18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU CHỦ ĐỀ 3 THIẾT KẾ MỘT HỆ E-LEARNING THEO NGỮ CẢNH GVHD : Lê Đức Long SVTH : K37.103.027 Lê Yến Chi

(383242769) chude03

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: (383242769) chude03

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU

CHỦ ĐỀ 3

THIẾT KẾ MỘT HỆ E-LEARNINGTHEO NGỮ CẢNH

GVHD: Lê Đức Long

SVTH: K37.103.027 Lê Yến Chi

Page 2: (383242769) chude03

TP.HCM tháng 10 năm 2014

2

Page 3: (383242769) chude03

MỤC LỤC..............................................................................................................................2Kiến trúc tổng quát và chức năng cụ thể của từng thành phần trong một hệ e-Learning.....3

1. Hệ thống e-Learning tổng quát..........................................................................................32. Cấu trúc một hệ thống e-Leaning điển hình.....................................................................4

2.1 Mô hình chức năng......................................................................................................42.2 Mô hình hệ thống.........................................................................................................6

II. Lập bảng thống kê đặc điểm của các LMS/LCMS đã khảo sát....................................61. Giới thiệu tổng quan của từng hệ thống............................................................................6

1.1 Hệ thống Moodle.........................................................................................................61.2 Hệ thống Atutor...........................................................................................................71.3 Hệ thống Dokeos..........................................................................................................81.4 Hệ thống Ilias..............................................................................................................8

2. So sánh chức năng hỗ trợ của các hệ thống.....................................................................92.1 Đối với học viên...............................................................................................................102.2 Đối với giảng viên......................................................................................................112.3 Đối với quản trị viên..................................................................................................12

III. Cơ sở hạ tầng và công nghệ cho một hệ e-Learning.....................................................121. Tư vấn , thiết kế các giải pháp CNTT tổng thể....................................................................122. Tư vấn quản lý và triển khai các giải pháp hạ tầng CNTT................................................123. Tư vấn, cung cấp các giải pháp portal và ứng dụng web trên nền tảng công nghệ mới...134. Tư vấn, cung cấp các giải pháp xây dựng bài giảng e-learning........................................13

3

Page 4: (383242769) chude03

Kiến trúc tổng quát và chức năng cụ thể của từng thành phần trong một hệ e-Learning

1. Hệ thống e-Learning tổng quát

Quan sát trên hình vẽ, chúng ta thấy:

Học tập sẽ dựa trên mạng Internet là chủ yếu, thông qua World Wide Web (WWW).

Hệ thống e-Learning sẽ được tích hợp vào portal của trường học hoặc doanh nghiệp. Nhưvậy hệ thống e-Learning sẽ phải tương tác tốt với các hệ thống khác trong trường học nhưhệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý giáo viên, lịch giảng dạy…cũng như các hệ thống của doanh nghiệp như là ERP, HR…

Một thành phần rất quan trọng của hệ thống chính là hệ thống quản lý học tập (Learning Management System), gồm nhiều module khác nhau, giúp cho quá trình học tập trên mạng đuợc thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của mạng Internet ví dụ như

- Diễn đàn để trao đổi ý kiến giữa các thành viên của một lớp

- Module khảo sát lấy ý kiến của mọi người về một vấn đề nào đó

- Module kiểm tra và đánh giá

- Module chat trực tuyến

- Module phát video và audio trực truyến

4

Page 5: (383242769) chude03

- Module Flash v.v…

Một phần nữa rất quan trọng là các công cụ tạo nội dung. Hiện nay, chúng ta có 2 cách tạo nội dung là trực tuyến (online), có kết nối với mạng Internet và offline (ngoại tuyến), không cần kết nối với mạng Internet. Những hệ thống như hệ thống quản trị nội dung họctập (LCMS – Learning Content Management System) cho phép tạo và quản lý nội dung trực tuyến. Các công cụ soạn bài giảng (authoring tools) giáo viên có thể cài đặt ngay trênmáy tính cá nhân của mình và soạn bài giảng. Với những nước và khu vực mà cơ sở hạ tầng mạng chưa tốt thì việc dùng các công cụ soạn bài giảng là một sự lựa chọn hợp lý. Một hệ thống tạo nội dung mềm dẻo thường cho phép kết hợp giữa soạn bài giảng online và offline

Với các trường và cơ sở có quy mô lớn cần phải quản lý kho bài giảng lớn và muốn chia sẻ cho các trường khác thì phải nghĩ đến giải pháp kho chứa bài giảng. Kho chứa bài giảng này cho phép lưu trữ, quản lý thông tin về các bài giảng (thường dùng các chuẩn vềmetadata của IEEE,IMS, và SCORM). Hơn nữa, thường có engine tìm kiếm đi kèm, tiện cho việc tìm kiếm các bài giảng (hoặc tổng quát hơn là đối tượng học tập). Đôi khi các LCMS cũng đủ mạnh để thực hiện việc quản lý này hoặc cũng có các sản phẩm chuyên biệt cho nhiệm vụ này (chẳng hạn các sản phẩm của Harvest Road, http://www.harvestroad.com).

