55
BÀI 2 Câu 1 Bài 2: Nêu những nội dung cơ bản của mô hình tăng trưởng kinh tế? 1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền ktế trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế được đo bằng 2 chỉ tiêu: + Một là, chỉ tiêu quy mô tăng trưởng. chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế nhiều hay ít. + Hai là, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế cao hay thấp, nhanh hay chậm. 2. Các yếu tố tăng trưởng kinh tế. 2.1/ Các yếu tố kinh tế. - Vốn: TL vật chất: nhà máy, nhà xưởng, thiết bị, máy móc và các trang thiết bị khác - Lao động: nguồn nhân lực trước đây thường quan niệm lao động là yếu tố vật chất tác động vào tăng trưởng kinh tế giống như yếu tố vốn. - Tài nguyên thiên nhiên Căn cứ vào khả năng tái sinh có thể chia làm 3 loại: [tài nguyên vô hạn và tài nguyên không thể thay thế, tài nguyên tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo]. - Công nghệ kỷ thuật Căn cứ vào khả năng tái sinh có thể chia làm 3 loại: [tài nguyên vô hạn và tài nguyên không thể thay thế, tài nguyên tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo] Đây là những tố tác động trực tiếp đến các biến đầu vào và đầu ra của nền kinh tế. Theo hai quan điểm: truyền thống và hiện đại. Theo quan điểm truyền thống, có 4 nhân tố đầu vào tác động trực tiếp đến tăng trưởng phát triển kinh tế đó là: Vốn (K), lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (R), công nghệ kỹ thuật (T). Theo quan điểm hiện đại, có 3 nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đó là: vốn (bao gồm cả yếu tố tài nguyên và

Bai thi phan 4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai thi phan 4

BÀI 2

Câu 1 Bài 2: Nêu những nội dung cơ bản của mô hình tăng trưởng kinh tế? 1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền ktế trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế được đo bằng 2 chỉ tiêu: + Một là, chỉ tiêu quy mô tăng trưởng. chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế nhiều hay ít.+ Hai là, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế cao hay thấp, nhanh hay chậm.2. Các yếu tố tăng trưởng kinh tế. 2.1/ Các  yếu tố kinh tế.- Vốn: TL vật chất: nhà máy, nhà xưởng, thiết bị, máy móc và các trang thiết bị khác- Lao động: nguồn nhân lực trước đây thường quan niệm lao động là yếu tố vật chất tác động vào tăng trưởng kinh tế giống như yếu tố vốn.- Tài nguyên thiên nhiên Căn cứ vào khả năng tái sinh có thể chia làm 3 loại: [tài nguyên vô hạn và tài nguyên không thể thay thế, tài nguyên tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo].- Công nghệ kỷ thuật Căn cứ vào khả năng tái sinh có thể chia làm 3 loại: [tài nguyên vô hạn và tài nguyên không thể thay thế, tài nguyên tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo]Đây là những tố tác động trực tiếp đến các biến đầu vào và đầu ra của nền kinh tế. Theo hai quan điểm: truyền thống và hiện đại.Theo quan điểm truyền thống, có 4 nhân tố đầu vào tác động trực tiếp đến tăng trưởng phát triển kinh tế đó là: Vốn (K), lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (R), công nghệ kỹ thuật (T). Theo quan điểm hiện đại, có 3 nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đó là: vốn (bao gồm cả yếu tố tài nguyên và đất đai đang được sử dụng, gia nhập dưới dạng vốn sản xuất), lao động và năng xuất yếu tố tổng hợp.2.2/ Các yếu tố phi kinh tế.Các nhân tố phi kinh tế có tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế như: + Đặc điểm văn hóa – xã hội; Đây là nền tảng cơ bản (bao gồm nhiều mặt từ tri thức phổ thông đến tinh hoa văn hoá của nhân loại, từ khoa học, công nghệ đến lối sống, phong tục, tập quán…)tạo ra các yếu tố về chất lương lđ, kỷ thuật, trình độ quản lý xh.+ Thể chế chính trị - xã hội: Đây là nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xét theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư.+  Đặc điểm dân tộc – tôn giáo: các dân tộc khác nhau do điều kiện sống khác nhau, nên trình độ phát triển cũng khác nhau. Nếu để xảy ra xung đột giữa các dân tộc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước. Nên cần phải thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và có chính sách riêng cho các dân tộc thiểu số để không ngừng tăng trưởng phát triển ktế của đất nước.+ Tham gia của cộng đồng: Đây là nhân tố đảm bảo tính chất bền vững và động lực nội tại cho sự phát triển.

Page 2: Bai thi phan 4

3. Mô hình tăng trưởng kinh tế và các mô hình tăng trưởng kinh tếKN mô hình tăng trưởng kinh tế: Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng.Các mô hình tăng trưởng ktế: gồm 02 mô hình 3.1 Mô hình tăng trưởng ktế theo chiều rộng.* KN: Là tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, tài nguyên mà không kèm theo tiến bộ khoa học công nghệ. * Đặc trưng của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: có 3 đặc trưng- Sự gia tăng về lượng các yếu tố đầu vào tạo ra trên 50% thu nhập của nền kinh tế (i)- Không thường xuyên sử dụng các nguồn lực có hiệu quả kinh tế cao hơn (ii).- Chỉ chú trọng phát triển các loại công nghệ và nguồn lực sản xuất truyền thống (iii)* Ưu điểm: Giải phóng mọi nguồn lực của đất nước, thu hút được nguồn lực từ nước ngoài; giải phóng sức lao động, phát triển thị trường lao động; đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu phát triển của các nước đang phát triển* Hạn chế: Tuy nhiên mô hình kinh tế theo chiều rộng cũng còn nhiều hạn chế như: các nguồn lức, vốn, lao động, tài nguyên là có hạn, vì thế nếu áp dụng mô hình tăng trưởng này kéo dài sẽ dẫn đến giới hạn, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, gia tăng chi phí cho một đơn vị sản phẩm, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát, bội chi ngân sách, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.3.2 Mô hình tăng trưởng ktế theo chiều sâu.* Khái niệm: Là tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Tức là, dựa trên cơ sở của khoa học – công nghệ hiện đại, với đa số lao động có trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng đi vào lĩnh vực thiết kế, chế tạo thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, làm ra sản phẩm có tăng cao.* Đặc trưng của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: có 3 đặc trưng- Hoàn thiện về chất các yếu tố sx và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng đạt mức chiếm trên 50% tổng thu nhập tăng thêm của nền ktế (i) - Thường xuyên, liên tục sử dụng nguồn lực có hiệu quả cao hơn (ii) - Sử dụng các loại công nghệ và nguồn lực tiên tiến (iii)Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có các lợi thế như: nhân tố TFP dường như là vô hạn, nên có khả năng khắc phục được tình trạng khàn hiếm nguồn lực; tiết kiệm nguồn lực, giảm chi phí, tăng hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế; giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường; ít gây bất ổn kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững dài hạn.Cần lưu ý rằng việc phân định mô hình tăng trưởng kinh tế thành 02 loại như trên chỉ là tương đối. Trong thực tế không tồn tại mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu thuần túy.

Câu 2 Bài 2: Nêu những yêu cầu, nội dung và nguyên tắc của đổi mới mô hình tăng trường kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020?Trả lời:1. Tính cấp thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam* Xuất  phát từ hạn chế, yếu kém của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2010

Page 3: Bai thi phan 4

Hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991 – 2010.+ Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào gia tăng các nhân tố đầu vào truyền thống.+ Thứ hai, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành nông nghiệp và công nghiệp.+ Thứ ba, tăng trưởng kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước làm động lực trọng tâm trong khi khu vực này hoạt động kém hiệu quả.+ Thứ tư, cơ cấu đầu tư bất hợp lý, hiệu quả đầu tư thấp nhất là đầu tư công.+ Thứ năm, thể chế điều hành nền kinh tế nhiều bất cập* Hệ quả của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng ở Việt Nam.+ Một là, nền kinh tế kém hiệu quả.+ Hai là, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế yếu.+ Ba là, mất cân đối vĩ mô trầm trọng.+ Bốn là, tăng trưởng kinh tế chưa đi cùng với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường.* Xuất phát từ xu hướng đổi mới mô hình tăng trưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam không chỉ là việc tích cực khắc phục những yếu kém nội tại, đáp ứng đòi hỏi phát triển tự thân của đất nước, mà còn là sự chủ động thích ứng với những thay đổi của bối cảnh quốc tế và khu vực.Trong báo cáo chính trị trình bày trước Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Hồ Cẩm Đào khẳng định: “Để đối phó với những biến động trong sự phát triển kinh tế ở trong nước cũng như trên trường quốc tế, chúng ta cần đẩy nhanh việc thiết lập một mô hình tăng trưởng mới và đảm bảo sự phát triển đó dựa trên sự cải thiện về chất lượng và quá trình thực thi”.*  Xuất  phát từ yêu cầu chủ động, thích ứng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam càng phải chịu sức ép cạnh tranh tăng lên từ các doanh nghiệp và hàng hóa nước ngoài. Như vậy, hàng hóa Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam   giai đoạn 2011 – 2020.* Mục tiêu của mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu của mô hình tăng trưởng mới là đáp ứng yêu cầu khắc phục các khuyết tật của mô hình tăng trưởng cũ, giúp cho nền kinh tế không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, đảm bảo cho nền kinh tế tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.* Các nguyên tắc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. - Thứ nhất, chuyển dần tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.- Thứ hai, phải coi trọng hiện đại hóa, lấy hiện đại hóa làm nền tảng để đạt được tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và dài hạn.- Thứ ba, phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và phát triển tất cả các vùng.

Page 4: Bai thi phan 4

- Thứ tư, phải hài hòa vai trò Nhà nước và thị trường trong phân bổ các nguồn lực tăng trưởng.- Thứ năm, phải gắn kết tăng trưởng kinh tế với thức hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.- Thứ sáu, phải đổi mới mô hình tăng trưởng một cách toàn diện, đồng bộ và có hệ thống.* Giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thứ nhất, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ.Thứ hai, tái cấu trúc nền kinh tế bắt đầu từ khu vực nhà nước, trước hết là hệ thống ngân sách, đầu tư công và hệ thống doanh nghiệp nhà nước.Thứ ba: Tái cấu trúc đầu tư theo hướng giảm quy mô và tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội.Thứ tư:  Thực hiện kỷ luật tài khóa.Thứ năm:  Tái cấu trúc khu vực tài chính, trong đó trọng tâm là hệ thống ngân hàng.Thứ sáu, thực hiện cơ chế thị trường cho các loại giá cơ bản như: lãi xuất, tỷ giá, giá đất, năng lượng,…Thứ bảy, xây dựng khu vực doanh nhân thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế..Thứ tám, đổi mới quản lý nhà nước cho phù hợp với nền kinh tế mới.

