31
THUỐC TIÊM

B12 thuốc tiêm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: B12  thuốc tiêm

THUỐC TIÊM

Page 2: B12  thuốc tiêm

Câu hỏi kiểm tra bài1. Em hãy trình bày yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt 2. Em hãy cho biết các dạng bào chế của thuốc nhỏ mắt

Đáp ánCâu 1: (8 điểm) Thuốc nhỏ mắt phải không có chứa tạp chất và vi cơ. Phải trong suốt (nếu là dung dịch); có thể lắng động một lớp chất rắn

nhưng khi lắc lên thì phải dễ dàng phân tán trong toàn khối và kích thước tiểu phân chất rắn không lớn hơn 75 micromet (nếu là hỗn dịch).

Đẳng trương với nước mắt và có pH thích hợp Phải đảm bảo tính vô trùng theo quy định của Dược Điển Việt Nam. Đồ đựng không được làm ảnh hưởng đến chất lượng và tác dụng.Câu 2: (2 điểm) Dạng dung dịch Dạng hỗn dịch Dạng nhũ tương

Page 3: B12  thuốc tiêm

THUỐC TIÊM

Nêu được định nghĩa, ưu nhược điểm,TCCL

Trình bày được vai trò các thành phần có trong công thức thuốc tiêm

Mục tiêu

Trình bày được kỹ thuật bào chế thuốc tiêm

Page 4: B12  thuốc tiêm
Page 5: B12  thuốc tiêm

Uống

Nhỏ mắt

Tiêm

Page 6: B12  thuốc tiêm

ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC TIÊM

Nêu được định nghĩa, ưu nhược điểm, phân loại thuốc tiêm

Trình bày được vai trò các thành phần có trong công thức thuốc tiêm

Mục tiêu

Page 7: B12  thuốc tiêm
Page 8: B12  thuốc tiêm

- Là những chế phẩm vô khuẩn - Có thể là dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương

- Hoặc bột khô khi dùng mới pha lại thành dung dịch hay hỗn dịch

- Tiêm vào cơ thể theo những đường tiêm khác nhau.

1. Định nghĩa

Thuốc tiêm

Page 9: B12  thuốc tiêm

2. Ưu, nhược điểm

2.1. Ưu điểm:- Thuốc có tác dụng nhanh..- Tránh được tác động bất lợi của

đường tiêu hóa với dược chất- Tránh được một số tác dụng phụ hay

mùi vị khó chịu Ví dụ: Uống morphin sẽ gây táo bón;

uống emetin gây nôn.- Có tác dụng ở nơi theo ý muốn. Ví dụ:Gây tê tại chỗ hay toàn thân.- Dùng trong cấp cứu rất hiệu quả.- Tiêm thuốc là đường dùng thích hợp

khi bệnh nhân không uống được, không chịu hợp tác với bác sĩ

Page 10: B12  thuốc tiêm

2. Ưu, nhược điểm

2.2. Nhược điểm- Chỉ những người có chuyên môn

nhất định mới được phép tiêm thuốc cho bệnh nhận.

- Một số thuốc tiêm dễ kích ứng gây phản ứng và gây đau cho người dùng.

- Khi nhầm lẫn thì rất khó chữa.- Kỹ thuật pha chế phức tạp- Khó bảo quản được lâu (hạn dùng

ngắn).

Page 11: B12  thuốc tiêm

3. Phân loại

3.1. Theo đường tiêm thuốc

- Tiêm trong da- Thuốc tiêm dưới da- Tiêm bắp:- Tiêm vào tuần hoàn:

tiêm TM hoặc ĐM- Tiêm vào cơ quan đích

3.2. Theo hệ phân tán:- Thuốc tiêm Dung dịch- Thuốc tiêm hỗn dịch- Thuốc tiêm nhũ

tương- Thuốc bột pha tiêm

Page 12: B12  thuốc tiêm

Tiêm trong da: -Lớp biểu bì mỏng, không

tiêm được nhiều (0,1 ml-0,2ml, dd nước)

-Không có hệ mạch: DC khó hấp thu

-Chủ yếu dùng/chẩn đoán, thử phản ứng quá mẫn (khsinh), gây tê tại chổ

Theo đường tiêm thuốc

Page 13: B12  thuốc tiêm

Theo đường tiêm thuốc

- Thuốc tiêm dưới da: Dịch mô có độ nhớt cao, VMQ ít:

DC hấp thu chậm (khuếch tán/dịch mô, đi qua VMQ), nhất là th.tiêm có độ nhớt cao (dầu, hỗn hợp DM), thường tiêm 0,5-1,0ml

.Dây TK nhiều: tiêm đau

.Dùng cho thtiêm TDKD: insulin, penicilin, haloperidol,...