Các chuẩn/đặc tả là một thành phần kết nối tất cả các thành phần của hệ thống e-Learning. LMS, LCMS, công cụ soạn bài giảng, và kho chứa bài giảng sẽ hiểu nhau và tương tác được với nhau thông qua các chuẩn/đặc tả. Chuẩn và đặc tả e-Learning cũng đang phát triển rất nhanh tạo điều kiện cho các công ty và tổ chức tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm e-Learning, và người dùng có rất nhiều sự lựa chọn.

2. Cấu trúc một hệ thống e-Leaning điển hình

2.1 Mô hình chức năng

Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên nôi trường E-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. ADL (Advanced Distributed Learning) - một tổ chức chuyên nghiên cứu và khuyến khích việc phát triển và phân phối học liệu sử dụng các công nghệ mới, đã công bố các tiêu chuẩn cho SCORM (Mô hình chuẩn đơn vị nội dung chia sẻ) mô tả tổng quát chức năng của một hệ thống E-learning bao gồm:

Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập.

Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dunghọc tập.

5

Page 6: (383242769) chude03

LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin về các hoạt động của học viên từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính mở, sự tương tác. Hình 4 mô tả một mô hình kiến trúc của hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS cung như với các hệ thống khác.

6

Page 7: (383242769) chude03

Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có khả năng tốt để thực hiện tính năng liên kết của các hệ thống E-learning bởi các lý do sau:

Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML.

Mô hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với E-learning Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML.

2.2 Mô hình hệ thống

Một cách tổng thể một hệ thống E-learning bao gồm 3 phần chính:

- Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (học viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,...

- Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS, Authoring Tools (Aurthorware, Toolbook,...)

- Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-learning là nội dung các khoá học, các chương trình đào tạo, các courseware.

II. Lập bảng thống kê đặc điểm của các LMS/LCMS đã khảo sát

Một số hệ LMS/LCMS nguồn mở phổ biến : Moodle, Atutor, Dokeos, Ilias

1. Giới thiệu tổng quan của từng hệ thống

1.1 Hệ thống Moodle

7

Page 8: (383242769) chude03

Hình 1. Màn hình tiêu biểu của Moodle

Tên hệ thống : Moodle

Nguồn gốc: Bản quyền của Martin Dougiamas (USA, 1999 - Moodle™ )

Đối tượng phục vụ: các trường phổ thông, cao đẳng, đại học; các cơ quan của chính phủ;doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh; bệnh viện; thư viện; các

trung tâm tuyển dụng.

Vài dòng giới thiệu : là một phần mềm tổ chức và quản lý các nội dung khóa học. Đây là dự án vẫn đang được tiếp tục phát triển để hỗ trợ cho giáo dục và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam (ví dụ trang Web về đào tạo từ xa của Bộ Giáo Dục – Đào tạo [3])

Đặc điểm: phần mềm mã nguồn mở (GNU GPL), sử dụng công nghệ

LAMP (Linux – Apache – MySQL - PHP)

1.2 Hệ thống Atutor

Hình 2. Màn hình tiêu biểu của Atutor

8

Page 9: (383242769) chude03

Tên hệ thố ng: AtutorNguồn gốc: do ATRC phát triển (ĐH Tổng hợp Toronto-Canada)Đối tượng phục vụ: các trường cao đẳng, đại họcVài dòng giới thiệu : là một phần mềm tổ chức và quản lý các nội dung khóa học. Đây là một LCMS phổ biến được sử dụng nhiều, cho phép cài đặt và chỉnh sửa dễ dàng,Đặc điểm: phần mềm mã nguồn mở, sử dụng công nghệ LAMP

1.3 Hệ thống Dokeos

Hình 3. Màn hình tiêu biểu của Dokeos

Tên hệ thống: Dokeos

Nguồn gốc: phát triển từ dự án mã nguồn mở của đại học Claroline (USA).

Đối tượng phục vụ: các trường cao đẳng, đại học

Vài dòng giới thiệu: là một phần mềm ứng dụng Web về eLearning và quản lý khoá học. Đã được dịch ra 34 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt

Đặc điểm: phần mềm mã nguồn mở, sử dụng công nghệ LAMP (GNU GPL).