Câu 3 Bài 2: Nêu những quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay?Trả lời:1. Mối quan hệ giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế với tăng trưởng, phát triển kinh tế.* Ngành, lĩnh vực kinh tế - bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân.Khái niệm cơ cấu kinh tế: Là tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế, với vị trí, quy mô, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.Từ nội hàm của khái niệm cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực có thể đưa ra những phân tích sau:Một là, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế.Hai là, ngành – lĩnh vực kinh tế có vị trí, vai trò nhất định trong thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.Ba là, các ngành – lĩnh vực kinh tế có quy mô, tỷ trọng tương ứng trong cơ cấu kinh tế và cùng các tác động đến tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Page 5: Bai thi phan 4

Bốn là, trong nền kinh tế quốc dân, các ngành – lĩnh vực kinh tế có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định.* Mối quan hệ giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ với tăng trưởng, phát triển kinh tế. Một là: Bất cứ một nền kinh tế nào cũng hình thành cơ cấu kinh tế ngành đặc trưng, riêng có. Cùng với quá trình hình thành và vận hành cơ cấu kinh tế mới, các ngành, lĩnh vực kinh tế phát triển, đều hướng đến mục tiêu chung là thúc đây tăng trưởng và phát triển kinh tế; tạo tiềm lực, sức mạnh kinh tế của quốc gia.Giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển. Trước hết, phát triển ngành nông nghiệp sẽ góp phần cùng ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển. Hai là, sự tác động trở lại của ngành công nghiệp, dịch vụ đối với phát triển ngành nông nghiệp. thông qua đó thúc đẩy tăng trưởng, phát triển nền kinh tế quốc dân.2. Định hướng và giải pháp* Khái quát về tình hình phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam. - Phát triển ngành nông nghiệp: trong những năm đổi mới, nhất là những năm gần đây, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển khá toàn diện (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản) theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với hội nhập kinh tế quốc tế.- Phát triển ngành công nghiệp: Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ công nghiệp là ngành giữ vị trí quan trọng trong tiến trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.- Phát triển ngành dịch vụ: Dịch vụ là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế thế giới. Một số ngành dịch vụ phát triển thiếu bền vững, xét trên cả 3 tiêu chí (đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế; ổn định và phát triển xã hội; giữ gìn và bảo vệ môi trường)* Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020. - Định hướng phát triển ngành nông nghiệp:  Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và bến vững. Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao. Phát triển lâm nghiệp toàn diện bền vững. Phát triển nuôi trồng thủy sản đa dạng, theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường. - Định hướng phát triển ngành công nghiệp: Phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Cơ cấu lai, xây dựng nền công nghiệp thoe hướng phát triển mạnh những ngành có nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp xây dựng và phát triển hợp lý công nghiệp sử dụng nhiều lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động.- Định hướng phát triển ngành dịch vụ: Phát triển mạnh các ngành, dịch vụ, đặc biệt là ngành, dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. Ưu tiên phát triển và hiện đại hóa các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại, du lịch, vận tải, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ. Hình thành các trung tâm thương mại – dịch vụ lớn, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Page 6: Bai thi phan 4

* Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.- Xây dựng tốt chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành, lĩnh vực hiệu quả và bền vững.- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; nguồn lực lao động chất lượng cao; nguồn lực khoa học – công nghệ; nguồn lực vốn đầu tư.- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đảm bảo phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực kinh tế. - Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách vĩ mô thúc đẩy phát triển bền vững ngành, lĩnh vực kinh tế.- Đẩy mạnh phát triển thị trường, đảm bảo chủ động hội nhập quốc tế trong phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế./.

Bài 4Câu 1. trình bày cơ sở của việc xd và phát triển nền vhóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?* Cơ sở lý luậnQuan điểm của CN M-L, TT HCM về vh và p.triển vh:C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những nghiên cứu sâu sắc về vh và khẳng định: Vh là tổg thể toàn bộ ý thức xh của c.người gắn với đặc điểm gia dtộc. Văn hóa: là “các lực lượng bản chất người của con người” tham gia vào cải biến tự nhiên nhằm mục đích sinh sống, tồn tại và phát triển. * Tư tưởng HCM về văn hóa : Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là vhoá.  *Quan điểm của ĐCS VN:- Vh là nền tảng tinh thần của xh, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kt-xh.- Nền vh mà chúng ta xd là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. N.lực tinh thần con ng”: đạo đức, lối sống, tư tưởng- thiện, trình độ (chân, thiện, mỹ)

Page 7: Bai thi phan 4

- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. - Văn hóa là một mặt trận. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài cần có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Tính chất tiên tiến của nền vhóa VNam- Nền VH tiên tiến là nền VH thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ, dựa trên nền tảng của CNMLN, tư tưởng HCM.- Nền VH tiên tiến là nền VH thể hiện tinh thần nhân văn CM. Nghị quyết HN TW 4 khóa 7 đã chỉ rõ: “1 nền vh tiên tiến, đậm đà bản sắc dt đương nhiên bao gồm cả tính nhân văn”. NQ HN TW 5 khóa 8 tinh thần nhân văn được cụ thể hóa là “nhằm mục tiên tất cả vì con người, vì hạnh phúc và phát triển p.phú, tự do, toàn diện của con người trong mqh hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng giữa xh và tự nhiên”. Tạo cho con người hưởng thụ đ.sống vc là được cơm no, áo ấm. Đời sống tinh thần là nâng cao trí tuệ…- Nền VH tiên tiến là nền VH mang tinh thần dân chủ. Dc là đ.trưng cơ bản của nền vh tiên tiến (tiến bộ) dc là y.tố làm th.đổi nhiều mặt đ.sống vh dt.  NQHNTW4 k7 nhấn mạnh: “Pải đảm bảo d.chủ, tự do cho mọi sáng tạo và mọi h.động vh. Mặt khác cần nhấn mạnh rằng sự sáng tạo chân chính gắn liền với trách nhiệm trước công chúng, trước dt và th.đại”- Nền VH tiên tiến bao gồm tính hiện đại. Ngoài y.tố  4.tưởng q.trọng của nền vh tiên tiến thì các y.tố khác của nó cũng đòi hỏi phải có tr.độ h.đại: tr.độ g.dục, tr.độ KH CN,…Pải dần dần tiến kịp và hòa nhập với tr.độ hiện đại của thế giới, pải hướng tới cuộc CM KH&CN để CNH, HĐH đất nước. Nền vh mới pải tạo ra những p.chất, đ.đức, tâm hồn, l.sống c.người VN đại diện ngang tầm với sự nghiệp đ.mới đ.nước.- Nền VH tiên tiến thể hiện ở hình thức biểu hiện, phương tiện chuyển tải nội dung.Bản sắc DT của VH .Bản sắc dân tộc: là những yếu tố đặc sắc, độc đáo riêng của một nền văn hóa, biểu hiện “đặc tính dân tộc”, “cốt cách dân tộc”, nhằm để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.Bsdt VN: Lòng yêu nước nòng nàn, ý chí tự cường dt; Lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý; tinh thần đ.kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gđ, làng xã; đức tính cần cù, sáng tạo trong lđ; sự tinh tế trong ứng xử.Một số biện pháp xd nền vh mới đậm đà bản sắc dt:- Kế thừa và phuy các giá trị vh tốt đẹp của dt, đổi mới bản sắc dt phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH đất nước.- Phát huy vh dt đi đôi với giao lưu vh với nước ngoài, tiếp thu những tinh hoa vh nhân loại làm giàu đẹp thêm  văn hóa VN.- Bản sắc dt và tính tiên tiến của nền vh cần phải được thấm đậm không chỉ trong công tác văn hóa – văn nghệ mà trong mọi hoạt động xd, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu KH CN, GD ĐT,…→Bản sắc của nền văn hóa Việt Nam: Là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. * Cơ sở thực tiễn:

Page 8: Bai thi phan 4

- Thành tựu: Tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống vh là những lĩnh vực then chốt có những chuyển biến quan trọng, nhiều giá trị vh truyền thống và cách mạng được đề cao và phát huy. P.trào “Toàn dân đoàn kết xd đời sống vh” được mở rộng và đi vào chiều sâu.- Hạn chế: Trong thời gian qua, những thành tựu và tiến bộ về vh ở các vùng miền chưa thật sự đồng đều và chưa thực sự vững chắc.; Sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận công chúng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của xh. Tệ nạn mê tín di đoan phức tạp, hủ tục tràn lan chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Việc phục hồi vh truyền thống còn mang tính mùa vụ, thiếu chọn lọc. “Bệnh” thành tích, hình thức trong phong trào vh. Hiện nay, vấn đề xd vh được quan tâm chưa đúng mức, chậm đổi mới công tác xd thể chế vh. Chất lượng q.lý vh ở cơ sở luôn biến động, có sự hẫng hụt đội ngũ cán bộ vh. Tình hình thực tiễn trên đây đặt ra vấn đề là we cần phải xd 1 nền vh VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dt, chống lại nghèo nàn lạc hậu, chống nguy cơ tụt hậu trong phát triển đất nước.

Câu 2. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền vhóa VNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc*Nhiệm vụ thứ nhất: Xây dựng con người VNam trong giai đoạn CM mới: Nghị quyết TW 5 khóa VIII nêu rõ: Xây dựng con người VN trong giai đoạn CM mới với những đức tính sau:  - Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có ý thức vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu; đoàn kết với nhân dân thế giới trong sụ nghiệp dấu tranh vì hòa bình độc lập và tiến bộ XH- Đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.- Có lối sống lành mạnh, nếp sống vminh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.- L.động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn năng lực thẩm mỹ và thể lực.*Nhiệm vụ thứ hai: Xây dựng môi trường văn hóaNQHNTW 5 Khóa 8 nêu rõ “Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, trường học, đơn vị bộ đội,…) các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi,…) đời sống vh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu vh đa dạng và không ngừng tăng lên của nhd…* Nhiệm vụ thứ ba: Phát triển sự nghiệp văn học và nghệ thuậtĐảng ta xác định: V.học, nghệ thuật là bộ pận trọng yếu của vhdt, thể hiện khát vọng của nhd về chân, thiện, mỹ.Nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng hàng đầu của sự nghiệp v.học, nghệ thuật là sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, d.chủ, có sức hấp dẫn mạnh mẽ và có tác dụng sâu sắc xd con người.

