.

Mức không đầy đủ:

Mã 1: Để so sánh với thí nghiệm giữa giấm ăn và đá cẩm thạch, nhưng học sinh không làm rõ

điều gì đang được thực hiện để cho thấy rằng axit (giấm) là cần thiết cho phản ứng hóa

học:

Để so sánh với ống nghiệm khác.

Để xem liệu rằng mảnh đá cẩm thạch có thay đổi trong nước tinh khiết hay không.

Các học sinh đưa bước này vào trong thí nghiệm để cho thấy điều gì xảy ra khi có

mưa thông thường trên đá cẩm thạch.

Bởi vì nước cất không phải là axit.

Để đóng vai trò như một sự đối chứng.

Để xem sự khác biệt giữa nước thông thường và nước axit (giấm ăn).

Không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác:

Để cho thấy nước cất không phải là axit.

Mã 9: Không trả lời.

CÁC CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH Mã

35 Để xem liệu rằng mưa axit có phải là do đá cẩm thạch hòa với nước

hay không.

______

36 Các học sinh đưa bước này vào thí nghiệm để so sánh điều gì xảy ra

khi đá ở trong nước và khi đá ở trong giấm ăn.

______

37 Bởi vì nó cho thấy rằng, đá cẩm thạch không phải lúc nào cũng phản

ứng với bất kì chất lỏng nào và nước là trung tính.

______

38 Để đảm bảo rằng chính giấm ăn là nguyên nhân gây ra phản ứng, chứ

không phải chỉ bởi vì nó là một chất lỏng.

______

39 Bởi vì nước cất giống như nước mưa bình thường, điều này chứng

minh mưa bình thường không ăn mòn đá cẩm thạch.

______

40 Để xem liệu rằng nước mưa bình thường (nước cất) cũng có một tác

động lên đá cẩm thạch hay không.

______

41 Để xem liệu rằng mưa axit có phải là một nhân tố trong việc phân hủy

các bức tượng hay không.

______

42 Bởi vì không có axit trong nước cất tinh khiết. ______

.