1.4 Hệ thống Ilias

9

Page 10: (383242769) chude03

Hình 4. Màn hình tiêu biểu của Ilias

Tên hệ thống: Ilias

Nguồn gốc: do trường đại học tổng hợp Cologne (Germany) phát triển.

Đối tượng phục vụ: Các trường cao đẳng, đại học, viện giáo dục

Vài dòng giới thiệu: là một phần mềm tổ chức và quản lý các nội dung khóa học. Đã được dịch sang các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban

Nha, Hi Lạp, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Indonêsia, Ucraina

và Trung Quốc.

Đặc điểm: phần mềm mã nguồn mở, sử dụng công nghệ LAMP.

2. So sánh chức năng hỗ trợ của các hệ thống

10

x : có~ : có nhưng chưa mạnh : không có

M : Hệ thống MooldeA : Hệ thống Atutor I : Hệ thống IliasD : Hệ thống Dokeos

Page 11: (383242769) chude03

Hỗ trợ họcviên

Tên module Môtả

M A I D

1 Forum Diễn đàn thảo luận nhóm để trao đổi thông tin.

x x x ~

2 File Exchange Cho phép nộp các bài tập được giao, hoặc cũng có thể upload file trên một thưmục dùng chung.

x � � �

3 Internal mail Gửi mail cho học viên khác hay cho giảngviên.

x x x x

4 Online Notes Có thể ghi chú trực tuyến một trang nào đó.

x x � �

5 Real-time chat Hỗ trợ các học viên trao đổi thông tin với nhau, học viên đặt câu hỏi cho giảng viên trả lời.

x x � �

6 Video Services Cho phép truyền Video theo thời gian thực.

� x � x

7 WhiteBoard Mô phỏng theo dạng bảng trong lớp họctruyền thống. Giảng viên đưa các thôngtin cần thiết lên bảng và tất cả học viên

� � � �

8 Bookmark Hỗ trợ tính năng đánh dấu các phần quan trọng của một bài học để tìm kiếm nhanh.

� � x �

9 Schedules Trợ giúp giảng viên và học viên có thể đưa thông báo và sự kiện theo lịch trình cụ thể trên mạng.

x � x x

10 ProgressTracking

Học viên có thể xem thông báo tình họctập của mình trong một khoảng thời gian nhất định.

x x � �

11 Help Trợ giúp học viên. x x x ~

12 Search WithinCourses

Học viên có thể tìm kiếm các nội dung học tập, chủ đề thảo luận. Có tính năng lọc đi kèm.

x x x x

2.1 Đối với học viên

13 Offline learning

Có thể tải các bài giảng về để học offline. � x x �

14 GroupLearning

Tổ chức lớp thành các nhóm, mỗi nhómcó một thư mục dùng chung, một môitrường thảo luận riêng, có thể Chat trong

� x x �

15 Self-Assessment

Giảng viên tạo các bài tự kiểm tra cho học viên. Học viên dùng các kiểm tra nàyđể tự kiểm tra.

x x � �

11

Page 12: (383242769) chude03

Hỗ trợ giảngviên

Tên module Môtả

M A I D

1 Automated Testing and Scoring

Có thể tạo các câu hỏi trắc nghiệmtheo nhiều dạng khác nhau. Mỗi câu hỏicó thể đi kèm với một điểm số nhất định

x x x ~

2 CourseManagement

Hỗ trợ cho việc quản lý khoá học dễ dàng hơn.

x x x x

3 InstructorHelpDesk

Giúp giảng viên truy cập các trợ giúp của hệthống, cũng như các tài liệu hữu ích khác.

x x x ~

4 Online GradingTools

Hỗ trợ giảng viên trong các việc như chấm điểm, tạo các báo cáo về điểm.

x x � �

5 StudentTracking

Giúp giảng viên quản lý tình hình học tậpcủa học viên (số lần tham gia học, kết quả học tập, …).

x x x x

6 Accessibility Hỗ trợ truy cập nội dung khoá học thuận tiện.

x x x x

7 CourseTemplates

Hỗ trợ tạo các khoá học đơn giản, thuận tiện dựa trên các mẫu cung cấp trước.

x x � �

8 CurriculumManagement

Định ra các chương trình đào tạo dựa trên các khoá học có sẵn, tuỳ thuộc vào mục đích đào tạo.

x � x �

9 CustomizedLook and Feel

Cho phép giảng viên có thể tuỳ biến giao diện khoá học như thay đổi như: logo, banner, buttons.

x x ~ ~

10 InstructionalDesign Tool

Giúp giảng viên thiết kế ra các khoá học dựa trên các cách thức, mục đích đào tạo khác nhau.

x x x �

2.2 Đối với giảng viên

11 E-Learning Standards

Tuân thủ theo các chuẩn nổi tiếng trong E- Learning như IMS, SCORM.