Page 9: Bai thi phan 4

* Nhiệm vụ thứ tư: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa- Di sản vh là các sản phẩm, các giá trị v.hóa do các thế hệ trước sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ sau, bao gồm các di sản vật thể và phi vật thể (di sản tinh thần)- Pải nghiên cứu, phân tích, chọn lựa các yếu tố  tích cực trong di sản để kế thừa, nâng cao trong việc sáng tạo ra những giá trị vh mới của vhdt.- G.dục các thế hệ mới thấu hiểu, tự hào, tôn trọng di sản của quá khứ, biết khám phá các giá trị của vh trong di sản để kế thừa và phát huy.- Đ.tư cho việc bảo tồn, tu tạo các di tích lịch sử, vh 1 cách có quy hoạch, có sự chỉ đạo thống nhất. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của nh.dân và các cơ quan N2, các đoàn thể xh trong việc bảo vệ các di sản vh.- Đồng thời với việc sáng tạo các giá trị vh mới, tạo ra di sản cho tương lai và việc giới thiệu di sản vh dt với thế giới, giúp cho nhân dân thế giới hiểu biết, trân trọng và tham gia các hoạt động đóng góp bảo tồn các di sản vh của chúng ta. * Nhiệm vụ thứ 5: Phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ-GD-ĐT và KHCN là quốc sách hàng đầu để thực hiện CNH-HĐH đất csnhafm phát triển nguồn nhân lực con người để phát triển ktế XH trong thời đại ngày nay.* Nhiệm vụ thứ 6: Phát triển đi đôi với quản lý tốt các phương tiện thông tin đại chúng- Xây dựng đội ngũ những người làm báo chí có trình độ chính trị, nghiệp vụ vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, trong sáng, có trách nhiệm xh cao. Từng bước hiện đại hóa thông tin đại chúng về cơ sở v.chất k.thuật, về phương thức hoạt động theo kịp trình độ chung của thế giới.- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng; tổ chức hệ thống thông tin đại chúng về thể chế hoạt động thông tin đại chúng với sự q.lý của N2.

*Nhiệm vụ thứ 7: Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số- Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xd, phát triển những giá trị mới về vh, v.nghệ, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán của các dt thiểu số.- Phải tiến hành điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị vh, v.học. nghệ thuật của các dt đi đôi với việc đào tạo đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, khuyến khích họ công tác tại địa bàn của dt mình.* Nhiệm vụ thứ 8: Chính sách văn hóa đối với tôn giáo- Tôn trọng tự do tín ngưỡng, đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật.- Tôn trọng tự do tín ngưỡng phải đi đôi với không ngừng tạo điều kiện cho quần chúng có đạo tiến bộ về mọi mặt, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội.- Chống lại sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đoàn kết dân tộc và sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. * Nhiệm vụ thứ 9: Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa- Tăng cường giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với thế giới .- Mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài, đồng thời phải giữ gìn và bồi đắp bản sắc văn hóa của dân tộc. - Tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học tiến bộ của nước ngoài. - Đồng thời cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn lợi dụng giao lưu văn hóa để thực hiện “ diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Page 10: Bai thi phan 4

* Nhiệm vụ thứ 10: Củng cố, xây dựng và hoàn thiện các thể chế văn hóa - Thể chế vh là hệ thống những quy định về việc q.lý, xd, p.triển vh, trong đó bao gồm:+ Hệ thống tổ chức, bộ máy cán bộ trên lĩnh vực vh.+ Cơ chế hoạt động và phối hợp của các tổ chức vh.+ Hệ thống p.luật và q.định hđộng vh của xh, các hành vi của cá nhân trong hoạt động vh.+ Hệ thống chính sách vh.+ Hệ thống các thiết chế vh của cộng đồng.* NQ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh một số nội dung quan trọng:- Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú và đa dạng: Sớm có chiến lược quốc gia về gia đình VN- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống cách mạng: Bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.- Phát triển hệ thống thông tin đại chúng: + Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xh của các p.tiện thôg tin đại chúg vì lợi ích của nhân dân và đất nước.+ P.triển, mở rộng việc sử dụng Internet, đồng thời có biện páp, q.lý, hạn chế mặt tiêu cực của Internet.- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa+ Đổi mới và tăng cường giới thiệu, truyền bá vh, v.học, nghệ thuật, đất nước, con người VN với thế giới.+ Mở rộng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác q.tế trong lĩnh vực vh, báo chí, xuất bản.+ Xd 1 số trung tâm vh VN ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá vh VN.+ Tiếp thu những kinh nghiệp tốt về p.triển vh của các nước.+ Thực hiện đầy đủ cam kết q.tế về đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả các s.pẩm vh.* Nghị quyết Hội nghị TW 9 khóa XI:Mục tiêu chung Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì m.tiêu dân giàu nước mạnh, d.chủ, công =, v.minh.Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:Một là, Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị vh và con người VN, tạo m.trường và đ.kiện để p.triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xh, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ p.luật, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xh và đ.nước. Hai là, xd môi trường lành vh lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.Ba là, Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế vh bảo đảm xd và p.triển vh, con người trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập q.tế.

Page 11: Bai thi phan 4

Bốn là: xd thị trường vh lành mạnh, đẩy mạnh p.triển c.nghiệp vh, tăng cường quảng bá vh VN.Năm là: Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ vh giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xh.Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xh.* NQ cũng nêu rõ 5 quan điểm xd nền vh VN trong tình hình mới như sau:Thứ nhất, vh là nền tảng tinh thần của xh, là mục tiêu, động lực p.triển bền vững đất nước. Vh pải được đặt ngang hàng với kt, c.trị, xh.Thứ hai, xd nền vh VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dt, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dt VN, với các đặc trưng dt, nhân văn, dân chủ và khoa học.Thứ ba, p.triển vh vì sự hoàn thiện  nhân cách con người và xd con người để p.triển vh. Trong xd vh, trọng tâm là chăm lo xd con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.Thứ tư, xd đồng bộ môi trường vh, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. P.triển hài hòa giữa kt và vh; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố vh và con người trong p.triển kt.Thứ năm, xd và p.triển vh là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, NN q.lý, nhân dân làm chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.* NQ đề ra 6 nhiệm vụ cụ thể trong xdvh:- Một là, Xây dựng con người VN p.triển toàn diện- Hai là, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp.- Ba là, xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, cơ quan, đoàn thể,…là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.- Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. - Năm là, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa.- Sáu là, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa đất nướcxây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách.* NQ cũng nêu ra 4 giải pháp thực hiện như sau:- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực vh.- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý NN về vh.- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vhóa.- Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực vh.

                                                                   

Page 12: Bai thi phan 4

        Bài 5: 1. Trình bày vai trò của giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ đối với quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay? 1. Khái niệm về giáo dục –đào tạo: Nội hàm khái niệm giáo dục có cội nguồn từ khái niệm văn hoá được hiểu là trồng trọt tinh thần, vun đắp trí tuệ cho con người “văn trị giáo hoá” “nhân văn giáo hoá” - Quan điểm GD hiện đại cho rằng Cơ cấu của hoạt động GD gồm 4 yếu tố: GD gia đình; GD nhà trường; GD XH và quá trình tự GD của mỗi cá nhân con người. 2. Khái niệm về khoa học –công nghệ: KH là hệ thống tri thức về hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, XH và tư duy, được nghiên cứu và khái quát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm. - Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực tự nhiên, nguồn lực sản xuất trung gian thành sản phẩm và dịch vụ.3. Vai trò của GD-ĐT: Bối cảnh mới tác động đến phát triển GD – ĐT, KH-CN Đất nước đang đẩy mạnh xây dựng nền K.tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và cuộc CM KH-CN trong thời kỳ toàn cầu hóa diễn ra vô cùng sôi động mạnh mẽ.K.tế thị trường đặt ra nhiều vấn đề mới trong phát triển GD-ĐT, KH&CN.Tác động của K.tế thị trường lên GD – ĐT:+ Tăng cơ hội học tập cho người dân+ Nâng cao chất lượng GD+ Tăng cơ hội tìm kiếm việc làmThách thức+ Tác động lên việc hình thành mục tiêu GD: Hiện nay là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đ.tạo những con người có đầy đủ nhân cách và năng lực làm chủ đất nước, làm chủ quá trình phát triển K.tế - XH, CNH, HĐH đất nước.+ Tác động đến hệ giá trị XH, hệ giá trị con người: GD có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần hình thành các giá trị XH, giá trị văn hóa, giá trị con người mới của một đất nước, làm nền tảng tinh thần của XH và động lực của sự phát triển đất nước. Trong điều kiện K.tế thị trường, các hệ giá trị XH, giá trị con người đã có sự thay đổi và phát triển, một mặt phát huy được những giá trị tốt đẹp còn phù hợp của truyền thống, mặt khác phải hình thành những giá trị mới đáp ứng đòi hỏi của điều kiện mới, cơ chế mới (trong đó có những giá trị không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam).4. Vai trò của KHCN- KH&CN thúc đẩy tái sx theo chiều rộng và chiều sâu: KH&CN càng phát triển, con người có khả năng mở rộng khai thác nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn đầu tư phát triển sx.- Nâng cao khả năng khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có và tạo ra những nguồn lực mới (vật liệu mới, công nghệ mới).- Ngày nay, những phân tử nano có mặt rất nhiều trong các sản phẩm phục vụ cuộc sống như máy móc điện tử, mỹ phẩm, áo quần, dược phẩm...

Page 13: Bai thi phan 4

- Nhờ sự phát triển của KH mà lao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao động cơ giới, sức lao động chân tay của con người dần dần được thay thế bằng máy móc. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu K.tế theo hướng CNH- HĐH => nhiều lĩnh vực ngành nghề mới.- Làm cho cơ cấu nền K.tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ) và giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP => thay đổi cơ cấu K.tế.- Ngày nay, quá trình KH biến thành LLSX trực tiếp đã p.triển tới mức độ rất cao. - Yếu tố về trí tuệ (kỹ năng, công nghệ) có tính chất quyết định nhất. Còn các yếu tố tài nguyên, vốn, sức lao động thì ngày càng giảm vai trò, trở thành thứ yếu.5. Vai trò của GD-ĐT và KH-CN: - GD-ĐT và KH-CN có vai trò to lớn trong việc hình thành nền kinh tế tri thức và XH thông tin , phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sx, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia. GD-ĐT là yếu tố bên trong, yếu tố cấu thành của nền sx XH. Không thể phát triển được LLSX nếu không đầu tư cho GD-ĐT và KH-CN. Đầu tư cho GD-ĐT, KH&CN là đầu tư cơ bản để phát triển K.tế - XH, đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sx XH và hiện đại hóa dân tộc.- GD-ĐT và KH-CN là cơ sở để xây dựng nền văn hoá tinh thần của chế độ XHCN - GD-ĐT và KH-CN có vai trò to lớn trong quá trình hình thành phát triển và hoàn thiện con người làm thay đổi mà nền SX vật chất của XH  => GD có nhiệm vụ đào tạo ra các thế hệ công dân có trình độ, năng lực, phẩm chất, bản lĩnh …   * Mặt khác: GD-ĐT và KH-CN góp phần làm thay đổi nền SX vật chất của XH->  KH-CN  thúc đẩy tái SX theo chiều rộng và chiều sâu, KHCN càng phát triển con người có khả năng mớ rộng khai thác nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn đầu tư phát triển SX -> Nâng cao khả năng khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có và tạo ra nguồn lực mới -> thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH -> KHCN nâng cao đời sống vật chất, chăm sóc sức khoẻ và tinh thần của con người - GD-ĐT và KH-CN có giáo dục truyền bá hệ tư tưởng chính trị XHCN, XD nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, XD lối sống, đạo đức và nhân cách mới của con người toàn bộ XH - Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước còn là quá trình chuyển đổi về tâm lý, phong tục tập quán, lối sống thích ứng với nhịp độ và tốc độ của XH CN và hội nhập quốc tế.- Các quốc gia phát triển luôn quan tâm đến việc phát triển KHCN, xem đó là điều kiện sống còn để phát triển quốc gia. - Hiện nay đã tạo nên tốc độ và quy mô phát triển mạnh mẽ của những thành tựu KH-CN trên phạm vi toàn cầu.