.Hthu khác nhau theo chổ tiêm: ở cánh tay, insulin hấp thu> mông

Page 14: B12  thuốc tiêm

Tiêm bắp: .Cơ vân, VMQ nhiều, sợi TK

ít: tiêm ít đau, DC Hthu nhanh

.Dùng th.tiêm ddịch, HD, thường tiêm 1-5ml

.Hthu phụ thuộc chổ tiêm: tt lidocain: cánh tay> đùi > mông

.Tiêm bắp sâu làm chậm hấp thu

Theo đường tiêm thuốc

Page 15: B12  thuốc tiêm

Tiêm vào tuần hoàn: tiêm TM hoặc ĐM

-Tiêm TM: thuốc không qua giai đoạn hấp thu, tác dụng nhanh, thích hợp/cấp cứu

-Tiêm ĐM: dùng trong chuẩn đoán (chụp ĐM) và chữa bệnh động mạch (viêm, tắc)

-Nếu có sai sót: rất nguy hiểm (sai thuốc, nhiễm khuẩn,...)

Theo đường tiêm thuốc

Page 16: B12  thuốc tiêm

Tiêm vào cơ quan đích: - Tdg nhanh, khu trú; ít gây

tác dụng KMM cho cơ quan lành, tiết kiệm DC,...

- Phải có NVYT có kinh nghiệm: nếu có sai sót thì rất nguy hiểm

- Thuốc tiêm tại cơ quan đích yêu cầu như tiêm truyền TM

Khớp, màng bụng, tim, mắt, dịch

não-tủy,...:

Theo đường tiêm thuốc

Page 17: B12  thuốc tiêm

Theo hệ phân tán* Dung dịch+Dung dich nước: - Nước cất là DM - Đóng ống 1-2ml,tiệt khuẩn sau khi pha- DC ít tan, dễ thủy phân dùng hỗn hợp DM (ethanol, PEG lỏng, propylen glycol,...) . +Dung dịch dầu: - Dùng dầu thực vật pha tiêm - Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô - Độ nhớt cao:

.Khó lọc.Tiêm đau

.Kéo dài TDg

Page 18: B12  thuốc tiêm

Theo hệ phân tán

* Hỗn dịch: Hỗn dịch nước và hỗn dịch dầu

* Nhũ tương:

-Pha chế từ bột vô khuẩn-Phải là HD mịn-Không được tiêm TM-Tiêm đau, TDg kéo dài

thường dùng loại D/N (dễ pha loãng với dịch mô). NT truyền tĩnh mạch

phải là loại D/N

Tốc độ tác dụng giảm theo thứ tự: Dd nước > hỗn dịch nước > Dd dầu > nhũ tương D/N > nhũ tươmg N/D > hỗn dịch dầu

Page 19: B12  thuốc tiêm

Theo hệ phân tán

* Thuốc bột pha tiêm: - Nguyên liệu pha chế là bột vô khuẩn

- Bột đông khô: đông khô (-400C) từ dd lọc cản khuẩn - Ống DM: nước cất vô khuẩn (DĐVN).

Page 20: B12  thuốc tiêm

4. THÀNH PHẦN THUỐC TIÊM

4.1. Dược chất

Thuốc tiêm vô khuẩn

Dược chất: - Đạt độ tinh khiết cao - Vô khuẩn, không có chất gây sốt - Tránh nhiễm tạp từ môi trường

Page 21: B12  thuốc tiêm

4.2.Dung môi

Nước cất:-Mới cất hoặc đã được tiệt trùng. - Không có chất gây sốt.- Trước khi dùng nên đun sôi trong khoảng 20 – 30 phút để loại các chất khí hòa tan, để nguội mới đem pha chế

Dầu thực vật:-Đ/C ép nguội- Có độ nhớt thấp, trong, tinh khiết, trung tính- Tiệt khuẩn ở 1150C – 1200C- Dầu oliu, dầu lạc, -dầu vừng…- Đ/C: dược chất không tan trong nước,kéo dài tác dụng của thuốc.

DM tổng hợp:ethyloleat, benzyloleat, polyethylenglycol, propylenglycol…+ Không độc, không có TDDL riêng.+ Không a/h đến qt ht thuốc.+Bền vững về mặt hóa + độ nhớt thích hợp.+ đồng tan với nước, một số DM hữu cơ.+ tiệt trùng được bằng sức nóng.+ Rẻ tiền và dễ kiếm.

Page 22: B12  thuốc tiêm

4.3. các chất phụ

Chất làm tăng độ hòa tan:+ Dùng hỗn hợp DM.+ Chất trung gian thân nước: natri benzoat/cafein+ Dùng hỗn hợp dung môi kết hợp với điều chỉnh pH.

Chất chống oxy hóa:- Dùng dược chất, hoá chất, dung môi tinh khiết.- Thêm các chất chống oxy hoá:: Natri sulfit, natri bisulfit, cystin, ... hoặc đóng thuốc trong khí nén trơ.

Chất điều chỉnh PH:

Dùng acid hoặc base hoặc hệ đệm thích hợp để:Tăng độ tan của DC ; ổn định DC; tăng tác dụng

Chất bảo quản chống nhiễm khuẩn:- Các chế phẩm đóng nhiều liều/ một ống (lọ) phải có chất sát khuẩn để giữ cho các liều thuốc còn lại vô khuẩn.- thuốc đóng một liều không được tiệt khuẩn bằng nhiệt, phải có chất sát khuẩn.