~ x � �

12

Page 13: (383242769) chude03

Hỗ trợ quản trịviên

Tên module Môtả

M A I D

1 Authentication Hỗ trợ bảo vệ việc truy cập các khoá học thông qua nhiều phương pháp khác nhau.

x x x x

2 CourseAuthorization

Hỗ trợ phân quyền cho các lớp đối tượng khác nhau như quản trị, giảng viên,học viên.

x x x x

3 Registration Hỗ trợ xử lý việc đăng kí học của học viên dễdàng, nhanh chóng.

x x x x

2.3 Đối với quản trị viên

III. Cơ sở hạ tầng và công nghệ cho một hệ e-Learning

1. Tư vấn , thiết kế các giải pháp CNTT tổng thể

Với các chuyên gia thiết kế hệ thống CNTT có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và triển khai hệ thống mạng, trung tâm tích hợp dữ liệu, chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau:

Giải pháp xây dựng hạ tầng CNTT (LAN/WAN) cho các doanh nghiệp, tổ chức vàtrường đại học

Giải pháp Wireless LAN cho các doanh nghiệp, tổ chức và trường đại học

Giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến cho doanh nghiệp, tổ chức và trường đạihọc

Giải pháp an ninh bảo mật cho doanh nghiệp

Giải pháp cho hệ thống Web, mail, hosting cho doanh nghiệp, tổ chức và trường đại học

13

Page 14: (383242769) chude03

Giải pháp phần mềm quản lý tổng thể hạ tầng doanh nghiệp

2. Tư vấn quản lý và triển khai các giải pháp hạ tầng CNTT

Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đến tận nơi để khảo sát các nhu cầu và hiện trạngthực tế hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, tổ chức và trường đại học bạn nhằm nắm bắt và đưa đến cho bạn những tư vấn giải pháp hạ tầng công nghệ thông tinhợp lý nhất.

Cơ sở hạ tầng Data Center: UPS, Generator, Cooling, Rack, Raised Floor, Access

Control, Fire suppression, Management...

Hệ thống máy chủ ứng dụng cho doanh nghiệp: ERP, Mail, Web, Domain Controller...

Hệ thống lưu trữ, sao lưu và phục hồi dữ liệu (Storage, Backup & Restore).

Hệ thống tường lửa bảo mật.

Hệ thống Network.

Hệ thống Video Conference, Web conference.

Hạ tầng cáp cho Data, Điện thoại, Fax, Camera IP...

3. Tư vấn, cung cấp các giải pháp portal và ứng dụng web trên nền tảng công nghệ mới

Thiết kế và xây dựng cổng thông tin, hệ thống thông tin trường học, hệ thống đào tạo trực tuyến (e-Learning):

Thiết kế và xây dựng cổng thông tin trường đại học

Thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin quản lí trường học

Thiết kế và xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến

Thiết kế và xây dựng cổng thương mại điện tử.

Thiết kế và xây dựng sàn giao dịch điện tử.

Thiết kế và xây dựng đầy đủ website giới thiệu sản phẩm, đặt hàng, mua bán hàng trên mạng.

Hệ thống được xây dựng đảm bảo tính mở và linh động của ứng dụng để dễ dàng cập nhật các tính năng mới phù hợp với các bước phát triển tất yếu của thương mại điện tử ở Việt Nam. Xây dựng các cổng thông tin điện tử và các giải pháp công nghệ thông tin cho chính phủ và các cơ quan nhà nước nhằm tin học hóa cải cách quản lý hành chính hướng tới chính phủ điện tử đáp ứng các mục tiêu sau:

Cải cách quản lý hành chính trong nội bộ cơ quan.

Đưa thông tin và dịch vụ tác nghiệp lên mạng.

14

Page 15: (383242769) chude03

Tổ chức thông tin tốt hơn, cung cấp thông tin dễ hiểu hơn.

Thiết kế cổng tri thức, cổng giáo dục điện tử và xây dựng giải pháp tổng thể cho hệ thống e-Learning phục vụ quản lý đào tạo từ xa, quản lý học tập, quản lý kiến thức nội bộ, chia sẻ kiến thức qua mạng, cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, THPT, các trung tâm đào tạo và công ty lớn.

4. Tư vấn, cung cấp các giải pháp xây dựng bài giảng e-learning

Thiết kế và xây dựng bài giảng điện tử e-learning

Tư vấn triển khai đào tạo trực tuyến

---------END----------

15

Page 16: (383242769) chude03

16

Page 17: (383242769) chude03

17

Page 18: (383242769) chude03

18