Bài 5:2/. Trình bày khái quát thực trạng giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay?1.Thành tựu

Page 14: Bai thi phan 4

Về GD - ĐT, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đánh giá: “Đổi mới GD đạt được một số kết quả bước đầu”, cụ thể ngân sách nhà nước cho GD - ĐT đạt trên 20% tổng chi ngân sách đã tạo tiền đề cơ sở vật chất nâng cao chất lượng GD-ĐT quốc gia. a) Về tổ chức:- Quy mô GD và mạng lưới cơ sở GD-ĐT có bước phát triển nhanh; hệ thống GD tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học và sau đại học.  - Cơ sở trường, lớp từng bước được chuẩn hóa, hiện đại hóa.- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD tăng về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng. b) Về nội dung, chương trình, công tác quản lý - Chất lượng GD ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ. - Công tác quản lý GD có chuyển biến tích cực.-  Hợp tác quốc tế được mở rộng. [ký hợp tác về GD vào đào tạo với các nước]c) Về vai trò KT-XH của GD-ĐT   - Thực hiện công bằng XH trong GD ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện cho nhiều người có cơ hội tiếp cận các chương trình GD- Lực lượng lao động qua đào tạo tăng nhanh, góp phần quan trọng đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo.* THÀNH TỰU - Việc huy động các nguồn lực XH cho GD-ĐT , việc phát triển GD-ĐT ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được quan tâm - Qui mô GD tiếp tục phát triển cả về hình thức và nội dung, đa dạng hoá các loại hình đào tạo ở tất cả các ngành học - KH-CN hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH-CN được đẩy mạnh, quản lí KH-CN có đổi mới, thị trường KH-CN được hình thành, đầu tư cho KH-CN được nâng lên 2 Hạn chế:a. Chương trình: GD phổ thông còn quá tải đối với học sinh. GD đại học và GD nghề chưa đáp ứng nhu cầu XH, chưa gắn với yêu cầu sử dụng nhân lực; chưa chú trọng GD kỹ năng thực hành nghề nghiệp; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người, chương trình. Phương pháp dạy và học chậm đổi mới, chưa thực sự phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên. Phương pháp và hình thức đánh giá kết quả còn lạc hậu, phương tiện giảng dạy thiếu thốn. - Nội dung GD còn nặng về lý thuyết, có mặt xa rời thực tế, chạy theo thành tích, chưa chú trọng GD đạo đức, ý thức và trách nhiệm công dân. Cơ cấu GD không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng GD toàn diện giảm sút. Quản lý GD-ĐT còn nhiều bất cập, thiếu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Quản lý chất lượng GD, ĐT còn nhiều lúng túng. - Những hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh, thi và cấp bằng, lạm thu, dạy thêm chậm được khắc phục, gây bức xúc XH. - Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD chưa được quan tâm. - Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong GD khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc của XH.

Page 15: Bai thi phan 4

- Chất lượng đào tạo của các trường sư phạm còn hạn chế, đào tạo giáo viên chưa gắn với nhu cầu của các địa phương. - Đầu tư cho GD còn mang tính bình quân; cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở GD còn thiếu và lạc hậu. Quỹ đất dành cho phát triển GD còn thiếu. Chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý GD chưa thỏa đáng.b. Về KHCN - KH&CN chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy, chưa gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển K.tế - XH, thị trường KHCN còn sơ sài, chưa gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với đào tạo và sx kinh doanh, đầu tư cho KH&CN còn thấp, sử dụng chưa hiệu quả, trình độ KHCN nhìn chung còn lạc hậu, đổi mới chậm so với khu vực và quốc tế. - Các lĩnh vực KH XH và nhân văn, KH tự nhiên chưa có nhiều công trình, sản phẩm thực sự mang tính đột phá.- KHKT và công nghệ chưa tác động mạnh mẽ tới tốc độ và chất lượng tăng trưởng K.tế, chưa đóng góp quyết định cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực thiết yếu của nền K.tế.- Tiềm lực KH&CN như : hệ thống tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng KH&CN, hạ tầng thông tin, đầu tư của XH cho KH&CN phát triển còn chậm.- Công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp chưa gắn với yêu cầu phát triển K.tế - XH và nhu cầu của doanh nghiệp. - Chưa triển khai hiệu quả cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KH&CN.- Việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn chậm, hiệu quả hoạt động sau chuyển đổi chưa cao- Cơ chế chính sách thu hút, đãi độ, sử dụng cán bộ KH&CN còn mang nặng tính bình quân.- Cơ chế quản lý hoạt động KH&CN còn hạn chế, yếu kém- Thị trường KH&CN phát triển chậm- Hợp tác quốc tế về KHCN thiếu định hướng chiến lược, kết quả còn hạn chế

Bài 5: 3. Trình bày quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay? Trả lời:Với tư cách là những thành tố cơ bản của nền văn hóa dân tộc, GD-ĐT KH&CN có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn luôn khẳng định: “GD-ĐT cùng với KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước”1. Về GD-ĐT* Mục tiêu tư tưởng, chiến lược và giải pháp phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH hội nhập quốc tế: - Mục tiêu tổng quát: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nền GD XHCN mang tính nhân dân, dân tộc, KH và hiện đại. Thực hiện GD toàn diện ở tất cả các bậc học. Chú trọng GD

Page 16: Bai thi phan 4

chính trị, tư tưởng, nhân cách, lối sống, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành.- Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh về sứ sứ mệnh GD-ĐT, vai trò KHCN. - Mục tiêu từ nay đến năm 2020 cụ thể như sau:+ Xây dựng, hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi. Phổ biển kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình.+ Nâng cao chất lượng GD toàn diện bậc tiểu học, trung học cơ sở. Hoàn thành phổ cập GD trung học phổ thông vào năm 2020. Ptriển GD ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển GD giữa các vùng lãnh thổ. + Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, bảo đảm có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thể kỷ XXI.+ Nâng cao chất lượng và bảo đảm đủ số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống GD. Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện dạy và học. Phấn đấu sớm có một số cơ sở đại học và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế.* Tư tưởng chỉ đạo phát triển GD-ĐT cụ thể như sau: Một là, nắm vững nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của GD-ĐT là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có thể lực, trí lực và tình cảm lành mạnh, có kỹ năng lao động giỏi, có ý chí và bản lĩnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Hai là, giữ vững mục tiêu XHCN của sự nghiệp GD-ĐT (về nội dung, phương pháp và chính sách đối với GD).Ba là, thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. Bốn là, GD-ĐT là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Năm là, phát triển GD-ĐT gắn liền với nhu cầu phát triển K.tế - XH gắn với những tiến bộ KHCN và củng cố quốc phòng, an ninh. Sáu là, thực hiện công bằng XH trong GD-ĐT. Bảy là, giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình GD-ĐT. * Giải pháp chiến lược phát triển GD-ĐT ở nước ta là:- Tăng cường các nguồn lực cho GD.- Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học.- Tiếp tục đổi mới, Nd phương pháp GD-ĐT và tăng cường csvc các trường học.- Đổi mới công tác quản lý GD  + Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế về GD. + Hoàn thiện chương trình SGK, cải tiến chế độ thi cử, khắc phục tình trạng “thương mại hóa” GD, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong GD (văn bằng, công nhận học hàm, học vị, chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập). + Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định :cần phải đổi mới căn bản và toàn diện GD, ĐT, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nâng cao chất lượng GD, ĐT. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi và kiểm tra theo hướng hiện đại;

Page 17: Bai thi phan 4

* Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐTMột là, GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển K.tế - XH.Hai là, đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT về những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiếtBa là, phát triển GD-ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.     Bốn là, phát triển GD-ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển K.tế - XH và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ KH&CN; phù hợp quy luật khách quan. Năm là, đổi mới hệ thống GD theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức GD, ĐT. Chuẩn hóa, hiện đại hóa GD-ĐT.Sáu là, chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng XHCN trong phát triển GD-ĐT. Bảy là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo*Nhiệm vụ, giải pháp:1 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo8- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý9- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo2. Về KH-CN     Tại Hội nghị lần thứ sáu BCHTW khóa XI (2012), BCHTW đã ban hành NQ về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện K.tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, nhấn mạnh một số quan điểm sau đây:Một là, phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu Hai là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KH&CN Ba là, đầu tư cho nhân lực KH&CN là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Bốn là, ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN.  Năm là, chủ động, tích cực hội

Page 18: Bai thi phan 4

nhập quốc tế để cập nhật tri thức KH&CN tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia* Nhiệm vụ phát triển KH&CNMột là, phát triển mạnh KH-CN làm động lực đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phát triển K.tế tri thức.Hai là, thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao năng lực KHCN; đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng.  - Phát triển năng lực KH-CN có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, đàm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực.- Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ, các sản phẩm KHCN trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh XH hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KH-CN.- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH-CN, xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của KH-CN.- Chuyển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát triển các doanh nghiệp KH-CN, thị trường KH-CN.- Đổi mới cơ bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước; xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả các chương trình, đề tài theo hướng phục vụ thiết thực mục tiêu, nhiệm vụ phát triển K.tế - XH.- Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài KH-CN.- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng; phát triển đồng bộ KH XH, KH tự- nhiên, KHKT và công nghệ.- KH XH tập trung vào tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây đựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới.- Nghiên cứu ứng dụng KH-CN, tập trung vào phục vụ các chương trình, kế hoạch phát triển K.tế - XH, đặc biệt là những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn.- Xây đựng và thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; khuyến khích kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với tiếp nhận công nghệ nước ngoài.Ba là, phát triển K.tế tri thức trên cơ sở phát triển GD-ĐT, KH-CN Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế* Nhiệm vụ và giải pháp: 1- Đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính- Đổi mới hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ- Đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ

Page 19: Bai thi phan 4

- Đổi mới quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ- Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ- Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học. Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong các hoạt động tư vấn, phản biện xã hội, vai trò xung kích của đoàn thanh niên, các tổ chức và cá nhân trong phong trào thi đua sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.3- Triển khai các định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu- Tăng cường nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh và mục đích công cộng- Ưu tiên phát triển một số công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ liên ngành- Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương4- Phát huy và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia5- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ6- Hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

Bài 7: ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách DT của Đảng và Nhà nước VN1.1.1. Cơ sở lý luânThứ nhất: Dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về khái niệm và những đặc trưng cơ bản của dân tôc Khái niệm: Dân tộc là một cộng đồng người ổn định, được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định, với những đặc trưng cơ bản đó là:

- Có lãnh thổ chung- Có một phương thức sinh hoạt kinh tế chung

- Một ngôn ngữ giao tiếp chung- Một nền văn hóa chung biểu hiện trong tâm lý dân tộc

1.1.1. Cơ sở lý luân (tt)Thứ hai: Dựa trên lý luận về 2 xu hướng khách quan trong phong trào dân tộc và quan hệ dân tộcThứ ba: Dựa trên cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-lênin: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại.1.1.2. Cơ sở thực tiễn+ Một là: Cư trú, sinh sống xen kẽ  và có sự chênh lệch khá lớn về nhiều mặt.+ Hai là: Có truyền thống đoàn kết+ Ba là: Có bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của các dân tộc Việt Nam+ Bốn là: Vấn đề dân tộc thực chất là quan hệ giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc.1.2.Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt nam hiện nay.