Page 23: B12  thuốc tiêm

3.4 Vỏ đựng thuốc tiêm

- Thủy tinh: Có 3 loại: thủy tinh thường, thủy tinh acid,thủy tinh trung tínhThủy tinh trung tính tốt nhất- Chất dẻo

Page 24: B12  thuốc tiêm

4. Tiêu chuẩn chất lượng

- Độ trong: dung dịch thuốc tiêm phải trong, hỗn dịch, nhũ tương tiêm thì khi lắc kỹ phải đồng nhất

- Màu sắc:Phải có màu sắc đạt yêu cầu theo quy định trong từng chuyên luận riêng và DĐVN

- Vô trùng: thuốc tiêm phải đạt vô trùng theo DĐVN

- pH- Chất gây sốt: Không được có

Page 25: B12  thuốc tiêm

- Thể tích: thể tích trong ống, lọ thuốc tiêm phải lớn hơn thể tích ghi trên nhãn và có biến thiên theo quy định

- Chênh lệch khối lượng theo quy định đối với thuốc bột pha tiêm

- Đảm bảo định tính, định lượng Dược chất

Page 26: B12  thuốc tiêm

5. Kỹ thuật điều chế thuốc tiêm5.1 Chuẩn bị- Cơ sở pha chế- Người pha chế- Vỏ đựng thuốc tiêm- Dụng cụ pha chế- Nguyên phụ liệu dung môi đạt tiêu chuẩn

Page 27: B12  thuốc tiêm

5.2 Tiến hành- Hòa tan- Lọc- Đóng dung dịch vào vỏ đựng và hàn ống

hay đóng nút- Tiệt trùng- Soi, in hay dán nhãn- Kiểm nghiệm thành phẩm- Đóng gói, bảo quản

Page 28: B12  thuốc tiêm

6. Một số VD6.1. Thuốc tiêm vitamin B1 2,5%

Thiamin hydroclorid 25gDung dịch HCl 1N 4mlNước cất pha tiêm vđ 1000ml

Đóng ống 1ml1. Phân tích vai trò2. Kỹ thuật bào chế3. Tính nguyên liệu điều chế 500 ống biết

hư hao 5% (kể cả bao bì)

Page 29: B12  thuốc tiêm

VD2:Thuốc tiêm Novocain 1%Procain hydroclorid 10gNatribisulfit 1gHCl 0,1N vđ pH= 3,5-5,0Nước cất pha tiêm vđ 1000ml

Đóng ống 2ml1. Phân tích vai trò thành phần2. Kỹ thuật bào chế3. Tính nguyên liệu điều chế 1000 ống hư

hao 10% (kể cả bao bì)

Page 30: B12  thuốc tiêm

1. Thuốc tiêm dầu tiêm đau và giải phóng dược chất kéo dài……………. A – B2. Thuốc tiêm dạng hỗn dịch phải là hỗn dịch mịn và được dùng để tiêm tĩnh mạch………………………………………………………………….. A – B3. Thể tích trong mỗi ống thuốc tiêm phải nhỏ hơn thể tích ghi trên nhãn..A – B4. Các thuốc tiêm khi dùng theo đường tiêm tránh được tác động bất lợi của đường tiêu hóa với dược chất…………………………………………...A – B5. Thuốc tiêm là thuốc thích hợp cho dược chất có sinh khả dụng đường uống thấp………………………………………………………………..A – B6. Dược chất ít tan trong nước để điều chế được thuốc tiêm dạng dung dịch cần phải thêm các chất làm tăng độ hòa tan, chất bảo quản chống nhiễm khuẩn……………………………………………………….A –

B

Câu hỏi lượng giá

Page 31: B12  thuốc tiêm

Câu hỏi lượng giá7. Yêu cầu của dầu thực vật dùng làm dung môi pha chế thuốc tiêm là: A. Là loại dầu ép nguội, tiệt khuẩn ở nhiệt độ 1150C – 1200C/ 1h B. Trung tính, tinh khiết , tiệt khuẩn ở nhiệt độ 1300C – 1400C/1h C. Trung tính, tinh khiết , tiệt khuẩn ở nhiệt độ 1150C – 1200C/ 1h D.Trung tính, ép nguội, tiệt khuẩn ở nhiệt độ 1300C – 1400C/1h8. Thuốc tiêm có các dạng bào chế sau: A. Thuốc bột, hỗn dịch, nhũ tương B. Bột vô khuẩn, dung dịch, hỗn dịch,nhũ tương C. Dung dịch dầu, hỗn dịch, nhũ tương D. Bột vô khuẩn, dung dịch nước, hỗn dịch9. Nhũ tương tiêm tĩnh mạch phải là loại nhũ tương: A. D/N và N/D B. D/N C. N/D D. N/D/N 10. Chất Natri bisulfit được dùng trong thuốc tiêm với mục đích: A. Làm tăng độ hòa tan của dược chất B. Điều chỉnh pH của dung dịch C. Bảo quản chống nhiễm khuẩn D. Chống oxy hóa