Page 20: Bai thi phan 4

1.2.1. Quan điểm về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt nam- Vấn đề DT và đoàn kết các DT là vấn đề chiến lược cơ bản lâu dài, đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng VN.- Các DT trong đại gia đình VN bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, phấn đấu  thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.- Phát triển toàn diện vùng đồng bào DT và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội,- Ưu tiên phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc và miền núi.- Phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, tăng cướng sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương và các địa phương.- Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số-  Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu và hoạt động chia rẽ, lợi dụng vấn đề dân tộc của các thế lực thù địch, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn XH vùng dân tộc, biên giới, hải đảo.- Công tác DT và thực hiện chính sách DT là nhiệm vụ, trách nhiệm cả hệ thống chính trị, toàn dân, các cấp, các ngành1.2.2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà  nước ta hiện nay- Chính sách dân tộc là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta. Đây là một chính sách thể hiện những nguyên tắc cơ bản: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển trong giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc.* Về mục tiêu: Nhằm khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc và của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc.* Về nguyên tắc: Bình đẳng, đoàn kết và tôn trọng giúp nhau cùng phát triển. * Về nội dung: Phản ánh các yêu cầu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, VH, XH, an ninh- quốc phòngNội dung cụ thể:- Nội dung chính trị: Thực hiện chủ trương của Đảng về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc- Nôi dung về KT: phát triển kinh tế miền núi- Nội dung văn hóa: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người- Nội dung XH: Đảm bảo an sinh XH miền núi, vùng đồng bào dân tộc.1.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp các ngành và toàn xã hội về dân tộc và chính sách dân tộc trong tình hình mới                                  - Thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế  - xã hội vùng dân tộc và miền núi- Huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc và miền núi- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của những người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc

Page 21: Bai thi phan 4

1.3. Giải pháp….- Kiện toàn, chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương- Đổi mới nội dung và phương pháp công tác dân vận ở vùng dân tôc theo phương châm: Chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc. Thực hiện tốt phong cách dân vận: “ Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”.

Câu 3:Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà VN?1/ cơ sở lý luận:Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước VN về tôn giáo được đề ra trước hết xuất phát từ các quan điểm cơ bản của CN Mác – lenin về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn. Bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo và cách thức giải quyết vấn đề tôn giáo- bản chất của tôn giáo:+ C. Mác và Ph.Angghen: tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là sự tự ý thức, tự cảm giác của con người về thế giới xung quanh mình và về chính bản thân họ.+ Tôn giáo là sự tự ý thức đã bị tha hóa của con người.- Về nguồn gốc của tôn giáo: có 3 nguồn gốc cơ bản: nguồn gốc về kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý, tình cảm.+ Nguồn gốc kinh tế - xã hội: là toàn bộ những nguyên nhân về kinh tế và xã hội tất yếu làm nảy sinh tôn giáo.+ Nguồn gốc nhận thức: Tôn giáo là một phạm trù lịch sử và chỉ ra đời khi tư duy của con người đạt đến một trình độ nhất định. Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức, hiểu biết của con người là có giới hạn. Chính vì vậy mà nguyên nhân hình thành tôn giáo được chỉ ra là do sự ấu trĩ, kém hiểu biết của con người.+ Nguồn gốc tâm lý, tình cảm: Trước hết và xuyên suốt là sự sợ hãi của con người trước các tác động tự phát của tự nhiên và xã hội đã nảy sinh tôn giáo.- về tính chất của tôn giáo+ Tính lịch sử: Tôn giáo có quá trình hình thành, phát triển, biến đổi và phản ánh những điều kiện xã hội nhất định.+ Tính quần chúng: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến và mang tính quần chúng rất rõ rệt.+ Tính chính trị: Trong các xã hội có giai cấp, tôn giáo nào cũng phản ánh lợi ích giai cấp và đấu tranh giai cấp.Việc đề ra chính sách tôn giáo xuất phát từ phương pháp giải quyết tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lênin:+ Về thái độ của những người cộng sản đối với tôn giáo+ Về những bài học lịch sử trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo+ Những vấn đề mang tính nguyên tắc trong giải quyết vấn đề tôn giáoMột là: Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, phải gắn liền quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Page 22: Bai thi phan 4

Hai là: tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo.Ba là: cần phần biệt 2 mặt nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo.2/ cơ sở thực tiễn:Trong những năm gần đây, trên bình diện quốc gia và quốc tế đời sống tôn giáo, tín ngưỡng khá sôi động. Hầu hết các tôn giáo lớn đều đang phuc hồi, chấn hưng, phát triển và mở rộng phạm vi, địa bàn truyền giáo.Quan điểm của Đảng và Nhà nước VN đối với tôn giáo, tín ngưỡng:3.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước:Một là: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.Hai là: Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.Ba là: nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúngBốn là: Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị3.2: Chính sách cụ thể: Quán triệt các quan điểm chỉ đạo và những nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta còn đưa ra các chính sách cụ thể nhằm giải quyết có hiệu quả có hiệu quả vấn đề tôn giáo trong thời gian tới. Đó là chính sách đối với tín đồ các tôn giáo trong thời gian tới. Đó là chính sách đối tín đồ các tôn giáo, chính sách đối với chức sắc các tôn giáo, chính sách đối với các tổ chức tôn giáo, chính sách đối với cơ sở hoạt động kinh tế, xã hội, từ thiện của tôn giáo và chính sách đối với quan hệ quốc tế của tôn giáo.4. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời gian tới4.1. Phương hướng, nhiệm vụ:Một là: phát huy các bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với tôn giáo đã được tích lũy trong thời gian qua.Hai là:Thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong đó có đồng bào các tôn giáoBa là: đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống mới, củng cố khối đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc.Bốn là: phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào các tôn giáo, làm thất bại những âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địchNăm là: hướng dẫn các tôn giáo thực hiện đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nướcSáu là: Kiện toàn các cơ quan nhà nước về hoạt động tôn giáo; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với tôn giáo.4.2. Giải pháp- Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, đề cao trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo- Tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đề xuất chủ trương chính sách về tôn giáo; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo- Tăng cường vận động quần chúng xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở

Page 23: Bai thi phan 4

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền ở cơ sở về tôn giáo- tăng cường công tác tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng núi và hải đảo.

Bài 12Câu 1: Nêu những vấn đề cơ bản về tội phạm, tệ nạn xã hội?1. Khái niệm và phân loại tội phạm:a. Khái niệm:- Tội phạm: Điều 8, Bộ luật Hình sự được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X thông qua ngày 21/12/1999 (sửa đổi 2009), quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ ktế, nền văn hóa, QP, AN, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật”.- Dấu hiệu cơ bản phản ánh tội phạm:+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội+ Hành vi nguy hiểm đó do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.+ Hành vi nguy hiểm đó phải chứa đựng yếu tố lỗi+ Hành vi nguy hiểm đó phải được quy định trong Bộ luật Hình sự.+ Hành vi nguy hiểm đó xâm phạm vào các quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ.b. Phân loại  tội phạm:Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân loại như sau:- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến 3 năm tù.- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến 7 năm tù.- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến 15 năm tù.- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến 7 năm tù.- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.* Lưu ý: Tội phạm có thể được thực hiện do lỗi, có 02 loại lỗi: Cố ý (cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp) hoặc vô ý (vô ý phạm tội vì quá tự tin và vô ý phạm tội vì cẩu thả).* Một số khái niệm khác:- Đồng phạm là trường hợp có 02 người cùng cố ý thực hiện một tội phạm.- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người thực hiện tội phạm.

Page 24: Bai thi phan 4

- Che giấu tội phạm là người nào không hứa trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người, dấu vết, tang vật , hoặc có hành vi cản trở việc điều tra, xử lý.- Không tố giác tội phạm: là người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang thực hiện, đã thực hiện mà không tố giác.* Một số quy định khác:- Quy định những trường hợp không phải là tội phạm- Quy định những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của tội phạm.- Quy định về người chưa thành niên phạm tội: Người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự ne6u1 người đó phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, được gia đình, nhà trường giám sát, giáo dục. Nếu phạm tội đến mức chịu hình phạt tù được quy định như sau:+ Tù có thời hạn: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội ne6u1 điều luật quy định hình phạt tù chung thân, hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù.+ Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội nếu điều luật quy định phạt tù chung thân, hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù.2. Khái niệm và phân loại tệ nạn xã hội:a. KN tệ nạn xã hội: TNXH là một hiện tượng XH tiêu cực, có tính phổ biến, thường được biểu hiện bằng những hành vi lệch chuẩn xh, vi phạm đạo đức, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xh, gia đình và cá nhân.b. Phân loại TNXH:TNXH ở VN thường có các loại cơ bản sau:+ Tệ cờ bạc+ Tệ người lang thang+ Tệ nạn rượu chè bê tha, ăn uống linh đình + Tệ nạn tảo hôn+ Tệ nạn tham nhũng+ Tệ nạn mại dâm+ Tệ nạn ma túy.=> TNXH và tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.3. Quan điểm của chủ nghĩa M – L về tội phạm:- Tội phạm là một hiện tượng XH mang tính lịch sử, xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp và hình thành nhà nước.- Trong bất kỳ chế độ xã hội nào (TBCN hay XHCN), việc đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng đều nhằm bảo vệ chế độ, nhà nước và lợi ích của g/c thống trị.4. TT HCM, đường lối của Đảng ta về phòng, chống tội phạm, TNXH:- Dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng CNXH phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc XHCN.- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch HCM và Đảng ta vẫn luôn quan tâm đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.- Trong giai đoạn CM mới, công tác phòng chống tội phạm trở thành nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

Page 25: Bai thi phan 4

Câu 2: Nêu những đặc điểm chủ yếu của Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội hiện nay?* Về tình hình tội phạm:*Về TNXH và tai nạn xã hội

Câu 3: Nêu những nội dung cơ bản của  Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm hiện nay?a. Mục tiêu chương trình:Khắc phục một bước căn bản, vững chắc nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn tại, phát triển của các loại tội phạm; kiềm chế sự gia tăng của một số loại tội nguy hiểm. Từng bước xây dựng môi trường sống lành mạnh tại các cộng đồng dân cư, trong các nhà trường và gia đình, tạo ra những chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội. Nâng cao ý thức tôn trọng PL trong cộng đồng và đẩy mạnh tính chủ động, sáng tạo của các cấp cơ sở trong công tác phòng, chống tội phạm.Kết hợp chặt chẽ công tác phòng ngừa và chủ động tấn công trấn áp tội phạm, trước hết ở các địa bàn trọng điểm, các đô thị. Tổ chức giáo dục có hiệu quả đối với những người phạm tội, giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng xã hội. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật; làm giảm một cách cơ bản các loại tội phạm, phục vụ cơ bản công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.Từng bước làm giảm các loại tội phạm có sử dụng bạo lực đặc biệt là các tội phạm giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, các tội phạm xâm hại trẻ em, lôi kéo trẻ em vào con đường sử dụng và nghiện ma túy, tội phạm do người chưa thành niên và các loại tội phạm có tổ chức, có sử dụng vũ khí hoặc có tính chất côn đồ, hung hãn. Kiên quyết truy bắt bọn tội phạm còn lẫn trốn, thực hiện triệt để công tác thi hành án hình sự.Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng;  Nâng cao hiệu lực điều hành, quản lý của chính phủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, huy động mọi nguồn lực xã hội vào công tác phòng, chống tội phạm.b. Nội dung Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm:- Phát động nhân dân tham gia phát hiện tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư, vận động người phạm tội ra tự thú và truy bắt bọn tội phạm có lệnh truy nã.- Tuyên truyền, giáo dục PL về phòng, chống tội phạm nhằm nâng cao ý thức tôn trọng PL của công dân về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.- Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các cộng đồng dân cư trong từng hộ gia đình, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang.- Đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm có tính quốc tế, cướp giật và các hành vi côn đồ, hung hãn. Các tội hiếp dâm trẻ em, bắt cóc và mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm do người chưa thành niên gây ra, tội phạm chống người thi hành công vụ.- Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và tạo điều kiện để họ tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

Page 26: Bai thi phan 4

- Xây dựng và hoàn thiện các vb quy phạm PL về phòng, chống tội phạm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, nhất là chống các tội phạm có tính quốc tế và tội phạm là người VN ở nước ngoài.

Bài 13 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠỊ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYMục tiêu: tạo lập môi trường quốc tế hòa bình  thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển KT-XH theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, DC, CB, VM.Tư tưởng chỉ đạo ĐH XI: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực HNQT; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. b. Nhiệm vụ đối ngoạiĐH XI Đảng nêu: giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy mạnh CNH-HĐH, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.Nhiệm vụ cụ thể:- Nâng cao hiệu quả các họạt động đối ngoại, tiếp tục quan hệ quốc tế vào chiều sâu, toàn diện ổn định, bền vững.- Xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, KH-CN trình độ quản lý tiên tiến.- Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp QT, Hiến chương Liên hiệp quốc.- Thực hiện tốt các công việc tại các tổ chức QT, đặc biệt là LHQ, Tích cực hợp tác cùng các nược, các tổ chức khu vực và QT đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là tình trạng biên 1đổi khí hậu.- Chủ động tăng cường hợp tác QT về QP – AN.- Sẵng sàng đối thoại với các nước, các TC QT và khu vực có liên quan về vấn đề DC, nhân quyền; chủ động kiên quyết làm thất bại âm mưu, hành động can thiệp vào nội bộ, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của VN.

CÂU 1: PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM, MÂU THUẨN VÀ XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI HIỆN NAY?1.1.1. Cục diện thế giới( tg )diễn biến phức tạpĐầu thập niên 90  của thế kỷ 20, tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Đg.Âu và L.Xô sụp đổ, CNXH lâm vào thoái trào,phong trào cộng sản (ptcs) và công nhân quốc tế (cnqt) bị khủng hoảng sâu sắc, toàn diện.

Page 27: Bai thi phan 4

Cơ cấu địa – chính trị toàn cầu bị đảo lộn, cán cân so sánh lực lượng TG nghiêng về phía có lợi cho CNTBMỹ áp đặt tg đơn cực ; nhưng Nga, Tquốc, và một số nước lớn khác đấu tranh  cho 1 TG đa cựcKhuynh hướng “đa cực” và “đơn cực”, “đơn phương” và “đa phương” diễn ra có lợi cho “đa cực”, “đa phương”. Đa cực, dân chủ trong quan hệ quốc tế (qhqt) phát triển.Các nước lớn vẫn chi phối tính chất, nội dung trong quan hệ quốc tế; và doktế chi phối nên qhqt thay đổi nhanh, linh hoạt, vừa htác, vừa đấu tranh. 1.1.2. Cách mạng kh-cn có bước tiến nhảy vọt tác động  sâu sắc tình hình kt, ct,xh và qhqtCách mạng khcn thế giới phát triển mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến kt, ct, xh, quan hệ quốc tế…Các nước tư bản ptr nắm khcn hiện đại, tiềm lực ktế lớn, cùng với mạng lưới cty xuyên quốc gia .Các nước đang phát triển khó tiếp cận khcn tiên tiến, có nguy cơ là nơi chuyển giao công.nghệ lạc hậu, ô nhiễm mtrường…khcn  làm cho sự ptr ktế ngày phụ thuộc vào tri thức - trí tuệ  và  xh thông tin. Kinh tế tri thức tác động tích cực đến sx và đsống. kinh tế tri thức trở thành thước đo hàng đầu về trình độ phát triển của mỗi quốc gia hiện nay trong quan hệ quốc tế.1.1.3. Toàn cầu hóa trước hết về kinh ngày càng phát triểnmạnh mẽ, vừa có mặt t.cực vừa có mặt tiêu cựcTự do hóa kinh tế và cải cách t.trường diễn ra phổ biến. Các nền kt liên kết, đan xen, phụ thuộc vào nhau; một số nước ptr và các tập đoàn tb xuyên qgia chi phối, vừa tcực, vừa tiêu cực, vừa htác vừa đtr.Toàn cầu hóa là qtr đầy mâu thuẫn . Lợi ích của :tư bản , đế quốc với các quốc gia dân tộc , giữa tăng trưởng kinh tế với bất công xh, giữa lực lượng lợi dụng toàn cầu hóa để bóc lột kinh tế, áp đặt chính trị đối với nước  độc lập dân tộc và tiến bộ xh diễn ra phức tạp .  Toàn cầu hóa  không thuần tuý là quá trình kinh tế - kỹ thuật, mà còn là cuộc đấu tranh kinh tế,xh, ct ,vh,tư tưởng đan xen  nhiều nước1.1.4. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp  vẫn diễn ra gay gắt với những biểu hiện mới, hình thức mớiĐ.âu,L.xô sụp đổ, đtrgc và đtrdt vẫn tiếp tục diễn ra. Nguy cơ chiến tranh TG bị đẩy lùi. Nhưng mâu thuẫn vũ trang, d.tộc, t.giáo; hoạt động can thiệp, lật đỗ, khủng bố, tranh chấp về lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên xảy ra ở nhiều nơi (Bắc phi, Trung đông, Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, biển Đông  gần đây…)cnđq ráo riết gia tăng chiến lược diễn biến hòa bình (hàng hóa, tiền, chiến tranh tâm lý) nhằm xóa bỏ các nước xhcn còn lại;đồng thời can thiệp vào nội bộ các nước đang ptr, các nước đlập dtộc (Bắc phi, Trung đông)

cnxh,đế quốc gia tăng Chiến lược “diễn biến hòa bình”xóa bỏ các nước xhcn, đe dọa các nước đlập dtộc…nhiều nước vẫn tiến hành cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình, chống âm mưu can thiệp lật đổ thông qua “cách mạng màu sắc”của đế quốc.

Page 28: Bai thi phan 4

phong trào đấu tranh bảo vệ đlập dtộc, chủ quyền quốc gia, bảo vệ hòa bình, dân chủ, chống chiến tranh, chống áp bức dân tốc , bảo vệ môi trường... tiếp tục diễn ra sâu rộng trên tg1.1.5 Các nước lớn và qhệ giữa các nước lớn là nhân tố rất q.trọng tác động đến sự phát triển thế giới.Các nước lớn là nhân tố q.trọng đối với sự phát triển TG. Những cường quốc hàng đầu về : kt, khcn, qsự có sức chi phối lớn, trong đó Mỹ vẫn có ưu thế nổi trội, tham vọng lãnh đạo TG. qhệ giữa các nước lớn luôn thay đổi, vì khcn phát triển nhanh, vì quyền lợi của các tập đoàn tư bản, vì quyền lợi của các qgia. Sự cạnh tranh quyết liệt làm thu hẹp khoảng cách thực lực kinh tế giữa các nướcCác nước lớn vừa đấu tranh, vừa thỏa hiệp vì lợi ích của mình, đều tránh đối đầu1.1.6. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu bức xúcNhiều nước h.tác g.quyết các v/đ tcầu bức xúc, kquả trong nhiều năm qua làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, xử lý nguồn nước và rác thải; phòng chống, chữa trị các bệnh lây nhiễm, dịch cúm gia cầm…1.1.7. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương  và Đông Nam Á, tiếp tục có sự pt năng độngCạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn gay gắt, kềm chế lẫn nhau ngày càng sâu sắc.qtrình h.tác, liên kết, hội nhập khu vực ảnh hướng tích cực đến việc hình thành một cấu trúc khu vực mới có lợi cho h.bình, ổn định và ptrTuy nhiên, tại khu vực này tiềm ẩn không ít nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp về biển đảo, tài nguyên giữa các nước, cùng với những bất ổn về kt, ct, xh của một số nước.1.2.1.Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triểnhb, ổn định, htác và ptr là xu thế lớn, đòi hỏi bức xúc của các nước trên tg. Các nước đều dành ưu tiên phát triển kt, tạo sự ổn định chính trịMở rộng hợp tác quốc tế, khai thác nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển của đất nước.1.2.2. Hợp tác ngày càng tăng, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắtCác qg lớn, nhỏ tham gia và c.tranh qliệt vào qtrình h.tác và liên kết k.vực, l.kết qtế về: kt, tm, vh, gd, y tế, thông tin và nhiều lĩnh vực khác... hội nhập quốc tế để liên kết tốt hơn, giúp các nước đứng vững trong cạnh tranh và ptr.1.2.3. Các dân tộc nâng cao ý thức đlập tự chủ, tự lực, tự cườngChống áp đặt, bảo vệ đlập, chủ quyền và nền vhóa dân tộc.Các nước đang ptr phụ thuộc khcn và vốn ,cần chủ động hnqt, góp phần xd một trật tự qtế công bằng, bình đẳng và hợp lý.1.2.4. Xu hướng phục hồi của ptrào cộng sản quốc tếL.xô   ,dù đương đầu với  k.khăn, nhưng các Đảng cộng Sản và Công Nhân, các lực lượng tiến bộ trên tg vẫn kiên trì đ.tranh cho  mục tiêu chiến lược của mình. Ptrào cộng sản quốc tế có những dấu hiệu phục hồi và vẫn là một lực lượng chính trị trong thời đại ngày nay.

Page 29: Bai thi phan 4

Các đảng cộng sản cầm quyền vượt qua thử thách khắc nghiệt , tiếp tục đổi mới, cải cách đất nước theo con đường xhcn.Các đẩng cộng sản chưa cầm quyền điều chỉnh đ.lối, sách lược đấu tranh, đổi mới tập hợp lực lượng cải thiện vị trí, vai trò trong đời sống chính trị đất nước.Sự củng cố và lớn mạnh của các đảng cộng sản cầm quyền, phục hồi nhất định của các đcs ở các nước tư bản .Đặc biệt là  trào lưu cánh tả Mỹ Latinh đang mở ra triển vọng mới cho phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong tk 21.1.2.5. Các nước có chế độ ct-xh khác nhau vừa h.tác vừa đ.tranh trong cùng tồn tại hòa bình htác và đtr giữa các nước chế độ ct- xh khác nhau là 2 mặt trong qtr hội nhập, là ntắc, là pp xử lý các quan hệ quốc tế hiện nay. Hội nhập quốc tế là nhu cầu bức xúc của các nước hiện nay. Môi trường h.bình, ổn định và ptr của mỗi qgia là đkiện để hội nhập tốt hơn, hquả hơn

CÂU 2: Vì sao Đảng ta lại xác định: Thực hiện nhất quán đường lối đối lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước VN XHCN giàu mạnh?1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ  NHÀ NƯỚC ViỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY2.1.1 Về mục tiêu  đối ngoạiMục tiêu đn là tạo lập  môi trường qtế hòa bình, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xhcn, thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh,dân chủ,công bằng,văn minh.Đặt lợi ích qgia dtộc lên trên; đồng thời quan tâm nhiệm.vụ qtế. Bảo vệ đlập chủ quyền, an ninh qgia, tranh thủ  ủng hộ qtế phát triển đất nước.2.1.2 Tư tưởng chỉ đạoGiữ vững nguyên tắc hòa bình, độc lập, thống nhất và CNXH. Đồng thời stạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng  Việt nam qhệ. Hn Tw Tám,khóa IX,Đảng chỉ đạo: …Trong bất kỳ tình huống nào cũng tránh không để rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc, củng cố hòa bình, an ninh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.ĐH X, XI t.tục thực hiện nhất quán đlối đn đlập, tự chủ, hbình, htác và ptr. Đa p.hoá, đa d.hoá qhệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn,là đối tác tin cậy và là thành viên có tr.nhiệm trong cđồng qtế; vì lợi ích qgia, dtộc, vì nước VN xhcn giàu mạnh. Thu hút vốn đầu tư, khcn hiện đại, k.nghiệm qlý tiên tiến;chủ động, tcực với quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, tham gia giải quyết các v/đ khu vực và qtế.2.1.3 . Nguyên tắc đối ngoại Một , tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.Hai , không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.Ba ,giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình.Bốn, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Page 30: Bai thi phan 4

2.1.4. Nhiệm vụ đối ngoại Giữ vững m.trường h.bình, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xd và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn l.thổ. Nâng cao vị thế đất nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đtr vì hòa bình, đl dt,  dc và tiến bộ xh.-Nâng cao hiệu quả hđđn, tiếp tục đưa các mối qhqt vào chiều sâu, toàn diện, ổn định, bền vững.- chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình hnqt.- Xúc tiến tm và đtư, mở rộng tt, khai thác có hquả các cơ chế hợp tác qt, các nguồn lực về vốn, khcn, tr.độ qlý tiên tiến.-Tham gia cơ chế h.tác ctrị, an ninh sphương và đa phương vì lợi ích qgia, trên cơ sở tôn trọng các ng.tắc cơ bản của luật pháp qtế. -Thực hiện tốt với các tổ chức qtế , tích cực cùng các nước, các tổ chức k.vực và qtế đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống- nhất là tình trạng biến đổi khí hậu.- Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về  quốc phòng, an ninh.- Sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức qtế về dchủ, nh.quyền, kiên quyết làm thất bại mọi hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm đlập, chủ quyền, th.nhất toàn vẹn l.thổ Việt NamMột là, bảo đảm lợi ích dt chân chính, kết hợpnhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của gccn.Ph.châm này xử lý mqh giữa lợi ích dtộc và đoàn kết qt. Lợi ích cao nhất của dtộc, của Đảng là xd thành công cnxh, làm cho d.giàu, n.mạnh. Đóng góp thiết thực về thành tựu phát triển ktxh, ổn định ctrị, ptr lý luận về con đường đi lên cnxhĐảng, Nhà nước luôn coi trọng ptriển qhht hữu nghị với các nước xhcn, ptcs và cnqt, ptrào độc lập dân tộc, ptr không liên kết và các lực lượng h.bình, tiến bộ khác trên tg (cm Việt Nam là 1 bộ phận của cmtg).Hai là, giữ vững đlập tự chủ,  tự lực tự cường, đẩy mạnh  đa da hóa, đa phương hóa qhệ đ.ngoạiĐây là sự ptr stạo về kết hợp sm dtộc với sm của thời đại, sm trong nước và sm qtế trong đkiện lịch sử sau khi hệ thống xhcn thế giới sụp đổ.Kiên định đlập tự chủ, tự lực, tự cường trong qhqt, tránh bất lợi về đn. Việt Nam kết hợp yếu tố dtộc với yếu tố thời đại để đưa đất nước tiến lênBa là, nắm vững 2 mặt hợp tác và đấu tranh trong qhqt.Không hợp tác 1chiều, hoặc đtr 1chiều; đấu tranh nhằm thúc đẩy htác, tránh đối đầu trực diện, không để cho các thế lực thù địch đẩy vào thế bị cô lập, tránh bị xung đột qsự hoặc bị khiêu khích vũ trang.Tranh thủ những lực lượng có thể tranh thủ được, phân hóa và thu hẹp đến mức có thể đối với các t.lực thù địch hoặc không thân thiện. Tiêu chí để xác định h.tác và đtr chính là lợi ích dtộc chân chính.Bốn là, tham gia htác khu vực, đồng thời mở rộng  qhệ với tất cả các nước. qhệ hữu nghị và htác với các nước láng giềng, khu vực, mở rộng qhệ với tất cả các nước, các trung tâm kt lớn phục vụ cho phát triển kt-xh của đất nước.

Page 31: Bai thi phan 4

4 ph.châm đối ngoại nêu trên có ý nghĩa hết sức qtrọng trong việc xử lý các mối quan hệ qtế của Đảng, N2 ta. 2.3. Phương hướng hoạt động đối ngoạiTăng cường htác với T.quốc, Lào, Campuchia, các nước ASEAN, giải quyết các v/đ làm tổn hại về biên giới, biển đảo và thềm lục địaViệt Nam cùng ASEAN xd thành một khu vực hbình, ổn định, htác và  pr với 3 trụ cột: kinh tế, an ninh chính trị, văn hóa .VN coi trọng việc c.cố và t.cường qhệ đ.kết, htác với các đảng cộng sản và cn, với các đảng cánh tả,  phong trào giải  phóng và độc lập dân tộc,  phong trào cách mạng và tiến bộ trên tg.Trong t.hình mới hiện nay, VN mở rộng qhht với các đảng khác; bảo vệ lợi ích qgia, giữ vững đlập tự chủ, hbình, ổn định và ptr. Đảng ta mở rộng qhệ với đảng cầm quyền trên tg, tcường htác hữu nghị VN với các nước, tham khảo k.nghiệm hữu ích của các đảng c.quyền, nâng cao hơn nữa năng lực lđạo và cầm quyền của Đảng ta.Tham gia các d.đàn đa phương, khu vực và tg ; các tổ chức qtế, nhất là LHQ. Đối với các nước lớn, VN ưu tiên  trong c.sách đn hiện nay, cả trong qhệ CP và phi CP trên các lĩnh vực: kt, ct, vh, khcn…VN coi trọng và nâng cao h.quả đối ngoại nhân dân theo ph.châm “chủ động, linh hoạt, stạo và hquả”. Nâng caohquả htqt, thu hút vốn, khcn cao, mở rộng thị trường xuất khẩu.2.4. chủ động và tích cực hnqt2.4.1. Khái niệm và chủ trương hnqt.Muốn ptr phải ch.động, tích cực th. gia vào qtr htác, phân công lđ qtế; nỗ lực tìm kiếm những g.pháp thích hợp để hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kt vì mục tiêu ptr.Quá trình hnqt của các nước luôn hàm chứa 2 mặt ,vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh; hướng tới mục tiêu đẩy mạnh htác, thực hiện tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ, tạo lợi thế cạnh tranh trên trường qtế. Các kỳ Đại hội, Đảng ta bổ sung, hoàn thiện và p.triển chủ trương hội nhập quốc tế. Đại hội VI, mở ra bước ngoặt trong tư duy và thực tiễn hnkt qtế .ĐH chỉ rõ: kết hợp sứ mệnh dtộc với sứ mệnh của thời đại, th.gia phân công lđ qtế; trước hết và chủ yếu là với Lxô, Lào và cam pu chia;với các nước XHCN.Đồng thời mở mang qhqt và khoa học kỹ thuật với  nước tg thứ ba, nước c.nghiệp ptr, tổ chức qtế và tư nhân nước ngoài trên n.tắc bình đẳng cùng có lợi.  Luật Đầu tư nước ngoài thông qua (1987), tạo khung  pháp lý th.lợi để VN mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ nước ngoài. ĐH VII (1991) tạo ra đột phá thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường tgiới, giải quyết tốt mqh giữa tiêu dùng tr.nước và xuất khẩu, đề ra  c.sách bảo vệ sx nội địa.  Hội nhập kinh tế qt là: “mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kt đối ngoại trên n.tắc giữ vững đlập, c.quyền, bình đẳng, cùng có lợi”.

Page 32: Bai thi phan 4

NqTW3, khóa VII(29-6-1992) nhấn mạnh c.trương mở rộng qhệ với các tổ chức qtế,  cố gắng khai thông qhệ với các tổ chức IMF, WB, ADB, các tổ chức htác khu vực, trước hết ở châu Á - TBD  Bộ CT có QĐ số 1005 CV/VPTW (22-11-1994) giao cho CP soạn thảo và gửi đơn xin gia nhập WTO. Quyết định số 493 CV/VPTW 14-6-1996, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn APEC.ĐH VIII (1996) chủ trương “xây dựng nền ktế mở”, “đẩy nhanh qtrình hội nhập kt khu vực và tg đa phương hóa quan hệ kt đối ngoại, hướng mạnh ra xuất khẩu, thu hút vốn, c.nghệ và thị trường qtế.  ĐH IX (2001) bổ sung, h.thiện đlối hội nhập kinh tế qt : chủ động hnktqt và khu vực, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hquả htqt ;bảo đảm đlối đlập và định hướng xhcn; bảo vệ lợi ích dtộc, an ninh qgia, bản sắc dtộc, bvệ m.trường. ĐH X(2006) kh.định q.điểm: chủ động và tích cực hnktqt, đồng thời mở rộng qhht quốc tế trên các lĩnh vực khác. Tổng kết 20 năm đổi mới, ĐH nêu 5 bài học lớn, trong đó b.học thứ ba là bài học hnktqt và xd nền ktế độc lập tự chủ.Hnktqt là yêu cầu k.quan; chủ động theo lộ trình, bước đi tích cực, vững chắc; không nóng vội, giản đơn. Mở rộng tt, đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời phải mở cửa tt trong nước, thu hút mạnh đầu tư, c.nghệ, kỹ năng qlý tiên tiến. Chủ động hnktqt ,nắm vững q.luật, tính tất yếu của vận động toàn cầu; phát huy  năng lực nội sinh, xác định lộ trình, nội dung, quy mô, bước đi phù hợp, đdh, đph các qhkt qtế.T.cực hội nhập là kh.trương chuẩn bị, điều chỉnh, đổi mới bên trong từ ph.thức lđạo, qlý đến hoạt động t.tiễn, ch.dịch cơ cấu kt, đổi mới cơ chế qlý, h.chỉnh hệ thống p.luật… đổi mới từ Tw đến địa phương và doanh nghiệp. Chủ động và tích cực hnktqt là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng qtế vì lợi ích qgia, dân tộc, vì nước Việtnam xhcn giàu mạnh.2.4.2. Mục tiêu và nguyên tắc hội nhậpVề mục tiêu: Chủ động hnktqt  nhằm mở rộng tt, thu hút vốn, c.nghệ, kiến thức qlý để đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng xhcn, thực hiện dân giàu,nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh . 2.4.2. Mục tiêu và nguyên tắc hội nhậpNội lực và ng.lực tạo nên sm tổng hợp  đất nước .Và “hnqt phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, thu hút tối đa các đkiện qtế th.lợi để ptr nhanh và bền vững; giữ vững đlập, cquyền, th.nhất và toàn vẹn l.thổ; quảng bá , nâng cao vị thế, uy tín qtế của VN. Về nguyên tắc: hnqt là  giữ vững đlập, tự chủ và đhướng xhcn, bảo đảm vững chắc an ninh qgia, giữ gìn bản sắc vh dtộc. Khai thác  các lợi thế, chủ động lựa chọn các tổ chức, các đối tác và thời điểm th.gia h.nhập. 2.4.3. Quan điểm và phương châm chỉ đạo hội nhập1. Chủ động hnktqt, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả htác qtế, bảo đảm đlập, tự chủ, an ninh qgia và định hướng xhcn.2. Hnktqt là sự nghiệp của toàn dân, qtr h.nhập phải phát huy tiềm năng và nguồn lực của mọi th.phần ktế, của toàn xh.  

Page 33: Bai thi phan 4

3. Hnktqt là qtr vừa htác, vừa đtr và cạnh tranh; vừa có  cơ hội, vừa không ít th.thức. Linh hoạt xử lý theo đối tượng, thời điểm cụ thể; đề phòng tư tưởng thụ động, chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.4. N.thức đ.điểm nền kt , đề ra kế hoạch, lộ trình h.lý, phù hợp với trình độ ptr ,  đáp ứng quy định của các tổ chức ktqt .5. Kết hợp hnktqt với giữ vững anqp, củng cố ch.quyền , cảnh giác với  âm mưu, ý đồ “diễn biến hòa bình”.Nq số 22-NQ/TW (10-4-2013) của BCT: chủ động và tích cực hnqt trên cơ sở giữ vững đlối đn đlập tự chủ; vì lợi ích qgia, dân tộc; vì hòa bình, hợp tác và ptr, đa dạng hóa, đa phương hóa trong qhqt.  Giải quyết các mqh lớn được t.kết trong Cương lĩnh Bổ sung và Ptr năm 2011; chú trọng 1 số q.điểm :-Chủ động và tích cực hnqt là định hướng c.lược lớn của Đảng, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xd và bv Tổ quốc Việt Nam XHCN.  -Hnqt là s.nghiệp của cả ht ctrị, ph.huy tính ch.động, stạo của tất cả tổ chức, cá nhân; kh.thác hquả các tiềm năng của toàn xh, cả cộng đồng người VN sinh sống và làm việc ở nước ngoài.-Hnqt ph.huy nội lực, gắn kết  qtrình h.thiện thể chế, nâng cao ch.lượng nguồn .nhân lực ; hiện đại hóa kết cấu h.tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh qgia.  -Hnkt là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực khác tạo th.lợi cho hội nhập kinh tê, ptr đồng bộ ch.lược hnqt tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp.Hnqt là qtr vừa htác ,vừa đtr; kiên định lợi ích quốc gia, dt; chủ.động dự báo, xử lý linh hoạt tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu. Tuân thủ các cam kết qtế , đề xuất sáng kiến, cơ chế htác trên ng.tắc cùng có lợi; đtr vì hbình, độc lập dtộc, dc và tiến bộ xh.P.châm để h.nhập là bảo đảm ng.tắc cùng có lợi trong qhệ song phương và đa phương ; bvệ lợi ích ch.đáng, luôn c.giác, không mơ hồ trước âm mưu, thủ đoạn lợi dụng htác kt để can thiệp, áp đặt về ctrị.  2.4.4. Nội dung hội nhậpPhát triển qhệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ và các tổ chức qtế đi vào chiều sâu, thực chất, ổn định. Hợp tác song phương tin cậy với các đối tác ch.lược.Giảm thách thức,phù hợp với c.lược phát triển đất nước đến năm 2020.Ch.bị các đ.kiện để ký kết các hoạch.định thương mại tự do song phương và đa phương. Đẩy mạnh thu hút vốn FDI, ODA, FPI, tín dụng tm … Xúc tiến mạnh tm và đầu tư, ptr tt mới, kh.khích các dn trong nước htác ,liên doanh với dn nước ngoài, mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, v.v... Hội nhập ktqt là th.gia tổ chức ktế k.vực và tg, nhất là WTO. Trong WTO, hiệp định chủ yếu là Tổng hiệp định về quan thuế và thương mại năm 1994 (GATT) kèm theo lực lượng hiệp định cụ thể.Các tổ chức ktqt cơ bản hoạt động theo  ng.tắc của WTO, mỗi tổ chức có yêu cầu cụ thể về nội dung, lộ trình, thời gian h.nhập   VN th.hiện cam kết của AFTA, APEC, ASEM ; tích cực  th.hiện cam kết WTO từ tháng 1-2007.

Page 34: Bai thi phan 4

VN mở cửa tt nhiều lĩnh vực quan trọng, các thành viên khác của WTO có điều kiện tiếp cận thị trường VN dễ dàng hơn và được hưởng quy chế ưu đãi qgia trên các lĩnh vực tm, hàng hóa và dịch vụ. 2.5 Thành tựu, hạn chế 2.5.1. Những thành tựu đạt được Qhđn mở rộng, vị thế VN được nâng cao. Qhệ ng.giao 177 nước; qhệ htác, tm hơn 220 nước, vlt; là thành viên chính thức của tất cả các tổ chức quốc tế lớn.Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, 1996 tham gia AFTA, 1996 là thành viên sáng lập ASEM, 1998 gia nhập APEC, 2007 là thành thành viên thứ 150 của WTO . Đến 15/12/2012, Việt Nam có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư 14.489 dự án, với tổng số vốn 216,6 tỷ USD, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, ASEAN, EU, Hoa Kỳ là nước đầu tư lớn. Đến 9/2012 có 736 dự án đầu tư của VN ra nước ngoài với 15,43 tỷ USD tại 67 nước và vlt. Các tt chủ lực của Việt Nam là Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Úc. Hiện nay, h2 của VNam đã vươn ra nhiều tt mới như: Nga, Trung Đông, Mỹ La Tinh, Châu Phi, v.v…Ng.giao đp của VN có bước tr.thành, ptr nổi bật. VN đã ph.hợp nh.nước đtr bảo vệ hbình, lp qtế, Hiến chương LHQ. Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009, hnqt của VN đã trở nên đầy đủ và sâu rộng. VN tham gia giải quyết những v/đ kt, ct, xh, an ninh qtế; đóng góp tích cực hơn, nhiều hơn trong nỗ lực duy trì h.bình, ổn định và ptr trên thế giới. Cùng với h.động đn của Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại của tổ chức, đoàn thể nhân dân, các địa phương, đối ngoại quốc phòng và an ninh cũng diễn ra  với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các t.chức hữu nghị và  hội nghề nghiệp hợp tác ngày càng sâu rộng với đối tác n.ngoài. Q.hệ đ.kết giữa nh.dân VN với nh.dân các nước trên tg được tăng cường mạnh mẽ. 2.5.2. Một số khó khăn, hạn chếCh.trương của Đảng chưa th.hiện đầy đủ, chậm cụ t.hóa , chưa chủ động tận dụng cơ hội, chưa lường hết tác động tiêu cực từ bên ngoài để có biện pháp h.chế hữu hiệu.Hội nhập kinh tế quốc tế chưa g.kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của ptr ktế ; mở rộng qhệ trong lĩnh vực khác chưa được tr.khai đồng bộ trong chiến lược tổng thể. Chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng chậm cải thiện. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nhân chưa đáp ứng được y/c hội nhập. 2.5.3. Những bài học từ việc thực thiện đường lối đối ngoại đổi mớiMột là, nêu cao tinh thần đl, tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đdh, đph các qhqt . Xử lý đúng đắn mqh với nước lớn theo q.điểm thận trọng, cân bằng, tạo thế đan xen lợi ích, không ph.thuộc vào bất cứ nước nào, không đi với nước này để chống nước kia. Hai là, đặt lợi ích dtộc lên hàng đầu trong tất cả các mqh, phấn đấu cho lợi ích cao nhất của dt. Kết hợp sức mạnh dtộc với sức mạnh thời đại, dtộc với qtế, trong đó yếu tố trong nước giữ vai trò quyết định,.

Page 35: Bai thi phan 4

Ba là: phát huy tr.thống hòa hiếu, yêu chuộng hbình của dtộc Việt Nam, kiên trì đlối, ch.sách đn hbình hữu nghị, ssàng là bạn, là đ.tác tin cậy, là th.viên có tr.nhiệm với các nước trên tg, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.Bốn là,  Nắm vững và k.định ph.châm vừa htác vừa đtr trong qhqt, quán triệt sâu sắc nhận thức về đối tác và đối tượng trong tình hình mới. Giữ vững nguyên tắc chiến lược, mềm dẻo trong sách lược.  Năm là, không ngừng h.thiện cơ chế qlý hoạt động đối ngoại. Ph.hợp ch.chẽ đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhà nước và đối ngoại nhân dân để tạo ra sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại. Công tác đối ngoại phải đặt dưới sự lđạo ch.chẽ của Đảng, sự qlý tập  trung th.nhất của NN